Tòa án Ấn Độ kết án tử hình 4 người về tội cưỡng hiếp tập thể

Tòa án Ấn Độ kết án tử hình 4 người về tội cưỡng hiếp tập thể

Người tụ họp bên ngoài tòa án ở New Delhi 13/9/13 chờ nghe bản án. Tòa tuyên án tử hình 4 bị can, một quyết định mà thẩm phán nói rằng chuyển đi thông điệp cho xã hội rằng một tội ác dã man như vậy không thể dung thứ

Người tụ họp bên ngoài tòa án ở New Delhi 13/9/13 chờ nghe bản án. Tòa tuyên án tử hình 4 bị can, một quyết định mà thẩm phán nói rằng chuyển đi thông điệp cho xã hội rằng một tội ác dã man như vậy không thể dung thứ

13.09.2013

Một tòa án Ấn Độ đã kết án tử hình bằng cách treo cổ 4 người đàn ông bị kết tội trong vụ hiếp dâm tập thể một phụ nữ trẻ trên một xe buýt ở New Delhi hồi năm ngoái, gây tử vong cho nạn nhân.

Trong phán quyết đưa ra hôm nay, Thẩm phán Yogesh Khanna nói tội này rơi vào loại “hiếm nhất trong các loại tội hiếm đáng bị xử tử hình”.

Một trong 4 người đàn ông đã òa khóc khi bản án được tuyên.

Cha của nạn nhân nói ông cảm thấy được an ủi khi con gái ông có được công lý.

Nạn nhân 23 tuổi bị hiếp dâm và tấn công bằng một thanh sắt vào tháng 12 năm ngoái. Bạn trai của cô cũng bị đánh đập trước khi cả hai bị ném ra khỏi xe buýt. Nạn nhân qua đời vì những vết thương tại một bệnh viện Singapore nơi cô được chữa trị hai tuần sau khi bị tấn công.

Vụ tấn công đã khơi dậy những cuộc biểu tình phẫn nộ trên khắp Ấn Độ về cách đối xử với phụ nữ tại nước này và dẫn tới  việc ban hành những đạo luật về tấn công tình dục tại Ấn Độ.

Phán quyết tử hình được đưa ra hôm nay cần phải được Tòa án Cấp cao New Delhi phê chuẩn. Luật sư của những bị cáo cho biết sẽ kháng án.

Bị cáo thứ 5, 17 tuổi vào lúc vụ tấn công xảy ra, bị kết án 3 năm tù trong một trại cải tạo—bản án tối đa dành cho một bị can vị thành niên.

Một bị cáo thứ sáu, một người trưởng thành, đã chết trong tù vào tháng Ba.

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Sushil Kumar Shinde nói án tử hình này đưa ra một tiền lệ và hy vọng sẽ ngăn ngừa được những tội như thế.

Bất bình đất đai : Nổ súng giết cán bộ ở UB Thái Bình

Bất bình đất đai : Nổ súng giết cán bộ ở UB Thái Bình

Di ảnh của ông Đặng Ngọc Viết, thủ phạm vụ xả súng tại trụ sở chính quyền Thái Bình. Ảnh : Báo trong nước

Di ảnh của ông Đặng Ngọc Viết, thủ phạm vụ xả súng tại trụ sở chính quyền Thái Bình. Ảnh : Báo trong nước

Thụy My

Theo tin từ báo chí trong nước, chiều ngày 11/09/2013, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, một người đàn ông đã xông vào Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố và nhắm bắn thẳng vào các cán bộ đang họp. Kết quả là một người chết, ba người bị thương nặng, kẻ nổ súng sau đó trở về quê và tự sát. Nguyên nhân vụ việc được cho là do đền bù giải tỏa không hợp lý.

Cụ thể, báo mạng Dân Trí dẫn nguồn tin từ người nhà của hung thủ Đặng Ngọc Viết (42 tuổi) cho biết, căn nhà ông Viết đang ở có diện tích khoảng 200 mét vuông, nếu muốn chuyển sang tái định cư phải bù thêm tiền nhưng ông Viết không xoay sở được. Sau khi nhận ba đợt tiền đền bù, ông Viết muốn chuyển sang nhận đất và trả lại tiền nhưng không được chấp nhận.

Cũng theo báo chí Việt Nam, Đặng Ngọc Viết đã tự sát bằng viên đạn cuối cùng trong khẩu súng colt dùng để gây án, để lại hai con nhỏ. Trước đó, hung thủ đã chuẩn bị sẵn di ảnh : Tự đi chụp ảnh và treo lên khung. Do bị can duy nhất đã tự sát nên cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có việc một người dân dám nổ súng bắn vào cán bộ ngay tại trụ sở ủy ban một thành phố, vì bất bình trong vấn đề giải tỏa đất đai. Khác với vụ anh em Đoàn Văn Vươn chống cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lần này người dân có liên quan đến giải tỏa đất đã chủ động tấn công một cách kiên quyết.

Do luật pháp quy định đất đai tại Việt Nam là « sở hữu toàn dân », trong những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ cưỡng chế đất của dân một cách tùy tiện để lấy đất làm dự án, gây phản ứng nơi những người dân bị giải tỏa nhưng cho rằng không được đền bù thỏa đáng.

Bắt đầu buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Siria

Bắt đầu buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Siria


G. Trần Đức Anh OP

VATICAN. Chiều tối ngày thứ bẩy 7-9-2013, ĐTC Phanxicô đã bắt đầu chủ sự buổi canh thức cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô cho hòa bình tại Siria, Trung Đông và các nơi trên thế giới.

Buổi cầu nguyện, được chính ĐTC loan báo trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 1-9 vừa qua, đã khởi sự lúc 7 giờ tối và kéo dài đến 12 giờ đêm. Đây là buổi cầu nguyện dài nhất từ trước đến nay do một vị Giáo Hoàng chủ sự. Rất nhiều nơi trên thế giới đã hưởng ứng lời kêu gọi của ĐTC và tổ chức các thánh lễ, các buổi cầu nguyện cầu cho hòa bình. Cả các tín hữu Kitô không Công Giáo, tín đồ tôn giáo khác cũng tổ chức cầu nguyện theo thể thức của họ.

Trong số hàng chục ngàn người hiện diện tại Quảng trường, cũng có đại diện của các cộng đoàn Arập và những người không tín ngưỡng, nhiều giới chức chính quyền Italia và thành phố Roma, như ông Mario Mauro, Bộ trưởng quốc phòng, Ông Mario Giro, thứ trưởng ngoại giao Italia, với phái đoàn Cộng hòa Trung Phi gồm 17 người. Nhiều đại biểu quốc hội, các vị đại diện 20 nước cạnh Tòa Thánh, v.v. Về phía các chức sắc có hơn 40 HY và GM, cùng với một số GM Chính Thống giáo.

Từ 4 giờ rưỡi chiều, Quảng trường Thánh Phêrô bắt đầu mở ra để đón nhận các tín hữu tham dự. Vì ngày 7-9 cũng là ngày ăn chay trong tinh thần thống hối để cầu xin ơn hòa bình, nên từ lúc 5 giờ 45, đã có 50 LM giải tội túc trực tại hai vòng cột bên phải và bên trái của Quảng trường để đón nhận các tín hữu muốn hòa giải với Thiên Chúa và Giáo Hội. ĐTC Phanxicô nhắc nhở rằng ”hòa bình đích thực nảy sinh từ con tim của người được hòa giải với Thiên Chúa và anh chị em mình”.

Lúc 6 giờ rưỡi, bài Huấn dụ của ĐTC trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật vừa qua (1-9) đã được một xướng ngôn viên đọc lại để nhắc nhở các tín hữu hiện diện về ý nghĩa buổi canh thức cầu nguyện đặc biệt này.
ĐTC đã tiến vào quảng trường lúc 7 giờ tối, và sau lời chào phụng vụ của ngài, ca đoàn và các tín hữu hát kinh ”Veni Creator” cầu xin Thánh Linh của Chúa Phục Sinh linh hoạt và hướng dẫn buổi cầu nguyện. Tiếp đến là ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma đã được 4 vệ binh Thụy sĩ rước lên lễ đài. Có hai thiếu nữ và 2 thanh niên tháp tùng mang hoa kính mừng Đức Mẹ.

Phần đầu tiên của buổi cầu nguyện là kinh Mân Côi với 5 mầu nhiệm mùa Vui. Vào đầu mỗi chục kinh có một đoạn Kinh Thánh được công bố, kèm theo một bài suy niệm và một bài thơ của Thánh Mữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Và sau mỗi chục kinh Kính Mừng có thêm lời cầu: ”Lạy Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho chúng con!” Kinh Mân Côi kết thúc với bài thánh ca Lạy Nữ Vương và kinh cầu Đức Bà.

Bài suy niệm của Đức Thánh Cha

”Thiên Chúa thấy đó là điều tốt lành” (St 1,12.18.21.25). Trình thuật Kinh Thánh về khởi đầu lịch sử thế giới và nhân loại nói với chúng ta về Thiên Chúa, Đấng nhìn xem công trình sáng tạo, hầu như là chiêm ngưỡng công trình ấy và lập lại: đó là điều tốt lành. Điều này đưa chúng ta vào con tim của Thiên Chúa, và chính từ thẳm sâu của Thiên Chúa, chúng ta lãnh nhận sứ điệp của Ngài.

”Chúng ta có thể tự hỏi sứ điệp ấy có nghĩa là gì? Sứ điệp này nói gì với tôi, với bạn, với tất cả chúng ta?

1. Sứ điệp ấy nói với chúng ta đơn giản rằng thế giới này ở trong tâm trí Thiên Chúa là ”căn nhà hòa hợp và hòa bình” và là nơi trong đó tất cả có thể tìm được chỗ đứng của mình và cảm thấy thoải mái như ở nhà mình, vì đó là ”điều tốt lành”. Toàn thể công trình sáng tạo họp thành một tập hợp hài hòa, tốt lành, nhưng nhất là con người, được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, họ là một gia đình duy nhất, trong đó những tương quan huynh đệ đích thực không những được công bố bằng lời nói mà thôi: tha nhân là anh chị em cần yêu thương, và tương quan với Thiên Chúa là tình thương, là lòng trung thành, là sự thiện hảo phản ánh trên tất cả các quan hệ giữa con người với nhau và mang lại sự hài hòa cho toàn thể công trình sáng tạo. Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới trong đó mỗi người cảm thấy có trách nhiệm đối với tha nhân, đối với thiện ích của tha nhân. Tối hôm nay, trong sự suy tư, chay tịnh, cầu nguyện, mỗi người chúng ta, tất cả chúng ta hãy suy tư trong thâm tâm mình: phải chăng đây là thế giới mà tôi mong muốn? Phải chăng đây là thế giới mà tất cả chúng ta mang trong con tim? Thế giới mà chúng ta mong muốn chẳng phải là một thế giới hài hòa và hòa bình trong chúng ta, trong các quan hệ với tha nhân, trong gia đình, trong các thành thị, trong và giữa các quốc gia sao? Và tự do đích thực trong việc chọn lựa những con đường cần đi theo trên thế giới này có phải là con đường duy nhất hướng về thiện ích của tất cả mọi người và được tình thương hướng dẫn hay không?

2. Nhưng giờ đây chúng ta hãy tự hỏi: phải chăng đó là thế giới mà chúng ta đang sống? Công trình tạo dựng giữ nguyên vẻ đẹp của nó làm cho chúng ta đầy kinh ngạc, tiếp tục là một công trình tốt đẹp. Nhưng cũng có cả ”bạo lực, chia rẽ, đụng độ, chiến tranh”. Điều này xảy ra khi con người, – ở tột đỉnh của việc tạo dựng-, không còn nhìn chân trời của vẻ đẹp và của sự tốt lành nữa, để rồi khép kín mình trong sự ích kỷ.

Khi con người chỉ nghĩ đến mình, tới lợi lộc riêng của mình và đặt mình ở trung tâm, khi con người để cho mình bị thu hút vì những thần tượng thống trị và quyền lực, khi con người coi mình thay Thiên Chúa, thì lúc đó nó làm hư hỏng mọi tương quan, làm tan vỡ tất cả, và mở cửa cho bạo lực, cho sự dửng dưng, cho xung đột. Đó chính là điều mà đoạn sách Sáng Thế ký muốn cho chúng ta hiểu, đoạn sách trong đó có thuật lại tội lỗi của con người: con người bắt đầu xung đột với chính mình, nhận thấy mình trần truồng và ẩn nấp vì sợ hãi (St 3,10), con người sợ cái nhìn của Thiên Chúa; cáo buộc người nữ vốn là thịt bởi thịt của mình (v.12); con người phá vỡ sự hài hòa với thiên nhiên, đi tới độ giơ tay chống lại em mình để giết hại em. Chúng ta có thể nói rằng từ sự hòa hợp, người ta tiến tới sự thiếu hòa hợp (disarmonia) hay chăng? Không, không có sự thiếu hòa hợp: hoặc là có sự hòa hợp, hoặc người ta rơi vào tình trạng hỗn độn, trong đó có bạo lực, tranh giành, đụng độ và sợ hãi.

”Con người ở trong tình trạng xáo trộn ấy khi Thiên Chúa hỏi lương tâm con người: ”Abel em ngươi ở đâu?” Và Cain trả lời: ”Tôi không biết. Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?” (St 4,9). Câu hỏi này cũng được gửi đến chúng ta và chúng ta cũng nên tự hỏi: ”Tôi có phải là người canh giữ anh em tôi không?” Đúng, ngươi là người canh giữ anh em ngươi! Là người có nghĩa là người canh giữ nhau! Và trái lại, khi người ta phá vỡ sự hài hòa, thì xảy ra một sự biến thái: người anh em cần phải canh giữ và yêu thương trở thành một đối thủ phải bài trừ, phải tiêu diệt. Bao nhiêu bạo lực xảy ra từ lúc ấy, bao nhiêu xung đột, bao nhiêu chiến tranh xảy ra trong lịch sử chúng ta! Chỉ cần nhìn xem nỗi đau khổ của bao nhiêu anh chị em chúng ta. Đây không phải là một cái gì tình cờ, nhưng là một sự thật: trong mỗi bạo lực và trong mỗi chiến tranh chúng ta làm tái sinh Cain. Tất cả chúng ta! Và cả ngày nay chúng ta tiếp tục để cho những thần tượng, lòng ích kỷ, những lợi lộc riêng tư hướng dẫn, và thái độ này đi xa hơn: chúng ta đã kiện toàn các võ khí, lương tâm chúng ta ngái ngủ, chúng ta làm cho những lý luận của mình trở nên tinh tế để biện minh cho mình. Chúng ta tiếp tục gieo rắc tàn phá, đau thương, chết chóc, như thể đó là một điều bình thường!

3. Về điểm này tôi tự hỏi: có thể đi theo một con đường khác hay không? Chúng ta có thể ra khỏi cái vòng lẩn quẩn đau thương và chết chóc hay không? Chúng ta có thể học lại cách bước đi trên những con đường hòa bình hay không? Khi cầu khẩn ơn phù trợ của Thiên Chúa, dưới cái nhìn từ mẫu của Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma, là Nữ Vương hòa bình, tôi muốn trả lời rằng: Có, tất cả chúng ta đều có thể đi theo một con đường khác! Tối hôm nay, tôi muốn rằng từ mọi nơi trên trái đất chúng ta kêu lên: Có, tất cả mọi người đều có thể đi con đường khác! Đúng hơn, tôi muốn mỗi người chúng ta, từ nhỏ chí lớn, cho tới cả những người được kêu gọi cai trị các dân nước, hãy trả lời: Có, chúng tôi muốn con đường khác! Đức tin Kitô của tôi thúc đẩy tôi nhìn lên Thánh Giá.

Tôi ước ao rằng trong lúc này đây tất cả mọi người nam nữ thiện chí nhìn lên Thánh Giá! Tại đó người ta có thể đọc được câu trả lời của Thiên Chúa: tại đó, người ta không đáp trả bạo lực bằng bạo lực, không dùng ngôn ngữ chết chóc để đáp lại chết chóc. Trong thinh lặng của Thánh Giá, tiếng bom đạn im bặt và người ta nói với ngôn ngữ của sự hòa giải, tha thứ, đối thoại, hòa bình. Tối hôm nay tôi muốn cầu xin Chúa cho chúng ta là các tín hữu Kitô, cho các anh chị em thuộc các tôn giáo khác, mỗi người nam nữ thiện chí mạnh mẽ kêu lên: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là con đường hòa bình! Ước gì mỗi người nhìn vào thẳm sâu của lương tâm mình và lắng nghe tiếng nói: ngươi hãy ra khỏi lợi lộc riêng tư đang góp nghẹt con tim ngươi, hãy vượt thắng sự dửng dưng đối với tha nhân, sự dửng dưng làm cho con tim ngươi không còn nhạy cảm, hãy chiến thắng những lý lẽ chết chóc của ngươi và hãy cởi mở đối thoại, hòa giải: hãy nhìn nỗi đau khổ của anh em ngươi và đừng chất thêm những đau khổ khác, hãy ngừng tay lại, hãy tái tạo sự hòa hợp đã bị phá tan; và thực hiện điều này không phải bằng sự đụng độ, nhưng bằng sự gặp gỡ! Hãy chấm dứt những tiếng ồn của võ khí! Chiến tranh luôn đánh dấu sự thất bại của hòa bình, luôn luôn là một sự thất bại cho nhân loại. Một lần nữa những lời của Đức Phaolô VI vang vọng: ”Đừng chống lại nhau nữa, đừng bao giờ nữa!.. Đừng bao giờ chiến tranh, đừng chiến tranh nữa!” (Diễn văn tại LHQ, 4-10-1965: AAS 57 [1965], 881). ”Hòa bình chỉ được khẳng định bằng hòa bình, hòa bình không tách rời khỏi nghĩa vụ công lý, nhưng được nuôi dưỡng bằng sự hy sinh của mình, bằng lòng khoan nhân, từ bi, bác ái” (Sứ điệp Ngày Hòa bình thế giới 1976: AAS 67 [1975], 671). Tha thứ, đối thoại, hòa giải, đó là những lời hòa bình: tại quốc gia Siria yêu quí, tại Trung Đông, trên toàn thế giới! Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự hòa giải và cho hòa bình, hãy làm việc cho hòa giải và hòa bình và tất cả chúng ta đều trở thành những người hòa giải và hòa bình trong mỗi môi trường. Amen”

Chầu Mình Thánh Chúa

Sau bài suy niệm của ĐTC là phần Thờ Lạy Mình Thánh Chúa. Hai nữ tu Phi châu mang lên bàn thờ hai bó hoa lớn rồi Mặt Nhật Mình Thánh Chúa được thày phó tế đặt trên bàn thờ.

Buổi chầu Mình Thánh Chúa có phần hướng dẫn, diễn ra qua 5 hồi: mỗi hồi có một bài sách thánh về đề tài hòa bình, rồi lời nguyện của ĐTC cũng về chủ đề hòa bình, sau đó là những lời khẩn cầu dưới hình thức đáp ca để xin ơn bình an. Tiếp đến là bài thánh ca, và nghi thức dâng hương. Có 5 đôi vợ chồng đến từ Siria, Ai Cập, Thánh Địa, Hoa Kỳ và Nga tiến lên bỏ hương vào lò than đặt bên phải bàn thờ. Mỗi hồi trong buổi chầu Thánh Thể được kết thúc trong thinh lặng để mỗi người thờ lạy Thánh Thể trong tâm hồn.

Buổi cầu nguyện được nối tiếp với giờ độc vụ với hình thức dài hơn dành cho các buổi canh thức, với các thánh vịnh, bài đọc trích từ sách Ngôn Sứ Giêrêmia (37,21;38,14-28), đoạn bài giảng của thánh Lêô Cả Giáo Hoàng về các mối phúc (Disc. 95,6-8) và sau cùng là đoạn Tin Mừng được chọn cho phần canh thức này trích từ Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn 20, kể lại cuộc hiện ra của Chúa Giêsu Phục Sinh với các môn đệ ở trong nhà đóng kín vì sợ người Do thái. Chúa chúc bình an cho họ, trao ban Thánh Thần và sai họ ra đi. Chúa cũng ban quyền tháo giải cho các môn đệ. Chúa hiện ra 8 ngày sau đó và lần này có cả Tông đồ Tôma. Ngài đã hoán cải và làm cho ông tuyên xưng niềm tin nơi ngài.

Cuối giờ độc vụ, trời đã quá 10 giờ 15, ĐTC và cộng đoàn đã cầu nguyện trong thinh lặng, gần 30 phút, rồi mọi người Chầu Mình Thánh trước khi ngài ban phép lành kết thúc. (SD 7-9-2013)

G. Trần Đức Anh OP

Canh thức cầu nguyện cho Hoà Bình tại Vatican.

Trần Mạnh Trác
Sep 07/2013
Khoảng 100 ngàn người đã tham gia buổi canh thức ăn chay và cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới tại quảng trường Thánh Phêrô vào chiều thứ Bảy, 7 tháng 9, vừa qua.

Hãng AP cho biết đây là cuộc biểu dương lớn nhất ở phương Tây chống lại đề xuất quân sự cuả Mỹ đòi trừng phạt Syria.

Cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học, đã gây thương vong cho khoảng 1000 thường dân, được coi như là một hành động cuả chính phủ Syria, bởi vì trong số các phe tham chiến, chỉ có quân chính phủ mới có khả năng sử dụng loại vũ khí hoá học tối tân và triển khai một số lượng nhiều và mau chóng như vậy.

Đức Thánh Cha Phanxicô, với vẻ mặt âu sầu, đã giữ yên lặng để suy tư và cầu nguyên hầu như trong suốt buổi canh thức.

Trong bài giảng ngắn, Ngài lên án mọi hình thức bạo lực và nói :” Tối nay tôi cầu nguyện cùng Chúa để cho chúng ta, là những Kitô hữu, cũng như các anh chị em cuả các tôn giáo khác , và mọi người có thiện tâm, gióng lên một tiếng nói mạnh mẽ rằng: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là con đường đưa tới hòa bình”

Ngài nói về trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải chăm sóc cho nhau , đó là cơ sở cho hòa bình và hòa hợp .

“Khi người ta chỉ nghĩ về mình mà thôi, đặt lợi ích của mình (lên trên hết) và đặt mình làm trung tâm (vũ trụ ), thì người đó thả mình vào cơn mê hoặc cuả các thần tượng của thống trị và quyền lực, khi (người ta) tự đặt mình làm Thiên Chúa, thì tất cả các mối giao hảo sẽ bị phá vỡ và tất cả sẽ bị hủy hoại, sau đó chỉ còn là cánh cửa cuả bạo lực , thờ ơ và xung đột ” .

Ngài dùng câu chuyện của Abel và Cain như là một thí dụ cuả loài người đã không coi mình có trách nhiệm với tha nhân. Hậu quả là con người đã thất bại nhiều lần và chiến tranh đã bùng nổ.

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả mọi người , đặc biệt các nhà lãnh đạo thế giới , hãy ” chuyển hướng ” khỏi bạo lực và tìm kiếm hòa bình.

“Hãy lo lắng cho những nỗi đau buồn của người anh em khác chứ đừng ‘đổ thêm dầu vào lửa’ , hãy rụt nắm tay cuả bạn lại, hãy xây dựng lại sự hài hòa đã bị tan vỡ , và tất cả những điều này sẽ đạt được không phải là do xung đột nhưng là do những gặp gỡ ! ”

Trong một cử chỉ tượng trưng cho mục đích của đêm canh thức, năm cặp vợ chồng đến từ Syria , Ai Cập , Đất Thánh , Nga , và Hoa Kỳ đã dâng hương trước bức linh ảnh Đức Mẹ. Đồng thời các em giúp lễ cũng đã được chọn từ trường North American College ở Rome.

Buổi canh thức kép dài 4 giờ trong một bầu không khí ảm đạm và im lặng.

Trước buổi lễ đã có số người dương lên cờ cuả Syria và những áp phích viết “Hảy để yên Syria , ” và ” Obama , ông không phải đang nằm mơ đâu, ông đang có ác mộng đấy”. Nhưng khi buổi cầu nguyện bắt đầu thì các áp phích và cờ đã biến mất.

Nhân viên giữ trật tự đã yêu cầu họ không biểu tình chính trị tại Quảng trường Thánh Phêrô, để tôn trọng ý định của Đức Thánh Cha là đây chỉ là một dịch vụ tôn giáo .

Người ta ghi nhận sự có mặt cuả nhiều nhà lãnh đạo cuả các tôn giáo khác và nhiều chính trị gia trong đó có một nhóm người Hồi Giáo ở Ý dẫn đầu bởi ông đạo trưởng Yaha Pallavicini.

Buổi canh thức cũng đã được tổ chức ở các nơi khác trên thế giới , Đài phát thanh Vatican báo cáo những buổi lễ ​​tương tự đã diễn ra trên khắp nước Ý. Hãng thông tấn Reuters cho biết đã có những buổi lễ diễn ra tại Jerusalem , Assisi, Milan, Boston và Baghdad .

Tại thủ đô Damascus cuả Syria, hãng Ap cho biết một số ít Kitô hữu Syria đã tụ họp tại nhà thờ al-Zaytoun. Đức Thượng phụ Gregorios III Laham tuyên bố rằng trong khi hầu hết các nước ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria thì vẫn có một số nước muốn hành động quân sự. “Nhưng đây là một sự khởi đầu, ” Ngài nói với các tín hữu ở Damascus ” Không chiến tranh . Có hòa bình.”

Đài phát thanh Vatican cũng cho biết vị đạo trưởng cuả Hồi Giáo ở Damacus đã cảm ơn Đức Thánh Cha trong một bức thư gởi cho Ngài tuần trước và ông kêu gọi người Hồi Giáo cùng tham gia ăn chay.

Riêng tại Argentina nơi quê hương cuả Đức Thánh Cha, nhiều nhóm nhân quyền và tôn giáo đã tổ chức buổi cầu nguyện tại Buenos Aires Plaza de Mayo và ở mọi thành phố trong nước.

httpv://www.youtube.com/watch?v=DELLQ5aMA1M

Người Việt ở nước ngoài rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam

Người Việt ở nước ngoài rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam

11.09.2013

Người Việt hải ngoại đã rút lui khỏi thị trường địa ốc Việt Nam, vì những lo ngại do tình trạng suy thoái kinh tế gây ra.

Trang mạng Property Report cho biết trong năm 2013, đầu tư vào địa ốc của Việt kiều đã giảm đi phân nửa, so với năm 2011.

Lượng kiều hối do Việt kiều cư ngụ ở nước ngoài chuyển về nước đạt 2 tỉ rưỡi đôla trong năm nay.

Phần lớn đến từ Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên, một số nước Đông Nam Á và Âu Châu.

Trang tin địa ốc quốc tế Property Report tường thuật rằng Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến lượng kiều hối sẽ tăng từ 10% đến 15% vào cuối năm nay.

Trang mạng xaluan.com nói rằng trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng kiều hối chuyển về thành phố HCM qua các ngân hàng thương mại đạt khoảng 2,5 tỉ đôla, dự báo cuối năm sẽ đạt khoảng 4,5 tới 4,8 tỉ đôla.

Kiều hối chuyển về Việt Nam đến từ người Việt sinh sống ở hải ngoại, kể cả lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Tin của Property Report nói trong khi Việt kiều rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam, người nước ngoài lại đang toan tính đầu tư vào thị trường này.

Các nhà phát triển địa ốc đã bị thiệt hại nặng khi giá nhà sụt giảm cách đây 2 năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Một cuộc khảo sát do Giaó sư Graeme Newell thực hiện cho Hội Địa Ốc Á Châu-Thái bình dương nói rằng Việt Nam có thị trường địa ốc nhỏ nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, một số tập đoàn địa ốc lớn lại có mặt trên thị trường nhỏ bé này, kể cả Warburg Pincus, một quỹ đầu tư toàn cầu đã mua cổ phần trong công ty địa ốc tư nhân lớn nhất Việt Nam, là Vingroup.

Nguồn: Property Report, Thanh nien

LHQ: Những kẻ vi phạm nhân quyền tự tung tự tác ở Syria

LHQ: Những kẻ vi phạm nhân quyền tự tung tự tác ở Syria

2 triệu người Syria đã vượt biên tị nạn kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu năm 2011, trong lúc có hơn 4 triệu người khác tản cư trong nước.

2 triệu người Syria đã vượt biên tị nạn kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu năm 2011, trong lúc có hơn 4 triệu người khác tản cư trong nước.

11.09.2013

Các nhà điều tra Liên hiệp quốc cho biết những vụ vi phạm nhân quyền tiếp tục diễn ra ở Syria, với những vụ thảm sát được thực hiện bởi chính phủ và những chiến binh của phe nổi dậy không sợ phải chịu trách nhiệm.

Một bản phúc trình mới do ủy ban điều tra của Liên hiệp quốc về Syria  phổ biến ngày hôm nay mô tả “những vụ pháo kích và vây hãm không ngớt”, cùng với những vụ tra tấn, hành quyết, và cưỡng hiếp tràn lan.

Phúc trình cho biết pháo kích bừa bãi đã gây ra hầu hết những cái chết của dân thường và là nguyên do chính làm cho dân chúng phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn ở trong nước hoặc ở các nước láng giềng.

Tuần trước, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết hơn 2 triệu người đã vượt biên tị nạn kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu năm 2011, trong lúc có hơn 4 triệu người khác tản cư trong nước.

Ủy ban điều tra của Liên hiệp quốc cho hay nạn tra tấn tiếp tục lan tràn trong cả hai phía của cuộc nội chiến.

Ủy ban này cũng tái khẳng định lập trường là không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột đã gây tử vong cho hơn 100.000 người.

Họ hối thúc cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ một tiến trình chính trị mà họ gọi là “con đường duy nhất để tiến tới hòa bình.

Đau thương át cả niềm vui

Đau thương át cả niềm vui

Lm. VĨNH SANG, DCCT

Tháng Chín 9, 2013 – Blog Thành Viên

VRNs (09.09.2013) – Ephata – Tôi trở về Sàigòn trong trạng thái mệt mỏi và âu lo, một tuần lễ cho hành trình “xuyên Việt” với nhiều cảm xúc đối nghịch, những bâng khuâng muộn phiền, những trăn trở dằn vặt… Tất cả đã không cho tôi một giấc ngủ sâu thư giãn…

Tôi rời Sàigòn đến Vinh tham dự lễ thụ phong Giám Mục của Đức Cha Phụ Tá Giáo phận Vinh. Giáo Dân Vinh khoảng 500.000 người, quy tụ phần lớn ở tỉnh Nghệ An, một phần còn lại ở hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Dân Vinh xưa nay vẫn “máu lửa”, cứ nhìn những trận bóng đá có câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An tham dự thì biết, vàng rực cả một sân bóng, dù trận cầu đá ở bất cứ đâu, xa đến mấy thì các cổ đông viên vẫn tìm đến, ủng hộ hết mình.

Tòa Giám Mục Xã Đoài ngày 4 tháng 9 hôm ấy cũng vậy, một ngày trước đó, lớp lớp người đã ùn ùn kéo về, Ban Trật Tự đã phải làm việc cật lực, đường dẫn vào Tòa Giám Mục vừa trải đá đã được tưới nước liên tục để tiếp đón trên dưới 20.000 người về dự. Lễ xong, thoát ra khỏi khu vực hành lễ quả là một kỳ tích. Thánh Lễ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ hết sức chu đáo và trang trọng cả hình thức lẫn nội dung.

Nhưng ngay sau một niềm vui thánh thiện của Giáo Phận, lúc 14g00 cùng ngày, trên các mạng xã hội đã nhanh chóng loan tin tức và hình ảnh về cuộc tấn công vào Giáo Dân tại Mỹ Yên, Nghi Phương, Nghệ An. Chiều hôm ấy chúng tôi như ngồi trên lửa, nỗi lo lắng muộn phiền bàng hoàng, lấn át cả niềm vui, lòng dạ đau như cắt khi nhìn thấy cảnh máu chảy lênh láng, từng thân người đổ xuống, tiếng la hét vang trời. Ở nơi nghỉ đêm, tôi nhớ đến vị tân Giám Mục vừa thụ phong, ngài nghĩ gì khi con cái của ngài bị đánh tan tác? Những lẵng hoa tươi thắm và hoành tráng đắt tiền mà nhà cầm quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể, mang đến mừng ngài có còn ý nghĩa gì nữa không? Ngay từ chiều hôm trước ngày thụ phong, ngài nói chuyện với chúng tôi với những nét băn khoăn trên gương mặt, ngài buồn buồn ngỏ lời tha thiết xin chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Phận, cho anh chị em ở Mỹ Yên.

1

Rời Vinh, chúng tôi ra Hà Nội rồi đi Hưng Hóa, cơn mưa tầm tã cả ngày 5 tháng 9 khiến Ban Tổ Chức lễ thụ phong Giám Mục phải quyết định cử hành Thánh Lễ bên trong Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận. Những trận mưa làm lở núi đất, tắc nghẽn giao thông. Có một cha trên đường về tham dự Lễ bị đất đá bít đường, núi sạt lở, trong khi ngồi bên đường chờ giải tỏa, ngài nhìn thấy ngay trước mắt mình chiếc xe có container đậu lại, bị lún đường, nghiêng dần và lăn xuống vực. Mưa và lũ đã ngăn trở các Giáo Dân Giáo Phận Hưng Hóa về tham dự Lễ thụ phong Giám Mục của mình. Lời cám ơn cùng với những lời chúc tụng trong ngày tấn phong vị tân Giám Mục có khẩu hiệu “Mang lấy mùi chiên” lập tức có… “mùi” thật. Chiều hôm đó, tin tức loan đi cùng với số thiệt hại về của cải cũng như nhân mạng không nhỏ.

2

Chuyện lũ chuyện lụt gây chết người, mất mát của cải năm nào cũng xảy ra. Vỗ ngực xưng mình là tiến bộ, cách mạng công nghiệp, từng bước đi lên vững chắc, vậy mà có mỗi cái chuyện “cỏn con” là ngăn chặn phá rừng, ngăn chặn khai thác khoáng sản, đào bới núi rừng, quy hoạch hợp lý và khoa học hệ thống thủy điện cũng không làm nổi, để rồi cứ thế hàng năm cứ có người chết, cứ có thiệt hại lên đến con số hằng chục tỷ. Ai chết cứ chết, ai đau đớn cực khổ cứ cực khổ, kẻ giàu có cứ phát lên, thu tóm của cải đầy túi, ngông nghênh giữa bàn dân thiên hạ. Học trò lớn bé cứ phải nhai đi nhai lại mãi bài học về chiến thắng của Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, về vinh quang của giai cấp vô sản… Điểm dưới trung bình mấy loại bài này thì đừng mong tốt nghiệp!

Ngày lễ đã trôi qua, trong cái mệt mỏi sau đó, hẳn Đức Cha Phụ Tá Giáo Phận Hưng Hóa đã không thể ngủ được, khi ngay trên địa bàn ngài được giao nhiệm vụ coi sóc đã xảy ra những chuyện thê lương như vậy. “Mùi chiên” thánh thiêng của Con Chiên mang tên Giêsu ngay lập tức được hòa vào mùi tử khí, mùi tan hoang, mùi đau khổ của đàn chiên nghèo 10 tỉnh miền Tây Bắc.

Tôi đã hứa cầu nguyện và đồng hành với các ngài, lòng tôi cũng chẳng được nghỉ yên.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 8.9.2013

Nguồn: Ephata 578

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản

Thay vì để lại toàn bộ tài sản kếch xù cho con, rất nhiều tỷ phú trên thế giới lại dành hầu hết số tiền của mình để làm từ thiện.

1. Warren Buffett

Warren Buffett là một nhà đầu tư và nhà từ thiện nổi tiếng trên thế giới. Ông đã từng tuyên bố sẽ dành 99% số tài sản của mình để làm từ thiện, ngay cả khi ông còn sống hay sau khi ông qua đời.

Theo tạp chí Fortune, tỷ phú Warren Buffett sẽ thực hiện lời hứa của mình khi quyết định quyên góp 83% số tài sản của mình vào quỹ từ thiện do vợ chồng tỷ phú Bill Gates thành lập.

Tỷ phú Warren Buffett cho biết ông không hề lo lắng về con cái của mình. Trong một lá thư gửi tới tổ chức từ thiện của Bill Gates, ông Warren Buffett viết “Tôi chỉ đưa cho con mình đủ tiền để chúng biết rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, nhưng cũng không quá nhiều khiến chúng tưởng rằng chúng chẳng cần làm gì cả.”

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 1

2. Pierre Omidyar

Ông chủ eBay đã trở thành tỷ phú khi mới 31 tuổi. Theo tạp chí Forbes, tỷ phú người Pháp này đã dành toàn bộ công sức cũng như tiền bạc của mình để giúp đỡ những người kém may mắn, thay vì dành toàn bộ tài sản cho 3 con.

Vào năm 2010, tỷ phú Pierre Omidyar đã tham gia vào tổ chức từ thiện do tỷ phú Gates và Buffett thành lập. Trong suốt thời gian qua, tỷ phú Pierre Omidyar cũng luôn chia sẻ cổ phần tại eBay cho tổ chức từ thiện Omidyar Network của mình.

Ngoài ra, ông Pierre Omidyar cùng vợ mình chính là những tình nguyện viên cá nhân tích cực nhất chống nạn buôn người trên thế giới.

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 2

3. Michael Bloomberg

Ông Michael Bloomberg được trả 1 USD cho chức vụ thị trưởng Thành phố New York bởi số tài sản rất cao 19,5 tỷ đô la của ông. Là 1 trong những người giàu nhất nước Mỹ, thế nhưng, ông cũng dành phần lớn tài sản để quyên góp cho trường ĐH Johns Hopkins, Tổ chức Carnegie và hàng nghìn các tổ chức phi lợi nhuận khác.

Trong bức thư gửi tới tổ chức The Giving Pledge, ông Bloomberg viết rằng “Trong vài năm tới đây, tôi sẽ dành hầu hết số tiền của mình để làm từ thiện.”

Thậm chí, sau khi ông qua đời, 2 người con gái của ông cũng sẽ có nhiệm vụ tiếp quản công cuộc làm từ thiện của cha.

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 3

4. Gina Rinehart

Gina Rinehart – người phụ nữ giàu nhất Australia – muốn loại bỏ tên của 4 người con ra khỏi danh sách thừa kế của gia đình.

Chính bà là người thừa kế công ty từ cha mình, ông Lang Hancook. Tuy nhiên, theo dữ liệu tòa án được truyền thông Australia đưa tin thì bà lại không tin tưởng bất cứ người con nào của mình bởi bà cho rằng “Không có đứa nào trong số chúng có đủ khả năng, năng lực, kiến thức và trách nhiệm để quản lý số tài sản của gia đình.”

Những tỷ phú không cho con thừa kế   tài sản 4

5. Bill Gates

Bill Gates là một trong những người giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, ông cùng người vợ Melinda của mình không hề có ý định giữ số tài sản kếch xù ấy cho bản thân hay cho 3 đứa con cửa họ.

Tỷ phú Bill Gates từng nói “Tôi không nghĩ rằng việc đưa tiền cho các con là điều tốt cho chúng cũng như toàn xã hội.”

Bởi vậy, ông đã thành lập quỹ từ thiện the Bill & Melinda Gates Foundation vào năm 1994. Và cho tới thời điểm hiện tại, quỹ từ thiện này đã quyên góp được 37 tỷ đô la.

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 5

6. Jackie Chan

Vào năm 2011, ngôi sao truyền hình Jackie Chan đã quyết định dành một nửa số tiền làm từ thiện sau khi ông qua đời. Ông cũng cho biết ông không hề có ý định để lại số tài sản của mình cho đứa con trai của mình. Ông nói “Nếu có khả năng, con trai tôi sẽ tự kiếm tiền bằng công sức của nó. Còn nếu không, nó sẽ chỉ lãng phí tiền của của tôi mà thôi.”

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 6

7. Bernard Marcus

Chủ tịch bán lẻ hàng nội thất Home Depot, Bernard Marcus sở hữu số tài sản 1,5 tỷ đô la. Tuy nhiên, ông cũng không muốn con cái thừa kế số tài sản của mình. Ông từng cho biết sẽ quyên góp phần lớn số tài sản của mình cho giáo dục và những trẻ em khuyết tật.

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 7

8. Nigella Lawson

Nigella Lawson là tác giả vô cùng nổi tiếng của ngành truyền thông Anh. Trước khi kết hôn với người chồng giàu có Charles Saatchi, cô cũng đã trở thành tỷ phú.

Mặc dù xuất thân từ một gia đình giàu có, nhưng cô cho rằng cô sẽ không để con cái có được bất cứ lợi thế nào về mặt tài chính. Cô nói “Tôi quyết tâm không để con cái có được sự đảm bảo nào về mặt tài chính. Nó sẽ khiến cho con cái tôi bị phụ thuộc và không có khả năng kiếm tiền.”

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 8

9. John Arnold

John Arnold từng được mệnh danh là tỷ phú trẻ nhất của ngành chứng khoán. Dù mới 40 tuổi nhưng vào tháng 10 năm ngoái, John Arnold đã đóng cửa quỹ đầu tư Centaurus Energy của mình để về hưu. Hiện tại, Centaurus Energy cùng vợ dành phần lớn thời gian cũng như tiền bạc để đầu tư phát triển những ý tưởng khoa học đột phá. Cả 2 vợ chồng tỷ phú đều không có ý định cho con thừa kế số tài sản của gia đình.

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 9

10. George Lucas

George Lucas là một nhà sản xuất phim, đạo diễn, diễn viên, tác giả kịch bản người Mỹ và chủ tịch hãng Lucasfilm.  Ông được biết đến với vai trò tác giả của loạt phim khoa học viễn tưởng Chiến tranh giữa các vì sao và bộ phim phiêu lưu Indiana Jones. George Lucas cũng là một tỷ phú với tài sản 3.9 tỷ đô la.

Năm ngoái, ông đã cam kết dành một nửa số tài sản của mình để quyên góp vào quỹ từ thiện Bill Gates and Warren Buffett’s Giving Pledge.

Những tỷ phú không cho con thừa kế tài sản 10

Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị xưng tội với một kẻ ăn xin

Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị xưng tội với một kẻ ăn xin

Hầu hết quý vị chắc biết đến cái tên Scott Hahn. Ông ta là một học giả vỉ đại về Kinh Thánh và là một mục sư Tin Lành dã cải đạo theo Công Giáo. Scott Hahn có một người bạn là linh mục và vị linh mục này đã đi viếng thành Rome. Ngoài những công việc khác thì linh mục này còn có cuộc hẹn để trò chuyện riêng tư với Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Vào ngày hẹn đó, vị linh mục này còn nhiều giờ rảnh cho nên, như một du khách ngài quyết định ghé vào một vương cung thánh đường để chiêm ngắm và đọc kinh. Ở các bực thềm vào thánh đường hiện diện nhiều kẻ ăn xin, một hình ảnh thường thấy ở Rome. Trên các bực thềm đó, ngài mường tượng rằng mình nhận ra một người trong số ăn xin đó. Sau khi vào cung thánh và quỳ gối để cầu nguyện thì hình ảnh đó đã đập vào trí nhớ của ngài. Ngài nhớ ra rằng ngài đã quen biết người ăn xin đó ở hoàn cảnh nào. Ngài liền vội chạy ra và đến gần người ăn xin đó và nói:

– “Tôi biết ông mà. Có phải chúng ta cùng vào chủng viện với nhau không ?”

Người đàn ông gật đầu.
– “Vậy thì ông là linh mục phải không ?” ngài nới với người ăn xin. Người này trả lời:
– “Không còn nữa, tôi đã rớt ở tận cuối đường. Xin để cho tôi yên một mình”

Vị linh mục vì đang lo cho cuộc hẹn sắp tới của mình với Đức Thánh Cha nên nói:
– “Tôi phải đi. Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn”

Người ăn xin với khuôn mặt quen thuộc đó trả lời:
– “Việc đó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.”


Với lời hứa trên, vị linh mục bỏ lại kẻ ăn xin ở các tầng cấp của thánh đường và khởi sự đi đến nơi hẹn.

Những cuộc hẹn riêng từ này với Đức Giáo Hoàng bao giờ cũng rất khuôn phép. Có một số người cũng được chấp thuận cho hội kiến riêng tư cùng một lúc, và khi Đức Thánh Cha tiến về phía quý vị thì linh mục bí thư của Ngài trao cho Ngài một tràng chuổi Mân Côi đã được làm phép rồi Ngài sẽ trao nó lại cho quý vị. Ở giai đoạn này thì người ta sẽ hôn nhẫn của Đức Giáo Hoàng và nói một lời tự cỏi lòng, chẳng hạn như xin Ngài cầu nguyện cho quý vị, hoặc cám ơn Ngài đã phục vụ cho Giáo Hội. Tuy nhiên khi Đức Giáo Hoàng tiến đến thì vị linh mục này đã không cưởng được mình nên nói lên câu : “Xin Cha cầu nguyện cho người bạn của con.” Và không những thế, ông còn kể hết cả câu chuyện. Đức Thánh Cha xem ra quan tâm và cam đoan với vị linh mục rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho người bạn của ông. Khi Ngài tiếp tục đi thì Ngài nói nhỏ điều gì đó cho vị phụ tá của Ngài.

Cuối ngày hôm đó, vị linh mục được nhân viên của Tòa Thánh liên lạc bằng điện thoại di động. Họ nói với ngài rằng ngài và người bạn ăn xin, người trước đây là linh mục, cả hai sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng để ăn cơm tối.

Kích động và hiếu kỳ, ngài chạy ngay về thánh đường nơi trước đó ngài đã gặp được người bạn cùng học ở chủng viện. Chỉ còn rải rác vài người ăn xin, và may mắn thay (hay là ơn Chúa) người bạn cũ vẫn còn trong đám này.

Ngài tiến đến người đàn ông và nói:
– “Tôi đã được gặp Đức Giáo Hoàng, và Ngài nói sẽ cầu nguyện cho bạn. Và còn hơn thế, Ngài mời chúng ta đến tư dinh để ăn tối.”
– “Không thể nào !” người đàn ông nói “Hãy nhìn tôi nè. Tôi là đống dơ dáy. Từ lâu tôi không tắm gội … và áo quần nữa …” Thấy hoàn cảnh có vẻ trầm trọng (và hiểu rõ rằng người bạn ăn xin này chính là vé vào cửa của mình để được ăn tối với Đức Giáo Hoàng) vị linh mục nói:
– “Tôi có phòng ở khách sạn, bạn có thể đến đó để tắm và cạo râu, và tôi có y phục vừa cở của bạn”.

Và lại nữa, nhờ vào ơn Chúa, người linh mục ăn xin này đã bằng lòng. Và sau đó, họ ra đi để ăn tối với Đức Giáo Hoàng.

Sự tiếp đãi thật là kỳ diệu. Khi gần hết bữa ăn, trước khi dùng đồ tráng miệng, Đức Thánh Cha ra dấu cho vị linh mục nhưng vị này không hiểu Ngài muốn nói gì thì vị bí thư của Ngài nói nhỏ vào tai ông rằng : “Đức Giáo Hoàng muốn chúng ta ra ngoài” và ngay lúc đó vị linh mục và bí thư đã để Giáo Hoàng lại một mình với người ăn mày.

Sau một thời gian, người ăn mày bước ra khỏi phòng nước mắt ràn rụa.
– “Chuyện gì đã xảy ra trong đó ?” vị linh mục hỏi.

Một câu trả lời không ngờ và đáng chú ý là:
– “Đức Giáo Hoàng muốn tôi hãy cho Ngài xưng tội” người ăn mày nghẹn ngào.

Sau khi chấn chỉnh lại tư thế, người đàn ông nói tiếp:
– “Tôi nói với Ngài : ‘Lạy Dức Thánh Cha, hãy nhìn con đây. Con chỉ là tên ăn mày. Con không phải là linh mục’ .” Đức Giáo Hoàng nhìn tôi và nói: Con ơi, một khi đã là linh mục thì luôn là linh mục, và có ai trong chúng ta lại không phải là ăn mày ? Cha cũng đến trước mặt Thiên Chúa như một tên ăn mày xin Ngài tha thứ cho những tội lỗi của Cha’. Tôi kể cho Ngài rằng tôi không còn đủ điều kiện để đứng chung trong Hội Thánh nữa, và Ngài đã cam đoan với tôi rằng với quyền hạn là Giám Mục thành Rôma, Ngài có thể tái kết nạp tôi ngay lúc đó và tại đó.”

Người đàn ông cho biết là đã từ lâu ông không làm phép xưng tội cho nên Đức Giáo Hoàng phải giúp ông đọc lại lời phép giải tội. Vị linh mục bạn hỏi :
– “Nhưng mà ông ở với Ngài thời gian lâu. Chắc hẳn là Ngài xưng tôi không lâu đến thế.”
– “Không”, ông bạn trả lời, “Nhưng sau khi tôi nghe Ngài xưng tội, thì tôi xin Ngài hãy nghe tôi xưng tội của tôi.”

Những lời cuối cùng mà Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị nói với đứa con hoang đàng đã được thốt ra theo cung cách của một sự ủy nhiệm. Đức Thánh Cha đã trao cho vị linh mục vừa mới được hòa giải một nhiệm vụ đầu tiên: Hãy đi và rao giảng cho những kẻ vô gia cư và hành khất trên các bực thềm của ngay cái nhà thờ mà ông ta vừa từ đó đến.

Ông gật đầu chấp nhận.

 

 

 

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-05

RFA

thanhnienconggiao-305.jpg

Lực lượng công an, côn đồ đang chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ Khê

Photo courtesy of thanhnienconggiao

Công an bao vây, dùng côn đồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng đã được cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của Địa phận Vinh nơi đang xảy ra những vụ đàn áp thô bạo này.

Mặc Lâm: Xin Đức cha cho biết hiện tình của các giáo dân đang đựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ đưa ra về việc công an tiếp tục đàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Gíao hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn can đảm để bênh vực cho những nạn nhân, những người bị đàn áp; Những nạn nhân của bạo quyền cũng như là của thế lực mà dùng quyền lực của mình để đàn áp dân đen.

Mặc Lâm: Thưa Đức cha, cho tới giờ phút này, dĩ nhiên là giáo phận đã có những lên tiếng cụ thể rồi nhưng về phía chính quyền thì họ có phản hồi nào hay nói chuyện với giáo phận chưa, thưa Đức cha?


“Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Giáo hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực.
– GM. Nguyễn Thái Hợp”

GM. Nguyễn Thái Hợp: Hành động của họ như là tạm cắt đứt đối thoại, đó là hành động mà chúng tôi không thể chấp nhận. Như vậy có lẽ trong vụ kiện vừa rồi, nhiều giáo dân bị tổn thương về thể lý. Có 3 người bị nặng nhất: một em 18 tuổi, học sinh bị tụ máu não, có thể phải đi mổ một thời gian. Gia đình họ đang muốn đưa đi Sài Gòn hay ra Hà Nội. Hai người nữa cũng bị não, sọ não. Những vết tích chứng tỏ là công an đã dùng bạo lực một cách thô bạo để đánh phá những người dân thường đến vì tin vào lời của nhà cầm quyền sẽ có giải pháp. Trước 4 giờ họ đến có sự ngụy tạo, dàn cảnh để dẫn người dân vào. Một số người đã lấy đá và ném công an. Những người đó, theo giáo dân cho biết thì không phải là người công giáo. Họ nhìn ra thì không phải mà hình như là có một nhóm nào đó được gài vào để ném, để tạo cơ hội cho công an trấn áp giáo dân. Đó là điều mà chúng tôi thấy.

Mặc Lâm: Thưa Đức cha, như Đức cha vừa nói là chính quyền đã cắt đứt đối thoại với giáo phận Vinh, vậy Đức cha có được thông tin gì về Hội đồng Gíam mục Việt Nam trước sự việc xảy ra cho giáo phận Vinh hay không, thưa cha?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Các giám mục vẫn hợp thông và rất hiểu hoàn cảnh này nhưng đây là những chuyện nhỏ thì mỗi giám mục cũng có thể giải quyết được, không cần đến Hội đồng Giám mục. Hôm qua  các Đức cha đến thì rất băn khoăn và cảm thông về những gì mà giáo phận Vinh đang phải trải qua.

Mặc Lâm: Vâng con xin được hỏi Đức cha một câu cuối là trước hiện tình như vậy thì Đức cha có thấy một hướng nào đó để giải quyết một cách ổn thỏa: vừa giữ an toàn cho giáo dân và chính quyền bớt đi những chuyện đàn áp. Có một giải pháp nào hiện nay mà Đức cha cho rằng có thể giải quyết được tình trạng này hay không ạ?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi tin là một xã hội càng ngày càng văn minh hơn; Một xã hội càng ngày càng tôn trọng quyền con người hơn; Một xã hội mang tính cách pháp trị hơn; Một xã hội dùng đối thoại chứ không dùng đối thủ hay dùng dùi cui để đàn áp và để đánh đập những con người bị thương tích như vậy. Bài học rút ra trong vụ việc này thì tất cả những người bị thương là giáo dân của công giáo, bị thương nặng. Bây giờ có 4 người bị thương nặng và có 15-16 người bị thương vẫn còn đang nằm điều trị. Gíáo dân bị nỗi đau thể lý, nỗi thất vọng đối với nhà cầm quyền hôm nay.

Không hiểu câu nói “Công an là bạn dân” trong hoàn cảnh này thì công an có là bạn dân không. Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành động của công an là quá bạo tàn đối với người dân không chỉ ở đây mà nhiều chuyện đã xảy ra. Con đường mà mọi người mong đợi là đi đến một nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ, một nhà nước đối thoại, một nhà nước văn minh nhân ái, có lẽ đang bị giật lùi chăng. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất, bị thiệt hại chứ không phải nỗi đau về thể xác của một số nạn nhân đó.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn Đức cha.

Bà Diana Nyad thực hiện thành công giấc mơ bơi từ Cuba sang Mỹ

Bà Diana Nyad thực hiện thành công giấc mơ bơi từ Cuba sang Mỹ

VOA

Bà Nyad về đến Key West, mỏm cực nam của tiểu bang Florida vào 2 giờ chiều thứ Hai, hoàn tất đoạn đường dài 177 km sau 53 tiếng đồng hồ.

Bà Nyad về đến Key West, mỏm cực nam của tiểu bang Florida vào 2 giờ chiều thứ Hai, hoàn tất đoạn đường dài 177 km sau 53 tiếng đồng hồ.

02.09.2013

Vận động viên bơi lội đường dài người Mỹ 64 tuổi Diana Nyad đã thực hiện được giấc mơ của cuộc đời, trở thành phụ nữ đầu tiên bơi ngang vùng biển nguy hiểm từ Cuba sang Mỹ mà không có lồng bảo vệ chống cá mập.

Bà Nyad đã về đến Key West, mỏm cực nam của tiểu bang Florida vào 2 giờ chiều thứ Hai, hoàn tất đoạn đường dài 177 km sau 53 tiếng đồng hồ.

Bà có vẻ mệt mỏi và cháy nắng, hai môi sưng phồng. Ngay khi lên bờ, bà đã được đưa lên băng ca để chăm sóc và vô nước biển.

Hàng trăm người đứng trên bờ đã theo dõi và hoan hô bà.

Đây là lần thứ 5 và cũng là lần cuối cùng bà định thực hiện giấc mơ của mình, kể từ lần đầu tiên vào năm 1978, khi bà 28 tuổi.

Lần mới nhất là vào năm 2010, bà phải hủy vì kiệt sức, bị sứa cắn, và trời muốn bão.

Lần này, bà mang một mặt nạ được thiết kế đặc biệt để làm các con sứa sợ hãi, cùng với bộ trang phục đặc biệt, có bao tay và giày.

Vận động viên bơi lội Susan Maroney, người Australia, đã hoàn tất đoạn đường này vào năm 1997, lúc 22 tuổi, và có lồng bảo vệ chống cá mập.

Syria: Vatican giải thích lý do Đức Giáo hoàng từ chối can thiệp quân sự

Syria: Vatican giải thích lý do Đức Giáo hoàng từ chối can thiệp quân sự

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đến Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 04/09/2013.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đến Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 04/09/2013.

Reuters

Thanh Phương

RFI

Sáng nay, 05/09/2013, Vatican đã triệu tập các đại sứ toàn thế giới tại Tòa Thánh để giải thích với họ lý do vì sao Đức Giáo hoàng Phanxicô chống mọi can thiệp quân sự vào Syria.

Cuộc họp hôm nay được triệu tập sau khi Đức Giáo hoàng mở cuộc vận động ngoại giao nhằm ngăn chận một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, 10 năm sau khi cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị vận động chống cuộc chiến tranh Irak do Hoa Kỳ phát động.

Vatican và Đức Giáo hoàng đã quyết định dùng mọi phương tiện, kể cả các trang mạng xã hội, để huy động người Công giáo, cũng như tín đồ các tôn giáo khác và những người không tín ngưỡng, tham gia một ngày nhịn ăn và cầu nguyện vào thứ bảy tới ở khắp nơi trên thế giới nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở Syria. Đích thân Giáo hoàng sẽ chủ trì một buổi cầu nguyện tối thứ bảy trên quảng trường thánh Phêrô.

Chủ nhật vừa qua, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã dùng những lời lẽ rất cứng rắn để lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và đã thẳng thừng bác bỏ mọi can thiệp quân sự của nước ngoài. Ngài tuyên bố: “Việc sử dụng bạo lực không bao giờ dẫn đến hòa bình. Chiến tranh sẽ kéo theo chiến tranh”. Lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng đã nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các tôn giáo khác.