Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

Bài của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI
Đan Quang Tâm dịch
Giáng sinh là một thời gian vui vẻ hân hoan và một dịp để suy tư sâu sắc, Đức
giáo hoàng Bênêđictô XVI nói
“Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” là câu trả lời của
Đức Giêsu khi được hỏi về việc đóng thuế. Dĩ nhiên, những kẻ hỏi Người đang gài
bẫy Người. Họ muốn buộc Người phải đứng về phía nào trong cuộc tranh luận chính
trị nảy lửa về việc cai trị của Rôma tại đất nước Israel. Cái bẫy nằm ở chỗ
này: Nếu Đức Giêsu quả thực là Đấng Mêsia được mong đợi từ lâu, thì Người chắc
chắn sẽ chống lại những kẻ thống trị Rôma. Cho nên câu hỏi đã được suy tính
nhằm làm cho Đức Giêsu phải lộ diện như một mối đe dọa đối với chế độ hoặc như
một kẻ lừa đảo.
Câu trả lời của Đức Giêsu khéo léo chuyển cuộc tranh luận lên một bình diện cao
hơn, nhẹ nhàng khuyến cáo đừng có chính trị hóa tôn giáo lẫn thần thánh hóa quyền lực nhất thời, để mà mê mải tìm kiếm của cải.
Những kẻ đang nghe Người nói cần được nhắc nhở rằng Đấng Mêsia không phải là Xêda, và Xêda không phải là Thiên Chúa. Vương quốc mà Đức Giêsu đã đến để thiết lập thuộc về một lĩnh vực hoàn toàn cao hơn. Như Người đã bảo Phongxiô Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này”.
Những câu truyện Giáng sinh trong Tân ước nhằm chuyển tải một sứ điệp tương tự.
Đức Giêsu sinh vào thời có chiếu chỉ “kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ”
của Xêda Augúttô, vị hoàng đế nổi tiếng với việc mang Pax Romana (nền hòa bình
của đế quốc Rôma – người dịch) đến các vùng đất dưới quyền thống trị Rôma. Thế
nhưng, hài nhi này, được sinh ra ở một góc hẻo lánh và xa xôi của đế quốc, sẽ
cống hiến cho thế giới một nền hòa bình lớn lao hơn nhiều, có phạm vi thực sự
mang tính hoàn vũ và vượt trên mọi giới hạn về không gian và thời gian.
Đức Giêsu được trình bày với chúng ta như người thừa kế của Vua Đavít, thế
nhưng sự giải thoát mà Người mang lại cho dân Người lại không phải về việc đánh
đuổi quân thù; sự giải thoát của Người là về việc chiến thắng vĩnh viễn tội lỗi
và sự chết.
Việc Đức Kiô giáng sinh thách thức ta đánh giá lại các ưu tiên của ta, các giá trị của ta, chính cách sống của ta. Hiển nhiên Giáng sinh là một khoảng thời gian để ta vui vẻ hân hoan, nhưng đó cũng là một dịp để ta suy tư sâu sắc, thậm chí để ta vấn tâm xét mình. Vào cuối một năm rất khó khăn về kinh tế đối với nhiều người, ta có thể học được gì từ cảnh khiêm hạ, nghèo khó, đơn sơ của hang Bêlem?
Giáng sinh có thể là thời gian để ta học đọc Tin Mừng, học biết Đức Giêsu không
những chỉ là hài nhi nơi máng cỏ, mà còn là  hài nhi trong đó ta nhận ra Thiên Chúa đã làm người. Chính nơi Tin Mừng các Kitô hữu tìm thấy nguồn linh hứng cho cuộc sống hàng ngày của mình và tham gia các việc trần thế – cho dù tại Quốc hội hay thị trường chứng khoán. Người Kitô hữu không được xuất thế xa lánh thế gian; họ cần nhập thế. Thế nhưng việc họ tham gia chính trị và kinh tế cần phải vượt lên trên mọi hình thái ý thức hệ.
Người Kitô hữu đấu tranh chống nghèo đói, xuất phát từ sự nhìn nhận phẩm giá
tối cao của mỗi con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được dành
ban cho sự sống đời đời. Họ cộng tác nhằm chia sẻ công bằng hơn các tài nguyên
của trái đất, xuất phát từ niềm tin rằng – với tư cách người quản lý các tạo thành của Thiên Chúa – chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc những người yếu nhất và dễ bị thương tổn nhất. Các Kitô hữu chống lại sự tham lam và bóc lột, xuất phát từ niềm xác tín rằng sống quảng đại và yêu thương vô vị kỷ, như Đức Giêsu Thành Nazareth đã dạy và đã sống, là con đường dẫn đến sự sống viên mãn. Niềm tin vào vận mệnh siêu việt của mỗi người khiến cho công tác cổ vũ hòa bình và công lý cho mọi người trở nên khẩn cấp.
Vì các mục tiêu này được biết bao người chia sẻ, nên việc hợp tác sinh hoa kết
quả giữa các Kitô hữu và những người khác là điều có thể thực hiện được. Thế
nhưng người Kitô hữu chỉ trả lại cho Xêda những gì thuộc về Xêda, chứ không
phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Trong lịch sử, đôi khi người Kitô hữu không
thể tuân thủ những đòi hỏi của Xêda. Từ thói tôn thờ hoàng đế thời cổ đại Rôma
đến những chế độ toàn trị trong thế kỷ qua, các Xêda đã cố chiếm đoạt vị trí
của Thiên Chúa.
Khi người Kitô hữu từ chối cúi mình trước các thần ngụy tạo được đề xuất thời nay, thì điều đó không xuất phát từ một thế giới quan cũ mèm. Sở dĩ như vậy là vì họ hoàn toàn tự do thoát khỏi những kiềm tỏa của ý thức hệ, và được linh hứng bởi tầm nhìn về vận mệnh con người, cao quý đến nỗi họ không thể nào thỏa hiệp với bất kỳ điều gì đe dọa tầm nhìn đó.
Tại Ý, người ta dựng nhiều cảnh hang Bêlem nổi bật trước hậu cảnh các phế tích
dinh thự Rôma thời cổ đại. Điều này cho thấy sự ra đời của hài nhi Giêsu đã
đánh dấu sự kết thúc trật tự cũ, thế giới ngoại giáo, trong đó các yêu cầu của
Xêda hầu như không thể tranh cãi được. Bây giờ đã có một vì vua mới, vị vua này không cậy vào sức mạnh của vũ khí, nhưng dựa vào sức mạnh của tình yêu.
Người mang hy vọng đến cho tất cả những ai, cũng giống như Người, đang sống bên
lề xã hội. Người mang hy vọng đến cho tất cả những người dễ bị thương tổn trước
các biến động kinh tế của một thế giới bấp bênh. Từ máng cỏ, Đức Kitô kêu gọi chúng ta hãy sống như những công dân của nước trời do Người lập, một vương quốc mà tất cả các người thiện chí đều có thể góp phần xây dựng tại đây, trên trái đất.
Tác giả là Giám mục Rôma và tác giả “Đức Jesus Thành Nazareth:  Các Trình
Thuật Thời Thơ Ấu”
Đan Quang Tâm dịch

TRUNG THÀNH VÀ CHÂN THẬT

TRUNG THÀNH VÀ CHÂN THẬT

Tác giả: Sr. Minh Nguyệt

nguồn:thanhlinh.net

… Cách đây vài năm, vào dịp Lễ Giáng Sinh, tờ ”Ecco tua Madre – Đây là Mẹ con” đăng chứng từ của anh Jean – cựu tù nhân – về một vị Linh Mục anh dũng người Hoa. Vị Linh Mục là đan sĩ cao niên dòng Xitô. Anh Jean là tín hữu Công Giáo người Pháp. Xin giới thiệu trọn chứng từ.

Nơi trại tù lao động cải tạo Trung Cộng ở phía nam Bắc Kinh, vào cuối năm 1961,
tôi nhìn thấy vị Linh Mục lần chót. Từ đó đến nay bao năm trôi qua, nhưng cứ
mỗi độ Giáng Sinh về, khuôn mặt gầy guộc của vị Linh Mục lão thành người Hoa
lại hiện lên rõ nét trong ký ức tôi. Đó là một khuôn mặt nhăn nheo với đôi mắt
tinh anh không dễ bị chế ngự. Tôi có cảm tưởng như lại trông thấy vị Linh Mục
đứng đó, trong cơn gió lạnh, tay cầm bánh và rượu giơ lên đọc Lời Truyền Phép,
với ý thức rõ ràng mình sẽ gặp hiểm nguy nếu bất chợt bị khám phá điều đang
làm.

Tôi biết Cha Xuân – tạm gọi tên vị Linh Mục người Hoa – vào đầu năm xa xôi ấy,
khi một toán tù nhân đông đảo được chuyển đến trại chúng tôi dưới sự canh chừng
khe khắt của ông cai tù tên Giang. Tôi được chỉ định làm trưởng nhóm tù nhân
gồm 18 người. Chúng tôi có nhiệm vụ rửa chuồng heo, khuân vác các bao phân bón
và chôn cất người chết. Cha Xuân ngủ trên chiếc chiếu nằm bên cạnh tôi.

Ngay từ ngày có mặt giữa chúng tôi, Cha Xuân trở thành đối tượng khiến mọi
người phải lo âu. Cha mang dáng dấp của một cụ già thật yếu ớt, vậy thì làm sao
có thể chu toàn các công tác lao động vô cùng nặng nhọc? Hơn thế nữa – và đây
mới là mối bận tâm lớn lao nhất của chúng tôi – Cha là một đan sĩ Xitô và vì
thế, Cha luôn luôn nói với chúng tôi về THIÊN CHÚA. Cha nhắc chúng tôi nhớ rằng
THIÊN CHÚA sẽ luôn luôn trợ giúp chúng tôi nếu chúng tôi không đánh mất Đức Tin
nơi Ngài.

Mà thật sự thì chúng tôi bỏ mất Đức Tin từ lâu lắm rồi! Chính những người cộng
sản vô thần đã nghĩ đến điều này và đã lo liệu cho chúng tôi. Đối với người
cộng sản thì tôn giáo là thuốc phiện mê dân, là mê tín dị đoan và nó đã hoàn
toàn bị tước bỏ khỏi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc rồi! Nếu có ai còn ngoan cố tin
vào sự hiện hữu của một quyền lực cao hơn quyền lực của ông chủ tịch
Mao-Trạch-Đông, thì người ấy sẽ bị nghiêm khắc trừng phạt, bị kết án tử! Nói
tóm lại, các Kitô hữu bị bách hại cũng chỉ vì cái tội dám công khai thờ lạy
THIÊN CHÚA của đế quốc thực dân!

Cha Xuân – là người hơn ai hết – phải biết rõ hiểm nguy đó, vì Cha bị kết án 20
năm tù cải tạo lao động chỉ vì cái tội duy nhất là làm Linh Mục!

Vậy mà Cha không sợ hãi gì hết. Cha cứ tiếp tục cầu nguyện và sống đạo, dũng
mạnh y như Kitô Giáo của Cha. Tất cả tù nhân chúng tôi biết thế, nên để Cha yên
và dĩ nhiên là tìm cách xa lánh Cha. Chúng tôi đã có quá nhiều nguy hiểm rồi,
không cần gánh thêm cái hiểm nguy đến từ tôn giáo của Cha Xuân! Nhưng Cha Xuân
không mảy may khiếp sợ. Tôi không biết làm thế nào mà Cha Xuân khám phá ra tôi
là tín hữu Công Giáo duy nhất trong nhóm tù nhân, ngoài Cha ra.

Một ngày trong lúc nghỉ xả hơi, Cha Xuân tiến lại gần tôi và nói:

– Con vẫn luôn là tín hữu Công Giáo tốt phải không? Nhất là con vẫn giữ đạo
trong lòng phải không?

Tôi mệt mỏi cau có trả lời:

– Tôi là tù nhân, ông lão ơi! Hãy để tôi yên thân!

Cha Xuân có vẻ như không nghe lời tôi nói nên vẫn tiếp tục:

– Chúng ta có thể cầu nguyện chung, Jean à! Rồi Cha cũng có thể nghe con
xưng tội nữa!

Tôi tỏ ra sừng sộ – vì sợ mấy tù nhân chung quanh có thể nghe lời ông cụ già
điên khùng này – nên tôi nói:

– Nếu ông muốn tự đưa đầu cho người ta chém thì đó là chuyện của ông. Còn tôi,
tôi muốn cứu lấy mạng sống tôi. Ông có hiểu không?

Nhưng lời nói vô lễ của tôi vẫn không làm Cha Xuân phật ý. Cha dịu dàng tiếp
tục:

– Không sao hết con à, Cha hiểu! Cha chỉ muốn con nhớ rằng Cha là bạn của con.

Rồi Cha Xuân lãng ra xa để lấy cái bao phân bón mang đi. Đôi môi Cha mấp máy
đọc lời Kinh Mân Côi.

Mặc dầu thân xác gầy gò ốm yếu, nhưng người ta không thể hiểu được làm sao mà
Cha Xuân lại có thể gánh hai bao phân – mỗi bao nặng 35 ký – và bước đi trên
đường đất gồ ghề. Người Cha như gập làm đôi dưới sức nặng quá lớn. Chưa hết.
Chẳng những Cha thi hành công tác dành cho Cha mà còn làm thêm công tác của
những người ốm yếu hơn Cha! Thật là chuyện không thể tưởng tượng được! Có lần
một người trong chúng tôi đặt câu hỏi:

– Ai biết điều gì ban sức mạnh cho cụ già vẫn tiếp tục tiến bước không?

Một người nhanh nhẹn trả lời:

– Chính THIÊN CHÚA! Khi ông cai tù không canh gác thì THIÊN CHÚA ngự xuống
và vác cái bao phân bón cho cụ già!

Câu giải thích khiến mọi người cất tiếng cười vang. Chúng tôi có rất ít dịp để
cười! Chúng tôi lao động từ sáng sớm tới chiều tối mà phần ăn thì thật ít ỏi.
Tối đến thì ngủ trong cái chòi giam đầy dẫy ruồi muỗi kêu vo ve. Mỗi ngày đều
phải chôn cất người chết. Chúng tôi phải mang xác chết leo lên đồi để chôn ở
nghĩa trang.

Mùa hè năm ấy tôi nghĩ là đã đến lượt tôi sẽ được chôn cất nơi nghĩa trang. Tôi
bị suy nhược vì lao động quá mức và vì thiếu dinh dưỡng. Tôi bị ngất xỉu nhiều
lần nên được mang lên bệnh xá. Trong mấy ngày liền tôi mê man bất tỉnh.

Rồi một đêm, khi tỉnh lại, tôi thấy Cha Xuân đang ngồi cạnh tôi và quạt gió mát
lên mặt tôi. Cha lén lút đút vào miệng tôi cháo nóng được nấu bằng gạo và rau.
Sau mỗi muỗng cháo, tôi cảm thấy như sức lực dần dần hồi phục trong tôi. Rồi
Cha Xuân thì thầm vào tai tôi:

– Họ có thể hành hạ và giết chết thân xác chúng ta, con à. Nhưng họ không
thể nào chạm đến linh hồn chúng ta. Chính chúng ta có nhiệm vụ gìn giữ linh hồn
chúng ta. Hơn thế nữa, còn có Đức Mẹ MARIA trợ giúp chúng ta.

Sau đó Cha Xuân còn đến thăm tôi ba lần nữa và mỗi lần đều mang theo cháo nóng.
Chỉ vào tháng 9 khi đủ sức trở lại lao động với nhóm tù nhân, tôi mới biết Cha
Xuân đã thành công trong việc cổ động các tù nhân khác tìm kiếm rau cỏ ăn được
trong các giờ nghỉ, còn chính Cha thì lén lút lấy trộm mỗi khi một ít gạo, rồi
để dành cho đến lúc đủ số lượng nhỏ thì bắt nồi lên nấu cháo. Tôi cảm động cám
ơn Cha Xuân và hổ thẹn vì đã cư xử bất nhã bất kính đối với vị Linh Mục lão
thành.

Một ngày, Cha Xuân kể cho tôi nghe câu chuyện Cha bị bắt giam.

Vào năm 1947, mấy người cộng sản hùng hổ tiến vào chiếm quyền cai trị nơi thành
phố quê sinh của Cha. Cha vắng mặt ở Đan Viện Xitô, và lúc trở về thì thấy các
anh em đan sĩ đã bị giết chết, còn đan viện thì bị đập phá tan tành. Các người
lính cộng sản sát máu trông thấy Cha liền bắt Cha tống giam. Sau khi bị tra
khảo trong vòng 2 năm trời, Cha bị kết án 20 năm tù ”cải tạo bằng lao động”.
Nghe xong tôi nhẹ nhàng nhận xét:

– Thôi thì ít ra là Cha vẫn còn sống!

Cha nhìn thẳng mặt tôi và nói:

– Cha còn sống bởi vì Chúa muốn thế. Cha tin rằng Chúa muốn trao cho Cha một
sứ vụ. Nếu không phải như thế thì Cha ao ước được thông phần số phận của các
đan sĩ anh em của Cha hơn!

Tháng 11 cùng năm ấy – 1961 – ông cai tù Giang chỉ định tôi làm trưởng nhóm tù
nhân có nhiệm vụ chuẩn bị cánh đồng lúa ở trại 23. Một thời ngắn sau đó ông gọi
tôi đến và nói rằng có người báo cáo cho ông biết là Cha Xuân cầu nguyện lén
lút vào ban đêm. Rồi ông hét lớn:

– Có đúng vậy không?

Tôi mỉm cười nói vớt vát:

– Không phải vậy đâu, đó chỉ là chuyện một ông già lao lực suốt ngày nên đêm
đến thì mệt mỏi và nói ú ớ trong giấc ngủ thôi!

Ông Giang nhìn chằm chặp mặt tôi dò xét hồi lâu rồi nói với giọng hăm dọa:

– Nếu ngày nào tôi biết được là ông ấy đọc kinh thì tôi sẽ nghiêm khắc trừng
phạt cả nhóm và đặc biệt là hai người. Phải nói cho ông ta biết như thế.

Vừa về đến chòi giam tôi tìm gặp ngay Cha Xuân và nói:

– Xin Cha ý tứ. Con có thể bị biệt giam vài tháng. Nhưng Cha thì .. mạng sống
lâm nguy.

Cha Xuân bình thản nhìn tôi và nói:

– Mạng sống của Cha quan trọng đến thế sao?

Rõ thật khổ, không có cách gì làm cho cụ già này lý luận bình thường được!

Tháng 12 đến. Trời lạnh cắt da và gió buốc thổi từ đông bắc đến. Một ngày gần
cuối tháng 12, Cha Xuân tìm đến gặp tôi nơi bờ ruộng và hỏi xem Cha có thể nghỉ
ngơi vài phút không. Tôi nói:

– Còn chút nữa thì đến giờ nghỉ. Cha không đợi được sao?

Cha đáp:

– Không, bởi vì sau đó thì tới giờ lính canh đến.

Có lẽ Cha muốn nói thêm điều gì đó nhưng không biết nói sao nên Cha hỏi tôi:

– Con có biết hôm nay ngày gì không?

Tôi khó chịu trả lời:

– Thứ hai 25 tháng 12!

Nói xong tôi bỗng im lặng vì trong tích-tắc tôi hiểu rằng, không phải chỉ là Lễ
Giáng
Sinh mà là cụ già muốn cầu nguyện! Tôi nói gần như khẩn khoản:

– Cha biết rõ đây là hiểm nguy mà!

Cha Xuân bình tĩnh nói:

– Nhưng Cha phải cầu nguyện. Rồi Cha cũng muốn con cầu nguyện với Cha nữa,
bởi vì chỉ với riêng hai chúng ta thì ngày này mới có một ý nghĩa gì đó. Đức
Chúa GIÊSU đã sinh ra từ Đức Trinh Nữ MARIA!

Tôi nhìn quanh quất. Không thấy lính canh, còn tù nhân gần nhất thì đang đứng ở
giữa đường từ trại đến. Tôi nói:

– Cha xuống cái hố khô nước đi. Con chỉ cho Cha 15 phút thôi. Không hơn đâu
nhé!

Cha hỏi:

– Con không xuống sao?

Tôi đáp:

– Con đứng ở đây!

Thật là những giây phút kinh hoàng tiếp theo đó. Cứ mỗi lần nghe tiếng gió rít,
tôi có cảm tưởng như nghe tiếng hét của lính canh. Thế rồi, không hiểu một cái
gì đó giúp tôi thắng vượt nỗi sợ hãi và đẩy nhanh tôi xuống cái hố. Và điều tôi
trông thấy như muốn đè bẹp tôi.

Lần đầu tiên từ bốn năm qua – tôi quên bẵng ông cai tù Giang và trại tù – để
chỉ còn nhớ thế nào là điều thật ý nghĩa khi tin tưởng vào một cái gì đó cao cả
hơn là cuộc sống bình thường.

Dưới cái hố khô nước, Cha Xuân đang cử hành Thánh Lễ. Thánh Đường là mảnh đất
hoang nằm ở miền Bắc Trung Quốc. Bàn Thờ là cụm đất cứng lạnh. Áo Lễ là chiếc
áo tù nhân. Chén Lễ là cái tách bể. Rượu Lễ được vắt từ mấy trái nho được cẩn
thận cất giữ. Bánh Lễ là một miếng bánh khô. Không có nến cháy nhưng thay vào
đó là cành củi cháy. Ca Đoàn là tiếng gió rít liên tục như làm thành bản Thánh
Thi. Hình như ngọn lửa nhỏ mang lời cầu nguyện của vị Linh Mục lão thành anh
dũng bay đến tận Trời Cao và ngọn gió mang đi phân phối đến tận bốn gốc bể chân
trời.

Trong phút chốc tôi bỗng cảm thấy niềm ao ước sâu xa được san sẻ Đức Tin của
Cha Xuân. Tôi nghĩ rằng không nơi nào trên thế giới, kể cả trong những thánh
đường đồ sộ nguy nga nhất của Kitô Giáo, không ai có thể cử hành – vào đúng
ngày Lễ Giáng Sinh – một Thánh Lễ ý nghĩa như thế.

Một cách vô thức không ngờ, tôi bỗng cất cao lời thánh thiêng:

– Et cum spiritu tuo – Và ở cùng Cha!

Không hề lộ vẻ ngạc nhiên Cha Xuân đọc tiếp như khích lệ tôi:

– Ite Missa est – Lễ đã xong!

Miệng tôi phát ra lời kinh tưởng chừng như quên bẵng từ rất lâu:

– Deo gratias – Tạ ơn Chúa!

Thánh Lễ đã kết thúc.

Cha Xuân nói với tôi:

– Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta và hiểu rằng chúng ta không thiếu sự tôn
kính. Đây chỉ là cách thức thích hợp nhất cho hoàn cảnh của chúng ta!

Tôi thấy cổ họng nghẹn cứng. Nỗi sợ hãi lớn lao nhất của Cha Xuân không phải là
sợ bị bắn chết mà là sợ xúc phạm đến THIÊN CHÚA! Sau cùng, điều

mà vị Linh Mục lão thành cố gắng làm cho tôi hiểu suốt trong thời gian này
chính là:

– Sự sống còn – như bất cứ loài động vật nào – tạo nên từ sự khéo-léo ma-lanh
và làm cho khiếp đảm, thì không thể đủ cho con người. Con người cần phải có cái
gì khác bên trên chính con người để có thể sống còn, như một giấc mơ, một niềm
tin chẳng hạn.

Tôi nói với Cha Xuân:

– Con tin là Chúa sẽ hiểu và sẽ tha thứ cho chúng ta.

Cha Xuân đáp:

– Cám ơn con, Jean à! Xin THIÊN CHÚA bảo vệ con. Xin Đức Mẹ MARIA chúc lành cho
con.

Và lần đầu tiên kể từ bốn năm qua, tôi tin rằng lời Cha Xuân nói đã ứng nghiệm.
Vừa lúc đó thì tôi trông thấy ông cai tù tên Giang đang đạp xe về hướng cái hố
khô nước. Trong chớp nhoáng tôi đủ giờ để nhảy xuống hố và làm bộ giơ tay trên
ngọn lửa như tìm cách sưởi ấm, trước khi ông ta kịp nhìn xuống hố nghi ngờ dò
xét. Ông ta hạch hỏi:

– Mấy người làm gì dưới hố?

Tôi trả lời đánh trống lãng kèm theo nụ cười ngây thơ:

– Cụ già muốn làm chút lửa để sưởi ấm.

Ông Giang hét lớn:

– Công việc chỉ được ngừng khi đến giờ nghỉ, chứ không phải trước giờ nghỉ! Hãy
trở lại với công việc đang làm!

Vài ngày sau biến cố trên đây diễn ra cuộc thay đổi và di chuyển tù nhân.

Cha Xuân không còn ở chung đội tù với tôi nữa. Và từ đó trở đi tôi không còn
trông thấy Cha Xuân nữa. Nhưng cái ngày đáng ghi nhớ ấy vẫn ghi khắc trong ký
ức tôi suốt trong thời gian kinh hoàng còn lại của cuộc sống lao động tù đày.
Nó nằm sâu nơi một góc nhỏ an toàn kín ẩn trong trái tim tôi mà không một ai có
thể lọt vào, kể cả ông cai tù Giang và các tên lính canh. Thật an toàn và không
sợ hãi.

Có lẽ hôm nay khi tôi viết những hàng này thì Cha Xuân vẫn còn sống. Hay có lẽ
Cha đã trở thành người thiên cổ. Nhưng cho dầu những người cộng sản Trung Hoa
đã giết chết Cha, thì họ cũng chỉ có thể giết chết thân xác Cha mà thôi, còn
hồn thiêng bất tử của Cha, họ vẫn không thể nào chạm tới.

… ”Bấy giờ tôi thấy Trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi
ngựa mang tên là ”Trung Thành và Chân Thật”, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một áo choàng đẫm máu, và danh hiệu của Người là: ”Lời của THIÊN CHÚA”. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước.
Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của THIÊN CHÚA Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: ”VUA các vua, CHÚA các chúa”

(Sách Khải Huyền 19,11-16)
.

(”PRO DEO ET FRATRIBUS – Famiglia di Maria”, Veniva nel mondo La Luce Vera,
Novembre/Dicembre 2009, Publicazione mensile, Anno 20, N 144-145, trang 8-13)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Nguồn:vietvatican.ne

 

Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho hòa bình trong thông điệp Giáng Sinh

Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho hòa bình trong thông
điệp Giáng Sinh

Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ Đêm Giáng Sinh tại Đại giáo đường Thánh Phê-Rô, 24/12/2012.
25.12.2012
Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã cầu nguyện cho hòa bình, nhất là ở vùng Trung Đông, trong thánh lễ Đêm Giáng Sinh, giữa lúc tín đồ Cơ đốc giáo trên khắp thế giới mừng ngày Chúa Giê Su ra đời hơn 2.000 năm trước.
Phát biểu trước các tín đồ tại Đại giáo đường Thánh Phê-Rô đông nghẹt người hồi
tối thứ hai, Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria, Li Băng, Iraq và
các nước láng giềng.
Ngài cũng cầu nguyện cho Israel và Palestine có thể chung sống hòa bình với nhau.
Hàng vạn du khách trên khắp thế giới tụ tập ở thị trấn Bethlehem ở Vùng Tây
Ngạn để mừng ngày lễ ở nơi mà người ta tin là Chúa Giê Su chào đời.
Người Palestine chủ nhà đặc biệt vui mừng trong lễ Giáng Sinh năm nay vì tháng
trước Palestine được Liên hiệp quốc thừa nhận là một quốc gia độc lập.
Trong bài thuyết giảng trước Giáng Sinh hàng năm, Giám mục Fouad Twal, chức sắc
hàng đầu của Giáo hội Thiên chúa giáo La mã trong khu vực, đã tán dương thành
tựu đó của người Palestine và thúc giục họ làm việc chung với người Israel để
chấm dứt cuộc xung đột dường như không có hồi kết trong khu vực.

Chúc mừng Lễ Giáng Sinh và năm mới 2013:

Nhân mùa Chúa Giáng Sinh và năm mới 2013:

Ban Biên Tập “Kẻ đi tìm” xin Cầu chúc các bạn:

Nim tin làm mi th trnên dễ dàng;

Hy vng làm mi th đều chất chứa niềm vui.

Tình yêu làm mi thđều  tốt đẹp.

Thân mến Chúc bn có c3 điu y
trong mùa Giáng Sinh này và mãi mãi về sau.

18 lÝi chúc ¥n t°ãng nh¥t ngày lÅ Noel - 1

Xin mời thưởng thức:

We wish you a Merry Christmas Song Video! – lyrics

httpv://www.youtube.com/watch?v=V_S0Rd48hfU

Abba – Happy New Year

httpv://www.youtube.com/watch?v=3Uo0JAUWijM

Cám ơn Nguyễn Thọ đã gởi hai Video này.

10 bức ảnh khiến dân mạng rơi nước mắt

10 bức ảnh khiến dân mạng rơi nước mắt
1. Tình bạn chân thành của hai cậu bé
2. Cậu bé 2 tuổi khóc bên xác mẹ
3. Học sinh quỳ đất trong lễ khai giảng
4. Cậu bé ôm di ảnh mẹ thiệt mạng tại Nga

Ngày 11.09.2012 vừa qua đã xảy ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại một xưởng may tại
Nga khiến 14 công nhân Việt Nam thiệt mạng. Trong ảnh là cậu bé Nguyễn Ngọc
Minh (10 tuổi, quê Nghệ An) khi đi nhận di hài của mẹ tại sân bay. Cậu bé ngồi
gục trên sàn, một tay cầm di ảnh của mẹ, một tay ôm mặt khóc nức nở. Sau 5 năm
xa cách, Minh “đón” mẹ về nước nhưng mãi mãi không được gặp mẹ nữa.

 

5. Bà cụ mù nép mình bên ghế đá kiếm tiền nuôi con


Giữa đêm Hà Nội mưa lạnh, một bà cụ mù đã gần 90 tuổi ngồi khép nép bên ghế đá ở Hồ Gươm, trên người chỉ có bộ quần áo mỏng và chiếc áo mưa đã sờn rách. Cụ vừa tránh mưa vừa mong bán thêm được chút hàng để kiếm tiền nuôi những đứa con tàn phế và không nghề nghiệp.
6. Hai anh em mồ côi ngủ trên bậc cầu thang

Đây là hình ảnh hai em nhỏ mồ côi ôm nhau ngủ vội bên bậc cầu thang, quần áo
đen bẩn, rách rưới, bên cạnh chỉ có một bình nước nhỏ. Nỗi mệt mỏi, nhọc nhằn
còn hằn sâu trên khuôn mặt của hai em khiến người xem không khỏi xót xa.

7. Nghị lực sống của người đàn ông không tay, không chân

 

Một người đàn ông không còn tay, không chân và chỉ có thể di chuyển trên tấm trượt. Hoàn cảnh của người đàn ông này khiến nhiều người thương cảm, nhưng nghị lực sống phi thường của anh khiến không ít người phải ngưỡng mộ.
8. Em nhỏ ăn thức ăn thừa trên đường
Thêm một bức ảnh khiến nhiều người rơi nước mắt vì nỗi cực khổ của  những em nhỏ lang thang, cơ nhỡ. Trong ảnh là một em nhỏ trong bộ quần áo cũ rách đang nhặt nhạnh thức ăn thừa mà người ta rơi vãi trên đường để ăn vội qua cơn đói khát.

9. Em nhỏ bị bỏ rơi trên lan can đường

Bức ảnh này có thể khiến bất cứ ai bật khóc. Một người mẹ nhẫn tâm  nào đó đã bỏ rơi đứa trẻ và đặt trên bụi cây ven đường khi trên người chỉ quấn mảnh vải mỏng. Đáng thương hơn, em nhỏ đã bị côn trùng bò kín khắp người.

10. Hai chị em nghèo bên bãi rác

Cám ơn anh chị Thụ & Mai gởi
Xem các hình trên ai cũng phải rơi lệ.

Hoa Kỳ chuẩn bị hợp tác quân sự với Miến Điện

Hoa Kỳ chuẩn bị hợp tác quân sự với Miến Điện

DR

Trọng Thành
nguồn: RFI

Theo AFP hôm qua 19/12/2012, một giới chức quốc phòng cao cấp của Mỹ cho biết Washington dự định bước đầu hợp tác quân sự với Miến Điện, nhằm cổ vũ làn sóng cải cách của tân chính quyền Miến Điện. Việc hợp tác quân sự song phương sẽ được tiến hành « từng bước một ».

Giới chức Mỹ xin giấu tên tuyên bố : « Chúng tôi ủng hộ chủ trương : Một mối quan hệ quân sự thận trọng và có trọng điểm, là tích cực đối với các cải cách tại Miến Điện ». Giới chức quân sự Mỹ giải thích thêm, hợp tác quân sự với chính quyền Naypyidaw sẽ diễn ra trong một« tương lai gần ». Mỹ sẽ hỗ trợ Miến Điện trong các hoạt động phi tác chiến như tập huấn quân y, trợ giúp nhân đạo, cũng như hỗ trợ cải cách bộ máy quản lý quốc phòng.

Mới đây, hai viên chức Lầu Năm Góc đã tới Miến Điện trong đoàn công du của Bộ Ngoại giao Mỹ để thảo luận về khả năng hợp tác giữa hai nước.

Hồi tháng 10/2012, Washington cho biết sẵn sàng mời Miến Điện tham gia cuộc tập trận tại Thái Lan, giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh, vào năm tới 2013 với tư cách quan sát viên.

Quan hệ song phương Hoa Kỳ – Miến Điện hoàn toàn thay đổi về chất, kể từ khi chính quyền gồm những cựu quân nhân theo đường lối cải cách lên thay thế tập đoàn quân sự vào đầu năm 2011. Quan hệ nống ấm giữa hai bên được đánh dấu đặc biệt với chuyến công du của tổng thống Barack Obama tới Miến Điện vào ngày 19/11/2012, tức là chỉ một tuần sau khi ông tái đắc cử. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đặt chân tới quốc gia Đông Nam Á này.

Một ngày buồn của nước Mỹ, một bi thảm trong mùa Giáng Sinh

Một ngày buồn của nước Mỹ, một bi thảm trong mùa Giáng Sinh
năm nay

Anthony Lưu Anh Tuấn

12/19/2012
nguồn: Vietcatholic.net

Bao Giờ Mẹ Cho Con Mở Gói Quà Giáng Sinh Hả Mẹ?

Sáng hôm thứ Sáu, tôi phải đi máy bay qua tiểu bang khác có chút việc, chiều
tôi phải bay về lại Cali. Tôi chán cái cảnh đi vào phi trường, qua cửa kiểm tra
an ninh, tôi phải tháo dây thắc lưng, điện thoại, đùm chìa khóa xe, bỏ tất cả
vào cái khay để nó chạy qua cái máy dò đồ, ghét nhất là phải cởi đôi giầy
ra…bỏ vào cái khay…, ôi cảnh trạng sao tệ thế? Cách đây hơn mười năm tôi đi
vào phi trường đâu có phải làm những “thủ tục” như thế này đâu. Tôi
đi qua cái cửa kiểm tra, nó không phát tín hiệu gì có nghĩa là tôi “trong
sạch”, mừng quá! Tôi vừa lụi hụi xỏ chân vào đôi giầy vừa chửi thầm:
“Tổ cha mấy thằng khủng bố!”.

Vào phòng đợi, nhìn đồng hồ còn hơn 40 phú nữa mới tới giờ lên phi cơ, thế là tôi mở Iphone đeo earbuds nghe nhạc và cùng lúc tìm kiếm trên mạng những món đồ ở tiệm nào đang onsale, để cuối tuần sẽ đi mua làm qùa cho gia đình, cho những người thân…Tôi rất trân trọng mùa Giáng Sinh, vì là những ngày lễ được nghỉ cuối năm sau một năm dài bươi chải cho cuộc sống. Là môt thông lệ, anh em trong gia đình tôi mỗi năm thay phiên nhau tổ chức ăn uống, đại khái gọi cho xôm tụ là một “bữa tiệc” cho đại gia đình, có ông bà, bà con và anh chị em tụ tập bên lò sưởi củi, chưng diện bằng những bộ quần áo mặc mùa Đông, tụ lại chụp hình, ăn uống, xong là đi tham dự lễ khuya mừng ngày Chúa Hài Đồng giáng sinh cách đây hơn hai ngàn năm. Sau Thánh lễ thì đại gia đình kéo nhau về nhà quây quần bên cây thông “Giáng Sinh”, xung quanh cây thông có đèn chiếu chớp chớp lung linh, có cả trăm món quà được gói bằng đủ loại giấy màu sắc, quà của ông bà nội cho cháu, quà của cháu cho ông bà, quà cho vợ, quà của vợ cho chồng, quà của anh chị em cho qua cho lại, có cả quà cho con chó Chihuahua…, có gói qùa cũng đắc tiền, có gói qùa chỉ đáng giá 50 xu, vậy mà lúc mở qùa ra…thì vui ơi là vui…Ngày lễ Giáng Sinh, hay còn gọi là lễ Noel, là dịp đại gia đình tôi tụ tập lại, tôi cảm thấy hạnh phúc, vui tuơi và an lành. ..

Ngồi chờ ở phi truờng, tôi nghe nhạc và dán mắt “dạo phố” trên cái iphone trong tay, bổng chợt tôi ngẩn đầu lên thì nhìn thấy đông người tụ lại theo dõi ở các nơi có treo tivi, họ chăm chú theo dõi một tin tức gì đó, khuôn mặt của họ tỏ ra bàng hoàng. Tôi liếc mắt đảo quanh, thâý những người đang ngồi ở những dãy ghế, đang xếp hàng lên máy bay, đang ngồi ở những quày ăn uống, tất cả đều theo dõi tin tức trên tivi, một tin mới xảy ra ở tiểu bang Connecticut, một breaking news – 28 người bị thiệt mạng!, trong số đó có 20 trẻ em dưới 10 tuổi – là học sinh của trường tiểu học Sandy Hook Elementary school, một nguời thanh niên mang súng đột nhập vào truờng…., hàng chữ cứ chạy dài trên tivi, tôi thật bàng hoàng!

Tôi buớc vào trong máy bay, tìm số ghế, ngồi vào ghế lặng thinh nhìn qua cửa sổ, sáng nay thứ Sáu trời có mây đen âm u với những giọt mưa lẻ tẻ…Phi cơ cất cánh, âm thanh phát ra từ động cơ của chiếc phi cơ mà sao tôi nghe như tiếng thét của ai đó. Khi phi cơ bay ở tọa độ cao, nhìn qua cửa sổ thấy mây đen bao phủ, tôi có cảm tuởng như linh hồn của các nạn nhân sáng nay đang bay lơ lững trong không trung, họ như bị bơ vơ lạc lỏng trong mây đen dày đặc và tôi có cảm tưởng như những đứa trẻ đang thét lên hoảng sợ quơ tay tìm kiếm cha mẹ chúng nó trong bầu trời tối đen lạnh lẽo. Tôi cứ suy nghĩ về những nạn nhân, gia định của họ, mùa Giáng Sinh. ..và gia đình nạnh nhân sẽ có còn quây quần ăn uống đón mừng lễ Giang Sinh. Tôi tự hỏi gia đình tôi có còn gói quà cho nhau nếu một nạn nhân sáng nay chính là con của tôi?

Khi những đứa con tôi còn nhỏ, chúng nó mong mở quà Giáng Sinh, chúng nó đếm
từng ngày, mong Thánh lễ Giáng Sinh mau chóng kết thúc để về nhà mở qùa. Những
ngày trước Giáng Sinh, tụi nó hay lê la bên cạnh cây Giáng Sinh ngắm những món
quà, dò xem gói qùa nào có dán tên của nó, tụi nó húi đầu vào nhau lắc lắc gói qùa đóan ông bà, ba mẹ gói cái gì trong đó, có những lúc tôi lén nhìn tụi nó, thấy được tuổi thơ thật vô tư, hồn nhiên…

Chiều đáp chuyến bay trở về nhà, tôi vừa bước vào nhà, cây Giáng Sinh đã lên đèn, con tôi tuy không còn bé nhưng vẫn còn ngây thơ, chúng mừng thấy ba nó về nhà, chúng nó hỏi “Ba có mua qùa Giáng Sinh cho con chưa?”. Câu hỏi của chúng nó tôi cảm thấy sao dể thương quá, vô tư quá! Tôi nhìn cây Giáng Sinh, đèn chớp lung linh, có vài gói quà của ai đó đã bày ở dưới góc cây thông Giáng Sinh.

Tôi nhìn hai đưá con, tôi còn tất cả! Tôi thầm cảm tạ Thượng Đế đã cho tôi có thêm một ngày ấm cúng của mùa Giáng Sinh, đại gia đình tôi sẽ quây quanh bên nhau để mở quà, tiếng cười ngây thơ của con tôi sẽ pha với tiếng cười của ông bà, sẽ nhìn con trẻ tôi vội xé nát bao gói qùa, chạy tới ôm ba mẹ, ôm ông bà.
..

Gia đình tôi thì an lành, nghĩ lại cho gia đình nạn nhân. Những gia đình nạn nhân tại trường tiểu học Sandy Hook Elementary School sẽ có vui hưởng ngày Giáng Sinh năm nay không? Những món qùa dự định mua sẽ có đi mua không? Những món qùa gói cho con họ đang nằm phía dưới cây Giáng Sinh trong nhà của họ sẽ. ..sẽ mãi mãi gói kín?

Sự việc kinh hoàng, một bi thảm xảy ra trong chớp nhoáng. Một người thanh niên
20 tuổi sau khi bắn mẹ chết, tức khắc mang súng tới một trường tiểu học, khoảng
vào lúc 9:30 sáng, đã xông vào các lớp học, chỉ trong khoảng 3 phút bắn chết 26
nguời tại trường học, nạn nhân là thầy cô giáo và 20 học sinh, sau đó người thanh niên ấy tự sát. Thật là kinh hoàng – một hành động đã làm cả nước Mỹ bồi hồi, rung động và đau buồn, đến nổi tổng thống Obama ra lệnh toàn quốc hạ cờ Mỹ xuống một nửa, biến cố là một cái tang cho cả quốc gia Hoa Kỳ.

Những đứa học trò trẻ thơ vừa mới được cha mẹ đưa tới trường trong ngày hôm ấy,
những nụ hôn cha mẹ mới hôn con, mới dẫn con vô lớp và hứa là sẽ quay lại đón
chúng về nhà, thế nhưng chỉ vài chục phút sau, chúng hoảng sợ la hét khi thấy
có người mang súng vào lớp học, chỉ trong phút chốc chúng ngã gục lên nhau, mãi
mãi xa lià cha mẹ của chúng, mãi mãi sẽ không thấy hay sẽ không bao giờ mở được
món quà Giáng Sinh mà chúng đang mong đợi trong mùa Giáng Sinh năm nay. Nghĩ
tới chúng, tôi chỉ biết trách xã hội, chỉ biết cầu nguyện.

“Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Thưa Chúa, 20 đưá trẻ thơ tóc còn xanh lắm, chúng chỉ biết cuời đùa, tuổi của chúng không đủ hiểu “thiện tâm” là gì, nhưng chúng là những đưá trẻ vô tội, con suy nghĩ mãi mà vẫn không hiểu tại sao chúng phải vĩnh viễn ra đi về bên kia thế giới? Tại sao không cho chúng hưởng thêm một mùa Giáng Sinh nữa? Tại sao không cho những đứa trẻ này mở những món qùa Giáng Sinh mà chúng hằng mơ uớc? Chẳng lẻ quà Giáng Sinh của chúng năm nay là những viên đạn ác nghiệt…? Con cũng không hiểu nổi tại sao mùa Lễ Giáng Sinh mà người ta lại chúc “bình an” cho nhau?

“Bao giờ mẹ cho con mở gói quà Giáng Sinh hả mẹ?”…

Xin cầu nguyện cho các linh hồn nạn nhân, xin cầu nguyện cho gia đình nạn nhân.

Dec 15-2012

Đan viện Châu Sơn.

.Đan viện Châu Sơn.

Trên con đường lớn vào rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình,  xuôi theo dòng sông Nho Quan không chỉ có khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long thu hút đông du khách nước ngoài với “tour’ du lịch xe trâu, mà còn có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những người tu hành – đó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn. Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi Thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945  bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của cha Phêrô Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của cha Phêrô.


Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới, bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông, có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh. Khởi công xây dựng tháng 2-1939, mặc dù không hề có bản vẽ thiết kế trên giấy, mà hoàn toàn dựa vào sự nghiên cứu, hướng dẫn của Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch – là chủng sinh của Đại Chủng viện Sài Gòn ra đây thành lập Đan viện; cũng không có các phương tiện hiện đại, xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và bàn tay vài chục thày trò và thợ địa phương, công trình kéo dài đến cuối năm 1945 mới hoàn tất, song lập tức nổi bật giữa vùng núi non heo hút. “Vỏ bọc” Tòa Thánh đường toàn bằng gạch tự nung, không trát, độc đáo ở chỗ hơn 6 thập kỷ trôi qua không hề bị rêu phong, vẫn mộc mạc một màu đỏ son giống như công trình Nhà thờ lớn ở Sài Gòn.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn quay về hướng Đông, thiết kế theo kiểu Gothique với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m, tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.

Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng. Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.

Phía trong Thánh Đường, ánh sáng tự nhiên lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn, tôn lên những hàng cột tròn và họa tiết trang trí hay những bức phù điêu đơn giản, có tính khái quát cao.

Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng Thánh đường Đan viện Châu Sơn, làm nổi bật gian cung thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác (biểu tượng Chúa Ba Ngôi, tượng Đức Mẹ, các Thánh).


Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau, hiện tại, các Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.

Một góc khu vực vườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương, phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.


Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua, chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga.

Nhà nghỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn, gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề, phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.

Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.

Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường.


Nếu nói về “Của Lạ” trong tự nhiên thì có lẽ Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này, tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vẫn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa


Tượng đài Đức Mẹ – một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive, theo như lời giới thiệu của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima. Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam, nên khi đem về Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.

Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng xi Măng, mọi vật liệu như xi măng, sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.

Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.

Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện tiếp đón rất nhiều đoàn khách, chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng như hành hương.

Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn, ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.

Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh thơi trong tâm hồn mỗi người…!

nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Cảnh sát công bố tên nạn nhân vụ thảm sát tại trường học

Cảnh sát công bố tên nạn nhân vụ thảm sát tại trường học

Bức ảnh được đưa lên trang Facebook Emilie Parker Fund này là hình của Emilie Parker, 6 tuổi, một trong những em nhỏ bị bắn chết trong vụ thảm sát ở trường học hôm thứ Sáu tại Connecticut.

 

15.12.2012
nguồn: VOA

Cảnh sát bang Connecticut đã công bố tên 26 người – gồm có 18 em nhỏ – bị bắn chết hôm thứ Sáu trong một cuộc tàn sát tại trường học làm rúng động Hoa Kỳ và các nơi khác.

Một phát ngôn viên cảnh sát công bố tên các nạn nhân chiều ngày thứ Bảy, khẩn
khoản yêu cầu các nhà báo tại cộng đồng Newtown tôn trọng sự riêng tư của các
gia đình đang đau khổ. Danh sách gồm tên 12 em gái và 8 em trai – tất cả đều từ
6 đến 7 tuổi và học lớp một. Sáu nạn nhân người lớn đều là phụ nữ.

Trước đó một ít lâu, Giám định Y khoa trưởng của Connecticut, ông H. Wayne
Carver nói ông và các nhân viên làm việc suốt đêm để hoàn tất công tác giảo
nghiệm. Ông nói ông tin là tất cả nạn nhân trẻ em đều thuộc lớp một – lớp hầu
hết các em 6 tuổi theo học tại các trường học Mỹ.

 

Hung thủ Adam Lanza.

​​Ông Caver nói tất cả những nạn  nhân bị giết vì nhiều phát súng do một loại “vũ khí dài,” trước đó được xác nhận là súng liên thanh Bushmaster AR-15 gây ra. Phúc trình trước đó cũng cho biết có hai khẩu súng bán tự động nằm cạnh xác của hung thủ và một súng liên thanh khác trong xe của tay súng này. Các giới chức nói hung thủ chết tại hiện trường vì vết thương tự bắn.

Ông Carver cũng nói việc giảo nghiệm tử thi hung thủ, được nhận diện trước đó
là Adam Lanza 20 tuổi, và mẹ anh ta – bị con trai giết trước đó tại một địa
điểm khác – sẽ được thực hiện vào ngày Chủ Nhật.

Sáng thứ Bảy, cảnh sát nói hung thủ không phải được tự do đi vào Trường Tiểu
học Sandy Hook, hôm thứ Sáu như đã loan báo trước đây. Ông không nói rõ Lanza
đã vào trường như thế nào, nhưng cho biết là cuộc điều tra đang tiến hành.

Nhà chức trách Hoa Kỳ chưa xác định động cơ của vụ tàn sát, xảy ra cách thành
phố New York 130 kilômét về phía đông bắc.

Hiệu trưởng lấy thân mình che học sinh trong vụ thảm sát

Hiệu trưởng lấy thân mình che học sinh trong vụ thảm sát
nguồn:VNexpress.net

Không khóa được phòng, nữ hiệu trưởng Dawn Lafferty Hochsprung đã dùng thân mình để chèn cửa, bảo vệ các học sinh ở bên trong. Bà bị kẻ sát nhân bắn chết.

Hiệu trưởng Dawn Lafferty Hochsprung. Ảnh: AP

Diane Day, một nhà trị liệu làm việc tại trường tiểu học Sandy Hook, kể rằng bà đang ngồi họp với nữ hiệu trưởng Hochsprung và các giáo viên khác lúc 9h30 sáng 14/12 thì nghe thấy tiếng súng nổ.

“Chúng tôi chỉ mới ngồi vào bàn trò chuyện được 5 phút thì nghe thấy tiếng ‘pop. pop. pop’ “, WSJ dẫn lời bà Day kể. “Tôi sợ quá liền chui xuống gầm bàn”.

Trong khi đó, bà Dawn Hochsprung và một nhà tâm lý học của trường lập tức rời phòng và chạy ra bên ngoài.

“Họ không lưỡng lự gì về việc sẽ đối mặt hay đứng nhìn những gì đang diễn ra”, bà Day kể tiếp. “Ban đầu chúng tôi nghe thấy tiếng bọn trẻ la hét, sau đó mọi thứ yên ắng và tất cả những gì có thể nghe được chỉ là tiếng súng nổ”.

Tại một căn phòng, do cửa không có ổ khóa, bà Hochsprung đã dùng thân mình để chèn cho cửa khép chặt, không bị bung ra, chặn tên sát nhân xông vào giết hại các học sinh. Tuy nhiên, cũng vì thế mà bà bị bắn vào chân và tay.

Hochsprung là một trong 6 người lớn bị giết cùng 20 em học sinh trong vụ thảm sát sáng qua ở trường Sandy Hook.

“Bà ấy là một người anh hùng”, bà Day nói.

Bà Hochsprung,47 tuổi, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành giáo dục đặc biệt và đã lấy bằng thạc sĩ những năm 90. Bà đã thăng tiến qua nhiều cấp bậc, làm việc trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Connecticut.

Bà chỉ vừa nhậm chức hiệu trưởng ở trường tiểu học Sandy Hook, thành phố
Newtown cách đây hai năm. Trường có gần 600 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 4.

“Hochsprung là một nhà lãnh đạo niềm nở nhưng nghiêm túc”, Tom Prunty, một người bạn có cháu gái học ở Sandy Hook và không bị thương trong vụ xả súng nhớ lại. “Cô ấy thực sự tốt bụng và rất vui vẻ, nhưng cô cũng là một phụ nữ rất khó tính. Cô ấy là đúng là kiểu thầy mà bạn muốn có cho con em mình. Và những đứa trẻ cũng rất yêu cô ấy”.

Mùa hè năm ngoái, Hochsprung là một trong 15 nhà giáo trên toàn nước Mỹ và là người đầu tiên ở Connecticut được nhận vào học chương trình tiến sĩ 27 tháng ở New York.

Gần đây, bà Hochsprung còn lắp đặt một hệ thống an ninh mới tại trường để đảm bảo an toàn cho học sinh. Mỗi vị khách đến thăm trường sau khi cổng khóa lúc 9h30 sáng đều phải rung chuông ở trước cửa. Một nhân viên sẽ sử dụng hệ thống giám sát trực quan để quyết định xem vị khách đó có được phép vào trường hay không.

Các bậc phụ huynh và các vị khách đến trường phải báo cáo trực tiếp với văn phòng chính và đăng ký tên tuổi. Phụ huynh được yêu cầu trình thẻ căn cước nhân viên bảo vệ không nhận ra họ.

Chính vì thế, sự ra đi của một nữ hiệu trưởng tài năng, nhiệt huyết và đam  mê đã để lại sự tiếc thương lớn cho cả cộng đồng người dân thành phố Newtown và bang Connecticut.

Anh Ngọc

 

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

Thứ tư, 12 tháng 12, 2012

Mốc thời gian quan trọng: Sài Gòn 30 tháng 4 năm 1975

Khi tin ‘giải phóng miền Nam’ lan  đến một vùng quê Hà Tĩnh, một cậu bé còn chơi với bạn ở ngoài ruộng và bọn trẻ đã ‘buông nhau ra thôi không đánh vật’ nữa, nhưng cuộc giằng co chọn lối đúng và sai cho cả một dân tộc hóa ra mới chỉ bắt đầu và còn chưa kết thúc.

Với cậu bé chăn trâu ngày đó  mà nay thành danh với cái tên blogger Osin, hành trình vào đời và nghiệp làm báo cũng bắt đầu từ tháng 4/1975 khi sự ‘nhận mặt nhau’
diễn ra có triệu người vui và triệu người buồn của hai miền Nam Bắc Việt Nam sau cuộc nội chiến quốc tế hóa.

Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí
cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu?

Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ và trận chiến vì tâm hồn và tương lai Việt Nam vẫn chưa dứt?

Những suy luận đến từ cuốn sách chắc sẽ còn nhiều, vì chỉ trong vòng vài tuần qua, số bài bình luận về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ đã xuất hiện đông đảo với đầy
đủ những lời khen nhưng cũng có một số ý phê bình, đa số tôn trọng và không gay gắt.

Vì thế nên ở đây, tôi chỉ chia sẻ một số cảm quan riêng và tập trung vào những gì tôi nghĩ rằng sách đã gợi mở ra và tạo đà cho những người viết trong và ngoài nước đi
tiếp.

Trước hết, cuốn sách mổ xẻ khá rành mạch, chi tiết và làm mới lại nhiều giai đoạn lịch sử, biến cố, sự kiện quan trọng trong một thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975 đến Đổi Mới.

Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn,
và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.

“Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”

Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.

Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.

Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.

Dòng đời trong lịch sử

Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.

Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ…được tái hiện rõ rệt.

Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong
bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.

Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.

Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.

Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông

Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là
các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.

Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống
động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.

Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của
các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.

Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một
nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.

Nhân chứng và tư liệu

Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác
giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.

Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.

Nhà báo Huy Đức và TBT Lê Khả Phiêu: bản thân tác giả là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử

Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.

Sang để ‘chấn chỉnh’ lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi,
coi thường của ‘đồng chí đàn anh’ – dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.

Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.

“Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’, tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng? “

Nguyễn Giang

Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam
War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten
Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.

Các đoạn về quan hệ Trung Xô  hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa gia thời gian qua như cuốn ‘Revolution
1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).

Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng
sản’ vẫn được  giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.

Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.

Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới
cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.

Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước
ngày hôm nay.

Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983

Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.

Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến ‘Bên Thắng Cuộc’ không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore
trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.

‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận
khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.

Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn
ngoại’ cho tác giả.

 

Tình Mẫu Tử

Tình Mẫu Tử
Cố bám víu vào một sườn dốc thẳng đứng bên một bờ vực sâu thẳm, bé sư tử con đang kêu gào thảm thiết để cầu cứu…
Mẹ chú nghe được, chạy đến bên vực, thấy con trong lúc vui chơi bị sa bước, mạng sống như chỉ mành treo chuông!

Mẹ đến ngay bờ vực sâu, cùng với 3 sư tử cái khác, và một sư tử đực. Những sư tử cái xúm lại bên nhau, nhưng xem chừng ai cũng sợ đến phiên mình nếu ra tay xuống cứu,
cũng có thể gặp chuyện chẳng lành, nên toan tiến rồi lại thoái, không biết bao nhiêu lần!!! Sau cùng chỉ có một con quyết định, được thúc đẩy bởi cái gọi là tình mẫu tử!

Từ từ từng bước, trong một dáng vẻ khắc khoải như nín thở, mẹ chú rón rén, dùng hết sức lực để giương những vuốt nhọn, bám chặt vào thành vực mà xuống… Chỉ cần một sẩy chân, cả hai mẹ con sẽ bị nát thây dưới lòng vực sâu thẳm.

Ngay vừa lúc sư tử con sắp sửa kiệt lực, mẹ chú đã lượn được xuống phía dưới, há rộng được miệng để ngoạm lấy con.

Rồi cũng bội phần nguy hiểm trên đường đi lên! Đúng là Trời còn thương: vài phút sau, cả hai mẹ con đã đến bến an toàn, để mẹ còn ban cho con một cử chỉ âu yếm!

Cảnh cứu mạng đầy kịch tính ở trên đã được nhiếp ảnh gia đời sống hoang dã Jean-Francois Largot, thâu được vào ống kính máy ảnh, trong khi anh đi thăm viếng một khu rừng bảo vệ hoang thú tại xứ Kenya ở châu Phi.
Anh chị Thụ & Mai gởi