Phi trường Tân Sơn Nhất lại ‘mất kiểm soát không lưu’

Phi trường Tân Sơn Nhất lại ‘mất kiểm soát không lưu’
Nguoi-viet.com
SÀI GÒN (NV) – Phi trường Tân Sơn Nhất đột ngột mất sóng liên lạc khiến Đài Kiểm Soát Không Lưu không thể liên lạc với các máy bay nằm trong vùng kiểm soát và làm gián đoạn nhiều chuyến bay.

Hàng chục chuyến bay không thể cất, hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất trong nhiều phút. (Hình: Báo Tiền Phong)

Truyền thông Việt Nam loan tin, sáng 16 Tháng Sáu, hệ thống liên lạc không lưu tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất đã bất ngờ bị gián đoạn. Những máy bay của nhiều hãng hàng không đang chuẩn bị hạ cánh buộc phải bay lòng vòng trên không hoặc hạ cánh xuống khu dự bị trong khoảng thời gian sau 8 giờ sáng cùng ngày.

Nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Lại Xuân Thanh, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam, xác nhận đã có sự cố này và đang tìm hiểu nguyên nhân. “Lúc 7 giờ 47 phút đã xảy ra hiện tượng can nhiễu trên tần số điều hành bay tại khu vực phi trường. Đến 8 giờ 5 phút, cơ sở điều hành bay đã thực hiện phương án dự phòng, sử dụng các tần số dự bị để điều hành bay an toàn tuyệt đối. Sau 18 phút đã thiết lập trở lại, điều hành bay thông thường trên tần số chính,” ông Thanh cho biết.

Sự cố này đã khiến việc điều hành bay của Đài Kiểm Soát Không Lưu bị gián đoạn. Trong thời gian bị nhiễu sóng, trên vùng bay Tây Sơn Nhất có sáu máy bay đường dài đang đến và ba chuyến chuẩn bị hạ cánh. Đài Kiểm Soát Không Lưu đã yêu cầu các máy bay này tiến hành bay chờ, trong đó có một chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh.

Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JP) cho biết, một chuyến bay của hãng từ Đà Nẵng đến Sài Gòn mang số hiệu BL 591 đã phải chuyển hướng hạ cánh xuống phi trường Buôn Mê Thuột lúc 8 giờ 20 phút sáng cùng ngày.

Ông Đinh Việt Thắng, chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công Ty Quản Lý Bay, cho biết tổng công ty cũng đang phối hợp với Cục Quản Lý Tần Số để xác định nguồn nhiễu để xử lý dứt điểm về việc nhiễu sóng điều hành bay vừa xảy ra.

“Thời gian đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành tất cả các kênh trên là do bị một nguồn sóng lạ tương đối mạnh đè lên, phủ sóng trên các tần số điều hành các đài kiểm soát,” ông Thắng nói.

Trước đó, vào Tháng Mười Một, 2014, Đài Kiểm Soát Không Lưu Tân Sơn Nhất từng bị mất điện do cháy nguồn hệ thống UPS làm gián đoạn điều hành bay, ảnh hưởng đến hàng chục chuyến bay. (Tr.N)

‘Người HK mất tích’ kể chuyện bị giam ở TQ

 ‘ Người HK mất tích’ kể chuyện bị giam ở TQ

  • 17 tháng 6 2016

Ông Lâm Vinh Cơ bị giam tám tháng ở Trung Quốc đại lục

Người bán sách Hong Kong Lâm Vinh Cơ, 61 tuổi, đã tổ chức một cuộc họp báo tối thứ Năm 16/6 tiết lộ tất cả về chuyện ông bị giam tám tháng ở Trung Quốc đại lục.

Ông Lâm là một trong 5 người bán sách bị mất tích cuối năm ngoái. Tất cả đều liên quan đến một nhà xuất bản chuyên in cuốn sách chỉ trích các lãnh đạo Trung Quốc.

Từ trường hợp của họ có cáo buộc rằng Trung Quốc can thiệp vào tự do ngôn luận ở Hong Kong. Một trong số họ, Quế Dân Hải, hiện vẫn còn bị giam giữ.

Phóng viên BBC Juliana Liu chia sẻ một số điều được ông Lâm tiết lộ.

Ông Lâm, người sở hữu nhà sách Causeway Bay trước khi chuyển nhượng cho ông Quế, nói rằng ông đã bị bắt cóc ở thành phố Thâm Quyến hôm 24/10 trong chuyến thăm bạn gái.

Sau một đêm ở Thâm Quyến, ông bị còng tay và bịt mắt và dẫn giải bằng tàu hỏa đến thành phố Ninh Ba, nơi ông bị thẩm vấn và giam giữ đến tháng 3/2016.

Ông nói rằng mình bị giam riêng trong một căn phòng nhỏ, giám sát 24/24.

Ông không bị đánh đập nhưng bị khủng bố tâm lý.

‘Gây ấn tượng’

Đồ đạc trong phòng được bọc nhựa để ngăn ông tự tử.

“Bàn chải đánh răng họ đưa cho dùng rất nhỏ, và buộc vào một sợi dây nylon,” ông nhớ lại.

về những người bán sách Hong Kong ‘mất tích’ cạnh cầu thang dẫn lên nhà sách Causeway Bay, tháng 3/2016

“Khi tôi đánh răng, có người nắm sợi dây, và khi đánh răng xong phải nộp lại bàn chải. Có thể họ sợ tôi sẽ tự tử bằng cách nuốt bàn chải đánh răng.”

“Dường như trước đây đã có ai đó làm như thế.”

Tháng 3/2016, khi ba đồng nghiệp của ông được thả và trở về Hong Kong, ông Lâm được chuyển đến thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, nơi ông có chút tự do hơn.

Trong nhiều tháng, đã có tranh luận về việc liệu chiến dịch bắt giữ những người bán sách Hong Kong được lệnh của cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, hoặc có lẽ, cấp thấp hơn nhằm gây ấn tượng với chính quyền Bắc Kinh.

Một số người tin rằng việc bắt giữ những người bán sách Hong Kong xảy đến trước khi ra mắt một cuốn sách về đời tư của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Lâm cho biết, ông không chắc về điều này.

Tuy nhiên, ông cho biết mình bị người của “đội điều tra đặc biệt” bắt giữ mà những người này nhận chỉ đạo của các lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh.

Nhóm này chịu trách nhiệm điều tra những nhân vật hàng đầu như Lưu Thiếu Kỳ.

Gần đây, họ được cho là chịu trách nhiệm điều tra cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Quan chức cho con đi du học: dấu hiệu của tham nhũng

 Quan chức cho con đi du học: dấu hiệu của tham nhũng

tuankhanh

 RFA

“Tiền tham nhũng có thể dùng để trả học phí cho các trường nước ngoài”

Một bài viết trên tờ Times of London (Anh) vừa lên tiếng trong ngày 11/06/2016, cho biết nhiều trường đại học và tư thục đang bị cáo buộc là nhận các học sinh du học đến Anh, nhưng làm ngơ hoặc im lặng về nguồn gốc của các lượng tiền lên đến hàng triệu bảng Anh, nhiều khả năng là tiền tham nhũng, tiền bẩn từ các nước khác.

Ngành giáo dục Anh chỉ hợp tác và đưa ra ánh sáng được 9 trường hợp trong số 382.000 báo cáo cho chính quyền, qua các đợt điều tra về rửa tiền đến từ nước ngoài, trong niên khóa 2014-2015. Các nhà hoạt động chống tham nhũng nói rằng đã có một lỗ hổng để các luồng tiền tham nhũng được “rửa” thông qua các trường trung học và cao đẳng, đại học, mà những nơi này giờ cần có nghĩa vụ báo cáo những nghi vấn cho Cơ quan tội phạm quốc gia để ngăn chặn và giám sát chặt chẽ loại tiền này.

Các nhà hoạt động nhằm vận động minh bạch các nguồn tiền này nói rằng hệ thống giáo dục của những quốc gia phát triển đang là điểm đến cho cá nhân tham nhũng ở nhiều nước. Việc đưa con cái đi du học đang thịnh hành, nhằm để tạo danh thơm cũng như chuyển hợp pháp tiền bạc tham nhũng, tiền bẩn qua ngã đóng học phí cho trường học và các trường cao đẳng, hiến tặng tiền cho các khoa trường đại học, hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu.

Đừng ngạc nhiên khi các quốc gia nghèo khó ở Châu phi hay các nước luôn lên giọng thù ghét phương Tây hoặc chế độ tư bản như Trung Quốc, Iran, Việt Nam… thậm chí là Bắc Triều Tiên, con cái các quan chức, lãnh đạo… vẫn được âm thầm đưa đi du học ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Thụy Sĩ… với những chi phí lớn đi kèm như xe, nhà riêng… lên đến hàng triệu Mỹ kim.

Câu hỏi đơn giản, là với mức lương tuyên bố rất cần kiệm của nhiều quan chức – cụ thể như ở Việt Nam – làm sao họ có thể cho con cái lần lượt đi du học, sắm sửa mọi tiện nghi mà chính người bản xứ lao động cật lực cũng phải ngạc nhiên. Không khó để điều tra, cái khó là làm sao luôn tỉnh táo trước những chương trình chống tham nhũng ở các quốc gia đó luôn kêu vang, mà thực chất là để trình diễn trước đám đông.

Ngay ở Trung Quốc, từ các hồ sơ báo cáo về các quan chức tham nhũng đã chuyển một lượng tiền lớn ra nước ngoài, người ta thấy rằng việc muốn minh bạch không khó. Tân Hoa Xã cho hay hiện đã có hơn 4.000 quan chức tham nhũng mang theo 5 tỉ nhân dân tệ đang cùng gia đình sống ung dung ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand… là một trong những vấn đề nhức nhối cảnh báo. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong thế giới tham nhũng và đào thoát của quan chức chế độ độc tài.

Bản tin nhận định rằng, thông lệ và dễ nhận ra, các quan chức đó “thông qua tuyến du học của con cái đưa vợ con đi trước, bản thân vẫn ở trong nước tiếp tục vơ vét rồi lặng lẽ đi sau, vào thời điểm nào đó”.

Chỉ riêng tại Anh, học phí du học đã đóng góp 7 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh mỗi năm, trong đó 2,3 tỷ bảng là học phí và sinh hoạt cá nhân của giới du học sinh tại London. Các nhóm chống tham nhũng ở Anh con sinh hoạt phí số đó cũng lý giải phần nào chuyện giàu có bất thường của các bộ phận tuyển chọn sinh viên.

Hiện tại ở Anh, học sinh nước ngoài đến từ các quốc gia có vấn đề tham nhũng như Nga và Trung Quốc, đang chiếm hơn một phần ba học sinh tại các trường nội trú.

Những báo cáo về nạn rửa tiền tham nhũng qua du học, đang dấy lên nhiều mối quan tâm tầm quốc tế. Thậm chí, việc các trường đại học nhận các khoản đóng góp từ các nhân vật gây nhiều tranh cãi, cũng là lý do để mọi người xét lại giá trị của đồng tiền đó. Chẳng hạn như đại học Cambridge từng nhận tiền tài trợ cho chương trình nghiên cứu Ukraine từ Dmitry Firtash, người sau đó bị buộc tội hối lộ ở Mỹ. Robert Barrington, giám đốc của Cơ quan Minh bạch Quốc tế Vương quốc Anh (Transparency International UK) nói rằng ngành giáo dục hôm nay cần phải đóng một vai trò lớn hơn nữa trong việc minh bạch tài chính.

Cơ quan cho thuê nhà trong London, nằm trong vùng Kensington và Westminster nói rằng sinh viên giàu có ở nước ngoài có “nhiều tiền mua nhà hơn cả những người của công ty chúng tôi, kể cả những người đang làm trong ngành ngân hàng”.

Nhiều năm nay, các khu người Việt giàu có, với các chủ nhân trẻ và bí ẩn đến từ Việt Nam, cũng là đề tài bàn tán ở Mỹ hay ở Úc. Thậm chí những người Việt định cư lâu năm, thành đạt kể từ khi vượt biển năm 1975 cũng phải ngạc nhiên về mức độ mua sắm, tiêu xài của những “người mới đến” này.

Quê hương là… mùi nước mắm

Quê hương là… mùi nước mắm
Nguoi-viet.com
Tạp ghi Huy Phương

Cá chết trong nước, ngoài nước quý bà nội trợ đổ xô đi mua nước mắm.

Chúng ta đi mang theo quê hương nhưng nhiều khi quên mang theo nước mắm. Ở đâu cũng có gạo, thịt, cá, tôm, rau cải, bột, đường, nhưng không phải ở đâu cũng tìm ra nước mắm. Những người di tản đến Orange County, California, năm 1975 đi Los Angeles, kiếm được chai nước mắm đem về, mừng rơn. Bây giờ, cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã đông vui, không khó để có được chai nước mắm, có khi còn mắm nêm, mắm lóc, mắm ba khía… chẳng khác chi ở một ngôi chợ làng.

(Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Chén nước mắm dùng trong mâm cơm được coi là nét đặc biệt trong chuyện ăn uống của người Việt Nam. Miền Bắc và miền Trung thường dùng nước mắm nguyên chất với các loại ớt, nhưng vào miền Nam thì người ta dùng “nước mắm pha,” có đường, chanh, ớt, tỏi pha nước, không mặn, nên khi ăn ốc, ăn bánh khọt, người ta “húp” cả nước mắm. Nước mắm pha để ăn các loại bánh làm từ bột của xứ Huế quả là muôn vàn rắc rối, không thể dùng một cách nhầm lẫn được. Do vậy nước mắm để ăn bánh bột lọc khác với nước mắm ăn bánh ướt tôm chấy, nước mắm ăn bánh bèo không dùng để ăn với bánh nậm.

Nước mắm không phải là món nước chấm, mà là một món ăn chính. “Ngày mưa bão, trên mâm thường trứng luộc.” (dầm trong một chén nước mắm – nhà nghèo thì một phần trứng mà có đến ba phần nước mắm) hay như một câu nói bình dân xứ Huế: “Nói cho lắm cũng nước mắm – dưa cải, nói cho phải cũng dưa cải – nước mắm!” Đó là món ăn nghèo khổ nhất! Không cao lương mỹ vị, thì bữa cơm với chén nước mắm cũng xong! Thời Pháp thuộc, người ta dùng “tỉn” để chứa nước mắm chứ chưa có chai để đựng nước mắm phổ biến như bây giờ.

Với tôi, từ thuở nhỏ đến lúc bạc đầu, bữa cơm nào cũng phải có chén nước mắm ớt nguyên chất. Đến dùng cơm nhà bà con hay bạn thân, thì cứ nói thẳng: “Đừng quên chén nước mắm ớt của tôi nghe!”

Tôi có một người bạn người Huế đi du học bên Tây rất sớm, lại lấy vợ đầm, suốt đời phải bỏ lại “nước mắm” sau lưng. Thời gian sau này khi đi du lịch một mình sang Mỹ, anh lại có cơ hội “tắm lại trong dòng sông cũ,” được chan nước mắm thả dàn, tâm sự là nhớ mẹ khôn nguôi! Bây giờ thấy những bà nội trợ Việt Nam ở Mỹ đi chợ, chất đầy những chai nước mắm lên xe đẩy, mới thấy nước mắm gắn bó với con người Việt Nam ra sao!

Sau năm 1975, khi miền Bắc “mới được giải phóng,” dân chúng chưa có được chai nước mắm mà ăn. Người ta lừa vị giác và thị giác của con người bằng loại nước mắm XHCN làm bằng nước muối và lá chuối khô. “Nhà sản xuất” nấu nước muối lên, bỏ vào nồi một hai ngọn lá chuối khô, loại nước này ngả màu nâu rất đẹp không khác gì màu nước mắm, đậm nhạt tùy thời gian nấu lá chuối khô trong nồi. Màu thì giống nước mắm thật, còn mùi thì phải tưởng tượng ra!

Ví như hôm nay, bạn sửa soạn ra đường, nhưng chẳng may vấy phải vài giọt nước mắm trên áo, thì phải vội vàng vứt cái áo ngay, vì cái mùi “hôi” của nó, nhưng sao chúng ta lại mê nước mắm, đến đỗi bữa cơm không có nước mắm thì thành bữa cơm vô vị, và nói đến người Việt Nam thì phải nhắc đến nước mắm. Tôi không chịu nổi mùi Fromage Camembert của xứ Normandie ra sao, thì Tây cũng sợ mùi nước mắm Phú Quốc đến như thế! Mùi vị của mỗi nơi là văn hóa, nên cũng đừng bắt người ngoại quốc phải thích văn hóa của mình.

Đứng ở xa thì OK, nhưng đến gần thì không mê nổi.

Người Hoa, Triều Tiên, Philippines, Nhật, Khmer, Indonesia, Malaysia, Lào… có mắm mà không có nước mắm như Việt Nam và Thái Lan, nhưng các bạn đi Thái Lan rồi, hay ăn nhà hàng Thái ở Mỹ, trong bữa cơm có thấy chén nước mắm đâu! Vậy thì cứ xem nước mắm như là món “quốc hồn quốc túy” của xứ mình, chứ không phải là phở hay chả giò như nhiều người nói, bằng chứng là người Mỹ ăn phở được, nhưng ăn nước mắm thì không, trừ những anh chàng phương Tây số nặng nợ, lẽo đẽo theo cô gái Việt Nam, chỉ vì… mùi nước mắm!

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3,400 km, nếu tính gồm các đảo, đầm phá và các cửa sông chịu tác động mạnh của thủy triều thì số chiều dài bờ biển đến 11,409 km. Với địa hình giáp “biển bạc” như thế, cá ăn không hết nên nẩy sinh ra nghề làm nước mắm, mà không giống một quốc gia nào trên thế giới. Monaco chỉ có 4 km tiếp giáp với biển không có nước mắm đã đành, sao Canada có bờ biển dài 202,080 km cũng chỉ có maggi.

Không có sách sử nào nói về lịch sử, cội nguồn của nghề làm nước mắm, chỉ biết đây là một nghề cha truyền con nối, truyền thống gia đình, thì nói một cách hàm hồ, chỗ nào có người Việt sinh sống gần biển là chỗ đó có làm nước mắm. Nói một cách khác, vào nhà người Việt, thịt cá chưa biết ở đâu nhưng phải có chai nước mắm trong nhà bếp.

Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Thì cứ đi một dọc từ Bắc chí Nam, từ Cát Hải, Hải Phòng, cho đến miền Trung là Nam Ô, Vạn Giã, Phan Thiết, vào cực Nam là Cà Mau, Phú Quốc.

Nước mắm có thể làm từ con cá nục, nhưng ngon là nước mắm làm từ con cá cơm. Nước mắm ngon là loại nước mắm nhĩ, tức lá nước mắm tinh chất nhỏ những giọt đầu tiên. Trước năm 1975, người ta còn được ăn nước mắm “óc trâu” lợn cợn những chất béo của cá. Những loại nước mắm ăn vào nghe nhức nhối cả chân răng. Người ta còn nói, nước mắm ngon, bỏ hạt cơm vào thì hạt cơm nổi lên mặt.

Thời đó con người còn trong sạch, ngay thẳng, chưa được dạy điều xảo trá, điêu ngoa, nên dân còn được ăn miếng ngon, giọt nước mắm không hề có chút hóa chất, con gà con vịt, miếng thịt, ngọn rau còn tinh chất, không hạnh phúc sao?

Bây giờ nghe tin cá chết, dân Việt Nam ùn ùn đi mua nước mắm, vậy nước mắm chính là mùi vị quê hương Việt Nam không thể thiếu.

Bài thơ “Quê Hương” của Đỗ Trung Quân mặc dầu có nói đến cầu tre, cánh diều… nhưng vẫn còn chung chung, chỉ có hình ảnh mà chưa có mùi vị.

Theo tôi, nếu nói đến quê hương Việt Nam thì phải nói thêm:

“Quê hương là mùi nước mắm

Đi xa ai cũng nhớ nhiều!”

Hầu hết người dân nói ‘Sài Gòn không an toàn’

Hầu hết người dân nói ‘Sài Gòn không an toàn’

Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) – Mặc dù chính quyền thành phố Sài Gòn cho rằng, tình trạng an ninh đã an toàn như mong đợi, nhưng khi được hỏi, cứ 10 người dân thì 9 người nói “Sài Gòn không an toàn.”

Một tên cướp kéo cổng vào tận trong nhà giật iPad trên tay một bé gái ở đường Nguyễn Phúc Chu, quận Tân Bình. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Theo kết quả từ cuộc khảo sát nhanh do báo Tuổi Trẻ thực hiện mới đây và công bố ngày 15 Tháng Sáu, trên 120 người dân trong độ tuổi trưởng thành thuộc các quận: 1, 3, 7, Bình Thạnh, Tân Bình và Gò Vấp về tình hình an ninh trật tự nói chung và nạn cướp giật tài sản trên đường phố Sài Gòn nói riêng cho thấy, chỉ có 10.8% số người cho là “an toàn,” trong khi có đến 45.8% số người cho rằng “không an toàn.”

Nữ giới là nhóm cho rằng tình hình an ninh tại Sài Gòn không an toàn cao hơn so với nam giới (49.2% so với 40.7%), điều này có thể hiểu được vì gần như đa số nạn nhân của các hiện tượng tội phạm là nữ giới.

Những người càng lớn tuổi thì càng cho rằng, tình hình an ninh trật tự không an toàn; những người sống ở các quận trung tâm cũng nhận định, tình hình an ninh không an toàn nhiều hơn những người sống ở các quận xa trung tâm thành phố.

Đi sâu vào hiện tượng cướp giật, kết quả khảo sát cho thấy có hơn 1/3 số người được hỏi cho biết họ đã từng chứng kiến một vụ cướp giật trên địa bàn thành phố.

Trong đó, có 37.5% số người sống tại các quận trung tâm cho biết đã từng chứng kiến nạn cướp giật trên đường phố, cao hơn so với 26.8% số người sống ở các quận xa khu vực trung tâm. Đặc biệt, là trong tổng số 120 người được khảo sát, có 21 người (17.5%) cho biết bản thân họ từng là nạn nhân của nạn cướp giật trên đường phố và hơn phân nửa số nạn nhân cho biết, họ cảm thấy hoảng loạn, lo lắng sau khi bị cướp giật.

Hơn phân nửa người trả lời khảo sát cho rằng, nạn cướp giật có nguyên nhân từ các tệ nạn xã hội khác gây ra như “ma túy, chơi lô đề, nghiện game” và “thất nghiệp” gây ra.

Theo truyền thông Việt Nam, công an Sài Gòn cho hay, chỉ trong ba tháng kể từ ngày 16 Tháng Hai tới 15 Tháng Năm vừa qua, Sài Gòn đã xảy ra 1,173 vụ phạm pháp hình sự, làm chết 22 người, bị thương 167 người và thiệt hại khoảng 33 tỷ đồng.

Trong số các vụ phạm pháp hình sự được ghi nhận, án trộm cắp tài sản vẫn xảy ra nhiều nhất với 622 vụ, chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu tội phạm. Án cướp giật xếp thứ hai sau trộm cắp với 218 vụ. Đáng chú ý, khi lực lượng công an tập trung trấn áp tại khu vực trung tâm thành phố, thì các băng nhóm cướp giật lại chuyển ra khu vực vùng ven như các quận Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh… hoạt động. (Tr.N)

Tấm lòng vàng của những “Nguyễn Thị Năm”

Tấm lòng vàng của những “Nguyễn Thị Năm”

Phạm Đoan Trang

Có những ý kiến bi quan cho rằng người Việt Nam là một dân tộc không xứng đáng được dân chủ, bởi vì “tự do đâu cho một bầy súc vật” (thơ Pushkin).

Sau mỗi cuộc biểu tình, cũng có rất nhiều người buồn, nản, tủi thân, vì một số lý do chung: sự tàn ác và đểu cáng của an ninh, dân phòng, khiến anh em bỏ chạy tán loạn và quá nhanh khi mới chớm có mùi trấn áp. Nhưng có lẽ, trên tất cả, người ta buồn vì thấy số “quần chúng” vô cảm quá đông, sự vô cảm lan tràn trong xã hội, khiến phong trào dân chủ vốn đã yếu lại càng yếu và bị cô lập khỏi xã hội; những nhà hoạt động dân chủ chỉ như một thiểu số cô đơn.

Có thể tôi ngây thơ, nhưng tôi không buồn cũng không nản. Bởi vì tôi tin vào hai điều: 1. Mọi sự thay đổi lớn trong xã hội đều bắt đầu từ một thiểu số, cái thiểu số ấy ban đầu tất nhiên rất cô độc, cô đơn. 2. Người tốt ở Việt Nam chưa bao giờ hết cả, mặc dù rất hiếm. Suy cho cùng, xã hội của chúng ta tồn tại được cho đến ngày nay là nhờ sự lương thiện của một thiểu số vẫn là nền tảng.

Và tôi khẳng định, phong trào dân chủ ở Việt Nam hiện nay tồn tại được, bất chấp những yếu kém tự thân của nó và đàn áp của công an, là nhờ sự giúp đỡ thầm lặng của hàng trăm, hàng nghìn người – những người mà tôi gọi đùa là “Nguyễn Thị Năm” của các nhà dân chủ.

Nhưng chắc chắn họ sẽ không bao giờ phải chịu số phận bi thảm của Nguyễn Thị Năm, vì thể chế tương lai của Việt Nam không thể là một thể chế phi nhân như cộng sản.

Nó không như cộng sản, do đó sẽ không có chuyện “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”; nói cách khác, sẽ không có chuyện chính quyền trích ngân sách nhà nước ra để “tri ân các chiến sĩ dân chủ”. Sẽ chẳng có chuyện “cộng điểm thi đại học” cho các con ông cháu cha của các nhà dân chủ, chẳng có chuyện tặng nhà, hiến đất, hay dành bất kỳ sự ưu tiên nào cho họ.

Nó không như cộng sản, do đó nó sẽ không trả thù, không bức hại, không cải tạo an ninh, dư luận viên và những người ủng hộ chế độ cũ, thậm chí không bắt họ phải viết kiểm điểm kiểm thảo.

Nhưng nó không như cộng sản, do đó nó sẽ không tàn sát ai và sẽ không để xảy ra một thảm kịch Nguyễn Thị Năm nào nữa.

Riêng cá nhân tôi thì sẽ nhớ ơn những tấm lòng vàng như thế mãi mãi.

* * *

Tôi nhớ người đã đưa chúng tôi vào công trường xây dựng trong một đêm mưa vào tháng 4/2015, để trốn sự truy tìm và canh gác của công an, mai còn đi tuần hành cây xanh. Người đó, trước đó chỉ biết chúng tôi sơ sơ qua mạng, nhưng anh đã giao cả xe máy cho chúng tôi, thậm chí mời cả lũ một bữa ăn tối rất ngon, trong những ngày ngột ngạt.

Tôi nhớ người nhân viên thầm lặng ở một đại sứ quán nọ. Khi đó tôi đang phải phiên dịch cho thân nhân của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, trong tình trạng cả đêm trước không ngủ. Dịch tiếng Anh pháp lý rất khó, nhất là hệ thống pháp luật Việt Nam và phương Tây lại có nhiều khác biệt. Khi tôi gần như gục xuống vì quá mệt, tôi nhớ người nhân viên ấy đã nói nhỏ chỉ vừa đủ cho tôi nghe: “Để mình giúp”. Và đó đã là một cuộc chạy tiếp sức, khi người này muốn ngã xuống thì người kia bước tới. (Chắc những nhà hoạt động ít ai hiểu rằng nhân viên Việt Nam ở tất cả các đại sứ quán phương Tây đều chịu một sức ép đáng kể từ phía an ninh, nên chỉ như vậy thôi đã là một sự dũng cảm lớn).

Tôi nhớ những trí thức người Việt ở nước ngoài, đầu tóc bạc trắng mà hơn nửa đời vẫn mãi nghĩ về quê hương. Nhớ những người Việt ngày ngày đi làm nơi công sở, nhà hàng bên Cali, tối về vào facebook đọc tin Việt Nam và buồn bã, bất lực, thương xót dân trong nước. Họ gửi tiền về ủng hộ người trong nước nhiều tới mức tôi tưởng như họ đi làm, ngoài để trang trải những chi phí căn bản ra thì còn lại thu nhập là để nuôi “anh chị em ở quê nhà”.

Tôi nhớ những đồng nghiệp báo chí đã len lén đi theo tôi (và công an) trong một lần tôi “được” công an mời cafe, năm 2012, lý do là vì “anh em sợ ‘chúng nó’ đưa Trang đi mà không ai biết, nên anh em đứng ngoài tìm cách chụp ảnh, ghi lại”.

Tôi nhớ những buổi làm việc với công an xong, khi tôi bật máy điện thoại, thấy hàng chục cuộc gọi nhỡ của đồng nghiệp.

Tôi nhớ người bác sĩ đã mổ vết thương cho tôi, cũng như nhớ những người bạn trên mạng đã đến thăm tôi, dúi phong bì vào tay tôi mà nước mắt rân rấn.

Và hôm nay tôi viết những dòng này không phải là ngẫu nhiên. Tôi viết bởi vì tôi cũng đang rân rấn nước mắt, khi biết tin một vị bác sĩ – cũng là một “Nguyễn Thị Năm” của phong trào dân chủ – đã mắc bệnh hiểm nghèo.

Từ cách đây cả chục năm, khi còn chưa ai dám… chữa bệnh cho “phản động”, thì ông đã chữa miễn phí cho hàng chục người. Ông giúp tất cả, mà không một lời kể công.

Ông có nói với tôi rằng ông không sợ chết – thì có bác sĩ nào sợ chết? Nhưng ông muốn sống, bởi vì ông thấy mình cần phải sống qua ba chế độ: Việt Nam cộng hòa, Việt Nam cộng sản, và một thể chế nào đó sau này, nếu được là “sự tận cùng của lịch sử”, tức nền dân chủ, thì tuyệt vời.

Vì những con người đó, mà tôi thấy cuộc đời này đáng sống biết bao, và Việt Nam phải thay đổi.

Nguồn: FB Phạm Đoan Trang

Giang Trạch Dân đã bị bắt tại nhà riêng

Giang Trạch Dân đã bị bắt tại nhà riêng

Đại Kỷ Nguyên

16-6-2016

Giang Trạch Dân. Ảnh: ĐKN

Theo một nguồn tin trực tiếp từ Trung Quốc, nguyên Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã bị đưa ra khỏi nhà và hiện đang bị quân đội giam giữ tại Bắc Kinh.

Nguồn tin trên cho Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung biết về diễn biến sự việc và hiện đang được tờ báo xác nhận.

Theo đó, vào 4 giờ sáng ngày 10/6/2016, Giang Trạch Dân đã bị bắt đưa ra khỏi nhà riêng và được giao cho Cảnh sát vũ trang Nhân dân theo lệnh của một chỉ huy biệt đội. Nhiệm vụ này được giao cho các quan chức cao cấp về hưu, nguồn tin cho biết.

Biệt đội cảnh sát vũ trang thực hiện vụ bắt giữ trên do Chánh Văn phòng Bộ Công an chỉ huy. Sau đó họ đưa Giang Trạch Dân đến căn cứ quân đội thuộc quân đội vùng Bắc Kinh và giao cho một Thiếu tướng và một Đại tá thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Nguồn tin mô tả, có một người mặc thường phục xuất hiện vào thời điểm bắt Giang, có thể là đặc vụ.

Nguồn tin cho Đại Kỷ Nguyên biết, lệnh bắt Giang Trạch Dân được phê chuẩn trực tiếp từ Cục Chỉ huy Trung ương – cơ quan cao nhất trong Quân đội. Nhiệm vụ này được thực hiện cực kỳ bí mật.

Đại Kỷ Nguyên đang cố gắng để kiểm chứng tính xác thực của thông tin. Hiện tại thông tin về Giang Trạch Dân đang ở đâu vẫn chưa rõ và không có báo cáo chính thức nào về vụ việc này.

Cũng có tin đồn là hai con trai của Giang Trạch Dân đang bị giam lỏng.

Trịnh Ân Sủng (Zheng Enchong), một luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Thượng Hải đã từng bị quản chế sau khi va chạm với quan chức của Giang Trạch Dân, cho Đại Kỷ Nguyên biết vào hồi tháng 3 rằng Giang Trạch Dân và hai con trai bị hạn chế di chuyển. Ông Trịnh nói rằng, nguồn tin này “cực kỳ tin cậy” và chỉ ra rằng chính anh đang được nới lỏng như một bằng chứng.

Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Hy vọng hôm 14/6, ông Trịnhcho biết rằng gần đây anh được mời dự họp lớp và một trong những bạn học của anh là cựu phó giám đốc quan chức cấp cao. Ông Trịnh cho biết :“Họ bảo là cậu phải di dự đấy, vì bọn tôi đang ăn mừng việc kết liễu Giang Trạch Dân”

Ông Trịnh nói thêm, viên cảnh sát có nhiệm vụ giám sát anh tiết lộ rằng hiện Giang Trạch Dân và các con đang bị giam lỏng.

Một nguồn tin thân cận với Ban kỷ luật Đảng ở Thượng Hải hồi đầu tháng 6 cho biết rằng con trai cả của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng hiện đang bị giam lỏng tại một địa điểm không được tiết lộ ngoài Thượng Hải.

Nếu như thông tin việc bắt Giang Trạch Dân là chuẩn xác thì đó sẽ là đỉnh điểm của cuộc chiến quyền lực giữa lãnh đạo hiện giờ Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân, kéo dài từ khi ông Tập lên nắm quyền.

Hồi kết của nhân vật mang tội ác diệt chủng?

Năm 1999, ông Giang Trạch Dân, lúc đó là Tổng bí thư ĐCSTQ, đã bỏ qua ý kiến của các thành viên thường trực Bộ Chính trị khác để ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công – môn tập luyện nhằm giúp nâng cao sức khỏe và đạo đức với hơn 70 triệu người Trung Quốc thực hành vào thời điểm đó.

Dưới chỉ đạo của riêng ông Giang, ĐCSTQ đã thành lập 1 cơ quan an ninh ngoài pháp luật: Phòng 610 ngày 10/6/1999. Cơ quan này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tòa án để thực hiện các mệnh lệnh của ông Giang liên quan đến Pháp Luân Công, theo phương châm: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể.

16 năm qua, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bôi nhọ qua tuyên truyền lừa dối của Giang Trạch Dân, bị đàn áp, bắt bớ, tra tấn dã man trong các nhà tù và trại cải tạo. Và bằng cách đưa họ ra khỏi sự bảo vệ của pháp luật, Giang đã thi hành chính sách mổ cướp nội tạng của hàng triệu học viên vô tội.

Tổ chức Thế giới Điều tra đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã công bố một đoạn ghi âm mới nhất về cuộc điện đàm giữa Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Phó Thủ tướng Thường trực Trương Cao Lệ với nhân viên điều tra của WOIPFG chứng minh ông Giang Trạch Dân chính là người hạ lệnh mổ cướp nội tạng sống của hàng triệu học viên Pháp Luân Công.

Ngày 13/6/2016 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 343 lên án tội ác mổ cướp nội tạng tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Sau 10 năm, tội ác này đã được đưa ra ánh sáng.

Trong chiến dịch thanh trừ các quan chức cao cấp tham nhũng tại Trung Quốc của Tập Cận Bình, hàng loạt quan chức cấp cao của ĐCSTQ đóng vai trò trong các tội ác tra tấn và diệt chủng đối với những người tập Pháp Luân Công đã lần lượt bị sa lưới.

Liệu đây có phải là hồi kết cho nhân vật gieo rắc tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử khi Giang Trạch Dân bị bắt đúng vào ngày 10/6 – con số nhắc đến Phòng 610 – cơ quan đầu não do chính Giang trực tiếp ra lệnh thành lập chỉ huy toàn bộ cuộc đàn áp, bức hại, mổ cướp nội tạng của 2 triệu học viên Pháp Luân Công?

Fang Ming và Larry Ong – Đại Kỷ Nguyên Tiếng Anh

Quang Huy biên dịch

____

Petro Times

Tập Cận Bình sắp “chĩa súng vào đầu” Giang Trạch Dân

16-6-2016

Dường như mọi công tác chuẩn bị cho việc bắt giữ Giang Trạch Dân đã được chính quyền Bắc Kinh hoàn tất. Giờ là lúc hành động.

H1Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần quân đội Trung Quốc, Liệu Tích Long. Ảnh: Internet

Hai cận thần của các tướng quân đội về hưu đầy quyền lực ở Trung Quốc vừa bị bắt. Ngày 20/5/2016, Thiếu tướng Liệu Tích Tuấn đã bị bắt, theo nhiều nguồn tin tiết lộ cho ấn bản tiếng Hoa của World Journal và Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, một nhật báo tiếng Anh. Động thái này được phê chuẩn bởi cơ quan công tố của Quân ủy Trung ương- cơ quan giám sát quân sự cao nhất của Chính quyền Trung Quốc -và tổng tư lệnh đồng thời là Chủ tịch Đảng Tập Cận Bình.

Các tờ báo trên cho biết, đội điều tra viên đã đột kích vào cơ ngơi của Liệu và tịch thu tài sản có giá trị ước tính 37 triệu nhân dân tệ (khoảng 5,6 triệu USD).

Một tuần sau đó, World Journal tường thuật Thiếu tướng Chu Tân Kiến, gần đây là thành viên của Ủy ban khoa học và công nghệ của Quân ủy Trung ương, đã bị đặt dưới tình trạng “song quy”, một thủ tục kỷ luật nội bộ khắc nghiệt của Đảng nhằm lấy lời khai của các cán bộ.

Việc bắt giữ Liệu Tích Tuấn và Chu Tân Kiến là đánh chú ý bởi vì họ có liên hệ chặt chẽ với hai quan chức hàng đầu của quân đội Trung Quốc hiện nay. Liệu Tích Tuấn là em trai của cựu Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần Liệu Tích Long, trong khi đó Chu Tân Kiến từng là thư ký của người đứng đầu Tổng cục vũ khí quân đội Lý Kế Nại.

Lần lượt, hai quan chức quân đội cấp cao nói trên là đồng minh chính trị lâu năm của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

H1Lý Kế Nại. Ảnh: internet

Chuyện đang xảy ra với Liệu Tích Long phản chiếu lại cuộc thanh trừng từng xảy ra đối với Chu Vĩnh Khang. Em trai ông ta, Liệu Tích Quân, được cho biết đang bị quản thúc, cũng như con gái nuôi và tình nhân của ông ta, theo ấn phẩm tiếng Hoa của tờ báo Đức Deutsche Welle.

Trong tháng 3/2016, các ấn phẩm tiếng Hoa hải ngoại cho biết Liệu đã giao nộp cho một đơn vị kỷ luật của quân đội hơn 40 triệu Nhân dân tệ (khoảng 6 triệu USD) trong một “nguồn quỹ ám muội” mà ông ta đã tích lũy trong giai đoạn 10 năm.

Gần đây, Tập Cận Bình có vẻ như đang có đột phá trong việc thành lập một cuộc điều tra chống lại Giang Trạch Dân và làm suy yếu ảnh hưởng của ông ta.

Việc bắt giữ Liệu Tích Long và Lý Kế Nại hỗ trợ tăng tốc các cuộc điều tra vào Thượng Hải, thành trì lâu năm của họ Giang. Các điều tra viên của cơ quan kỷ luật nội bộ Đảng gần đây kết thúc một cuộc càn quét kéo dài 2 tháng vào 28 cơ quan (trong đó có rất nhiều liên quan đến các thành viên của gia đình Giang) tại Thượng Hải. Và vào năm 2015, các điều tra viên dò xét các công ty nhà nước lớn kiểm soát bởi Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang, con trai cả và con trai thứ của Giang Trạch Dân. Việc dò xét các thành viên gia đình của cựu lãnh đạo Đảng là rất hiếm, và là một dấu hiệu khác cho thấy ông Tập có thể cuối cùng sẽ “chĩa súng vào đầu họ Giang”.

Một sự thay đổi lớn trong quân đội gần đây đã cho phép ông Tập dỡ bỏ ảnh hưởng lâu năm của Giang và thay thế (tay chân của Giang) với các đồng minh của mình.

Vào tháng 1/2016, ông Tập Cận Bình giải tán Tổng cục hậu cần và Tổng cục vũ khí quân đội, thế chỗ của chúng là Tổng cục hỗ trợ hậu cần và Tổng cục phát triển trang thiết bị quân sự. Tập bổ nhiệm Triệu Khắc Thạch và Trương Hựu Hiệp, hai tướng trung thành của mình thành người điều hành tương ứng với hai đơn vị mới.

Trong một diễn biến mới nhất có liên quan, ngày 15/6, truyền thông Trung Quốc cho hay con trai và vợ ông Chu Vĩnh Khang đã bị kết án 18 và 9 năm tù giam. Chu Vĩnh Khang được coi là một vây cánh của họ Giang.

H.Phan

VN không muốn Đài Loan điều tra cá chết?

VN không muốn Đài Loan điều tra cá chết?

  • 16 tháng 6 2016

BBC

Báo Đài Loan hôm 16/6 đưa tin về việc tạm hoãn vận hành nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh

Một linh mục người Việt tại Đài Loan nói với BBC về cuộc họp báo liên quan đến Công ty Formosa Hà Tĩnh.

Hôm thứ Năm 16/6 đã có cuộc họp báo tại Quốc hội Đài Loan liên quan đến cáo buộc công ty Formosa Hà Tĩnh thải chất độc gây ô nhiễm môi trường biển với sự tham dự của ba dân biểu và đại diện các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Từ Đài Bắc, linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng, trưởng Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt ở Đài Loan, nói:

“Cuộc họp này là bước khởi đầu cho cuộc họp báo được tổ chức tại buổi họp cổ đông của công ty Formosa hôm 17/6.”

“Một thông tin mới được tiết lộ trong cuộc họp hôm nay là khi thảm họa cá chết xảy ra ở vùng biển miền Trung Việt Nam, Cơ quan Bảo vệ môi sinh Đài Loan đã đề nghị với chính phủ Việt Nam về việc hợp tác điều tra vụ cá chết nhưng không được đồng ý.”

  • BBC: Ông có thể cho biết những điểm chính trong cuộc họp báo hôm nay?

Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng: Các đại diện NGO đặt vấn đề về mối liên hệ giữa Formosa Hà Tĩnh và vụ cá chết hàng loạt. Bên cạnh đó, các nhà báo và luật sư yêu cầu chính phủ Đài Loan điều tra về vụ cá chết cũng như việc Formosa Hà Tĩnh thải kim loại nặng ra môi trường biển.

Một quan chức Bộ Kinh tế Đài Loan cũng cho hay là dự kiến kết quả điều tra sẽ được công bố cuối tháng 6/2016.

BBC: Hôm nay, truyền thông Đài Loan tường thuật nhà máy sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh bị buộc phải tạm hoãn thời gian khởi động, ông có bình luận gì về sự kiện này?

Tôi cho rằng có điều gì đó làm cho họ phải ngưng. Nhưng với người Việt ở Đài Loan và trong nước, đó là một tin vui, ít nhất là nhà máy này sẽ không còn thải chất độc ra biển nữa.

Nhưng việc này là chưa đủ, vì đang có những áp lực đòi chính phủ Đài Loan và Việt Nam phải điều tra rốt ráo vụ cá chết và công khai kết quả cho người dân hai nước được biết.

  • BBC: Dường như vấn đề không chỉ dừng lại ở vụ việc Formosa Hà Tĩnh mà còn liên quan đến chính sách đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan ở nước ngoài?

Đúng vậy, chính phủ của bà Thái Anh Văn đang có chính sách Nam Tiến, do vậy công luận đặt vấn đề các công ty Đài Loan ra nước ngoài kinh doanh không chỉ tuân thủ luật pháp về môi trường của nước sở tại mà còn phải tuân theo luật quốc tế.

Việc này là để giảm thiểu những vấn đề liên quan đến cung cách làm việc quan liêu cũng như vấn nạn tham nhũng và hối lộ khiến chính quyền sở tại không nghiêm minh khi xử lý vấn đề môi trường do doanh nghiệp gây ra.

  • BBC: Hiện tại, ông ghi nhận công luận Đài Loan đang đặt những áp lực nào lên tập đoàn Formosa?

Bên cạnh việc họ phải lập Ủy ban điều tra và hợp tác với các tổ chức NGO về nạn cá chết ở Việt Nam, công luận còn muốn khi có kết quả về việc họ gây ra thảm họa, tập đoàn này công khai chính sách bồi thường cho các nạn nhân, cụ thể là gia đình những thợ lặn, ngư dân tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.

Ngoài ra là họ phải công bố kế hoạch làm sạch vùng biển mà họ gây ra ô nhiễm.

  • Vào ngày 9/6, Đại sứ Mỹ Ted Osius nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington rằng Việt Nam không chấp nhận đề nghị từ Hoa Kỳ về việc hỗ trợ điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt.

Người Sài Gòn lại khốn đốn vì kẹt xe, ngập lụt sau cơn mưa cực lớn

 Người Sài Gòn lại khốn đốn vì kẹt xe, ngập lụt sau cơn mưa cực lớn

Dân trí

 Đến hơn 19h tối nay 11/6, khu vực phía Đông TPHCM vẫn còn mưa lớn, nhiều tuyến đường chìm trong biển nước và kẹt xe khiến người dân vất vả tìm đường về nhà.

SAIGON MUA

 

 

 

 

 

DUONG TO NGOC VAN

 

 

 

 

 

 

TO NGOC VAN 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức chìm trong biển nước, giao thông tê liệt

Bác sĩ triệu phú khi sắp từ giả cuộc đời

Bác sĩ triệu phú khi sắp từ giả cuộc đời

Dù bạn bao nhiêu tuổi, dù bạn làm nghề gì cũng nên đọc bài này.

Đây là lời tâm sự của một bác sĩ Triệu phú ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn sẽ thay đổi khi đọc những dòng chữ này. Quỹ thời gian không còn là bao mà.

Bác sĩ Richard Teo Keng Siang, 40 tuổi, triệu phú ngành giải phẫu thẩm mỹ ở Singapore, phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi ở đỉnh cao nhất của tiền tài, danh vọng.

Từ nhỏ, bác sĩ Richard Teo luôn đứng đầu trường trong mọi môn học, từ khoa học đến thể thao. Khi vào ngành y, ông chọn giải phẫu thẩm mỹ vì lợi nhuận của nó vượt qua các ngành nghề khác. Ông trở thành một triệu phú chóng vánh.

Tháng 3/2011, bác sĩ Richard Teo được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ông qua đời cuối năm 2012. Câu chuyện cảm động và những lời chia sẻ của ông trước khi mất vài ngày đã và đang được thanh niên khắp nơi theo dõi, lan truyền trên các trang mạng xã hội, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Dưới đây là trích đoạn những tâm sự của bác sĩ Richard Teo về tiền tài, danh vọng, hưởng thụ… với sinh viên tại khóa Nha khoa D1 ở Singapore, tháng 11/2011, 8 tháng sau khi bị chẩn đoán ung thư:

“Tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới trung bình. Tôi học được từ mọi người xung quanh và môi trường sống rằng có thành công thì mới hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi luôn ganh đua ngay từ nhỏ.

Không chỉ học ở trường giỏi, tôi cần thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua. Tôi cần đoạt được cúp, phải được giải cao nhất. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi đã vào được và đạt học bổng nghiên cứu của ĐH quốc gia Singapore.

BAC SI TEO

Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng tất cả thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi học hoàn tất, tôi thấy theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi quyết định bỏ ngành phẫu thuật mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.

Một người có thể không vui vẻ khi trả 20 USD cho một bác sĩ tổng quát nhưng không ngần ngại trả 10.000 USD để hút mỡ bụng, 15.000 USD sửa ngực… Do vậy, thay vì chữa bệnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bệnh nhân đến rất đông. Tôi mướn một, hai, ba rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thể nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu bành trướng sang thị trường Indonesia để làm phẫu thuật cho những người giàu ở đó. Họ phung phí tiền bạc một cách dễ dàng. Làm tiền ở đó quá dễ…

Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi. Thỉnh thoảng tôi dự đua xe ở Sepang, Malaysia. Tôi mua một chiếc Ferrari 430. Sau khi có xe, tôi mua nhà, khu nghỉ mát. Tôi nghĩ phải hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng và bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng Internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.

Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp. Đó là tôi của một năm trước đây. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại mình hay vận động mạnh. Tôi đến Bệnh viện đa khoa Singapore và nhờ bạn học chụp cộng hưởng từ để xem có phải bị trật đốt sống hay không. Rồi tôi thực hiện PET scans và được phát hiện đang ở giai đoạn 4 của ung thư phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3-4 tháng tối đa. Tôi chán nản, tuyệt vọng.

Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa – tất cả những thứ tôi nghĩ mang hạnh phúc – khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari ngủ. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng tên là Jennifer. Khi chúng tôi đi bộ, nếu thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm thế, sao phải bẩn tay chỉ vì một con ốc sên? Sự thật là cô ta đã cảm được rằng con ốc có thể bị đạp nát chết nếu nằm đó. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?

Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm nhưng tôi không có. Là một bác sĩ trực trong bệnh viện chuyên trị ung thư NUH (National University Hospital), tôi từng chứng kiến bao nhiêu người chết. Tôi đã thấy họ đau đớn và chịu sự tàn phá của cơ thể vì cơn đau. Tôi cũng đã chứng kiến bệnh nhân nhấn nút morphine tiêm vào máu từng giờ từng phút vì không chịu nổi sự đau đớn dày vò. Nhiều bệnh nhân phải dùng oxygene để thở hơi thở cuối cùng. Nhưng đó là công việc. Khi xong việc tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà vì nghĩ là đã hoàn tất công việc hằng ngày.

Tôi thực sự không hiểu họ đau đớn như thế nào cho đến khi tôi là bệnh nhân. Nếu được làm lại từ đầu với cương vị một bác sĩ, tôi sẽ đổi khác. Vì tôi đã trải qua cơn đau đớn mà bệnh nhân vấp phải nên tôi rất hiểu họ chịu đựng sự dày vò của đau đớn như thế nào.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.

Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Tôi trở nên mê muội đến nỗi chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

Nhiều khi chúng ta quên mất mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Trong khi khám bệnh, đôi khi chúng ta khuyên bệnh nhân chữa trị bệnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.

Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.

Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, hạ thấp họ xuống để nâng mình lên. Điều đó đang xảy ra trong ngành y và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học này. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Thứ hai là đa số chúng ta khi bắt đầu công việc đều chưa có “cảm giác” đối với bệnh nhân. Cho dù trong bệnh viện hay nhà thương tư cũng có vô số bệnh nhân để chữa trị. Tôi chỉ muốn bệnh nhân rời phòng làm việc của tôi càng sớm càng tốt. Đó là sự thật và trở thành một công việc bình thường hằng ngày.

Tôi đã thực sự hiểu bệnh nhân nghĩ về mình thế nào chăng? Thực ra là không. Nỗi lo sợ và lo âu của bệnh nhân và những thứ khác mà họ đã trải qua. Thực ra tôi cũng không biết đến khi tôi lâm trọng bệnh và đó là một sai lầm to nhất của hệ thống y khoa tân tiến. Chúng ta được huấn luyện để trở thành những chuyên gia y cũng như nha khoa nhưng chúng ta lại không hiểu bệnh nhân cảm nhận chúng ta như thế nào.

Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân.

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp. Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi.

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất… Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm đều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vậy. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học…”.

*  *  *

Khi một bệnh nhân nhập viện,  bác sĩ luôn luôn thử những thử máu cơ bản là: CBC (Complete Blood Count), Electrolytes, và LFT’s (Liver Function Tests). CBC dùng để xem bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bị thiếu máu hay không. Electrolytes để xem cân bằng của các lượng muối khoáng như sodium, potassium, calcium, mangnessium, nồng độ đường trong máu và các chất chất liên hệ đến sự hữu hiệu của trái thận. Còn LFT’s để xem xét sức khoẻ của lá gan.

Nói về các thử máu để làm gì? Để hiểu là cơ thể của ta rất tinh khôn, tự điều chỉnh những gì chúng ta ăn hay uống vào, để giữ cho cơ thể luôn được…mát! Tất cả những gì đi qua bao tử đều được “rả đám” ra thành những phần tử nhỏ, những gì cần sẽ được hấp thụ và biến chế lại, còn những gì không cần sẽ bị thảy ra ngoài.

Bây giờ hãy bàn về thuốc bổ.

Thuốc bổ, vitamin, được dùng như những chất phụ cho các phản ứng sinh hoá của cơ thể và số lượng cần rất nhỏ. Vì là “phụ gia” cho nên chỉ một mình vitamin không thôi, sẽ không đủ làm cho chúng ta khoẻ! Có nghĩa là, thức ăn là chính, và vitamin chỉ là phụ.

Hầu hết những vitamin mà cơ thể cần hằng ngày đều có trong thực phẩm. Một người khoẻ mạnh trung bình có thể hấp thụ đủ những vitamin cần thiết, với điều kiện là ăn uống cân bằng, mà không nhất thiết là ăn sáng! Chỉ có những cụ già, những người bị bệnh kinh niên, bị ung thư hay AIDS, và phụ nữ mang thai mới cần thêm vitamin. Cho dù cần đi nữa, theo cơ quan FDA, mỗi ngày một viên đa sinh tố (multivitamin) là đủ.

Trong trường hợp bạn uống nhiều vitamin, cơ thể sẽ xem đó như là chất…độc và tìm cách thải ra nước tiểu. Không tin, bạn thử ngửi mùi nước tiểu, sau vài ngày uống vitamin sẽ thấy…thơm lừng…mùi thuốc bổ.

Một vài ví dụ điển hình về thuốc bổ mà nghiên cứu cho thấy uống nhiều chẳng có lợi gì cả.

Trước hết là calcium, “thuốc bổ xương”. Nghiên cứu cho thấy uống thuốc calcium nồng độ cao không làm cho xương cốt rắn chắc hơn. Đúng là trẻ em đang lớn sẽ cần calcium để tăng trưởng. Để cho calcium có thể nhập vào trong xương, cần có những tế bào xương hoạt động. Calcium nhập vào xương còn tuỳ thuộc vào các “hormone xương” khác nhau, kể cả hormone estrogen và testosterone. Khi chúng ta đã qua thời kỳ nhổ giò, những tế bào xương bắt đầu tàn lụi, hormone sút kém đi thì khả năng nhập calcium vào xương chỉ ở mức độ bảo trì, và cần rất ít.

Calcium cũng cần cho sự co thắt của bắp thịt và sự truyền tín hiệu của các dây thần kinh, ở mức độ thấp. Vì thế nồng độ calcium trong máu bao giờ cũng được bảo hoà. Cao hơn mức bình thường, bị thải ra nước tiểu, có khi nghẽn đường ống, sanh ra sạn thận. Đó là lý do tại sao, bác sĩ sẽ thử calcium khi có vấn đề như đã nói ở đầu bài. Lượng calcium tốt nhất ở trong sữa tươi, chứ không phải ở trong viên thuốc! Và, calcium nhập vào xương khi chúng ta…đi bộ!

Liên hệ đến calcium là vitamin D, thật ra là một loại hormone, giúp cho cơ thể hấp thụ calcium, chống bệnh còi xương. Chỉ cần uống một viên vitamin D là đủ cho cả tháng.

Ví dụ khác là so với ăn cá, uống dầu cá cũng không có lợi gì ráo. Những viên thuốc dầu cá không cung cấp đúng lượng omega-3 như quảng cáo so với ăn cá, ăn trái bơ, hay đậu phộng.

Hiệu ứng của nhiều thuốc vitamin khác cũng lần lượt được các nghiên cứu bác bỏ. Lý do là hầu hết các loại vitamin đóng chai chỉ là hoá chất được biến chế bằng các phản ứng hoá học. Cơ thể rất khôn, chỉ cho nhập những vitamin “tự nhiên” chứa trong thực phẫm mà thôi. Điều này làm cho một số công ty sản xuất vitamin tranh nhau cãi là thuốc của mình gần với tự nhiên hơn.

Không có gì gần với tự nhiên bằng chính…tự nhiên!.

Kế đến, hãy nói về thức ăn bổ.

Hằng ngày bạn nghe nhiều quảng cáo là thức ăn này hay thức ăn nọ bổ, khoẻ. Không có gì sai trái cả về những điều được nói, nhưng, có những điều chưa nói đến mà người tiêu thụ cần phải biết.

Một vài ví dụ điển hình nhé.

Ví dụ thứ nhất là nước cam tươi…đóng chai. Đã gọi là tươi tại sao lại đóng chai? Đúng, là nước cam được vắt từ cam tươi thu hoạch đầu mùa, tuy nhiên sau đó được chứa trong những thùng chưa containers có khi cả năm trước khi bán cho người tiêu thụ. Để tăng cường chất sợi fiber trong nước cam, người ta trộn…bột giấy vào trong đó. Ngoài ra, nồng độ đường trái cây fructose rất cao trong nước cam khi hàm lượng nước được cho bay hơi để làm cho ngọt hơn.

Trước khi nêu ví dụ kế tiếp, xin ôn lại kiến thức về…đường. Như đã nêu, một trong những thứ   khi nhập viện là lượng đường trong máu. Bạn có biết, tổng số lượng đường trong máu ở mức bão hoà chỉ vào khoảng một muỗng cà phê đường? Như vậy, khi ăn nhiều đường vào, cơ thể sẽ tìm cách cân bằng và giải quyết lượng đường thặng dư, đa phần là biến thành…mỡ. Đường trái cây fructose còn tệ hơn là đường mía glucose vì nó không tiêu được và phải chạy qua lá gan, nhọc nhằn để biến chế trước khi được tiêu thụ vào tế bào.

Ví dụ kế tiếp là sữa chua “da ua”, tức là yogurt. Đúng là sữa chua tốt cho cơ thể vì có chứa calcium và men sữa giúp tăng cường vi khuẩn tốt trong đường ruột. Tuy nhiên hầu hết sữa chua bán trong siêu thị đều được trộn đường hay trái cây khô cho…bớt chua. Một hủ yogurt có chứa 16 gram đường, trong khi đó cơ quan USDA khuyên mỗi ngày chúng ta chỉ cần có 12 gram đường (4 muỗng) mà thôi. Nên ăn sữa chua tự làm lấy, hay loại sữa chua Greek yogurt.

Liên hệ tới sữa chua là trái cây khô như nho khô chẳng hạn. Nho khô có nhiều trong các loại cereal, ăn sáng cho..bổ. Nho tươi, trái cây tươi trên nguyên tắc, ăn nhiều cũng không tốt vì có chứa đường fructose, nhưng bù lại ta có chất sợi fiber, vitamins, và…nước. Nồng độ đường trong trái cây khô cao hơn trái cây tươi gấp 5 đến 10 lần. Hơn nữa, vì khô, nên chúng ta sẽ ăn nhiều hơn là khi ăn trái cây tươi.

 Ví dụ cuối cùng là sữa đậu nành. Đúng là đậu nành cung cấp nguồn protein và được sử dụng trong nhiều món ăn chay. Tuy nhiên hầu hết đậu nành ở Mỹ là sản phẩm GMF/ GMO (Genetic Modified Foods, Genetic Modified Organism). Thực phẫm GMF, súc vật GMO có DNA được thay đổi để chống…thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, chống bệnh tật, hấp thụ nhiều thuốc trụ sinh và hormone. Các bạn chắc đã từng vào Costco hay Home Depot để mua thuốc trừ cỏ dại Round Up? Thuốc này và các loại thuốc trừ sâu được phun “tưới hột sen” vào các loại cây, trái GMF. Dĩ nhiên, vì đã bị thay đổi DNA, các loại cây này không chết vì sâu bọ, và thuốc xịt, nhưng thuốc lại thấm vào cây và truyền vào súc vật và người tiêu thụ.

Ngoài ra, sữa đậu nành bán ở siêu thị Mỹ còn chứa chất carrageenan làm cho sữa
giống như sữa” có thể gây ra ung thư ruột già
. Riêng đậu nành, có chưa các chất sau đây:

Chất phyto-estrogen, tương tự như hormone nữ estrogen có thể làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt và làm khó có thai, và thậm chí nghi ngờ tăng nguy cơ ung thư vú.
Chất haemagglutinin, làm cho các tế bào máu chụm lại với nhau, dễ nghẽn mạch máu.
Chất phytic acid ngăn chận sự hấp thụ các chất như calcium, magnesium, chất đồng copper, chất sắt và kẽm.
Chất nhôm, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, trái thận, và bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Chất isoflavones- genistein and daidzein, có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư vú.
Chất goitrogens, làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp thyroid, gây ra suy tuyến giáp.

 Dĩ nhiên, thông tin của bài viết này không nhằm doạ nạt bạn đọc, không được ăn đậu nành, uống nước cam, ăn sữa chua hay uống thuốc bổ… Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên giữ những thuốc bổ và đồ ăn bổ ở mức tối thiểu.

Ăn uống đồ bổ nhiều chưa hẳn là khoẻ. Ăn đồ cao lương mỹ vị chưa hẳn là tốt. Bổ nhiều quá chỉ có hại cho sức khoẻ mà thôi.
BS Hồ Ngọc Minh

Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?

Nhân chuyện cộng đồng mạng tranh cãi về vai trò của ông Bob Kerrey tại ĐH Fulbright, xin mời đọc lại một bài viết cũ mà … không cũ, bởi những thông tin trong bài vẫn còn là bài học quý giá cho lãnh đạo Việt Nam.

Nếu lãnh đạo VN học được bài học này, đã không có những quan chức như bà Tôn Nữ Thị Ninh, quyết “tống cổ” ông Bob Kerrey ra khỏi ĐH Fulbright và Việt Nam. Nếu lãnh đạo VN học được bài học này từ người Nhật, người dân VN đã không phải trả giá suốt mấy chục năm qua.

 Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?

 Theo Secretchina

Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng

Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.

Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất nước, mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua.

Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình.

Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản.

Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là“quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”.

Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”.

Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.

Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.

Theo Secretchina

Nguyễn Phú Trọng có thể làm như Obama

Nguyễn Phú Trọng có thể làm như Obama
Ngô Nhân Dụng

Nguoi-viet.com

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ ông cũng thân thiện với dân Việt Nam không thua gì ông Barack Obama. Obama đi ăn bún chả là gần gũi với người Hà Nội sao? Ông Trọng cũng mới đi thăm một cửa hàng bán thịt, rất nhiều thịt chứ không phải chỉ có mấy miếng chả! Ban Tuyên Giáo chọn một tấm hình ông đưa lên mạng. Ông đứng trước một dẫy thịt treo lủng lẳng, coi phong độ hơn cảnh Obama cầm chai bia tu ngon lành. Ông chỉ thua Obama trong một chi tiết nhỏ, là không đứng khoác vai chụp hình với ông bán thịt và mấy khách hàng. Nhưng trông bộ áo được là ủi thẳng thớm của ông, suốt đằng sau chỉ thấy một cái đuôi các đồng chí bận đồ lớn mà không có ma nào đang mua thịt, thì người dân phải thông cảm. Có lẽ anh hàng thịt đứng sau quầy cũng là một đồng chí công an, bữa nay nhận công tác mới vì không cần đem dùi cui đi đánh bọn dân biểu tình chống Trung Quốc!

Có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng chọn đến quầy bán thịt là vì “Chiến Dịch Chống Thực Phẩm Bẩn” đang tố cáo họ đã tìm ra), chỉ trong vòng ba tháng, 500 vụ bán thực phẩm bẩn (tức là hư, mất vệ sinh, thiu thối. Trong bức hình đưa lên mạng, ông Trọng đang đưa bàn tay lên như tuyên thệ: “Tôi xin long trọng thề rằng mấy miếng thịt này chưa ôi!”

Hành động thăm dân của ông Trọng chứng tỏ ông đang thực hiện lời ông kêu gọi các đảng viên Cộng Sản trong hội nghị công tác dân vận, được tổ chức ngay sau khi ông Obama rời Việt Nam. Ông dạy các đảng viên rằng vấn đề đầu tiên cần quan tâm là “chăm lo đời sống, hạnh phúc của nhân dân. Ðây là mục đích thiêng liêng, là lý tưởng cao quý của đảng, là vấn đề quyết định sự tín nhiệm, gắn bó của nhân dân đối với đảng.” Bởi vì, ông nhắc lại lời Nguyễn Trãi, “Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước!” Nói được câu đó là Nguyễn Phú Trọng không thua gì Obama dẫn hai câu thơ Lý Thường Kiệt.

Dân Việt Nam lập tức đem so sánh Nguyễn Phú Trọng với Obama. Ông Lê Tân đưa bức hình đồng chí Trọng thăm hàng thịt lên trang mạng, lại chú thích rằng: “Trọng Lú bắt chước Obama hỏi thăm dân tình!” Ông còn viết cả một bài thơ để diễn tả ý đó. Có thể nói, dư luận dân Việt, nhất là giới trẻ, có phần thiên lệch. Cảm tình của họ nghiêng hẳn về phía Obama! Dư luận thiên vị cũng vì hành động của ông Trọng có vẻ khác thường. Khi đi Hà Tĩnh giữa lúc cá chết giạt vào trắng xóa bờ biển, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ tới trò chuyện với ban giám đốc công ty Formosa mà không thèm quá bộ đi hỏi người dân một câu nào!

Người Việt Nam không thiên vị. Bà con ta đã nhìn thấy một nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu cường quốc số một thế giới, biểu lộ một phong cách bình dị, cởi mở, thân thiện một cách tự nhiên, không cần cố gắng đóng trò. Những người dân Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn đã đứng đón ông từ sân bay trở về và tiễn ông đi. Hàng trăm ngàn người Sài Gòn tự nguyện xếp hàng, cầm cờ Mỹ, mang băng rôn tự viết tay, treo hình ảnh chào Obama. “Họ đón ông như đón một người thân đi xa trở về,” blogger Nguyễn Quang Chơn viết, và tự hỏi: “Ôi bao giờ trên đất nước tôi xuất hiện một người lãnh đạo có nhân cách, có văn hóa, có tài, có tình, như ông?”

Bao giờ nước Việt Nam có những người lãnh đạo như vậy? Có phải vì trong 90 triệu dân không có ai đủ thông minh, thích giản dị, thương yêu mọi người như Barack Obama hay không?

Nghĩ như vậy là oan cho dân tộc Việt Nam! Nước ta có hàng triệu người tài cán và tử tế không kém gì ông tổng thống Mỹ bây giờ. Nhưng họ không có cơ hội. Những người trong đảng Cộng Sản ngoi lên được cái ghế lãnh đạo thì không hề tập lối sống như các ứng cử viên tổng thống hay đại biểu Quốc Hội ở một nước dân chủ. Bởi vì họ cũng không có cơ hội “tập huấn” phong cách đó.

Ông Barack Obama là sản phẩm của một xã hội quen sống trong tự do dân chủ. Ông đã ngoi lên bằng những công việc phục vụ cộng đồng, đi quét nhà trong những xóm nghèo, đi bưng com mời những người đói. Khi muốn thành nghị sĩ, ông đã phải chinh phục lòng tin và tình thương của hàng triệu cử tri. Ðời sống chính trị một nước tự do bắt buộc các ứng cử viên phải tập lối sống gần gũi với người dân.

Cho nên người Việt Nam được thấy một vị tổng thống Mỹ biết đùa cợt, biết tỏ ra kính trọng người đối diện dù đó là một sinh viên hay một bà chủ quán bún chả. Ngay cả khi đứng trên bục đọc diễn văn, một bài diễn văn mở đầu một chuyến công du, Obama vẫn biểu lộ phong thái đó. Ông Vũ Tú Thành, một cựu nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nhận xét: “Ông ta có khả năng tiếp cận với từng người một trong một gian phòng 2,000 người – tuyệt vời!… Nhiều người Việt Nam đang khát khao muốn nhìn thấy cảnh đó… Có một niềm ngưỡng mộ giống như trong tín ngưỡng.” Trong tín ngưỡng, khi người ta tin một người là tốt, là đáng kính trọng, người ta ngẩng lên nhìn (ngưỡng) với tình yêu không ngần ngại (mộ).

Nhắc đến chuyện tôn giáo. Dù nhiều người chỉ trích việc đưa ông Obama tới ngôi chùa mang mầu sắc đạo giáo gốc Trung Hoa, một Phật tử vẫn nêu lên trên mạng hình ảnh một Obama “khi vào chánh điện lễ Phật, ông đã tự cúi mình xuống cởi bỏ giày!” Người chú ý đến cử chỉ bình thường đó còn viết một bài “kệ tán thán” để khuyên mọi người noi theo: “Lành thay tổng thống Mỹ – Cởi giày vào chánh điện – Chấp tay kính lễ Phật – Với thân tâm thanh tịnh.” Tại sao vị Phật tử này nghĩ rằng ông Obama, một tín hữu Tin Lành, trong lúc chắp tay vái bàn thờ Phật cũng đang sống “Thân tâm thanh tịnh?”
Yêu nên tốt, ghét nên xấu. Chỉ một tâm lý tín ngưỡng mới đưa tới cách nhìn chủ quan như thế. Nêu lên thái độ của vị Phật tử trên, để chúng ta thấy ông Obama đã chạm tới được những trái tim của bao nhiêu người Việt Nam!

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, người bưng bún chả cho ông Obama ăn trong quán, nói với nhà báo ngoại quốc: “Tôi mong muốn có một người lãnh đạo giống ông ta.” Muốn nước mình có một người lãnh đạo giống ông ta! Câu nói đơn sơ, buột ra cửa miệng của một phụ nữ 24 tuổi khiến mọi người phải so sánh Obama với các lãnh tụ Cộng Sản vẫn đưa mặt lên truyền hình mỗi ngày. Người ta nhìn thấy trong đoạn phim cảnh Obama và Trần Ðại Quang cùng đứng trả lời các nhà báo. Obama thoải mái nhìn thẳng vào mắt mỗi phóng viên đặt câu hỏi. Còn Trần Ðại Quang đứng trơ cứng như cây gỗ khô, khi trả lời mắt thì vẫn nhìn đâu đâu!

Trong cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và giới trẻ ở Sài Gòn, chỉ vài tiếng đồng hồ, các bạn trẻ được thấy một “phong thái” Obama hiển hiện. Chắc họ không ngờ con người một tổng thống nước Mỹ lại bình dị, gần gũi như vậy. Khi một nữ sinh viên cho biết đang học tại tiểu bang Montana, ông Obama hỏi thăm thời tiết lạnh ở đó, “Cháu tới Montana vào Tháng Giêng không? Montana đẹp tuyệt, có những ngọn núi rất cao. Thế cháu có tập câu cá không? Có à? Còn tập cưỡi bè trôi trên thác, suối nữa? Cháu thật tuyệt!”

Những câu đối đáp này không nhà chính trị nào có thể sắp đặt trước, không ai có thể soạn ra và viết sẵn, chỉ cần đọc lại. Khi một ông tổng thống đứng trước hai ngàn người trẻ tuổi, sẵn sàng ứng khẩu giải đáp bất cứ câu hỏi nào, người ta thấy một người lãnh đạo có bản lĩnh, hiểu biết rộng đủ mọi đề tài, trong lòng thành thật không có ý lòe ai, cũng không sợ ai hơn mình, cho nên đủ tự tin đối đáp trong mọi hoàn cảnh. Khác hẳn những ông thủ tướng hay chủ tịch nước khi ra nước ngoài lúc nào cũng chỉ biết mở bài diễn văn viết sẵn ra đánh vần từng chữ!

Nhưng trong đoạn đối thoại với cô sinh viên Ðại Học Montana, ông Obama còn cho thấy khuynh hướng tự nhiên là chú trọng đến cá nhân người đối diện. Ông không hỏi cô học môn gì, có hấp thụ được những hiểu biết mới mẻ hay không, có thích chế độ, xã hội nước Mỹ hay không. Ông hỏi cảm tưởng cô về khí hậu, về phong cảnh, về trò giải trí! Ðó là cách giao tiếp của một con người với một con người.

Cho nên giới trẻ Sài Gòn đã nhìn thấy trước mặt họ một người có thể ngồi uống bia và trò chuyện bên vỉa hè với mình. Một người “chơi được!” Nhiều họa sĩ đã vẽ chân dung ông Obama đưa lên mạng. Coi những bức vẽ này, ta thấy nhiều hình vẽ ông mỉm cười, có lúc trầm ngâm hay nghiêm nghị. Nhưng họa sĩ sinh viên Thịnh Thánh Thiện ở Quảng Nam đã vẽ một Obama đang nháy mắt, trều môi làm hề. Lê Công Duy Tính ở Gia Lai vẽ Obama đang nhỏ lệ. Những cách nhìn tinh nghịch, đùa cợt này biểu lộ tình thân, cho thấy người họa sĩ cảm thấy gần gũi nhân vật mình vẽ, có thể cười đùa, trêu chọc được.

Phong cách ứng xử của Obama không có một ban tuyên giáo nào tạo ra được. Ông ta chinh phục được lòng người, chinh phục những cử tri Mỹ khi ông tranh cử. Ðã quen rồi, năm nay qua Việt Nam ông lại chiếm được trái tim ái mộ của bao nhiêu người mà ông không bao giờ cần lá phiếu.

Tất cả chỉ vì Obama là sản phẩm của một xã hội tự do dân chủ. Ở đó, những người làm chính trị phải đi xin từng lá phiếu của dân. Lên cầm quyền thì phải làm sao cho dân đừng “chửi.” Họ không cần một đàn công an văn hóa sủa hàng ngày ca tụng họ, cũng không cần bịt mồm bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Mà ai muốn bịt miệng người khác cũng không được!

Ông Nguyễn Phú Trọng có thể bắt chước ông Obama được hay không? Muốn tạo được một phong thái bình dị, thành thật và cung kính, ông Trọng phải bắt đầu lại cuộc đời chính trị của mình. Phải xin phiếu của dân, phải chinh phục trái tim và đầu óc của hàng triệu người bằng hành động. Nhưng trên hết, phải tự thay đổi bản thân mình, biết đặt của khát vọng của người dân và giá trị con người lên trên quyền lợi phe đảng mình. Những người lãnh đạo muốn tập lối sống như vậy thì nước Việt Nam phải sống tự do dân chủ.

Thay đổi này chắc khó lắm, ông Nguyễn Phú Trọng chắc không đủ thời giờ. Nhưng ông có thể giúp cho các nhà lãnh đạo tương lai của nước ta tập lối sống đó. Trong một thế hệ, nước Việt Nam sẽ có những người lãnh đạo với phong cách đáng mến không thua ông Obama!