CON THUYỀN VINALINES CHÌM DẦN, AI SẼ LÀ NGƯỜI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

CON THUYỀN VINALINES CHÌM DẦN, AI SẼ LÀ NGƯỜI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Phóng viên Độc lập

25-6-2016

Những "tàu ma" của Vinashin đang chìm dần ngoài Vịnh Hạ Long. Ảnh: internet

Thời gian gần đây hàng loạt bài báo đã đề cập đến việc làm ăn thua lỗ, thất thoát tại Vinalines và đỉnh điểm là việc chuẩn bị bán một số con tàu với giá bằng một phần mười lúc mua sau khi làm lỗ hơn 20.000 tỷ đồng. (Tàu Vinalines: Mua giá “cắt cổ”, thanh lý….bèo bọt – Dân Trí, ngày 9/06/2016; Vinalines lỗ gần tỷ USD, phải giám sát đặc biệt – PLTP ngày 24/11/2015)

Theo thông báo mới nhất, Vinalines có ý định bán 6 con tàu với mức thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng nữa để “tái cơ cấu”. Vậy ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho những thất bại đau đớn này? Liệu vụ việc có được đưa ra ánh sáng hay lại chìm xuồng như những vụ khác theo đó doanh nghiệp lỗ cứ lỗ, còn lãnh đạo doanh nghiệp, người phải chịu trách nhiệm chính thì vẫn tiếp tục không những bình an vô sự, mà còn leo cao chui sâu vào chức vụ cao hơn, để lại hậu quả cho không ai khác là nhân dân phải gánh chịu.

Người đầu tiên mà chúng tôi muốn nói tới là ông Nguyễn Cảnh Việt, người đã được bổ nhiệm vào chức vụ tổng GĐ của Vinalines từ năm 2011 đến năm 2014 sau khi đã có “thành tích” làm lỗ hơn 1000 tỷ đồng tại Công ty Nosco (một công ty con của Vinalines). Việc bổ nhiệm ông vào chức vụ Tổng GĐ Vinalines đã được rất nhiều cán bộ công nhân viên của Nosco đặt nghi vấn nhưng chưa có hồi đáp thì ông này đã kịp điều hành Vinalines gây ra khoản lỗ hơn 20.000 tỷ đồng đã nói ở trên (Cuộc “vượt vũ môn” ngoạn mục của tân tổng GĐ Tổng Cty hàng hải Việt Nam – Công Luận, ngày 7/01/2011).

Người thứ hai là ông Lê Anh Sơn, với cương vị là tổng GĐ Vinalines từ năm 2014, ông Sơn góp phần quan trọng vào “gói lỗ” hơn 20.000 tỷ và phải chịu trách nhiệm về việc đã và đang phá sản của hàng loạt các công ty con thuộc Vinalines như Ilaco Saigon, Ilaco Haiphong, Nosco, Vitranchart , Viconship Saigon, Vinashinlines, Công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon), Dong Do Marine… cũng như tình trạng thua lỗ kéo dài tại các cảng liên doanh của Vinalines như Cái Lân, SSIT, SPPSA, CMIT… Nhưng rồi bất chấp kết quả kinh doanh thê thảm như vậy, ông vẫn được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn là Chủ tịch HĐTV của Vinalines.

Điều lạ lùng hơn là ông Nguyễn Cảnh Việt, sau khi gây ra con số lỗ khủng trên, không những đã thoát hiểm ngoạn mục bằng một chức vụ cao hơn mà còn cơ cấu được ông em họ Nguyễn Cảnh Tĩnh thay mình để điều hành Vinalines thông qua một “qui trình” mà chắc chắn nhiều người muốn đặt dấu hỏi.

Nói về qui trình để đưa ông em họ từ nhân viên kế toán của một Công ty TNHH trở thành quyền tổng GĐ của một ngành quan trọng của nhà nước, xin tham khảo bài báo “Lựa chọn tổng GĐ của Vinalines: không hẳn phải có chuyên môn hàng hải” trên báo Tin Tức, ngày 26/09/2015.

Theo thông tin chúng tôi, được biết ông Cảnh Tĩnh học ngành tài chính, không có nghiệp vụ và kinh nghiệm gì về ngành hàng hải, một thuật ngữ chuyên ngành ông cũng không nắm được nhưng nhờ ông anh biết “vận dụng qui trình” nên ông chễm trệ ngồi ghế quyền tổng GĐ mà ra lệnh cho hàng nghìn cán bộ công nhân viên có hàng mấy chục năm đóng góp cho ngành. (Nghi vấn bổ nhiệm quyền tổng giám đốc Vinalines không theo qui trình –Tiền Phong, ngày 2/10/2015)

Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi việc hai anh em cùng tiến thân này với sự tham gia đắc lực của tổng GĐ thua lỗ Lê Anh Sơn, có hay không nằm trong một kế hoạch tinh vi để dễ bề che chắn những sai phạm trước đó của nhóm lợi ích này, vì với năng lực hạn chế về chuyên môn, ông Cảnh Tĩnh chẳng thể làm gì hơn ngoài việc lên kế hoạch bán tàu.

Trong bài “Nghi vấn bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Vinalines không theo qui trình” trên báo Tiền Phong, ngày 02/10/2015, khi phóng viên báo Tiền Phong trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Huệ, chủ tịch HĐTV Vinalines tại thời điểm đó về vấn đề bổ nhiệm cán bộ, ông cho rằng việc bổ nhiệm cán bộ của ông xuất phát từ ban điều hành. “Ban điều hành đưa lên, cứ đủ điều kiện là tôi bổ nhiệm chứ không quan tâm số lượng nhiều hay ít”. Thì ra qui trình là như vậy. Không biết ông đã đọc điểm c, khoản 2, điều 38 Điều lệ của Vinalines (ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 184/2013/NĐ-CP) hay chưa mà ông ngang nhiên ký quyết định đề nghị bổ nhiệm một người không có chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh chính của Vinalines cũng như không có một ngày kinh nghiệm nào tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành (trong khi điều lệ đòi hỏi 3 năm) làm quyền tổng GĐ Vinalines. Có hay không một đường dây chạy chức chạy quyền ở Vinalines với sự chống lưng của cấp cao hơn nữa thì chỉ có cơ quan chức năng mới trả lời được.

Chúng tôi cũng không thể không nói đến trách nhiệm của các thành viên trong HĐTV Vinalines trong “qui trình” bổ nhiệm nói trên. Với vai trò là đại diện vốn của nhà nước trong Vinalines, từng thành viên trong HĐTV Vinalines phải có trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, định hướng ban điều hành Vinalines trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về mặt nhân sự. Nhưng vì lý do nào đó, những thành viên này hoàn toàn không có phản ứng gì trước những vi phạm có hệ thống nêu trên. Họ đã bị vô hiệu hóa hay cũng nằm trong nhóm lợi ích tại Vinalines? Chúng ta hãy chờ kết luận từ cơ quan có thẩm quyền.

Với quyết định dứt khoát của Tổng Bí thư về sự việc của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã được lên chức theo “qui trình” sau khi làm thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC), chúng tôi tin rằng Đảng và Nhà nước sẽ xử lý dến nơi đến chốn vụ việc với mức độ nghiêm trọng gấp nhiều lần xảy ra tại Vinalines.

Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết

   Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết

FB TRINH MINH HIEN

Những người biểu tình mong mỏi chính phủ công bố nguyên do gây cá chết

Nhà Trắng vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn 142.000 người ký trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam.

Thư phản hồi viết: “Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới người dân các tỉnh ven biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua thiệt hại về hải sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ.

Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác.

Sự tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nới có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.”

‘Thành tố quan trọng’

Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên.

Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: “Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”.

WHITE HOUSE

Thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng về vụ cá chết nhận được hơn 142.000 chữ ký

Thư của Nhà Trắng viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ – Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ – Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.

“Chúng tôi đang trợ giúp các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long – Cát Bà nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”.

“Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử.”

CNN: Trung Quốc vẫn thu hoạch nội tạng từ tù nhân ở quy mô lớn

CNN: Trung Quốc vẫn thu hoạch nội tạng từ tù nhân ở quy mô lớn

CNN

Tác giả: James Griffiths, CNN

Dịch giả: Trần Văn Minh

23-06-2016

Tổ chức Ân xá Quốc tế: tử hình ở mức cao nhất trong hơn 25 năm qua

Một báo cáo mới cho biết, Trung Quốc vẫn thực hiện thu hoạch nội tạng trên diện rộng và có hệ thống từ các tù nhân, và nói rằng những người có quan điểm xung khắc với đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đang bị giết để lấy nội tạng.

Bản báo cáo – được soạn bởi cựu dân biểu Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas, và nhà báo Ethan Gutmann – đối chiếu các số liệu được công bố của các bệnh viện khắp Trung Quốc để chứng minh những điều họ tuyên bố về sự khác biệt lớn lao giữa các số liệu chính thức về số lượng các ca cấy ghép được thực hiện trên cả nước.

Báo cáo quy trách nhiệm cho chính phủ Trung Quốc, Đảng Cộng sản, hệ thống y tế, các bác sĩ và các bệnh viện đã đồng lõa với nhau.

“(Đảng Cộng sản) cho biết tổng số các ca giải phẫu cấy ghép hợp pháp là khoảng 10.000 ca mỗi năm. Tuy nhiên, chúng tôi có thể dễ dàng tìm thấy con số cao hơn con số chính thức của chính phủ Trung Quốc, chỉ cần xem xét hai hoặc ba bệnh viện lớn nhất”, ông Matas nói trong một tuyên bố.

Báo cáo ước tính rằng 60.000 đến 100.000 nội tạng được giải phẫu cấy ghép mỗi năm trong các bệnh viện ở Trung Quốc.

Theo báo cáo, khoảng cách biệt đó được các tử tù trám vào, nhiều người trong số họ là tù nhân lương tâm, bị giam giữ vì niềm tin tôn giáo hay chính trị của họ. Trung Quốc không báo cáo tổng số các vụ tử hình, điều mà họ coi là bí mật.

Những phát hiện của bản báo cáo hoàn toàn tương phản với tuyên bố của Bắc Kinh rằng, kể từ đầu năm 2015, Trung Quốc đã chuyển từ gần như hoàn toàn dựa vào nội tạng của các tù nhân sang “hệ thống tự nguyện hiến tạng lớn nhất ở châu Á”.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Trung Quốc có “luật pháp và các quy định chặt chẽ về vấn đề này”.

“Để làm chứng và báo cáo công khai, tôi muốn nói rằng những câu chuyện như vậy về việc thu hoạch cưỡng bức nội tạng ở Trung Quốc chỉ là tưởng tượng và vô căn cứ – chúng không có bất kỳ căn cứ thực tế nào”, bà nói.

Cơ quan Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia, là cơ quan giám sát việc hiến nội tạng ở Trung Quốc, đã không trả lời yêu cầu bình luận về chuyện này.

H1Bệnh nhân xếp hàng tại một bệnh viện ở Trung Quốc. Hơn 300.000 người cần giải phẫu ghép nội tạng mỗi năm. Ảnh: CNN

Các cuộc giải phẫu cấy ghép bí mật

Theo báo cáo này, hàng ngàn người bị hành quyết trong vòng bí mật tại Trung Quốc và nội tạng của họ được thu giữ để sử dụng trong các ca phẫu thuật cấy ghép.

Vậy, ai là người bị giết? Các tác giả nói rằng, chủ yếu là những người tù tôn giáo và sắc tộc, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, người theo đạo Thiên Chúa giáo chui, và học viên của phong trào tâm linh Pháp Luân Công bị cấm.

Trong khi phần lớn hệ thống ghép tạng của Trung Quốc được giữ bí mật, con số chính thức cho thấy 2.766 người tình nguyện hiến nội tạng trong năm 2015, với 7.785 nội tạng lớn thu được.

Con số chính thức cho biết các cuộc giải phẫu cấy ghép vào khoảng 10,000 ca một năm, là điều bản báo cáo phủ nhận.

Các tác giả chỉ vào các báo cáo phổ biến công khai và hồ sơ được các bệnh viện trên khắp Trung Quốc đưa ra để xác định rằng các bệnh viện đã thực hiện hàng ngàn ca cấy ghép nội tạng hàng năm, và các cuộc phỏng vấn và tiểu sử của riêng từng bác sĩ cho biết, họ đã thực hiện hàng ngàn ca giải phẫu cấy ghép trong suốt sự nghiệp của họ.

“Chỉ đơn giản bằng cách cộng lại [các ca giải phẫu cấy ghép của] vài bệnh viện được đề cập trong bản báo cáo này, thật dễ dàng để đạt tới số lượng cấy ghép hàng năm cao hơn 10.000”, các tác giả đã viết.

Theo thống kê chính thức, có hơn 100 bệnh viện ở Trung Quốc được chấp thuận để thực hiện các cuộc giải phẫu cấy ghép nội tạng. Nhưng báo cáo này khẳng định các tác giả đã “kiểm chứng và xác nhận 712 bệnh viện thực hiện cấy ghép gan và thận”, và tuyên bố số ca cấy ghép thực sự có thể cao hơn hàng trăm ngàn ca so với báo cáo của chính quyền Trung Quốc.

H1Học viên Pháp Luân Công phô diễn một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hồng Kông.

Lối thực hành ma quvà vô nhân đạo’

Báo cáo cho biết, rõ ràng sự khác biệt của các số liệu cấy ghép chính thức [và số ca cần cấy ghép thực tế] được lấp đầy bởi các tù nhân lương tâm.

Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, “hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tùy tiện” kể từ khi chính quyền phát động chiến dịch đàn áp năm 1999.

Chính quyền Trung Quốc coi Pháp Luân Công như một “tà giáo” và tuyên bố những hội viên tham gia vào “các hoạt động chính trị chống Trung Quốc”.

“Chính quyền coi Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với quyền lực của họ, và đã bắt giữ, giam cầm và tra tấn những người đi theo”, Maya Wang, nhà nghiên cứu về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền nói.

Bản báo cáo nói rằng, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bị buộc phải thử máu và kiểm tra sức khỏe. Kết quả thử nghiệm được cho vào cơ sở dữ liệu nguồn nội tạng còn sống để việc tìm người thích hợp được nhanh chóng, các tác giả khẳng định.

Nguồn cung cấp nội tạng lớn lao phục vụ lợi ích của bệnh viện và bác sĩ, tạo nên một ngành công nghệ ngày càng phát triển.

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ nghe các tác giả của bản báo cáo điều trần vào thứ Năm.

“Trung Quốc có lẽ vẫn duy trì một số các vi phạm nhân quyền khủng khiếp và nghiêm trọng nhất đối với học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác, nhưng hầu như chưa gặp phải bất kỳ sự chỉ trích nào, chưa nói đến trừng phạt, đối với các lạm dụng này”, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, cựu chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ, nói trong một tuyên bố đăng tải trên mạng.

“Lối thực hành ma quỷ và vô nhân đạo của chế độ trong việc cướp đi quyền tự do của người ta, ném họ vào các trại lao động hoặc nhà tù, và sau đó hành quyết và thu hoạch nội tạng của họ để cấy ghép là vượt khỏi giới hạn của sự hiểu biết và phải bị chống đối toàn cầu và chấm dứt vô điều kiện”.

‘Ý định tốt’

Trong nhiều thập niên, các quan chức Trung Quốc kịch liệt phủ nhận việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân, gọi những lời tố cáo là sự “vu khống có ác ý”.

Cuối cùng vào năm 2005, các quan chức thừa nhận rằng sự việc này đã diễn ra và hứa sẽ sửa đổi.

Tuy nhiên, 5 năm sau, Huang Jiefu, Giám đốc Hội đồng Hiến tặng Nội tạng Trung Quốc, nói với tạp chí y khoa ‘The Lancet’ rằng, hơn 90% nội tạng cấy ghép vẫn đến từ các tù nhân bị hành quyết.

Trịnh Bá Phương: Chế độ cộng sản này sắp sụp đổ rồi

Trịnh Bá Phương: Chế độ cộng sản này sắp sụp đổ rồi

FB Trịnh Bá Phương

24-6-2016

Trịnh Bá Phương (mặc quần jeans, đứng giữa) cùng bà con dân oan. Nguồn: FB

Tường trình diễn biến khi tôi bị bắt vào đồn công an Chương Dương.

Sáng nay lúc 10h, tôi tuần hành ra đến bờ hồ, tầm khoảng 20 phút thì tôi bị bắt lên xe buýt, 5 phút sau, một nhóm an ninh lại khống chế đưa tôi lên một chiếc xe 7 chỗ, chở về đồn công an Chương Dương.

Khi đến đây họ đưa tôi vào 1 chiếc phòng nhỏ, người đầu tiên vào làm việc với tôi là bà Minh, bí danh Minh Dao. Cuộc thoại giữa tôi và MD khá ngắn.  Để tiếp chuyện bà MD đã chào hỏi tôi, và chủ động tranh luận với tôi.

Câu đầu tiên bà MD nói: mệt quá em ạ, cứ như thế này khổ bọn chị.

– Tôi: Chế độ cộng sản này sắp sụp đổ rồi, chị cũng không còn việc mà làm nữa đâu.

MD: Em cứ nói thế, chứ giả sử chế độ này sụp đổ thì ai lên thay?

– Tôi: Các chị cứ trả quyền lực cho nhân dân đi, để bầu cử tự do đi, dân sẽ tự bầu lên những người tài đức ra lãnh đạo đất nước.

MD: Chị chưa thấy ai có khả năng lãnh đạo thay thế.

– Tôi: Chị nhầm rồi, trong dân không thiếu người có tâm đức, chính trong đảng của chị cũng có người có tâm, nhưng số ít người này lại bị trù dập, bị cô lập.

MD: Em cứ đánh đồng chữ nhân dân, chị cũng là dân đây, em nhìn xem có bao nhiêu người ngoài kia họ vẫn sống tốt và đang phát triển.

– Tôi: Chị đừng nói dân sống tốt, nợ công vượt ngưỡng an toàn, lòng dân ai oán, ruộng đất bị cướp đoạt, biển miền Trung chết, đồng bằng Sông Cửu Long thì bị hạn hán, ngập mặn, kỳ bầu cử vừa qua cả triệu người không đi bầu cử là minh chứng rõ ràng nhất, đảng cộng sản này mà không có công an làm thanh kiếm bảo vệ chế độ thì sụp rồi, có thể lúc này dân chịu lùi, nhưng lòng dân đang như quả bom, có thể nổ bất cứ lúc nào.

Nói đến đây viên chỉ huy nháy MD ra ngoài trao đổi, lát sau MD vào chào ra về. Trước khi ra về, viên chỉ huy nói với ông Đỗ Tuấn Anh (TA), phó đội trưởng và Lê Duy An (DA) đội trưởng đội CS điều tra công an quận Hoàn Kiếm là kiểm tra kỹ tư trang, xem có dao lam ko, đừng để nó xây sát gì kẻo mệt lắm.

Lúc này hai viên an ninh TA và DA bắt đầu làm việc với tôi. Ông Tuấn Anh lập biên bản, ông Duy An cố vấn. Tôi không trả lời bất kỳ câu hỏi nào, biên bản họ tự ghi không có chữ ký của tôi. Sau đó ông Duy An tranh luận với tôi là, em đi đòi đất lại đi những việc khác làm gì. Tôi hỏi lại: việc khác là việc gì?

DA: Như vụ Nguyễn Viết Dũng đó, nó lập Đảng Cộng hòa mà lại ủng hộ là sao?

– Tôi: Tôi đi tham dự phiên tòa là vì Dũng cũng là nạn nhân như chúng tôi, Dũng đang ngồi ở quán nước thì các ông xông vào bắt. Mà tại sao các ông lại sợ hãi họ, các ông đừng nghĩ chỉ có đảng phái mới đe dọa quyền lực của các ông, các ông xem lòng dân kia kìa, ông tướng Tô Lâm của các ông đăng stt trên Facebook cả làng cả nước vào chửi đó. Các ông xem video của chị Trang Le đó, mỗi video có hàng nghìn lượt share, hàng triệu người xem là đủ biết lòng dân nhé. Việc các ông bắt mẹ tôi chỉ khiến cho bộ mặt của các ông càng thêm nhơ nhuốc với quốc tế thôi.

DA: Làm gì có quốc tế nào, Obama sang VN thì em biết.

– Tôi: Các ông nhầm rồi, Obama không phải là người duy nhất can thiệp nhân quyền VN nhé, đã có bang ở Hoa Kỳ ban luật cấm đảng cộng sản nhập tịch rồi đó, và nhiều cơ quan khác họ đang ban hành luật chế tài quan chức cộng sản vi phạm nhân quyền và tham nhũng.

Nói đến đây DA nghe điện, sau đó bảo Tuấn Anh dọn dẹp phòng để an ninh TP Hà Nội xuống. Khoảng 1h sau, một đội an ninh TP sộc vào phòng, đặt chân máy, lắp máy quay phim chuyên dụng, giống như quay phim, chụp chân dung tội phạm nguy hiểm, sử dụng vào mục đích đưa lên truyền hình để dẹp đường dư luận và đấu tố. Và đặt trước mặt tôi 1 chiếc micro. Cùng lúc DA đặt ra các câu hỏi, anh đi đâu sáng nay, chúng tôi phát hiện anh gây rối trật tự…

– Tôi: Tôi bất hợp tác với các ông, những kẻ bắt tôi về đây mới là hành vi phạm pháp, vi phạm nhân quyền.

DA: Mời anh ký vào biên bản xử phạt hành chính.

Tôi: Các ông đừng có mơ mà tôi ký vào cái biên bản phi pháp này nhé.

Lát sau nhóm an ninh TP cất máy quay, họ nói với nhau “như vậy là được rồi, chỉ cần nó thể hiên sự ngoan cố bất hợp tác”. Tiếp đó DA ra ngoài cùng với đội an ninh TP. và trở vào buông lời đe dọa. Tôi nói cho anh Phương biết nhé, anh đã chạm đến ngưỡng rồi đó, vào tù khổ lắm, không sướng đâu, tới đây tôi và anh nếu gặp nhau sẽ gặp với tư cách khác (ý nói là gặp với tư cách công an và phạm nhân).

– Tôi: Các ông có còng số 8, có nhà tù, còn tôi chỉ có cái mạng này, các ông muốn làm gì thì làm. Vì Quốc tế đang ủng hộ chúng tôi, nên chúng tôi đấu tranh theo phương pháp ôn hòa. Nhưng các ông đừng nghĩ chúng tôi đấu tranh ôn hòa là sợ các ông, mẹ tôi tuyệt thực đến mức nôn ra máu, bố tôi hai lần ôm xăng đó, sự căm phẫn đó xá gì mà không dám ôm bom cảm tử, nhiều người phụ nữ phải khỏa thân để giữ đất, có người tự thiêu… họ cũng dám ôm bom chết chung với các ông đấy. Đất nhà tôi đó, tôi đố các ông, tôi thách các ông dám ở trên đất nhà tôi, muốn ở phải giết được 5 thành viên trong gia đình tôi.

DA: im lặng.

Khoảng 5h họ thả tôi ra.

Khi vừa mở máy đã thấy bà con gọi điện cho tôi, tôi bảo họ về nghỉ sau một ngày vất vả, nhưng bà con nhất quyết phải nhìn thấy tôi thì mới chịu rời khỏi đồn công an HN.

Về đến đồn số 6 Quang Trung, rất đông bà con đang chờ tôi ở đó, lòng dân khí thế, và họ thể hiện sự lo lắng cho tôi. Tôi đã nói với bà con rằng, với sự đoàn kết và quyết tâm của bà con, chúng nó đã bắt mẹ tôi, và cho dù chúng có bắt thêm tôi thì chúng cũng không thể cướp được đất của bà con.

Sau khi thông báo tình hình cho bà con, chúng tôi tiếp tục biểu tình tại chỗ, hô vang các khẩu hiệu:

Đả đảo chế độ công an trị.
Đả đảo chế độ thối nát.
Đả đảo lũ hèn với giặc, ác với dân.

Xem thêm video biểu tình sau khi tôi về đến đồn công an Hà Nội số 6 Quang Trung:https://www.facebook.com/chubang.nguyen.1/videos/1739615372985401/

Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ khiêu khích ở Biển Đông

Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ khiêu khích ở Biển Đông

VOA

Tàu của cảnh sát biển Trung Quốc tiếp cận tàu ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Tàu của cảnh sát biển Trung Quốc tiếp cận tàu ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc chớ có tiến hành “thêm các hành động khiêu khích” sau khi một tòa quốc tế ra phán quyết về Biển Đông. Có nhiều dự báo tòa sẽ bác bỏ phần lớn các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hiện diễn ra gay gắt nhất giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines. Các bên khác cũng có tranh chấp gồm Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Colin Willett đã bày tỏ hoài nghi về lời tuyên bố của Trung Quốc rằng họ được hàng chục nước ủng hộ cho quan điểm của họ về vụ Philippines khiếu nại họ. Bà Willett cũng nói Washington sẽ giữ vững các cam kết về phòng vệ.

Bà nói Washington có “nhiều lựa chọn” để đáp trả bất cứ hành động nào của Trung Quốc trong khu vực có tầm quan trọng sống còn đến các lợi ích của Mỹ. Vào lúc dự kiến phán quyết sẽ được đưa ra trong vòng vài tuần nữa, bà Phó Trợ lý Ngoại trưởng nói Mỹ đang vận động các đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo có một mặt trận thống nhất.

Bà Willett nhắc lại quan điểm của Mỹ là phán quyết của tòa phải có tính ràng buộc pháp lý. Bà nói Washington hy vọng Trung Quốc sẽ xem phán quyết như “một cơ hội để tái khởi động những cuộc thảo luận nghiêm túc với các nước láng giềng”.

Cách thức Washington xử lý hệ quả của phán quyết được nhiều người xem là một thử thách về tính đáng tin cậy của Mỹ ở trong khu vực.

Các quan chức Mỹ cho đến nay vẫn cảnh báo Trung Quốc chớ có tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông như đã làm ở Đông Hải hồi năm 2013, cũng như chớ có tăng cường xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo.

Về sự kiện hồi tuần trước các nước trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á thể hiện sự không thống nhất, bà cho rằng điều đó không quá quan trọng. Sau cuộc họp cấp ngoại trưởng với Trung Quốc, ASEAN đã ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông rồi đột ngột rút lại. Việc này bị xem là do họ chịu áp lực từ Trung Quốc.

Một quan chức cao cấp của Mỹ nói các nước ASEAN đã “chịu một áp lực lớn” và nói rằng ở trong hậu trường Washington đang làm việc để giúp họ có quyết tâm vững chắc.

Theo Straits Times, DNA, The Wire.

Năm em gốc Việt trong 8 thủ khoa trung học Học Khu Garden Grove

Năm em gốc Việt trong 8 thủ khoa trung học Học Khu Garden Grove
Nguoi-viet.com
GARDEN GROVE, California (NV) – Học Khu Garden Grove vừa làm lễ tốt nghiệp cho học sinh tám trường trung học, với tám học sinh thủ khoa được đọc bài diễn văn ra trường trước bạn học, trong những ngày qua.

Nhân dịp này, nhật báo Người Việt xin giới thiệu chân dung tám thủ khoa này, trong đó có năm học sinh gốc Việt.


Tám thủ khoa các trường trung học trong Học Khu Garden Grove, từ trái, Lisa Bang, Kelly Trần, Amber Yardley, James Thiệu, Cindy Bích Châu Trần, Jo Ann Cho, Cindy Ngô, và Zaira Bernal. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Lisa Bang, Bolsa Grande High School

Sẽ theo học đại học UCLA và muốn theo đuổi một sự nghiệp có tác động tích cực đối với xã hội. Trong khi cô chưa quyết định một con đường sự nghiệp nào, cô thích y khoa, sư phạm, và ngành kỹ sư. Lisa là chủ tịch National Honor Society, phó chủ tịch California Scholarship Federation, và chủ bút cho cuốn kỷ yếu. Cô nhận được các giải thưởng như Principal Honor Roll; bằng tốt nghiệp trường Việt ngữ; AP Scholar; và nhiều giải thưởng khác. Lisa Bang hiện là cư dân Garden Grove.

Kelly Trần, Garden Grove High School

Từng đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo trong trường, bao gồm chủ tịch National Honor Society, Junior Classical League, và câu lạc bộ môi trường; thư ký Ambassador Club; thành viên California Scholarship Foundation và đội bơi lội trung học Garden Grove. Thành tích của cô rất nhiều, trong đó có Principal’s Honor Roll; Summa Cum Laude cho các kỳ thi tiếng Latin toàn quốc; đạt điểm tối đa kỳ thi tiếng Latin toàn quốc; giải thưởng National Honor Society Service Award và Outstanding Acchievement Award; cùng nhiều giải thưởng khác. Trong khi cô định chọn theo khoa kinh doanh kinh tế, mục tiêu của cô là theo đuổi niềm đam mê để thành công và báo hiếu cho cha mẹ. Cô hiện là cư dân Garden Grove.

Amber Yardley, Hare Continuation High School

Amber từng có tên trên bảng danh dự của hiệu trưởng trong bốn tam cá nguyệt, là sinh viên xuất sắc Tháng Mười, được chứng chỉ khen thưởng đặc biệt của Quốc Hội Mỹ, và học bổng Muzet H. Hall Foster Youth – Holy Helping Hands. Khi học trung học, cô là thủ quỹ năm đầu và phục vụ như là một nhân viên nhân viên nhà bếp.

James Thiệu, La Quinta High School

Ðược học bổng toàn phần tại đại học Stanford University và chọn ngành kỹ sư điện, James rất quan tâm trong việc giúp đỡ để thúc đẩy xã hội hướng tới một tương lai bền vững hơn bằng cách mạng cơ sở giao thông hạ tầng, đặt nền móng cho sự đổi mới kinh tế. Những thành tựu của James bao gồm: AP Scholar hạng danh dự; giải chung kết National Merit; 21 huy chương Decathlon; Lóp 10 và 11 Vocal Ensemble; giải thưởng khoa toán cao cấp. James đội trưởng của Academic Decathlon và Debate Club, cũng như thủ quỹ cho Vocal Ensemble, và là thành viên của National Honor Society, California Scholarship Federation, và đội bơi lội. James Thiệu là cư dân Westminster.

Cindy Bích Châu Trần, Los Amigos High School

Cindy được nhận vào đại học Georgetown University, Washington, DC, và sẽ học ngành khoa học chính trị. Mục đích cuối cùng của cô là tạo ra các thay đổi tích cực cho thế giới. Tại trường Los Amigos, cô là thủ quân đội bóng chuyền, chủ tịch hội National Honor Society, và là thư ký Girls’ League. Cô từng được vinh danh là Lực Sĩ Xuất Sắc Nhất Trong Tháng và đoạt danh hiệu Francisco Ayala Scholar, được học bổng GGEA, và mở một cuộc vận động trên mạng xã hội để đánh động mọi người chú ý đến cuộc khủng hoảng liên quan đến người tị nạn Syria. Cô Cindy hiện là cư dân Santa Ana.

Jo Ann Cho, Pacifica High School

Ðược nhận vào đại học UC Berkeley và sẽ học ngành khoa học dinh dưỡng, sinh lý học, và sinh vật học. Tại trường Pacifica, Jo Ann Cho là thành viên hội National Honor Society, phó chủ tịch California Scholarship Federation, và thư ký kiêm thủ quỹ của UNICEF. Cô từng được các giải thưởng AP Scholar with Distinction; A.C.E. Award về khoa học xã hội và ngôn ngữ; cùng nhiều giải thưởng khác. Mục tiêu của cô là luôn sống tích cực và đầy yêu thương. Cô hiện đang sống tại Garden Grove.

Cindy Ngô, Rancho Alamitos High School

Cô Cindy Ngô sẽ học ngành tâm sinh lý học tại đại học UCLA, và sau đó dự định vào trường y khoa, để trở thành một bác sĩ về tâm thần, chuyên trị các trường hợp tâm thần rối loạn. Tại trường Rancho Alamitos, cô tham gia nhiều hoạt động qua các vai trò thủ quỹ và chủ tịch California Scholarship Federation, thủ quỹ Student League, thành viên National Honor Society, và nhiều tổ chức khác. Cô cũng nhận được nhiều giải thưởng của các khoa toán, Anh Văn, trong trường, và từng là Cầu Thủ Quần Vợt Xuất Sắc Nhất của trường. Cô Cindy Ngô là cư dân Garden Grove.

Zaira Bernal, Santiago High School

Zaira dự trù học khoa học chính trị tại đại học UCLA, rồi vào trường luật, và muốn trở thành một luật sư về dân quyền. Cô là học sinh trong nhóm Honor Roll, Scholar of the Quarter, AP Scholar with Distinction, Frederick Douglass, và từng được các giải thưởng Susan B. Anthony Award, Laura Schwalm Scholarship, và Outstanding Senior in Choir. Tại trường Santiago, Zaira là chủ tịch Academic Decathlon, và là thành viên của nhiều tổ chức khác. Cô cũng tham gia dàn đồng ca của trường, và hiện sống tại Santa Ana. (L.N., Ð.D.)

 

Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ

  Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ

 S.T.T.D Tưởng năng Tiến –

tuongnangtien's picture

tuongnangtien

Cũng như nhiều nơi khác ở Á Châu, vào mùa này, Cambodia … thường có những trận mưa xối xả. Tuy thế, mức độ cũng như tần suất lụt lội ở Phnom Penh chắc cũng chỉ có thể xếếp vào hàng thứ ba của Đông Nam Á mà thôi.

Hạng nhất và nhì vẫn phải nhường (đứt) cho Sài Gòn hay Hà Nội. Người dân Nam Vang chưa bao giờ được hưởng cái niềm vui hồn nhiên và chan hoà (bắt cá ngay trước cửa nhà) như ở “thủ đô mến yêu của ta.”

Bù lại sự “thua kém” này, Phnom Penh – theo nhận xét của nhiều người – là nơi có đông xe Lexus nhất trên thế giới.  Và toàn là xe thứ dữ – LX, RX, NX, GX … – ngó rất bề thế – chớ không phải compact (gọn gàng) như loại LS làng nhàng đâu.

Một góc Phnom Penh. Ảnh tư liệu: Hà Trung Liêm

Ngay trung tâm thủ đô của xứ Chùa Tháp (nơi mà đường xá tương đối rộng rãi) thì hình ảnh những chiếc Lexus láng bóng – trên những con phố bầy hầy – trông chỉ hơi chương chướng thôi, chứ không gây phiền hà cho ai cả. Nhưng ở ngoại ô, vào giờ cao điểm, chỉ cần hai cái Lexus (dềnh dàng) đi trái chiều nhau cũng đủ khiến cho vô số xe tuk tuk, gắn máy, ba gác, xe đạp, và khách bộ hành bị ùn tắc phía sau.

Phần lớn giới trí thức ở Cambodia đều đã bị đập đầu, và chết thảm, trong thời gian vài năm mà Khmer Đỏ nắm quyến. Đất nước này hồi sinh chưa được bao lâu. Thời gian chưa đủ để có thể tái tạo được một tầng lớp trung lưu nền nã.

Đa số người dân vẫn sống ở thôn quê, với lợi tức trung bình không hơn 100 Mỹ Kim hàng tháng. Lớp thị dân, phấn lớn thuộc thành phấn lao động, với thu nhập tuy khá hơn chút đỉnh nhưng phải chi phí đắt đỏ hơn nhiều.

Chủ nhân của những chiếc Lexux ở Phnom Penh thường  là giới quan chức, thương gia, đại gia … – thành phần có đặc quyền về kinh tế hay chính trị, hoặc cả hai. Họ có tiền, tất nhiên, nhưng thiếu văn hóa và thiếu sự đồng cảm với những người dân cùng khổ.

Cambodia – vì thế – là xứ sở của đường hẹp, xe to, và những  chủ nhân ông có cái đầu (cùng tấm lòng) rất nhỏ. Họ nghênh ngang lái những chiếc xe sang trên những con đường nắng bụi mịt mù, hay lếnh bếnh rác rưới (giữa mưa) trong một đất nước mà nhiều đứa bé vẫn còn thiếu ăn và thất học.

Cách thể hiện đẳng cấp (bằng xe) của giới quan chức hay đại gia ở Cambodia, tuy thế, chưa gây ra điều tiếng ì sèo gì – như ở Việt Nam. Tuần qua, báo Vnexpress đi tin:

Tổng bí thư yêu cầu kiểm tra việc Phó chủ tịch Hậu Giang sử dụng xe Lexus…

Ông Trần Công Chánh – Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang – cho biết đã nhận được công văn chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc kiểm tra Phó chủ tịch tỉnh Trịnh Xuân Thanh sử dụng xe tư nhân gắn biển xanh.

“Ủy ban kiểm tra Trung ương đang vào làm việc. Địa phương sẽ phối hợp tốt các đoàn công tác trung ương để thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng bí thư. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ cung cấp cho báo chí”, ông Chánh nói.

Về quá trình công tác của ông Thanh hơn một năm qua tại tỉnh Hậu Giang, ông Chánh cho biết: “Chưa phát hiện anh ấy có gì xấu. Hiện nay, anh em tập thể UBND tỉnh phối hợp điều hành tốt công việc, dù tình hình chung của tỉnh còn nhiều khó khăn”.

Theo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh được cử tri bầu với số phiếu cao (75,28%), là một trong những người đứng đầu danh sách 6 đại biểu trúng cử ở địa phương.

Thời gian qua, chiếc Lexus LX570 trị giá hơn 5 tỷ đồng, đeo biển số xanh 95A-0699, chở ông Thanh chạy trên đường phố miền Tây gây nhiều chú ý do giá trị ôtô vượt tiêu chuẩn Nhà nước bố trí cho cán bộ cấp tỉnh.

Ông Trịnh Xuân Thanh (trái). Ảnh: bizlive

Ông Thanh cho biết, ôtô này do ông mượn của người bạn, biển kiểm soát 29A-79093. Một năm trước khi được phân công về Hậu Giang làm Phó chủ tịch nhiệm kỳ 2011-2016, ông đã mang từ Hà Nội vào sử dụng.

Sau đó, ông Thanh nói chủ xe là Nguyễn Đặng Toàn, em bà con bên vợ. Khi biết anh rể vào miền Tây công tác, Toàn đã cho ông Thanh mượn xe để đi lại nhằm tiết kiệm cho ngân sách của Hậu Giang trong việc mua xe công phục vụ Phó chủ tịch tỉnh. Đồng thời, chủ nhân xe Lexus LX570 cũng vào Hậu Giang làm tài xế cho ông Thanh.

Lời “giải bầy” của ông Trịnh Xuân Thanh làm cho độc giả giả của Vnexpress được một phen vui cười thoả thích:

Duc Le – Câu chuyện hài hước nhất năm. Ông Toàn em họ bên vợ cho mượn xe để ông có phương tiện đi lại, vừa tiết kiệm được ngân sách của tỉnh. Thật là vĩ đại.

HT7 – Huyền thoại một đại gia mua xe 5 tỷ chỉ để cho anh rể mượn. Vẫn chưa yên tâm, anh còn từ bỏ sự nghiệp ở Hà Nội vào miền Tây làm lái xe đưa đón người thân. Thật là một nghĩa cử cao đẹp. Khóc mất.

Minh Nguyễn Đăng – Ban đầu nói xe mượn của bạn, giờ là của em họ bên vợ. Kể ra ông Toàn này có lòng tốt vô biên. Cho mượn xe vì sợ tốn kinh phí của tỉnh phải mua xe công để cấp cho ông Thanh sử dụng. Trong khi ông Toàn ở tận ngoài bắc.

Vtuyen – Có hơn 5 tỷ mua Lexus LX570 mà đi làm tài xế, cũng hơi khó tin

muaban76000 – Mà tài xế lương có 2 3 triệu / tháng mới đau đấy chứ…đây có thể chuyện lạ nhất 2016.haha…

Riêng giới blogger thì có vẻ xét nét hơn chút xíu .

Huỳnh Ngọc Chênh:

Việc lập 7 đoàn thanh tra cao cấp mới đây của TBT cũng chỉ là một kiểu trang điểm cho nhiệm kỳ mới của TBT. Số phận của 7 đoàn này cũng sẽ như số phận của 7 đoàn thanh tra mà ông Trọng thành lập trước kia: Ông chủ (là người dân) cũng sẽ không được biết đầy tớ của mình thanh cha thanh mẹ được cái gì!  

Phạm Hùng Vỹ: Muốn thăng quan thì phải trong hệ thống, phải thuộc qui hoạch tức phải có nhiều đạn, rồi phải được ban tổ chức trung ương chấp nhận… vậy, ông tổng bí thư yêu cầu làm rõ cái gì? Khi ban tổ chức, ban kiểm tra, ban tuyên giáo đều là cánh tay mặt của ông? Thôi đừng diễn nữa ông tổng.

Bùi Thanh Hiếu:

Và trong cuộc truy kích, thanh trừng toàn diện nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng không dại gì mà bỏ qua bất cứ kẻ nào liên quan đến Dũng. Ngay cả những kẻ vô tội như Đỗ Bá Tỵ, Nguyễn Thiện Nhân còn bị hất đi vào những chỗ ngồi không, thì một kẻ có tội như Trinh Xuân Thanh lẽ nào Nguyễn Phú Trọng bỏ qua…

Qua những sự việc lên quan đến các cá nhân trên, cho thấy sự thù hận của Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng cực kỳ khủng khiếp. Sự thù hận này ám ảnh Nguyễn Phú Trọng đến mức suốt cả nhiệm kỳ trước lẫn nhiệm kỳ này, Trọng chỉ nhăm nhăn thực hiện những biện pháp để triệt hạ Dũng bằng được. Đến mức khi Dũng đã thất thế về hưu, im lặng và tỏ vẻ vô hại như Dũng đi chùa, đi bộ tới nơi bầu cử…Trọng vẫn quyết không tha.

Nguyễn Hồn Việt:

Vụ cá chết, biển chết ảnh hưởng tới cuộc mưu sinh của hàng chục triệu người dân ven biển thì chẳng thấy tổng Trọng lên tiếng lấy một câu… Ấy vậy mà vụ cái xe biển xanh bé tí thì ngài lại nhanh nhảu tới mức, hôm trước báo đăng thì hôm sau:“Ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư nêu “đây là việc cần làm ngay…”

Cứ theo như lời của những bloggers thượng dẫn thì thì ông Nguyễn Phú Trọng là một người giả dối, nhỏ nhen, hay là kẻ (vụ nhỏ bỏ lớn) thiếu suy xét!

Sao mà khó dữ vậy, mấy cha?

Ông Trọng chả qua – và chả may – có cái đầu hơi nhỏ nên không thể giải quyết chuyện lớn (và nhậy cảm vì có “liên quan đến yếu tố nước ngoài”) như chuyện “mưu sinh của hàng chục triệu người dân ven biển.” Còn trong khả năng của mình, ông đã chỉ đạo phải làm ngay “vụ cái xe biển xanh bé tí” đấy thôi.

Thế mới thấy là Việt Nam cũng giống y chang như nước bạn láng giềng, cũng là một quốc gia mà đường hẹp, xe to, với những chủ nhân ông có cái đầu (cùng tấm lòng) rất nhỏ.

Thủ tướng Campuchia đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị công an bắt

Thủ tướng Campuchia đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị công an bắt

Blogger Tô Hải bình luận trên Facebook: Chỉ một chuyện này đủ thấy: Cam hơn Việt ở đây chứ ở mô nữa. Thử hỏi ở VN, có chú bộ trưởng, thứ trưởng nào (chứ chưa nói đến “đại vương” hay các “tể tướng triều đình” có anh nào dám… đi xe máy và bị phạt mà không cách chức giám đốc công an vì tội “phạm thượng” không?

____

TTT/ Soha

Đức Huy

23-6-2016

Thủ tướng Campuchia Hun Sen lái xe máy không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: Khmer Times

Tờ Khmer Times hôm nay (23/6) đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bị công an bắt và phải nộp phạt vì lỗi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Cụ thể, trong chuyến thăm tuần trước tới tỉnh Koh Kong, tây nam Campuchia, ông Hun Sen đã bị cảnh sát giao thông tỉnh này bắt dừng xe và nộp phạt, vì lỗi lái xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Biên bản xử phạt được một viên cảnh sát có tên Sun Nem ghi lại, theo đó, vào ngày 18/6, “một người lái xe máy tên Hun Sen đã phạm vào luật 6, bộ luật giao thông đường bộ Campuchia, và phải nộp phạt 15.000 riel (khoảng 80.000 VNĐ)”.

Viên cảnh sát này cũng đề nghị Thủ tướng Campuchia mang biên bản tới Phnom Penh nộp phạt.

Ông Hun Sen sau đó đã công khai xin lỗi công chúng vì lỗi này. Trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Campuchia cho biết ông chấp nhận hình phạt, đồng thời khẳng định sẽ nộp phạt cho mình cũng như ông Sen Dy, người ngồi sau và cũng là chủ của chiếc xe máy hôm đó.

Thủ tướng Campuchia nói thêm, quyền miễn tố áp dụng đối với các nhà lập pháp Campuchia cũng không thể “cứu” ông khỏi việc bị xử phạt vi phạm luật giao thông.

H1Biên bản xử phạt lỗi vi phạm giao thông của Hun Sen. Ảnh: Khmer Times

_____

TinnhanhVN

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói gì sau khi bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm?

24-6-2016

Hồi tuần trước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bị cảnh sát giao thông thổi phạt vì không đội mũ bảo hiểm khi đang “vi vu” trên chiếc xe máy ở phía Tây Nam tỉnh Koh Kong. Ông Hun Sen cũng đã thừa nhận bị phạt trên trang Facebook cá nhân.

Trên tờ giấy phạt đề ngày 18/6, cảnh sát giao thông Sun Nem ở huyện Sre Ambel, tỉnh Koh Kong cho biết một người lái xe gắn máy tên Hun Sen đã bị phạt 15.00 riel (tiền Campuchia) do vi phạm Điều 6 Luật giao thông nước này.

“Xin vui lòng đến nộp phạt tại Phnom Penh” – cảnh sát giao thông nói.

Thủ tướng Hun Sen viết trên trang Facebook của mình vào chiều 22/6 rằng rằng ông chấp nhận nộp phạt và sẽ trả luôn tiền phạt thay cho chủ chiếc xe máy. Thủ tướng Hun Sen cũng công khai xin lỗi người dân vì đã phạm luật.

“Tôi đã xin lỗi công khai nhưng cảnh sát giao thông vẫn phạt vì tôi làm sai” – ông cho biết. Ông Hun Sen nói thêm rằng bất kỳ nhà lập pháp nào hay thậm chí là Thủ tướng Campuchia vẫn bị phạt như thường nếu vi phạm luật giao thông.

“Tôi đánh giá cao công an huyện Srê Ampel tỉnh Koh Kong đã không phân biệt đối xử và không sợ người quyền lực dù có là Thủ tướng” – ông Hun Sen nói.

Hôm 18/6, Thủ tướng Hun Sen đến tỉnh Koh Kong và bất ngờ hỏi thăm một bác xe ôm ven đường. Sau đó, Thủ tướng Hun Sen cùng người chạy xe ôm nói trên đã cùng cưỡi xe máy khoảng 250m mà không đội mũ bảo hiểm.

Thế Dương (theo Free Malaysia Today)

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận giải thưởng nhân quyền Gwangju

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận giải thưởng nhân quyền Gwangju

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ
2016-06-24

 

NguyenDanQue-1000.jpgBác sĩ NGuyễn dan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam

Photo courtesy of vietnamhumanrightsdefenders.net

Giải thưởng nhân quyền Gwangju năm nay được trao cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam do hoạt động kiên trì vì nền dân chủ tại Việt Nam suốt mấy chục năm qua.

Chính quyền Hà Nội lên tiếng yêu cầu phía Hàn Quốc rút lại giải thưởng; tuy nhiên ban tổ chức giải thưởng Gwangju vào ngày 18 tháng 5 vừa qua vẫn trao giải cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ông cho Gia Minh của đài Á Châu Tự Do biết:

Ngày 18 tháng 5 giải thưởng đã được trao với sự vắng mặt của tôi, nghĩa là chiếc ghế để trống. Tôi có gửi sang một video phát biểu về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng gửi cho họ một số hình ảnh về hoạt động đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Gia Minh: Nhiều người cùng chí hướng với bác sĩ rất hoan nghênh điều đó và ông thấy giải thưởng có sức mạnh động viên như thế nào đối với những người tham gia đấu tranh tại Việt Nam?

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Tôi thấy nó có sức động viên mạnh. Trong cuộc tranh đấu cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam, nhiều người thấy rằng hiện nay lực lượng các người trẻ rất giỏi Internet, ứng phó như một lực lượng phản ứng nhanh đang tham gia rất đông mặc dầu sự đàn áp là ghê gớm.

Tinh thần 18 tháng 5 ở Gwangju thì quí vị đã biết: một tinh thần rất bốc lửa chiến đấu và mặc dù bị chính quyền Chun Doo-hwann đàn áp rất mạnh nhưng tình thần đó đã hướng dẫn cho nước Đại Hàn đi đến thịnh vượng như ngày hôm nay. Tôi thấy tinh thần đó đang khích lệ anh em trẻ rất nhiều tại Việt Nam. Đó là một dấu ấn.

Một điều nữa là trong tất cả các giải mà tôi được trước đây, chỉ có một giải này là là tôi nhận được khi tôi ở ngoài nhà tù, còn tất cả những giải khác đều trong nhà tù. Đặc biệt nữa giải này là lần đầu tiên do các anh em hoạt động ở trong nước đề cử, mà cụ thể cụ thể là Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đề cử; còn tất cả những giải khác đều do Tây Phương đề cử.

Giải thường này có tầm vóc Á châu, tầm vóc Đông Nam Á thôi; nhưng đó là giải mà tôi yêu thích vì những đặc điểm mà tôi vừa nói.

Còn đối với phong trào thì tôi thấy nó có sức động viên mạnh mẽ ở thời điểm sôi động này.

Vai trò của giới trẻ

Gia Minh: Như bác sĩ nói hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có tinh thần dấn thân, họ có tiếp xúc với bác sĩ và khi tiếp xúc như thế ông truyền đạt những kinh nghiệm gì cho họ?

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Rất nhiều anh em đến thăm tôi không phải bây giờ mà từ trước, mặc dù khi tôi ra khỏi tù tôi bị quản thúc tại gia rất mạnh mẽ.

Tôi ủng hộ tất cả các phong trào của sinh viên, của giới trẻ, của các giáo sư đại học. Nói chung giới trẻ giỏi Internet phải là động lực, lực lượng phản ứng nhanh để đưa đến một thay đổi quyết định vào một thời điểm sắp tới.
– Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Tổng quát tôi có thể nói đối với những anh em trẻ viết blog thì tôi khuyến cáo nên tiến đến thành lập một mạng lưới của những người viết blog. Thế rồi Hội Phụ nữ Việt Nam đến thăm tôi, dân oan… đông lắm.

Thế thì khi một hướng đi ngày càng rõ nét mà tôi nghĩ nó đang rõ nét cho đường lối mới ra đời, thì tất cả mọi người dân, tất cả giới trẻ trong đó có các xã hội dân sự, trong đó có công đoàn độc lập.

Đường lối mới đó đánh thẳng vào khả năng tham mưu của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ đưa đến thay đổi dứt khoát tại Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Những bạn trẻ tôi có khuyến cáo hai điểm: điểm thứ nhất là phải bỏ hẳn tinh thần ‘trọng nam, khinh nữ’. thứ hai tôi nói với các chị em rằng phụ nữ chiếm trên 50% dân số thế giới; đương nhiên các hoạt động của họ trong xã hội, trong kinh tế, trong chính quyền, trong xã hội dân sự… thì dần dần chúng ta phải tiến đến con số tương đương chứ không thể nào như hiện tại được.

Tôi nói phải tham gia vào cuộc đấu tranh dân chủ ngay từ thời điểm bắt đầu này; ít nữa khi một chính quyền mới ra đời thì vai trò của phụ nữ sẽ rất mạnh.

Đối với các anh em tù nhân lương tâm thì từ trong tù cho đến khi ra ngoài tôi cũng khuyến cáo các anh em tù nhân phải ngồi lại với nhau, họp lại mặc dù thuộc các tổ chức khác nhau. Khi anh em ra (tù) thì phải có một hội và ngày hôm nay đã có hội đó – Hội Cựu Tù nhân Lương tâm ra đời năm 2014.

Hiện bây giờ trong tình hình rất sôi động này, các anh em sinh viên họ đang phản ứng trong các đại học, không chịu các luật lệ của chính quyền, không chịu sự đàn áp của những cán bộ giáo dục. Hiện họ tiếp xúc với tôi và yêu cầu ủng hộ việc thành lập (dù hiện nay tên chưa có) tổng hội sinh viên hay hình thức liên đoàn sinh viên tại khắp các tỉnh trên toàn quốc, thì tôi đồng ý khuyến khích thành lập. Tôi ủng hộ ý kiến đó để cho anh em làm. Nói chung các anh em trẻ muốn có một nền giáo dục nhân bản hơn, đàng hoàng hơn chứ không thể nào như thế này được nữa.

Nay có một số giáo viên, một số giáo sư đại học đang tại chức có tiếp xúc với tôi cũng không chịu chuyện đó nữa.

Tôi ủng hộ tất cả các phong trào của sinh viên, của giới trẻ, của các giáo sư đại học. Nói chung giới trẻ giỏi Internet phải là động lực, lực lượng phản ứng nhanh để đưa đến một thay đổi quyết định vào một thời điểm sắp tới.

Gia Minh: Có ý kiến nói hiện có nhiều xã hội dân sự hình thành nhưng không thống nhất, không đoàn kết được với nhau; ông là người hoạt động lâu năm và tiếp xúc nhiều thì thấy nhận định đó thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Vấn đề như thế này: đây là cuộc chiến đấu xuất phát do phản ứng của người dân.

Tôi  nói rõ thế này: sau năm 1975 nhân dân hai miền Nam Bắc hòa làm một hình thành một cuộc chiến đấu mới chứ không phải cuộc chiến đấu cũ quốc- cộng nữa đâu; đánh thẳng vào bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, đánh thẳng vào khả năng tham mưu từ sức mạnh quần chúng từ dưới lên… đối với đảng cộng sản Việt Nam về đường lối, về những sai lầm kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa Mác- Lê nin.

Đây là một cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, cài răng lược, không còn chiến tuyến cũ nữa và bất bạo động. Thế thì một thời gian dài, rất dài mấy chục năm rất gian khổ, bị đàn áp. Nay các xã hội dân sự ra đời được rồi, cứ để ra đời đi, cùng một mục đích, cùng một mục tiêu tranh đấu cho quyền lợi tập thể của mình, rồi tình hình sẽ còn biến nữa.

Vị bác sĩ Nhật bỏ việc lương cao, đi khắp Việt Nam chữa mắt miễn phí cho người nghèo

Vị bác sĩ Nhật bỏ việc lương cao, đi khắp Việt Nam chữa mắt miễn phí cho người nghèo

“Chính bố tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn sống vì mọi người…”

BAC SI CHUA BINH NGUOI NGHEO

Năm nay đã 52 tuổi, nhưng bác sỹ Hattori vẫn miệt mài cho những mục đích thiện nguyện của mình tại Việt Nam.

8h sáng một buổi sáng mùa hè nắng gắt tháng 6 tại Hà Nội, một chuyến xe hàng nhét chật những thuốc men và thiết bị y tế đậu lại trước văn phòng của một tổ chức thiện nguyện ở Hà Nội. Rồi từ đây, các thiết bị y tế và thuốc men sẽ đi cùng bác sỹ Tadashi Hattori đến nhiều miền quê rất nghèo của Việt Nam.

Hôm nay đoàn đi đến huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, một vùng quê nghèo nơi phần lớn người dân sống bằng nghề nông. Thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 500 USD/người/năm, chỉ bằng 1/4 so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Tại đây, có rất nhiều người dân không có điều kiện chữa mắt và phải chấp nhận bị mù lòa.

Bệnh viện Đa khoa Đông Triều hiện nay chỉ có 5 bác sỹ nhãn khoa và trang thiết bị y tế còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, vậy cũng đã là tốt hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác chẳng có bác sỹ hay phòng khám nào.

Hơn 10 năm qua, bác sỹ người Nhật Tadashi Hattori đã trở thành một cái tên rất quen thuộc với bệnh nhân nơi đây bởi ông đã về khu vực này phẫu thuật mắt miễn phí nhiều lần. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, bác sỹ đã phẫu thuật cho 123 người trong huyện.

Nắng nóng hay thời tiết giá lạnh, bất kỳ biến động thiên nhiên bất thường nào cũng không thể ngăn được nỗ lực của bác sỹ Tadashi Hattori người Nhật trong việc đi lại và phẫu thuật cho các bệnh nhân có vấn đề về mắt tại Việt Nam.

BS TADASHI HATTORI

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ Tadashi Hattori khám chỉ định trước khi phẫu thuật. (Ảnh: Internet)

Suốt mười mấy năm qua, tổng số bệnh nhân nghèo Việt Nam được ông phẫu thuật miễn phí đã lên hơn 15 nghìn. Giá trị các thiết bị y tế dùng cho phẫu thuật rất cao. Giá trị của thủy tinh thể và các vật tư trị liệu đi kèm của mỗi lần chữa bệnh cũng lên đến cả trăm triệu đồng, tất cả đều có được nhờ nguồn đóng góp thiện nguyện của người Nhật dưới sự kêu gọi của bác sỹ Tadashi Hattori và những người bạn của ông.

12 năm trước đây, bác sỹ nhãn khoa Tadashi Hattori đã từ bỏ công việc có mức lương đáng mơ ước tại Nhật để sang Việt Nam giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo.

Khi được hỏi tại sao ông lại làm như vậy, ông trả lời: “Chính bố tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn sống vì mọi người.

Sau này, một người thầy đã dậy tôi rằng: “Hãy luôn đối xử với bệnh nhân như cha mẹ của mình”.”

Chính bố của bác sỹ Hattori đã chết vì sự tắc trách của bác sỹ điều trị bệnh, vì vậy ông đã quyết định học ngành y để cứu người.

Từ năm 2002, bác sỹ Hattori đã phẫu thuật miễn phí cho hàng nghìn bệnh nhân, đồng thời ông cũng đào tạo tay nghề cho nhiều bác sỹ khác. Bác sỹ Hattori tốt nghiệp ngành Y khoa tại đại học Kyoto, một trong 8 trường đại học uy tín nhất tại Nhật. Sau đó ông làm việc tại nhiều bệnh viện ở Nhật. Gần nhất ông công tác tại viện Hamamatsu, tỉnh Shizuoka.

Cuộc đời ông bắt đầu thay đổi khi trong một buổi hội thảo khoa học vào năm 2001, ông gặp một bác sỹ người Việt Nam. Người này đã hối thúc ông sang thăm Việt Nam. Ông kể lại: “Người bác sỹ ấy nói với tôi rằng ở Việt Nam có rất nhiều người quá nghèo nên không có tiền chữa bệnh, chính vì vậy họ phải chịu cảnh mù lòa, có khi mới chỉ ở độ tuổi trung niên.”

Sau khi nghe câu chuyện đó, ông đã về nhà suy nghĩ đến nửa năm, cuối cùng ông quyết định sang Việt Nam đi mổ mắt miễn phí. Khi trình bày ý định này với giám đốc bệnh viện, ông bị yêu cầu phải xin nghỉ việc nếu muốn sang Việt Nam dài hạn. Bác sỹ Hattori đã chấp nhận nghỉ việc để sang Việt Nam để đi theo tiếng gọi của lương tâm, đạo đức.

Chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam của ông kéo dài 1 tháng, ông ghi chép lại tất cả những gì liên quan đến thực trạng bệnh nhân mắt có hoàn cảnh quá nghèo không có tiền chữa trị tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Sau đó, ông quay lại Nhật và kêu gọi các công ty y tế tài trợ, nhưng khi mà ông không làm tại một bệnh viện nào nữa, chẳng ai tài trợ cho ông xu nào. Ông nộp đơn xin hỗ trợ lên chính phủ Nhật nhưng cũng bị từ chối, đại diện của văn phòng chính phủ cho biết họ chỉ giúp đỡ các tổ chức NGO.

Cuối cùng, ông quyết định dùng tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để mua thiết bị mang sang Việt Nam mổ miễn phí. Ở Nhật, nghề bác sỹ là nghề hái ra tiền, chỉ cần chăm chỉ làm ăn dù không quá danh tiếng cũng đã đủ có cuộc sống sung túc giàu có. Tuy nhiên, vợ ông lại không có cái “may mắn” đó vì những mục tiêu thiện nguyện của chồng.

Khi ông hỏi về việc muốn dùng tiền tiết kiệm dưỡng già của hai vợ chồng để mua thiết bị phẫu thuật cho người nghèo Việt Nam, vợ ông đã tức giận đến nỗi không nói nên lời. Hai vợ chồng ông không nói chuyện với nhau 3 ngày. Cuối cùng, bà ấy đã đồng ý. Bà thậm chí còn ủng hộ ông trong những chương trình thiện nguyện ở Việt Nam sau này.

Nguồn cafebiz

Sáu người Việt ăn trộm dưa ở Nhật bị bắt

Sáu người Việt ăn trộm dưa ở Nhật bị bắt

Nguoi-viet.com

 

HÀ NỘI (NV) – Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 6 người Việt Nam sau khi nhóm này bị phát hiện ăn trộm 112 quả dưa lưới chưa chín trong một trang trại ở tỉnh Chiba.

Tang vật 112 quả dưa lưới Takami trong vụ trộm. (Hình: Tuổi Trẻ)

Truyền thông Việt Nam ngày 22 tháng 6 dẫn tin từ nhật báo Asashi Shimbun cho biết, ngày 19 tháng 6 cảnh sát quận Asashi, tỉnh Chiba, Nhật Bản đã bắt được 6 ông Việt Nam khi nhóm người này đang chuyển 112 trái dưa lưới, đặc sản chỉ có ở thành phố Asashi vừa trộm được để mang đi tiêu thụ.

Theo tin báo Tuổi Trẻ, khoảng 2 giờ 30 sáng (giờ Nhật Bản) cùng ngày, nhóm 6 người trên đã đột nhập vào một trang trại chuyên trồng dưa lưới thương hiệu Takami trên bán đảo Boso, tỉnh Chiba lấy đi 112 trái dưa lưới mà không biết rằng nó vẫn chưa chín.

Năm người đã thừa nhận tội trộm cắp nhưng đưa ra lý do “chỉ vì muốn ăn thử cho biết.” Người còn lại, được cho là sống tại Yotsukaido, tỉnh Chiba phủ nhận có liên quan tới vụ trộm. Tổng giá trị số dưa bị trộm là 67,000 yen (khoảng gần $700).

Đại diện Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Nhật Bản cho biết, mùa thu hoạch dưa lưới Takami thường rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Tuy nhiên, những trái dưa trong vụ trộm vừa rồi còn quá xanh để có thể ăn như lời những người này nói.

Những câu chuyện về người Việt Nam ăn cắp ở Nhật Bản có xu hướng gia tăng. Theo báo điện tử VietNamNet, cơ quan cảnh sát Nhật Bản hồi tháng 5 năm 2015 đã công bố, tình hình bắt giữ tội phạm nước ngoài trong năm 2014, trong đó liên quan đến người Việt Nam là 2,488 vụ, tăng 61.6% so với năm 2013. Tính ra, trung bình mỗi ngày xảy ra 8 vụ ăn trộm dính đến người Việt Nam. (Tr.N)

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-06-23

RFA

Untitled-1.jpg

Buổi điều trần về sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam tại Hạ viện Mỹ dưới sự chủ trì của dân biểu Christopher Smith chiều 22/6/2016.

RFA photo

03:19/05:55

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

“Tổng Thống Obama Đến Việt Nam: Lỡ Một Cơ Hội Thúc Đẩy Việt Nam Cải Thiện Quyền Con Người” là tiêu để buổi điều trần này.

Với sự chủ trì và điều hợp của  dân biểu Christopher Smith, thành viên  cao cấp Ủy Ban Đối Ngoại kiêm chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu tại hạ viện, buổi điều trần còn có sự tham dự của đại diện các tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Boat People SOS cùng thành viên các tôn giáo đang bị bách hại tại Việt Nam như Tin Lành và Cao Đài.

“Tôi là mục sư Rmah Loan tại Budak, từ Việt Nam mới qua đây. Hôm nay tôi sẽ nói Việt Nam đối xử với tôn giáo như thế nào. Tôi rất mừng quí vị cho phép tôi nói chuyện về nhân quyền tại Việt Nam, về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam Việt Nam, đối xử về tôn giáo khác biệt lắm. Tôi sẽ nói với dân biểu ở đây những mục sư truyền đạo người dân tộc thiểu số có hơn 20 người đang ở trong tù.”

Đây là buổi điều trần được coi là nghiêm  khắc nhất  để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam.
– DB Christopher Smith 

 “Tôi là Katie Dương đến từ Dallas, Texas, đại diện cho Cao Đài là một tôn giáo thành lập ở Việt Nam năm 1926. Lý do tôi đến đây là bởi vì Cao Đài đã bị nhà nước xóa sổ kể từ sau 1975 và nhà nước đã thành  lập một Cao Đài mới dưới sự quản lý của nhà nước cộng sản năm 1977 mà chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi muốn nói lên sự đàn áp  Cao Đài như thế nào, đặc biệt như trường hợp của ba tôi bị ở tù, bị bắt và bị truy nã phải trốn tị nạn.”

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do trước khi bắt đầu cuộc  điều trần, dân biểu Christopher Smith nói bất kể bao áp lực từ bên ngoài yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng các quyền căn bản của người dân Việt Nam như tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do bày tỏ chính kiến, tự do lập hội vân vân … vẫn bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Đặc biệt sau chuyến viếng thăm của tổng thống Obama thì Việt Nam đã không có sự nhượng bộ nào cũng như không có sự thăng tiến đáng kể về mặt nhân quyền. Dân biểu Christopher Smith nói:

Đây là buổi điều trần được coi là nghiêm  khắc nhất  để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam. Chỉ một chi tiết như vụ luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt bớ  tù tôi hồi tháng 12 đủ cho thấy Việt Nam chẳng khác gì Bắc Hàn hay những đất nước không có quyền tự do ngôn luận khác, Việt Nam đang là  mối đe dọa chống lại những gì tốt đẹp nhất về quyền con người mà nhân loại hướng tới.

Untitled-2.jpg

Dân biểu Christopher Smith (phải) tại buổi điều trần. RFA photo

Thế nhưng tổng thống Obama lại nhìn sự việc một cách khác, ông chẳng những đã nêu vấn đế nhân quyền một cách hời hợt mà còn loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Xét kỹ thì ta có thể thấy Mỹ đang bán khí giới cho một quốc gia mà chính sách tiên quyết của quốc gia đó là cường quyền, kiểm soát, hạn chế mọi quyền tự do căn bản của người dân. Mỹ đang  bán vũ khí cho một đất nước mà ở đó luôn có sự bất dung tôn giáo, luôn có sự kiểm duyệt và cấm đoán, luôn có sự đàn áp, bắt bớ  và bịt miệng đối lập.

Hãy nhớ  tương lai Việt Nam nằm trong tay giới trẻ là những người thực sự muốn có dân chủ, tụ do. Người trẻ  muốn đạo giáo được tôn trọng,  các  nhà báo,các  bloggers và  các nhà  hoạt động môi trường được bảo vệ. Những ước muốn đó không thể xảy ra dưới một chế độ chuyên dùng sức mạnh và sự đàn áp để cai trị như chính quyền hiện hành ở Việt Nam.

Không tiến bộ sau chuyến thăm của Tổng thống Obama

Vẫn lời dân biểu Christopher Smith, trước khi tổng thống Obama lên đường sang Việt Nam thì một số nhà lập pháp đã yêu cầu ông lên tiếng đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Thế nhưng đáng tiếc một tháng sau chuyến công du Việt Nam chẳng những không thay đổi mà còn mạnh tay đàn áp, bắt giữ hoặc bắt cóc những người biểu tình ôn hòa vì muốn một câu trả lời minh bạch về  thảm họa ô nhiễm môi sinh đang ảnh hưởng lên đời sống của họ.

Hiện diện trong buổi điều trần hôm thứ Tư còn có dân biểu Dana Rohrabacher, người đã đặt nhiều câu hỏi xác đáng với các thuyết trình viên về nhân quyền, nhất là sinh hoạt tôn giáo và sự thờ phượng của người Tin Lành sắc tộc ở vùng cao.

Tôi thực sự thất vọng vì ngài tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương.
– DB Christopher Smith

 

Tôi thực sự thất vọng vì ngài tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương.

Việt Nam không thể trở thành một thành viên của TPP Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương nếu một thể chế độc tài như thế còn tồn tại. Người ta không thể biết tin tức trung thực vì Việt Nam làm gì có tự do báo chí cũng như không có báo chí độc lập và không có đảng đối lập. Làm sao chúng ta có thể ủng hộ một chính phủ giống như vậy. Muốn có chỗ đứng trong một cơ chế mậu dịch  tự do thì Việt Nam phải tự thay đổi và đáp ứng những điều kiện cần phải có. Rõ ràng là Việt Nam không đủ khả năng để tự thay đổi và chúng ta phải tìm cách tiếp cận với họ, đưa họ ra khỏi cái gọi là một chế độ được điều khiển bằng những kẻ bất lương đang nắm mọi quyền hành cho tới lúc này.

Buổi điều trần chấm dứt bằng  kết luận của dân biểu Christopher Smith, rằng những điều mắt thấy tai nghe hôm nay chứng tỏ chuyến đi Việt Nam của tổng thống Obama đã không thăng tiến nhân quyền được cho Việt Nam  như  kỳ vọng của các nhà lập pháp, của người Mỹ gốc Việt cũng như người Việt trong nước. Ông nói buổi điều trần cũng là  dịp để quốc hội rà soát lại xem chuyến đi Việt Nam vừa rồi của hành pháp đạt kết quả bao nhiêu và cần thiết bao nhiêu để Quốc hội nhập cuộc bằng những hành động lập pháp tích cực.