‘Vơ, vét, về…’ và cả họ làm quan

‘Vơ, vét, về…’ và cả họ làm quan

Nguoi-viet.com

Triệu Tài Vinh, bí thư tỉnh ủy Hà Giang, có vợ và anh em ruột giữ các chức vụ cao cấp trong tỉnh mà ông này thanh minh rằng “việc bổ nhiệm là đúng quy trình.” (Hình: Báo Tiền Phong)

Tư Ngộ/Người Việt

HẢI DƯƠNG (NV) – Những hé lộ những ngày gần đây trên báo chí trong nước cho người ta thấy hệ thống quyền lực của nhà cầm quyền Việt Nam thực chất chỉ là một “băng đảng lớn” tập hợp bằng nhiều “băng đảng nhỏ” để cai trị và bòn rút, tham nhũng.

Chỉ nói một hai chuyện thôi cũng đủ chứng minh được điều này, một điều mọi người đã biết từ lâu, thỉnh thoảng mới thấy xì ra dù là chuyện vô cùng phổ biến ở cái đất nước “dân chủ đến thế là cùng.”

Vài ngày qua, nhiều báo tại Việt Nam đưatin tại Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội của tỉnh Hải Dương, có tổng cộng 46 viên chức gọi là “biên chế” thì có đến 44 người mang chức danh trưởng, phó phòng, còn lại hai người là “chuyên viên.”

Trong số đó, có người mới được tuyển dụng được ba tháng là đã được thăng chức như trường hợp bà Vũ Thị Thu Hà được bổ nhiệm phó chánh thanh tra Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội tỉnh Hải Dương ngày 1 tháng 12, 2015.

Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội tỉnh Hải Dương có 9 phòng, ban chuyên môn; trong đó có một giám đốc, 3 phó giám đốc sở và ở mỗi phòng, ban thì có một trưởng phòng và từ 3 đến 5 cấp phó phòng.

Khi bị khui ra trên mặt báo, ông giám đốc sở là Vũ Doãn Quang chống chế rằng ông mới được bổ nhiệm về đây. Tình trạng cả sở toàn là cấp lãnh đạo không có nhân viên là do “tồn tại từ thời lãnh đạo trước.”

Sở Lao Động là cơ quan chuyên môn giúp nhà cầm quyền tỉnh “thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em…”

Chính vì có quá nhiều lãnh đạo, ít chuyên viên mà tại đây nhiều lãnh đạo phòng phải làm những công việc của nhân viên như “đưa công văn, đun nước, pha trà,” theo báo Đất Việt.

Chuyện cả một sở có 46 người mà 44 người là “lãnh đạo” không phải là trường hợp duy nhất. Một số nơi khác cũng có tình trạng này, chỉ khi nào bị vạch ra trên mặt báo thì người ta mới biết.

Ngày 6 tháng 5, 2016 báo An Ninh Tiền Tệ kể rằng tại tỉnh Gia Lai, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch có 45 cán bộ, nhân viên thì trong đó có 1 giám đốc, 5 phó giám đốc, 15 phó, trưởng Phòng. Còn tại Sở Xây Dựng có 33 cán bộ, nhân viên; trong đó có 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 12 phó, trưởng phòng.

Tỉnh này “được xem là tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn, đời sống của đại bộ phận người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hàng năm chính phủ còn phải cứu đói cho tỉnh này cả nghìn tấn gạo.”

Ngày 19 tháng 1, 2015 tờ Đất Việt nói trong vòng hơn 2 tháng (từ 17 tháng 10, 2013 đến ngày 25 tháng 12, 2013), ông Nguyễn Văn Hóa, nguyên phó giám đốc sở công thương kiêm chi cục trưởng Chi Cục Quản Lý Thị Trường đã ký 29 quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ sai quy định, thủ tục.

Như ở trên tường thuật, ông giám đốc Vũ Doãn Quang đã nói, cái sở của ông toàn “lãnh đạo” là do “lịch sử để lại,” ông không phải thủ phạm. Ông cựu giám đốc đã “hốt hụi chót” trước khi nghỉ hưu nên khi bị báo chí phanh phui, ông buộc phải “giải trình” với cấp trên để “tìm hướng giải quyết.”

Mới ngày 9 tháng 9, 2016, tờ Pháp Luật Thành Phố cho hay Ủy Ban Kiểm Tra tỉnh ủy Hải Dương “tiếp các đoàn khách tỉnh và trung ương bằng cách đến những địa điểm quen và… nợ lại tiền.” Số tiền nợ ăn uống là 310 triệu đồng cơ quan này không có nên “kính đề nghị thường trực tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh xem xét, hỗ trợ cấp bổ sung kinh phí” giúp ủy ban này “hoàn thành nhiệm vụ.”

Không thấy báo nào nói ra nhưng người ta hiểu ngày rằng ông giám đốc Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội tỉnh Hải Dương thăng chức búa xua cho các thuộc cấp chỉ để ăn hối lộ. Những người được ông thăng cấp lại dùng cái chức vụ đó tìm cách để lấy lại “vốn đầu tư” tức tiền hối lộ cho ông giám đốc. Không kẻ nào “chạy chức” rất tốn kém mà lại không nghĩ đến chuyện thu hồi cả vốn lẫn lãi.

Cả họ làm quan

Rất nhiều vụ lình xình bổ nhiệm thuộc cấp không đúng quy định, tiêu chuẩn cả về số lượng cũng như trình độ, nói chung là trái luật nhưng không thấy ai bị hài tội. Vợ, con, anh em họ hàng nội ngoại được đưa vào các chức vụ chủ chốt từ xã lên huyện, tới tỉnh cũng đều được chống chế “đúng quy trình.” Và những vụ bổ nhiệm trước khi nghỉ hưu của những ông bà làm “chuyến tàu vét” không phải họa hiếm.

Ông Triệu Tài Vinh, tỉnh ủy tỉnh Hà Giang bổ nhiệm hàng loạt người thân vào các vị trí cao trong bộ máy cầm quyền ở tỉnh. Bà Đặng Thị Hà (vợ ông Vinh) hiện là Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn. Em trai ruột ông Vinh là Triệu Tài Phong hiện giữ chức bí thư huyện ủy huyện Quang Bình (Hà Giang); phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì hiện nay cũng là em ruột của ông Vinh – ông Triệu Sơn An…

Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Hải Dương. (Hình: VnExpress)

Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Hải Dương. (Hình: VnExpress)

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, anh em cột chèo đều làm quan chủ chốt của huyện A Lưới như ông Hồ Xuân Trăng, bí thư huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện A Lưới là anh “cột chèo” với ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban huyện. Bà Lê Thị Thêm (vợ ông Trăng) là chị ruột của vợ ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện đang giữ chức vụ trưởng phòng Văn Hóa Thông Tin huyện A Lưới. Ngoài ra, ông Trăng còn có 2 người em “cột chèo” khác là ông Nguyễn Nam Sinh – phó trưởng Công An huyện và ông Hồ Thanh Hà – phó Phòng Tài Chính huyện A Lưới.

Ngay tại Hà Nội, ở huyện Mỹ Đức cũng có 9 người là thân nhân ruột thịt của ông bí thư huyện ủy Lê Văn Sang.

Tờ Pháp Luật Thành Phố ngày 5 tháng 1, 2016 cho biết, tại xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) có tới hơn 20 người là anh em, họ hàng với chủ tịch xã Lê Văn Thanh và bí thư xã Trương Văn An cùng làm lãnh đạo, cán bộ xã. Trong đó, chủ tịch xã cũng là… em rể của bí thư.

“Vơ, vét,… về”

Đó là câu chữ người dân Việt Nam ám chỉ các quan tham vơ vét đủ mọi thứ có thể trước khi về hưu hay còn gọi là “hạ cánh an toàn.”

Tại tỉnh ủy Hưng Yên, hồi giữa tháng 6 báo chí trong nước cho hay ông Lê Quang Huy (Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh Hưng Yên) sẽ nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1 tháng 9, 2016. Từ đầu năm 2016 đến lúc đó, ông Huy liên tục ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm và điều động cán bộ đầy “nghi vấn.”

Nhiều phòng, ban của Cục Thuế tỉnh Hưng Yên có đến 4-5 người đảm nhiệm vị trí phó phòng, các Chi Cục Thuế huyện cũng rơi vào tình trạng toàn trưởng và phó. Đặc biệt có những phòng ban tất cả đều là lãnh đạo, chỉ có đúng 1 nhân viên.

Cách đây hai năm, dư luận sửng sốt khi thấy tổng tổng thanh tra chính phủ có vẻ đạo mạo, liêm khiết Trần Văn Truyền phải xin chính quyền thành phố Sài Gòn một căn phố nhỏ để ở trong khi lại có một tòa lâu đài tráng lệ. Không những vậy, ông còn làm chủ một số bất động sản đang cho thuê.

Chưa hết, người ta khám phá ra là trước khi nghỉ hưu, ông Truyền đã ký một loạt gần 60 vụ bổ nhiệm các chức vụ dưới quyền, gồm cả một số chức vụ trưởng, vụ phó. Thanh Tra chính phủ là cơ quan chống tham những cấp trung ương, từng có những ông thanh tra bị tố cáo và ở tù khi bị lộ vì hối lộ. Chẳng lẽ ông Truyền bổ nhiệm tới tấp như thế mà không ai có phong bì “cảm ơn.” Cái gì cũng có giá của nó hết.

Chuyện cả họ làm quan hay ký bổ nhiệm “vét chuyến chót” là người ta đã ngó ngang ngó dọc, thấy chỗ này làm được thì chỗ kia sao không làm. Cái nước “dân chủ đến thế là cùng” nó là vậy. Nếu những người dân đen cùng khổ ở đó vẫn cúi đầu cam chịu thì sẽ chẳng bao giờ có thay đổi.

Đó là lý do vì sao người ta hiểu lương bổng của cán bộ đảng viên, viên chức nhà nước từng bị kêu ca không đủ sống mà người ta vẫn sống, phương phi béo tốt. Không những vẫn sống mà lại là giai cấp trưởng giả thượng lưu của xã hội.

Từ tự quyết, tẩy chay tiêu dùng đến tự quyết, tẩy chay chính trị

 Từ tự quyết, tẩy chay tiêu dùng đến tự quyết, tẩy chay chính trị

Truongduynhat

 RFA

Tối qua, lắc đầu với hơn chục chiếc taxi Mai Linh, dù phải hơn nửa tiếng đứng chờ. Một sự lựa chọn, tự quyết cho quyền lợi của chính mình – Tại sao không?

Nhiều cuộc vận động tẩy chay, thấy vẫn chưa đạt ngưỡng. Trước đó là chiến cuộc tẩy chay “con ruồi” Tân Hiệp Phát, tiếp đến là Taxi Mai Linh, hiện đang là nước mắm Masan. Và lớn hơn, rộng hơn là con quỉ Formosa.

Người Việt, vẫn chưa quen với phương cách tẩy chay- thể hiện quyền lựa chọn cho những quyền lợi chính đáng mà mình đương nhiên tự quyết. Chỉ khi tạo nên những phong trào, những cuộc vận động tẩy chay lớn, mới có thể đóng sập cửa những thương hiệu xảo trá ma mãnh dạng “con ruồi” Tân Hiệp Phát, Mai Linh, Masan, Formosa…

Bất tuân dân sự, còn phải tập tành nhiều. Bởi tư duy người Việt vẫn còn xa lạ với khái niệm này (nếu không muốn nói là… sợ hãi). Nhưng quyền lựa chọn, tự quyết cho quyền lợi mặc nhiên của chính mình, như việc tẩy chay những “con ruồi” Tân Hiệp Phát, taxi Mai Linh, lò thuốc độc Formosa thì nói ra ai cũng có thể hiểu, hiểu ngay và có thể thực thi ngay.

Yes or no? Rất đơn giản, tại sao không?

Vận động các phong trào tự quyết, nên bắt đầu từ đâu, nếu không phải từ chính các chiến cuộc tẩy chay như thế, từ những lá phiếu nước mắm, lá phiếu taxi…

Từ lựa chọn, tự quyết trong quyền lợi tiêu dùng đến việc lựa chọn, tự quyết và tẩy chay chính trị- Sự bẻ ghi này là một khoảng cách đâu có xa?

Tình huống của ông Trump ngày càng không sáng sủa

Tình huống của ông Trump ngày càng không sáng sủa

Nguoi-viet.com

Ứng cử viên Donald Trump. (Hình: AP Photo/ Evan Vucci)

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

Ông Donald Trump chưa thua, nhưng trong cuộc tranh luận lần thứ ba giữa ông và bà Clinton, ông đã chê trách hệ thống bầu cử Mỹ hư hỏng, gian lận và công khai hăm dọa sẽ không công nhận kết quả bầu cử ngày 8 Tháng Mười Một.

Ông trông mong tạo nên một thành tích xuất sắc ở lần tranh luận cuối cùng hầu cứu vãn tình thế yếu kém của cuộc tranh cử, nhưng đã không khai thác được cơ hội này. Các quan sát viên đều đồng ý bà Hillary Clinton là người thắng, còn nếu muốn biết rõ nhận định của cử tri như thế nào thì phải chờ các thăm dò dư luận mấy ngày tới, mà quan trọng hơn hết là thăm dò ở các tiểu bang chiến trường tranh chấp (swing state).

Khi tỏ ra không muốn chấp nhận kết quả bầu cử, dường như ông Trump đã dự kiến mình sẽ thua nên mới phải nói trước như vậy. Nhưng không đơn giản là thế, phê phán hệ thống bầu cử Mỹ là chiến thuật ông dùng để kích động thành phần dân chúng mang nặng tâm lý hoài nghi và bất mãn chiếm đa số trong những cử tri ủng hộ ông.

Bài viết này chú ý về chuyện ấy, một sự kiện rất bất thường trong lịch sử hơn 240 năm ở nước Mỹ. Không công nhận người thắng cuộc là việc chưa bao giờ xảy ra, khi điều hợp viên Chris Wallace hỏi tới, ông Trump đáp: “Ðể lúc ấy tôi sẽ xem. Tôi dành bất ngờ cho ông.”

Ngày hôm sau, ông tuyên bố với các ủng hộ viên: “Tôi sẽ chấp nhận kết quả bầu cử, nếu tôi thắng.”

Ðó không phải lời giải thích, có lẽ chỉ là lối nói nhằm động viên những người ủng hộ, chứ ông Trump không diễu dở đến như vậy.

Ðiều nguy hại là có một số không ít cử tri gắn bó với ông Trump bằng mọi giá, tin tưởng điều ông nói và có thể sẵn sàng đi tới những phản ứng ngoài dự đoán.

Truyền thông quốc nội và quốc tế coi thái độ này của ông Trump là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc tranh luận lần thứ ba, thể hiện sự rủi ro của nền dân chủ Mỹ vẫn được xem là mẫu mực toàn thế giới.

Tiến Sĩ Alex Vines, giám đốc ban địa phương thuộc cơ quan nghiên cứu Chatham House ở London, Anh, nói: “Rất nhiều nước đã chứng kiến những sự phản đối, biểu tình, nổi loạn chống kết quả bầu cử bị coi là gian lận, nhưng đó là ở Châu Phi, Châu Á, chứ không phải nước Mỹ.”

Ông David Boies, luật sư bênh vực cho ông Al Gore trong vụ tranh chấp với ông George W. Bush trước Tối Cao Pháp Viện, bác bỏ lập luận của ông Trump khi nói bầu cử Mỹ gian lận và đem so sánh với kỳ bầu cử tổng thống năm 2000.

Ông Boies nói: “Năm 2000, cả Bush và Gore đều minh định tôn trọng và tuân hành kết quả bầu cử dù như thế nào.”

Nói chuyện ở Miami, Florida, trong một chuyến vận động cho bà Hillary Clinton hôm Thứ Năm, Tổng Thống Barack Obama phê phán ông Trump rằng hệ thống bầu cử Mỹ là căn bản cho sự tồn tại ổn định và tiến bộ của quốc gia này qua lịch sử, không phải là chuyện để đùa giỡn hay nói đến cái bất ngờ.

Thượng Nghị Sĩ John McCain cho biết ông không bằng lòng với kết quả bầu cử năm 2008, nhưng đã gọi điện thoại đến chúc mừng ông Barack Obama thắng cử. Ông nói: “Ðây là truyền thống sinh hoạt dân chủ Mỹ, không phải để biểu lộ thái độ lịch sự bề ngoài, mà là sự xác định tôn trọng tiếng nói của cử tri.”

Từ trước đến nay, ông Trump từng dọa kiện rất nhiều người nói ra những điều trái ý ông, nhưng thực tế rất ít khi ông thực hiện như lời hứa hẹn. Vậy thì nếu ông thất cử vào ngày 8 Tháng Mười Một, ông có thể có hành động gì?

Những đại diện của ông Trump lập luận rằng đến bây giờ cử tri chưa đi bầu và nếu kết quả là chênh lệch sít sao thì sẽ phải duyệt xét kỹ trước khi quyết định. Cựu thống đốc Alaska, bà Sarah Palin, nói: “Nếu là kết quả hợp lệ thì mới chấp nhận được. Ông Trump khôn ngoan khi trước hết đòi hỏi mọi chuyện phải hợp lệ.”

Thuần túy trên bình diện pháp lý, ông Trump được quyền khiếu nại kết quả bầu cử ở một số tiểu bang, kêu gọi biểu tình trên đường phố, nhưng không thể phủ nhận ứng cử viên đắc cử hay tổ chức đảo chính. Là công dân Mỹ, ông phải tôn trọng Hiến Pháp và tuân hành những luật lệ quy định việc giải quyết những trường hợp xảy ra tranh chấp.

Ngay cả trường hợp ông Trump thắng phiếu cử tri toàn quốc (phổ thông), nhưng thua phiếu cử tri đoàn, không chiếm được đủ 270 phiếu đại cử tri, ông cũng không có lý do để khiếu kiện. Trong lịch sử bầu cử Mỹ, tình trạng ấy đã ba lần xảy ra, gần đây nhất là năm 2000, ông George W. Bush hơn ông Al Gore số phiếu đại cử tri toàn quốc (271/266), nhưng lại thua ông Gore số phiếu phổ thông. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, hoàn cảnh này khó có thể xảy tới để phải lo ngại về việc ông Trump viện cớ tiếp tục gây rắc rối kéo dài.

Ông Trump nói rằng ông có quyền hiến định để kiện kết quả bầu cử chứ không đầu hàng trước. Thủ đoạn này ông đã dùng trong bầu cử sơ bộ khi ông gợi ý là có thể ứng cử với tư cách độc lập nếu không được đảng Cộng Hòa chấp nhận làm ứng cử viên chính thức. Nhưng trong tổng tuyển cử bây giờ, lời đe dọa này lại trở thành đe dọa dân Mỹ chứ không phải đe dọa đảng Cộng Hòa, và như vậy ông ngầm cho biết là sau ngày bầu cử sẽ còn nhiều rắc rối lộn xộn kéo dài.

Vậy ông Trump có thể kiện cáo ra sao? Tình huống thuận lợi nhất cho ông là nếu chênh lệch phiếu đại cử tri với bà Clinton không nhiều – ví dụ chỉ vài chục – thì ông có thể khiếu nại kết quả ở vài ba tiểu bang là không công bằng. Lúc đó các tiểu bang này phải hoàn tất mọi thủ tục cần thiết như đòi hỏi để xác định kết quả, bao gồm không có trường hợp cử tri bị ngăn trở đi bỏ phiếu, không có phiếu bất hợp lệ, và đếm lại phiếu nếu kết quả chênh lệch dưới 1%.

Sau khi tiểu bang đã xác định, vẫn có thể kiện ra tòa, tiểu bang rồi liên bang và cuối cùng lên tới Tối Cao Pháp Viện nếu chưa đồng ý phán quyết của các tòa dưới. Hiện nay, Tối Cao Pháp Viện chỉ có tám thẩm phán nên rất có thể biểu quyết không đi đến đến kết luận. Trong trường hợp này, không biết mọi việc sẽ được giải quyết thế nào.

Một trường hợp đặc biệt, rất khó xảy ra, nhưng vẫn có thể có. Ðó là hai ứng cử viên cùng được 269 phiếu đại cử tri. Lúc đó, căn cứ theo Hiến Pháp, Hạ Viện Mỹ sẽ bầu ra tổng thống, và mỗi tiểu bang chỉ được một phiếu. Trong khi đó, Thượng Viện Mỹ bầu phó tổng thống, mỗi thượng nghị sĩ được một phiếu.

Chiến thuật hiệu quả nhất của bên đảng Dân Chủ là tích cực vận động để giành một chiến thắng lớn chiếm tuyệt đại đa số trong đại cử tri đoàn. Các nhân vật chính bên phía Dân Chủ từ Tổng thống Obama và Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle đến Phó Tổng Thống Joe Biden, Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders đều đang liên tục đi đến nhiều nơi vận động cho “gà” của mình.

Ban tranh cử của bà Hillary Clinton tin rằng, đến giờ này, bên phía ông Donald Trump không còn có phương cách gì đáng kể để có thể đảo ngược tình thế, ngoài những chuyện gây ồn ào nhưng vô hiệu quả. Về tiền bạc, trong tháng trước, mỗi ban tranh cử Clinton và Trump đều đã chi tiêu trên $70 triệu, theo số liệu do Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang vừa công bố.

Tóm lại, việc ông Donald Trump tuyên bố trước là không chấp nhận kết quả bầu cử có thể sẽ đưa tới những tranh tụng pháp lý rất rắc rối kéo dài. Ðó là chưa kể một số ủng hộ viên cứng rắn nhất của ông cảnh cáo là “nếu ông Trump thua nước Mỹ có thể đi đến nội chiến.”

Hôm Thứ Sáu, trong một cuộc vận động ở Pennsylvania, ông Trump lại tuyên bố, nhưng lần này hơi khác: “Thắng, thua, huề – tôi đều hài lòng” (Win, lose, draw – I will be happy).

Hiến Pháp Mỹ đã có những quy định rõ ràng về bầu cử và tất cả mọi rắc rối được giải quyết bằng luật lệ, không thể vượt qua pháp luật ở đất nước này. Lời giải đáp đúng nhất bây giờ là hãy chờ tới ngày 8 Tháng Mười Một, và đừng vì lý do gì mà không đi bầu.

Làm sao chống lũ và tham nhũng?

Làm sao chống lũ và tham nhũng?

Kính Hòa, phóng viên RFA
RFA
2016-10-21
Những ngôi nhà ngập trong lũ ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Những ngôi nhà ngập trong lũ ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

AFP photo

Tham nhũng là con đẻ của hệ thống chính trị độc tài độc đảng, trong đó luật pháp chỉ là công cụ của đảng cầm quyền. Và một khi pháp luật chỉ là công cụ cho một đảng phái thì nó đánh mất vai trò, đánh mất giá trị, và đánh mất hiệu lực của nó.

Cứu trợ chống lũ

Họa vô đơn chí. Sau thảm họa Vũng Áng, bốn tỉnh miền Trung lại bị lụt lớn, mà nạn lụt lại có nguyên nhân không hề nhỏ của những dòng nước xả ra từ hồ thủy điện.

Người dân khắp nơi, các hội đoàn khắp nơi cùng nhau đổ về miền Trung cứu nạn.

Trang Facebook được xem là của Ban tuyên giáo trung ương ra lời kêu gọi như sau:

Đồng bào miền Trung đang cần sự giúp đỡ. Nhưng các bạn cần tỉnh táo, không giúp đỡ tiền bạc cho những kẻ đang đánh bóng tên tuổi, những hội nhóm bất minh, thường xuyên gây rối loạn và giờ ra vẻ “giúp đỡ”. Hãy hành động bằng con tim và cả lý trí.

Giúp được bằng sức mình thì giúp, không thì quyên góp vào các tổ chức chính thống như hội chữ thập đỏ, các cơ quan báo chí, quân đội đang túc trực ngày đêm tại vùng rốn lũ.

Lời buộc tội của ban tuyên giáo trung ương lập tức được lan truyền khắp nơi, với nhiều lời chỉ trích. Những lời chỉ trích gắn kết thái độ của Ban tuyên giáo với hành ộng của ông Phan Anh, người dẫn chương trình nổi tiếng của Đài truyền hình Việt Nam. Ông Phan Anh đã đứng ra quyên góp để vào miền Trung cứu nạn đồng bào. Chỉ trong thời gian ngắn ông đã quyên được số tiền là 10 tỉ đồng.

Một người trên mạng xã hội lấy tên là Trác Mộc Thôn, bình luận dưới lời kêu gọi của Ban tuyên giáo rằng 10 tỉ đồng làm cho đảng mất ngủ.

Một trang blog lấy tên là Việt Nam Thời báo, nhưng không phải là là của Hội nhà báo độc lập Việt Nam đăng bài chỉ trích những người đang khen ngọi ông Phan Anh hết lời rằng có những thế lực đang muốn biến ông Phan Anh thành con bài chính trị.

cần tỉnh táo, không giúp đỡ tiền bạc cho những kẻ đang đánh bóng tên tuổi, những hội nhóm bất minh, thường xuyên gây rối loạn
– Facebook Ban tuyên giáo trung ương

Liên tiếp sau lời kêu gọi gây nhiều chỉ trích, trang Facebook Ban truyên giáo trung ương lại đăng liên tục hình ảnh các nhà lãnh đạo cấp cao đi vào vùng lũ, với nhiều phim ảnh rất hùng hậu.

Nhưng số tiền của những người hảo tâm lại tiếp tục gửi đến ông Phan Anh. Người ta cho rằng sở dĩ người ta tin ông như vậy vì lòng tin ở các tổ chức của nhà nước không còn nữa.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh có nhận xét về hoạt động của các hội tự phát và của nhà nước như sau:

“Hiện nay chúng ta thấy đồng bào miền Trung gặp lũ lụt và ở vào một tình trạng rất khó khăn, thì chính những cái hội không đượ phép ấy, và nhiều khi chả phải là hội, có một người ví du như ông MC Phan Anh, ông ấy đứng ra hô hào vận động và đã được 10 tỉ rồi, ông ấy vào trong ấy rồi. Trong khi đó thì các hội to của chúng ta đến bây giờ mới kêu gọi đi quyên góp, tức là hành động rất chậm trễ hơn so với các hội khác.”

Một người tên là Nguyễn Kim viết rằng:

Đó là do LÒNG TIN. Lòng tin của người dân với các tổ chức hội đoàn của nhà nước không còn. Nên để huy động được tiền từ thiện họ phải cho người đến từng nhà quyên góp. Thậm chí nhiều lúc còn phải chai mặt khi chủ nhà ném ra mấy chục nghìn như muốn đuổi đi. Để có tiền, họ còn phải dùng thủ đoạn trừ trước tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước hoặc trong cơ quan nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Oanh viết về sự suy yếu của nhà nước hiện nay trong những vấn đề liên quan đến dân sinh như cứu trợ nhân đạo:

Vâng, đáng ra phải là thế! Đáng ra phải là chính quyền chứ không ai khác có thể nắm quyền chủ động lúc này để giúp dân. Nhưng thật buồn, quả bóng trách nhiệm với dân cuối cùng lại được đá trở về cho dân! Không phải chỉ bởi sự đổ vỡ lòng tin từ chính nhân dân, mà còn vì hình như chính quyền cũng chẳng muốn giữ quả bóng đó! Bằng chứng là những lời kêu gọi đầu tiên và những cuộc vận động cứu trợ hiệu quả nhất hiện nay đều là đến một cách tự phát từ nhân dân. Hình như dân mình cũng đã quá quen với việc tự đùm bọc, chia sẻ cho nhau lúc hoạn nạn mà không hề trông chờ vào đâu!

Cũng trong luồng suy nghĩ đó, một người có bút danh là Hải Lý, viết trên trang mạng Nhịp cầu thế giới của người Việt tại Hungary rằng sự xuất hiện của những người hảo tâm như ông Phan Anh là hiện tượng của những xã hội bất hạnh, khi nhà nước bị tê liệt trong các hoạt động nhân đạo.

Bóng ma Formosa

000_Hkg8867234.jpg-400.jpg
Đường phố Hà Nội sau một trận mưa lớn. AFP photo

Một hoạt động dân sinh khác diễn ra sôi động trước khi cơn bão đổ vào miền Trung. Một tổ chức xã hội dân sự độc lập là giáo hội Công giáo huy động cả ngàn người đi biểu tình ôn hòa chống nhà máy Formosa, thủ phạm gây thảm họa môi trường Vũng Áng.

Truyền thông nhà nước lên tiếng chỉ trích những hoạt động dân sự này của các nhà lãnh đạo tôn giáo địa phương. Blogger Nguyễn Hữu Vinh phát hiện thấy có một văn bản của cơ quan công quyền buộc tội các linh mục quản xứ công giáo ở miền Trung đang làm ảnh hưởng mối quan hệ lương giáo.Nguyễn Hữu Vinh bình luận rằng Việc vơ vào, nhận xằng chính quyền là “lương”, để lôi kéo những người ngoài Công giáo đối nghịch với Công giáo, nhằm mục đích khơi gợi hận thù tôn giáo. Đó là một tội ác đối với đất nước và dân tộc. Bởi xung đột tôn giáo luôn là nỗi bất hạnh của bất cứ quốc gia, dân tộc nào.

Biểu ngữ được những người biểu tình nêu cao là đòi Formosa rút khỏi Việt Nam.

Blogger, nhà báo độc lập Trương Duy Nhất nhận xét rằng hiện nay người dân đã xem Formosa là giặc. Ông tiếp lời rằng người dân vẫn có thể sống chung với lũ như từ trước đến nay, nhưng không thế sống chung với giặc được.

Việc đưa đơn kiện Formosa ở tòa án địa phương của người dân miền Trung bị trở ngại khi xe taxi của công ty Mai Linh từ chối chở họ, nói rằng họ nhận được lệnh của ông Tổng giám đốc Hồ Huy.

Một trong những người đầu tiên phản ứng trên truyền thông mạng về chuyện này là nhạc sĩ Tuấn Khanh. Sau đó ông cho công khai một lá thư của ông Hồ Huy giải thích rằng ông ấy không hề ra lệnh cho nhân viên từ chối chở người dân đi kiện. Tuấn Khanh viết tiếp:

Sự kiện Mai Linh chỉ là một trong những điều bất cập đang diễn ra trên đất nước này, nơi mà những kẻ có tiền, có quyền vẫn đang tạo ra những điều phi lý mà thường xuyên không gặp phản ứng nào. Chuỗi hành động từ chối từ cộng đồng, có thể coi là phần diễn tập quan trọng để người dân lấy lại tư thế và tên gọi đúng về sự tồn tại của mình, vốn đang bị quên lãng trong một quốc gia.

Xã hội dân sự chống tham nhũng

Nếu thực lòng muốn diệt tận gốc tham nhũng, các ông cần một nền tư pháp phi chính trị, một nền báo chí độc lập, một xã hội dân sự tích cực, và nếu có thể một hay nhiều đảng phái chính trị khác làm đối trọng và giám sát chất lượng cầm quyền của các ông.
– Bùi Quang Vơm

Trong lúc những cá nhân và hội đoàn dân sự đang nổ lực tham gia việc cứu trợ, một bộ luật về hội được đưa ra Quốc hội bàn luận. Theo những nhà bất đồng chính kiến bộ luật này đưa ra là để kiểm soát xã hội dân sự chứ không phải tạo điều kiện cho nó phát triển. Người ta thấy bộ luật này ràng buộc các hội dân sự không được nhận tiền của các tổ chức nước ngoài, và người hội trưởng phải được nhà nước Việt Nam phê chuẩn.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động dân sự rất tích cực giúp đỡ ngư dân miền Trung trong thảm họa Vũng Áng viết rằng:

Vai trò nổi lên của xã hội dân sự qua nhiều biến động chính trị – xã hội những năm gần đây bỗng dưng khiến lối tư duy toàn trị, coi dân quyền là thứ xin-cho của nhà nước được thể hiện qua dự thảo Luật Hội mới đây, trở nên hoàn toàn lố bịch, nếu không muốn nói là phản động. Bất chấp sự cản trở, xã hội dân sự sẽ tiếp tục lớn mạnh như những gì đã được chứng tỏ suốt mấy năm qua.

Vai trò của xã hội dân sự từ lâu được nói đến như là một sự cân bằng quyền lực với bộ máy cầm quyền. Sự độc quyền của bộ máy này được nhiều người xem là nguyên nhân của sự suy thoái xã hội, thậm chí đối với những tai nạn cụ thể như vụ xả lũ vừa qua của đập thủy điện, mà các cơ quan quyền lực hay gọi là làm theo qui trình. Tác giả Đỗ Minh Tuấn gọi đó là quĩ đen quyền lực:

Vậy thì bây giờ, có một việc cụ thể, thiết thực, hiệu quả là xoá bỏ cái quỹ đen quyền lực đã lộ là cái QUY TRÌNH mà bọn xã hội đen trong Đảng lạm dụng để chia chác dân tộc, chia chác quyền sống bằng pháp luật của gần triệu người dân. Nếu không làm được việc đơn giản đó, thì Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ còn hiện hình như một thứ SIÊU BÃO tự réo tên mình là “LƯƠNG TÂM”…một thảm hoạ thế kỷ có thể xoá sổ một dân tộc khi chúng đi qua và cuốn theo tất cả con người, nhà cửa, đất đai, thuyền bè, cây cối và tôm cá…theo đúng QUY TRÌNH chết chóc khủng khiếp của nó.

Nhà báo Trương Duy Nhất viết rằng nếu cứ để mãi như thế thì chế độ sẽ phải đương đầu với những cơn lũ trong lòng dân chứ không phải là những cơn lũ thiên nhiên nữa. Nguyễn Anh Tuấn thì viết là những phản ứng gần đây của chính quyền xem chừng có lẽ lại là những đóng góp lớn nhất của họ trong việc đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển tiếp chính trị nhằm thoát khỏi một thể chế đã tha hóa, và mở ra một trang sử mới cho đất nước.

Trong không khí đó, hội nghị trung ương đảng lần thứ tư của đảng cộng sản kết thúc với những ý tưởng chỉ đạo cho kỳ họp của Quốc hội đang diễn ra theo nguyên tắc lãnh đạo tối cao của đảng.

Trong bài diễn văn kết thúc hội nghị ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rất nhiều đến chuyện chống tham nhũng. Sau đó trong một lần tiếp xúc cử trị ông Trọng lại lên tiếng nói rằng chống tham nhũng rất khó, vì theo nguyên văn lời ông là ta tự đánh ta.

Blogger Cánh Cò bình luận rằng lời phát biểu của ông Trọng rất là thành thực.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy phân tích nguyên nhân của việc chống tham nhũng bất thành chính là chế độ độc đảng đang cai trị Việt Nam hiện nay:

Tham nhũng là con đẻ của hệ thống chính trị độc tài độc đảng, trong đó luật pháp chỉ là công cụ của đảng cầm quyền. Và một khi pháp luật chỉ là công cụ cho một đảng phái thì nó đánh mất vai trò, đánh mất giá trị, và đánh mất hiệu lực của nó. Tham nhũng chỉ có thể bị hạn chế hoặc được giải quyết khi có một nền luật pháp công minh. Một nền luật pháp công minh lại không thể tồn tại trong chế độ độc tài độc đảng. Toàn bộ sự luẩn quẩn này cho thấy rằng hệ thống chính trị độc đảng hiện tại của Việt Nam là nguyên nhân đẻ ra tham nhũng và tự nó, bản thân hệ thống, không thể giải quyết vấn đề tham nhũng.

Ông Bùi Quang Vơm cũng đưa ra lời khuyên cho nững nhà lãnh đạo Việt Nam:

Nếu thực lòng muốn diệt tận gốc tham nhũng, các ông cần một nền tư pháp phi chính trị, một nền báo chí độc lập, một xã hội dân sự tích cực, và nếu có thể một hay nhiều đảng phái chính trị khác làm đối trọng và giám sát chất lượng cầm quyền của các ông.

Trong lúc ấy, một nhân vật bị chính quyền cáo buộc tham nhũng và dường như đã trốn thoát khỏi Việt Nam, là ông Trịnh Xuân Thanh lại xuất hiện với những bức hình tươi cười có lẽ được gửi về từ một xứ sở ôn đới nào đó.

Linh mục kiến nghị Đại biểu Quốc hội giải tán và trục xuất Formosa

Linh mục kiến nghị Đại biểu Quốc hội giải tán và trục xuất Formosa

GNsP (19.10.2016) – Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, có văn thư gửi đến 13 Đại biểu Quốc hội Tỉnh Nghệ An nêu lên tình trạng biển Miền Trung bị ô nhiễm trầm trọng do thủ phạm Formosa xả thải, đẩy hàng trăm ngàn bà con ngư dân mất nghiệp, thất học, nghèo đói…

Trong văn thư, Linh mục Quản xứ Phú Yên kiến nghị ông Đại biểu Quốc hội “giải tán và trục xuất Formosa Hà Tĩnh ra khỏi lãnh thổ VN và buộc họ phải làm sạch môi trường, phục hồi sự sống trên vùng biển bị nhiễm độc do họ gây ra”.

Đồng thời “khởi kiện yêu cầu Formosa Hà Tĩnh đền bù thiệt hại cho bà con ngư dân”, và truy tố những cán bộ đã tiếp tay cho Formosa tồn tại và hoạt động tại VN. Đó là mong ước của Linh mục Antôn.

14670692_720510218097994_6916063523836981944_n

14729196_720510288097987_7139255340549066322_n

Pv.GNsP

Khi một đất nước thiếu ‘người tử tế’?

2016-10-21
Những cá nhân tổ chức cứu trợ đồng bào miền Trung

Những cá nhân tổ chức cứu trợ đồng bào miền Trung

Photo: Facebook Nguyễn Lân Thắng

‘Một hiện tượng lạ’

Rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá từng có những bài viết trong đó nêu ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội Việt Nam. Sự vô cảm, bàng quang trước những mất mát, khó khăn của người khác dường như cũng bắc cầu với sự sợ hãi và mất niềm tin. Cái xấu và cái tốt, thiện và ác cũng khó có được sự phân ranh rạch ròi.

Và có lẽ chính vì những vấn đề thuộc về phần lớn qui chuẩn cho một xã hội văn minh nên rất dễ dàng nảy sinh ra những phản ứng được gọi tên là “hiện tượng”.

Bắt đầu từ chính đóng góp cá nhân của mình, MC Phan Anh đã tạo ra một “hiện tượng” trong xã hội Việt Nam, ngay vào thời điểm mà người ta cần sự giúp đỡ lẫn nhau nhất.

Chỉ trong vòng một, hai ngày, con số mà MC Phan Anh quyên góp được có thể nói là kỷ lục. Rất nhiều báo chí trong nước, đặc biệt là mạng xã hội nhắc đến sự việc này như một sự việc chưa từng diễn ra trong xã hội Việt Nam.

Nó chứng tỏ 1 chuyện là gì, đất nước này là 1 đất nước gọi là kỳ quái. Vì nó thiếu thần tượng. người ta muốn có những thần tượng, muốn có những tử tế, có nghĩa là cái tử tế không có. Đó là một điều đáng buồn. – Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội giải thích về cái gọi là hiện tượng ấy bằng một sự ngạc nhiên, lẫn cảm kích và hoan nghênh.

“Đây là một hiện tượng rất ư là lạ. là một một người nổi tiếng, hô một cái trong vòng mấy ngày được 16 tỷ bạc để giúp đỡ bà con. Tôi cũng không hiểu là cái người người ta đóng góp như thế là một lượng người khổng lồ hay chỉ là một số ít. Vì không có thông tin nên mình không thể đánh giá. Nhưng tôi có thể nghĩ rằng số lượng người không quá đông, nhưng là những người rất giàu chẳng hạn, như nghệ sĩ, người nổi tiếng chẳng hạn. Khó mà biết được nó như thế nào, nhưng con số lên đến gần 20 tỷ thì thấy rất là lạ.

Riêng đối với MC Phan Anh thì trong hoàn cảnh này, tôi thấy đó là một việc làm được nhiều người hoan nghênh.”

Một đất nước thiếu thần tượng

Hình ảnh MC Phan Anh và những lời ngưỡng mộ hành động thiện nguyện của anh tràn ngập trên báo chí và hệ thống mạng xã hội. Thậm chí có người nêu vấn đề  “Phan Anh có thể trở thành thủ tướng Việt Nam?”

Không thiếu những ý kiến trái chiều của một số người về “hiện tượng Phan Anh”. Tuy nhiên, nếu không nói về vị thế của con số 16 tỷ, và khi không bàn luận về nhận định của từng người trong xã hội về sư việc này thì một vấn đề khác được đặt ra, cho thấy một “hiện tượng’ khác đang bao trùm lên cách sống của con người trong đời sống hiện tại.

lut450.jpg
Người dân miền Trung lên mái nhà tránh lũ Facebook Paul Trần Minh Nhật

Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu trên trang cá nhân phân tích về điều này:

“Đó (hành động cứu trợ người dân miền Trung của MC Phan Anh) là điều đáng trân trọng trong một xã hội ta bà, rối loạn, sợ hãi và vô cảm như Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, dễ dàng đẩy một người có lòng đến một cái ghế mà không dựa vào bất cứ tiêu chuẩn cần thiết nào cho cái ghế ấy một cách đúng nghĩa và giá trị thì vô cùng kẹt. Việc tung hê này cho thấy dân ta vẫn tiếp tục chìm đắm trong cơn mê lãnh tụ một cách đầy cảm tính và không khéo, làm cho người có lòng trở nên vong thân.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bên cạnh việc cảm thấy đây là một hiện tượng kỳ lạ, thì với sự quan sát và nhận định của một nhà hoạt động xã hội dân sư, ông cho rằng:

Thật sự đáng lẽ là không bao giờ cần những người làm những việc lạ như thế. Nó chứng tỏ 1 chuyện là gì, đất nước này là 1 đất nước gọi là kỳ quái. Vì nó thiếu thần tượng. người ta muốn có những thần tượng, muốn có những tử tế, có nghĩa là cái tử tế không có. Đó là một điều đáng buồn”.

Theo cách phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, khi người thiếu cái gì, cần cái gì, thì người ta dễ dàng ca tụng và tôn vinh điều đó khi chỉ cần nhìn thấy một lần.

Việc tung hê này cho thấy dân ta vẫn tiếp tục chìm đắm trong cơn mê lãnh tụ một cách đầy cảm tính và không khéo, làm cho người có lòng trở nên vong thân. – Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu

Người tử tế

Một cư dân mạng khác thì gọi đây là “hội chứng thèm khát “người tử tế” vì dân chúng lâu nay hiếm thấy một tấm gương đủ trong mà soi. Nhìn hệ thống lãnh đạo từ trên xuống dưới chỉ thấy tham nhũng và vụ lợi nên Phan Anh xuât hiện như một vì sao sáng chói giữa bầu trời tối đen nên được tung hô và kỳ vọng.”

Nếu những ai theo dõi mạng xã hội sẽ thấy hiện nay có rất nhiều nhóm, tổ chức thiện nguyện được lập ra với tư cách cá nhân. Họ có những hoạt động giúp đỡ và tìm đến những người cần giúp đỡ không qua các hội đoàn của nhà nước.

Anh Nguyễn Lân Thắng, thành viên của nhóm No-U Thiện Nguyện cho chúng tôi biết nhân dịp nói về việc No-U Thiện Nguyện đang có mặt ở miền Trung để cứu trợ đồng bào

“Trong vài năm trở lại đây chúng tôi có nhiều chương trình từ thiện trên vùng cao, các vùng lũ lụt. Khi mà bão lụt xảy ra, việc mà chúng tôi phải có mặt ở đó là một trách nhiệm, và chúng tôi chỉ đại diện cho anh chị em trong nhóm mà thôi.”

Trong diễn tiến hiện tại ở miền Trung, những ai quan tâm đều thấy rằng mỗi một ngày, xã hội Việt Nam càng xuất hiện nhiều “người tử tế”. đó là những cá nhân, những nhà hoạt động xã hội, có cả những nghệ sĩ nổi tiếng. tất cả những người ấy thực hiện công việc cứu trợ mang tính chất cá nhân không qua hội đoàn của phường xã, địa phương.

Anh Nguyễn Lân Thắng cho biết “việc thiện nguyện từ bấy lâu nay là một vấn đề tương đối nhạy cảm”. Rất nhiều đoàn thiện nguyện đến các vùng cao vùng sâu vùng xa bị công an xã, phường gây khó khăn, cản trở.

“Tôi gặp trên đường rất nhiều rất nhiều các đội từ thiện của các người nổi tiếng, những ca sĩ…họ mang nước, mì tôm, nước, thuốc men…để cứu trợ.”

Như nhận định kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu, “nếu phải đẩy những người từ tâm đến những “cái ghế” thì có lẽ thế giới này không đủ “ghế” cho họ.” điều này cho thấy những người tử tế trong xã hội Việt Nam hiện tại đang làm những điều tử tế, những chuẩn mực mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng ông không dám so sánh với chuẩn mực “người tử tế” mà nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nhắc đến trước khi mãn nhiệm kỳ.

CA SĨ ÁNH TUYẾT: CÁN BỘ ĐƯA CẢ GIA ĐÌNH RA LÃNH QUÀ CỨU TRỢ

Hằng Lê
CA SĨ ÁNH TUYẾT: CÁN BỘ ĐƯA CẢ GIA ĐÌNH RA LÃNH QUÀ CỨU TRỢ

Ca sỹ Ánh Tuyết nói cô ‘hoàn toàn không tin’ vào các hội, các tổ chức cứu trợ lũ lụt của chính quyền trong thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt hôm 20/10.

Ca sỹ đã nhiều năm hoạt động thiện nguyện nói: “Vì sao người ta tin cá nhân nhiều hơn? Nói thật là tôi đã chứng kiến rất nhiều cảnh là khi vào các hội thì một hồi rồi số tiền nó đi đâu mất gần như hết 90% nó đến người dân chỉ 10% thôi.

“Tôi từng gặp phải những chương trình như vậy. Tôi từng ngây ngô từ bước đầu và tôi đã tham gia rất nhiều chương trình như vậy nên tôi đã chứng kiến và hao mòn [niềm tin] đi rất nhiều.”

“…Có lần chính tôi đã lên danh sách người nhận sau đó tôi nhờ những người địa phương rà danh sách cho thật kỹ để những người thực sự khó khăn được nhận, để không phát lầm, và cũng có tình trạng là những người trong bộ máy của địa phương mang gia đình của mình đến nhận, thay mặt nhau để nhận nhiều lần. Tôi thấy rất buồn. Mà người dân đói thực sự thì lại không có.

“Chưa kể là những người ăn theo và làm những chuyện không hay lắm,” nữ ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Văn Cao và nhạc tiền chiến nói.

(Thuy Trang Nguyen)

ca-si-anh-tuyet

Nhà hỏng từ trong, gió nhẹ là đổ’

Nhà hỏng từ trong, gió nhẹ là đổ’

BBC

Ông Nguyễn Đình Hương

INFONET
Ông Nguyễn Đình Hương nguyên là Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN

Một cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nêu định nghĩa ‘tự diễn biến’ trong tầng lớp quan chức chính là hành vi ‘lợi dụng chức quyền để tham nhũng, vơ vét’.

Cựu phó Ban Tổ chức Trung ương của Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Đình Hương, được VietnamNet (19/10/2016) trích lời nói:

“Với tư cách cá nhân, tôi cho rằng ‘tự diễn biến’ ở đây trước hết là đi ngược lý tưởng phục vụ nhân dân, đi ngược lý tưởng làm cho đất nước ‘đàng hoàng hơn, to đẹp hơn’ – đó là những ai vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, vơ vét.”

Nhắc đến các phát biểu của lãnh đạo đương chức tại Hội nghị Trung ương 4 vừa qua, ông Nguyễn Đình Hương cảnh báo:

“Trước đây, Liên Xô sụp đổ vì nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân đã được báo chí quốc tế mổ xẻ là nhiều cán bộ cấp cao tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, không quan tâm tới đời sống người dân.”

Liên Xô 'sụp đổ vì nhiều lãnh đạo cao cấp tham nhũng'
Liên Xô ‘sụp đổ vì nhiều lãnh đạo cao cấp tham nhũng’

“Nhà hỏng từ bên trong thì chỉ cần gió nhẹ cũng đổ.”

Ông kêu gọi “mỗi cán bộ, đảng viên hãy nghiêm túc xem xét mình đã sống lành mạnh, sống bằng lao động của mình hay chưa…”

Nói về ‘tự suy thoái’

Có vẻ như định nghĩa cá nhân của ông Nguyễn Đình Hương về hiện tượng ‘tự suy thoái’, ‘tự diễn biến’ nhắm vào một góc độ khác những gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra từ vài năm qua.

TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trần Đại Quang tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội 20/10/2016
Image copyrightEPA

Hồi tháng 2/2013, phát biểu tại Phú Thọ, Giáo sư Trọng nói nhiều hơn đến góc độ thay đổi quan điểm chính trị của “tự suy thoái’.

Ông hỏi: “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?”

“Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?”

Sang dịp Xuân 2014, ông nhắc lại trên Truyền hình Việt Nam:

“Đảng phải tự chỉnh đốn, ngày càng trong sạch, vững mạnh, phải chống cho được sự thoái hóa tư tưởng, đạo đức.

“Đấu tranh chống tham nhũng phức tạp, khó khăn vì nó xảy ra ngay trong nội bộ chúng ta…

“Phải làm mạnh hơn nữa công tác phòng ngừa, răn đe, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thấm nhuần sâu sắc nguy cơ về tham nhũng với một Đảng cầm quyền, nếu không làm thì sẽ có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng.”

Đến tháng 10/2016, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc lại chủ đề ‘tự diễn biến’, ‘tự suy thoái’ tại Hội nghị Trung ương 4 tại Hà Nội.

Theo ông, tình trạng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

NƯỚC ZIMBABWE VÀ TỔNG THỐNG MUGABE

From :   Thuong Phan shared Dương Quốc Chính‘s post.
Image may contain: 1 person
Dương Quốc Chính

NƯỚC ZIMBABWE VÀ TỔNG THỐNG MUGABE

Năm 2000, ông này đã từng trúng giải đặc biệt trị giá 100 000 đô Zimbabwe, gấp khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của đất nước. Ông TT Zimbabwe từ năm 1980 này thật may mắn! Đất nước Zimbabwe lạm phát kinh khủng thế nào dưới thời ông này nắm quyền thì mọi người biết rồi, lên tới 100.000% và hơn nữa, do nhà nước không dám thống kê! Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 94%.

Nhưng ít người để ý là TT Mugabe từng là anh hùng giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân Anh. Zimbabwe nguyên là thuộc địa của công ty Nam Phi của Anh – tương tự công ty Đông Ấn ở Ấn Độ. Những người da trắng ở đây đã từng tuyên bố độc lập khỏi nước Anh, tương tự Nam Phi và Mỹ, nhưng không được nước nào công nhận. Người da đen tổ chức chiến tranh du kích để đánh đuổi người da trắng và nước Zimbabwe ra đời vào năm 1980, bằng đàm phán, do Mugabe, 1 lãnh tụ du kích, làm TT. Sau khi “cướp chính quyền” TT Mugabe đã thẳng tay đàn áp phe đối lập đã sát cánh cùng mình để giành độc lập (có 2 nhóm du kích liên minh với nhau, Mugabe lãnh đạo 1 nhóm). Mugabe soạn thảo hiến pháp, tự xưng làm TT, năm 1990 ông xóa bỏ thượng viện và biến Zimbabwe thành 1 quốc gia độc đảng.

Sau khi nắm trọn quyền lực, Mugabe thi hành chính sách kinh tế kế hoạch, nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế, kiểu XHCN, giành đặc quyền kinh tế cho phe nhóm ủng hộ ông. Dĩ nhiên nền kinh tế đó phải khủng hoảng khiến ông mất dần uy tín và phải ngồi lại ghế TT bằng cách gian lận bầu cử.

Để giành lại uy tín, Mugabe dùng các biện pháp dân túy như tấn công các chủ sở hữu đất là người da trắng, cướp đất để xung công, chính là cải cách ruộng đất. Hành động này được lãnh đạo bởi hội cựu chiến binh và cho nhóm này được hưởng đặc quyền từ tài sản cướp được. Tuy nhiên, giải pháp này không thể cứu vãn nền kinh tế. Chính phủ phải in tiền ra để chi tiêu dẫn đến siêu lạm phát kể trên. Mệnh giá đồng tiền lên tới 10ng tỷ đô la! Lạm phát tạm thời ổn định khi CP vô hiệu hóa đồng tiền bản địa, dùng đô la Mỹ thay thế. Nền kinh tế của Zimbabwe năm 2009 quay về tương đương với năm 1953, còn tệ hơn thời thực dân.

Rất tiếc là chính quyền của ông Mugabe vẫn đang tồn tại.

Hà Tĩnh: Tính mạng không được bảo đảm nếu kiện Formosa

Hà Tĩnh: Tính mạng không được bảo đảm nếu kiện Formosa

Người Việt

18-10-2016

Công an dàn hàng ngang ngăn chặn người đi kiện Formosa. (Hình: Tin Mừng Cho Người Nghèo)

HÀ TĨNH (NV) – Ngày 18 tháng 10, Linh Mục Ðặng Hữu Nam và các giáo dân của ông ở giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vẫn lên đường tới thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khiếu nại.

Ðã có thể giải thích vì sao chính quyền Việt Nam xăng xái gánh vạ thay cho Formosa (?).

Quyền công dân là “quyền rơm”

Hồi cuối tháng 9, Linh Mục Ðặng Hữu Nam đã cùng giáo dân của mình đến tòa án thị xã Kỳ Anh để nộp 506 đơn kiện Formosa xả nước thải ra biên, làm biển bị ô nhiễm từ thượng tuần tháng 4 đến nay, gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ.

Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cách thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh khoảng 200 cây số. Lúc đó các nguyên đơn đã gặp rất nhiều khó khăn vì các phương tiên vận chuyển công cộng mà họ thuê, từ chối vận chuyển vào phút chót vì bị công an địa phương dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên các nguyên đơn vẫn đến được trụ sở tòa án thị xã Kỳ Anh với số lượng lên tới hàng ngàn. Cả công an tỉnh Hà Tĩnh lẫn tòa án thị xã Kỳ Anh đã đề nghị Linh Mục Ðặng Hữu Nam hỗ trợ giữ trật tự và cử đại diện làm thủ tục nộp đơn khởi kiện.

Sự kiện này gây một tiếng vang lớn và được công chúng ủng hộ. Kể cả nơi những người là viên chức đã nghỉ hưu hoặc đương nhiệm.

Gần đây, tòa án thị xã Kỳ Anh tuyên bố trả lại 506 đơn kiện mà họ đã nhận. Nói cách khác, hệ thống tư pháp Việt Nam không thụ lý việc kiện Formosa đòi bồi thường thiệt hại dù thiệt hại là rõ ràng và nghiêm trọng.

Việc tuyên bố trả lại đơn kiện diễn ra song song với việc chính quyền tỉnh Hà Tĩnh gửi một công văn cho Tòa Giám Mục giáo phận Vinh, mô tả Linh Mục Ðặng Hữu Nam như một tác nhân gây rối và đề nghị Tòa Giám Mục giáo phận Vinh thuyên chuyển Linh Mục Nam đi nơi khác, không để ông hoạt động mục vụ tại tỉnh Nghệ An. Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, người trông coi giáo phận Vinh từ chối đáp ứng đề nghị này.

Khi trả lời một số cơ quan truyền thông, Linh Mục Nam bảo rằng, việc tòa lấy lý do “thiếu chứng cứ” để “chứng minh thiệt hại” nhằm trả lại 506 đơn kiện Formosa là sai với luật pháp hiện hành. Giả dụ đúng là chứng cứ chưa đủ, tòa phải yêu cầu bổ túc chứ không thể vin vào đó bác đơn kiện. Linh Mục Nam nói thêm, quyết định bác đơn kiện của tòa không thỏa đáng còn vì viện dẫn một quyết định của thủ tướng Việt Nam – ấn định về mức bồi thường thiệt hại cho các nạn dân của Formosa, trong khi quyết định đó không hề đề cập đến việc bồi thường thiệt hại cho dân Nghệ An cho dù thiệt hại đối với ngư dân, nông dân Nghệ An là rất rõ ràng.

Ðó cũng là lý do Linh Mục Nam và các giáo dân của ông quyết định khiếu nại việc tòa án thị xã Kỳ Anh không thụ lý đơn kiện – theo luật pháp hiện hành tại Việt Nam thì công dân có quyền làm như thế. Một ngày trước khi Linh Mục Nam và các giáo dân của ông lên đường, chính quyền huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, gửi cho ông một công văn, đề nghị hủy bỏ việc đến tòa án huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khiếu nại vì “bão lớn sắp đổ vào đất liền” và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đang phải giải quyết hậu quả của trận lũ lụt vừa xảy ra trước đó.

Công bộc dọa sẽ gieo “vạ đá”

Theo dự kiến, sẽ có hàng ngàn người đến tòa án thị xã Kỳ Anh để khiếu nại nhưng giống như lần trước, chủ và tài xế các phương tiện vận chuyển công cộng bị công an hăm dọa sẽ trừng trị nên phải từ chối việc được thuê vận chuyển. Không có xe chở khách loại lớn, Giáo xứ Phú Yên thuê 60 taxi nhưng chuyện này cũng bất thành.

Ðại diện chính quyền địa phương đề nghị Linh Mục Nam không nên đưa cả ngàn người đến Kỳ Anh. Ðể chứng tỏ thiện chí, ông chỉ lên đường với 100 giáo dân nhưng những xe chở số người này cùng bị chặn lại khi chỉ mới tới cầu Bến Thủy – nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo tường thuật của một số nhân chứng thì ông Nguyễn Văn Sửu, một sĩ quan an ninh (hiện chưa rõ cấp bậc và chức vụ) của công an tỉnh Hà Tĩnh đã đến tận nơi xe bị chặn, khuyên những người đi khiếu nại nên trở về vì tiếp tục hành trình sẽ không có ai bảo đảm sự an toàn về tính mạng của họ.

h1Dân Sài Gòn biểu tình hồi trung tuần tháng 5, đòi được sống sạch, ăn sạch sau thảm họa ô nhiễm ở phía Bắc miền Trung. (Hình: Facebook)

Trả lời BBC về việc đi khiếu nại, Linh Mục Nam xác nhận, một số người đi khiếu nại đã bị lôi ra khỏi xe, bị đánh đập và xe bị ép quay lại. Cũng theo lời Linh Mục Nam thì lần này, ngoài 506 khiếu nại về việc tòa án không thụ lý đơn kiện Formosa, còn có thêm 100 đơn kiện nữa. Linh Mục Nam nhấn mạnh, ông và giáo dân của mình mong muốn chính quyền Việt Nam tôn trọng và thực thi luật pháp do chính họ đặt ra. Nếu chính quyền thật sự “của dân, do dân và vì dân” thì kiện Formosa là việc mà chính quyền phải làm thay dân.

Gieo họa cho dân và mua vạ cho mình

Thảm họa môi trường ở khu vực phía Bắc miền Trung xảy ra ngay sau khi nhà máy thép của Formosa tại Hà Tĩnh chỉ mới chạy thử và mới thử xả khoảng 10,000 khối nước thải/ngày ra biển hồi thượng tuần tháng 4.

Trong tương lai, nếu Formosa chính thức hoạt động và xả tới 45,000 mét khối nước thải/ngày đúng như mức mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam “cho phép,” tầm vóc của thảm họa sẽ lớn hơn rất nhiều. Theo tính toán của mọt số chuyên gia, nếu Formosa xả nước thải đúng mức cho phép hiện tượng cá chết trắng biển có thể xảy ra từ Hà Tĩnh tới Cà Mau và khi dòng hải lưu Biển Ðông đổi chiều vào mùa Hè thì ô nhiễm có thể lan ngược đến vịnh Bắc Bộ. Nói cách khác, cá có thể chết trắng suốt 3,000 cây số bờ biển chạy dọc Việt Nam.

Cần lưu ý rằng, đây là một thảm họa đã được nhiều chuyên gia kinh tế và môi trường cảnh báo từ lâu. Cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn chưa trả lời tại sao họ lại bất chấp các cảnh báo, ưu đãi cho Fomosa (tập đoàn vốn đã rất nổi tiếng trên toàn thế giới vì hủy diệt môi trường) hết sức khác thường để cuối cùng Formosa tạo ra thảm họa như thế và phải mất ít nhất là 50 năm nữa, vùng biển phía Bắc miền Trung mới có thể hồi phục như trước khi xảy ra thảm họa.

Những thắc mắc kiểu như, tại sao không giao khu vực Vũng Áng nơi có độ sâu, độ rộng thích hợp cho hải quân để tiếp nhận cả hàng không mẫu hạm, vì có núi cao che chắn, vì dễ tổ chức tiếp liệu nên giúp gia tăng khả năng phòng ngự và tấn công để phòng ngự vịnh Bắc bộ mà lại giao cho Formosa? Tại sao ngày 15 tháng 1 năm 2008, Formosa mới có thư từ Ðài Bắc gửi thủ tướng Việt Nam, trình bày về ý định xây dựng nhà máy thép tại Vũng Áng, thế nhưng ngày 16 tháng 1 năm 2008, ông Võ Kim Cự (lúc đó là phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, sau này là bí thư kiêm chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh) đã biết có một lá thư như thế và gửi ngay “Tờ trình” đề nghị thủ tướng Việt Nam chấp nhận dự án của Formosa?

Tại sao theo luật, chính quyền các tỉnh chỉ được phép cho thuê đất trong 50 năm nhưng khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ký hợp đồng cho Formosa sử dụng Vũng Áng đến 70 năm, tuy có nhiều người phản đối, ông Nguyễn Tấn Dũng – lúc đó là thủ tướng Việt Nam vẫn gật đầu?

Tại sao cho thuê đất 70 năm nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất? Tại sao chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập chịu thuế và tỷ lệ chỉ là 10% thay vì phải 25% như thông lệ?

Tại sao khi có thu nhập chịu thuế còn được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và trong 9 năm sau đó được giảm 50% tính trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp?…

Cho đến nay vẫn không được trả lời và tất nhiên không có ai bị xác định là phải chịu trách nhiệm.

Do áp lực của công chúng, ba tháng sau khi xảy ra thảm họa, chính quyền Việt Nam mới chính thức xác định, Formosa gây ra thảm họa môi trường ở khu vực phía Bắc miền Trung.

Trước đó, một số người đã từng khẳng định, ngay cả khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy thảm họa cá chết trắng biển là vì các độc tố trong nước mà Formosa thải ra biển thì việc quy trách cho Formosa cũng không dễ dàng, bởi chắc chắn Formosa làm đúng theo các loại giấy phép mà chính quyền Việt Nam đã… cấp. Thẳng tay với Formosa sẽ mở ra con đường dẫn chính quyền Việt Nam đến trước các tổ chức tài phán quốc tế và gần như cầm chắc trách nhiệm phải bồi thường vì vi phạm những cam kết khi mời gọi đầu tư và mâu thuẫn với những giấy phép đã cấp cho Formosa, kể cả giấy phép cho xả nước thải ra biển.

Cần lưu ý là song song với việc xác định Formosa gây ra thảm họa, chính quyền Việt Nam công bố cả thỏa thuận giữa họ với Formosa, theo đó Formosa sẽ chi 500 triệu Mỹ kim bồi thường “toàn bộ thiệt hại.” Khoảng nửa tháng sau, báo chí Việt Nam cho biết, chính quyền Việt Nam hoàn lại cho Formosa khoản thuế tương đương 500 triệu Mỹ kim.

Phải chăng là vì “buộc” Formosa thì đuối lý (vì toàn bộ hoạt động của Formosa, kể cả xả nước thải ra biển là theo đúng những giấy phép mà chính mình đã cấp), còn “tha” cho Formosa thì không yên với dân nên chính quyền Việt Nam tạo ra “thỏa thuận” bồi thường 500 triệu Mỹ kim rồi lẳng lặng tự gánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Thắc mắc vừa kể chỉ là sự suy đoán dựa trên một chuỗi sự kiện. Trên thực tế, chính quyền Việt Nam đang sa lầy và sẽ lún sâu hơn do đơn phương thỏa thuận với Formosa về bồi thường thiệt hại quá… sớm! Chưa rõ tại sao chính quyền Việt Nam xác định, Formosa chỉ gây ra thiệt hại đối với môi trường, sinh hoạt, sinh kế của cư dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế mà không ảnh hưởng đến Nghệ An (nên mới xảy ra chuyện giáo dân giáo xứ Phú Yên kiện đòi bồi thường thiệt hại).

Cũng chưa hiểu dựa trên cơ sở nào mà chính quyền Việt Nam xác định chỉ có ngư nghiệp và nông nghiệp bị thiệt hại, trong khi du lịch không được nhắc tới. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, những cá nhân kiếm sống nhờ hoạt động du lịch đang đề cập đến việc phải được bồi thường thiệt hại, hỗ trợ vượt qua khó khăn vì thảm họa do Formosa gây ra như ngư dân và nông dân. Sở Du Lịch Hà Tĩnh vừa cho biết, doanh thu trực tiếp từ du lịch của tỉnh này giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển… cũng đã giảm 50%.

Sở Du Lịch tỉnh Quảng Bình thì ước đoán thiệt hại riêng với ngành du lịch của Quảng Bình là 1,900 tỉ đồng. Tương tự, đại diện Sở Du Lịch của tỉnh Quảng Trị loan báo, thiệt hại riêng với ngành du lịch ở Quảng Trị là 250 tỉ đồng. Ðại diện Sở Du Lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế thì xác nhận du lịch biển bị thiệt hại nhưng vì còn nhiều hình thái du lịch khác thay thế nên không thất thu.

Khoản bồi thường 500 triệu Mỹ kim càng ngày càng có vẻ nhỏ. Bởi chính quyền Việt Nam luôn luôn thiếu minh bạch nên chẳng có gì bảo đảm 500 triệu Mỹ kim đó đúng là từ Formosa chứ không phải là từ tiền thuế của dân chúng.

500 triệu Mỹ kim này không mua được nhân tâm và rõ ràng là là không thể an dân nhưng đáng ngạc nhiên là chính quyền Việt Nam vẫn xăng xái “nhận” để gánh vạ thay cho Formosa. (G.Ð)

QUÁ ĐAU XÓT: MỘT NỮ TÌNH NGUYỆN VIÊN VỀ GIÚP ĐỠ BÀ CON VÙNG LŨ BỊ TỬ VONG VÌ TAI NẠN.

Hoàng Tuấn Bạch's photo.
Hoàng Tuấn Bạch's photo.
Hoàng Tuấn Bạch's photo.
Hoàng Tuấn Bạch added 3 new photos.Follow

QUÁ ĐAU XÓT: MỘT NỮ TÌNH NGUYỆN VIÊN VỀ GIÚP ĐỠ BÀ CON VÙNG LŨ BỊ TỬ VONG VÌ TAI NẠN.

Một vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên trục đường liên xã Quảng Tiên- Quảng Tân- Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình vào lúc 11h 45 phút ngày 20/10 giữa xe ô tô tải mang biển kiểm soát 73C-008.20 và xe máy.
Cô gái đi xe máy tử vong tại chỗ là Đặng Thị Thu Hương (ảnh), sinh năm 1994, ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đang cùng những tình nguyện trẻ về tặng quà và thu dọn nhà cửa giúp dân và các cháu học sinh tại thôn đảo Tiên Xuân, xã Quảng Tiên.
Đoàn tình nguyện đang dọn ra ăn trưa thì em Hương xin sang sông đón bạn và mua một số đồ, trong đó có các loại thuốc đau bụng, nhỏ mắt cho bà con. Khi ra đến tuyến đường liên xã, do mép đường ngập bùn trơn nên xe máy trượt bánh, hai người ngã ra đường và xe tải từ phía sau chạy đến cán ngang qua khiến Hương tử vong, bạn ngồi sau bị xây xát nhẹ.
Thành kính chia buồn cùng gia đình.
Ngàn thu giất ngũ …!

TIN TỔNG HỢP NGÀY 20/10

TIN TỔNG HỢP NGÀY 20/10

Bùi Văn Thuận

20-10-2016

nguồn: Anhbasam

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thông tin do Facebooker Bùi Văn Thuận tổng hợp, trang Ba Sàm tìm và gắn link vào từng tin. Các bloggers copy lại, xin ghi rõ nguồn.

* TIN LŨ LỤT MIỀN TRUNG

Dân vùng lũ bức xúc vì Bệnh viện tổ chức đi du lịch Phú Quốc. Sự việc này diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Hết lời để bình luận về sự việc này

Sau 3 ngày, số tiền đổ về tài khoản của MC Phan Anh lên đến 16 tỉ. Cũng trong thời gian đó, Mặt trận tổ quốc (cánh tay nối dài của đảng) quyên gópđược nghe đâu 1,2 tỉ gần 2 tỉ đồng . Niềm tin của dân dành cho đảng thật nhiều.

– Sáng nay, trong phiên khai mạc kì họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, các đại biểu Quốc hội cũng đã quyên góp vào “thùng”. Trước đó, nhiều bộ, ngành và cả chính phủ do đích thân thủ tướng Phúc cũng đã quyên tiền và nhắn tin 15.000 ủng hộ miền Trung. Số tiền này không biết mấy đồng sẽ về đến người dân, nhưng chắc chắn con số bị “hao hụt” qua các tổ chức như hội chữ thập đỏ hay mặt trận tổ quốc sẽ rất lớn. Tỉ lệ “tin dồn” là 7 hao hụt, 3 về với dân.

– Thiệt hại về người và tài sản chưa được công bố chính thức. Có lẽ sẽ là con số rất lớn.

– Các tổ chức XHDS, các cá nhân đang đổ dồn về miền Trung. Sự nhanh chóng, đông đảo của cá nhân, các tổ chức XHDS đã làm giảm thiểu tối đa những thiệt hại sau lũ. Thuốc men, thực phẩm, nước uống, tiền bạc, quần áo, sách vở…Rất nhiều nhu yếu phẩm được đưa đến vùng lũ một ách nhanh chóng và hiệu quả.

– Như thường lệ, trên hệ thống blog, fanpage, web của dư luận viên, công an…lại điên cuồng mạt sát các cá nhân và tổ chức XHDS. Chúng muốn độc quyền cả “lòng tốt” để phân phát theo ý đảng.

* TIN FORMOSA

Tiền đền bù thiệt hại, vẫn chưa đến tay người dân miền Trung chịu thiệt hại do Formosa gây ra.

Mức “đền bù” và thời gian đền bù 6 tháng vẫn chưa thỏa đáng. Thời gian người dân phải gánh chịu thảm họa Formosa có thể lên tới hàng mấy chục năm. Nhưng thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

– Thảm họa Formosa chưa hết lại đến lũ lụt. Trong cả 2 thảm họa, yếu tố nhân tai chiếm tỉ lệ quá cao. Sức chịu đựng của dân miền Trung có lẽ sẽ cạn kiệt.

– “Vụ kiện thế kỉ” của hàng nghìn người dân miền Trung với Formosa vẫn chưa có diễn tiến gì mới. Nhà cầm quyền bằng mọi giá đang cố tránh né và ngăn cản vụ kiện này.

– Cũng liên quan đến Formosa: Có rất đông CSCĐ đang ăn trực nằm chờ bên trong Formosa. Việc này cho thấy, nhà cầm quyền sẽ bảo vệ Formosa bằng mọi giá: Quân đội, công an, an ninh và sẵn sàng đàn áp dân biểu tình phản đối Formosa.

– Các web, blog, fanpage của tuyên giáo, công an, DLV vẫn đang điên cuồng chửi bới giáo dân và các chức sắc tôn giáo của giáo phận Vinh. Tất cả nhưng bài viết vu khống, bôi nhọ, xuyên tạc các chức sắc tôn giáo và giáo dân đều có nguồn gốc từ trang VNTB.ORG (Việt Nam Thời báo giả hiệu). Trang này tập trung rất nhiều cây viết của tuyên giáo.

– Cũng liên quan đến sự việc kiện Formosa, tập đoàn taxi Mai Linh đã có phản hồi việc tập đoàn này cấm và dọa đuổi việc tài xế của hãng vì chở người dân đi kiện Formosa. Phản hồi của chủ tịch tập đoàn Mai Linh, ông Hồ Huy đã vấp phải sự chỉ trích từ nhiều người vì vòng vo né tránh, không đi thẳng vào vấn đề.

* TIN VẮN TRONG NƯỚC

Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 2, quốc hội khóa 14. Dự đoán là nhiều đại biểu sẽ phát phì vì chỉ ăn và ngủ trong hội trường.

Ngày phụ nữ cách mạng Việt Nam nhưng trên FB thấy rất ít lời chúc tụng. Muốn có bình đẳng giới, phải bỏ những ngày tôn vinh phụ nữ. Còn ngày tôn vinh phụ nữ là còn bất bình đẳng.

Xăng chính thức tăng giá, xăng RON 92 tăng 441 đồng/lít lên mức 16.845 đồng/lít từ 16h30 chiều nay, 20/10.

– “Cuộc chiến nước mắm” vẫn chưa có hồi kết. Sơ qua về cuộc chiến này: Nước mắm công nghiệp ( muối+ Hương liệu+ Hóa chất+ nước = nước mắm) đang chiến với nước mắm truyền thống ( cá + muối= nước mắm). Hiện nay bên nước mắm công nghiệp đang thắng thế, khi cố tình tố cáo nước mắm truyền thống có hàm lượng thạch tín (arsen) cao. Có bóng dáng của tập đoàn Masan đứng sau cuộc chiến này.

Nhanh bất ngờ, 2 thương hiệu nước mắm của Masan đã kịp tung quảng cáo không chứa thạch tín. Thông tin và quảng cáo này được tung ra vào hôm nay, 20/10.

Rơi trực thăng ở Vũng Tàu: Báo chí lề đảng và tuyên giáo bắt đầu lên đồng. Phải tìm ra nguyên nhân rơi: do kẻ thù bắn hay do lỗi kỹ thuật, lỗi phi công… Lên đồng xong lại chìm vào quên lãng như SU-30MK và CASA-212 thì sẽ còn mất thêm nhiều sỹ quan, phi công nữa.

Đoàn công tác Ban Tổ chức T.Ư làm việc tại Yên Bái. Chợt thấy bóng dáng của vụ việc “Tiếng súng Yên Bái” trong đợt công tác của Ban Tổ chức T.Ư.

Bộ Chính trị phân công nhân sự giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNTTW. Theo tin trên VOV, Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ được phân công kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2016 – 2021. Tin này nếu đọc bình thường thì thấy “bình thường”, nhưng BCT đang phân công người nắm tóc đập đầu các nhà thơ, nhà văn, đó lại là thông tin “không bình thường”.

Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Nhân dân đặt niềm tin lớn vào Quốc hội, Chính phủ. Ông lại nói bậy và tiếm danh rồi. Các ông tổ chức trưng cầu dân ý về Quốc hội, Chính phủ bao giờ mà dám nói bậy và tiếm danh nhân dân?

Chống tham nhũng và bản báo cáo có gần 500 số 0. Đây là tiêu đề bài báo trên cafef.vn. Những mục “nhạy cảm” đều là con số 0. Ghi chú của Ba Sàm: Thật ra bài gốc của bài báo này trên VnEconomy.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7%. Đây là con số chính phủ báo cáo lên Quốc hội sáng nay. Những con số thống kê của Việt nam luôn đẹp lung linh, khác xa so với thực tế, điều này chỉ có các quan chức cỡ bộ chính trị không nhận ra thôi.

Cảnh sát nhiều nước đang phối hợp bắt Trịnh Xuân Thanh. Zing, Tuổi trẻ, Dân trí, Lao động… đều có đưa tin này. Với hình ảnh lệnh truy nã đã bị làm mờ 2 bên. Thậm chí, trên trang chủ của Interpol (cảnh sát quốc tế) cũng… không có truy nã ông Trịnh Xuân Thanh.

– Xin nói lại: TPHCM đã công bố dịch Zika. Vừa phát hiện thêm 1 người đàn ông bị nhiêm virus Zika, đưa tổng số người bị nhiễm lên con số 9. Đây là con số đã phát hiện, con số chưa biết thì…chưa biết.

Cán bộ của Sở GTVT Hà Nội hành hung nhân viên sân bây. “Ông cán bộ” này đã đánh một nữ nhân viên của sân bay Nội Bài. Có lẽ bên công an sẽ khởi tố người đàn ông mặc áo đen can ngăn ông cán bộ đánh phụ nữ này, tội danh đang được công an hướng tới là ” Gây rối trật tự công cộng”.

Tin bonus từ Ba Sàm: Mời xem video clip sự việc diễn ra ở sân bay Nội Bài

httpv://www.youtube.com/watch?v=WGkpG25g3i4

Cán bộ Sở GTVT Hà Nội hành hung nữ tiếp viên ở sân bay Nội Bài

– Trong một diễn biến khác, Nguyễn Hữu Truyền, Bí thư Đảng ủy xã Ea Bar, Buôn Đôn, Đăk Lăk đánh cán bộ địa chính trong tiệc mừng ngày 20/10.

– Kết hợp chuyện công an hành hung nhà báo, công an túm tóc dân, rồi nổ súng Yên Bái… trong thời gian gần đây và nhiều vụ việc khác có thể thấy: Vấn đề “bạo lực học đảng” đang rất nóng. Không liên quan, nhưng ban tư tưởng văn hóa, ban tuyên giáo, rất nhiều bộ ngành khác đang “đẩy mạnh công cuộc vận động học tập làm việc theo tấm gương đạo đức HCM“. Những vụ “bạo lực học đảng” này nên đưa vào giáo trình học tập.

Quốc hội muốn có đánh giá cụ thể, tham nhũng có còn “nghiêm trọng”. Đây là tiêu đề bài viết trên báo Dân trí. Tất nhiên tham nhũng “không còn nghiêm trọng” nữa. Hết thuốc chữa rồi thì nghiêm trọng gì nữa, chuẩn bị quan tài, và bàn phương án chôn hay hỏa thiêu thôi.

BV Nhi Hải Dương rút ruột công trình trăm tỷ, Chủ tịch tỉnh thờ ơ. Hải Dương dạo này lên sóng hơi nhiều, chưa hết sở 46 người có 44 lãnh đạo thì nay lại đến vụ rút ruột này. Cả nước này nó thế, tỉnh nào cũng thế, sao có mỗi Hải Dương bị lên sóng? Do ăn chia không đều, do đấu đá phe nhóm? Có lẽ do ăn ở thôi.

– Những lời vàng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày qua: “Phản ánh toàn mặt xấu, người dân sẽ mất lòng tin“; “Cán bộ phải gương mẫu, nói phải đi đôi với làm“; ‘Người đứng đầu tự tung tự tác là hỏng‘… Tất cả những câu trên được cụ nói khi tiếp xúc cử tri ở quận Tây Hồ, Hà Nội.

Tạm đình chỉ tổng biên tập và 1 phó tổng biên tập của báo Infonet. Đại nạn đang đến với nền báo chí cách mạng. Hết Như Phong, Lê Bình, nay lại đến 2 ông này. Phóng viên thì bị công an đánh, bị tước thẻ hàng đống. Có lẽ Ban tuyên giáo và bộ 4T đang “thiến” dần các báo. Viết lá cải thì DLV chửi lều báo, viết tử tế thì bị “thiến”, lạng quạng lại bị công an đánh… Xin chia buồn với nền báo chí cách mạng.

– Tin cá chết ở Hồ Tây, cá chết ở Vũng Tàu, xả bùn độc hại ở sông Hồng đã im tiếng trên báo chí.

* TIN QUỐC TẾ

Truyền hình Trung Quốc kêu gọi học tập lối sống Tập Cận Bình. Có lẽ phải nói đầy đủ là ” Cuộc vận động học tập và làm theo lối sống, cách làm việc của chủ tịch Tập Cận Bình”. Tên phát ít mới này đang đi theo vết xe của Hitler, nhưng có phần gian ngoan xảo quyệt hơn.

Hạ viện (Quốc Hội) Nga phê chuẩn đình chỉ sắc lệnh thỏa thuận plutoni với Mỹ. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuyển cho Duma Quốc gia (Hạ viện) phê chuẩn dự luật đình chỉ thỏa thuận tiêu hủy plutoni ký với Mỹ. Theo nội dung dự luật, quyết định gia hạn hiệu lực và các biên bản liên quan sẽ do Tổng thống Liên bang Nga thực hiện. Cuộc chạy đua và sản xuất vũ khí hạt nhân của Nga đã được mở toang. Polutoni là nguyên liệu chính để sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tin cuối cùng, nhưng quan trọng, là tin bonus từ trang Ba Sàm: Việt Nam chào đón tàu chiến từng tham gia đánh Gạc Ma, thăm cảng Cam Ranh (BBC/ VOA/ BS). – ‘Việt Nam cứ dấn tới, Trung Quốc cũng chẳng dám đánh đâu’ (VOA/ BS).