Từ đôi mắt bò

Từ đôi mắt bò

Tuấn Khanh

26-10-2016

Mắt bò. Ảnh: internet

Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận. Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.

Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng. Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.

Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước. Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.

Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi. Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.

Không biết bức ảnh mờ nhạt, hay ánh mắt của con bò đã đục dần trong giờ phút hiu hắt của sự sống. Đôi mắt là người ta nhớ đến nhân vật phu kéo xe của Nguyễn Công Hoan. Người đàn ông mệt mỏi, kéo xe kiếm cơm qua ngày, thở dốc với từng ngày sống, mà nhà văn xứ Bắc Ninh mô tả rằng đôi mắt mờ đục, gượng sống như trái nhãn, không còn nhìn thấy tương lai.

Cũng cùng trong ngày tháng đó, thế giới chứng kiến một giải Nobel Văn Chương đến lạ, vì giải được trao cho một người chọn một đời hát rong ở Mỹ. Có không biết bao nhiêu là bất bình cũng như hân hoan trước sự kiện này. Thậm chí những người bảo vệ giá trị văn học, coi việc trao giải thưởng này như một sự sỉ nhục đối với giới cầm bút.

Vì sao Viện Hàn Lâm Thụy Điển lại có một quyết định bất thường như vậy? Tổng thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là bà Sara Danius nói rằng Bob Dylan đã là người gợi nhớ lại thời kỳ thi ca Hy Lạp cổ, với những cách sáng tác và phổ biến thơ không khác gì các thi sĩ Homer và Sappho từ hơn 2500 năm trước”. Tạm gác lại các điều tranh cãi về đúng-sai. Điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển quyết định, cho thấy những cái nhìn đột phá và ngẫu hứng. Nó xác định về các giá trị của nghệ thuật trí tuệ không có lằn ranh và định kiến. Sự sửng sốt của những người chứng kiến giải Nobel Văn Chương 2016, không chỉ là kết quả lạ lùng, mà có cả sự phát hiện về quan điểm của Ban tuyển chọn giải Nobel, mà tường chừng đã quá cũ mòn và bị câu nệ bởi các nguyên tắc, cũng như danh tiếng của chính mình.

Cùng một thế giới, cùng một thời gian. Con người ngoài kia mở ra những thách thức và tranh cãi về trí tuệ. Mở ra những lý luận mới về giá trị tinh thần và tương lai. Còn ở nơi đây, Quảng Bình quê chúng ta, người ta chỉ còn loay hoay và cuống cuồng nghĩ ra cách dùng một sợi dây để treo đầu, cứu sống một con bò.

Thật nghiệt ngã. Nước dâng cao ngập mái nhà. Ngập ruộng vườn và cuộc sống, lại khiến người Việt nghĩ nhiều hơn về số phận của mình.

Không phải thiên tai cố “cực đoan” mà mỗi ngày mưa lũ càng nhiều. Ngay trong các thành phố lớn, mưa chỉ cần kéo dài vài tiếng, nội thành đã không khác gì phố biển. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, An Giang… khắp nơi đang đối diện với lũ lụt, sạt lở như chuỗi tin dữ của ngày phán xét.

Người dân Việt đang phải trả giá cho những gì mà họ không làm. Nỗi oan khiên này cay đắng biết dường nào. Từ năm 1993, người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã kêu cứu khắp các nơi về chuyện Lâm trường Bố Trạch – do ai đó chống lưng, ban bệ nào bao che để cùng chia chác – đã tàn phá liên tục rừng đầu nguồn. Cả tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 173,75km2, trong đó phần lớn rừng. Người dân đau xót kể lại rằng nơi đây ngày xưa chim muông khắp nơi, cổ thụ thì lớn đến mức 4-5 người chia nhau ôm mới hết vòng… nhưng Lâm trường Bố Trạch hủy diệt tất cả. Đến năm 2013 thì đợt lũ dầu tiên quét sạch mọi thứ do rừng không còn đã diễn ra. Thiên nhiên chết dần, mà con người đứng ra bảo vệ rừng cũng bị tấn công, bắt bớ. Tháng 12/ 2014, đã từng có những cuộc xung đột lớn giữa dân chúng và phía Lâm trường Bố Trạch, nhưng tiếng kêu của dân chúng không thấu được đến đâu cả.

Hôm nay lụt tràn về Hà Tĩnh, mà nguyên nhân chính là nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm. Giải trình của chính Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bởi mưa lớn cộng với nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s – 1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên xả 150-200m3/s… đã làm cho địa phương bị ngập lụt.

Chuyện nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm, coi thường tài sản và mạng sống con người không còn là chuyện lạ. Ở Việt Nam, nơi đâu có nhà máy thủy điện là nơi đó có sự cố xả lũ. Lời trách yêu của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh với nhà máy thủy điện Hố Hô rằng “Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay”, cũng vô trách nhiệm không kém. Sống và chết của hàng ngàn con người ở Hà Tĩnh như vậy đó, chỉ được giải đáp bằng những lời vuốt ve nhau lấy lệ. Nỗi đau thì con người vốn đành cam chịu đã lâu. Có thể chôn kín trong lòng đến tận mộ sâu. May ra chỉ còn đôi mắt mờ đục và tuyệt vọng của con bò hôm nay, là để minh chứng cho cây độc đã đơm hoa kết trái, mà kẻ gieo xuống, không phải là dân lành.

Đôi mắt của con bò cố sống sót ở Quảng Bình hôm nay, sẽ đi vào lịch sử. Nó là bức tranh hiện thực đau nghiến, nhưng căng phồng những nỗi niềm mà người dân cũng đang loay hoay và cố sống sót như chính con bò của mình. Gần một thế kỷ sau, hình ảnh đôi mắt của một con người không tương lai của Nguyễn Công Hoan lại ám ảnh người xem, nhưng lần này còn thấp hơn nữa, qua số phận một con vật.

Con bò vô danh ấy thật may mắn. Vì nó có được người chủ tử tế và nghĩ đến nó. Còn hàng triệu con người Việt Nam khác đang đối diện với môi trường đang vào thảm họa, ai sẽ cứu họ trong một ngày mai đầy thảng thốt? Và tương tự những người dân sống sót qua thảm họa, lại bị tước đoạt cả phần cứu trợ của mình, sự chịu đựng của một dân tộc ngày càng sâu hoắm và khủng khiếp ấy, khi nào mới chạm đáy và người người tỉnh giấc?

Bảo Lộc: Một người 8 năm lặng lẽ chôn cất các hài nhi xấu số

Bảo Lộc: Một người 8 năm lặng lẽ chôn cất các hài nhi xấu số

Ông Hùng chăm chút từng ngôi mộ thai nhi ở nghĩa trang Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)

LÂM ÐỒNG (NV) – Ông Trần Ðình Hùng, 62 tuổi, ngụ xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, người đã 8 năm âm thầm làm công việc đi nhặt, chôn cất và chăm mộ cho các hài nhi bị mẹ chối bỏ.

Một bài phóng sự của báo Phụ Nữ xuất bản ở Sài Gòn đã mô tả về đời sống và việc làm lặng lẽ nhưng đầy tinh người của ông Trần Ðình Hùng.

Ðêm ở thành phố Bảo Lộc khá lạnh. Mặc trên người chiếc áo phông, khẽ nhúng chiếc khăn mềm vào thau nước ấm, ông Trần Ðình Hùng nhẹ nhàng lau từng ngón tay, ngón chân, ngực và bụng của thai nhi xấu số.

Nhìn ông, nếu không biết trước, sẽ nghĩ người đàn ông này đang chăm cháu, càng… ớn lạnh hơn khi công việc này được ông thực hiện ngay trong căn phòng ngủ của vợ chồng ông.

Nhiều người không khỏi rùng mình khi biết ông có một quy tắc, nếu nhận các bé trước 0 giờ, ông sẽ mang ra nghĩa trang chôn cất, sau 0 giờ các bé sẽ được mang về nhà, thắp nhang cho ấm áp, đợi đến sáng ông sẽ mang ra nghĩa trang.

“Không là gì cả, vợ tôi bảo các cháu thiệt phận, mang về nhà cho ấm áp, cũng có đêm hai-ba cháu được mang về phòng này.” Ông Hùng nói.

Giữa màn sương lạnh lẽo, men theo con dốc, ông đến nghĩa trang Tín Thác, nơi an nghỉ của hơn 8,000 thai nhi từ 4 đến 7 tháng xấu số trong nghĩa trang, thắp nén nhang, đốt mớ lá khô để xua tan rét mướt.

Ông Hùng kể: “Ngày 19 tháng 1 năm 2009, nghĩa trang được thành lập do soeur Nguyễn Thụy Hường làm trưởng nhóm. Do cảm thương các cháu bị mẹ mang bỏ bên gốc thông, bờ hồ, khe suối lạnh lẽo, chúng tôi mang các cháu về tắm rửa, quấn khăn bông, chôn cất và nhang khói. Rồi nhiều cháu cứ lần lượt được đưa về đây, từ 800 nấm mộ vào cuối năm 2009 đến nay lên đến 8,000 nấm mộ.”

Và những đứa trẻ mồ côi được cứu sống đang ăn ở tại ở mái ấm Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)
Và những đứa trẻ mồ côi được cứu sống đang ăn ở tại ở mái ấm Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)

Nói đến đây, giọng ông chùng xuống: “Tôi đã bỏ dở cuốn nhật ký vì không còn chỗ để viết, nhưng có lẽ trong đời, tôi không bao giờ quên buổi sáng ngày 5 tháng 5 năm 2009.”

Ông Hùng kể tiếp, mới 5 giờ sáng, ông nhận được điện thoại từ một bệnh viện biểu đến mang các cháu về. Nhận hai “gói quà” là hai bọc thai nhi, ông treo ở hai móc xe. Vừa rời bệnh viện, lại nhận cuộc điện thoại bảo ông đến bờ hồ nhận tiếp hai thai nhi. Trên đường mang các cháu về, ông lại tiếp tục nhận một cuộc điện thoại nữa. Ðến nơi, ông bàng hoàng khi bệnh viện trao một thai nhi quá lớn, nặng đến 2.8kg. Biết đặt cháu ở đâu bây giờ?

Tần ngần mãi cuối cùng ông xin mấy cái khăn bông để quấn cháu lại. Chưa an tâm, ông cởi luôn chiếc áo khoác quấn một vòng nữa rồi đặt cháu phía sau xe. Chiếc xe chạy hơn chục cây số, băng qua nhiều dốc đồi mà chỉ dám nhích từng chút một, nhẹ nhàng lách qua từng ổ gà vì ông sợ làm đau các cháu. Cứ thế, có ngày ông chạy tới 100 cây số, khi sáng sớm, lúc nửa đêm để kịp mang những thai nhi về nhà cho ấm áp.

“Thật kỳ lạ, đứa bé này trước khi mang về đây đã khiến tôi nghe tiếng nó nói, nó cười và xin được thắp hương, cắm hoa. Thai nhi là gái hơn bảy tháng nằm ở mộ số 16 cũng cho tôi thấy rõ hình ảnh nó. Thai nhi này được mẹ lén lút mang bỏ ở nghĩa trang trong ba lớp bọc ni lông,” ông điềm nhiên nói, như đã quen rồi, như ngồi xuống cạnh các cháu đang hiện hữu, đang vui chơi trên cõi đời này.

Trên những nấm mộ bé xíu còn đó những cây kẹo mút, hộp sữa và rất nhiều giỏ hoa tươi xinh xắn mà ai đó đã âm thầm mang đến, lặng lẽ ngồi khóc và rời đi…

Nghĩa trang Tín Thác sau 8 năm thành lập nay đã gần kín mộ, sắp tới phải phát thêm ba sào rẫy cà phê để có chỗ đón các cháu về. Ðể có ba sào rẫy cà phê này, ông Hùng phải thế chấp giấy tờ nhà đất, vay ngân hàng 400 triệu đồng. Vậy mà mọi sự cứ ổn dần, “sổ hồng” ông đã lấy ra nhờ rất nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ. Chưa kể, tiền phát rẫy, san lấp nền cho kế hoạch sắp tới cũng đã có người ủng hộ…

Ðiều kỳ diệu nhất trong hành trình thầm lặng này của ông và nhóm thiện nguyện có lẽ là 81 mầm sống đang dần lớn lên trong mái ấm Tín Thác, xã Lộc Thanh. Ðó là kết quả của những lần tư vấn, thuyết phục các mẹ giữ lại thai nhi thành công.

Ðó là các bé Giang Ân, Hồng Ân, Bảo Ân, Gia Ân,… những đứa bé đầu tiên đến mái ấm này nay đã bảy-tám tuổi, rồi đến Cà Rốt, Khoai Tây, Su Su, Mãng Cầu, Súp Lơ… vừa bi bô tập nói. 81 đứa trẻ ở đây là 81 hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung nghịch cảnh là bị mẹ bỏ rơi sau khi sinh ra và hiếm hoi lắm mới có trường hợp được mẹ mang về nhà nuôi.

“A, ông về!” Ðám trẻ tụ lại quanh người đàn ông đi xe thồ, đội nón cối, trên xe lỉnh kỉnh đồ ăn. Ông cười tươi khoe: “Hôm nay có cải thảo, cá tươi và mớ su hào, đổi món cho các cháu nhé!,” ông Hùng nói với phóng viên báo Phụ Nữ Sài Gòn.

Men theo con dốc, nhà ông cách mái ấm chừng 500 mét. Ngôi nhà khang trang, rộng lớn. Trước sân nhà, bà cụ 87 tuổi, mẹ ông Hùng, đang ngồi phơi thóc. Bà nói với phóng viên báo Phụ Nữ Sài Gòn: “Cậu Hùng đi vào rẫy cà phê rồi, mừng vì cà phê đặng, hứa hẹn mùa bội thu.”

Mong cho ông nhiều sức khỏe, công việc ổn định để tiếp tục đồng hành cùng 81 bé ở mái ấm Tín Thác và nghĩa trang tình người. (Tr.N)

ĐẠI BI KỊCH VIỆT NAM

ĐẠI BI KỊCH VIỆT NAM

Nguyễn Đình Cống

24-10-2016

Bi kịch của người dân VN, luôn trốn chạy CS. Ảnh poster ngày 5-8-1954. Nguồn: internet

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh. Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn” (Trần Thị Lam).

Vâng, ngộ quá. Đúng là một đất nước không chịu phát triển, hoặc đúng hơn là không thể phát triển được vì mắc kẹt vào các nghịch lý, các mâu thuẫn nội tại chưa có cách gì gỡ ra được, đang loay hoay trong đại bi kịch.

1- Chế độ mang danh XHCN mà thực chất không phải XHCN

Chế độ XHCN chỉ mới manh nha ở Liên Xô và Đông Âu một thời gian đã vội tan rã. Theo tưởng tượng của Mác thì XHCN và sau đó CNCS, chủ yếu là thể chế kinh tế “làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu”, không có bóc lột, không có áp bức. Nền kinh tế đó phải dựa trên công hữu tư liệu sản xuất. Vấn đề lãnh đạo của đảng cộng sản, chuyên chính vô sản chỉ là biện pháp để thực hiện nền kinh tế đó. Trong chế độ XHCN công nhân và nông dân làm chủ nhà máy, ruộng đồng, mọi người sống tự do, hạnh phúc, giáo dục và y tế miễn phí v.v… Nếu hiểu CNXH là như thế thì ở VN, ngoài việc chuyên chính do đảng CS thao túng, không có gì đáng kể là XHCN. Không cần dẫn chứng, không phải chứng minh, cứ nhìn vào cuộc sống thực tế là thấy hết. Phải chăng ở VN người ta chỉ đưa ra nhãn mác XHCN để tuyên truyền, còn thực chất là chế độ gì chưa biết chứ chắc chắn không phải là CNXH.

2- Nước Cộng hòa nhưng hành xử theo phong kiến (PK)

Chế độ PK ở VN có nhiều thời kỳ thịnh trị, có vua sáng tôi hiền, dân được sống ấm no hạnh phúc, nhưng cũng nhiều lúc thối nát, gặp phải vua đểu và hèn, quan tham và ngu. Những lúc như thế dân phải chịu trăm đường khổ nhục. Bản chất của PK là quyền bính tập trung vào vua quan, người dân chỉ là “thảo dân” chẳng có quyền gì, phải lo làm để nuôi bọn thống trị. Tội nặng nhất là khi quân (nói hoặc làm khác ý vua), nghĩa là không được tự do tư tưởng, không có tự do ngôn luận. Vua đứng trên luật pháp, cho sống được sống, bắt chết phải chết, nghĩa là không cần tôn trọng nhân quyền.

ĐCS đã làm cách mạng đánh đổ PK, nêu danh là nước Cộng hòa XHCN, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân, không ngờ lại tái lập PK dưới hình thức khác, không có một ông vua rõ ràng, mà vua tập thể, vua ở trung ương, vua tại các địa phương. Không phải tái lập được nền PK thịnh trị mà là PK thối nát. Theo mô tả của Milovan Djilas thì CS đã lập nên một “Giai cấp mới” để thống trị xã hội còn tàn bạo, thâm hiểm hơn bọn PK. Đúng như bài thơ của Trung tướng Trần Độ: Những mong xóa ác ở trên đời/ Ta phó thân ta với đất trời/ Tưởng ác xóa rồi thay cực thiện/ Ai hay cái ác cứ luân hồi. Cái ác mà Trần Độ nói đến là cái ác do bọn thống trị gây ra, bắt dân phải chịu.

3- Là tư bản man rợ nhưng được ngụy trang bằng định hướng XHCN

Chế độ kinh tế tư bản đã bắt đầu bằng những thủ đoạn man rợ, hoang dã như làm giàu trên sự bần cùng hóa công nông, hủy hoại tài nguyên và môi trường. Đó là thời kỳ vào thế kỷ 18, được Mác khảo sát để viết nên Tuyên ngôn đảng cộng sản và Tư bản luận, đồng thời tưởng tượng ra học thuyết CNCS. Tiếp theo chế độ tư bản có các thời kỳ phát triển và đến bây giờ đã có những nước được ví là thiên đường nơi hạ giới, như các nước Bắc Âu.

ĐCS VN một thời gian dài đã rất nhầm lẫn khi đồng nhất tư bản với đế quốc xâm lược và quyết tâm làm tên lính xung kích đào mồ chôn chúng nó. Từ năm 1986, VN cởi trói nền kinh tế, để cho tư nhân phát triển, gọi là đổi mới, nhưng thực ra chỉ là sửa sai để đi theo con đường kinh tế thị trường của tư bản. Mà còn đèo thêm định hướng XHCN.

Nhiều người thắc mắc ý nghĩa của khái niệm định hướng XHCN, nó có nội hàm và ngoại diên như thế nào. Theo tôi, ý muốn của người đưa ra định hướng XHCN là phải đặt cả nền kinh tế thị trường ấy nằm gọn dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Thế thì dưới sự lãnh đạo ấy nền kinh tế VN phát triển như thế nào. Rõ ràng là nó đang theo sát những thủ đoạn man rợ, hoang dã thời kỳ đầu của kinh tế tư bản, mà còn tệ hại hơn nhiều. Đó là sự cấu kết của bọn người có quyền với bọn tài phiệt trong và ngoài nước nhằm đục khoét, chiếm đoạt tài sản quốc gia, cướp ruộng đất và bóc lột nhân dân, vay nợ nước ngoài để đút túi một phần và để lại cho dân phải trả. Không những cấu kết với bọn tài phiệt mà còn bảo vệ chúng, tôn thờ chúng trong việc phá hoại đất nước (trong nền kinh tế thị trường thực sự hầu như rất hiếm có sự cấu kết này). Thế rồi lãnh đạo chính phủ đi cầu xin hết nước này, đến nước khác, để họ công nhận cho có nền kinh tế thị trường, nghĩa là đã theo được tư bản. Lúc cầu xin như thế thì cố tình cắt cái đuôi định hướng.

4- Rập khuôn theo phát xít (PX) nhưng lại hô hào dân chủ

Sự xâm lược của PX Đức vào Liên xô và sự thắng lợi của Hồng quân trong đại chiến 2 làm nhiều người nhầm, cho rằng CS và PX là đối nghịch nhau. Thực ra không phải như vậy. Jeliu Jeliev, một trí thức Bungari, năm 1967 đã viết quyển sách “Chế độ phát xít” (năm 1990 Jeliu Jeliev được bầu làm Tổng thống của Bungari).

Đọc xong quyển Chế độ phát xít (Hitler- Đức và Mutxôlini- Ý) mới thấy tổ chức xã hội và sự thống trị của ĐCS VN gần như sao chép từ chế độ đó. Về nhà nước, đó là việc đặt đảng bao trùm lên toàn bộ chính quyền và xã hội, tạo ra một chính quyền nữa cao hơn, là việc bầu cử hài hước để tạo ra quốc hội bù nhìn, là tổ chức công an, mật vụ để do thám tổng thể và đàn áp, là các tòa án bị đảng thao túng, viện kiểm sát phải phục tùng cảnh sát, là việc dùng thủ đoạn dối trá và bạo lực trong cai trị, là việc bóp nghẹt tự do dân chủ, lập các trại cải huấn v.v… Về nhân dân, đó là cách khống chế mọi tầng lớp xã hội trong các đoàn thể quần chúng, biến nhân dân thành quần thể không tính cách, mọi thứ phải phục tùng đảng, là mâu thuẫn giữa đảng và tầng lớp trí thức chân chính, là sự tan rã của tầng lớp tinh hoa, là sùng bái cá nhân lãnh tụ v.v…

Xét về mặt thống trị thì CS và PX giống như hai anh em sinh đôi, được bú từ một nguồn sữa. Thế nhưng cứ nghe những lời tuyên truyền thì chế độ CSVN “dân chủ đến thế là cùng”, là dân chủ gấp hàng ngàn, hàng vạn lần các nước tư bản. Không biết họ nói thế và có tin vào điều đó không vì không thấy họ ngượng mồm một chút nào cả. Cũng không biết họ định đánh lừa ai. Hay là họ đã quen cho rằng dân chúng chỉ là một lũ người bảo sao nghe vậy. Mà khổ thay, vẫn có người tin và phụ họa lời họ nói.

CSVN và PX giống nhau nhiều điểm về thống trị, về đàn áp, nhưng có vài điểm CS không học được PX, đó là sự minh bạch và vững mạnh của chính quyền, là sự phát triển kinh tế hùng hậu. Cũng chưa nghe nói đến đảng PX phải ra nghị quyết làm trong sạch và chỉnh đốn.

5- Đại bi kịch

Tóm lại xã hội VN hiện nay là sự trộn lẫn các phần của CNXH, PK, tư bản, PX. Mà thảm thương thay lại chủ yếu là trộn lẫn những phần xấu xa nhất, tệ hại nhất của từng chế độ để tạo nên một đại bi kịch cho xã hội (Về hiện tượng, nhiều người thấy rõ, xin không kể ra dài dòng). Sẽ có người hỏi, nói như vậy có bôi đen quá mức không. Sao không nhìn vào những sân bay, những con đường, những chiếc cầu, những tòa nhà cao tầng được xây dựng ở khắp nới, sao không nhìn vào xuất khẩu tôm cá, lúa gạo, hoa quả, dầu thô, quần áo, giày dép, sao không nhìn vào vị thế ngoại giao với nhiều nước và Liên hiệp quốc, sao không biết sự tăng trưởng GDP mỗi năm đều trên 6%, sao không so sánh đời sống của dân chúng bây giờ với trước 1945 và thời kỳ 1980 v.v… Xin thưa, có nhìn thấy chứ. Nếu không có những thứ đó thì đảng tiêu vong rồi, dân tộc lụn bại lâu rồi chứ đâu còn như bây giờ để thảo luận. Có so sánh chứ. So sánh theo phương dọc, nghĩa là so sánh ta với ta qua thời gian, và so sánh theo phương ngang, là so sánh ta với người khác trong cùng thời gian và hoàn cảnh. Khi so sánh theo phương ngang mới thấy chúng ta thua kém người ta quá chừng.

Có lý thuyết cho rằng kinh tế của xã hội phát triển hơn kém nhau ở năng suất lao động và năng suất đó của VN đứng vào hạng thấp của khu vực và thế giới. Người ta kêu gọi tăng năng suất nhưng không biết tăng bằng cách nào. Tuy vậy năng suất lao động cũng chỉ là một chỉ tiêu của kinh tế. Quan trọng hơn là chỉ tiêu hiệu quả . Có thể hiểu sơ lược: Hiệu quả P = [ (T – C) / C] 100%. Trong đó T là phần thu được, C là phần chi phí bỏ ra. Trong phần lớn báo cáo của mọi cấp mọi ngành, người ta chủ yếu nêu ra T mà ít quan tâm đến C và P. Nếu tính được P cho nền kinh tế VN trong mấy chục năm qua thì thấy đó là một số âm có trị tuyệt đối khá lớn. Hiệu quả âm có nghĩa là kết quả càng lớn, làm càng nhiều thì thua lỗ càng nặng. Thể hiện rõ nhất của việc này là vay nợ nước ngoài càng ngày càng tăng và trước mắt chưa có cách gì trả được. Hàng năm phải vay thêm chỉ để trả phần tiền lãi.

Kinh doanh, khởi nghiệp, các dự án phần lớn không lành mạnh. Đa số doanh nhân làm giàu không phải bằng trí tuệ, sáng tạo mà bằng quan hệ đen tối, bất chính với thế lực có quyền (chia chác, hối lộ). Những doanh nghiệp làm ăn chân chính, không chịu chấp nhận liên minh ma quỷ với thế lực có quyền thường bị đe dọa, bị phá phách, bị triệt hạ. Vụ bà Ba Sương với nông trường Sông Hậu, vụ kiện ra Tòa án quốc tế của ông Trịnh Vĩnh Bình, quốc tịch Hà Lan, đòi Chính phủ VN bồi thường 1 tỷ USD là các dẫn chứng sinh động. Làm kinh tế như vậy chủ yếu là trò trộm cướp, lừa đảo, chứ không phải phát triển đúng hướng.

Mà phát triển xã hội đâu phải chỉ có kinh tế. Còn có thứ cần hơn là văn hóa, là đạo đức. Phát triển kinh tế với hiệu quả âm, lại phá nát tài nguyên và môi trường, hủy hoại văn hóa và đạo đức thì cái giá của nó là quá đắt. Trước năm 1986, vì phạm quá nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế theo định hướng XHCN mà đất nước lâm vào cảnh đói kém, kiệt quệ. Tình trạng đó làm rối trí và mờ mắt nhiều người nên từ năm 1986, để sửa sai người ta lại đổ xô vào phát triển kinh tế bất chấp mọi tai họa về môi trường và đạo đức mà nó mang lại.

Để phát triển xã hội, ngoài kinh tế, văn hóa, đạo đức, còn cần đến tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, một cuộc sống yên bình, một xã hội tin yêu, thân thiện, chứ đâu có phải chỉ kinh tế. Mà về kinh tế, con số tăng trưởng GDP hàng năm cũng rất đáng ngờ. Tăng như thế mà sao năm nào ngân sách cũng thâm hụt, mà nợ nần vẫn chồng chất, hay là phần lớn ngân sách tăng được lọt vào túi cá nhân.

Khi nhìn xã hội hiện tại nhiều người thấy rõ (vì không giấu đi đâu được) những tội ác như hủy hoại môi trường, nạn bạo hành, dân oan, hàng giả, hàng lậu, thực phẩm bẩn v.v…, những quốc nạn như tham nhũng, lãng phí, mua quan bán tước, giáo dục xuống cấp v.v… Đó chỉ là những thể hiện bề ngoài. Tôi cho rằng tội ác lớn nhất nằm ở bên trong, phần nào bị che giấu, mang sắc thái vô hình. Đó là sự phá nát truyền thống đạo lý và văn hóa của dân tộc, là để cho việc gian dối trở thành phương châm xử thế từ quan đến dân, là sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc để phải chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước. Công nhận rằng sự phá nát, sự hủy hoại này không phải là ý đồ tự giác của CS, họ không cố tình làm những việc đó, nhưng nó là kết quả tất yếu của dấu tranh giai cấp, của vô sản chuyên chính, của công hữu hóa tư liệu sản xuất, của nền độc tài đảng trị. Những kết quả tất yếu này ban đầu những người CS chưa nhận thấy, đến khi nó bộc lộ rõ ràng thì cố tình che giấu hoặc ngụy biện để bao che.

Trong lúc nội chính còn bị rối như tơ vò thì thảm họa từ Trung cộng lại chụp xuống. Sự bành trướng với ý đồ «Bình thiên hạ» của Đại Hán đã hủy diệt dần dần các dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Các dân tộc này đã có thời kỳ huy hoàng trong lịch sử, nhưng rồi vì chung ý thức hệ CS mà bị người Hán nô dịch. Đại Hán không ngừng âm mưu thôn tính và hủy diệt dân tộc Việt. Theo dự đoán của cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thì sau hội nghị Thành Đô VN có thể mắc vào thời kỳ bắc thuộc lần thứ 2. Thế mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cam tâm thần phục Đại Hán. Đó cũng là một trong những đại bi kịch.

Vạch ra như thế để rồi tìm con đường khắc phục. Việc đó như thế nào đã có nhiều người bàn tới. Riêng với tôi, trước đây cũng đã có vài lần bàn đến. Lần này bài viết đã khá dài, xin hẹn vào dịp khác.

Cán bộ cướp đồ tiêu hủy, sự khốn cùng của nhân cách

Cán bộ cướp đồ tiêu hủy, sự khốn cùng của nhân cách

Phạm Trung Tuyến 

(Dân Việt) Tại buổi tiêu hủy công khai hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thương mại do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Công an TP.Hà Nội tổ chức, hàng chục người, gồm quan khách, cán bộ cơ quan chức năng và nhà báo đã lao vào chia nhau toàn bộ số hàng hóa đang chờ tiêu hủy. Sự việc đáng xấu hổ xảy ra ngày 21.10.

  •   *   *   *

Họ đã lao vào tranh cướp nhau, hỉ hả chia nhau chính những thứ của cải phi pháp mà họ có chức năng, nhiệm vụ loại trừ khỏi cuộc sống văn minh. Họ không phải một đám đông vô danh tính. Họ là những người có vị trí nhất định trong xã hội, là quan khách đến chứng kiến việc tiêu hủy hàng giả, là cán bộ có trách nhiệm đấu tranh với hàng giả, là nhà báo đến phản ánh, đưa tin nhằm truyền thông giáo dục công chúng nói không với hàng giả. Nhưng, họ tranh nhau số hàng giả đó, thay vì tiêu hủy.

can bo cuop do tieu huy, su khon cung cua nhan cach hinh anh 1

Nhiều người tranh vào nhặt đồ trong buổi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp (ảnh cắt từ clip). Nguồn: TP

Báo Thanh Niên: bất lương và đê tiện.

From :   Phan Thị Hồng with Hoang Le Thanh and 9 others.

Báo Thanh Niên: bất lương và đê tiện.

Nguyễn Công Khế cố ra sức bào chữa cho báo Thanh Niên. Khế không đủ dũng cảm để nêu tên các tổ chức hèn hạ, bỉ ổi đã thực hiện sự việc dối trá và ác độc này.

Hãy nghe lời biện hộ của Khế.

– “Nước mắm truyền thống nó có sức hấp dẫn với bất cứ người Việt Nam nào.

– “Song đến giờ này, nó lại bị nhóm lợi ích nào đó kết hợp với một Hội gọi là bảo vệ Tiêu dùng và một nhóm truyền thông (chủ yếu là báo Thanh Niên [*]) bất chính bố ráp tiêu diệt.

– “Nó muốn tiêu diệt cả một món ăn quốc hồn quốc túy của bao đời người Việt Nam luôn nâng niu giữ gìn và làm cho nó quốc tế hóa đến nổi đi đến ở đâu, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, người ta đều có nước mắm Việt trong siêu thị.

– “Đó là sự nhẫn tâm không tưởng tượng được.

– “Sự cố ở báo Thanh Niên là một nỗi buồn lớn của tôi”.

Nguyễn Công Khế.
[*]: Chú thích của người đăng bài.

Xin giới thiệu bài viết của Bạch Hoàn.

Chiêu bài đánh nước mắm truyền thống của Masan và Báo Thanh niên

FB Bạch Hoàn
24-10-2016

Hiện đã xuất hiện luận điệu Tập đoàn Masan, chủ nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Nam Ngư và Chinsu, bị tấn công trước nên mới buộc phải tự vệ. Sau đây là những cứ liệu cho thấy Masan không hề bị đánh, mà hoàn toàn chủ động tiêu diệt nước mắm truyền thông, với sự tiếp tay của báo Thanh niên.

* Ngày 10-10, báo Thanh Niên dành 2/3 đất trang bìa cho bài viết “Nước + hoá chất = Nước mắm công nghiệp”. Nếu chỉ đọc title, nhiều người lầm tưởng bài báo đánh Masan. Nhưng, nếu đọc nội dung lại hoá ra Thanh Niên khen sản phẩm của tập đoàn này. Đồng thời, đây là bài đánh nước mắm truyền thống ở góc độ kinh tế tiêu dùng.

Các chiêu PR được sử dụng trong bài viết này gồm:

– Chiêu tác động vào tâm lý của người đọc: Bài báo dẫn ra rất nhiều ý kiến hoàn toàn tin tưởng vào nước mắm Nam Ngư từ người nội trợ.

– Chiêu dìm chất lượng nước mắm truyền thống để gián tiếp khen ngợi chất lượng nước mắm công nghiệp. Ví dụ, khi nói về chất lượng Chinsu, báo Thanh Niên dẫn lời một bà nội trợ (không thể xác tin danh tính nhân vật): “Riết rồi quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”. Hoặc, họ chê nước mắm truyền thống nặng mùi, khó nêm nếm…

– Chiêu so sánh giá: Nước mắm Nam Ngư chỉ 43.000 đồng/lít, trong khi nước mắm Hạnh Phúc giá tới 200.000 đồng/lít.

Bài báo có đề cập đến thành phần “tinh cốt cá cơm” trong nước mắm Nam Ngư không nêu rõ tỉ lệ, tuy nhiên Thanh Niên không chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu. Cũng chính Thanh Niên nói đến việc sử dụng 17 loại hoá chất nhưng đã khẳng định đều là hoá chất được phép sử dụng để tạo độ ngon cho nước mắm. Đây giống lời giải thích cho Masan.

Vậy đó có phải bài đánh Masan không? Hãy hỏi trưởng ban Kinh tế báo Thanh Niên.

Sau bài báo này, báo Thanh Niên đăng loạt bài đánh nước mắm truyền thống trên trang nội dung (thời sự). Một nguồn tin của tôi cho biết, báo Thanh Niên bắt tay với Masan từ trước ngày 10-10. Thực tế, diễn biến kịch bản truyền thông bất lương về nước mắm Asen cũng chỉ ra điều đó.

* Ngày 11-10, Báo Thanh Niên đăng bài ” Đi tìm nước mắm sạch”, chê công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống là thủ công!?

* Ngày 12-10, báo Thanh niên đăng bài “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”. Bài báo này đê tiện, bỉ ổi hơn nhiều nếu so với cách công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen. Báo lấy 106 mẫu nước mắm đem kiểm nghiệm và công bố 80 mẫu nhiễm Asen vượt ngưỡng. Họ không nói đó là Asen hữu cơ hay vô cơ. Tất cả vẫn nhằm vào mắm truyền thống.

Các anh chị nào còn đang bênh vực Masan và báo Thanh Niên rằng, thì ngồi im tôi nói cho mà nghe.

Ngày 10-10, bài báo về nước mắm công nghiệp được đăng tải. Không thể vì bài này Masaj mới đánh lại nước mắm truyền thống, bởi 106 mẫu kiểm nghiệm thực hiện tại một công ty tư nhân mới thành lập không thể có kết quả để phóng viên viết bài vào ngày 11-10 (vì sáng sớm 12-10 bài đã lên trang).

Họ lấy mẫu ở 13 địa phương và kiểm nghiệm tất cả chỉ trong một ngày, thì đó chỉ có thề là kết quả tưởng tượng! Người nào ngớ ngẩn mới tin vào điều đó. Tôi đã từng đi kiểm nghiệm nước mắm truyền thống theo chỉ đạo của sếp, nhưng mất 10 ngày mới có kết quả. Tôi không viết bài vì kết quả cho thấy độ đạm và độ an toàn được đảm bảo.

Thực tế, việc tìm hiểu rồi thu thập mẫu được Thanh Niên thực hiện từ đầu tháng 9-2016. Tôi không ngớ ngẩn đến mức tin rằng Masan đã “dự báo” trước, rằng mình bị đánh trên báo Thanh niên, để bắt tay chính tờ báo này, chuẩn bị tung đòn đánh mắm truyền thống trước cả tháng trời.

* Ngày 13-10, Thanh Niên đăng tiếp bài “Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt”, đánh vào nước mắm độ đạm cao – nước mắm truyền thống.

* Ngày 20-10, Báo Thanh Niên quảng cáo cho Masan, nội dung Masan cam kết nước mắm Chinsu, Nam Ngư an toàn về Asen. Họ quảng cáo sau khi cả báo Thanh Niên và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen, lập lờ đánh lận con đen gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.

Đến đây, các anh chị muốn biết một trang nội dung trên báo Thanh Niên bán bao nhiêu tiền, hãy hỏi lãnh đạo tờ báo này, chẳng hạn như tổng thư ký toà soạn của họ chẳng hạn.

FB Bạch Hoàn
(Còn tiếp…).

bao-thanh-nien

Quốc hội Việt Nam yên lặng về biển Đông

Quốc hội Việt Nam yên lặng về biển Đông

Kính Hòa, RFA

Tàu Hải quân Qiandaohu của Trung Quốc cập cảng Gdynia, Ba Lan, vào ngày 7 tháng 10 năm 2015.

Tàu Hải quân Qiandaohu của Trung Quốc cập cảng Gdynia, Ba Lan, vào ngày 7 tháng 10 năm 2015.

AFP photo

Vào ngày 20/10/2016, Quốc hội Khóa 14 của Việt Nam bắt đầu phiên họp thứ hai. Cho đến lúc này chưa thấy vấn đề Biển Đông được đề cập đến, mặc dù trước đó, báo chí Việt Nam có tường thuật tại những buổi tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo đại biểu quốc hội nhiều ý kiến lo lắng về thái độ và hành động cứng rắn của Trung quốc trên biển Đông lâu nay.

Đảng và Quốc hội

Ông Nguyễn Vũ Bình, một cựu tù nhân chính trị, và từng làm việc biên tập cho Tạp chí cộng sản của đảng cộng sản Việt Nam cho rằng việc truyền thông nhà nước loan tải các ý kiến cứng rắn của cử tri đối với Trung Quốc là một sự cởi mở trong không khí truyền thông ở Việt Nam,

“Dạo này cũng có cở mở do truyền thông lề trái rất gay gắt. Thứ hai là cũng có xu hướng ở trong dân, và một phần nào đó trong hệ thống, không khuất phục hoàn toàn chuyện đi chơi với Trung quốc.”

Tại Quốc hội Việt Nam, cơ quan được cho là không có thực quyền như đảng cộng sản, cũng từng có những đại biểu phát biểu một cách thẳng thắn thái độ của bản thân trên diễn đàn Quốc hội đối với sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhưng những phát biểu như thế không thấy ở những kỳ họp đảng, hay những quan chức đại diện đảng khi thực hiện những chuyến viếng thăm Trung Quốc.

Ông Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết:

“Ở Việt Nam thì chỉ có một đảng lãnh đạo. Và đảng lãnh đạo thì thống nhất, trực tiếp và toàn diện. Cho nên về nguyên tắc thì những phát biểu đó phải thống nhất về nội dung, ý tưởng bên trong, còn sự thể hiện thì tùy ở mỗi con người, mỗi vai vế, phát biểu nó có thể khác nhau.

Ở đảng thì nói có thể khác quốc hội một chút, lực lượng vũ trang cũng có thể khác. Nhưng mục tiêu vẫn là giữ vững độc lập dân tộc, không lệ thuộc một nước nào. Cái độc lập đó, kể cả vùng biển đảo thì Việt Nam cũng đã khẳng định rồi.”

Ông Nguyễn Vũ Bình cũng cho rằng thực ra các phát biểu của các lãnh đạo đảng, hay đại biểu quốc hội, cũng là đảng viên, thực chất không khác nhau:

Nói năng và ứng xử có phần khác bên đảng thôi. Do môi trường nó như thế. Về mặt nói năng khá cởi mở hơn. Bởi vì anh tiếp xúc với dân thì ít nhiều anh cũng nghe phản ảnh của dân, tâm tư nguyện vọng của dân.

Rồi phải giao tiếp và trả lời, không thể cứng nhắc như bên đảng được. Cho nên nó bắt buộc là phải mềm dẻo phù hợp với môi trường đó. Chứ về bản chất không có gì khác nhau cả.”

Trưởng ban tuyên giáo sang Bắc Kinh

Ngày 20 tháng 10, ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương, cơ quan lo về lý luận của đảng cộng sản thăm Trung Quốc và có làm việc với ông Tập Cận Bình, người đứng đầu đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc.

000_HD434
Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Decatur của Mỹ tại vùng biển gần đảo Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 21/10/2016.AFP

Theo những bản tin của truyền thông Việt Nam loan tải thì ông Huynh có đề cập đến chuyện là Việt Nam đề nghị giải quyết chuyện Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Nhưng không thấy trích lời ông Tập Cận Bình về biển Đông.

Chuyến thăm Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh trùng với các phiên họp của quốc hội Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội.

Theo dõi các phiên hợp quốc hội này, ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại Sài gòn nói rằng:

Kỳ này không khí phản ứng của quốc hội Việt Nam đối với Trung Quốc là rất yếu ớt. Rất yếu ớt so với cuối năm 2011, và rất yếu ớt với tháng năm tháng sáu năm 2014 khi mà có sự kiện giàn khoan 981 nổ ra ở biển Đông.”

Sau sự kiện giàn khoan 981, trong một phiên họp của Quốc hội, tướng Đỗ Bá Tỵ, lúc đó là thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam tuyên bố rất cứng rắn rằng âm mưu của Trung Quốc thực hiện thống trị Biển Đông với đường ranh giới 9 đoạn tự tuyên bố của họ, là không bao giờ thay đổi.

Trong buổi trao đổi với chúng tôi vào ngày 24 tháng 10, ông Trần Quốc Thuận nói rằng âm mưu của Trung Quốc đối với Việt Nam là câu chuyện đã kéo dài hàng ngàn năm nay, tuy nhiên chiến tranh không phải là điều hay.

Nhưng ông nói tiếp là cũng phải chuẩn bị chiến tranh để mong giữ được hòa bình.

Chính sách Biển Đông của Việt Nam?

Cuối tháng chín 2016, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự hiện sống ở Hà Nội có nói với chúng tôi rằng tình thế của Việt Nam rất khó khăn vì có một quốc gia láng giềng như Trung Quốc, và ông đánh giá cao chính sách ngoại giao đi giữa các cường quốc của Việt Nam. Ông nói thêm:

Có thể nói bất kỳ một lực lượng chính trị nào, lên nắm quyền ở Việt Nam thay cho chính quyền hiện tại, đều phải đối mắt với những vấn đề hết sức khó khăn đó.

Và nếu mình biết được mối quan hệ như thế, tình hình như thế, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam là chính sách đu dây, chưa biết chừng chính sách ấy là chính sách khó thể bỏ qua được.”

Đánh giá về thái độ của Quốc hội Việt Nam hiện nay về hàng loạt vụ lấn át của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2015 đến nay, ông Phạm Chí Dũng cho rằng có lẽ Việt Nam đang chờ xem thái độ của các cường quốc Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 24 tháng 10, bình luận về chuyến thực thi quyền tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm 21 tháng 10, người phát ngôn bộ ngoại giao là ông Lê Hải Bình trả lời rằng Việt Nam có chủ quyền ở Hoàng sa và Trường sa, đồng thời ông mong rằng các cường quốc đến với biển Đông để duy trì hòa bình. Ông không nhắc gì đến Trung quốc cũng như Hoa Kỳ.

Đắk Nông: 3 cán bộ tham gia cưỡng chế đất bị bắn chết tại chỗ

Đắk Nông: 3 cán bộ tham gia cưỡng chế đất bị bắn chết tại chỗ

Khu vực xảy ra vụ nổ súng chết người. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Bạn đọc Danlambao – Hàng trăm công an đã được huy động nhằm chốt chặn các ngả đường sau khi xảy ra vụ nổ súng khiến ít nhất 3 cán bộ bị chết và 15 người khác bị thương vào sáng ngày 23/10/2016, tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nguyên nhân vụ việc được nói là do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương và công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn, thuộc xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, Đắk Nông.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Văn Minh – bí thư xã Đắk Ngo cho hay: “Tôi nắm thông tin sơ bộ ban đầu, người của Công ty Long Sơn đã ủi vượt vào đất của người dân nên dẫn đến sự việc trên”
Trước đó, vào lúc 7:30’ sáng ngày 23/10/2016, công ty Long Sơn đã đưa máy móc vào khu vực đang tranh chấp nhằm tiến hành cưỡng chế, san ủi đất của người dân địa phương.
Căng thẳng đã xảy ra khi nhiều người dân kéo đến ngăn cản và phản đối việc cưỡng chiếm đất. Trong lúc xô xát, một nhóm khoảng 5 người lạ mặt bất ngờ rút súng hoa cải bắn xối xả vào lực lượng cưỡng chế.
Vụ nổ súng đã khiến ít nhất 3 cán bộ quản lý bảo vệ rừng thuộc công ty Long Sơn bị chết ngay tại chỗ. 15 người khác cũng được nói bị thương, trong đó có 3 người đang nguy kịch.
Các nghi phạm vụ nổ súng ngay sau đó đã nhanh chóng rút khỏi hiện trường.
Đại tá Lương Ngọc Lếp, phó giám đốc công an Đắk Nông cho biết đã huy động hàng trăm công an, cảnh sắt chốt chặn các ngả đường nhằm truy bắt 4 người bị tình nghi nổ súng.
Cũng theo ông Lếp, một người bị cơ quan công an cáo buộc là “có vai trò giúp sức”, 3 người còn lại tham gia vào vụ bắn chết người. Đây hầu hết là những di dân đến từ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Từ nhiều năm qua, xã Đắk Ngô, huyện Tuy Đức, Đắk Nông  vốn là một điểm nóng về tranh chấp đất đai giữa người dân và công ty Long Sơn.
Khu vực xảy ra tranh chấp đa số là đất canh tác do người dân bỏ công sức khai phá, nhưng lại bị nhà cầm quyền địa phương cho là đất rừng và giao lại cho công ty Long Sơn 1000 ha để thực hiện dự án nông lâm kết hợp.
Trong lúc người dân đang khiếu kiện và chưa được giải quyết thì công ty Long Sơn tiến hành cưỡng chế, san ủi trên đất đang tranh chấp nên đã dẫn đến vụ nổ súng chết người như trên.

HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO: TỪ SĨ QUAN QLVNCH ĐẾN THUYỀN NHÂN BI LÃNG QUÊN

HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO: TỪ SĨ QUAN QLVNCH ĐẾN THUYỀN NHÂN BI LÃNG QUÊN

VPY – Trong số 19 đồng bào tỵ nạn thuộc nhóm thuyền nhân cuối cùng bị bỏ quên ở Thái Lan đến vùng đất hứa hôm 23/09, có bà Lê Thị Ba, cựu nữ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

ba-le-thi-ba

Năm 1974, đang học năm thứ 2 Luật khoa, bà Lê Thị Ba giã từ giảng đường đại học, tình nguyện gia nhập Quân đội. Tốt nghiệp trường Nữ Quân nhân, bà được gửi đi học khóa đào tạo huấn luyện viên tại trường Sĩ quan Trừ bị Long Thành.

 le-thi-ba
Nữ chuẩn úy Lê Thị Ba (thứ 7 hàng đầu từ trái sang) trong ngày lễ tốt nghiệp khóa sĩ quan nữ quân nhân.

Mãn khóa ngày 18 tháng 4 năm 1975, bà Lê Thị Ba được thuyên chuyển về trường Nữ Quân nhân đảm nhiệm chức vụ huấn luyện viên. Đúng 12 ngày sau, Sài Gòn sụp đổ. “Tôi buồn không thể nào nói được, chỉ biết khóc, ước mơ tan vỡ từ đây”, bà Lê Thị Ba hồi tưởng.

Đoạn đường chông gai bắt đầu sau ngày oan nghiệt 30 tháng Tư năm 1975. Để mưu sinh, bà Lê Thị Ba lặn lội suốt ngày ở chợ trời mua bán quần áo cũ hoặc bất cứ vật dụng nào. Sau một thời gian, bà chuyển sang mua bán cám từ Long An về Sài Gòn. “Sau đó, tôi mua bán dầu phọng, đường chảy. Khổ cực nhưng vẫn không yên. Mỗi khi có sự kiện nào xảy ra, tôi bị giam lỏng ở đồn Công an suốt ngày. Ngoài ra còn phải lao động xã hội chủ nghĩa, đào kinh, thủy lợi”, bà Lê Thị Ba nói.

Không thể sống trên quê hương, bà Lê Thị Ba bán các tài sản có giá trị của gia đình bỏ nước ra đi. Từ tỉnh Đồng Tháp (Sa Đéc và Kiến Phong trước 1975), điểm xuất phát của một hành trình nhiều gian nan, hiểm nguy, với ước mơ sẽ được sống trong Tự do, bà vượt biên sang Campuchia. Tạm trú ở quận ngoại ô Miengchay, khu vực cầu Sài Gòn (cầu Chba Om Pau), nơi có nhiều người Việt cư ngụ trong vài ngày, sau đó bà được đưa đến một địa điểm gần thành phố Kompong Som (Sihanoukville), và phải băng rừng để vào hải cảng này. Từ nơi đây, bà xuống tàu, đi một ngày một đêm đến tỉnh Trat, Thái Lan. Sau một tháng tạm trú tại Trat, Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc chuyển bà Lê Thị Ba về trại tỵ nạn Phanat Nikhom vào ngày 26 tháng 11 năm 1989.

Để giảm bớt làn sóng người rời bỏ “thiên đường Cộng sản”, ngày 04 tháng 3 năm 1989, Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc thi hành chính sách thanh lọc người tỵ nạn. Do tỷ lệ được công nhận là người tỵ nạn ở Thái Lan rất thấp, bà Lê Thị Ba bị từ chối cấp quy chế tỵ nạn và bị cưỡng bách hồi hương. Năm 1996, nhiều thuyền nhân bất hạnh bị xếp vào thành phần này, bị biệt giam, đã mổ bụng tự sát. Bà Lê Thị Ba uống thuốc tự vẫn, được đưa vào bệnh viện cứu cấp. Từ bệnh viện, bà trốn thoát ra ngoài, bắt đầu cuộc sống vô định, trở thành một người vô tổ quốc, lưu lạc ở Thái Lan và cương quyết không trở lại nơi bà đã ra đi.

“Lúc đó, khi trở thành người sống bất hợp pháp ở Thái Lan, tôi rất đau khổ. Tôi tự hỏi tại sao tôi phải như vầy và tôi sẽ ra sao. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng sống dù không còn chút hy vọng về tương lai”, bà Lê Thị Ba nói thêm.

Hơn 20 năm qua, bà Lê Thị Ba cư ngụ ở một khu vực cách Bangkok 80 cây số và sinh sống với nghề may. Ròng rã trong hai thập niên, mỗi ngày lúc 3 giờ rưỡi sáng, từ nhà trọ, bà đi xe đạp đến ga xe lửa lên Bangkok làm “chui” và trở về nhà lúc 8 giờ tối. Trên đường đi làm, bà phải né tránh cảnh sát và xa lánh đám đông. Do chỉ nói được vài câu tiếng Thái thông dụng, trên xe lửa, bà phải giả vờ ngủ để không phải trả lời những hành khách hay bắt chuyện.

“Khi được tin Canada vì lý do nhân đạo, chấp nhận cho định cư, tôi vui mừng không thể diễn tả được thành lời. Tôi đếm từng ngày, mong cho đến ngày được khám sức khỏe, được cấp giấy xuất nhâp cảnh. Tôi và những người cùng đi Canada chuyến này vô cùng tri ơn vị mạnh thường quân ẩn danh đã đài thọ tiền vé máy bay và hai cô gái đã đóng tiền phạt cư trú bất hợp pháp cho chúng tôi để chúng tôi có thể rời khỏi Thái Lan”, bà Lê Thị Ba nói.

“Bây giờ đã đến được đất nước Tự do như đã ước mơ, và sẽ trở thành công dân thực thụ nhưng lo lắng đã bắt đầu hình thành dù tổ chức VOICE đã thu xếp nơi cư trú ổn định. Với hành trang đến xứ người chỉ là vài bộ quần áo cũ, tôi lo lắng đủ thứ: Ngôn ngữ bất đồng, làm thế nào để hội nhập xã hội mới khi tuổi trẻđã không còn. Nay chỉ ước mong sao có việc làm để có thể tự lập”

Tối thứ bảy 08/10 vừa qua, khi tham dự đêm Đại Dương do Hội Ái hữu Hải quân VNCH tổ chức, bà Lê Thị Ba cho biết bà vô cùng xúc động được nhìn thấy lại hình ảnh năm xưa qua bộ quân phục, bao nhiêu kỷ niệm hào hùng của những ngày tháng cũ chợt hiện về khi đứng nghiêm chào lá cờ Vàng ba sọc đỏ.

Đoạn đường trước mặt tất nhiên sẽ có nhiều khó khăn, nhưng với ý chí của một phụ nữ đã từng có thời chọn binh nghiệp là lý tưởng phục vụ tổ quốc, từng lưu lạc xứ người trong bao năm, chắc chắn bà Lê Thị Ba sẽ vượt qua.

VPY

Mẹ liệt sĩ như thế đấy!

From:   Hung Tran shared Ngoc Nhi Nguyen‘s post.

Mẹ liệt sĩ như thế đấy!

Image may contain: outdoor and nature

Ngoc Nhi NguyenFollow

 *** Không biết mẹ già này bị bọn đế quốc thực dân nào xâm lược và bóc lột suốt 41 năm qua mà khổ sở như thế này ?

Mẹ già bị bệnh động kinh , chồng của mẹ bị bại liệt , con trai của mẹ là người lái chiếc đò rách nát ngoài kia , cố gắng mỗi ngày kiếm miếng cháo nuôi song thân .

Cả gia đình 3 người không có nhà ở , phải ăn nhờ ở đậu hoặc phải nằm ngoài đường như thế này .

Đảng đâu ? Bác Hồ đâu ? Còn chờ gì mà không phát động chiến tranh giải phóng cho mẹ đi kìa ? Hay còn đang bận xây tượng đài nghìn tỉ ??

( Hình mượn từ bên nhà Thầy giáo Trần Đình Trợ )

Những gì còn lại sau lũ miền Trung

Những gì còn lại sau lũ miền Trung

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-10-21
Dọn trường sau lũ.

Dọn trường sau lũ.

RFA photo

Một trận lũ mà theo người dân Hà Tĩnh và Quảng Bình là giống như đại hồng thủy kéo qua, cuốn trôi và xô dạt mọi thứ, đời sống đảo lộn và gần như mất trắng mọi thứ, không ngoại trừ mất cả mạng sống và ước mơ. Đó là sự thật đau lòng mà sau một cú nhấp chuột khởi động lệnh xả thải, thủy điện Hố Hô đã biến cả một đoạn ruột miền Trung thành biển nước theo lý giải của họ là “đúng qui trình”.

Nước dâng quá nhanh, không kịp trở tay

Chị Lý, một người dân huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, buồn bã chia sẻ: “Nước vào nhà là gần hai mét nhưng nó chảy khủng khiếp lắm, trôi dạt hết đồ đạt, trôi mất bức tường sau của nhà em. Khi đó mình nghĩ mình chết rồi, điện cho người thân nói rằng có thể bị chết trongt trận lũ. Nước nó chảy nhanh…Giờ đồ đạt trong nhà không có chi nữa hết, chừ chẳng biết lấy chi mà xây dựng lại bức tường sau đây, đã nghèo rồi còn thêm như thế này nữa!” (khóc).

Chị Lý cho biết thêm là chưa bao giờ chị nhìn thấy một trận lũ có tốc độ dâng nước cao và mạnh kinh hoàng như cái đêm 14 tháng 10 vừa qua. Chỉ trong vòng chưa đầy hai giờ đồng hồ, từ lúc 10 giờ đêm đến 12 giờ đêm, nước tăng tốc một cách thất thường. Nếu như lúc 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm, nước chỉ ngấp nghé ngoài ruộng như bao trận lụt bình thường và người dân quan sát thấy có vẻ như lụt đang đà rút nước, chỉ dọn dẹp một số thứ trong vườn, đưa một số thứ vật dụng và lương thực lên gác và đi ngủ vì nước bắt đầu rút.

Đùng một cái, lúc 10 giờ đêm, lũ dâng lên lại và tốc độ nước dâng nhanh chưa từng thấy, chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ, nước dâng lên thêm trên hai mét, nước từ ngoài ruộng đi vào ngõ chỉ chừng độ mươi phút và tiếp tục vào sân, vào thềm nhà, vào nhà, lên bàn thờ và chấm gác. Lúc này không ai kịp dọn dẹp đồ dùng, nhất là ti vi, tủ lạnh và trâu bò, không tài nào có thể dắt trâu bò lên đường 1A để chạy lũ. Bên cạnh đó, tốc độ nước chảy mạnh không thể tưởng tượng được.

Trong lúc chị Lý và các con ngồi trên gác gỗ nhìn nước dâng lên cao dần và chấm đà gác thì bất ngờ nước xô bức tường sau căn nhà của chị đổ ầm, cả căn gác đong đưa vì thiếu bệ đỡ. Lúc này mấy mẹ con chị Lý vừa cầu nguyện Chúa thương tình cứu giúp vừa ôm nhau để nếu lở bị sụp gác, bị nước cuốn trôi thì cũng chết cùng ngày, giỗ cùng ngày. Vì càng lúc căn gác càng có dấu hiệu oằn xuống, sụm dần và có thể sụp xuống bất kì giờ nào. Trong khi đó, nước cuốn điên cuồng, sâu hoắm và có thể đưa bất kì thứ gì ra sông, ra biển.

Nhưng rồi có lẽ nhờ Chúa thương tình đã dang tay che chở cho gia đình chị nên trên căn gác sắp sụp, không có bệ đở chính ở mặt sau, chứa năm con người và gần nửa tấn lúa, vật dụng, bếp núc, đôi khi tụt xuống một nhịp rồi lại đứng im ở nhịp đó, nước chạm dần vào gác, chiếu trải trên gác ướt mèm… Cuối cùng, gia đình chị Lý cũng sống sót qua trận lũ. Có vẻ như mọi đồ vật trong nhà chị đã đi thay cho mạng sống của gia đình chị. Sống sót sau lũ, nhà chẳng còn gì để ăn, đói, lạnh, ướt, thèm được ăn chén cơm, thèm được khóc cho thỏa cơn tuyệt vọng, thèm được nhìn thấy đồ vật mà mình nâng niu lâu nay cho dù nó đã hư hỏng, nằm chỏng vơ ngoài ruộng chăng nữa!

Nhưng dường như không còn thứ gì. Cái điệp khúc “chằng còn gì, chẳng còn gì, chẳng còn gì…” cứ lặp đi lặp lại trong mắt, trong tâm tưởng chúng tôi khi chúng tôi đi qua vùng lũ. Cái nghèo, cái đói, cái lạnh cứ hiện ra khắp mọi nơi. Có nhà ăn cơm thiu và coi đó là hạt ngọc trời mà may mắn mình còn có được bởi vì ít ra cũng còn cơm mà ăn.

Như lời ông Thành, một cư dân xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình: “Ngày qua thì riêng hộ gia đình cá nhân tôi thì nước vào sâu chừng 1,8 mét, lúa ướt hết, chẳng biết tính sao đây! Còn ở trong địa bàn thôn thì dân thiệt hại nhiều, trâu bò, súc vật bị trôi nhiều lắm!”.

Hà Tĩnh chìm trong biển nước, kẻ cười người khóc

400.jpg
Nhiều người nuôi cá thiệt hại nặng. RFA photo

Một người dân trong vùng lũ Hương Khê, Hà Tĩnh, tên Hưng, chia sẻ:“Nước lên một mét rưỡi, nước chảy xiết quá, đồ đạc gì cũng trôi hết..”.

Ông Hưng cho biết thêm là chuyện xả lũ của thủy điện Hố Hô đối với người dân Hương Khê chẳng có gì là xa lạ, thậm chí quá quen thuộc, năm nào mà chẳng có xả lũ, có chết heo gà, trâu bò. Bởi sống Ngàn Sâu chảy qua Hương Khê vốn là cửa xả lũ chính của thủy điện Hố Hô. Chỉ có điều năm 2010 và năm 2016 này, thủy điện Hố Hô xả quá mạnh nên nước dâng quá cao, quá nhanh khiến nhiều nhà bị ngập nặng, nước chấm nóc nhà.

Thiệt hại năm nay ở Hương Khê cũng tương đương với thiệt hại trận xả lũ năm 2010. Khi chúng tôi hỏi thăm về chế độ đền bù cho người dân ở trận xả lũ năm 2010 và những trận xả lũ sau này như thế nào thì ông Hưng chó biết là người dân Hương Khê chưa có ai nhận được bất kì đồng đền bù nào của thủy điện Hố Hô. Chuyện họ xả lũ, họ cho rằng đúng qui trình, mà thứ gì đã đúng qui trình thì những ai bị thiệt hại là do sai qui trình của họ nên phải tự chịu lấy.

Ông Hưng chua chát cho biết thêm là kể từ khi thủy điện Hố Hô đi vào hoạt động, người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi năm vào mùa mưa luôn phải nhận vài trận xả lũ vừa vừa, đủ để nước vào nhà, ngập không đến nỗi chết choc nhưng ướt vật dụng và hư hỏng mùa màng. Và khi nổi hứng thì làm một phát xả lũ, cả khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình trở thành biển nước.

Ông Hưng lắc đầu, chua chát nói rằng biển thì bị độc tố do Formosa gây ra, sống lưng chừng giữa núi và biển, đến mùa mưa thì thủy điện xả lũ, chẳng biết sống dựa vào đâu! Ông Hưng nói vui là một ngày nào đó, Hố Hô và Formosa bắt tay nhau, thay vì xả độc vào mùa nắng, Formosa chuyển sang xả độc vào mùa mưa và liền sau đó thì Hố Hô xả lũ để đẩy độc ra khơi và để đẩy trách nhiệm về một hướng khác nữa thì chắc là người dân hết đường sống!

Lời nói đùa của ông Hưng tuy bâng quơ nhưng khiến chúng tôi cảm thấy ớn lạnh, thực sự là quá ớn lạnh nếu chuyện này xảy ra!

“Chế độ vô trách nhiệm đẻ ra những con người vô trách nhiệm!”

“Chế độ vô trách nhiệm đẻ ra những con người vô trách nhiệm!”

GNsP

Cha Giuse Phan Đình Trung nói: “hầu như năm nào ở đây cũng bị lũ! Đó là điều bình thường nhưng lũ đợt này là bất thường. Trời mưa thì bình thường nhưng con người lãnh đạo thì bất thường.”

Cha Giuse là người sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh và nay đang là linh mục Chánh xứ Thịnh Lạc, Huyện Hương Khê nơi rốn lũ, đã nhận định về cơn lũ tuần qua như trên.

Cha tiếp tục nhấn mạnh: “Họ đã xả lũ đập thủy điện Hố Hô nhưng đã không thông báo trước vài ngày. Chiều hôm đó (13/10), trong cơn mưa lớn, lúc 5g họ mới thông báo xả lũ thì không cách chi bà con kịp trở tay để di chuyển đồ và súc vật. Người di chuyển được bò bê thì bị mất lúa gạo. Người di chuyển được lúa gạo thì bị trôi thứ khác…”

Cha cho biết thêm: “Vùng này nếu có mưa lớn đến hai ngày cũng không thể ngập lụt được, chỉ ngập khi có đợt xả lũ bất thường từ những người bất thường mà thôi!”

Phải chăng đây là một việc làm vô trách nhiệm và có thâm ý bên trong vì cùng dịp này tại Giáo xứ Phú Yên, nơi cha Antôn Đặng Hữu Nam đang tái khởi kiện Formosa, nhà cầm quyền muốn lái dư luận sang một hướng khác?

Nói về hậu quả của việc vô trách nhiệm cha Giuse Trung cực lực lên án: “Chế độ vô trách nhiệm đã đẻ ra những con người vô trách nhiệm!”

Đúng là một chế độ vô trách nhiệm khi đồng bào mình đang trong cơn lũ thì những người đứng đầu đất nước đang “thao thức” một kế hoạch khác cho riêng mình. Ví như, Trung ương 4 khóa 12 đang họp một cách bình thường về sự tồn vong của Đảng, ông Tổng bí thư Trọng vẫn ung dung ra chỉ đạo chỉnh đốn Đảng và sau đó những người đứng đầu như Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vẫn điềm nhiên đi làm những công việc riêng của họ, như bà Ngân vui vẻ diện áo dài tham dự lễ hội áo dài Hà Nội 2016 v.v… Những hình ảnh như thế không thể biện minh cho việc giới lãnh đạo đã vô trách nhiệm hoặc thờ ơ trước hiện tình khốn khổ của đồng bào mình.

Cha Giuse Trung cũng nói rằng, từ trước đến nay nhà nước chưa hề có một hành động nào thiết thực để giúp bà con giải quyết hậu quả sau cơn lũ như dọn dẹp vệ sinh, giúp bà con ổn định lại cuộc sống.

Cha nói rằng khi nước lũ rút đã phải huy động bà con tín hữu từ Giáo xứ Làng Truông lân cận, nơi không bị ngập đến, để dọn dẹp và vệ sinh ngôi thánh đường của mình bị ngập hơn 1 mét.

clip_image002

Cha Giuse Phan Đình Trung, chánh xứ Thịnh Lạc (bên trái) tại ngôi thánh của ngài vừa được dọn vệ sinh xong sau cơn lũ.Pv. GNsP

Cha cho biết: “gia đình nào cũng bị ngập và họ phải lo dọn dẹp và vệ sinh cho ngôi nhà của họ nên không còn người để làm việc chung cho nhà Chúa”.

Một bạn trẻ trong Giáo xứ cho biết: “chỉ có những người dân mới lo cho nhau và giúp nhau vệ sinh môi trường thôi chứ chưa thấy một tổ chức nào của nhà nước đến để giúp cho dân cả”.

Vệ sinh môi trường sau hậu quả của cơn lũ đều do người dân huy động nhau cùng thực hiện.

Trở lại với việc xả lũ thủy điện Hố Hô, ông Tổng cục phó năng lượng Đỗ Đức Quân nói: “Việc nhà máy thủy điện Hố Hô mở hoàn toàn cửa van xả lũ trong tình huống trận mưa vừa qua là chấp nhận được. Bởi nếu không làm vậy, sẽ gây nguy hiểm, mất an toàn hồ đập”

clip_image004

Bà con tự huy động nhau để giải quyết hậu quả của lũ, chưa thấy một hội đoàn nhà nước nào đến trợ giúp. Pv. GNsP

Vậy thử hỏi ông tổng cục phó năng lượng rằng, việc lo cho cái hồ an toàn hay tính mạng của người dân cũng như tài sản của họ được an toàn thì điều nào quan trọng hơn?

Hơn nữa ông này còn phán một câu hết sức “bất bình thường”: “việc mở cửa van là tuân thủ quy trình. Việc nhà máy thủy điện Hố Hô mở hoàn toàn cửa van xả lũ trong chỉ đạo xử lý tình huống công trường tại trận mưa vừa qua là chấp nhận được”. (trích từ bài: Tổng cục phó Năng lượng: Thủy điện Hố Hô xả lũ ‘chấp nhận được’ của vnexpress đăng ngày 18/10)

Vậy thử hỏi, khi xây dựng đập thủy điện này, công trình đã không tính đến kế hoạch điều tiết nước trong trường hợp mực nước hồ dâng cao hay sao? Hay nếu xả thì lũ thì phải trong “quy trình an toàn” cho tính mạng người dân sao?

clip_image006

Vệ sinh môi trường là điều cấp bách để trách dịch bệnh sau cơn lũ, nhưng điều này là do bà con tự bỏ công ra mà làm. Pv. GNsP

Nguồn: http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/10/22/che-do-vo-trach-nhiem-de-ra-nhung-con-nguoi-vo-trach-nhiem/