THƯ NGỎ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN, MẸ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

THƯ NGỎ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN, MẸ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

FB Phạm Thanh Nghiên

27-10-2016

Mẹ và hai con cô Quỳnh. (Hình: Internet)

Tôi tên là Nguyễn Thị Tuyết Lan, là mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm.

Ngày 10.10.2016, con tôi đã bị công an tỉnh Khánh Hoà bắt giam và bị buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 của Bộ luật hình sự. Hiện con tôi đang bị giam ở Trại giam Công an tỉnh Khánh Hoà.

Sau khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, gia đình chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ, đồng cảm, quan tâm của nhiều anh em, bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Một số các cơ quan quốc tế về nhân quyền, truyền thông cũng lên tiếng về vụ việc của con tôi. Với cương vị là một người mẹ có con bị bắt bỏ tù chỉ vì chống lại bất công, tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ môi trường, tôi thực sự cần thêm rất nhiều sự hỗ trợ của quý vị cùng lên tiếng đòi tự do và công lý cho Quỳnh.

Thưa quý vị!

Ngày 17/10, tôi có lên trụ sở cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Khánh Hòa để hỏi thăm về tình trạng con gái tôi, đồng thời gửi đơn đề nghị cho con tôi được gặp luật sư. Sau đó tôi có tiếp tục gửi hồ sơ yêu cầu sự có mặt của luật sư trong quá trình công an tỉnh Khánh Hòa lấy cung con tôi. Tuy nhiên công an Khánh Hòa đã trả lời miệng rằng con tôi không được gặp luật sư vì họ “chưa hoàn tất hồ sơ” (?).

Ngày 25 tháng 10, cơ quan an ninh điều tra tỉnh Khánh Hòa đã có giấy mời tôi đến làm việc. Vì quá lo lắng cho sức khoẻ của con gái và hy vọng sẽ được biết thông tin về Quỳnh nên tôi đã đến đúng giờ theo như thông báo trong giấy mời.

Cũng xin nhắc lại là trước khi bị giải đi, con tôi đã dặn tôi phải mời luật sư cho cháu. Quỳnh cũng nói rằng sẽ nhịn ăn đến khi nào được gặp luật sư để được bảo vệ pháp lý. Nhưng thật đau lòng khi công an đã hoàn toàn không cho tôi biết tin tức gì về con tôi. Họ cũng chỉ thông báo bằng miệng rằng con tôi “không được quyền gặp luật sư”. Tôi đã vô cùng thất vọng và càng thêm lo lắng cho sức khoẻ của con tôi. Hôm nay đã bước sang ngày thứ .17 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt và tôi hoàn toàn không được biết tình trạng của con gái mình ra sao. Quyền được có luật sư là một trong những nhân quyền căn bản và con tôi không thể bị xem là một trường hợp ngoại lệ.

Con gái tôi, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ không có tội nếu đựơc sống ở một quốc gia tự do. Chỉ vì lên tiếng cho quyền làm người, bảo vệ môi trường trong sạch và giúp đỡ những người cô thế đang bị bỏ tù oan trái mà họ đã bắt nhốt con tôi, để lại hai đứa con thơ bốn tuổi và mười tuổi đang nhớ thương mẹ. Từ ngày công an ập vào nhà bắt Quỳnh, cả gia đình tôi luôn sống trong sợ hãi. Mẹ tôi, tức là bà ngoại của Quỳnh năm nay ngoài 90 tuổi, luôn giật mình hoảng hốt mỗi khi nghe tiếng động ngoài cổng. Nấm, con gái của Quỳnh trở nên ít nói, cháu thường nhốt mình trong phòng mỗi khi đi học về. Còn đứa con trai út của Quỳnh năm nay mới bốn tuổi, cháu liên tục khóc đòi mẹ và hỏi tôi những câu hỏi như dao cứa vào lòng. Tôi không biết con gái tôi sẽ phải ở tù trong bao lâu, sức khỏe của con tôi sẽ ra sao sau khi ra tù. Nhưng nạn nhân của cuộc bắt bớ này không chỉ có con gái tôi, mà hậu quả của nó vô cùng nặng nề đã đè nặng lên hai đứa trẻ. Bản thân tôi và mẹ tôi (bà ngoại của Quỳnh) cũng luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi. Cuộc sống của chúng tôi thật sự khó khăn và bị đe dọa khi thiếu vắng Quỳnh.

Thưa quý vị, tôi viết thư này để kêu gọi quý vị hãy quan tâm đến tình trạng bị bắt giam của con gái tôi, Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Hãy lên tiếng cùng bà cháu tôi đòi công lý cho Mẹ Nấm.

Con tôi cần luật sư!

Cháu tôi cần có mẹ!

Cho dù nếu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không được trả tự do, nhưng sự góp sức, lên tiếng, đồng hành và ủng hộ của quý vị đối với chúng tôi là vô cùng quý giá. Điều đó sẽ giúp sức cho Quỳnh, cho bà cháu tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách lớn lao này.

Cuối cùng, xin quý vị nhận từ tôi tấm lòng biết ơn chân thành. Tôi không biết nói gì hơn là gửi tới quý vị lời chúc sức khỏe, bình an.

Nha Trang ngày 27-10-2016

Nguyễn Thị Tuyết Lan.

Tranh chấp đất đai dẫn đến chết người

Tranh chấp đất đai dẫn đến chết người

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-10-26
Hiện trường vụ nổ súng

Hiện trường vụ nổ súng

Courtesy of vietnamnet

Ba người chết và hơn chục người bị thương trong vụ nổ súng hôm chủ nhật 23 tháng 10 tại  xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nông,  là người của công ty Long Sơn tức phía được Ủy ban Nhân dân tỉnh Dak Nông cho thuê đất cũng như cho phép san ủi đất lâm nghiệp của dân để kinh doanh.

Người dân bị san lấp đất dùng súng hoa cải để chống trả lại biện pháp của công ty Long Sơn. Trả lời về việc cưỡng chế đất ngày 23 tháng 10 trên địa bàn tỉnh, ông Lê Diễn, nguyên chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Dak Nông, nay là bí thư tỉnh ủy Dak Nông, cho biết:

Vụ đó có xảy ra, được báo chí trên mạng đăng đầy rồi. Cô cần thì cứ tham khảo trong đó chứ tôi không thể trả lời điện thoại được, cũng không biết cô là ai.

Cô coi trên mạng người ta đăng, tức là nhà nước nói trên báo chí và đài hết rồi chứ sao lại không nói, báo chí đăng rất nhiều rồi.

Ông Lê Văn Quang, nguyên phó chủ tịch Dak Nông, nói rằng ông không biết gì về  chuyện đất lâm nghiệp của dân bị ủy ban nhân dân Dak Nông ra lịnh thu hồi và giao qua cho công ty Long Sơn:

Cái đó tôi không trả lời được vì tôi không nắm rõ, không thuộc lãnh vực mà tôi phụ trách. Ông Lê Diễn trước làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân sau làm bí thư tỉnh ủy đấy,

Vụ xả súng hôm Chúa Nhật 23 và được báo chí trong nước đăng tải  với tin đã có một người tên Thắng bị tạm giữ để điều tra. Ông Thắng là người đang canh tác một diện tích 5 sào nằm trong khu vực đất mà công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn bắt đầu tiến hành việc san bằng:

Già Vưng, một cư dân Dak Nông, xác nhận đã có xô xát đánh nhau giữa dân với những người làm việc trong công ty Long Sơn:

Biết, người ta cưỡng chế đất, ủi đất rồi đánh lộn, chết 3 người đúng rồi, súng tự chế. Đất đó là đất của người ta, 10 năm, 20 chục năm là cưỡng chế hết, dân không chịu rồi chống lại đó. Giờ không biết sao rồi chứ mà còn lùm xùm.

Mâu thuẫn tranh chấp đất đai đến nỗi có 3 người bị bắn chết làm người ta liên tưởng đến vụ Tiên Lãng, Hải Phòng hồi năm 2012 mà dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý. Năm 2012,  ông Đoàn  Văn Vươn và người em Đoàn Văn Quí, vì chống lệnh cưỡng chế khu đất đầm họ bỏ công xây dựng để nuôi tôm, đã dùng súng hoa cải bắn vào những người đến thu hồi đất và dỡ bỏ nhà của họ.

Vì hành động chống đối bằng súng hoa cải mà anh em ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ và bị kêu án 5 năm tù giam tội chống người thi hành công vụ. Vụ án, được dư  luận biết tới dưới tên “ phát súng hoa cải”  ở Tiên Lãng,  cũng khiến một số viên chức địa phương bị kiểm điểm hoặc mất chức. Sau 3 năm rưỡi ngồi tù, anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn được trả tự do sớm nhân dịp quốc khánh.

Trả lời đài Á Châu  Tự Do liên quan đến vụ xả súng ngày 23 ở Dak Nông, ông Đoàn Văn Vươn nói:

Súng hoa cải là loại súng ca líp 12, loại súng thể thao dùng để bắn thú, bắn chim. Súng hoa cải nếu người ta lắp loại đạn 8 ly hoặc  8 ly rưỡi mà ở tầm gần thì có thể gây chết người.

Tôi cũng rơi vào tình cảnh như vậy, thế nhưng chuyên môn của tôi, là một công binh trong quân đội, tôi hiểu cái mức nguy hiểm của nó và kiểm soát được, không để gây chết người mà chỉ bị thương trong giới hạn.

Suy từ sự việc của gia đình nàh tôi thì sự việc ở Dak Nông chắc chắn là có vấn đề.Nó đã đẩy con người ta, vì cuộc sống gắn liền với tài sản, với đất mà bị mất hết thì đó là phản ứng tiêu cực mà tôi chắc người ta cũng không mong muốn. Khi mà bức xúc đẩy lên đỉnh điểm thì nó dẫn đến cực đoan, chính người hành động không mong muốn nhưng rất tiếc là họ không kiểm soát được mức giới hạn và dẫn đến chết người. Việc xảy ra ở Dak Nông tới mức chết 3 người là một điều rất đáng tiếc.

Sau vụ 3 bảo vệ của công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn không may bị bắn chết, chưa kể hơn chục người khác bị thương phải nhập viện, đích thân thứ trưởng Bộ Công An là thượng tướng Phạm Dũng, trực tiếp chỉ đạo tiến trình điều tra.

Theo chỉ thị từ ông Phạm Dũng, tất cả những người  âm mưu sử dụng sống hoa cải để bắn chết người của  công ty Long Sơn phải bị bắt và bị xử phạt.

Nguồn tin từ trong nước chúng tôi  nhận được là vụ việc Dak Nông vẫn chưa ngã ngũ tính đến lúc này.

Cuộc biểu tình lớn vừa nổ ra ngày 26/10 tại thủ đô Caracas

BBC Vietnamese
Cuộc biểu tình lớn vừa nổ ra ngày 26/10 tại thủ đô Caracas của Venezuela và một số thành phố khác. Phe đối lập kêu gọi người dân tham gia biểu tình trên toàn quốc để gây áp lực lên nhà cầm quyền. Chính phủ Nicolas Maduro bị cho là nguyên nhân gây nên tình trạng kinh tế yếu kém và bế tắc chính trị hiện giờ. Ông Maduro lên lãnh đạo đất nước từ năm 2013 sau khi người tiền nhiệm của ông, Hugo Chavez, qua đời vì bệnh ung thư. Giá dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Venezuela, sụt giảm đã ảnh hưởng vô cùng tồi tệ đến nền kinh tế trong nước. Những người phản đối ông Maduro cũng đòi thêm quyền dân chủ và lên án chính phủ cánh tả mà họ gọi là độc tài.

Có bốn loại rường cột của một quốc gia…

From:   Quế Tâm shared Khanh Nguyen‘s post.
Image may contain: text and one or more people
Khanh Nguyen

Có bốn loại rường cột của một quốc gia mà nếu dính phải:

1. Nhà báo: nói láo hoặc bị điều khiển (bởi quyền lực và lợi ích);
2. Luật sư: chạy án hoặc đứng ngoài lề tố tụng (không còn công lý và lẽ phải);
3. Nhà giáo: thành tích và áp đặt (mất tự do và sự khai sáng);
4. Bác sỹ: phong bì và vô trách nhiệm (dễ dẫn đến giết người);
Thì chắc chắn đất nước đó đang ở thời kỳ tồi tệ và tăm tối nhất.

Và cả bốn cái thứ đó đều đáng để được nguyền rủa và khinh rẻ.

Tất nhiên, nguồn cơn của tất thảy những điều ấy, chắc chắn, phía sau là một chính phủ hết sức tồi (vô dụng, vô pháp) và bất minh.

Ls Lê Luân
Khanh Lam Nguyen

73 nghị sĩ Quốc hội 14 nước kêu gọi thả LS. Nguyễn Văn Đài

 73 nghị sĩ Quốc hội 14 nước kêu gọi thả LS. Nguyễn Văn Đài

VOA

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh 'tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam', theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. (Ảnh tư liệu)

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam’, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. (Ảnh tư liệu)

73 nghị sĩ Quốc hội từ 14 quốc gia vừa gửi một lá thư ngỏ cho Thủ tướng Việt Nam yêu cầu trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự của ông, bà Lê Thu Hà.

Trong lá thư đề ngày 24/10, các nghị sĩ Quốc hội của các nước nói họ “quan ngại về tình cảnh hiện nay và sức khỏe của các công dân Việt Nam Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà”.

Lá thư của các nghị sĩ nhắc lại trường hợp LS. Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam”, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Thư nói “Vào thời điểm bị bắt, ông Đài đang chuẩn bị có cuộc họp với các thành viên trong đoàn đại biểu của Liên hiệp châu Âu đang ở Hà Nội cho cuộc thảo luận nhân quyền hằng năm với Việt Nam”.

“Trong cùng ngày, bà Lê Thu Hà, trợ lý của ông Đài, cũng đã bị bắt tại văn phòng của ông ở Hà Nội. Nếu bị kết án, ông Đài và bà Hà có thể phải đối mặt với mức án lên đến 20 năm tù giam”, thư nêu lên quan ngại.

Ngoài việc kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà, các nghị sĩ quốc hội cũng đề nghị Việt Nam phải bảo đảm rằng điều kiện ở nơi giam giữ hai nhà hoạt động này phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm cho họ tiếp cận được những trợ giúp pháp lý cần thiết, và tôn trọng các quyền cơ bản của họ trong nhà tù, bao gồm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đứng tên trong thư ngỏ là nghị sĩ từ Đức Marie-Luise Dott và đồng ký tên bởi hơn 70 nghị sĩ từ Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Campuchia, Chad, Indonesia, Lithuania, Nepal, Zimbabwe, cũng như đại diện của nhiều tổ chức phi chính phủ khác.

Theo aseanmp.org, vietnamhumanrightsdefenders.net

Khởi kiện Formosa: Cuộc chiến pháp lý chưa kết thúc

Khởi kiện Formosa: Cuộc chiến pháp lý chưa kết thúc

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-10-26
Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Citizen photo

Một công văn hoả tốc được Uỷ ban nhân dân thị xã Kỳ Anh gửi đến Linh mục Đặng Hữu Nam vào ngày 22 tháng 10, sau khi Linh mục Đặng Hữu Nam hướng dẫn các ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu đệ đơn khiếu nại lên toà án Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nội dung cho biết thời hạn nhận được khiếu nại về việc trả đơn đã hết nên sẽ không nhận hồ sơ khiếu kiện của những đương sự đó. Công văn này có mang tính pháp lý hay không?

Công văn trái pháp luật

Luật sư Hà Huy Sơn, từ Hà Nội trả lời chúng tôi về tính pháp lý của công văn mà linh mục Đặng Hữu Nam nhận được và ông khẳng định đây là công văn trái pháp luật.

“Đây là những công văn trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, vì việc giải quyết hay trả lại đơn hay thời hạn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến tố tụng dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án chứ không thuộc thẩm quyền của uỷ ban. Cho nên mọi hành vi ngăn chặn quyền khiếu nại, khởi kiện của người dân đều là vi hiến, là vi phạm hiến pháp, hay nói cách khác đây là những hành vi trái pháp luật.

Đây là những công văn trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, vì việc giải quyết hay trả lại đơn hay thời hạn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến tố tụng dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án chứ không thuộc thẩm quyền của uỷ ban.
-LS Hà Huy Sơn

Nếu những hành vi này gây ra thiệt hại cho người dân hoặc người khởi kiện thì họ hoàn toàn có quyền khởi kiện cơ quan hành chính hoặc cán bộ công chức nào ra văn bản đó.”

Linh mục Đặng Hữu Nam, người hướng dẫn các ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu đệ đơn khiếu nại lên toà án Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết ông hoàn toàn không đồng ý với nội dung lẫn tính pháp lý của công văn hoả tốc được ký bởi đến Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Kỳ Anh, ông Phan Duy Vĩnh.

Một trong những lý do đó được ông nêu ra là công văn thông báo hết thời hiệu của khiếu nại thì phải đến từ toà án và thẩm phán chứ không phải được viết và gửi đến từ chủ tịch và phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh.

Theo ông, điều này đã một lần nữa chứng minh sự “nhập nhằng giữa hệ thống tư pháp và hành pháp của Việt Nam.”

“Điều thứ nhất tôi không đồng ý đó là: Đây là chiêu bài của nhà cầm quyền cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ Formosa và quay lưng lại với người dân. Thậm chí họ đã ngồi xổm trên pháp luật mà chính họ đã viết ra.

Điều thứ 2 tôi không thể chấp nhận được là công văn hoả tốc này gửi cho tôi từ Uỷ ban nhân dân thị xã Kỳ Anh, người ký là ký thay Chủ tịch và phó chủ tịch là ông Phan Duy Vĩnh.”

Trả đơn sai trình tự luật định

Sáng ngày 8 tháng 10, 506 đơn khởi kiện của người dân huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An bị trả lại với lý do là “không hợp lệ” và Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh là ông Nguyễn Văn Thắng cho biết lúc đó việc trả lại đơn là đúng với qui trình pháp luật.

AAA.jpg
Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016. Hình: facebook

Tuy nhiên, theo linh mục Đặng Hữu Nam thì 506 bộ đơn khởi kiện đã bị trả lại không đúng với trình tự tố tụng.

“Điều thứ 3 tôi không thể chấp nhận được là chuyện chúng tôi đã đệ đơn thì việc trả đơn của ông Trần Thanh Hương, thẩm phán toà Kỳ Anh đã viện dẫn sai pháp luật Việt Nam cũng như sai về trình tự tố cáo và khởi kiện của luật tố tụng dân sự.”

Không đồng tình với quyết định trả đơn của Toà án Kỳ Anh, vào ngày 18 tháng 10, Linh mục Đặng Hữu Nam đã hướng dẫn các ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu đệ đơn khiếu nại lên toà án Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Những diễn tiến sau đó được truyền thông mạng nói đến rất nhiều, đó là đoàn khởi kiện do Linh mục Đặng Hữu Nam hướng dẫn bị ngăn chặn và cô lập. Cho đến 11 giờ trưa cùng ngày, đoàn xe của Linh mục Nam bị chận lại không cho vào địa phận của tỉnh Hà Tĩnh.

“Trong ngày 18 chúng tôi đi đệ đơn đó, nhà cầm quyền tìm mọi cách để đánh phá chúng tôi thậm chí chơi những trò vô cùng tệ hại bẩn thỉu, đó là chạy theo đàon xe chúng tôi, rải đinh xuống đường để các xe chúng tôi các vào đinh, thủng lốp, hư xe không đi được.”

Tiếp tục khiếu nại

Qua những sự việc trên, có thể thấy rằng Linh mục Đặng Hữu Nam và phái đoàn khởi kiện khiếu nại có lý do để trình bày về thời gian hết hạn khiếu kiện đề cập đến trong công văn hoả tốc do Uỷ ban nhân dân đưa ra.

Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để trả lời công văn hoả tốc, nêu lên lý do đây là việc bất khả kháng trong việc pháp luật bảo vệ chúng tôi. Việc khiếu nại của chúng tôi là quyền lợi của chúng tôi.
-LM Đặng Hữu Nam

“Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để trả lời công văn hoả tốc, nêu lên lý do đây là việc bất khả kháng trong việc pháp luật bảo vệ chúng tôi. Việc khiếu nại của chúng tôi là quyền lợi của chúng tôi. Việc khiếu kiện của chúng tôi là quyền của chúng tôi. Chính pháp luật đã minh định như vậy. chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam hãy tôn trọng pháp luật mà họ đã từng rêu rao rằng nhà nước này là nhà nước pháp quyền. Chúng tôi cũng chỉ 1 điều duy nhất và căn bản nhất của người dân sống trong 1 đất nước xin được hưởng quyền tối thiểu nhất của 1 con người là 1 nhà nước pháp quyền thật sự.”

Tuy nhiên, luật sư Hà Huy Sơn cho biết thủ tục tố tụng là quan hệ giữa người khiếu kiện và toà án. Chính vì vậy, theo ông không cần thiết phải xem xét thời hạn đó.

“Không cần phải tranh luận về thời hạn này vì thời hạn này chỉ có thề do toà án đưa ra, ở đây là Toà án Kỳ Anh. Nếu không đúng thì người dân có quyền khiếu nại. Bao giờ có quyết định cuối cùng hoặc có bản án có hiệu lực pháp luật thì lúc ấy pháp luật mới được thực thi. Còn đây không phải là câu chuyện, công việc của uỷ ban. Uỷ ban đã xâm phạm vài quyền khiếu nại và khiếu kiện của người dân.”

Linh mục Đặng Hữu Nam có nói thêm rằng nếu xét theo pháp luật của Việt Nam hiện hành thì người dân cũng được phép sử dụng những điều luật khác để kéo thêm thời hiệu khiếu nại.

“Có thể chúng tôi sẽ khiếu nại nhưng chúng tôi cũng có thể không cần những khiếu nại đó, mà chúng tôi sẽ đưa những đơn mới đi. Và chắc chắn chúng tôi còn nhiều phương án để sử dụng trong cuộc chiến pháp lý này.”

Sau những sự việc trên, cuộc chiến pháp lý, theo cách gọi của Linh mục Đặng Hữu Nam đã nhận được sự đồng thuận mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội dân sự và chính trị. Điều này được thể hiện trong một lá thư hiệp thông với các Linh mục, Giáo dân và Ngư dân đấu tranh vì môi trường được ký bởi các tổ chức xã hội dân sự độc lập vào ngày 26 tháng 10, 2016.

Việt Nam thú nhận tham nhũng nghiêm trọng nhưng vẫn không làm gì

 Việt Nam thú nhận tham nhũng nghiêm trọng nhưng vẫn không làm gì

Nguoi-viet.com

Biệt thự của ông Hồ Quốc Việt, giám đốc công an tỉnh Bến Tre, với ba mặt tiền. Những bài viết và hình ảnh như thế này trên tờ Người Cao Tuổi khiến tổng biên tập bị cách chức và khởi tố. (Hình: Người Cao Tuổi)

HÀ NỘI (NV) – Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam vừa cho rằng, báo cáo chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam năm nay “thẳng thắn” hơn. Tuy nhiên cả hai bên đều không đề ra giải pháp nào.

Sau khi nghe đại diện chính phủ Việt Nam trình bày báo cáo chống tham nhũng 2016, Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam hoan hỉ nhận định rằng, đây là lần đầu tiên, chính phủ Việt Nam “nhìn nhận thẳng thắn là một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có cả một số cán bộ cao cấp thiếu tu dưỡng, không hoàn thành trách nhiệm, bổn phận, phạm tội tham nhũng.”

Việc thú nhận “tình hình tham nhũng vẫn phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng,” được Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam cho rằng, “phù hợp với thực trạng, phản ánh của dân chúng, doanh nghiệp và xếp hạng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế.”

Trong báo cáo chống tham nhũng năm ngoái, chính phủ Việt Nam chỉ thừa nhận “tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp” chứ không nhìn nhận là “nghiêm trọng.”

Những năm trước, các báo cáo chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam thường xuyên bị Quốc Hội Việt Nam nhận định là vì “nể nang, ngại va chạm” nên “chung chung,” báo cáo nào cũng chỉ đề cập có “một số người đứng đầu” hay “một số cơ quan, đơn vị” hoặc “một số bộ phận” ở “một số nơi” tham nhũng. Nhiều đại biểu Quốc Hội nhận định, các báo cáo chống tham nhũng được soạn kiểu đó là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của bộ máy công quyền trì trệ, khiến tham nhũng trở thành trầm trọng hơn.

Năm nay, cho dù báo cáo chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam được khen là “thẳng thắn” hơn song hiệu quả chống tham nhũng trên thực tế thì vẫn chẳng đến đâu. So với năm ngoái, số vụ tham nhũng và cá nhân bị khởi tố giảm 25%. Số vụ tham nhũng bị truy tố giảm 18%. Số vụ xử sơ thẩm giảm 34%. Tổng số tài sản bị tham nhũng đã thu hồi lại qua xét xử chỉ có 92 tỉ. Còn thu hồi qua thi hành án chỉ được 45 tỉ.

Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam nhận định, trong ba năm gần đây, số vụ tham nhũng được phát giác, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đang… giảm dần. Những vụ tham nhũng đã được phát giác và xử lý chủ yếu là các vụ tham nhũng nhỏ ở cấp xã và một số vụ được xem như án điểm vì có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Việc phát giác-xử lý tham nhũng từ cấp huyện trở lên rất ít.

Ủy ban này cho rằng, trong báo cáo chống tham nhũng, dù chính phủ Việt Nam xác nhận chống tham nhũng còn nhiều hạn chế nhưng lại không chỉ rõ nguyên nhân.

Một điểm đáng lưu ý khác là từ lâu, nhiều đại biểu Quốc Hội Việt Nam đã yêu cầu phân định rõ ràng trách nhiệm tập thể với trách nhiệm của từng cá nhân có thẩm quyền quyết định nhằm tránh tình trạng khi xảy ra sai phạm, các cá nhân có trách nhiệm lấy tập thể làm nơi lẩn tránh. Tuy nhiên Báo cáo chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam lần này vẫn không đề ra được giải pháp để tăng khả năng truy cứu trách nhiệm cá nhân.

Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam lập lại một lần nữa về việc phải có biện pháp kiểm soát quyền lực của những cá nhân có chức vụ. Xác định rõ giới hạn về quyền hạn của các cơ quan trong hệ thống công quyền để chống lạm quyền nhằm trục lợi.

Việc tuyển dụng-lựa chọn-bổ nhiệm viên chức cũng được cho là còn nhiều vấn đề đáng bàn vì thiếu các tiêu chí rõ ràng, hợp lý. Những qui định hiện hành kiểu “biên chế suốt đời,” “đã vào thì không ra,” “chỉ lên chứ không xuống” đã tạo thành sức ì rất lớn. Không thể truy cứu trách nhiệm của những cá nhân làm việc vô trách nhiệm, thiếu hiệu quả.

Giống như những năm trước, Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam tiếp tục “đề nghị” chính phủ Việt Nam xác định các giải pháp để chống tham nhũng hữu hiệu! (G.Ð)

Từ đôi mắt bò

Từ đôi mắt bò

Tuấn Khanh

26-10-2016

Mắt bò. Ảnh: internet

Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận. Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.

Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng. Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.

Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước. Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.

Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi. Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.

Không biết bức ảnh mờ nhạt, hay ánh mắt của con bò đã đục dần trong giờ phút hiu hắt của sự sống. Đôi mắt là người ta nhớ đến nhân vật phu kéo xe của Nguyễn Công Hoan. Người đàn ông mệt mỏi, kéo xe kiếm cơm qua ngày, thở dốc với từng ngày sống, mà nhà văn xứ Bắc Ninh mô tả rằng đôi mắt mờ đục, gượng sống như trái nhãn, không còn nhìn thấy tương lai.

Cũng cùng trong ngày tháng đó, thế giới chứng kiến một giải Nobel Văn Chương đến lạ, vì giải được trao cho một người chọn một đời hát rong ở Mỹ. Có không biết bao nhiêu là bất bình cũng như hân hoan trước sự kiện này. Thậm chí những người bảo vệ giá trị văn học, coi việc trao giải thưởng này như một sự sỉ nhục đối với giới cầm bút.

Vì sao Viện Hàn Lâm Thụy Điển lại có một quyết định bất thường như vậy? Tổng thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là bà Sara Danius nói rằng Bob Dylan đã là người gợi nhớ lại thời kỳ thi ca Hy Lạp cổ, với những cách sáng tác và phổ biến thơ không khác gì các thi sĩ Homer và Sappho từ hơn 2500 năm trước”. Tạm gác lại các điều tranh cãi về đúng-sai. Điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển quyết định, cho thấy những cái nhìn đột phá và ngẫu hứng. Nó xác định về các giá trị của nghệ thuật trí tuệ không có lằn ranh và định kiến. Sự sửng sốt của những người chứng kiến giải Nobel Văn Chương 2016, không chỉ là kết quả lạ lùng, mà có cả sự phát hiện về quan điểm của Ban tuyển chọn giải Nobel, mà tường chừng đã quá cũ mòn và bị câu nệ bởi các nguyên tắc, cũng như danh tiếng của chính mình.

Cùng một thế giới, cùng một thời gian. Con người ngoài kia mở ra những thách thức và tranh cãi về trí tuệ. Mở ra những lý luận mới về giá trị tinh thần và tương lai. Còn ở nơi đây, Quảng Bình quê chúng ta, người ta chỉ còn loay hoay và cuống cuồng nghĩ ra cách dùng một sợi dây để treo đầu, cứu sống một con bò.

Thật nghiệt ngã. Nước dâng cao ngập mái nhà. Ngập ruộng vườn và cuộc sống, lại khiến người Việt nghĩ nhiều hơn về số phận của mình.

Không phải thiên tai cố “cực đoan” mà mỗi ngày mưa lũ càng nhiều. Ngay trong các thành phố lớn, mưa chỉ cần kéo dài vài tiếng, nội thành đã không khác gì phố biển. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, An Giang… khắp nơi đang đối diện với lũ lụt, sạt lở như chuỗi tin dữ của ngày phán xét.

Người dân Việt đang phải trả giá cho những gì mà họ không làm. Nỗi oan khiên này cay đắng biết dường nào. Từ năm 1993, người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã kêu cứu khắp các nơi về chuyện Lâm trường Bố Trạch – do ai đó chống lưng, ban bệ nào bao che để cùng chia chác – đã tàn phá liên tục rừng đầu nguồn. Cả tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 173,75km2, trong đó phần lớn rừng. Người dân đau xót kể lại rằng nơi đây ngày xưa chim muông khắp nơi, cổ thụ thì lớn đến mức 4-5 người chia nhau ôm mới hết vòng… nhưng Lâm trường Bố Trạch hủy diệt tất cả. Đến năm 2013 thì đợt lũ dầu tiên quét sạch mọi thứ do rừng không còn đã diễn ra. Thiên nhiên chết dần, mà con người đứng ra bảo vệ rừng cũng bị tấn công, bắt bớ. Tháng 12/ 2014, đã từng có những cuộc xung đột lớn giữa dân chúng và phía Lâm trường Bố Trạch, nhưng tiếng kêu của dân chúng không thấu được đến đâu cả.

Hôm nay lụt tràn về Hà Tĩnh, mà nguyên nhân chính là nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm. Giải trình của chính Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bởi mưa lớn cộng với nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s – 1.800 m3/s, hồ Bộc Nguyên xả 150-200m3/s… đã làm cho địa phương bị ngập lụt.

Chuyện nhà máy thủy điện xả lũ vô trách nhiệm, coi thường tài sản và mạng sống con người không còn là chuyện lạ. Ở Việt Nam, nơi đâu có nhà máy thủy điện là nơi đó có sự cố xả lũ. Lời trách yêu của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh với nhà máy thủy điện Hố Hô rằng “Xả lũ hết cỡ như thế dân không kịp trở tay”, cũng vô trách nhiệm không kém. Sống và chết của hàng ngàn con người ở Hà Tĩnh như vậy đó, chỉ được giải đáp bằng những lời vuốt ve nhau lấy lệ. Nỗi đau thì con người vốn đành cam chịu đã lâu. Có thể chôn kín trong lòng đến tận mộ sâu. May ra chỉ còn đôi mắt mờ đục và tuyệt vọng của con bò hôm nay, là để minh chứng cho cây độc đã đơm hoa kết trái, mà kẻ gieo xuống, không phải là dân lành.

Đôi mắt của con bò cố sống sót ở Quảng Bình hôm nay, sẽ đi vào lịch sử. Nó là bức tranh hiện thực đau nghiến, nhưng căng phồng những nỗi niềm mà người dân cũng đang loay hoay và cố sống sót như chính con bò của mình. Gần một thế kỷ sau, hình ảnh đôi mắt của một con người không tương lai của Nguyễn Công Hoan lại ám ảnh người xem, nhưng lần này còn thấp hơn nữa, qua số phận một con vật.

Con bò vô danh ấy thật may mắn. Vì nó có được người chủ tử tế và nghĩ đến nó. Còn hàng triệu con người Việt Nam khác đang đối diện với môi trường đang vào thảm họa, ai sẽ cứu họ trong một ngày mai đầy thảng thốt? Và tương tự những người dân sống sót qua thảm họa, lại bị tước đoạt cả phần cứu trợ của mình, sự chịu đựng của một dân tộc ngày càng sâu hoắm và khủng khiếp ấy, khi nào mới chạm đáy và người người tỉnh giấc?

Bảo Lộc: Một người 8 năm lặng lẽ chôn cất các hài nhi xấu số

Bảo Lộc: Một người 8 năm lặng lẽ chôn cất các hài nhi xấu số

Ông Hùng chăm chút từng ngôi mộ thai nhi ở nghĩa trang Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)

LÂM ÐỒNG (NV) – Ông Trần Ðình Hùng, 62 tuổi, ngụ xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, người đã 8 năm âm thầm làm công việc đi nhặt, chôn cất và chăm mộ cho các hài nhi bị mẹ chối bỏ.

Một bài phóng sự của báo Phụ Nữ xuất bản ở Sài Gòn đã mô tả về đời sống và việc làm lặng lẽ nhưng đầy tinh người của ông Trần Ðình Hùng.

Ðêm ở thành phố Bảo Lộc khá lạnh. Mặc trên người chiếc áo phông, khẽ nhúng chiếc khăn mềm vào thau nước ấm, ông Trần Ðình Hùng nhẹ nhàng lau từng ngón tay, ngón chân, ngực và bụng của thai nhi xấu số.

Nhìn ông, nếu không biết trước, sẽ nghĩ người đàn ông này đang chăm cháu, càng… ớn lạnh hơn khi công việc này được ông thực hiện ngay trong căn phòng ngủ của vợ chồng ông.

Nhiều người không khỏi rùng mình khi biết ông có một quy tắc, nếu nhận các bé trước 0 giờ, ông sẽ mang ra nghĩa trang chôn cất, sau 0 giờ các bé sẽ được mang về nhà, thắp nhang cho ấm áp, đợi đến sáng ông sẽ mang ra nghĩa trang.

“Không là gì cả, vợ tôi bảo các cháu thiệt phận, mang về nhà cho ấm áp, cũng có đêm hai-ba cháu được mang về phòng này.” Ông Hùng nói.

Giữa màn sương lạnh lẽo, men theo con dốc, ông đến nghĩa trang Tín Thác, nơi an nghỉ của hơn 8,000 thai nhi từ 4 đến 7 tháng xấu số trong nghĩa trang, thắp nén nhang, đốt mớ lá khô để xua tan rét mướt.

Ông Hùng kể: “Ngày 19 tháng 1 năm 2009, nghĩa trang được thành lập do soeur Nguyễn Thụy Hường làm trưởng nhóm. Do cảm thương các cháu bị mẹ mang bỏ bên gốc thông, bờ hồ, khe suối lạnh lẽo, chúng tôi mang các cháu về tắm rửa, quấn khăn bông, chôn cất và nhang khói. Rồi nhiều cháu cứ lần lượt được đưa về đây, từ 800 nấm mộ vào cuối năm 2009 đến nay lên đến 8,000 nấm mộ.”

Và những đứa trẻ mồ côi được cứu sống đang ăn ở tại ở mái ấm Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)
Và những đứa trẻ mồ côi được cứu sống đang ăn ở tại ở mái ấm Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)

Nói đến đây, giọng ông chùng xuống: “Tôi đã bỏ dở cuốn nhật ký vì không còn chỗ để viết, nhưng có lẽ trong đời, tôi không bao giờ quên buổi sáng ngày 5 tháng 5 năm 2009.”

Ông Hùng kể tiếp, mới 5 giờ sáng, ông nhận được điện thoại từ một bệnh viện biểu đến mang các cháu về. Nhận hai “gói quà” là hai bọc thai nhi, ông treo ở hai móc xe. Vừa rời bệnh viện, lại nhận cuộc điện thoại bảo ông đến bờ hồ nhận tiếp hai thai nhi. Trên đường mang các cháu về, ông lại tiếp tục nhận một cuộc điện thoại nữa. Ðến nơi, ông bàng hoàng khi bệnh viện trao một thai nhi quá lớn, nặng đến 2.8kg. Biết đặt cháu ở đâu bây giờ?

Tần ngần mãi cuối cùng ông xin mấy cái khăn bông để quấn cháu lại. Chưa an tâm, ông cởi luôn chiếc áo khoác quấn một vòng nữa rồi đặt cháu phía sau xe. Chiếc xe chạy hơn chục cây số, băng qua nhiều dốc đồi mà chỉ dám nhích từng chút một, nhẹ nhàng lách qua từng ổ gà vì ông sợ làm đau các cháu. Cứ thế, có ngày ông chạy tới 100 cây số, khi sáng sớm, lúc nửa đêm để kịp mang những thai nhi về nhà cho ấm áp.

“Thật kỳ lạ, đứa bé này trước khi mang về đây đã khiến tôi nghe tiếng nó nói, nó cười và xin được thắp hương, cắm hoa. Thai nhi là gái hơn bảy tháng nằm ở mộ số 16 cũng cho tôi thấy rõ hình ảnh nó. Thai nhi này được mẹ lén lút mang bỏ ở nghĩa trang trong ba lớp bọc ni lông,” ông điềm nhiên nói, như đã quen rồi, như ngồi xuống cạnh các cháu đang hiện hữu, đang vui chơi trên cõi đời này.

Trên những nấm mộ bé xíu còn đó những cây kẹo mút, hộp sữa và rất nhiều giỏ hoa tươi xinh xắn mà ai đó đã âm thầm mang đến, lặng lẽ ngồi khóc và rời đi…

Nghĩa trang Tín Thác sau 8 năm thành lập nay đã gần kín mộ, sắp tới phải phát thêm ba sào rẫy cà phê để có chỗ đón các cháu về. Ðể có ba sào rẫy cà phê này, ông Hùng phải thế chấp giấy tờ nhà đất, vay ngân hàng 400 triệu đồng. Vậy mà mọi sự cứ ổn dần, “sổ hồng” ông đã lấy ra nhờ rất nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ. Chưa kể, tiền phát rẫy, san lấp nền cho kế hoạch sắp tới cũng đã có người ủng hộ…

Ðiều kỳ diệu nhất trong hành trình thầm lặng này của ông và nhóm thiện nguyện có lẽ là 81 mầm sống đang dần lớn lên trong mái ấm Tín Thác, xã Lộc Thanh. Ðó là kết quả của những lần tư vấn, thuyết phục các mẹ giữ lại thai nhi thành công.

Ðó là các bé Giang Ân, Hồng Ân, Bảo Ân, Gia Ân,… những đứa bé đầu tiên đến mái ấm này nay đã bảy-tám tuổi, rồi đến Cà Rốt, Khoai Tây, Su Su, Mãng Cầu, Súp Lơ… vừa bi bô tập nói. 81 đứa trẻ ở đây là 81 hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung nghịch cảnh là bị mẹ bỏ rơi sau khi sinh ra và hiếm hoi lắm mới có trường hợp được mẹ mang về nhà nuôi.

“A, ông về!” Ðám trẻ tụ lại quanh người đàn ông đi xe thồ, đội nón cối, trên xe lỉnh kỉnh đồ ăn. Ông cười tươi khoe: “Hôm nay có cải thảo, cá tươi và mớ su hào, đổi món cho các cháu nhé!,” ông Hùng nói với phóng viên báo Phụ Nữ Sài Gòn.

Men theo con dốc, nhà ông cách mái ấm chừng 500 mét. Ngôi nhà khang trang, rộng lớn. Trước sân nhà, bà cụ 87 tuổi, mẹ ông Hùng, đang ngồi phơi thóc. Bà nói với phóng viên báo Phụ Nữ Sài Gòn: “Cậu Hùng đi vào rẫy cà phê rồi, mừng vì cà phê đặng, hứa hẹn mùa bội thu.”

Mong cho ông nhiều sức khỏe, công việc ổn định để tiếp tục đồng hành cùng 81 bé ở mái ấm Tín Thác và nghĩa trang tình người. (Tr.N)

ĐẠI BI KỊCH VIỆT NAM

ĐẠI BI KỊCH VIỆT NAM

Nguyễn Đình Cống

24-10-2016

Bi kịch của người dân VN, luôn trốn chạy CS. Ảnh poster ngày 5-8-1954. Nguồn: internet

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh. Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn” (Trần Thị Lam).

Vâng, ngộ quá. Đúng là một đất nước không chịu phát triển, hoặc đúng hơn là không thể phát triển được vì mắc kẹt vào các nghịch lý, các mâu thuẫn nội tại chưa có cách gì gỡ ra được, đang loay hoay trong đại bi kịch.

1- Chế độ mang danh XHCN mà thực chất không phải XHCN

Chế độ XHCN chỉ mới manh nha ở Liên Xô và Đông Âu một thời gian đã vội tan rã. Theo tưởng tượng của Mác thì XHCN và sau đó CNCS, chủ yếu là thể chế kinh tế “làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu”, không có bóc lột, không có áp bức. Nền kinh tế đó phải dựa trên công hữu tư liệu sản xuất. Vấn đề lãnh đạo của đảng cộng sản, chuyên chính vô sản chỉ là biện pháp để thực hiện nền kinh tế đó. Trong chế độ XHCN công nhân và nông dân làm chủ nhà máy, ruộng đồng, mọi người sống tự do, hạnh phúc, giáo dục và y tế miễn phí v.v… Nếu hiểu CNXH là như thế thì ở VN, ngoài việc chuyên chính do đảng CS thao túng, không có gì đáng kể là XHCN. Không cần dẫn chứng, không phải chứng minh, cứ nhìn vào cuộc sống thực tế là thấy hết. Phải chăng ở VN người ta chỉ đưa ra nhãn mác XHCN để tuyên truyền, còn thực chất là chế độ gì chưa biết chứ chắc chắn không phải là CNXH.

2- Nước Cộng hòa nhưng hành xử theo phong kiến (PK)

Chế độ PK ở VN có nhiều thời kỳ thịnh trị, có vua sáng tôi hiền, dân được sống ấm no hạnh phúc, nhưng cũng nhiều lúc thối nát, gặp phải vua đểu và hèn, quan tham và ngu. Những lúc như thế dân phải chịu trăm đường khổ nhục. Bản chất của PK là quyền bính tập trung vào vua quan, người dân chỉ là “thảo dân” chẳng có quyền gì, phải lo làm để nuôi bọn thống trị. Tội nặng nhất là khi quân (nói hoặc làm khác ý vua), nghĩa là không được tự do tư tưởng, không có tự do ngôn luận. Vua đứng trên luật pháp, cho sống được sống, bắt chết phải chết, nghĩa là không cần tôn trọng nhân quyền.

ĐCS đã làm cách mạng đánh đổ PK, nêu danh là nước Cộng hòa XHCN, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân, không ngờ lại tái lập PK dưới hình thức khác, không có một ông vua rõ ràng, mà vua tập thể, vua ở trung ương, vua tại các địa phương. Không phải tái lập được nền PK thịnh trị mà là PK thối nát. Theo mô tả của Milovan Djilas thì CS đã lập nên một “Giai cấp mới” để thống trị xã hội còn tàn bạo, thâm hiểm hơn bọn PK. Đúng như bài thơ của Trung tướng Trần Độ: Những mong xóa ác ở trên đời/ Ta phó thân ta với đất trời/ Tưởng ác xóa rồi thay cực thiện/ Ai hay cái ác cứ luân hồi. Cái ác mà Trần Độ nói đến là cái ác do bọn thống trị gây ra, bắt dân phải chịu.

3- Là tư bản man rợ nhưng được ngụy trang bằng định hướng XHCN

Chế độ kinh tế tư bản đã bắt đầu bằng những thủ đoạn man rợ, hoang dã như làm giàu trên sự bần cùng hóa công nông, hủy hoại tài nguyên và môi trường. Đó là thời kỳ vào thế kỷ 18, được Mác khảo sát để viết nên Tuyên ngôn đảng cộng sản và Tư bản luận, đồng thời tưởng tượng ra học thuyết CNCS. Tiếp theo chế độ tư bản có các thời kỳ phát triển và đến bây giờ đã có những nước được ví là thiên đường nơi hạ giới, như các nước Bắc Âu.

ĐCS VN một thời gian dài đã rất nhầm lẫn khi đồng nhất tư bản với đế quốc xâm lược và quyết tâm làm tên lính xung kích đào mồ chôn chúng nó. Từ năm 1986, VN cởi trói nền kinh tế, để cho tư nhân phát triển, gọi là đổi mới, nhưng thực ra chỉ là sửa sai để đi theo con đường kinh tế thị trường của tư bản. Mà còn đèo thêm định hướng XHCN.

Nhiều người thắc mắc ý nghĩa của khái niệm định hướng XHCN, nó có nội hàm và ngoại diên như thế nào. Theo tôi, ý muốn của người đưa ra định hướng XHCN là phải đặt cả nền kinh tế thị trường ấy nằm gọn dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Thế thì dưới sự lãnh đạo ấy nền kinh tế VN phát triển như thế nào. Rõ ràng là nó đang theo sát những thủ đoạn man rợ, hoang dã thời kỳ đầu của kinh tế tư bản, mà còn tệ hại hơn nhiều. Đó là sự cấu kết của bọn người có quyền với bọn tài phiệt trong và ngoài nước nhằm đục khoét, chiếm đoạt tài sản quốc gia, cướp ruộng đất và bóc lột nhân dân, vay nợ nước ngoài để đút túi một phần và để lại cho dân phải trả. Không những cấu kết với bọn tài phiệt mà còn bảo vệ chúng, tôn thờ chúng trong việc phá hoại đất nước (trong nền kinh tế thị trường thực sự hầu như rất hiếm có sự cấu kết này). Thế rồi lãnh đạo chính phủ đi cầu xin hết nước này, đến nước khác, để họ công nhận cho có nền kinh tế thị trường, nghĩa là đã theo được tư bản. Lúc cầu xin như thế thì cố tình cắt cái đuôi định hướng.

4- Rập khuôn theo phát xít (PX) nhưng lại hô hào dân chủ

Sự xâm lược của PX Đức vào Liên xô và sự thắng lợi của Hồng quân trong đại chiến 2 làm nhiều người nhầm, cho rằng CS và PX là đối nghịch nhau. Thực ra không phải như vậy. Jeliu Jeliev, một trí thức Bungari, năm 1967 đã viết quyển sách “Chế độ phát xít” (năm 1990 Jeliu Jeliev được bầu làm Tổng thống của Bungari).

Đọc xong quyển Chế độ phát xít (Hitler- Đức và Mutxôlini- Ý) mới thấy tổ chức xã hội và sự thống trị của ĐCS VN gần như sao chép từ chế độ đó. Về nhà nước, đó là việc đặt đảng bao trùm lên toàn bộ chính quyền và xã hội, tạo ra một chính quyền nữa cao hơn, là việc bầu cử hài hước để tạo ra quốc hội bù nhìn, là tổ chức công an, mật vụ để do thám tổng thể và đàn áp, là các tòa án bị đảng thao túng, viện kiểm sát phải phục tùng cảnh sát, là việc dùng thủ đoạn dối trá và bạo lực trong cai trị, là việc bóp nghẹt tự do dân chủ, lập các trại cải huấn v.v… Về nhân dân, đó là cách khống chế mọi tầng lớp xã hội trong các đoàn thể quần chúng, biến nhân dân thành quần thể không tính cách, mọi thứ phải phục tùng đảng, là mâu thuẫn giữa đảng và tầng lớp trí thức chân chính, là sự tan rã của tầng lớp tinh hoa, là sùng bái cá nhân lãnh tụ v.v…

Xét về mặt thống trị thì CS và PX giống như hai anh em sinh đôi, được bú từ một nguồn sữa. Thế nhưng cứ nghe những lời tuyên truyền thì chế độ CSVN “dân chủ đến thế là cùng”, là dân chủ gấp hàng ngàn, hàng vạn lần các nước tư bản. Không biết họ nói thế và có tin vào điều đó không vì không thấy họ ngượng mồm một chút nào cả. Cũng không biết họ định đánh lừa ai. Hay là họ đã quen cho rằng dân chúng chỉ là một lũ người bảo sao nghe vậy. Mà khổ thay, vẫn có người tin và phụ họa lời họ nói.

CSVN và PX giống nhau nhiều điểm về thống trị, về đàn áp, nhưng có vài điểm CS không học được PX, đó là sự minh bạch và vững mạnh của chính quyền, là sự phát triển kinh tế hùng hậu. Cũng chưa nghe nói đến đảng PX phải ra nghị quyết làm trong sạch và chỉnh đốn.

5- Đại bi kịch

Tóm lại xã hội VN hiện nay là sự trộn lẫn các phần của CNXH, PK, tư bản, PX. Mà thảm thương thay lại chủ yếu là trộn lẫn những phần xấu xa nhất, tệ hại nhất của từng chế độ để tạo nên một đại bi kịch cho xã hội (Về hiện tượng, nhiều người thấy rõ, xin không kể ra dài dòng). Sẽ có người hỏi, nói như vậy có bôi đen quá mức không. Sao không nhìn vào những sân bay, những con đường, những chiếc cầu, những tòa nhà cao tầng được xây dựng ở khắp nới, sao không nhìn vào xuất khẩu tôm cá, lúa gạo, hoa quả, dầu thô, quần áo, giày dép, sao không nhìn vào vị thế ngoại giao với nhiều nước và Liên hiệp quốc, sao không biết sự tăng trưởng GDP mỗi năm đều trên 6%, sao không so sánh đời sống của dân chúng bây giờ với trước 1945 và thời kỳ 1980 v.v… Xin thưa, có nhìn thấy chứ. Nếu không có những thứ đó thì đảng tiêu vong rồi, dân tộc lụn bại lâu rồi chứ đâu còn như bây giờ để thảo luận. Có so sánh chứ. So sánh theo phương dọc, nghĩa là so sánh ta với ta qua thời gian, và so sánh theo phương ngang, là so sánh ta với người khác trong cùng thời gian và hoàn cảnh. Khi so sánh theo phương ngang mới thấy chúng ta thua kém người ta quá chừng.

Có lý thuyết cho rằng kinh tế của xã hội phát triển hơn kém nhau ở năng suất lao động và năng suất đó của VN đứng vào hạng thấp của khu vực và thế giới. Người ta kêu gọi tăng năng suất nhưng không biết tăng bằng cách nào. Tuy vậy năng suất lao động cũng chỉ là một chỉ tiêu của kinh tế. Quan trọng hơn là chỉ tiêu hiệu quả . Có thể hiểu sơ lược: Hiệu quả P = [ (T – C) / C] 100%. Trong đó T là phần thu được, C là phần chi phí bỏ ra. Trong phần lớn báo cáo của mọi cấp mọi ngành, người ta chủ yếu nêu ra T mà ít quan tâm đến C và P. Nếu tính được P cho nền kinh tế VN trong mấy chục năm qua thì thấy đó là một số âm có trị tuyệt đối khá lớn. Hiệu quả âm có nghĩa là kết quả càng lớn, làm càng nhiều thì thua lỗ càng nặng. Thể hiện rõ nhất của việc này là vay nợ nước ngoài càng ngày càng tăng và trước mắt chưa có cách gì trả được. Hàng năm phải vay thêm chỉ để trả phần tiền lãi.

Kinh doanh, khởi nghiệp, các dự án phần lớn không lành mạnh. Đa số doanh nhân làm giàu không phải bằng trí tuệ, sáng tạo mà bằng quan hệ đen tối, bất chính với thế lực có quyền (chia chác, hối lộ). Những doanh nghiệp làm ăn chân chính, không chịu chấp nhận liên minh ma quỷ với thế lực có quyền thường bị đe dọa, bị phá phách, bị triệt hạ. Vụ bà Ba Sương với nông trường Sông Hậu, vụ kiện ra Tòa án quốc tế của ông Trịnh Vĩnh Bình, quốc tịch Hà Lan, đòi Chính phủ VN bồi thường 1 tỷ USD là các dẫn chứng sinh động. Làm kinh tế như vậy chủ yếu là trò trộm cướp, lừa đảo, chứ không phải phát triển đúng hướng.

Mà phát triển xã hội đâu phải chỉ có kinh tế. Còn có thứ cần hơn là văn hóa, là đạo đức. Phát triển kinh tế với hiệu quả âm, lại phá nát tài nguyên và môi trường, hủy hoại văn hóa và đạo đức thì cái giá của nó là quá đắt. Trước năm 1986, vì phạm quá nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế theo định hướng XHCN mà đất nước lâm vào cảnh đói kém, kiệt quệ. Tình trạng đó làm rối trí và mờ mắt nhiều người nên từ năm 1986, để sửa sai người ta lại đổ xô vào phát triển kinh tế bất chấp mọi tai họa về môi trường và đạo đức mà nó mang lại.

Để phát triển xã hội, ngoài kinh tế, văn hóa, đạo đức, còn cần đến tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, một cuộc sống yên bình, một xã hội tin yêu, thân thiện, chứ đâu có phải chỉ kinh tế. Mà về kinh tế, con số tăng trưởng GDP hàng năm cũng rất đáng ngờ. Tăng như thế mà sao năm nào ngân sách cũng thâm hụt, mà nợ nần vẫn chồng chất, hay là phần lớn ngân sách tăng được lọt vào túi cá nhân.

Khi nhìn xã hội hiện tại nhiều người thấy rõ (vì không giấu đi đâu được) những tội ác như hủy hoại môi trường, nạn bạo hành, dân oan, hàng giả, hàng lậu, thực phẩm bẩn v.v…, những quốc nạn như tham nhũng, lãng phí, mua quan bán tước, giáo dục xuống cấp v.v… Đó chỉ là những thể hiện bề ngoài. Tôi cho rằng tội ác lớn nhất nằm ở bên trong, phần nào bị che giấu, mang sắc thái vô hình. Đó là sự phá nát truyền thống đạo lý và văn hóa của dân tộc, là để cho việc gian dối trở thành phương châm xử thế từ quan đến dân, là sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc để phải chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước. Công nhận rằng sự phá nát, sự hủy hoại này không phải là ý đồ tự giác của CS, họ không cố tình làm những việc đó, nhưng nó là kết quả tất yếu của dấu tranh giai cấp, của vô sản chuyên chính, của công hữu hóa tư liệu sản xuất, của nền độc tài đảng trị. Những kết quả tất yếu này ban đầu những người CS chưa nhận thấy, đến khi nó bộc lộ rõ ràng thì cố tình che giấu hoặc ngụy biện để bao che.

Trong lúc nội chính còn bị rối như tơ vò thì thảm họa từ Trung cộng lại chụp xuống. Sự bành trướng với ý đồ «Bình thiên hạ» của Đại Hán đã hủy diệt dần dần các dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Các dân tộc này đã có thời kỳ huy hoàng trong lịch sử, nhưng rồi vì chung ý thức hệ CS mà bị người Hán nô dịch. Đại Hán không ngừng âm mưu thôn tính và hủy diệt dân tộc Việt. Theo dự đoán của cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thì sau hội nghị Thành Đô VN có thể mắc vào thời kỳ bắc thuộc lần thứ 2. Thế mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cam tâm thần phục Đại Hán. Đó cũng là một trong những đại bi kịch.

Vạch ra như thế để rồi tìm con đường khắc phục. Việc đó như thế nào đã có nhiều người bàn tới. Riêng với tôi, trước đây cũng đã có vài lần bàn đến. Lần này bài viết đã khá dài, xin hẹn vào dịp khác.

Cán bộ cướp đồ tiêu hủy, sự khốn cùng của nhân cách

Cán bộ cướp đồ tiêu hủy, sự khốn cùng của nhân cách

Phạm Trung Tuyến 

(Dân Việt) Tại buổi tiêu hủy công khai hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thương mại do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Công an TP.Hà Nội tổ chức, hàng chục người, gồm quan khách, cán bộ cơ quan chức năng và nhà báo đã lao vào chia nhau toàn bộ số hàng hóa đang chờ tiêu hủy. Sự việc đáng xấu hổ xảy ra ngày 21.10.

  •   *   *   *

Họ đã lao vào tranh cướp nhau, hỉ hả chia nhau chính những thứ của cải phi pháp mà họ có chức năng, nhiệm vụ loại trừ khỏi cuộc sống văn minh. Họ không phải một đám đông vô danh tính. Họ là những người có vị trí nhất định trong xã hội, là quan khách đến chứng kiến việc tiêu hủy hàng giả, là cán bộ có trách nhiệm đấu tranh với hàng giả, là nhà báo đến phản ánh, đưa tin nhằm truyền thông giáo dục công chúng nói không với hàng giả. Nhưng, họ tranh nhau số hàng giả đó, thay vì tiêu hủy.

can bo cuop do tieu huy, su khon cung cua nhan cach hinh anh 1

Nhiều người tranh vào nhặt đồ trong buổi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp (ảnh cắt từ clip). Nguồn: TP

Báo Thanh Niên: bất lương và đê tiện.

From :   Phan Thị Hồng with Hoang Le Thanh and 9 others.

Báo Thanh Niên: bất lương và đê tiện.

Nguyễn Công Khế cố ra sức bào chữa cho báo Thanh Niên. Khế không đủ dũng cảm để nêu tên các tổ chức hèn hạ, bỉ ổi đã thực hiện sự việc dối trá và ác độc này.

Hãy nghe lời biện hộ của Khế.

– “Nước mắm truyền thống nó có sức hấp dẫn với bất cứ người Việt Nam nào.

– “Song đến giờ này, nó lại bị nhóm lợi ích nào đó kết hợp với một Hội gọi là bảo vệ Tiêu dùng và một nhóm truyền thông (chủ yếu là báo Thanh Niên [*]) bất chính bố ráp tiêu diệt.

– “Nó muốn tiêu diệt cả một món ăn quốc hồn quốc túy của bao đời người Việt Nam luôn nâng niu giữ gìn và làm cho nó quốc tế hóa đến nổi đi đến ở đâu, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, người ta đều có nước mắm Việt trong siêu thị.

– “Đó là sự nhẫn tâm không tưởng tượng được.

– “Sự cố ở báo Thanh Niên là một nỗi buồn lớn của tôi”.

Nguyễn Công Khế.
[*]: Chú thích của người đăng bài.

Xin giới thiệu bài viết của Bạch Hoàn.

Chiêu bài đánh nước mắm truyền thống của Masan và Báo Thanh niên

FB Bạch Hoàn
24-10-2016

Hiện đã xuất hiện luận điệu Tập đoàn Masan, chủ nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Nam Ngư và Chinsu, bị tấn công trước nên mới buộc phải tự vệ. Sau đây là những cứ liệu cho thấy Masan không hề bị đánh, mà hoàn toàn chủ động tiêu diệt nước mắm truyền thông, với sự tiếp tay của báo Thanh niên.

* Ngày 10-10, báo Thanh Niên dành 2/3 đất trang bìa cho bài viết “Nước + hoá chất = Nước mắm công nghiệp”. Nếu chỉ đọc title, nhiều người lầm tưởng bài báo đánh Masan. Nhưng, nếu đọc nội dung lại hoá ra Thanh Niên khen sản phẩm của tập đoàn này. Đồng thời, đây là bài đánh nước mắm truyền thống ở góc độ kinh tế tiêu dùng.

Các chiêu PR được sử dụng trong bài viết này gồm:

– Chiêu tác động vào tâm lý của người đọc: Bài báo dẫn ra rất nhiều ý kiến hoàn toàn tin tưởng vào nước mắm Nam Ngư từ người nội trợ.

– Chiêu dìm chất lượng nước mắm truyền thống để gián tiếp khen ngợi chất lượng nước mắm công nghiệp. Ví dụ, khi nói về chất lượng Chinsu, báo Thanh Niên dẫn lời một bà nội trợ (không thể xác tin danh tính nhân vật): “Riết rồi quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”. Hoặc, họ chê nước mắm truyền thống nặng mùi, khó nêm nếm…

– Chiêu so sánh giá: Nước mắm Nam Ngư chỉ 43.000 đồng/lít, trong khi nước mắm Hạnh Phúc giá tới 200.000 đồng/lít.

Bài báo có đề cập đến thành phần “tinh cốt cá cơm” trong nước mắm Nam Ngư không nêu rõ tỉ lệ, tuy nhiên Thanh Niên không chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu. Cũng chính Thanh Niên nói đến việc sử dụng 17 loại hoá chất nhưng đã khẳng định đều là hoá chất được phép sử dụng để tạo độ ngon cho nước mắm. Đây giống lời giải thích cho Masan.

Vậy đó có phải bài đánh Masan không? Hãy hỏi trưởng ban Kinh tế báo Thanh Niên.

Sau bài báo này, báo Thanh Niên đăng loạt bài đánh nước mắm truyền thống trên trang nội dung (thời sự). Một nguồn tin của tôi cho biết, báo Thanh Niên bắt tay với Masan từ trước ngày 10-10. Thực tế, diễn biến kịch bản truyền thông bất lương về nước mắm Asen cũng chỉ ra điều đó.

* Ngày 11-10, Báo Thanh Niên đăng bài ” Đi tìm nước mắm sạch”, chê công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống là thủ công!?

* Ngày 12-10, báo Thanh niên đăng bài “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”. Bài báo này đê tiện, bỉ ổi hơn nhiều nếu so với cách công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen. Báo lấy 106 mẫu nước mắm đem kiểm nghiệm và công bố 80 mẫu nhiễm Asen vượt ngưỡng. Họ không nói đó là Asen hữu cơ hay vô cơ. Tất cả vẫn nhằm vào mắm truyền thống.

Các anh chị nào còn đang bênh vực Masan và báo Thanh Niên rằng, thì ngồi im tôi nói cho mà nghe.

Ngày 10-10, bài báo về nước mắm công nghiệp được đăng tải. Không thể vì bài này Masaj mới đánh lại nước mắm truyền thống, bởi 106 mẫu kiểm nghiệm thực hiện tại một công ty tư nhân mới thành lập không thể có kết quả để phóng viên viết bài vào ngày 11-10 (vì sáng sớm 12-10 bài đã lên trang).

Họ lấy mẫu ở 13 địa phương và kiểm nghiệm tất cả chỉ trong một ngày, thì đó chỉ có thề là kết quả tưởng tượng! Người nào ngớ ngẩn mới tin vào điều đó. Tôi đã từng đi kiểm nghiệm nước mắm truyền thống theo chỉ đạo của sếp, nhưng mất 10 ngày mới có kết quả. Tôi không viết bài vì kết quả cho thấy độ đạm và độ an toàn được đảm bảo.

Thực tế, việc tìm hiểu rồi thu thập mẫu được Thanh Niên thực hiện từ đầu tháng 9-2016. Tôi không ngớ ngẩn đến mức tin rằng Masan đã “dự báo” trước, rằng mình bị đánh trên báo Thanh niên, để bắt tay chính tờ báo này, chuẩn bị tung đòn đánh mắm truyền thống trước cả tháng trời.

* Ngày 13-10, Thanh Niên đăng tiếp bài “Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt”, đánh vào nước mắm độ đạm cao – nước mắm truyền thống.

* Ngày 20-10, Báo Thanh Niên quảng cáo cho Masan, nội dung Masan cam kết nước mắm Chinsu, Nam Ngư an toàn về Asen. Họ quảng cáo sau khi cả báo Thanh Niên và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen, lập lờ đánh lận con đen gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.

Đến đây, các anh chị muốn biết một trang nội dung trên báo Thanh Niên bán bao nhiêu tiền, hãy hỏi lãnh đạo tờ báo này, chẳng hạn như tổng thư ký toà soạn của họ chẳng hạn.

FB Bạch Hoàn
(Còn tiếp…).

bao-thanh-nien