Động đất ở Nhật, sóng thần ập vào bờ biển Fukushima

Động đất ở Nhật, sóng thần ập vào bờ biển Fukushima

VOA

Hình tư liệu - Những ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Kurayoshi, Nhật Bản, ngày 21 tháng 10 năm 2016.

Hình tư liệu – Những ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Kurayoshi, Nhật Bản, ngày 21 tháng 10 năm 2016.

Sóng thần cao 60cm ập vào cảng Onahama ở Fukushima, Nhật Bản, sáng sớm hôm nay 22/11 (giờ địa phương).

Đây là đợt sóng thần đầu tiên đánh vào bờ biển khu vực sau trận động đất mạnh trên dưới 7 độ Richter làm rung chuyển miền Bắc Nhật Bản cùng ngày, theo đài NHK.

Nhà chức trách đã ban hành cảnh báo sóng thần có thể lên cao đến 3 mét.

Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ thoạt đầu báo cáo trận động đất ở Nhật hôm nay có cường độ 7.3 nhưng sau đó hạ xuống còn 6.9 độ Richter.

Tâm chấn động đất ngoài bờ biển khu vực Fukushima có độ sâu khoảng 10 cây số.

Chưa có báo cáo thương vong hay thiệt hại tức thì từ trận động đất lúc 5:59 phút sáng sớm ngày 22/11.

Nhà chức trách thúc giục cư dân khu vực Fukushima sơ tán đến nơi an toàn.

Công ty Điện lực Tokyo đang kiểm tra các nhà máy hạt nhân tại Fukushima xem có bị thiệt hại gì không, đài NHK cho biết.

Công ty Điện lực Tohoku cho hay không có thiệt hại tại nhà máy hạt nhân Onagawa của họ.

Những hình ảnh video cho thấy tàu bè rời khởi các hải cảng Fukushima trong lúc cơ quan khí tượng cảnh báo sóng thần có thể lên cao tới 3m tại Fukushima, nơi nhà máy hạt nhân Daiichi của Tepco bị phá hỏng vì động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm 2011.

Động đất thường xảy ra tại Nhật Bản, nơi chiếm khoảng 20% các trận động đất có cường độ trên 6 độ Richter trên thế giới.

Trận động đất hôm 11/3/2011 đo được 9 độ Richter là trận động đất mạnh nhất ở Nhật. Sóng thần gây ra từ vụ này làm bùng phát khủng hoảng hạt nhân tệ hại nhất toàn cầu kể từ vụ Chernobyl cách đây ¼ thế kỷ.

Bị bắt vì hiếp dâm, khai thêm vụ giết, hiếp 2 cháu bé

Bị bắt vì hiếp dâm, khai thêm vụ giết, hiếp 2 cháu bé

Ông Ðào Văn Hùng tại cơ quan công an. (Hình: báo Lao Ðộng)

HÀ NỘI (NV) – Một nghi can hiếp dâm bất thành, khi bị bắt còn khai ra đã hãm hại 2 cháu gái mất tích bí ẩn nhiều tháng trước và chỉ nơi chôn cất. Vụ việc gây chấn động dư luận.

Sáng 21 tháng 11, ông Nguyễn Viết Thắng, chủ tịch xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội xác nhận với báo Lao Ðộng về vụ việc ông Ðào Văn Hùng (30 tuổi), sau tố giác và bị bắt vì cưỡng hiếp bất thành một phụ nữ cùng thôn đã tự khai thêm các tội ác khác, đặc biệt là sự mất tích bí ẩn của 2 bé gái địa phương cách đó vài tháng.

Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào?

Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào?

 Nguyễn Vũ Bình

Bài 1: TẠI SAO NÓI CHẾ ĐỘ SẼ SỤP ĐỔ TRONG TƯƠNG LAI GẦN?

     Trong thời gian một vài năm trở lại đây, những nhận định về sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Việt Nam càng lúc càng nhận được sự tán đồng nhiều hơn. Một trong số các nguyên nhân dẫn tới sự tán đồng của nhiều người là số nợ của ngân hàng, của doanh nghiệp và nhà nước đang được tiết lộ theo hướng ngày càng cao hơn. Ban đầu, số nợ công đưa ra chỉ là hơn 30% của GDP, sau tăng dần lên 65%, và đến hiện nay là trên 100% GDP. Nhưng đó chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng về số nợ của Việt Nam. Theo quan điểm của người viết bài này, và cũng đã thể hiện ở một số bài viết khác, số nợ công của Việt Nam, tính cho tất cả các chủ thể, doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương, chính phủ… tối thiểu là 200% GDP và ngày càng tăng cao hơn. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hiện nay nợ từ 300 – 350 tỷ $ và mỗi ngày con số nợ tăng cao hơn, vì nợ chồng nợ, đi vay nợ mới trả nợ cũ.

     Phân tích về cấu trúc của các chế độ cộng sản, và cách thức xây dựng cấu trúc ấy (mời đọc bài: Phác họa lại chân dung một chế độ, http://www.rfavietnam.com/node/2753), chúng ta thấy rằng, về mặt lý thuyết, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ bởi sức nặng của chính nó. Một chế độ, để thiết lập và duy trì sự thống trị người dân, đã tạo ra một bộ máy khổng lồ, trong khi nền kinh tế không được thiết kế để tạo ra của cải vật chất. Trên thực tế, Liên Xô và các nước Đông Âu, ngoại trừ Ba Lan, đã sụp đổ từ chính nguyên nhân kinh tế, tất nhiên có sự tương tác với các nguyên nhân xã hội, chính trị. Ở Việt Nam, tuy có chuyển đổi về kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa nhưng vẫn đi ngược lại các nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của kinh tế thị trường, dẫn tới việc nền kinh tế vẫn không tạo ra của cải vật chất mà chỉ là sự gia tăng đầu ra do sự gia tăng đầu vào của quá trình sản xuất. Trong quá trình này, nhà cầm quyền Việt Nam đã kịp phá hủy hoàn toàn môi trường sống của đất nước, đem về số nợ khổng lồ, và cùng với nó là sự kết thúc của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, với các yếu tố gần như hiển nhiên, là chế độ không thể duy trì được sự tồn tại, nhưng chế độ này vẫn đứng sừng sững như hiện nay làm nhiều người hoang mang và không hiểu nổi tại sao chế độ có thể vẫn đang tồn tại như vậy? Các yếu tố sau đây hầu như không một chế độ dân chủ nào có thể duy trì và tồn tại.

     – Nợ công gấp đôi GDP như đã nói ở trên, và việc trả lãi cho số nợ này cũng không được bảo đảm, chưa nói trả nợ gốc. Nhà cầm quyền Việt Nam xử lý bằng cách vay tiếp các nguồn khác để trả cho các khoản vay đáo hạn, và nợ sẽ chồng lên nợ.

     – Nền kinh tế hầu như phá sản, ở tất cả các lĩnh vực đều trong tình trạng vật lộn để duy trì sự tồn tại. Có những ngành nghề được ưu tiên, ưu đãi mà hiện nay con số nợ được đưa ra lên tới mức kinh hoàng, ví dụ ngành điện lực là 475.357 tỷ đồng, tương đương 21,3 tỷ đô la (báo Tuổi trẻ). Trong khi đó, số người bám vào hệ thống ngân sách, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và bảo hiểm xã hội lên tới 30 – 35 triệu người (tính từ người hưởng trợ cấp 200.000 đồng tới lương tổng bí thư).

     – Tham nhũng, lãng phí, chi cho yêu cầu chính trị tràn lan ở khắp mọi tỉnh thành trong cả nước.

     Vậy nhà cầm quyền Việt Nam đã duy trì sự tồn tại bằng cách nào, dựa vào các nguồn nào? Và xu hướng của việc này là như thế nào?

     + Nguồn tài nguyên, nguồn thuế thông thường và nguồn thuế phi lý, áp đặt. Chúng ta biết rằng, dù khai thác bừa bãi, nguồn tài nguyên về dầu khí và các nguồn tài nguyên khác vẫn còn và đang được khai thác tối đa. Nguồn thuế thông thường như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… cũng là một nguồn thu lớn. Nhưng nguồn thuế phí vô lý áp đặt mới là nguồn thu lớn hơn, ví dụ thuế nhập khẩu và lưu hành xe ô tô là 300%; thuế xăng dầu trên 50%…

     + Việc phát hành tiền vượt quá khả năng sản xuất của một nền kinh tế. Đây là việc làm thường xuyên của nhà cầm quyền Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn thực hiện phát hành tiền theo yêu cầu chính trị. Lượng tiền in ra, có thể lớn gấp nhiều lần năng lực sản xuất của nền kinh tế, nhưng mỗi năm lạm phát chỉ ở mức 20-30%, và tỷ giá không tăng quá cao vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, nguồn hàng chất lượng kém, giá cả thấp nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 50-60 tỷ $ mỗi năm. Lượng đô la từ đầu tư nước ngoài, viện trợ và kiều hối cũng trung hòa được số tiền in ra ở mức không làm tăng đột biết tỷ giá cánh kéo giữa đô la và tiền đồng Việt Nam.

     + Đối với những khoản nợ đáo hạn, nhà cầm quyền Việt Nam phải vay từ nguồn này trả cho nguồn khác, làm cho nợ chồng lên nợ, chỉ hoàn toàn giải quyết được các khoản nợ trước mắt, dồn nợ cho tương lai mà hoàn toàn không nghĩ đến giải pháp để giải quyết thực sự các khoản nợ. Đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cao cho chế độ cộng sản Việt Nam.

     + Sự luân chuyển các nguồn lực. Trong các xã hội dân chủ, các chủ thể của nhà nước thường độc lập và không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Ở các nước này, chính phủ không được phép luân chuyển các nguồn lực, từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nhưng đối với các nước cộng sản, đối với nhà cầm quyền Việt Nam, thì việc luân chuyển các nguồn lực là hoàn toàn bình thường. Chúng ta được thông tin về việc chính phủ Việt Nam đã sử dụng nguồn tiền 20.000 tỷ đồng của Bảo hiểm Xã hội cách đây 20 năm, mà chưa có sự hoàn trả lại cho ngành Bảo hiểm. Với khả năng luân chuyển các nguồn lực như vậy, nhà cầm quyền có thể tận dụng tối đa để kéo dài, duy trì sự tồn tại của hệ thống, bộ máy của chế độ như hiện nay.

     Trên đây là những lý do giúp cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện vẫn đang duy trì được sự tồn tại. Nhưng nhìn vào các lý do đó, chúng ta cũng thấy ngay được xu hướng khốn cùng của chế độ sẽ tới, bởi vì: đối với các nguồn vay, khi các chủ nợ hiểu được thực chất nền kinh tế Việt Nam, việc sử dụng các nguồn vốn vay không nhằm mục đích sản xuất mà chỉ để trả nợ, đảo nợ thì các nguồn vốn vay này sẽ bị thu hẹp và khép lại. Đối với việc luân chuyển các nguồn lực, luân chuyển mãi rồi cũng phải hết, các khoản dự trữ cũng sẽ cạn kiệt. Nguồn tài nguyên hiện hữu, vật chất cũng sẽ cạn kiệt dần theo thời gian. Đối với các khoản thuế phí vô lý, người dân có nhận thức, hiểu biết sẽ không còn dễ dàng chấp nhận như trước đây, các hiệp định về thuế quan và thương mại tự do cũng sẽ tác động làm hạn chế và giảm bớt các khoản thu vô lý này.

     Như vậy, theo thời gian, với mức nợ và sự tàn phá, tham nhũng khủng khiếp như hiện nay, các nguồn lực sẽ dần cạn kiệt đến mức không thể duy trì nổi bộ máy khổng lồ. Cùng với những vấn đề xã hội phát sinh, và mâu thuẫn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, khả năng sụp đổ của chế độ trong tương lai gần là hoàn toàn hiện hữu.

Hà Nội, ngày 17/11/2016

N.V.B.

Bài 2: NHỮNG KỊCH BẢN THAY ĐỔI – SỤP ĐỔ CÓ THỂ XẢY RA

     Khi chế độ cộng sản Việt Nam đi tới thời điểm cận kề sự sụp đổ, trong tiềm thức và mong muốn của nhiều người, muốn có sự thay đổi trong nhận thức và trật tự, tránh sự xáo trộn và hỗn loạn. Đây là điều tự nhiên của người dân, khi đã trải qua rất nhiều những biến cố, những đảo lộn gần một thế kỷ qua. Kịch bản thay đổi mà nhiều người mong muốn, đó là đảng cộng sản tự nhận thức được nguy cơ sụp đổ của chế độ, chấp nhận sự thay đổi về chính trị, mở đường cho sự xuất hiện của đảng phái khác, và cùng nhau bắt tay vào xây dựng một thể chế dân chủ, trao trả quyền lực về cho nhân dân. Nhưng hầu như ai cũng biết, đây là kịch bản không tưởng, không thể xảy ra bởi sự vận hành của một hệ thống và theo quán tính, không ai có thể làm gì và đảo ngược được tình thế. Tuy vậy, vẫn còn một hi vọng về một sự thay đổi có chủ ý, xuất phát từ nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Đó là sự phất cờ trong nội bộ mà chúng ta đã từng hi vọng như trước đại hội XII của đảng cộng sản. Đây là kịch bản vẫn còn hi vọng nhưng đã giảm bớt nhiều sau hi vọng có đột biến từ đại hội XII. Đối với những người làm chính trị lớn, với những người có nhãn quan chính trị và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm thì thời điểm trước đại hội XII và thời điểm hiện nay là thời cơ vàng để phất cờ, để tạo đột biến và dấu ấn trong lịch sử. Nhưng hi vọng về một sự phất cờ trong nội bộ đảng cộng sản rất mong manh và khó xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, những người ở vị trí có thể phất cờ hiệu quả đều có một hệ thống lợi ích được tích lũy và tạo ra trong nhiều năm, và người ta rất khó để dám đặt cược vào một tình thế hiểm nghèo. Thứ hai, quan trọng hơn, hệ thống quan trường của cộng sản, không có chỗ cho những người có cá tính lớn, cho những người có bản lĩnh dọc ngang thiên hạ. Phần lớn lên đến các chức vụ trung ương và bộ chính trị đều là dạng luồn cúi, thượng đội hạ đạp và quan trọng nhất, họ chưa bao giờ có khái niệm hi sinh vì một cái gì đó. Trong khi đó, việc phất cờ chủ yếu được thúc đẩy bằng động cơ lớn, trong sáng và chấp nhận sự hi sinh. Nhưng chúng ta cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng thực tế của kịch bản này, bởi quy luật vật cùng tắc phản trong cuộc sống.

     Có một kịch bản được một số người đưa ra trao đổi về sự thay đổi của chế độ, đó là việc một cá nhân hoặc một nhóm, có thể lợi dụng tình thế để chuyển sang hình thái độc tài cá nhân hoặc độc tài nhóm. Cá nhân tôi không chia sẻ, và không nghĩ rằng việc này có thể xảy ra. Lý do là, việc lợi dụng tình thế, để xáo trộn nội bộ, đảo chính trong nội bộ, để thu quyền lực về một mối, một nhóm có thể xảy ra, có thể làm được. Nhưng để duy trì một hình thái độc tài cá nhân, hoặc nhóm trong bối cảnh bộ máy khổng lồ đang tồn tại, cộng với nền kinh tế phá sản, nát bét và số nợ lên đến gấp đôi GDP là điều không tưởng. Nếu như có một sự phất cờ, với mục đích trong sáng, mục tiêu vì tự do của nhân dân thì vấn đề lại khác. Các chính phủ dân chủ và các định chế tài chính quốc tế, thậm chí người dân trong nước, có thể ủng hộ và giúp đỡ vô tư, khách quan và hoàn toàn có thể bảo đảm duy trì, tồn tại những cơ quan, bộ máy cần thiết cũng như hoạt động bình thường của nền kinh tế. Nhưng nếu là độc tài cá nhân, độc tài nhóm thì không bao giờ có thể thu hút nổi những nguồn lực nói trên. Chính vì vậy, khả năng xảy ra kịch bản chuyển đổi sang hình thái độc tài cá nhân, hoặc độc tài nhóm là rất khó xảy ra.

     Như vậy, kịch bản về sự thay đổi là có thể có nhưng vô cùng mong manh và ít hi vọng. Cá nhân người viết bài này nhận định, sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện có nhiều khả năng xảy ra nhất. Sự kéo dài cơn hấp hối, giãy chết này có thể thách thức sức chịu đựng của người dân và giới đấu tranh dân chủ nhưng cũng có khía cạnh tích cực. Đó là khi nhà cầm quyền Việt Nam có thể luân chuyển, huy động các nguồn lực để duy trì, kéo dài sự tồn tại của chế độ, thì sự cạn kiệt nguồn lực sẽ xảy ra ở tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi bộ phận của cơ thể cộng sản. Vậy là khi chế độ sụp đổ, tất cả đều vỡ vụn và sụp đổ theo, và cả đất nước trở thành bình địa, bằng phẳng. Điều này rất thuận lợi cho việc xây dựng một ngôi nhà mới, một thể chế mới tự do và dân chủ.

     Sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ như đã phân tích, gốc rễ là sự cạn kiệt nguồn lực, sụp đổ về kinh tế. Nhưng diễn biến, nguyên cớ hay giọt nước tràn ly sẽ xảy ra ở đâu, lĩnh vực nào và như thế nào là điều khó ai có thể biết được. Về đại thể, có thể có ba tình huống có tính chất ngòi nổ cho sự sụp đổ của chế độ. Ba tình huống đó tương ứng với ba lĩnh vực quan trọng của đời sống người dân.

     – Sự sụp đổ về kinh tế, có thể bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, hoặc một cuộc lạm phát bất ngờ nào đó. Chúng ta đã biết, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay chỉ còn vốn lưu động để duy trì hoạt động cầm chừng và tồn tại. Nếu có một thông tin, hoặc một tác động tâm lý nào đó, đẩy người dân đồng loạt tới rút tiền ngân hàng cùng một thời điểm, thì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng hoàn toàn có thể xảy ra. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ngay lập tức kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, lạm phát thường trực của Việt Nam hiện nay ở mức cao, mỗi năm tối thiểu từ 20-30%. Nguyên nhân là do nhà cầm quyền luôn in tiền vượt quá năng lực của nền sản xuất. Nếu trong một tình huống nào đó, họ cần tiền và đột ngột đẩy nguồn tiền in ra gấp nhiều lần lượng tiền in hiện tại, sẽ xảy ra siêu lạm phát. Mà siêu lạm phát thì thiêu đốt một chế độ nhanh nhất có thể, lịch sử đã nhiều lần chứng minh.

     – Động loạn xã hội xảy ra, khi nhà cầm quyền có thể đàn áp quá tay, không kiểm soát được tình hình, lại đúng vào thời điểm và lĩnh vực nhạy cảm. Người dân có thể vùng lên bất cứ lúc nào trong bối cảnh dồn nén cùng cực như hiện nay. Chúng ta không biết điều này có xảy ra hay không, nhưng chúng ta hiểu rõ, các vấn đề xã hội đang chồng chất như những thùng thuốc súng, sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào khi có một mồi lửa đủ mạnh. Những vấn đề khủng hoảng ô nhiễm môi trường, dân oan, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ… hiện đang là những thùng thuốc nổ cực mạnh, chỉ chờ dịp là bộc phát. Mạng lưới Internet và mạng xã hội luôn là nguồn dẫn và xung động cực lớn cho những đám cháy tưởng như nhỏ bé và đơn giản.

     – Mâu thuẫn, sát phạt trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam. Vài năm trở lại đây, vấn đề xung đột quyền lực, lợi ích nhóm đã bị rò rỉ ra bên ngoài và ai cũng thấy vấn đề này lại trở thành một quả bom nổ chậm tiềm ẩn. Khi nguồn lực chung cạn kiệt, đương nhiên chiếc bánh lợi ích sẽ bị co lại, nhưng số người và nhóm lợi ích không hề giảm đi, chính vì vậy sự xung đột và mâu thuẫn bị đẩy lên mức cao là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc thuần phục Trung Quốc chưa bao giờ đạt tới sự thống nhất tuyệt đối, vẫn có những người còn chút lương tâm và liêm sỉ, và đó cũng là một ngòi nổ vô hình. Việc tham quyền cố vị, hoặc phe cánh dựa vào ảnh hưởng bên ngoài càng làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn tiềm ẩn chỉ chờ cơ hội là bộc phát. Và thường là giai đoạn cuối của sự tồn tại, các mâu thuẫn tích tụ đủ lớn cho một sự bùng phát bất ngờ.

     Chúng ta không biết được, trong ba lĩnh vực nêu trên, đâu sẽ là ngòi nổ, giọt nước tràn ly cho sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ. Nhưng chúng ta biết chắc chắn, đó là điều sẽ tới trong tương lai gần.

Hà Nội, ngày 18/11/2016

N.V.B.

Bài 3: NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI CHẾ ĐỘ SỤP ĐỔ

     Trong số các kịch bản thay đổi – sụp đổ chỉ có duy nhất kịch bản sụp đổ và sụp đổ toàn diện là khó hình dung, cũng như khó xử lý nhất. Các kịch bản còn lại, đều ít nhiều có chủ thể tiếp quản và có sự chủ động trong việc giữ ổn định xã hội và xây dựng thể chế mới. Việc chủ thể nào còn nắm giữ sự chủ động và tiếp quản chế độ cũ chúng ta không biết được nên rất khó hình dung và xác định đúng hướng. Chính vì vậy, bài viết này chỉ đề cập tới trường hợp sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ, trong bối cảnh không hề có lực lượng chính trị thay thế, do đó sẽ xuất hiện khoảng trống quyền lực và chắc chắn, ít nhiều có sự hỗn loạn xã hội.

     Chúng ta có thể hình dung ra, một số nét cơ bản của tình hình, khi chế độ sụp đổ toàn diện, không có lực lượng chính trị nào thay thế ngay được. Trước hết, sẽ có một vài tổ chức của phong trào dân chủ, và nhân sĩ trí thức kết hợp với đại diện của Liên Hợp Quốc và các đại sứ quán của các cường quốc. Liên Hợp Quốc, mà nhiều khả năng Mỹ sẽ giữ vài trò chủ đạo sẽ tập hợp các tổ chức lớn của người Việt trong và ngoài nước để thành lập Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời, có thể có cả đại diện của quân đội tham gia. Sau đó sẽ công bố Chính phủ Lâm thời, chương trình hành động, thời gian xây dựng và công bố hiến pháp mới, ấn định lịch trình tổng tuyển cử… đó là những việc thường xảy ra ở các quốc gia có sự thay đổi hay sụp đổ hoàn toàn chế độ. Như vậy, gần như chắc chắn, các đại diện của các đảng phái trong và ngoài nước, tổ chức hội nhóm xã hội dân sự trong nước sẽ tham gia vào Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời. Vậy thì, phong trào dân chủ, hay những người thuộc thuộc các tổ chức đảng phái đấu tranh cho dân chủ chúng ta cần phải làm những gì? Có hai nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần thực hiện khi đó: ổn định tình hình và chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ.

     1/ Ổn định tình hình

     Khi một chế độ sụp đổ, nhất là chế độ cộng sản với biết bao nhiêu cơ quan, chủ thể trong hệ thống, đồng thời phần lớn người dân bị bất ngờ sẽ xảy ra một tình trạng hoảng loạn vô cùng rộng lớn. Sự dồn nén, căm phẫn của người dân, sự lo sợ hoảng loạn của các quan chức cộng sản… sẽ tạo ra một bức tranh cực kỳ hỗn loạn và lộn xộn. Đây là hậu quả trực tiếp của việc ngăn chặn, không cho ra đời bằng mọi giá một lực lượng đối lập có tổ chức của nhà cầm quyền Việt Nam. Như vậy, tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ chắc chắn xảy ra cho tới khi các tổ chức, hội nhóm bàn bạc và lập ra được một Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời. Quãng thời gian này, chúng ta không thể biết được có thể xảy ra những điều gì, và hầu như chưa ai có thể can thiệp được, trừ sự can thiệp của đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, nếu tình trạng hỗn loạn dẫn tới bạo loạn. Như vậy, khi xuất hiện Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời thì nhiệm vụ quan trọng nhất là vấn đề ổn định tình hình.

     Muốn ổn định tình hình, chúng ta cần phải xác định được thành phần và nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn, và giải quyết theo các nguyên nhân đó. Có hai nhóm người chính, có thể là chủ thể dẫn tới sự hỗn loạn, đó là người dân với sự dồn nén, bức xúc và căm thù chế độ khi chế độ sụp đổ sẽ có hành động trả thù. Việc trả thù sẽ kéo dài và lan rộng nếu như họ nghĩ rằng không có luật pháp và không ai ngăn cản và chế tài được họ. Như vậy ở đây, cần có những luật lệ khẩn cấp, cần có những lực lượng ngăn cản sự trả thù một cách tự phát của người dân. Ngoài ra, sẽ có các cá nhân lợi dụng tình hình để cướp phá, hôi của cũng cần được ngăn chặn. Một thành phần khác, đó là những cựu quan chức, công nhân việc chức của chế độ cũ, nhất là công an và an ninh lo sợ sự trả thù, lo sợ cho tương lai có thể tập hợp nhau lại để đi theo hướng chống lại chính quyền mới để (họ nghĩ) có thể tự bảo vệ mình. Việc này đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết, cần có một chương trình, chính sách minh bạch, rõ ràng, công bằng và nhân bản đối với đối với những người thuộc chế độ cũ.

     Tóm lại, để ổn định tình hình, Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời cần thực hiện những công việc thiết yếu sau.

     – Công khai mục đích, mục tiêu, thời hạn của Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời.

     – Công khai tiến trình, thời gian biểu, các bước chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ.

     – Công bố chính sách đối với những người, những vụ việc liên quan tới chế độ cũ.

     – Công bố, thông báo và có lực lượng hỗ trợ ngăn chặn các hành vi quá khích có tính chất trả thù cá nhân hoặc gây bạo loạn.

     Về cơ bản, với những gương mặt có uy tín, một chương trình hành động rõ ràng, minh bạch, có thời hạn đồng thời có phương án giải quyết các vấn đề nổi cộm được thông tin tới toàn thể người dân, sẽ là cơ sở để ổn định tình hình trong lúc nước sôi lửa bỏng.

     2/ Chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ

     Chúng ta biết rằng, theo thông lệ của các nước gần đây có sự thay đổi chế độ, họ thường xây dựng thể chế dân chủ theo cùng một cách. Đó là thuê các chuyên gia, có thể kết hợp với các học giả trong nước viết hiến pháp, đồng thời ấn định thời gian tổng tuyển cử khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó, tất cả thể chế dân chủ đều được bắt tay xây dựng khi đã có các cơ quan lập pháp và hành pháp là quốc hội và chính phủ. Cách thức này, quá trình này, chúng ta chỉ có thể gọi, đó là chuẩn bị cho tổng tuyển cử chứ hoàn toàn không phải là quá trình chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ. Điều này (cách thức xây dựng chính quyền kiểu này) cùng với việc bỏ qua việc xác định, lựa chọn định chế dân chủ cốt lõi của thể chế dân chủ là nguyên nhân chính dẫn tới việc tất cả các quốc gia xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới chỉ có dân chủ trong tuyển cử, mà không hề có dân chủ tự do cho người dân.

     Khi chúng ta đặt vấn đề, chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ thì điều đó hoàn toàn khác với việc chuẩn bị cho ra đời bản hiến pháp và việc tổng tuyển cử để tạo ra quốc hội và chính phủ. Toàn bộ quá trình xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới đều bỏ qua một vấn đề quan trọng nhất, đó là thông tin đến từng người dân, về các quyền con người, về tự do, dân chủ về tình hình đất nước… dẫn tới tình trạng người dân không có đủ thông tin và kiến thức để tham gia vào quá trình xây dựng thể chế dân chủ và vận hành, thực thi, thực hiện các quyền con người của mình. Chính vì vậy, việc chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ cần tuyệt đối tập trung vào nhiệm vụ này. Ngoài những việc cần làm, dựa vào kinh nghiệm của thế giới, chúng ta cần thực hiện ba bước tối quan trọng, để xây dựng thành công thể chế dân chủ trong tương lai.

     Một là, thời gian để các chính đảng, đảng phái đăng ký và quảng bá tới mọi miền đất nước, mọi thành phần trong xã hội ít nhất là từ 2-3 năm. Điều đó có nghĩa là Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời cần tồn tại, duy trì từ 2-3 năm, sau đó mới thực hiện tổng tuyển cử. Đây là điều kiện bắt buộc để người dân có thông tin và nhận thức về tình hình đất nước, về các quyền con người, và về các chính đảng.

     Hai là, cần xây dựng ngay lập tức một trung tâm thông tin – hỗ trợ pháp lý của quốc gia, có văn phòng ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, có thể thông tin xuống tới tận thôn, bản, làng của người dân. Trung tâm này có chức năng thông tin toàn bộ các vấn đề về tình hình đất nước, trang bị các kiến thức về quyền con người, về tự do dân chủ cho toàn thể người dân trong cả nước. Đây là điều kiện tiên quyết, bắt buộc nếu Việt Nam muốn xây dựng được thể chế dân chủ thành công, tránh lối mòn của các quốc gia khác trên thể giới. Chúng ta tuyệt đối không được bỏ qua bước đi nền tảng này.

     Ba là, đặt việc xây dựng thể chế dân chủ ở đơn vị cơ sở làm trung tâm, tất cả việc xây dựng thể chế dân chủ ở các đơn vị khác  xoay quanh và hỗ trợ, phục vụ cho đơn vị này. Lý do là, đơn vị dân chủ cơ sở chính là nơi thể hiện và thực hành quan trọng nhất tự do của con người.

     Với ba vấn đề tối quan trọng trên, cùng với việc xác định được định chế dân chủ cốt lõi, để xây dựng và vận hành, chúng ta tin rằng, thể chế dân chủ của Việt Nam sẽ vượt thoát được lối mòn mà bao năm qua, hàng trăm quốc gia xây dựng thể chế dân chủ đã và đang mắc phải.

Hà Nội, ngày 19/11/2016

N.V.B.

Bài 4: LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG ĐỊNH CHẾ DÂN CHỦ CỐT LÕI

     Trong quá trình suy tư viết cuốn sách Dân Chủ, cùng với suy nghĩ về việc sẽ xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam như thế nào, trong đầu tôi luôn có một thắc mắc. Đó là, tại sao trên thế giới có khoảng 150 quốc gia có thể chế dân chủ tương đối giống nhau, nhưng chỉ có khoảng 30 quốc gia, người dân được thực sự tự do, còn lại trên dưới 120 nước kia, chỉ có dân chủ trong tuyển cử? Điều gì đã tạo ra 30 quốc gia có tự do dân chủ và điều gì ngăn cản 120 quốc gia kia người dân chưa thực sự tự do? Tại sao nền dân chủ Hoa Kỳ lại được ngưỡng mộ trên toàn thế giới? Liệu có một thể chế dân chủ nào, phương thức tổ chức xã hội nào có thể bảo đảm thành công cho tất cả các quốc gia hay không?

     Nếu ai đó từng quan tâm và nghiên cứu các bài viết của tôi, thì những câu hỏi nêu trên đã được tôi trả lời đầy đủ, trong hai bài viết vào đầu năm 2014, đó là các bài: Những thách thức trong việc xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam, và bài, Nắm tay nhau xây dựng nền dân chủ, giấc mộng Việt Nam (http://anhtruong01.blogspot.com/2014/04/nhung-thach-thuc-trong-viec-xay-dung.html). Điều tôi buồn và khá lo lắng là, có rất ít người quan tâm đến việc xây dựng thể chế dân chủ mà đặt ra những câu hỏi nêu trên. Như vậy, họ sẽ mặc định cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới là tối ưu, và chỉ việc áp dụng. Là người mất nhiều công sức suy tư về chủ đề này, cá nhân tôi mong muốn có sự trao đổi, thảo luận, tranh luận và phản biện về những vấn đề tôi đưa ra trong cuốn Dân Chủ và các bài viết. Hi vọng về các quan điểm, nội dung của tôi đưa ra được áp dụng xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam là rất mong manh. Nhưng trước khi đi vào trình bày lại, một cách hệ thống và ngắn gọn, tôi có một mong muốn gửi gắm cho những người có trách nhiệm xây dựng thể chế dân chủ cho Việt Nam (nếu tôi không có điều kiện tham gia được). Dù bất cứ ai, thiết kế và xây dựng thể chế dân chủ cho việt Nam, hãy đề nghị họ giải thích câu hỏi đầu tiên trong bài viết này: tại sao trên thế giới có khoảng 150 quốc gia có thể chế dân chủ tương đối giống nhau, nhưng chỉ có khoảng 30 quốc gia có được nền dân chủ tự do, còn lại 120 quốc gia, chỉ có dân chủ trong tuyển cử?

     Những vấn đề tôi đã trình bày xung quanh chủ đề xây dựng thể chế dân chủ, tôi xin không được trình bày lại. Đề nghị hãy đọc cuốn sách Dân Chủ và hai bài viết nêu trên. Ở đây, tôi đi vào trình bày ngay lý do các quốc gia có thể chế dân chủ mà người dân chưa thực sự được tự do, theo một cách tiếp cận khác, hay cách nói khác, với cùng một nội dung. Có ba lý do, hay ba yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thành công một thể chế dân chủ cho bất cứ quốc gia nào.

     1/ Xác định và xây dựng định chế dân chủ cốt lõi

Như chúng ta biết, một thể chế dân chủ mà các quốc gia xây dựng thường có nhiều định chế dân chủ: hiến pháp dân chủ; tam quyền phân lập; đa nguyên đa đảng; bầu cử và ứng cử tự do; tản quyền và cơ chế liên bang; tự do ngôn luận, tự do báo chí, v.v. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia xây dựng thể chế dân chủ chỉ biết vận dụng bằng cách xây dựng đầy đủ các định chế đó. Tất cả đều không đặt được vấn đề, trong số tất cả các định chế nêu trên, thì đâu là định chế dân chủ cốt lõi, cần được đặt vào vị trí trung tâm và xây dựng xung quanh định chế đó. Sự khác biệt trong cuốn sách Dân Chủ, trong các bài viết và quan điểm của cá nhân tôi chính là điểm này. Tôi đã xác định được, dựa trên nghiên cứu thể chế dân chủ của Hoa Kỳ, định chế dân chủ cốt lõi, đó là cơ chế bảo đảm tự do của con người, đó là tòa án nhân quyền bảo đảm mỗi cá nhân có thể tự mình bảo vệ các quyền con người của mình. Chỉ cần tập trung suy nghĩ vào các khái niệm tự do, quyền con người chúng ta có thể chấp nhận ngay cách đặt vấn đề này. Tự do của con người là khái niệm trung tâm, nhưng chưa được định nghĩa đầy đủ theo hướng để xây dựng định chế dân chủ, đã được cuốn sách Dân Chủ định nghĩa như sau: tự do của con người là các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi một cá nhân. Từ định nghĩa này dẫn tới định chế tòa án nhân quyền là một vấn đề lo-gic đơn giản. Đây là định chế dân chủ cốt lõi mà bất kỳ thể chế dân chủ nào, nền dân chủ nào cũng cần quan tâm và xây dựng ngay lập tức.

     2/ Trang bị kiến thức cho người dân về vấn đề tự do, dân chủ

     Khi đã xác định được cơ chế để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình, thì vấn đề nhận thức, kiến thức của người dân về các quyền con người của mình, về vấn đề tự do, dân chủ, cách thức tham gia xây dựng thể chế dân chủ, cách thức bảo vệ các quyền con người của mình là vấn đề sống còn. Người dân chỉ có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình khi họ hiểu rõ các quyền đó, và cách thức bảo vệ các quyền đó thông qua tòa án nhân quyền. Không những vậy, khi có nhận thức và kiến thức về tự do, dân chủ nhân quyền người dân còn tham gia vào việc xây dựng thể chế dân chủ, xây dựng luật pháp. Chúng ta cần đơn giản hóa các kiến thức về các quyền con người, về tự do, dân chủ để trang bị cho người dân. Về lâu dài, các kiến thức này cần được phổ biến tới các cấp học từ tiểu học tới trung học và đến đại học. Làm sao phải đạt được yêu cầu, người dân thuộc, nhớ được các quyền con người của mình như nhớ những bảng cửu chương trong toán học.

     3/ Cơ chế tản quyền và vấn đề dân chủ cơ sở

     Đây là hai vấn đề quan trọng, không thể bỏ qua trong xây dựng thể chế dân chủ. Cơ chế tản quyền, xây dựng nhà nước liên bang là yêu cầu bắt buộc nhằm giảm thiểu sức ép lên trung ương đồng thời phát huy được hết các ưu điểm của từng vùng, miền có các đặc trưng, đặc thù khác nhau. Vấn đề xây dựng thể chế dân chủ cơ sở quan trọng bậc nhất khi đơn vị cơ sở chính là nơi con người thể hiện mọi sự tự do, cũng như việc tham gia xây dựng thể chế đó. Xu hướng chung của thế giới là hợp tác và hòa hợp, đồng nghĩa với việc vai trò của chính quyền trung ương không còn mạnh và chi phối mọi mặt nữa, càng thúc đẩy việc xây dựng thể chế dân chủ cơ sở lên tầm quan trọng đặc biệt. Chúng ta cần đặt việc xây dựng thể chế dân chủ cơ sở làm trung tâm, và các đơn vị khác xoay quanh và phục vụ đơn vị dân chủ cơ sở này.

     Trên đây là ba vấn đề quan trọng, trong việc xây dựng thể chế dân chủ. Chúng ta cần hiểu rằng, ba vấn đề này là trung tâm, trọng tâm, cùng với việc xây dựng đầy đủ các định chế dân chủ khác mà các quốc gia đã và đang có. Các định chế khác cần được xây dựng xoay quanh và phục vụ định chế dân chủ cốt lõi (tòa án nhân quyền) và định chế dân chủ được chú trọng đặc biệt (tản quyền và dân chủ cơ sở). Cùng một cơ hội để xây dựng thể chế dân chủ, hy vọng nhân dân và đất nước chúng ta lựa chọn và xây dựng được một thể chế dân chủ bảo đảm cao nhất tự do của con người, và bài viết này là một cách tiếp cận để tham khảo./.

Hà Nội, ngày 20/11/2016  

N.V.B.

Nguồn: http://www.rfavietnam.com/blog/4362

Hàng không quốc tế không hài lòng về ‘kiểu Việt Nam’

Hàng không quốc tế không hài lòng về ‘kiểu Việt Nam

Nguoi-viet.com

Một góc phi trường Tân Sơn Nhất. Do phi trường này quá tải. Hồi đầu tháng 9, thủ tướng Việt Nam đồng ý mở phi trường Tân Sơn Nhất rộng gấp đôi so với hiện nay. (Hình: VN Economy)

VIỆT NAM – Phí cao, thiết bị kém, thủ tục phiền hà, lo ngại việc tu sửa-mở rộng các phi trường chính như Tân Sơn Nhất, Nội Bài thiếu khoa học, không hợp lý,…

Đó là những điểm chính mà đại diện các hãng hàng không quốc tế có đường bay đến Việt Nam cùng nêu ra khi đối thoại với Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam hồi cuối tuần vừa qua.

Hiện có 55 hãng hàng không ngoại quốc thiết lập khoảng 100 đường bay đến hoặc đi từ Việt Nam.

Đại diện các hãng hàng không quốc tế cùng than phiền là phí mà họ phải trả cho Việt Nam quá cao trong khi hạ tầng quá tệ. Những thiết bị tối thiểu như máy soi hành lý vừa thiếu, vừa nhỏ nên thường bị nghẽn vào lúc cao điểm, ảnh hưởng tới hoạt động của các hãng hàng không. Đó là chưa kể đến những phiền hà, mất nhiều thời gian do thủ tục về các chuyến bay quá rườm rà.

Hiệp hội các hãng hàng không khai thác hoạt động hàng không tại Việt Nam (AOC) khuyến nghị nên thành lập ủy ban phối hợp ra quyết định điều hành bay tại phi trường (CDM) để giảm tình trạng các chuyến bay bị trễ, thậm chí bị hủy chỉ vì việc điều hành bay trục trặc.

Đại diện các hãng hàng không quốc tế cũng đã bày tỏ sự âu lo khi Việt Nam có ý định tu sửa-mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Với cung cách điều hành như hiện nay, họ sợ rằng, hoạt động của họ sẽ bị vạ lây.

Ông Lại Xuân Thanh, cục trưởng Cục Hàng Không Dân Dụng thuộc Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam, phân bua, phí mà Việt Nam đang thu được tính toán theo hướng dẫn của Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế (ICAO). Tuy nhiên ông Thanh hứa sẽ xem lại và sẽ minh bạch hóa về phí. Tuy nhiên việc điều chỉnh phí cần có thời gian để hai bên: Bên thu và bên trả thương lượng với nhau.

Ông Thanh thừa nhận, hạ tầng ở các phi trường, kể cả Tân Sơn Nhất và Nội Bài chưa đáp ứng được nhu cầu của các hãng, đặc biệt là các hãng hàng không chuyên vận tải. Đó cũng là lý do để ông Thanh biện bạch tại sao phải tu sửa – mở rộng hai phi trường Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

Ông Trịnh Ngọc Thành, phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, lưu ý, việc sửa chữa phi đạo ở Tân Sơn Nhất và Nội Bài có thể mất bốn tháng/mỗi phi trường. Do đó, nếu không sớm thông báo về kế hoạch tu sửa thì việc tu sửa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các hãng hàng không.

Đối với đề nghị thành lập CDM, ông Thanh cho biết, tổng công ty quản lý bay đã thành lập trung tâm quản lý luồng không lưu. CDM sẽ là một phần quan trọng trong việc quản lý luồng không lưu, phối hợp ra quyết định cho phi cơ cất cánh tại phi trường liên quan đến cơ quan cấp phép bay, điều hành bay, phi trường và hãng hàng không. Tuy nhiên ông Thanh không cho biết lúc nào thì thực hiện “phần quan trọng” này. (G.Đ)

Lễ Tạ ơn của người Việt ở Mỹ

 Lễ Tạ ơn của người Việt ở Mỹ

Đây không chỉ là dịp mua sắm cho bản thân mà theo bạn Nhật Nữ, còn là thời điểm tốt để mua quà Giáng Sinh cho người thân, bạn bè, vì các mặt hàng giảm giá nhiều.

Đây không chỉ là dịp mua sắm cho bản thân mà theo bạn Nhật Nữ, còn là thời điểm tốt để mua quà Giáng Sinh cho người thân, bạn bè, vì các mặt hàng giảm giá nhiều.

 

Hàng năm, người Mỹ sẽ ăn mừng Lễ Tạ ơn vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11, đánh dấu khởi đầu của mùa lễ hội và Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ sẽ thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây truyền thống. Theo đó, một đôi gà tây được đặc biệt lựa chọn cho nghi lễ này sẽ không bị đưa lên bàn ăn tối của Lễ Tạ ơn và được đưa về công viên gà tây để đón chào công chúng đến xem.

Đối với người Việt ở Mỹ, Lễ Tạ ơn cũng là dịp để mọi người trong nhà tập trung lại với nhau, cùng tổ chức bữa ăn gia đình và sau đó đi mua sắm. Gia đình bạn Nguyễn Kim Nhật Nữ, sinh viên năm cuối trường Đại học George Mason, Virginia – Hoa Kỳ, cũng là một trong những gia đình như vậy.

Nhật Nữ kể: “Mỗi người mang một món thì ăn potluck (hình thức tiệc truyền thống tại các nước phương Tây, mọi người chia sẻ những món ăn do chính mình chuẩn bị), thì gặp nhau tại một nhà bác. Nhưng mà năm vừa rồi chỉ có gia đình tổ chức thôi, không có họ hàng, tại vì gia đình bác về tiểu bang khác chơi. Tụi em cũng ăn turkey (gà tây) và gravy (một loại nước sốt ăn kèm với gà tây) của người Mỹ, nhưng cái đó chỉ là cho có, còn vẫn ăn đồ Việt Nam.”

Sau bữa tiệc mọi người sẽ nghỉ ngơi, và sau đó, bạn Nhật Nữ cho biết, mọi người cùng nhau đi mua sắm “thâu đêm”: “Ăn xong đi ngủ sớm, đến 8 giờ mọi người mặc đồ sẵn sàng, lên mall (trung tâm mua sắm) chơi, tại vì người ta cũng mở cửa sớm chứ không có mở cửa lúc 12 giờ đêm nữa. Có nhiều tiệm mở cửa lúc 10 giờ, rồi đi tới thường thường là 3-4 giờ sáng, rồi về nhà ngủ tiếp rồi tới 8 giờ sáng đi tiếp.”

Đây không chỉ là dịp mua sắm cho bản thân mà theo bạn Nhật Nữ, còn là thời điểm tốt để mua quà Giáng Sinh cho người thân, bạn bè, vì các mặt hàng giảm giá nhiều.

Dịp Lễ Tạ ơn năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây có tên "Abe".

Dịp Lễ Tạ ơn năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây có tên “Abe”.

Nói về không khí trường lớp trước dịp Lễ Tạ ơn, bạn Nữ chia sẻ sinh viên được nghỉ học từ ngày thứ Tư, cũng có thầy cô giáo cho lớp nghỉ từ thứ Hai nên các bạn trẻ đi học xa rất háo hức lên kế hoạch về thăm gia đình.

Nhật Nữ sang Mỹ học từ năm lớp 11 trung học nên có học về lịch sử, và bạn cho biết nguồn gốc của ngày Lễ Tạ ơn bắt đầu từ một nhóm người châu Âu sang Mỹ, gặp người dân bản địa, sau những xô xát ban đầu hai nhóm bắt đầu hòa hợp và người dân bản địa giúp đỡ những người châu Âu vượt qua mùa đông, biết cách trồng trọt… Những người châu Âu muốn cảm ơn dân bản địa nên đã tổ chức một buổi lễ và sau này trở thành ngày lễ chính thức được tổ chức hàng năm.

Dịp Lễ Tạ ơn năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây có tên “Abe” và bông đùa “Bằng quyền lực mà ta có được, ngươi đã được ân xá”. Sau khi được phóng sinh, gà tây Abe sẽ thực hiện nhiệm vụ đi vòng quanh và gáy cả ngày tại Tòa Bạch Ốc trước khi được đưa đến “Ngọn đồi Gà tây” để sống nốt phần đời còn lại. Trong trường hợp gà Abe không thể thực hiện nhiệm vụ, gà Honest ở một địa điểm bí mật sẽ được thay thế gà Abe thực hiện nhiệm vụ và trở thành TOTUS Con Gà tây của Hoa Kỳ.

Truyền thống này tại Tòa Bạch Ốc được bắt đầu từ thời Tổng thống Harry Truman, người đã ân xá cho một con gà tây vào năm 1947. Năm nay sẽ là lần thứ 8 và cũng là lần cuối cùng ông Obama ân xá gà tây tại Tòa Bạch Ốc trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1 năm tới.

Giáo dục nát bét, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên từ chức

Giáo dục nát bét, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên từ chức

FB Lê Văn Sơn

20-11-2016

Bộ trưởng GD Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Giáo viên bị điều đi làm tiếp viên vì nhiệm vụ chính trị, tiến sĩ giáo sư nhảy lên bàn văng tục, chửi thề người khác, học sinh đánh nhau hội đồng từ cấp tiểu học đến trung học, đại học, giáo viên mua dâm, hiếp dâm và động dâm với nhau, với học sinh, thủ đoạn moi tiền bất hợp lý của lãnh đạo và giáo viên. Tất cả những điều đó đang diễn ra nối tiếp nhau và liên tục trong nhiệm kỳ của ông Phùng Xuân Nhạ làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Khi lên chức Bộ trưởng ông Nhạ cho rằng: ” đứng trước đòi hỏi cuộc sống, đứng trước hội nhập, đứng trước nhu cầu của con người: nhu cầu học hành tử tế, nhu cầu được sống vui vẻ, nhu cầu được sống trong xã hội yên bình. Đó là nhu cầu chính đáng của bất kỳ người dân nào”.

Ông Nhạ bình luận xã hội không nên đổ lỗi hết cho giáo dục: ” Tôi xuất phát từ thực tiễn là lắng nghe con người. Tất cả con người đều có mưu cầu để cuộc sống tốt lên, nhân văn hơn từ đó quay trở lại giáo dục phải làm thế nào để kết hợp. Tại sao cứ đổ hết cho giáo dục?”

“Nhà trường – gia đình – xã hội. Xã hội ở đâu? Giáo dục có cố gắng đến mấy nhưng môi trường xã hội, cộng đồng không đồng hành cùng mà chỉ bình luận, chỉ kêu thì không được”.

Việc Giáo viên bị điều đi tiếp khách là “hãnh diện và vinh dự”, việc tiến sĩ nhảy bổ lên bàn văng tục chửi thề, một số giáo viên, lãnh đạo hoang dâm vô độ, các học sinh đánh nhau thì xuất phát từ đâu? Một cơ chế hiện thời của Giáo dục đã cho phép những điều đó xảy ra thì hệ lụy gì sẽ xảy ra cho văn hóa xã hội Việt Nam?

Ông Nhạ có liên quan, chịu trách nhiệm cho những tệ nạn đó đang xảy ra? hay vẫn chối bỏ trách nhiệm, đổ lỗi cho giáo viên và cho xã hội?

Nghề Giáo viên trong bất cứ xã hội nào, chế độ nào cũng được coi trọng, ấy thế mà trong xã hội bị cộng sản cai trị này, nghề giáo viên đã bị chôn vùi trong những điêu tàn, bị dư luận lên án, bị xã hội khinh chê.

Tất nhiên, trong hệ thống Giáo dục vẫn có nhiều nhà giáo rất đáng trân trọng, vẫn giữ được cái tâm đối với nghề và với cái chữ. Mong thay Giáo viên Việt Nam cất cao tiếng nói để lấy lại vị thế và hình ảnh của mình.

Điều đầu tiên ông Phùng Xuân Nhạ nên có văn hóa từ chức vì những bê bối của ngành mình đang quản lý. Đó là một sự thay da đổi thịt mang tính đột phá đấy ông Nhạ bộ trưởng ạ.

Tôi gởi tới các nhà giáo có tâm những lời chúc tốt đẹp nhất nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe, bình an và tràn đầy trí lực để gieo những hạt giống tâm hồn tốt cho xã hội Việt Nam chúng ta.

Ông Tập Cận Bình gặp riêng Chủ tịch Việt Nam ở Peru

Ông Tập Cận Bình gặp riêng Chủ tịch Việt Nam ở Peru

VOA

20-11-2016

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang trong một cuộc họp của APEC ở Lima, Peru, hôm 19/11. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc gặp riêng với ông Trần Đại Quang bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Peru, nhấn mạnh rằng tranh chấp biển Đông cần được xử lý song phương, báo chí quốc gia đông dân nhất thế giới đưa tin hôm 20/11.

Tân Hoa Xã viết rằng Chủ tịch Trung Quốc nói rằng hai nước nên “giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn song phương, tuân theo đường hướng hợp tác ‘gác lại các khác biệt để tham gia phát triển chung,’ và xử lý phù hợp các vấn đề nhằm duy trì hòa bình và bình yên trong khu vực”.

Tuy nhiên, hãng tin của Trung Quốc không đưa tin việc Chủ tịch Việt Nam có nhắc tới biển Đông trong cuộc gặp với ông Tập hay không.

Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa tin về cuộc gặp giữa chủ tịch hai nước hôm 19/1, nhưng không thấy đề cập tới lời kêu gọi giải quyết song phương biển Đông của ông Tập.

Trang này viết: “Tại cuộc hội đàm cấp cao giữa Việt Nam – Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo cho rằng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực; việc tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác sâu rộng, toàn diện giữa hai đảng, hai nước là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước”.

Website của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm rằng ông Quang và ông Tập “cũng cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, hai bên cần thường xuyên trao đổi chiến lược, giải quyết ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung của nhân dân hai nước cũng như vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực”.

Đây là cuộc gặp đầu tiên với nhà lãnh đạo Trung Quốc của ông Quang trên cương vị Chủ tịch Việt Nam.

Theo báo chí Việt Nam, ngoài cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, ông Quang còn tiếp xúc và thảo luận với nhiều nhà lãnh đạo thế giới tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ở thủ đô Lima của Peru, như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

“Chia rẽ và chế ngự”

Tuần trước, hãng tin Reuters đưa tin rằng Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam mở rộng một đường băng ở quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh sau đó đã kêu gọi Hà Nội “ngừng xây dựng trên biển Đông”.

Ngoài việc kêu gọi Việt Nam giải quyết song phương vấn đề biển Đông, theo Xinhua, ông Tập cũng lên tiếng như vậy trong cuộc gặp với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi ông Duterte “tích cực cân nhắc hợp tác hàng hải và thúc đẩy sự trao đổi tích cực trên biển” để biến biển Đông thành “một cơ hội cho hợp tác hữu nghị song phương”.

Theo Reuters, những tuyên bố của ông Tập cho thấy việc Bắc Kinh tiếp tục phản đối các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế tham gia xử lý tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và các nước khác như Việt Nam hay Philipppines.

Hãng tin của Anh dẫn lời các chuyên gia nói rằng Bắc Kinh muốn áp dụng chiến thuật “chia rẽ và chế ngự” thay vì để cho các đối thủ hợp lực với nhau.

Bắc Kinh thời gian qua đã nhiều lần cáo buộc Hoa Kỳ khuấy động biển Đông, đồng thời phản đối phán quyết nghiêng về Philippines hồi tháng Bảy của Tòa Trọng tài Quốc tế.

Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-11-21

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 5/9/2016.

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 5/9/2016.

AFP

Triết lý giáo dục hay cổ động học sinh?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong dịp đăng đàn chia sẻ quan điểm của ông về câu hỏi từ một đại biểu quốc hội “Việt Nam có triết lý giáo dục hay không” đã xác nhận “Việt Nam có triết lý giáo dục, chứ không phải không có. Có điều, ta không có những câu trích dẫn để thành kinh điển”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong vai trò phụ trách khối văn hóa xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo, đã đăng đàn trước Quốc hội để chia sẻ ý kiến của ông về vấn đề giáo dục, và một trong những câu trả lời của ông là có hay không một triết lý về giáo dục tại Việt Nam.

Ngay khi mở đầu ông đã khẳng định “Nếu chúng ta lên mạng Internet gõ cụm từ “triết lý giáo dục Việt Nam” và trưa nay tôi đã gõ thì thấy ra tới 1,3 triệu kết quả tìm kiếm”.

Một triệu ba trăm ngàn lượt tìm kiếm nhưng người ta vẫn không có một kết quả nào cụ thể do chính Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng đẫn hay gợi ý khi tìm câu mà ông cho rằng là triết lý giáo dục Việt Nam, trong khi đó Phó Thủ tướng khẳng định rằng “Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.

Ông Vũ Đức Đam chẳng có kỹ năng sống và không hiểu thực tế ông ta chẳng hiểu gì cả. Ngu đốt thiếu kiến thức tham lam và lợi ích nhóm, ông ta có bao nhiêu tiền thì giáo dục cũng xuống dốc.
-TS Nguyễn Văn Khải

Cũng theo trích dẫn của báo chí Phó Thủ tướng cho rằng triết lý giáo dục Việt Nam cũng nhằm vào mục tiêu như UNESCO đã đề ra, đó là học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, tự kiếm sống.

Rất nhiều trí thức không đồng tình với khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vì đó không phải là triết lý giáo dục mà là một hình thức cổ động sinh viên học sinh, hay nói cách khác đó là mục tiêu giáo dục của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chứ không nằm trong phạm trù triết lý. Kể cả trích dẫn tiêu chí của UNESCO cũng chưa hẳn thích hợp với hoàn cảnh lịch sử và con người Việt Nam.

TS Nguyễn Văn Khải đã thẳng thắn phê bình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là không thực tế và có hơi hướm tuyên truyền mị dân, ông nói:

“Ông Vũ Đức Đam chẳng có kỹ năng sống và không hiểu thực tế ông ta chẳng hiểu gì cả. Ngu đốt thiếu kiến thức tham lam và lợi ích nhóm, ông ta có bao nhiêu tiền thì giáo dục cũng xuống dốc. Trong khi học sinh đi học cả ngày, các ông in sách giáo khoa in 4 trang nói về muối nhưng quên một câu “phải dùng muối i-ốt”. Anh nên nhớ rằng cái sai lầm của anh là anh mời người ta đi họp về cải cách giáo dục, anh mời mọi người họp trong đó có những người biên soạn sách giáo khoa nhưng anh không dám mời những người phê bình sách giáo khoa viết sai và lạc hậu.”

Thiếu cái gốc nhân bản?

000_GT31N.jpg
Học sinh, sinh viên tại Hà Nội tìm hiểu thông tin du học, ảnh chụp hôm 4/10/2016. AFP PHOTO

Triết lý giáo dục tùy mỗi quốc gia có khác nhau nhưng mục đích chung của mọi nền giáo dục trên thế giới là xây dựng một con người nhân bản trước khi tạo cho họ một con đường phấn đấu nào khác.

Có lẽ do thiếu cái gốc nhân bản trong triết lý giáo dục nên xã hội Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt vụ học sinh thanh toán nhau và tấn công cả giáo viên trong lớp học. Cảnh tượng người trộm chó bị dân chúng giết chết hay hàng trăm người cướp giật một xe chở hàng bị tai nạn, hay tệ hơn là cách hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng… Những hình ảnh xấu ấy đang băng hoại nhà trường và xã hội nhưng không một Bộ trưởng giáo dục nào nhìn nhận trách nhiệm trước Quốc hội bởi cái lõi gây ra chính là sự thiếu kém một triết lý giáo dục đúng nghĩa.

GSTS Nguyễn Đăng Hưng từng giảng dạy trong và ngoài nước nhiều chục năm, tiếp cận được nhiều nền giáo dục của thế giới cho biết nhận xét của ông về triết lý giáo dục Việt Nam:

“Cái nền giáo dục Việt Nam nó không phải chỉ là lạc hậu mà còn là lạc đường. Vì lạc đường nên nó loay hoay mãi không có lối ra. Mình sai thì còn có thể sửa chứ đi lạc đường mà lại tin tưởng con đường đó đúng thì không bao giờ thoát ra khỏi cái hệ lụy đó được.

Cái lạc đường của Việt Nam là chúng ta không đánh giá đúng triết lý giáo dục phù hợp với con người. Giáo dục Việt Nam không phục vụ con người theo cái nghĩa con người tự do, con người nhân văn, con người có hiểu biết, con người có tinh thần phê phán và sáng tạo.

Cái nền giáo dục Việt Nam nó không phải chỉ là lạc hậu mà còn là lạc đường. Vì lạc đường nên nó loay hoay mãi không có lối ra. Mình sai thì còn có thể sửa chứ đi lạc đường mà lại tin tưởng con đường đó đúng thì không bao giờ thoát ra khỏi cái hệ lụy đó được.
-GSTS Nguyễn Đăng Hưng

Anh phải đặt một tiêu chí mới một triết lý mới, phải đào tạo và tôn trọng đối tượng của mình là học sinh, sinh viên mình đang dạy để cho họ có một không gian đa chiều, để cho họ có một tinh thần phê phán. Khuyến khích họ có thể có những ý kiến những suy nghĩ độc lập và nếu được như vậy thì mới có nền giáo dục chân chính, đứng đắn thật sự.”

Trước năm 1975, Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã đưa ra triết lý giáo dục cho nhà trường tập trung trong ba điểm: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng trong đó con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Giáo dục con người hoàn thiện trong suy nghĩ, lời nói, việc làm là tiền đề thành công cho một nền giáo dục. Từ căn bản này Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ:

“Thôi đừng có loay hoay tốn thời giờ mà nên nhìn thẳng đi. Hãy sử dụng chương trình giáo dục Việt Nam đã có rồi, đó là chương trình giáo dục của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng cho chính phủ Trần Trọng Kim từ năm 1945. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng chương trình này trong 4 tháng nhưng đó là một chương trình khá chuẩn cho Việt Nam. Bằng cớ là chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sau này trong vòng 10 năm đã sử dụng chương trình Hoàng Xuân Hãn và đã đào tạo nên những thế hệ những con người trí thức của miền Nam. Xây dựng được những ngôi trường tiếng tăm như ngôi trường Petrus Trương Vĩnh Ký mà tôi là học sinh. Xây dựng được con người có ý thức dân tộc, có tình yêu đất nước, hiều biết lịch sử Việt Nam, thế giới và ngay cả những chuyên môn trong khoa học nên khi ra thế giới họ không hề thua kém người Mỹ, người Pháp hay những nước khác. Hãy lấy chương trình đó mà sử dụng đừng loay hoay tìm lung tung làm gì?”

Dư luận liên tục phản ứng mạnh mẽ trong vụ điều động 21 giáo viên nữ tiếp khách tại Hồng Lĩnh, bởi những viên chức giáo dục vẫn còn dựa vào yếu tố “nhiệm vụ chính trị” để bảo vệ cho chính sách giáo dục xem nhân phẩm không bằng chính trị thì có lẽ rất khó tìm ra triết lý giáo dục đúng nghĩa cho hướng đi trong những ngày sắp tới.

Tin Việt Nam

Hai cô gái 16 tuổi chặn đường, chém tới tấp một phụ nữ ở Sài Gòn để cướp xe máy

 Phát hiện người phụ nữ điều khiển xe máy ở đoạn đường vắng, hai thiếu nữ liền áp sát chặn đầu xe, dùng dao tự chế đe dọa. Nạn nhân tìm cách hô hoán bỏ chạy thì bị chém tới tấp.

Ngày 20/11, Công an Q.12, TP.HCM cho biết, đang tạm giữ hình sự Nguyễn Quỳnh Như và Võ Nguyễn Thúy Vy (cùng 16 tuổi, ngụ Q.12) để điều tra về hành vi Cướp tài sản.

 

Tin Việt Nam

Ba tuyến metro của TP HCM bị đội vốn 60.000 tỷ đồng

Tính toán không sát thực tế, trượt giá, tăng khối lượng dự án… là lý do khiến tổng vốn đầu tư 3 tuyến metro của TP HCM tăng khoảng 60.000 tỷ đồng.

 Chi hơn 70 tỉ đồng làm… kỉ niệm chương!

Kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống thợ mỏ, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam yêu cầu các đơn vị, bỏ ra số tiền hơn 70 tỉ đồng để làm những chiếc kỉ niệm chương. Nhiều công nhân, cán bộ Tập đoàn Than khoáng sản cho rằng đó là sự lãng phí và giá trị thực của những chiếc logo này đã bị… đội giá.

Gần 12 vạn logo kỉ niệm chương “ngốn” 70 tỉ đồng

 Mới chê “cái mặt kênh kiệu” đã bị phạt 5 triệu thì ai dám đóng góp nữa?

Dân trí : Liên quan đến sự việc tỉnh An Giang phạt tiền 5 triệu đồng đối với hai cán bộ chê Chủ tịch tỉnh này trên Facebook, đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm nói: “Nếu họ chỉ nói mình kênh kiệu mà xử lý thế thì nay mai ai người ta đóng góp cho mình nữa”.

Những Lá Đơn/Thư Mang Niềm Hy Vọng

Những Lá Đơn/Thư Mang Niềm Hy Vọng

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

“Nhà báo Du Uyên vừa sưu tập một mớ đơn từ, xem ra, hơi lạ:

“Ðầu tiên là đơn của đứa trẻ lớp 7 viết để xin thôi học vì nhà quá nghèo không có gạo ăn. Ðơn thứ hai của người anh trai viết xin cho em gái đang nguy kịch về nhà vì gia đình không đủ tiền để tiếp tục điều trị, chủ nhân bức thư này cũng là người đàn ông nổi tiếng trên cộng đồng mạng Việt Nam lẫn thế giới vừa qua trong tấm ảnh ông đi xe máy chở xác người cuốn trong một chiếc chiếu, lộ đôi chân đong đưa ra ngoài.

Ảnh: Đất Việt

Cuối là đơn xin giảm tội tử hình của nạn nhân viết cho kẻ gây án, và đơn xin chết của vị cán bộ đã lỡ đứng ra kể tội một số vị cán bộ khác…

Chỉ bốn tờ thôi chắc cũng đủ nói hết hiện trạng các tờ đơn được viết ra hàng giờ hàng phút hàng giây từ hàng triệu người rải đi khắp đất nước này.”

Du Uyên tưởng vậy “cũng đủ” nhưng tôi e là còn thiếu. Cùng với đơn xin nghỉ học “của một đứa trẻ lớp 7 vì nhà quá nghèo không có gạo ăn,” còn có đơn xin thôi học của một em học sinh lớp 10 “vì học hành còn yếu” nữa – theo như bản tin(“Lòng Tự Trọng Của Một Học Trò  Dốt”) trên báo Dân Trí:

“Người viết đơn là Trần Văn M., học sinh lớp 10. Nguyên văn phần nội dung đơn, M viết: ‘Hôm lay, em viết cái Đơn lày mong cô và nhà trường cho em ngỉ học vì chong lúc Học em quá đùa nghích  và Học Hành còn yếu và làm cho lớp 10H xa xút và không thể vươn lên Được, và làm cho nhiều thầy cô gia phải nhác nhở lên em ngĩ em không xứng Đáng làm học sinh của chường…’

Ảnh: vietnamnet

Sau nội dung tờ đơn là lời bình của nhà thơ Bùi Hoàng Tám:

“Với trình độ như hiện nay, M. không đủ khả năng ‘đọc thông, viết thạo’, một tiêu chuẩn của học sinh lớp 1. Như vậy, đã gần 10 năm qua, em luôn ‘ngồi nhầm lớp’. Một giả thiết đặt ra: Nếu không xin nghỉ học, M. hoàn toàn có thể học hết THPT và sau đó, tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Và với tỉ lệ đỗ 98 – 99% hiện nay, việc em có tấm bằng tú tài là hoàn toàn trong tầm tay.

Bước tiếp theo, nếu có ‘ô dù’ che chắn, em xin đi làm một hai năm, sau đó theo một lớp chuyên tu, tại chức và chỉ 4 năm sau nữa, em có bằng cử nhân. Từ đây, con đường quan lộ hoàn toàn có thể mở ra đối với em. Biết đâu, sẽ chẳng có ngày xuất hiện tấm danh thiếp TS. Trần Văn M. chủ tịch hoặc giám đốc…

Thế nhưng Trần Văn M. đã xin nghỉ học. Lý do em đưa ra thật đáng trân trọng: Sợ làm ảnh hưởng đến lớp 10H và em tự nhận thấy mình ‘không xứng đáng làm học sinh của trường”. Đó chính là danh dự, tính tự trọng và lòng dũng cảm. Phải là người giàu lòng tự trọng, quý danh dự và rất dũng cảm, em mới viết được lá đơn này.

Gần đây, tình trạng một số lãnh đạo không đủ năng lực để đảm nhận chức vụ ‘ngồi nhầm chỗ’ được giao không phải là hiếm. Trong đó, số nguời không chỉ không hoàn thành nhiệm vụ mà còn để xảy ra tiêu cực ở những cơ quan nằm trong bộ máy nhà nước cũng không ít. Thế nhưng cho đến nay, hình như chưa thấy có vị lãnh đạo nào đủ lòng tự trọng và danh dự, sự dũng cảm để xin từ chức giống như em Trần Văn M làm đơn xin nghỉ học.

Hi vọng sẽ có ‘một ngày đẹp trời’ nào đó, chúng ta thấy xuất hiện trên thông tin đại chúng đơn từ chức của một bộ trưởng, một chủ tịch tỉnh hay một vụ trưởng, một chủ tịch huyện và thậm chí chỉ là chủ tịch xã với lý do để bộ ngành hoặc địa phương mình phụ trách sa sút ‘không xứng đáng với nhiệm vụ được giao.”

“Hi vọng” của Bùi Hoàng Tám, ngó bộ, hơi xa thực tế. Giới lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay, rõ ràng, còn rất “quyến luyến” với quyền lực – theo tâm sự (hơi buồn) của  dịch giả Phạm Nguyên Trường:

“Mình chỉ là một kĩ sư quèn, cả đời chỉ làm những việc lèn tèn, chẳng có trách nhiệm gì, sai thì đồng nghiệp hay lãnh đạo sẽ sửa ngay, thế mà đúng 60 là có quyết định nghỉ hưu tắp lự; trong như những kẻ có quyền cho mình nghỉ hưu và những kẻ có quyền cho những người có quyền với mình nghỉ hưu, tức là những người mà ‘sai một li đi nhiều dặm’, ‘sai con toán bán nhiều con trâu’, 60 vẫn xin ở lại, thậm chí 70 vẫn không chịu về hưu thì có liêm sỉ không?”

Phạm Nguyên Trường đặt vấn đề “liêm sỉ” khiến tôi lại nhớ đến chuyện tự sát một của một nam sinh (bằng cách uống thuốc diệt cỏ) vì danh dự của em bị xúc phạm, theo VTNews:

Chiều 17/1, người thân gia đình em Nguyễn Thanh T., (17 tuổi) học sinh lớp 9, trường THCS Tịnh Bắc, xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, cho biết đã gửi đơn đến cơ quan chức năng Quảng Ngãi cầu cứu vì cho rằng công an xã đưa em T. đi ‘làm việc’ sai quy trình.

Theo lời người thân của em T. phản ánh với báo chí, sáng 11/1, nghi ngờ trước đó em T. lấy trộm tiền của một người ở cùng xã nên khi đang học trong lớp thì công an xã Tịnh Bắc đến trường và trao đổi với cô giáo đang dạy, đưa T. về trụ sở UBND xã Tịnh Bắc làm việc, nhưng gia đình không biết.

Đến trưa cùng ngày thì 2 công an xã Tịnh Bắc đưa em T. về nhà và tìm xem em T. có cất giấu gì không, rồi đưa lại về trụ sở xã. Đến buổi chiều, gia đình nhiều lần muốn vào gặp T. nhưng không được.

Cũng theo người nhà em T., đến 19h tối cùng ngày, công an xã Tịnh Bắc mới gọi người thân đến ký giấy bảo lãnh đưa T. về nhà. “Khi về nhà cháu T. nói bị oan, không trộm tiền mà phải khai có trộm tiền để khỏi bị đánh (?)”, ông Nguyễn Văn Hương, cha T. cung cấp thông tin.

Sáng 13/1, gia đình phát hiện T. tự tử bằng thuốc diệt cỏ, để lại thư tuyệt mệnh để lại với nội dụng: “Ba má ơi, con xin lỗi. Con chưa báo hiếu được cho ba má. Con sống không được nữa rồi. Mang nỗi oan đó vào người nhưng chẳng có ai tin con nên con xin lỗi ba má đi trước đây….”.

Sau khi phát hiện, người nhà đã đưa em T. đi cấp cứu, rồi chuyển ra BVĐK Đà Nẵng. Đến chiều 15/1, em T. được BVĐK Đà Nẵng trả về và đến khuya 16.1 thì em T. tử vong.

Cho rằng việc công an xã Tịnh Bắc đưa em T. đi làm việc mà không có người thân là sai quy trình, nghi ngờ bị đánh đập… nên gia đình đã làm đơn gửi cơ quan chức năng Quảng Ngãi.

Trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tấn Linh chủ tịch UBND xã Tịnh Bắc thừa nhận ngày 11/1, có hai công an xã đến trường THCS Tịnh Bắc mời em T. về trụ sở UBND xã làm việc. Lúc làm việc có cậu của T. (em ruột bà Thái) chứng kiến, sau đó bà Trương Thị Thái – mẹ T. đến viết giấy bảo lãnh đưa T.  về nhà.

“Tôi khẳng định không có chuyện công an xã đánh đập T. Tuy nhiên vì vụ việc có liên quan đến nhiều em khác nên công an huyện đang thụ lý hồ sơ vụ việc”, ông Linh nói.

Ảnh: VTNews

Đại tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng công an huyện Sơn Tịnh cho hay: “Em T. đã thực hiện nhiều vụ trộm cắp trước đó. Công an cũng đã có giấy mời em T. lên làm việc. Tại đây trước sự có mặt của người nhà, em T. cũng đã khai nhận thực hiện nhiều vụ trộm cắp”.

Ông Phạm Vinh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh cho biết: “Qua báo cáo thì khi làm việc, công an xã Tịnh Bắc có lập biên bản và người thân em T. chứng kiến. Không có chuyện công an xã đánh đập, dẫn đến em T. bức xúc tự vẫn”.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng Quảng Ngãi điều tra làm rõ.

Nguyễn Thanh T. Từ trần vào ngày 16 tháng 1 năm 2016. Gần một năm “điều tra” đã trôi qua nhưng cơ quan chức năng Quảng ngãi” vẫn chưa “làm rõ” được sự việc. Cái chết thương tâm của em, kể như, là đã  chìm xuồng!

Tuy thế, những lá đơn/thư (thượng dẫn) của thế hệ các em đã mang đến cho mọi người một niềm hy vọng. Dù sau hai phần ba thế kỷ bị đầy ải, dầy xéo bởi một bọn cầm quyền lưu manh (và bất cố liêm sỉ) nhưng đức tính tự trọng vẫn còn được giữ nguyên trong lòng dân Việt.

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam nhiều lần

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam nhiều lần

Nguoi-viet.com

Thuyền trưởng Tống Thành Tiến kể lại chuyện bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm liên tiếp tại ngư trường Hoàng Sa. (Hình: Tiền Phong)

NHA TRANG (NV) – Một tàu đánh cá của tỉnh Khánh Hòa đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm liên tiếp nhiều lần khi khai thác ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Theo lời kể của ông Tống Thành Tiến, 32 tuổi, ngư dân cư ngụ tại phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa và là chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu đánh cá KH 97580 TS, khi đang khai thác hải sản khu vực giữa đảo Phú Lâm và Linh Côn thì bị tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số 45103 đâm nhiều lần làm hư hại nặng. Rất may không người nào trên tàu bị thương tích.

Ông Tiến kể rằng ông đưa tàu đi đánh cá xa bờ từ ngày 12 Tháng Mười, 2016. Trên tàu có bảy thuyền viên và một máy trưởng tới khai thác ở ngư trường Hoàng Sa. Buổi sáng ngày 10 Tháng Mười Một, 2016, khi đang hoạt động tại đây, tàu KH 97580 TS đã gặp tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu nói trên.

“Họ tiến lại gần rồi húc và đuổi tàu chúng tôi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Khi thấy họ hung hăng quá thì tôi đã quyết định cho thuyền đi ra chỗ khác. Họ bám sát tàu chúng tôi khoảng 3 tiếng. Khi tàu của tôi đã đi cách xa khoảng 20 hải lý thì họ bỏ đi không giám sát nữa. Họ cũng chụp ảnh tàu trước khi rời đi,” lời ông Tiến kể lại trên tờ Đất việt.

Tuy nhiên, ông Tiến vẫn cho tàu hoạt động trong khu vực giữa đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn thì đến khoảng 21 giờ ngày 13 Tháng Mười, 2016, tàu của ông tiếp tục bị tàu 45103 lao tới đâm.

“Họ chạy đến rồi chiếu thẳng đèn pha vào phía chúng tôi. Khi tôi điều khiển tàu di chuyển thì tàu Trung Quốc lui lại phía sau rồi húc thẳng liên tiếp nhiều lần. Anh em sợ quá chạy lên phía trước mặc áo phao, chuẩn bị tâm lý có thể gặp chuyện xấu. Họ vừa đâm vừa đuổi tàu chúng tôi trong khoảng 40 phút. Tôi vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trường, dù rất sợ hãi nhưng lúc đó tâm lý vẫn phải vững vàng, kêu cứu và chạy về phía trước. Do tàu Trung Quốc xô mạnh nên dây ăng ten trên tàu bị rớt xuống. Khi gọi điện về cho bộ đội biên phòng cũng như các đài thông tin như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Khánh Hòa không ai ngheđược mình nói,” ông Tiến giọng run run kể lại.

Sau khi tàu Trung Quốc bỏ đi, ông Tiến và các thuyền viên đưa tàu cập bến dù theo kế hoạch còn hơn 10 ngày đánh bắt.

“Lúc đó ai cũng sợ cả, không còn tâm trí nào đánh bắt cả. Tôi điều khiển tàu về phía trước, đến khoảng 6 giờ sáng hôm sau thì mới liên lạc được với bộ đội biên phòng và người thân,” ông Tiến nói trên tờ Đất Việt.

Hồi Tháng Ba vừa qua, một tàu đánh cá khác của ngư dân tỉnh Khánh Hòa đang khai thác thủy sản ở cách đảo Linh Côn khoảng 41 hải lý, về hướng Đông Nam thì bị một tàu Trung Quốc đâm chìm. Thuyền trưởng tàu đánh cá là ông Nguyễn Tầm đã phát tín hiệu kêu cứu, và sau đó đã mất tích cùng bốn tay chài đi chung.

Năm nay, đã nhiều lần tàu tuần của Trung Quốc tấn công các tàu của ngư dân Việt Nam hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa bất chấp những lời lẽ tình nghĩa tốt đẹp của lãnh tụ hai nước mỗi khi gặp nhau.

Ngày 9 Tháng Bảy, 2016 tàu đánh cá QNg 90479 TS của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tại tọa độ 16.06 độ vĩ Bắc-113.06 độ kinh Đông. Vị trí này cách đông nam Đà Nẵng khoảng 290 hải lý, cách đông đông nam đảo Linh Côn, quần đảo Hoàng Sa khoảng 35 hải lý.

Trên tàu có năm thuyền viên phải bám vào thân tàu mấp mé dưới nước. Vì bị các tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở, nhiều giờ sau đó mới được một tàu cá khác của tỉnh Quảng Ngãi đến cứu.

Ngay buổi trưa ngày 1 Tháng Giêng, 2016 đầu năm dương lịch, tàu đánh cá QNg 98459 do ông Huỳnh Thạch (xã Phổ Quang) làm thuyền trưởng, khai thác ngư sản tại vị trí có tọa độ 17.7 độ vĩ Bắc; 108.21 độ kinh Đông, (cách đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) khoảng 60 hải lý thì bất ngờ bị một tàu sắt Trung Quốc đâm vào.

Cú tông mạnh làm cho 10 ngư dân bị ngã xuống biển, tàu bị vỡ mạn, phá nước và chìm. Tàu đó bỏ đi, mặc các ngư dân chới với kêu cứu. Nhưng sau nhờ sáu tàu cá ở gần đó đã kịp thời có mặt ứng cứu. (TN)