NHỮNG VỤ TỰ SÁT KHÓ HIỂU

NHỮNG VỤ TỰ SÁT KHÓ HIỂU

Ngô Thanh Tú
Ngày 3/10/2016 xảy ra hai vụ tự sát cực kỳ khó hiểu. Vụ đầu tiên xảy ra tại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), người đàn ông tên Lê Thành (50 tuổi) đón xe taxi đến khu trung tâm đông người, đối diện với trụ sở hành chính thành phố rồi giựt mìn tự sát. Cái chết của ông còn kéo theo cả anh tài xế vô tội.

Công an Cẩm Phả kết luận ông Thành có ý định tự sát, điều này đã được thể hiện qua lá thư tuyệt mệnh. Tuy nhiên, công an không cung cấp lá thư này cho báo chí. Ông Thành được công an nói là bị nhiễm HIV do chơi xì ke nên mới muốn chết để khỏi phiền vợ con. Nhưng, tại sao một người muốn chết lại chọn cách kinh hoàng nhất, đó là giựt mìn cho nổ? Đã vậy lại còn chọn nơi đông người qua lại, trước trụ sở hành chính thành phố? Muốn tự sát sao lại còn kéo theo anh chạy taxi vô tội?

Vụ thứ hai là tại phòng làm việc của Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ông Tô Ngọc Chuẩn, Viện trưởng được biết là đã tự sát bằng cách dùng dao đâm vào tay, dùng kéo hoặc dao đâm vào cổ và đâm thủng phổi để quyên sinh.
Tự đâm vào tay đã khó, nhưng khi đâm vào tay đau quá chẳng lẽ chưa chịu thôi ý định tự sát? Đằng này lại còn dùng kéo hoặc dao đâm thủng phổi, sao tài giỏi vậy nhỉ? Chưa hết, lại còn đâm vào cổ mình nữa.
Người Nhật với tinh thần Samurai (Võ sĩ đạo) chắc hẳn cũng phải bái ông Chuẩn làm sư.
Vụ tự sát này làm tôi nhớ đến Chi cục trưởng Kiểm lâm Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh. Ông Minh được biết là đã tự sát trong tư thế chỉa súng ra sau ót và bóp cò, không phải 1 mà là 2 phát.
Ở Việt Nam, đã không tự sát thì thôi, một khi đã tự sát thường chọn những tư thế rất khó, không giống ai


FB Ngô Thanh Tú

Bình luận của Huynh Ngoc Chenh: 
Làm cán bộ nhà nước còn khổ hơn con gì mà anh Như Phong nói đó.

Bị trộm mất vài chục tỷ đồng không dám khai báo, còn phải đi lo lót báo chí để khỏi đưa tin. Bị đâm cho ba nhát chí tử mà cứ nhận là tự đâm vào mình. Bị cách mất chức và thu thẻ nhà báo một cách vô lý mà không dám ẳng một tiếng…

Formosa – sự chấm dứt của triều đại cộng sản?

Formosa – sự chấm dứt của triều đại cộng sản?

Paulus Lê Sơn (Danlambao) – Kể từ khi Formosa gây ra thảm họa môi trường biển cho Việt Nam, lòng dân khắp nơi sục sôi phẫn uất trước thái độ ngang ngược của chính công ty Formosa và sự lấp liếm bao che của nhà cầm quyền Hà Nội. Những hành động mập mờ, trắng đen lẫn lộn của nhà cầm quyền càng khiến cho người dân Việt Nam sục sôi và căm giận.
Hơn nửa năm đã trôi qua mà thảm họa Formosa vẫn còn nguyên đó, thậm chí mỗi ngày lại phát hiện nhiều hơn những hành động phá nát môi trường của công ty Formosa qua việc chôn lấp chất thải rắn rải khắp các tỉnh thành.
Những thực trạng xã hội tại Việt Nam đang diễn ra là chỉ dấu hết sức hiện hữu có vai trò to lớn để kết thúc triều đại cộng sản. Bài viết này chỉ dám lạm bàn về thảm họa Formosa mà không đề cập đến nguyên nhân kinh tế, quốc phòng cũng đang trong tình trạng suy thoái và nhiễu nhương.
Đây là một thảm họa chung cho cả dân tộc, ai ai cũng phải hứng chịu, trong đó có gia đình thân nhân của công an, an ninh và bộ đội là khiên che thuẫn đỡ cho chế độ. Nhưng thử hỏi, liệu hàng ngày ngồi vào mâm cơm cùng ăn với cha mẹ, vợ con thì lực lượng bảo vệ đảng cộng sản có thấy lo sợ và đau nhói trong lòng hay không khi những thực phẩm cá biển chim trời bị nhiễm độc là thần chết luôn rình rập thân nhân của họ?
Tôi tin chắc rằng lực lượng công an, quân đội đang có sự chán chường và mệt mỏi không hề nhỏ trước sự lãnh đạo của đảng cộng sản và hiện trạng đất nước. Tất nhiên chúng ta không thể ngây thơ để tin tưởng rằng họ sẽ trở cờ và trở về với nhân dân. Những hình ảnh cảnh sát cơ động, quân đội chùn tay và cởi áo bỏ chạy trước sức mạnh của người dân Hà Tĩnh trong cuộc biểu tình ngày 02.10.2016 vừa qua là một tín hiệu đáng mừng.
Động thái không dùng súng ống và dùi cui để đàn áp người dân Hà Tĩnh cho thấy một cái nhìn khách quan về giá trị nhân văn trong họ vẫn trỗi dậy. Quân lính Đông Đức bất tuân lệnh cấp trên chống lại nhân dân trước bức tường Bá Linh năm 1989 có thể là một bài học chân thật nhất cho quân đội và công an Việt Nam.
Khát vọng được sống trong một đất nước dân chủ, tự do là một khát vọng hết sức chính đáng. Người dân hành động để cứu nguy đất nước bị độc tố để mong mỏi được sống trong môi trường trong sạch lại càng thực tế hơn.
Formosa – đã, đang cắt đi từng khúc dạ dày của ngư dân Miền Trung và nhân dân cả nước. Trong khi đó cộng sản Việt Nam lại sẵn sàng đào mồ để chôn sống nhân dân mình một cách vội vã. Hai thế lực này như một nhà hòm tiễn đưa xác chết về với đất nhanh hơn. Người dân nhận thấy sự sống của mình đang thoi thóp trước gọng kiềm này nên họ phải vắt kiệt sức còn lại của mình để tìm sự sống trong cái chết.
Formosa là một trang đen tối trong chiến lược chính trị của cộng sản. Họ đang tự dìm mình trong một tư thế tiến thoái lưỡng nan trước sức mạnh của toàn dân: “chọn Formosa hay chọn nhân dân”. Formosa làm cho đời sống nhân dân khổ cực trăm bề. Về mặt xã hội thì thiếu dân chủ và công bằng. Tình trạng đó kéo dài đã khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.
Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan các quyền căn bản con người, coi thường và khinh dể ý chí người dân. Đó là một sự lạc lối và mất phương hướng chính trị và những nguyên tắc đối nội sẽ đẩy bất cứ chế độ nào xuống mồ một cách nhanh nhất.
Khí thế của người dân miền Trung mãnh dũng bước đầu chiếm lĩnh được bức tường thành Formosa là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với cộng sản Hà Nội. Đến thời điểm này nhân dân Việt Nam không còn ảo tưởng vào cộng sản và cũng không còn ảo tưởng rằng cộng sản là thành trì kiên cố không thay thế được.
04.10.2016

CHẾT CƯỜI! VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT TỰ GÂY THƯƠNG TÍCH

CHẾT CƯỜI! VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT TỰ GÂY THƯƠNG TÍCH

Viện trưởng VKSND huyện trọng thương tại phòng làm việc: Nghi do tự gây thương tích
Dân trí 

Kết quả khám nghiệm cho thấy, nhiều khả năng, Viện trưởng Viện KSND huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã dùng vật nhọn tự gây thương tích cho bản thân.

Như Dân trí đã đưa tin, chiều 3/10, ông Tô Ngọc Chuẩn – Viện trưởng Viện KSND huyện Quốc Oai (Hà Nội) – được phát hiện nằm gục trong phòng làm việc với một số vết thương nghi do vật sắc nhọn đâm.

Trụ sở Viện KSND huyện Quốc Oai chiều 3/10. (Ảnh: CTV)

Ông Chuẩn được đưa vào Bệnh viện Quân y 103 cấp cứu ngay sau đó nên may mắn đã qua cơn nguy kịch.

Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã phong tỏa hiện trường, tổ chức khám nghiệm, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Khám nghiệm hiện trường, cảnh sát thu giữ được vật nhọn có khả năng là hung khí gây ra các thương tích của ông Chuẩn.

Ông Chuẩn được xác định có 3 vết thương trên người, trong đó có 2 vết ở ngực và 1 vết ở cổ.

Từ những kết quả thu thập được, cơ quan điều tra nghi vấn ông Chuẩn đã tự gây thương tích cho bản thân.

Nguyên nhân chính xác của vụ việc vẫn đang được làm rõ.
Tiến Nguyên

 

Người dân ở Kỳ Anh biểu tình vì Formosa

Người dân ở Kỳ Anh biểu tình vì Formosa

Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO

Hàng ngàn người dân hôm Chủ nhật 2/10 biểu tình trước cổng tập đoàn Formosa Hà Tĩnh, trong lúc một tờ báo nhà nước nói có ‘một số giáo dân quá khích’.

Hình ảnh từ mạng xã hội và các clip tường thuật trực tiếp qua Facebook từ hiện trường vụ việc cho thấy những người dân tập trung và hát những bài hát với câu hỏi “biển bao giờ ăn được cá”.

Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image captionNgười biểu tình trèo lên tường công ty Formosa
Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO

Người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Qu‎‎y Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10.

Cha Phêrô Trần Đình Lai thuộc Giáo phận Vinh, có mặt trong đoàn biểu tình, ông dùng loa kêu gọi người dân hãy ôn hòa, trong một clip đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát với người biểu tình.

Ông Trần Đình Lai nói người dân “Không được ném chai lọ, không được ném đất”, …”không được bạo động, tất cả ôn hòa”.

“Cảnh sát không được đánh dân, dân và cảnh sát không được xô xát,” ông Lai nói khi cuộc xô xát ngắn dừng lại.

Vị linh mục này phát biểu cuộc biểu tình là để “đòi hỏi những người đã gây ra thảm họa này phải bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân tộc”.

“Người dân đứng ở cổng chính Formosa, trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng không có cuộc đập phá nào, không ai đập phá,” một người tham dự cuộc biểu tình tại cổng công ty Formosa nói với BBC.

Cuộc xuống đường xảy ra bốn tháng sau thảm họa cá chết ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, được xác định nguyên nhân là do công ty Formosa gây ra.

Lực lượng cảnh sát cơ động cũng có mặt và xuất hiện trong ảnh bên cạnh những người biểu tình.

Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image copyrightLE VAN SON
Image copyrightLE VAN SON
Image captionMột biểu ngữ trong cuộc biểu tình

Truyền thông

Báo Hà Tĩnh điện tử là tờ báo nhà nước hiếm hoi đưa tin về cuộc biểu tình ngày Chủ nhật 2/10.

Tờ này viết rằng: “Lợi dụng sự cố môi trường biển, sáng 2/10, hàng ngàn giáo dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đã tụ tập trước trụ sở Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.”

“Trong quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã viết, vẽ bậy với những câu khẩu ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại khu vực cổng phụ.”

Trong khi đó trang tin Công giáo Tin mừng cho người nghèo, nơi thường xuyên cập nhật diễn biến ở huyện Kỳ Anh, đưa ra quan điểm: “Cuộc biểu tình sáng nay nhằm mục đích yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả thải ra sông Quyền, Formosa phải đền bù thiệt hại cho người dân và đi ra khỏi Việt Nam.”

Trang này tiết lộ: “Cuộc biểu tình sáng nay đã không được nói trước rộng rãi như các cuộc biểu tình khác, chỉ sau thánh lễ Chúa Nhật các giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh mới nhận được thông báo về cuộc biểu tình.”

Mồ hôi, nước mắt của Việt Kiều đang bị phung phí

 Mồ hôi, nước mắt của Việt Kiều đang bị phung phí

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Hơn một nửa trong số $12 tỷ mà người Việt sống ở ngoại quốc gửi về hàng năm chỉ để tiêu dùng, trả nợ, gửi ngân hàng lấy lãi, do vậy đã trở thành một sự lãng phí lớn.

Đó là nhận định của Ngân Hàng Thế Giới (WB) và các chuyên gia kinh tế Việt Nam.

Kiều hối của Việt Nam tăng đều đặn suốt hai thập niên vừa qua và trở thành một nguồn lực quan trọng giúp chính quyền Việt Nam cầm cự với những khó khăn do kinh tế liên tục suy thoái.

Năm 1991, Việt Nam chỉ nhận được khoảng $35 triệu kiều hối, nhưng đến năm 2015, con số này là $12.25 tỷ. Tính ra, mức độ gia tăng của kiều hồi xấp xỉ 40%/năm.

Việt Nam hiện nằm trong nhóm 10 quốc gia nhận được lượng kiều hối lớn nhất trên thế giới. Còn nếu tính theo khu vực Đông Nam Á, lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được chỉ thua Philippines.

Từ 2013 đến nay, lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm tương đương 7% GDP, xấp xỉ mức đầu tư của các tập đoàn, công ty ngoại quốc vào Việt Nam (FDI) và cao gấp đôi mức giải ngân viện trợ phát triển không hoàn lại (ODA).

Theo các chuyên gia, 80% kiều hối mà Việt Nam nhận được là do những người Việt định cư ở ngoại quốc sau Tháng Tư, 1975 gửi về.

Có tới $7 tỷ trong $12.25 tỷ kiều hối mà Việt Nam nhận năm ngoái được gửi từ Hoa Kỳ về.

Sài Gòn luôn là nơi nhận được lượng kiều hối lớn nhất (từ 45% đến 55% tổng lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm).

Dẫu chính quyền Việt Nam cố gắng nâng số lượng người Việt đi làm thuê ở ngoại quốc lên mức hàng trăm ngàn mỗi năm để đẩy tổng lượng kiều hồi hàng năm lên cao hơn, lượng kiều hối của nhóm này chỉ xấp xỉ 7% tổng lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được hàng năm.

Dù lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm rất đáng kể, cả WB lẫn các chuyên gia kinh tế của Việt Nam đều cảm thấy tiếc khi chính quyền Việt Nam vẫn chưa có chính sách thích hợp để kiều hối trở thành một nguồn lực phát triển kinh tế xã hội.

Cuối tuần vừa qua, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân ở Hà Nội phối hợp với Hiệp Hội Nhà Đầu Tư Nước Ngoài (VAFIE) tổ chức thảo luận về “quan hệ giữa kiều hối và hoạt động đầu tư tại Việt Nam.” Người tham dự hội thảo này cũng cho rằng, chính quyền Việt Nam đang phung phí một nguồn tài chính rất quan trọng

Theo kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên Cứu và Quản Lý Kinh Tế Việt Nam (CIEM) thực hiện, dù tổng lượng kiều hồi chỉ tăng chứ không giảm, số tiền được dùng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trồi sụt rất thất thường.

Trong giai đoạn từ 2012 đến 2013, tỉ lệ kiều hối được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh chiếm khoảng 30% tổng lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm, nhưng đến năm 2014, tỉ lệ này sụt xuống chỉ còn 16%. Đến năm 2015, tỉ lệ này vọt lên 70%.

Ông Nguyễn Kim Chung, viện phó CIEM, nhận định, sở dĩ lượng kiều hối được dùng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trồi sụt rất thất thường vì mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không ổn định. Đây là lý do lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm không được dùng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà chảy vào bất động sản, gửi ngân hàng lấy lãi hay chi tiêu.

Ông Nguyễn Mại, chủ tịch VAFIE, cho rằng, trong bối cảnh FDI khó tăng trưởng mạnh, mức độ ưu đãi của ODA giảm thành ra Việt Nam buộc phải giảm vay để nợ nần không quá lớn, chính quyền Việt Nam cần phải có chính sách rõ ràng và hợp lý để “nắn” dòng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm chảy vào sản xuất kinh doanh.

Tính đến hết năm ngoái, có 52/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam tiếp nhận 2,000 dự án đầu tư, quy mô chung khoảng $8.6 tỷ từ kiều hối. Nhiều chuyên gia kinh tế hy vọng, khi kiều hối hướng vào sản xuất, kinh doanh, nó sẽ trở thành một nguồn lực lớn giúp kinh tế, xã hội Việt Nam phát triển tốt hơn.

Theo họ, muốn được như thế, chính quyền Việt Nam phải tạo điều kiện thuận lợi cho dân chúng ra ngoại quốc làm việc, cư trú, gia tăng thông tin để người Việt cư trú ở ngoại quốc nhìn ra “cơ hội đầu tư” ở Việt Nam, mở rộng quyền mua, bán nhà tại Việt Nam của người Việt cư trú ở ngoại quốc để phát triển thị trường địa ốc. (G.Đ.)

Nam California sẽ có động đất mạnh?

Nam California sẽ có động đất mạnh?

Nguoi-viet.com

Cảnh động đất ở San Francisco năm 1989. (Hình minh họa: Otto Greule Jr/Getty Images)

SACRAMENTO, California (NV) – Cơ quan phòng chống thiên tai của tiểu bang California mới đây đưa ra lời cảnh báo động đất cho vùng Nam California tiếp theo sau một loạt các trận động đất nhỏ hồi đầu tuần này trong khu vực Salton Sea.

Bản tin của hãng thông tấn UPI cho biết lời cảnh báo này có ảnh hưởng tới dân chúng sinh sống trong khu vực gồm các quận hạt Ventura, San Diego, San Bernardino, Riverside, Orange, Los Angeles, Kern và Imperial, nói rằng có khả năng xảy ra một trận động đất lớn từ nay tới ngày 4 Tháng Mười.

“California là nơi thường xuyên có động đất. Chúng ta phải luôn chuẩn bị và không để lâm vào tình trạng thờ ơ,” theo lời giám đốc cơ quan, ông Mark Ghilarducci.

Ông cho biết thêm rằng “mối đe dọa của lằn nứt San Andreas vẫn còn đó, do vậy đây là một cơ hội tốt để chúng ta xem xét lại các kế hoạch đối phó với tình trạng khẩn trương và học những phương cách cần thi hành trong trường hợp có động đất lớn xảy ra.”

Lời cảnh báo cũng được đưa ra chỉ vài tuần trước khi có cuộc thao dượt đối phó với động đất, dự trù diễn ra ngày 20 Tháng Mười.

Hội Ðồng Tiên Ðoán Ðộng Ðất California, một cơ quan cố vấn gồm các chuyên gia về động đất, sau khi phân tích các dữ kiện địa chấn, nói rằng sự kiện có hàng loạt trận động đất nhỏ xảy ra gần đây làm tăng khả năng có động đất lớn thêm 1%, tuy nhỏ nhưng cũng là điều dân chúng phải lưu ý. (V.Giang)

Cộng sản thất thủ trước kinh Hoà Bình ( Hà Tĩnh ngày 2/10/2016)

From :  Tam Trương Minh

10000 giáo dân Hà Tĩnh cùng với Kinh Hoà Bình sẽ là thách thức không hề đơn giản với sự sống còn của người Cộng sản.

Xin ơn trên giúp cho những người Cộng sản sớm nhận ra lỗi lầm để quay về với dân tộc, nhân dân.

Xin hãy cùng đắm mình vào kinh Hoà Bình cùng người Công giáo đang đi đầu trên con đường gian khó này.

video do phóng viên Mai Linh Trần thực hiện trưa 2/10/2016.

httpv://www.youtube.com/watch?v=ebaP50r6eyU

Cộng sản thất thủ trước kinh Hoà Bình ( Hà Tĩnh ngày 2/10/2016)

10 000 người dân Công giáo Hà Tĩnh chưa phải là con số cuối cùng nhưng sẽ chính thức báo hiệu một làn sóng thách thức sự sống còn của chế độ.

Cởi áo tháo chạy

Cởi áo tháo chạy

Nhiều tên công an, bộ đội đã cởi bỏ sắc phục, rời bỏ hàng ngũ trong hoảng hốt khi những người biểu tình bao vây trụ sở Formosa Hà Tĩnh sáng nay 2/10/2016.
Có thể nói đây là hình ảnh chưa từng có trong lịch sử đàn áp của công an, bộ đội-lực lượng cốt cán và trực tiếp bảo vệ chế độ cộng sản. Cuộc biểu tình của người dân (đa số là giáo dân) trước đại bản doanh của Formosa Hà Tĩnh sáng ngày 2/10/2016 chắc chắn đi vào lịch sử.

Lực lượng công an, bộ đội giống như mọi lần khác, ra quân với nhiệm vụ đàn áp, trấn áp những người biểu tình ôn hòa. Cuộc biểu tình được bắt đầu với khoảng hơn một ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh), nơi chịu hậu quả nặng nề nhất từ thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Họ kéo đến đại bản doanh của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), một nơi được xem là bất khả xâm phạm của tập đoàn này tại Việt Nam.
Chỉ hơn một giờ đồng hồ sau, số người kéo đến nhập cuộc đã lên tới hơn sáu ngàn người và con số cuối cùng được ghi nhận là hơn mười ngàn người tham gia biểu tình, bao vây khu công nghiệp này với yêu cầu Formosa phải đóng cửa. Họ mang theo cờ Giáo Hội và nhiều khẩu hiệu mang nội dung bảo vệ môi trường, chống Formosa và những cá nhân tiếp tay cho tội ác của tập đoàn này. Những loa phóng thanh tuyên truyền của lực lượng đàn áp cũng bị những người biểu tình gỡ xuống. Hô khẩu hiệu, tuần hành ôn hòa, hát thánh ca và những bài ca tranh đấu, cầu nguyện tập thể… là đặc trưng của những cuộc biểu tình của giáo dân thời gian gần đây.
Cuộc biểu tình nổ ra chưa đầy ba mươi sáu giờ đồng hồ sau khi nhà cầm quyền công bố phương án bồi thường, được xem là bất công và không thoả đáng cho ngư dân. Đây là một thái độ dứt khoát, một câu trả lời “Không” đanh thép cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng như tập đoàn xả thải Formosa.
Đây là một trong nhiều cuộc biểu tình của người dân Miền Trung kể từ khi xảy ra thảm cảnh cá chết hàng loạt. Số đông kỷ lục phải kể đến cuộc biểu tình của giáo dân Nghệ An hôm 15/8, nhằm đúng ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – ngày lễ Quan Thầy của GP Vinh với con số được cho là năm mươi ngàn người tham gia. Nhưng đây là lần đầu tiên những người biểu tình bao vây trụ sở công ty Formosa Hà Tĩnh.
Một số ý kiến cho rằng những viên công an cởi áo tháo chạy là vì đã ý thức được rằng phải quay về với nhân dân. Tôi cho rằng đây là một nhận định thiếu kinh nghiệm và hơi ngây thơ. Chẳng qua, những con người này không đàn áp được thì phải trốn chạy để thoát thân, bởi trước đó họ đã được lệnh phải đàn áp người biểu tình. Cuộc biểu tình tại Trung tâm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm 1/9, đúng một tháng trước với mấy ngàn người tham gia là một ví dụ. Lực lượng công an, quân đội được huy động đến để bảo vệ Formosa và đã đàn áp người dân khiến một số người bị thương.
Tôi nghiêng về ý kiến cho rằng với số lượng lên tới hơn mười ngàn người, chủ yếu là giáo dân với tính kỷ luật cao, tinh thần đấu tranh bền bỉ và có sự dẫn dắt của một Linh mục (cha Phero Trần Đình Lai) đã khiến lực lượng côn an, quân đội thất bại trong việc đàn áp cuộc biểu tình sáng nay. Song, như thế không có nghĩa là nhà cầm quyền không chuẩn bị cho kế hoạch đàn áp hay đối phó với các cuộc biểu tình trong tương lai. Thậm chí sẽ tính đến việc bắt bớ hoặc khởi tố người chống Formosa.
Sau khoảng gần bốn tiếng đồng hồ, người biểu tình đã ra về trong trật tự. Thông điệp mà họ để lại trên bức tường trụ sở Formosa Hà Tĩnh là “Đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam”, “We need our sea”, “Tấn Dũng chó bán nước”, “Võ Kim Cự chết đi”, “Fomosa get out”.
 
Chưa bao giờ đảng cộng sản VN lại gặp nhiều khó khăn như lúc này:
 
– Kinh tế kiệt quệ, ngân sách thiếu hụt.
 
– Các vấn nạn tất yếu của một thể chế không dân chủ đang ngày một bùng phát không thể kiểm soát.
 
– Vụ kiện Formosa của hàng trăm giáo dân, ngư dân.
 
– Những cuộc biểu tình đòi dân sinh kéo dài với sự tham gia ngày một đông đảo của người dân.
 
– Xu hướng đòi dân chủ đang dâng cao.
 
– Sự đấu đá của các phe nhóm trong bộ máy cầm quyền ngày một khốc liệt…
Lùi không được, tiến không xong là cái “thế” của nhà cầm quyền lúc này. Đặt chế độ vào thế “tiến thoái lưỡng nan” luôn là lựa chọn sáng suốt, quan trọng và cần thiết trong các hành động đấu tranh bất bạo động của các cá nhân, hội nhóm, đảng phái hay lực lượng vận động dân chủ.
                                                                      SG ngày 2/10/2016

Công an đánh nhà báo, một vấn đề nhức nhối?

Công an đánh nhà báo, một vấn đề nhức nhối?

cong-an-danh-622.jpg

Phóng viên bị cảnh sát áo đen đấm thẳng vào mặt hôm 23/9/2016.

Hình chụp từ video

Làm sao để chấm dứt vấn nạn này?

Những ngày gần đây, việc các nhân viên Công an ngang nhiên đánh một số nhà báo đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những người làm báo hết sức bất bình. Dư luận nói gì và cần làm thế nào để chấm dứt vấn nạn này?

Gần đây, hiện tượng lực lượng công an hành hung các nhà báo ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra, điều đó đã khiến dư luận xã hội và những người làm báo hết sức bất bình.

Cụ thể, ngày 21/9/2016, nhà báo Đỗ Thanh Hải, phóng viên VTC News thường trú tại Đắk Lắk đến hiện trường vụ cưỡng chế mặt bằng tại xã Cư Pô, thì bị lực lượng công an xã xô đẩy và giật máy ảnh đồng thời gây thương tích. Hay như việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ, ngày 23/9/2016 khi đang tác nghiệp đã bị nhân viên công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng…

Đánh giá về thực trạng lực lượng công an hiện nay lộng hành, thích đánh ai thì đánh, bắt ai thì bắt là điều khiến cho xã hội không còn luật pháp nữa. Từ Hà Nội, TS. Nguyễn Xuân Diện nhận định:

Trong 2 năm gần đây, tình trạng lực lượng công an trên cả nước lợi dụng chức quyền, hay việc thi hành công vụ đánh người dân thô bạo ngày càng nhiều, công khai và bất chấp dư luận.
-TS. Nguyễn Xuân Diện

“Trong 2 năm gần đây, tình trạng lực lượng công an trên cả nước lợi dụng chức quyền, hay việc thi hành công vụ đánh người dân thô bạo ngày càng nhiều, công khai và bất chấp dư luận. Những hành động như vậy của họ được ví như kiêu binh ngày xưa và dường như họ đã được hệ thống quản lý bảo kê, chính vì vậy hiện tượng này ngày càng phổ biến hơn, nhiều hơn và sự đánh đập càng dã man hơn.”

Theo Nhà báo Trương Duy Nhất thấy rằng, những hành vi và cách ứng xử của các nhân viên công an đã khiến người ta nhớ đến nạn kiêu binh cuối đời Hậu Lê làm xã hội đương thời loạn lạc, điều đã dẫn đến sự sụp đổ không tránh khỏi của triều đại này. Ông nói với chúng tôi:

“Theo tôi, những hành vi như thế phải gọi đúng tên là hành vi côn đồ, mà với nhà báo, dân chúng hay bất kỳ ai, thìcông an cũng không được quyền “thượng căng chân, hạ cẳng tay” như vậy. Điều đó đã cho thấy hiện tượng kiêu binh hóa trong ngành công an đã hiện diện ngày một rõ hơn. Điều đó đã gây nên sự ác cảm của dân chúng. Thú thật, chưa bao giờ hình ảnh lực lượng công an lại tồi tệ như vậy.”

Trả lời câu hỏi, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy?

Nguyễn Xuân Diện cho rằng, lực lượng công an đã được ưu ái quá mức về quyền lực cũng như quyền lợi, tới mức coi là được bao che và dung túng. Ông chỉ rõ:

cong-an-danh-400.jpg
Phóng viên bị cảnh sát đánh hôm 23/9/2016. Hình chụp từ video.

“Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trước đây đã có một bài viết cho rằng, Việt Nam hiện nay có duy trì một chế độ công an trị, họ dung túng cho lực lượng công an thô bạo, bạo hành với dân trong khi làm nhiệm vụ. Sở dĩ có tình trạng này, là vì các văn bản pháp luật của Nhà nước đã cho công an rất nhiều quyền lực khi thực thi nhiệm vụ. Thứ 2 là hệ thống luật pháp của Việt Nam là hệ thống luật pháp chỉ bảo vệ cho người ở các cơ quan công quyền thôi. Rõ ràng là các văn bản pháp luật cũng như việc thi hành của Tòa Án, công an, hay Viện Kiểm sát rõ ràng là có sự bảo kê cho lực lượng này.”

Phân tích vụ việc công an đánh người dân và nhà báo dưới góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành, trong việc xử lý các hành vi đánh người. Từ Phú Yên LS. Võ An Đôn cho biết:

“Việc nhân viên công an Huyện Đông Anh-Hà nội đánh PV báo Tuổi trẻ đang tác nghiệp  như vậy rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật, điều 257 “Chống người thi hành công vụ. Bởi vì luật pháp Việt Nam không có quy định nào cho phép công an đánh người dân hay là nhà báo. Ở đây sẽ xảy ra 2 trường hợp, thứ  nhất nếu PV này được lãnh đạo phân công cử đi để viết bài, nếu công an đánh họ thì quy vào tội chống người thi hành công vụ theo điều , với khung hình phạt từ 6 tháng đến 2 năm hoặc từ 2 đến 7 năm. Nếu gây ra thương tích thì sẽ thêm tội danh phạm tội cố ý gây thương tích.”

Dư luận bức xúc

Báo Nhà báo và Công luận của Hội Nhà báo Việt Nam ngày 24/9/2016 đánh giá, đây là một vụ việc nghiêm trọng, gây sự bức xúc, bất bình trong đội ngũ những người làm báo và công chúng báo chí. Đồng thời Hội Nhà báo Việt Nam cũng có công văn 245 CV/HNBVN gửi Công an TP Hà Nội, Công an Huyện Đông Anh yêu cầu làm rõ vụ việc phóng viên Quang Thế – báo Tuổi Trẻ bị các cán bộ thuộc đội CSHS công an huyện Đông Anh hành hung, cản trở khi đang tác nghiệp.

Ông Trương Duy Nhất thấy rằng, cách hành xử của Hội Nhà báo Việt Nam nói trên là sự thỏa hiệp và vô trách nhiệm. Ông chỉ rõ:

Tôi cho rằng vụ việc vừa qua (công an đánh nhà báo) thì hành vi đã quá rõ thì lẽ ra các tòa báo, Hội Nhà báo phải yêu cầu khởi tố. Thế nhưng không, lại yêu cầu xem xét xử lý cái gì nữa?
-Ông Trương Duy Nhất

“Tôi cho rằng vụ việc vừa qua (công an đánh nhà báo) thì hành vi đã quá rõ thì lẽ ra các tòa báo, Hội Nhà báo phải yêu cầu khởi tố. Thế nhưng không, lại yêu cầu xem xét xử lý cái gì nữa? Chính vì những cái nhũn nhặn, hèn cái yếu của các tòa báo cũng làm cho họ càng hống hách hơn nữa.”

Trả lời câu hỏi, cần thiết phải có các giải pháp thế nào để hạn chế và tiến tới chấm dứt vấn nạn này?

TS. Nguyễn Xuân Diện cho biết:

“Với hệ thống pháp luật như ở Việt Nam hiện nay trước hết cần phải yêu cầu các cơ quan cũng như người dân phải tuân thủ nghiêm chỉnh và đúng pháp luật, bất kể là ai, bất kể ở chức vụ nào. Vấn đề thứ 2 là những văn bản dưới luật, đã và đang bảo kê cho lực lượng công an phải được chấm dứt, sửa đổi và sửa chữa, để cho công an khi thi hành pháp luật phải tuân thủ và không có ưu tiên gì đặc biệt. Tất cả các điều đó cũng không thể rốt ráo giải quyết được vấn đề này, nếu muốn thì chỉ có cách duy nhất phải xác lập hệ thống Tam quyền phân lập mà thôi.”

Theo Nhà báo Trương Duy Nhất ý thức bàng quang hay sợ hãi của người dân như hiện nay là điều dung túng cho nhân viên công an ở Việt Nam đã ác lại càng lộng hành hơn. Ông khẳng định:

“Thứ nhất là phải có cái gì để giám sát quyền lực của ngành công an thì anh công an mới không dám thao túng như thế. Việc công an hóa chính trị như hiện nay là một mối nguy, điều mà người ta trông vào đó để bảo đó là chế độ công an trị. Phải giáo dục được ý thức cho người dân, để họ thấy được quyền của họ để khiến cho công an không dám làm những hành động đó.”

Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc tới ông Hà Kim Chi, phó Trưởng ban Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam theo hướng dẫn của thư ký, để hỏi về trách nhiệm bảo vệ các hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam song không nhận được sự trả lời.

GS. Mạc Văn Trang trong bài “Vì sao công an thích đánh người?” đã chỉ rõ, công an khoái dùng bạo lực không chỉ vì “nghiện” mà còn được kích thích bởi động cơ “thành tích phá án”, “thành tích đảm bảo an ninh trên địa bàn”, “thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao”; thể hiện “tinh thần trách nhiệm cao, triệt để đấu tranh, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm”… và nhờ đó nhanh lên chức, lên lương…”. Những nhà báo mà chúng tôi được tiếp xúc để phỏng vấn đều đưa ra một câu hỏi chung rằng, liệu những nhân viên công an hung hãn, hành xử như côn đồ như vừa qua, liệu họ có còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ công bộc của dân nữa không?

Hàng ngàn người biểu tình trước nhà máy Formosa Hà Tĩnh

Hàng ngàn người biểu tình trước nhà máy Formosa Hà Tĩnh

BTV Mặc Lâm
2016-10-02
Người biểu tình trên nóc cổng Frmosa

người biểu tinh trên nóc cổng của Formosa

RFA
Vào lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 2 tháng 10 nhiều giáo dân của các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh như  Đông Yên, Dũ Yên, Quý Hoà, Dũ Thành, Dũ Lộc, Xuân Sơn sau khi dự thánh lễ đã lần lượt tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa đặt tại Vũng Áng Hà Tĩnh.  Theo ghi nhận của chúng tôi, ban đầu khoảng 4000 người ở cổng trước hơn 2 ngàn người còn lại tập trung ở cổng sau của nhà máy.

Ông Xuân một giáo dân có mặt trước cổng chính cho biết:

“Hiện nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan cả 7-8 ngàn dân tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi cá cần nước sạch dân cần minh bạch. Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này cũng như tránh thảm họa môi trường sau này”

Trong khi đó tại cổng sau hơn hai người đã có mặt, một thanh niên nói với chúng tôi:

“Hôm nay toàn thể giáo dân tập trung đến Formosa để đòi quyền lợi và đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Đòi họ bồi thường thiệt hại nhữn gì đã xảy ra. Hiện tại bây giờ em đang đứng tại cổng hai của Formosa có khoảng hơn hai ngàn người còn ở cổng một có tới ba giáo xứ tầm khoảng 4 đến 5 ngàn người”

Một phụ nữ có mặt trong đoàn biểu tình tại cổng trước cho biết

“Tôi đang ở cổng Formosa đông lắm! công an cũng đông như dân luôn họ đuổi đi họ tấn công họ không cho đứng. Họ giữ cổng cho Formosa. Tôi đang ở cổng trước cổng chính của Formosa”

Qua phương tiện thông tin hiện nay chúng tôi ghi nhận hàng trăm cảnh sát cơ động có mặt tại cổng trước và sau. Họ giăng hàng ngang không cho người biểu tình tràn vào. Thật ra người biểu tình rất trật tự họ chỉ bao chung quanh cổng và không hề có một hành động khiêu khích nào. Khẩu hiệu mà người biểu tình đưa ra cũng giống như mọi lần, yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.

Vào lúc hơn 9 giờ sáng tại cổng chính số người tập trung ngày một đông hơn. Chúng tôi ghi nhận được đã có hàng trăm người dân địa phương không phải là giáo dân đã tham gia vào đám đông.

Đoàn người biểu tình được hướng dẫn bằng loa phóng thanh rất mạnh và hầu hết đều tỏ ra ôn hòa và kềm chế. Hướng dẫn của một tu sĩ có nội dung lý do dẫn đển biểu tình hôm nay như sau:

“Yêu cầu những người đang cầm băng rôn hay giấy có ghi những nội dung đòi hỏi Formosa trả lại tự do, trả lại đất, trả lại biển cho chúng ta cho họ thấy rằng yêu cầu của chúng ta là chính đáng vì bấy lâu nay đã hơn 6 tháng rồi từ tháng Tư chúng ta không có cá để ăn không có muối để dùng và con em chúng ta không có tiển đến trường. Chúng ta đang sống trong tình trạng rất khó khăn  vì thế chúng ta đấu tranh để đòi hỏi họ trả lời cho những hành vi của họ”

Tới  hơn 10 giờ sáng,  một số người dân trèo qua cổng phía sau. Một vài xô xát nhỏ xảy ra khiến bảo vệ, công an cơ động rút vào sâu trong khu vực của Formosa.

Tại cổng trước lực lượng bảo vệ cũng như công an cơ động đã rút vào bên trong không còn chắn trước cổng khi số người biểu tình lên cao  gần 8 ngàn người ở cổng chính. Một số người dân leo lên nóc nhà bảo vệ và phất cờ đòi Formosa rút khỏi Việt Nam. Loa hướng dẫn liên tục nhắc nhở:

“Chúng ta không vào, chúng ta chỉ nhắc lại những khẩu hiệu nội dung mà chúng ta yêu cầu, ví thế chúng ta không vào trong. Nếu vào trong chúng ta sẽ gặp nguy hiểm và gặp khó khăn trong công cuộc đấu tranh bất bạo động”

Đây là lần đầu tiên trong nhiều chục năm một cuộc biểu tình có tổ chức lớn và kỷ luật không bị đàn áp. Cho tới thời điểm hơn 11 giờ sáng cuộc biểu tình vẫn tiếp tục và người dân địa phương đang kéo tới tham gia vào đám đông nhiều hơn.

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật cho tới khi cuộc biểu tình chấm dứt.

Cập nhật từng phút biểu tình tại bản doanh Formosa

Sơn Văn Lê added 5 new photos — with Chú Tễu.
 Tin cực vui: Công an và bồ đội đã chạy hết rồi. Lúc này Toàn giáo hạt hơn 10.000 người đang có mặt tại Fomorsa.

Cập nhật từng phút biểu tình tại bản doanh Formosa. Số người trong vùng biết đến biểu tình cũng đã nhập cuộc, bất kể tôn giáo. Hiện giờ số người tại hiện trường đã lên hơn 6.000 người.

Người dân các nơi còn đang tiếp tiếp ùn ùn kéo về Formosa hợp quần vào người dân đang có mặt tại bản doanh Formosa để biểu tình. Một trận đánh lớn của người dân Nghệ Tĩnh để cứu nước Việt Nam.

Đã có hiện tượng cơ động đánh đập người dân biểu tình ôn hòa, nhưng sau đó phải rút đi vì người dân bảo vệ nhau một cách chặt chẽ tuyệt đối.

Đặc biệt các giáo dân trong các giáo xứ Đông Yên, Dụ Yên, Quý Hoà, Dụ Thành có mặt đông đảo. Người dân đứng trước tất cả các cổng của Formosa.

formosa-5

formosa-4

formosa-1

formosa-2

formosa-3