Bắt Mẹ Nấm: CSVN đã tự đóng đinh cho quan tài của họ

Bắt Mẹ Nấm: CSVN đã tự đóng đinh cho quan tài của h

Trần Nhật Phong (Danlambao)Trong những lần tôi tiếp xúc với những nhà tranh đấu xã hội dân sự trên BBC hay phỏng vấn, Quỳnh luôn là người nắm rõ những con số bao nhiêu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu xã hội dân sự đang bị CSVN cầm tù, bao nhiêu vụ công an đánh đập người bị bắt rồi vu vạ rằng nạn nhân “tự tử trong trại giam”. Trong tranh đấu xã hội dân sự, Quỳnh luôn luôn là một trong những người đi đầu, từ những biểu ngữ phản đối bạo lực bất chấp luật lệ của an ninh CSVN, cho đến những sự cố gắng tham gia vào những cuộc biểu tình chống hủy hoại môi trường, thậm chí là những bài viết báo động về sự khai thác vô tội vạ của các “quan chức” đối với sinh thái môi trường nơi địa phương mà Quỳnh đang sinh sống. Những lần Quỳnh bị đánh đập, bị sách nhiễu, thậm chí bị bắt rồi thả ra, tôi tỏ ý lo ngại cho sinh mạng của Quỳnh, Quỳnh thản nhiên trả lời “Đó chỉ là ghi thêm vào những tội ác của họ, em đã quen với những đòn thù này”…

*

Đang họp với khách hàng tối Chủ Nhật, bỗng nhiên Facebook báo rằng tôi có inbox quan trọng, thông thường tôi đợi đến lúc rảnh rỗi sẽ check xem ai đã gởi cho mình rồi reply, nhưng có gì đó thúc dục khiến tôi bấm máy xem tin nhắn: Chúng đã bắt Quỳnh rồi anh ơi!

Bản tin nhắn ngắn gọn khiến tôi giật mình, dù rằng trước đó tôi vẫn có suy nghĩ rằng, trước sau Quỳnh cũng sẽ bị bắt, vì hoạt động xã hội dân sự mà cô đang tranh đấu. Bất kể người khách đang ngỡ ngàng nhìn tôi khó hiểu, tôi xin phép vài phút bước ra khỏi phòng họp.
Lật đật vào Facebook của Quỳnh để kiểm tra, post cuối cùng mà Quỳnh Post lên là video live stream, khi cô cùng mẹ ruột tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy đến trại giam Sông Lô (Nha Trang), để tranh đấu cho Duy được gặp người nhà. Mở Message lên thì không thấy Quỳnh online. Tôi vẫn hy vọng chắc chỉ như các lần trước, bắt vài tiếng rồi thả ra, khi Quỳnh bị ngăn chặn đi biểu tình Formosa hay đến gặp các đại sứ nước ngoài.
Sáng nay thức dậy, trang Dân Làm Báo đã có đầy đủ sự kiện Quỳnh bị bắt, và an ninh CSVN sẽ truy tố Quỳnh theo điều 88 bộ luật hình sự, tôi không còn gì để nói thêm ngoài trừ 2 chữ: Khốn nạn.
Tôi quen biết Quỳnh là qua những lần hội thoại với cô em gái này trên BBC, những lần phỏng vấn Quỳnh về những vấn đề tranh đấu xã hội dân sự trong nước, về việc cô được Thụy Điển trao giải thưởng Bảo Vệ Quyền Dân Sự (Civil Rights Defender 2015) kể cả lần cô tuyệt thực để đồng hành cùng Tạ Phong Tần.

 

Những gì Quỳnh viết hoặc post trên Facebook, kể cả những lần trò chuyện với tôi qua inbox, tôi cảm nhận được nơi cô em gái này là một phụ nữ quả cảm, kiên quyết và có chủ kiến rõ ràng.
Quỳnh có lý luận rất vững chắc, hiểu rõ cách thức nuôi dạy con cái, và rất can đảm, đã không ít lần tôi tôi chứng kiến những ngôn ngữ của Quỳnh đối phó với sự sách nhiễu của an ninh CSVN, qua những audio mà cô đã thu âm lại bằng điện thoại cầm tay. Với tôi, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điển hình của một nhà tranh đấu xã hội dân sự đúng nghĩa, không tham gia tổ chức nào, không liên hệ với bất kỳ đảng phái nào, thậm chí có những lần cô biết rõ sẽ bị sách nhiễu, bị đàn áp, bị đánh đập những vẫn sẵn sàng đón nhận.
Trong những lần tôi tiếp xúc với những nhà tranh đấu xã hội dân sự trên BBC hay phỏng vấn, Quỳnh luôn là người nắm rõ những con số bao nhiêu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu xã hội dân sự đang bị CSVN cầm tù, bao nhiêu vụ công an đánh đập người bị bắt rồi vu vạ rằng nạn nhân “tự tử trong trại giam”.
Trong tranh đấu xã hội dân sự, Quỳnh luôn luôn là một trong những người đi đầu, từ những biểu ngữ phản đối bạo lực bất chấp luật lệ của an ninh CSVN, cho đến những sự cố gắng tham gia vào những cuộc biểu tình chống hủy hoại môi trường, thậm chí là những bài viết báo động về sự khai thác vô tội vạ của các “quan chức” đối với sinh thái môi trường nơi địa phương mà Quỳnh đang sinh sống.
Những lần Quỳnh bị đánh đập, bị sách nhiễu, thậm chí bị bắt rồi thả ra, tôi tỏ ý lo ngại cho sinh mạng của Quỳnh, Quỳnh thản nhiên trả lời “Đó chỉ là ghi thêm vào những tội ác của họ, em đã quen với những đòn thù này”. 
Nhìn một dọc các sự kiện đang diễn ra, từ vụ sách nhiễu linh mục Đặng Hữu Nam sau cuộc biểu tình, chụp mũ một tổ chức chính trị ở hải ngoại là ‘khủng bố”, dùng bạo lực để ngăn chặn cuộc hội họp xã hội dân sự ở Vùng Tàu, và nay bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho thấy sự sợ hãi của chính quyền CSVN.
Với các biến động gần đây, từ những tin tức môi trường bị ô nhiễm nặng nề, cho đến các mặc hàng xuất cảng bị trì trệ, sự thua lỗ của nhiều công ty quốc doanh, nợ công cao đến đụng trần, mà không có khả năng trả nợ, nhiều nhà đầu tư bỏ chạy ra khỏi Việt Nam, giới trung lưu cũng tìm cách chuyển tài sản ra nước ngoài, CSVN đang đương đầu với nhiều bế tắc, xã hội có tiềm năng dẫn đến một cuộc thay đổi lớn, nếu không nói rõ là có nguy cơ bị lật đổ quyền cai trị, do đó để bảo vệ quyền cai trị, việc ngăn chặn phát tán các thông tin, đàn áp những tiếng nói xã hội dân sự, bỏ tù, sách nhiễu hay có hành động bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến vốn sẽ là chuyện mà những chính quyền độc tài, độc đảng hay gia đình trị thường làm.
Nhưng càng có động thái cứng rắn, thì chế độ càng trở nên co cụm hơn và mất lòng dân dẫn đến các cuộc lật đổ một thời gian ngắn sau đó, năm 1997, bất mãn trước xã hội tham nhũng, không có việc làm và khủng hoảng kinh tế, sinh viên Indonesia xuống đường biểu tình, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Suharto sau 32 năm cầm quyền.
Tại Miến Điện, sau nhiều năm đàn áp, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhà bất đồng chính kiến, kể từ khi hủy bỏ kết quả bầu cử đầu thập niên 90, cuối cùng chế độ quân phiệt phải nhượng bộ, tổ chức bầu cử tự do và kết quả, đảng của bà Aung San Su Kyi đã lọt vào quốc hội, bất kể cá nhân bà từng bị tù đày và giam lỏng nhiều năm. Khi thành công bầu cử tự do, hàng loạt các dự án đầu từ của cộng đồng quốc tế đã tăng mạnh ở Miến Điện, chính phủ quốc gia này đã có những động thái cứng rắn với các nguồn đầu tư của Trung Quốc.
Các quốc gia độc tài, độc đảng, gia đình trị thông thường đều có một kết cuộc giống nhau, nếu như xảy ra ở khu vực Á châu, Âu Châu, nơi có nền dân trí tương đối, thì hậu quả nhẹ nhàng hơn, bị truy tìm, tịch thu tài sản, bị đưa ra tòa xét xử tương tự như Suharto hay gia đình của cựu tổng phố Philippines ông Marcos. Còn nếu ở những quốc gia như Trung Đông hoặc Phi Châu, nơi có nền dân trí thấp thì những kẻ này đã bị xử quyết tại chỗ khi bị dân chúng bắt được như trường hợp của đại tá Gadafi.
Trước khi xảy ra cuộc thay đổi hay lật đổ, những chính quyền độc tài, độc đảng hay gia đình trị, đều có những động thái cứng rắn quyết liệt, thẳng tay đàn áp những phong trào đòi dân quyền hay thay đổi, và kết quả ai cũng nhìn thấy, đây chính là cái giá phải trả của những xã hội không tôn trọng quyền con người.
CSVN cũng đã và đang đi vào các con đường kết thúc triều đại của họ, các dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ không khác gì những quốc gia nói trên. Sưu cao, thuế nặng, địa phương lạm quyền, thao túng đất đai, mua quan bán chức, xây dựng các biểu tượng để củng cố chế độ, quyền hạn của công an, quân đội bao trùm cả nước, kinh tế bế tắc, môi trường sống bị đe dọa, bạo lực về hình sự lẫn dân sự xảy ra ở khắp nơi, báo chí bị ngăn cấm, sinh mạng con người trở nên mong manh hơn, tất cả đều đã xảy ra ở Indoneisa, Nam Hàn, Miến Điện cho đến Lybia, Iraq, Tunisia hay gần đây nhất là Ukraine và đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi quyền cai trị bị uy hiếp, những kẻ nắm quyền luôn sống trong sợ hãi và liên tục ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ cho họ, thậm chí thỏa hiệp với ngoại bang như Trung Quốc, để giữ quyền cai trị, giữ sinh mạng và tài sản.
Những tác động gần đây sẽ khiến cho bánh xe thay đổi toàn bộ xã hội ở Việt Nam sẽ chạy nhanh hơn, vụ bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ là những động lực thúc đẩy những người dân nghèo bất mãn can đảm hơn, vì họ biết nếu tiếp tục im lặng, thụ động, bản thân họ, con cháu họ cũng sẽ không khác gì với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà tù và sự nghèo khó sẽ đeo đẳng họ cho đến đời con cháu của họ.
Bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chính quyền CSVN đã tự đóng thêm một cây đinh vào chiếc quan tài của họ, và sẽ khiến cho thời gian tồn tại của họ ngắn ngủi hơn, và hệ quả dành cho họ sẽ khốc liệt hơn, cộng đồng quốc tế có thể chưa chắc can thiệp trực tiếp được trong việc trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng chắc chắn họ có những cách khác khiến chính quyền CSVN phải nhượng bộ, vì cho đến thời điểm hiện tại, CSVN đã không còn gì để đổi chác ngoại trừ sinh mạng của những con người tranh đấu xã hội dân sự như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

#FreeMeNam, #FreeQuynh, #FreeNguyenNgocNhuQuynh,
11/10/2016

‘Người vẫn cứu người’!

‘Người vẫn cứu người’!

Nguoi-viet.com

Ngưỡng cửa tự do, phi trường Bangkok, Thái Lan. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Nam Lộc

Khi sáng tác nhạc phẩm “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” năm 1996, với câu hát “Người Ðã Cứu Người” để đánh dấu ngày thành lập Làng Việt Nam ở Palawan, Phi Luật Tân, chắc nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng không ngờ rằng chỉ 10 năm sau đó thì toàn bộ 3,000 người tỵ nạn bị kẹt lại và sống ở trong làng, đã được Luật Sư Trịnh Hội với sự tiếp tay của cộng đồng người Việt tại hải ngoại tranh đấu để họ được thế giới tự do đón nhận. Và chắc ông lại càng ngạc nhiên khi biết, cho đến ngày hôm nay, sau 20 năm thì “người vẫn cứu người.”

Quả thật là như vậy, bởi vì ít ai có thể nghĩ được rằng, sau 41 năm kể từ ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam mà vẫn còn có những thuyền nhân long đong, vất vưởng, sống ngoài vòng pháp luật trên những mảnh đất không cả được tạm dung! Vâng, đó là 28 thuyền nhân tỵ nạn muộn màng, sau hơn một phần tư thế kỷ miệt mài tìm kiếm tự do, cuối cùng họ đã đến được bến bờ hạnh phúc. Cuộc hành trình gian khổ này được kết thúc một cách tốt đẹp, là nhờ vào lòng bao dung cùng sự tranh đấu kiên trì của những người mà tôi xin được gọi họ là những “thiên thần trong bóng tối”!

Hồi tưởng lại, cách đây hơn 10 năm, khi số phận hẩm hiu của 3,000 đồng bào tỵ nạn Việt Nam bị thế giới lãng quên ở Phi Luật Tân, qua cuộc vận động và tranh đấu không mệt mỏi của luật sư Trịnh Hội cùng các thiện nguyện viên trong nhóm của anh, khoảng gần 1,000 người được đoàn tụ gia đình, số 2,000 “không thân nhân” còn lại đã được nhận vào định cư tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và Na Uy, v.v… Khoảng thời gian đó không mấy ai tin rằng nỗ lực của Trịnh Hội có thể thành công được, thậm chí, chính bản thân những người tỵ nạn cũng không nghĩ là giấc mơ của mình sẽ trở thành sự thật! Ngay cả ông giám đốc của một cơ quan gọi là “cứu người vượt biển” lúc đó đã ra một thông báo cho biết đây chỉ là chuyện viển vông, không có thật! Ấy thế mà nó đã thành hiện thực! Ðó là nhờ vào sự hỗ trợ và tiếp tay của những “thiên thần trong bóng tối”! Họ là ai? Họ là những người tin vào lý tưởng tự do của bất cứ ai phải bỏ nước ra đi vì không muốn sống dưới chế độ Cộng Sản. Họ là những vị luật sư, nghệ sĩ, hay thiện nguyện viên có lòng hy sinh thì giờ và tiền bạc để bay sang Phi Luật Tân hỗ trợ và tiếp tay Trịnh Hội, họ là những viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, Canada hay Na Uy nhưng tin vào lòng thành tâm cùng sự hy sinh kiên trì của một người luật sư trẻ dù anh ta mang quốc tịch Úc Châu. Họ là quý vị tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo, các vị dân cử, viên chức chính quyền của nhiều quốc gia và quan trọng hơn cả, họ là những thiện nguyện viên âm thầm đóng góp và hỗ trợ, họ là những luật gia trẻ tuổi, tình nguyện gia nhập tổ chức VOICE để tiếp tục cuộc hành trình cứu người bất hạnh mà Trịnh Hội đã đánh đổi bằng cả quãng đời thanh xuân của mình.

Người bạn ẩn danh, thuyền nhân năm xưa, đài thọ toàn bộ vé máy bay cho các thuyền nhân cuối cùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Người bạn ẩn danh, thuyền nhân năm xưa, đài thọ toàn bộ vé máy bay cho các thuyền nhân cuối cùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Phần thưởng mà Thượng Ðế tặng lại cho tất cả những người tôi vừa kể, là nụ cười hạnh phúc của hàng ngàn đồng bào tỵ nạn đã được họ cứu giúp. Sự thành công trong cuộc sống, thành đạt trong sự nghiệp, và nhất là thành tích về học vấn cùng tương lai xán lạn của các trẻ em tỵ nạn muộn màng chính là niềm hãnh diện lớn lao đối với những người mà tôi gọi là “thiên thần trong bóng tối”!

Những tưởng sứ mạng cứu người tỵ nạn đã chấm dứt sau khi 3,000 đồng bào còn lại tại Phi Luật Tân được đến bến bờ tự do, thế nhưng không lâu sau đó qua lời kêu gọi của Linh Mục Peter Prayoon Namwong (vị tu sĩ nhân từ, đã tận tình giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam tại Thái Lan trong suốt hơn 40 năm qua), anh chị em trong nhóm VOICE lại nhận được lời kêu cứu của một số thuyền nhân và người tỵ nạn cũng có hoàn cảnh tương tự, họ đã trốn ra khỏi trại vì nhất định không chịu bị cưỡng bức hồi hương, trong số đó có những người đã từng mổ bụng tự tử hay uống thuốc độc để quyên sinh, có những cựu quân nhân QLVNCH, họ đang sống vất vưởng ở các nước Ðông Nam Á. Trước hoàn cảnh chẳng đặng đừng Trịnh Hội và các thành viên của VOICE cùng những thiện nguyện viên ở khắp nơi trên thế giới lại tiếp tục cuộc hành trình đấu tranh cho quyền tỵ nạn của những người di tản bất hạnh nói trên! Tuy nhiên lần này có vẻ phức tạp hơn, vì đồng bào phải sống rải rác ở nhiều nơi, vì thế ngoài trụ sở chính ở Phi Luật Tân, VOICE đã phải mở thêm văn phòng ở Thái Lan. Ðiều lệ mà chính phủ Canada đòi hỏi trong vấn đề định cư cũng cam go hơn, qua chương trình “private sponsorship” thì mỗi người tỵ nạn cần phải có 5 công dân Canada ký tên bảo trợ và chịu trách nhiệm toàn bộ về chi phí định cư tối thiểu là $11,800.00 dollars cho một đầu người. Ngoài ra VOICE phải lo mọi thủ tục giấy tờ, lệ phí đơn từ, visas, khám sức khỏe, đóng tiền phạt, thuê nhà tạm trú ở thành phố, chi phí di chuyển cho những lần phỏng vấn, đồng thời đài thọ vé máy bay từ Bangkok đến Canada cho tất cả mọi người tỵ nạn, v.v… ước tình trung bình cũng mất gần $5,000 cho một người.

Tuy nhiên như một phép lạ, tình đồng hương vẫn bao la, lòng người vẫn không mệt mỏi và một lần nữa “người vẫn cứu người.” Các đợt gây quỹ để giúp định cư đồng bào tỵ nạn đã được chính các hội đoàn, tổ chức thiện nguyện hay cộng đồng người Việt tại nhiều địa phương đứng ra tổ chức. Chính cá nhân tôi dù không yêu cầu, nhưng qua các chương trình truyền thanh, truyền hình mà tôi chia sẻ, vẫn có những đồng hương hoặc thân hữu nghe tin và tự động đóng góp cho VOICE ở khắp nơi trên thế giới, mà điển hình và gần đây nhất là một người bạn, sau hơn 6 năm trời không gặp mặt, nhưng anh cũng đã tìm cách liên lạc với tôi để tự động xin được đài thọ cho toàn bộ vé máy bay với số tiền lên đến $33,600. Hoặc như hai nữ doanh gia trẻ tuổi đến từ Houston, Texas, nghe được chuyện này cũng đã tự động bay đến Thái Lan để tiếp tay VOICE hầu giúp đỡ đồng bào hoàn tất các thủ tục cuối cùng mà đặc biệt là đã tình nguyện đóng toàn bộ tiền phạt “cư trú bất hợp lệ,” lên đến hơn $6,000 dollars cho nhóm thuyền nhân cuối cùng này. Ðấy là chưa kể đến những cuộc gây quỹ có sự tham gia vô vụ lợi của các anh chị em nghệ sĩ, và được sự đóng góp, hưởng ứng từ mọi thành phần khán giả!

Nam Lộc, Trịnh Hội và thiện nguyện viên Đỗ Minh Tâm (Houston, TX) trong một buổi ăn tối tại Bangkok, Thái Lan. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Nam Lộc, Trịnh Hội và thiện nguyện viên Đỗ Minh Tâm (Houston, TX) trong một buổi ăn tối tại Bangkok, Thái Lan. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Tờ mờ sáng Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016, trong cơn mưa tầm tã như thác đổ xuống thành phố Bangkok, tôi cùng Trịnh Hội và Linh Mục Peter Namwong cũng như anh chị em tình nguyện viên đã đến nhà giam di trú (Immigration Detention Center) để đón họ ra tù! Ngồi trên chiếc xe bít bùng để đi ra phi trường BKK, nét mặt thuyền nhân nào cũng có một nụ cười thật tươi, bên cạnh nỗi khổ đau của một số người tỵ nạn thuộc những quốc gia khác đang bị các sĩ quan di trú Thái Lan áp tải ra phi trường để trục xuất về lại quê hương mà họ đã bỏ ra đi! Ôi thật là một cảnh tượng xót xa và kinh hoàng như cơn ác mộng trở về từ gần 30 năm trước đối với các thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam! Tuy nhiên vào giờ chót 9 trong số 28 thuyền nhân cuối cùng đó cũng vẫn chưa hội đủ điều kiện sức khỏe và thủ tục phỏng vấn nên đành phải ở lại để chờ chuyến bay sau.

Một mình trên phi cơ cùng đoàn người tỵ nạn, tôi có dịp chia sẻ về hoàn cảnh của từng thuyền nhân, hầu hết đều vượt biển đến Thái Lan năm 1989 và trốn trại năm 1996. Gặp chị Lê Thị Ba, người sĩ quan huấn luyện viên trường nữ quân nhân thuở nào, còn là một phụ nữ trẻ trung, khỏe mạnh ngày vượt biển, giờ nhìn chị khác hẳn, nhục nhằn, khổ đau cùng bao nỗi nỗi gian truân trong cuộc sống lưu lạc không tương lai, không bờ bến đã biến chị thành một người cao niên gầy yếu! Gặp cô bé Tăng Phannida, 15 tuổi, sinh ra ở Thái Lan nhưng hãnh diện mang dòng máu của một “người Việt tự do.” Cháu đã vẽ tặng Trịnh Hội, người luật sư đã và đang thay đổi toàn bộ tương lai cùng cuộc đời của cháu và gia đình cháu, hình ảnh lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ, bị trói trong một sợi xích, nhưng vừa được cắt đứt, kèm theo câu “Freedom is Not Free”! Cháu nói đúng, Tự Do không phải tự nhiên mà có, nhưng cái giá tự do mà cháu cùng những người đồng hành phải trả cũng không thể đo được bằng tiền, mà bằng tình thương vô bờ của những người Việt Nam tử tế, của những đồng hương nhân hậu và có lòng, bất chấp những gièm pha, tỵ hiềm của kẻ tiểu nhân!

Ðúng 7:56 phút tối giờ miền Ðông Canada cùng ngày, chuyến bay CX826 của hãng Pacific Airlines hạ cánh xuống phi trường Toronto trong cái xe lạnh vào Thu của miền Bắc Mỹ qua gần 19 tiếng đồng hồ trên chuyến bay đầu tiên trong đời của cả 19 người tỵ nạn, nhưng ai cũng cảm thấy ấm lòng vì họ đã được quốc gia nhân đạo này mở rộng vòng tay nhân ái nhận cho định cư và được đón chào bởi các thiện nguyện viên trong nhóm VOICE Canada cùng quý vị đồng hương và người bảo trợ, tất cả đã phải chờ đợi hơn 3 tiếng đồng hồ bởi thủ tục di trú và nhập cảnh để đón chào người tỵ nạn. Sau gần 30 năm trôi dạt, lần đầu tiên được chính thức và công khai phất cao lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ, bên cạnh quốc kỳ Canada, tất cả đều dạt dào nước mắt kể cả những đưa bé sinh ra “vô tổ quốc.” Tôi sợ mình cũng sẽ khóc theo họ nên tìm một góc kín thật riêng tư để ngẫm lại cuộc đời cùng sự nghiệp của một người may mắn được làm công việc định cư người tỵ nạn từ hơn 40 năm, mà bây giờ mặc dù đã về hưu gần một năm qua, nhưng định mệnh hình như vẫn gắn liền tôi với nó. Phải chăng Thượng Ðế đã tặng cho tôi cơ hội được giúp đỡ những thuyên nhân cuối cùng để rồi với đồng bào tôi, chúng ta cùng nhau khép lại trang sử bi thương của cuộc vượt biển ra đi tìm tự do vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại!

Những “tù nhân hạnh phúc”: Chị Lê Thị Ba đang tươi cười trên xe bít bùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Những “tù nhân hạnh phúc”: Chị Lê Thị Ba đang tươi cười trên xe bít bùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Còn nhớ mấy hôm trước đây, lúc ngồi trên chuyến bay từ Los Angeles đến Thái Lan qua ngã Hồng Kông, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra gần nửa chỗ ngồi là người Việt Nam từ Hoa Kỳ về thăm quê hương, ai cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi tưởng là bạn đồng hành và hỏi thăm rối rít “làm sao mà ông dám về Việt Nam”? Tôi nói đùa “đoán trước chuyện gì sẽ xẩy ra cho nên tôi chỉ mua vé một chiều”! Hình ảnh trên làm tôi làm tôi chợt nhớ đến một câu hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong nhạc phẩm “Kinh Khổ”: “Người về một ngày một đông hơn, người đi càng lúc càng thưa dần”! Tôi cho ông là một nhà tiên tri về tương lai của đất nước qua âm nhạc, bởi vì với những biến chuyển đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, mới nhất là sự việc tàn phá các cơ sở tôn giáo và tiêu hủy ngôi chùa Liên Trì, là điểm tựa tình thần của hàng trăm ngàn Phật tử từ hơn 70 năm qua. Và nếu đúng như câu thành ngữ được truyền tụng trong dân gian: “Giặc đến Bồ Ðề, giặc phải tan,” thì có lẽ ngày tàn của chế độ CSVN đã điểm. Người Việt tại hải ngoại chuyển lửa về nước mỗi ngày một đông hơn qua nhiều hình thức, còn người ra đi tỵ nạn thì hầu như đã chẳng còn, và hy vọng 28 người thuyền nhân tỵ nạn mà thế giới tự do đang giương tay chào đón sẽ là nhóm cuối cùng. Vì có biết bao người đã quyết tâm ở lại trong nước dù đã được các quốc gia tự do đón nhận, như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều người ẩn danh khác nữa. Họ quyết định ở lại, không những để tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền, phi Cộng Sản, mà còn ở lại để giữ nước trước hiểm họa ngoại xâm, và trước hành động dâng đất, dâng biển cho quan thầy Trung Cộng của nhà cầm quyền CSVN hiện nay.

Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói, “VOICE for the VOICELESS”! Và xin đồng bào ở trong nước hãy vững niềm tin vì “người… sẽ cứu người.”

(Toronto, mùa Thu 2016)

Linh mục ở tù 28 năm được phong Hồng y

Linh mục ở tù 28 năm được phong Hồng y

 

BBC

Hình cố lãnh tụ cộng sản Albania, Enver Hoxha

Trong số 17 vị tân Hồng y được Đức Giáo hoàng Francis vừa tấn phong có cha xứ ở Shkodrë-Pult, Albania từng ngồi tù nhiều năm thời cộng sản.

Linh mục Ernest Simoni, sinh năm 1928, cũng là vị tân Hồng y của Giáo hội Công giáo mà chưa bao giờ giữ chức Giám mục.

Sống trong chủng viện dòng Franciscan thời Thế Chiến 2, và được thụ phong linh mục năm 1956, ngài và Giáo hội khi đó bị chính quyền cộng sản của ông Enver Hoxha ở Albania đàn áp tàn khốc.

Hai vị tiền nhiệm của cha Simoni bị bắn chết và bản thân linh mục này bị bắt năm 1963 khi ‘dám làm lễ Thánh’ ngày Giáng Sinh, theo trang Washington Post hôm 8/10.

Cha Ernest Simoni bị tuyên án tử hình, sau đổi thành án chung thân và bị giam trong trại cải tạo 28 năm, bị tra tấn và cưỡng bức bỏ đạo.

Trong thời gian bị tù, công việc chính của ngày là làm thợ trong mỏ và dọn cống.

Nhưng những lúc không bị theo dõi, cha Ernest Simoni đã làm Thánh Lễ bí mật cho các bạn tù và nghe họ xưng tội.

Ngài chỉ quay lại làm linh mục sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Albania năm 1991.

Đức Giáo hoàng Francis đã khóc và gọi cha Simoni là “người tử vì đạo” sau cuộc gặp năm 2014.

Tuy thế, việc tấn phong cho ngài Ernest Simoni chỉ có tính biểu tượng vì vị tân Hồng y đã ngoài 80 tuổi nên không tham gia Mật viện bầu ra tân Giáo hoàng.

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khẩn cấp

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khẩn cấp

10.10.2016

Blogger Me Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Blogger Me Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

 

Một trong những blogger nổi tiếng của Việt Nam vừa bị bắt vì điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, trường hợp mới nhất trong loạt bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động khiến hồ sơ nhân quyền của Hà Nội tiếp tục bị lưu ý.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, bị công an khám xét nhà, thu giữ một số tài sản, và giải đi trưa nay từ nhà riêng ở Nha Trang.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Quỳnh, cho VOA Việt ngữ biết:

’11giờ rưỡi trưa nay, chúng tôi vừa dọn cơm ăn thì rất đông công an ập vào. Họ khám nhà và đọc lệnh bắt con tôi theo khoản 1, điều 88, tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, lệnh tạm giam đầu tiên 4 tháng. Họ lấy đi điện thoại, iPad, máy vi tính, kể cả đầu ổ cứng camera an ninh của gia đình.’

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), đang cầu nguyện cho con mình sau khi blogger này bị bắt khẩn cấp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), đang cầu nguyện cho con mình sau khi blogger này bị bắt khẩn cấp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khi đang đấu tranh cho mẹ một tù nhân lương tâm được thăm gặp con mình.

Bà Lan cho hay trước khi lên xe công an, cô Quỳnh nhờ bà liên lạc với luật sư và nói rằng cô sẽ giữ quyền im lặng đến khi được gặp luật sư.

Bà Lan nói con bà bị nhắm mục tiêu trấn áp, đe dọa kể từ khi công khai thể hiện quan điểm trái chiều với nhà nước về vấn đề chủ quyền biển đảo, và lệnh bắt cô Quỳnh hôm nay có liên quan đến các hoạt động đòi xử lý minh bạch thảm họa ô nhiễm môi trường miền Trung do Formosa gây ra.

Bà Tuyết Lan:

‘Điều làm họ khó chịu nhất là con tôi đòi họ phải nói lên sự thật, phải công bố cho mọi người biết biển nhiễm độc bao nhiêu, bao giờ biển sạch. Đòi hỏi của con tôi là chính đáng cho mọi người, mà ngược lại, họ đánh con tôi, họ ép xe, họ không từ một thứ gì từ dằn mặt, dọa chết, cho tới gọi điện tới nhà hăm bắt cóc…Chúng tôi luôn phải sống trong tình trạng này từ ngày 2/9/2009 tới nay khi con tôi kêu gọi bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa và không khai thác bauxite Tây Nguyên.’

Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam không xa lạ với giới bất đồng chính kiến trong nước và giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới với rất nhiều bản án hạ uy tín nhân quyền của Hà Nội.

Theo các nhà quan sát, vụ bắt giữ Như Quỳnh có thể là một tín hiệu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang vực dậy các điều luật bị chỉ trích lâu nay như 88 hay 79 sau vài năm tạm ngưng do áp lực quốc tế.

Một nhà vận động xã hội dân sự trong nước nói chiến thuật này của Hà Nội chẳng thể làm nao núng những tiếng nói khao khát tự do.

Anh Hoàng Dũng, thành viên phong trào Con đường Việt Nam:

‘Với những người hoạt động như chị Quỳnh, họ cảm thấy chuyện bị bắt thế này là chuyện hết sức bình thường. Tất nhiên sẽ đến, chậm hay sớm mà thôi, chẳng hạn mai mốt tôi bị bắt, tôi cũng chẳng thấy có gì lạ. Chuyện bắt bớ này chỉ sẽ dừng lại khi Việt Nam thay đổi, tức là cộng sản độc tài không còn nữa. Nhân vụ việc này, tôi nghĩ rằng những nhà hoạt động trong nước cần tiếp tục tập trung yêu cầu xóa bỏ những điều luật bất công trong Bộ luật Hình sự chuyên dùng để bắt người. Chính vẫn là thức tỉnh những người trong nước và lan tỏa tinh thần đấu tranh cho càng nhiều người càng tốt. Những áp lực bên ngoài chỉ mang tính hỗ trợ.’

Mẹ của Như Quỳnh nói nguyện vọng của bà lúc này cũng chính là trăn trở của người dân Việt Nam về một xã hội tôn trọng nhân quyền:

‘Tôi chỉ mong thế giới hãy giúp cho chúng tôi được quyền làm con người thật sự, chứ đừng bắt chúng tôi phải sống câm nín, chịu nhục nữa. Hãy cho chúng tôi được quyền nói. Chúng tôi không làm gì phạm luật hết. Những gì chúng tôi nói là ích lợi cho mọi người. Xin hãy giúp chúng tôi được làm người, được phát biểu những suy nghĩ của mình. Xin đài VOA chuyển những lời khẩn thiết của tôi đến với mọi người trên thế giới để họ biết rằng chúng tôi đang sống trong sự sợ hãi và khủng bố.’

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một thành viên chủ chốt trong Mạng lưới Blogger Việt Nam, năm ngoái được tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển vinh danh vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước.

Cô bắt đầu viết blog với bút danh Mẹ Nấm từ năm 2006, dùng truyền thông xã hội để lên tiếng phản đối bất công, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Ngư dân nói gì khi tòa án Hà Tĩnh trả lại đơn kiện

Ngư dân nói gì khi tòa án Hà Tĩnh trả lại đơn kiện

Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016.

Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016.

Hình: facebook

Vào sáng ngày 08 tháng 10 năm 2016, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh, đã quyết định trả lại 506 lá đơn của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về việc kiện Formosa và yêu cầu Formosa bồi thường.

Trả lại đơn kiện

Tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 09 năm 2016, vào sáng ngày 08 tháng 10 năm 2016 ông Nguyễn Văn Thắng – Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh, đã quyết định trả lại 506 lá đơn của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về việc kiện Formosa và yêu cầu Formosa bồi thường. Trong 506 lá đơn thì có 296 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đánh bắt hải sản, 137 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong sản xuất muối, 68 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nghề sản xuất nước, 3 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về nghề nuôi trồng thủy hải sản, 2 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nghề kinh doanh thủy sản ven biển. Tổng số tiền các hộ dân yêu cầu bồi thường thiệt hại là 56 tỉ đồng.

xem ra chính phủ và Formosa là một và chúng đang đứng về phía Formosa và quyết tâm để bảo vệ Formosa và bỏ rơi dân của mình.
– Linh mục Đặng Hữu Nam

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết lý do trả lại đơn kiện của TAND tỉnh Hà Tĩnh cho ngư dân: “Việc trả lại đơn căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể tại khoản 5 Điều 189 kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Điểm C khoản 1 Điều 192, sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong việc này, Chính phủ đã có Quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ”

Trong quyết định bồi thường đó, chỉ có ngư dân 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được bồi thường, còn ngư dân Nghệ An thì không được bồi thường.

Phản ứng với việc tòa án trả đơn?

Vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016, hơn 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện, và tòa án thị xã Kỳ Anh đã tiếp nhận đơn, và họ hứa trong vòng 10 ngày sẽ trả lời cho việc những lá đơn đó có được chấp nhận hay không.

Trao đổi với chúng tôi, linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cho biết ông không bất ngờ trước việc mà tòa án tỉnh Hà Tĩnh trả lại đơn kiện của ngư dân, nhưng ông rất buồn và phẫn nộ trước hệ thống tư pháp của Việt Nam.

LM Nam chia sẻ:

Thứ nhất khi nhận lại đơn này tôi không bất ngờ, tôi không bất ngờ không phải vì phía tôi cũng không phải phía người ngư dân là chúng tôi làm sai, mà tôi không bất ngờ bởi vì hệ thống phi pháp Việt Nam ngày hôm nay cũng như là hiện tình của nhà nước ngày hôm nay, xem ra chính phủ và Formosa là một và chúng đang đứng về phía Formosa và quyết tâm để bảo vệ Formosa và bỏ rơi dân của mình. Vì điều đó mà tôi không chấp nhận tuy tôi cũng rất là buồn và phận nỗ khi mà một lần nữa họ ninh định một điều chắc chắn rằng nhà cầm quyền này đang đứng về phía Formosa và mọi sự thuộc về Formosa.

Điều này chúng tôi đã thấy được rằng là có nhiều cái mà cơ sở này chính tòa án huyện Kỳ Anh căn cứ không đúng. Thứ nhất là thủ tướng chính phủ theo luật của các cấp chính phủ thì thủ tướng không có quyền ra quyết định như thế. Thứ hai là khoản 2 điều 307 bộ luật tố tụng nhân sự đã qui định trách nhiệm bồi thường cả vật chất cũng là trách nhiệm bồi thường trên những cơ sở vật chất hiện tình, hiện thực chứ không phải định mức ghi là thủ tướng ra quyết định. Và điều thứ ba là công ty Formosa không có ủy quyền cho chính phủ là giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho người dân.

Và nói như vậy thì tòa án Hà Tĩnh đã lồng ghép điều này và bảo rằng nếu xét như vậy thì thứ nhất là đã có quyết định của thủ tướng về vấn đề xử lý vụ việc. Thứ hai là trong quyết định của thủ tướng đó thì cũng không nói đến những nạn nhân là những người ngư dân ở Nghệ An

Thực sự rất bất ngờ, vấn đề nó (chính quyền) trả đơn nhanh quá, kèm ra trả lời kết quả thì họ trả đơn luôn, thứ 2 tòa án thị xã Kỳ Anh không đủ thẩm quyền để thụ lý những lá đơn đó, thứ 3 bây giờ họ đang thách thức người dân.
– Chị Xoan, Kỳ Anh

Trong khi LM Nam không bất ngờ thì bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An rất bất ngờ và họ không nghĩ rằng, chính quyền Hà Tĩnh lại bao che cho Formosa làm khổ ngư dân như vậy.

Anh Nguyễn Quốc Phi một ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An buồn bã chia sẻ:

“Dân ở đây rất bất ngờ và xôn xao về vấn đề đó”

Trước thông tin những lá đơn kiện của ngư dân bị tòa án tỉnh Hà Tỉnh trả về, thì nhiều ngư dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết họ rất bất ngờ với quyết định trên của tòa án Hà Tĩnh.

Chị Xoan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh chia sẻ:

“Thực sự rất bất ngờ, vấn đề nó (chính quyền) trả đơn nhanh quá, kèm ra trả lời kết quả thì họ trả đơn luôn, thứ 2 tòa án thị xã Kỳ Anh không đủ thẩm quyền để thụ lý những lá đơn đó, thứ 3 bây giờ họ đang thách thức người dân”

Trong khi trả lại đơn kiện cho ngư dân thì tòa án tỉnh Hà Tĩnh nói rằng, ngư dân không chứng minh được thiệt hại do Formosa gây nên. Anh Phi ngư dân ở Nghệ An cho rằng, trong khi làm đơn kiện thì ngư dân ở đây đã thống kê thu nhập, thiệt hại trước và sau thảm họa đó.

“Đơn kiện thì có hết, những vấn đề trước khi hành nghề và sau khi hành nghề thiệt hại bao nhiêu thì họ đề ra hết”

Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho rằng, nhà nước đã nhận tiền đền bù của Formosa là 500 triệu Mỹ kim, trong khi chưa chứng minh được thiệt hại, nay ngư dân làm đơn chứng minh được thiệt hại để kiện Formosa thì tòa án lại không đồng ý, đó là điều vô lý:

“Nguyên tắc của đơn kiện theo luật dân sự, phải chứng minh mình bị thiệt hại lý do ra sao, nguyên nhân, mối quan hệ logic của vấn đề tạo ra”

Tiếp tục kiện tiếp?

LM Nam cũng cho biết bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu sẽ tiếp tục làm đơn khiếu nại vào tòa án Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nếu tòa án Kỳ Anh tiếp tục trả đơn thì LM và bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu sẽ gửi đơn kiện lên tòa án cao hơn.

LM Nam cho biết:

Thứ nhất là trong luật cho phép là chúng ta kháng án và chúng ta khiếu nại đó nhưng mà khiếu nại quá thì chúng ta tiếp tục đưa vào trong tòa án Kỳ Anh để chúng ta nạp lại một lần nữa. Và có thể nếu tòa án Kỳ Anh một lần nữa trả đơn không có căn cứ của pháp luật thì chúng ta có thể làm phương pháp khác tức là để đơn lên tòa án cấp cao hơn hay là đi sang viện kiểm soát.

Anh Phi khẳng định, ngư dân ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An sẽ tiếp tục làm đơn khởi kiện, vì ngay từ đầu nhà nước đã làm sai, khi chưa biết thiệt hại của ngư dân thế nào mà lại nhận tiền đền bù của Formosa, thứ 2 trong quyết định 1880 của chính phủ về đền bù cho ngư dân, thì ngư dân ở Nghệ An lại không nhận được đền bù, trong khi ngư dân ở Nghệ An cũng bị thiệt hại, cá đánh về không ai dám ăn, không ai mua:

“Đi tiếp chớ, tại vì nhà nước làm sai mà bây giờ dân đi tiếp mới được chớ. Mà vùng đánh bắt thì đánh bắt chung, Hà Tĩnh với lại Nghệ An lại càng gần lại càng thiệt hại hơn nữa”

Chị Xoan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói rằng nếu chính quyền không trả lời cũng như không đền bù thỏa đáng cho ngư dân thì các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh sẽ tiếp tục biểu tình và sẽ làm đơn kiện Formosa

“Nếu nhà nước không trả lời thỏa đáng và đền bù thỏa đáng cho chúng tôi, thì những giáo xứ ở hạt Kỳ Anh này sẽ tiếp tục biểu tình khi nào nhà nước đuổi Formosa ra khỏi, trả lại ngư trường biển cho chúng tôi làm ăn. Chúng tôi sẽ làm đơn, chứ không phải không làm nhưng để xem nhà nước hỗ trợ như thế nào”

Dự luận cho rằng, việc trả lại đơn của ngư dân kiện Formosa là thêm 1 bằng chứng cho việc chính quyền Cộng Sản đang bao che, dung túng cho Formosa.

Vào chiều ngày 08 tháng 10 năm 2016 có rất nhiều công an, cảnh sát cơ động được huy động về để bảo vệ cho Formosa, vì chính quyền lo sợ sẽ có biểu tình của người dân Kỳ Anh vào ngày 09 tháng 10 như Chúa Nhật tuần trước.

về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.

Suong Quynh shared Phạm Lê Vương Các‘s post.
Phạm Lê Vương Các

Bản tin thời sự của đài Truyền hình An ninh tối nay đưa tin về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.
Trong bản tin cho biết: “Khám xét nơi ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra đã thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội”.
Tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội mà tôi chụp lại được theo bản tin này chỉ là những tờ giấy có nội dung: “Khởi tố Formosa”; “Formosa Get Out!”; “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch”.

Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.

Phạm Lê Vương Các added 4 new photos — with Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Bản tin thời sự của đài Truyền hình An ninh tối nay đưa tin về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.

Trong bản tin cho biết: “Khám xét nơi ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra đã thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội”.
Tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội mà tôi chụp lại được theo bản tin này chỉ là những tờ giấy có nội dung: “Khởi tố Formosa”; “Formosa Get Out!”; “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch”.

CHÍNH PHỦ NỢ CÁC LINH MỤC KỲ ANH MỘT LỜI CẢM ƠN

CHÍNH PHỦ NỢ CÁC LINH MỤC KỲ ANH MỘT LỜI CẢM ƠN

FB Nguyễn Anh Tuấn

9-10-2016

Theo dõi toàn cảnh sự kiện Formosa thất thủ vào Chủ nhật tuần trước (2/10) không khó để nhận thấy trong khi các lực lượng an ninh hoàn toàn bất ngờ, vỡ trận và rời bỏ hàng ngũ, chính các linh mục đã giữ cho đám đông không xông vào đốt trụi Formosa, dù đấy là giải pháp nhanh nhất để bà con Kỳ Anh đạt được mục tiêu “đóng Formosa – mở tương lai” của họ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các linh mục nơi đây (đặc biệt là linh mục Trần Đình Lai) không lấy uy tín cá nhân của mình ra để giữ sự ôn hòa của đám đông?

– Formosa chắc chắn sẽ bị đốt trụi trong cơn giận dữ của cả chục ngàn người. Sau đó, người dân địa phương có thể bị dư luận coi là ‘bạo động’ song Chính phủ Việt Nam mới chính là đối tượng lãnh hậu quả nặng nề nhất, bởi lẽ, theo Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – Đài Loan, phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 10 tỷ USD mà Formosa đã bỏ ra đầu tư.
Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công trầm trọng hiện nay, số tiền trên sẽ là gánh nặng cực kỳ to lớn cho Chính phủ. Mà đó là còn chưa kể tới những tổn hại lớn lao khác từ hành động giả định trên đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam.

Thế lý do gì khiến các linh mục ngăn đoàn người lại?

– Không gì khác ngoài lợi ích quốc gia. Họ hiểu rằng ngay cả khi Chính phủ đứng ra bồi thường Formosa thì cuối cùng cũng là lấy tiền từ ngân sách quốc gia, nghĩa là tiền của toàn dân.

Vậy nên, dù biết đốt trụi Formosa là cách nhanh nhất để đuổi tập đoàn này đi và cứu lấy sinh kế cho dân địa phương, song các linh mục trong trường hợp này đã vượt lên trên các lợi ích phe nhóm, đoàn thể, địa phương, để đứng trên lập trường lợi ích quốc gia trước khi ra quyết định như mọi người đã thấy trong Chủ nhật vừa rồi.

Họ đã cứu cho Chính phủ một bàn thua trông thấy.

Vậy mà, chính quyền, đã không cảm ơn các linh mục thì chớ, lại còn lệnh cho các báo đài nhà nước cùng mạng lưới dư luận viên viết hàng loạt bài tấn công các linh mục và bà con giáo dân – vừa cho thấy non kém về mặt chính trị, vừa tỏ rõ không nắm được vấn đề.

Tệ hơn nữa, chính quyền hôm qua đã chỉ đạo tòa án trả lại đơn kiện của bà con ngư dân – đồng nghĩa với việc chặn cánh cửa duy nhất còn sót lại để bà con tìm công lý trong ôn hòa.

Từ lúc này, e là chính các linh mục, dù có thiện chí đến mấy, cũng không thể giữ làn sóng phẫn nộ của nhân dân địa phương trong tầm kiểm soát được nữa.

Đã không tránh được, hẳn là sẽ dâu bể một phen vậy.

Mỹ: Việt Tân không nằm trong danh sách khủng bố

Mỹ: Việt Tân không nằm trong danh sách khủng bố

Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington DC.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington DC.

 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới lên tiếng nói rằng Việt Tân “không nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố theo luật của Mỹ”.

Reuters hôm 8/10 dẫn lời bà Katina Adams, nữ phát ngôn viên của Văn phòng Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Mỹ, còn đề nghị hãng tin này liên hệ với chính phủ Việt Nam để có thêm thông tin về việc coi Việt Tân là tổ chức khủng bố.

Tới tối 9/10, trong danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế mà Văn phòng Chống khủng bố của Bộ này đăng tải trên trang web không có tên của Việt Tân.

Tuần trước, Bộ Công an Việt Nam ra cáo buộc đảng đặt trụ sở ở Mỹ là một tổ chức “đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố”.

Thông cáo của Bộ này còn cảnh báo “người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của Việt Tân, tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ chức, hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân…” sẽ bị coi là “đồng phạm tội khủng bố” và sẽ bị “xử lý theo luật pháp Việt Nam”.

Sau đó, Đảng Việt Tân đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc, đồng thời chỉ trích chính quyền Hà Nội “dùng tiểu xảo đánh lạc hướng công luận khỏi thảm họa Formosa”.

Thông cáo hôm 8/10 của Đảng này có đoạn: “Chủ trương và quá trình hoạt động đã minh chứng Đảng Việt Tân là một tổ chức có mục tiêu đấu tranh cho dân chủ Việt Nam và quyền con người bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động”.

“Trước thảm họa do Formosa gây ra, nhà cầm quyền CSVN không những cho phép sự hiện diện của tập đoàn này mà vẫn tiếp tục nhân nhượng các vi phạm khác về xả thải thể rắn và những công trình phá hủy môi trường quy mô ở nhiều nơi”, thông cáo viết tiếp.

Hồi tháng Năm, chính quyền Việt Nam thông qua báo chí nhà nước nói rằng đã phát hiện “hai đối tượng là thành viên của các tổ chức như Con Đường Việt Nam và Việt Tân” đã “giật dây” các cuộc biểu tình rầm rộ vì môi trường biển ở miền trung.

Về cáo buộc này, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”.

Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”.

Ông Điềm cho biết đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam “lôi chúng tôi vào” vì Việt Tân “gây khó khăn, tạo sự khó chịu” cho Hà Nội vì “từ nhiều năm qua, Việt Tân đã tham gia các cuộc biểu tình và hoạt động đấu tranh như thế.”

Chính quyền Việt Nam, thông qua báo chí nhà nước, nhiều năm qua gọi Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, nhưng tổ chức bị cấm hoạt động ở trong nước luôn bác cáo buộc này.

FORMOSA: SÓNG DỮ DƯỚI VẺ NGOÀI YÊN Ả

Trần Bang and 2 others shared Tin Mừng Cho Người Nghèo‘s photo.
Image may contain: sky and outdoor
Tin Mừng Cho Người Nghèo

FORMOSA: SÓNG DỮ DƯỚI VẺ NGOÀI YÊN Ả

#GNsP– Tuần trước cha Trần Đình Lai hứa sẽ quay lại Formosa. Nên hôm qua các lực lượng trấn áp đổ về formosa chuẩn bị cho kịch bản chống bạo loạn. Hôm nay trời nắng ráo, quanh khu formosa yên ắng như một khu nghĩa trang: nhà hàng đóng cửa, dân ít ra ngoài.

Hàng rào kẽm gai bảo vệ formosa trở nên vô giá trị và kệch cỡm. Chó nghiệp vụ, cscđ không được “xây xác quân thù”.
Chỉ vì coi dân là kẻ thù và “quyết tử cho formosa quyết sinh” mà đảng nên trò hề và làm hại chính mình. Trưa nay các chiến sĩ hụt hẫng vì dân không đến biểu tình. Tinh thần và thể xác mệt mỏi các lực lượng côn an tạm buông tay súng để ngủ nghỉ.

Dân ta thì đã nạp đủ năng lượng và thảnh thơi chơi “mèo vờn chuột”
“Chú phỉnh” đang đau đầu vì formosa có thể bị tập kích bất kỳ lúc nào.
Người dân không tấc sắt đang làm cho kẻ trang bị vũ khí tận răng lao lực.

Dưới Cái vẻ ngoài giả tạo đó là như thể đang ngồi trên nước sôi thôi.

Minh Nhật, GNsP

ĐÊM TRƯỚC BÌNH MINH

From:  Suong Quynh shared Luân Lê‘s post.
Luân Lê's photo.
Luân Lê's photo.
Luân Lê's photo.
Luân Lê's photo.

Luân Lê's photo.

Chúng ta không thể tìm thấy ở nơi đâu nhiều tội ác đẫm máu như các nước cộng sản đã từng.

Stalin (Nga, Liên Xô cũ) thì thảm sát hàng chục ngàn người Ba Lan rồi đổ cho phát xít Đức làm điều tồi tệ đó. Và dưới thời Stalin và Lenin, số người dân nước cộng sản kiểu mẫu này bị tàn sát bởi chính quyền của họ lên tới gần 40 triệu người.

Tiếp tay cho những tội ác kiểu man rợ đó, tên Đặng Tiểu Bình, một học trò kế cận nổi bật của Mao, đã ra lệnh thảm sát Thiên An Môn năm 1989, khiến gần 3.000 trí thức trẻ (sinh viên), người dân yêu nước – những người lên tiếng phản đối sự cai trị độc tài của Đảng cộng sản Trung Quốc mà đã có lúc số người biểu tình khi cao điểm lên đến hơn một triệu người, bị tàn sát bằng một cách kinh hoàng nhất trong lịch sử các vụ thảm sát của các quốc gia cộng sản trên thế giới. Trước đó Mao Trạch Đông cũng đã khiến dân chúng nước này chết hơn 45 triệu người (có con số thống kê lên tới hơn 60 triệu) trong công cuộc cách mạng Trung Hoa “đại nhảy vọt”. Hiện tại chính nước cộng sản này cũng đang bị thế giới và nhiều công dân nước này cáo buộc chính quyền Bắc Kinh phạm vào tội ác chống lại loài người với nạn giết mổ lấy nội tạng sống của hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công cùng vấn nạn đàn áp nhân quyền một cách thô bạo, nhất là đánh vào giới luật sư.

Tên diệt chủng khét tiếng Polpot của Đảng cộng sản Campuchia đã từng thảm sát chính nhân dân của dân tộc mình mà số người chết lên tới gần 3 triệu sinh mạng trong ròng rã nhiều năm dưới sự giật dây của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Đến nay, một số nước cộng sản còn lại như Trung Quốc, Venezuela, Cuba hay Triều Tiên, chúng ta thấy không một nước nào trên thế giới mà chính quyền (thực chất là đảng độc tài lãnh đạo đất nước) lại nhận được sự căm phẫn và khinh bỉ từ chính nhân dân của mình nhiều đến thế, nhất là đứng trước những thảm cảnh tồi tệ của quốc gia.

Triều Tiên thì dân chúng đói khổ cùng cực, người dân phải nhổ cỏ mà ăn, hàng năm phải ngửa tay xin nhận viện trợ lương thực cũng như tiền bạc từ Mỹ và một số nước khác để sinh tồn. Bắc Hàn cũng đang bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng vấn đề nhân quyền từ Liên hiệp quốc và đang phải đối mặt với sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế.

Venezuela thì toàn bộ dân chúng lâm cảnh đói khát từng ngày nhờ tài lãnh đạo độc tài của Hugo Chavez và sau là Maduro tiếp nối theo chủ nghĩa xã hội, một bước trung gian để lên thiên đường cộng sản chủ nghĩa.

Cuba thì “hồn Trương Ba, da hàng thịt” khi hợp tác với Mỹ, nên đây là “cô thôn nữ đã bỏ cuộc chơi”.

Trung Quốc cũng “nửa nạc nửa mỡ” khi chấp nhận kinh tế thị trường từ lâu, nhưng lại khuynh đảo đất nước bằng sự cai trị độc tài của đảng cộng sản dẫn đến sự méo mó trong phát triển kinh tế cũng như chính trị chưa từng có kể từ trước cho đến nay. Họ đang phải đứng trước lựa chọn, hoặc tiếp tục con đường của chính mình và dẫn tới sụp đổ trong nay mai với sự cô đơn và xung đột chồng lấp từ nội tại đến quốc tế, hoặc chấp nhận thay đổi thể chế để có tổng thống đầu tiên và xoá bỏ hoàn toàn bóng dáng cộng sản trên đất nước này để dân chúng được làm người cũng như không bị khinh ghét mỗi khi bước chân ra ngoài lãnh thổ.

Trung Quốc, một thằng trên danh nghĩa là một thằng bạn, là láng giềng kế cận, cùng theo cộng sản với chúng ta (dù không còn nguyên nghĩa), nhưng chưa lúc nào chúng ta thôi gặp vấn đề rắc rối với chúng và luôn phải đề phòng chúng mọi lúc, mọi nơi và mọi mặt từ thói bành trướng bất chấp một cách liên tục, ngang nhiên và thâm hiểm của chúng.

Tôi chưa biết cộng sản hình hài là gì và như thế nào, nhưng tôi chưa bao giờ thấy nó được biểu đạt bằng những điều tốt đẹp ở bất kể thứ gì hiện hữu trên thực tế trong suốt bao năm tồn tại, dẫu liên tục nó được được tô vẽ đầy huyền ảo với những tấm áo choàng nhiều màu sắc. Mà ngược lại, tôi chỉ thấy những tội ác kinh hoàng, chỉ chứng kiến sự sụp đổ mang tính dây truyền tất yếu cũng như ngày càng bị tiêu biến trong sự phỉ nhổ của nhân loại văn minh hay của chính những người cộng sản giác ngộ vào một ngày tỉnh thức. Tôi cũng chưa thấy một quốc gia nào đi theo chủ nghĩa cộng sản mà đem lại cho dân chúng những điều được gọi là tốt đẹp nhiều hơn những bất công cùng những thứ xấu xí phủ lấp trong lòng xã hội của nó cũng như con người của đất nước đó.

Và, hẳn nhiên, không có một lý tưởng nào là đẹp đẽ hay hoà bình mà lại được xây nên và duy trì bởi bạo lực, bằng máu và trên xác của đồng loại mình.

Và thường thì đêm trước bình minh sẽ luôn tối tăm hơn những đêm khác, như đã chạm đến điểm cực tiểu của hình sin trước khi sẽ phải vươn mình mà đi lên vậy.

Chùm ảnh: Cảnh thảm sát man rợ tại quảng trường Thiên An Môn đêm 04.06.1989, Trung Quốc.

Làm Chó Cũng Khó

Làm Chó Cũng Khó

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Tuongnangtien

Nguyễn Đình Thi qua đời cũng đã khá lâu. Những câu thơ của ông trước lúc lìa trần, tuy thế, vẫn cứ còn vương vất “chút” mùi vị “đắng cay” trong lòng người đọc:
Anh chắt cuộc đời anh chắt mãi
Chút ngọt bùi chút đắng cay
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình…

Thôi,xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác

Vâng, nghĩa tử là nghĩa tận. Ai mà không có những lỗi lầm và (đôi lần) dối lừa khoác lác: “Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Đảng!”

Đảng vốn rất đa nghi và rất hẹp hòi nên chưa bao giờ đánh giá nhà văn/nhà thơ (nói riêng) và cả giới trí thức (nói chung) cao qúi thế đâu. Họ chỉ được xem như đám gia nô, hay tử tế (và khi cao hứng) lắm thì là đám con cháu trong nhài. Khối kẻ cũng chỉ mong được thế:

Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, nhà biên kịch, nguyên là lãnh đạo quản lý ngành điện ảnh VN, Giám đốc HondaFilm, tác giả tứ thơ Trái Mùa “Cây đổ lâu rồi, gió vẫn reo”, tác giả kịch bản phim truyện Canh Bạc…, trong 1 cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC bên Úc (lúc đó Hồng Ngát còn đương chức Cục phó Cục Điện ảnh VN), đã nêu bật một quan niệm chính quy về tương quan dân-đảng là: “Con cái không chê cha mẹ khó…” (cho nên không được hỗn hào phản biện?!).

Ảnh: Dân Luận

Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ, tác giả Lời Ru Chia Đôi và Biển Khát, Phó Giám đốc sở VH-TT Hà Nội, vẫn thường xuyên lặp lại trong các hội nghị về văn hóa câu châm ngôn hải đăng của Bộ VH-TT (tiền thân của TT-TT): “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!

Ảnh: Dân Luận

Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của VN tại Liên hiệp Châu Âu (EU), Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ba Đình, Ủy viên TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, rằng:  “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.” (Đinh Tấn Lực. “Mối Tương Quan Mất Dậy” – Dân Luận 24/10/2009).

Bẩy năm sau, độc giả báo Tuổi Trẻ (số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016)  lại có dịp xem qua về “mối tương quan mất dậy” trong việc việc xin (cho) đại học được tự chủ:

Mới đây, trong hội nghị về tự chủ ĐH, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính – chủ tịch hội đồng quản trị của trường ĐH tư đầu tiên ở VN- đã dùng hình ảnh về quản trị gia đình thông qua câu chuyện mẹ – con để nói vế vấn đề này.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính nói ví von: con gái đến tuổi trưởng thành, người mẹ muốn dạy con biết quán xuyến việc nhà nên giao phần chi tiêu cơm nước cho con.

Mẹ cho con quyết định mọi thứ, chỉ có yêu cầu duy nhất: dinh dưỡng đảm bảo cho cả già lẫn trẻ. Cũng việc ấy, nhưng người mẹ khác đòi hỏi khắt khe, can thiệp vào việc của con, chắc chắn con trẻ sẽ khó khăn.

Mẹ muốn con quán xuyến thì phải chia sẻ kinh nghiệm, hạn chế áp đặt…

Dù đã có 14 trường ĐH được thí điểm hoạt động theo hướng tự chủ nhưng tự chủ ĐH vẫn còn xa vời vợi ở phía trước.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính – Ảnh: Việt Dũng

Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng, thánh thất, và cả những viện mồ côi hay viện phong cùi mà những viện đại học lại “xin được tự chủ” thì đây rõ ràng là một sự cầu xin có hơi … quá đáng, nếu chưa muốn nói quá quắt!

Giới truyền thông, xem ra, có vẻ thực tiễn hơn nhiều. Không ai dám ước mơ đến những chuyện “còn xa vời vợi” như thế. Dù thỉnh thoảng vẫn bị đôi xử vô cùng thô bạo nhưng phần lớn những người làm báo quốc doanh vẫn bằng lòng và cam chịu với hoàn cảnh, cùng thân phận của mình –  theo như cách nói ví von (“Nghề Phóng Viên Là Phải Như Con Chó Ấy”) của nhà báo Như Phong:

Sau hơn 35 năm làm báo, tôi càng ngẫm, càng thấy sao mà chí lý thế.

Trở lại chuyện ví nhà báo với con chó, thì trước hết phải nói đến những phẩm chất cao quý của con chó.

Trong các loài vật, có lẽ không có loài nào gắn bó với con người hơn con chó.

Chó trung thành với chủ, gần như tuyệt đối.

Chó tôn thờ chủ, yêu chủ bằng một tình cảm trong sáng, vô tư không bao giờ có tính hai mặt.

Chó biết vui cùng chủ và cũng biết buồn cùng chủ.

Đã có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động rơi nước mắt về những chú chó nhịn đói ngồi chết bên mộ chủ; những chú chó lăn xả vào hiểm nguy để cứu chủ; những chú chó sẵn sàng tấn công lại kẻ địch để bảo vệ chủ. Và những chú chó sẵn sàng chờ đợi chủ về ngày này qua tháng khác ở một sân ga, hay một bến tàu. Rồi chó giúp đỡ những người tàn tật trong cuộc sống thường ngày, kể cả chuyện đi chợ cho chủ, đưa chủ đi chơi…

Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về.

Thế mới có câu “khuyển mã chi tình” và câu “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”.

Điều không may là “chủ” của Nguyễn Như Phong không những đã  “nghèo” mà còn “khó” nữa. Báo Người Việt, số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016, vừa (ái ngại) loan tin:

Không chỉ giới truyền thông chính thống mà ngay cả công chúng cũng sửng sốt khi ông Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập PetroTimes, bị cách chức và tờ báo điện tử này bị đình bản trong ba tháng.

PetroTimes là báo điện tử của tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Còn ông Phong từng là đại tá công an, phó tổng biên tập tờ Công An Nhân Dân được PVN mời về làm tổng biên tập khi PVN có giấy phép xuất bản báo điện tử.

Tuy thuộc PVN, một tập đoàn nhà nước, song dưới sự điều hành của một cựu đại tá công an, PetroTimes đã tự lãnh nhận vai trò “xung kích trên mặt trận truyền thông,” cùng các tờ Nhân Dân (của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN), Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân “tả xung hữu đột” để bảo vệ chính quyền CSVN.

PetroTimes là tờ báo duy nhất tự hạch toán (tự thu chi, không ngửa tay nhận ngân sách để duy trì hoạt động như Nhân Dân Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân) nhưng luôn luôn tiên phong trong việc chỉ trích, bôi nhọ các cá nhân, các hoạt động đòi tự do, dân chủ và cũng vì vậy mà mức độ chỉ trích PetroTimes trên mạng xã hội còn lớn hơn những cơ quan truyền thông “ăn cơm chúa, múa tối ngày.”

Mức độ “trâng tráo, nhâng nháo” của PetroTimes được xem là lên tới đỉnh khi tháng 6 vừa qua, nhân “Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” PetroTimes giới thiệu bài “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” của ông Nguyễn Như Phong. Trong bài viết này, ông Phong khuyến cáo các đồng nghiệp bắt chước chó (trung thành, tôn thờ, yêu, vui buồn cùng chủ, bảo vệ chủ) vì “chó khôn nhờ chủ, nhà báo giỏi cũng nhờ chủ!”

Dẫu liên tục “đăng ký lập trường” theo kiểu như thế nhưng ngày 3 tháng 10 vừa qua, ông Phong vẫn bị cách chức, thu hồi thẻ nhà báo (một kiểu giấy phép hành nghề). PetroTimes thì bị tạm đình bản trong ba tháng.

Trong thông báo chính thức về sự kiện gây ngỡ ngàng ấy, Bộ Thông tin – Truyền thông của chính quyền Việt Nam cho biết lý do là vì PetroTimes có “sai phạm trong hoạt động báo chí” và cơ quan chủ quản đề nghị như vậy.

Vi nhân nan. Làm người quả khó, đã đành; làm chó (ở nước ta) xem ra cũng không dễ dàng chi!

ĐI MÔ CŨNG NHỚ VỀ HÀ TĨNH

ĐI MÔ CŨNG NHỚ VỀ HÀ TĨNH
 

Trong những ngày vừa qua, tin tức nóng từ miền Trung lan ra cả nước, thậm chí cả các cơ quan truyền thông nước ngoài như BBC, VOA, RFA đều đồng loạt đưa tin, đặc biệt trên mạng Facebook, tin được cập nhật từng giờ qua một vài trang mạng quan tâm đến tình hình xã hội miền Trung. Tin về người dân vùng biển chết lên chết xuống mấy tháng nay đã đành, nhưng tin nóng còn ở chỗ có những tiếng nói cất lên một cách khá bài bản, được dẫn dắt bởi các Linh Mục Công Giáo thuộc Giáo Phận Vinh.

Đáng kể có cuộc đi nộp đơn khiếu kiện tại trụ sở Tòa Án thị xã Kỳ Anh của bà con Giáo Dân Giáo Xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, con số người đi nộp đơn lên đến 600 người di chuyển trên 16 chiếc xe khách cùng với sự ủng hộ của nhiều người dân quanh vùng, đặc biệt sự tiếp đón, giúp nơi ăn chốn nghỉ của Linh Mục chánh xứ và Giáo Dân Giáo Xứ Đông Yên. Chuyến di hành trên cả trăm cây số, ngang qua nhiều Giáo Xứ Công Giáo và đã được hỗ trợ ân cần.

Tất cả được diễn ra khá trật tự, không làm cản trở giao thông, không làm xấu môi trường do xả rác và phóng uế. Trước đó tại sân nhà xứ Phú Yên, những người dân đi kiện đã được hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết của các tình nguyện viên trong trật tự. Vị Linh Mục được sự tín nhiệm của Giáo Dân đi khiếu kiện là Antôn Đặng Hữu Nam, chánh xứ Phú Yên.

Chưa đầy một tuần sau, Chúa Nhật 2 tháng 10, Linh Mục Phêrô Trần Đình Lai, chánh xứ Đông Yên đã ở bên cạnh Giáo Dân của mình cùng với hàng ngàn Giáo Dân và lương dân khác có mặt trước cổng chính và cổng phụ của Formosa lên tiếng bày tỏ ý kiến không chấp nhận Fomosa xả độc ra biển và đất của Việt Nam.

Cuộc tụ họp và lên tiếng mạnh mẽ ngay tại cứ điểm Formosa được cho là lên đến trên 10.000 người. Tuy đông như thế nhưng những hình ảnh công bố trên mạng toàn cầu là một cuộc tụ họp khá trật tự, không có bạo loạn lớn xảy ra, chỉ có một số va chạm nhỏ giữa hai bên, nhưng ngay sau đó đã ổn định lại nhờ tiếng loa của chính Linh Mục Trần Đình Lai. Người ta nghe thấy rõ mồn một lời của vị Linh Mục hướng dẫn Giáo Dân leo lên cắm cờ trên tường rào bao quanh Fomosa, không tiến vào khu đất, nhưng vang rõ lời cảnh báo: “Nếu muốn, chúng tôi sẽ tràn ngập khu đất này trong vòng 5 phút”.

Ngay sau cuộc lên tiếng tại cứ điểm gần như bất khả xâm phạm Formosa, Linh Mục JB. Nguyễn Đình Thục, Giáo Xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, đã làm thủ tục nhận ủy quyền từ 800 Giáo Dân Song Ngọc để tiến hành khiếu kiện Formosa. Những ngày sắp tới sẽ ra sao, những vụ kiện mà người dân nghèo nắm chắc sự thật và lẽ phải sẽ ra sao?

Có những lời ra tiếng vào về những biến động tại miền Trung vừa qua, mặc cho ai xoay xở luồn lách vặn vẹo ngòi bút, những phản ứng của người dân vẫn là những phản ứng chính đáng của những con người bỗng dưng bị sự chết bao trùm cuộc đời của mình và con cháu mình, những người có trách nhiệm thì giải quyết một cách thờ ơ vô cảm đến khó hiểu.

Không thể không lên tiếng khi thời gian qua đi mà người dân vẫn từng ngày chìm trong u tối. Hãy một lần đặt chân đến vùng biển chết, hít thở bầu khí luôn có những vầng mây đen đặc quánh trên bầu trời, chạm tay vào thứ nước biển lạnh tanh không hề có sự sống, cầm ly nước uống mà biết chắc những thành phần hóa học trong ly nước ấy sẽ tàn phá cơ thể mình, và vào miệng chén cơm được nấu bằng những hạt gạo mốc đến heo cũng chê, đưa đôi đũa gắp những cọng rau mọc lên trên vùng đất nhiễm nặng những hóa chất độc hại, và nhìn những con thuyền neo bãi im lìm qua nhiều ngày tháng. Làm sao sống đây ?

Đừng bảo “các cha làm chính trị”, đừng vội khẳng định “đi tu không được làm chính trị”, đừng đưa ra nguyên tắc “địa phương nào giải quyết ở địa phương đó”. Những khẩu hiệu mộng mị đó quá lỗi thời và không che nổi sự nguy biện. Đó là những mục tử sống cùng với đàn chiên mình, chiên chết cha có còn sống không ? Đó là chi thể của mình, chân có thể bảo tay đau mặc kệ tay hay không ? Miệng có thể nói răng đau mặc kệ răng hay không ? “Không làm chính trị”, vậy mua xăng đóng thuế nuôi bộ máy quản lý xã hội có làm chính trị không ? Đi bầu cử chọn người quản lý ( nếu được chọn thật ) bộ máy xã hội có làm chính trị không ? Các anh chị em Tu Sĩ không làm chính trị theo nghĩa tham gia quyền lực, gia nhập vào đảng phái, nhưng không bao giờ được phép ngừng soi chiếu Tin Mừng vào mọi ngóc ngách cuộc sống, kể cả chính trị.

Không phải cư dân bốn tỉnh miền Trung bị nhận chìm trong sự chết, chất độc theo chân mọi thứ đang chạy lên bàn cơm của mọi người chúng ta, hãy nhìn về Hà Tĩnh mà thực hiện một phản ứng đồng cảm, đồng cảm với đồng bào ruột thịt của mình và với chính mình.

 

“Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”, không chỉ “nhớ núi Hồng Lĩnh” và “nhớ biển rộng quê ta”, nhưng là nhớ rằng cái chết đang hoành hành ở Hà Tĩnh và lan dần đến mỗi nơi chúng ta đang ở, trên dải đất thân yêu hình chữ S này.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 6.10.2016

Ghi chú: Tựa bài là lời bài hát “Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh” của Nguyễn Văn Tý.

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT