ĐIỂM MẶT KẺ ĐÁNH BOM TÒA ĐẢI SỨ MỸ SAIGON

From facebook:  Thuong Phan and Namha Pham shared Hồ Quang‘s post.
Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person
Hồ Quang added 3 new photos.

ĐIỂM MẶT KẺ ĐÁNH BOM TÒA ĐẢI SỨ MỸ SAIGON

Sau khi đánh bom Tòa Đại sứ Mỹ Ngọc Diệp bí mật đi tu tại chùa Quang Minh Tự (Phú Nhuận)

Bà mẹ anh hùng được Việt cộng phong tặng, nay ra ngồi bên lề đuờng kiếm sống qua ngày với những mảnh giấy l
Rất nhiều ‘chiến sĩ tình báo’ lừng lẫy một thời, nay nếu gặp lại sẽ bắt gặp ở họ chỉ có những giọt nước mắt lăn dài… Người thì đang sống trong tủi nhục, nghèo đói, người may mắn hơn có chức vụ cao trong Chế độ mới, song cũng phải sống trong tâm trạng khắc khoải, phẫn uất, hối tiếc…???

Trường hợp Thượng Tướng Phan Trung Kiên, người đội trưởng Biệt động Sài gòn lừng lẫy năm xưa đã từng được phong tặng danh hiệu anh hùng, cuộc đời đi theo ‘cách mạng’ đã đưa ông lên được đến ‘lon’ Thượng Tướng, vậy mà ngay khi vừa về nghỉ hưu chưa được mấy tháng ông đã phải nằm bất động bởi ‘cơn nhồi máu cơ tim’ do thầy trò Nguyễn Văn Hưởng gây ra bởi đơn giản ông đã nhiều lần lớn tiếng vạch mặt chỉ tên tham nhũng, bởi ông không còn dấu nổi sự hối tiếc để rồi thốt ra miệng không phải chỉ một lần:

“Nếu biết thế này thì trước đây không đủ sức ‘làm cách mạng’….”!

Trường hợp nữ tình báo Đặng Ngọc Ánh – Một Bác sĩ nổi tiếng tốt nghiệp Sorbone – đã ‘lập thành tích’ kinh hoàng ngày 29/6/1965: Đánh sập Tòa Đại sứ Hoa Kỳ! Vậy mà số phận của bà những năm cuối đời đến chính giới truyền thông Lề Đảng hôm nay đã phải đau đớn viết:
“Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ở một bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).”

Cả cuộc đời nữ bác sĩ xinh đẹp này đã hy sinh cho ‘Cách mạng’, đã chối bỏ cả người chồng chính thức của mình, rồi lừa dối một Đại sứ Mỹ lấy làm chồng chì vì để đánh sập Tòa Đại Sứ cướp luôn sinh mệnh của chính ông Đại sứ này…

Có lẽ cuộc đời đều có nhân quả: Từ sau ngày 30-4-1975, cuộc đời của bà Ngọc Ánh là những năm tháng dài tăm tối, tủi nhục, nghèo đói, sống lay lắt ở một vùng đồi núi….

Từ một phụ nữ xinh đẹp, tài ba, bà Ánh đã biến thành thế này đây….Những người gặp bà đời thường đều được nghe những tiếng chặc lưỡi, những giọt nước mắt hối tiếc vì những điều mình đã làm…

Tất cả những người như họ mà Thượng Tướng Phan Trung Kiên, như bà Đặng Ngọc Ánh chỉ là gương mặt điển hình … Họ đều giống nhau ở một điều: Tất cả đều nhận ra mình đã bị lừa dối, đã bị lầm lạc hy sinh cho một thứ không có thật… Đã có những năm tháng họ lầm tưởng rằng mình chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng, vì lòng yêu nước…..

Để rồi sự thật phũ phàng cuộc đời họ là câu trả lời đầy đủ nhất: Họ đã gây tội ác không những đối với đồng loại mà đối với chính những người thân yêu của họ và gây tội ác đối với chính bản thân họ! Họ đã đánh đổi Hạnh phúc có thật của mình cho một chủ thuyết, cho một Đảng mà đến hôm nay đã hiện nguyên hình chính là Đảng X – Đảng tham nhũng, độc tài, phát xít….????

Trung Cộng tung tiền giả mệnh giá 200 ngàn đồng vào Việt Nam

Trung Cộng tung tiền giả mệnh giá 200 ngàn đồng vào Việt Nam

Trung Cộng tung tiền giả mệnh giá 200 ngàn đồng vào Việt Nam
Tiền giả thu được khi bắt giữ. (Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp)

Sáng 20-12, Tòa án tỉnh Quảng Nam đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhóm 7 bị cáo về tội tàng trữ, lưu hành tiền giả.

Theo cáo trạng, trung tuần tháng 5-2016, nhà chức trách ở Quảng Nam bắt quả tang nhóm 7 người đang mua bán 1,158 tờ tiền giả mệnh giá 200,000 đồng được đưa từ Trung Cộng sang. Nhóm người này đến từ tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An.

Nguồn tiền giả được giao dịch tại cửa khẩu Tào Lùng, Cao Bằng. Người cung cấp lượng tiền giả này là người đàn bà có tên A Mỉng đã không bị bắt giữ, vì phía Trung Cộng từ chối.

Trước đó, hàng loạt vụ tiền giả khác bị bắt giữ cũng là đồng tiền mệnh giá 200 ngàn đồng, chất liệu polymer, từ Trung Cộng đưa sang với tỉ giá 1.5/10 (tức 1.5 triệu đồng tiền thật mua được 10 triệu đồng tiền giả). Sau đó số tiền giả này được bán lại cho đường dây tiêu thụ với tỉ giá 4/10 (4 triệu đồng tiền thật đổi 10 triệu đồng tiền giả).

Cho đến nay, phía Trung Cộng từ chối mọi cáo buộc có liên quan đến số lượng tiền giả từ những người Trung Cộng đưa sang Việt Nam.

Theo lời khai của những người buôn bán tiền giả, thì phía bên người Trung Cộng cho biết họ có hẳn nhà máy chuyên sản xuất tiền giả để bán sang Việt Nam.

Vũ Minh Ngọc / SBTN

Chính phủ ở đâu khi miền Trung chìm trong lũ?

Cát Linh, RFA

RFA

Một người đàn ông lội qua nước lũ ngay trước nhà ông ở Bình Định hôm 18/12/2016.

Một người đàn ông lội qua nước lũ ngay trước nhà ông ở Bình Định hôm 18/12/2016.

AFP photo

Hàng loạt đập thuỷ điện ở miền Trung và Nam Trung Bộ trong hơn một tháng qua liên tiếp xả lũ dồn dập gây thiệt hại lớn đến đời sống người dân địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng chính phủ chỉ quan tâm đến kinh tế mà đặt nhẹ sự mất mát của người dân, kể cả có thể đã do có vấn đề lợi ích nhóm trong việc cấp giấy phép làm thuỷ điện.

Lũ chồng lũ

Ngày 16 tháng 12, hàng loạt báo chí trong nước cùng đưa tin về các các thuỷ điện đồng loạt xả lũ dồn dập, nhấn chìm hoàn toàn các vùng hạ lưu.

Báo Tuổi trẻ đưa tin tập đoàn điện lực VN (EVN) xác nhận có 13 hồ chứa thuỷ điện của các đơn vị thuộc EVN đang xả lũ. Cùng ngày, thuỷ điện sông Tranh 2 tăng lưu lượng điều tiết.

Dồn dập những quyết định xả lũ vì mưa lớn vượt quá khả năng tích nước của hồ thuỷ điện ở miền Trung làm cho người dân từ Bình Định cho đến Hội An hứng chịu những trận ngập  “chưa từng thấy”.

Qui trình vận hành không đúng

Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam, qua email, cho chúng tôi biết những hồ thuỷ điện trên đã thực hiện không đúng nguyên tắc của tràn xả lũ:

“Tràn xả lũ là một hạng mục công trình rất quan trọng trong tổ hợp công trình đầu mối hồ chứa thủy điện (hay thủy nông). Nếu tràn xả lũ được thiết kế theo hình thức ‘tràn tự do’ (tức tràn không có cửa, ngưỡng tràn có cao trình ngang bằng với mực nước dâng bình thường), nên không thể có chuyện “xả lũ cấp tập” xảy ra. Vì với hình thức tràn tự do (không có cửa), lưu lượng xả lũ (Qxả) luôn nhỏ hơn lưu lượng lũ đến (Qđến): Qxả < Qđến.”

Theo lời ông Trần Nhơn, tại các hồ chứa thủy điện (kể cả cho thủy nông) ở miền Trung hiện tại được xây dựng theo mô hình bụng hồ thì rất nhỏ, nhưng tràn xả lũ lại thường được thiết kế theo hình thức ‘tràn có cửa’, là ngưỡng tràn đặt thấp hơn mực nước dâng bình thường 5 – 6 m, có thể tháo lưu lượng tối đa gấp rưỡi hay gấp đôi lũ lịch sử, cũng tức là gấp rưỡi hay gấp đôi Qđến (mục đích chính là để giảm chiều cao đập, do đó giảm khối lượng công trình xây dựng).

Thêm vào đó, theo lời ông Trần Nhơn, hầu hết các công trình thuỷ điện được thiết kế theo quy trình vận hành không đúng tiêu chuẩn:

“Người thiết kế lại thiết kế quy trình vận hành không chuẩn, và người quản lý có phần tùy tiện, không chịu xả lũ đúng lúc (sớm hơn) vì sợ không tích được đầy nước. Đến khi mực nước trong hồ dâng lên gần đến mực nước dâng bình thường mới vội vã xả lũ cấp tập (lo sợ vỡ đập). Lúc đó tràn xả lũ tháo một lưu lượng nước quá lớn (lớn hơn lũ lịch sử rất nhiều).”

Vì lợi ích kinh tế?

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội cho biết các chuyên gia cũng đã đưa ra ý kiến về tình trạng xả lũ cấp tập là do địa hình miền Trung dốc, và khả năng trữ nước ở các đập thuỷ điện không quá lớn. Bên cạnh đó còn một lý do khác:

“Thứ hai là rừng đã bị tàn phá rất nhiều. Cho nên mỗi 1 gốc cây có thể giữ lại được từ 30 đến 60 lít nước, bây giờ cả triệu cây bị đốn thì sẽ bị thiệt hại.”

Chính vì vậy, không như những đập thuỷ điện ở miền Bắc có thể trữ nước và ngăn cản lũ, khi mùa khô đến thì trở thành nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp, miền Trung không có những đập thuỷ điện có được chức năng đó:

“Các thuỷ điện đó đã được một số công ty nào đó đã xin phép để xây dựng và bây giờ họ bán điện, thu lại được tiền. Bên cạnh việc họ bán điện, họ cũng tận dụng việc chặt cây khai thác ở dưới lòng hồ hay những vùng xung quanh.”

000_J936C.jpg
Một cậu bé chèo thuyền qua ngôi nhà bị ngập tại tỉnh Bình Định hôm 18/12/2016. AFP photo

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề cập đến lý do dẫn đến lũ lụt là vì lợi ích kinh tế trước mắt nên đã để xảy ra việc chặt cây phá rừng quá nhiều, dẫn đến tình trạng các hồ thuỷ điện không đủ tích nước mỗi khi có lượng mưa lớn.

Điều này đã được báo điện tử VNExpress trong nước đưa tin rằng chỉ sau một ngày mưa lớn, nhiều hồ thủy điện khu vực miền Trung nước dâng cao lên mức báo động 3, buộc phải xả tràn để đảm bảo an toàn hồ chứa.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết hiện tại đã có nhiều  ý kiến yêu cầu phải có sự xem xét lại chính sách làm thuỷ điện:

“Vì vậy nhiều chuyên gia đã phê phán mạnh mẽ và coi đây là biểu hiện của lợi ích nhóm. Nghĩa là những người làm thuỷ điện đã có 1 liên kết nào đó, hành động như thế nào đó để họ có thể xin được giấy phép làm thuỷ điện, để bây giờ gây thiệt hại rất lớn cho người dân.”

Im lặng từ chính phủ.

Tuy nhiên, cũng theo ông, cho đến nay chính phủ cũng chưa có một đánh giá, chưa có ý kiến gì về việc xả lũ và nguyên nhân như thế nào, cũng chưa có ý kiến gì là sẽ có xử lý thế nào đối với tình hình hiện tại:

“Nhưng các chuyên gia trên các mạng xã hội thì đã có lên tiếng rất nhiều. Một số chuyên gia trực tiếp gửi ý kiến đó cho lãnh đạo của đất nước để xem xét.”

Anh Nguyễn Văn Thạnh, người từng được xem là đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người dân bị thiệt hại vì thuỷ điện xả lũ không đúng qui trình cho biết ý kiến đóng góp cũng như đòi hỏi bồi thường thiệt hại sẽ không dễ dàng:

“Các nhà máy thuỷ điện thì cũng một nhà máy sản xuất công nghiệp sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trường có lãi và nó tuân thủ các qui tắc an toàn như tiêu chuẩn cộng đồng. Nếu xả lũ làm thiệt hại người khác thì phải bồi thường. Nhưng sau một thời gian thì tôi biết là các đơn vị thuỷ điện ở Việt Nam thuộc tập đoàn nhà nước. Thứ hai nữa là người nắm quyền chưa muốn có những vụ kiện tụng làm cho họ bối rối cho nên bằng mọi cách họ hăm hoạ, làm mọi người sợ hãi. Và cuối cùng thì không đi đến đâu.”

Nếu Tiến sĩ Lê Đăng Doanh bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều tổ chức lên tiếng đòi hỏi xem xét lại các hồ thuỷ điện một cách nghiêm túc thì anh Nguyễn Văn Thạnh đưa ra mong muốn:

“Theo tôi, nếu là một chính phủ công tâm, họ nắm quyền lực giữ cho xã hội bình đẳng thì họ sẽ nhanh chóng điều tra hoặc mời các vị giám đốc các nhà máy thuỷ điện điều trần, sau đó họ thu thập hoặc cho những tổ chức dân sự độc lập tiến hành kiện tụng.”

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, ông Trần Nhơn thì đặt câu hỏi rằng:

“Bộ Công Thương làm sao hiểu được điều đó? Chính phủ làm sao hiểu được điều đó???”

Trong những chia sẻ đến với người dân đang khốn khó trong lũ, nhiều người nói rằng dù Venice rất đẹp và họ mong một lần được đi trên dòng sông đó, nhưng họ chưa bao giờ mong muốn   phố cổ Hội An trở thành một Venice của Việt Nam.

Xã hội dân sự kêu gọi ‘quốc tang cho người chết vì lũ’

Xã hội dân sự kêu gọi ‘quốc tang cho người chết vì lũ’

BBC

lũ lụt

Bottom of Form

Anhcalu

Hình kêu gọi tổ chức quốc tang người chết vì lũ lụt miền Trung trên mạng xã hội

Một số tố chức xã hội dân sự đang phát đi lời kêu gọi trên mạng xã hội về việc tưởng niệm, tổ chức quốc tang cho khoảng 235 người chết vì lũ lụt miền Trung trong năm 2016.

Truyền thông Việt Nam dẫn nguồn Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết từ đầu năm 2016 đến nay mưa lũ khiến 235 người chết và mất tích, ước tính tổng thiệt hại trên 37.650 tỷ đồng.

Hôm 20/12, đại diện một số tổ chức xã hội dân sự đồng loạt phát đi lời kêu gọi tưởng niệm và đề xuất tổ chức quốc tang cho những người thiệt mạng do lũ lụt tại miền Trung vào các ngày 26 – 28/12.

Cùng ngày, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, nói: “Tôi nghĩ việc để tang người chết vì bão lụt miền Trung thể hiện sự đồng cảm và thương xót của cộng đồng mạng xã hội đối với những mất mất về người và tài sản của bà con nơi đây.”

“Như thế thì sự chung tay, góp sức giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn cũng nhiều hơn.”

“Và qua đó cũng đánh động chính quyền nên có sự quan tâm lớn hơn với những nạn nhân thiên tai tại miền Trung.”

“Mà để tang như thế thì cũng giúp nhiều người quan tâm, tìm hiểu hơn về nguyên nhân gây ra nạn lũ lụt.”

Trong đó có nguyên nhân từ thủy điện mà nói đúng ra là nhân tai chứ không phải thiên tai.”

“Rồi thì người ta sẽ thấy sự lãng phí của chính quyền trong các dự án trị giá hàng ngàn tỷ đồng mang tính tuyên truyền như tượng đài, quảng trường tại các địa phương mà người dân còn khốn khổ vì lũ lụt”.

‘Nhạy cảm’

Hôm 20/12, từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống trao đổi với BBC: “Tôi không tán thành lời kêu gọi làm quốc tang cho người chết vì lũ lụt.”

“Ở nước ngoài, người ta chỉ tổ chức quốc tang khi có thiên tai hoặc tai nạn chết nhiều người cùng ở một địa điểm chứ không tại các địa phương như lũ lụt miền Trung.”

“Vả lại, không nên vì cái sai lỡ tổ chức quốc tang tại Việt Nam cho Fidel Castro mà lại làm thêm những cái sai khác.”

“Còn nếu nói làm quốc tang để đánh động sự chú ý đến những nhà máy thủy điện gây chết người thì nên tổ chức biểu tình phản đối sự tồn tại của những công trình này, bắt họ phải đóng cửa, đền bù cho nạn nhân”.

Việt Nam tổ chức quốc tang cho Fidel

Hôm 20/12, một nhà báo đang công tác ở Hà Nội đề nghị không nêu danh tính, nói với BBC: “Nếu sự kiện tưởng niệm người dân chết vì lũ lụt do một tổ chức đoàn thể chính trị xã hội chính thống nào đó phát động thì tôi sẽ ủng hộ ngay.”

“Nhưng tôi chỉ thấy những nhân vật liên quan tới dân chủ lên tiếng về vụ này thì tôi xem như không đáng quan tâm.”

“Hơn nữa, lời kêu gọi đấy rất nhạy cảm.”

Nhà báo này từ chối giải thích thế nào là ‘nhạy cảm’.

Trước đó, giới chức Việt Nam gây tranh cãi khi thông báo tổ chức quốc tang cho lãnh tụ Cuba Fidel Castro vào hôm 4/12.

Vào ngày hôm ấy, trong khi nhiều công sở treo cờ rủ thì đại diện các tổ chức dân sự đăng hình họ rủ nhau đi uống bia ‘mừng quốc tang Castro’ trên mạng xã hội.

XĂNG LẠI TĂNG MẠNH

From facebook: Thảo Tâm and Suong Quynh shared Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm‘s post.
Image may contain: text
Nguyễn Hoàng-Thanh TâmFollow

2 hrs ·

KHI THẾ GIỚI GIẢM SÚT, THÌ VIỆT NAM TĂNG! THẾ MỚI TÀI !!!
—————
Chiều 20/12: XĂNG LẠI TĂNG MẠNH

Chiều 20/12/2016 giá xăng khắp nơi đồng loạt tăng gần 1000 đồng/lít. Loại xăng 92 nay bán với giá 17.594 đồng/lít.

Lý do của việc tăng giá xăng lần này, khắp các báo chí lề phải của nhà nước đều trích dẫn nguyên nhân vì giá dầu thô khắp thế giới tăng, nên giá xăng Việt Nam phải tăng theo. Có thật vậy không?

Thử nhìn lại dòng dữ kiện suốt từ năm 2005 cho đến nay:

– Giá dầu thô thế giới vào năm 2005 ở mức $50,59 USD/thùng
– Vào ngày 1/1/2005, giá xăng nội địa (92) bán ra với mức 7550 đồng/lít

Đến thời điểm hiện nay:

– Giá dầu thô thế giới trong năm 2016 được cho biết ở khoảng $39,69 USD/thùng — tức giảm 22% so với giá năm 2005.

– Trong khi đó giá xăng 92 tại Việt Nam hôm nay lại đội giá lên thành 17.594 đồng/lít.

Trong khi giá dầu thế giới giảm (22%) thì giá xăng tại Việt Nam từ năm 2005 cho đến nay tăng 233%.

Hãy nhìn kỹ: Dầu thô thế giới giảm 22%. Xăng Việt Nam tăng 233%.

Người dân Việt Nam tiếp tục hè cổ đóng thêm mọi khoảng thuế má trong từng giọt xăng phải đổ hằng ngày, không những chỉ để đi lại mà còn bị ảnh hưởng dây chuyền trong biết bao vật giá khác của đời sống.

(Dữ kiện: xangdau.net, news.zing.vn, statista.com)

Mỹ kêu gọi phóng thích ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng

Mỹ kêu gọi phóng thích ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng

Hình tư liệu - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa) phát biểu trước truyền thông tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 26/1/2015.

Hình tư liệu – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa) phát biểu trước truyền thông tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 26/1/2015.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius hôm 19/12 ra tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Việt Nam vừa tuyên án hai nhà hoạt động ôn hòa Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng tổng cộng 25 năm tù giam.

Tòa án tỉnh Thái Bình hôm 16/12 tuyên án ông Kim 13 năm tù và ông Tùng 12 năm tù về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Điều 79, Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Cáo trạng nói cựu trung tá Trần Anh Kim, 67 tuổi, có ý tưởng thành lập tổ chức ‘Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ’, với thành viên nòng cốt là sĩ quan và hạ sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng hòa, có mục đích lật đổ chế độ hiện nay để thành lập một nhà nước dân chủ.

Ông Kim tự xưng là chủ tịch của lực lượng và đề cử ông Lê Thanh Tùng, cũng là một cựu sĩ quan quân đội, làm phát ngôn viên. Hai ông chưa kịp cho ra mắt tổ chức này thì đã bị công an Việt Nam bắt hôm 21/9/2015.

Trong tuyên bố trên website sứ quán Mỹ tại Việt Nam, đại sứ Mỹ nói tất cả mọi người cần phải có quyền tự do ngôn luận và hiệp hội. Ông chỉ ra rằng “Xu hướng gần đây của các vụ bắt giữ và kết tội các nhà hoạt động ôn hòa là đáng lo ngại và đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền. Khoảng thời gian án tù dài cũng mang ý nghĩa về mức độ nghiêm trọng của chúng”.

Đại sứ Osius nhấn mạnh: “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình mà không lo sợ bị trừng phạt”.

Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ cũng thúc giục chính phủ Việt Nam “đảm bảo các đạo luật và hành động của họ thống nhất với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp của Việt Nam, và các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”.

Việt Nam chưa phản hồi chính thức về tuyên bố của đại sứ Mỹ.

Các chính phủ và tổ chức quốc tế đã nhiều lần lên án Việt Nam về việc kết án người bất đồng chính kiến bằng các điều luật 79 và 88 và kêu gọi Hà Nội hủy bỏ những điều luật bị cho là vi phạm nhân quyền này.

Hà Nội trước nay khẳng định chỉ xử lý những người phạm pháp, không bỏ tù ai vì bất đồng chính kiến.

Có thể bạn chưa biết.

From Facebook :Hằng Lê
Có thể bạn chưa biết.

Hiện nay 10 đơn vị tiền tệ có giá trị thê thảm nhất thế giới là:

1. Iranian Rial (1 USD = 29739.00 IRR)
2. Vietnam Dong (1 USD = 22065.00 VND)
3. São Tomé & Príncipe Dobra (1 USD = 21963.50 STD)
4. Belarusian Ruble (1 USD = 15994.50 BYR)
5. Indonesian Rupiah (1 USD = 13732.50 IDR)
6. Lao Kip (1 USD = 8196.95 LAK)
7. Guinean Franc (1 USD = 7242.85 GNF)
8. Paraguayan Guarani (1 USD = 5212.50 PYG)
9. Sierra Leonean Leone ( 1 USD = 4640.00 SLL)
10. Cambodia Riel (1 USD = 4106.90 KHR)

– Iran Rial đứng đầu bảng tệ hại vì Iran bị cấm vận gần như toàn cầu do tinh luyện uranium. Bởi thế, kinh tế và tiền tệ của Iran bị rớt mạnh trong vài năm gần đây.

– Việt Nam, trái lại hoàn toàn không bị cấm vận mà còn là một trong những quốc gia nhận viện trợ nhân đạo và số tiền vay nhẹ lãi cao nhất châu Á và là một trong 20 quốc gia nhận tiền viện trợ không hoàn trả + kiều hối cao nhất thế giới. Việt Nam được Hoa Kỳ tháo bỏ cấm vận từ 1994 (ngoài trừ cấm vận mua bán vũ khí), có nghĩa là không còn cấm vận đã 21 năm qua.

– Cuối bảng là Campuchia. Tiền Riel của Campuchia có giá trị hơn Việt Nam đồng 5 lần.

Nên biết rằng, hối xuất chính thức đầu năm 1975 ở miền Nam là: 1 USD = 700 đồng bạc VNCH. Trong khi đó, 1 đồng bạc cụ Hồ = 500 đồng bạc VNCH, điều này có nghĩa 1 USD tròm trèm bằng 1.5 đồng bạc cụ Hồ thời đó.

Cho đến nay, hối xuất chính thức: 1 USD = 22065.00 VND. Có nghĩa từ giá trị 1.5 rớt xuống 22065.00 VND tương đương với bị rớt 14710 lần.

(Hoàng Ngọc Diêu)

 hinh-hcm

Bị bắt vì video clip ‘bôi nhọ’ lãnh tụ đảng, nhà nước

Bị bắt vì video clip ‘bôi nhọ’ lãnh tụ đảng, nhà nước

Nguoi-viet.com

Nguyễn Danh Dũng. (Hình: Dân Trí)

THANH HÓA (NV) – Một thanh niên 29 tuổi mới bị bắt và bị tố cáo tội làm các video clip tung lên youtube “có nội dung phản động, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo đảng, nhà nước.”

Một số báo ở trong nước nói Nguyễn Danh Dũng, năm nay 29 tuổi, cư trú tại phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, “là chủ tài khoản và quản trị, điều hành kênh Youtube ‘ThienAn TV’ đăng tải video có tiêu đề xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo đảng, nhà nước và phát tán trên mạng Internet.”

Đả kích hay trình bày quan điểm đi ngược với chính sách chủ trương của chính phủ hay cá nhân các lãnh tụ là một việc bình thường ở các nước tôn trọng quyền tự do phát biểu của công dân.

Nhưng tại xứ “dân chủ đến thế là cùng” mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng từng đề cập thì bị tố cáo tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” ghi trong diều 258 của Bộ Luật Hình Sự CSVN mà bản án có thể đến 7 năm tù.

Nguyễn Danh Dũng bị bắt ngày 14 Tháng Mười Hai khi “đang đăng tải các video có nội dung phản động” tờ Dân Trí hôm chủ nhật thuật theo tin của công an Thanh Hóa. Khám xét nhà, công an lấy đi “hai máy tính xách tay, hai điện thoại di động và nhiều tài liệu khác có liên quan.”

Tờ Dân Trí thuật lại theo lời công an rằng “Dũng khai khoảng Tháng Mười, 2015, đối tượng đã trực tiếp tạo lập và quản trị các tài khoản Youtube ThienAn TV; Facebook “ThienAn,” “quachthienan” và blog “tinhhinhdatnuocvietnam.blogspot.com.”

Cách hoạt động của Dũng là “biên tập các video clip với lời bình là bài viết được Dũng thu thập từ trang mạng phản động hoặc sử dụng các video clip được thu thập từ các trang mạng xã hội; sau đó, biên tập lại nội dung bằng cách chèn logo ThienAn TV, thêm hình ảnh đại diện, điều chỉnh lại giọng điệu, thay đổi các tiêu đề có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo đảng, nhà nước để gây sự chú ý, thu hút được nhiều lượt người xem.”

Ông Dũng bị cáo buộc đã “đăng hơn 700 video clip, thu hút hàng triệu lượt xem” nên đã bị khởi tố, chờ ra tòa để nhận án tù.

Bình luận về việc bắt thanh niên Nguyễn Danh Dũng, một facebooker phẫn nộ viết rằng: “Ở đất nước mà người dân thực sự làm chủ thì sẽ không bao giờ có chuyện người dân bị bắt vì chỉ trích, thậm chí chửi bới lãnh đạo chính phủ. Vì thực ra lãnh đạo chính phủ cũng chỉ là người làm thuê cho nhân dân và được trả lương bằng tiền thuế của dân…”

Ở Việt Nam thì hoàn toàn khác, bạn có thể sẽ bị ngồi tù chỉ vì bạn muốn thể hiện quan điểm yêu ghét ai đó có quyền chức trong bộ máy cầm quyền. Thực sự, người dân hoàn toàn trở thành những con cừu dưới bộ máy cai trị này. Và họ sẵn sàng lôi chúng ta ra thịt bất cứ khi nào họ muốn. Bạn biết rồi đấy, mặt lãnh đạo cộng sản thì ai cũng như ai, nhọ như đuýt nồi, cần gì bôi thêm.”

Hai ngày trước, ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng bị tòa án tỉnh Thái Bình kết án 13 năm và 12 năm tù với cáo buộc “hoạt động lật đổ…” chế độ Hà Nội dù hai ông chỉ thực thi quyền lập hội đoàn chính trị mà hiến pháp CSVN công nhận. (TN)

NHỮNG NGÀY TÀN PHÁ

NHỮNG NGÀY TÀN PHÁ

FB Luân Lê

Lũ lụt nhấn chìm nhà dân ở miền Trung trong biển nước. Nguồn: internet

Lũ lụt nhấn chìm nhà dân ở miền Trung trong biển nước. Nguồn: internet

Lũ lụt xảy ra trên diện rộng và quá lớn như vừa rồi phần nhiều do chặt phá rừng bừa bãi, nên không còn rừng đầu nguồn để có thể chống lũ khi vào mùa nước lớn. Hàng loạt thuỷ điện lại xả cùng lúc nên miền Trung chìm trong biển nước.

Biển bị đầu độc một cả một vùng trải dài gần 300km cũng vì chúng ta mải mê đầu tư hay thu hút đầu tư và chấp thuận những dự án mà đánh đổi môi sinh, không tính đến sự an toàn cũng như tính bền vững hay bảo vệ môi trường cho cuộc sống của chính mình. Nước hồ, sông, kênh, rạch chúng ta cũng cạn và lâm vào cảnh hạn hán một vùng rộng lớn mà rồi không có cách nào đối phó. Nhiều nơi nguồn nước ô nhiễm nặng nề gây chết hàng loạt thuỷ sản trên khắp cả nước thời gian qua. Không khí cũng độc hại không kém bởi khói bụi, do các ống khói nhà máy công nghiệp, do những khí thải dân sinh. Chúng ta được đánh giá là quốc gia có không khí ô nhiễm độc hại nhất thế giới.

Chúng ta không phải chịu những cảnh khắc nghiệt kiểu các sự kiện bất thường ngoài tầm kiểm soát như sóng thần, động đất giống như Nhật Bản, Philippines hay Nepal, nhưng có lẽ những hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu liên tiếp thời gian qua bởi các biến động thiên nhiên như xâm lấn ngập mặn, hạn hán, lũ lụt càn quét chắc chắn rằng không thể nào thiếu trách nhiệm của con người trong việc tàn sát rừng để lấy gỗ để tìm kiếm lợi ích hay duy trì những dự án đầy rủi ro và với sức tàn phá môi trường một cách khủng khiếp.

Thiên nhiên ưu đãi chúng ta quá nhiều, nhưng chúng ta lại ỷ lại mà tàn phá và hủy hoại nó chỉ để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tức thì nhưng đầy tính tham lam một cách vô hạn định của mình. Nhưng thật đau đớn thay, hầu hết những hậu quả kinh hoàng của nó thì phần lớn là nhân dân trên những vùng đất khốn khổ ấy lại phải gánh chịu.

Theo thống kê, 235 người đã chết, thiệt hại tới 1.7 tỷ đô la được gây ra bởi cơn lũ vừa qua mà có một phần lũ chồng lên là bởi hàng loạt các thuỷ điện xả ra cùng lúc.

Chưa bao giờ thiên nhiên lại dữ dội và khắc nghiệt đến thế, như lúc này, nhất là tại dải đất miền Trung đầy khổ hạnh và nghèo khó quanh năm.

Sự đau khổ và bất hạnh bao giờ sẽ dừng lại, trên mảnh đấy này? Bàn tay con người tham lam và độc ác, bao giờ biết run sợ?

Không có Tết, nơi này!

 Không có Tết, nơi này!

FB Ngô Nguyệt Hữu

Nguồn ảnh: FB Ngô Nguyệt Hữu

Nguồn ảnh: FB Ngô Nguyệt Hữu

Sáu tuần nữa là Tết, Bình Định vẫn ngập trong lũ. Từ thành phố Quy Nhơn tỏa đi các huyện, đều bắt gặp những con đường đầy nước. Thị xã An Nhơn, có đoạn nước lên đến ngực người lớn.

Hôm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào thị sát lũ, địa phương không thể đưa Phó Thủ tướng vào điểm ngập nặng để thăm dân. Nhiều khu vực ngoài tầm kiểm soát, thủy điện vẫn báo tin xả lũ.

Năm cơn lũ chồng lũ kéo dài trong hơn tháng qua đã khiến Bình Định không còn sinh khí, không còn hoa màu, mai Tết. Những chậu cúc đã vào chậu chờ tháng Chạp rệu rã, úng, rũ lá.

Chín giờ sáng, nhà trường cho học sinh về sớm vì lũ. Cậu học trò tuổi 11 đã vĩnh viễn không được gặp mặt cha mẹ nữa.

17 giờ chiều, tan ca. Cô công nhân tuổi 23 đã không còn được ôm con thơ vào lòng nữa. Con của cô vừa tròn hai tuổi, chồng được tin báo lặng lẽ đưa thi thể vợ về.

Rạng sáng, người đàn ông mưu sinh bằng nghề mò cua nuôi gia đình vùi mình trong lũ..

Những phận người lặng lẽ rời bỏ cõi tạm này theo cái cách mà chúng ta quen miệng gọi là hậu quả của lũ lụt.

Năm nay, tôi đi công tác nhiều hơn so với mọi năm, những vùng lũ, những nơi hạn. Tôi thật sự hoảng sợ vì đã chứng kiến sự bất thường của thiên nhiên, thứ mà bao nhiêu năm chính chúng ta tiêu pha phung phí, từ rừng cho đến nguồn nước. Câu chuyện này sẽ không có hồi kết, khi mà lãnh đạo Bộ Công thương vẫn đang quyết liệt làm thép, thứ đang khiến Bắc Kinh đau đầu vì hệ lụy môi trường.

Trên rừng đầy có thủy điện, dưới biển đặc nhà máy thép, đồng bằng chen chúc nhiệt điện. Bức tranh về thảm họa không thể nào rõ hơn được nữa. Tiếc rằng cho đến giờ, vẫn quá ít người lên tiếng về nguy cơ ấy. Dẫu rằng tác động ngay trước mắt đấy thôi.

Nhưng đó là chuyện khác còn trong status này, chỉ mong các anh chị nghĩ về Bình Định với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Nhất là khi còn mấy mươi hôm nữa, Tết đã về.

Nỗi sợ hãi của Đảng Cộng sản Việt Nam

From facebơk :  Inna Lyna shared Kèn Ấu‘s post.

“Họ không muốn có chính trị đa đảng vì họ sợ là nếu có những đảng phái độc lập thì đảng cộng sản sẽ thua. Họ không có dũng cảm để tham gia vào một cuộc bầu cử tự do với các đảng phái độc lập khác.”
——————————–

Ông Brad Adams, Giám đốc Phân ban Á Châu của tổ chức Human Rights Watch, nhận định chính xác về nỗi sợ hãi của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
“Họ không muốn có chính trị đa đảng vì họ sợ là nếu có những đảng phái độc lập thì đảng cộng sản sẽ thua. Họ không có dũng cảm để tham gia vào một cuộc bầu cử tự do với các đảng phái độc lập khác.”
Nếu xét từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên và duy nhất vào năm 1946, có thể thấy nỗi sợ này bộc lộ qua hai khía cạnh, mà giới trẻ ngày nay cần phải biết:
Thứ nhất, trong những năm sau khi giành chính quyền, đảng cộng sản đã che giấu thân phận mình và nấp dưới danh nghĩa mặt trận quốc gia giành độc lập là Mặt trận Việt Minh. Điều này được thừa nhận trong các giáo trình về lịch sử đảng cộng sản, nhưng với lý do đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, như cụ Trần Trọng Kim, vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên, đã nhận định trong quyển hồi ký “Một cơn gió bụi”, họ phải che đậy bản chất cộng sản để thu hút phiếu bầu, vì giới bình dân không ai biết cộng sản là gì, còn giới trí thức thì hiểu quá rõ đấy là ai.
Thứ hai, trong khoảng thời gian ngắn từ 19/8/1945 đến cuối năm 1946 khi chạy lên Việt Bắc, họ đã liên tục bí mật tổ chức các cuộc ám sát và đánh đập những thủ lĩnh và nhân vật có ảnh hưởng của các đảng phái khác, khiến tất cả mọi người – như cựu Đại sứ VNCH tại Mỹ Bùi Diễm mô tả trong quyển hồi ký “Trong gọng kiềm lịch sử” – không ai dám trú ngụ trong cùng một đêm tại một nơi, vì người ta phải di chuyển liên tục để tránh bị phát hiện và ám hại.
Lê Công Định

Người Việt chắc bận rộn lắm nhỉ?

From facebook :Anh Viet Nguyen posted 2 updates.
Image may contain: car and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor

Phan Thị Hồng added 2 new photos.

“Người Việt chắc bận rộn lắm nhỉ?”

Đó là câu hỏi của anh chàng phượt thủ người Mỹ tên Danie. Anh đã đi dọc Việt Nam suốt 2 tháng qua và rút ra kết luận nửa thật lòng, nửa mỉa mai, chua chát này.

Ảnh 1: Người Việt vì quá bận rộn nên phải cố chen lấn, giành từng mét đường khi giao thông.

Ảnh 2: Năm 2011, trong trận động đất khủng khiếp, người dân Nhật chịu thiệt hại nặng nề và thiếu lương thực. Họ vẫn nghiêm chỉnh xếp hàng nhận cứu trợ. Người ở gần nhường cho người ở xa nhận trước, mình chịu thiệt nhận sau.

Anh Danie nhận xét:

– “Vì tôi thấy cuộc sống của các bạn gấp gáp, con người luôn cố gắng chen lên phía trước trong mọi hoàn cảnh. Hẳn phải bận rộn lắm người ta mới tìm cách chen ngang khi mọi người đang xếp hàng ở sân bay.

– “Hẳn phải bận lắm người ta mới tìm mọi cách để vượt đèn đỏ, chen lên, luồn lách thoát khỏi đám đông bằng mọi giá. Chắc cuộc sống phải bận rộn vô cùng, người Việt mới thiếu kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh.

– “Thang máy mở cửa, tôi thấy nhiều người cố tràn vào trong khi người trong thang vẫn chưa đi ra ngoài. Chắc họ phải bận lắm.

– “Có lần tôi rút tiền ở cây ATM, có người chạy từ đâu tới chen lên trước mặt tôi. Chắc anh ta đang rất bận mới không để ý tôi đã xếp hàng ở đó từ trước.

– “Nhịp sống của các bạn gấp gáp đến chóng mặt. Tôi thấy taxi dừng giữa đường để đón và trả khách rồi lại vội vã phóng đi.

– “Tôi thấy nhiều xe chạy ngược chiều, chạy sang làn đối diện để thoát. Tôi nghĩ chắc họ phải bận rộn vô cùng”.

Mĩa mai thay! Theo cách nhìn của Daniel, người Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc… quả là những người rỗi rãi, có nhiều quỹ thời gian để chờ đợi, …

Người Nhật Bạn: Chờ đợi tử thần!

Chắc không quan tâm đến sinh mạng, nên lúc gấp rút sơ tán vì động đất, người Nhật vẫn kiên nhẫn xếp hàng.

Chắc phải bình tỉnh lắm nên khi khẩn trương chạy tránh nạn động đất, người Nhật vẫn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, xe sau nối đuôi xe trước, dù làn đối diện chẳng có xe nào cả.

Những nhận xét của Danie vừa châm biếm, vừa xót xa.

Thật mỉa mai cho nền giáo dục mất nhân cách tồi tệ – đánh mất bản chất cao quý của cả một dân tộc.

Nguồn: http://m.afamily.vn/nguoi-viet-chac-ban-ron-lam-nhi-cau-hoi