Cứu trợ lũ lụt: Mất lòng tin hay mệt mỏi vì thiên tai quá nhiều?

Cứu trợ lũ lụt: Mất lòng tin hay mệt mỏi vì thiên tai quá nhiều?

Thanh Trúc, RFA
2016-12-26
Lũ lụt tại 4 tỉnh miền Trung

Lũ lụt tại 4 tỉnh miền Trung

RFA

Nhiều tỉnh thành tại khu vực miền Trung chịu thiệt hại nặng nề do ngập nặng vì nhiều đợt mưa lớn và thủy điện xả lũ. Rất nhiều người dân hiện cũng đối mặt với khó khăn, thiếu thốn mọi bề cần cứu trợ.

Thế nhưng dường như hoạt động  này không còn như hồi tháng Mười tại khu vực bắc Trung bộ. Phải chăng lòng từ tâm chia sẻ của người Việt đang mệt mỏi dần đi?

Lũ lụt tàn phá nặng nề

Đợt cứu trợ thu hút chú ý của nhiều người và được đánh giá thành công lúc đầu là đợt 500 triệu đồng “Nói Là Làm” do MC Phan Anh phát động  để rồi chỉ sau 24 tiếng đã có 10 tỷ đồng rót vào tài khoản của anh.

Sự ủng hộ nồng nhiệt này chứng tỏ lòng đồng cảm và mức độ tin cậy đối với nghĩa cử của một người nổi tiếng như Phan Anh.

Đáng tiếc, bên cạnh lời khen cũng có lời ong tiếng ve của chê bai, nghi ngờ, thậm chí chính trị hóa công việc từ thiện đó khiến người quan tâm suy nghĩ không ít.

Trên trang blog cá nhân của mình, blogger Song Chi viết rằng từ thiện là việc không dễ dàng khi mà những tiêu chuẩn đạo đức căn bản trong xã hội đang xuống cấp.

cuu-tro-quang-binh-622.jpg
Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận hàng cứu trợ. RFA

Đến lúc này lũ chưa rút khỏi các vùng hạ du miền Trung, trong lúc mưa dầm tiếp tục đổ xuống  cộng thêm lượng nước xả từ 12 hồ thủy điện ở Quảng Trị, Thưa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.Ông Sáng, phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Du lịch Hà Tĩnh, nói rằng ông thấy có những chương trình hướng về miền Trung đang được phát động:

“Tôi thấy có nhiều người đang hướng về miền Trung, có những chương trình quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung đấy. Truyền hình đưa tin là với mức độ thiệt hại hiện nay thì người dân đang rất quan tâm.”

Người Việt đã mệt mỏi và chai sạn?

Đây là trận lụt nặng nhất ở miền Trung tính từ 3 năm qua, mà chừng như những lời kêu gọi cứu trợ cũng không thấy đồng loạt gióng lên như đã vang vọng vừa qua  là cảm tưởng của một con dân miền Trung, MC Trần Thiện Tùng:

“Sáng nay một người bạn của tôi ở Hà Nội gọi điện và chia sẻ rằng khi  xảy ra lụt lội ở Quảng Bình – Hà Tĩnh thì dư luận thể hiện trên facebook  rất nhiều chương trình quyên góp làm từ thiện rồi các đoàn cứu trợ, kể cả những người nổi tiếng cũng tổ chức rất nhiều chương trình.

Thế mà đến khi xảy ra ra  vụ lụt rất lớn, mà theo thống kê nhà nước chỉ riêng vùng Bình Thuận Phú Yên đã hơn 100 người chết và mất tích 111 người, rất  nhiều người bị thương và số tiền thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng, thì  có vẻ không còn tạo được tiếng vang và sự chú ý của dư luận thông qua facebook nữa.

Theo tôi biết thì cũng có nhiều nhóm nhiều cá nhân vẫn đứng ra quyên góp nhưng dường như sự lan tỏa không được như đợt lụt ở Hà Tĩnh và Quảng Bình nữa. Tôi không rõ sao nhưng chỉ cảm giác mơ hồ, tôi và bạn tôi chia sẻ là rất buồn.

Ở đây tôi không nói là lòng tốt bị cạn kiệt mà bưồn vì phải chăng người dân đã thực sự mệt mỏi, phải chăng hàng năm đối mặt với thiên tai và cả nhân tai chồng chất lên thì họ đã thực sự mệt mỏi rồi.

Tôi cảm giác người Việt Nam bây giờ đang bị rối tung rối mù lên và không biết làm thế nào nữa.”

phan-anh
MC Phan Anh trực tiếp đi cứu trợ lũ ở miền Trung. Courtesy photo

Với câu hỏi anh có nghĩ từ câu chuyện MC Phan Anh quyên góp giúp nạn nhân lũ lụt ở Bắc Trung Bộ mà bị chê bai, dè bỉu và thậm chí bị dọa kiện, đã tác động phần nào lên tình hình cứu trợ lụt lội cho các tỉnh duyên hải miền Trung, MC Trần Thiện Tùng trả lời:

“Nó cũng xảy ra nhiều chuyện nhưng tôi nghĩ rằng đấy cũng chỉ là bề nổi thôi, tôi và người bạn tôi chia sẻ nỗi buồn sâu sắc là dường như người ở những vùng may mắn hơn đồng bào duyên hải miền Trung đã có phần mệt mỏi và chai sạn rồi.

Tôi nghĩ là không quá lời đâu, đành rằng lụt lội là do thiên nhiên, đành rằng  phong trào từ thiện chia xẻ với người kém may mắn là tốt nhưng cái mà người dân gánh chịu ở những vùng lụt lội không hẳn do thiên tai, không hẳn là bất khả kháng mà về cách quản lý điều hành người ta hoàn toàn có thể giảm bớt điều đó.

Không ai ngở năm nay vùng Bình Định, Phú Yên và vùng Nam Trung Bộ lại bị lũ lụt kinh khủng như vậy.”

Mất lòng tin hay mệt mỏi vì thiên tai quá nhiều?

Một người dân vùng lũ Phú Yên, may mắn không bị tổn thất nhiều, đồng ý rằng đợt này phong trào cứu lụt có vẻ thầm lặng hơn:

“Cái vụ của Phan Anh làm cho người ta mất lòng tin rồi, giờ mà nói quyên góp thì có những nhóm mạnh thường quân họ tự động liên hệ với nhau và một người đại diện cầm tiền đi tới nơi trao tận tay những người thật sự cần giúp đỡ. Những hoạt động đó có diễn ra, không rầm rộ nhưng mà có diễn ra.”

Hiện tại bây giờ các đoàn từ thiện chưa tới tại vì nước chưa rút hết. Cho tới ngày  hôm qua là nắng lên thôi, nước vừa rút nhưng hôm nay lại mưa lại.  Hiện tại đường ra Phú Yên đã bị sát lỡ rồi, xe không đi được thì không một đoàn từ thiện nào có thể tới hỗ trợ được vào thời điểm này. Tình hình căng thẳng như vậy mà nó lại quá cận Tết nữa.

Em thấy những chị bạn của em, vài chục chị với nhau, góp tiền mua băng vệ sinh, mua đồ lót phụ nữ rồi gởi về vùng lũ lụt, một người đại diện đi thôi để tránh tốn kém. Họ tin tưởng nhau, mua cái gì cũng có hóa đơn hết, về trình bày lại với nhau.

Thay vì thể hiện ra một cách rầm rộ thì người ta thể hiện bằng một cách khác chứ không phải là người ta không làm.”

Một người dân khác ở Quảng Ngãi, cho rằng không có chuyện lòng từ thiện đối với nạn nhân lũ lụt vơi cạn hay mệt mỏi đi mà vì tình trạng lũ chồng lũ khiến không ai có thể đáp ứng kịp:

“Họ cũng có làm nhưng không rầm rợ như kiểu khoảng hơn một tháng trước tại Hà Tĩnh. Qua theo dõi thông tin báo chí thì được biết họ chia sẻ nhiều, có điều lòng nhiệt huyết nói chung không được như Hà Tĩnh hay Quảng Trị . Họ vẫn chia sẻ đấy còn mệt mỏi thì chắc là không,theo  em nghĩ là như thế.”

Ông Trịnh Hòa Bình, nguyên giám đốc Trung tâm Dư luận Xã hội, nay là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa kọc Kỹ thuật Việt Nam, nhận định:

“Cũng khó để phân tích nhưng chắc chắn là nếu như liên miên lúc nào cũng từ thiện thì không cứ người phát động mà ngay cả người thực hiện người ta cũng không biết lúc nào sẽ kết thúc.

Theo lý mà nói thì từ thiện chỉ có tính cách là cú hích, là trực tiếp tạm thời cứu giúp thôi. Nếu đặt vấn đề chỉ trông chờ vào từ thiện thì nó cũng chả đi đến đâu.

Nói điều đấy thì xem như mâu thuẫn với truyền thống tương thân tương ái lá lành đùm lá rách của người Việt, nhưng cái xu hướng nhấn quá mạnh như thế này tôi cho cũng là nói lấy được.

Còn đương nhiên những hoạt động cứu giúp dân ở những vùng bị thiên tai, thậm chí nhân tai, người dân vẫn sẵn lòng một khi được tổ chúc tốt.

Thực ra mà nói các  hoạt động làm thường xuyên liên tục thì người bị thiên tai đương nhiên mệt nỏi rồi, người làm từ thiện thì không biết lúc nào dừng, thành ra có khi người ta dừng lại người ta nghỉ, tất cả cùng dừng.

Cho nên là cắt nghĩa về chuyện bây giờ từ thiện thưa vắng thì chắc chắn có nhiều lý do. Có điều với tất cả chiều cạnh như tôi vừa nói, những hoạt động từ thiện bộc phát sẽ tốt hơn nếu được tổ chức tốt hơn từ qui mô của cộng đồng xã hội.

Nhưng mà như chúng ta thấy, có thể xem như niềm tin xã hội nay rất là có hạn. Đấy là cái câu chuyện.”

Sáng 20/12 vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản, lên tiếng kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt  miền Trung vào khi chỉ còn 36 ngày nữa là đến Tết cổ truyền của dân Việt.

‘Biết ơn Gorbachev vì có công khiến Liên Xô sụp đổ’

‘Biết ơn Gorbachev vì có công khiến Liên Xô sụp đổ’

 Trần Quốc Quân

clip_image002

Cựu lãnh đạo Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện Kremlin hôm 12/6/2016. Mikhail Svetlov/Getty Images.

Ngày này 25 năm trước (25/12/1991), tôi ngẫu nhiên trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

Tôi quan tâm chính trị từ rất sớm. Tôi còn nhớ như in năm 1968 khi còn là cậu bé 10 tuổi, tôi với ba người bạn cùng trại trẻ quân đội C12 đã xé tờ họa báo Trung Quốc, bôi phân gà lên ảnh Mao Trạch Đông để phản đối Cách mạng Văn hóa và ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ.

Hành động này của chúng tôi đã bị cô giáo phạt úp mặt vào tường.

Tất nhiên nhận thức của lũ trẻ chúng tôi lúc đó chỉ là do nghe lỏm chuyện người lớn, những người bố, sĩ quan chỉ huy của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chuyện với nhau.

Lý tưởng

Năm 1973, khi mới 15 tuổi, tôi suýt rơi nước mắt khi được nghe kể về Tổng thống Chile Salvador Allende với khẩu súng AK47 (quà tặng của Phidel Castro) trong tay chống lại cuộc tấn công đảo chính vào dinh tổng thống của quân đội tướng Pinochet và đã hi sinh anh dũng.

Năm 1983, tôi trở thành đảng viên cộng sản khi mới 25 tuổi.

Thú thật, việc vào Đảng của tôi trước hết 50% do cơ hội. Lúc đó tôi công tác tại một cơ quan kinh tế đầu não Chính phủ, muốn thăng tiến dứt khoát phải là đảng viên. Nhưng bên cạnh đó, tôi có 50% là do say mê lí tưởng.

Nếu không xuất ngoại năm 1988 và được mở mắt, dám chắc bây giờ tôi là một trong những dư luận viên kiên trung của Đảng.

Năm 1989, khi Ba Lan tiến hành Hội nghị Bàn tròn, hiệp thương giữa chính quyền Cộng sản và Công đoàn Đoàn kết và sau đó là cuộc bầu cử Quốc hội dân chủ đầu tiên, tôi vẫn một lòng chống lại phe đối lập dân chủ, ủng hộ đảng “anh em”.

Dao động

Chỉ đến khi kết quả bầu 100 ghế Thượng nghị viện, phái Cộng sản cầm quyền không được ghế nào tôi mới bắt đầu hồ nghi.

Đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 1990, Walesa lãnh tụ Công đoàn Đoàn kết thắng lợi vang dội thay Tướng Jaruzelski lên làm Tổng thống Ba Lan thì tôi hoang mang thực sự.

Chứng kiến những thay đổi kì diệu trên đất nước Ba Lan từ khi chuyển sang thể chế mới, tôi dần thay đổi quan điểm chính trị.

Ngày 19/8/1991, tôi đang ở Việt Nam thực hiện phi vụ đánh áo gió sang Ba Lan. Cả nhà đang quây quần quanh mâm cơm chào đón tôi thì đài truyền hình thông báo tin thời sự đặc biệt “Ủy ban tình trạng khẩn cấp Liên Xô thay thế Tổng thống Gorbachev tạm thời quản lí đất nước”.

clip_image003

Xe tăng chiếm khu vực gần Cổng Spassky Gate (trái), lối vào Điện Kremlin và Thánh đường St. Basil’s hôm 19/8/1991 sau cuộc đảo chính nhằm lật đổ ông Gorbachev. Cuộc đảo chính thất bại vào chiều 21/8 khi Bộ Quốc phòng ra lệnh cho lính rút khỏi Moscow. ANATOLY SAPRONYENKO/AFP/Getty Images.

Sáu đảng viên trong gia đình tôi gồm ba má và bốn người anh trai reo hò ủng hộ phái đảo chính, một mình tôi là út, đảng viên trẻ nhất ủng hộ Gorbachev và Yeltsin. Cuột xung đột tư tưởng với phần thắng đương nhiên thuộc về đa số gần như tuyệt đối.

Tuy say sưa lý tưởng cộng sản từ khi còn trẻ nhưng tôi luôn thuộc phái cấp tiến, cổ vũ nhân tố mới.

Chính vì thế, tôi ủng hộ Gorbachev từ khi ông còn là Ủy viên Bộ Chính trị dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô sang dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5, hồi 1982.

Khi Tổng bí thư Andropov chết, tôi nhiệt thành ủng hộ Gorbachev lên thay, nhưng tôi ghét cay ghét đắng Chernenko khi ông được chọn chứ không phải Gorbachev.

May mà trị vì chỉ hai năm thì ông chết, nhường cơ hội đổi mới cho Gorbachev.

Có lẽ vì quá sùng bái tư tưởng Perestroika mà tôi luôn ủng hộ Gorbachev, kể từ việc nhỏ và có vẻ phi lí như cấm rượu trở đi.

Niềm tin bị đổ vỡ

Ngày 23/12/1991, phải đưa một xe tir áo gió sang Dom 5 cũ trên phố Ulianova Dmitria, Moscow tiêu thụ, tôi kí hợp đồng với hãng vận tải Ba Lan.

Với dân nước này ngày Giáng Sinh rất thiêng liêng nên người lái xe tir bày ra kế hỏng cái gạt nước (trời mưa tuyết) để tới sau lễ mới chịu đi.

Nhưng vì có khách hàng đặt trước nên tôi không nhượng bộ, chủ hãng xe sợ mất khách quen nên cũng gây sức ép bắt lái xe phải đi ngay trong ngày. Đến bây giờ tôi vẫn ân hận mãi về điều này.

Chiều tối ngày 24/12, xe tir gồm lái xe và một người áp tải tới Moscow. Tôi ngồi tàu hỏa sang sau.

Ngày 25/12, Gorbachev đọc thông điệp tuyên bố giải thể Liên Xô. Tôi vẫn còn nhớ cái chỉ tay của Yeltsin vào tờ giấy và ánh mắt bất bình của Gorbachev lúc đó.

Chính quyền tan rã, bộ máy nhà nước tê liệt cộng với Giáng sinh Chính thống giáo và năm mới nước Nga muộn hơn lịch Công giáo khiến ba chúng tôi phải vật vờ nằm chờ suốt hai tuần trong một căn hộ heo hút gần vành đai 2 Moscow.

Nước Nga thời gian đó rất khó khăn, thiếu thốn. Có lần thèm thuốc lá, tôi phải lội tuyết dày tới nửa mét rồi ngồi tàu điện ngầm vào tận trung tâm mới mua được một tút Stolichnyje.

Có tiền, muốn được ăn thịt, ăn cá chúng tôi chỉ có cách đi chợ nông trường. Vào cửa hàng trên phố tôi chỉ thấy các gương mặt lam lũ xếp hàng. Vào các quán ăn, bến tàu, bến xe tôi chỉ thấy dân say rượu vật vờ. Ra khỏi thành phố tôi thấy các nông trang tập thể với tên rất kêu “Con đường sáng” leo lét ánh đèn, xập xệ nếp nhà nhỏ run rẩy trong mưa tuyết.

Thành trì của cách mạng thế giới đây ư? Chủ nghĩa xã hội với tôi lúc đó thật tăm tối. Niềm tin vào lý tưởng cộng sản của tôi sụp đổ từ đó.

Và chính từ sự được chứng kiến tận mắt cái gọi là xây dựng xong chủ nghĩa xã hội phát triển đang trên đường xây dựng chủ nghĩa cộng sản khiến tôi quyết định từ bỏ đội ngũ.

Cảm ơn “tội đồ” làm đổ vỡ Liên Xô Gorbachev! Nhờ ông mà Ba Lan, Đức và các nước Đông Âu có được cuộc sống dân chủ và thịnh vượng ngày hôm nay.

Nhờ ông mà Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Nhờ ông mà đầu đạn hạt nhân nóng chĩa vào nhau được tháo ngòi dù chỉ là tạm thời.

Nhờ ông mà bản đồ thế giới đã được vẽ lại bằng các nét bút tích cực.

Trong trái tim tôi, tượng đài ông được đúc bằng vàng.

T.Q.Q.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một người đang sống tại Ba Lan. Bài được gửi cho BBC sau khi đã đăng trên trang Facebook cá nhân của ông Trần Quốc Quân.

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/forum-38434677

THAM NHŨNG KHÔNG TỪ MỘT THỨ GÌ

THAM NHŨNG KHÔNG TỪ MỘT THỨ GÌ

Phạm Đình Trọng

Từ Lê Phước Hoài Bảo đến Vũ Quang Hải, Vũ Minh Hoàng, đều là những cậu ấm còn ham chơi, học hành dang dở. Cậu ấm Lê Phước Hoài Bảo còn ham chơi chim kiểng. Cậu ấm Vũ Minh Hoàng còn học hành chưa xong. Những cậu ấm, những “em chã” * chưa tự lo được cho bản thân. Tiền ăn, tiền học, đến cả vài đồng tiền lẻ cắt tóc còn phải ngửa tay xin bố mẹ. Những “em chã” chưa thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, chưa lo được cuộc sống và sự nghiệp của bản thân, mọi việc của cuộc đời còn phải do người lớn dẫn dắt, hoạch định. Bố mẹ phải lo liệu, sắp đặt cho từ chỗ ngồi học ở nước ngoài đến chỗ ngồi trong công sở ở trong nước.

Chưa tự lo được cho bản thân nhưng là con cháu nhà quan, được quan qui hoạch, “em chã” liền sỗ sàng nhảy tót lên ngồi vào chiếc ghế quan đầu sở của tỉnh, cả gan nhảy cả lên chiếc ghế quan cấp vụ của nước khi học hành còn dang dở. Quan đầu sở của tỉnh, quan cấp vụ của nước đều là những vị trí phải lo cuộc sống, lo sự nghiệp cho cả tỉnh, cả nước lại được phó thác cho những “em chã” chưa lo được cho bản thân! Đó là tai họa cho dân, nguy khốn cho nước.

Bổ nhiệm những “em chã” đó thực chất là tham nhũng quyền lực của dân được cả bộ máy tham nhũng nhà nước đóng dấu bảo hành “bổ nhiệm đúng qui trình”. Những “em chã” đó có được chiếc ghế quyền lực cao chót vót thực chất chỉ là chạy chức, chạy quyền tinh vi, “đúng qui trình” mà thôi. “Đúng qui trình” nên tham nhũng quyền lực của dân cứ ngang nhiên tiếp diễn, tràn lan phát triển như một chính sách cán bộ méo mó, bệnh hoạn, biến cơ quan nhà nước ở nhiều nơi, từ địa phương đến trung ương, những viện, vụ, ban, bệ đầy quyền uy và danh giá thành những “nhà trẻ không có bô” cho những cậu ấm cô chiêu chiếm ghế để tiến thân, như truyện ngắn Nhà Trẻ Không Có Bô của nhà văn Vũ Bão đã phát hiện và cảnh báo từ hơn ba mươi năm trước.

Ở cái thời về pháp luật là đảng trị, ngoài xã hội là công an trị, trong các cơ quan nhà nước là gia đình trị, người dân lao động bình thường khổ một thì người hiền muốn mang kiến thức, tài năng và tấm lòng trung thực ra cống hiến cho dân, cho nước khổ gấp trăm, gấp ngàn lần. Tràn lan cảnh tham nhũng quyền lực của nhân dân, người hiền không có chỗ đứng trong xã hội, tài năng, kiến thức bị mai một, phí hoài, thôi đành bỏ nước ra đi, mang tài ra đóng góp cho xứ người!

Tham nhũng quyền lực chưa đã lòng tham. Tham nhũng quyền lực mới chỉ giúp được cho lũ con cháu đang tấp tểnh bước vào đời cái vốn liếng quyền lực nhà nước, đưa các “em chã” lên bệ phóng quyền lực. Những ông quan quyền cao chức trọng, đường đường phương diện quốc gia, ngồi ở vị trí lo việc quốc gia nhưng tầm vóc nhân cách chưa vượt khỏi gia đình, tầm nhìn chưa vượt ra ngoài khung cửa ngôi nhà của mình thì thấy chưa chu toàn với gia đình khi quyền lực lớn mà chưa làm được gì cho đấng sinh thành, dù đấng sinh thành đã về già, đã khuất núi.

Người đã về già, đã khuất núi không thể và cũng không cần có quyền lực nữa thì phải kiếm cho họ cái danh. Và bố của ông quan truyền thông cả đời hì hục tập tọng viết ca khúc, viết kịch bản sân khấu nhưng không có ca khúc nào được phổ biến đến công chúng, không có kịch bản nào được dàn dựng, công diễn trên sân khấu chuyên nghiệp.

Chỉ là người làm văn nghệ nghiệp dư, văn nghệ quần chúng và đã chết già nhưng quần chúng làm văn nghệ nghiệp dư đó lại là bố của ông quan đứng đầu bộ máy khổng lồ truyền thông nhà nước. Vậy là cả bộ máy truyền thông khổng lồ của nhà nước liền được vận hành rầm rộ tán tụng người đã khuất một thời làm văn nghệ nghiệp dư chưa ghi nổi cái tên vào thời sự văn nghệ đất nước dù chỉ trong khoảnh khắc, chốc lát, bỗng trở thành “một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ”, “xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21”. Một ông giáo sư nô lệ quyền lực còn bán mình cho quyền lực rẻ mạt đến mức hùng hổ đòi trao giải thưởng nhà nước cho người hoạt động văn nghệ quần chúng ở cấp thôn xóm đó!

Cả một bộ máy quyền lực nhà nước chỉ chăm chăm xài quyền lực nhà nước vào việc chiếm đoạt những giá trị của đất nước, từ giá trị vật chất đến giá trị văn hóa, tinh thần thì đất nước, nhân dân trông chờ được gì ở bộ máy quyền lực tham lam và vô liêm sỉ đó!

Gia đình trị, cha tham nhũng quyền lực cho con, con lại tham nhũng quyền lực cho cháu. Mấy thế hệ sâu dân mọt nước, bòn rút, vơ vét của dân của nước từ cái danh đến cái quyền, làm sao đất nước không xơ xác, nhân dân không trắng tay. Và hiện thực đất nước hôm nay là hậu quả tất yếu: Đất nước tụt lại sau ngày càng xa và người dân đều trở thành dân oan. Dân oan kinh tế. Dân oan chính trị. Dân oan cả trong đời sống văn hóa tinh thần.

Người dân đã điêu đứng, cay đắng vì tham nhũng cố kết thành những nhóm lợi ích bòn rút vơ vét tài nguyên của cải của nước, chiếm đoạt những giá trị văn hóa của dân. Người dân càng tủi hổ, xót xa vì đám người vẫn được người dân coi là kẻ sĩ, là lương tâm, khí phách, tâm hồn của nhân dân, là tinh hoa của đất nước nhưng tâm hồn lại tối tăm, nhân cách lại thấp hèn, điếm đàng đến mức trơ trẽn bán linh hồn cho quyền lực bất chính khi cam tâm đề cao những giá trị văn hóa giả, lừa dân, hại nước.

Trong họa có phúc. Trong cái mất nào cũng có cái được. Phải chứng kiến bộ máy quyền lực nhà nước ào ạt cướp đoạt từ mọi quyền của dân đến những cái danh cao quí của nước, người dân càng nhận ra đầy đủ thực chất nhà nước đang cai trị họ, một nhà nước đạo tặc với dân chứ không phải nhà nước của dân – do dân – vì dân như bộ máy tuyên truyền của ông quan truyền thông có bố là “nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ” vẫn ra rả tuyên truyền. Nhận ra để thức tỉnh. Người dân cũng nhận ra cả những chân dung văn hóa thảm hại của những giáo sư, nhạc sĩ, văn sĩ, những công cụ lừa dối dân của nhà nước đạo tặc đó. Nhận ra để không bị lừa nữa.

____

* Em chã: Một cậu ấm trong Số Đỏ, tiểu thuyết hay nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Tình đồng chí Việt Trung.!!!

From:  Facebook: Maria Ngoc‘s post.
Image may contain: one or more people and text

Maria Ngoc

 Khi Trung cộng đánh giết những người lính VNCH để xâm chiếm Hoàng Sa thì Việt Cộng không phản ứng mà lại đồng tình…..họ còn lừa nhân dân là bạn giải phóng Hoàng Sa thì sau này sẽ trả lại….nhưng mình còn nhớ rõ. Sau khi Việt cộng chiếm được miền nam thì Trung cộng lại phát động chiến tranh biên giới tây nam và tàn sát rất nhiều nhân dân và bộ đội Việt nam…và năm 1988 Trung cộng tàn sát 64 bộ đội để chiếm Gạc Ma .ôi. Tình đồng chí Việt Trung.!!!

Dân Việt ‘rất thuần’ nên tiền trở thành rác

Dân Việt ‘rất thuần’ nên tiền trở thành rác

Nguoi-viet.com

Nhà máy Ðạm Ninh Bình, một trong bảy dự án trị giá hàng ngàn tỉ nhưng đã mất hết vốn và đang sinh thêm nợ. (Hình: VietNamNet)

HÀ NỘI (NV) – Dân chúng Việt Nam lặng thinh trước tin chính phủ Việt Nam “bổ sung” thêm bảy dự án vào danh sách các dự án trị giá hàng ngàn tỉ nhưng đã mất hết vốn và đang sinh thêm nợ.

Tính ra danh sách này nay đã là 12 và tất cả đều do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư.

Tháng trước, chính phủ Việt Nam công bố danh sách năm dự án sau khi ngốn hết 30,000 tỉ thì hết thuốc cứu.

Năm dự án đó bao gồm: Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh Bình) do Tập Ðoàn Hóa Chất (Vinachem) làm chủ đầu tư. Sau khi ngốn hết 12,000 tỉ đồng, từ 2013 đến nay, mỗi năm nhà máy Ðạm Ninh Bình lỗ thêm khoảng 2,000 tỉ đồng và vì vậy đã tạm ngưng hoạt động.

Dự án thứ hai là nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng) do Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư. Sau khi ngốn hết 7,000 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất xơ sợi Ðình Vũ không hoạt động vì nếu ráng vận hành sẽ gây thiệt hại trầm trọng hơn.

Dự án thứ ba là nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) do Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư. Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất cũng đang trong tình trạng tương tự không hoạt động sau khi ngốn hết 2,200 tỉ đồng để tránh thua lỗ lớn hơn. Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất chỉ là một trong ba nhà máy sản xuất ethanol được xem là “trọng điểm quốc gia” do PVN làm chủ đầu tư.

Dự án thứ tư là công trình mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên) do công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO), trực thuộc Bộ Công Thương làm chủ đầu tư. Công trình này này ngốn hết 8,000 tỉ đồng rồi bỏ dở suốt mười năm qua. Tập Ðoàn Xây Lắp Luyện Kim Trung Quốc (MCC) – nhà thầu chính đang đòi chủ đầu tư thanh toán 1,200 tỉ đồng do vi phạm hợp đồng.

Dự án thứ năm là nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) do công ty phát triển công nghiệp và vận tải thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông làm chủ đầu tư. Sau khi ngốn hết 3,000 tỉ đồng, công trình này bị bỏ hoang suốt mười năm qua vì không thể vận hành.

Khi được yêu cầu giải trình trước Quốc Hội Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Công Thương chỉ cho biết là cả năm dự án đều đã hoặc đang được thanh tra và vì nhiều lý do nên chưa thể đề cập chi tiết về vấn đề trách nhiệm. Lúc đó, bộ trưởng Công Thương Việt Nam thú nhận, “còn một số dự án khác tiềm ẩn nguy cơ không hiệu quả, mất vốn đầu tư từ nguồn lực của nhà nước cũng như của xã hội.”

Nay, chính phủ Việt Nam chính thức loan báo, bảy dự án: Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai cũng đang trong tình trạng như năm dự án đã kể. Ông Vương Ðình Huệ, một trong các phó thủ tướng Việt Nam, xác nhận, cả bảy dự án cũng thua lỗ trầm trọng do các quyết định đầu tư hoặc sai lầm trong quản lý.

Ông Huệ chỉ tiết lộ dự án nào cũng đã ngốn hàng ngàn tỉ của công quỹ chứ không cho biết chi tiết về thiệt hại của từng dự án, cũng như tổng số thiệt hại.

Giống như tháng trước, đại diện chính phủ Việt Nam không hề đề cập đến trách nhiệm cá nhân của giới lãnh đạo. Giống như tháng trước, đa số dân chúng Việt Nam chỉ thở dài, rồi tiếp tục móc túi trả các khoản thuế, phí mỗi ngày một cao để chính phủ Việt Nam trả nợ. (G.Ð)

Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô

Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô

BBC

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Ảnh: AFP

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Ảnh: AFP

Khi Mikhail Gorbachev từ chức gần 25 năm trước khiến Liên Xô bất ngờ tan rã, ông hầu như không còn lựa chọn nào khác, khi mà trước đó 17 ngày, lãnh đạo ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã ký một hiệp ước hủy bỏ Liên bang Xô viết – cũng là một quyết định mang tính nhất thời không được tính toán kỹ càng.

Cho đến thời điểm tháng 12/1991, Bức tường Berlin và khối các nước cộng sản Đông Âu đã không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại, được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu.

Tuy nhiên, thế lực của ông đã suy yếu đi nhiều sau cuộc đảo chính vào tháng Tám 1991, và vấn đề nghiêm trọng nhất là các phong trào đòi độc lập của các nước cộng hòa khối Xô viết nổi lên vào thời gian cuối năm.

Liên Xô có thể tồn tại mà không có các nước thành viên vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania, nhưng lại không thể nếu không có Nga và Ukraine.

Tổng thống vừa đắc cử của Ukraine khi đó, Leonid Kravchuk, muốn tách khỏi Moscow, còn Tổng thống Nga, Boris Yeltsin, thì muốn giành thêm quyền lực từ tay Gorbachev.

Vì thế, họ đồng ý gặp mặt vào ngày 08/12 cùng với Tổng thống Belarus, Stanislav Shushkevich. Hiển nhiên có thể dự đoán kết quả cuộc họp chỉ là điều bất lợi cho Gorbachev.

Cuộc họp không hẹn trước

Và gần như là các lãnh đạo đã không có sự thỏa thuận trước khi đưa ra quyết định khiến Liên Xô tan rã.

Shushkevich khẳng định cuộc họp chỉ bàn bạc về việc Nga sẽ cung cấp dầu hỏa và khí đốt cho Belarus trong mùa đông.

“Nền kinh tế đang bị khủng hoảng, chúng tôi không thể cho trả cho nhà cung cấp mà lại không có ai cho chúng tôi vay tiền, vì thế, chúng tôi cầu cứu nước Nga giúp đỡ, để khỏi chết cóng vào mùa đông. Đó cũng là mục đích của cuộc họp mặt,” ông nói.

“Chúng tôi mời cả Ukraine, vì muốn mọi chuyện được minh bạch và không muốn thỏa thuận gì với Moscow sau lưng Ukraine.”

Nhưng thật khó chịu là những cuộc điện đàm của chúng tôi thường xuyên bị ngắt quãng. Shushkevich giải thích rằng cho đến tận bây giờ, sau 25 năm, chủ đề về việc tách khỏi Liên Xô vẫn bị cấm ở Belarus.

Và chuyện đường dây điện thoại bị ngắt quãng, ông nói, là do mật vụ Belarus gây ra.

h1Người dân kêu gọi Gorbachev từ chức sau sự kiện ở Lithuania. Ảnh: AFP

Nhưng Leonid Kravchuk lại có một ký ức khác về cuộc họp năm đó.

“Khi Shushkevich nói về dầu và khí đốt, tôi không hiểu gì cả!” cựu lãnh đạo Ukraine nói.

“Tôi không được thông báo gì trước về dầu lửa và khí đốt. Tôi nghĩ tôi đến đây là để thảo luận về Liên Xô. Đất nước đang bị xâu xé vì những mâu thuẫn, người dân mệt mỏi vì khủng hoảng, xung đột, chiến tranh và phải xếp hàng quá dài. Chúng tôi tập trung về Belarus để thảo luận hướng đi cho đất nước, và có thể ký kết một thỉnh nguyện thư, hoặc một bản tuyên bố để kêu gọi sự chú ý đến cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang phải đương đầu.”

Nhưng dù cuộc gặp có nghị trình về vấn đề gì đi chăng nữa giữa ba lãnh đạo,mà không thông báo trước với Gorbachev thì sẽ rủi ro, Tổng thống Nga Boris Yeltsin bổ sung thêm.

“Hiển nhiên KGB có thể bắt giữ chúng tôi, theo lệnh của Gorbachev, vì KGB thuộc quyền lãnh đạo của Gorbachev, không phải Yeltsin,” Shuchkevich nói.

“Nhưng lãnh đạo của cơ quan mật vụ Belarus, Eduard Shirkovsky, vẫn giữ liên lạc với cơ quan mật vụ của Boris Yeltsin. Cho đến thời điểm hai tuần trước cuộc họp, ông ta khẳng định với tôi là không có nguy cơ xảy ra chuyện bắt bớ chúng tôi.”

“Thật thú vị là sau đó, khi Shirkovsky về hưu và sinh sống tại Nga, ông ta nói ngược lại hoàn toàn. Ông ta nói hối hận đã không bắt giữ chúng tôi vào năm 1991! Vì vậy, thật khó để có thể xác định chuyện gì thực sự đã xảy ra.”

Đến cuối năm 1991, những lãnh đạo này của khu vực đều nhận thấy Mikhail Gorbachev không còn thích hợp.

“Tất nhiên ông ta vẫn là người đứng đầu, nhưng đã không còn quyền lực thực sự!” Krachuk nói.

“Sau cuộc đảo chính vào tháng Tám 1991 chống lại ông ta, ông ta đã mất hết quyền lực. Ông ấy có trở lại sau đó, nhưng trên thực tế không còn tí quyền lực nào. Chúng tôi nhận thấy quyền lực đã được chuyển sang lãnh đạo các nước cộng hòa. Mặc dù Gorbachev muốn tổ chức lại quốc gia theo kiểu một liên bang mới, ông ta đã không thể thực hiện được.”

Vì thế, vào ngày 07/12/1991, lãnh đạo nước Nga Boris Yeltsin, lãnh đạo Ukraine Leonid Kravchuk và lãnh đạo Belarus Stanislav Shushkevich đã nhóm họp ở một khu nhà chuyên dành cho những quan chức cao cấp của đảng Cộng sản, tại Belavezha, gần biên giới Ba Lan.

“Đây là một khu nhà rất sang trọng, được thiết kế cho những lãnh đạo cao cấp của Liên Xô,” Shushkevich nói.

“Như thường lệ, trong lịch trình có tắm hơi. Thường sau khi tắm hơi xong, sẽ có tiệc tùng uống rượu. Nhưng lần này khác, thay vì uống rượu, chúng tôi chọn dịch vụ đấm bóp. Cuộc họp được thực hiện đúng truyền thống của Liên Xô, có nhiều thức ăn, nhiều dịch vụ thư giãn và sau đó là đi săn.”

Shushkevich và Kravchuk vào cuối năm 1991. Ảnh: AFP

Ngày hôm sau, 08/12/1991, vào lúc 9 giờ sáng, lãnh đạo các nước cùng các thủ tướng và quan chức cao cấp nhóm họp để cùng thương thảo, dù vẫn chưa rõ sẽ thảo luận về chủ đề gì.

Người đầu tiên khơi mào là cố vấn của Nga, Gennadi Burbulis, với tuyên bố rất cực đoan.

“Tôi cho đến chết sẽ không thể quên được câu nói của ông ta,” Shushkevich nói.

“Đó cũng là khởi đầu của thỏa thuận của chúng tôi, là thỏa thuận duy nhất mà không hề có tranh cãi. ‘Liên Xô, một thực thể địa chính trị, cũng như một chủ thể của luật pháp quốc tế, sẽ không còn tồn tại.’ Và tôi là người đầu tiên tuyên bố sẽ đặt bút ký.”

Thỏa thuận cũng đồng thời tuyên bố lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev không còn quyền lực, thay vào đó tăng thêm quyền hạn của Moscow cho Tổng thống Nga Boris Yeltsin.

Nhưng để chấm dứt sự tồn tại của đế chế Nga và hậu thân của nó là Liên bang Xô viết, vốn đã kéo dài hàng thế kỷ, là một bước đi to lớn.

h1Tòa nhà Belovezhskaya Pushcha, nơi thỏa thuận được ký kết. Ảnh: ALAMY

Nhiều năm sau đó, rất nhiều người đã đặt câu hỏi liệu ba lãnh đạo có tỉnh táo khi đưa ra quyết định lớn như vậy?

“Theo lời đồn đại, chúng tôi đã soạn thảo thỏa thuận trong trạng thái say rượu,” Shushkevich nói. “Điều này hoàn toàn sai! Tất nhiên, đó là một cuộc họp được sắp đặt theo phong cách Liên Xô, và đồ uống cồn thì rất sẵn, nhưng chẳng ai động đến cả. Tối đa, chúng tôi chỉ làm một ngụm brandy, mỗi khi thông qua một điều khoản.”

Trong vòng vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thông qua 14 điều khoản. Đến 3 giờ chiều, bản thỏa thuận đồng ý hủy bỏ Liên Xô đã sẵn sàng. Bước tiếp theo là công bố với thế giới và lãnh đạo Belarus nhận trách nhiệm này.

“Yeltsin và Kravchuk đùa với tôi: ‘Chúng ta đề cử anh là người thông báo cho Gorbachev.’ Và sau đó tôi nói: ‘Kravchuk và tôi đề cử anh, Boris Yeltsin, là người sẽ gọi điện cho bạn anh là Tổng thống Hoa Kỳ Goerge Bush.’”

“Tôi quay số của văn phòng Gorbachev ở Moscow, nhưng đường dây được chuyển sang nhiều tổng đài và tôi phải giải thích tôi là ai. Trong khi đó, Yeltsin trong lúc chứng kiến việc tôi gọi cho Moscow đã gọi điện cho Tổng thống Bush. Ngoại trưởng [Nga] [Andrei] Kozyrev, ở đầu dây bên kia để dịch lại lời của Tổng thống Bush.”

Lãnh đạo Ukraine Leonid Kravchuk là người ngồi nghe.

“Tôi nhớ khá rõ, ông Bush đưa ra hai câu hỏi. Đầu tiên là có phải quốc gia kế vị sẽ là nước chịu trách nhiệm cho toàn bộ Liên Xô? Và câu sau là điều gì sẽ xảy ra với vũ khí hạt nhân của Liên Xô?” Kravchuk nói.

“Chúng tôi không thể thì ông Yeltsin nói, ‘Đúng, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.’”

Tới lúc đó thì lãnh đạo Belarus Shushkevich cũng gặp được Gorbachev, và một lần nữa, lãnh đạo Ukraine là người cùng nghe.

“Đó là cuộc đàm thoại rất khó khăn,” Kravchuk nói. “Gorbachev giận dữ với Shushkevich, nói, ‘Các anh đã làm gì vậy? Các anh đã đảo lộn cả thế giới! Mọi người đều đang hoang mang!’ Nhưng Shushkevich vẫn giữ sự trầm tĩnh.”

Cho đến hôm nay, nhà lãnh đạo điềm đạm của Belalrus vẫn tự hào về cách xử lý cuộc nói chuyện quan trọng với Moscow.

“Tôi giải thích với Gorbachev về bản thỏa thuận mà chúng tôi sẽ ký. Ông ta phản ứng với thái độ kẻ cả, ‘Thế còn cộng đồng quốc tế thì sao? Các anh có nghĩ đến sự phản ứng của họ không? Và tôi trả lời, ‘Thật sự thì Boris Yeltsin đang nói chuyện với Tổng thống Bush lúc này, và ông Bush không có gì là quan ngại! Trên thực tế, ông ta còn ủng hộ!”

Quyết định mang tính lịch sử

Trong những giờ tiếp theo, ba lãnh đạo đã ký văn bản mang tính lịch sử tại một cuộc họp báo. Sau khi họp báo, là đến thời điểm phải ra về. Và đó là lúc Stanislav Shushkevich cảm thấy lo sợ.

“Trên đường về, tôi nghe radio ở trong xe, để xem thế giới đang phản ứng thế nào. Điều đầu tiên tôi ghi nhận, hai cái tên Yeltsin và Kravchuk được nhắc đến nhiều nhất, nhưng khi nhắc đến tên tôi, họ đã không phát âm đúng. ‘Chuchkevich, Sheshkevich, Sharkevich,’ và tương tự như vậy.”

“Và trên bất cứ kênh nào tôi dò được, tôi đều nghe nhắc đi nhắc lại Kravchuk, Yeltsin và sh…vich… ch…vich… và còn rất nhiều cách gọi khác về tên tôi. Khi đó tôi nhận ra, chúng tôi đang là tin nóng. Cho đến lúc đó, tôi quá bận và không có thời gian để nghĩ.”

“Nhưng tại thời điểm này, tôi bắt đầu sợ. Tôi nghĩ: ‘82% đại biểu quốc hội là đảng viên Cộng sản. Nếu họ không đồng thuận thì tôi đã phạm sai lầm, và sự nghiệp chính trị của tôi xem như chấm dứ

Nhưng quốc hội của cả ba nước đều đồng thuận, và các nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô viết cũng tham gia trong vài tuần tiếp theo.

Vào ngày 25/12, Chủ tịch Gorbachev từ chức và Liên Xô cũng không còn tồn tại!”

Đi tìm con “dê tế thần” trong vụ Formosa

Đi tìm con “dê tế thần” trong vụ Formosa

Nam Nguyên, RFA
2016-12-25
Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Citizen photo
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sốt ruột về việc cho đến nay chưa xử lý kỷ luật được bất kỳ viên chức của Đảng hoặc Chính quyền có trách nhiệm trong việc cấp phép xả thải, đánh giá tác động môi trường, quy trình xử lý của Dự án Khu Liên hợp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh mà hậu quả dẫn tới thảm họa môi trường biển miền Trung hồi tháng 4/2016.

Đối tượng nặng ký

Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh, người được tổ chức Phóng viên không biên giới vinh danh là Công dân mạng toàn cầu 2013, từ Saigon trình bày ý kiến về việc những ai thực sự phải chịu trách nhiệm trong việc đưa dự án gang thép Formosa về Hà Tĩnh và làm ngơ với những dễ dãi làm tổn hại môi trường:

“ Không một quốc gia nào chấp nhận việc gây ra thảm họa môi trường lớn như vậy mà đến bây giờ vẫn chưa kỷ luật được những người nào chịu trách nhiệm, chưa chỉ ra đích danh những người chịu trách nhiệm.

Theo tôi, chịu trách nhiệm chính vẫn là ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Thủ tướng thời đó và trên ông ta là Đảng đã có chủ trương cho phép Formosa vào Hà Tĩnh và tiếp theo đó nữa là Bộ Tài nguyên Môi trường đã cho phép xả thải, rồi không kiểm tra kỹ chuyện trong hợp đồng ký kết đã không có ràng buộc bảo vệ môi trường.

Ai liên quan đến trách nhiệm đó thì cần làm rõ. ”

Sự mất kiên nhẫn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được thể hiện qua sự kiện ngày 21/12/2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo tiến độ kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân hoặc tập thể liên quan đến sai phạm của Formosa.

Ý kiến của Thủ tướng là việc này để lâu quá ảnh hưởng không tốt đến công tác chỉ đạo và Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cần thực hiện lời hứa với Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua.

Theo báo điện tử Chính phủ, trả lời Tổ Công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang cử đoàn xuống làm việc để xác định những dấu hiệu vi phạm.

000_9U22K.jpg-400.jpg
Hai bảo vệ người Trung Quốc bên trong khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh hôm 3/12/2015. AFP photo

Bộ Tài nguyên Môi trường đang phối hợp và sẽ căn cứ kết luận của Ủy ban Kiểm tra, Bộ Chính trị Trung ương Đảng để xử lý.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thêm rằng nhưng vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ xử lý trong năm 2016. Còn sau khi có ý kiến Bộ Chính trị về tập thể, cá nhân nào nữa có liên quan, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục xử lý.

Formosa và lợi ích nhóm

Lật lại hồ sơ phê duyệt đại dự án Formosa là một việc làm nhiêu khê vì nó nằm trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đại dự án khu Liên hợp Gang thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương tới nay đã kéo dài gần 10 năm.

Từ những xem xét ban đầu năm 2007 thời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực, rồi chính thức phê duyệt các văn  kiện trong năm 2008 dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và xảy ra thảm họa môi trường từ tháng 4/2016 với Bộ trưởng tân nhiệm Trần Hồng Hà.

Báo chí dòng chính, cụ thể là tờ Lao Động từng có phóng sự điều tra bật mí những bê bối khó tưởng tượng trong quá trình đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh. Theo đó, cựu Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Bùi Cách Tuyến tiết lộ đã có sự dính líu của những nhóm lợi ích mà ông gọi là ghê gớm liên quan đến dự án Formosa.

Ông Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, tuy ông ký quyết định cho phép Formosa xả thải ra biển, nhưng đó là quyết định tập thể của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên Môi trường gồm rất nhiều người.

Bên cạnh các giới chức lãnh đạo của Bộ Tài nguyên Môi trường, vai trò đặc biệt quan trọng là ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư tỉnh Hà Tĩnh.

Nhân vật này được cho là người trực tiếp vận động đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh, cấp phép cho thuê  đất 70 năm vượt thẩm quyền nhưng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó hợp thức hóa.

Ông Võ Kim Cự sau khi bình yên rời Hà Tĩnh cuối năm 2015 đã tiếp tục đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, đắc cử Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Với một hệ thống chính trị song trùng Đảng – Chính phủ, vấn đề kết luận ai là người trách nhiệm trong vụ Formosa hầu như nằm trong tay Ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan nắm cây roi kỷ luật của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó mới có thể có biện pháp xử lý về mặt chính quyền hoặc xử lý pháp luật.

Dư luận trong những ngày qua bàn tán về việc sẽ phải có con dê tế thần trong vụ Formosa. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:

“Chưa biết con dê đó là con dê nào, đó là những lời bình luận, cần phải có chứng cứ rõ ràng. Bởi vì việc Formosa không phải ông Võ Kim Cự mà làm được, ông cự đã từng nói có các Bộ ngành ở Trung ương đồng ý và có phê duyệt của người đứng đầu chính phủ. Như vậy chia xẻ trách nhiệm đi tới đâu thì xử lý tới đấy.

Nếu nghiêm trọng thì hình thức xử lý cao nhất là khai trừ Đảng, nếu mà đã nghỉ rồi thì như thế, còn nếu dính tới của cải vật chất, nhận tiền nhận hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Gần đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch Đảng. Nỗ lực này được mở ra với những phanh phui sai phạm nghiêm trọng ở Bộ Công Thương, liên quan tới cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Nhân vật này bị cảnh cáo về mặt Đảng bị làm cho mất danh dự, nhưng về mặt pháp luật nếu muốn xử lý hình sự ông cựu Bộ trưởng, thì cần phải có chứng cớ về tham nhũng hối lộ mà đây là điều rất khó chứng minh.

Câu chuyện xử lý kỷ luật cá nhân, tổ chức liên quan tới thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra chưa biết sẽ có kết quả như thế nào, đặc biệt đối với các quan chức mà cao nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tới các Bộ trưởng và Thứ trưởng, các Tổng Cục trưởng, Cục trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường các thời kỳ và đặc biệt nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự.

Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, xử lý về mặt Đảng thì cứ xử lý nhưng về mặt pháp luật cần có những chứng cớ cụ thể liên quan tới ăn tiền nhận, hối lộ thì mới có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự.

16 năm ngồi tù oan chỉ vì cung cấp thông tin kẻ giết người

Facebook: Lê hồng Song
16 năm ngồi tù oan chỉ vì cung cấp thông tin kẻ giết người

(PLO) – 16 năm ngồi tù, cho đến tận khi đã thi hành xong bản án, ổn định cuộc sống, ông Chiến mới được minh oan khi hung thủ thực sự bị bắt.
Bỗng dưng bị khép tội giết người
Vụ án oan xảy ra ngày 19/5/1979. Khi đó, chàng thanh niên tên ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ngụ ấp Nam, xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vừa đi làm đồng về. Cùng lúc này, em họ tên U chạy ngang qua nói: “Tao giết thằng Sên” rồi lấy chiếc túi nhét vội mấy quần áo bỏ đi.
Hai ngày sau, cả ấp rúng động khi trưởng công an xã được phát hiện đã chết ngoài bãi đất hoang. Cảnh sát xác định nạn nhân bị giết. Hay tin, ông Chiến giật mình nhớ lại lời U nói, vội sang kể với người thím, rồi chạy đến công an xã cung cấp thông tin.
Lạ rằng vừa khai xong mấy câu, ông bị công an xã bắt trói, ép nhận tội giết người. “Ở trại tạm giam khoảng 2 tuần, ông Chiến đành nhận tội giết trưởng công an vì bị đánh quá đau. Ngày CQĐT dựng lại hiện trường, ông Chiến cầm gậy quơ tứ tung theo “hướng dẫn” của điều tra viên. Chàng thanh niên 19 tuổi bị khép vào tội giết người. “Tìm được hung thủ”, CQĐT mới thả những người bị tạm giam trước đó.
Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang đưa bị cáo ra xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là U. Nhưng HĐXX vẫn tuyên ông Chiến án chung thân với tội “giết người”:
“Tui đã kí hết vào các giấy tờ, lúc trong trại tạm giam nói câu nào bị đánh câu đó, đau quá mới kí bậy. Ra toà kêu oan cũng chẳng ai nghe. Tui ức quá nhận hết, ai bảo gì tui đều gật đầu nhận”, ông Chiến kể.
Nhờ cải tạo tốt, ông Chiến được giảm án, thả tự do từ ngày 21/8/1995. Thời gian ngồi tù tổng cộng 16 năm 3 tháng.
16 năm tù oan được bồi thường hơn 200 triệu
Ra tù đã gần 36 tuổi, ông Chiến mang trong mình bản án giết người, nỗi mặc cảm tương lai tối mịt. Cầm 100 ngàn đồng cán bộ trại giam cho, ông ở lại Gia Lai tìm việc. Thanh niên vừa ra tù may mắn được cô gái Nguyễn Thị Hồng Loan đem lòng cảm mến, cưu mang.
Sau khi người vợ sinh con được 3 tháng, ông xin phép đưa gia đình về quê. Cuộc trở về không như ông mong đợi. Mọi người đều nhìn ông bằng con mắt xa lạ, ghét bỏ. Gia đình nghèo khó không giúp được gì. Ông đành dắt vợ con ra dựng tạm chòi lá tá túc nhờ mảnh đất hoang của người cậu. Tiếng xấu giết người vẫn đè lên cái tên. Mỗi lần đi làm thuê ở đâu, ông đều bị “soi” bởi lý lịch “đen”.
Mãi gần 2 năm sau ra tù, ông Chiến mới được minh oan. Đó là một ngày giữa tháng 10/1997, ông Chiến đang trồng rau ngoài đồng thì hay tin U bị bắt bên Lào, công an đã giải về Tiền Giang.
Cơ hội được minh oan đã đến, ông Chiến bỏ lại cuốc, cào chạy ào về nhà hỏi chuyện. Ông khóc òa vì sung sướng, từ nay đã được thoát tiếng oan giết người. Mấy ngày sau, công an tỉnh cứ vài ngày lại mời ông lên làm việc.
Nhà có mỗi chiếc xe đạp, ông lại lạch cạch đạp hơn 40km “hầu án”: “Bắt thằng U rồi, họ (ý nói cán bộ công an) vẫn chưa tin tui. Phần tui chẳng nghe đả động gì đến chuyện giải oan, nhà lại thiếu gạo đành bỏ dở đi làm thuê”.
Trở lại diễn biến vụ án trưởng công an xã bị sát hại, hung thủ thực sự Trần Văn U khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. U khai nghiện rượu, mỗi lần say xỉn gây mất trật tự địa phương nên bị công an xã mời đến giáo dục nhiều lần. Nhưng U không sửa đổi mà vẫn chứng nào tật ấy mà còn sinh ra thù hằn người lập hồ sơ đưa mình đi cưỡng bức lao động.
Khoảng 14h ngày 19/5/1979, U thấy anh Sên đi bộ đã bí mật chuẩn bị 2 cây gậy “mai phục”. Nạn nhân bị đánh vào đầu dẫn đến tử vong. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác nạn nhân đến giấu tại nghĩa địa, bỏ trốn về Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, sang tận Lào sinh sống. Ngày 24/10/1997, U bị bắt theo lệnh truy nã số 82 ngày 13/6/1979 của CA Tiền Giang.
Ngày 5/7/2001, TAND Tiền Giang đưa ra xét xử vụ án. Bị cáo khai một mình thực hiện hành vi giết người, không liên quan gì đến ông Chiến. Bị cáo U nhận án chung thân về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Ông Chiến được tuyên không phạm tội giết người.
Ông Chiến sau đó đã làm đơn yêu cầu các cơ quan gây oan sai cho mình đền bù 800 triệu đồng. Đến tháng 12/2004, ông Chiến được TAND Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng, đồng thời công khai xin lỗi tại địa phương, trên báo đài.
Những người thực thi công quyền cẩu thả, ông Chiến đã bị “nhốt” cả đời trai trẻ trong nhà lao. 16 năm tù đủ dài để con người ta xây dựng một cuộc sống đàng hoàng. Chừng đó thời gian cũng đủ biến một thanh niên trẻ khoẻ thành ông già trong nhà tù.
“Ra tù, tui mất hết tương lai. Căn nhà vợ chồng đang ở là do một người Việt kiều biết hoàn cảnh tù oan đã tài trợ xây dựng. Nhưng chủ đất nói gần nói xa, ý muốn đòi lại đất. Các con tui vì nghèo phải bỏ học giữa chừng. Tất cả do tù oan mà ra”, ông uất ức.
Tiễn khách ra ngõ, người đàn ông nhắc lại: “Hồi trước toà án tỉnh gọi tui lên thương lượng. Họ nói chỉ bồi thường chừng đó tiền (chính xác là 252,7 triệu đồng), nếu không đồng ý thì ra toà. Lúc đó toà xử xử. Tui không hiểu, đành gật đầu chấp nhận”./.

tu-oan

Giáo hội Tin lành Lutheran không được tổ chức Giáng Sinh

Giáo hội Tin lành Lutheran không được tổ chức Giáng Sinh

Thanh Trúc, RFA
2016-12-25
Mục sư Nguyễn Công Chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai hôm 26/3/2012

Mục sư Nguyễn Công Chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai hôm 26/3/2012

Courtesy of baomoi.com
Giáo Hội Tin Lành Lutheran Việt Nam Hoa Kỳ, được biết đến qua Mục sư Nguyễn Công Chính với bản án 11 năm tù giam, sẽ không được phép tổ chức lễ Giáng Sinh năm nay.

Hôm 22/12, một thầy truyền  đạo người dân tộc trong giáo hội này bị đánh vì phản đối lệnh triệu tập cũng như lệnh cấm tổ chức lễ Giáng Sinh.

Công an trao khảo, cấm tổ chức Giáng Sinh

Người báo tin này là vợ Mục sư Nguyễn Công Chính, cũng từng bị công an sách nhiễu đánh đập trước  đây:

“Tôi là Trần Thị Hồng, vợ của Mục sư Tin Lành Nguyễn Công Chính. Từ ngày 15/12 cho đến ngày hôm nay những anh em đồng đạo trong Giáo Hội Tin Lành Lutheran Việt Nam Hoa Kỳ chúng tôi, đặc biệt một số anh em ở tình Đak Lak, thì ngày nào cũng bị công an tỉnh Dak Lak bắt lên khảo tra và cấm anh em chúng tôi không được thờ phượng, không được tổ chức lễ Giáng Sinh trong mùa lễ này.

Anh em không đồng ý thì công an tỉnh Dak Lak dùng vũ lực đánh đập anh em, đó là tin tôi mới được báo lại. Khi họ đưa giấy mời thì chúng tôi vẫn có giấy mời và ngày giờ đàng hoàng, nhưng khi lên trên đó làm việc thì họ cấm anh em bằng miệng thôi, họ không có văn bản rõ ràng.”

Thanh Trúc: Xin bà cho biết rõ hơn về trường hợp một thầy truyền đạo ở Dak Lak bị công an đánh hôm 22/12 vừa qua?

Bà Trần Thị Hồng: Công an tỉnh Dak Lak bắt thầy truyền đạo Y Khen và đánh đập thầy rất dã man. Thầy Y Khen B’đáp là người dân tộc Ê-đê. Y Khen B’Đáp và Y Ven là hai thầy ở Dak Lak, nhưng người bị đánh ở đây là thầy Y Khen.

1506075-622.jpg
Bà Trần Thị Hồng vợ của mục sư Nguyễn Công Chính, ảnh minh họa chụp trước đây. File photo

Chúng tôi có hình ảnh 2 thầy và có giấy triệu tập của công an địa phương ở tỉnh Dak Lak. Khi mà họ đưa giấy mời thì anh em không đồng ý, họ dùng lực lượng công an xuống để áp tải anh em đi.

Đây là những thầy đã từng bị bắt và kêu án, đã từng nhiều năm ở trong tù rồi, nay họ được về và đang tiếp tục bị đàn áp. Chúng tôi có đủ bằng chứng để chứng minh sự đàn áp về mặt tôn giáo ở tại Daklak.

Thanh Trúc: Theo bà thì trong tình hình như vậy, Giáo Hội Tin Lành Lutheran Việt Nam Hoa Kỳ có dám tổ chức thánh  lễ, có hội họp để cầu nguyện không?

Bà Trần Thị Hồng: Chúng tôi đã từng ra đến chính phủ để mà đăng ký về tư cách pháp nhân rồi nhưng chính phủ nói đợi thời gian xem xét, cuối cùng thì bị công an địa phương đàn áp.

Cho nên khi đến  mùa lễ Giáng Sinh thì chúng tôi chỉ thờ phượng một cách âm thầm, chứ còn đến đăng ký thì họ không bao giờ cho phép đâu.

Sức khỏe Mục sư Nguyễn Công Chính trong tù

Thanh Trúc: Nhân đây xin được hỏi thêm là hôm 11/12 vừa qua bà cho biết tin mục sư Nguyễn Công Chính bị dời từ trại giam An Phước ở Bình Dương về Xuân Lộc ở Đồng Nai. Ngày 13/12 bà đi thăm nuôi và được gặp mặt ông, bà thấy sức khỏe của mục sư Chính như thế nào?

Bà Trần Thị Hồng: Tình trạng sức khỏe của ông rất kém bởi vì hiện ông đang bị cách ly tức  biệt giam, kèm theo đó bịnh huyết áp của ông cũng nặng rồi bịnh viêm xoan mũi cấp tính nữa.

Ông không được điều trị, thuốc men tôi đem vô thỉ họ cũng trả về họ không cho ông dùng. Kinh Thánh, Thánh ca tôi đem vô họ cũng trả về.

Thanh Trúc: Thưa bà Trần Thị Hồng, hiện tại bản thân bà còn bị trở ngại gì không?

Bà Trần Thị Hồng: Từ ngày 13 tôi đi thăm nuôi trở về là tôi bị công an tỉnh Gia Lai bố rắp, canh giữ mẹ con tôi ngày đêm. Họ không có đánh đập tôi như vào tháng  Tư năm 2016 , tuy vậy họ canh giữ tôi ngày đêm.

Khi tôi đưa con đi học thì họ cũng áp tải đi, khi tôi về họ cũng áp tải về, coi tôi giống như một phạm nhân vậy đó. Nhà tôi họ canh giữ ngày đêm, tối đến thì họ canh gác phía ngoài phía trong.

Họ biến ngôi nhà của mẹ con tôi không khác gì nhà tù cả, không cho tôi ra khỏi địa bàn tỉnh Gia Lai.

Theo qui định của trại giam Long Khánh, Đồng Nai một tháng họ cho thăm nuôi một lần. Nếu đi thăm nuôi thì tôi phải xuống Sài Gòn, từ Sài Gòn xuống Đồng Nai, từ Đồng Nai đi tiếp tới Long Khánh rồi từ Long Khánh lại đi vô tiếp tới trại giam.

Một đoạn đường rất xa xôi, rất khó khăn, đó là một trong những điều tôi thấy lo lắng.

***

Trên đây là một số thông tin mới nhất về trường hợp của Mục sư Nguyễn Công Chính và Giáo Hội Tin Lành Lutheran Việt Nam Hoa Kỳ mà ông là một trong những người truyền đạo.

Mục sư Nguyễn Công Chính bị bắt ngày 28/04/2011, với cáo buộc “âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam”, vi phạm Điều 87 Bộ Luật Hình. Phán quyết 11 năm tù giam mà tòa sơ thẩm tuyên buộc đối với mục sư Nguyễn Công Chính được tòa phúc thẩm sau đó giữ y án.

Không chỉ mục sư Nguyễn Công Chính bị đối xử hà khắc trong tù, vợ ông là bà Trần Thị Hồng cùng 4 con nhỏ thường xuyên bị công an chận đường đe dọa, thậm chí mạnh tay hành hung bà.

Có bao nhiêu án oan tại Việt Nam?

Có bao nhiêu án oan tại Việt Nam?

Nguoi-viet.com

Ông Nguyễn Thanh Chấn, một người bị oan nổi tiếng, trong ngày được trả tự do. (Hình: Pháp Luật Thành Phố)

HÀ NỘI (NV) – Có bao nhiêu người bị kết án oan ức dù người ta không phạm tội tại Việt Nam trong hàng trăm ngàn vụ án?

Đây là câu hỏi được luật sư Lê Công Định nêu ra trong một bài viết ngắn trên mạng xã hội hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Mười Hai, 2016, khi ông hỏi rằng “Còn bao nhiêu bản án và nghi án oan khuất nữa đang dày vò thân phận của bao người mà chúng ta biết và không biết đến?” nhân có tin tử tù Hàn Đức Long mới được trả tự do sau 4 lần bị kết án tử hình khi bị vu cho tội hiếp dâm và giết một bé gái 5 tuổi hàng xóm.

Buổi tối 20 Tháng Mười Hai, 2016, ông Hàn Đức Long (57 tuổi, cư dân thôn Yên Lý xã Phúc Sơn huyện Tân Yên, Bắc Giang) trở về nhà trong sự ngỡ ngàng của gia đình theo “quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can” đối với ông vì “không đủ căn cứ kết tội” của Viện Kiểm Sát tỉnh Bắc Giang.

Luật sư Ngô Ngọc Trai, một trong những luật sư theo đuổi vụ này, từng có nhiều bài viết liên quan đến vụ án. Vợ ông đã cầm cố cả nhà đất, hàng ngày đi làm thuê, lấy tiền chạy ngược chạy xuôi kêu oan cho ông hơn 11 năm trời. Cả ông cựu tổng bí thư đảng, Lê Khả Phiêu, cũng đã viết thư cho ông Trương Tấn Sang, khi đang là chủ tịch nước, yêu cầu xét lại bản án.

Trước nhiều áp lực, ông Hàn Đức Long mới được trả tự do. Ra tù, ông nói rằng nếu không “nhận tội” thì ông đã bỏ xác trong tù bởi những trận tra tấn khủng khiếp bên trên sức chịu đựng. Không có chứng cứ nào từ nhân chứng đến vật chứng chứng tỏ ông là thủ phạm, công an CSVN chỉ căn cứ vào lời “tố cáo” của mẹ con một người hàng xóm dù không nhìn thấy cảnh bé gái bị hãm hiếp và giết hại.

Khi bị lôi ra các phiên tòa, ông Hàn Đức Long đều phủ nhận hành vi hiếp dâm, giết người mà nói đã bị bức cung, nhục hình, ép phải nhìn nhận cái tội không hề phạm. Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2016, một số báo ở Việt Nam trong đó có cả tờ “Pháp Luật Việt Nam” của Bộ Tư Pháp đưa tin các điều tra viên trong hai vụ án oan Hàn Đức Long và Nguyễn Thanh Chấn “là một.”

Ngày 12 Tháng Giêng, 2015, tờ Pháp Luật Thành Phố cho hay “Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã thống kê 47 vụ án có dấu hiệu oan sai mà luật sư của đoàn từng trợ giúp pháp lý từ 1 Tháng Mười, 2011 đến 30 Tháng Chín, 2014.” Nguyên nhân của các vụ oan sai “chủ yếu xuất phát từ giai đoạn điều tra,” tức là điều tra viên đã tra tấn nhục hình nghi can “đánh cho ra tội.”

Tờ Pháp Luật Thành phố dẫn lời Luật Sư Lê Đức Bính (phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) cho biết: “47 vụ án có dấu hiệu oan sai mà Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội thống kê chỉ mang tính ước lệ, chưa đầy đủ. Nếu thật đầy đủ thì chắc chắn các vụ án có dấu hiệu hoặc về bản chất là oan sai sẽ nhiều hơn! Việc nắm các vụ án có dấu hiệu oan sai chủ yếu là qua các báo cáo cụ thể của các tổ chức hành nghề luật sự và các luật sư thành viên. Phản ánh án oan sai từ các thành viên của đoàn, từ khách hàng, công luận cho thấy tình hình oan sai ngày càng gia tăng và phức tạp hơn.”

Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam, ngày 8 Tháng Chín, 2016, có bài viết trên trang mạng của họ rằng “tình trạng ép cung, bức cung trong giai đoạn khởi tố, điều tra của điều tra viên với người bị tạm giam, bị can vẫn còn diễn ra.”

Tổ chức này cho rằng “Pháp luật tố tụng còn thiếu quy định cụ thể về căn cứ, cách thức trưng cầu để bảo đảm sự độc lập, khách quan và hiệu quả của hoạt động tố tụng và hoạt động giám định; cơ chế xem xét, đánh giá và sử dụng kết luận giám định trong hoạt động tố tụng với tư cách là một loại chứng cứ đặc biệt trong hoạt động tố tụng, những trường hợp bắt buộc người giám định tư pháp phải có mặt tham dự phiên tòa để trình bày và bảo vệ kết quả giám định chưa được quy định cụ thể thành điều luật.”

Nhân chuyện Hàn Đức Long được thả, Luật Sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook hôm 23 Tháng Mười Hai, 2016, rằng “Tôi tin rằng còn có rất nhiều vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng khác, nhưng khó có chuyện các cơ quan Bộ Công An, Viện kiểm Sát NDTC và Tòa Án NDTC chịu thừa nhận họ đã gây ra oan sai, bằng cách này hay cách khác.”

Chỉ kể riêng trong 3 năm (2011-2014), hệ thống công an, tư pháp CSVN đã “khởi tố, điều tra 219,506 vụ với 338,379 bị can,” thì có bao nhiêu vụ oan sai vì nghi can bị tra tấn, ép cung, không ai biết đích xác trừ phi có các cuộc điều tra độc lập và thẳng thắn, một điều không thể có trong chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam.

Luật Sư Trần vũ Hải kể rằng, sau vụ Nguyễn Thanh Chấn (ra tù Tháng Mười Một, 2013) “mỗi năm các cơ quan này lại “són” ra một vụ được thừa nhận oan sai nghiêm trọng. Năm 2015 là Huỳnh Văn Nén sau 17 năm tù và án chung thân cùng hai vụ đại oan. Năm 2016 là vụ Trần Văn Thêm, thực ra vụ này đã được xác định oan sai từ hơn 40 năm trước, nhưng với lý do thất lạc hồ sơ, đến năm nay mới chính thức xác nhận. Một vụ khác là vụ Trần Văn Vót, cơ quan pháp luật nói hồ sơ đã bị tiểu hủy do trên 20 năm, mặc dù ông Vót và gia đình kêu oan liên tục từ đó đến nay. Dù không có hồ sơ, nhưng hai cơ quan tố tụng tối cao vẫn khẳng định “xét xử đúng!” Những vụ án khác đang đợi chờ trong hy vọng mong manh là các vụ án Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng và nhiều vụ khác, chỉ tính những án bị tuyên tử hình hoặc chung thân.”

Mỗi năm, có vài chục người bị công an CSVN tra tấn chết chỉ vài giờ hay vài ngày khi bị bắt để điều tra. Tất cả dấu vết bầm tím, dập xương, nứt sọ, tổn thương các bộ phận trong cơ thể đầy trên thi thể các nạn nhân nhưng hầu hết các thủ phạm tra tấn đều được bao che dung dưỡng. Các nạn nhân bị đổ cho là “tự tử,” “sốc thuốc,” “có tiền sử bệnh tim” dù thân nhân của họ cả quyết các nạn nhân đều khỏe mạnh, bình thường. (TN)

Không Nhà Không Cửa

Không Nhà Không Cửa

Hiện nay trên thế giới có khoảng một trăm triệu người không có nhà để ở. Riêng tại Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 20 triệu trẻ em đang ngủ đầu đường xó chợ. Nhìn chung, có một tỷ người trên thế giới không có được một nơi ở tươm tất.

Trên đây là kết quả của một cuộc điều tra dựa trên những con số do các Hội Ðồng Giám Mục và các Giáo Hội Công Giáo địa phương cung cấp. Cuộc điều tra này do Ủy ban công lý và hòa bình của tòa thánh thực hiện và ấn hành thành lập một tập tài liệu vào dịp cuối năm quốc tế những người không nhà không cửa do Liên Hiệp Quốc khởi xướng năm 1988 vừa qua.

Theo tập tài liệu này thì vấn đề nhà ở chắc chắn là một trong những vấn đề trầm trọng nhất của thế giới ngày nay. Tài liệu cho thấy những kẻ không nhà là những người nghèo nhất trong số những người nghèo và tố cáo những người chủ nhà chỉ vì tính toán thủ lợi mà thà bỏ trống những căn nhà hơn là hạ giá để nâng đỡ những kẻ không nhà.

Chúa Giêsu đã chào đời như một con người không nhà không cửa.

Ngài đến là để cho con người được sống và sống một cách sung mãn. Tiếng kêu khóc chào đời của Ngài giữa khung cảnh cùng cực của hang lừa máng cỏ, là tiếng kêu than của hàng triệu triệu trẻ em đang bị tước đoạt quyền sống, đang bị từ chối những điều kiện cơ bản nhất để được sống như con người.

Máng cỏ mà chúng ta đang chuẩn bị ở nhà thờ hay trong gia đình phải là một nhắc nhở cho chúng ta về sự hiện diện và tiếng van xin của không biết bao nhiêu người không nhà, không cửa xung quanh chúng ta. Hơn ai hết, người Việt Nam chúng ta đang nhìn thấy tận, mắt thế nào là cảnh lang thang đầu đường xó chợ.

Chúng ta chuẩn bị một trú ngụ cho Hài Nhi Giêsu, chúng ta có nghĩ đến những người cùng khổ xung quanh chúng ta không?

Chúng ta có biết rằng khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước đau khổ của người anh em chúng ta là chính lúc chúng ta khước từ Chúa Giêsu không?

Chúng ta có biết rằng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu cũng là ngày Giáng Sinh của những con người cùng khổ nhất không?

Chắc chắn Chúa Giêsu sẽ không bao giờ đến trong máng cỏ hào nhoáng của chúng ta, nếu chúng ta xua đuổi những người khốn khổ xung quanh chúng ta.

Trích sách Lẽ Sống

From: hnkimnga & Anh chị Thụ Mai gởi

Báo động: Gần 14 triệu người Việt bị tâm thần

Báo động: Gần 14 triệu người Việt bị tâm thần

Theo Cục Quản lý Khám chữa Bệnh, Bộ Y tế nước ta có gần 14 triệu người Việt Nam đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến và gần 1/5 trong số đó mắc các rối loạn tâm thần nặng.

Theo Cục Quản lý Khám chữa Bệnh, Bộ Y tế nước ta có gần 14 triệu người Việt Nam đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến và gần 1/5 trong số đó mắc các rối loạn tâm thần nặng.

Báo động: Gần 14 triệu người Việt bị tâm thần

Ảnh bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 1. Sức khỏe tâm thần chưa được quan tâm

Đây là số liệu được đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện chiến lược Quốc gia về sức khỏe tâm thần tại Hà Nội sáng 7/12.

Theo ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, rối loạn tâm thần là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay, là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật.

Theo nghiên cứu, gần 15% dân số Việt Nam (tương đương gần 14 triệu người) mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó khoảng 3 triệu người mắc rối loạn tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm phát triển và con số này vẫn không ngừng tăng.

Nguyên nhân chủ yếu do làm việc suốt ngày đêm, áp lực công việc lớn, căng thẳng, tiêu thụ rượu bia nhiều, cách biệt giàu-nghèo, ly hôn, thất nghiệp…

Tuy nhiên số lượng người bệnh rối loạn tâm thần được chữa trị còn cực kỳ thấp, cứ 10 người chỉ có 2-3 người được điều trị, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế.

Chưa kể số lượng bác sĩ chuyên khoa tâm thần còn rất ít, cả nước có 850 bác sĩ nhưng chỉ tập trung tại tuyến trung ương và các thành phố lớn.

Bên cạnh đó, do nhận thức hạn chế, người dân vẫn chưa hiểu đúng về sức khỏe tâm thần, đánh đồng tất cả đều là “điên” mà không biết có nhiều rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, mất ngủ, lo âu… dẫn đến tình trạng kì thị, phân biệt đối xử.

Trước tình hình trên, để giảm bớt gánh nặng do rối loạn tâm thần gây ra, Việt Nam xây dựng chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần, phấn đấu ban hành luật Sức khỏe tâm thần trước năm 2020 và đặt ra mục tiêu 50% bệnh nhân rối loạn tâm thần được điều trị vào năm 2025. Hàng năm, ngân sách y tế sẽ dành ít nhất 5% cho lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

Tâm thần dạng nhẹ gia tăng

TS Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội), hàng ngày bệnh viện của ông thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị tâm thần thể nhẹ ở dạng mất ngủ, lo âu, không tập trung công việc đau đầu, mất ngủ tăng lên trông thấy.

Đáng buồn, đa số họ là những người lao động trí óc như nhân viên ngân hàng, giáo viên, kinh doanh thậm chí cả những người đang giữ chức giám đốc, trưởng phòng cũng rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần thể nhẹ.

Số bệnh nhân này đang có xu hướng tăng lên trông thấy. Bệnh nhân chủ yếu đến khám rồi về nhà điều trị ngoại trú nên không thống kê được cụ thể.