Cách sống khỏe của Người Nhật

10 bài học sức khoẻ của người Nhật
Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa
Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
Bớt đi xe, năng đi bộ
Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
Bớt nói, làm nhiều hơn
Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn
Những bài học trên có tác dụng rất  lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm  gan…

1252928491_bi-quyet-song-khoe

Chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh là bí quyết giúp người dân Nhật có
tuổi thọ cao nhất thế giới.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh cũng là bí quyết giúp người dân ở đất nước này sở hữu kỷ lục đó.
Theo các nhà khoa học thuộc hội Dinh dưỡng Tokyo (Nhật), bí quyết sống khoẻ của người Nhật là sự tổng hoà của nhiều yếu tố: chế độ ăn uống, khí hậu, lối sống, vận động thể lực và
cuộc sống tinh thần ổn định. Một yếu tố quan trọng khác là tâm trí thảnh thơi,
không bị căng thẳng trước cuộc sống hàng ngày.
Trong cuốn Cẩm nang sống khoẻ của người Nhật do hội này xuất bản đã trích giới thiệu một số động tác dưỡng sinh để mọi người thực hành hàng ngày. Động tác tuy đơn giản nhưng
hiệu quả thì rất kỳ diệu, nếu thường xuyên tập luyện.
Ngủ dậy nên uống một cốc nước
Khi ngủ các cơ phận của con người ít hoạt động hay hoạt động chậm lại, chức năng cũng giảm đi nhiều. Khi ngủ dậy buổi sáng, cơ thể đã bắt đầu hoạt động trở lại. Nước được
uống vào lúc này sẽ được dạ dày hấp thụ một cách trọn vẹn và đầy đủ, truyền vào máu để cung cấp đủ chất dịch cho hoạt động cơ thể.  Riêng phó thường dân này có vắt thêm chanh
Trước khi dùng trà buổi sáng cũng nên uống một ly nước lạnh. Nước uống nên pha thêm vào một chút muối và nên là nước sôi để nguội. Có thể bắt đầu uống 250ml, sau tăng lên từ
500 – 1.000ml.
Xoa mặt và cổ
Dùng khăn mặt nhúng vào nước lạnh (mùa hè) hay nước ấm (mùa đông) để tuần tự kỳ cọ, xát mạnh vào những cơ phận trên mặt và trên cổ, cho đến khi da ửng đỏ lên. Thời gian trong khoảng từ ba đến năm phút. Xoa bóp cổ có thể kích thích tuyến giáp trạng, thúc
đẩy kích thích tố. Xoa bóp mặt cải thiện tuần hoàn máu huyết, giảm các vết nhăn
trên da mặt.
Tẩm quất đầu và cổ
Nắm tay thành quả đấm tẩm vào trán 50 cái, cổ 50 cái sẽ giúp não bộ hoạt động minh mẫn hơn.
Tắm nước lạnh, tắm nước ấm
Khi tắm, trước tiên dùng xà phòng xoa thành bọt, sau đó chà xát và xối nước lạnh. Người nam xối từ bụng đến tinh hoàn. Người nữ xối từ bụng xuống âm hộ. Xối lạnh bộ phận đó mục đích là kích thích hoạt động cơ năng này được tốt. Nếu mỗi ngày tắm xối hai hay
ba lần thì hiệu quả rất cao.
Ấn đùi non
Khi tắm dùng ngón cái ấn đùi non khoảng 50 cái. Khi mệt sẽ cảm thấy hơi đau nhưng ấn mười mấy cái là hết đau. Phương pháp này không những giúp loại trừ mệt nhọc ở đôi chân, mà còn có thể tăng cường ham muốn tình dục.
Ấn bụng
Trước khi ngủ, đan ngón tay vào nhau, dùng lòng bàn tay (trừ hai ngón cái) ấn lên bụng, đặc biệt vùng chung quanh rốn, ấn lên bụng non. Làm từ trên xuống, mỗi tối khoảng từ 5 đến 10 lần. Phương pháp này làm khoẻ nội tạng, có tác dụng nâng cao chức năng dạ dày. Người yếu dạ dày có thể làm thêm mấy lần.
Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Đau lưng

Đau lưng

                                                                            BS Nguyển Ý Đức

image 

 Sau Nhức đầu thì Đau lưng Lower Back Pain là nguyên nhân thứ nhì gây đau cho mọi người, đặc biệt là với người cao tuổi.. Chăm sóc đau lưng cũng là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ chỉ sau các bệnh về tim.

Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.

Các nhà chuyên môn cũng ước lượng là 80% các trường hợp Đau Lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cột sống.

 image

Lưng là phần dưới của thân mình gồm có 5 đốt xương sống, các gân, dây chằng, cơ bắp để giữ lưng ngay thẳng. Các đốt xương này chịu đựng sức nặng của phần trên của thân mình, cho nên chúng rất dễ tổn thương.

Từ các đốt sống này xuất phát dây thần kinh não tủy. Giữa các đốt sống là đĩa sụn liên hợp giúp cột sống cử động trơn tru.

Đau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân chính:

-căng cơ bắp-dây chằng trong các hoàn cảnh như mập phì, có thai, người cao tuổi ít vận động, nâng mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không ngay thẳng, nhiều xúc động mạnh…

-thoái hóa đĩa đệm.

-viêm mặt khớp xương.

 image
Ngoài ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống, nằm ngủ trong vị thế bất thường hoặc nệm quá mềm cũng là nguy cơ gây đau lưng. Nhiều trường hợp phụ nữ với nhũ hoa quá khổ cũng gây ra đau lưng vì lưng chịu một sức nặng ngoài khả năng.

Người cao tuổi thường hay bị đau lưng vì sự thoái hóa cột sống, cơ bắp dây chằng lỏng lẻo, đốt cột sống dễ bị nghiêng vẹo, đè vào dây thần kinh não tủy, gây ra đau. Với các bác, chỉ khom khom di chuyển một chậu cây cảnh hoặc cúi xuống bế đứa cháu nội ngoại cũng dễ dàng ôm lưng nhăn nhó.

Theo các nhà chuyên môn, 80% dân chúng đều bị đau lưng một vài lần nào đó trong cuộc đời. Đau lưng là lý do hàng đầu khiến cho người dưới 45 tuổi phải nghỉ việc.

Đau lưng có thể là cấp tính hoặc kinh niên.

Cấp tính thường kéo dài khoảng 4 tuần lễ còn kinh niên thì liên tục đau, có khi cả dăm ba tháng.

Những cơn đau và cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm và xế chiều. Ban đêm cơn đau khiến người bệnh khó ngủ.

Đau cũng thường thấy ở dưới chân khi đi lại hoặc đứng lâu.

 image


Phòng tránh

Phòng ngừa có mục đích tránh các căng dãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.

1- Khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng.

2- Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.

3- Đừng đi giầy gót quá cao, làm xương sống xiêu vẹo, yếu.

4-Giữ dáng điệu ngay ngắn.

5-Khi đứng, bụng thót phẳng , hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.

6-Ngồi lâu đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế lâu lâu nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư dãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.

7-Nệm xe đều gây đau lưng khi ngồi quá lâu. Nên lót lưng với một cái gối nhỏ và để tay trên vật tựa; kéo ghế gần về phía trước để đầu gối cao bằng hông.

 image

8-Nên ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co thước thợ hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng;

9- Khi cần coi tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.

10-Quần áo không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó..

11-Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.

12-Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bẩy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.

13-Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu.

14-Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.

 image

Vài cử động để thư dãn cột sống

1-Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.

2- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, dơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm năm động tác liên tiếp cho mỗi chân.

3-Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác 10 lần.

 image

4-Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhip đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử đông năm lần.

5-Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 đến 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.

BS Nguyển Ý Đức

Cần nhớ để biết việc gì sắp xảy ra trong cơ thể.

 Cần nhớ để biết việc gì sắp xảy ra trong cơ thể. 

 Có những triệu chứng tưởng chừng rất mơ hồ nhưng nếu không chủ quan, sớm nhận biết và được chẩn đoán đúng, nhiều khả năng giúp “thoát” được những căn bệnh hiểm nghèo. Dấu hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo

1. Dấu hiệu cảnh báo ung thư

 Khi ung thư vừa phát sẽ không thấy đau đớn hay có dấu hiệu nào, nên các xét nghiệm tầm soát là rất quan trọng. Khi ung thư phát triển theo các loại khác nhau, các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện.

 Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp phát hiện và điều trị ung thư càng sớm càng có nhiều cơ may chữa dứt bệnh

Ung thư bàng quang: 

 – Tiểu ra máu. Nước tiểu có màu đỏ sậm hay mờ nhạt, lợn cợn.

– Đau buốt khi tiểu..

– Đi tiểu nhiều lần hay tiểu gấp

Ung thư vú:

 – Cảm thấy có một cục u dày lên trong ngực, vùng xung quanh, dọc theo vùng xương cổ và dưới bầu vú hay vùng nách.

– Thay đổi kích cỡ hay hình dáng bầu vú.

– Chảy nước (không phải sữa) hay máu từ núm vú.

– Thay đổi màu sắc hay cảm giác ở da vú. Núm vú, hay quầng vú (vùng thâm xung quanh núm vú). Da vú bị co rút, nhăn hay có vảy.

Mặc dù hiếm, đàn ông vẫn có thể bị ung thư vú và nếu thấy một cục trong vú nên đi gặp bác sĩ.

 

Ung thư đại tràng, trực tràng:

 – Thay đổi thói quen đi cầu

– Táo bón. Đi cầu nhiều lần và hay phân lỏng bất thường.

– Cảm thấy ruột luôn đầy.

– Máu nằm trong hay ngoài phân. Có thể màu đỏ sậm hay đỏ tươi.

– Phân ra hẹp hơn bình thường.

– Bao tử phình to, đầy hay co rút.

– Thường sình hơi.

– Sụt cân không lý do.

– Mệt mỏi thường xuyên.

Ung thư thận:

 – Tiểu ra máu

– Một khối ở vùng hông

– Đau mơ hồ vùng lưng hay vùng hông

– Ho không rõ nguyên nhân trên ba tuần

Ung thư phổi:

– Ho kéo dài, có thể là ho vì hút thuốc trở nên nghiêm trọng hơn.

– Tức ngực. Có người bị đau lưng.

– Khàn tiếng.

– Thở đứt quãng hay khò khè.

– Viêm phổi hay viêm cuốn phổi nhiều lần.

– Ho ra máu.

– Mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân.

– Cảm thấy vai, cánh tay, bàn tay yếu đi.

Ung thư buồng trứng:

 Thường không có triệu chứng sớm. Khi có triệu chứng, các dấu hiệu bao gồm:

 – Sưng nề hay khó chịu vùng bụng dưới

– Cảm thấy đầy bụng sau bữa ăn nhẹ. Sụt cân và chán ăn

– Đầy bụng, khó tiêu, buồn ói

– Tiêu chảy, bón hay tiểu nhiều lần

– Chảy máu từ âm đạo

 Thường thì ung thư đã phát tán ở thời điểm phát hiện

Ung thư tuyến tiền liệt:

 Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Nếu có, các dấu hiệu này là:

 – Đi tiểu nhiều lần, nhất là về đêm

– Khó tiểu, nhất là lúc bắt đầu, khó giữ lại nước tiểu hay không tiểu được

– Dòng nước tiểu yếu hay bị gián đoạn

– Đau hay cảm giác rát bỏng khi đi tiểu

– Đau khi phóng tinh

– Máu trong nước tiểu hay tinh dịch

– Đau kéo dài hay cứng vùng phía dưới lưng, hông hay bắp đùi.

Ung thư tinh hoàn: 

– Một khối ở tinh hoàn

– Cảm giác nặng ở bìu

– Đau âm ỉ vùng bụng dưới hay ở hang

– Đột ngột có nước ở bìu

– Đau hay khó chịu một bên tinh hoàn hay bìu

– Vú to lên hay nặng

Đàn ông từ 15 tuổi trở lên nên tự khám tinh hoàn đều đặn để phát hiện khối u hay thay đổi kích thước, hình dạng tinh hoàn

Ung thư họng:  

– Khàn tiếng hay thay đổi giọng nói

– Khối ở vùng cổ hay cảm giác có một cục trong họng

– Ho kéo dài

– Khó nuốt. Cảm giác nặng hay rát bỏng khi nuốt

– Thường xuyên bị khó tiêu và nóng ngực. Hay bị ói hay nghẹn.

– Đau trong ngực hay trong họng

2. Những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường:  

1/3 người bị tiểu đường không biết mình mắc bệnh. Nên đi gặp bác sĩ ngay nếu có ít nhất một trong các dấu hiệu sau :

 – Tiểu nhiều lần

– Khát quá mức

– Đói quá mức

– Sụt cân bất thường

– Mỏi mệt

– Bứt rứt

– Mờ mắt

 Ở tiểu đường loại 1, các triệu chứng diễn ra nhanh chóng hơn. Với loại này, cơ thể không tạo được Insulin hay số lượng rất ít

 Ở tiểu đường loại 2, các triệu chứng diễn ra chậm hơn. Cơ thể không tạo ra đủ Insulin hay tạo ra không đúng cách. Loại này thường gặp ở người trên 40 tuổi, béo phì và không tập thể dục.

 Tiền tiểu đường xảy ra trước khi bị tiểu đường loại 2. Chẩn đoán và điều trị loại này giúp không bị tiểu đường loại 2.

 Tiểu đường có thể diễn ra âm thầm không triệu chứng. Phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng

 3. Những dấu hiệu cảnh báo lên cơn đau tim (heart attack):

 – Khó chịu ở ngực. Thường diễn ra trên vài phút hay biến mất rồi bị lại, cảm giác giống như đè ép, nặng ngực hay đau.

 – Khó chịu ở nửa trên thân người. Có thể đau hay khó chịu ở một hay hai tay hay ở lưng, cổ, hàm hay vùng bao tử

 – Thở gấp.Thường đi kèm với khó chịu ở ngực nhưng cũng có thể xảy ra trước đó

 – Các triệu chứng khác. Bao gồm vã mồ hôi lạnh, buồn ói hay đầu óc quay cuồng

 Triệu chứng thường gặp nhất ở cả nam lẫn nữ là đau hay khó chịu ở ngực… Nhưng phụ nữ thường có thêm các dấu hiệu khác như thở gấp, buồn ói và đau lưng hay đau hàm

 Nếu có dấu hiệu cảnh báo đau tim, nên đi cấp cứu ngay

4. Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ (stroke):

 – Đột ngột bị tê hay yếu ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên người

 – Đột nhiên bị lẫn lộn, khó nói chuyện hay nói bậy bạ vô nghĩa

 – Đột ngột khó nhìn ở một hay hai mắt

 – Đột ngột khó đi, chóng mặt, mất thăng bằng hay không phối hợp được

 – Đột ngột nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

 Đây là hướng dẫn chung. Nếu bạn có nhiều nguy cơ bệnh tật, các xét nghiệm nên làm sớm hơn. Các xét nghiệm phụ trợ như tầm soát tiểu đường hay tăng nhãn áp cũng có thể cần thiết. Nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.