Dược Thảo

Dược Thảo

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Dược Thảo đã giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người từ nhiều ngàn năm, khi mà y học tây phương chưa xuất hiện. Dược thảo dùng cây thuốc để phòng bệnh và chữa bệnh.

Theo cơ quan Y tế Thế giới, một sản phẩm được coi là  dược thảo khi thành phần chính gồm một bộ phận của thảo mộc nằm ở trên không hoặc ở dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay sau khi được chế biến. Khi có pha lẫn hoá chất hay khoáng chất thì sản phẩm đó không còn là dược thảo nữa.

Cũng theo cơ quan này, hiện nay có tới 80% dân chúng trên thế giới dùng dược thảo. Kỹ nghệ chế biến dược thảo, bốc thuốc rất phát triển, thịnh vượng, thu vào nhiều chục tỷ mỹ kim.

Riêng tại Hoa Kỳ, vào năm 1998, dân chúng Hoa Kỳ tiêu hơn 4 tỷ mỹ kim để mua các lọai  dược thảo. Từ năm 1990 tới 1997, số người dùng dược thảo tăng 380%, số người đi khám bác sĩ giảm, mà số người đi khám bệnh thầy thuốc không chính thống lại tăng.

Dược thảo được bầy bán khắp nơi, đôi khi ngay cả trong tiệm chuyên bán âu dược. Những môn thuốc của Mẹ Thiên Nhiên như lá, củ, rễ, vỏ, hoa đã mau chóng trở nên phương tiện trị liệu ưa thích của người dân. Họ mua để chữa các bệnh như cảm cúm, đau nhức, tiểu đường, tới bệnh trầm trọng hơn như ung thư các loại, tê liệt tứ chi.

Với cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ ( FDA ) thì dược thảo được xếp hạng thực phẩm phụ, như đã quy định trong Dietary Supplement Health and Education Act năm 1994. Dược thảo được bầy bán không cần thử nghiệm, nghiên cứu như âu dược, mặc dù dược thảo có tính cách trị bệnh và cũng có tác dụng phụ. Dược thảo không được quảng cáo là có công dụng trị bệnh mà chỉ được nói chung chung về ích lợi của sản phẩm, thí dụ thuốc làm lợi tiểu tiện, bổ gan, tăng cường miễn nhiễm…

Khi thuốc bị coi là không an toàn thì cơ quan này sẽ không cho bầy bán.

Đa số dược thảo hiện có trên thị trường đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hoặc dựa vào những bài thuốc được lưu truyền trong giòng họ và được coi như đáng tin cậy. Vì dược thảo không được cơ quan FDA cấp bằng đặc quyền chế tạo, nên các nhà sản xuất không chịu bỏ vốn cho chi phí nghiên cứu khoa học như âu dược. Ngoài ra còn các vị lương y cổ truyền tiếp tục chẩn mạch, bốc thuốc phục vụ bệnh nhân.

Để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi cuả dân chúng, chính quyền các quốc gia cũng bắt đầu lưu ý, dành ngân khoản, lập cơ quan nghiên cứu  công dụng và an toàn cuả dược thảo.

Gần đây, viện National Institutes of Health, Hoa Kỳ, đã thành lập một trung tâm nghiên cứu về dược thảo cũng như các phương tiện trị liệu không chính thống, và đã dành nhiều ngân khoản cho việc nghiên cứu này. Đó là do áp lực của người tiêu thụ dược thảo mồi ngày một tăng, vì nhiều lý do như:

-âu dược quá đắt, đôi khi không công hiệu, mà lại có nhiều tác dụng có hại, không muốn;

-dân chúng thích dược thảo có nguồn gốc trực tiếp từ cây cỏ hơn là âu dược hóa chất;

-bất bình với nhóm tài phiệt bao thầu quản trị y tế giới hạn việc sử dụng tây y để kiếm nhiều lợi nhuận.

Năm 2008, Cơ quan Y tế Thế giới cũng lập một ủy ban để phối hợp với các quốc gia ngõ hầu hệ thống hóa và hữu hiệu hóa môn trị bệnh cổ truyền giá trị này.

Một vài đặc điểm về dược thảo.

Trước khi dùng dược thảo để trị bệnh, tưởng cũng nên tìm hiểu một vài dữ kiện về loại thuốc này:

1-Sự an toàn của dược thảo.

Ý kiến chung coi dược thảo an toàn hơn âu dược, ít gây chứng bệnh phụ và rất ít khi gây tai nạn tử vong.

Tuy nhiên dược thảo vẫn là một loại thuốc, khi dùng ta cần cẩn thận, không nên nghĩ vì nó là cây thiên nhiên thì không có hại.

Cam thảo ( licorice ) là một trong những thuốc cây cỏ dùng nhiều nhất trên khắp thế giới để chữa bệnh loét bao tử, ho, suyễn, nhưng nếu dùng lâu ngày, có thể gây cao huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi. Khi mới dùng lần đầu, nên dùng với phân lượng nhỏ rồi tăng dần cho tới liều chỉ dẫn bởi nhà sản xuất.

Một thí dụ khác là cà phê, một loại họ thảo ta dùng mỗi buổi sáng để nâng cao tinh thần. Nếu uống hai ly mỗi sáng thì có tác dụng tốt như ý muốn, năm ly là có nhức đầu, nóng nẩy, 15 ly thì bắt đầu thấy ù tai, chóng mặt.

Dược thảo bán trên thị trường không được thử nghiệm về sự tinh khiết và hiệu nghiệm, nên đôi khi có lẫn chất không cần như phấn hoa, phấn lá có thể gây dị ứng hoặc cây thuốc đã bị hư mục.

2-Công hiệu của dược thảo.

Các nhà sản xuất cũng như hơn 4 tỉ người đang dùng dược thảo đều cho là cây thuốc công hiệu trong việc trị bệnh và ngừa bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ ý kiến này.

Có điều là tác dụng của dược thảo thường từ từ, nhẹ nhàng, cần thời gian lâu để có hiệu quả, do đó tốt trong việc phòng bệnh.

Dược thảo, với nhiều chất thuốc khác nhau, có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ thể hơn là âu dược, với một dược chất có tác dụng tập trung vào một số dấu hiệu triệu chứng hoặc một bệnh .

Dược thảo thường không đủ mạnh để trị cấp cứu, nhất là các bệnh do vi khuẩn gây ra, do đó kháng sinh vẫn là thuốc căn bản.

3-Dược thảo không gây ghiền.

Thường thường cây thuốc gây ghiền như cây á phiện, cần sa… không được phép bán công khai tại tiệm thuốc âu dược hay tiệm thuốc thiên nhiên.

Ngoài ra dược thảo không có kích thích tố hay chất chống viêm steroid, nhưng một vài dược thảo có tác dụng hỗ trợ sự sản xuất các chất này trong cơ thể.

4-Nguồn gốc dược thảo.

Theo các nhà sản xuất, thì dược thảo đều do cây cỏ được trồng trong môi trường có kiểm soát, đôi khi không dùng hoá chất diệt sâu bọ, cỏ dại hoặc phân bón nên phẩm chất tốt, thiên nhiên. Nhiều khi cây  mọc hoang cũng được dùng để chế thành thuốc.

5-Chọn lựa dược thảo

Như đã nói ở trên, nhà sản xuất  không cần chứng minh sự an toàn và công hiệu của dược thảo khi tung ra thị trường, mà chỉ khi nào có chuyện xẩy ra thì thuốc đó mới bị bỏ đi.

Tiêu chuẩn bào chế của mỗi nhà sản xuất đều khác nhau, nên tỷ lệ dược liệu đều thay đổi. Tỷ lệ này cũng thay đổi tuỳ theo cây cỏ được trồng ở địa phương nào, được hái vào mùa nào, được tồn trữ ra sao và phần nào ( rễ, thân hay lá ) của cây được xử dụng để chế thuốc.

Những điều này gây khó khăn không ít cho người tiêu thụ khi mua thuốc. Vì thế các nhà sản xuất đã tổ hợp với nhau để thống nhất bào chế.

Khi mua, nên lựa sản phẩm do sự liên kết với các công ty ở Âu châu,  vì thường thường họ có cơ sở nghiên cứu đầy đủ về phân lượng, tinh khiết và công hiệu.

Cũng nên lựa  sản phẩm cũng có nhãn hiệu với chỉ dẫn cách dùng, tác dụng phụ, loại cây cỏ, ngày hết hạn.

Những điều cần lưu ý khi dùng dược thảo,.

Tại Hoa Kỳ, Tây y  được xây dựng trên căn bản sinh hóa học tiến bộ. Cơ quan  Thực Phẩm và Dược Phẩm, với nhiệm vụ điều hợp thực dược phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người, thường nhìn dược thảo với con mắt dè dặt, nghiêm khắc. Họ cho là dược thảo không có công dụng trị liệu và nguy hiểm.

Một luật gia than  phiền là hiện giờ có hai chế độ dược phẩm: một chế độ muốn được bầy bán phải chứng minh có công hiệu trị liệu và tuân theo luật lệ; chế độ kia được bán tự do, không cần kê khai giá trị.

Bác sĩ Marcia Angel, Chủ bút tập san Y học uy tín New England Journal of Medecine khẩn khoản kêu nài dân chúng đừng tự chữa bệnh, dùng dược thảo vì thuốc có nhiều thành phần không khai báo được pha thêm vào như chì, thạch tín, rất nguy hiểm.

Còn giáo sư dược khoa nổi danh Varro Tyler  cho là sự nghiên cứu về dược thảo của các quốc gia Âu Châu rất đáng tin cậy, tuy nhiên, độc tính dài hạn của thuốc cần được theo dõi, tác dụng phụ có hại thường được che dấu, giảm thiểu.

Dù vậy, dược thảo vẫn được người dân tiêu thụ, vì niềm tin có bệnh thì vái tứ phương, vì có ngay khi cần, không phải mất công lấy hẹn, ngồi chờ bác sĩ, cũng như  khi gặp trọng bệnh mà Tây Y bó tay. Tuy nhiên cũng nên lưu ý mấy điều để tránh chuyện chẳng lành:

1-  Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng dược thảo để tránh tác dụng không tốt giữa âu dược và thuốc cỏ cây. Không dùng ginkgo biloba (bạch quả ) với thuốc trị đau nhức Aspirin, thuốc ngừa tai biến não Ticlid, Persantine; âu dược trị trầm cảm với St John Wort…

2- Không dùng dược thảo khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, không cho con nhỏ dùng dược thảo vì  ở trẻ em và thai nhi, gan chưa đủ sức vô hiệu hóa độc chất cuả dược thảo. Xin đan cử một thí dụ: khi uống một ly cà phê, người lớn chỉ cần 5 giờ để loại khỏi cơ thể mà con nít cần đến cả 80 giờ.

3- Tuy dược thảo có nguồn gốc thiên nhiên nhưng không thiên nhiên với cơ thể con người. Cho nên  thuốc có thể gây bất lợi khi dùng, nhất là vì thiếu kiểm soát nên thành phần không thống nhất, phẩm chất không tinh khiết, đôi khi pha lẫn chất có hại cho cơ thể.

4- Không nên dùng dược thảo quá dăm tuần lễ vì an toàn dùng dài hạn chưa được chứng minh, cũng như không dùng quá nhiều vì nguy cơ gây độc cho gan và thận. Cũng không nên dùng nhiều dược thảo khác nhau một lúc vì tác dụng tương phản của thuốc.

5- Dược thảo cũng có tác dụng phụ như bạch quả gây xuất huyết; mã hoàng (ephedra ) gây tăng huyết áp, nhức đầu, rối loạn nhịp tim; St John wort làm chóng mặt, mệt mỏi khô miệng , mất định hướng…

Và cuối cùng là không nên quá tin tưởng ở lời quảng cáo, giới thiệu của nhà sản xuất vì những lời này không được cơ quan trách nhiệm xác định giá trị, đồng thời cũng nên tìm hiểu về đặc tính trị liệu của loại dược thảo đang dùng.

Vì sau khi dùng mà “thuốc” không công hiệu hoặc có tác dụng không muốn thì ta còn “kiện tập thể”, để đòi bồi thường. Chứ chẳng lẽ lại “ngậm miệng”, chịu đau.

Đau hơn là mới bị “thiến”

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

www.bsnguyenyduc.com

http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos

Loại thuốc mới có thể biến ung thư chết người thành một bệnh mạn tính

Loại thuốc mới có thể biến ung thư chết người thành một bệnh mạn tính

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

29.01.2014

Một loại thuốc mới đang được thí nghiệm, có thể biến một bệnh ung thư gây tử vong thành một căn bệnh mạn tính có thể kiểm soát được như bệnh cao huyết áp. Nếu được chấp thuận để điều trị cho những hình thức bệnh bạch cầu thông thường, loại thuốc này có thể thay thế các liệu pháp hóa trị độc hại.

Bệnh bạch cầu lympho, gọi tắt là CLL, một bệnh ung thư tế bào B của hệ thống miễn nhiễm vốn sản xuất các kháng thể, là những binh sĩ tuyến đầu của cơ thể chống lại vi trùng và các siêu vi xâm nhập cơ thể. Nhưng khi các tế bào B phát triển thành ung thư, chúng tích lũy tại các cơ quan nội tạng của bệnh nhân, trong đó có những hạch bạch cầu, tại nách và háng giúp cơ thể nhận biết và chống lại tình trạng lây nhiễm. Với bệnh bạch cầu lympho, hạch bạch cầu sưng to nhiều lần so với kích cỡ bình thường.

Ông Richard Furman, một nhà khảo cứu ung bướu tại Trường đại học Y khoa Weill Cornell ở New York, nói rằng thuốc idelalisib uống một ngày hai lần khiến ung bướu tan đi. Ông nói:

“Khi tôi nói tan đi, quý vị có thể thấy những hạch thu nhỏ lại trong vòng vài ngày. Thuốc có kết quả mau chóng, thật là tuyệt diệu.”

Liệu pháp tiêu chuẩn cho bệnh bạch cầu lympho CLL là Rituxan, một loại thuốc tiêm truyền dịch tiêu diệt các tế bào B có bệnh, nhưng chỉ được một thời gian rồi bệnh tái phát. Ông Furman nói rằng, với nhiều vòng hóa trị, bệnh bạch cầu cuối cùng trở thành kháng thuốc Rituxan và bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp nữa. Bệnh ung thư này trở thành loại bệnh gây tử vong.

Nhóm khảo cứu do ông Furman dẫn đầu đã so sánh một liều phối hợp gồm idelalisib và Rituxan, với Rituxan và viên thuốc giả trong một nhóm gồm 220 bệnh nhân bệnh bạch cầu trên khắp thế giới, trong đó có 19 trung tâm y khoa tại Hoa Kỳ và 5 trung tâm tại các nước khác.

Trong suốt sáu tháng khảo cứu, 13 phần trăm những người chỉ dùng Rituxan có phản ứng với liệu pháp so với 81 phần trăm nhóm sử dụng liệu pháp phối hợp với Idelalisib.

Và 92 phần trăm các tham dự viên trong nhóm đó vẫn còn sống một năm sau khi cuộc khảo cứu bắt đầu, so với 80 phần trăm trong nhóm chỉ sử dụng Rituxan.

Sự khác biệt trở nên đáng kể đến nỗi cuộc khảo cứu đã phải ngưng sớm để tất cả các bệnh nhân có thể nhận được Idelalisib.Ông Furman cho biết:

“Với một loại thuốc như idelalisib, có thể sử dụng liều lượng cao và cực kỳ hữu hiệu, hy vọng của tôi là có thể làm cho CLL trở thành một bệnh mạn tính, một thứ hơi giống như huyết áp cao mà bệnh nhân chỉ uống mỗi ngày một viên là có thể kiểm soát được.”

Công ty điều chế thuốc idelalisib đã yêu cầu các nhà điều tiết Hoa Kỳ chấp thuận loại thuốc này trong vòng sáu tháng để thuốc có thể được sử dụng nhằm điều trị cho các bệnh nhân bạch cầu mạn tính. Bài báo về idelalisib được đăng trong tạp chí The New England Journal of Medicine.

Hại gan, béo phì, ung thư chỉ là 3/7 lý do không nên ăn mì gói

Hại gan, béo phì, ung thư chỉ là 3/7 lý do không nên ăn mì gói

Mì ăn liền là món ăn hết sức tiện lợi, tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Sau đây là 7 lý do bạn không nên sử dụng thực phẩm này.

Dễ nóng trong người

Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Thậm chí, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.
Hại gan, béo phì, ung thư chỉ là 3/7 lý do không nên ăn mì gói
Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
Nguyên nhân là do trong các thực phẩm sấy khô như mì tôm, gà rán, khoai tây chiên… đều chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng khảnh ăn.

Thiếu chất dinh dưỡng

Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ.
Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê… Những người ăn nhiều mì ăn liền, ăn liên tục trong thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng như sút cân, teo cơ…

Béo phì và các bệnh liên quan

Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể.Vì vậy, nếu thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao suốt thời gian dài, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…

Lão hóa sớm

Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng. Thực phẩm chứa dầu sau khi bị mốc hỏng sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, sinh ra lipid peroxide, nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Vì vậy, bạn cần chú ý khi ăn mì ăn liền. Nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng thì bạn nên bỏ đi chứ không cố ăn, sẽ gây hại cho sức khỏe.

Có thể dẫn đến ung thư

Để cải thiện hương vị cho mì ăn liền, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, sau khi ăn sẽ gây hại cho cơ thể, hơn nữa nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư. Do mì ăn liền được chế biến bằng cách sấy khô hoặc chiên qua dầu, trong quá trình này có thể xảy ra phản ứng hóa học liên quan, sinh ra một vài chất có độc. Giống như tất cả các loại thực phẩm loại tinh bột nếu nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.

Gây hại cho gan

Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương.
Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể.Vì vậy, nếu thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao suốt thời gian dài, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…

Chấn động tinh thần có liên hệ với bệnh Alzheimer

Chấn động tinh thần có liên hệ với bệnh Alzheimer

27.12.2013

Một cuộc khảo cứu cho thấy một chấn động xảy ra trong quá khứ, có ít nhất sự mất đi ý thức trong khoảnh khắc, có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer bằng cách đóng góp vào việc tích tụ các mảng trong não bộ, có liên quan tới bệnh Alzheimer.

Các nhà khảo cứu tại Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minesota đã thực hiện các cuộc kiểm tra não bộ của 448 người không có vấn đề về suy nghĩ hay ký ức và 141 cá nhân với những khó khăn nhẹ về nhận thức. Tất cả những người tham gia cuộc khảo cứu đều ở tuổi 70 hay già hơn.

Mỗi nhóm được hỏi có bao giờ bị thương tổn não bộ liên quan tới tình trạng mất ý thức tạm thời hoặc ký ức hay không.

Não của bệnh nhân bị Alzheimer (trái) so với não của người không mắc Alzheimer

Não của bệnh nhân bị Alzheimer (trái) so với não của người không mắc Alzheimer

17 phần trăm các tham dự viên nhận thức bình thường nói rằng họ có bị thương tổn não bộ và 18 phần trăm những người có khó khăn về ký ức và suy nghĩ cho biết là có bị chấn động hay chấn thương ở đầu.

Cuộc khảo cứu này tìm thấy không có khác biệt trong việc đo lường hình ảnh não bộ trong số những cá nhân nhận thức lành mạnh, dù họ có thương tổn não bộ hay không.

Tuy nhiên, với những người có suy yếu nhẹ về nhận thức và có bị chấn động não bộ trong quá khứ, cuộc kiểm tra phát hiện 18 phần trăm cao hơn về những mảng thoái hóa dạng tinh bột. Những chất lắng protein đó trong não bộ là dấu hiệu của bệnh Alzheimer.

Trưởng nhóm khảo cứu Michelle Mielke gọi những phát hiện này là có ý nghĩa và gợi ý rằng có thể có mối liên hệ giữa những chấn động và bệnh Alzheimer.

Một bài viết về những phát hiện này được đăng trong tạp chí Neurology.

Nhìn Thói Quen, Ra Tuổi Thọ

Nhìn Thói Quen, Ra Tuổi Thọ

Theo thống kê, một số thói quen trong cuộc sống có thể kéo dài hay rút ngắn tuổi thọ của chúng ta: + 3 năm nếu uống trà, – 10 năm nếu thừa cân, + 2 năm nếu vệ sinh răng miệng tốt, + 7 năm nếu tập thể dục…

+ 5 năm nếu thường xuyên ăn trái cây và rau xanh

Ăn ít thịt và ăn nhiều trái cây, rau xanh, bạn có thể kéo dài tuổi thọ thêm 5 năm. Đồng thời, nếu hạn chế bơ, kem, bột mỳ và thức ăn chiên rán, bạn có thể “kiếm” thêm 3 năm nữa.
Ý kiến chuyên gia:Cần tránh những thức ăn béo và tận dụng chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải (cá, dầu oliu, rau xanh, một ít thịt đỏ, trái cây, một ít rượu và các sản phẩm từ sữa). Chế độ này là tiêu chuẩn hoàn hảo nhất giúp nâng cao thể chất, đem đến sự lạc quan cho tinh thần và kéo dài tuổi thọ vì nó vừa cân bằng tỉ lệ lipit – gluxit – protein lại giàu các chất chống ôxy hoá.

– 10 năm nếu thừa cân

Khi cân nặng vượt quá so với trọng lượng tiêu chuẩn của bản thân (chỉ số IMC), bạn có nguy cơ bị mất 10 năm tuổi thọ (nếu thừa 10 kg).
Ý kiến chuyên gia: Cần giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

+ 7 năm nếu tập thể dục

Nếu bạn tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần, bạn có thể tăng thêm 7 năm tuổi thọ cho bản thân mình
Ý kiến chuyên gia: Chơi thể thao hay vận động thể chất chính là cách thức hiệu quả nhất để sống lâu, sống khỏe hơn vì nó thúc đẩy các chức năng thở, cơ bắp, tim mạch và nhất là não bộ. Nên tập từ 15 phút cho tới nửa tiếng mỗi lần và tập 3 – 4 lần/ tuần. Hình thức vận động phù hợp nhất cho tất cả mọi người là đi bộ nhanh.

+ 3 năm nếu thường xuyên uống một chút rượu

Nếu bạn uống từ 1-3 ly rượu/ngày (tối đa 2 với nữ, 3 với nam), bạn sẽ có thêm 3 năm tuổi thọ. Nhưng nếu bạn uống quá 4 ly rượu hay 3 chai bia mỗi ngày, bạn có nguy cơ giảm đi 6 năm tuổi thọ.
Ý kiến chuyên gia: Không nên “bài trừ” rượu nhưng phải uống với liều lượng điều độ. Vì thế, uống 1 – 2 ly rượu mỗi ngày không hề gây hại cho sức khỏe nhưng nếu vượt quá số lượng chuẩn đó, rượu lại có thể trở thành tác nhân gây ra một số bệnh lý như ung thư, tim mạch, thần kinh cũng những các rối loạn tâm thần học.

Hơn nữa, uống 1-2 ly rượu/ngày tốt cho tim và thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

+ 3 năm nếu thích uống trà hơn cà phê

Nếu uống trên 3 tách cà phê/ngày, bạn có nguy cơ đánh mất 3 năm tuổi thọ. Nhưng nếu hàng ngày uống trà thay cho cà phê, bạn có thể tăng thêm 3 năm tuổi thọ.
Ý kiến chuyên gia: Tốt nhất nên uống trà xanh vì thức uống này giàu các chất chống ôxy hoá hơn cả. Cà phê có thể trở thành một chất kích thích gây ra các bệnh tim mạch nhưng nếu uống một lượng hợp lý, nó không nguy hiểm cho sức khỏe.

– 20 năm (tối thiểu) nếu hút thuốc

Không hút thuốc lá và tránh xa những khu vực có khói thuốc, bạn có thể tránh khỏi nguy cơ giảm mất 20 năm tuổi thọ.
Ý kiến chuyên gia: Theo thống kê y tế, một nửa những người hút thuốc lá chết trước 65 tuổi. Rõ ràng, thuốc lá là một trong những “kẻ thù” nguy hiểm nhất với tuổi thọ. Nếu bạn muốn sống lâu hơn, hãy dừng hút thuốc!

+ 4 năm nếu thường xuyên dùng aspirin

Nếu mỗi ngày bạn đều uống một liều aspirin, trung bình, bạn có thể 4 năm tuổi thọ.
Ý kiến chuyên gia: Theo nghiên cứu khoa học của giáo sư Rothwell, đại học Oxford, uống một lượng nhỏ aspirin (khoảng 75 milligrams) mỗi ngày và trong một thời gian dài có thể giảm trên 50% nguy cơ tử vong gây ra bởi ung thư ruột già và thực quản. Các tác dụng chống đông tụ của aspirin cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch.

+ 2 năm nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ


Nếu bạn đánh răng 2 đến 3 lần/ngày, bạn có thể “kiếm” thêm 2 năm tuổi thọ
Ý kiến chuyên gia: Vệ sinh răng miệng kém có thể là nguồn gốc của rất nhiều vấn đề về tiêu hoá. Đôi khi, nó cũng trở thành “cửa ngõ” của một số bệnh nhiễm khuẩn. Thêm nữa, các bệnh mạn tính về lợi kích thích sự “di cư” của vi khuẩn vào máu và từ đó, tấn công tới tim.
Vì vậy, hãy bảo vệ răng miệng bằng cách đánh răng thường xuyên và mỗi năm đi khám nha khoa ít nhất một lần.

– 4 năm nếu phơi nắng quá nhiều

Nếu bạn thường xuyên phơi nắng với ít sự bảo vệ, bạn dễ bị say nắng, cảm nắng và có nguy cơ đánh mất 4 năm tuổi thọ.
Ý kiến chuyên gia: Không nên “sợ” ánh nắng mặt trời nhưng cần biết phơi nắng đúng. Tia cực tím sản sinh từ ánh nắng làm hỏng da và có thể gây ra một số bệnh ung thư da.
Vì thế, không nên phơi nắng, hạn chế ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian nắng nhất (từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều) và nhớ bảo vệ cơ thể với áo, mũ, kính và kem chống nắng.

+ 7 năm nếu biết cách kiểm soát stress

Nếu bạn biết cách kiểm soát stress với sự trợ giúp của các bài tập thể dục, thư giãn và tĩnh tâm, bạn có thể tăng tuổi thọ thêm 7 năm.
Ý kiến chuyên gia: Học cách kiểm soát stress giúp bạn sống lâu hơn. Những người sống thọ trên 100 tuổi, nói chung, đều có khả năng kiểm soát stress tốt hơn những người khác.
Có nhiều cách để vượt qua cơn stress như sử dụng liệu pháp tâm lý, tập yoga, mát xa, tắm nước ấm…

+ 5 năm nếu bạn sống gần gia đình

Nếu bạn sống gần một trong các thành viên của gia đình (không tính chồng và con cái), bạn có thể sống thêm 5 năm tuổi thọ.
Lời khuyên từ chuyên gia: Sống gần gia đình cũng quan trọng như việc thường xuyên giữ liên lạc với người thân vì nỗi cô đơn là yếu tố nguy hiểm gây ra lão hóa sớm.
Hãy gắn bó với người thân, yêu thích cuộc sống và đem đến cho chính mình một sự tồn tại có ý nghĩa để sống tốt hơn. Các mối tương tác xã hội sẽ tạo ra sự gắn kết. Bạn sẽ cảm thấy có ích hơn, tin tưởng vào người khác khi gặp bất cứ vấn đề nào, nhất là các vấn đề về sức khỏe.

Khiết Linh

From: christophernguyenhoang &

Anh chị Thụ Mai gởi

GHÉP TIM NHÂN TẠO

GHÉP TIM NHÂN TẠO

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

1.Ghép tim nhân tạo

Trước khi bước sang năm mới, ngày 18 tháng 12, 2013, giới y khoa nước Pháp đã cống hiến cho nhân loại một thành tích khá ngoạn mục: Họ đã thành công trong việc ghép một trái tim hoàn toàn nhân tạo cho một bệnh nhân còn được dấu tên trên 75 tuổi mang bệnh suy tim ở giai đoạn cuối, chỉ còn tại thế dăm bảy tháng.

Kết quả sơ khởi cho hay cuộc giải phẫu tiến triển thuận lợi, bệnh nhân đã tỉnh dạy, nói chuyện vui vẻ với thân nhân và bác sĩ.

Bệnh Suy tim rất thường xảy ra, đặc biệt là tại Âu châu và Hoa Kỳ. Mỗi năm có khoảng trên 600,000 trường hợp suy tim mới được xác định tại Mỹ với trên 100.000 suy tim trầm trọng mà tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm là từ 60%-94%. Thay tim là phương thức hữu hiệu nhất để cứu sống bệnh nhân mà mỗi năm chỉ có 2100 người hiến tim. Cho nên, thực hiện được một trái tim hoàn toàn nhân tạo là ước vọng của mọi người, trong cũng như ngoài y giới..

Tim nhân tạo mới thực hiện tại Pháp có tên Carmat đã được vị giáo sư y khoa trên 80 tuổi đời chuyên về bệnh tim Alain Carpentier thai nghén từ nhiều năm. Ông cho hay, “mục đích của tôi không chỉ là ghép một trái tim nhân tạo mà là để cứu sống một bệnh nhân”. Theo ông, sau khi ghép, bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống tới 5 năm và phụ thuộc rất ít vào dược phẩm.

Bác sĩ Carpentier là người đầu tiên đã sáng chế phương thức thay van tim nhân tạo dùng tế bào động vật. Để thực hiện tim Carmat, bác sĩ Carpentier và các cộng tác viên đã dùng các vật liệu sinh học và tổng hợp với mục đích tránh sự chối từ reject khi ghép tim thật và cũng không cần hoặc chỉ dùng rất ít thuốc chống đông máu.

Carmat là một trái tim hoàn toàn do con người tạo ra nhưng hoạt động giống như trái tim của tạo hóa. Theo diễn tả của bác sĩ Carpentier, “tim sẽ đập nhanh hơn khi bệnh nhân hồi hộp thấy người yêu xuất hiện”. Không giống các tim nhân tạo khác mà mục đích chỉ là một cái bơm máu tạm bợ trong khi chờ đợi tim thật, Carmat sẽ thay thế cho trái tim bệnh hoạn suy yếu, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân cả năm năm.

Tim có 2 tâm thất, nhịp tim nhanh chậm bơm máu tùy theo ý muốn của bệnh nhân. Khi bênh nhân ngủ, tim hoạt động chậm lại. Khi bệnh nhân bước lên cao, tim đập nhanh hơn để cung cấp thêm máu. Nhờ đó, bệnh nhân có thể thực hiện một số công việc mà cho tới nay trái tim suy yếu của họ không cho phép. Tim bắt chước sự co bóp của trái tim thật với các van tim và sự chuyển máu thường lệ. Mặt trong của tim tiếp xúc với máu được làm với màng bọc tim bò non thay vì vật liệu tổng hợp, nhờ đó tránh được sự tạo huyết cục.

Tim nặng khoảng 900 gr, nặng gấp 3 lần tim thật, chỉ ghép vừa lồng ngựccủa  75% nam bệnh nhân và 20% nữ bệnh nhân. Do đó các nhà nghiên cứu cần hoàn chỉnh hơn, ít nhất là gọt trái tim nhỏ hơn để thích hợp cho mọi bệnh nhân.

Trước thành công này, Tổng thống nước Pháp đã viết cho bác sĩ Carpentier một lá thư, kết luận rằng “Nước Pháp có thể hãnh diện về thành quả vượt bực phục vụ sự tiến bộ của nhân loại này”.

Y giới nước pháp cũng rất hân hoan. Giáo sư chuyên nhịp tim Samuel Lévy của Đại học Aix-Marseille, ca ngợi việc làm xuất chúng của phẫu thuật gia đại tài Alain Carpentier, người đã được biết tới trên khắp thế giới với các công trình nghiên cứu y học. Ông cho rằng việc ghép tim nhân tạo Carmat là độc đáo có thể thay thế cho việc thay ghép tim thiên nhiên, giúp ích rất nhiều cho cả triệu bệnh nhân suy tim…Phí tổn cho việc ghép tim Cartma khoảng 200,000 US đô la, tương đương với phí tổn ghép tim thật.

Trước đây, khi được tin Cartma sắp hoàn thành, bác sĩ giải phẫu tim William Cohn, Texas Institute of Houston, đã có nhận xét “Đây là một thiết bị xuất sắc; tôi chỉ e ngại về kích thước và sự bền bỉ của tim”. Theo ông, một tim nhân tạo hoạt động kéo dài được hai ba năm là “số dách” rồi. Bản thân bác sĩ Cohn cũng đang cùng một số đồng nghiệp thử một loại tim nhân tạo không có nhịp tim nhưng có khả năng liên tục bơm máu đi khắp cơ thể

Sau Pháp, tim Carmat đã được phép ghép tại các quốc gia khác như Bỉ, Ba Lan, Slovania và Saudi Arabia.

Nhắc lại là Tim nhân tạo đầu tiên có tên Liotta được ghép tại Houston vào năm 1969 như giai đoạn chuyển tiếp chờ ghép tim thật cho bệnh nhân 49 tuổi Haskel Karp. Nhưng ông ta mệnh một 65 giờ sau khi được ghép tim thiên nhiên.

Năm 1982, bác sĩ William DeVries ghép tim nhân tạo Jarvik-7 cho nha sĩ Barney Clark ở Seatles.  Tim này được bác sĩ Robert K. Jarvish sáng chế. Tim là bằng chất vải và nhựa nhân tạo, nhôm với bộ phận phát điện.Vị nha sĩ sống thêm được 112 ngày nhờ tim này. Ông bị các biến chứng như sưng phổi, kinh phong, nhiễm trùng trước khi suy nhược các cơ quan sinh tử trong người.

Năm 2000 mẫu tim Jarvik II được thành hình và cung cấp máu lưu thông liên tục thay vì theo từng nhịp tim bóp.

Sau hơn ba mươi năm nghiên cứu, Tháng Giêng năm 2001, công ty Abiomed được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ chấp thuận cho phép thử nghiệm ghép AbioCor cho một số bệnh nhân. Theo khoa học gia Robert T.V. Kung, trưởng nhóm nghiên cứu, thì nếu thành công, tim sẽ giúp kéo dài đời sống con người. Và bệnh nhân sẽ có thể thực hiện được các công việc hàng ngày như tắm rửa, đi lại, thay quần áo, xum họp với gia đình

Cho tới nay, đã có khoảng trên 900 tim hoàn toàn nhân tạo được ghép thử tại hơn 40 trung tâm y khoa ở Hoa Kỳ và Âu châu.

2. Hướng dẫn mới về điều trị Cao Huyết Áp.

Một thân hữu “ghiền” internet mới đây cho biết là đã có sự thay đổi quan trọng về bệnh cao huyết áp, rằng ông ta sẽ không cần điều trị vì huyết áp tâm thu của ông ta là 140, dưới mức độ của hướng dẫn mới được công bố. Bạn ta xin cho biết ý kiến.

Tìm hiểu thêm thì chúng tôi được biết rằng ngày 18 tháng 12, 2013 vừa qua, Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure thuộc Viện Quốc Gia Sức Khỏe Hoa Kỳ NIH đã đưa ra một hướng dẫn mới về việc điều trị bệnh cao huyết áp như sau:

a-Mức độ điều trị Cao huyết áp đã được nâng cao đối với người cao tuổi. Thay vì điều trị khi huyết áp tâm thu (số trên)  bằng hoặc cao hơn 140 thì nay đổi ra là bằng hoặc trên 150 mmHg. Còn mức độ huyết áp tâm trương (số dưới) vẫn không thay đổi, tức là cần điều trị khi huyết áp này là 90 mmHg hoặc cao hơn.

Lý do: theo bác sĩ Paul James, Chủ tịch Ủy ban đồng thời cũng là Trưởng bộ môn Y khoa gia đình, University of Iowa Carver College of Medicine, thì ủy ban không thấy có ích lợi gì cho sức khỏe khi bắt đầu điều trị huyết áp ở 140 thay vì 150 ở người trên 60 tuổi và Ủy ban cũng hết sức e ngại về các tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp ở nhóm người này như là chóng mặt, choáng váng đưa tới tăng rủi ro tré ngã, gẫy xương. Ngoài ra, quý vị cao niên này thường cũng hay dùng các loại thuốc khác để trị viêm xương khớp, tiểu đường, cao cholesterol…Các thuốc này cũng có tác dụng qua lại với thuốc giảm huyết áp và đưa tới nhiều rối loạn khác cho sức khỏe.

b.Với người cao tuổi, không cần dùng dược phẩm để mang huyết áp tâm thu xuống dưới 150mmHg.

Lý do là dù có điều trị để mang huyết áp xuống mức huyết áp bình thường 120/80  cũng không tránh được Stroke và heart attack mà lại còn tăng tác dụng phụ của thuốc.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn, bệnh nhân nào đang dùng thuốc và huyết áp ở mức độ trung bình thì cứ tiếp tục dùng.

c.Với người trưởng thành dưới 60 tuổi, vẫn cần mang huyết áp xuống dưới 140/90, thay vì dưới 130 như trước đây, đặc biệt là đối với người đang mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận.

d.Cần tiếp tục thay đổi nếp sống cho lành mạnh hơn trong khi dùng thuốc để giảm cao huyết áp, như là giới hạn muối, giảm quá kí, vận động hàng ngày và tiêu thụ nhiều rau, trái cây và các loại hạt.

e.Tăng các loại thuốc để điều trị người mới được xác định bị cao huyết áp.

Theo hướng dẫn cũ, khi mới được xác định bị cao huyết áp, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc lợi tiểu.

Hướng dẫn mới đề nghị dùng bất cứ thuốc nào trong 4 thuốc điều trị hàng đầu: thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, thuốc ức chế calcium, thuốc ức chế ACE hoặc angiotensin receptor blocker.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết hướng dẫn này chưa được y giới đồng ý và hai tổ chức  American Heart Association (AHA) và American College of Cardiology (ACC) cho hay họ chưa xem xét hướng dẫn. AHA cũng dè dặt về kết luận của ủy ban. Chủ tịch AHA, bác sĩ Elliot Antman, tó ý e ngại rằng nếu thả lỏng hướng dẫn sẽ khiến cho nhiều bệnh nhân kém kiểm soát được huyết áp của mình. AHA và ACC sẽ đưa ra bản hướng dẫn điều trị cao huyết áp vào năm tới.

Bác sĩ James cũng nhấn mạnh là hướng dẫn điều trị này dành riêng cho các bác sĩ, bệnh nhân không nên đọc hướng dẫn này và tự mình ngưng các thuốc đang dùng.

Do đó, bệnh nhân mình vẫn nên tuân theo các hướng dẫn mà bác sĩ riêng của mình phác họa, vì các vị này mới hiểu rõ tường tận tình trạng bênh của mình.

3. Chuyện dùng thêm vitamin

Một nghiên cứu mới được phổ biến trong tạp san y học Annals of Internal Medicine đã đưa ra nhiều nhận xét đáng lưu ý về việc dùng thêm vitamin bổ sung. Theo kết quả này, các sinh tố không có tác dụng gì đối với một người có sức khỏe trung bình và uống thêm vitamin mỗi ngày không phòng ngừa được bệnh tim, mất trí nhớ hoặc kéo dài tuổi thọ.Tạp chí nêu ra 3 kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu thứ nhất gồm 6000 nam bác sĩ tuổi 65 khỏe mạnh tình nguyện uống mỗi ngày một viên Centrum Silver multivitamin hoặc viên giả dược có cùng hình dạng. Sau 12 năm không có một khác biệt nào về trí nhớ giữa hai nhóm.

Nghiên cứu thứ hai với 1700 bệnh nhân sống sót sau heart attack, được truyền mạch máu với lượng vitamin khá cao hoặc uống viên giả dược. Sau 55 tháng không có gì khác biệt về số tử vong, heart attack tái phát, stroke, đau ngực trầm trọng.

Và nghiên cứu thứ ba duyệt xét lại 27 nghiên cứu trước trên 450,000 người dùng bổ sung vitamin và khoáng chất và cũng thấy rằng đa sinh tố không giúp gì cho bệnh tim và có một ích lợi không đáng kể đối với bệnh ung thư.

Tác giả nghiên cứu Jacqueline O’ Brien, bệnh viện Brigham Women, kết luận rằng các nhà sản xuất vitamin phụ thêm thường quảng cáo là có tác dụng tốt với sức khỏe não bộ, nhưng thực ra chẳng có ích lợi gì.

Phản ứng với kết quả nghiên cứu, Chủ tịch Council for Responsible Nuitrion (CRN) đại diện cho kỹ nghệ sản xuất thực phẩm bổ xung cho hay là kết quả nghiên cứu này có tính cách phiến diện, không để ý tới ích lợi của vitamin và khoáng chất. Thực đáng tiếc cho giới tiêu thụ là tác giả nghiên cứu đã không thừa nhận nhu cầu thực tế của dân chúng đối với vitamin và khoáng chất bổ sung. Lý do là, như các nghiên cứu của chính quyền đã cho hay, dân chúng thường cũng không ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tại sao dùng thêm vitamin?

Theo định nghĩa, vitamin cần thiết cho sự sống, cần cho sự chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng để cơ thể hoạt động. Vitamin đều có trong thực phẩm. Thiếu vitamin có thể đưa tới bệnh tật như bệnh scurvy thiếu sinh tố C nướu sưng, chảy máu, bệnh còi xương rickets do thiếu sinh tố D.

Theo các nhà dinh dưỡng, con người chỉ cần một số lượng rất nhỏ vitamin và số lượng này đều có trong chế độ dinh dưỡng với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Trong khi đó, giới sản xuất vitamin thì cho rằng chế độ ăn uống không có đủ số vitamin cần thiết, nhiều người cũng thiếu ăn và rằng càng nhiều vitamin càng tốt. Giới tiêu thụ tin theo và dùng thêm.

Nhắc lại là trong sự chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, tế bào cần tới oxy. Hậu quả của sự oxy hóa này là tạo ra những phân tử có hại gọi là gốc tự do (free radical). Free radical gây tổn thương cho nhân di truyền DNA, màng tế bào, lớp lót của động mạch,với hậu quả là sự hóa già, bệnh ung thư và bệnh tim. Để hóa giải tác hại này cơ thể tạo ra chất chống oxy hóa antioxidant.

Antioxidant cũng có trong thực rau, trái cây, đặc biệt là các chất selenium, beta carotene, vitamin A, C và E. Quan sát cho thấy người dùng nhiều rau trái thường có sức khỏe tốt hơn vì có nhiều antioxidant. Từ đó có suy luận rằng, dùng thêm antioxidant chắc là cũng có lợi.

Tuy nhiên, kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, tiêu thụ quá nhiều bổ sung vitamin đều có hại. Chẳng hạn tạp chí The New England Journal of Medicine vào năm 1994 đăng kết quả nghiên cứu trên 29,000 cư dân Finnish hút thuốc lá, mỗi ngày đều dùng vitamin E, beta carotene. Sau thời gian từ 5-8 năm  đa số đều bị tử vong vì ung thư phổi và bệnh tim nhiều hơn là nhóm người dùng giả dược.

Dùng vitamin hợp lý

Theo Dietary Guidelines for Americans Hướng dẫn Dinh dưỡng Hoa Kỳ, các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần tới đều nên được cung cấp từ thực phẩm. Lý do là thực phẩm bổ sung như vitamin không đạt được giá trị và ích lợi như thực phẩm thiên nhiên, vì mấy lý do như sau:

– Giá trị dinh dưỡng cao

Thực phẩm thiên nhiên có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể cần chứ không phải là chỉ một thứ. Lấy một ví dụ: trong một quả cam, ta có cả vitamin C, beta carotene, calcium và nhiều chất khác. Trong khi đó một viên vitamin C chỉ đơn độc có vitamin C mà thôi.

-Có chất xơ

Các loại hạt, rau trái ngoài chất dinh dưỡng còn chứa chất xơ, một chất giúp phòng tránh nhiều bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, giảm bệnh táo bón.

-Có chất bảo vệ cơ thể.

Thực phẩm nguyên vẹn có những chất gọi là hóa chất thực vật (phytochemical) giúp cơ thể tránh được ung thư, tiểu đường , cao huyết áp. Nhiều thực phẩm còn có các chất antioxidant, giúp giảm sự oxy hóa gây tổn thương cho tế bào.

Hướng dẫn nêu ra một số trường hợp có thể dùng chất bổ sung như sau:

-Phụ nữ sắp có thai nên dùng thêm mỗi ngày 400 micrograms folic acid trong thực phẩm bổ sung kèm theo thực phẩm hàng ngày đã có chất này.

-Phụ nữ đang có thai nên dùng thêm vitamin dưỡng thai có chất sắt hoặc viên sắt riêng.

-Người từ 50 tuổi trở lên nên dùng thực phẩm có tăng cường vitamin B-12 như là các loại cereal hoặc multivitamin có B-12.

Ngoài ra, dùng thêm vitamin cũng có thể thích hợp cho:

-Người kém ăn uống

-Người ăn chay

-Phụ nữ xuất huyết quá nhiều khi có kinh nguyệt.

Điều quan trọng là trước khi dùng, nên hỏi ý kiến bác sĩ coi xem nên dùng thêm loại vitamin nào, liều lượng là bao nhiêu cũng như tác dụng phụ của chúng và liệu có phản ứng gì với các dược phẩm trị bệnh đang dùng hay không.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos

 

Dấu hiệu cơn đột quỵ tim

Dấu hiệu cơn đột quỵ tim
December 23, 2013

nguoi-viet.com

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà:www.bacsihongocminh.com

“Đau tim”, ở đây muốn nói đến tình trạng “đột quỵ tim”, hay “trụy tim”, tức “heart attack”, đa phần lại không làm đau đớn gì ở trái tim cả. Chỉ có một số trường hợp đột quỵ tim xảy ra thật bất ngờ với những triệu chứng dữ dội giống như được diễn xuất trong các tuồng kịch, cải lương hay phim truyện. Hầu hết những cơn đau tim xảy ra từ từ với những triệu chứng nhức mỏi, khó chịu, xâm xoàng mà thôi. Rất nhiều người đang bị đột quỵ tim nhưng không hay biết những gì đang xảy ra cho tới khi đã quá trễ. Đột quỵ tim là lý do gây ra tử vong số #1 cho phụ nữ, nhưng triệu chứng lại thường bị bỏ qua vì chủ quan cho là cảm cúm, ăn không tiêu, hay mệt mỏi vì lớn tuổi.
Dưới đây là một số dấu hiệu cần biết, cần quan tâm:

1. Thấy khó chịu, tức ngực: Hầu hết những cơn trụy tim bắt đầu bằng những triệu chứng khó chịu ở vùng ngực, với cảm giác như tức ngực, co bóp chung quanh ngực, đầy bụng, ợ chua, kéo dài khoảng vài phút, xen kẻ với những khoảng thời gian bình thường.

2. Cảm giác khó chịu lan qua những vùng khác của phần trên cơ thể: Những cảm giác khó chịu trên đây có thể lan qua hai cánh tay, lưng, cổ, cằm, hay bụng.

3. Thấy khó thở, như đã chạy bộ một đoạn đường dài, có khi không thấy đau đớn gì cả.

4. Những triệu chứng khác có thể tưởng lầm như bị cảm cúm bao gồm ra mồ hôi, chóng mặt xâm xoàng, buồn nôn.

Trên một triệu người Mỹ bị đột quỵ tim mỗi năm và hơn quá nửa là phụ nữ. Trung bình cứ 34 giây đồng hồ, có một người bị đột quỵ tim, khi máu tiếp liệu đến cơ tim bị giảm hay bị tắt nghẻn. Giống như đàn ông, phụ nữ bị đau tim có triệu chứng thông thường nhất là thấy tức ngực. Tuy nhiên so với đàn ông, phụ nữ còn có những triệu chứng khác không được rỏ ràng như khó thở, đau chấn thủy, khó tiêu, sình bụng, buồn nôn, đau lưng, hay đau cằm. Những triệu chứng này lại thường xảy ra trong mùa lạnh, mùa cảm cúm làm khó phân biệt. Khó xử hơn nữa, những triệu chứng khác lại giống như các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa, trùng hợp với mùa lễ Giáng Sinh, tết Tây, tết Nguyên Đán khi mà chúng ta, ai cũng ăn uống hơi nhiều một tí.

Đột quỵ tim xảy ra khi những động mạch vòng chung quanh trái tim bị nghẻn vì đóng vảy (plaque) bao gồm mỡ, cholesterol, chất vôi và những chất cặn bả khác v.v…Cục vảy, có một vỏ cứng bên ngoài, khi lớp vỏ này bị vỡ, có thể bị chảy máu và máu sẽ đóng cục lại chung quanh cục vảy làm cho đường kính mạch máu tim đã hẹp lại trở thành nghẻn cấp kỳ. Một khi các động mạch vành tim bị tắt nghẻn, lượng oxygen cung ứng cho trái tim sẽ giảm mau chóng làm cho các tế bào cơ tim ngừng hoạt động đưa đến tình trạng đột quỵ cơ tim.

Đột quỵ tim cũng gây ra bởi tình trạng động mạch vành tim bị co thắt bất thường (spasm) hay “hệ thống điện” điều chỉnh nhịp đập của tim bị rối loạn làm cho trái tim co thắt không đúng nhịp.

Một khi đột quỵ tim xảy ra, bệnh nhân chỉ có từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ để còn cứu chữa kịp thời bằng thuốc men và phương pháp thông tim khẩn cấp để mở chỗ nghẻn. Vì thế khi có triệu chứng đáng nghi ngờ, nên uống liền một viên ASPIRIN, không phải Tylenol, không phải Ibuprofen, hay những loại thuốc giảm đau nào khác, mà phải là Aspirin và gọi 9-1-1 ngay.

Khi đến bệnh viện, bác sĩ có thể cho thuốc loãng máu, thuốc làm giản nở mạch máu tạm thời, đo diện tâm đồ (ECG), thử máu để chẩn bệnh, làm siêu âm tim (echocardiography), hay quyết đinh soi, thông tim (cardiac catheterization) khẩn cấp để mở chỗ nghẻn nếu thuốc men không có hiệu ứng hay chỉ có tác dụng tạm thời.

Trên thực tế, không có thuốc chữa hay thuốc ngừa bệnh đột quỵ tim! Bệnh tim mạch là một tiến trình xảy ra trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi lối sống, tình trạng bệnh tật kinh niên, sức khỏe tổng quát, và yếu tố di truyền của mỗi người. Gần đây, Hội Tim Mạch Hoa Kỳ có đưa ra lời khuyên mới về ảnh hưởng của cholesterol đối với bệnh tim mạch. Theo tinh thần của lời khuyên mới này, chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về những yếu tố nguy cơ có thể đưa đến tình trạng đột quỵ tim mà trong đó cholesterol vẫn là một yếu tố không thể lơ là. Vì vậy ngay từ bây giờ, nên cải tổ thói quen, lối sống để có lợi cho hệ thống tim mạch, như bỏ hút thuốc lá, giữ liều lượng cholesterol thấp, kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Và, nhất là phải tăng hoạt động thể dục thể thao để đạt được sức nặng lý tưởng song song với việc giảm áp lực đời sống (stress).

 

ĐIỀU TRỊ SAU TAI BIẾN NÃO.

ĐIỀU TRỊ SAU TAI BIẾN NÃO.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Sau khi bị  Đột quỵ, bệnh nhân rơi vào tình trạng:

– liệt,yếu, mất cảm giác nửa người. mất thăng bằng cơ thể đi đứng không vững;

– không diễn tả được ý nghĩ, lời nói, không hiểu chữ viết và lời nói người khác;

– ăn nuốt khó khăn;

– giảm thị lực, không nhìn được phía nửa người bị liệt;

– không kiểm soát được đại tiểu tiện;

– trí nhớ và sự suy nghĩ giảm,

– không tự chăm sóc được.

Theo thống kê, hậu quả đột quỵ có thể là như sau:

– 10% bệnh nhân thoát hiểm bình phục hoàn toàn

– 25% phục hồi với tổn thương tối thiểu

– 40% chịu đựng tổn thương từ trung bình tới trầm trọng, cần sự chăm sóc đặc biệt

– 10% cần được chăm sóc tại dưỡng lão viện hoặc các cơ sở chăm sóc lâu dài khác

– 15 tử vong một thời gian ngắn sau tại biến.

Điều trị phục hồi

Điều trị Phục Hồi Sau Tai Biến (RehabilitationTherapy After Stroke) có mục đích giúp não bộ tự tái tổ chức cấu trúc bị tổn thương, từ đó giúp bệnh nhân tìm lại toàn phần hoặc một phần các chức năng đã bị stroke lấy đi, đồng thời cũng để tránh sự tái phát của stroke.

Điều trị này cần đựoc thực hiện ngay sau khi bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, từ khi còn ở bệnh viện , 24- 48 giờ sau khi stroke đã ổn định và tiếp tục tại gia một thời gian lâu dài.

Phục hồi sẽ giúp bệnh nhân sồng tương đối độc lập hơn, tự chăm sóc và hòa mình với gia đình,xã hội. Bác sĩ chuyên khoa sẽ phối hợp với các nhà chuyên môn y khoa học khác để lập một team trị liệu cho bệnh nhân, thường thì gồm có:

– Một nhà chuyên môn về Vật lý Trị liệu (Physical Therapist) hướng dẫn bệnh nhân cách tập luyện để phục hồi khả năng đi đứng, lấy lại sự thăng bằng cơ thể, sử dụng tay chân trong các công việc thường nhật, lấy lại sức mạnh cho cơ bắp đã bị suy yếu, giúp khớp không bị đóng băng (frozen), đau cứng.

– Một điều trị viên sinh hoạt chân tay (occupational therapist) để giúp bệnh nhân thích nghi với hoàn cảnh mới, tiếp tục các sinh hoạt  hàng ngày cho sự sống như ăn mặc, vệ sinh cá nhân…càng ít phụ thuộc vào người khác càng tốt; sử dụng vài dụng cụ y khoa để tăng sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức khớp xương; giúp đỡ phương tiện di chuyển, mua sắm, nấu nướng…

Chuyên gia tư vấn tâm lý (Psychologist) để giúp bệnh nhân đối phó, giải quyết với cảm giác thất vọng vì đột nhiên trở thành vô dụng, ăn bám  rồi buông suôi, trầm cảm, không có động lực cũng như nghị lực để vươn lên. Tâm trạng này là nguyên nhân chính đưa bệnh nhân vào tình trạng suy sụp cả thế xác lẫn tinh thần.

– Chuyên viên phục hồi khuyết tật ngôn ngữ (Speech -LanguageTherapist) giúp người bệnh học lại cách phát âm ngõ hầu có thể diễn tả ý nghĩ, lời nói rõ ràng rành mạch hơn.

Chuyên viên xã hội (Social Worker) góp ý lập kế họach điều trị sau khi bệnh nhân xuất viện; tư vấn cho gia đình và bệnh nhân đối phó với hậu quả xã hội của bệnh; giúp bệnh nhân tìm kiếm các dịch vụ mà xã hội cung cấp để người bệnh có đời sống thoải mái  hơn và sớm trở lại sinh hoạt  bình thường.

Chuyên viên dinh dưỡng (Dietitian) giúp bệnh nhân trong vấn đề dinh dưỡng sao cho thích hợp với tình trạng bệnh.

bác sĩ gia đình cũng như chuyên khoa các ngành tim mạch, thần kinh luôn luôn theo dõi, điều trị các bệnh mà bệnh nhân đang chịu đựng.

Vài điều thưa với bệnh nhân

Điều trị phục hồi là việc làm phức tạp, khó khăn nhiều khi bực bội, khiến cho bệnh nhân luôn luôn rơi vào tâm trạng buồn chán buông xuôi. Vì khả năng cơ thể mất đi thì mau mà  lấy lại thường thì chậm trễ. Cho nên, có những lúc tình hình tưởng như khá hơn rồi thấy như đâu lại vẫn hoàn đó.

Nhưng xin ghi nhớ, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Các chuyên viên y tế và người thân luôn luôn sát cánh, tiếp tay.

Cũng nhắc lại là tế bào não có một khả năng phục hoạt  một phần đã bị tổn thương, đồng thời các tế bào não lành mạnh xung quanh cũng gia tăng lao động để “chị ngã, em nâng”, bù đắp phần vụ của các tế bào bị hư hao. Cái khó là làm sao “động viên” được sự bù đắp này.

Xin hãy tận tâm, bền chí và có thái độ tích cưc. Nói hết ước muốn, bực bội, khó khăn của mình cho toán chuyên viên y tế, cho thân nhân để họ giúp đỡ.

Ngoài ra, cũng còn nhiều tổ chức trong cộng đồng như Hội Stroke tại địa phương, nhóm thân hữu bệnh nhân stroke…đều sẵn sàng tiếp tay nếu mình yêu cầu.

Đôi điều với thân nhân chăm sóc,

Trong trách nhiệm khó khăn, nặng nhọc, đôi khi bực mình nản chí vì thay đổi tính tình, trở nên khó tính của người thân bệnh hoạn, e ngại tai biến tái phát, e ngại người thân khó thích ứng với tình trạng kém phần sáng sủa, thêm vào đó không hiểu đời sống của mình sẽ ra sao, liệu còn cáng đáng chăm sóc được bao lâu, chăm sóc có chu đáo không hay là cũng kiệt quệ theo người bệnh…

Nhưng nghĩ lại ngày nào mấy chục năm trước đây, ngón tay lồng ngón tay trao nhẫn cưới, quỳ gối trước Thánh Giá,  Phật Đài, thề thốt cùng nhau đi trọn cuộc đời vui buồn có nhau… Mà bây giờ thì có lẽ buồn hơi nhiều hơn vui…

Hoặc nghĩ tới các đấng sinh thành đã từng chín tháng mang nặng đẻ đau, bôn chải vật lộn với đời sống nuôi dưỡng con cái, mong sao con sớm trưởng thành, nên người.

Để mà làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm chồng, làm con.

Một đồng nghiệp đàn anh ở Houston miền nắng ấm, niên tuế ngoài tám chục, đã dành gần 1/2 cuộc đời để chăm sóc rất chu đáo người bạn đường bị stroke, đồng thời nuôi nấng bầy con nên người. Mà đàn anh vẫn lạc quan, yêu đời, lại còn có thì giờ nghiên cứu soạn ra nhiều tự điển văn học giá trị.

Một thân hữu ở San Jose sau tai biến phải dùng xe lăn nhưng nhờ có nhiều niềm tin tôn giáo, nghiêm minh dùng thuốc, một thân hữu khác ở Los Angeles vẫn bước thấp bước cao hải hành tập luyện, chạy bộ bộ mỗi ngày nhờ nhiều nghị lực vươn lên. Họ đều đã vựơt  khỏi tàn phế để viết phổ biến các điều ích lợi và đang sống gần như bình thường, với sự hỗ trợ của người vợ hiền và các con, cháu.

Còn nước còn tát mà.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos

Tác giả: Câu Chuyện Thầy Lang, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách?

Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách?

Bởi Nhật Hoa (Tổng hợp) | Webphunu.net

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều mỳ tôm và chế biến mỳ tôm không đúng cách cũng sẽ mang đến những tác hại không nhỏ đối với người tiêu dùng.

Thực tế trong mỳ ăn liền không có chất bảo quản nhưng để thuận tiện cho việc bảo quản, mỳ ăn liền phải qua dầu rán. Trong dầu có chất BHT (chất ổn định chống lên men thực phẩm), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản.

Các gói gia vị trong mỳ ăn liền đều có chất chống oxy hoá. Ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến gan. Không chỉ vậy, hàm lượng muối (Natri) trong đó tương đối cao, khiến cơ thể bị giữ nước, huyết áp tăng, tạo gánh nặng cho hệ tim mạch và thận.

Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách 1

Tuy thơm ngon, tiện dụng nhưng mỳ tôm cũng chứa rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Đặc biệt trong chất liệu làm bát/cốc của các loại mỳ tiện dụng có Polystyrene nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng. Một nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu phát hiện ra, hàm lượng chất Polystyrene có thể gây nguy hiểm cho mỗi kg thể trọng cơ thể trong 1 ngày là 0,001mg. Tuy nhiên, hàm lượng này trong 1 bát/cốc mỳ ăn liền có thể lên tới 0,015mg.

Theo nghiên cứu đã chứng minh, các gói gia vị trong mỳ ăn liền phải qua nhiệt độ cao để tiệt khuẩn, đóng gói chân không, nên các loại vitamin nhóm B, chất sắt… có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A… có trong rau thực tế đã bị nhiệt làm cho biến mất. Những gì bạn nạp vào cơ thể chỉ là năng lượng. Một cốc mỳ có năng lượng là 350 calo, thì một bát mỳ cỡ lớn có thêm các gói gia vị sẽ có nhiệt lượng lên tới 500-600 calo.

Tác hại của mì ăn liền

Gây nóng trong người: Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.

– Không tốt cho dạ dày: Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…

– Thiếu chất dinh dưỡng: Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê…

– Béo phì: Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…

– Lão hóa sớm: Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

Gây ung thư: trong mì ăn liền thường có các chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

Không tốt cho gan: Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh….

Ăn mỳ thế nào mới đúng cách

Thường thì chúng ta sử dụng mỳ gói trong các trường hợp như bận việc cần ăn nhanh, ăn mì trong những lúc cần tiết kiệm chi phí trong thời gian đói kém… Chúng ta nấu mì bằng cách là cho mỳ vào nước sôi, cho gia vị, mì tôm đầy đủ vào nồi rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn.

Tuy nhiên cách chế biến đó lại là sai cách, cách làm đó gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì trong gia vị của mỳ tôm chủ yếu là bột ngọt, thế nên khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc. Thứ nữa là sợi mỳ ăn liên được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất đến 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hết phần sáp này.

Sau đây là cách chế biến mỳ ăn liền đúng cách. Các bạn chú ý và cố gắng làm đúng nhé:

– Luộc mì trong nồi nước sôi

– Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi

– Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa

Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách

Dù ăn theo cách nào bạn cũng nên luộc mỳ trước khi chế biến.

– Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào. Còn nếu bạn muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.

Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc Đến Dược Thảo

Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc Đến Dược Thảo

TS.Mai Thanh Truyết

The Ebers Papyrus (ca. 1550 BCE) from Ancient Egypt has a prescription

for Cannabis sativa (marijuana) applied topically for inflammation.

Những danh từ dùng cho tựa đề của bài viết nầy đều có cùng chung một định nghĩa và ứng dụng tùy theo không gian và thời gian.

Thuốc Bắc ở Việt Nam dùng để chỉ các loại thuốc dùng cây, lá, rễ, củ, hột, v.v… đã được biến chế do một Đông y sĩ người Trung Quốc khám bịnh và cho toa. Còn thuốc Nam, tương tự như thuốc Bắc, nhưng do một Đông y sĩ người Việt Nam đãm nhận.

Các loại cây lá và rễ được biến chế trong thuốc Nam tương đối đơn giản như phơi khô hoặc sấy khô, và cân lượng cũng không có yêu cầu chính xác như một nấm lá khô, một muỗng bột rễ cây…thay vì một chỉ …, ba ly… như ở thuốc Bắc.

Người được chẩn bịnh sau khi nhận thuốc xong, mang về nấu trong một cái nồi đất với (thông thường) ba chén nước và đun sôi. Khi nước “xắc” lại còn tám phân, bịnh nhân “chắt” nước ra, để nguội và uống. Một thang thuốc có thể uống được nhiều lần, thường là hai lần.

Thuốc dân tộc chỉ được dân miền Nam nghe đến kể từ sau 30 tháng tư năm 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Thuốc dân tộc không cần có Đông y sĩ chẩn mạch như thuốc Bắc và thuốc Nam. Thuốc đã được bào chế sẳn cũng như được “nhà nước” công bố công dụng của từng loại cây, lá, hay cũ… dùng để chữa trị một bịnh nào đó. Và dân chúng cứ thế mà dùng, cho dù có hiệu nghiệm hay không.

Nếu chúng ta đã từng sống trong xã hội Việt Nam khoảng năm năm đầu sau khi nước nhà được “thống nhất”, chắc ai cũng còn nhớ cây xuyên tâm liên. Thực sự, người viết chưa từng thấy cây nầy cũng như cung cách chữa trị như thế nào, và trị bịnh gì? Nhưng, trong giai đoạn trên, mỗi lần đi khám bịnh ở phòng y tế phường hay xã, đều được cán bộ chữa trị bằng xuyên tâm liên. Người viết cũng đã từng nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về xuyên tâm liên do một anh bộ đội vượt Trường sơn kể như sau: “nếu vợ chồng không có con trong một thời gian dài, đôi vợ chồng nầy sẽ được cán bộ hướng dẫn là mỗi khi “ăn nằm” với nhau, chỉ cần cột một dây xuyên tâm liên qua bụng người vợ. Thế là sẽ có con sau đó ngay!”

 

Còn câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện “tính khoa học” còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam. Các Đông y sĩ ở đây, nói chung đều mang (được mang, hay tự mang) những danh hiệu rất oai là Bác sĩ Đông y (Oriental Doctor – OD) hay Tiến sĩ Đông Y (Ph.D of Oriental Medicine), cũng như nhiều danh xưng nổ khác nữa. Thật ra, ở đây cũng căn cứ vào rễ, thân, củ, lá, hột như thuốc Bắc và thuốc Nam; tất cả được chế biến có tính cách hoàn chỉnh hơn dược thuốc Bắc và thuốc Nam, gần giống như các loại thuốc của y khoa hiện đại như dạng bột, viên, hay viên bọc nhựa, nước, hay dạng thuốc tể v.v…

Trong phần trình bày sau đây, chúng tôi sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc dược thảo. Danh từ “thuốc” dùng ở đây để chỉ tất cả các loại cây, cỏ, rễ, thân, lá, củ, hột… mà không nói đến những hóa chất khác được gian thương cho thêm vào để làm tăng một vài đặc tính trị liệu mà không cần lưu tâm đến những di hại về sau như arsenic, đồng, chì, thủy ngân, selenium, thậm chí vàng (gold) cho đến các hóa chất dung để trị liệu theo Tây y nữa.

Nguồn gốc và định nghĩa dược thảo

Theo quan điểm của các nhà khoa học Hoa Kỳ, khoa dược thảo chỉ có thể được xem như là một phương cách trị liệu bổ túc (complementary therapy), chuyên dùng các loại cây hay hóa chất ly trích từ cây. Do đó, đây là một ngành y khoa riêng biệt đặt trọng tâm chữa trị bằng cây cỏ có trong thiên nhiên. Và danh từ herbalism dùng để chỉ hệ phái dùng cây cỏ để trị liệu hầu hết các bịnh gần giống như tất cả những bịnh liệt kê trong ngành y khoa hiện đại.

Datura stramonium is a highly effective treatment for asthma symptoms when smoked, because it contains atropine, which acts as an antispasmodic in the lungs. However, datura is also an extremely powerful hallucinogen and overdoses of the tropane alkaloids in it can result in hospitalization or death.

 

Nguồn gốc của ngành y khoa dược thảo được xem như xuất hiện từ khi có sự hiện diện của con người trên quả địa cầu. Và nếu đi xa hơn nữa, nguồn gốc nầy đã có trước khi loài người xuất hiện (qua sự tiến hóa từ khỉ). Giống khỉ Chimpanzees đã biết ăn một loại lá cây đặc biệt để diệt các ấu trùng trong bao tử. Loài nai đã biết truy tìm các lá dùng để kích thích tâm thần (psycho-active). Một số thú vật khác cũng đã biết tìm đến nấm như penicillin và các loại nấm chống nấm (antifungals) để trị liệu hay tiêu diệt các loại bò chét ngoài da. Sau đó, con người mới biết áp dụng trong trị liệu như những liều thuốc kháng sinh.

 

©2007 Publications International, Ltd. There is a large palate of herbs

and herbal remedies that you can use to treat everyday medical conditions.

Ngành dược thảo đúng nghĩa đã góp phần không nhỏ vào việc trị liệu bổ túc và song hành với ngành y khoa hiện đại. Thuốc phiện (morphine) được trích ly từ cây thuốc phiện (poppies), aspirin từ cây liễu, và digoxin dùng để chữa trị nhịp tim đập không đều đến từ cây đuôi chồn (foxglove).

Ngành dược thảo không ngừng ở mặt trị liệu từng bộ phận hay từng bịnh mà còn có “tham vọng” chữa trị toàn cơ thể con người, và “khuyến khích” cơ thể tự “hoàn chỉnh” hay điều chỉnh qua thuốc cây cỏ. Các nhà chuyên môn của ngành nầy nghĩ rằng, những hóa chất trong một tập hợp cây cỏ sẽ làm cân bằng cơ thể và tạo nên những phản ứng hổ tương để chữa trị toàn thể con người.

Có thể nói ngành y khoa cây cỏ ngày nay phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Mức tiêu thụ ước tính khoảng 23 tỷ Mỹ kim trong năm 2004 căn cứ vào báo cáo của cuộc triển lãm quốc tế lần thứ hai về dược thảo. Hiện có khoảng 34% người Hoa Kỳ lớn tuổi đã hơn một lần viếng các Bác sĩ Đông y dược vào năm 1990.

 

Vấn đề an toàn của dược thảo

Có một khái niệm hết sức thông thường và tự nhiên của người đời là, dược thảo nghĩa là cây cỏ (herbal) là tự nhiên (natutal), và là an toàn (safe); vì vậy, dược thảo ao toàn hơn các loại thuốc bằng hóa chất hay tổng hợp hóa chất do ngành y dược khoa hiện đại bào chế. Do có suy nghĩ trên, cho nên một số người Hoa kỳ và dĩ nhiện, một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại vẫn thường dùng các loại thuốc cây cỏ trong công việc phòng bịnh và trị bịnh.

Đối với dược thảo, các nhà sản xuất không cần phải khai báo với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về cơ cấu của thuốc, cũng như tính hiệu nghiệm, cùng phản ứng phụ, và mức an toàn của thuốc đặc chế. FDA cũng không đói hỏi thông tin cần được liệt kê trên nhản hiệu của các lọ thuốc. Do đó, kết quả dù tích cực hay tiêu cực, hay ảnh hưởng dài hạn lên cơ thể hoàn toàn không được biết đến và cũng không có một cuộc nghiên cứu nào để thẩm định mức an toàn của thuốc.

Thí dụ như nước trích từ cây nhàu (gingko biloba) đã đưộc quảng cáo rầm rộ trong cộng đồng Việt Nam trước đây, và hiện nay vẫn còn lai rai…là có khả năng trị bá bịnh. Có mấy ai biết được, qua nghiên cứu khoa học, phản ứng của thuốc nầy có thể gây ra hiện tượng chảy máu bên trong cơ thể, và có thể gây ra phản ứng với các yếu tố làm chống đông máu có sẳn trong máu của con người.

Mặc dù Luật Dietary Supplement Health & Education Act năm 1994 cho phép các loại thuốc thực vật trên được ghi trong nhản hiệu hướng dẫn cách dùng và tính hiệu nghiệm của thuốc. Nhưng trên thực tế ngoài thị trường, các nhản hiệu trên hòan tòan không ghi rõ vế cách định bịnh, chữa trị hay phòng bịnh gì cả!

Thêm một điều nữa là dược thảo không bị đòi hỏi phải cung cấp tỷ lệ các thành phần hóa học cấu tạo ra thuốc, cũng như tính tinh khiết (purity) giống như các loại thuốc dành cho ngành y khoa hiện đại. Do đó hiệu quả của cùng một loại thuốc, cùng một nhản hiệu có thể không giống nhau vì do những tạp chất có trong thuốc thay đổi trong lúc sản xuất như phấn hoa, chất gây dị ứng cho cơ thể, bào tử của hoa v.v.. Và tỷ lệ khác biệt nầy có thể thay đổi tính hiệu nghiệm của thuốc, đôi khi gây ra những phản ứng bất lợi cho bịnh nhân.

Do đó, mặc dù một số dược thảo có thể trợ giúp giải quyết một số bịnh của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là dược thảo đạt được mức an tòan. Theo khuyến cáo của ngành y dược khoa tân tiến, phụ nữ đang mang thai không nên dùng dược thảo vì có thể có phản ứng bất ngờ và có thể bị trụy thai.

Đối với các loại thuốc trong ngành dược khoa, dựa vào hóa chất tổng hợp hay một số trích ly từ cây cỏ, hay nấm trong thiên nhiên, nhưng các thuốc nầy đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, với cân lượng chính xác, và được thí nghiệm lên thú vật hay con người trong một thời gian dài trước khi tung ra thị trường. Và dĩ nhiên, những thuốc trên cũng có thể có những phản ứng phụ hay phản ứng khi dùng khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một thời điểm. Điều nầy cũng đã được liệt kê trên nhản thuốc hay được bác sĩ khám bịnh khuyến cáo và lưu ý bịnh nhân khi kê toa.

Tuy nhiên, điều trên đây không xảy ra đối với dược thảo về các điều kiện bào chế thuốc. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm dược thảo đều nằm ngoài tầm kiểm soát của những luật lệ quy định cho ngành y khoa. Điều đó có nghĩa là không có gì bảo đảm cho sự hiệu nghiệm của thuốc, cũng như thành phần cùng cân lượng của những chất hoá học cấu tạo ra thuốc. Ngay cả nhà bào chế thuốc cũng không đạt được tính chính thống của ngành, mỗi nhà bào chế (sản xuất) theo từng trường phái dược thảo khác nhau.

Thí dụ thuốc nhàu của nhà bào chế A sẽ khác thuốc của của nhà bào chế B. Một thí dụ khác điển hình là nếu bạn bị bịnh về tim, bịnh viêm yết hầu (angina), cao áp huyết, hay chứng đau mắt (glaucoma), một số dược thảo dùng để trị liệu các chứng bịnh kể trên sẽ đưa đến những phản ứng có thể làm chết người đối với bịnh nhân bị tiểu đường loại I hay bị chứng phong giựt (epilepsy).

Thêm nữa, các dược thảo quảng cáo cho những bà mãn kinh nguyệt và hay bị chứng nóng mặt (hot flashes) là các loại cỏ và rể của cây Black Cohosh, Black Snake, Bugwort, Rattle weed. Thực sự nếu dùng các loại dược thảo kể trên, các bà có thể giảm chứng nóng mặt lúc ban đầu nhưng hậu quả sẽ phải trả là một giá rất đắt, đó là bịnh ung thư. Nên nhớ, nếu không dùng thuốc chi cả, chứng nóng mặt sẽ biến mất sau một thời gian.

Từ những nhận định trên, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có nên dùng dược thảo không?

Hiệu năng của dược thảo

Đối với ngành y dược khoa, một thuốc mới sắp ra sẽ phải được kiểm chứng qua nhiều giai đọan như vừa kể trên, điều đó không những bảo đảm được tính hiệu nghiệm và an tòan của thuốc, mà còn đi xa hơn nữa là liệu thuốc mới vừa được tung ra thị trường có an tòan hơn (safer), và hiệu nghiệm hơn khi so sánh với các loại thuốc đã sản xuất trước kia và có cùng một mục đích trị liệu.

Nhưng đối với dược thảo, hòan tòan không có một nghiên cứu nào cả mà chỉ dựa vào cảm tính (intuition) nhiều hơn. Do đó, nhiều khi bịnh nhân phải trả một chi phí cao cho dược thảo mà không nhận được kết quả trị liệu nào cả, không kể đến những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Để trả lời câu hỏi trên, quan điểm của một số nhà y dược học là:

1- Một số dược thảo được xem như là một loại thức ăn bổ túc (food additive) như các loại sinh tố thiên nhiên và vô hại cùng những loại muối khoáng, cũng như không ảnh hưởng và phản ứng phụ cho người tiêu dùng.

2- Ủy ban An tòan Y khoa (Committee on Safety of Medicine) khuyến cáo bịnh nhân cần phải tham khảo vơí bác sĩ về các loại dược thảo đang dùng trước khi được giải phẩu, vì có rất nhiều loại dược thảo dị ứng với hóa chất gây mê, chống đông máu, và những thuốc xử dụng trong và sau khi giải phẩu.

 

3- Còn Viện Quốc gia Những Nhà Sưu tầm Dược thảo (National Institute of Medical Herbalists) khuyến cáo nhà dược thảo cần phải theo dõi từ ba đến năm năm ảnh hưởng lên con người của dược thảo đã được bào chế trước khi tung ra thị trường.

Vì những lý do trên cùng những hạn chế thông tin về dược thảo, lời khuyên hay nhất cho người xử dụng dược thảo là cần phải tham khảo bác sĩ gia đình và những bác sĩ chuyên môn về dược thảo (herbal practictioner) trước khi dùng.

Cũng cần nên tham vấn nhà dược thảo trị liệu để họ có thể hiểu rõ hơn điều kiện sức khoẻ tổng quát của bịnh nhân, cùng các loại thuốc đã hay đang xử dụng, cuộc sống thường nhật của bịnh nhân và lịch sử về sức khoẻ gia đình. Và sau một thời gian trị liệu bằng dược thảo, bịnh nhân cần phải đến tham khảo thêm để có thể chận đứng được những phản ứng phụ kịp lúc nếu có.

Sau cùng, Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institute of Health) có một mạng lưới tập trung về những nghiên cứu liên quan đến dược thảo cũng cần được tham khảo thêm qua Trung tâm Quốc gia về Y khoa Bổ túc và Tương ứng (National Center for Complementary & Alternative Medicine).

Thay lời kết

Ngày hôm nay, ngoài những bửa ăn chính, nhiều người cần phải có thức ăn dinh dưỡng bổ túc (dietary supplements) tùy theo điều kiện sức khỏe của cơ thể cả về vật chất lẫn tâm sinh lý nhứt là đối vời những người lớn tuổi. Do đó, xử dụng dược thảo cũng phụ giúp một phần nào trong việc trị liệu với điều kiện là bịnh nhân cũng như người chẩn đóan bịnh và cho thưốc cần hiểu rõ căn bịnh và nhu cầu cần phải có dược thảo bổ túc thêm cho việc trị liệu.

Nhưng trên thực tế, nhất là trong cộng đồng người Việt, đặc biệt tại Hoa Kỳ, dược thảo đã trở thành một kỹ nghệ béo bở cho rất nhiều người. Ngành dược thảo ở đây hoàn tòan độc lập, và hòan tòan tùy thuộc vào người bào chế (?) và hầu như những nhà bào chế Việt Nam là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, không nơi nào giống nơi nào.

Qua truyền thông như phát thanh, báo chí, truyền hình.. .chúng ta hàng ngày nghe ra rả những quảng cáo rất nhiều loại thuốc dược thảo dùng để trị liệu nhiều bịnh khác nhau, cũng như trị “bá bịnh”. Nhiều khi cùng một nguồn gốc dược thảo, những nhà bào chế đã trình bày những phương cách trị liệu và liều lượng khác nhau. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng điều nầy qua các quảng cáo về thuốc nhàu Noni, thuốc cây lô hội v.v.. .

Thậm chí, có những nhà bào chế không biết lấy từ nguồn nguyên liệu nào gọi là sữa ong chúa rồi chia ra thành lọ thuốc mang những con số vô tình khác nhau như: 7, 9,14, 26 v.v.. .để trị bách bịnh hay bá bịnh.

*

Sữa ong chúa Supreme Royal Jelly mới

*

Công Dụng: Sữa ong chúa Supreme Royal Jelly mới trị nám, da nhăn nheo, da bị mụn, da đồi mồi, yếu sinh sinh lý (nam lẫn nữ), cơ thể suy nhược, triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh, giúp tăng cường sự dẻo dai (thể thao).

Cách Dùng: Mỗi ngày uống 1 viên.

 

Giã sử như sữa ong chúa có tính chất trị bá bịnh đúng như quảng cáo, mỗi người trong chúng ta thử đặt một câu hỏi nhỏ cho nhà bào chế nầy là, làm thế nào để có đủ lượng sữa ong chúa để sản xuất hàng trăm ngàn chai lọ thuốc như trên? Nên nhớ, mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa và khả năng chứa sữa (?) của một con ong chúa không đạt được 0.05 cc, tức nhỏ hơn một giọt nước. Người viết không rõ người bào chế định nghĩa chữ “sữa” như thế nào, nhưng qua tài liệu tham khảo đọc được, Honey Bee Venom, tức là nọc của loài ong mật có thể trị được chứng đau cơ sơ hóa tức là Fibromyalgia mà thôi!

(Ghi chú: Sau khi bài viết được tung ra trên các Diễn đàn và báo chí vào năm 2009, một “Ông Bác sĩ “vật lý trị liệu” chuyên trị dược thảo quảng cáo trên các Đài phát thanh địa phương ở Bolsa, đã giải thích tuy gọi là sữa ong chúa nhưng thực sự là dung dịch do các ong thợ mang về để nuôi ong chúa…Như vậy từ trước đến giờ sao không giải thích cho bà con biết, mà để đến bây giờ mới đính chính? Rồi các “bác sĩ chuyên trị” sữa ong chúa thi nhau giải thích trên đài ra rã hàng ngày. Thậm chí có Ông MD tốt nghiệp ở Hoa Kỳ còn thêm tên khoa học của “sữa ong chúa” để bán dược phẩm do…chính Ông ta chế ra…)

Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại quá dễ dãi để cho gian thương lợi dụng mà không có một phản ứng nào cả. Cộng thêm một số đồng bào vì dễ tin và nhẹ dạ cho nên vô hình chung đã tiếp tay cho việc làm bất chính trên. Thiết nghĩ, ngày hôm nay, đã đến lúc chúng ta cần góp bàn tay để làm sạch cộng đồng, ý thức bổn phận dân sự (civic duty) của chính mình để cho những cung cách làm ăn không đứng đắn tồn tại trong cộng đồng nữa. Nên nhớ, ảnh hưởng và các phản ứng phụ khi dùng hoá chất không đúng cách (có trong dược thảo sẽ diễn ra sau vài thập niên xử dụng chứ không phải là một ảnh hưởng tức khắc. Khẩn mong Quý bà con lưu ý đến những điều trình bày trên đây.

Sau cùng người viết khẩn thiết yêu cầu các bác sĩ y khoa cũng như những nhà bào chế tây y lên tiếng nói góp phần làm sạch cộng đồng trước những âm mưu, hay quảng cáo bất chính kể trên.

Mong lắm thay!

TS.Mai Thanh Truyết

 

Mười loại thức ăn thức uống làm bạn già nhanh.

Mười loại thức ăn thức uống làm bạn già nhanh.

Tác giả: Anne Roderique-Jones
Mai Đức dịch


Bạn biết dùng kem chống nắng và thoa kem chống lão hóa. Nhưng những gì diễn ra bên trong cơ thể cũng đóng một vai trò trong việc duy trì sự trẻ trung của bạn. Đọc phần dưới đây để xem loại đồ ăn và đồ uống nào làm bạn mau già, và tìm cách thay thế chúng một cách thông minh.

1. Muối: Chất bột màu trắng có vị mặn là nguyên nhân gây nên nhiều vết nhăn không đáng có trên mặt bạn. Nếu bạn sử dụng mỗi ngày nhiều hơn 1,500 mg muối so với khuyến cáo của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, không những bạn bị chứng cao huyết áp mà còn bị xấu da vì muối tác động lên chất collagen. Tại những khu vực có lớp da mỏng như chung quanh mắt, muối làm cho lớp da nhăn nheo. Muối cũng có thể gây ra bọng mắt. Khuôn mặt bạn sẽ không còn nét trẻ trung với cặp mắt sưng húp lên. Bạn có thể thay thế muối bằng thảo mộc để giúp da luôn tươi trẻ.

2. Đường: Thủ phạm cho vẻ già nua của bạn chính là hũ kẹo. Nếu bạn sử dụng nhiều đường hơn cơ thể cần thiết, lượng insulin trong máu sẽ tăng lên, ảnh hưởng tới các mạch máu và tăng tốc quá trình lão hóa của da. Nếu bạn giảm bớt đường, sẽ thấy một sự khác biệt trong vòng một tuần. Da bạn trở nên tươi sáng hơn và sinh động hơn. Để đáp ứng nhu cầu thèm ngọt, bạn nên ăn nhiều trái cây. Đường thiên nhiên trong trái cây giúp cơ thể bạn sinh hoạt chậm lại, tránh được tình trạng lão hóa da.

3. Cà phê: Một loại nước uống là nguyên nhân của các yếu tố lão hóa. Cà phê không chỉ làm xỉn màu răng, làm mất đi vẻ trong sáng của tuổi trẻ, mà còn khử nước của cơ thể khiến da bạn khô và từ đó bớt đi nét trẻ trung. Ngoài ra, những nếp nhăn chung quanh mắt bạn trở nên nổi bật hơn khi cơ thể bị mất nước. Trong một cuộc sống bận rộn, bạn có thể xem cà phê là một điều cần thiết nhưng cũng đừng cho là cứu cánh, rất hại cho da bạn. Nên nghĩ đến chuyện uống trà xanh. Đây là chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp cơ thể ít bị mất nước nhờ vào hàm lượng caffeine thấp hơn.

4. Cồn: Mỗi tối bạn phải uống một ly rượu đỏ? Vậy bạn nên suy nghĩ lại, vì chất cồn rút nước ra khỏi tế bào cơ thể, khiến quanh mắt bạn phồng lên như có túi làm cho bạn già hơn tuổi. Không chỉ vậy. Khi uống rượu bạn có nhu cầu nhấm nháp, và dễ dàng bị cám dỗ bởi các món quà vặt có muối. Mà bạn biết chất muối có thể gây nên điều gì. Chống lại hiệu ứng khử nước của rượu bằng cách mỗi ngày uống thêm một ly nước.



5. Thịt đỏ: Là thực phẩm chính trong bữa ăn của hầu hết người Mỹ, nhưng một nghiên cứu gần đây của Viện Sức khỏe Cleveland Clinic cho thấy ăn thịt đỏ nhiều hơn một lần một tuần sẽ gây ra nếp nhăn trên da, cũng như nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Mức độ cao của carnitine (một hợp chất trong protein động vật) làm cứng thành mạch máu và làm cho da nhăn sớm. Nếu bạn cho rằng thịt đỏ là nguồn cung cấp vitamin B12, một chất quan trọng cho tế bào hồng cầu và chức năng não, thì hải sản và các sản phẩm sữa cũng giàu vitamin này. Nếu bạn thích ăn thịt đỏ, nên hạn chế để tránh bị già sớm.

6. Tinh bột: Thức ăn có nhiều tinh bột như bánh mì trắng, mì ống hoặc nui có chỉ số đường huyết cao, làm sưng da và tạo nên loại oxy phản ứng. Chúng phá vỡ collagen là chất giúp da mạnh mẽ, và elastin là chất giữ làn da tươi sáng. Ăn nhiều tinh bột, da bạn dễ bị xỉn và bớt vẻ sinh động. Nếu bạn thích tinh bột, nên chọn loại ngũ cốc nguyên hạt. Cơ thể bạn tiêu hóa loại thực phẩm này chậm hơn so với tinh bột, không làm lượng insulin tăng vọt khiến da sẽ phản ứng.

7. Thức ăn nhiều gia vị: Tiêu và ớt có thể là tuyệt vời cho sự trao đổi chất, nhưng không tốt cho da của một số người. Thức ăn cay có thể làm giãn mạch máu ở những người dễ bị nổi mẩn đỏ hoặc những người đang ở giai đoạn mãn kinh. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, việc tránh thức ăn cay (nhiều gia vị) có thể giúp bạn trẻ lâu. Nếu bạn không rơi vào các điều kiện trên, cũng nên giảm bớt thức ăn nhiều gia vị.

8. Hot dog và thịt nguội: Chất bảo quản cho các loại thịt nguội có thể làm bạn già hơn tuổi. Chúng là hóa chất kích hoạt chứng nổi mẩn đỏ, khiến da bạn mất đi màu hồng tự nhiên và xám xịt. Nên ăn thực thẩm không có chất bảo quản, thay thịt nguội bằng đậu hũ hoặc những loại rau củ không mang yếu tố lão hóa.



9. Soda: Loại thức uống có ga này không tốt cho răng hoặc da bạn. Soda có độ axit cao làm mòn men răng, làm răng bạn dễ bị sâu. Một nụ cười với hàm răng xỉn sẽ làm khuôn mặt bạn trở nên hốc hác. Nhưng đó chưa phải là tất cả: Mức độ sodium cao trong soda khiến da bạn già hơn tuổi. Ngoài ra, soda có thể làm bạn mất nước vì tạo cảm giác giải khát giả tạo. Bỏ thói quen uống soda và thay bằng các loại trái cây mọng nước mỗi khi bạn muốn thưởng thức một thức uống có hương vị.


10. Chất béo chuyển hóa: Là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn. Chất béo này có trong thức ăn nhanh và bơ thực vật, làm tắc nghẽn động mạch và khiến bạn già nhanh. Tuy nhiên bạn không nên hoàn toàn loại bỏ mà nên thay bằng chất béo thiên nhiên (có trong dầu ôliu hoặc dầu dừa) giàu vitamin E, giúp ổn định các bức tường tế bào, chống lại oxy hóa và gốc tự do khiến bạn nhìn già nua hơn tuổi.

Người Mỹ với xu hướng y học tự nhiên

Người Mỹ với xu hướng y học tự nhiên

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-10-16

10162013-mr-ame-seek-naturopath.mp3

Nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ (minh họa)

Nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ (minh họa)

webmed

Nghe bài này

Với sự xuất hiện ngày một nhiều các ca bệnh của thế giới hiện đại như béo phì, tiểu đường, tim mạch và ung thư, nhiều người Mỹ giờ đây đang tìm đến y học tự nhiên để điều trị bệnh, thay vì sử dụng các cách điều trị của y học hiện đại. Vậy cách điều trị tự nhiên mà các bác sĩ người Mỹ áp dụng là gì? Mời quý vị tìm hiểu chủ đề này trong trang tạp chí sức khỏe đời sống do Việt Hà phụ trách.

Quá lệ thuộc vào thuốc

Ngày nay, thật không có gì lạ khi chúng ta thấy một bệnh nhân tiểu đường hàng ngày phải uống nhiều thứ thuốc. Tùy vào tình trạng bệnh mà số lượng và liều khác nhau, nhưng thường đa số người bệnh phải dùng cùng một lúc thuốc chống tiểu đường, thuốc cao huyết áp và thuốc chống mỡ máu. Với những người đã từng bị bệnh ung thư thì phải uống thuốc chống di căn. Đa số người bệnh phải dùng các loại thuốc này suốt cuộc đời mình. Điều này dẫn đến tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc mà theo những bác sĩ y học tự nhiên tại Mỹ thì hoàn toàn không tốt.

Bác sĩ Andrew Iverson, người đứng đầu cơ sở chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên Triliumhealth ở Tacoma, tiểu bang Washinton, nhận xét:

BS. Andrew Iverson: Bây giờ khi chúng ta muốn hồi phục sức khỏe chúng ta thường chỉ nhìn vào một loại thuốc đơn lẻ, một loại chất hóa học nào đó để điều trị triệu chứng. ví dụ chúng ta đau đầu thì chúng ta uống Tylenol để hết đau đầu. Thuốc có thể làm hết đau đầu nhưng chúng ta phải biết đâu là nguồn gốc của đau đầu. nếu nhìn vào tự nhiên thì có nhiều lời giải thích cho chứng đau đầu. Có thể là do co dãn mạch máu, có thể do thiếu nước, có thể do sự mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, cũng có thể là do dị ứng mà cũng có thể là do hormone trong cơ thể không cân đối. Chỉ uống thuốc thì không giải quyết tận gốc vấn đề và rất hiếm khi thực sự có hiệu quả tận gốc.

Quyền năng chữa lành của thiên nhiên

Quyền năng chữa lành của thiên nhiên. the healing power of Nature/web

“Chúng ta đau đầu thì chúng ta uống Tylenol để hết đau đầu. Thuốc có thể làm hết đau đầu nhưng chúng ta phải biết đâu là nguồn gốc của đau đầu

Bác sĩ Andrew Iverson/p>”

Bác sĩ Andrew Iverson là một trong số hơn 4,000 bác sĩ điều trị bệnh tự nhiên được cấp phép ở Mỹ. Theo bác sĩ Iverson, các thuốc tây y mà người bệnh sử dụng chỉ để điều trị các triệu chứng bệnh mà che dấu đi những dấu hiệu mệt mỏi tự nhiên của cơ thể. Vì vậy tạm thời bệnh có thể ổn định nhưng thuốc không giúp cơ thể tăng sức đề kháng từ nhiên. Tại cơ sở khám chữa bệnh của mình, bác sĩ Iverson thường gặp những bệnh nhân đang sử dụng 2 cho đến 6 loại thuốc một lúc. Có những người mới đầu có thể chỉ uống một loại thuốc cao huyết áp nhưng nếu không có điều chỉnh về cơ thể kịp thời thì có thể sẽ phải uống tiếp các loại thuốc khác. Theo ông, nếu họ tiếp tục sử dụng các loại thuốc này về lâu về dài, tác hại sẽ rất lớn:

BS. Andrew Iverson: Nếu họ tiếp tục như vậy và dùng thuốc để che đậy nguyên nhân bệnh tật chỉ làm tình hình thêm trầm trọng. Họ có thể giảm được huyết áp bây giờ nhưng họ vẫn tiếp tục sống như vậy và sau này thì họ sẽ phải uống thêm thuốc và cứ như thế cho đến khi họ uống thêm thuốc hạ cholesterol rồi tiếp tục sống như thế cho đến khi uống thêm thuốc tiểu đường. và cũng có thể, sau đó sẽ là các bệnh về khả năng miễn dịch hay tệ hơn nữa là ung thư.

Phải thừa nhận, với sự phát triển của khoa học ngày nay, y học hiện đại với các loại thuốc mới thường xuyên được các hãng dược phẩm chế tạo đã giúp kéo dài tuổi thọ của những người bệnh, từ bệnh tiểu đường, cao huyết áp, đến thậm chí cả ung thư. Nhưng thực tế cũng cho thấy đây là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận hàng tỷ đô la cho các công ty dược. Theo thống kê của kênh truyền hình Discovery Fit & Health của Mỹ, những thuốc đứng đầu bảng trong việc tiêu thụ và lợi nhuận hiện nay trên thế giới chính là các thuốc hạ huyết áp, mỡ máu, tránh nhồi máu cơ tim, chống axit dạ dày và thuốc về thần kinh. Điển hình là thuốc Lipitor hạ mỡ máu với doanh thu vào năm 2005 là xấp xỉ 13 tỷ đô la, hơn gấp đôi so với các thuốc trong danh sách sau nó. Sự sẵn có của thuốc và những hứa hẹn về sự hiệu nghiệm kết hợp với cách sống tiện nghi trong xã hội hiện đại đã khiến nhiều người thích dùng thuốc để uống thay vì tìm một cách điều trị bệnh khác. Bác sĩ Iverson nói:

“Các thuốc tây y mà người bệnh sử dụng chỉ để điều trị các triệu chứng bệnh mà che dấu đi những dấu hiệu mệt mỏi tự nhiên của cơ thể. Vì vậy tạm thời bệnh có thể ổn định nhưng thuốc không giúp cơ thể tăng sức đề kháng từ nhiên

Bác sĩ Andrew Iverson”

BS. Andrew Iverson: y học hiện đại đã không nhớ những gì mà cha ông, tổ tiên của chúng ta đã làm hàng ngàn năm trước. Tôi đã đến nhiều nơi ở Nam Mỹ để làm việc và người dân ở đó vẫn dùng đến cách điều trị bệnh theo phương thức cổ truyền. Nhưng hiện nay với sự phát triển của y học và thuốc, người dân ở Mỹ, châu Âu và các vùng châu Á đã quá lệ thuộc vào thuốc mà quên mất vai trò của dinh dưỡng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tác dụng phụ của thuốc

Không ít các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy nhiều loại thuốc tây y mà con người đang sử dụng để chữa các bệnh kinh niên như tiểu đường, tim mạch có thể gây ra các tác dụng phụ đáng lo ngại. Bác sĩ David Bailey, chuyên gia nghiên cứu tại Viện y tế Lawson, Canada, người đã từng có nhiều các nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc cho chúng tôi biết vào năm 2012 như sau:

BS. David Bailey: vào năm 2008 chúng tôi đã liệt kê 17 loại thuốc có khả năng gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Bây giờ chúng tôi có danh sách 44 loại thuốc. Như vậy là trong vòng 4 năm qua, số loại thuốc đã tăng lên nhanh chóng. Khi tôi nói tác dụng phụ nghiêm trọng, tôi muốn nói đến đột tử do tim ngừng đập, hư thận cấp, suy hô hấp, chảy máu dạ dày,.. chúng tôi có danh sách khoảng 27 loại thuốc mới trên thị tròng vòng 4 năm qua có thể gây ra các hậu quả này. Đây là một lo ngại thực sự mà mọi người không biết.

Hồi đầu năm nay, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Johns Hopkins, Mỹ cho thấy những người bị tiểu đường dạng 2 và đang uống các thuốc tiểu đường loại mới có nguy cơ bị viêm tuyến tụy cao gấp hai lần so với những người không uống các loại thuốc này. Bác sĩ Sonal Singh, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết:

BS. Sonal Singh: chúng tôi thấy các dấu hiệu bệnh rất sớm, có khi chỉ trong vòng 2 tháng sau khi uống thuốc mới. Đôi khi lâu hơn. Các trường hợp này rất nghiêm trọng vì viêm tụy là bệnh không thể coi thường và họ đều phải nhập viện.

Theo Bác sĩ Singh, các loại thuốc mới trên thị trường thường có hiệu quả sớm trong điều trị bệnh tiểu đường, nhưng có những cơ chế hoạt động bên trong thuốc mà con người chưa nắm bắt rõ, có thể gây ra viêm tụy.

Y học tự nhiên là gì?

Với những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc, người Mỹ ngày nay đang tìm đến y học tự nhiên để có câu trả lời cho các bệnh kinh niên mà mình mắc phải, từ tiểu đường, tim mạch cho đến cả ung thư.

Cái mà chúng tôi làm hơi khác là chúng tôi sử dụng các số liệu để xác định thực phẩm mà người bệnh cần, họ cần thêm chất đạm hay thêm chất béo, hay nhiều rau hơn, liệu họ có cần thêm các loại khoáng chất nào, loại kiềm hay acid, thiên về âm tính hay dương tính. Chúng tôi sử dụng cách này kết hợp với từ trường điều trị như châm cứu điện, hay liệu pháp laser

BS. Andrew Iverson

<

Nhu cầu về hướng điều trị mới phổ biến đến mức hôm 11 tháng 9 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận thông qua một nghị quyết chọn tuần từ ngày 7 đến 13 tháng 10 hàng năm là tuần của y học tự nhiên. Theo Hiệp hội các bác sĩ y học tự nhiên Hoa Kỳ, việc thông qua nghị quyết này là một thành tựu lịch sử cho ngành y học tự nhiên. Quốc hội giờ đây đã chính thức thừa nhận tầm quan trọng của y học tự nhiên trong các nhu cầu về y tế của quốc gia. Cũng theo Hiệp hội này, hiện có đến hơn 4000 bác sĩ y học tự nhiên có giấy phép hành nghề trên khắp nước Mỹ. Người bệnh có thể tìm tên các bác sĩ này ở hầu hết mọi tiểu bang trên trang web của hiệp hội.

Hiệp hội các bác sĩ y học tự nhiên Mỹ định nghĩa y học tự nhiên là cách chữa trị tập trung vào phòng chống, điều trị và sức khỏe tuyệt đối qua các phương thức và chất giúp cơ thể con người tự hồi phục. Cách điều trị này là kết hợp cả hiện đại, và truyền thống. Nguyên tắc của điều trị là tập trung vào sức mạnh tự hồi phục của cơ thể, điều trị căn nguyên của bệnh và không gây tác dụng phụ hoặc hạn chế một cách tối đa.

Nói về hướng điều trị của y học tự nhiên, bác sĩ Iverson cho biết cách mà ông áp dụng tại cở sở của mình như sau:

BS. Andrew Iverson: chúng tôi có sử dụng thuốc, nhưng nó chỉ có tác dụng ngắn để đưa chúng ta khỏi khủng hoảng ngay lúc đó. Ví dụ phần đông những người đến với chúng tôi là những người đang dùng 2 3 hay 6 loại thuốc khác nhau. Họ đến với chúng tôi vì họ nhận ra rằng họ không muốn tiếp tục dùng các hóa chất cho cơ thể, và họ biết đó là không tự nhiên. Nhưng tôi nói với họ là không thể bỏ thuốc ngay lập tức mà phải làm cho cơ thể khỏe mạnh trước đã. Chúng tôi cho bệnh nhân dùng cách ăn mà cha ông ta đã dùng, xây dựng lại dưỡng chất cho họ, giảm các chất gây dị ứng, giảm các tiếp xúc với chất độc không chỉ từ thực phẩm mà còn từ các hóa chất mà chúng ta dùng hàng ngày như xà phòng, nước gội đầu, lăn nách, hay tại nơi làm việc. Chúng tôi phải kiểm tra những viêm nhiễm nhỏ có thể là tác nhân gây bệnh. Chúng tôi cũng phải xem xét điều hết sức quan trọng là bạn có niềm vui trong cuộc sống không hay bạn rất căng thẳng. Nếu bạn không có đủ các yếu tố này thì đừng ngừng thuốc.

Tại cơ sở của mình, bác sĩ Iverson vẫn sử dụng các xét nghiệm máu như trong các cơ sở khám chữa bệnh khác, nhưng cách chẩn đoán và điều trị khác hẳn.

BS. Andrew Iverson: ở đây chúng tôi dựa vào khoa học để chẩn đoán, tôi không đoán mò với dinh dưỡng. Tôi kiểm tra máu của từng bệnh nhân, và tôi nhìn vào kết quả thử máu khác với các bác sĩ khác…Cái mà chúng tôi làm hơi khác là chúng tôi sử dụng các số liệu để xác định thực phẩm mà người bệnh cần, họ cần thêm chất đạm hay thêm chất béo, hay nhiều rau hơn, liệu họ có cần thêm các loại khoáng chất nào, loại kiềm hay acid, thiên về âm tính hay dương tính. Chúng tôi sử dụng cách này kết hợp với từ trường điều trị (biomagnatic therapy) như châm cứu điện, hay liệu pháp laser.

Với cách tiếp cận hướng vào giải quyết căn nguyên của căn bệnh, và phòng ngừa bệnh, cách điều trị bệnh của các bác sĩ y học tự nhiên có thể có lúc làm người bệnh ngạc nhiên. Bác sĩ Iverson đưa ví dụ có người bị bệnh khớp nhưng sau các xét nghiệm thì được điều trị gan trước vì gan là nơi lọc các độc tố vốn làm khớp bị đau. Hoặc ví dụ như với bệnh về tuyến giáp trạng, kết quả thử máu với chỉ số TSH của tuyến giáp được các bác sĩ y học tự nhiên quy định ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức thông thường. Tại cơ sở của bác sĩ Iverson, ông quyết định điều trị ngăn ngừa bệnh của tuyến giáp trạng ngay khi TSH vượt quá 2.5, trong khi con số này được quy định ở tây y là quá 5.0.

Với hướng tiếp cận dựa vào thực phẩm tự nhiên để điều trị và tạo cơ hội cho cơ thể tự điều chỉnh và hồi phục, người bệnh thường không thấy những kết quả ngay tức khắc như với thuốc tây y thông thường nhưng các bác sĩ y học tự nhiên đảm bảo đó sẽ là kết quả lâu dài nếu người bệnh tuân thủ một cách sống khỏe mạnh. Điều quan trọng trong y học tự nhiên chính là ý chí của người bệnh, bởi vì trong y học tự nhiên bác sĩ như một người thầy giúp bệnh nhân hiểu về bệnh và khuyến khích tính tự kỷ luật của họ trong khi điều trị.

Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email [email protected] hoặc www.facebook.com/vietharfa