Stress là gì?

Stress là gì?

BS Hồ Ngọc Minh

Hôm qua trong khi lái xe đi làm, tôi giật mình khi làm một con tính trong đầu: trong 20 năm qua khoảng cách lái xe đi làm của tôi cộng lại thành hơn 3 lần khoảng cách từ trái đất lên mặt trăng.

Một người bạn nói với tôi, so với phi hành gia Apollo thì tôi chịu đựng stress giỏi hơn nhiều, vì lẽ, sau khi ra khỏi trái đất, mấy ông phi hành gia ngồi “cruise control” tà tà đợi phi thuyền tới mặt trăng, và leo xuống đi một vòng chụp hình “selfie”, mà còn được cả thế giới hoan hô!

Có những việc chúng ta làm thường ngày vẫn không thấy gì gọi là stress, trong khi đó nhiều chuyện lặt vặt xảy ra trong đời sống lại tạo áp lực không ít cho tâm trí và thể xác chúng ta.

Vậy stress là gì?

Mới nghe tới chữ stress là nhiều bạn đã thấy tóc mình muốn dựng đứng lên rồi, phải không? Chúng ta dùng chữ stress những khi mình có cảm tưởng như bị chôn vùi vào trong một mớ hỗn độn của áp lực đời sống và cảm thấy sức lực dường như cạn kiệt. Tất cả chúng ta đều bị stress nhiều lần trong cuộc sống. Một ít stress cũng tốt thôi, vì nếu không có stress thì “cuộc đời chán bỏ xừ”. Một số người có thể đối phó với stress tương đối dễ dàng như… “nước đổ đầu vịt” hay nói nôm na là “điếc không sợ súng”, một số khác thì không. Dù thế nào đi nữa mỗi người đều có một giới hạn của sự chịu đựng.

Stress có thể định nghĩa là phản ứng của hệ thần kinh để đáp ứng một yêu sách, một thử thách, hay một nguy cơ nào đó có ảnh hưởng đến sự an bình của con người. Có nhiều lý do đưa đến stress, nhưng phần lớn là sự thay đổi. Con người ta không thích thay đổi, cho dù sự thay đổi ấy tốt hay xấu, thực hay hư. Sự thay đổi có thể là tạm thời ngắn hạn, nhưng có thể là thường xuyên năm này qua tháng nọ. Thí dụ như chuyện tôi phải lái xe đi làm hơn 250 miles mỗi ngày. Trên đường lái xe, những thay đổi về xe cộ lấn qua, lấn lại thường xuyên, tiếng động xe cộ, tạo cho não bộ những “yêu sách” đòi hỏi não bộ và cơ thể phải đáp ứng tức thì. Có những thay đổi khác lớn lao hơn như ly dị, bệnh tật, hay… tàn tật vì tai nạn xe cộ do lái xe nhiều quá!

woman-stress-body

Những gì xảy ra cho cơ thể khi chúng ta bị stress?

  1. Trước hết là não bộ và hệ thần kinh: Khi chúng ta bị stress, cho dù stress về thể xác hay stress về tâm thần, hệ thần kinh bắn ra tín hiệu, “viber hay tweeter” đến các cơ phận khác trong cơ thể để đặt cơ thể trong tình huống báo động, hoặc chiến đấu tới cùng hoặc bỏ chạy là thượng sách, phản ứng gọi là “fight or flight”. Hệ thần kinh cảm ứng sympathetic gửi text message cho tuyến thượng thận adrenal gland tiết ra hai hormone gọi là adrenaline và cortisol. Hai hormone nầy làm cho tim đập nhanh hơn, áp suất máu tăng cao, hệ tiêu hóa thay đổi, và lượng đường trong máu tăng vọt. Thông thường thì khi nguy cơ qua đi, có thể trên nguyên tắc sẽ trở lại bình thường nhưng thật ra cũng không bình thường hoàn toàn, vì có cơn bão nào đi qua mà không để lại tàn phá?
  2. Hệ cơ bắp: Khi bị stress các bắp thịt co thắt, gồng lên như sắp sửa… đánh lộn. Sự co thắt của bắp thịt làm cho ta bị nhức đầu hay đau nhức khớp xương, “long thể bất an”.
  3. Hệ hô hấp: Stress làm cho bạn thở nhanh hơn (hyperventilation) có khi tạo cảm giác như hụt hơi, xỉu, chóng mặt, và bị kinh hãi (panic attack).
  4. Hệ tuần hoàn, mạch máu: Khi bị stress cấp kỳ, như khi bị kẹt xe, xém bị tai nạn xe cộ vì người khác vượt đèn đỏ, làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, bắp thịt tim co thắt mạnh hơn. Tất cả các mạch máu mở rộng ra để đưa máu đến khắp cơ thể. Bị stress thường xuyên, thí dụ như lái xe đi làm xa mỗi ngày, tới phòng mạch là phải lo khám bệnh nhân tới tấp, có thể làm cho mạch máu bị lở loét, bị nghẽn mạch máu, và dễ bị đột quỵ tim!
  5. Hệ nội tiết: Như nói trên, khi bị stress, hệ thần kinh trung ương “gọi viber” xuống tuyến thượng thận, yêu cầu sản xuất gấp epinephrine và cortisol. Hai thứ hormone nầy “facebook chat” với lá gan, thúc giục đổ đường ra mạch máu. Lý do vì cơ bắp sẽ cần đường làm nhiên liệu trong trường hợp “sơn hà nguy biến”. Khổ cái là đường tăng trong mạch máu sẽ tạo hiệu ứng “rim đường”, glycosylation như đã giải thích trong bài viết “Đường là chất độc”, lại làm tăng thêm sự lở loét của mạch máu và tế bào. Cho dù khi cơn nguy biến qua rồi, đường sẽ không rút đi mà được biến thành mỡ đặc và cholesterol. Cơ thể tự dưng lại thiếu đường tạm thời và thúc đẩy chúng ta… thèm ngọt. Đó là lý do tại sao khi chúng ta bị stress thường xuyên có thể làm cho bụng bự. Nghiên cứu mới cho thấy cho dù có sức nặng lý tưởng, những người bụng bự vẫn dễ chết vì bệnh tim mạch nhiều hơn.
  6. Hệ tiêu hóa: Stress làm bạn có thể cảm thấy đói và ăn nhiều hơn, hoặc ngược lại không muốn ăn gì cả. Khi bị stress bạn có thể bị ợ chua, khó tiêu. Bao tử của bạn cồn cào như có bươm bướm bay ở trong bụng. Bạn có thể buồn nôn, ói mửa. Lâu ngày có thể bị đau, loét bao tử. Trong khi đó thức ăn chạy qua ruột non sẽ không được hấp thụ bình thường, bạn có thể bị tiêu chảy, hay bị táo bón bất thường.
  7. Hệ sinh dục: Khi bị stress, lượng hormone đàn ông testosterone giảm làm cho yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn. Phụ nữ bị stress có kinh nguyệt bất thường, đau đớn khi hành kinh. Và tương tự như quý ông, không thích chuyện gối chăn, mây mưa, và bị hiếm muộn.

Để đối phó với stress bạn cần người bạn, người thân hiểu biết và giúp đỡ cho bạn. Nên tập thể dục thường xuyên, nên để ý tới cách thức ăn uống, và nên có một “cái nhìn” phóng khoáng. Nên để ý và tìm hiểu những nguyên nhân nào đưa đến stress cho bạn để tìm cách ứng phó. Có khi, bạn nên hiểu là, như mưa và nắng, chuyện trời đất, bạn không thể nào kiểm soát được, và nên chọn thái độ “tới đâu hay tới đó”, như “nước đổ lá môn” mà thôi. Có nhiều tài liệu để đối phó với stress trên mạng, và trong tương lai, tôi sẽ viết thêm về chủ đề này.

Trở lại chuyện mặt trăng, ai dám nói là nó không trong tầm với? Tôi đã lên đến mặt trăng và về một vòng. Hiện nay tôi mới rời khỏi mặt trăng để trở về trái đất cho vòng hai, hy vọng là vòng cuối cùng. Này nhé, trong 20 năm qua, tôi đi 800000 miles, chia cho khoảng cách từ trái đất lên mặt trăng là 238900miles, vị chi là 3.35 lần!

Thấy stress nhiều không?

BS Hồ Ngọc Minh

13 Thói Quen Xấu Khiến Bạn Già Trước Tuổi

13 Thói Quen Xấu Khiến Bạn Già Trước Tuổi

Bạn là một con cú đêm

Thức khuya khiến cho tất cả các bộ phận trên cơ thể bị hoạt động quá sức. Da tiết nhiều chất bã nhờn hơn dẫn đến lỗ chân lông nở rộng. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, sạm. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tiêu hóa kém dẫn đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng bị đình trệ.

Giữ mối hận thù quá lâu trong lòng

Nếu không thể bỏ qua hay quên đi những chuyện trong quá khứ bạn có thể trông già hơn 5 tuổi so với tuổi thực của mình. Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa sự tha thứ và sức khỏe. Nghiên cứu được đang trên Tạp chí Y học hành vi năm 2005 cho thấy sự thiếu tha thứ dẫn đến gia tăng các triệu chứng thần kinh, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu…

Bạn chỉ tập thể dục khi bạn muốn giảm cân

Nếu kế hoạch tập thể dục của bạn chỉ bắt đầu và kết thúc cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể mình đã thon gọn, bạn có thể trông già và xấu hơn. Bởi nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi và kéo dài tuổi thọ. Tập thể dục hàng ngày giúp giảm lượng cortisol và làm tăng các hormone có lợi như testosterone.

Bạn ăn quá nhiều đồ ngọt

Đồ ngọt làm tăng sự lão hóa của tất cả các bộ phận trên cơ thể con người, ăn chế độ ăn nhiều đường không chỉ gây tăng vòng 2 mà còn tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, gây các vấn đề về da như mụn trứng cá, đặc biệt là nếp nhăn.

Hút thuốc

Tiếp xúc với khói thuốc lá, dù bạn hút thuốc hay không, làm tăng đáng kể nếp nhăn và tình trạng khô da vì khói thuốc làm suy yếu khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể – thành phần quan trọng giữ cho da căng và ẩm. Vitamin C tan trong nước và không được dự trữ trong cơ thể.

Dụi mắt

Khi đôi mắt mệt mỏi bạn thường dụi mắt, nhưng chính điều này lại là nguyên nhân làm phá vỡ collagen và độ đàn hồi xung quanh khu vực mắt, làm phá vỡ các mao mạch và gây ra nếp nhăn.

Dùng rượu

Tất cả chúng ta đều biết hay chứng kiến một người nào đó với khuôn mặt đỏ nựng, sưng húp sau cơn say túy lúy. Rượu làm giãn các mạch máu nhỏ trong da. Điều này làm tăng lưu lượng máu gần bề mặt da. Theo thời gian, với sự lặp lại việc này, các mạch máu có thể bị hỏng vĩnh viễn. Sự phá hủy này dẫn đến việc da bạn bị đỏ và xuất hiện các đốm nâu.

Xem ti vi

Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Queensland (Australia) cho thấy cứ một giờ xem truyền hình sẽ rút ngắn cuộc sống của bạn 22 phút. Truyền hình không chỉ làm xấu vòng eo, nó còn rút ngắn tuổi thọ của bạn và còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

Ngủ úp mặt xuống gối

Nếu khi ngủ bạn chỉ nằm úp mặt xuống gối thì khuôn mặt bạn sẽ bị ép và chiếc gối bông có thể gây nếp nhăn trên da. Để tránh lão hóa sớm hãy chuyển sang nằm ngửa hay dùng gối lụa, satin có thể giảm nếp nhăn và duy trì độ ẩm cho da.

Căng thẳng

Stress và lo âu khiến bạn cau mày. Thực hành một số kỹ thuật thư giãn và đưa nó vào thói quen hằng ngày của bạn là điều rất quan trọng. Hãy học cách chú ý đến những điều tích cực và thực hành việc thư giãn các cơ mặt.

Bạn hiếm khi uống nước

Tăng lượng nước bạn uống mỗi ngày chính là chìa khóa để trông trẻ trung hơn. Nước là cần thiết để duy trì độ ẩm cho da và giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho da.

Chế độ ăn ít chất béo

Nhiều người kiêng ăn chất béo để giảm cân mà không biết rằng thiếu các chất béo như omega 3 có thể ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa của bạn. Omega 3 có nhiều trong dầu cá, quả óc chó, hạnh nhân luôn cần thiết cho chúng ta và giúp ta trẻ lâu. Nó không chỉ giữ cho làn da căng bóng, ít nếp nhăn, tăng cường sức khỏe cho não, tim mà còn tăng tuổi thọ cho bạn.

Lạm dụng mỹ phẩm

Rất nhiều mỹ phẩm chứa những độc tố gây hại cho làn da, cơ thể như corticoid, chì… Một nghiên cứu thị trường mỹ phẩm gần đây cho thấy, ngay cả các loại son của những thương hiệu uy tín cũng chứa lượng chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Vì thế bạn nên hạn chế sự lạm dụng mỹ phẩm để tránh cho cơ thể không bị ngộ độc và làn da chậm lão hóa hơn.

Sưu tầm

Đi bộ chân KHÔNG

 Đi chân KHÔNG trên đường sỏi đá đặc biệt có lợi cho những người cao tuổi, từ 60 trở lên.

Đi bộ chân KHÔNG

Okkult Motion Pictures black and white vintage science shoes

Điều “kỳ lạ” gì sẽ xảy ra nếu bạn đi chân trần 5 phút mỗi ngày?

Liệu pháp đi chân trần trên đường sỏi đá đặc biệt có lợi cho những người cao tuổi, từ 60 trở lên.

great walk duck

  1. Câu chuyện làm các nhà khoa học kinh ngạc

Nhà nghiên cứu Mỹ, giáo sư Giôn Phise và các đồng nghiệp của ông thuộc Viện nghiên cứu Oregon khi đến Trung Cộng đã chứng kiến 1 cảnh tượng kỳ lạ. Đó là cảnh nhiều người đi tới đi lui, nhảy múa trên 1 đoạn đường rải đá.

Không hiểu được ý nghĩa của điều này, các nhà khoa học Mỹ khi trở về đã triển khai 1 cuộc nghiên cứu thực nghiệm bao gồm 108 người tham gia đi chân trần trên đường sỏi, một nửa đi chân không hoàn toàn, một nửa đi tất. Mỗi ngày họ đi bộ nửa giờ trên đường sỏi.

Sau 16 tuần thí nghiệm, sức khỏe của các thành viên đều tốt lên song chỉ số y học tốt nhất thuộc về nhóm đi chân trần.

Giáo sư Giôn cho biêt là đối tượng này mỗi năm nên đi mỗi ngày 30 phút chân đất trên sỏi đá trong thời gian tối thiểu 4 tháng và phải đi trên đường sỏi chứ không phải là đường bê tông như ở các thành phố. Đi bộ trên đường bê tông hoặc nền gạch đá hoa không đem lại nhiều kết quả.

  1. Vì sao đi chân trần lại tốt cho sức khỏe?
  2. Okkult Motion Pictures black and white vintage science shoes

Theo Đông y, lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận.

Bàn chân trái ứng với nửa thân bên trái phản ánh tình trạng sức khỏe của tim, lá lách, hậu môn, trĩ…

Bàn chân phải ứng với nửa thân bên phải phản ánh gan, mật, ruột thừa.

Do đó, đi chân đất sẽ khiến lòng bàn chân được chà xát mạnh, kích thích các huyệt vị này, nhờ đó nâng cao sức khỏe của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên đi chân trần trên bề mặt như cỏ, trên cát, gỗ hoặc sỏi để tăng sự nhạy cảm của chân và giúp cơ chân chắc khỏe.

feet foot toes soles

Đồng thời lòng bàn chân được tiếp xúc trực tiếp với các vật trên sẽ có tác dụng massage hữu hiệu giúp lưu thông máu, tốt cho mạch máu và các mô liên kết gân và dây chằng.

  1. Tác dụng của việc đi chân trần:
  2. week with out walking let

Theo tờ Sức khỏe gia đình, việc đi chân trần mỗi ngày sẽ đem lại những tác dụng sau:

– Ngay trong vòng 1 giây: Giúp giải tỏa sự căng thẳng ngay lập tức, giảm bớt sự căng cơ và sóng não có sự dịch chuyển.

– Mỗi ngày 5 phút đi chân trần:

+ Nội tạng của bạn sẽ thay đổi tích cực

+ Độ đặc máu giảm đi, tương tự như hiệu ứng của aspirin

+ Hệ tuần hoàn được cải thiện

+ Tăng lượng ôxy trong máu

+ Huyết áp được cân bằng

+ Đường máu ổn định

– Mỗi ngày 8 giờ đi chân trần (trong những trường hợp cần trị liệu):

animation walk parts designs adobe flash

+ Các dấu hiệu loãng xương giảm rõ rệt

+ Chức năng tuyến giáp được cân bằng

+ Mức cortisol (căng thẳng) giảm xuống

– Đi bộ bằng chân đất trong nhiều ngày

+ Dễ dàng thích nghi với sự thăng trầm trong cuộc sống

+ Các loại viêm và các loại bệnh liên quan tới viêm ít phát triển

+ Cơ thể phục hồi nhanh hơn từ căng thẳng thần kinh và chấn thương.

Phòng Bệnh Mất Dần Trí Nhớ

Phòng Bệnh Mất Dần Trí Nhớ

Nguyễn Minh Tâm dịch

Sáu Bước Đơn Giản Để Giữ Đầu Óc Minh Mẫn 

Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ (supplements), hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh mất dần trí nhớ, bệnh lú lẫn.

Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ronald Reagan.
Nhưng nếu chúng ta đọc thật kỹ phúc trình của chính phủ, để ý đến những dòng chữ nhỏ, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều thông tín hữu ích trong việc gìn giữ những tế bào chất xám trong đầu không bị lão hoá.
Sự thực được báo cáo này đưa ra cho chúng ta thấy là không có hồ sơ chứng liệu nào cho biết thuốc chữa bệnh, hay thuốc bổ đem lại ích lợi cho việc chống lại căn bệnh quái ác này.

Nhưng ngược lại, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng rõ ràng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ.
Bản phúc trình không gỉải thích vì sao.

Nhưng chúng tôi sẽ phân tích cho độc giả biết rõ:

Không phải mọi hiện tượng mất dần trí nhớ- dementia- đều trở thành bệnh Alzheimer.

Nhưng đầu óc của chúng ta trở nên cùn lụt khi lớn tuổi là do ảnh hưởng gộp của nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố chính là óc của chúng ta không nhận đủ máu đưa lên đầu, vì mạch máu bị tắc nghẽn, hay bị hở, gọi chung là vascular dementia..

Trong cả hai trường hợp đều khiến cho trí nhớ của chúng ta trở nên yếu kém, sự suy nghĩ của chúng ta trở nên loạng quạng (fuzzy), hậu quả bởi việc óc của chúng ta không nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar).
Nhiều bệnh nhân của căn bệnh Alzheimer không ít thì nhiều đều vướng phải tình trạng vascular dementia. Những trở ngại khi suy nghĩ mà các cụ già gặp phải phần lớn vì máu không đưa lên đầu dễ dàng.

Chúng ta có thể ngăn ngừa những rắc rối này, hay sửa chữa những trục trặc đó bằng cách giữ cho mạchmáu dẫn máu lưu thông lên não bộ đuợc thông tuông dễ dàng.
Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm.

Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm những gì để giúp máu bơm lên đầu dễ dàng.

1- Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10,000 bước đi:

Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc. Phân bón tự nhiên cho não bộ chính là máu đưa lên đầu.

Mỗi ngày ráng bước đi khoảng 10,000 buớc chân, bằng cách này hay cách khác để máu từ tim đi lên đầu.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy các cụ già trên 65 tuổi chịu khó tập thể dục ít nhất ba lần một tuần tránh được một phần ba rủi ro vướng bệnh Alzheimer . Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tùy theo sở thích của mình: Đi bộ, Làm Vườn, hay Khiêu vũ.

2- Ăn thực đơn có nhiều rau và hoa quả như người Hy Lạp:

Rau tươi, trái cây tươi là thức ăn chính cho bộ óc.

Trong hoa quả và rau có chứa chất “flovonoids” giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngăn ngừa độc tố.

Trong một cuộc nghiên cứu nhóm đàn ông đàn bà thích ăn rau quả tươi,

uống trà, cà phê, hay rượu nho, có nhiều chất flovonoids.

Họ thường có não bộ hoạt động tốt hơn người không dùng rau quả tươi.

Và sự suy sụp của não bộ tránh được tới 10 năm.

Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy mỗi tuần uống vài lần nước ép từ rau quả, sẽ giúp ngừa được 76% bệnh lú lẫn, hay mỗi ngày uống khoảng 900 mg thuốc bổ để thay thế rau, sẽ giúp tăng sự bén nhậy của trí óc, và giúp trẻ thêm được khoảng 3.5 tuổi.

3- Hay ăn thực đơn của dân Địa Trung Hải:

Ăn uống hàng ngày giống thực đơn của người Ý và người Hy Lạp, gồm có rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt.
Ăn theo kiểu dân Điạ Trung Hải sẽ giúp đầu óc minh mẫn sáng suốt tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48%.
Cương quyết từ bỏ những thói hư, tật xấu như hút thuốc lá, và nghiện rượu. Thuốc lá chứa độc tố rất hại cho não bộ, vì thế người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80%.

4- Đừng uống rượu mạnh quá độ:

Đa số những người nghiện rượu đều vướng vào bệnh Alzheimer.

Đàn bà chỉ nên uống rượu tối đa mỗi ngày một ly thôi.

Đàn ông được uống tới hai ly. Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25% người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu.

5- Ráng duy trì huyết áp ổn định ở mức thấp:

Huyết áp cao có thể làm cho mạch máu trên đầu bị hở hay đứt.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50% trường hợp gây ra lú lẫn, hư trí nhớ.

Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp – lý tưởng là 115/75

– bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, giữ trọng lượng thân thể thấp, đừng để lên cân, béo mập. Nên theo dõi mức đường trong máu.

Bệnh tiểu đường, hay thậm chí sắp sửa bị tiểu đường cũng là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, gây ra bệnh lú lẫn.

Bệnh tiểu đường dễ làm các mạch máu nhỏ bị hở, và chảy máu trong não.

6- Tránh đừng để bụng phệ:

Vòng bụng ở tuổi trung niên to báo hiệu trước có thể bị vướng bệnh lú lẫn khi về già. Cuộc nghiên cứu theo dõi 6,000 người đưa ra kết quả cho thấy cái bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim, và máu lên đầu.

Vì thế cho nên chúng ta nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 35 inches cho các bà, và dưới 40 inches cho các ông.

Chỉ có một bộ phận nên gìn giữ cho to lớn.

 Đó chính là não bộ của bạn..

Nguyễn Minh Tâm dịch theo S.F Examiner

TRÍ NHỚ GIẢM SÚT PHẢI LÀM SAO?

Đôi lúc, bạn có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang và cần làm gì? Càng lớn tuổi, con người càng hay quên.
Đó là lý do bạn nên quan tâm, chăm sóc cho “bộ nhớ” của mình từ bây giờ.
Trí nhớ và hoạt động trí tuệ nói chung là chức năng thần kinh cao cấp của con người. Ở mỗi người, trí nhớ lại có những phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình, vị thế xã hội của họ.
Trí nhớ ngắn hay dài hạn đều phụ thuộc vào não bộ.
Người ta phân biệt hai loại trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ những thông tin mới tiếp nhận trong vài giây, trước khi nó được củng cố để giữ lại lâu dài. Trí nhớ dài hạn là quá trình lưu giữ các thông tin tiếp nhận được và con người có thể nhớ tới chúng sau một thời gian.
Dù ngắn hay dài hạn, việc hình thành và duy trì trí nhớ đều trông cậy vào một khu vực nằm sâu trong não bộ, gọi là vùng hippocampus. Bên cạnh nó là vùng hạnh nhân (amygdala), tạo cảm xúc, in dấu những ký ức của mỗi người. Lớp ngoài của võ não lưu giữ trí nhớ dài hạn ở những khu vực khác nhau nhờ những loại hình thông tin đa dạng như ngôn ngữ, cử chỉ, cảm giác…
Để những vùng nói trên hoạt động hiệu quả, các động mạch nuôi não phải thông suốt để não có đủ ô-xy, năng lượng, các chất dẫn truyền thần kinh không thiếu hụt và các “khớp thần kinh” (synase) được bảo tồn.
Tuy nhiên, trong thực tế, những điều kiện đó dễ bị xâm hại do tác động của nhiều yếu tố, khiến chúng ta sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, bị bệnh Alzheimer, Parkinson…
Những phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả:

Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus.
Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc “truy cập” ký ức đã được lưu giữ.
Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ.

1.Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung… Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trời như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic… Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.

2.Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó… Cách này làm tăng lượng ô-xy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn.

3.Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt). Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline.
Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là “thức ăn của não”.. Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích… giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não. Chất béo trong não làm thành các màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống còn của tế bào não. Các nơ-ron thần kinh cũng rất giàu a-xít béo omega-3 còn giúp cân bằng xảm xúc lành mạnh và tâm trạng tích cực ở người cao tuổi. DHA cũng là thành phần chính của các “khớp thần kinh”.
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các chất chống ô-xy hóa từ rau, trái cây, các quả mọng (mâm xôi), khoai lang, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc… làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ di chứng trung hòa hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa còn cải thiện dòng chảy ô-xy qua cơ thể và não.
Với những người cao tuổi, chế độ ăn hạn chế năng lượng xem ra rất hữu ích. Họ sẽ tránh được các nguy cơ thừa cân, béo phì, dẫn tới những bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Chúng không những đe dọa khả năng ghi nhớ mà cả sinh mạng người cao tuổi.
Não có chừng 50% nước cho nên bạn phải uống đủ nước (1.500-2.000ml mỗi ngày) để thủy hợp (hydrate hóa) não dễ dàng. Thiếu nước hoặc mất nước nhẹ có thể làm gia tăng hormone stress, khiến não bị tổn thương, giảm thiểu trí nhứ. Bạn có thể uống nước sôi để nguội hoặc nước trà. Trong trà có nhiều chất tăng thư giãn tâm thần, tăng sự lanh lợi, hoạt bát… Thế nhưng, bạn cần tránh uống trà đặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ.
Mỗi ngày, bạn nên uống một đến hay ly rượu vang đỏ. Chúng có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Các chất chống ô-xy hóa trong rượu còn bảo vệ tế bào não, qua đó cải thiện trí nhớ của bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu vì uống nhiều làm tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu tới não. Các nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, đã chứng minh, người lạm dụng rượu thường kém tập trung. Khi tham gia những thử nghiệm về nhận thức, họ kém hơn hẳn những người uống rượu vang có chừng mực.

4.Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứ của Đại học Lubeck, Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung.

5.Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháođường… cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ.

6.Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người lớn tuổi. Đồng thời, cách này còn cải thiện đáng kể trí nhớ và các hoạt động trí tuệ nói chung.

Bài viết của hai bác sĩ Mehmet Oz và Michael Roizen 
Nguyễn Minh Tâm dịch

Anh chi Thụ & Mai gởi

Bột nghệ mỗi ngày

Bột nghệ mỗi ngày

 9 lợi ích sức khỏe chỉ với nửa muỗng bột nghệ mỗi ngày

Là loại gia vị phổ biến trong ngăn bếp, giờ đây, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng công dụng của bột nghệ không chỉ gói gọn trên bàn ăn. Chỉ cần bổ sung cho cơ thể ½ muỗng bột nghệ mỗi ngày, bạn sẽ nhận được vô số các lợi ích về sức khỏe. Xin mời bạn cùng theo dõi 9 lợi ích mà bột nghệ mang lại thông qua bài viết dưới đây.

Giảm viêm

Công dụng kháng viêm của nghệ được biết thông qua hoạt chất curcumin, chất này được biết có tác dụng chặn NF-kB, nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm.

Chống oxy hóa

Curcumin hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa, có tác dụng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này phản ứng với các axit béo hoặc gây ra các phản ứng tiêu cực trên cơ thể.

9-loi-ich-suc-khoe-chi-voi-nua-muong-bot-nghe-moi-ngay

Curcumin trong bột nghệ hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa.

Do đó, giảm thiểu sự hoạt động của các gốc tự do sẽ có tác dụng tích cực đến sức khỏe. Ngoài ra, hoạt chất curcumin này cũng sẽ kích thích hoạt động của enzym chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể.

Cải thiện chức năng não

BDNF, hoc-môn quan trọng giúp các tế bào thần kinh trog não phân chia và nhân lên.

Chỉ với nữa muỗng bột nghệ mỗi ngày, hoc-môn này sẽ được tăng lên đáng kể, từ đó, giúp cải trí nhớ, tăng cường trí thông minh và chức năng hoạt động của não.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về não

Như trên có đề cập, bột nghệ sẽ làm gia tăng hoc-môn BDNF trong tế bào thần kinh. Từ đó, gián tiếp làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh liên quan tới não.

9-loi-ich-suc-khoe-chi-voi-nua-muong-bot-nghe-moi-ngay-1

Hoc-môn BDNF trong não sẽ gia tăng khi bạn bổ sung bột nghệ hằng ngày.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Sự suy giảm lớp niêm mạc của các thành mạch máu là nguyên nhân kiến cho lưu thông máu bị suy giảm và gây ra các căn bệnh về tim mạch.

Do đó, nếu bạn đang gặp các vấn đề về tim, hãy bổ sung bột nghệ vào danh sách các loại gia vị hằng ngày, các hoạt chất bên trong loại củ này sẽ làm gia tăng độ bền của thành mạch. Vì vậy, cải thiện chức năng và mang lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Hãy bổ sung bột nghệ thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày ở người mắc bệnh viêm khớp. Hoạt chất curcumin trong loại gia vị này đóng vai trò tương tự như một chất giảm đau, kháng viêm rất hiệu quả. Do đó, sử dụng bột nghệ cũng có nghĩa là giúp bạn làm giảm các triệu chứng của căn bệnh viêm khớp.

9-loi-ich-suc-khoe-chi-voi-nua-muong-bot-nghe-moi-ngay-2

Căn bệnh viêm khớp sẽ được “đẩy lùi” chỉ với 1/2 muỗng bột nghệ mỗi ngày.

Chỉ cần mỗi ngày bạn bổ sung nữa muỗng bột nghệ sẽ giúp bạn ngăn chặn và “đẩy lùi” căn bệnh viêm khớp rất hiệu quả.

Ngăn chặn và điều trị căn bệnh Alzheimer

Chắc hẳn bạn cũng khá bất ngờ khi biết rằng một trong những nguyên nhân ban đầu dẫn đến căn bệnh Alzheimer ở người cao tuổi đó chính là tình trạng viêm nhiễm.

Mặc khác, nghệ lại là một loại gia vị hàng đầu trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm. Do đó, bổ sung nữa muỗng bột nghệ mỗi ngày trong thực đơn dinh dưỡng sẽ giảm bớt các mảng amyloid trong cơ thể, từ đó, hỗ trợ điều trị và phòng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi rất tốt.

Cải thiện tâm trạng

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin trong bột nghệ có tác dụng tương tư như hoạt chất prozac, chất được sản sinh tự nhiên trong cơ thể để chống lại chứng trầm cảm.

9-loi-ich-suc-khoe-chi-voi-nua-muong-bot-nghe-moi-ngay-3

Bột nghệ được chứng minh cải thiện tâm trạng rất tốt.

Vì vậy, sử dụng bột nghệ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp cải thiện tâm trạng và hạn chế chứng trầm cảm.

Ngăn chặn ung thư

Bột nghệ sẽ ngăn chặn được sự phát triển và lây lan của các chất sinh ung thư ở cấp độ phân tử. Đặc biệt là các căn bệnh ung thư liên quan tới hệ thống tiêu hóa.

Trinh Dương (Theo Healthy Food House)

‘Bước tiến vĩ đại’: FDA chấp thuận cách trị ung thư mới

‘Bước tiến vĩ đại’: FDA chấp thuận cách trị ung thư mới
Nguoi-viet.com

WASHINGTON DC (NV) Cơ quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm (FDA) tuần qua lần đầu tiên chấp thuận cách chữa trị ung thư mới, chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà không đụng đến tế bào bình thường.

(Hình minh họa: Getty Images/Dan Kitwood)

Theo báo Guardian, chiến lược chữa ung thư mới mà theo các nhà chuyên môn, giúp bệnh nhân tránh khỏi sự hành hạ cơ thể của phản ứng phụ do việc hóa trị hay xạ trị.

Hóa trị và các phương pháp chữa trị ung thư hiện nay là tàn bạo, trong khi không ảnh hưởng mấy đến tế bào ung thư mà lại làm kiệt quệ cơ thể của bệnh nhân.

Phản ứng phụ do các lối chữa trị hiện nay nhiều trường hợp mang lại hậu quả thật kinh hoàng như rụng tóc, xuất huyết nội, nôn mửa và ngay cả gây thiệt mạng.

Phương pháp chữa trị mới chỉ tập trung vào việc tấn công tế bào ung thư, đồng thời kích thích hệ thống miễn nhiễm tự chống lại tế bào ung thư.

Sự chữa trị với tên gọi T-VEC (viết tắt từ talimogene laherparepvec) được bán với tên thương mại là Imlygic, sử dụng một vi rút đã được cải biến, được chích thẳng vào khối u để săn tìm và tiêu diệt tế bào ung thư, điều mà giới chuyên gia cho là bước tiến quan trọng trong việc chống lại căn bệnh gây chết người này.

Phương pháp chữa trị được phát triển bởi công ty kỹ thuật sinh học BioVex có trụ sở đặt tại Massachusetts. Năm 2011, tập đoàn dược phòng Amgen mua lại với giá $1 tỉ.

Vi rút tìm diệt ung thư từ lâu được xem như là nguồn chữa trị đầy nhân đạo.

Khác với lối chữa trị hiện nay như hóa trị và xạ trị, vốn tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời hủy hoại luôn phần còn lại của cơ thể, vi rút được lập trình để chỉ tấn công tế bào ung thư, khiến bệnh nhân chỉ chịu một hai ngày với triệu chứng giống như bị cảm cúm.

Bác Sĩ Stephen Russell, nghiên cứu gia của Mayo Clinic, nói rằng việc FDA cho phép chữa trị ung thư bằng phương pháp Imlygic tượng trưng cho “một bước tiến vĩ đại” trong sự chữa trị ung thư. (TP)

7 tín hiệu cảnh báo ung thư

http://4.bp.blogspot.com/-QZAP8TCKXnA/U7zbJv7MN1I/AAAAAAAAH28/ItE1uEllGkc/s1600/images198PLFCQ.jpg


7 tín hiệu cảnh báo ung thư
Bất kỳ cơn đau nào kéo dài, hay không rõ nguyên nhân đều là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe cần quan tâm.
Trên trang WebMD, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra khuyến cáo về một số biểu hiện cảnh báo khả năng ung thư. Để cho dễ nhớ, các nhà khoa học sử dụng các chữ cái ở đầu mỗi dấu hiệu bằng tiếng Anh viết tắt thành từ C-A-U-T-I-O-N
(cảnh báo), bao gồm: 
– C (Change in bowel or bladder habits): Thay đổi thói quen đi tiêu, tiểu tiện. Có thể hiểu rộng rằng, bạn thay đổi về số lần đi tiêu tiểu như đi cầu bón, tiêu chảy, tiêu chảy kèm táo bón xen kẽ, tiểu nhiều lần…
– A (A sore that does not heal): Đau nhức kéo dài không khỏi. Bất kỳ cơn đau nào mang tính mạn tính, tức kéo dài, hay không rõ nguyên nhân đều là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe cần quan tâm.
– U (Unusual bleeding or discharge): Chảy máu bất thường, từ bất cứ đường nào như mũi, miệng (ho hay khạc ra máu), đường tiêu tiểu, âm đạo…
– T (Thickening or lump in the breasts, testicles, or elsewhere): Khối u ở bất cứ vị trí nào: vú, tinh hoàn, bụng, các nhóm hạch…
– I (Indigestion or difficulty swallowing): Ăn khó tiêu hay khó nuốt.
-O (Obvious change in the size, color, shape, or thickness of a wart, mole, or mouth sore): Thay đổi rõ ràng trong kích thước, màu sắc, hình dạng, hay độ dày của một mụn cóc, nốt ruồi, vết thương hay lở loét trong khoang miệng.
– N (Nagging cough or hoarseness): Ho dai dẳng hay khan tiếng kéo dài.
Ngoài ra, các triệu chứng sau đây cũng có thể báo hiệu sự hiện diện của một số loại bệnh ung thư:
– Đau đầu dai dẳng.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Mất cảm giác ngon miệng.
– Đau mạn tính trong xương hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
– Mệt mỏi dai dẳng, buồn nôn, hoặc nôn mửa.
– Liên tục sốt nhẹ.
– Nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
 
Khi bạn có một trong những triệu chứng kể trên mà không có một nguyên nhân rõ ràng, kéo dài trên 2 tuần, thì rất có thể là dấu hiệu của một chứng ung thư nào đó. Việc tìm đến với bác sĩ để được chẩn đoán và tầm soát ung thư sẽ giúp bạn phát hiện sớm. Cần nhớ rằng, chẩn đoán sớm ung thư là chìa khóa quan trọng quyết định hiệu quả của điều trị.
 
Thúy Ngọc (WebMD)

 

Bài tập phòng bệnh tim: Vừa đúng 10 phút

Bài tập phòng bệnh tim: Vừa đúng 10 phút

Để tập bài tập phòng bệnh tim không cần dụng cụ gì phức tạp ngoạitrừ 10 phút tập trung hoàn toàn vào động tác. Mỗi ngày có đến 60 phút x24 giờ = 1.440 phút! Lẽ nào không nhín ra được 10 phút phù du cho sứckhỏe?

Cách tốt nhất để trị bệnh tim là đừng để tim bị bệnh. Đó chính là lý do tại sao Hiệp hội Bệnh tim mạch ở Hoa Kỳ, nơi chắc chắn không thiếu bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa, thuốc đặc hiệu… đã từ lâu cổ động người chưa bệnh cố gắng tập luyện hợp lý sao cho trái tim có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong mọi tình huống.

Kiên trì với bài tập học lóm

Nhiều thầy thuốc ở Đức đã từ lâu tâm đắc với một bài tập bao gồm 10 thao tác tương đối đơn giản. Không hẳn lúc nào của người cũng khéo hơn ta nhưng nếu học lóm không mất tiền mua thì tại sao lại không thử rồi tự đánh giá kết quả? Nếu hay khỏi khuyên cũng dùng tiếp, nếu dở có năn nỉ chắc chắn cũng không thèm xài.

Mỗi động tác dưới đây chỉ cần được thực hiện vài lần trong ngày, mỗi động tác mất chỉ một phút, tổng cộng vừa đúng 10 phút. Thực hiện được đủ 10 động tác thì tốt nhưng không bắt buộc. Gặp khó khăn với động tác nào thì loại bỏ và bù giờ bằng cách tập trung vào các động tác còn lại. Không nên áp dụng bài tập này cho người đang bị đau thần kinh tọa, chèn ép đĩa đệm hay lao khớp háng. Cũng không cần cố gắng cho bằng được vì thoải mái là nguyên tắc cơ bản của bài tập này. Trong khi luyện tập chỉ cần lưu ý giữ nhịp thở cho đều, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Không cần cố gắng tập cho đủ 10 động tác vì thoải mái là nguyên tắc cơ bản của bài tập.

Không cần cố gắng tập cho đủ 10 động tác vì thoải mái là nguyên tắc cơ bản của bài tập.

10 động tác phòng bệnh tim hữu hiệu

Động tác 1: Nằm thẳng lưng, luồn hai bàn tay dưới thắt lưng để mông hơi kê cao, co chân đạp vòng tròn trong không khí như đạp xe đạp, theo cả hai chiều tới lui để vừa thông khí đường hô hấp, vừa làm mạnh cơ hoành để qua đó cải thiện tuần hoàn trên thành tim. Không cần đạp nhanh, đạp sao cho đúng ba vòng thì vừa hết một lần hít vào thở ra.

 Động tác 2: Ngồi thẳng lưng. Luồn một tay ra sau ót và xoa dọc đốt xương sống cổ, xuống càng thấp càng tốt để cải thiện tuần hoàn não. Có thể dùng bàn tay kia đỡ dưới khuỷu tay để giúp sức. Chỉ cần 30 giây rồi đổi bên và lặp lại bài tập.

 Động tác 3: Ngồi thẳng lưng. Quỳ gối càng hay. Vòng tay qua đầu cho bàn tay chạm vùng thái dương bên đối diện rồi nghiêng đầu về phía đối nghịch. Đổi bên và thực hiện lại động tác. Đây là bài tập có công năng kép nhờ cải thiện cùng lúc chức năng của cột xương sống cổ và khớp vai, đồng thời trợ giúp tuần hoàn trong động mạch cảnh dẫn máu lên não.

 Động tác 4: Quỳ gối thẳng lưng. Giơ hai tay thẳng đứng với mặt đất. Hơi ngửa ra sau rồi cúi nhanh ra phía trước để trán gần chạm mặt sàn. Hai tay duỗi thẳng song song tối đa ra phía trước trong lúc cúi người. Đây là động tác rất tích cực để tập luyện cơ hoành đồng thời tạo điều kiện thư giãn cho toàn cột xương sống.

 Động tác 5: Đứng thế trung bình tấn, nghĩa là hai chân bằng khoảng cách hai vai. Gập một đầu gối, nghiêng qua một bên để hạ thấp thân mình trong khi duỗi thẳng chân kia. Nên đặt hai bàn tay trên mặt trước xương bánh chè để giúp hạ người thật thấp. Đổi bên và lặp lại động tác sau khi đổi bên. Bên cạnh tác dụng cơ học trên cột xương sống thắt lưng, khớp háng và khớp gối, bài tập này đồng thời ảnh hưởng trên trung khu giữ thăng bằng và gián tiếp trên nhịp tim.

 Động tác 6: Đứng trên một chân. Gập đầu gối chân kia như chơi nhảy lò cò. Co duỗi bàn chân bằng cách chuyển động khớp cổ chân trong khi gồng cứng bắp chuối chân đang trụ trên mặt đất để cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch và tân dịch của chi dưới. Đổi bên và lặp lại bài tập.

 Động tác 7: Vịn tay vào tường cho vững. Co một chân để gót chân chạm nhẹ vào mông. Có thể trợ lực bằng cách dùng tay nắm bàn chân. Nghiêng người ra trước rồi hơi ngả ra sau. Đổi bên và lặp lại thao tác. Động tác này ngoài tác dụng chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn vùng khớp háng và cột sống thắt lưng còn có công năng điều chỉnh trung khu giữ thăng bằng của cơ thể và điều hòa nhịp tim.

 Động tác 8: Tương tự động tác nhảy dây để cải thiện chức năng vận động của khớp gối và khớp háng. Có dây càng tiện nhưng thiếu dây cũng không sao. Khi tập lưu ý giữ vị trí hai bàn tay nắm chặt ở ngang tầm khớp háng. Nên tập nhảy hai chân. Không cần nhảy nhanh, chỉ cần đều đặn và đồng bộ với nhịp hít thở. Động tác này đặc biệt hữu ích cho mạng lưới mạch máu trên thành tim.

 Động tác 9: Đứng thẳng lưng. Mắt nhìn thẳng. Hơi nhón gót và luân phiên giơ cao cánh tay, càng nhanh càng tốt. Giữ cánh tay trong lúc thở ra cho thật thẳng góc với mặt đất và lòng bàn tay ngửa lên trời. Đây cũng là động tác tập luyện cho cơ hoành và nhóm bắp thịt nằm dọc cột xương sống.

 Động tác 10: Trở về tư thế ngồi thẳng lưng, nhắm mắt quên đời bằng cách chỉ tập trung theo dõi nhịp thở đều đặn cho hết phút cuối của bài tập.

Ai chưa quyết tâm khởi động bài tập này nên tạt ngang phòng hồi sinh của một bệnh viện nào đó để xem cảnh cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não thảm hại thế nào. Có khi nhờ vậy mới chịu hồi tâm. Chuyện đời, xưa nay vẫn thế. Mấy ai chịu đổ lệ khi chưa thấy quan tài?!

Theo BS Lương Lễ Hoàng

Nhà dưỡng lão ở Mỹ

Nhà dưỡng lão ở Mỹ

Tác giả: BS Trần Công Bảo đã từng là giám đóc y tế của nhiều viện dưỡng lão với bài viết dưới đây, Ông trình bày ngọn nguồn rất thực tế , cơ quan mà người già hay người tàn tật đã có lần nghĩ thoáng qua ,nhưng dĩ nhiên lờ mờ chua rõ …

                Người già ở hải ngoại: sự am hiểu về VDL là nên ! ,vì không ai  biết đươc tương lai ..!?

Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

Nursing Home – Viện Dưỡng Lão

Bs Trần Công Bảo

Cổ nhân có câu: “sinh, bệnh, lão, tử”. Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về “Viện Dưỡng Lão” (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là “Giám Đốc Y Tế” (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ…  nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người “trẻ” nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF) : cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào “độc lập”.

4-  VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là “locked facilty”, cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:

1- Phòng ngủ.

2- Ăn uống

3 – Theo dõi thuốc men

4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân…

5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.

6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo…

7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã…

b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.

c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL? Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:

1- Medicare

2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).

3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.

4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương…  cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.

MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang.  Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ  thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL.  Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL. Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào VDL”. Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái “bất hiếu”, bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa!  Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì “cũng tốt thôi”.

NHỮNG “BỆNH” CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen “nước mắm, thịt kho”…, làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.

b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.

c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu…nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác “ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ…Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?

                a- Làm sao để lựa chọn VDL:

* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…)

* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

                b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

 * Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào…

* Nên làm một cuốn sổ “thông tin” (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân…

* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa…

* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.

* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

– Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống …  để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”).

– Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs. Trần Công Bảo

Thịt chế biến có thể gây ung thư

Thịt chế biến có thể gây ung thư

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiêu thụ thịt chế biến như jambon, xúc xích, thịt muối, và hot dog có thể gây ung thư.

26.10.2015

Tiêu thụ thịt chế biến như jambon, xúc xích, thịt muối, và hot dog có thể gây ung thư, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

WHO cũng cho biết thêm rằng các loại thịt đỏ cũng có thể gây ra ung thư.

Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO đã đánh giá hơn 800 công trình nghiên cứu từ nhiều châu lục về mối tương quan giữa thịt và ung thư.

Các chuyên gia phát hiện rằng tiêu thụ 50gr thịt chế biến mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng có thể bị ung thư ruột kết và ung thư trực tràng lên 18%. Cho nên, cơ quan này đã liệt kê đây là ‘chất gây ung thư cho con người’, cùng loại với các tác nhân gây ung thư như chất amiang và hút thuốc lá.

Thịt chế biến có thể bao gồm xúc xích, hot dog, paté, thịt sấy khô như khô bò hay thịt phơi khô của Nam Phi.

Thịt chế biến là thịt qua quá trình xử lý bằng nhiều cách như ướp muối, sấy, lên men, xông khói hoặc bất kỳ quá trình nào làm gia tăng hương vị hoặc cải thiện tính bảo quản.

Thịt đỏ được WHO phân loại ‘có thể gây ung thư cho con người’.

Cuộc đánh giá cho thấy có ‘bằng chứng mạnh mẽ hỗ trợ một hiệu ứng gây ung thư’ khi tiêu thụ thịt đỏ, chủ yếu  là ung thư đại tràng, nhưng ngoài ra còn có ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO, ông Christopher Wild, nói ‘Những phát hiện này càng hỗ trợ thêm các khuyến nghị y tế công cộng hiện nay trong việc giảm ăn thịt’.

Bác bỏ báo cáo của WHO, Viện Thịt Bắc Mỹ nói hàng chục nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan nào giữa bệnh ung thư với các loại thịt và rằng các cuộc nghiên cứu khác cho thấy những lợi ích của việc ăn thịt đối với một chế độ ăn uống lành mạnh.

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Viện, ông Barry Carpenter, nói ‘Bằng chứng khoa học cho thấy ung thư là một căn bệnh phức tạp không phải do các loại thực phẩm đơn lẻ gây ra và rằng một chế độ ăn uống cân bằng và  lối sống lành mạnh là hết sức cần thiết để có sức khỏe tốt.’

Ung thư, kẻ nội thù.

Ung thư, kẻ nội thù.

Giao Chỉ, San Jose

Vào buổi trưa thứ năm giữa tháng 10/2015 cô luật sư Jenny Đỗ đứng trước bức tường hình ảnh tù cải tạo tại Việt Museum để TV Dân Sinh phỏng vấn. Dung mạo rất trang nhã và bình tĩnh, người bệnh ung thư ở giai đoạn hiểm nghèo nhất, 49 tuổi vẫn vui vẻ trả lời các câu hỏi.

Cô kể lại thời thơ ấu Sài Gòn gia đình ở bên chùa. Nhà trong hẻm, muốn ra đường phố phải đi qua chùa. Tuổi thơ sống trong nhang khói pha mùi hương khuynh diệp. Chín năm cô gái lai sống với Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp theo là 9 năm với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Cô sống trọn vẹn suốt thời kỳ bao cấp rồi ra đi trước khi đổi mới. Cô nói về sinh hoạt cộng đồng tại Hoa Kỳ. Về cuộc đời con lai làm cho sở xã hội, làm cho sở cảnh sát, đi học, ra luật sư và mở văn phòng. Tay phải làm luật sư, tay trái làm việc xã hội. Nhưng không phải công việc xã hội tại Mỹ. Cô lo việc xã hội lầm than của trẻ em, thiếu nữ tại Việt Nam. Tổ chức bạn của Huế ra đời. Mở trung tâm sinh hoạt cộng đồng tại Huế để nuôi những đứa con Việt Nam bất hạnh. Cô miệt mài làm việc cho đến 1 ngày phát giác bệnh ung thư vú. Đây là câu chuyện bẩy tám năm trước, lúc đó cô luật sư trẻ mới ngoài 40 tuổi. Cha là chiến binh Hoa Kỳ không hề biết mặt, chẳng làm sao mà truy tìm xem bên nội đã bị di truyền ra sao. Phần bên ngoại chẳng ai nói có bệnh ung thư. Sau này mới biết là cũng bị nhưng không nói ra.Thôi thì cứ lo điều trị .Tạm thời cắt bỏ nơi cục u đã hình thành. May mắn thay việc điều trị coi như có kết quả. Bệnh nhân tạm thời coi như khỏi bệnh “Cancer free”. Thiên hạ nói như thế. Trở lại lo công việc. vẫn còn hồ sơ tòa án của thân chủ. Tổ chức đại hội áo dài phát huy văn hóa Việt Nam và quan trọng hơn hết là lo gây quỹ nuôi đàn con ở trung tâm sinh hoạt Huế. Cô gái lai Mỹ sinh ra tại Vũng Tầu, không hề thấy mặt cha. Trưởng thành tại Sài Gòn. Trải qua thời kỳ kinh tế mới ở Túc Trưng. Định cư tại San Jose nhưng lại để trái tim ở đất thần kinh. Tổ chức Friends of Hue ra đời. Mỗi ngày, từ miền Bắc Cali, Jenny vẫn lo cho 40 đứa con bất hạnh tại miền Trung Việt Nam.

Vào buổi chiều cuối tuần, đang họp bạn với thân hữu chợt bác sĩ gọi cell khẩn cấp. Bỏ hết mọi chuyện, vào nhà thương ngay, nếu không xe 911 sẽ đến rước đi. Bà bác sĩ đưa tin sét đánh. Mấy tháng trước chưa có triệu chứng mà chỉ mấy tuần, bệnh ung thư ngực tái phát cấp kỳ. Ngày cuối đã gần kề. Jenny hỏi còn bao lâu. Bác sĩ nói chừng 3 tháng. Trời, 3 tháng làm sao thu xếp kịp. Trả lời phỏng vấn cô thành thực nói rằng lúc đó không lo chạy chữa, không lo chuyện tử sinh mà chỉ lo không có đủ thời giờ để thu xếp. Sau khi lấy thêm phần tế bào nhiễm độc để thử lần cuối. Kết quả vẫn không thay đổi. Giải phát cuối là hóa trị. Nếu buông suôi thì bao lâu. 3 tháng. Nếu làm Chemo (Hoá trị) thì bao lâu mới thấy kết quả. 12 tuần. Nếu không kết quả thì gần hết 3 tháng rồi. Phải không…Đúng như vậy…

Đó là câu chuyện về cuộc chiến sau cùng của Jenny Đỗ.

Anh Phạm phú Nam là người hỏi chuyện cũng bắt đầu qua các câu hỏi sau cùng. Chị có nhắn nhủ gì không? Nhắn rằng dự trù ra tranh cử nghị viên khu 8 San Jose nhưng sức khỏe không cho phép và đành tuyên bố bỏ cuộc. Nhắn rằng cộng đồng chúng ta nên hòa thuận và ước mong sau cùng của Jenny Đỗ là muốn có 1 trung tâm sinh hoạt cộng đồng cho người Việt Nam tại San Jose.Chờ đợi 40 năm dường như đã quá lâu rồi. Nhắn rằng anh chị em con lai như Jenny nên hãnh diện là người Việt Nam, nên tìm về cội nguồn ngay trên đất Mỹ. Nhắn các bạn đồng bệnh là nên lưu ý với kẻ nội thù là bệnh ung thư. Không thể dấu diếm, không thể thương lượng, không thể chậm trễ. Hiện nay cắt bỏ hết vẫn là giải pháp tốt đẹp nhất để ngăn chận tái phát. Đây là căn bệnh có khả năng di truyền nên trong gia đình cần công khai tin tức để con cháu biết đường chạy chữa.

Câu hỏi cuối cùng để Jenny Đỗ nhắn nhủ về các con của cô ở trung tâm Friends of Huế tại quê nhà. Suốt buổi nói chuyện cô rất bình tĩnh và linh hoạt trả lời với 1 thái độ can đảm hiếm có. Nhưng khi nói với các trại viên 40 em của trung tâm Huế cô đã nghẹn ngào. Xuân này cô sẽ không về thăm các em, có thể chẳng bao giờ cô về nữa. Các con nhớ lời cô chỉ dạy khi cô cháu ngồi với nhau. Hãy cố gắng để trở thành người gương mẫu không phải chỉ cho riêng mình mà phải thành đạt để giúp cho các em khác. Các con biết đấy. Các con đã trải qua biết bao nhiêu đau khổ, hảy giúp các em khác có cơ hội như các em hiện nay.

Hãy cố gắng cho xứng đáng với lòng mong ước của cô . Mãi mãi cô thương yêu các em. Đoạn phim này và nhiều hình ảnh khác sẽ được gửi về cho các em. Jenny nói rằng trong nỗi đau thương sinh tử, còn một chút may mắn là sự chuẩn bị ra đi. Trên youtube Cali Today cô cũng nói chuyện từ tốn nhẹ nhàng nhưng phần cuối mắt rưng rưng lệ. Tưởng con có ngày lo phần chung sự cho mẹ. Ai ngờ lá xanh lại rụng trước lá vàng.

Anh Phạm phú Nam cho biết đã có dịp phỏng vấn trên 300 người nhưng không có những lời nói cuối cùng nào được ghi nhận như trường hợp Jenny Đỗ.

Thế giới ung thư.

Với chuyện của bệnh nhân Jenny Đỗ, chúng ta nên nhìn qua 1 lần thế giới ung thư.

Ung thư là kẻ nội thù của nhân loại hiện nay. Thân thể của con người chỗ nào cũng do các tế bào làm thành. Ung thư là bệnh khi tế bào bị hủy diệt. Các nhà khoa học ghi nhận có đến 60 căn bệnh ung thư. Trên con người, góc cạnh trong ngoài chỗ nào cũng có thể có bệnh ung thư. Từ nước tóc cho đến làn da. Não bộ, tim, phổi, bộ phận tiêu hóa, bộ phận tuần hoàn, bộ phận thần kinh, tứ chi ngũ giác đâu đâu cũng có thể thành bệnh. Chỉ trừ có tế bào mắt là không bị ung thư. Tại Hoa Kỳ đã có hàng triệu bệnh nhân ung thư qua đời và hàng triệu người khác đã bị ung thư nhưng qua khỏi.

Mỗi năm nước Mỹ có thêm 1 triệu 600 ngàn bệnh nhân mới và năm nay vào khoảng trên 500 ngàn người sẽ chết.

Tại đất nước tiền phong của nhân loại, đầy đủ phương tiện y khoa tối tân, mỗi 1 phút trôi qua là có 1 người chết vì bệnh ung thư.

Những người bệnh ung thư mà qua khỏi đã ngồi lại với nhau, chỉ dẫn cho các con bệnh mới phương thức chiến đấu. Chính họ cũng còn phải chống lại bệnh tái phát. Họ chia 60 loại bệnh ra làm nhiều tháng. Mỗi tháng dành cho 1 số danh hiệu bệnh tình khác nhau. Tháng giêng là tháng mở màn, tháng 2 chuẩn bị phản công, tháng 3 là bộ phận tiêu hóa và thận. Tháng tư đối tượng rất nhiều loại ung thư từ đầu cổ cho tới hạ thân. Tháng 5 dành cho da thịt và đầu óc, tháng 6 là tháng của những người chiến thắng. Riêng ngày 7 tháng 6 là Survivors Day. Cứ như thế mà tiếp tục. Nhưng đặc biệt tháng 10 này là chỉ dành riêng cho cuộc chiến chống ung thư vú. Đây là tháng của đoàn nữ binh mùa thu tử chiến với kẻ nội thù. Giặc từ trong đánh ra. Tháng 10 này Jenny Đỗ đánh trận cuối cùng. Cũng đã chuẩn bị chung sự xong rồi. Jenny chấp nhận phần số của kiếp người. Cảm ơn tâm tình đường khuynh diệp đã được mọi người đón nhận. Cô nói, một chút e ngại cô đơn khi nằm trong hầm lạnh trước khi hỏa thiêu. Buồn cho ước mơ nghị viên khu 8 xây dựng trung tâm cộng đồng San Jose không thành.Tình thương gửi về cho đám con ở Huế. Xuân này cô không về.

Nữ binh mùa Thu

Mấy tuần qua, chúng ta thấy hiệp hội chống ung thư tổ chức các cuộc đi bộ, hội thảo hết sức quy mô. Tháng 10 là tháng của quý bà. Đa số phụ nữ đeo nơ chống ung thư trên ngực áo. Tổng cộng có 54 mẫu nơ khác nhau. Quý ông bị ung thư tiền liệt tuyến ( prostate) đeo nơ màu blue nhạt. Ung thư gan là màu xanh lá cây (green). Trẻ em bị ung thư có màu vàng kim (gold), nếu là ung thư vú sẽ có màu pink.

It người đeo màu hoa lan orchid dù là có bệnh lạ, đây là ung thư testicular. Nhưng vẻ vang nhất khi đeo màu vàng (yellow) vì đây là người đã chiến thắng ung thư ( survivorship )

Cắt đi cho rồi.

Qua kinh nghiệm của luật sư Jenny Đỗ ta có thể xem lại hồ sơ của các phụ nữ danh tiếng mắc bệnh ung thư vú. Các bà tổng thống, các tài tử điện ảnh và cả các người mẫu bị ung thư nay đã thành phong trào cắt phăng cả 2 vú. Khoa giải phẫu thẩm mỹ đã giải quyết mọi chuyện hết sức êm đẹp.

Lý do chính là việc giải phẫu và tái tạo bộ ngực hiện nay không còn nhiều khuyết điểm như ngày xưa.

Những câu chuyện gương mẫu trên báo cho biết nhiều nữ tài tử sau khi thấy trong gia đình có người bị ung thư đã cắt phăng cả 2 vú mặc dù hoàn toàn chưa bị ung thư.

Bởi vì ung thư ngực di truyền có nhiều khả năng trước sau cũng bị nên cắt lúc còn sức khỏe để đi giải phẩu thẩm mỹ trên làn da còn tốt trước khi qua muộn.

Quan niệm này thật khác với số phụ nữ Việt Nam thường e ngại che dấu bệnh tình. Có người chấp nhận chết mà không chịu giải phẫu. Những minh tinh màn bạc danh tiếng Hoa Kỳ đã mở đường cho tinh thần quyết tử với kẻ ung thư nội thù. Nhưng xem ra tất cả đều đã muộn đối với cô luật sư trẻ ở San Jose. Chỉ còn chờ phép lạ. Tin đưa ra từ San Jose, độc giả bốn phương tám hướng đều quan tâm và bầy tỏ thương cảm. Có thi sĩ làm thơ khích lệ. Văn sĩ viết bài ca ngợi. Nữ bác sĩ đang dậy tại đại học TX muốn bay về CA thăm hỏi. Từ Việt Nam, có người muốn mời cô về chữa bệnh ngay tại quê hương. Rất nhiều người khác chỉ ra cả trăm phương thuốc. Nhưng điều quan trơng nhất là câu chuyện này sẽ đem lại 1 bài học cho mọi người. Hãy chuẩn bị đương đầu với kẻ nội thù. Riêng Jenny luôn luôn trông đợi phép lạ. Ông cha ta thường nói tuổi 49 và 53 là tuổi chết người. 49 chưa qua, 53 đã tới. Tôi nói với cô Jenny, cầu phép lạ cho cháu qua khỏi năm 49 sẽ sống đến 53. Đến 53 sẽ tính. Jenny nói cháu chỉ cần 3 năm là quá hạnh phúc. Nếu chỉ cho 3 tháng thì ông Trời ép cháu quá…Từ khi biết tin đến nay đã qua nửa tháng rồi. Tôi nói, với cái bệnh này, bác sĩ luôn luôn sai lầm, bác cầu cho bác sĩ sai lầm. Hãy để cho ý chí kéo thân xác, hãy sống bằng cái đầu. Tập trung các bài viết, in cấp tốc rồi Ra mắt sách có văn nghệ giúp vui. Ai cũng có những năm tháng cuối cùng, Jenny sẽ sống trọn vẹn. Ai sẽ làm thơ, ai sẽ viết văn, ai làm nhạc giúp Jenny chống kẻ nội thù, xin gửi về góp mặt trong Đường Khuynh Diệp. Tác phẩm cuối cùng ra mắt lần đầu tiên. Bìa do Jenny vẽ. Kiếm một đồng cho San Jose và một đồng cho Huế…


Giao Chi San Jose. [email protected] (408) 316- 8393

Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121

Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.

NHỮNG CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM ĐẦU ĐỘC TRONG THẦM LẶNG…

NHỮNG CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM ĐẦU ĐỘC TRONG THẦM LẶNG…
Đọc bài phỏng vấn có lợi cho sức khoẻ bạn:
HUYNH CHIEU DANG

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng, cựu giáo sư bộ môn Lý-Hoá nhiều năm giảng dạy tại Việt Nam, nay đang định cư tại Mỹ. Ông là người thường xuyên nghiên cứu và có nhiều bài viết về đề tài an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất phụ gia là những chất được người ta thêm vào trong thục phẩm với mục đích tạo ra màu sắc, hoặc tạo ra mùi thơm, hoặc bảo quản những thực phẩm chế biến sẵn cho lâu hư.

Từ lâu đời rồi người ta đã biết dùng các chất phụ gia như giấm để ngâm rau cải, củ kiệu, như muối ăn dùng muối thịt, cá, hoặc chất tạo ra màu là lá dứa để tạo ra mùi thơm và màu xanh, hay trái gấc tạo ra màu đỏ cho xôi gấc, hoặc hoa lài, hoa sen được dùng để ướp trà. Tất cả những chất đó có thể được coi như là chất phụ gia.

Nhưng lúc sau này người ta dùng những chất hoá học trong kỹ nghệ làm chất phụ gia cho thực phẩm. Bây giờ những chất hoá học lọt vào tay những người không chuyên môn quá nhiều. Thí dụ chuyện dùng phân ure để ướp cá cho tươi lâu là chuyện chắc chắn không nên làm.

Trà Mi: Có hai nguồn gốc, một là chất phụ gia từ thiên nhiên, hai là chất phụ gia từ các hoá chất, vậy chắc có lẽ không phải tất cả các loại phụ gia đều không an toàn, không có lợi cho sức khoẻ?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất phụ gia cũng cần thiết. Nếu không có chất phụ gia thì mình gần như là không thể nào có kỹ nghệ đồ hộp hoặc là những thực phẩm chế biến sẵn. Hiện bây giờ ở tất cả mọi quốc gia chúng ta không thể nào tìm được một món thực phẩm chế sẵn mà không có chút xíu chất phụ gia trong đó.

Chất phụ gia tự bản thân nó nếu được dùng đúng thì là cần thiết. Nhưng hiện giờ trong các quốc gia kỹ nghệ thực phẩm mới vừa phát triển (Trung Quốc, Việt Nam chẳng hạn) người ta dùng những hoá chất rất là nguy hiểm.

Tác hại của chất formol

Trà Mi: Những chất phụ gia nào được dùng một cách phổ biến, thông dụng, nhiều nhất, và nên đặc biệt cần chú ý, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Danh sách này thì gần như là vô tận. Nhưng bây giờ sự kiểm soát những chất phụ gia ở những quốc gia đã có kinh nghiệm, như tại Mỹ, Canada, nhà nước lập ra danh sách những hoá chất nào được dùng trong thực phẩm, những chất nào được dùng khá lâu rồi và người ta thấy chúng không gây ra bất cứ một hiệu quả nào hết, thì người ta đặt tên chúng là “những chất được biết là an toàn”.
Thí dụ nhà nước Mỹ lập ra một danh sách rất là dài, trong đó chất nào được bỏ vào thực phẩm với phân lượng bao nhiêu, không được nhiều quá.  Nhưng ở Việt Nam hiện bây giờ người ta dùng chất phụ gia mà tôi thấy rất là nguy hiểm. Thứ nhất phải kể tới là hàn the. Hàn the là borax. Chất này không phải là chất dùng để ăn được mà là chất dùng trong kỹ nghệ. Lâu nay người Việt Nam mình dùng hàn the trong bánh đúc, giò chả, hoặc trong hoa quả rau cải ngâm giấm với mục đích làm cho nó giòn. Hàn the nếu mình ăn ít thì nó có hại cho gan, cho thận và cho cơ quan sinh dục.

Một chất khác cũng được người Việt Nam dùng rất phổ biến, đó là muối diêm. Muối diêm nói chung là tất cả những chất của nhóm nitric. Ở Hoa Kỳ người ta cấm hẳn, không được dùng muối diêm trong thực phẩm. Nhưng tại Việt Nam thì muối diêm được dùng rất là phổ thông để tạo ra màu đỏ của thịt heo. Người ta bỏ muối diêm vào trong lạp xưởng, nem.

Trà Mi: Và tác hại của muối diêm trước mắt và lâu dài ra sao, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Muối diêm có tác hại nguy hiểm nhất mà người ta biết được là gây ra bệnh ung thư. Dĩ nhiên không phải thỉnh thoảng mình ăn một vài chiếc nem hay một đôi lạp xưởng mà bị. Điều quan trọng là chúng ta ăn lâu dài, chất này sẽ tích luỹ và tạo ra những bệnh về lâu về dài.

Hiện giờ người ta dùng formol để giữ cho thực phẩm không hư. Formol là khí formoldehyde tan trong nước. Formol được dùng trong phòng thí nghiệm để ngâm xác sinh vật, cũng như trong ngành y khoa là dùng formol để ướp xác người cho sinh viên thực tập. Chất đó nguy hiểm lắm. Theo tôi được biết, trong 20 mẩu bánh phở được đem đi phân chất ở thành phố Hồ Chí Minh thì có tới 16 mẩu có formol với hàm lượng khá cao.

Trà Mi: Chúng tôi còn nghe nói là ngay cả bây giờ bánh tráng được phát hiện cũng có formol.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng, đúng vậy. Đó là một điều tôi rất quan tâm.

Trà Mi: Họ dùng formol với công dụng gì, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Formol được sử dụng để cho bánh tráng không bị meo mốc. Ngoài formol được dùng trong bánh tráng, người ta còn dùng chất tẩy trắng trong đó nữa. Bản thân bánh tráng không trắng, không trong đẹp. Nhưng không riêng gì bánh tráng, ngay cả bún tàu (miến) cũng rất trong vì có chất tẩy màu.

Người ta dùng chất tẩy màu trong kỹ nghệ để tẩy sạch màu sắc của những sản phẩm mà người thấy không đẹp. Nhưng tại Việt Nam mình người ta dùng chất đó trong thực phẩm, mà dùng một cách rất là liều lĩnh.

Trà Mi:
Xin được hỏi ông kỹ một chút là khi người ta tiêu thụ phải những thức ăn có chứa formol thì gặp phải tai hại như thế nào?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Formol gây ra bệnh ung thư. Điều đó người ta biết chắc. Theo Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức ở Bệnh Viện Ung Bướu Trung Ương, mỗi năm tại Việt Nam có thêm 150.000 người măc bệnh ung thư, trong đó ước lượng có 50.000 người mắc bệnh vì ăn uống.

Trà Mi: Tức là một phần ba.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng, một phần ba. Trong đó người ta phải kể formol là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư tại Việt Nam.

Phân ure

Trà Mi: Ngoài formol, hàn the, chất tẩy trắng như ông vừa trình bày thì báo chí Việt Nam dạo gần đây cũng có lên tiếng về việc người ta cho phân ure vào nước mắm.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Ngư dân đánh cá ngoài biển muốn cho cá trữ trên nghe nhiều ngày mà trông vẫn còn tươi, đem về nhà còn bán được, thì người ta ướp cá này bằng phân ure, tức là phân đạm. Khi chất này thấm vào cá thì nó giữ cho cá được cứng và tươi lâu. Khi về đất liền người ta bán cá đó lại cho các hãng làm nước mắm. Những hãng nước mắm này không đủ nước để rửa cá mà dù có rửa cho sạch đi nữa thì cùng không làm sạch hết ure vì nó đã thấm vào cá. Cho nên khi làm nước mắm thì vẫn còn hàm lượng ure trong nước mắm. Đó là một lý do.

Ngoài ra tôi được biết người ta dùng “pin” có chứa những chất chứa kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmium, thạch tín. Những chất này nằm trong cái người ta gọi là “pin” đó có mục đích là làm cho lá bánh chưng được xanh tươi, hoặc một số thực phẩm có màu xanh tươi.

Những chất này rất là nguy hiểm, nhất là chì. Chì là chất ảnh hưởng lên trí óc, nhất là trí óc trẻ con. Kế đó là thuỷ ngân. Cadmium cũng là chất độc và thạch tín là một chất rất là độc được dùng để đầu độc giết người từ xưa nay.

Vừa rồi ở nước Mỹ có hàng triệu đồ chơi trẻ con bị thu hồi, lý do là nước sơn bên ngoài có chứa chì. Sơn pha chì được dùng từ xưa, có tên là sơn bạch diêm. Thế giới cấm dùng từ năm bảy chục năm nay rồi, nhưng mà đồ chơi do Trung Hoa sản xuất thì lại vẫn còn sơn chì.

Thuỷ ngân cũng là một kim loại mà người ta e ngại lắm. Những người mẹ mang thai được khuyên là nên ăn ít cá biển càng tốt.

Trà Mi: Những cá biển càng to càng có nhiều thuỷ ngân phải không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đúng vậy. Thuỷ ngân có trong thiên nhiên. Lý do cá chứa nhiều thuỷ ngân là do các nhà máy hoá học từ nhiều năm nay đã đổ ra biển, cho nên cá ven biển chứa nhiều thuỷ ngân hơn cá ngoài khơi.

Thường thường những hoá chất trên đây có hại cho các bộ phận bên trong cơ thể, nhất là óc (do kim loại nặng), kế đó là thận, rồi gan, và dĩ nhiên chúng làm thay đổi các tế bào trong cơ thể và đưa tới hậu quả sau cùng là bệnh ung thư.

Trà Mi: Tai hại như vậy, nhưng như ông vừa trình bày thì nếu dùng chất phụ gia đó lâu ngày với số lượng nhiều thì mới gây nguy hại đáng kể cho sức khoẻ, chứ còn lâu lâu mới dùng một lần thì không đáng ngại, vậy xin hỏi dùng bao nhiêu được xem là nhiều và thòi gian bao lâu gọi là lâu dài, thì mới đáng lo?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Tình trạng thay đổi tuỳ theo chất. Thí dụ hàn the (borax) chúng ta dùng rất là lâu dài thì số lượng gây chết người là 15 gam dùng cho một lần. Tức là với số lượng 15 gam thì người lớn có thể chết. Với trẻ con là 3 gam. Nhưng không bao giờ chúng ta ăn nhiều như vậy vì hàn the không ngon chút nào hết.

Thứ hai nữa là khi bỏ vào bánh tráng thì người ta cũng chỉ cho một số lượng rất ít, cho nên khi ta ăn vào cơ thể thì nó tích luỹ dần và lâu dài và nó gây bệnh về lâu dài. Điều này rất là nguy hiểm, những chất nào ăn vào chết liền thì người ta sợ nên người ta tránh. Còn những chất mới ăn vào người ta không cảm thấy gì cả, rồi tới khi nó phát ra bệnh thì lúc đó đã trễ rồi.

Trà Mi: Đúng là kẻ giết người thầm lặng, phải không ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Vâng. Thành thử những chất nào người ta biết được là chất độc thì ở các quốc gia Tây Phương ngưòi ta cấm hẳn, không được có chút xíu nào trong thực phẩm hết.

Thí dụ kẹo sản xuất từ bên Mexico không phải người ta bỏ chì vào trong đó, nhưng các máy móc sản xuất người ta hàn bằng chì. Những vết hàn bằng chì tan rất ít vào trong đường, trong kẹo. Đem qua Mỹ bán, chính phủ Mỹ phân chất thấy có chút xíu lượng chì trong đó và ra lệnh thu hồi liền.

Bột ngọt

Trà Mi: Lâu nay vẫn có nhiều người bán tín bán nghi về tính lợi hại của bột ngọt. Nhiều người không dám dùng bột ngọt trong nêm nếm thức ăn vì nghe nói là độc hại cho sức khoẻ. Bột ngọt có tác hại thực sự ra sao? Có độc hay không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Huyền thoại về bột ngọt đã có từ lâu lắm, từ khoảng hai ba mươi năm nay. Chính nó là chất mà tôi theo dõi nhiều nhất, thành thử nếu nói về bột ngọt thì tôi rành nó lắm. Nó chỉ là một huyền thoại thôi.

Thực sự bột ngọt là một chất phụ gia gần như vô hại. Tôi nói là gần như vô hại nếu chúng ta không ăn với số lượng quá lớn. Bột ngọt là chất đã có tự nhiên ở trong thịt cá, dầu chúng ta có thêm vào hay không thêm vào thì nó vẫn có bột ngọt. Thí dụ như chúng ta lên men nước tương theo lối cổ truyền thì ở trong đó nó đã có bột ngọt rồi.

Bột ngọt là gì?
  Đó là acid glutamic mà cộng với sút, mà acid glutamic là một chất có trong thịt cá, có trong protein. Nó là một amino acid, tức là nó có trong tự nhiên.

Ở những nhà máy sản xuất bột ngọt người ta dùng phương pháp lên men khoai mì hoặc hiện bây giờ người ta còn lên men một vài thứ củ khác.

Các bà nội trợ có nhiều người tránh bột ngọt, nhưng thực sự chúng ta vào quán ăn chúng ta không thể nào mà không ăn bột ngọt hết. Tôi có một người quen làm trong tiệm phở. Người này cho biết một thùng nước lèo to của tiệm phở, người ta bỏ vào đó 2 bịch bột ngọt, hoặc có khi 3 bịch. Một bịch bột ngọt là nửa ký lô. Thành ra khi chúng ta vào một tiệm phở, ăn phở về, những người nhạy cảm một lúc sau họ thấy khô miệng, họ thấy đầu hơi choáng váng một chút, tê lưỡi. Có người bị ngứa ngoài da nữa. Những người đó được biết là những người dị ứng với bột ngọt.Theo thống kê, cứ 100 người thì có 1 người bị dị ứng. “Hội chứng quán ăn Tàu”.

Trà Mi: Chính những phản ứng tức thì làm cho người ta lo sợ?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đúng vậy. Và triệu chứng đó, người Mỹ gọi là “Hội chứng quán ăn Tàu”, tại vì trong tất cả quán ăn Á Đông nói chung thì người ta luôn luôn dùng bột ngọt bởi lý do cạnh tranh. Nếu không gia thêm bột ngọt (vào thức ăn) thì thực khách ăn không thấy ngon. Nhưng có điều là những chủ quán ăn lẫn người đầu bếp không rõ là bột ngọt gây thêm hương vị, nó làm cho vị ngọt thịt cá tăng lên. Nhưng bỏ càng nhiều thì hương vị tăng lên không nhiều. Nó chỉ đến một giới hạn nào đó thôi, rồi nó không tăng lên nữa. Cho nên số lượng bột ngọt dùng trong nấu ăn không nên bỏ nhiều, chỉ đến một giới hạn nào đó rồi thôi. Ngoài giới hạn đó thì nó không có lợi ích gì hết.

Nếu mình nói vô hại hoàn toàn thì không đúng, nhưng nó là chất phụ gia an toàn và được biết là không gây bệnh về lâu về dài.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có khuyên hẳn hoi là những bà mẹ đang mang thai và trẻ sơ sinh còn quá nhỏ thì không nên cho ăn những thực phẩm mà trong đó có bột ngọt.

Chính bản thân bột ngọt, tôi biết lúc xưa người Pháp dùng nó để làm thuốc bổ óc. Mà ngay như chúng tôi lúc còn đi học ở trung học thì vẫn mua những viên thuốc bổ óc để uống. Những viên này là acid glutamic. Và người Pháp còn chế dưới dạng nước, dạng ống, đó là acid glutamic dưới dạng nước mà người ta gọi tên là glutaminol. Nếu nó là chất gây bệnh hay là chất có hại về lâu về dài thì người Pháp họ đã biết và họ không dùng như vậy đâu.

Trà Mi: Có những tin đồn rằng bột ngọt được chế biến bằng khoai mì công nghiệp có nhựa độc thành ra người ta sợ bột ngọt không bảo đảm chất lượng.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Thưa cô, khoai mì nó độc. Nó độc không phải là ăn khoai mì độc hay gì đâu. Khoai mì, nhất là lá khoai mì, bông khoai mì có chứa một loại acid gọi là acid cyanhydric. Đó là loại acid mà ngày xưa Đức Quốc Xã dùng để giết người Do Thái. Hiện bây giờ vẫn còn những nơi người ta dùng chất đó để xử những tội nhân bị tử hình.

Trong khoai mì có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric, cũng giống như là trong măng tre. Măng tre cũng có một hàm lượng nhỏ acid cyanhydric.

Nếu khoai mì được luộc ít nước hoặc chúng ta ăn đọt khoai mì thì có khi bị ngộ độc vì chất acid đó. Nhưng nếu khoai mì được luộc nhiều nước hoặc chúng ta lấy bột khoai mì để cho lên men thành bột ngọt thì không còn có dính dáng gì tới acid cyanhydric.

Bột ngọt là chính do những con men sinh sống bằng khoai mì tạo ra, chứ không phải ngay từ bản thân khoai mì.

Nếu người ta luộc đọt khoai mì để ăn thì có thể bị ngộ độc. Hoặc là măng tre mà không được luộc hai ba nước và cứ để như vậy mà ăn thì cũng có thể bị ngộ độc.

Món mắm các loại

Trà Mi: Xin được hỏi thêm là một món ăn cổ truyền rất phổ biến tại Viẹt Nam, rất quen thuộc với mọi người, đó là mắm các loại. Đối với nhiều người Việt Nam, thưỏng thức các loại mắm cũng không khác gì các món sơn hào hải vị. Nhưng bây giờ người ta nghi ngờ trong các loại mắm cũng có chứa những chất phụ gia độc hại. Thưa, có phải như vậy không?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Cảm ơn cô đã hỏi câu này. Vâng, tôi xin nói một chút xíu về mắm. Mắm theo ông bà chúng ta làm ngày xưa đó thì tự bản thân nó cũng là chất rất là độc. Thậm chí đến nỗi cơ quan USDA của Hoa Kỳ khuyên người dân khi đi du lịch ở Trung Hoa hay ở các nước Á Châu thì đừng ăn những chất protein ngâm muối. Tức là chính phủ Mỹ có ý muốn nói rằng đừng ăn thịt muối hay là cá muối, là mắm, là khô, là những loại rau cải được ngâm muối.

Nếu tôi nhớ không lầm thì chính phủ Trung Hoa cũng đã khuyến cáo dân chúng là đừng ăn quá nhiều rau cải ngâm muối. Rau cải được ướp muối, được ngâm chua, được ngâm muối là món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Và chính phủ Trung Hoa biết rằng nó gây ra bệnh ung thư.

Tôi trở lại với món mắm. Mắm tự bản thân nó là protein được ngâm muối, trong đó có nhiều chất độc được coi như chất tạo ra bệnh ung thư về lâu về dài. Thứ hai, lượng muối quá nhiều. Theo các nhà chuyên môn, hiện giờ mỗi ngày một người lớn chỉ được ăn chừng 1 tới 5 gam muối mà thôi. Đó là một số lượng rất ít, so với số lượng mà người Việt Nam tiêu thụ hiện giờ.

Ngay người Âu Châu, người Pháp làm thống kê, ngưòi ta thấy số lượng muối ăn vào đã gấp 5-6 lần số lượng 1-5 gam. Và người ta biết rằng khi ăn muối nhiều như vậy thì bệnh sẽ xảy ra về tim mạch.

Thành thử nếu chúng ta ăn mắm, ăn nước mắm quá nhiều thì đã là không tốt rồi. Nhưng hiện bây giờ người ta bỏ thêm vào mắm nhiều chất phụ gia khác nữa, mà các chất phụ gia đó thì chúng ta không kiểm soát được. Nó do sáng kiến từ nơi sản xuất: người ta muốn làm thế nào thì làm miễn là trông tươi, trông ngon, trông đẹp thì người ta ăn.

Tôi được biết khô cá, như khô cá thiều, theo một phóng sự mà tôi đọc được từ báo trong nước, thì người ta dùng một loại cá biển không ngon đem về xay ra, xong rồi trộn chất phụ gia nào đó rất là nhiều. Xong người ta ép lại cho giống như miếng khô cá thiều rồi đem phơi nắng. Theo phóng viên tờ báo, khi đem phơi như vậy chính ruồi nhặng cũng không dám bám vào miếng khô đó nữa. Điều đó cho chúng ta thấy là đáng ngại lắm.

Tôi được biết tôm khô được người ta xịt thuốc trừ kiến vào trong đó để không bị kiến và bị mốc, màu được tươi. Tôi không biết thuốc trừ kiến đó là chất gì, mà con kiến đã sợ chất đó thì dĩ nhiên là con người cũng phải sợ.

Khô mực và các loại cá khô

Trà Mi: Thế còn khô mực, các loại cá khô khác có nên quan ngại không, thưa ông?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Khô mực tới bây giờ tôi không được biết người ta đã bỏ chất gì vào trong đó, nhưng chính con khô mực có thành phần cholesterol rất cao. Khô mực là một trong những thực phẩm có cholesterol cao nhất. Kế đó là óc heo, óc bò.

Trà Mi: Mặc dù là không có chất phụ gia thực phẩm?

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng:
Mặc dù không có, nhưng khô mực ăn nhiều không tốt đâu, tại vì cholesterol trong đó cao lắm. Nó cao hơn cả tròng đỏ trứng gà nữa.

Trà Mi: Dạ. Cholesterol ngày nay cũng là một cái đáng sợ.

Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Đó là một cái mà người ta khuyến khích không nên đem vào cơ thể nhiều. Số lượng mà cơ quan USDA của Mỹ khuyên người dân là một người lớn trung bình mỗi ngày chỉ nên đem vào cơ thể chừng 300 miligam trở lại. Một tròng đỏ hột gà chứa từ 250 tới 300 milgam. Còn nếu trứng vịt thì hàm lượng cholesterol còn cao hơn nhiều./.