Lời nhắn của Bác Sĩ Y Khoa

 Lời nhắn của Bác Sĩ Y Khoa


Từ khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.

Thôi thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình.

Nguyến tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng – của bệnh.

Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v… – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc cộng đồng người Việt sức khỏe và hạnh phúc.

Ghi chú: Trang nhà của BS Hồ Hải đã đóng vì BS nầy đã bị chính quyền CS bắt giam cả năm nay rồi
http://bshohai.blogspot.com/ 2016/02/vai-don g-gui-en-cong- ong-viet-nhan-n gay.html

From: Do Tan Hung 

Bệnh Mất trí nhớ: Alzheimer & Dementia

 Bệnh Mất trí nhớ: Alzheimer & Dementia

Có 2 loại bệnh mất trí nhớ: Alzheimer, Dementia

 

 

 

 

 

 

 

Loại nặng là Alzheimer. Hoàn toàn mất hẳn trí nhớ, như trường hợp Tổng Thống Reagan (kéo dài 10 năm mới chết).

 

 

 

 

 

 

Loại nhẹ gọi là Dementia  lúc nhớ lúc quên, như trường hợp nhà Bác Học Albert Einstein.

Cho tới bây giờ khoa học cũng vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng ngừa hay chữa trị. Chỉ biết khi trời kêu ai nấy dạ.

Các bác sĩ thì khuyên bắt đầu óc làm việc chút chút mỗi ngày, cũng là một cách tập thể dục cho cái đầu (não) của mình vậy thôi.

Đọc sách, viết bài, viết thư… cũng là một cách tập thể dục đầu. Tức là bắt cái não của mình không được “nhàn cư vi bất thiện” rảnh quá rồi nghĩ chuyện linh tinh than mây khóc gió.

Hoặc như Mỹ nói “use it or lose it”

Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài, cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.

Không ảnh hưởng tới physical, vì chỉ có não không còn làm việc, chứ tim gan phèo phổi vẫn bình thường. Bệnh nhân vẫn có thể sống rất lâu, nếu không muốn nói là thọ.

Không tổn thương về thể chất (của bệnh nhân), nhưng tổn thương rất nặng về tinh thần cho người chăm sóc.

Biết bao câu chuyện não lòng khi có người thân bị bệnh mất trí. Nhất là khi người ấy lại là ông bà cha mẹ của mình.

Trong các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ nhẹ Dementia (lúc khởi đầu) có một triệu chứng đã làm tổn thương tới tình cảm gia đình. Đó là người bệnh lúc nào cũng nghi ngờ bị mất cắp tiền bạc hay nữ trang của mình.

Họ có thể nói (y như thật) người này người kia đã lấy cắp của họ. Nếu chỉ có một người chăm sóc người bệnh (ông bà cha mẹ), thì ráng giữ bình tĩnh bỏ ngoài tai, coi như không chấp. Nhưng khổ nỗi vì cuộc sống khó khăn, rất nhiều người ở VN, sau khi lập gia đình vẫn phải ở chung theo kiểu ngũ đại đồng đường. Cháu dâu con dâu, cháu rể con rể là người không cùng máu mủ hay bị hàm oan.

Có một điều không hiểu nổi, đó là họ có thể không nhận được tất cả mọi người. Nhưng bà mẹ chồng vẫn biết đây là thằng con yêu quí của mình. Bà đợi con đi làm về, để than thở bị bỏ đói cả ngày. Còn ai ở nhà cả ngày với bà, ngoài người vợ của mình, tức là con dâu của bà. Oan Thị Kính làm sao giải bày, nuốt bồ hòn làm ngọt. Nếu gặp người chồng vũ phu không có từ tâm hiểu biết, thì chuyện gì sẽ xảy ra?


 

 

 

 

 

Từ đó xảy ra biết bao thảm cảnh gia đình, từ xô xát cãi vã, có khi đưa đến chia tay.

Ngoại trừ đổ thừa bị mất đồ, không nhớ đã ăn cơm hay chưa. Những người bị Alzheimer, dù không còn minh mẫn, nhưng họ vẫn có thể nhận ra những người vô cùng đặc biệt với họ. Bà Nancy bảo rằng ông Tổng Thống Reagan quên hết tất cả mọi người, chỉ còn nhớ duy nhất một mình bà. Ít ra cũng còn có một người để cho ông nghe lời.

Căn bệnh mất trí còn nguy hiểm hơn cả bệnh điên. Vì bệnh điên tuy vậy vẫn có thuốc chữa hay chế ngự. Khi người điên nổi cơn người ta cho uống thuốc, cơn điên sẽ bị chế ngự. Sau đó người ta cho chạy điện vô não. Sau một thời gian thì não của người bệnh trở lại bình thường. Đó là do não bị xáo trộn vì một nguyên nhân gì đó, chứ không có hư hại. Trái lại ở bệnh Alzheimer và bệnh Dementia não đã bị thoái hóa, bị hư hại. Đó là lý do tại sao chưa có cách phòng ngừa và chữa trị.

Chăm sóc cho người bệnh lãng trí là một điều vô cùng khó khăn.

Một con vật bình thường như con chó con mèo, dù không nói được, nhưng chúng vẫn nhận ra và nghe lời người nuôi dưỡng nó. Bởi vì chúng vẫn còn bộ não. Trong khi người bị lãng trí, chúng ta sẽ cảm thấy đau lòng khi một cụ già bị nhốt trong chuồng, hay bị xích tay xích chân.

Những hình ảnh đó không thể dùng cho con người. Nhưng chúng ta phải làm sao, khi người bị lãng trí gây ra đủ thứ vấn nạn, làm đảo lộn cuộc sống của những người trong nhà. Giữa đạo đức và hạnh phúc, chúng ta sẽ chọn bên nào.

Chỉ có thánh hay bồ tát mới giữ cho mình khỏi nổi cơn điên khi bị buộc tội oan ức. Cũng chỉ có thánh mới giữ cho mình được bình tĩnh, khi mỗi ngày thấy đủ thứ xáo trộn xảy ra trong căn nhà của mình.

Ông bà cha mẹ là những người ta phải tương kính theo đạo làm con.

Nhưng khi làm sao giữ được vẹn toàn, khi ông bà cha mẹ bị mất trí. Một bệnh nhân trong thân xác của người trưởng thượng. Có nhiều cô con dâu đã phải gào lên nói dối như cuội, khi nói về bà mẹ chồng. Hoặc khi không còn bình tĩnh họ có thể buộc tội điên điên khùng khùng. Thật tình họ không muốn mang tiếng hỗn láo, chẳng qua cơn giun xéo mãi cũng quằn! Khó có ai giữ cho mình sống trọn đạo làm con.

Bản thân tôi có cha mẹ bị Dementia, nghĩa là những gì các cụ nói cần phải xét lại, thế mà cũng vẫn bị lừa đều đều. Lần nào cũng vì sốt ruột khi nghe bố gọi với giọng thều thào “có gì ăn không, bố đói quá”. Lúc ông đang ở trong rehab gần nhà, cổ tay luôn luôn đeo một cái vòng có ghi số điện thoại của tôi, để bất kỳ có chuyện gì xảy ra, ai cũng có thể gọi ngay cho con cháu.

Hôm đó bố tôi ra dấu cho có người giúp. Đầu tiên một giọng nữ gọi, bảo ông muốn nói chuyện với cô. Nghe bố nói muốn ăn cháo (kiểu VN), dạ dạ thưa thưa, cuống quýt đi hâm cháo. Chưa được 10 phút, lại nghe điện thoại gọi, lần này là giọng nam, lại dạ dạ thưa thưa con mang vào ngay. Chạy hộc tốc tới (rehab chỉ cách nhà có 10 phút), tôi chưng hửng, vì bố tôi đang ngồi trước mặt mâm cơm của nhà thương, còn y nguyên.

Không hiểu tại sao người bị lãng trí, lại “thông minh” đến thế. Không biết tiếng Anh, nhưng bố tôi biết ngoắc một cô y tá nhờ gọi dùm. Sau đó lại nhờ một người y tá khác (đàn ông) gọi tiếp. Nói chuyện bằng tiếng Việt nên họ không hiểu mình nói gì. Từ đó có kinh nghiệm, tôi không quýnh quáng, mà hỏi lại caregiver. Tuy vậy cũng vẫn chạy vào thăm, nếu không ông cụ sẽ giận hờn bỏ ăn. 

Người ta nói khi già, người ta sẽ trở thành con nít (chướng). Họ sẽ bướng bỉnh khó chiều, nếu thành con nít ngoan thì đâu có chuyện gì xảy ra.

Một triệu chứng kinh khủng cho người chăm sóc người bị mất trí, đó là họ không còn phân biệt được đúng sai, họ có thể ăn ngay phân của họ, nghĩa là chúng ta không thể rời mắt khỏi họ.

Điều này đã làm đau lòng con cái vô cùng.

Có nhiều gia đình khi đi làm, họ phải khoá cầu dao điện, nếu nấu bằng bếp điện. Vì các cụ già khi muốn ăn bánh mì, họ đút luôn cả ổ bánh vào lò nướng, vẫn còn giấy gói và dây thun cột. Có người còn tinh nghịch đốt cả thảm lót nhà.

Nói chung là khi trong nhà có người bị bệnh mất trí, thì ngay cả người chăm sóc cũng mệt nhoài, vì mắt phải luôn luôn ngó chừng. Đôi khi ngay cả người lành cũng không ngờ được những phản ứng bất thường của bệnh nhân.

Bà Nancy vợ của Tổng Thống Reagan chăm sóc ông bị bệnh Alzheimer (nặng) suốt 10 năm trời. Không thể dùng một chữ nào khác hơn chữ “ độc ác” để diễn tả bệnh này. Thông minh hóm hỉnh, tài giỏi, ăn mặc luôn luôn lịch sự. Tất cả không còn nữa, bà Nancy chẳng còn cho ai nhìn thấy ông trong bộ dạng thê thảm thiểu não, quần áo xộc xệch, bộ mặt ngây ngô, không còn ra hình dáng của một chính khách được ngưỡng mộ ngày nào. Thôi thì hãy để mọi người coi như ông đã chết.

Biết bao câu chuyện đau lòng của người thân, khi có ông bà cha mẹ bị bệnh mất trí nhớ. Dù cho bạn có thông minh như nhà Bác Học Albert Einstein cũng vẫn mắc bệnh như thường. Dù cho bạn có học cao hay giàu có đến đâu, bạn cũng vẫn nghẹn ngào khi thấy người thân yêu của mình tàn tạ hay có những hành động làm đau nhói con tim. Điều này có thể hiểu được tại sao có nhiều người bình thường đã đem nhốt người bệnh vào những cái cũi như cũi chó. Họ quá nghèo khổ, phải lo bươn chải cho miếng cơm manh áo. 


 

 

 

 

 

 

Họ phải làm liều, dù thật sự trong lòng họ không muốn. Gặp thời thế thế thời phải thế. Cái khó bó cái khôn. Ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Một cô gái thượng (ở VN) bị xích trong rừng vì mất trí cả mấy năm trời, cho tới khi được một Linh Mục giải cứu mang về nhà thờ.

Không thể nào kể siết về những hoàn cảnh thương tâm của những người bị căn bệnh độc ác này. Hành hạ bệnh nhân thì ít (vì họ không còn nhận thức), nhưng hành hạ gia đình người bệnh thì nhiều.

Cách đây 20 năm, có một thanh niên ở phía Đông Bắc Mỹ, đã bỏ cha già bị bệnh mất trí vào lò sưởi đốt. Vì anh ta là con một, lương không trả nổi cho nursing home (hạng bét 200dollar/ ngày).

Người không mất trí chăm sóc cho người bệnh, cũng mất trí luôn, đó là trường hợp của anh này. Những khó khăn đã dồn họ đến chân tường tuyệt vọng.


 

 

 

 

 

Chúng tôi đã nhiều lần dặn dò con cháu, nếu bố mẹ bị bệnh lãng trí, cứ mạnh dạn đưa vào nursing home, đừng lo phiền áy náy. Vì lúc này bố mẹ chỉ còn kéo dài cuộc sống trong vô thức. Không còn biểu lộ được tình cảm với con cháu. Trái lại khi cho ở chung, những biểu hiện của căn bệnh sẽ làm mất cả tình thân. Chẳng thà để bố mẹ hành hạ quấy phá người dưng. Khi bố mẹ còn tỉnh táo dặn dò con cháu, đó là ý nguyện của bố mẹ, các con không có lỗi gì cả. Tất cả mọi người trong gia đình bố mẹ đều yêu quý vô vàn. Hãy có từ tâm đừng nghĩ xấu nghĩ ác, rồi nguyền rủa người khác. Bởi vì tục ngữ có câu chẳng ai nắm tay được từ sáng đến tối. Một ngày nào đó rồi chúng ta cũng sẽ già, như lời Phật dạy. Sinh trụ hoại diệt, hoàng hôn tàn để nhường chỗ cho bình minh ló dạng.

Các con tôi cũng rưng rưng nước mắt. Cũng như ngày xưa chúng tôi cũng đau xé lòng khi thấy cha mẹ mình lú lẫn, bỏ cả đồ dơ vào miệng. Hay ngơ ngác đi lạc ngoài đường.


 

 

 

 

 

 

Người ta không sợ chết, mà chỉ sợ bệnh. Quan niệm bên Phật giáo, cho rằng bệnh tật là cái nghiệp của chúng sinh. Không tôn giáo nào cho phép tự tử. Phật bảo rằng khi tự tử có nghĩa là chưa trả hết nghiệp. Đời sau cũng phải trả tiếp. Luật pháp cũng không cho phép người ta xin chấm dứt sự sống. Bạn thấy điều này có đúng không? Kéo dài cuộc sống trong vô thức, không còn tận hưởng được mọi vui thú của cuộc đời, thì có còn ích lợi gì cho xã hội và cho chính người bị bệnh.

Nếu bạn cổ vũ cho ý tưởng đó, bạn sẽ bị lên án. Vì xã hội không chấp nhận mạng con người như một món đồ vật, để có thể vứt bỏ dễ dàng.

Bạn có biết con số bệnh viện dành cho người mental behavior nhiều gấp mấy con số bệnh viện chữa những bệnh khác. Và người ta đã tránh dùng những chữ điên crazy, hạ giá nhân phẩm. Chỉ dùng chữ những chung chung mental behavior.

From: Do Tan Hung

Một Cơn Đau Tim

Một Cơn Đau Tim

Tối thứ ba tuần trước, sau khi gửi ý kiến về Lá Diêu Bông vào Diển Đàn, tôi đi ngủ rất ngon đến hơn 6 giờ sang, dậy đi tắm và sửa soạn đi làm, cảm thấy thoải mái bình thường, không có triệu chứng gì khác lạ. Khoảng 7 giờ hơn, khi với tay tắt ngọn đèn trên đầu tủ (hơi cao), tôi bỗng thấy mặt nóng bừng, mồ hôi toát ra, hai cánh tay rã rời như vừa khiêng vác vật nặng quá sức. Khi đó, tôi hơi nghi là bị stroke (đứt hoặc nghẽn mạch máu dẫn vào óc), liền lấy máy đo huyết áp, thấy rất cao, khoảng 180/100. Tôi vội lấy 2 viên thuốc chống cao máu uống liền một lúc. (Tiếc rằng nhà không có sẵn aspirin). Ngay sau đó, tôi xuống cầu thang thì bắt đầu thấy tức ngực, đau khoảng giữa lồng ngực, nửa như đau bao tử (xót bao tử khi đói), nửa như bị ai đấm vào chấn thủy. Nhìn vào gương, cười, nói, dơ tay lên xuống thì không thấy có gì biến đổi hay khó khăn, không nhức đầu chóng mặt, hát thử vài câu vẫn thấy như thường, nghĩa là không có những triệu chứng của stroke. Tôi liền nghĩ ngay đến heart attack (cơn đau tim), chứ không phải stroke. Không chần chờ nữa, tôi gọi số cấp cứu 911 ngay. Lúc đó vào khoảng 7 giờ 20, chỉ chừng 10 phút sau khi tôi nhận thấy triệu chứng khó chịu đầu tiên.

Qua điện thoại, nhân viên cấp cứu bảo tôi ngồi hoặc nằm ở tư thế nào thấy thoải mái nhất, nhờ người nhà lấy tất cả những thứ thuốc tôi đang uống để sẵn, và để ngỏ cửa vào nhà. Khi đó tôi vẫn tỉnh táo, đọc tên từng loại thuốc và liều lượng đang uống cho họ, nhưng rất khó thở và hai cánh tay rất mỏi.

Vẫn không thấy nhức đầu và không nói líu lưỡi (không phải stroke). Chừng 5 phút sau, xe cấp cứu tới. Người paramedic (chuyên viên cấp cứu) cho tôi nhai ngay chừng 5 hay 6 viên baby aspirin (loại 81 mg), nhai rồi nuốt chứ không với nước để cho thuốc thấm theo nước miếng vào các mạch máu nhỏ dưới lưỡi, mục đích là làm cho máu loãng ra. Đồng thời họ xịt Nitroglycerin lỏng vào dưới lưỡi tôi ba lần, mỗi lần cách nhau chừng 5 phút, để cho các mạch máu giãn nở (không được dùng quá 3 lần, kẻo sự giãn nở mạch máu quá đáng, có thể gây stroke). Tôi thấy bớt tức ngực, thở dễ hơn, nhưng hai cánh tay vẫn rã rời. Trái lại, đầu óc tỉnh táo, không nhức đầu, và chân đi vẫn vững vàng (không stroke).

Chừng 5 phút sau, xe cứu thương tới. Tôi đã cảm thấy dễ thở hơn và có thể tự đi ra trèo lên băng-ca cấp cứu. Trên đường vào vào bệnh viện, tôi để ý thấy xe không hụ còi – có nghĩa là không có gì khẩn cấp lắm. Trên xe, người paramedic hỏi chuyện tôi liên tục, mục đích là coi tôi có tỉnh táo, có bị stroke khiến nói ngọng không. Có người vừa bị heart attack vừa bị stroke, rất nguy hiểm.

Khoảng 15 phút sau đến bệnh viện, họ đưa tôi vào khu cấp cứu, có bác sĩ chăm sóc ngay lập tức. Họ tiếp “nước biển” hòa thuốc làm loãng máu và làm tan máu đông (blood clots), morphine làm bớt đau, chụp quang tuyến X lồng ngực để tìm dấu vết sưng phổi nếu có (pneumonia), đo tâm động đồ (EKG). Đồng thời họ cho thử máu để tìm chỉ số enzyme định bệnh tim. Khi tim bị thiếu máu, tim sẽ tiết ra loại enzyme này. Nếu chỉ số enzyme cao tức là bệnh nhân đã bị heart attack. Lần đầu, có lẽ vì thử nghiệm quá sớm, nên chỉ số không cao. Họ chờ 2 tiếng sau thử lại, thì mới rõ ràng là bị heart attack. Vì nhịp tim của tôi đập không quá nguy cấp, nên bác sĩ không mổ ngay. Trong thời gian đó, tuy vẫn nằm ở khu cấp cứu, nhưng tôi rất tỉnh táo, bớt đau ngực và tay, và còn có thể lấy smart phone ra trả lời ngắn gọn một hai emails.

Lạ một điều là tâm động đồ làm mấy lần đều không có dấu hiệu heart attack rõ ràng. Sau này bác sĩ giải thích rằng bắp thịt tim tôi chưa bị hư hại và còn hoạt động mạnh dù bị attacked, có lẽ nhờ vào việc tôi bơi lội thường xuyên
(tôi thường bơi 40 đến 60 chiều dài hồ bơi trong một giờ, một hai lần mỗi tuần – nhưng từ sáu tháng nay bận nhiều việc quá nên chuồn, không bơi, không tập thể dục gì hết!).

Khoảng 3 giờ chiều thì bác sĩ chuyên khoa tim quyết định làm phẫu thuật thông mạch máu tim (angioplasty). Theo kỹ thuật này, bác sĩ cắt một lỗ rất nhỏ ở mạch máu gần háng hay cổ tay – trường hợp của tôi bác sĩ cắt ở cổ tay – rồi luồn một camera cực nhỏ ở đầu một catheter (ống mềm rất mảnh) đưa vào đến động mạch tim. Camera sẽ chiếu lên màn ảnh computer lớn như TV cỡ 60″ để cho thấy chỗ bị tắc nghẽn. Khi đó tôi vẫn tỉnh, chỉ hơi mơ mơ buồn ngủ do được chích thuốc an thần, không làm mê hoàn toàn, và không cảm thấy đau đớn gì hết. Khi tìm ra chổ mạch máu nghẽn, bác sĩ sẽ “bắn” cho cục máu đông (blood clot) tan ra, rồi đẩy một “bong bóng” (balloon) vào chỗ đó, xong bơm cho bong bóng căng lên, làm phồng khúc mạch máu nghẹt khiến cho máu thông dễ dàng, trước khi xì hơi bong bóng, còn để lại một “giàn lưới” (stent) hình ống, nằm lót bên trong nhằm căng khúc mạch máu đó ra. Lưới sẽ nằm vĩnh viễn trong mạch máu tim, nên bệnh nhân sẽ phải uống thuốc làm loãngmáu dài dài, nếu không, máu đông có thể kẹt vào đó làm heart attack nữa!

Cuộc giải phẫu, ban đầu dự tính chừng 45 phút, đúng hai giờ mới xong! Mà vẫn còn hai mạch máu nữa chưa được thông, nên vài tuần nữa tôi sẽ phải vào bệnh viện làm tiếp. Tuy nhiên, lần sau sẽ dễ dàng hơn nhiều, có thể làm xong trong ngày, trừ khi tôi để cho bị heart attack nữa. Sau khi mạch máu tim được thông, tôi cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Hai cánh tay hết mỏi rã rời, ngực hết tức, nhịp thở gần bình thường trở lại.

Bác sĩ đã mổ từ mạch máu ở cổ tay tôi, luồn vào tim, nên tôi mau hồi phục hơn là mổ từ dưới háng. Sau ba ngày, mở băng ra, cổ tay tôi chỉ còn vết đóng vảy cỡ như bị con kiến lửa cắn rồi mình gãi ra mà thôi! Tuy nhiên, dọc theo cánh tay có vết bầm phía bên trong, chắc là do đường ống luồn qua gây nên.
Không đau đớn gì cả. Tim không có cảm giác gì mới lạ, vẫn yêu, thương, hờn, giận… như thường! Đặc biệt là sau khi được thông mạch máu tim, huyết áp của tôi xuống và nằm ở mức rất tốt, rất ổn định. Bác sĩ giải thích là do mạch máu được thông nên tim đỡ phải làm việc nhiều, không cần bơm máu mạnh như trước nữa, nên áp suất nén vào thành mạch máu cũng giảm đi. Thật là một công đôi việc!

Qua tai biến này, tôi rút ra được vài kinh nghiệm quý báu như sau, xin được chia sẻ cùng Diễn Đàn:

Thứ nhất: BÌNH TĨNH MÀ RUN! Đúng vậy, ai mà không run khi nghĩ đùng một cái mình đang bị một trong hai chứng bệnh giết người nhiều nhất và nhanh chóng nhất: Heart attack đứng đầu, stroke thứ ba, chỉ sau ung thư. Nhưng phải thật bình tĩnh và tỉnh táo để không lãng phí từng giây phút và làm bệnh thêm trầm trọng.

Thứ hai: NGƯNG MỌI HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỂ Ý NGAY KHI CÓ TRIỆU CHỨNG LẠ THỨ NHẤT
(trường hợp tôi là toát mồ hôi dù buổi sáng khá lạnh). Nếu đang lái xe, cần phải tìm chỗ an toàn đậu lại ngay. Chú ý: Nếu có cell phone, luôn luôn mang bên mình, không để trong cặp hay giỏ đàng sau cóp xe.

Thứ ba: GỌI CẤP CỨU NGAY KHI CÓ NHIỀU HƠN MỘT TRIỆU CHỨNG LẠ của stroke hay heart attack (thí dụ: cánh tay mỏi rã, tức ngực, ngay sau khi toát mồ hôi).

Ở Mỹ: Không nên nhờ người nhà chở vô nhà thương, mà phải gọi 911. Lý do: bệnh viện có bổn phận phải cấp cứu ngay lập tức khi tiếp nhận một bệnh nhân do 911 đưa tới. Người paramedic đưa mình tới phải chờ cho đến khi thấy mình được chăm sóc bởi bác sĩ, rồi mới đi được. Nếu mình tự tới xin cấp cứu, trừ khi bị thương máu me đầm đìa như bị đụng xe, còn không sẽ phải làm nhiều thủtục và chờ đợi trước khi được cấp cứu. Nếu bị stroke hay heart attack mà mất chừng 15 phút là nguy lắm rồi.

Thứ tư: Cố gắng PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG GIỮA STROKE VÀ HEART ATTACK. Khi chuyên viên cấp cứu đến nhà, cố gắng trả lời rõ ràng sao cho họ có thể hướng sự cấp cứu về một loại tai biến: Stroke hay Heart Attack. Lý do: những giây phút cấp cứu đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Nếu không phải stroke vì máu nghẽn, mà vì đứt mạch máu, nhức đầu mạnh, mạch máu chính trên đầu bị bể, mà nhân viên cấp cứu cho thêm aspirin làm loãng máu, nitroglycerin làm giãn mạch… thì tiêu luôn tại chỗ! Theo các bác sĩ, khi thiếu máu vào nuôi, tế bào óc sẽ chết mau hơn tế bào tim nhiều. Do đó, nếu nhân viên cấp cứu tin là bệnh nhân bị stroke do đứt, bể mạch máu thì nhiều phần là họ sẽ lo chở bệnh nhân vào bệnh viện thật sớm (bây giờ ở Mỹ và các nước tiên tiến có thuốc chích có thể hồi phục stroke, nếu được chích trong vòng một, hai giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, càng sớm càng tốt.) Nếu tin là heart attack thì họ sẽ thử làm cho máu loãng và mạch nở tại chỗ, mất chừng 10 phút trước khi họ chở đi. Mười phút phù du đầu tiên đó quý giá bằng 10 năm hay có thể bằng cả quãng đời còn lại!

Thứ năm: Trong bệnh viện, cần TỈNH TÁO (khi còn có thể), NÓI CHUYỆN NHÌỀU với y tá, bác sĩ (không hiểu thì yêu cầu người thông dịch). Đặt câu hỏi mỗi khi nhân viên y tế làm bất cứ thủ thuật nào trên cơ thể mình. Thí dụ: Chích thuốc này làm gì? Tại sao cần chụp X-ray ngực hai lần trong vòng vài giờ khi tình trạng không có gì thay đổi? – Nhờ hỏi mà tôi tránh được 1 lần X-ray vô ích do lỗi của y tá, người ca trước đã làm, người ca sau lại định làm nữa!

Thứ sáu: Khi đã lên bàn phẫu thuật mà không bị đánh thuốc mê thì hãy quên hết mọi sự.

S.T.

 

Lời nói THẬT cũa một bác sĩ :

Lời nói THẬT cũa một bác sĩ :

Từ khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.

Thôi thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình.

Nguyến tắc thứ nhất:

Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai:

Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng – của bệnh.

 Nguyên tắc thứ ba:

Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

Nguyên tác thứ tư:

Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v… – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

 Nguyên tác thứ năm:

Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc cộng đồng người Việt sức khõe dồi dào , khõe mạnh , hạnh phúc và phồn vinh !
Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

10 Điều Khuyên để Sống Mạnh Sống Lâu

 

10 Điều Khuyên để Sống Mạnh Sống Lâu

 

Sống trẻ là ở tầm tay của mọi người. Chỉ cần sống hòa hợp giữa cơ thể và trí óc mà thôi. 


Bản chỉ dẫn bé nhỏ này căn cứ trên một số dữ kiện thu thập sau đây:

 

(1) Mỗi ngày cần phải có khoảng 20 phút tập thể dục Vận động thể thao rất tốt cho não bộ. Đó là một phương tiện hữu hiệu để tăng cường khả năng nhận thức của não bộ, theo xác nhận của bác sĩ Fabrice Chrétien thuộc trung tâm Centre Hospitalier Sainte-Anne, Paris, trong Đại hội 14 về não bộ. Trong khi chơi thể thao, cơ thể tiết ra một kích thích tố giúp tiêu hóa (dite peptidique) giúp kết nối các tế bào thần kinh, và làm ra chất amphétamines euphorisantes, làm cho chúng ta khoẻ khoắn và thoải mái. Với điều kiện là thực hiện việc tập dợt nhẹ nhàng và thường xuyên, hơn là các động tác nặng nề với các cố gắng bất thường.

 

Bác sĩ Christophe Delong, vị bác sĩ chuyên về thuốc tây cho thể dục (médecin du sport) đã khuyên như vậy. Thể dục rất tốt cho tim mạch, nhịp tim đập mạnh hơn, từ 120 tới 140 một phút (không được cao hơn) trong vòng 20 tới 25 phút. Tập thể dục vậy 3 lần trong tuần. Hãy đi bộ nhanh, leo lên cầu thang, hay nhảy dây. Vận động thường xuyên như vậy tạo lợi ích rất cao.

 

(2) Hàng tuần nên kiêng ăn một lần. Việc nhịn ăn từng giai đoạn có thể giúp ích phần nào cho cơ thể, nhất là sống lâu, bảo vệ các tế bào, cũng như chống bệnh tiểu đường. Đó là theo nghiên cứu của đại học Florida, đăng trên tạp chí Rejuvenation Research. Không đến đỗi phải ngưng hẳn ăn, hay uống nước. Chỉ cần ăn nhẹ trong một ngày nào đó, mỗi tuần. Bà Madeleine Gesta, một người đi tiên phong về thuật nhịn ăn để thanh lọc cơ thể, khuyên ta nên uống nước trà và sữa chua (yaourt) với mật ong.

 

Bác sĩ Nadia Volf, chuyên viên về đông y, đã khuyên ta dành ra một ngày uống nước trái cây, giúp có thêm vitamin cho bộ phận tiêu hóa. Bà khuyên uống nước sinh tố trái cây có chuối, giầu vitamin A, E và C, potassium, phosphore  manganèse. Thêm một ít gừng giã nhỏ, giúp kích thích sự bài tiết dịch vị trong bao tử. Tóm lại, ta sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, không mệt mỏi.

 

 3) Nên uống nước dừa và ăn phó mát roquefort. Theo nghiên cứu của người Đan Mạch, thì nên uống nước dừa mỗi ngày, làm chậm lại sự lão hóa của não bộ. Thật vậy, hầu hết các cuộc thử nghiệm cho thấy nước dừa giúp thêm sức sống lâu dài, thính giác nhạy bén, đẹp da đẹp tóc, đi đứng vững vàng, mạnh khoẻ hơn. Nước dừa có bán khắp nơi. Đó là theo nhà nghiên cứu Vilhem Bohr. Tác giả cho biết cơm dừa cung cấp thêm nhiệt lượng cho tế bào thần kinh, sữa chữa các tổn hại về lão hóa.

 

Còn về phó mát roquefort thì sao? Các nhà nghiên cứu Anh Quốc, có viết rõ trên báo “Daily Mail”, thì nhờ ăn loại phó mát này mà người Pháp sống lâu. Trong các đường gân xanh của loại phó mát này có chứa chất chống viêm (anti-inflammatoires) và chống ung thư, và bảo vệ hệ thống gân mạch của tim. Phó mát Roquefort cũng tốt cho đường ruột và bao tử,  giúp cơ thể chiến đấu chống lại chứng đau nhức, và làm chậm sự lão hóa.

 

4) Hãy phân định liều lượng các chất đạm (protein). Chúng ta ăn quá nhiều thịt đỏ (heo bò). Đó là nhận xét của bác sĩ Catherine Serfaty-Lacrosnière chuyên về dinh dưỡng. Tốt hơn là nên ăn thịt gà, cá, hay các chất đạm của rau cải, đậu hủ, các loại rau đậu. Chỉ nên ăn một miếng thịt hàng tuần mà thôi. Dưới 60 tuổi, thì nên có 2 phần chất đạm mỗi ngày (gà vịt, cá cho 2 bữa ăn trưa và tối), để tránh bị teo bắp thịt, và chắc dạ. Đừng quên ăn chất đạm cho cơ bắp thịt, nhưng chỉ ăn một lần mỗi ngày thôi, để tránh làm tăng độc tố, và giúp thận làm việc nhẹ nhàng.

 

5) Hãy dùng trí óc của mình, kể cả khi đứng trước truyền hình. Bộ óc của chúng ta là một cơ phận có hơn một trăm ức (1000 tỷ) tế bào óc, liên hệ nhau bằng 200 mạch nối. Bác sĩ Olivier de Ladoucette nói: mình không thể làm tăng thêm tế bào óc, nhưng ta vẫn có thể làm tăng thêm khả năng hoạt động cho não bộ của mình. Hãy giữ gìn trí óc luôn luôn được minh mẫn. Cũng dễ dàng thôi, mình đọc sách, vui chơi nhàn nhã. Ngay cả khi ở trước màn ảnh truyền hình, ta vẫn hoạt bát nhanh nhẹn, thích thú phân tách, theo dõi chuyện này chuyện kia, và đừng bỏ các trò chơi đòi hỏi nhiều mưu mẹo. Ta nên tự nhủ: trò chơi không chỉ dành cho các nhà vô địch.

 

6) Phải cởi mở với người khác. Một trong những bí quyết của tuổi trẻ là một cuộc đời liên quan tới các đức tính tốt, với điều kiện là phải tiếp xúc những người nào mà ta thương mến. Bác sĩ De Ladoucette nhấn mạnh như vậy. Khi giao tế với bạn bè, tình thương giúp cơ thể tiết ra các kích thích tố ocytocine, kích thích tố hòa hợp hạnh phúc, rất cần thiết để chống lại sự căng thẳng lo âu phiền muộn có tác dụng phá hoại các bộ phận trong cơ thể của chúng ta.

 

7) Hãy thường xuyên yên lặng (giữ yên tịnh). Hơn phân nữa người Pháp thường hay bị giao động, vì bị quá nhiều tiếng động trong đời sống của mình. Khi thường xuyên bị tiếng động tấn công, thì lỗ tai chúng ta sẽ nguy cơ bị âm thanh liên tục quấy nhiễu. Hãy nhét gòn vào lỗ tai, để ngừng hay giảm bớt âm thanh cao độ. Thỉnh thoảng hãy giữ những giây phút yên lặng, không nghe radio, không nghe nhạc, cho lỗ tai mình được có giờ phút nghĩ ngơi.

 

8) Nâng cao giá trị cá nhân mình. Hãy cố gắng làm cho mình trẻ lại. Bà Marie de Hennezel, một chuyên gia về liệu pháp học nói rằng: nếu mình bắt chước sống vui vẻ năng động theo giới trẻ, thì mình sống lâu thêm vài năm nữa. Tốt hơn hết là đừng bắt chước ai, mà chỉ nâng cao phẩm giá của mình, chấp nhận đời sống đổi thay, mạnh dạn thật sự. Hãy thư nhàn hưởng thụ, để giúp ta bài trừ những lo âu phiền não của quá khứ, tiến nhanh tới tương lai.

  

9) Hãy tập ngủ trưa. Bác sĩ De Ladoucette lấy làm tiếc là chúng ta không chú ý tới giấc ngủ trưa mang lại những điều tốt cho cơ thể mình. Nhất là từ 50 tuổi trở lên. Bởi vì chỉ có ngủ nghĩ, thì não bộ mới bắt đầu được phục hồi. Khi người ta không ngủ được buổi tối, thì phải ngủ trưa bù lại. Đó là hành động tốt cho cơ thể. Hãy bắt chước con chó, nằm dài ra thư dãn buổi trưa, từ 20 tới 40 phút, không hơn không kém. Thư dãn hoàn toàn, không nên đi sâu vào giấc ngủ.

 

10) Tăng cường sức mạnh cho đôi chân. Đây là chân cẳng chuyên chở mình, giúp mình đi đứng, và bảo đảm giữ thăng bằng cơ thể. Khi các bắp thịt chân giảm sút, các bàn chân bị lắc lư, và ta sẽ già đi khoảng 10 tuổi. Như vậy ta phải nghĩ tới việc tập luyện các bắp thịt chân, mỗi buổi chiều. Một cách tập bình thường, là đứng thẳng chân sát mặt đất, sau đó co giãn nhúc nhích các ngón chân. Trên thực tế, đó là cách bơm các bắp thịt chân cho mạnh lên. Và tại sao ta lại chẳng nhảy đầm? Nhảy valse, tango, rock. Người ta nhảy đầm (sánh đôi) 2 người, học nhau cách nói chuyện, sống vui với nhạc, với tình cảm, và giữ thăng bằng cho cơ thể. Có sao đâu!

 

Lý Minh

(một vị lão niên tại Washington)

Phỏng dịch từ bài “10 conseils pour gagner des années en bonne santé”  của bác sĩ Dominique Pierrat et Marie-Christine Deprund

__._,_.___

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức – CÁ

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức – CÁ

Cá là những động vật máu lạnh, sống dưới nước, thở bằng mang, hình thon dài, trên mình có vẩy, di chuyển bằng vây và đuôi.

Các nhà khoa học đã tả và đặt tên cho hơn hai chục ngàn loại cá. Phần mềm của các động vật này được dùng làm thực phẩm, mà ta thường gọi chung là cá. Nhưng xương và đầu cá ninh cũng cho nước dùng rất ngọt và có nhiều chất bổ dưỡng.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào năm 1995 thì tỷ lệ chất đạm do cá cung cấp cho dân Á Châu là 26%; 17% cho dân Phi Châu, 9% dân Âu Châu và chỉ có 7% ở Bắc và Trung Mỹ Châu.

Có đến 75% tổng số cá bắt được trên thế giới được dùng làm thực phẩm cho con người, số còn lại được chế biến làm thực phẩm cho gia súc.

Nhu cầu tiêu thụ cá của dân chúng càng ngày càng tăng. Căn cứ vào sự gia tăng của dân số, thì vào năm 2010 nhu cầu này có thể lên tới 120 triệu tấn, so với 85 triệu tấn vào thập niên 1990.

Như vậy, cá là nhóm dinh dưỡng chất đạm chính yếu tại nhiều quốc gia thuộc châu Á, châu Phi. Châu Âu đứng hàng thứ nhì trong việc tiêu thụ cá.

Ở một số quốc gia phát triển, nhiều người quên mất nguồn dinh dưỡng nhiều chất đạm này mà ăn nhiều thịt động vật có vú hay có cánh, vừa nhiều calo lại nhiều mỡ béo.
1-Giá trị dinh dưỡng.

Cá là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao với lượng chất đạm đáng kể lại dễ tiêu, ít mỡ. Cá có đủ các loại amino acid cần thiết là những thứ mà cơ thể lại không tạo ra được, phải trông cậy vào thực phẩm.

Cá có nhiều sinh tố A, D, K và các sinh tố nhóm B; nhiều khoáng chất như iod, calci, phospho, sắt, kali, đồng và fluor. Đặc biệt xương cá đóng hộp sardine và salmon đóng hộp có rất nhiều calci.

Mỡ của cá hầu hết thuộc loại chất béo chưa bão hòa dạng đa rất dễ tiêu, sẵn sàng để tế bào cơ thể dùng. Mặc dù có cholesterol, nhưng cá có ít mỡ bão hòa nên nó không làm tăng cholesterol trong máu .

Về thành phần hóa học, cá có từ 66- 84 % nước, 15- 22 % đạm, 0.1- 22 % chất béo và khoáng chất, 0.8- 2% sinh tố.

Lượng chất đạm và lượng dầu trong cá thường thay đổi tùy theo loại cá.

-loại ít dầu (dưới 5 %) thường có nhiều đạm( 15- 20 %) như cá morruy, cá ngừ ( tuna), cá bơn lưỡi ngựa (halibut);

-loại dầu trung bình 5-10 % dầu, nhiều đạm như loại cá hồi salmon;

-loại cá nhiều dầu (trên 15 %) ít đạm (dưới 15%) như cá hồi trout.

Tuy nhiên thành phần này cũng thay đổi tùy theo thực phẩm nuôi cá, vùng sinh trưởng, trọng lượng, độ tuổi của cá và mùa bắt cá. Chẳng hạn cá thu (mackerel) đánh bắt vào mùa hè có nhiều dầu hơn mùa xuân.

Đầu cá có lượng đạm cao nhất, mình cá có nhiều nước nhất, phần đuôi có nhiều chất béo và nước.

Nhiều người cho là cá có mầu đỏ thì có nhiều dầu cá và chất glycogen. Thực ra, mầu của cá là do những phần tử huyết tố nằm trong phần mềm của cá. Còn cá hồi salmon, cá trout có mầu hồng hấp dẫn là nhờ chất carotinoid trong tôm cua, côn trùng mà cá đã ăn vào.

Một điểm cần lưu ý về khía cạnh dinh dưỡng là không có gì khác biệt giữa cá nuôi trong trang trại và cá bắt từ sông lạch hoặc ngoài biển cả. Cá trong thiên nhiên thì sống bằng cá con, tôm tép, thực vật. Trong trang trại, cá được nuôi bằng thực phẩm chế biến từ đậu nành, ngô; được ngừa bệnh bằng kháng sinh. Đôi khi người ta còn sử dụng chất tăng trưởng để cá lớn hơn hoặc dùng thuốc ngừa sanh đẻ để cá chỉ lớn mà không sinh trứng.
2-Ưu điểm trong việc ăn cá

Theo kinh nghiệm dân gian và khoa học cũng đồng ý thì ăn nhiều cá có những ích lợi như ít mắc bệnh tim, ít bị kích tim, huyết áp ở mức trung bình, chức năng của thận tốt, bớt bị phong thấp, ít bị bệnh vẩy nến, mầu da hồng đẹp, tuổi thọ cao hơn.

Cá cũng giúp cho thai nhi tăng trưởng nhanh, não bộ phát triển mạnh nên cá là món ăn được phụ nữ mang thai ở các quốc gia đang phát triển ưa chuộng. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học cũng lưu ý rằng một số cá có thể bị nhiễm thủy ngân, có tác dụng xấu đối với thai nhi. Họ khuyên các bà nên cẩn thận và chỉ nên ăn cá hai lần một tuần.

Năm 1998, Theo kết quả nghiên cứu của bác sĩ Christine M. Albert (Boston, Hoa Kỳ) được công bố năm 1998 thì mỗi tuần ăn cá một lần sẽ giảm được 52% nguy cơ chết đột ngột vì bệnh tim, nhưng nguy cơ bị lên cơn đau thắt tim (heart attack) thì không thay đổi.

Một nghiên cứu khác lại cho rằng ăn cá ba lần một tuần thì những bệnh về tim mạch giảm xuống rất nhiều. Đó là nhờ trong mỡ cá có nhiều loại aci béo, đặc biệt là omega-3 và omega- 6.

Nói chung, cá rất ngon, bổ dưỡng, ta nên ăn.

3-Những điều cần lưu ý khi ăn cá.

-Khi ăn cá sống ăn gỏi, cần cẩn thận chọn cá và làm cá thật kỹ, vì cá có thể bị nhiễm ký sinh trùng, gây ra bệnh cho người ăn. Có nhiều ký sinh trùng như sán cá (Fish Tapeworm), lãi Clonorchis, Epistorchis, Angiostronggylus cantonensis truyền từ chuột sang cá.

-Cá có nhiều dầu như cá trích (herring), cá thu mua về cần được nấu ngay vì để lâu, dầu cá mau hư, dễ gây nhiễm độc.

-Loại cá lớn, sống lâu ngoài biển như cá ngừ, cá mũi kiếm ( swordfish) có thể tích tụ nhiều kim loại nặng, độc hại cho cơ thể như thủy ngân. Tuy nhiên, cá đóng hộp thường an toàn hơn vì đã được kiểm tra trong khi chế biến. Phụ nữ có thai không nên ăn các loại cá này để tránh gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

-Cá sống ở gần các nhà máy có thể nhiễm một số hóa chất độc, nhất là những nơi mà nhà máy xả nước dư thừa xuống sông, xuống lạch.

-Xương cá, nhất là những xương nhỏ, cũng là mối nguy hiểm cần để ý đối với người già và trẻ em khi sử dụng loại thực phẩm này.
4 Lựa cá
Thực phẩm các loại cần phải tươi thì ăn mới ngon, từ rau trái tới thịt cá. Chỉ chế biến khi còn tươi mới bảo đảm được phẩm chất tốt cho món ăn.

Với cá, đòi hỏi này còn quan trọng hơn vì cá là những sinh vật rất mỏng manh, hương vị của cá mau hư khi mang ra khỏi môi trường nước (con cá nó sống vì nước).

Cho nên khi mua nên cố gắng lựa những con cá càng tươi càng tốt, lý tưởng là cá sống vừa mới bắt từ dưới nước. Đa số cá chuyên trở từ sông biển về đều được ngâm trong nước đá pha vài hóa chất để giữ cá tươi hoặc chlorine để diệt vi khuẩn.

a-Cá tươi ngon cần hội đủ những tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:

-Da hồng, vẩy óng ánh nhiều mầu, dính chặt vào thịt;

–Mang đỏ hỏn, không nhớt;

–Mắt trong, đầy, long lanh;

-Thịt dính vào xương và chắc nịch, lấy ngón tay ấn vào buông ra thì thịt dội ra ngay;

-Mùi tanh nhẹ, chứ không bốc mùi ươn hôi của cá chết.

Cá cắt thành từng khúc, miếng thịt còn ướt bóng, thớ thịt dính liền không khô hay đổi mầu bạc thếch.

Với cá đông lạnh, cá phải cứng trong nước đá, không đổi mầu hoặc trắng bệch, mùi nhẹ không ươn. Cá được gói trong giấy đặc biệt để khỏi thấm hơi nước, và không có không khí giữa cá và giấy bọc.

b-Cá được bán dưới nhiều hình thức:

-Cá nguyên con mới bắt ở dưới nước lên, còn đủ các bộ phận, cần được cạo vẩy, bỏ ruột, vây, đuôi trước khi nấu. Người bán có thể làm việc này cho khách.

-Cá cũng có thể đã được mổ ruột, cạo vẩy nhưng đầu đuôi vẫn còn. Cá làm sẵn chỉ việc nấu vì ruột đã được moi bỏ, vẩy cạo, vây đuôi cắt bỏ.

-Cá cắt sẵn như lườn cá nạc từng miếng ( filet) không xương, hoặc cá khúc còn xương để thêm hương vị và khoáng calci; hoặc từng thỏi cá nạc bằng cỡ ngón tay sẵn sàng để ướp thêm gia vị và nấu nường.

Tất cả đều phải có thịt chắc, mầu hồng hay trắng tươi, mùi tanh nhẹ không ươn thối.

4-Cất trữ cá.

Cá mua về, nếu không ăn liền, nên cất ngay vào tủ lạnh, ngăn dưới cùng . Đô lạnh càng thấp thì cá càng chậm hư hao. Nhiệt độ trong khoảng từ 2ºC đến 7ºC là tốt nhất.

Cá đóng hộp có thể được giữ nguyên trong hộp như khi mua về.

Cá đã làm sẵn khi mang về cần bỏ ra đĩa, che đậy bằng giấy nylon hay giấy nhôm và chỉ nên giữ trong tủ lạnh vài ba ngày kẻo cá ươn, mất ngon.

Cá đông lạnh được giữ để quanh năm. Đây là cách rất tốt để tích trữ cá và chỉ nên để dành loại cá ngon, quý.

Nên làm sạch cá (bỏ ruột, cạo vẩy, bỏ đầu) trước khi để ngăn đá để khỏi choán chỗ và gói bằng giấy chống độ ẩm, và chống mùi vị khác xâm nhập.

Ghi rõ tên loại cá, ngày tháng, trọng lượng để dễ dàng khi cần dùng. Tuy nhiên cũng không nên giữ lâu quá sáu tháng. Xin nhớ là cá đông lạnh không ngọt thịt bằng cá tươi.

Chỉ làm rã đá đông lạnh trước khi nấu, bằng cách tốt nhất là để trong tủ lạnh khoảng 24 giờ.

Nếu cần rã mau hơn, có thể để nguyên gói giấy bọc trong chậu và cho nước lạnh chẩy qua. Không nên ngâm trong nước nóng hoặc để rã ở nơi nóng, nắng vì như vậy vi khuẩn dễ làm hư cá.

Sau khi rã đá thì ăn cá ngay không nên cất lại vào tủ đá, vì vi khuẩn có thể đã xâm nhập cũng như cá bắt đầu hư hỏng.

Cá nạc từng miếng hay thỏi có thể không cần rã đá trước khi nấu mà chỉ cần nấu lâu hơn một chút.

Cá đóng hộp rất tiện lợi, chiếm tới 40% tổng sản lượng cá. Cá hộp sẵn sàng để ăn mà không cần nấu nướng lại có hương vị đặc biệt cũng như có rất nhiều năng lượng, vỉ thế khi ăn nên chắt bỏ bớt dầu cá.

Nên giữ cá hộp nơi lạnh, khô ráo nhưng không giữ lâu quá một năm hoặc hạn dùng ghi trên hộp.

Chọn mua những hộp nguyên vẹn, không móp hoặc phồng to, vì rất có thể hộp ấy đã bị nhiễm khuẩn độc hại.
Cá có thể cất giữ bằng cách ướp muối, sấy khô, hun khói hoặc ướp nước sốt gia vị. Cá ướp thường có nhiều muối natri, nên người cao huyết áp nên hạn chế. Cá ướp cũng nên cất giữ trong tủ lạnh nhưng không nên để lâu quá dăm tuẫn lễ.
Vùng Châu Đốc- An Giang có món khô cá tra phồng rất độc đáo: thịt của cá chắc nịch, mầu vàng óng, miếng cá khô lóng lánh dưới ánh mặt trời, chưa ăn đã thèm. Chỉ cần ăn cá khô với cơm nguội cũng đủ nhớ mãi An Giang.
Cá đã nấu chín có thể để dành ba bốn ngày trong tủ lạnh hoặc bốn năm tháng trong tủ nước đá. Cá chưa nấu chín chỉ nên giữ trong tủ lạnh độ hai ba ngày nhưng có thể giữ tới sáu tháng trong tủ đông đá.
Cá đông lạnh thường mất đi một phần giá trị dinh dưỡng vì chất đạm và chất béo bị chuyển hóa, biến chất.

Nhiều người tưởng cá đắt hơn thịt, nhưng thực ra so với hiệu quả sử dụng thì ăn cá có lợi hơn mà thời gian nấu cũng mau hơn, không phải mất công ướp gia vị lâu như thịt. Trung bình, chỉ cần một ký cá cho bốn người ăn là đủ một bữa cơm

5-Vài món ăn đặc biệt

a-Trứng cá

Đây là món ăn bình dân rất hấp dẫn nhưng cũng được giới thượng lưu ưa chuộng. Trứng cá chép, cá chuối từng buồng béo ngậy mà rán bơ hay hấp với vài vị thuốc bắc thì tuyệt hảo, vừa béo vừa bùi.

Người Âu Mỹ thích ăn trứng (caviare) của cá lớn như hồi, cá chép (carp), cá ngừ , cá tuyết (cod) đặc biệt là cá tầm (sturgeon). Cá tầm có thể nặng tới 1500kg và sống lâu hàng trăm năm.

Trứng cá rất dễ hư, nên khi mua cần lựa trứng thật tươi. Về nhà nếu không ăn liền phải cất ngay trong tủ lạnh.

Trứng cá bán trên thị trường thường được ướp khá mặn nên có nhiều muối natri (khoảng 2g trong 100g trứng). Trứng có nhiều năng lượng ( một thìa cà phê có tới 40 calor), nên không tốt cho những người đang muốn giảm cân hoặc bị tăng huyết áp

b- Vi cá

Vi cá là những món ăn ưa thích của người Á Đông. Cá càng to thì vi càng lớn.

Vi cá thường được lấy từ các loại cá mập ( đen, xanh, xám. cồn…) , cá mú chiên, cá mú giấy, cá hồng, cá heo, cá thu.

Để làm cước cá, vi cá được ngâm nước sôi, cạo sạch lớp da rồi tách từng sợi cước nhỏ cấu tạo thành vi. Vi cá là món ăn rất đắt tiền.

Vây cá mập còn được coi là trị được bá bệnh nhất là có công năng làm cường dương, tăng sinh lực.

c- Da cá

Miền Bình Định có món da cá mú bông phơi khô. Khi ăn cắt nhỏ bằng đầu đũa, rang với cát nóng rồi ngâm nước lã cho nở ra, thêm gia vị mắm tỏi, lá dăm. Người Bình Định có lưu truyền câu nói dan gian ca ngợi món ăn này: “ Nhất da cá mú bông, nhì lòng cá chẽm”.

c-Ruột cá

Thực ra chữ ruột là chỉ chung cho cả tim, gan, ruột, bao tử, bong bóng, trứng cá, tinh dịch cá… Tất cả đều là món ăn rất ngon.

Bộ đồ lòng cá nóc được người miền Nam rất trân trọng và thường được dành cho vị khách quý hoặc người được trọng vọng nhất trong bàn ăn. Kẻ hậu sinh mà vội vàng lấy bộ lòng trước mọi người thì được cho là “ chưa học ăn, học nói”

Cá càng to, bộ lòng càng lớn. Lòng ít khi được bán ở chợ mà dân chài thường giữ lại cho gia đình bạn bè.

Làm lòng cá không phức tạp như lòng bò, lòng heo. Chỉ cần lộn trái bao tử và ruột, sát chút muối là hết mùi tanh.

Lòng cá nấu canh chua thì là ăn với hoa chuối, rau ngổ điếc thì ngon hết chỗ nói. Sành điệu như các cụ ngày xưa thì phải thêm vào tí ớt, chút nước cơm.

Lòng cá không cứng như lòng bò, không dai như lòng heo, không mềm như lòng gà, lòng vịt mà có hương vị khác hẳn. Dạ dầy cá khi nhai phát ra âm thanh sần sật; bong bóng cá và ruột thì dẻo dẻo, dai dai.

Lòng cá cũng được làm mắm (gọi là mắm ruột), ăn với rau sống, dưa chuột, chuối chát, khế chua thì chẳng sơn hào hải vị nào ngon hơn. Mắm ruột An Giang là món ăn quê hương nổi tiếng khắp ba miền Trung Nam Bắc.

Bong bóng cá thiều, cá sú, cá đường phơi khô đã được giới sành ăn coi là “hải vị trân hào” vì có nhiều chất bổ dưỡng, nhiều người cho là có thể “cải lão hoàn đồng”.

d-Đầu cá.

Người sành ăn rất thích ăn đầu cá, cho là bổ dưỡng vì nhiều mỡ cá béo ngậy Hai miếng thịt ở hai bên má rất ngọt và thơm.

Đầu cá mè, cá chép mà nấu canh chua với mẻ hoặc bỗng rượu, củ chuối non thái mỏng… là món ăn ngon và mát.

Có người nấu tầu hũ thêm vài cái óc cá cũng làm hương vị món tầu hũ ngậy mùi béo béo, thơm thơm…

6-Chế biến các món cá

Cá là thực phẩm có thể nấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, đa dạng…

Cá được nấu chín khi thịt cá đổi từ trong sang đục. Không nấu cá chín quá vì cá sẽ khô, cứng và mất hương vị. Cá có thể nướng trên vỉ, bỏ lò, rán, hấp, rim kho với lửa nhỏ hoặc vùi bếp tro hồng..
-Cá bỏ lò là giản dị nhất, vì không cần mất nhiều công săn sóc: chỉ việc pha chế với gia vị rồi đặt vào lò với nhiệt độ khoảng 175ºC trong nửa giờ là có món ăn ngon.
-Cá nướng trên vỉ mau chín vì độ nóng tỏa trực tiếp và rất mạnh từ một nguồn duy nhất.
Chọn cá dầy ít nhất 2,5cm và nếu là cá đông lạnh thì cần rã đá trước. .Muốn cá mềm và không quá khô, nên bôi một chút bơ.
Ta có món cá quả (cá lóc) xiên tre nướng nguyên con mà trong Nam gọi là nướng trui ăn ngon lắm. Miếng cá được gói trong bánh tráng mỏng với rau sống, bún, giá, hẹ, dưa chuột, chấm với tương ngọt nghiền nhuyễn, thêm tí ớt thì ngon chẳng gì bằng.
–Cá chiên rán có lẽ là cách được các bà nội trợ dùng nhiều nhất.
Nên dùng dầu thực vật vì mỡ động vật mau bốc khói khi đun lâu, làm giảm hương vị tự nhiên của cá. Nhiệt độ tốt nhất khi rán là 175ºC vì nóng quá phần ngoài của cá cháy vàng mà phần trong chưa chín tới . Nhiệt độ thấp quá thì mặt cá trắng bệch.
Sau khi rán, nên để cá trên giấy bản để hút bớt dầu, bỏ vào bếp lò ở nhiệt độ thấp để cá chín đều rồi ăn ngay mới ngon.
Cá cũng có thể chiên bằng cách nhận chìm trong chảo dầu hoặc rán giòn hai mặt trên chảo với một chút dầu.
–Cá kho là món ăn ưa thích và phổ biến nhất.
Cá được xếp một lớp mỏng trong nồi rộng, gia vị mắm muối đuợc phủ lên vừa kín mặt cá, đậy vung để ngăn mùi thơm bốc hơi bay đi, đun nhỏ lửa cho tới khi lấy muổng khều cá rời ra từng miếng là cá đã chín.
Có nhiều cách kho cá: kho dứa, củ cải, khế, măng, riềng, kho tộ, kho nước dừa…
-Cá hấp là món rất tốt vì giữ được tất cả hương vị cũng như chất ngọt tự nhiên.
Nước để hấp có thể là nước thường hoặc nước đã pha thêm gia vị, rau thơm để tăng mùi vị. Sau khi xếp cá vào vỉ, đậy thật kín rồi đun nước sôi để hấp. Các món hấp chua ngọt, hấp gừng , hấp gan lợn đều rất hấp dẫn.

Tay sành ăn thấy rằng cá hấp hay bỏ lò còn giữ được hương vị cá hơn là cá chiên nhưng ăn cá chiên lại khoái khẩu vị hơn
–Cá luộc ít phổ biến hơn so với các loại hải sản khác như tôm, cua, sò, hến.

–Cá chà bông để cho trẻ em ăn với cơm hoặc bánh mì ngon, tiện và lành.
Nấu nướng là để làm chín cá nhưng cũng có mục đích làm tăng hương vị và làm mềm tế bào của cá. Nếu nấu quá lâu với nhiệt độ quá cao thì cá trở nên cứng, khô và mất bớt hương vị tự nhiên. Nhưng cũng có nhiều người thích ăn cá thu, cá rô kho tới khi xương cá mềm tan.
Khi nấu lên đến nhiệt độ 150ºC thì nên mở vung nồi, món cá sẽ hấp dẫn hơn đậy vung.
Cá chín khi tế bào thịt của cá chuyển từ mầu trắng trong như nước sang mầu đục trắng như sữa, lấy niễng bới thì cá rời ra từng mảnh nhỏ. Sau khi nấu, cá thường mềm, dễ bể vỡ nên cần cầm nhẹ nhàng và ăn càng sớm càng tốt .

-Gỏi cá. Món gỏi cá của ta hay món sushi – sashimi của Nhật là món ăn rất khoái khẩu, được nhiều người ưa chuộng. Dân gian ta thường nói:” Cơm Gà, Cá Gỏi” đủ biết gỏi cá đã được nhiều người khen ngon.

Gỏi cá mè, cá chép…đều có thể làm gỏi rất ngon.

Để làm gỏi, cá được thái mỏng, rửa kỹ với rượu, lau khô bằng giấy bản làng Bưởi, bóp thính, giềng giã nhỏ.

Gỏi cá cần ăn với lá sung non, lá đinh lăng, lá mơ tam thể, lá vọng cách, bạc hà, ngò gai; chấm mắm tôm pha chế với nước trái chanh, vài nhánh tỏi, nửa thìa đường, vài quả ớt.

Gỏi cá Mai ở Miền duyên hải Bình Thuận, cá diếc ở vùng Đập Đá Quy Nhơn, cá chắm đen ở Lạng Sơn …đều là những món ăn dân tộc làm nhiều người xa quê hương phải nhớ mãi.

Một số loại cá thường bị nhiễm ký sinh trùng như cá măng, cá hồi cá vượt, cá quân, cá tuyết, ngừ, thu, cá bẹ, cá bơn…
7-Một số loài cá

Trên thị trường, có cả hàng trăm loại cá, nhưng người tiêu dùng chỉ nhớ khoảng vài chục loại cá thường mua.

a-Cá trích (herring)

Cá thường được đánh bắt nhiều nhất ở vùng Bắc Đại Tây Dương, bán trên thị trường dưới hình thức cá muối, cá hun khói, hoặc đóng hộp với dầu đậu nành.

b-Cá Mahi Mahi:

Cá có màu da hòa hợp giữa mầu xanh lá cây và mầu bạc kim loại của vàng. Mới nhìn qua, cá này có dáng vẻ như cá heo (dolphin). Thịt cá chắc và ngọt, có hương vị giống như cá tua và cá kiếm. Loại cá này nướng hay bỏ lò thì đều rất ngon. Cá có quanh năm, nhiều nhất là vào mùa Đông

c-Cá ngừ (Tuna) .

Cá ngừ, nhất là loại mắt to, có nhiều và hầu như quanh năm ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Cá nặng từ 70 kí tới 250 kí.

Thịt cá ngừ tươi có mầu đỏ chói trang và gần như trong mờ. Cá ngừ được bán còn tươi hay đã đóng hộp. Thịt có thể ăn gỏi, nhưng nướng ngon hơn vì thịt mềm giống như thịt mông của bò.

Cá ngừ là một trong những hải sản được khách sành ăn ưa chuộng nhất.

e-Cá lưỡi kiếm.

Đây là một trong những loại cá lớn nhất ở biển, có quanh năm ở vùng nước ôn đới. Cá có thể nặng tới 5, hay 6 trăm ký lô. Thịt của cá không có mỡ, rất mềm, ngọt rất ngon miệng khi nướng hay bỏ lò .

g-Cá hồi ( Salmon ).

Thịt cá hồi có mầu hồng da cam nom rất đẹp mắt, vì chúng ăn tôm chứa chất mầu này. Đây là loại cá phổ thông nhất trên thế giới nhờ có mùi vị thơm ngon và có thể chế biến nhiều cách.

Trước đây, cá chỉ có vào mùa Hè, nhưng ngày nay nhờ kỹ thuật giữ cá đông lạnh, nên có cá bán quanh năm. Cá đóng hộp có thể để cả xương hoặc rút bỏ xương. Phần da cá thường có nhiều muối natri.

Cá hồi được nuôi tại nhiều quốc gia như Hoa kỳ, Gia Nã Đại, Chí Lợi, Na Uy, Ái Nhĩ Lan. Khoảng một tuần lễ trước khi mang bán trên thị trường, người ta ngưng cho cá ăn để cho thịt của cá săn lại và để tránh nhiễm độc.

Với cá hồi, đầu bếp có nhiều cách để chế biến như nướng, bỏ lò, hun khói, trộn xà lách.

Khi nướng, nên lựa miếng cá béo, còn da vì da cá rất ngon. Trước khi nướng, bôi lên da một chút dầu cho da khỏi rách. Theo khách sành ăn, thịt cá hồi vừa mới bắt ăn rất ngon.

Cá hồi có rất nhiều chất đạm, sinh tố A, B và dầu Omega- 3.

h-Cá mòi ( Sardine).

Còn gọi là cá trích, là loại cá nhỏ vẩy lóng lánh như bạc, bơi thành từng đàn trên mặt nước. Xương mềm, thịt thơm ngon. Cá được bán tươi, đóng hộp với nước xốt cà chua, mù tạc, hoặc hun khói ( smoked ).

Khi mua cá mòi tươi, nên để ý coi xem cá đã bắt lâu chưa, vì dầu của cá này rất mau trở mùi ươn. Sau khi bắt, cá cần được giữ trong nước đá cho tới khi nấu.

Cá mòi quệt bơ, rắc thêm chút tiêu muối, nướng trên lửa hoặc trên vỉ là món ăn chơi rất thú vị. Nhưng xin lưu ý là cá này có nhiều purine, một chất gây bệnh thống phong (gout). Vì thế những ai mắc bệnh này không nên ăn.

Ngoài các loại cá kể trên, ở nước ta còn có rất nhiều loại cá đặc biệt.

Cá nước ngọt ở sông, hồ, rạch, suối như cá bã trầu, cá bạc, cá bò, cá bông, cá bống với nhiều loại khác nhau như bống cát, bống dừa, bống kèo, bống mú, bống tượng; cá chép, cá chẽn, cá chuối, cá diếc, cá trê, cá trắm, cá mương, cá lòng tong, cá măng…

Cá nước mặn như cá đao, cá bạc má, cá thu, cá trích, cá vược, cá sạo, cá róc, cá mú song, cá nàng tiên, cá miền, cá ngừ, cá ong, cá chim, cá cơm, cá đè, cá hanh, cá kìm, cá nục, cá nược có vú, đẻ con.

Một hải sản người Việt ta thường ăn là bào ngư. Đây không phải là cá mà là một loại ốc biển, còn gọi là ốc cửu khổng hay ốc chín lỗ. Phần ăn được của bào ngư là bắp thịt khép (adductor muscle) mà ốc dùng để bò di chuyển. Bào ngư có thể được ăn sống khi mới bắt còn tươi, hoặc nấu nướng với nhiều món ăn rất hấp dẫn. Khi nấu, tránh nấu quá lâu kẻo thịt thành cứng, dai.
8-Món Cá quê hương

Những món cá quê hương lấy từ đầm, ao, sông lạch của ta rất nhiều mà cũng rất hấp dẫn.

Cá kho nhừ trong nồi đất, chả cá Lã Vọng, Sơn Hải, cá nấu giấm, nấu canh chua, lẩu cá, gỏi cá lá mơ, cá lẩu, cá rút xương, canh chua, cá kho tộ …là những món đặc sản ngon lành, bổ dưỡng, dễ tiêu mà giá cả phải chăng. Hiếm hoi hơn còn có các món ăn cá chình, cá anh vũ , cá song, cá măng, bông lau, cá vượt…

Ngày nay, người ta còn chế ra nhiều món ăn từ cá rất hấp dẫn, nhưng đôi khi chỉ hợp khẩu vị một số người…

“ Có cá đổ vạ cho cơm”, các cụ ta vẫn thường nói vậy vì với món cá ngon, cơm ăn bao nhiêu cũng hết, nhất là với gạo tám thơm hay gạo ba giăng.

Miền Nam có cá lóc chà bông, cá chạch kho nghệ, cá chẽm chưng tương hột hoặc chiên giòn, cá chốt kho, cá bống sao kho sả ớt, cá bống dừa Gò Công kho tiêu…

Miệt sông rạch Gò Công, Tiền Giang có loại cá bống dừa, sống trong rừng dừa nước, to bằng cổ tay, thịt dẻo và ngọt. Cá này mà kho sả ớt, kho tiêu, nấu canh với lá bồ ngót, mướp hương thì ăn một lần cầm chắc khó quên.

Cũng họ cá bống, còn cá bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống xèo, bống nhẩy cũng đều rất ngon. Món bún cá Kiên Giang rất nổi tiếng.

Đặc sản miền Trung như cá sứt mũi sông Chu Bái Thượng nấu với dưa cải sen núi Mục hoặc canh chua thập cẩm với cúc tần, cần trắng, cà chua, khế, tiêu; cá chép gói lá chuối lùi trấu nóng; cá chép nấu hoa cúc đại; cá ngứa chiên giòn; cá vượt nấu canh chua…

Cố đô Huế còn nổi tiếng với năm món canh nấu với cá: thác lác nấu hành lá, rau mùi; cá thệ nấu dứa; cá ngạnh nấu măng chua; cá tràu nấu với mít và cá lúi nấu khế; cá sứt mũi sông Chu nấu canh chua với dưa cải sen núi Mục của miền Trung.

Miền Bắc cũng có nhiều món cá như hai miền kia nhưng nổi tiếng là cá rô Đầm Sét ở ngoại thành Hà Nội rán chìm trong mỡ; cá chắm đen kho ngũ vị, gừng ở Nam Định; cháo cá quả Hà Nội.

Cá rô Đầm Sét đã đi vào văn hóa dân gian với câu: “ Vải Quang, Húng Láng, Ngổ Đầm; cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây” .

Ngoài ra còn có “cá rô làng Cháy, cá gáy làng Chờ” cũng được văn học dân gian ghi nhận.

Cá rô mùa gặt lúa mà mang vùi chín trong đống lửa trấu hay rán mỡ sôi trăm độ rồi ăn với cơm gạo mới thì bao nhiêu cơm cũng thiếu!

Nhà văn Văn Quang đã tả món cháo ám gia truyền với cá lóc, cá quả mà chỉ nghe thôi đã thấy thèm thèm. Tiết trời lành lạnh Hà Nội mà ăn bát bún cá quả nấu với rau cần

Tháng Giêng thì chẳng ai chịu ngưng ở một bát.

9-Nước mắm cá

Nói về các món ăn với cá mà không nhắc tới nước mắm và các loại mắm cá thì là một thiếu sót lớn.

Có nhiều loại mắm cá: mắm cá nóc, cá thu, cá cơm, mắm nhum (cầu gai),với nhiều cách ăn rất ngon và hấp dẫn.

Nước mắm chế biến từ cá là một món gia vị độc đáo của riêng người Việt ta, cũng như maggi của Thụy Sĩ, tương tầu của Trung Hoa…

Nước mắm cá đã quá thông dụng, lấn át các loại nước mắm làm bằng thủy sản khác ( như nước mắm cáy, mắm cua…) nên tên gọi nước mắm đã được dùng để chỉ nước mắm chế biến từ cá.

Đây là một chất nước sền sệt, vàng đậm, thơm thơm và đậm đà. Mắm càng ngon càng dậy mùi, găn gắt.

Nước mắm làm bằng cá cá cơm, cá nục nhỏ thì ngon hơn các loại cá khác, nhất là lại được sản xuất từ Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Thành phố Hải Phòng ngoài Bắc có nước mắm Vạn Vân do dòng họ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn chế biến đã nổi tiếng trong dân gian với câu nói “nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”.

Nước mắm hiện diện trong mọi bữa cơm Việt Nam. Nó được ưa dùng trong mọi gia đình và được dùng cho hầu hết các món ăn, từ rau muống, rau cải tới bánh hỏi thịt nướng và ngay cả bát trân ẩm thực cung đình.

Nước mắm được các bà nội trợ khéo tay pha chế thì lại càng ngon hơn.

Thịt vịt mà không có nước mắm gừng, cá trê rán mà không có nước mắm ớt, rau muống không chấm nước mắm vắt chanh…thì đều chưa đủ gọi là ngon…

Xoài xanh, sấu chín mà ngâm nước mắm đường thêm chút ớt cay cay thì không cô nữ sinh trung tiểu học nào không nhớ đời đời đến một thời “ăn lén” trong lớp học…

Khách nước ngoài lần đầu tiếp xúc thường khó chịu, chê mắm có mùi, nhưng khi đã ăn thử một lần với chả rán thì “mê đến chết, húp cả bát”.

Ngay cả người Việt Nam, “ăn mắm cá thu, buông đũa còn thèm” huống chi dân sành ăn tứ xứ!

10-Cá đi vào văn học dân gian.

Là một thực phẩm phổ thông, ưa thích nên cá đã đi vào thi ca dân gian với những câu trữ tình, lãng mạn, mang đậm bản sắc, tình tự quê hương.

Chai rượu miếng trầu em hầu Tía, Má

Nấu tô bún cá đặng lấy lòng anh.

Ai về Rạch Giá, Kiên Giang

Ăn tô bún cá chứa chan tình người.

Ai về nhắn với nậu nguồn

Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên

“Cá chọn nơi sâu, người tìm chỗ tốt ”,

Ý nói trong đời sống ai cũng chọn nơi có điều kiện thuận tiện để sống.

“Cá chuối đắm đuối vì con”

Ý nói cha mẹ chịu nhiều khổ đau, vất vả để gây dựng cho con cái.

“Cá đối bằng đầu”

Nhắc nhở con người phải biết cư xử phân biệt, thích hợp với vai vế trong gia đình, xã hội, phải biết kính trên nhường dưới, đừng “cá mè một lứa”, xem ai cũng như ai.

“ Cá nhẩy, ốc cũng nhẩy”,

hay:

“Voi đú, chó đú chuột chù cũng nhẩy”.

Ý nói không nên đua đòi theo kẻ khác mà đi ngược với bản chất hoặc vượt quá khả năng hiện có của mình.

“Cá ngoi mặt nước là trời sắp mưa”

Đây là kinh nghiệm quan sát thời tiết của dân gian, khi sắp mưa khí trời thường oi bức, dưỡng khí trong nước giảm, cá phải ngoi lên để đớp không khí.

“ Cá vàng, bụng bọ”

Ý nói bề ngoài hào nhoáng bên trong xấu xa, và không nên đánh giá con người hay sự vật qua vẻ bên ngoài.

“Cá vào tay ai nấy bắt”,

Ý nói mối lợi ngẫu nhiên đến với ai thì người đó chiếm giữ.

Cá cháy vàm Trà Ôn đã được ghép chung với hai món ăn ngon quý của người phong lưu:

“ Sáng ngày bồ dục chấm chanh,

Trưa gỏi cá Cháy, tối canh cá Chầy”

Và dưới đây là một số câu ca dao về các món cá trong dân gian, hoặc đôi khi mượn hình tượng con cá để truyền lại kinh nghiệm, ví von hay câu răn đời:

“Cá nục nấu với dưa hồng;

Lờ đờ có kẻ mất chồng như chơi”

“Canh bún mà nấu cá Rô;

Bà xơi hết thẩy mấy tô hỡi bà”!

“ Con cá cơm thơm hơn con cá bẹ;

Bởi mê nước mắm Hòn, em bỏ mẹ theo anh”

“Chim mía Xuân Phổ; Cá bống Sông Trà”.

“Đập con cá lóc nướng trui;

Làm mâm rượu trắng, đãi người phương xa”

“Đắt cá còn hơn rẻ thịt”

“Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm”

“Điên điển mà đem muối dưa;

Ăn cặp cá nướng, đến vua cũng thèm”

“Đốt than nướng cá cho vàng;

Lấy tiền mua rượu cho chàng nhậu chơi”

“Kèo nèo mà lại làm chua;

Ăn với cá rán chẳng thua món nào”

“Một con cá trích cắn ngang;

Mắm tôm quệt ngược, tan hoang cửa nhà”

“ Mùa Hè cá sông, mùa Đông cá ao”

“Rau đắng nấu với cá trê;

Ai đi Lục Tỉnh thì mê không về”.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

 Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Cao Tuổi & Những Bệnh… Vô Duyên

Cao Tuổi & Những Bệnh… Vô Duyên

Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh… vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364). Những bệnh… vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! 

 

Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu “nước mát” uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm “nước mát”! Thì ra “rễ tranh, mía lau, mã đề” là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).


Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp… Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt…


Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay. Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao? 
Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh… vô duyên đáng tiếc.

Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ. Báo Paris match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo…

Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp. Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả! Tây gọi những người sính xét nghiệm là “examinite”. Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện tượng over – investigation, “thăm dò quá mức cần thiết” này (Health of the Elderly, WHO, 1989). Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn… hết bệnh cũng không được; không kể trong quá trình thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo… không phải là không có nguy cơ. Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để… thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại, biết ơn mình thì cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói! Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự “dán nhãn” (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà “phán” cho một cái chẩn đoán kiểu như “nghi ung thư”, “hơi bị lớn tim”, hoặc một từ mơ hồ như “máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật”… hoặc “bị thư phù, bị người cõi trên nhập…” đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được! Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh. Đáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức… khi vẫn còn có thể tự quản được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.

Các cơ sở chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe. Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh… vô duyên!

BS. ĐỖ HỒNG NGỌC

Lúc về già

 Lúc về già

 1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

2- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt…
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

3- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4- Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

6-Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:

  *   Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ
  *   Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền
  *   Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau
  *   Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau
  *   Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở
  *   Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này
  *   Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc …

6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:

  *   Ánh nắng mặt trời
  *   Nghỉ ngơi
  *   Thể dục
  *   Ăn uống điều độ
  *   Tự tin
  *   Bạn bè

Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh

Càng có tuổi chúng ta càng thấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi 

 From : KimBằngNguyễn

Sẽ trẻ rất lâu và vô cùng khỏe mạnh nếu bạn đi ngủ vào khung giờ vàng

Sẽ trẻ rất lâu và vô cùng khỏe mạnh nếu bạn đi ngủ vào khung giờ vàng
  

Bạn thường đi ngủ vào mấy giờ tối? Ngủ bao nhiêu giờ trong ngày không quan trọng bằng bạn đi ngủ từ mấy giờ. Bạn có biết đây là khung giờ vàng, nếu bạn đi ngủ thì sẽ trẻ rất lâu và vô cùng khỏe mạnh.

Nghe có vẻ bình thường nhưng một trong những bí kíp giúp phụ nữ trẻ lâu, giữ mãi tuổi thanh xuân vì họ biết ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc và đặc biệt là khung giờ vàng mà không mấy ai làm được.
Đa số nhiều người không biết cách ngủ như thế nào là tốt. Có khi họ vẫn bảo rằng mình đã ngủ đủ 7,8 tiếng rồi nhưng vẫn cảm thấy người uể oải. Bởi vì họ không biết cách ngủ. Với những người biết cách ngủ, thì chỉ cần ngủ 2 tiếng họ đã có thể lấy lại đủ năng lượng để sinh hoạt và làm việc hiệu quả nhất.

Nhiều người ngủ nhiều tiếng không bằng người ngủ ít tiếng mà ngủ đúng khung giờ.

Thực tế cho thấy chỉ cần 3 phút ngủ thực sự chất lượng vào buổi trưa, bạn có thể tỉnh táo như vừa ngủ được 2 tiếng ở thời điểm khác. Theo các nhà khoa học, chất lượng giấc ngủ vào khung giờ Tý (23h đêm – 1h sáng) được đánh giá cao. Nếu bạn ngủ 5 phút trong khung giờ này là tương đương với 6 tiếng ngủ ở các giờ khác. Khung giờ từ 11h – 1h trưa cũng có hiệu quả tương tự. Vì vậy, bạn nhất định nên ngủ vào giờ Tý, dù có bận rộn công việc thế nào, hay bị chứng mất ngủ thì hãy cố gắng ru mình ngủ vào khung giờ này.

Nếu bạn không cố gắng ngủ vào khung giờ này thì vô cùng nguy hại cho sức khỏe . Càng nghiêm trọng hơn nếu bạn thức đến 4-5 giờ sáng. Từ khung giờ này trở đi đáng lý là thời điểm bạn phải kết thúc giấc ngủ nhưng nếu bạn cố ngủ trong khoảng thời gian này, bạn dễ bị choáng váng đầu cả ngày hôm đó. Đa số những người bị mất ngủ và có cảm giác chưa ngủ đủ là do họ thiếu hiểu biết về giấc ngủ.

Dưới đây là những quy tắc đặc biệt về giấc ngủ mà bạn cần phải biết:

Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu): Đây là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h, yên lặng không làm bất cứ điều gì, thậm chí không nói chuyện, giấc ngủ sẽ tự nhiên tìm đến vào khoảng 23h. Khi đó mật từ gan tiết vào máu, loại bỏ chất độc, làm cho huyết dịch tươi mới. Những ai thực hiện được thói quen ngủ như thế này thì có đến 100 tuổi cũng không hề mắc bệnh viêm gan hay sỏi mật.

Từ 21h đến 23h (giờ Hợi): Đây là khung giờ cực kì quý báu, cũng như được xem là khung giờ vàng cho sức khỏe. Khoảnh thời gian này, 3 kinh mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác. Trong Đông Y gọi 3 kinh mạch này là thượng tiêu gồm lưỡi, thực quãn, tim phổi; trung tiêu gồm dạ dày; hạ tiêu gồm ruột non, ruột già, thận và bàng quang. Nếu có thói quen ngủ vào giờ này, thì trăm mạch đều được nhu dưỡng. Những người khỏe mạnh sống đến trăm tuổi thường có thói quen ngủ vào giờ này. Đặc biệt, phụ nữ muốn kéo dài tuổi thanh xuân thì đây được xem là giờ ngủ nghỉ lý tưởng nhất.

Tùy người sẽ có những phương pháp ngủ và tư thế ngủ khác nhau. Tuy nhiên, làm sao để có giấc ngủ ngon thì nên làm theo 3 phương pháp sau:

1. Ngồi xếp bằng trước khi ngủ: Cũng một dạng giống như ngồi thiềng. Hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp, sau đó có cảm giác ngáp chảy nước mắt là đã đạt được hiệu quả tốt nhất. Chỉ cần ngã lưng đã có thể chợp mắt.

2. Thả lòng người, nằm ngửa, hít thở tự nhiên

3. Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải sẽ dễ chìm nhanh vào giấc ngủ

Mọi người nên nhớ rằng, giấc ngủ là yếu tố quyết định tuổi thọ của bản thân mỗi người. Bạn trân trọng giấc ngủ và trân trọng tính mạng của mình.

 

BS Nguyễn Ý-Đức – Bệnh thường thấy ở người cao tuổi

  BS Nguyễn Ý-Đức – Bệnh thường thấy ở người cao tuổi (VOA) 

Sinh – Lão – Bệnh – Tử là chu kỳ bình thường của cuộc sống.

Khi đến khâu Bệnh mà có sẵn một số kiến thức về những khó khăn có thể xảy ra cho mình, thì đôi khi bệnh cũng nhẹ nhàng hơn. Vì ta biết tại sao có chúng, biết cách phòng ngừa chúng và biết cách cùng thầy thuốc áp dụng các phương thức để điều trị chúng.

Với tuổi già, có một số bệnh thường xảy ra. Nhưng đây chỉ là một sự trùng hợp, chứ không phải cứ già là đương nhiên bị những bệnh này. Cũng như sự già của cơ thể không đưa tới những bệnh này. Có điều là ở lớp tuổi cao thì các bệnh đó thường thấy nhiều hơn. Cũng như một chiếc xe đã cũ, một cơ thể đã hao mòn, thì mọi khó khăn có thể có. Tuy nhiên, rất nhiều vị cao niên cả năm không hề bệnh hoạn, ngoại trừ đau xương nhức cốt, cảm mạo vì trái gió trở giời.

Những bệnh thường thấy ở tuổi cao là:

1- Bệnh xương khớp.

Gồm mấy loại như viêm xương khớp, loãng xương.

a-Viêm Xương Khớp ảnh hưởng tới quá nửa số người cao tuổi. Lớp sụn lót đầu khớp xương bị hao mòn, xương mới có thể được tạo ra làm khớp đau nhất là khi cử động. Các khớp đầu gối, bàn tay, xương sống, hông là nơi hay bị đau.

Nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Có thể là vì hư hao với thời gian sử dụng. Có thể là hậu quả những chấn thương nhỏ tiếp diễn ở khớp đó. Cũng có thể do cơ thể quá béo mập hoặc không vận động, vì giống như cơ thịt, xương khớp rắn chắc khi vận động và teo đi khi không được dùng tới.

Chữa viêm khớp đều tập trung vào việc làm giảm đau nhức và phục hồi hoặc duy trì chức năng của khớp. Hiện nay có nhiều loại thuốc có thể làm nhẹ triệu chứng đau nhức của viêm khớp, nhưng không có thuốc nào chữa dứt được bệnh. Aspirin, Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen là các thuốc thường dùng.

Thêm vào đó, sự vận động cơ thể là điều cần làm để phòng bệnh cũng như làm nhẹ bớt bệnh. Giống như các bộ phận khác của cơ thể, chức năng của xương trở nên hữu hiệu khi nó thường xuyên hoàn tất nhiệm vụ của nó, là chống đỡ cho cơ thể khỏi sức hút của trái đất. Có nghĩa là ta phải đi đứng ít nhất ba giờ đồng hồ mỗi ngày. Giải phẫu thay khớp đôi khi cũng có công hiệu.

b-Loãng xương là chuyện thường thấy ở phụ nữ khi vào tuổi mãn kinh và ở tuổi về chiều của cả nam lẫn nữ. Đây là hậu quả của sự tiêu hao Calcium trong xương.

Ở đàn bà, lý do chính là kích thích tố estrogen giảm khi hết kinh. Nhưng ở cả hai giới, loãng xương có thể do không dùng đủ calcium và sinh tố D, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu.

Phương thức đối phó với loãng xương hiệu nghiệm nhất là sự phòng ngừa bệnh. Ăn uống đầy đủ calcium và sinh trố D. Mỗi ngày nhu cầu calcium là 1500 mg, đến từ thực phẩm và dược phẩm. Quý bà cần tham khảo ý kiến bác sĩ về dùng estrogen thay thế. Vận động cơ thể đều đặn, như đi bộ, cũng có nhiều ích lợi.
2-Ung Thư.
a-Ung thư nhũ hoa rất thông thường ở phụ nữ trung niên và cao niên. Bệnh có thể phát hiện sớm nhờ ba phương pháp: tự khám nhũ hoa, khám nhũ hoa bởi bác sỹ, y tá và chụp X-Ray nhũ hoa. Phụ nữ trên 50 tuổi cần chụp quang tuyến X nhũ hoa mỗi năm một lần.

Khám phá sớm, bệnh có thể điều trị bằng giải phẫu, phóng xạ hoặc dược phẩm.

b-Ung thư phổi xẩy ra ở quá bán những người tuổi ngoài 65. Nguyên nhân đứng đầu vẫn là do hút thuốc lá lâu năm.

Bệnh hầu như bất khả trị. Khám phá sớm, khi chưa có di căn, bệnh có thể chữa với giải phẫu, hóa trị, nhưng thường thường vẫn mau mệnh một. Cho nên, ngừa bệnh vẫn là phương thức hữu hiệu nhất đối với nan bệnh này: không hút thuốc hoặc đang hút thì ngưng đi.

c-Ung thư tuyến nhiếp trở nên khá thông thường ở lão niên ngoài lục tuần. Tỷ lệ gia tăng với mỗi mười tuổi thọ.

Bệnh tiến triển âm thầm, chậm chạp. Nghi bệnh khi có rối loạn tiểu tiện (nghẹt tiểu tiện, đái ra máu) hoặc khi bác sĩ khám tuyến qua hậu môn, thấy tuyến sưng to. Xác định bệnh bằng thiết sinh tế bào tuyến và thử nghiệm Prostate-specific antigen (PSA).

Khi chưa lan ra ngoài, giải phẫu có thể lấy u bướu đi. Khi trầm kha, di căn, có thể dùng phóng xạ trị liệu phối hợp với giải phẫu và dùng thuốc để hạ testosterone trong cơ thể. Kích thích tố này đã được coi như là một trong nhiều nguy cơ đưa tới ung thư nhiếp tuyến.

3-Bệnh Tim Mạch.

Nói tới bệnh tim mạch là nói tới Nhồi Máu Cơ Tim, Vữa Xơ Động Mạch, Tai Biến Động Mạch Não… Thứ nào cũng đều hiểm nguy, đều đưa tới không tử vong thì tàn phế cơ thể.

a-Tai Biến Động Mạch Não (Strokes) là nguyên nhân tử vong thứ ba ở người cao tuổi và có thể gây ra một số tổn thất thần kinh như bán thân bại xụi, mất thị giác, ngôn từ, suy giảm chức năng nhận biết.

Có tới 30% nạn nhân thiệt mạng trong vòng vài tháng; người sống sót đều có thể bị tai biến trở lại hoặc bị quỵ tim (Heart attack) trong vòng 2 năm.

Bệnh là hậu quả của rối loạn trong mạch máu nuôi tế bào não bộ: Một cục máu có thể tạo ra hoặc đưa từ nơi khác tới mạch máu não; mạch máu não có thể bị đứt làm máu tran hòa ép lên não bộ.

Nguy cơ gây ra tai biến gồm có: tuổi trên 60; nam giới, gia đình có người đã bị tai biến, cao huyết áp, bệnh tiểu dường, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, uống nhiều rượu…

Có một vài dấu hiệu báo trước bệnh sẽ xảy ra, như đột nhiên giọng nói ngọng nghịu, lơ lớ, mặt méo xệch.

Định bệnh, trị bệnh đều là việc làm khẩn cấp và bệnh nhân cần được nhập viện tức thì.

b- Cao huyết áp vẫn thường được coi như “Một tên sát nhân thầm lặng” (Silent Killer) vì nó xuất hiện kín đáo, từ từ rồi nếu không được điều trị đúng đắn, sẽ đưa người bệnh tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Là cao khi huyết áp tâm thu (Systolic) => 140 mm Hg; HA tâm trương (Diastolic) => 90mm Hg. Theo tiêu chuẩn mới thì huyết áp trên 120/ 80 đã bị coi là tiền cao huyết áp và đã phải để ý đề phòng,

Cao huyết áp là nguy cơ hàng đầu của Tai Biến Động Mạch Não và là một trong nhiều nguy cơ của Quỵ Tim. Bệnh rất thông thường ở tuổi trung niên và thấy ở trên 40% người ngoài lục tuần. Ở các vị cao niên, hầu hết chỉ có huyết áp tâm thu là cao.

Có tới 90% cao huyết áp chưa xác định được nguyên nhân; một số nhỏ là do rối loạn về thận.

Bệnh cần được điều trị lâu đời bằng dược phẩm, bằng chế độ ăn uống thích hợp, giảm muối mặn; vận động cơ thể; giảm béo phì, bớt thuốc lá, tránh căng thẳng (stress).

Nên đo huyết áp đều đặn để sớm phát hiện bệnh. Cũng xin lưu ý là các máy đo ở siêu thị thường không được chính xác lắm.

4- Giảm khả năng Trí Tuệ.

Người cao tuổi thường lo ngại sự giảm khả năng trí tuệ nhiều hơn là giảm các chức năng khác. Vì nó gây ra nhiều khổ đau cho người bệnh và thân nhân.

Các cụ ưu tư vì đột nhiên quên tên một người bạn lâu đời, quên tên một tiệm ăn vừa tới tuần trước. Rồi phải nghĩ một lúc lâu mới chợt nhớ ra. Các cụ e ngại bị bệnh Alzheimer rồi.

Thực ra, sự chợt nhớ chợt quên chẳng phải là vấn đề riêng cho người già, vì sau tuổi tam thập, nhiều người đôi khi cũng có rắc rối với cái trí nhớ này rồi. Cho nên mới có lỡ hẹn với đào, với kép cũng như cặp kính gài trên mái tóc mà cứ đi kiếm khắp nhà… Sự chậm chạp trí nhớ này khác với Sa Sút Trí Tuệ: các chức năng khác của tâm thần không suy yếu, sự quên không ngày một trầm kha và sự sinh hoạt hàng ngày vẫn bình thường.

Còn bất hạnh Sa Sút Trí Tuệ thì tàn phế nhiều hơn. Không nhận ra cả thân nhân, quên cả cách ăn uống, tắm rửa, quên cả các động tác vệ sinh cơ thể, mất hết ngôn từ, không biết diễn tả các sự việc quá quen thuộc…Nghĩa là hoàn toàn lệ thuộc vào thân nhân, vào cộng đồng. May mắn là Sa Sút Trí Tuệ cũng không nhiều, chỉ dăm ba phần trăm người trên 65 tuổi bị mà thôi. Nhưng bất hạnh nữa là, cho tới nay Y Khoa học vẫn còn bó tay trước nan bệnh. Vì chưa biết rõ nguyên nhân. Vì không có phương thức trị liệu hữu hiệu.

Trên đây là một số bệnh thường thấy, xin tường trình cùng quý cụ. Cầu mong là chúng chẳng bao giờ bén mảng tới tuổi già, để mọi người được nhẹ nhàng xuôi buồm thuận gió tới khi về miền vĩnh cửu.

10/05/2017

Nguyễn Ý-Đức

 

Lúc về già mình sẽ… không làm những điều này …

From facebook:   Kimtrong Lam‘s post. 

Lúc về già mình sẽ… không làm những điều này  …

1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

2- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt…
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

3- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4- Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

6-Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:
Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ
Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền
Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau
Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau
Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở
Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này
Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc …

6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:
Ánh nắng mặt trời
Nghỉ ngơi
Thể dục / Tennis !!!
Ăn uống điều độ
Tự tin
Bạn bè
Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh

Càng có tuổi chúng ta càng thấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi …

Vì sao rất hiếm khi tim bị ung thư? Lại có thể chữa được bệnh cho thân thể?

Vì sao rất hiếm khi tim bị ung thư? Lại có thể chữa được bệnh cho thân thể?

Trái tim là bộ phận duy nhất trong cơ thể người không bị ung thư, hơn nữa lại là liều thuốc hữu hiệu nhất. Cùng xem các chuyên gia phân tích về vấn đề này.

Tâm chủ thần minh, ý nghĩa rất sâu xa.

Tim là liều thuốc hữu hiệu nhất

Năm 2008, Tiến sĩ David Vesely thuộc Đại học Nam Florida, nước Mỹ trong một nghiên cứu về tim đã phát hiện: Trái tim có thể tiết ra một loại hormone để cứu sống con người, nó không những trong vòng 24 giờ có thể giết chết hơn 95% tế bào ung thư, mà đối mặt với các bệnh nan y khác thì cũng có tác dụng trị liệu vô cùng hiệu quả.

Câu chuyện bắt đầu từ hai người bạn của TS. Vesely: Một cặp vợ chồng người Anh quốc, vào năm 2003 bị ung thư, được cho rằng chỉ sống được khoảng ba tháng nữa. Hai người họ sau khi ngừng trị liệu, lựa chọn dùng 2 tháng còn lại để hoàn thành 50 việc trong cuộc đời. Sau đó họ cùng ký một hợp đồng du lịch, dốc hết gia sản 4 vạn bảng Anh, thực hiện một cuộc hành trình vòng quanh thế giới, với điều kiện là chỉ cần một người trong 2 vợ chồng qua đời, thì hợp đồng sẽ chấm dứt.

Công ty du lịch đến bệnh viện khảo sát, cho rằng họ chỉ sống được khoảng 1 tháng nữa, ký kết hợp đồng này là rất có lợi, bèn lập tức ký kết. Nhưng vượt ngoài dự định ban đầu, chuyến hành trình kéo dài đến một năm rưỡi, hai vợ chồng họ cảm thông cho công ty du lịch, đã tự động hủy hợp đồng và trở về nhà. Sau đó họ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện toàn bộ tế bào ung thư đều đã biến mất. Vốn là căn bệnh hiểm nghèo tưởng chừng không thể trị khỏi thì lại không thuốc mà hết.

Sự việc này khiến cho TS. Vesely cảm thấy rất hứng thú. Ông sau đó tiến hành nghiên cứu đã phát hiện, trái tim lúc bình tĩnh vui vẻ hạnh phúc, sẽ tiết ra một loại hormone, có tác dụng trị liệu các chứng bệnh nan y. Nghiên cứu của ông làm chấn động thế giới, được vinh dự là nhà khoa học “Tiết lộ mấu chốt cuối cùng của Thượng Đế”.

 Trái tim lúc bình tĩnh vui vẻ hạnh phúc, sẽ tiết ra một loại hormone, có tác dụng trị liệu các chứng bệnh nan y.

Câu chuyện về cặp vợ chồng ung thư tự khỏi bệnh này, đến từ một bài viết trong cuốn sách của vị Trung y Đài Loan Ôn Tần Dung (Wen Pinrong). Bà Ôn nói về ví dụ này:

 “Nói đến những ví dụ như thế này, sẽ nói đến tâm linh con người. Bởi vì tất cả cơ quan nội tạng, gan, tỳ, phổi, thận, dạ dày, ruột… đều có (mắc bệnh ung thư), chỉ có tim không có. Vì sao tim không có? Bởi vì Trung y nói: ‘Tâm giả, quân chủ chi quan dã, thần minh xuất yên’ (tâm giữ chức quân chủ, nơi thần minh xuất ra). 

“Cái này chính là như trong “Hoàng đế nội kinh” giảng ‘Chủ minh tắc hạ an, dĩ thử dưỡng sinh tắc thọ’ (chủ minh mà an thì nhờ đó dưỡng sinh sẽ thọ), chỉnh thể sẽ vững vàng khỏe mạnh”.

Ôn Tần Dung giải thích, tâm (tim) chính là chân mệnh thiên tử, “đại thiên hành mệnh”. Tâm chủ thần minh, thần minh là chỉ tinh thần ý thức, hoạt động tư duy, là chúa tể của thân thể và linh hồn. Cho nên tất cả các cơ quan nội tạng đều bị ung thư, nhưng riêng tim là không bị ung thư, chỉ ngừng đập khi chính thức tử vong. Một người có thể xác và tinh thần bình ổn, tâm tình ổn định, thân thể liền sẽ nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh.

Vậy nên:

“Bác sĩ tốt nhất chính là bạn, tim là loại thuốc mạnh nhất, tự nhiên nhất cho sức khỏe, đều có thể trị liệu mọi chứng bệnh của cơ thể”.

Đổng Thảo Nguyên (Dong Caoyuan), một vị Trung y dân gian ở Quảng Đông cũng suy nghĩ về “vì sao tim không bị ung thư?”. Bà cũng thăm dò và nghiên cứu vấn đề này, và phát hiện bí mật giống như Ôn Tần Dung.

Tại sao lại có “Trí mưu chi sĩ sở kiến lược đồng”, những kẻ sĩ trí mưu thì ý kiến của họ đều gần gần giống nhau? Mặc dù mọi sự vạn vật biến hóa vô cùng, nhưng “Thiên Đạo” chỉ có một đầu, đó là giống như định luật vĩnh hằng, chỉ có một Mặt trời mỗi ngày mọc lên ở đằng Đông vậy. Cả Ôn Tần Dung và Đổng Thảo Nguyên cũng thế, dù là Đài Loan hay Quảng Đông, quay lại truyền thống Trung y “Thiên Đạo quan”, liền có được một chiếc chìa khóa giống nhau mở ra vũ trụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ Trung y Đài Loan, Ôn Tần Dung.

 Trung y đứng tại quan điểm vũ trụ để nhìn nhận nhân thể

Tâm tình ổn định, cần phải có rất nhiều điều kiện. Ôn Tần Dung cho rằng nhiều bác sĩ ngày nay thường dọa dẫm bệnh nhân rằng bệnh của họ vô cùng nghiêm trọng. Ví như một người thường mắc chứng huyết áp cao, đã bị bác sĩ nói gọn rằng “uống thuốc cả đời”, từ đó về sau lo sợ sống qua ngày, kỳ thực mỗi ngày đều sống trong sợ hãi.

Sau khi khám lâm sàng, Ôn Tần Dung phát hiện một người trước khi ăn cơm đường máu cao tới 300, cô kiên quyết nói cho bệnh nhân biết, không phải đường trong máu có vấn đề, mà là tâm tình có vấn đề. Cô dặn bệnh nhân cần thoải mái tinh thần, quả nhiên đường máu đã giảm. Còn có người bị phán cao huyết áp sau đó đã trở lại bình thường, cuối cùng dừng uống thuốc.

Như vậy, một người phải thu xếp ổn tinh thần, thoát khỏi sự sợ hãi?

Ôn Tần Dung nói:

“Muốn khống chế một người thì biện pháp tốt nhất là khiến họ sợ hãi, cho nên thông thường, nhiều bác sĩ đều đe dọa người bệnh, tinh thần của chúng ta đều bị khơi mào, đều bị nô lệ hóa rồi”.

… Tôi đều hỏi người bệnh: ‘Đây quả thật là những điều bạn muốn sao? Muốn có thật nhiều tiền, thi đậu trường học tốt, đạt được công thành danh toại… Đây là điều bạn thật sự muốn sao?’.

 Kỳ thực không phải là điều chúng ta thực sự muốn, mà là bị xã hội tẩy não kích thích, bị phụ huynh kỳ vọng, nên muốn liều mạng, kết quả tranh đấu cuối cùng thân thể đều vỡ ra rồi, lại cũng không cảm giác được hạnh phúc. Rất nhiều người sau khi sinh bệnh mới có thể thật sự tỉnh ngộ: Rốt cuộc sống là vì gì đây? Nhiều tiền như vậy để làm gì? Đây là những điều tôi muốn nhấn mạnh trong sách của mình, hy vọng mọi người tìm lại được hạnh phúc thực sự”.

 Như vậy, con người như thế nào mới hạnh phúc?

Từ khi có nhân loại đến nay, bản năng của con người luôn đặt ra một câu hỏi sắc bén: “Con người là gì? Ta là ai?”. Từ cổ chí kim, tất cả các nhà thần học, triết học, khoa học gia… đều đi tìm câu trả lời. Ôn Tần Dung trong sách kể về một cậu bé 12 tuổi uống trộm thuốc ngủ, khi bà đi vào phòng khám bệnh, cậu bé liền bắt đầu hỏi bà:

 “Tôi là ai? Vì sao phải sống? Về sau tôi cũng giống như cha mẹ mình, học ở trường, kết hôn, sinh con, sau rồi chờ chết sao? Vì sao cứ bắt tôi phải đạt thành tích tốt? Vì sao?…”.

Thước đo thành công của đời người là gì?

Bà thở dài nói, nếu một người mù mờ về giá trị tích cực, họ sẽ không cách nào nhận thức tinh tường về vấn đề này, chẳng những cuộc sống sẽ mê mang, mà nội tiết cũng sẽ mất cân đối, cuối cùng khiến thân thể khó tránh khỏi bệnh tật.

 Tâm linh ảnh hưởng đến thân thể, ngũ tạng phản ánh tâm hồn

Ôn Tần Dung nói:

“Tàng giống như hệ thống “hồn, thần, ý, phách, chí” đối ứng với ngũ tạng; như gan tàng hồn, tim tàng thần, tỳ tàng ý, phổi tàng phách, thận tàng chí.

 Làm thầy thuốc càng lâu càng có cảm giác này, tựa như hồn, thần, ý, phách, chí không ở tại không gian này, nhưng đều làm chủ điều khiển thân thể chúng ta. Nếu như hồn, thần, ý, phách, chí không tồn tại trong không gian chúng ta, mà đến từ vũ trụ, như vậy có lẽ chúng ta đều có một tinh thể đối ứng, là có liên kết với nó, mỗi người chúng ta đều có lai lịch, chỉ là chúng ta không biết mà thôi. Vậy tại sao lại tới địa cầu này? Phải chăng là mang theo nguyện vọng và nhiệm vụ nào đó mà đến?”.

Ôn Tần Dung tiến thêm một bước giải thích: “Giống như não chúng ta, các nhà khoa học phát hiện chúng ta chỉ sử dụng 2% dung lượng của não, chiếm khoảng 3% khối lượng của cơ thể, nhưng lại cần tới ¼ tổng khí oxy; lưu lượng máu chảy lên não chiếm 15% khối lượng máu từ tim đẩy ra… Nếu như con người chỉ dùng 2% não bộ, vì sao cần nhiều lượng dưỡng khí và máu như vậy? 98% não còn lại thì đang làm gì? Có lẽ chúng chính là trạm trung chuyển, có chức năng giống như nhà ga”.

Bởi vậy, bà suy luận thần, hồn, ý, phách, chí tại nhân thể, tựa như linh hồn mặc một bộ y phục. Ôn Tần Dung nói:

 “Cho nên vấn đề linh hồn là vấn đề y học, vũ trụ xảy ra vấn đề thì con người cũng có vấn đề… Tôi phát hiện có một số người bị bệnh nguyên do là vì: Họ giống như không tìm thấy chính mình, có lẽ đây là gốc rễ của vấn đề”.

Trung y xem thân thể người như một vũ trụ.

 Quan điểm của Trung y về nhân thể và vũ trụ

Ôn Tần Dung thể ngộ rằng châm cứu giống như là thuận theo khí tượng của vũ trụ vậy, điều chỉnh nhân thể có thể hài hòa cộng hưởng với vũ trụ, có thể khiến con người nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh, bình an, không cửa ải khó khăn nào không vượt qua. Bà nói:

“Mỗi lần châm cứu khởi huyệt, tôi đều có thể cảm thấy khí di chuyển, lúc khí cơ điều động kinh mạch huyệt vị, thật sự nhận thấy người bệnh sắc mặt liên tục biến đổi.

 Ví như bệnh tim sắc mặt vốn là xanh xao, bờ môi biến thành màu thâm đen, sau khi châm cứu thì môi trở nên hồng hào; ý thức vốn vô hồn, sau khi châm cứu thì đôi mắt sáng lên hoàn hồn, sắc mặt trắng bệch chuyển sang hồng hào, nếp nhăn cũng tiêu bớt…

 Đây là chúng ta chứng kiến sự biến hóa của con người giữa trời đất, khiến cho người ta vô cùng kinh ngạc. Cho nên tôi mỗi ngày trong cuộc sống đều thưởng thức sự ảo diệu của vũ trụ”.

Trung y xem thân thể người như một vũ trụ

 “Tây y phát triển về giải phẫu thân thể người, chỉ là đứng trên địa cầu để nhìn nhận nhân thể; Trung y coi nhân thể ngoài hệ thống giải phẫu ra còn có hệ thống tàng đối ứng với ngũ tạng, đó là ‘hồn, thần, ý, phách, chí’, là đứng tại vũ trụ để xem nhân thể, chính là xem con người như một vũ trụ”.

Bà đưa ra ví dụ lúc thủy triều, trăng tròn, rất nhiều người sẽ sinh bệnh thậm chí là bệnh nặng; cảm xúc dễ dàng lên xuống, án hung sát cũng nhiều hơn, đều là có quan hệ với vũ trụ. Như những lần thiên tai biến dị, trục địa cầu bị lệch, hiện tượng nhiều tinh cầu nổ tung… những hoàn cảnh biến hóa bên ngoài này đều sẽ ảnh hưởng đến nhân thể.

Tuy nhiên, với những điều như vậy Trung y lại thường bị người hiện đại công kích là phản khoa học.

Ôn Tần Dung khá bức xúc nói: “Lão tổ tông của chúng ta là Viêm Hoàng tử tôn 5.000 năm, vì cớ gì Tây y mới phát triển 200 – 300 năm lại có thể đánh bại? Vì sao lại chối bỏ tất cả? Khoa học thực nghiệm có phải là khoa học thực sự không? Vật lý giới, lượng tử cơ học, còn có “nguyên lý bất định” của Heisenberg! Cả con người, toàn bộ vũ trụ đều từng giây từng phút thay đổi, cho dù bạn có đầy đủ trí tuệ cũng không đủ năng lực để chứng minh hết thảy tự nhiên. Ai có tư cách phê phán trí tuệ của lão tổ tông? Tôi cho rằng có thể chữa khỏi bệnh mới là khoa học cao nhất, miễn là có hiệu lực thì mới là khoa học cao nhất”.

Con người hiện đại không lý giải được nhiều sự việc chân thực và lý luận của Trung y

 “Khoa học chẳng phải là lý luận phong phú hoặc dụng cụ tinh vi, vậy thì vì sao chúng ta luôn phát sinh bệnh? Tự nhiên mới là khoa học cao nhất, bởi tự nhiên là Thần kỹ, dụng cụ là người kỹ, nhân lực không cách nào thắng thiên. Nếu khoa học phát triển như vậy, vì sao Tổ chức y tế thế giới công bố nhân loại còn có 8 nghìn chủng bệnh không thể trị liệu, còn có rất nhiều siêu vi trùng xâm nhập vào con người, trước mắt không có cách nào trị liệu? Hơn nữa tổ chức đó còn cho biết: Người bệnh toàn cầu, có 1/3 đã chết vì sự cố chữa bệnh, 1/3 chết vì thuốc… Họ cũng không phải vì bệnh tật mà chết. Cho nên chúng ta thực sự phải trở về với tự nhiên.

 Chúng ta thường nói ‘Chúc bạn may mắn’, vì sao lại nói đến vận mệnh như vậy, thực tế chính là, thuận theo nhịp dưỡng sinh của thiên địa thì sẽ gặp may mắn; rời xa đạo mà đi thì sẽ gặp vận xui, vận xấu. Cho nên nói chúc bạn gặp vận may”.

 “Trung y” – Y học “Trung hoà”, “Cân đối”

Trong mắt của Ôn Tần Dung, bà coi “Trung y” định nghĩa là “y học Trung Hoa”, hàm ý rằng làm người chữa bệnh cần đạt tới y học “trung hòa”, “cân đối”; là mối liên kết giữa linh hồn vũ trụ và vật chất nhân thể, nó trở thành y học “trung gian”.

Chính như “Trung dung” nói: “Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã; hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”. (Tạm dịch: Trung là cái gốc lớn của mọi nhà; hòa là đường lối thành tựu của con người. Làm hết mức đạo trung hòa, trời đất được đúng ngôi, vạn vật được nuôi nấng).

Như thế xem ra, Trung y chẳng những là tư tưởng văn hóa truyền thống tinh túy của Trung Hoa, cũng là đạo lý thiên địa dưỡng dục của vũ trụ, càng là báu vật của nhân loại.

Lucie 1937 gởi