Sức khỏe là tất cả

Sức khỏe là tất cả

Chiếc giường đắt nhất thế giới này chính là giường bệnh: Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm.

Một đại gia kia không may mất sớm, vợ anh đem 19 tỷ thừa kế đi lấy chính người lái xe của đại gia. Anh lái xe trong lúc hân hoan đã nói: “Trước kia, tôi cứ nghĩ mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới là người làm thuê cho tôi”.

Trong cuộc sống bộn bề, quay cuồng cùng công việc, tiền tài, danh vọng, có một sự thật đắt giá mà nhiều người không nhận ra: Sinh mệnh đời người quan trọng hơn tất cả!

Bạn có công nhận những điều này:

· Một chiếc máy smartphone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa.
· Một căn biệt thự sang trọng, 70% diện tích là trống trải.
· Một căn phòng chứa đầy quần áo, mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến.
· Một đời người, dù kiếm được bao nhiêu tiền, 70% là không tiêu xài.

Cuộc đời như một cuộc đua…

Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng. Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, men gan.

Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình. Nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.

Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, thể lực, tâm lực bỏ ra để phấn đấu cho một tương lai xán lạn, không thua kém bè bạn, để gia đình được nở mày nở mặt.

Nhưng bao nhiêu thời gian tiêu tốn cho công việc, quay cuồng trong tiền tài sự nghiệp là bấy nhiêu thời gian sức khỏe hao mòn, giống như một chiếc giẻ lau bị vắt kiệt, khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.

So với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼

Sung sức nhất là những ngày tuổi trẻ, nhưng so với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼. Phải nói, tuổi trẻ thật ngắn ngủi, quay đi quay lại cũng chỉ bằng một cái chớp mắt. Vậy nhưng nhiều người lại quan niệm còn trẻ còn khỏe, phải tranh thủ tận dụng cái tuổi trẻ ấy để làm việc mà quên rằng 3/4 quãng thời gian sau, mình lại cần nhiều sức khỏe hơn cả để làm những việc lớn hơn. Một gia đình hạnh phúc, những đứa con thông minh, những ngày tuổi cao thảnh thơi khỏe mạnh, đó là những việc lớn của đời người mà khi còn trẻ chúng ta thường không nghĩ ra được.

· Một đời người rốt cục đáng giá bao nhiêu tiền?
· Một chiếc áo giá 2 triệu, giá niêm yết có thể chứng minh.
· Một chiếc xe 1 tỷ, hoá đơn xuất kho có thể chứng minh.
· Một căn hộ 5 tỷ, hợp đồng mua bán cũng có thể chứng minh.

Vậy theo bạn, một đời người đáng giá bao nhiêu?

BM
Bạn đã bao giờ tính toán xem cuộc đời của bạn đáng giá bao nhiêu?

Duy chỉ có sức khỏe mới chứng minh được điều đó, bởi chiếc giường ĐẮT NHẤT thế giới này là giường bệnh.

Steve Jobs, người hùng của giới công nghệ, trong những khoảnh khắc cuối đời đã để lại những lời trăn trối như sau: “Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công. Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó. Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác

Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn. Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất,“cuộc đời bạn”. Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc, “cuốn sách sức khỏe mà cuộc sống ban cho bạn”. Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng. Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè… Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác”.

Quả thực, nếu hiểu và trân trọng chính mình, bạn sẽ nhận ra sức khỏe là bất động sản lớn nhất của đời người, là bộ quần áo bảo vệ bạn khỏi nắng mưa, gió rét, là hợp đồng bảo hiểm tốt nhất bạn có thể ký. Do vậy, đừng lôi máy tính ra tính toán bạn tiêu bao nhiêu tiền cho SỨC KHOẺ.

Bởi vì trên đời này, có một món tiền bạn nhất định phải tiêu, hoặc là để chăm sóc sức khỏe trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của bạn.

Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn. Đúng là trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai mắc bệnh thay bạn được.

Hãy trân quý chính mình, bạn nhé!

Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe.

Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định. Tiền bạc rất quan trọng nhưng sức khỏe còn QUAN TRỌNG HƠN, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu sức khoẻ KHÔNG CÒN.

Bởi vậy mới có câu: Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm.

Vậy nên hãy trân quý sức khỏe của mình, trân quý chính mình bạn nhé!

Định Quân.

Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people, people standing and text
Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: one or more people, mountain, motorcycle, outdoor and nature
Image may contain: 1 person, sitting

ĂN TRÁI CÂY KHI BỤNG RỖNG

ĂN TRÁI CÂY KHI BỤNG RỖNG

Bác sĩ Stephen Mak

Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.

Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.

Ăn trái cây như thế nào mới đúng?

Không ăn trái cây sau bữa ăn!

Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.

Trái cây là thức ăn quan trọng nhất.

Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.

Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.

Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng – mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v… Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì. 

Khi cần uống nước trái cây – hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!

Quả KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.

Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu o.

Dâu tây: là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.

Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.

Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

Ổi & Ðu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.

Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn

(Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.)

Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót. 

Bác sĩ Stephen Mak

Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của!

Bác sĩ bị ung thư tự chữa khỏi: Thiếu hiểu biết, nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của!

By  Tạp Chí Hoa Kỳ

9 March, 2019

 

Viện sĩ Từ Khắc Thành là một chuyên gia ung thư, nhưng ông lại không tránh được căn bệnh quái ác này. Sau 11 năm chiến đấu, ông đã rút ra được 5 nguyên tắc giúp mình “thoát çհếէ”.

Viện sĩ Từ Khắc Thành, một bác sĩ khoa Tiêu hóa và Khoa điều trị Ung thư nổi tiếng, Giám đốc Bệnh viên Ung bướu Phục Đại, Quảng Châu, Trung Quốc kể về chặng đường mắc ung thư và cách mà ông đã vượt qua nó để sống khỏe mạnh sau 11 năm chưa bị tái phát.

Đây là bài viết không chỉ dành cho người bệnh ung thư, mà người đang khỏe mạnh cũng nên tham khảo.

Bác sĩ ung thư nổi tiếng vẫn mắc ung thư

Bác sĩ Từ Khắc Thành năm nay đã hơn 77 tuổi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và làm việc rất nhanh nhẹn. Trước đó, vào thời điểm năm 2001, ông thành lập Bệnh viên Ung bướu Phục Đại Quảng Châu và giữ chức Viện trưởng.

Nổi tiếng với các khẩu hiệu được các bệnh nhân vô cùng cảm kích là “Bệnh viện không nhận phong bì, không nhận chiết khấu, không nhận lời mời ăn uống” làm quy tắc ứng xử trên toàn hệ thống bệnh viện. Đây được xem là hướng đi mới rất hợp lòng người. Tạo dấu ấn lớn trong hoạt động của ngành y tế Trung Quốc thời điểm ấy.

Khi ông 66 tuổi, làm ở bệnh viện ung thư lớn, hàng ngày tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân, với kinh nghiệm của mình, ông đã tự biết có một sự thay đổi lớn về sức khỏe cá nhân. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ông mắc phải bệnh ung thư gan, tế bào ác tính đang phát triển mạnh.

Mặc dù rất sốc trước kết quả này, nhưng vì đã “quen” với bệnh ung thư, tự bản thân ông đã ngày đêm nghiên cứu nhiều giải pháp, đấu tranh tư tưởng mạnh mẽ để tìm cách điều trị bệnh cho chính mình.

Sau 11 năm, bệnh ung thư gan của ông đã được điều trị khỏi và gần như chưa có dấu hiệu tái phát. Nhiều người bệnh lấy làm khâm phục vì kết quả này và họ muốn biết ông đã làm gì để có sự hồi sinh kỳ diệu như vậy.

Viện sĩ Từ Khắc Thành vẫn bình an hạnh phúc ở tuổi 77.

5 hiểu biết về bệnh ung thư để tự cứu chính mình

Sau đây là những chia sẻ chân thành nhất của Viện trưởng Từ Khắc Thành, được đánh giá là 5 điều cần biết trong điều trị bệnh ung thư, bất kỳ ai đều nên tham khảo.

  1. Nhiều bệnh ung thư bắt nguồn từ việc ăn uống

Là một chuyên gia tiêu hóa có kinh nghiệm lâu năm, bác sĩ Thành cho rằng, có rất nhiều bệnh ung thư có nguồn gốc xuất phát từ việc ăn uống mà ra. Câu nói “bệnh từ miệng mà ra” quả thật có thể chứng minh rất dễ dàng.

Nếu ăn quá mặn, có thể mắc ung thư dạ dày, thực quản. Nếu ăn quá nhiều dầu mỡ, dễ mắc ung thư đại tràng, ung thư tuyết tiền liệt, ung thư vú.

Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp có thể ngăn ngừa được ung thư ruột kết. Ngoài ra, một số thực phẩm chống oxy hoá có thể đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất oxy hoạt tính, ngăn ngừa các chất gây ung thư xâm nhập vào gen, ngăn ngừa sự gia tăng phát triển các tế bào bất thường trong cơ thể.

Thực phẩm chống oxy hoá gồm có các món ăn chứa chất carotenoid như rau bina, các loại rau ăn hoa (súp lơ, hoa bí…), cà chua, dưa hấu…

Thực phẩm có chất polyphenol như trà xanh, bia, rượu vang đỏ, sôcôla…

Các thực phẩm chứa chất sulfide như tỏi, hành tây và các loại củ họ hành, bắp cải…

Các thực phẩm chứa vitamin bao gồm vitamin C, E, B1, B2 và B12, thông thường có trong rau xanh, trái cây, lạc (đậu phộng)…

  1. Hóa trị không phải là giải pháp duy nhất

Bác sĩ Thành chia sẻ, có một thực tế mà ông nhìn thấy rất rõ là sau rất nhiều năm làm việc trong môi trường ung thư, gặp gỡ và điều trị cho nhiều bệnh nhân ung thư, đa số bệnh nhân mà ông gặp đều đã từng điều trị ở các bệnh viện khác nhau, bệnh tái phát rồi lại nhập viện.

Có nhiều người trong số đó chỉ 1 vài năm đã tái phát, nhưng cũng có nhiều người mới chỉ mấy tháng sau phẫu thuật đã tái phát trở lại. Đa số những người bị tái phát này đã trải qua hóa trị, mà tái phát bệnh lần sau không đơn lẻ nữa mà tế bào ung thư phát triển thành “chùm”, trong chốc lát đã phủ đầy gan.

Không chỉ tái phát trong phần gan, ung thư còn di căn đến phổi, xương, các cơ quan khác trong ổ bụng. Có rất nhiều bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ Thành rằng, họ cảm thấy kỳ lạ, trong khi hóa trị, ung thư vẫn di căn.

Những kết quả chữa ung thư của các bệnh nhân giúp ông Thành càng thêm suy nghĩ, liệu chốt lại thì hóa trị có lợi hay không có lợi trong việc chữa ung thư gan?

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn này, bác sĩ Thành đã ngày đêm nghiên cứu tài liệu về chữa ung thư trên toàn thế giới.

Trong vòng 10 năm, vừa chữa bệnh cho chính mình vừa tự nghiên cứu, ông đã tham khảo khoảng hơn 1000 văn bản tài liệu chuyên ngành, đa số là các nghiên cứu đăng trên báo và tạp chí Mỹ và Châu Âu, (gọi là luận văn SCI) với hy vọng có thể tìm thấy cách chữa ung thư kỳ diệu nhất, vừa để phục vụ bệnh nhân, vừa để điều trị cho chính mình. Nhưng kết quả đã làm ông thất vọng.

Một bài nghiên cứu phân tích tổng hợp có quy mô lớn, bao gồm 57 nghiên cứu, liên quan đến 4756 trường hợp ung thư gan, nhóm bệnh nhân tuổi từ 49-67. Báo cáo kết luận rằng “Hóa trị liệu bổ sung sau phẫu thuật hoặc xạ trị không thể hiện là có lợi trong việc điều trị”. Vì vậy, bác sĩ Thành đã quyết định từ chối hóa trị liệu. 

Tại sao có hiện tượng “đang hóa trị, ung thư vẫn di căn”, ông giải thích, hoá trị trong trường hợp này dẫn đến tế bào ung thư bị biến dị, tạo thành “tế bào tách rời”, không những tốn tiền mua thuốc, mà còn làm cho ung thư trở nên ác tính ở mức nguy hiểm hơn.

Khi các bác sĩ điều trị lâm sàng suy nghĩ để đưa ra quyết định việc liệu có nên tiến hành hóa trị cho bệnh nhân hay không, họ không chỉ tập trung vào “ung thư”, mà còn tập trung vào “sự ổn định toàn bộ hệ thống” để xem xét. Nếu để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ xem xét không chỉ kéo dài trong mấy ngày hay mấy tháng, mà là phải sống được mấy năm, hoặc dự đoán họ có thể sống bao lâu.

Từ đó, bác sĩ mới đưa ra các quyết định có nên tiếp tục điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể. Tốn tiền mà đảm bảo kéo dài tuổi thọ thì mới nên làm. Nếu không sẽ “xôi hỏng bỏng không”.

  1. Phẫu thuật xong không có nghĩa là hết bệnh

Bác sĩ Thành chia sẻ, thường thì sau khi biết mình bị ung thư, chúng ta sẽ nghĩ đến việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u, để coi như “cắt tận gốc, bỏ tận ngọn”.

Nhưng thực tế nghiên cứu lâm sàng cho thấy, chỉ có 20% bệnh nhân mắc ung thư có thể điều trị bằng hình thức phẫu thuật, còn đa số bệnh nhân còn lại không đáp ứng đủ điều kiện để phẫu thuật, ví dụ như 3 lý do sau đây.

– Có những loại bệnh ung thư không có triệu chứng sớm, nên khi phát hiện ra bệnh thì hoặc là do ung thư đã quá to, hoặc là do tính chất của khối u quá đặc biệt, hoặc là do đã di căn, nên sẽ không thể phẫu thuật được.

– Bệnh nhân mắc ung thư khi đã lớn tuổi, hoặc mắc cùng lúc với các bệnh khác, thì rất khó tiến hành điều trị bằng cách phẫu thuật.

– Bệnh nhân hoặc gia đình từ chối điều trị bằng hình thức phẫu thuật.

Khi có tế bào ung thư trong cơ thể, bạn không thể nói rằng muốn “diệt tận gốc” là có thể thực hiện được, thay vào đó, bạn phải tìm một con đường phòng chữa bệnh mới.

Viện trưởng Thành nói rằng, bệnh ung thư ngay từ khi phát bệnh, nó đã mang tính chất bệnh toàn thân, bệnh có tính hệ thống. Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ khối u chính là giải pháp điều trị ung thư tận gốc, nhưng cách “cắt bỏ tận gốc” này không đồng nghĩa là hết sạch “gốc” của tế bào ung thư trong cơ thể.

Có một vài nghiên cứu công bố rằng, 70% người mắc ung thư vú giai đoạn sớm, các tế bào ung thư đã có thể nằm đâu đó trong huyết dịch ngoại vi và tủy xương. Đây là những tế bào ung thư tồn tại dưới hình thức “tế bào ung thư khô”, tức là chúng đang nằm trong trạng thái “ngủ đông”. Chờ đến thời điểm phù hợp, chúng sẽ “tỉnh dậy”, nhanh chóng phát triển, hình thành nên tế bào ung thư mới.

Vì thế, thông qua phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u ung thư vú, hay cắt bỏ sạch phần ung thư phổi, thì tế bào ung thư có tính chất toàn thân vẫn không thể cắt bỏ “tận gốc” được. Đây chính là lời giải thích vì sao, phẫu thuật xong rồi vẫn không chắc là có tái phát hay không.

Vậy, khi đã mắc ung thư, lại không thể phẫu thuật, thì phải điều trị bằng cách nào? Viện sĩ Thành cho biết, hiện nay kỹ thuật điều trị bệnh ung thư ngày càng phát triển đa dạng. Đối với những bệnh nhân không thể điều trị phẫu thuật thì sẽ tìm kiếm các biện pháp điều trị tối tân hơn, tiến hành điều trị tổng hợp.

  1. Tin quảng cáo, rất nhiều gia đình đã mất cả người lẫn của

Nhiều bác sĩ có kinh nghiệm điều trị lâm sàng cho biết, ung thư xuất phát từ viêm gan mãn tính dần tiến triển thành xơ gan, từ xơ gan tiến triển thành ung thư gan.

Tất nhiên, viêm gan đề cập đến ở đây là viêm gan B hoặc viêm gan C.

Nếu bệnh nhân không có tổn thương gan, có thể gọi là virus viêm gan siêu vi B, người mang virus viêm gan B có nguy cơ ung thư gan lớn hơn nhiều, nhưng có tới hơn 95% không thể được chữa khỏi, cách duy nhất là thường xuyên kiểm tra xem xét, một khi phát hiện ung thư gan thì phải điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa bệnh ung thư gan giai đoạn sớm lên đến 90%.

Nếu đã mắc vi-rút viêm gan B thì coi như nằm ngoài tầm kiểm soát, rất khó điều trị. Nhưng lợi dụng kẽ hở này, nhiều hãng thuốc sẽ quảng cáo rằng thuốc của họ có thể chữa được, và nếu bệnh nhân tin lời quảng cáo, sẽ mua về uống.

Về điều này, Viện trưởng Thành nhắn nhủ: Ông cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu và điều trị hơn 40 năm, mọi người đừng tin rằng có thể uống mấy loại thuốc đó mà chữa khỏi bệnh tận gốc”.

Ông đã từng nói trong rất nhiều cuộc hội nghị rằng có những căn bệnh không thể điều trị tận gốc, vì vậy, hãy tỉnh táo, đừng tin lời quảng cáo. Nếu bệnh bản chất không thể chữa thì dù có uống thuốc cũng chỉ tốn tiền, rồi thì tiền mất mà người cũng chẳng còn.

  1. Nhiều người çհếէ vì sợ trước khi çհếէ vì bệnh

Viện trưởng Thành nói, một số bệnh nhân không phải çհếէ vì bệnh ung thư, mà là çհếէ do sợ hãi vì đã mắc ung thư. Bởi chính ông khi mắc ung thư, cũng bị rơi vào cảm giác sợ hãi khủng hoảng mất một thời gian.

Sau đó ông nghĩ, con người ta ai rồi cũng sẽ çհếէ, đành phải đối mặt với mọi tình huống. Sau khi biết bệnh, mình phải dũng cảm chấp nhận sự thật. Nhưng bệnh này là ung thư ác tính, tỉ lệ sống trên 5 năm cũng chỉ được mấy phần trăm, vì thế nó là một cuộc chiến không cân sức, bạn phải luôn quyết tâm.

Ông đã từng phải tự nhắc nhở mình rằng, nhất định mình phải sống tiếp, vì còn có rất nhiều việc phải làm, nhiều vấn đề còn dang dở cần phải tiếp tục. Ung thư cũng là một căn bệnh mãn tính, phải sống cùng với nó, phải tích cực điều trị, không nên để mình khổ tới 2 lần, phải có một cuộc sống vui vẻ. Coi như sống lại từ cõi çհếէ.

Những quan niệm này sẽ giúp người bệnh hệ thống hóa lại những việc mình cần phải làm, tạo thành một tư tưởng xuyên suốt và thời gian biểu trong quá trình điều trị bệnh, từ đó cứ thế tiếp tục sống.

11 năm đã trôi qua, bệnh ung thư của ông không tái phát. Ông vẫn dẫn đầu nhóm nghiên cứu để tiếp tục vượt qua bệnh tật, tiếp tục sống và làm việc trong vui vẻ lạc quan.

Ông nhấn mạnh, khi có bệnh, bạn phải luôn vui vẻ, ăn uống cân bằng, vận động thể thao phù hợp, tiếp tục làm việc bình thường. Đó là tất cả những bí quyết quan trọng nhất.

Viện sĩ Thành xúc động nói, có thể đến một ngày nào đó, tôi thực sự sẽ bị ngã xuống, cũng có thể sẽ ngã trên bàn phẫu thuật, ngã trên giường mà bệnh nhân đang nằm, cũng có thể là ngã trong chính phòng làm việc của tôi.

Nhưng tôi sẽ không phàn nàn, không buồn rầu về điều đó, vì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của một bác sĩ, thực hiện giấc mơ suốt đời phụng sự người bệnh của mình, tôi cũng đã để lại được một dấu chấm hết tròn trịa trên cõi đời mà mình đi qua.

*Theo Health/TT. Thời báo Sức khỏe

Không phải đồ ngọt, đây mới là những nguyên do tăng nguy cơ tiểu đường

Không phải đồ ngọt, đây mới là những nguyên do tăng nguy cơ tiểu đường

Ngoài những yếu tố do tuổi tác, di truyền và tiền sử gia đình thì những thói quen ăn uống lại chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới bệnh tiểu đường. Tuy nhiên thói quen ăn nhiều đồ ngọt lại không nằm trong những lý do này.

Vậy đâu chính là nguyên nhân khiến bạn nhanh chóng mắc tiểu đường?

Các thói quen không tốt trong ăn uống

Bỏ bữa sáng

Ảnh: Scooper.news

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, việc nhịn đói đến trưa làm tăng những phản ứng phá hủy lượng insulin và khả năng kiểm soát đường huyết. Để kiểm soát đường huyết và giảm cân, bạn hãy dành một ít thời gian ăn sáng với các món như trứng, bơ đậu phộng, trái cây tươi, sữa chua, bánh mì hoặc sandwich…

Ăn ít rau :

Ngoài việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, hàm lượng chất xơ trong rau có tác dụng rất tốt trong việc làm chậm sự hấp thụ đường vào máu và giảm sự sản sinh insulin của tuyến tụy.

Nên thường xuyên ăn các loại rau củ (loại không có tinh bột) như rau chân vịt, bí đỏ, cà chua và bông cải xanh xen kẽ các bữa phụ là các loại trái cây giàu chất chống ôxy hóa như dâu tây, việt quất, Nam việt quất…

Những thực phẩm này giúp giảm huyết áp, giảm tổn thương do viêm nhiễm và cải thiện tình trạng kháng insulin nên có thể kiểm soát đường huyết tốt.

Ăn bánh ngọt vào bữa sáng và tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh

Những loại tinh bột đã được tinh chế (như bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên) đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu có liên quan đến sự tăng tỷ lệ kháng insulin, không nên  ăn.

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường hãy ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt, cam, sữa chua, bơ đậu phộng…

Thức uống giàu calorie

Có nhiều người hiểu lầm rằng nước ép từ trái cây khá an toàn và không có quá nhiều đường. Tuy nhiên, chúng lại không chỉ rất nhiều đường mà còn chứa nhiều calorie rỗng và không có giá trị dinh dưỡng nào. Chúng tưởng chừng như vô hại, nhưng chúng lại chứa hàm lượng calorie cao tương đương với soda. Một số nghiên cứu cho thấy những người uống một thứ nước ngọt có đường tăng 25% nguy cơ bị tiểu đường.

Ăn khuya

Ảnh: Arrival Guides

Những thói quen ăn khuya có thể làm tăng đường huyết và làm gián đoạn bài tiết insulin, gây nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra ăn khuya có thể làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau, có thể là vấn đề, nếu nó ở trên mức đường huyết tiêu chuẩn (thường là 80-130mg / dL theo hướng dẫn của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ).

Những thói quen khác

Ngủ quá ít và thức khuya

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe. Cách thức chúng ta ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, các hormon kiểm soát sự thèm ăn và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não đối với các loại thực phẩm. Hơn thế nữa, việc thiếu ngủ còn làm suy yếu khả năng đáp ứng của các tế bào mỡ với insulin.

Việc không ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm, nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ tạo ra mô mỡ tích lũy trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

Stress và thừa cân

Sự phiền muộn, chán nản, lo lắng trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

Nguy cơ mắc bệnh sẽ càng tăng lên ở những người “sở hữu” cả hai yếu tố: stress và thừa cân. Chất epinephrine (sinh ra khi thần kinh bị kích động, stress) sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến việc dư thừa axit béo. Khi cơ thể hoạt động, các axit béo này sẽ tiêu hao, như vậy glucose trong cơ thể sẽ bị dồn lạii, không được đốt cháy. Glucose không bị đốt cháy sẽ dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu tăng, lâu dần thành bệnh tiểu đường.

Minh Nguyên.

__,_._,_

From: thanhlamle.le & NguyenNThu

Tình trạng sa sút trí nhớ

Tình trạng sa sút trí nhớ

Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ “vừa nghe đã quên” của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.Ai chưa tin, xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số…driver license!

Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc, phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày… lãnh lương!

Chuyện gì cũng có lý do.

Bộ nhớ mau hư, thường vì nạn nhân chính là thủ phạm, do thiếu nhiều thứ cùng lúc, lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày.

Đó là: 

Thiếu ngủ: 

Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya, dường như là “mốt” của nhiều cư dân trong các thành phố.

Kẹt một điểm, là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein.

Nhưng nếu tưởng như thế, chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm.

Thuốc an thần, tuy tạo được giấc ngủ, nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo, khiến bộ nhớ quên luôn công việc. 

Thiếu nước: 

Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy.

Não, vì thế, rất cần nước và chất đường sinh năng.

Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày, lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt, là một trong các lý do khiến tín hiệu thần kinh vừa nhập vào, lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt. 

Thiếu dầu mỡ: 

Chất béo, loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic… là món ăn chính của não bộ.

Đừng tưởng kiêng cử chất béo là tốt cho não. Trái lại là khác. Tất nhiên, đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não.

Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.

Thiếu dưỡng khí: 

Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu.

Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng “đụng đâu quên đó”.

Thiếu vận động: 

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi, nếu vận động thể dục thể thao trong ngày, thì ít quên hơn người không vận động.

Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm.

Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công…, miễn là ngày nào cũng có. 

Thiếu tập luyện: 

Muốn não “bén nhọn” như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài.

Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh…, kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não. 

Thừa Stress: 

Bôi sạch bộ nhớ, là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress.

Biết vậy, nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính.

Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ…

Với bộ não “ngập rác” thì quên là cái chắc, vì đâu còn chỗ nào để nhớ!

Thừa chất oxy-hóa: 

Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào, sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm… càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi.

Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa , vì đó  “là biện pháp chinh” để bộ nhớ đừng mau “hết đát”.

Hãy đừng “đem não bỏ chợ” qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với não bộ.

Nếu đối xử với não bạc bẽo, thì đừng trách có lúc”có vay có trả”. 

BS Lương Lễ Hoảng

From: Tu-Phung

Làm thế nào để khỏe mạnh – sống lâu?

Làm thế nào để khỏe mạnh – sống lâu?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của con người. Trong cuộc sống thời hiện đại, mọi người đều quan tâm đến thực phẩm sạch, nguồn nước sạch nguồn dinh dưỡng chính để nuôi sống con người. Nhưng rất nhiều người lại không quan tâm đến vấn đề của sơ thể đó là SỰ ĐÀO THẢI ĐỘC TỐ RA NGOÀI, sau khi đã nạp những nguồn thực phẩm vào .

Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu 1 phần nào đó về cơ chế đào thải của chính cơ thẻ mình.

Nguồn sưu tầm từ tài liệu của cô Hien Thu Nguyen .

  1. Hãy giúp phổi thải độc, chứ đừng làm hại nó

Vậy bạn thấy ngay nhé, những ai bị bệnh phổi nhất định ho vào giờ dần, tức 3 đến 5 giờ sáng. Phổi là để thở. 3 đến 5 giờ sáng là phổi thải độc.

Nếu mình ngủ dậy, mở cửa sớm mai, không khí trong lành nhất vì qua đêm, bụi lắng hết xuống rồi, khí dương bắt đầu có mà ta thở nhẹ và sâu, thở chủ động thì có gì tốt hơn để giúp phổi thải chất độc từ chính phổi ra.

  1. Đừng để chất thải trong người quá 7h sáng

Và bạn biết rồi, như đã nêu ở trên, 5 đến 7 giờ là giờ sáng của đại tràng tức ruột già. Giờ này đại tràng thải chất độc, tức là phân. Người khỏe mạnh nhất định đi đại tiện vào giờ này. Tuyệt đối không sai.

Làm sao mà cứ đến giờ này thì bạn muốn đi đại tiện và không thể khác được. Làm sao ngày bạn chỉ đi đại tiện 1 giờ duy nhất là giờ mão. Nếu bạn đi đại tiện không đúng giờ này là rất không tốt cho đại tràng và hệ tiêu hóa. Mà lưu ý rằng, bạn cần biết cách để đi hết chất thải ra ngoài, cho đại tràng sạch (Tôi sẽ viết riêng 1 bài về điều này).

Nếu 5 đến 7 giờ sáng mà bạn vẫn ngủ, tức chất thải đang ách lại trong ruột già. Theo bạn có tốt không? Phân là chất độc. Chất độc lẽ ra phải được tống khứ ra khỏi cơ thể mà vào giờ này, chỉ vì bạn thèm ngủ hoặc là có thói quen tai hại – ngủ dậy muộn mà cả cơ thể phải gánh chịu số phân này.

  1. Muốn sống lâu, nhất định phải ăn sáng

Giờ tiếp theo là giờ thìn, tức 7 đến 9 giờ. Giờ này của dạ dày. Dạ dày hoạt động vào giờ này. Nếu bạn không ăn sáng trước 7 giờ thì dạ dày bóp cái gì nào. Bóp cái dạ dày rỗng tuếch à?

Dạ dày tiết ra các chất để chuyển hóa thức ăn mà không có thức ăn thì theo bạn tốt hay xấu cho dạ dày nói riêng và cơ thể nói chung?

Có một thông tin mà tôi nghĩ là bạn chưa biết, trong dạ dày có rất nhiều a xít và độ chua trong dạ dày tương đương với độ chua của nước quả chanh đấy nhé. Nếu đến giờ thìn bạn có thói quen không hoặc chưa ăn sáng thì nguy cơ bị bệnh dạ dày rất cao.

Bạn không biết đấy, hệ tiêu hóa là bộ não thứ 2. Còn dạ dày lại là trái tim của bộ não. Nếu dạ dày không bóp, không tiêu hóa thức ăn thì 1 loạt bộ phận tiếp theo bị ảnh hưởng lây. Không chỉ ruột non, ruột già mà cả gan, thận, lá lách, túi mật, tim, phổi… bị ảnh hưởng theo dây chuyền. Tất cả cơ thể chịu ảnh hưởng.

Vậy nên, chẳng may bạn biết ai ngủ trễ, kể cả ngày nghỉ, đến tận 7 giờ sáng thì thức tỉnh họ ngay bằng cách cho họ đọc các thông tin này.

  1. Làm việc quần quật từ 21h -23h là sát hại Tam tiêu

Bây giờ tôi nói về giờ hợi tức 21 đến 23 giờ đêm. Đây là giờ của tam tiêu.

Nhiều người không hiểu tam tiêu là gì và vai trò quan trọng ra sao. Dễ hiểu thế này: Tam tiêu là ba khoang rỗng trong cơ thể con người gồm có thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.

Thượng tiêu là khoang rỗng trên cùng từ miệng xuống tâm vị dạ dày chứa tim và phổi. Trung tiêu là khoang rỗng ở giữa từ tâm vị dạ dày đến môn vị dạ dày chứa tỳ vị. Hạ tiêu là khoang rỗng dưới cùng từ môn vị dạ dày đi tới hậu môn chứa gan và thận. Bạn đã thấy tam tiêu quan trọng chưa nào!

Lại nữa, sự hoạt động của tam tiêu thể hiện ở sự khí hóa đồ ăn, tức là làm cho vật chất trong cơ thể hóa thành khí. Khí này lại hóa thành một chất khác trong cơ thể. Đây là các phản ứng hóa học, sinh học bên trong cơ thể.

Bạn cũng có thể đã từng nghe thấy nói rằng thượng tiêu như mây mù, trung tiêu như bọt nước sủi, hạ tiêu như nước chảy. Nghe rồi chứ ạ. Nhưng nay mới hiểu đúng không nào.

Bạn có giật mình khi nghe thấy rằng tam tiêu chính là cái nhà để ở, chính là cái ví để đựng tiền, chính là cái làn, cái giỏ cho các bà, các mẹ đi chợ, là quần áo để mặc.

Nếu giật mình thì tốt rồi. Giật mình để ngộ ra. Giật mình để quyết tâm thay đổi tư duy, đổi thay thói quen xấu và quyết tâm chăm sóc tam tiêu.

Thêm một ý nữa mà những ai đọc sách đều đã nắm rõ, rằng ở thượng tiêu phổi hô hấp, phân bố khí và chất dinh dưỡng vào các mạch máu và đưa đi khắp cơ thể.

Ở trung tiêu thì lá lách vận hoá, hấp thu tinh hoa của đồ ăn và nước đưa lên phổi. Ở hạ tiêu, các chất tinh hoa được tàng trữ tại thận, các chất cặn bã được tống ra ngoài bằng đại tiện và tiểu tiện.

Khí của hạ tiêu đi xuống chứ không nhận vào thêm. Ngoài ra tam tiêu còn có chức năng bảo vệ lục phủ, ngũ tạng trong cơ thể ta. Đấy, bạn thấy chưa ạ?

5.Tại sao người ta hay chết lúc 3h sáng: Hãy cứu gan

Từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng là giờ của mật. Giờ này mật tiết chất độc ra. Bạn cảm nhận được ngay mà. Bởi miệng đắng. Buổi sáng ngủ dậy, bạn thấy miệng đắng là do mật tiết ra chất độc vào giờ tý đấy nhé.

Xin nhắc lại, theo đông y thì 23 giờ là bắt đầu ngày mới. Ngoài chuyện mật thải độc ra, nếu tại thời điểm ngày mới mà bạn không ngủ, không nghỉ ngơi thì rất có hại cho cơ thể. Hại nhất là mật. Mà mật liên quan chặt chẽ đến gan.

Vậy nên, nếu không muốn đến nghĩa địa sớm, xin đừng thức đến tận giờ tý. Cơ thể bạn, bao gồm cả thân và tâm, không thích bạn đưa họ đến nghĩa địa sớm đâu nhé.

Cuối cùng tôi muốn bàn đến khung giờ sửu, tức từ 1 đến 3 giờ sáng. Đây là giờ của gan. Cũng xin nói luôn rằng có rất nhiều người chết vào giờ này.

Nguyên nhân là do gan có đến 64 chức năng. Khi mà gan yếu, các chức năng này không hoạt động được nữa thì ta chết. Nếu có người nhà bị bệnh nặng, khi thức đêm chăm bệnh nhân, nên lưu ý khung giờ này.

Nếu 1 giờ sáng mà bạn vẫn không ngủ thì rất hại gan. Giờ này gan thải độc. Giờ này gan đang cần bạn nghỉ ngơi nhất, cần bạn ngủ thật sâu nhất. Ấy vậy mà có người lại dại dột đi chống lại gan, làm tổn thương gan. Thật chẳng có cái dại nào dại hơn cái dại này. Rất thương!

Tôi muốn nhấn mạnh đến 1 ý rằng gan và mật hỗ trợ lẫn nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau như một. 23 giờ là lúc kinh mạch của túi mật được mở ra. Nếu bạn chưa hoặc không ngủ thì sẽ làm tổn hại lớn tới đảm khí.

Tại sao ư? Bởi tất cả 11 cơ quan bao gồm lục (tức 6) phủ và ngũ (tức 5) tạng đều phụ thuộc vào túi mật. Nếu đảm khí hư, hỏng, yếu, thiếu sẽ dẫn tới việc giảm chức năng của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Hơn thế nữa, khả năng miễn dịch giảm xuống.

Nguy hiểm hơn nữa còn ở chỗ nếu đảm khí bị tổn thương (do đảm khí hỗ trợ trung khu thần kinh) thì quý vị có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về thần kinh. Đó là lý do tại sao những người mất ngủ triền miên dễ bị các triệu chứng hay bệnh như uất ức, tâm thần phân liệt, bồn chồn, ám ảnh…

Từ 1 đến 3 giờ sáng cần ngủ rất ngon, rất sâu. Bạn nên nhớ nằm lòng rằng đây là thời gian kinh mạch của gan vượng nhất. Lúc này gan thải độc, sản xuất ra lượng máu mới.

Nếu bạn chưa ngủ hay không ngủ, có nguy cơ bạn sẽ có sắc mặt xanh xao, dần dần có thể sẽ mắc các bệnh về gan. Thức khuya vào giờ sửu, bạn rất có nguy cơ bị bệnh viêm gan siêu vi B.

Nguyên nhân rất dễ hiểu, là do cơ thể quá suy nhược, thậm chí bị rối loạn và virus cứ thể mà tấn công, xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể yếu quá, bó tay, virus vào tự do, vô tư, thoải mái.

Và bạn cũng giúp tôi ghi tâm khắc cốt rằng tim chủ huyết mạch, tức là làm cho huyết dịch vận hành trong các mạch máu để dinh dưỡng và tư nhuận. Còn gan có chức năng lưu giữ và điều tiết máu.

Vậy nên nếu quá 23 giờ sáng mà không đi ngủ sẽ làm can huyết bất túc dẫn tới tình trạng tim không cung cấp đủ máu. Khi đó tim sẽ đập mạnh, loạn nhịp, run sợ, có thể dẫn đến cao huyết áp, xuất huyết não và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Đấy, ngủ đúng giờ là tối quan trọng. Ngủ đúng giờ còn quan trọng hơn cả ngủ đủ giờ. Nếu ban ngày bạn ngủ suốt cả ngày, dù có ngủ từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối cũng thua ngủ sâu vài tiếng lúc cần, tức quãng thời gian cho mật và gan.

From: Xuan Nguyen 

 Những lời khuyên “vô giá” lúc lâm chung của vị Thầy thuốc Đông y 112 tuổi

 Những lời khuyên “vô giá” lúc lâm chung của vị Thầy thuốc Đông y 112 tuổi

Món quà để lại lúc lâm chung của một vị thầy thuốc Đông y cao tuổi, thật quá tuyệt vời! Tổng cộng có 100 điều, mỗi điều đều rất cao thâm, nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nó sẽ giúp bạn đề cao nhận thức đối với sức khỏe! 

  1. Hãy nhớ kỹ: Ngủ là yếu tố quan trọng nhất của dưỡng sinh. Thời gian ngủ nên từ 21h đến 3h sáng. Vì thời gian này là mùa Đông trong ngày, mùa đông chủ yếu là ẩn náu, mùa Đông mà không ẩn náu thì mùa Xuân, Hạ sẽ không thể sinh trưởng, sang ngày hôm sau sẽ không có tinh thần.
  2. Tất cả các vị thuốc dùng để trị bệnh cho dù là Đông y hay là Tây y đều chỉ là trị phần ngọn, không trị tận gốc. Tại vì tất thảy bệnh tật đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sai lầm mà sản sinh ra hậu quả sai lầm. Nguyên nhân sai lầm mà không trừ dứt, thì hậu quả sẽ không thể bỏ tận gốc. Nguồn gốc căn bản của sức khỏe là tại Tâm. Hết thảy Pháp từ Tâm sinh ra. Tâm tịnh thân sẽ tịnh. Vì thế khi bị bệnh rồi, không được hướng ngoại cầu, phải dựa vào hệ thống phục hồi của bản thân để chữa trị bệnh của chính mình. Kỳ thực con người và động vật là giống nhau, bệnh của động vật đều là tự dựa vào bản thân mà tự hồi phục, và con người cũng có khả năng đó.
  3. Quan niệm đúng đắn có tác dụng giúp người bệnh tiêu trừ bệnh tật tốt hơn nhiều so với sử dụng biệt dược đắt đỏ và phẫu thuật. Có được quan niệm đúng đắn, bạn sẽ có quyết định đúng đắn, bạn sẽ có hành vi đúng đắn, và bạn sẽ có thể phòng ngừa rất nhiều bệnh tật phát sinh.
  4. Con người vốn hội tụ hết thảy Trí Huệ, tuyệt đối không phải là học từ trong sách vở, mà là từ Tâm Chân Thành, Tâm Thanh Tịnhcủa bản thân, từ trong [thiền] định mà sinh ra.
  5. Trong giới sinh vật con người là linh thể có cấu tạo hoàn mỹ nhất, khi con người được sinh ra là đã có một cơ thể khỏe mạnh; sự điều chỉnh trạng thái khỏe mạnh của con người là dựa vào chính hệ thống điều tiết phục hồi của bản thân để hoàn thành, chứ không phải dựa vào nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên ngoài chỉ có tác dụng phụ trợ.
  1. Đại đa số hiện tượng bệnh tật của con người là hiện tượng biểu hiện khi cơ thể đang điều tiết, thanh lọc những thứ không tốt trong thân thể, là trạng thái biểu hiện ra khi cơ thể tự động điều tiết trở lại trạng thái cân bằng, vì thế chúng ta nên coi đó là hiện tượng sinh lý bình thường, chứ không nên coi đó là căn bệnh để tiêu diệt. Vì vậy khi con người bị bệnh, nhất định không nên có tâm thái oán trách và giận giữ, tâm lý phải ổn định, Tâm định thì Khí sẽ thuận, Khí thuận thì Máu sẽ thông, khi thuận Huyết thông thì trăm bệnh đều sẽ tiêu tán.
  1. Sức khỏe của con người không thể xa rời hai nhân tố: 

     1) Khí Huyết đầy đủ; 

     2) Kinh Mạch thông suốt ( bao gồm huyết quản và đường thông bài tiết những thứ cặn bã).

  1. Khí Huyết đầy đủ dựa vào: sự đầy đủ về thức ăn + dịch mật + bắt buộc trong khoảng thời gian (sau khi trời tối đến 1h40 sáng) có thể ngủ ngon giấc (thời gian này đại não hoàn toàn không làm việc, đều do thần kinh thực vật làm chủ đạo) + có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
  1. Kinh Mạch thông suốt cần: Tâm Thanh Tịnh. Tất thảy thất tình lục dục đều có thể phá hoại tâm thanh tịnh, từ đó phá hoại sự lưu thông bình thường của Kinh Mạch.
  2. Duy trì một cơ thể khỏe mạnh khỏe mạnh không chỉ cần “tăng thu” (gia tăng Khí Huyết), mà còn cần “tiết chi” (giảm thiểu sự hao tổn Khí Huyết).
  1. Ăn uống quá độ không những không thể gia tăng Khí Huyết, mà còn trở thành những thứ cặn bã mang gánh nặng cho cơ thể, hơn nữa còn bị tiêu hao Khí Huyết để thanh lọc chúng đi. Lục phủ ngũ tạng là một nhà máy chế biến khí huyết, thức ăn là nguyên vật liệu, năng lực chế biến là hữu hạn, còn thức ăn là vô hạn, cho nên số lượng thức ăn nhất thiết phải được khống chế.
  1. Vận động thích hợp có thể giúp cho Khí Huyết lưu thông, nhưng đồng thời cũng tiêu hao đi Khí Huyết. Sự tuần hoàn của cơ thể tại vi mô chủ yếu dựa vào trạng thái lỏng và tĩnh mà đạt được, đây cũng là điều không thể thiếu cho một cơ thể khỏe mạnh.
  1. Chất cặn bã trong cơ thể càng nhiều sẽ cần càng nhiều Khí Huyết để thanh lọc chúng, nhưng khi chất cặn bã nhiều lên và làm tắc huyết mạch sẽ làm giảm thiểu khí huyết, cái đó sẽ dẫn đến sự tuần hoàn ác tính, cũng chính là cơ lý khiến con người già yếu đi. Vì vậy nếu con người muốn khỏe mạnh không già yếu thì phải: 

     1) Giảm thiểu chất cặn bã trong cơ thể; 

     2) Tăng cường sự thông suốt của các đường Kinh Mạch; 

     3) Tăng cường Khí Huyết trong cơ thể.

  1. Tin tưởng vào thuốc, tin tưởng vào số liệu kiểm tra, không bằng tin tưởng vào cảm giác của bản thân, tin tưởng rằng chính mình có đầy đủ năng lực để điều tiết. Nhưng trước hết bạn cần phải là người đắc đạo (trí huệ đã khai mở), mới có thể phân biệt được tất cả những điều này.
  1. Sự khỏe mạnh, khởi đầu từ việc điều hòa Tâm Tính. Vì sức khỏe của bạn, bạn hãy tu Phật. Tu Phật đạt được sự vui vẻ đó là sự hưởng thụ tối cao của đời người.
  2. Đối với người có bệnh cũ mà nói, chỉ khi có Khí Huyết đầy đủ (một là thông qua phương pháp bổ sung Khí Huyết như đã giới thiệu ở đây, hai là thông qua việc đi tản bộ để đánh thông khí cơ), bệnh tình mới có thể hiển hiện ra. Vì thế người luyện công sau khi công phu đã đạt đến một trình độ nhất định đều xuất hiện một vài hiện tượng “bệnh”. Đến lúc đó phải vững vàng kiên định, Tâm Thần phải tĩnh lại và luyện nhiều tĩnh công hơn để gia tăng Khí Huyết của bản thân, để mau chóng vượt qua giai đoạn này.
  3. Con người làm trái với quy luật dưỡng sinh, mặc dù không nhất định sẽ bị bệnh ngay lập tức, nhưng một khi đã hình thành thói quen, liền gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này giống với luật lệ giao thông, bạn vi phạm luật lệ giao thông, không nhất định sẽ xảy ra tai nạn, nhưng tình trạng nguy hiểm là có thể thấy rất rõ ràng.
  4. Tại sao con người nhất thiết phải duy trì trạng thái đói khát nhất định thì mới có lợi cho dưỡng sinh? Kỳ thực đây chính là sự vận dụng tuyệt diệu của chữ “Hư”. Đạo gia giảng, Hư thì Linh. Chính cái đó cùng với sự khiêm tốn khiến cho con người tiến bộ, giống như tự mãn khiến con người lạc hậu, vì thế con người nhất thiết phải thường xuyên duy trì trạng thái “hư linh”, mới có thể luôn luôn duy trì sự thanh tịnh, duy trì sự khỏe mạnh.
  1. Con người muốn khỏe mạnh, thì nhất định phải làm cho bên trong cơ thể có đầy đủ “Khí” để “Khí Hóa” những thức ăn đi vào. Chỉ có như thế, thì bên trong thân thể bạn mới không tích tụ chất cặn bã, sẽ không có thức ăn thừa bị phóng thích và phân tán “Hư Hỏa” gây tổn hại các cơ quan nội tạng trong cơ thể bạn. Cái “Hư Hỏa” còn làm tổn hại “Khí” của bạn. Vì thế, từ trên ý nghĩa đó có thể thấy, con người hiện đại bị bệnh, đại đa số là do ăn uống không điều độ gây ra.
  2. “Nằm lâu hại Khí”,“Ngồi lâu hại Thịt”, “Nhàn hạ ắt Khí ứ đọng”, lại dưỡng tĩnh quá độ, sẽ khiến công năng tiêu hóa của tì vị bị hạ thấp, chức năng của tạng phủ ì trệ, Khí Huyết lưu chuyển ứ tắc không thông thuận, sức đề kháng giảm, khả năng miễn dịch bị tổn hại, lượng đường, mỡ, axit uric, huyết áp tăng cao, dần dần lâu ngày, con người sẽ sinh bệnh, hơn nữa đa phần đều là thân thể yếu nhiều bệnh, ví dụ như cảm mạo thường xuyên, không muốn ăn, thần trí mỏi mệt, sốt ruột căng thẳng v.v…
  3. Tục ngữ có câu “Linh cơ nhất động, kế thượng tâm lai”(nhạy bén hễ động, nảy ra sáng kiến). Chữ “cơ” nếu như có thể thực sự hiểu được thấu, thế thì ngộ tính của bạn được tính là đã khai mở rồi.. Thầy giáo dạy người, bác sỹ trị bệnh, kỳ thực chính là đang chỉ ra cái “cơ” này của bạn, khiến cái “cơ” này của bạn khai mở. Cái “cơ” này có lúc cũng gọi là “then chốt”. Đương nhiên cái “cơ” này khởi tác dụng là có điều kiện, cũng giống như khí Hidrô chỉ khi đạt đến nồng độ nhất định, thì gặp lửa mới có thể bùng cháy. Hãy nhớ kỹ, tác dụng của người khác đều là nhân tố bên ngoài, bản thân bạn mới thực sự là nguyên nhân bên trong.
  4. Kỳ thực, rất nhiều sự phát hiện và phát minh chân chính, điều cần thiết [để sáng tạo ra chúng] không phải là cái gọi là hệ thống kiến thức trên sách vở; mà hoàn toàn ngược lại, một người chưa từng thông qua bất kể sự giáo dục nào một cách hệ thống, nhưng ngộ tính rất cao, là người có tư duy cởi mở, họ thường thực sự ngộ ra được chân tướng.
  5. Con người tối kỵ nhất là loạn chữ, loạn tâm, khi đối ngoại có thể làm hỏng việc, đối nội có thể ảnh hưởng đến Khí Huyết, làm mất đi sự hoạt động thông thường. Phàm là khi vui buồn, tức giận, hoài nghi, lo lắng, đều là loạn, là căn nguyên của bệnh tật và đoản thọ, không chỉ khi dưỡng bệnh mới không nên loạn, mà khi bình thường cũng rất kỵ tâm loạn.
  6. Giận nhiều hại gan, dâm nhiều hại thận, ăn nhiều hại ruột, ưu tư hại lá lách, phẫn nộ hại gan, sầu muộn hại tinh thần.
  7. Khi đổ bệnh, đều do Tâm suy yếu, ngoại tà thừa cơ xâm nhập. Mà khi Tâm yếu Khí nhược, mỗi khi do Tâm Tình hỗn loạn, thân thể không sung mãn, xuất hiện đủ loại bất an, Tham ăn, tham thắng, tham đạt, tham vui an dật, đều đủ để dẫn đến bị bệnh. Khi tham mà không được, thì dễ dẫn đến giận dữ. Hay giận dữ khiến Tâm Khí hỗn loạn, gan mật rối loạn, sáu mạch chấn động, ngũ tạng sôi trào, ngoài tà cùng lúc đó mà thừa cơ xâm nhập, đó là nguyên nhân của bệnh tật.
  8. Người thường mong cầu trường thọ, trước tiên phải trừ bệnh. Mong cầu trừ bệnh, phải biết dụng Khí. Muốn biết dụng Khí, trước hết phải dưỡng sinh. Phương pháp dưỡng sinh, trước hết phải Điều Tâm(điều hòa tâm thái).
  9. Con người do Khí trong Ngũ Hành mà sinh, nhục thân lấy Khí làm chủ. Khí bị hao tổn ắt sinh bệnh, Khí ứ động không thông cũng sinh bệnh. Muốn trị bệnh này, ắt phải trị Khí trước tiên.
  10. Khí để thông Huyết, Huyết để bổ Khí, tuy hai mà như một vậy. Phàm là người nhìn nhiều (sử dụng mắt nhiều) ắt tổn thương Huyết, nằm nhiều tổn thương Khí, ngồi nhiều tổn thương Thịt, đứng nhiều tổn thương Xương, đi nhiều tổn thương Gân, thất tình lục dục quá độ ắt tổn thương Nguyên Khí, hại tới Tâm Thận. Như ngọn lửa cháy mạnh mẽ, bị hao tổn Dương Khí.
  11. Trị bệnh về Ngũ Tạng, đầu tiên cần bổ Khí. Thận là cấp bách nhất. Bổ Khí nghiêm cấm động Tâm, động Tâm ắt nóng Gan, các Mạch bị chấn động, Chân Thủy sẽ hao tổn. Tâm bị động, sẽ dẫn khởi Phong. Phong động ắt Hỏa vượng, Hỏa vượng ắt Thủy can, Thủy can ắt Địa tổn.
  12. Tâm định Thần nhất, người được chữa bệnh cần tín tâm kiên định chuyên nhất, Lưỡng Tâm tương hợp, có thể trị khỏi bách bệnh, không cần dùng thần dược.
  13. Bệnh của con người có thể chia thành 2 loại: một là Kinh Lạc cơ bản thông suốt nhưng Khí không đủ. Biểu hiện là thường xuyên đau chỗ này chỗ kia, đó là vì Khí của anh ta không đủ để Khí Hóa thức ăn, từ đó sản sinh ra Tương Hỏa (cũng gọi là Hư Hỏa), thuận theo Kinh Lạc di chuyển hỗn loạn trong thân thể, chỗ nào thông thì chạy qua chỗ đó, gặp phải chỗ bị tắc nghẽn, chỗ đó ắt sẽ bị đau. Những người như vậy uống một chút thuốc liền lập tức thấy công hiệu. Hai là Kinh Lạc không thông, Khí không có chỗ nào để lưu lại trong thân thể. Biểu hiện bề ngoài không có chút dấu hiệu nào của bệnh tật, nhưng một khi đã phát bệnh thì rất nặng, hơn nữa loại người này dù uống thuốc gì thì hiệu quả cũng rất chậm, hoặc căn bản không có tác dụng gì.

Chủ phát gọi là cơ. Mũi tên muốn bay ra từ cánh cung, bắt buộc phải có cái cơ này để phát động. Bất kỳ sự Tình nào cũng đều như thế, đều có một cái cơ, chỉ khi nào kích động cái cơ này, thì sự Tình mới phát sinh, nếu chẳng kích động được cái cơ này, các điều kiện khác dẫu có nhiều đến mấy, cũng không có cách nào dẫn khởi sự việc. Vậy rốt cuộc cơ nó là cái thứ gì, nó chính là nhân tố then chốt để phát sinh mọi sự việc. Nó là điểm, không phải là diện. Thế nhưng nếu kích động được điểm này, thì có thể kéo theo cả một diện. Cho nên Bệnh Cơ là nhân tố then chốt nhất trong sự phát sinh, phát triển và biến hóa của bệnh, (cũng có thể nói, bệnh cơ một khi khai mở, bệnh trạng của người đó sẽ hiển hiện ra, người đó sẽ tiến nhập vào trạng thái tuần hoàn ác tính của bệnh, đối lập với bệnh cơ là “Sinh Cơ”. Khi sinh cơ mở ra, người đó sẽ tiến nhập vào trạng thái thuần tốt đẹp của quá trình hồi phục. Thực tế bệnh cơ và sinh cơ là hai phương diện của cùng một thứ, là một cặp Âm Dương. Khi bệnh cơ mở ra, sinh cơ sẽ đóng lại; khi sinh cơ mở ra, bệnh cơ tự nhiên cũng sẽ đóng. Đây gọi là pháp biện chứng).

  1. Cảnh giới cao nhất của Trung y là dưỡng sinh, cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là Dưỡng Tâm. Cho nên, đối với dưỡng sinh mà nói, hạ sỹ dưỡng Thân, trung sỹ dưỡng Khí, thượng sỹ dưỡng Tâm.Nhìn một cá nhân cũng giống như thế, nhìn Tướng không bằng nhìn Khí, nhìn Khí không bằng nhìn Tâm.
  2. Tâm Thần bất an, Tâm Tình nóng vội, là căn nguyên dẫn đến bị bệnh và tử vong. Phương pháp giữ Tâm bình an, là bí quyết số một trong việc bảo vệ sinh mệnh. Tâm có thể chủ động tất cả. Tâm định ắt Khí hòa, Khí hòa ắt Huyết thuận, Huyết thuận ắt Tinh Lực đủ mà Thần vượng, người có tinh lực đủ thần vượng, lực đề kháng nội bộ sẽ khỏe, bệnh tật sẽ tự tiêu tan. Cho nên để trị bệnh đương nhiên cần lấy Dưỡng Tâm làm chủ[yếu].
  3. Phong Hàn Âm Dươngmùa hạ nóng ẩm, đều có thể khiến cho con người mắc bệnh. Ngộ nhỡ sức đề kháng yếu, [bệnh tật] sẽ thừa cơ xâm nhập. Người có thân thể yếu nhược thường nhiều bệnh, chính là cái lý này. Người giàu có điều kiện bảo hộ tốt, như ăn-mặc-ở … Người nghèo có sức đề kháng, nếu như Khí đủ Thần vượng, lỗ chân lông dày khít, không dễ bị [bệnh tật] xâm nhập… Người giàu ăn nhiều đồ béo ngọt, hại dạ dày hại răng. Người nghèo hay phải chịu đói, thức ăn không phức tạp, nhờ đó mà không bị bệnh ở ruột. Người giàu thường nhàn hạ, vì thế mà nhiều phiền muộn. Người nghèo lao động nhiều, nhờ đó mà bệnh tật ít. Người giàu không tạo phúc mà chỉ hưởng phúc, chỉ toàn tiêu phúc, tiêu cạn ắt nghèo. Người nghèo có thể cần kiệm, đó chính là tạo phúc, khi quả chín sẽ giàu có. Phàm là điều kiện bảo hộ ăn-mặc-ở đầy đủ thì sức đề kháng về Tinh Khí Thần sẽ yếu. Điều kiện bảo hộ kém, sức đề kháng ắt sẽ mạnh.
  4. Mới khỏi bệnh nặng, cần tránh cắt tóc, rửa chân, tắm gội.
  5. Con người đều muốn cầu trường thọ vô bệnh, thân thể luôn khỏe mạnh. Muốn thân thể khỏe mạnh, đương nhiên cần điều tiết Tinh Khí Thần. Muốn điều tiết Tinh Khí Thần, đương nhiên cần cự tuyệt sự can nhiễu của những thứ Tà. Muốn chặn đứng Tà, đầu tiên cần phải Dưỡng Tâm. Muốn Dưỡng Tâm, cần phải hóa giải tam độc tham-sân-si. Muốn hóa giải tam độc này, bắt buộc phải học Tâm Giới. Nhưng muốn giữ được giới về ngôn từ lời nói, không nói không làm những việc vô ích, cần phải khai [trí] huệ, vứt bỏ đi những điều ngu muội, và bắt buộc phải đạt được định trước tiên. Muốn đạt được định, tất phải học tản bộ.
  6. Có thể tĩnh ắt phải là người nhân [nghĩa], có nhân [nghĩa] ắt sẽ thọ, có thọ chính là hạnh phúc thực sự. 
  7. Tất cả những pháp môn tu Thân tu Tâm, chỉ có bí quyết gồm 2 từ: một là phóng hạ(buông bỏ), hai là quay đầu. Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật; Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ. Chỉ cần phóng hạ, quay đầu, người bệnh lập tức khỏi, người mê lập tức giác ngộ. Đây mới thực sự là người có vô lượng thọ.
  8. Người mà Tâm quá lao lực, Tâm Trí mệt mỏi thì gan sẽ vượng, Tâm quá lao lực chính là tâm quá đầy, không rỗng. Tâm đầy, ắt không thể dung nạp Can (mộc) sinh chi Hỏa, Tâm không dung nạp Can sinh chi Hỏa, Khí trong Gan ắt sẽ tích tụ lại nhiều. Gan là Mộc khắc Thổ, nên Tì Vị sẽ mắc bệnh, tiêu hóa sẽ không tốt, dinh dưỡng không đủ, tối ngủ sẽ không yên. Mộc lại khắc Thủy, từ đó mà Thận Thủy bị thiếu, Thủy không đủ ắt Hỏa càng vượng, Tâm Thận có liên hệ tương hỗ, nên Tâm Khí càng yếu, bệnh phổi sẽ hình thành. Nội bộ có mối liên quan tương hỗ, một thứ động sẽ kéo theo toàn bộ đều động, một chỗ bị bệnh sẽ khiến toàn cơ thể bị bệnh. Người có cái Tâm nhiễu loạn, chính là do cái Tâm ngông cuồng đầy tham vọng, cho nên muốn trị bệnh cần làm an cái Tâm này lại, an cái Tâm này lại chính là chấm dứt vọng tưởng, để chấm dứt vọng tưởng cần có Tâm sáng, Tâm sáng chính là tự giác ngộ, mà để đạt được khỏe mạnh thì công hiệu nhất lại là ở tản bộ.
  9. Tản bộ là phương pháp điều hòa Tâm, Tâm điều hòa ắt Thần an (tinh thần an lạc), Thần an ắt Khí đủ, Khí đủ ắt Huyết vượng, Khí Huyết lưu thông, nếu có bệnh có thể trừ bệnh, nếu không đủ có thể bồi bổ, đã đủ rồi có thể gia tăng. Bệnh hiện tại có thể trừ, bệnh tương lai có thể phòng tránh. Điều Tâm còn khiến cho Thần Minh(tinh thần minh mẫn sáng suốt), Thần Minh ắt Cơ Linh, người có Tâm thanh tĩnh thật tuyệt diệu biết bao, họ có cái nhìn biện chứng, tác phong bề ngoài linh hoạt, thấu hiểu các nguyên lý một cách chính xác, liệu sự nhìn xa trông rộng, gặp loạn bất kinh, thấy cảnh đẹp không bị mê hoặc, có thể thông đạt mọi thứ, bản thân không có những ý kiến chủ quan sai lệch, đại cơ đại dụng, chính là từ đó mà ra.
  10. Con người khi bị bệnh kỵ nhất là khởi Tâm oán giận. Lúc này nhất định phải giữ sự bình an hòa ái, khiến cho Tâm an định. Sau đó dần dần điều chỉnh, sức khỏe sẽ rất nhanh hồi phục. Tâm an thì Khí mới thuận, Khí thuận mới có thể trừ bệnh. Nếu không ắt Tâm sẽ gấp Hỏa sẽ thăng, Can Khí sẽ phải chịu hao tổn, làm bệnh tình càng thêm nặng. Tâm Thân yên nhất, Khí Huyết toàn thân ấy, sẽ tự phát huy tác dụng khôi phục sức khỏe.
  11. Giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng) mất ngủ, Thủy Thận tất thiếu, Tâm Thận có liên hệ tương hỗ, Thủy thiếu ắt Hỏa vượng, rất dễ tổn hại tới [tinh] Thần.
  12. Trong khi ngủ nếu có tư tưởng, Tâm không thể an, không được vừa nằm vừa suy nghĩ trăn trở, rất dễ hao tổn [tinh] Thần.
  13. Giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) thuộc về Tâm, giờ này có thể tản bộ 15 phút, nhắm mắt dưỡng Thần, Tâm Khí ắt khỏe mạnh.
  14. Dậy sớm trong khoảng giờ Dần từ 3 giờ đến 5 giờ, giờ này kỵ nhất buồn giận, nếu không ắt hại phổi tổn thương gan, hy vọng mọi người hết sức chú ý.
  15. Tất cả sự nghiệp trong cuộc đời, đều lấy tinh thần làm căn bản, sự suy vượng cường thịnh của tinh thần, đều dựa vào sự tĩnh định bất loạn của Tâm và Thần, một chữ loạn, cũng đủ để làm trở ngại tới công việc.
  16. Nhân sinh lấy Khí Huyết lưu thông làm chủ, Khí ứ đọng có thể ngăn trở Huyết, máu huyết bị ngăn trở có thể tích độc thành nhọt thành bệnh, thành u thành ung thư, tất cả đều là do Huyết Khí không thông tạo thành. Khí lấy thuận làm chủ, Huyết lấy thông làm suôn sẻ. Căn nguyên bách bệnh đầu tiên đều do Khí tắc, Khí bị tắc bên trong, gan sẽ bị thương tổn trước tiên. Cách cứu chữa, chính là ở bí quyết hóa giải. Mà bí quyết hóa giải lại gồm có 2 loại: Một là tìm căn nguyên của nó, căn nguyên này chính là ở Tâm, Tâm khôngắt tất cả tự động được hóa giải. Hai là dùng thuốc và châm cứu, trợ giúp hóa giải thêm bằng mát xa, sẽ giúp cho Khí Huyết lưu thông.
  17. Dưỡng bệnh trị bệnh không thể đòi hỏi nhanh. Bởi vì nóng vội sẽ trợ giúp Hỏa, Hỏa vượng sẽ tổn Khí, gây tác dụng ngược lại. Ngoài ra không thể tham nhiều, tham lam ắt Tâm không kiên định mà nóng vội, huống hồ bách bệnh đều do tham mà ra, nên không thể lại tham mà làm cho bệnh tình càng thêm nặng là vậy. 
  18. Tâm thuộc tính Hỏa, Thận thuộc tính Thủy, Tâm Thận liên hệ tương hỗ. Hỏa cần giáng hạ, Thủy cần thăng lên, Thủy Hỏa tương tề, ắt Khí trong thân thể sẽ bộc phát. Các bộ phận cơ thể vận động, có thể được mạnh khỏe. Điều này qua việc quan sát lưỡi có thể biết được. Lưỡi không có nước ắt không linh hoạt, vì chữ hoạt (活) là do bộ Thủy và chữ lưỡi (舌) ghép thành. Lưỡi có thể báo cáo tình trạng nặng nhẹ của các loại bệnh bên trong thân thể, từ đó mà phán đoán việc sinh tử.
  19. Phương pháp tự cứu khi lâm đại bệnh: 
  20. Một là không được sợ chết, tin tưởng rằng bệnh của mình, không những có thể khỏi, mà thân thể có thể trở nên đặc biệt khỏe mạnh, sống lâu trường thọ. Bởi vì bản thân cơ thể bản chất đã có năng lực này, không phải chỉ là suy nghĩ để tự an ủi. 
  21. Hai là tin tưởng không cần dùng thuốc hoặc dựa vào bất kỳ thực phẩm dưỡng sinh nào, nhất định bản thân tự có khả năng trừ bệnh kéo dài tuổi thọ. 
  22. Ba là bắt đầu từ hôm nay, phải quyết định không được lại động tới thân bệnh của bản thân, không được nghĩ tới bệnh của bản thân là bệnh gì, tốt hay xấu đều không được suy tính về nó, chỉ làm một người vô tư. 
  23. Bốn là trong khoảng thời gian chữa trị, không được nghĩ tới công việc, cũng không được hối hận về công việc và thời gian đã mất, chuyên tâm nhất trí, nếu không sẽ lại chậm trễ có khi hỏng việc.
  24. Phương pháp dưỡng tĩnh: an tọa (nằm) trên giường, đặt Thân Tâm nhất tề hạ xuống, toàn thân như hòa tan, không được phép dùng một chút khí lực nào, như thể không có cái thân thể này vậy, hô hấp tùy theo tự nhiên, Tâm cũng không được phép dùng lực, một niệm khởi lên cũng là đang dùng lực. Để Tâm đặt xuống tận dưới bàn chân, như thế có thể dẫn Hỏa đi xuống, dẫn Thủy đi lên, tự nhiên toàn thân Khí Huyết sẽ thông thuận.
  25. Yếu quyết tu luyện: tĩnh lặng theo dõi, tránh dùng lực
    Yêu cầu cụ thể: Không cho phép bất cứ bộ phận nào dùng khí lực dù chỉ một chút, bao gồm ý niệm, hô hấp, tứ chi, cần làm được: mắt không nhìn, tai không nghe, mũi không ngửi, lưỡi không nếm, miệng không nạp (ăn), Tâm không nghĩ. Đó là điều kiện duy nhất. Nếu có bất cứ hành vi tư tưởng, nghe, cảm giác nào đều là đang dùng khí lực, thậm chí cử động ngón tay cũng là dùng khí lực. Thở mạnh cũng lại là dùng khí lực. Không bao lâu hơi thở sẽ tự nhiên trở nên an hòa, như thể không phải ra vào từ lỗ mũi, mà như thể 8 vạn 4 ngàn lỗ chân lông trên toàn cơ thể đều có động tác, hoặc nở ra hoặc khép lại, lúc này sẽ là trạng thái vô ngã vô thân vô khí vô tâm, tự nhiên Tâm sẽ quy hồi vị trí bản nguyên. Cái gọi là dẫn hỏa quy nguyên, hay còn gọi là thủy hỏa ký tế, chính là bí quyết chung để điều trị bách bệnh.
  26. Trường hợp chăm chút dưỡng sinh nhưng lại chết sớm, chiếm đến ba phần mười, vậy rốt cuộc là thế nào? Đó là vì quá yêu quý thân thể của mình. Vì cái thân xác này, sợ phải chịu xấu hổ, sợ bị nuông chiều, sợ chịu thiệt, sợ bị mắc lừa, lo trước lo sau, nhìn ngang nhìn dọc, lo lắng hốt hoảng, tính toán thiệt hơn … như thế, trái tim đó của anh ta cả ngày giống như quả hạch đào bị chó gặm đi gặm lại, làm sao mà có thể không chết chứ. Càng sợ chết, càng chết nhanh. Nếu bạn muốn dưỡng sinh, thì phải không sợ chết. Chỉ có không sợ chết, mới có thể cách xa cái chết.

Người thực sự không sợ chết, đi đường sẽ không gặp phải hổ, nếu có gặp phải, hổ cũng không ăn thịt anh ta. Đánh nhau không gặp phải đao súng, nếu có gặp, đao súng cũng sẽ không làm anh ta bị thương. Tại sao? Bởi vì anh ta không coi cái chết là gì, không sợ chết, cái chết cũng không có cách nào. Dưỡng sinh, mặc dù không phải là mục đích của việc tu đạo, nhưng người tu đạo đã nhìn thấu được sinh tử, cho nên sẽ không sợ chết nữa, vì đã không sợ chết nữa, nên cái chết cũng không còn là vấn đề. Cửa ải sinh tử đã qua rồi, còn gì mà không thể vượt qua nữa? Vì thế, người tu đạo có thể trường sinh. Không nghĩ đến trường sinh, trái lại lại có thể trường sinh. Tâm luôn nghĩ muốn trường sinh, trái lại càng nhanh chết. Trường sinh không phải là mục đích của tu đạo, nó chỉ là hiện tượng đi kèm của tu đạo.

  1. Người có bệnh, lại không cho rằng mình có bệnh, đây chính là bệnh lớn nhất của con người. Người mà biết bản thân mình có bệnh liệu có được bao nhiêu?
  2. Người mà ngày nào nửa đêm canh ba cũng vẫn còn ở trên mạng, bản thân đó chính là điều đại kỵ của dưỡng sinh. Bao gồm cả một số người gọi là danh y cũng thế. Ngoài ra, tâm của họ còn luôn tính toán so đo, thử hỏi người như vậy thì đến bản thân còn không giữ nổi, thì làm sao chữa bệnh cho người khác đây?
  1. Đừng tham những cái lợi nhỏ nhặt, cái lợi lớn cũng đừng tham. Một từ tham nhưng bao hàm cả họa. Tham lam, suy tính thiệt hơn sẽ khiến cho người ta mắc các bệnh về tim. Tham lam, suy hơn tính thiệt là biểu hiện của việc không hiểu Đạo Pháp về cái lý tự nhiên.
  2. Đừng có ngày nào cũng nghĩ xem ăn cái gì để bổ Âm, ăn cái gì để tráng Dương. Hãy nhớ kỹ, vận động là có thể sinh Dương; tản bộ thì có thể sinh âm. Âm là mẹ của Dương, Dương là được vận dụng bởi Âm.
  3. Người ta khi Khí không đầy đủ, không được mù quáng mà bổ Khí, nếu không ắt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như vì Huyết không đủ, thì cần phải bổ Huyết trước, bởi vì Huyết là mẹ của Khí, nếu không ắt sẽ thành dụng cụ thiêu đốt, làm cho nội tạng bị đốt cháy; nếu là vì kinh lạc không thông, thì có thể gia tăng khí huyết, đồng thời bồi bổ Khí Huyết. Như vậy mới có thể đạt được tác dụng của bổ Khí.
  4. Hoàn cảnh đối với người dưỡng sinh có tính trọng yếu là điều vô cùng rõ ràng. Đây chính là đạo lý mà vì sao người ở những vùng không khí trong lành nơi rừng sâu núi thẳm, có thể dưỡng khỏi những bệnh tật khó chữa. Bởi vì những vật chất tinh vi nơi rừng sâu núi thẳm (ion điện âm) sẽ thông qua trạng thái thả lỏng của con người trong khi hít thở sâu mà hấp thụ vào trong nội bộ nhân thể, từ đó mà tưới đều lục phủ ngũ tạng, khiến cho người ta có được sức sống mới. Ngoài ra còn có một điểm mà người thường không hề biết, đó chính là con người không chỉ hô hấp thông qua lỗ mũi, mà mỗi một lỗ chân lông trên thân thể con người đều có thể hô hấp, hơn nữa những gì chúng hấp thụ chính là tinh hoa của trời đất.
    60. Con người trong trạng thái thả lỏng và tĩnh, hít thở sâu và chậm có thể cảm nhận được sự giao hoán những tinh khí của con người với trời đất: Trong khi hấp thụ khí, thực tế ngoại trừ lúc phổi đang hít khí vào, toàn bộ thân thể đều đang bài trừ khí bên trong thân thể ra ngoài, và đem khí của người phóng thích ra ngoài trời đất; còn khi phổi đang thải khí ra, thực tế con người đang hấp thụ tinh khí của đất trời thông qua các lỗ chân lông. Điều này đại khái chính là điều mà Lão Tử đã nói “Thiên địa chi gian, kỳ do thác dược hồ”.

  5. Khi vận động có hai điểm cấm kỵ: một là không được vận động khi Khí Huyết không đủ; hai là không được vận động trong môi trường bị ô nhiễm.
  6. Vận động có hai tác dụng: một là gia tăng tốc độ vận hành của Khí Huyết, thúc tiến quá trình bài xuất chất cặn bã trong thân thể ra ngoài; hai là khai mở lỗ chân lông trên da, để hấp thụ tinh khí của trời đất.
  7. Ngộ Tính là gì? Trí Huệ là gì? Ngộ Tính và Trí Huệ chính là sử dụng những phương pháp đơn giản nhất để xử lý, xem xét tất cả các sự vật. Nhưng có một số người thường hay gây nhiễu loạn luôn nhìn những sự việc đơn giản thành phức tạp, làm thành phức tạp. Phức tạp và đơn giản kỳ thực là một thứ, là hai mặt của một thứ. Điều người thông minh nhìn thấy là mặt đơn giản, điều người ngu xuẩn nhìn thấy là mặt phức tạp.
  8. Con người không trị được bệnh, thì cần phải nhờ Thần trị; Thần trị không khỏi bệnh thì phải nhờ Phật trị. Phật giảng điều gì? Điều Phật giảng là Tâm. 
  9. Bệnh viện và tòa án ngày nay đều như nhau, có động tới hay không cũng đều đưa cho bệnh nhân giấy thông báo phán quyết tử hình. Mà trong nhiều tình huống, phán tử hình cho nhiều người đáng lẽ không bị tử hình. Tại sao lại nói như thế? Lấy “ung thư” làm ví dụ, trong tâm con người ngày nay ung thư đồng nghĩa với tử hình. Kỳ thực nếu như chúng ta không gọi nó là ung thư, thế thì đối với bệnh nhân mà nói, chính là mang cho bệnh nhân một tia hi vọng, bằng như lưu lại cho họ một cơ hội sống. Cho nên tôi mới nói, bệnh nhân ung thư ngày nay có đến hơn một nửa là bị dọa chết, là bị áp lực tinh thần dày vò đến chết. Đồng thời cũng chính là bị bệnh viện hành hạ đến chết.

Bởi vì một khi bạn bị chẩn đoán thành bệnh ung thư, họ sẽ có thể không kiêng nể gì cả mà tùy ý xử lý bạn, điều trị mà không chết coi như mệnh của bạn lớn, điều trị mà chết, thì là do bệnh của bạn là ung thư. Sự thực mà nói, không có bệnh gì là trị không khỏi, chỉ là xem cái Tâm của bạn có thể buông xuống được không, tất cả bệnh tật đều từ Tâm sinh, tất cả bệnh tật cũng đều từ Tâm mà trị. Chỉ cần bạn vẫn còn sống, bạn vẫn còn cơ hội. Tìm thấy được cơ hội này, áp dụng nó đối với việc trị bệnh ung thư, bạn sẽ khỏe mạnh trở lại.

  1. Hiện nay ngoài xã hội đều nói về cạnh tranh, việc này đã khiến cho mọi trật tự bị đảo loạn, khiến cho con người bị dẫn dụ vào ma đạo. Cạnh tranh là gì? Cạnh tranh chính là khiến người ta bị cuốn vào cảnh giới tham dục vô hạn. Một mặt bạn đề xướng cạnh tranh, một mặt bạn nói về những gì là xây dựng và ổn định xã hội, đây chẳng phải là điển hình của việc tự lừa mình dối người sao.
  2. Căn cứ vào nguyên lý Âm Dương tương hỗ mà xét, thanh khiết và vẩn đục là hấp dẫn lẫn nhau. Cho nên con người ăn vào những thứ tươi mới tất sẽ có tác dụng tương hợp với những vật chất bẩn trong cơ thể, từ đó mà bài trừ những thứ ấy ra ngoài.
  3. Những vật chất vẩn đục sinh ra là do ăn vào những thực phẩm không sạch, nhưng chủ yếu là do ăn quá nhiều, cơ thể không thể tiêu hóa được khiến đống thức ăn thừa đó biến thành cặn bã.
  4. Tùy kỳ tự nhiên là cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh. Một người khi sinh ra, vận mệnh của anh ta căn bản là đã có định số rồi. Anh ta nên làm gì, không nên làm gì, nên ăn gì, không nên ăn gì, nếu như có thể thuận theo vận số của bản thân mà làm, thì sẽ có thể được bình an vô sự. Người có ngộ tính sẽ phát hiện ra được, sẽ biết được vận mệnh của bản thân, biết được họ nên làm cái gì, không nên làm cái gì. Cho nên dưỡng sinh tuyệt đối không đơn giản là bắt trước, bảo sao làm vậy.

Không cần hâm mộ người khác, cần tìm ra ngộ tính của bản thân từ trong tâm của chính mình. Vậy con người làm thế nào mới có thể phát hiện bản thân đã đạt được tùy kỳ tự nhiên hay chưa? Kỳ thực điều này quá dễ, khi bạn có bệnh, bạn cảm thấy không thoải mái, bạn thấy không được tự tại, chứng tỏ bạn đã đi ngược lại tự nhiên rồi. Cần làm được thuận theo tự nhiên của đại tự nhiên bên ngoài, ngoài ra còn phải thuận theo lẽ tự nhiên của vận mệnh bên trong bản thân, hai điều này đều không thể thiếu được.

  1. Rất nhiều người khi nghe thấy bác sỹ tuyên bố bản thân bị mắc trọng bệnh, thường đều sẽ biểu hiện ra dáng vẻ không vui, hi vọng có thể dùng phương pháp cắt, gọt, độc, giết v.v… để loại bỏ căn bệnh đó, tuy nhiên, bệnh tật thực sự không phải sản sinh từ đó? Trên thế gian tuyệt đối không có hiện tượng “đang khỏe mạnh đột nhiên sinh bệnh”. Lấy cảm mạo làm ví dụ, nếu thực sự yêu cầu bệnh nhân tự làm kiểm điểm, thông thường bệnh nhân sẽ cho biết, bản thân trước khi cảm mạo, đã trải qua vài lần thức thâu đêm; có người sẽ nói rằng bản thân bị trúng gió lạnh, bị dính mưa ướt; có một số người lại nói do áp lực công việc quá lớn, thường xuyên đau đầu, mất ngủ. Kỳ thực, những hiện tượng như thế, đều có thể là nhân tố dẫn tới cảm mạo, nói thêm nữa, nếu như độ mẫn cảm và tính cảnh giác của con người đầy đủ, tự nhiên sẽ có thể đạt được mục đích “đề phòng tai họa”.
  1. Khoa học chân chính là gì? Chính là nhân duyên quả báo. Không tin nhân quả, thì không phải là khoa học chân chính.
  2. Cái Tâm không sợ chịu thiệt, không sợ bị người khác chiếm lấy lợi ích. Hay nói một cách khác là bạn có thể chịu thiệt, người khác muốn lấy mạng của bạn mà bạn vẫn có thể buông xả, bạn đều có thể cho họ hết, hơn nữa tự bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều không ham lợi ích, khi đó cái tâm của bạn có thể sẽ không định (tĩnh lặng) sao? Con người trên thế gian có ai làm được? Nhưng Phật là có thể làm được).
  3. Sau khi con người nắm vững được phương pháp về sức khỏe, họ sẽ thực sự hưởng thụ được một trạng thái tự tin khi không còn lo sợ mắc bệnh. Cái loại cảm giác này thật tuyệt, hy vọng rằng bạn và chúng tôi đều có thể có được trạng thái tự tin đó.
  4. Khi học vấn thâm sâu ý chí sẽ bình lặng, tâm định ắt khí sẽ yên. Cho nên đối với một người đắc Đạo mà nói, quan sát một người, không phải là một việc quá khó khăn, đây cũng là kết quả của tướng tùy tâm chuyển.
  5. Danh là điều khó phá vỡ nhất trong ngũ dục, sắc đứng thứ hai, tiếp theo là tài, sau đó là ăn và ngủ. Tâm về danh không bỏ, thì không có cách nào nhập Đạo.
  6. Khởi nguồn của bách bệnh, đều bắt nguồn từ việc bị gió độc thừa cơ xâm nhập. Nếu như thân thể Khí suy nhược, khả năng phòng vệ kém, hoặc ưu tư sợ hãi, đắm chìm trong tửu sắc, làm việc quá lao lực, Chân Khí sẽ bị hao tổn từ đó tà ngoại thừa cơ tấn công.
  7. Trị bệnh về ngũ tạng, đầu tiên cần phải bổ Khí. Khi bổ Khí cấm động Tâm, Tâm động ắt Gan vượng, gây chấn động mạch, Chân Thủy sẽ hao tổn. Tâm là quạt, sẽ dẫn khởi gió. gió động ắt Hỏa vượng, hoặc vượng ắt Thủy can, Thủy can ắt Địa tổn.
  8. Đối với bác sỹ mà nói, Tâm Định Thần Nhất, người được chữa bệnh có tín Tâm kiên định, Lưỡng Tâm tương hợp, có thể trị được bách bệnh.
  9. Qua trường hợp Hitler đi vòng qua phòng tuyến kiên cố Maginot của quân đội liên minh, tôi ngộ ra rằng: để đối phó với một số bệnh cứng đầu, không thể tấn công cứng nhắc từ chính diện, cần đột phá từ những phương diện khác có liên quan. Chẳng hạn như việc điều trị các bệnh cứng đầu như bệnh thận, bệnh gan, có thể đạt được hiệu quả thông qua việc điều chỉnh phổi và lá lách v.v…
  10. Trung Dung, là nguyên tắc căn bản của dưỡng sinh. Khí Huyết trong cơ thể người cũng là một cặp Âm Dương, Huyết là Âm là thể, Khí là Dương là dụng. Huyết là mẹ của Khí, Khí là chủ tướng của Huyết. Khí không đủ, dễ mắc các bệnh do ứ trệ tạo nên như mọc u, tắc động mạch; Khí quá độ; dễ mắc các bệnh về xuất huyết não. Cho nên, chỉ khi Khí Huyết cân bằng, con người mới có thể khỏe mạnh.
  11. Con người chỉ khi ngộ ra được cái gì là “tự nhiên”, mới được coi là đắc đạo. Biết được tự nhiên, sau đó mới có thể tùy kỳ tự nhiên. người này chính là Thần nhân. Hiểu được Âm Dương, hiểu được tùy kỳ tự nhiên, bạn nhất định sẽ trở thành lương y đại đức.
  1. Tự nhiên là gì? Tự nhiên chính là bất kỳ sự vật gì đều có hai mặt Âm Dương, bất kỳ sự vật nào đều cần trải qua quá trình Sinh(sinh sản), Trưởng(tăng trưởng), Thu (thu hoạch), Tàng (tàng trữ). Bạn thuận theo quá trình này, sử dụng nguyên lý tương sinh tương khắc của Ngũ Hành để điều tiết sự cân bằng của bệnh nhân, làm sao mà không trị được khỏi bệnh chứ.
  1. Đơn giản và phức tạp là một cặp Âm Dương, sự tình càng phức tạp, thường thường sử dụng biện pháp đơn giản nhất lại có thể giải quyết. Cũng tương tự như thế, một vấn đề nhìn tưởng chừng đơn giản, để giải quyết nó bạn sẽ thấy thật không dễ dàng, bạn phải bỏ ra nỗ lực rất lớn cũng không chắc chắn giải quyết được. Điều này giống cương nhu vậy, cực nhu có thể khắc chế cương, cực cương thì nhu cũng không thể chống. Cho nên, chúng ta khi giải quyết vấn đề cần có lối suy nghĩ rằng, gặp phải vấn đề phức tạp nên tìm biện pháp đơn giản để giải quyết, gặp phải vấn đề đơn giản đừng vội coi thường nó, cần phải chú trọng đủ mức tới nó.
  2. Chúng ta hãy thử xem trong thế giới này có phải là có tồn tại đạo lý đó hay không. Liệu có được mấy người có thể tùy kỳ tự nhiên trong việc ăn ngủ, có được mấy người có thể tuân thủ tự nhiên. Bạn tuân thủ không được, vì sao? Bởi vì nó quá đơn giản, chính vì quá đơn giản, cho nên bạn không dễ mà có thể tuân thủ. Đây gọi là phép biện chứng.
  3. Cân bằng là gì? Cân bằng chính là sự tồn tại dựa vào nhau và khắc chế nhau của Âm Dương, phương diện nào quá độ hoặc quá kém cũng sẽ khiến mất đi sự cân bằng. Tổn thương Nguyên Khí là gì, mất đi sự cân bằng chính là tổn thương Nguyên Khí. Thường xuyên ở trong trạng thái cân bằng, Nguyên Khí ắt sẽ được bảo trì tốt, con người sẽ lão hóa chậm.
  4. Đạo về Âm Dương chính là sự tương hỗ dựa vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau của hai phương diện mâu thuẫn đối lập. Bất kỳ một cặp mâu thuẫn nào, nếu một bên thoát ly khỏi bên kia, không còn chịu sự ức chế của đối phương nữa, thì thời điểm mà nó bị diệt vong cũng không còn xa. Bạn thử nhìn xem, xã hội ngày nay, các lãnh đạo đều không thích bị khống chế, thích được độc lập tự do, thích làm theo ý mình, tham ô hối lộ, thế thì kết quả là gì đều có thể tưởng tượng ra được. Âm và Dương chính là như thế. Trong đại tự nhiên, khi một sự vật xuất hiện, đều có mang theo nhân tố do nó sinh ra, nhưng đồng thời cũng sẽ xuất hiện một nhân tố để khắc chế nó. Đó chính là đạo lý ngũ hành tương sinh tương khắc, cũng là đạo lý dựa vào nhau, ức chế lẫn nhau của âm dương. Cho nên đạo lý dưỡng sinh cũng vậy, khi bạn bị bệnh, luôn tồn tại một nhân tố khiến bạn sinh bệnh, đồng thời cũng sẽ có một nhân tố ức chế nó, có thể giúp bạn tiêu trừ nhân tố gây bệnh. Tương tự như thế trong thế giới tự nhiên, tại chỗ có tồn tại rắn độc, chắc chắn khu vực xung quanh sẽ có tồn tại loại thảo dược có thể giải độc.
  5. Đắc ý vong hìnhlà gì (vì đắc ý mà quên đi dáng vẻ vốn có của mình) ? Anh ta đã mất đi sự khống chế, mất đi sự ức chế của mặt âm, cho nên kết quả nhất định là …. cũng như thế con người không nên để tinh thần sa sút, vì như thế sẽ mất đi sự ức chế của mặt dương đối với họ.
  6. Làm thế nào để có Đại Trí Huệ? Nếu không có tấm lòng quảng đại, ở đâu mà có Đại Trí Huệ chứ.
  7. Tục ngữ có nói, sống đến già, học đến già. Học tập cũng cần phải hợp thời, đến tuổi nào thì học những điều mà ta nên học vào giai đoạn ấy, nếu không ắt sẽ không hợp thời, không tùy kỳ tự nhiên. Nhưng hãy xem sự giáo dục của chúng ta ngày nay, từ nhà trẻ đến đại học, có bao nhiêu điều là đáng để học. Lúc còn nhỏ nên học cái gì. nên học đạo đức, học hiếu đạo, tiếp theo là học nhận biết chữ, dấu chấm câu, tiếp theo là học cách làm việc. Đến tuổi thanh niên thì học cách làm sao để sống tốt giáo dục con cái tốt, làm cho gia đình hạnh phúc. Đến tuổi trung niên, học tập đạo dưỡng sinh. Đến những năm tuổi già, học cách buông bỏ tâm thái, an hưởng tuổi già. Ngành giáo dục cần học gì, chính là học những thứ này.
  8. Tình chí (loại tình cảm của con người)đối với bệnh tật có mối tương quan mật thiết với nhau, có một số bệnh tật là do tình chí gây ra, bạn dùng thuốc trị liệu, trị mãi mà vẫn không khỏi, đối với loại bệnh tật này, muốn cởi chuông thì phải tìm người buộc chuông. Ngũ chí có thể gây bệnh, ngũ chí cũng có thể giải trừ bệnh.
  9. Dưỡng sinh có một điều rất trọng yếu, đó là không được sợ chết. Người sợ chết Dương Khí không đủ, Dương Khí không đủ, tử thần sẽ tìm ra được bạn. Đây chính là điều mà đạo gia giảng, người tu luyện cần có một khí chất anh hùng. Nhân, Trí, Dũng không thể thiếu một trong ba.
  10. Khi nào bạn lấy học vấn lý giải được nó là vô cùng đơn giản và bình dị, lúc này bạn mới là chân chính đạt được một trong tam muội. Nếu như bạn vẫn còn cảm thấy nó là bác đại tinh thâm, thâm sâu không thể đo lường, chứng tỏ bạn vẫn chưa nắm được tinh túy của nó, mới chỉ nhìn thấy phần tươi tốt của lá cây, mà vẫn chưa nhìn thấy được căn bản của nó, lúc này bạn mới chỉ ở giai đoạn “”, vẫn chưa đặt được cảnh giới của “”. Tất cả đều không thoát được Âm Dương, vạn sự vạn vật đều không thoát khỏi được Âm Dương. Căn bản của điều này chính là Âm Dương. Biết được một điều này, mọi sự đều có thể hoàn thành.
  11. Tập trung tinh thần định khí, quên đi cả bản thân và mọi sự vật. Đó là cốt lõi của dưỡng sinh.
  1. Chủ minh ắt hạ an, theo đó để dưỡng sinh ắt sẽ thọ, tình thế sống chết cũng không nguy hiểm, thiên hạ ắt sẽ hưng thịnh. Chủ bất minh ắt thập nhị quan gặp nguy, khiến cho đạo tắc nghẽn không thông, thực thể liền bị thương tổn, theo đó để dưỡng sinh ắt sẽ mang họa, người trong thiên hạ, và gia tộc này sẽ gặp đại nguy, nghiêm cấm nghiêm cấm!
  2. Ứng dụng của Ngũ Hành tương sinh tương khắc: Phàm là do ngũ tạng hoạt động thái quá sẽ gây ra bệnh tật, đều có thể dùng phương pháp ngũ hành tương sinh tương khắc để trị. Giống như thế, phàm là vì ngũ hành không đủ dẫn khởi bệnh tật thì đều có thể dùng phương pháp ngũ hành tương sinh tương khắc để giải quyết. Đây là nguyên tắc căn bản của phép vận dụng ngũ hành.
  3. Người hiện đại thường chú trọng vào phương diện truy cầu đề cao chất lượng cuộc sống, hậu quả của loại truy cầu này rất đáng sợ. Cần biết, dục vọng của con người đối với vật chất là không có giới hạn. Khi mà loại dục vọng này không được khống chế, cũng tương đương sự thống khổ không có giới hạn của chúng ta. Kỳ thực, vật chất có thể đem lại sự hưởng thụ, thì tinh thần cũng có thể; thuốc có thể trị bệnh, thì phương pháp trị liệu tâm lý cũng có thể làm được. Cho nên, chúng ta dùng cả cuộc đời để truy cầu tài phú, thì chi bằng hãy dùng quãng thời gian ấy để bồi dưỡng một loại tâm thái tốt, khiến cho tinh thần của chúng ta đạt tới một loại cảnh giới siêu phàm.
  4. Sau khi con người nắm vững được phương pháp về sức khỏe, họ sẽ thực sự hưởng thụ được một trạng thái tự tin khi không còn lo sợ mắc bệnh. Cái loại cảm giác này thật tuyệt, hy vọng rằng bạn và chúng tôi đều có thể có được trạng thái tự tin đó.
  5. Thân thể của chúng ta là một cơ thể có đầy đủ trí tuệ và chức năng, thân thể của chúng ta có rất nhiều “lính gác” như: răng, ruột thừa, a-mi-đan v.v… Khi thân thể chúng ta có hiện tượng dị thường (thông thường là “thăng hỏa”), những lính canh này sẽ lập tức phản ứng thông báo tới đại não. Người thông minh lúc này nên điều tiết lại tâm thái, kiểm điểm bản thân, để thân thể cân bằng hài hòa trở lại. Vậy mà hiện nay Tây y đều làm những việc gì? Bạn bị đau đúng không, tôi sẽ cắt bỏ bộ phận bị đau của bạn. Hiện nay thậm chí còn có người, phát minh ra một loại máy, bạn bị viêm mũi dị ứng sẽ phải hắt xì hơi đúng không? Vậy tôi sẽ đốt cháy khu vực thần kinh mẫn cảm trong mũi của bạn, như thế sau này mũi bạn có bị kích thích gì đi nữa cũng sẽ không bị hắt hơi. Hậu quả của những việc làm như thế của Tây y chính là sau này nếu chúng ta lại tiếp tục bị bệnh, thì bộ phận bị cắt bỏ chính là lục phủ ngũ tạng của chúng ta.
  6. Hãy nhớ kỹ, khi chúng ta ngẫu nhiên bị đau bụng, hắt hơi, ho, phát sốt v.v… đều là hệ thống phục hồi thân thể của chúng ta đang hoạt động, đừng có quá lạm dụng thuốc khi vừa mới xuất hiện bệnh trạng, nếu không chính thuốc ấy sẽ phá hoại chức năng phục hồi thân thể của bạn, khi mà chức năng phục hồi của bạn bị suy yếu hoặc mất đi, thế thì bạn đã giao vận mệnh của mình cho thuốc rồi. Nên nhớ rằng, nếu bệnh trạng không nghiêm trọng, biện pháp tốt nhất là dưỡng tĩnh, an tâm tĩnh khí có thể khiến hệ thống sữa chữa của bản thân hoàn thành được công tác phục hồi. Cho nên, mỗi một người trong chúng ta cần thận trọng khi dùng thuốc, để cho hệ thống hồi phục chức năng của cơ thể được khôi phục, đây mới chính là đạo chân chính trong việc giữ gìn sức khỏe.
  7. Rất nhiều trọng bệnh hoặc bệnh hiểm nghèo, đều chỉ bắt nguồn từ một lý do: Hận. Khi mà cái hận này biến mất, bệnh ắt cũng theo đó mà tiêu trừ. Trong thế gian này điều khó giải quyết nhất chính là hận thù kéo dài, chính vì không hóa giải được cái hận đó, mới có những bệnh không thể trị khỏi được.

From: phinghiem216 & NguyenNThu

Qua đời vì ung thư, cô gái 27 tuổi người Úc để lại tâm thư gây bão MXH

Qua đời vì ung thư, cô gái 27 tuổi người Úc để lại tâm thư gây bão MXH

 “Hãy tận hưởng và sống trong khoảnh khắc đẹp thay vì mải mê ghi lại mọi thứ qua màn hình điện thoại. Cuộc sống không phải để sống qua màn hình, cũng không phải để có được bức ảnh đẹp một cách hoàn hảo.”

Holly Butcher, 27 tuổi, đến từ Grafton, New South Wales, Australia mới qua đời vào ngày 4/1 vì căn bệnh ung thư xương. Ở độ tuổi đấy, con người ta bắt đầu mơ ước đến một cuộc sống ổn định cùng với gia đình nhỏ. Nhưng với Holly, còn một khoảng cách rất xa mà có lẽ không bao giờ có thể với tới ước mơ ấy được.

Trước khi qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác, Holly Butcher đã viết một lá thư ngỏ để gửi tới tất cả mọi người trong cuộc sống này, để nói về cách sống mãn nguyện mỗi ngày của chính mình khi cô đang trên chặng hành trình cuối cùng đi tới kết thúc. Lá thư đã được gia đình cô gái chia sẻ trên mạng xã hội chỉ vài giờ sau khi cô trút hơi thở cuối cùng.

Cô từng là người đại diện cho bang đi thi đấu bóng quần và khúc côn cầu. Tuy nhiên, trong thời gian chiến đấu với bệnh tật, cô nhận thấy cơ thể mình ngày càng yếu ớt và không thể điều khiển cơ thể như trước được nữa. Bức thư được đăng tải lên tài khoản Facebook của Holly Butcher ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng với 64.000 lượt thích, 56.000 lượt chia sẻ và rất nhiều bình luận, những con số vẫn đang tăng lên theo từng giờ.

“Thật sững sờ khi bạn nhận ra và buộc mình phải chấp nhận cái ch.ế.t khi bạn mới chỉ 26 tuổi. Đó là điều tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới. Từng ngày trôi qua và tôi hi vọng cuộc sống sẽ vẫn tiếp diễn, cho tới khi điều không mong muốn đã xảy ra.

Tôi đã luôn hình dung trong đầu xem mình già đi thì sẽ thế nào, có nếp nhăn này, tóc bạc đi này, tôi sẽ lo toan vất vả vì gia đình với những đứa con, một gia đình mà tôi sẽ gây dựng với người đàn ông của cuộc đời mình. Tôi đã khát khao những điều ấy rất nhiều và giờ đây, mọi sự càng trở nên khó khăn.

Đó chính là cuộc sống. Cuộc sống mong manh, quý giá và khó đoán. Mỗi ngày được sống là một món quà, mà đôi khi chúng ta quên mất phải trân trọng.

Giờ tôi 27 tuổi. Tôi không hề muốn phải ra đi. Tôi yêu cuộc sống của mình. Tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi có nhiều thứ muốn làm cho những người tôi yêu thương. Nhưng đến bây giờ, những điều đó đều nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi.

Chợ Úc – Việc Làm Nhà Ở Tại Úc

Tôi không viết lá thư này để mọi người cảm thấy ghê sợ cái ch.ế.t, tôi thích ý nghĩ rằng ch.ế.t là điều không thể tránh khỏi, dù chúng ta thường cố tình không chấp nhận sự thật. Tôi muốn nói về cái ch.ế.t, dù đó là một việc không dễ. Tôi muốn những ai còn được sống khỏe mạnh trong cuộc đời này hãy thôi lo lắng về những điều nhỏ nhặt, vô nghĩa trong cuộc sống.

Đừng quên rằng mỗi chúng ta, ai rồi cũng đều có chung một kết cục, vì thế hãy làm những gì có thể để thời gian của bạn trở nên đáng giá, dù những điều điên rồ, ngớ ngẩn thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Tôi có rất nhiều thời gian để suy nghĩ về cuộc đời trong những ngày tháng cuối cùng này. Có khi giữa đêm khuya, những suy nghĩ mông lung lại xuất hiện trong đầu tôi.

Tôi nhớ lại những khi mình buồn rầu vì những điều mà giờ đây tôi cảm thấy chúng thật hài hước. Vậy nên, những khi bạn như vậy, hãy nghĩ về những người đang thực sự phải đối diện với những vấn đề trầm trọng.

Hãy biết ơn vì bạn chỉ gặp phải những vấn đề nhỏ nhặt và rồi bạn cũng sẽ vượt qua thôi. Những điều bực mình vẫn sẽ xảy ra nhưng xin bạn đừng quá để tâm, đừng cho phép những điều đó khiến bạn gây ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh.

Khi đã hiểu ra rồi, hãy bước ra ngoài, hít thở thật sâu, nhìn ngắm bầu trời và những cái cây, bạn sẽ thấy mọi thứ thật đẹp đẽ. Rồi bạn sẽ hiểu ra rằng bản thân may mắn thế này khi vẫn còn làm được một điều thật đơn giản như thế – hít thở.

Bạn có thể bị kẹt xe, có thể bị thiếu ngủ vì chăm con, người thợ cắt tóc bạn ngắn hơn yêu cầu, móng tay vừa sơn đã bị xước, vòng 1 quá nhỏ, da bạn bị rạn, bụng hơi to… Hãy mặc kệ những chuyện nhỏ ấy đi.

Tôi thề rằng bạn sẽ thấy những chuyện đó quá bé nhỏ nếu cuộc sống của bạn bất ngờ gặp biến cố lớn. Những chuyện đó chẳng nhằm nhò gì khi bạn nhìn cuộc sống một cách thoáng hơn.

Tôi đã phải chứng kiến cơ thể mình suy kiệt dần mà không thể làm gì được, tất cả những gì tôi mong muốn chỉ là có thể trải qua thêm một sinh nhật và một Giáng sinh nữa ở bên gia đình, và rồi tôi lại muốn sống thêm một ngày nữa để dành thời gian bên người yêu và chú cún cưng. Tôi chỉ cần thêm một ngày nữa mà thôi.

Tôi nghe người ta hay than phiền về công việc quá chán chường, về việc không có động lực tập thể dục, nhưng họ quên mất phải biết ơn vì cơ thể của họ có đủ khả năng để làm tất cả những điều đó. Lao động, luyện tập mỗi ngày nghe có vẻ là điều quá bình thường, cho tới khi cơ thể của bạn không còn cho phép bạn làm được những điều đó nữa.

Hãy trân trọng sức khỏe và cơ thể của bạn, cho dù đó không phải là vóc dáng lý tưởng bạn mơ ước. Hãy chăm sóc cơ thể, hãy vận động, nuôi dưỡng nó thật tốt, đừng ám ảnh tiêu cực về cơ thể mình.

Có sức khỏe tốt quan trọng hơn là có cơ thể đẹp. Ngoài ra, hãy cố gắng tìm ra niềm vui dành cho tinh thần mình. Bằng cách đó, bạn sẽ nhận ra rằng những điều hoàn hảo được thể hiện trên mạng xã hội, vốn luôn khiến bạn bất an khi đem ra so sánh với bản thân mình, chỉ là chuyện rất nhỏ.

Bất cứ tài khoản mạng xã hội nào khiến bạn cảm thấy bất an về bản thân, hãy ẩn tài khoản đó đi. Bạn cần phải mạnh mẽ bảo vệ những cảm nhận tích cực của bạn về chính mình.

Hãy biết trân trọng những ngày bạn khỏe mạnh, và ngay cả những ngày bạn không khỏe vì bị cúm, đau lưng, chệch mắt cá chân… Cũng hãy biết ơn vì đó không phải những bệnh tình trầm trọng và rồi nó sẽ biến mất thôi. Hãy than thở ít hơn nhé, hãy giúp nhau nhiều hơn nữa.

Hãy cho đi, thực sự bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Tôi ước gì mình đã giúp đỡ những người xung quanh nhiều hơn nữa. Kể từ khi bị bệnh, tôi đã gặp được rất nhiều người tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ tôi, thậm chí có cả những người xa lạ tôi không biết; có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ đền đáp lại được những tấm lòng bao dung ấy. Tôi sẽ không bao giờ quên và sẽ luôn biết ơn những người đó.

Khi bạn sắp ra đi, bạn sẽ không nghĩ tới việc đi ra ngoài mua sắm như bạn vẫn thường làm lúc còn khỏe mạnh. Lúc này, bạn nhận thấy mình thật ngốc nghếch khi đã tiêu quá nhiều tiền vào mua sắm.

Hãy mua quà tặng cho những người thân yêu thay vì chỉ chăm chăm nghĩ xem mình nên mua gì. Thứ nhất, chẳng ai quan tâm nếu bạn mặc một chiếc váy hai lần đâu. Thứ hai, bạn chắc chắn sẽ thấy rất vui nếu mời mọi người đi ăn nhà hàng, đi uống cà phê hoặc dành thời gian nấu nướng ở nhà.

Hãy biết trân trọng thời gian của mọi người. Đừng bắt họ phải chờ đợi mình, hãy luôn đúng giờ. Hãy trân trọng khi bạn bè muốn dành thời gian bên bạn.

Năm nay, gia đình tôi đón một Giáng sinh mà không có quà đặt dưới gốc cây thông, nhưng ai ai cũng cảm thấy hài lòng vì không phải chịu áp lực đi mua sắm trong dịp cuối năm bận rộn này. Chúng tôi dành thời gian để viết những tấm thiệp với những dòng thật chân thành để trao cho nhau. Chúng tôi đã thẳng thắn nhìn nhận rằng mua quà cho tôi lúc này không còn nhiều ý nghĩa.

Thật lạ lùng! Nghe có vẻ buồn, nhưng những tấm thiệp đem lại cho tôi nhiều cảm xúc hơn những món quà tôi từng nhận được.

Hãy sử dụng tiền của bạn vào những trải nghiệm ý nghĩa, hay ít nhất cũng đừng bỏ lỡ những trải nghiệm chỉ vì bạn đã tiêu hết tiền vào mua sắm.

Hãy đắm chìm mình vào thiên nhiên. Hãy tận hưởng và sống trong khoảnh khắc đẹp thay vì mải mê ghi lại mọi thứ qua màn hình điện thoại. Cuộc sống không phải để sống qua màn hình, cũng không phải để có được bức ảnh đẹp một cách hoàn hảo. Hãy tận hưởng thực sự khoảnh khắc đáng nhớ! Đừng cố gắng ghi lại khoảnh khắc để khoe với người khác.

Đôi khi hãy thức dậy sớm để nhìn ngắm thế giới xung quanh. Hãy nghe nhạc, thực sự lắng nghe. Âm nhạc là một liều thuốc tốt. Những bài hát cũ luôn là những bài hát hay nhất.

Hãy ôm lấy chú cúng cưng của bạn. Nói thật, nếu phải đi xa, tôi sẽ nhớ nó lắm.

Hãy trò chuyện với bạn bè, hãy hỏi xem dạo này họ thế nào, đừng chỉ nhớ nhau qua điện thoại.

Hãy đi du lịch nếu đó là đam mê của bạn, còn nếu không phải điều bạn muốn thì không cần phải đi.

Hãy làm việc để sống, đừng sống chỉ để làm việc.

Hãy làm những gì bạn cảm thấy hạnh phúc.

Hãy ăn những gì bạn thích, chẳng việc gì phải từ chối chỉ vì sợ béo.

Hãy mạnh dạn nói “không” với những điều bạn không muốn làm.

Đừng cố sống cuộc đời mà những người khác cho rằng thế mới là hoàn hảo. Có thể bạn chỉ muốn sống một cách bình lặng và như thế mới là ổn nhất cho bạn.

Hãy nói với những người bạn yêu thương rằng bạn yêu họ mỗi khi có cơ hội, và hãy yêu thương họ bằng tất cả những gì bạn có.

Cũng phải nhớ rằng nếu có ai hay điều gì khiến bạn cảm thấy khổ sở, thì bạn hoàn toàn có sức mạnh để thay đổi, dù là trong công việc, tình yêu hay bất cứ điều gì khác. Hãy mạnh mẽ thay đổi. Bạn không biết chắc chắn mình có bao nhiêu thời gian sống trên đời này, vì vậy, đừng lãng phí thời gian vì buồn khổ. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng nó đúng đấy.

Một điều cuối cùng, nếu bạn có thể hãy làm việc tốt cho nhân loại và bản thân mình bằng cách hiến máu thường xuyên. Việc làm này khiến cho bản thân cảm thấy tuyệt vời khi cứu được những sinh mạng khác. Người hiến máu đã giúp tôi sống thêm một năm nữa – một năm mà tôi sẽ mãi mãi biết ơn. Bởi vì tôi được sống trên đời cùng gia đình, bạn bè. Một năm mà tôi đã có những thời gian tuyệt vời nhất trong đời.

Tạm biệt!

Holly.”

 From: Do Tan Hung & Nguyen Kim Bang 

Bài rất hay dành cho người có tuổi

Bài rất hay dành cho người có tuổi

BS. Đỗ Hồng Ngọc

Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.

Nhiều người lớn tuổi nhìn vào gương mỗi ngày thấy mình già đi với những dấu chân chim ở đuôi mắt, vết hằn ở khóe miệng, nếp nhăn nhúm ở bàn tay…đã không thể chấp nhận được mình, đã âu sầu buồn bã, có người phải căng da mặt, bơm xóa vết nhăn hy vọng giữ mãi vẻ trẻ trung nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi cũng “hiện nguyên hình”, có khi tệ hơn!

Xây dựng hình ảnh về chính mình (self image) rất quan trọng. Nếu đó là một hình ảnh tích cực, nó sẽ giúp cho mình tự tin hơn và từ đó ảnh hưởng đến “môi trường” xung quanh, còn nếu là mot hình ảnh tiêu cực thì sẽ rất không hay.

Có món đồ nào mà xài vĩnh viễn đâu, ngay cả những máy móc tinh xảo được làm bằng những thứ kim loại tốt nhất. Gần đây thấy trên báo quảng cáo một cái tủ lạnh cũ của Thụy Sĩ rằng đã được xài đến 20 năm mà vẫn còn chạy tốt. Như vậy nhiều người trong chúng ta có thể vỗ ngực nói rằng mình đã “xài”đến sáu bảy chục năm mà hãy còn ngon đó chứ! Vậy ta phải biết ơn mình nhiều hơn.

Hãy thử xem bộ xương. Cơ thể ta có trên hai trăm cái xương lớn nhỏ được ráp nối với nhau để thành một khung xương, hoạt động được là nhờ các khớp, cũng đã xài được hằng mấy chục năm trời mà chẳng phải bơm dầu trét mỡ gì cả. Vậy mà nó vẫn làm việc trơn tru, êm rơ, chỉ khi ta tích tuổi, lớn tuổi rồi nó mới bị đau nhức chút đỉnh thì cũng phải thôi! Nhiều khi chỉ vì từ nhỏ ta đã không biết chăm sóc bộ xương đã làm cho nó bị lệch lạc đi như bị vẹo cột sống ở tuổi học đường, hoặc ăn những thức ăn làm cho các chất hoạt dịch giữa các khớp bị đơ cứng lại.

Ngay ở giai đoạn chấm dứt tuổi dậy thì, bộ xương đã hình thành với khối lượng xương cố định, chủ yếu là do di truyền nhưng cũng một phần do dinh dưỡng. Nếu biết quan tâm, thì ngay từ nhỏ đã phải được bồi dưỡng tốt để xương phát triển đầy đủ. Người lớn tuổi dễ bị loãng xương, dễ bị té ngã, đưa đến gãy xương, trật khớp. Nhìn một cành khô và một cành tươi thì biết. Cành tươi khó gãy vì vỏ dày, gỗ dai, nếu gãy cũng thường gãy dập; còn cành khô thì vỏ mỏng, gỗ giòn, khi gãy dễ gãy lọi. Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi, sau tuổi 65, rất dễ bị té ngã. Nữ dễ bị hơn nam.

Ngoài những chuyện gãy xương, trật khớp, rách cơ, dập phần mềm…còn có những biến chứng gần xa khác như viêm phổi, loét da, do phải nằm bất động trong một thời gian lâu dài. Để giảm bớt nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi, cần quan tâm tới môi trường sống của họ. Chẳng hạn các cầu thang trong nhà sao cho dễ đi, không trơn trợt, bậc thang đều, ánh sáng đầy đủ. Tuổi gia mắt kém, cảm giác về độ chênh không còn chính xác, phản xạ chậm, cơ thể điều hòa vận động giảm nên rất dễ té.

Người lớn tuổi vẫn cần phải tích cực vận động – tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao chẳng hạn – để tăng tính linh hoạt của các khớp và giúp cho cơ duy trì sự dẻo dai. Người ít vận động hoặc phải nằm một chỗ, tình trạng loãng xương càng xảy ra nhanh. Thuốc lá và rượu góp phần tăng tốc. Việc sử dụng estrogen để bù đắp phải được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều đáng để ý là một người khi lớn tuổi bị té ngã một lần thì về sau thì sợ hãi, ít dám vận động, do vậy mà sự phối hợp giữa thần kinh cơ càng kém, lại càng dễ bị té ngã những lần sau. Sự bảo bọc quá đáng của người thân trong gia đình càng làm cho người già thêm mau suy yếu.

Rồi thử xem bộ máy tuần hoàn của ta. Nếu biết rằng mỗi ngày trái tim ta phải co bóp cả trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu khoảng 7.000kg không ngừng nghỉ, kể cả lúc ta ngủ, đi vào một hệ thống mạch máu giăng mắc mà chỉ riêng hệ thống vi mạch nếu nối lại đã dài hàng trăm ngàn cây số (hơn gấp đôi chu vi trái đất) để nuôi cơ thể, ta mới thấy sức hoạt động của bộ máy tuần hoàn tuyệt vời đến thế nào! Có cái máy bơm nào làm việc liên tục với khối lượng như vậy hằng bảy tám chục năm trời mà không phải thay pin, không phải chùi rửa gì cả?

Vậy mà chẳng những ta không nhớ, không biết ơn nó, nhiều khi ta còn hành hạ nó, đầu độc nó, buộc nó nhảy tưng lên với những chất như rượu, trà, cà phê, thuốc lá…Chất nicotine trong thuốc lá chẳng hạn, chẳng những buộc nó phải làm việc nhanh lên mà còn lại co thắt các mạch máu nuôi dưỡng nó, làm cho nó bị thiếu dưỡng khí. Ta lại còn đầu độc tinh thần nó bằng cách luôn rên rỉ “Một trái tim khô, một trái tim mùa đông” hay hất hủi nó: “ngày rời Paris anh đã để quên con tim”…Thật ra một trái tim bình thường làm việc âm thầm bền bỉ đến nỗi ta tưởng như không có nó. Lúc nó lên tiếng “nhắc nhở”thì đã rắc rối rồi! Cho nên có một trái tim lành mạnh thật hạnh phúc mà nhiều khi ta không biết!

Còn mạch máu của ta cũng giống như những ống nước vậy. Khi ống nước còn mới thì nó dẻo dai, co giản dễ dàng, không có chuyện gì xảy ra, còn ống nước đã cũ thì khô cứng lại, độ thun giãn kém đi. Ở người cao tuổi, các mạch máu cũng dễ cứng hơn nên huyết áp dễ bị tăng cao. Huyết áp cao quá có thể gây ra những tai biến. Tăng huyết áp phải được theo dõi chữa trị đến nơi đến chốn. Bệnh tiểu đường càng làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn mạch. Do vậy, các nhà chuyên môn đều khuyên ta bớt ăn đường, bớt uống rượu, bớt ăn muối, bớt ăn mỡ, không hút thuốc…

Rồi thử xem buồng phổi của ta. Đó là nơi ta trao đổi không khí để sống. Người ta có thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn thở quá năm phút. Thiếu oxy (dưỡng khí) chừng năm phút thì các tế bào não sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được nữa. Có lẽ vì không khí không phải mất tiền mua nên ta thường coi như không hề có nó. Ta vẫn thở mỗi phút giây mà không nhận thấy không khí là cần! Có một buồng phổi hoạt động tốt ta chẳng hề quan tâm, thậm chí chẳng hề biết đến nó, cho đến lúc nó khò khè có cử thì lúc đó ta mới thật sự hốt hoảng.

Nói chung chúng ta thường không biết thở, không thèm thở, nhất là những lúc làm việc hăng say gần như quên thở hoặc những lúc có những cảm xúc mạnh như lo lắng, giận dữ ta cũng thường quên thở, nín thở. Thở là một phản xạ tự động nhưng ta lại có thể kiểm soát được hơi thở, nhịp thở, khác hẳn với các cơ chế tự động khác như của quả tim, mạch máu, dạ dày, gan ruột…hoạt động hoàn toàn ngoài ý muốn của ta. Cho nên ta có thể luyện thở được.

Buồng phổi của ta có khoảng 300 triệu phế nang, trải rộng ra ta có một diện tích rộng hơn 80m2, lớn hơn một phòng học. Mỗi khi ta hít phải không khí ô nhiễm bụi khói, vi khuẩn, thì lớp không khí ô nhiễm đó sẽ tràn ngập lên toàn bộ diện tích của phế nang. Khi còn là những lá phôi thì phổi và da có cùng nguồn gốc, do vậy mà sau này khi gặp lạnh tự nhiên ta sinh ra ho hen, đặc biệt người cao tuổi dễ bị viêm phổi do lạnh. Hệ thống hô hấp không chỉ có phổi mà còn có mũi, họng, thanh quản, khí quản cùng các cơ hô hấp mà cơ hoành là cơ trọng yếu nhất.

Ở mũi chúng ta chẳng hạn có một hệ thống mao mạch dày đặc để sưởi không khí, làm cho không khí ấm lại trước khi vào phổi. Gặp lạnh, ta sẽ bị ách xì, sổ mũi, nghẹt mũi vì các mao mạch trương nở. Không phải vô cớ mà người lớn tuổi thường khoác một chiếc khăn quàng cổ khi ra đường vì khi gặp lạnh chiếc khăn quàng sẽ giúp làm ấm mũi.

Những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sáng suốt, làm việc không biết mệt là những người biết…thở. Họ có những phương pháp “bì truyền”thường được gọi là dưỡng sinh, khí công, thiền, yoga…Có khi ta còn nghe được những câu có vẻ huyền bí như “đưa hơi xuống huyệt đan điền…”Thực ra không có gì là bí hiểm cả mà hoàn toàn có cơ sở sinh học. Ta biết cơ hoành là cơ hô hấp chính nằm vắt ngang giữa bụng và ngực, “phụ trách” 80% khối lượng hoạt động hô hấp. Cơ hoành di chuyển lên xuống như một cái piston trong lồng ngực làm cho buồng phổi nở rộng hoặc thu hẹp thể tích. Do vậy khi ta hít sâu thì cơ hoành bị đẩy xuống đến tận…dưới rún, nơi được gọi là huyệt đan điền hay khí hải.

Như vậy “đưa hơi xuống huyệt đan điền” thực chất là hít sâu đẩy cơ hoành lên xuống mạnh hơn, cơ hoành di chuyển rộng hơn, nhờ đó sự thông khí sẽ tốt hơn. Càng lớn tuổi cơ hoành càng làm biếng, nên người lớn tuổi cần luyện thở, tập dưỡng sinh, thi` cơ hoành mới làm việc tốt hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho họ dễ mệt mỏi, hụt hơi, cũng như bệnh giãn phế quản làm cho họ khạc rất nhiều mỗi sáng. Ngày càng có nhiều người bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Nhiều người già bị lao là nguồn lây bệnh trong gia đình mà không biết. Giữ môi trường trong sạch, tạo nhiều cây xanh bóng mát, gần gũi với thiên nhiên, tập thở đúng phương pháp, tránh thuốc lá..là những cách tốt nhất để biết ơn buồng phổi của ta vậy.

Lý Lập Ông, thế kỷ XVI, viết trong Nhàn tình ngẫu hứng: “Xét cơ thể con người, tai mắt mũi, tay chân, thân thể hết thảy đều cần thiết…chỉ có hai cái không cần thiết mà trời phú cho ta là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của loài người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá, mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”.

Lâm Ngữ Đường có lẽ cũng đống ý như thế nên ông cũng viết:“Chúng ta có một cái bao không đáy gọi là bao tử…Nó ảnh hưởng đến văn mình của nhân loại…Các hội nghị quốc tế căng thẳng đến thế nào, tới giờ cũng dừng lại để ăn….”. Rồi ao ươc: “Nếu con người có được cái diều như diều chim, có cái dạ dày của loài nhai lại chắc là không có tình trạng hiếu chiến, tàn ác vì loài ăn cỏ, ăn hạt đều hiền lành, loài ăn thịt đều hiếu sát”. Ông cũng đưa ra một nhận xét thú vị: “Gà trống cũng thường đá nhau nhưng không phải vì thức ăn mà vì gà mái. Con người mà có cái diều như gà thì chỉ còn những cuộc chiến nho nhỏ chứ không phải cần đến chiến tranh lớn để xuất cảng đồ hôp” . (Sống đẹp,  bản dịch Nguyễn Hiến Lê).

Thật tội nghiệp cho cái “bao không đáy” còn gọi là bao tử hay dạ dày của chúng ta!

Đó là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, đảm nhận việc “nạp năng lượng”để ta duy trì sự tồn tại và hoạt động suốt cả cuộc đời. Cái bao không đáy đó thực ra nó đã phải làm việc căng thẳng vất vả, co bóp, nhào nặn thức ăn thức uống suốt ngày đêm để cung cấp cho ta những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống. Nó làm việc âm thầm không hề kể công, hoàn toàn ở ngoài ý thức của ta vì khi nó nhào nặn co bóp như vậy ta không hề hay biết.

Để tiêu hóa được thức ăn, dạ dày phải tiết ra một chất acid mạnh mà nếu không khéo tự bảo vệ mình thì acid này sẽ tiêu hóa ngay chính bản thân nó, làm cho nó lở loét tùm lum mà ta gọi là loét bao tử (loét dạ dày). Thường nếu có lở loét thì dạ dày cũng âm thầm tự băng bó lấy cho mình, đến khi quá lắm thì mới kêu ca, lên tiếng, lúc đó ta có cái gọi là đau bao tử.

Nói chung ít khi ta thượng hại cái dạ dày của mình đừng nói chuyện biết ơn nó, trái lại ta sẵn sàng nhồi nhét vào đó càng nhiều càng tốt từ thịt cá voi đến rắn mối, thằn lằn, tác kè, chuột bọ, cào cào, châu chấu, nghêu sò ốc hến…Ta cũng sẵn sàng đổ vào hằng lít rượu đế, whisky, hằng két bia và vô số những chất độc hại khác như…thuốc trừ sâu, giun đầu gai v.v..Để ý một chút, ta thấy hệ tiêu hóa là một cái ống cơ dài từ miệng đến hậu môn, phình ra chỗ này, thắt lại chỗ kia để trở thành thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…Thức ăn thức uống đi xuyên qua cái ống đó là đã đi bên ngoài cơ thể, mà các bộ phận được phân công cắt xé, nghiền, nhồi trộn, nhào nặn, chuyển hóa, hấp thu..để đưa vào cơ thể sử dụng.

Cả một bộ máy làm việc quần quật liên tục không mệt mỏi như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể hằng ngày. Ta không thể tưởng tượng rằng mỗi ngày có hơn cả lít nước bọt được tiết ra là nhằm giúp cho miệng không bị khô, hôi và giúp tiêu một phần thức ăn. Ở người lớn tuổi, nước bọt tiết ra ít đi nên dễ bị đắng miệng, khô miệng, ăn không ngon.

Hệ thống nhung mao ở ruột non ngoằn ngoèo nhiều lớpcó tổng diện tích lên đến 250m2, bằng cả cái sân quần vợt, để hấp thu các dưỡng trấp nuôi cơ thể trôi qua, với các tế bào hùng hục hoạt động ngày đêm để trao đổi chất, với vô số vi sinh vật li ti sản sinh ra các men tiêu hóa, các vitamin. Gan đổ mật vào ruột, tụy tạng tiết men và insulin mà nếu thiếu nó ta sẽ bị bệnh đái đường. Bất cứ có một trục trặc gì trên cái ống đó đều gây ra những rắc rối đáng tiếc như bị tắc nghẽn đâu đó chẳng hạn. Một người bị bón thường xuyên cũng làm cho cái ống bị nghẹt, dẫn đến hôi miệng, ăn mất ngon, ngủ không yên.

Lâm Ngữ Đường có một nhận xét khá thú vị: “Đối với tôi, hạnh phúc trước hết là vấn đề tiêu hóa. Ruột ta mà vận động điều hòa thì ta hạnh phúc, không thì ta khổ sở. Sự tình chỉ có vậy thôi!”. Mà thật, cứ thấy người nào mặt mày lúc nào cũng cau có, nhăn nhó, khó chịu đăm đăm…thì chắc là đã bị bón hoặc trĩ kinh niên rồi! Người lớn tuổi cũng cần phải được cung cấp năng lượng đầy đủ, cần tránh béo bệu nhưng cũng phải tránh cả suy dinh dưỡng – chủ yếu là do thiếu chất đạm.

Cũng không nên quá sợ Cholesterol vì có loại cholesterol tốt cần cho cơ thể. Nên dùng dầu thực vật. Các vitamin được cung cấp từ thức ăn như rau quả, trứng, đậu, cà rốt, rau muống, gấc…Để giữ khẩu vị được ngon vừa ý, cần thêm những gia vị mà người có tuổi vẫn quen dùng như tỏi, tiêu, ớt. Không nên kiêng cử quá đáng làm cho ăn mất ngon. Đậu nành có lẽ là một thứ thức ăn lý tưởng vừa cung cấp đạm thực vật lại có chất phytoestrogen là một loại kích thích tố nữ rất tốt để làm giảm tốc độ lão hóa.

Một bữa ăn gia đình đông vui có con cháu sum vầy thì dù là rau muống, kho quẹt, đậu hủ…cũng đem lại nhiều chất bổ dưỡng cả về tinh thần lẫn năng lượng cho người lớn tuổi. “Hãy cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Lâm Ngữ Đường nói loài người có hai hạng, hạng ăn rau và hạng ăn thịt. Hạng ăn rau càng đông thì càng dễ có…hòa bình trên thế giới.

Rồi cái bọng đái nữa chứ. Phải bí đái một lần mới biết “giá trị”của cái bọng đái, mới biết ơn vô cùng khi có một cái bọng đái hoạt động bình thường, biết lúc nào thì phải chứa đựng, lúc nào thì phải co bóp, lúc nào thì mở cơ vòng và lúc nào phải đóng chặt lại. Thật là tai hại khi ở tuổi cao, cơ vòng bắt đầu hoạt động không tốt nữa, lúc cần đóng chặt thì nó lại mở ra, đặc biệt ở phụ nữ có tuổi.

Ở đàn ông, tuyến tiền liệt có thể phình to thành bướu chặn nghẹt đường lưu thông của nước tiểu, lúc cần tiểu lại tiểu không ra. Lại phải mổ, phải nong. Một kích thích quá mạnh như cười to, ho tràng dài hoặc vận động nhiều quá, cũng dễ bị đái són. Thuốc an thần, thuốc lợi tiểu sẽ làm cho đái són xảy ra thường xuyên hơn. Nói chung nếu tìm được nguyên nhân thì chữa trị không khó, đừng lúc nào cũng cholà tâm thần rồi bỏ mặc. Nên tập đi tiểu có giờ giấc, đừng đợi quá căng. Các loại tả lót thấm hút có thể dùng rất tiện cho người già khi đi lại tàu xe.

Cũng cần chú ý sắp xếp chỗ đi đại tiểu tiện sao cho thuận lợi, dễ đi, có đủ ánh sáng. Người mình thường coi chỗ tiểu tiện (toilet) như là một chỗ dơ bẩn xấu xí nên thường đặt ra phía sau nhà, xa nhà, trong khi đó thực ra toilet là một nhu cầu quan trọng của con người nên ở những khách sạn lớn, người ta bố trí toilet ngay trước phòng khách, sạch sẽ và thơm tho.

Mắt là giác quan quan trọng nhất của con người. Chăm sóc mắt là biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống. Có một quyển sách mà tác giả là một người mù, viết với lời tựa là “Nếu tôi được một ngày sáng mắt”! Những người bình thường có đôi mắt sáng nhiều khi không biết quý. Thử sống một ngày bịt kín hai mắt lại thì mới đánh giá được chất lượng cuộc sống nhờ đôi mắt.

Già thì mắt phải yếu đi, cảm giác về độ đậm cũng kém, thích nghi với bóng tối chậm và nhìn cố định không nét. Thủy tinh thể diều tiết kém nên không nhìn gần được, điều này ảnh hưởng chất lượng cuộc sống rất rõ, vì làm gì cũng phải đeo kiếng. Những nguyên nhân gây mù thường gặp là mắt hột, quáng gà, đục thủy tinh thể (cườm khô), và cườm nước (glaucoma). Theo Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO), người mù vì cườm khô đã chiếm hơn 40% số người già bị mù. Chín phần mười các trường hợp cườm khô là do tuổi già, cơ thể suy yếu; số còn lại là do các bệnh tiểu đường, chấn thương, suy dinh dưỡng…

Khi thấy mắt bị mờ dần, có đốm đen bay bay rồi cố định lại một chỗ, không đau nhức, không đỏ, tưởng là kính không đúng độ mà đo kính nào cũng không vừa thì phải nghĩ đến cườm khô. Hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa được cườm khô, chỉ có cách là phải mổ để thay thủy tinh thể đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo hoặc đeo kính để điều tiết. Hiện nay có những kỹ thuật mới để mổ cườm khô, đặt thủy tinh thể nhân tạo rất tiện lợi. Sau mổ, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường ngay.

Riêng cườm nước là một bệnh hết sức nguy hiểm vì dẫn đến mù lòa. Nếu được phát hiện sớm thì có thể tránh được mù. Bệnh cườm nước cấp tính gây nhức đầu dữ dội, có khi nhức nửa đầu kèm theo ói mửa, mắt đỏ, căng cứng, con ngươi nở lớn. Trường hợp này phải đến ngay bệnh viện có chuyên khoa mắt. Dạng cườm nước mạn tinh tiến triển âm thầm, chỉ thấy hơi đau mắt, xốn mắt, mỏi mắt và mờ dần. Nhiều người tưởng tại mình có tuổi nên mắt kém, không đo nhãn áp để chẩn đoán kịp thời.

Người lớn tuổi cũng thường nghe kém, lãng tai. Lãng tai một chút cũng hay, khỏi phải nghe những lời nói xấu mình! Cái gì khoái thì nghe không thì thôi. Từ 65 tuổi trở đi có hơn một phần ba số người bị lãng tai. Nghe kém sẽ làm cho việc truyền thông khó khăn hơn, có thể gây nguy hiểm trong giao thông, đi lại. Ngày nay có những dụng cụ trợ thính dễ sử dụng và rẻ. Ở các nước phát triển cứ ba người có tuổi thì một người mang máy điếc, nhờ đó họ có thể giao tiếp tốt hơn và tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp họ cảm thấy sảng khoái, không bị coi là tàn phế nữa.

Ở ta, nhiều người không ưa máy điếc vì nó ồn ào lại làm cho ta nghe rõ những “sự thật đau lòng”. Một vở kịch kể chuyện hai vợ chồng già, ông nói gà bà nói vịt nhưng rất hạnh phúc bên nhau, đến khi các con hiếu thảo gởi về cho mỗi người một cái máy điếc thì bắt đầu cãi vã nhau suốt ngày. Cuối cùng cả hai phải liệng cái máy điếc vào sọt rác!

“Chúng ta không chăm sóc bản thân mình mà để cho cơ thể làm việc đến hao mòn, vì vậy nó dễ bị hư hỏng sớm. Khi chúng ta còn khỏe mạnh, còn sung sức, thì chúng ta bóc lột ngay chính bản thân mìnhbóc lột các bộ phận trong cơ thể, bóc lột những khả năng của mình mà không hề cân nhắc, không hề nghĩ tới hậu quả. Ở lứa tuổi 50 tôi vẫn chưa chú ý lắm đến sức khỏe của mình…” Viện sĩ Misculine 90 tuổi viết như thế. Hiện nay mỗi sáng ông chạy bộ, tập thể dục đều đặn, chơi quần vợt, ăn uống điều độ. Ông nói “Tôi cảm thấy 30 năm trước đây tôi đã già yếu hơn nhiều so với bây giờ”!

   Trà xanh, rượu vang, ngô, khoai và sai lầm khi tập thể dục

   Trà xanh, rượu vang, ngô, khoai và sai lầm khi tập thể dục

Bài phát biểu chấn động về trà xanh, rượu vang, ngô, khoai và sai lầm khi tập thể dục

Giáo sư Tề Bá Lực vừa có bài nói chuyện về sức khỏe gây chấn động ở Trung Quốc bởi những thông tin không thể thiết thực hơn. Đây cũng là điều chúng ta cần biết sớm.

Giáo sư Tề Bá Lực là Trưởng khoa nội, Bệnh viện y học, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Tổng biên tập Tạp chí y học nước ngoài, Hội viên Hội y học Hoa Kỳ, thành viên Hội khoa học sức khỏe Trung Quốc. 

Dưới đây là bài trích dịch từ buổi nói chuyện mới đây của giáo sư Tề Bá Lực trong một cuộc hội thảo.

Nghiêm trọng và bất thường: Đa số đều chết do bệnh tật, rất ít người chết do tuổi già!

Trải qua hơn 6 năm làm việc tại Đại học Stanford, Mỹ, tôi vừa trở về (TQ) và muốn chia sẻ với mọi người rất nhiều những điều mới mẻ.

Theo kết quả điều tra dân số ở Bắc Kinh vừa công bố, chúng ta đã giành vị trí “quán quân” về lĩnh vực sức khỏe, trở thành nhà vô địch về bệnh cao huyết áp, và cũng chiếm vị trí đứng đầu về bệnh mỡ máu cao. Thật đáng tiếc khi nói ra điều này.

Bây giờ, tỷ lệ tử vong cao nhất là nhóm người ở độ tuổi từ 30-50. Tuổi tác chính là mục tiêu đáng giá nhất của đời người, mà mắc bệnh mỡ máu cao thì rất nguy hiểm.

Thế giới đã đưa ra một tiêu chuẩn cho tuổi thọ, người sống thọ là phải có độ tuổi cao gấp 5-7 lần tính từ thời gian trưởng thành hoàn thiện. Nghĩa là phải sống được từ 100-175 tuổi mới đúng.

Vậy tại sao chúng ta không đạt được con số đó? Lý do chính nằm ở chỗ chúng ta đã không coi trọng việc chăm sóc sức khỏe, vấn đề nghiêm trọng này phổ biến ở khắp cả nước. Ngày nay, đại đa số người đều chết do bệnh tật, có rất ít người chết do tuổi già.

Vấn đề rất nghiêm trọng như vậy, rất bất thường và cực đoan, đòi hỏi tất cả chúng ta phải khắc phục càng sớm càng tốt.

“Không phải là tôi sống thọ đâu, mà là mọi người chết quá sớm”!

Tuổi thọ của phụ nữ Trung Quốc trung bình thấp hơn phụ nữ Nhật tới tận 20 năm, đây là một sự khác biệt hoàn toàn, khoảng cách quá lớn và là điều không thể chấp nhận được!

Một kinh nghiệm tiên tiến của Nhật Bản trong việc chăm sóc sức khỏe đó chính là dựa vào cộng đồng. Họ tổ chức các buổi nói chuyện về sức khỏe hàng tháng như một lớp học, nếu ai không học thì sẽ phải học bù, tất cả đều phải học.

Tôi đã làm việc trong bệnh viện suốt hơn 40 năm qua, đại đa số bệnh nhân bị tử vong đều chết trong đau đớn. Hôm nay tôi nói điều này, với sự ủy quyền của Hội khoa học sức khỏe, Bộ y tế Trung Quốc, hy vọng mỗi người đều phải thật sự chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe.

Liên Hiệp Quốc đưa ra một khẩu hiệu: “Đừng chết vì thiếu hiểu biết”. Một thực tế khác là nhóm trí thức như chúng tôi, có tuổi thọ trung bình chỉ 58,5 tuổi. Một người học sau tiến sĩ như tôi, từ bé đến lớn mất 29 năm đèn sách.

Vậy thì sẽ làm được gì nếu tuổi thọ trung bình chỉ như thế? Thậm chí, rất nhiều nhà khoa học không sống được qua cái tuổi thọ trung bình nêu trên!

Khi tôi ở Stanford (Mỹ), tôi đã tranh thủ đến nhà của tướng Trương Học Lương, tham quan phòng trưng bày sinh nhật 100 tuổi của ông ấy, tôi đã học được rất nhiều điều bất ngờ. Ngay từ khi bước vào cửa, nhìn thấy ông ấy rạng ngời, mắt không hoa, tai không điếc. Nhiều người hỏi rằng, thiếu soái ơi, sao ông sống thọ đến như vậy?

Ông vui đùa trả lời rất rõ ràng rằng, không phải là tôi sống thọ đâu, mà là mọi người chết quá sớm.

Tôi cũng đã từng gặp rất nhiều người, ví dụ như bà Tống Mỹ Linh, cũng sống rất thọ, đến hơn 100 tuổi. Tôi đặt câu hỏi, tại sao họ có thể sống như vậy mà chúng ta lại không? Tôi đã rất ngạc nhiên, nhiều người trong chúng ta lại còn nghĩ rằng, cuộc sống này chỉ là cõi tạm, suy nghĩ này thật đúng là nguy hiểm chết người.

Bà Tống Mỹ Linh sống thọ đến hơn 100 tuổi

Vậy mọi người đã biết chăm sóc sức khỏe thế nào chưa? Trong một cuộc hội nghị quốc tế về sức khỏe tại tiểu bang Victoria (Mỹ) có một tuyên bố với ba nội dung quan trọng: Thứ nhất là chế độ ăn uống cân bằng, thứ hai là vận động thể dục thích hợp, thứ ba là trạng thái tâm lý ổn định.

Về cách uống đúng

Trong hội nghị chăm sóc sức khỏe Quốc tế đã chia ra 6 nhóm thức uống quan trọng như sau: 

Trà xanh; Rượu vang đỏ; Đậu nành; Sữa chua (bạn cần chú ý là sữa chua, không phải sữa); Canh xương; Canh nấm.

Tại sao lại đề cập đến món canh nấm? Bởi vì nấm có thể cải thiện chức năng miễn dịch.

Thế còn canh xương? Trong canh này chứa chất keo mềm, có thể giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ, vì vậy các nước hiện nay còn có cả phố kinh doanh món canh xương, trong khi chúng ta chưa để ý đến vấn đề này, rất hiếm quán ăn như vậy.

Tại sao đề cập đến sữa chua? Bởi vì sữa chua là để duy trì sự cân bằng của vi khuẩn. Tức là tạo môi trường để vi khuẩn có lợi phát triển, vi khuẩn có hại bị triệt tiêu, ăn sữa chua có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh. Chúng ta không phủ nhận tác dụng của sữa, nhưng so với sữa chua thì khác biệt rất lớn, chênh lệch tác dụng quá xa.

Bí quyết giúp bà Tống Mỹ Linh mắc ung thư từ tuổi 40 nhưng thọ đến 106 tuổi chỉ đơn giản là loại quả quen thuộc của mọi nhà?

Tại sao nên uống trà xanh?

Trà xanh có chứa phenol, mà phenol là chất có thể phòng ngừa ung thư. Trong tất cả các loại đồ uống thì trà xanh đứng vị trí số 1.

Nhật Bản luôn là nước làm công việc điều tra dân số đặc biệt tốt. Họ nói rằng kết quả điều tra dân số cho thấy những người trên 40 tuổi, không có ai trong cơ thể không chứa tế bào ung thư. Thế nhưng tại sao, có người mắc ung thư có người không? Điều này liên quan đến việc uống trà hay không.

Nếu bạn uống 4 cốc trà xanh mỗi ngày, các tế bào ung thư sẽ không phân chia, và thậm chí việc phân chia tế bào đó còn diễn ra chậm hơn 9 năm so với bình thường. Vì vậy, các sinh viên Nhật Bản đi học được khuyến nghị mỗi ngày nên uống một tách trà xanh.

Điều thứ 2 cần lưu ý là trà xanh có chứa flo. Từ thời cổ đại, con người đã biết và áp dụng điều này.

Người Nhật ngày nay đã xác định rất rõ, trà không chỉ làm chắc răng, mà còn có thể ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ mảng bám trên răng. Bởi chỉ sau ăn 3 phút là mảng bám có thể tích tụ thành cao răng.

Bây giờ nhiều người trong chúng ta có hàm răng rất xấu, bởi không những không súc miệng bằng nước trà, thậm chí còn không súc miệng bằng nước lọc. Tôi nói thật, trong bệnh viện thì nha khoa là bộ phận bận rộn nhất, còn trong chính khoa Nha khoa thì bộ phận làm răng giả, trám răng luôn bận rộn nhất.

Hãy thử nghĩ xem, nếu răng bạn chắc khỏe, thì đương nhiên là sẽ sống trường thọ rồi. Vậy mà rất nhiều người không hiểu điều này. Thực ra bạn cũng không cần mất sức nhiều, chỉ ngậm một ngụm trà để cho mảng bám tan ra thôi, lại làm cho răng thêm chắc khỏe.

Thứ ba, bản thân trà xanh chứa chất cam ninh, chất này có thể cải thiện sự dẻo dai của các mạch máu, khiến cho mạch máu không dễ dàng bị phá vỡ.

Rất nhiều người ở khắp nơi đã phải đến Bắc Kinh để điều trị tai biến mạch máu não. Cứ trong 4 người chết tại bệnh viện thì có 1 người xuất huyết não, điều đó rất nguy hiểm. Bệnh xuất huyết não không thể chữa được, mà nó sợ sự tức giận. Chỉ cần bạn bực tức, đập bàn hay trừng mắt, là mạch máu não có thể bị vỡ.

Tôi vì thế mà giờ đây cũng đã chăm chỉ uống trà xanh, vì tôi sợ con mình cũng nóng giận. Các bạn ạ, ở độ tuổi của các bạn, cũng có thể uống trà được rồi, uống trà sớm, thì sau này có tức giận mà đập bàn trừng mắt, thì cũng không quá lo lắng (đứt mạch máu não).

Uống trà sớm thì sau này có tức giận mà đập bàn trừng mắt cũng không lo đứt mạch máu não

 Vì sao nói cần uống rượu vang đỏ?

Người Châu Âu dù là già trẻ trai gái mỗi ngày đều uống một chút rượu vang đỏ, vì sao lại làm thế? Đó là trên vỏ quả nho có một chất gọi là “resveratrol.” Đó là một loại chất có thể chống lão hóa. Đây cũng là một chất chống oxy hóa, người hay uống rượu này có thể giảm mắc bệnh tim mạch..

Thứ hai là nó có thể giúp ngăn ngừa chứng ngừng tim đột ngột. Chúng ta đều biết rằng, tim có thể ngừng đập bất kỳ lúc nào, có thể là do bệnh tim, cũng có thể là do bệnh huyết áp, vấn đề liên quan đến thực phẩm ăn uống.

Một vài ngày trước, tôi đã đến một trường Đại học sự phạm để dự hội nghị. Nghe kể rằng một tiến sĩ 35 tuổi, buổi sáng vẫn còn làm việc vui vẻ hoạt bát, buổi trưa đã ra đi do mỡ máu quá cao.

Tôi lại dẫn kết quả điều tra dân số của Bắc Kinh cho các bạn thấy, trong 2 người (viên chức) thì có 1 người bị mỡ máu cao, vậy là tỉ lệ 50%. Nguy cơ của người mắc mỡ máu cao chính là đột ngột bị ngưng tim.

Có một chàng trai trẻ 20 tuổi, khi hút máu ra kiểm tra thì thấy toàn mỡ bóng nhẫy, rất nguy hiểm. Chúng tôi hỏi anh ấy ăn thế nào, anh ấy bảo ăn rất tốt. Chúng tôi nói rằng, không phải rất tốt, mà rất không hợp lý.

Rượu vang đỏ còn có một tác dụng khác là làm giảm huyết áp và giảm cholesterol trong máu.

Rượu nho mỗi ngày không nên uống quá 300ml, rượu trắng không vượt quá 5-10ml, bia không quá 300ml. Nếu bạn vượt quá số lượng này là sai, không nhiều hơn số lượng này là tốt.

Một số phụ nữ hỏi rằng họ không biết uống rượu thì phải làm sao. Tôi trả lời, không uống được rượu thì có biết ăn nho không, nếu ăn nho có thể không bỏ vỏ không? Nho ở đây là nho đỏ nhé. Nho trắng không có chất này.

Về cách ăn đúng

Cơ thể con người cần có một môi trường kiềm thấp, vì vậy nên ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc.

  1. Ngũ cốc “báu vật” chính là ngô

Về tác dụng của ngô, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ từng tiến hành khảo sát và thấy rằng những người Mỹ gốc da đỏ rất ít ai bị bệnh cao huyết áp, không ai bị xơ cứng động mạch, nguyên nhân là do họ ăn món lương thực chính là ngô.

Ngô chứa nhiều lecithin, acid linoleic, bột ngũ cốc… các chất này có thể không làm cho bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch.

Sau cuộc khảo sát này, tôi ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình bằng cách mỗi ngày đều ăn cháo ngô, dù là đang sống 6 năm liên tục tại Mỹ.

Khi tôi 70 tuổi, rất năng động, tràn đầy năng lượng, giọng nói vang, sung mãn từ đầu đến chân, da dẻ hầu như chưa có nếp nhăn. Lý do là gì? Đó là tôi đã ăn cháo ngô, tin hay không thì tùy bạn.

  1. Kiều mạch

Tại sao nhắc đến kiều mạch? Bây giờ mọi người đang mắc bệnh “tam cao”, có nghĩa là, cao huyết áp, cholesterol cao, lượng đường trong máu cao. Kiều mạch là một thực phẩm có tác dụng “ba giảm” để chống lại bệnh tam cao trên.

Kiều mạch chứa 18% cellulose, làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. Thống kê cho thấy, những người làm việc trong văn phòng khi mắc bệnh, có tới 20% bị ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.

  1. Các loại khoai

Khoai lang, khoai mỡ, khoai tây là những loại củ đã được trình bày trong các hội nghị về tác dụng tuyệt vời của nó. Nguyên nhân là do đây chính là thực phẩm “3 hấp thụ” gồm hấp thụ nước, hấp thụ chất béo- đường và hấp thụ độc tố.

Khi hấp thụ nước, chúng sẽ làm nhuận tràng thông ruột, giảm mắc bệnh ung thư các cơ quan tiêu hóa như trực tràng, kết tràng.

Hấp thu chất béo và đường thì sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Hấp thu độc tố thì sẽ làm giảm các bệnh viêm nhiễm đường ruột, cũng là nguyên nhân gây u nhọt.

Tôi từng ở Mỹ và thấy rằng người dân ở đó họ cũng thích ăn khoai, ăn nhiều món ăn được chế biến từ khoai. Tôi rất hy vọng mọi người sẽ ăn nhiều khoai, coi khoai là một trong những món nên có trong bữa ăn hàng ngày.

>> Giáo   giải  sao khoai lang lại  thực phẩm chống ung thư tốt nhất thế giới. Coi tại :

http://tapchitrungnien.com/giao-su-ly-giai-vi-sao-khoai-lang-lai-la-thuc-pham-chong-ung-thu-tot-nhat-the-gioi.html

  1. Hạt kê

Trong cuốn sách “Bản thảo cương mục” nổi tiếng của Trung Quốc có ghi rằng, kê có tác dụng trừ ẩm, kiện tì, giúp giấc ngủ ngon và tâm trạng vui vẻ. Nhiều tác dụng như vậy sao bạn không ăn. Đặc biệt là những người làm việc văn phòng, chúng tôi khuyên bạn nên ăn để có giấc ngủ tốt.

Các bạn nên tin rằng, chăm sóc sức khỏe bằng thực phẩm quan trọng hơn chữa bệnh bằng thuốc. Câu nói này cũng do danh y Lý Thời Trân nói đấy, vì vậy ông ấy viết sách “Bản thảo cương mục” cũng toàn viết về tác dụng của thực phẩm tốt như một vị thuốc.

Vì sao tôi nói nên dùng thực phẩm thay thế thuốc, vì trong 10 loại thuốc thì 9 loại chứa độc. Tôi chưa từng nghe nói rằng uống thuốc có thể làm cho bạn khỏe hơn. Đến vua uống thuốc cũng không thể thành công, thì bạn cũng không thể làm được.

Điều tôi muốn nói rằng, tôi không nhấn mạnh hay phủ nhận việc uống thuốc, nhưng tôi phản đối việc “loạn uống”, tức là uống linh tinh, tùy tiện. Tôi chủ trương uống thuốc là phải đạt 3 tiêu chí “ngắn, cân bằng, nhanh”. Tức là uống thuốc trong thời gian ngắn thôi, và uống xong phải bình an khỏe mạnh hơn trước.

Cách tập thể dục đúng

Buổi sáng sớm tinh mơ tập thể dục là rất nguy hiểm. Khi thức dậy vào buổi sáng, đồng hồ sinh học của cơ thể đang ở mức thân nhiệt cao, huyết áp cao, áp suất trong thận đang cao hơn buổi tối tới 4 lần. Nếu chơi thể thao ở cường độ cao, rất dễ gặp vấn đề, dễ bị tim ngừng đập.

Chúng tôi không phản đối việc đi bộ buổi sáng, thực hiện các bài thể dục đơn giản, Thái cực quyền, khí công, nhưng nếu buổi sáng mà để người già tập thể dục với cường độ cao thì quả thật lợi bất cập hại, tỉ lệ tử vong vì nguyên nhân này rất cao.

Tuổi thọ không liên quan đến giàu nghèo và địa vị

Có người hỏi tôi, họ nghèo quá không có tiền mà chăm sóc sức khỏe thì phải làm sao? Tôi xin thưa, các tổ chức quốc tế điều tra cho thấy, những nhóm người trường thọ nhất trên toàn thế giới lại sinh sống ở những vùng nghèo khổ.

Bạn nghe xem có kỳ lạ không, những người sung sướng mỗi ngày ở trong phòng tiệc, ăn đủ thịt gà cá lợn, đi đâu cũng xe đưa rước, nhưng bụng lại to, tôi đã điều tra và thấy, họ chỉ sống không quá 65 tuổi.

Chúng ta biết rằng, người có quyền lực nhất là các vị hoàng đế, đa số chết trẻ. Chỉ có vua Càn Long là sống được 89 tuổi.

Ông là một người rất biết chăm sóc sức khỏe, trong nhóm những đời vua của Trung Quốc thì ông là quán quân sống thọ. Chúng tôi đã tìm kiếm tư liệu về ông và biết rằng, thứ nhất ông rất thích thể dục, thứ hai là ăn uống cẩn thận, thứ ba là hay đi du lịch, vì thế ông mới sống thọ.

Vậy người có quyền và tiền, không hẳn là người sống thọ, quan trọng nhất là cách chăm sóc sức khỏe. Vì vậy mà Liên hợp quốc mới nhấn mạnh, đừng chết vì thiếu hiểu biết.

 Lich ngủ để phục hồi nội tạng cơ thể

 Lich ngủ để phục hồi nội tạng cơ thể 

Ngủ sớm không những là liều thuốc thần cho nhan sắc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là nội tạng rất cần một giấc ngủ sớm và sâu để phục hồi sau thời gian làm việc mệt mỏi.

Dưới đây là lịch ngủ gồm các giờ tương ứng với từng cơ quan bên trong, giúp bạn hiểu rõ tác dụng của việc ngủ đến sự phục hồi của nội tạng cơ thể:

Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng: là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức khuya để quá trình tạo máu diễn ra một cách thuận lợi.

Từ 3-5 giờ sáng: Đây là khoảng thời gian phổi thực hiện quá trình đào thải chất độc có trong phổi ra khỏi cơ thể. Biểu hiện quá trình đào thải độc tố của phổi trong thời gian này là những cơn ho dữ dội nếu bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.

Từ 5-7 giờ sáng: Mỗi người có một thời gian thức dậy khác nhau, nhưng trong khoảng thời gian từ 5-7 giờ sáng các bạn nên dành cho việc đi toilet, để đào thải chất độc chứa trong ruột già ra khỏi cơ thể.

Nếu đại tràng không được bài độc và hồi phục tốt, độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Đến một lúc nào đó bạn sẽ bị mọc mụn, xuất hiện các nốt thâm, và thậm chí tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng. Vì thế, cố gắng đi đại tiện trong thời gian này, càng để muộn thì độc tích nhiễm càng nhiều.

Từ 7-9 giờ sáng: Lúc này ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng đầy đủ, nên ăn những loại thức ăn tốt cho dạ dày như táo, củ cải,… Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chính, là nơi dự trữ, vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Vì thế vào thời điểm này bạn có thể ngồi xổm và tập luyện thở bụng. Tập đều đặn hàng ngày giúp kích thích tuần hoàn máu dạ dày, kích thích thay đổi tế bào mới, tăng hiệu quả tiêu hóa cho dạ dày.

Những lưu ý để có giấc ngủ sớm và sâu:

– Tắm nước ấm trước khi ngủ, ăn các thực phẩm giúp ngủ ngon như hồ đào, hoặc uống 1 ly sữa ấm

– Một số động tác yoga có thể hỗ trợ giấc ngủ.

– Trước khi ngủ, mát xa một số huyệt ở đầu và chân cũng có tác dụng giúp ngủ ngon hơn.

– Khi ngủ nhất định phải tắt đèn, bởi ánh sáng đèn sẽ khiến não bộ bị kích thích, làm bạn khó ngủ hơn.

– Giữ cho đầu óc thoải mái, tránh suy nghĩ về những công việc hoặc các rắc rối trong cuộc sống. Có thể nghe một bản nhạc nhẹ để dễ dàng ngủ hơn.

– Từ 22 giờ đến 2 giờ sáng không chỉ là quãng thời gian cơ thể bài độc tốt nhất, mà còn là quãng thời gian dưỡng da tuyệt nhất. Bởi vậy. nếu bạn muốn có 1 cơ thể khoẻ mạnh và làn da sáng đẹp việc ngủ sớm là vô cùng quan trọng. 

Nếu muốn có một sức khỏe tốt, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc và tuân thủ đúng lịch ngủ để phục hồi nội tạng cơ thể một cách hợp lí.

From: lucie1937 & NguyenNThu

Cười: Mười Thang Thuốc Bổ

Cười: Mười Thang Thuốc Bổ

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

“Laughter is the most inexpensive and most effective wonder drug”.

Bertrand Russel

Ta thường nghe nói: “Cười bằng mười thang thuốc bổ ”, “Cười là dược phẩm tuyệt hảo”, hoặc “Cười mang vui cho người, cho ta”..

Những ý kiến về sự ích lợi của nụ cười với sức khỏe này không phải là khám phá mới lạ, nhưng khoa học thực nghiệm ngày nay đã chứng minh các nhận xét đó là đúng.

Cụ Nguyễn Công Trứ của ta chẳng lấy nụ cười để giải cơn sầu:

“Ngồi buồn mà trách ông Xanh,

Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười;

Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

Vâng, làm cây thông ngạo nghễ vươn cao lên mà reo cười chẳng thú lắm sao.

Cụ Nguyễn Khuyến thì:

“Được thua hơn kém lưng hồ rượu,

Hay dở khen chê, một trận cười”

để xóa bỏ mọi tỵ hiềm trách móc khen chê.

Cụ Phan Bội Châu thì lấy nụ cười để xóa bỏ mọi dị biệt, oán thù giữa con người với con người:

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

Nhưng nhân ái hơn vẫn là nụ cười của mẹ hiền:

“Ví mà tôi đổi thời gian được,

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” – Trần Trung Đạo

Friedrich Nietzche triết lý “Trên thế gian, con người chịu nhiều đau đớn quá ghê gớm khiến họ bắt buộc phải sáng tạo ra tiếng cười.”

Nhà nhân chủng học Francois Rabelais thì cho “Cười là đặc tính của con người”.

Triết gia Pháp Henri Louis Bergson thêm “ Biết cười và biết chọc cười là hai đặc tính của con người và là một hiện tượng tích cực của xã hội.”

Vậy Cười là gì nhỉ?

Theo Tự Điển Việt Nam của Nguyễn Như Ý, cười là “tỏ rõ sự vui vẻ, thích thú bằng sự cử động môi hoặc miệng và có thể phát ra thành tiếng”.

Các tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ định nghĩa cười là “nhích môi, há miệng, nhe răng, phát ra tiếng hay không để tỏ sự vui mừng hay một ý tứ gì”.

Một tác giả khác giải thích “cười là một hành động tạo ra những âm thanh và cử động của mặt và thân thể, biểu thị một cách sôi nổi một sự thích thú, vui vẻ hoặc khinh bỉ”.

Cười là một động tác bẩm sinh, xuất hiện ở bất cứ em bé nào sanh ra được dăm tuần lễ, dù các em chẳng may có bị tật nguyền khiếm khuyết thính thị. Bé mới sanh 10 ngày tới sáu tháng chưa biết nhột mà cảm thấy khó chịu khi ta cù vào chân. Sau tuổi đó, khi cù thì bé lại lăn ra ngủ vì không biết cách đối phó. Mãi tới bốn tuổi bé mới biết nhột và cười khi ta cù gãi vào chân.

Nói chung, để được gọi là cười, phải có sự phối hợp của ba yếu tố: hơi thở thoát khỏi miệng từng hồi đứt đoạn; tiếng động do không khí chạm vào thanh quản và sự co giựt của bắp thịt trên mặt. Các bắp thịt này rất nhỏ, ngắn nhưng tương ứng với nhau: một cơ chuyển động thì các cơ khác cũng phụ họa theo.

Cười bắt đầu ở cửa miệng với sự nhếch mép làm chuyển động các bắp thịt ở miệng, mũi, má, quanh mắt. Chuyển động lan xuống khí quản, dây thanh âm, các bắp thịt ở bụng, hoành cách mô, phổi. Hơi thở thoát ra rồn rập và nếu kéo dài có thể đưa tới hụt hơi, ngộp thở.

Những kiều cười

Trên mặt có 15 cặp bắp thịt tham dự vào việc cười, trong khi đó thì có tới 72 bắp thịt cần được vận dụng để nhăn nhó, khó chịu. Y lý và võ thuật Đông phương cho là có cả trăm huyệt cười trên cơ thể, với ba huyệt chính: một nằm ở gan bàn chân, huyệt đại tiếu ở nách và huyệt kinh môn ở lưng.

Tùy theo các bắp thịt co mà ta có những nụ cười khác nhau:

nụ cười nửa miệng, cười miếng chi, chúm chím;

cười duyên, cười tình, cười con mắt có đuôi;

cười rúc rích với nhau như mấy bé gái nói vụng với nhau về mấy cậu trai cùng trường;

cười khì, cười hề hề thành thật vì vui không hậu ý, vô thưởng vô phạt;

cười khoái trá, cười giòn tạo không khí vui vẻ, sung sướng;

cười hóm hỉnh ranh mãnh nhìn vào mắt kẻ đối thoại như muốn tỏ rằng mình đã biết cái bí ẩn, bề trái của họ;

cười xòa, cười huề bỏ qua mọi căng thẳng cho xuôi công việc;

cười ngoại giao, cầu tài nịnh, cười lỏn lẻn, dã lã để được việc cho mình;

cười mát chế riễu, cười khẩy coi thường, cười nhạt không bằng lòng, cười quỷ quyệt ngọt ngào nhưng đầy âm mưu xấu;

cười tới chẩy nước mắt, vãi đái và đau cả bụng;

Lịch sử kim cổ đã có nhiều nụ cười đáng nhắc nhở như tiếng cười ô trọc, ngạo mạn củaVõ Tắc Thiên; cười khêu gợi của Dương Quý Phi; nụ cười thầm kín, huyền bí khi ẩn khi hiện trên bức tranh của thiếu phụ Joconde; nụ cười hứa hẹn của Điêu Thuyền khi chuốc rượu Lã Bố; cười vô tư, tự do của bầy trẻ vừa tan lớp học; cười đáng giá ngàn vàng của Bao Tự; cái cười khoái trá, liên tục đến chết của Trình Giảo Kim trước tình đời đen bạc tráo trở; cười hà hà, khanh khách, the thé rồi ằng ặc của Bành Trưởng Lão khi bị Hoàng Dung thôi miên; cười thỏa mãn của Ngưu Cao khi nhẩy xuống sông bắt sống được tướng địch Ngột Duật.. Hoặc

“Miệng cười bừng nở hàm răng lựu;

Sáng cả trời xanh mấy dặm trường”, qua thơ Huy Cận.

Và công dụng của Cười ra sao?

Kinh nghiệm dân gian Việt Nam vẫn nói “Cười bằng mười thang thuốc bổ.»

Cách ngôn Ái Nhĩ  Lan có câu “Một nụ cười thoải mái, một giấc ngủ ngon là các liều thuốc hữu hiệu nhất của các thầy thuốc.»

Voltaire đã có ý kiến «Nghệ thuật của y học là giữ cho người bệnh được thoải mái để cho thiên nhiên làm hết bệnh» Thiên nhiên đây phải chăng là nụ cười.

Đã có nhiều quan sát, nghiên cứu thực nghiệm về công dụng của nụ cười với sức khỏe.

1 – Ích lợi thể xác

a – Với bệnh Tim

Theo bác sĩ thần kinh tâm trí William Fry, chuyên viên về hài hước và sức khỏe, thì đã có những chứng minh khoa học là sự cười đùa thích thú kích thích đa số các hệ thống sinh lý trong cơ thể. Một cơn cười rung bụng làm tim đập mau hơn, máu lưu thông dễ dàng hơn, các bắp thịt vận động co duỗi tốt hơn. Nó giống như một sự vận động và sau trận cười ta cảm thấy thư giãn thoải mái. Những nụ cười  như vậy ngăn cơn suy tim bằng cách làm tâm thần thoải mái, nhẹ nhàng, tan biến buồn rầu, tức giận, giảm ứ đọng máu lưu thông tránh tai biến não, làm giảm khó chịu vì nan bệnh ung thư..

Trên Tạp san Y Học Hoa Kỳ JAMA ngày 12-7- 1984, bác sĩ Donald Black cho hay cơn cười vui tái tạo sự thăng bằng, kích thích máu lưu thông và tạo ra cảm giác thoải mái.

Tại Đại Hội lần thứ 73 của hiệp Hội Tim Hoa Kỳ tại thành phố New Orleans, Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 11 năm 2000, bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch Michael Miller trình bầy là người bị bệnh tim cười 40% ít hơn so với người cùng lứa tuổi không có bệnh tim. Họ thường ít nhận ra hoàn cảnh đáng cười hoặc là lợi dụng hoàn cảnh đó để thoát ra khỏi một khó chịu. Ngoài việc cười ít hơn , họ còn dễ giận hờn dù hoàn cảnh có tích cực, đáng vui. Theo bác sĩ Miller, cho tới bây giờ, để giảm nguy cơ lên cơn suy tim, ta thường giảm chất béo, vận động cơ thể, không hút thuốc lá. Nhưng trong tương lai, có lẽ lời khuyên để có một trái tim lành mạnh, sẽ gồm có vận động cơ thể, ăn uống đúng cách, giảm chất béo, không hút thuốc lá kèm theo một hoạt động hữu ích khác là cười đùa vui vẻ nhiều lần trong ngày.

Người ta chưa biết tại sao cười ngừa được bệnh tim nhưng chắc chắn là sự căng thẳng tâm thần có liên hệ tới tổn thương viêm thành mạch máu rồi chất béo đóng trên động mạch vành, đưa tới lên cơn đau tim. Nên nhớ một trong những nguy cơ của cơn suy tim là căng thẳng, lo âu.. Khi tươi cười thì ta cảm thấy tự tin, tích cực và kiểm soát được sự hoảng sợ và sẽ phục hồi mau hơn.

b – Với Huyết áp

Nụ cười làm hạ huyết áp. Khi mới cười thì huyết áp hơi nhích lên một chút. Nhưng sau một tràng cười, cơ thể đã thoải mái rồi thì huyết áp giảm xuống.

c – Tăng sức đề kháng

Cười tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Theo Hội Tiếu Trị Liệu American Association for Therapeutic Humor, cười tăng sản xuất T cell chống lại vi khuẩn, tăng sức đề kháng, tăng hóa chất tốt trong cơ thể.

d – Cười với viêm xương khớp

Nhà báo Norman Cousins bị bệnh viêm cứng khớp đốt xương sống. Ông ta thấy mỗi ngày khi cười rung bụng mươi phút thì giảm đau và ngủ thoải mái được hai giờ mà không cần dùng thuốc men gì. Theo Cousins, sự cười có tác dụng tốt vào tâm trí ông ta do đó giảm khó khăn bệnh hoạn. Cười làm thư giãn bắp thịt bằng cách tăng hóa chất catecholamine, hóa chất này lại kích thích tiết ra một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể là endorphins.

đ – Cười giảm cơn đau

Nhiều bệnh viện đã áp dụng trị liệu bằng Cười như một thứ thuốc làm giảm đau đớn, lo âu ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hiện nay có trên 1300 Câu Lạc Bộ Cười Laughter Club trên thế giới do bác sĩ Kataria bên Ấn Độ khởi xướng thành lập. Ta nhớ rằng có nhiều cơn đau cũng do cảm xúc mà ra và nếu ta ngâm mình trong sầu bi, tự trách thì cơn đau tăng, mà qua sự vui cười hớn hở thì đau cũng giảm lần.

e – Cười với hô hấp

Cười làm hô hấp tốt hơn và giảm thán khí trong máu; tăng cường hệ miễn dịch, có nhiều huyết cầu tố chống lại nhiễm hô hấp; cung cấp nhiều dưỡng khí cho não bộ, khiến ta suy nghĩ tốt hơn; giảm huyết áp, giảm u sầu; làm bắp thịt mạnh hơn. Có người đã nói rằng nếu ta thực hiện từ 100 tới 200 cơn cười mỗi ngày thì sẽ mang lại ích lợi cho cơ thể tương đương với mươi phút chạy bộ.

g – Cười với trí não

Những nụ cười giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, do đó não cũng được nuôi dưỡng đầy đủ. Các chức năng của não hoạt động hữu hiệu hơn, con người tinh anh sáng suốt hơn.

h – Cười với vận động cơ bắp

Trong khi ta cười thì các bắp thịt ở hoành cách mô, lồng ngực, trên mặt, trong ruột… đều chuyển động và trở nên mạnh mẽ, dẻo dai hơn, tiêu hóa thực phẩm hữu hiệu, dưỡng khí vào phổi nhiều…Cười cũng giup tiêu hao một số năng lượng dư thừa nằm trong các tế bào mỡ ở bụng, ở mông, tương tư như một lúc đi bộ.

2 – Ích lợi Tinh thần

Victor Hugo có nói: «Tiếng cười là ánh nắng mặt trời làm tan biến mùa đông trên gương mặt lạnh như tiền».

Còn Arnold Glasgow thì  cho tiếng cười là viên thuốc an thần không có tác dụng phụ».

Các nghiên cứu cho hay, nụ cười làm giảm căng thẳng, làm tinh thần phấn khởi, làm thư giãn tâm hồn và giúp ta cảm thấy thoải mái.

Óc hài hước thay đổi thái độ con người. Họ trở nên nhãn nhặn, hiền hòa, dễ thương hơn. Không có óc hài hước, con người như ù lì, trì trệ, cau có.

Theo Joe Goodman, Giám Đốc Chương Trình Hài Hước Humor Project, thì một số kích thích tố tiết ra do căng thẳng đều bị cơn cười vui làm tan biến. Trong đời sống hàng ngày, ta không thể tránh được những phút căng thẳng, nhưng một cơn cười phá đều làm nó hết đi. Ta có thể tự hài hước mà không mất tiền mua, không cần gia nhập câu lạc bộ sức khỏe hoặc đi khám bác sĩ.. Ông ta đề nghị chúng ta lập một thư viện với nhiều phim, sách hài hước khác nhau. Khi thấy dấu hiệu buồn phiền thì vào coi một đoạn phim, đọc một đoạn văn vui, để rồi cười phá lên.

Freud coi cười là môn thuốc tẩy xổ ưu phiền.

Darwin coi cười là đối nghịch với khóc mà khóc là dấu hiệu của phiền não, đau đớn.

Từ lâu, các nhà y học đã nhận thấy rằng những bệnh nhân yêu đời, tự tin và hy vọng đáp ứng thuận tiện hơn với điều trị và mau lành hơn người lúc nào cũng u sầu, than thân, nản lòng.

Voltaire có ý kiến tương tự: “Có người cười như lên cơn động kinh; người ta cũng nói có kẻ chết vì cười; điều này tôi không tin lắm nhưng chắc chắn là có nhiều người chết vì sầu thảm”.

Tác giả Nguyễn Gia Thiều cũng đã viết:

“Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa”.

3 – Cười với tương quan xã hội

Nhà văn tiền phong Nguyễn Văn Vĩnh thì: “Việt nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì mà dở cũng hì; phải cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.”

Cười làm ta tự tin, yêu đời hơn, tăng giao hảo với mọi người. Nơi làm việc mà có sự hòa thuận, vui vẻ thì nhân viên làm việc với nhiều hiệu năng, giảm căng thẳng, tăng sản xuất và tăng tình cảm đẹp giữa người này với người khác.

Nụ cười có sức mạnh hàn gắn mọi xích mích, bất hòa, đổ vỡ vì nụ cười mang con người xích lại với nhau, tạo ra quan hệ tốt. Có người đã nói «Nụ cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người».

Cười cũng cho ta một khoảng cách để lùi lại, một thời gian để suy nghĩ và đối phó với khó khăn rồi tiếp tục tiến tới.

Làm sao để có nụ cười

Cười là một xúc động lành mạnh dễ lan truyền, chứ không nguy hiểm như lây lan cúm gia cầm, cúm người. Đây là một hoạt động giải trí tự nhiên, không tốn tiền, không có tác dụng xấu, thích hợp cho mọi người, mọi tuổi. Chỉ một nụ cười nhỏ nhưng niềm vui có thể lan truyền khắp trái đất.

Cho nên khi thấy một nụ cười, hãy tiếp nhận, đừng để nó lạc lõng và hãy tạo ra một dịch cười, khiến mọi người cùng nhiễm cái vui. Cũng may là rất ít người miễn nhiễm, dị ứng với cười, dù là đến từ ai.

Để có óc hài hước, có nụ cười:

Mỗi ngày hày tìm kiếm cơ hội để cười

– Tăng tiếp xúc với nguồn hài hước

– Mỗi ngày dành mươi mười lăm phút để cười

– Khi nghe một câu chuyện cười thích thú thì ghi lại

– Cười VỚI mọi người chứ không cười VỀ người ta. Người với người khác làm tan băng giá mà cười (diễu) về người khác là tạo ra băng đá.

– Tránh nói chuyện buồn

– Cười khi thấy thích hợp

– Học cười ở trẻ em : tới tuổi mẫu giáo, các em cười 300 lần mỗi ngày, còn người lớn giòi lắm chỉ cười được 17 một ngày. Liêu có hà tiện quá không nhỉ ?!!

Kết luận

Nói về ích lợi của Cười đối với cơ thể thì nhiều vô tận.

Xin kết luận với câu nói của Steve Bhearman: “Hài hước có sức mạnh chữa trị rất lớn đối với xúc động. Ta không thể vừa tức giận, sợ hãi, đau đớn khi ta đang ôm bụng cười phá lên.”

Và của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu ta duy trì một tình cảm thân ái và đầy tình thương thì tự nhiên cửa lòng ta mở rộng. Qua cánh cửa đó, ta sẽ đối thoại dễ dàng với mọi người. Ta sẽ thấy rằng họ cũng như ta và từ đó ta sẽ sẵn sàng liên hệ với họ và tạo ra một tình bạn tốt, sẽ bớt đi sự e dè, không còn cảm giác sợ hãi, nghi ngờ, bất an”.

Người Nhật mỗi buổi sáng đều chào đón bình minh với lời cầu nguyện và vỗ tay, như để khơi động mở màn cho một ngày mới. Chỉ với vỗ tay là tiếng gọi thể xác bừng tỉnh, làm ta thấy vui vẻ, sung sướng.

Giá kề, ai cũng làm được như vậy, thì thế giới sẽ tràn ngập những nụ cười…

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Texas –Hoa Kỳ