4 triệu chứng vào buổi sáng cảnh báo nguy cơ nhồi máu não

Kimtrong Lam
4 triệu chứng vào buổi sáng cảnh báo nguy cơ nhồi máu não

Nhồi máu não có triệu chứng lâm sàng phức tạp, nó liên quan đến vị trí tổn thương não, kích thước của các mạch máu do thiếu máu não, mức độ nghiêm trọng của thiếu máu cục bộ, những căn bệnh mắc phải trước khi phát bệnh cũng như việc các nội tạng quan trọng khác có bị bệnh hay không.

Nếu nhẹ thì có thể hoàn toàn không có triệu chứng nào, đồng nghĩa với đột quỵ âm thầm. Nhưng cũng có khả năng sẽ liên tục xuất hiện các triệu chứng như tê tay chân hoặc chóng mặt, hay còn gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Nếu nặng thì không chỉ gây tê tay chân, thậm chí còn có thể dẫn đến hôn mê cấp tính hoặc tử vong. Chẳng hạn như vỏ não bị tổn thương, biểu hiện bởi những cơn động kinh trong giai đoạn cấp tính của bệnh mạch máu não, tỷ lệ bị đột quỵ trong vòng 1 ngày sau khi động kinh là rất cao (tuy nhiên, trường hợp động kinh là dấu hiệu ban đầu của bệnh mạch máu não thì lại khá hiếm).

Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu não

Nếu sau khi thức dậy vào buổi sáng mà có 4 triệu chứng sau đây thì cần phải cảnh giác có nguy cơ bị nhồi máu não, bạn hãy cẩn thận:

1. Đau đầu, chóng mặt

Nếu ngủ không ngon giấc vào ban đêm, thì sau khi thức dậy chúng ta sẽ cảm thấy chóng mặt, đó là điều bình thường, tuy nhiên đây cũng là một trong những hiện tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra nhồi máu não, bởi vì nếu mạch máu bị tắc nghẽn, não sẽ không được cung cấp đủ máu, vì vậy sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu và chóng mặt.

Hiện tượng này chủ yếu là do sau một đêm, nồng độ máu trong mạch máu tăng cao, huyết áp cũng theo đó tăng lên, do đó sẽ xuất hiện hiện tượng tắc nghẽn mạch máu, từ đó phát sinh nguy cơ nhồi máu não. Nếu gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội kết hợp với buồn nôn thì có thể đây là dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ do thiếu máu não.

2. Cứng lưỡi

Nếu vào buổi sáng sau khi thức dậy mà bạn nhận thấy bị cứng đầu lưỡi, nói chuyện khó khăn thì có thể là do thần kinh não có triệu chứng bị tắc máu, nếu nặng thì cả phần mặt sẽ có cảm giác co cứng.

3. Tay chân mất kiểm soát

Nếu buổi sáng thức dậy cảm thấy tê cánh tay, cầm gì cũng không vững hoặc tay chân mất kiểm soát thì cũng phải cảnh giác rằng đây dấu hiệu báo trước nhồi máu não.

4. Mờ mắt

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy mắt bị mờ hoặc nhìn vật thể không rõ ràng, hay xuất hiện tình trạng hai mắt đột nhiên tối sầm, nhưng một lúc sau sẽ tự động trở lại bình thường, thì đây có thể là hiện tượng rối loạn chức năng võng mạc do thiếu máu não. Không được thờ ơ khi gặp tình trạng này, bởi vì đây cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của nhồi máu não.

Mỗi năm có hàng vạn người chết vì bệnh này

Nguyên dân dẫn đến nhồi máu não trong sinh hoạt hàng ngày

1. Quá mệt mỏi

Khi quá mệt mỏi hoặc không nghỉ ngơi đầy đủ có thể sẽ dẫn đến nhồi máu não, bởi vì những điều này đều có thể làm thay đổi huyết áp hoặc động lực máu, dễ gây đột quỵ.

2. Hạ huyết áp quá mức

Khi hạ huyết áp quá mức sẽ dẫn đến nhồi máu não, vì vậy nhất định phải uống đúng thuốc hạ huyết áp, đồng thời liên tục đo huyết áp trong thời gian uống thuốc cũng như điều chỉnh liều lượng thuốc, tuyệt đối không được tùy ý tăng giảm liều lượng thuốc hạ huyết áp.

3. Tính tình nóng nảy hoặc u uất

Khi chúng ta quá tức giận hoặc u uất sẽ dễ dẫn đến nhồi máu não, bởi vì u uất, lo âu và tức giận trong một thời gian dài có thể sẽ khiến chức năng điều hòa của thần kinh mạch máu trở nên bất thường hoặc làm co mạch máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não, đột quỵ.

4. Nghiện rượu, hút thuốc

Nghiện rượu và thuốc lá cũng có thể gây ra nhồi máu não. Bởi vì chất độc trong thuốc lá có thể gây hại cho nội mạc mạch máu, làm co mạch máu, do đó dễ dẫn đến nhồi máu não. Còn khi uống rượu, đặc biệt là uống nhiều những loại rượu mạnh có thể nói là vô cùng có hại đối với mạch máu, cũng có thể gây đột quỵ.

Ngăn ngừa đột quỵ

Ăn uống thanh đạm, ít muối, kiểm soát lượng calo, nên vận động nhiều và lưu ý các vấn đề về huyết áp, đường huyết, mỡ máu…

Thanh Trúc.

Image may contain: one or more people and closeup

Số bệnh nhân giang mai ở Sài Gòn tăng mạnh

Kinh khủng nếu các ông chồng mang bệnh từ bên ngoài về gieo rắc trong gia đình?!!!

******

Số bệnh nhân giang mai ở Sài Gòn tăng mạnh

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Số người mắc bệnh giang mai ở Sài Gòn đến Bệnh Viện Da Liễu điều trị ngày càng tăng mạnh, mỗi ngày có khoảng 20-30 người với đủ độ tuổi từ 13 đến 80 tuổi.

Nói với báo Tuổi Trẻ ngày 3 Tháng Tám, 2019, Bác Sĩ Lê Quốc Trung, trưởng Khoa Lâm Sàng 3, Bệnh Viện Da Liễu Sài Gòn, cho biết số người mắc bệnh giang mai (Syphilis) ở Việt Nam đang có xu hướng tăng, đặc biệt là ở bệnh nhân nam, trong đó đồng tính nam tăng nhiều.

Điều đáng nói là ngoài nhóm thanh thiếu niên có tuổi đời từ 13 đến 16 tuổi mắc bệnh giang mai khá nhiều do quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn, bệnh viện còn điều trị cho không ít những bệnh nhân lớn tuổi, thậm chí có ông trên 80 tuổi.

“Bệnh giang mai ở Việt Nam có từ lâu, nhưng nhiều năm về trước bệnh đã giảm hẳn. Tuy nhiên từ năm 2000, bệnh bắt đầu có xu hướng nhích lên, đặc biệt là từ năm 2010 đến nay có xu hướng tăng mạnh hơn,” Bác Sĩ Lê Quốc Trung nói.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bệnh Viện Da Liễu Sài Gòn, năm 2015 chỉ có 1,678 bệnh nhân giang mai đến bệnh viện điều trị, thì năm 2016 có tới 2,460 bệnh nhân. Sang năm 2017 tăng lên 3,366 và đến năm 2018 vọt lên 5,340 bệnh nhân.

Riêng năm 2019, tuy chưa có số liệu thống kê nhưng các bác sĩ da liễu nhận xét “bệnh vẫn có xu hướng tiếp tục tăng.” Đó là chưa kể những bệnh nhân điều trị ở các bệnh viện khác hay chưa được phát hiện bệnh.

Cũng theo ông Trung, từ năm 2005 trở về trước, bệnh giang mai ít có những biểu hiện lâm sàng. Trong những năm đó, những người được phát hiện mắc bệnh là do “tình cờ” được thử máu làm xét nghiệm.

Theo đó, phần lớn bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện da liễu, hoặc đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe, làm xét nghiệm trước khi mổ… được các bác sĩ phát hiện ra bệnh giang mai.

Còn những năm gần đây, số bệnh nhân mắc bệnh giang mai “có những biểu hiện trên triệu chứng lâm sàng ngày càng tăng.” Với những bệnh nhân này bác sĩ chỉ cần khám, nhìn là phát hiện được bệnh nhân đang mắc bệnh.

Bên cạnh đó, có khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh giang mai không có biểu hiện gì mà cũng không nguy hại gì và tình cờ được làm kết quả xét nghiệm mới phát hiện ra.

Ngoài ra, Bác Sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng Khoa Nhiễm-Thần Kinh Bệnh Viện Nhi Đồng 1 (Sài Gòn), cho biết thêm trước đây bệnh viện nhi rất hiếm có trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh đến điều trị, nhưng nay số trẻ mắc bệnh này đang có xu hướng tăng lên do bị lây nhiễm từ cha, mẹ khi mang thai.

Người Già Nên Tránh!

Người Già Nên Tránh!

BS Nguyễn Văn Đức

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng

1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm:
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4- 6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

2. Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng:
Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút.
Bước 1: Khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút.
Bước 2: Ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân.
Bước 3: Cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà

3. Không nên ngoái đầu một cách đột ngột:
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

4. Không nên đứng co một chân để mặc quần:
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần

5. Không nên quá ngửa cổ về phía sau:
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện.
Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau

6. Không nên thắt dây lưng quá chặt:
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom.
Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

7. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức:
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già.. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm.
Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

8. Không nên nói nhanh, nói nhiều:
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

9. Không nên xúc động:
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: “Đừng chết vì thiếu hiểu biết”. Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài, mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ

BS Nguyễn Văn Đức

Sức khỏe là tất cả

Sức khỏe là tất cả

Chiếc giường đắt nhất thế giới này chính là giường bệnh: Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm. 

Một đại gia kia không may mất sớm, vợ anh đem 19 tỷ thừa kế đi lấy chính người lái xe của đại gia. Anh lái xe trong lúc hân hoan đã nói: “Trước kia, tôi cứ nghĩ mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới là người làm thuê cho tôi”.

 Trong cuộc sống bộn bề, quay cuồng cùng công việc, tiền tài, danh vọng, có một sự thật đắt giá mà nhiều người không nhận ra: Sinh mệnh đời người quan trọng hơn tất cả!

 Bạn có công nhận những điều này: 

  • Một chiếc máy smartphone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa.
  • Một căn biệt thự sang trọng, 70% diện tích là trống trải.
  • Một căn phòng chứa đầy quần áo, mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến.
  • Một đời người, dù kiếm được bao nhiêu tiền, 70% là không tiêu xài.

 Cuộc đời như một cuộc đua… 

Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng. Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, men gan.

 Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình. Nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.

 Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, thể lực, tâm lực bỏ ra để phấn đấu cho một tương lai xán lạn, không thua kém bè bạn, để gia đình được nở mày nở mặt.

 Nhưng bao nhiêu thời gian tiêu tốn cho công việc, quay cuồng trong tiền tài sự nghiệp là bấy nhiêu thời gian sức khỏe hao mòn, giống như một chiếc giẻ lau bị vắt kiệt, khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.

 So với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼

 Sung sức nhất là những ngày tuổi trẻ, nhưng so với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼. Phải nói, tuổi trẻ thật ngắn ngủi, quay đi quay lại cũng chỉ bằng một cái chớp mắt. Vậy nhưng nhiều người lại quan niệm còn trẻ còn khỏe, phải tranh thủ tận dụng cái tuổi trẻ ấy để làm việc mà quên rằng 3/4 quãng thời gian sau, mình lại cần nhiều sức khỏe hơn cả để làm những việc lớn hơn. Một gia đình hạnh phúc, những đứa con thông minh, những ngày tuổi cao thảnh thơi khỏe mạnh, đó là những việc lớn của đời người mà khi còn trẻ chúng ta thường không nghĩ ra được.

 Một đời người rốt cục đáng giá bao nhiêu tiền?

  • Một chiếc áo giá 2 triệu, giá niêm yết có thể chứng minh.
  • Một chiếc xe 1 tỷ, hoá đơn xuất kho có thể chứng minh.
  • Một căn hộ 5 tỷ, hợp đồng mua bán cũng có thể chứng minh.

 Vậy theo bạn, một đời người đáng giá bao nhiêu? 

Bạn đã bao giờ tính toán xem cuộc đời của bạn đáng giá bao nhiêu? 

Duy chỉ có sức khỏe mới chứng minh được điều đó, bởi chiếc giường ĐẮT NHẤT thế giới này là giường bệnh. 

Steve Jobs, người hùng của giới công nghệ, trong những khoảnh khắc cuối đời đã để lại những lời trăn trối như sau: “Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công. Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó. Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra. 

Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác

 Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn. Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất,“cuộc đời bạn”. Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc, “cuốn sách sức khỏe mà cuộc sống ban cho bạn”. Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng. Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè… Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác”.

 Quả thực, nếu hiểu và trân trọng chính mình, bạn sẽ nhận ra sức khỏe là bất động sản lớn nhất của đời người, là bộ quần áo bảo vệ bạn khỏi nắng mưa, gió rét, là hợp đồng bảo hiểm tốt nhất bạn có thể ký. Do vậy, đừng lôi máy tính ra tính toán bạn tiêu bao nhiêu tiền cho SỨC KHOẺ.

 Bởi vì trên đời này, có một món tiền bạn nhất định phải tiêu, hoặc là để chăm sóc sức khỏe trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của bạn.

 Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn. Đúng là trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai mắc bệnh thay bạn được.

 Hãy trân quý chính mình, bạn nhé! 

Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe.

 Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định. Tiền bạc rất quan trọng nhưng sức khỏe còn QUAN TRỌNG HƠN, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu sức khoẻ KHÔNG CÒN. 

Bởi vậy mới có câu: Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm. 

Vậy nên hãy trân quý sức khỏe của mình, trân quý chính mình bạn nhé!

From:Truong Le (không biết tác giả)

Sức khỏe và tuổi về hưu

Sức khỏe và tuổi về hưu

Năm ngoái, tôi dự định đóng cửa phòng mạch để về hưu. Cô y tá khuyên can: “Bác sĩ ơi, đừng về hưu. Em thấy ai về hưu cũng sanh bệnh và chết sớm!”

Có phải thật như vậy hay không?

Nghỉ hưu sớm có thể kéo dài tuổi thọ. Đó là kết luận của một nghiên cứu từ trường Đại Học University of Amsterdam, đăng trên báo Health and Economics, năm 2017.

Nghiên cứu cho thấy, đàn ông trên 54 tuổi, nghỉ hưu sớm, trên 42% sẽ sống lâu hơn ít nhất là 5 năm so với người nghỉ hưu trễ. Vì số phụ nữ tham gia nghiên cứu quá ít, nên không có được kết luận.

Người ta đưa ra hai giả thuyết:

Thứ nhất, nghỉ hưu sớm sẽ có nhiều thì giờ để đầu tư cho sức khoẻ. Ví dụ như, được ngủ nhiều hơn, tập thể dục thể thao nhiều hơn, và nếu có vấn đề về sức khoẻ thì sẽ quan tâm lo đi khám bác sĩ sớm hơn.

Thứ nhì, công việc làm có thể bị stress, và stress có thể gây ra cao huyết áp, một căn bệnh giết người thầm lặng. Nghỉ hưu sớm đi kèm với sự giảm thiểu nguy cơ bị truỵ tim hay tàn tật vì tai biến não.

Nghiên cứu trên đây cũng phản ánh một số nghiên cứu khác, ví dụ như ở Mỹ, cho biết sau 7 năm về hưu, nguy cơ bị cao máu hay tiểu đường sẽ giảm đi 20%. Ngoài ra các nghiên cứu từ Do Thái, Đức, Anh Quốc và nhiều xứ Châu Âu cũng có những kết luận tương tự.

Ngược lại, có công việc để làm cũng đem lại nhiều lợi ích, thay vì ăn không ngồi rồi. Bác sĩ người Nhật, Dr. Shigeaki Hinohara, sống đến 105 tuổi, đã cho lời khuyên là, muốn sống lâu thì không nên nghỉ hưu!

Ở trong môi trường làm việc sẽ giữ cho trí tuệ và cơ thể hoạt động bình thường. Khi làm việc chung, giao tế với mọi người sẽ giúp cho ta bớt cô lập. Mà cô đơn sẽ dẫn đến tình trạng tắt nghẽn của tư duy, và kể cả chết non.

Công việc làm, không những thế, còn cho ta một mục đích để sống. Các bệnh tim mạch và giảm trí nhớ dễ phát sinh nếu ta sống không có mục đích. Một nghiên cứu cho thấy, càng làm việc dài lâu, càng bớt bệnh giảm trí nhớ.

Một số vấn đề tiêu biểu khi nghỉ hưu sớm gồm có:

1-Bạn có thể bị khủng hoảng về phương hướng của cuộc sống. Một câu hỏi mà những người nghỉ hưu sớm có thể bị lúng túng khi “bị” hỏi: “Bạn làm nghề gì để sinh sống?”

2-Bạn có thể tự vấn lòng mình là quyết định về hưu sớm đúng hay sai?

3-Người ta có thể hiểu lầm bạn là người không thành công trong xã hội. Mọi người đi làm, mà mình không làm có thể bị hiểu lầm là người vô tích sự, vô nghề nghiệp, và có thể là vô gia cư!

4-Bạn có thể không vui và hạnh phúc hơn là lúc còn đi làm

5-Bạn có thể bị cô đơn, buồn chán. Đi chơi vacation nhiều lắm 5 hay 6 tháng là chán, lại về nhà ngồi nhìn bóng câu bay qua cửa sổ, hay ngủ gục trước màn hình ti vi.

Cô đơn và buồn chán có thể đúng nhưng, nhưng, có thật sự là những người nghỉ hưu sớm thường dễ sanh bệnh và chết sớm hay không?

Nói cho đúng, nghỉ hưu và chết sớm không hẳn là một liên hệ trực tiếp mà có thể chỉ trùng hợp. Một số người nghỉ hưu vì đã có vấn đề với sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm việc. Ngược lại, nếu sức khoẻ còn tốt ở tuổi hưu trí, không hẳn là nghỉ hưu sẽ sinh bệnh mà chết sớm.

Ngưng làm việc nhưng không phải là ngưng sống. Nghỉ hưu sớm hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân, mà trong đó, ba câu hỏi chính cần phải suy xét là: tài chánh, sức khoẻ, và định hướng của cuộc sống. Cả ba vấn đề nầy không nên để đến tuổi về hưu mới đặt ra. Có nghĩa là, phải lo giữ gìn sức khoẻ từ khi còn trẻ, không nên phung phí. Do đó, nên để dành thì giờ để nghỉ khi còn làm việc, đừng đợi đến lúc nghỉ hưu mới gọi là nghỉ thì có thể quá trễ.

Nói đến phung phí, phải nói luôn đến tiền bạc và tài chánh. Nếu còn sức khoẻ và còn vui với công việc thì nên tiếp tục làm việc, nhưng không nên đặt mình vào tình trạng phải làm ở tuổi hưu trí vì thiếu tiền bạc.

Chúng ta, ai cũng có một khoảng thời gian hạn hữu trên trái đất này. Cả một cuộc đời từ khi sanh ra và lớn lên, đi học, đi làm, lập gia đình, có con, dựng vợ gả chồng cho con cái. Mỗi ngày thức dậy là đi làm cho đến tối. Cứ như thế, một ngày như mọi ngày, “rồi một chiều tóc trắng như vôi.” Đùng một cái, nhìn tới, nhìn lui, thấy mình đến tuổi hưu trí. Câu hỏi về việc về hưu trước sau gì cũng được đặt ra.

Một khảo sát trong năm 2017, tham vấn 400 bác sĩ ở Mỹ, 68% trả lời là họ không hề nghĩ đến chuyện nghỉ hưu sớm. Một số quan tâm bao gồm: thiếu cơ hội giao tế xã hội, cuộc sống vô nghĩa khi không có mục đích, và sự cô đơn buồn chán dẫn đến buồn phiền, tuyệt vọng.

Nghĩ lui nghĩ tới, tôi quyết định tạm gác chuyện về hưu thêm 5 năm nữa. Rồi hẳn tính tiếp.

Hồ Ngọc Minh.

Image may contain: one or more people, people standing, ocean, sky, outdoor and water

CHOLESTEROL không gây hại mà cực kỳ cần thiết cho cơ thể

CHOLESTEROL không gây hại mà cực kỳ cần thiết cho cơ thể
Tác giảĐình Vũ NguồnSOTT Ngày đăng: 2019-07-11


Cơ chế tạo ra căn bệnh tưởng về cholesterol
Đã có biết bao người phải lo lắng và hao tiền tốn của vì vấn đề “mỡ máu cao”, “nhiều cholesterol” trong máu. Hàng trăm triệu người phải uống các loại thuốc để hạ mức cholesterol xuống, người dân khắp nơi được giáo dục cách ăn uống sao cho cholesterol không tăng lên. Nhưng rất có thể các tội đã quy cho cholesterol cũng chỉ là “bệnh tưởng”, bởi lẽ cholesterol thực ra là tối cần thiết cho sự sống của cơ thể.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, cholesterol được cho là thủ phạm gây ra với các vấn đề tim mạch của dân chúng. Ý tưởng này xuất phát từ người Mỹ, khi đó tỷ lệ tử vong vì tim mạch cũng khá cao, lên tới 30% số ca tử vong.
Một cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực dinh dưỡng lúc đó là Ancel Keys, người đã đưa ra công chúng kết quả nghiên cứu từ một công trình gọi là Nghiên cứu bảy nước – Seven Countries Study, trong đó chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh tim mạch. Những người ăn nhiều thịt và sữa sẽ bị cholesterol cao và mắc bệnh tim. Sự ảnh hưởng của Ancel rất lớn nên những người có ý định phản bác lại lý thuyết này đã nhanh chóng bị đè bẹp và bị công kích mạnh mẽ.
Như vậy thông điệp cholesterol gây ra bệnh tim mạch, và ăn nhiều thực phẩm có chứa mỡ bão hòa như thịt, trứng, sữa… được ồ ạt tuyên truyền cho công chúng. Cholesterol và béo trở thành kẻ thù của bất kỳ ai muốn có được trái tim khỏe mạnh. Điều này “tạo công ăn việc làm và thu nhập” cho nhiều ngành nghề khác nhau: phát triển thuốc để giúp hạ cholesterol (ví dụ statins, zetia…), làm ra các loại thực phẩm không có béo bão hòa…
Lịch sử sẽ sang trang
Tuy nhiên, ngay từ khi giới chức y tế kết tội cholesterol, nhiều chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu đã phản đối lý luận này nhưng vì lý do này hay lý do khác mà cũng chỉ như đá ném ao bèo, rộ lên một vài cuộc tranh cãi rồi đâu lại vào đấy. Nhưng qua đó người ta cũng tìm được nhiều điều thú vị.
Nhiều chuyên gia cáo buộc Ancel Keys, người khởi xướng và đặt nền móng cho lý luận này là đã cố tình xử lý phân tích số liệu theo chiều hướng chủ quan. Mặc dù có số liệu của 22 nước vào thời điểm đó, nhưng Ancel chỉ lọc ra 6 nước và đã vẽ lên được một đường cong sắc nét cho lý thuyết mà ông ấy đưa ra. Sau đó là cuộc “dội bom tuyên truyền” của giới chức y tế trên các kênh truyền thông khiến cho nó trở thành hiển nhiên đúng. Những clip quảng cáo cho thấy mỡ có thể làm tắc cả đường ống nước, và cách thức mà nó hành xử với các mạch máu cũng như thế. Người ta cũng cập nhật vào trong các giáo trình cho các bác sĩ như vậy.
Theo tiến sĩ Earnest Curtis, ông cũng được dạy ở trong trường đại học y khoa về tác dụng không tốt của cholesterol, và “thấy không có lý do gì để nghi ngờ về nó”. Tuy nhiên khi làm sâu thêm về tim mạch, ông phát hiện thấy có những bệnh nhân bị đứng tim mà mức cholesterol lại rất thấp, mức độ cholesterol cao hay thấp đều không có liên hệ gì với bệnh tim. Thoạt đầu ông cũng cho rằng đó là vấn đề xác suất, là những trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên các những “ngoại lệ” như thế xuất hiện quá nhiều đến mức ông phải nghi ngờ và đi tìm hiểu lại nguồn gốc của lý thuyết về cholesterol, sau đó đã phát hiện ra những thiếu sót mà theo ông là không thể chấp nhận được. Cuốn sách mang tiêu đề The Cholesterol Delusion (tạm dịch là: Ảo tưởng cholesterol) của ông góp phần giúp người ta hiểu hơn về chuyện này.
Tiến sĩ tim mạch Stephen Sinatra cũng cho biết ông thường xuyên yêu cầu bệnh nhân của mình dùng thuốc hạ cholesterol, giống như một người thân của công ty bán thuốc. Tuy nhiên, khi kỹ thuật siêu âm phát triển, ông nhận thấy rõ ràng nhiều người có mức cholesterol cao nhưng động mạch không bị tắc nghẽn, và ngược lại! Cùng với tiến sĩ Jonny Browden, ông đã xuất bản cuốn sách The Great Cholesterol Myth (tạm dịch: Điều huyền hoặc nhất về cholesterol).
Những câu chuyện như của tiến sĩ Sinatra và Kertist có nhiều đến mức khó mà thống kê hết. Tính đến nay, có đến hàng trăm công trình nghiên cứu từ các nơi khác nhau khẳng định rằng cholesterol thực sự không có hại cho tim mạch, mà còn là điều hoàn toàn ngược lại.
Bạn sẽ ra sao nếu không có cholesterol?
Các chuyên gia phát hiện ra rằng, cholesterol nắm giữ nhiều vai trò quan trọng đến mức khó mà liệt kê được hết, các tế bào của bạn sẽ không thể sống mà thiếu cholesterol. Nó có mặt trong từng tế bào của cơ thể, là một thành phần của màng tế bào, giúp sản xuất ra các hooc-môn, vitamin D và axit mật cho quá trình tiêu hóa chất béo, và đặc biệt sống còn đối với các chức năng thần kinh.
Cholesterol rất quan trọng cho sức khỏe của não bộ, giúp hình thành nên trí nhớ. Mức cholesterol thấp có liên hệ đến nguyên nhân gây ra các vấn đề mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm, đột quỵ và rối loạn hành vi.
Không nên hạ cholesterol bằng mọi cách
Trừ một số trường hợp có mức cholesterol cực kỳ bất thường cần can thiệp bằng thuốc thì nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên động đến nó, hoặc tìm mọi cách để “đè” nó xuống. Bởi lẽ mỗi cơ thể là khác nhau, và nhu cầu về cholesterol cũng cao thấp khác nhau. Gan chịu trách nhiệm sản xuất đến 75% lượng cholesterol cần thiết, khi sử dụng thuốc để hạ cholesterol xuống, cơ thể sẽ phải tự động điều chỉnh để kéo bù lại. Nếu tiếp tục uống thuốc thì cuộc giành giật tiếp tục cho đến khi một trong hai bên chịu thua.
Nhiều chuyên gia cũng đồng ý quan điểm rằng, cholesterol chỉ có một loại, và việc chia cholesterol thành loại tốt và xấu là không hợp lý. Chúng có thể có những chức năng và cách thức hoạt động khác nhau mà con người chưa nắm rõ.
Việc uống thuốc hạ cholesterol đã được hàng trăm công trình nghiên cứu chứng minh là mang lại nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe người dùng.
Theo tiến sĩ Mercola (drmercola.com), tác dụng phụ của statin – một loại thuốc được dùng để hạ cholesterol – phổ biến nhất là các vấn đề liên quan đến cơ, mất trí nhớ, tăng đường huyết, thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư…
Cuộc tranh luận về cholesterol và các loại thuốc liên quan được xem như là một vấn đề nóng nhất của ngành y hiện đại trong suốt mấy thập kỷ qua. Người ta cũng nghi ngờ sự can thiệp của các đế chế dược vào trong các quyết định của giới chức y tế khiến cho sự việc vẫn dậm chân tại chỗ như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn hy vọng có thể vào một ngày nào đó không xa, người ta sẽ phải dũng cảm thừa nhận những sai lầm trong việc kết tội cholesterol.

Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần nhờ học cách tha thứ

Ngày 7 tháng 7 hàng năm là ngày dành cho sự tha thứ (Global Forgiveness Day). Đây là thời điểm tuyệt vời để suy nghĩ về tầm quan trọng của sự tha thứ và ý nghĩa của sự tha thứ đối với bạn.

Tha thứ có thể là một việc khó khăn đối với nhiều người trong chúng ta. Có người nghĩ rằng tha thứ sẽ làm mọi người xung quanh cảm thấy mình thật nhu nhược, yếu đuối. Thực ra sự tha thứ chỉ đơn giản là buông bỏ những cảm xúc tiêu cực hoặc đau đớn về một người đã làm tổn thương bạn, là cách để bạn giải thoát cho chính bản thân mình, chứ không có nghĩa là bạn đồng tình với hành động xấu của người đó.

Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần nhờ học cách tha thứ
(Ảnh: Shutterstock)

Tha thứ giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực như đau đớn, tức giận, oán hận, căng thẳng… vậy nên nó sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả thể chất và tinh thần của bạn.

1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Tha thứ đã được chứng minh là giúp cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể, từ đó làm tăng hiệu quả hệ thống miễn dịch của bạn. Tha thứ cũng giúp làm giảm lượng adrenaline và cortisol, giải phóng cơ thể của bạn.

Adrenaline được tạo ra bởi tuyến thượng thận, đây là hormon rất quan trọng được phóng thích với lượng rất nhỏ, nếu không có loại hormon này, huyết áp sẽ thấp và làm bạn không thể hoạt động được. Lượng tăng cao sẽ ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm xấu đi chức năng của tim.

Cortisol là hormone được sản xuất trong tuyến thượng thận, có nhiệm vụ đảm bảo lượng đường trong máu của bạn. Nồng độ Cortisol tăng cao có thể khiến bạn gặp phải hội chứng cushing với những triệu chứng như tăng cân, tăng huyết áp… Giữ được 2 hormone này ở mức hợp lý thì hệ thống miễn dịch của bạn mới hoạt động khỏe mạnh được.

2. Giữ được mối quan hệ tốt đẹp

Sự tha thứ hoạt động theo nhiều cách khác nhau để thúc đẩy các mối quan hệ của bạn trở nên hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn. Sự tha thứ sẽ làm giảm xu hướng “trả đũa” người đã làm tổn thương bạn và thay thế điều đó bằng cảm giác đồng cảm, thấu hiểu người khác. Kết quả của các mối quan hệ mà đôi bên luôn dành sự tha thứ cho nhau là cảm giác hạnh phúc và gắn bó lâu dài hơn trong cuộc sống.

Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần nhờ học cách tha thứ
(Ảnh: Shutterstock)

3. Cải thiện giấc ngủ

Bạn đã bao giờ trải qua những đêm mất ngủ vì mải tức giận với người khác chưa? Bạn không có cách nào giúp tâm trí của mình yên ổn trở lại ngoài cách học tha thứ cho người khác. Bạn càng sớm buông bỏ cơn giận dữ và oán hận đối với người đó, bạn càng có thể bắt đầu ngủ lại nhanh và ngon hơn.

(Ảnh: Shutterstock)

4. Cải thiện sức khỏe thể chất

Đại học Erasmus đã tiến hành hai nghiên cứu để quan sát xem sự tha thứ có khả năng thay đổi nhận thức và thể chất của bạn như thế nào. Trong cả hai nghiên cứu, những người tham gia đều được yêu cầu viết về khoảng thời gian họ có thể tha thứ hoặc không tha thứ cho ai đó đã làm tổn thương mình.

Nghiên cứu đầu tiên đưa những người tham gia đến chân đồi và yêu cầu họ ước tính độ dốc của nó. Nhóm tha thứ nhận thấy ngọn đồi ít dốc hơn những người không thể tha thứ. Nghiên cứu thứ hai yêu cầu người tham gia nhảy cao tại chỗ 5 lần. Trung bình, những người viết về sự tha thứ nhảy cao hơn những người thiếu sự tha thứ.

Những nghiên cứu này cho thấy sự tha thứ thực sự có thể thay đổi cách bạn nhận thức về những thách thức về thể chất (chẳng hạn như đi lên một ngọn đồi). Nếu bạn muốn thể chất của mình khỏe mạnh, thư thái hơn, thì hãy học cách giảm tải cảm xúc bằng cách tha thứ cho người khác.

Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần nhờ học cách tha thứ
(Ảnh: Shutterstock)

5. Giúp phục hồi chấn thương

Nghiên cứu của Tiến sĩ Fred Luskin, giám đốc và nhà đồng sáng lập dự án nghiên cứu về sự tha thứ (Forgiveness Project) của Đại học Stanford, cho thấy rằng sự tha thứ thậm chí có thể giúp phục hồi sau các sự kiện chấn thương nặng. Ông đã khảo sát những người trưởng thành từ Bắc Ireland, họ là những người phải chịu mất mát do các xung đột bạo lực ở khu vực đó. Ông thấy rằng những người biết cách tha thứ có thái độ ít tức giận và căng thẳng hơn. Họ cũng có được sự lạc quan, lòng trắc ẩn và nhiều sự tự tin hơn.

6. Giúp trái tim trở nên khỏe mạnh

Sự tha thứ giúp bạn giải phóng hormone oxytocin. Oxytocin đôi khi được gọi là hormone tình yêu vì não sẽ tự động sản sinh hormone này bất cứ khi nào bạn thực hiện hành vi âu yếm, ôm ấp và các tương tác gần gũi khác về mặt cơ học. Oxytocin kết hợp cùng Serotonin (cũng là một hormone hạnh phúc) sẽ cho con người cảm giác được sống trong một mối quan hệ đầy tình yêu và niềm tin tưởng. Oxytocin được giải phóng sẽ giúp bạn giảm huyết áp và nhịp tim. Vậy nên sự tha thứ có khả năng giúp trái tim bạn thăng hoa, cả về thể chất và tinh thần.

Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần nhờ học cách tha thứ
(Ảnh: Shutterstock)

7. Cải thiện chức năng nhận thức

Khi ai đó cảm thấy tha thứ, hoạt động ở thùy trán (frontal lobe) sẽ trở nên sôi nổi hơn. Khu vực này giúp cơ thể của bạn cảm nhận được tất cả các cảm giác, thông tin xung quanh như ngôn ngữ, cảm xúc, hồi ức, đạo đức, suy nghĩ, lý luận… Trong khi đó, một nghiên cứu của Đại học Pisa (Ý) đã phát hiện ra rằng những cảm xúc như giận dữ và hận thù sẽ ức chế suy nghĩ có tình có lý và tăng cường hoạt động trong amygdala (hạch hạnh nhân, nằm ở tâm của não là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người).

Minh Minh

Muốn sống thọ, hãy học theo 5 nguyên tắc cổ xưa của người Nhật

Muốn sống thọ, hãy học theo 5 nguyên tắc cổ xưa của người Nhật

Trường thọ có liên quan trực tiếp tới sức khỏe, cách ăn uống và phương thức sinh hoạt từ thời đại Showa truyền lại của người Nhật Bản, đã tạo ra kỳ tích về dân tộc sống thọ nhất thế giới.

Mọi người ở vào thời đại đó đều cần cù lao động, ăn các loại thực phẩm theo mùa, sống tự cung tự cấp, bằng lòng với số mệnh của bản thân, hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.

Con người muốn sống được thọ, trong cuộc sống cần phải có 5 điều sau:

Thứ nhất : Biết cách quên đi

Bất kể việc gì cũng không nên để lại trong tâm, đặt nặng trong đầu. Không nên tính toán với bất kỳ ai; không nên tính toán bất kể việc gì, đừng bao giờ lo sợ được mất; dũng cảm xả đi những thứ không phải là của mình; vui vẻ giúp đỡ người khác; sống một cách vui vẻ tự nhiên!

Thứ hai: Giữ tâm tĩnh lặng, không suy nghĩ nhiều

Tâm lý nội tại của bản thân, lúc nào cũng luôn giữ ở trạng thái trống rỗng, trong sáng, quang minh lỗi lạc. Đừng nên để bất cứ việc gì khắc ghi trong tâm trong đầu; cũng đừng nên để bất cứ việc gì chiếm giữ ám ảnh trong lòng.

Thứ ba: Ăn được

Hơn một nửa những người có sức khỏe đều ăn uống rất tốt, ngược lại, những người sức khỏe kém thì chán ăn, tiêu hóa không tốt. Trước đây khi nước Tần muốn đánh nước Triệu, Triệu Vương vì để kháng Tần, liền phái lão tướng giàu kinh nghiệm làm thống soái. Trước khi nắm giữ ấn soái, liền ra lệnh cho sứ giả đặc biệt đi quan sát, xem chất lượng bữa ăn của kẻ địch có tốt không? Như vậy mà biết tình hình quân địch.

Muốn sống thọ cần phải duy trì một chế độ ăn cân bằng, hợp lý và đầy đủ, bí quyết chủ yếu là ăn nhiều rau quả, và chỉ nên ăn no đến 8 phần, để tránh mang lại những gánh nặng không cần thiết cho các cơ quan nội tạng.

Thứ tư: Ngủ được 

“Con người muốn sống thọ, phải duy trì chất lượng giấc ngủ được tốt”. Dù bạn bao nhiêu tuổi, nhất định mỗi ngày đều nên ngủ đủ giấc. Trong phần tự thuật trăm tuổi của mình, Trần Lập Phu tiên sinh một người sống thọ tới hơn 100 tuổi có chia sẻ: “Mỗi tối khi đi ngủ lên giường ông đều có thể lập tức chìm vào giấc ngủ, và thường ngủ một mạch tới khi trời sáng”. Mỗi ngày đều có đủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi, đây chính là một yếu tố quan trọng giúp bạn có sức khỏe và được trường thọ.

Thứ năm: Hoạt động tốt 

Muốn sống được tốt, sống được trường thọ, cần vận động một cách đầy đủ. Tập các bài tập thể dục dưỡng sinh đều đặn vào buổi sáng và tối; hay sống cuộc sống sinh hoạt lao động của người nông dân, mỗi ngày đều nên cố gắng vận động đầy đủ.

Theo kết quả của một nghiên cứu, mỗi ngày chỉ cần ngồi lâu không hoạt động từ trên 3h đồng hồ trở lên sẽ làm bạn giảm mất 2 năm tuổi thọ. Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất của trường đại học Lowa, mỗi ngày bạn chỉ cần chạy bộ 7 phút, dù chạy chậm, cũng có thể giảm các nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Cũng theo kết quả của một nghiên cứu của trường đại học London, những người ngồi ít vận động nhiều, sẽ giảm ¾ nguy cơ mắc bệnh béo phì. Mà béo phì thì có mối liên quan mật thiết tới bệnh đái tháo đường type 2.

Ngày càng có nhiều các bằng chứng, cảnh báo về nguy cơ do ngồi nhiều, là một trong những nhân tố gây nên tỉ lệ tử vong sớm, ung thư và các loại bệnh mới khác. Vì vậy, khi tới công sở làm việc, tốt nhất nên ngồi làm việc trong khoảng thời gian nhất định, sau đó nên đứng lên vận động vài phút, ngày nghỉ nên ra ngoài đi bộ, có thể giúp cơ thể càng khỏe mạnh hơn. Lalanne chuyên gia sức khỏe số một trên truyền hình Mỹ có tuổi thọ cao trên 80 tuổi có chia sẻ bí quyết sống thọ như sau: Mỗi ngày đều bắt đầu thức dậy lúc 5h sáng, cử tạ và bơi trong 2h đồng hồ, chống đẩy hít đất đối với ông chỉ là chuyện nhỏ. Ông cho hay: “Người già đừng nên ngồi cả ngày trên ghế, nên vận động vì sự sống của chính bản thân mình”.

Kiên Định

Cụ ông 111 tuổi chia sẻ 5 bí quyết sống thọ

Cụ ông 111 tuổi chia sẻ 5 bí quyết sống thọ

Cụ Chu Hữu Quang sinh năm 1906, tháng 1 vừa qua cụ đã trải qua sinh nhật lần thứ 111. Có thể nói rằng một đời của cụ bằng nhiều cuộc đời của người khác.

Trước năm cụ Chu 50 tuổi, cụ theo ngành kinh tế, là giáo sư kinh tế học và nhà tiền tệ học.. Sau 50 tuổi, cụ chuyển sang theo đuổi ngành ngôn ngữ học, cụ đã dùng 3 năm để phát minh ra “Bính âm Hán ngữ” mà chúng ta thường dùng ngày nay. Cụ Chu được gọi là “cha đẻ của Bính âm Hán ngữ”. Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn đó là nhà vật lý học lỗi lạc thế giới Albert Einstein đã từng gặp cụ hai lần.

Cụ Chu Hữu Quang, 111 tuổi.

Nếu so về thành tựu một đời thì số tuổi 111 của cụ mới khiến mọi người bất ngờ hơn. Sau năm 100 tuổi, cụ còn viết sách, xuất bản sách, bây giờ dù đã 111 tuổi nhưng cụ vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt. Nói đến việc sống thọ, cụ đã tổng kết ra 5 bí quyết sau:

1.. Con người ta không chết vì đói mà chết vì ăn, tôi không ăn đồ bổ.

Tôi không ăn đồ bổ, những thứ bổ dưỡng mà người ta tặng tôi cũng không ăn. Trước đây tôi làm việc ở ngân hàng, có rất nhiều người mời mọc, có vài người cố mà ăn, nhưng tôi thì không ăn lung tung như thế. Còn nhớ trước đây tôi có một bác sĩ cố vấn ở Thượng Hải, ông ấy bảo tôi rằng đa số chúng ta không chết vì đói mà chết vì ăn, ăn những thứ bậy bạ không tốt cho sức khỏe, trên bàn tiệc có rất nhiều thứ ăn vào rồi thì nên nôn ra..

Tục ngữ có câu “bệnh từ miệng mà ra”, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, chẳng phải bệnh nào cũng do ăn uống mà ra hay sao? Cơ thể không cần còn cố mà ăn thì sẽ hại ngược lại cơ thể. Ăn uống phải điều độ, đa số người ta không chết vì đói mà chỉ có ăn mà chuốc lấy bệnh. Trong việc ăn uống, không nên ăn quá nhiều món mặn, đừng ăn thịt thà dầu mỡ nhiều, chủ yếu nên ăn bốn loại đó là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu hũ.

Nhưng sữa và trứng gà cũng không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày một quả trứng gà, sáng và chiều đều uống một ly hồng trà.

2.. Nhẹ lòng thì sống lâu, gặp phải chuyện gì tôi cũng không tức giận.

Tôi xem mọi thứ của cải, vật ngoại thân rất nhẹ nhàng. Nhà Phật có câu, người coi trọng vật ngoại thân quá nặng nề thì tinh thần của người đó sẽ càng khổ sở. Rất nhiều năm trước tôi mắc chứng mất ngủ, ngủ không ngon. Đến thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, tôi bị đưa về nông thôn, vừa khỏe ra lại chữa được bệnh mất ngủ, cho đến bây giờ tôi cũng không bị mất ngủ nữa. Vì thế tôi và bà nhà đều tin một câu: “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” (Nghĩa bóng: Họa phúc ở đời khó mà lường trước được). Gặp phải bất cứ việc gì không thuận lợi cũng đừng thất vọng, đừng tức giận.

[Dù đã 111 tuổi nhưng cụ Châu vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt.]

Dù đã 111 tuổi nhưng cụ Chu vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt.

Có hai câu mà tôi thường hay nói: “Thốt nhiên lâm chi nhi bất kinh, vô cố gia chi nhi bất nộ” (Gặp phải những việc ngoài dự liệu cũng đừng hoảng loạn, đừng tức giận vì những việc vô duyên vô cớ). Đây là danh ngôn triết lý của cổ nhân, rất có lý lẽ. Quý Tiện Lâm từng viết trong quyển “Ngưu Bàng tạp ức”, dù có bị buộc tội, đừng tức giận, đừng hoảng loạn. Đây là một thử thách sự kiềm chế và công phu của chúng ta. Muốn sống thọ thì phải biết kiềm chế, đừng để lỗi lầm của người khác trừng phạt chính mình.

3.. Sống càng giản dị càng tốt!

Cuộc sống của tôi bây giờ chỉ có ngủ, ăn, đọc sách, viết lách. Mỗi tháng tôi đăng một bài viết lên báo.

Về việc ăn uống, chủ yếu tôi ăn bốn thứ là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu hũ. Quần áo mặc cũng đơn giản, những thứ quần áo đẹp đẽ người ta tặng thì chẳng có dịp để mặc, bởi vì không hay ra ngoài, mà mặc vào thì cũng thấy không hợp. Tôi cũng ít đi du lịch, chỉ ở nhà viết lách, uống trà, đọc sách, tu thân dưỡng tính.

Trước đây, người ta thường cho rằng, một người không thể sống thọ nếu khi còn trẻ sức khỏe không được tốt. Lúc tôi còn trẻ từng bị lao phổi, bị chứng trầm cảm. Khi kết hôn thì mẹ tôi bí mật tìm một vị thầy bói xem tướng số cho tôi, nói rằng hai vợ chồng tôi chỉ sống được đến 35 tuổi, chúng tôi liền cười cười. Tôi thấy rằng ông thầy bói không nói sai đâu, chỉ là chúng tôi đã tự cải biến số mạng của chính mình thôi.

Cuộc sống của chúng tôi khá là giản dị, có quy củ, không ăn lung tung, không hút thuốc, không uống rượu, có uống thì cũng chỉ uống chút bia. Trước đây có khách thì chúng tôi phải mời thuốc, mua rất nhiều nhưng đều chỉ mời khách hút, chúng tôi thì không. Chúng tôi muốn sống có quy củ, đầu phải suy nghĩ nhẹ nhàng, gặp phải nhiều việc khó khăn, cứ nghĩ thoáng gì sẽ không có vấn đề gì nữa.

4.. Cho đến già tôi vẫn luôn kiên trì “3 không”

Một là không lập di chúc, hai là không mừng sinh nhật, ba là không ăn Tết. Không lập di chúc – gia đình hòa thuận, không mừng sinh nhật – quên đi số tuổi, không tổ chức ăn Tết – cuộc sống thanh đạm.

Cuộc sống hằng ngày càng giản dị càng tốt, nhu cầu trong cuộc sống cũng càng ít càng tốt.

Ảnh gia đình cụ Chu.

5.. Đời sống vợ chồng phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”

Lúc vợ tôi Trương Doãn Hòa (93 tuổi) còn sống, sáng trưa chiều chúng tôi đều uống trà cùng nhau. Tôi thích uống cà phê còn bà ấy thích uống trà xanh, cùng nâng chén cung kính. Quan điểm của chúng tôi là cuộc sống vợ chồng chẳng những phải có yêu thương mà còn phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”.

Khi uống trà và cà phê, cả nhà cùng nâng ly, chỉ một động tác nhỏ này thôi nhưng chúng tôi đã kiên trì thực hiện cả đời. Tuy chỉ là một việc nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích, có thể tăng niềm vui trong cuộc sống gia đình, giúp cho gia đình ổn định hơn. Giữa vợ chồng cần phải tôn trọng lẫn nhau, đây là do người xưa truyền lại, rất đáng học tập. Vợ chồng là những người sống cùng nhau lâu nhất, mỗi ngày phải vui vẻ thì cả thể xác và tâm hồn mới khỏe mạnh được. Ngược lại, ngày ngày cãi nhau, đánh nhau, chẳng những không ai vui vẻ được mà còn gây tổn hại đến sức khỏe.

Cụ Chu Hữu Quang và vợ Trương Doãn Hòa.

Trên đời có rất nhiều chuyện không thuận lợi, nếu nhịn được thì nhịn một chút không có gì là to tát cả. Làm người thì phải nghĩ thoáng, đừng tức giận, trong gia đình có rất nhiều chuyện đều chỉ là những việc nhỏ nhặt.

From: Thuong Tran & Tu-Phung

NHỮNG NGƯỜI ĐI LỄ NHÀ THỜ THÌ SỐNG LÂU HƠN.

Image may contain: people sitting and indoor

Phong SươngFollow

NHỮNG NGƯỜI ĐI LỄ NHÀ THỜ THÌ SỐNG LÂU HƠN.

Một nghiên cứu mới cho thấy những người tham dự sinh họat tôn giáo đều đặn có thể sống lâu hơn những người KHÔNG.

Trong một bài báo được đăng vào tháng Sáu của JAMA Internal Medicine, bốn nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã phân tích dữ liệu thu thập được từ 75.534 phụ nữ hơn 16 năm qua, từ năm 1996 đến 2012.

Họ nhận thấy rằng:

Những người tham dự sinh họat tôn giáo nhiều hơn một lần mỗi tuần thì nguy cơ chết sớm giảm 33%.

Sinh họat tôn giáo 2 lần một tuần thì nguy cơ chết sớm giảm 26%.

Sinh họat tôn giáo ít hơn 1 lần một tuần thì nguy cơ chết sớm chỉ giảm 13%.

“Tôn giáo và tâm linh có lẽ là một nguyên nhân bị đánh giá thấp mà các bác sĩ khám với bệnh nhân của họ,” nghiên cứu kết luận.

Trong số 75,534 phụ nữ tự cung cấp thông tin bản thân, đa số là người Kitô hữu, và 1,700 là người Do Thái.

“Do số lượng [tương đối] nhỏ sẽ rất khó để đánh giá riêng biệt và để thấy kết quả khác trên [người Do Thái]”. Tác giả chính của nghiên cứu, Tyler VanderWeele, một giáo sư dịch tễ học của Harvard’s T.H. Chan School of Public Health, nói với JTA trong email.

Nhưng VanderWeele chỉ ra từ một bài báo của năm 2007 chỉ tập trung vào người Do Thái. Các nghiên cứu trên 1.811 người đàn ông Do Thái Israel và phụ nữ trên 70 tuổi phát hiện rằng: “Đi Lễ Nhà Thờ / Hội đường được xem là cách để gắn bó và duy trì sự tồn tại của cộng đồng và có lẽ cũng như là một sự phản ánh của tâm linh.”

Các nghiên cứu của Harvard đã loại bỏ khả năng của kết quả ngược – như là: những người khỏe mạnh đi Nhà Thờ nhiều hơn người không khỏe mạnh. Một số khả năng khác như phúc lợi xã hội và khuynh hướng không hút thuốc, cũng góp phần vào sự tương quan giữa sinh họat tôn giáo và tuổi thọ, nhưng điều đó KHÔNG liên quan.

“Điều này cho thấy rằng, có một cái gì đó rất mạnh mẽ về kinh nghiệm cộng đồng tôn giáo,” VanderWeele nói với tờ New York Times vào ngày Chúa Nhật. “Đó là những hệ thống của tư tưởng và thực hành được phát triển qua nhiều thiên niên kỷ, và nó rất là mạnh mẽ.

Kiên Nguyễn chuyển dịch
Gabe Friedman
(Thejewishweek.com)

Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)

Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)

Cố Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh

Bài CHU TẤT TIẾN, M.S.P.

 

Bệnh Alzheimer (AD, SDAT) mà từ xưa đến nay, phần đông chúng ta vẫn quen gọi là bệnh “lú lẫn” hay bệnh “lẫn,” và cho là căn bệnh của tuổi già, là một chứng bệnh mất trí nhớ kinh khủng nhất mà nhân loại đang phải đối diện. Căn bệnh này được đặt tên theo Bác Sĩ Tâm Thần và Thần Kinh học người Đức tên Alois Alzheimer khi ông đã nghiên cứu và xác định căn bệnh bất trị này sẽ dần dần thoái hóa và gây ra tử vong. Bệnh này thường xuất hiện ở những người đã qua tuổi hưu trí, và có những dấu hiệu giống nhau: quên tên người thân, quên tự làm lấy những việc hằng ngày như tiểu và đại tiện, nhầm lẫn lung tung, mất khả năng ngôn ngữ, rồi dần dần không còn biết tự kiểm soát mình nữa, đến nằm liệt và từ từ chết dần. Theo một tài liệu của cơ quan y tế (*), hiện nay trên đất Mỹ, có khoảng 5 triệu 400 ngàn người bị bệnh Alzheimer. Con số này đã gấp đôi kể từ 1980 và người ta phỏng đoán sẽ cao tới con số 16 triệu người vào năm 2050. 

     Vì căn bệnh này thuộc loại bất trị, nên chi phí mà Medicare trả cho các phương pháp trị liệu bệnh Alzheimer cao gấp ba lần chi phí trả cho các bệnh khác. Trong năm 2011, nói chung, Medicare và Medicaid đã phải chi ra $130 tỉ đô la về căn bệnh này. 
   

Từ trước đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt bệnh Alzheimer ngoài các phương pháp chữa trị riêng rẽ, làm giảm một phần các triệu chứng bệnh, như chữa chứng mất ngủ, chữa bớt quên sót, chữa việc thay đổi tâm tính… cũng như khuyến cáo nên đi tập thể dục cho những người mới bắt đầu nhuốm bệnh, nhưng chưa có cách nào ngăn chặn hẳn cơn bệnh. Khoa học vẫn đang nghiên cứu kỹ hơn về nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer, vì hiện nay, giới y khoa vẫn chỉ biết là bệnh liên quan đến việc thoái hóa những mảng xám của thần kinh não (neocortex) nơi điều hành suy nghĩ và lý luận của con người. Từ sự thoái hóa này, bệnh Alzheimer sẽ đem đến một cái chết khổ sở, kéo dài, và đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho cả người bệnh và thân nhân người mắc bệnh. 
     

Nhưng, như ngọn hải đăng chợt sáng khi thuyền đang gặp bão tố, dần dần, những khám phá của y khoa đang đem lại cho nhân loại những hy vọng mới. Một nghiên cứu của một Bác Sĩ Giáo Sư Y Khoa Việt Nam đã đem lại cho con người nhiều tin tưởng vào một tương lai mà bệnh Alzheimer không còn là một đe đọa của Tử Thần nữa. Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan và Lương Vinh Quốc Khanh (*), hai Giáo Sư Y Khoa tại Keck Medical School, mới đưa ra một phương pháp mới có thể trị được căn bệnh Thần Chết này: dùng sinh tố D để chữa trị. (loại sinh tố D cần toa Bác Sĩ, 50,000 đơn vị, mỗi tuần 1 viên, không phải loại bán tự do ngoài thị trường) 
   

Tạp chí Y Khoa chính thức của giới y sĩ Hoa Kỳ, “American Journal of Alzheimers Disease & Other Dementias,” Volume 26(7) 510, đã đăng bài khảo cứu của hai vị Giáo Sư Bác Sĩ này, với lời giới thiệu của Bác Sĩ Carol, F. Lippa, M.D. và Tổng Biên Tập của tạp chí như sau: 
     

“Gần đây,có nhiều nỗ lực tập trung vào vai trò của Sinh tố D trong những trạng huống của căn bệnh, bao gồm sự biến đổi của trạng thái và sự nhận thức. Trong bài khảo cứu Vai trò ích lợi của Sinh Tố D trong căn bệnh Alzheimer, bác sĩ Nguyễn đã chỉ cho thấy rằng những bệnh nhân của bệnh có chiều hướng thiếu Vitamin D trầm trọng…”

Nhận thấy đây là tin vui cho mọi người và là niềm hãnh diện cho người Việt, người viết xin ghi lại cuộc phỏng vấn bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, người đã đạt danh hiệu “Khoa Học Gia Thế Giới Hàng Năm” (International Scientist of the Year) như sau:

 Hỏi: Xin cho biết liên hệ giữa Vitamin D và bệnh Alzheimer như thế nào?
– Đáp: Tỷ lệ thiếu sinh tố D xảy ra ở người bệnh lú lẫn rất cao. Có sự liên quan giữa thử trí nhớ bằng Mini-Mental State Examination (MMSE) và lượng sinh tố D trong máu. Người thiếu sinh tố D sẽ có chỉ số MMSE cao. Trong cuộc khảo cứu khác cho thấy trí nhớ bị ảnh hưởng bởi tuổi già. Trong mô hình bệnh Lú Lẫn ở con chuột cho thấy nếu dinh dưỡng thiếu sinh tố D làm giảm trí nhớ, còn dinh dưỡng đầy đủ sinh tố D làm giảm đi những mảnh chai cứng (plaque) hay thấy ở bệnh lú lẫn và làm tăng thêm sự hoạt động của tế bào não.
– H: Từ trước đến nay, chắc đã có nhiều cuộc nghiên cứu khác liên hệ đến vấn đề này? Sinh tố D có vai trò gì trong cơ thể?
– Đ: Có rất nhiều cuộc khảo cứu của sinh tố D trong bệnh lú lẫn. Sinh tố D có vai trò bảo vệ sự hư hại của những chất dẫn chuyền trong dây thần kinh như Acetylcholine, norepinephrine, và L-dopamine… Sinh tố D giữ cho lượng chất vôi (calcium) điều hòa trong tế bào não. Sinh tố D còn có nhiệm vụ trong việc sản xuất chất kích thích tái tạo (Nerve growth factor) ra tế bào não mới. Hơn thế nữa, sinh tố D còn có nhiệm vụ bảo vệ tế bào não bớt đi oxýt hóa (Reactive oxygen species) do những độc tố gây ra. 
– H: Xin cho biết những yếu tố về Di truyền (Genetic factors) liên kết giữa Vitamin D và AD như thế nào?
– Đ: Sự liên hệ di thể (gene) giữa sinh tố D và bệnh lú lẫn rất rõ ràng, như những di thể sau đây: the major histocompatibility complex class II molecules, vitamin D receptor, renin–angiotensin system, apolipoprotein E, liver X receptor, Sp1 promoter gene, and the poly(ADP-ribose) polymerase-1gene. Điều nầy càng xác nhận được vai trò của sinh tố D trong bệnh lú lẫn của người Già.
– H: Bên cạnh những liên hệ giữa di thể, còn có yếu tố không phải di truyền (Non genetic role) của Vitamin D trong bệnh lú lẫn không?
– Đ: Ngoài những yếu tố liên quan đến di thể (gene), chúng ta thấy có những yếu tố khác có thể đưa đến bệnh lú lẫn như bệnh Tiểu Đường (Diabetes Mellitus) và béo phì (Obesity) đều có thể đưa đến bệnh lú lẫn vì những người bệnh nầy có nguy cơ dễ bị thiếu sinh tố D và làm cho người bệnh có nguy cơ tiềm ẩn sẽ bị bệnh lú lẫn sau này.
– H: Xin cho biết tỷ lệ trung bình số người Việt mắc bệnh AD có cao không?
– Đ: Tôi chưa hoàn tất việc so sánh tỷ lệ người Việt mắc bệnh này là bao nhiêu, nhưng tôi nghĩ là rất cao vì bệnh lú lẫn nầy liên quan đến sự thiếu dinh dưỡng ở người già, mà các cụ người Việt mình thường thiếu dinh dưỡng. 
– H: Người Việt có nguy cơ mắc bệnh AD nhiều hơn dân tộc khác không? Tại sao có? Tại sao không? Hoặc vì va chạm văn hóa (Cultural shock)? Hay các vấn đề Xã Hội (Social issues) khác?
– Đ: Theo tôi, bệnh lú lẫn là một tiến trình của người già trong mọi quốc gia. Dĩ nhiên, tôi cũng nghĩ đến yếu tố cách biệt về văn hóa và xã hội có thể có phần nào ảnh hưởng đến bệnh lú lẫn.
– H: Hy vọng trong tương lai, khám phá mới về Vitamin D này sẽ có ảnh hưởng như thế nào? 
– Đ: Vai trò của sinh tố D rất là rộng rãi. Ngoài bài viết về vài trò của sinh tố D trong bệnh lú lẫn, Tôi đã viết rất nhiều bài về sinh tố D áp dụng trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau như trong bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch (Cardiovascular Disease), bệnh lao (Tuberculosis), bệnh cùi (Leprosy), bệnh suyễn (Asthma), bệnh béo phì (Obesity), bệnh run chân tay (Parkinsons disease), bệnh siêu viêm gan (Viral Hepatitis), và bệnh liệt kháng thể (AIDS). Những bài nầy đã dược đăng trong những nguyệt san chuyên môn của y khoa Hoa Kỳ. 
– H: Xin cho biết vị trí của tập san y học và giá trị của các bài viết trong đó
– Đ: American Journal of Alzheimers Disease là tạp chí chuyên khoa duy nhất về bệnh lú lẫn trên thế giới và quy tụ nhiều nhà khảo cứu chuyên về bệnh lú lẫn đến từ mọi quốc gia. 
– H: Xin cám ơn Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh đã cho thực hiện cuộc phỏng vấn quan trọng này. 

(*) Bác sĩ Giáo Sư Lương Vinh Quốc Khanh, một khoa học gia quốc tế, đã từ trần, bỏ lại bao công trình nghiên cứu y khoa dở dang. Đặc biệt, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là người đầu tiên nghiên cứu thành công về cách dùng Vitamin D để trị bệnh ung thư. Khi ông trình bày luận án về vấn đề nghiên cứu này, ông đã bị đả kích bởi chính các vị giáo sư của ông, nhưng sau 20 năm, giáo sư y khoa của ông đã ngỏ lời xin lỗi ông.

From: thanhlamle.le & NguyenNThu

Cụ Chu Hữu Quang sinh năm 1906, tháng 1 vừa qua cụ đã trải qua sinh nhật lần thứ 111.

Cụ Chu Hữu Quang sinh năm 1906, tháng 1 vừa qua cụ đã trải qua sinh nhật lần thứ 111.

Có thể nói rằng một đời của cụ bằng nhiều cuộc đời của người khác.

Trước năm cụ Chu 50 tuổi, cụ theo ngành kinh tế, là giáo sư kinh tế học và nhà tiền tệ học. Sau 50 tuổi, cụ chuyển sang theo đuổi ngành ngôn ngữ học, cụ đã dùng 3 năm để phát minh ra “Bính âm Hán ngữ” mà chúng ta thường dùng ngày nay. Cụ Chu được gọi là “cha đẻ của Bính âm Hán ngữ”. Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn đó là nhà vật lý học lỗi lạc thế giới Albert Einstein đã từng gặp cụ hai lần.

Cụ Chu Hữu Quang, 111 tuổi.

Nếu so về thành tựu một đời thì số tuổi 111 của cụ mới khiến mọi người bất ngờ hơn. Sau năm 100 tuổi, cụ còn viết sách, xuất bản sách, bây giờ dù đã 111 tuổi nhưng cụ vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt. Nói đến việc sống thọ, cụ đã tổng kết ra 5 bí quyết sau:

  1. Con người ta không chết vì đói mà chết vì ăn, tôi không ăn đồ bổ.

Tôi không ăn đồ bổ, những thứ bổ dưỡng mà người ta tặng tôi cũng không ăn. Trước đây tôi làm việc ở ngân hàng, có rất nhiều người mời mọc, có vài người cố mà ăn, nhưng tôi thì không ăn lung tung như thế. Còn nhớ trước đây tôi có một bác sĩ cố vấn ở Thượng Hải, ông ấy bảo tôi rằng đa số chúng ta không chết vì đói mà chết vì ăn, ăn những thứ bậy bạ không tốt cho sức khỏe, trên bàn tiệc có rất nhiều thứ ăn vào rồi thì nên nôn ra.

Tục ngữ có câu “bệnh từ miệng mà ra”, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, chẳng phải bệnh nào cũng do ăn uống mà ra hay sao? Cơ thể không cần còn cố mà ăn thì sẽ hại ngược lại cơ thể. Ăn uống phải điều độ, đa số người ta không chết vì đói mà chỉ có ăn mà chuốc lấy bệnh. Trong việc ăn uống, không nên ăn quá nhiều món mặn, đừng ăn thịt thà dầu mỡ nhiều, chủ yếu nên ăn bốn loại đó là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu hũ. Thế nhưng sữa và trứng gà cũng không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày một quả trứng gà, sáng và chiều đều uống một ly hồng trà.

  1. Nhẹ lòng thì sống lâu, gặp phải chuyện gì tôi cũng không tức giận.

Tôi xem mọi thứ của cải, vật ngoại thân rất nhẹ nhàng. Nhà Phật có câu, người coi trọng vật ngoại thân quá nặng nề thì tinh thần của người đó sẽ càng khổ sở. Rất nhiều năm trước tôi mắc chứng mất ngủ, ngủ không ngon. Đến thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, tôi bị đưa về nông thôn, vừa khỏe ra lại chữa được bệnh mất ngủ, cho đến bây giờ tôi cũng không bị mất ngủ nữa. Vì thế tôi và bà nhà đều tin một câu: “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc”(Nghĩa bóng: Họa phúc ở đời khó mà lường trước được). Gặp phải bất cứ việc gì không thuận lợi cũng đừng thất vọng, đừng tức giận.

Dù đã 111 tuổi nhưng cụ Chu vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt.

Có hai câu mà tôi thường hay nói: “Thốt nhiên lâm chi nhi bất kinh, vô cố gia chi nhi bất nộ” (Gặp phải những việc ngoài dự liệu cũng đừng hoảng loạn, đừng tức giận vì những việc vô duyên vô cớ). Đây là danh ngôn triết lý của cổ nhân, rất có lý lẽ. Quý Tiện Lâm từng viết trong quyển “Ngưu Bàng tạp ức”, dù có bị buộc tội, đừng tức giận, đừng hoảng loạn. Đây là một thử thách sự kiềm chế và công phu của chúng ta. Muốn sống thọ thì phải biết kiềm chế, đừng để lỗi lầm của người khác trừng phạt chính mình.

  1. Sống càng giản dị càng tốt!

Cuộc sống của tôi bây giờ chỉ có ngủ, ăn, đọc sách, viết lách. Mỗi tháng tôi đăng một bài viết lên báo.

Về việc ăn uống, chủ yếu tôi ăn bốn thứ là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu hũ. Quần áo mặc cũng đơn giản, những thứ quần áo đẹp đẽ người ta tặng thì chẳng có dịp để mặc, bởi vì không hay ra ngoài, mà mặc vào thì cũng thấy không hợp. Tôi cũng ít đi du lịch, chỉ ở nhà viết lách, uống trà, đọc sách, tu thân dưỡng tính.

Trước đây, người ta thường cho rằng, một người không thể sống thọ nếu khi còn trẻ sức khỏe không được tốt. Lúc tôi còn trẻ từng bị lao phổi, bị chứng trầm cảm. Khi kết hôn thì mẹ tôi bí mật tìm một vị thầy bói xem tướng số cho tôi, nói rằng hai vợ chồng tôi chỉ sống được đến 35 tuổi, chúng tôi liền cười cười. Tôi thấy rằng ông thầy bói không nói sai đâu, chỉ là chúng tôi đã tự cải biến số mạng của chính mình thôi.

Cuộc sống của chúng tôi khá là giản dị, có quy củ, không ăn lung tung, không hút thuốc, không uống rượu, có uống thì cũng chỉ uống chút bia. Trước đây có khách thì chúng tôi phải mời thuốc, mua rất nhiều nhưng đều chỉ mời khách hút, chúng tôi thì không. Chúng tôi muốn sống có quy củ, đầu phải suy nghĩ nhẹ nhàng, gặp phải nhiều việc khó khăn, cứ nghĩ thoáng gì sẽ không có vấn đề gì nữa.

  1. Cho đến già tôi vẫn luôn kiên trì “3 không”

Một là không lập di chúc, hai là không mừng sinh nhật, ba là không ăn Tết. Không lập di chúc – gia đình hòa thuận, không mừng sinh nhật – quên đi số tuổi, không tổ chức ăn Tết – cuộc sống thanh đạm.

Cuộc sống hằng ngày càng giản dị càng tốt, nhu cầu trong cuộc sống cũng càng ít càng tốt.

Ảnh gia đình cụ Chu.

  1. Đời sống vợ chồng phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”

Lúc vợ tôi Trương Doãn Hòa (93 tuổi) còn sống, sáng trưa chiều chúng tôi đều uống trà cùng nhau. Tôi thích uống cà phê còn bà ấy thích uống trà xanh, cùng nâng chén cung kính. Quan điểm của chúng tôi là cuộc sống vợ chồng chẳng những phải có yêu thương mà còn phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”.

Khi uống trà và cà phê, cả nhà cùng nâng ly, chỉ một động tác nhỏ này thôi nhưng chúng tôi đã kiên trì thực hiện cả đời. Tuy chỉ là một việc nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích, có thể tăng niềm vui trong cuộc sống gia đình, giúp cho gia đình ổn định hơn. Giữa vợ chồng cần phải tôn trọng lẫn nhau, đây là do người xưa truyền lại, rất đáng học tập. Vợ chồng là những người sống cùng nhau lâu nhất, mỗi ngày phải vui vẻ thì cả thể xác và tâm hồn mới khỏe mạnh được. Ngược lại, ngày ngày cãi nhau, đánh nhau, chẳng những không ai vui vẻ được mà còn gây tổn hại đến sức khỏe.

Cụ Chu Hữu Quang và vợ Trương Doãn Hòa.

Trên đời có rất nhiều chuyện không thuận lợi, nếu nhịn được thì nhịn một chút không có gì là to tát cả. Làm người thì phải nghĩ thoáng, đừng tức giận, trong gia đình có rất nhiều chuyện đều chỉ là những việc nhỏ nhặt.

Theo Secretchina
Tâm Thanh

From: Do Tan Hung & Kim Bang Nguyen