Danh y Hoa Đà đúc kết 38 bí quyết vàng về sức khỏe

 

Chân dung Danh y Hoa Đà

Danh y Hoa Đà là 1 trong 4 nhân vật nổi tiếng nhất trong ngành Đông y TQ. 38 bí quyết này từng được xem là “phương châm sống thọ” của rất nhiều người. Bạn có thể tham khảo áp dụng.                  

  • Muốn sống khỏe mạnh thì phải dựa vào dưỡng sinh

Danh y Hoa Đà (145 – 208) là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ ở nội bộ đất nước Trung Quốc mà còn được biết đến rất nhiều trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y.

Ông cùng Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh được xưng tụng làm Kiến An tam Thần y, đồng thời cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc nói riêng và các nước có nền Đông y phát triển nói chung.

Sau đây là 38 lời dạy của Hoa Đà về sức khỏe và dưỡng sinh, được người xưa coi là “bí quyết vàng”. Nếu làm được, bạn sẽ hạn chế được bệnh tật phát sinh, cơ thể khỏe mạnh và tuổi thọ được kéo dài.

1, Tỏi là một kho báu quý giá, ăn chúng thường xuyên sẽ rất tốt sức khỏe.

2, Mỗi ngày ăn 2 quả táo, bệnh tật trong cơ thể sẽ không tìm đến bạn.

3, Mỗi ngày ăn một quả táo tàu, trường sinh bất lão không phải là chuyện xa vời.

4, Quả óc chó giống như một kho báu của núi rừng, ăn vào vừa bổ thận, vừa tốt cho não

5, Sắt không nấu chảy không thành thép, người không chăm sóc sức khỏe thì không thể khỏe mạnh

6, Cà rốt chính là “tiểu nhân sâm“, ăn thường xuyên sẽ có tinh thần và thể lực tốt.

7, Cà chua là trái cây có dinh dưỡng tốt, ăn vào sẽ trẻ đẹp và ít bệnh.

8, Dưa chuột nhỏ là một kho báu cho sức khỏe, ăn hàng ngày có thể giúp giảm cân và dưỡng nhan rất tốt.

9, Ăn cần tây nhiều hơn mà không cần hỏi lý do, vì đây là thực phẩm hạ huyết áp rất hữu ích.

10, Hành lá chấm nước sốt, càng ăn càng béo.

11, Ăn một bát cháo đậu xanh vào mùa hè, là một bài “thuốc tiên” trong việc giải độc, thanh nhiệt, giảm nóng.

12, Buổi sáng ăn 3 lát gừng, tốt như việc uống canh nhân sâm.

13, Phụ nữ nên ăn ngó sen 3 ngày liên tiếp, nam giới nên ăn gừng 3 ngày liên tiếp.

14, Ba ngày không ăn thực phẩm màu xanh lá cây, hai mắt sẽ vàng đi.

15, Thà ăn cơm không có thịt, nhất định không được ăn cơm mà không có canh.

16, Ăn canh trước bữa ăn, tốt hơn so với uống thuốc.



17, Ăn mì/miến nên ăn nhiều nước, để tránh việc (bác sĩ) phải khai đơn thuốc.

18, Buổi sáng ăn muối thì tốt, buổi tối ăn muối thì độc.

19, Thà thừa đồ ăn trong nồi, còn hơn tích đầy thức ăn trong dạ dày.

20, Mỗi bữa ăn nhịn đi một miếng (ý nói ăn ít) thì có thể sống đến 99 tuổi (ý nói sống thọ).

21, Thường xuyên ăn thực phẩm chay, giống như thường xuyên chăm sóc cái bụng của bạn (tốt cho đường tiêu hóa).

22, Thà không có thịt để ăn, chứ không thể thiếu đậu để ăn (ăn đậu tốt hơn ăn thịt).

23, Ăn cơm cho chút đường, vừa giàu dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe.

24, Phải ăn sáng cho tốt, ăn trưa cho no, ăn tối cho khéo.

25, Ăn quá nhiều sẽ bị bệnh, ăn uống đúng mức, đúng giờ, đúng tiêu chuẩn thì sẽ an toàn sức khỏe.

26, Ăn uống vội vàng, nuốt thức ăn thô (không nhai kỹ) thì sẽ làm tổn thương dạ dày, gây hại đường ruột.

27, Nếu bạn muốn khỏe mạnh, thức ăn nên được nhai thành bột giấy (ăn chậm nhai kỹ trước khi nuốt).

28, Nếu bạn muốn bách bệnh tiêu tan, nên ăn uống để đói 3 phần (ý khuyên ăn no 70% nhu cầu).

29, Cứ để nước mắt chảy, bệnh tự nhiên sẽ giảm nhẹ (ý nói về tác dụng của khóc, không nên kìm nén cảm xúc).

30, Bậc trượng phu cũng có lúc phải rơi nước mắt, anh hùng bị chảy máu cũng phải rơi lệ (ý nói không nên kìm nén đau đớn, ngăn chặn cảm xúc tự nhiên).

31, Trong giấc ngủ, nên để cho trái tim ngủ trước, đôi mắt ngủ sau (thư giãn tinh thần trước khi ngủ).

32, Dùng thuốc bổ hay thực phẩm bổ, cũng không bằng việc làm cho trái tim khỏe.

33, Cơm chăm sóc cơ thể, âm nhạc lời ca chăm sóc trái tim và tâm hồn.

34, Mang trong mình một trái tim trẻ trung, cả đời bạn sẽ không biết đến sự già nua. Tâm hồn vui vẻ thì nhan sắc thanh xuân.

35, Một nụ cười có thể trẻ ra 10 tuổi.

36, Mỗi ngày cười 3 lần, khó khăn nào cũng qua, tuổi già sẽ chậm đến.

37, Thường xuyên mở miệng cười tươi, thanh xuân luôn tồn tại trên khuôn mặt bạn.

38, Một tiếng kêu khóc sẽ giúp bạn loại bỏ u sầu.

Trên đây là những lời khuyên của Danh y Hoa Đà dành cho người dân cách đây đã hơn 18 thế kỷ, tuy nhiên cho đến nay, hầu như chúng vẫn còn giá trị khoa học và ứng dụng rất cao. Nếu cảm thấy bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn cùng tham khảo.

BA NGUOI XET NGHIEM DUONG TINH COVID-19 O TEXAS.

BA NGUOI XET NGHIEM DUONG TINH COVID-19 O TEXAS.

 

Bộ Y tế Tiểu bang Texas xác nhận hôm thứ Tư rằng tiểu bang có kết quả xét nghiệm dương tính đầu tiên đối với coronavirus, còn được gọi là COVID-19, ngoài các hành khách trở về từ khu vực cách ly ở Trung cộng hoặc tàu du lịch Diamond Princess.

Một ngày sau đó, các quan chức Houston đã xác nhận hôm thứ Năm hai trường hợp đầu tiên về virus mới ở Hạt Harris.

Theo một tuyên bố từ Sở Y tế Công cộng Quận Harris, hai trường hợp mới nhất ở Texas liên quan đến một người đàn ông và một người phụ nữ đã đi du lịch. Bộ y tế không tiết lộ tình trạng cá nhân hoặc nơi họ đã đi du lịch.

  Tiến sĩ Umair Shah, quan chức y tế hàng đầu của quận hạt cho biết, chúng tôi sẽ tiếp tục hành động bằng cách xác định các liên hệ tiềm năng và theo dõi họ chặt chẽ.

Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi các quan chức y tế Texas thông báo rằng một người đàn ông 70 tuổi ở Fort Bend, ngay bên ngoài Houston, được xét nghiệm dương tính giả định về virut. Các quan chức cho biết người đàn ông đã đi du lịch nước ngoài và đang trong tình trạng ổn định.

  Bệnh nhân đã thử nghiệm dương tính vào thứ Tư là một người đàn ông 70 tuổi ở Fort Bend (phía tây nam Houston) vừa trở về sau khi đi du lịch nước ngoài. Bệnh nhân đang cách ly trong bệnh viện. Ông được báo cáo là trong tình trạng ổn định.

Tiến sĩ John Hellerstedt, ủy viên DSHS cho biết, có một trường hợp COVID-19 ở Texas trong đợt bùng phát này. Trường hợp này liên quan đến du lịch, chúng ta nên thực hiện cách vệ sinh cơ bản hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan của COVID-19 và tất cả các bệnh về đường hô hấp.

Texas thực thi để hạn chế lây lan coronavirus

  

Thống đốc Greg Abbott cho biết trong một Tweet hôm thứ Tư về vụ việc: Tháng qua, tiểu bang Texas đã chuẩn bị cho thời điểm này và chúng tôi tin tưởng vào các biện pháp chúng tôi đã thực hiện để bảo vệ cộng đồng chống lại coronavirus.

Abbott cho biết hôm thứ Năm hiện có sáu phòng thí nghiệm ở Texas có thể kiểm tra virus.

Nghiên cứu về virus mới cho thấy khoảng 80% trường hợp nhẹ và hầu hết mọi người không cần nhập viện. Tuy nhiên, người lớn tuổi hoặc những người mắc các bệnh tiềm ẩn như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc phổi có thể có nguy cơ biến chứng cao hơn.

  Abbott cũng cho biết trong một tuyên bố do DHSH đưa ra rằng, tiểu bang Texas vẫn liên lạc với các cơ quan liên bang và địa phương và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác để đảm bảo các cộng đồng Texas có tài nguyên mà họ cần để đáp ứng với bất kỳ trường hợp cần thiết nào của virus corona. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là sức khỏe và an toàn công cộng, và tôi kêu gọi tất cả người dân Texas tuân theo các hướng dẫn phòng ngừa được cung cấp bởi Bộ Dịch vụ Y tế.

DSHS cho biết các trường hợp liên quan đến du lịch này không cho thấy sự lây lan trong tiểu bang, nhưng các cơ quan nhà nước và chính quyền tiểu bang sẽ hợp tác để hạn chế sự lây lan của virus để bảo vệ người dân Texas.

  “Bảo vệ và giữ gìn sức khỏe và sự an toàn của người Texas là cốt lõi của những gì chúng tôi làm tại HHS. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo người dân Texas có thông tin và tài nguyên khi họ cần để chăm sóc bản thân và gia đình”, ông nói. Tiến sĩ Courtney N. Phillips, Ủy viên Điều hành Dịch vụ Nhân sinh và Sức khỏe Texas. “Chúng tôi có một hệ thống giám sát y tế công cộng toàn diện để chủ động xác định, ứng phó và ngăn chặn sự lây lan của bệnh, tất cả được dẫn dắt bởi đội ngũ xuất sắc tại DSHS. Vui lòng xem các đài truyền thông xã hội và trang web HHS của chúng tôi để cập nhật. “

Coronavirus ở người thường lây lan qua ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc cá nhân hoặc chạm vào bề mặt với virut và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

DSHS cho biết phương cách có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa vi trùng lây lan:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.

  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
  • Ở nhà khi bạn bị bệnh.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác.
  • Làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.
  • From: X Truong

Hãy mau chóng loại bỏ 13 việc gây tổn thương cho gan

About this website

M.TRITHUCVN.NET

Hãy mau chóng loại bỏ 13 việc gây tổn thương cho gan – Trí Thức VN

Gan là một cơ quan nội tạng vô cùng quan trọng trong cơ thể của con người, là cơ quan giải độc lớn nhất. Vậy nên cần chú trọng bảo vệ gan nếu muốn có một thân thể khỏe mạnh. Vậy thì những việc làm nào gây tổn thương đến gan? H…

TRIỆU CHỨNG NHIỄM CORONA QUA TỪNG NGÀY

  • TRIỆU CHỨNG NHIỄM CORONA QUA TỪNG NGÀY

    🛑Ngày 1 ~ Ngày 3
    – Triệu chứng giống bệnh cảm
    – Viêm họng nhẹ, hơi đau
    – Không nóng sốt. Không mệt mỏi. Vẫn ăn uống bình thường
    🛑Ngày 4
    – Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.
    – Bắt đầu khan tiếng.
    – Nhiệt độ cơ thể dao động 36.5~ (tuỳ người)
    – Bắt đầu chán ăn.
    – Đau đầu nhẹ
    – Tiêu chảy nhẹ
    🛑Ngày 5
    – Đau họng, khan tiếng hơn
    – Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5~36.7
    – Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương
    ** Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona
    🛑Ngày 6
    – Bắt đầu sốt nhẹ, khoảng 37
    – Ho có đàm hoặc ho khan
    – Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt
    – Mệt mỏi, buồn nôn
    – Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở
    – Lưng, ngón tay đau lâm râm
    – Tiêu chảy, có thể nôn ói
    🛑Ngày 7
    – Sốt cao hơn từ 37.4~37.8
    – Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
    – Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá
    – Tần suất khó thở vẫn như cũ.
    – Tiêu chảy nhìu hơn
    – Nôn ói
    🛑Ngày 8
    – Sốt gần mức 38 hoặc trên 38
    – Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè
    – Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng
    – Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau…
    🛑Ngày 9
    – Các triệu chứng không thay đổi mà trở nên nặng hơn.
    – Sốt tăng giảm lộn xộn
    – Ho không bớt mà nặng hơn trước.
    – Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.

    ** Tại thời điểm này, nên đi xét nghiệm máu và chụp XQuang phổi để kiểm tra

    P/s
    – Triệu chứng thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì mất 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì 4-5 ngày.

    Nguồn: tổng hợp bác sĩ (Sanilesson và yomidr)

    —–

    Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh, Trung Quốc mới chỉ cho ra mắt thuốc chống virus Corona nhưng chưa bán tại thị trường Việt Nam. Mọi người nên nhớ cẩn tắc vô áy náy:

    – Đeo khẩu trang khi có thể( khẩu trang vải cũng được, giặt thường xuyên).

    – Rửa tay, rửa tay và rửa tay.

    – Tránh tụ tập đông người.

    – Nạp thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.

    – Vệ sinh đồ dùng cá nhân như điện thoại, laptop thường xuyên.

    5 điều cần biết về Virus Corona Vũ Hán (video clip – BBC)

    https://www.facebook.com/BBCnewsVietnamese/videos/198889931462836/

Bán 2 căn biệt thự để nằm viện, tôi mới biết sức khoẻ quan trọng đến nhường nào

Bán 2 căn biệt thự để nằm viện, tôi mới biết sức khoẻ quan trọng đến nhường nào

10/02/2020

Tôi hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này, mọi người đều sẽ coi sức khỏe là mục tiêu theo đuổi hàng đầu trong năm 2019 này. Bởi, nếu còn khỏe mạnh, dù chỉ với hai bàn tay trắng, bạn đã là một tỷ phú rồi!

Nằm viện 72 ngày, bán hết 2 căn biệt thự ở trung tâm thành phố!

Hôm qua, tôi nhận được tin nhắn của cậu bạn cùng lớp, báo rằng lớp trưởng lớp cấp ba của chúng tôi vừa mới mất. Cậu ấy phải nhập viện từ 2 tháng trước vì bị xuất huyết não.

Cậu ấy được đưa vào phòng ICU (Phòng chăm sóc chuyên sâu). Trong đó, cậu ấy phải dùng máy thở, dung dịch dinh dưỡng, nhân viên chăm sóc… tốn hàng chục ngàn đô la.

Tiền tiêu trong chớp mắt. Vậy nên, để chữa trị cho bạn tôi, người nhà cậu ấy đã bán đi hai căn biệt thự cậu ấy đã mua ở trung tâm thành phố. Tiếp đến lại bán đi nhiều căn nhà ở quê để chi trả viện phí. Nhưng cầm cự được 72 ngày, cậu ấy vẫn ra đi, rời khỏi thế giới này mãi mãi.

(Ảnh minh họa: getty.com)

Bạn tôi nói rằng, mãi đến khi phải đối mặt với cái chết cận kề, cậu ấy mới nhận ra sức khỏe của mình đắt đỏ biết bao nhiêu: “Nếu ngôi nhà không còn, bạn có thể mua lại. Nhưng nếu như sức khỏe bạn không còn, dù có bao nhiêu tiền, bạn cũng không thể mua lại nó như ngôi nhà.”

Nhiều người luôn cho rằng nhà cửa, đất đai là tài sản giá trị nhất. Họ làm việc cật lực chỉ để kiếm tiền xây nhà to, mua dự trữ được càng nhiều đất càng tốt. Nhưng mấy ai nghĩ rằng, sức khoẻ mới là bất động sản lớn nhất của đời người. Nếu không có sức khoẻ, dù bạn có bao nhiêu tiền, bao nhiêu ngôi nhà, bao nhiêu mảnh đất… đều vô nghĩa!

“Nằm viện 72 ngày, bán cả 2 căn biệt thự ở trung tâm thành phố. Tôi mới nhận ra nếu tôi còn khỏe mạnh, dù chỉ với hai bàn tay trắng, bản thân tôi đã là tỷ phú rồi”.Đây là lời cuối cùng mà người bạn đã tâm sự với tôi. Cậu ấy đã vì sự nghiệp mà tiêu hao rất nhiều sức khỏe của mình. Tuy có thể giàu có, thay đổi cuộc sống, nhưng còn chưa kịp hưởng thụ gì thì cậu ấy đã phải ra đi rồi.

Nhưng những người trẻ lại thường không quan tâm sức khỏe của họ đáng giá bao nhiêu.

Ngày nay, tôi để ý rất nhiều bạn trẻ không hề quan tâm đến sức khoẻ của bản thân. Để thuận tiện cho công việc, họ có thể ăn thức ăn nhanh mua ngoài đường, vừa đi vừa ăn; hoặc ngồi cắm cúi vào máy tính, vừa gõ lạch cạch vừa nhai nhóp nhép.

Họ thức rất khuya, rồi đến sáng hôm sau, để có thể ngủ thêm một chút, họ nướng trên giường hàng giờ và bỏ buổi tập thể dục.

Họ tăng ca liên tục, nhận thêm dự án để kiếm tiền mua nhà, mua xe, lo cho gia đình, con cái, mua sắm thứ này thứ kia… Họ có hàng tá các lý do để… rất cần tiền.

Bán 2 căn biệt thự để nằm viện, tôi mới biết sức khoẻ quan trọng đến nhường nào - ảnh 2

Ngày nay, những người trẻ lại thường không quan tâm sức khỏe của họ đáng giá bao nhiêu.(Ảnh minh hoạ: Medium)

Cách đây một thời gian, một nhân viên 25 tuổi ở một công ty công nghệ nổi tiếng đã bị đột tử, và nguyên nhân chính là do anh ta làm việc quá sức.

Người ta nói rằng, chàng trai trẻ này rất xuất sắc. Bạn càng tạo áp lực cho anh ta, anh ta lại càng trở nên lợi hại hơn. Sau khi tốt nghiệp, anh ta xin vào làm ở một công ty nổi tiếng với mức lương trên 50 triệu một tháng. Anh ta đều làm việc rất chăm chỉ, mỗi ngày đều tăng ca và có khi làm từ tối đến sáng.

25 tuổi, với mức lương mới ra trường trên 50 triệu và hiện tại là hơn 100 triệu. Đáng lẽ chàng thanh niên trẻ này đã có thể tiến xa hơn và có một tương lai rất tươi sáng, nhưng mọi thứ hoàn toàn ngược lại.

Khi bạn còn trẻ, bạn có thể làm gì cho cuộc đời?

Tất nhiên, bạn vẫn cần chăm chỉ, cố gắng học hỏi và nỗ lực làm việc, nhưng không phải làm kiểu… bán mạng. Hãy phát triển một thói quen tốt, lập chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn mỗi tuần. Những bữa tiệc tùng thâu đêm với bạn bè, những chén rượu, chai bia, những lần ngủ nướng trên giường… bạn đều phải dùng sức khoẻ của mình để chi trả cho những “thú vui” nhất thời đó!

Hãy giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, nhất là khi bạn chưa đủ giàu. Những cô gái, hãy bớt thói quen mua sắm những thứ như mỹ phẩm, son môi, quần áo, túi xách… Đừng vì một chiếc túi hàng hiệu, hay một bộ đầm bắt mắt mà phải thắt lưng buộc bụng, làm việc tăng ca để sở hữu nó. Còn những chàng trai, đừng tiêu tiền cho những bữa nhậu nhẹt, những trò tiêu khiển không lành mạnh… Đừng “bán rẻ” chính mình để thoả mãn dục vọng. Bạn nên nhớ rằng: “Vào thời điểm quan trọng phải đấu tranh giữa sự sống và cái chết, bạn sẽ thấy bất kỳ mong muốn nào, bất kỳ niềm vui nào, cũng không quý trọng bằng sức khỏe của bạn.”

BẠN ĐÃ BIẾT GIẾT NGƯỜI LÀ PHẠM TỘI. VẬY VIỆC BẠN TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN MÌNH MỖI NGÀY CHẲNG KHÁC NÀO ĐANG PHẠM TỘI?

(Nguồn tham khảo: cafef.vn)

CORONAVIRUS

CORONAVIRUS

HCD: Thưa theo những gì chuyên viên khuyên thì ngừa để khỏi bị lây bịnh dịch Tàu nầy cũng giống như ngửa Flu. Tóm tắt thế nầy:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
    2. Tránh chạm vào mặt, mũi hoặc miệng bằng tay không rửa sạch.
    3. Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh.
    4. Làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào.(nấm cửa, nút mở/tắt đèn, nút bấm thang máy….)
    5. Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy (tức người bịnh che miệng hay mang mặt nạ)

Ở đây không thấy bảo người mạnh mang mặt nạ. Tuy nhiên mang mặt nạ cũng đở được phần nào, nhớ là nó không ngăn được siêu vi đâu. Mặt nạ chúng ta thấy nhiều người mang trong các hình chụp là loại dành cho người bịnh mang, không phải loại ngừa nhiễm bịnh cho người mạnh. Muốn ngăn được phải dùng mặt nạ loại đặc biệt.

Đây là hình hướng dẫn, nếu cần các bạn save để đó, nó ngăn nhiễm cảm cúm hàng năm luôn.


HCD: Các bạn có thấy là chỉ mang mặt nạ nếu các bạn thấy khó ở (để ngăn không cho lây bịnh sang người mạnh), không bảo người mạnh mang mặt nạ để ngừa lây bịnh như đa số (hầu hết) chúng ta hiểu sai.

From: TU-PHUNG

Các lệnh hạn chế người Trung Cộng du lịch đến Hoa Kỳ đã có hiệu lực từ ngày Chủ Nhật

Vào tối chủ nhật (ngày 2 tháng 2), Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện các hạn chế du lịch nghiệm ngặt trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát coronavirus đã giết chết hơn 300 người ở Trung Cộng và lây nhiễm hơn 16,000 người trên toàn cầu. B….

 

Những bệnh… vô duyên!

Những bệnh… vô duyên!

BS Ðỗ Hồng Ngọc.

Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh… vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364).

Những bệnh… vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu “nước mát” uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm “nước mát”! Thì ra “rễ tranh, mía lau, mã đề” là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).

Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoid, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp…

Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt…

Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay.

Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao?

Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh…. vô duyên đáng tiếc.

Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ.

Báo Paris Match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo…

Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp.

Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả!

Tây gọi những người sính xét nghiệm là “examinite”.

Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện tượng over – investigation, “thăm dò quá mức cần thiết” này (Health of the Elderly, WHO, 1989). Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn… hết bệnh cũng không được; không kể trong quá trình thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo… không phải là không có nguy cơ.

Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để… thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại, biết ơn mình thì cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói!

Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự “dán nhãn” (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà “phán” cho một cái chẩn đoán kiểu như “nghi ung thư”, “hơi bị lớn tim”, hoặc một từ mơ hồ như “máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật”… hoặc “bị thư phù, bị người cõi trên nhập….” đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được!

Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh.

Ðáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức… khi vẫn còn có thể tự quản được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.

Các cơ sở chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe.

Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh… vô duyên!

BS Ðỗ Hồng Ngọc.

From: TU-PHUNG