Triệu chứng lạ thường nguy hiểm của Bệnh Covid 19 (Coronavirus)

Triệu chứng lạ thường nguy hiểm của Bệnh Covid 19 (Coronavirus)

Đây là chia sẻ của Cha Việt chánh xứ Thánh Andre Dũng Lạc tại OKC sau khi khỏi bệnh

Triệu chứng lạ thường nguy hiểm của Bệnh Covid 19 (Coronavirus)

Khoảng 6 tuần trước đây tôi bị nhiễm bệnh Covid 19 (Coronavirus). Đến hôm nay tạ ơn Chúa tôi đã hoàn toàn bình phục. Một số người nói tôi nên chia sẻ lại những triệu chứng của bệnh này như nếu có ai bi nhiễm thì biết. Vậy hôm nay tôi xin chia sẻ vắn tắt những chứng lạ thường của bệnh Covid 19 này như thế nào theo cảm nghiệm của riêng tôi.

Mấy ngày đầu tôi cảm thấy người khó chịu, sổ mũi, hắt hơi, ớn lạnh, và mệt mỏi, không sốt. Tôi uống 3 vỉ Cold + Flu Tylenol nhưng bệnh không giảm. Một tuần sau tôi cảm thấy người rất là mệt không muốn ăn uống gì cả, ngủ cả ngày, bước xuống gường đi nhà vệ sinh cũng không nổi, nhức đầu và bắt đầu ho. Hơi thở dồn dập. mỗi lần hít xâu xuống là ho. Mỗi lần họ là không thở được. Ngực đau và nặng. Người ớn lạnh nhưng không bị sốt. Lúc này tôi mới liên lạc với Bác Sĩ gia đình. Ông cho tôi đi chụp hình phổ và thử Covid 19. Kết quả là tôi bị Pneumonia viêm phổi và dương tính Covid 19.

Triệu Chứng lạ thường của bệnh Covid 19 này là nó làm cho người rất mệt hầu như không còn chút sức gì nữa. Áp huyết tụt xuống dưới 100 có lúc xuống tới 80/50. Sợ nhất là mỗi lần ho, thường thì ho vào ban đêm và sáng khi ngổi dậy. Mối lần ho là không thở được, tôi cảm thấy y như đang bị bóp cổ. Thở ra cũng không được mà hít vào cũng không được. Lúc này chỉ có phó linh hồn xin Chúa và Đức Mẹ cứu giúp thôi. Nhưng tạ ơn Chúa tôi học được một kinh nghiệm là mỗi lần ho không thở được thì ngửa đầu lên thì lại thở được. Nhưng nếu cứ gục đầu xuống thì ho còn dữ dội hơn và không thở được. Nên khi bi ho không thở được là tôi ngồi ngửa đầu lên là lại thở được.

Một điều nữa tôi học được là ngoài những thuốc tây các Bác Sĩ cho, Người Việt Nam chúng ta có bài thuốc xông rất hay. Mỗi lần xông hơi là tôi cảm thấy rất dễ chịu và thở cũng dễ hơn. Mỗi ngày xông 2 lần sáng và tối. Quan trọng là phải đập một củ tỏi bỏ vào nồi nước xông. Khi xông nhớ hít hơi vào trong phổi. Qua cảm nghiệm của cơn bệnh này, tôi khuyên quý vị khi cảm thấy người khó chịu, nên nấu nồi nước xông, nếu có thang thuốc xông thì tốt, nếu không có thì bỏ vào mấy nhánh xả, lá bạc hà, và một củ tỏi, xông ngay thì chắc chắn sẽ đỡ nhiều lắm.

Nếu tôi làm như vậy ngay từ ngày đầu thì chắc bệnh của tôi không bị nặng như vậy.

Mấy lời vắn tắt tôi xin chia sẻ về những triệu chứng kỳ lạ nguy hiểm của bệnh Covid 19 này và hy vọng không ai bị nhiễm.

Xin Chúa và Mẹ Maria luôn gìn giữ mọi người chúng ta luôn được bình an.

Amen.
Cha Việt

NHỮNG TRƯỜNG HỢP VIRUS CÚM TÀU ĐẦU TIÊN

NHỮNG TRƯỜNG HỢP VIRUS CÚM TÀU ĐẦU TIÊN

1/- Thái Lan: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ du khách 61 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 13/1.

2/- Nhật Bản: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nam du khách 30 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 16/1.

3/- Hàn Quốc: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ du khách 35 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 20/1.

4/- Hoa Kỳ: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông 30 tuổi trở về tiểu bang Washington từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 21/1.

5/- Đài Loan: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ doanh nhân 55 tuổi trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 21/1.

6/- Ma Cao: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người Vũ Hán đến Ma Cao đánh bạc. Công bố bệnh ngày 21/1.

7/- Hồng Kông: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc đến Hồng Kông bằng tàu cao tốc qua ngõ Thâm Quyến. Công bố bệnh ngày 22/1.

8/- Singapore: Phát hiện ca đầu tiên là 1 du khách Vũ Hán 66 tuổi. Công bố bệnh ngày 23/1.

9/- Việt Nam: Phát hiện ca đầu tiên là 1 du khách Vũ Hán (thăm con trai & người con này cũng bị lây). Công bố bệnh ngày 23/1.

10/- Pháp: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người Pháp gốc Hoa về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 24/1.

11/- Nepal: Phát hiện ca đầu tiên là 1 du học sinh trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 24/1.

12/- Australia: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc khoảng 50 tuổi, đến Australia theo chuyến bay Quảng Châu – Vũ Hán – Melbourne. Công bố bệnh ngày 25/1.

13/- Canada: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông khoảng 50 tuổi, trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 25/1.

14/- Malaysia: Phát hiện 4 ca đầu tiên (cùng 1 gia đình) là du khách đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 25/1.

15/- Campuchia: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 27/1.

16/- Đức: Phát hiện ca đầu tiên là 1 người Đức có họp chung với 1 người đến từ Thượng Hải. Trước khi cô này sang Đức họp có tiếp xúc gia đình đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 27/1.

17/- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: Phát hiện ca đầu tiên là 1 gia đình du khách 4 người đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 29/1.

18/- Phần Lan: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ du khách Trung Quốc 32 tuổi. Công bố bệnh ngày 30/1.

19/- Ấn Độ: Phát hiện ca đầu tiên là 1 du học sinh trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 30/1.

20/- Philippines: Phát hiện ca đầu tiên là 1 nữ du khách 38 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 30/1.

21/- Italia: Phát hiện ca đầu tiên là đôi vợ chồng du khách đến từ Vũ Hán. Vợ 65 tuổi, đã từng giảng dạy Văn tại Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc đặt ở Vũ Hán. Chồng 66 tuổi, kỹ sư hóa sinh cao cấp trước khi nghỉ hưu. Công bố bệnh ngày 31/1.

22/- Thụy Điển: Phát hiện ca đầu tiên là 1 phụ nữ trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 31/1.

23/- Bỉ: Phát hiện ca đầu tiên là 1 trong 9 người Bỉ sơ tán khỏi Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 4/2.

24/- SriLanca: Phát hiện ca đầu tiên là 1 phụ nữ 43 tuổi đến từ tỉnh Hồ Bắc. Công bố bệnh ngày 27/1.

25/- Nga: Phát hiện 2 ca đầu tiên là 2 người mang quốc tịch Trung Quốc. Công bố bệnh ngày 31/1.

Và cứ thế virus từ Vũ Hán đã lan truyền đi khắp nơi, nhanh nhất theo đường hàng không.

Nhưng có điều rất lạ là thời điểm mới có dịch ở Trung Quốc, người Vũ Hán không được đến Bắc Kinh, nhưng được đến khắp nơi trên thế giới.

Có tới 1,6 tỷ người lao động trên toàn cầu có thể mất việc do đại dịch virus Vũ Hán, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

(Nguồn: Tôi Yêu Sài Gòn)

No photo description available.

FDA cho dùng Remdesivir làm thuốc điều trị khẩn cấp COVID-19

 FDA cho dùng Remdesivir làm thuốc điều trị khẩn cấp COVID-19

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho phép công ty dược Gilead Sciences được dùng trong trường hợp khẩn cấp thuốc thử nghiệm chống virus tên là Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Trong cuộc họp tại Phòng Bầu Dục Toà Bạch Ốc với Tổng thống Donald Trump, tổng giám đốc công ty Gilead, Daniel O’Day, gọi động thái này là bước đầu quan trọng và cho biết công ty hiến tặng 1 triệu lọ thuốc giúp cứu chữa bệnh nhân.

Gilead cho biết thuốc này giúp cải thiện kết quả bình phục cho bệnh nhân COVID-19 và cung cấp dữ liệu cho thấy thuốc có tác dụng tốt hơn khi được dùng trong giai đoạn sớm khi mới nhiễm bệnh.

Phó Tổng thống Mike Pence cho hay 1 triệu lọ thuốc sẽ bắt đầu được phân phối cho các bệnh viện vào thứ Hai đầu tuần sau.

Nga: Số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt, Thủ tướng bị dính COVID ……

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho phép công ty dược Gilead Sciences được dùng trong trường hợp khẩn cấp thuốc thử nghiệm chống virus tên là Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

 

VOATIENGVIET.COM
Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho phép công ty dược Gilead Sciences được dùng trong trường hợp khẩn cấp thuốc thử nghiệm chống virus tên là Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Sức Khỏe là Tất Cả

Sức Khỏe là Tất Cả

      Chiếc giường đắt nhất thế giới này chính là giường bệnh: Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm.   

      Một đại gia kia không may mất sớm, vợ anh đem 19 tỷ thừa kế đi lấy chính người lái xe của đại gia. Anh lái xe trong lúc hân hoan đã nói: “Trước kia, tôi cứ nghĩ mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới là người làm thuê cho tôi”.

    Trong cuộc sống bộn bề, quay cuồng cùng công việc, tiền tài, danh vọng, có một sự thật đắt giá mà nhiều người không nhận ra: Sinh mệnh đời người quan trọng hơn tất cả!

 Bạn có công nhận những điều này:

  • Một chiếc máy smartphone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa.
  • Một căn biệt thự sang trọng, 70% diện tích là trống trải.
  • Một căn phòng chứa đầy quần áo, mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến.
  • Một đời người, dù kiếm được bao nhiêu tiền, 70% là không tiêu xài.

   Cuộc đời như một cuộc đua…

          Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng. Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, men gan.

    Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình. Nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.

      Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, thể lực, tâm lực bỏ ra để phấn đấu cho một tương lai xán lạn, không thua kém bè bạn, để gia đình được nở mày nở mặt.

     Nhưng bao nhiêu thời gian tiêu tốn cho công việc, quay cuồng trong tiền tài sự nghiệp là bấy nhiêu thời gian sức khỏe hao mòn, giống như một chiếc giẻ lau bị vắt kiệt, khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.

 So với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼

    Sung sức nhất là những ngày tuổi trẻ, nhưng so với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼. Phải nói, tuổi trẻ thật ngắn ngủi, quay đi quay lại cũng chỉ bằng một cái chớp mắt. Vậy nhưng nhiều người lại quan niệm còn trẻ còn khỏe, phải tranh thủ tận dụng cái tuổi trẻ ấy để làm việc mà quên rằng 3/4 quãng thời gian sau, mình lại cần nhiều sức khỏe hơn cả để làm những việc lớn hơn. Một gia đình hạnh phúc, những đứa con thông minh, những ngày tuổi cao thảnh thơi khỏe mạnh, đó là những việc lớn của đời người mà khi còn trẻ chúng ta thường không nghĩ ra được.

 Một đời người rốt cục đáng giá bao nhiêu tiền?

  • Một chiếc áo giá 2 triệu, giá niêm yết có thể chứng minh.
  • Một chiếc xe 1 tỷ, hoá đơn xuất kho có thể chứng minh.
  • Một căn hộ 5 tỷ, hợp đồng mua bán cũng có thể chứng minh.

 Vậy theo bạn, một đời người đáng giá bao nhiêu?

 Bạn đã bao giờ tính toán xem cuộc đời của bạn đáng giá bao nhiêu?

 Duy chỉ có sức khỏe mới chứng minh được điều đó, bởi chiếc giường ĐẮT NHẤT thế giới này là giường bệnh.

      Steve Jobs, người hùng của giới công nghệ, trong những khoảnh khắc cuối đời đã để lại những lời trăn trối như sau: “Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công. Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sng mà tôi phải làm quen với nó. Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

  Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác

      Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn. Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất,“cuộc đời bạn”. Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc, “cuốn sách sức khỏe mà cuộc sống ban cho bạn”. Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng. Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè… Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác”.

     Quả thực, nếu hiểu và trân trọng chính mình, bạn sẽ nhận ra sức khỏe là bất động sản lớn nhất của đời người, là bộ quần áo bảo vệ bạn khỏi nắng mưa, gió rét, là hợp đồng bảo hiểm tốt nhất bạn có thể ký. Do vậy, đừng lôi máy tính ra tính toán bạn tiêu bao nhiêu tiền cho SỨC KHOẺ. 

 Bởi vì trên đời này, có một món tiền bạn nhất định phải tiêu, hoặc là để chăm sóc sức khỏe trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của bạn.

 Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn. Đúng là trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai mắc bệnh thay bạn được.

 Hãy trân quý chính mình, bạn nhé!

  Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe.

 Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định. Tiền bạc rất quan trọng nhưng sức khỏe còn QUAN TRỌNG HƠN, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu sức khoẻ KHÔNG CÒN.

 Bởi vậy mới có câu:  Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm.

 Vậy nên hãy trân quý sức khỏe của mình, trân quý chính mình bạn nhé!

 From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

Cập nhật tình hình Virus Corona

       Ngày 10 tháng 04 năm 2020

Quốc gia

Worldwide

Số lây nhiễm

1,617,204

Số tử vong

97,039

United States 469,218 16,693
Spain 157,022 15,483
Italy 143,626 18,279
Germany 119,042 2,567
France 86,334 12,210

Nguồn: https://google.com/covid19-map/

Ngừa Covid-19

Ngừa Covid-19

Một bài nói chuyện rất hay của BS David Price về cách ngừa Covid 19.

BS Price hiện đang làm trong ICU của bệnh viện ở New York và đây là chia sẻ của ông sau khi chuyên điều trị toàn bệnh nhân covid 19 trong những tuần qua.

“Tôi là bác sĩ trong phòng ICU (khoa cấp cứu đặc biệt) ở bệnh viện ở New York.  Bệnh viên chúng tôi có 1200 giương bệnh.  Trước đây bệnh viện có điều trị và mổ nhiều căn bệnh khác nhau nhưng nay chỉ điều trị 100% là bệnh nhân nhiễm Covid.  Hiện bệnh viện đang lãnh 20% của số bệnh nhân Covid tại New York.

Bổn phận của tôi là chăm sóc những ca bịnh nặng đã được đưa vào ICU.  Tôi là người quyết định bịnh nhân nào được dùng máy thở và nằm với máy thở bao lâu. Vì vậy tôi nghĩ tôi có thẩm quyền để nói về những gì đang xảy ra.  Trong ba tháng vừa rồi chúng tôi đã học hỏi thêm được rất nhiều về con virus này.  Hiện giờ bạn nghe giọng tôi hơi nghẹn ngào không phải vì tôi sợ mà lần đầu tiên trong rất lâu, TÔI THẤY HẾT SỢ!! Tôi muốn chia sẻ với quý vị để làm quý vị bớt hoang mang và biết các bảo về bản thân và gia đình.

TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID

-Nóng
-Sốt
-Đau cổ

Virus vào người sẽ đi khắm nơi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. 80% bịnh nhân chỉ nói là họ “Không cảm thấy khỏe trong người… ho nhẹ… nhức đầu”.  Bệnh thường kéo dài 5, 7 đến 14 ngày.  Bị nhẹ thì bắt đầu ngày thứ 5 sẽ thấy khỏe lại.

Bịnh nặng hơn trong 3 tới 5 ngày sẽ thấy khó thở (bạn chỉ nên vào nhà thương khi thấy khó thở chứ nóng sốt thì không cần đến bịnh viện).  Tới ngày thứ 7 sẽ bắt đầu thấy khỏe lại.

COVID NHIỄM CÁCH NÀO

1) Covid nhiễm qua “SUSTAINED CONTACT” (đụng chạm lâu) với một người bịnh hoặc với người sắp phát triệu chứng  bịnh trong một, hai ngày sắp tới.  “Sustained contact”- “đụng chạm lâu” có nghĩa là đứng gần (dưới 6 feet) và tiếp súc từ 15 đến 30 phút ở một nơi bít bùng, đóng kín, và  không có đồ bảo vệ, chẳn hạn như khi không đeo khẩu trang.  Nên các bạn khỏi phải sợ là con virus còn nằm trong không khí rồi mình vô tình đi qua rồi bị lây.

Gần như CÁCH DUY NHẤT để lây bịnh là khi virus dính vào tay mình rồi mình đưa tay lên sờ mặt.  Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng mình.

Xin tóm lại một cách đơn giản là phần đông những người bị nhiễm là do họ chạm tay vào một người bịnh rồi đưa tay lên sờ  vào mặt mình.  Khi hiểu được nguyên lý này thì mấy hôm nay tôi bắt đầu cười lại được vì tôi biết tôi sẽ không bị nhiễm.  Tôi muốn nhắc nhở các bạn những điều quan trọng sau đây:
Mời xem . TLVinThoTha
thk

—————————–

1) Covid hiện đang ở trong cộng đồng của quý vị dù quý vị ở đâu.

2). Rửa tay thường xuyên.  Để ý tay mình vừa chạm vào đâu, đụng vào cái gì và nhớ lúc nào cũng tẩy bằng hand sanitizer hoặc rửa tay cho sạch.  Bản thân tôi đi đâu cũng cầm theo lọ Purell (nước tẩy tay).  Ví dụ tôi đi từ nhà trọ ra thang máy tôi vẫn có thể bấm nút thang nhưng sau đó liền đổ một vài giọt Purell vào tay.  Ra đến cưa cũng vậy có thể dùng tay mở cửa nhưng sau đó lại Purell.  Nếu GIỮ TAY SẠCH SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM COVID.

3). Đây không phải là căn bịnh mà một người bịnh chạm vào thứ gì rồi cả cộng đồng lây theo khi đụng vào thứ đó.  Chúng ta chỉ lây khi gặp và đụng chạm nhau lâu “sustained contact”.  Muốn kỹ hơn thì rửa hoặc tẩy trùng tay sau khi chạm vào bất cứ vật gì.

4). Bạn cần phải để ý và sửa cái tật ưa chạm vào mặt (dụi mắt, ngoáy mũi, cậy mụn… v.v).  TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHẠM TAY VÀO MẶT.  Bạn đi ăn tiệc.  Bắt tay một người bịnh, rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình.  Đó là cách lây Covid.  Đơn giản chỉ có vậy.

5). Tôi khuyên mọi người nên đeo mask khẩu trang không phải vì nó sẽ bảo vệ hay ngăn ngừa được Covid nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen tốt là không sờ vào mặt.  CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.

6). Bạn không cần “medical mask” như loại N95.  Ngay cả tôi trong nhà thương gặp toàn bịnh nhân Covid cũng chỉ đeo N95 trong những trường hợp đặc biệt.

7) Đứng xa mọi người giữ khoảng cách 6ft, rửa tay, thì các bạn không phải lo gì cả”

From: TU-PHUNG

HÃY XÔNG KHI BỊ CÚM CORONA

HÃY XÔNG KHI BỊ CÚM CORONA

Đây là bài chia sẻ của chị Nguyễn Hồng Phương (bên Đức, không có FB). Chị vừa bị nhiễm Vi-rút Corona, bộc phát và tự chữa khỏi sau 4 ngày sau đó. Đây là bài đọc để tham khảo, theo kinh nghiệm cá nhân của chị. Nếu các bạn thấy hay, hãy chia sẻ (SHARE) và áp dụng cho mình và người thân khi vướng phải bệnh. Còn không, các bạn có thể lướt qua. Cho đến thời điểm này, bệnh cúm lạ này vẫn chưa có thuốc chữa rõ ràng. Vì nó là bệnh cúm, nên chúng ta có thể trị theo cách dân gian là XÔNG. Đây là câu chuyện tự chữa khỏi của chị Phương.

Khi bộc phát:

⭐️Ngày thứ nhất: Chị ấy cảm thấy đau họng, ho khan (không đờm, không sổ mũi) và người rất mệt.

Ngày thứ hai: Đầu chị rất đau như là búa bổ và hai mắt cũng đau. Toàn thân mệt lả, và cảm thấy khó thở như người thai nghén.👉 Thế là chị ấy súc miệng bằng nước muối ấm suốt ngày và kèm thêm ăn tỏi sống, uống nhiều nước trà xanh ấm và nước Cam (mọi người có thể uống nước Chanh) để tăng lượng vitamin C. Bên cạnh đó, chị ấy cũng dùng thuốc nhỏ mắt để làm dịu cơn đau mắt. Chiều hôm đó, chị ấy đã gọi đường dây nóng và có người đến khám, thử bệnh cho chị tại nhà. Họ cho chị biết là chị đã bị nhiễm vi-rút Corona dạng nhẹ. Họ cho chị ấy thuốc uống giảm sốt Paracetamol (như là Tylenol ở Hoa Kỳ) và kêu chị cách ly tại nhà và hàng ngày họ sẽ cho người đến kiểm tra.

👉 Chiều tối hôm đó, chị ấy đã mở máy sưởi cho nhiệt độ trong phòng rất cao, nệm nóng của chị ấy cũng chỉnh lên 40 độ C (tức là 104 độ F bên Hoa Kỳ). Chị bắt đầu cảm thấy mình bị sốt, đầu nhức kinh khủng, mắt thì đau như muốn lồi ra. (Phải chăng lúc này có thể vi-rút đang xâm nhập rất nhiều và chuẩn bị vô phổi?). Chị uống thuốc giảm sốt và cố gắng chống cự. Chị quỳ gối, cầu nguyện xin ơn Trên chữa lành cho chị. Sau đó, chị gọi điện thoại cho mẹ chị ở Việt Nam. Mẹ chị khuyên chị thử trị theo cách dân gian. Đó là XÔNG.

Chị nghe lời mẹ, cố gắng đứng dậy đi nấu thuốc xông, ra vườn sau cắt lá tắc bỏ vào và cho thêm vài giọt dầu xanh. Thật kỳ diệu mọi người ạ, sau khi xông, toàn thân chị toát ra mồ hôi, và cơn sốt tự nhiên cũng giảm dần.

Ngày thứ 3: Chị ấy tiếp tục xông người, chị cảm thấy người nhẹ đi và không còn đau đầu nữa. Bác sĩ đến khám hôm đó đã ngạc nhiên vì sự bình phục nhanh chóng của chị ấy. Họ hỏi chị ấy ngoài uống thuốc của họ, chị có làm gì thêm không. Chị đã kể lại những điều chị ấy đã làm. Thế là họ nói họ sẽ chia sẻ lại cho bệnh nhân của họ.

⭐️ Đến ngày thứ 4 sau khi bộc phát, chị ấy hoàn toàn bình phục như người bình thường. Chị gọi điện thoại nói bác sĩ không cần cho người đến kiểm tra nữa.

Bài chia sẻ hơi dài, mọi người làm ơn chịu khó đọc vì mình thấy những bài thuốc dân gian của người Việt Nam mình rất hay và hiệu quả, trong khi Tây Y chưa biết đến. Khi bị bệnh, mọi người nhớ là XÔNG HÀNG NGÀY cho đến khi khỏi hẳn nhé. À, chị ấy cũng chia sẻ là khi xông, hơi nước xông nóng sẽ vào tất cả các lổ miệng, mắt, mũi, nhất là cổ họng và chị cảm thấy nhẹ người hơn.

⭐️⭐️ Qua bài chia sẻ này, những gì chị ấy bị chúng ta cảm thấy cũng không có gì gọi gì ghê gớm lắm. Chúng ta chỉ cần làm đúng cách thì sẽ tiêu diệt được nó. 💪

(Lưu ý: Mọi người có thể xông bằng lá chanh, vỏ cam, quýt, cây sả, vỏ bưởi, lá bưởi,…Có lá gì trong nhà dùng lá đó (đừng dùng lá độc hại là được) và nhớ khi nhấc nồi nước xông xuống, hãy cho thêm vào vài giọt dầu xanh, và mọi người nhớ hãy uống thật nhiều nước ấm, càng nhiều càng tốt, và dùng thuốc hạ sốt Tylenol, (đừng dùng Ibuprofen, Advil, Aleve) rồi hãy xông, tránh trường hợp bị mất nước nhé).

Đừng quên SHARE nhé. Thanks mọi người.

Nguồn: Chị Nguyễn Hồng Phương kể và do mình viết tóm tắt lại. Mong mọi người và gia đình bình an và hạnh phúc vượt qua Đại Dịch này. 🙏

From: Thầy Nguyễn Sỹ Bạch

4 lý do vì sao cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt

4 lý do vì sao cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt

 27/03/2020

By  Châu Tiểu Lan

 Một bác sĩ Mỹ đang tiến hành xét nghiệm COVID-19 với một người nghi nhiễm. Ảnh: Aaron Lavinsky/Star Tribune via Getty Images.

“Anh không thể bịt mắt mà dập lửa, cũng như không thể dập dịch mà không biết ai đang bị nhiễm.”

Đó là những gì ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát biểu hôm 16/03/2020 vừa qua. Thông điệp của ông rất rõ ràng: các quốc gia cần phải tiến hành xét nghiệm càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt. 

Có bốn lý do giải thích vai trò này của việc xét nghiệm.

Một là, chúng ta cần xét nghiệm để biết liệu mình đã nhiễm virus hay chưa, từ đó biết chăm sóc bản thân đúng cách và chủ động hạn chế lây nhiễm cho người khác. Nếu không biết mình bị nhiễm, chúng ta sẽ vô tình gieo rắc mầm bệnh và gây nguy hiểm tính mạng cho các đối tượng có nguy cơ cao. 

Chính vì những ngộ nhận ban đầu rằng COVID-19 chỉ gây ảnh hưởng đến người cao niên và người có tiền sử bệnh lý, những người trẻ tuổi vẫn chủ quan không bảo vệ chính mình rồi vô tình trở thành người mang mầm bệnh, đẩy mạnh sự lây lan trong cộng đồng. Ngài Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ một lần nữa đã giải thích nguy cơ này rõ ràng trong một cuộc phỏng vấn với Mark Zuckerberg.

Hai là, xét nghiệm để ngăn chặn kịp thời các chùm ca bùng phát lây nhiễm. Không lâu sau khi dịch khởi phát, thông tin di truyền của virus Sars-CoV-2 đã được các nhà khoa học Trung Quốc giải mã và công bố. Điều này đã giúp các nhà khoa học các nước khác nhau xây dựng nhiều quy trình xét nghiệm phát hiện sự hiện diện virus dựa vào trình tự gen.

Tuy nhiên vì số lượng kit thử và nhân lực hạn chế, mỗi quốc gia tự đưa ra các tiêu chí cho các đối tượng ưu tiên được xét nghiệm. Điểm chung của các tiêu chí này là người có các triệu chứng lâm sàng và thỏa mãn yếu tố dịch tễ, tức có đi vào vùng dịch hoặc tiếp xúc với người đã bị nhiễm. (Ví dụ các tiêu chí của Mỹ và tiêu chí của Việt Nam). Hoặc ở Anh, đầu cơn dịch, xét nghiệm chỉ được chỉ định cho những người có triệu chứng rõ ràng và nhập viện còn các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ và tự cách ly ở nhà thì không cần.

Việc đưa ra những tiêu chí quá lỏng lẻo hoặc quá gắt gao làm bỏ sót các trường hợp có khả năng đã bị nhiễm. Điều này làm cho tiến trình cách ly cũng không được triệt để. Một khi virus có thể lẫn lách vào cộng đồng thì sẽ gây nên tình trạng lây nhiễm cộng đồng, tức là có người bị nhiễm nhưng lại không thể xác định nguồn lây.

Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hongkong đã hết sức linh hoạt, đẩy nhanh và mạnh để thực hiện các xét nghiệm càng nhiều các đối tượng nghi nhiễm.  Họ đã nới lỏng tiêu chí để nhiều người được xét nghiệm hơn: những người có triệu chứng ho sốt, không cần thỏa mãn yếu tố dịch tễ, miễn được chỉ định của bác sĩ thì đều sẽ được xét nghiệm miễn phí. Việc nhanh chóng tìm các ca nhiễm để cách ly kịp thời đã mang lại thành công đáng kể cho các nước này. Ban đầu số ca nhiễm ở Hàn Quốc không ngừng tăng cao, nhưng chỉ sau hơn một tuần thì số ca nhiễm bắt đầu giảm. 

Do đó trái ngược với sự lo lắng của mọi người khi chứng kiến số ca dương tính tăng đến chóng mặt, việc phát hiện càng nhiều ca nhiễm chứng tỏ chính phủ nước đó đã áp dụng các biện pháp xét nghiệm kịp thời nhằm ngăn chặn được nguồn lây. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh một điều rằng chỉ xét nghiệm thôi thì không thể ngăn chặn dịch, chính phủ phải phối hợp chặt chẽ phát hiện người mang bệnh và những người tiếp xúc với họ, giám sát việc cách ly và điều trị. Để có kết quả, xã hội còn cần nhận thức đúng đắn thông qua tuyên truyền và giải thích cặn kẽ.

Ba là, cần có nhiều kết quả xét nghiệm là vì số lượng người nhiễm sẽ giúp đánh giá mức độ lan nhiễm của dịch bệnh, làm cơ sở cho những chính sách xã hội được đưa ra kịp thời và hợp lý nhằm chặn đứng sự phát tán virus.

Hiện nay trên toàn cầu, nhiều nước đã ra lệnh hạn chế giao tiếp xã hội (social distancing) ngày một gắt gao hơn. Bắt đầu từ hạn chế các buổi họp mặt có đông thành viên, dần dần đến đóng cửa các công ty, các trung tâm thể thao, tiệm ăn uống, và nay đến cả cấm các cuộc họp mặt trên hai người như ở Đức. Hoạt động xã hội ngưng trệ không chỉ tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế mà hẳn còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người dân. Thế nhưng, không ai rõ các biện pháp này sẽ kéo dài bao lâu. Như chuyên gia WHO đã nói: phong tỏa thành phố không đủ để kiềm chế cơn dịch. Trong trường hợp này, chỉ có kết quả xét nghiệm rộng rãi mới có thể cung cấp thông tin bao giờ thì nhịp sống có thể trở về bình thường, cho phép những người có triệu chứng giống COVID-19 được đi làm trở lại vì thật ra họ chỉ bị nhiễm cúm mùa. 

Bốn là, việc xét nghiệm đang cấp bách hơn bao giờ hết chính vì tình trạng lây nhiễm không triệu chứng đang dần được khẳng định bằng vài nguồn dữ liệu. 

Các nhà khoa học đã theo đuổi câu hỏi: liệu có phải các ca nhiễm thầm lặng đã góp phần làm tăng mức độ lây nhiễm của bệnh COVID-19 hay không. Với cúm influenza tuýp A, lây nhiễm đã có thể diễn ra trước triệu chứng 1-2 ngày, còn với SARS thì sự lây nhiễm chỉ bắt đầu sau khi phát bệnh. 

COVID-19 có thời gian ủ bệnh khá dài và lượng virus đạt đỉnh vào cuối giai đoạn đó nên rất có thể khả năng lây nhiễm diễn ra trước khi có triệu chứng cụ thể. Tình trạng lây lan cộng đồng ngày càng tăng, không thể truy xuất nguồn lây nhiễm nữa. 

Tại Vũ Hán, theo bài báo trên tờ SCMP, hồi cuối tháng 2/2020 có 43.000 người bị cách ly trong tình trạng dương tính với virus nhưng hoàn toàn không có triệu chứng. So với tổng số 80.000 ca nhiễm được báo cáo, số ca không triệu chứng chiếm khoảng 30%. Ở Hàn Quốc, số lượng nhiễm virus không triệu chứng là 20%. Và cuối cùng ở Nhật, trên chuyến du thuyền Diamond Princess, trong 746 người nhiễm, 334 người tức hơn 40% không có triệu chứng nào. 

Đã có vài bằng chứng khoa học cho thấy những người không triệu chứng có lượng virus rất cao tương đương với những người có triệu chứng. Do đó, cho dù họ không ho, nhưng giọt bắn từ nước bọt trong quá trình trao đổi cũng có thể đủ là nguồn lây nhiễm.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 29/3)

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 29/3)

Bảo Minh

Chủ Nhật, 29/03/2020 

Tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm Viêm phổi Vũ Hán hiện là 203 + 2 du thuyền (Diamond Princess và Zaandam).

Thế giới 24h qua có thêm hơn 66.000 ca nhiễm mới và ít nhất 3.500 ca tử vong mới. Đây tiếp tục là số tăng theo ngày nhiều nhất kể từ đầu dịch.

Toàn thế giới đã có hơn 663.000 ca nhiễm và hơn 30.800 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.65%.

5 nước đã có trên 50.000 ca nhiễm, gồm Mỹ, Ý, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Đức. Trong đó, riêng Mỹ đã vượt quá 123.000 ca nhiễm.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 28/3)

 

M.TRITHUCVN.NET

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 28/3) – Trí Thức VN

Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán trên thế giới trong 24h qua.

Tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm Viêm phổi Vũ Hán hiện là 203 + 2 du thuyền (Diamond Princess và Zaandam).

Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 64.000 ca nhiễm mới và ít nhất 3.268 ca tử vong mới. Đây tiếp tục là số tăng theo ngày nhiều nhất kể từ đầu dịch.

Toàn thế giới đã có gần 600.000 ca nhiễm và hơn 27.300 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.58%.

Thời điểm hiện tại, dịch viêm phổi Vũ Hán đã hạn chế việc đi lại của hơn 3 tỷ người trên thế giới, tức gần một nửa dân số thế giới.

5 nước đã có trên 50.000 ca nhiễm, gồm Mỹ, Ý, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Đức. Trong đó, riêng Mỹ đã vượt quá 100.000 ca nhiễm.