Cụ bà 113 tuổi, thọ nhất California, vẫn mạnh mẽ vượt qua năm dịch 2020

Cụ bà 113 tuổi, thọ nhất California, vẫn mạnh mẽ vượt qua năm dịch 2020

Feb 21, 2021 

WILLITS, California (NV) – Có khoảng 2.16 triệu người sống tại California vào năm 1908, bây giờ chỉ còn sót lại một người, đó là cụ bà Edie Ceccarelli.

Sinh nhật lần thứ 113 của cụ bà Ceccarelli diễn ra trong Tháng Hai năm 2021, theo nhật báo Los Angeles Times.

Cụ bà Edie Ceccarelli trong ngày mừng sinh nhật 112 tuổi vào ngày 5 Tháng Hai năm 2020. (Hình: Geronto.wikia.org)

Cụ bà Ceccarelli sống ở thành phố Willits, nằm dọc theo xa lộ tiểu bang 101, kề hai quận hạt Mendocino và Sonoma.

Trong suốt 113 năm cuộc đời của mình, cụ bà Edie Ceccarelli chứng kiến 21 chính phủ liên bang thay phiên nhau, hai đại dịch toàn thế giới (mỗi lần cách nhau một thế kỷ), các đại cường quốc đổi ngôi, và cả ngàn khuynh hướng thời trang nối đuôi nhau.

Sinh nhật lần thứ 100 của bà trở thành một lễ hội địa phương khi toàn thể cư dân trong vùng đều tụ tập đón mừng hồi năm 2008.

“Chúng tôi sống trong một thị trấn nhỏ. Bà trở thành một biểu tượng cho tất cả mọi người,” một nữ cư dân tên Marnye Sylvander nói với phóng viên.

Bà Edie Ceccarelli thuở thiếu thời và lúc trưởng thành. (Hình: Geronto.wikia.org)

Bà Ceccarelli chào đời tại thị trấn Willits vào ngày 5 Tháng Hai năm 1908, thời điểm mà phụ nữ Mỹ chưa có quyền đi bầu.

Bà được sanh ra ngay tại căn nhà, không có điện và nước máy, do chính cụ thân sinh, một di dân đến từ Ý, tự tay xây dựng lên.

Cụ ông là thợ gỗ tham gia xây dựng đường xe lửa miền Tây nước Mỹ của hãng Northwestern Pacific Railroad, ông trụ lại thành phố Willits mở một tiệm tạp hoá tại đó vào năm 2016, lúc nước Mỹ chuẩn bị tham gia Đệ Nhất Thế Chiến tận trời Âu.

Lúc ấy, tám tuổi, bà và người em trai đi nhặt khoai tây với công nhật 50 cent/ngày.

Bà Edie Ceccarelli cùng hai cụ thân sinh và anh chị em. (Hình: Geronto.wikia.org)

Đến khi Đệ Nhị Thế Chiến mở màn, bà Ceccarelli trở thành mẹ ở độ tuổi đầu 30, sau khi kết hôn với người yêu thời học trò, Elmer Keenan, và cả gia đình, hai vợ chồng cùng con gái, sống tại thành phố Santa Clara.

Dưới thời cố Tổng Thống Richard Nixon, gia đình bà Ceccarelli về lại thành phố quê nhà Willits sống đời hưu trí, tính lại cách đây đã hơn 50 năm.

Bà được xem là người có tuổi thọ cao nhất của California mà vẫn còn sống tại tiểu bang khi so với cụ bà Maria Branyas, sanh năm 1907 tại San Francisco, nhưng đã dọn qua Tây Ban Nha từ 1915 và vẫn tiếp tục sống tại đó.

Tiệc mừng sinh nhật 111 tuổi của bà Ceccarelli. (Hình: Geronto.wikia.org)

Theo ông Robert Young, đồng giám đốc tổ chức Gerontology Research Group, chuyên nghiên cứu và thống kê những người sống trên 110 tuổi toàn thế giới, cho biết bà Ceccarelli là người “trẻ” hàng thứ 40 trong nhóm những người đại thọ này.

Cho đến nay, chưa có một thứ thuốc “trường sinh bất lão” nào được xác nhận.

Tuy nhiên, Giám Đốc Young có nhận xét rằng, những người sống thọ nhất trên thế giới phần đông là những phụ nữ luôn giữ tinh thần và thể chất năng động đi kèm với một trọng lượng cơ thể phù hợp, khoẻ mạnh. 

Chưa hết, họ còn là những người phụ nữ không dễ nổi nóng vì những chuyện lặt vặt, theo lời ông Young. (MPL) [kn]

Làm sao có một cuộc sống lâu dài và đầy đủ

Van Pham

GÓC SUY GẪM…

Làm sao có một cuộc sống lâu dài và đầy đủ

Khi qua tuổi 60, bạn không còn nhiều thời gian ở phía trước nữa, và bạn cũng không thể mang theo những gì bạn đã có, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến việc kiếm tiền và dành dụm.

Bởi thế, bạn hãy chi tiêu những đồng tiền mà bạn đã cất giữ để đi du lịch, mua sắm thứ bạn thích, cho đi những gì bạn có thể và đừng quan tâm đến việc nhận lại.

Đừng nghĩ mình phải chắt bóp để sau này còn có tài sản mà chia cho các con các cháu. Nếu con cháu là những động vật ký sinh, là những kẻ nóng lòng chờ đợi bạn nhắm mắt hơn ai hết, bạn lại càng không cần phải lo lắng chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng, hay việc bạn sẽ bị đánh giá thế nào.

Bởi một khi đã trở về với cát bụi, ta sẽ chẳng còn nghe thấy bất kỳ lời khen hay tiếng chê nào nữa.

Ai rồi cũng già và thành cát bụi, còn lo gì người ta khen chê?

Thời gian mà bạn sống vui vẻ trên đời hay để tìm kiếm của cải bằng biết bao gian khó rồi cũng đến hồi phải chấm dứt. Bạn đừng lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái, bởi lẽ chúng có số phận riêng của chúng, và chúng chắc chắn sẽ tìm được con đường của mình trong cuộc đời.

Chớ làm nô lệ cho con cái bạn. Hãy giữ quan hệ với chúng, yêu thương và giúp đỡ khi cần thiết, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng, đừng cố thêm.

Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghỉ hưu sớm nhất khi bạn có thể và bằng lòng với những gì bạn kiếm được. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào con cái. Đa phần, chúng đều yêu quý bố mẹ, nhưng chúng quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà chúng muốn quan tâm nhiều hơn.

Cũng có những đứa con bất hiếu, chúng có thể tranh giành của cải ngay cả khi bạn đang còn sống và có thể là chúng muốn bạn chết sớm hơn để đoạt chiếm riêng mình. Nói chung, con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả những gì bạn đang sở hữu trong khi bạn chẳng có quyền gì với tiền bạc của chúng.

Càng lớn tuổi, bạn càng phải tự biết lo cho mình. Vì thế, sau tuổi 50-60, bạn không cần phí sức, đừng vì để đổi lấy số của cải nhiều hơn mà phải làm việc đến lúc xuống mồ. Tiền của bạn chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần chết.

Khi nào thì chúng ta được ngừng kiếm tiền?

Bao nhiêu thì đủ?

100 triệu hay 10 tỷ?

Từ hàng nghìn hecta ruộng đất bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả, vài ổ bánh mì hay 10 chén cơm mỗi ngày.

Từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông cho mình: một chỗ ngủ, một chỗ nghỉ ngơi, một chỗ tắm vệ sinh và một chỗ làm bếp.

Với chừng ấy thời gian còn lại trên đời, chỉ cần một chỗ ở, một số tiền để ăn, để mặc và một số vật dụng cần thiết khác… thế là bạn đã sống ổn rồi. Chỉ cần tâm hồn vui vẻ, hạnh phúc là được.

Gia đình nào cũng có vấn đề, bất luận là ở chế độ xã hội nào. Bạn đừng so sánh với người khác về phương diện tài chính. Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn, hoặc con cái ai thành đạt hơn về vật chất, mà bạn hãy đi chơi nhiều hơn, đến cả những nơi ăn chơi mà bạn chưa có dịp đi lúc còn trẻ.

Nếu có điều kiện, nhất thiết bạn phải đi du lịch nước ngoài. Hãy đi và khám phá nhiều hơn, chứ đừng quanh quẩn đếm thời gian trôi.

Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai có nhiều thời gian rỗi hơn, ai hạnh phúc hơn, ai khỏe mạnh và sống lâu hơn.

Đừng bận tâm đến những điều mà bạn không thể thay đổi. Nó chẳng giúp gì cho bạn mà trạng thái tinh thần không tốt còn đẫn đến bệnh tật. Hãy tạo cho mình một tinh thần cân bằng, và hãy xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc.

Với chừng ấy thời gian sống khỏe mạnh và vui vẻ, bạn hãy lên cho mình một kế hoạch, rồi cứ y thế mà thực hiện. Và dù đã lớn tuổi, bạn cũng nên đề ra những mục tiêu nhỏ cho mình, chứ đừng để ngày trôi qua ngày, bạn sẽ mất hết cảm hứng sống.

Một ngày sống mà không có phút giây nào vui vẻ là một ngày mất đi. Một ngày có dù chỉ một giây phút vui vẻ là một ngày được lợi.

Một tâm hồn lạc quan thì chữa khỏi bệnh tật nhanh chóng. Nhưng một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa, bởi nó không quen biết bệnh tật…

Hãy giữ cho bạn một trạng thái tinh thần tốt, hãy di chuyển, ra ngoài thường xuyên, đi dưới nắng mặt trời, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất, và hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30-40 năm với thể lực và sức khỏe dồi dào. Sức khỏe là điều quan trọng nhất nếu bạn vẫn còn muốn mình sống có ích.

Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có và những gì có ở xung quanh bạn. Và đừng quên bạn bè. Họ chính là sự giàu có của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài. Bạn bè chính là sự giàu có của tuổi già.

Hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản:

– Chịu khó nghe và đừng ngắt lời.

– Hãy nói chuyện chứ đừng nhạo báng.

– Hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại.

– Hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối.

– Hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên.

Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn. Chúc bạn có một cuộc sống dài lâu và đầy đủ!

Bệnh nhân đau gan nhập viện gia tăng vì lạm dụng rượu trong thời dịch

Bệnh nhân đau gan nhập viện gia tăng vì lạm dụng rượu trong thời dịch

Feb 8, 2021

LOS ANGELES, California (NV) – Các bệnh viện trên toàn nước Mỹ ghi nhận số bệnh nhân nhập viện vì đau gan và suy gan liên quan đến rượu gia tăng, trong  bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu suốt một năm qua.

Bệnh viện Keck Hospital của đại học University of Southern California (USC) ghi nhận trong năm 2020 số bệnh nhân nhập viện vì đau gan liên quan đến rượu tăng 30% so với năm 2019, theo nhật báo Los Angeles Times.

Cổng vào khu vực cấp cứu một bệnh viện. (Hình minh họa: Justin Hamel/AFP via Getty Images)

Tương tự các chuyên viên hợp tác với những bệnh viện tại University of Michigan, Northwestern University, Harvard University và hệ thống bệnh viện Mount Sinai Health System ở New York City cho biết số bệnh nhân nhập viện vì đau gan liên quan đến rượu tăng 50% kể từ Tháng Ba, năm 2020.

 Những biến chứng và tác hại trên gan vì uống rượu biểu hiện khác nhau ở mỗi người tuỳ thuộc quá trình chuyển hoá (metabolism) thực phẩm và thức uống ở mỗi cơ thể.

Có người uống không thấy ảnh hưởng trong một thời gian dài, nhưng người khác phải vào nhà thương một cách nhanh chóng.

Các chuyên gia về bệnh gan và tâm lý học nhận xét tình trạng đau gan vì rượu gia tăng trong thời gian qua liên quan đến dịch bệnh khi nhiều người bị cô lập, thất nghiệp, và thất vọng trước viễn ảnh tương lai.

Bác Sĩ Haripriya Maddur, chuyên khoa gan tại trung tâm Northwestern Medicine, cho biết nhiều bệnh nhân có sức khỏe ổn định trước đại dịch, không bị tái phát trong nhiều năm, bất chợt ào ạt nhập viện.

“Có lẽ vì căng thẳng trong thời dịch,” vị bác sĩ nhận xét.

Bác sĩ khám một bệnh nhân bị sưng gan. (Hình minh họa: Khaled Desouki/AFP via Getty Images)

Tình trạng những người trẻ dưới 40 tuổi bị đau gan vì rượu cũng gia tăng đột ngột, theo lời Bác Sĩ Raymond Chung, chuyên khoa về gan tại đại học Harvard University cho biết.

Với những người trẻ này thuộc lớp vừa mới lập gia đình, phải lo nuôi nhiều miệng ăn hơn và trả nhiều chi phí sinh hoạt khác, họ trở thành căng thẳng và bi quan hơn nên dễ tìm đến rượu giải sầu, nhận xét của Bác Sĩ Maddur.

Tuy nhiên, đáng chú ý hơn nữa là số bệnh nhân nữ giới phải nhập viện đau gan vì rượu gia tăng trong thời dịch nhiều hơn bình thường.

Rượu hủy hoại sức khỏe phụ nữ nhiều hơn nam giới, do cơ thể khác biệt vì giới tính.

Quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể phụ nữ chậm hơn so với nam giới, do đó, rượu ở trong máu phụ nữ lâu hơn nên hủy hoại các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan, ở mức nặng hơn, theo lời giải thích của Bác Sĩ Jessica Mellinger, chuyên khoa gan tại đại học University of Michigan.

“Tình trạng thất nghiệp, lương thấp, bất ổn cộng thêm vào những căng thẳng về con cái đè nặng tâm lý người phụ nữ nhiều hơn nam giới,” bà Mellinger phân tích thêm, “chỉ cần một tác động hỗ trợ nào đó không còn nữa, chai rượu là thứ duy nhất mà họ còn có trong tay để tìm quên.”

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ uống rượu gia tăng 30% so với thời gian trước đại dịch trên toàn nước Mỹ. (MPL) [kn]

Nhật ký COVID

Thuy Mavronicles  is with Minh Duong

Cypress, Texas February 8, 2021

Nhật ký COVID

Ngày thứ 1: Tối Chúa Nhật Jan. 24, sau khi đi bị mắc mưa về bị đau mình, nóng lanh, chảy mũi, nhức đầu & đau rát cổ họng – xông hơi bằng thuốc Bắc & uống trà gừng chanh & mật ong, uống viên nghệ Ukon của Enagic

Ngày thứ 2: Jan. 25 – vẫn đau như cũ, lạnh từ trong xương lạnh ra, đỡ đau mình hơn nhưng lạnh kinh khủng, bắt đầu ho – cứ nghĩ mình bị cảm vì trúng mưa – uống Motrin, xông hơi bằng thuốc Bắc & uống trà gừng chanh & mật ong, uống viên nghệ Ukon của Enagic

Ngày thứ 3: Jan. 26 – hết đau nhức mình, hết nhức đầu, nhưng vẫn lạnh thấu xương, cổ họng lúc này đau như bị xé, vẫn còn những triệu chứng khác – Vẫn uống Motrin, xông hơi bằng thuốc Bắc & uống trà gừng chanh & mật ong, uống viên nghệ Ukon của Enagic

Ngày thứ 4: Jan. 27 (con gái có kết quả dương tính với COVID, cháu có triệu chứng trước mình 2 ngày) – hai mẹ con thê thảm, con ở trên lầu lết xuống không nổi, mẹ ở dưới nhà cũng lê lết, lại phải mang thức ăn lên cho con – thật là 1 ngày khủng khiếp, lết lên tới lầu rồi gần như phải bò xuống. Vẫn uống Motrin & áp dụng những phương pháp trên, không thuyên giảm.

Ngày thứ 5: Jan. 28 – vẫn nóng lạnh cùng tất cả các triệu chứng khác, tối thứ 5 cổ họng đau giống như ai lấy dao cắt, bắt đầu mất mùi, vị – bắt đầu uống trụ sinh Aspirin 500 mg & thuốc chống viêm (mua ở VN còn) & vẫn áp dụng remedies.

Ngày thứ 6: Jan 29 – cổ họng bớt đau nhưng vẫn còn lạnh thấu xương, hết sốt, hết nhức đầu nhưng chóng mặt (có thể bị mất máu vì trụ sinh & steroid) – chiều đến có kết quả dương tính với COVID

Ngày thứ 7: Jan 30 – tình trạng vẫn không khả quan hơn chỉ bớt đau rát cổ họng một tí, hoàn toàn không ngửi và nếm được gì, ho nhiều hơn – vẫn áp dụng tất cả các phương pháp trên

Ngày thứ 8: Jan. 31 – không khá hơn, lại uống double trụ sinh (có lẽ quẩn quá tính lộn uống lên đến 2,000 mg/ngày (4 viên tổng cộng) – táo bón

Ngày thứ 9: Feb. 1 – chóng mặt, buồn nôn, ho nhiều, vẫn lạnh tới xương, cổ bớt đau nhiều có lẽ do uống trụ sinh liều quá mạnh ngày hôm trước, bụng cồn cào vì uống quá nhiều thuốc, bây giờ ngoài các loại nêu trên uống thêm multi vitamins B, C, D, Zinc & Fukudan – đổi bỏ Motrin, uống Tylenol

Ngày thứ 10: Feb. 2 – tưởng đã chết vào ngày này rồi – sáng dậy bụng đói cồn cào, nhưng không ăn được, ho nhiều, đau lói phía sau phổi, không thở được, buồn nôn, chóng mặt, lạnh kinh khủng, uống 1 miếng nước soup, sau đó ói ra hết, khi cô bạn tới kịp thì lúc đó gần xỉu rồi, may mà cô ấy tới đúng lúc, chỉ cần 10’ nữa là có lẽ mình không còn biết trời đất gì nữa hết. Lạnh toàn thân, lạnh luôn lên mặt và môi. Cô bạn ấy mở cửa bắt mình ngồi quay lưng ra nắng, nguyên phần phổi sau lưng đau lói, không thở được, tay chân lạnh như đá. Cô ấy lấy dầu thoa bóp tay chân, đầu mặt cho mình và phải đấm nhiều lần vào sau lưng mới thở được và đỡ đau. Cô ấy nấu cháo ăn xong mới đở nhưng mặt mày vẫn tái mét, và mình cảm thấy môi mình tê lạnh, có lẽ do trụ sinh làm mất máu. Trưa đó mới nói chuyện với BS Khanh qua FaceTime, chiều có thuốc mới thực sự chữa trị cho COVID. Con gái đã trở lại trường sau 10 ngày phát triệu chứng và hoàn toàn bình phục, chỉ bị vật 3 ngày, tuy nhiên đến nay vẫn chưa ngửi lại được hoàn toàn.

Ngày thứ 11: Feb. 3 – sau lưng vẫn lói, vẫn khó thở, lạnh, đau rát cổ họng, hơi nghẹt mũi, hết sổ mũi, nhưng vẫn ho, rất yếu, vẫn buồn nôn nhưng không ói mửa, sáng bón, chiều tiêu chảy. Bây giờ bỏ thuốc trụ sinh & steroid bên VN, thay vào trụ sinh Bs Khanh cho cộng thêm 3 loai steroid khác, vẫn tiếp tục áp dụng các remedies ở trên nhưng ngưng xông vì mất nước do ói ngày hôm trước.

Ngày thứ 12: Feb. 4 Vẫn rất mệt, ho ít nhưng vẫn còn đau lói phía sau, cổ họng vẫn còn rát chút đỉnh, chủ yếu là như có con frog vướng trong đó, phải tằng hắng nhiều lần trong ngày, vẫn còn lạnh nhưng không kinh khủng như tuần trước, vẫn chóng mặt – uống một ngày 10 mấy viên thuốc – 2 loại trụ sinh – 2 loại steroid (thuốc hít qua máy), vitamins B, C, D, Zinc, Ukon, Fukudan, Tylenol & thuốc ngủ (melatonin) vì từ lúc có triệu chứng đến giờ đêm nào cũng mất ngủ, ngay cả thuốc ngủ cũng chỉ giúp được 1 phần thôi. Phổi vẫn đau nên chỉ nằm nghiêng & thỉnh thoảng phải nằm sấp, không nằm ngửa được.

Ngày thứ 13: Feb. 5 – vẫn còn yếu, ho, đau phía sau lưng, chóng mặt, rát cổ họng, táo bón, bớt lạnh hết nghẹt mũi, nhức đầu & hoàn toàn hết sốt.

Ngày thứ 14: Feb. 6 – vẫn như cũ – BS Khanh khuyên nên đi chụp hình phổi vì sợ bị viêm phế quản hay viêm phổi – chiều chụp kết quả X-ray cho thấy bị viêm phổi nhẹ, có một đóm nhỏ trong phổi nhưng Bs X-ray bảo không nên uống thêm trụ sinh, từ từ sẽ hết – phía sau phổi vẫn còn đau + thêm những triệu chứng của ngày hôm qua. Bs khuyên uống stool softener (thuốc làm mềm phân) vì chụp X-ray thấy đang bị bón.

Ngày thứ 15: Feb. 7: vẫn còn mệt, chóng mặt, hơi buồn nôn, bụng khó tiêu nhưng sáng đi vê sinh được & chiều thì lại tiêu chảy.

Ngày thứ 16: Feb. 8 – vẫn còn mệt từng cơn, phía sau lưng vẫn còn đau lói, chóng mặt – vẫn còn uống rất nhiều loại thuốc như cũ, đã hết 1 loại thuốc trụ sinh, khá hơn nhiều.

Tóm lại, COVID không phải là bệnh dễ xem thường, mình quá ỷ y nên tưởng đâu là mất mạng luôn rồi, nếu không có người bạn dễ thương dám xem thường nguy hiểm đến đúng lúc thì có lẽ giờ này mình cùng chung số phận với những bệnh nhân xấu số & đang nằm ở nhà quàn chờ ngày ra nghĩa trang. Nếu bạn có triệu chứng, tốt hết là nên thử và gọi bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu vào bệnh viện thở oxy thì nguy cơ tử vong càng cao. Ở Houston, mấy tháng nay quay qua, quay lại rất nhiều người tử vong vì COVID, có những người VN mình cũng mất mạng vì COVD chỉ ở độ tuổi 50 mấy 60 thôi. Mong rằng, nhật ký COVID của mình mở ra cho một số người cái nhìn chi tiết hơn và nhận ra nó nguy hiểm khôn lường mà có ý thức bảo vệ mình và người xung quanh hơn, nhất là cần phải được chữa trị đúng lúc.

Xin lưu ý: thuốc Ukon cũng như Fukudan là mình tự uống, không phải do bs cho nhé, nên chỉ share với mọi người một cách cẩn trọng, mình thấy nó cũng giúp được phần nào vì thành phần của nghệ cũng giúp bao tử và giảm viêm, hơn nữa loại nghệ này sản xuất trực tiếp từ hảng Kangen bên Nhật 100% và Fukudan thì giúp bổ phổi.

Thân ái,

Bệnh nhân Covid thoát chết: ‘Đau khủng khiếp, sức khỏe yếu nhiều’

 

Một bệnh nhân gốc Việt bị Covid-19 ở Seattle tỉnh dậy sau bốn tuần mê man trong phòng hồi sức kể với VOA về ‘cơn đau khủng khiếp’, nỗi vất vả khi tập đi đứng trở lại và những hậu quả lâu dài của bệnh như mất trí nhớ và sức khoẻ yếu đi nhiều.

Cô Lương Thị Phương Mai (Maika Luong) nhập viện vì Covid từ cuối tháng 11 năm ngoái đến cuối tháng 1 năm nay. Hiện nay cô đã về nhà tĩnh dưỡng được 2 tuần. Cả gia đình 5 người của cô, gồm hai vợ chồng và ba đứa con nhỏ, đều bị Covid nhưng chỉ mình cô bị nặng phải lên máy thở.

Cảm giác tuyệt vọng’

Trao đổi với VOA từ nhà nơi đang tĩnh dưỡng, cô Mai nói: “Tôi không hề biết mình đã ngủ lâu như vậy (suốt 4 tuần).”

Cô cho biết lúc vừa tỉnh dậy trong phòng hồi sức, cô vẫn ‘còn đau dữ lắm’, ‘không nói được’ và ‘bị mất trí nhớ nên không nhận ra chồng con’.

“Chỉ biết khi tỉnh dậy là người mình rất là yếu. Đắp mền cũng không nhấc lên nổi. Tay chân không còn cử động, không còn sức nữa,” cô Mai, vốn từng làm nail nhưng đã nghỉ cách để ở nhà giữ ba con, nói.

“Lúc đó tôi không còn nhớ gì hết, không biết mình ở đâu, tại sao ở trong chỗ này,” cô nói thêm. “Cảm giác buồn và tủi thân gì đâu, mà gọi là tuyệt vọng cũng đúng.”

Cô cho biết lúc đó cô ra dấu với y tá cho ‘mượn cái tay để mình nắm, mình ôm lấy mình khóc’. “Các y tá rất tốt, họ hiểu tâm lý mình, họ an ủi, mát xa cho mình thư giãn để mình đi ngủ,” cô kể.

Khi được y tá gọi về nhà để nói chuyện với chồng con, cô Mai nói: “Tôi nhìn ảnh qua màn hình tự nhiên tôi khóc nhưng không nhớ đó là ông xã của mình. Con bé lớn nó thấy mẹ không nhận ra nó nên nó khóc quá trời.”

“Nó động viên tôi nhiều lắm. Nó nói mẹ phải cố lên, phải chiến đấu vì con, vì ba và vì mấy em.”

Cô Mai kể chuyện với VOA với trí nhớ còn lõm bõm vì ‘trí nhớ đã suy giảm nhiều sau khi bị bệnh’. Cô cho biết ngay cả ‘mật khẩu điện thoại tôi cũng quên, dùng facebook như thế nào tôi cũng không biết phải nhờ y tá chỉ’ và nhiều chuyện cô phải nhờ chồng kể lại cô mới nhớ.

‘Chỉ mong về nhà’

Sau khi tỉnh lại một thời gian thì cô Mai được đưa đến phòng vật lý trị liệu để tập ngồi dậy, đi đứng trở lại và tự đi vệ sinh trở lại.

Theo lời cô thì sau năm tuần được điều trị thì ‘cô bị giảm 11 kg, các cơ teo hết chỉ nên cử động lại rất đau’.

“Lúc đầu tôi đau khủng khiếp. Tôi dùng loại thuốc giảm đau mạnh nhất vốn chỉ dùng cho người bị đụng xe, uống một lần cả hai viên mà cũng không có tác dụng,” cô cho biết.

Theo lời cô lúc đó cô ‘cảm thấy không còn một chút sức lực, tay cầm chiếc điện thoại mà còn rớt lên rớt xuống và mỗi bước đi đều đau đớn vô cùng’.

Cô nói niềm mong mỏi được về nhà sum họp với chồng con là động lực để cô chịu đau mà tập luyện để về nhà.

“Tôi ráng tập để đi lại, vì tôi còn trẻ không muốn nằm liệt giường. Ba của tôi bị tai biến mạch máu não đã 16 năm nay rồi, vì vậy tôi rất sợ mình phải nằm một chỗ,” cô nói và cho biết cô có động lực rất mạnh là ‘phải khỏe lại để lo cho mấy đứa con’.

Phổi của cô đến giờ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. “Lúc nào tôi cũng kè kè máy oxygen bên người, đi lại một chút là không thở được và vẫn chưa có cảm giác muốn ăn uống,” cô Mai nói và cho biết so với trước khi bị Covid, sức khỏe cô bây giờ ‘suy giảm 50%’.

‘Lạnh từ trong xương’

Theo lời cô thì ngay từ đầu cô không biết mình bị Covid mà chỉ nghĩ là ‘cảm cúm thông thường’ vì ‘năm nào tôi cũng bị cúm rất nặng’. Cô nằm nhà một tuần mới nhập viện.

“Tôi đi bác sỹ gia đình thì bác sỹ nói triệu chứng là của Covid. Họ làm xét nghiệm nhưng phải mấy ngày sau mới có kết quả. Khi chưa có kết quả là tôi đã nhập viện rồi,” cô nói.

Đêm mà cô trở nặng, cô gọi vào nhà thương nhưng ‘họ không còn xe cứu thương và nói mình tự đi vô’. “Sáng hôm sau tôi nói với chồng là tôi không thở được nữa, anh chở em đi bệnh viện liền đi,” cô kể.

Khi vô tới nhà thương thì ‘mức oxygen đã rớt rất nhiều’. Khi được chụp phổi thì phổi của cô ‘đã trắng gần hết’, cũng theo lời của người mẹ ba con này.

“Lúc đó tôi phải nằm úp bụng xuống thì oxygen mới lên được. Mà nằm hoài thì nó đau cái cổ. Tôi không biết làm sao mà nó đau dữ dội như vậy,” cô nói và cho biết cô đã xin bác sỹ chích morphine giảm đau và ‘chích đến nỗi huyết áp giảm xuống không chích được nữa mà vẫn còn đau’.

Cô cũng mô tả cảm giác ‘lạnh từ trong xương ra’ mà cô ôm túi nóng và bật máy sưởi đến 80 độ F mà cũng không ăn thua.

Trước khi được đặt máy thở, cô nói cô dặn dò chồng con đều đi thử Covid vì cô ‘chắc rằng chồng con đều bị lây’. “Lúc tôi dưỡng bệnh ở nhà dù cách ly nhưng chồng phải lo ăn uống, chăm sóc nên ra vô này nọ, còn thằng nhỏ nó cứ theo mẹ,” cô giải thích.

Khi vào phòng hồi sức, cô Mai nói cô ‘chỉ biết cầu nguyện Phật Trời cho mình và gia đình qua khỏi’. Chừng đến khi tỉnh dậy, cô mới biết cả chồng và ba đứa con cô đều bị nhiễm nhưng đã bình phục.

‘Muốn buông xuôi’

Anh Đinh Phúc, chồng cô Mai, kể với VOA rằng trong một tháng hôn mê, có 4 lần vợ anh tưởng chừng như ‘bước qua cửa tử’ mà lần nặng nhất là lần cuối cùng vào cuối tháng 12 trước khi cô tỉnh lại.

“Lúc đó tôi gọi điện thoại cho ba mẹ nói là tôi nghĩ Maika (tên thân mật của cô Mai) sẽ không qua khỏi. Tôi cũng gọi điện cho nhà quàn để chuẩn bị,” anh Phúc nói. Tuy nhiên, anh giấu các con và ‘tụi nó còn quá nhỏ’.

Cảm giác của anh lúc đó là ‘rất căng thẳng, rối bời’, anh cho biết. “Nghĩ đến hoàn cảnh mình sẽ làm cha đơn thân với ba đứa con mình nghĩ mình sẽ không thể vượt qua,” anh giãi bày.

Anh‘đã tuyệt vọng’ đến mức ‘mất hết kiểm soát và muốn buông xuôi’, cũng theo lời anh, nhưng khi ‘nghĩ đến mấy đứa con, mình ra đi thì không ai nuôi con cả’ nên anh lấy lại nghị lực.

Trong hai tháng khi vợ nằm viện, một mình anh vừa bị cách ly vừa phải chăm sóc cho ba con nhỏ, anh Phúc nói ‘hết sức vất vả’. “Mười mấy ngày đầu tôi không ngủ được nhiều, phải lo cho tụi nhỏ ăn uống, đo nhiệt độ…,” anh nói.

“Hồi xưa tôi thấy cuộc sống an bình lắm. Nhưng sau những gì xảy ra, con người tôi thay đổi 180 độ. Tôi không sống vì mình nữa,” anh nói.

Giờ đây anh ‘khuyên anh em, bạn bè biết quý trọng gia đình và những người xung quanh’. Ngoài ra, anh cũng tích cực giúp đỡ những người Covid như một cách tri ân ‘những người đã giúp đem những món quà cho con mình khi mình bị cách ly, những người bạn đem cho mình đồ ăn thức uống’.

‘Chắc chắn là do đi chợ’

Khi được hỏi là bị lây bệnh từ đâu, cô Mai trả lời dứt khoát là ‘do đi chợ’. Cô cho biết cô ‘tin vào Covid’ và ngay từ đầu đã rất cẩn thận, tránh đám đông, không tiếp xúc hay tiệc tùng với bạn, chỉ ở nhà lo cho con và đi đâu cũng đeo khẩu trang và rửa tay đầy đủ.

“Tôi chợ 2-3 lần một tuần để mua đồ ăn, đi cả chợ Việt Nam và chợ Mỹ,” cô nói. “Chợ nào cũng đông hết.”

Theo lời cô thì những người cô gặp sau cùng trước khi cô phát bệnh đều đã đi xét nghiệm thì ‘không có ai nhiễm hết’. Cho nên cho cho rằng có thể là virus đâu đó đã ‘dây vào quần áo tôi khi tôi đi chợ’.

Khi chồng cô đưa câu chuyện gia đình cô lên mạng xã hội, cô đã nhận được rất nhiều lời quan tâm và cầu nguyện của người Việt khắp nơi trên thế giới.

“Có nhiều người không quen biết ở Việt Nam họ đọc báo biết bệnh tình của tôi, họ cầu nguyện và khi biết tôi hết bệnh, họ vui lắm,” cô nói. “Có bạn bè của tôi còn mua đồ đến tặng cho các y tá.”

“Gia đình tôi rất cảm ơn mọi người,” cô nói và khuyên mọi người nên tin vào Covid.

Theo lời cô thì hiện tại một người bạn thân của chồng cô vốn không tin vào Covid ‘cả nhà đều đã mắc’. “Bạn bè tôi nhiều người đã bị Covid rồi. Có người đến cắt cỏ nhà tôi mới nghe anh ấy đã chết vì Covid,” cô nói.

YÊU THƯƠNG THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH

YÊU THƯƠNG THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH

Có thể bạn chưa tin nhưng nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất không phải là hóa trị hay bất kỳ loại thuốc trị ung thư nào.

Sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiều bệnh nhân từ nhiều quốc gia trên thế giới, Tiến sĩ David Hawkins – một bác sĩ rất nổi tiếng tại Mỹ cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không xuất hiện chữ “yêu”, thay vào đó là “khổ, hận, phiền muộn”.

Điều này có thể khiến nhiều người trong chúng ta không tin nhưng đây là kết luận hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Sau 20 năm nghiên cứu về cơ và vận động học, tiến sĩ Hawkins đã phát hiện ra “ý nghĩa của thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 đến 1000”. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói. Theo đó, những người có suy nghĩ tiêu cực thường rất hay bị bệnh. Đó là những người có chỉ số rung động dưới 200.

Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn.

Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người. TS Hawkins đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau.

Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có:

– quan tâm đến người khác,
– giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện,
– bao dung, độ lượng, v.v.

Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.

– Mặt khác, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp.

Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.

Lý giải cho điều này, tiến sĩ Hawkin cho biết những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong quá trình trách móc người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.
Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Tiến sĩ Hawkin cho biết trong cuộc đời của mình, ông chưa gặp ai có tần số rung động đạt ở mức cao nhất, 1000. Những người mà ông ấn tượng nhất cũng chỉ đạt mức 700. Năng lượng trong cơ thể họ rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh.

Lấy ví dụ, như khi bà tu sĩ Teresa lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và cảm động từ bà.

Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn.
Còn với người có suy nghĩ tiêu cực,không chỉ làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi.

Một trường hợp cụ thể nhất về tác động của tình yêu với các tế bào ung thư chính là nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản. Khi bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn.

Cuối cùng, ông quyết định thay đổi tâm trạng và chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

Kết quả hết sức bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản. 

Đây chính là bản chất của cuộc sống Thương Yêu 

Các nhà khoa học cho biết, căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ” yêu thương và được thương yêu.”

 MD Đức Tâm

WHO: Tử vong vì COVID-19 có thể lên tới 100 nghìn người một tuần

WHO: Tử vong vì COVID-19 có thể lên tới 100 nghìn người một tuần

19/01/2021

Người dân trên đường phố thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Người dân trên đường phố thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu dự kiến sẽ “rất sớm” tăng lên tới 100 nghìn người một tuần, từ mức hơn 93 nghìn người ghi nhận hồi tuần trước, Reuters đưa tin, dẫn lời chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan nói hôm 18/1.

Ông Ryan cho biết thêm rằng châu Mỹ là khu vực hiện chiếm tới 47% các ca tử vong trên thế giới.

Theo Reuters, ông cũng cho hay rằng tại châu Âu, các ca nhiễm và tỷ lệ tử vong ổn định nhưng vẫn ở mức cao.

Chuyên gia của WHO được dẫn lời nói thêm rằng tình hình còn “phức tạp thêm” vì biến thể COVID-19.

Trong một diễn biến liên quan, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ hôm 17/1 thông báo rằng tới nay, Hoa Kỳ ghi nhận tổng cộng 23.653.919 ca nhiễm COVID-19, tức tăng 213.145 ca so với lần thống kê trước, theo Reuters.

Ngoài ra, tin cho hay, con số người chết cũng tăng 3.557 người, lên mức 394.495.

Giám đốc CDC cảnh báo: – Vụ tấn công Điện Capitol sẽ gây ra ‘hậu quả sức khỏe cộng đồng’

 

Giám đốc CDC cảnh báo: – Vụ tấn công Điện Capitol sẽ gây ra ‘hậu quả sức khỏe cộng đồng’

Tiến sĩ Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) sắp mãn nhiệm dưới thời Tổng thống Donald Trump, cho biết hôm thứ Sáu rằng cuộc bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ có thể sẽ là một “sự kiện tăng đột biến” COVID-19 và có thể gây ra hậu quả trên toàn quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với McClatchy , Redfield cho biết vụ bạo loạn khiến 5 người thiệt mạng là một “ngày rất, rất buồn” đối với đất nước, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng các thành viên Quốc hội và các viên chức thực thi pháp luật có thể đã bị nhiễm virus coronavirus. Sau khi đám đông ủng hộ Trump đột nhập tòa nhà, họ đi lang thang trên các hành lang và không gian bên trong khu phức hợp, lục soát các văn phòng và để lại rác khắp tòa nhà.

“Tôi nghĩ rằng đây là một sự kiện đột biến khác,” ông nói.

Redfield lưu ý rằng sau cuộc bạo động, “tất cả những người này đều đi ô tô, tàu hỏa và máy bay về nhà trên khắp đất nước. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đây là một sự kiện có thể sẽ dẫn đến một sự kiện siêu lây lan ” Redfield nói. “Đây là một sự kiện sẽ gây ra hậu quả trầm trọng cho sức khỏe cộng đồng.”

Khi hậu quả của các cuộc bạo động vẫn còn trong tâm trí của hầu hết người Mỹ, đại dịch COVID-19, đã tàn phá đất nước vào năm 2020, đang đạt đến một con số cao nhất có sức tàn phá lớn nhất.

Vào ngày 07 tháng 1, nước Mỹ ghi nhận hơn 4.000 COVID-19 trường hợp tử vong, con số hàng ngày cao nhất kể từ khi bắt đầu của đại dịch, và Redfield bày tỏ rằng những con số có thể sẽ chỉ tăng chứ không giảm, mặc dù việc triển khai vắc xin trên toàn quốc.

Ông nói: “Chúng tôi chưa đạt đến đỉnh của sự gia tăng hiện tại. “Rõ ràng, số lượng tử vong mà chúng ta đang thấy, như nhiều người trong chúng ta đang cố gắng căng thẳng, nhiều hơn những gì chúng ta đã thấy ở Trân Châu Cảng hoặc 11/9, lặp đi lặp lại. Đó là tình trạng của đại dịch”

Redfield nói rằng nguyên nhân lớn nhất của sự lây lan COVID vào lúc này là do những người dân tụ tập với nhau trong nhà, đặc biệt là trong dịp lễ Giáng sinh và đêm Giao thừa vừa qua.

Ông nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến ​​tỷ lệ tử vong trong khoảng 2.500-5.000 mỗi ngày. “Điều này sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn cho đến hết tháng Giêng, và có thể là một phần của tháng Hai trước khi chúng ta thực sự bắt đầu bước vào ngõ ngách.”

Theo số liệu mới nhất của Đại học Johns Hopkins, kể từ khi đại dịch bắt đầu ở Mỹ vào năm ngoái, gần 22 triệu người đã bị nhiễm bệnh và hơn 369.000 người đã chết .

https://www.businessinsider.com.au/robert-redfield-cdc…

Image may contain: 2 people, people standing

Đột Quỵ & Nhồi máu cơ tim

Image may contain: 1 person

   Bác sĩ Khánh

 Đột Quỵ & Nhồi máu cơ tim: Anh Chị nên chủ động dự phòng!

(Vì khi xảy đến, chúng ta có rất ít cơ hội)

Anh Chị ạ, cứ mỗi độ đông về hay tết đến => số lượng bệnh nhân bị đột quỵ (Tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim tăng lên rõ rệt => rất nhiều người ra đi hoặc để lại những di chứng nặng nề. Và đến thời điểm này, sau rất nhiều năm thống kê thì nhồi máu cơ tim cùng với đột quỵ vẫn luôn là hai nguyên nhân đứng số 1 và số 2 gây tử vong cho con người trên toàn Thế giới.

Với cá nhân mình, đã rất nhiều bài Bs viết về hai căn bệnh này gửi đến anh chị. Và ở đó, Bs luôn nhấn mạnh việc DỰ PHÒNG để không cho nó xảy đến là yếu tố quyết định nhất, vì với hai tổn thương này => khi nó đã xảy ra thì cơ hội cứu sống/chữa lành là vô cùng bé nhỏ, dù nhà bệnh nhân có ở ngay cạnh cổng….viện đi chăng nữa.

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của chúng ta bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não bị tắc hoặc bị vỡ => các mô não không nhận được oxy + chất dinh dưỡng => tế bào não bắt đầu chết dần trong vài phút. Có hai loại đột quỵ chính theo thương tổn đó là: Thể mạch máu não bị tắc nghẽn (Nhồi máu não) và thể mạch máu não bị vỡ (Xuất huyết não). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não => gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (Transients Ischemic Attack-TIA), chúng thường không gây ra các triệu chứng lâu dài tuy nhiên đây cũng là “điềm báo” về nguy cơ chúng ta bị đột quỵ về sau nếu không được dự phòng sớm. Nhồi máu cơ tim (Heart Attack hay Myocardial Infarction) về cơ chế giống như thể nhồi máu não, tức là các tế bào cơ tim bị thiếu máu cấp tính do mạch nuôi tim (Mạch vành) bị tắc nghẽn => tim bị “chết” một phần hoặc toàn bộ => tử vong rất nhanh.

Anh Chị ơi, với hai thương tổn này (Đột quỵ và nhồi máu cơ tim) Bs luôn luôn nhấn mạnh rằng với mỗi người dân chúng ta, nắm rõ các giải pháp dự phòng và thực hành chúng chính là YÊU TỐ QUYẾT ĐỊNH giúp bảo vệ chính mình, bảo vệ ông bà cha mẹ mình để tránh những cuộc chia ly trong đường đột, anh chị ạ.

Dưới đây, Bs xin được gửi đến mọi người “9 NỘI DUNG DỰ PHÒNG” đó:

  1. Luôn tuân thủ điều trị & kiểm soát đường máu, mỡ máu và huyết áp với những người cao huyết áp, tiểu đường hay tăng mỡ máu (Rất quan trọng).
  2. Xây dựng và duy trì những thói quen tốt cho sức khoẻ hằng ngày như không hút thuốc lá, giảm rượu mạnh, ngủ trước 23h và dậy sớm thể dục (Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập Yoga, dưỡng sinh, bài tập với bóng Gym tại nhà…). Gần tết và tết mọi người hay phá vỡ những thói quen này và rất dễ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Khi chúng ta thể dục thể thao thường xuyên => hệ thống tim mạch được cải thiện, thành mạch máu tăng cường sức bền và những khối xơ vữa cũng được loại bỏ.
  3. Tránh những thói quen không tốt trong ăn uống làm tăng nguy cơ bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim như ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm xào-rán-quay-nướng, thịt nguội, xúc xích hay những thực phẩm đóng hộp công nghiệp. Chúng ta nên tạo thói quen ăn sáng đủ đầy-ăn trưa vừa phải và ăn tối ít, thực phẩm thì nên ưu tiên kho nhạt-luộc-hấp-nấu canh-salad.
  4. Tránh ngồi lâu 1 tư thế vì rất dễ hình thành những cục huyết khối => bắn đi gây tắc mạch não, mạch vành, mạch phổi. Khi ngồi máy bay-ô tô dường dài, ngồi làm việc lâu…cứ tối đa 60 phút => rời khỏi vị trí, vận động ép giãn cơ thể, vươn thở, co duỗi tay chân dăm phút, anh chị nhé!
  5. Thuốc lá, rượu mạnh, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và bệnh rung nhĩ-loạn nhịp là 6 nguy cơ “hạng nặng” dẫn đến đột quỵ/nhồi máu cơ tim => cần loại bỏ hoặc kiểm soát tốt ngay từ bây giờ, anh chị nhé! Nếu có dùng chất cồn => ưu tiên rượu vang, rượu nhẹ dưới 30 độ.
  6. Người có nguy cơ cao bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim bao gồm: Tăng cân béo phì, ít vận động thể thao, người bị cao huyết áp-tiểu đường-tăng mỡ máu, người có tiền sử người thân bị tai biến-nhồi máu, người đang chữa ung thư, người bị bệnh thận mạn tính hoặc bị bệnh hệ thống-miễn dịch, phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai nghén hoặc tiền sản giật, người nằm lâu sau phẫu thuật (thay khớp, phâu thuật ổ bụng…). Những ai có một hay nhiều những yếu tố trên nên tạo thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm đặc biệt là khám chuyên khoa tim mạch. Nếu cần => nên chụp cắt lớp khảo sát mạch vành tim, chụp cộng hưởng từ sọ não mạch máu não, siêu âm động mạch cảnh hai bên…để phát hiện sớm những bất thường trong hệ thống mạch máu.
  7. Stress là một nguyên nhân lớn dẫn đến đột quỵ/nhồi máu cơ tim => buông bỏ bớt và luôn trân quý từng ngày được sống. Vì được có mặt trên cuộc đời này và khoẻ mạnh để gặp gỡ mọi người đã là một hạnh phúc rồi, phải không anh chị?
  8. Mùa lạnh này => tránh để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt người già. Sau khi tỉnh giấc hoặc sau tiệc rượu => chưa vội tung chăn rời khỏi giường hoặc “lao” ra đường ngay, anh chị nhé! Luôn xoa lòng bàn tay bàn chân vào nhau hoặc khởi động cơ thể trong chăn 1 lúc trước khi ra ngoài hoặc cần mặc ấm trước khi rời tiệc vì ăn mặc phong phanh rất dễ tai biến. Cứ mỗi mùa Noel và năm mới, trên khắp châu âu luôn có nhiều trường hợp tử vong do rời quán rượu ra về giữa băng tuyết, đăch biệt là vùng Đông Âu.
  9. Vô cùng để ý đến những dấu hiêu báo trước dù mơ hồ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn để phát hiện và xử lý kịp thời tai biến-nhồi máu. Chúng bao gồm:

➢ Đột ngột đau nhức đầu hoặc đang ăn cơm tự nhiên rơi đũa hoặc lắp bắp nói khó (Dấu hiệu của đột quỵ). Chúng ta có thể kiểm tra nhanh thêm những dấu hiệu như bảo người đó nói to chứ “A” với hơi dài, hoặc bảo thè lưỡi, huýt sáo…Nếu lưỡi lệch 1 bên, khó khăn khi huýt sáo, méo miệng, không nói tròn vành chữa A…=> Cần liên hệ xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến viện nhanh nhất có thể. Chủ động chụp cắt lớp vi tính sọ não-cộng hưởng từ sọ não để phát hiện sớm những thương tổn. Vì với bệnh lý này, thà chụp không có gì còn hơn theo dõi chưa chụp mà làm mất đi thời gian vàng trong xử trí.

➢ Hồi hộp đánh trống ngực, kích thích vã mồ hôi kèm đau thắt ngực trái, cơn đau có thể lan sau lưng hoặc lan lên vai trái…Cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim => Để bệnh nhân nằm yên nghỉ ngơi tránh lo lắng-gắng sức & gọi nhân viên y tế ngay, anh chị nhé!

➢ Năm hết, tết đến..mọi người thường ngại đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ hoặc khi có những dấu hiệu ban đầu nghi ngời rất ngại gọi nhân viên y tế => đó chính là sai lầm chết người, anh chị ạ. Vì trong bệnh lý đột quỵ/nhồi máu cơ tim..THỜI GIAN LÀ VÀNG!

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ Bs tâm huyết gửi đến anh chị, rất mong mọi người lưu tâm thực hiện để mỗi mùa đông không còn những con người ra đi trong nuối tiếc. Và Nếu thấy ý nghĩa, “Share” giúp Bs tới cộng đồng, anh chị nhé! Vì 1 giây bấm nút chia sẻ của anh chị hữu tình đâu đó lại cứu được một con người.

Trân trọng!

Bs Khánh,

ĐỘT QUỴ ĐANG NGÀY CÀNG TRẺ HÓA…

 
ĐỘT QUỴ ĐANG NGÀY CÀNG TRẺ HÓA, ĐỪNG CHỦ QUAN! Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, một tháng qua tiếp nhận 1.000 ca cấp cứu, trong đó tới 10% là bệnh nhân dưới 44 tuổi.

*Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai mới thành lập một tháng qua. Trước đó, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ rải rác điều trị ở nhiều khoa như Cấp cứu, Thần kinh, Tim mạch, Hồi sức tích cực, Phẫu thuật Thần kinh… Tổng số bệnh nhân đột quỵ hàng năm khoảng 6.000-8.000 ca. Hiện có Trung tâm Đột quỵ, tất cả bệnh nhân đột quỵ điều trị ở Bạch Mai được tập trung về đây.

Phó giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, cho biết hiện trong số bệnh nhân trung tâm tiếp nhận trong tháng qua có khoảng 10 bệnh nhân rất trẻ, có người chỉ mới 14 tuổi.

“Bệnh nhân 14 tuổi đột quỵ do dị dạng động tĩnh mạch bẩm sinh, đến viện với bệnh cảnh đau đầu dữ dội, kết quả chụp cắt lớp vi tính phát hiện bị chảy máu não”, bác sĩ Tôn nói.

Bệnh nhân này được hội chẩn đa chuyên khoa, phẫu thuật điều trị triệt để, tránh nguy cơ tái phát trong suốt cuộc đời vì còn quá trẻ.

Theo bác sĩ Tôn, hầu hết đột quỵ ở người trẻ liên quan đến yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh như lạm dụng thuốc, rượu bia, ít vận động thể lực… Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm các phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.

Hầu hết, bệnh nhân đột quỵ có những tổn thương vùng chức năng như vận động, nhận thức xung quanh, như hôn mê kéo dài, không nói năng được, liệt… Ít bệnh nhân đột quỵ tử vong trong thời gian ngắn, song có thể xảy ra ở những trường hợp bị dị dạng mạch máu não.

“Trong thời gian ngắn, lượng máu chảy ồ ạt trong não, chèn ép các chức năng về hô hấp, tuần hoàn nên bệnh nhân tử vong nhanh”, bác sĩ Tôn giải thích.

*Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong.

“Nhiều người may mắn sống sót sau đột quỵ, nhưng phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội”, ông Khuê nói.

Độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ, xu hướng ngày càng gia tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng các ca đột quỵ. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới nhiều gấp 4 lần nữ.

Theo Bộ Y tế, mỗi bệnh viện tuyến tỉnh cần xây dựng một trung tâm/khoa điều trị đột quỵ, từ nay đến năm 2025. Hiện cả nước có 11 trung tâm đột quỵ.

Ảnh: Một bệnh nhân thăm khám tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo: Vnexpress

Image may contain: one or more people, text that says '心 னD CANH BÁO! 1.000 ca đột quy trong một tháng o viện Bach Mai. Trung tâm Đột quy, Bệnh viện Bach Mai, một tháng qua tiếp nhận 1.000 ca cấp cúu, trong dó tới 10% là bệnh nhân dưới 44 tuoi.'

BỎ QUA NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ VẮC-XIN COVID-19

BỎ QUA NHỮNG  QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ VẮC-XIN COVID-19

Bhavesh B.

Trong vài tuần tới, hàng triệu người có thể được tiêm những liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên ở những nơi khác nhau trên thế giới. Vương quốc Anh đã bắt đầu triển khai vắc xin Pfizer, vắc xin này cũng đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ. Canada cũng đã cho phép sử dụng vắc-xin và nhiều quốc gia có khả năng sẽ làm theo trong những tuần tới.

Tất cả các loại vắc xin chính hiện đang được sản xuất đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của chúng. Sự an toàn và hiệu quả của chúng đã được giới khoa học ca ngợi là một thành công ngoạn mục. Tuy nhiên, cùng lúc đó, nỗi lo sợ về các tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc-xin đã bắt đầu lan rộng trong cộng đồng nói chung được hỗ trợ bởi rất nhiều thông tin sai lệch và dối trá trên phương tiện truyền thông xã hội.

Một loại vắc xin thành công chống lại coronavirus là rất quan trọng để giúp kiểm soát đại dịch đang diễn ra và giảm tỷ lệ lây truyền. Trên thực tế, miễn dịch bầy đàn thông qua tiêm phòng là cách duy nhất để đại dịch này có thể chấm dứt. Việc phát triển thành công vắc-xin COVID-19 đã mang lại hy vọng cho hàng triệu người và nó có thể giúp chúng ta trở lại cuộc sống bình thường.

Trong trường hợp như vậy, việc truyền bá thông tin sai lệch có hại về vắc xin, dù cố ý hay vô tình, có thể khiến nhiều người sợ hãi và khiến họ từ chối sử dụng. Do đó, điều cần thiết là những tin đồn nguy hiểm này phải được xua tan. Ở đây, chúng tôi đã cố gắng lật tẩy một số lầm tưởng phổ biến về vắc xin COVID-19. Hãy xem.

Lầm tưởng 1: Vắc xin không an toàn vì nó được phát triển quá nhanh

Nỗi sợ hãi phổ biến nhất đối với vắc-xin COVID-19 hiện nay là chúng không an toàn vì chúng được phát triển và thử nghiệm quá nhanh. Đúng vậy, việc phát triển vắc-xin thực sự quá gấp rút nhưng đó là vì thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng. Điều đó không có nghĩa là các công ty tránh xa các giao thức an toàn hoặc thực hiện không đủ thử nghiệm.

Vắc xin Pfizer đã được thử nghiệm trên khoảng 43.000 người tham gia và cho thấy đánh giá hiệu quả 95% mà không có lo ngại về tính an toàn đáng kể. Tương tự, kết quả từ các thử nghiệm tiên tiến trên 20.000 người của vắc-xin Oxford / AstraZeneca đã được các nhà khoa học độc lập đánh giá và được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

Hơn nữa, trước khi một loại vắc-xin có thể được chấp thuận cho phép sử dụng khẩn cấp, tất cả các nhà sản xuất vắc-xin sẽ phải theo dõi một nửa số người tham gia thử nghiệm trong hai tháng sau khi tiêm. Sau đó, vắc-xin sẽ phải trải qua một cuộc đánh giá an toàn của các cơ quan liên bang trước khi đến tay công chúng.

Vì vậy, có, trong khi quá trình đã được đẩy nhanh vì đây là tình huống khẩn cấp, không có phím tắt nào được sử dụng. Để rút ngắn thời gian, rất nhiều nguồn lực đã được sử dụng nhưng vắc xin vẫn trải qua các giai đoạn truyền thống của bất kỳ thử nghiệm nào. Cho đến nay, chúng tôi không có lý do cụ thể nào để tin rằng bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào sẽ không an toàn.

Quan niệm 2: Thuốc chủng ngừa COVID-19 sẽ cung cấp cho bạn COVID-19

Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng vắc xin COVID-19 sẽ cung cấp cho bạn COVID-19, nhưng tất cả các chuyên gia sức khỏe hàng đầu đều bác bỏ những tuyên bố này. Cũng giống như thuốc chủng ngừa cúm không thể truyền bệnh cho bạn hoặc bạn không thể nhiễm HPV từ thuốc chủng ngừa HPV, thuốc chủng ngừa COVID-19 không thể truyền bệnh cho bạn.

Tiến sĩ Thomas J. Duszynski, giám đốc của giáo dục dịch tễ học tại Đại học Indiana cho biết: “Một số người có thể tin rằng ngay sau khi bạn được tiêm vắc xin, bạn đã được bảo vệ khỏi căn bệnh này và điều đó là không chính xác. Khi bạn tiêm vắc xin, chúng ta phải chờ đợi một thứ gọi là chuyển đổi huyết thanh”. Trong quá trình chuyển đổi huyết thanh, cơ thể bạn xác định các thành phần vắc xin là kẻ xâm nhập và do đó bắt đầu hình thành một cuộc tấn công. Cuối cùng, cơ thể bạn phát triển các kháng thể bảo vệ bạn khỏi vi rút.

Quá trình này, tuy nhiên, mất nhiều tuần. Trong khi đó, nếu trong khoảng thời gian ngắn sau khi bạn vừa tiêm vắc xin COVID-19 mà bạn vẫn tiếp xúc với vi rút, bạn vẫn có thể mắc bệnh. Mặc dù đáng tiếc, nó hoàn toàn không phải là kết quả trực tiếp của việc tiêm chủng.

Lầm tưởng 3: Vắc xin COVID-19 có thể thay đổi DNA của bạn

Chuyện hoang đường vô lý và đáng lo ngại nhất đã xảy ra trong những tháng gần đây là vắc xin mRNA có thể thay đổi mã di truyền của một cá nhân. Điều này không đúng bởi vì nó thậm chí không thể. Nhưng mRNA là gì? Nhiều loại vắc xin mới được phát triển sử dụng một đoạn vật liệu di truyền của virus – được gọi là RNA thông tin. mRNA là viết tắt của axit ribonucleic thông tin đóng một vai trò quan trọng trong sinh học của con người, đặc biệt là trong một quá trình được gọi là tổng hợp protein. Đó là một phân tử sợi đơn vận chuyển mã di truyền từ DNA trong nhân tế bào đến bộ máy tạo protein của tế bào. Đây là lý do mà sự nhầm lẫn dường như bắt nguồn từ đó.

Tuy nhiên, sự thật là RNA thông tin hoàn toàn không tương tác với DNA của bạn. Trên thực tế, vắc-xin COVID-19 sử dụng mRNA hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể để giúp phát triển khả năng miễn dịch đối với căn bệnh này.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ( CDC) đã nêu. Việc chỉnh sửa gen sẽ yêu cầu chủ ý tiêm DNA ngoại lai vào nucleolus của tế bào chúng ta. Vắc xin không có khả năng đó.

4: Thuốc chủng ngừa sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh khác

Trong lịch sử, vắc xin không dẫn đến ức chế miễn dịch khiến con người dễ bị tổn thương hoặc gặp nguy hiểm với các bệnh khác. Mặc dù nhiễm trùng có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch của một người và ảnh hưởng xấu đến khả năng kích thích sản xuất kháng thể của vật chủ, nhưng vắc-xin có khả năng thúc đẩy miễn dịch thích ứng. Miễn dịch thích ứng đề cập đến khả năng miễn dịch xảy ra sau khi tiếp xúc với kháng nguyên do tiêm chủng hoặc từ mầm bệnh như vi rút SARS-CoV-2.

Hơn nữa, hầu hết các loại vắc xin COVID-19 đang được phát triển không chứa vi rút sống có thể gây bệnh cho bạn. Vắc xin sẽ chỉ đơn giản là kích hoạt cơ thể xác định protein của virus để hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể chuẩn bị phản ứng với nó.

Lầm tưởng 5: Vắc xin COVID-19 có tác dụng phụ nguy hiểm

Vắc xin mRNA lần đầu tiên được thử nghiệm trên người vào năm 2013. Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu sử dụng vắc xin mRNA đã được tiến hành cho bệnh cúm, Zika, bệnh dại và cytomegalovirus (CMV). Cho đến nay, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo từ nó. Trong các nghiên cứu giai đoạn đầu về vắc-xin COVID-19 đang được phát triển hiện nay, khoảng 15% số người tham gia đã trải qua các triệu chứng nhẹ, tồn tại trong thời gian ngắn. Một số trong số đó bao gồm nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ hoặc sốt trong vài ngày. Những triệu chứng này không phải là không tự nhiên và là phản ứng bình thường với vắc xin. Ngoài ra, phần lớn các tác dụng phụ này xảy ra trong vài tuần đầu tiên sau khi tiêm chủng. Vì vậy, bất kỳ mối lo ngại lớn nào về sức khỏe đều có thể mắc phải trong sáu tuần đầu tiên.

Điều quan trọng cần hiểu ở đây là một khi vắc xin xâm nhập vào cơ thể chúng ta, hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng ta sẽ nhận ra kẻ xâm lược và phát ra âm thanh báo động. Do đó, nhiệt độ tăng cao, đau đầu hoặc đau nhức cơ thể mà bạn có thể gặp phải không phải do bạn bị bệnh mà là do vắc-xin đang kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Cho đến nay, không có tác dụng phụ nguy hiểm hoặc lâu dài nào được báo cáo từ bất kỳ thử nghiệm vắc xin COVID-19 nào và do đó không có lý do gì để giả định bất cứ điều gì.

Quan niệm 6: Sẽ không cần phải đeo khẩu trang sau khi một người được tiêm vắc xin COVID-19

Hiện tại, không có đủ dữ liệu để nói liệu những người được tiêm chủng vẫn có thể mang và truyền vi-rút cho người khác. Do đó, cho đến khi hiểu rõ hơn về cách hoạt động của vắc-xin COVID-19, điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn an toàn, bao gồm cả việc đeo khẩu trang. Hơn nữa, mặc dù vắc-xin có khả năng hiệu quả, nhưng không có vắc-xin nào thành công 100%. Do đó, việc đeo khẩu trang sẽ cần được tuân thủ cho đến khi một số lượng lớn người được tiêm chủng.

Lầm tưởng 7: Nếu ai đó đã mắc COVID-19 rồi, họ không cần tiêm vắc xin

Đúng là những người đã từng bị COVID-19 một lần, sẽ phát triển kháng thể. Tuy nhiên, những kháng thể đó có thể tồn tại trong thời gian ngắn và mọi người có thể bị tái nhiễm bởi căn bệnh này.

CDC cho biết: “Tại thời điểm này, các chuyên gia không biết ai đó được bảo vệ khỏi bị bệnh trở lại sau bao lâu khi hồi phục khỏi COVID-19.” Khả năng miễn dịch mà một người nào đó có được khi bị nhiễm trùng, được gọi là miễn dịch tự nhiên, thay đổi ở mỗi người. Một số bằng chứng ban đầu cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên có thể không kéo dài lâu.

“Do đó, các chuyên gia đã nhấn mạnh rằng cho đến khi hiểu rõ hơn về cách hoạt động của vắc-xin COVID-19, ngay cả những người đã từng bị COVID-19 một lần cũng nên tiêm phòng.

Huyền thoại 8: Vắc xin COVID-19 sẽ ngăn chặn hoàn toàn đại dịch

Nhiều người bắt đầu tin rằng việc sản xuất vắc-xin sẽ chấm dứt hoàn toàn đại dịch và chúng ta sẽ có thể trở lại cuộc sống bình thường như trước đây. Điều này không đúng. Một vắc-xin thành công chắc chắn sẽ giúp bảo vệ chúng ta khỏi coronavirus và giảm thiểu tử vong do COVID-19. Nhưng vẫn còn một thời gian dài nữa trước khi đại dịch này có thể chấm dứt hoàn toàn.

Thứ nhất, không phải ai cũng đồng ý tiêm chủng vì nhiều lý do. Ngoài ra, không thể tiêm chủng đồng thời cho từng người. Điều đó sẽ mất thời gian và cho đến lúc đó chúng tôi sẽ phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp an toàn và hy vọng rằng vắc xin sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ lây truyền theo thời gian.

Chia sẻ những lầm tưởng này với bạn bè & gia đình của bạn để họ biết