5 ‘triết lý’ đơn giản giúp nhà nhà đều sống thọ

HY VỌNG THỰC HÀNH DỄ DÀNG NHƯ BÀI VIẾT. THỬ 1 LẦN ĐI NHA 🙏🌹

5 ‘triết lý’ đơn giản giúp nhà nhà đều sống thọ

Khiêm Từ

Ngày nay người ta đều cố gắng nghiên cứu xem nên ăn gì, uống gì bổ dưỡng để hạn chế bệnh tật, tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên nhà khoa học nổi tiếng này lại chia sẻ bí quyết khác hẳn: Một người có thể sống thọ hay không, không phải chỉ do ăn uống hay vận động mà còn bởi “cân bằng tâm lý”.

Elizabeth Helen Blackburn, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1948 là nhà nghiên cứu sinh học người Mỹ gốc Australia của trường Đại học California tại San Francisco. Bà nghiên cứu đoạn telomere (những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể), một cấu trúc ở đuôi nhiễm sắc thể có nhiệm vụ bảo vệ nó. Blackburn cùng với Carol Greider đã khám phá ra telomerase, enzym cung cấp cho telomere. Vì những nghiên cứu này bà đã được trao giải Nobel sinh học và y khoa năm 2009 cùng với Carol Greider và Jack W. Szostak. Bà cũng hoạt động trong lĩnh vực đạo đức y khoa và từng là một hội viên trong hội đồng tổng thống về đạo đức sinh học.

Theo TS. Blackburn để có thể sống thọ chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các nhân tố khác chiếm 25%, và tác dụng của trạng thái cân bằng tâm lý chiếm tới 50%.

  1. “Hormones stress” sẽ gây hại cho cơ thể

Theo Hoàng đế nội kinh: Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí hao… Tạm dịch: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí thăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo kết, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn… Bởi vậy Đông y chữa bệnh trước tiên cần điều chỉnh “nhân tâm”.

Theo Đông y, trị bệnh cần chú trọng thân tâm

Y học hiện đại phát hiện rằng, có đến 65 – 90% các loại bệnh tật của chúng ta như ung thư, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… đều liên quan tới áp lực tâm lý. Những loại bệnh này được gọi là chứng bệnh do tâm và thân. Con người lúc vui vẻ, cơ thể tiết ra hormone có ích là dopamine… Hormone có ích làm cho tinh thần thả lỏng, mang lại cảm giác hưng phấn, khi đó tâm và thân đều trong trạng thái thoải mái, các chức năng của cơ thể phối hợp nhịp nhàng, cân bằng, tăng cường sức khỏe.

  1. “Mục tiêu” có thể thúc đẩy sức sống của sinh mệnh

Theo kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học: Sống có lý tưởng, có mục tiêu sẽ tạo ra một loại cảm xúc mạnh mẽ có lợi đối với sức khỏe. Những truy cầu mong muốn trong cuộc sống hằng ngày sẽ quyết định tâm tính và theo đó sẽ quyết định tới tâm sinh lý của chúng ta.

Một nhà khoa học người Anh đã tiến hành khảo sát những người trong độ tuổi 40 – 90 trong 7 năm. Kết quả phát hiện nhóm người sống không có mục tiêu rõ ràng thì tỷ lệ tử vong do bệnh tật, tự sát, xuất huyết não cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng. Không những vậy, sau khi về hưu không có mục tiêu sống sẽ khiến tinh thần và sức khỏe suy giảm mạnh. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân bởi nếu một người sống không có mục tiêu thì “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất trong cuộc đời. Từ đó, cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động khiến sức khỏe bạn ngày càng sa sút. “Mục tiêu” ấy cũng nhất định phải thiết thực, bởi nếu không sẽ khởi tác dụng phụ. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu trong cuộc sống của bạn bởi chúng đều rất khả thi.

  1. “Giúp người làm vui” thực sự có tác dụng trị liệu

Các nhà nghiên cứu phát hiện, việc trợ giúp “vật chất” cho người khác có thể làm giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỉ lệ tử vong xuống còn 30%. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề này, một nhà nghiên cứu y học người Mỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu là 106 học sinh ở độ tuổi 20 tuổi chia làm 2 nhóm: Một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị. Sau 10 tuần nhà nghiên cứu phát hiện các loại chứng bệnh viêm nhiễm, cholesterol và cân nặng của nhóm làm việc thiện đều thấp hơn nhóm dự bị.

Giúp đỡ người khác cũng có một tác dụng trị liệu nhất định

Tại sao giúp đỡ người khác lại có thể chữa bệnh? Thường xuyên giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn cảm thấy tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hormone gây căng thẳng, kích thích các “hormone có lợi”. Chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm thậm chí còn nhận định: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người là cách tốt nhất để thoát khỏi u buồn và cũng có thể chữa lành mọi bệnh tật.

David Hamilton, tác giả cuốn sách “Why Kindness Is Good For You” (tạm dịch: Tại sao lòng tốt luôn mang đến hạnh phúc cho bạn) đã từng lý giải: Đôi khi chỉ một hành động nhân đạo bé nhỏ nhưng mang lại lợi ích to lớn cho cả người cho và người nhận. Lòng tốt không chỉ mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui giúp ta thoát khỏi mọi bệnh tật mà còn giúp nhiều người xoa dịu nỗi đau.

  1. Gia đình hòa thuận bí quyết hàng đầu để sống thọ

Theo kết quả một cuộc khảo sát với 268 sinh viên nam của trường đại học Harvard: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là có mối quan hệ giao thiệp với người khác. Thiếu các mối quan hệ xã hội sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kết quả của đề tài nghiên cứu của một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có tựa đề “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” được thực hiện trong 25 năm cho thấy: Người có lòng dạ hẹp hòi, coi trọng nặng nề về danh lợi, tâm chứa đầy hận thù thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%.

Đưa ra lý giải về vấn đề này nhà tâm lý chia sẻ: Các mối quan hệ xã hội và gia đình không tốt sẽ làm người đó mang đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn trong tâm, từ đó sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích. Từ đó adrenalin và hormones stress sẽ bài tiết ra nhiều hơn làm nảy sinh các loại bệnh tật. Gan liên quan mật thiết đến sự điều tiết lượng tuần hoàn máu. Nếu tâm trạng không tốt, tức giận uất ức, cũng có thể ảnh hưởng gan, gây ra tác hại cho chức năng gan.

  1. Biết cho đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương

Chính trị gia Quản Trọng thời Xuân Thu Chiến Quốc từng nói: “Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh” (Tạm dịch: Dùng thiện ý đối đãi với người sẽ thân như anh em; đối xử ác ý với người khác sẽ có hại như việc binh đao).

Biết cho đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương

Yêu thương cho đi chính là nhận lại. Bởi thiện lương và lòng tốt cũng giống chiếc Bumerang (một loại vũ khí độc đáo có hình chữ V. Điều đặc biệt của loại công cụ này là, khi được phóng đi nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném). Thiện lương của chúng ta cũng giống như vậy, nếu bạn trao đi yêu thương, dùng thiện ý đối đãi với người khác thì sẽ nhận lại sự yêu thương và phước báo. Những cạnh tranh khốc liệt của cuộc sống hiện đại làm áp lực tinh thần của chúng ta cũng theo đó mà gia tăng. Thường xuyên căng thẳng mệt mỏi sẽ sinh ra nhiều loại cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ.

Qua chia sẻ của chuyên gia sinh học, chúng ta có thể thấy điều quyết định thọ mệnh dài hay ngắn của đời người không chỉ là chế độ ăn uống và vận động, mà còn là điều ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi người. Đó chính là: Tôn trọng, giúp đỡ người khác, biết ơn, bao dung, hài hước, tâm thái hòa ái tích cực vui vẻ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật dưỡng sinh của cổ nhân, đó là sống hiền hòa, thuận với đất trời, với tự nhiên.

Khiêm Từ biên tập

From: TU-PHUNG

 LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ.

 
May be an image of 1 person

 LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ.

Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng – của bệnh.

Nguyên tắc thứ ba:Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v… – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc mọi ngừơi dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và phồn vinh !

Sưu tầm: tâm sự nghề Y

VIRUS CORONA sau một năm

Mời các bạn so sánh sự lây nhiễm VIRUS CORONA và số người chết sau MỘT NĂM

ngày 16 tháng 03 năm 2020

16 tháng 03 năm 2021 của thế giới và HOA KỲ

Lúc 4 giờ  chiều ngày 16 tháng 03 năm 2021

 Trên thế giới có: 121, 084,326 nhiễm bịnh Virus corona

                        chết: 2,677, 516 người

Riêng ở USA có: 30,172,933 người nhiễm bịnh

                        Chết:  548,777 người

https://www.worldometers.info/coronavirus/?fbclid=IwAR1jM_jCvde2y6ra5PY1Zs_3hutCzj1EQGizYObaUVcJHMZm5UQQjADei1M

Sửa Đổi Thuốc Chủng Ngừa Để Đối Phó Với Biến Thể Của Vi rút

Sửa Đổi Thuốc Chủng Ngừa Để Đối Phó Với Biến Thể Của Vi rút

Thuốc chủng ngừa khi được bào chế chỉ dùng thử trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi đem chích vào vai người được chủng ngừa thì đây lại là một chuyện khác. Đó chính là hiệu quả cụ thể của thuốc chủng trong thế giới giới thực sự ở ngoài đời. Do đó, hai kết quả đôi khi khác nhau. Từ khi thuốc chủng ngừa COVID-19 được chấp thuận vào cuối năm 2020, có tới 250 triệu người trên khắp thế giới được chích ngừa, và các viên chức y tế công cộng bắt đầu quan sát xem thuốc chủng có làm tốt việc chống lại bệnh dịch hay không sau khi họ làm xét nghiệm tối hậu (ultimate test) về hiệu quả của thuốc chủng. Tin tức tìm được sẽ có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì con vi rút SAR-CoV-2 đang bắt đầu có biến dạng ở một số nước, như nước Anh và Nam Phi khiến cho các viên chức y tế công cộng, và các nhà lãnh đạo quốc gia lo ngại không hiểu các loại thuốc chủng ngừa hiện nay có đủ sức chống lại những biến thể của con vi rút hay không.

Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy quả thực thuốc chủng ngừa đã làm tròn nhiệm vụ của nó. Hai cuộc nghiên cứu khá lớn gần đây ở Do Thái và Tô cách Lan chứng minh điều này. Ở Do Thái người ta dùng thuốc chủng ngừa của hãng Pfizer-BioN Tech, còn ở Tô Cách Lan dùng cả hai loại Pfizer-BioNTech và Astra Zeneca. Các nhà khoa học nhận thấy những người được chủng ngừa sẽ không còn bị rủi ro bị bệnh nặng do COVID-19 gây ra khiến  phải điều trị trong bệnh viện. Mũi thuốc chủng ngừa quả thực đã làm tròn nhiệm vụ của nó, tức là làm giảm hẳn rủi ro bị bệnh nặng. Tại Do Thái, nghiên cứu cho thấy ngay sau mũi thuốc chích ngừa đầu tiên cũng có thể bảo vệ cho người được chủng ngừa, và đó là yếu tố rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch.

Ngoài ra, còn có nhiều tin mừng khác: Không có bằng chứng nào cho thấy loại vi rút biến thể có đủ khả năng phá vỡ được sự che chở dành cho người được chích ngừa. Ở cả hai nước Do Thái và Tô cách Lan cuộc nghiên cứu không truy cập xem hiệu quả của thuốc chủng ngừa đối với việc chống lại loại vi rút biến thể. Riêng ở Do Thái, nơi có sự xuất hiện khá quan trọng của loại vi rút biến thể, các nhà khoa học ghi nhận có sự sút giảm số người phải đi điều trị trong bệnh viện. Điều này có nghĩa là thuốc chủng ngừa  có lẽ có đủ khả năng chống lại biến chủng của vi rút. Nhóm nghiên cứu Jensen, làm việc cho hãng Johnson & Johnson cho chúng ta những tài liệu rất hữu ích. Thuốc của hãng  Johnson & Johnson được cơ quan FDA chấp thuận cho sử dụng vào ngày 27 tháng Hai vừa qua có khả năng chống lại được biến thể của vi rút, kể cả loại biến thể ở Nam Phi. Thuốc của hãng Johnson & Johnson chỉ cần chích một liều, và hiệu quả  57% giúp người được chích ngừa không thể bị bệnh nặng do COVID-19 gây ra. (tiêu chuẩn để được FDA chấp thuận cho sử dụng là thuốc chủng chỉ cần đạt hiệu quả 50% là đủ). Thử nghiệm về hiệu quả của hai loại thuốc chủng của Pfizer-BioNTech và Moderna cũng có hiệu quả rất cao giúp người được chích ngừa không bị bệnh, nhưng khả năng phát sinh chất miễn nhiễm “antibodies” không mạnh để chống lại biến thể của vi rút. 

Kết quả của những thử nghiệm trên đưa đến một bài học là: sau khi được chích ngừa, cơ thể của chúng ta được bảo vệ không còn bệnh nặng, nhưng các chuyên gia y tế khuyên chúng ta vẫn tiếp tục phải đề cao cảnh giác. Con vi rút SARS-CoV-2 nó không chịu nằm yên, hay biến mất. Trái lại, giống như nhiều loại vi rút khác sau này, chúng chỉ tạm thời ngủ yên- morph- và vẫn tiếp tục chờ cơ hội đi tìm cơ thể mới để tấn công. 

Tiên liệu trước chuyện này có thể xảy ra, hai hãng bào chế thuốc chủng ngừa Pfizer-BioNTech và Moderna thực hiện cuộc nghiên cứu đối với những người đã được chích ngừa đầy đủ hai liều, bây giờ cho họ chích thêm liều thứ ba. Mục đích để thử xem coi liều thuốc thứ ba có giúp những người này tăng cường khả năng chống lại được những vi rút biến thiên. 

Trong trường hợp mũi thuốc này không đủ mạnh, mỗi công ty dược phẩm tìm cách chế ra  loại thuốc chủng mới đặc biệt để trị con vi rút biến thiên ở Nam Phi. Để bào chế loại thuốc chủng nguyên thủy, cả hai công ty đều sử dụng kỹ thuật mới mRNA, chích vào cơ thể con người loại chất liệu lấy từ “gene” của con vi rút, chất liệu đó sẽ tạo ra chất protein của con vi rút, nó sẽ giúp huấn luyện cho những tế bào miễn nhiễm trong cơ thể đánh bại con vi rút gây ra bệnh. Để có thể tạo ra thuốc chủng mới, chống lại mầm gây bệnh mới biến thiên, các nhà khoa học chỉ việc hoán chuyển (swap) bộ “genetic code” nguyên thủy sang loại gây mầm bệnh mới giống hệt như việc thay đổi thuốc chủng ngừa bệnh cúm xảy ra hàng năm để ngăn chặn loại cúm mới xuất hiện trong mùa. Ông Mikael Dolsten, trưởng nhóm khoa học gia ở hãng Pfizer nói: “Chúng tôi luôn luôn đi trước con vi rút một bước. Chúng tôi dự đoán mức độ miễn nhiễm trong cơ thể con người có thể sẽ tăng lên để chống lại con vi rút biên thiên, bảo vệ được cơ thể.” 

Nhóm Jenssen của hãng Johnson & Johnson cũng đang tìm cách khuếch đại mức bảo vệ của thuốc chủng do hãng bào chế. Nhóm nghiên cứu đang tự hỏi liệu chích thêm một liều thuốc nữa có giúp tăng cường sự bảo vệ cho cơ thể chống lại vi rút biến đổi hay không? Họ hy vọng trong vài tháng nữa sẽ có câu trả lời. 

Tất cả những nghiên cứu trên cho chúng ta rút ra được một bài học về cách xử lý bệnh dịch COVID-19 trong những năm sau sắp tới. Nếu con vi rút vẫn tỏ ra ngoan cố, sống dai dẳng, biến đổi, để phá vỡ sự bảo vệ của thuốc chủng ngừa, chúng  ta sẽ phải điều chỉnh thuốc chủng ngừa hàng năm, giống như chúng ta từng làm cho loại thuốc chủng ngừa dịch cúm hàng năm. Nếu việc bảo vệ cơ thể con người đủ sức ngăn chặn sự phá hoại của con vi rút, khi đó nó không còn có thể tìm ra đủ người để gây bệnh, và tự động sẽ biến mất.

Cho đến nay, ít nhất là thuốc chủng ngừa có vẻ như đã giúp cho hệ thống y tế bớt được gánh nặng chữa trị bệnh nhân bị COVID-19. Các chuyên gia y tế công cộng hy vọng rằng với số người được chủng ngừa gia tăng nhanh, rồi đây gánh nặng đó sẽ còn được vơi bớt thêm, để rồi cuối cùng sẽ ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của con vi rút. Họ không thể biết rõ, biết chắc chắn, cho đến khi nào số người trên thế giới được chủng ngừa lên thật là cao, và khi đó họ mới có thể truy cập phản ứng của con vi rút sẽ ra sao đối với bức tường miễn nhiễm ngày càng tăng mạnh.

Nguyễn Minh Tâm  dịch theo báo TIME ngày 15/3/2021

Khi Tổng Thống Trump Cố Tình Giảm Nhẹ Tác Hại của Dịch COVID-19…

Van Pham

Chính phủ không có quyền dấu, cũng không có quyền lèo lái tin tức, dân chúng có trình độ bằng với tổng thống, nhiều người có học hơn tổng thống thì tổng thống vin vào điều gì mà quyết định thay cho họ?

***

Khi Tổng Thống Trump Cố Tình Giảm Nhẹ Tác Hại của Dịch COVID-19…

Nguyễn Đạt Thịnh

Hôm Thứ Sáu, 6 Tháng Ba, 2020, Tổng Thống Trump đến thăm Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Dịch (Centers for Disease Control and Prevention), thường được gọi tắt là CDC.

Phóng viên truyền thông mô tả thái độ của ông Trump là tìm cách giảm thiểu mức độ nguy hại kinh tế của dịch COVID-19 bằng cách không chủ trương hủy bỏ các dịch vụ cần làm, cũng không hủy bỏ thú vui đi du lịch, miễn là không đến các khu vực bị nhiễm bệnh.

Ông Trump bận tâm đến một góc khác của dịch COVID-19, đó là Virus Corona không chỉ giết người, mà nó còn đang tạo ra tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng đến mức đáng ngại. Giá dầu thô xuống đến mức $40 một thùng.

Việc tổng thống kêu gọi người dân Mỹ đừng hốt hoảng trước cơn dịch COVID-19 đang giết hàng ngàn người cũng là một hiện tượng lạ; tối thiểu ông cũng đã chứng kiến cảnh người Mỹ không hốt hoảng trước việc khủng bố đánh sập Trung Tâm Thương Mại New York, giết hơn 3 ngàn người; hoặc việc không quân Nhật đột kích Trân Châu Cảng, đánh chìm hoặc gây nguy hại trầm trọng cho 19 chiến hạm, tàn sát 2,335 thủy thủ, và gây thương tích cho 1,143 thủy thủ khác. Sau cuộc đột kích đó hải lực của Mỹ trên Thái Bình Dương như tê liệt hẳn.

Tuy nhiên, phản ứng của người Mỹ không phải là thái độ hốt hoảng, họ tái thiết một Trung Tâm Thương Mại khác, lớn hơn, đẹp hơn, trong lúc quân đội Mỹ đánh tan tổ chức khủng bố, hạ sát thủ lãnh Bin Laden, tấn công quân lực Nhật, bắt Nhật Hoàng ra tận chiến hạm Mỹ để ký hàng ước.

Người Mỹ không chết nhát, họ đã từng đối phó với những nguy hiểm to lớn hơn, nhưng họ không đi du lịch vào thời điểm này; họ sẽ giải quyết được chuyện học vấn cho con cái họ, mà không cần bắt đám trẻ gặp nhau hàng ngày, chịu đựng cái nguy cơ lây lan đã được chứng minh là rất cao.

Hãng điện tử Microsoft, và nhiều công ty khác, đang cho toàn bộ thầy, thợ, nhân viên của họ hưởng quy chế làm việc tại gia để giúp tránh bớt nguy cơ lây lan.

Một nhân vật khác, đi ngược ý của tổng thống, và tuyên bố quan điểm của mình là nữ Bác Sĩ Nancy Messonnier, giám đốc Trung Tâm Quốc Gia về Chủng Ngừa và Bệnh Hô Hấp, cơ quan này nằm trong CDC Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh.

Trưa 25 Tháng Hai, 2020, vào lúc ông Trump đang ngồi trong chiếc Air Force One từ New Delhi bay trở về Hoa Kỳ, thì bà Messonnier nói với các phóng viên truyền thông là cuộc sống của người Mỹ đang thay đổi một cách quan trọng.

Nguyên văn lời bà, “Tôi bảo các con tôi là phải chuẩn bị để đón nhận nhiều thay đổi quan trọng, trường học có thể sẽ phải đóng cửa, nhiều cuộc họp quan trọng sẽ bị hủy bỏ, nhiều công ty có thể sẽ cho nhân viên làm việc tại nhà.”

Bà tiên đoán những điều quan trọng đó từ hai tuần trước, nên quần chúng coi bà như một viên chức thức thời và đặt nặng việc thông báo đầy đủ, kịp thời và tuyệt đối không giấu giếm.

Bác Sĩ Messonnier quan niệm, “Tôi có bổn phận thông báo cho quần chúng biết, những điều tôi đã thông báo cho gia đình tôi biết. Vấn đề không phải là tiên đoán xem dịch COVID-19 có lây lan tới Hoa Kỳ hay không, mà vấn đề là tiên liệu xem dịch COVID-19 tác hại tới mức nào.”

Chuyện bà Bác Sĩ Messonnier họp báo và cảnh cáo người Mỹ về nguy cơ COVID-19 xảy ra cùng ngày khi ông Trump từ Ấn trở về nước. Ông không hài lòng về những điều bà nói, mà hậu quả khiến ông bị khiển trách là thiếu tinh thần trách nhiệm.

Thị trường chứng khoán xuống giá, các đài truyền hình, các tờ báo lớn phổ biến, phân tích quan niệm của Bác Sĩ Messonnier. Vừa đáp xuống phi trường quân sự Joint Base Andrews, ông Trump đã gọi ông Alex M. Azar II, Bộ trưởng Y Tế, Xã Hội.

Ông Trump quát tháo trong máy điện thoại, hỏi hỏi ông Azar II là tình hình nguy ngập đến đâu mà bà Messonnier đã nói đến chuyện đóng cửa trường học. Azar II còn lúng túng với tổng thống thì nữ bác sĩ thứ nhì, bà Anne Schuchat, phụ tá bộ trưởng Y Tế, đã lên tiếng.

Bà Schuchat nói, “Trung tâm tàn phá của dịch COVID-19 đang chuyển ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc, số người đang nhuốm bệnh bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc nhiều hơn bệnh nhân người Hoa trong nước họ. Do đó vấn đề COVID-19 trở thành quan trọng hơn.”

Tình trạng bất đồng quan điểm giữa tổng thống và những viên chức y tế không phải là chuyện mới xảy ra; trong thời gian tổng thống công du bên Ấn Độ, giới y tế đã thảo luận và thỏa thuận với nhau, là ngày ông ta trở về họ sẽ đặt vấn đề là cần nói thật với quần chúng về tình trạng nguy kịch mà con vi khuẩn COVID-19 có thể gây ra cho người Mỹ.

Bác Sĩ Messonnier là một trong những người chủ trương không che giấu; bà thường bênh vực quan điểm của mình bằng câu “không có giá trị nào, quyền lợi nào quan trọng hơn sinh mạng của bệnh nhân.” Việc bà công bố 12 ngày trước là việc “trường học có thể sẽ phải đóng cửa” là việc hiện đang xảy ra; thì còn trách cứ gì bà nữa.

Một tình trạng thông tin ngay thẳng, không giấu giếm, và rành mạch, rõ rệt là bổn phận của chính phủ đối với quần chúng. Tháng trước truyền thông Mỹ đã chỉ trích Bắc Kinh thiếu bổn phận thông tin đầy đủ đối với dân Trung Quốc.

Chính phủ không có quyền dấu, cũng không có quyền lèo lái tin tức, dân chúng có trình độ bằng với tổng thống, nhiều người có học hơn tổng thống thì tổng thống vin vào điều gì mà quyết định thay cho họ?

HÌNH:

– Tổng Thống Trump hôm 6 Tháng Ba ký thông qua ngân sách $8 tỷ để nước Mỹ đối phó với dịch COVID-19. (Hình: MANDEL NGAN/AFP/Getty Images)

May be an image of 1 person

NGƯỜI KHỎE TẠI SAO LẠI ĐỘT TỬ ?         

NGƯỜI KHỎE TẠI SAO LẠI ĐỘT TỬ ?                 

“Đột tử” thường xảy ra vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Khi gặp gió lạnh mùa Đông tràn về chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đừng nghĩ rằng mình còn trẻ mà không phòng bệnh.

Bài viết của Tác giả: Hoàng Tuyên (bác sĩ chuyên về nội khoa  lồng ngực và  bệnh hiểm nghèo, bệnh viện Từ Tế Đài Trung) ngày 01 tháng 02 năm 2020.

Người dịch Tô Duy Tiệp 

***

Hôm qua rất lạnh, toàn Đài Loan có khoảng 50 người bị đột tử, nếu cứ tiếp tục lạnh nữa e rằng sẽ có hàng trăm người bị đột tử.

Mọi người chắc sẽ rất hiếu kỳ muốn biết rằng với những người đang khỏe mạnh, tại sao lại đột nhiên qua đời? 

Đặc biệt với những người không có tiền sử bệnh về máu, lại luôn uống thuốc đúng giờ, cũng không hút thuốc, không thức đêm, không uống rượu, trước khi đột tử đều không có hiện tượng bất thường?

Trong điều trị lâm sàng thì những vấn đề này thường được đề cập tới, thì đúng rõ ràng là đã mặc áo ấm rồi, vậy tại sao vẫn bị đột tử? 

Tôi điều trị những bệnh nhân này trong phòng chẩn bệnh lý hiểm nghèo, phát hiện ra rằng thực tế thì nguy cơ này xuất phát từ trong những thói quen hàng ngày, chứ không phải là mặc bao nhiêu quần áo ấm: 

1 Khi tỉnh giấc là bật ngay dậy: 

Vào mùa Đông khi tỉnh dậy, ta nên nằm nán lại trên giường một lát rồi từ từ nhỏm dậy chứ không phải chui luôn khỏi tấm chăn ấm, chẳng ai đọ tốc độ xuống giường với bạn nhé! 

Bạn cần biết rằng độ ấm trong chăn là để cứu mạng, đừng có đột nhiên kéo tuột đi cách giữ ấm này. Khi làn da không có phương pháp bảo vệ nào mà tiếp xúc ngay với không khí lạnh thì phản ứng là co lại khiến mạch máu trong cơ thể đương nhiên cũng sẽ co lại.

Hãy xác nhận rằng trước khi ra khỏi chăn ta đã mặc sẵn một cái áo khoác ấm để cơ thể và chân tay được ấm áp.

2 Lúc đánh răng rửa mặt: 

Sau khi thức dậy, mọi người sẽ vào nhà vệ sinh, hãy hòa nước nóng và lạnh để có nước ấm, rồi mới đánh răng rửa mặt tránh toàn bộ mặt và mạch máu bị cấp đông mà co lại.

Đừng nghĩ rằng khi đánh răng rửa mặt thì chỉ bị lạnh một lát trên mặt, phòng tắm vừa ẩm vừa lạnh chính là nơi cần phải chú ý nhất.

3⃣ Lúc cởi đồ: 

Ngâm hay tắm bằng nước nóng thì rất thoải mái, nhưng bạn đừng quên rời khỏi nguồn nước nóng lúc đó ta chưa mặc đồ, khi những giọt nước ấm trên da đột nhiên tiếp xúc với không khí lạnh khiến cơ thể sẽ run lên bần bật. Hãy để khăn tắm ở nơi tiện lấy nhất, lập tức lau khô nước trên người, và mặc quần áo ngay, mùa Đông không nên cởi bỏ quần áo quá lâu!

4 Bỏ qua phần tai và cổ

Tôi chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đột tử, trước khi chết cổ và tai đều không được bảo vệ, đừng nghĩ rằng mặc ấm cơ thể và chân tay là đã đủ ấm. Tai và cổ bị gió lạnh thổi qua, hai tai thiếu lớp mỡ để giữ ấm, cổ lại là nơi tập trung nhiều dây thần kinh giao cảm nhỏ và mạch máu của não và cơ thể, quàng khăn và bịt tai có thể bảo vệ bạn.

5 Mặc quần áo sai thứ tự: 

Có lần tôi cấp cứu cho một bệnh nhân đột tử do trụy tim, khi y tá cắt bỏ quần áo mới phát hiện ra, anh ta mặc 2 áo thun và áo khoác, tức là không mặc áo len ngoài áo thun. Hãy mặc áo đúng kiểu “sandwich” với lớp trong cùng là lớp áo lót có thể thấm mồ hôi, rồi đến áo len để giữ thân nhiệt, bên ngoài mới là áo khoác chắn gió chống nước. Khi mặc sai thứ tự thì không giữ ấm được cho cơ thể thì dễ đột tử do mạch máu co thắt.

6 Đột tử do tập thể dục: 

Tập thể dục là việc tốt, nhưng phải hiểu rõ sinh lý cơ thể của mình, nguyên nhân đột tử do tập thể dục thường thấy như :

– Không khởi động trước tập, dừng lại đột ngột khi tập thể dục với cường độ cao, thiếu oxy tại những vùng núi cao, hoặc khi tập động tác không quen.

– Thông thường khi chúng ta đang ở trạng thái không vận động, máu sẽ chảy ngược về tâm nhĩ và chỉ cần “co tĩnh mạch“ là đủ. Tuy nhiên khi tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn 6 – 17 lần so với lúc không tập, và lưu lượng máu tới cơ cũng tăng lên 25 lần.

– Khi tiếp xúc với môi trường lạnh, mạch máu của bạn sẽ phản ứng tiếp tục co lại, lúc này lượng máu về tim không đủ nên rất nguy hiểm dẫn đến đột tử.

– Ta cho rằng những trường hợp mặc áo ấm nhưng dễ bị đột tử vào đêm khuya và sáng sớm thì ngoài những người tập thể dục vào sáng sớm, thì đại đa phần đột tử tại nhà.

– Khi cái lạnh bao trùm, chúng ta thay đổi thói quen vẫn chưa đủ, cũng đừng lợi dụng sức trẻ mà không chú ý đến các biện pháp phòng tránh.

– Tỷ lệ đột tử tăng mạnh theo từng năm, độ tuổi phát bệnh càng trẻ hóa, lại dễ phát sinh ở những người có tình trạng sức khỏe tốt, ở độ tuổi trung niên, khiến người thân tiếc thương vô hạn.

Hãy yêu thương gia đình, yêu thương bản thân. Khi trời chuyển lạnh, mọi người chú ý giữ ấm, đừng lơ là.

S.T.

 10 LỐI SỐNG TỰ SÁT TUYỆT ĐỐI TRÁNH

 10 LỐI SỐNG TỰ SÁT TUYỆT ĐỐI TRÁNH

  1. Thức khuya

Hãy thử nghiệm xem trong 2 tuần, tuần đầu hãy ngủ lúc 2h sáng và tuần tiếp theo ngủ 11h tối. Kết quả sẽ cho bạn thấy tại sao không nên thức khuya.

  1. Không thèm khám bệnh

Việc thờ ơ với bản thân, không khám sức khỏe định kỳ mỗi năm có thể so sánh với việc… bạn đang tự gắn quả bom nổ chậm vào cơ thể.

  1. Lười đọc

Giới trẻ ngày nay một cuốn sách không thể thu hút hơn bằng một status trên Facebook được. Nhưng có thể khi bạn đọc một cuốn sách sẽ khiến bạn được thu hút hơn so với bạn đọc một status đấy.

  1. Tình dục thái quá

Sức khỏe suy giảm, Rối loạn chức năng sinh lý, Độ mãn nguyện giảm thấp, Nguy cơ vô sinh, Tăng nguy cơ mắc bệnh sinh dục,…

  1. Khoái tốc độ

Chạy càng nhanh thì dễ dẫn đến tử vong nhiều hơn bất cứ nguyên nhân nào.

  1. Khoái nhậu

Cái này thì các cánh mày râu sẽ hiểu rõ nhất, tác hại của nó cũng giống như cái khoái tốc độ thôi.

  1. Hay giận giữ

Ông bà xưa hay nói giận quá mất khôn mà, vậy thì bọn hay giận giữ thường không khôn à ta?

  1. Nghiện sống ảo

Nếu bạn sống ảo quá nhiều thì tình cảm của bạn cũng chỉ là ảo.

  1. Hút thuốc lá

Nếu muốn hủy hoại sức khỏe, hãy cứ đốt thuốc; vì chỉ cần một điếu thôi cũng đã làm tăng huyết áp và giảm đáng kể tuổi thọ. Điều gì sẽ xảy đến khi bạn đốt cả gói mỗi ngày?!

  1. Ăn quà vặt

Theo một khảo sát hồi năm ngoái, có ít nhất 400.000 người Mỹ được coi là “tự sát” khi dựa trên tiêu chí ăn uống. Mặc dù chịu ảnh hưởng một phần từ di truyền, nhưng chính các vấn đề về ăn uống – như thích các loại thức ăn nhanh, quà vặt nhiều đường và giàu béo – đã gây ra bệnh tim mạch, là kẻ thủ ác số một hiện nay tại quốc gia này…

Sưu tầm

Đi пgủ sɑᴜ 23 giờ ᵭêm sớm mᴜộп gì cũпg ρнải ᵭối mặɫ ʋới 7 căп bệпн пgᴜy нiểm пàყ

Đi пgủ sɑᴜ 23 giờ ᵭêm sớm mᴜộп gì cũпg ρнải ᵭối mặɫ ʋới 7 căп bệпн пgᴜy нiểm пàყ

By Nhật Báo – 26 February, 2021

Theo các chuyên giɑ ᵭã tiến нàпh một пghiên cứᴜ ʋà chỉ ɾɑ ɾằng, ʋới пhữпg пgười ᵭi пgủ saᴜ 23 giờ sẽ ρhải ᵭối mặt ʋới 7 căn bệпh ʋô cùпg пguy нiểm. Nếᴜ пhư bạn khôпg пhận thức sớm ᵭiềᴜ пày нoặc tìm cách пgủ sớm thì sẽ ɾắc ɾối ℓớn ᵭấy пhé!

Saᴜ thời ᵭiểm 23 giờ пếᴜ chúпg tɑ khôпg thể пào chợp mắt ᵭược sẽ khiến cho пhịp siпh нọc củɑ cơ thể bị ảпh нưởng, gây нại một số cơ quan. Cho Ԁù ʋào пgày нôm saᴜ bạn có thực нiện пgủ bù пhiềᴜ ᵭến thế пào thì sức khỏe cũпg chẳпg thể пào ᵭược tái tạo ʋề tɾạпg thái ban ᵭầu.

Các пghiên cứᴜ ᵭềᴜ cho ɾằng, нầᴜ нết các нoạt ᵭộпg tự ρhục нồi cơ thể thực нiện tɾước 3 giờ sáng. Thời gian quan tɾọпg пhất ᵭể cơ thể пgủ нoàn toàn ℓà từ 11 giờ ᵭêm ᵭến 3 giờ sáng. Đây ℓà thời ᵭiểm quan tɾọпg пhất ᵭể пgủ, ʋà giấc пgủ ρhải ᵭảm bảo chất ℓượng. Theo ᵭó, нai chuyên gia, bác sĩ Thi Minh, Phó Giám ᵭốc Truпg tâm нợp tác tɾị ℓiệᴜ Đôпg y Thượпg Hải, chuyên ʋề bệпh Mất пgủ ʋà bác sĩ Từ Đại Thành, Phó Chủ пhiệm khoɑ ᵭiềᴜ tɾị, Bệпh ʋiện Đôпg Tây Y kết нợp thàпh ρhố Nam Kiпh (TQ) cũпg cảпh báo ɾằпg ʋiệc thức khuyɑ saᴜ 11 giờ ᵭêm có thể gây ɾɑ 7 пguy cơ xấᴜ cho sức khỏe пhư sau.

Gây tổn thươпg Ԁa

Từ 22 giờ – 23 giờ, ᵭây ℓà thời ᵭiểm mà ℓàn Ԁɑ thực нiện chức пăпg tái tạo ʋà bảo tɾì. Do ʋậy, пếᴜ bạn thức quá khuyɑ нoặc khôпg thể пào пgủ ᵭược thì sẽ gây ɾối ℓoạn thần kinh, từ ᵭó ℓàm cho ℓàm Ԁɑ bị xỉn màu, khô, mất ᵭi sự ℓiпh нoạt, mọc mụn tɾứпg cá, thâm sạm, ʋết пhăn ʋà tàn пhang.

Thừɑ cân ʋà béo ρhì

Khi пgủ, cơ thể sẽ ρhân giải một chất gọi ℓà “leptin”, có tác Ԁụпg giúp cơ thể gầy ᵭi нoặc нao ρhí bớt chất béo. Nếᴜ bạn khôпg пgủ ʋào thời gian пày, cơ thể sẽ khôпg có cơ нội tự gầy ᵭi, ℓâᴜ пgày siпh ɾɑ tích tụ mỡ, khiến bạn tăпg cân, béo ρhì, khôпg thể ᵭào thải mỡ thừɑ ɾɑ khỏi cơ thể.

Suy giảm tɾí пhớ

Với пhữпg пgười пgủ saᴜ 23 giờ ᵭêm thì нệ thần kiпh giao cảm sẽ chẳпg thể пào Ԁuy tɾì ᵭược sự нứпg khởi, нưпg ρhấn. Cho tới пgày нôm saᴜ Ԁễ ɾơi ʋào tɾạпg thái cạn kiệt sức ℓực. Đôi ℓúc, bạn sẽ thấy tɾí пhớ giảm sút, chóпg mặt, mất tập tɾung. Nếᴜ thức khuyɑ thườпg xuyên sẽ Ԁẫn tới mất пgủ, suy пhược cơ thể нoặc tɾiệᴜ chứпg khác ℓiên quan tới sức khỏe.

Nguy cơ gây нại Ԁạ Ԁày

Nhân tế bào biểᴜ mô Ԁạ Ԁày tɾuпg bìпh cứ khoảпg 2-3 пgày ℓại ℓặp ℓại một ℓần cập пhật, tái thiết mô. Hoạt ᵭộпg пày thườпg Ԁiễn ɾɑ ʋào ban ᵭêm. Nếᴜ bạn thức quá khuya, ᵭi kèm ʋới thói quen ăn ᵭêm, ʋô tìпh sẽ tạo gáпh пặпg cho ᵭườпg tiêᴜ нóa, ʋô cùпg gây нại cho Ԁạ Ԁày.

Nguy cơ bệпh tim cao

Theo một пghiên cứᴜ khoɑ нọc ᵭã cho thấy, пhữпg пgười mất пgủ нoặc có thói quen пgủ пgày ʋà cày ᵭêm thườпg có tíпh cách пóпg пảy, Ԁễ Ԁàпg пổi giận. Khôпg Ԁừпg ℓại ᵭó, ᵭây cũпg ℓà пguyên пhân khiến cho пội tạпg bị “trật пhịp” siпh нoạt thườпg пgày ʋà пhịp tim khó có thể ᵭiềᴜ chỉпh ᵭược kịp thời Ԁẫn tới пguy cơ mắc bệпh нuyết áp, tim mạch…

Nhữпg пgười có thói quen пgủ saᴜ 23 giờ ᵭêm sẽ có пguy cơ gây áp ℓực ℓên tim ɾất cao.

Gây tổn thươпg gan

Khoảпg thời gian từ 11h ᵭêm ᵭến 3h sáпg ℓà thời gian cao ᵭiểm ᵭể gan нoạt ᵭộng, bài tiết ᵭộc tố. Nếᴜ tɾoпg giai ᵭoạn пày cơ thể khôпg ở tɾoпg tɾạпg thái пgủ sâᴜ giấc thì gan sẽ khôпg ᵭủ ᵭiềᴜ kiện tốt ᵭể ℓàm ʋiệc, gây ɾɑ sự thiếᴜ нụt ℓượпg máᴜ tɾoпg gan, từ ᵭó ℓàm tổn thươпg các tế bào, khó нồi ρhục ʋà sửɑ chữɑ пhữпg tế bào нỏng. Gan ℓà cơ quan tɾao ᵭổi chất quan tɾọпg пhất tɾoпg cơ thể. Nếᴜ gan bị tổn thương, пgay ℓập tức sức khỏe tổпg thể sẽ bị ᵭe Ԁọa, ảпh нưởпg ɾất ℓớn ᵭến các cơ quan khác.

Giɑ tăпg пguy cơ gây ᴜпg thư

Nhữпg yếᴜ tố miễn Ԁịch ở tɾoпg cơ thể sẽ ᵭược нìпh thàпh ʋà ρhát tɾiển tɾoпg khi пgủ. Nếᴜ пhư thức quá khuyɑ thì sẽ Ԁẫn tới cơ thể mệt mỏi, giảm ᵭi khả пăпg miễn Ԁịch, cảm ℓạnh, thiếᴜ пăпg ℓượng, Ԁị ứпg ρhát sinh. Một số пghiên cứᴜ ᵭã khẳпg ᵭịnh, thức khuyɑ sẽ thúc ᵭẩy khả пăпg gây ɾɑ ᴜпg thư ʋú, ᴜпg thư ɾuột kết ʋà các bệпh ℓây пhiễm.

Phái пữ thức khuyɑ có пguy cơ mắc bệпh ᴜпg thư ʋú cao gấp 3 ℓần пgười thường.

Để ᵭối ρhó ʋới tìпh tɾạпg mất пgủ, bạn cần Ԁàпh thời gian ᵭể ᵭiềᴜ tɾị, ᵭồпg thời áp Ԁụпg пhữпg ρhươпg ρháp tự пhiên chẳпg нạn пhư tɾà нoɑ tam thất пhằm ℓấy ℓại giấc пgủ tɾọn ʋẹn, sâᴜ giấc. Dù ℓà пguyên пhân gì ᵭi chăпg пữa, ʋiệc thức quá khuyɑ cũпg sẽ tɾực tiếp gây ɾɑ пhữпg xáo tɾộn tɾoпg ℓịch ℓàm ʋiệc ʋà tái tạo củɑ cơ thể, từ ᵭó gây ɾɑ пhữпg пguy нại cho sức khỏe.

Nguồn: T.H

No photo description available.

Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim – Cơ hội thoát cửa tử

Van Pham

Y TẾ & SỨC KHỎE….

Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim – Cơ hội thoát cửa tử

Human heart attack

Bác sĩ Michael Dũng Cao (Source: Flickr)

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao và bệnh diễn tiến rất nhanh. Vì thế, một vài cách sơ cứu đơn giản sẽ rất hữu ích để phòng tình huống khẩn cấp.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng thường gặp của bệnh động mạch vành, căn bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào kể cả khi vận động hay nghỉ ngơi, rất đột ngột, khó biết trước, nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ dẫn đến những cái chết không được báo trước.

Bác sĩ Michael Dũng Cao tại Sydney cho biết hàng năm có khoảng 20,000 người Úc qua đời do các bệnh về tim mạch, trong đó nguyên nhân liên quan đến nhồi máu cơ tim chiếm khoảng 15,000 người. Con số này trên thê giới là khoảng 8.7 triệu người.

“Thực sự con số này đã giảm rất nhiều, so với 50 năm trước đã giảm 6 lần. Nguyên nhân có thể do tiến bộ về y khoa cũng như lối sống của con người cũng đã thay đổi, ăn uống lành mạnh hơn và tập luyên nhiều hơn.”

Nguyên nhân của bệnh nhồi máu cơ tim

Thông thường nguyên nhân chủ yếu là do cholesterone (tức mỡ trong máu) bị đóng lại thành mảng. Đến thời điểm khi cholesterone đọng lại quá nhiều sẽ dễ bị vỡ gây nên phản ứng đông kết máu trong mạch, dẫn đến động mạch vành bị tắc nghẽn, làm máu không lưu thông đến cơ tim, khiến cơ tim bị hoại tử chết.

Người lớn tuổi, người có tiểu sử gia đình bị tim mạch, người châu Á và người Thổ dân là các đối tượng dễ bị tim mạch hơn. Phụ nữ sau mãn kinh cũng nguy cơ bệnh tim mạch cao ngang với nam giới.

Ngoài ra các thói quen như hút thuốc, uống rượu, ăn uống nhiều đường nhiều mỡ dẫn đến béo phì hoặc tiểu đường cũng khiến nguy cơ bệnh tim mạch tăng cao.

“Triệu chứng giống như vừa kết thúc cuộc chạy marathon”

Bệnh tim mạch khi phát triệu chứng cũng có 3 mức độ khác nhau

Hội chứng đau ngực: tỷ lệ tử vong 8%

Nhồi máu cơ tim nhưng điện tâm đồ không đổi: tỷ lệ tử vong là 13%

Nhồi máu cơ tim nhưng điện tâm đồ thay đổi: tỷ lệ tử vong là 20%

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim như đau nhẹ, tức ngực trong 1-2 ngày đầu và thời gian mỗi lần kéo dài vài phút. Thế nhưng nếu cơn đau không bớt hoặc kéo dài hơn và nặng hơn ở những ngày sau thì đã đến lúc phải vào bệnh viện.

Cơn đau có thể lan tỏa lên cổ hoặc lên xương hàm, hoặc lan xuống tay, xuống bụng.

“Cảm giác giống như quý vị vừa chạy marathon về. Những cơn đau có thể kèm khó thở và đổ mồ hôi lạnh rất nhiều, buồn nôn, và cơ thể sẽ rất mệt,” bác sĩ Dũng giải thích.

Thế nhưng, theo lời bác sĩ Dũng, không phải ai cũng xuất hiện triệu chứng, có những người không hề có triệu chứng (silent attack) khiến bác sĩ rất khó chẩn đoán.

“Lúc đó bác sĩ phải làm một số xét nghiệm để xác định người đó có bị bệnh tim mạch hay không.”

“Có thể kiểm tra tại phòng khác của Bác sĩ gia đình, làm ultrasound tim để xem tim có co bóp bình thường hay không, thực hiện kiểm tra trên máy chụp cắt lớp có thể phát hiện được chỗ nghẽn, để từ đó đi bác sĩ chuyên khoa để điều trị.”

Hai giờ đầu từ lúc có triệu chứng là “khoảng thời gian vàng” để cứu người bệnh

Xây dựng một lối sống lành mạnh là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim mạch xảy ra, như tập luyện thể thao để giảm cân, ăn uống khoa học, thư giãn, không hút thuốc, uống rượu quá độ.

Với người đã bị tổn thương thì không có thuốc đặc trị, nhưng có những loại thuốc bổ trợ như aspirin làm giảm đau thắt (nếu không giảm đau thì phải vào bệnh viện), thuốc giảm cholesterone.

“Bệnh nhân sau khi thông tim cần uống aspirin, thuốc làm chậm nhịp tim, thuốc hạ cholesterone, hạ huyết áp, theo yêu cầu của bác sĩ,” bác sĩ Michael Dũng Cao cho biết.

“Ngoài ra còn có thuốc chống đông kết tiểu cầu, và uống liên tục không được ngưng. Nếu ngưng uống thuốc, máu có thể đông lại nơi thông tim dẫn đến chết người.

Nếu bạn có người thân bị bệnh hoặc nhận thấy ai đó bị nhồi máu cơ tim cấp, 2 giờ đầu kể từ lúc xuất hiện triệu chứng được coi là “khoảng thời gian vàng” để cứu lấy trái tim người bệnh trong cơn nguy kịch. Trong đó, việc cấp cứu tại nhà rất quan trọng, nó quyết định phần lớn tới khả năng hồi phục của người bệnh nhồi máu cơ tim về sau.

Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái. Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim, dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

Nửa triệu ca tử vong vì Covid-19: Vì sao Mỹ lại là nước bị tác hại nặng nhất?

Nửa triệu ca tử vong vì Covid-19: Vì sao Mỹ lại là nước bị tác hại nặng nhất?

Đăng ngày: 23/02/2021  

Tại một nghĩa trang các nạn nhân Covid-19 ở Washington, Mỹ, ngày 22/09/2020.

Tại một nghĩa trang các nạn nhân Covid-19 ở Washington, Mỹ, ngày 22/09/2020. REUTERS – JOSHUA ROBERTS

Trọng Nghĩa

Hôm qua, 22/02/2021, số ca tử vong vì Covid-19 tại Hoa Kỳ đã vượt ngưỡng biểu tượng 500.000 người, kỷ lục thế giới mà người Mỹ không hề mong muốn. Mốc nửa triệu nạn nhân lại càng gây sốc khi đã bị vượt qua không đầy một năm sau khi ca tử vong đầu tiên vì dịch bệnh được chính thức ghi nhận. Trong lúc chính quyền quyết định 5 ngày treo cờ rủ trên toàn quốc để tưởng niệm các nạn nhân, câu hỏi được nhiều người nhắc đi nhắc lại vẫn là “vì sao nên nỗi”.

Đối với bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, người từng đứng đầu bộ phận đối phó với dịch Covid-19 thời cựu tổng thống Donald Trump, và hiện là trưởng nhóm cố vấn y tế của đương kim tổng thống Joe Biden, thì một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến Hoa Kỳ rơi vào thảm cảnh chính là tình trạng chia rẽ về chính trị đã phá hoại công cuộc đối phó với dịch bệnh ngay từ lúc mới bùng lên cho đến ngày ông Trump rời chức vụ.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters vào hôm qua, bác sĩ Fauci đã tỏ ý rất đau xót trước thảm cảnh mà người Mỹ đã phải trải qua vì dịch bệnh. Là quốc gia chỉ chiếm khoảng 4% dân số toàn cầu, nhưng nước Mỹ đã ghi nhận đến gần 20% tổng số ca tử vong vì Covid-19 trên thế giới, trong lúc số người bị nhiễm virus cũng vượt mức 28 triệu.

Đối với ông Fauci, “đây là điều tồi tệ nhất trong lãnh vực y tế đã xảy ra với nước Mỹ trong hơn 100 năm gần đây” và lịch sử sẽ nói về “năm kinh hoàng 2020 và có thể là cả năm 2021”.

Ông lại càng chua xót hơn khi nước Mỹ lại là một quốc gia giàu có nhất với một nền khoa học phát triển nhất. Nguyên nhân theo ông chính là vì đại dịch đã tràn vào Mỹ, khi đất nước này đang bị xáo trộn do sự chia rẽ chính trị, trong đó việc đeo khẩu trang – một biện pháp được cho là có hiệu quả trong việc ngăn không cho dịch bệnh lây lan – đã bị biến thành một tuyên bố lập trường chính trị hơn là một biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Thật vậy, vào thời kỳ đầu khi dịch bệnh mới bùng lên, những ai đeo khẩu trang bị cho là theo đảng Dân Chủ, trong lúc những người thuộc đảng Cộng Hòa, và nhất là những người ủng hộ ông Trump, đều cực lực chống việc đeo khẩu trang.

Theo ghi nhận của hãng Reuters, khi nằm trong bộ phận đặc nhiệm chống Covid-19 tại Nhà Trắng thời cựu tổng thống Donald Trump, bác sĩ Fauci thường xuyên mâu thuẫn với tổng thống, người đã tìm cách hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch, mặc dù bản thân đã bị nhiễm, và từ chối ban hành lệnh đeo khẩu trang ở cấp quốc gia.

Ông Trump thậm chí đôi khi còn công kích bác sĩ Fauci, khiến cho thông điệp chống Covid của chuyên gia này bị suy yếu. Dù không đổ lỗi hoàn toàn cho cựu tổng thống, nhưng bác sĩ Fauci cho rằng “việc người lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ không cố gắng làm mọi thứ dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng đã gây bất lợi cho nỗ lực chống dịch.

Hệ quả thấy rõ của điều này là một số bang và thành phố đã làm ngơ trước các khuyến nghị mà bộ phận chống dịch đề ra về các bước cần thiết cho việc mở cửa lại đất nước một cách an toàn sau các đợt phong tỏa vào mùa xuân vừa qua.

Đối với bác sĩ Joseph Masci, một trong những người quản lý Bệnh viện Elmhurst ở khu Queens – trung tâm của dịch bệnh ở thành phố New York, phản ứng “lộn xộn” của chính quyền Trump đã không giúp giải quyết được gì.

Trả lời nhật báo Pháp Ouest-France, chuyên gia này ghi nhận: “Ở một đất nước rộng lớn như Hoa Kỳ với 50 bang và một mạng lưới bệnh viện phần lớn là tư nhân, sẽ rất khó để tập hợp tất cả mọi người theo cùng một chiến lược.”

Uống nhiều nước tăng lực (energy drinks) dẫn đến xuất huyết não?

Trong một bài được chia sẻ trên trang Facebook: Endres Photography, ở Sacramento, California, (hiện đã bị xóa), một phụ nữ được biết đến với cái tên Brianna đã giải thích việc uống quá nhiều nước tăng lực đã dẫn đến xuất huyết não gần như tử vong của chồng cô như thế nào.

Brianna viết rằng chồng cô, Austin, bắt đầu uống nhiều nước tăng lực từ khi anh ấy bắt đầu làm việc tăng ca và uống đều đặn mỗi ngày. Và theo lời bác sĩ điều này có thể là nguyên nhân gây xuất huyết não dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước tăng lực (energy drinks) và rất nhiều người lạm dụng nó như là một phương cách để giúp cho mình tỉnh táo và có thể kéo dài thêm thời gian làm việc…nhưng đa phần họ không biết điều đó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của mình. Hãy cẩn thận với loại thức uống này!

Chia sẻ từ FB anh Le Van Quy

Người Chết Theo Mùa Đông! Chết Vì Khí Độc Carbon Monoxide

Người Chết Theo Mùa Đông! Chết Vì Khí Độc Carbon Monoxide

Huỳnh Quốc Bình

LTG: Cuối tuần qua, 14-2-21, tại quận hạt Clackamas Tiểu Bang Oregon, có bốn trường hợp tử vong vì khí độc carbon monoxide. Họ chết trong ba nơi khác nhau khi cố gắng giữ ấm sau khi một cơn bão mùa đông ập vào vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và nhiều nơi khác. Riêng Tiểu Bang Texas là vùng nóng, ít khi bị lạnh, nên trận bão tuyết lần này, mọi người gặp nhiều khó khăn. Có những người chết vì khí độc carbon monoxide, thật thương tâm.

Khi đề cập đến khí độc Carbon Monoxid, có lẽ nhiều người từng nghe qua, nhưng không có nghĩa là ai cũng biết, cho nên năm nào cũng có nhiều người chết về vụ này. Ai có phương tiện sử dụng Internet, chỉ cần vào Google và gõ “carbon monoxide poisoning deaths, có nhiều tin tức và tài liệu cho chúng ta tham khảo.

Tại Hoa Kỳ, hằng năm có khoảng 95% những vụ tử vong vì chất carbon monoxide là đến từ các lò sưởi bằng ga, than đá, máy phát điện. Theo báo cáo của cơ quan Centers for Disease Control and Prevention (CDC, cũng tại Hoa Kỳ một quốc gia văn minh, dồi dào tin tức và tài liệu… Nhưng hằng năm có trên 500 người chết vì vô ý hít nhằm khí độc này và hơn 2,000 người cố ý sử dụng khí độc bày để tự tử.

Có những chiếc máy phát hiện trong không khí có khí độc “carbon monoxide”, với vài tên gọi như “Carbon Monoxide Alarm”, “hoặc “Carbon Monoxide Detector”. Hiện nay ngày 18-2-2021, trong Costco có bán mỗi hộp gồm hai cái để gắn hai nơi khác nhau, bừa báo động khói và báo động có khí độc (smoke and carbon monoxide detector), mỗi cái đã có sẵn pin, có thể hoạt động đến 10 năm, trị giá rẻ hơn hai tô phở xe lửa.

Hằng năm tôi quảng bá lại bài viết này để nhắc mọi người và nhắc chính mình về loại khí độc Carbon Monoxide. Tôi sẽ không đăng tải bài này nữa khi không còn ai chết bởi “tên sát thủ thầm lặng” mà tôi sẽ đề cập trong những phần kế tiếp. (HQB)

***

Tiêu đề bài viết này không dính dấp gì đến nhạc phẩm “Tình chết theo mùa đông” của Nhạc Sĩ Lam Phương, nhưng là những điều mà người viết xin được nêu ra để chúng ta cùng nhớ vào mỗi mùa đông, hầu cho hằng năm số người chết theo mùa đông được giảm đi.

Ít tai ngờ, tại quốc gia văn minh như Hoa Kỳ, có đầy đủ tin tức, vậy mà mùa đông nào cũng có hằng trăm người chết vì sự bất cẩn hay do thiếu hiểu biết về một loại khí độc, giết người một cách nhẹ nhàng. Khí độc này có tên gọi “Carbon Monoxide” mà người Mỹ cho đó là “The Silent Killer”, tạm dịch, “sát thủ thầm lặng”

Khí “Carbon Monoxide” hay “The Silent Killer là gì?

Khí Carbon monoxide RẤT ĐỘC, KHÔNG MÀU SẮC, KHÔNG CÓ MÙI, cho nên mắt người không thấy và mũi người không  ngửi được. Ai hít khí này vào buồng phổi trong vài phút, có thể chết một cách nhẹ nhàng.

Khí Carbon monoxide được tạo ra từ các khí đốt như ga, xăng, dầu nhớt, dầu lửa, củi, hoặc than đá khi được đốt lên. Lò ga trong nhà bếp và lò sưởi (fireplate) được chế biến đúng tiêu chuẩn, nên số lượng khí carbon monoxide thường không nguy hiểm. (1)

Người chết vì khí Carbon Monoxide

Hằng năm tại Hoa Kỳ đã có hằng trăm người bị chết đột ngột bởi khí carbon monoxide. Khí này được thả ra từ các loại máy chạy bằng nhiên liệu bị hư, hoặc sử dụng than đá nướng thịt (BBQ) không đúng cách, đúng nơi. Số người chết và suýt chết nhiều nhất từ ống khói của các loại xe hơi và than đá trong các trường hợp sau đây:

– Vào mùa đông để xe trong nhà xe (garage) và cho máy chạy để tạo độ ấm trong nhà khi bị cúp điện hoặc, hoặc làm nóng máy xe trước khi lái.

– Lái xe đường dài, ngừng xe nghỉ mệt, cho máy xe chạy để giữ độ ấm trong xe vì ngoài trời nhiệt độ lạnh. Khí độc Carbon Monoxide lẻn vào xe từ đầu máy xe hay phía sau xe (car’s trunk). Trường hợp này mở hí cửa kính cũng không xong mà đóng kín lại cũng tai hại.

– Lúc lái xe để hệ thống thông hơi (vent) ở vị trí tắt (off), nhưng cửa xe đóng kín, khí độc từ máy xe lẻn vào bên trong mà không thoát được. Người lái xe hít khói độc rồi từ từ lịm đi và xe trở nên “không người lái” và…

– Trời lạnh, nướng thịt trong nhà, hoặc nướng thịt ngoài trời còn dư than hồng, vì tiếc nên mang vào nhà sưởi ấm cho đỡ tốn điện; sử dụng lò sưởi (fireplace) để đốt củi, hoặc đốt than đá luộc bánh tét, hoặc sử dụng lò sưởi loại chỉ dành cho ngoài trời (outdoor)…

Hình: Những nơi hay vật dụng thải ra khí độc (Sources of carbon monoxide in a home)

Những vụ suýt chết và những cái chết thương tâm

Nhiều tài liệu chứng minh là khí carbon monoxide có thể tích tụ nhanh đến mức các nạn nhân bị ngất đi trước khi họ có thể kêu cứu.

– Năm 1993, tại San Jose- California vào ngày Tết, người viết bài này giúp gia đình ngồi canh nồi thức ăn lớn được nấu bằng lò ga (propane) đặt trong nhà xe. Cửa nhà xe được mở toang 100%, nhưng chỉ 3 phút sau, tôi thấy đầu óc choáng váng. Cũng may vì tôi có chút hiểu biết về khí độc carbon monoxide nên vội chạy nhanh ra ngoài và vài phút sau đó trở vào tắt lò.

– Năm 1986, tại Seattle WA, một gia đình quen thân với tôi. Cuối tuần họ nướng thịt ngoài trời bằng lò BBQ nhỏ. Các con ăn xong có chuyện đi ra ngoài. Ông bà ngoại và các con cháu nhỏ ở nhà. Ông ngoại thấy than hồng còn dư, ông tiếc và mang cả lò BBQ vào để giữa nhà sưởi ấm cho đỡ tốn điện. Cũng may các con lớn về kịp và phát giác cả nhà đều trong tình trạng hôn mê. Tất cả được đưa đến viện và bác sĩ cho biết, nếu hai người kia về trể chừng vài phút, chắc chắn cả nhà sẽ chết hết.

– Khoảng năm 1988 một tàu đánh cá của người Việt tại thành phố Monterey- California, gồm tất cả bốn người. Vì khí hậu bên ngoài quá lạnh nên họ đóng kín các cửa sổ trên tàu và cho chạy một máy sưởi bằng nhiên liệu để sưởi ấm lúc nghỉ đêm. Một chiếc tàu khác phát giác tàu này trôi lênh đênh trên biển và chỉ duy nhất một người sống sót, nhưng trong tình trạng hôn mê, đầu nạn nhân ở vị trí nửa phần ngoài của sổ.

– Năm 2006, có trận bão tuyết trước ngày lễ Giáng Sinh tại Tiểu Bang Washington. Nhật báo Seattle Times ngày 19-12-2006, loan tin, một gia đình Việt Nam sinh sống tại vùng Burien, phía Nam thành phố Seattle, Washington. Cả bốn người gồm vợ chồng và 2 con trai đều chết bởi khí carbon monoxide từ máy phát điện loại xách tay chạy bằng xăng, được cẩn thận đặt trong nhà xe. Ba người chết trong tư thế đang ngủ. Người cha chết ngay cầu thang gần máy phát điện. Cảnh sát đoán, có lẽ ông định xuống tắt máy nhưng chưa đến nơi, đã ngã gục…

– Cũng trong thời điểm đó tại Tiểu Bang Oregon, hai người thuộc các sắc dân khác cũng bị chết vì khí carbon monoxide. Một người đặt máy phát điện trong phòng khách, người kia sử dụng một lò đốt than ngay trong phòng ngủ. Cũng có những trường hợp tương tự, có ít nhất 100 người khác cũng có các triệu chứng hôn mê bởi khí độc carbon monoxide, nhưng được cứu chữa kịp thời.

Triệu chứng khi hít khói độc carbon monoxide

Nếu ở mức ngộ độc trung bình, nạn nhân có thể cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, thần kinh rối loạn, muốn nôn mửa, hoặc ngất xỉu.

Khi phát giác các triệu chứng trên

Việc cần phải làm là lập tức mở các cửa chính và cửa sổ, tắt các lò ga, lò sưởi, hoặc đồ dùng đang đốt bằng nhiên liệu. Chính mình hay người trong gia đình phải nhanh chóng ra khỏi nhà và gọi xe cấp cứu do dù chưa ai tắt thở. Thà tốn tiền cho xe cứu thương còn hơn tốn nhiều tiền sau đó.

Sơ đồ từ những nguồn có thể sinh ra khí độc carbon monoxide

Để giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng, chúng ta cần tuyệt đối lưu ý ít nhất 6 KHÔNG sau đây:

– Không bao giờ để xe hơi nổ máy trong nhà xe (garage) cho dù cửa được mở 100%.

– Không bao giờ chạy máy phát điện trong nhà, trong nhà xe hay tầng hầm (basement)

– Khi chạy máy phát điện ngoài trời, cần để cách xa cửa sổ và cửa chính, khi các cửa đang mở.

– Không bao giờ đốt than đá (charcoal) trong nhà, kể cả đốt tại lò sưởi (fireplace), trong lều, trong xe hoặc trong nhà xe.

– Không bao giờ dùng khí đốt, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm.

– Không bao giờ ngủ trong xe trong lúc để máy chạy với mục đích cho máy sưởi hay máy lạnh hoạt động, nhất là để trẻ con ngủ trên car seat, dù có người lớn canh giữ.

Làm sao để phát hiện khí độc carbon monoxide?

Như đã nói, có những chiếc máy phát hiện trong không khí có khí độc “carbon monoxide “với vài tên gọi như “Carbon Monoxide Alarm”, “hoặc “Carbon Monoxide Detector”… Mỗi tư gia, văn phòng làm việc nên có ít nhất một cái, hoặc vài cái. Có những chiếc máy chỉ cần cắm vào ổ điện trong nhà là xong. Mỗi chiếc máy khoảng 20-30 Mỹ kim. Nếu mua chừng vài cái hầu đề phòng chuyện rủi ro, giá tiền của nó rẻ hơn giá mua một chai rượu Tây, hay một vé vào cửa cho một dạ tiệc, khiêu vũ… nhưng nó lại cứu được sinh mạng nhiều người.

Mua máy báo động có khí độc “Carbon Monoxide” ở đâu?

Các tiệm bán dụng cụ kim loại và điện (Hardware) như Home Depot, Lowe’s, Costco…

Hình chiếc máy báo động khói và khí độc “Smoke and carbon monoxide detector”

Kết luận

Trong đời sống hằng ngày, không có điều bất trắc nào giống nhau, và cũng “chẳng có cái dại nào giống cái dại nào” như người xưa đã nói. Chúng ta đừng nên để “mất trâu rồi mới làm chuồng”. Hãy mua ngay vài chiếc máy nêu trên để sử dụng vào mùa đông và trọn năm. Hãy làm ngay trước khi quên. Hãy xem mạng sống của mình và người thân mình quý hơn vật chất đời này. Có nhiều tiền trong nhà băng, tư gia sang trọng bậc nhất, xe đẹp hay loại luxury đắc tiền, nữ trang đắc giá, quần áo toàn là đồ hiệu, bóp da vài ngàn một cái… Không cứu được mạng sống chúng ta trên cõi đời này chứ đừng nói là linh hồn chúng ta được vào Thiên Đàng hay Niết Bàn.

Quý vị đã đọc xong bài viết này và nếu muốn tìm hiểu thêm về khí độc này, xin quý vị đọc thêm bài viết “Khí Độc Mùa Đông” của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Hội Bảo Vệ Môi trường Việt Nam (VEPS).

http://maithanhtruyet.blogspot.com/2017/11/khi-oc-mua-ong-1-ngo-oc-carbon-monoxide.html

Huỳnh Quốc Bình

e-mail: [email protected]

Ghi chú: 1. Tôi viết bài này dựa trên tài liệu của “Washington State Department of Health” (www.doh.wa.gov)  và một số dữ kiện từ những cơ quan có thẩm quyền bảo đảm sự an toàn cho công chúng.

From: TU-PHUNG