Bi kịch của các gia đình ở Mỹ do không tiêm vắc xin COVID-19

Bi kịch của các gia đình ở Mỹ do không tiêm vắc xin COVID-19

Có những quyết định tưởng đơn giản nhưng lại quyết định sự sống và cái chết, nhất là giữa đại dịch COVID-19. Đài CNN của Mỹ kể lại câu chuyện có thật của những người đã trải qua đau thương, mất mát lớn.

Tháng trước, anh Mike Lewis Jr. đang nói chuyện qua điện thoại với bác sĩ thì bỗng thình lình nghe tiếng máy móc kêu “bíp bíp” liên hồi ở đầu dây bên kia.

Cha anh Lewis – tên ông cũng là Mike Lewis – đang điều trị COVID-19 trong một bệnh viện ở thành phố St. Petersburg, bang Florida. Hôm đó, bác sĩ gọi thông báo rằng cha anh vừa bị ngừng tim nhưng được cứu kịp thời và đặt máy thở.

Cuộc gọi còn chưa xong, trái tim ông cụ lại ngừng đập. Anh Lewis kể nghe thấy âm thanh của sự hỗn loạn trước khi bác sĩ vội vã cúp máy. “Cơn hoảng loạn ập đến, lúc đó nước mắt chỉ chực tuôn trào” – anh nhớ lại khoảnh khắc hãi hùng.

Nửa tiếng sau, bác sĩ gọi lại thông báo tin sét đánh: Ông Mike Lewis đã qua đời ở tuổi 58, chỉ 4 ngày sau khi xét nghiệm dương tính COVID-19. Điều đáng nói, lúc sinh thời ông Lewis có lối sống khá lành mạnh, tập thể hình và uống sinh tố protein mỗi ngày trước khi đến chỗ làm.

Anh Lewis, 37 tuổi, giờ nằm trong số hàng ngàn người Mỹ ôm nỗi đau mất người thân chỉ vì quyết định không tiêm ngừa, giữa lúc vắc xin chất đầy kho và miễn phí cho tất cả.

Gia đình Lewis vốn lo ngại vắc xin nhưng cái chết của người cha khiến họ bừng tỉnh. “Chúng tôi phải làm điều cần làm để vượt qua giai đoạn này, bởi vì cha tôi đã không còn nữa” – anh Lewis nói về quyết định đưa cả gia đình đi tiêm ngừa ngay lập tức.

Bi kịch của các gia đình ở Mỹ do không tiêm vắc xin COVID-19 – Ảnh 2.

Anh Mike Lewis nói cái chết của cha đã thay đổi quan điểm của anh về vắc xin – Ảnh: CNN

Hối tiếc vì đã chần chừ

Ở thị trấn Pasadena, bang Maryland, chồng của bà Michele Preissler – ông Darryl, 63 tuổi – dự tính đi tiêm ngừa COVID-19 nhưng còn lo ngại về phản ứng phụ của vắc xin do ông đang dùng thuốc ức chế miễn dịch trị viêm khớp.

Tháng 4 vừa qua, ông Darryl đi dự một đám cưới rồi ngã bệnh một tuần sau đó. Chỉ trong vài ngày ông phải nhập viện, bắt đầu cuộc chiến giành giật sự sống trong gần một tháng trước khi nhắm mắt xuôi tay vào ngày 22-5.

Bà Michele Preissler mô tả khoảng thời gian đó giống như “chơi trò tàu lượn dưới địa ngục”, có những lúc tưởng ông Darryl đã khá hơn, nhưng rồi lại xấu đi tiếp. Lần cuối cùng ông bị đột quỵ không còn cứu vãn, bác sĩ đành phải tháo máy trợ sinh.

Họ chỉ không ngờ rằng lẽ ra ông chỉ sống thêm được 3-5 phút sau khi tháo máy, nhưng ông vẫn thoi thóp suốt gần 24 giờ trong trạng thái bất tỉnh. Trái tim ông cứ lặng lẽ đập.

“Tôi không bao giờ muốn sống lại khoảnh khắc đó. Và tôi không mong ai trải qua điều đó” – bà Michele nói về cuộc chiến với COVID-19 của chồng.

Bà Michele làm việc trong ngành y tế nên đã tiêm ngừa hồi tháng 3, bà hối tiếc vì đã không đặt lịch hẹn cho chồng khi ông quá bận rộn. “Tôi tức điên với bản thân vì đã không làm, nhưng tôi không thay đổi được gì” – bà đau khổ.

Cặp vợ chồng già chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày cưới cuối năm nay với kế hoạch sẽ đi đây đó trên chiếc xe của gia đình sau khi nghỉ hưu.

“Bình thường của tôi đã mất rồi. Tôi không còn (cuộc sống) bình thường nữa” – bà Michele vừa lật cuốn sổ tang vừa nói trong nước mắt.

Bi kịch của các gia đình ở Mỹ do không tiêm vắc xin COVID-19 – Ảnh 3.

Bà Michele Preissler và người chồng Darryl lúc còn sống – Ảnh: CNN

Lời cảnh báo của một người sống sót

***

Anh Josh Garza, 43 tuổi, lẽ ra nằm số những người Mỹ đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19. Anh bị tiểu đường và cao huyết áp – những bệnh nền thuộc diện ưu tiên tiêm chủng.

Nhưng anh Garza tin rằng cứ tuân theo các biện pháp phòng ngừa là đủ. Anh gạt qua ý tưởng đi tiêm ngừa ngay lập tức: “Tôi không muốn làm chuột bạch. Tôi phản đối”.

Đầu năm nay Garza mắc COVID-19, con virus nhanh chóng tàn phá cơ thể anh. Anh giành giật sự sống suốt 4 tháng trong Bệnh viện Houston Methodist, bang Texas.

Bác sĩ chẩn đoán Garza bị viêm phổi do COVID-19, virus corona gây ra tình trạng viêm nặng khiến tế bào phổi bị tổn thương vĩnh viễn, không có máy thở hay máy oxy cao áp nào giúp được anh.

Trên phim chụp X-quang, phổi của Garza gần như biến mất. Anh chỉ còn cách cái chết vài ngày khi được các bác sĩ ghép hai lá phổi hồi tháng 4 vừa qua.

May mắn vượt qua tử thần, Garza nói giờ đây anh vật lộn với cảm giác tức giận bản thân vì đã không chịu tiêm vắc xin. Ký ức về những tử thi chết do COVID-19 di chuyển ngang qua căn phòng anh nằm cứ không thôi ám ảnh.

“Nếu có thể làm lại từ đầu, tôi sẽ tiêm ngừa. Những gì tôi trải qua là điều hãi hùng nhất trong suốt cuộc đời.

Hãy nghĩ về gia đình bạn. Những gì tôi trải qua cũng là những gì gia đình tôi trải qua. Tôi mong mọi người ít nhất hãy cân nhắc, hãy lắng nghe những gì chúng tôi (bệnh nhân COVID-19) phải trải qua, và hy vọng rằng các bạn không phải trải qua nó” – anh Garza chia sẻ với những ai còn lo ngại vắc xin.

Bi kịch của các gia đình ở Mỹ do không tiêm vắc xin COVID-19 – Ảnh 4.

Anh Garza nói vắc xin có thể đã cứu anh khỏi sự chịu đựng cận kề cái chết – Ảnh: CNN

Làm mọi cách để người dân tiêm ngừa

Bất cứ quốc gia nào cũng có một tỉ lệ dân số nhất định không muốn tiêm ngừa. Mỹ hiện có nguồn cung vắc xin dồi dào đủ cho tất cả người lớn và trẻ vị thành niên, nhưng nhu cầu đã giảm mạnh từ giữa tháng 4-2021.

Từng có lúc nước này tiêm 3,4 triệu liều vắc xin COVID-19/ngày, nhưng nay chỉ còn gần 600.000 liều/ngày, theo số liệu của CDC Mỹ.

Chính quyền các tiểu bang đang dùng mọi biện pháp khuyến khích người dân tiêm chủng, từ xổ số, treo thưởng cho đến nhờ các mục sư, thủ lĩnh cộng đồng tuyên truyền, vận động ở từng địa phương.

Ở bang Florida, mục sư R.B. Holmes Jr. kể nhà thờ của ông đầu tư hẳn một trạm y tế lưu động để mang vắc xin đến từng ngõ ngách. Trong lúc các cha đang giảng đạo, y tá luôn đứng chờ sẵn bên dưới để tiêm cho giáo dân.

“Chúng tôi nói cho giáo dân sự thật, rằng các con chỉ có 2 lựa chọn: tiêm ngừa hoặc chịu rủi ro với COVID-19. Đây không phải là căn bệnh Dân chủ hay Cộng hòa, đây là con virus” – mục sư Holmes kể lại bài giảng của ông.

“Chỉ cần 5 hay 10 người chịu tiêm sau mỗi buổi lễ đã là thành công lớn. Khi đó chúng tôi có thể nói chúng tôi đã cứu được những sinh mạng. Họ giờ đây có thể thăm viếng ông bà, đi xem đá bóng, xem bóng rổ và trở lại nhà thờ” – ông Holmes nói thêm.

HÌNH:

– Anh Josh Garza, 43 tuổi, phải thay cả hai lá phổi mới sống sót qua COVID-19. Anh đã không tiêm vắc xin khi có thể – Ảnh: CNN

– Anh Mike Lewis nói cái chết của cha đã thay đổi quan điểm của anh về vắc xin – Ảnh: CNN

– Bà Michele Preissler và người chồng Darryl lúc còn sống – Ảnh: CNN

– Anh Garza nói vắc xin có thể đã cứu anh khỏi sự chịu đựng cận kề cái chết – Ảnh: CNN

https://edition.cnn.com/…/unvaccinated-covid…/index.html

Viện Dưỡng Lão

Viện Dưỡng Lão

  BS Trần Công Bảo 

 Một tài liệu tốt cho người lớn tuổi (nói chung), và cho người Việt sống trên đất Mỹ… Tác giả:BS Trần Công Bảo đã từng là giám đốc y tế của nhiều viện dưỡng lão với bài viết dưới đây, Ông trình bày ngọn nguồn rất thực tế, cơ quan mà người già hay người tàn tật đã có lần nghĩ thoáng qua, nhưng dĩ nhiên lờ mờ chua rõ… 

Người già ở hải ngoại: sự am hiểu về VDL là nên! vì không ai biết được tương lai…!?    Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

Nursing Home – Viện Dưỡng Lão 

 Cổ nhân có câu: “sinh, bệnh, lão, tử”. Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. 

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về “Viện Dưỡng Lão” (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là “Giám Đốc Y Tế” (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.  

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ… nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.  

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người “trẻ” nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau: 

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim)… cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.  

2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).   

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào “độc lập”.  

4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): Có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là “locked facilty”, cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài… Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại. 

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL: Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết: 

1- Phòng ngủ. 

2- Ăn uống 

3- Theo dõi thuốc men 

4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân… 

5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp. 

6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo… 

7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau: 

   a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã… 

   b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này. 

   c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.  

AI TRẢ TIỀN CHO VDL? 

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:   

1- Medicare 

2- Medicaid (ở California là Medi-Cal). 

3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL. 

4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).  

MEDICARE là do quỹ liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy ương… cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care. 

  MEDICAID là do quỹ liên bang và tiểu bang. Quỹ này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care. 

BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế. 

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.   

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL… Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào VDL”. Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái “bất hiếu”, bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ng tốt thôi”. 

NHỮNG “BỆNH” CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:

  1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết quả là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều

như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen “nước mắm, thịt kho”… làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm! 

  2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 người ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết quả là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau: 

  Phản ứng phụ (side effects):thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.    

b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc. 

   c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.   

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.   

 4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.   

 5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu… nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)… 

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác “ngon miệng (appetite)” cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.  

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi: 

          1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ… 

        2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn. 

        3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ… Thường thì rẻ hơn tùy từng group.   

        4- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?   

            a- Làm sao để lựa chọn VDL:

* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…) 

  * Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho. 

  * Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó. 

  * Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân. 

  * Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt. 

           b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt. 

* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào… 

  * Nên làm một cuốn sổ “thông tin” (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân… 

* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa… 

  * Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí. 

  * Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe. 

  * Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL: 

              – Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn

mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống… để bày tỏ long biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình

vẫn nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”). 

            Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan. 

  Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

BS Trần Công Bảo

From: Do Tan Hung & KimBằng Nguyễn

Dinh Dưỡng ở Tuổi Già

Dinh Dưỡng ở Tuổi Già.

 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.

Hỏi rằng có một công thức dinh dưỡng nào toàn hảo cho tuổi thọ trường sinh, thì câu trả lời là không có. Nhưng những lời khuyên thực tế sẽ là: thực phẩm phải đa dạng, phẩm chất dinh dưỡng cao và các chất dinh dưỡng phải cân bằng.

Tại sao lại có chuyện đa dạng, cân bằng, dinh dưỡng cao?

Thưa lý do là vì ngoài các chất dinh dưỡng chung thì mỗi loại thực phẩm lại có những chất mà chỉ riêng mình mới có. Cho nên, bữa ăn cần phải có nhiều món ăn khác nhau. Chẳng hạn ta chỉ ăn thịt cá mà quên món rau tươi xanh, thì là điều thiếu sót rất đáng trách vì thịt cá không có chất xơ của rau. Mà chất xơ lại rất cần cho cơ thể.

Đa dạng nhưng không “hổ lốn”, hỗn độn, nhất bên trọng, nhất bên khinh mà cần theo một lỷ lệ đã được nghiên cứu chỉ định. Đó là sự cân bằng giữa các loại thực phẩm. Thông thường các nhà dinh dưỡng khuyến cáo nên dùng từ 45-55% chất carbohydrate từ cơm, gạo, mì, rau trái, 25-30% chất béo và phần còn lại là chất đạm thịt cá, các loại hạt.

Và món ăn phải có giá trị dinh dưỡng cao, tức là có đủ các chất mà cơ thể cần để hoạt động, để tái tạo tế bào hư hao, để trẻ thơ tăng trưởng. Các thực phẩm như đường tinh chế, rượu chỉ cho calori mà không cho chất dinh dưỡng, cho nên nếu tiêu thụ nhiều chỉ làm cho cơ thể phì lộn, béo bệu.

Dù ở tuổi già, nhưng quý lão niên vẫn cần năng lượng để làm việc, để duy trì sức khỏe tuổi cao đồng thời, nếu dinh dưỡng tốt, cũng có thể phòng tránh được một số bệnh như bệnh loãng xương, bệnh tim, bệnh cao huyết áp, thiếu hồng cầu, sa sút trí tuệ Alzheimer và vài loại ung thư. Chẳng may mà cụ nào đang mắc một vài trong các bệnh vừa kế thì dinh dưỡng đúng cách cũng khiến cho bệnh nhẹ nhàng, hồi phục mau hơn.

Về số lượng chắc chắn là nhu cầu của quý cụ sẽ ít hơn là khi còn trung niên trai tráng, vì bây giờ đâu còn phải lao động chân tay cật lực. Do đó quý cụ vẫn cần các chất dinh dưỡng chính như mọi người. Đó là chất carbohyrat (chất bột, đường), chất dạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.

Con người, nói chung, không giống các sinh vật khác ở chỗ là ta không phải di chuyển để lùng kiếm thức ăn hay e ngại không kiếm đủ thức ăn. Mà ta lại có mối lo là làm sao không chỉ-ngồi-đó-mà-ăn hoặc ăn-quá-nhiều. Lý do là tại nhiều quốc gia, thực phẩm quá dư, chỉ muốn ăn gì và có tiền là xong. Nhưng ăn nhiều mà không vận động, tiêu dùng thì thật là nguy hiểm.

Sau đây là một số điều cần làm để có dinh dưỡng tốt cho tuổi già:

1- Biết lựa thức ăn thích hợp.

Tại Hoa kỳ, năm 1990 một đạo luật liên hệ tới việc liệt kê phẩm chất, thành phần của thức ăn đã được ban hành với mục đích để giới tiêu thụ dễ chọn lựa thức ăn thích hợp với nhu cầu của mình. Các quốc gia khác cũng phụ họa, làm theo.

Nhãn hiệu (Food label) đó không hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng ít nhất cũng có giá tri hướng dẫn. Ta nên coi kỹ bảng phân tích này để lựa thức ăn thích hợp với cơ thể của mình.

2-Khi nào thì ăn?

Tất nhiên sẽ có câu trả lời: Thấy đói là ăn. Vậy khi nào thì đói, đói bụng hay đói con mắt? Laị nữa: ăn để sống hay sống để ăn?

Người phương Tây có thói quen: ăn bữa sáng bữa trưa nhe, bữa tối thịnh soạn. Kể ra cũng tiện, vì sáng dậy vội vã đi làm, chỉ đủ thì giờ để chiêu một ly cà phê.

Trưa ngồi ở sở vừa làm việc vừa nhai miếng bánh mì kẹp chả mới làm tối hôm qua, kèm theo quả chuối, ly coke.

Tối về rảnh rang, làm một bữa cơm rượu no nê, rồi lên giường ngủ.

Thế là cholesterol trong máu tăng cao, những tảng mỡ không mời mà ngang nhiên xâm lấn vùng bụng, vùng hông.

Từ hơn ba chục năm trước, tại viện Đaị Học Chicago, nhà dinh dưỡng Clarence Cohln đã chứng minh rằng những người ăn một bữa no mỗi ngày thì cholesterol sẽ cao hơn những người nhâm nhi nhiều lần trong ngày. Ðây có lẽ cũng là lý do mà cholesterol ở nữ giới, lúc thiếu thời, thấp hơn ở nam giới, vì quý bà hay ăn quà vặt. Còn quý ông thì nhồi nhét một bữa cho xong.

Ăn một bữa no cũng bắt buộc sự biến hóa thực phẩm phải làm việc qúa sức, vị tố tiêu hóa, nhất là Insulin, phải tiết ra nhiều trong một thời gian qúa ngắn, đôi khi có khuyết điểm.

Tốt hơn hết là tuổi già cứ nhâm nhi, chia phần ăn ra nhiều phần nhỏ rồi ăn lai rai nhiều lần trong ngày.

3-Hỏi rằng ăn bao nhiêu cho đủ?

Xin thưa là các cụ Á đông ta quan niệm để sống lâu chỉ nên ăn” ba phần đói, bẩy phần no”. Để còn hơi thòm thèm, sau này còn muốn ăn món đó nữa và cũng để tránh ăn quá nhiều.

Các nhà dinh dưỡng lại khoa học hơn. Họ khuyên:

-Nam giới trên 50 tuổi tiêu thụ khoảng 2000 calo nếu ít hoạt động, 2200-2400 calori nếu hoạt động vừa phải và nếu còn rất hoạt động lại cần nhiều hơn: 2400-2800 calo mỗi ngày.

Với nữ giới thì theo thứ tự như trên sẽ là 1600 calori, 1800 calori và từ 2000-2200 calori.

4-Làm sao để ăn ngon?

Ăn uống đứng đầu tứ khoái (ăn, ngủ, sinh lý, “đổng ìa”). Nhưng nhiều vị cao niên lại chẳng muốn ăn hoặc thấy món ăn nhạt tuếch, vô vị. Trở ngại này có thể là vì răng không còn nhiều, lợi viêm sưng, nhai nuốt khó khăn, nước miếng giảm hoặc đang uống nhiều dược phẩm trị bệnh làm giảm khẩu vị; hoặc cô đơn lủi thủi ăn uống một mình.

Hãy thổ lộ với các nhà chuyên môn dinh dưỡng, y tế để cùng nhau giải quyết.

Lựa nấu món ăn ưa thích, cho thêm chút gia vị mầu mè để món ăn hấp dẫn hơn. Và cũng tìm thêm bạn để đồng thực, đồng ẩm.

5-Giới hạn thực phẩm có nhiều chất béo nhất là mỡ động vật.

Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol trong máu. Chất béo từ thực vật, bất bão hòa, làm giảm cholesterol.

Giản dị nhất là ăn thịt nạc, thịt gà, vịt bỏ lớp da đầy mỡ; hấp hay nướng nhiều hơn là chiên; thay thịt bằng cá, rau, trái cây; uống sữa ít chất béo.

6-Ăn thực phẩm có nhiều rau, trái cây hạt ngũ cốc

Các thực phẩm này tương đối vừa rẻ lại tốt lành và cũng có nhiều năng lượng.

Các nhà dinh dưỡng khuyên nên dùng 5 đơn vị trái cây và rau mỗi ngày, 6 tới 11 đơn vị hạt ngũ cốc. Mỗi đơn vị là lượng thức ăn mà ta thường dùng như là một bát cơm, một quả táo cỡ trung.

Nên nhớ là trên thế giới có cả hàng trăm triệu người ăn chay mà họ vẫn sống lâu. Như vậy ăn chay chắc phải có một gía trị dinh dưỡng nào đó.

Lại nữa: phần ăn của các lực sĩ vô địch trước khi tranh giải đều có nhiều carbohydrat, là một lý do để ta tăng số lượng rau và trái cây trong bếp và trên bàn ăn của chúng ta .

7-Một vài ý kiến về chất đạm protein.

Cơ thể được cấu tạo bằng chất đạm. Chất này có nhiều nhất trong thịt động vật nhưng cũng có trong thảo mộc, nhất là các cây thuộc họ đậu như đậu hoà lan, đậu cô ve, đậu nành.

Khoa học đã chứng minh là một khẩu phần có nhiều thịt động vật làm tăng hiểm họa bệnh tim.

Do đó, tới tuổi cao, nên theo một chế độ thực phẩm với thịt nạc, sữa ít chất béo, nhiều rau, trái cây.

8-Nước và muối cũng cần được lưu ý.

Trong cơ thể, tỷ lệ nước lên đến 60% trọng lượng, mỗi ngày thận lọc gần hai trăm lít máu và thải ra1/100 dung dịch nước. Như vậy cơ thể cần có một số nước tối thiểu để tồn tại. Trung bình, cần uống 1 lít rưỡi nước mỗi ngày, và uống thêm khi nào thấy cần để tránh tình trạng khô nước hay loãng tiểu.

Nước không có calories, không có khoáng chất, đôi khi không mất tiền mua lại còn là chất bôi- trơn (lubricant) tốt cho cơ thể.

Với muối, chỉ cần một phần tư thìa cà phê mỗi ngày là đủ. Dân chúng dùng nhiều muối, như người Nhật, thường có nhiều nguy cơ cao huyết áp.

9- Tăng tiêu thụ chất xơ

Gần đây, chất xơ (fiber) trong rau và trái cây được nhắc nhở tới nhiều vì có công dụng trong việc hạ thấp lượng cholesterol trong máu, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong ruột, tránh táo bón và viêm ruột.

Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ làm đầy bao tử, cho nên còn có tác dụng giúp ta giảm béo mập…

10- Dùng bổ sung sinh tố và khoáng chất

Các vi chất này có tác dụng xúc tác trong việc chuyển hóa thức ăn và có nhiều trong các loại thực phẩm. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, khẩu phần nhiều khi không được cân bằng và có thể thiếu một vài loại sinh tố, khoáng chất. Vì vậy nên dùng thêm một phân lượng phụ trội.

Kết luận

Để sống già sống khỏe, cần có dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, đa dạng.

Hãy tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Hãy giới hạn các thực phẩm “rỗng”, chỉ có calori mà không có chất dinh dưỡng, như rượu, nước có hơi, bánh ngọt.

Hãy lựa thực phẩm có ít cholesterol, chất béo.

Và phòng tránh ngộ độc, tiêu chẩy với vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn chín, uống sôi, rau trái sạch, rửa tay thường xuyên.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D. 

From: TU-PHUNG

NỘI TẠNG CHÚNG TA SỢ CÁI GÌ?

NỘI TẠNG CHÚNG TA SỢ CÁI GÌ?

  1. Tim sợ mặn
    Hấp thụ thực phẩm chứa nhiều muối có thể mắc huyết áp cao, bệnh tim mạch và các nguy cơ tiềm ẩn khác. Lượng ion natri lớn trong muối có thể làm tăng dung lượng máu trong cơ thể. Do đó, ăn quá nhiều sẽ làm huyết áp tăng cao, tăng gánh nặng cho tim.2. Phổi sợ khói
    Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài khói thuốc lá ra thì ô nhiễm khói nhà bếp, thiết bị trong nhà… cũng là một yếu tố có nguy cơ gây ung thư phổi.
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ thống thông gió trong nhà bếp không tốt cũng là một nguyên nhân. Nhóm người này có nguy cơ mắc ung thư phổi tăng 49% so với những người khác.

    3. Dạ dày sợ lạnh
    Tỷ lệ phát bệnh loét dạ dày và tá tràng thường biến động theo mùa. Khi thời tiết giao mùa giữa thu đông và đông xuân là thời điểm có nguy cơ phát bệnh cao.
    Khi thời tiết giá lạnh cần đặc biệt lưu ý đến dạ dày. Nếu bạn bị đau dạ dày, khó chịu ở bụng, khó tiêu, khi đó ăn đồ ăn lạnh đều sẽ gây ra khó chịu hoặc làm nặng thêm triệu chứng khó chịu của dạ dày.

    4. Thận sợ thịt
    Mức sống hiện đại của con người đã được cải thiện đáng kể, nhưng thường xuyên hấp thụ quá mức lượng cá, thịt trong khẩu phần ăn có khả năng dẫn tới thừa protein, lâu dài sẽ tăng gánh nặng cho thận. Bệnh nhân có thận yếu, nếu ăn thịt quá nhiều sẽ càng tăng tổn thương cho tạng phủ này.

    5. Gan sợ béo
    Nếu cân nặng của một người tăng từ 3% đến 5% so với bình thường, thì rất có khả năng sẽ dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ. Thông thường quá trình một người bắt đầu bị béo phì trước tiên gan nhiễm mỡ, sau đó xuất hiện vùng mỡ ở eo và cuối cùng là cân nặng tổng thể vượt quá tiêu chuẩn, trở thành một người mập. Do đó, người mập dễ bị gan nhiễm mỡ.
    Tuy nhiên, đôi khi những người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ. Điều này chứng tỏ một người có béo hay không, không thể chỉ dựa vào chỉ khối lượng cơ thể, mà cần xem tỷ lệ mỡ. Nếu cơ bắp ít hơn, chất béo nhiều hơn, cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.

    6. Ruột sợ ngồi
    Theo kết quả nghiên cứu, những người đàn ông thích ngồi yên trong một thời gian dài có nguy cơ tái phát polyp đại tràng cao hơn. Nếu để mặc cho khối u lành tính này được phép phát triển, kết quả có thể dẫn tới ung thư ruột kết.
    Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng có nguy cơ tử vong cao hơn nếu ngồi nhiều, còn nếu giữ cho cơ thể vận động, cơ hội sống sót có thể tăng lên.

    7. Tuyến tụy sợ căng
    Thói quen ăn uống không điều độ có thể dễ dàng dẫn tới viêm tụy. Ví dụ, ăn quá nhiều, uống quá nhiều… rất dễ gây kích ứng cho tuyến tụy, viêm tụy cấp.
    Một số bệnh nhân khi mắc bệnh có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm, không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn tới tử vong.

    8. Túi mật sợ ngọt
    Hấp thụ quá nhiều đường sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ cholesterol, dẫn đến mất cân bằng cholesterol, axit mật và lecithin trong mật. Cholesterol quá mức sẽ tạo thành sỏi cholesterol.
    Ngoài ra, lượng đường trong cơ thể quá nhiều sẽ được chuyển hóa thành chất béo, dẫn tới tăng cân, từ đó gia tăng bài tiết cholesterol, thúc đẩy sự xuất hiện của sỏi mật.

    9. Da sợ phơi
    Sử dụng kem chống nắng không phải là đặc quyền của nữ giới thích làm đẹp. Trên thực tế, những người già càng nên chú ý tới việc chống nắng.
    Lý do là vì da của người già mỏng hơn, nếu không chú ý bảo vệ vào mùa hè thì dễ bị cháy nắng. Biểu hiện chủ yếu là xuất hiện các vết ban đỏ lan tỏa bao phủ ở vùng tiếp xúc với ánh nắng, kèm theo ngứa rát khó chịu và các hiện tượng khác.
    Nói chung, bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cố gắng không đi ra ngoài khi mặt trời chiếu sáng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Nếu phải đi ra ngoài, nên mang ô và tốt nhất là mặc quần áo dài tay.

    10. Bàng quang sợ nhịn tiểu
    Thường xuyên nhịn tiểu dễ dẫn tới viêm bàng quang. Nhịn tiểu làm bàng quang ở vào trạng thái ứ đầy trong thời gian dài, từ đó làm giảm tính đàn hồi của cơ quan này và các tế bào thần kinh trở nên trì trệ, lâu dài dễ dẫn đến cảm giác không muốn tiểu.
    Lúc này, lực co bóp của bàng quang giảm, dẫn tới nước tiểu bị sót lại trong bàng quang sau khi tiểu và hình thành sỏi thận. Số lần đi tiểu giảm làm các chất độc trong quá trình trao đổi chất không được bài tiết ra ngoài kịp thời, từ đó dễ dẫn tới viêm bàng quang, thậm chí ung thư bàng quang…
    Hơn nữa, sau khi nhịn tiểu sẽ làm áp lực trong bàng quang tăng lên, vi khuẩn dễ đi lên niệu quản có thể gây viêm bể thận.

    Sưu tầm

From: Lucie 1937

Người già nên tránh

Người già nên tránh

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

  1. KHÔNG NÊN TẬP THỂ DỤC VÀO LÚC SÁNG SỚM

Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. 

Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. 

Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. 

Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

  1. ĐANG NGỦ KHÔNG NÊN TRỞ DẬY VỘI VÀNG

Dễ bị choáng váng, chóng mặt dễ bị té.

  1. KHÔNG NÊN NGOÁI ĐẦU MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT

Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

  1. KHÔNG NÊN ĐỨNG MỘT CHÂN KHI MẶC QUẦN

Xương của người già thường bị xốp do thiếu calci. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

  1. KHÔNG NÊN NGỬA CỔ VỀ PHÍA SAU QUÁ

Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

  1. KHÔNG NÊN THẮT DÂY LƯNG QUÁ CHẬT

Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. 

Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

  1. ĐI ĐẠI TIỆN KHÔNG NÊN RẶN QUÁ SỨC

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. 

Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

  1. KHÔNG NÊN NÓI NHANH NÓI NHIỀU

Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

  1. KHÔNG NÊN XÚC ĐỘNG

Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

Có một câu nói rất hay: “Đừng để chết vì thiếu hiểu biết”. Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. 

Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài, mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.

Bs. Nguyễn Văn Đức

From: TU-PHUNG

TOA THUỐC THẦN KỲ CHO THỂ XÁC VÀ TÂM HỒN

TOA THUỐC THẦN KỲ CHO THỂ XÁC VÀ TÂM HỒN

I. Sức khỏe

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”…

II.Bí quyết trường thọ

  1. Chấp nhận với những gì mình đang có
  2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình đang sống
  3. Điều chỉnh tâm hồn để đạt được điều mong muốn

III. Phòng ngừa bệnh tật

  1. Không vui quá hại tim
  2. Không buồn quá hại phổi
  3. Không tức quá hại gan
  4. Không sợ quá hại thần kinh
  5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
  6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng bao dung tha thứ.
  7. Tránh tranh luận hơn thua.

IV. Thức ăn & uống trong ngày:

Một củ hành: chống ung thư

Một quả cà chua: chống tăng huyết áp

Một lát gừng: chống viêm nhiễm

Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch

Một trái chuối: phấn chấn thần kinh, chống táo bón, giảm béo.

Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng

Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể

V.Triết lý hiện đại:

  1. Một Trung Tâm là sức khỏe
  2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
  3. Ba Quên: Quên tuổi tác. Quên bệnh tật. Quên hận thù
  4. Bốn Có: Có nhà ở. Có bạn đời. Có bạn tri âm. Có lòng vị tha.
  5. Năm Phải: Phải vận động, phải biết cười; phải lịch sự hòa nhã; phải biết nói chuyện, phải coi mình là người bình thường.

VI.Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân:

  1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
  2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
  3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
  4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
  5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
  6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
  7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
  8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.

VII. Hãy Dành Thì Giờ:

Mẹ Thêrêsa Calcutta:

Hãy dành thì giờ để suy nghĩ: Đó là nguồn sáng tạo.

Hãy dành thì giờ để cầu nguyện: Đó là sức mạnh toàn năng.

Hãy dành thì giờ cất tiếng cười: Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.

Hãy dành thì giờ chơi đùa: Đó là bí mật trẻ mãi không già.

Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu: Đó là điều Thiên Chúa ban.

Hãy dành thì giờ để cho đi: Đó là phúc đức sẽ tồn tại mãi.

Hãy dành thì giờ đọc sách: Đó là nguồn mạch minh triết.

Hãy dành thì giờ để thân thiện: Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.

Hãy dành thì giờ để làm việc: Đó là giá của thành công.

Hãy dành thì giờ để sống bác ái: Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.

Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao?

Đừng hút thuốc, không uống rượu. Giám thiểu tối đa ĐƯỜNG MUỐI MỞ

Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao?

Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle) Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.

Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là “mười lăm tám” (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?

Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới.

Chúng tôi có xem qua tự điển trong Google, họ ghi rằng systole là sự thu sức của trái tim, nó cũng “dễ hiểu” như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blood pressure) cho nó giống tiếng… Mỹ hơn tiếng La Tinh.

Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên (systole) và số dưới (diastole).

Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.

Vậy con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.

Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.

Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.

Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn.

Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?

Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở chỗ miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.

Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp xuất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi từ từ người ta giảm áp suất trong cuff.

Đến một lúc nào đó thì áp xuất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp xuất động mạch một tí. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng “xì, xì”, mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole.

Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng “xì” nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.

Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như “tục tục” hay “bịch, bịch”). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng “bịch” đầu tiên, gọi là số trên (systole) và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới (diastole).

Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?

Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.

“Ôi, tui thiếu máu”, “ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt wá, nhức đầu wá”.

Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, “ồ áp huyết của chị hơi thấp”.

Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả.

Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến “tiền tuyến” hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.

Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn.

Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?

Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.

Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?

Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.

Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái “gap”, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thì sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.

Tại sao như vậy?

Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, nhưng không tăng quá cao.

Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.

Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.

Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.

Quan niệm ấy vẫn đúng, nhưng nay người ta thấy rằng nếu làm áp huyết của cụ giảm xuống thì cụ sống lâu hơn một chút.

Vậy áp huyết hại ta như thế nào?

Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.

Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình s ắp đứt gân máu. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.

Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó “dẹo niền” luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thì… đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì… liệt. Đơn giản chừng ấy.

Vậy làm sao để áp huyết không cao?

Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).

Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị “nóng”, tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không.

Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản..

Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bất đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng… dễ bệnh hơn.

Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo… Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.

Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo.

Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng.

Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí.

Đời sẽ mất vui.

BS Nguyễn Văn Hoàng

From: TU-PHUNG

Hối tiếc muộn màng vì chần chừ tiêm chủng Vaccine

Hối tiếc muộn màng vì chần chừ tiêm chủng Vaccine

Hiện nay, vẫn còn trung bình khoảng trên dưới 400 ca tử vong vì Covid-19 được báo cáo mỗi ngày tại nước Mỹ. Điều đó khiến hàng trăm gia đình phải đối mặt với một niềm đau mới: Nỗi tiếc nuối, dằn vặt khi người thân gục ngã ngay trước ngưỡng cửa chiến thắng con virus Corona ….

Trong lúc cả đất nước đang hân hoan vì sắp đánh bại được đại dịch, Michele Preissler ngồi rầu rĩ, nhớ người chồng mới qua đời vì Covid-19.

Sau hơn một năm chống chọi Covid-19, hàng triệu người Mỹ giờ đây có thể bỏ những chiếc khẩu trang lại phía sau, lên kế hoạch du lịch hè và vui vẻ đoàn tụ cùng gia đình, bạn bè. Dường như nước Mỹ đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch khi ngày càng có nhiều người được tiêm chủng hơn và số ca nhiễm mới giảm mạnh.

Nhưng với những người như Michele Preissler, 60 tuổi, ác mộng mới chỉ bắt đầu.

Preissler mất chồng vì Covid-19 vào cuối tháng trước, khi hàng loạt biện pháp giới hạn, phong tỏa đã được dỡ bỏ và cuộc sống bắt đầu quay về trông giống như bình thường. Tuần trước, khách hàng tới siêu thị Walmart gần nhà bà ở thành phố Pasadena, Maryland, cũng không đeo khẩu trang. Bà đến đây để mua những đồ đạc cần thiết cho đám tang chồng.

“Tất cả đều nói ‘mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi'”, Preissler chia sẻ. “Giá như họ biết những gì tôi đã trải qua”.

Chồng bà, Darryl Preissler, 63 tuổi, nhiễm Covid-19 sau khi tham dự một đám cưới hồi đầu tháng 4. Lúc bấy giờ, bà đã tiêm vaccine nhưng ông thì chưa.

Với 50% dân số đã được bảo vệ bởi ít nhất một liều vaccine, tình hình dịch bệnh tại Mỹ đang khả quan hơn bao giờ hết. Số ca nhiễm mới, nhập viện hay tử vong vì Covid-19 đều giảm mạnh. Ngay cả những quan chức y tế thận trọng nhất cũng đang ăn mừng trước tiến bộ của đất nước.

Những người đã tiêm đầy đủ vaccine có thể cởi bỏ khẩu trang và hòa nhịp với phần lớn các hoạt động thường ngày trước đại dịch.

Dù vậy, hiện nay, vẫn còn trung bình khoảng 450 ca tử vong vì Covid-19 được báo cáo mỗi ngày. Điều đó khiến hàng trăm gia đình phải đối mặt với một niềm đau mới: Nỗi tiếc nuối, dằn vặt khi người thân gục ngã ngay trước ngưỡng cửa chiến thắng.

Không như giai đoạn trước, khi hầu hết cuộc sống của người dân đều bị ảnh hưởng, gia đình, bạn bè của những nạn nhân tử vong vì Covid-19 giờ đây thường nói về một nỗi buồn lạc lõng: Họ than khóc giữa lúc bao người xung quanh ăn mừng.

Trong nhiều trường hợp, buồn đau còn chồng chất thêm bởi nỗi dằn vặt rằng người qua đời đã không tiêm vaccine hoặc không thể tiêm vaccine kịp thời.

Một số người tử vong những tuần gần đây tại Mỹ nhiễm nCoV trước khi họ đủ điều kiện tiêm chủng, làm dấy lên câu hỏi liệu chương trình triển khai vaccine có thực sự đủ nhanh để tiếp cận được tất cả người dân hay không. Số khác bị Covid-19 đánh bại vì tâm lý lưỡng lự, không chịu tiêm chủng, làm bật lên thách thức đối với các cơ quan y tế trong nỗ lực thuyết phục người dân tin tưởng vaccine.

Tình cảnh của họ “giống như việc một người lính bị bắn chết ngay trước khi hiệp định đình chiến có hiệu lực”, tiến sĩ Toni P. Miles, nhà dịch tễ học tại Đại học Georgia, nhận xét. “Tất cả mọi người khác đều vô cùng hạnh phúc vì chiến tranh đã chấm dứt nhưng bạn lại mất đi người thân trong lúc không ai muốn đau buồn”.

Hollie Rivers vẫn suy sụp dù đã vài tuần trôi qua kể từ khi chồng cô, Antwone, qua đời vì Covid-19 ở Michigan. Tại đám tang của chồng hồi tháng trước, Hollie nhất quyết muốn cùng khiêng quan tài. “Tôi muốn ở bên anh ấy cho đến giây phút cuối cùng, đến bao giờ tôi không thể giữ anh ấy được nữa thì thôi”, cô nói.

Sau khi Hollie trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình ở Detroit và tiết lộ rằng chồng mình chưa tiêm vaccine, cô đã phải đối mặt với vô số lời chỉ trích nặng nề trên mạng.

Theo lời Hollie, ban đầu, cô và chồng do dự, song cuối cùng họ vẫn quyết định sẽ tiêm vaccine. Nhưng không may, chồng cô lại nhiễm virus hồi đầu tháng 4 trước khi Michigan cho phép tiêm chủng cho những người ở độ tuổi của anh. Antwone 40 tuổi, hơn vợ 12 tuổi.

Gia đình Rivers đã lập chiến dịch quyên góp trên trang GoFundMe để hỗ trợ chi phí mai táng cho Antwone, nhưng nhận về không ít bình luận tiêu cực. “Anh ta từ chối tiêm, sao bạn còn dám xin tiền từ thiện chứ?”, Hollie nhớ lại một bình luận.

“Tôi bây giờ chỉ muốn hủy chiến dịch đó đi. Vấn đề không nằm ở tiền bạc”, cô nói. “Tôi sẵn sàng sống trong hộp các tông nếu điều đó giúp chồng tôi quay về với tôi và các con”.

Camille Wortman, chuyên gia nghiên cứu cảm xúc, giáo sư danh dự tại Đại học Stony Brook, New York, cho biết những người mất người thân vì Covid-19 ở thời điểm này của đại dịch thường sẽ trải qua cảm giác tức giận, tội lỗi và hối tiếc mạnh hơn.

“Nỗi đau của những người còn sống sẽ dữ dội hơn”, bà nói.

Với Yvonne Santos, 30 tuổi, đến từ Houston, câu hỏi liệu chồng cô có chết không nếu được tiêm vaccine kịp thời thường xuyên ám ảnh tâm trí cô, nhất là lúc cô ngồi một mình, ngắm nhìn bức ảnh hai người chụp chung. Yvonne lo lắng về tính an toàn và hiệu quả của các loại vaccine bởi chúng được phát triển và sản xuất quá nhanh. Chồng cô, Angel Stantos, cũng chần chừ đi tiêm.

“Tôi không nói chuyện này với bất kỳ ai nhưng tôi thực sự cảm thấy tệ, bởi anh thấy không thực sự băn khoăn về nó giống như tôi”, Yvonne cho hay. “Tôi là người mà đến giờ vẫn còn lo sợ”.

Sau khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính hồi tháng 4, Angel, nhân viên xã hội chuyên giám sát trẻ vị thành niên, đã phải nằm nhiều tuần trong bệnh viện. Suốt thời gian đó, theo lời Yvonne, chồng cô luôn hối tiếc vì đã không tiêm chủng. Angel qua đời hôm 19/5, hưởng thọ 35 tuổi.

Vào ngày Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo người dân không cần phải đeo khẩu trang khi ở trong nhà nữa, Kole Riley, 33 tuổi, đang ở bên giường bệnh của mẹ anh tại một bệnh viện gần thành phố Sedona, bang Arizona, để nói lời từ biệt.

Mẹ anh, Peggy Riley, 60 tuổi, nhiễm Covid-19 vài tuần trước đó. Bà không tiêm vaccine vì quả quyết rằng mình có kháng thể. Một số thành viên trong gia đình bà, bao gồm cả chồng bà, đã có dấu hiệu hoặc được chẩn đoán mắc Covid-19 vào cuối năm ngoái.

Sau khi nắm tay mẹ trong những giây phút cuối cùng, Kole rời khỏi bệnh viện, chứng kiến cảnh có rất ít người đeo khẩu trang trên đường phố và đất nước đang hân hoan vì sắp vượt qua đại dịch. Lòng anh quặn thắt, nỗi nhớ mẹ vẫn giày vò.

“Giận dữ là cách tốt nhất và lịch sự nhất mà tôi có thể nói về cảm xúc của mình”, Kole cho biết sau khi nhìn thấy những người không đeo khẩu trang tại một cửa hàng tạp hóa. Anh gặp khó khăn trong việc hóa giải nỗi đau giữa bầu không khí lạc quan của đất nước.

“Tôi không nghĩ mình sẽ phải đối mặt với điều này, khi mà tất cả mọi thứ xung quanh đều đang hướng về trạng thái bình thường”, anh chia sẻ.

– Michele Preissler tại nhà riêng ở Pasadena, Maryland, hồi cuối tháng trước, trong một buổi lễ bà tổ chức để người thân, bạn bè nhìn mặt chồng bà lần cuối. Ảnh: NYTimes.

– Hollie Rivers cùng 5 con tại nhà riêng ở bang Michigan hôm 28/5. Ảnh: NYTimes.

https://www.nytimes.com/…/coronavirus-deaths-vaccine.html

NGƯỜI GIÀ NÊN TRÁNH

NGƯỜI GIÀ NÊN TRÁNH

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

1. KHÔNG NÊN TẬP THỂ DỤC VÀO LÚC SÁNG SỚM
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành.
Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập.
Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn.
Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

2. ĐANG NGỦ KHÔNG NÊN TRỞ DẬY VỘI VÀNG
Dễ bị choáng váng, chóng mặt dễ bị té.

3. KHÔNG NÊN NGOÁI ĐẦU MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

4. KHÔNG NÊN ĐỨNG MỘT CHÂN KHI MẶC QUẦN
Xương của người già thường bị xốp do thiếu calci. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

5.KHÔNG NÊN NGỬA CỔ VỀ PHÍA SAU QUÁ 

Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

6. KHÔNG NÊN THẮT DÂY LƯNG QUÁ CHẬT
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom.
Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

7. ĐI ĐẠI TIỆN KHÔNG NÊN RẶN QUÁ SỨC
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

8. KHÔNG NÊN NÓI NHANH NÓI NHIỀU
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

9. KHÔNG NÊN XÚC ĐỘNG
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: “Đừng để chết vì thiếu hiểu biết”. Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ.
Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài, mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.

BS NGUYỄN VĂN ĐỨC

From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

Cha mẹ làm gì khi ‘tuổi teen’ gặp khủng hoảng thời đại dịch

Cha mẹ làm gì khi ‘tuổi teen’ gặp khủng hoảng thời đại dịch

May 25, 2021  

LOS ANGELES, California (NV) – Ở tuổi dậy thì, cơ thể có những thay đổi không chỉ về sinh lý mà còn cả tâm lý, khiến các em rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân và dễ mắc phải các hội chứng tiêu cực. Tệ hại hơn khi các em trải qua giai đoạn này trong thời đại dịch COVID-19.

Từ Tháng Ba, 2020, cô Tiffany Lee, 43 tuổi, bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Cô yêu cầu cậu con trai 15 tuổi của mình, Bowen Deal – ở nhà gọi là Bo – tập tránh xa đám đông, đeo khẩu trang. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng với cậu bé tuổi teen này.

Lứa tuổi thanh thiếu niên không muốn gần gũi cha mẹ. Nhưng ngặt một điều, khi đại dịch xảy ra, các em không còn lựa chọn nào khác là… ở nhà. (Hình minh họa: Talib Abdulla/Pixabay)

“Bo nói với tôi là mấy đứa bạn của nó, nào là tổ chức tiệc bể bơi, rồi chơi bowling, trong khi nó thì bị mẹ cấm đoán đủ điều,” cô Lee kể trên The New York Times. “Mới tí tuổi đầu mà nó gọi tôi là ‘bà mẹ độc ác,’ chia rẽ nó, không cho nó chơi với bạn bè.”

Gia đình cô Lee sống ở ngoại ô Savannah, Georgia, nơi có nhiều người không tuân theo các quy tắc trong thời dịch bệnh.

Xung đột giữa cô và con trai đã lên đến đỉnh điểm vào Tháng Giêng vừa rồi. Mới đây, cô Lee phải nghỉ mấy ngày để tránh những lời tục tĩu tuôn ra, khi cô yêu cầu khách hàng trong cửa hàng bán quần áo của mình phải mang khẩu trang. Trong khi đó, Bo một mực đòi đi học lại. Cô Lee nói, nỗi tức giận của cô đã ở tột đỉnh. Cô nói với con: “Mẹ không muốn tranh cãi với con nữa. Nếu đi học, nhiều khả năng con sẽ đem virus về cho cả nhà. Hiểu chưa!”

Thông thường, lứa tuổi thanh thiếu niên (tuổi teen) không muốn gần gũi cha mẹ. Nhưng ngặt một điều, khi đại dịch xảy ra, các em không còn lựa chọn nào khác là… ở nhà. Bị gò bó suốt ngày trong phòng ngủ, dán mắt vào màn hình tivi hoặc điện thoại mãi cũng chán, các em khao khát được nhào ra bên ngoài, gặp bạn bè, giao lưu với người này người nọ.

Tiến Sĩ Harold S. Koplewicz, giám đốc y tế Child Mind Institute ở thành phố New York, cho biết: “Nhóm phải chịu đựng nhiều nhất khi bị cô lập là những thanh thiếu niên tuổi từ 13 đến 24. Họ cảm thấy mất dần sự tự do, họ gặp khó khăn trong học tập. Nhiều thứ bị đình đốn, họ chẳng làm được gì.” Trong tình cảnh như vậy, thật khó cho các em, và cả phụ huynh.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của các bậc cha mẹ có con trong độ “tuổi teen” trên phạm vi toàn quốc, do bệnh viện C.S. Mott Children’s Hospital thực hiện hồi Tháng Ba, cho thấy các bậc cha mẹ đã và đang phải cố gắng duy trì sức khỏe tâm thần của con mình.

Khoảng một nửa trong số những người được khảo sát cho biết tinh thần của con họ đã thay đổi hoặc trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch. Một phần ba trong số người được hỏi cho biết họ phải tìm gặp và nói chuyện với giáo viên hoặc cố vấn học đường về con cái mình. Một phần ba khác tìm kiếm sự trợ giúp chính thức về sức khỏe tâm thần.

Trong bối cảnh nạn phân biệt chủng tộc và tội ác thù hận ngày càng gia tăng, bao gồm cả làn sóng bạo lực chống người Châu Á từ mùa Xuân, nhiều bậc cha mẹ da màu cố gắng giúp con cái của họ giải quyết khi có bất trắc xảy ra.

Cô Thea Monyeé, một nhà trị liệu da màu ở Los Angeles, người chứng kiến ​​ba cô con gái tuổi teen của mình tham gia vào các “cuộc chiến” trên mạng xã hội. “Vợ chồng tôi không muốn cảnh sát ‘dính’ vào chuyện này,” cô Monyeé nói. “Mấy đứa nhỏ hết sức giận dữ, sau đó thì buồn tủi, thậm chí bị tổn thương. Chúng tôi lại phải ngồi xuống nói chuyện với các con.”

Có con bình thường bị phân biệt đối xử đã khổ, đằng này, cô Ragin Johnson còn kinh khủng hơn khi cậu con trai 17 tuổi của mình, một thanh niên da đen cao lớn, mắc chứng tự kỷ. “Nó là một đứa rất thân thiện,” cô Johnson, 43 tuổi, giáo viên lớp 5 ở Columbia, South Carolina, nói. “Tôi không muốn ai đó có ấn tượng xấu khi gặp con tôi, khi thấy nó trở nên hung dữ.”

Cô giáo Johnson rất lo lắng cho con. Không cho con đi đâu một mình, nhưng cô thừa nhận rằng không phải lúc nào cũng có thể đi tò tò theo để bảo vệ cho con được. Như cô Johnson và các bậc phụ huynh đã trải qua hơn một năm đại dịch, rằng sẽ không có giải pháp hoàn hảo nào cho tất cả các thách thức. Ngay cả câu hỏi đơn giản như “khi nào chuyện này kết thúc?” đã có câu trả lời đâu! Nhưng các chuyên gia cho rằng có nhiều cách để làm cho khoảng thời gian căng thẳng này trở nên dễ kiểm soát hơn.

Nếu mọi cuộc trò chuyện kết thúc bằng một cuộc chiến – hoặc nếu đứa trẻ ủ rũ, thậm chí không thèm nói chuyện với bạn nữa, hãy thử một chiến thuật khác. Ví dụ, hãy rủ và đưa con đi chơi đâu đó. Nhưng đừng giảng giải đạo đức cho con lúc này, mà hãy để con nói. “Bạn cố gắng lắng nghe, và chăm chỉ lắng nghe,” Tiến Sĩ Koplewicz nói. Nếu con bạn bị suy sụp về tinh thần hoặc gặp vấn đề về cảm xúc, hãy tìm sự giúp đỡ từ người khác, để giúp con vượt qua.

Cậu bé là một trong số rất ít học sinh đeo khẩu trang đi học. (Hình minh họa: Kelly Sikkema/Unsplash)

Ông Patrick Possel, giám đốc chương trình Cardinal Success, nơi cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần miễn phí cho những người không có bảo hiểm ở Louisville, cho biết: “Khi một thiếu niên trong nhà bắt đầu gặp khó khăn, cha mẹ các em chắc cũng không còn đủ sức để giải quyết.” Nhưng ông Possel nói đừng thất vọng, buông tay, mà hãy tìm hiểu ở đâu đó, chắc chắn sẽ có một mạng lưới, một người bạn, một chuyên gia, hoặc ai đó giúp bạn.

Cô Liz Lindholm, ở Federal Way, ngoại ô Seattle của tiểu bang Washington, người vừa phải giám sát việc học từ xa của hai cô con gái sinh đôi 12 tuổi, cậu con trai 18 tuổi tại nhà, vừa làm việc trong bộ phận quản lý chăm sóc sức khỏe, nói: “Điều thách thức nhất với tôi trong năm nay là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.”

Cô Lindholm, bà mẹ đơn thân 41 tuổi, không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân mình. Cuộc sống quá căng thẳng, lâu thật lâu cô mới có được ít giây để tự rót cho mình một ly nước ngọt. Nhưng hiện tại, các chuyên gia nói rằng cô ấy không đơn độc.

Với Lee, cô đã tìm được một nhà trị liệu trực tuyến tại BetterHelp.com, người giúp cô và Bo vượt qua thời điểm khó khăn này. Bo thay đổi hẳn trước sự ngạc nhiên vui sướng của người mẹ. Cậu bé là một trong số rất ít học sinh đeo khẩu trang đi học.

Một ngày nọ, trên đường về nhà, Bo nói với cô: “Mẹ, vaccine ngừa dịch bệnh cần thiết là thế, vậy mà mấy đứa bạn con, có đứa chẳng hiểu gì cả.” Cô Lee mừng muốn khóc. “Mối quan hệ của mẹ con tôi bây giờ tốt đẹp hơn rất nhiều,” cô Lee nói. “Tôi tin tưởng con và cho con được một vài quyền quyết định. Dưới mắt con, bây giờ tôi không phải là người mẹ độc ác nữa.” (Đ.Trang) [qd]

Yến sào – Thần dược hay tào lao?

Yến sào – Thần dược hay tào lao?

 LTS: Trong cộng đồng có những hiện tượng… nếu không “cảnh giác” dễ mang lại hậu quả tổn hại sức khỏe lâu dài. Thí dụ có người “khoe” các “món lạ” và Anh/Chị  ăn/uống thử, sẽ chữa khỏi bệnh gan, tiểu đường, ung thư… Nhiều người ớ nước ngoài đã lâu nhưng không tin tưởng y khoa Âu-Mỹ, muốn được về VN chữa bệnh, vì được đồn thổi có ông/bà “Thầy” nào đó “bốc thuốc” hay lắm. Sau đó “tiền mất tật mang” mà còn mang tật… nặng thêm. Dân có tiền trong nước thì muốn đi Singapur, đi Pháp… chữa bệnh. Dân VN ở Đức-Mỹ thì muốn về VN tìm… “thầy” chữa “bách bệnh”?

***

Yến sào – Thần dược hay tào lao?

 Nguyễn Tiến Cường

https://saigonnhonews.com/thoi-su/yen-sao-than-duoc-hay-tao-lao/

Bài viết này không nhằm đã kích, phê phán hay thuyết phục ai về công dụng chữa trị, bồi dưỡng của yến sào.

Cách đây vài ngày, tình cờ đọc được một số ý kiến tranh luận về Yến Sào trên facebook. Khá nhiều người ca tụng, khen ngợi yến như một thần dược, chỉ có 3-4 ý kiến không tin vào công dụng của Yến.

Những ý kiến ca tụng yến như một món thuốc bổ thần kỳ có thể tóm lược như sau:

– Ăn chén chè yến lái xe 6 tiếng đồng hồ không thấy mệt.

– Ăn thử yến vài lần sẽ biết yến có bổ hay không.

– Khỏe hay không thì không biết nhưng chắc chắn da mặt rất đẹp.

– Yến chưng với hạt kỷ tử, táo đỏ, hạt sen, nhãn nhục, củ bách hợp, đường phèn trị được bệnh ho dai dẳng như ho gà.

– Yến là món ăn của vua chúa ngày xưa, làm sao không bổ dưỡng cho được?

…….

Cho đến ngày hôm nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào xác nhận rằng yến là một thần dược có khả năng tái tạo năng lượng, hồi phục sức khỏe nhanh chóng cho cơ thể khi đang mỏi mệt, chữa được một số bệnh đường phổi như bị ho, khan cổ…Tất cả chỉ là những lời nói truyền miệng và ghi trong sách vở đông y của Việt Nam, bởi nếu có thì các hãng bào chế dược phẩm nổi tiếng trên thế giới như Pfizer, Johnson&Johnson, Smith&Kline, Bayer, Sanofi… chắc chắn đã nhẩy vào nghiên cứu, khai thác.

Y khoa ngày hôm nay đã tiến bộ vượt bậc, việc phân chất, tìm hiểu thành phần hóa học, cấu trúc của các loại protein, tế bào trong cơ thể con người hay động vật không còn là một điều khó khăn. Thậm chí nếu muốn, các bác sĩ, các nhà sinh vật học có thể tạo dựng chuỗi nhiễm sắc thể RNA, tổng hợp các protein của tế bào vi khuẩn gây bệnh như đã tiến hành trong việc chế tạo vaccine Sars-CoV2. Do đó, nếu quả thật yến có một số dưỡng chất nào đó đặc biệt, có tác dụng như các lời đồn đãi, chắc chắn họ đã nghiên cứu, tìm hiểu đến nơi đến chốn.

Tìm kiếm tác dụng chữa trị, ích lợi của yến trên google bằng tiếng Việt, cho ra 198 triệu kết quả trong 0.60 giây nhưng bằng tiếng Anh thì không có kết quả nào. Tổng kết những kết quả trên, theo các bác sĩ đông y Việt Nam cho thấy yến đúng là “thần dược”, có công dụng phục hồi sức khỏe nhanh chóng, làm sáng mắt, giúp đỡ tiêu hóa, bổ phổi, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa…Nói chung là yến có công dụng bổ toàn diện, chỉ không diệt được virus, bacteria thôi.

Tuy nhiên vì yến đắt quá, đắt lòi kèn – một kg có thể lên tới vài ngàn $, nhất là loại yến huyết có những chỉ đỏ là máu của chim yến tiết ra khi làm tổ đã cạn kiệt nước bọt – nên không phải ai cũng có thể….thử một lần cho biết. Phải chi yến rẻ như xuyên tâm liên, lá đu đủ đực sấy khô, đậu methi, rượu tỏi, canh dưỡng sinh, sữa ong chúa, nhầu noni…thì chắc người Việt Nam dễ kiểm chứng hơn.

Ngoài một số hormone, vitamine, cơ thể con người cần 3 nguồn năng lượng chính để duy trì sự sống và hoạt động: Mỡ (lipid), đường (glucid), đạm (protid), trong đó đường giữ nhiệm vụ chính cung cấp năng lượng (energy) cho vận động cơ thể, trí óc. Làm việc bằng trí óc hay hoạt động chân tay đều tiêu thụ một số lượng lớn calories, lúc đó cơ thể đòi hỏi tái tạo số năng lượng đã mất đi.

Một bệnh nhân bị ung thư được hóa trị (Chemo therapy) sau mỗi lần uống thuốc sẽ mệt lã người, không thấy đói, không thèm ăn, ăn vào nhiều khi ói ra nhưng cho húp một chén yến hầm với táo tầu, hạt sen, đường phèn sẽ nuốt được và cảm thấy khỏe hẳn lại. Câu hỏi được đặt ra là cái gì trong chén yến khiến bệnh nhân tỉnh táo, khỏe khoắn khi mà giá trị dinh dưỡng của yến gần như không có gì? Chẳng có gì bí mật cả: -Do đường phèn!

Ai không tin cứ hầm hạt sen, táo tầu với đường phèn, không cần yến, cho bệnh nhân ăn thử, xem có gì khác không. Lái xe 5-6 giờ đồng hồ, uống 1 lon Energy Drink cũng sẽ tỉnh táo, không thấy mệt giống như ăn một chén yến hầm với đường phèn, táo, hạt sen. Do quá đắt cộng với lời đồn đãi, nhiều người tin tưởng rằng yến quả thật bổ dưỡng, có khả năng phục hồi sức khỏe, tăng cường khả năng sinh lý, trị nhiều chứng bệnh đường phổi, tiêu hóa, làm đẹp da mặt…nhưng cả đông y lẫn tây y chưa hề có một cuộc thí nghiệm nào được thực hiện – tất cả chỉ là những bài viết của các đông y sĩ, các lời truyền khẩu, chưa hề có một kết quả thử nghiệm nào về yến được công bố trên các tạp chí khoa học Âu, Mỹ.

Yến đắt bởi vì hiếm, khó thu hoạch, tổ yến ở trong các hang động, hoang đảo, trên cao ngoài biển vừa gió vừa lạnh, vách đá trong hang lại trơn trượt, ẩm ướt. Người đi lấy tổ yến trèo lên cao bằng những chiếc thang tre ọp ẹp, gặp nhiều hiểm nguy đến tính mạng nên món hàng trở nên đắt. Đắt, hiếm nên trở thành thức ăn chỉ dành cho giai cấp giầu có, quyền quý Á Đông, xưa thì dành cho vua chúa là vậy.

Ở một khía cạnh khác, ăn yến trở thành một tội ác làm tuyệt chủng loài chim. Theo tờ Los Angeles Times, sự tiêu thụ yến tiếp tục gia tăng, trở thành một trận chiến quyết liệt giữa những tổ hợp khai thác yến, những kẻ lấy trộm, những người kinh doanh du lịch trong khu vực của họ, nơi các hòn đảo có nhiều tổ chim yến. Hàng triệu tổ yến đã được lấy đi ngay cả khi yến chưa kịp đẻ trứng hoặc chim con bị vứt bỏ hàng năm từ các hang động trên các hòn đảo ở Đông Nam chỉ để làm thỏa mãn khẩu vị và niềm tin tưởng của một số người, đặc biệt là người Tầu ở Hoa Lục, Hongkong, Taiwan, Việt Nam…(1). Thực khách tại một số địa điểm như nhà hàng Hong Kong’s Fook Lam Moon sẵn sàng trả giá đắt cho món yến chất lượng cao nhất – 58 USD / chén súp.

Theo Alex Yau của tổ chức World Wide Fund For Nature, từ 1992 đến 1998, riêng Hongkong đã nhập cảng tổng cộng 985 tấn yến sào trị giá 700 triệu $. Navjot Sodhi, một nhà sinh vật học của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết số chim yến có thể đã giảm tới ¾ (khoảng 73%) ở một số khu vực ở Đông Nam Á từ năm 1962 đến 1990 do việc phá rừng và khai thác tổ yến vô tội vạ.

Tuy nhiên, ăn yến cũng giống như tôn giáo, đã là niềm tin thì bất khả tư nghị. Chẳng phải thứ gì vua chúa ăn đều bổ, có giá trị dinh dưỡng cao. Đọc truyện Từ Hi Thái Hậu đãi tiệc sứ thần của Bát Quốc Liên Quân mới thấy người Hoa đúng là tổ sư của những món ăn quái đản được cho là bổ dưỡng nhất trên trần gian.

From: Tu-Phung

HÃY LƯU LẠI: Người xưa đã từng răn dạy!

HÃY LƯU LẠI: Người xưa đã từng răn dạy!

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất xơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

Nguồn: St

From: Nguyen Phi Phuong