MẬT ONG

MẬT ONG

BS Nguyễn Ý Đức

Nhiều người cho rằng mật ong là một trong nhiều chất dinh dưỡng quý giá nhất mà thiên nhiên đã nhờ những con ong cần cù sản xuất, ban tặng cho con người.

Để tỏ lòng trân trọng, họ còn gọi mật ong bằng những cái tên văn vẻ như “bách hoa tinh”, “bách hoa cao”, “phong đường”, “phong mật”…

Mật ong đã là món ăn ưa thích của con người từ thuở xa xưa.
Hơn bốn ngàn năm về trước, dân Ai Cập và Ấn Độ đã nuôi ong để lấy mật, nhưng phải đợi tới cả ngàn năm sau, người nuôi ong mới biết được là để có mật, ong phải hút chất ngọt từ nhụy hoa.

Mật ong là thực phẩm ngọt chính của con người cho tới thế kỷ thứ 15, khi đường trắng được tinh chế.
Tuy vậy, ngày nay mật vẫn còn rất phổ thông vì nó làm tăng hương vị thực phẩm, làm dịu ngọt món ăn, nước uống và cũng để trị bệnh nữa.

Ong làm mật.
Mật ong được làm từ nước ngọt nhụy hoa với 20% nước và 80% đường glucose, fructose.
Ở Bắc Mỹ, đa số mật hoa là từ cỏ ba lá (clover), berry bushes, cây dại hoa vàng (dandelion).

Ong dùng lưỡi dài như một cái ống để hút mật hoa vào bao tử riêng biệt. Ong có hai bao tử: Một để chứa và tiêu hóa thực phẩm và một bao tử chỉ để chứa mật hoa.
Trong bao tử này, mật hoa được các diêu tố chế biến thành mật ong.

Vào mỗi sáng sớm, một vài chú ong “trinh sát” bay lượn trong phạm vi vài cây số để kiếm hoa. Chúng sẽ hút thử một số mật nhụy mang về cho các ong khác giám định phẩm chất.
Khi đã quyết định mật hoa nào tốt thì cả bầy ong sẽ kéo nhau tới hút mật hoa.
Việc hút nhụy không làm hại tới hoa, mà trong khi hút lấy nhụy thì ong cũng giúp hoa thụ phấn.
Để có được một bao tử đầy mật (khoảng 70mg), ong phải hút nhụy từ vài trăm đến cả vài ngàn bông hoa. Cho nên, muốn có nửa lít mật cần tới nước ngọt của cả triệu bông hoa.

Khi về đến tổ, một nhóm ong thợ khác hút lại mật hoa này, biến chế, rồi rải rộng trong những ngăn của tổ, dùng cánh để quạt cho bay hơi nước.
Sau đó mật ong được tồn trữ trong khuôn gắn kín bằng sáp, để làm lương thực suốt năm. Một năm bầy ong ăn hết từ 50 tới 100 kg mật.

Các loại mật ong.
Mật ong là một chất lỏng, hơi sền sệt, từ không màu tới màu hổ phách vàng nâu hoặc nâu sậm như mật mía, tùy theo loại mật hoa. Phẩm chất của mật cũng thay đổi tùy theo địa phương, loại hoa mà ong hút phấn và nhụy.
Mật ong thường được thu hoạch vào mùa Xuân và mùa Hạ, buổi sáng hoặc trưa khi ong bay đi ăn xa.

Từ tổ ong, mật được lấy ra bằng máy ly tâm, diệt trùng bằng hơi nóng và hơi lạnh, lọc vẩn cặn rồi vô chai.
Để tăng thêm số lượng, người làm mật có thể pha thêm đường trắng hoặc nước ngọt của bắp vào mật trước khi tung ra thị trường.

Mật ong có thể được cất giữ ở nơi khô ráo trong nhà mà không cần để trong tủ lạnh.
Để lâu, mật có thể đổi sang màu đậm nhưng vẫn không hư vì trong mật có một loại kháng sinh thiên nhiên có thể tiêu diệt các ký sinh làm hư mật.
Nhưng sau khi pha loãng với nước thì mật sẽ mau lên men và mau hư như trái cây hoặc rau đậu.
Khi giữ nơi nhiệt độ lạnh, mật có thể kết tinh. Chỉ cần để trong lò vi ba hay trong nồi nước ấm độ vài phút là mật ong lỏng trở lại.

Sữa Ong Chúa (Royal Jelly).
Đây là một chất lỏng đặc sánh, màu trắng như sữa, do những hạch đặc biệt ở cuống họng ong thợ tiết ra.

Vì thấy rằng ong Chúa nuôi bằng mật này sống lâu hơn và cơ thể to hơn cho nên Royal Jelly đã được nhiều người ưa chuộng và giá tiền rất đắt.
Nhiều người tin rằng sữa ong chúa có thể “cải lão hoàn đồng”, làm hết các vết da nhăn trên mặt, nuôi dưỡng da, thuốc bổ tăng cường sức khỏe, giúp đời sống tình dục tốt.
Các nhà sản xuất còn quảng cáo là sữa ong chúa chữa được các bệnh đau gan, phong thấp khớp, thiếu máu, loét bao tử…
Phân tích cho thấy sữa ong chúa cũng chỉ có thành phần hóa chất như mật ong thường mà thôi.

Giá trị dinh dưỡng
Ngoại trừ trái cây và rau đậu, mật ong là nguồn thiên nhiên quan trọng cung cấp cho con người những chất ngọt dễ tiêu.
Trong mật ong, đường chiếm tỷ lệ 80%; còn lại 20% là nước và các chất khác.
Hai thứ đường chính là glucose và fructose. Ngoài đường ngọt, mật ong còn chứa khoáng chất, sinh tố B, C, các chất amino acid, một ít chất đạm, vài loại men và mấy hợp chất thơm.

Mật ong thường được ăn nguyên chất với bánh mì. Cũng có thể pha mật ong với bơ hay margarine rồi phết lên bánh mì. Mật ong có thể ăn với trái cây, khoai…
Khi nấu, một vài chất dinh dưỡng trong mật bị nhiệt tiêu hủy, nên cần giữ nhiệt độ vừa phải và chỉ cho mật ong vào nồi khi món ăn đã gần chín.
Bỏ lò, mật ong thấm với các gia vị khác vào thực phẩm nên ít bị thay đổi.

Mật ong có nhiều mùi vị khác nhau, vì đôi khi ong bay xa cả trăm cây số để hút nhụy hoa của nhiều thảo mộc khắp nơi trên trái đất. Dù mùi vị có khác nhau, mật ong không mau hư, có thể cất giữ ở ngoài tủ lạnh.

Công dụng trị bệnh
Sách tham khảo The Edinburgh New Dispensatory xuất bản năm 1811 có ghi: “Từ xưa, mật ong đã được dùng như một loại thuốc rất tốt để làm long đờm, làm mềm dịu các mụn nhọt, để rửa các vết lở loét trên da”.

Tại Úc Châu và Tân Tây Lan, mật ong được phép bán như một dược phẩm để trị bệnh.
-Mật ong đã và đang được dùng để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian hoặc các nhà nghiên cứu trong những trường hợp sau:
-Mật ong bồi bổ, tăng cường sinh lực, rất tốt cho người bị bệnh đang hồi phục.
-Mật ong làm bớt căng thẳng, làm thoải mái thể xác và tâm hồn.
-Trước khi đi ngủ, uống mật ong khiến giấc ngủ ngon hơn. 

Theo một nghiên cứu của Viện Công Nghiệp Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology-MIT), chất ngọt của mật làm não tiết ra nhiều serotonin mà serotonin lại làm dịu hoạt động của não, khiến ta ngủ dễ dàng.

-Mật làm sự tiêu hóa được dễ dàng nhờ chất đường dễ tiêu glucose và fructose
-Mật ong làm giảm ho vì thông đàm, rất tốt cho người bị suyễn, viêm cuống phổi, ho gà.
-Mật có phấn hoa nên đã được dùng để làm cơ thể quen dần với phấn hoa, tránh dị ứng theo mùa, nhất là vào mùa xuân.
Đấy cũng là nguyên tắc được áp dụng để làm người dị ứng với phấn hoa trở nên quen đi bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ phấn hoa vào cơ thể.
-Mật ong rất tốt để làm bớt đau cuống họng, làm sạch răng miệng, làm mau lành lở miệng, lở mép nhờ có chất hydrogen peroxide.
-Mật ong làm mau lành các vết thương ngoài da, có tính cách khử trùng và là hàng rào tốt để cản sự xâm nhập của vi trùng vào các vết thương. 

Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy bệnh nhân bị phỏng mà được bôi bằng mật thì da mau lành hơn là chữa với thuốc trị phỏng silver sulfadiazine.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyên người đi du lịch mắc bệnh tiêu chảy uống nhiều nước cam có pha mật ong, một chút muối và một chút baking soda đề bù lại số nước và khoáng chất mất đi.
E. Haffejee and A. Moosa phổ biến kết quả nghiên cứu trên British Medical Journal năm 1985 cũng đồng ý rằng mật ong có thể rút ngắn thời gian bị bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

-Mật ong rất tốt cho da: Thoa trên da, mật ong làm da mịn, mềm hơn vì mật giữ độ ẩm cho da. Mật làm bệnh trứng cá mau lành; bôi lên tóc, mật làm tóc bóng mượt và mềm.
-Mật ong có một lượng khá cao chất chống oxy hóa tốt tương đương như sinh tố C, nên có thể làm chậm sự lão hóa và giảm nguy cơ ung thư.

Cơ Quan Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ lưu ý là không nên cho trẻ em dưới một tuổi dùng mật ong vì cơ thể các em chưa đủ sức chống lại loại vi khuẩn gây bệnh trúng độc thực phẩm (clostridium botulinum), đôi khi có lẫn trong mật.

Kết luận
Những con ong nhỏ bé nhưng với khả năng tinh xảo do thiên nhiên ban cho đã tốn nhiều công sức để tạo ra món thực phẩm ngon lành, bổ dưỡng và quý giá để cho con người tận hưởng.

Nhưng dù tốt, mật ong cũng không phải là loại thực phẩm có thể thay thế cho tất cả các thực phẩm khác.
Hơn nữa, nếu lạm dụng mật ong quá mức thì chắc chắn cũng sẽ có những phản ứng bất lợi cho cơ thể.
Vì thế, cho dù sẵn có mật ong để dùng, chúng ta cũng nên hạn chế ở một mức độ vừa phải thì hợp lý hơn.

BS Nguyễn Ý Đức

From: Phi Phuong Nguyen

Chuyện tuổi trung niên – Ba phút rưỡi

Chuyện tuổi trung niên – Ba phút rưỡi

Kim Anh Lê

Bác sĩ đã đưa ra lời khuyên dành cho những ai thức giấc vào ban đêm hoặc thường đi tiểu đêm, mỗi người đều phải lưu ý 3 phút rưỡi.

Chuyện thường xảy ra : Một người luôn khỏe mạnh đã qua đời vào ban đêm.

Chúng ta thường nghe những câu nói đại loại như : “Hôm qua, tôi mới nói chuyện với anh ấy, tại sao sáng nay lại nghe tin anh ấy chết đột ngột ?”.

Lý do là khi bạn thức đêm để đi vệ sinh, nó thường xảy ra, rất nhanh chóng.

Chúng ta cần dừng ngay lập tức việc để não bộ không có máu lưu thông. Tại sao lại là “3 phút rưỡi” – nó quan trọng lắm sao ?

Vào nửa đêm, khi việc đau tiểu đánh thức bạn, mô hình hoạt động bị thay đổi, tự nhiên tăng lên, não sẽ bị thiếu máu và sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch suy yếu.

Bạn nên dành ra 3 phút rưỡi để làm những việc sau đây:

  1. Khi bạn thức dậy, nằm trên giường một phút rưỡi
  2. Ngồi trên giường trong nửa phút tiếp theo
  3. Hạ chân và ngồi trên mép giường trong nửa phút
  4. Đứng thẳng người làm một vài động tác vươn vai và khua tay một phút

Sau ba phút rưỡi, não của bạn sẽ không còn bị thiếu máu và trái tim của bạn sẽ không bị suy yếu, và sẽ làm giảm nguy cơ chết đột ngột.

Điều này có thể xảy ra bất kể tuổi tác, không phân biệt trẻ hay già.

* Gia đình bạn, mọi người cũng nên làm theo.

Nếu đọc thông tin này thấy hay thì hãy share cho mọi người cùng biết nhé.

Kim Anh

From: Tuyen Ho Nguyen

THUỐC THIÊN NHIÊN 

THUỐC THIÊN NHIÊN 

Không có loại dược liệu nào trên đời này đem lại hiệu quả tốt hơn cho con người và không tốn kém như THUỐC THIÊN NHIÊN 

Trong cuộc sống hàng ngày, con người không thể tránh khỏi mắc các loại bệnh từ bệnh nhẹ cho đến bệnh nặng. Tuy nhiên, khi bị bệnh mọi người đều nghĩ đến việc uống thuốc và hy vọng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, mà không bao giờ biết thay đổi thói quen sống của mình.

Thực tế có rất nhiều loại “thuốc” dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, so với việc uống các loại thuốc Đông, Tây,… thì loại “thuốc” này không hề có tác dụng phụ, và quan trọng là không mất bất cứ một đồng tiền nào.

 “Thuốc” chống ung thư tốt nhất: 

 Đi bộ

Đi bộ là phương pháp ngừa ung thư tốt nhất. “Đi bộ có thể được xem như một loại thuốc phòng ngừa ung thư hiệu quả!” Hiệp hội các tổ chức từ thiện Anh và Macmillan Cancer Aids đã cho rằng, nếu chúng ta có thể đi bộ 2km mỗi ngày hoặc đi bộ khoảng 20 phút sẽ giúp phòng ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng. Hơn nữa có thể giảm nguy cơ tử vong tới 50%. Vì vậy, đi bộ là phương pháp ngừa ung thư tốt nhất.

“Thuốc” giúp sống lâu nhất: 

 Cười

Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp oxy cho não. Nhiều người cho rằng muốn sống lâu, cần ăn thực phẩm đại bổ như nhân sâm, nhung hươu. Tuy nhiên, tất cả không bằng một ha’nh động nhỏ chính là nở nụ cười. Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha cho rằng con người càng cười nhiều thì càng khỏe mạnh. Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp oxy cho não.

Lisa Rosenberger, một nghiên cứu viên tại Trung tâm y tế Đại học Rush ở Chicago, nói rằng cười là một loại thể dục dưỡng sinh. Những người có tính hài hước sẽ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim giảm khoảng 40% và tuổi thọ trung bình có thể tăng thêm 4 năm rưỡi.

“Thuốc” bảo vệ tim mạch tốt nhất:    

Ngồi thiền

Ngồi thiền có thể tăng cường chức năng của tim, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngồi thiền có thể tăng cường chức năng của tim, thúc đẩy tuần hoàn máu. Sau khi ngồi thiền một lúc, sẽ khiến những suy nghĩ của bạn chậm lại, giúp mọi người trấn tĩnh được cảm xúc, tâm tính được xoa dịu. Khi bạn không ngủ được, có thể ngồi bắt chéo chân để thiền định. Ngoài ra, ngồi thiền còn có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị đau khớp, hỗ trợ hệ thống hô hấp, rất hữu ích cho việc thở đều.

“Thuốc” chống lão hóa: 

 Ngủ

Nên đi ngủ trước 23 giờ để vừa bao đảm sức khỏe tổng thể vừa giúp đẹp da, trì hoãn lão hóa. “Thuốc” này so với những mỹ phẩm đắt tiền có tác dụng hơn gấp nhiều lần. Các nghiên cứu đã cho rằng thời gian hoạt động của quá trình chuyển hóa tế bào biểu bì ở người là từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng ngày hôm sau.

Nếu chúng ta có thể bao đảm giấc ngủ ngon trong thời gian này, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và trì hoãn lão hóa da. Ngược lại, thức đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tái sinh của tế bào, rút ngắn tuổi thọ của tế bào da, dẫn đến đẩy nhanh quá trình lão hóa da.

Chuyên gia kiến nghị, tất cả mọi người nhất định phải ghi nhớ đi ngủ trước 23 giờ để vừa bao đảm sức khỏe tổng thể vừa giúp đẹp da, trì hoãn lão hóa.

 “Thuốc” chống mất trí nhớ tốt nhất: 

 Chăm chỉ đọc sách

Đọc sách báo nhiều hơn chính là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Một số nghiên cứu cho rằng, người có trình độ giáo dục càng thấp, sau này nguy cơ mất trí nhớ càng cao. Do vậy, nếu những đứa trẻ có nền giáo dục tốt thì có thể giúp phòng ngừa tình trạng sa sút trí nhớ trong tương lai.

Nếu người lớn tuổi cũng duy trì thói quen học tập, có thể bảo vệ chức năng nhận thức của bản thân. Vì vậy, đọc sách đọc báo nhiều hơn, mỗi ngày nỗ lực nhớ một vài cái mới xảy ra gần đây hoặc học tập để tìm hiểu kiến thức, khiến đại não luôn ở trạng thái vận động và học tập, đây chính là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

 “Thuốc” bổ sung canxi tốt nhất: 

 Phơi nắng

Phơi nắng là phương pháp tốt nhất để bổ sung canxi. Phơi nắng có thể giúp cơ thể hấp thụ được vitamin D, hơn nữa vitamin D giúp hấp thụ canxi vào xương tốt nhất. Canxi đi vào xương tham gia quá trình tạo xương, giúp cơ thể có vóc dáng “cân đối”, săn chắc và vững chãi.

ST.

From: Phong Duong

Cười-Mười Thang Thuốc Bổ- Bác sĩ Nguyễn Ý ĐỨC

Cười-Mười Thang Thuốc Bổ- Bác sĩ Nguyễn Ý ĐỨC

Laughter is the most inexpensive and most effective wonder drug” – Bertrand Russel

Ta thường nghe nói: “Cười bằng mười thang thuốc bổ ”, “Cười là dược phẩm tuyệt hảo”, hoặc “Cười mang vui cho người, cho ta”..

Những ý kiến về sự ích lợi của nụ cười với sức khỏe này không phải là khám phá mới lạ, nhưng khoa học thực nghiệm ngày nay đã chứng minh các nhận xét đó là đúng.

Cụ Nguyễn Công Trứ của ta chẳng lấy nụ cười để giải cơn sầu:

Ngồi buồn mà trách ông Xanh,

Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười;

Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

Vâng, làm cây thông ngạo nghễ vươn cao lên mà reo cười chẳng thú lắm sao.

Cụ Nguyễn Khuyến thì:

“ Được thua hơn kém lưng hồ rượu,

Hay dở khen chê, một trận cười”

để xóa bỏ mọi tỵ hiềm trách móc khen chê.

Cụ Phan Bội Châu thì lấy nụ cười để xóa bỏ mọi dị biệt, oán thù giữa con người với con người:

“ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Nhưng nhân ái hơn vẫn là nụ cười của mẹ hiền:

Ví mà tôi đổi thời gian được,

Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”- Trần Trung Ðạo

Friedrich Nietzche triết lý “Trên thế gian, con người chịu nhiều đau đớn quá ghê gớm khiến họ bắt buộc phải sáng tạo ra tiếng cười”

Nhà nhân chủng học Francois Rabelais thì cho “Cười là đặc tính của con người”.

Triết gia Pháp Henri Louis Bergson thêm “ Biết cười và biết chọc cười là hai đặc tính của con người và là một hiện tượng tích cực của xã hội”

Vậy Cười là gì nhỉ?

Theo Tự Điển Việt Nam của Nguyễn Như Ý, cười là “ tỏ rõ sự vui vẻ, thích thú bằng sự cử động môi hoặc miệng và có thể phát ra thành tiếng”.

Các tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ định nghĩa cười là “nhích môi, há miệng, nhe răng, phát ra tiếng hay không để tỏ sự vui mừng hay một ý tứ gì”.

Một tác giả khác giải thích “cười là một hành động tạo ra những âm thanh và cử động của mặt và thân thể, biểu thị một cách sôi nổi một sự thích thú, vui vẻ hoặc khinh bỉ”.

Cười là một động tác bẩm sinh, xuất hiện ở bất cứ em bé nào sanh ra được dăm tuần lễ, dù các em chẳng may có bị tật nguyền khiếm khuyết thính thị. Bé mới sanh 10 ngày tới sáu tháng chưa biết nhột mà cảm thấy khó chịu khi ta cù vào chân. Sau tuổi đó, khi cù thì bé lại lăn ra ngủ vì không biết cách đối phó. Mãi tới bốn tuổi bé mới biết nhột và cười khi ta cù gãi vào chân.

Nói chung, để được gọi là cười, phải có sự phối hợp của ba yếu tố: hơi thở thoát khỏi miệng từng hồi đứt đoạn; tiếng động do không khí chạm vào thanh quản và sự co giựt của bắp thịt trên mặt. Các bắp thịt này rất nhỏ, ngắn nhưng tương ứng với nhau: một cơ chuyển động thì các cơ khác cũng phụ họa theo.

Cười bắt đầu ở cửa miệng với sự nhếch mép làm chuyển động các bắp thịt ở miệng, mũi, má, quanh mắt. Chuyển động lan xuống khí quản, dây thanh âm, các bắp thịt ở bụng, hoành cách mô, phổi. Hơi thở thoát ra rồn rập và nếu kéo dài có thể đưa tới hụt hơi, ngộp thở.

Những kiều cười

Trên mặt có 15 cặp bắp thịt tham dự vào việc cười, trong khi đó thì có tới 72 bắp thịt cần được vận dụng để nhăn nhó, khó chịu. Y lý và võ thuật Đông phương cho là có cả trăm huyệt cười trên cơ thể, với ba huyệt chính: một nằm ở gan bàn chân, huyệt đại tiếu ở nách và huyệt kinh môn ở lưng.

Tùy theo các bắp thịt co mà ta có những nụ cười khác nhau:

nụ cười nửa miệng, cười miếng chi, chúm chím;

cười duyên, cười tình, cười con mắt có đuôi;

cười rúc rích với nhau như mấy bé gái nói vụng với nhau về mấy cậu trai cùng trường;

cười khì, cười hề hề thành thật vì vui không hậu ý, vô thưởng vô phạt;

cười khoái trá, cười giòn tạo không khí vui vẻ, sung sướng;

cười hóm hỉnh ranh mãnh nhìn vào mắt kẻ đối thoại như muốn tỏ rằng mình đã biết cái bí ẩn, bề trái của họ;

cười xòa, cười huề bỏ qua mọi căng thẳng cho xuôi công việc;

cười ngoại giao, cầu tài nịnh, cười lỏn lẻn, dã lã để được việc cho mình;

cười mát chế riễu, cười khẩy coi thường, cười nhạt không bằng lòng, cười quỷ quyệt ngọt ngào nhưng đầy âm mưu xấu;

cười tới chẩy nước mắt, vãi đái và đau cả bụng;

Lịch sử kim cổ đã có nhiều nụ cười đáng nhắc nhở như tiếng cười ô trọc, ngạo mạn của Võ Tắc Thiên; cười khêu gợi của Dương Quý Phi; nụ cười thầm kín, huyền bí khi ẩn khi hiện trên bức tranh của thiếu phụ Joconde; nụ cười hứa hẹn của Điêu Thuyền khi chuốc rượu Lã Bố; cười vô tư, tự do của bầy trẻ vừa tan lớp học; cười đáng giá ngàn vàng của Bao Tự; cái cười khoái trá, liên tục đến chết của Trình Giảo Kim trước tình đời đen bạc tráo trở; cười hà hà, khanh khách, the thé rồi ằng ặc của Bành Trưởng Lão khi bị Hoàng Dung thôi miên; cười thỏa mãn của Ngưu Cao khi nhẩy xuống sông bắt sống được tướng địch Ngột Duật.. Hoặc

“ Miệng cười bừng nở hàm răng lựu;

Sáng cả trời xanh mấy dặm trường”, qua thơ Huy Cận.

Và công dụng của Cười ra sao?

Kinh nghiệm dân gian Việt Nam vẫn nói “Cười bằng mười thang thuốc bổ »

Cách ngôn Ái Nhĩ Lan có câu » Một nụ cười thoải mái, một giấc ngủ ngon là các liều thuốc hữu hiệu nhất của các thầy thuốc.»

Voltaire đã có ý kiến « Nghệ thuật của y học là giữ cho người bệnh được thoải mái để cho thiên nhiên làm hết bệnh » Thiên nhiên đây phải chăng là nụ cười

Đã có nhiều quan sát, nghiên cứu thực nghiệm về công dụng của nụ cười với sức khỏe.

1- Ích lợi thể xác

a-Với bệnh Tim

Theo bác sĩ thần kinh tâm trí William Fry, chuyên viên về hài hước và sức khỏe, thì đã có những chứng minh khoa học là sự cười đùa thích thú kích thích đa số các hệ thống sinh lý trong cơ thể. Một cơn cười rung bụng làm tim đập mau hơn, máu lưu thông dễ dàng hơn, các bắp thịt vận động co duỗi tốt hơn. Nó giống như một sự vận động và sau trận cười ta cảm thấy thư giãn thoải mái. Những nụ cười  như vậy ngăn cơn suy tim bằng cách làm tâm thần thoải mái, nhẹ nhàng, tan biến buồn rầu, tức giận, giảm ứ đọng máu lưu thông tránh tai biến não, làm giảm khó chịu vì nan bệnh ung thư..

Trên Tạp san Y Học Hoa Kỳ JAMA ngày 12-7- 1984, bác sĩ Donald Black cho hay cơn cười vui tái tạo sự thăng bằng, kích thích máu lưu thông và tạo ra cảm giác thoải mái.

Tại Đại Hội lần thứ 73 của hiệp Hội Tim Hoa Kỳ tại thành phố New Orleans, Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 11 năm 2000, bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch Michael Miller trình bầy là người bị bệnh tim cười 40% ít hơn so với người cùng lứa tuổi không có bệnh tim. Họ thường ít nhận ra hoàn cảnh đáng cười hoặc là lợi dụng hoàn cảnh đó để thoát ra khỏi một khó chịu. Ngoài việc cười ít hơn , họ còn dễ giận hờn dù hoàn cảnh có tích cực, đáng vui. Theo bác sĩ Miller, cho tới bây giờ, để giảm nguy cơ lên cơn suy tim, ta thường giảm chất béo, vận động cơ thể, không hút thuốc lá. Nhưng trong tương lai, có lẽ lời khuyên để có một trái tim lành mạnh, sẽ gồm có vận động cơ thể, ăn uống đúng cách, giảm chất béo, không hút thuốc lá kèm theo một hoạt động hữu ích khác là cười đùa vui vẻ nhiều lần trong ngày.

Người ta chưa biết tại sao cười ngừa được bệnh tim nhưng chắc chắn là sự căng thẳng tâm thần có liên hệ tới tổn thương viêm thành mạch máu rồi chất béo đóng trên động mạch vành, đưa tới lên cơn đau tim. Nên nhớ một trong những nguy cơ của cơn suy tim là căng thẳng, lo âu.. Khi tươi cười thì ta cảm thấy tự tin, tích cực và kiểm soát được sự hoảng sợ và sẽ phục hồi mau hơn

b- Với Huyết áp

Nụ cười làm hạ huyết áp. Khi mới cười thì huyết áp hơi nhích lên một chút. Nhưng sau một tràng cười, cơ thể đã thoải mái rồi thì huyết áp giảm xuống

c-Tăng sức đề kháng

Cười tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Theo Hội Tiếu Trị Liệu American Association for Therapeutic Humor, cười tăng sản xuất T cell chống lại vi khuẩn, tăng sức đề kháng, tăng hóa chất tốt trong cơ thể.

d-Cười với viêm xương khớp

Nhà báo Norman Cousins bị bệnh viêm cứng khớp đốt xương sống. Ông ta thấy mỗi ngày khi cười rung bụng mươi phút thì giảm đau và ngủ thoải mái được hai giờ mà không cần dùng thuốc men gì. Theo Cousins, sự cười có tác dụng tốt vào tâm trí ông ta do đó giảm khó khăn bệnh hoạn. Cười làm thư giãn bắp thịt bằng cách tăng hóa chất catecholamine, hóa chất này lại kích thích tiết ra một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể là endorphins.

đ-Cười giảm cơn đau

Nhiều bệnh viện đã áp dụng trị liệu bằng Cười như một thứ thuốc làm giảm đau đớn, lo âu ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hiện nay có trên 1300 Câu Lạc Bộ Cười Laughter Club trên thế giới do bác sĩ Kataria bên Ấn Ðộ khởi xướng thành lập. Ta nhớ rằng có nhiều cơn đau cũng do cảm xúc mà ra và nếu ta ngâm mình trong sầu bi, tự trách thì cơn đau tăng, mà qua sự vui cười hớn hở thì đau cũng giảm lần.

e-Cười với hô hấp

Cười làm hô hấp tốt hơn và giảm thán khí trong máu; tăng cường hệ miễn dịch, có nhiều huyết cầu tố chống lại nhiễm hô hấp; cung cấp nhiều dưỡng khí cho não bộ, khiến ta suy nghĩ tốt hơn; giảm huyết áp, giảm u sầu; làm bắp thịt mạnh hơn. Có người đã nói rằng nếu ta thực hiện từ 100 tới 200 cơn cười mỗi ngày thì sẽ mang lại ích lợi cho cơ thể tương đương với mươi phút chạy bộ.

g-Cười với trí não

Những nụ cười giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, do đó não cũng được nuôi dưỡng đầy đủ. Các chức năng của não hoạt động hữu hiệu hơn, con người tinh anh sáng suốt hơn.

h-Cười với vận động cơ bắp

Trong khi ta cười thì các bắp thịt ở hoành cách mô, lồng ngực, trên mặt, trong ruột… đều chuyển động và trở nên mạnh mẽ, dẻo dai hơn, tiêu hóa thực phẩm hữu hiệu, dưỡng khí vào phổi nhiều…Cười cũng giup tiêu hao một số năng lượng dư thừa nằm trong các tế bào mỡ ở bụng, ở mông, tương tư như một lúc đi bộ.

2-Ích lợi Tinh thần

Victor Hugo có nói : « Tiếng cười là ánh nắng mặt trời làm tan biến mùa đông trên gương mặt lạnh như tiền ».

Còn Arnold Glasgow thì  cho tiếng cười là viên thuốc an thần không có tác dụng phụ ».

Các nghiên cứu cho hay, nụ cười làm giảm căng thẳng, làm tinh thần phấn khởi, làm thư giãn tâm hồn và giúp ta cảm thấy thoải mái.

Óc hài hước thay đổi thái độ con người. Họ trở nên nhãn nhặn, hiền hòa, dễ thương hơn. Không có óc hài hước, con người như ù lì, trì trệ, cau có

Theo Joe Goodman, Giám Đốc Chương Trình Hài Hước Humor Project, thì một số kích thích tố tiết ra do căng thẳng đều bị cơn cười vui làm tan biến. Trong đời sống hàng ngày, ta không thể tránh được những phút căng thẳng, nhưng một cơn cười phá đều làm nó hết đi. Ta có thể tự hài hước mà không mất tiền mua, không cần gia nhập câu lạc bộ sức khỏe hoặc đi khám bác sĩ.. Ông ta đề nghị chúng ta lập một thư viện với nhiều phim, sách hài hước khác nhau. Khi thấy dấu hiệu buồn phiền thì vào coi một đoạn phim, đọc một đoạn văn vui, để rồi cười phá lên.

Freud coi cười là môn thuốc tẩy xổ ưu phiền.

Darwin coi cười là đối nghịch với khóc mà khóc là dấu hiệu của phiền não, đau đớn.

Từ lâu, các nhà y học đã nhận thấy rằng những bệnh nhân yêu đời, tự tin và hy vọng đáp ứng thuận tiện hơn với điều trị và mau lành hơn người lúc nào cũng u sầu, than thân, nản lòng.

Voltaire có ý kiến tương tự: “Có người cười như lên cơn động kinh; người ta cũng nói có kẻ chết vì cười; điều này tôi không tin lắm nhưng chắc chắn là có nhiều người chết vì sầu thảm”.

Tác giả Nguyễn Gia Thiều cũng đã viết:

“ Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa”.

3-Cười với tương quan xã hội

Nhà văn tiền phong Nguyễn Văn Vĩnh thì: “Việt nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì mà dở cũng hì; phải cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang”

Cười làm ta tự tin, yêu đời hơn, tăng giao hảo với mọi người. Nơi làm việc mà có sự hòa thuận, vui vẻ thì nhân viên làm việc với nhiều hiệu năng, giảm căng thẳng, tăng sản xuất và tăng tình cảm đẹp giữa người này với người khác.

Nụ cười có sức mạnh hàn gắn mọi xích mích, bất hòa, đổ vỡ vì nụ cười mang con người xích lại với nhau, tạo ra quan hệ tốt. Có người đã nói « Nụ cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người ».

Cười cũng cho ta một khoảng cách để lùi lại, một thời gian để suy nghĩ và đối phó với khó khăn rồi tiếp tục tiến tới.

Làm sao để có nụ cười

Cười là một xúc động lành mạnh dễ lan truyền, chứ không nguy hiểm như lây lan cúm gia cầm, cúm người. Đây là một hoạt động giải trí tự nhiên, không tốn tiền, không có tác dụng xấu, thích hợp cho mọi người, mọi tuổi. Chỉ một nụ cười nhỏ nhưng niềm vui có thể lan truyền khắp trái đất.

Cho nên khi thấy một nụ cười, hãy tiếp nhận, đừng để nó lạc lõng và hãy tạo ra một dịch cười, khiến mọi người cùng nhiễm cái vui. Cũng may là rất ít người miễn nhiễm, dị ứng với cười, dù là đến từ ai.

Ðể có óc hài hước, có nụ cười :

Mỗi ngày hày tìm kiếm cơ hội để cười

–       Tăng tiếp xúc với nguồn hài hước

–       -Mỗi ngày dành mươi mười lăm phút để cười

–       -Khi nghe một câu chuyện cười thích thú thì ghi lại

–       -Cười VỚI mọi người chứ không cười VỀ người ta. Người với người khác làm tan băng giá mà cười (diễu) về người khác là tạo ra băng đá.

–       Tránh nói chuyện buồn

–       Cười khi thấy thích hợp

–       Học cười ở trẻ em : tới tuổi mẫu giáo, các em cười 300 lần mỗi ngày, còn người lớn giòi lắm chỉ cười được 17 một ngày. Liêu có hà tiện quá không nhỉ ?!!

Kết luận

Nói về ích lợi của Cười đối với cơ thể thì nhiều vô tận.

Xin kết luận với câu nói của Steve Bhearman: “ Hài hước có sức mạnh chữa trị rất lớn đối với xúc động. Ta không thể vừa tức giận, sợ hãi, đau đớn khi ta đang ôm bụng cười phá lên”

Và của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu ta duy trì một tình cảm thân ái và đầy tình thương thì tự nhiên cửa lòng ta mở rộng. Qua cánh cửa đó, ta sẽ đối thoại dễ dàng với mọi người. Ta sẽ thấy rằng họ cũng như ta và từ đó ta sẽ sẵn sàng liên hệ với họ và tạo ra một tình bạn tốt, sẽ bớt đi sự e dè, không còn cảm giác sợ hãi, nghi ngờ, bất an”.

Người Nhật mỗi buổi sáng đều chào đón bình minh với lời cầu nguyện và vỗ tay, như để khơi động mở màn cho một ngày mới. Chỉ với vỗ tay là tiếng gọi thể xác bừng tỉnh, làm ta thấy vui vẻ, sung sướng.

Giá kề, ai cũng làm được như vậy, thì thế giới sẽ tràn ngập những nụ cười…

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Texas –Hoa Kỳ.

Sâm Và Tôi – Đặng Ngọc Thuận, MD.

Van Pham

Y KHOA & SỨC KHỎE: – Đặng Ngọc Thuận, MD.

***

Sâm Và Tôi

Tôi vốn được đào tạo trong khuôn khổ Tây Y do các ông Tây thực dân truyền cho một số ít ông thầy đàn em Annamites mang một thứ mentalité de colonisés kỳ dị. Thứ Tây Y đó mang tính cách của nền văn minh Pháp hồi cuối thế kỷ thứ XIX nên còn dùng thảo mộc khá nhiều, điển hình là ký ninh và ventouses hút máu độc ra tựa như cạo gió của mình.

Trường Dược Khoa có cả một khu vườn trồng toàn cây thuốc. Lại còn có một nữ DS kiêm nhà báo rất danh tiếng lấy bút hiệu là Hoàng Dược Thảo nữa. Khi được tái đào tạo tại Bắc Mỹ, tôi như ‘’đập đầu vào đá’’ vì không ngờ Y Học đã tiến bộ quá mức tôi tưởng. Lúc đầu đọc sách Y Học Mỹ chẳng hiểu mô tê chi cả. Thế nhưng chỉ 2 năm sau, tôi đã có giấy phép hành nghề Y ở Canada và cả ở Mỹ nữa vì tôi thi English test chỉ một lần là đậu trong khi nhiều bạn hữu thi 5 lần 7 lượt vẫn rớt nên đành bỏ cuộc.

Vậy mà một ông thầy của tôi ở VN sau một chuyến du hành qua Mỹ khoảng thập niên 60 đã tuyên bố với một giọng khinh rẻ và ngạo mạn : ‘’ Y Khoa của Mỹ chỉ biết làm chân giả và tay giả’’.

*********

Học lại xong, tôi hành nghề ở Montreal, không bao giờ lưu ý đến thuốc Nam hay thuốc Bắc nữa, cho đến khi… Tôi nghỉ hưu năm 74 tuổi đến đầu năm 2020 thì ngã bệnh suy thận thời kỳ chót (Kidney failure, final stage).

Cũng may tôi chịu lọc máu bằng máy thận nhân tạo và cái máy này đã cứu tử tôi trong tình trạng nửa sống nửa chết, mê man bất tỉnh. Sau mấy tháng chịu đựng để làm quen với cái máy mãnh liệt và dữ dằn đó, tôi dần dần hồi sức và chỉ cần lọc máu một tuần 2 lần mà thôi.

Tôi không ngờ chức năng 2 quả thận lại quan trọng cho đời sống con người như vậy. Ngoài 2 chức năng chính là đào thải nước thừa cùng chất phế thải trong máu và tiết ra một thứ hormone gọi là erythro-poiétine phối hợp với chất sắt vốn có trong máu do thực phẩm mang vào. Do sự phối hợp đó ta có sắc tố Hémoglobine mang dưỡng khí đi nuôi các tế bào khắp cơ thể con người …

Người suy thận thường bị yếu mệt vì bần huyết (thiếu Hémoglobine) và giữ quá nhiều lượng nước trong người dồn xuống chân cẳng và đôi khi tràn cả vào phổi rất nguy hiểm cho tính mạng.

Khi các bạn đi khám bệnh một BS chuyên khoa Thận Học, bạn sẽ thấy ông ta (hay bà ta) khám lâm sàng cho ta rất chú trọng đến việc nghe phổi và xem xét đôi bàn chân. Cho nên người suy thận hay hụt hơi khi cần làm một công việc chân tay nào thí dụ như xê dịch bàn ghế trong nhà, không mấy khác với người bị suy tim.

1/ Đến đây tôi mạn phép quý độc giả để bàn về 2 từ suy thận và yếu thận. Về suy thận thì chúng ta đã bàn luận khá dài trên đây rồi. Nhưng khi ta đau lưng mà đi khám một thầy lang thì tuyệt đại đa số bắt mạch qua loa xong sẽ phán ngay là bà bị yếu thận nên đau lưng hay ông cũng thế, thêm suy kém về tình dục !

Cách suy đoán sai lầm này nguyên nhân có lẽ vì Đông Y ít chú ý về cơ thể học (Anatomie) và cho là thận nằm quanh quẩn đâu đấy sau lưng. Biết đâu là đau lưng cần khám nghiệm trước hết bộ xương sống có tổn thương gì không. Còn về dục tính thì theo Tây Y gồm 2 yếu tố : Một là lòng ham muốn hay libido hoàn toàn do não bộ trung ương kiềm chế hay buông thả và hai là hành động làm tình do các hormones từ các cơ quan sinh dục tiết ra.

Biết như thế ta mới hiểu được nỗi thống khổ của các hoạn quan thời phong kiến !

Viết đến đây tôi mới có thể nói rõ và nói riêng về kinh nghiệm bản thân của tôi với món thuốc trân quý của thuốc Bắc là Củ Sâm nguyên thủy trồng từ Cao ly sau mới lan tràn sang Bắc Mỹ.

Sâm quý dựa trên nhiều tiêu chuẩn. Thí dụ Hồng Sâm tốt hơn Bạch Sâm, Sâm Cao Ly được đánh giá cao nhất, Sâm nguyên củ quý hơn Sâm đã cắt ra từng mảnh… Rẻ nhất và thường dùng nhất là sâm mua trên Internet : Mua nguyên hộp lớn gồm 6 hộp nhỏ giá tổng cộng 150 CAD được miễn cước phí chuyên chở. Tôi đã nhờ sâm mà chế ngự được 2 biến chứng khó chịu và khó hiểu của căn bệnh suy thận.

Từ ngày phần nào hồi phục được sức khỏe, miệng tôi hay bị tràn đầy chất nhầy (mucus) không biết ở đâu phát ra. Đôi khi tôi phải khạc nhổ giống mấy ông chệt già song thật ra tôi thường phải có trong tầm tay nguyên một hộp Kleenex. Một buổi sáng hè vừa qua, tôi đang ngồi trước cửa nhà tắm nắng dưỡng bệnh thì vừa đúng một ông bạn mà tôi rất quý nể đến thăm, tay lễ mễ mang một cái giỏ đủ thứ quà song theo Anh quý nhất là một hộp sâm để ‘’anh dùng thử cho mau lại sức’’.

Vợ chồng tôi đánh giá cao lòng ưu ái của Anh nhưng thật ra chẳng biết làm gì với cái hộp sâm trân quý của Anh. Bỗng nhà tôi có một cao kiến : ‘’Hay anh hãy thử ngậm một mảnh sâm cho cái vụ miệng đầy đờm dãi của anh xem sao ?’’ Tôi nghe lời cho bà ấy vui lòng song chẳng mấy tin tưởng. Thế nhưng ‘’O miracle !’’ chỉ trong vòng 1-2 phút miệng tôi khô queo rất dễ chịu, con người như sạch sẽ hẳn ra.

Sâm này được trồng và đóng hộp ở Canada, không lẽ có pha trộn chất hoá học như hàng dởm bên Tàu Cộng. Kể từ ngày đó vấn đề mucus đầy miệng coi như giải quyết xong và tôi lên Internet còm măng ngay một hộp lớn 150 CAD. Tôi cũng thỉnh ý BS Lê Hiệp, nephrologist ở Loma Linda, CA, USA về chuyện này. Anh Hiệp cũng không hiểu hiện tượng mucus này song cảnh báo là sâm làm tăng áp huyết rất nhanh nên người ta hay cho các bệnh nhân hấp hối ngậm sâm để hồi sinh.

2/ Đâu có ngờ lời cảnh báo đó lại giúp tôi giải quyết một biến chứng khác rất phiền phức và khó chịu của căn bệnh suy thận. Ấy là ăn sáng với một cái croissant và 1 ly cà phê xong là tôi thường hay bị sụt áp huyết bất thần và rất mau, nhiều khi xuống dưới 100 systolic làm tôi mệt lả như muốn xỉu và tôi phải nằm xuống ngủ một hơi cho tới giờ ăn trưa mới hồi tỉnh.

Nhà tôi (lại nhà tôi chứ chẳng phải một ông hay bà néphrologue nào) nảy ra một ý kiến rất là độc đáo đồng thời lại rất bảo thủ : ‘’Vậy ta hãy lấy độc trị độc. Sáng sớm ngủ dậy anh uống ngay một ly sâm để áp huyết không thể tụt xuống được nữa. Sâm khó uống vì cái vị ngang ngang của nó. Để em lấy những mảnh sâm thay trà pha cho anh từ tối hôm trước, một ly syrup sâm nóng hòa với honey cho tan hết rồi mới cất vô tủ lạnh để sáng mai anh uống’’ .

‘’Có bệnh thì vái tứ phương’’. Chẳng biết phương này có hiệu nghiệm hay không song nhà tôi biết tôi hảo ngọt nên đã bỏ thật nhiều mật ong vô ly trà sâm nên tôi uống thấy tuyệt ngon, hơn hẳn McCoffee. Mấy ngày đầu, áp huyết của tôi vẫn còn chiều hướng muốn tụt mạnh nhưng sau thì hết hẳn. Thế là cứ tưởng ‘’nhất cử lưỡng tiện, một công đôi ba việc’’, ngon miệng lại hết bệnh, mỗi ngày tôi làm tì tì 3-4 ly trà sâm pha mật ong. Thế nhưng ‘’tout excès est mauvais’’, áp huyết của tôi ngày một tăng mặc dầu tôi vẫn uống đều thuốc hạ huyết.

Khi đi lọc máu, trên màn ảnh của máy thận nhân tạo, tôi thấy áp huyết cứ tăng dần một cách quá độ, nhiều khi đến 220/110. Đứt mạch máu não như chơi. Tôi đâm hoảng nên đành bỏ thói hảo ngọt uống trà sâm pha mật ong thả giàn. Quả thật áp huyết xuống từ từ trở lại bình thường cho một người tuổi tôi nghĩa là khoảng 140/85. Tuy nhiên tôi phải làm monitoring rất kỹ, cứ 2 giờ phải đo lại áp huyết một lần và dĩ nhiên phải uống thuốc cho thật đều đặn. Chẳng may áp huyết đột xuất tụt mạnh xuống tôi cảm thấy mệt muốn xỉu thì phải nằm ngửa xuống sàn nhà ngay và ngưng mọi thứ thuốc, cấp tốc gọi 9-1-1 . (Chớ bao giờ ngất xỉu mà người nhà cứ để bệnh nhân ngồi yên trên ghế)

Trái lại áp huyết bỗng tăng lên quá 170 systolic, thì tôi phải dùng một liều thuốc hạ huyết cực mạnh để áp huyết trở lại bình thường. Bằng không, ‘’tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa’’ công lao lọc máu gần 2 năm trời bỗng chốc đổ hết ra sông ra biển vì không kiểm soát được áp huyết cao thấp bất thường.

Bệnh áp huyết cao là một ‘’kẻ sát thủ thầm lặng’’, thậm chí thâm độc nữa. Là nguyên nhân thứ 2 của suy thận, (ngay sau tiểu đường), nó không giết ta được bằng suy thận, song vẫn còn khả năng hại ta bằng đột quỵ hay heart attack.

Nếu thoát chết vì 2 biến chứng này thì tôi cũng trở thành một gánh quá nặng cho nhà tôi. Nghĩ chuyện phải vô nhà già làm tôi khiếp sợ và lo lắng vô cùng. Cô Vít đang bị đuổi cổ đi khỏi Bắc Mỹ song chủ nó còn ác tâm đang cố tạo ra một Cô Véo, Cô Veo nào đây để tiêu diệt loài người, dành những miếng đất ngon ngọt nhất trên trái đất cho Hán Tộc.

3/ ‘’Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật’’. Viết bài này, mục đích của tôi chẳng phải chống Đông Y cổ xưa, Tây Y lỗi thời, thuốc Bắc hay thuốc Nam mà chỉ muốn lấy kinh nghiệm bản thân để khuyến cáo quý bạn luôn luôn cảnh giác khi dùng thuốc, bất cứ loại thuốc nào, kẻo ‘’gậy ông lại đập lưng ông’’!

SINH – LÃO – BỆNH – TỬ là Quy Luật Của Đời Người.

Van Pham

SINH – LÃO – BỆNH – TỬ là Quy Luật Của Đời Người.

Bệnh là một hiện tượng hiển nhiên trong cuộc đời. Có mang thân người là có bệnh. Mỗi chúng ta có thể trải qua một hay nhiều lần bệnh, không lúc này thì khi khác, không nặng thì nhẹ.

Nếu người nào, đến giây phút này vẫn chưa một lần bệnh thì đó là một hạnh phúc lớn. Nhưng ít ra, người đó cũng chứng kiến người thân của mình bị bệnh và biết chắc rằng, đến một lúc nào đó, mình có thể bị bệnh.

Do đó, bệnh là một hiện tượng rất gần gũi với con người mà chúng ta ít nhiều đều có kinh nghiệm, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói đến bệnh, ai cũng có thể nghĩ đến sự đau đớn, khổ sở, khó chịu, buồn bã, âu lo, sợ hãi và vô số những tâm lý tiêu cực khác. Hễ bệnh là đau.

Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào, dù đau (về thân), chúng ta đừng có khổ (về tâm). Bạn có thể thắc mắc đến ngạc nhiên rằng bệnh làm sao mà không buồn không khổ?

Tôi đã từng thắc mắc như vậy sau vài lần bệnh, nhưng sau đó, thay vào các thắc mắc là các bài học tự nghiệm ra được. Ở đây, tôi xin chia sẻ với các bạn một vài phương diện tích cực khi đang bệnh hoặc phải sống chung với bệnh.

  1. Bệnh là cơ hội để nhận biết tín hiệu cơ thể. Khi chúng ta bị một chứng bệnh nào đó, chúng ta đừng vội buồn phiền, suy sụp tinh thần, thấy sao mình bất hạnh so với nhiều người khác. Bệnh là một điều tất yếu một khi chúng ta mang thân làm người, nên việc nó đến với người này, chưa đến với người khác, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Không có gì bất công đâu.

Hãy coi bệnh là cơ hội để mình nhận được tín hiệu của cơ thể báo cho mình biết có gì đó không ổn trong cơ thể của mình. Ví dụ, khi nghe tức ngực, bạn biết rằng điều này nhắc bạn cần đến bác sĩ để khám, và như thế, rất có thể bạn sẽ biết và tránh được hoặc trì hoãn chứng bệnh mạch vành của tim trước khi mọi việc trở nên quá trễ. Hầu hết các chứng bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có những triệu chứng đi kèm.

Nếu chúng ta biết cách lắng nghe cơ thể để kịp thời nhận được tín hiệu thay đổi và có phương pháp xử lý phù hợp, chúng ta đã phần nào biết giữ gìn sức khỏe tốt và đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, cho người thân và cho xã hội. Một số bệnh hiểm nghèo, như ung thư, vẫn có khả năng chữa trị nếu được phát hiện ở thời kỳ đầu.

Các bệnh khác cũng vậy. Do đó, sẽ không có gì đáng buồn khi chúng ta ‘nghe’ cơ thể không ổn. Thay vào đó, chúng ta nên vui, nếu không vui nổi thì cũng bình tâm, vì ít ra, mình nhận được tín hiệu mà cơ thể gửi cho mình. Hơn nữa, qua một lần nhận tín hiệu như thế, chúng ta phát triển khả năng lắng nghe cơ thể thường xuyên hơn. Nhờ đó, chúng ta biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp hơn với cơ địa của mình.

  1. Bệnh là dấu hiệu cho bạn biết rằng bạn cần điều chỉnh cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn. Thông thường, khi biết mình bệnh, chúng ta thường để tâm lý tiêu cực phát sinh. Bản năng sinh tồn thôi thúc con người muốn sống, nên không bằng lòng khi bệnh đến với mình, thế là tinh thần suy sụp, sợ hãi nảy sinh. Người nào có tâm lý như thế có nghĩa là đang góp phần đáng kể vào việc hủy hoại thân thể mình và làm cho bệnh càng trầm trọng mặc dù có sự can thiệp của các phương pháp trị liệu.

Rất nhiều chứng bệnh và cơn đau phát sinh do tâm lý căng thẳng. Các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày đều có liên quan đến tình trạng rối loạn tâm lý. Tâm lý không ổn định và mất thăng bằng là một trong những nguyên nhân rất dễ đưa đến rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây nên bệnh.

Do vậy, khi chúng ta bệnh, chúng ta cần nhận ra rằng đây là cách mà cơ thể báo cho mình biết rằng tâm trí cần nghỉ ngơi nhiều hơn và học cách chuyển hóa những căng thẳng hiệu quả hơn. Làm như vậy là giúp cơ thể nhanh lành bệnh và phòng bệnh về sau một cách hiệu quả.

  1. Khi bệnh, chúng ta thấy nhu cầu chăm sóc tâm thức và đời sống tinh thần trở nên cần thiết hơn. Lúc đang mạnh khỏe, chúng ta những tưởng mình là bất tử, nên việc chăm sóc đời sống nội tâm chưa phải là vấn đề cần thiết lắm. Khi bệnh, chúng ta mới cảm nhận được cảm giác chơi vơi, trống vắng và sợ hãi. Khi ấy, chúng ta mới nhận ra rằng cái mình thật sự thiếu là một tinh thần vững chãi, một nội tâm kiên định để có thể vững vàng trong những tình huống như vậy. Từ đó, chúng ta học được cách chăm sóc tâm mình.

Thật ra, nhu cầu chăm sóc tâm thức cần được thực hiện thường xuyên chứ không đợi đến khi bệnh, vì nó cần thiết hơn cả việc chăm sóc thân thể. Thế nhưng, thông thường, chúng ta ít để ý đến nhu cầu này nên chưa nhận ra. Do vậy, nhiều người sau khi bị bệnh, thường quay về với đời sống tâm linh nhiều hơn. Đối với bản thân tôi cũng vậy, bệnh lần đầu tiên, buồn và nản lắm. Sau đó, thấy tinh thần mình bạc nhược. Như vậy là không được. Khi bệnh mình bất an thì những người thân thêm lo lắng chứ chẳng được gì. Rồi bệnh lần sau, tôi biết cách làm cho mình cảm thấy khá hơn và bây giờ, khi mang trong người căn bệnh mãn tính, tôi học được cách sống chung với bệnh và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình ‘chung sống’ này để cuộc sống dễ chịu hơn.

Một điều có tính quy luật tôi rút ra được là lúc nào tâm tôi bình an và ít dao động, tôi có cảm giác ít đau đớn hơn. Nghĩa là, thân bệnh thì thân ‘đau’, nhưng không vì thân đau mà tâm phải ‘khổ’. Thật ra, khi thân đau, cũng chỉ có một vài bộ phận ở một vài khu vực đau mà thôi. Sự thổi phồng nỗi đau ra toàn thân và lan đến cả tâm là một căn ‘bệnh’ khác nan giải hơn cả bệnh lâm sàng mình đang mắc phải. Khi nào chúng ta để cái khổ của tâm gắn với cái đau của thân, cái đau khổ ấy thống thiết và nhức nhối vô CÙNG.

  1. 4. Bệnh dạy cho chúng ta về vô thường. Già, bệnh, rồi đến cuối chặng đường của một kiếp người là chết. Tất cả những hiện tượng tự nhiên này diễn ra không ngừng trong con người và mọi loài mọi vật.

Các giai đoạn (ta tạm gọi như thế, chứ thật ra không có ranh giới nào) sinh ra, trưởng thành, già cỗi và hư hoại đan xen nhau trải dài trên một chiếc trục gọi là ‘cuộc sống’ mà một cực là sự sanh ra trên cuộc đời và cực kia là cái chết. Ở mức độ vi tế hơn, chúng ta cần hiểu rằng trong mỗi tích tắc, bao nhiêu tế bào trong cơ thể chết đi và bao nhiêu tế bào mới được sinh ra. Thế nhưng, để ‘thấy’ được sự thay đổi thì cần phải có những biến chuyển cụ thể, rõ ràng và lớn hơn. Một khi bệnh, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng mình đang ‘chuyển giai đoạn’.

Ý thức được vô thường giúp chúng ta ý thức hơn về cách sử dụng và quản lý thời gian của bản thân cũng như điều chỉnh các mối quan hệ với những người xung quanh để có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Chỉ có những người trải qua cơn bạo bệnh mới hiểu được trọn vẹn sức khỏe tốt là một thứ tài sản vô giá, để rồi sau đó, họ không phung phí tài sản ấy.

  1. 5. Bệnh làm cho chúng ta tăng trưởng tâm từ bi. Khi ta bệnh, ta thấu hiểu nỗi đau của người khác nhiều hơn, nhất là những người mắc bệnh giống mình hoặc bệnh nặng hơn mình. Người xưa nói ‘đồng bệnh tương lân’ quả không sai. Trong đau đớn, chúng ta cảm thấy mình không đơn độc chống chọi với căn bệnh này. Nghĩ đến những người cùng chịu nỗi đau giống mình hoặc hơn mình nữa, chúng ta có thể dễ dàng trải lòng thương yêu đến cả những người không quen.

Tâm đồng cảm, thấu cảm và chia sẻ với những người cùng bệnh rất lớn. Nếu chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng tâm lành này, tức là chúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ bi của mình. Nhờ đó, chúng ta sẽ có những động thái tích cực và thiết thực góp phần giúp người bệnh vơi nhẹ nỗi đau bằng kinh nghiệm bản thân. Thực tế, khi chứng kiến bệnh tật, thân nhân người bệnh cũng mở rộng tấm lòng và sự đồng cảm đối với những người bệnh. Các chương trình ‘Ước mơ của Thúy’, “Nụ cười của Ben’ là những ví dụ sinh động về sự chia sẻ đồng cảm của những người có người thân từng là bệnh nhân nhi ung thư đối với những em bé có cùng số phận.

  1. Bệnh giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm khiêm hạ và biết đủ. Khi bệnh, chúng ta mới sực nhớ ra rằng cuộc đời mình không phải là không có giới hạn. Giới hạn của con người là lẽ thường xưa nay, nhưng bình thường chúng ta không ý thức đầy đủ về những giới hạn của mình. Nếu thấy người khác bệnh, chúng ta cứ tưởng bệnh chỉ đến với người đó mà không đến với mình. Cho đến khi chính bản thân mình hay người thân bị bệnh như bao người khác, chúng ta mới kịp nhận ra, ai cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: đau, già, bệnh và chết.

Ý thức rằng mình không hơn gì người khác, ít nhất là trong quy luật tự nhiên này, giúp chúng ta bớt đi lòng kiêu hãnh và trở nên khiêm tốn hơn trong cuộc sống. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể bớt đi lòng tham cầu một cách đáng kể. Qua một lần bệnh, chúng ta có thể biết cách tổ chức cuộc sống mình hiệu quả hơn và tốt hơn.

  1. Bệnh giúp chúng ta có ý chí và nghị lực hơn. Ý chí và nghị lực là kỹ năng sống cần được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Thế thì tại sao mình bỏ qua cơ hội bệnh để rèn luyện kỹ năng này? Tôi bệnh nhiều lần và tôi nghiệm ra một điều, sau mỗi lẫn bệnh, tôi trở nên mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn và rồi các lần bệnh đến và đi cũng nhẹ nhàng hơn.

Thật ra, tôi làm được điều này cũng nhờ nghĩ đến cha tôi, một người trở về từ chiến trường chỉ còn một cánh tay và một chân không bao giờ gấp lại được vì một vết mổ, dù những năm tháng ở chiến trường, cha tôi chỉ biết cầm kim, dao mổ và ống chích chứ chưa bao giờ biết cầm súng. Với cánh tay đã mất, cha phải chịu đau đến ba lần cắt (lần đầu cắt bàn tay, lần thứ hai tháo khớp khủy tay vì nhiễm trùng, lần thứ ba lại cắt tiếp vì nhiễm trùng nữa). Thế mà cha tôi vẫn vui sống, luôn tích cực trong suy nghĩ và hành động, truyền nghị lực và sức sống còn lại cho những đứa con.

Thế nên mỗi lần đau bệnh, có khi nằm cả tháng trời, có khi đau răng nhức nhối khó chịu, lúc trật khớp chân mất cả tuần mới đi lại được và hiện tại là cơn đau dai dẳng đeo đẳng theo tôi từ mấy năm qua, tôi vẫn thấy không thấm vào đâu so với nỗi đau của cha mình. Nghĩ như thế, tôi vượt qua cơn đau dễ hơn mình tưởng. Cách nghĩ như vậy là liều thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất đối với bản thân mình.

Trên đây, tôi chia sẻ những ‘lợi ích’ khi mình bệnh. Nói như vậy không có nghĩa là tôi muốn bản thân mình hay các bạn, hoặc ai đó bị bệnh. Bệnh là một hiện tượng nằm ngoài ý muốn của con người. Những điều trên, đơn giản là vài phương pháp mà tôi dùng đến mỗi khi bệnh.

Đó là những phương pháp hỗ trợ các phương tiện trị liệu y khoa, làm cho bệnh mau lành và giúp người bịnh không hao tổn quá nhiều năng lượng để ‘chống chỏi’ với bệnh. Nếu thấy điều nào phù hợp với mình, các bạn cứ thử áp dụng, tôi tin là sẽ có hiệu quả.

Nguyên tắc chung để chịu đựng và sống chung với bệnh (đối với các bệnh mãn tính và những thương tật vĩnh viễn do tai nạn) là khi thân đau, đừng để tâm khổ vì cái đau của thân. Hãy xem bệnh là một ‘vị khách không mời’ và đối xử lịch sự với ‘nó’. Đừng xua đuổi vì một khi bị xua đuổi, nó sẽ kháng cự.

Việc chúng ta cần làm là tạo một môi trường thích hợp nhất để ‘nó’ tự ra đi. Hãy buông bỏ, nó sẽ tự ra đi không một lời từ biệt đó các bạn ạ.

Dự báo vài tuần tới, Mỹ sẽ có nhiều ca tử vong vì Omicron

Dự báo vài tuần tới, Mỹ sẽ có nhiều ca tử vong vì Omicron

January 19, 2022

WASHINGTON, DC (NV) – Omicron có thể không gây bệnh nặng như Delta, tuy nhiên số ca tử vong vì COVID-19 ở Mỹ đang leo thang do có nhiều người mắc bệnh, và các mô hình dự đoán rằng đến giữa Tháng Ba, sẽ có khoảng 50,000 đến 300,000 người Mỹ chết vì Omicron, theo hãng thông tấn AP.

Từ giữa Tháng Mười Một, trung bình số người tử vong vì COVID-19 hằng tuần ở Mỹ có chiều hướng tăng. Đến 17 Tháng Giêng con số chạm mốc gần 1,700 người. Các ca tử vong trong viện dưỡng lão bắt đầu tăng nhẹ trong hai tuần trở lại đây, tuy nhiên vẫn thấp hơn 10 lần so với năm ngoái vì đa số người dân đều đã chích ngừa. 

Xét nghiệm COVID-19 ở Miami, Flordia. (Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

Dù có các dấu hiệu cho thấy Omicron không gây bệnh nặng như Delta, số ca bệnh vẫn tăng chóng mặt ở nhiều tiểu bang, do nhiều người sức khỏe yếu dễ trở nặng. Nếu các dự báo là chính xác, thì tổng số ca tử vong vì COVID-19 ở Mỹ sẽ vượt mốc 1 triệu người vào đầu mùa Xuân.

Bác Sĩ Sanmi Areola, giám đốc cơ quan y tế của Johnson County, Kansas, cho biết các nhà xác nơi đây đang bắt đầu hết chỗ. Nơi này từ đầu năm có hơn 30 ca tử vong, đa số là người chưa chích ngừa.

Mặc dù Omicron không gây tử vong nhiều như Delta, tuy nhiên do số ca bệnh vẫn rất lớn, nên số tử vong cũng có thể rất cao.

Bà Katriona Shea, nhà nghiên cứu ở đại học Pennsylvania State University, cho rằng các đợt tử vong sẽ bùng phát vào cuối Tháng Giêng hoặc đầu Tháng Hai. Trong đầu Tháng Hai, số ca tử vong mỗi tuần có thể ngang bằng hoặc vượt hơn kỷ lục của Delta, thậm chí cao hơn cả kỷ lục tử vong ở Mỹ hồi năm ngoái.

Một phần trong số các ca này có thể là vì Delta, tuy nhiên các chuyên gia cho biết Omicron cũng gây chết người.

“Nguyên nhân là vì Omicron,” bà Shea nói về dự báo đợt tử vong sắp tới. Các mô hình cho thấy có khoảng 1.5 triệu người Mỹ nhập viện và 191,000 ca tử vong từ giữa Tháng Mười Hai đến giữa Tháng Ba. Nếu tính cả sự biến động trong mô hình, thì con số tử vong của đợt bùng dịch vì Omicron có thể dao động từ 58,000 đến 305,000.

Bên cạnh các mô hình dự báo đáng ngại này là những bằng chứng cho thấy Omicron ít nguy hiểm hơn các biến thể trước đó. Chẳng hạn nghiên cứu từ gần 70,000 bệnh nhân ở Southern California cho thấy Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta.

Ngoài ra cũng có một nghiên cứu khác từ Kaiser Permanente và đại học University of California cho thấy bệnh nhân Omicron có nguy cơ nhập viện thấp hơn 53%, nguy cơ vào ICU thấp hơn 74% và nguy cơ tử vong thấp hơn 91%.

Bác Sĩ Sara Y. Tartof, đồng tác giả của nghiên cứu trên, bày tỏ: “Thật khó để nói đây là tin tốt. Bởi vì đứng dưới góc độ người bệnh, đây là tin tốt, vì họ có ít có nguy cơ trở nặng. Tuy nhiên đứng dưới góc độ xã hội, đây vẫn là gánh nặng.”

Bác Sĩ Marc Lipsitch, giám đốc khoa học của CDC, cho rằng bệnh viện quá sức chứa cũng là nguyên nhân khiến ca tử vong tăng cao. “Ở những nơi nhiều bệnh nhân và ít nhân viên, phẩm chất y tế sẽ ảnh hưởng. Điều này khiến tỉ lệ tử vong cao hơn mà không có mô hình dự báo nào có thể bao quát,” ông chia sẻ. (V.Giang)

Giấc ngủ qua lời khuyên của Hoa Đà

Giấc ngủ qua lời khuyên của Hoa Đà

Hoa Đà – Wikipedia tiếng Việt

Hua Tuo – Wikipedia, the free encyclopedia

Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng.

Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý. Nhưng đa số chúng ta lại thiếu quan tâm đến chất lượng giấc ngủ vì cho đó là hoạt động sinh lý bình thường.

Danh y Hoa Đà trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 lời khuyên về giấc ngủ để giữ gìn sức khỏe.

Danh y Hoa Đà.

Ảnh: internet.

  1. Điều thứ nhất:

” Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng) “

Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong đời người. Nếu trước giờ Tý mỗi ngày không ngủ được, thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói: “Không chữa cho bạn”. Kỳ thực không phải là không chịu chữa trị, mà là. . . chữa không hết được.

Tại sao nói như thế?

Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.

Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt.

Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ. Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực.

Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài). Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa.

  1. Điều thứ hai:

” Khi ngủ không được suy nghĩ “

“Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ: “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”.

Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.

Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại. “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.

Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ.

Ảnh minh họa

Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.

  1. Điều thứ ba:

” Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần “

Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút. Những Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền.

Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.

Dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

Ảnh: internet

  1. Điều thứ tư:

” Nhất định phải dậy sớm “

Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng. Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.

Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.

Mỹ: Bệnh nhân được ghép tim heo lần đầu tiên trên thế giới (BBC)

 Mỹ: Bệnh nhân được ghép tim heo lần đầu tiên trên thế giới (BBC)

11 tháng 1 2022 

Bác sĩ Bartley P. Griffith và bệnh nhân David Bennett vào thời điểm đầu tháng 1/2022

Một người đàn ông ở Mỹ đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ loài heo biến đổi gen.

David Bennett, 57 tuổi đang hồi phục tốt ba ngày sau cuộc phẫu thuật ghép tim heo ở Baltimore, các bác sĩ cho biết.

Ca ghép tim được xem là hy vọng cuối cùng để cứu sống ông Bennett mặc dù chưa rõ là cơ hội sống lâu dài của ông là bao nhiêu.

“Chết hoặc là thực hiện ca ghép này,” ông Bennett giải thích một ngày trước ca phẫu thuật.

“Tôi biết là hy vọng mong manh nhưng đây là sự lựa chọn cuối cùng của tôi,” ông cho biết.

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế học thuật Đại học Maryland được giới chức y khoa Mỹ trao một quyền miễn trừ đặc biệt để tiến hành ca cấy ghép, dựa trên căn cứ là ông Bennett sẽ chết nếu không được phẫu thuật.

Theo đánh giá, bệnh nhân không thể được cấy ghép nội tạng người, một quyết định thường được bác sĩ đưa ra khi sức khỏe bệnh nhân rất kém.

Đối với đội ngũ y tế tham gia ca cấy ghép, điều này đã đánh dấu một cột mốc sau hàng năm nghiên cứu và có thể thay đổi cuộc sống của nhiều người trên khắp thế giới.

Bác sĩ phẫu thuật Bartley Griffith nói rằng ca cấy ghép sẽ mang thế giới “tiến gần hơn một bước để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu hụt nguồn nội tạng”, theo tuyên bố từ Trung tâm Y tế học thuật Đại học Maryland. Cuộc khủng hoảng có nghĩa là 17 người tại Mỹ chết mỗi ngày trong khi chờ được cấy ghép, và hơn 100.000 người còn nằm trong danh sách chờ.

Các nhà khoa học đã từ lâu cân nhắc khả năng sử dụng nội tạng động vật để cấy ghép cho người (xenotransplantation) nhằm đáp ứng nhu cầu, và việc sử dụng van tim heo hiện đã phổ biến.

Vào tháng 10/2021, các bác sĩ phẫu thuật tại New York cho biết đã ghép thành công một quả thận heo cho người. Vào thời điểm đó, đây là một ca cấy ghép thử nghiệm tiên tiến nhất.

Tuy nhiên vụ cấy ghép được tiến hành trên một bệnh nhân bị chết não không có hy vọng phục hồi.

Ca phẫu thuật được tiến hành ở Baltimore, Maryland và kéo dài trong 7 giờ

Ông Bennett đang hy vọng ca cấy ghép sẽ giúp ông tiếp tục được sống. Ông đã nằm trên giường bệnh trong 6 tuần trước ca phẫu thuật, gắn chặt với một chiếc máy giúp duy trì sự sống sau khi bị chẩn đoán mắc một bệnh tim chết người.

“Tôi mong chờ được phục hồi và bước ra khỏi giường bệnh”, ông nói vào tuần rồi.

Vào ngày 10/1, ông Bennett đã tự thở được trong khi vẫn được theo dõi chặt chẽ.

Thế nhưng chính xác điều gì sẽ diễn ra vẫn chưa rõ ràng. Quả tim sử dụng trong ca cấy ghép là từ heo biến đổi gen, nhằm loại bỏ một số gen có thể gây nên hiện tượng đào thải nội tạng từ cơ thể, theo hãng tin AFP.

Bác sĩ Griffith nói đội ngũ đang tiến hành thận trọng và theo dõi chặt chẽ tình hình của ông Bennett trong khi David Bennett Jr, con trai của bệnh nhân nói với Associated Press rằng gia đình “vẫn không chắc chắn được điều gì vào thời điểm này”.

“Chúng tôi chưa bao giờ tiến hành điều này trên người và tôi nghĩ chúng tôi đã trao cho bệnh nhân một sự lựa chọn tốt hơn là phương pháp điều trị hiện tại,” bác sĩ Griffith nói. Nhưng liệu [ông ấy sẽ sống] thêm được một ngày, tuần, tháng hay năm thì tôi chưa biết được.”

Đột phát khoa học ở Mỹ: Lần đầu tiên ghép thành công thận heo cho người

Viễn cảnh kết thúc đại dịch

Viễn cảnh kết thúc đại dịch

Bằng kinh nghiệm thực tế và lịch sử y khoa, các nhà khoa học nhận định “không đại dịch nào kéo dài mãi mãi”, ngay cả khi biến chủng Omicron đang lây lan mạnh ở nhiều nước.

Biến chủng Omicron dễ lây lan đang đẩy số ca nhiễm lên mức cao nhất kể từ đầu dịch, tạo cảnh hỗn loạn khi thế giới dần kiệt quệ sau hai năm. Song nhiều nhà khoa học nhận định các nước không trở về điểm xuất phát trong cuộc cuộc chiến chống dịch. Một viễn cảnh chắc chắn là nhân loại sẽ phải học cách tồn tại cùng virus.

Vaccine hiệu quả bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nghiêm trọng, dù không ngăn được các ca nhiễm nhẹ. Omicron dường như không gây tử vong nhiều như các biến chủng trước đó. Người từng nhiễm virus có miễn dịch chống lại các phiên bản nCoV trong quá khứ và cả sau này.

Biến chủng mới như lời cảnh báo về những gì sẽ xảy ra trong tương lai “trừ khi chúng ta thực sự quyết liệt ở giai đoạn cuối này”, tiến sĩ Albert Ko, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Yale, nhận định.

“Chắc chắn Covid-19 sẽ ở lại mãi mãi. Chúng ta không thể loại bỏ nó hoàn toàn, vì vậy cần xác định các mục tiêu của mình”, ông nói thêm.

Theo ông, tại một thời điểm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tuyên bố các nước hạn chế được số ca nhiễm nCoV, hoặc ít nhất kiểm soát lượng bệnh nhân nhập viện và tử vong. Lúc này, đại dịch kết thúc. Nhưng giới chuyên môn chưa rõ chính xác “ngưỡng an toàn” đó là bao nhiêu.

Ngay cả khi điều đó xảy ra, một số khu vực vẫn gặp khó khăn, đặc biệt là các quốc gia thu nhập thấp, thiếu vaccine hoặc thuốc điều trị. Người dân các nước này sẽ chật vật trong các làn sóng nhỏ lẻ khi những nơi khác thành công sống chung với Covid-19.

Stephen Kissler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, định nghĩa dịch bệnh ổn định là khi “các nước đã đạt đến thời điểm Covid-19 cũng giống dịch cúm”. “Song cuộc khủng hoảng Omicron cho thấy chúng ta vẫn chưa tới ngưỡng đó”, ông nói thêm.

Để so sánh, ông chỉ ra rằng Covid-19 đã giết chết hơn 800.000 người Mỹ trong hai năm. Số người tử vong vì dịch cúm là từ 12.000 đến 52.000 một năm. Ông nhận định lượng người mắc và tử vong vì Covid-19 về lâu dài sẽ là vấn đề xã hội, không phải khoa học.

“Chúng ta sẽ không quay lại năm 2019 nữa, chúng ta cần khiến cộng đồng nghĩ về khả năng chấp nhận rủi ro”, tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nói.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, tiên lượng virus sẽ được kiểm soát theo cách “không làm gián đoạn xã hội, không phá vỡ nền kinh tế”.

Người dân xếp hàng xét nghiệm Covid-19 tại Quảng trường Thời đại, tháng 12/2021. Ảnh: AP

Mỹ truyền đi thông điệp rằng nước này đang nỗ lực hết sức để tiến tới giai đoạn bình thường mới. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết họ có đủ công cụ, bao gồm vaccine tăng cường, thuốc điều trị và khẩu trang, để xử lý cả mối đe dọa lớn như Omicron mà không cần phong tỏa như trước đây. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vừa giảm thời gian cách ly cho những người mắc Covid-19 xuống còn 5 ngày.

Ấn Độ cung cấp bức tranh sơ bộ về “ngưỡng Covid-19 ổn định”. Số ca nhiễm mới ở mức dưới 10.000 trong vòng 6 tháng trở lại đây. Nhưng trước đó, nước này đã tải qua đợt bùng phát Delta thảm khốc với cái giá phải trả “quá đau thương”, theo tiến sĩ Jacob John, cựu trưởng khoa virus học tại Đại học Y Christian.

Omicron khiến số ca nhiễm Ấn Độ một lần nữa gia tăng. Tháng 1/2022, nước này sẽ triển khai tiêm tăng cường cho lao động tuyến đầu. Song ông John cho biết các bệnh theo mùa khác, chẳng hạn cúm và sởi sẽ bùng phát. Covid-19 cũng tiếp tục lưu hành sau khi làn sóng Omicron qua đi.

Omicron có nhiều đột biến nghiêm trọng, vượt qua lớp kháng thể của tiêm chủng và nhiễm bệnh tự nhiên. Tuy nhiên, tiến sĩ William Moss, Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho rằng “virus có vẻ đã phát triển tối đa” khi tiến hóa nhiều đến vậy. “Tôi không nghĩ biến chủng mới sẽ xuất hiện theo chu kỳ vô tận”, ông nói.

Các chuyên gia đều đồng tình với một kịch bản hậu đại dịch: Covid-19 chuyển thành cảm lạnh ở một số người, gây triệu chứng nghiêm trọng hơn ở những người khác, tùy thuộc vào thể chất, tình trạng vaccine và nhiễm bệnh trước đó. Các đột biến sẽ tiếp tục xuất hiện, cần điều chỉnh vaccine thường xuyên để phù hợp với phiên bản nCoV mới.

Nhưng hệ miễn dịch của con người sẽ nhận diện và chống lại mầm bệnh tốt hơn sau mỗi năm. Chuyên gia miễn dịch Ali Ellebedy tại Đại học Washington, St. Louis đặt niềm tin vào khả năng ghi nhớ virus, vi khuẩn “tuyệt vời” của hệ miễn dịch từ trước đến nay.

Ông chỉ ra rằng tế bào B là một trong những lớp phòng thủ hiệu quả. Tế bào B nằm trong tủy xương, sẵn sàng hoạt động và sản xuất thêm kháng thể khi cần thiết. Đồng thời, nó truyền tín hiệu đến tế bào T sát thủ, tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh của cơ thể.

Trong nghiên cứu mới, Ellebedy và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng vaccine Pfizer huấn luyện tế bào T, thúc đẩy sản xuất kháng thể đa dạng, mạnh hơn và hoạt động hiệu quả ngay khi virus quay trở lại.

Ellebedy nhận định khả năng miễn dịch cơ bản của cộng đồng đã được cải thiện đến mức ngay cả khi có ca nhiễm đột phá, số trường hợp nhập viện và tử vong sẽ giảm xuống, bất chấp biến chủng tiếp theo là gì.

“Dân số của chúng ta đã khác với tháng 12/2019. Mọi thứ đã thay đổi”, ông nói.

Ông so sánh dịch bệnh 2020 với đám cháy rừng. Giờ đây, với biến chủng Omicron, “rừng cây của chúng ta không hoàn toàn khô cằn. Nó đủ ẩm ướt để khiến đám cháy khó lan hơn”, ông nói.

Theo ông, trong tương lai, người nhiễm nCoV chỉ cần ở nhà khoảng hai đến ba ngày, sau đó “bạn tiếp tục cuộc sống. Hy vọng dịch bệnh sớm kết thúc”./-

Thục Linh (Theo AP)

From: TU-PHUNG

Hú Hồn Vì Fucoidan

Hú Hồn Vì Fucoidan – “Thần Dược Chữa Ung Thư”

– BS Wynn Tran

Cục Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Fucoidan vào loại thực phẩm chức năng (không phải là thuốc) nên Fucoidan không phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt nào cả.

Danny trên 40 tuổi làm chủ một công ty xe tải 18 bánh chở hàng xuyên bang. Vợ ở nhà chăm sóc 2 con nhỏ. Lúc gặp anh lần đầu, tôi nghĩ đời sống Danny đúng là hình mẫu lý tưởng của một gia đình Mỹ gốc Việt.
Danny gặp tôi vì bị dị ứng da và cao huyết áp. Ngoài ra, anh hút thuốc lá như ống khói nhà máy nhiệt điện, đến nỗi mùi thuốc lá vẫn còn trong phòng khám sau khi anh ra về.

2 tuần sau khi gặp tôi, Danny bị đột quỵ khi đang lái xe trong bãi đậu.
MRI não xác nhận vùng não trái bị nghẽn mạch. Anh bị liệt nửa người bên phải.
Chưa hết, chỉ số đường Ha1c lên đến 11%. Cuộc sống gia đình anh đảo lộn. Công ty tài sản chục triệu đô không người trông giữ. Em và chị gái của Danny từ Florida bay qua California để giữ cổ phần công ty.

Tranh cãi gia đình nổ ra vì Danny không có bất kỳ giấy tờ uỷ quyền tài sản nào. Vợ Danny, vốn bị gia đình chồng ghét, bị đẩy ra ngoài. Cô bị stress và có lúc muốn tự vẫn.

Được các BS cật lực cứu chữa, Danny dần dần hồi phục. Anh đã có thể cử động chân phải và từ từ đi được.
Những lần gặp anh sau đó, anh đã mạnh khỏe hơn và yêu đời trở lại. Anh hồi phục cũng giúp gia đình và công ty anh qua cơn khó khăn.
Công việc ổn định trở lại. Chị vợ cùng chồng quán xuyến công ty và hai chị em của Danny cùng nhau giúp đỡ hai vợ chồng thay vì cãi lộn như trước.
Đùng một cái, vợ Danny gọi tôi nói anh đang yếu hơn trước.

Vợ Danny và người phụ tá phải dìu anh vào phòng khám. Mặt anh tím tái, huyết áp tụt.
Danny được nhận viện gấp. Hồng huyết cầu (Hb) của anh chỉ còn 3,9 (người bình thường là 13-14, nếu dưới 7,0 đã phải truyền máu). BS cấp cứu gọi tôi la trời vì chưa thấy ai thấp Hb hồng huyết cầu đến vậy.

Hỏi ra mới biết là thấy anh bớt bệnh, chị vợ nghe lời bạn bè lấy thuốc Bắc cho anh uống. Sau khi uống xong, anh cứ đi cầu phân đen. Nghe mọi người nói uống thuốc bắc phân sẽ lỏng và đen nên chị vợ và hai chị cứ an tâm cho uống đến 6 tháng.

Nhưng vì Danny đang uống thuốc kháng đông máu sau khi bị đột quỵ nay bị dộng thêm thuốc bắc tương tác làm máu anh càng loãng, hậu quả anh bị xuất huyết đường ruột, máu Hb tuột luốt.
Anh được truyền máu và hồi phục lần hai. Lần này hai vợ chồng quyết tâm không bao giờ xài thuốc bắc. Chỉ số Hồng huyết cầu Hb của anh tăng lên từ từ và ổn định ở mức 10-11. Anh khỏe ra, và anh chị lại biến mất một thời gian.

Nào có ngờ hôm kia chị vợ gọi tôi nói là anh lại trở mệt nữa. Tôi lại giật mình vì hồng huyết cầu Hb lại tụt xuống 8,0.
Hỏi xem anh có uống gì khác không thì chị vợ mới nhớ là nghe quảng cáo uống Fucoidan phục hồi sinh lực nên cho chồng uống mấy tuần nay. Thấy anh ăn được, chỉ có điều đi cầu phân hơi đen nên chị vợ an tâm tiếp tục cho anh uống.

Tôi dặn chị vợ ngưng không cho anh uống Fucoidan nữa thì anh khỏe trở lại. Check Hb thì lên lại được gần 10.0.
Hú hồn vì Fucoidan. Xém chút nữa là Danny phải nhập viện và có thể bị tai biến vì rủi ro xuất huyết não.
Những năm gần đây Fucoidan được quảng cáo như một thần dược, chữa được ung thư. Các nghiên cứu về Fucoidan chỉ ra Fucoidan có những tác dụng nhất định như kháng viêm, chống đông máu, và có thể kháng ung thư.

Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này đều trong phòng lab trên tế bào cách biệt mà chưa hề có bất kỳ nghiên cứu nào trên người. (1)
Cục Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Fucoidan vào loại thực phẩm chức năng (không phải là thuốc) nên Fucoidan không phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt nào cả.
Chính vì kẽ hở này mà hàng trăm công ty sản xuất thực phẩm chức năng đã sản xuất tràn lan và quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật.

Điểm quan trọng nhất là BN không nên giấu BS những gì mình đưa vào cơ thể trong khi đang điều trị, bao gồm cả thực phẩm chức năng và những sản phẩm khác (thuốc bắc) vì thực phẩm chức năng (như Fucoidan) cũng có thể có những tác dụng phụ rất nguy hiểm như xuất huyết, có thể dẫn đến những tai hại khác, như trường hợp trên đây.

BS. Wynn Tran (Hoa Kỳ)

From: TRUONG LE

Triết lý vụn về Bệnh! 

Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi. Lúc đau bệnh, bạn sẽ đau, yếu, nhưng bạn không khổ vì mất đi cái “quý nhất”.

Xem nhẹ đồng tiền, khi mất nó bạn sẽ ít khổ. Nguyên lý đó cũng áp dụng cho tất cả, kể cả sức khoẻ…”

Triết lý vụn về Bệnh! 

Nguyễn Văn Hoàng 

Hôm nay kỷ niệm 2 năm ngày em trai tôi, Nguyễn văn Hoàng, đột ngột ra đi vĩnh viễn. Là một bác sĩ nhưng Hoàng có một cái nhìn độc đáo về vấn đề bệnh tật.

Xin gởi đến các bạn một bài viết của Hoàng để cùng nhau hồi tưởng lại cái thuở mà Hoàng còn “tung hoành” trên Facebook.

***

Không biết đã bao nhiêu lần đệ nghe bệnh nhân nói câu này:

– Sao hồi đó giờ tôi hỏng có bị như vầy?

Đúng vậy. Không ai ra đời là có đủ thứ bệnh. Phải nói là trong vài chục năm đầu rất ít bị bệnh. Thế rồi một hôm đau lưng xuất hiện, rồi đau đầu gối, rồi chóng mặt, rồi tiêu ra máu, rồi tiểu không ra, rồi đau ngực, rồi mắt không thấy đường, rồi liệt giường, liệt chiếu.

Cái câu hỏi “Sao hồi đó giờ tôi hỏng có bị như vầy?” tự nó đã hàm chứa câu trả lời: Bạn đã già. Hồi đó giờ bạn trẻ, khoẻ mạnh, bây giờ bạn bắt đầu già yếu rồi, nên bệnh đến với bạn.

Và bệnh nhân nói tiếp:

– Tui hỏng sợ gì hết, chỉ sợ bệnh thôi.

(Vậy mà hô hỏng sợ gì hết)

Bạn có biết đó là cái sợ vô cùng hữu lý, ai mà không sợ bệnh, nhưng cũng là cái sợ vô cùng vô ích bởi vì ai cũng sẽ bị bệnh. Không sợ bệnh cũng sẽ bệnh mà sợ bệnh cũng sẽ bệnh.

Cái sợ không thể nào làm bạn không bị bệnh và cái sợ đó làm bạn sống trong lo âu, phập phồng, mất hạnh phúc trước khi bạn bị bệnh.

Bạn hãy làm mọi cách để khoẻ mạnh lâu nhưng, nhưng cấm bạn sợ, cấm bạn lo, vì cái sợ đó hại bạn trước khi bạn bệnh. Những bệnh nhân này không có bệnh gì nặng hết nhưng cứ nhức đầu, nhức vai, nhức lưng, khó thở, chóng mặt, đau bao tử và đặc biệt là mệt, lúc nào cũng than mệt.

Trong program đệ dùng ở phòng mạch, có danh mục các chứng, bệnh, và trong đó có cái chứng gọi lại “fear of diseases”, chứng sợ bệnh, hay bệnh sợ bệnh. 

Tiểu đệ khuyên bệnh nhân:

“Phòng bệnh là điều cần thiết, nhưng chuẩn bị tinh thần, chấp nhận dễ dàng khi nó đến là điều cần thiết hơn, vì trước sau bạn cũng sẽ đi ngang cái ải bệnh này, trừ phi bạn may mắn chết bất đắc kỳ tử.

Khi bệnh tới, thí dụ như nhẹ nhẹ là bị đau lưng, khá khá hơn một chút là nhồi máu cơ tim hay ung thư, khá chút nữa là bán thân bất toại vĩnh viễn, thì bạn hãy bình thản nói “rồi, tới phiên mình”

Chúng ta như những người sắp hàng đến quầy trả tiền. Chóng hay chầy, chắc chắn sẽ đến phiên mình móc bóp.

Người ta thường nói cái quý nhất là sức khoẻ.

Có lẽ không nên quan niệm như vậy.

Cái gì mình quý nhất thì khi mất nó đi mình sẽ đau khổ nhất. Mà chắc chắn sức khoẻ thì ai cũng sẽ bị mất. Tiền có thể giữ cho đến chết chớ sức khoẻ thì không.

Quan niệm quý sức khoẻ nhất là quan niệm chuẩn bị cho bạn đau khổ khi sức khoẻ bị mất đi, khiến bạn lo lắng khi chưa bị bệnh.

Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi. Lúc đau bệnh, bạn sẽ đau, yếu, nhưng bạn không khổ vì mất đi cái “quý nhất”.

Xem nhẹ đồng tiền, khi mất nó bạn sẽ ít khổ. Nguyên lý đó cũng áp dụng cho tất cả, kể cả sức khoẻ.

Từ thời có con người đến nay, cả tỉ người đã bệnh. Bây giờ tới phiên mình. Có cái gì mà ầm ỉ.

Nguyễn Văn Hoàng

19/12/2018

 From: Helen Huong Nguyen