Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối không làm 8 việc hại sức khoẻ này

 Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối không làm 8 việc hại sức khoẻ này

  1. Không dùng quá sức khi đi đại tiện

Hạn chế dùng sức rặn khi đi đại tiện là một trong những điều cần lưu ý đối với người cao tuổi. Bởi hành động này sẽ khiến ổ bụng chịu áp lực lớn, huyết áp lên nhanh và làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

Bên cạnh đó, việc dùng sức rặn quá mạnh khi đi đại tiện còn tăng áp lực đối với tim và có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.

Những người cao tuổi mắc chứng táo bón nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, hình thành thói quen đại tiện đúng giờ hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.

Đại tiện cũng là một vấn đề sức khỏe cần lưu ý đối với người lớn tuổi. (Ảnh minh họa).

  1. Không nên vội rời giường khi vừa ngủ dậy

Khi vừa thức dậy, những người tuổi tác đã cao nên hạn chế việc xuống giường ngay lập tức để tránh nguy cơ xuất huyết não, thậm chí đứt mạch máu não.

Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc bệnh động mạch vành.

Các chuyên gia kiến nghị, người cao tuổi nên tuân thủ nguyên tắc “chậm thêm 3 lần, tránh hại một giây”.

Tức là sau khi ngủ dậy, họ nên nằm yên trên giường thêm ba phút, từ từ ngồi dậy trong 3 phút, sau đó tiếp tục ngồi ở mép giường, thả lỏng 2 chân trong 3 phút rồi mới rời giường.

  1. Không nên ăn quá nhanh

Đối với những người cao tuổi mắc huyết áp cao hoặc có tiền sử xuất huyết não, thói quen ăn quá nhanh được ví như “hung thần” sức khỏe của họ.

Nguyên nhân là bởi chức năng nhai nuốt và tiêu hóa của họ đã bị thoái hóa theo thời gian và tuổi tác. Do đó, ăn quá nhanh sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa của nhóm người này, thậm chí còn dễ bị nghẹn, gây tổn thương thực quản và tăng áp lực lên tim.

Ăn uống từ tốn sẽ giúp người cao tuổi tránh được nhiều nguy hiểm đối với cơ thể. (Ảnh minh họa).

  1. Không nên đứng co một chân để mặc quần

Khả năng giữ thăng bằng ở người cao tuổi rất kém, nên việc đứng co một chân để mặc quần dễ khiến họ bị ngã và có nguy cơ gãy xương.

Vì vậy, cách mặc quần an toàn nhất đối với họ là ngồi lên giường hoặc dựa vào một vị trí cố định chắc chắn.

Ngoài ra, khi rời giường hoặc đi vệ sinh, đi tắm cũng là thời điểm dễ ngã. Những người tuổi tác đã cao nên chú ý vịn tay vào chỗ chắc chắn rồi mới từ từ hoạt động.

  1. Không nên nói nhanh, nói nhiều

Các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo, những người cao tuổi mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa nên hạn chế nói quá nhanh, quá nhiều.

Trên thực tế, khi tuổi tác đã cao, càng nói to bao nhiêu sẽ càng gây hại cho sức khỏe của họ rất nhiều. Nói nhiều, nói nhanh, nói to đều khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh một cách đột ngột.

Trong trường hợp tranh cãi với người khác, huyết áp của họ lại càng dễ tăng cao. Vì vậy, người cao tuổi nên duy trì thói quen nói chuyện nhỏ nhẹ, từ từ, giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp và hạn chế tranh cãi cùng người khác.

Rèn luyện và duy trì thói quen nói chuyện từ tốn, thong thả cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe đối với người cao tuổi. (Ảnh minh họa).

  1. Không bước lên cầu thang quá nhanh

Tuổi tác càng cao, các bắp thịt, xương cốt và hệ thống thần kinh càng lão hóa. Nếu trong lúc bước lên cầu thang, hệ thống thần kinh phụ trách điều khiển bỗng nhiên bị “chậm” lại và không theo kịp hành động cơ thể thì nguy cơ bị ngã là rất cao.

Vì thế, khi bước lên cầu thang, người cao tuổi nên chú ý vịn tay vào tường hoặc lan can, bước chắc chắn, từ từ, chậm rãi để đảm bảo an toàn.

  1. Hạn chế khom lưng

Trên thực tế, khom lưng là hành động không thích hợp với hầu hết người cao tuổi, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh về hệ thống thần kinh.

Sự thoái hóa về xương cốt và hệ thống thần kinh khiến người già có khả năng thăng bằng kém, khớp xương cứng và bắp thịt không đủ khả năng bảo vệ xương cốt.

Bởi vậy, việc khom lưng quá thấp dễ dẫn đến nguy cơ trật khớp và làm tổn thương tới các khớp xương.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người cao tuổi nên tránh việc đột ngột khom lưng quá nhanh để hạn chế nguy cơ xuất huyết não. Trong trường hợp phải cúi người nhặt đồ, họ nên cúi xuống một cách từ từ, vịn tay vào vật cố định hoặc ngồi xuống nhặt đồ với tư thế thẳng lưng.

Theo thời gian, xương cốt của chúng ta sẽ bị thoái hóa. Vì vậy, khom lưng hay cúi người đột ngột là hành động nên hạn chế khi tuổi tác đã cao. (Ảnh minh họa).

  1. Tránh quay đầu đột ngột

Khi quay đầu quá nhanh, các mạch máu dẫn lên não của người cao tuổi sẽ bị chèn ép đột ngột, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, thậm chí kéo theo các biến chứng nguy hiểm như ngất, hôn mê, tai biến, đột tử.

Vì vậy, cách tốt nhất là người cao tuổi nên quay cả người lại phía sau, hoặc quay đầu một cách từ từ.

From: TU PHUNG

Một số bệnh nhân ung thư có thể không cần điều trị quá nhiều

Một số bệnh nhân ung thư có thể không cần điều trị quá nhiều

June 8, 2022

CHICAGO, Illinois (NV) – Sau khi giải phẫu, một số bệnh nhân ung thư có thể không cần được xạ trị hoặc hóa trị, theo AP trích dẫn tin từ hai nghiên cứu về việc giảm nhẹ điều trị ung thư.

Nghiên cứu đầu tiên sử dụng xét nghiệm máu để xác định những bệnh nhân ung thư ruột kết có thể bỏ qua quá trình hóa trị sau giải phẫu. Nghiên cứu này được sự  tài trợ của chính phủ Úc, Mỹ và các nhóm phi lợi nhuận, được tạp chí y khoa New England Journal loan tải hôm Thứ Bảy, 4 Tháng Sáu.

Một bệnh nhân được hóa trị. (Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)

Trong khi đó nghiên cứu thứ hai cho thấy một số bệnh nhân ung thư vú nguy cơ thấp có thể bỏ qua bước xạ trị sau khi cắt bỏ khối u. Nghiên cứu này được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp Hội Ung Thư Lâm Sàng Mỹ diễn ra vào Thứ Ba, 7 Tháng Sáu, tại Chicago.

Bác Sĩ Stacey Cohen của Trung Tâm Ung Thư Fred Hutchinson ở Seattle, người tham gia xem xét nghiên cứu thứ nhất, cho biết những phát hiện từ hai nghiên cứu này sẽ giúp bác sĩ “tập trung vào những bệnh nhân thực sự cần xạ trị, hóa trị, từ đó tránh được những tác dụng phụ ở những nhóm bệnh nhân còn lại.”

Nghiên cứu ung thư ruột kết

Nhiều bệnh nhân ung thư ruột kết vẫn phải hóa trị sau giải phẫu. Thuốc dùng trong quá trình này có thể đi kèm những tác dụng phụ như muốn ói, thiếu máu, các vấn đề về trí nhớ. Tuy nhiên việc xác định chính xác bệnh nhân nào không cần điều trị thêm không phải là việc dễ.

Vậy nên các nhà nghiên cứu muốn xem thử xét nghiệm máu có thể giúp giải quyết vấn đề này hay không.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tiến hành xem xét 455 bệnh nhân phải giải phẫu vì ung thư di căn vào ruột kết. Sau khi giải phẫu, một nhóm được xét nghiệm máu để thử xem còn bất kỳ đoạn DNA ung thư nào sót lại hay không.

Từ kết quả xét nghiệm máu, các nhà nghiên cứu đưa ra hướng chăm sóc cho các bệnh nhân. Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy không còn dấu hiệu ung thư, thì bệnh nhân không cần hóa trị. Đối với nhóm không xét nghiệm máu thì sẽ điều trị theo cách thông thường, tức là dựa theo phân tích các khối u và mô lân cận.

Kết quả cho thấy sau hai năm, cả hai nhóm đều có khoảng 93% bệnh nhân không mắc ung thư, dù tỷ lệ hóa trị của nhóm xét nghiệm máu chỉ là 15% so với 28% của nhóm không xét nghiệm máu. Hay nói cách khác, dù hóa trị ít hơn nhưng kết quả của nhóm xét nghiệm máu tốt tương đương nhóm còn lại.

Bác Sĩ Jeanne Tie của Trung Tâm Ung Thư Peter MacCallum ở Melbourne, Úc, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết ở những bệnh nhân không còn DNA ung thư thì tỷ lệ tái ung thư là rất thấp, do đó hóa trị đối với họ không có nhiều lợi ích.

Nghiên cứu ung thư vú

Trong nghiên cứu về ung thư vú, nhóm nghiên cứu theo dõi 500 phụ nữ lớn tuổi mắc dạng ung thư vú giai đoạn đầu phổ biến với mức protein Ki67 (một dấu hiệu bệnh ung thư phát triển nhanh) thấp.

Sau khi giải phẫu, họ được dùng thuốc ức chế hormone, một phương pháp điều trị tiêu chuẩn, nhưng không được xạ trị.

Sau năm năm, chỉ có 10 phụ nữ bị tái phát ung thư cùng một bên vú, một ca tử vong vì ung thư vú. Mặc dù không có nhóm so sánh, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết kết quả cũng không thua kém với các dữ liệu về những bệnh nhân được xạ trị trong quá khứ.

Theo Bác Sĩ Timothy Whelan của đại học McMaster University ở Hamilton, Ontario, người dẫn đầu nghiên cứu, xạ trị không có nhiều lợi ích đối với nhóm bệnh nhân này, trong khi tác dụng phụ lại rất đáng cân nhắc. Bức xạ có thể gây ra các vấn đề về da, mệt mỏi, hoặc ít thấy hơn là có vấn đề lâu dài về tim hoặc thậm chí cả ung thư. (V.Giang) [qd]

 STRESS

  STRESS

Bs Đỗ Hông Ngọc

Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng… không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
Stress là một phản ứng bảo vệ, khi cơ thể bị một mối đe dọa, mối nguy hiểm xảy đến cho nó. Người ta gọi nó là phản ứng (hay đáp ứng) “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight response), nghĩa là trong tình huống đó, chỉ có hai cách để chọn lựa: chiến đấu để sinh tồn hoặc bỏ chạy để… sinh tồn!

Lúc đó, cơ thể phải huy động toàn lực để đối phó. Não thùy sẽ ra lệnh tiết các kích thích tố cần thiết, nào adrénaline, nào norepinephrine, cortisol… ồ ạt đổ vào máu. Tim đập nhanh để bơm máu về các cơ bắp lớn, phổi hổn hển tăng tốc bơm oxy, đường huyết vọt lên cao nhằm tăng cường khẩn cấp năng lượng, đồng tử mắt nở to để nhìn cho rõ, tai vểnh lên, mũi phồng ra… Tóm lại, mọi thứ đều phải trong tư thế sẵn sàng. Trong lúc các mạch máu lớn chuyển máu đến các bắp cơ thì mạch máu nhỏ ngoại biên co thắt lại, để nếu có bị thương thì máu cũng không bị mất nhiều… Vì thế mà người bị stress thường mặt mày tái ngắt, xanh lè, tay chân đơ cứng!

Stress cấp tính có những phản ứng mạnh hơn ta tưởng. Một người đang đứng trước chuồng cọp, thấy cọp sổng chuồng thì… phân, nước tiểu tóe ra mà không hay, tay chân bủn rủn, ngất xỉu. Nguy cơ qua đi, hiểm họa chấm dứt thì mọi thứ lại trở về trật tự cũ. Tim đập chậm lại, hơi thở điều hòa, bắp cơ buông xả. Nếu sự đe dọa không mãnh liệt nhưng cứ dồn dập, hết lớp này tới lớp khác, đến một lúc vượt quá mức chịu đựng gọi là “mất bù” thì sẽ tạo ra những hiệu ứng âm thầm gây tác hại không lường được lên thể chất và tâm thần của ta.

Thời đại ngày nay, con người ít có dịp chiến đấu một mất một còn trước thú dữ hay trước “hòn tên mũi đạn” như xưa. Nhưng con người ngày nay lại phải thường xuyên đối đầu với những “hòn tên mũi đạn” còn nguy hiểm hơn, kiểu “bề ngoài thơn thớt nói cười / bề trong nham hiểm giết người không dao”.

Stress vượt qua ngưỡng lúc nào không hay và dẫn tới vô số bệnh tật mà bác sĩ cũng phải bó tay, đành gắn cho những cái tên mơ hồ như “rối loạn chức năng”, “mệt mỏi kinh niên”, “rối loạn thần kinh thực vật”… Ðại học Y khoa Harvard ước tính có từ 60%- 90% bệnh nhân (ở Mỹ) tìm đến bác sĩ là do stress.

Stress liên quan đến rất nhiều bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, suyễn, đau nhức kinh niên, mất ngủ, dị ứng, nhức đầu, đau thắt lưng, một số bệnh ngoài da, ung thư, tai nạn thương tích, tự tử, trầm cảm, giảm miễn dịch v.v… Tóm lại là rất phức tạp.

Bác sĩ nếu không quan tâm đúng mức – đau đâu chữa đó – thì chỉ chữa đựơc triệu chứng bên ngoài còn cái gốc sâu thẳm bên trong là stress vẫn không đựơc giải tỏa, bệnh vẫn cứ luẩn quẩn loanh quanh, chuyển từ “bệnh” này qua “bệnh” khác, và do đó, chất lượng cuộc sống bị giảm sút rõ rệt!

Nhiều khi ta tưởng cholesterol xấu tăng cao trong máu là do thức ăn, nhưng không phải, do stress nhiều hơn! Tiểu đường tưởng do ăn nhiều chất ngọt, thực ra do stress nhiều hơn. Ta thấy đời sống càng căng thẳng, bệnh tiểu đường càng phát triển mạnh! Vì nước ta mới mấy năm trước, tiểu đường chỉ lai rai, bây giờ thì… “năm sau cao hơn năm trước”, lan tràn cả ở thành thị lẫn nông thôn! Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, người làm việc ở những khu vực dễ bị sa thải thì chết vi tim mạch, tai biến mạch máu não cao gấp đôi các khu vực khác…!

Stress thay đổi từ người này sang người khác. Cùng một sự việc, với người này thì nổi điên lên còn với người kia chỉ là một trò cười, với người này là cả một sự sụp đổ, với người kia là một bài học… Cùng là con ông bà “viên ngoại họ Vương”, cùng “sắm sửa bộ hành chơi xuân”, mà Thúy Kiều thì khóc sướt mướt, thở than, nằm mộng, làm mười khúc đoạn trường đầy nước mắt trong khi Thúy Vân ngạc nhiên sao chị mình “kỳ cục” vậy! Hẳn là bên trong Thúy Kiều có cái gì đó khác với Thúy Vân, bởi bên ngoài thì cả hai đều “mười phân vẹn mười” cả!

Người dễ bị stress là người thường có tính quá lo lắng, cầu toàn, hay tự chỉ trích, thiếu quyết đoán, hay do dự… Nếu bị thêm sức ép từ bên ngoài thì dễ suy sụp, dễ bị vượt ngưỡng! Nhiều học sinh học giỏi mà thi rớt cho là “học tài thi phận” một phần chính là do stress! Gia đình kỳ vọng nhiều quá, tạo một áp lực vô hình, khiến em không còn là chính mình nữa!

Những dấu hiệu sớm để nhận biết stress là có vấn đề về trí nhớ như hay quên, mất định hướng, thường hoang mang…

 Về cảm xúc thì dễ dao động, bứt rứt, dễ bị kích động, tâm tính bất thường, hay cáu gắt, lúc nào cũng có cảm giác bị tràn ngập, rất khó tìm được sự thư giãn. Trong lúc nghỉ ngơi mà vẫn cứ lo lắng, thậm chí còn lo lắng nhiều hơn!

Các triệu chứng về thể chất dễ nhận ra như nhức đầu, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt… Ðặc biệt đau cột sống cổ hay cột sống thắt lưng. Cứ tưởng là loãng xương, là gai cột sống, là thoát vị đĩa đệm gì gì đó, thực ra gốc ở stress.

Người bị stress dễ bị bệnh vặt, cảm cúm triền miên vì sức đề kháng giảm sút đáng kể, dễ bị mất ngủ, tức ngực, tim đập nhanh và … dễ nổi mụn, nổi chàm trên da. Không có gì ngạc nhiên vì ở trong phôi thai, não và da vốn cùng xuất phát từ một lá mầm ngoại bì (ectoderme). Não mà bất an thì da cũng nhăn nhúm, nổi mụn, nổi chàm, chữa hoài không khỏi, thoa mỹ phẩm đắt tiền cũng vô ích. Não mà an vui thì da cũng tươi nhuận, hồng hào, sáng láng.

Người bị stress còn hay có những hành vi bất thường như tự dưng thèm ăn, ăn hoài, lên cân đột ngột; hoặc bỗng nhiên bỏ ăn, sụt ký đột ngột…

Có người còn đi qua đi lại, đi tới đi lui, cắn móng tay, nhai nhóp nhép. Các huấn luyện viện bóng đá, ông nào cũng hay đi qua đi lại, đi tới đi lui, nhai nhóp nhép “sinh-gom” hoặc phì phèo thuốc lá liên tục giữa lúc hai đội bóng vờn nhau trên sân. Họ bị stress. Nhưng đó là một thứ stress cấp, coi căng vậy mà hiền, chóng qua, hết trận đấu là xong, lại bắt tay nhau vui vẻ!

Còn cái thứ stress nhai nhóp nhép kiểu “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… mới là thứ stress nặng, mãn tính, triền miên, sinh đủ thứ chuyện.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Nguyên tắc là đừng tự đòi hỏi mình phải luôn hoàn hảo, phải luôn luôn đúng! 
Cũng đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Con vịt là con vịt mà con gà là… con gà. Con gà mà dại dột so với con vịt thì sẽ chìm nghỉm trong nước! Lục súc tranh công không thể nào vui được! Một khi đã so sánh thì dù hơn, dù kém, dù ngang bằng cũng đều khổ!

Nên tránh những kẻ chuyên “phun” nọc độc! Họ rất sung sướng khi “tiêm” được nọc độc cho kẻ khác. Tránh những kẻ nhỏ mọn, đố kỵ, “đâm bị thóc, thọc bị gạo”
Bói ra ma quét nhà ra rác, dị đoan mê tín… làm ta căng thẳng lo lắng vô lối.

Một lời nói, một cử chỉ của thầy thuốc cũng có thể gây stress trầm trọng không ngờ. Bác sĩ vừa xem phim X quang, vừa lắc lắc cái đầu, đủ cho bệnh nhân thót tim, nhưng thực ra chì vì bác sĩ mỏi cổ do cả đêm thức coi bóng đá. Bác sĩ chỉ cần “phán” một câu mơ hồ như tim hơi lớn, gan hơi yếu, phổi hơi dơ… đủ cho bệnh nhân sống trong hoang mang ám ảnh dài lâu. Lời nói của bác sĩ không chỉ mang thông tin, mà còn truyền cảm xúc, gây stress, bởi người bệnh luôn ở trong một trạng thái tâm lý rất nhạy cảm khi tiếp xúc với thầy thuốc.

Có nhiều cách “xả” stress!
Nhậu nhẹt, hút thuốc lá, ma túy… cũng là một cách xả stress, nhưng rõ ràng là có hại, “chạy ô mồ mắc ô mả”!

Nhảy múa, ca hát, viết nhật ký, viết blog… là những cách xả stress tốt. Nói chuyện tào lao (tám) cũng là một cách xả stress…  miễn là đừng có “chuyển lửa” từ người này qua người khác! Thực ra, nói ra được với ai đó, một bạn thân thiết, một người có khả năng lắng nghe, một người sẵn sàng làm “thùng rác” cho mình thì mình sẽ cảm thấy nhẹ gánh! Không có bạn bè để tâm sự thì có thể tâm sự cùng tượng đá. Trải lòng ra một lúc, tượng đá cũng xiêu. “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” là vậy! “Chửi chó mắng mèo”, “Giận cá chém thớt” cũng được. Ðập bể mấy cái ly cái dĩa… cũng hay! Có điều nên chọn trước một ít ly tách, chén dĩa mẻ, để dành sẵn, khi nào cần thì đập nghe vừa rôm rả vừa đỡ tốn kém!

Nguyên tắc chung là phải làm một cái gì đó cho năng lượng bị dồn nén trong stress có chỗ “xì” ra, thoát ra. Ta vẫn thường nói “xả xú bắp”, “xả hơi” đó thôi…

Tóm lại, đừng có ngồi đó mà gậm nhấm, suy nghĩ vẩn vơ. Giặt đồ, nấu ăn, rửa chén, lau nhà gì cũng tốt. Chạy bộ, đánh đấm, la hét, khóc lóc… cũng đựơc. Ðọc sách, xem phim càng hay, miễn là biết chọn phim, chọn sách!

Thấy người chồng trằn trọc mãi không ngủ được, lăn qua lộn lại cả đêm, người vợ hỏi có chuyện gì vậy anh? “Anh mắc nợ anh John hàng xóm một số tiền, hẹn ngày mai trả mà không có một xu dính túi!”. Người chồng đau khổ nói. Lập tức bà vợ tung mền dậy, chạy ra bờ rào gọi với sang nhà hàng xóm: “Anh John ơi, ngày mai chồng tôi chưa có tiền trả cho anh đâu nhé!”. Xong, bà quay vào bảo chồng: “Anh yên tâm ngủ đi, bây giờ là lúc để cho anh John trằn trọc”. Cô vợ đã rất thông minh! Cô đã “chuyển lửa” từ chồng mình sang… chồng hàng xóm. Chắc chắn anh John sẽ trằn trọc cho tới sáng, còn ông chồng cô sẽ ngủ ngon!

“Chuyển” như vậy vẫn chỉ là ở bên ngoài. Chuyển bên trong hay hơn. Chuyện xưa kể bà mẹ già có hai cô con gái, một cô bán dù, một cô bán giày vải. Cô bán dù sống nhờ những ngày mưa, cô bán giày làm ăn khá nhờ những ngày nắng ấm. Bà mẹ lo buồn cho cô bán giày suốt những ngày mưa và đau khổ cho cô bán dù ngày nắng ráo. Có người biết chuyện khuyên bà sao không làm ngược lại, mừng cho cô bán dù ngày mưa và mừng cho cô bán giày ngày nắng?

Não ta có một đặc điểm lý thú là không thể cùng lúc nghĩ tới hai việc. Ðã nghĩ điều này thì quên điều kia. Và người ta đã “lợi dụng” đặc điểm này để dịch chuyển các điểm tập trung trên vỏ não từ vùng này sang vùng khác. Chẳng hạn đang giận sôi lên thì… xảy ra động đất hay cháy nhà, lập tức vùng “giận sôi” của vỏ não tắt ngấm để nhường chỗ cho vùng sợ hãi!

Ta biết giận dữ hay sợ hãi đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Nó có thể làm ta kiệt sức, suy sụp, thở không ra hơi… Có thể chọn cách nào khác chuyển dịch hay hơn, có lợi cho sức khỏe hơn chăng?      ***Có đó***.

Ðó là cách thở sâu, thở bụng, đưa hơi xuống huyệt… đan điền (dưới rún chừng 4 cm). Nó giúp làm cho ta tĩnh tâm lại, nó chuyển dịch vùng căng thẳng ở vỏ não qua vùng êm ái của … cái rún, với điều kiện là phải để tâm quan sát xem cái hơi thở đó nó vào ra lên xuống ra sao.

Khi chú tâm vào hơi thở, lắng nghe hơi thở, quan sát nó, dòm ngó nó, nghiền ngẫm nó… thì ta đã đánh “lạc hướng” cảm xúc ta rồi! Vỏ não khi đã tập trung vào hơi thở thì “quên” tập trung vào các chuyện linh tinh khác.

Cách đơn giản này có khả năng giải stress rất tốt. Tập luyện đúng mức, não thùy sẽ tiết ra một kích thích tố gọi là endorphine, một thứ á-phiện nội sinh, làm cho dịu nhẹ toàn thân, tạo sự sảng khoái, lâng lâng, mà không gây tác dụng phụ.

Thiền, yoga, dưỡng sinh, tài chí, khí công… đều là những cách làm cho thân tâm hợp nhất, làm cho ta quay trở lại với chính mình bằng cách lắng nghe hơi thở của chính mình (có thể kết hợp với động tác hay không cần động tác) đó thôi.

Hiện nay các kỹ thuật này ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở các Trung tâm y khoa lớn trên thế giới để trị liệu các bệnh do stress gây ra, các chứng trầm cảm, tâm thần, lo âu, đau nhức…, kể cả nghiện rượu, thuốc lá, ma túy… một cách rất có hiệu quả.

BS Ðỗ Hồng Ngọc

From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

KHẢ NĂNG TỰ CHỮA LÀNH CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI.

Chau Nguyen Thi

KHẢ NĂNG TỰ CHỮA LÀNH CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI.

Cơ thể con người sở hữu một khả năng tự chữa lành rất lớn, đáng kinh ngạc và bền bỉ.

Bệnh tật thường xảy ra khi chúng ta lạm dụng cơ thể hoặc tước bỏ các yêu cầu cơ bản để giữ cho chúng ta khỏe mạnh trong thời gian dài.

Tế bào và khả năng tái tạo bản thân tuyệt vời của nó

Đơn vị cơ bản nhất của cơ thể con người là tế bào.

Tất cả cuộc sống của con người ban đầu bắt đầu như một tế bào đơn lẻ, sau đó phân chia thành nhiều tế bào khác, cho đến khi một đứa trẻ được sinh ra sau chín tháng phân chia tế bào bên trong tử cung của người mẹ.

Mỗi giây chúng ta còn sống, các tế bào trong cơ thể chúng ta đang hoạt động không ngừng để đưa chúng ta trở lại trạng thái cân bằng nội môi hoặc cân bằng tự nhiên.

Khi chúng ta sử dụng thuốc hoặc các thao tác vật lý của hệ thống cơ thể để chữa bệnh, chúng ta chỉ thực sự chưa tạo điều kiện cho khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể từ bên trong.

Mỗi tế bào là một đơn vị sống năng động, liên tục theo dõi và điều chỉnh các quá trình của chính nó, cố gắng tự phục hồi theo mã DNA ban đầu mà nó được tạo ra và để duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Các tế bào có khả năng tự chữa lành, cũng như tạo ra các tế bào mới thay thế những tế bào đã bị tổn thương hoặc phá hủy vĩnh viễn. Ngay cả khi một số lượng lớn tế bào bị phá hủy – các tế bào xung quanh vẫn tái tạo để tạo ra các tế bào mới, do đó nhanh chóng thay thế các tế bào đã bị phá hủy.

Khi chấn thương chảy máu xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể chúng ta, các mạch máu tại vị trí đó sẽ co lại và làm chậm quá trình chảy máu. Tiếp theo, các tiểu cầu trong máu tiếp xúc với không khí, bắt đầu hình thành cục máu đông tại vị trí bị thương. Các tế bào bạch cầu sau đó tích tụ tại chỗ, phá hủy và tiêu hóa các tế bào chết bằng cách tiết ra các enzym đặc biệt được lưu trữ trong các gói nhỏ trong tế bào gọi là lysosome. Bằng cách đó, các mảnh vụn tế bào chết được loại bỏ và tạo không gian mới cho các tế bào mới chiếm giữ.

Gần như đồng thời, quá trình hình thành tế bào mới bắt đầu. Các tế bào mới này chủ yếu bắt nguồn từ các lớp tế bào mới hơn của một mô cụ thể, trong khi các tế bào cũ hơn được đẩy đến vị trí chấn thương, để dần dần lấp đầy không gian do chấn thương tạo ra. Quá trình phức tạp và đáng chú ý này sẽ tự động dừng lại khi quá trình tự chữa lành hoàn tất.

Quá trình chữa lành này không chỉ dành cho những vết thương. Nó cũng chăm sóc những hao mòn bình thường hàng ngày. Các tế bào bị hư hỏng, bị phá hủy hoặc chết được thay thế với số lượng lớn hàng ngày từ tầm nhìn, miệng, ruột và máu của chúng ta.

Gốc tự do

Định nghĩa về gốc tự do là bất kỳ nguyên tử hoặc phân tử nào có thừa hoặc không đủ số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nó, làm cho nó không ổn định và có tính phản ứng cao.

Các gốc tự do tồn tại trong các tế bào của cơ thể, và chúng là một phần bình thường của quá trình tạo ra năng lượng trong tế bào (tức là quá trình trao đổi chất). Một tỷ lệ nhỏ oxy được sử dụng để tạo năng lượng sẽ tạo ra các gốc tự do.

Các gốc tự do nhai nát chất thải do tổn hại đến bộ phận lưu trữ mã di truyền của tế bào (nhân) hoặc tế bào chất (cơ thể của tế bào, ngoại trừ nhân). Nhưng nếu số lượng gốc tự do trở nên quá mức, chúng sẽ tạo ra bệnh tật.

Các yếu tố làm tăng sản xuất các gốc tự do trong tế bào của chúng ta bao gồm: viêm, nhiễm trùng và căng thẳng cực độ.

Bệnh

Ngày càng có nhiều người ở Hoa Kỳ hiểu ra rằng nhiều căn bệnh có thể tránh được và việc ngăn ngừa chúng nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Cho dù đó là cảm lạnh thông thường, hoặc một cái gì đó nghiêm trọng hơn như bệnh tim hoặc ung thư, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn những căn bệnh đó.

Dẫn đầu lối sống lành mạnh và tiêu thụ các chế độ ăn uống lành mạnh (trái ngược với độc hại) sẽ giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe một cách rất lâu dài, cho dù chúng ta còn trẻ hay lớn tuổi.

Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý

Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy có tới 2/3 tổng số người Mỹ không ngủ đủ giấc.

Thời lượng ngủ hàng ngày tối ưu cho người bình thường là 8 giờ và trẻ em là 11-12 giờ. Nhưng vô số trách nhiệm mà nhiều người trong chúng ta, cả người lớn và trẻ em, phải gánh vác trong thời hiện đại này, khiến nhiều người đang tự cướp đi một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì sức khỏe thể chất tốt, cũng như tinh thần / cảm xúc.

Cơ thể đang hoạt động không ngừng để tự sửa chữa và tái tạo. Điều này xảy ra rất nhiều khi chúng ta đang ngủ – khi năng lượng của cơ thể chỉ được sử dụng rất ít để duy trì chức năng hệ thần kinh tự chủ (nghĩa là các chức năng không tự chủ như nhịp tim) và hầu hết nó có thể hướng đến quá trình phục hồi và chữa bệnh. .

Ngủ ngắn được biết là làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Để có được năng lượng theo cách nhân tạo (ví dụ, thông qua caffein) là làm cho cơ thể bị ảnh hưởng lớn, bằng cách phủ nhận thời gian nghỉ ngơi sẽ làm cho tất cả các hệ thống của nó, bao gồm hệ thống miễn dịch và các quá trình chữa bệnh và phục hồi của cơ thể, hoạt động tốt.

Chế độ ăn

Một cách khác mà chúng ta có thể cải thiện đáng kể các đặc tính tự phục hồi mạnh mẽ của cơ thể là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng.

Điều quan trọng là chúng ta phải giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm chế biến, cũng như phụ gia thực phẩm nhân tạo, chất bảo quản, chất tạo màu, hương vị, v.v.

Một chế độ ăn nhiều rau và trái cây, ít mỡ động vật và dầu hydro hóa là tốt nhất cho tất cả chúng ta. Các nguồn protein nạc như đậu cũng rất tốt. Các loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, và có các loại dầu có lợi.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đồng ý rằng ăn rau sống tốt hơn là nấu chín vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao nhất khi ở trạng thái thô. Tuy nhiên, hấp nhẹ rau cũng tốt. Nếu bạn thêm rau vào súp thịt, hãy thêm chúng sau khi thịt đã được nấu chín trong 30 phút hoặc lâu hơn; chỉ để rau nấu khoảng 10-15 phút. Các loại thảo mộc tươi (mùi tây, ngò, cỏ xạ hương, hương thảo và nhiều loại khác) cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa (chống gốc tự do), tạo thêm hương vị tuyệt vời và có thể được thêm vào các món ăn và súp sau khi món ăn hoặc súp đã được nấu chín.

Thực phẩm hữu cơ được ưa chuộng hơn thực phẩm không hữu cơ, vì chúng có ít dấu vết của thuốc trừ sâu và kích thích tố tăng trưởng.

Ngoài ra, trái cây và rau hữu cơ đã được phát hiện có hàm lượng flavonoid cao hơn, các hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa được cho là giúp ngăn ngừa ung thư.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên củng cố và điều kiện mạng lưới tim mạch của cơ thể và giúp giảm căng thẳng về cảm xúc. Nó cũng thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

Bạn và con cái của bạn không cần phải phát điên với nó – đó có thể là một hoạt động vui vẻ mà cả gia đình có thể tận hưởng, chẳng hạn như đạp xe hoặc chỉ là đi bộ thường xuyên sẽ kích thích lưu thông máu, giúp cơ thể cung cấp oxy và thanh lọc chính nó.

Mỗi chúng ta thực sự chịu trách nhiệm về sức khỏe của cơ thể mình. Và chúng ta càng làm việc nhiều hơn với cơ thể của mình, bằng cách cung cấp cho chúng những gì chúng thực sự cần, chúng ta sẽ càng ít phải dùng đến… thuốc theo toa hoặc sự thăm khám của bác sĩ!

Từ fb Tuấn Mai SG

Lo âu, căng thẳng kéo dài, cơ thể bị ảnh hưởng xấu nặng nề

Lo âu, căng thẳng kéo dài, cơ thể bị ảnh hưởng xấu nặng nề

May 25, 2022

SAN FRANCISCO, California (NV) – Nếu thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn và căng thẳng triền miên, sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến các thay đổi hành vi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Vốn dĩ lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống. Ví dụ như lo lắng trước khi phát biểu trước đám đông hoặc trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Nhưng nó chỉ nên là trạng thái nhất thời.

Lo lắng là trạng thái bình thường trong cuộc sống nhưng nếu nó luôn tồn tại trong bạn thì không nên đánh giá thấp tí nào. (Hình: Liza Summer/Pexels)

Rối loạn lo âu có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, nhưng chúng thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Theo Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia, phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn lo âu hơn nam giới.

Dưới đây là những phản ứng cơ thể nếu như chúng ta luôn trong trạng thái này, theo trang mạng Healthline.

CÁC LOẠI RỐI LOẠN LO ÂU

Rối loạn lo âu tổng quát

Rối loạn lo âu tổng quát (GAD) được định nghĩa là sự lo lắng quá mức không có lý do hợp lý. Hiệp Hội Sức Khỏe Trầm Cảm Hoa Kỳ, gọi tắt là ADAA, ước tính căn bệnh GAD ảnh hưởng đến khoảng 6.8 triệu người Mỹ trưởng thành mỗi năm.

GAD được chẩn đoán khi có biểu hiện lo lắng tột độ về nhiều thứ kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Ở trường hợp nhẹ, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Nhưng những trường hợp nặng hơn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống đời thường của bạn.

Rối loạn lo âu xã hội

Triệu chướng rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder) liên quan đến nỗi sợ hãi đến tê liệt đối với các tình huống xã hội, đối diện và nói chuyện người khác, cảm thấy không thoải mái, hồi hộp khi có cảm giác như người khác đang đánh giá bạn. Chứng ám ảnh sợ xã hội nghiêm trọng này có thể khiến người ta cảm thấy luôn trong trạng thái xấu hổ và cô đơn.

Theo ADAA, khoảng 15 triệu người Mỹ trưởng thành sống chung với chứng rối loạn lo âu xã hội. Độ tuổi khởi phát điển hình là khoảng 13 tuổi, trong đó có khoảng 1/3 số người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội trong khoảng từ 10 năm trở lên mới tìm kiếm sự giúp đỡ và tìm cách chữa trị.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) phát triển sau khi chứng kiến ​​hoặc trải qua một điều gì đó đau buồn hay bị shock. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc bị trì hoãn trong nhiều năm. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm chiến tranh, thiên tai hoặc từng trải qua cuộc tấn công và sợ hãi trong quá khứ. Các đợt PTSD có thể được kích hoạt mà không có cảnh báo trước.

Có rất nhiều kiểu rối loạn lo âu mà con người dễ mắc phải. (Hình: Ekaterina Bolvovtsova/Pexels)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder, gọi tắt là OCD) có thể cảm thấy bị “quá tải” với mong muốn thực hiện các hoạt động cụ thể (cưỡng chế) lặp đi lặp lại hoặc trải qua những suy nghĩ ngoài luồng và không có chủ ý có thể gây đến tình trạng ám ảnh, tạo nên cảm giác bồn chồn, khó chịu.

Các hành vi cưỡng chế phổ biến bao gồm thói quen rửa tay, đếm hoặc kiểm tra thứ gì đó, sắp xếp đồ vật ngay ngắn, liên tục và luôn trong tâm trạng mình làm chưa đủ. Những nỗi ám ảnh phổ biến bao gồm lo lắng về sự sạch sẽ, cơn bốc đồng hung hãn và tìm kiếm sự cân xứng trong mọi thứ.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨNG LO ÂU ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Hệ thống thần kinh trung ương

Các cơn lo lắng và hoảng sợ kéo dài có thể khiến não tiết ra các hormone căng thẳng một cách thường xuyên. Điều này có thể làm tăng tần suất xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và trầm cảm.

Khi bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, não của bạn tràn ngập các hormone và hóa chất được thiết kế để giúp bạn đối phó với mối đe dọa.

Adrenaline và cortisol là hai ví dụ. Mặc dù đây là hai hormone hữu ích đối với những trường hợp căng thẳng cao độ thường xuyên, nhưng việc tiếp xúc lâu dài với hormone căng thẳng có thể gây hại nhiều hơn cho sức khỏe thể chất của bạn về lâu dài. Ví dụ, tiếp xúc lâu dài với cortisol có thể góp phần làm tăng cân, ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí là còn rơi vào trạng thái trầm cảm.

Khi căng thẳng thường xuyên, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ không đủ sức chống lại vi khuẩn. (Hình: Kayla Koss/Unsplash)

Hệ tim mạch

Rối loạn lo âu có thể gây ra nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và đau ngực. Bạn cũng có thể bị tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Nếu bạn đã bị bệnh tim, rối loạn lo âu có thể làm tăng nguy cơ biến cố mạch vành.

Hệ bài tiết và tiêu hóa

Lo lắng cũng ảnh hưởng đến hệ bài tiết và tiêu hóa. Bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Chán ăn cũng có thể xảy ra.

Các nhà khoa học cũng cho biết các mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và sự phát triển của hội chứng ruột kích thích (IBS) sau khi bị nhiễm trùng ruột. IBS có thể gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.

Hệ miễn dịch

Lo âu kéo dài có thể kích hoạt phản ứng chống lại căng thẳng của bạn và giải phóng một lượng lớn các chất hóa học và kích thích tố, như adrenaline, vào hệ thống của bạn.

Về ngắn hạn, điều này làm tăng nhịp đập và nhịp thở, vì vậy não của bạn có thể nhận được nhiều oxy hơn, giúp bạn chuẩn bị các phản ứng thích hợp với một tình huống căng thẳng. Hệ thống miễn dịch của bạn thậm chí có thể được tăng cường trong thời gian ngắn. Với căng thẳng không thường xuyên, cơ thể của bạn sẽ trở lại hoạt động bình thường khi căng thẳng qua đi.

Nhưng nếu bạn liên tục cảm thấy lo lắng và căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ không bao giờ nhận được tín hiệu để trở lại hoạt động bình thường. Điều này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị nhiễm virus và bệnh tật thường xuyên. Ngoài ra, vaccine khi chích vào người có thể không hoạt động nếu bạn lo lắng.

Hệ hô hấp

Lo lắng gây ra tình trạng thở nhanh và không sâu. Nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gọi tắt là COPD, bạn có thể có nhiều nguy cơ nhập viện do các biến chứng liên quan đến lo âu. Chúng cũng có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. (UPK) 

 Bác Sĩ Albert B. Sabin

 Bác Sĩ Albert B. Sabin

Cách đây đúng 64 năm, năm 1957, một vị Bác sĩ đã quyết định không cần cấp bằng sáng chế cho vắc-xin của mình, để tất cả các công ty dược phẩm được quyền sản xuất và cung cấp vắc-xin cho trẻ em toàn thế giới.

 Đó là vị Bác sĩ Mỹ gốc Do Thái/Ba Lan, sinh ra ở Bialystok – ông Albert Bruce Sabin (1906 – 1993); nhà vi-rút học nổi tiếng với phát minh vắc-xin bại liệt (Polio Vaccine). Ông không cần tiền thưởng cho bằng sáng chế, để vắc-xin được tiếp cận tất cả mọi người bất kể giàu nghèo.

Từ năm 1959-1961, hàng triệu trẻ em khắp thế giới đã được chủng ngừa vắc-xin bại liệt của Sabin, dập tắt dịch bệnh này. Trong khi trước đó, gần như cả 1 thế hệ bị xóa sổ vì bệnh bại liệt.

Ông Sabin nói: “Nhiều người khuyên tôi nhất định phải lấy bằng sáng chế cho vắc-xin nhưng tôi không muốn. Đây là món quà tôi dành cho tất cả trẻ em trên thế giới”.
Được biết vì là người Do Thái, 2 cháu gái của ông đã bị phát-xít Đức giết hại. Được hỏi liệu ông có muốn trả thù, ông đáp: “Họ đã giết 2 đứa cháu gái tuyệt vời của tôi, nhưng tôi đã cứu hàng triệu đứa trẻ khắp thế giới. Bạn không nghĩ đây là một sự ‘trả thù’ lớn hơn sao?”
 

Trong thời Chiến tranh lạnh, Sabin đã tặng miễn phí các chủng vi-rút của mình cho nhà khoa học Liên Xô Mikhail Chumakov, cho phép phát triển vắc-xin của ông ở đất nước này.

 Ông Sabin tiếp tục sống với mức lương bình thường, nhưng trái tim ông tràn ngập niềm vui vì đã làm được điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

Đi bộ chân không    

  Đi bộ chân không    

(coi chừng mảnh chai….)

Điều “kỳ lạ” gì sẽ xảy ra nếu bạn đi chân trần 5 phút mỗi ngày?

 Liệu pháp đi chân trần trên đường sỏi đá đặc biệt có lợi cho những người cao tuổi, từ 60 trở lên.

 1.Câu chuyện làm các nhà khoa học kinh ngạc

 Nhà nghiên cứu Mỹ, giáo sư Giôn Phise và các đồng nghiệp của ông thuộc Viện nghiên cứu Oregon khi đến Trung Cộng đã chứng kiến 1 cảnh tượng kỳ lạ. Đó là cảnh nhiều người đi tới đi lui, nhảy múa trên 1 đoạn đường rải đá.

Không hiểu được ý nghĩa của điều này, các nhà khoa học Mỹ khi trở về đã triển khai 1 cuộc nghiên cứu thực nghiệm bao gồm 108 người tham gia đi chân trần trên đường sỏi, một nửa đi chân không hoàn toàn, một nửa đi tất. Mỗi ngày họ đi bộ nửa giờ trên đường sỏi.

Sau 16 tuần thí nghiệm, sức khỏe của các thành viên đều tốt lên song chỉ số y học tốt nhất thuộc về nhóm đi chân trần. 

Giáo sư Giôn cho biêt là đối tượng này mỗi năm nên đi mỗi ngày 30 phút chân đất trên sỏi đá trong thời gian tối thiểu 4 tháng và phải đi trên đường sỏi chứ không phải là đường bê tông như ở các thành phố. Đi bộ trên đường bê tông hoặc nền gạch đá hoa không đem lại nhiều kết quả.

 2.Vì sao đi chân trần lại tốt cho sức khỏe?

Theo Đông y, lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận.

Bàn chân trái ứng với nửa thân bên trái phản ánh tình trạng sức khỏe của tim, lá lách, hậu môn, trĩ… Bàn chân phải ứng với nửa thân bên phải phản ánh gan, mật, ruột thừa.

Do đó, đi chân đất sẽ khiến lòng bàn chân được chà xát mạnh, kích thích các huyệt vị này, nhờ đó nâng cao sức khỏe của các hệ cơ quan trong cơ thể.

 Các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên đi chân trần trên bề mặt như cỏ, trên cát, gỗ hoặc sỏi để tăng sự nhạy cảm của chân và giúp cơ chân chắc khỏe.

Đồng thời lòng bàn chân được tiếp xúc trực tiếp với các vật trên sẽ có tác dụng massage hữu hiệu giúp lưu thông máu, tốt cho mạch máu và các mô liên kết gân và dây chằng. 

  1. Tác dụng của việc đi chân trần:

Theo tờ Sức khỏe gia đình, việc đi chân trần mỗi ngày sẽ đem lại những tác dụng sau: 

– Ngay trong vòng 1 giây: Giúp giải tỏa sự căng thẳng ngay lập tức, giảm bớt sự căng cơ và sóng não có sự dịch chuyển. 

– Mỗi ngày 5 phút đi chân trần: 

+ Nội tạng của bạn sẽ thay đổi tích cực

+ Độ đặc máu giảm đi, tương tự như hiệu ứng của aspirin

+ Hệ tuần hoàn được cải thiện

+ Tăng lượng ôxy trong máu

+ Huyết áp được cân bằng

+ Đường máu ổn định 

– Mỗi ngày 8 giờ đi chân trần (trong những trường hợp cần trị liệu):

+ Các dấu hiệu loãng xương giảm rõ rệt

+ Chức năng tuyến giáp được cân bằng

+ Mức cortisol (căng thẳng) giảm xuống 

– Đi bộ bằng chân đất trong nhiều ngày 

+ Dễ dàng thích nghi với sự thăng trầm trong cuộc sống

+ Các loại viêm và các loại bệnh liên quan tới viêm ít phát triển

+ Cơ thể phục hồi nhanh hơn từ căng thẳng thần kinh và chấn thương.

From: TU-PHUNG

Hãy thương cơ thể mình nghe

Hãy thương cơ thể mình nghe

– Bác sĩ, tui phải ăn kiêng những gì?

– Ui, bà 77 tuổi rồi còn ăn kiêng gì nữa. Thích ăn gì thì ăn thôi. Nhưng nhớ cho con là đừng ăn nhiều, ăn vừa đủ thôi.

– Ủa sao mấy bác sĩ kia dặn tui kiêng đủ thứ, không được ăn cái này không được ăn cái kia.

– Haha thì mấy bác sĩ kia muốn tốt cho bà, bà nghĩ coi bà ăn có được nhiều nữa đâu, bà còn thèm ăn và muốn ăn là mừng rồi.

– Ờ he bác sĩ, tôi ăn đâu có được nhiều.

– Cả đời bà gồng gánh bao nhiêu áp lực rồi, 77 tuổi rồi, nếu tính luôn tuổi mụ là 78, vậy mà còn phải gánh gồng thêm áp lực về chuyện ăn uống nữa … thì mệt lắm thay. Nghe con, thả lỏng, thích gì thì ăn nhưng ăn vừa đủ thôi và nhớ uống thuốc nghe.

Nhìn bà cụ lọm khọm đi ra khỏi cửa phòng mà thương. Bảy năm nay bà đến chỗ mình khám bệnh có mình ên dù bà khai có 7 đứa con.

– Bác sĩ đừng trách mắng tụi nó nghe. Tụi nó ở riêng hết à, với lại còn vợ còn chồng còn con … Lỗi là do tôi, tôi sinh đẻ nhiều quá, lại không có của để dành cho con, giờ tụi nó phải đi làm vất vả. Kêu tụi nó dắt đi khám lại phiền tụi nó.

– Ơ bà …. Bà đã sinh con và nuôi con bằng một tài sản hết sức quí giá đó là tình thương của người mẹ. Có tình thương là đủ, con nghĩ mọi thứ khác chẳng ý nghĩa gì bà à.

Bạn thấy đó, nước mắt bao giờ cũng chảy xuôi, sắp trút hơi thở cuối, người mẹ vẫn thương và luôn cố gắng bảo vệ con mình sợ bác sĩ trách chúng hờ hững.

– Bác sĩ này lạ à nghen, cho bệnh nhân ăn chè ăn chuối.

Một bệnh nhân nam, đái tháo đường, béo phì 57 tuổi lên tiếng với điệu cười khây khẩy.

– Dạ, ăn gì cũng được miễn ăn thấy ngon và thấy vui ạ. Một người ăn trong niềm biết ơn và niềm vui thì không thể ăn nhiều được. Một người biết yêu thương cơ thể mình, biết lắng nghe trái tim mình thì không thể nào béo phì được.

– Hả?

– Bởi vì khi chúng ta biết thương cơ thể mình, tâm hồn mình thì chúng ta sẽ tìm cách và hành động cho chúng đẹp hơn, tốt hơn, khoẻ hơn. Ví dụ, anh thương cơ thể anh nặng nề anh không thể ăn nhiều được.

– ….

– Giống như trong cuộc sống vậy, khi mình thương ai thì mình sẽ tìm cách và làm cho họ đẹp hơn, hạnh phúc hơn, bình an hơn. Chứ có ai thương nhau mà gây đau khổ và tù đày cho nhau?

– ….

– Ví dụ như nếu thương cơ thể mình chúng ta sẽ ngừng thuốc lá, ngừng rượu bia, ngừng những đêm thức khuya vì căng thẳng, ngừng những sinh hoạt tiêu cực. Chúng ta năng hoạt động thể thao ngoài trời, tìm những việc làm mang lại niềm vui, tìm những cuốn sách hay để đọc. Những chương trình tivi có thể làm chúng ta vui vẻ chốc lát, hời hợt nhưng đọc sách sẽ làm chúng ta chậm lại và sâu sắc hơn.

– Cảm ơn bác sĩ. Có lẽ anh về sẽ thay đổi.

– Chúng ta không biết thương lấy chính mình thì làm sao thương được người xung quanh. Có thể chúng ta có vợ có chồng có con nhưng tình thương đó không sâu sắc, sự hiện diện không làm tươi mát và bình an cho nhau. Chúng ta thương ai thật lòng thì sự hiện diện của chúng ta phải làm cho họ sống động hơn, đáng yêu hơn chứ không làm họ lo âu và mệt mỏi.

– ….

– Bác sĩ nói thì nói vậy thôi, tất cả đều là lý thuyết. Thực hành mới khó. Chỉ cần nhớ cho bác sĩ một điều ăn gì, làm gì, nghĩ gì là phải cân bằng. Ví dụ hôm nào lỡ ăn thêm cái bánh ngọt là phải đi bộ thêm 30 phút, nếu đau khớp gối thì ngồi xoay vòng, đánh tay, gập bụng. Khi chúng ta vận động thể lực sẽ làm mất đi năng lượng ăn vào. Thay vì tính chế độ Calories khó khăn hay cứ phải chú ý calories trên những hộp thực phẩm. Vận động thể lực, ăn ngon, ngủ ngon, suy nghĩ thoáng đạt … giúp cơ thể tiết ra một lượng hormon mà các nhà khoa học gọi là hormon hạnh phúc, giúp chúng ta tươi trẻ và yêu đời hơn.

Rồi một bệnh nhân khác hỏi:

– Mẹ tôi có uống được cà phê không bác sĩ?

– Bác sĩ thần kinh có bảo ngừng cà phê cho bệnh nhược cơ không?

– Dạ không.

– Vậy tại sao lại ngừng cà phê khi bà cụ 84 tuổi, đã có cả đời uống cà phê rồi, biết đâu cà phê giúp bà ấy sống ngần ấy tuổi mà không có ung thư gan?

– Ơ ….

– Cho bà uống cà phê sữa cũng được, hay cho chút đường cũng được.

– Ơ ….

– Uống cà phê mà đắng quá đâu có phê, chúng ta thường thích những gì ngọt ngào hơn đắng cay, chẳng phải vậy sao? Chỉ là nhớ chỉnh lại chế độ ăn bớt tinh bột một chút, tập thể dục thụ động cho bà. Người già không cần kiểm soát đường huyết quá nghiêm ngặt. Đứng ở góc độ khác, sống phải có chất lượng cuộc sống, phải vui mới đáng sống. Tạo áp lực cho nhau để sống tốt hơn cũng tốt, nhưng bác sĩ đâu có thể ở bên bệnh nhân 24/24 một ngày đâu. Đôi khi bác sĩ chỉ thấy bệnh mà không thấy người bệnh. Đôi khi bác sĩ chỉ kê toa đúng phác đồ nhưng không biết để mua được toa thuốc đó là lương cả tháng của họ hay con họ.

Hãy thương cơ thể mình nghe.

 BS Nguyễn Bảo Trung

From: TRUONG LE 

 Tương Tác Giữa Thuốc Và Thực Phẩm

Bài rất hay và hữu ích cho sức khỏe, nên lưu lại để truy lục khi cần thiết…

Re: Tương Tác Giữa Thuốc Và Thực Phẩm

Bác Sĩ NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH – DVM.

Từ lâu , người ta đả biết rằng một vài loại thức ăn , hoặc thức uống có thể ảnh  hưởng  đến sự hấp thụ và tác dụng của  thuốc  sử dụng . Khoa học gọi đây là hiện tượng tương tác (interaction) giữa thực phẫm và dược phẫm. Tác dụng của món thuốc có thể bị thay đổi, như nó có thể bị gia tăng, suy giãm, hoặc bị vô hiệu quá.  Một số phản ứng phụ ( effets indésirable , side effects )  cũng nhân đó mà xuất hiện ra . Liều lượng thuốc sử dụng, tuổi tác , sức nặng của bệnh nhân , nam hay nử , ăn lúc nào , uống thuốc lúc nào củng như tình trạng sức khỏe đều là nhửng nhân tố có thể ảnh hưởng và chi phối hiện tượng tương tác.

Một vài thí dụ điển hình

(Trong thực tế còn rất nhiều loại dược phẫm không được nêu ra ở đây)

1-     Các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng

Penicillin ( Amoxicillin, Ampicillin) , Erythromycine : tránh ăn hay uống những thứ có tính chua hay acid , như nước trái cây , nước cam ,cà tomate , café . Dùng nhửng loại thực phẫm nầy sẻ làm tăng độ acid của bao tử và làm giãm tác dụng của thuốc . Nên uống lúc bụng trống , nghỉa là 1 giờ trước , hoặc 2 giờ sau khi ăn .Trường hợp bị xót bao tử thì nên ăn một chút thức ăn lúc uống thuốc .

Tetracycline , Ciprofloxacin ( Cipro)  : tránh ăn , hay uống nhửng thực phẫm có chứa nhiều calcium , như sữa , crème glacée ,  fromage , và yogourt .Củng không nên uống chung  với các loại vitamins hay supplements có chất sắt .Với nhửng loại thức ăn nầy , thuốc sẽ bị kém tác dụng đi . Nếu uống chung với  café , Coca Colas , trà , chocolat  , sẻ làm gia tăng nồng độ caffeine trong máu lên nhiều ,và gây kích thích  , bồn chồn . Củng không nên uống chung với các loại  thuốc  làm giãm độ chua  của bao tử thường được gọi là antacids như Maalox , Mylanta ….

Metronidazole ( Flagyl ) trị nhiễm trùng đường ruột và đường sinh dục : tránh rượu vì  có thể làm xót dạ dầy , làm đỏ mặt ( flushing ) , nhức đầu , đau bụng và nôn mửa . Các loại Sulfonamides , như Sulfamethazole + Trimetroprim ( Bactrim , Septra ) : tránh rượu vì có thể làm nôn mửa . Nên uống lúc bụng trống . Nếu cãm thấy khó chiụ , thì có thể ăn một chút gì đó .

2- Các loại thuốc chống nhiễm trùng do nấm ( antifungals )

Griseofulvin ( Grifulvin) , Ketoconazole ( Nizoral)  : tránh uống chung với sữa, fromage, yogourt , cà rem, và củng không nên dùng cùng một lúc với các loại thuốc antacids .  Tránh uống rượu, vì sẻ bị đỏ mặt , nhức đầu , đau bụng và nôn mửa .

3- Các loại thuốc chống đau nhức có codeine và narcotique

Codeine + Acetaminophen ( Tylenol avec Codeine ), Morphine, Oxycodone +Acetaminophen( Percocet ) , Meperidine ( Demerol ) : Không nên uống rượu cùng 1 lúc với thuốc , vì sẻ làm gia tăng sự ngầy ngật và buồn ngủ , rất nguy hiểm nếu phải lái xe hay sử dụng máy móc …. Nên uống thuốc lúc bụng đầy để khỏi làm xót bao tử

4- Các loại thuốc làm giãm viêm sưng và làm giãm đau nhức .

Acetylsalicylic ( Aspirin) ,Ibuprofen(Advil , Motrin ), Naproxen, Feldene     vv…nên uống lúc bụng đầy hay uống với sửa để khỏi xót dạ dầy .

Tránh dùng chung với rượu hay với các loại nước trái cây có tính chua . Rượu có thể làm hại gan và tăng nguy cơ xuất huyết bao tử . Tốt nhất là nên dùng các loại Aspirin có áo bọc bên ngoài ( buffered Aspirin , enteric coated Aspirin ) để không làm hại bao tử . Acetaminophen ( Tylenol , Tempra ) không hại  bao tử , muốn có hiệu quả cấp thời ,nên uống lúc bụng trống . Tuy nhiên đối với nhửng người nào thường hay uống rượu ,củng có thể bị hại gan và xuất huyết bao tử. Đối với các thuốc nhóm Corticosteroide trị viêm sưng , ngứa ngái , như Dexamethasone , Hydrocortisone, Prednisone, Triamcinolone  vv… , nên tránh rượu để khỏi làm xót bao tử. Các loại thuốc nầy có khuynh hướng giử nước cho nên cần tránh nhửng thức ăn có chứa nhiều muối sodium .  . Nên dùng nhửng thực phẫm nào có nhiều calcium   như sữa   chẳng hạn . Uống thuốc lúc bụng đầy để không xót bao tử .

5 – Các loại thuốc trị bệnh tiểu đường .

Ví dụ Chlopropamide ( Diabinese ) : Tránh rượu vì  có thể làm đỏ mặt và gây nôn mửa    . Tránh nhửng thực phẫm chứa nhiều bột đường ( carbohydrate ) nhưng lại chứa ít chất xơ .  Tốt hơn hết nên theo lời chỉ dẩn của bác sĩ và dược sĩ .

 6 – Các loại thuốc chống suy nhược tinh thần ( trầm cảm ) thuộc nhóm IMAO

Phenelzine ( Nardil) có thể tương tác với chất Tyramine hiện diện trong một số các loại fromage cứng , chocolat , gan bò , gan gà , rượu chát ,trong trái  avocado và trong các loại saucisse khô . Bệnh nhân bị nôn mửa , áp huyết động mạch gia tăng, và có thể bị tai biến mạch máu não .

7-    Các loại thuốc an thần khác như Paroxetine ( Paxil) , Sertraline ( Zoloft)

Fluoxetine ( Prozac ) : có thể uống lúc bụng trống hay bụng đầy . Tránh rượu

8 –  Các loại thuốc chống lo âu phiền muộn ( Anti anxiety drugs)

Lorazepam ( Ativan)  , Diazepam (Valium) , và Aprazolam ( Xanax ) : Tránh sử dụng máy móc    vì sẻ bị ngầy ngật , và phản ứng chậm lại lúc lái xe .  Café ngược lại sẻ kích thích, gây bồn chồn, và làm giãm sự công hiệu của thuốc .

9 – Các loại thuốc antihistamines chống dị ứng

Diphenhydramine ( Benadryl )  , Chlorpheniramine ( Chlor-Tripolon ) , Loratadine ( Claritin ) , Brompheniramine ( Dimetane ), và  Asternizole ( Hismanal ) : Nên uống lúc bụng   trống để tăng hiệu quả của thuốc . Không uống chung   với rượu , sẻ  làm tăng sự ngầy ngật và buồn ngủ . Các loại sirop để trị ho cảm  có chứa chất Dextromethorphane (  Sirop Balminil DM ) củng không nên được uống chung với rượu .

10 – Các loại thuốc làm giãn nở phế quản và trị hen suyển

Theophylline ( Theo- Dur) , Aminophylline ( Phyllocontin ) , không nên dùng nhửng thứ gì có caffeine ( trà ,café , Coke , Pepsi  vv…) Vì thuốc và caffeine đều kích thích hệ thần kinh trunh ương . Tránh rượu vì có thể bị nhức đầu và nôn mửa .

Theophylline , thức ăn nhiều   chất béo làm tăng chất thuốc trong cơ thể lên , còn ngược lại với thức ăn nhiều bột dường sẻ làm giãm chất thuốc  xuống .

Các loại thuốc trị bệnh tim và tuần hoàn

A –  Thuốc lợi tiểu ( Diuretics ) giúp đem nước ra ngoài cơ thể , và có 2 nhóm :

Nhóm làm mất Potassium, như Furosemide ( Lasix) và Hydrochlorithiazide ( HydroDiuril) : tránh dùng thực phẫm có nhiều muối sodium ( thịt nguội , bacon, đồ  hộp , bột ngọt ) vì chúng sẻ làm thất thoát potassium ra ngoài, gây xáo trộn các điện giải, và có hại đến sức khoẻ .

Nhóm giử potassium, như Tramterene ( Dyrenium) ,và Spironolacton ( Aldactone) : tránh dùng thực phẩm có chứa nhiều potassium như chuối , trái cây khô , mọng lúa mì , nước cam ( 2-3 ly )  , sung khô , hoặc sử dụng nhửng chất thay thế muối ( salt substitude ) có chứa nhiều potassium . Sự thặng dư potassium rất có hại cho tim , làm nó đập không đều .

B- Thuốc làm giản nở mạch, giãm áp huyết và điều hòa nhịp tim .

Catopril ( Capoten) , Enalapril ( Vasotec ) ,Nitroglycerine ( Nitrostat ), Atenolol ( Tenormin ) ,  Hydralazine ( Aprelosine ) , Methyldopa ( Aldomet ) và Metoprolol ( Lopressor ) : cần giãm thực phẫm có nhiều muối sodium .  Tránh rượu , vì áp huyết có thể hạ xuống quá thấp . Capoten có thể làm tăng chất potassium trong cơ thể , rất hại cho nhịp đập của tim ,  bởi vậy cần nên tránh dùng nhửng thực phẫm có nhiều potassium như chuối , cam và rau cải có lá thật xanh lúc uống thuốc nầy .  Thức ăn có thể làm giãm việc hấp thụ của thuốc Capoten  , nên uống 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi dùng bửa .  Đối với thuốc Digoxin , nếu ăn quá nhiều chất xơ và chất pectin ( có trong các loại jelly ) , sự hấp thụ của thuốc có thể bị giãm đi .

C –  Các thuốc làm giãm cholesterol

Thuờng được gọi chung là “Statins” . Tác dụng chính là làm giãm loại cholesterol xấu ( LDL ) . Một vài loại thuốc củng có thể  giúp kéo chất béo triglyceride xuống nửa . Thí dụ : Atorvastatin ( Lipitor ) , Simvastatin ( Zocor ) , và Lovastatin ( Mevacor ) , Pravastatin ( Pravachol) .  Mevacor và Pravachol nên được uống  vào bửa cơm tối  để tăng sự hấp thụ của món thuốc . Tránh uống nhiều rượu vì có thể hư gan .

Các thuốc làm loảng máu và thuốc kháng đông ( Anticoagulant)

Warfarin ( Coumadin ) :  vitamin K làm đông máu nên có ảnh hưởng ngược lại với các loại thuốc kháng đông . Nếu uống Coumadin thì nên tránh dùng nhửng thực phẫm có chứa nhiều vitamin K như  cải broccoli , rau mồng tơi ( spinach ) , turnip ,   bông cải ( cauliflower ) , cải brussel ( brussel sprouts ) .  Ngoài ra nếu có uống thêm supplement vitamin E  với liều lượng lớn trên  400 IU thì coi chừng nguy hiểm  vì nó có thể làm gia tăng sự  xuất huyết

Các  thuốc trị bệnh dạ dầy và ruột

Cimetidin ( Tagamet ) , Ranitidine ( Zantac ) , Famotidin ( Pepcid ) là nhửng thuốc trị loét bao tử  bằng cách giãm  độ chua acid của cơ quan nầy . Tránh rượu , café và thuốc lá . Đối với nhửng thuốc antacids làm giãm độ chua của dạ dầy như thuốc Mylanta và Maalox , nên tránh  dùng chung với sửa , crème glacée , fromage và yogourt .

Các thuốc nhuận trường và thuốc xổ  .

Lạm dụng nhửng thuốc loại nầy sẻ dẩn đến tình trạng cơ thể có thể bị mất các vitamins A,D,E, K , chất khoáng Potassium  , Sodium , và các dưởng chất do thực phẫm mang vào . Nếu sử dụng loại dầu huile minérale  để làm thuốc xổ thì sẻ  bị mất đi các vitamin hòa tan trong  chất béo  , như các vitamins A,D,E K .

Cẩn  thận với nước  bưỡi.

Nước bưởi ( grapefruit juice ) , củng như bưởi trái có thể  làm gia tăng gấp bội  mức độ hấp thụ của một số thuốc vào trong máu , đồng thời củng kéo theo nhửng phản ứng bất lợi nguy hiễm . Cam và chanh không thấy có ảnh hưởng nầy . Sau đây là nhửng thí dụ :

*- Thuốc trị cao áp huyết : Felodipine ( Plendil) , Nifedipine ( Adalat) , Nimodipine (Nimotop )

*- Thuốc làm giãm cholesterol : Simvastatin ( Zocor) , Lovastatin ( mevacor ), Atorvastatin ( Lipitor ) .

*- Thuốc làm giãm sức miển nhiễm dùng ở nhửng ca ghép bộ phận  : Cyclosporine ( Neoral)

*- Thuốc trị lo âu , mất ngủ, suy nhược tinh thần : Diazepam ( Valium), Triazolam ( Halcion)  , Carbamazepine ( Tegretol) , Trazodone ( Desyrel) , Chlomipramine ( anafraninl ) .

*- Thuốc trị dị ứng : Astremizole ( Hismanal ).

*- Thuốc trị Sida : Saquinavir ( Fortovase )

Nên uống thuốc với nước gì ?

RƯỢU :  là thứ cần nên tránh nhất lúc uống thuốc . Rượu thường làm đỏ mặt , nhức đầu , ói mửa , tim đập nhanh, làm ngầy ngật , gây buồn ngủ thêm . Các loại thuốc trị dị ứng  củng như nhửng loại thuốc có chứa morphine đều không  được uống chung  với rượu .

NƯỚC NGỌT CÓ GAZ : ví dụ Pepsi, Coke  vv…đều có tính làm tăng nhanh thời gian loại thải thuốc ra ngoài bao tử .

CAFÉ :   Một số thuốc có thể làm chậm lại sự biến duởng của café trong gan , vì vậy tác dụng của chất caffein tồn tại rất lâu trong cơ thể ,và gây ra một số phản ứng phụ bất lợi như làm tim đập nhanh và làm mất ngủ .

SỮA :   Calcium trong sữa sẻ kết hợp với Tetracycline để tạo thành 1 hổn hợp không hấp thụ được .

TRÀ :  Các hoạt chất của trà sẻ kết hợp với các chất sắt trong thuốc để tạo nên 1 hổn hợp không thể hấp thụ được . Tránh uống  các supplement có chứa chất sắt với nước trà .

NƯỚC LẠNH :  Uống thuốc với 1 ly nước lạnh là tốt nhất .

KẾT  LUẬN:

Đại học Laval , Quebec gần đây đả thực hiện 1 cuộc thăm dò về cách sữ dụng thuốc ở giới cao niên .  . Kết quả thật đáng ngại : 70% không hiểu rỏ nhửng lời chỉ dẩn ghi trên lọ thuốc , trong số nầy 50% không tôn trọng cách dùng thuốc  củng như thời gian trị liệu  . Hậu quả là 20% bệnh nhân  điều trị ở bệnh viện đều có nguyên do bắt nguồn từ thuốc mà ra …như dùng thuốc không đúng cách , dùng không đúng liều lượng  chỉ dẩn , phản ứng phụ quá mạnh  vv… Ngăn ngừa sự tương tác xảy ra , không có nghỉa là phải nhịn ăn , hay nhịn uống . Điều quan trọng ở đây là cần phải biết rỏ là mình có thể ăn những gì, lúc nào có thể ăn được và lúc nào có thể uống được . Muốn biết rỏ, không gì tốt hơn là nên hỏi  và  nghe theo lời chỉ dẩn của bác sĩ  và dược sĩ .

Nguyễn Thượng Chánh, DVM

From:Truong Le

10 HIỂU LẦM  VỀ  ĐỘT  QUỴ  KHIẾN  NGƯỜI  BỆNH  MẤT CƠ  HỘI  VÀNG  ĐIỀU  TRỊ   

10 HIỂU LẦM  VỀ  ĐỘT  QUỴ  KHIẾN  NGƯỜI  BỆNH  MẤT CƠ  HỘI  VÀNG  ĐIỀU  TRỊ   

Đột quỵ xảy ra rất phổ biến, tuy nhiên không phải tất cả các thông tin đồn đại về đột quỵ đều là sự thật. Có khá nhiều hiểu lầm còn tồn tại về tình trạng này.

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, mỗi năm nước ta ghi nhận thêm 200.000 ca đột quỵ, trong đó khoảng 50% trường hợp tử vong. Nhiều người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh, vận động… Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, số lượng nam giới cao gấp bốn lần nữ giới. Trong đó, nhiều người bệnh không biết mình mang yếu tố nguy cơ, đến khi bị đột quỵ, đo huyết áp, thử đường huyết mới phát hiện.

Còn ở Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có hơn 795.000 người bị đột quỵ, trong đó có khoảng 610.000 trường hợp là đột quỵ lần đầu tiên.

Trong năm 2019, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới, ước tính chiếm khoảng 11%.

Đột quỵ có 3 thể chính:

– Đầu tiên và phổ biến nhất (ước tính chiếm khoảng 87% các trường hợp) là đột quỵ thiếu máu não, xảy ra khi mạch máu cung cấp oxy cho não bị tắc nghẽn.

– Thứ hai là đột quỵ xuất huyết não, xảy ra do nứt vỡ các động mạch trong não dẫn đến phá hủy các mô xung quanh.

Cục máu đông làm ngừng lưu lượng máu đến một khu vực của não trong bệnh thiếu máu cục bộ (ảnh trái), trong khi máu rò rỉ vào mô não trong trường hợp xuất huyết (ảnh phải). Nguồn: scientificanimations.

– Thể thứ ba của đột quỵ là thiếu máu não thoáng qua (TIA), xảy ra khi dòng máu tới não là bị tắc nghẽn tạm thời, thường trong thời gian ngắn hơn 5 phút.

Đột quỵ xảy ra rất phổ biến, tuy nhiên không phải tất cả các lời đồn đại về đột quỵ đều là sự thật.

Có khá nhiều hiểu lầm còn tồn tại, khiến người bệnh bỏ qua các cơ hội vàng để hồi phục hoặc giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

Để giúp mọi người xóa bỏ những lầm tưởng và nâng cao hiểu biết, chúng tôi đã liên lạc với Bác sĩ Rafael Alexander Ortiz, trưởng khoa Phẫu Thuật nội mạch thần kinh và Xạ trị thần kinh can thiệp tại Bệnh viện Lenox Hill, Mỹ.

Hiểu lầm 1: Đột quỵ là vấn đề của tim

Mặc dù các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đột quỵ có liên quan tới nhau, một số người nhầm lẫn đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Đột quỵ xảy ra tại não, nguyên nhân do tắc nghẽn hoặc nứt vỡ của các mạch máu trong não. Trong khi đó, nhồi máu cơ tim xảy ra bởi sự tắc nghẽn dòng máu nuôi dưỡng tim.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong đó lưu lượng máu bị tắc nghẽn do cục máu đông. Nguồn: brown.edu

 Hiểu lầm 2: Đột quỵ không thể phòng tránh

Bác sĩ Ortiz nói: “Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra đột quỵ là tăng huyết áp, hút thuốc lá, tăng cholesterol máu, béo phì, đái tháo đường, chấn thương ở đầu hoặc cổ, và rối loạn nhịp tim”.

Nhiều trong số các yếu tố nguy cơ kể trên có thể được điều chỉnh bởi lối sống. Tập thể dục thường xuyên và ăn uống với chế độ lành mạnh có thể giảm các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, béo phì, đái tháo đường.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm sử dụng nhiều bia rượu và căng thẳng. Loại bỏ hoặc làm giảm các yếu tố này cũng có thể làm giảm nguy cơ của đột quỵ.

Hiểu lầm 3: Đột quỵ không có yếu tố di truyền

Các rối loạn đơn gen như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Các thành viên trong cùng một gia đình có cùng môi trường sống và lối sống. Do đó, môi trường và thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở tất cả các thành viên, đặc biệt là khi có các yếu tố di truyền kèm theo, ví dụ như tăng huyết áp hoặc các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch.

Hiểu lầm 4: Khó phát hiện triệu chứng đột quỵ

Các triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ tạo nên từ viết tắt F.A.S.T:

  • F (face): Khuôn mặt bị méo, một bên mặt bắt đầu tê liệt và nụ cười bị méo một bên.
  • A (arm): Một cánh tay bắt đầu yếu hoặc tê bì, khi nâng lên thì rơi xuống từ từ.
  • S (speech): Nói khó, nói ngọng.
  • T (time): Thời gian là vàng, hãy gọi tổng đài cấp cứu ngay khi phát hiện các triệu chứng trên.

Một số triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:

  • Tê liệt hoặc yếu mặt, cánh tay, chân, hoặc một bên cơ thể.
  • Lú lẫn, gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói.
  • Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đi khó, bao gồm chóng mặt, mất cân bằng hoặc cả hai.
  • Đau đầu dữ dội không có nguyên nhân.

Hiểu lầm 5: Đột quỵ không thể điều trị

Bác sĩ Ortiz giải thích: “Có một số niềm tin cho rằng đột quỵ là không thể hồi phục và không thể điều trị. Nhưng niềm tin này không chính xác”.

Đây là thông tin đúng: Điều trị cấp cứu đột quỵ với thuốc tiêu sợi huyết, lấy huyết khối bằng cách đặt dụng cụ xâm lấn tối thiểu vào mạch máu (stent), hoặc phẫu thuật… có thể điều trị được các triệu chứng của đột quỵ ở rất nhiều bệnh nhân, đặc biệt nếu họ đến bệnh viện đủ sớm để thực hiện các liệu pháp điều trị (một vài phút hoặc một vài giờ từ khi khởi phát triệu chứng).

Các triệu chứng càng kéo dài thì kết quả điều trị sẽ càng thấp. Tuy nhiên, điều quan trọng là tại thời điểm khởi phát triệu chứng – ví dụ nói khó, nhìn đôi, liệt hay tê bì thì nên gọi cấp cứu sớm để đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất.

CDC cũng đã chỉ ra những bệnh nhân tới bệnh viện trong vòng 3 giờ đầu từ khi xuất hiện triệu chứng thì trong vòng 3 tháng sau đó, nguy cơ bị tàn tật sẽ ít hơn so với những bệnh nhân đến muộn.

Hiểu lầm 6: Đột quỵ chỉ xảy ra ở người già

Tuổi là yếu tố nguy cơ quan trọng của đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm từ sau 55 tuổi. Tuy nhiên, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Một nghiên cứu của CDC đã chỉ ra rằng 34% các trường hợp đột quỵ ở bệnh viện trong năm 2009 có độ tuổi dưới 65.

Một báo cáo khác trong năm 2013 chỉ ra: “Xấp xỉ 15% tất cả các trường hợp đột quỵ thiếu máu não xảy ra ở người trẻ và thanh thiếu niên”.

Những nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, và sử dụng thuốc lá là những tình trạng phổ biến nhất ở nhóm tuổi này.

Hiểu lầm 7: Tất cả đột quỵ đều có triệu chứng

Không phải tất cả các trường hợp đột quỵ đều có triệu chứng. Một số nghiên cứu cho thấy đột quỵ không có triệu chứng xảy ra phổ biến hơn đột quỵ có triệu chứng.

Một nghiên cứu thực hiện trên hơn 11 triệu người đột quỵ năm 1998 chỉ ra rằng chỉ 770.000 trường hợp có triệu chứng, trong khi đó có tới gần 11 triệu trường hợp là không có triệu chứng.

Bằng chứng của các trường hợp đột quỵ thầm lặng là các đốm trắng (biểu hiện của các sẹo hình thành trong mô não sau khi bị tổn thương do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ) xuất hiện trên MRI.

Đột quỵ thầm lặng được xác định khi bệnh nhân nhận kết quả MRI sau khi xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, giảm tri giác và chóng mặt.

Mặc dù các trường hợp này xảy ra không có triệu chứng, nhưng cũng nên được điều trị tương tự như là đột quỵ có triệu chứng. Đột quỵ thầm lặng đặt người bệnh vào nguy cơ đột quỵ có triệu chứng trong tương lai, suy giảm nhận thức, và sa sút trí tuệ.

Hiểu lầm 8: Thiếu máu não thoáng qua không rủi ro

“Một số người đang nghĩ rằng thiếu máu não thoáng qua chỉ là một cơn đột quỵ nhỏ và sẽ mang lại nguy cơ thấp”- bác sĩ Ortiz nói- “Quan niệm này cũng không chính xác. Đó không phải là cơn đột quỵ nhỏ mà là một dấu hiệu của một cơn đột quỵ lớn có thể xảy ra. Bất kỳ triệu chứng của đột quỵ cấp, thoáng qua hay dai dẳng đều cần được điều trị cấp cứu và quản lý để tránh một cơn đột quỵ lớn”.

Hiểu lầm 9: Đột quỵ luôn là nguyên nhân của liệt

Đột quỵ là nguyên nhân dẫn tới tàn phế lâu dài, nhưng không phải tất cả mọi người bị đột quỵ đều sẽ bị liệt hay yếu chi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn một nửa số bệnh nhân trên 65 tuổi còn sống sau khi trải qua cơn đột quỵ sẽ bị giảm chức năng vận động. Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là số lượng nhu mô não bị tổn thương và vùng não bị tổn thương. Nếu tổn thương ở bán cầu não trái thì sẽ ảnh hưởng tới bên phải cơ thể và ngược lại.

Nếu đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái, ảnh hưởng có thể bao gồm:

  • Liệt nửa người bên phải.
  • Lời nói và ngôn ngữ có vấn đề.
  • Hành vi chậm chạp và kỳ lạ.
  • Mất trí nhớ.

Nếu ảnh hưởng đến bán cầu não phải, liệt cũng có thể xảy ra và tổn thương ở bên trái cơ thể. Một số ảnh hưởng bao gồm:

  • Nhìn khó.
  • Hành vi nhanh và kỳ lạ.
  • Mất trí nhớ.

Hiểu lầm 10: Đột quỵ hồi phục nhanh

Quá trình hồi phục sau đột quỵ cần có thời gian vài tháng, nếu không muốn nói là vài năm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp không hồi phục hoàn toàn. Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ cho biết, trong số những người sống sót sau đột quỵ:

  • 10% sẽ hồi phục lại hoàn toàn.
  • 10% cần sự chăm sóc của điều dưỡng tại nhà hoặc phương tiện hỗ trợ lâu dài khác.
  • 25% sẽ hồi phục sự với suy yếu nhẹ ở một vài cơ quan.
  • 40% sẽ suy yếu từ mức độ trung bình tới nặng.

Các nghiên cứu chỉ rằng giai đoạn cửa sổ tính từ lúc khởi phát đột quỵ tới 2-3 tháng sau là khoảng thời gian vàng để tập phục hồi chức năng, mang lại cho bệnh nhân nhiều cơ hội hồi phục. Một số trường hợp cũng có thể tự phục hồi trong giai đoạn này.

Ngoài giai đoạn cửa sổ này và mốc 6 tháng, bệnh nhân vẫn có thể phục hồi các chức năng mặc dù khả năng phục hồi chậm hơn đáng kể.

Yogurt

Yogurt

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Truyền thuyết dân gian kể lại rằng:

Vào buổi sáng hôm đó, khi xuống chuồng vắt sữa bò như thường lệ, một trái chủ thấy bình sữa bỏ quên trong góc nhà. Cầm lên coi, ông ta thấy sữa hơi đông lại, ngửi không thấy hư, ông ta bèn nếm. Sữa có vị hơi chua chua, ngọt ngọt và thơm. Tiếc của Trời, ông ta mang về cho bà vợ và cả nhà cùng ăn. Ai cũng khen ngon và không bị phản ứng gì!

Trại chủ liền khoe với lối xóm là đã chế được món sữa đặc biệt. Ông ta tiếp tục *“bỏ quên*” nhiều bình sữa như thế rồi mang ra chợ bán. Mọi người đều ưa thích món sữa *“bỏ quên*” này và ông ta đã kiếm được rất nhiều tiền.

Sữa chua (yogurt) được khám phá ra như thế, và nhanh chóng được phổ biến khắp nơi.

Rồi đến thời kỳ Phục Hưng ở bên Pháp vào đầu thế kỷ thứ 16, vua Francois bị chứng đau bụng đi cầu đã lâu ngày, mọi danh y đều bó tay. Một thầy thuốc người Thổ Nhĩ Kỳ được mời đến. Sau khi khám bệnh, ông ta cho nhà vua dùng một bài thuốc gia truyền trong một tuần lễ, nhà vua khỏi bệnh. Đó là món sữa chua mà gia đình vị lang y kia vẫn dùng để chữa cho dân chúng bị bệnhkhó tiêu. Từ đó, sữa chua được liên tục dùng khắp nơi trên thế giới như một thực phẩm và thuốc trị bệnh theo.

Khám phá khoa học về sữa chua

Nhưng phải đợi tới đầu thế kỷ thứ 20 thì nguyên lý tạo thành sữa chua mới được làm sáng tỏ qua nghiên cứu của một bác học người Nga, ông *Ilya Metchinov *(1845-1916).

Nhà khoa học này khao khát đi tìm một phương thức kéo dài tuổi thọ. Do đó, ông rất quan tâm đến một nhóm dân Bulgaria có tỷ lệ rất cao số người sống đến trên một trăm tuổi. Ông nhận thấy là họ tiêu thụ nhiều sữa chua. Vì thế, ông bắt đầu tìm hiểu đặc tính của loại sữa này và thấy trong sữa có những vi sinh vật làm thay đổi hóa chất của sữa, khiến sữa trở thành tốt hơn cho sức khỏe con người. Ông ta đặt tên cho một trong nhiều vi sinh vật đó là *Lactobacillus Bulgaricus*.

Từ đó sữa chua được chế biến khoa học hơn. Cũng xin lưu ý là *Ilya Metchinkoff* được giải thưởng Nobel về Y Học năm 1908 nhờ sự khám phá ra tính miễn dịch trong cơ thể con người. Ông cũng là bạn thân của nhà bác học nổi tiếng Louis Pasteur của nước Pháp.

Theo định nghĩa của *Codex Alimentarius Commissions*, một tổ chức quốc tế có nhiều uy tín trong việc đưa ra các tiêu chuẩn chung về thực phẩm, sữa chua là sản phẩm từ sữa được lên men và làm đông đặc bằng cách để cho bay hơi. Trong những điều kiện thuận lợi về thời gian và nhiệt độ, đường *lactose* của sữa chuyển thành *acid lactic*, dưới tác dụng của các vi sinh vật như *Streptocoous thermophilus, Lactobacillus Bulgaricus,Lactobacillus
acidophilus..*. Sau đó sữa trở thành một chất giống như kem và có vị chua đặc biệt.

Yogurt có thể làm từ sữa cừu, sữa dê, sữa trâu… nhưng thường thường là từ sữa bò.

Sữa chua cung cấp số năng lượng tương đương với sữa tươi, nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn. Sữa chua có nhiều chất đạm, carbohydrat, sinh tố, các khoáng *calci, phosphat, potassium, niacin, riboflavin*. Chất đạm trong sữa chua rất dễ tiêu và dễ hấp thụ vào máu.

Trong 100g sữa chua có: 4,3g chất đạm, 4,8 g carbohydrat, 1,1 g chất béo, 4mg cholesterol, 173 mg calci, 0,18 mg riboflavin, 110 mg phosphor và cung cấp 50 calori. Nước chiếm tỷ lệ 88% và là nguồn cung cấp nước rất tốt cho cơ thể.

Nhiều người khi uống sữa tươi vào là bị tiêu chẩy, vì không tiêu hóa được đường lactose trong sữa. Khi dùng sữa chua thì không có vấn đề, vì đường này đã được chuyển hóa ra *lactic acid*. *Lactic acid* và vi sinh vật trong sữa chua làm tăng độ chua trong bao tử,
giúp sự tiêu hóa chất đạm và sinh tố C được dễ dàng

Công dụng chữa bệnh của sữa chua

Cách đây hơn nửa thế kỷ, Ilya Ilich Metchnikov đã nêu ra giả thuyết là một số bệnh tật gây ra do độc tố từ vi trùng trong ruột bị hư rữa, đưa đến phá hoại thành mạch máu. Theo ông ta, sự việc này có thể ngăn ngừa bằng các vi sinh vật trong sữa chua.

Sau đó các khoa học gia đã dành nhiều cố gắng để nghiên cứu về công dụng của sữa chua. Theo dõi công dụng này ở cơ thể con người có phần khó khăn, nên đa số đều thực hiện với những con chuột trong phòng thí nghiệm. Kết quả đều cho thấy là sữa chua rất tốt và có ích để chữa một vài bệnh.

*1-Sữa chua giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa*

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 75% người lớn tuổi trên thế giới không tiêu hóa được đường *lactose* trong sữa, nhất là dân châu Á và châu Phi. Khi uống sữa là họ bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chẩy… Nguyên do là vì họ thiếu *lactase* để tiêu hóa đường sữa *lactose.* Khi ăn sữa chua, họ tránh được vấn đề trên vì lactose đã được chuyển ra *lactic acid*.

*2- Sữa chua chữa bệnh tiêu chẩy*

Trong ruột có rất nhiều vi sinh vật có lợi cũng như có hại, đua nhau tăng trưởng. Loại nào phát triển mạnh hơn thì sẽ tạo ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và sức khỏe con người.

Ruột trẻ em có nhiều vi khuẩn *E Coli* gây ra tiêu chẩy. Sữa chua có thể chữa một số trường hợp tiêu chẩy.

Một nghiên cứu ở Nữu Ước năm 1963 đã so sánh tác dụng của sữa chua với hỗn hợp thuốc trị tiêu chẩy Kaopectate và kháng sinh *neomycin. *Kết quả cho thấy là vi sinh vật trong sữa chua rút ngắn thời gian bị tiêu chẩy.

Các nhà nghiên cứu ở Ý nhận thấy sữa chua làm giảm số vi khuẩn E Coli trong ruột. Sữa chua làm bớt tiêu chẩy gây ra do thuốc kháng sinh. Ở các nước Ý, Nga, sữa chua được cho trẻ em bị tiêu chẩy dùng để chữa bệnh này. Bên Nhật, sữa chua được dùng trị bệnh kiết lỵ.

Năm 1995, cơ quan Y Tế Thế giới (WHO) có khuyến cáo là khi chữa tiêu chẩy, nên thay thế sữa thường bằng sữa chua, vì sữa chua dễ tiêu hơn, có thể ngừa thiếu dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu khác cho hay sữa chua còn có tác dụng nhuận tràng.

*3- Sữa chua có chất kháng sinh*

Bác sĩ *Khem Shahani,* một chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về sữa chua,thuộc trường Đại học Nebraska, cho hay là ông ta đã phân tích được hai loại kháng sinh từ sữa chua do các vi sinh vật *L acidophilus và L. bulgaris* tiết ra.

Các nghiên cứu ở Nhật, Ý, Thụy sĩ, Hoa Kỳ đều cho là vi sinh vật trong sữa chua có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

*4- Sữa chua làm giảm cholesterol trong máu*

Các nhà quan sát nhận thấy dân chúng ở bộ lạc* Maasai* bên châu Phi dùng tới 2 lít sữa chua mỗi ngày và lượng cholesterol trong máu rất thấp. Họ kết luận là sữa chua có thể làm hạ cholesterol.

BS *George Mann* tìm ra một chất trong sữa chua mà ông đặt tên *hydroxymethyl glutarate* có đặc tính làm giảm *cholesterol*. Sau đó, nhiều nghiên cứu kế tiếp cũng đưa tới kết luận là sữa chua làm tăng mức  *cholesterol lành HDL* và hạ thấp tổng lượng cholesterol trong máu.

*5- Sữa chua làm tăng tính miễn dịch*

Các nhà nghiên cứu ở Pháp đã chứng minh sữa chua làm tăng miễn dịch tính ở chuột trong phòng thí nghiệm. Năm 1986, nhóm khoa học gia ở Ý tiến xa hơn với kết luận là vi sinh vật trong sữa chua làm tăng tính miễn dịch ở người qua việc gia tăng sản xuất kháng thể. Sữa chua làm giảm bớt các triệu chứng của dị ứng mũi.

*6- Sữa chua với bệnh ung thư*

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nam Tư cho biết vi sinh vật *L. bulgaricus*  trong sữa chua tiết ra chất *blastolyn* có thể ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư loại Rous Sarcoma.

Kết quả nghiên cứu tại đại học Boston bên Mỹ và bên Pháp đều kết luận là L.
*acidophilus* chống được ung thư vú và ruột già bằng cách làm giảm hóa chất
gây ung thư trong ruột già. Bác sĩ *Shahani* cũng đồng ý là vi sinh vật *L.
acidophilus* ngăn chặn ung thư ở loài chuột.

*7- Sữa chua ngừa loét bao tử*

Bác sĩ *Samuel Money* thuộc Trung Tâm Y khoa Brooklyn, Nữu Ước, cho hay
trong sữa chua có chất kích thích *Prostaglandin*. Chất này có khả năng che
trở niêm mạc bao tử với tác nhân độc hại như thuốc lá, rượu và do đó ngừa
được bệnh loét bao tử. Chất *Prostaglandin* hiện đang được tổng hợp để làm
thuốc chữa bệnh bao tử.

Ngoài ra trong sữa chua còn có chất *tryptophan* có tác dụng làm dịu thần
kinh, dễ ngủ. Đồng thời kết quả nghiên cứu tại Đại học*Massachusett* lại cho
thấy sữa chua có tác dụng hưng phấn, làm ta tỉnh táo. Sữa chua cũng làm bớt nhiễm độc nấm ở cơ quan sinh dục nữ giới.

Chọn lựa sữa chua

Sữa chua được bầy bán với nhiều nhãn hiệu khác nhau, cũng như được pha thêm trái cây cho có hương vị đặc biệt. Có loại sữa chua giữ nguyên chất béo, có
loại đã được lấy bớt đi.

Nhãn hiệu trên hộp sữa có ghi chú rõ ràng thành phần dinh dưỡng, như là có
bao nhiêu calorie, số lượng chất béo bão hòa, cholesterol, muối sodium, chất carbohydrat, đường, chất xơ, đạm chất, sinh tố A, C, chất sắt và calci. Điều quan trọng là sản phẩm phải có vi sinh vật còn sống (*live cultures).* Ta thường thấy ghi tắt chữ LAC (*Live and Active Cultures) *của Hiệp Hội các nhà sản xuất sữa chua Hoa Kỳ, có nghĩa là 100 g sữa chua chứa ít nhất 100 triệu vi sinh vật còn sống và hoạt động. Vì có sinh vật sống nên sữa chua cần được giữ trong tủ lạnh, tránh bị hơi nóng hủy hoại.

Cách làm yogurt

Cách thức làm sữa chua dùng trong gia đình cũng đơn giản. Chúng ta chỉ cần
thực hiện các bước tuần tự như sau:

Chuẩn bị khoảng 2 lít sữa bột ít chất béo, một lon sữa đặc không đường, một
thìa sữa chua ít chất béo. Pha lẫn hai loại sữa, khuấy cho đều với một chiếc thìa bằng gỗ. Đun sôi với nhiệt độ vừa phải. Trong khi đun vẫn tiếp tục khuấy để sữa khỏi bị cháy dưới đáy nồi. Khi sữa sôi có bọt thì nhắc ra, để nguội. Khi sữa nguội tới mức mà ta nhúng ngón tay vào mà không bị bỏng (khoảng từ 40ºC – 46ºC), thì cho thìa sữa chua vào, khuấy đều với một cái muỗng bằng gỗ khoảng 30 giây. Nhớ khuấy theo một chiều để vi sinh vật không bị tổn thương.Phủ lên nắp bình mấy tờ giấy để hút bớt nước bốc hơi và để sữa đặc lại. Đậy nắp bình, bọc chung quanh bằng một cái chăn len, để qua đêm, sáng sau là sẵn sàng để ăn. Ta có thể pha thêm các loại trái cây hay hạt ngũ cốc khô để có thêm hương vị đặc biệt.

Kết luận

Sữa chua là một trong nhiều món ăn được nhiều người ưa thích và là món ăn
vặt rất hấp dẫn giữa hai bữa cơm chính. Ngoài hương vị ngon, sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng, chất kháng sinh, chất chống ung thư, có khả năng làm giảm cholesterol, đặc biệt là chất đạm trong sữa chua rất dễ tiêu.  Người bị bất dung với sữa thường, có thể thay thế bằng yogurt.

Với một ly nhỏ sữa chua mỗi ngày, ta có đủ số lượng calci cần thiết. Trẻ em
trên ba tháng cũng có thể dùng sữa chua được rồi.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

From: Phi Phượng Nguyễn