Tại Sao Hay Quên ? Giảm Trí nhớ ? Mất Trí Nhớ

Kimtrong Lam

Hay quên, giảm trí nhớ, thường xuyên nói sai…(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Hay quên, giảm trí nhớ, thường xuyên nói sai… Những dấu hiệu này có thể không chỉ là sự lão hóa tự nhiên mà có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer, một dạng bệnh thoái hóa thần kinh, thường bắt đầu bằng sự suy giảm trí nhớ gần và các vấn đề ngôn ngữ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu và can thiệp kịp thời có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và duy trì chất lượng sống cho người bệnh.

Bệnh Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh, với những triệu chứng lâm sàng chủ yếu bao gồm rối loạn nhận thức, thay đổi hành vi tâm lý và suy giảm chức năng xã hội. Bệnh bắt đầu một cách âm thầm, và hiện tại chưa có phương pháp điều trị có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, may mắn thay, Alzheimer có quá trình tiến triển, nếu phát hiện sớm các dấu hiệu, thông qua sàng lọc và chẩn đoán sớm chúng ta có thể nắm bắt cơ hội điều trị và can thiệp kịp thời. Điều này giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh và duy trì chất lượng sống tốt cho bệnh nhân trong một thời gian dài sau khi mắc bệnh. Nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, chúng ta cần đặc biệt chú ý.

Giảm trí nhớ

Ví dụ như thường xuyên quên những gì vừa nói hoặc vừa làm, không thể xử lý các công việc quen thuộc và các công việc hằng ngày, không biết sử dụng thiết bị điện tử hoặc điện thoại, không tìm thấy đồ vật, hay quên đồ đạc, v.v.

Trong lâm sàng, một số gia đình cho rằng việc giảm trí nhớ ở người cao tuổi là hiện tượng bình thường, hoặc cho rằng nếu người già vẫn có thể nhớ rõ những sự kiện đã xảy ra từ nhiều năm trước thì chứng tỏ trí nhớ của họ vẫn còn tốt. Tuy nhiên, thực tế bệnh Alzheimer giai đoạn đầu thường biểu hiện qua việc giảm trí nhớ ngắn hạn trong khi trí nhớ lâu dài vẫn còn.

Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, trí nhớ dài hạn cũng sẽ suy giảm, và nếu không được can thiệp kịp thời, suy giảm nhận thức sẽ ảnh hưởng đến các vùng nhận thức như tính toán, định hướng không gian, thực hiện các nhiệm vụ, hiểu biết và khả năng khái quát hóa. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khó khăn trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Bệnh nhân Alzheimer ở mức độ vừa và nặng có thể gặp tình trạng lạc đường, không tìm thấy nhà, thậm chí là mất tích.

Giảm khả năng ngôn ngữ và diễn đạt

Ví dụ, khi giao tiếp với người khác, họ có thể quên những gì mình muốn nói, không thể diễn đạt đúng ý của mình, thường xuyên nói sai, và điều này thường không được họ nhận ra và rất khó sửa chữa. Đây khác với việc người trẻ đôi khi nói sai do công việc bận rộn hoặc không tập trung. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các thông tin từ báo chí, truyền hình, không hiểu những gì người khác nói, hoặc có phản ứng chậm.

Thay đổi về cảm xúc và hành vi

Ví dụ, bệnh nhân có thể giảm hoạt động, cảm thấy cô đơn, mất hứng thú với môi trường xung quanh, lạnh nhạt với người thân, cảm xúc không ổn định, dễ cáu giận, thay đổi cảm xúc thất thường, dễ bị kích động, có cảm giác buồn bã, sợ hãi không rõ lý do, hoài nghi hoặc hoang tưởng (như nghi ngờ người khác ăn cắp đồ, nghi ngờ bạn đời có quan hệ ngoài luồng, v.v.), rút lui khỏi các hoạt động xã hội và xuất hiện các hành vi bất thường khác.

Nếu người cao tuổi có những triệu chứng này, gia đình nên đưa họ đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra toàn diện, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

Khi chăm sóc bệnh nhân mắc chứng Alzheimer hay các vấn đề về trí nhớ khác, yêu cầu sự kiên nhẫn và kỹ năng đặc biệt để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc hiệu quả:

  1.   Tạo môi trường an toàn và thân thiện

– Đảm bảo môi trường sống xung quanh đơn giản và dễ dàng điều hướng. Ví dụ, đặt các vật dụng trong nhà ở những vị trí cố định và dễ thấy.

– Sắp xếp không gian sống gọn gàng, tránh những yếu tố có thể gây xao nhãng hoặc làm bệnh nhân cảm thấy mất phương hướng.

  1.     Giúp người bệnh giữ thói quen tốt

– Khuyến khích bệnh nhân giữ các thói quen hằng ngày như ăn uống đúng giờ, luyện tập thể dục nhẹ nhàng, và duy trì hoạt động trí não.

– Cố gắng giữ một lịch trình cố định giúp bệnh nhân cảm thấy an toàn và dễ dàng kiểm soát cuộc sống.

  1.     Sử dụng các công cụ nhắc nhở

– Dùng lịch, đồng hồ hoặc các thiết bị điện tử thông minh để giúp bệnh nhân ghi nhớ các cuộc hẹn, công việc cần làm hoặc thông tin quan trọng.

– Ghi chú lời nhắc về những điều quan trọng (như uống thuốc, đi gặp bác sĩ) và đảm bảo rằng bệnh nhân có thể dễ dàng thấy chúng.

  1.     Lắng nghe và giao tiếp đơn giản

– Dùng câu đơn giản và rõ ràng khi trò chuyện để bệnh nhân dễ tiếp thu.

– Đừng thúc ép hoặc khiến bệnh nhân cảm thấy bị quấy rầy khi họ quên hay không nhớ điều gì. Hãy kiên nhẫn lắng nghe và nhắc lại nếu cần thiết.

  1.     Thực hiện hoạt động kích thích trí óc

– Khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các hoạt động trí óc như chơi trò chơi trí tuệ, đọc sách, hoặc thực hiện các bài tập nhớ.

– Để tăng cường khả năng nhận thức và giảm lo âu, có thể tổ chức các hoạt động xã hội nhẹ nhàng và an toàn.

  1.   Duy trì kết nối xã hội

– Khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các cuộc trò chuyện, sự kiện gia đình, hoặc các hoạt động cộng đồng giúp họ không cảm thấy cô đơn.

– Giới thiệu và kết nối họ với những người thân yêu để tạo cảm giác thân thuộc và cảm giác an toàn.

  1.   Theo dõi và hỗ trợ về sức khỏe

– Theo dõi những thay đổi trong tâm lý và hành vi của bệnh nhân để có thể can thiệp sớm khi cần thiết.

  1.     Hỗ trợ cảm xúc

– Luôn động viên và hỗ trợ cảm xúc bằng cách trò chuyện với bệnh nhân, giúp họ cảm thấy không bị cô lập hay bỏ rơi.

– Giúp họ đối mặt với lo âu, trầm cảm (nếu có) thông qua sự quan tâm, chia sẻ hoặc hỗ trợ về tâm lý khi cần thiết.

Việc chăm sóc bệnh nhân bị hay quên hay gặp khó khăn trong giao tiếp đòi hỏi sự kiên nhẫn, đồng cảm và sự thay đổi trong cách tiếp cận. Quan trọng nhất là tạo một môi trường đầy sự hỗ trợ và cảm giác an toàn để bệnh nhân có thể duy trì chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt.

Trúc Nhi t/h

Theo Soundofhope


 

 Nguy kịch vì tin nước kiềm

LƯƠNG VĂN CAN K 76- Kimtrong Lam

Một nữ bệnh nhân 50 tuổi vừa được cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch sau khi tự ý ngưng điều trị tiểu đường và chỉ uống nước ion kiềm với hy vọng “chữa khỏi bệnh”.

Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng mệt lả, nôn ói nhiều, huyết áp tụt, tri giác rối loạn.

Theo người nhà, bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 khoảng hai tháng nay, đang điều trị ổn định bằng thuốc và chế độ ăn. Tuy nhiên, sau khi nghe theo lời giới thiệu từ một số người quen, chị đã đến một cơ sở tư nhân quảng bá nước ion kiềm như một “liệu pháp thay thế điều trị tiểu đường”, cam kết “khỏi bệnh không cần thuốc”.

Tại đây, chị được hướng dẫn ngưng hoàn toàn thuốc điều trị, dừng ăn uống theo chế độ cũ và chỉ uống nước ion kiềm.

Sau ba ngày thực hiện phương pháp này, bệnh nhân bắt đầu mệt nhiều, nôn ói liên tục, và được chồng phát hiện kịp thời đưa đến viện cấp cứu.

Kết quả xét nghiệm cho thấy cô rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường, một biến chứng nội khoa nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Đường huyết đo được rất cao, ketone máu tăng mạnh, dấu hiệu toan hóa nặng.

Uống nước kiềm – phương pháp chữa bệnh hay chiêu trò quảng cáo?

Nước ion kiềm là loại nước có độ pH kiềm nhẹ (từ 8-10), được tạo ra bằng quá trình điện phân. Trong những năm gần đây, sản phẩm này được quảng bá rầm rộ như một giải pháp “tự nhiên” giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh lý mạn tính như ung thư, tiểu đường, gout, loãng xương…

Tuy nhiên, cho đến nay không có bất kỳ bằng chứng y học đáng tin cậy nào từ các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng (RCT) hay tổng quan hệ thống (meta-analysis) chứng minh khả năng điều trị bệnh của nước kiềm. Các tổ chức lớn như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) hay FDA đều không phê duyệt hoặc khuyến cáo sử dụng nước ion kiềm như một phương pháp điều trị.

Đặc biệt, các chuyên gia cho biết cơ thể người có hệ thống điều hòa pH nội sinh vô cùng chặt chẽ – dù uống nước có pH 9 hay ăn thực phẩm “kiềm hóa”, dạ dày vẫn giữ được môi trường acid mạnh (pH 1-3) để trung hòa trước khi đưa thức ăn vào ruột. Vì vậy, việc “kiềm hóa cơ thể” bằng nước uống là ngụy khoa học.

Nguy hiểm nhất không phải là nước, mà là niềm tin mù quáng

Theo các bác sĩ, trường hợp nữ bệnh nhân kể trên là hệ quả nghiêm trọng của việc tin vào liệu pháp chưa được kiểm chứng, dẫn đến bỏ thuốc, thay đổi lối sống thiếu cơ sở, gây ra biến chứng nguy hiểm. “Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp như vậy. Điều đáng lo ngại là họ tin người bán hàng hơn bác sĩ – chỉ vì những lời hứa hẹn nghe có vẻ khoa học”, một bác sĩ điều trị chia sẻ.

Bệnh viện đã nhanh chóng xử trí cấp cứu, bù dịch, tiêm insulin, kiểm soát tình trạng toan hóa và giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tin vào các sản phẩm mang tính chất “thần kỳ”, “chữa khỏi không cần thuốc”, đặc biệt là với bệnh mạn tính cần theo dõi suốt đời như tiểu đường.

Trong hành trình điều trị bệnh mạn tính, sự hiểu biết y học và tuân thủ hướng dẫn từ chuyên gia y tế là yếu tố sống còn. Không có phương pháp “tự nhiên” nào có thể thay thế được thuốc men, chẩn đoán và theo dõi lâm sàng chặt chẽ. Việc theo đuổi các liệu pháp không có cơ sở chỉ khiến người bệnh đánh đổi bằng chính sức khỏe, thậm chí là mạng sống.

“Không phải điều gì tự nhiên cũng là an toàn. Không phải điều gì nghe dễ chịu cũng là sự thật. Khoa học không hào nhoáng, nhưng là thứ duy nhất giữ bạn sống sót”, bác sĩ cảnh báo.

Chia sẻ từ bác sĩ Dương Minh Tuấn.


 

DƯƠNG KHÍ KHÔNG ĐỦ THÌ CƠ THỂ NHANH GIÀ, SỨC KHỎE SA SÚT-BS Nguyễn Phượng

Nhung Nguyen

  DƯƠNG KHÍ KHÔNG ĐỦ THÌ CƠ THỂ NHANH GIÀ, SỨC KHỎE SA SÚT

=> CÓ 5 THÓI QUEN VẮT KIỆT DƯƠNG KHÍ NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH

BS Nguyễn Phượng

Cô bác anh chị thân mến. Trong y học cổ truyền, có một khái niệm rất quen thuộc – “DƯƠNG KHÍ”, hiểu nôm na là phần năng lượng, sức sống và hơi ấm nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Dương khí giống như ánh mặt trời, thiếu nó thì cơ thể dễ lạnh, yếu và già đi nhanh chóng.

Khi dương khí suy giảm, cơ thể mình bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu như hay mệt mỏi, chân tay lạnh, dễ bị cảm, tiêu hóa kém, da sạm, nếp nhăn xuất hiện sớm và đặc biệt là lão hóa toàn thân đến rất nhanh. Dưới góc nhìn y học hiện đại, điều này tương đương với rối loạn chuyển hóa, suy giảm nội tiết tố và hệ miễn dịch yếu dần theo thời gian.

Có một điều đáng tiếc là nhiều thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại lại đang lặng lẽ “rút cạn” dương khí mà cô bác anh chị không hay biết. Em xin được chia sẻ 5 thói quen phổ biến ấy, mong là ai đọc được bài viết của em sẽ biết và tránh mắc phải:

  1. UỐNG ĐỒ LẠNH THƯỜNG XUYÊN

Nhiều người hay uống nước lạnh để “giải khát”. Nhưng thực ra, nước lạnh giống như một gáo nước dập tắt ngọn lửa dương khí trong người. Đặc biệt vào buổi sáng, uống nước lạnh có thể khiến dạ dày “co rút”, gây rối loạn tiêu hóa.

  1. MẶC QUẦN ÁO PHONG PHANH

Cơ thể có rất nhiều huyệt đạo quan trọng nếu thường xuyên để lộ da thịt, đặc biệt vùng lưng, cổ, bụng dưới thì dễ làm mất “lá chắn” bảo vệ của dương khí. Lâu dần sẽ gây đau nhức chân tay, lạnh bụng, rối loạn nội tiết…

  1. THỨC KHUYA, NGỦ KHÔNG ĐỦ GIẤC

Cơ thể vốn có chu trình sinh học rõ ràng. Ban đêm là lúc âm thịnh dương suy, cần nghỉ ngơi để gan thải độc và cơ thể phục hồi dương khí. Nếu thức khuya thì vừa không thể bồi dưỡng dương khí, lại còn làm rối loạn nội tiết, đẩy nhanh lão hóa.

  1. NGỒI NHIỀU, LƯỜI VẬN ĐỘNG

Dương khí cần được lưu thông mà lưu thông thì phải nhờ vận động. Ngồi nhiều dễ gây khí trệ, huyết ứ, từ đó dẫn đến lạnh tay chân, đau mỏi lưng hông, người uể oải, chậm chạp.

  1. GỘI ĐẦU BAN ĐÊM, ĐI NGỦ KHI TÓC CÒN ƯỚT

Đây là thói quen hay gặp ở các chị em nhưng cực kỳ có hại cho sức khỏe. Nước lạnh và hơi ẩm từ tóc sẽ khiến hàn khí xâm nhập trực tiếp vào đầu và gáy, lâu ngày dễ gây đau đầu mãn tính, mỏi vai gáy, thậm chí rối loạn tiền đình.

VẬY LÀM SAO ĐỂ NUÔI DƯỠNG DƯƠNG KHÍ MỖI NGÀY?

Cô bác anh chị à, việc giữ cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và “ấm áp từ bên trong” không hề phức tạp. Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày đúng cách và đều đặn là đã có thể bồi bổ dương khí một cách tự nhiên rồi.

Em xin chia sẻ một vài cách đơn giản nhưng rất hiệu quả mà cô bác anh chị có thể áp dụng ngay!

  1. TẮM NẮNG SÁNG SỚM

Từ 6h30 đến 8h sáng là “khung giờ vàng” để hấp thụ dương khí tự nhiên từ mặt trời. Đặc biệt, phần lưng là nơi có Đốc mạch – mạch chủ của các dương mạch trong cơ thể, khi được sưởi ấm sẽ giúp dương khí lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch, làm ấm ngũ tạng.

  1. TẬP THỂ DỤC MỖI NGÀY

Dù là đi bộ, tập khí công, yoga, hay thái cực quyền, tất cả đều giúp “khơi thông” dòng chảy của khí huyết, giảm hiện tượng khí trệ, tăng cường tuần hoàn. Khi cơ thể vận động uyển chuyển, nhịp nhàng cũng là lúc dương khí được “đánh thức” và lan tỏa khắp cơ thể.

  1. NGỦ TRƯỚC 23 GIỜ

Đây là khoảng thời gian gan và thận -hai tạng giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng dương khí bước vào quá trình phục hồi. Một giấc ngủ sâu, đúng giờ giống như liều thuốc bổ tự nhiên, giúp cơ thể tái tạo năng lượng, điều hòa âm dương, giảm căng thẳng và làm chậm quá trình lão hóa.

  1. ĂN NÓNG, UỐNG ẤM

Trong Đông y, tỳ vị chính là “cội nguồn” của khí huyết. Nếu ăn quá nhiều đồ lạnh, sống sẽ làm tổn hại đến dương khí. Nên ưu tiên các món hầm, cháo nóng, canh ấm; đồng thời sử dụng gia vị như gừng, quế, hành, tỏi vừa ấm tỳ vị, vừa giúp chống lạnh và tăng cường miễn dịch.

  1. GIỮ TINH THẦN LẠC QUAN

Khí huyết thông, dương khí mới vượng. Những cảm xúc tiêu cực như lo âu, buồn bực sẽ làm khí uất kết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngược lại, một tâm trạng vui vẻ, thư thái chính là liều thuốc bổ vô hình giúp cân bằng âm dương, nuôi dưỡng nội lực từ bên trong.

LỜI KẾT

Cô bác anh chị ơi, nuôi dưỡng dương khí chính là nuôi dưỡng sự sống. Từ tận đáy lòng, em mong những chia sẻ này có thể đến với thật nhiều người để ai cũng biết cách giữ gìn sức khỏe, trẻ lâu, hạn chế bệnh tật.

Nhờ cô bác anh chị cho em một LIKE, một SHARE để bài viết này được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa. Đây cũng là động lực để em tiếp tục cố gắng và trao đi nhiều kiến thức giá trị hơn.

Còn ai yêu thích những bài viết của em thì đừng quên ấn THEO DÕI em để cập nhật bài viết mới nhất nhé. Xin cảm ơn cô bác anh chị thật nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Phượng yêu sống khỏe, sống lành


 

Một số dấu hiệu “sớm” của bệnh đột quỵ – Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Chúng ta đã đọc thấy trên bảng niêm yết tại bệnh viện, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ (heart attack), nhưng có những dấu hiệu “sớm” giúp chúng ta đến gặp bác sĩ gia đình, trước khi bệnh xảy ra?
Các khảo cứu gia đã tìm ra một số dấu hiệu “sớm” của căn bệnh giết người này.
Theo bác sĩ  Jonathan Goldstein, bác sĩ chuyên khoa tim của bệnh viện St Miachael’s ở thành phố Newark, tiểu bang New Jersey thì “trái tim và các động mạch là một bắp thịt lớn. Khi bắp tji5t này bắt đầu suy sụp, thì có những dấu hiệu báo trước, đến từ các bộ phận khác trên cơ thể” Sau đây là năm dấu hiệu của bệnh tim sắp sửa đến. Cũng theo khuyến cáo của bác sĩ Goldstein thì nếu bạn thấy hai hay nhiều trong số 5 dấu hiệu sau đây xuất hiện, thì nên gặp bác sĩ gia đình là vừa.

1 Neck pain:
Bạn cảm thấy bắp thịt ở một bên cổ bị đau rút và triệu chứng này kéo dài lâu. Người ta thường không coi trọng triệu chứng này, vì nghĩ là nếu bị đột quỵ thì phải đau mạnh và kéo dài lên đến ngực, chứ không chỉ ở cổ mà thôi. Lý do là những thần kinh của cơ tim bị hư hại, chuyển dấu hiệu đau lên xuống dọc theo cột xương sống đến vai và cổ. Cái đau này trải dài chứ không chỉ quy lại một chỗ như là đau bắp thịt.

2. Sexual problems:
Khi người đàn ông không có khả năng tình dục thì là có vấn đề với trái tim.
Theo một thống kê tại Âu Châu, thì cứ 2 trong ba người đàn ông Âu Châu bị bệnh liệt dương trước đó hàng tháng hay cả năm, thì cuối cùng họ sẽ bị bệnh đột quỵ.

3. Chóng mặt, xỉu hay hơi thở ngắn
Theo một cuộc khảo cứu đã được đăng trên tạp chí y khoa Circulation: Journal of the American Heart Association, thì 40 phần trăm những phụ nữ có triệu chứng thở ngắn và nông, khó thở, đã bị bệnh đột quỵ trong những ngày sau đó. Nếu bạn cảm thấy khó thở khi lên cầu thang, cảm thấy chóng mặt, muốn xỉu, thì nên lại bác sĩ xin khám nghiệm.Nguyên do của sự khó thở là vì mạch máu đến tim bị nghẽn, khiến lượng oxygen đưa đến bộ phận này không đủ

4. Ăn không tiêu, ói mửa và bị đau ngực heartburn
Ăn không tiêu, ói mửa và đau ngực heartburn cũng là những dấu hiệu có thể bị bệnh tim.

5. Đau tai và đau hàm:
Đây cũng có thể là những dấu hiệu khởi đầu của bệnh tim mạch, khi cái đau trải dài từ hàm chạy đến tai.Đặc biệt là việc dùng thoa bóp, chườm nước đá hay ướp nước nóng, vẫn không làm hết cơn đau.

ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ  

Đôt Quỵ hoặc Tai Biến Động Mạch Não (Stroke) là trường hợp trong đó một nhóm tế bào não đột nhiên không còn được động mạch tiếp tế dưỡng khí và chất dinh dưỡng. Tế bào não bị tổn thương và vùng cơ thể do các tế bào này kiểm soát sẽ không hoạt động được như thường lệ.

Nguyên nhân gây ra sự gián đoạn dòng máu chảy tới não là động mạch bị tắc nghẽn vì một cục máu  hoặc mạch máu bị đứt đoạn.

Tùy theo vùng nào của não bị tổn thương, tổn thưong nhiều hay ít và sự cấp cứu mang máu tới não mau hay chậm mà hậu quả sẽ nặng hay nhẹ, vĩnh viễn hay tạm thời. Thường thường, phần cơ thể đối diện với vùng não bị tổn thương sẽ chịu các hậu quả này.

Hội Stroke tại Hoa Kỳ cho hay, hiện nay tại đất nứoc này có trên 4 triệu người đang sống với nhiều khó khăn về sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày sau khi bị Đột Quỵ. Ấy là chưa kể nếp sống của cả nhiều triệu người khác cũng gián tiếp bị ảnh hưởng. Đó là các vị phối ngẫu, con cái đang dành nhiều thời gian, sức lực để sống với và chăm sóc người thân thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì tai biến.

Hậu quả của đột quỵ

Hậu quả của Đột quỵ gồm có liệt,yếu, mất cảm giác nửa người. mất thăng bằng cơ thể đi đứng không vững; không diễn tả được ý nghĩ, lời nói, không hiểu chữ viết và lời nói người khác; ăn nuốt khó khăn; giảm thị lực, không nhìn được phía nửa người bị liệt; không kiểm soát được đại tiểu tiện; trí nhớ và sự suy nghĩ giảm, không tự chăm sóc được.

Theo thống kê, hậu quả đột quỵ như sau:

   – 10% bệnh nhân thoát hiểm bình phục hoàn toàn        

– 25% phục hồi với tổn thương tối thiểu

         – 40% chịu đựng tổn thương từ trung bình tới trầm trọng, cần sự chăm sóc đặc biệt

         – 10% cần được chăm sóc tại dưỡng lão viện hoặc các cơ sở chăm sóc lâu dài khác

         – 15 tử vong một thời gian ngắn sau tại biến. 

 Điều trị phục hồi

Điều trị Phục Hồi Sau Tai Biến (RehabilitationTherapy After Stroke) có mục đích giúp não bộ tự tái tổ chức cấu trúc bị tổn thương, từ đó giúp bệnh nhân tìm lại toàn phần hoặc một phần các chức năng đã bị stroke lấy đi, đồng thời cũng để tránh sự tái phát của stroke. Điều trị này cần đựoc thực hiện ngay sau khi bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, từ khi còn ở bệnh viện , 24- 48 giờ sau khi stroke đã ổn định và tiếp tục tại gia một thời gian lâu dài.

 Phục hồi sẽ giúp bệnh nhân sồng tương đối độc lập hơn, tự chăm sóc và hòa mình với gia đình,xã hội. Bác sĩ chuyên khoa sẽ phối hợp với các nhà chuyên môn y khoa học khác để lập một team trị liệu cho bệnh nhân, thường thì gồm có:

 – Một nhà chuyên môn về Vật lý Trị liệu (Physical Therapist) hướng dẫn bệnh nhân cách tập luyện để phục hồi khả năng đi đứng, lấy lại sự thăng bằng cơ thể, sử dụng tay chân trong các công việc thường nhật, lấy lại sức mạnh cho cơ bắp đã bị suy yếu, giúp khớp không bị đóng băng (frozen), đau cứng.

– Một điều trị viên lao động (occupational therapist) để giúp bệnh nhân thích nghi với hoàn cảnh mới, tiếp tục các sinh hoạt  hàng ngày cho sự sống như ăn mặc, vệ sinh cá nhân…càng ít phụ thuộc vào người khác càng tốt; sử dụng vài dụng cụ y khoa để tăng sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức khớp xương; giúp đỡ phương tiện di chuyển, mua sắm, nấu nướng… 

– Chuyên gia tư vấn tâm lý (Psychologist) để giúp bệnh nhân đối phó, giải quyết với cảm giác thất vọng vì đột nhiên trở thành vô dụng, ăn bám  rồi buông suôi, trầm cảm, không có động lực cũng như nghị lực để vươn lên. Tâm trạng này là nguyên nhân chính đưa bệnh nhân vào tình trạng suy sụp cả thế xác lẫn tinh thần.

 – Chuyên viên phục hồi khuyết tật ngôn ngữ (Speech -LanguageTherapist) giúp người bệnh học lại cách phát âm ngõ hầu có thể diễn tả ý nghĩ, lời nói rõ ràng rành mạch hơn.

 – Chuyên viên xã hội (Social Worker) góp ý lập kế họach điều trị sau khi bệnh nhân xuất viện; tư vấn cho gia đình và bệnh nhân đối phó với hậu quả xã hội của bệnh; giúp bệnh nhân tìm kiếm các dịch vụ mà xã hội cung cấp để người bệnh có đời sống thoải mái  hơn và sớm trở lại sinh hoạt  bình thường.

 – Chuyên viên dinh dưỡng (Dietitian) giúp bệnh nhân trong vấn đề dinh dưỡng sao cho thích hợp với tình trạng bệnh.

Và bác sĩ gia đình cũng như chuyên khoa các ngành tim mạch, thần kinh luôn luôn theo dõi, điều trị các bệnh mà bệnh nhân đang chịu đựng.

 Vài điều thưa với bệnh nhân

Điều trị phục hồi là việc làm phức tạp, khó khăn nhiều khi bực bội, luôn luôn rơi vào tâm trạng buồn chán buông xuôi. Vì khả năng cơ thể mất đi thì mau mà  lấy lại thường thì chậm trễ. Cho nên, có những lúc tình hình tưởng như khá hơn rồi thấy như đâu lại vẫn hoàn đó.

Nhưng xin ghi nhớ, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Các chuyên viên y tế và người thân luôn luôn sát cánh, tiếp tay.

 Cũng nhắc lại là tế bào não có một khả năng phục hoạt  một phần đã bị tổn thương, đồng thời các tế bào não lành mạnh xung quanh cũng gia tăng lao động để “chị ngã, em nâng”, bù đắp phần vụ của các tế bào bị hư hao. Cái khó là làm sao “động viên” được sự bù đắp này.

Xin hãy tận tâm, bền chí và có thái độ tích cưc. Nói hết ước muốn, bực bội, khó khăn của mình cho toán chuyên viên y tế, cho thân nhân để họ giúp đỡ. Ngoài ra, cũng còn nhiều tổ chức trong cộng đồng như Hội Stroke tại địa phương, nhóm thân hữu bệnh nhân stroke…đều sẵn sàng tiếp tay nếu mình yêu cầu.

 Đôi điều với thân nhân chăm sóc,

Trong trách nhiệm khó khăn, nặng nhọc, đôi khi bực mình nản chí vì thay đổi tính tình, trở nên khó tính của người thân bệnh hoạn, e ngại tai biến tái phát, e ngại người thân khó thích ứng với tình trạng kém phần sáng sủa, thêm vào đó không hiểu đời sống của mình sẽ ra sao, liệu còn cáng đáng chăm sóc được bao lâu, chăm sóc có chu đáo không hay là cũng kiệt quệ theo người bệnh…

 Nhưng nghĩ lại ngày nào mấy chục năm trước đây, ngón tay lồng ngón tay trao nhẫn cưới, quỳ gối trước Thánh Giá,  Phật Đài, thề thốt cùng nhau đi trọn cuộc đời vui buồn có nhau… Mà bây giờ thì có lẽ buồn hơi nhiều hơn vui…

Hoặc nghĩ tới các đấng sinh thành đã từng chín tháng mang nặng đẻ đau, bôn chải vật lộn với đời sống nuôi dưỡng con cái, mong sao con sớm trưởng thành, nên người.

 Để mà làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm chồng, làm con. 

Một đồng nghiệp đàn anh ở Houston miền nắng ấm, niên tuế ngoài tám chục, đã dành gần 1/2 cuộc đời để chăm sóc rất chu đáo người bạn đường bị stroke, đồng thời nuôi nấng bầy con nên người. Mà đàn anh vẫn lạc quan, yêu đời, lại còn có thì giờ nghiên cứu soạn ra nhiều tự điển văn học giá trị.

 Một thân hữu ở San Jose sau tai biến phải dùng xe lăn nhưng nhờ có nhiều niềm tin tôn giáo, một thân hữu khác ở Los Angeles vẫn bước thấp bước cao tập luyện, chạy bộ bộ mỗi ngày nhờ nhiều nghị lực vươn lên. Họ đều đã vựơt  khỏi tàn phế để viết phổ biến các điều ích lợi và đang sống gần như bình thường, với sự hỗ trợ của người vợ hiền và các con, cháu.

Còn nước còn tát mà.

 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com 

Nguon: 

https://dongcong.net/misc/SucKhoeLaVang/dot-quy.htm

From: TU-PHUNG


 

MỘT CƠN ĐAU TIM

MỘT CƠN ĐAU TIM                                                          

 Tối thứ ba tuần trước, tôi đi ngủ rất ngon đến hơn 6 giờ sáng, dậy đi tắm và sửa soạn đi làm, cảm thấy thoải mái bình thường, không có triệu chứng gì khác lạ. Khoảng 7 giờ hơn, khi với tay tắt ngọn đèn trên đầu tủ hơi cao, tôi bỗng thấy mặt nóng bừng, mồ hôi toát ra, hai cánh tay rã rời như vừa khiêng vác vật nặng quá sức. Khi đó, tôi hơi nghi là bị stroke đứt hoặc nghẽn mạch máu dẫn vào óc, liền lấy máy đo huyết áp, thấy rất cao, khoảng 180/100. Tôi vội lấy 2 viên thuốc chống cao máu uống liền một lúc. Tiếc rằng nhà không có sẵn aspirin. Ngay sau đó, tôi xuống cầu thang thì bắt đầu thấy tức ngực, đau khoảng giữa lồng ngực, nửa như đau bao tử , xót bao tử khi đói, nửa như bị ai đấm vào chấn thủy. 

Nhìn vào gương, cười, nói, dơ tay lên xuống thì không thấy có gì biến đổi hay khó khăn, không nhức đầu chóng mặt, hát thử vài câu vẫn thấy dở như thường, nghĩa là không có những triệu chứng của stroke.

 Tôi liền nghĩ ngay đến heart attack – cơn đau tim, chứ không phải stroke. Không chần chờ nữa, tôi gọi số cấp cứu 911 ngay. Lúc đó vào khoảng 7 giờ 20, chỉ chừng 10 phút sau khi tôi nhận thấy triệu chứng khó chịu đầu tiên.

 Qua điện thoại, nhân viên cấp cứu bảo tôi ngồi hoặc nằm ở tư thế nào thấy thoải mái nhất, nhờ người nhà lấy tất cả những thứ thuốc tôi đang uống để sẵn và để ngỏ cửa vào nhà. Khi đó tôi vẫn tỉnh táo, đọc tên từng loại thuốc và liều lượng đang uống cho họ, nhưng rất khó thở và hai cánh tay rất mỏi.

 Vẫn không thấy nhức đầu và không nói líu lưỡi không phải stroke.

Chừng 5 phút sau, xe cấp cứu tới. Người paramedic – chuyên viên cấp cứu cho tôi nhai ngay chừng 5 hay 6 viên baby aspirin loại 81 mg, nhai rồi nuốt trửng chứ không nhai với nước để cho thuốc thấm theo nước miếng vào các mạch máu nhỏ dưới lưỡi, mục đích là làm cho máu loãng ra. Đồng thời họ xịt Nitroglycerin lỏng vào dưới lưỡi tôi ba lần, mỗi lần cách nhau chừng 5 phút, để cho các mạch máu gian nở , không được dùng quá 3 lần, kẻo sự giãn nở mạch máu quá đáng, có thể gây stroke. Tôi thấy bớt tức ngực, thở dễ hơn, nhưng hai cánh tay vẫn rã rời. Trái lại, đầu óc tỉnh táo, không nhức đầu và chân đi vẫn vững vàng , không stroke.

 Chừng 5 phút sau, xe cứu thương tới. Tôi đã cảm thấy dễ thở hơn và có thể tự đi ra trèo lên băng-ca cấp cứu. Trên đường vào vào bệnh viện, tôi để ý thấy xe không hụ còi – có nghĩa là không có gì khẩn cấp lắm. Trên xe, người paramedic hỏi chuyện tôi liên tục, mục đích là coi tôi có tỉnh táo, có bị stroke khiến nói ngọng không. Có người vừa bị heart attack vừa bị stroke, rất nguy hiểm. 

Khoảng 15 phút sau đến bệnh viện, họ đưa tôi vào khu cấp cứu, có bác sĩ chăm sóc ngay lập tức. Họ tiếp “nước biển” hòa thuốc làm loãng máu và làm tan máu đông (blood clots), morphine làm bớt đau, chụp quang tuyến X lồng ngực để tìm dấu vết sưng phổi – pneumonia nếu có, đo tâm động đồ – EKG. Đồng thời họ cho thử máu để tìm chỉ số enzyme định bệnh tim.

 Khi tim bị thiếu máu, tim sẽ tiết ra loại enzyme này.

 Nếu chỉ số enzyme cao tức là bệnh nhân đã bị heart attack.

Lần đầu, có lẽ vì thử nghiệm quá sớm, nên chỉ số không cao. Họ chờ 2 tiếng sau thử lại thì mới rõ ràng là bị heart attack. Vì nhịp tim của tôi đập không quá nguy cấp nên Bác sĩ không mổ ngay. Trong thời gian đó, tuy vẫn nằm ở khu cấp cứu, nhưng tôi rất tỉnh táo, bớt đau ngực và tay và còn có thể lấy smart phone ra trả lời ngắn gọn một hai emails.

Lạ một điều là tâm động đồ làm mấy lần đều không có dấu hiệu heart attack rõ ràng.

Sau này, Bác sĩ giải thích rằng bắp thịt tim tôi chưa bị hư hại và còn hoạt động mạnh dù bị attacked, có lẽ nhờ vào việc tôi bơi lội thường xuyên , tôi thường bơi 40 đến 60 chiều dài hồ bơi trong một giờ, một hai lần mỗi tuần – nhưng từ sáu tháng nay bận nhiều việc quá nên không bơi, không tập thể dục gì hết !

 Khoảng 3 giờ chiều thì Bác sĩ chuyên khoa tim quyết định làm phẫu thuật thông mạch máu tim – angioplasty. Theo kỹ thuật này, Bác sĩ cắt một lỗ rất nhỏ ở mạch máu gần háng hay cổ tay – trường hợp của tôi , Bác sĩ cắt ở cổ tay – rồi luồn một camera cực nhỏ ở đầu một catheter – ống mềm rất mảnh đưa vào đến động mạch tim. Camera sẽ chiếu lên màn ảnh computer lớn như TV cỡ 60″ để cho thấy chỗ bị tắc nghẽn. Khi đó tôi vẫn tỉnh, chỉ hơi mơ mơ buồn ngủ do được chích thuốc an thần, không làm mê hoàn toàn và không cảm thấy đau đớn gì hết. Khi tìm ra chổ mạch máu nghẽn, Bác sĩ sẽ “bắn” cho cục máu đông – blood clot tan ra, rồi đẩy một “bong bóng” – balloon vào chỗ đó, xong bơm cho bong bóng căng lên, làm phồng khúc mạch máu nghẹt khiến cho máu thông dễ dàng, trước khi xì hơi bong bóng, còn để lại một “giàn lưới”- stent hình ống, nằm lót bên trong nhằm căng khúc mạch máu đó ra. Lưới sẽ nằm vĩnh viễn trong mạch máu tim nên bệnh nhân sẽ phải uống thuốc làm loãng máu dài dài, nếu không, máu đông có thể kẹt vào đó làm heart attack nữa!

 Cuộc giải phẫu, ban đầu dự tính chừng 45 phút, đúng hai giờ mới xong ! Mà vẫn còn hai mạch máu nữa chưa được thông, nên vài tuần nữa tôi sẽ phải vào bệnh viện làm tiếp. Tuy nhiên, lần sau sẽ dễ dàng hơn nhiều, có thể làm xong trong ngày, trừ khi tôi để cho bị heart attack nữa. Sau khi mạch máu tim được thông, tôi cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Hai cánh tay hết mỏi rã rời, ngực hết tức, nhịp thở gần bình thường trở lại.

 Bác sĩ đã mổ từ mạch máu ở cổ tay tôi, luồn vào tim, nên tôi mau hồi phục hơn là mổ từ dưới háng. Sau ba ngày, mở băng ra, cổ tay tôi chỉ còn vết đóng vảy cỡ như bị con kiến lửa cắn rồi mình gãi ra mà thôi! Tuy nhiên, dọc theo cánh tay có vết bầm phía bên trong, chắc là do đường ống luồn qua gây nên. Không đau đớn gì cả. Tim không có cảm giác gì mới lạ, vẫn yêu, thương, hờn, giận… như thường! Đặc biệt là sau khi được thông mạch máu tim, huyết áp của tôi xuống và nằm ở mức rất tốt, rất ổn định. Bác sĩ giải thích là do mạch máu được thông nên tim đỡ phải làm việc nhiều, không cần bơm máu mạnh như trước nữa, nên áp suất nén vào thành mạch máu cũng giảm đi. Thật là một công đôi việc!

Qua tai biến này, tôi rút ra được vài kinh nghiệm quý báu như sau, xin được chia sẻ cùng anh chị em:

 Thứ nhất:

BÌNH TĨNH MÀ RUN! Đúng vậy, ai mà không run khi nghĩ đùng một cái mình đang bị một trong hai chứng bệnh giết người nhiều nhất và nhanh chóng nhất: Heart attack đứng đầu, stroke thứ ba, chỉ sau ung thư. Nhưng phải thật bình tĩnh và tỉnh táo để không lãng phí từng giây phút và làm bệnh thêm trầm trọng.

Thứ hai: NGƯNG MỌI HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỂ Ý NGAY KHI CÓ TRIỆU CHỨNG LẠ THỨ NHẤT, trường hợp tôi là toát mồ hôi dù buổi sáng khá lạnh. Nếu đang lái xe, cần phải tìm chỗ an toàn đậu lại ngay. Chú ý: Nếu có cell phone, luôn luôn mang bên mình, không để trong cặp hay giỏ đàng sau cóp xe.

Thứ ba: GỌI CẤP CỨU NGAY KHI CÓ NHIỀU HƠN MỘT TRIỆU CHỨNG LẠ của stroke hay heart attack .

thí dụ: cánh tay mỏi rã, tức ngực, ngay sau khi toát mồ hôi.

Ở Mỹ: Không nên nhờ người nhà chở vô nhà thương, mà phải gọi 911. Lý do: bệnh viện có bổn phận phải cấp cứu ngay lập tức khi tiếp nhận một bệnh nhân do 911 đưa tới. Người paramedic đưa mình tới phải chờ cho đến khi thấy mình được chăm sóc bởi bác sĩ, rồi mới đi được.

Nếu mình tự tới xin cấp cứu, trừ khi bị thương máu me đầm đìa như bị đụng xe, còn không sẽ phải làm nhiều thủ tục và chờ đợi trước khi được cấp cứu. Nếu bị stroke hay heart attack mà mất chừng 15 phút là nguy lắm rồi.

Thứ tư: Cố gắng PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG GIỮA STROKE VÀ HEART ATTACK.

Khi chuyên viên cấp cứu đến nhà, cố gắng trả lời rõ ràng sao cho họ có thể hướng sự cấp cứu về một loại tai biến: Stroke hay Heart Attack.

Lý do: những giây phút cấp cứu đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Nếu không phải stroke vì máu nghẽn mà vì đứt mạch máu, nhức đầu mạnh, mạch máu chính trên đầu bị bể mà nhân viên cấp cứu cho thêm aspirin làm loãng máu, nitroglycerin làm giãn mạch… thì tiêu luôn tại chỗ !

Theo các Bác sĩ, khi thiếu máu vào nuôi, tế bào óc sẽ chết mau hơn tế bào tim nhiều. Do đó, nếu nhân viên cấp cứu tin là bệnh nhân bị stroke do đứt, bể mạch máu thì nhiều phần là họ sẽ lo chở bệnh nhân vào bệnh viện thật sớm . Bây giờ ở Mỹ và các nước tiên tiến có thuốc chích có thể hồi phục stroke, nếu được chích trong vòng một, hai giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, càng sớm càng tốt. Nếu tin là heart attack thì họ sẽ thử làm cho máu loãng và mạch nở tại chỗ, mất chừng 10 phút trước khi họ chở đi. Mười phút phù du đầu tiên đó quý giá bằng 10 năm hay có thể bằng cả quãng đời còn lại !

Thứ năm: Trong bệnh viện, cần TỈNH TÁO khi còn có thể, NÓI CHUYỆN NHÌỀU với Y tá, Bác sĩ , không hiểu thì yêu cầu người thông dịch.

Đặt câu hỏi mỗi khi nhân viên Y tế làm bất cứ thủ thuật nào trên cơ thể mình.

Thí dụ: Chích thuốc này làm gì? Tại sao cần chụp X-ray ngực hai lần trong vòng vài giờ khi tình trạng không có gì thay đổi?

Nhờ hỏi mà tôi tránh được 1 lần X-ray vô ích do lỗi của Y- tá, người ca trước đã làm, người ca sau lại định làm nữa!

Thứ sáu: Khi đã lên bàn phẫu thuật mà không bị đánh thuốc mê thì hãy quên hết mọi sự mà chNGHĨ VỀ CHUYỆN VUI. Chẳng có gì phải lo lắng nữa!

Vài hàng chia sẻ cùng anh chị em.

 Nguyễn Hưng

From: Tu-Phung


 

23 tuổi nhận kết quả suy thận giai đoạn cuối

Hà Nội News

23 tuổi nhận kết quả suy thận giai đoạn cuối: “Em không hút thuốc, chỉ là ăn uống, ngủ nghỉ thất thường thôi, nhưng biết bao người khác cũng sống như vậy mà..

Giữa căn phòng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Duy ngồi bất động khi bác sĩ thông báo: “Em bị suy thận giai đoạn cuối, cần chạy thận nhân tạo ngay”.

Dù còn trẻ, không hút thuốc hay có lối sống quá buông thả, Duy vẫn không thể ngờ rằng những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và sinh hoạt thất thường lại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy.

Duy phát hiện suy thận mạn giai đoạn IV từ một năm trước, nhưng vì bận ôn thi tốt nghiệp nên không khám và điều trị thường xuyên. Anh tự ý bỏ thuốc hai tháng. Gần đây, khi cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn dữ dội, anh mới đến bệnh viện khám lại, nhận tin chức năng thận đã xuống đến giai đoạn cuối.

Giờ đây, Duy nằm trên giường bệnh, kim luồn vào mạch máu, máy lọc chạy rì rì bên tai, mỗi tuần ba buổi. Nhìn điện thoại nhận thông báo từ nhóm bạn về những buổi tụ tập ăn uống vui vẻ, chàng trai không khỏi hối tiếc về quá khứ. Trà sữa, nước ngọt, mì cay, đồ chiên rán từng là thực đơn hàng ngày. Những đêm thức đến hai, ba giờ sáng ôn thi, rồi lại ăn đêm. Khi một người bạn nhắc nhở về “lối sống khoa học”, Duy chỉ cười phá lên và đáp: “Ôi trời, sống sao cho vui đã”.

“Nếu được quay trở lại, em sẽ yêu lấy cơ thể chính mình hơn, nhưng mọi thứ đã quá muộn”, Duy thở dài.

(*) Nguồn: Thúy Quỳnh/VnExpress

(*) Ảnh minh họa: Minh Nhật/Dân trí

Mất thận, nhiễm độc gan vì tin vào “thuốc gia truyền” quảng cáo trên mạng

Ba’o Dat Viet

June 5, 2025

HÀ NỘI – Niềm tin mù quáng vào “thuốc Đông y gia truyền ba đời” đang khiến nhiều người bệnh ở Việt Nam rơi vào cảnh thập tử nhất sinh, khi những viên thuốc tưởng chừng “lành như cam thảo” thực chất lại chứa độc tố âm thầm tàn phá gan, thận và các cơ quan nội tạng.

Báo Dân Trí ngày 2 Tháng Sáu đưa tin, tình trạng sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc hiện lan rộng khắp Việt Nam, bất chấp cảnh báo từ giới chuyên môn và các cơ quan chức năng. Người bán lợi dụng tâm lý sính “thuốc lành”, “thuốc tổ truyền” của người dân để thổi phồng công dụng, tung ra thị trường những loại thuốc trôi nổi, chưa được kiểm chứng, thậm chí chứa chất độc.

Một trường hợp điển hình là người đàn ông 53 tuổi, từng bị bác sĩ chỉ định tán sỏi thận với tỷ lệ thành công lên đến 99%. Nhưng thay vì điều trị theo y khoa, ông này chọn uống “thuốc gia truyền” được giới thiệu có thể “đánh tan sỏi không đau đớn.” Một năm sau, khi trở lại bệnh viện, cả hai quả thận của ông đã hỏng hoàn toàn, chức năng thận chỉ còn dưới 10%, và từ đó buộc phải sống nhờ máy chạy thận.

Tương tự, một phụ nữ 45 tuổi mắc xơ gan do viêm gan mạn tính, thay vì tiếp tục dùng thuốc kháng virus theo chỉ định, lại nghe lời người quen mua một loại thuốc Đông y “gia truyền ba đời” có cam kết “chữa khỏi 100%”. Sau 5 tháng sử dụng, bà trở lại bệnh viện trong tình trạng gan bị nhiễm độc nặng, xơ hóa nghiêm trọng – hậu quả của loại thuốc tự chế không rõ thành phần.

Theo ông Bùi Đắc Sáng, thành viên Hội Đông Y Hà Nội, không thể phủ nhận toàn bộ giá trị của thuốc Đông y. Nhiều bài thuốc cổ truyền vẫn được nghiên cứu, cấp phép và lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tình trạng mạo danh “thần y”, “gia truyền ba đời”, “chữa bách bệnh”… đang tràn lan, đặc biệt trên nền tảng mạng xã hội.

Thực tế, các loại thuốc “gia truyền” thường được pha trộn thêm corticoid – chất chống viêm, giảm đau bị lạm dụng – hoặc cả thuốc trị tiểu đường từng bị cấm từ thập niên 1970. Một số thuốc còn chứa độc tố như thạch tín (arsenic), nếu không được loại bỏ đúng quy trình sẽ trở thành chất độc nguy hiểm cho gan, thận và thần kinh.

Bác sĩ Phạm Quang Khải, Bệnh viện E Hà Nội, cảnh báo: “Các loại thuốc này có thể khiến người bệnh cảm thấy triệu chứng thuyên giảm, như ít đau hơn, dễ chịu hơn… nhưng thực tế, chính lúc đó các cơ quan đang bị phá hủy từng ngày. Khi đến bệnh viện thì thường đã quá muộn.”

Năm 2022, Google từng buộc phải gỡ bỏ hơn 2.000 quảng cáo thuốc “gia truyền ba đời”, “cam kết khỏi bệnh”, “thần y nổi tiếng”… trên YouTube vì vi phạm chính sách quảng cáo y tế.

Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng đã triệt phá nhiều đường dây sản xuất thuốc Đông – Tây y giả. Tuy vậy, nạn buôn bán thuốc “gia truyền” trôi nổi, quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.

Kẻ Đi Tìm:

Chúng ta cần chia sẻ với mọi đồng hương, chớ tin vào các quảng cáo có nguồn gốc từ các kẻ lừa đảo ở Việt Nam, trong các quảng cáo hàng làm tại Mỹ nhưng Bác sĩ (giả) ở Việt Nam chẩn bịnh và cho thuốc với giá cả từ $500 tới trên $1000 USD. Chính Đông Y Sĩ Cảnh Thiên, nổi tiếng ở cả Houston lẫn Little Saigon, Cali đã bị bọn làm thuốc giả cắt video của ông rồi nhờ ca sĩ HL quảng cáo để bán thuốc giả của bọn này từ Việt Nam. Thậm chí chúng còn dám táo bạo mặc giả y phục tu sĩ một cách sốc sếch vì không biết gì về đạo Công Giáo và lên mạng quảng cáo thuốc giả của chúng.

 

Một khi bạn đọc gọi số phôn Hoa Kỳ để mua thuốc sản xuất ở Mỹ, nhưng lại nhận được tư vấn từ Việt Nam của những kẻ tự xưng là Thầy thuốc Việt Nam thì đó là khỏi đầu của một cú lừa đảo nếu mình không kịp nhận ra.


 

Vì sao giấc ngủ quan trọng-Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Ba’o Nguoi-Viet

May 29, 2025  

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Người lớn khỏe mạnh trải qua 4-6 chu kỳ ngủ mỗi đêm, cần ngủ đủ 7–9 tiếng. (Hình minh họa: George Marks/Retrofile/Getty Images)

Ngủ không phải là trạng thái thụ động như người ta thường tưởng. Trái lại, đây là một tiến trình rất tích cực và tối cần thiết cho sự sống còn cũng như sự vận hành trơn tru của cơ thể.

Trong lúc ngủ, cơ thể sửa chữa các mô tổn thương, củng cố trí nhớ, điều hòa nội tiết tố và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Nếu thiếu ngủ kéo dài, người ta dễ bị suy giảm trí nhớ, tâm trạng bất ổn, sức khỏe thể chất sa sút và tuổi thọ cũng bị đe dọa.

Những chức năng sinh lý chính của giấc ngủ

Tẩy độc não bộ: Giúp đào thải chất độc và các sản phẩm phụ của quá trình hoạt động thần kinh trong ngày. Hệ này chỉ hoạt động mạnh khi ta ngủ sâu, và đóng vai trò quan trọng trong việc ngừa bệnh Alzheimer.

Củng cố trí nhớ: Nhất là trong giấc ngủ sâu và giấc REM (chuyển động mắt nhanh). Khi ngủ, não bộ phân loại và lưu trữ thông tin thu nhận được trong ngày, giống như lưu hồ sơ vào tủ.

Điều tiết hormone, bao gồm:

-Melatonin: Là hormone tiết ra từ tuyến tùng trong não, đóng vai trò “báo hiệu” cơ thể đã đến giờ đi ngủ.

-Hormone tăng trưởng: Hỗ trợ sửa chữa mô và tái tạo tế bào.

-Cortisol: Là hormone stress, cao vào buổi sáng để đánh thức cơ thể, nhưng nếu rối loạn sẽ gây rối loạn đường huyết và giấc ngủ.

Điều hòa miễn dịch: Thiếu ngủ khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ nhiễm bệnh.

Cân bằng chuyển hóa: Giấc ngủ điều hòa đường huyết và kiểm soát cảm giác đói. Thiếu ngủ khiến tăng cảm giác thèm ăn, nhất là thực phẩm ngọt và béo.

Các giai đoạn của giấc ngủ

Giấc ngủ gồm hai loại: REM (Rapid Eye Movement – chuyển động mắt nhanh) và NREM (Non-REM – không chuyển động mắt nhanh), luân phiên nhau mỗi 90 đến 120 phút.

Giai đoạn N1: Ngủ nhẹ, chuyển tiếp từ thức sang ngủ. Dễ bị đánh thức.

Giai đoạn N2: Ngủ nhẹ, xuất hiện sóng “spindle” (là chùm sóng điện não xuất hiện ở giai đoạn N2, có hình dạng như trục quay, giúp bảo vệ giấc ngủ trước tiếng động nhỏ và củng cố trí nhớ bằng cách tạo điều kiện cho các thông tin ngắn hạn được chuyển vào trí nhớ dài hạn.) Củng cố trí nhớ, duy trì giấc ngủ ổn định.

Giai đoạn N3: Ngủ sâu, sóng chậm. Sửa chữa mô, phục hồi cơ thể

REM: Giấc ngủ mơ. Xử lý cảm xúc, học tập, lưu giữ trí nhớ.

Trẻ em cần ngủ 9 đến 13 tiếng. (Hình minh họa: Tom Kelley/Getty Images)

Chu kỳ giấc ngủ

Người lớn khỏe mạnh trải qua 4-6 chu kỳ ngủ mỗi đêm. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút. Về sáng, thời lượng REM tăng lên, giấc mơ nhiều hơn.

Thế nào là giấc ngủ “tốt?”

Số lượng: Người lớn (18-64 tuổi): 7–9 tiếng; người già (65 tuổi trở lên): 7–8 tiếng; thiếu niên: 8–10 tiếng; trẻ em: 9–13 tiếng (tùy độ tuổi).

Phẩm chất: Ngủ trong vòng 20 phút sau khi nằm. Ngủ liên tục, không thức giấc giữa đêm. Tỉnh dậy sảng khoái. Không bị tỉnh sớm hoặc thao thức lâu.

Giấc ngủ và tuổi tác

Trẻ sơ sinh: Chu kỳ ngắn, nhiều REM.

Trẻ nhỏ: Nhiều giấc ngủ sâu, phát triển nhanh.

Thiếu niên: Ngủ muộn hơn, cần ngủ nhiều hơn.

Người lớn: Chu kỳ ngủ ổn định.

Người già: Ngủ nhẹ, dễ thức, giấc ngủ bị phân đoạn. [qd]


 

 Bệnh trầm cảm

 Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.

Số lượng phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều gấp đôi nam giới (2 nữ/ 1 nam) xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi trưởng thành. Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000 chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm, là một bệnh phổ biến ở trên toàn cầu. Tuy nhiên trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời còn rất thấp chiếm khoảng 25%.

Trầm cảm do các nguyên nhân sau gây nên:

– Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng.

– Trầm cảm do căng thẳng: do áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của,…

– Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ

Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:

– Không thể tập trung

– Cảm thấy vô cùng mệt mỏi

– Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng

– Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi

– Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục

– Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa

– Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử

Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trầm cảm:

– Đừng tự cô lập mình

– Đơn giản hóa cuộc sống

– Tập thể dục thường xuyên

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

– Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng

– Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi đang cảm thấy chán nản

Nếu bạn cảm thấy bị trầm cảm với các dấu hiệu và triệu chứng kể trên, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể bị trầm cảm nặng nếu không được chữa trị. Trầm cảm không được chữa dẫn đến các vấn đề về thần kinh và thể chất, hay các rắc rối trong các mặt khác của cuộc sống, thậm chí dẫn đến tự tử.

An An (Dịch từ Naver, tổng hợp)


 

Nguyên nhân thực sự đột quỵ và bài học xương máu- Bác sĩ Nguyễn Minh Đức

– Đột quỵ là tình trạng tắc hẹp mạch máu não còn nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hẹp mạch vành.

– Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý tránh các động tác cúi gập người kéo dài. Theo như bạn bè của anh Tiến mô tả thì anh ấy bổ mít trong tư thế q.uỳ gối + gập người và cố sức bổ trái mít. Gương mặt anh ấy đỏ au và việc bổ mít kéo dài chỉ vài phút. Sau khi bổ xong anh ấy đứng dậy thì ngã và bất tỉnh. Như vậy, từ một tư thế đang tăng áp lực cao của ổ bụng và lồng ngực lại chuyển gấp sang tư thế khác khiến áp lực thay đổi quá đột ngột nên đưa đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, v.ỡ tim, v.ỡ động mạch chủ. 

– Chúng ta cần lưu ý có một động tác rất nguy hiểm mà ta hay làm hằng ngày đó là ngồi chồm hổm + cúi gập người cột giây dày. Mình đã từng chứng kiến vài ca xảy ra choáng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim thậm chí tử vong.

 – Nhân các câu chuyện nêu trên mình mong tất cả hãy lưu ý, không nên ngồi chồm hổm + gập người, không nên q.uỳ gối + gập người trong tình trạng kéo dài trên vài phút. Thay vào đó ta ưu tiên các động tác: ngồi xếp bằng, cúi người nhẹ, ngồi co hai chân về phía người. Tuyệt đối khi thay đổi tư thế thì ngã người nhẹ về phía sau để giải phóng áp lực cho cơ hoành và lồng ngực trước khi đứng thoắt người đột ngột dậy. Khi nằm chuyển qua ngồi thì cũng nên từ từ nghiêng sang bên phải, chống tay rồi ngồi dậy, đừng làm quá nhanh rất nguy hiểm . 

– Nhưng ai từ 40 tuổi trở lên nên đi khám tầm soát nhồi máu cơ tim với siêu âm tim + điện tâm đồ. Còn đối với tầm soát nguy cơ đột quỵ thì cần làm MRI não có dựng ảnh mạch máu cảnh + não qua TOF3D. Siêu âm động mạch cảnh chỉ giúp thấy được mạch cảnh ngoài sọ còn tình trạng trong sọ gần như không thể đánh giá được và nguyên nhân đột quỵ nằm đến 80% là hẹp mạch cảnh và mạch não trong sọ.

 – Về việc dự phòng chúng ta cũng cần phải có một lối sống thanh thản thơ thới, cân nặng lý tưởng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một thời khóa biểu tập thể dục loại động (thể thao) lẫn loại tĩnh (thiền định) phù hợp. Đừng có cố quá trong nhiều việc nếu không sẽ quá cố nha .

 Hy vọng thông tin trong bài hữu ích cho tất cả

 Bác sĩ Nguyễn Minh Đức chia sẻ

From: haiphuoc47 & NguyenNThu

3 nguyên tắc trường sinh, kéo dài tuổi thọ ?

ĐH Harvard nghiên cứu 80 năm: Không phải tập thể dục khỏe, đây mới là 3 nguyên tắc trường sinh, kéo dài tuổi thọ

Cơ thể cường tráng, khỏe mạnh không phải yếu tố duy nhất quyết định tuổi thọ của bạn.

 Ngày nay, đời sống vật chất được cải thiện, con người bắt đầu chú ý đến sức khỏe thể chất, tìm cách để sống khỏe, kéo dài tuổi thọ. Nhiều người cho rằng, một cơ thể cường tráng, mạnh khỏe là chìa khóa để sống thọ. Tuy nhiên, Đại học Harvard đã thực hiện 1 nghiên cứu kéo dài hơn 80 năm và rút ra kết luận đáng ngạc nhiên.

 Năm 2018, họ công bố kết qua khảo sát hơn 800 tình nguyện viên trong khoảng thời gian 80 năm và phát hiện ra rằng thói quen sống và tình trạng sức khỏe của họ chứa đựng bí quyết kéo dài tuổi thọ.

 Trong nghiên cứu này, bí quyết sống lâu không phải là một cơ thể cường tráng như nhiều người nghĩ, điều mà mọi người cần làm là những điều sau đây.

1.Thói quen ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống tốt là rất quan trọng. Dù một người có khỏe mạnh hay không, ngay cả đối với những người có gen trường thọ, một lối sống hợp lý cũng có thể góp phần kéo dài tuổi thọ.Lối sống trường thọ bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ăn ít thực phẩm giàu chất béo và giàu protein, và tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường tiêu thụ rau quả tươi, kiểm soát lượng muối, đường, dầu ăn nạp vào cơ thể.

 Bằng cách ăn uống điều độ và kiểm soát tổng năng lượng nạp vào, bạn có thể giảm nguy cơ tăng cân và hội chứng chuyển hóa do ăn quá nhiều calo, chẳng hạn như tăng huyết áp, tăng lipid máu, tăng axit uric máu, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.

 Tạp chí y học nổi tiếng ” The Lancet ” đã công bố nghiên cứu cho thấy chế độ ăn của nhiều người hiện tại thiếu chất xơ nghiêm trọng. Trong khi chất cơ đông vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy ăn nhiều chất xơ có thể giảm 1/3 nguy cơ tử vong, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh tim và nhiều bệnh mãn tính ở một mức độ nhất định. Những người tiêu thụ nhiều chất xơ có thể giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân xuống 15% và tỷ lệ tử vong do ung thư khoảng 13% so với người ít tiêu thụ chất xơ.

 Tuy nhiên, ăn nhiều chất xơ không phải là điều kiện duy nhất để duy trì sức khỏe tốt và sống lâu. Bạn còn chú ý đến cân bằng dinh dưỡng. Nếu cơ thể con người bị thiếu hụt 3 dưỡng chất cung cấp năng lượng chính là protein, chất béo và carbohydrate cũng có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

 2.Chế độ vận động thường xuyên

Không phải tập thể dục cường độ cao, mà luyện tập, vận động thường xuyên mới là yếu tố thiết yếu của một cuộc sống khỏe mạnh và là cách hữu hiệu để sống lâu hơn. Các chuyên gia sức khỏe khuyê’n nghị, người lớn cần đi bộ 6.000 bước mỗi ngày. Tương đương đương với chạy bộ 18 phút, tập yoga 40 phút và đạp xe trong 40 phút, khiêu vũ trong 36 phút… Vận động vừa phải, thường xuyên không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

 3.Thái độ sống lạc quan

Đời sống tinh thần rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy, những người bi quan có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 42% so với những người lạc quan. Tiếng cười, sự lạc quan giúp giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy, duy trì một thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta sống thọ hơn. Tinh thần lạc quan, vui vẻ không chỉ cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể mà còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

 Vì vậy, một cơ thể khỏe mạnh không phải là chìa khóa duy nhất để sống lâu hơn. Để duy trì một cuộc sống dài lâu, chúng ta còn cần phải chăm chỉ cải thiện về nhiều mặt cả thể chất và tinh thần. 

Nguồn: m.cafef.vn

From: haiphuoc47 & NguyenNThu


 

PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG MẤT TRÍ NHỚ – BS Hồ Ngọc Minh

Nhung Nguyen

BS Hồ Ngọc Minh

Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ. Ngoài ra cần phân biêt sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer không phải là một thứ bệnh. Trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ.

Hiện tượng mất trí nhớ thật ra không phải là một chứng bệnh, nhưng phải hiểu là một hội chứng bao gồm các vấn đề khó khăn trong việc… nhớ và suy nghĩ. Có nhiều nguyên do hay bệnh trạng đưa đến tình trạng mất trí nhớ, mà bệnh Alzheimer chỉ là một trong những nguyên nhân ấy. Sự mất trí nhớ có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra cho người già nhiều hơn, gây khó khăn cho chính đương sự và người thân khi phải săn sóc họ.

Hội chứng mất trí nhớ cũng khác với sự lãng trí, nhưng lại bắt đầu từ những dấu hiệu của sự lãng trí. Lâu lâu bị lãng trí như bỏ quên đồ vật trong nhà không tìm được là chuyện thường, nhưng nếu những triệu chứng đó tiến dần đến việc không còn nhận biết thời gian thí dụ như năm 1975 và năm 2015, hay không phân biệt được không gian như đang ở Việt Nam hay đang ở Mỹ, hoặc không còn nhớ được những đồ vật, người quen… Khi tình trạng nặng thêm, đương sự thường hỏi đi hỏi lại, kể đi kể lại những chuyện đã hỏi, hoặc tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi thông thường. Họ cũng có vấn đề với việc chăm sóc vệ sinh cá nhân. Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi bị trầm cảm, cô đơn hoặc có khi trở nên bướng bĩnh, hung dữ.

Chúng ta sẽ đi sâu hơn về nguyên do, và cách chữa trị trong bài viết tới khi nói về các bệnh có thể gây ra hiện tượng mất trí nhớ như bệnh Alzheimer, bệnh run Parkinson, bệnh huỷ hoại thần kinh Huntington … Trong bài này sẽ nói về cách giảm bớt chứng mất trí nhớ khi lớn tuổi.

Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ 3 tới 5 giờ mỗi tuần, và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ, và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

  1. Học khiêu vũ.

Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine từ năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước. Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

  1. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc. Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc

  1. Học một ngôn ngữ khác…

Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi 4 năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

  1. Học đánh cờ, hay chơi video game.

Một nhiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

  1. Đọc sách.

Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện… Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết. Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!

  1. Chú tâm, làm một việc, cho xong đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:

Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc. Thí dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu. Đừng ngồi nhìn Mùa Xuân bay qua cửa sổ! Nên tìm chuyện mà làm.

  1. Học đan hay may vá, hay làm vườn.

Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui” để tiêu khiển.

  1. Sống :

Có mục đích, sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

  1. Tập viết.

Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.

  1. Cuối cùng, tập làm… việc nhà, như rửa chén bằng tay chẳng hạn.

Những người làm lụng chân tay việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”.

Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ! Chúng ta hãy lập ra những kế hoạch cho sức khoẻ trong tương lai.

BS. Hồ Ngọc Minh