httpv://www.youtube.com/watch?v=qiWxU7I5BQ0&feature=youtu.be
TIN NHANH | Phát hiện khu phố Tàu tại Đà Nẵng
httpv://www.youtube.com/watch?v=qiWxU7I5BQ0&feature=youtu.be
TIN NHANH | Phát hiện khu phố Tàu tại Đà Nẵng
THĂM CHA BỬU DIỆP
Về thăm miền đất Bạc Liêu
Quê hương sông nước phì nhiêu ruộng đồng
Miền Tây đất ấm tình nồng
Con người chân thật, sông hồng phù sa.
Về đây nhớ thuở ông cha
Dày công mở cõi bao la đất trời
Cửu Long về với biển khơi
Người đi đi mãi xa xôi cuối trời.
Về nghe gương sáng rạng ngời
Cha Trương Bửu Diệp một đời hy sinh
Vì giáo dân sống quên mình
Chết đi minh chứng ân tình chủ chăn.
Ngài quê Cồn Phước, An Giang
Sống thời ly loạn gian nan khốn cùng
Một thời Tây – Nhật tranh hùng
Nhập nhằng đảng phái vẫy vùng đấu tranh.
Cha sở Tắc Sậy nhiều năm
Dựng xây họ đạo xung quanh cũng nhiều
Một lòng hết sức thương yêu
Đàn chiên tan tác tiêu điều ngả nghiêng.
“Tôi đây sống giữa đàn chiên
Nếu mai có chết tất nhiên giữa đàn
Chẳng đi đâu, chẳng về đâu”
Một lời cam kết cho đầu máu rơi.
Cho đàn chiên được sống đời
Cho thân ngã xuống cho trời thêm hoa
Dâng lên Chúa trước ngai tòa
Hương thơm lan tỏa trong ngoài nước Nam.
Về đây thấy nỗi hân hoan
Bừng lên trong ánh mắt đoàn hành hương
Người về từ khắp bốn phương
Ân cần tưởng nhớ khói hương lòng thành.
Người xưa lưu dấu hùng anh
Nhọc nhằn mở đất để dành mai sau
Hôm nay đã thấy tươi màu
Đất lên tiếng hẹn sẽ mau ngày mùa.
Đất buồn Tắc Sậy năm xưa
Ngày vui mở hội như chưa bao giờ
Trung tâm truyền giáo, nhà thờ
Mộ nằm thâm thấp đời chờ người thăm.
Tinh thần mở cõi phương Nam
Con tàu Giáo Hội vững vàng ngược xuôi
Trong gian nan ngước lên trời
Nhớ cha Bửu Diệp nhớ đời hy sinh.
Ngày 12/3/2017
Kính nhớ ngày lể giỗ cha FX Trương Bửu Diệp
Nhà Quê
From:VÒNG TAY SONG NGUYỀN
httpv://www.youtube.com/watch?v=jPH4TbYCMv0
Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui – Khánh Ly
Chuyện Phiếm Đọc Trong Tuần thứ 2 mùa Chay năm A 12/3/2017
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em cười tựa lá bay.”
(Trịnh Công Sơn – Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui)
(2P 2: 8-9)
Trần Ngọc Mười Hai
Chọn niềm vui? Việc ấy, vẫn còn tuỳ. Tuỳ bạn, tuỳ tôi, tuỳ mọi người. Và như thế, sẽ thấy vui như mọi ngày. Nói chữ “tuỳ” là bởi: ai cũng muốn cho mình vui tươi hơn bao giờ hết. Bởi, một khi mình đã vui rồi, mới có thể làm cho mọi người đều vui lây.
Tuy nhiên, chọn hoặc muốn là một chuyện. Còn, sự thật có xảy ra giống như thế hay không, lại là chuyện khác. Chẳng thế mà, bạn bè/người thân muốn cho mình/cho người được vui tươi đến như thế, nên đã gửi cho bần đạo đây một “xác quyết” để đời, như sau:
“Tôi vừa đọc một cuốn sách cũ, tôi đã học được nhiều bài học sâu sắc. Tôi cảm thấy nó là cách rất tốt để mọi người có thể sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ đôi điều mà tôi đã học được từ cuốn sách ấy với mọi người..!
1. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt tham sân si, bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn. Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói: “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.
Tha thứ cho người khác, hóa ra là đang “cởi trói” cho chính mình” Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi.” Câu chuyện 1: Bao khoai tây “oán…
Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới.
5. Thay thế đố kỵ bằng ngưỡng mộ
Còn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kị chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.
Lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng của phụ nữ tuổi 40 gửi phụ nữ tuổi 30: Ai cũng nên đọc để không phải tiếc nuối Lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng của phụ nữ tuổi 40 gửi phụ nữ tuổi 30: Ai cũng nên đọc để không phải tiếc nuối.
Năm nay, tôi đã bước sang cái tuổi 40. Hiện nay, tôi có hai con nhỏ và rất tự hào về gia đình và tình hình tài chính bản thân mình. Sau một khoảng thời gian sống ở đời, đối diện với những được, mất, thắng, thua, tôi đã tích góp được rất…
Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo; ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.
Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.
7. Tùy duyên
“Bàn tay ta vun đắp, thành bại thuộc vào duyên, Vinh nhục ai không gặp, có chi phải ưu phiền”
Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Như nhà sư đã nói, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên.
Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.
Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng. Tôi đã làm được 4/7 điều rồi và thấy đời mình nó cũng thanh thản đi bớt phần nào. Đặc biệt, tôi thích nhất là điều cuối cùng. Tôi cũng mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho bản thân mỗi bạn..!” (Bài viết bè bạn gửi qua mạng, mới đây thôi)
Tuỳ duyên/buông bỏ, đó là câu chuyện đời ở ngoài đời. Còn, chuyện đạo của các vị đi đạo thì sao? Trả lời cho vấn-nạn này, tưởng không dễ. Giống như thể, mới đây thôi, bần đạo đọc được bản tin đăng trên báo điện mang tên là MercatorNet có bài viết, rất như sau:
“Những năm gần đây, một số người Công giáo lại để mình đắm chìm trong nỗi đắng cay đến độ họ chẳng nói điều gì hay ho về Đức Giáo Hoàng Phanxicô đương-nhiệm. Mỗi bài diễn-thuyết, mỗi sáng kiến tư riêng, mỗi khi bổ nhiệm ai đó, Ngài đều xem xét kỹ để giúp họ coi lấy đó là bằng-chứng xác-nhận tính bê-bối/bội-bạc này khác.
Thế đó, còn là tình-huống khá ngoại-thường. Các Kitô-hữu ở trời Tây, đăc-biệt là Giáo hội Công-giáo, đang bị áp-lực nặng nề từ chủ-thuyết trần-tục thực hung-hãn. Dấu-hiệu chống-trả lại chủ-thuyết này mạnh nhất là từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô và một số vị đạo-đức đã nổi dậy. Hãy tưởng-tượng mà xem đội binh Hoa kỳ trong trận chính ở Bulge khi họ bị vây hãm tứ bề và cuối cùng cũng bị kiệt sức. May có Patton kịp đến cứu vãn tình-thế. Ông ấy đến gần càng lúc càng gần những người tham-gia cuộc chiến ấy. Mọi người cứ tưởng ông sẽ hành-xử cách thông-thường, nhưng ông lại đi thẳng gia-nhập nhóm binh hùng/hảo tướng người nước Đức, thế mới lạ.
Sau gần 4 năm trời tại chức, Đức Phanxicô lại đã chứng-kiến rất nhiều lời phàn nàn ở các nơi hệt như 95% hầu hết các lời lẽ cùng ý-kiến mà chính Luther cài đặt vào cánh cửa của Thánh Đường Các Thánh Nam Nữ ở Wittenberg. Những lời này, là từ những người được chính ông rửa chân cho vào Thứ Năm Tuần Thánh, để rồi chân họ cũng liên-quan đến các vấn-đề như hiện giờ về phá-thai, để rồi các vị bèn trả lời “Tôi là ai mà lại dám kết-án” hệt như khi phê-phán về chuyện đồng tính luyến ái, nổi lên vào lúc ấy.
Chuyện nổi cộm hôm nay liên quan đến đoạn văn trong tông-thư “Amoris Laetitia” bàn về các vị đã ly-thân/ly-dị nay có được phép Rước Mình Chúa không?…
Chuyện ly-thân/ly-dị nay đã thành chuyện thường ngày rồi, thế mà một số tín-hữu Công-giáo không nhỏ, vẫn không hề biết là Giáo-hội của họ từng cấm-đoán chuyện ly-dị. Một số vị khác, lại cứ tranh-cãi biện-luận rằng đám cưới lần đầu của họ từng có hiệu-lực, không cần biết các linh-mục nói gì đi nữa. Một số khác, lại cũng chẳng biết gì về thần-học Hoà-giải và Hiệp-thông Rước Mình Máu Chúa, hết…
Kết quả là, một số khá lớn người Công giáo chẳng nhận được sự giúp đỡ về mặt linh-đạo từ Giáo-hội của họ. Vì thế nên, con cái họ vẫn không được rửa tội và rõ ràng thấy mình bị bỏ rơi. Và, tín-thư vốn được Đức Phanxicô chuyển đến, như thể bảo: “Không! Các anh/chị không bị tống khứ khỏi Hội thánh đâu. Ta hãy tìm cách giải-quyết vấn-đề này mà không cần hy-sinh/nhượng-bộ các giáo-huấn của Hôi-thánh.” Nhưng đó mới là chuyện khó. Giả như những người như thế vẫn được phép rước Mình Máu Chúa, dù muốn dù không hay sao đó, thì như thế có nghĩa là Giáo-hội vẫn chấp-nhận ly-dị và không còn tin vào tính-cách thánh-thiêng của việc Hiệp-thông Rước Lễ nữa.
Điều mà Đức Phanxicô đề-nghị trong tông-thư “Amoris Laetitia” là các linh-mục và Giám-mục phải dẫn dắt mọi người một cách tế-nhị trong việc leo lên ngọn đồi sự thật. Phương-án ngài đưa ra không có nghĩa lỏng lẻo đặt nặng đến lương-tâm riêng rẽ trên cả luật luân-lý, nhưng về mục-vụ cốt dẫn đưa mọi người hiểu rõ, cảm-kích và cuối cùng biết yêu thích luật đạo-đức, luân-lý. Thật sự ra, thì mọi người đều muốn được sáng-tỏ về chuyện làm sao tháp đặt phương-án đầy lòng trắc ẩn này…
Chuyện bi-đát, là: cuộc tranh-luận này đang làm tắt ngúm lòng nhiệt-huyết của một số bộ-phận gồm các người Công-giáo có học cũng đạo đức/sốt-sắng với việc tái Kitô-hoá xã-hội. Từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Giáo hoàng mình, lịch-trình mà Đức Phanxicô đặt ra cho ngài là: tái-Phúc âm-hoá chốn sa-mạc linh-đạo của người phương Tây. Trong tông-thư “Niềm Vui Tin Mừng” ngay sau khi đắc cử vào năm 2013, những lời rằng:
“Tôi mơ về một “chọn-lựa mục-vụ”, đó là: sự thôi-thúc mục-vụ khả dĩ thay-đổi được tất cả mọi sự để rồi các thói quen của Giáo-hội, đường lối đối xử với các sự việc, thời-gian và chương-trình, ngôn-ngữ và cơ-cấu có thể hướng tới một cách thích-hợp với việc Phúc-Âm-hoá thế-giới hôm nay hơn là bao-quản chính Giáo-hội… Như Đức Gioan Phaolô Đệ II từng nói với các Giám-mục thuộc Châu Đại Dương hôm ấy rằng: Tất cả mọi cuộc cải-tân trong Hội thánh đều có sứ-vụ như mục-tiêu đặt ra nếu nó không thành con mồi cho một thứ thu mình vào bên trong Giáo hội.”
Đây kìa, hãy xem “sự việc thu mình vào bên trong Giáo-hội” đang miệt mài quay trở về, ít là trên mạng vi-tính. Một lần nữa, một số người Công-giáo tốt lành và sáng chói đang tự nhìn vào bên trong, tự coi mình như cái rốn vũ-trụ, đang trở-thành cơ-quan kiểm-duyệt, bắt bẻ cả những chuyện nhỏ và lại có thành-kiến nữa. Và, Đức Phanxicô đã thấy trước điều này khi ngài viết tông-thư Niềm Vui Tin Mừng, có những câu sau đây:
“Một trong các cơn cám-dỗ nghiêm-trọng nhất đang kềm-chế lòng quả-cảm và sốt-sắng đó là tính chủ-bại vốn đưa ta trở-thành những người bi-quan, cáu-kỉnh và vỡ mộng, “bẳn gắt”. Không ai có thể rời khỏi trận-chiến trừ phi người đó hoàn-toàn được thuyết-phục trước là mình sẽ chiến thắng…”
Giống như nhà vô-thần hay bẳn gắt như Richard Dawkins từng tiên-đoán về “cái chết thật sự của tôn-giáo có tổ-chức hẳn-hòi” trong đời ông, thì việc tái-Phúc-âm-hoá ở thế giới trời Tây lâu nay luôn là công việc khá gay-cấn. Điều đáng tội là những người chỉ-trích Đức Giáo Hoàng đang làm mọi sự để vô-hiệu-hoá kế-hoạch của chính họ.” (X. Michael Cook, The Pope is a heretic? You can’t be serious!”,MercatorNet 05/12/2016)
Xem thế thì, hỏi rằng Đức Phanxicô có bao giờ biết đến bài hát vừa trích-dẫn, lại có ca-từ tiếp nối hát như sau:
“Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
Đường đến anh em đường đến bạn bè
Tôi đợi em về bàn chân quen quá
Thảm lá me vàng lại bước qua.
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi.
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Cùng với anh em tìm đến mọi người
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
Để thấy tiếng cười rộn rã bay.
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi.
Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay.
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi.
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi….”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Ca-từ dọi lại nhận-định trên, khiến người đọc như tôi/như bạn hẳn sẽ liên-trưởng đến lời vàng bậc thánh-hiền khi xưa từng bảo:
“Quả vậy, người công chính sống ở giữa họ,
mắt thấy tai nghe những hành vi phi pháp
ngày ngày xâu xé tâm hồn công chính của ông.
Như thế Chúa biết cứu những người đạo đức khỏi cơn thử thách,
và giữ những kẻ bất chính để trừng phạt vào ngày phán xét…”
(2P 2: 8-9)
Và như thế, trong cuộc đời của mỗi, có thể mỗi người và mọi người sẽ có chọn lựa riêng cho chính mình, để còn sống. Hệt như nghệ sĩ khi xưa từng tỏ bày lập trường mình bằng ca-từ như sau:
“Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim !
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Cùng với nghệ-sĩ họ Trịnh ở trên, đề nghị bạn và tôi, ta đi vào cùng trời truyện kể để sẽ thấy đời mình cũng không đến nỗi bi-quan, bi-đát như mọi người tưởng, vì “mình vẫn sống vui từng ngày”, với nụ cười trên môi khi nghe kể những truyện, từ tựa sau đây:
“Truyện rằng,
Có hai anh chàng thanh niên sống ở nhà quê cùng rủ nhau lên tỉnh thành lập nghiệp vì họ thấy rằng cuộc sống ở quê nhà chỉ vừa đủ ăn không dư giả. Sau thời gian dài phấn đấu hơn 30 năm ở tỉnh thành, hai người đã tạo lập được một cuộc sống sung túc về vật chất. Anh A trở thành chủ một hãng xe đò, anh B có hơn 2/3 cổ phần trong một nhà máy dệt. Vì là bạn nối khố từ nhỏ nên sau khi thành công trên đường sự nghiệp, hai người vẫn tiếp tục chơi thân với nhau.
Một hôm, hai người bỗng nảy ra ý định trở về quê nhà nơi họ chôn nhau cắt rốn, trước là để thăm lại đình làng bé nhỏ trước kia, sau là để thực hiện giấc mộng hồi hương áo gấm về làng như những quan Trạng ngày xưa.
Khi xe hơi chở họ về đến đầu làng, cả hai cùng rủ nhau xuống đi bộ vừa ngắm cảnh vừa chuyện trò. Đến trước đình làng, hai người gặp một ông lão mặc áo trắng, tay cầm chiếc phèng la.
Anh A cất tiếng hỏi:
– Ông lão ơi, ông đang làm gì vậy?
Ông lão điềm nhiên trả lời:
– Ta là Thành hoàng giữ phúc phần cho làng này, ngoài việc giữ yên ổn cho dân làng, ta cũng cai quản vấn đề sinh tử của mọi người nữa.
Ta đến báo cho hai người biết là mạng sống của các ngươi chỉ còn ba ngày. Ba ngày sau ta sẽ đến đón hai người về cõi âm. Khi ta nổi một hồi phèng la thì hai người phải đi theo ta để về trình diện ngài Diêm Vương mà không được chậm trễ.
Nói xong, ông lão biến mất, để lại hai anh chàng đứng ngẩn người như ngây như dại. Thử tưởng tượng ngày áo gấm về làng cũng là ngày biết được cuộc đời chỉ còn ba ngày cuối cùng thì ai không đâm ra hoảng hốt.
Anh A thấy rằng cuộc đời nhạt nhẽo không còn gì gọi là thú vị, 30 năm phấn đấu để cuối cùng đổi lấy cái chết cận kề trong khoảnh khắc. Về đến nhà anh ta ăn không ngon, ngủ không yên, mà cũng chẳng lo sắp xếp được gì cả. Đến lúc bấy giờ anh mới nghiệm ra rằng dù tiền bạc có nhiều ức vạn đi nữa cũng không thể nào đánh đổi được sinh mạng đáng quý.
Chưa đến ba ngày thần sắc của anh bơ phờ như một thây ma, mặt anh đầy những vết nhăn, râu ria mọc lún phún, cặp mắt thì đờ đẫn thất thần. Ngày thứ ba anh thức dậy thật sớm, lựa ra bộ đồ sang trọng đắt tiền nhất mặc vào người và đứng trước cửa đợi lão tử thần đến rước.
Chiều tối hôm đó, quả thật anh thấy ông lão mặc áo trắng, tay cầm phèng la ngày hôm trước xuất hiện. Ông lão chưa kịp gióng lên hồi phèng la thì anh A đã lăn đùng ra chết. Vì quá khẩn trương nên ba ngày cuối cùng cuả anh đã mỏi mòn trong sự chờ đợi, do đó khi thấy thần chết xuất hiện là anh xuất hồn đi theo ngay lập tức. Trở lại phần anh B, sau khi nghe vị thần chết tuyên bố bản án tử hình, anh cũng thấy mủi lòng.
Thế nhưng tánh tình của anh B vốn rất an phận, anh nghĩ rằng nếu như số mạng của anh có đi đến chỗ chấm dứt thì không có cách nào thoát được. Vì nghĩ như vậy nên anh mang tất cả tiền bạc đã tạo dựng trong 30 năm ra làm của bố thí. Trước hết anh cất một trường học ở quê nhà để giúp cho trẻ em nghèo khổ có nơi học hành. Sau đó, anh giao tiền cho quý vị hội đồng xã xây dựng một bệnh xá nhằm giúp những người dân quê không có tiền lên tỉnh thành trị bệnh.
Của cải còn lại, anh mang ra phụ giúp việc xây đường, dựng cầu mang lại tiện ích cho cuộc sống của người dân thôn dã. Anh cũng trích ra một phần để giúp đỡ những gia đình đông con không đủ sống đang cần sự trợ giúp tức thời.
Những công việc này đã tốn hết thời gian ba ngày của anh. Anh B không còn thì giờ để nghĩ đến cái chết sắp sửa xảy ra cho anh nữa. Những người dân nghèo khổ trong làng đột nhiên nhận được một sự bố thí lớn lao nên họ rất lấy làm cảm kích. Những người được sự giúp đỡ đó đã tỏ lòng biết ơn của họ bằng cách tổ chức một buổi hát bội ngoài trời, trước là để tạ ơn thần, sau là để tri ân nhà mạnh thường quân tốt bụng.
Đoàn múa lân của trẻ em trong làng đã đến trước nhà anh B tưng bừng múa giúp vui. Khi mọi người đang hoan hỉ đứng xem thì ông lão tử thần xuất hiện vì đã đến giờ ông ta đến đón anh B về âm phủ. Thế nhưng không khí trước nhà anh B lúc đó quá vui nhộn cho nên mọi người, kể cả anh B, cũng không chú ý đến sự xuất hiện của nguời lạ mặt này.
Thậm chí có một chàng trai trong làng thấy ông lão tay cầm phèng la đã tưỏng nhầm ông là một thành viên của đoàn múa lân nên kéo ông ta sắp vào hàng ngũ những người đánh trống thổi kèn. Ông già tử thần gióng thêm một hồi phèng la gọi hồn, thế nhưng vì không khí đang huyên náo cho nên tiếng phèng la của ông bị tiếng trống múa lân át mất.
Ông già tử thần cố gắng thử thêm ba lần nữa cũng chẳng ai thèm chú ý đến. Vì đã đến giờ nên ông buộc lòng phải ra đi. Anh B suốt đêm hôm đó được dân làng đãi đằng ăn uống thật thịnh soạn.
Dân chúng trong làng lâu nay mới có một dịp cùng nhau vui vẻ cho nên ai ai cũng liên hoan cho đến sáng. Sáng ngày hôm sau anh B cứ tiếp tục thực hiện những công việc dở-dang mà anh sắp xếp để phục vụ cho dân trong làng.
Công việc bận rộn liên tục đã khiến anh quên khuấy mất cái hẹn ba ngày của ông Thành hoàng. Mãi hai ba hôm sau khi sực nhớ lại, anh lấy làm lạ tại sao đã quá kỳ hạn mà không thấy thần chết xuất hiện. Anh đâu biết rằng ông lão có đến nhưng không ai thèm nghe hồi phèng la của ông nên đã buộc lòng phải bỏ đi. Nhờ vậy mà anh B mới còn tiếp tục sống dài dài ra đó.
Lời bàn của người kể truyện: “Đây là một câu chuyện ngụ ngôn rất có ý nghĩa, nói lên chân lý cuộc sống của con người là phải phấn đấu từng giây mãi cho đến phút cuối của cuộc đời. Xu hướng tiến lên sẽ đưa ta đi về đâu? Dĩ nhiên là ta sẽ đi đến chỗ ta hằng mong muốn. Phật giáo đồ sẽ đi đến thế giới Cực Lạc, những con chiên Thiên Chúa giáo sẽ lên Thiên Đàng.
Tôi thường đặt câu hỏi với nhiều người như thế này: “Nếu như biết rằng cuộc sống của ta chỉ còn đúng 60 giây đồng hồ thì quý vị sẽ có một sự lựa chọn gì trước khi nhắm mắt?” Phần đông những người được tôi hỏi câu này đều đâm ra lúng túng không biết phải trả lời như thế nào. Hai phần ba trong số đó cho tôi câu trả lời sẽ chẳng chọn lựa hay suy nghĩ gì cả. Lý do là quá ngắn ngủi, không đủ cho họ chuẩn bị. Nhiều người chấp nhận sự việc đếm từng giây phút đi qua mà thôi.
Riêng tôi thì có hai sự lựa chọn, một là mặt mày rầu rỉ để chờ đợi tử thần, hai là mỉm cười đón nhận phút cuối của cuộc đời. Thử nghĩ, nếu như quý vị mỉm cười, bình thản ra đi thì những người thân đưa tiễn quý vị chắc chắn sẽ nhẹ bớt phần nào nỗi đau buồn, ít ra họ cũng biết rằng quý vị đã ra đi một cách bình yên không lo sợ. Ngay giây phút đó, biết đâu nhân sinh quan của quý vị sẽ thay đổi hẳn và sẽ cảm thấy một sự giải thoát nhẹ nhàng.
Đời nhà Đường bên Trung Hoa, có nhà sư Nguyên Hiểu đã nói rằng: “Tận dụng hết mọi nỗ lực của con người cũng không thể nào chặn đứng sự héo úa của một cành hoa, vậy thì trong khi đóa hoa đang dần dần héo úa, ta hãy ung dung ngắm nhìn và thưởng thức giây phút cuối cùng của cành hoa đó đi.”
Sự suy nghĩ và cảnh giới giác ngộ của nhà sư này quả thật đã lên đến một mức độ thượng thừa. Nếu như tận dụng hết mọi nỗ lực vẫn không thể nào chặn được sự thất tình, thì trong lúc thất tình ta hãy ung dung gặm nhấm mùi vị thất tình đó đi.
Nếu như tận dụng hết mọi nỗ lực cũng vẫn không thể nào ngăn chặn cho cơ thể tránh được bệnh tật, vậy thì trong khi nằm trên giường bệnh, ta hãy bình lặng hưởng thụ giây phút êm đềm yên tịnh đó đi. Biết đâu trong thời gian yên lặng chịu đựng đó, chúng ta chẳng nghiền ngẫm ra được nhiều triết lý để gánh vác được những đau khổ của cuộc đời hay sao? (Tác Giả: Lâm Thanh Tuyền Đài Loan)
Vui buồn cuộc đời, thật ra cũng do mình mà ra. Thế nên, đề-nghị bạn, đề-nghị tôi, ta sẽ ca vang bài hát ở trên mà rằng:
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Cùng với anh em tìm đến mọi người
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
Để thấy tiếng cười rộn rã bay.
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi)
Hát thế rồi, giờ đây bạn và tôi cứ hiên ngang sống vững chãi, như không có chuyện gì xảy ra, dù có xấu đi nữa.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều khi vẫn nghĩ như thế
rất liên hồi,
một cuộc đời.
Felix Dzerzhinsky còn sống ở Việt Nam
Nếu không đọc bài viết của tác giả Lê Dủ Chân trên Dân Làm Báo, thật khó tin rằng một bức tượng của Felix Dzerzhinsky vừa được khánh thành trước trụ sở Học viện Cảnh Sát Nhân Dân Việt Nam. Bởi vì, dù khinh thường dư luận quốc tế bao nhiêu, đảng CSVN cũng không thể một cách lộ liễu dựng tượng một người đã từng tuyên bô’ “giết không cần hỏi cung mới làm cho người ta sợ.”
Dzerzhinsky sinh năm 1877 trong một gia đình quý tộc Ba Lan sùng đạo Thiên Chúa nhưng trở thành một người CS dã man, khát máu. Y có năng khiếu về ngoại ngữ mặc dù học hành dang dở vì tham gia hoạt động CS. Dzerzhinsky bị tù nhiều lần trong đó có lần bị lưu đày tận vùng băng tuyết Siberia.
Sau khi vượt thoát khỏi Siberia, Dzerzhinsky hoạt động cho đảng CS Đức và là nhân vật nổi tiếng trong phong trào CS Đông Âu. Sau 1917, thay vì hồi cư về Ba Lan Felix Dzerzhinsky quyết định ở lại Nga và được bầu vào đảng ủy CS Moscow. Felix Dzerzhinsky chia sẻ quan điểm của Lenin về vai trò toàn trị của Sô Viết và là người đầu tiên nhận trọng trách chỉ huy cơ quan mật vụ Cheka, hay còn được viết là Che Ka, khủng khiếp nhất tại Nga.
Cheka viết tắt từ chữ Nga Vserossiyskaya chrezvychaynaya komissiya Chrezvychaĭnaya komissiya (Ủy ban Toàn Nga Chống Phản Cách Mạng và Phá hoại). Về sau cơ quan này được thêm vào câu “chống tung tin đồn.” Cơ quan khủng khiếp này được chính thức thành lập ngày 20 tháng 12, 1917. Nhân viên của cơ quan được gọi là chekist.
Theo lời kể của chính Dzerzhinsky: “Trong Cách mạng Tháng Mười, tôi là thành viên của Ủy ban Quân sự, và lúc đó được tin tưởng với trách nhiệm tổ chức và chủ tịch của Ủy ban Đặc biệt Đấu tranh chống Phản Cách Mạng và Phá Hoại, giữ chức vụ tương đương với Ủy viên Nội Vụ.”
Ngày 20 tháng 10, 1918
Sergei Melgunov, một sử gia Nga nổi tiếng, chủ bút của tạp chí Tiếng vọng từ Quá khứ (Voice of the Past) và tác giả của nghiên cứu Khủng Bố Đỏ tại Nga 1918-1923 (The Red Terror in Russia 1918-1923) được in lần đầu tại Đức năm 1924 cho biết danh từ “Red Terror” không phải là tiếng để báo chí hay dân chúng ám chỉ tội ác của Felix Dzerzhinsky hay kết án y mà danh từ do chính Dzerzhinsky thừa nhận và Cheka đã sử dụng trong các tài liệu chính thức của tổ chức. Trong tài liệu của Cheka, mục đích của tổ chức này là “tận diệt mọi kẻ thù của giai cấp vô sản.”
Khủng bố Đỏ tại Nga chính thức bắt đầu sau khi Moses Uritski, một cán bộ của Cheka bị ám sát ngày 17 tháng 8, 1918 tại St. Petersburg và nhất là sau ngày 18 tháng 8, khi bà Fanny Kaplan (1890-1918), đảng viên đảng xã hội ám sát hụt Lenin tại Moscow. Lenin thoát chết dù bị bắn hai phát. Dù sao, Lenin không bao giờ hoàn toàn hồi phục và viên đạn ghim vào lồng phổi của ông ta được xem như là một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ sau này. Fanny Kaplan bị xử bắn ngày 3 tháng 9, 1918.
Ngày 20 tháng 10, 1918, 500 tù nhân bị Cheka xử bắn không qua một phiên tòa nào. Một con số ước lượng khác cho biết số người bị giết chỉ trong vài đêm đầu lên đến 1300 người.
Không riêng đàn ông mà vợ con những người tình nghi là phản cách mạng cũng bị giết. Trong nhiều trường hợp, trẻ em bị xử bắn trước sự chứng kiến của cha mẹ nhưng cũng có khi cha mẹ bị xử bắn trước mắt con cái còn rất nhỏ của họ.
Dzerzhinsky công khai thừa nhận và ủng hộ phương pháp khủng bố “Chúng ta ủng hộ khủng bố có tổ chức. Khủng bố là một điều cần thiết trong thời kỳ cách mạng. Mục tiêu của chúng ta là chiến đấu chống kẻ thù của Chính quyền Xô Viết và trật tự sống mới. Chúng ta kết án nhanh chóng. Trong hầu hết trường hợp, chỉ cần một ngày, giữa bắt giữ kẻ phạm tôi và xử án.”
Trong bài báo trên tạp chí Krasnaya Gazeta Dzerzhinsky viết về Khủng Bố Đỏ: “Chúng ta sẽ biến trái tim thành gang thép, qua đó, chúng ta sẽ trui rèn trong ngọn lửa chịu đựng và máu của các chiến sĩ tự do. Chúng ta sẽ làm cho trái tim trở nên thô bạo, cứng rắn, không thể đổi dời, để không còn chỗ cho lòng thương xót xen vào, để chúng không còn dao động khi nhìn thấy biển máu của kẻ thù… Không có xót thương, không có thận trọng, chúng ta sẽ giết nhiều trăm kẻ thù. Nhiều ngàn cũng vậy. Hãy để chúng ngập chìm trong máu của chúng.”
Felix Dzerzhinsky khát máu và tuyệt đối trung thành với Lenin
Theo một chuyện được kể lại, trong một phiên họp do Lenin chủ tọa năm 1918 có sự hiện diện của Dzerzhinsky. Lenin chuyển đến Dzerzhinsky một tấm giấy nhỏ ghi câu hỏi bao nhiêu kẻ thù của cách mạng hiện đang bị cầm tù. Dzerzhinsky viết trả lại khoảng 1500 người. Lenin đọc xong và dùng bút gạch một dấu chữ thập bên cạnh con số và trả lại cho Dzerzhinsky. Đọc xong, Dzerzhinsky đứng dậy và bước ra khỏi phòng họp. Đêm đó, 1500 tù nhân bị đem ra xử bắn. Một quan điểm cho rằng Lenin có thói quen gạch dấu chữ thập vào góc tài liệu để xác nhận là đã đọc xong chứ không phải ra lịnh cho Dzerzhinsky đi giết 1500 người tức khắc. Dù Lenin có thật sự ra lịnh hay Dzerzhinsky hiểu sai cũng cho thấy dưới chế độ CS mạng sống của con người còn thấp hơn loài cầm thú. Dzerzhinsky không thắc mắc, không đặt vấn đề và không có một chút cân nhắc nào trước khi hành hình một số lượng đông đảo hàng ngàn người. Lenin cũng im lặng và dư luận dĩ nhiên không ai dám lên tiếng.
Con số chính xác nạn nhân của Cheka không thể nào ước lượng được. Số ước đoán của các sử gia rơi vào khoảng từ 100 ngàn đến 500 ngàn bao gồm những người bị giết và chết do nhiều lý do sau thời gian dài bị đày ải tại các “Trại Tập Trung.” Một ví dụ, Trại Arkhangelsk lúc đầu giữ 5000 tù nhân đến năm 1922 chỉ còn 1500 người sống sót. Nhiều ngàn người chết không qua một bản án hay xét xử nào.
Felix Dzerzhinsky qua đời vì đột quỵ tim ngày 20 tháng Bảy, 1926. Nếu y sống trong giai đoạn Đại Thanh Trừng (Great Purge) và là trợ thủ đắc lực của Stalin, không ai có thể tiên đoán thêm bao nhiêu người sẽ bị giết.
Giật sập tượng Felix Dzerzhinsky
Sau khi phong trào CS châu Âu sụp đổ, tượng đài Dzerzhinsky bị giật đổ tại nhiều nơi. Những công viên, đường phố mang tên y được thay đổi.
Một sự kiện lịch sử xảy ra lúc nửa đêm ngày 23 tháng 8, 1991, khi bức tượng Dzerzhinsky 12 tấn trên lối vào trụ sở KGB ở thủ đô Moscow bị giật sập.
Đêm đó, khoảng 20 ngàn dân Nga tập trung tại quảng trường Lubyanka đồng thanh hô lớn “Đả đảo KGB” hay “Felix Đây Là Điểm Kết Thúc Của Ngươi.” Linh mục Chính Thống Giáo Gleb Yakunin tuyên bố “Điều này biểu tượng cho thấy rằng chúng ta đang giải tán hệ thống và chúng ta sẽ hủy bỏ bộ máy KGB toàn trị, nguy hiểm và to lớn.” Lãnh tụ công nhân hầm mỏ Anatoly Malykhin tuyên bố “Đây không phải là trả thù hay phần thưởng. Đó chỉ tái lập công lý. Chúng tôi đang quét dọn rác rưới từ cuộc đời của chúng tôi.”
Một người không thể đứng lâu bằng một chân mà phải đứng bằng hai chân. Hai chân đã giúp CS Châu Âu đứng được 74 năm và giúp cho CS Á Châu còn tồn tại cho đến hôm nay là khủng bố và tuyên truyền. Khủng bố Đỏ tại Liên Xô là một vết nhơ trong lịch sử văn minh của loài người và những người có ý thức đều đồng ý việc duy trì các tượng Felix Dzerzhinsky là một cách thừa nhận bản chất phi nhân của chế độ.
Felix Dzerzhinsky dĩ nhiên đã chết, tượng đài của y bị giật sập nhưng tại một nơi bản chất vô cùng ác độc và ghê tởm của y vẫn còn được tôn thờ, nơi đó là Cộng Sản Việt Nam.
Trần Trung Đạo
Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.
“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”
“Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”
“Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay.”
“Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.
“Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.
“Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.
“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.
“Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma
10-3-2017
Đảng CSVN cai trị người dân bằng “luật rừng” trong khi hệ thống pháp lý VN có cả “rừng luật”. Nguyên nhân là do VN không có “tam quyền phân lập”. Thậm chí quyền tư pháp ở VN không hiện hữu. Quyền này “hiện diện” trong một số trường hợp, nhưng lại đứng ở dưới, rất xa, các quyền thuộc về “hành pháp”.
“Hành pháp”, đại diện là công an, sau đó là UBND các nơi… có quyền làm đủ thứ, kể cả những thứ bị pháp luật cấm.
Còn “đệ tứ quyền”, cách nói khác của báo chí, cũng là một “quyền” phụ thuộc “hành pháp”. Họ ăn lương nhà nước, lãnh lương hưu trí của nhà nước… thì làm sao họ nói khác, hay nói ngược các chính sách của nhà nước?
Nhà nước làm sai (luật), hành pháp làm sai (luật), cũng được báo chí bênh vực.
Người dân, trên danh nghĩa thì được luật pháp bảo vệ. Các quyền tư hữu, các quyền tự do cá nhân (như buôn bán, làm ăn sinh sống… nói chung là quyền cơ bản: quyền được sống)… trên danh nghĩa thì được pháp luật bảo vệ. Nhưng họ luôn là nạn nhân của luật (rừng).
Các thí dụ: bà bán vé số lẻ bị kết vào tội “kinh doanh sổ số”. Vụ bồi thường Formosa. Hay vụ “giải phóng vỉa hè” đang xảy ra tại Sài gòn.
Ta thấy luật pháp đã bị bóp méo, giải thích, áp dụng một cách tự tiện. Bên “có lợi” là bên nắm quyền lực.
Ở các nước “bình thường”, ngành “tư pháp” có vị trí trung tâm trong các sinh hoạt điều hòa và quản lý xã hội.
Vụ Formosa làm ô nhiễm biển. Ở một xứ sở “bình thường”, việc truy tìm nguyên nhân, xử lý đúng sai, tuyên bố mức độ bồi thường cho các nạn nhân… là trách nhiệm của “tư pháp”. Formosa có quyền khiếu nại lên tòa án, nếu thấy bị xử oan. Người dân cũng có quyền khiếu nại (lên tòa án), nếu thấy việc bồi thường không tương xứng.
Vụ “giải phóng vỉa hè” ở Sài gòn, theo “luật”, tất cả các vụ xử lý vi phạm hành chánh đều thuộc trách nhiệm của “tư pháp”. UBND đại diện hành pháp, nhưng thẩm quyền của cơ quan này là “làm theo lệnh của tư pháp”.
Ở hai thí dụ này ta thấy “tư pháp” không hề hiện hữu.
Tư pháp là gì? đó là “justice”, tức là “công lý”. “Cour internationale de Justice (CIJ)” được dịch là “Tòa án Công lý quốc tế”.
Các thí dụ trên, vụ Formosa hay vụ “giải phóng vỉa hè”, “công lý” không hiện hữu.
Khi không có công lý, người dân không phục. Để thiết lập công lý, người dân có quyền biểu tình. Việc này được hiến pháp và luật pháp bảo vệ.
Hôm trước báo chí đăng tải, dân Hà nội tụ tập trương biểu ngữ biểu tình phản đối chủ đầu tư “ngăn chặn lối ra vào” của họ. Ở đây “quyền lợi” của số đông dân chúng bị “chủ đầu tư” vi phạm. Nhà nước “ngó lơ”. Dân biểu tình là đúng.
Còn dân Sài gòn, có lẽ đã quen “học gồng”, nên họ gồng mình chịu đựng. Còn dân Nghệ An, cái nôi của cách mạng, vụ Formosa hứa hẹn như phim “nhiều tập”.
Riêng “nhà báo”, nếu không hô hào được việc “trọng luật” thì cũng đừng a dua với kẻ mạnh để bức hiếp người dân.
Nhà báo hô hào vi phạm luật thì nhà báo cũng phạm luật.
Ngô Nhân Dụng
“Giáo Sư Kim Andre Gosling Jr., đại học Harvard, tuyên bố trên báo The Boston Daily Inquirer rằng: Sinh viên Việt Nam thông minh nhất thế giới.”
Ông bạn tôi ở Pháp gửi cho mẩu tin trên qua email. Ông đoán rằng nếu đưa tin này công khai trên báo thì chỉ 5 phút sau sẽ được chuyển đi cùng khắp các mạng Internet.
Nhưng đó là một tin bịa đặt (fake news, một chữ bây giờ nghe rất quen thuộc). Thứ nhất, Giáo Sư Gosling Jr. không hề tuyên bố như vậy! Thứ Hai, thành phố Boston không có báo nào mang tên Daily Inquirer. Hơn nữa, không có giáo sư nào tên Kim Andre Gosling Jr. ở đại học Havard!
Tại sao bản tin bịa đặt này có thể sẽ lan truyền nhanh chóng trên mạng? Vì người Việt Nam đọc thấy thích, nó đáp ứng rất nhiều nhu cầu tâm lý của mình. Cũng giống như nhiều tin bịa khác đã được truyền đi rất nhanh trên mạng, khi người đọc thấy những tình tự yêu hay ghét của mình được thỏa mãn.
Tin bịa không phải một hiện tượng mới mẻ. Tháng Tư, 1975, dân Sài Gòn kháo nhau những tin đồn rất nhanh, vì ai cũng muốn bám lấy một niềm hy vọng trong cơn hoảng hốt. Nhiều khi người ta chuyển tin cho người khác chỉ để chứng tỏ mình “thạo tin.”
Các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ vẫn là cơ hội cho nhiều tin bịa đặt ra đời. Năm 1800, Tổng Thống Adams tranh cử với Phó Tổng Thống Jefferson. Phe ông Adams loan truyền tin nói rằng ông Jefferson là con lai, của một cô da đỏ với một ông lai da đen ở Virginia, và theo chủ nghĩa vô thần. Tin bịa này đi xa và đi nhanh, đến nỗi bà Martha Washington, vợ cựu tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, cũng tin là thật. Đáp lại, phe Jefferson đồn rằng Adams có ý định sẽ đánh nhau với nước Pháp, nhiều người cũng tin.
Nhưng hiện tượng tin bịa nổ bùng trong năm 2016, không phải chỉ vì bầu cử, mà vì những kỹ thuật thông tin mới. Những người không dính dáng đến các ứng cử viên cũng có thể tham gia vào phong trào tung tin bịa! Những tin bịa đặt đưa lên mạng được truyền đi nhanh hơn, rộng hơn, và có thể “sinh lợi” cho người bịa tin, bằng tiền mặt!
Những kỹ thuật của Facebook, Google, Twitter được giới bịa tin tận dụng vì họ vô tình vừa giúp “kẻ gian” tạo ra dư luận vừa cung cấp cơ hội cho người ta kiếm tiền. Thí dụ, Google theo dõi hàng ngày các mạng tin tức. Nếu thấy số người mở, rồi “click” và đọc những bài và tin trên mạng nào đó tăng lên, Google sẽ đưa các quảng cáo thương mại vào, hay kèm vô bài của tác giả nào “ăn khách.” Hai bên sẽ chia nhau tiền quảng cáo.
Vì thế, năm ngoái một nhóm bạn trẻ ở nước Macedonia đã có sáng hiến lập một mạng thông tin với những tin bịa đặt nóng hổi về cuộc bầu cử ở Mỹ. Nhiều người Mỹ thích quá, kêu nhau vào coi và đóng góp thêm ý kiến và tin tức cho mạng này. Với số lượng “lưu thông” tăng vọt, tự nhiên những công ty như Google đem quảng cáo tới! Thế là mấy thanh niên chưa đầy 20 tuổi ở tận bên Đông Âu đã kiếm tiền nhờ dân Mỹ hăng say tranh cử!
Tại sao đám thanh niên này thành công được? Vì các mạng xã hội tạo ra những “không gian kín” cho những người cùng khuynh hướng chính trị tụ họp với nhau. Người ta chỉ thích đọc những ý kiến giống mình và các tin tức thỏa mãn sở thích của mình. Một người chú ý đến tin chính trị nước Pháp chẳng hạn, ngày nào cũng mở các tin đó coi. Đến một ngày, khi họ mở trang “tin tức” của các công ty Yahoo, hay Google ra, sẽ thấy rất nhiều tin về chính trị Pháp. Nếu đi tìm tin điện ảnh Hàn Quốc nhiều lần, mở ra sẽ được đọc rất nhiều tin sao Hàn! Nếu bạn thích đọc tin xấu về nước Tàu hay nước Anh, các công ty “gom tin” sẽ chiều ý, có cái gì xấu về hai nước đó sẽ đem gửi hết cho bạn đọc!
Vì vậy, trên Facebook, bạn sẽ gặp toàn những người bạn cùng sở thích, cùng yêu và cùng ghét những thứ như nhau! Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; nghĩa là những con chim hót giống nhau sẽ đối đáp nhau, những con thú có mùi giống nhau sẽ tìm đến gặp nhau. Loài người cũng vậy! Rốt cục bạn sẽ chỉ được cung cấp những thông tin một chiều, được đọc những lời vừa ý, lâu dần sẽ hoàn toàn không hiểu được các quan điểm khác mình.
Trong khung cảnh như vậy các tin bịa, fake news, lan ra nhanh chóng như vi trùng bệnh truyền nhiễm. Một khi bản tin được đưa lên Facebook rồi, ai thích nó sẽ dùng Twitter chuyển cho người khác coi. Người ta đã coi trên Twitter, lấy 20 tin bịa được nhiều người bấm (click) nhất so sánh với 20 tin thật được đọc nhiều nhất, và thấy rằng tin bịa ăn khách hơn tin thật rất nhiều! Trước khi một tin bịa có thể bị phanh phui và tố giác thì nó đã được hàng trăm ngàn người đọc. Và những “tín đồ” đã tin vào một tin bịa rồi thì có khi họ không bao giờ chấp nhận rằng mình sai lầm! Có ai vui vẻ thú thật rằng mình bị đánh lừa hay không?
Hiện tượng trên nổi bật ở nước Mỹ vì 62% dân Mỹ đọc tin trên mạng, theo nghiên cứu của Pew Research, và 44% qua Facebook. Đọc tin trên mạng khác đọc báo, nghe đài. Những người đọc báo có thể lật trang, nhìn thấy những tin tức hay bài vở khác nhau. Có tin tốt, tin xấu, có mặt trái và mặt phải của cùng một vấn đề. Người ta có cơ hội đọc những ý kiến với lập trường đối nghịch. Nhưng khi chỉ đọc tin trong “không gian kín” trên mạng, người ta sẽ không có cơ hội đó. Người ta gọi đó là những “phòng dội âm” (echo chamber).
Dùng mạng xã hội để đọc tin càng nhiều thì người ta càng dễ trở thành thiên lệch, quá khích. Họ không tin vào những tin tức hay ý kiến trái với sở thích và niềm tin của mình. Sau khi đã ghiền mạng, đọc báo, nghe đài thấy những gì trái với ý mình là người ta không tin. Trong năm 2016 có 15% người Mỹ vào Twitter ít nhất một lần mỗi tháng. Cùng năm đó, số người tin tưởng vào báo chí giảm xuống chỉ còn 33%.
Ở Châu Âu, số người đọc tin từ các mạng xã hội thấp hơn. Chỉ có 6% người Ý, 5% người Pháp và 4% người Đức vào Twitter mỗi tháng một lần. Ngược lại, có 52% người Đức vẫn tin tưởng vào tin tức trên báo chí, 70% tin tưởng vào các đài radio và ti-vi; chỉ có 8% tin vào những gì họ đọc trên Facebook hay Twitter. Ở Pháp và Ý, lòng tin vào báo chí thấp hơn, chỉ có 32% và 42%.
Một mối nguy hiểm cho xã hội là những tin bịa trên các mạng xã hội nuôi dưỡng những tâm địa thấp trong lòng người; yêu thích mù quáng, thù hận và kỳ thị chủng tộc, thành kiến tôn giáo. Các phong trào cực đoan quá khích dùng Facebook để khích động người theo họ qua những “không gian kín,” trong đó hoàn toàn không có một ý kiến hay thông tin trái ngược nào.
Những tổ chức khủng bố như ISIS, al Qaeda đều dùng mạng xã hội để chiêu mộ và củng cố lòng tin của các thanh niên bất mãn với đời Những đảng chính trị cực đoan ở các nước Tây phương cũng biết tận dụng các mạng xã hội. Lãnh Tụ Heinz Christian Strache của đảng “Tự Do” ở nước Áo làm một video với bản nhạc “Osterreich Zuerst” (Nước Áo Số Một) không được đài nào cho lên. Strache bèn đưa lên Facebook. Thế là ai cũng biết đến. Lãnh tụ dân tộc cực đoan Geert Wilders ở Hòa Lan, Marine Le Pen ở Pháp đều dùng mạng xã hội để thổi lửa cho các “tín đồ” của họ. Phong trào chống Hồi Giáo PEGIDA ở Đức khởi lên khi dùng Facebook quy tụ đồng đảng.
Từ khi hai chữ fake news, tin bịa, được nhắc đi nhắc lại hàng ngày, ai cũng có thể tự biện hộ bằng cách gán cho những người nói ngược với mình là “fake news!” Ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới tố cáo chính quyền Nga đang tung ra những “fausse nouvelle” để gây ảnh hưởng trên cuộc bỏ phiếu vào Tháng Tư này. Khi tổ chức Ân Xá Quốc Tế báo cáo chính quyền Bashar al-Assad ở Syria đã treo cổ 13,000 tù nhân dù không xét xử, nhà độc tài này đã nói nay rằng đó chỉ là tin bịa! Một nhà chính trị phải đối diện với những thông tin bất lợi, sau khi bôi nhọ đó là tin bịa, còn một cách trốn tránh là tung ra những tin bịa lớn hơn để lái đám đông sang chiều hướng khác!
Sau khi nạn tin bịa tràn lan có vẻ nguy hiểm cho nền tảng đạo lý và chính trị của xã hội, các công ty Google và Facebook đã quyết định không cộng tác về quảng cáo với những trang mạng chuyên loan tin bịa đặt nữa. Sẽ ít người kiếm được tiền bằng tin bịa như những thanh niên ở Macedonia. Nhưng không phải ai bịa tin và tung tin bịa đặt cũng nhằm mục đích kiếm tiền! Facebook còn đi xa hơn một bước, khi thấy một thông tin nào bị người khác tỏ ý nghi ngờ thì học đánh dấu báo động cho các độc giả khác biết!
Những chữ fake news, tin bịa, được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần, theo quy luật ngôn ngữ thì chúng sẽ mất hết ý nghĩa. Đối với nhiều người, hai chữ fake news, trở thành một tiếng chửi thề, không hơn không kém. Nhiều người nghe vẫn thích nhưng chẳng cần biết lời tố giác đúng hay sai. Nó cũng trở thành một tiếng hài hước cho những người tỉnh táo. Nghe xong rồi thì cười, nhưng không ai quan tâm đến ý nghĩa nữa. Hy vọng trong một thời gian, cơn bệnh dịch tin bịa sẽ tàn dần, như một trận dịch cúm đã qua chu kỳ của nó!
Nhưng tin bịa đã gây nên một hậu quả tai hại; một niềm tin tưởng chung đang đi xuống! Khi nghe đâu cũng chỉ thấy toàn tin bịa thì biết tin gì bây giờ? Chế độ tự do dân chủ đặt trên căn bản là người dân thu thập thông tin trước khi bỏ phiếu. Và khi báo chí được tự do, các nguồn tin tức nói chung có thể được độc giả khán giả gạn lọc, để biết sự thật. Nhờ đa số người dân tỉnh táo, những báo, đài nói dối, bịa đặt sẽ thua, các báo đài nói thật sẽ sống mạnh. Nếu mất niềm tin này, loài người có thể sống dân chủ hay không?
LỚN TUỔI… và CUỘC SỐNG Ở HOA KỲ !!
Sau hơn ba thập niên sinh sống và làm việc ở Mỹ, thỉnh thoảng anh em, bạn bè gặp nhau chúng tôi cũng bàn đến chuyện tương lai về hưu sẽ sống ra sao hay sống ở đâu.
Như ở mọi nơi trên thế giới, sau thời gian làm việc đóng góp cho xã hội, người dân Mỹ đến tuổi già cũng phải nghỉ hưu. Nhìn lại quá khứ rồi hướng về tương lai thì thấy nếu một người ra đời làm việc năm 25 tuổi, là khi mới tốt nghiệp đại học, đến 65 tuổi thì đã có 40 năm làm việc, khi đó là tuổi được hưởng trọn số lương hưu là tiền của chính mình và chủ đã đóng vào quỹ an sinh xã hội trong thời gian lao động.
Thực ra một người lao động Mỹ khi vừa bước vào tuổi 50 đã nhận được thư mời tham gia hội AARP (American Association of Retired Persons) – Hiệp hội người Mỹ Hưu trí – dù thời gian phải tiếp tục làm việc vẫn còn ít nhất 15 năm trước khi chính thức nghỉ hưu.
Thành lập từ năm 1958, AARP hiện có gần 40 triệu hội viên trên toàn quốc. Hội viên đóng lệ phí 16 đô là một năm và sẽ thường xuyên nhận được tạp chí với nhiều thông tin liên quan đến chính sách và sức khoẻ của lớp người ở tuổi 50 hay cao hơn. Hội cũng vận động hành lang cho quyền lợi của người đã nghỉ hưu hay sắp sửa. Là hội viên, khi thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua các loại bảo hiểm còn được giảm giá ít nhiều.
Rất ít người Mỹ về hưu ở tuổi 50 và ngay cả tuổi 55 hay 60 cũng còn ít. Trừ người thật giầu hay những ai là công chức thành phố, tiểu bang, liên bang, là thành phần cảnh sát, cứu hỏa hay giáo chức với quỹ hưu bổng riêng và có thể nghỉ hưu sau 25, 30 năm trong những nghề đó.
Theo Sở Thống kê Dân số, tuổi hưu trung bình của người Mỹ là 62 và thời gian sống hưu là 18 năm.
Về tiền hưu trí, quỹ an sinh xã hội chỉ cho lãnh sớm nhất khi 62 tuổi. Một người về hưu ở tuổi đó thì còn phải tự lo bảo hiểm y tế trong ba năm nữa cho đến 65 tuổi là lúc được nghi danh vào chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho người cao tuổi, tức Medicare. Vì vậy, dù 62 tuổi nhưng nhiều người vẫn còn đi làm để có bảo hiểm sức khoẻ từ nơi làm việc, nếu không phải tự bỏ tiền ra mua thì một tháng có thể phải chi cả nghìn đô cho một người, mà nếu chỉ có lương hưu duy nhất là tiền an sinh xã hội thì sẽ không đủ chi tiêu.
Ngân sách quỹ an sinh xã hội và y tế của liên bang là do chính tiền của người lao động đóng vào và do chính phủ quản lý. Hiện nay thuế Medicare ở mức 2.9% số lương, cá nhân đóng một nửa, chủ đóng một nửa. Cũng như thuế cho quỹ an sinh xã hội là 12.4% và người đi làm đóng một nửa, tức 6.2%, chủ chịu một nửa.
Thuế an sinh xã hội có giới hạn, chỉ đóng đến mức lương 113,700 đô cho năm 2013, tăng lên mức 117 nghìn cho năm 2014 và tiếp tục tăng đến 165,600 vào năm 2022. Số lương cao hơn những mức nêu trên không phải chịu thuế này. Còn thuế y tế Medicare không có giới hạn mức lương.
Như thế chính phủ lúc nào cũng thu hai khoản tiền thuế, tổng cộng là 7.65% từ lương công nhân. Những ai làm chủ cơ sở thương mại hay làm việc riêng cho chính mình thì phải đóng gấp đôi, vừa là thợ vừa là chủ, tức 15.3% tổng số thu nhập Không thể trốn vào đâu được. Các chủ nhân không làm kế toán rõ ràng cho các khoản thuế này sẽ bị phạt nặng. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông bổ nhiệm một phụ nữ vào nội các, trước khi được Thượng viện phê chuẩn thì báo chí phanh phui sự việc bà này đã có mướn người giúp việc trong nhà nhưng không khai và không đóng thuế an sinh xã hội cho người làm, như thế là phạm luật khiến bà phải rút lui khỏi chức vụ được đề cử.
Ngân sách hiện tại của quỹ an sinh xã hội đang cạn dần vì thành phần trẻ vào đời làm việc ít đi, trong khi đó số người già càng nhiều và càng sống lâu, trung bình đến 81 tuổi cho phụ nữ và 76 cho nam giới. Trước đây cứ 4 người đi làm đóng thuế để trả cho một người nghỉ hưu, nay con số này xuống còn 2.5 và theo một ước tính của cơ quan nghiên cứu Quốc hội, đến năm 2033 quỹ chỉ còn đủ để trả 77% tiền hưu của người được hưởng.
Số tuổi để hưởng trọn vẹn phúc lợi tài chánh khi về hưu ngày càng tăng lên. Trước đây là 65 tuổi cho những ai sinh năm 1938 trở về trước. Luật mới qui định người sinh từ năm 1943 đến 1954 thì tuổi hưu là 66, từ 1955 đến 1959 mỗi năm tăng lên hai tháng tuổi hưu. Sinh sau năm 1960 thì đến 67 tuổi mới được hưởng lương hưu trọn vẹn. Nếu nghỉ hưu non vào năm 62 tuổi, tiền an sinh xã hội chỉ được khoảng 70% so với lương về hưu đúng tuổi. Cùng với việc tăng tuổi hưu, thuế an sinh xã hội và thuế y tế Medicare cũng tăng lên.Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), số người Mỹ ở tuổi từ 65 đến 69 vẫn còn làm việc là 20%, so với Anh 10%, Đan Mạch 9%, Na Uy và Thụy Sĩ 7% trong khi Đức, Hà Lan 3% còn Pháp, Ý chỉ có 1%.
Hiện nay phúc lợi an sinh xã hội trung bình cho một người Mỹ nghỉ hưu là 1230 đô la một tháng. Dù không còn nợ nhà, nhưng số tiền này cũng khó đủ cho một người sống riêng biệt vì các khoản chi tiêu bao gồm thực phẩm, điện nước, xăng dầu, bảo trì xe, thuế nhà đất. Vì thế chính phủ còn có phụ cấp SSI – Supplemental Security Income, người Việt thường gọi là tiền già hay tiền bệnh – phụ cấp tiền thuê nhà, giảm giá điện ga cho người nghèo.
Trong thực tế ngày nay, với tiền an sinh xã hội không thôi, nhiều người cao niên chỉ đủ sống. Vì thế trong lúc còn làm việc chính phủ khuyến khích tiết kiệm thêm bằng cách bỏ tiền vào các quỹ 401(k) hay IRA. Với quỹ 401(k) có khi chủ nhân cũng đóng góp thêm vào cho công nhân và có giới hạn vài trăm đô một tháng. Số tiền tiết kiệm sinh lời và sẽ không bị đánh thuế, nhưng không được rút ra cho đến năm 60 tuổi hay cao hơn để chi tiêu lúc về hưu.
Hiện nay, một cặp vợ chồng bắt đầu về hưu năm 2013 vào tuổi 65 hay cao hơn thì mỗi tháng một người lãnh khoảng 2500 đô tiền an sinh xã hội. Nếu nợ nhà đã trả hết, với 5 nghìn đô là dư tiêu trong một tháng cho hai người. Ốm đau, thuốc men có chính phủ lo.
Với số tiền đó thì có thể bàn đến việc nghỉ hưu ở một nước ngoài. Nhưng trở ngại duy nhất là Medicare vì dịch vụ y tế này chỉ cung cấp cho cư dân sống tại Mỹ. Sống ở nước khác, phải tự mua bảo hiểm y tế riêng ở nơi đó. Vì thế nhiều người Mỹ nếu quyết định nghỉ hưu ở nước ngoài họ thường chọn nơi có mức sống rẻ, hệ thống y tế tốt hay những nơi gần Hoa Kỳ, như nam Mỹ và các đảo quốc trong vùng biển Caribbean, phòng có gì khẩn cấp cũng chỉ vài giờ bay là đã về lại Mỹ để được chăm sóc y tế.Một khảo sát mới đây của nternationalLiving.com xếp hạng mười nơi tốt cho người Mỹ và Canada nghỉ hưu là Ecuador, Panama, Malaysia, Mexico, Costa Rica, Uruguay, Colombia, Spain, Thailand và Malta.
Nhiều người Mỹ gốc Việt làm việc đã gần 40 năm, nay nghỉ hưu cũng có khả năng tài chính để ra nước ngoài sống, nhưng về Việt Nam có thể khó vì xa xôi và nhất là điều kiện y tế chưa tốt cho tuổi già. Với một số người Việt cao tuổi ở Mỹ chuyện về Việt Nam sống còn là điều không thể vì đang nhận phúc lợi xã hội và y tế qua chương trình phụ cấp của chính phủ dành cho người già. Khi nhận phụ cấp thì chỉ có thể ra nước ngoài chơi ít tuần, còn nếu ở lâu các khoản trợ cấp sẽ bị cắt.
Bạn bè chúng tôi trong lứa tuổi sấp xỉ 60 cũng đã bắt đầu nghĩ đến chuyện hưu và cũng có đề nghị nếu vào nhà tập thể cho người cao tuổi thì cũng tìm nơi sống chung để chiều chiều lai rai nhậu, đàn hát bên nhau cho vui những lúc cuối đời.
BÙI VĨNH PHÚ
Tháng 12/2015 khi có tin tức nhạc sĩ Việt Khang mãn hạn tù. Tôi đón nghe được trên đài phát thanh giọng nói của bà Vân, mẹ của Khang về ngày được tự do của con mình. Đó là một giọng nói gây nhiều xúc động, dễ làm người nghe nghĩ ngợi.
Bà Vân có giọng nói đặc trưng của một người phụ nữ miền Tây Việt Nam. Chân chất và hiền hậu. Bà mừng và run run nói về đứa con trai của mình, rằng bà tôn trọng những quyết định của Khang. Với hai bài hát của mình, nhạc sĩ Việt Khang phải chịu bản án 4 năm tù và 2 năm quản chế và bị coi là tội phạm nguy hiểm khi dám đặt câu hỏi với ngành công an Việt Nam rằng “Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi – tôi làm điều gì sai?” Thế nhưng khi nói trên sóng radio, dẫu có chút ngập ngừng, bà vẫn nhỏ nhẹ rằng “tôi nghĩ Khang nó thấy cái gì đúng thì nó làm”.
Rất nhiều ngày sau đó, thậm chí cho đến khi gặp được bà, tôi vẫn không thể hiểu rằng sức mạnh nào trong người phụ nữ nhỏ bé và không cậy nhờ nhiều đến chữ nghĩa đó, lại có thể nói một điều hết sức giản đơn nhưng có một sức mạnh như sấm động, rằng cái đúng thuộc về trái tim và lý trí. Cái đúng vẫn y như vậy dù người đứng về phía nó có phải chịu tù đày. Cái đúng nằm trọn trong nhân dân, nằm trọn trong trái tim của người mẹ phủi chiếc áo nâu, đứng dậy và kiêu hãnh về con mình.
Nhưng trong giọng nói đó. Tôi biết bà có sợ hãi. Cũng không khác gì giọng nói và gương mặt của mẹ nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. Khi đến vấn an bà, khi biết Bình chịu mức án 6 năm tù cùng 2 năm quản chế. Gương mặt của bà im lặng, lạnh giá như mặt hồ tháng Giêng. Khó ai biết được bên dưới làn nước ấy là nỗi buồn hay sự tức giận. Bà nắm chặt tay tôi không nói gì khi tôi hỏi về Bình. Tôi nghĩ rằmg bà đã sợ hãi và chắc là đã vừa gượng qua một cơn sốc nào đó.
Làm sao mà không sốc, khi ngôi nhà nhỏ trên đường Kỳ Đồng bị xô cửa với những người hung hãn xông vào, lục tung và mang Trần Vũ Anh Bình đi vì những bài hát của anh. Vài ngày sau, những tờ báo của nhà nước giương hàng tít lớn, đưa tin có những nhạc sĩ bị bắt giữ vì tội “chống nhà nước”.
Năm trước, khi đến chuyển quà tết cho Bình, tôi ngồi nghe chị Mỹ – chị ruột của Bình – nói một cách rắn rỏi rằng “Bình chỉ có tội yêu nước”. Mẹ của Bình, gật đầu và nhắc lại “Vâng, Bình nói nó chỉ mang tội vì yêu nước”. Giọng nói của bà hết sức tương phản với mẹ của Việt Khang, bởi đó là một giọng miền Bắc còn đậm chất thôn quê. Nhưng cả hai bà mẹ đều có chung một bí ẩn kỳ lạ: Dù sợ hãi nhưng họ không từ chối bảo vệ con mình vì chúng yêu quê hương, sống bằng danh dự và trách nhiệm trước lẽ phải.
Khi tôi nói vậy, chắc bạn sẽ nói rằng “mẹ nào mà không bảo vệ con mình?” Nhưng bạn à, lịch sử thương đau của người Việt từ sau 1945 từng cho thấy rằng khi sợ hãi và thiếu tự do, người ta có thể đấu tố cha mẹ mình, thậm chí giết hại, phản bội cả dòng họ để bảo vệ bản thân mình. Chỉ mới vài ngày trước, tôi còn chứng kiến việc một đảng viên lão thành xô đứa con bệnh tật của mình ra khỏi nhà với lý do không cùng tư tưởng chính trị. Xã hội chúng ta vẫn có những điều điên rồ như vậy đó, âm ỉ trong những tiếng vỗ tay ngợi ca quốc gia hạnh phúc.
Ngày 8 tháng 3 năm nay, tôi thật hạnh phúc khi gặp lại mẹ của Trần Vũ Anh Bình. Thật khác. Bà mạnh mẽ và hoạt bát – không giống với những gì tôi từng quặn thắt chứng kiến của vài năm trước. Gương mặt ấy vẫn hằn nét khổ đau nhưng không còn sợ hãi nữa, thay vào đó là một niềm tin.
Nhưng vẫn còn những điều khác mà tôi chưa kể với các bạn, về ngày 8 tháng 3 năm nay.
Tôi được gặp người phụ nữ bí ẩn đã thản nhiên bước qua hàng rào dày đặc mật vụ, công an, trật tự đô thị, bọn côn đồ giả danh… để bước tới thắp hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn, nhân ngày 17/2, ngày nhớ về 60.000 con người Việt Nam đã chết năm 1979 vì cuộc xâm lược của Trung Quốc. Khi tôi chào chị, một nụ cười hiền lành đáp lại với tôi. Sự mỏng manh và an nhiên đó khiến tôi liên tưởng đển những vụ đánh đập dã man, lôi kéo những người phụ nữ lên xe bus vào ngày 5/3/2017. Chắc lô nhô kẻ ác cũng sẽ không từ nan để đập nát sự hiền lành và mỏng manh ấy, dẫu tên gọi đó, là quê hương, là nước Việt.
Tôi cũng may mắn được gặp Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh… và nghe kể về chị Cấn Thị Thêu, Thúy Nga… những người phụ nữ đó tựa như những cuốn sách giáo khoa sống động về tổ quốc trong những cơn đau chuyển mình sang ngày mới. Nước Việt hôm nay có thật nhiều những cái tên phụ nữ như vậy, không còn đếm xuể nữa. Tôi sẽ không quên dạy cho con cháu mình, qua những gì được thấy từ họ: rằng đất nước tuyệt đẹp của chúng ta không những bị cầm tù bởi bọn tham nhũng, bọn phản bội và bọn trục lợi sẳn sàng tàn phá thiên nhiên, mà đất nước Việt Nam còn có hàng hàng những người phụ nữ bị cầm tù, đày đọa chỉ vì yêu công lý và yêu dân tộc này.
Thật trớ trêu. Thế kỷ này, dường như dành cho phụ nữ trên đất nước Việt. Trong đoàn người đi kiện, đi kêu oan, hay trong những cuộc tranh đấu cho môi trường, cho quyền con người… những gương mặt phụ nữ luôn ở hàng đầu. Cô đơn và kiêu hãnh, những người phụ nữ Việt sãi bước đi trong tiếng rầm rập bao vây của dùi cui và còng sắt mà không kêu đòi được vinh danh hay chia chác lợi quyền.
Thomas Campbell, nhà thơ Scotland từ thế kỷ 18 từng viết “máu của người yêu nước là hạt giống cho cây tự do” (The patriot’s blood is the seed of Freedom’s tree). Những hạt giống hôm nay được gieo xuống đất này, từ bàn tay của những người phụ nữ. Và bất luận chướng ngại thế nào, cây tự do rồi sẽ vươn cao. Trong niềm hổ thẹn của mình, tôi chỉ còn biết ngã mũ chào với lòng kính trọng những người phụ nữ như vậy – những người đang gieo hạt và chỉ nhìn về tương lai. Một ngày với họ có lẽ không đủ, mà phải là một chương trong lịch sử dành cho họ, về một dân tộc soi mình trước khốn cùng và mỉm cười cùng những người phụ nữ của hy vọng.
Tuấn Khanh
DÕI THEO BƯỚC CHÚA
Người ta kể rằng năm ấy dù mới lên mười tuổi, cậu Chai-san đã được bố cho đi theo một đoàn lữ hành phải vượt cao nguyên trùng điệp với những đỉnh đồi, những ngọn núi vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Đêm đến đoàn lữ hành trú ngụ trong những chiếc lều vải thô sơ. Một đêm nọ cậu bé Chai-san cảm thấy có một sức mạnh từ bên trong thúc đẩy cậu trốn ra khỏi lều. Và kìa, giữa miền núi cao, bầu trời đầy trăng sao lấp lánh như bao trùm lấy cậu. Một cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng xâm chiếm tâm hồn Chai-san. Cậu có cảm tưởng như cả vũ trụ xinh đẹp này đã được tạo dựng để ban tặng cho cậu, và nó đang nâng tâm hồn cậu lên với Đấng Tạo Hóa.
Bỗng chốc bầu khí yên tĩnh và an bình bị xáo trộn vì tiếng gọi của người cha: “Chai-san, mày trốn đi đâu rồi? Trở vào lều đi”. Chai-san miễn cưỡng trở vào lều và tiếc nuối nói với cha: “Bố ơi, bầu trời trăng sao đẹp quá chừng!”.
Thưa anh chị em,
Trong truyền thống Thánh Kinh cũng như trong hầu hết các tôn giáo, núi cao thường được xem như là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa Thần Linh và con người. Những mạc khải quan trọng trong Kinh Thánh đều diễn ra trên núi cao. Môsê đã được kêu mời lên núi Sinai để gặp gỡ Giavê Thiên Chúa và đón nhận lề luật cho Dân Chúa. Êlia đã ròng rã 40 đêm ngày lên núi Horeb để gặp Chúa. Êlisê cũng lên núi Carmel để gặp Chúa. Và Chúa Giêsu cũng khởi sự đời công khai bằng 40 đêm ngày chay tịnh trên núi cao, rồi trong ba năm sứ vụ, Ngài vẫn thường lặng lẽ một mình lên núi để cầu nguyện cùng Cha Ngài.
Trong Tin Mừng hôm này, Chúa Giêsu đã đưa ba môn đệ thân tín nhất lên núi Thabor để tỏ vinh quang của Ngài cho các ông. Từ trên núi cao, Phêrô, Giacôbê, Gioan đã nhận ra được con người và sứ mệnh của Chúa Giêsu. Từ trên đỉnh cao, các ông thấy vinh quang của ngài như một lời hứa được thực hiện, như thành tựu của một sứ mệnh, như đích điểm của một con đường, con đường thập giá dẫn đến vinh quang.
Thế nhưng, người ta không lên núi cao để ở lại đó, mà là để nhìn rõ hơn con đường phải đi. Đối với Chúa Giêsu, con đường phải đi đó chính là con đường lên Giêrusalem với cuộc tử nạn đang chờ đợi Ngài. Và Ngài đã xuống núi để giáp mặt với cuộc đời, để tiếp tục hành trình xuyên qua khổ nạn và cái chết thập giá. Từ trên núi cao, Chúa Giêsu cũng muốn đưa ba môn đệ thân tín của Ngài trở lại cuộc đời, trở lại với những thử thách, chống đối đang chờ đợi trước mắt các ông.
Thật vậy, cuộc tỏ vinh quang của Chúa Giêsu trên núi đã xảy ra sau khi Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Lời tuyên xưng này lại gắn liền với lời Chúa Giêsu loan báo cuộc Thương Khó của Ngài và kèm theo lời mời gọi: “anh em hãy bỏ mình, vác thập giá đi theo Thầy” (Mt 16,24). Vậy là đúng vào lúc các môn đệ đã nhận ra Chúa Giêsu là Đức Kitô, là Đấng Cứu Thế, thì trước mắt các ông hình ảnh một Đấng Cứu Thế oai hùng lẫm liệt theo các ông quan niệm, bắt đầu tan biến, để hiện ra một Đấng Cứu Thế đau khổ, bị đày đọa, bị khai trừ, bị giết chết. Hình ảnh đó thật là khó hiểu đối với các môn đệ, vì lòng tin của các ông còn mộc mạc, phàm tục. Cho nên, chẳng lạ gì, Phêrô đã lên tiếng khuyên can Chúa Giêsu đừng đi theo con đường đau khổ đó làm gì. Nhưng thật không may cho ông, vì Chúa Giêsu cứ khăng khăng một mực, lại còn quay sang mắng ông: “Satan, cút đi!” Vì ông đã tự đồng hóa với Satan cám dỗ Chúa trong sa mạc.
Rồi bây giờ thì lại cũng chính Phêrô đã dám đề nghị cắm lều ở lại trên núi Thabor, vì ở đây sướng quá, khỏi phải đi qua con đường đau khổ mà ông đã khuyên can Thầy. Nhưng rồi, mở mắt ra, ông thấy chỉ còn một mình Chúa Giêsu trên đỉnh núi. Ánh sáng rực rỡ đã tan biến, và Chúa Giêsu còn đánh thức các ông dậy, giục các ông xuống núi, đi lên Giêrusalem với Ngài để chịu tử nạn như Thầy đã báo trước.
Chính trong giờ phút biến hình rực rỡ vừa rồi, ông Môsê và ngôn sứ Elia đã đàm đạo với Chúa Giêsu về “cuộc ra đi” Ngài sắp hoàn thành tại Giêrusalem, và tiếng Chúa Cha phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hết lòng quý mến. Các ngươi hãy vâng nghe lời Ngài”. Lời đó chính là để công nhận, để tán thành bước đường vượt qua đau thương của Chúa Giêsu, và mời gọi các môn đệ hãy đi theo Thầy. Vì thế, mấy Thầy trò lại xuống núi. Và Phêrô cũng như các môn đệ khác phải đi theo sau Thầy qua con đường khổ nạn thập giá mới đến ánh sáng vinh quang Phục Sinh.
Không phải không có lý do mà phụng vụ năm nào cũng đặt bài Tin Mừng Chúa hiển dung sáng láng hôm nay vào giữa Mùa Chay. Giáo Hội muốn đưa chúng ta lên núi, hé mở cho chúng ta chiêm ngưỡng một chút vinh quang phục sinh của Chúa Giêsu, để chúng ta thêm tin tưởng vào Ngài, để chúng ta có những giây phút nghỉ ngơi lấy sức trước khi xuống núi, trở về với cuộc sống bình thản trên các nẻo đường phẳng lặng hay đầy sóng gió đưa đến núi Can-vê. Chúng ta cần được Chúa đến gần, đưa tay đập vào người như “đã đến gần, vỗ vào người các môn đệ”, để thức tỉnh chúng ta, để chúng ta biết chuẩn bị sẵn sàng đón nhận mọi gian nan đau khổ trên đường đời.
Con đường Thương Khó của Chúa khởi đầu từ khi Ngài xuống núi. Rồi đây, Ngài cũng sẽ biến hình “không còn hình tượng người ta nữa”, để dạy chúng ta biết phải đi qua con đường thập giá mới đến vinh quang khải hoàn sống lại. Trong ngôn ngữ La-tinh, người ta chơi chữ: “Per crucem ad lucem”, nghĩa là “qua thập giá đến ánh sáng”. Qua Thứ Sáu Tử Nạn mới đến Chúa Nhật Phục Sinh. Đường thánh giá không dừng lại ở nấm mồ, nhưng mở ra trong niềm vui tưng bừng của ngày sống lại. Đó là quy luật của muôn đời.
Trong cuộc hành trình đức tin của chúng ta, cũng có những giây phút chúng ta được đưa lên núi cao để gặp Chúa, núi cao của Thánh lễ, núi cao của những giờ phút dành cho việc cầu nguyện. Nhưng chúng ta không lên núi để ở đó mãi, mà là để trở lại với cuộc đời với muôn thử thách, đắng cay, với những gặp gỡ từng ngày. Chấp nhận cuộc sống với tinh thần lạc quan, chấp nhận chiến đấu mà không buông xuôi bỏ cuộc, sống như thể là tiếp tục con đường Chúa Giêsu đã đi qua. Chấp nhận những người anh em chúng ta gặp gỡ trên đường đi, chấp nhận những khác biệt, những bất toàn của người anh em cùng đồng hành, sống như thể là dõi bước theo đường Chúa đã đi qua.
Xin ánh sáng Phục sinh của Đức Kitô luôn dẫn bước chúng ta trên đường, để chúng ta biết đón nhận và sống trọn từng phút giây cuộc sống. Xin ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô chiếu dọi và hướng dẫn cuộc hành trình đức tin của chúng ta được tiếp tục trên dấu chân của Ngài.
R.Veritas
Trích từ “Niềm Vui Chia Sẻ”
Langthangchieutim gởi
From facebook: Le Thai Hoa
Sức Mạnh của Cộng Sản ở Đâu
Nhiều người nghĩ rằng sức mạnh của csvn nằm ở quân đội. Quân đội Nhân Dân “bách chiến bách thắng”, “kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Nổ cho lắm, Điện biên Phủ là nhờ Trung Cộng, “điện biên phủ trên không” là nhờ Liên Xô, thắng miền Nam là nhờ Mỹ ngưng viện trợ, VNCH rút quân, chớ từ 1954-1975 là thua tan tác, tổng cộng gần 1 triệu xác bộ đội chất thành núi.
Nếu không là quân đội, sức mạnh cs chắc phải nằm ở công an, an ninh và tình báo, nhiều người nghĩ vậy. Cũng k phải, dù được KGB dày công đào tạo, công an Trung quốc tận tình huấn luyện, công an csvn tuy đông nhưng ô hợp, toàn là bọn đá cá lăn dưa, tham lam vô độ, chỉ giỏi ăn hiếp người nghèo, đàn bà và con nít. Chưa có đất nước nào mà công an bị dân khinh thường như ở Vn.
Không phải quân đội, không phải công an, cái sức mạnh giúp cs tồn tại chính là hệ thống tuyên truyền!
Độc quyền tất Cả phương tiện truyền thông, bao gồm 700 tờ báo, mấy chục cái đài TV, Radio, hàng ngàn loa phường và vô số Bích chương, biểu ngữ giăng đầy đường phố, cs đã điều khiển, định hướng người dân từ khi mới sinh ra; tha hồ đặt điều, nói k thành có, nói có thành k; tha hồ bưng bít, dấu diếm, xảo ngôn ngụy biện; chỉ thông tin cái gì có lợi cho đảng. Nhờ tuyên giáo, cs đã biến cha già dâm dục thành cha già dân tộc, biến đảng cướp thành đảng quanh minh vĩ đại, biến thanh niên sinh viên thành cuồng đảng và biến 1 dân tộc anh hùng thành 1 đàn cừu u mê bạc nhược.
Không lạ gì, khi mới thành lập quân đội, csvn đặt tên là đội Vn Tuyên Truyền Giải Phóng Quân. Cho đến bây giờ, công tác tuyên tuyền vẫn là nhiệm vụ số 1 của đảng, nhất là khi đảng viên và nhân dân ngày nhận ra chân tướng lừa bịp của đảng, đang chuyển hoá mạnh mẽ.
Bởi vì Mặt trận truyền thông là chỗ dựa vững chắc nhất của cs, những người yêu tự do dân chủ cần chiến thắng cs trên mặt trận này. Phải vạch trần những luận điệu xuyên tạc của tuyên giáo, trả sự thật về cho nhân dân. Phải đòi hỏi công khai minh bạch mọi chuyện đất nước , không chấp nhận lừa dối, ngụy biện.
Thua trắng trên mặt trận truyền thông, không lừa bịp được ai nữa, cs lộ nguyên hình là 1 bè lũ thấp kém, hèn hạ, phản dân hại nước và sẽ ra đi trong nhục nhã!
Ăn chay đúng nghĩa là gì ?
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ tại nhà nguyện Marta sáng ngày 03.03.2017
Ăn chay
Các bài đọc hôm nay nói về việc ăn chay. Ăn chay là việc mà chúng ta được mời gọi thực hành trong Mùa Chay. Làm như thế để chúng ta có thể tiến lại gần Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thích những tâm hồn sám hối. Tác giả Thánh Vịnh là người có tâm hồn cảm thấy được tội lỗi của mình, và nhận biết được rằng mình chỉ là một tội nhân.
Trong bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa chê trách những kẻ giả hình. Họ ăn chay nhưng lại ăn bẩn trong kinh doanh và đối xử tệ bạc với người làm công. Họ có đôi tay xấu xa. Một tay họ làm việc đền tội, tay kia họ làm những điều bất công. Vì thế, Chúa kêu gọi thực hiện việc ăn chay đích thực.
Ăn chay giả dối
Có kiểu ăn chay giả dối, có thói đạo đức giả. Đó là kiểu ăn chay để cho người khác thấy mà khen, trong khi lại hành xử đầy bất công và khai thác con người. Ví như có người nói: “Tôi sẽ dâng tặng điều tốt đẹp này cho Giáo hội”. Thử hỏi lại người ấy rằng: “Hãy nói cho tôi, bạn có đối xử tốt với gia đình bạn không? Bạn có trả lương xứng đáng cho nhân viên của bạn không? Bạn có thực thi như luật pháp và lẽ phải, để các nhân viên có thể nuôi con cái của họ không?”.
Có một câu chuyện diễn ra ngay sau thời chiến tranh thế giới thứ hai, khi ấy cha Pedro Arrupe Dòng Tên đang là nhà truyền giáo tại Nhật Bản. Có một doanh nhân giàu có nọ muốn dâng tặng cho công cuộc truyền giáo, nhưng đi cùng anh ta, có một nhiếp ảnh gia và một nhà báo. Trong khi đó, chiếc phong bì mà anh doanh nhân tặng chỉ chứa 10 đôla.
Ăn chay đích thực
Kiểu ăn chay giả dối cũng giống như việc chúng ta không đối xử phải lẽ với người thân cận. Chúng ta thực hiện việc đền tội, ăn chay, bố thí, và rồi chúng ta cũng làm việc hối lộ. Đó là sự giả hình giả dối của những thứ phù vân hư ảo. Đó không phải là chân thực mà chỉ là đạo đức giả. Vì vậy Chúa Giêsu nói: khi cầu nguyện thì chọn nơi kín đáo, khi ăn chay thì đừng làm bộ buồn sầu, khi bố thí thì đừng khua chiêng đánh trống, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm.
Trong bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia, Chúa nói cho những kẻ giả hình biết thế nào là ăn chay đúng nghĩa: “Nào ăn chay như Ta mong muốn không phải như thế này sao? Là hủy bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ gánh nặng, trả tự do cho kẻ bị áp bức, chia cơm sẻ bánh cho người đói, tiếp rước người nghèo vô gia cư, mặc áo cho kẻ trần truồng, đừng khinh khi những người cũng là con người như ngươi”.
Chúng ta hãy ngẫm suy những lời này, chúng ta hãy để tâm những lời ấy mỗi khi chúng ta ăn chay, cầu nguyện, và làm phúc bố thí. Điều ấy sẽ giúp chúng ta nghĩ xem người ta cảm thấy điều gì, khi người ta ăn bữa tối với giá 200 euro xong và trên đường trở về nhà, người ta nhìn thấy một người đang đói, và rồi người ta tiếp tục bước đi. Thật là tốt cho chúng ta để nghĩ suy về những điều này.
Chị Nguyễn Kim Bằng gởi.