Truyền Hình Việt Nam VTV: “Tự đào mồ chôn mình”
Truyền Hình Việt Nam VTV: “Tự đào mồ chôn mình”
Paulus Lê Sơn
4-4-2017
Thảm họa môi trường Formosa gây ra cho biển miền Trung phơi bày sự thật về tình hình xã hội Việt Nam, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam – VTV. Những sự kiện xảy ra trong một năm qua tại miền Trung mà VTV tuyên truyền được người dân trong nước nhận xét, đánh giá như thế nào?
“Những sự thật dối trá”
Hùng, một cư dân trẻ tại Hà Nội nhận xét: “Tôi không thể hiểu nổi với một Đài truyền hình Quốc gia mà họ lại có thể bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt những câu chuyện giống như những kẻ chợ búa buôn chuyện qua ngày. Sự kiện thảm họa Formosa tại miền Trung sáng tỏ như ban ngày, thế mà họ lừa mị dân chúng tôi như thời tiền sử mê muội vậy. Đúng là những sự thật dối trá trên truyền hình lên ngôi”.
T.H, một người sinh sống tại khu vực thảm họa Formosa thì vô cùng sock khi chứng kiến cảnh bà con, người dân của mình phải gánh chịu thảm họa kép. X nói: “Họ là loài rắn độc tán tận lương tâm, ăn không nói có, đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật. Chúng tôi là những người dân trực tiếp phải gánh chịu thảm họa Formosa, gia đình điêu đứng, khó khăn, nghèo đói vì không còn công ăn việc làm, không còn bám biển được nữa.
“Chúng tôi có được đền bù gì từ nhà cầm quyền đâu, vì vậy chúng tôi lên tiếng để đòi quyền lợi, xuống đường để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn là đòi được đền bù thỏa đáng, đòi buộc trả lại biển sạch, ngư trường cho chúng tôi, cho tương lai con cháu chúng tôi, như vậy có gì sai?
“Tại sao VTV lại bóp méo sự thật, tuyên truyền dối trá nói chúng tôi đã nhận tiền đền bù đầy đủ? Tại sao lại vu khống cho chúng tôi nhận tiền của nước ngoài để gây rối, để chống phá? Họ thật là tệ hại, một sự thật dối trá được đưa lên tầm mức Quốc gia như vậy thì người dân đen chúng tôi biết tin ai nữa đây?
“Tự đào mồ chôn mình”
Đình Quang, một cư dân tại Sài Gòn đưa ra quan điểm: “Tôi là người theo dõi sự kiện Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung một cách sát sao từ tháng 4 năm 2016. Tôi thấy VTV dần dần hiện nguyên hình là đài dối trá phục vụ cho đảng cộng sản. Thực vậy, những người làm truyền thông chân chính thì sẽ không bao giờ có những việc làm như vậy. Họ đang dùng ngòi bút, dùng trường quay làm công cụ đào mồ chôn chính họ mà thôi”.
Ông Vương Thanh, một trí thức thì đánh giá về khía cạnh đạo đức nghề nghiệp truyền thông của VTV. Ông nói: “Về mặt đạo đức nghề nghiệp thì VTV bị o bế, hun đúc trong một môi trường không thể nói sự thật, họ bị buộc lòng, buộc tâm tâm hồn trí tuệ và chính họ tự buộc mình vào để thích nghi với môi trường của Ban Tuyên giáo đảng cộng sản. Không thể nói họ là không có đạo đức, lương tâm của một con người, nhưng nghiệp họ theo đang dần giết chết đạo đức, tâm hồn họ.
“Họ phục vụ cho một chế độ dối trá, thành thử con người họ cũng trở nên dối trá, từ cái hệ lụy đó, họ càng xa vào vũng lầy, nếu họ không phản tỉnh thì mỗi công việc họ chống lại nhân dân, chống lại các Linh mục giống như những nhát xẻng đào huyệt mộ chôn họ mà thôi”.
Khánh Ly, một bạn trẻ nói ngắn gọn: “Qua vụ Formosa, tôi thấy VTV chỉ là một con vẹm nói theo ý đảng, họ như một máy nói tấn công các Linh mục và người dân miền Trung một cách vô thức. Nhờ internet, facebook nên bây giờ tuyên truyền xảo trá của họ đã bị vô hiệu hóa, ngày càng mất niềm tin nơi người dân. Hố đã sâu rồi đừng đào sâu thêm nữa”.
Trong bản tin thời sự 19h hai ngày liên tiếp 03 và 04.04.2017, VTV đã có những phóng sự không trung thực, thiếu khách quan để tuyên truyền xấu về người dân Hà Tĩnh biểu tình đòi quyền lợi trước thảm họa Formosa gây ra cho họ.
Từ khi thảm họa Formosa xảy ra 06. 04.2016, VTV chính là mặt trận tuyên truyền tích cực nhất để lèo lái, định hướng dư luận theo ý của đảng. Nhiều lần và bằng nhiều cách họ dùng truyền thống để tấn công các Linh mục và ngư dân miền trung quyết tâm kiện Formosa để trả lại môi trường sạch và chấm dứt hoạt động của nhà máy này tại Việt Nam.
Tố cáo tiêu cực: Làm ơn mắc oán!
2017-04-04
Bị trả thù dã man vì làm chứng
Vụ việc mới nhất về người lên tiếng tố cáo tội phạm bị trả thù dã man xảy ra vào cuối tháng 3 và được truyền thông Nhà nước loan đi vào đầu tháng tư khiến nhiều cư dân mạng bất bình.
Đó là trường hợp cô gái trẻ sinh năm 2001, Nguyễn Thị Ngọc Trúc bị gần 20 thanh niên trả thù bằng cách hành hung dã man, cắt tai, đánh vỡ giác mạc mắt trái và đâm vào ngực.
Vụ việc được tường thuật vào tối ngày 30/3, Trúc ra làm chứng vụ việc xe của bạn mình bị ăn cắp vì Trúc biết rõ nhóm người lấy cắp và đang rao bán chiếc xe. Sau đó Trúc bị Phan Thị Cẩm Hằng, là chị gái một người bạn của nghi phạm ăn cắp xe, cầm đầu một nhóm thanh niên 20 người tới đè Trúc ra đánh, dùng ly đập vào đầu Trúc, dùng dao để rạch mặt, cắt lỗ tai và đâm vào ngực phải của Trúc. Không những thế, nhóm người này còn định cắt gân chân để Trúc tàn phế, nhưng do Trúc chống cự nên họ đã cắt lệch. Khi Trúc bị trọng thương và ngất xỉu, nhóm ngày vẫn tiếp tục cầm ghế gỗ phang vào người Trúc, nhưng may mắn Trúc được một người bạn đỡ hộ nhát đó. Những người xung quanh tới can ngăn cũng đều bị đánh trọng thương.
Sau khi bị tố cáo, mình bị công an đánh. Giám đốc Viễn thông Hải Phòng là thành ủy viên Thành phố Hải Phòng nên lợi dụng sử dụng công an đánh mình.
– Anh Dương Tùng Nam
Như thế đó là thêm một vụ việc về tình trạng người tố cáo tiêu cực bị trả thù bằng bằng cách này hoặc cách khác. Biện pháp trả thù thường mang tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe nạn nhân hoặc nhiều trường hợp cướp đi tính mạng nạn nhân.
Đài Á Châu Tự Do có dịp trao đổi trực tiếp với anh Dương Tùng Nam, một người dân ở Hải Phòng. Anh cũng là nạn nhân bị trả thù sau khi lên tiếng tố cáo những tiêu cực, bất minh bạch trong hệ thống Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Anh chia sẻ về những sai phạm của Tập đoàn này:
Mình làm ở bên VNPT Hải Phòng, thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam từ năm 2004. Năm 2010, giám đốc chi nhánh Hải Phòng đã lợi dụng cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà nước để đào thải bất hợp pháp công nhân. Tức là cắt giảm biên chế nhưng theo cách bất hợp pháp, và sau đó nhận người vào sân sau, tức là nó lập một doanh nghiệp ngoài để hợp thức hóa thôi. Nó gần như thay máu bằng cách sa thải một lượng lớn công nhân đã cống hiến rất nhiều năm và thay bằng một đội ngũ bên ngoài hoàn toàn mới.
Trước mình làm nhân viên kỹ thuật tổng đài, mình đã chứng minh được việc nó ăn cắp tiền của 200 công nhân với chức danh như mình. Sau đó nó hủy bỏ hoàn toàn những chức danh này. Rất nhiều lần mình gửi đơn từ đi các nơi.
Sau khi tìm hiểu sự việc cặn kẽ hơn, anh Nam được biết việc này không chỉ xảy ra với một mình công ty anh, mà với tất cả các chi nhánh của VNPT trên 63 tỉnh thành khác. Sau lên tiếng tố cáo lãnh đạo của Tập đoàn này, anh Nam nhận được kết quả như sau:
Sau khi bị tố cáo, mình bị công an đánh. Giám đốc Viễn thông Hải Phòng là thành ủy viên Thành phố Hải Phòng nên lợi dụng sử dụng công an đánh mình. Mình đã nhận diện ra tại phường. Trong vụ án của mình, mình có nhờ một người phụ nữ khá nổi tiếng trong việc phòng chống tiêu cực là bà Nguyễn Thị Hòa ở Tây Hồ, Hà Nội. Bà Hòa đã về Hải Phòng rất nhiều lần để giúp mình và điều tra riêng biệt và biết được nhiều thông tin về tập đoàn này. Tuy nhiên, đến năm 2015, bà Hòa đã bị thủ tiêu.
Trường hợp thứ 2 là anh Quang bán hàng ở gần nhà mình, khi 2 tên công an phường đánh mình thì anh Quang vô tình nhìn thấy. Trùng hợp là cũng trong năm 2015, anh Quang đã chết.
Sự việc chưa dừng lại ở đây, giữa lúc anh Nam bị đánh và những người thân cận giúp đỡ anh, hay những người vô tình chứng kiến sự thật đều vì lý do gì đó chết một cách trùng hợp, thì con trai anh cũng bị bắt cóc khi đang đi học thêm. Hiện tại anh Nam đang bị theo dõi và truy lùng ráo riết tới mức anh phải bỏ quê hương, lẩn tránh nơi đất khách quê người.
Hàng loạt các vụ lên tiếng tố cáo chống tiêu cực khác bị trả thù với mục đích làm chính những người trong cuộc nản lòng và cảnh báo những người khác nếu có ý định tố giác, như vụ ông Dương Đình Dần ở Nghệ An bị ném mìn vào nhà và đặt bát hương để “dằn mặt” vì ông dũng cảm đứng lên phanh phui hàng trăm vụ tiêu cực.
Pháp luật không được tôn trọng
Trong Khảo sát Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam đối với tham nhũng, chỉ có 38% số người được hỏi sẵn sàng tố cáo tham nhũng. Lý do phổ biến khiến người dân e ngại tố cáo tham nhũng là “chẳng thay đổi được gì” (51%) và “sợ gánh chịu hậu quả” (28%).
Một khảo sát khác của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới tiết lộ 62% số người được hỏi trả lời lý do khiến họ không tố cáo tham nhũng là “sợ bị trả thù”.
Hiện tại pháp luật Việt Nam cũng đã có những điều lệ quy định rõ về quyền tố cáo của người dân và nghiêm cấm những hành vi trả thù người tố cáo, khiếu nại, cũng như luật bảo vệ người lên tiếng tố cáo.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đưa ra nhận xét về những điều luật này:
Luật cũng quy định người tố cáo được bảo vệ, nhưng vấn đề là cơ chế để bảo vệ như thế nào thì chưa được cụ thể lắm.
– Luật sư Trần Quốc Thuận
Ở Việt Nam chuyện gì cũng có luật cả. Chuyện khuyến khích nhân dân tố cáo tiêu cực, tham nhũng không chỉ có văn bản quy định mà ngay cả những đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng hô hào. Luật cũng quy định người tố cáo được bảo vệ, nhưng vấn đề là cơ chế để bảo vệ như thế nào thì chưa được cụ thể lắm.
Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết thêm hiện nay những đối tượng đánh đập, hành hung người tố cáo sẽ được luật pháp can thiệp tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ phải cung cấp đủ chứng cứ và công tác điều tra phải làm đến nơi đến chốn. Ông đưa ra những lời khuyên, góp ý cho những ai muốn tố cáo tiêu cực:
Những người tố cáo phải có địa chỉ và chứng cứ cụ thể. Có thể mang những báo cáo này đến gặp trực tiếp những cơ quan chức năng, có thể thông qua trực tiếp những đoàn thể những mặt trận hoặc những tổ chức chính trị xã hội hoặc đến trực tiếp gặp công an, viện kiểm sát.
Nhưng thường thì những người đi tố cáo đưa ra chứng cứ còn yếu, gây khó khăn trong việc khởi tố điều tra.
Ông cho biết thêm hiện tại các cơ quan báo chí cũng vào cuộc lên tiếng nhiều vụ tố cáo như vụ hotgirl Thanh Hóa, ông Phó Ban Nội chính ở Đắc Lắc, hay chuyện xe công ở Đà Nẵng. Vì vậy người dân có thể thông qua báo chí để tố cáo khi chứng cứ đã đầy đủ, rõ ràng.
Hôm 14/3 vừa qua đã diễn ra cuộc họp của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tố cáo, đặc biệt là những khía cạnh như hình thức tố cáo, tố cáo nặc danh và thời hiệu tố cáo.
CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU
CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU
Rev. Ron Rolheiser, OMI
Linh mục Henri Nouwen, ngòi bút thiêng liêng nổi tiếng có chia sẻ về một lần cha đến bệnh viện thăm một người đang hấp hối vì bệnh ung thư. Người này còn khá trẻ và là một người rất năng động, làm nhiều việc sinh hoa kết trái. Ông là người cha chăm lo tốt cho gia đình mình. Ông là giám đốc điều hành một công ty lớn chăm lo tốt cho cả công ty lẫn các nhân viên của mình. Hơn nữa, ông còn đóng góp trong nhiều tổ chức khác, kể cả giáo xứ, và với năng lực lãnh đạo, ông thường là người phụ trách, người đứng đầu. Nhưng bây giờ, con người một thời rất năng động, con người đã từng điều hành mọi sự, lại đang nằm trên giường bệnh chờ chết, không thể tự lo cho các nhu cầu căn bản tự nhiên của mình.
Và khi cha Nouwen đến bên giường bệnh, ông cầm lấy tay cha. Tôi thấy cần phải nhấn mạnh đến sự nản lòng quá đỗi của ông: “Cha ơi, cha phải giúp con! Con đang chết, và con đang cố bình tâm với chuyện này, nhưng còn có một điều khác nữa: Cha biết con mà, con luôn là người phụ trách, con chăm lo cho gia đình mình. Con chăm lo cho công ty. Con chăm lo cho giáo xứ. Con chăm lo hết mọi chuyện! Mà giờ con nằm đây, trên giường này, và con không thể tự lo cho mình. Con không thể tự đi vệ sinh. Chết là một chuyện, nhưng đây là chuyện khác nữa! Con bất lực! Con không thể làm được gì nữa!”
Dù rất giỏi trong việc mục vụ, nhưng cha Nouwen cũng như bất kỳ ai trong chúng ta ở trong hoàn cảnh này, đều bất lực trước lời van lơn của người đàn ông này. Ông đang trải qua tình trạng bị động đau đớn khổ sở. Ông bây giờ là một bệnh nhân. Ông đã từng rất năng động, là người đứng đầu, và bây giờ, như Chúa Giêsu trong những giờ hấp hối, ông bị hạ xuống thành một bệnh nhân, một người để cho người khác làm gì thì làm. Về phần mình, cha Nouwen cố gắng giúp cho ông thấy mối liên kết giữa những gì ông đang trải qua với những gì Chúa Giêsu chịu trong cuộc thương khó, đặc biệt là ý nghĩa của thời gian bất lực, yếu đuối, và bị động này chính là thời gian để chúng ta có thể trao cho những người quanh mình một điều gì đó thâm sâu hơn.
Cha Nouwen đọc to trình thuật Thương khó trong Tin mừng cho ông nghe, vì những gì ông đang trải qua tương đồng rất rõ với những gì Chúa Giêsu chịu trong những giờ sắp chết của Ngài, mà Kitô hữu chúng ta gọi là “Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu.” Chính xác thì Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu là gì?
Là Kitô hữu, chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta cả đời sống lẫn cái chết của Ngài. Nhưng, chúng ta lại quá thường không phân biệt được giữa hai điều này. Chúa Giêsu trao ban đời sống của Ngài cho chúng ta theo một cách tích cực và chủ động hành động, nhưng Ngài trao ban cái chết của Ngài cho chúng ta theo một cách khác, là qua sự bị động, và thương khó của mình.
Chúng ta thường dễ hiểu lầm ý nghĩa của Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Khi dùng từ Thương khó (Passion) đế nói đến đau khổ của Chúa Giêsu, chúng ta tự nhiên liên kết Thương khó với đau đớn, nỗi đau bị treo trên thập giá, bị hành hạ, bị đánh đòn, bị đóng đinh và bị sỉ nhục trước đám đông. Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu có nói đến những điều này, nhưng chúng ta cần hướng từ “Thương khó” đến một trọng tâm khác nữa. Thương khó (Passion) có gốc La Tinh là passio, nghĩa là bị động, và đây chính là ý nghĩa thực sự. Từ bệnh nhân (patient) cũng từ gốc này mà ra. Do đó, trình thuật Thương khó mô tả lại sự bị động của Chúa Giêsu, mô tả việc Ngài trở nên một “bệnh nhân.” Ngài trao ban cái chết của mình cho chúng ta qua sự bị động của Ngài, cũng như trước kia Ngài trao ban đời sống cho chúng ta qua sự chủ động của Ngài.
Thật vậy, Tin mừng theo thánh Matthêu, Máccô, và Luca đều có thể chia thành hai phần riêng biệt: Trong mỗi Tin mừng, chúng ta có thể chia tất cả mọi chuyện trước khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn Giếtsêmani về một bên, và gọi phần Tin mừng này là: Sự chủ động của Chúa Giêsu Kitô. Rồi phần còn lại mà chúng ta gọi là “cuộc Thương khó” có thể gọi là: Sự bị động của Chúa Giêsu Kitô. Điều này thực sự sẽ giúp làm rõ một đặc nét quan trọng là: Chúa Giêsu trao ban đời sống của mình cho chúng ta qua sự chủ động, nhưng lại trao ban cái chết của mình cho chúng ta qua sự bị động. Do đó: Cho đến trước khi bị bắt, Tin mừng mô tả Chúa Giêsu chủ động, làm mọi sự, là người dẫn dầu, rao giảng, dạy dỗ, làm các phép lạ, an ủi dân chúng. Nhưng từ sau khi bị bắt, tất cả mọi động từ đều chuyển sang thể bị động: bị lôi đi, bị giới cầm quyền hành hạ, bị đánh, được vác đỡ thập giá, và cuối cùng là bị đóng đinh vào thập giá. Sau khi bị bắt, như một bệnh nhân trong phòng nan y liệt giường, Chúa không còn làm gì nữa, nhưng là người khác làm cho Ngài và làm với Ngài. Ngài bị động, là một bệnh nhân, và trong sự bị động đó, Chúa Giêsu trao ban cái chết của Ngài cho chúng ta.
Trong chuyện này, có nhiều bài học cho chúng ta, trong đó có một sự thật rằng: sự sống và tình yêu được trao ban không chỉ trong những gì chúng ta làm cho người khác, nhưng có lẽ thâm sâu hơn, còn là trong những gì chúng ta nhận lấy những khi chúng ta bất lực, khi chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài là một bệnh nhân, một người bị động.
Rev. Ron Rolheiser, OMI
Yêu mến sự chết.
Yêu mến sự chết.
Chính sự chết cũng là một bổn phận cuối cùng
mà con làm cách sẵn sàng và đầy yêu mến.
Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận
Sách “Đường Hy Vọng và dẫn giải” (Câu 32 trang 25)
NIỀM VUI TRONG ĐAU KHỔ
Nạn nhân Formosa liên tục biểu tình đòi công lý
Nạn nhân Formosa liên tục biểu tình đòi công lý

Formosa nhận trách nhiệm và trao 500 triệu đô la cho chính phủ Việt Nam để bồi thường cho nạn nhân và khắc phục ô nhiễm biển.
Tuy nhiên nạn nhân thảm họa Formosa trong thời gian qua tiến hành nhiều cuộc biểu tình.
Biểu tình liên tiếp
Cuộc biểu tình sau khi xảy ra thảm họa môi trường do Formosa gây nên qui tụ được số lượng tham gia đông đảo nhất được nói là vào sáng Chủ Nhật ngày 2 tháng 10 năm 2016 với nhiều ngàn người tập trung trước nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Ngoài ra còn nhiều cuộc biểu tình nhỏ hơn từ vài trăm đến hơn ngàn người như cuộc biểu tình ngày 12/7/2016 với hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tập trung tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã. Hay vài trăm người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng xuống đường chặn quốc lộ 1 hôm 12/12 năm ngoái.
Gần đây nhất tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 27/3, người dân cũng xuống đường và đến ủy ban nhân dân xã đòi công bằng trong vấn đề bồi thường thiệt hại.
Mục đích của họ thực chất không phải biểu tình vì những đồng tiền đó, mà họ thấy sự trắng trợn của nhà cầm quyền.
– Anh Peter Trần Sáng
Người dân tham gia biểu tình mang theo những khẩu hiệu như “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Chính quyền hãy đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân”, “Cộng tác với Formosa hủy hoại môi trường là chống lại nhân dân, phản bội tổ quốc” hay là “Formosa hãy trả lại bình yên cho dân tộc tôi”
Anh Hanh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, cho biết lý do anh tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối Formosa:
Cái thôi thúc lớn nhất là sự sống còn của tôi, và gia đình tôi. Tôi là chủ gia đình, với 9 người con, và vợ tôi. Tôi muốn con cháu tôi được sống. Những đứa cháu tôi nhìn cặp mắt chúng nó thơ ngây. Tôi rất thương chúng nó vì Formosa xả thải như thế này tương lai của con cháu tôi không còn. Tôi bây giờ hơn năm chục tuổi rồi, tôi không còn tiếc nữa, nhưng tôi thấy thương tiếc cho con cháu tôi. Chỉ vì những lý do như thế nên chúng tôi buộc phải đi biểu tình.
Anh Peter Trần Sáng, một người nhiều lần xuống đường biểu tình cùng người dân cho chúng tôi biết thực tế mà anh nắm được:
Những người được nhận đó thì có những người là bà con của lãnh đạo xã, nhà cầm quyền, họ không phải là người đi đánh bắt cá, họ chỉ bán cá ở ngoài chợ. Rồi họ cũng đổi nghề nghiệp để lấy số tiền bồi thường đó. Còn những người đi đánh cá thì không được nhận bồi thường. Đó cũng là một lý do họ biểu tình.
Mục đích của họ thực chất không phải biểu tình vì những đồng tiền đó, mà họ thấy sự trắng trợn của nhà cầm quyền.
Bị đàn áp dã man
Hầu hết các cuộc biểu tình diễn ra một cách ôn hòa, nhưng đều bị lực lượng chức năng, hoặc những người mặc thường phục mà dân cho là công an đàn áp, bắt bớ, thậm chí là đánh đập hoặc tìm đủ mọi cách để ngăn chặn. Ngay tại cuộc biểu tình hôm 21/3 của người dân Kỳ Anh, công an, cảnh sát cơ động đã sử dụng các công cụ hỗ trợ để đánh vào người biểu tình bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, phụ nữ hay đàn ông. Lực lượng mang thường phục còn âm thầm tách từng người để hành hung rồi bắt giữ. Rồi sử dụng các công cụ như dùi cui, hơi cay, lựu đạn cay để đàn áp dân chúng. Nhiều người bị đánh tới mức ngất xỉu phải nhập viện.

Anh Lê Nhàn, ở Vinh, một người tham gia đi khiếu kiện Formosa hôm 14/2, kể lại sự việc bị công an bắt và hành hung:
Họ nhận được lệnh đánh cho dã man làm sao cho hết đi được, đặc biệt là đánh vào chân và đầu gối. Hai người hai bên hai cái dùi cui, cứ thế họ đánh đập. Em chỉ biết co chân lên che ngực, lấy tay ôm đầu và chịu đòn như thế. Khoảng 10 phút họ mới dừng tay.
Họ đi một lúc rồi quay lại lấy điện thoại của em và đánh 1 trận nữa. họ cứ đè đầu mà đánh, em chỉ biết dùng tay che đầu. Họ đánh dã man lắm. Khoảng 30 phút sau họ chuyển em sang 1 cái xe thùng khác và đánh đập tiếp.
Họ đánh thì em ôm đầu, họ bảo che chỗ nào thì đánh chỗ đấy. Về sau họ thả tất cả anh em ra, còn em thì họ giữ lại. Sau họ cho vào đồn công an của trạm cảnh sát giao thông. Ở đó em tiếp tục bị đánh đập tiếp. Gần tối thì công an huyện Đông Thành xuống và đánh tiếp.”
Ông Nguyễn Xuân Cư, một giáo dân xứ Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết suy nghĩ của ông về việc chính quyền đàn áp, bắt bớ dân biểu tình :
Họ đàn áp thì kệ họ, như vậy là họ gian trái pháp luật, làm trái quyền con người, trái với nhân quyền của quốc tế. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới có ai đàn áp như cộng sản Việt Nam đâu.
Vẫn quyết tâm đòi công bằng!
Mặc dù bị đàn áp, đánh đập, tấn công khi cùng với người dân đi khiếu kiện nhưng linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên ở Quỳnh Lưu Nghệ An cho chúng tôi biết sẽ không có bất cứ điều gì có thể làm chùn bước chân ông trên con đường đi tìm sự công bằng cho người dân, đòi lại biển sạch, môi trường trong lành cho con cháu mai sau:
Chúng tôi muốn nhắn gửi nhà cầm quyền rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khởi kiện để đòi công bằng và thực thi quyền pháp lý của mình. Nếu nhà cầm quyền tiếp tục ngăn cản chúng tôi chẳng hạn như không cho chúng tôi thuê xe, cấm cản chúng tôi thì chúng tôi sẽ đi bộ. Chúng tôi cũng muốn nhắn với nhà cầm quyền rằng để tránh bị đàn áp, vu khống là gây sự, bạo loạn, chúng tôi sẽ tự trói tay của mình để đi bộ đến tòa nạp đơn. Ông Hanh cũng cho biết quyết tâm của bản thân. Ông nói chừng nào ông còn sức khỏe thì chừng đó ông còn đấu tranh, thậm chí là đấu tranh đến chết:
Chúng tôi muốn nhắn gửi nhà cầm quyền rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khởi kiện để đòi công bằng và thực thi quyền pháp lý của mình.
– Linh mục Đặng Hữu Nam
Nếu Formosa tiếp tục xả thải mà chính quyền không có biện pháp ngăn cản kịp thời thì chúng tôi cũng chết sớm. Nhưng thà chúng tôi chết để con cháu chúng tôi được sống còn hay hơn, bởi vì có câu “chết vinh còn hơn sống nhục”.
Ông Nguyễn Xuân Cư cũng đồng lòng ủng hộ tiếp tục biểu tình, khiếu kiện để đòi công bằng, công lý cho người dân:
Nếu chính quyền không bồi thường thỏa đáng cho chúng tôi thì chúng tôi vẫn tiếp tục đi biểu tình đòi hỏi Formosa và chính quyền trả lại quyền sống cho chúng tôi. Thứ hai, Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Thứ ba, đòi hỏi Formosa và chính quyền Việt Nam phải trả lại biển sạch cho chúng tôi sinh sống.
Lâu nay các cơ quan truyền thông Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương hay trung ương nếu có loan tin về các cuộc biểu tình, khiếu kiện của nạn nhân bị tác động bởi thảm họa môi trường Formosa đều đưa vào yếu tố giáo dân bị các vị linh mục kích động. Bản thân người dân và những linh mục đồng hành cùng giáo dân nói rõ vì quyền lợi thiết thân bị thảm họa môi trường Formosa gây hại nên họ phải đi đòi. Đó là quyền được Hiến pháp Việt Nam ghi rõ.

Bị tẩy chay ở Trung Quốc, nhà máy giấy Lee & Man tìm cách xâm nhập Việt Nam đầu độc nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long
Tại Trung Quốc, Lee & Man là một trong những nhà máy sản xuất giấy lớn nhất, tuy nhiên ngay tại quê hương, nhà máy này cũng dính nhiều tai tiếng và từng bị Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc yêu cầu ngưng sản xuất vì xả thải bất hợp pháp ra Dương Tử – con sông dài nhất Châu Á, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, khiến hàng ngàn người dân nước này lo lắng đổ xô đi mua nước đóng chai về sử dụng. Không được chào đón tại quê nhà, Lee & Man xâm lấn thị trường Việt Nam để sản xuất. Mặc dù đã được dư luận và các chuyên gia cảnh báo, các nhà chức trách địa phương vẫn đón chào Lee & Man như là “một nguồn tăng ngân sách thu nhập địa phương và góp phần phát triển kinh tế”.
Lee & Man từng bị tẩy chay ngay chính tại nước nhà vì “dính phốt” ô nhiễm, giờ đây công ty này lại tìm mọi cách xâm nhập vào Việt Nam, đầu độc nguồn nước toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long.
Hơn 80.000 chữ ký yêu cầu Đài Loan áp lực Formosa “khắc phục thảm họa”
Hơn 80,000 chữ ký yêu cầu Đài Loan áp lực Formosa ‘khắc phục thảm họa’

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Đã có hơn 80,000 người ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Đài Loan áp lực công ty Formosa “khắc phục thảm họa” mà họ gây ra tại vùng biển miền Trung Việt Nam.
Theo thông báo trên trang thông tin và thu thập chữ ký https://www.thamhoaformosa.com, tính tới ngày 30 Tháng Ba, đã có 80,178 người Việt Nam khắp nơi đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Đài Loan, các định chế quốc tế làm áp lực buộc công ty Formosa khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân.
Từ hơn một tuần lễ qua, thỉnh nguyện thư do Ủy Ban Trợ Giúp Nạn Nhân Môi Trường Biển thuộc Giáo Phận Vinh, phối hợp với các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam, vận động chữ ký của người dân Việt Nam khắp nơi yêu cầu chính phủ Đài Loan tác động tới công ty Formosa.
Formosa tuy là một công ty có trụ sở chính ở Đài Loan nhưng khi xây dựng nhà máy luyện gang thép ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh, thì sử dụng hầu hết nhân sự là người của Trung Quốc, mọi thứ trang bị máy móc hầu hết cũng mang từ Trung Quốc đến. Khi mới chuẩn bị xây dựng dự án, họ đã cam kết bảo vệ môi trường.
Ngày 2 Tháng Mười Hai, 2012, khi mời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa, đại diện công ty này đã tuyên bố bảo đảm “xây dựng đúng tiến độ và bảo vệ môi trường.”
Nhưng đến Tháng Tư, 2016, thử một số bộ phận chuẩn bị đi vào sản xuất, Formosa đã thải ra biển một lượng rất lớn các loại hóa chất cực độc, giết chết tất cả mọi loại tôm cá và sinh vật biển một dọc dài hơn 200 km mà hiện chưa có thống kê nào thống kê đầy đủ các sự thiệt hại cho biển cũng như người dân Việt Nam, đã xảy ra cũng như về lâu về dài.
Người ta chỉ ước lượng biển miền Trung Việt Nam không “tự khắc phục” được mà cần hàng chục tỉ đô la để tẩy rửa nếu không muốn di hại tới nhiều thế hệ. Nhà cầm quyền CSVN không công bố chi tiết các cuộc điều tra về thảm họa cũng như các cuộc điều đình với Formosa trong khi người dân đòi biết.
Nhà cầm quyền CSVN cầm của công ty Formosa $500 triệu nói là bồi thường thiệt hại nhưng chỉ phát lại cho phần nào những người dân dọc theo bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, bỏ mặc dân Nghệ An cũng bị ảnh hưởng vì tôm cá của họ dù có đánh lên được tí nào cũng không ai mua, vì không ai dám ăn.
Đã vậy, nhà cầm quyền địa phương còn ma mãnh, phân phát theo ý riêng, cho người nhà, cán bộ, không đúng thực tế khiến dân chúng dù đã được một ít tiền bồi thường vẫn biểu tình chống đối. Các nạn nhân tại tỉnh Nghệ An cũng đã nhiều lần biểu tình và đi kiện đòi bồi thường nhưng đều bị nhà cầm quyền đàn áp.
Bản kiến nghị viết rằng: “Thảm họa Formosa đã phá hủy nguồn thủy sản, là nguồn thực phẩm chính yếu, truyền thống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, thảm họa này đã cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Các nghề nghiệp liên quan như du lịch, khách sạn, nhà hàng… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập.”
Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo
Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo
Sau cả năm chịu tác động, đến nay cuộc sống của họ ra sao?
Một người dân tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 30 tháng 3 cho Gia Minh biết về tình cảnh hiện nay của họ. Trước hết ông này thông tin về hành xử của chính quyền đối với người dân ra xã biểu tỉnh từ ngày 28 tháng 3:
Ba ngày vừa rồi thì trước hết có dân quân của xã cũng như công an xã đàn áp dân. Sau khi được tin như vậy bà con vào nhiều hơn, gây áp lực thì họ lẩn trốn. Dân chúng bây giờ rất phẫn nộ đợi Ủy ban nhân dân xã ra để hỏi. Và bây giờ họ lẩn trốn không ra gặp dân.
Bây giờ cuộc sống của người dân coi như là đói hẳn rồi. Giờ lấy gì mà ăn?
– Người dân Thạch Bằng
Gia Minh: Lâu nay báo Nghệ an, báo Hà Tĩnh, Đài truyền hình Trung ương cho rằng người dân bị các linh mục ở Vinh kích động để đi biểu tình. Là người đang đòi hỏi quyền lợi thì ông thấy điều mà báo chí và truyền hình nhà nước nói ra sao?
Người dân Thạch Bằng: Thưa anh, hiện nay truyền hình nhà nước bảo vệ chính quyền chứ không bảo vệ cho người dân cho nên bây giờ nói sai lệch thông tin tất cả. Mong toàn thế giới hiểu cho rằng thông tin của nhà nước sai lệch, bóp méo sự thật.
Gia Minh: Suốt cả năm nay không có công ăn việc làm, không có kế mưu sinh thì làm sao mà sống được? Và mọi người có cách nào để mà tồn tại trong thời gian qua?
Người dân Thạch Bằng: Hiện nay người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về không ai mua để ăn vì cũng sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp. Nói chung, người đi biển cũng như người buôn bán tại chợ đi các tỉnh thì hiện nay đang bị thất nghiệp. Thời gian vừa qua có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bây giờ người dân trông chờ ở biển, trông chờ đi chợ, buôn bán… Các ngành nghề bị ‘dập tắt’ tất cả nên có nguy cơ dẫn đến tình trạng chết đói.
Trong xã Thạch Bằng, hiện nay người đông mà đất thì chật. Nếu mà chuyển đổi ngành nghề thì không có vì đất chật mà người thì đông.Vốn thì nhà nước nói cho vay nhưng cũng không có cho vay để phát triển các nghề nghiệp khác. Dân chúng tôi, riêng ở đây không có ngành nghề nào khác ngoài đi biển và buôn bán. Và bây giờ trông chờ ở biển bình yên và biển phải sạch thì mưu sinh của chúng tôi mới có được, cuộc sống mới bình yên.
Nghề nghiệp hiện nay đã là thất thu hoàn toàn. Bây giờ giới trẻ một số đã đi Thái Lan, Campuchia để kiếm việc làm.
– Người dân Thạch Bằng
Gia Minh: Thực tế lâu nay làm sao sống được khi không có gì để sống và lấy gì mà sống?
Người dân Thạch Bằng: Bây giờ cuộc sống của người dân coi như là đói hẳn rồi. Giờ lấy gì mà ăn? Mọi người vay mượn kiếm kế để đủ sống hằng ngày. Bây giờ đang đi vay mượn. Anh thì mượn em; Em thì mượn chị; Chị thì mượn bác; Bác thì mượn cô… Anh em mình ở xa quê cung cấp về để anh em mình có cuộc sống tạm qua những ngày tháng vừa rồi.Tính đến nay, không có nghề nghiệp gì nữa thì có thể là chuyển di cư vào miền Nam hoặc là đi Thái Lan hay Campuchia làm ăn chứ ở đây không thể đảm bảo cuộc sống được.
Nghề nghiệp hiện nay đã là thất thu hoàn toàn. Bây giờ giới trẻ một số đã đi Thái Lan, Campuchia để kiếm việc làm. Và hiện nay tương lai ăn học của các em cũng không còn nữa. Cha mẹ không có tiền cung cấp cho con ăn học. Nguy cơ ảnh hưởng rất lâu dài sau nầy. Một số các em trung cấp, đại học đã bỏ học. Chương trình 3 năm mà mới học có 2 năm cũng đã bỏ. Và sẽ dẫn đến thất học hoàn toàn.
Gia Minh: Ngay sau khi thảm họa xảy ra thì có một số tổ chức cứu trợ. Vậy lúc nầy ông thấy chuyện cứu trợ có còn không?
Người dân Thạch Bằng: Khi bắt đầu chịu ảnh hưởng từ tháng 4 thì đến tháng 5 thì có một số hội Chữ Thập Đỏ, Địa phận Vinh rồi một số hội Bác Ái ở các vùng Sài Gòn ra. Tháng 5, tháng 6, các nhà Tình Thương cho mỗi gia đình từ 5 kilô gạo đến 1hoặc 2 yến. Cuộc sống từ tháng 4 cho đến tháng 8 cuộc sống cũng qua ngày được nhờ sự cứu trợ của các hội Chữ Thập Đỏ, của các ân nhân, của Mái ấm tình Thương; nhất là ở địa phận Vinh cũng như của các xứ ở gần tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã cung cấp gạo cho bà con tạm ổn mấy tháng vừa qua. Bây giờ thì đã cạn kiệt cũng như địa phận Vinh cũng đã cạn kiệt, không có để mà cứu trợ cho dân.
Gia Minh: Cảm ơn ông rất nhiều về những thông tin mà ông vừa cho biết.
Tôi Đã Có Một Việt Nam Như Thế
Tôi Đã Có Một Việt Nam Như Thế
Ngày xưa tôi đã có một thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Biển Đông. Tuy nó còn thua xa những thành phố ở những nước phát triển, nhưng nó là điều gần nhất với văn minh mà đất nước tôi có. Ngày xưa tôi đã có một thành phố mà những người ở vùng khác luôn ngưỡng mộ và ao ước để trở thành một người dân ở đó.
Thành phố đó tuy nhỏ nhưng luôn mở rộng cửa để đón người tứ xứ về làm ăn buôn bán. Người dân ở thành phố đó chẳng bao giờ quan tâm đến bạn từ nơi đâu tới, cha mẹ bạn là ai, bạn nói tiếng Việt với giọng bắc hay nam. Họ cũng không bao giờ phân biệt người khác qua cái hộ khẩu. Ngày xưa tôi đã có một thành phố là đầu tàu của cả nước, là sự tổng hợp của những văn hóa và tinh hoa của thế giới. Thành phố đó là nơi mọi người nhìn vào để học hỏi và noi gương. Ngày xưa, tôi đã có một thành phố như thế.
Ngày xưa tôi có những anh cảnh sát khiến tôi luôn cảm thấy an toàn và trật tự. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn tin tưởng và luôn tìm đến khi có một vấn đề gì cần giải quyết. Họ không bao giờ đi vòng vòng kiểm tra tạm trú hay tạm vắng, hay đúng hơn là làm có cái thứ gì gọi là tạm trú tạm vắng đâu mà kiểm tra. Tôi đã có những anh cảnh sát nếu phải giữ gìn trật tự đường phố và vỉa hè, họ cũng không bao giờ đánh đuổi những người bán hàng rong. Họ chỉ nhắc khéo và mỉm cười. Và nếu họ phải kêu đi thì họ sẽ sẵn lòng phụ giúp dọn dẹp. Tôi đã có những anh cảnh sát không bao giờ đánh dân, những người sẽ luôn sẵn lòng hy sinh bảo vệ tôi. Tôi đã có những anh cảnh sát trên xa lộ mà tôi gọi là những con bồ câu trắng, đó là những anh cảnh sát xa lộ luôn sẵn lòng giúp tôi đẩy chiếc xe nếu nó bị hư dọc đường. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn ngưỡng mộ. Ngày xưa tôi đã có những anh cảnh sát như thế.
Ngày xưa thành phố của tôi có các bệnh viện chuyên chữa bệnh miễn phí cho người bệnh, nếu có viện phí cho dù có cao đến mức nào, thì cũng không từ chối chữa bệnh. Tôi đã có một hệ thống y tế không phân biệt giàu nghèo. Một hệ thống y tế dù phải hoạt động theo quy luật tài chính, nhưng không bao giờ để tiền làm cản trở y đức. Tôi đã có một hệ thống y tế sẵn lòng kêu một chiếc trực thăng để giải cứu bất cứ ai gặp nạn. Tôi đã có những bác sĩ và y tá chuyên tâm làm việc và ít khi nào, nếu có, vòi tiền bệnh nhân. Ngày xưa, tôi đã có một hệ thống y tế như thế.
Ngày xưa tôi đã có những người thầy và người cô luôn dạy tôi cách làm người trước khi dạy tôi học thức. Tôi đã có những người thầy cô luôn tận tâm giảng dạy, luôn học hỏi để trao dồi kiến thức. Tôi đã có những thầy cô, tuy tư tưởng vẫn mang tính chất văn hóa Nho Giáo, những luôn cho tôi phát biểu, luôn cho tôi chỉ trích, luôn cho tôi không đồng ý. Tôi có thể công khai phản đối bài tập, tôi có thể biểu tình để đòi hỏi quyền lợi mà tôi cho rằng mình nên có. Tôi đã có những thầy cô luôn mang tầm hồn của những nhà học thức. Ngày xưa tôi đã có những người thầy và người cô như thế.
Ngày xưa tôi đã có những nhạc sĩ tài ba, những nhạc sĩ sáng tác những bài hát mà tôi nghe không bao giờ biết chán. Họ ít khi nào, hoặc chẳng bao giờ, đạo nhạc. Vì mỗi bài họ sáng tác là một tác phẩm nghệ thuật.
Ngày xưa tôi đã có những nhà sách bán đầy sách, mọi thể loại sách. Nơi đó là nơi tôi gọi là những thư viện tri thức. Nơi đó bán những cuốn sách của nhiều tác giả của nhiều quốc gia khác nhau. Nơi đó thậm chí bán những cuốn sách mà tôi không hề thích và đồng ý chút nào. Nhưng đã là nhà sách thì phải da dạng và phong phú. Ngày xưa tôi đã có những nhà sách như thế.
Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi cảm thấy hãnh diện. Ông ấy có thể nói tiếng Anh, đủ để hiểu, đủ để trả lời phỏng vấn của các phóng viên quốc tế, đủ để đàm phán với các nhà lãnh đạo quốc tế, đủ để cất lên tiếng nói cho tất cả người dân dù đa số người dân không bầu chọn ông ta. Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi tự tin để nói với các bạn bè quốc tế rằng “that is our President.” Ngày xưa, tôi đã có một Tổng Thống Như Thế.
Ngày xưa tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi tự hào về lực lượng Quân Lực. Tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi cảm thấy an toàn, cho dù đất nước vẫn còn trong thời chiến. Tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi cảm thấy yêu nước để sẵn lòng mặc bộ quân phục để bảo vệ đất nước. Và cho dù có chết thì tôi cũng vinh dự. Ngày xưa, tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng như thế.
Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam khiến tôi muốn trở về. Khi tôi hoàn thành chương trình du học của mình, tôi không màn đi tìm việc làm ở nước sở tại, cũng chẳng quan tâm đến thẻ xanh hay thẻ đỏ, cũng chẳng mộng mơ hay để trở thành một công dân của nước khác, cũng không nghĩ đến việc mình nên ở hay về, vì điều duy nhất trong đầu tôi là trở về. Cho dù đất nước đó vẫn đang trong thời chiến, cho dù nơi ấy tôi phải làm việc nhiều lần hơn, cho dù nơi ấy có nhiều rủi ro hơn. Nhưng tôi chỉ muốn trở về, đơn giản, bởi vì nơi đó, đất nước Việt Nam đó, mảnh đất đó là nơi tôi gọi là nhà. Vì tôi chỉ muốn về nhà. Ngày xưa, tôi đã có một Việt Nam như thế.
Ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi tự hào. Tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi không thổ thẹn khi cầm hộ chiếu ra nước ngoài và không cảm thấy xấu hổ khi nói “I’m Vietnamese.”
Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam như thế.
Tôi đã từng có một Việt Nam như thế. Nhưng đó là quá khứ. Bởi vì bây giờ nước Việt Nam như thế đã không còn. Nhưng tôi lại muốn nó trở lại. Tôi muốn có một nước Việt Nam như thế. Bạn có thể gọi tôi hoang tưởng hay gọi tôi mơ mộng. Tôi không mơ mộng hay ảo tưởng. Tôi cũng không tôn vinh bất cứ thể chế hay chế độ nào. Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?” Đơn giản, bởi vì ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam như thế ..!
Ku Búa @ Café Ku Búa
PS: Tôi là một người sinh ra khi nước Việt Nam như thế đã không còn nữa !!!
Ngày xưa,“bọn đế quốc thực dân” không đối xử với nhân dân tôi dã man tàn ác như lũ tà quyền mất nhân tính hiện nay trên đất nước tôi!
CHẾT NHƯ CHÚA GIÊSU – ĐỨC TIN VÀ NỖI SỢ
CHẾT NHƯ CHÚA GIÊSU – ĐỨC TIN VÀ NỖI SỢ
Rev. Ron Rolheiser, OMI
Một người lính thường chết mà không sợ hãi, còn Chúa Giêsu chết trong sợ hãi. Iris Murdoch đã viết những dòng này và sự thật này có thể khiến bạn thấy khó chịu. Tại sao lại thế? Nếu ai đó chết với đức tin sâu đậm, không phải người đó chết với một sự điềm tĩnh và tin tưởng nhất định nhờ đức tin hay sao? Chẳng phải ngược lại cũng hợp lý, chẳng phải một người chết mà không có đức tin thì sẽ chết với tâm hồn sợ hãi hơn sao? Và có lẽ bối rối nhất là: Tại sao Chúa Giêsu, mẫu mực của đức tin, lại chết trong sợ hãi, kêu lên trong đau đớn như thể mất đức tin?
Vấn đề nằm ở trí hiểu của chúng ta. Có lúc chúng ta có thể rất ngây thơ về đức tin và động lực của đức tin, nghĩ rằng tin vào Chúa là tấm vé cho sự bình an và hân hoan đời này. Nhưng đức tin không phải là con đường đến với sự êm đềm dễ dãi, cũng không bảo đảm rằng chúng ta sẽ ra khỏi cuộc đời này trong êm đềm. Và điều này có thể làm chúng ta bối rối lung lay. Một ví dụ là:
Ngòi bút thiêng liêng trứ danh, Henri Nouwen, trong quyển sách “Trong Ký ức” đã chia sẻ một câu chuyện quay quanh cái chết của mẹ ngài. Cha Nouwen, một người gốc Hà Lan, đang dạy học ở Hoa Kỳ, thì được tin mẹ ngài đang hấp hối ở quê nhà. Trên chuyến bay từ New York về Amsterdam, ngài suy ngẫm về đức tin và đức hạnh của mẹ mình, và kết luận bà là một phụ nữ Kitô nhất mà ngài từng biết. Với suy nghĩ đầy khuây khỏa đó, ngài hình dung mẹ sẽ chết thế nào, những giờ cuối đời của bà sẽ đầy đức tin và êm đềm, và đức tin êm đềm đó sẽ là lời chứng cuối cùng của bà cho gia đình.
Nhưng, sự thật không phải vậy. Không những không êm đềm không sợ hãi, những giờ cuối cùng của mẹ ngài dường như bị kìm kẹp trong một bóng tối không giải thích được, một sự bất an nội tâm sâu sắc, và một đều gì đó có vẻ như đối lập với đức tin. Điều này khiến cha Nouwen quá bối rối. Tại sao lại thế? Tại sao mẹ ngài lại bất an trong khi cả cuộc đời mẹ là người với đức tin quá mạnh mẽ?
Ban đầu điều này khiến ngài hoang mang sâu sắc, cho đến khi một nhận thức sâu sắc hơn về đức tin mở ra. Mẹ ngài là một phụ nữ đã cầu nguyện mỗi ngày, xin Chúa ban ơn để bà sống như Chúa đã sống, và chết như Chúa đã chết. Vâng, có vẻ như lời cầu nguyện của bà đã được lắng nghe. Bà đã chết như Chúa Giêsu. Dù có đức tin vững như đá, nhưng Chúa Giêsu đã đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến cái chết của mình, và trên thập giá, Ngài đã kêu lên thống thiết, cảm giác rằng Chúa Cha đã bỏ mình. Nói tóm lại, lời cầu nguyện của bà đã được nhậm lời. Bà đã xin Chúa Giêsu cho bà chết như Ngài đã chết, và với sự mở lòng đón nhận của bà, lời nguyện xin của bà đã được nhậm lời, dù cho gia và bạn bè cảm thấy thật bối rối vì họ tưởng mọi chuyện sẽ khác thế kia. Đây cũng là cách mà Chúa Giêsu đã chết, và cũng là những gì mà gia đình và các môn đệ của Chúa cảm thấy. Đây không phải là những gì mà người ta tưởng tượng về cái chết của một con người đầy đức tin.
Nhưng một nhận thức thâm sâu hơn về đức tin lại đảo ngược cái lập luận ấy của con người. Nhìn vào cái chết của mẹ cha Henri Nouwen, câu hỏi đặt ra không phải là, làm sao chuyện này lại xảy đến với bà như vậy? Vấn đề nằm ở chỗ khác kia. Tại sao điều này lại không xảy ra với bà chứ? Đây là những gì bà đã cầu nguyện xin, và là một đấu sĩ thiêng liêng xin Chúa gởi đến cho mình thử thách cuối cùng, vậy tại sao Chúa lại không ban cho bà cơ chứ?
Điều này cũng tương tự như những hoài nghi đau khổ của Mẹ Teresa. Khi nhật ký của mẹ được xuất bản và cho thấy đêm tối linh hồn của mẹ, nhiều người đã bị sốc mà hỏi nhau: Làm sao chuyện này lại xảy ra với mẹ chứ? Tôi tin rằng, một nhận thức thâm sâu hơn về đức tin sẽ hỏi khác đi: Tại sao điều này lại không xảy đến với mẹ chứ, bởi mẹ có đức tin và hoàn toàn mong mỏi được đi vào những cảm nghiệm của Chúa Giêsu một cách trọn vẹn?
Nhưng, vẫn có những phức tạp khác. Có lúc, một người có đức tin sâu sắc lại không chết như thế, mà ra đi trong êm đềm không sợ hãi, được đức tin nâng đỡ như chiếc phà che chở trong cơn bão. Tại sao điều này lại xảy đến với một số người, số khác thì không? Chúng ta không có câu trả lời. Đức tin không đặt tất cả chúng ta vào cùng một băng chuyền. Có lúc những người với đức tin sâu sắc, chết như Chúa Giêsu đã chết, trong bóng tối và sợ hãi, và có lúc người có đức tin sâu sắc chết trong bình an và êm đềm.
Elizabeth Kubler-Ross cho rằng mỗi một người chúng ta đi qua năm giai đoạn rõ ràng của hấp hối, cụ thể là: chối bỏ, giận dữ, thương lượng, khủng hoảng, và chấp nhận. Kathleen Dowling Singh lại cho rằng những gì mà Kubler-Ross gọi là sự chấp nhận, cần có một sắc thái sâu hơn nữa. Theo Singh, phần gay go nhất của sự chấp nhận này, là một sự quy phục hoàn toàn, và trước sự quy phục đó, một số người sẽ trải qua bóng tối nội tâm thâm sâu mà người ngoài nhìn vào sẽ thấy như sự tuyệt vọng. Chỉ sau khi đó, họ mới cảm nghiệm niềm vui và hân hoan.
Tất cả chúng ta đều cần học bài học mà cha Nouwen đã học được bên giường hấp hối của mẹ mình. Cũng như đức mến, đức tin có nhiều thể thức, và có lẽ không thể phán định đơn giản từ bên ngoài.
Rev. Ron Rolheiser, OMI
Langthangchieutim gởi