42 năm qua dưới sự cai trị của cộng sản, người Việt Nam được gì?

42 năm qua dưới sự cai trị của cộng sản, người Việt Nam được gì?

Tác giả Phùng Văn Phụng

Hai triệu người Việt nam chết trong chiến tranh ba mươi năm, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà TBT Nguyễn Phú Trọng than thở không biết cuối thế kỹ này có thực hiện được hay không nữa.?

Sau ba mươi năm chiến tranh gia đình nào cũng có người chết hay bị thương tật.

Một triệu người vượt biên trốn chạy cộng sản ra nước ngoài

Ước tính năm trăm ngàn người chết ở biển đông hay trong rừng sâu Campuchia, Thái lan.

Sau 42 năm cộng sản cai trị miền Nam, dân tộc Việt nam được gì?

  • Trước năm 1975 công kỹ nghệ miền Nam đang cất cánh hàng tiêu dùng đủ cho nhu c cùng làm không đủ sống.
  • Hỉện nay, VN không có tự do nghiệp đoàn. Trước năm 1975 có Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam v.v….
  • Báo chí không có tự do. Không có báo chí tư nhân. Trước năm 1975 báo chí hoàn toàn tự do, báo chí có thể chỉ trích chính quyền  như các báo Tin Sáng, Đại Dân Tộc, Chính Luận, Sống Thần v.v …
  • Đại Học không được tự trị
  • Không có tự do kinh doanh
  • Không có tự do biểu tình
  • Không có tự do cư trú.
  • Không có tự do thành lập đảng phái. Trước năm 1975, các đảng phái được tự do hoat động, đối lập với chánh quyền như Đai Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, đảng Tân Đại Việt v.v…
  • Không có tự do bầu cử và ứng cử. Ở miền nam trước 1975, bầu cử Thượng Viện rất nhiều Liên danh ra tranh cử. Bầu cử Hạ Nghị Viện, có đơn vị cần một người, có 5, 7 người ra tranh cử . Người dân có quyền đi bầu cử hay không đi bầu cử. Muốn thắng cử phải tranh đua quyết liệt chứ không như bây giờ, đảng cử dân bầu. Chưa bầu cử đã biết ai thắng cử rồi.
  • Bây giờ tam quyền nhập cục, dưới sự lảnh đạo của đảng cộng sản. Trước đây có Tối Cao Pháp Viện, Toà án, Tư pháp hoàn toàn độc lập với Hành pháp. Quốc hội thực sự do dân bầu, độc lập với Hành pháp. Ba cơ quan Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp kiểm soát lẫn nhau.( Tam quyền phân lập)
  • Nhờ có báo chí đối lập, có dân biểu, nghị viên đối lập mà cơ quan hành pháp không dám làm bậy, bớt tham nhũng vì sợ báo chí và các thành phần đối lập phanh phui.
  • Hiện nay người dân Việt nam đi làm mướn ở khắp nơi trên thế giới qua Đại Hàn, Đài Loan, ngay cả qua Lào và Campuchia để làm mướn.
  • Phụ nữ qua Singapore, Mã Lai bán dâm.
  • Vẫn còn người Việt tìm cách trốn chạy khỏi Việt nam qua nhiều cách khác nhau.

Như vậy, hy sinh 2 triệu người trong chiến tranh, 500 ngàn chết vì vượt biên, gia đình nào cũng có người thân chết hay bị thương tật. Người dân hy sinh tất cả các quyền tư do căn bản như đã nói trên, cuối cùng dân tộc Việt nam được gì?

Việt nam từng là đất nước đứng đầu Đông Nam Á, thập niên 1960, Lý Quang Diệu mơ ước Singapore bằng được Sài gòn là mừng lắm rồi.

Sau 42 năm cộng sản cai trị, ở Việt Nam, mọi thứ đều tụt hậu,  đứng chót Đông Nam Á,  thua cả Lào và Campuchia.Tại sao?

Chỉ duy nhất một nhóm nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền giàu có nhờ tham nhũng, tước đoạt tài sản của dân mà thôi.

Ghi thêm: Năm 1945 Nhật Bản thua trận, tất cả nhà máy đều tan hoang, 20 năm sau, 1965 thành một cường quốc.

Năm 1975, Việt cộng chiếm miền Nam, nhà máy còn nguyên, tại sao 42 năm sau Việt nam có tình trạng tụt hậu như ngày hôm nay.?

NIỀM VUI TRONG ĐAU KHỔ

NIỀM VUI TRONG ĐAU KHỔ

Một cặp vợ chồng vừa cho chào đời một đứa trẻ bị cụt cả tứ chi, đã có tâm sự thật cảm động như sau. Chúng tôi muốn nói với các bạn một điều: ngày đứa con đầu lòng của chúng tôi mới chào đời, nhìn con chúng tôi bị cụt cả hai tay hai chân chúng tôi xúc động mạnh lắm, những giọt nước mắt của đứa trẻ vừa mở mắt chào đời bị cụt tứ chi làm chúng tôi cảm thấy xót xa như dao cắt cõi lòng. Nhưng chúng tôi có thể nói bằng nụ cười của một đứa trẻ bị cụt tay chân từ lúc mới sinh. Không còn gì an ủi cho bằng ẵm lấy đứa trẻ bị cụt tay chân vào lòng, không còn gì sâu sắc hơn ánh mắt của đứa trẻ tật nguyền ấy. Chúng tôi có thể nói với các bạn rằng khi nhìn đứa bé tật nguyền ấy với cặp mắt tràn lệ sung sướng nó như muốn nói với bạn rằng: “Cám ơn ba má đã thương yêu con và đã muốn con được hạnh phúc”. Lúc đó, bạn sẽ bắt đầu hiểu những gì bạn chưa bao giờ hiểu trước đó.

Nếu bạn nhìn lên Chúa Giêsu chết treo trên thập giá, bạn sẽ nhìn lại và nhìn thẳng vào ánh mắt của Ngài, Ngài cũng hầu như không còn tay chân nữa, bởi vì cả hai tay chân Ngài đã bị đinh sắt đâm thâu, bị bất động và bị đóng chặt vào gỗ thánh giá. Rồi bạn hãy nhìn chăm chú không phải vào tay chân bị cụt mất của đứa con yêu dấu tật nguyền của bạn, nhưng bạn hãy nhìn vào ánh mắt của con, vào trái tim và vào tâm hồn của nó nếu bạn có thể nhìn được. Và rồi bạn sẽ sung sướng khám phá ra những gì cặp mắt của thân xác bạn không thể nhìn thấy, đó là người con yêu dấu bất hạnh của bạn đang chiếm hữu hạnh phúc bất diệt của thiên đàng.

***

Chứng từ của cha mẹ đứa bé tàn tật trên đây nói lên lòng tin vững mạnh vào Mầu Nhiệm Ðau Khổ. Ðó cũng là cách mà các tín hữu tiên khởi suy niệm khi nhớ lại lời giảng của Chúa Giêsu. Những lời nói thật chói tai nhưng có sức đánh động tâm hồn họ hơn cả: “Phúc thay ai sầu khổ vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5:5) hay “Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo Thầy” (Lc9:23).

Cái chết khổ hình thập giá của Chúa Giêsu đã làm cho dân Do Thái phải kinh ngạc: Qua những phép lạ lớn lao tay Ngài thực hiện, nào là cho bánh hoá nhiều, chữa lành bệnh tật, kẻ chết sống lại; thế mà đến lúc cuối đời, dù bị oan ức, tra tấn sỉ nhục và chết cách dã man trên thập giá, Ngài cũng không làm một phép lạ nào để tự cứu mình khỏi khổ đau.

Ngài đã lau khô nước mắt của những người đau khổ, đã biến những nỗi khổ đau thành niềm vui, nhưng Ngài không hoàn toàn khử trừ đau khổ khỏi mặt đất! Bởi vì mầu nhiệm của đau khổ và sự chết vẫn là một thực tại được tiếp diễn qua mọi thời đại. Nhưng việc Phục sinh khải hoàn của Chúa Giêsu chính là sự bảo đảm và là lời minh chứng hùng hồn về giá trị của đau khổ.

Ðau khổ không phải là cùng đích của đời sống con người, cũng chẳng phải là con đường cùng; nhưng đối với những kẻ tin vào sứ mệnh cứu độ của Chúa Giêsu thì bên kia bóng tối của sự chết và đau khổ, chính là ánh sáng của sự sống vĩnh cửu và của hạnh phúc bất diệt.

***

Lạy Chúa, con có thể tìm Chúa trong mọi nẻo đường và nơi các sự vật, con cũng có thể gặp Ngài ngay trong những đau khổ chồng chất của đời con. Vâng, con tin chắc rằng khi con gặp được Chúa là con gặp được sự ủi an, hạnh phúc và niềm vui. Xin Chúa giúp con luôn xác tín rằng ơn cứu độ của Chúa sẽ biến đổi những đau khổ chóng qua của con hôm nay thành hạnh phúc bất diệt cho con ngày mai trên Nước Trời. Amen.

Thầy Uông Đai Bằng gởi

“Có lần tôi thấy một người đi,”

 Suy Tư Tin Mừng Chúa nhật thứ 3 Phục Sinh 23/4/2017

Tin Mừng (Lc 24: 13-35)

Vào ngày thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Ngài. Ngài hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.

Một trong hai người tên là Clêôpás trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Đức Giêsu hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giêsu Nadarét. Ngài là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Ngài để Ngài bị án tử hình, và đã đóng đinh Ngài vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Ngài là Đấng sẽ cứu chuộc Israel. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Ngài đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.

Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Ngài sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Ngài giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Ngài trong tất cả Sách Thánh.

Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Ngài rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Ngài mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Ngài, nhưng Ngài lại biến mất Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Ngài nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? “

Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn.” Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Ngài bẻ bánh.

&   &   &

“Có lần tôi thấy một người đi,”

“chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì.

Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,

một mình làm cả cuộc phân ly.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)

Thấy người đi hôm ấy, nhà thơ cứ ngỡ mình làm cuộc “phân ly”. Biết Chúa đã sống lại, nhà Đạo lại ngờ rằng: đó không phải. Vì nghĩ không phải, nên mới hững hờ. Thờ ơ. Tranh cãi.

Trình thuật thánh Luca, nay đưa ra luận cứ về điều mà nhiều thành viên Hội thánh xem ra vẫn cãi tranh, giành giựt mọi thắng lợi để thuyết phục người người chấp nhận lý lẽ mình đưa ra.

Về sống lại, nhiều sự kiện xảy đến với Chúa, không theo hướng quen thuộc, nên nếu người người sử dụng ngôn ngữ bình thường để suy nghĩ, sẽ thấy cũng khó mà tin. Khó, nhưng đó là việc có thật, từng xảy đến. Chúa sống lại, tuy gây dao động, nhưng đã tạo cho mọi người xác tín rằng niềm tin chính là quà tặng Chúa ban để mọi người có dịp suy nghĩ. Suy và nghĩ, những gì xảy đến với Chúa, rất hợp tình. Hợp lý. Chẳng nghi nan.

Xét bề ngoài, ta thấy nhiều việc xảy đến với Chúa xem ra khá mâu thuẫn. Nên trên thực tế, không phải ai ai cũng đều công nhận Chúa đã sống lại làm người thường. Nhưng, nếu Ngài lại bằng cách mặc lấy xác phàm làm người thường, thì sau đó, chắc Ngài sẽ phải chết thêm lần nữa.

Sự thật, không phải thế. Trình thuật hôm nay, thánh Luca mô tả việc Chúa đến đồng hành với môn đệ bằng hình hài ta thấy và sờ chạm được bằng chân tay, nhưng không thể tưởng tượng được là: Ngài sẽ phải chết, thêm lần nữa. Thật ra, không thể có chuyện như thế. Điều, thánh Luca kể ở Tin Mừng, là để nói lên ý nghĩa nào đó mà nhiều vị gọi là truyện “Đường Emmaus, hành trình với môn đệ”.

Về thể lý, một khi đã chết rồi, thì những gì là xác thân hoặc vật thể vũ trụ, đều rữa nát, vỡ tan. Không ai có thể trở lại sống với xác thân có xương thịt vẹn toàn như khi trước. Chẳng người nào lại có thể duy trì cùng một xác thân, suốt miên trường. Khi đã chết rồi, mà lại tái sinh với nguyên vẹn hình hài như khi trước, thì đó chỉ có thể là vòng chuyển luân, luẩn quẩn hết kiếp này đến kiếp khác, khoanh tròn quanh thành vòng quay sống-chết/chết-sống, không lối thoát.

Truyện hai môn đệ hướng về thành đô Giêrusalem được thánh Luca ghi chép, còn để nói lên rằng: Đức Giêsu được đồ đệ nhận ra Ngài đích thực là Đức Chúa Ngôi Hai, vẫn tồn tại với mọi người. Ngài chẳng là quỉ ma hiện hồn theo qui cách của người thật. Nhưng, Ngài hiển hiện qua hình hài sao đó, rất sống động (Mc 16: 12).

Ở đây nữa, khi viết Tin Mừng Phục Sinh, thánh Luca tập trung nhấn mạnh vào điểm, bảo rằng: Chúa tỏ cho mọi người thấy hình hài của Ngài theo qui cách rất khác, nên khi gặp lại Ngài, đồ đệ thấy mình sợ hãi, đến khiếp kinh (Lc 24: 37). Vì kinh khiếp, nên đồ đệ mới nói năng những điều chẳng có nghĩa. Theo nhà chú giải Kinh thánh Herbert McCabe, thì: khi đồ đệ gặp Thầy Chí Ái, các thánh cứ tưởng Thầy là Vị đồng hành chẳng hề quen biết. Kịp đến khi Thầy nhắc lại toàn bộ chi tiết về lịch trình cứu độ, các thánh mới vỡ lẽ ra đó là Thầy.

Xem thế thì, Phục Sinh là điều mà người phàm xác thịt chúng ta chẳng thể nghiệm ra bằng lý lẽ của đời thường, để kiểm chứng. Bởi, dù biết Chúa sống lại thật, các thánh vẫn không coi đó như một chứng cứ hiển nhiên, tựa khi Ngài còn sống. Nhận biết hình hài Chúa rất nhãn tiền, điều đó có nghĩa: các thánh đã có động thái tin-yêu rất khác thường, trong cuộc sống. Và, đây là thực tại chỉ xảy đến với những người cũng trỗi dậy như Chúa và với Chúa bằng niềm xác tín yêu thương của người vẫn tin. Tin, theo qui cách và ý nghĩa khác. Khác ra sao, đó là vấn đề. Là, sự thực. Thực ra sao? Cũng nên suy xét.

Trở về với lập trường chú giải của các tổ phụ thuộc Giáo hội Đông phương thời tiên khởi, như: Thượng phụ Origen, Grêgôriô thành Nyssa… khi gọi sự việc gì là ‘cảm nhận linh thiêng’, các ngài có ý nói về cảm xúc thiêng liêng, sốt sắng. Điều mà các đấng bậc trên nói đến, có ý bảo rằng: tất cả chúng ta đều mang trong người cung cách yêu thương có nhận thức sự vật mà não-bộ-thần-kinh-thuộc-mé-trái không thể lĩnh nhận.

Nhờ yêu thương như thế, con người ‘định hình’ sự vật thành những ảnh hình như do chính mình tạo ra. Làm như thế, là để tác tạo thực thể như mọi người vẫn làm cho chính mình, nơi phần sâu thẳm của con người. Làm như thế, là để nhận thức rằng: thực thể ấy có thật. Vượt quá phạm vi và qui cách của ảnh hình. Nói theo ngôn từ triết học, thì các triết gia gọi đó là “tiềm thức”. Coi đó là giòng chảy sống, rất diệu kỳ. Là, sờ chạm thế giới nguyên uỷ không hư nát, mà thường ra, ta không sống ở trong đó.

Nhận thức sự vật như thế, giống hệt cảm giác thấy được ‘lửa ngọn’ rực cháy trong người mình. Lửa rực cháy, khiến mình sống yêu thương, hạ mình. Thúc bách mình sống bừng sáng luôn tiến về phía trước. Có tiến như thế, mới cảm nhận được ‘lửa ngọn bùng bừng’ đang trào dâng với mức độ rất mới mẻ. Khác thường. Có kinh nghiệm từng trải rồi, người người sẽ nhận ra cuộc sống lại thực sự đang dâng trào nơi con người mình.

Đó là cung cách mà dân con đồ đệ dám sử dụng thơ văn như chưa từng làm, và cũng chẳng ai nghĩ tới để diễn tả tình huống Chúa Phục Sinh hiện hình với dân con của Ngài, thật như thế. Có thể nói, các thánh đã sờ chạm Chúa. Cảm nhận được nhịp đập nơi tim mạch cùng vết thương đầy máu của Ngài. Thấy được Thầy mình bẻ bánh rồi cầm lên ăn. Các thánh không thể quên được vị ngọt nơi bánh thánh Thầy trao tặng. Tự thân, các thánh đều biết rõ chính Thầy là Đấng đã bẻ bánh phân phát cho người nghèo hèn, rất đói kém. Tương lai mai ngày, rồi ra các ngài cũng sẽ tạo nên thơ/văn như thế để kể về Thầy đến với mình, nơi nào đó. Thầy đến để bẻ bánh, ban phát tình thương yêu nồng thắm, cho chúng nhân.

Thực tế là như thế. Nhưng ngày nay, điều đáng buồn là rất nhiều tín hữu Đức Kitô cứ khăng khăng tin rằng thân xác Chúa trỗi dậy với cuộc sống theo hình thức rất thể lý. Rất nghĩa đen. Và, họ coi đó như thực tại duy nhất, không bàn cãi nữa. Buồn hơn nữa, lẽ đáng ra, ta phải hiểu Phục Sinh nhiều hơn thế.

Nếu hiểu Phục Sinh chỉ là Chúa hiện diện với hình hài xác thể như khi trước thôi, tức là ta tự mình để luột mất ý nghĩa chính đáng, của nhiệm tích có thực. Buồn biết bao, khi nhiều người/nhiều vị vẫn lên án các đấng bậc nào khác nhận thức Chúa sống lại theo kiểu cách thơ văn mà thánh Luca viết theo dạng dụ ngôn, hay sao đó. Buồn nhiều cả, là: các vị không nghe và không thấy giòng chảy thi ca/âm nhạc vẫn tiềm tàng ẩn mình ở trong đó. Thực tại Sống Lại rất thật. Thật, một cách đích thực.

Quả thật, Chúa sống lại THỰC. Ngài khiến ta THỰC THỤ sống lại với tình

Thương như bao giờ sống vậy. Trong tâm tình đó, tưởng cũng nên ngâm nga tiếp nguồn thơ/văn của thi sĩ trên, còn viết tiếp:

“Có lần tôi thấy một bà già

Đưa tiễn con đi, trấn ải xa

Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng

Lưng còng đổ bóng, xuống sân ga.”

(Nguyễn Bính – Những Bóng Người Trên Sân Ga)

“Thấy một bà già” hay thấy nhiều bà mẹ còn đó bóng hình đổ trên sân ga cuộc đời, là thực tại. Thấy lưng bà còng. Thấy bóng hình chờ con của bà “sống lại” rồi chợt đến để sẻ bánh/chia cơm, mà sống thực. Thực tình sống cõi đời đầy yêu thương, như Chúa dạy. Suốt miên trường. Đó cũng là ý nghĩa và tác động của thơ văn, trong đời.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Tôi van xin đừng đến nữa tình yêu ơi.”

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 3 Phục Sinh năm A 30/4/2017

KHÔNG 2 – NGUYỄN ÁNH 9 – ca sỹ DAVID MINH ĐỨC

httpv://www.youtube.com/watch?v=-suN-cYXWFc

“Thôi, thôi, tôi van xin

Tôi van xin đừng đến nữa tình yêu ơi.”

(Nguyễn Ánh 9 – Không 2)

(Mt 5: 33-37)

Ối chà chà, là âm-nhạc! Nhạc gì mà, cứ hết hát chữ “Không 1” rồi lại “Không 2”, toàn những “Không” và Không”, đến rợn người. Thơ gì mà cứ nói, hết tiếng “Thôi” cho xong, rồi lại phán tiếp những từ và những ngữ “Đừng”, rồi “Chớ” và “Thôi” đến liên hồi?

Này nhé, bạn thử xem: bàn chuyện tình-yêu, mà người viết nhạc cứ kể nhiều chi-tiết như thể bảo:

“Tình yêu cho tôi chi nhiều ngây ngất.

Tình yêu cho tôi chi lắm men say.

Để tình yêu đem thương đau và nước mắt.

Để tình yêu đem cho tôi lắm chua cay.

Người ơi cho tôi chi lời ân ái.

Người ơi cho tôi chi phút mê say.

Để giờ đây ai cho tôi lời cay đắng.

Để giờ đây ai cho tôi lắm phũ phàng.”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Thôi thì, hôm nay đây, bần đạo chả dám mạn-đàm về những câu ca/tiếng hát đầy tiêu-cực, đến như thế. Cũng hệt như thể, bần đạo đây, chỉ muốn sưu-tầm các nhạc buồn vời vợi, mãi không…thôi, ư?

Thôi thì, hôm nay đây, nhân lúc đàm-đạo dăm ba câu chuyện rất ư là “tiêu-cực” để bạn và tôi, ta thấy được rằng: trong cuộc đời người, nhiều điều/nhiều thứ cũng đa-dạng, tích-cực và tiêu-cực đầy đủ hết.

Thôi thì, hôm nay đây, trước khi đi vào chủ-đề chính-yếu và chính-chuyên, xin mời bạn/mời tôi, ta cứ dấn bước đi vào vùng trời truyện kể, có sự thể rất tiêu-cực đối-chọi với điều tích-cực, hoặc về: kiếp trước/kiếp sau đối-chọi nhau, như sau:

“Bạn hỏi mình: Có kiếp trước hay không?

Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế?

Có kẻ đẹp kẻ xấu. Có người khôn người ngu. Có đứa sang đứa hèn.

Nhưng bạn ơi, xấu – đẹp, khôn – ngu, sang – hèn … là do bạn nhìn nó như vậy.

Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi.

Máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập.

Sự phân-biệt đến do bạn nhìn như vậy.

 Bạn lại hỏi mình: Có kiếp sau hay không?

Mình mới hỏi lại: Bạn cần kiếp sau để làm gì?

Để thấy người sống thiện được đền đáp,

người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát.

Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.

Nhân quả nhãn tiền.

Chỉ do bạn không thấy.

 Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống.

Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng mở.

Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi. Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu. Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân tâm.

Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.

Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.

 Và bạn ơi, phút giây này hạnh phúc. Được mỉm cười, được chiêm ngắm đổi thay. Tìm cầu chi nữa quá khứ vị lai. Chẳng nơi nào đẹp như bây giờ hiện tại. Cành sen trắng đang rưng rưng trong nắng. Bụt mỉm cười lấp lánh đoá Vô Ưu.

 “Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ-hội đặc-biệt cả. Mỗi ngày sống, đã là một cơ-hội đặc-biệt rồi!”

 Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi. Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa. Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại mọc trong vườn.

 Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu, hơn là cho công việc. Tôi hiểu rằng, cuộc đời là những cảm-nghiệm mình cần phải nếm. Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa. Tôi đem bộ ly pha-lê ra sử-dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu-thị, nếu mình bỗng thấy thích. Tôi không cần dành nước hoa hảo-hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích.

 Những cụm-từ như: “một ngày gần đây” và “hôm nào”, đang bị loại khỏi vốn tự-vựng của tôi. Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ. Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì, nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa. (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường)

 Tôi nghĩ rằng, cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia-đình, mời bạn bè thân-thích đến. Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ, và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây. Tôi đoán rằng: cô ấy sẽ đi ăn các món Tàu (vì cô rất thích ăn đồ Tàu!)

 Chính những chuyện vặt-vãnh mà tôi chưa làm, khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng: thì giờ tôi còn rất có hạn. Tôi sẽ rất áy-náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp, mà cứ hẹn lần hồi. Áy náy, vì không nói thường hơn, với những người thân của mình rằng: mình yêu thương họ. Áy náy, vì chưa viết những lá thư, mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.

 Giờ đây, tôi không chần-chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì, có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi. Tôi tự-nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc-biệt cả. Nếu bạn nhận được thư này, ấy là vì có một ai muốn điều hay cho bạn, và vì bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu. 

 Nếu bạn quá bận, đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến cho ai khác và tự nhủ: “mai mốt tôi sẽ gửi” thì mai mốt đó, có thể là một ngày thật xa hoặc là bạn không bao giờ gửi được.” (trích điện-thư bạn gửi cho nhau, trên mạng, cũng rất nhiều).

 Vâng. Những nhắn-nhủ và tự-nhủ như trên, đã đưa người kể và người đọc hãy cứ suy-tư đôi chút về những điều được nói đến, ở Kinh/Sách nhà Đạo, có những câu/những chữ “Đừng”, “Chớ” và không được” như sau:

 -“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ.” (Mt 5: 17)

“Nhưng cũng có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi.” (Mt 4: 7)

 -“Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mt 5: 33-37)

Quả là, các lời khuyên răn trong Đạo, luôn luôn bao gồm rất nhiều chữ như: Chớ, đừng, Không nên, không được… đều là những từ và những chữ nói lên tính tiêu-cực, trong hành-động.

 Quả là, trên thực-tế, có những luật “bất thành văn” vẫn được nhiều vị cứ là bảo nhau phải tuân giữ, như: việc hãm mình/phạt xác, làm việc đền tội đến “khó thở”, chịu đựng cực nhọc quá sức mình, kiêng ăn nhịn uống đủ mọi loại-hình có hại cho cơ thể. 

Cứ như thế, nếu bạn và tôi, ta có thì giờ mà tản-mạn trong vười Kinh Sách sẽ thấy rất nhiều thứ tiêu-cực được diễn-tả trong nhiều truyện kể, câu nói hoặc phán bảo của nhiều đấng bậc, ở trong Đạo.

Cứ như thế, đấng bậc thuộc nhà Đạo nọ lại đã minh-chứng tính tiêu-cực ở Kinh Sách bằng lời lẽ, cũng tiêu cực không kém như sau:

“Hàng thế kỷ lâu nay, sau khi các đoạn văn Kinh Sách được viết xuống và được gọi là “Lời Chúa”, ông Phaolô cũng trích-dẫn rất nhiều lời từ Kinh Sách tiếng Do-thái cổ để hỗ-trợ lập-trường “tiêu-cực của ông đối với phụ-nữ; và ngang qua Phaolô, các lời lẽ như thế đã đúc thành lối hiểu/biết rất khuynh-loát của Tân-Ước về người nữa. Nữ-giới không được tạo-dựng theo hình-ảnh của Thiên-Chúa. Các bà được định-mẫu thành người “bạn đời” của nam-nhân, chứ không như con người biệt-lập. Bởi lẽ, câu truyện tạo-dựng này lâu nay vẫn tạo ảnh-hưởng khá mạnh trong việc định-nghĩa giới-tính cho con người mãi đến hôm nay…” (X. TGm John Shelby Spong, Recasting the Negativity, The Sins of Scripture, Exposing the Bible’s Texts of Hate to Reveal the God of Love, HarperCollinsPublishers 2005 tr. 73, 101-109)

Tính-cách tiêu-cực hiện rõ trong tư-tưởng hoặc hành-động, vẫn được kể lể nhiều qua các truyện dài/ngắn ở đời người. Có một truyện được kể cũng kha khá, dù có được coi là hư-cấu hoặc tự-tạo, cũng nói lên được một bài học để đời về những đối chọi/kình-chống giữa tiêu-cực và tích-cực.

Đó là câu truyện kể về cuộc đối-thoại giữa thày/trò Khổng-Tử và Nhan Uyên, như sau:

“Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.

 Chỉ nghe người mua hét lớn:

-Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?

Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói:

-Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa.

 Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói:

-Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”

 Nhan Uyên đáp:

-Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?

Người mua nói:

-Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?

Nhan Uyên trả lời:

-Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan.

Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.

 Sau khi hỏi rõ đầu đuôi, Khổng Tử quay sang Nhan Uyên cười nói:

-Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!

Nhan Uyên từ trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ. Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia nhưng trong lòng không phục. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.

 Nhan Uyên cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa. Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học… Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.

 Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu:

 “Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.

Nhan Uyên đáp lại một câu:

-Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.

 Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to. Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ, muốn tránh mưa. Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”…

 Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây mục rỗng. Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia. Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”

 Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.

 Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là vợ, người kia là em gái của anh.

 Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói: “Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”

 Nhan Uyên cảm thấy kính phục thầy sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử. Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”

 Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”

Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người mua bán kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”

 Nhan Uyên bỗng giật mình tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”

 Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ… Câu chuyện này gợi cho chúng ta nhớ đến một lời dạy của người xưa: “Lùi một bước biển rộng trời trong”, đúng như vậy, đôi khi bạn tranh đấu giành được điều bạn cho là lẽ phải, nhưng điều mất đi có lẽ còn quan trọng hơn. Và nếu bạn biết nhường nhịn và lắng nghe thì có lẽ bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hơn. Hãy luôn luôn phân rõ sự tình nặng nhẹ. Đừng gắng sức tranh giành, rồi sau hối hận cũng không kịp! 

Trong thực tế, khi chúng ta hơn thua với khách hàng, thì thắng ấy cũng là thua (khi sản phẩm mới cần đổi mẫu, bạn sẽ biết); khi hơn thua với ông chủ, thì thắng ấy cũng là thua (cuối năm lúc đánh giá thành tích, bạn sẽ biết); khi hơn thua với người già, thì thắng ấy cũng là thua (người ta không để ý tới bạn đâu, bạn vẫn phải tự mình làm thôi); khi hơn thua với bằng hữu, thắng ấy cũng là thua (làm không tốt sẽ mất đi một người bạn).

 Trong tất cả vấn đề thì chữ nhẫn rất là trọng yếu, bất luận điều gì chưa rõ, thì không nên tức giận hay lỗ mãng, hãy tìm hiểu kỹ sự việc, rất có thể nguyên nhân đó ở chính bản thân bạn, khi hiểu được vấn đề thì hãy cùng nhau bàn bạc để giải quyết. Nếu không, sai một niệm có thể sẽ hỏng một đời… 

Hãy tranh đấu với chính bản thân để trở thành người Khiêm Tốn, Bao Dung,… thì lúc đó bạn mới thật sự THẮNG. Tự chế để tránh một cuộc tranh cãi tức là bạn đã thắng bản thân, cái thắng đó mới đáng kể.

 Không cần biết 3 nhân 8 có đúng là 23 hoặc 24, vẫn là chuyện để ta và mọi người nhớ mãi một lời khuyên để đời trong cuộc sống, Một cuộc sống có những vấn-nạn ngay sau khi nghe kể truyện nhân chia, rằng:

“Vì sao Khổng tử dạy học trò: 3 x 8 = 23? Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường hay bị sa vào những cuộc tranh cãi, đôi co. Ai cũng nghĩ là mình phải, mình đúng, mình biết nhiều hơn… do đó phải đỏ mặt tía tai cãi cho lấy thắng. Họ không hiểu rằng dính vào một cuộc tranh cãi là họ đang thua. Vì sao?

– Tranh cãi với khách hàng? Bạn thắng rồi, khách mất đi.

– Tranh cãi với đồng nghiệp? Bạn thắng rồi, đoàn đội tiêu tan.

– Tranh cãi với người nhà? Bạn thắng rồi, tình thân biến mất.

– Tranh cãi với bạn hữu? Bạn thắng rồi, bạn hữu dần xa.

– Tranh cãi với vợ chồng? Bạn thắng rồi, tình cảm nhạt phai…

Nói tóm lại, tranh cãi với bất kỳ ai, bạn thắng rồi thì sao? Bạn sẽ THUA!”

Xem thế thì, có thắng hay thua trong tranh-cãi hoặc nhận-định ở đời, vẫn là chuyện của người đời còn sống mãi với người đời, rất hôm nay.

Để kết luận, tưởng cũng nên đề-nghị bạn, đề-nghị tôi, ta quay về với lời ca ở trên không cần biết lời ca có là tích-cực hoặc tiêu-cực, một ý-nghĩa, vẫn cứ hát, rằng:

“Không, không, đến với tôi đến với tôi nữa làm gì.

Không, không, đến với tôi đến với tôi nữa làm gì.

Thôi, thôi, tôi van xin

Tôi van xin đừng đến nữa tình yêu ơi.

 Tình yêu cho tôi chi nhiều ngây ngất.

Tình yêu cho tôi chi lắm men say.

Để tình yêu đem thương đau và nước mắt.

Để tình yêu đem cho tôi lắm chua cay.

Người ơi cho tôi chi lời ân ái.

Người ơi cho tôi chi phút mê say.

Để giờ đây ai cho tôi lời cay đắng.

Để giờ đây ai cho tôi lắm phũ phàng.”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Hát thế rồi, nay xin mời bạn/mời tôi ta cứ hiên-ngang đi vào cuộc đời để sống hãnh-tiến suốt một đời, dù đời người có ra tiệc-cực hoặc tích-cực, cũng mặc.

Thế đó, là lời kết xin được gửi đến bạn đọc và người viết những tình-tự rất tương-tự, để còn sống mãi mãi một tương-lai xa vời vợi gần như là vĩnh-cửu.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ suy-tư nhiều về tiêu-cực, tích-cực

Và vĩnh cửu, thiên thu rất mai ngày

Một cuộc đời ở nhà Đạo hay ngoài đời

Cũng đều thế.

Sắp đến 30/4, hãy nhìn lại 42 năm VN thống nhất, và trả lời các câu hỏi:

 
 
From facebook:  Trần Bang
Sắp đến 30/4, hãy nhìn lại 42 năm VN thống nhất, và trả lời các câu hỏi:

Cái gì? Nguyên nhân nào?

Làm cho kinh tế VN nát bét?
Làm môi trường tự nhiên nát bét?
Làm giáo dục nát bét?
Làm văn hóa, y tế, du lịch nát bét?
Làm cho công lý thành trò hề?
Làm cho Luật pháp thành gông cùm, đòn roi ( công cụ) của phe đảng cai trị?
Làm đồn công an thành nơi “tự tử”?
Làm công đường thành chợ mua bán bản án?
Làm quan tòa thành xướng ngôn viên của phe đảng cường quyền ?
Làm cho nhiều khái niệm ngôn ngữ, chữ nghĩa bị đánh tráo?
…..
Làm khoa học tự nhiên và xã hội luẩn quẩn , không có thành tựu, (bằng cấp, học vị, học hàm loạn cào cào) đề tài nghiên cứu khoa học thì tầm phào, sao chép, vô bổ… thường thì chỉ phục vụ mục đích hợp thức hóa thành tích và giải ngân ?

Làm cho tâm tính người Việt (đa số) thay đổi từ cần cù, trung thực, hiếu học, hiền lương, trọng nhân nghĩa, trung dũng, can đảm, công minh… thành lười biếng, tham lam, giả dối, vụ lợi, đố kỵ, độc ác và sợ hãi lên tiếng chống bất công, áp bức, suy đồi, vô liêm sỉ và hèn nhát, im lặng đồng lõa với cái ác, với cái sai trái?

Làm cho dân tộc VN có nguy cơ bị ngàn năm Bắc thuộc lần hai chưa bao giờ rõ như bây giờ?

Hồi tưởng của cựu binh Bắc Việt 42 năm sau chiến tranh

Hồi tưởng của cựu binh Bắc Việt 42 năm sau chiến tranh

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-04-27
 
Bộ đội Bắc Việt ở Sài Gòn ngày 15 tháng 5 năm 1975.

Bộ đội Bắc Việt ở Sài Gòn ngày 15 tháng 5 năm 1975.

AFP photo
 
 

Cuộc chiến Việt Nam kết thúc ngày 30 tháng Tư 1975, ngày mà cố thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt nói triệu người vui thì cũng có  triệu người buồn.

Nhuộm đỏ đất nước theo XHCN

Hôm nay là ngày 27, chỉ còn 3 hôm nữa là 30 tháng Tư 2017, 42 năm im tiếng súng mà lòng người vẫn chưa yên, là cảm nghĩ từ một số cựu binh từng vượt Trường Sơn gọi là vào giải  phóng miền Nam 42 năm trước:

Ngày 27 tháng Tư năm 1975 thì tôi đang công tác ở rừng  U Minh Thượng thuộc Long Châu Hà theo cách gọi của phía cộng sản tức là gồm Long Xuyên, Châu Đốc và Hà Tiên. Đến ngày 30 tháng Tư, đơn vị chúng tôi được lệnh tiến ra tiếp quản các cơ sở kinh tài, ngân hàng, ngân khố, kho bạc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.  Vượt hơn một ngày trời bằng đường bộ và bằng ghe xuồng trên các kênh rạch ở miền Nam, đến đêm ngày 1 tháng Năm tiến vào thị xã Long Xuyên, tiếp quản Ngân Hàng Công Thương cũng như Kho Bạc, Ty Ngân Khố, Sở Nông Nghiệp của tình An Giang lúc đó.

Tiếp xúc với bà con họ hàng thân thuộc đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thì tôi chính thức có lập trường hoàn toàn khác với những gì mà đảng cộng sản và cả hệ thống giáo dục miền Bắc nhồi nhét cho tôi.
– Cựu binh Nguyễn Khắc Toàn

Đó là hồi tưởng của cựu binh Nguyễn Khắc Toàn khi chưa đầy 20 tuổi:

Nhưng mà tôi đã thấy một thành phố phồn thịnh, sầm uất ở miền Nam. Tháng Chín 1975 tôi có dịp lên bệnh viện Chợ Rẫy chữa vết thương trong chiến tranh, được tiếp xúc với bà con họ hàng thân thuộc đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thì tôi chính thức có lập trường và có nhận thức hoàn toàn khác với những gì mà đảng cộng sản và cả hệ thống giáo dục miền Bắc nhồi nhét cho tôi.

Càng nhận thức càng thêm ngậm ngùi và tiếc nuối, là tâm trạng của cựu binh Nguyễn Khắc Toàn 42 năm sau, khi quyết định trở thành một người hoạt động cho  dân chủ và dân oan ở Hà Nội:

Đi vào miền Nam dưới khẩu hiệu giải phóng, thống nhất đất nước, chống Mỹ cứu nước, nhưng bây giờ nhìn lại cuộc chiến đã kết thúc cách đây 42 năm thì rất buồn bởi đó là cái bi kịch lớn của dân tộc. Lẽ ra cuộc chiến này không nên có. Đất nước thì cần phải thống nhất nhưng thống nhất bằng con đường hòa bình, thương lượng, đàm phán như tấm gương của Cộng Hòa Liên Bang Đức và Cộng Hòa Dân Chủ Đức thì tốt hơn. Gọi là đi giải phóng miền Nam mà chế độ miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã có đầy đủ những đặc trưng của một xã hội tiến bộ, người dân được tự do làm ăn kinh doanh, một xã hội văn minh. Tiến hành một cuộc  chiến để thu hồi nốt miền Nam, để nhuộm đỏ toàn bộ đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa chỉ là một ảo vọng, chỉ là một thử nghiệm thì nay cũng đã sụp đổ hết.

Ngày 30 tháng Tư 1975 đã theo đoàn quân 203 vào tiếp quản Sài Gòn, cựu chiến binh Bùi Đình Toàn:

Lần đầu tiên vào thành phố Hồ Chí Minh thì rất ngỡ ngàng, rất xa lạ. Phải nói là lối sống của thành phố Hồ Chí Minh nó hay gấp bao lần Hà Nội, dân lúc bấy giờ người ta cũng không ưa cộng sản lắm. Nó hay là con người ta sống thoải mái  hơn ngoài Bắc. Lúc bấy giờ tôi còn đi thăm  một số cô dì chú bác di cư năm 54. Năm 77 tôi lại vào trong ấy một lần nữa thì coi như là một số gia đình đã đi hết, một số nữa đến năm 80 thì cũng đi hết không còn ai.

a39a42ba-0f86-4536-8f90-123906753a87-400.jpg
Tổng thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của Sài Gòn, rời dinh tổng thống ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. AFP photo

Ông Bùi Đình Toàn đã làm việc 6 năm tại Công Ty Xổ Số tỉnh Đồng Tháp. Năm 1983, khi xin chuyển về Bắc mà không được chấp thuận,  ông bỏ việc trở lại Hà Nội, đi làm trong một số cơ quan ở đây. Đến giờ đã luống tuổi, ông là thợ sửa vá xe đạp tại phố Quán Sứ, Hàng Bông:

Tôi là người Phố Cổ mà cũng là người nhiều đời ở phố này rồi, ngồi sửa xe lặt vặt được hào nào hay hào ấy, năm nay tôi 64 rồi.

Ngày 30 tháng Tư mỗi năm là lúc ông Bùi Đình Toàn cảm thấy buồn cho mình nhất và nhớ thương đồng đội đã ngã gục ở chiến trường hơn bao giờ hết:

Tôi chả có chế độ gì cả mặc dù mình là người lính là người từng cầm súng đi đánh giặc bao năm. Thật ra cái số cũng còn may mắn, đơn vị tôi nhiều người chết lắm, 10 người chết đến 7 mà bao nhiêu trận là tôi thoát chết.

Đáng nhẽ những người lính như tôi và một số đồng đội về là phải có sự ưu đãi nhưng thực tế thì chả có cái gì ưu đãi cả. Những năm tháng còn trẻ thì mình gian khổ trong chiến trường dọc theo các nơi mà  thực tế cuộc chiến này cũng chẳng mang lại cái gì cả. Giải phóng rồi cuộc sống cao lên thì nó là là tiến triển chung của xã hội, còn nói chung những người lính như chúng tôi thiệt thòi nhất là những năm tháng trẻ tuổi mà phải đi cầm súng, bao nhiêu người hy sinh bao nhiêu người chết, không tưởng tượng được chiến tranh nó kinh khủng thế nào đâu. Những người bạn của tôi, 50 người, về chỉ còn 3 người.

Theo lời ông Bùi Đình Toàn, chiến tranh không chỉ cướp đi tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của bao trai tráng Việt Nam mà còn biến họ thành phế phẩm xã hội như tình cảnh của ông hiện giờ.

Lần đầu tiên vào thành phố Hồ Chí Minh thì rất ngỡ ngàng, rất xa lạ. Phải nói là lối sống của thành phố Hồ Chí Minh nó hay gấp bao lần Hà Nội.
– Cựu binh Bùi Đình Toàn

Ngày 30 tháng Tư 1975 cựu binh Nguyễn Duy Huân, quê ở Tuyên Quang, đang cùng sư đoàn 308 có  mặt tại chiến trường Quảng Trị. Năm 1977 ông được chuyẻn ngành vể làm công tác báo chí tại Tuyên Quang. Năm 1995, ông bị qui kết chiếm đoạt tài sản nhà nước do cấp trên vu cáo, liên quan đến tuyến đường Tân Trào Tuyên Quang mà Bộ Chính Trị  khóa VIII đảng cộng sản khởi xướng để kỷ niệm 105 ngày sinh Hồ Chí Minh và 50 năm ngày thành lập nước:

Tôi chỉ là người làm công mà họ qui kết cho tôi là bao nhiêu vật liệu là tôi chiếm đoạt hết để họ bắt đưa đi tù.

Suốt 21 năm qua, cựu binh Nguyễn Duy Huân đi gỏ cửa nhiều nơi cấp trung ương nhưng vì thấp cổ bé miệng nên cứ bị đẩy từ cơ quan này qua cơ quan  khác mà không được giải quyết rốt ráo:

Năm nay là năm thứ 21 rồi, thông qua vụ việc của tôi và một số dân oan khác thì nói thực bây giờ tôi chẳng còn tin gì cái đảng cộng sản này, nó là  một  đảng ăn cướp  chứ không còn là  đảng lãnh đạo nhà nước và xã hợi nữa, nó từ  cấp cơ sở đến cấp trung ương rồi. Nói thực qua cuộc chiến đồng đội của tôi hy sinh rất nhiều, biết bao nhiêu người đã chết ở Quảng Trị, Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, xương máu của đồng đội tôi đổ xuống sông xuống biển hết, nó chả mang lại ý nghĩa gì cả. Sau khi đã có độc lập tự do rồi những người như chúng tôi, là những người có công, lại trở thành  người mất hết không còn gì cả. Trong quá trình 20 năm khiếu kiện ròng rã như thế tôi mới được biết người đi khiếu kiện ở cấp trung ương là rất đông, phải tới 2/3 là những trường hợp  gia đình có công với cách mạng đang bị trù dập..

5cac1887-66bd-45fb-9208-8e423b3d20f0-400.jpg
Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975. AFP photo

Đó là một trong những lý do mà cựu binh Võ Văn Tạo, vốn may mắn được hoàn cảnh học tập và sinh hoạt thuận lợi hơn anh em đồng ngũ khác, không bao giờ muốn vào đảng mà chỉ muốn làm một cây bút phản biện như đang làm:

Năm 1972 tới có mặt tại chiến dịch “mùa hè đỏ lửa” tôi có mặt 14 tháng trong Quảng Trị. Tóm lại tôi có tham gia cuộc chiến đầy đủ từ lúc trinh sát cho đến lúc kết thúc. Khi về trường đại học tôi đã nghiên cứu về chủ nghĩa Mác với một tư duy phân tích độc lập và một số anh em chúng tôi biết cái đó là sai lầm rồi cho nên là tôi không vào đảng.

Tôi chỉ mong một đất nước Việt Nam làm sao để xứng đáng như hồi chúng tôi bắt đầu hăm hở vượt Trường Sơn đi vào Nam, và sau này tiến lên chủ nghĩa xã hội như đảng và nhà nước tuyên truyền là ưu việt.

Từ năm 75 đến giờ thì đất nước đã vượt qua những giai đoạn tăm tối nhất nhưng so với thế giới thì vẫn tụt hậu. Kinh tế phát triển đã chậm mà xã hội có nhiều bất ổn đẻ ra từ một cơ chế không có đối lập không có đa nguyên không có cạnh tranh chính trị cho nên kết quả không được như chúng tôi mong muốn.

Bây giờ nhìn lại cuộc chiến đã kết thúc cách đây 42 năm thì rất buồn bởi đó là cái bi kịch lớn của dân tộc.
– Cựu binh Nguyễn Khắc Toàn

Trong mặt trận ở Quảng Trị, chỉ trong một mùa hè mà gần 30.000 người ngã xuống thì tôi cảm thấy như mình mắc nợ anh em, mình còn sống mà để cho đất nước mình như thế này. Cho nên còn một ngày thì tôi còn cố gắng góp ý để cho đất nước mình không tụt hậu, không xa lạ, không dị hợm với nhân loại tiến bộ. Để cho con cháu mình nở mày nở mặt và đồng đội của tôi nằm dưới suối vàng cũng mát lòng mát dạ.

Sau cùng là cựu binh Nguyễn Đức Giang, không đi B tức không vào miền Nam vì còn nhỏ tuổi, nhưng sau này có tham gia trận chiến biên giới phía bắc 1979, nói rằng sau 30 tháng Tư 75 ông đã đủ lớn để  nhìn thấy và hiểu biết về miền Nam Việt Nam thông qua những thứ mà các anh chị bộ đợi trở về và mang theo như những chiến lợi  phẩm:

Nghe các anh chị bộ đội kể lại trong cuộc chiến thì báo chí, đài, cứ ca ngợi giải phóng miền Nam là giải phóng đồng bào khỏi ách thống trị của Việt Nam Cộng Hòa, của đế quốc Mỹ. Nhưng mà sau khi giải phóng miền Nam xong thì các sĩ quan quân đội từ tiểu đoàn, trung đoàn trưởng là bê ra Bắc nào Tivi, tủ lạnh, quạt, xe máy…Còn lính tráng không được phép mang thì bổ xà phòng ra rồi giấu đồng hồ trong đấy. Một cái đồng hồ hồi ấy mang ra có thể có giá trị hàng cây vàng, bán một cái quạt Sanyo là có thể đổi lấy được một cái nhà ở nông thôn.

Ngoài Bắc sau 75 thì đồ miền Nam mới được xài nhiều chứ ngày xưa làm gì có tivi để xem. Băng nhạc thì nhiều nhà có điều kiện hoặc có bà con trong Nam ra là bắt đầu mang ra những giàn Akai, loa Pioneer, thế là bật nhạc tiền chiến nghe thích lắm. Cũng chỉ nghe nhỏ thôi, nghe to là công an nó đến tịch thu, không cho nghe nhạc vàng.

Tôi thấy cuộc chiến này là anh em đánh nhau, huynh đệ tương tàn chứ chả phải giải phóng miền Nam gì cả. Đến giờ phút này tôi thấy đất nước dưới chế độ cộng sản thì càng ngày dân chúng càng bất bình, nhưng có điều là có người dám lên tiếng và có người không dám lên tiếng.

Đời người

Đời người

  1. Vợ (chồng) có phải là của bạn không? Không phải!

Vợ chồng dù ăn cùng mâm, ở cùng nhà, tối ngủ chung giường, có thể đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau. Nhưng sau cùng cũng có lúc chia tay, có thể đồng sinh nhưng không thể đồng tử, trăm năm sống đến bạc đầu có nhau, tất cả cũng chỉ là mơ ước. 

  1. Con cái có phải là của bạn không? Không phải!

Bố mẹ và con cái tuy là có quan hệ huyết thống, nhưng đó cũng chỉ là mối quan hệ mang tính “đoàn thể”. Hiếu đạo, hy vọng, chăm sóc lẫn nhau v.v… những điều ấy tạo nên một gia đình vui vẻ. Nhưng sau cùng, khi bạn bước sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể tiễn bạn đi chứ không có khả năng đưa bạn trở lại. 

  1. Tiền tài có phải là của bạn không? Không phải!

Bạn ra sức, nỗ lực kiếm tiền, sau rồi lại nghĩ cách tiêu đi. Cho dù tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu tiền, đó cũng chỉ là vật ngoài thân, sinh không đem đến tử không đem đi.

 4. Nhà cửa, xe cộ có phải là của bạn không? Không phải!

Tuy bạn không ngừng nỗ lực để có được những thứ đó, nhưng khi bạn ra đi… tất cả trở về con số không.

Vậy rốt cuộc điều gì mới là của bạn?

  1. Thân thể

Chỉ có thân thể mới trước sau không rời xa bạn, nó đồng hành cùng bạn từ lúc bắt đầu cho tới lúc bạn vĩnh biệt thế gian; chỉ có thân thể mới có thể bảo hộ cho bạn, làm tất cả vì bạn, mãi đến khi sức cùng lực tận.

Nếu thân thể của bạn càng khỏe mạnh, nó giúp bạn đi càng xa, khám phá càng nhiều chân trời mới.

Nếu như thân thể không còn, sinh mệnh của bạn cũng sẽ hết, vì vậy, bạn cần phải trân trọng nó. Đây là thứ duy nhất thuộc về bạn, là báu vật vô giá. Vậy hãy yêu thương nó, bảo vệ nó, thỏa mãn nhu cầu của nó bằng cách rèn luyện, nghỉ ngơi, dinh dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh, tâm lý… dù một chút cũng không được lơ là.

  1. Sức khỏe

Thân thể khỏe mạnh thì cuộc sống của bạn mới có chất lượng, sinh mệnh mới được kéo dài.

Không có một cơ thể khỏe mạnh, đồng nghĩa với không có gì cả.

Cho nên chúng ta sống được một ngày, cũng là một ngày phúc phận, cần phải trân quý chính mình.

  1. Tinh thần

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh đổi sức khỏe để lấy vật ngoài thân.

Bi ai lớn nhất của đời người là dùng hạnh phúc để đổi lấy phiền não.

Lãng phí lớn nhất của đời người là dùng thời gian để giải quyết những phiền phức do chính mình tạo ra.

Và tất cả những điều này đều xuất phát từ ý nghĩ và tinh thần của bạn. Bởi vậy, trên thế gian không có gì quý hơn một sức khỏe dồi dào và một tinh thần mạnh mẽ. Bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ chính mình, hãy trân quý những gì bạn đang có. 

Thời kỳ mới, con người có tiêu chuẩn mới.

  1. Người thông minh: Sống vui sống khỏe, sống trẻ sống cởi mở, sống yêu đời.
  2. Người ngốc nghếch: Sống gấp, sống giận, sống buồn tẻ, sống lo âu.
  3. Người lạc quan: Yêu thể dục, yêu thể thao, yêu vận động.
  4. Người vui vẻ: Hay cười, hay nói, hay hát ca.

Chúng ta không có thân thể, sức khỏe, tinh thần… mọi thứ sẽ là con số không

Anh chị Thụ & Mai gởi

“1984” nằm ở hàng đầu trong danh sách “bestsellers” của Amazon.

“1984” nằm ở hàng đầu trong danh sách “bestsellers” của Amazon.

George Orwell mất năm 1950, tức là cách đây 67 năm. Ấy thế mà một trong những tác phẩm của ông mới đây, Tháng Giêng 2017, đột ngột nằm ở hàng đầu trong danh sách “bestsellers” của Amazon.

George Orwell là ai? Ông là tác giả của tập truyện hư cấu nổi tiếng toàn thế giới nói về thế giới Cộng Sản: Trại Súc Vật (Animal Farm). Tác phẩm này đã từng được đài BBC dịch ra tiếng Việt và đọc vào chương trình phát thanh hàng đêm khoảng thập niên 1980. Nó cũng đã được xuất bản ở trong nước nhưng dưới một cái tựa đề rất “vô duyên,” “Chuyện ở Nông Trại,” có lẽ để tránh kiểm duyệt.

Tác phẩm “bestseller” này là gì? Là Nineteen Eighty-Four, sau này được đổi thành “1984” cho gọn, được Amazon đặt in lại 75 ngàn ấn bản. Xin lưu ý: Con số 1984 ở đây chỉ là cách nói ngược với năm 1948, năm hoàn tất tác phẩm, nhằm mục đích đưa ra một khái niệm về tương lai. Tác phẩm này chưa hề được dịch ra tiếng Việt. Truyện mô tả một thế giới bị chi phối bởi ba siêu cường quốc: Eurasia, Eastasia và Oceania. Oceania luôn luôn sống trong tình trạng chiến tranh với hai siêu cường kia, đẩy toàn thế giới ở trong một tình trạng thù hận, cô lập và sợ hãi. Xứ sở này được cai trị bởi đảng và nhà lãnh tụ nắm giữ quyền hành tuyệt đối có tên là “Big Brother” (Ðại Ca), mà khuôn mặt của ông ta hiện diện khắp nơi trên các tấm pa-nô tuyên truyền lớn với dòng chữ “Big Brother Is Watching You” (Big Brother Ðang Theo Dõi Bạn). Người dân không có bất cứ một thứ quyền riêng tư nào, “ngoại trừ một ít phân khối nằm bên trong cái sọ của anh,” theo cách mô tả trong truyện.

“Ðại Ca” kiểm soát đất nước bằng bốn bộ: Hòa Bình, Tình Yêu, Thịnh Vượng và Sự Thật. Chức năng của bốn bộ này là một nghịch lý: Bộ Hòa Bình thì đảm nhiệm chiến tranh, Bộ Tình Yêu thì phụ trách chuyện hành hạ, Bộ Thịnh Vượng thì chuyên lo về bỏ đói, chuyên môn công bố những bản thống kê hoang đường và Bộ Sự Thật thì đảm trách chuyện nói láo. Nhân vật chính là Winston Smith, 39 tuổi, một nhân viên làm việc cho Bộ Sự Thật. Tất cả những gì lưu trữ trong bộ này đều không mảy may liên hệ gì đến thực tại bên ngoài. Chúng được hoàn toàn dựng nên bởi đảng, nghĩa là bằng sự dối trá. Bộ Sự Thật không những chỉ lo thay đổi hiện tại mà còn tiêu hủy cả quá khứ.

Một trong những phương cách thống trị quần chúng hữu hiệu của đảng là sáng tạo ra một hệ thống ngôn ngữ mới gọi là “Newspeak,” bắt buộc tất cả mọi người đều phải sử dụng. Rất nhiều từ sẽ không còn hiện hữu như “tự do,” “dân chủ,” “công bằng,” “tôn giáo,” “danh dự,” vân vân… Mục đích của việc tạo ra thứ chữ mới là giới hạn “tầm tư tưởng” (range of thought) của con người và đồng thời nhằm mục đích xóa bỏ tất cả ký ức về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Xin nêu một vài từ điển hình trong tự điển này:

– duckspeak/nói như vẹt: nói mà không suy nghĩ; nói như con vịt kêu quạc quạc.

– blackwhite/đen-trắng: cùng một vật mà nói đen cũng được, trắng cũng được.

Không chịu đựng nổi một nhà nước như thế, Winston âm thầm chống đối. Anh liên kết với một người tên là Charrington và O’Brien, người làm cùng sở với anh. Ngoài ra, anh còn lôi kéo cô tình nhân Julia. Họ gặp nhau và thảo luận về việc gia nhập tổ chức bí mật “Brotherhood” có mục đích lật đổ nhà độc tài. Chưa làm được gì thì anh đã bị bắt. Hóa ra, Charrington là một cảnh sát tư tưởng còn O’brien là thành viên cao cấp của đảng. Winston và Julia bị bắt Nàng thú nhận rằng nàng cũng đã phản bội anh. Sau khi bị tra tấn và tẩy não, Winston hoàn toàn bị khuất phục.

Cốt truyện không có gì gây cấn. Tác giả chỉ muốn đẩy ý niệm về một nhà nước toàn trị đến chỗ tuyệt đối của nó. Trong ý niệm đó, nhà nước toàn trị là một xã hội hoàn toàn mới, trong đó, đảng là Thượng Ðế. Xã hội đó sẽ như thế nào? Ðó là một xã hội, “Sẽ không còn sự trung thành nào khác ngoài trung thành với đảng. Sẽ không còn tình yêu nào ngoài tình yêu đối với Big Brother. Sẽ không còn nụ cười nào ngoài nụ cười mừng chiến thắng khi kẻ thù bại trận. Sẽ không còn nghệ thuật, không còn văn chương, không còn khoa học. Khi chúng ta có quyền năng vô biên thì chúng ta đâu có cần gì đến khoa học. Sẽ không còn phân biệt giữa đẹp và xấu. Sẽ không còn sự tò mò, không còn cái thú hưởng thụ cuộc sống. Tất cả những lạc thú sẽ bị hủy diệt (…). Nếu anh muốn có một hình ảnh về tương lai thì hãy tưởng tượng đó là một chiếc giày ống đạp lên trên một khuôn mặt người – mãi mãi,”

Khác với “Trại Súc Vật” đề cập đến một cuộc cách mạng kiểu Cộng Sản và sự phá sản của nó, 1984 mô tả một thế giới trong đó hình thức nhà nước toàn trị đã đạt đến giai đoạn ổn định và đang trên đường hoàn chỉnh lý tưởng mà nó đã đặt ra. Ðó là một nhà nước mà quyền lực đạt mức cao nhất đến độ trở thành vô chính phủ. Xã hội đó hầu như vô luật pháp, vì không có gì còn được gọi là bất hợp pháp nữa. Một xã hội nghịch đảo.

***

Tại sao “1984” lại trở thành “bestseller” lúc này? Theo nhận định của Peter Stansky, người viết tiểu sử Orwell, thì sự gia tăng số lượng sách bán ra xuất hiện từ sau khi nữ cố vấn của Trump, Kellyanne Conway, sử dụng từ “alternative facts” để biện hộ cho phát ngôn viên tòa Bạch Ốc Sean Spicer khi ông này nhất quyết cho rằng số lượng người tham dự buổi lễ nhậm chức của Tổng Thống Trump nhiều hơn Obama trước đây, mặc dù các hình ảnh và số thống kê cho thấy điều ngược lại. “Alternative facts” có nghĩa là “những sự kiện chọn lựa.” Nghĩa là, theo ý Conway, Spicer vẫn đúng dù không phù hợp với những gì diễn ra trong thực tế. Ðiều đó nhắc người ta nhớ đến loại từ vựng trong tự điển “Newspeak” mà Orwell nêu ra trong 1984, “whiteblack,” “duckpeak,” nghĩa là nói sao cũng được miễn phù hợp với ý định của nhà cầm quyền. Ý kiến này được dư luận trên mạng xã hội và nhiều cơ quan truyền thông như CNN, New York Times, USA Today, Quarzt, vân vân – cái mà ông Trump cho là chuyên môn đưa tin giả (fake news) và nặng nề hơn, bị ông kết án là “kẻ thù của nhân dân Mỹ” (Media is the enemy of the American People) – chia sẻ.

Thực ra, “1984” đã bắt đầu bán chạy kể từ khi Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, 8 Tháng Mười Một 2016 và đạt đến cao điểm sau khi bà Conway phát biểu từ “alternative facts.” Ðây là một phản ứng với một Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Cách vận động tranh cử bất thường cũng như các sử dụng ngôn ngữ không nhất quán (flip-flop) để hạ bệ và vượt thắng các đối thủ cũng như để tấn công và bôi nhọ truyền thông của Trump khiến người ta lo sợ một Trump-tổng-thống sẽ thao túng sự kiện và ngôn ngữ và do đó, có nguy cơ đưa Hoa Kỳ đến một sự khủng hoảng chính trị tệ hại. Hiện tượng “bestseller” của“1984” có vẻ như là một lời cảnh cáo của công luận về một chế độ độc tài toàn trị có thể thoát thai từ cơ chế dân chủ. Ðây không phải là lần đầu tiên, 1984 gia tăng số lượng bán. Thời Tổng Thống Reagan mới lên cầm quyền năm 1981, sách cũng bán chạy vì người ta sợ rằng Reagan có thể trở thành độc tài. Và gần đây nhất vào năm 2013, lúc Edward Snowden, nhân viên hợp đồng của của cơ quan National Security Agency, tiết lộ chương trình dò thám cá nhân quy mô của chính phủ Hoa Kỳ, sách cũng bán rất chạy.

Nhưng Stansky đồng thời cũng cho rằng, chính Internet cũng đã góp phần khiến cho các sự kiện bị bóp méo. Ðó là nơi chồng chất thông tin, đúng lẫn sai vì là nơi “cha chung không ai khóc,” người ta có thể điều chỉnh, sửa đổi, ngụy tạo tin tức và sự kiện một cách dễ dàng để ảnh hưởng đến công luận.

Tóm lại, một lần nữa, “1984” của George Orwell lại xuất hiện đúng lúc như một lời cảnh báo đến các nước dân chủ về nguy cơ của một chế độ toàn trị được khởi đầu bằng những lời lẽ mỵ dân và gây xúc động.

————–
Tham khảo:
– “Nineteen Eighty-Four,” George Orwell, nxb Hatcourt, Brace and Company, New York, 1949
– USA Today, CNN, New York Times, Quarzt… các ngày 25, 26/1/2017

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh gởi

NHƯ MỘT DÒNG SÔNG

 NHƯ MỘT DÒNG SÔNG

Từ một dòng sông…

Dòng sông ấy vẫn lững lờ trôi theo năm tháng.  Hôm qua cũng như hôm nay, con nước vẫn âm thầm lên xuống và ngược xuôi theo dòng chảy của thời gian.  Dòng sông đón nhận và chuyển tải bao ghe thuyền cập bến.  Dòng sông đem nước về tưới mát bao cánh đồng, đem phù sa bồi đắp bao ruộng vườn.  Dòng sông phát sinh và nuôi sống bao tôm cá, bao sinh vật lớn lên nhờ dòng sông ấy.  Dòng sông thơ mộng đã trở nên khởi hứng cho bao bài thơ, cho những bức tranh sinh động và những ca khúc bất hủ.  Dòng sông êm đềm nhưng cũng đã hứng chịu bao mùa mưa nắng và bão táp.  Có những ngày tháng hạn, dòng sông gần như khô cạn, và rồi có những mùa nước lũ ngập tràn làm dòng sông tan tác đôi bờ.  Nhưng dòng sông cũng vẫn luôn là dòng sông của trời và đất, của vạn vật và con người.  Nước của dòng sông ấy vẫn thấm nhập vào mọi nơi, len lõi vào mọi chỗ, ứng dụng vào mọi thời.  Nước sông ấy dập tắt bao cuộc hoả hoạn, tẩy rửa mọi dơ bẩn hôi tanh, làm sạch đẹp và trong sáng những gì đã lấm láp bụi mờ.

Dòng sông tưởng chừng như đã cũ nhưng thực ra vẫn luôn mới trong từng ngày.  Dòng sông tưởng chừng luôn đứng yên nhưng thật ra vẫn di chuyển không ngừng.  Dòng nước tưởng chừng như ngừng trôi nhưng thực ra vẫn thay đổi từng hồi.  Dòng sông vẫn đón nhận, tích chứa và lan toả không ngơi. Không giây phút nào dòng sông không chuyển động và đổi mới.  Bởi vậy “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Héraclite).  Dòng sông bên bồi bên lở, khúc thẳng khúc quanh, nhưng vẫn là chính nó trong mọi đổi thay và biến động.  Người ta chỉ thấy được dòng sông, nhưng không ai biết được lòng sông.  Người ta chỉ biết có con sông nhưng không ai thấy hết được những thay đổi sâu rộng nơi nó. Người ta chỉ nhận ra dáng vẻ của dòng sông, nhưng không mấy ai ý thức được tác dụng hiệu năng và biến dịch khôn cùng của nó trong vũ trụ, cũng giống như chính vũ trụ vậy: tất cả đểu trôi chảy, biến đổi, không có gì ngừng lại, nhưng rồi vũ trụ hôm nay cũng vẫn là vũ trụ của ngày hôm qua.

…Đến một con người

Cuộc sống của mỗi con người cũng giống như một dòng sông.  Những gì nói về một dòng sông cũng là nói về chính mỗi con người: một con người được nối kết thông giao giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và vạn vật; một con người bị giới hạn bởi xác thể nhưng có một tâm hồn linh thiêng siêu vượt không gian và thời gian; một con người được định hình cụ thể tạm thời trong hiện tại nhưng lại có một định mệnh tương lai vĩnh cửu.  Con người nhỏ nhoi, mỏng dòn và yếu đuối nhưng cao cả và lớn lao hơn mọi sự vì được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, vì nguồn gốc sự sống con người là chính hơi thở của Thiên Chúa, vì mọi biến chuyển sinh động trong sự sống đó chính là Thánh Thần, và luôn được tái tạo không ngừng trong nguồn ơn cứu độ của Đức Giêsu.  Con người không còn là ngày hôm qua, không phải là những gì đã qua, nhưng cũng vẫn là con người ấy của ngày hôm nay sau những thăng trầm và biến đổi.  Con người còn là những mơ ước của ngày mai, của sự triển nở, lan rộng và vươn tới một chân trời mới.  Không ai thấy hết những biến đổi sâu xa của một đời người, cho dù có những biến đổi tiêu cực và thấp hèn làm huỷ hoại ít nhiều sự sống đang trải rộng, nhưng bên trong vẫn là những khao khát CHÂN THIỆN MỸ đang tiềm ẩn và muốn lan toả không ngừng, cho dù bị mai một và ngưng trệ tạm thời bởi hoàn cảnh và những tình huống hạn chế của môi trường xã hội, văn hoá, tôn giáo, luân lý, ý thức hệ… 

Tham vọng của con người cũng chỉ là mặt trái của khát vọng tâm linh.  Hận thù ghen ghét nơi con người cũng chính là mặt sau của một tình yêu thiếu hụt không được đáp trả.  Chiến tranh điêu linh cũng chỉ là một khúc quanh co của sự khao khát hoà bình yên ấm.  Ích kỷ kiêu căng cũng chỉ là một hình thức che lấp sự thấp kém nghèo hèn của một ý thức nông cạn.  Không ai đang tâm cố ý làm điều ác chỉ vì đó là điều ác, nhưng vì thiển cận nghĩ rằng sẽ tìm thấy điều lành qua sự bất đắc dĩ làm điều ác.  Mọi suy nghĩ và hành động sẽ được thiết đặt lại sau những dở dang và hư hại, sẽ được tái tạo lại khi ý thức được nâng cao trong việc trở lại với lòng mình.  Mọi diễn biến của sự sống nhiều lúc có vẻ như tiêu cực nhưng thực ra đang chuyển vận tích cực ở vùng sâu của mọi ý thức.  Nhân loại đôi khi có vẻ đứng bên bờ vực thẳm của tai ương phát xuất từ những công trình mưu lược của chính con người làm nên, nhưng thực ra nó đang được tái định hướng trên một lộ trình phức tạp.  Tất cả đang được tiếp tục làm nên, đang được đổi thay, đang được biến chuyển và qui hướng không ngừng đến nguồn sự sống vô biên là chính Thiên Chúa, Đấng đang quan phòng và điều hướng mọi sự trong chính sự sống thâm sâu của mỗi con người.

Dưới cái nhìn trên, sự dữ cũng chỉ là sự “khuyết phạp”(privation) trong giai đoạn; sự hư hỏng xấu xa cũng chỉ là sự mất mát tạm thời để gây nên một chuyển biến tích cực; tội lỗi cũng chính là dịp phát hiện những nhân đức cao cả hơn.  Trong sự quan phòng, Thiên Chúa cũng đã an bài có cả những điều dữ và điều xấu như một phản chứng cấn thiết cho sự thiện và sự lành.  Trong sự khôn ngoan, Thiên Chúa cũng ân ban cho người lành và người dữ như nhau, để từ những khuyết điểm vẫn luôn có thể phát sinh những điều tốt đẹp hơn.  Như những khúc quanh co trắc trở có thể tạo thành vẻ đẹp nên thơ của dòng sông, thì sự khôn ngoan của Thiên Chúa cũng làm nên những vẻ đẹp lạ thường nơi một con người đầy uẩn khúc.  Như dòng nước có khả năng thấm nhập mọi nơi mọi chỗ, biến mảnh đất hoang khô cằn thành ruộng vườn mầu mỡ xanh tươi, thì quyền năng của Thiên Chúa trong sự sống của mỗi con người cũng làm nên như vậy nơi chính tâm hồn của họ.  Tội nhân trở thành Thánh nhân là như thế. Không có gì để bi quan, không có gì để lo sợ, không có gì để lên án, dù rằng có những điều cần cảnh giác và tiên liệu.  Điều tối cần thiết chính là sức sống của một niềm tin vươn lên mãnh liệt và đều đặn tuôn chảy như một dòng sông.

Hạnh phúc thay cho ai biết nhận ra chân lý sự sống đang tiềm ẩn nơi chính mình và mọi người, vì họ sẽ được nối kết với nguồn sống bất tận.  Hạnh phúc thay cho ai nhận ra một sự sống thâm sâu đang chuyển vận và tái tạo không ngừng trong chính mình và mọi người, vì họ sẽ được phấn khởi hân hoan trong đời sống mới vững bền.  Hạnh phúc thay cho ai biết tích cực khơi dậy sự sống Thần Linh đang cư ngụ trong trái tim mình và mọi người, vì họ sẽ được vui hưởng trọn vẹn niềm hoan lạc của một tình yêu sung mãn muôn thuở. 

Một lần kia, Đức Khổng-tử đứng ngắm nhìn dòng sông và cất tiếng nói : “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” (Vũ trụ hằng luôn luân chuyển, như dòng nước chảy ngày đêm không ngừng).  Ngài muốn cho đệ tử hiểu rằng: Thể theo Mạng Trời, mọi vật trong vũ trụ đều biến hoá.  Dù ngày dù đêm, dù trong phút chốc, không có vật gì là ngưng nghỉ.  Vì thế, Kẻ tìm Chân phải ngộ được Lý ấy trên con đường đạo: mỗi ngày cải hoá lấy đời mình.

Vũ trụ như một dòng sông.  Hãy ngắm nhìn dòng sông để thấy được sự sống của Thiên Chúa đang tuôn chảy, trào dâng, lan toả, thấm nhập và tái tạo không ngừng trong cuộc đời của mình và của mọi người. 

Ôi !
Dòng sông của sự sống đời tôi
Dòng sông vẫn tuôn chảy không ngơi
Dòng sông của tình yêu muôn thuở
Dòng sông của sự sống muôn đời. …

 LM Thái Nguyên

Langthangchieutim gởi

Tôi dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam

From facebook:  Dung Nguyen shared Ngô Trường An‘s post.
 
 
Image may contain: one or more people, people walking, wedding and outdoor

Ngô Trường AnFollow

 

Tôi dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam

Fb Bùi Quang Hải

Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ. Những chiếc đồng hồ seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga . Những chiếc quạt Nhật , Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú . Những cái đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.

Chúng tôi khi đó tự hỏi . Ơ hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à ? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam .

Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá . Rất nhân văn và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật . Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con người . Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi .

Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân chí Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồ trụy , Vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ

Trước 30/4 ngày Bác Hồ mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết .

Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm súc trào dâng hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ những năm 1960 , Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi . Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ cải cách ruộng đất. Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó

Ôi !!!!! vô cùng tồi tệ . Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản.

Nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù . Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ quả thật không thể tồi tệ hơn. Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !

CỨ IM LẶNG RỒI SẼ ĐẾN CHÚNG TA!

From facebook: Cat Bui shared Cao Duy‘s post — with Hung Quoc Pham and 47 others.
 
Image may contain: 1 person, text and food
Cao Duy with Hoa Kim Ngo and 90 others.

 

CỨ IM LẶNG RỒI SẼ ĐẾN CHÚNG TA!
#

Bà Đầm Trẻ

Xã hội Việt Nam bây giờ như một mớ hỗn độn chứa đầy sự ngang trái và bất công. Sự bất công giống như một căn bệnh, mà môi trường để cho nó sinh sôi nảy nở đó chính là sụ vô cảm của người dân. Đã có không ít clip được chia sẻ lên mạng xã hội, với nội dung là những con người bàng quan đứng nhìn những đồng bào của họ đang gặp nạn. 2 anh thanh niên đang nằm dãy dụa trên đường vì vừa bị tai nạn, không một ai giúp đỡ, nhiều người hiếu kì chỉ nán lại một chút rồi quay phim, đứng nhìn một lát rồi đi. Một em học sinh bị bạn đánh cho thừa sống thiếu chết, nhưng mọi người kể cả người lớn cũng chỉ đứng nhìn mà không can thiệp. Rất, rất nhiều những trường hợp như vậy diễn ra hằng ngày trong cái xã hội này. Và chúng ta nhìn vào nó rồi giận dữ trước sự vô cảm đến lạnh lùng của họ, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Chúng ta có như họ (?!)

Với tâm lý chung là sợ bị liên lụy, liệu chúng ta có dám đứng ra đưa người bị nạn đi cấp cứu, hay can ngăn cuộc ẩu đả của các em học sinh? Với lòng tham lam của mình liệu chúng ta có hôi của khi một chiếc xe chở bia, hoặc một xe chở trái cây bị lật? Điều đó cũng đã xảy ra rất nhiều. Không thể lấy chuyện riêng tư để biện minh cho những hành vô cảm một cách tàn nhẫn như vậy. Có thể trước mắt ta làm ngơ để tránh phiền phức, nhưng liệu lương tâm của chúng ta có bỏ qua cho bản thân mình? Khi những hình ảnh ngang trái đó vẫn ăn sâu trong ký ức? Sẽ như thế nào nếu như chúng ta dửng dung mặc kệ những người đó, nhưng họ lại chính là những người thân của chúng ta? Nếu một ngày đang đi giữa đường mà gặp một tai nạn thương tâm, ta có thể cứu họ bằng cách đưa đi cấp cứu, nhưng ta lại bỏ đi mặc kệ. Rồi khi về đến nhà mới hay đó là anh, chị, con, cháu của mình thì ta sẽ làm gì? Hoặc hôm nay chúng ta không giúp đỡ người gặp nạn, để rồi ngày mai người gặp nạn lại chính là chúng ta, lúc đó chúng ta có oán trách được ai không? Ai sống trên đời cũng có lúc gặp khó khăn, điều đó là rất khó tranh khỏi. Nhưng liệu việc đối nhân xử thế của mình như vậy thì liệu khi chúng ta gặp khó, có còn ai giúp chúng ta? Cách thay đổi nó là mỗi chúng ta phải biết yêu thương nhau, quan tâm đến nhau, sống vì cái tình thì mới mong nhận lại được những điều đó. Chúng ta không thể dùng sự vô cảm, bàng quan trước những gì đang diễn ra để rồi muốn nhận lại sự quan tâm của mọi người khi mình gặp khó được.

Với bản tính vô cảm của mình ta làm ngơ trước cảnh cướp đất của chính quyền đối với một xã khác, cách xa nơi mình ở. Chắc chắn với tâm lý sợ bị liên lụy, ta sẽ thả phào mà nghĩ: “May quá, không phải họ cướp của mình”. Để rồi chỉ ít lâu sau, nơi ta ở bị chính quyền làm việc tương tự, như đã làm với xã kia trước đó. Đến lúc đó chúng ta sẽ nghĩ gì? Chắc chắn điều chúng ta muốn là được sự quan tâm của cộng đồng để gây sức ép lên chính quyền, để chính quyền ngừng làm việc đó. Nhưng ta đâu biết, trước đó những người ở xã nọ bị cướp đất cũng cần sự quan tâm của chúng ta? Đừng nghĩ rằng hôm nay chuyện xấu chưa xảy đến với mình thì cũng đồng nghĩa rằng nó sẽ không bao giờ đến. Với sự tham lam của những kẻ nắm quyền, họ sẽ liên tục tạo ra bất công, cùng với sự lạnh lùng của chúng ta họ sẽ không bao giờ dừng lại. Và rồi, tất nhiên một ngày đẹp trời sự bất công đó lại nhằm chính chúng ta. Những con cừu sống trong môt cái chuồng chờ bị vặt lông, chúng im lặng trước những con khác được đưa lên bàn cạo, để rồi một ngày khác chính chúng cũng phải đối mặt với điều đó. Vấn đề không phải là hôm nay chúng ta có gặp bất công hay không, mà là sống ở trong một xã hội bất công thì sớm muộn gì nó cũng xảy đến với mình. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Người Việt Nam hiện tại giống như là thấy rõ sự bất công nhưng không ai dám lên tiếng, giống như họ đang chạy trốn khỏi sự bất công vậy. Làm sao có thể thoát nếu chúng ta cứ để nó hoành hành? Trong khi chính sự chạy trốn một cách vô cảm đó chính là môi trường cho căn bệnh bất công leo thang. Không gì là không thể thay đổi. Ngay bây giờ chúng ta có thể bắt đầu chống lại sự bất công đó bằng cách lên tiếng. Một tiếng nói nhỏ không thể làm gì, nhưng nhiều tiếng nói nhỏ kết hợp lại sẽ tạo ra một phương thuốc đặc trị sự bất công. Đó cũng là khắc tinh của độc tài. Hãy tin tưởng vào điều đó. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi chúng ta thôi vô cảm. Một chính quyền chỉ trong sạch, làm việc tốt và biết lo cho dân khi chúng ta biết lên tiếng. Sự thay đổi đến từ chính chúng ta chứ không phải là từ chính quyền. Đừng mong đợi sự từ bi của kẻ cướp, thay vào đó hãy làm cho kẻ cướp được hoàn lương.

Bà Đầm Trẻ

http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=72959

42 năm sau ngày 30.4.1975 qua cái nhìn của người trẻ

42 năm sau ngày 30.4.1975 qua cái nhìn của người trẻ

Cát Linh, phóng viên RFA
 

Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.

Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.

AFP photo
 
 Những người trẻ sinh ra sau khi chiến tranh chấm dứt có sự hiểu biết về ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào và họ nhìn thấy gì trong sự thay đổi của đất nước mấy mươi năm qua?

Cách gọi

Cứ đến tháng Tư của mỗi năm, tấm ảnh đen trắng về những đứa trẻ đứng nhìn ra ngoài ô cửa nhỏ xíu trong một chiếc phi cơ đã được tháo hết những băng ghế ngồi, trên mặt sàn máy bay thì chật kín những đứa trẻ khác đang nằm, ngồi lẫn lộn, lại xuất hiện trên các diễn đàn như một lời nhắc nhở…

42 năm, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, sẽ là quá nửa đời người với những cậu bé cô bé trong tấm ảnh ấy. 42 năm sau, họ sẽ nhớ lại ngày đó với một ký ức mang màu sắc của “số phận”, là cách nói của một người trên mạng xã hội khi xem tấm ảnh ấy.

Để cố tình xây dựng những sự học và truyền thông dối trá để mị dân. Khi hiểu ra thì rất đau khổ, gọi là vỡ oà cảm xúc.
– Sỹ Bình

Nhưng, với những người sinh năm 80, 90, sẽ là một thời đại hoàn toàn độc lập, về tư tưởng, thể chế, chung hơn hết là ý thức hệ.

Họ là những người được tiếp nhận từ ngữ mới, văn hoá mới, phong cách xã hội mới. Họ không trải qua giai đoạn gọi là “chuyển giao chế độ”. Chính vì vậy, không ít người ở lứa tuổi này nhìn về ngày 30 tháng 4 với một tâm thế hoàn toàn trung dung.

Sao Mai, thế hệ 9X, là một trong số những người ấy. Rất đơn giản, cô gọi đó là ngày giải phóng, theo văn hoá giáo dục mà cô được truyền dạy.

“Tức là thường thì từ khi đi học đến khi lớn lên, em được biết 30 tháng 4 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 1 tháng 5 là ngày Lễ Lao động. Nếu đi học hay đi làm thì sẽ được nghỉ hai ngày đó.”

Cụ thể hơn, nhưng cũng không kém phần đơn giản khi Sao Mai hiểu về ngày giải phóng.

“Ngày trước thì có thể là miền Bắc được giải phóng trước, không bị ách đô hộ cũng như không bị giặc ngoại xâm lấn chiếm, được hoà bình trước. Miền Nam thì vẫn phải chống chọi với giặc ngoại xâm, với kẻ thù. Ngày 30 tháng 4 là ngày đánh dấu mốc miền Nam cũng được hoà bình như miền Bắc và thống nhất đất nước.”

Không phải chỉ riêng Sao Mai, mà tất cả những ai trải qua nền giáo dục dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa đều biết đến cách gọi của cụm từ “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”

Nguyễn Khang, một thế hệ 9X khác, từ Sài Gòn cho biết anh không xa lạ với cách nói ấy:

“Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó là theo quan niệm của em thời còn đi học.”

Còn cho đến bây giờ, Khang cho biết anh chỉ chấp nhận một nửa của cách gọi ấy, vì không thể phủ nhận sự thật là Nam, Bắc một nhà từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

“Còn cho tới thời điểm bây giờ, em gọi nó là ngày thống nhất đất nước. Gọi là giải phóng miền Nam thì không hợp lý vì không thể nào một thằng nghèo đi giải phóng một thằng giàu. Nhưng không thể phủ nhận được ngày đó là ngày thống nhất đất nước.”

Cũng chia ra hai thời điểm để có hai sự hiểu biết và chấp nhận, là ý kiến của Sỹ Bình, thế hệ 8X.

“Ở thời điểm ngày xưa, ngồi trên mái nhà trường đó, gọi ngày 30 tháng 4 là ngày giải phóng. Nhưng mãi sau này, hiểu ra được vấn đề, thì ngày 30 tháng 4 là ngày buồn của dân tộc Việt Nam. Là một ngày gọi là thấm máu, nhuộm máu quê hương. Người ta thường gọi là Tháng Tư đen.”

Tính chất

Babylift-400.jpg
Bên trong một chiếc phi cơ của chương trình Babylift tháng 4/1975. Bên trong một chiếc phi cơ của chương trình Babylift tháng 4/1975.

‘Cái sự hiểu ra vấn đề’ đó được Sỹ Bình cho biết là từ lúc internet phát triển, truyền thông nhà nước và báo chí không còn là “nhà trường thứ hai” của người dân. Thay vào đó, các bạn trẻ như Sỹ Bình nói rằng họ đã tìm thấy “sự thật khác ẩn chứa trong đó”.

“Một cái ngày gọi là người Cộng sản Bắc Việt đã vào đánh cướp giết đất quê hương của người miền Nam. Những trận đánh mà cộng sản cho là giải phóng đó thì chính là những trận đánh giúp cho Tàu Cộng và Liên Xô.”

Cho dù các bạn trẻ ấy đều nhìn nhận có hai sự hiểu đến từ hai thời điểm khác nhau, dẫn đến hai cách gọi khác nhau, thế nhưng, theo Nguyễn Khang thì có một điều mà anh cho rằng không thể phủ nhận.

“Không phủ nhận là Cộng sản đã thắng. Việt Nam Cộng hoà đã thua. Nhưng những hệ luỵ của nó thì thật sự ngày đó là một ngày đen tối, một ngày đáng buồn.”

Còn với quan điểm của Sỹ Bình, anh nói rằng khi sự thật được phơi bày, nhìn quay lại những gì đã học, tất cả hoàn toàn được tô vẽ, cùng với sự trợ giúp của những ngòi bút mà anh gọi là “dối trá”

“Để cố tình xây dựng những sự học và truyền thông dối trá để mị dân. Khi hiểu ra thì rất đau khổ, gọi là vỡ oà cảm xúc.”

Nếu với Sỹ Bình là một cảm xúc vỡ oà đau khổ thì Nguyễn Khang gọi đó là “một ngày đau thương”:

“Bởi vì em biết được hệ luỵ, hậu quả của ngày đó, những người chết trong trại cải tạo. Em biết cuộc sống sau 1975 như thế nào, nên em biết được ngày đó là một ngày đau thương. Cái ngày không tồn tại luật pháp, thậm chí họ có thể giết người công khai mà không cần chờ đợi đến pháp luật….

Nếu mà không có ngày đó thì sẽ tốt hơn.”

Tích cực và tiêu cực

Những câu chuyện về cuộc chiến được vẽ lại trong sách vở hào hùng, oanh liệt thật sự đã lấy đi khá trọn vẹn niềm tin của thế hệ trẻ khi còn ngồi trên mái trường. Hình ảnh “cô du kích nhỏ giương cao súng” và “Thằng Mỹ lom khom bước cúi đầu” hay “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” từng là những hình ảnh tự hào đi trong tâm trí của những đứa trẻ hát quốc ca vào mỗi buổi sớm.

Niềm tự hào ấy trong trí nhớ của của các bạn trẻ, nó đã được xây dựng và lớn lên từng ngày với niềm tin đất nước mình “rừng vàng, biển bạc.”

000_APP2000040598414-400.jpg
Lính bắc việt trên những chiếc xe tăng tràn vào thành phố Sài Gòn sáng 30/4/1975. AFP photo

Không ít người thuộc thế hệ 8X, 9X, qua mạng internet, họ biết đến câu nói nổi tiếng của cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn từng tuyên bố nhân dịp Têt 1976, một năm sau ngày Giải phóng:

“Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một Tivi và một tủ lạnh.”

Những thanh niên tham gia buổi nói chuyện trong bài viết này đều chưa ra đời vào thời điểm ông Lê Duẩn vạch ra tiêu chuẩn đời sống của một gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, như Nguyễn Khang đã nói, anh không chấp nhận gọi là giải phóng miền Nam vì không thể nào một thằng nghèo đi giải phóng một thằng giàu.

Có lẽ qua kho tàng internet, Khang đã tìm hiểu cuộc sống của người miền Nam trước 1975 có được tủ lạnh và radio hay chưa.

Thế nhưng, chính Khang vẫn nhận thấy những điểm tích cực của cột mốc 30 tháng 4 năm 1975. Anh đưa ra cái nhìn có tính chất khá nhân sinh quan, đó là những mất mát trong chiến tranh sẽ không còn nữa.

“Ít nhất người dân không còn hoang mang khi mỗi sáng thức dậy thấy cái chết. Những chết chóc của chiến tranh sẽ không còn nữa. Không còn chiến tranh là mặt tích cực rồi.”

Thế nhưng, cũng theo Khang, bên mặt tích cực vẫn tồn tại những tiêu cực. Khang muốn nói đến cuộc bỏ phiếu bằng chân lớn nhất lịch sử Việt Nam.

“Hệ luỵ của vấn đề không còn chiến tranh lại khác đi. Không còn tự do. Không còn quyền được sống. Có người phải bỏ quê hương, bỏ cha mẹ, con cái để ra đi.”

Tuy nhiên, nói rằng cần phải nhìn nhận khách quan, Nguyễn Khang cho biết anh vẫn thấy có điểm tích cực trong 42 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

“Sự thay đổi đến thời điểm bây giờ, giống như thời bao cấp thì không thể sống được. Hay nếu không thống nhất thì cũng giống như với Triều Tiên hay Hàn Quốc thôi.

Sự chuyển biến tốt nhất bây giờ là đã có những công ty nước ngoài vào. Việc mở cửa cho những công ty nước ngoài vào trong 42 năm vẫn là chuyển biến em cho là tốt nhất, để cho công ty nước ngoài vào đầu tư rồi dần dần cuộc sống người dân từ đó có những nhận thức khác đi.”

Còn cho tới thời điểm bây giờ, em gọi nó là ngày thống nhất đất nước. Gọi là giải phóng miền Nam thì không hợp lý vì không thể nào một thằng nghèo đi giải phóng một thằng giàu.
– Nguyễn Khang

Không đồng ý với ý kiến này, Sỹ Bình phản biện bằng cách đưa ra nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác trong xã hội hiện tại. Theo anh, không thể nhìn vào một góc phát triển của một sự vật mà có thể đưa ra đánh giá toàn diện. Sỹ Bình cho rằng cần phải nhìn thêm ở các vấn đề khác bên cạnh kinh tế.

“Không phải mình nhìn thấy xây dựng, giao thông, các quy trình kiến trúc hạ tầng đồ sộ mà nói phát triển được.

Ví dụ an ninh quốc phòng, tại sao người dân ngoài biển bị quân giặc Tàu cưới giết nhiều như vậy? Giáo dục thì học trò đánh nhau hội đồng gây tử vong hàng năm, hằng tháng. Y tế thì xuống cấp, trẻ em chết rất nhiều.

Tại sao lại có những ngôi nhà đồ sộ như vậy? thứ nhất, có thể của nhà đầu tư nào đó ở nước ngoài hoặc những nhà tham nhũng, tư bản đỏ dùng đồng tiền bất chính, lấy ngân khố của đất nước trái pháp luật để xây dựng lên những công trình cá nhân làm lợi ích riêng.”

Cuộc sống của người dân Việt Nam có thật như trong bài giảng là ‘dân giàu, nước mạnh’ hay không? Sự phát triển của xã hội Việt Nam như thế nào trong hơn 40 năm qua? Thế hệ trẻ có tự hào về một Việt Nam hùng cường từng ‘đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” hay không? Câu trả lời“Không có gì phát triển ngoài hiểu biết của người dân về sự thật lịch sử sau 42 năm”, và “phải chi đừng có ngày ấy”, là nhận định chung của những bạn trẻ thế hệ 8X, 9X, những người được sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã chấm dứt.