Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,

Suy Tư Tin Mừng Chúa nhật thứ 2 Phục Sinh 23/4/2017

Tin Mừng Phục Sinh Ga 20: 19-31

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! “

&    &    & 

Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,”

“Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.”

                                                                (dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mai Tá lược dịch.

Trỗi dậy, nhà thơ khi xưa còn chưa trỗi. Chỉ mỗi nôm na điệu cũ, vẫn chưa tàn. Tín thác, nhà Đạo hôm nay rày xác tín. Cũng một tâm sự vẫn chưa an. Chưa an, giống như tâm sự của thánh Tôma tông đồ với lòng dạ chưa vững, dù Chúa có thăm viếng đồ đệ, với chúng dân.

Trình thuật hôm nay, thánh Gioan cũng trình và cũng thuật sự kiện Chúa về với đồ đệ để trấn an dân con của Ngài còn hãi sợ, và do dự. Sợ là sợ người Do thái tiếp tục lùng tìm đồ đệ của Ngài, mà hãm hại. Do dự, là bởi các ngài chưa hoàn toàn tin vào Thày mình dám trở về với anh em.

Niềm tin của thánh Tôma sở dĩ kém cỏi, là bởi thánh nhân chưa một lần đích thân gặp lại Thày mình, kể từ ngày Thầy trỗi dậy, vào Phục Sinh.

Với Hội thánh, tâm trạng thánh Tôma biểu trưng cho động thái của cộng đoàn cho rằng Chúa vẫn đang sống với họ theo cung cách nào đó, rất đặc biệt. Đặc biệt, là: họ thấy Chúa vẫn hiện diện trong quan hệ mật thiết với các ngài. Quan hệ, có nhận thức. Có tính cách mật thiết và thân cận khiến họ chẳng muốn thổ lộ cho ai biết. Bởi, có để lộ quan hệ này theo cung cách nào đi nữa, họ cũng chẳng có người để cảm thông. Có khi còn bị bài bác, bách hại nữa là đàng khác.

Vì thế, cộng đoàn nay càng đi vào quan hệ riêng tư với Chúa, càng thấy mình có khả năng duy trì sự tư riêng kín đáo ấy hơn là bày tỏ công khai như mọi người. Cũng từ đó, quan hệ giữa các thánh với Chúa Sống lại trở nên thiêng liêng và quan yếu khiến họ sống chức năng cộng đoàn mình.

Cộng đoàn này, ước ao Hội thánh khắp nơi chú ý đến giáo huấn mở rộng, bao gồm cả các tín hữu thuộc đủ mọi thành phần, ngay từ đầu. Và, thánh Tôma đã đại diện cho cộng đoàn đặc biệt luôn bận tâm tìm mọi cách để được chấp nhận làm thành phần của Hội thánh chính mạch, thời tiên khởi. Và việc thẩm nhập như thế, quả thật không dễ.

Tâm trạng chung của hầu hết các tín hữu Đức Kitô bình thường rất thực tế. Điều mà cộng đoàn tiên khởi tin tưởng, đã được cắm sâu trong giòng đời lịch sử, rất thiết thực. Lịch sử ấy, ghi lại việc dân con bình thường ở Hội thánh thấy Đức Giêsu vẫn quan hệ cởi mở với chúng dân. Nhờ đó, mà cuộc sống công khai của Ngài được mọi người nhận biết rất rõ. Nhận và biết, rằng cung cách sống Chúa thể hiện cụ thể trong đời công khai của Ngài là đứng về phía người nghèo không sợ sệt. Dù, có bị công quyền thách thức và đe doạ, vẫn không sợ. Chính vì thế, Ngài đã bị loại trừ khỏi mọi thế sự bằng cái chết rất nhục nhã, trên thập giá.

Trình thuật thánh Gioan viết về thánh Tôma còn để nói lên việc Chúa Phục Sinh là sự tiếp nối những gì Ngài đã thực hiện trong quãng đời lịch sử do Cha điều động. Tiếp nối cung cách sống khả dĩ khiến con người cần phải có. Trình thuật mở ra cho mọi người thấy nhãn quan rất khác biệt về tương lai của niềm tin nơi Hội thánh. Đó là điểm khác biệt giữa Tin Mừng theo thánh Gioan và Tin Mừng nhất lãm.

Tin Mừng nhất lãm không chú trọng nhiều về “truyền thống Tôma”, tức những khía cạnh nội tâm thâm trầm trong quan hệ với Chúa như Tin Mừng thánh Gioan chủ trương. Nói cách khác, khi lồng vào nội dung của Tin Mừng mình, thánh sử Gioan chấp nhận “con đường chật hẹp”; tức: chọn lựa lập trường trung lập giữa nhóm phái “Ngộ Đạo” và “Chính thống” trong Đạo giáo thời tiên khởi.

Vào thời ấy, đã thấy xuất hiện nhiều nhóm/phái rất khác biệc trong cung cách và lập trường tuyên tín, tuy vẫn tin vào Đức Chúa Phục Sinh. Phải mất một thời gian dài, mãi đến thế kỷ thứ 2 và 3, Antiôkia và Rôma mới đi đến hợp nhất đúc kết thành một hình thái duy nhất của Đạo Chúa. Và từ đó, đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Cũng vì lý do đó, nhiều lúc nhìn về dĩ vãng, ta có khuynh hướng gọi những đường lối khác biệt là “rối đạo”, tức mũ chụp của kẻ chiến thắng tặng cho người chiến bại, trong tranh chấp.

Khi thánh Gioan viết Tin Mừng thứ tư, theo “nguồn mạch Chính thống” mà lúc ấy chưa nổi hẳn, nên thánh nhân được xem như xuất từ nhóm/phái tin vào những trải nghiệm về linh đạo nội tâm hơn các nhóm khác. Và lúc đó, thánh nhân đã ở vào tình huống công nhận và bao gộp một số nhóm phái giống như mình vào giòng chảy niềm tin sâu rộng và phổ cập.

Thánh Gioan chống đối lối suy tưởng của nhóm đích thực “Ngộ Đạo”, là bởi thánh nhân nghĩ rằng các vị ấy đã sai sót về Kinh thánh của người Do thái. Dù thế, thánh nhân vẫn mở rộng cửa cho các vị không thuộc nhóm “Ngộ Đạo” nhưng lại trải nghiệm niềm tin của mình không theo cung cách của truyền thống công khai và những chuyện hoàn toàn mang tính phàm trần, rất trái đất. Và đó là lý do khiến thánh nhân sử dụng truyện thánh Tôma kém lòng tin nhưng lại trải nghiệm riêng tư mật thiết mà nhóm của thánh Tôma là đại diện.

Chính vì thế, ta mới có tài liệu gọi là “Tin Mừng theo thánh Tôma”, hoặc Tin Mừng thứ năm, tuy không được Giáo Hội đưa vào Sách Tân Ước, để ta tin. Việc này xảy đến vào thế kỷ thứ hai, tức: vào thời thánh Gioan còn sống, có lẽ từ miền Đông nước Syria. Tài liệu Tin Mừng này, hoàn toàn không mang tính “rối đạo”, sai sót, cũng chẳng thuộc nhóm “Ngộ Đạo”, nhưng vẫn không thuộc nhóm chính mạch truyền thống theo nghĩa nhất lãm, hoặc nổi lên vào thời sau này của Đạo Chúa.

Dân con Đạo Chúa hôm nay có nhiều phương án khác nhau về niềm tin. Chí ít, là tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Một số vị vẫn còn “ngoài luồng”. Một số thì niềm tin vào Phục sinh đã ngự trị ngay trong tâm can của họ. Dù trong hay ngoài, có lẽ vẫn nên đọc lại truyện thánh Gioan kể về thánh Tôma đến với niềm tin như thế nào. Có đọc lại như thế, ta mới mở rộng vòng tay để cho người anh người chị ở khắp nơi, cả nơi ta đang ở, mới có đất trống để thực sự tin vào sự sống lại. Của Đức Giêsu. Và, của mọi người.

Dù gì đi nữa, ta không thể nào có được niềm tin vững chãi vào sự Sống Lại của Đức Giêsu, nếu không có ánh sáng của Thánh Thần Chúa soi dọi mọi người. Nói cách khác, ta chỉ tin và công nhận Chúa đã Sống Lại theo cung cách nào đó, đều nhờ có Thánh Thần Chúa dẫn dắt, mà thôi.

Xem thế thì, việc Đức Giêsu hiện đến xác định một Sống Lại thật với thánh Tôma hay các môn đồ ở chốn kín cổng cao tường, vẫn là Lễ Hiện Xuống mới rất đích thực, cho mọi người. Nói cho cùng, tin Chúa Sống Lại tức đã tin vào Quyền Uy Sức Mạnh của Thánh Thần Chúa, vào mọi lúc.

Trong tâm tình ấy, ta ngâm lại lời của người từng đấu tranh nhiều cho niềm tin riêng mình, như sau:
“Non sông bốn mặt mơ màng,

Thức, chỉ mình ta dạ chẳng an.

Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.

Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ,

buồn giúp công danh dế dạo đàn.

Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,

Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.

(Hàn Mặc Tử – Đêm Không Ngủ)

Chúa sống lại, hẳn người người cũng mất nhiều đêm, rất không ngủ. Thức hay ngủ, để nghĩ suy, bằng tâm tình trọn niềm tin nơi Chúa. Chí ít, là niềm tin Chúa Sống lại.

Là, thách thức khiến “dạ chẳng an”. Là, thách thức vẫn chưa tàn, cuộc tình ta vẫn có với Chúa, ở chốn riêng tư hay ngoài mặt. Là tâm tình ta có được, nhờ Thánh Linh giúp trỗi dậy. Hôm nay. Mai ngày. Và, mãi mãi cõi miên trường.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Ô kìa, bầy chim bỗng tới líu lo, líu lo sau nhà

 

Video : Ô Kìa! Đời Bỗng Dưng Vui – Mai Phương ft Dương Hiếu Nghĩa [Official]

httpv://www.youtube.com/watch?v=0FycdlXt8t0

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 2 Phục Sinh năm A 23/4/2017

 Ô kìa, bầy chim bỗng tới líu lo, líu lo sau nhà

Ô kìa, người yêu bỗng tới tự tình với ta

Ô kìa, Ô kìa kìa vươn hoa bỗng dưng kết hoa, kết hoa muôn màu

Trời xanh mây trắng xóa

Người yêu xinh quá khiến ta bỗng yêu đời.”

(Hoàng Thi Thơ – Ô kìa, đời bỗng líu lo)

(1 Côrinthô 1: 26-31)

 Trần Ngọc Mười Hai

 Ơ hay! Sao anh lại cứ hát những lời “líu lo” hoặc lo toan đến líu cả lưỡi, nên mới thế. Ơ kìa! Líu lo với lo-toan đến độ líu lưỡi, đâu có gì mà phải hát lên như thế. Rồi anh còn hát líu lo, đến “vang rần”, “trời hồng trên má”, rất như sau:

 “Ô kìa, đàn em bỗng tới hát ca,

hát ca vang rần

Ô kìa, bồ câu bỗng tới tự tình trước sân

Ô kìa, Ô kìa kìa dàn hoa mướp kia bướm ong,

bướm ong la đà

Người yêu duyên đáng quá

Trời hồng trên má khiến ta bỗng yêu đời

Ha! Xin cho ta vui, cơn vui như điên

Xin cho ta say cơn vui hôm nay

có bao giờ đâu

Dù trong phút giây đời ta biết say

Ha! Xin cho ta vui cơn vui đang lên

xin cho ta say cơn vui đang lay

có bao giờ đâu đời ta bỗng vui.”

(Hoàng Thi Thơ – bđd)

Thôi thì, “có say cơn vui đang lay” hoặc “có bao giờ đâu đời ta bỗng vui”, vẫn là những nhận-định của nhiều người để rồi, tất cả mọi người sẽ cùng với người viết nhạc ca lên những lời cuối như sau:

 “Ha ha ha, Ô kìa bầy ngan bỗng tới cắn yêu,

cắn yêu chân người

Ô kia người yêu bỗng khóc giận hờn với tôi

Ô kìa, Ô kìa kìa một đôi bướm say lướt bay,

lướt bay trên trời

Người yêu như bối rối,

lặng nhìn không nói khiến tôi bỗng yêu đời

Khiến đời bỗng thành vui.”

(Hoàng Thi Thơ – bđd)

Đời bỗng thành vui”, đó chính là ý-nghĩa của câu hát vang trong đời, rất thảnh thơi. Đời có “bỗng thành vui” hay không, hãy cứ hỏi han nhiều người xem họ có ý-kiến phản hồi ra như thế nào. Hãy cứ hỏi xem các cụ nhà Đạo mình thấy được những ai “khiến đời bỗng thành vui”, như đấng bậc ở chốn chop bu nhà Đạo, như lời hỏi/đáp được trích dịch, ở bên dưới:

“Thưa Cha,

 Trong 4 năm trời Đức Phanxicô đã thực-hiện vai-trò then chốt của ngài rất tốt đẹp. Nhưng, con đây lại nghe có nhiều người kể rất nhiều điều về ngài, như: ngài là vị Giáo hoàng vĩ-đại, thông thoáng, một vị rối đạo hoặc cả đến cuộc bầu bán năm ấy bầu ngài lên, cũng không đúng. Vậy thử hỏi, con đây nên nghĩ thế nào về Đức Giáo Hoàng nhà ta, và phải phản-ứng thế nào với những lời bình như thế? Xin cha giải-thích cho biết”.

 Cha Đạo nhà mình hễ cứ nghe những lời thưa/gửi líu lo hỏi về những lời kết tội Đức Giáo chủ ra như thế, chắc chắn sẽ thấy ngứa tay quay tít mù, bèn lấy giấy bút trả lời ngay tức thời rằng:

“Vâng. Cả tôi nữa, cũng từng nghe những lời nhận-định như thế bèn hiểu là biết bao nhiêu người đi Đạo của ta cứ lẫn lộn nhiều điều về Đức đương kim Giáo hoàng Phanixô, Đạo mình. Vậy thì, ta nên ứng-xử cách nào đây?

 Trước hết, ta không nên đặt những câu hỏi đầy ngờ-vực về tính hiệu-lực khi mật-viện hồng-y họp bàn để bầu cử ngài lên làm Giáo-Hoàng. Mọi việc ngang qua thủ-tục bầu bán hôm ấy đều được thực-thi rất đúng cách. Trong suốt thời-gian này, chẳng có ai thắc-mắc gì về tính hiệu-lực hết; bởi thế, ta cũng không nên làm thế vào lúc này. Thánh Thần Chúa đã tạo hứng khiến các vị hồng-y sáng-suốt đủ để Ngài ban cho ta một vị Giáo-hoàng mà Chúa muốn tặng ban.

 Thứ hai là, cho đến hôm nay, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã làm biết bao nhiêu điều tốt đẹp cho toàn-thể Giáo-hội. Ngay từ đầu, ngài đã khiến mọi người trong/ngoài Hội-thánh mến chuộng, từ nụ cười nhẹ-nhàng cho đến cung-cách cởi-mở và lối sống giản-đơn. Ngài tự chọn cho mình chỗ ở để sống thường ngày tại Căn nhà mang tên Mácta ở Vatican, hơn là trú-ngụ tại căn-phòng to tát dành cho các Giáo-hoàng. Làm như thế, là để gần cận chúng-dân hơn.

 Rõ ràng là, ngài có lòng thương mến cách đặc-biệt những người nghèo-khổ hoặc bị bỏ rơi bên lề xã-hội. Ngài kêu gọi tình người xót thương hơn là dính cứng với lề luật, và còn nhiều điều tốt đẹp này/khác nữa.        

 Đức Phanxicô thực-sự nổi tiếng, không chỉ với người Công-giáo mà thôi, nhưng cả với người không theo Đạo Chúa, cũng hệt thế. Ngài là vị Giáo-hoàng đầu tiên mở tài-khoản Instagram vào tháng Ba năm 2016 và đã phá kỷ-lục từ trước đến giờ, với hơn một triệu người theo-dõi trong không đầy 12 tiếng đồng hồ. Tạp chí TIME đã chọn ngài là “Người Của Năm 2013” và nhiều nhà xuất bản khác lại cũng đưa hình ngài lên trang bìa sách/báo của họ nữa.

 Đức Phanxicô đem đến cho ta nhiều tông-huấn đáng kể, để đời. Tông-thư đầu tiên do ngài viết có tên là “Lumen Fidei” (tức: “Ánh-sáng Đức Tin”) nói về đặc-trưng của niềm tin, được phát-hành vào tháng 6 năm 2013, tức: chỉ vài tháng rất ngắn sau khi ngài nhậm chức.

 Tiếp theo đó, là Tông-thư “Evangelii Gaudium” (tức: “Niềm Vui Tin Mừng”)ban-hành vào dạo tháng 11 cùng một năm 2013, đã tạo lực đẩy lớn và chỉ-dẫn thiết-thực để loan-truyền Lời Chúa cách hữu-hiệu hơn cho thế-giới đặc-biệt ngang qua niềm vui cuộc đời ta đang sống. Loan-truyền Phúc Âm, là trọng-tâm cho sứ-vụ của Giáo-hội  -Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ Lục từng viết: Giáo-hội ta hiện-hữu là để truyền-bá Phúc Âm mà thôi.”

 Đó là vai-trò sinh-tử của Giáo-hội ta vào lúc này; và Đức Phanxicô lại biến sự việc này thành chủ-đề trọng-yếu trong nhiệm-kỳ Giáo-hoàng của ngài. Cả Tông-thư thứ hai do ngài viết mang tên “Laudato Si” đặt nặng trọng-tâm lên môi-trường sống, tức căn nhà chung của chúng ta, cũng đã xuất-hiện vào tháng Sáu năm 2015.

 Tông-thư ngài viết, được mọi người tuyên-dương cách rộng rãi, nói lên nhu-cầu của ta là những người có bổn-phận chăm-nom cho hành-tinh nhỏ bé do Chúa tặng ban cho con người. Vấn-đề này cũng quan-trọng không kém vào thời buổi này, nhưng vẫn có nhiều nhà bình-luận đã nắm bắt một số ý-kiến phát-biểu qua sự thể là: ta có thể tỏ ý bất-đồng quan-điểm với Đức Giáo Hoàng, cũng không sao.

 Sự thật thì, trong bất kỳ trường-hợp nào, ta cũng đã bỏ qua giáo-huấn nòng-cốt, bất diệt là như thế. Một trong các mục-tiêu lớn nhất mà những người chỉ-trích Đức Phanxicô thường hay nhắm đến, là: Tông-thư “Amoris Laetitiae” vốn bàn về chuyện gia-đình, được ban-hành vào tháng Tư năm 2016 vừa qua…

 Hỏi rằng: Đức Phanxicô có là vị Giáo-hoàng tự-do/ phóng-khoáng hay không? Thì, thiết tưởng, ta cũng không nên áp-đặt các cụm-từ chính-trị như thế với bất cứ vị Giáo hoàng nào cũng vậy. Đơn-giản là, đừng nên đánh giá ngài theo cung-cách chính-trị, rất không tốt. Bởi, nếu tự-do/phóng-khoáng là người biết lo cho người nghèo/khổ, đau yếu, bệnh-tật và cao-niên, tị-nạn, người sống ngoài lề xã-hội và môi-trường sống, thì đúng thế, Đức Giáo hoàng Phanxicô là người như thế, rất phóng-khoáng.

 Thế nhưng, những gì có thể bảo-thủ hoặc theo truyền-thống hơn như ngài từng lặp đi lặp lại rất nhiều lần về ác-thần/sự dữ đang hiện hữu, về nhu-cầu cần xưng-thú lỗi tội, về lòng đạo-đức sốt sắng đến với thánh cả Giuse, với Đức Mẹ và Tiệc Thánh Thể, cũng như duy-trì giáo-huấn của Hội-thánh chủ-trương kế-hoạch-hoá sinh-sản, phá thai và sự việc không thể truyền-chức linh mục cho nữ-giới ?

 Có điều chắc chắn phải nói ở đây, tức: Đức Phanxicô không hề là bè rối. Không có gì chứng-tỏ Ngài là như thế, đến bây giờ. Có thế nói, nhiều lúc rất nhiều người không hiểu rõ ý của ngài, nhưng tuyệt nhiên ngài không bao giờ là kẻ rối đạo hết.

 Có điều tốt, là ta phải thực-hiện cho bằng được là lời ngài thường xuyên thúc-giục mọi người trong Đạo “Hãy cầu nguyện cho Cha”. Bởi, nếu có ai ưu-tư nhiều về đường-hướng mà Đức Phanxicô đang theo-đuổi vấn-đề nào đó cách đặc-biệt hoặc vui thích về những gì ngài đang làm, thì tốt hơn hết là ta cũng nên nguyện cầu cho ngài. Đó là cách hay nhất để giúp ngài, vào lúc này.”(Xem Lm John Flader, Question time: Four years with Pope Francis: A Pontificate filled with surprises, The Catholic Weekly 02/4/2017 tr. 20)

Nói cho cùng, thì: vấn đề được người hỏi đưa ra ở đây, đâu phải là những ngỡ-ngàng từ vị Giáo chủ nổi cộm, này đâu. Có lẽ, vì quá nổi cộm nhờ vai-trò làm chủ cả một nhóm/hội đông đến hàng tỷ người, thì Đức Ngài cũng không tài nào tránh được các nhận-xét có hơi quá đáng, và đôi lúc cũng hơi “quá lời”, mà thôi.        

Nổi cộm nhờ vai-trò làm chủ cả một Giáo-hội, đôi lúc cũng vì mọi người dưới trướng cứ quan niệm rằng: Đức Ngài vốn dĩ “vô ngộ” nên hễ cứ nói lên lời nào cũng thành sự thật cả. Lời ấy, không bao giờ sai, quấy.

Nay, nhân có những lời phẩm bình về Đức Giáo Chủ Phanxicô, tưởng cũng nên coi lại và suy-nghĩ thêm xem Đức Ngài có “vô ngộ” hay không? Dù, ngài có ngồi trên ghế bành Toà Thánh mà phán với đoán. Về điểm này, nay cũng nên tìm lại các chi-tiết được viết trong bản văn Công Đồng Vatican 1 năm 1870 từng bảo rằng:

“Đức Giám-mục Giáo-phận La Mã, khi ngài ngôi trên ghế tông-toà để phán-bảo điều gì, thì đó là lúc ngài sử-dụng quyền-hành của đấng chăn-dắt và dạy dỗ hết mọi tín-hữu Đức Kitô như một giáo-thuyết của niềm tin hoặc đạo-đức mà toàn-thể Giáo-hội sẽ theo đó mà thi-hành. Và, điều đó có sự giúp-đỡ của Thiên-Chúa đã hứa ban cho ngài ngang qua thánh Phêrô là người có đặc-tính bất khả ngộ và kết-quả là: các phán-quyết của Đức Giám-mục Giáo-phận La Mã không thể nào lật ngược được….”  (X. The Catholic Encyclopedia tập 7, chữ “Infallibility” tr. 976)

Đành rằng, đặc-trưng “bất khả ngộ” của Đức Giáo-chủ là “không thể lật ngược” được, nhưng trong lịch-sử Giáo hội Công-giáo, cũng thấy nhiều vị Giáo-hoàng đã bất đồng ý-kiến với nhau, đến độ các ngài không tin là những gì vị tiền-nhiệm mình đề-cập, là “vô ngộ” hết. Chẳng thế mà, Tự-điển bách khoa Công-giáo lại cũng viết thêm như sau:

 “Vị Giáo hoàng kế-nhiệm Đức Formosus là Stêphanô VI (896-897) đã ra lệnh cho một thày dòng đi lấy thi-hài của vị Giáo-hoàng trước đó là Đức Formosus (891-896) từ sông Tiber, nước Ý đem về phục hồi chức-danh đấng kế-thừa ngai vàng thánh Phêrô. Ít năm sau, tại một buổi họp thượng đỉnh, vị Giáo hoàng này đã huỷ bỏ các quyết-định từng có vào thời tông-toà Stêphanô VI và tuyên-bố là mọi lệnh-truyền do Đức Formosus khi trước đã ban, đều có hiệu-lực…” (Xem thêm Ralph Woodrow, Are Popes Infallible?, Babylon Mystery Religion 1981, tr.100)     

 Nói tóm lại, “vô ngộ” hoặc “bất khả ngộ” là đặc-trưng quyền-hành của các Đức Giáo-chủ. Nhưng, thông-thường thì, ngày nay, ít có vị nào lại sử-dụng quyền ấy, hoặc cho rằng mình nắm vững chân-lý, cả khi đề-cập đến tín-lý hay tín-điều nữa.

Nói cho cùng, có là nhân-vật nổi cộm hay nổi tiếng thế nào đi nữa, tưởng cũng nên đề-nghị bạn, đề-nghị tôi, ta trở về với trích-đoạn của bài hát với những lời như:

“Ô kìa, đàn em bỗng tới hát ca, hát ca vang rần

Ô kìa, bồ câu bỗng tới tự tình trước sân

Ô kìa, Ô kìa kìa dàn hoa mướp kia bướm ong,

bướm ong la đà

Người yêu duyên đáng quá

Trời hồng trên má khiến ta bỗng yêu đời

Ha! Xin cho ta vui, cơn vui như điên

Xin cho ta say cơn vui hôm nay

có bao giờ đâu

Dù trong phút giây đời ta biết say

Ha! Xin cho ta vui cơn vui đang lên

xin cho ta say cơn vui đang lay

có bao giờ đâu đời ta bỗng vui.”

(Hoàng Thi Thơ – bđd)

 Hát thế rồi, nay cũng nên đi vào vùng trời lời đấng thánh hiền ở nhà Đạo để có thêm một hỗ trợ về đạo giáo, rằng:

“Anh em thử nghĩ lại xem:

khi anh em được Chúa kêu gọi,

thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời,

đâu có mấy người quyền thế,

mấy người quý phái.

Song, những gì thế-gian cho là điên dại,

thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan,

và những gì thế gian cho là yếu kém,

thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh.”

những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có,

thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có,

hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người.

Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa

mà anh em được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu,

Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta,

sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa,

Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính,

đã thánh hoá và cứu chuộc anh em,

hợp như lời đã chép rằng:

Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa.

(1Corinthô 1: 26-31)

Nghe thế rồi, nay đề nghị bạn và tôi, ta lại sẽ đi vào vùng trời truyện kể có những điều để kể như sau:

“Chim Chiền Chiện làm tổ trên một cánh đồng lúa mì non. Ngày ngày trôi qua, khi những thân lúa đã vươn cao thì bầy chim con mới nở ngày nào, đã lớn nhanh như thổi. Rồi một ngày, khi lúa những ngọn lúa chín vàng đung đưa trong gió, Bác aNông Phu và những người con đi ra đồng.

 Bác Nông Phu nói:

-Lúa này bây giờ gặt được rồi đây. Chúng ta phải kêu cả những người hàng xóm và bạn bè đến giúp cho chúng ta thu hoạch.”

 Bầy chim Chiền Chiện con trong tổ ngay sát đó nghe vậy hết sức sợ hãi, vì chúng biết rằng chúng sẽ gặp nguy lớn nếu không kịp dời tổ trước khi thợ gặt đến. Khi chim Chiền Chiện Mẹ kiếm ăn trở về, lũ chim con kể lại cho mẹ những gì chúng nghe được. Chiền Chiện mẹ nói:

-Đừng sợ, các con ạ. Nếu Bác Nông Phu bảo rằng ông ấy sẽ kêu hàng xóm và bạn bè của ông đến giúp, thì đám lúa này cũng còn một thời gian nữa mới gặt được.

 Vài ngày sau, khi lúa đã quá chín và khi có gió lay động thân lúa, một loạt các hạt lúa rào rào rơi xuống đầu lũ Chiền Chiện con.

 Bác Nông Phu bảo:

-Nếu không gặt gấp đám lúa này, chúng ta sẽ thất thoát đến cả nửa vụ mùa. Chúng ta không thể chờ đợi bạn bè được nữa. Ngày mai chúng ta sẽ bắt đầu tự gặt lấy.

 Khi lũ Chiền Chiện con kể lại với mẹ những gì chúng nghe ngày hôm nay, nó bảo:

-Thế thì mình phải dọn tổ đi ngay. Khi người ta đã quyết định tự mình làm mà không trông nhờ vào ai khác nữa, thì chắc chắn là họ chẳng trì hoãn gì nữa đâu.

 Cả nhà chim tíu tít lo bay tới bay lui dọn tổ đi ngay buổi trưa đó, và đến khi mặt trời mọc sáng hôm sau, lúc Bác Nông Phu và những người con ra đồng gặt lúa, họ chỉ gặp một cái tổ rỗng không. “

 Và lời bàn của người kể những nói rằng:

“Trong cuộc sống, khi đã quyết định tự mình làm việc gì, đừng quá trông mong vào sự giúp đỡ người khác. Tự cứu mình là tốt nhất.” (truyện do St sưu tầm trên mạng vi-tính).

 Kể và đọc những lời bàn như thế, cũng chỉ để bảo nhau và hát cho nhau những lời sau đây:

“Ô kìa, bầy chim bỗng tới líu lo,

líu lo sau nhà”

Ô kìa, người yêu bỗng tới tự tình với ta

Ô kìa, Ô kìa kìa vươn hoa bỗng dưng kết hoa,

kết hoa muôn màu

Trời xanh mây trắng xóa

Người yêu xinh quá khiến ta bỗng yêu đời.”

(Hoàng Thi Thơ – Bđd)

Và lời cuối hôm nay, vẫn là những lời dặn dò: hãy cùng nhau ca hát nhiều hơn là bình-phẩm về ai đó, thì tốt hơn. Bởi, dù có phẩm-bình hoặc chê trách cách nào đi nữa, ta cũng chẳng bao giờ xây dựng được việc gì, dù có gọi đó là “góp ý”, “để xây dựng” hay sao đó, cũng đều thế.

Trần Ngọc Mười Hai

Với đề nghị giản-đơn

là luôn hát những lời như:

Ô kìa, người yêu bỗng tới

tự tình với ta,

dù xa lạ hay quen biết.     

42 năm, lại nói chuyện hòa hợp hòa giải

42 năm, lại nói chuyện hòa hợp hòa giải

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-04-21
 
Tổng thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của Sài Gòn, rời dinh tổng thống ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh.

Tổng thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của Sài Gòn, rời dinh tổng thống ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh.

AFP photo
 
 Tròn 42 năm kết thúc cuộc nội chiến của người dân Việt Nam, tháng 4 năm 1975 – 2017, vấn đề hoà hợp hoà giải dân tộc được nhà nước Việt Nam nhắc đến nhiều lần nhưng thực tế như thế nào?

Rất khó

Trong suốt mấy mươi năm đó, không phải một lần, mà rất nhiều lần, cụm từ “hoà hợp hoà giải dân tộc” được nhắc đến trong các cuộc họp Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương, hay bất cứ nơi nào có lời phát biểu của những vị đứng đầu nhà nước.

Cụ thể là Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị và nghị quyết 23 NQ/TW ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Chưa kể đến những chương trình giao lưu họp mặt do Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.

Thế nhưng, 42 năm, một quãng thời gian đủ dài để đánh dấu sự trưởng thành của một con người, nhưng không đủ nhiều để cho một dân tộc có thể quên đi những tổn thương nặng nề do chiến tranh để lại. Đó cũng là điều Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận thấy về chủ trương hoà hợp hoà giải dân tộc:

“Tôi nghĩ vấn đề hoà giải dân tộc là một vấn đề rất là khó, do lịch sử để lại rất nhức nhối. Người ta nói nhiều về chuyện ấy nhưng làm không được mấy, bởi vì cái hố ngăn cách giữa bên này bên kia, người này người nọ, nhất là hố phân cách do cái tư duy chỉ có đen và trắng.”

Tôi nghĩ vấn đề hoà giải dân tộc là một vấn đề rất là khó, do lịch sử để lại rất nhức nhối
– Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Đối với ông, thực chất cuộc sống phong phú hơn rất nhiều. Giữa đen và trắng còn có màu xám và triệu gam màu khác tồn tại ở giữa.

Không cần suy xét đâu xa, chỉ cần nhìn lại những sự kiện diễn ra rất gần đây, có thể thấy cái khó mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A e ngại hoàn toàn có cơ sở.

Chỉ trong nửa đầu năm 2017, Hàng loạt những câu chuyện “cười ra nước mắt” đã diễn ra ngay trong xã hội Việt Nam, nơi có cả người thuộc “bên này”, kẻ thuộc “bên kia” cùng chung sống.

Từ việc  ra mắt cuốn sách nghiên cứu về nhân vật Trương Vĩnh Ký bị “lệnh miệng” đình lại cho đến những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng từ trước năm 1975, cụ thể là năm ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương)  bị cấm hát vĩnh viễn, rồi lại cho phép trình diễn trở lại vài ngày sau đó.

Theo lời giải thích của ông Lương Hồng Quang, việc cấm các ca khúc trước 1975 hoàn toàn không liên quan đến ý thức hệ, mà vấn đề là do Việt Nam đang tăng cường quản lý sở hữu trí tuệ. Và ông cũng khẳng định cơ quan quản lý nhà nước đang gặp nhiều lúng túng.

Có lẽ cái lúng túng ông Lương Hồng Quang nhắc đến chính là gam màu xám ở giữa mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nhắc đến?

Từ Nghệ thuật

Mặc dù, không thể phủ nhận rằng rất nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc đã quay trở về phục vụ cho người Việt trong nước sau mấy mươi năm rời quê hương. Thế nhưng, nhà văn Nguyễn Đông Thức, từ Sài Gòn có đưa ra một nhận xét: “Cho tới giờ, tất cả những show diễn của Phạm Duy, Khánh Ly đều không được phép quảng cáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, một cái bandrole cũng không có. Cuộn phim tài liệu về Phạm Duy về nước làm tám năm nay vẫn không được phép phát hành!”

Ông từng nói mình không tin bên nội địa thật lòng. Những lời kêu gọi hoà hợp hoà giải là “Màu mè, hình thức thôi. Còn lâu mới có hoà hợp hoà giải trong văn học văn nghệ, lãnh vực thượng tầng, quyết định tư tưởng, mà chính quyền Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu.”

Còn lâu mới có hoà hợp hoà giải trong văn học văn nghệ, lãnh vực thượng tầng, quyết định tư tưởng, mà chính quyền Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu.
– Nhà văn Nguyễn Đông Thức

Vào đầu năm nay, tại buổi lễ trao giải thưởng văn học 2016, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh đã đưa ra ý kiến mời các nhà văn, nhà thơ người Việt hải ngoại, kể cả đó là những người cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hoa) về tham dự.

Nhà văn Phạm Phú Minh, được biết với bút danh là Phạm Văn Đài, từ California khẳng định không thể thực hiện được trong thời gian này. Ông tiếp nhận và xem sự việc này như “thái độ thăm dò có tính chính trị.” Đặc biệt ông khẳng định điều đó cần một thời gian rất dài, nếu không muốn nói là rất khó xảy ra.

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đặt ra sự nghi vấn về “thâm ý chính trị”.

“Đối với Hữu Thỉnh, trước mắt phải làm sao để Hội nhà văn tồn tại và có kinh phí tồn tại. bây giờ phải bày ra chuyện để làm. Thực chất nó là như vậy và nó nằm trong chủ trương chiêu dụ người Việt hải ngoại.”

“Thứ hai nữa là họ muốn làm cũng không có khả năng, vì việc đi quan hệ tiếp xúc và thuyết phục giới nhà văn hải ngoại để về nước rồi nói cái gì là vô cùng khó đối với họ. Ở đây chỉ có vài văn đoàn độc lập mà họ còn không chịu tiếp cận, không chịu tiếp xúc không chịu chia sẻ thì làm sao tiếp cận giới nhà văn hải ngoại?”

000_ARP4290790.-400.jpg
Một đám tang người lính Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa, nay được gọi là nghĩa trang Bình An. Ảnh chụp hôm 29/4/1975. AFP photo

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết, sau khi đề ra Nghị quyết 36, rất nhiều trí thức hải ngoại nói chung vẫn chưa tìm được tiếng nói tương đồng với chính quyền Việt Nam. Sức mạnh sáng tác của họ vẫn phải bó hẹp trong những qui chuẩn mang tính chính kiến.

Tất cả những nhận xét ấy cho thấy có một tầng lớp thuộc giới trí thức trong xã hội Việt Nam chưa tin rằng hoà hợp hoà giải sẽ là điều có thể xảy ra.

Đến văn hoá

Khi chủ trương hoà hợp hoà giải dân tộc của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam vẫn đang được kêu gọi, thì trong lúc đó, người dân Sài Gòn phải ngậm ngùi chia tay từng di tích văn hoá lịch sử một. Từ hình ảnh Thương xá Tax từng đi vào ca khúc Chiều trên phá Tam Giang của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, cho đến những bậc tam cấp giản dị của nhà hát Công Nhân, thánh đường cải lương được xây dựng từ thập niên 40 của thế kỷ trước… tất cả lần lượt bị xoá bỏ.

Người dân tiếc thương như một phần ký ức cuộc đời của họ bị lấy mất. Họ không chấp nhận đó là sự thay đổi theo chủ trương phát triển của quốc gia.

Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không tồn tại trong sách giáo khoa lịch sử thời Xã hội chủ nghĩa. Người trẻ đi tìm kiếm thông qua thế giới mạng, để họ kêu gọi nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử.

Thừa nhận lịch sử

Nói về vấn đề này theo phương diện sử học, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà hợp hoà giải dân tộc, đó là thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà.

“Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp.”

“Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định.”

Khi nói về hoà hợp hoà giải ở lĩnh vực văn học trước đây, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên có bày tỏ rằng để đi đến sự hoà hợp đó thì

“Về phía phát tín hiệu trong nước là thật tâm, thật tình. Và phía người Việt ngoài nước là con dân mang trong mình dòng máu Việt, thấy đó là thật tâm thật tình thì đáp ứng.”

Đây cũng là một yếu tố được Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhắc đến phương cách thực hiện chủ trương hoà hợp hoà giải.

“Nếu người cầm quyền mà người ta có thật tâm, lúc đó đã có những hành động, cử chỉ có thể tạo điều kiện cho điều khoản này thực hiện tốt hơn, êm thấm hơn, nhưng đáng tiếc nó đã không xảy ra.”

“Có lẽ là phải đợi đến thế hệ sau, thế hệ mà ký ức đau buồn đó nó đã bớt đi rất nhiều. Những người mà không sinh ra sau năm 1975. Hiện tại số người đó chiếm một phần rất lớn của người Việt ở khắp mọi nơi. Tôi nghĩ chỉ có những người thoát ra khỏi cái tư tưởng trắng đen đó, thắng thua, Bắc Nam…lúc đó chuyện này mới tiến triển được.”

Nhân nói đến thế hệ trẻ, câu chuyện về những thanh niên sinh ra sau năm 1975 bày tỏ thái độ và chí hướng đối với lá cờ của Việt Nam Cộng hoà trên mạng xã hội được nhắc đến. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng đó là những người trẻ vẫn còn mang nặng tư duy trắng đen.

Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp.
– Tiến sĩ Nguyễn Nhã

“Nếu họ thoát khỏi tư duy đó thì có lẽ họ không gợi lại cái đấy để làm gì, mà xây những viên gạch mới, viên gạch khác thay vì những việc làm cho hố ngăn cách càng nhức nhối thêm.”

Chiến tranh kết thúc 42 năm. Song không thể phủ nhận trong tâm trí của người dân Việt Nam yêu nước vẫn còn đó nỗi trăn trở sâu thẳm bởi vết thương chiến tranh của dân tộc Việt Nam quá lớn. Thế nhưng, cũng có rất nhiều người đặt hy vọng như Tiến sĩ Nguyễn Quang A,“mọi người bắt tay vào làm những việc chung như kinh doanh, học tập, sáng tạo, tìm ra những giá trị mới trong khoa học, văn học nghệ thuật, chứ không cần phải nói đến những điều to tát nhưng trống rỗng.”

Thông điệp này có lẽ không xa lạ với những ai đọc qua sự tích Trăm trứng nở trăm con và câu chuyện cổ tích về bài học Bó đũa.

I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)

VÌ SAO TƯỚNG CHUNG HUỶ CUỘC HẸN Ở ĐỒNG TÂM?

From facebook:  Lang Văn  Chaudok, Vietnam ·

 

Thử tham khảo một góc nhìn:

VÌ SAO TƯỚNG CHUNG HUỶ CUỘC HẸN Ở ĐỒNG TÂM?

Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời ăn cướp mà thương dân lành!

Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm đã hơn một tuần vẫn chưa được chính quyền Hà Nội giải quyết êm thắm. Dân vẫn tiếp tục giữ các cscđ tham gia đàn áp làm con tin, và ông Chung cũng không xuống Đồng Tâm để trao đổi, giải quyết nguyện vọng của dân, trong khi công an vẫn đang chuẩn bị cuộc tấn công, giải cứu con tin; còn tứ trụ triều đình thì hoàn toàn im lặng, bỏ mặc đảng ủy, chính quyền Hà Nội giải quyết.

Đó là sự thâm hiểm tột cùng của những kẻ lúc nào cũng ra rả vì dân, vì nước… nhưng luôn luôn trốn tránh trách nhiệm khi người dân cần họ. Từ thảm họa Formosa đến “xả lũ đúng quy trình” ở Hố Hô, từ vụ cướp đất ở Tiên Lãng, đến Văn Giang… giờ đến Đồng Tâm, Mỹ Đức.

Ông Nguyễn Đức Chung lúc đầu mạnh miệng, dù không hứa hẹn nhưng tuyên bố qua điện thoại: “… Cần thiết thì mai tôi sẽ về trực tiếp về tận nơi Đồng Tâm…!” Nhưng rồi xù, không xuống.
Thái độ từ chối gặp trực tiếp dân ở Đồng Tâm của ông Chung không phải là sự thất hứa mà là sự hèn nhát, đúng bản chất của những người như ông.
Có thể trong lòng, ông Chung muốn giải quyết êm đẹp vụ Đồng Tâm, nhưng vướng phải cơ chế độc tài của bộ máy, Chung đành bó tay, không có quyền hạn để làm theo ý mình.

Thỏa mãn nguyện vọng của người dân Đồng Tâm, ông Chung sẽ tạo nên một tiền lệ “xấu” trong việc đấu tranh bảo vệ đất đai cho dân chúng sau này, điều mà đảng của ông rất sợ hãi, vì tiền lệ đó sẽ phá vỡ nền tảng căn bản của bộ luật đất đai: “Đất đai là sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý”.
Sự biến Đồng Tâm đã diễn ra nhiều ngày, chắc chắn ông Chung đã xin ý kiến của bộ chính trị và tứ trụ về phương hướng giải quyết. Tuy nhiên như đã nói, bản chất của hệ thống là không ai dám nhận lãnh trách nhiệm, nên chắc chắn sẽ không có một chỉ thị rõ rệt nào được đưa ra về vụ Đồng Tâm.
Không có chỉ thị rõ ràng, nếu hành động theo ý mình mà thất bại, ông Chung phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đó chính là cốt lõi của vấn đề.

Nếu người dân cương quyết không thả con tin để chờ một thoả thuận giải quyết nguyện vọng của mình bằng giấy trắng, mực đen, thì ông Cung sẽ không còn lựa chọn nào khác, ngoài dùng vũ lực để giải cứu con tin.
Việc cù cưa, tìm cách kéo dài thời gian đàm phán chỉ là thủ đoạn khiến dân mệt mỏi, chán chường, hao mòn ý chí đấu tranh, đến một lúc nào đó sẽ phải buông tay đầu hàng. Lúc đó, công an và có thể cả quân đội sẽ tấn công vào làng, nhiều người sẽ bị bắt, đưa đi mất tích, Đồng Tâm, Mỹ Đức sẽ bị xóa sổ, tất cả chỉ còn lại tiếng vang.

Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu, Nghệ An năm 1956 là một bài học cho những ai còn cả tin. So với Quỳnh Lưu về tầm mức, số lượng dân tham gia, sự việc Đồng Tâm tương đối nhỏ, với chỉ 6.000 người, trong khi ở Quỳnh Lưu, cao điểm lên tới 60.000 người, khiến chính quyền phải điều động 2 sư đoàn chính qui bao vây, đàn áp.

Tuy nhiên, hiện trạng xã hội VN năm 1956 khác với thời điểm này rất nhiều.
– Nội bộ đảng không phân tán, chia rẽ, đấu đá, tố cáo, hãm hại nhau kịch liệt như bây giờ. Hồ Chí Minh vẫn còn là thần tượng của hầu hết dân miền Bắc.
– Thông tin, báo chí, truyền thông đại chúng thời gian đó… do nhà nước kiểm soát hoàn toàn nên tin tức dễ dàng bị ém nhẹm, che giấu, thế giới không ai biết được tình hình căng thẳng xẩy ra tại Quỳnh Lưu năm 1956.
Giờ đây tình hình đã thay đổi. Dù chỉ có 6.000 dân tham gia, nhưng phương tiện truyền thông, mạng xã hội đã đưa tin lan đi khắp nơi trên thế giới. Mọi cuộc đàn áp bằng vũ lực sẽ bị cả thế giới lên án ngay khi phát súng đầu tiên nổ ra. Người ta còn chần chừ một phần nào cũng vì lý do này. Bên cạnh đó, dù không coi trọng mạng người, dân cũng như lính, công an… nhưng nếu tấn công vào lúc này, coi như ký án tử cho 20 cscđ. Sự thí mạng 20 người này sẽ gây phản ứng tâm lý dây chuyền, khiến cho lòng trung thành của công an, quân đội giảm sút nặng nề, dễ khiến họ nổi loạn hoặc quay súng trở lại bắn vào cấp chỉ huy khi có biến.

Trở lại vấn đề con tin. Nếu ngây thơ, tin tưởng vào lời hứa của bất kỳ lãnh đạo nào mà thả con tin ra trong lúc này, thì tình hình sẽ trở nên bất lợi hơn cho người dân. 20 con tin chắc chắn sẽ bị thiêu sống, nếu ông Chung dám manh động. Cả thế giới sẽ biết đến biến cố long trời lở đất này, và ông Chung sẽ trở thành một con dê tế thần cho chế độ. Ông Chung biết điều này nên không dại dột làm càn.

Là người hiểu biết, khôn ngoan, ông Chung phải tìm cách giải thoát 20 cscđ trước khi tấn công vào làng.

Hy vọng vào một cuộc đối thoại có tình, có lý giữa người dân với chế độ qua ông Chung, chỉ là hy vọng hão huyền, hoang tưởng.
Để lên tới cấp tướng công an, Chung hiểu rõ cách vận hành của chế độ này. Họ sẽ không bao giờ giữ lời hứa, ngay trong những văn bản đã ký kết với quốc tế:
– Hiệp định Genève, Paris chữ ký chưa ráo mực, họ đã xé toạc, vứt vào sọt rác.
– Hiệp định hồi hương 60.000 khách thợ ở Đông Đức ký với Cộng Hòa Liên Bang Đức năm 1990, sau khi nhận một nửa số tiền, họ cũng trở mặt, giở mọi thủ đoạn, tìm cách từ chối thi hành.
– Những hiêp định sau này ký với Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, tự do báo chí…
Thế thì dân Đồng Tâm “là cái thá gì” để Chung xuống tận nơi, đàm phán? Và cho dù có đàm phán, thỏa thuận được điều gì đi nữa, thì sau đó chuyện lật lọng cũng chẳng khó đoán.

Người viết không kích động bạo lực, không muốn thấy máu người dân Đồng Tâm đổ ra, nhưng viễn ảnh có được một cuộc dàn xếp êm đẹp, thấu tình, đạt lý giữa người dân và chế độ thật quá xa vời, khó lòng thực hiện.

Thạch Đạt Lang

HƠN 500 QUẢ BOM ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ ĐƯỢC CHÂM NGÒI TẠI TP HCM

HƠN 500 QUẢ BOM ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ ĐƯỢC CHÂM NGÒI TẠI TP HCM

“Tất cả đều muốn nổi điên lên khi nhận được thông báo nhổ sạch cây trồng, dọn nhà, trả đất lại cho Công ty Cây Trồng TP-HCM! Họ ùn ùn lên công ty để yêu cầu giải trình, nhưng Giám đốc biến mất, viện lý cớ đi họp, dù đã được báo trước 1 tuần lễ, chỉ để cho phó phòng tổ chức hành chánh Cao Mạnh Hoàng tiếp hàng trăm hộ nhận khoán, và y không trả lời được câu hỏi nào. Tiếng kêu thấu trời, oán than ngập đất.

_____

Trung Văn

20-4-2017

Sau 20 năm nhận khoán đất tại nông trường Phạm Văn Hai và An Hạ, thuộc huyện Bình Chánh, nay sát nhập lại thành Công ty TNHH Một Thành viên Cây Trồng TPHCM, người nông dân đã đổ vào vùng đất trũng phèn cực nặng này nhiều tỉ đồng, vẫn còn chưa ai thu hồi được gì cả, nay lại có lệnh phải nhổ sạch cây, dọn nhà, trả đất lại… khiến nhiều người sững sờ, choáng váng. Nhiều người ngất xỉu, phải chở đi cấp cứu. Căm phẫn dâng trào lên trong lòng người, khi Ban Giám đốc lại từ chối gặp mặt để trả lời mọi câu hỏi.

Trong khi đó, mọi văn bản pháp luật về đất đai luôn quả quyết hợp đồng được ưu tiên tái ký, và nếu có thu hồi lại, cũng phải được đền bù xứng đáng với công sức bỏ ra. Vì sao có hành động vô đạo đức, bất chấp pháp luật ngay giữa trung tâm một thành phố lớn nhất nước, mà tấm gương một Đoàn Văn Vươn xảy ra 5 năm trước vẫn còn sờ sờ trước mắt? Ông kẹ nào đứng sau sự việc này?

Hợp đồng giao khoán đất trồng xoài, thời hạn 20 năm, ký kết năm 1997 giữa Nông trường Phạm văn Hai với các hộ nhận khoán, căn cứ vào nghị định số 01/CP ngày 4-01-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ Thông tư 02/NN/CSQL/TT ngày 17-03-1994 của Bộ Nông nghiệp về việc hướng dẫn các hình thức khoán trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Căn cứ chỉ thị số 21/CT/UBNN ngày 16-05-1994 của UBND-TPHCM về việc phát triển cây ăn trái ở TP-HCM. Căn cứ thông báo số 852/TB/VP ngày 12-09-1996 của UBND-TPHCM về việc quy hoạch phát triển cây ăn trái tại TP-HCM. Căn cứ Kế hoạch sản xuất của Nộng trường được cấp trên giao. Căn cứ vào quyền hạn của Giám đốc NT đã được quy định.

Hợp đồng có điều khoản 3, mục 4: Bên B được ưu tiên gia hạn hợp đồng khi kết thúc thời hạn, nếu chủ trương chung không thay đổi. Điều 4: Nếu chủ quan của bên A do chủ trương cần thay đổi phương hướng sản xuất, bên A muốn thu hồi đất khoán một phần hay toàn phần, phải báo trước cho bên B ít nhất 2 tháng, đồng thời bồi thường cho bên B thỏa đáng trên cơ sở quy định chung của Nhà nước.

Với những cam kết và bảo đảm “chắc lụi” như vậy của các cấp Nhà nước, làm người ta vô cùng an tâm, dốc toàn lực toàn tâm lao vào sản xuất. Khổ nỗi, đây là vùng trũng phèn cực nặng, trước năm 1975 không một bóng người ở, dù chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, và được xem là vùng oanh kích tự do cho các phi cơ chiến đấu xuất phát từ Tân sơn nhất và Biên hòa. Sau 1975, thanh niên xung phong được huy động để đào kênh thoát nước và quy hoạch thành 3 nông trường: Phạm Văn Hai, An Hạ, Lê Minh Xuân với tổng diện tích khoảng 3.000 ha. Dân đi kinh tế mới được chia mỗi hộ 1.000 m2 dọc theo trục lộ, ngang 20, dài 50 mét. Đến thời kỳ đổi mới, năm 1995 ra đời nghị định số 01/CP giao khoán đất cho nông dân, mỗi hộ nhận từ 1 đến 8 ha. Có tổng số khoảng 500 hộ nhận khoán, bởi thông tin được tiết lộ rất giới hạn, đặc biệt trong giới cán bộ đi kháng chiến. Lúc ban đầu bao nhiêu cây xoài trồng lên đều tàn lụi sau vài năm, vì rễ ăn sâu xuống gặp phải phèn. Cả nông trường lẫn hộ nhận khoán đều liên tục thay đổi cây trồng. Kết quả cũng giống nhau, chỉ tốt lúc ban đầu, sau đó tàn lụi. Vì thế tiền đầu tư đổ vào như đổ xuống giếng!

Anh Ba Nghi, lô 8A/K5, nay 68 tuổi vay nợ người em ruột tại Hoa kỳ 40.000 Mỹ kim, và bà con bên vợ 35 cây vàng, gây nên một vườn ổi, với mỗi cây là một đường ống nhỏ giọt theo kiểu Israel, cho đến nay vẫn không trả nổi một đồng nào. Vợ anh khóc ròng nói: phải bỏ xứ không dám trở về nhà nhìn mặt anh em. Riêng anh Nghi, khi nhận được thông báo: nhổ sạch cây trồng, giao trả đất lại đã phải ngất xỉu, đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Anh Ba Phúc, 67 tuổi, lô 8A/K4 vay nợ bà con bên vợ tại Hoa kỳ 150.000 Mỹ kim, nay vẫn còn nguyên chưa trả được xu nào. Anh Lê Tấn Cẩm, 80 tuổi, vốn là đại tá, tham mưu trưởng Quân đoàn 4 đã về hưu tại Kênh 1, lương tháng 12 triệu, trút hết vào mảnh đất 4,5 ha suốt 20 năm, vị chi là 2,8 tỉ đồng chưa kể tiền của vợ hàng tỉ khác nữa, nay vườn bưởi khá xum xuê, bắt đầu thu hoạch, lại được thông báo … nhổ sạch giao trả đất! Nghe hung tin anh cũng bị choáng váng rồi ngã quỵ và được gia đình mang đi cấp cứu mấy ngày sau đó. Chị Đặng thị Ngọc Thúy, 60 tuổi, phu nhân cựu Giám đốc Sở Nông nghiệp Trương Hoàng, dưới thời bí thư thành ủy Trương Tấn Sang, đổ vào mảnh đất nhận khoán 2,5 ha, khoảng 7 tỉ đồng, tạo ra một vườn bưởi trứ danh. Chủ tịch nước Trương Tấn sang đã có lần mang bưởi này sang Pháp, tặng cho ông bác sĩ giải phẫu của mình. Nông trường Phạm Văn Hai nhiều lần đến mua bưởi của chị để … quảng cáo thành tích của mình! Cựu tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn Nguyễn Trung Tín, cũng trút hết lương hưu vào mảnh đất nhận khoán, chưa thu hoạch gì cả. Cựu đại tá Công An Nguyễn Duy Hùng đổ vào mảnh đất rộng 2 ha đã 3 tỉ đồng vẫn còn trắng tay. Anh Đặng Sĩ Thanh, 70 tuổi, đổ vào mảnh đất 2,5 ha 4 tỉ với một vườn bưởi đã thu hoạch, nhưng năm 2015 bị ngập nước chết sạch. Cựu trung tướng Nguyễn văn Chia (ba Chia), tư lệnh quân khu 7 đã trút hết tài sản mình vào mảnh đất khoán 3 ha, thuộc kinh 6 An hạ, trước khi bất ngờ qua đời cách nay 7 năm vì té cầu thang. Hàng mấy trăm trường hợp đau lòng điển hình như thế.

Tất cả đều muốn nổi điên lên khi nhận được thông báo nhổ sạch cây trồng, dọn nhà, trả đất lại cho công ty Cây trồng TP-HCM! Họ ùn ùn lên công ty để yêu cầu giải trình, nhưng Giám đốc biến mất, viện lý cớ đi họp, dù đã được báo trước 1 tuần lễ, chỉ để cho phó phòng tổ chức hành chánh Cao Mạnh Hoàng tiếp hàng trăm hộ nhận khoán, và y không trả lời được câu hỏi nào. Tiếng kêu thấu trời, oán than ngập đất.

Kịch bản này giống hệt như Đoàn Văn Vươn 5 năm trước đây. Để tránh tái diễn thảm kịch đó, Quốc hội đã ban hành luật đất đai năm 2013, và nghị định Chính phủ số 43-2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành, trong đó điều 74 khoản 2 quy định: Hộ gia đình, cá nhân, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đang xử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền xử dụng đất, khi hết thời hạn xử dụng đất thì được tiếp tục xử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 điều 126 (là 50 năm) và khoản 3 điều 210 (thời hạn tiếp tục bắt đầu từ lúc hết hạn 20 năm) của luật đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn xử dụng đất. Kỹ lưỡng hơn nữa, nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27-12-2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nói rất rõ về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông lâm nghiệp Nhà nước. Điều 6, khoản 1 quy định thời hạn khoán: Thời hạn khoán ổn định, theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi, hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Trường hợp hợp đồng hết hạn, nếu bên khoán không vi phạm hợp đồng, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại điều 4 nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.

Tóm lại mọi quy định pháp luật, kể cả ngay trong hợp đồng mà hộ nhận khoán đã từng ký kết với nông trường cách nay 20 năm đều cho phép ưu tiên tiếp tục nhận khoán. Do đó thông báo dọn sạch cây trồng, vật nuôi, giao trả lại đất là hoàn toàn không có căn bản pháp lý nào cả, không dựa vào đạo lý nào cả. Mà chỉ là luật giang hồ, kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu thế. Không có giá trị thực hiện, ngoại trừ bạo lực. Nhưng bạo lực chắc chắn sẽ được đáp trả bằng bạo lực, đổ vỡ cho tất cả 2 bên.

Vì sao giám đốc công ty Hứa Văn Hưng lại cả gan ký một thông báo như thế, bất chấp luật pháp và tình người? Bởi vì khai khẩn một vùng đất hoang vu, không người ở hoàn toàn, không phải đơn giản như là chuyện cắm một cây cọc sắt xuống đất, đến hết thời hạn thì nhổ cọc đi, trả lại đất. Đó là trồng một vườn cây, phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi, công sức và tiền của mới được xanh um, tươi tốt. Chỉ cần buông lỏng trong 2 tháng không chăm sóc là cỏ mọc che kín, hoang hóa trở lại như ban đầu. Với thời gian, nó sanh sôi gốc rễ, tàn lá xum xuê, nhổ đi là cả một vấn đề. Đó là chưa kể cây đã phải trồng đi trồng lại nhiều lần. Các nhà làm luật và mọi người bình thường ai ai cũng biết rõ chuyện này, nên đã có những văn bản pháp luật chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi người nông dân. Khi bị truy hỏi, ông Hưng trả lời lấp liếm: Do lệnh của tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn chủ quản, ban xuống phải thi hành, nếu không sẽ bị đuổi việc! Cứ cho là như thế. Vậy Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn là ai? Ai chỉ đạo? Không ai khác ngoài TGĐ Lê Tấn Hưng, em ruột của … cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải! Không cần nói nhiều, ai cũng biết rõ nhân vật này như thế nào rồi. Chỉ cần vào YouTube hay Google, gõ tên là biết ngay “thành tích” của các đại ca!

Giao một tài sản đất đai khổng lồ cho những con người bất chấp luật pháp và tình người như thế quản lý, thử hỏi đất nước và nhân dân này sẽ đi về đâu? Chắc chắn 500 quả bom Đoàn Văn Vươn này sẽ làm long trời lở đất vùng ngoại ô phía bắc thành phố Hồ Chí Minh, nếu không có ai đó dập tắt kịp thời cái ngòi nổ mà giám đốc Hứa Văn Hưng đã châm lửa.  

Thông báo cướp đất của Công ty TNHH Một Thành viên Cây Trồng TPHCM

Một số nạn nhân trong vụ cướp này

Hai thanh niên hoạt động xã hội trẻ tuổi bị “côn an” bắt cóc và hành hung dã man

Hai thanh niên hoạt động xã hội trẻ tuổi bị “côn an” bắt cóc và hành hung dã man –

CTV Danlambao

 – Vào 5h15 phút sáng ngày 13/4, bạn Huỳnh Thành Phát (sinh năm 1999, quê An Giang) và Trần Hoàng Phúc (SN 1994, quê Sài Gòn) đã bị “côn đồ” bắt cóc khi đang đứng đón xe tại bến xe Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

7-8 tên “côn đồ” bịt mặt, đi trên một chiếc xe ôtô Innova loại 7 chỗ ngồi, không có biển kiểm soát đã tấn công và bắt 2 bạn lên xe, chở đi. Sự việc diễn ra nhanh chóng đến nỗi những người dân khác có mặt tại đây không kịp có bất cứ phản ứng nào.

Trên xe, bọn “côn đồ” đã sử dụng áo để trùm đầu và bắt đầu hành hung 2 nạn nhân.

Bạn Huỳnh Thành Phát kể lại: “Trong lúc xe di chuyển thì cứ 10 phút họ đánh 1 lần. Họ thường đánh tập trung vào phần mang tai, thái dương, đầu, xương sườn, xương sống và phần phổi.”

Xe di chuyển liên tục trong khoảng 4 tiếng đồng hồ thì dừng lại một khu vực vùng núi hẻo lánh thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Dừng xe, nhóm “côn đồ” lột sạch quần áo, giày dép, tư trang và trói tay, chân của Phát và Phúc lại. Chúng kéo lê 2 nạn nhân vào một khu vực rừng vắng người và dùng gậy tre và giây thắt lưng để quất liên tục vào 2 bạn.

Hành hạ trong khoảng 30 phút thì bọn chúng nghe điện thoại của ai đó, rồi tất cả cùng lên xe chạy đi. Bỏ mặc 2 nạn nhân đầy thương tích, không quần áo, phương tiện liên lạc tại khu vực hoang vắng này.

Loay hoay cởi trói cho nhau, lấy áo quấn quanh người, cả 2 men theo đường mòn ra khỏi rừng để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Vừa ra khỏi bìa rừng thì cả hai đã được một tốp công an đứng chờ sẵn. Họ chở cả hai về công an xã Tam Quang thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An để làm bản tường trình lại sự việc nhưng từ chối việc giúp đỡ 2 nạn nhân liên lạc với gia đình, bạn bè. Cả 2 được công an cấp một người 100.000 đồng và sau đó ép cả hai lên một chuyến xe khách di chuyển về Vinh. Tại Vinh, được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè và anh chị em khắp nơi nên 2 bạn đã di chuyển ra Hà Nội để về Sài Gòn.

Trả lời CTV Danlambao về những người đã bắt cóc và hành hung mình, bạn Phát nói: “Em nghĩ họ là côn đồ có sự bảo kê của nhà cầm quyền. Em ở cùng bạn ở Sài Gòn ra Quảng Bình để thăm hỏi bà con Cồn Sẻ. Chẳng thù oán gì ai cả. Nên côn đồ bắt em thì chỉ có “côn đồ đảng”.

Huỳnh Thành Phát

Huỳnh Thành Phát và Trần Hoàng Phúc là những thanh niên trẻ tuổi đã sớm có nhận thức, lên tiếng và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như: Hoạt động thiện nguyện sau lũ ở Quảng Bình, bảo vệ cây xanh tại Sài Gòn, tuần hành vì môi trường, chống tệ nạn ấu dâm… Đặc biệt Trần Hoàng Phúc là thành viên YSEALI (Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á).

Vào giữa tháng 5/2016, Huỳnh Thành Phát đã bị bắt về đồn công an tại Sài Gòn vì đã tham gia biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Các công an đã tra khảo Phát nhiều tiếng đồng hồ về động cơ quan tâm đến các chết! Công an thả Phát ra vào giữa khuya nhưng đã bố trí cho côn đồ đeo khẩu trang chận đánh đập dã man khi vừa mới ra khỏi đồn côn an.

21.04.2017

CTV Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

Cưỡng chế đất ở Bắc Ninh

Cưỡng chế đất ở Bắc Ninh

RFA
2017-04-20
 
Công an, cảnh sát cưỡng chế đất ở Bắc Ninh sáng 20/4/2017.

Công an, cảnh sát cưỡng chế đất ở Bắc Ninh sáng 20/4/2017.

Photo: Thái Văn Đường 
 

Gần 1000 người gồm công an và lực lượng chức năng thực hiện cưỡng chế thu hồi 14 mẫu đất tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Tin được truyền đi trên trang cá nhân của Facebooker Thái Văn Đường vào khoảng 6 giờ chiều ngày 20 tháng 4.

Những hình ảnh và video clips do người này đăng tải cho thấy rất nhiều cảnh sát cơ động mang khiên chắn và đội mũ bảo vệ tập trung vào khu đất của thôn Vọng Đông.

Cũng từ nguồn tin này, vào ngày 19/4/2017, chính quyền đã cử nhiều công an về làng và dọa vào 6h30 sáng ngày 20/4/2017 sẽ cưỡng chế. Nhưng do tình hình dân căng thẳng, chính quyền dùng biện pháp mời dân đến họp để thương lượng, sau đó hơn 500 cảnh sát cơ động vào cưỡng chế người dân mà không có thông báo. Tin cho biết có người già bị ngất và gãy tay, có số người bị bắt lên xe với lý do quay phim, chụp hình.Em chỉ nắm được họ đưa gần 1000 lực lượng vào cưỡng chế. Bà con đã cắm chốt, cắm lều, dựng bạc ở ngoài khu đất bị thu hồi nhiều ngày nay rồi. bà con mua sẵn cả mấy cái quan tài đã đốt hương sẵn để ngoài đó. khi lực lượng vào đánh thương 1 cụ già và đánh gãy tay 1 người dân, bắt đi những người quay phim chụp ảnh.

Theo nội dung ghi trên trang cá nhân của Thái Văn Đường, Thôn Vọng Đông có khu ruộng có tên là đồng Cốc với diện tích là 14 mẫu (tương ứng 5,040 m2). Đây là khu ruộng tốt nhất của thôn với sản lượng cao so với các khu ruộng khác. Chính quyền cấp xã và các tổ chức liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng nhiều lần yêu cầu người dân bàn giao số đất trên nhưng người dân không đồng ý với tiền đề bù là 21,000 đồng/m2.

Cô nhân viên sân bay “quật ngã” bốn chục cán bộ chiến sĩ cảnh sát Hà Nội

Cô nhân viên sân bay “quật ngã” bốn chục cán bộ chiến sĩ cảnh sát Hà Nội

 

“Diễn”… và nỗi khổ của báo chí nô lệ

Trên mặt báo, những thông tin về các hoạt động của các quan chức trong hệ thống “Tứ trùng” hưởng lương dân ở Việt Nam từ Đảng, Chính phủ, Nhà nước đến Mặt trận các đoàn thể… là những điều không thể thiếu và không thể bỏ sót.

Các chuyến thăm, các buổi “diễn” của quan chức liên tục được mô tả tỷ mỉ, chi tiết và hết sức hoành tráng, rực rỡ… Từng đoàn xe cộ, từng cuộc đón tiếp với cờ hoa, võng lọng, băng rôn khẩu hiệu tưng bừng cùng với các kiểu kính thưa, kính mời và cuối cùng là kính gửi vô cùng long trọng.

Việc các hình ảnh về hoạt động của quan chức được đưa lên mặt báo đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, trở thành một phong trào ngày càng rộng mở của các lãnh đạo, của báo chí và các hoạt động xã hội, chính trị cũng như… kinh tế ở Việt Nam.

Điều đó cũng tạo cho dàn báo chí công cụ của đảng nhiều thời cơ tiếp cận, đi theo, hưởng ké nhiều bổng lộc… Nhưng lắm khi cũng tạo ra không ít những gian nan vất vả và nhiều khi cũng… bí cháo.

Người ta thấy một Đinh La Thăng năng nổ, xông xáo và la hét những nơi nóng nhất, đang được chú ý nhất. Ở đó, đám báo chí làm nổi bật hình ảnh ông ta không chút ngượng ngùng, thậm chí nhiều khi là sỗ sàng, lố bịch. Thực chất, ai chẳng biết tất cả nằm trong chương trình PR hết sức quy mô tốn kém. Người ta thấy một hình ảnh Đinh La Thăng đu dây xuống đến chỗ chiếc xe bị tai nạn trên đường dốc xuống của Sapa. Nhưng không chú ý thì ít ai biết rằng nếu anh ta lo việc cứu dân bị nạn thì sẽ không thể kịp huy động đám báo chí chạy theo anh ta cả đêm thì lấy đâu ra hình ảnh đó. Người ta không khỏi ái ngại nhìn hình ảnh anh ta dọn rác với hàng chục ống kính chi chít ngắm anh ta để mong có… hình ảnh đẹp.

Thậm chí, việc đua nhau đưa hình ảnh lên báo chí cũng tạo ra sự ghen tức ngấm ngầm như “gà tức nhau tiếng gáy” nhiều khi thật hài hước mà có thật. Chẳng hạn lãnh đạo này được đưa lên với tỷ lệ nhiều hơn lãnh đạo kia thì lập tức lãnh đạo kia sẽ phản ứng ngay. Hoặc nếu hình ảnh của lãnh đạo kia lung linh quá, lãnh đạo này sẽ hẳn nhiên là không chịu… Những khi đó, đám báo chí chịu trận.

Rồi những khi “tai nạn nghề nghiệp” đã làm nhiều báo, nhiều phóng viên cười ra nước mắt. Người ta nhớ hình ảnh chị Kim Ngân xinh đẹp đổ luôn cả ống thức ăn xuống hồ cá. Người ta nhớ hình ảnh anh Thủ tướng dẫn cả đoàn xe ô tô mấy chục chiếc hùng hổ đi vào phố đi bộ trên phố cổ Hội An…

Thủ tướng hết việc làm?

Trên báo chí, những hành động của ông Thủ tướng được mọi người chú ý nhiều. Bởi mỗi hành động và việc làm của ông ta ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cả bộ máy đất nước. Có thể nói không ngoa rằng, ông ta phải như bộ nhân hệ điều hành trong cái máy tính.

Thế nhưng, cái “nhân” của hệ điều hành đã hoạt động ra sao?

Cách đây đúng một năm, ngày 21/4/2016, Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM – ông Nguyễn Thành Phong – yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào tại Sài Gòn.

Cách đây đúng nửa năm, ngày 20/10/2016, Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức khẩn trương điều tra vụ 2 nam hành khách đánh nữ nhân viên hàng không tại sân bay Nội Bài vào ngày 18/10/2016.

Cách đây hơn một tháng, ngày 10/3/2017 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ thai phụ bị hôn mê sâu ở phòng khám đa khoa 168 Hà Nội.

Xem lại các thông tin trên báo chí, thì Thủ tướng đi lo những công việc như “Kiểm tra suất ăn công nhân”, “Thị sát quán phở”, “đi chợ và kiểm tra rau quả”, “kiểm tra thực phẩm tại Sài Gòn”… Nghe những thông tin này, người ta tự hỏi: Sao ông Thủ tướng chính phủ của một đất nước gần trăm triệu dân, lại đi lo toàn những công việc của những người bảo vệ, kẻ phu xe? Chẳng lẽ những việc đó cũng cần đến tầm vóc của thủ tướng? Hay Thủ tướng hết việc làm?

Nhiều người khác, nhất là đám Dư Lợn viên thì thi nhau hót: “Đấy, đất nước ta hòa bình, an ninh và ổn định đến thế đấy. Đến mức mà Thủ tướng của ta đ. có việc gì làm, toàn đi làm những việc đ. hiểu là việc gì” – đ. là tiếng chửi tục cửa miệng của đám dư lợn viên bựa trên mạng.

Trong dân gian, người ta đã chẳng hài hước bảo nhau rằng: Đất nước cũng như cái vườn, trăm bãi cứt chó mà không có miệng thủ tướng cũng không xong. Chúng tôi đã có bài viết: “Chức năng của Thủ tương và chuyện mấy bãi cứt chó” nói về đề tài này.

Thực ra, báo chí đã làm người dân hiểu sai về công việc của Thủ tướng. Trò PR quá lố đã làm hại ông ta. Bởi Thủ tướng có nhiều việc để làm, những việc kia chỉ là việc nhỏ của một tên “đầy tớ nhân dân” tận tụy. Nhưng bất cứ một động tác nào của ông ta đều được báo chí đăng tải ầm ầm nhằm bưng bô, nên cơ sự mới thành ra thế.

Thủ tướng cấm khẩu?

Mấy hôm nay, người ta thấy lạ.

Sự kiện ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng ba chục cây số – nghĩa là cách chỗ làm việc của thủ tướng và các lãnh đạo đất nước có khoảng 20 phút ô tô kéo còi hụ của thủ tướng – dân nổi dậy bắt một loạt đến mấy chục cán bộ, chiến sĩ công an, cỡ một Trung đội có vũ trang hẳn hoi.

Dân đã bắt nhốt công an, cán bộ và “rào làng chiến đấu” sang ngày thứ 5. Cuộc chiến đảng và dân vô cùng khốc liệt. Ở đó đã có nhiều “tù binh”, đã có bệnh nhân, gãy xương, đã có nhiều tình trạng nguy hiểm, bạo lực rất dễ dàng bùng phát… Tóm lại, sinh mạng người dân, cán bộ và sự an nguy của cả hệ thống chính quyền và người dân ở đây bị đe dọa nghiêm trọng.

Mạng xã hội đầy rẫy video, hình ảnh, bài viết… về vụ việc này.

Khắp trong và ngoài nước sôi sục hướng về đó, bàn tán, bình luận, mong ngóng… Nghĩa là ai ai cũng biết.

Duy chỉ có hệ thống cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, các cơ quan đoàn thể, mặt trận cũng như mọi hội hè được nuôi bằng tiền của dân thì coi như điếc và mù.

Lạ thế.

Có lẽ không cần bàn luận nhiều, chỉ nêu mấy câu hỏi mà người dân thắc mắc để ngẫm xem nó là điều gì?

– Tại sao sự kiện nóng đến thế, thậm chí đe dọa nóng hơn khi người ta đồn dân tẩm xăng vào cán bộ, chiến sĩ công an… sẵn sàng nướng chả nếu bị tấn công. Thế mà không thấy ông Thủ tướng và các lãnh đạo khác ở đâu cả?

– Tại sao với lực lượng gần nửa trăm cán bộ, chiến sĩ ưu tú bị đặt trong trạng thái nguy hiểm – nghĩa là nằm trong tay nhân dân thù địch – nhưng các lãnh đạo không đếm xỉa đến họ, coi như chuyện đàn lợn đưa sang Trung Quốc không bán được và đang bị đổ chôn sống.

– Lẽ nào mấy chục mạng cán bộ, chiến sĩ công an này không quan trọng bằng một cô nhân viên hàng không sân bay, hay một bệnh nhân nào đó trở bệnh trong bệnh viện?

Thế rồi người ta ước rằng:

– Giá như mấy chục công an, cán bộ kia đều là những nhân viên hàng không.

– Giá như cả Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chỉ là một quán phở như quán “Xin Chào’… thì Thủ tướng còn dễ ra tay, xử lý. Đằng này cả xã đến gần chục ngàn dân thì làm sao thủ tướng dám đứng ra?

Nhưng, những người có hiểu biết hơn về vụ việc lại phán một câu “xanh rờn”: Đừng nghĩ thế, căn bệnh “đánh trống mở cờ” xưa nay vẫn là căn bệnh cộng sản. Ở vụ việc này, sở dĩ các lãnh đạo phải ngậm tăm là có lý do.

Dù xưa nay cha ông đã nói “Kẹt chân thì há miệng”. Nhưng không phải tất cả những khi kẹt chân đều có thể há miệng.

Bởi cha ông cũng đã nói: “Há miệng, mắc quai”.

Hà Nội, ngày 19/4/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

THIỆN CHÍ CỦA CHÓ SÓI

From facebook:  Trần Bang

THIỆN CHÍ CỦA CHÓ SÓI

(Bài viết của Nhà báo Doan Trang Pham)

Bà con hãy nghe những gì Phó giám đốc Công an Hà Nội Bạch Thành Định nói với báo chí:

Ưu tiên số một của Hà Nội là đưa toàn bộ người còn BỊ GIỮ TRÁI PHÁP LUẬT ra ngoài an toàn. “Chúng tôi sẽ giải quyết mọi việc theo pháp luật, trên tinh thần XỬ LÝ NGHIÊM những người cố tình kích động, có hành vi giam giữ, bắt người trái pháp luật”, “sẽ khoan hồng với những người nhận thức được hành vi, có ý thức khắc phục hậu quả”.

Bà con có nhận ra mùi sát khí trong những lời ấy?

Trong truyện ngụ ngôn Aesop, “Sói và cò”, có con sói bị hóc xương, không tự khạc mảnh xương ra được. Nó nhờ con cò với cái mỏ dài thò đầu vào sâu trong họng nó để moi xương ra, và hứa sẽ trọng thưởng.

Sói nằm ngửa, há mồm, để cò thò đầu vào, gắp mảnh xương bị kẹt bên trong ra. Rồi cò xin được thưởng như đã hứa.

Sói nghiến răng nói với cò: “Tao đã không nhai nát đầu mày khi cái đầu mày nằm giữa hai hàm răng của tao. Mày cho phần thưởng đó vẫn còn ít hay sao?”.

* * *

Xin bà con cảnh giác với tâm địa của những con chó sói đội lốt người.

Chúng chưa hề hủy quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” với dân xã Đồng Tâm.

Chúng chưa hề hứa hẹn sẽ không khởi tố tiếp.

Chúng tiếp tục gọi hành vi tự vệ của bà con là “giam giữ người trái phép”, “giam giữ trái pháp luật”. Trong cách nói của chúng, có thể cảm nhận được cái nghiến răng đợi trả thù của con sói.

Chúng chưa hề xử lý những kẻ nhân danh “thi hành công vụ” để bắt giữ người trái pháp luật, đánh người gây thương tích, không tha cả người già. Quân của chúng làm sai, vi phạm pháp luật, chúng không xử lý, nhưng đã kịp ngậm máu phun bà con Đồng Tâm trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng.

Chúng chưa hề có một lời nào đính chính và xin lỗi bà con trên phương tiện truyền thông đại chúng – trên chính những cơ quan đã đưa tin một chiều, sai sự thật về bà con.

Chúng chưa tấn công bà con, bắt và khởi tố cả làng, không phải vì chúng ý thức được mình đang sai trái. Mà đó đơn giản là “sự nhân đạo” của con chó sói khi nó không cắn nát đầu con cò trong mõm nó.

Hại được ai đó nhưng chưa hại, giết được ai đó nhưng chưa giết, thì không phải là nhân đạo, đàng hoàng, ôn hòa hay có thiện chí gì cả. Công an không phá, không bắt người trong khi lẽ ra là có thể phá, có thể bắt. Đấy là cái “nhân đạo” và “khoan hồng” của công an đó.

(Copy FB Doan Trang Pham )

CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

From facebook:  Phan Thị Hồng‘s post 
 
Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 2 people, eyeglasses and outdoor
Phan Thị Hồng added 3 new photos 

CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

Tác giả Beenett Murray.

Dịch và giới thiệu : Lê Quốc Tuấn.

Tác giả Beenett Murray vừa có bài viết rất chi tiết về cuộc chiến đấu cho nhân quyền tại Việt Nam trên trang The Diplomat, bài dài nhưng rất đáng đọc, Lê Quốc Tuấn dịch tặng tất cả bạn bè, các anh, các em… những người đang chịu đựng đủ loại sách nhiễu, làm nhục, hăm doạ… lặng lẽ giữ lửa trong nước, để bao người Việt Nam tiếp tục còn hy vọng được về một tương lai sáng sủa cho VN.

CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

Bennett Murray/The Diplomat

Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
(Tựa do dịch giả đặt)

Không được thông tin, cạnh tranh lợi ích toàn cầu và tình trạng công an vi phạm đang diễn ra khắp nơi khiến không mấy ai nhận nhìn rõ được thực trạng.

Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, từ Hà Nội, bị côn đồ tấn công trên đường về nhà sau khi đưa con đi học.

Ông Tuyến, blogger bất đồng chính kiến, kiếm sống bằng nghề dịch sách cho một nhà xuất bản địa phương, cho hay khoảng nửa tá người đàn ông mặc đồng phục buộc ông phải xuống xe sau đó đánh ông ngã xuống đất. Ông không hề biết những kẻ tấn công và họ cũng không cướp đi một thứ gì của ông.

Ông Tuyến, người có bút danh là Anh Chí, mô tả vụ việc xảy ra vào tháng 5 năm 2015.

“Ít nhất là hai chiếc xe máy đã chặn tôi lại trên đường, một chiếc ngay trước và một sau lưng, tôi nghe tiếng một người đàn ông nói “Đúng nó đấy.”

Dù không bao giờ có thể khẳng định danh tính của kẻ tấn công, ông Tuyến không nghi ngờ gì rằng đấy là những người làm việc cho chính phủ.

“Chúng tôi biết họ được sai khiến bởi lực lượng an ninh”, ông nói.

Các tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết câu chuyện của Tuyến là bình thường trong môt nhà nước bí mật của đảng Cộng sản Việt Nam. Theo hầu hết các số liệu thường được sử dụng để đo lường mức độ lạm dụng nhân quyền, Việt Nam là một trong những quốc gia công an độc đoán nhất thế giới. Nhưng các nhà hoạt động xã hội nói rằng có quá ít sự chú ý đối với Việt Nam, thậm chí ngay cả khi các quốc gia Đông Nam Á khác thường bị cộng đồng quốc tế lên án.

Phil Robertson, Phó Giám đốc Á châu của Human Rights Watch nhận xét: “Rõ ràng Việt Nam đang tránh khỏi được nhiều chỉ trích so với thành tích tệ hại của họ, một phần do sự kiên cường và sự sẵn sàng đẩy lùi những chỉ trích từ quốc tế của chính phủ.

Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Ân xá quốc tế năm 2016, có 91 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, con số cao nhất khu vực Đông Nam Á và theo Uỷ Ban Bảo vê Ký giả, 8 trong số 13 nhà báo bị bỏ tù trong vùng là ở Việt Nam.

Báo chí địa phương và xã hội dân sự, vốn hầu như chưa bao giờ thoát khỏi chỉ đạo của đảng, gọi các nhà bất đồng chính kiến là “phản động”. Phóng viên nước ngoài, bị luật pháp yêu cầu phải có trụ sở tại Hà Nội, các hàng động, di chuyển và bài tin của họ bị theo dõi chặt chẽ.

Robertson cho biết: “Chính quyền Việt Nam tạo khó khăn cho việc theo dõi trường hợp những người bất đồng chính kiến bị đàn áp, duy trì các thủ tục tố tụng tại tòa án và đối xử trong nhà tù càng bí mật càng tốt và giới hạn các phương tiện truyền thông của họ.

“Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi có tương đối ít thông tin về các vụ lạm dụng nhân quyền so với các sự việc diễn ra hàng ngày trên đường phố Philippines của Duterte”, ông nói, đề cập đến cuộc chiến đẫm máu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về ma túy.

Nhục mạ có hệ thống

Cô Đào Thị Hương, 30 tuổi, sống một đời sống trí thức ít được biết đến ở miền bắc Việt Nam trước những năm 90. Là chuyên viên tài chính cho một công ty Singapore, cô là người đầu tiên của Hà Nội có được trải nghiệm của tầng lớp trung lưu sau nhiều thế kỷ qua các triều đại, chủ nghĩa thực dân Pháp và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Mặc dù là người hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế gần đây của Đảng Cộng sản, cô Hương khẳng định rằng nền dân chủ đa đảng là con đường phía trước.

“Năm năm trước, tôi tin vào chủ nghĩa cộng sản, tôi tin tưởng vào chính phủ, và Bác Hồ”, cô Hương nói về người sáng lập cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh, tại một quán cà phê cao cấp gần hồ Hoàn Kiếm Hà Nội.

Việc bắt giữ luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vào năm 2012, người đã bị giam 30 tháng tù vì lý do trốn thuế mà những người ủng hộ ông cho là có động cơ chính trị, đã khiến cô suy nghĩ khác.

“Mọi người cứ nói về ông, tôi nhận ra là ông ấy không tệ như những gì báo chí nói và tôi bắt đầu suy nghĩ về lý do tại sao chính phủ lại che giấu thông tin không cho dân mình được biết ?”

Hương tự gọi mình là một “nhà hoạt động bán thời gian”, một người bạn đồng hành của những người bất đồng chính kiến, cô đã xuất hiện trong các cuộc biểu tình công khai hiếm hoi của Hà Nội, từng bị công an nhanh chóng dập tắt.

Mặc dù chỉ đóng một vai trò nhỏ trong phong trào phản đối, công an đã nhanh chóng gọi điện đến bố mẹ cô khi cô bắt đầu trở nên quen thuộc với những cuộc biểu tình.

“Họ đã đến nhà và nói những điều sai trái về tôi”, cô nói thêm rằng những phương pháp như vậy thường có hiệu quả, tối thiểu là trong việc thuyết phục những nhà hoạt động chống đối phải thay đổi.

Nếu như công ty của cô không có trụ sở tại Singapore, Hương cho biết công an có thể đã gây áp lực để người chủ kỷ luật cô trong sở làm.

Khi việc sách nhiễu không đạt hiệu quả, các cơ quan chức năng sử dụng các quy định về hình sự, hình sự hóa tội phạm “tuyên truyền” chống lại nhà nước và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Blogger Nguyễn Hữu Vinh, hay còn gọi là Anh Ba Sàm, đang bị tù năm năm vì trang mạng bất đồng chính kiến và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog dưới bút danh Mẹ Nấm, đang phải chờ ra tòa sau khi bị bắt.

Bà Cấn Thị Thêu, một nông dân chiến đấu với việc cưỡng chế trục xuất trong khu phố của mình ở ngoại ô Hà Nội từ năm 2008, đang phải chịu án tù 20 tháng vì “làm gián đoạn trật tự công cộng” tại các cuộc biểu tình. Đây là lần bị tù thứ hai của bà. Chồng bà, Trịnh Ba Tư, cũng đã có thời gian bị giam tù.

“Chính phủ đã sử dụng tất cả các công an, tòa án, bất cứ điều gì họ có để tố cáo mẹ tôi về tội ác nào họ muốn”, Trịnh Bá Phương, con trai 32 tuổi của bà Thêu cho biết.

“Tôi không sợ bất cứ điều gì, vì tôi có sự ủng hộ từ nhiều người dân, và vì cha mẹ tôi phải chịu án nặng, tôi sẵn sàng hy sinh bất cứ điều gì để giúp cộng đồng mình, những người hàng xóm bị chính phủ cướp đất,” anh nói.

Tại sao lãnh đạm, thờ ơ ?

Lịch sử Việt Nam gần đây đã chuyển dịch đất nước này ra khỏi cuộc đấu tranh chống Mỹ, trở thành một đối tác chiến lược quan trọng của phương Tây. Các cơ hội kinh tế ở đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong khi các chính trị gia từ Washington đến Tokyo cũng xem Hà Nội là một đồng minh tiềm tàng trong các tranh chấp Biển Đông.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như thân thiện với Hà Nội. Theo chính phủ Việt Nam, ông đã có cuộc trò chuyện thân mật với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 12. Trong một lá thư ngày 23 tháng 2, Trump cũng đã viết cho Chủ tịch Trần Đại Quang kêu gọi hợp tác để “đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Roberston nói: “Giờ đây với chính phủ Trump, nỗi quan ngại về nhân quyền của chúng tôi tại Việt Nam sẽ còn bị giảm sút hơn nữa.”

Tuy nhiên, trước chính quyền Trump, không có mối lo ngại về sự sự thờ ơ của người Mỹ đối với phong trào bất đồng chính kiến Việt Nam. Ca sĩ, nhà hoạt động Mai Khôi cho biết cuộc họp hồi tháng năm năm 2016 với Tổng thống Barack Obama ở Hà Nội đã khiến cô ấy có nhiều ấn tượng.

Từng là một trong những ngôi sao nhạc pop nổi tiếng nhất của Việt Nam – cô từng giành giải thưởng Album của năm của Truyền hình Việt Nam năm 2010 – nỗ lực tranh cử với tư cách là một ứng cử viên độc lập vào Quốc hội vào năm 2016 dù bị dập tắt đã giúp cô trở thành một người kiệt xuất trong nền công nghiệp giải trí Việt Nam.

“Tôi nghĩ rằng sự việc Tổng thống Obama gặp tôi là biểu tượng rất quan trọng”, cô nói thêm rằng cựu tổng thống đã mở rộng cuộc họp 20 phút theo kế hoạch đến một giờ đồng hồ. Cô nói thêm: “Thật không may, việc thúc đẩy nhân quyền dường như không phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ nước ngoài đang tham gia vào Việt Nam.

Một ngày sau cuộc gặp với Obama, bốn viên chức công an đã đến nhà cô trong những gì cô nói là một nỗ lực để đe dọa cô. “Lúc đó tôi nhận ra rằng mình không được bảo đảm một quyền gì ở Việt Nam, ngay cả sau khi vừa gặp được người có quyền lực nhất thế giới.”

Các chính phủ nước ngoài, chỉ cung cấp một số lượng ủng hộ giới hạn khi họ theo đuổi quyền lợi cho quốc gia của họ, ông Robertson cho biết.

“Nhiều chính phủ nói rằng họ thực hiện các cuộc đối thoại riêng, đằng sau cánh cửa đóng kín nhằm vận động các quyền đối với Hà Nội, nhưng những gì mà chúng tôi được nghe nhiều lần từ các nhà bất đồng chính kiến là người dân Việt Nam thực sự muốn các chính phủ khác khẳng định mạnh mẽ hơn rằng Việt Nam phải tôn trọng các quyền” ông nói.

Năm 2015, Liên đoàn Châu Âu đã ký một thỏa thuận thương mại tự do với chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, tại một cuộc họp báo vào tháng hai tại Hà Nội, Pier Antonio Panzeri, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu cho biết rằng Hiệp định sẽ “cực kỳ khó khăn” để được thông qua nếu không có cải thiện về nhân quyền.

Giới bất đồng chính kiến địa phương cho biết các văn phòng Liên Hợp Quốc tại địa phương, thậm chí còn kém hữu ích hơn.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhà hoạt động 27 tuổi tại Hà Nội cho biết: “Tôi muốn nói rằng tổ chức LHQ ở Việt Nam chỉ rất tích cực khi nói đến những vấn đề ít nhạy cảm hơn, ví dụ như dự phòng chống HIV, nhưng khi nói đến các quyền chính trị, ví dụ như tự do ngôn luận, tự do hội họp, họ kém nhiệt tình hơn.”

VOICE, Tổ chức phi chính phủ không đăng ký của Tuấn, có mục đích gián tiếp thách thức đảng bằng cách giáo dục giới trẻ theo các phương cách của xã hội dân sự độc lập. Nhưng theo luật pháp Việt Nam, tất cả các tổ chức xã hội, từ các đội thể thao đến nhà thờ, đều phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF), một tổ chức do đảng CS kiểm soát. Vì các tổ chức không bị cộng sản kiểm soát bị xem là phi pháp, các quy định của Liên Hợp Quốc không cho phép các cơ quan của mình làm việc với các nhóm đối lập này.

Sunita Giri, Trưởng điều phối thường trú của VP. Liên hợp quốc tại Hà Nội, thừa nhận hoạt động của họ phải phù hợp với luật pháp Việt Nam.

“Liên Hợp Quốc làm việc với các tổ chức xã hội dân sự đã đăng ký và bất kỳ giao dịch tài chính hoặc quan hệ đối tác nào phải bảo đảm rằng tổ chức hưởng lợi ấy phải được đăng ký và tuân thủ luật pháp quốc gia.”

Tuy nhiên, theo các nhà bất đồng chính kiến, những giới hạn về mặt pháp lý đã làm cho U.N không có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền.

Blogger Tuyến cho biết, dù ông đã gặp các quan chức Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, chi nhánh Bangkok (họ không có văn phòng ở Hà Nội), các cơ quan LHQ ở địa phương vẫn chả giúp được gì.

“Các văn phòng ở Hà Nội có nhiệm vụ khác, họ không quan tâm đến nhân quyền hay dân chủ”, ông Tuyến cho biết.

Phải tự thân tự mình

Với việc chính sách độc đảng của chính phủ Việt Nam được bình thường hoá trên trường quốc tế, các nhà hoạt động xã hội hiểu rằng họ phải tự thân tự mình để kiến tạo nền dân chủ đa đảng.

“Tôi luôn nói với những người đồng hành là chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của bên ngoài, nhưng chúng tôi không thể dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế”, ông Nguyễn Quang A cho biết.

Là một nhà kinh doanh nghỉ hưu trở thành người bất đồng chính kiến, Ông Ng. Quang A, 71 tuổi, hiện là một trong những nhà hoạt động tích cực nhất của Việt Nam.

Năm 2016, ông là người lọt vào vòng chung kết giải Nhân Quyền Tulip của Hà Lan. Giống như ca sĩ Mai Khôi, ông cũng từng cố gắng tranh cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2016.

Dù hoan nghênh sự ủng hộ từ nước ngoài, ông Quang A nói rằng ông hiểu được tình trạng địa chính trị phức tạp, khiến ngăn cản sự ủng hộ đầy đủ cho lý tưởng của ông.

“Điều này phụ thuộc vào tâm thức chính trị của ông lớn ở đó,” ông đùa giỡn ám chí TT. Trump.

Quang A cho biết ông hiểu về định hướng “Nước Mỹ trên hết của Trump”. “Bạn có thể nhìn thấy một mạng lưới ở phía Tây với rất nhiều quyền lợi, họ phải phục vụ họ trước tiên, và điều đó là dễ hiểu,” ông nói.

Yun Sun, một cộng sự cao cấp của Chương trình Đông Á tại trung tâm nghiên cứu Stimson Center ở Washington D.C., nói rằng việc cho rằng Mỹ không gây bất cứ áp lực nào là không chính xác. Bà nói, ở một mức độ nào đó, Hà Nội đang phải giải quyết.

“Đây là trường hợp Đảng Cộng sản Việt Nam gặp phải nhiều xung đột về lợi ích chính trị để duy trì một chính quyền độc tài độc đảng ở nước này trong khi đang phải đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông vì lợi ích chiến lược và an ninh quốc gia” bà nói.

Việt Nam đã ban hành một số nhượng bộ nhân quyền trong những năm gần đây. Quyền của người đồng tính – LGBT ngày càng được nhà nước công nhận và bộ luật năm 2016 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng. Thậm chí, ngay cả việc chính phủ phải đồng ý cho phép các công đoàn độc lập khi ký kết Thỏa thuận Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, việc chính quyền Trump từ chối hiệp định này khiến những cải cách này không trở nên khả thi trong tương lai gần.

Tuấn, nhà tổ chức xã hội dân sự, cho biết tương lai của hoạt động xã hội Việt Nam sẽ đến từ bên trong.

Anh nói: “Tôi biết các chính phủ nước ngoài đang cố gắng gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, nhưng không dễ dàng đối phó với chính phủ Việt Nam vì họ có khả năng làm việc với các diễn viên quốc tế.”

Nhưng bất kỳ trợ giúp hậu cần hoặc kỹ thuật nào cho các tổ chức xã hội dân sự, sẽ được đánh giá cao, anh nói.

“Họ nên tập trung vào các áp lực trong nước, những tổ chức xã hội dân sự đang ngầm hoạt động. Đầu tiên họ không thể hỗ trợ trực tiếp, nhưng có thể giúp nhiều hơn về đào tạo, tổ chức sự kiện, hội thảo để làm cho vấn đề Việt Nam trở nên có tính quốc tế hơn”, anh nói.

Đại diện chính phủ Việt Nam đã không bình luận gì khi bài báo này được ấn hành.

 

TRỞ VỀ CÁT BỤI…

From facebook:  Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

TRỞ VỀ CÁT BỤI…

Em nè…
Ráng cầm tay anh nhé
Đường không còn bao xa
Đời không là tất cả
Ta đi cuối chặng về…

Anh à…
Bận lòng chi thế sự
Bao nhiêu năm chăn gối
Vượt thăng trầm nổi trôi
Đôi ta thuyền viễn xứ…

Từ khi…
Hai ta được gặp nhau
Cuộc sống luôn mới lạ
Hạnh phúc rất mượt mà
Rạng rỡ muôn sắc màu…

Cuộc đời…
Đã cho ta tất cả
Những điều người ước mong
Ta tận hưởng ngập lòng
Bận gì bao nghiệt ngã…

Bây giờ…
Đường đi đến chặng cuối
Kẻ trước rước người sau
Đừng bệnh cũng đừng đau
Trôi êm như dòng suối…

Cuộc đời…
Thân ta là cát bụi
Đến được rồi cũng đi
Buồn vui có xá gì
Cho con cháu ngậm ngùi…

Liverpool.18-4-2017
Song Như.

Ghi chú thêm của Phùng Văn Phụng:

Đức Hồng  Y Nguyễn Văn Thuận viết: ” Chính sự chết cũng là một  bổn phận cuối cùng, mà con làm cách sẵn sàng và đầy yêu mến“.

Sách “Đường Hy Vọng và Dẫn Giải”

Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức – Tuổi Trẻ Online

From facebook: Trần Bang

TUOITRE.VN

Riêng bài này viết về Đồng Tâm, Mỹ Đức ở báo Tuổi trẻ gần sự thật hơn, còn 800 tờ báo khác của quốc doanh nhà sản viết giọng kẻ cả (phải chiến thắng nhân dân ) của tuyên giáo.

TTO – Chiều 18-4, có mặt tại huyện Mỹ Đức, phóng viên Tuổi Trẻ chứng kiến…
 
TUOITRE.VN|BY TUỔI TRẺ