Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và chủ nghĩa Phát xít ở Đức là một 

Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và chủ nghĩa Phát xít ở Đức là một 

  • Nguyễn Tiến Trung

5-10-2019

Duyệt binh khoe vũ khí để răn đe Việt Nam

Cuối cùng thì lễ duyệt binh hoành tráng của Tập Cận Bình trước Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc đã lắng lại. Các loại vũ khí tối tân nhất đã được cộng sản Trung Quốc đưa ra cho người dân Trung Quốc và toàn thế giới chiêm ngưỡng: tên lửa hành trình tầm bắn xa nhất thế giới 15 nghìn km DF-41, đầu đạn siêu thanh DF-17 bay ở vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh…

Tất nhiên, thực tế các loại vũ khí này có thể sử dụng được hay không lại là một câu chuyện khác, khi cộng sản Trung Quốc nổi tiếng là những người sẵn sàng nói dối không biết ngượng miệng. Chẳng phải Tôn Tử đã dạy họ rằng, “binh bất yếm trá” đó ư?

Tại sao giới lãnh đạo Trung Quốc luôn tuyên bố là “hòa bình quật khởi” lại liên tục đầu tư vào quốc phòng và phát triển nhiều loại vũ khí mới như vậy? Chắc chắn họ phải đối phó với những mối đe dọa ghê gớm, hoặc họ phải có tham vọng gây chiến với các nước khác thì họ mới liên tục đầu tư vào vũ khí như vậy.

Hỏi cũng là trả lời. Những thứ vũ khí mà cộng sản Trung Quốc “khoe” ra ở trên để nhằm răn đe người dân những quốc gia dám chống lại chủ nghĩa bành trướng xâm lược của họ, trong đó có nhân dân Việt Nam. Nên nhớ là trước, trong và sau ngày 1/10, là ngày lễ kỉ niệm đảng Cộng sản chiếm toàn bộ Trung Quốc, các tàu của cộng sản Trung Quốc đã bốn lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam với khoảng 28 tàu. Nhà cầm quyền Việt Nam đã phản đối cộng sản Trung Quốc 40 lần qua các kênh ngoại giao từ ba tháng qua.

Duyệt binh cũng là để che giấu bất an

Thật ra, việc Tập Cận Bình cho duyệt binh lớn để khoe quân đội hùng mạnh như vậy có tác dụng tăng cường lòng tin yêu của dân vào đảng Cộng sản cầm quyền. Cuộc duyệt binh nhằm khiến người dân Trung Quốc tạm quên đi những khó khăn chồng chất trong nước, kiểu như đã có lãnh đạo Việt Nam từng phát biểu là nên cho dân xem pháo hoa để quên … đói nghèo.

Những khó khăn đó của đảng Cộng sản Trung Quốc là gì? Đó là dòng vốn lên tới 1,2 nghìn tỷ USD đã rời Trung Quốc trong thập niên vừa qua, những nhà đầu tư nước ngoài vỡ mộng vì bị chèn ép tại thị trường Trung Quốc, phát triển kinh tế chững lại, chiến tranh thương mại với Mỹ, chiến lược Vành đai – Con đường bị phủ bóng bởi quản trị kém và tham nhũng khiến người dân ở bất kì nơi nào có Trung Quốc đầu tư đều phản đối, từ châu Phi tới Việt Nam, người dân Hongkong nổi dậy đòi dân chủ, Đài Loan thách thức trực diện chủ nghĩa bành trướng của đảng Cộng sản, cả thế giới đề cao cảnh giác và cô lập cộng sản Trung Quốc, dân số Trung Quốc cũng đang già hóa nhanh chóng, ô nhiễm môi trường nặng nề, phân hóa giàu nghèo lớn…

Trước những khó khăn chồng chất đó, rất tự nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ tìm cách hướng sự chú ý của người dân ra bên ngoài, nhằm vào các “thế lực thù địch” như Việt Nam. Thậm chí một học giả người Mỹ David Archibal còn cho rằng, cộng sản Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam là nơi gây chiến đầu tiên vì Việt Nam dễ “xơi” nhất. Một cuộc chiến tranh chớp nhoáng chiếm các đảo còn lại của Việt Nam ở Trường Sa sẽ là liều thuốc củng cố sự ủng hộ của người dân Trung Quốc với đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trung Quốc Xã (Chinazi)

Người dân Hongkong không phải ngẫu nhiên nghĩ ra cụm từ “Chinazi” (diễn giải tiếng Việt là “Trung Quốc Xã”), vốn là từ ghép của China (Trung Quốc) và Nazi (Quốc xã). Chủ nghĩa Cộng sản hiện tại ở Trung Quốc và chủ nghĩa Phát xít của Hitler giống nhau một cách đáng kinh ngạc.

Thứ nhất, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít đều là biểu hiện của các chủ nghĩa cực đoan. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa tập thể bị cực đoan hóa. Chủ nghĩa Phát xít là chủ nghĩa quốc gia – dân tộc bị cực đoan hóa. Con người cá nhân bị vùi lấp trong những thứ nhân danh “tập thể”, “dân tộc”, “quốc gia”. Đó là những chủ nghĩa tước đoạt tự do cá nhân của con người, biến con người thành nô lệ.

Thứ hai, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít đều dựng lên các “thế lực thù địch” để hướng sự căm thù của người dân vào các đối tượng bên ngoài. Chủ nghĩa Cộng sản thời đầu thì nhắm vào giai cấp thượng lưu, trung lưu, còn bây giờ thì nhắm vào các quốc gia khác như Trung Quốc đang tìm cách xâm chiếm Việt Nam, Philippines, Malaysia. Giống hệt như thế là chủ nghĩa Phát xít vì nó nhắm vào các dân tộc khác khi cho chủng tộc Đức là thượng đẳng, và phải tiêu diệt người Do Thái.

Thứ ba, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít đều đặt một đảng, một lãnh tụ lên trên tất cả, lên trên cả đất nước. Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc hiện tại đặt đảng Cộng sản lên trên tất cả, cai trị không cần pháp luật, không cần lá phiếu của người dân, buộc người dân sùng bái cá nhân Tập Cận Bình, bắt dân học tập “tư tưởng Tập Cận Bình”. Còn chủ nghĩa Phát xít tại Đức cũng đặt đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa (gọi tắt là đảng Quốc Xã – Nazi) lên trên tất cả, bắt người dân sùng bái Hitler.

Thứ tư, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít thành công được ở Trung Quốc và Đức là nhờ lợi dụng sự giận dữ của người dân khi bị nước ngoài sỉ nhục. Trung Quốc bị nước ngoài như Anh, Mỹ, Nhật, Nga,… sỉ nhục một trăm năm (bách niên quốc sỉ), còn Đức bị sỉ nhục vì thua thế chiến thứ 2. Không ngạc nhiên khi Hitler và Tập Cận Bình đều ưa thích các cuộc diễu binh lớn.

Chính bài học lịch sử từ Đức đã đưa đến nhận định rằng, lịch sử sẽ lặp lại với cộng sản Trung Quốc khi họ sẽ quyết định gây chiến để vuốt ve tự ái dân tộc, và đối tượng đầu tiên dễ thắng nhất chính là Việt Nam, một quốc gia không có đồng minh, có rất ít hoặc thậm chí không có vũ khí hiện đại, chứ đừng nói tới vũ khí hạt nhân để răn đe. Thanh niên và người dân Việt Nam cần nhìn thẳng vào khả năng này, nhất là những người đang ở nơi tuyến đầu là bộ đội ở biên giới phía Bắc và các chiến sĩ hải quân ở Trường Sa.

Trở ngại của đảng Cộng sản Việt Nam

Dù vậy, người Việt Nam không nên sợ hãi mà phải sẵn sàng đương đầu với thách thức mang tên Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam cần nhận thức rõ giới hạn của chế độ độc đảng. Toàn dân Việt Nam bây giờ sẽ không đoàn kết chống ngoại xâm xung quanh đảng cầm quyền nữa vì rất nhiều lý do như tham nhũng, cướp đất, ô nhiễm, bất công xã hội rộng khắp. Dân không thể tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng sản với việc cựu bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh e ngại “xu thế ghét Trung Quốc” của người Việt.

Việc đưa hình ảnh lãnh tụ đã mất như Hồ Chí Minh lên để làm tính chính danh cho chế độ không hề có tác dụng hoặc có tác dụng rất ít với đa số người dân sinh sau năm 1975… Bản thân rất nhiều cựu chiến binh cộng sản đã rời bỏ đảng Cộng sản và tham gia vào phong trào dân chủ. Còn chế độ hiện tại thì luôn trong tình trạng “ngân sách như dòng sông đã cạn” thì lấy đâu ra tiền mà mua vũ khí chống ngoại xâm.

Đảng cộng sản Việt Nam phải làm gì?

Do đó, việc quan trọng nhất mà các lãnh đạo cộng sản phải làm ở trong nước là dân chủ hóa. Chỉ có dân chủ hóa thì dân mới ủng hộ chính phủ và quốc hội do dân bầu ra một cách thực chất. Chỉ có dân chủ hóa thì dân mới đoàn kết xung quanh việc tôn trọng một bản hiến pháp dân chủ, chuẩn mực. Chỉ có dân chủ hóa và có nhà nước pháp quyền thì cộng đồng quốc tế dân chủ, văn minh mới tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam vì đã có cùng hệ giá trị với họ.

Còn ở ngoài nước, cũng không có cách nào khác là nhà cầm quyền phải nhanh chóng tham gia vào một liên minh kinh tế – quân sự đứng đầu bởi Mỹ và theo sau là các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc,… để tạo thế ỷ dốc, sẵn sàng hỗ trợ nhau trước bất kỳ đe dọa nào từ cộng sản Trung Quốc.

Còn người dân phải làm gì?

Còn về phía người dân, chúng ta không thể ngồi yên thụ động. Bước đầu tiên là mỗi một công dân cần phải lên tiếng phản đối Cộng sản Trung Quốc xâm lược Việt Nam, phản đối chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc và Bắc Hàn đang đe dọa hòa bình, ổn định ở châu Á, phản đối Cộng sản Trung Quốc tìm cách thủ tiêu tự do chính trị của nhân dân Hongkong, đàn áp người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, tìm cách xâm lược Đài Loan,…

Hình ảnh nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc cai trị hà khắc, đàn áp các dân tộc đó chính là hình ảnh Việt Nam trong tương lai nếu người dân Việt Nam không cảnh giác và phản đối ngay từ bây giờ.

PHỤNG SỰ CHÚA CHO PHẢI ĐẠO LÀM TÔI

PHỤNG SỰ CHÚA CHO PHẢI ĐẠO LÀM TÔI

Lm. Ignatiô Trần Ngà

Với trí tưởng tượng phong phú kết hợp với tài nghệ văn chương tuyệt vời, nhà văn Đan-mạch Hans Christian Andersen đã dựng nên một nhân vật rất độc đáo là “Chiếc bóng.”

Ai cũng có chiếc bóng đi theo mình.  Chiếc bóng hoàn toàn lệ thuộc chủ: khi chủ đi, bóng đi theo, khi chủ chạy, bóng chạy; khi chủ dừng, bóng dừng; chủ đi đâu, bóng theo đến đó.

Vậy mà nhân vật “Chiếc Bóng” trong chuyện của Andersen lại tách ra khỏi người chủ của mình vốn là một nhà khoa học, để trở thành một nhân vật độc lập, đòi sống riêng không lệ thuộc chủ, rồi dần dà y dám gọi mày xưng tao với chủ… Một thời gian sau, y lên mặt sai khiến cả chủ của mình, và thật trớ trêu, y tự tôn mình lên làm chủ và bắt chủ phải làm “chiếc bóng” của y và cuối cùng, y lập kế tống giam chủ mình vào ngục và sát hại người chủ ngay trong tù.

Tương quan giữa con người với Thiên Chúa cũng như bóng với hình.  Thiên Chúa đã tạo dựng nên loài người và mọi người hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa, nhờ Chúa con người mới tồn tại được.  Chúa là Chủ, con người là tôi tớ.  Chúa là Hình, con người là bóng.  Vậy mà nực cười thay, một số người lại làm như nhân vật “Chiếc Bóng” trong tác phẩm của Andersen.  Họ đòi quyền làm chủ và bắt Thiên Chúa lệ thuộc họ.  Họ đòi Thiên Chúa đáp ứng những đòi hỏi của họ mà không nghĩ rằng họ phải đáp ứng những đòi hỏi của Thiên Chúa trước đã.

Chẳng hạn khi yếu đau, người ta yêu cầu Chúa chữa họ cho lành.  Khi túng thiếu, người ta đòi hỏi Chúa cho no đủ.  Khi gặp thất bại trong cuộc đời, người ta yêu cầu Chúa đem lại sự thành công…  Nếu Chúa không mau mắn làm theo yêu cầu, người ta sẽ trách móc Chúa, oán ghét Chúa, loại trừ Chúa ra khỏi đời mình!

Vì yêu thương loài người, Thiên Chúa sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu chính đáng của họ, nhưng không phải vì thế mà con người có quyền đòi Thiên Chúa phải luôn luôn phục vụ mình mà quên rằng mình là người tôi tớ của Thiên Chúa nên phải lo phụng sự và thực hiện ý Chúa trước đã.

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta trở về lại đúng vị trí của mình, vị trí của người tôi tớ, và nhiệm vụ của người tôi tớ là lo phục dịch hầu hạ chủ mình mà không được kể lể công lao.

Chúa nói: “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: “Mau vào ăn cơm đi”, chứ không bảo: “Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau?  Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao?

Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.”

Hai vị tôi tớ vĩ đại của Thiên Chúa 

Một trong những nét đẹp của Mẹ Maria là Mẹ biết nhìn nhận mình là tôi tớ Thiên Chúa nên sẵn sàng vâng lệnh Chúa truyền.  Khi được sứ thần Gáp-ri-en cho biết Thiên Chúa muốn trao cho Mẹ một sứ mạng thật cao cả nhưng cũng đầy khó khăn, Mẹ sẵn sàng vâng phục vì ý thức mình chỉ là tớ nữ hèn mọn của Thiên Chúa.  Mẹ thưa với sứ thần: “Nầy tôi là tớ nữ của Chúa.  Tôi xin vâng như lời Chúa truyền.” Vì thế, Mẹ làm đẹp lòng Thiên Chúa và được Thiên Chúa nâng lên địa vị tối cao.

Ngay cả Chúa Giêsu, “vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa Cha, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ… Người lại còn hạ mình vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự…” (Philip 2, 6-8).

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa là Thiên Chúa quyền năng mà còn hạ mình làm tôi tớ, vâng phục Chúa Cha trong mọi sự cho dù phải chết trên thập giá và Đức Maria là hiền mẫu của Chúa, dù được diễm phúc làm Mẹ của Chúa, mà vẫn sẵn sàng phụng sự Thiên Chúa Cha như nữ tỳ khiêm tốn, thì xin cho chúng con là người phàm hèn mọn, luôn biết nhìn nhận mình chỉ là tôi tớ thấp hèn của Thiên Chúa và hết lòng phụng sự Chúa cho phải đạo làm tôi.

Lm. Ignatiô Trần Ngà

From: Langthangchieutim

TỨ KHOÁI

Chau Nguyen Thi
TỨ KHOÁI

(Xin đăng lại 4 cái stt viết về “tứ khoái” của con người đã được đăng trước đây vì… khỉ vẫn còn nguyên là khỉ!)

ĂN CÓ KHÓ KHÔNG?

Nhớ hồi còn nhỏ, một lần trong bữa ăn, ba tôi giận dữ nói: “Con lấy đũa quậy nhiều lần vào nồi cơm lúc đang sôi phải không?” Tôi sợ hãi nhìn ba tôi, lòng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông biết là lúc nấu cơm tôi dùng đũa quậy nhiều lần vào nồi cơm đang sôi, vì sợ cơm bị khê cháy. Ba tôi bị đau bao tử, nên ông rất khó khăn, kỹ lưỡng chuyện ăn uống. Lúc hết giận, ba tôi giải thích: “Khi cơm sôi, chỉ cần quậy một lần cho đều rồi bớt lữa. Không nên quậy nhiều lần vì như vậy sẽ làm cho gạo đổ nhựa ra bọc lấy hột cơm, nên hột cơm bên ngoài thì mềm, ở giữa thì sượng”
Ha ha… Hồi nhỏ tôi cũng ăn cơm đó mà không thấy khác biệt gì, cơm nào cũng là cơm, và nghĩ là ba tôi chỉ… vẽ chuyện.

Bây giờ già rồi; già hơn tuổi ba tôi lúc ông dạy tôi về chuyện nấu cơm và ăn cơm, tôi nhận ra rằng, trong đời, ngay cả chuyện ăn cũng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm.

NGỦ CÓ KHÓ KHÔNG?

Cũng như “ăn”, “ngủ” là sinh hoạt tự nhiên của con người. Hễ đói thì ăn; buồn ngủ thì ngủ; cần gì học, mà học là học cách nào?
Nhớ trước đây một cô huê hậu VN đi máy bay, trưng ra một màn “huê hậu ngủ ngày” vô cùng “ấn tượng”. Cô nằm ngủ kiểu mà khi nhìn vào ai cũng tưởng tượng đến câu thơ của Hồ Xuân Hương “Phành ra ba góc da còn thiếu”. Cả cộng đồng mạng nổi sóng; kẻ khen người chê ầm ĩ. Người bênh vực thì bảo “Ngủ thì làm sao mà kiểm soát được”; người chê thì bảo “Ngủ thì ngủ cũng phải ngủ cho đẹp! Ngủ cũng phải học!” Ngủ có phải học không? Cá nhân tôi thì tin rằng có. Thế hệ trước đây, trong gia đình, từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã canh chừng gắt gao con cái khi ngồi khi nằm, nhất là con gái. Khi thấy nó nằm hay ngồi hớ hênh quá thì nhắc, chỉnh cho nó ngồi ngay ngắn, đúng cách lại. Và cả khi ngủ, thấy chúng nằm không ngay, không đẹp mắt thì “sửa” lại cho ngay. Lâu dần, sẽ thành thói quen, tay chân phành ra hay khép lại đều có “ý thức”; “ý thức” cả trong “vô thức”; lớn lên sẽ không mắc phải cái cảnh ngủ ngày đầy “ấn tượng” như cô huê hậu đó.

Đó là ngủ đơn. Giờ nói chuyện ngủ kép. Trước đây, xã hội VN, trai gái đi đâu cũng phải trai ngủ riêng, gái ngủ riêng. Ngày nay dưới thời “VC rực rỡ” trai gái kéo nhau đi chơi, đi du ngoạn, tối lại ngủ chung với nhau không “ngại ngùng” gi cả. Tôi đã chính mắt xem những cái video clip do bọn trẻ quay lại rồi bỏ lên mạng.

Khổng Tử sống mấy ngàn năm trước, nhưng ông hiểu rõ cái khác nhau giữa lý trí và thể xác, nên chủ trương “nam nữ thọ thọ bất thân”. Thể xác khi “thích” thì lý trí không “can ngăn” nổi. Cho nên mới nam nữ không được gần gũi nhau. Cọ vào thì nẹt lửa. Lý trí không nhảy vào can thiệp được. Trừ thánh nhân ra, còn người phàm thì không thể dùng lý trí để kiểm soát những phản ứng của thể xác được. Không ai có thể dùng lý trí để làm cho mình không cảm thấy đau khi bị dao đâm vào da thịt chẳng hạn. Hồi trẻ tôi có nghe một câu chuyện thực như thế này. Thời Tây, một cặp vợ chồng kia chạy không kịp khi lính Tây kéo đến. Người chồng leo lên nóc nhà trốn. Cô vợ bị một tên lính Tây đè ra hiếp. Anh chồng ở bên trên nhìn xuống chứng kiến từ đầu tới cuối. Khi lính Tây rút đi, anh chồng vác dao rượt chém cô vợ. Những người lớn tuổi trong làng đứng ra khuyên can, bảo rằng đó là “ách nước”, chứ có ai muốn vậy đâu. Anh chồng sừng sộ đáp: “Tui chém là chém cái tội nó ở dưới… nẩy lên!”
Tôi tin rằng cô vợ không muốn vậy. Không muốn bị hiếp. Không thích bị hiếp. Không mong bị hiếp. Rất xấu hổ khi bị hiếp. Nhưng những thứ đó thuộc phần lý trí. Còn phần thể xác thì khi đã đúng nơi, nói theo kiểu “khoa học hiện đại” là khi đã điểm đúng “huyệt G” rồi thì dù một tỷ thằng “lý trí” nhảy vào bảo nằm im, cũng không thể nằm im được, không thể không “nẩy lên” được!

Cho nên lúc nào cũng phải học, tuổi nào cũng phải học và việc gì cũng phải học. Học để biết. Biết để hiểu. Và hiểu để có sự cảm thông với chính mình và với tha nhân.

“ẤY” CÓ KHÓ KHÔNG?

Xin kể ngay một câu chuyện nữa, cũng thuộc loại “người thật việc thật”: Hồi người Việt mới sang tỵ nạn ở Mỹ, có anh chàng Việt lần đầu “vật lộn” với một cô gái Mỹ. Phụ nữ Mỹ họ rất tự nhiên, không thẹn thùng, e lệ như phụ nữ Á châu; nên khi “vật lộn” thì họ nhiệt tình lắm: la hét, cào cấu, hổn hển y như sắp… tắt thở tới nơi khiến anh chàng VN hoảng quá; đang tấn công sắp chiếm được thành rồi mà thấy “địch” la dữ quá tưởng “nó” sắp… chết, nên vội ngưng lại xem chuyện gì. Cô gái Mỹ chưng hửng, ngưng… hổn hển và hỏi ráo hoảnh: “Chuyện gì vậy?”. Ha ha… Té ra không phải “nó” tắt thở; mà là “nó” đang… nín thở!

Vậy “ấy” có cần học không? Dĩ nhiên là cần! Nếu không tại sao từ ngàn xưa cho đến ngày nay người ta viết hàng đống sách để dạy? Nhưng học là học cái gì? Chuyện “ấy” thì cũng như ăn. Hễ đói thì kiếm cái gì cho vào mồm, nhai rồi nuốt, khó gì đâu?

Không phải vậy. Nếu mọi việc trên đời chỉ để thoả mãn chính mình thì cứ sống theo bản năng, không cẩn học. Còn nếu biết yêu thương nhau, biết trân trọng nhau, biết nghĩ đến nhau trong mọi hoàn cảnh, biết “chia ngọt xẻ bùi” thì phải học. Học để biết cách cùng đưa nhau lên… thiên thai. Tinh thần và thể xác là hai phần không thể tách rời của đời sống con người. Các bậc thánh nhân có thể yêu theo kiểu thánh nhân là yêu chay, yêu tinh thần, không cần hôn hít, ve vuốt gì cả. Còn người phàm thì đại đa số ai cũng cần có một cuộc sống cân bằng về cả hai phương diện tinh thần và thể xác. Không có một tình yêu trai gái nào bền vững lâu dài nếu tình yêu đó không có tình dục; và ngay cả có tình dục mà phần tình dục đó không cân bằng, nhưng lại không có sự cố gắng của người trong cuộc để học hỏi mà bù đắp, san sẻ yêu thương cho nhau thì tình yêu cũng khó vững bền..

Trong cuốn “Lady Chatterley’s Lover” nhà văn D. H. Lawrence kể chuyện một cặp vợ chồng trẻ thuộc giai cấp quý tộc bên Anh cưới nhau được vài năm; rồi người chồng nhập ngũ và sau đó bị thương liệt cả hai chân, không còn có khả năng đàn ông nữa. Từ đó, cuộc sống vợ chồng của họ thời gian đầu vẫn bình thường nhưng về sau thì thay đổi hẳn. Cô vợ tuy yêu chồng nhưng sự thiếu thốn về tình dục dẫn đến việc cô có quan hệ xác thịt với người đàn ông quản gia… Về sau, cô vợ bỏ chồng chạy theo người tình mà lúc đầu quan hệ chỉ đơn thuần là vì tình dục, rồi dần dà nảy sinh tình yêu…..
Câu chuyện còn dài. Nhưng tựu chung tác giả muốn nói một điều là tình dục là một phần không thể thiếu của tình yêu. Không có nó tình yêu sẽ chết. Mà ngay cả có tình dục nhưng nếu đó chỉ là một hoạt động theo bản năng thì tình yêu cũng sẽ chết. Tình dục cần được học hỏi để trở thành một hoạt động để bày tỏ, san sẻ yêu thương chứ không phải chỉ đơn thuần để thoả mãn nhu cầu sinh lý cho riêng cá nhân mình.

LỜI KẾT

Trong bốn cái khoái của con người, ba cái đầu đã nói qua trong những stt trước rồi, còn cái khoái thứ tư thì tương đối không có gì nhiều để học. Chỉ cần kiểm soát chuyện ăn uống của mình để khỏi bị Tào Tháo rượt, và đừng có bạ đâu ỉa đái đó như khỉ trên rừng thì mọi chuyện sẽ ổn thoả. Cho nên không cần phải dài dòng.

***
Để kết lại, xã hội VN xưa, con người từ lúc mới sinh ra đến khi trưởng thành đều được gia đình và học đường dạy dỗ nghiêm khắc. Từ chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện “ấy” đến chuyện đại tiện, tiểu tiện đều được nhắc nhở, chỉ bảo cặn kẽ. Nhờ vậy mà xã hội trật tự, ổn định, lành mạnh. Đời sống có thể thiếu tiện nghi, chật vật; nhưng con người đối đãi với nhau trong yêu thương và tôn trọng; sẳn sàng giúp đỡ, nhường nhịn, che chở cho nhau. Ngày nay, từ khi bọn khỉ rừng tràn về thành phố, biến phố thành rừng thì mọi giá trị mà cha ông chúng ta đã dày công xây dựng đều trở thành công cốc. Bọn khỉ rừng đó “sống, chiến đấu” bằng bản năng khỉ rừng của chúng; dùng cái sức mạnh của loài thú tràn về chiếm được thành phố rồi thì tưởng mình là cái rốn của vũ trụ, một bước từ khỉ thành người, không cần học; không học từ những chuyện cần học để làm một con người có phẩm cách như ăn, uống; mà ngay cả học để thu thập kiến thức để xây dựng đất nước cũng không học nốt. Chỉ cần mỗi con mua một cái bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ, kỹ sư dán trước ngực là đã tự cho mình trí thức, tài ba lỗi lạc rồi. Vì vậy mà chúng ăn không từ một thứ gì; ăn xương máu nhân dân, ăn rừng, ăn biển, ăn ruộng vườn, ăn đất đai, ăn cứt con nít, ăn mồ hôi háng phụ nữ, ăn luôn cả hài cốt liệt sĩ từng một thời là đồng chí của chúng. Còn ngủ thì bạ đâu ngủ đó; ngủ cả trong khi đang “họp quốc hội”, đứa há mõm, đứa nghẽo đầu, đứa xuôi tay, đứa dạng chân. Đến cái món đ. thì còn kinh khủng hơn nhiều. Chúng đ. từ trẻ con đến người lớn; cha đ. bồ của con trai; đ. vợ, đ. chồng “đồng chí” của nhau. Vì ăn tạp, ngủ tạp và đ. tạp như vậy nên chúng bạ đâu ỉa, đái đó, khiến cả một nước bây giờ thúi um. Một bọn cầm quyền như vậy thì xã hội VN ngày nay nát bét như tương là chuyện đương nhiên. Giả như lũ khỉ rừng đó có lăn ra chết hết hôm nay thì xã hội VN cũng phải cần một trăm năm nữa để học lại những giá trị tốt đẹp của cha ông mà ăn không giành giựt, ngủ không “phành ra ba góc”; trở về lại với cách sống nhân bản của ông cha chúng ta đã làm từ nhiều thế hệ trước.
Cho nên, nhân gian có câu châm biếm này: “Nhân bất học, bất tri lý; nhỏ không học lớn làm tỉnh uỷ”. Muốn làm người thì chuyện gì cũng phải học, lúc nào cũng phải học, tuổi nào cũng phải học.

Học làm người mới khó; chứ làm khỉ thì có khó gì!
ST

Những trang cáo phó

Những trang cáo phó

September 29, 2019

Tưởng nhớ và tiếc thương. (Hình minh họa: Getty Images)

Mấy năm trước đây khi vào “comment” một bài viết của tác giả Bùi Bảo Trúc trên báo NV, có nhan đề là “Cáo Phó,” một độc giả đã viết như sau: “Mỗi sáng ngủ dậy thấy mình còn đọc được cáo phó người khác thì còn gì hạnh phúc cho bằng. Đó là ơn Trời, không phải ích kỷ đâu!”

Nghĩa là “đọc được cáo phó người khác,” nghe tin người khác chết mà mình cảm thấy vui? Có một điều gì đó không ổn! Có thật thế không? Phải chăng, theo ý kiến này, có thể cắt nghĩa hai điều, một là thấy người ta chết mà mình còn sống, hai là thấy người ta trẻ mà đã ra đi, mình lớn tuổi mà chưa chết!

Lấy điều đó làm hạnh phúc. Vậy thì ra có người cảm thấy có được niềm vui hạnh phúc khi nghe người khác chết, thì cứ tìm những trang cáo phó mỗi ngày mà đọc cho hạnh phúc đi!

Phần tôi, mỗi ngày, cầm tờ nhật báo lên, sau khi lướt qua các tin tức thế giới, nước Mỹ và những chuyện xẩy ra trong cộng đồng người Việt, tôi không bao giờ bỏ sót trang cáo phó, mà đọc cáo phó thì có gì vui?

Đọc cáo phó để luôn luôn nghĩ rằng: “Con người ai cũng phải chết, tôi là người, vậy tôi cũng phải chết! (mở ngoặc đơn: chỉ có trước hay sau thôi)!

Đọc cáo phó để xem những người chết có ai quen mình hay có liên hệ gì đến bạn bè, thân thích của mình không? Đọc cáo phó để đôi khi tò mò, tẩn mẩn vào xem tuổi thọ người chết là bao nhiêu, con cái đông ít thế nào?

Nếu làm một cuộc thống kê qua các cáo phó trên báo chí Việt Nam, chúng ta thấy một điều khó giải thích hay chỉ giải thích qua hiện tượng, mà chưa ai trong giới y khoa có được một kết luận, đó là tuổi tác tỷ lệ thuận với số con, nghĩa là tuổi thọ càng cao, tính đến ngày tạ thế, thì số con càng đông. Tôi tìm ra ít nhất có năm, bảy ông, bà cụ, qua đời khi đã quá tuổi đại thọ 95, có từ 10 đến 15 người con cả nam, lẫn nữ. Như vậy đương nhiên những người tuổi thọ chỉ dưới 50 có số con rất ít, có khi chỉ một, hai người khăn rơm, gậy trúc theo sau quan tài.

Vậy thì cũng làm đùa một cái tam đoạn luận: những ông bà cụ đại thọ thường có rất đông con, tôi không phải là người đông con, vậy tôi khó sống thọ. Nhưng nghĩ ra cũng đúng thôi! Thọ mà cô quạnh, không con cháu bên mình là một tuổi thọ buồn, thì sống làm gì cho lâu!

Sống đương nhiên là vui, chết hẳn là buồn, do vậy, chẳng có ai mong chết và thấy thân nhân bạn bè mình ra đi mà không buồn, dù cho có “được Chúa gọi về,” đi nữa, thì cũng phải “đau đớn báo tin cho thân bằng quyến thuộc, bằng hữu xa gần…”

Ở một vài nơi, nghĩ là cái chết buồn cho nên người ta cử hành đám tang rất vui, có bạn nhạc chơi ồn ào suốt đêm, có múa lửa hay vũ “sexy,” cho bà con lối xóm vui, mà người ra đi cũng “ngậm cười chín suối!”

Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được treo trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích, do vậy trang cáo phó ngày nay vẫn thường có câu “cáo phó này thay thế thiệp tang.” Ngày nay thường tang gia nhờ báo chí đăng tải hay đọc trên đài phát thanh, để phổ biến tin buồn của gia đình rộng rãi hơn…

Quý độc giả đọc báo hàng ngày cũng nên ghé mắt qua trang cáo phó, kẻo nhiều khi vô tình, bạn bè qua đời mà không hay biết. Trên cáo phó thường có ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, tuổi thọ và chương trình tang lễ, gồm thời gian, địa điểm làm lễ nhập quan, phát tang và di quan, giờ thăm viếng.

Ngày nay theo thói quen ở hải ngoại, ở cuối trang cáo phó, tang gia thường ghi thêm câu: “Xin miễn vòng hoa và phúng điếu.”

Chữ “phúng điếu” ở đây, theo thói quen của văn hóa Việt Nam là “đi tiền” hay “cúng tiền,” bà con thường có thiện ý là giúp đỡ tang gia phần nào trong việc chi phí cho tang lễ. Ngoài những thân nhân gần gũi trong gia đình, ngày nay không ai còn giữ cách phúng điếu này nữa, mà tang gia cũng không muốn phải chịu ơn, mắc nợ ai! Do đó, đôi khi tang gia gợi ý là nếu có, người viếng tang sẽ dành tiền để giúp đỡ cho các hội bác ái, như hội người cùi, người nghèo hay thương binh.

Về chuyện vòng hoa, có thể là đang ở trong vòng tranh cãi. Theo thời giá hiện nay, một vòng hoa tạm gọi là đẹp, tươm tất có giá không dưới $200, chỉ để trong phòng tang một hai ngày rồi vứt bỏ khi người chết được chôn cất hay đem vào phòng thiêu, quả là một chuyện phí phạm tiền bạc. Nhưng chúng ta thử tưởng tượng ra, một tang lễ mà không có những tràng hoa tang trông lạnh lẽo làm sao! Mặc dầu người đời vẫn có câu “không ai chê đám cưới, không ai cười đám ma,” nhưng theo thói quen, người ta vẫn đánh giá một đám tang lớn hay nhỏ qua số lượng của những vòng hoa viếng!

Nếu chúng ta có dịp dự một đám tang của người Mỹ bản xứ và đám tang của người Việt ly hương, chúng ta thấy số vòng hoa của người Việt phải nhiều gấp 5 lần.

Vậy thì, hiện nay, chúng ta chưa thể bỏ thói quen “phúng điếu,” bày tỏ lòng thương tiếc người đã khuất, bày tỏ tình thân của mình với tang gia, bằng một vòng hoa tang được. Lấy ví dụ giữa hai gia đình thông gia thân thiết đến với nhau, trong ngày buồn, lẽ nào đi viếng tay không, dù theo yêu cầu của tang gia là “xin miễn vòng hoa!” Coi sao được!

Quan niệm đạo lý Đông phương, “nghĩa tử là nghĩa tận,” chết là dứt nợ trần gian, nên đối với những người đã chết thì mọi điều oán giận, thù ghét đều nên bỏ qua, không hiểu vì sao có người còn dùng trang cáo phó để trách móc, chì chiết người chết.

Xin đọc một mẫu cáo phó này, những lời nguyền rủa thay cho thương tiếc: “Leslie qua đời vào 30/1/2017, dài hơn được kỳ vọng những 29 năm và dài hơn rất nhiều so với ông đáng được hưởng… Ông ra đi để lại hai đứa con được giải thoát – con trai Leslie Roy Charping và con gái Shiela Smith – cùng 6 đứa cháu và vô số nạn nhân khác bao gồm vợ, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, bác sĩ, y tá và cả những người lạ ngẫu nhiên gặp gỡ. Sẽ không có đám tang nào được tổ chức và không lời cầu nguyện nào cho sự yên nghỉ vĩnh hằng, không lời tiếc thương đến gia đình người đã khuất… Leslie qua đời là minh chứng cho việc cái xấu xa cuối cùng rồi sẽ chết và hy vọng sẽ mở ra quãng thời gian an toàn, chữa lành vết thương cho tất cả.”

Tàn nhẫn đến thế là cùng!

Một câu chuyện khác, là ông Leroy Bill Black ở thị trấn Egg Harbor, New Jersey (Mỹ) qua đời ở tuổi 55 vì căn bệnh ung thư.

Ba ngày sau đó, có hai cáo phó về cái chết của ông, in cùng trên một trang báo của địa phương của hai người đàn bà, một là vợ, và một là nhân tình của ông. Cả hai đều dành quyền loan báo tin buồn của một ông Black, coi như ông có hai gia đình riêng biệt, cáo phó của nhân tình không nhắc đến tên vợ và các con của ông, cáo phó của vợ không biết đến tên nhân tình của ông!

Gần đây, có ai đó thù hận với một bà cụ vừa ra đi, đã đăng một bản cáo phó về bà, nhưng lại tố cáo bà đã lấy người em chồng và sinh ra những đứa con.

Truy sát nhau đến tận nhà quàn như thế, thì còn gì là tình là nghĩa nữa!

Và để cẩn thận, cho chắc ăn, bạn đã viết sẵn cho mình một cái cáo phó chưa?

Thôi thì mỗi ngày cũng nên giở tờ báo ra, lật những trang cuối và đọc đôi dòng cáo phó!

Còn vui hay buồn, có hạnh phúc hay không, thì còn tùy tâm sở của mỗi người.

Huy Phương.

Image may contain: 1 person

Chưa hoạt động mà tiền lãi cứ đều 300 tỉ mỗi năm

Làm ăn với Trung Cộng, đã sáng con mắt ra chưa.?

Ngo Thu

CHÂU ĐOÀN

Chưa hoạt động mà tiền lãi cứ đều 300 tỉ mỗi năm, tiền lương của 1000 nhân viên vẫn phải trả.

Sự yếu kém của lãnh đạo, cái tâm tư lợi và cả cái tâm thế nô lệ, phụ thuộc vào Trung Cộng là nguyên nhân tạo ra một đống cứt to tướng giữa thủ đô, dọn đi thì không đủ bản lĩnh và năng lực để làm, mà cũng không biết đốc thúc làm sao. Chắc khi soạn hợp đồng, tiền hoa hồng nhiều quá nên quên mẹ nó đi những điều quan trọng.

Chưa dùng đã trông như một đống sắt vụn, ngốn tiền ngân sách.

Mà có phải là một công nghệ gì ghê gớm đâu, chỉ là một cái tầu đi bằng tốc độ ngủ gật.

Mở mắt ra chưa? Đây chính là một nét vẽ lên chân dung của một chính quyền dốt nát, yếu kém, chỉ tham nhũng là giỏi.

Chính xác đây là một bẫy nợ, nó cố tình chây bửa.

Đây là một sự việc vô cùng nghiêm trọng, phải điều tra làm rõ và cho một số thằng vào tù.

https://baomoi.com/he-luy-du-an-cat-linh-ha…/c/32396389.epi…

https://www.facebook.com/704543964/posts/10157472737143965/

Image may contain: text

THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG!

Ngo Thu

THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG!

Tôi mệt, rất là mệt với những người đem mộ phần của ông tổng thống Pháp – Jacques Chirac ra so bì với mộ phần của ông chủ tịch Trần Đại Quang, hay lăng chủ tịch Hồ chí Minh. Họ rằng, tổng thống Pháp cũng chôn chung với các thường dân, và mộ ông ấy cũng 5m2 như bao người khác. Trong khi đó, phần đất mộ ông Trần Đại Quang to gấp 11.000 lần ông Jacques Chirac, hay khuôn viên lăng ông Hồ cũng to gấp hàng nghìn lần ông ấy. Hâydza!!

Mệt quá! Các người đã hiểu “thành quả cách mạng” là gì chưa mà dám so bì như thế? Những người đi làm cách mạng như ông Hồ, ông Quang….họ “chiến đấu giành thắng lợi” thì phải được hưởng thành quả cách mạng chứ? Ví dụ như ông Quang, trong thời gian làm bộ trưởng công an, ông cho đám lính lác dưới quyền đi cưỡng chế, ăn cướp hàng trăm ngàn ha đất của dân, thì nay ông chết, ông chỉ lấy có 5,5 ha xây mộ mà mấy người cũng la làng? Hoặc như ông Hồ, trong thời gian làm chủ tịch nước, ông tổ chức chiến dịch CCRĐ, tịch thu được hàng triệu mẫu đất của địa chủ, phú nông. Vậy nhà nước bỏ ra vài chục mẫu xây lăng cho ông thì có gì đâu mà quý vị so bì nào? Thử hỏi, suốt nhiệm kỳ làm tổng thống từ năm 1995 đến 2002 ông Jacques Chirac có cưỡng chế được m2 đất nào của dân Pháp không mà đòi mộ phần hoành tráng?

Vậy đấy, người cộng sản đi làm cách mạng thì họ hưởng thành quả cách mạng. Không những kẻ chết mà người chưa chết cũng thâu tóm ít nhất 5-7 lô đất vàng mặt tiền đó chứ. Mà làm cách mạng là làm gì quý vị biết không? Cách mạng, nó nằm trong cụm từ “cách cựu – mạng tân”. Có nghĩa là xóa bỏ cái cũ, thay vào cái mới đấy ạ.

Từ xa xưa, ông bà ta làm ăn theo kiểu cá thể. Ai thích làm gì thì làm (miễn là không phạm pháp luật hiện hành), ai muốn làm bao nhiêu thì làm, và ai làm nấy ăn. Đến khi người cộng sản đi làm cách mạng, họ xóa bỏ phương pháp làm ăn cá thể, thay vào đó bằng phương pháp kinh tế tập trung. Nghĩa là, người dân phải làm theo hướng dẫn và phân bổ của đảng, sản phẩm làm ra nhà nước thu hết rồi phân bổ một phần lại cho dân lao động. Dân muốn làm nhiều cũng không được, làm ít cũng không xong.Trống đánh, mới được đi làm. Trống tan chầu, phải về. Người thành phố biết buôn bán thì đưa lên rừng phát rẫy, kẻ thất học thì đưa vào bán hàng mậu dịch quốc doanh…. Thực hiện phương pháp đó chừng mươi năm thì dân đói rả họng, nhà nước kiệt quệ ngân sách. Đảng lại phải làm cách mạng tiếp, nghĩa là bỏ phương án kinh tế tập trung, cho người dân về tự làm kinh tế tư nhân. Ha ha!!! Đổi mới mà!

Giáo dục cũng cách mạng, cũng đổi mới, cũng cải cách. Năm này cải cách không ra gì thì sang năm cải cách cách cải cách của năm trước. Vẫn chẳng ra cái quần què gì thì lại cải cách cách cải cách của cải cách năm vừa rồi. Cứ thế, họ cải cách, họ đổi mới, họ cách mạng để rồi giáo dục càng ngày càng te tua….

Đấy! người cộng sản đi làm cách mạng lần xà quầng như thế đấy! Hậu quả cách mạng của họ để lại đến đời cháu con chúng ta vẫn chưa gỡ nỗi. Nhưng, thành quả thì họ lập tức hưởng vô biên. Mấy chục ngàn mét vuông đất nghĩa địa có là gì đâu mà quý vị càm ràm mãi hè?

Mệt!https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2233177573459543&id=100003019675969

Image may contain: outdoor

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ếch & Bò

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ếch & Bò

(RFA)

 

Ảnh của tuongnangtien

Trung Quốc đã làm rất tốt về việc xây dựng mạng xã hội của riêng họ. Vì vậy, Việt Nam cũng nên xây dựng mạng xã hội của mình.

T.T Nguyễn Xuân Phúc

La grenouille qui veut se faire aussi grosse que le boeuf.

Jean De La Fontaine

Trong lịch sử loài người, dường như, không xứ sở nào lại có một tầng lớp lãnh đạo “sính” chuyện viết lách như ở VN:

  • TBT Trường Chinh, làm thơ với bút hiệu Sóng Hồng.
  • TBT Nguyễn Văn Linh, viết báo với tên NVL.
  • TBT Nông Đức Mạnh, người suốt đời chỉ quan tâm đến lâm nghiệp và nông nghiệp (trồng cây gì? nuôi con gì?) cũng vừa làm công luận vô cùng kinh ngạc về bộ Tuyển Tập dầy cộm của ông, do nhà xuất bản Sự Thực xuất bản năm 2018.

Nói chung thì tất cả các đồng chí lãnh đạo đều có tác phẩm để đời ráo trọi:

Riêng Chủ Tịch Đầu Tiên của nước VNDCCH, kiêm Chủ Tịch Đảng, đã để lại cho hậu thế Hồ Chí Minh Toàn Tập (trọn bộ) tới 15 cuốn lận. Người còn làm thơ (tiếng Tầu) viết kịch (tiếng Tây) và đặc biệt nổi bật trong thể loại tự truyện – autobiography – với những bút danh xa lạ: Trần Dân Tiên hoặc Th. Lan. Ngay  cho đến nay, bài viết (“Địa Chủ Ác Ghê”) của Bác – xuất bản năm 1953, với bút hiệu CB – vẫn còn được dư luận rất quan tâm và vô cùng … ái ngại!

T. S Mạc Văn Trang nhận xét: “Cái này là mốt của những nhà cộng sản, bất kỳ ai làm Tổng Bí thư đều có sách, từ xưa đến giờ: ông Lê Duẩn có rất nhiều sách, ông Trường Chinh, ông Nguyễn Văn Linh, ông Đỗ Mười cũng rất nhiều sách.”

Đến như cỡ ông Đỗ Mười mà “cũng rất nhiều sách” thì đủ biết là giới lãnh đạo CSVN thích “trước tác” đến cỡ nào. Có điều ít ai để ý là ngoài việc chăm chỉ viết lách, họ còn vô cùng nhiệt tình … đốt sách nữa cơ. Họ đốt từ Hà Nội đến Sài Gòn. Một người dân ở lại miền Bắc sau năm 1954, ông Tự Do, cho biết:

“Tôi phải học năm cuối cùng, tú tài 2, cùng một số ‘lớp chín hậu phương,’ năm sau sẽ sát nhập thành ‘hệ mười năm.’ Số học sinh ‘lớp chín’ này vào lớp không phải để học, mà là ‘tổ chức hiệu đoàn,’ nhận ‘chỉ thị của thành đoàn’ rồi ‘phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!’ Họ truy lùng…đốt sách!

Hai mươi mốt năm sau, tình trạng này lại tái diễn:

  • Trần Bích San: “Sau khi dùng bạo lực cưỡng chiếm miền Nam, Cộng Sản thực hiện cấp thời, qui mô chính sách tieu diệt toàn bộ văn hóa phẩm Việt Nam Cộng Hoà. Khoảng hơn 180,000,000 quyển sách đủ loại bị tịch thu, thiêu hủy.” (Trần Bích San. Văn Học Việt Nam. New Orleans, LA: Cảo Thơm, 2018).
  • T. Vấn: “Đó là những ngày tháng tủi hổ nhất cho lịch sử Việt nam, khi hàng ngàn thanh niên sinh viên học sinh của bên thua trận bị chính quyền mới ra lệnh vào tận những nhà sách, nhà xuất bản, cả những kệ sách tư nhân, tịch thu tòan bộ sách báo, ấn phẩm, tất cả những gì được in ấn, phát hành ở miền Nam trước tháng 4 năm 1975 đem ra đốt.”
  • Nguyễn Ngọc Chính: “Không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động tại Sài Gòn. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân bị các thanh niên đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc.”

Thời gian, may thay, không đứng về phe những kẻ phần thư. Những tác phẩm bị thiêu hủy đều có thể được tái tạo, dưới hình thức khác (gọn gàng, nhẹ nhàng, và dễ tiếp cận hơn nhiều) trong thời đại mới. Internet là một phát kiến ngoài dự đoán của Geroge Orwell nên nhà tiên tri của thế kỷ XX đã bị thời đại vượt qua. Trong tác phẩm Nineteen Eighty-Four (1984) ông viết: “Who controls the past controls the future: who controls the present controls the past. Ai kiểm soát được hiện tại, kiểm soát được quá khứ. Ai kiểm soát được quá khứ, kiểm soát được tương lai.”

Những phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay khiến cho chế độ toàn trị mất ráo mọi thứ quyền “kiểm soát.” Hơn chục năm trước, báo Công An Nhân Dân (số ra ngày 05/10/2007) đã than thở rằng “blog như là một thứ hệ lụy và quản lý blog là … chuyện buộc cẳng chim trời.” Đến nay thì tình hình đã có phần (hơi) đổi khác: buộc chỉ chân voi. Vậy thì đành phải theo thời thôi!

Thế là Đảng và Nhà Nước CSVN cho ra đời hằng trăm trang mạng. Tất cả đều tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa – theo nhận định của Vnexpress, đọc được vào hôm 18/09/2019: “Rất ít mạng xã hội của Việt Nam tồn tại được quá một năm. 9 năm trước, mạng xã hội Go.vn ra đời kèm theo tuyên bố chắc nịch từ lãnh đạo của dự án này là: Soán ngôi Facebook sau 6 tháng với 5 triệu người dùng. Đơn vị này cũng đặt mục tiêu chiếm 40–50% lưu lượng truy cập mạng xã hội tại Việt Nam vào năm 2015. Nhưng rồi dự án mau chóng thất bại, chuyển thành một trang tin tức tổng hợp. Tương tự Go.vn, còn nhiều cái tên mạng xã hội cũng ra mắt đình đám nhưng sớm ‘chết yểu’ như Zingme, Tamtay.vn, Yume.vn…”

Tất cả mọi người đầu biết những sự kiện này, trừ mỗi ông tân Bộ Trưởng (TT & TT) Nguyễn Mạnh Hùng. Tại lễ ra mắt mạng xã hội Lotus, nhân vật này tuyên bố rằng: “Người Việt có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm.” Nói vậy (chắc) chưa đã miệng nên đương sự còn thêm: “Thành công của Lotus sẽ góp phần để đến 2020, người dùng các mạng xã hội Việt Nam sẽ tương đương người Việt Nam dùng các mạng của nước ngoài.”

Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần VCCorp (đơn vị phát triển mạng xã hội Lotus) cũng hùng hổ, và hùng hồn, không kém: “Kỳ vọng sẽ đạt mốc 4 triệu người dùng mỗi ngày, sau đó sẽ tăng lên 20 triệu, thậm chí 50 triệu người dùng.”

Hai ông Trời con này khiến tôi nhớ đến mấy câu thơ ngụ ngôn của Thái Bá Tân:

Con Ếch ngu ngốc ấy/Nổ đánh bùm thật to/Thế là hết con Ếch/Muốn to bằng con Bò.

Còn công luận thì nhận xét ra sao?

  • TS Nguyễn Đức AnTrên thực tế, họ ra mắt rầm rộ nhưng có lẽ là hơi vội vì hiện vẫn chưa có giao diện trên web, chỉ là một ứng dụng trên thiết bị di động … nội dung thì có vẻ rất nhiều thứ vô thưởng vô phạt, với lượng tin bài gái xinh-trai đẹp và những chuyện cướp-giết -hiếp chiếm tỉ trọng lớn.
  • Chuyên gia Lê Ngọc Sơn (Đại Học Công Nghệ Ilmenau): Họ nói là mạng xã hội dựa trên nội dung, nhưng nội dung kiểu gì mà khi vào thì toàn nội dung rẻ tiền.
  • L.S Nguyễn Văn ĐàiMạng xã hội Việt chỉ lãng phí tiền và người.
  • Báo Lao ĐộngMạng xã hội 1.200 tỉ: Chỉ toàn hot girl vậy sao?
  • BBCPhát triển mạng xã hội của Việt Nam có đang đi sai hướng?

Câu trả lời xin được nhường cho một nhân vật có thẩm quyền, ông Trần Anh Dũng – CEO & Founder của công ty cổ phần MOG: “Việc phát triển một sản phẩm công nghệ là luôn đổi mới, không dừng lại nên nếu số vốn đầu tư không đủ lớn, mô hình không đủ tốt thì sẽ ‘đốt’ tiền rất nhanh. Và khi đó, trào lưu phát triển mạng xã hội sẽ lại gặp thực trạng như vài năm trước là chết như ngả rạ.” 

Hai cựu bộ trưởng TT& TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn (trái) khai nhận tổng cộng là 3,2 triệu đôla hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ. Ảnh chú thích: BBC

Cái gì chứ “đốt tiền” thì giới quan chức Việt Nam đều có năng khiếu cả. Hai vị bộ trưởng tiền nhiệmđã thể hiện khả năng thiên phú của họ một cách vô cùng ngoạn mục. Nay thì đến lượt ông Nguyễn Mạnh Hùng. Tiền đến tay ai thì người ấy cất thôi. Good luck, sir!

6 thời điểm khiến con người tỉnh ngộ nhất: Là ai cũng nên lưu ý, tránh họa hại thân

6 thời điểm khiến con người tỉnh ngộ nhất: Là ai cũng nên lưu ý, tránh họa hại thân

Trong 6 thời điểm này, có 1 thời điểm mà bất kể là ai cũng phải trải qua.

6 thời điểm khiến con người tỉnh ngộ nhất: Là ai cũng nên lưu ý, tránh họa hại thân

Có rất nhiều người trong cuộc sống này luôn tự cho mình là nhất, ngông cuồng không biết trời cao đất dày, sống một cuộc đời vô cùng hồ đồ. Thế nhưng, con người đều có những lúc tỉnh ngộ, hiểu ra. Vậy thì, vào những lúc nào, con người tỉnh ngộ nhất?

1. Lúc gặp đen đủi

Những lúc bình thường, trời yên bể lặng thì anh ổn, tôi ổn, mọi người cùng ổn, thoải mái ăn uống, nhậu nhẹt, thân như ruột thịt. Thế nhưng một khi bạn gặp chuyện đen đủi, sẽ có người ngồi nhìn mà không giúp, thậm chí còn mỉa mai chế giễu, đáng sợ hơn còn tranh thủ giậu đổ bìm leo.

Đây chính là lúc người gặp hoạn nạn nhìn thấy rõ nhất ai thực sự là bạn, ai là kẻ tiểu nhân vô sỉ. Tỉnh ngội rồi, sẽ biết cách chọn bạn, ai là người nên chơi và ai là người không thể chơi.

2. Sau cơn bạo bệnh

Sau một đợt ốm nặng, con người sẽ hiểu ra rằng, chỉ có sức khỏe mới là quan trọng nhất, những thứ khác đều xếp sau, sức khỏe là số 1, những thứ khác là số 0, số 1 không còn, số 0 có nhiều thế nào cũng trở nên vô nghĩa.

Vì thế mà có những việc, bình thường ta xem trọng như núi, nhưng sau cơn bạo bệnh, tất cả sẽ được xem nhẹ và nhìn thấu.

 6 thời điểm khiến con người tỉnh ngộ nhất: Là ai cũng nên lưu ý, tránh họa hại thân - Ảnh 1.

3. Sau khi mất chức

Một người nào đó có quyền thế, bỗng một ngày đẹp trời tự nhiên mất chức chuyện gì sẽ xảy ra? Cây đổ khỉ sơ tán, trước đây nhà lúc nào cũng nườm nượp người vào ra, giờ đây vắng tanh vắng ngắt, trước đây người người vây quanh, giờ đây có gặp mặt cũng trở thành người dưng không quen biết.

Gặp cơn bĩ cực, mới hiểu ra rằng những người trước đây cung kính mình thực ra họ chỉ quan tâm đến cái chức sắc mà mình có mà thôi; họ xu nịnh mình, cũng là bởi mình nắm quyền thế trong tay mà thôi.

4. Sau khi nghỉ hưu

Sau khi về hưu, nhớ lại những ngày còn đi làm, giữa đồng nghiệp với nhau vì danh lợi địa vị, vì thăng tiến, vì một danh xưng mà tranh giành đến mặt mũi tía tai, ngẫm lại mới thấy thật vô nghĩa.

Nghỉ hưu rồi mới ngộ ra, những thứ đó đều là vật ngoài thân, chết cũng chẳng đem theo được. Chức vụ cao hay thấp, nghỉ hưu rồi cũng chẳng khác gì nhau, mọi người sẽ đều trở thành những người bạn già về hưu, sớm biết vậy, hà tất lúc trước phải tranh giành?

 6 thời điểm khiến con người tỉnh ngộ nhất: Là ai cũng nên lưu ý, tránh họa hại thân - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

5. Sau khi đánh mất…

Rất nhiều người thường không biết đủ, luôn đợi đến khi mất đi rồi, mới hiểu ra những thứ mất đi đáng quý thế nào.

Từng có một người thật lòng yêu thương, quý mến xuất hiện ngay trước mặt bạn nhưng bạn không trân trọng, đợi đến khi mất đi rồi mới hối hận không kịp. Việc khổ sở nhất trên đời này, có lẽ không gì có thể vượt qua việc này…

Cuối cùng, trong cuộc đời, chỉ có trải qua rồi mới hiểu ra, chỉ có hiểu rồi mới biết trân trọng nâng niu. Trong đời, luôn có một người khiến bạn cười tươi nhất, cũng sẽ có người khiến bạn khổ đến cùng cực. Với người khiến mình khổ, hãy chọn cách quên đi, đó chính là cách bạn đối đãi tử tế với bản thân mình.

Có rất nhiều việc trên đời cần chúng ta nhìn một cách nhẹ nhàng, đơn giản. Quá trình của nhân sinh thực ra chỉ là được và mất, sau khi xem mọi chuyện bằng cách nhìn đơn giản, chúng ta sẽ biết chúng ta nên xem trọng cái gì, cái gì mới là quan trọng với mình, cái gì cần loại bỏ.

6. Lúc lâm chung

Con người, đến lúc lâm chung mới hiểu ra rằng: Tất cả đã không thể cứu vãn, tất cả đều là mây khói hư vô.

Chết đi rồi, sẽ chẳng mang theo được bất cứ thứ gì, thời gian, của cải, tiền bạc… tất cả đều trở thành di sản.

Chính bởi thế, lời khuyên dành cho tất cả chúng ta là, khi còn được sống, hãy tận hưởng cuộc sống theo cách khiến bạn thấy vui, ý nghĩa nhất. Sống trọn vẹn từng giây từng phút ở hiện tại, lúc nhắm mắt xuôi tay sẽ không còn điều gì phải hối tiếc.

TUỔI NHỎ TRÍ LỚN & ĐẦU TO ÓC BẰNG QUẢ NHO…?

Image may contain: 1 person, eyeglasses, selfie and closeup
Image may contain: 1 person, smiling, suit
Image may contain: 1 person, smiling, standing, eyeglasses and suit

Lê Hồng Song

TUỔI NHỎ TRÍ LỚN & ĐẦU TO ÓC BẰNG QUẢ NHO…?

Thằng “Tai dơi mỏ chuột” này, nó ra chính trường quốc tế, nó kêu tên cúng cơm từ Tập Cận Bình, Carrie Lam, đảng CS Trung Quốc ra mà tố cáo. Và nó cũng khẳng định sắt thép rằng công cuộc đòi tự do cho Hong Kong là trách nhiệm của thế hệ nó.

Chứ không như PTT Phạm Bình Minh, báo cáo xung đột tại biển Đông tại Liên Hiệp Quốc, mà phải mặc tả, run cầm cập và không dám kêu đích xác TQ xâm lược.

Và PTT Vũ Đức Đam thì tuyên bố rằng “Nếu đời ta không đòi được HS-TS thì giao cho con cháu chúng ta đòi.” thật là khỏe re!

Thiết nghĩ, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam nên xin thằng “Tai dơi mỏ chuột” ị ra một ít làm thuốc uống mà có thêm can đảm để đảm trách vai trò một phó thủ tướng lãnh đạo đất nước…

(Ảnh trên Internet)

TẠI SAO ĐI CA NGỢI TỔNG THỐNG MỸ ĐẾN NHƯ VẬY!?

Image may contain: 1 person

Phạm Đức Bảo is with Thanh Nguyen Danh and 38 others.

TẠI SAO ĐI CA NGỢI TỔNG THỐNG MỸ ĐẾN NHƯ VẬY!?

Larry De King

Vài hôm trước, ngày 24 tháng 9 là cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc UNGA (UN General Assembly) tổ chức ở tổng hành dinh New York. Trong cuộc họp, phần phát biểu của Tổng thống Trump gây chấn động với những lời kết tội Trung Quốc trực diện, nặng nề, chính xác.

Ông lên án Trung Quốc từ kinh tế, chính trị đến cả nhân quyền ở Hong Kong. Đại ý như sau:

1. Trung Quốc đã từ chối thực hiện những cải cách như đã hứa khi được cho vào WTO.

2. Trung Quốc không tuân theo kinh tế thị trường, mà thao túng tiền tệ, bao cấp các công ty để cạnh tranh bất chính.

3. Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ, ăn cắp bí quyết thương mại ở quy mô lớn.

4. Trung Quốc cưỡng bức chuyển giao công nghệ với những công ty ngoại quốc đến Trung Quốc đầu tư.

5. Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới mà lại tuyên bố mình là 1 quốc gia còn đang phát triển để lạm dụng những ưu ái dành cho các nước thuộc nhóm này.

***
Khi đến phiên phát biểu của mình, ông từ từ rời ghế và đến bục nói. Như thường lệ, ông nói chậm rãi, chính xác, quả quyết, khẳng định vị thế của 1 quốc gia hùng mạnh đứng đầu thế giới. Đến phần nói về Trung Quốc mới thật là ghê gớm. Mình có cảm giác như ông đang móc dao từ trong túi ra, bình tĩnh ngắm, rồi phóng thẳng vào tim đối phương, từng nhát một, không trật phát nào. Ống kính quay về phía đại diện Trung Quốc cho thấy một gương mặt đứng hình, đơ cứng, không còn cảm xúc.

Từ trước tới nay chưa có 1 lãnh đạo quốc gia nào, kể cả các đời Tổng thống Mỹ, dám chửi Trung Quốc như tát vào mặt vậy. Thông thường họ dùng những từ ngữ ngoại giao lịch sự để thể hiện các bất đồng. Nhưng đây là Trump. Ông không cần màu mè, lịch sự, hay xã giao, mà chửi đích danh Trung Quốc với lời lẽ rất đanh.

Đã qua rồi những ngày dễ dàng lươn lẹo để làm giàu. Trung Quốc hôm nay đã gặp phải con diều hâu già lọc lõi, với cặp mắt tinh anh nhìn thấu tận tâm can của mình.

Trung Quốc không nên được xếp vào quốc gia đang phát triển hay đã phát triển, mà phải được xem là quốc gia luôn gian manh cần đặc biệt quan tâm ở mọi nơi mọi chốn.

Nhiều năm qua, vì nhiều lý do, sự gian manh của Trung Quốc được phớt lờ, hoặc ít ai chú trọng đúng mức. Nay thì khác rồi. Tên móc túi chỉ thành công khi không ai chú ý. Một khi mọi cặp mắt đổ dồn về hắn thì chỉ còn cách bỏ nghề.

Ngày nào còn Tổng thống Trump và nước Mỹ thì phải tập làm ăn và hành xử lương thiện thôi Trung Quốc ơi.

Đã xa rồi những ngày dễ dãi đó. “The days are over”, như Tổng thống Trump chốt lại trong phần phát biểu, và có lẽ từ đây bắt đầu chu kỳ suy tàn của 1 Trung Quốc gian manh độc ác, kẻ thù ngàn năm của Việt Nam.

Cảm ơn Larry De King vì bài viết quá hay.
.

CHÍNH TRỊ LÀ GÌ , TẠI SAO PHẢI QUAN TÂM ?

Image may contain: 1 person, text

Lê Hồng Song

CHÍNH TRỊ LÀ GÌ , TẠI SAO PHẢI QUAN TÂM ?

Chính trị là nồi cơm, là manh áo, là giá xăng điện, là những kế sách an sinh xã hội vv…

Chỉ vì chúng ta sống trong một xã hội ngu dân , bị kẻ cai trị nhồi sọ và tẩy não nên chúng ta cho rằng . Chính trị là thứ gì đó to lớn mà những kẻ dân đen như ta ko thể hiểu .

Tại sao ở xã hội độc tài người dân luôn sợ nói tới chính trị, sợ nó như 1 loại bệnh dịch? Trong khi ở các nước dân chủ người dân nói chính trị như ăn cơm, uống nước mỗi ngày. Trẻ em 6 ,7 tuổi đã được bố mẹ và nhà trường giáo dục các vấn đề trong xã hội ,  như bảo vệ môi trường ,bảo vệ động vật ,  nêu các chính sách cho người già , người vô gia cư vv…

Trong khi ở chế độ độc tài họ lại không muốn người dân tham gia chính trị , thậm chí còn sử dụng nền giáo dục ngu dân để khống chế . Là vì họ muốn giữ được quyền lực lâu hơn , để có thể tham nhũng nhiều hơn ,để có thể ăn tàn phá hoại và thậm chí bán cả lãnh thổ quốc gia mà không bị người dân chỉ trích .

Bởi vì dốt chính trị nên bạn không biết nhà nước thu thuế như thế nào , và nguồn thuế của bạn đã đi đâu .

Bởi vì dốt chính trị thay vì chỉ trích chính phủ đã đưa ra những chính sách tệ hại làm ảnh hưởng môi trường sống . Bạn lại cong mông đi chửi những người đi biểu tình đòi môi trường sạch cho bạn hưởng .

Bởi vì dốt chính trị thay vì bạn dồn sức chửi những kẻ đang tham ô ngàn tỷ, phá hoại đất nước . Bạn lại đi chu mỏ qua cali chửi đồng bào bên đó là những người phá hoại , trong khi họ cách xa bạn nửa vòng trái đất và ko hề ăn cướp của bạn 1 đồng , họ cũng không rước giặc về nhà giết biển phá rừng hay tăng giá xăng điện , cũng không lập bot hút máu của bạn .

Bởi vì dốt chính trị nên bạn mới cho rằng , không nơi đâu bình an , hạnh phúc như ở Việt Nam . Trong khi đó mỗi ngày ở VN có 315 người chết vì ung thưcứ mỗi năm lại có 165 .000 ca mới được phát hiện .Tai nạn giao thông mỗi năm lên tủ ngồi gần 8000 người ,chưa kể những ca bị tàn phế , thực phẩm độc hại tràn lan thị trường và len lỏi vào tận bàn cơm gia đình bạn vv…

Bởi vì dốt chính trị nên bạn mới cảm thấy sợ hãi , và cho rằng những người đang lên tiếng đấu tranh đòi quyền sống ,  đòi công bằng là phản động . Trong khi nếu bạn có kiến thức về chính trị và cùng lên tiếng đồng hành như chúng tôi thì sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp biết nhường nào ,bóng tối và sự giả dối sẽ bị đẩy lùi cho một tương lai tươi sáng hơn .

Hãy quan tâm chính trị , bởi chỉ có sự hiểu biết chính trị mới kiến tạo ra được một xã hội tốt đẹp và mang lại sự công bằng cho chính bạn .

Sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận

Hoàng Trọng to Truyện Cười Hải Ngoại

Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”

Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”

Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”

Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.

Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!” Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”

Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.

“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”

Sưu tầm