NGHĨ KHÁC ĐI ĐỂ HẠNH PHÚC

Antonio Son Tran

 – Khi chán nản, hãy nghĩ xem mình còn lại bao nhiêu ngày để dằn vặt, còn bao nhiêu thời gian để phung phí?

Bạn vui, một ngày cũng qua đi, bạn buồn một ngày cũng kết thúc. Nếu nhận ra điều này hẳn sẽ không dễ dãi để cuộc sống mình âm u nữa.

– Khi phiền muộn, hãy nghĩ xem thật ra cuộc sống là những phép trừ, gặp nhau một lần là ít đi một lần, sống hết một ngày là giảm đi một ngày, có gì đáng để phí hoài? Không quên tình nghĩa, không nghĩ thị phi, không chấp oan trái, không nợ nần ai, không thẹn với lương tâm là được.

– Khi thấy bi thương, hãy xem cuộc sống là một hành trình, chúng ta đến đây hai tay trắng thì rời đi cũng sẽ như vậy, không thể mang theo dù chỉ là hạt bụi hay một áng mây bay. Những công danh lợi lộc , những thế thái nhân tình, đều phải để lại. Hiểu rõ điều này rồi thì có gì phải bận tâm mà phiền lòng?

– Khi không được như ý, hãy so sánh với sự bận rộn của những người giàu có, chúng ta sống biết đủ chính là niềm hạnh phúc. Rồi nhìn qua những người đang đau khổ trong bệnh viện, chúng ta vẫn mạnh khỏe chính là niềm hạnh phúc. Và hãy xem trên thế giới một giây có bao nhiêu người phải rời đi, chúng ta vẫn còn sống chính là niềm hạnh phúc… Con người muốn có một đời sống khỏe thì tâm phải đơn giản, thân phải nhẹ nhàng.

– Khi nổi giận, hãy nghĩ xem có nên vì những kẻ không đáng mà ấm ức? Có cần vì những việc không quan trọng mà bực mình? Ăn uống đúng cách, làm việc điều độ, vận động vừa đủ, nghỉ ngơi hợp lí, khoản nào tiết kiệm thì tiết kiệm, phần nào nên tiêu thì chi ra. Bạn tốt thì gia đình và người thân mới tốt, mọi người đều sẽ tốt.

– Khi tính toán, hãy nghĩ xem con người đi một vòng trong thế gian đều trở về điểm 0, sao phải chi li so bì, không biết nhường nhịn? Nói nhiều thì tổn thương người, tính nhiều thì tổn thần khí, chi bằng đừng so đo nữa, làm một người vui vẻ dễ chịu, không thẹn với lòng!

Làm người, còn sống được là tốt.

SƯU TẦM

Tổng thống Trump Chỉ Trích “Nước Đi Sai” Của Trung Quốc, Căng Thẳng Thương Mại Toàn Cầu Leo Thang

Ba’o Dat Viet

April 5, 2025

Washington – Bắc Kinh, ngày 4 tháng 4 năm 2025 – Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng chỉ trích quyết định áp thuế trả đũa của Bắc Kinh, cho rằng đây là “nước đi sai” xuất phát từ tâm lý “hoảng loạn”.

“Trung Quốc đã có nước đi sai, họ hoảng loạn – điều mà họ không thể để xảy ra”, Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Truth Social vài giờ sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đánh thuế bổ sung 34% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10 tháng 4.

Ngoài thuế quan, Bắc Kinh cùng ngày còn công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với nhóm đất hiếm trung và nặng như samarium, gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium và yttrium – những nguyên tố có vai trò quan trọng trong công nghệ cao và quốc phòng. Biện pháp này có hiệu lực tức thời từ ngày 4 tháng 4.

Bộ Thương mại Trung Quốc đồng thời đệ đơn kiện Hoa Kỳ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cáo buộc Washington vi phạm quy tắc thương mại quốc tế khi áp đặt loạt thuế mới.

Phản ứng trước diễn biến trên, ông Trump tuyên bố sẽ kiên định với các chính sách của mình bất chấp sự biến động trên thị trường tài chính toàn cầu. “Gửi tới những nhà đầu tư đổ đến Mỹ và rót những khoản tiền khổng lồ, chính sách của chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi,” ông nhấn mạnh, đồng thời khẳng định “đây là thời điểm tuyệt vời để làm giàu, giàu hơn bất cứ thời điểm nào trước đó.”

Trước đó, vào ngày 2 tháng 4, Tổng thống Trump đã công bố chính sách thuế đối ứng toàn diện đối với hàng nhập khẩu, trong nỗ lực “đặt nước Mỹ lên hàng đầu”. Theo sắc lệnh vừa ký, mức thuế cơ bản là 10% với tất cả hàng hóa nhập vào Mỹ. Một số quốc gia như Anh, Brazil, Singapore, Úc, Chile, Argentina và Saudi Arabia nằm trong diện này.

Mức thuế cao hơn, từ 20 đến 26%, được áp dụng với Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Đáng chú ý, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước chịu mức thuế cao nhất, lần lượt là 34% và 46%.

Giới chuyên gia cảnh báo các biện pháp trả đũa giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang đẩy cuộc chiến thương mại toàn cầu sang giai đoạn mới, với nguy cơ gây ảnh hưởng sâu rộng đến chuỗi cung ứng, dòng đầu tư và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.


 

Dạy con cái sự tự tin trong xã hội hiện đại

Ba’o Nguoi- Viet

April 5, 2025

LOS ANGELES, California (NV) – Xã hội hiện đại ngày nay khiến con cái chúng ta trở nên dè dặt và thiếu sự tự tin hơn khi đối diện với những người khác do môi trường xung quanh diễn ra chủ yếu trong thực tế ảo.

Khi con bạn nhốt mình trong phòng chơi game, xem tivi hoặc dành quá nhiều thời gian trên mạng Internet, kỹ năng xã hội của con có thể bị nghi ngờ, và khiến bạn hoặc nhiều phụ huynh khác thường gắn mác con mình là nhút nhát.

Trẻ em sẽ tự tin vào bản thân và khả năng của mình khi chúng trở nên tự lập hơn. (Hình: cottonbro studio/Pexels)

Theo trang mạng mindbodygreen, mặc dù chúng ta thường sẽ có xu hướng đổ lỗi cho sự phát triển của mạng Internet khiến nó cản trở các kỹ năng xã hội, nhưng Tiến Sĩ Maggie C. Vaughan, người đứng đầu trung tâm Youth Transformation ở New York, và cũng là tác giả cuốn sách tâm lý nổi tiếng “Depression Relief Journal,” cho biết có nhiều điều ẩn chứa trong câu chuyện hơn những gì chúng ta thấy bên ngoài.

Theo đó, con cái chúng ta cũng đang giao tiếp, chỉ là chúng làm theo một cách khác mà thôi.

“Sự khác biệt ngày nay so với một thập niên trước là trẻ em phụ thuộc nhiều hơn vào cách phương tiện truyền thông xã hội như là nguồn kết nối của chúng. Điều này có nghĩa là con cái thời đại này kết nối với bạn bè, thậm chí là những người đôi khi chúng không biết qua online,” Tiến Sĩ Maggie C. Vaughan giải thích.

Vấn đề là các kỹ năng xã hội trên mạng không phải lúc nào cũng áp dụng được vào cuộc sống thực và khi trẻ em đối diện với tình huống đối mặt trực tiếp, nó lại trở thành một rào cản khá lớn chủ yếu là vì trẻ em không được rèn kỹ năng giao tiếp ở ngoài đời.

“Bất cứ điều gì chúng ta không làm thường xuyên đều sẽ gây ra sự lo lắng, vì vậy trẻ em càng ít giao tiếp trực tiếp với những đứa trẻ khác thì chúng sẽ càng lo lắng, càng ngại ngùng khi đối mặt,” Tiến Sĩ Maggie C. Vaughan cho biết. “Không hẳn là các đứa trẻ thiếu kỹ năng mà đơn giản là chúng thiếu sự thực hành.”

Dưới đây là một số bài tập mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp con mình vượt qua sự nhút nhát khi gặp gỡ người khác.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn cũng nên hiểu rằng trong lúc đầu, con bạn có thể sẽ không thấy thoải mái nhưng tính nhất quán chính là chìa khóa.

  1. Cho con làm việc nhà

Hãy để cho con bạn đảm nhiệm một hoặc hai công việc nhà để giúp duy trì cuộc sống gia đình, đồng thời còn giúp nhấn mạnh rằng mọi thành viên trong gia đình đều đóng vai trò hỗ trợ trong nhà.

Trẻ em sẽ được hưởng lợi từ cảm giác hoàn thành công việc và có được lòng tự trọng khi đóng vai trò quan trọng trong gia đình.

  1. Khuyến khích sự quyết đoán

Việc tìm hiểu ý kiến của con bạn và cho trẻ tham gia vào các quyết định của gia đình chứng tỏ rằng bạn coi trọng ý tưởng và đóng góp của con.

Khi cha mẹ yêu cầu con cái đưa ra ý kiến thường xuyên, trẻ sẽ tin rằng quan điểm của mình có giá trị và sẽ tiếp tục nói lên ý kiến của mình.

Trẻ em sẽ được hưởng lợi từ cảm giác hoàn thành công việc và có được lòng tự trọng khi đóng vai trò quan trọng trong gia đình. (Hình: cottonbro studio/Pexels)

  1. Tôn vinh sự độc đáo của con bạn

Sự khác biệt thường khiến trẻ em trở nên lo lắng, nhưng khi được người khác quan tâm, con sẽ cảm thấy được yêu thương và tự tin vào chính bản thân mình hơn.

Thay vì tự mình chỉ ra sự khác biệt, hãy khuyến khích con bạn chia sẻ với bạn và thể hiện sự thích thú với những đặc điểm, tài năng và sở thích riêng biệt của con.

  1. Khuyến khích trẻ tự lập

Trẻ em sẽ tự tin vào bản thân và khả năng của mình khi chúng trở nên tự lập hơn. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích con thử những trải nghiệm mới phù hợp với độ tuổi và khả năng.

Chẳng hạn, bạn có thể tập cho con cách chuẩn bị những bữa ăn đơn giản, tự làm bài tập về nhà hoặc tự gọi món ăn tại nhà hàng.

  1. Khen thưởng những nỗ lực, thậm chí ngay cả khi con thất bại

Những đứa trẻ có cha mẹ khuyến khích sự chăm chỉ và nỗ lực thay vì kết quả cụ thể sẽ cảm thấy thích thú hơn và tự tin hơn.

Trong khi đó, những đứa trẻ có gia đình chỉ chú trọng vào kết quả đạt được mà không nhìn nhận vào quá trình sẽ thường có xu hướng tránh những nhiệm vụ khó khăn vì chúng sợ khiến bản thân hoặc người khác thất vọng.

Chính vì vậy mà bạn hãy luôn khen thưởng nỗ lực của con mình dù bất cứ kết quả ra sao. (YY) [qd]


 

Nhiều loại sản phẩm như xì gà, nhẫn đính hôn, dứa, hạt điều sớm có mức giá cao hơn vì thuế nhập khẩu mới ban hành

Theo báo WSJ

Dưới đây là một số mặt hàng mà Hoa Kỳ phụ thuộc phần lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài, theo công ty phân tích Trade Partnership Worldwide. Một số sẽ phải đối mặt với mức thuế quan lên tới hai con số, và có thể tăng giá đáng kể trong thời gian sắp tới. 

Xì gà

Một công nhân đang cuốn xì gà tại một nhà máy ở Santiago de los Caballeros ở Cộng hòa Dominica.

Một công nhân đang cuốn xì gà tại một nhà máy ở Santiago de los Caballeros ở Cộng hòa Dominica. Ảnh: Diana sanchez/EPA/Shutterstock

Những người yêu thích xì gà ở Hoa Kỳ có thể sẽ sớm phải trả nhiều tiền hơn cho thuốc lá của họ, vì Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 64% xì gà từ Cộng hòa Dominica, theo TPW. Hàng hóa từ quốc gia này sẽ sớm phải đối mặt với mức thuế 10% của Hoa Kỳ. Danh mục xì gà bao gồm xì gà nhỏ, ngắn và mỏng và đôi khi có thêm hương vị trái cây.

Nhẫn đính hôn

Một nhân viên đang hoàn thiện chiếc nhẫn tại một nhà máy sản xuất đồ trang sức kim cương ở Mumbai.

Một nhân viên đang lắp đầy một chiếc nhẫn tại một nhà máy sản xuất đồ trang sức kim cương ở Mumbai. Ảnh: hemanshi kamani/Reuters

Lời cầu hôn có thể sớm trở nên đắt đỏ hơn đối với những người muốn cầu hôn bằng nhẫn đính hôn kim cương. Hoa Kỳ nhập khẩu 92% kim cương tổng hợp và 45% kim cương cắt và đánh bóng từ Ấn Độ. Quốc gia này sẽ sớm phải đối mặt với mức thuế quan 26%—một đòn đánh đủ lớn mà các nhà nhập khẩu có thể muốn chuyển cho người tiêu dùng, ít nhất là một phần.

Dứa

Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 88% dứa từ Costa Rica. Hàng hóa từ quốc gia này sẽ sớm phải chịu mức thuế 10% của Hoa Kỳ. Danh mục này bao gồm cả dạng tươi và dạng khô của loại quả này.

Đồng hồ sang trọng

Đồng hồ Thụy Sĩ.

Đồng hồ Thụy Sĩ. Ảnh: Eugene Gologursky/Getty Images

Tặng người thân yêu một chiếc đồng hồ sang trọng sản xuất tại Thụy Sĩ có thể sớm tốn kém hơn nhiều. Hoa Kỳ phụ thuộc vào quốc gia này cho hơn 90% đồng hồ đeo tay kim loại quý nhập khẩu. Tất cả hàng hóa Thụy Sĩ sẽ sớm bị đánh thuế 31% tại các cảng của Hoa Kỳ.

Việc tìm một chiếc đồng hồ thay thế có thể khó khăn. Hoa Kỳ nhận được khoảng 49% đồng hồ đeo tay kim loại nhập khẩu có màn hình cơ học từ Thụy Sĩ và 37% từ Nhật Bản. Quốc gia sau đang phải chịu mức thuế mới là 24%.

Một công nhân tại một cơ sở chế biến hạt điều của Việt Nam.

Một công nhân tại một cơ sở chế biến hạt điều của Việt Nam. Ảnh: Virginie Nguyen Hoang cho WSJ

Chi phí thuế quan có thể sớm ảnh hưởng đến món hạt điều của bạn. Hoa Kỳ nhập khẩu 89% hạt điều từ Việt Nam, nơi sẽ sớm phải đối mặt với mức thuế 46%.

Đèn Giáng sinh

Đèn Giáng sinh ở khu Hampden của Baltimore.
Đèn Giáng sinh ở khu vực Hampden của Baltimore. Ảnh: marko djurica/Reuters

Giáng sinh còn nhiều tháng nữa mới đến, nhưng việc chi trả cho không khí lễ hội năm nay có thể sẽ tốn kém hơn. Campuchia là nhà cung cấp đèn Giáng sinh lớn cho Hoa Kỳ Khoảng 66% đèn Giáng sinh LED nhập khẩu và 74% đèn Giáng sinh không phải LED nhập khẩu đến từ quốc gia này, nơi sẽ sớm phải đối mặt với mức thuế 49%.


Mối nguy hiểm từ thuế quan của Tổng Thống Trump đối với các ông lớn ô tô của Mỹ

Theo báo WSJ

Thoạt nhìn, không có công ty ô tô nào khác có vẻ có vị thế tốt hơn Ford để vượt qua hàng rào thuế quan vừa được Tổng thống Trump công bố. Trong số tất cả các xe ô tô, xe bán tải và xe SUV mà Ford bán tại Mỹ, 80% được sản xuất trong nước—một trong những tỷ lệ cao nhất của bất kỳ hãng sản xuất ô tô lớn nào. Xe bán tải F-150 của hãng—xe bán chạy nhất tại Mỹ và là động cơ mang lại lợi nhuận cho công ty—được sản xuất tại Hoa Kỳ. Nhiều bộ phận của xe cũng được sản xuất trong nước: khung từ Kentucky, ống xả khói từ Michigan, động cơ từ Ohio.

Công nhân lắp ráp xe bán tải F-150 tại nhà máy Ford ở Dearborn, Mich., tháng 4 năm 2024.

Nhưng khi nhìn vào bên trong chiếc F-150, …Có hàng ngàn bộ phận được chuyển qua biên giới từ Mexico và những nơi khác. Hơn một nửa giá trị các bộ phận của xe tải đến từ bên ngoài Hoa Kỳ—ít nhất là hai chục quốc gia, bao gồm máy phát điện và bánh xe từ Mexico và lốp xe từ Hàn Quốc.

Bắt đầu từ tháng tới, mỗi bộ phận đó có thể phải chịu mức thuế mới là 25%. Vì vậy, mặc dù xe tải của Ford được sản xuất tại trung tâm nước Mỹ, thuế nhập khẩu có thể làm tăng giá trung bình lên hàng nghìn đô la. Thuế đối với các bộ phận có thể khiến Ford mất 6% doanh thu, theo phân tích của công ty tài chính Bernstein.

Đối với đối thủ truyền kiếp General Motors, các giám đốc điều hành ở đó đang phải vật lộn với những vấn đề lớn hơn. Kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (Nafta) có hiệu lực vào những năm 1990, GM đã chuyển một lượng lớn công việc nhà máy của mình qua biên giới, đặc biệt là đến Mexico. Chi phí lao động rẻ hơn ở đó đã cho phép GM chế tạo không chỉ những chiếc xe nhỏ hơn, ít tốn kém hơn mà còn cả những chiếc xe bán tải lớn, đắt tiền.

Ngày nay, GM nhập khẩu số lượng xe nhiều gấp ba lần Ford, bao gồm gần một nửa số xe bán tải bán tại Hoa Kỳ, Chevrolet Silverado và GMC Sierra. Công ty cũng nhập khẩu những chiếc SUV thể thao nhỏ từ Hàn Quốc. Thuế đối với các bộ phận sẽ khiến chi phí của GM tăng vọt, nhưng thuế quan đối với ô tô lắp ráp cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến công ty, khiến công ty phải chịu áp lực lợi nhuận lớn.

Nhà máy General Motors ở Ramos Arizpe, Mexico. Ngành công nghiệp xe cộ và phụ tùng ô tô sử dụng gần hai triệu người trong nước.

Nhà máy General Motors ở Ramos Arizpe, Mexico. Ngành công nghiệp xe cộ và phụ tùng ô tô sử dụng gần hai triệu người trong nước. Ảnh: daniel becerril/Reuters

Những người quan sát trong và ngoài ngành tin rằng thuế quan có thể giáng một đòn nặng nề vào hai gã khổng lồ trong ngành sản xuất ô tô của Mỹ. Một giám đốc điều hành ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ đã mô tả ba hậu quả tiềm tàng của chính sách thuế quan của ông Trump đó là: “Tạm Được, Tệ và Thảm Họa nguyên tử Chernobyl”.

Một chiếc xe Model T trên đường dốc lắp ráp tại nhà máy Ford ở Highland Park, Mich., khoảng năm 1914.

Một chiếc Model T trên đường dốc lắp ráp tại nhà máy Ford ở Highland Park, Mich., khoảng năm 1914. Ảnh: Hulton Archive/Getty Images

Dự báo lợi nhuận cho thấy những lo lắng như vậy là có cơ sở. Các nhà phân tích Phố Wall dự đoán rằng mức thuế quan mới có thể khiến GM, Ford và hãng sản xuất xe Jeep Stellantis mất hàng tỷ đô la mỗi năm, trong đó GM phải chịu gánh nặng lớn nhất.

Vào những năm 1930, nhà máy River Rouge khổng lồ của Ford gần trụ sở chính tại Dearborn là khu phức hợp nhà máy lớn nhất thế giới. Hơn 100.000 người làm việc tại đây vào thời kỳ đỉnh cao—gấp 25 lần số lượng nhà máy thông thường hiện nay. Ford đã sản xuất gần như mọi thứ tại chỗ. Thép thô sẽ đổ vào một đầu của khu phức hợp rộng lớn trên bờ sông Rouge đục ngầu, và những chiếc Model T đen bóng sẽ lăn bánh ra đầu kia.

Tuy nhiên, ngay cả khi đó, công ty vẫn dựa vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới. Công ty nổi tiếng sở hữu các đồn điền cao su ở Brazil để có thể sản xuất hàng triệu lốp xe.

Ford và các nhà sản xuất ô tô khác đã trở nên phụ thuộc vào Mexico và các quốc gia có chi phí thấp khác không chỉ đối với các mặt hàng đắt tiền như động cơ và hộp số. Các nhà sản xuất ô tô thường lấy nhiều linh kiện rẻ hơn—bố phanh, bọc ghế, chốt—từ nước ngoài. Các giám đốc điều hành cho biết những mặt hàng hàng hóa như vậy rất khó để sản xuất tại Hoa Kỳ với lợi nhuận.

Một ví dụ là dây điện, vỏ dây và cáp phân phối điện qua ô tô. Chúng rất khó chế tạo và đòi hỏi rất nhiều lao động thủ công, đó là lý do tại sao việc sản xuất chúng đã chuyển sang Mexico, Trung Mỹ và các quốc gia có mức lương thấp khác.

Nhà sản xuất xe điện Tesla bị ảnh hưởng rất ít bởi mức thuế quan mới vì hãng này sản xuất tất cả xe bán tại Hoa Kỳ trong nước và nhập hầu hết các bộ phận tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết công ty này vẫn mua hệ thống dây điện, một thành phần chính của xe điện, từ các nhà cung cấp ở phía nam biên giới.


Một nỗ lực làm rung chuyển thị trường để biến nền kinh tế Mỹ thành thứ mà Trump luôn mong muốn

Theo báo WSJ

Trong khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng lo lắng trong những tuần gần đây về hậu quả nếu Tổng thống Trump phát động một cuộc chiến thương mại lớn, bản thân Trump vẫn tiếp tục nhìn về quá khứ. 

Phần còn lại của thế giới đã bóc lột nước Mỹ trong 40 năm, ông nói với các cố vấn yêu cầu ông trình bày tầm nhìn kinh tế của mình. Ông và các cố vấn của ông sẽ lưu ý rằng đó là một lập luận mà ông đã đưa ra trên truyền hình từ những năm 1980. Trước khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc, ông nói, ông cảm thấy mình phải sửa chữa những sai lầm đó.

Nếu mọi người phàn nàn về mức thuế quan mà ông sắp áp đặt, Trump sẽ bảo những người thân cận của mình nhắc nhở công chúng về quan điểm của ông về nước Mỹ đã từng như thế nào và có thể như thế nào một lần nữa: một nơi có những con phố chính và thị trấn phồn hoa, nơi công nhân Mỹ sản xuất ra những sản phẩm Mỹ để bán cho người dân Mỹ.

Tổng thống Trump hôm thứ Tư sau khi công bố mức thuế quan tại Nhà Trắng.

Tổng thống Trump hôm thứ Tư sau khi công bố mức thuế quan tại Nhà Trắng. Ảnh: Andrew Harnik/Getty Images

Mức thuế mà Trump công bố sẽ nâng mức thuế trung bình lên trên mức đỉnh trước năm 1930. Đây là thành phần gây rối loạn nhất trong chương trình nghị sự có thể là một trong những chương trình gây rối loạn nhất của bất kỳ tổng thống mới nào kể từ những năm 1930, bao gồm cắt giảm nhập cư, chi tiêu của chính phủ, thuế và các quy định.

Các phụ tá của Trump coi việc áp dụng thuế quan là một phần của chương trình toàn diện, cùng với việc thắt chặt biên giới, giảm thuế và giảm quy định, sẽ tạo ra một nền kinh tế tự cung tự cấp hơn, nơi người Mỹ sản xuất nhiều hơn và nhập khẩu ít hơn những gì họ tiêu thụ, ít việc làm do những người nhập cư bất hợp pháp đảm nhiệm, khu vực tư nhân tự do hơn và chính phủ ít gánh nặng hơn.

Trong nền kinh tế đó, “Chúng tôi đang sản xuất nhiều thứ hơn ở Mỹ, sản xuất công nghệ cao, hàng hóa an ninh, ô tô, nhiều thứ hơn nữa trong toàn bộ quang phổ công nghiệp”, Stephen Miran, chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Trump cho biết. Ít quy định và thuế hơn sẽ “làm cho việc sản xuất hàng hóa ở Mỹ nhanh hơn và linh hoạt hơn”.

Tổng thống đã bác bỏ các lập luận của những người phản đối, nói rằng: “Mọi dự đoán mà đối thủ của chúng ta đưa ra về thương mại trong 30 năm qua đã hoàn toàn sai lầm”. Tuy nhiên, ông đã thừa nhận riêng tư và công khai rằng, trong ngắn hạn, việc thực hiện kế hoạch của ông sẽ gây gián đoạn—lạm phát cao hơn, ít nhất là tạm thời, và nguy cơ suy thoái kinh tế cao hơn. “Liệu có đau đớn không? Có, có thể (và có thể không!). Nhưng chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, và tất cả sẽ xứng đáng với cái giá phải trả”, ông nói trên phương tiện truyền thông xã hội vào đầu tháng 2.

Các cố vấn kinh tế trong nhiệm kỳ đầu của Trump thường cố gắng thuyết phục ông từ bỏ những gì họ cho là quan niệm sai lầm của ông về thương mại, chẳng hạn như ai trả chi phí thuế quan. “Đó luôn là một cuộc trò chuyện vòng vo”, Short nhớ lại. “Người ta sẽ giải thích rằng đó là các nhà nhập khẩu Mỹ, và ông ấy sẽ quay lại… và ông ấy sẽ nói rằng các quốc gia đó cần phải trả tiền”.

Nhóm cố vấn kinh tế hiện tại, nhiệm kỳ hai của Trump, bao gồm những người hoài nghi về thuế quan, nhưng không giống như nhiệm kỳ đầu tiên của ông, họ không cố gắng thuyết phục ông không sử dụng chúng. Thật vậy, về cơ bản, đó là một điều kiện để gia nhập. Trump cảm thấy tự do và có thể đưa ra quyết định theo bản năng mà không có nhiều sự can thiệp, ông đã nói với những người ủng hộ mình.

Doug Irwin , một nhà sử học thương mại tại Đại học Dartmouth, lưu ý rằng việc di chuyển chuỗi cung ứng ô tô từ Canada và Mexico, một số có từ những năm 1960, đến Hoa Kỳ sẽ là một dự án tốn kém kéo dài hàng thập kỷ. “Những gì tất cả các nhà kinh tế học biết về thuế quan là chúng làm giảm hiệu quả,” ông nói. “Liệu có hợp lý không khi chúng ta có thể sản xuất tất cả các bộ phận của tất cả các loại ô tô và hiệu quả như nhau, và cung cấp cùng một loại ô tô với cùng mức giá, hơn là khi chúng ta tận dụng lợi thế của chuyên môn hóa xuyên biên giới?”


Một trung úy an ninh của Cộng Sản trở về với Chúa

Nhà văn PhaoLô Nguyễn Hoàng Đức, một chứng nhân sống động của Chúa, của Chân phước F.X Nguyễn Văn Thuận. Ông từng là trung úy an ninh, công tác tại cục “chống phản động” A16 thuộc Bộ Nội Vụ, phụ trách vấn đề tôn giáo.

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

Năm 1987, ông có dịp gặp ĐHY F.X Nguyễn Văn Thuận lúc đang bị giam cầm để học tiếng Pháp. Sau gần hai năm học cùng ngài, ông được khai sáng Đức Tin Thiên Chúa. Một thời gian sau khi ĐHY được trả tự do sau 13 năm giam giữ bất công, ông Đức cũng từ bỏ ngành công an và chính thức trở thành con cái Chúa vào dịp lễ phục sinh 2003.

Tôi được ông gửi tặng bản photo viết tay này trong lần gặp ở Hà Nội vào tháng ba vừa rồi. Câu chuyện này đã giúp tôi gia tăng thêm Đức Tin cả về lý trí lẫn linh hồn. Một câu chuyện tuyệt vời, sống động mà tôi muốn đánh máy lại để chia sẻ cùng các bạn, những người yêu mến Chúa như một món quà tặng gửi các bạn trong tuần Thánh và những ngày Phục Sinh sắp tới.

Tôi viết bài này để chia sẻ và hiệp thông cùng cảm ơn Cố Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận trong niềm hân hoan còn tươi dấu cuộc khai sinh lần hai, khi sinh làm con Thiên Chúa trong nước rửa tội và thần khí thiêng liêng, đúng dịp lễ Phục sinh, thứ bảy, ngày 19 tháng 4, năm 2003.

 [70+] Jesus Resurrection Wallpapers | WallpaperSafari

Lễ Phục sinh, Thế giới đón nhận hồng ân Thiên Chúa đã chết và sống lại sau biến cố vượt qua đầy nhiệm mầu thánh hiến. Riêng đối với tôi, đã được đón nhận ân sủng Phục sinh bằng cả một cuộc trải nghiệm, đầy ánh sáng rọi soi từ hiện thực.

Thứ nhất: Tôi đã được rửa tội trong nước và thần khí Thiên Chúa. Để vượt qua từ công dân trần gian trở thành công dân nước Chúa.

Thứ hai: Kể từ đầu tháng 4 năm 1993 tôi mắc bệnh thần kinh tọa rất nặng, người cong vẹo hình chữ “C” mới đầu là chân phải bị teo, sau đó đến chân trái. Sau nữa cơ thể phù lên từ dưới da, và ra máu xấu từ ngón chân lên tận đỉnh đầu. Tất cả kéo dài hơn 10 năm, cho đến khi tôi tham dự lớp dự tong tháng 10 năm 2002, thì trên mặt vẫn còn bị lở loét, việc đó có linh mục Nguyễn Xuân Thủy, linh mục An Tôn Nguyễn Văn Thắng, Các thầy Phanxico Asisi Doanh và thầy Hùng, thầy Hải, thầy Kỳ, cùng các bạn trong lớp dự tong đều thấy. Vào dịp tháng 8 năm 2001, học giả, dịch giả Trần Thiện Đạo khá nổi tiếng từ Pháp về thăm Việt Nam có đên thăm tôi và chụp ảnh cùng. Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh mà khuôn mặt vừa cương cứng vừa phù sưng toàn máu đọng và lở loét. Cách lễ rửa tội vài ngày thôi, Linh mục Thomas Thủy và thầy Phanxico Doanh thấy mặt tôi vẫn còn lở loét nên ái ngại hỏi: “Sức khỏe của anh Đức thế nào?”

Trong quá trình trị bênh tật, nhiều đêm đằng đẵng liên tục lo bóp nặn máu mủ, nhưng tôi vẫn yên tâm sống và làm việc bởi tin vào hai giấc mơ Chúa đã mạc khải cho tôi.

Giấc mơ thứ nhất, trước ngày tôi bị ốm là: Tôi vào trong buồng tắm vặn nước chỉ thấy phân chảy ra, tôi chạy ra vòi nước khác vặn, vẫn thấy phân chảy ra, và vài vòi nước khác ở trong và ngoài nhà cũng chỉ có phân chảy ra, sáng ra lúc tỉnh dậy người tôi rất nặng nề và u uất.

Giấc mơ thứ hai, cách một ngày sau là: Tôi lắp đặt một vòi nước mới bắc qua một mảnh vườn mới, nó phun lên toàn nước sạch, xối xả, mạnh mẽ, khi tỉnh dậy, người tôi rất sảng khoái, và dường như tôi được mặc khải để suy ra điều rằng: Ống nước là hình tượng của ống xương hay hệ dây thần kinh, nó đang chứa chất bẩn và độc như phân. Sau đó sẽ trào vọt một nguồn nước sạch mới và ta sẽ khỏi bệnh.

Trong quá trình bệnh tật, nhiều lúc quá đau đớn tôi đã từng muốn hờn trách, thậm chí nguyền rủa Thiên Chúa, nhưng tôi vẫn nghĩ đến hình ảnh của ông Gióp. Ngài bị bệnh bảy năm lở loét hôi thối đầy người, bị vợ con xa lánh có lúc không chịu được ngài chê trách Thiên Chúa “sao không để cho ngài được chết” tôi nghĩ tôi đã có được hình ảnh của ông Gióp để làm gương, vậy không thể nào lặp lại “dấu ngã lòng” đó, vì thế mà tôi vẫn cắn răng chịu đựng. Thêm nữa trong quá trình bệnh tật, tôi tự ngẫm thấy mình nhận được quá nhiều ánh sáng vinh quang của Chúa, mà không có Chúa trợ giúp và dẫn dắt, tôi không thể làm được. Trong thời gian đó tôi đã viết được hàng chục cuốn sách, gồm chuyên luận, truyện ngắn, trường ca… có những cuốn quan trọng như “Y hướng tính văn chương” – có hẳn một chương bàn về Thượng Đế, “Hành trình nhận thức nhân loại”, “Hành trình tâm linh nhân loại”, và trường ca thần học “ Ngước lên cao” – Tôn vinh Chúa và đức tin của con người. Tôi luôn nghĩ, vinh quang là món quà lớn nhất mà Chúa đã trao cho ta, thì ta còn kêu ca về những đớn đau thể xác làm gì?(!)

Vào dịp rửa tội – lễ phục sinh tôi xuất hiện trước mắt mọi người tinh tuyền, sạch sẽ. Và tôi chiêm nghiệm đó là món quà Chúa ban cho tôi: Vượt qua một cơ thể đầy rẫy bệnh tật u ám để phục sinh thành con cái Chúa trong một thân xác mới.

Thứ ba: Trước lễ rửa tội một tuần, bố tôi bảy mươi tuổi lâm bệnh rất nặng, tôi phải về nhà đưa cụ vào bệnh viện Việt – Xô cấp cứu. Ngay trong đêm đó, bệnh viện hội chẩn và quyết định mổ, sau ca đại phẫu lấy mật cho cụ, lúc 3 giờ sáng tôi trở về nhà, việc đầu tiên tôi mặc quần áo, leo lên gác xép, thắp 3 ngọn nến cầu nguyện Thiên Chúa ban phước lành để bố tôi vượt qua bệnh tật. Mỗi ngọn nến nhỏ hơn ngón tay út, được cắm vào chiếc đế bằng sứ nhỏ như đáy chén. Vậy mà tôi cho rằng một việc như phép lạ đã xảy ra, lúc gần 9 giờ sáng tôi tỉnh dậy, vẫn thấy một ngọn nến còn cháy. Như vậy một ngọn nến bé xíu, cùng một chút nến còn sót lại nơi đế chén đã cháy bảy giờ đồng hồ. Tôi nghĩ Chúa Thánh Thần đã ban cho tôi sự ấm lòng, Ngài như muốn bảo: “Ta cho con một dấu chỉ để con yên tâm”. Trọng bệnh của bố tôi dần dần bình phục. Vào ngày tôi rửa tội, tôi nghe, sang tuần bố tôi có thể xuất viện. Như vậy Chúa không chỉ cho bố tôi sức khỏe, cho gia đình tôi bình an, mà còn cho tôi một đêm rửa tội an bình, thuận buồm, xuôi gió. Và tôi tự chiêm nghiệm rằng: với gia đình và tôi, đây cũng là ân sủng phục sinh của phép nhiệm mầu vượt qua.

Nhưng tất cả hành trình “vượt qua” để trở thành con chiên của Chúa đó được bắt đầu từ đâu? Lần lại hơn mười năm, nó được bắt đầu từ cái ngày tôi may mắn được gặp Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận. Một triết gia có nói “ Một hòn đá đặt đúng chỗ có thể chuyển hướng chảy cả một dòng sông”, có thể nói Đức cha Nguyễn Văn Thuận là viên đá làm chuyển hướng dòng sông cuộc đời tôi, đặc biệt Ngài khơi nguồn để dòng sông tâm hồn tôi chảy từ trần gian qua miền đức tin hướng về nước Chúa. Nói chính xác hơn, cho đến nay tự thân tôi vẫn luôn đánh giá, việc gặp Đức cha Nguyễn Văn Thuận là “biến cố tha nhân lớn nhất cuộc đời tôi” (le plus grand événement de l’autrui).

Ngài là người nhân ái nhất, trí tuệ nhất, nguyên tắc nhất mà tôi từng gặp. Và Ngài như một hạt men hùng hậu nhất đã gieo vào cuộc đời tôi, để triển nở thành một đức tin vô cùng mãnh liệt. Đến nay, dù tôi sống vẫn còn nhiều vấp phạm, song tôi không bao giờ có thể mảy may nghi ngờ: “Chúa là sức mạnh lớn nhất trong tôi. Chúa là vinh quang lớn nhất cuộc đời tôi!”

Sự việc bắt đầu thế này. Trước kia tôi là sinh viên khóa VI của Đại học An Ninh, còn gọi là C500, đóng ở khu vực giáp khu Thanh Xuân, Hà Nội. Tôi học từ năm 1974, đến năm 1979 ra trường được phân về công tác tại cục “ Chống phản động” tức A16 thuộc Bộ Nội Vụ. Thời gian đầu tôi công tác tại phòng “Dân tộc”. Sau bảy năm, số phận bắt đầu đưa đẩy tôi vào một sự sắp đặt mới, tôi được chuyển sang phòng “Tôn giáo”. Mới về phòng, tôi đã nghe anh em bàn tán về việc của Đức cha Nguyễn Văn Thuận. Nào là “ Ngài giỏi lắm, biết đến tám ngoại ngữ!” “Ngài nhân từ với mọi người!” “ Ngài bị cầm tù mà lúc nào cũng vui vẻ và tràn đầy hy vọng”…Những bài thơ trong tù của cố ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận rồi tôi cũng được xem tập hồ sơ của Ngài. Cái ấn tượng đầu tiên của tôi là ảnh Ngài chụp chung với khoảng 200 tu sinh và thanh thiếu niên mặc toàn đồ trắng trên bãi biển Nha Trang.

Lần theo cuốn sách nổi tiếng của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận - Công ...

Và cái tội lớn nhất của Ngài trong tập hồ sơ là: Thành lập “Tu hội Hy Vọng” và là thành viên của gia đình “mũ rất to” là Ngô Đình Diệm (Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa).

 


 

Chứng khoán Mỹ thêm một ngày thê thảm, Dow mất hơn 2,200 điểm

Ba’o Nguoi- Viet

April 4, 2025

NEW YORK, New York (NV) – Chứng khoán Mỹ lại hứng chịu thêm một ngày thê thảm, những chỉ số lớn đều giảm khoảng 6% hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Tư, sau hai ngày Tổng Thống Donald Trump công bố thuế quan mới, theo NBC News.

Chỉ số S&P giảm 6% tính tới lúc đóng cửa thị trường vào chiều Thứ Sáu. Nasdaq tụt 5.8%. Dow Jones mất hơn 2,200 điểm, tương đương khoảng 5%.

Nhà đầu tư làm việc tại Thị Trường Chứng Khoán New York ở thành phố New York hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Tư. (Hình: Timothy A. Clary/AFP via Getty Images)

Đây là ngày thứ nhì liên tiếp thị trường chứng khoán Mỹ trượt dài sau khi Tổng Thống Trump hôm Thứ Tư công bố thuế quan mới cho hàng chục quốc gia khác. Hôm Thứ Năm, cả S&P, Nasdaq lẫn Dow đều giảm nhiều nhất trong một ngày kể từ đầu đại dịch COVID-19 năm 2020.

Trong số công ty lớn có cổ phần mất giá hôm Thứ Sáu có hãng xe hơi điện Tesla của tỷ phú Elon Musk (giảm 10.4%), hãng thiết bị nông nghiệp Caterpillar (giảm 5.8%) và hãng sản xuất chip điện tử AI hàng đầu thế giới Nvidia (giảm 7.4%).

Chevron, Boeing và 3M nằm trong số ba công ty giảm mạnh nhất của Dow, cổ phần mỗi công ty này giảm hơn 8%. Cổ phần Apple, Visa, JPMorgan Chase và Goldman Sachs giảm hơn 7%.

Thậm chí bản phúc trình việc làm Tháng Ba tốt bất ngờ, được công bố sáng Thứ Sáu, cũng không giúp ích được gì cho thị trường tài chính. Hầu hết chuyên gia phân tích coi mức tăng trưởng việc làm Tháng Ba chỉ là chi tiết nhỏ trong thực trạng kinh tế bị đảo lộn thời gian qua do chính sách của Tổng Thống Trump.

Thị trường chứng khoán khắp thế giới hôm Thứ Sáu cũng đỏ rực. Chứng khoán Âu Châu nay đã giảm 10% so với mức cao kỷ lục mới đây. Thị trường Á Châu cũng thê thảm.

Những loại tài sản khác cũng giảm. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm tụt 4%. Mặc dù sẽ dẫn tới lãi suất vay mua nhà hạ, nhưng điều đó phản ánh thực tế rằng nhà đầu tư quá lo lắng về nền kinh tế nên né rủi ro của chứng khoán và chuyển sang trái phiếu để an toàn.

Giá dầu thô cũng giảm, gần 8%, còn $61.71 một thùng, cho thấy nhà đầu tư lo sợ mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ giảm vì người tiêu dùng sẽ thắt lưng buộc bụng.

Tổng Thống Trump công bố áp thuế quan quyết liệt nhằm buộc hãng xưởng dời sản xuất tới Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và kinh tế gia cho rằng điều đó hầu như không khả thi nếu xét theo quy mô mà ông Trump mong muốn, và sẽ gây ra thảm họa.

Giờ đây, nguy cơ kinh tế trì trệ ít nhất trong ngắn hạn dường như chắn chắn xảy ra. Hôm Thứ Sáu, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế nhập cảng 34% lên toàn bộ sản phẩm Mỹ từ ngày 10 Tháng Tư, một trong hàng loạt biện pháp trả đũa của nước này đối với thuế quan mới của Tổng Thống Trump.

Trong khi đó, Tổng Thống Trump tiếp tục tỏ ra bất chấp thị trường chao đảo và giới lãnh đạo toàn cầu chỉ trích ông.

“Chính sách của tôi sẽ không bao giờ thay đổi,” ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social của ông hôm Thứ Sáu. Sau đó, ông thêm, “Chỉ có kẻ yếu mới thua.” (Th.Long)


 

Nước Mỹ dân túy có mong kết thúc thương mại toàn cầu để đi đến tự cung tự cấp? – Jackhammer Nguyễn

Ba’o Tieng Dan

Jackhammer Nguyễn

5-4-2025

Con số 300 tỷ dollars là thặng dư mậu dịch trong lĩnh vực dịch vụ của nước Mỹ trong năm 2024. Con số này được báo New York Times trích dẫn từ các số liệu của chính phủ Mỹ. Và dĩ nhiên, thặng dư mậu dịch này không bao giờ được những người ủng hộ chính sách của tổng thống đương nhiệm Donald Trump, nhắc tới.

Ông Trump và các đồng minh của ông cho rằng, Mỹ bị thâm thủng mậu dịch vì các quốc gia khác, đồng minh cũng như đối thủ, chơi xấu.

Thâm thủng mậu dịch mà ông Trump và các đồng minh đề cập là mậu dịch hàng hóa. Thặng dư mậu dịch của Mỹ là mậu dịch dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ bao gồm tài chính, thiết kế, phần mềm, công nghệ mới…

Dĩ nhiên là con số này chỉ chiếm khoảng ¼ số thâm thủng mậu dịch trong lĩnh vực hàng hóa (năm 2024), nhưng thặng dư mậu dịch dịch vụ tăng dần hàng năm: Năm 2021 thặng dư mậu dịch dịch vụ chỉ 21 tỷ dollars; năm 2022 là 23 tỷ; đặc biệt, từ năm 2022 sang năm 2023 có bước nhảy vọt, từ 23 tỷ lên 278 tỷ. Trong khi đó, thâm thủng mậu dịch hàng hóa có lúc tăng lúc giảm.

Điều này khẳng định Hoa Kỳ là cường quốc không có đối thủ trong lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực nhiều giá trị thặng dư nhất (added value, nói nôm na là có lời nhất), lĩnh vực tinh xảo nhất trong lịch sử sản xuất của cải của loài người.

Việc Hoa Kỳ liên tục gia tăng thặng dư mậu dịch dịch vụ và thâm thủng mậu dịch hàng hóa (lúc nhiều lúc ít), khẳng định một sự phân công của thế giới hiện đại, là Hoa Kỳ ngày càng đảm nhận vai trò dịch vụ, phần còn lại của thế giới, nơi nhiều nơi ít, đảm nhận vai trò sản xuất hàng hóa.

Chúng ta có thể ví nôm na như sau: Hoa Kỳ là khu thị tứ phồn thịnh, phần còn lại của thế giới là thôn quê, vất vả hơn, với câu so sánh mà người Việt hay nói, “giàu nhà quê không bằng lê la thành thị”.

Điều này dẫn tới việc Hoa Kỳ là quốc gia giàu có nhất trên thế giới, tính đến cuối năm 2024.

Thế nhưng, tại sao có nhiều người Mỹ không vui, không cảm thấy hạnh phúc, và họ đã ủng hộ tay dân túy Donald Trump thắng cử tổng thống? Sau vài tuần lễ cầm quyền đầy xáo trộn, và cuộc chiến thương mại do Trump phát động có nguy cơ gây suy thoái nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu, nhiều cử tri của ông ta đã lên tiếng, hay cắn răng, phản đối, nhưng vẫn còn nhiều người ủng hộ.

Có nhiều phân tích về nguyên nhân của việc này, kể cả những yếu tố tâm lý. Nhưng có lẽ yếu tố bình đẳng trong việc phân chia của cải đóng vai trò cao nhất về sự không hài lòng của người Mỹ.

Theo số liệu thống kê năm 2022, thì số người Mỹ giàu nhất, chiếm 10% dân số, nắm đến 69% của cải của nước Mỹ. Trong khi đó, số người nghèo nhất chiếm 50% dân số Mỹ, chỉ nắm 3% của cải.

Sự bất công này được Donald Trump và đồng minh lợi dụng một cách thành công, dán nhãn đảng Dân chủ đối lập là đảng của giới tinh hoa giàu có, còn đảng Cộng hòa là đại diện cho lớp thợ thuyền nghèo khổ.

Điều trớ trêu là, chính quyền hiện nay của Mỹ, do Donald Trump đứng đầu, lại là tập hợp của giới tài phiệt Hoa Kỳ, trong đó có người giàu nhất thế giới là Elon Musk, giữ vai trò cố vấn. Và Elon Musk cùng đám đàn em của ông ta đang ra sức đập phá các định chế nhà nước, các định chế có nhiệm vụ giúp đỡ những người nghèo khó, trong các chương trình thực phẩm, y tế, nông nghiệp…

Tệ hơn nữa, chính quyền Trump hiện nay đang âm mưu giảm thuế cho giới tài phiệt trong vòng 10 năm tới, và số tiền này sẽ được cắt ra từ ngân khoảng trợ cấp y tế dành cho người nghèo.

Đây có thể nói là cuộc lừa đảo vĩ đại, không kém cái gọi là “cuộc cách mạng tháng 10 Nga”, xảy ra cách đây hơn một trăm năm.

Steve Bannon, người được xem như lý thuyết gia của phong trào dân túy MAGA (Make American Great Again) do Trump dẫn đầu, từng công khai nói ông ta là một Leninist, sẵn sàng sử dụng những biện pháp bẩn thỉu nhất, phi dân chủ nhất như Lenin đã từng làm, để tranh đoạt quyền lực. Lenin là người sáng lập ra hệ thống các nước cộng sản toàn thế giới, nay đã sụp đổ.

Hôm thứ tư, ngày 2 tháng 4 năm 2025, Trump chính thức phát động cuộc chiến thương mại toàn cầu. Ông ta nói rằng, quốc gia nào không muốn bị Mỹ đánh thuế mậu dịch thì hãy mở nhà máy sản xuất tại Mỹ. Câu nói này có ý nghĩa kết liễu thương mại thế giới. Thế giới sẽ là những quốc gia tự cung tự cấp, giống như những “pháo đài công nông lâm ngư nghiệp”, mà tay tổ cộng sản Việt Nam là Lê Duẩn đã tuyên bố sau năm 1975.

Hãy tưởng tượng một doanh nhân Việt Nam, hay Cambodia, mở nhà máy may quần đùi tại Hoa Kỳ, sản xuất quần đùi cho người Mỹ dùng!?

Trở lại vấn đề bất bình đẳng trong việc phân chia của cải ở Mỹ, cách thức để giải quyết hữu hiệu cho việc này có lẽ chỉ là hệ thống thuế và an sinh xã hội mà thôi. Nhưng đảng Dân chủ với những đề xuất tăng thuế lên giới tài phiệt đã thất bại, ý tưởng sâu rộng hơn nữa của thượng nghị sĩ Bernie Sanders và các đồng minh cấp tiến của ông là tăng thuế các tập đoàn kinh tế và tăng phúc lợi xã hội, trong đó quan trọng nhất là chăm sóc ý tế toàn dân, cũng đã thất bại.

Người Mỹ bị ám ảnh bởi các chính sách mang tính xã hội cấp tiến, mà giới tài phiệt hay dán nhãn là cộng sản, là độc tài, là xã hội chủ nghĩa, là toàn trị… thì nay họ có một nhà cầm quyền tài phiệt đang mong muốn đi đến toàn trị, từ văn hóa, khoa học cho đến kinh tế thương mại.

Tại Greenland, hòn đảo giàu tài nguyên mà Trump và các tài phiệt đồng minh mong chiếm hữu, dân chúng diễn dịch khẩu hiệu MAGA thành Make America Go Away.

YouTube player

 

Khánh Ly và ít điều chưa kể – Tác Giả: Nguyễn Tuấn Khanh

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Tuấn Khanh 

31/03/2025

Khánh Ly năm 2023 ở Warsaw

Nghe tin ca sĩ Khánh Ly có thể sẽ không trình diễn nữa, sau cơn đau gần nhất ở tuổi 80. Những bài tình ca không hạnh phúc của Trịnh Công Sơn chắc rồi cũng sẽ đến lúc vắng lời tri âm của một đời người, giã từ một thế hệ lắng nghe nhiều hơn ý nghĩa thưởng thức.

Cũng giống như vắng tiếng hát Thái Thanh, mất thêm tiếng hát Quỳnh Giao, Lệ Thu… và Khánh Ly, không gian của một nền văn hóa quen thuộc yêu dấu sẽ khép dần cánh cửa đời, mọi thứ từ đây ắt sẽ vang vọng trên một chiều không gian khác, sâu thẳm và bất diệt trong lòng người miền Nam.

Từ cuối năm 2012, khi Khánh Ly chọn về Việt Nam để nối kết với khán giả, sóng gió của đời ca hát lại nổi lên không biết bao lần. Phía hải ngoại gọi bà là phản bội. Phía quốc nội thì luôn có những ý kiến tấn công chực chờ, thậm chí là những đòn phép diễn ra, thù địch khó tưởng. Nhưng một lớp người như Phạm Duy, Du Tử Lê… và Khánh Ly xuất hiện ở trong nước, xét cho cùng, đó là sự khẳng định thầm lặng: Quê hương và dân tộc là bất diệt, còn chính trị hay chế độ chỉ là giai đoạn.

Và nói cho cùng, sự xuất hiện của những con người và dòng văn hóa từng bị xô đuổi này, hóa ra, phía được hưởng lợi nhiều nhất là khán giả Việt Nam, con người và văn hóa Việt Nam. Bất chấp có những ý kiến không thích từ phía quyền lực.

Đại diện của ca sĩ Khánh Ly bác bỏ lời đồn bà vừa qua đời - Ảnh 2.

Ca sĩ Khánh Ly về nước, trình diễn, mang một tư thế khác hơn, so với nhiều ca sĩ khác. Bà đón nhận những cuộc tấn công từ trên báo chí, cho đến hệ thống, mà thường là im lặng. Có người quen trách bà là sao không phản ứng, có lần bà nói “hơn thua, rồi sau đó là gì?”. Bà chỉ đặt câu trả lời chung cuộc khi cần thiết.

Tháng Tám 2014, show diễn lớn của ca sĩ Khánh Ly ở Đà Nẵng bị điều tiếng, bởi nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, đến tận nơi ngăn cản, nói với báo chí rằng ca sĩ Khánh Ly không xin phép tác quyền các nhạc phẩm Trịnh Công Sơn. Chuyện ồn ào nhiều ngày, nhưng ai cũng biết đứng sau sự việc này là bà Trịnh Vĩnh Trinh, em ông Trịnh Công Sơn. Dĩ nhiên, chuyện không phải vì ít đồng tác quyền, mà là chuyện khác.

Mãi khi mọi chuyện tưởng chừng bế tắc, bà mới đưa ra bức thư tay của Trịnh Công Sơn viết riêng cho bà. Mà dường như biết trước chông gai sẽ có, từ những người quen mặt, giấy xác nhận này cũng được công chứng với luật pháp Mỹ. Vậy là hết chuyện, dù còn vài ba ý kiến rách việc với tham vọng cản đường yếu ớt. Như trong bức thư có tựa đề “Chữ ký cuối cùng của một người dành riêng cho một người”, mà bà đã tiên đoán những vô thường về sau: “Ngày mai ai biết được ngày mai đời mình sẽ ra sao. Một chớp mắt đã bãi biển nương dâu. Một chớp mắt đã nghìn trùng xa cách. Một chớp mắt đã thành kỷ niệm. Đã là quá khứ.”

Hồi năm 2014, khi các buổi diễn của ca sĩ Khánh Ly xuất hiện nhiều hơn, đột nhiên có một quan chức ở Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh phát biểu là cần hạn chế các buổi diễn của Khánh Ly, vì nói rằng bà đã từng đội nón lính VNCH, ký tên lên bom thả xuống Hà Nội.

Một lần phỏng vấn, tôi có hỏi về chuyện này, ca sĩ Khánh Ly cười ngất. Bà nói “chị biết có người làm vậy, nhưng không phải chị”. Tôi gặng hỏi, nhưng bà chỉ cười, “thôi, không nên để họ bị phiền làm gì”.

Về sau tôi mới biết “họ” là nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết. Trong chuyến đi An Lộc, tình nguyện đến thị sát mặt trận vào tháng Mười Hai 1972, nghệ sĩ Bạch Tuyết đội nón sắt, trên có dòng chữ “Muốn hòa bình phải dội bom Bắc Việt”. Về sau có người nhắn tin trên Youtube hỏi, nghệ sĩ Bạch Tuyết trả lời với đại ý “hồi đó cô còn nhỏ nên bị dụ”. Nghệ sĩ Bạch Tuyết sinh năm 1945, đến 1972 là 27 tuổi. Năm 26 tuổi bà và nghệ sĩ Hùng Cường từng mở riêng gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết, thành danh vang dội một thời.

Tháng Sáu 2022, đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly ở Đà Lạt bị gọi điện từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn đến Lâm Đồng để khiển trách. Theo một quan chức không xưng tên từ Hà Nội, nói: “Chúng tôi đã nhận được thông tin ca sĩ Khánh Ly hát tác phẩm không nằm trong danh sách Ban Tổ chức gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khi xin cấp phép cho chương trình. Cục đã làm việc với Sở để có hướng xử lý. Hiện Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng đã xử lý hành chính đơn vị vi phạm”.

Còn phía Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng xác nhận bà Khánh Ly hát bài Gia tài của mẹ – ca khúc không nằm trong danh sách bài hát được cơ quan chức năng duyệt trước đó. “Qua làm việc, đơn vị tổ chức đêm nhạc thừa nhận có sai sót trong quá trình tổ chức nên chúng tôi đã lập biên bản để xử lý theo quy định của pháp luật”, một cán bộ Sở của tỉnh Lâm Đồng cho hay. Tóm lại, ai cũng vô can trước chuyện ca sĩ Khánh Ly “làm càn”.

Trên các trang, nhóm ngôn luận cực đoan ùa lên như có pháo lệnh, chửi rủa, hả hê “đáng lắm, đâu phải là muốn về được Việt Nam là tự tung tự tác”. Đáng nói, mọi tờ báo nhà nước đều lờ tịt chuyện ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2020/NĐ-CP bỏ hẳn quy định về việc cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tức gọi tên bài Gia tài của mẹ chỉ là cớ, và là cớ nhảm!

Nhưng ít ai tưởng tượng nổi, là trong danh sách duyệt của chương trình “Dấu chân địa đàng” của ca sĩ Khánh Ly biểu diễn ở Đà Lạt, mọi bài hát đều được cấp phép, kể cả bài Gia tài của Mẹ. Còn lý do gì để có đợt “phong sát” kỳ quái như vậy, xin dành cho một dịp khác, chi tiết với tên người cùng nhiều câu chuyện tương tự.

“Tại sao bà Khánh Ly dám qua mặt pháp luật như vậy?”, một loạt các bình luận và status xuất hiện, như muốn bỏ tù hay cấm hát vĩnh viễn Khánh Ly ở Việt Nam, nhưng không ai thử đặt nghi vấn về câu chuyện này.

Tháng Bảy 2022, đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, đã thành công bất ngờ, không có khán giả nào rời ghế trước khi chương trình đóng màn, và có hẳn một số quan chức phía Nam, cũng như một số nghệ sĩ đến âm thầm, bày tỏ sự ủng hộ cho sự kiện “phong sát” bên ngoài ít biết lý do, nhưng trong giới nghệ thuật và tổ chức chương trình ai cũng hiểu.

Sau lần đó, tôi cũng thắc mắc vì sao ca sĩ Khánh Ly không đưa ra văn bản duyệt đầy đủ để bảo vệ mình. Nhưng không có cơ hội vì sau đó bà đã quay lại Mỹ. Nhưng một người quen, và hiểu tính cách của ca sĩ Khánh Ly thì nói với tôi “rõ là bà không muốn đôi co với những kẻ chỉ mượn cớ bắt nạt, và hơn nữa, thời gian sẽ nói giùm mọi thứ, kẻ làm sai sẽ sai hoàn toàn, mà không còn cơ hội nào để biện minh”.

 FB Tuấn Khanh


 

KHÔNG THỂ THỜ Ơ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”.

“Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ ơ quá lâu; họ sẽ theo Ngài hoặc giết chết Ngài!” – Don Schwager.

Kính thưa Anh Chị em,

Ý tưởng của Don Schwager giúp chúng ta khám phá một sự đan xen lý thú của hai bài đọc hôm nay. “Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ ơ quá lâu!”; cũng thế, ‘Với điều thiện, không ai có thể phớt lờ mãi!’. Phải chọn lựa! Chọn Chúa Giêsu hay giết chết Ngài; chọn điều thiện hay bóp nghẹt nó! 

Chúng ta thường nghĩ, sự tốt lành sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Không luôn luôn như vậy! Có thể hoàn toàn ngược lại. Kìa xem, “Ta hãy gài bẫy, hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta!”; “Nó tự hào mình biết Thiên Chúa, xưng mình là con Thiên Chúa”; “Nào ta kết án cho nó chết!” – bài đọc một. Những lời này có thể áp dụng hoàn hảo cho Chúa Giêsu; chúng tiên báo số phận mai ngày của Ngài cũng là số phận cho các môn đệ Giêsu mọi thời. Lòng tốt bị phẫn nộ; hành vi đạo đức bị coi như lên án kẻ khác; và sự nhiệt thành bị coi là mối đe dọa cho kẻ cứng lòng. Kết quả là người tốt bị bức hại, bị giết chết, vì người ta ‘không thể thờ ơ’ mãi với điều lành! Nhưng, thật sâu sắc, bài đọc Khôn Ngoan kết luận, “Chúng không biết những bí nhiệm của Thiên Chúa!”.

Trong Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu nói lên sự thật “Đấng sai tôi là Đấng chân thật”; “Tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến và chính Người đã sai tôi”, thì các đối thủ của Ngài không chịu nổi; họ chế nhạo và tìm cách bắt Ngài. Điều này cũng xảy ra với các môn đệ Giêsu suốt dòng lịch sử; nó cũng đang xảy ra trong thời đại chúng ta.

“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”. Và quả họ đã bắt và giết Ngài. Vậy Thiên Chúa thua cuộc rồi sao? Đúng, nhìn bên ngoài, Ngài thua! Nhưng ở đây, “Ai thắng thì thua, ai thua thì thắng!”. Và Thiên Chúa đã toàn thắng! Tình yêu toàn thắng! Thiên Chúa đã để con người sử dụng tự do của nó mà đối xử với Con của Ngài tuỳ thích; nhưng đó là “những bí nhiệm của Thiên Chúa” trong đường lối cứu độ của Ngài vốn không ai hiểu thấu. Đó là sự khôn ngoan của thập giá, điều điên rồ đối với người Hy Lạp, ô nhục đối với người Do Thái.

Cũng thế, bạn và tôi ‘không thể thờ ơ’ với những lời dạy của Chúa Giêsu; hoặc là ủng hộ Ngài hoặc là chống lại Ngài. Không có lập trường trung dung! Bạn sẽ tìm cách uốn nắn lời Ngài theo những ý tưởng và cách suy nghĩ của riêng mình hoặc có thể để lời chân lý của Ngài giải thoát mình khỏi sự mù quáng tội lỗi, lòng kiêu hãnh cố chấp và sự ngu dốt? Hậu quả sẽ là rất lớn, cả trong cuộc sống đời này và cả trong cõi vĩnh hằng.

Anh Chị em,

“Theo Ngài hoặc giết chết Ngài!”. Mùa Chay, mùa chọn lựa tình yêu, chọn điều thiện, chọn Giêsu! Chúng ta ‘không thể thờ ơ’ mãi với Ngài – Đường, Sự Thật và Sự Sống – Ngài cũng đã chờ bạn và tôi quá lâu! Hãy trở về, ‘chọn sự thánh thiện’ dù chúng ta tội lỗi, yếu hèn. Đừng sợ phải nên tốt hơn! Ân sủng của Bí tích Hoà Giải đang chờ để chữa lành chúng ta. Vì lẽ, “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ” – Thánh Vịnh đáp ca.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, càng đến gần Tuần Thánh, cho con biết càng kíp quay về với Chúa. Vì con – nhất là con – ‘không thể thờ ơ’ với Chúa mãi!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: Kim Bang Nguyen

**************************************************

Thứ Sáu Tuần IV Mùa Chay

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

1 Khi ấy, Đức Giê-su thường đi lại trong miền Ga-li-lê ; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giu-đê, vì người Do-thái tìm giết Người.

2 Lễ Lều của người Do-thái gần tới, 10 khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật.

25 Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? 26 Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki-tô? 27 Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả.” 28 Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su nói lớn tiếng rằng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. 29 Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi.”

30 Bấy giờ họ tìm cách bắt Người ; nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.


 

Thuế quan của Trump làm chao đảo thị trường tài chính, gây lo sợ suy thoái

Ba’o Nguoi-Viet

April 3, 2025

NEW YORK, New York (NV) – Thị trường tài chính khắp thế giới chao đảo hôm Thứ Năm, 3 Tháng Tư, sau một ngày Tổng Thống Donald Trump công bố đợt thuế quan mới nhất và nặng nhất, và tính tới sáng Thứ Năm, thị trường chứng khoán Mỹ bị ảnh hưởng nhiều nhất, theo AP.

Chỉ số Dow mất 1,679 điểm, tương đương 3.98%, tính tới lúc đóng cửa thị trường hôm Thứ Năm. S&P 500 giảm 4.84%, còn Nasdaq tụt 5.97%. Cả ba chỉ số lớn này đều mất điểm nhiều nhất trong một ngày kể từ năm 2020 tới nay.

Nhà đầu tư làm việc tại Thị Trường Chứng Khoán New York ở thành phố New York sáng Thứ Năm, 3 Tháng Tư. (Hình: Michael M. Santiago/Getty Images)

Thị trường chứng khoán toàn cầu hôm Thứ Năm cũng thê thảm. Chỉ số STOXX 600 của Âu Châu rớt 2.57%, mất sạch số điểm tăng từ hồi Tháng Giêng. Chỉ số DAX của Đức giảm 3%. Chỉ số chứng khoán chính của Pháp tụt 3.31%, nhiều nhất trong một ngày kể từ Tháng Bảy, 2023. Chỉ số chứng khoán chính của Ý giảm 3.6%, nhều nhất trong một ngày kể từ Tháng Ba, 2023.

Ở Á Châu, chỉ số Nikkei 225 của Nhật tụt 2.77%, và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông rớt 1.52%.

Ít có cổ phần nào không bị mất giá do cả thế giới đều lo sợ có thể xảy ra tình huống tai hại: Đó là sự kết hợp giữa lạm phát tăng và nền kinh tế tăng trưởng yếu ớt vì thuế quan.

Mọi loại cổ phần, từ dầu thô tới công nghệ tới tỷ giá đồng đô la Mỹ đều giảm. Thậm giá chí vàng, vốn lên cao kỷ lục gần đây, cũng giảm.

Thực ra, nhà đầu tư khắp thế giới đều biết Tổng Thống Trump sẽ công bố áp thuế quan rộng khắp vào chiều Thứ Tư, và nỗi lo về thuế quan đã đẩy chỉ số S&P 500, thước đo sức khỏe chính của thị trường chứng khoán Mỹ, xuống dưới kỷ lục của chỉ số này 10%. Tuy nhiên, ông Trump vẫn khiến nhà đầu tư ngạc nhiên bằng “tình huống xấu nhất về thuế quan,” bà Mary Ann Bartels, giám đốc đầu tư công ty tài chính Sanctuary Wealth, cho hay.

Trong khi đó, Tổng Thống Trump tỏ ra coi nhẹ phản ứng của thị trường tài chính hôm Thứ Năm đối với thuế quan mới của ông. Ông nói, “Tôi nghĩ tình hình đang rất tốt.”

“Thị trường sẽ phát triển mạnh, chứng khoán sẽ phát triển mạnh, đất nước này sẽ phát triển mạnh,” ông Trump nói với phóng viên tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Năm.

Tổng Thống Trump công bố áp thuế ít nhất 10% từ Thứ Bảy tuần này lên hầu như toàn bộ hàng nhập cảng vào Mỹ, thậm chí áp thuế quan cao hơn mức đó từ ngày 9 Tháng Tư lên hàng chục quốc gia có thâm hụt mậu dịch với Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Tất cả thuế quan của Tổng Thống Trump có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay giảm 2% và đẩy lạm phát lên gần 5%, theo ngân hàng đầu tư UBS.

Nếu Tổng Thống Trump giữ nguyên ý định áp thuế quan như hôm Thứ Tư, chính sách thương mại chưa từng thấy của ông sẽ làm cho nền kinh tế cả Mỹ lẫn thế giới lâm vào suy thoái năm nay, chuyên gia phân tích của ngân hàng JPMorgan thông báo với nhà đầu tư, theo CNN.

Điều đó không quá ngạc nhiên. Thậm chí trước khi Tổng Thống Trump công bố thuế quan hôm Thứ Tư, chuyên gia JPMorgan dự báo khả năng nền kinh tế Mỹ bị suy thoái là 40%. (Th.Long) [kn]