Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống

Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.

Câu chuyện thứ nhất:

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Câu chuyện thứ hai:

Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

– Ngài có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

Nguồn: giadinhonline


 

Cà Phê và Những Mối Quan Hệ

Có những người bạn từng xuất hiện trong cuộc đời ta như một ly cà phê nóng vào buổi sáng se lạnh – nồng đượm, ấm áp, đầy sức sống. Nhưng theo thời gian, khi cuộc sống bận rộn cuốn mỗi người vào những hành trình riêng, đôi khi ly cà phê ấy nguội đi, mùi hương cũng không còn nồng nàn như trước.

Ta cứ nghĩ rằng mình đã quên, rằng khoảng cách đã tạo nên một ranh giới vô hình, nhưng rồi chỉ cần một tin nhắn đơn giản: “Dạo này sao rồi?”, mọi ký ức bỗng chốc ùa về, nguyên vẹn như chưa từng có một ngày xa cách.

Tình bạn cũng như cà phê, có những lúc nhấp môi thấy ngọt, nhưng cũng có lúc phải cảm nhận vị đắng mới hiểu được giá trị của nó. Khi còn trẻ, ta dễ dàng kết bạn, dễ dàng vui vẻ cùng nhau, nhưng khi trưởng thành, tìm được một người thật sự hiểu, thật sự đáng để tin tưởng lại là một điều khó khăn vô cùng.

Có những người từng thân thiết đến mức tưởng như không thể rời xa, nhưng rồi vẫn có ngày mỗi đứa một nơi, một cuộc sống khác, những mối quan tâm khác, và dần dần, khoảng cách không còn chỉ là địa lý nữa, mà là những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống.

 Nhưng may mắn thay, tình bạn thực sự không cần những cuộc trò chuyện mỗi ngày, không cần những lời hứa hẹn xa vời. Nó giống như một quán cà phê cũ ở một góc phố quen – có thể lâu rồi không ghé qua, nhưng mỗi khi trở lại, mọi thứ vẫn thân thuộc như ngày nào.

Bạn bè có thể xa nhau một thời gian dài, nhưng miễn là vẫn có thể ngồi xuống cùng nhau, vẫn có thể cười đùa, nhắc lại chuyện ngày xưa và thấy lòng nhẹ nhàng, thì đó chính là thứ đáng trân trọng nhất.

Cà phê đắng, nhưng lại khiến người ta tỉnh táo. Tình bạn cũng vậy, có những lúc hiểu lầm, có những lần giận hờn, nhưng nếu thực sự chân thành, thì dù có bao nhiêu năm trôi qua, khi gặp lại, vẫn có thể nhìn nhau mà mỉm cười.

Trong một thế giới mà mọi thứ đều có thể thay đổi quá nhanh, một mối quan hệ vẫn có thể giữ được sự chân thành, vẫn có thể khiến ta cảm thấy như chưa từng rời xa, chính là điều đáng quý nhất.

 Vậy nên, nếu có ai đó bạn lâu rồi chưa gặp, hãy nhấc máy lên, gửi một tin nhắn, rủ nhau đi uống cà phê. Không phải để níu kéo điều gì, mà chỉ để nhắc nhau rằng, dù có bận rộn đến đâu, vẫn luôn có những mối quan hệ không bao giờ phai nhạt.

Và có những người, dù thời gian có trôi đi, vẫn sẽ luôn là một phần của thanh xuân, một phần của những ký ức đẹp đẽ nhất.

++++++++++++++++++++++++++++

Nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.

From: luong bui & KimBang Nguyen

Elon Musk, ‘người’ của Bắc Kinh bên trong Tòa Bạch Ốc?

Ba’o Nguoi-Viet

March 20, 2025 

Trúc Phương/Người Việt

Bộ đôi Donald Trump-Elon Musk xỉa xói nặng lời với hầu hết đồng minh của Mỹ nhưng hai kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất – Nga và Trung Quốc – luôn được chừa ra. Trong thực tế, ông Elon Musk, tổng giám đốc Tesla, hành xử không khác gì là “người” của Bắc Kinh và những động thái của Cơ Quan Cải Tổ Chính Phủ (DOGE) mà ông là người đứng đầu, cho đến thời điểm này, luôn mang lại lợi ích chính trị cho Trung Quốc hơn là Mỹ…

Ông Elon Musk, tổng giám đốc Tesla, đã xây dựng đường dây quan hệ khăng khít với đảng Cộng Sản Trung Quốc, từ ông Lý Khắc Cường (phải), cố thủ tướng, đến ông Lý Cường, đương kim thủ tướng. (Hình: Mark Schiefelbein – Pool/Getty Images)

Ông Musk chưa bao giờ đá động đến Trung Quốc. Luôn tự nhận ủng hộ “tự do ngôn luận một cách tuyệt đối” nhưng ông Musk không áp dụng quan điểm đó đối với chế độ kiểm duyệt hà khắc của Trung Quốc.

Quan hệ sâu với Bắc Kinh

“Việc Musk ca ngợi Trung Quốc không là điều bất thường đối với một tổng giám đốc doanh nghiệp Tây phương nhưng điểm khác biệt là ông Tim Cook [tổng giám đốc Apple] không nói về việc Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) tệ hại như thế nào hoặc can thiệp vào chính trị Âu Châu (theo cách như ông Musk),” nhận xét của ông Isaac Stone Fish, tổng giám đốc Strategy Risks, công ty tư vấn về rủi ro kinh doanh tại Trung Quốc.

Mối quan hệ cộng sinh giữa Tesla và Trung Quốc là rất rõ ràng. Năm 2019, Tesla mở “siêu nhà máy” tại Thượng Hải với $521 triệu vay từ các ngân hàng Trung Quốc – trong đó có có China Construction Bank Corp, Agricultural Bank of China Ltd, Industrial & Commercial Bank of China Ltd và Shanghai Pudong Development Bank Co.

Đây là nhà máy đầu tiên của Tesla bên ngoài nước Mỹ và cũng là hãng xe hơi đầu tiên hoàn toàn do người nước ngoài sở hữu tại Trung Quốc. Tờ Financial Times cho biết, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc thậm chí đã bí mật rót hàng triệu đô la vào các công ty tư nhân do ông Musk sở hữu, sử dụng các cấu trúc tài chính phức tạp để che giấu danh tính họ. Các khoản đầu tư này được đổ vào SpaceX, Neuralink và xAI.

Để tránh bị dòm ngó, nguồn đầu tư nói trên được chuyển qua “các công cụ có mục đích đặc biệt” (special-purpose vehicles – SPV, những pháp nhân được thành lập vì mục đích cụ thể, thường được sử dụng để giảm thiểu rủi ro tài chính và tạo điều kiện cho các giao dịch hoặc đầu tư nào đó, chẳng hạn chứng khoán hoặc tài trợ dự án). Dù SPV hợp pháp nhưng hoạt động của mô hình này thường mơ hồ, khiến việc xác định tên tuổi nhà đầu tư trở nên khó khăn.

Ba công ty quản lý tài sản mà nhà nước Trung Quốc đứng sau đã bán hơn $30 triệu cổ phiếu của SpaceX, xAI và Neuralink cho các nhà đầu tư ẩn danh trong hai năm qua. Con số thực tế có thể cao hơn nhiều – theo bài báo mới đây “Is Elon Musk a national security threat?” của The Hill, ngày 16 Tháng Ba.

Như nhiều người biết, ông Musk đã xây dựng đường dây quan hệ khăng khít với đảng Cộng Sản Trung Quốc, từ ông Lý Khắc Cường, cố thủ tướng, đến ông Lý Cường, đương kim thủ tướng.

Tại Trung Quốc, ông Musk có sức ảnh hưởng lớn. Sách tiếng Hoa viết về ông Musk bán đầy Trung Quốc.

Thậm chí bà Maye Musk, mẹ của ông Musk, cũng là thần tượng của dân Trung Quốc. Hồi ký của bà, “A Woman Makes A Plan,” là một trong những cuốn sách bán chạy nhất Trung Quốc những năm gần đây. Những buổi nói chuyện của bà tại Trung Quốc đều chật kín khán phòng. Chính quyền Bắc Kinh tán tụng bà hết lời. Bà thường xuyên kêu gọi người Mỹ du lịch đến Trung Quốc. Trưởng chi nhánh Brussels của tờ China Daily, kẻ từng nói rằng Mỹ là thủ lĩnh của “trục ma quỷ thế giới,” cũng ca ngợi bà…

Hoạt động của ông Musk tại Trung Quốc cũng như quan hệ với chính quyền Bắc Kinh từng gây chú ý và tranh cãi ngay cả trước khi ông Musk “tham chính.”

Năm 2022, công ty Tesla đã bị nhiều nhóm nhân quyền và giới lập pháp Mỹ chỉ trích khi mở một phòng trưng bày tại Tân Cương, nơi chính quyền Trung Quốc ngược đãi người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ.

Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio (hiện là ngoại trưởng), người bảo trợ cho Đạo Luật Ngăn Chặn Lao Động Cưỡng Bức Duy Ngô Nhĩ, nói rằng phòng trưng bày Tesla ở Tân Cương là bằng chứng cho thấy tình trạng một số “tập đoàn đang giúp đảng Cộng Sản Trung Quốc che đậy tội diệt chủng và lao động nô lệ.”

Khi một doanh nhân trở thành con buôn chính trị

Mối quan hệ của ông Musk với Trung Quốc đang gây ra lo ngại. Năm 2021, dự án đầu tư $50 triệu vào SpaceX của một công ty Trung Quốc đã bị chặn do yếu tố an ninh quốc gia. Năm 2022, Dân Biểu Chris Stewart (Cộng Hòa-Utah) từng yêu cầu tổ chức họp kín để xác định xem SpaceX có bất kỳ liên hệ nào với chính phủ Trung Quốc.

Ông Stewart nói với tờ Wall Street Journal: “Tôi là người hâm mộ Elon Musk và SpaceX, nhưng bất kỳ ai cũng sẽ lo lắng nếu thấy vấn đề có những ràng buộc tài chính với Trung Quốc.”

Trong thực tế, một số công ty có liên kết với các doanh nghiệp của ông Musk đã bị chính phủ Mỹ nhắm đến.

Tháng Giêng, 2025, Ngũ Giác Đài đã đưa công ty Contemporary Amperex Technology Co. (CATL), nhà sản xuất pin lithium lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính của Tesla, vào danh sách “các công ty quân sự Trung Quốc.”

Một công ty nữa hiện diện trong danh sách này là tập đoàn Internet khổng lồ Tencent, từng sở hữu 5% cổ phần Tesla (dù theo một số phương tiện truyền thông, công ty này đã thoái vốn). Tencent là công ty mẹ của WeChat. Ông Musk từng nói rằng WeChat là mô hình “ứng dụng cho mọi thứ” mà đương sự muốn lấy làm hình mẫu để xây dựng X (Twitter).

Điều gì xảy ra nếu một doanh nhân trở thành con buôn chính trị sẵn sàng bán đứng quốc gia cho lợi ích riêng, đặc biệt khi ông Musk đang tiếp cận toàn diện các cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin của hàng triệu người Mỹ? Tất cả những điều này ngày càng được quan sát với sự cảnh giác đặc biệt, bởi vì ông Musk có thể tác động đến chính sách Mỹ đối với Trung Quốc.

Cuối năm ngoái, ông Musk đã công khai phản đối một dự luật chi tiêu của lưỡng đảng trong đó có các biện pháp quản lý đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc. Một sắc luật tạm thời cuối cùng được thông qua mà không có điều khoản nói trên!

Nhiều nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đang tận dụng mối quan hệ với ông Elon Musk để tác động đến chính sách của ông Trump đối với Bắc Kinh.

Cần nhắc lại, đêm trước lễ nhậm chức của ông Trump, ông Hàn Chính, phó chủ tịch nước Trung Quốc, đã gặp riêng ông Musk. Ông Shou Chew, tổng giám đốc TikTok, cũng gặp ông Musk để nhờ giúp ứng dụng TikTok không bị đóng cửa.

Với Bắc Kinh, ông Musk chẳng khác gì là một “tay trong” hữu dụng cho những chiến dịch vận động hành lang bí mật mà Cộng Sản Trung Quốc muốn đi đêm với ông Trump.

“Họ (Trung Quốc) xem ông ấy (Musk) là một ‘tài sản’ trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, một cách để bỏ qua (ngoại trưởng) Rubio, một cách để bỏ qua [cố vấn an ninh quốc gia Michael] Waltz, một cách để bỏ qua những người mà họ thấy ít thân thiện. Họ sẽ sử dụng ông ấy như một cầu nối,” nhận định của Dân Biểu Raja Krishnamoorthi (Dân Chủ-Illinois), thành viên cấp cao của Ủy Ban Chọn Lọc Hạ Viện về đảng Cộng Sản Trung Quốc (House Select Committee on the CCP). Chủ tịch ủy ban này, Dân Biểu John Moolenaar (Cộng Hòa-Michigan), cũng thừa nhận “họ (Bắc Kinh) sẽ sử dụng mọi đòn bẩy mà họ có trong tay.”

Xét về nhiều mặt, ông Trump ít cứng rắn hơn so với đối sách mà (cựu) Tổng Thống Joe Biden dành cho Trung Quốc. Ông Trump áp thuế 20% nhằm vào hàng hóa Trung Quốc, thấp hơn mức thuế 60% mà ông Trump từng đề cập nhiều lần trong chiến dịch tranh cử; thậm chí thấp hơn mức thuế 25% mà ông Trump đánh vào Mexico và Canada. Ông Trump cũng lùi bước trước động thái đóng lỗ hổng thuế mà các tập đoàn Trung Quốc Temu và Shein lợi dụng để đưa hàng hóa vào thị trường Mỹ.

Ngoài ra, loạt động thái của Trump-Musk, từ việc dẹp tiệm USAID đến việc đóng cửa đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và đài Á Châu Tự Do (RFA), đang mang lại lợi ích chính trị rất lớn cho Trung Quốc. Hành động cắt viện trợ nước ngoài của ông Trump đã giáng một đòn mạnh vào hàng chục tổ chức phi lợi nhuận đang theo dõi tình trạng tham nhũng và vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Một trong những câu hỏi nữa đang được đặt ra là ông Trump có can thiệp để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc xâm lược? Ông Musk từng nói rằng Đài Loan nên là một “khu hành chính đặc biệt” của Trung Quốc. Năm 2024, Đài Bắc cho biết họ đang tìm kiếm dịch vụ vệ tinh thay thế SpaceX vì ông Musk có thể cắt bất kỳ lúc nào theo yêu cầu Bắc Kinh và “vì vậy chúng tôi không nghĩ đây là một đối tác đáng tin cậy.”

Ông Musk nhiều lần ca ngợi kỹ năng lãnh đạo của giới cầm quyền Bắc Kinh. Tháng Mười Hai, 2020 khi nhiệm kỳ đầu của ông Trump kết thúc, trong một cuộc trò chuyện với ông Mathias Döpfner, người đứng đầu tập đoàn truyền thông Đức Axel Springer, ông Musk đã phản đối nhận định của ông Döpfner rằng tất cả những gì chính quyền Bắc Kinh làm đều phục vụ cho lợi ích của đảng Cộng Sản.

Những ngày này, trong phòng kín, ông Musk đang nói gì với ông Trump về chính sách dành cho Bắc Kinh? Có điều chắc chắn rằng, lợi nhuận của ông Musk sẽ bị ảnh hưởng nếu ông Trump đánh Trung Quốc một cách thẳng tay.

Vấn đề của ông Elon Musk không chỉ là tình trạng xung đột lợi ích ở Mỹ mà còn là xung đột giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cá nhân, giữa việc phục vụ nước Mỹ với việc phục vụ một quốc gia khác.

Quan hệ Musk-Trung Quốc rõ ràng có quá nhiều chi tiết không bình thường mà đáng lý một tổng thống như ông Donald Trump cần phải thận trọng hơn bất kỳ ai khác. [qd]


 

Tiền Thuế Liên Bang Được Chi Tiêu Ra Sao? Có thực cự bị lãng phí ?

Việt Báo lược dịch

 Ngay trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ nhì, tổng thống Trump bắt đầu thực hiện hàng loạt các đợt sa thải nhân viên chính phủ liên bang, với mục tiêu cắt giảm chi tiêu chính phủ. Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) dưới sự chỉ đạo của tỉ phú Elon Musk tạo cảm giác cho người dân Mỹ rằng chi tiêu chính phủ đồng nghĩa với sự lãng phí tiền thuế của dân. 

Theo một bài phân tích được đăng trên trang mạng Center on Budget and Policy Priorites www.cbpp.org vào ngày 28/01/2025, chính phủ liên bang thu thuế để chi tiêu cho nhiều dịch vụ công khác nhau. Khi các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các quyết định về nguồn thu và chi tiêu, người dân cũng nên hiểu chính phủ làm gì với số tiền thuế thu được.

 Theo ước tính của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (CBO), trong năm tài chính 2024, chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã chi 6.9 nghìn tỷ đô la, tương đương 24% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Khoảng 90% tổng số tiền được dành cho các chương trình liên bang; phần còn lại được dùng để trả lãi cho khoản nợ liên bang. Trong số 6.9 nghìn tỷ đô la đó, gần 4.9 nghìn tỷ đô la được tài trợ bởi nguồn thu liên bang; phần còn lại được tài trợ bằng cách vay nợ.

 Theo biểu đồ trên, có ba lĩnh vực chi tiêu chính chiếm phần lớn ngân sách chính phủ:

 – Bảo hiểm y tế: Bốn chương trình bảo hiểm y tế: Medicare, Medicaid, Chương trình bảo hiểm y tế trẻ em (CHIP), và trợ cấp bảo hiểm y tế theo Đạo Luật Chăm Sóc Y Tế Giá Phải Chăng (ACA, hay Obamacare) chiếm 24% ngân sách năm 2024, hay 1.7 nghìn tỷ đô la. Hơn một nửa số tiền này, 912 tỷ đô la, được chuyển cho Medicare vào tháng 6 năm 2024, cung cấp bảo hiểm y tế cho khoảng 67 triệu người từ 65 tuổi trở lên hoặc người khuyết tật. Phần còn lại là chi phí của Medicaid và CHIP chiếm 626 tỷ đô la; trợ cấp cho ACA  chiếm 125 tỷ đô la. Cả Medicaid và CHIP đều yêu cầu các tiểu bang thanh toán một phần trong tổng chi phí.

 Vào tháng 3 năm 2023, Medicaid và CHIP đã cung cấp bảo hiểm y tế hoặc chăm sóc dài hạn cho 93.9 triệu trẻ em, cha mẹ, người lớn tuổi và người khuyết tật có thu nhập thấp. Con số này cao hơn đáng kể so với 70.9 triệu người ghi danh trước đại dịch Covid-19.

 Vào tháng 2 năm 2024, 20.8 triệu người đã ghi danh chương trình bảo hiểm y tế ACA. Trong tổng số này, 19.3 triệu người (tương đương 93%) đã nhận được trợ cấp giúp giảm phí bảo hiểm và chi phí cá nhân dành cho y tế.

 – An sinh xã hội: Năm 2024, 21% ngân sách liên bang tương đương 1.5 nghìn tỷ đô la đã được chi cho an sinh xã hội. Trong đó, 51.5 triệu người đi làm đã nghỉ hưu được nhận khoản trợ cấp hưu trí hàng tháng trung bình là $1,922. An sinh xã hội cũng cung cấp phúc lợi cho 2.6 triệu vợ/chồng con cái của những người đã nghỉ hưu; 5.8 triệu vợ/chồng con cái của những người đi làm đã qua đời; 8.4 triệu người đi làm khuyết tật cùng những người phụ thuộc.

 – Chi tiêu quốc phòng chiếm 13% ngân sách, hay 872 tỷ đô la. Khoảng 95% ngân sách dùng cho chi phí cơ bản của Bộ Quốc Phòng, chủ yếu là chi phí vận hành và bảo trì; chi phí cho quân nhân; mua sắm vũ khí; nghiên cứu phát triển…

  Bên cạnh ba hạng mục chính, ba hạng mục khác chiếm phần chi tiêu còn lại của ngân sách liên bang, bao gồm:

– Phúc lợi cho cựu chiến binh và người về hưu liên bang: Vào năm 2024, khoảng 8% ngân sách tương đương 526 tỷ đô la dùng để cung cấp phúc lợi cho cựu chiến binh, cựu nhân viên chính phủ liên bang, cả dân sự và quân sự. Khoảng 90% phúc lợi dành cho cựu chiến binh là các khoản chi trả khuyết tật hoặc chăm sóc y tế. Vào tháng 3 năm 2023, có hơn 18 triệu cựu chiến binh từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có 2.7 triệu người về hưu là công chức liên bang.

– Các chương trình an sinh kinh tế: Khoảng 7% (tương đương 476 tỷ đô la) trong ngân sách liên bang năm 2024 dùng cho các chương trình hỗ trợ các cá nhân và gia đình đang gặp khó khăn. Các chương trình an sinh kinh tế bao gồm: các khoản hoàn lại của khoản tín dụng thuế thu nhập và khoản tín dụng thuế trẻ em nhằm hỗ trợ các gia đình lao động có thu nhập trung binh thấp; các chương trình cung cấp tiền mặt cho các cá nhân hoặc gia đình đủ điều kiện, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp bổ sung cho những người thu nhập thấp trên 65 tuổi hoặc khuyết tật. Ngoài ra còn có nhiều hình thức hỗ trợ cho những người thu nhập thấp, thí dụ như chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung (tem phiếu thực phẩm), bữa ăn tại trường, hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp, hỗ trợ chăm sóc trẻ em….

Các chương trình an sinh kinh tế giúp hàng triệu người vượt qua ngưỡng nghèo đói mỗi năm. Chúng cũng làm giảm, nhưng không xóa bỏ, sự khác biệt về chủng tộc, sắc tộc trong tỷ lệ nghèo đói.

– Các khoản chi tiêu cho những chương trình hỗ trợ nhiều dịch vụ công khác. Chúng bao gồm đầu tư vào giáo dục; đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản như đường sá, cầu cống và sân bay; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường; đầu tư vào nghiên cứu khoa học và y tế… Một phần rất nhỏ, ít hơn 1% ngân sách, được dành cho các chương trình hoạt động quốc tế, bao gồm viện trợ nhân đạo và hoạt động của các tòa đại sứ và lãnh sự quán Hoa Kỳ.

 Ngoài chi tiêu cho những chương trình kể trên, chính phủ liên bang còn phải trả lãi vay thường xuyên cho số tiền đã vay để tài trợ cho các khoản thâm hụt trong quá khứ và hiện tại. Tổng nợ liên bang sau khi trừ tài sản tài chính ở mức 25.9 nghìn tỷ đô la vào cuối năm tài chính 2024; dẫn đến 892 tỷ đô la tiền lãi phải trả vào năm 2024, tương đương 13% ngân sách.

 Những người không ủng hộ nước Mỹ có chính quyền lớn thường nêu lên mối lo ngại về “chi tiêu của chính phủ” một cách không rõ ràng. Điều quan trọng là cần xác định xem các dịch vụ công, các khoản đầu tư được chính phủ tài trợ có lợi ích cho quốc gia, cho người dân hay không

Việt Báo lược dịch

 Nguồn: Policy Basics: Where Do Our Federal Tax Dollars Go? | Center on Budget and Policy Priorities 

 From: taberd & NguyenNThu

12 Lời Khuyên Của Mẹ Hiền…

  1. Đừng biến nỗi buồn thành thói quen. Con có thể buồn, có thể khóc, nhưng nhớ là chỉ trong giây lát. Sau đó, con hãy bỏ ra khỏi đầu tất cả những điều không đáng để nghĩ, không đáng để nhớ. Nỗi buồn không đáng sợ. Nó chỉ đáng sợ khi con biến nó trở thành thói quen… 

  1. Tự chăm sóc bản thân là biểu hiện của việc yêu thương mình… Nếu con không thể yêu thương và trân trọng bản thân thì con chẳng thể mong người nào đó yêu thương mình được.
  1. Con cần tình yêu chứ không cần một người đàn ông. Xung quanh con vẫn còn rất nhiều người đàn ông tốt và xứng đáng hơn là kẻ đã quay lưng lại với mình…. Nếu con quá coi trọng, vật vã vì người đàn ông đã làm con đau lòng, con sẽ khó có thể đứng lên và bắt đầu lại từ đầu.
  1. 4. Hãy nhớ “Gieo hành vi gặt thói quen”. Sau này con hãy rút kinh nghiệm, kể cả trong tình yêu hay công việc, phải luôn rèn luyện để mình tự chủ, độc lập và bản lĩnh, và luôn có thể nói “sẵn sàng” với việc từ bỏ một thói quen không tốt.
  1. Đừng gắn thất bại với cảm xúc cá nhân để dằn vặt bản thân mình…
  1. Đã yêu đừng bao giờ nói câu “hối tiếc”; “Hối tiếc” là từ mẹ không muốn có trong suy nghĩ của con, không chỉ ở tình yêu mà trong mọi việc… Hãy mạnh mẽ và quyết đoán lên con. Hãy học cách chấp nhận sai lầm và đứng lên từ thất bại. Đó mới là cách nghĩ và hành động khôn ngoan của một cô gái trưởng thành…
  1. Hãy tha thứ cho tất cả những việc họ đã làm không phải với ta. Không phải vì họ, mà vì chính bản thân mình con ạ! Rồi sau này con sẽ ngồi và nghĩ lại mọi chuyện của ngày hôm nay, tự nhủ “sao khi xưa mình lại hâm quá thế…”.
  1. Thời gian là liều thuốc quý giá; Thời gian có thể khiến mọi vết thương đóng vẩy và liền da,… Mọi thứ rồi sẽ qua.
  1. Nếu con không thể khiến mình mạnh mẽ để không khóc, thì hãy nhớ điều này: “Người làm cho con khóc nhiều nhất có thể là người con yêu nhất. Người hiểu được những giọt nước mắt của con từ đâu là người yêu con nhất. Nhưng, chỉ có người im lặng lau nước mắt cho con mới là người cuối cùng bên con”.
  1. Đôi lúc con quên mất xung quanh mình có cả một nửa thế giới yêu thương luôn dành cho con… Hãy dành thời gian quý báu đó để chăm sóc bản thân và những người thực sự yêu thương con…
  1. Hãy tìm lại bản thân mình trước khi trượt dài biến mình trở nên già nua, yếu đuối… Con đừng quên, trời sinh ra chúng ta vốn dĩ không thể nhìn thấy sau lưng để chúng ta hiểu rằng sống vì tương lai chứ không phải vì quá khứ.
  1. Sung sướng hay khổ đau không phụ thuộc vào việc con là nam hay nữ; Con nói “làm con gái thật khổ, sau này con sẽ không đẻ con gái để nó phải khổ đâu”… Thành bại hay sướng khổ không nằm ở việc con là trai hay gái. Nó nằm ở việc con sống thế nào, thái độ với cuộc đời ra sao, đối mặt với khó khăn thế nào, và quan điểm hạnh phúc là thế nào…”.

 From: haiphuoc47 & NguyenNThu


 

HÃY NHỚ RẰNG

  Gieo Mầm Ơn Gọi

  1. Nếu quyết tâm làm một việc gì đó, bạn không cần vội vã khoe khoang, càng không nên làm lớn chuyện. Hãy cứ im lặng thực hiện, thành tựu là hào quang sẽ giúp bạn toả sáng.
  2. Nếu đã quyết tâm làm, hãy cứ làm. Đừng vì một câu đánh giá của người ngoài mà do dự, buông bỏ giấc mơ của mình. Vì, nếu thành công thì đó là câu trả lời xác đáng với kẻ ghen tỵ; nếu thất bại thì đó là bài học đáng quý để bạn hoàn thiện và trưởng thành hơn.
  3. Bạn không cần phải mang bản thân mình so sánh với bất kỳ ai, vì mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Chỉ cần bạn tốt hơn chính bản của ngày hôm qua, đó mới là thành công.
  4. Phần lớn người ta thất bại không phải do không có khả năng, mà là do ý chí không kiên định.
  5. Hiện thực là bờ bên này, lý tưởng là bờ bên kia, ở giữa là dòng sông cuồn cuộn chảy, hành động là chiếc cầu bắc ngang qua sông. – Kleiloyev
  6. Ta có thể chuyển rời núi bằng cách bắt đầu mang đi những viên đá nhỏ.
  7. Vượt lên phía trước là một công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là lý do vì sao vài người với tài năng bình thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều người có tài năng vượt trội hơn hẳn. – Sophia Loren

Trên hành trình của đời người, ai rồi cũng sẽ phải đối mặt với những điểm trũng, những khoảng thời gian bị mất phương hướng, không ý thức được việc mình muốn gì, thích gì, có thể làm được gì, cảm thấy bản thân thực sự rất vô dụng, thất bại thảm hại… thực ra, đó là thử thách của cuộc sống mà hầu hết ai cũng phải trải qua.

Tuy nhiên, mỗi người lại có những cách đối mặt và giải quyết vấn đề khác nhau, người bình tĩnh tìm ra nút thắt để tháo gỡ, nhưng cũng có kẻ vội vã bỏ cuộc rồi cứ mãi vẫy vùng trong bùn lầy. Chỉ muốn nhắc bạn một câu, dù trong hoàn cảnh nào cũng hãy giữ lấy sự bình tình cho mình. Mọi việc ắt sẽ có cách giải quyết cả thôi.

St

GỬI CÁC BẠN GIÀ…

Đặng Hoạt

Hỡi các bạn già của tôi ơi!

Đừng có tủi thân, hoặc trách đời

Thời gian, năm, tháng, qua nhanh lắm

Hãy sống từng giây phút tuyệt vời.

 

Bao năm lăn lóc, cũng đủ rồi

Bôn ba thời vận, sống nổi trôi

Nhục vinh, sướng khổ, đều có cả

Giờ chỉ mình ta, với đất trời.

 

Cuộc đời là thế đó bạn ơi

Có trách, có than, cũng đã rồi

Chỉ gây mâu thuẫn, thêm buồn khổ

Chẳng ích lợi chi, lúc cuối đời.

 

Buông bỏ hết đi, cất làm gì

Để hồn thư thả, lúc ra đi

Tiền bạc, lo âu, giờ vô nghĩa

Hận thù, xung đột, chẳng ích chi.

 

Thời gian còn lại, có là bao

Hãy cố vui lên, chớ u sầu

Thực hiện những gì mình mơ ước

Để đừng hối tiếc, lúc lìa nhau.

 

Sức khoẻ, là niềm vui lúc tuổi già

Là liều thuốc bổ, chẳng gì qua

Tình thương, tha thứ là sức mạnh

Hạnh phúc, bình an, đến mọi nhà! 

 

Sưu tầm


 

Về một danh xưng ‘Văn Học Miền Nam 1954-1975’-Trần Doãn Nho/Người Việt

Ba’o Nguoi-Viet

March 19, 2025

Trần Doãn Nho/Người Việt

KENNEDALE, Texas (NV) – Mới đây, tôi được đọc bài phỏng vấn của một nhà báo với nhà nghiên cứu văn học Trần Hoài Anh, “Văn Học Nghệ Thuật Miền Nam Trước 1975 – Bước Hòa Hợp Mới,” đề cập đến hai văn bản, một là “Đề Án 15-ĐA/BTGTW” và hai là “Nghị Định 144/2020/NĐ-CP,” liên quan đến hai lãnh vực: văn học và “nghệ thuật biểu diễn” (âm nhạc) thời Việt Nam Cộng Hòa.

Cuộc hội thảo về “Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam 1954-1975” lần đầu tiên được tổ chức tại tòa soạn nhật báo Người Việt hôm 6 Tháng Mười Hai, 2014, và tòa soạn nhật báo Việt Báo hôm 7 Tháng Mười Hai, 2014, do nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ, báo mạng Da Màu tổ chức. Trong hình, hội thảo tại nhật báo Người Việt. (Hình: Người Việt)

Theo ông Trần Hoài Anh, qua “Đề Án 15-ĐA/BTGTW,” chính quyền Cộng Sản Việt Nam “đã có một cách nhìn mới quan trọng về văn học miền Nam trước 1975 qua việc thay đổi danh xưng.”

Trước đây, nền văn học này “bị/được gọi là bộ phận ‘văn học đô thị miền Nam’ hay ‘văn học đồi trụy, phản động,’” thì nay được chính thức được tôn vinh là “di sản văn học nghệ thuật dân tộc.” Danh xưng mới mẻ này khiến ông “vô cùng cảm kích” vì nó tránh được những “mặc cảm” và hiểu lầm không cần thiết của các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học đã từng sống, sáng tác ở miền Nam, trong đó có nhiều người hiện đang định cư ở hải ngoại.

Dựa theo đó, ông Trần Hoài Anh đề nghị kể từ nay, tất cả các công trình nghiên cứu, các giáo trình, sách giáo khoa trong nước nên dùng nhóm chữ “di sản văn học nghệ thuật miền Nam 1954-1975” thay vì “văn học đô thị miền Nam.” Một danh xưng như thế mới có thể đáp ứng với “nhân vị” của dòng văn học đó trong nền văn học nước nhà, theo ông.

Đối với “Nghị Định 144/2020/NĐ-CP” liên quan đến hoạt động nghệ thuật biểu diễn (tức là âm nhạc), ông Trần Hoài Anh nhận xét đây là một quyết định đúng đắn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của mọi tầng lớp nhân dân, từ giới bình dân” cho đến giới bác học.

Nhờ đó, theo ông, “âm nhạc miền Nam trước 1975 như được chắp thêm đôi cánh để tiếp tục lan tỏa vào đời sống,” điều mà người ta “có thể nhìn thấy qua các chương trình biểu diễn ca nhạc như: ‘Tình Khúc Vượt Thời Gian,’ ‘Những Khúc Vọng Xưa’ trên sóng của đài phát thanh và truyền hình trung ương và địa phương.”

Ông cho biết, các chương trình thi giọng hát Bolero của đài Truyền Hình Vĩnh Long, đài Truyền Hình Việt Nam với nhiều chủ đề khác nhau của các nhạc sĩ sáng tác trước 1975 như Lam Phương, Lê Dinh, Minh Kỳ, Thanh Sơn, Anh Bằng, Song Ngọc, Y Vân, Hoàng Trọng, Nguyễn Văn Đông, Tuấn Khanh, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng. Vũ Thành An, Hoàng Thi Thơ… đã thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là những người trẻ sinh trưởng từ sau 1975 ở các tỉnh phía Bắc. Các sáng tác của họ là nghệ thuật chân chính, và “nghệ thuật chân chính [thì] không có giới tuyến,” theo ông.

Có thể nói, những phát biểu nêu trên cũng như nhiều công trình nghiên cứu văn học khác về văn học miền Nam của ông Trần Hoài Anh vừa chính xác lại vừa có cái nhìn tích cực đối với nền văn học nghệ thuật thời Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã nghiên cứu văn học này bằng một cái nhìn khách quan, nếu không muốn nói là đầy thiện cảm, hoàn toàn thoát hẳn ra khỏi nhãn quan thiên kiến của những nhà nghiên cứu văn học miền Bắc trước đây.

Ông cũng không đồng ý ngay cả với một danh xưng khác nghe có vẻ như khá khách quan là “văn học đô thị miền Nam” với dụng ý thay thế cho các nhóm chữ đầy tính cách bôi bác trước đây là “văn học thực dân mới,” “văn học đồi trụy.”

Có lẽ là ông đồng ý với quan điểm của Nhật Tiến, khi nhà văn này phúc đáp nhà thơ Hoàng Hưng vào Tháng Bảy, 2014, nhân khi ông được mời tham dự tiết mục viết về văn học miền Nam trên “Văn Việt,” một tạp chí mạng do các thành viên của Văn Đoàn Độc Lập trong nước điều hành.

Nhà văn Nhật Tiến khẳng định rằng không bao giờ có cái gọi là “văn học đô thị miền Nam.” Theo ông, “Trong suốt chiều dài của hơn 20 năm lịch sử Việt Nam (1954-1975), nước Việt Nam bị chia cắt thành hai quốc gia hoàn toàn khác biệt: Ở miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và ở miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm mọi đất đai kể cả nông thôn lẫn thành thị, trải dài từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu và các vùng núi non lẫn hải đảo. Trong suốt thời gian ấy, chúng tôi, các học giả, các vị trí thức, các thầy cô giáo và các văn nghệ sĩ… đã góp công tạo dựng một nền văn hóa của miền Nam trong đó có bộ phận văn học vẫn thường được gọi là ‘Văn Học Miền Nam 1954-1975.’ Không bao giờ tồn tại cái gọi là ‘văn học đô thị miền Nam’ (mà) chỉ có ‘toàn bộ ngành sáng tác văn học nghệ thuật của Việt Nam Cộng Hòa trên khắp lãnh thổ, từ nông thôn tới đô thị’ mà thôi. Vậy xin minh xác để mọi người cùng rõ.”

Tôi ghi nhận thiện chí của nhà nghiên cứu Trần Hoài Anh, nhưng theo tôi, danh xưng “di sản văn học nghệ thuật miền Nam 1954-1975” vẫn nghe có gì không ổn. Nếu bảo là di sản thì nền văn học nào trong quá khứ chẳng là di sản, kể cả cái được gọi là “văn học cách mạng” hay “văn học giải phóng.”

Thêm hai chữ “di sản” vào một nền văn học vốn đã từng bị khước từ và bôi nhọ trong một thời gian dài là không cần thiết. Vẫn còn nghe có cái gì phân biệt đối xử.

Vả lại, trong thực tế, nền văn học miền Nam chưa và không hề “chết.” Tuy bị tiêu hủy và triệt phá ở trong nước, nó vẫn được duy trì, tồn tại và thậm chí phát triển ở ngoài đất nước qua những cây bút vốn đã góp công hình thành nền văn học đó, đồng thời được nối dài bởi các thế hệ đi sau cho đến bây giờ, tạo nên nền “văn học hải ngoại” hiện nay.

Ngoài ra, không thể phủ nhận là văn học miền Nam, ở một khía cạnh nào đó, cũng ít nhiều gây ảnh hưởng vào văn học trong nước. Theo nhà thơ Hoàng Hưng, “Sự tiếp xúc với văn học miền Nam trước 1975 đã tạo bước ngoặt quyết định về khuynh hướng tư tưởng cho không ít tác giả của nền văn học ‘chính thống’ miền Bắc. Tinh thần tự do, nhân bản và cách tân của nó đã dần dần ‘tẩy rửa’ thói quen ‘tự kiểm duyệt’ và ‘phục vụ chính trị,’ giáo điều ‘hiện thực xã hội chủ nghĩa’… vốn ngấm sâu vào tâm trí của thế hệ cầm bút ‘chống Pháp chống Mỹ.’ Chắc chắn nó đã khởi hứng cho những ý tưởng thay đổi mạnh mẽ của vài nhà lãnh đạo văn nghệ cuối thập niên 1970 như Trần Độ, Nguyên Ngọc… và của nhiều cây bút thành công từ sau khi có chính sách ‘đổi mới’ cuối thập niên 1980. Hầu hết những cây bút trẻ hiện nay ở Việt Nam đang đi theo tinh thần ấy.”

Cuộc hội thảo về “Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam 1954-1975” lần đầu tiên được tổ chức tại tòa soạn nhật báo Người Việt hôm 6 Tháng Mười Hai, 2014, và tòa soạn nhật báo Việt Báo hôm 7 Tháng Mười Hai, 2014, do nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ, báo mạng Da Màu tổ chức. Trong hình, hội thảo tại nhật báo Việt Báo. (Hình: Người Việt)

Riêng tôi, đọc các bài viết về văn học miền Nam của ông Trần Hoài Anh, tôi nhận thấy cách viết và các nhận định của ông chứng tỏ ông không hề nghiên cứu nó như một “di sản,” mà ngược lại, như một cái gì đang tồn tại, đang vận động.

Chỉ đọc qua các tựa đề, ta có thể nhận ra tính cách này, chẳng hạn như: “Khuynh hướng lý luận – phê bình văn học ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo ở miền Nam trước 1975,” “Nhất Linh trong sự tiếp nhận của văn học miền Nam 1954 -1975,” “Thơ Mới và sự hiện hữu trong văn học miền Nam 1954 -1975,” “Từ lý luận – phê bình văn học miền Nam trước 1975 nghĩ về sự đổi mới lý luận – phê bình văn học dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa,” “Quốc văn trung học đệ nhị cấp ở miền Nam trước 1975,” “Bùi Giáng trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975”…

Đi xa hơn, ông còn cho nó là một nền văn học “không vĩ tuyến:” “Rõ ràng qua những tư liệu này có thể xác quyết trong giai đoạn 1954-1975, cho dẫu đất nước bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17, nhưng trong văn học miền Nam hình như không có ‘vĩ tuyến’ đó. (…) Đây là một vấn đề cần được khẳng định trong văn học miền Nam 1954-1975 mà dường như lâu nay đã bị ‘chôn vùi’ bởi những định kiến thiển cận về văn học miền Nam ở một thời không xa khi cho rằng, đây là bộ phận văn học ‘đồi trụy’ ‘phản động’ mà không thấy được ‘Tinh hoa của văn học dân tộc’ vẫn tiềm ẩn trong bộ phần văn học này.”

Theo tôi, danh xưng duy nhất chính xác, khách quan và đơn giản nhất để chỉ nền văn học này là “Văn Học Miền Nam 1954-1975,” nhóm chữ mà chúng tôi thường dùng và chính Trần Hoài Anh cũng lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần trong các bài viết của ông. Không cần vinh danh, không cần nghị định, không cần đề án, văn học miền Nam là văn học dân tộc, là văn học Việt Nam.

Không thể khác! (Trần Doãn Nho) [qd]

Trump độc hại: Ai vẫn muốn đến Mỹ? – Tác giả: Wolfram Weimer

Ba’o Tieng Dan

18/03/2025

NTV

Tác giả: Wolfram Weimer

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

18-3-2025

Tổng thống Mỹ không chỉ gây mất lòng các đối tác thương mại, đồng minh và các nước lân cận. Khách du lịch bây giờ cũng sợ hãi. Du lịch đến Hoa Kỳ đang giảm mạnh ở khắp mọi nơi. Các hãng hàng không gióng lên hồi chuông báo động, cổ phiếu xuống dốc.

Người dân Canada đang hủy hàng loạt các chuyến đi đến Florida và Disney World. Người dân châu Âu đang tránh xa New York và California. Còn người Trung Quốc đang đặt lại các chuyến bay, đổi từ Las Vegas sang Úc. Báo Washington Post dự đoán, lượng khách du lịch đến Hoa Kỳ sẽ giảm ít nhất 5% trong năm nay. Vì cả du lịch nội địa suy yếu, ngành du lịch Hoa Kỳ phải đối mặt với nguy cơ mất doanh thu lên tới 64 tỷ đô la.

Các nhà phân tích thật sự đã kỳ vọng mức tăng 9% vào mùa thu năm ngoái, nhưng sau đó Donald Trump được bầu làm tổng thống. Chính sách đối ngoại thô bạo của ông hiện đang khiến hàng chục ngàn bạn bè của nước Mỹ lo sợ. “Chúng ta đang chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể về số lượng du khách”, Adam Sacks, chủ tịch công ty Tourism Economics, cảnh báo.

Các bãi biển ở Florida thu hút nhiều người Canada mỗi mùa đông mệt mỏi vì giá lạnh – điều này không còn đúng nữa dưới thời Donald Trump. Nguồn: Picture alliance/ image BROKER

Số lượng du khách nước ngoài vào tháng 2 đã giảm 2,4% so với năm trước. Lượng khách đến từ Trung Mỹ, nơi mà Trump đặc biệt chỉ trích bằng những lời đả kích gay gắt đối với Panama, đã giảm 6%, trong khi lượng khách đến từ Trung Quốc (mục tiêu chính trong các cuộc tấn công của Trump) thậm chí giảm 11%.

Các công ty du lịch phàn nàn rằng, bầu không khí của du khách hiện đang “bị đầu độc hoàn toàn”. Thuế quan, hạn chế nhập cảnh chặt chẽ, chính sách di cư nghiêm ngặt, ảo tưởng siêu cường liên quan đến Greenland và Canada, cùng thái độ ngạo mạn đối với người châu Âu và châu Á, đã tạo nên tâm trạng tiêu cực, khiến nhiều khách du lịch không còn mong muốn đến thăm nước Mỹ nữa.

Tâm trạng thật tồi tệ: Ai lại muốn đi du lịch đến một đất nước đối xử tệ bạc với mọi thứ từ nước ngoài? Trong ngành du lịch, thuật ngữ “Trump độc hại” đang được lan truyền. Ở nhiều nơi, việc làm đã bị cắt giảm. Số lượng việc làm trong ngành du lịch ở Mỹ đã giảm trong hai tháng liên tiếp.

Người Canada đi nghỉ ở nhà

Đặc biệt đối với người Canada – những người thật sự là nhóm khách du lịch thân thiện, đang phát triển và xài sang của Mỹ – Trump có vẻ như là chất độc du lịch thật sự. “Bây giờ là lúc phải lựa chọn Canada. Điều này có nghĩa là quý vị có thể thay đổi kế hoạch nghỉ hè của mình để ở lại Canada và khám phá nhiều công viên quốc gia và tỉnh, di tích lịch sử và điểm đến du lịch mà đất nước tuyệt vời của chúng ta sở hữu”, cựu Thủ tướng Justin Trudeau thúc giục người dân trong bài phát biểu sau đợt áp thuế đầu tiên của Trump.

Người Canada dường như đang ghi nhớ điều này: Vào tháng 2, lượng du lịch của họ đến Mỹ thậm chí đã giảm 23%. Nhìn chung, các chuyên gia ở công ty Tourism Economics dự đoán rằng, riêng ngành kinh doanh du lịch với người Canada sẽ giảm 3,3 tỷ đô la vào năm 2025. Lượng người qua lại biên giới để mua sắm quy mô nhỏ ở Tiểu bang New York cũng đang giảm mạnh, cũng như số lượng du khách đến các công viên quốc gia gần Canada. Ở đây, việc Elon Musk sa thải khoảng 1.000 nhân viên và nhân viên kiểm lâm của Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ cũng đang gây ra rắc rối.

Các hãng hàng không Hoa Kỳ hạ thấp kỳ vọng

Các hãng hàng không lớn của Mỹ hiện đang điều chỉnh dự báo của họ cho năm hiện tại. Delta Air, Southwest Air và American Airlines đang cảm nhận được tác động của “Trump độc hại” hàng ngày, thông qua lượng đặt vé giảm.

Tổng giám đốc điều hành của Delta, Ed Bastian thậm chí còn giảm một nửa ước tính thu nhập trong quý đầu tiên, khiến cổ phiếu lao dốc. Bastian chỉ ra rằng, không chỉ du lịch, mà việc đi công tác cũng đang suy giảm. Hơn nữa, việc cắt giảm chi tiêu liên bang đang làm giảm doanh thu của các hãng hàng không – dưới thời Trump và Musk, nhân viên chính phủ không còn được phép đi công tác nhiều nữa. Bastian cho biết, tình hình kinh tế ngày càng xấu đi ở Mỹ có thể được cảm nhận trực tiếp.

Công cụ theo dõi GDP Now của Cục Dự trữ Liên bang Atlanta được nhiều người dùng tin tưởng, cho thấy nền kinh tế có thể suy giảm trong ba tháng đầu năm. Các chính sách của Trump đang tạo ra tâm lý tiêu cực trên thị trường chứng khoán nói chung. Chủ nghĩa dân tộc MAGA của Trump thực chất được cho là nhằm củng cố nền kinh tế nội địa. Nhưng cả việc tranh chấp thuế quan, trên thị trường chứng khoán và bây giờ là ngành du lịch, rõ ràng là đôi khi Trump nhận được điều ngược lại với mục tiêu mà ông ta tuyên bố và thay vào đó là trực tiếp gây tổn hại đến nền kinh tế nước mình.

Bahamas chào đón “những chú chim mùa đông” của Canada

Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hiện hy vọng rằng, tâm trạng tiêu cực sẽ được cải thiện vào năm 2026. Có lẽ Trump sẽ chuyển sang hướng giải quyết mang tính hòa giải hơn. Điều này rất quan trọng vì Hoa Kỳ sẽ đăng cai World Cup FIFA vào năm 2026 – sự kiện này dự kiến ​​sẽ mang lại nguồn doanh thu quan trọng cho ngành du lịch. Và vào năm 2028, Thế vận hội Olympic sẽ diễn ra tại Los Angeles. Khi đó, những ngày cai trị còn lại của Donald Trump có thể đã được đếm.

Trong khi đó, Bahamas muốn tận dụng hậu quả “Trump độc hại” và đang phát động một chiến dịch quảng cáo cho tất cả những người thất vọng với Trump. Joy Jibrilu, giám đốc điều hành của Hội đồng Xúc tiến Nassau và Đảo Paradise, cho biết, sự sụt giảm mạnh trong lượng đặt phòng ở Mỹ của du khách từ Canada, châu Âu và châu Mỹ Latin là “cơ hội” để Bahamas định vị mình là điểm đến, thay thế cho vùng có thời tiết ấm áp gần Florida. Florida là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự sụt giảm du lịch ở Hoa Kỳ.

Đặc biệt, “những chú chim mùa đông” của Canada đã vắng mặt kể từ khi Trump muốn biến Canada thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ. “Mọi người đang tìm kiếm những điểm đến du lịch thân thiện và đây là cơ hội cho chúng tôi”. Bahamas lôi cuốn một cách lập lờ với câu “Bahamas rộng mở ” và “Tốt hơn khi cùng nhau” – cũng có thể có nghĩa là: “Nắng ấm mặt trời không có Trump”.


 

 Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?

Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?

Yanis Varoufakis, “Donald Trump’s economic masterplan”, UnHerd, 12/02/2025

Tạ Kiều Trang biên dịch

Để hiểu về những điều chưa sáng tỏ, ta hãy cứ nhìn từ nhiều góc.

Bauxite Vietnam

Tầm nhìn của Trump về một trật tự kinh tế quốc tế lý tưởng có thể hoàn toàn trái ngược với quan điểm của tôi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể coi nhẹ sự vững chắc và mục đích của tầm nhìn đó – như đại đa số người có quan điểm ôn hoà vẫn làm. 

Trump đang lên kế hoạch cho một “cú sốc” đối nghịch lại “Cú sốc Nixon”. 

Trước những động thái về mặt kinh tế của Trump, những nhà phê bình với quan điểm chính trị ôn hoà vừa tuyệt vọng vừa hy vọng rằng cơn sốt thuế quan của Trump sẽ sớm hạ nhiệt. Họ cho rằng, Trump sẽ tiếp tục khoa trương cho đến khi thực tế phơi bày ra sự thiếu cơ sở trong lập luận kinh tế của ông. Nhưng một điều mà họ không nhận ra: Nỗi ám ảnh của Trump với thuế quan lại chính là một phần trong một kế hoạch kinh tế toàn cầu dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lại có nền tảng vững chắc.

Những người chủ trương ôn hoà mắc kẹt trong lối tư duy cứng nhắc về cách dòng vốn, thương mại và tiền tệ vận hành trên thế giới. Giống như “thợ nấu bia tự say bia”, họ tự huyễn hoặc rằng: Chúng ta đang sống trong thế giới của các thị trường cạnh tranh, nơi tiền bạc trung lập và giá cả tự điều chỉnh để cung cầu luôn cân bằng. Thế nhưng, Trump – dù có vẻ thô thiển – thực chất lại nhìn thấu trò chơi này hơn họ rất nhiều: ông ta hiểu rằng sức mạnh kinh tế thực sự mới là thứ quyết định ai kiểm soát ai ở cả trong nước lẫn trên trường quốc tế, chứ không phải những lý thuyết về năng suất cận biên.

Cố gắng đọc hiểu tâm trí của Trump có thể giống như “nhìn xuống vực sâu bị vực sâu nhìn lại”. Nhưng dù sao chúng ta vẫn cần nắm bắt lối suy nghĩ của Trump về ba vấn đề cốt lõi: Vì sao Trump cho rằng nước Mỹ đang bị cả thế giới lợi dụng? Ông ta muốn thiết lập một trật tự quốc tế mới ra sao để nước Mỹ có thể “vĩ đại” trở lại? Và ông ta định thực hiện điều đó bằng cách nào? Có vậy chúng ta mới đưa ra được một lời phê bình thấu đáo về kế hoạch kinh tế của Trump.

Vậy tại sao Tổng thống lại cho rằng nước Mỹ đang chịu thiệt? Điều khiến ông ta bức xúc nhất là sự thống trị của đồng đô la – lẽ ra có thể mang đến quyền lực to lớn cho chính phủ và giới cầm quyền Mỹ – nhưng rốt cuộc lại bị các nước khác lợi dụng theo cách đẩy nước Mỹ vào thế suy yếu. Vì vậy, thứ mà nhiều người xem là đặc quyền vượt trội của Mỹ, Trump lại coi đó là một gánh nặng khổng lồ.

Suốt nhiều thập kỷ, Trump không ngừng than phiền về sự suy yếu của ngành sản xuất Mỹ: “Không có thép thì chẳng có quốc gia”. Nhưng tại sao ông ta lại đổ lỗi lên vai trò toàn cầu của đồng đô la? Trump trả lời rằng, vấn đề nằm ở việc các ngân hàng trung ương nước ngoài không cho phép đồng đô la giảm xuống một mức “hợp lý” – mức có thể giúp xuất khẩu Mỹ phục hồi và nhập khẩu được hạn chế lại. Không phải các ngân hàng trung ương nước ngoài cố tình hiệp lực chống Mỹ, mà đơn giản là đồng đô la là loại tài sản dự trữ an toàn nhất mà họ có thể nắm giữ. Khi người Mỹ nhập khẩu hàng hóa, đô la chảy vào châu Âu và châu Á, và việc các ngân hàng trung ương ở đó tích trữ chúng là điều tất yếu. Thay vì đổi sang đồng nội tệ, các ngân hàng trung ương lớn như Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Anh lại giữ nguyên đô la, khiến nhu cầu với đồng nội tệ giảm xuống và hãm lại giá trị đồng tiền của họ. Điều này giúp nhà xuất khẩu ở các nước đó tăng cường xuất khẩu sang Mỹ và thu về nhiều đô la hơn. Cứ thế theo một vòng lặp vô hạn, lượng đô la mới tiếp tục chất đống trong kho bạc của các ngân hàng trung ương nước ngoài, và để kiếm lời an toàn, họ lại đem chúng đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Và đây chính là điểm nghịch lý mấu chốt. Theo Trump, Mỹ nhập khẩu quá mức vì Mỹ là một “công dân toàn cầu” mẫu mực, Mỹ cảm thấy có nghĩa vụ cung cấp đồng đô la dự trữ mà nước ngoài cần. Nói cách khác, ngành sản xuất Mỹ suy yếu vì nước Mỹ quá “hào hiệp”: người lao động và tầng lớp trung lưu chịu thiệt để phần còn lại của thế giới phát triển.

Nhưng Trump cũng hiểu rõ rằng vị thế bá chủ của đồng đô la chính là nền tảng làm nên chủ nghĩa biệt lệ kiểu Mỹ. Khi các ngân hàng trung ương nước ngoài mua trái phiếu Mỹ, chính phủ Mỹ có thể chi tiêu thâm hụt ngân sách và duy trì một quân đội khổng lồ mà bất kỳ quốc gia nào khác cũng sẽ bị phá sản nếu làm như vậy. Quan trọng hơn, với vai trò trung tâm trong hệ thống thanh toán quốc tế, đồng đô la bá quyền cho phép Tổng thống có thể sử dụng một dạng “ngoại giao pháo hạm” thời hiện đại: tự do áp đặt trừng phạt lên bất kỳ ai, bất kỳ chính phủ nào.

Trong mắt Trump, chừng đó là chưa đủ để bù đắp cho sự thua thiệt của các nhà sản xuất Mỹ, những người đang bị đối thủ nước ngoài chèn ép. Các ngân hàng trung ương nước ngoài đang lợi dụng hệ thống dự trữ đô la mà Mỹ cung cấp miễn phí để giữ đồng đô la ở mức quá cao. Với Trump, nước Mỹ đang tự làm suy yếu mình để đổi lấy vị thế địa chính trị và cơ hội tích luỹ lợi nhuận từ nước khác. Khối tài sản đến từ nhập khẩu này có lợi cho giới tài chính Phố Wall và bất động sản, nhưng lại gây tổn hại cho chính những cử tri đã bầu Trump hai lần: những người Mỹ ở vùng trung tâm, họ là những người sản xuất các mặt hàng “đầy nam tính” như thép và ô tô – những thứ thiết yếu để duy trì một quốc gia.

Nhưng đó chưa phải là điều khiến Trump lo lắng nhất. Cơn ác mộng xảy đến với Trump là khi sự thống trị của đồng đô la không tồn tại lâu được. Quay lại năm 1988, khi xuất hiện trên các chương trình của Larry King và Oprah Winfrey để quảng bá cuốn Nghệ thuật Đàm phán (Art of the Deal), Trump đã than thở: “Chúng ta là một quốc gia mắc nợ. Trong vài năm tới sẽ có chuyện, chẳng ai cứ mất 200 tỷ đô mỗi năm mà không gặp vấn đề”. Kể từ đó, Trump ngày càng tin rằng một thời điểm khủng hoảng đang đến gần: khi sản lượng của Mỹ sụt giảm tương đối, nhu cầu toàn cầu đối với đồng đô la sẽ tăng nhanh hơn tăng trưởng thu nhập của Mỹ. Khi đó, đồng đô la buộc phải tăng giá nhanh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu dự trữ toàn cầu. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài mãi.

Bởi vì khi thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt qua một giới hạn nào đó, nước ngoài sẽ rơi vào hoảng loạn. Họ sẽ bán các tài sản định giá bằng đồng đô la và tìm kiếm một loại tiền tệ khác để tích trữ. Người Mỹ sẽ bị bỏ lại trong tình trạng hỗn loạn toàn cầu, với nền sản xuất kiệt quệ, thị trường tài chính sụp đổ và chính phủ vỡ nợ. Kịch bản ác mộng này khiến Trump tin rằng ông có một sứ mệnh là cứu lấy nước Mỹ: Trump có trách nhiệm dẫn dắt một trật tự quốc tế mới. Và đó là phần cốt lõi trong kế hoạch của Trump: vào năm 2025, thực hiện một “cú sốc” đối nghịch với “cú sốc Nixon” – một cú sốc chấn động toàn cầu để chấm dứt những gì người tiền nhiệm ông đã làm là kết thúc hệ thống Bretton Woods được hình thành năm 1971. Bretton Woods là hệ thống đã mở ra kỷ nguyên tài chính hóa.

Trọng tâm của trật tự toàn cầu mới này sẽ là một đồng đô la rẻ hơn nhưng vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới – điều này sẽ làm giảm lãi suất vay dài hạn của Hoa Kỳ nhiều hơn nữa. Trump có thể vừa có chiếc bánh của mình (một đồng đô la bá quyền và trái Yanis Varoufakis là nhà kinh tế học và là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, cuốn sách gần đây nhất của ông là Một Hiện Tại Khác: Thông điệp từ một Thực tại Song song (Another Now: Dispatches from an Alternative Present). 

Nguồn bản dịch: Nghiencuuquocte.org  phiếu kho bạc Hoa Kỳ có lợi suất thấp) vừa ăn nó (một đồng đô la mất giá) không? Ông ấy biết rằng thị trường sẽ không bao giờ tự mình cung cấp điều này. Chỉ có các ngân hàng trung ương nước ngoài mới có thể làm điều này cho ông ta. Nhưng để họ đồng ý làm điều này,  trước tiên họ cần phải bị gây sốc và buộc phải hành động. Và đó là lúc thuế quan của Trump phát huy tác dụng.

Đây là điều mà những người phê bình Trump không hiểu. Họ lầm tưởng Trump tin rằng các mức thuế quan sẽ giúp thâm hụt thương mại của Mỹ tự động giảm. Trump biết rõ điều đó sẽ không xảy ra. Mục đích thực sự của các mức thuế quan này là gây sức ép buộc các ngân hàng trung ương nước ngoài phải giảm lãi suất trong nước. Kết quả là đồng euro, đồng yên và nhân dân tệ sẽ yếu đi so với đồng đô la. Điều này sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ không bị tăng lên, và mức giá mà người tiêu dùng Mỹ phải trả sẽ không thay đổi. Các quốc gia bị đánh thuế trên thực tế mới là người sẽ phải trả thuế của Trump.

Nhưng thuế quan chỉ là giai đoạn đầu trong kế hoạch tổng thể của Trump. Với mức thuế quan cao trở thành mặc định mới và dòng tiền nước ngoài đổ vào Kho bạc Hoa Kỳ, Trump có thể chờ đợi trong khi bạn bè và đối thủ ở Châu Âu và Châu Á tranh giành nhau để được đàm phán. Đó là lúc giai đoạn thứ hai của kế hoạch Trump sẽ bắt đầu: cuộc đàm phán trọng đại.

Khác với những người tiền nhiệm Carter hay Biden, Trump không thích tham gia vào các cuộc họp đa phương hay đàm phán đông người. Ông thích đàm phán trực tiếp, một đối một. Thế giới lý tưởng của Trump là mô hình bánh xe, với các nan xe như các quốc gia, trong đó không một nan xe nào có ảnh hưởng quá lớn đến sự vận hành của cả bánh xe. Với quan điểm này, Trump tự tin rằng mình có thể xử lý từng quốc gia theo một cách tuần tự. Với thuế quan ở một bên, bên kia là đe dọa rút lại lá chắn an ninh của Mỹ (hoặc dùng chính nó chống lại các nước), ông tin rằng ông có thể khiến hầu hết các nước phải chấp thuận.

Chấp thuận điều gì? Chấp thuận việc để đồng tiền của họ lên giá đáng kể mà không cần phải bán hết các khoản dự trữ đô la dài hạn. Trump không chỉ mong mỗi quốc gia sẽ giảm lãi suất trong nước, mà ông còn yêu cầu những điều khác nhau tuỳ từng đối tác. Với các nước châu Á hiện đang tích trữ nhiều đô la nhất, Trump yêu cầu họ bán một phần tài sản đô la ngắn hạn để đổi lấy đồng tiền của nước đó (và do đó đồng tiền này sẽ tăng giá). Đối với khu vực đồng Euro, nơi lượng đô la ít hơn và đang gặp phải các chia rẽ nội bộ khiến quyền lực đàm phán của Trump tăng thêm, Trump có thể yêu cầu ba điều: họ đồng ý hoán đổi trái phiếu dài hạn của nước đó thành trái phiếu siêu dài hạn hoặc thậm chí trái phiếu vĩnh viễn; họ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất của Đức chuyển sang Mỹ; và đương nhiên, họ phải mua nhiều vũ khí sản xuất tại Mỹ hơn.

Bạn có hình dung được cái nhếch mép của Trump khi nghĩ về giai đoạn thứ hai của kế hoạch trọng đại của mình không? Khi một chính phủ nước ngoài đồng ý với yêu cầu của Trump, ông ta lại ghi thêm một chiến thắng. Còn khi một chính phủ không chịu nhượng bộ, thuế quan vẫn sẽ được giữ nguyên, mang lại cho Kho bạc Hoa Kỳ một dòng tiền ổn định mà Trump có thể sử dụng theo cách mà ông ta cho là phù hợp (vì Quốc hội chỉ kiểm soát doanh thu thuế). Khi giai đoạn thứ hai hoàn tất, thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe được Mỹ bảo vệ an ninh với cái giá là đồng tiền tăng giá, mất đi các nhà máy sản xuất, và phải mua thêm hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, bao gồm cả vũ khí. Phe còn lại sẽ có vị trí chiến lược gần với Trung Quốc và Nga hơn, nhưng vẫn duy trì quan hệ với Mỹ thông qua việc giao thương dù ít hơn, dù vậy điều này vẫn mang lại một nguồn thu ổn định từ thuế quan cho Mỹ.

Tầm nhìn của Trump về một trật tự kinh tế quốc tế lý tưởng có thể hoàn toàn trái ngược với quan điểm của tôi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể coi nhẹ sự vững chắc và mục đích của tầm nhìn đó – như đại đa số người có quan điểm ôn hoà vẫn làm. Giống như mọi kế hoạch được vạch ra kỹ lưỡng khác cũng có thể thất bại, kế hoạch này tất nhiên cũng vậy. Đồng đô la giảm giá nhưng có thể sẽ không đủ để bù đắp tác động của thuế quan đối với giá cả mà người tiêu dùng Mỹ phải trả. Hoặc việc bán đô la có thể quá nhiều, khiến cho lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ không giữ được ở mức đủ thấp. Tuy nhiên, ngoài những rủi ro có thể kiểm soát này, kế hoạch lớn của Trump còn bị thử thách trên hai mặt trận chính trị.

Mối đe dọa chính trị đầu tiên đối với kế hoạch lớn của Trump là mặt trận trong nước. Nếu thâm hụt thương mại bắt đầu giảm như kế hoạch, dòng tiền tư nhân từ nước ngoài sẽ không còn chảy vào Phố Wall nữa. Đột nhiên Trump sẽ phải chọn: hoặc phản bội nhóm người tài chính và bất động sản phẫn nộ đã ủng hộ mình, hoặc phản bội tầng lớp công nhân đã bầu cho ông. Trong khi đó, một mặt trận thứ hai sẽ xuất hiện. Khi coi tất cả các quốc gia như những chi tiết trong chiếc bánh xe của mình, Trump có thể sẽ sớm nhận ra rằng ông đã tạo ra bất đồng ở cấp độ quốc tế. Bắc Kinh có thể bỏ qua mọi thận trọng và biến nhóm BRICS thành một hệ thống Bretton Woods mới, trong đó nhân dân tệ đóng vai trò chủ chốt như đồng đô la trong hệ thống Bretton Woods gốc. Có lẽ đây sẽ là di sản gây kinh ngạc nhất, và cũng sẽ là cái giá thích đáng cho đại kế hoạch lẽ ra là ấn tượng của Trump.

Y.V.

Yanis Varoufakis là nhà kinh tế học và là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, cuốn sách gần đây nhất của ông là Một Hiện Tại Khác: Thông điệp từ một Thực tại Song song (Another Now: Dispatches from an Alternative Present). 

Nguồn bản dịch: Nghiencuuquocte.org


 

TÔI ĐÃ THẤY… – HƯƠNG TRÀ

8 SÀI GÒN

“Ở sân bay, người ta chứng kiến nhiều nụ hôn chân thành hơn ở lễ đường. Sau bức tường bệnh viện, người ta nghe được nhiều lời cầu nguyện hơn ở nhà thờ.”

Tôi đã  nghe câu này từ lâu, nhưng phải đến khi ngồi suốt đêm trong bệnh viện, bên giường bệnh của người thân, tôi mới hiểu hết ý nghĩa của nó.

Bệnh viện, nơi mà người ta hay nghĩ đến với những toa thuốc, những ca phẫu thuật, những chiếc giường trắng xóa… nhưng với tôi, đó là nơi chứng kiến những yêu thương chân thành nhất, những khoảnh khắc xót xa nhất, và cả những tiếc nuối không thể nào bù đắp.

Tôi đã thấy một cô gái trẻ ngồi bên giường mẹ, đôi mắt sưng đỏ vì những đêm thức trắng. Tay cô nắm chặt bàn tay gầy guộc kia, cứ như sợ nếu lơi lỏng, bàn tay ấy sẽ rời xa mãi mãi. Cô cúi xuống, ghé sát tai mẹ mình, giọng run run: “Mẹ ơi,… Con cứ nghĩ là mình còn nhiều thời gian… Con chưa kịp đưa mẹ đi du lịch, chưa kịp nói với mẹ rằng con thương mẹ biết bao nhiêu…”

Người mẹ im lặng. Chỉ có tiếng máy đo nhịp tim kêu từng tiếng đều đều, lạnh lùng.

Tôi thấy một người đàn ông trung niên, đứng lặng bên cha mình, run rẩy cầm chiếc khăn nhỏ lau khuôn mặt già nua ấy. Cả một đời ông ấy là người mạnh mẽ, nhưng lúc này, vai ông khẽ run. Ông không nói gì, chỉ có nước mắt lặng lẽ rơi. Chắc có lẽ ông đang nhủ thầm: “Giá như con có thể gánh thay cha một phần đau đớn này. Giá như con có thể quay ngược thời gian… Giá như……

Ở bệnh viện, tôi thấy người ta ôm nhau chặt hơn, nắm tay lâu hơn, gọi nhau bằng những từ ngữ dịu dàng hơn.

Tôi cũng thấy chính mình trong đó.

Bao nhiêu năm qua, tôi cứ mải miết chạy theo công việc, những mục tiêu, những ước mơ của riêng mình. Tôi vẫn luôn tin rằng mình còn thời gian. Rằng một ngày nào đó, khi tôi ổn định hơn, rảnh rỗi hơn, tôi sẽ dành thời gian cho bố mẹ nhiều hơn.

Nhưng hóa ra, thời gian không bao giờ chờ đợi ai cả.

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh, tôi mới nhận ra:

Cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Cái gọi là “bận quá” thật ra chỉ là cái cớ để trì hoãn những điều quan trọng.

Cái gọi là “để mai làm” đôi khi không bao giờ có cơ hội để thực hiện nữa.

Tôi đã ước gì mình về nhà sớm hơn, dành nhiều thời gian hơn, hỏi thăm nhiều hơn. Tôi đã ước gì mình không trả lời bố mẹ bằng những câu hời hợt “Dạ, con biết rồi” mà thực sự ngồi xuống, lắng nghe. Tôi đã ước gì mình không phớt lờ những  cuộc điện thoại:  “Con nhớ giữ sức khỏe nhé” để rồi đến khi đứng trước giường bệnh, tôi mới nhận ra người cần giữ sức khỏe thật sự là họ, chứ không phải tôi.

Hóa ra, người ta chỉ nhận ra điều gì quan trọng nhất khi đã quá muộn màng.

Tôi không viết những dòng này để khuyên ai phải làm gì. Tôi chỉ muốn chia sẻ một điều:  Nếu hôm nay bạn còn có thể gọi điện cho cha mẹ, xin hãy gọi ngay. Nếu bạn còn có thể trở về nhà, hãy dành thời gian nhiều hơn nữa. Nếu bạn còn có thể ngồi bên mâm cơm với gia đình, xin hãy gác điện thoại xuống, lắng nghe họ nhiều hơn.

Vì một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra, điều đáng sợ nhất không phải là mất đi ai đó – mà là nhận ra mình đã có cơ hội để yêu thương nhưng lại không làm.

HƯƠNG TRÀ