Ukraina không phải là nước duy nhất bị thao túng số phận -Phan Minh -RFI

RFI

Từ Hội nghị Berlin năm 1885 giữa các cường quốc thực dân châu Âu để phân chia châu Phi cho đến Hội nghị Yalta năm 1945 chia châu Âu thành các vùng chịu sự ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô, từ thỏa thuận Sykes-Picot về Trung Đông năm 1916 cho đến thỏa thuận Munich về Sudetenland năm 1938.

Ảnh minh họa : Quốc huy trên nền lá cờ Ukraina.

 

Ảnh minh họa : Quốc huy trên nền lá cờ Ukraina. © Armando Franca / AP

Phan Minh

Không kể đến hàng loạt những cuộc họp quốc tế khác đã định đoạt số phận của các dân tộc mà không có sự tham gia của đại diện của chính họ, giống như cuộc họp cấp cao về tương lai của Ukraina vừa diễn ra tại Ả Rập Xê Út giữa các quan chức Nga và Mỹ, nhưng không có sự tham gia của đại diện phía Kiev.

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tuyên bố “sẽ không bao giờ chấp nhận” những quyết định được đưa ra mà không có sự tham gia của Kiev trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh mà Nga đã khơi mào và tiến hành ở Ukraina từ 3 năm qua.

Quyết định đàm phán về chủ quyền của Ukraina mà không có sự tham gia của Kiev, cùng với những áp lực bắt chẹt của tổng thống Mỹ Donald Trump, tìm cách giành lấy một nửa lượng khoáng sản quý hiếm của Ukraina và đe dọa ngưng viện trợ quân sự cho Kiev, cho thấy cách mà chủ nhân Nhà Trắng nhìn nhận Ukraina nói riêng và châu Âu nói chung.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các cường quốc quyết định đàm phán về việc thiết lập đường biên giới mới hoặc vùng ảnh hưởng mà không có ý kiến của dân cư sống ở đó. Những cuộc đàm phán như vậy hiếm khi mang lại kết quả tích cực cho những nước và dân cư bị ảnh hưởng.

Sự phân chia châu Phi (1885)

Trong mùa đông 1884-1885, nhà lãnh đạo Đức Otto von Bismarck đã mời các cường quốc châu Âu đến Berlin để dự hội nghị nhằm chính thức hóa việc phân chia toàn bộ lục địa châu Phi. Không có một đại diện châu Phi nào có mặt.

Các nước tham dự hội nghị đã nhất trí thành lập Nhà nước Tự do Congo, đặt dưới sự kiểm soát của Bỉ, nơi sau đó trở thành nơi diễn ra những tội ác thực dân với hàng triệu người chết.

Nhân hội nghị này, Đức cũng đã thành lập thuộc địa Tây Nam Phi (nay là Namibia), nơi mà cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ XX được tiến hành vài năm sau đó chống lại người Herero.

Công ước Ba bên (1899)

Năm 1899, Đức và Hoa Kỳ đã tổ chức một hội nghị tại Washington, bàn thảo chia nhau quần đảo Samoa, mặc dù cư dân ở đó đã bày tỏ mong muốn tự trị hoặc thành lập một liên bang các quốc gia Thái Bình Dương với Hawaii. Với khoản “bồi thường” cho việc tự rút khỏi Samoa, Vương Quốc Anh đã nhận được quyền kiểm soát tuyệt đối với quần đảo Tonga.

Samoa thuộc Đức đã được chuyển giao cho New Zealand sau Đệ Nhất Thế Chiến và chỉ giành được độc lập vào năm 1962. Samoa thuộc Mỹ (cùng với một số đảo khác ở Thái Bình Dương) vẫn là một lãnh thổ của Hoa Kỳ cho đến bây giờ.

Thỏa thuận Sykes-Picot (1916)

Trong Đệ Nhất Thế Chiến, các đại diện Anh và Pháp đã gặp nhau để quyết định phân chia Đế quốc Ottoman sau khi chiến tranh kết thúc. Với tư cách là một cường quốc đối địch, đại diện Ottoman không được mời tham dự các cuộc thảo luận.

Các nhà ngoại giao Anh Mark Sykes và Pháp François Georges-Picot đã vẽ lại biên giới Trung Đông theo lợi ích của nước họ.

Thỏa thuận Sykes-Picot đã đi ngược lại với những cam kết được đưa ra trong một loạt văn bản được biết đến với tên gọi Thư tín giữa Hussein-McMahon. Trong những văn bản này, Luân Đôn hứa ủng hộ nền độc lập của các quốc gia Ả Rập khỏi sự thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thỏa thuận này đã đi ngược lại với những cam kết mà Vương Quốc Anh đưa ra trong Tuyên bố Balfour, tức là cam kết ủng hộ những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái muốn xây dựng một quê hương mới ở Palestine thuộc Ottoman. Đó cũng là nguồn gốc của nhiều thập kỷ xung đột với chính sách thuộc địa tồi tệ ở Trung Đông, và hậu quả vẫn có thể kiểm chứng cho đến tận bây giờ.

Thỏa thuận Munich (1938)

Tháng 09/1938, thủ tướng Anh Neville Chamberlain và đồng nhiệm Pháp Édouard Daladier đã gặp các nhà độc tài Ý Benito Mussolini và Đức Adolf Hitler để ký Thỏa thuận Munich.

Luân Đôn và Paris tìm cách ngăn chặn sự lan rộng của chiến tranh ở châu Âu sau khi phe Quốc xã đã khơi mào một cuộc nổi dậy và bắt đầu tấn công các khu vực nói tiếng Đức của Tiệp Khắc, được biết đến với tên gọi Sudetenland, với lý do bảo vệ cộng đồng thiểu số người Đức sống ở đó. Không có đại diện Tiệp Khắc nào được mời tham dự cuộc họp.

Thỏa thuận đúc kết từ cuộc họp này vẫn thường được gọi là “sự phản bội Munich” và được coi là một ví dụ kinh điển về những cố gắng vô ích nhằm xoa dịu một cường quốc hiếu chiến với hy vọng sai lầm là có thể tránh để xảy ra chiến tranh.

Hội nghị Évian (1938)

Năm 1938, 32 quốc gia đã tập trung tại Évian-les-Bains (Haute-Savoie), Pháp, để quyết định về việc tiếp nhận người tị nạn Do Thái chạy trốn khỏi sự đàn áp của Đức Quốc xã.

Trước khi hội nghị bắt đầu, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ đã nhất trí không gây áp lực với nhau về vấn đề hạn ngạch người Do Thái mà họ sẽ chấp nhận tại Palestine thuộc Anh hoặc Mỹ.

Mặc dù Golda Meir (sau này trở thành thủ tướng Israel) đã tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên, bà cũng như bất kỳ đại diện nào khác của Nhà nước Do Thái đều không được phép tham gia đàm phán. Ngoại trừ Cộng hòa Dominica, các quốc gia tham dự đều không chấp nhận tiếp nhận di dân Do Thái. Hầu hết người Do Thái ở Đức không thể rời khỏi đất nước trước khi chủ nghĩa Quốc xã đạt đến đỉnh điểm diệt chủng trong Holocaust.

Hiệp ước Molotov-Ribbentrop (1939)

Khi lên kế hoạch xâm lược Đông Âu, Hitler nhận ra rằng trở ngại chính của mình là Liên Xô. Đức đã ký một hiệp ước không xâm lược Liên Xô.

Hiệp ước, được đặt theo tên ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov và đồng nhiệm Đức Joachim von Ribbentrop, bảo đảm Liên Xô sẽ không đáp trả việc Hitler xâm lược Ba Lan. Hiệp ước cũng chia châu Âu thành các vùng chịu sự ảnh hưởng của phe Quốc xã và Liên Xô. Điều này cho phép Liên Xô mở rộng lãnh thổ đến các quốc gia vùng Baltic, tấn công Phần Lan và chiếm một phần lãnh thổ của Ba Lan và Rumani.

Không có gì ngạc nhiên khi mà một số nước Đông Âu coi các cuộc đàm phán hiện tại giữa Hoa Kỳ và Nga về tương lai của Ukraina như một sự trở lại của loại hình ngoại giao bí mật đã chia các quốc gia nhỏ ở châu Âu giữa các cường quốc lớn trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Hội nghị Yalta (1945)

Khi thất bại của Đức Quốc xã cận kề, thủ tướng Anh Winston Churchill, nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin và tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã gặp nhau vào tháng 02/1945 để định đoạt số phận của châu Âu sau chiến tranh. Cuộc họp này được biết đến với tên gọi Hội nghị Yalta.

Cùng với Hội nghị Potsdam 1 năm sau đó, Yalta đã tạo ra “kiến trúc” chính trị dẫn đến sự chia cắt châu Âu trong Chiến tranh Lạnh.

Tại Yalta, “ba đại cường” đã quyết định chia cắt Đức, trong khi Stalin được trao một vùng ảnh hưởng ở Đông Âu.

Liên Xô sau đó đã biến một số quốc gia Đông Âu thành các quốc gia vùng đệm dưới sự kiểm soát của mình, mô hình mà một số quan sát viên cho rằng đang truyền cảm hứng cho Vladimir Putin ở Đông và Đông Nam Âu ngày nay.

Nguồn : The Conversation


 

Nguyễn Viện: “Chúng ta bị ràng buộc ngay trong giấc chiêm bao”

Ba’o Nguoi-Viet

February 25, 2025

Tuấn Khanh thực hiện

Cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Viện ở Sài Gòn trong những ngày đầu năm mới 2025 mở ra một cái nhìn khác về thân phận trí thức hôm nay trước ngưỡng cửa sáng tạo và ý thức tồn tại, như đứng trước cánh cửa mùa Xuân mới, mà bàn tay không thể nào mở.

*Tuấn Khanh: Lại một năm nữa đã trôi qua, văn chương Việt Nam như đứa trẻ gầy guộc ngay trên chính quê hương của mình. Ông có thể điểm lại, nửa thế kỷ qua, ông nhìn thấy những điều làm được, và cả thất bại của văn học trong nước lẫn hải ngoại là gì?

-Nhà văn Nguyễn Viện: Cho đến tận hôm nay, sau 50 năm máu lửa, có vẻ như chúng ta vẫn máu lửa với nhau, vẫn nghi kỵ một mất một còn với nhau. Trong bối cảnh hận thù chia rẽ ấy, hệ luỵ trong đời sống cá nhân hay sự phát triển của đất nước hẳn là không tránh được ảnh hưởng.

Tôi có thể nói ngay, một số thành tựu về kinh tế và phát triển của đất nước mà không ít người trong nước tự hào, hoàn toàn không tương xứng với thời gian và tiềm lực chúng ta có. Trong lãnh vực văn học cũng vậy, sự thống khổ mà cả dân tộc này đã hứng chịu vượt tầm thời đại, nhưng sự sáng tạo của chúng ta lại không lớn hơn một bàn nhậu. Có vẻ như chúng ta muốn trả thù đời hơn là chúng ta muốn trở thành những con người khoan dung. Chúng ta không thoát được cái tâm lý nhược tiểu ngay cả khi chúng ta “tự hào quá Việt Nam ơi” hoặc “chưa bao giờ Việt Nam được như hôm nay.” Chúng ta sợ nhìn vào chính mình, vào dân tộc mình. Chúng ta thiếu dũng cảm để đối diện với sự thật.

Nền giáo dục trong nước đào tạo được rất nhiều người có bằng cấp, nhưng không tạo ra được một tầng lớp trí thức như một mũi nhọn điều hướng và động lực phát triển. Nơi chúng ta sống, trí thức như lươn trạch và xu thời. Họ sống hai mặt, cần kiếm cơm hơn lòng tự trọng và lương tâm công chính.

Chúng ta thất bại từ nội tại mỗi cá nhân. Bởi thế, cái thất bại trong văn học của chúng ta không phải là thiếu tính nhân loại, mà văn học của chúng ta thiếu tính cá nhân.

*Vẫn miệt mài sáng tác từ trước đến giờ và trung thành với con đường tự do sáng tạo, dù được mặc định đó là một phong cách không thể thay đổi của cá nhân, nhưng ông có thấy mình mòn mỏi và dị biệt trong một thế giới sống mà hôm nay, sự tự do sáng tác đã trở thành một định nghĩa khác, thậm chí là chấp nhận tự do có định mức để được tồn tại với sáng tác?

– Cho đến thời điểm này, tôi vẫn viết như tôi từng viết và không ngừng kiếm tìm cái mới cho chính mình. Cái mới cho tôi niềm hưng phấn không mòn mỏi. Dị biệt với tôi là sự sống còn. Vì thế, chẳng có lý do gì tôi lại phải chấp nhận tự do có định mức để tồn tại. Cũng vì bởi, tôi không cho rằng tự do là thứ được ban phát. Trong đời sống xã hội, không một ai trên thế giới này thoát khỏi những luật định. Nhưng trong sáng tạo, chẳng có luật định nào cho một tâm thức tự do. Với tôi, hoặc là không tất cả, hay là có tất cả. Điều hiển nhiên, tôi không phải kiếm cơm bằng cách viết. Nếu phải theo đuổi danh vọng (cái danh vọng hão ấy) thì chẳng phải tự do danh giá hơn lệ thuộc sao?

*Có một nhà phê bình văn học từ hải ngoại về nước làm việc phát biểu rằng ‘một tác phẩm chỉ gọi là tồn tại, khi được chính thức in ra và đến với độc giả.’ Là một trong những nhà văn hiếm hoi của Việt Nam trong suốt 50 năm qua, ông vẫn viết và tự in, gửi đi hàng loạt tác phẩm không thông qua kiểm duyệt, ông nghĩ sao về nhận định nói trên?

-Tôi và tác phẩm của tôi vẫn tồn tại đấy chứ. Sách tôi vẫn được in ra và đến với độc giả. Vấn đề chỉ là cách thức xuất hiện và tiếp nhận, cũng như cách thức xác lập vị trí của một tác giả trong mối tương quan với độc giả, bối cảnh xã hội và lịch sử. Không kiểm duyệt, cũng có nghĩa là sách in ra không được quảng bá chính thức trên các phương tiện truyền thông của nhà nước và không được bày bán trong các cửa hàng. Nhưng thời đại hôm nay, không chỉ có các phương tiện truyền thông nhà nước và các cửa hàng ngoài phố. Cũng không chỉ có trong nước khi chúng ta đang sống một thời đại toàn cầu. Có phải bạn đang phỏng vấn tôi như cách nhìn nhận một tồn tại?

Nói thật, tôi chưa bao giờ cảm thấy thiệt thòi vì không một nhà phê bình nào trong nước đề cập đến văn chương tôi. Tôi là kẻ không đáng nói đến, hoặc họ là những người không đáng để tôi quan tâm, cũng chỉ là ở chỗ đứng hay góc nhìn thôi, phải không?

*Năm 2024 sôi động với câu chuyện Han Kang – nhà văn nữ Á châu, người Nam Hàn đoạt giải Nobel. Cũng có những bình luận từ phía Việt Nam mơ ước rằng một ngày nào đó, người Việt cũng sẽ có một tác phẩm đoạt giải Nobel như vậy, ông nghĩ sao và nhận định này, và về chuyện được hay không được, ông bình luận như thế nào?

-“Một ngày nào đó Người Việt cũng sẽ có một tác phẩm đoạt giải Nobel.” Mơ ước thì không tốn tiền. Cũng nên mơ để còn có niềm tin hay động lực cho cái nghề của mình. Tuy nhiên, để có ngày đó, ngoài những nỗ lực cá nhân của người viết, tôi nghĩ cần có một chiến lược quốc gia cho việc giới thiệu văn chương Việt với thế giới. Bởi vì Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển hay hội đồng xét giải của các giải thưởng uy tín khác không đọc được tiếng Việt. Theo tôi cũng còn một lý do khác để văn học Việt có thể tìm được chỗ đứng trên bản đồ thế giới, đó là vị thế quốc gia. Bản thân tiếng Việt đã là một ngôn ngữ yếu thế, nếu vị thế quốc gia không đủ mạnh thì hẳn nhiên chúng ta khó cầu mong sự quan tâm của thế giới.

*Han Kang được coi là một nhà văn thể hiện đầy tính chính trị, diễn đạt lịch sử với những ngóc ngách chân thực nhất mà xã hội không phải ai cũng dám chạm đến. Kim Bo-young – cây viết cũng người Nam Hàn phát biểu “giải thưởng này trực tiếp bác bỏ sự ngu ngốc của việc cố gắng che giấu và bóp méo lịch sử quá khứ của Nam Hàn.”

Rõ ràng lịch sử và sự thật nằm trong sức mạnh văn chương của thời đại hôm nay. Trung Quốc từng có một nhà văn quân đội là Mạc Ngôn đoạt giải Nobel với văn chương phục vụ nhà nước. Ông nghĩ gì về nhà văn với lịch sử chân thực và lịch sử phục vụ? Ở thời buổi văn chương hiện nay, viết trung thành với sự thật lịch sử, tự do sáng tác theo ý của mình mà ông vẫn theo đuổi, có là một lựa chọn sai lầm?

-Tôi là người vốn quan tâm đến lịch sử cũng như bối cảnh chính trị đương thời, vì thế khi Han Kang của Hàn Quốc nhận giải Nobel và biết bà cũng là một tác giả dám đương đầu với sự thật lịch sử nơi bà đang sống, tôi lại càng tin rằng mình đã có một chọn lựa đúng. Cho dù trước đó, một ông quan văn nghệ của Trung Quốc cũng đã nhận được giải thưởng danh giá này là Mạc Ngôn như chúng ta đã biết.

Có một số vấn đề cần phải được nhìn nhận lại:

Một là chúng ta cần phải thấy giải Nobel Văn học vẫn bị chi phối bởi yếu tố chính trị mà Mạc Ngôn không phải là trường hợp duy nhất trong toàn bộ lịch sử của giải này. Ngay tại Trung Quốc, chúng ta cũng từng chứng kiến những phản ứng chính trị khác nhau của chính quyền nước này với các giải Nobel Văn học lần lượt dành cho Cao Hành Kiện (mang quốc tịch Pháp), Mạc Ngôn và một Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba.

Hai, một số tác phẩm của Mạc Ngôn như “Phong nhũ phì đồn,” “Tửu quốc”… không chỉ là “hiện thực xã hội chủ nghĩa” theo tiêu chí Đảng Cộng sản về văn nghệ, mà trong đó chúng ta còn thấy một xã hội Trung Quốc sa đoạ về nhân tính. Chẳng phải đấy cũng là sự thật lịch sử sao?

(Hình Nhân vật cung cấp)

*Di sản hôm qua và hiện thực hôm nay có tác động như thế nào đối với những tác phẩm của ông, khác với những nhà văn ở hải ngoại, viết và chất đầy những vấn đề của quá khứ, những nhà văn trong nước lại viết và vẫn mang theo đường ray của chuyến tàu chính trị ý thức hệ, còn với ông thì sao?

-Trong đầu của bất cứ nhà văn trong nước nào cũng có một Ban Tuyên Giáo và một ông công an tư tưởng văn hoá hiện hữu một cách thường trực, kể cả trong giấc ngủ hay chiêm bao. Chưa kể, chúng ta còn một gánh nặng của di sản lịch sử và truyền thống văn hoá. Nhà văn hải ngoại cũng không trút bỏ được quá khứ. Chúng ta quá bận tâm với những thứ như “sứ mệnh,” “nhiệm vụ”…

Dẫu sao với tôi, viết vẫn là một nhu cầu bức thiết. Nhưng, cái chúng ta gọi là tự do sáng tạo, thật ra cũng không đơn giản. Tôi không tự đeo cái vòng kim cô của chế độ lên đầu. Nhưng truyền thống văn hoá vẫn là một bàn tay xương xẩu bóp cổ tôi. Vì thế, nhiều khi tôi cũng không khỏi ú ớ khi muốn diễn đạt sự thật theo cách chân thật vốn có của nó.

*Tự do trong chế độ độc tài có phải là sự tưởng tượng của cá nhân hay không và làm sao ông có thể biến sự tưởng tượng đó thành ngôn ngữ viết hoàn chỉnh trong tiểu thuyết của mình được?

Bạn nói đúng, tự do trong chế độ độc tài là một tưởng tượng như cách tự an ủi. Đường lối hay định hướng của Đảng chi phối mọi thứ của đời sống, hay nói cách khác, Đảng lãnh đạo toàn diện. Điều này được minh định cụ thể trong điều lệ của các hội nhà văn. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng sẵn lòng để Đảng lãnh đạo. Rất tiếc, như mọi kẻ tầm thường khác, nhà văn phần lớn lại rơi vào những định kiến hay những mặc định về nghệ thuật, và họ thật sự không thể vượt thoát khỏi những khuôn khổ, mẫu mực.

Thật ra, trong điều kiện bị áp chế, vẫn không thiếu những tài năng xuất chúng đâu đó lộ diện. Tôi cho rằng đó là do năng lực tự tại nơi mỗi cá nhân, sự dũng cảm và liêm khiết trong nhân cách.

Phần tôi, làm sao có thể biến cái ảo tưởng về tự do ấy thành ngôn ngữ viết hoàn chỉnh trong tác phẩm của mình? Bí mật này, chỉ có Chúa biết.

*Người chọn sáng tác tự do trong một chế độ độc tài kiểm duyệt, có phải họ đang dựng một giấc mơ của mình về văn bản không bị trói buộc ý thức, có thể vượt qua, tìm thấy mình ở một nơi khác ngày mai, tìm được một lớp độc giả chân thành mà họ không thể nghĩ tới. Đó có phải là giấc mơ quá mong manh và thậm chí là còn là một sự an ủi để tự mình đi ngoài bóng tối kiểm duyệt?

– Có vẻ như bạn đã biết bí mật của tôi. Ít nhất là trong thời điểm này, tôi đã chọn để văn bản văn chương của mình khai sinh bên ngoài biên giới quốc gia, và bên ngoài sự can thiệp của bức tường lửa trên không gian mạng. Quả thực, giấc mơ cho ngày mai là một giấc mơ mong manh và đầy tính an ủi, nhưng nếu không có giấc mơ xa xỉ ấy, làm sao con người còn hy vọng cho sự hiện hữu tối tăm này?

Nhưng nói cho đúng hơn, tôi lại nghĩ tôi chẳng có một giấc mơ nào. Đơn giản là tôi chỉ đang làm điều phải làm cho chính bản thân mình. Không băn khoăn.

*Nếu nhìn về văn chương Việt Nam nói chung, và ý khác nếu muốn phân tích riêng biệt văn chương người Việt hải ngoại với văn chương trong nước, ông hình dung bức tranh nào cho tương lai?

-Với thế hệ nhà văn tuổi khoảng 50 trở lên, trong và ngoài nước, tôi coi như đã xong. Họ có viết nữa cũng chỉ đến thế. Riêng ở hải ngoại, chẳng bao lâu nữa, sẽ không còn người đọc tiếng Việt. Ở trong nước, một thế hệ mới sẽ hình thành. Tất nhiên, chúng ta không thể trông cậy vào số đông. Tính bầy đàn và hội hè sẽ mãi mãi tồn tại. Cái làng nhàng vẫn mãi mãi là thị hiếu. Nhưng tôi tin vào sự đột phá của một vài cá nhân kiệt xuất. Cho dù, chế độ chính trị vẫn là độc tài, nhưng con đường đi tới của dân tộc không phải là tuyệt lộ. Những mầm mống tươi sáng vẫn được gieo trồng. Những khát vọng vươn dậy vẫn tiềm tàng đâu đó. Và may thay, chúng ta vẫn đồng hành cùng nhân loại, vẫn cập nhật được mọi tri thức và thông tin cần thiết. Cánh cửa mở ra với thế giới không đóng kín. Ai có chân thì đi. Cứ đi thì sẽ tới.

*Cuối cùng, ông có ấp ủ ý tưởng nào mới, hoặc muốn giới thiệu tác phẩm nào đến với người đọc trong năm 2025?

-Mặc dù viết vẫn là một nhu cầu bức thiết như tôi đã nói, nhưng tôi không bận tâm hay ấp ủ điều gì. Cái gì phải đến sẽ đến. Những ý tưởng mới cho một tác phẩm thường là ngẫu nhiên. Và tôi không phải mất công “thai nghén.” Bởi thật sự chẳng có gì mới, mọi thứ trong tôi như một trầm tích, cơ duyên đến thì nó mở ra. Tôi viết rất nhanh.

À, ngoài viết văn, tôi cũng làm thơ. Số thơ chưa in còn rất nhiều. Có thể trong những ngày còn lại, tôi sẽ in thêm một tập thơ để đắp trên nấm mộ gió đời mình, bớt lạnh.


 

Đắk Lắk: Cặp vợ chồng lừa đảo $3.9 triệu bằng chiêu ‘tu thành tiên’

Ba’o Nguoi-Viet

February 24, 2025

ĐẮK LẮK, Việt Nam (NV) – Hôm 24 Tháng Hai, Công An Tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt giữ hai bị can là vợ chồng Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thị Nhớ ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn điều tra từ công an cho biết, năm 2021, hai vợ chồng ông Tuấn, 39 tuổi, và Nhớ, 37 tuổi, có học chút ít về Phật pháp và truyền đạt lại cho những người tham gia tu hành.

Bị can Nguyễn Anh Tuấn (trái) nghe đọc lệnh khám xét nhà. (Hình: Cao Nguyên/Người Lao Động)

Trong lúc tu tập, vợ chồng ông Tuấn thấy nhiều người khá giả có mong muốn thực hiện nhanh việc tu tập để sớm “đắc đạo thành tiên” nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai vợ chồng ông Tuấn mua 6 hécta đất tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, và yêu cầu các bị hại nộp tiền xây dựng nhà thờ tổ và sáu tịnh thất để tu hành. Đồng thời, hai vợ chồng Tuấn-Nhớ không quên giới thiệu các vật phẩm có tác dụng “hỗ trợ cho việc tu tập” nhanh được “đắc đạo thành tiên.”

Những vật phẩm này được bày bán nhiều trên thị trường với giá cao nhất chỉ 250,000 đồng ($9.8) nhưng vợ chồng ông Tuấn lại thổi phồng là “rất hiếm có, rất khó tìm” được nhiều sư tăng trên thế giới “làm phép” và bán ra từ 1-5 tỷ đồng ($39,260 tới $196,300).

Để tạo thêm lòng tin, bà Nhớ còn lập nhiều email giả các “sư phụ, sư mẫu” đã tu hành “đắc đạo,” có khả năng “tách phần hồn đi khắp thế giới,” hoặc “di chuyển đồ vật bằng phép thần thông” để nhắn tin dẫn dụ, ép buộc bị hại mua các đồ vật phục vụ cho việc tu tập.

Ngoài ra, vợ chồng ông Tuấn còn thuê người chôn nhiều đồ vật vào nhiều vị trí khác nhau tại khu đất của mình rồi nói dối với bị hại là do “sư phụ dùng phép di chuyển đến,” và thuê người đóng giả sư mẫu “Hoàng Milan” đến giảng Phật pháp.

Do tin tưởng, nhiều người đã bỏ ra tiền tỷ để mua các đồ vật của vợ chồng ông Tuấn về tu tập.

Một trong những đồ vật được vợ chồng ông Tuấn chôn dưới đất nhằm mục đích lừa đảo. (Hình: S.Đ/Pháp Luật TP.HCM)

Một nữ nạn nhân bị vợ chồng ông Tuấn hù rằng trước cửa nhà luôn có nhiều “vong nhi” và sẵn sàng nhập vào người. Tin lời, người phụ nữ này đã bỏ ra 800 triệu đồng để mua đồ “trấn yểm.” Ngoài ra, tin lời vợ chồng ông Tuấn sẽ được “đắc đạo thành tiên,” bà này còn bị lừa hàng chục tỷ đồng.

Tương tự, một nạn nhân khác tin lời tu tập đã bán ba căn nhà, hai công ty ở Hà Nội để mua một “la bàn trấn yểm” với giá 5 tỷ đồng ($196,300) của vợ chồng ông Tuấn, giờ trắng tay do thiệt hại hơn 50 tỷ đồng ($1.9 triệu).

Qua khám xét, công an đã thu giữ 10 “sổ đỏ” (giấy quyền sử dụng đất), ba thẻ tiết kiệm với trị giá gần 12 tỷ đồng ($471,120); một xe hơi trị giá 2.7 tỷ đồng ($106,002); hơn 100 triệu đồng ($3,926) tiền mặt; nhiều trang sức bằng vàng cùng hàng trăm đồ vật để tu tập.

Bước đầu, công an đã làm rõ vợ chồng bị can Tuấn đã dùng thủ đoạn tu tập “đắc đạo” để lừa ba bị hại, chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng ($3.9 triệu). (Tr.N) [kn]


 

Sài Gòn và Singapore – âm binh và nghiệp quật!-Đồng Phụng Việt-RFA

Ba’o Tieng Dan

25/02/2025

RFA

Đồng Phụng Việt

Tô Lâm không phải là nạn nhân duy nhất của các phần tử cực đoan do đảng của ông tạo ra.

Tổng Bí thư Tô Lâm bị chỉ trích sau khi phát ngôn tích cực về Sài Gòn trước 1975. Ảnh: RFA

Đến giờ, dường như Tifosi vẫn bình an, vô sự cho dù đã trực tiếp công kích ông Tô Lâm, Tổng Bí thư đảng CSVN vì hàm hồ mà nói bừa, thiếu hiểu biết nên nói bậy.

Cách nay mươi ngày, khi tham gia kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội khóa 15 (13/2/2025 – 19/2/2025), đề cập đến năng lực cạnh tranh và vị thế quốc gia trên bình diện quốc tế, ông Tô Lâm đã so sánh Việt Nam với Singapore: Năm mươi, sáu mươi năm trước, họ nói được sang Bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh là mơ ước. Giờ đây thì ngược lại, mình mơ sang họ khám bệnh [1].

So sánh của ông Tô Lâm đã tạo ra một trận bão dư luận nhưng đáng ngạc nhiên nhất là Tổng Bí thư đảng CSVN lại bị Tifosi – xưa nay vẫn sắm vai tiên phong trong việc chống diễn biến hòa bình, bảo vệ nhà nước XHCN – lôi lên “đoạn đầu đài” như thỉnh thoảng vẫn áp giải ai đó ra trước đám đông “yêu đảng, yêu CNXH” để đàn hạch với cáo buộc “phản dân, hại nước” [2].

Ở xứ sở mà chỉ post tấm ảnh chụp một sĩ quan CSGT ngang nhiên đặt “cục vàng” của anh ta sau tay lái xe hai bánh gắn máy và diễu phố đã bị công an tìm đến tận nhà, áp giải về đồn, buộc “làm việc”, sau khi đương sự thành kính phân bua “không có ý đồ gì” rồi ngoan ngoãn cam kết không tái phạm mới được công an chiếu cố, bỏ qua [3], trong bối cảnh bất kỳ ai chỉ nói điều mình nghĩ, mình tin là đúng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thì việc Tifosi trực tiếp công kích Tổng Bí thư như một đối tượng “thù địch, phản động” rõ ràng là… lạ! Lạ hơn là sau đó, Tifosi vẫn có thể tiếp tục “phục vụ cách mạng”.

Trên thực tế, đây là lần thứ hai ông Tô Lâm – Tổng Bí thư đảng CSVN bị các cá nhân, các nhóm chống diễn biến hòa bình, bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước XHCN chỉ trích. Đầu tháng trước, khi gặp những cá nhân đại diện giới cán bộ lão thành từng lãnh đạo đảng, nhà nước và đại diện giới trí thức, văn nghệ sĩ các tỉnh thành phía Nam, ông Tô Lâm đã từng bị “nhắc nhở” khi cho rằng: Những năm 1960, Sài Gòn – TP HCM là điểm sáng, là Hòn ngọc Viễn Đông, Singapore cũng không bằng nhưng giờ đây tốc độ phát triển đã vượt rất xa [4]. Ngay sau đó, Bùi Ngọc Trâm Anh người tự nhận là… “Phát ngôn viên Google.TienLang” đã gửi thư ngỏ cho Tổng Bí thư đương nhiệm, lưu ý ông ta rằng, phát biểu như thế là “tùy tiện, sai sự thật lịch sử”!

Khoan bàn đến chuyện tại sao gần đây, trong quá trình thảo luận về “con đường mới, bước đi mới”, ông Tô Lâm thích so sánh khoảng cách giữa xưa với nay hay khác biệt giữa ta với họ, cũng khoan bàn đến chuyện ông Tô Lâm đúng hay sai, thật sự chân thành hay tiếp tục thực hiện các “động tác kỹ thuật”, chỉ cần nhìn vào phản ứng của những Tifosi, Google.TienLang với một số phát biểu của ông Tô Lâm hồi thượng tuần tháng trước và trung truần tháng này, có thể dễ dàng nhận ra, dẫu là Tổng Bí thư, ông Tô Lâm cũng không được phép nói khác những điều mà đảng của ông “độc quyền sản xuất và phân phối”. Dẫu là Tổng Bí thư thì trình bày những ý tưởng vốn bị xem là “ngoài luồng” vẫn có thể bị xếp vào loại “chống cộng cặn bã” ngay lập tức!

Vì sao lại thế?

Nếu chịu khó theo dõi các diễn biến tại Việt Nam hẳn sẽ thấy, đồng hành với công cuộc “đổi mới” chính là việc lặng lẽ “nhận thức lại” nhiều vấn đề thuộc loại cốt lõi của CNXH nói chung và công cuộc xây dựng nhà nước XHCN ở Việt Nam nói riêng.

Cho dù tình thế buộc đảng CSVN phải nhận thức lại, phải thay đổi toàn diện theo hướng đã từng phủ nhận và phá bỏ triệt để, song tham vọng nắm giữ quyền lãnh đạo tuyệt đối không đổi nên đảng CSVN vừa mò mẫm tái thiết, vừa hô hào chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”!

Việc tạo ra tình thế kỳ quái ấy chính là nguyên nhân khiến Tổng Bí thư đương nhiệm bị những cá nhân, những nhóm tự nhận là trung thành với sự nghiệp của đảng, xưa nay vẫn hăng hái tiên phong trong “phòng, chống diễn biến hòa bình” xếp chung với thành phần bị quy kết là “chống cộng cặn bã”.

Tô Lâm không phải là nạn nhân duy nhất của các phần tử cực đoan do đảng của ông tạo ra và chính ông góp phần phát triển. “Độc quyền sản xuất và phân phối” cái gọi là “sự thật lịch sử” đã, đang cũng như sẽ còn gây ra nhiều rắc rối khó lường cho cả đảng CSVN lẫn người Việt!

Hạ tuần tháng 11 năm ngoái, báo chí Việt Nam cho biết, Công an thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã… “tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam Bùi Tiến Lợi, 56 tuổi để điều tra hành vi ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ liên quan đến các bài viết xuyên tạc trên mạng xã hội”. Ông Lợi bị bắt khi đang ở Thái Bình và đã bị di lý về Bình Dương để phục vụ công tác điều tra [5]

Ông Lợi là một trong những người làm các video clip, lập kênh “Chống diễn biến hòa bình” trên YouTube để phản bác luận điệu của các “thế lực thù địch, phản động” và chỉ trích những phần tử cơ hội trong đảng xuyên tạc, lật ngược lịch sử. Khác với nhiều đồng chí, đồng đội chỉ thích ẩn danh, ông Lợi thường xuyên khoác quân phục, mang đầy đủ quân hàm, quân hiệu khi đăng đàn bảo vệ đảng. Ông Lợi chống lại việc công nhận VNCH như thực thể độc lập để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông vì theo ông, đó là… “lật sử”, là… “ngụy sử”.

Thế rồi năm 2018, Đảng ủy trường Sĩ quan Công binh đột nhiên công bố quyết định: Loại Thượng tá Bùi Tiến Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn CNXH khoa học, thuộc Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn khỏi Lực lượng 47 của nhà trường vì… đưa thông tin trên mạng xã hội.

Tháng 7/2020, UBKT của Ban Chấp hành Trung ương BCH TƯ đảng CSVN khóa 12 công bố kết quả Kỳ họp thứ 46. Theo đó, ủy ban đã bác khiếu nại của ông Bùi Tiến Lợi – “giữ nguyên quyết định khai trừ ông Lợi ra khỏi đảng của tổ chức đảng cấp dưới”.

Ông Lợi không đơn độc. Điều ông răn đe đảng CSVN cách nay vài năm: Cộng đồng đấu tranh chống xét lại lịch sử, chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng sẽ không bỏ cuộc, sẽ tiếp tục đương đầu cả với thế lực thù địch, phản động lẫn những kẻ đang ăn cơm dân, mặc áo đảng mà đề cao… ngụy sử” – dường như vẫn còn giá trị. Mới nhất, rõ nhất là những Google.TienLang, Tifosi,… Gần hơn một chút là cuộc tấn công của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam vào Đại học Fulbright Vietnam, quy chụp cơ sở giáo dục này là nơi nuôi dưỡng “mầm mống cách mạng màu” vì không giáo dục thế hệ trẻ biết căm thù Mỹ. Cuộc tấn công đã đẩy chính quyền Việt Nam đến chỗ phải cử Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao phân bua: “Đại học Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam hoan nghênh các hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam” [6].

“Độc quyền sản xuất và phân phối” cái gọi là “sự thật lịch sử” đã giúp hoài thai và cho ra đời nhiều nhân vật, nhóm như Bùi Tiến Lợi, Google.TienLang, Tifosi,… khiến sân khấu chính trị Việt Nam trở thành nơi trình diễn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Những sử gia góp phần tạo ra cái gọi là “sự thật lịch sử” như Trần Huy Liệu, Phan Huy Lê, Trần Quốc Cường,… đột nhiên trở thành “tội đồ dân tộc”. Bộ “Lịch sử Việt Nam” với 15 tập bị xem là “lật sử”, hoặc “ngụy sử” chỉ vì thừa nhận vai trò của VNCH trong một giai đoạn lịch sử và một số viên tướng trước nay vẫn đứng dưới lá cờ vẻ vang của đảng như Hoàng Kiền, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Quốc Thước đột nhiên hiệu triệu tấn công vào công trình thực hiện theo đúng đường lối, chủ trương của đảng CSVN khiến ông Nguyễn Đình Cống cho rằng không thể không bàn về cuồng tín [7].

Việc một số cá nhân, nhóm phò đảng, lên tiếng phê phán Tổng Bí thư, dạy dỗ Tổng Bí thư về nhận thức, lập trường chính là quà tặng dành riêng cho đảng CSVN, giúp tổ chức này nếm trải thế nào là chơi dao – đứt tay, gieo gió – gặt bão, dùng âm binh thì ắt sẽ có lúc bị nghiệp quật!

_________

Tham khảo

[1] https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-to-lam-80-cac-nuoc-co-chinh-quyen-chi-3-cap-20250213125334188.htm

[2] https://www.facebook.com/tifosihpo

[3] https://www.facebook.com/lethuongtien8386/posts/pfbid0osYCiGvdnqsFDTCrpPpX12kTvameL94B6Mpj1aVqiZX1ujFok8L1U9axeaP3zmMAl

[4] https://vnexpress.net/tong-bi-thu-nguy-co-tut-hau-neu-khong-tim-con-duong-moi-4837417.html

[5] https://thanhnien.vn/binh-duong-khoi-to-bi-can-dang-thong-tin-xuyen-tac-xuc-pham-lanh-dao-185241120114702353.htm

[6) https://www.vietnamplus.vn/nguoi-phat-ngon-bo-ngoai-giao-binh-luan-hoat-dong-cua-truong-fulbright-viet-nam-post972639.vnp

[7] https://www.facebook.com/ngdinhcong/posts/pfbid0Nc3jRSVpAQvginqX6goyDN19gxepQLu2w5zmRqhNzoYiBLt8pWWHQQY1T5eqZZnql


 

Chuyện khó tin dưới thời tổng thống Trump: Hoa Kỳ đứng về phía Nga và Trung Quốc chống kẻ bị xâm lược, Ukraine

Tổng Hợp Báo Chí Hoa KỳQuốc Tế

Báo WSJ

Hoa Kỳ giành được sự ủng hộ cho Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Chiến tranh Ukraine không đổ lỗi cho Nga

Hoa Kỳ đã đứng về phía Nga và Trung Quốc để giành được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho một nghị quyết được soạn thảo tại Washington, trong đó không đổ lỗi cho Mátxcơva về cuộc chiến tranh Ukraine và kêu gọi chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột, trong khi Tổng thống Trump cho biết ông đang đàm phán với Nga về một thỏa thuận phát triển kinh tế.

U.S. votes against U.N. resolution condemning Russia for Ukraine war

Những bình luận của Trump và cuộc bỏ phiếu của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc hôm thứ Hai đã minh họa cho mức độ mà tổng thống đã thay đổi lập trường của Hoa Kỳ đối với khu vực , diễn ra cùng ngày với các nhà lãnh đạo châu Âu tập trung tại Kyiv để kỷ niệm ba năm cuộc xâm lược.

Trước đó vào thứ Hai, Đại hội đồng, đại diện cho 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, đã thông qua một nghị quyết của Ukraine đổ lỗi cho Nga về cuộc chiến, bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chấm dứt cuộc chiến. Hoa Kỳ đã cùng với Bắc Triều Tiên, Nga và Belarus bỏ phiếu chống lại nghị quyết này.

Đài BBC

EPA Dorothy Camille Shea bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York, ngày 24 tháng 2
Quyền đặc phái viên của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, Dorothy Camille Shea, bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Hoa Kỳ đã hai lần đứng về phía Nga trong các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc để đánh dấu kỷ niệm ba năm cuộc xâm lược Ukraine của Nga, làm nổi bật sự thay đổi lập trường của chính quyền Trump về cuộc chiến.

Đầu tiên, Hoa Kỳ phản đối một nghị quyết do châu Âu soạn thảo lên án hành động của Moscow và ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine – bỏ phiếu giống như Nga và các nước bao gồm Bắc Triều Tiên và Belarus tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) ở New York.

Sau đó, Hoa Kỳ đã soạn thảo và bỏ phiếu cho một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt xung đột nhưng không có lời chỉ trích nào đối với Nga. Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết nhưng hai đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ là Anh và Pháp đã bỏ phiếu trắng sau khi nỗ lực sửa đổi nội dung nghị quyết của họ bị phủ quyết.

Báo Washington Post

Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cùng với Nga, Bắc Triều Tiên, Iran và 14 quốc gia thân thiện với Moscow khác vào thứ Hai chống lại một nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án hành động xâm lược của Nga ở Ukraine và kêu gọi trả lại lãnh thổ Ukraine. Nghị quyết, được bảo trợ bởi các đại diện từ Kyiv, đã được thông qua với số phiếu áp đảo tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Báo Newsweek

Quyền Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Dorothy Shea cho biết nghị quyết do Washington hậu thuẫn “đưa chúng ta vào con đường hòa bình”, nhưng nhiều cựu quan chức, thậm chí cả một thượng nghị sĩ Cộng hòa đang tại nhiệm, đều lên án các động thái của Hoa Kỳ.

Khoảng 93 quốc gia ủng hộ nghị quyết của Đại hội đồng gồm 193 thành viên, trong đó bày tỏ quan ngại về cuộc xâm lược toàn diện của Nga và hậu quả của nó đối với Ukraine và an ninh quốc tế. Nghị quyết kêu gọi giảm leo thang, ngừng bắn và Moscow rút khỏi lãnh thổ Ukraine. Nhưng thay vì bỏ phiếu trắng, Hoa Kỳ bất ngờ phản đối động thái này, cùng với 17 quốc gia khác, bao gồm Nga, Israel, Bắc Triều Tiên, Sudan, Belarus và Hungary.

 

SỰ CHẾT DẠY CHÚNG TA ĐIỀU GÌ VỀ CÁC MỐI TƯƠNG QUAN CỦA MÌNH- Lm. Nnamdi Moneme, OMV


Lm. Nnamdi Moneme, OMV

Nếu có thể, tôi sẽ trao tặng bất cứ thứ gì để ông ấy sống lại.

Đây không phải là một dòng trong một bản tình ca buồn, ít ra cũng không phải là một câu hát mà tôi biết.

Trái lại, đây thực sự là một lời cầu nguyện chân thành mà tôi đã nói với Chúa cách đây vài tháng khi bố tôi đột ngột qua đời.  Tôi biết điều đó là không thể nhưng tôi chỉ muốn bày tỏ ước muốn sâu sắc nhất của tôi với Chúa cho dù điều đó nghe có vẻ vô lý hay sai lầm về mặt thần học đến mức nào.

Lúc ấy, tôi không hề nhận ra rằng cái chết đang dạy cho tôi một trong những bài học quan trọng nhất trong cuộc đời.  Qua kinh nghiệm, tôi học được rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta là mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa và với người khác.  Khi trải nghiệm sự ra đi của người thân, chúng ta thấy mọi thứ khác như lu mờ đi so với việc có những giây phút quý giá ở bên những người mình yêu thương.

Sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác có vị trí ưu tiên trong cuộc sống này, trước hết là vì Thiên Chúa là mối tương quan của các Ngôi vị – Cha, Con và Thánh Thần.  Thiên Chúa cũng mong muốn đưa chúng ta vào sự hiệp thông sâu sắc hơn với Ngài và với người khác, đến nỗi đã chia sẻ sự sống của chính Ngài với chúng ta bằng ân sủng ngay trong hiện tại, và bằng vinh quang trong tương lai, “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.

Đây không phải là mong muốn hão huyền về phía Thiên Chúa.  Thiên Chúa sẽ ban cho và làm bất cứ điều gì để đưa chúng ta vào mối tương quan sâu sa hơn với Ngài.  Thiên Chúa đã ban Con Một của Ngài vì mối tương quan với chúng ta như là con cái của Ngài.  Con Thiên Chúa là Đức Giêsu đã phó mình trên thập giá cũng vì mối tương quan này, “chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Ðức Kitô Giêsu, Ðấng tự hiến làm giá chuộc mọi người.” (1Tm 2, 5-6)  Chúng ta nhận được Chúa Thánh Thần cũng là để biến mối tương quan được thừa nhận này thành hiện thực.  Thiên Chúa không ngừng tha thứ tội lỗi và ban cho chúng ta những ân sủng vì mục đích này.

Được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, chúng ta cần tự vấn xem mình sẵn sàng để làm gì, để cho đi điều gì, và để lớn lên trong tình yêu đối với Thiên Chúa và người khác?  Liệu chúng ta có đang nhận được lòng thương xót và ân sủng biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại đã không cố gắng để yêu mến Thiên Chúa và người lân cận không?

Người quản gia bất lương trong Tin Mừng Lc 16, 1-13 là một đầy tớ ích kỷ và hoang phí, anh ta dường như thường lạm dụng tài sản của ông chủ.  Anh đã bừng tỉnh khi nghe ông chủ nói, “Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa” (c. 3).  Thời gian phục vụ của anh ta đã kết thúc.  Đây chẳng phải là điều mà Thiên Chúa cũng sẽ nói với chúng ta khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng và thời gian phục vụ trên trần gian của chúng ta cũng đến hồi kết sao?

Người quản lý đã biển thủ tiền bạc và trở thành người sử dụng tất cả những gì anh ta có trong tay – những tờ hẹn trả nợ – để đảm bảo tương lai của mình thông qua các mối tương quan tốt hơn với người khác.  Giờ đây, anh ta đầu tư vào các mối tương quan chứ không phải vào những mong muốn và mục tiêu ích kỷ của bản thân nữa, “Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!” (c. 4).

Đức Giêsu hướng sự chú ý vào người quản lý như một điển hình về cách chúng ta tận dụng hiệu quả tất cả những gì chúng ta đang có trong hiện tại, bởi vì tương lai của chúng ta phụ thuộc vào các mối tương quan của chúng ta hiện nay, “Thầy bảo cho các con biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (c. 9). Bất kể kiếm được và sử dụng như thế nào, thì sớm muộn gì của cải, dù đó là tiền bạc, sức khỏe, thành công, danh vọng, thú tiêu khiển,… cũng sẽ lụi tàn.

Nhưng sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác trên trái đất này chuẩn bị cho chúng ta sự giàu có không phai nhạt trên thiên đàng.

Có 3 câu hỏi giúp chúng ta tự phân định rằng liệu chúng ta có thực sự tận dụng mọi thứ để lớn lên trong mối tương quan với Thiên Chúa và với người khác không:

  1. Những thứ này kiếm được như thế nào?

Có phải tôi thủ đắc những thứ này theo cách tôi tôn trọng quyền của Thiên Chúa không? Có phải do tham lam, trộm cắp, hoặc thiếu trung thực mà tôi giành được nó không?  Có phải tôi tìm kiếm và sở hữu của cải mà không quan tâm gì đến ý muốn của Thiên Chúa không?

Tôi có chà đạp lên quyền và phẩm giá của người khác; Tôi có lợi dụng người khác để có được của cải này không?

  1. Của cải đang được sử dụng như thế nào?

Của cải có được sử dụng để giúp tôi làm theo ý Chúa và giúp người khác cũng làm như thế hay nó là cách để tôi tự thỏa mãn hoặc tự khoe khoang?  Của cải có được sử dụng để phục vụ và quan tâm đến người khác hay để thống trị họ?  Của cải có đang làm vinh danh Chúa hay góp phần vào vương quốc bóng tối?  Của cải giúp tôi lớn lên trong sự thánh thiện hay khiến tôi trở nên xấu xa hơn?

  1. Ảnh hưởng của vật này đối với tôi là gì?

Món đồ này làm cho tôi biết ơn và tin tưởng vào Chúa hơn hay nó làm cho tôi kiêu ngạo và tự phụ?  Món đồ này có giúp tôi nhạy cảm với nhu cầu của người khác không?  Món đồ này khiến tôi trở nên ích kỷ hay vị tha hơn?  Món đồ này có phải là thần tượng, thứ mà tôi tôn thờ và khao khát khôn nguôi không?  Nó làm cho tôi nên tệ hại hay mang lại điều tốt nhất nơi tôi?

Chúng ta cần tự vấn với những câu hỏi này nếu chúng ta muốn tìm kiếm và tận hưởng của cải theo cách thế giúp chúng ta lớn lên trong tình yêu đối với Thiên Chúa và người khác. Mọi thứ trong cuộc đời của chúng ta – thời gian, của cải, và tài năng – đều được trao cho chúng ta để chúng ta lớn lên trong tình yêu bằng việc sử dụng một cách thận trọng tất cả những gì chúng ta đón nhận từ Thiên Chúa.  Chúng ta lãng phí khi tìm cách thu nhận và sử dụng chúng theo cách làm tổn thương mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác.

Vào giờ chết, sự phục vụ trên trần gian của chúng ta sẽ kết thúc.  Chúng ta phải tường trình với Thiên Chúa về tất cả những hồng ân mà Ngài ban cho chúng ta và chúng ta đã sử dụng những ân ban ấy như thế nào.  Thiên Chúa rất quảng đại khi ân ban nhưng Ngài hề lãng phí.  Hiện tại là thời điểm để chúng ta phát triển mối tương quan với Thiên Chúa và người khác bằng những khả năng, và sự hỗ trợ của ân sủng.

Thiên Chúa, Đấng thiết lập các mối tương quan, luôn nỗ lực để đưa chúng ta đi vào mối tương quan sâu sắc hơn với Ngài.  Thiên Chúa đến với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể để làm mới lại tình yêu của chúng ta đối với Ngài và người khác.  Thiên Chúa luôn hành động vì mối tương quan tốt lành và lâu dài này đối với chúng ta và người khác.  Ngài mời gọi chúng ta hãy luôn làm như vậy đối với tất cả những gì chúng ta sở hữu.

Chúng ta đừng đợi đến giây phút lâm chung – giờ chết của người thân hay của chính mình – để rút ra bài học này.

Lm. Nnamdi Moneme, OMV

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP– 

(catholicexchange.com (20. 9. 2022)

From: Langthangchieutim


 

Kẻ Đi Tìm cập nhật về tình hình sức khỏe của Đức Giáo Hoàng: Thận có dấu hiệu suy yếu

Một số xét nghiệm máu của ngài cho thấy “ban đầu ngài bị suy thận nhẹ, hiện đang được kiểm soát”, Vatican cho biết, đồng thời nói thêm rằng Đức Giáo hoàng vẫn “tỉnh táo và định hướng tốt”.

Theo tuyên bố, Đức Phanxicô, người vẫn đang phải thở oxy, đã tham dự Thánh lễ tại căn hộ được bố trí ở tầng 10 của bệnh viện Gemelli vào sáng Chủ Nhật.

Tòa thánh Vatican cho biết: “Sự phức tạp của tình trạng lâm sàng và thời gian chờ đợi cần thiết để các liệu pháp dược lý cung cấp kết quả phản hồi của cơ thể của Ngài. Do đó, đòi hỏi phải giữ nguyên, không công bố thêm tiên lượng mới về tình hình nào sẽ xảy ra”.

Trước đó vào Chủ Nhật, Vatican cho biết ĐTC Francis đã được cung cấp oxy lưu lượng cao để thở sau khi bị khủng hoảng hô hấp nhưng Ngài đã có một đêm yên bình trong bệnh viện. 

Dự đinh của Chính Quyền Trump gởi cheque 5000 đô cho dân

Theo báo Nước Mỹ Ngày Nay

 

Tổng thống Trump có thể phát hành séc cho dân để  kích thích quan tâm về chính sách Hiệu suất Chính Phủ –  DOGE không ? Ý tưởng hoàn lại 5.000 đô la cho người đóng thuế xuất phát từ chiến dịch đang diễn ra nhằm cắt giảm chi tiêu liên bang, tiết kiệm tiền cho dân.

Nhưng đừng tính thêm phần thưởng đó vào tài khoản của bạn ngay bây giờ. Đó là vì DOGE,  Bộ Hiệu quả Chính phủ , lý tưởng nhất là phải đạt được mục tiêu tiết kiệm 2 nghìn tỷ đô la để có thể thực hiện được khoản hoàn trả. Và thành tựu đó là điều mà ngay cả Elon Musk , người lãnh đạo không chính thức của DOGE, cũng cho biết có thể không thực hiện được vào tháng 1 này hay không.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump hôm thứ Tư cho biết chính quyền đang cân nhắc việc trao 20% “tiền tiết kiệm DOGE” cho công dân. Bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi Musk cho biết ông sẽ tham khảo ý kiến ​​của Trump về ý tưởng này.

Theo Đài TV, Tin Quốc Gia – Nation News

 

Nhà báo kỳ cựu trước đây của CNN, ông Cuomo cảnh báo rằng DOGE và Trump nên cẩn thận với những quả bóng bay thử nghiệm như vậy. “Mọi người muốn bạn hứa ít và giao nhiều hơn”, ông nói. “Bởi vì sau đó họ sẽ vui mừng với sự bất ngờ. Ở đây, không phải có lo ngại rằng việc đặt mục tiêu 2 nghìn tỷ đô la là quá cao và mọi người nghĩ rằng họ sẽ nhận được 5.000 đô la, nhưng nếu bạn không nhận được 2 nghìn tỷ đô la, họ sẽ không nhận được 5.000 đô la sao?”…

““Điều gì quan trọng hơn? Gửi séc cho mọi người hay giảm thâm hụt và cố gắng giảm bớt hàng nghìn tỷ đô la mà chúng ta đang nợ?” Cuomo nói.


 

Từ phòng bệnh ở Rome, Đức Giáo hoàng Francis kêu gọi hòa bình cho Ukraine

Theo TTX Công Giáo Hoa Kỳ CNA

Khi Đức Giáo hoàng Francis tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Gemelli ở Rome vào Chủ Nhật, ngài đã bày tỏ lòng biết ơn đối với đội ngũ y tế trong khi kỷ niệm 3 năm ngày Nga xâm lược Ukraine trong một thông điệp Kinh Truyền Tin đã chuẩn bị sẵn.

“Về phần tôi, tôi tự tin tiếp tục nằm viện tại Bệnh viện Gemelli, tiếp tục điều trị cần thiết; và nghỉ ngơi cũng là một phần của liệu pháp!” Đức Giáo hoàng phát biểu ngày 23 tháng 2.

Đức Thánh Cha cảm ơn “các bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện này vì sự quan tâm mà họ dành cho tôi và sự tận tụy khi thực hiện dịch vụ của mình cho những người bệnh”.

Các nguồn tin của Vatican xác nhận rằng sau cơn khủng hoảng hô hấp kéo dài vào thứ Bảy, Đức Giáo hoàng vẫn cần oxy bổ sung qua ống thông mũi. Bản tin y tế mới nhất lưu ý rằng ngài cũng đã được truyền máu để giải quyết tình trạng thiếu tiểu cầu liên quan đến thiếu máu.

Bất chấp những thách thức về sức khỏe, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói về các vấn đề mục vụ đang diễn ra: Ngài cảm nhận việc truyền chức phó tế vĩnh viễn mới tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, nơi Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella đã chủ trì buổi lễ Năm thánh phó tế khi Đức Giáo hoàng vắng mặt.

 “Các anh em phó tế thân mến, các anh em hiến thân cho Lời Chúa và phục vụ bác ái; các anh em thực hiện sứ vụ của mình trong Giáo hội bằng lời nói và việc làm, mang tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đến với mọi người.”

Chuyển sang các mối quan tâm toàn cầu, Đức Phanxicô đã đánh dấu “dịp đau thương và đáng xấu hổ” vào thứ Hai, kỷ niệm ba năm “cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại Ukraine”. Ngài đã tái khẳng định sự đoàn kết của mình với “người dân Ukraine đang đau khổ” và kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang trên toàn thế giới, đặc biệt là Palestine, Israel, Trung Đông, Myanmar, Kivu và Sudan.

Đức Giáo hoàng cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với nhiều thông điệp ủng hộ mà ngài nhận được, đặc biệt là các lá thư và bức vẽ từ trẻ em. “Cảm ơn sự gần gũi này và những lời cầu nguyện an ủi mà tôi đã nhận được từ khắp nơi trên thế giới!” ngài nói, phó thác mình cho sự chuyển cầu của Đức Mẹ.


 

Chủ Trương của Ông Tô Lâm về giáo dục rất giống với chính sách Khai Phóng Giáo Dục của VNCH và của cựu thủ tướng Võ văn Kiệt

Bài đặc biệt của Kẻ Đi Tìm

Mới đây Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản đã đề cao vai trò số một của Đại Học Quốc Gia ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi duy nhất của Việt Nam lọt vào hàng danh sách 1000 đại học hàng đầu của thế giới, dù đứng gần cuối bảng này, hạng từ 951 đến 1000.

Thủ Tướng Pham minh Chính gắn huy chương lao động hạng nhất cho Đại Học và kết luận, “Nhìn trong bảng xếp hạng chúng ta nằm trong top 1.000, quan trọng là thời gian chỉ 30 năm. Tôi muốn nhấn mạnh thời gian để thấy sự phát triển nhanh và bền vững của ĐHQG TP.HCM”, Thủ tướng Chính phủ nói.

Đây là công lao của Thủ Tướng Võ văn Kiệt, người đề xuất thành lập Đại Học Quốc Gia ở thành phố HCM, theo nghị định 16/CP, ký ngày 27-1-1995. với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế, giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam,…

Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được phát triển trên nền tảng của quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960, trong đó bao gồm việc xây dựng một số hệ thống đường sá và hạ tầng cho khu đại học đường và khu biệt thự cho các giáo sư, tổng thể các công trình của Trường Đại học Nông Lâm Súc xây xong vào khoảng 1974.

Hiện, trong khu vực này, các tòa nhà thấp trong khuôn viên của ĐH Khoa học tự nhiên đã có từ thời Làng đại học Thủ Đức.Quy hoạch của ĐHQG TPHCM được hình thành từ quy hoạch Làng đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và bắt đầu xây dựng từ những năm 1960. Tuy nhiên, sau khi Cộng Sản cai trị, phải đến năm 1996 dự án của VNCH mới được thực hiện trở  lại.

Thành tích của Đại Học Quốc Gia ở Tp HCM 

Theo bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS-Anh), năm 2024, ĐHQG TPHCM có 8 ngành được xếp vào tốp 100-500 trên thế giới gồm: Kỹ thuật Dầu khí tốp 51-100 (cao nhất cả nước); Toán; Kỹ thuật Điện-Điện tử, Kỹ thuật Hóa học; Nông lâm; Kinh tế học và Kinh tế lượng; Khoa học môi trường; Khoa học máy tính.

Với hệ thống đại học trong nước, về chương trình đào tạo, ĐHQG TPHCM tiếp tục dẫn đầu cả nước với 154 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Cụ thể: 92 chương trình đạt chuẩn kiểm định của tổ chức kiểm định thuộc Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA); 38 chương trình đạt chuẩn của Hiệp hội Kiểm định chất lượng đại học châu Âu (ASIIN); 13 chương trình đạt chuẩn của Tổ chức đảm bảo chất lượng của Chính phủ Thụy Sĩ (FIBAA); 13 chương trình đạt chuẩn của Tổ chức kiểm định uy tín được công nhận bởi Hội đồng kiểm định CHLB Đức (AQAS); 7 chương trình đạt chuẩn của Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ của Mỹ (ABET) và 13 chương trình đạt chuẩn quốc tế khác.

Tham vọng của Đại Học Quốc Gia ở Tp HCM là gì?

Đến năm 2030, ĐHQG TP.HCM hướng đến mục tiêu thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trên 75%;

Cộng Sản nay cũng đang chuyển hướng thực hiện giáo dục theo phương hướng của VNCH, đó là : Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng.

Mới đây ông Tô Lâm ngày 18-11-2024,  đã than phiền về hiện trạng Giáo Dục Cộng Sản, đào tạo không ra nhân tài, Đại Học tụt hậu so với khu vực (Đông Nam Á), hàng chục nghìn kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp Đại Học mà không ai mướn vì nặng lý thuyết và nhẹ thực hành, ông Tô Lâm nói:

–  Chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành; chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường.

–  Hàng chục nghìn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, hoặc làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, không chỉ gây ra lãng phí lớn, mà còn phản ánh rõ nét hạn chế của giáo dục đào tạo. Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học; hiệu quả đầu tư giáo dục chưa tương xứng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu.

–  Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, trong khi xã hội hoá các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

.

Điều đột phá trong kế hoạch phát triển Đất Nước của ông Tô Lâm là đột phá về Giáo Dục, Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng.

Ông Tô Lâm chủ trương giáo dục nhân cách là điều đầu tiên trong chính sách giống như thời VNCH tức là nền giáo dục Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, còn về việc giáo dục XHCN bị ông xếp ở cuối, ông nói về chủ trương này trong ngày nhà giáo, 18-11-2024:

–  …Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng.

...”Chuyển mạnh giáo dục đại học từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chủ yếu.”

Tổng Bí thư Tô Lâm được giới quan sát cho là người thực tế, không giáo điều, và chú trọng vào phát triển hơn là xây dựng lý thuyết. Một sự đối nghịch rất lớn với người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng.

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, phải cần có thời gian để đánh giá những di sản mang dấu ấn của ông Tô Lâm, nhưng những gì ông Tô Lâm nói “khác” với ông Nguyễn Phú Trọng rất nhiều. Ông Tô Lâm nói những điều người dân nghe rất sướng, chẳng hạn khi ông nhận xét về thành tích kinh tế của Việt Nam, đã cho rằng “thực chất có phải là tự huyễn hoặc hay tự sướng?” – Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nói.

“Tôi nghĩ ông ấy nhận xét rất chính xác, vấn đề là từ lời nói cho đến việc làm còn khoảng cách rất xa. Riêng tôi khi đánh giá thì tôi luôn đánh giá bằng việc làm, chứ không phải bằng lời nói. Tôi cũng mong và chúc ông Tô Lâm thành công. Tôi cũng kỳ vọng là ông Tô Lâm nhận ra điểm nghẽn là vấn đề độc tài hay dân chủ? Nếu ổng thực hiện có một kế hoạch như thế, thì sẽ trở thành một người vĩ đại”. – Tiến Sĩ Nguyễn Quang A cho biết thêm.

Giống như Cố Thủ Tướng Võ văn Kiệt, Ông Tô Lâm chủ trương để cho Sài Gòn phát triển và kéo cả nước đi lên, không kìm hãm, kéo tụt hậu Sài Gòn cho bằng hoặc thua Hà Nội

Phát biểu tại một cuộc họp tiểu ban của Quốc hội hôm 13 tháng 2, trong đó, vị đương kim Tổng Bí thư đã lấy Việt Nam Cộng Hòa làm ví dụ so sánh để nói về kỳ tích phát triển của Singapore.“Nhìn sang Singapore, xưa họ nói được sang Bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh là mơ ước. 50 năm nhìn lại giờ mình lại mơ sang họ khám bệnh”, trích nguyên văn lời phát biểu của ông Tô Lâm.

Vào ngày 9 tháng 1, 2023, trong cuộc gặp với các bô lão Đảng viên, nguyên cán bộ Nhà nước, đại biểu trí thức, nhà khoa học, và văn nghệ sĩ các tỉnh thành phía Nam, ông Tô Lâm nói,  “Những năm 60, Sài Gòn – TP HCM là điểm sáng, Hòn ngọc Viễn Đông, Singapore cũng không bằng nhưng giờ đây tốc độ phát triển đã vượt rất xa.”

Tham dự sự kiện có các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; …

Tong Bi thu To Lam anh 1

 

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Vậy thì nhận xét này của Tô Lâm đã đi ngược lại hoàn toàn tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng rằng đất nước ta chưa bao giờ có vị thế như ngày hôm nay, được thế giới nể trọng v.v… và v.v…

      Tô Lâm nói về đột phá cho Sài Gòn, ngày 19-08-2024

TPHCM cần được định hình tương lai là TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, hội nhập; tăng trưởng xanh, bao trùm và bền vững; xã hội gắn kết, rộng mở, văn minh, kết tinh các giá trị tiên tiến của châu Á và thế giới. TP cần phải khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả,…tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị”…

...”TPHCM cần bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khuyến khích tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy các phát minh sáng chế, bảo hộ tốt quyền tài sản, tạo dựng một môi trường sáng tạo và khởi nghiệp hấp dẫn không chỉ có các sáng kiến Việt Nam mà còn cho khu vực và thế giới.”

Đài BBC hôm 29-12-2024 cho rằng ông Tô Lâm đã làm xôn xao dự luận với câu nói, điểm nghẽn của mọi vấn đề là thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã lần đầu tiên nhắc tới tắc nghẽn thể chế. Theo ông, ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực; trong đó, thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” và nếu không được khai thông, điều này sẽ dẫn đến tình trạng ngưng trệ và kéo lùi sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Điểm Yếu có thể làm thất bại chính sách của ông Tô Lâm là độc tài, áp chế và bịt miệng

Sự sáng tạo và phát triển chỉ đến trong tinh thần cởi mở và tôn trọng. Điểm yếu chết người của ông Tô Lâm là chủ trương tốt nhưng lại thực hiện theo đường lối bạo lực vốn có từ xưa tới nay của Đảng Cộng Sản, làm sao tiến bộ có thể đi đôi với cưỡng bức, làm sao khai phóng có thể đi đôi với giáo điều. Nếu ông không thay đổi thì giống như tình trạng năm mươi năm qua của Đảng, trên nói mà dưới không làm, hoặc như tay này cho thì tay kia giành lại.

Ngoài việc bắt Trưởng ban dân nguyện Quốc Hội, giảng sư, trưởng khoa của đại học Luật, ông Lưu Bình Nhướng, Ông Tô Lâm vừa bắt người ký giả được cả hai phía của Việt Nam kính trọng, nhà báo được quốc tế công nhận, đó là Ký giả Huy Đức

Nhà báo Huy Đức là tác giả bộ sách Bên thắng cuộc
Đài BBC chụp lại hình ảnh,Nhà báo Huy Đức là tác giả bộ sách Bên thắng cuộc

Vào năm 2022, kỷ niệm 10 năm sách Bên thắng cuộc ra mắt, Ben Kerkvliet, một giáo sư hưu trí của Đại học Quốc gia Úc, viết cho BBC và khen ngợi rằng Bên thắng cuộc “tự nó là một thành tựu đáng khâm phục và sẽ vẫn là một đóng góp vô giá cho học thuật trong thời gian dài”.

Nhà văn Trần Thanh Cảnh nói với BBC rằng bộ sách Bên thắng cuộc đã “bất tử cùng với lịch sử hiện đại của nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, …Những đóng góp của Huy Đức là vô giá cho văn hóa, lịch sử, văn học Việt Nam,” ông chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

Chính phủ nào thì cũng phải mở cửa, đầu tư, khai phóng cho Khoa Học, Kỹ Thuật, Nhân Văn mới có cơ hội phát triển cho đất nước.


Kẻ đi tìm cập nhật về Sức Khỏe của Đức Giáo Hoàng: Sau khi bị khủng hoảng hô hấp, đêm qua Ngài được ngủ yên, không có biến cố mới

***********************   Chúa Nhật ngày 23-02-2025

Đức Giáo hoàng đêm qua ngủ yên tại bệnh viện Gemelli, Tòa Thánh Vatican cho biết

Theo Thông Tẫn Xã Công Giáo CNA, ngày 23 tháng 2 năm 2025 lúc 02:53 sáng ET

Văn phòng Báo chí Tòa thánh đưa tin vào sáng Chủ Nhật rằng Đức Thánh Cha đã có một đêm yên bình tại Bệnh viện Gemelli ở Rome. “Đêm trôi qua bình yên, Đức Giáo hoàng đã nghỉ ngơi”, Vatican nói với các nhà báo.

Bản cập nhật ngắn gọn này được đưa ra khi Đức Giáo hoàng Francis vẫn trong tình trạng nguy kịch sau cơn suy hô hấp hôm thứ Bảy , phải dùng liệu pháp oxy lưu lượng cao và truyền máu.

Tình trạng xấu đi của Giáo hoàng là một trở ngại cho hy vọng rằng ngài có thể hồi phục sau cuộc chiến với bệnh viêm phế quản và viêm phổi trong những tuần gần đây. Các bác sĩ cho biết vị giáo hoàng 88 tuổi này bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm trong hệ hô hấp.

Theo nhật báo WSJ

Sáng Chủ Nhật, Tòa thánh Vatican cho biết ngài đã có một đêm yên bình.

Sức khỏe của Giáo hoàng Francis, người đã nằm viện hơn một tuần vì bệnh viêm phổi, đã xấu đi vào thứ Bảy, làm dấy lên lo ngại rằng ngài có thể không qua khỏi cuộc chiến với bệnh viêm phổi, chỉ một ngày sau khi các bác sĩ bày tỏ sự lạc quan thận trọng.

Giáo hoàng Francis đã bị “cơn hen suyễn kéo dài” theo mô tả của Tòa Thánh Vatican vào sáng thứ Bảy, cần phải thở bằng oxy. Ông cũng đã được truyền máu vì số lượng tiểu cầu thấp. Tuy nhiên, giáo hoàng đã dành cả ngày ngồi trên ghế bành, thay vì nằm ở gường, tuyên bố của Vatican cho biết.

******************************************   Thứ Bẩy, ngày 22-2-2025

Thông Tấn Xã Công Giáo, Vietcatholic.net

Các bác sĩ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết sau một tuần nằm viện, ngài “vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm” và sẽ phải nằm viện ít nhất một tuần nữa, nhưng cũng chưa có nguy cơ tử vong ngay lập tức.

“Đức Giáo Hoàng đã thoát khỏi nguy hiểm chưa? Chưa, ngài chưa thoát khỏi nguy hiểm”, Bác sĩ Sergio Alfieri, giám đốc khoa phẫu thuật y khoa của Bệnh viện Gemelli ở Rôma và là trưởng nhóm y tế của Đức Giáo Hoàng tại đó cho biết.

Bác sĩ Alfieri cho biết về tình trạng lâm sàng của Đức Giáo Hoàng, “entrambe le porte sono aperte”, nghĩa là “cả hai cánh cửa đều mở”. Đó là thành ngữ tiếng Ý ngụ ý cửa sinh, cửa tử đều có khả năng.
Phát biểu với các nhà báo vào ngày 21 tháng 2 trong cuộc họp báo đầu tiên của các bác sĩ kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được đưa vào cơ sở này để điều trị bệnh viêm phế quản dai dẳng vào ngày 14 tháng 2,
“Đức Giáo Hoàng vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm. Hiện tại, ngài không có nguy cơ tử vong, nhưng tình hình thực tế là như vậy, và cánh cửa mở ra cho cả hai khả năng”, ông nói.
Về tình trạng hiện tại của ngài, “bệnh viêm phế quản hen suyễn vẫn còn, căn bệnh mãn tính vẫn còn,” Bác sĩ Alfieri nói, nói rằng Đức Giáo Hoàng “biết rằng tình hình rất nghiêm trọng. Đôi khi ngài không thở được.”

“Ngài chỉ có thể về khi an toàn, và chúng tôi đang nỗ lực thực hiện điều này,” ông nói, giải thích rằng tình hình của Đức Giáo Hoàng rất phức tạp vì các phương pháp điều trị bằng thuốc khác nhau mà ngài đang áp dụng có thể gây ra những tác dụng có tính chất phản tác dụng lẫn nhau. Ví dụ, ông cho biết liệu pháp dùng cortisone mà Đức Giáo Hoàng đang áp dụng để điều trị bệnh viêm phổi có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, và do đó có thể ảnh hưởng đến liệu pháp kháng sinh mà ngài đang áp dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng, nghĩa là bệnh nhiễm trùng có thể lan rộng và dẫn đến nhiễm trùng do huyết dẫn vi khuẩn, vi trùng đến các cơ quan khác. 
Tuy nhiên, ông cho biết liều lượng thuốc cortisone được sử dụng quá thấp, điều này có nghĩa là bệnh viêm phổi của Đức Giáo Hoàng có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn và nhóm y tế của Đức Giáo Hoàng đang theo dõi cẩn thận liều lượng để tìm ra sự cân bằng phù hợp.


Tổng Hợp Tin Tức từ Rô Ma

Vatican thông báo Đức Giáo hoàng Francis vẫn trong tình trạng nguy kịch sau ‘cuộc khủng hoảng hô hấp’

Ngày 22 tháng 2 năm 2025 lúc 02:28 chiều ET
Một tín đồ cầm tràng hạt trong khi chạm vào hình ảnh Đức Giáo hoàng Phanxicô trong buổi cầu nguyện cho sự hồi phục của ngài tại Bệnh viện Gemelli ở Rome vào thứ Bảy, ngày 22 tháng 2 năm 2025. | Tín dụng: Daniel Ibáñez/CNA
Một tín đồ cầm tràng hạt trong khi chạm vào hình ảnh Đức Giáo hoàng Phanxicô trong buổi cầu nguyện cho sự hồi phục của ngài tại Bệnh viện Gemelli ở Rome vào thứ Bảy, ngày 22 tháng 2 năm 2025. | Tín dụng: Daniel Ibáñez/CNA

Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã phát hành một bản tin y tế mới vào tối thứ Bảy nêu rõ rằng Đức Giáo hoàng Francis đã trải qua “một cơn suy hô hấp giống như hen suyễn kéo dài” đòi hỏi phải điều trị bằng liệu pháp oxy lưu lượng cao. Tòa thánh Vatican cho biết Đức Thánh Cha cũng đã được truyền máu .

Vào buổi chiều, các nữ tu, giáo sĩ và tín đồ đã tập trung bên ngoài Bệnh viện Gemelli ở Rome để cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng Phanxicô .

Các nữ tu và hàng chục tín đồ tụ tập quanh tượng Thánh Gioan Phaolô II tại Bệnh viện Gemelli ở Rome để cầu nguyện kinh Mân Côi cho Đức Giáo hoàng Phanxicô vào chiều thứ Bảy, ngày 22 tháng 2 năm 2025. Tín dụng: Daniel Ibáñez/CNA
Các nữ tu và hàng chục tín đồ tụ tập quanh tượng Thánh Gioan Phaolô II tại Bệnh viện Gemelli ở Rome để cầu nguyện kinh Mân Côi cho Đức Giáo hoàng Phanxicô vào chiều thứ Bảy, ngày 22 tháng 2 năm 2025. Tín dụng: Daniel Ibáñez/CNA

Xét nghiệm máu hàng ngày “cho thấy tình trạng giảm tiểu cầu, liên quan đến thiếu máu, cần phải truyền máu”, báo cáo cho biết thêm. “Đức Thánh Cha vẫn tỉnh táo và dành cả ngày ngồi trên ghế bành mặc dù ngài đau đớn hơn ngày hôm qua. Hiện tại, tiên lượng vẫn chưa được xác định.”

Bác Sĩ Leana Wen là bác sĩ cấp cứu và phó giáo sư lâm sàng tại Đại học George Washington giải thích về bệnh viêm phổi

Fundraiser for Cynthia McPherson by Shannon Dagher : Help Cindy ... 

CNN: Những biến chứng nào có thể xảy ra ở những người bị nhiễm trùng đường hô hấp?

Wen: Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiễm trùng đường hô hấp là mối đe dọa nghiêm trọng đối với người lớn tuổi. Theo một nghiên cứu năm 2020 , gần 1 triệu người lớn tuổi phải nhập viện vì viêm phổi mỗi năm. Nghiên cứu đó phát hiện ra rằng hơn một phần ba số người nhập viện tử vong trong năm tiếp theo.

Có một số lý do tại sao người lớn tuổi dễ bị các biến chứng nghiêm trọng hơn từ các bệnh nhiễm trùng này. Đầu tiên, họ có nhiều khả năng mắc các tình trạng bệnh lý mãn tính khác làm tăng khả năng biến chứng, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính , khí phế thũng, bệnh tim, bệnh thận và tiểu đường. Thứ hai, họ có nhiều khả năng bị yếu cơ , khiến việc ho trở nên khó khăn. Thứ ba, tình trạng yếu cơ có thể dẫn đến các vấn đề về nuốt. Người lớn tuổi có nhiều khả năng hít thức ăn hoặc chất lỏng vào phổi, gây ra viêm phổi do vật lạ trong phổi. Thứ tư, hệ thống miễn dịch suy yếu theo tuổi tác , điều này có nghĩa là những người lớn tuổi sẽ có khả năng chống lại nhiễm trùng kém hơn. Thứ năm, một số người lớn tuổi có thể có các triệu chứng không điển hình — ví dụ, thay vì sốt cao và ho, họ bị lú lẫn hoặc tiêu chảy nặng hơn. Điều này có thể dẫn đến việc chẩn đoán chậm trễ cho đến khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Wen: Mọi người có thể gặp khó khăn khi thở đến mức cần hỗ trợ hô hấp bổ sung, bao gồm đặt nội khí quản, trong đó máy móc giúp bệnh nhân thở và người đó phải được gây mê mạnh. Viêm phổi do vi khuẩn có thể lan vào máu và gây nhiễm trùng huyết, cực kỳ nguy hiểm và có thể nhanh chóng gây tử vong. Và các túi mủ có thể hình thành bên trong hoặc xung quanh phổi, và chúng có thể cần được dẫn lưu bằng phẫu thuật.