Jamie Dimon, MBA từ đại học Harvard, Tổng Giám Đốc Điều Hành (CEO) công ty tài chánh và ngân hàng lớn nhất thế giới JPMorgan Chase là người được cho có triển vọng trở thành Bộ trưởng Tài Chánh dưới thời tổng thống Mỹ 2024-2028 dù tổng thống là cựu TT Donald Trump hay Phó Tổng thống Kamala Harris.
Mặc dù là nhà tài chánh nổi tiếng thế giới, quan tâm trước mắt của Tổng Giám Đốc Jamie Dimon hiện nay là Thế chiến Thứ Ba.
Thứ Năm tuần trước, 24 tháng 10, 2024, tại hội nghị hàng năm của Viện Tài Chánh Quốc Tế, Jamie Dimon cho rằng các đối thủ của Mỹ trong đó có Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn, đang tìm cách tháo dỡ hệ thống kinh tế tài chính của Mỹ và Tây Phương đã được thiết lập từ sau Thế chiến Thứ Hai. Ông ta cảnh cáo “Thế chiến Thứ Ba đã bắt đầu” và “chúng ta đang phải đối phó với nhiều mặt trận được phối hợp bởi nhiều quốc gia”.
Thượng đỉnh BRICS (viết tắt từ tên các quốc gia thành lập: Brazil, Russia, India, China, và South Africa) vừa qua cho thấy khuôn mặt thế giới đang định hình khá rõ ràng. Hai khối độc tài và tự do chưa bao giờ có những điểm mâu thuẫn đối kháng về hệ thống kinh tế, chính trị, tài chánh và cả bộ máy lãnh đạo cấp thế giới như ngày nay.
Ngoại trừ Ấn Độ vừa thân với Mỹ để giảm ảnh hưởng của Trung Cộng tại Á Châu vừa giữ quan hệ chiến lược với Nga vì lợi ích kinh tế và cũng để kèm Trung Cộng từ hướng Tây Bắc, nhiều nước trong khối BRICS là độc tài, đảng trị, tôn giáo cực đoan như Iran, Egypt, Ethiopia và United Arab Emirates.
Bằng chứng, dù được mời, Argentina dưới thời Tổng thống Javier Milei đã từ chối tham gia BRICS. Trong thời gian vận động tranh cử, giáo sư kinh tế học Javier Milei từng tuyên bố “Tôi sẽ không giao thương với bất kỳ người cộng sản nào”. (Argentina won’t join BRICS as scheduled, says member of Milei’s transition team, AP News November 30, 2023)
Sự xuất hiện của Tập Cận Bình trong lịch sử nhân loại không khác mấy so với sự xuất hiện của Hitler.
Hitler dùng đạo luật toàn quyền 1933 (Enabling Act 1933) để trở thành Führer (lãnh tụ tối cao) của Đức. Tương tự tại Trung Quốc, từ năm 2018, họ Tập hủy bỏ điều khoản 2 nhiệm kỳ trong “hiến pháp” để trở thành lãnh tụ tối cao không giới hạn thời gian của Trung Quốc.
Tham vọng nắm quyền cá nhân tuyệt đối của Tập không khác mấy so với tham vọng quyền lực của các lãnh tụ độc tài trên thế giới trước đây. Benito Mussolini của Ý muốn được gọi là Duce (lãnh tụ), Kim Nhật Thành muốn được gọi là Lãnh Tụ Tối Cao (Supreme Leader) tại Bắc Hàn v.v…
Việc Tập Cận Bình công khai ý định đưa Trung Cộng trở lại thời Mao, tức một người trị muôn người, cho thấy tham vọng làm vua của y mà báo chí quốc tế phân tích sau đại hội CSTQ lần thứ 19 đã thành sự thật.
Giống cuộc biểu dương rầm rộ của Đức Quốc Xã tại Nuremberg 1934, họ Tập cũng thích phô trương. Đại hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 19 thu hút 3068 phóng viên báo chí, trong số đó có 60% là báo chí quốc tế. Những vấn đề được thảo luận không chỉ các thành tựu trong quá khứ mà các nhà phân tích gọi là “sự trỗi dậy của Trung Quốc phiên bản 1”mà còn các chiến lược phát triển trong tương lai được gọi là “sự trỗi dậy của Trung Quốc phiên bản 2” hay thời đại Tập Cận Bình. Khác với “phiên bản 1” tập trung vào phát triển kinh tế, phiên bản 2 sẽ mở rộng đến vai trò của Trung Cộng trong hệ thống thế giới đang tồn tại. (Xi Jinping: Secure a Decisive Victory in Building a Moderately Prosperous Society in All Respects and Strive for the Great Success of Socialism with Chinese Characteristics for a New Era Delivered at the 19th National Congress of the Communist Party of China October 18, 2017)
Giống Hitler trong giai đoạn đầu của thập niên 1930, họ Tập ca ngợi hòa bình và hữu nghị dù tại lục địa bộ máy tuyên truyền đang ngày đêm đun sôi lò lửa dân tộc cực đoan Đại Hán.
Hitler phát biểu trước Quốc Hội Đức Quốc Xã năm 1932: “Đức Quốc, và đặc biệt là chính phủ Đức hiện nay không có mong muốn nào khác hơn là được sống trong điều kiện hòa bình và thân hữu với các nước láng giềng… Tôi muốn nhân dân Đức học hỏi để thấy những thực tế lịch sử của các quốc gia khác, trong đó một người hoang tưởng có thể muốn chúng rơi vào quên lãng, nhưng không thể bị lãng quên.”
Tập Cận Bình phát biểu cùng một giọng điệu tại Liên Hiệp Quốc tháng 9, 2015: “Chúng ta nên xây dựng một tinh thần hợp tác qua đó các quốc gia đối xử nhau công bằng, cam kết để tham khảo lẫn nhau và bày tỏ sự hiểu biết hỗ tương. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền củng cố Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Tương lai của thế giới tùy thuộc vào sự đóng góp của mọi quốc gia. Tất cả quốc gia đều bình đẳng. Những nước lớn, mạnh, giàu không nên hiếp đáp các nước nhỏ, nghèo và yếu.”
Nhưng khác Hitler, họ Tập đi sau, khôn ngoan hơn, học kinh nghiệm thất bại của Đức Quốc Xã, có thời gian và vốn liếng để chuẩn bị các phương án chinh phục ngắn hạn cũng như lâu dài.
Trong diễn văn đọc tại Seattle tối 22 tháng 9, 2015, Tập Cận Bình phát biểu:”Không có cái gì gọi là ‘Bẫy Thucydides’ trong thế giới cả. Nhưng nếu các cường quốc tiếp tục phạm phải các sai lầm chiến lược, họ tạo ra bẫy cho chính họ.”
Nói vậy chứng tỏ khái niệm “Bẫy Thucydides” đã in sâu vào suy nghĩ của họ Tập từ lâu.
“Bẫy Thucydides” là gì mà đã làm Tập Cận Bình quan tâm nhiều như vậy?
“Bẫy Thucydides” phát xuất từ câu nói của sử gia Thucydides (460 BC-400 BC) rút ra sau khi nghiên cứu và hoàn thành bộ sử Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian (History of The Peloponnesian). Nguyên văn câu nói của Thucydides: “Sự trỗi dậy của Athens và nỗi lo lắng được lan truyền mạnh ở Sparta sẽ làm cho chiến tranh không thể nào tránh khỏi” (It was the rise of Athens and the fear that this inspired in Sparta that made war inevitable.)
Chiến tranh Peloponnesian mà sử gia Thucydides nhắc đến xảy ra giữa hai liên minh thành phố trong thời Cổ Hy Lạp, một bên là Delian do Athens lãnh đạo và Peloponnesian do Sparta lãnh đạo và kéo dài 27 năm với phần thắng cuối cùng thuộc về Sparta.
Đề án “Thucydides’s Trap” tại Harvard Kennedy School tổng kết 16 xung đột xảy ra trong lịch sử thế giới. Trong số đó chỉ có 3 xung đột là tránh được chiến tranh và 13 xung đột khác đã dẫn tới chiến tranh. Nói một cách dễ hiểu lãnh đạo của các quốc gia trong 13 cuộc chiến đó đã rơi vào “bẫy Thucydides”. Thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai là hai trường hợp rơi vào bẫy trầm trọng nhất.
Áp dụng vào quan hệ cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Cộng, câu nói của Thucydides có thể viết lại cho thích hợp: “Sự trỗi dậy của Trung Cộng và nỗi lo lắng được lan truyền mạnh tại Mỹ sẽ làm chiến tranh Mỹ-Trung không thể nào tránh khỏi.”
Hai mệnh đề mang tính điều kiện “sự trỗi dậy của Trung Cộng” và “sự lo lắng đang lan truyền mạnh tại Mỹ” đều là thực tế xảy ra trong suốt ba chục năm qua từ khi các chính sách đổi mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình đầu thập niên 1980.
Để làm giảm “sự lo lắng đang lan truyền mạnh tại Mỹ”, họ Tập dùng miếng mồi kinh tế để lấy lòng và trấn an nỗi lo của giới tư bản Mỹ.
Đảng CS Trung Quốc có thừa tiền đang đầu tư tại các ngân hàng lớn trên thế giới. Tính theo Tổng Sản Lượng Nội Địa Trung Cộng, nền kinh tế Trung Cộng năm 2024, theo ước tính từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) , được xếp vào hạng thứ hai, sau Mỹ, với trên $18.53 trillion dollars. Những phương tiện xa xỉ này Hitler không có trước Thế chiến Thứ Hai.
Ngoài Mỹ, họ Tập cũng dùng vũ khí kinh tế để mua chuộc, đe dọa các quốc gia đối phương hay có khả năng trở thành đối phương tại Á Châu.
Họ Tập biết phần lớn các quốc gia đang có chung biên giới và quan hệ kinh tế với Trung Cộng, ngoại trừ Lào, CSVN và Bắc Hàn, đều là các nước dân chủ và tồn tại trên các nguyên tắc dân chủ. Khái niệm “trung lập” hay “bang giao bình đẳng”, hay “hợp tác cùng có lợi” không tồn tại một khi chiến tranh khu vực hay thế giới xảy ra, nhất là các quốc gia trong vùng độn (buffer states) hay nằm trên trục chiến tranh như Việt Nam.
Theo tinh thần của diễn văn đọc trước đại hội đảng CSTQ, mục đích tối hậu của Tập Cận Bình là thống trị Á Châu và ảnh hưởng thế giới.
Trung Cộng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nhà nước CS, sẽ là quốc gia quan trọng nhất trên thế giới. Danh từ “cường quốc” được lập lại nhiều lần trong diễn văn của họ Tập.
Tuy nhiên, họ Tập muốn đạt đến mục đích bành trướng đó mà không phải đương đầu trong các xung đột quân sự với Mỹ và các quốc gia đồng minh Nhật, Hàn hay có khả năng trở thành đồng minh như Úc, Ấn, khối ASEAN và cả Cộng đồng Châu Âu có quyền lợi tại Á Châu. Cho đến nay, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn là điểm nóng nhất trong quan hệ giữa các nước trong vùng.
Bài học hai thế chiến I và II cho thấy, thời gian trước khi chiến tranh bùng nổ vô cùng quan trọng cho các lãnh đạo quốc gia. Các lãnh đạo khôn ngoan và có tầm nhìn xa có thể giúp đất nước không bị hay ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh trong khi các lãnh đạo thiển cận, thiếu khôn ngoan có thể biến đất nước thành một “vùng oanh tạc tự do”.
Một trong những lý do Thụy Điển tránh được Thế chiến Thứ Hai không phải chỉ nhờ Thủ tướng Per Albin Hansson tuyên bố trung lập hay chủ hòa mà nhờ lãnh đạo quốc gia này khôn ngoan trong bang giao chính trị quốc tế và chuẩn bị chiến tranh hơn nhiều nước Châu Âu thời đó. Thụy Điển đặt mua 300 phi cơ chiến đấu của Mỹ và 200 phi cơ chiến đấu của Ý. Về mặt biển, Thụy Điển liên minh với Phần Lan rải mìn trên biển Aland để chặn tàu ngầm. Ngân sách quốc phòng của Thụy Điển tăng gấp gần 10 lần chỉ trong thời gian từ 1933 đến 1939. Thắng Thụy Điển Hitler phải cần nhiều tháng và ông ta để Thụy Điển yên vì không muốn sa lầy trong chiến tranh với một nước không phải là kẻ thù chính.
Nhiều nhà phân tích đồng ý, thì thay vì mềm dẻo, hòa hoãn với Tập Cận Bình như Neville Chamberlain đã làm đối với Adolf Hitler, lãnh đạo các quốc gia có quyền lợi bị va chạm phải tỏ ra cứng rắn và có những biện pháp trả đũa thích đáng trước mọi hành vi bành trướng dù rất nhỏ của Tập Cận Bình nhất là trên Biển Đông, đừng đợi khi Tập Cận Bình trở thành Hitler năm 1939.
Hang ổ sáng tạo nội dung của Freedom Uncut – nơi anh ấy phát trực tiếp và tạo video – được trang trí bằng đèn dây hình lá cờ Mỹ. Anh ấy nói rằng mình là người độc lập, nhưng muốn Donald Trump trở thành tổng thống hơn là Kamala Harris.
Free – như bạn bè gọi anh – cho biết anh có thể dành tới 16 giờ mỗi ngày trong hang ổ của mình để đăng bài trên X, tương tác với mạng lưới hàng chục người sáng tạo nội dung mà anh tham gia và chia sẻ hình ảnh do AI tạo ra. …
Anh ấy không phải là một trong những người đăng bài cực đoan nhất và đã đồng ý gặp tôi (tác giả) để giải thích cách thức hoạt động của các mạng lưới này trên X.
Anh ấy nói rằng anh ấy đã có 11 triệu lượt xem trong vài tháng qua kể từ khi anh ấy bắt đầu đăng bài thường xuyên về cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
Một số rõ ràng là châm biếm – Donald Trump trông giống một nhân vật trong The Matrix khi ông gạt đạn sang một bên, hoặc Tổng thống Joe Biden trông giống một nhà độc tài. Những hình ảnh AI khác ít kỳ ảo hơn – bao gồm hình ảnh một người nào đó trên mái nhà bị ngập lụt khi máy bay chiến đấu bay qua, với bình luận: “Hãy nhớ rằng các chính trị gia không quan tâm đến bạn vào ngày 5 tháng 11”.
Hình ảnh này nhắc lại tuyên bố của ông Trump rằng “không có trực thăng, không có cứu hộ” cho người dân ở Bắc Carolina sau cơn bão Helene. Tuyên bố này đã bị Lực lượng Vệ binh Quốc gia Bắc Carolina bác bỏ, lực lượng này cho biết đã cứu được hàng trăm người trong 146 phi vụ bay.
Freedom Uncut cho biết anh coi hình ảnh của mình là “nghệ thuật” khơi dậy cuộc trò chuyện. Anh nói rằng anh “không cố lừa dối bất kỳ ai” nhưng anh có thể “làm được nhiều hơn thế nữa bằng cách sử dụng AI”.
Anh ấy cho biết kể từ khi hồ sơ của mình được kiếm tiền, anh ấy có thể kiếm được “hàng nghìn đô la” mỗi tháng từ X: “Tôi nghĩ rằng mọi người có thể kiếm tiền dễ dàng hơn rất nhiều”.
Anh cho biết những nội dung “gây tranh cãi” thường thu hút được nhiều lượt xem nhất – và so sánh điều này với phương tiện truyền thông truyền thống “giật gân”.
Trong khi anh ấy đăng “những thứ khiêu khích”, anh ấy nói rằng chúng “thường dựa trên một số phiên bản thực tế”. …
Freedom Uncut bác bỏ những lo ngại về những tuyên bố sai sự thật ảnh hưởng đến cuộc bầu cử, khẳng định chính phủ “lan truyền nhiều thông tin sai lệch hơn phần còn lại của internet cộng lại”.
Ông cũng nói rằng “rất phổ biến” khi các chính trị gia địa phương liên hệ với các tài khoản như tài khoản X của ông để được hỗ trợ. Ông nói rằng một số người trong số họ đã trò chuyện với ông về việc xuất hiện trên các luồng phát trực tiếp của ông và nói chuyện với ông về việc tạo và chia sẻ meme, hình ảnh AI và tác phẩm nghệ thuật cho họ.
Liệu bất kỳ bài đăng nào trong số này – có gây hiểu lầm hay không – có thể có tác động thực tế đến cuộc bầu cử này không?
“Tôi nghĩ rằng hiện tại bạn đang thấy điều đó. Tôi nghĩ rằng phần lớn sự ủng hộ dành cho Trump đến từ điều đó,” ông nói.
Theo quan điểm của Freedom Uncut, “người ta tin tưởng nhiều hơn vào phương tiện truyền thông độc lập” – bao gồm cả các tài khoản chia sẻ hình ảnh do AI tạo ra và thông tin sai lệch – so với “một số công ty truyền thông truyền thống”.
‘Không có cách nào để tìm ra sự thật’
Đối đầu trực tiếp với các tài khoản ủng hộ Trump mà Freedom Uncut mô tả là những hồ sơ như Brown Eyed Susan, người có hơn 200.000 người theo dõi trên X.
Cô ấy là một phần của mạng lưới các tài khoản “cứng đầu” đăng nội dung nhiều lần mỗi giờ để ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris. Mặc dù cô ấy sử dụng tên riêng của mình, cô ấy không chia sẻ họ của mình vì những lời đe dọa và lạm dụng mà cô ấy đã nhận được trực tuyến.
Nói chuyện với tôi từ Los Angeles, Susan cho biết cô ấy không bao giờ có ý định kiếm tiền từ các bài đăng của mình – hoặc để phạm vi tiếp cận của tài khoản của cô ấy “bùng nổ”. Đôi khi cô ấy đăng và chia sẻ lại hơn 100 tin nhắn mỗi ngày – và các bài đăng riêng lẻ của cô ấy đôi khi tiếp cận được hơn hai triệu người dùng.
Ngoài việc đăng bài về chính sách, một số bài đăng lan truyền nhất của bà – thu hút hơn ba triệu lượt xem – đã quảng bá các thuyết âm mưu vô căn cứ và sai sự thật cho rằng vụ ám sát hồi tháng 7 là do Donald Trump dàn dựng.
Bà thừa nhận rằng một thành viên trong đám đông và kẻ nổ súng đã thiệt mạng, nhưng cho biết bà thực sự có thắc mắc về thương tích của Donald Trump, những thiếu sót về an ninh và liệu vụ việc đã được điều tra thỏa đáng hay chưa.
“Không có cách nào để tìm ra sự thật trong chuyện này. Và nếu họ muốn gọi đó là âm mưu, họ có thể làm vậy,” cô nói.
Susan cũng chia sẻ các meme, một số trong đó sử dụng AI, nhắm vào ứng cử viên của Đảng Cộng hòa. Một số ví dụ thuyết phục hơn khiến ông trông già hơn hoặc không khỏe. Bà nói rằng những điều này “minh họa tình trạng hiện tại của ông”.
Những người khác cho thấy ông trông giống một nhà độc tài. Cô khẳng định rằng tất cả hình ảnh của cô đều là hàng giả “rõ ràng”.
Giống như Freedom Uncut, bà cho biết các chính trị gia, bao gồm cả các ứng cử viên quốc hội, đã liên hệ với bà để xin sự ủng hộ, và bà cho biết bà cố gắng “nâng cao nhận thức” cho họ nhiều nhất có thể.
‘Họ muốn nó trở thành sự thật’
Sau một cuộc tranh cãi về việc liệu Kamala Harris có từng làm việc tại McDonald’s hay không, một bức ảnh chỉnh sửa của cô trong bộ đồng phục của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này đã được những người ủng hộ cô chia sẻ trên Facebook và lan truyền nhanh chóng.
Khi một số tài khoản ủng hộ Trump nhận ra đó là bức ảnh đã qua chỉnh sửa của một người phụ nữ khác mặc quân phục, điều này đã gây ra những cáo buộc vô căn cứ rằng hình ảnh đó đến từ chính Đảng Dân chủ.
Một tài khoản có tên “The Infinite Dude” trên X dường như là người đầu tiên chia sẻ hình ảnh với chú thích: “Đây là giả”. Người đứng sau hình ảnh nói với tôi rằng tên anh ta là Blake và anh ta chia sẻ nó như một phần của một thí nghiệm. Hồ sơ của anh ta không có nhiều người theo dõi như những tài khoản khác mà tôi đã nói chuyện.
Khi tôi yêu cầu bằng chứng chứng minh anh ấy đã chỉnh sửa hình ảnh, anh ấy nói rằng anh ấy có “các tệp gốc và dấu thời gian tạo”, nhưng anh ấy không chia sẻ những thông tin đó với tôi vì anh ấy nói rằng bằng chứng không thực sự quan trọng.
“Mọi người chia sẻ nội dung không phải vì nó là thật, mà vì họ muốn nó là thật. Cả hai bên đều làm như nhau – họ chỉ chọn những câu chuyện khác nhau để tin”, ông nói.
Lòng trung thành chính trị của ông vẫn chưa rõ ràng và ông nói rằng điều này “không liên quan đến chính trị”.
X nói trực tuyến rằng ưu tiên của họ là bảo vệ và bảo vệ tiếng nói của người dùng. Trang web này thêm nhãn phương tiện đã chỉnh sửa vào một số video, âm thanh và hình ảnh do AI tạo ra và chỉnh sửa. Trang web này cũng có một tính năng gọi là Ghi chú cộng đồng, tính năng này huy động cộng đồng kiểm tra thông tin từ người dùng.
Trong cuộc bầu cử ở Anh, X đã hành động thông qua một mạng lưới các tài khoản chia sẻ các clip giả mạo mà tôi đã điều tra. Tuy nhiên, trong chiến dịch bầu cử ở Hoa Kỳ, tôi không nhận được phản hồi nào cho các câu hỏi hoặc yêu cầu phỏng vấn Elon Musk của mình.
Điều đó quan trọng – vì các công ty truyền thông xã hội như công ty của ông có thể tác động đến diễn biến khi cử tri đi bỏ phiếu.
Thủy tổ của Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản là hai cụ Marx và Engels. Tác phẩm “để đời”, giá trị ngang với kinh thánh, của hai cụ là cuốn sách nhỏ Tuyên Ngôn Cộng Sản (TNCS) dù chỉ dài vài chục trang, nhưng chứa rất nhiều câu nay trở thành danh ngôn. Danh ngôn mở đầu là câu tóm tắt toàn bộ học thuyết: Xóa bỏ tư hữu.
Sau năm 1917, TNCS được in ra bằng mọi thứ ngôn ngữ của vài triệu người. Cũng từ năm 1917, TNCS trở thành cẩm nang, không những số lượng in ra không kém số kinh thánh đã in, mà vì giá trị soi đường của nó để nhân loại đi lên một chế độ xã hội hoàn toàn bình đẳng, con người hoàn toàn tự do, hạnh phúc, và phát triển toàn diện, trên cơ sở xóa bỏ tư hữu – như danh ngôn mở đầu đã khẳng định.
Còn danh ngôn dùng để kết thúc TNCS là khẩu hiệu hướng dẫn và hô hào giai cấp công nhân toàn cầu hãy hợp nhất lại.
Sau 16 năm, tổ chức quốc tế đầu tiên của công nhân ra đời, sau này được gọi là Quốc Tế thứ nhất (QT1). Chính do vậy, muốn khảo sát ảnh hưởng của TNCS đối với phong trào công nhân quốc tế (cứ gọi vậy cho oai, chứ thực ra chỉ là phong trào châu Âu thôi), chúng ta cần tìm hiểu TNCS đã gây được ảnh hưởng gì tới các QT1, 2 và 3.
Bài trước đã kết luận: TNCS chưa có ảnh hưởng gì tới QT1. Sau đây là bài thứ hai.
Người đối thoại: Xin hỏi ChatGPT, giai đoạn chuẩn bị thành lập QT2 dài tới mười năm. Khi đó, các biện pháp đấu tranh có thể chia làm hai loại: Đấu tranh ôn hòa (gọi là cải cách) và đấu tranh “lật đổ”, gọi là cách mạng.
Một nhân vật là Lafargue (con rể Marx) thuộc phái cách mạng đã hoạt động rất tích cực để biện pháp đấu tranh cách mạng sẽ thắng thế trong QT2. Nhưng bất ngờ, xuất hiện phái “khả năng” tranh chấp đường lối đấu tranh với phái Lafargue. Điều bất ngờ là, nó trội hơn hẳn. Do vậy, khi QT2 ra đời, TNCS vẫn chưa có ảnh hưởng nổi trội, mà còn bị đề nghị sửa đổi?
ChatGPT: Trong thời gian chuẩn bị cho việc thành lập Quốc tế Cộng sản II (QT2), đã có những tranh chấp đáng chú ý về đường lối và phương pháp đấu tranh giữa hai phái trong phong trào xã hội chủ nghĩa, gọi là phái “khả năng” (Possibilists) và phái “cách mạng” (Lafargue). Những cuộc tranh luận này phản ánh sự khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận giữa một bên là cải cách từ từ trong khuôn khổ xã hội hiện có và bên kia là đấu tranh cách mạng triệt để.
1) Phái “khả năng” (Possibilists) chủ trương cải cách dần dần, đã ôn hòa còn phải “ôn hòa” hơn nữa: Phái này ủng hộ việc thực hiện các cải cách xã hội trong lòng hệ thống tư bản, hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện điều kiện sống của giai cấp công nhân một cách hòa bình và tuần tự, mà không đòi hỏi thay đổi triệt để ngay lập tức. Đó là chiến lược thực dụng, mà nguyên nhân là phái này thấy chế độ tư bản ngày càng thật sự dân chủ, cách bầu cử ngày càng công bằng, minh bạch. Nhiều đại biểu công nhân đã được bầu vào quốc hội và cất tiếng nói đại diện cho giai cấp công nhân.
2) Phái “cách mạng” (Lafargue) chủ tương đấu tranh cách mạng triệt để, phản đối cách tiếp cận cải cách từng bước của phái “khả năng”, với mục tiêu lật đổ hoàn toàn hệ thống tư bản. Việc lập ra QT2 chính là nhằm mục tiêu này, mà bước đầu là tập hợp công nhân theo lời hô hào ghi rõ ở dòng cuối trong TNCS. Phái Lafargue cho rằng việc theo đuổi cải cách từng bước sẽ khiến phong trào xã hội chủ nghĩa mất đi bản chất cách mạng của nó.
3) Diễn biến và kết quả: Tất yếu là tạo ra hai phái đối lập, với sự tranh luận bất tận ngay trong nội bộ QT2. Một bên nhuần nhuyễn lý luận, nhưng bên đối lập không cãi lại bằng lý luận mà dùng thực tế để bác bỏ đối phương.
Người đối thoại: Tuyên Ngôn Cộng Sản của Marx dứt khoát dùng đấu tranh cách mạng để lật đổ chế độ tư bản. Marx cho rằng giai cấp tư bản có sự liên kết toàn cầu, do vậy giai cấp công nhân toàn thế giới cũng phải liên hiệp, đi đến thống nhất toàn cầu, để cách mạng đồng thời nổ ra ở một loạt nước tư bản phát triển cao nhất (Marx dự kiến khởi đầu là ở Đức). Xin ChatGPT nói tóm tắt.
ChatGPT: Trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx đã kêu gọi cách mạng để lật đổ chế độ tư bản, nhấn mạnh rằng giai cấp tư bản có sự liên kết quốc tế mạnh mẽ. Vì vậy, Marx cho rằng công nhân toàn thế giới cần đoàn kết để tiến hành cách mạng đồng loạt tại các nước tư bản phát triển nhất, khởi đầu từ Đức, nhằm bảo đảm thành công và duy trì quyền lực vô sản trên quy mô toàn cầu.
Người đối thoại: Tuy nhiên, thời điểm Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời (1848), giai cấp tư bản còn rất non yếu, do vậy giai cấp công nhân lại càng nhỏ bé. Nhiều nước châu Âu còn nằm dưới chế độ vua quan. Do Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời quá sớm, cho nên Marx không thể dự báo chính xác tới mức để hậu thế cứ nhất nhất theo lời dạy của Marx mà làm theo?
ChatGPT: Đúng vậy, khi Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời vào năm 1848, giai cấp tư bản ở châu Âu vẫn chưa thống trị xã hội. Giai cấp công nhân còn nhỏ bé, và chế độ phong kiến vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, Tuyên Ngôn Cộng Sản đã đưa ra lý tưởng cách mạng và đoàn kết công nhân quốc tế, nhưng hoàn cảnh thực tế cho thấy các điều kiện Marx kỳ vọng chưa hoàn toàn chín muồi.
Chính vì vậy, hậu thế không thể máy móc thực hiện các chỉ dẫn của Marx, vì ông không thể dự đoán hết những thay đổi kinh tế – xã hội lớn diễn ra sau đó. Các nhà cách mạng sau này cần linh hoạt áp dụng lý thuyết của Marx, phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng thời kỳ và khu vực.
Người đối thoại: Dẫu sao, Marx vẫn nhìn ra một điều rất quan trọng: Giai cấp tư bản có sứ mạng lịch sử của nó. Sau khi làm cách mạng xóa bỏ chế độ phong kiến (thuộc nền văn minh nông nghiệp) giai cấp tư bản có sứ mạng kiến tạo nền văn minh công nghiệp và hệ quả đương nhiên là tạo ra giai cấp công nhân – xuất thân từ nông dân. Cách mạng vô sản chỉ nổ ra khi đủ điều kiện. Đó là:
Nền công nghiệp đã phát triển hết cỡ;
Giai cấp công nhân cũng trưởng thành đầy đủ và nhận thức được sứ mạng của mình?
ChatGPT: Đúng! Marx hận ra rằng, giai cấp tư sản có một vai trò lịch sử trong việc phá bỏ chế độ phong kiến và xây dựng nền văn minh công nghiệp. Marx tin rằng, cách mạng vô sản chỉ có thể xảy ra khi có đủ điều kiện, nghĩa là khi nền công nghiệp đã phát triển đến mức tối đa, và giai cấp công nhân đã đủ lớn mạnh, trưởng thành về ý thức và nhận thức được vai trò lịch sử của mình.
Người đối thoại: Nếu vậy, thật là dễ hiểu khi Tuyên Ngôn Cộng Sản chưa tạo được ảnh hưởng gì ở Quốc Tế thứ nhất (QT1). Khi đó (1864) TNCS ra đời mới được 16 năm dưới hình thức một cuốn sách mỏng (brochure), chìm đi dưới vô số những ấn phẩm đủ mọi xu hướng về tư tưởng. Mặc dù Marx được mời tham gia QT1 và làm việc trong Ban soạn thảo văn bản, Marx đã phải dành hết công sức tranh luận với những đại diện của các tư tưởng đối lập.
Ngoài ra, trọng tâm chú ý của QT1 là các biện pháp đấu tranh (khi công nhân chưa tạo được một giai cấp đúng nghĩa) tất nhiên phải nghiêng hẳn về phía ôn hòa.
ChatGPT: Đúng vậy, khi Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời, ảnh hưởng của nó còn rất hạn chế trong QT1. Mới chỉ 16 năm sau khi xuất bản dưới dạng một cuốn sách mỏng, nó chưa thu hút nhiều sự chú ý trong bối cảnh ngập tràn các ấn phẩm mang các tư tưởng chính trị khác nhau.
Mặc dù Marx được mời tham gia QT1 và đóng vai trò trong việc soạn thảo các văn kiện, ông phải tập trung phần lớn vào tranh luận với các đại diện tư tưởng đối lập như Proudhon và Bakunin. Điều này khiến QT1 thiếu hẳn sự quan tâm tới lý thuyết cách mạng của Marx.
Người đối thoại: Ngày nay, xem lại các tư liệu về QT1, ta vẫn nhận ra sự nỗ lực rất lớn của Marx ngầm đưa ý tưởng của mình vào các văn bản của QT1, khi Marx thực hiện chức năng được phân công (soạn thảo văn bản).
ChatGPT: Đúng vậy, các tài liệu về QT1 cho thấy nỗ lực không ngừng của Marx trong việc định hướng lý luận và tổ chức cho phong trào công nhân quốc tế. Khi bị chỉ trích là một “nhà cách mạng ghế bành” (Armchair – nay gọi là “chính khách xa-lông), ông đã kịp đưa vào văn bản một câu, hàm ý “Thời nay, phong trào cách mạng phải có lý luận cách mạng đi trước, dẫn đường”.
Còn trong Nội quy chung của Hiệp hội do Marx viết, đã mở đầu bằng tuyên bố “Rằng việc giải phóng giai cấp công nhân phải là nhiệm vụ của chính giai cấp công nhân (hàm ý: Công nhân các nước phải liên kết lại). Một câu khác: “Cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân không có nghĩa là đấu tranh giành đặc quyền và độc quyền giai cấp, mà là vì quyền và nghĩa vụ bình đẳng, và bãi bỏ mọi quy tắc giai cấp”.
Trong diễn văn nhậm chức, Marx viết, để nhấn mạnh mục tiêu của giai cấp công nhân: “Để chinh phục quyền lực chính trị do đó đã trở thành nghĩa vụ lớn lao của giai cấp công nhân”. Và kết thúc bằng lời hô hào lấy từ Tuyên Ngôn Cộng Sản: “Vô sản các nước, Đoàn kết!”. Nhưng cũng chính do lời hô hào này, mà nhiều thành viên đã rời bỏ QT1, rời bỏ vào mùa xuân năm 1865.
Người đối thoại: Khi công xã Paris nổ ra năm 1871, Marx viết sách ca ngợi, càng công khai bộc lộ quan điểm đấu tranh bạo lực của mình, càng khiến các thành phần ôn hòa trong QT1 chia rẽ.
ChatGPT: Đúng. Marx nhận định rằng Công xã Paris là minh chứng cho thấy giai cấp công nhân không thể chỉ cải cách nhà nước tư sản, mà phải lật đổ nó để xây dựng một hình thức chính quyền hoàn toàn mới.
Người đối thoại: Vậy, ảnh hưởng của Tuyên Ngôn Cộng sản ra sao đối với QT2 thành lập năm 1889, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được.
ChatGPT: Đúng vậy. Có thể thấy rõ các ảnh hưởng của Tuyên Ngôn qua ba khía cạnh chính:
1)TNCS là tác nhân tập hợp mạnh mẽ: Nó cung cấp một nền tảng lý luận chung, thu hút các tổ chức công nhân và đảng phái xã hội chủ nghĩa từ nhiều quốc gia, tạo nên QT2 với quy mô lớn chưa từng thấy và ảnh hưởng rộng khắp.
2) TNCS còn là tác nhân gây tranh luận về biện pháp đấu tranh: Đó là tranh cãi về chọn bạo lực hay ôn hòa. Cuối cùng, biện pháp ôn hòa – chủ yếu là thông qua hoạt động chính trị, cải cách và tham gia bầu cử – giành ưu thế ở các đảng châu Âu, nơi phát triển trước châu Á nhiều thế kỷ. Còn biện pháp bạo lực chuyển sang đảng của Lenin ở châu Á.
3) TNCS cũng là tác nhân tạo ra nhu cầu sửa đổi chủ nghĩa Marx: Đến cuối thế kỷ 19, xã hội và kinh tế châu Âu đã phát triển hơn hẳn (mà Marx không thể hình dung được). Điều này làm nảy sinh quan điểm cần “sửa chữa chủ nghĩa Marx” để thích ứng với thực tế mới.
Người đối thoại: Cám ơn ChatGPT rất nhiều. Lần trao đổi tới sẽ bàn về sự ảnh hưởng cụ thể của TNCS đối với QT2 (và sau đó sẽ là ảnh hưởng đối với QT3) cũng mong được sự đóng góp hiệu quả của ChatGPT như lần này.
ChatGPT: Rất hoan nghênh! Mình rất vui khi có thể giúp bạn trong việc tìm tư liệu chứng minh những chủ đề do bạn đưa ra. Rất sẵn sàng thảo luận về sự ảnh hưởng cụ thể của Tuyên Ngôn Cộng Sản đối với QT2 và QT3. Chúc bạn có một ngày tốt lành!
Tổng Hợp các nhận định của Báo Chí và Chuyên Viên Chính Trị Kinh Tế
Đài Á Châu Tự Do, Bình Luận của Huỳnh Trần
TBT Tô Lâm “rất sốt ruột”, nhưng cải cách thế nào?
Tổng bí thư Tô Lâm đang đối mặt với thời kỳ “vàng son” đã bước vào giai đoạn thoái trào, trong đó tăng trưởng kinh tế nhanh gắn với tham nhũng mang tính hệ thống.
Chống tham nhũng đồng nghĩa với giải giáp vũ khí quan chức sẽ phá vỡ các quan hệ làm ăn kinh tế khiến cho cả hệ thống rung động, sụt giảm kinh tế, rối loạn chính trị và huỷ hoại niềm tin vào lãnh đạo, chế độ. Kéo dài quá trình này có khả năng cao dẫn đến chế độ độc tài, hoặc cá nhân hoặc tập thể, công an trị hay một nhà nước cảnh sát, những biểu hiện ‘cực đoan’ của chế độ toàn trị trước khi chuyển hoá hoặc sụp đổ.
TBT Tô Lâm: Thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽ”
“Tôi rất sốt ruột, không thể chậm trễ hơn được nữa, chờ là lỡ mất thời cơ…” Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát đi lời phát biểu của người đứng đầu Đảng trong buổi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15 ngày 26/10/2024.
Ngày 20/10 ông Tô Lâm đã có bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và ngày 21/10 đã có bài phát biểu dài tại phiên khai mạc Quốc hội.
Việc nhấn mạnh “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn” trong các phát biểu trên chứng tỏ ông Tô Lâm “rất sốt ruột” với ‘thể chế’ và giới quan sát quan tâm liệu ông sẽ cải cách thế nào? Hai lưu ý cho câu trả lời, một, đây là vấn đề ‘nhạy cảm’. Và, hai, quan điểm và giải pháp chính sách có thể đoán định.
Báo Nhà nước được phép biểu quyết “ai sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ ”
Không khí báo chí lề phải rất phấn chấn, Tờ Vietnamnet.vn dành nguyên một phụ trang mô tả sự hào hứng bất phân thắng bại, không thể đoán kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ.
Đây là điều cải thiện dưới thời TBT Tô Lâm, phơi bày sự tiến bộ văn minh của nhân loại khi mà trong xã hội đó, dân được quyền quyết định ai sẽ là người đứng đầu trong vòng 4 năm tới đây.
Lần đầu tiên trong lịch sử của Ban Tuyên Giáo: Kẻ thù của Tuyên Giáo là Giáo Điều.
TBT Tô Lâm dặn dò:
Tuyên giáo không được giáo điều.
Tuyên Giáo phải có sản phẩm đóng góp vào trào lưu văn minh của Nhân Loại
“Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nếu đội ngũ cán bộ làm tuyên giáo không thực chất, không thực lòng, không đổi mới, không sáng tạo thì không đi vào lòng người, lòng dân. Kẻ thù của tuyên giáo là giáo điều, nói không đi đôi với làm, Tổng Bí thư lưu ý.”
“Tích cực nghiên cứu đề xuất với Đảng các chủ trương về văn hóa, bảo đảm văn hóa thật sự trở thành ánh sáng soi đường cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của Đảng, đóng góp ngày càng nhiều cho văn minh nhân loại.”
Không chỉ là một nhà khoa học kiệt xuất, Albert Einstein còn khiến cả nhân loại thán phục bởi nhân cách và lối sống. Ông được ca ngợi như “thực thể tự do nhất trong vũ trụ”.
Điều đó thể hiện qua 15 phát ngôn kinh điển của ông:
Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.
Lực hấp dẫn không chịu trách nhiệm cho việc con người ta yêu nhau.
Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.
Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết.
Sợ chết là nỗi sợ hãi phi lý nhất, vì người đã chết chẳng có nguy cơ bị tai nạn.
Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.
Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.
Nếu thực tế không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại.
Giả sử A là sự thành công trong cuộc sống, vậy thì A= X + Y+ Z. Trong đó: X là làm việc, Y là vui chơi, Z là im lặng.
Tôi nghĩ và nghĩ trong suốt nhiều tháng, nhiều năm. 99 lần tôi đi tới kết luận sai lầm. Đến lần thứ 100, tôi đã tìm ra kết luận chính xác.
Tôi rất biết ơn những người đã nói không với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc.
Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá.
Thứ khó hiểu nhất thế giới chính là thuế thu nhập.
Khi bạn ngồi với một cô gái xinh xắn trong hai giờ, nó cứ như hai phút. Khi bạn ngồi trên một cái bếp lò nóng trong hai phút, nó cứ như hai giờ. Đấy là thuyết tương đối.
Thượng tọa Thích Chân Quang – thế danh Vương Tấn Việt – tâm điểm của một scandal bằng giả. Hình chụp ngày nhận bằng tiến sĩ luật. (Ảnh: Cổng Thông Tin Điện Tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)
Câu chuyện Thượng tọa Thích Chân Quang – thế danh Vương Tấn Việt – tự nguyện nộp lại hai văn bằng cử nhân và một văn bằng tiến sĩ để các cơ quan hữu trách “xử lý theo quy định” vì ông đã dùng “bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp” để có thể thủ đắc chúng [1] tiếp tục khuấy động dư luận.
Có thể vì nhiều người thắc mắc, tại sao Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) không gọi tấm bằng bổ túc văn hóa (BTVH) cấp ba mà ông Việt dùng là “bằng giả” mà xếp tấm bằng này vào loại “không hợp pháp” nên Kiem Mai Ba lý giải, đại ý: Bằng cấp không phải là hàng hóa có thể mua bán nên không có “giả”, chỉ có “bất hợp pháp”. Nhờ “thông thái”, Bộ GDĐT mới nghĩ ra việc sử dụng từ ngữ có tính học thuật để lượng giá như vậy, rồi bởi ông Việt “thừa nhận” thành ra không cần chuyển cho công an truy xét xem có mua bán bằng cấp hay không, các đại học chỉ cần làm thủ tục thu hồi những văn bằng đã cấp cho ông Việt là xong, không cần phải xử lý lý bất kỳ cán bộ, giảng viên nào đã “nhúng chàm” trong tuyển sinh và cho “sanh viên chưa tốt nghiệp cấp ba” hội đủ điều kiện nhận văn bằng cao hơn. Mai Bá Kiếm còn chỉ ra lợi ích khác khi xác định “bằng tốt nghiệp cấp ba BTVH không hợp pháp” là biến việc “thụ phong Tỳ kheo và tấn phong Trụ trì cũng… không hợp pháp” chỉ cần sắp xếp cho Việt ông tự nguyện trả hết là… ổn [2].
Tin Thượng tọa Thích Chân Quang – thế danh Vương Tấn Việt – tự nguyện nộp lại các văn bằng trên trang Facebook của VTV24 thu hút cả ngàn người tham gia bình luận [3]. Phần lớn bày tỏ thái độ ngán ngẩm về sự học ở Việt Nam. Không ít người như Trương Hiền xem đó là ví dụ về “sự ưu việt của chế độ”. Bên cạnh đó có không ít người đặt vấn đề như Nông Chí Minh: Liệu Bộ GDĐT có dám cho phanh phui cho hết những trường hợp học giả nhưng bằng cấp thật đã tồn tại rất lâu, nhất là những trường hợp không đỗ tú tài nhưng khi trở thành cán bộ thì thăng tiến cả về chức vụ lẫn bằng cấp? Nguyễn Văn Hóa không tin có cơ quan hữu trách nào dám làm chuyện này bởi: Nếu kiểm tra, thanh tra, toàn bộ văn bằng tiến sĩ đã cấp, chắc chắn sẽ phải thu hồi rất nhiều và chẳng còn mấy người làm việc! Đó cũng là lý do Lưu Hiếu khái quát hiện trạng: Người có bằng cấp chưa chắc có việc làm và địa vị xã hội nhưng người dùng bằng giả chắc chắn có cả hai!
Scandal liên quan đến ông Việt chọc ngoáy thêm một lần nữa vào khối u đã mưng mủ từ lâu nhưng chính quyền Việt Nam không muốn chữa trị. Cũng vì vậy thiên hạ mới nửa đùa, nửa thật kiểu như An Truong: Sai phạm xảy ra là điều không ai mong muốn song đừng đề cập trách nhiệm thuộc về ai, ngành nào vì trách nhiệm thuộc về… toàn dân. Hoặc ngán ngẩm bồi thêm như Tk Kc: Nên quy trách nhiệm cho người tin vào cái giấy… Chẳng phải tự nhiên mà chỗ nào đề cập đến scandal này trên mạng xã hội cũng có những ý kiến tương tư như Trương Văn Tiến: Giờ mà sờ từ ngọn đến gốc thì khối ông to bà lớn ra đi. Hoặc như Nika Sang: Một bên vì danh lợi, một bên vì tiền, ô hợp cả bè, nhếch nhác, kinh tởm[4]. Đó cũng là lý do khi bàn về ông Việt, thiên hạ không thể quên các Giáo sư – Tiến sĩ ĐH Luật Hà Nội từng cung kính dâng cho ông Việt tấm bảng “quốc trung hiền sĩ” hay GSTS Hoàng Chí Bảo chuyên ca ngợi bác Hồ, đột nhiên chuyển sang tôn xưng ông Việt là “nhà văn hóa”, là “học giả uyên bác” [5].
***
Nhân chuyện thiên hạ bình phẩm về qui trình đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam, ông Xuan Son Vo lưu ý: Vương Tấn Việt không phải là người đầu tiên có bằng như vậy. Ông Sơn nhắc một chuyện mà nhiều người làm việc trong ngành y ở TP.HCM còn nhớ, liên quan tới một bác sĩ được chọn làm Trưởng khoa một bệnh viện lớn. Tuy bác sĩ này nổi tiếng, rất nhiều người đổ đến phòng mạch của ông khám bệnh nhưng những người trực tiếp làm việc với ông đều nghi ngờ việc ông đã từng học trường y. Thế rồi bác sĩ đó hoàn tất “Chuyên khoa cấp hai”… Cuối cùng, do dư luận, Sở Y tế TP.HCM cử người sang Pháp xác minh và nhận được xác nhận là ông không học y tại Pháp. Theo ông Sơn, việc ông bác sĩ giả hoàn tất “Chuyên khoa cấp hai” là do qui trình đào tạo và sự “kín tiếng” của những người học chung với ông. Bộ môn qui định ba người làm chung luận án. Tuy ông không biết gì nhưng hai người còn lại thuộc hàng cây đa, cây đề trong ngành và không rõ khi làm chung luận án, hai người có nghi ông là bác sĩ giả hay không?
Xuan Son Vo nói thêm: Sau này, khi tôi làm luận án tiến sĩ, tôi mới thấy, nếu như làm theo qui định, việc bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Việt Nam khó hơn nhiều so với bảo vệ nó ở nước ngoài vì có nhiều yếu tố không chuyên môn xen vô. Thế nhưng, chất lượng chuyên môn lại là vấn đề rất khác[6].
Giống như nhiều scandal cùng loại, scandal liên quan tới Thượng tọa Thích Chân Quang – thế danh Vương Tấn Việt – cũng được mang ra nghị trường khi quốc hội Việt Nam “thảo luận về tình hình kinh tế xã hội”. Thêm một lần nữa, đại diện cho “ý chí nguyện vọng của nhân dân” đề nghị “quan tâm chỉ đạo kiểm tra công tác đào tạo, cấp bằng tiến sĩ, phong chức danh phó giáo sư, giáo sư để đảm bảo chất lượng, thực chất để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội”. Thêm một lần nữa, ĐBQH thông báo: Cử tri cho rằng ngoài trường hợp này, còn có bao nhiêu trường hợp tương tự nữa đang tồn tại? Những tiến sĩ ‘dỏm’ ấy đang ở đâu, họ đã và đang làm gì? Có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan nhà nước hay sự phát triển của cộng đồng xã hội hay không? Vấn đề này cần sớm được quốc hội, chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, rà soát… Không thể đếm được đã có bao nhiêu đề nghị kiểm tra, rà soát, đã có bao nhiêu chỉ đạo kiểm tra, rà soát nhưng không thể trả lời khi nào thì kiểm tra, soát xong hay không cần kiểm tra, rà soát nữa!
Nhiều bạn lấy dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội, Bến Thành – Suối Tiên để nghi ngờ về tiến độ và đội vốn của đại dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Sai! Ba dự án đó là đường sắt đô thị, có công nghệ đơn giản hơn nhiều so với đường sắt cao tốc.
Cái để so sánh gần nhất với trục đường sắt cao tốc Bắc Nam là dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Cái Lân, khổ tiêu chuẩn, đường đôi, tốc độ cao 120km/h, tổng vốn đầu tư 7663 tỉ VNĐ, chiều dài 131km với 43km xây mới hoàn toàn. Dự án này đã khởi công từ 2005 với quyết tâm cao ngút trời, cả hệ thống đồng lòng giải phóng mặt bằng!
Đến nay, sau 19 năm, dự án chưa đặt được thanh ray nào! Hàng ngàn thanh ray mua về thanh lý thì không dám vì chưa có lệnh hủy dự án, để lại thì gỉ ăn cũng hỏng. Thành tích rõ rệt nhất, trực quan nhất là mấy cây cầu cụt ở tỉnh Bắc Ninh.
Trong 10 ngày tới Kẻ Đi Tìm sẽ cố gắng cung cấp cho các bạn các diễn tiến ngoạn mục và hấp dẫn của sự kiện được quan tâm nhất của nền dân chủ tiêu biểu trên thê giới, nước Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11, 5-2024.
Tin tức sẽ được thu thập từ các báo Châu Âu (BBC, AFP, VOA, RFA, …) và Châu Á (Nikei Asia Nhật, Bưu Điện Hoa Nam- Hồng Kong, cũng như báo chí Hoa Kỳ, từ các nguồn trung thực và độc lập (The Hill, Pod Cast uncensored, …) không liên kết với lưỡng đảng Cộng Hòa cũng như đảng Dân Chủ.
Trong tổng số 538 phiếu đại cử tri, ứng cử viên nào đạt được 270 phiếu thì sẽ thắng cử.
Ngoại trừ ở tiểu bang Nebraska và Maine, số phiếu đại cử tri có thể chia cho 2 Ứng cử viên tùy theo số phiếu của người đi bầu mà họ đạt được.
Ở các tiểu bang khác, ai được nhiều phiếu dân bầu nhất thì sẽ chiếm hết số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Người thua trắng tay, được 0 phiếu.
Đã dự đoán được số phiếu đại cử tri của các tiểu bang theo Dân Chủ và Cộng Hòa một cách tương đối, do đó, ta chỉ còn lại 7 tiểu bang chưa đoán biết được rằng đảng nào sẽ chiến thắng
7 Tiểu Bang Chưa Biết bên nào sẽ chiến thắng, đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ. Đó là: Wisconsin (WI), Michigan (MI), Pensylvania (PA), North Carolina (NC), Georgia (GA), Arizona (AZ), Nevada (NV)
Các Kịch Bản có thể xảy ra
Bà Kamala thành Tổng Thống nếu thắng ở Wisconsin, Michigan và Pensylvania (270 phiếu đại cử tri)
Ông Trump thành Tổng Thống nếu thắng ở Nevada, Arizona, Georgia và Chiếm hơn nửa số phiếu ở Nebraska.
Bà Kamala xem ra khó thắng ở tiểu bang Wisconsin vì vào năm 2016 Ông Trump đã thắng ở đây, rồi vào năm 2020, Ông Trump thua với con số chỉ có 20.000 phiếu. Bà dễ thắng ở Michigan và Pensylvania hơn.
Nhận Xét Mỗi Ngày của Phan Sinh Trần, Kẻ Đi Tìm:
Tổng kết ngày hôm nay, 28-10-2025 của tổ chức “538 bầu cử”, họ chuyên tổng hợp các trưng cầu ý kiến của tất cả các cơ quan trưng cầu toàn Hoa Kỳ, “538 bầu cử” đăng kết quả cập nhật như sau:
Ông Trump đang dẫn trước ở North Carolina – NC và Georgia – GA
Hai ứng cử viên đang ngang ngửa trong cuộc đua ở Wisconsin – WI, Nevada – NV, Pensylvania – PA, Michigan – MI
Có lần, tôi được một người bạn sống ở nước ngoài tặng vài món quà nhỏ, trong đó có hũ thủy tinh đựng nến thơm, một món đồ xinh xắn không có gì đặc biệt. Một buổi tối mất điện, tôi mang hũ nến ra đốt và dần cảm nhận một mùi thơm thoang thoảng, không phải mùi hương hoa mà là một thứ mùi lạ lùng lại rất thân quen, gợi nhớ một điều gì rất xưa cũ.
Lúc đó tôi mới nhìn lại nhãn dán trên hũ nến. Đó là loại nến có mùi hương của… sách bọc bìa da thuộc, loại sách quý được đóng bằng kỹ thuật kinh điển, thường nằm trong các tủ sách giới thượng lưu hoặc là loại sách cổ lưu truyền nhiều đời trong một gia đình bình thường. Nhà tôi chỉ có vài cuốn sách như vậy, bằng tiếng Pháp, để lại từ thời ông ngoại còn làm ở sở Hỏa xa Đông Dương trước năm 1945. Mùi hương đó có mùi giấy cũ, mùi da thuộc và một chút mùi vani, mùi trà cũ… là những gì tôi cảm nhận.
Việc nghiên cứu và kinh doanh mùi hương của sách ở nước ta nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng thế giới, nhất là phương Tây, đã đi rất xa trong chuyện này. Ở Anh có một viện mang tên “Viện Số hóa khảo cổ học” đã làm chuyện độc đáo là thu lại mùi từ những cuốn sách cổ thế kỷ XIII tại hai thư viện của Anh và Mỹ rồi tổ chức triển lãm cho khách đến thăm ngửi mùi.
Họ lấy mùi bằng cách đặt sách trong hộp kín 72 giờ, thổi khí tinh khiết vào và thu mùi hương, xong phân tích thành phần hóa học của nó rồi mô phỏng lại. Một số công ty nước hoa và làm nến thơm nắm bắt ngay ý tưởng này, cho ra lò các sản phẩm của mình cho dân “mọt” ngửi mùi sách.
Có nơi còn tạo mùi hương lấy cảm hứng từ một tác giả cụ thể, như một người ở Mỹ kể rằng đã được mẹ anh tặng cho một cây nến Charles Dickens có mùi quýt, mùi cây bách xù và đinh hương. Tất nhiên, anh ta là một con mọt sách sống ở một đất nước nhiều người thích đọc sách.
Hình ảnh người mua sách ấp cuốn sách vào mặt hít mùi sách mới rất dễ bắt gặp đâu đó ở nhà sách, ngoài đường sách. Vậy sách có mùi gì? Tôi nhớ sách thường có mùi thơm nhẹ như vani, có khi có mùi chua nhẹ. Người ta nghiên cứu rằng giấy làm từ gỗ có chứa chất clignin, một hóa chất có liên quan mật thiết với vanillin là hợp chất tạo ra hương vani.
Ở Anh, từ một cuốn sách cổ xuất bản năm 1928, người ta ngửi thấy một phần của cuốn sách này là một trong tám mùi không xác định, bao gồm mùi sô cô la, mùi lửa than, mùi… nhà trọ cũ, mùi chợ cá, mùi vải lanh, bã cà phê, nước xốt và cà ri. Ở nhiều nơi, người ta cảm thấy mùi sôcôla là phổ biến nhất. Sau đó là mùi cà phê, mùi cà ri, gỗ và mùi than củi. Sách trong một nhà thờ ở Anh có mùi gỗ, khói, đất, vani, mùi mốc, hạnh nhân, mùi cay nồng, dược liệu, hoa, trái cây, mùi bánh mì, cam quýt, mùi chua, và mùi kem… Tôi nghĩ, nếu có ai thích ngửi mùi sách, thật ra đó là tình yêu đối với sách mà mùi hương là chất dẫn truyền.
Chắc chắn mùi của sách ở châu Âu khác mùi sách ở xứ nhiệt đới. Cuốn sách trong căn nhà ẩm thấp hay thiếu vệ sinh dễ hình thành mùi của sách. Sách càng cũ càng có mùi riêng. Mùi sách có được còn từ những thói quen của người đọc sách. Có ai ăn vặt khi đọc không? Có ai đã làm đổ rượu, hút tẩu, hay vừa đọc vừa nấu bếp đốt bằng củi? Có cuốn sách nào được dùng đế… chống chân ghế hoặc đập con ruồi, con muỗi hay con gián không? Có ai ép lá thuộc bài, cánh hoa hồng hay cánh hoa phượng không? Tất cả đều tạo nên hương của sách.
Vậy sách ở Việt Nam có mùi gì?
Thập niên 1940, khi giấy in khan hiếm, người ta dùng giấy dó in sách, vậy sách bằng giấy dó có mùi gì? Sau năm 1975, giấy in sách dùng giấy tái chế có mùi gì? Trong trí nhớ, tôi nghĩ đó là mùi than củi khét, mùi cỏ khô, có đúng vậy chăng? Mùi sách in bằng giấy tái chế gắn chặt với thời bao cấp khốn khó, thèm đọc sách đến độ không thể tưởng tượng rằng mình có thể đọc được những cuốn sách giấy đen xỉn đến như vậy.
Mua lại vài cuốn sách xưa như Đội săn của quốc vương Xtac hay Nhà nguyện Critxtốp, lại cảm thấy có mùi ẩm mốc và mùi bụi lâu năm không thoát được Mùi sách gắn với những kỷ niệm. Tôi nhớ ba tôi thích vừa đọc sách vừa rít ống điếu (bây giờ gọi là tẩu). Khi giở mấy cuốn sách ba thường đọc đi đọc lại như bộ Con đường đau khổ của Alexey Tolstoi hay bộ Sông Đông êm đềm của Solokhov, thoảng qua mùi thuốc lá Gò Vấp. Tuy nhiên, khi giở ra bộ Tam Quốc Chí mà ông đọc thường xuyên thời trước 1975, lại có mùi thuốc lá nhồi Half and Half mà sau này tôi biết đó là mùi anh đào.
Những ngày hè mùa mưa tuổi nhỏ, không đi chơi được, tôi ôm bất cứ sách gì đang có để đọc. Ánh sáng ngày mưa ngoài cửa sổ không đủ nên sách được dí sát vào mắt. Tôi nhớ nhiều cảm giác lúc đó với mùi sách ấm, hơi chua sát tận mũi.
Tôi nghĩ, nếu có ai thích ngửi mùi sách, thật ra đó là tình yêu đối với sách mà mùi hương là chất dẫn truyền. Cuốn sách mới mua, nâng niu trên tay nhưng chưa đọc được ngay thì động tác ấp sách vào mặt để cảm nhận mùi hương là cách tiếp nhận ban đầu chóng vánh nhất. Đối với những cuốn sách xưa cũ, sách quý trong thư viện mới có, sách do người Pháp viết về Đông Dương, sách giấy dó của Tản Đà, sách L’art à Hue… mùi sách đôi khi ẩm mốc, đôi khi khô cứng hay bụi bặm…. tỏa ra mùi quá khứ, mùi thuộc địa, mùi của những ngày xưa lạc hậu, lễ nghĩa cũ mòn… Ai đã cầm đến những cuốn sách này: ông Tây thực dân? Cụ Vương Hồng Sển? ông Sơn Nam?… Nó đã nằm ở đây từ khi nào, lưu lạc vào Nam từ biến cố 1954, Huế 1968 hay được thu mua sau này?
Người ta có thể đoán tuổi một cuốn sách dựa vào mùi giấy cũ in ra cuốn sách đó đang trong quá trình tự hoại dù rất chậm. Điều đó được giới bán sách cổ nghiên cứu kỹ. Trong số đó, vài người đã tìm cách làm sách cổ giả, ngoài hình thức cũ kỹ và tàn tạ bằng kỹ thuật in ấn, kỹ thuật đóng sách theo kiểu cổ điển và nhiều thủ thuật khác, họ bắt buộc cần phải tạo mùi mốc, ẩm lâu ngày, bụi và những mùi khác để đẩy tác phẩm giả mạo tinh vi của mình lên giá rất cao mà chỉ giới siêu giàu mới mua nổi. Đó là câu chuyện ở nước ngoài và biết đâu nó sẽ lan tới thị trường sách Việt!
Tôi nhớ mấy năm đầu thập niên 2000, thị trường sách khởi sắc do các công ty văn hóa tư nhân được làm sách liên kết. Sách tồn nhiều nên vài nơi bắt đầu bán sách giảm giá, đến tận kho chọn lựa. Cảm giác được bò dưới sàn xi măng lựa sách, lúc đó đã bề bộn không theo thứ tự nào, thật sung sướng.
Mùi sách cũ lưu kho thoảng trong không khí, không giống lắm mùi của những tiệm sách cũ… kiểu gì cũng là những khoảnh khắc hạnh phúc, nhắc tôi nhớ tuổi nhỏ cùng anh đi mua sách ở mấy cái sạp gần khu vệ sinh công cộng trên đường Lê Lợi, và những lần tự đón đi xe lam ra chợ sách cũ Đặng Thị Nhu sau năm 1975…
Trong 10 ngày tới Kẻ Đi Tìm sẽ cố gắng cung cấp cho các bạn các diễn tiến ngoạn mục và hấp dẫn của sự kiện được quan tâm nhất của nền dân chủ tiêu biểu trên thê giới, nước Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11, 5-2024.
Tin tức sẽ được thu thập từ các báo Châu Âu (BBC, AFP, VOA, RFA, …) và Châu Á (Nikei Asia Nhật, Bưu Điện Hoa Nam- Hồng Kong, cũng như báo chí Hoa Kỳ, từ các nguồn trung thực và độc lập (The Hill, Pod Cast uncensored, …) không liên kết với lưỡng đảng Cộng Hòa cũng như đảng Dân Chủ.
Hôm thứ Bảy, Michelle Obama đã bày tỏ “nỗi sợ thực sự” của mình rằng Donald Trump có thể giành lại Nhà Trắng khi cựu đệ nhất phu nhân nổi tiếng này đưa ra lời kêu gọi nồng nhiệt tới cử tri trong cuộc bầu cử đang diễn ra vô cùng căng thẳng tại Hoa Kỳ.
Bà cho biết ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris sẽ là “tổng thống phi thường của Hoa Kỳ” nếu được bầu chỉ trong 10 ngày nữa.
Tuy nhiên, với các cuộc thăm dò dự báo về một sự cân bằng thực sự, Obama cũng nói về cảm giác thất vọng và lo lắng mà ít ai trong nhóm của Harris dám bày tỏ sau khi bà mất đi một số lực đẩy trong những tuần gần đây.
“Hy vọng của tôi về Kamala cũng đi kèm với một số nỗi sợ hãi thực sự,” Obama nói, chỉ trích hồ sơ của Trump và hỏi, “Tại sao cuộc đua này lại diễn ra sít sao như vậy?” …
Cuộc phỏng vấn podcast của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump với Joe Rogan đã đạt hơn 26 triệu lượt xem trên YouTube trong 24 giờ đầu tiên.
Đây là lần xuất hiện trên podcast được xem nhiều nhất từ trước đến nay của cả hai ứng cử viên trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 và là một trong những tập Joe Rogan Experience được xem nhiều nhất trong lịch sử.
Trump đã ngồi cùng Rogan trong suốt ba giờ đồng hồ trong chương trình podcast, thảo luận về nhiều chủ đề từ UFO, tác động được cho là của các tua-bin gió đến sức khỏe tâm thần của cá voi, đến sự hối tiếc của Trump khi còn tại nhiệm và tuyên bố sai sự thật của ông rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp thông qua gian lận bầu cử trên diện rộng.
Joe Rogan Experience là podcast được xem nhiều nhất trên thế giới. Nó có 14,5 triệu người theo dõi trên Spotify và 17,5 triệu người đăng ký YouTube.
Đức Giáo Hoàng khuyên nhủ: “Người ta nên bỏ phiếu và chọn điều ít xấu xa hơn,”
Nicole Winfield của hãng tin A.P., ngày 14 tháng 9 năm 2024, tường trình rằng trên chuyến máy bay chở ngài từ Singapore trở lại Rome hôm thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ trích cả hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ vì những gì ngài gọi là chính sách chống lại sự sống về phá thai và di cư, và ngài khuyên người Công Giáo Hoa Kỳ nên chọn người mà họ cho là “ít ác hơn” trong cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ.
“Cả hai đều chống lại sự sống, dù là người đuổi người di cư hay người giết trẻ sơ sinh”, Đức Phanxicô nói thế. … Đức Phanxicô cho biết di cư là một quyền được mô tả trong Kinh thánh và bất cứ ai không tuân theo lời kêu gọi trong Kinh thánh là chào đón người lạ đều đang phạm phải “tội lỗi nghiêm trọng”.
Ngài cũng thẳng thắn khi nói về phá thai. “Phá thai là giết chết một con người. Bạn có thể thích từ này hoặc không, nhưng đó là giết người”, ngài nói. “Chúng ta phải thấy rõ điều này.”
Năm năm trước, cái chết của 39 người Việt di cư ở Anh đã làm cả thế giới bàng hoàng. Nhưng thảm kịch này vẫn không ngăn được bước chân của nhiều người.
Bài viết của Allegra Mendelson cho Chuyên mục Điều tra của RFA
2024.10.26
Những người di cư từ Việt Nam và các nước khác rời tàu của Viện Cứu hộ Quốc gia Hoàng Gia ở Anh. Họ được giải cứu ở eo biển Manche sau khi rời Pháp ngày 4/8/2021
Nghệ An/London: Năm năm trước, anh Cường rời nhà của mình ở Nghệ An, một tỉnh bắc Trung bộ của Việt Nam, để đi lao động ở nước ngoài. Trong đầu anh chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là: kiếm thêm tiền để nuôi vợ và ba con.
Đầu tiên, anh đi tới Romania – nơi người ta nói là người Việt Nam dễ xin được visa (thị thực) cũng như kiếm được việc có thu nhập khá. Nhưng từ khi đặt chân đến đây anh phải chuyển qua một loạt các công việc lao động chân tay khác nhau nhưng lương anh nhận được cũng chỉ ở mức 500 USD – chưa bằng 1/3 số tiền người ta đã hứa hẹn với anh trước đây.
Vì phải trang trải chi phí sinh hoạt và trả tiền hối lộ cho mỗi lần chuyển việc, sau bốn năm, anh thậm chí đã không kiếm đủ số tiền gần 7.000 USD mà anh đã vay ngân hàng để trả cho công ty môi giới ngay từ đầu để được đưa tới Romania.
“Trong khoảng thời gian đó, tôi nhận được một cuộc gọi từ một nhóm đưa người di cư bất hợp pháp. Họ nói rằng họ có thể đưa tôi tới Anh” – người đàn ông 39 tuổi kể lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua một người phiên dịch viên vào đầu tháng 9 vừa qua.
“Tôi đã e sợ nhưng sau khi một nhóm người di cư khác đi với họ và đến nơi được, tôi nghĩ như vậy là an toàn nên cũng đã đồng ý đi”.
Trong một tuần trời, anh bị nhồi vào ngồi ở thùng của nhiều xe tải và ngủ ở các nhà kho, nơi mà 20 người con người chỉ được ăn chung một ổ bánh mỳ.
Khi cả nhóm đến được “đích” – một khu vực bờ biển dọc eo biển Manche, anh Cường đã mất phương hướng tới mức anh thậm chí không hề biết mình đang ở nước nào.
Và đây là cảm nhận của anh trong một buổi tối tháng 6/2023 khi chứng kiến “ít nhất 60 người” được chất lên một chiếc thuyền nhỏ oanh liệt.
“Trong suốt chuyến đi tôi đã cầu xin Chúa cho tôi được sống sót. Tôi đã rất sợ và quanh quẩn với ý nghĩ rằng ‘thuyền này bị chở nặng quá và tôi sẽ không đến nơi được’ ” – anh chia sẻ.
“Tôi đã quyết định rằng sẽ không bao giờ làm việc gì như thế này nữa. Nếu sau này có ai đó rủ tôi đi như vậy, tôi sẽ nói không”.
Hoàn cảnh của anh Cường cũng không khá hơn nhiều sau khi lên bờ. Anh lại rơi vào cảnh nợ nần, nợ những kẻ đưa anh tới Anh hơn 26.000 USD. Anh đã đồng ý làm việc tại một trang trại cần sa để trả nợ nhưng đã bị sa thải trong năm nay và trở thành người vô gia cư, không việc làm và rỗng túi hơn so với hồi anh mới rời Việt Nam.
Mặc dù vậy, anh tự thấy mình may mắn. “Ít nhất tôi vẫn còn sống” – anh nói với RFA từ Luân Đôn – nơi anh đã sống kể từ khi mất việc.
Không phải tất cả những người dấn thân vào hành trình này đều được như vậy.
Cùng năm anh Cường rời Việt Nam, 39 người Việt khác cũng bắt đầu cuộc hành trình đến Anh. Vào tối ngày 22/10/2019, nhóm người này đã ngồi trong thùng của một chiếc xe đông lạnh tại Bỉ hướng đến Essex, một quận hạt nằm ở bờ biển phía đông nam nước Anh. Mười hai giờ sau, tất cả họ đều chết vì ngạt thở và hạ thân nhiệt.
Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair Grant/AP
Ảnh 2: Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair Grant/AP
Vụ việc này – vào thời đó là thảm kịch di cư tồi tệ nhất ở Anh trong vòng hơn hai thập kỷ – đã gây chấn động cả thế giới. Mặc dầu vậy, nó vẫn không ngăn được những người ở Việt Nam đi ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.
Cho dù họ đi bằng đường biển hay đường bộ, hàng ngàn người như anh Cường, kể từ đó, đã tiếp tục đánh cược sinh mạng và những đồng tiền chắt chiu tiết kiệm của mình với những kẻ môi giới xấu xa, tìm cách kiếm tiền từ những con người tuyệt vọng và dễ tổn thương.
Trong tháng 8 và tháng 9 năm nay, phóng viên RFA đã đến Việt Nam, Anh và Canada để nói chuyến với những người di cư và những nạn nhân của nạn buôn người, gia đình của họ cũng như các nhà nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ để tìm hiểu tại sao rất nhiều người vẫn rời Việt Nam ra đi, quá trình này thực sự như thế nào, và điều gì thường xảy đến với những người cuối cùng đã sang được nước ngoài.
Những sự thôi thúc
Nhiều người trong số người Việt ra đi có quê ở Nghệ An – tỉnh lớn nhất cả nước, giáp ranh với Hà Tĩnh. Hầu hết trong số 39 nạn nhân trong vụ việc tại Essex đều xuất thân từ hai tỉnh này.
Nghệ An có vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước. Ông Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo được kính trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đồng thời là Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam, được sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở xã Kim Liên, cách Vinh, thủ phủ của tỉnh 15 km về phía tây.
Nhưng di sản đó đã không giúp tỉnh tránh được việc trở thành một trong những địa phương nghèo nhất cả nước. Không có đủ việc để nuôi sống toàn bộ dân số 3,3 triệu người, vì vậy người dân “muốn đi nước ngoài để kiếm thêm tiền” – anh Mau, một kỹ sư điện từ Nghệ An, người quản trị nhóm Facebook ‘Người Nghệ An’ với hơn 44.000 thành viên cho biết.
Một biệt thự mới mọc lên phía sau một ngôi nhà truyền thống cũ trong một ngôi làng ở tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 10/10/2020. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP
Làm ruộng– nguồn thu nhập chính của hầu hết cư dân – luôn gặp thách thức vì thời tiết nổi tiếng bấp bênh, khắc nghiệt của tỉnh. “Khi nóng thì rất nóng. Khi mưa thì mưa rất nhiều, còn gây ra cả lũ lụt” – anh Mau giải thích. Những diễn biến thời tiết cực đoan này dự kiến sẽ còn tồi hơn trong 20 năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhiệt độ gia tăng.
Công ăn việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp rất ít. Một dúm nhà máy được xây dựng ở các khu vực nông thôn không đủ tương xứng với nguồn cung lao động, đặc biệt là khi dân số của tỉnh vẫn tiếp tục tăng.
Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Nghệ An vào năm 2022 là3,639 triệu đồng (khoảng 150 USD) – thấp hơn hơn 1 triệu đồng so với mức trung bình quốc gia. Thu nhập từ lương và tiền công có liên quan tới các loại việc làm chính thức, thậm chí còn thấp hơn, chỉ ở mức 1,758 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 71 USD).
Ngoài ra, áp bức về chính trị cũng là một lý do khiến người dân ra đi.
Về mặt giấy tờ, văn bản, một số quyền tự do đã được ghi trong Hiến pháp của Việt Nam, nhưng trên thực tế, Chính phủ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng cách ngăn chặn quyền tiếp cận thông tin, hạn chế không gian dân sự và giới hạn mọi hình thức bất đồng, đối lập về chính trị.
Bối cảnh này cũng là một phần trong những lý do khiến anh Cường quyết định rời Việt Nam ra đi.
Vài năm trước khi sang Romania, anh đã tham gia cuộc biểu tình phản đối một tập đoàn sản xuất nước ngoài đã xả thải hóa chất ra biển, làm chết hàng triệu con cá và lấy đi công ăn việc làm của các cộng đồng địa phương mà không bồi thường. Đây là một trong những cuộc biểu tình công khai lớn nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Các nhà hoạt động Việt Nam cầm biểu ngữ với nội dung “Hủy hoại môi sinh là giết người” và “Trả lại nước biển sạch cho chúng tôi” trong một cuộc biểu tình tại Đài Bắc, kêu gọi Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm làm sạch môi trường sau vụ xả thải hóa chất ra biển. Ảnh chụp ngày 10/8/2016. Nguồn ảnh: Chiang Ying-ying/AP
Ít nhất 41 nhà hoạt động tham gia các cuộc biểu tình này đã bị bỏ tù và 31 người đến nay vẫn còn bị giam giữ. Anh Cường nói với RFA rằng trên đường từ cuộc biểu tình về, anh đã bị công an mặc thường phục theo dõi. Mặc dù sau đó anh chưa từng phải trực tiếp gặp chính quyền về vấn đề này nhưng trải nghiệm này luôn làm anh ám ảnh, sợ hãi.
“Tôi cảm thấy rằng họ luôn để mắt tới tôi. Điều đó làm tôi sợ hãi khi phải rời khỏi nhà, thậm chí để đi làm và kiếm tiền” – anh chia sẻ.
Chủ động tìm kiếm cơ hội
Những người dân ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trò chuyện với phóng viên RFA đã mô tả ba cách thức/con đường mà hầu hết người dân có ý định ra nước ngoài thường sử dụng. Cách thứ nhất là thông qua các chương trình của Chính phủ, chủ yếu được thực hiện bởi hơn 500 công ty có giấy phép xuất khẩu lao động. Các công ty này lo việc tuyển dụng, nhập cư, đi lại và sắp xếp công việc cho người lao động Việt Nam khi ở nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam từ lâu đã ủng hộ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động, thường xuyên khuyến khích công dân của mình làm việc ở nước ngoài để nâng cao “chất lượng lực lượng lao động quốc gia” và thúc đẩy “hội nhập quốc tế”.
Hai chị phụ nữ đang lao động trên cánh đồng lúa – công việc phổ biến nhất ở khu vực phía nam tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA
Trong năm 2023, đã có 160.000 công dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc thông qua các chương trình được Chính phủ bảo trợ, tăng từ mức 142.000 người của năm 2022. Phần lớn các chương trình này đưa công nhân đi làm việc ở khu vực Đông Á, với hơn 90% số lao động sang Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc trong năm ngoái.
Tuy nhiên, Việt Nam không có thỏa thuận xuất khẩu lao động với hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mỹ – nơi nhiều người dân muốn đến vì họ tin rằng, ở những nơi đó, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Thay vì dựa vào các chương trình của Chính phủ, những người có ý định di cư này thường trông cậy vào các công ty tư nhân giống như công ty mà anh Cường đã sử dụng. Các công ty này không phải là pháp nhân hợp pháp ở Việt Nam nhưng người muốn đi lao động nước ngoài thường trả tiền dịch vụ cho họ để được chỉ dẫn và hỗ trợ đi qua các kênh di cư hợp pháp, nghĩa là có được visa và việc làm hợp pháp.
Mặc dù sử dụng dịch vụ của các công ty độc lập này, những người có ý định di cư vẫn có thể gặp các trở ngại, ở khía cạnh ngôn ngữ hoặc các kỹ năng khác, khiến họ không đủ tiêu chuẩn để được cấp visa. Trong những trường hợp này, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là ra nước ngoài bất hợp pháp với visa du lịch hoặc hoàn toàn không có visa và làm điều này thông qua các kế hoạch thường do các nhóm buôn người và đưa người di cư bất hợp pháp thực hiện.
Một văn phòng cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học và việc làm ở nước ngoài nằm trên một con đường ở phía bắc xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA
Dù đi bằng con đường nào đi chăng nữa, động lực chính của việc ra đi vẫn là để kiếm được nhiều tiền hơn để gửi về hỗ trợ gia đình. Năm 2023, lượng kiều hối ghi nhận ở Việt Nam đạt tổng cộng 14 tỷ USD – chiếm hơn 3% Tổng Thu nhập Quốc nội (GDP) của nước này – và dự kiến sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm tới, theo Tổ chức Đối tác Tri thức Toàn cầu về Di cư và Phát triển (Knomad) – một nền tảng theo dõi tình hình di cư.
Nước duy nhất ở Đông Nam Á vượt qua Việt Nam về mặt kiều hối là Philippines – một quốc gia cũng có tỷ lệ di cư ra nước ngoài đạt mức cao hàng năm. Theo Knomad, cả hai quốc gia này có tới 40% đến 60% lao động xuất khẩu đến Mỹ và Anh, nơi có mức lương cao hơn.
Làng Tỷ Phú
Nằm ngay phía bắc thành phố Vinh (Nghệ An), Đô Thành là một xã có rất nhiều người dân rời quê để đến Bắc Mỹ và châu Âu làm việc, cả bằng con đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Được gọi là “Làng tỷ phú”, thị trấn này, trong những năm gần đây, đã lột xác nhờ lượng kiều hối hào phóng được thân nhân từ nước ngoài gửi về. Khi đến thăm vào giữa tháng 8, phóng viên RFA đã được đích mục sở thị sự trù phú của thị trấn này – nơi các con phố được bao bọc bởi những cánh cổng mạ vàng lớn quây quanh các ngôi nhà nhiều tầng vừa được chỉnh trang.
Những ngôi nhà mới xây mọc lên phía sau những ngôi nhà cũ tại xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters
“Ở thị trấn này, mỗi gia đình đều có ít nhất một người thân đã đi nước ngoài làm việc” – ông Ninh, một người dân sống lâu năm ở đây cho biết. Ông và những người khác trò chuyện với phóng viên RFA và được dẫn lời trong bài báo này, đã yêu cầu chúng tôi chỉ sử dụng tên gọi (không phải tên đầy đủ) hoặc biệt danh của họ vì tính nhạy cảm của vấn đề di cư ở Việt Nam.
Ông Ninh, một người đàn ông có nét mặt tươi cười ở độ tuổi 50, đón nhận và tự hào về tiếng tăm của quê hương mình. Bốn trong số năm người con của ông đã đi làm xây dựng và làm nail (làmmóng chân, móng tay) ở Canada và châu Âu. Khi phóng viên RFA trò chuyện với ông Ninh, con út của ông, người gần đây vừa bước sang tuổi 20, đang chuẩn bị bay sang Canada để làm việc tại một nông trại.
Để đưa các con ra nước ngoài, ông Ninh đã sử dụng dịch vụ của một công ty tư nhân để họ lo việc xin cấp visa, sắp xếp việc đi lại và việc làm ở nước ngoài. Ông nói với RFA rằng các con của ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp và đều có visa làm việc hai năm.
Mặc dù thấp hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu theo tiêu chuẩn phương Tây, số tiền họ nhận được vẫn cao hơn nhiều so với thu nhập họ có thể kiếm được ở Việt Nam.
“Nếu các con tôi ở lại Việt Nam, chúng chỉ có thể làm những công việc chân tay và sẽ không được trả nhiều tiền” – ông Ninh giải thích rồi dừng lại để rít một hơi từ cái điếu cày của mình.
“Cách tôi nhìn việc này là: đi ra nước ngoài với chúng có khi còn tốt hơn. Chúng có thể làm cùng một công việc nhưng được trả lương cao hơn”.
Một con phố được bao bọc bởi những cánh cổng trang trí công phu và những ngôi nhà nhiều tầng ở xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: RFA
Đánh cược bằng tiền tiết kiệm cả đời
Mặc dù động lực ra đi rất lớn, việc đưa một người thân ra nước ngoài đòi hỏi nhiều tháng lên kế hoạch cũng như một sự đầu tư tiền bạc khổng lồ từ toàn bộ gia đình.
Ông Ninh đã phải trả 30.000 đô la để đưa mỗi người con của mình ra nước ngoài – số tiền này lớn hơn 200 lần thu nhập trung bình hàng tháng của người dân ở Nghệ An. Để có được số tiền này, ông phải vay nhiều khoản từ ngân hàng, cầm cố ngôi nhà của mình và vay mượn từ bạn bè, gia đình. Mỗi lần các con ông gửi tiền về – vài ngàn đô la mỗi tháng – số tiền đó được để dành để lo cho người con tiếp theo ra nước ngoài.
Và giờ đây khi người con út của ông đi ra nước ngoài, gia đình ông sẽ có đủ tiền để bắt đầu trả nợ, nhưng sẽ mất nhiều thời gian [để trả hết nợ] – ông nói.
Bà Hồng, một người bán hàng ăn ở xã Đô Thành, cũng phải trả 30.000 USD để đưa con trai sang Canada.
Bà nói với RFA rằng con trai bà đã thu xếp hầu hết mọi việc và tất cả những gì bà biết là số tiền này đã được trả cho một “công ty có trụ sở tại Canada chuyên hỗ trợ những người Việt có ý định di cư”. Nhưng cũng giống như trường hợp của ông Ninh, khoản chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đối với [kinh tế của] gia đình bà.
“Chúng tôi đã phải thế chấp ngôi nhà của mình nhưng cũng chỉ trang trải được khoảng 70% khoản phí. Vì vậy chúng tôi phải vay mượn từ gia đình, họ hàng số tiền còn lại” – bà Hồng giải thích.
Mặc dù nói rằng đã sử dụng dịch vụ của một công ty môi giới độc lập và các con ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp, ông Ninh lưu ý rằng ban đầu rất khó phân biệt giữa môi giới tốt và môi giới lừa đảo.
“Tôi đã rất sợ sẽ trở thành nạn nhân của việc lừa đảo. Chúng tôi đã trả rất nhiều tiền và phải hy sinh rất nhiều để có được số tiền đó trong khi chỉ có một trong 10 trường hợp như vậy là thành công” – ông Ninh chia sẻ.
Ông có lý do chính đáng để lo sợ. Năm ngoái, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã phát hiện ra ngày càng nhiều vụ lừa đảo thực hiện bởi các công ty giả danh là cơ quan xuất khẩu lao động hợp pháp.
Một số công ty chỉ muốn kiếm lời, lừa những người có ý định di cư để lấy tiền tiết kiệm cả đời của họ. Trong khi đó, những công ty khác lại tham gia mạng lưới lừa đảo lao động cưỡng bức nham hiểm hơn nhiều, đưa những người lao động dễ bị tổn thương vào các cơ sở ở Campuchia và Myanmar và bắt họ thực hiện các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng.
Một báo cáo gần đây của Viện Hòa bình Mỹ cho thấy các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là “điểm nóng của nạn buôn người”, phục vụ cho các cơ sở và sòng bạc lừa đảo đang ngày càng phổ biến ở hai quốc gia nói trên.
Một phụ nữ chở hàng bằng xe máy ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP
Minh, một thợ ảnh trẻ ở Vinh đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn buôn người nhưng lại bị lừa mất tiền tiết kiệm. Anh nói với RFA rằng khi anh đang vật lộn để tìm việc ở Việt Nam thì nghe về một cặp vợ chồng sống tại Nghệ An cung cấp các dịch vụ hợp pháp để hỗ trợ người muốn đi Canada.
“Khi đó, tôi chỉ nghe thấy những câu chuyện thành công của những người đã ra nước ngoài và kiếm được rất nhiều tiền. Vì thế, tôi nghĩ rằng mình không có gì phải lo sợ”- anh nói.
Anh đã trả cho cặp vợ chồng này khoản phí ban đầu là 90 triệu đồng (3.650 USD) nhưng sau một năm vẫn chưa hề nhận được tin tức gì.
“Họ nói với tôi rằng các giấy tờ chứng minh của tôi không đầy đủ nhưng tôi chắc chắn rằng họ thậm chí chưa bao giờ gửi hồ sơ của tôi đi. Họ chỉ lấy tiền của tôi và không làm gì cả” – anh nói.
Anh cho biết anh đã dành phần lớn số tiền tiết kiệm của mình vào khoản tiền đặt cọc này. Với lượng công việc ít ỏi có được ở Việt Nam, anh đã mất hơn một năm để kiếm lại số tiền đó.
Các công ty môi giới
Mặc dù sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới có rủi ro nhưng họ vẫn là một phần không thể thiếu của thị trường xuất khẩu lao động.
Các công ty hợp pháp và bất hợp pháp thường có trụ sở hoặc chi nhánh/công ty con ở những khu vực có tỷ lệ di cư cao. Tại Thiên Lộc, một xã ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh – nơi có nhiều người đã di cư ra nước ngoài trong những năm gần đây – có một số công ty môi giới được biết đến là đã giúp đưa lao động sang Hungary và sau đó là những nơi khác ở châu Âu. Trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, hầu hết người lao động thường bay đến Nga trước.
Chị Hà, một chủ tiệm làm đẹp trẻ tuổi ở Thiên Lộc, nói với RFA rằng đây là cách chồng chị lúc đầu dùng để rời quê đi nước ngoài vào năm 2018.
“Ban đầu, chồng tôi bay đến Nga bằng visa du lịch. Sau đó, anh ấy được đưa bằng đường bộ đến Đức và làm việc tại một nhà hàng có sử dụng người lao động không có giấy tờ” – chị Hà nói với RFA thông qua một phiên dịch viên tại tiệm của chị hồi giữa tháng 8.
“Anh ấy muốn ở lại Đức nhưng không xin được visa, vì vậy anh ấy đã đi sang Pháp, nhưng lại gặp vấn đề tương tự ở đó nên anh ấy lại sang Anh – nơi anh ấy hy vọng sẽ có thể ở lâu dài”.
Chị Hà không biết cụ thể tình hình của chồng mình, chỉ biết rằng anh đã tìm được việc làm tại một tiệm làm móng và đã nộp hồ sơ xin ở lại Anh lâu dài.
“Giờ anh ấy làm móng còn giỏi hơn cả tôi” – chị nói đùa trước khi nét mặt trở nên nghiêm nghị và đôi mắt ngấn lệ.
Chị và chồng thường trò chuyện trên điện thoại khi có thể và anh ấy đã gửi tiền về cho gia đình. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý và việc không biết khi nào được đoàn tụ là những trở ngại không dễ vượt qua với chị và các con.
“Đã sáu năm rồi kể từ khi tôi ở bên anh ấy lần cuối và tôi không biết lần gặp tiếp theo sẽ là khi nào” – chị nói.
Nhưng chị cảm thấy may mắn vì chồng chị vẫn được an toàn, đặc biệt là khi các gia đình khác ở huyện Can Lộc cũng có người thân đi nước ngoài nhưng đã không bao giờ còn được nhìn thấy người thân của mình nữa.
Ảnh chân dung cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, một trong 39 người di cư Việt Nam được tìm thấy đã chết trong một chiếc xe tải ở Anh, trên bàn thờ của gia đình cô ở Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019. Nguồn ảnh: AFP
Bà Nguyễn Thị Phong cùng chồng sống ở thị trấn Nghèn, gần xã Thiên Lộc, đã trở thành một trong những gia đình như vậy khi con gái họ, cô Phạm Thị Trà My, đã chết một cách oan nghiệt trong thùng của một chiếc xe tải ở Essex ở tuổi 26.
Háo hức đi Anh, Trà My đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ một công ty môi giới địa phương. Trong khi gia đình giúp thu xếp số tiền 40.000 USD để chi trả tiền đi lại và phí môi giới, Trà My đã tự mình sắp xếp hầu hết mọi việc.
“Nó đã tự mình sắp xếp mọi thứ, vì thế, chúng tôi không biết nhiều về hành trình này cho đến khi sự việc xảy ra” – mẹ cô, bà Nguyễn Thị Phong, nói với RFA vào giữa tháng 8.
Từ Việt Nam, đầu tiên Trà My đi sang Trung Quốc. Cô ở lại đó vài ngày rồi tiếp tục đến Pháp và cuối cùng là Bỉ, nơi cô lên chiếc xe tải đi đến Essex.
Trà My là người đã báo động về tình hình bên trong chiếc xe tải. Buổi tối trước ngày các thi thể được tìm thấy, cô đã gửi tin nhắn dưới đây cho bố mẹ mình: “Con xin lỗi bố mẹ. Đường đi nước ngoài của con không thành. Con chết vì không thở được. Con thương bố mẹ rất nhiều”. Nhưng mọi nỗ lực đã trở nên quá muộn. Chiếc xe tải được tìm thấy vào ngày hôm sau nhưng tất cả những người bên trong đều đã chết.
“Ít nhất nhờ có tin nhắn đó mà các thi thể đã được tìm thấy và cuối cùng được đưa trở về nhà với chúng tôi” – bà Phong nói.
Hai mươi chín người ở Anh và Pháp đã bị kết án liên quan đến vụ việc kinh hoàng này và một số công ty môi giới, trong đó có công ty mà Trà My sử dụng, đã bị đóng cửa – mẹ cô cho biết.
Ông Phạm Văn Thìn, bố của cô Phạm Thị Trà My, ngồi ở nhà tại tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 27/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters
Nhưng những tác động lâu dài của vụ việc này ở Việt Nam lại không đáng kể.
Bà Nga, một giáo viên ở Đô Thành, giải thích rằng dù vụ việc đã gây chấn động nhưng nó không ngăn được cuộc di cư ồ ạt theo cách mà nhiều người đã nghĩ.
“Người dân có chút sợ hãi nhưng vẫn rất háo hức đi ra nước ngoài. Họ biết làm vậy là rủi ro, đặc biệt là những người đi trái phép nhưng họ ở thế tuyệt vọng nên tiếp tục mạo hiểm” – bà Nga nói.
Trở ngại duy nhất trong những năm gần đây là các hạn chế mà các nước áp dụng trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Nhưng giờ đây những hạn chế này đã được dỡ bỏ và làn sóng di cư một lần nữa lại tăng vọt.
Từ tháng một đến tháng tư năm nay, Anh đã ghi nhận 1.060 chiếc thuyền nhỏ chở công dân Việt Nam vượt qua eo biển Manche để đến bờ biển nước này – đây là con số cao nhất trong tất cả các quốc gia và gần bằng tổng số thuyền ghi nhận được trong cả năm 2023. Hàng ngàn người Việt Nam khác cũng đã tiếp tục đi đến các nước khác ở châu Âu cũng như châu Á và Bắc Mỹ.
“Kinh tế hiện không được tốt, không có nhiều việc làm. Người ta nhìn thấy tất cả các trường hợp thành công và tiếp tục chọn đi ra nước ngoài nhưng tôi hy vọng họ sẽ nhớ những gì đã xảy ra với con gái tôi và dừng việc mạo hiểm” – bà Phong nói.
Các cây nến được sắp xếp thành số “39” trong một buổi lễ cầu nguyện và tưởng nhớ 39 nạn nhân được tìm thấy chết trong thùng xe tải ở Essex. Ảnh chụp ngày 2/ 11/ 2019. Nguồn ảnh: Yui Mok/AP
Cô đơn và cô lập
Lần đầu tiên anh Quan Tranh, một điều phối viên tại Cộng đồng Người tị nạn từ Việt Nam (CRV) ở Luân Đôn, nhìn thấy anh Cường khi anh đang nằm ngủ bên ngoài văn phòng làm việc mình.
Anh đã tìm cho anh Cường một căn phòng tại một khách sạn do Bộ Nội vụ Anh điều hành đồng thời đã và đang giúp anh nộp đơn xin tị nạn chính thức.
Đạo luật Chống Nô lệ thời Hiện đại của Anh, được thông qua vào năm 2015, đã giúp các nạn nhân của nạn buôn người dễ dàng xin tị nạn hơn. Tuy nhiên, nhiều người như anh Cường không hề biết điều này và do đó đã trở thành nạn nhân của các phi vụ lừa đảo. Họ phải trả tới 17.000 USD để thuê “người kể chuyện” để “chế ra” một câu chuyện tị nạn mà những người kể này cho là sẽ được các cơ quan chính quyền chấp nhận.
Đã phải vay nợ để trả tiền cho các công ty môi giới cho chuyến đi từ Việt Nam, những người di cư còn buộc phải nhanh chóng gom góp, tập hợp thêm một khoản tiền mặt lớn khác để trả cho những người kể chuyện này.
Tiếp theo, họ lại phải chờ đợi khá lâu. Trong khi chính phủ Anh tuyên bố mỗi hồ sơ xin tị nạn sẽ được xử lý trong vòng sáu tháng nhưng anh Tranh cho biết, trên thực tế, việc xét hồ sơ thường phải mất gần ba năm. Nếu người tị nạn sau đó muốn xin thường trú, sẽ mất thêm năm đến 10 năm nữa.
Chị Hồng vẫy tay chào khi đang bán thịt cho khách từ một tại con đường chính ở Đô Thành. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA
Tại Mỹ, tình hình cũng tương tự. Một luật sư về nhập cư, trong một cuộc trao đổi với RFA trước đây, giải thích rằng người di cư có thể có tới chín năm cư trú hợp pháp trong khi chờ hồ sơ xin tị nạn của họ được xử lý.
Tại Canada, một điểm đến được ưa chuộng khác, thường mất 3-4 năm để hồ sơ tị nạn được xử lý và thêm vài năm nữa để có được quyền cư trú – ông Lê, một người làm việc tại Trung tâm Cộng đồng người Việt ở Canada cho biết.
Để ứng phó với số lượng lớn người di cư, Anh và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào tháng tư năm nay, cam kết tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, thuận lợi hóa hơn việc hồi hương những người “không có quyền ở lại Anh” và thúc đẩy di cư bằng các con đường hợp pháp.
Mặc dù còn quá sớm để thấy được tác động rõ rệt từ thỏa thuận này nhưng anh Tranh nghi ngại rằng nó sẽ dẫn đến việc tỷ lệ người bị trục xuất về Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên, khi nói đến việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến các cuộc di cư ồ ạt, người dân Nghệ An và Hà Tĩnh nói với RFA rằng những gì đang được làm vẫn chưa đủ: hầu hết các nỗ lực của Chính phủ vẫn tập trung vào khuyến khích di cư ra nước ngoài hơn là cải thiện nền kinh tế địa phương.
Những yêu cầu bình luận của RFA gửi tới giới chức phụ trách lao động quốc gia và các sở ban ngành ở Hà Tĩnh và Nghệ An, chưa có được hồi đáp vào thời điểm đăng tải bài báo này. Các quan chức địa phương đã công bố kế hoạch thúc đẩy phát triển và kinh tế và lần gần đây nhất là một nỗ lực cải thiện giáo dục và cơ hội việc làm đến năm 2030. Nhưng ngay cả khi chính sách này thành công, sẽ mất nhiều năm để nhìn thấy tác động của chúng thực tế.
Anh Quan Tranh xem bức ảnh chân dung anh Cường – bức ảnh được chụp ngay sau khi anh Tranh phát hiện ra anh Cường nằm ngủ ở phía ngoài văn phòng làm việc của mình – đây cũng là lần đầu tiên họ gặp nhau ở Luân Đôn. Ảnh chụp ngày 4/9/2024 bởi Alastair McCready cho RFA
Trong khi đó, đối với nhiều người di cư, việc trở về Việt Nam là không thể.
“Hồi đầu, khi rời Việt Nam, tôi đã phải vay tiền ngân hàng để trả cho công ty môi giới và tôi vẫn chưa thể hoàn trả số tiến này kể từ khi ra nước ngoài” – anh Cường nói. “Nếu tôi trở về Việt Nam trước khi trả nợ [ngân hàng], tôi e rằng họ sẽ báo tôi ra công an”.
Anh Cường cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chờ đợi việc xét duyệt hồ sơ xin tị nạn ở Anh với hy vọng rằng hồ sơ của anh sẽ được chấp thuận và anh sẽ sớm tìm được việc làm.
“Tôi ước rằng tôi đã chưa bao giờ đến châu Âu thông qua các công ty môi giới xấu xa, lừa đảo” – anh nói và thêm rằng: “Nếu biết mọi việc trở nên thế này, tôi đã không làm như vậy”.