mặt khắp nơi của bầu trời trái đất với con người vậy.
hiện diện của các thiên thần Thiên Chúa giữa chúng ta là dấu chỉ Thiên Chúa đã
thực sự vạch xé mây trời đến ngự giữa chúng ta, Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở
cùng chúng ta.
httpv://www.youtube.com/watch?v=nlSUNZZHb6I&list=UUBoUB-hqnQqJw-dGnS_a09g&index=2
Chính tình yêu là một tặng phẩm hoàn hảo
Trầm Thiên Thu
Hai tuần trước lễ Giáng Sinh, tôi rời khu ngoại ô với một ít bạn bè để rảo quanh các đường phố Los Angeles. Tôi vừa đi vừa hát nhỏ: “Chuông leng keng, chuông leng keng, chuông giáo đường âm vang…”. Nhưng tôi không thấy những đứa trẻ cười và người qua lại, nụ cười ẩn giấu sau nụ cười”.
Tôi gặp hàng trăm người vô gia cư, những con nghiện tụ tập chỗ này chỗ nọ. Họ
xách theo những chiếc bịch ni-lông chứa các vật dụng thường, trong khi những
dãy nhà, những người mua sắm tranh thủ về nhà từ các cửa tiệm.
Không có gì mang vẻ ngày nghỉ. Tôi mong chờ Chúa can thiệp và nhắc nhớ tôi về
mùa lễ hội.
Qua ngày thứ hai của hành trình, người hướng dẫn mời chúng tôi nhìn ngắm khu
Metro Kidz. Chúng tôi theo chiếc xe đẩy phát bữa trưa, được vẽ những hình nghệ
thuật thánh graffiti, khi xe vòng quanh khu nhà nghèo. Âm nhạc âm vang từ những
chiếc loa và kéo theo hàng trăm trẻ em tới một hẻm cụt tĩnh lặng. Đủ lứa tuổi,
từ chập chững tới thiếu niên, chúng ùa theo. Mọi người cùng phát quà cho chúng.
– Em nào muốn chơi trò chơi?
– Con, con. – Một đứa trẻ nói với giọng tự tin.
– Để con, để con. – Cả đám đồng thanh hô theo.
Niềm vui lan tỏa và tôi mỉm cười.
– Được rồi. Chúng ta sẽ chơi và có thưởng. Tôi muốn kể chuyện Giáng sinh. Bao
nhiêu người đã từng nghe chuyện về Hài nhi Giêsu?
Hầu như mọi cánh tay đều giơ lên. Tôi ngồi bắt chéo chân giữa những đứa trẻ nói
cười khúc khích, có một đứa bé bò vào lòng tôi và ngủ ngon lành. Có gì đó chạm
vào cạnh sườn tôi. Quay lại tôi thấy một bé gái xinh xắn có mái tóc xoăn. Bím
tóc có chiếc kẹp hình cầu vồng đa sắc. Đôi mắt sáng và to. Tôi hỏi:
– Chào con. Tôi là Sandy. Con tên gì?
Nó có vẻ bẽn lẽn, mắt nhìn xuống đất, nói nhỏ:
– Con tên Erika.
– Con bao nhiêu tuổi? – Vừa hỏi tôi vừa đặt tay lên vai nó.
Erika vừa cười vừa nói:
– Con 5 tuổi.
– Con muốn chơi hả?
Nó nắm tay tôi, lắc đầu và nói:
– Không.
– Được rồi. Chúng ta ngồi xem nha.
Phần thưởng là đồ ăn, đồ chơi và sách được trao cho những em dự thi. Người
thắng nhận phần thưởng và giơ cao lên cho mọi người thấy.
Chúng nói với nhau:
– Xem bạn có gì nè!
Cuối cùng, đến lúc nghe truyện Giáng sinh và học những câu kinh thánh mới.
– Nghe đây! Chúng ta có vài phần thưởng nữa. Lắng nghe cho kỹ và trả lời nha
các con!
Ngồi giữa những đứa trẻ nghèo ở đường phố Los Angeles, Tôi rất vui và hạnh
phúc. Tôi nghe truyện về hai cha mẹ phải ở trong chuồng bò vì không còn quán
trọ cho họ. Tôi cảm thấy đứa bé ngủ trong lòng tôi như đứa trẻ được bọc trong
khăn và bú mẹ.
Erika lắng nghe câu chuyện đêm vọng Giáng sinh và nhích tới một chút. Nó chăm chú
nhìn và kiên nhẫn chờ phần thi.
– Hôm nay là câu kinh thánh trong thư thánh Giacôbê 1:17. Tôi sẽ đọc và các con
lặp lại nha. Mỗi món quà tốt đẹp và hoàn hảo đều đến từ Chúa Cha.
– Mỗi món quà tốt đẹp và hoàn hảo đều đến từ Chúa Cha. – Các em đồng thanh lặp
lại.
– Cảm ơn con đã lắng nghe. Con được nhận phần thưởng.
Erika giơ cao món quà gói giấy đỏ. Tôi chú ý mặt nó ngời sáng và miệng cười
tươi. Các em khác mở quà của mình ra xem, nhưng Erika không mở quà. Nó nhìn đứa
bé ngủ trong lòng tôi, rồi nó nói nhỏ vào tai tôi:
– Hôm nay con có quà Giáng sinh cho em con rồi.
Không biết đó là món quà gì, nó trao quà cho em nó. Tôi cảm động và rơi nước
mắt. Tấm lòng của Erika như Chúa Giêsu vậy. Mới 5 tuổi nhưng nó biết yêu thương
là món quà hoàn hảo, và tặng phẩm tốt nhất là biết yêu thương người khác.
(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul)
Trầm Thiên Thu
Mừng Chúa Giáng Sinh
Đăng bởi lúc 8:38 Chiều 24/12/12
VRNs (24/12/2012) – Sài Gòn- Giáng Sinh có nhiều điều để
nói, nhiều cảm xúc để viết, nhiều chuyện để hàn huyên, nhiều tâm sự để chia
sẻ,… Giáng Sinh cũng có nhiều bài hát dù không phải là Thánh ca, một trong số
đó là ca khúc “Mừng Chúa Ra Đời” của NS Tô Thanh Tùng (*).Ca khúc này
được viết ở âm thể Trưởng nhưng lại không vui rộn ràng, cũng không trĩu buồn,
mà giai điệu lại nghe rất giống Thánh ca với những ca từ rất Công giáo ngay cái
tựa đề: “Mừng Chúa Ra Đời”.
NS Tô Thanh Tùng dẫn thính giả đi từ Thành Thánh: “Thành phố Giêrusalem trong
một đêm lạnh giá giăng đầy, nghìn ánh sao trời bỗng một vì sao rơi ngời sáng.
Mẹ Maria nơi hang đá Belem, vinh danh Chúa sinh ra đời, Thiên thần chắp cánh
vây quanh”.
Ông có tầm nhìn của các Đạo Sĩ: “Nghìn ánh sao trời bỗng một vì sao rơi ngời
sáng”. Mùa sao sáng nên có rất nhiều sao lấp lánh trên nền trời tối đen,
nhưng đặc biệt có một ngôi sao sáng nhất, đó là “ngôi sao lạ” dẫn đường các Đạo
Sĩ đến hang Belem để thờ lạy Vương Nhi Giêsu. Thấy trong hang đá có Mẹ Maria và
các thiên thần, và ông thầm nguyện: “Vinh danh Chúa sinh ra đời”.
Dòng nhạc cứ chảy, ca từ giản dị mà sâu lắng. Ông có niềm vui như một nốt nhạc trầm: “Mùa Giáng sinh năm nay tôi lại vui mừng Chúa ra đời, mừng Chúa ra đời có
muôn màu hoa đăng ngập lối”. Lòng người vui hòa chung với hoa đăng muôn màu
giăng khắp các ngả đường, nhưng niềm vui trong lòng người khác lạ vì đó là niềm
vui của niềm tin Kitô giáo, niềm tín thác vào một Thiên Chúa toàn năng và bất
biến: “Một niềm tin Chúa ở ngôi cao, Chúa luôn ban phép cho người muôn đời
mãi mãi thương nhau”. Là Thiên Chúa và mệnh danh Tình Yêu, Ngài cũng làm
cho mọi người mãi mãi thương nhau. Dù là người bình thường, không có niềm tin
tôn giáo thì cũng vẫn luôn muốn yêu và muốn được yêu.
Ca khúc này được ông viết trong thời chiến, vì thế ông đặt mình vào vị trí một
người lính đang trấn giữ biên cương để bảo vệ tổ quốc và giữ hòa bình cho người
dân, ông cầu nguyện: “Chúa ơi, Chúa ơi, mùa đông nghe giá lạnh về, con đang
trấn miền biên giới xa xôi. Đêm nay, đêm nay, Chúa sinh ra đời, con nhìn từng
hỏa châu rơi, từng vì sao rơi, con nguyện cầu hai tiếng “Chúa ơi!”.
Trong chiến tranh, người lính đang làm nhiệm vụ luôn mang nhiều tâm sự, nhất là trong đêm Chúa giáng sinh, nhìn những ánh sao mà tưởng những ánh hỏa châu, nhìn những ánh hỏa châu mà tưởng những ánh sao. Sự lẫn lộn đó nói lên niềm khao khát hòa bình của con người. Nhưng con người bất lực, chỉ còn biết hướng tâm lên, tin
tưởng và cậy trông vào Thiên Chúa, và thân thưa: “Chúa ơi!”. Lời cầu nguyện giản dị và ngắn gọn, nhưng chứa đầy nỗi niềm. Thiên Chúa chỉ chờ con người tâm phục khẩu phục như vậy để Ngài ban ơn bình an.
Cuối cùng, ông cầu nguyện cho quê hương Việt Nam: “Lạy Chúa ban ơn cho Việt Nam bền vững muôn đời, hạnh phúc lâu dài, xây đắp một quê hương đổi mới”. Đổi
mới là canh tân, điều này luôn cần thiết trong cuộc sống đời thường, nhất là trong đời sống tâm linh. Có tích cực đổi mới thì mọi sự mới khả dĩ hanh thông và tốt đẹp: “Và từ đây trên khắp nơi nơi vang tiếng ca non nước thanh bình, quên những ngày chinh chiến điêu linh”.
Hòa bình luôn cần thiết, hòa bình trong tâm hồn, trong gia đình, trong xã hội,
trong đất nước, trong thế giới. Muốn có hòa bình đích thực thì công lý phải
được tôn trọng triệt để. Vẫn còn cảnh áp bức, bóc lột, gian lận, tham nhũng,
hối lộ, kỳ thị,… thì chưa có hòa bình đích thực.
Đất nước hòa bình, xã hội hòa bình, gia đình hòa bình,… nhưng lòng người chưa hòa
bình thì cũng chưa có hòa bình đích thực. Mỗi cá thể phải hòa bình với tập thể,
với cộng đồng, và mỗi con người phải hòa bình với Thiên Chúa, đó mới là hòa
bình đích thực.
Lạy Chúa Hài Đồng, chúng con hân hoan và rộn ràng mừng Chúa ra đời, xin giúp chúng con biết trang trí hang-đá-tâm-hồn bằng những dây kim-tuyến-nhân-đức và ánh-sáng-đức-tin để Ngài giáng sinh và ở lại mãi mãi, đồng thời xin giúp chúng con biết sống trong tình liên đới hòa bình đích thực ngay tại thế gian này, hôm nay và suốt đời. Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp giáng sinh và cứu độ của Ngôi Hai Thiên Chúa. Amen.
Trầm Thiên Thu
_________________________________
(*) NS Tô Thanh Tùng sinh năm 1944 tại Hồng Ngự (Đồng Tháp). Năm 19 tuổi, ông có sáng tác đầu tiên là bài “Hồng Ngự Mang Tên Em”. Năm 20 tuổi, ông lên Saigon
học trường Luật. Ở quán cà phê gần trường, ông quen một cô gái thu ngân tên
Diễm nhờ viết bài “Mắt Diễm Buồn” cho ca sĩ Elvis Phương hát ở quán. Bốn
năm sau, cuộc tình giữa ông và cô gái này kết thúc, ông viết bài “Giã Từ” nhưng
không xuất bản.
Năm 1971, ông quen một cô gái ở Sa Đéc, ông đưa cô này lên Saigon để hát thử bài
“Giã Từ”. NS Quốc Dũng đã phối âm, nhưng khi đem trình cho nhạc sĩ Lê
Dinh (lúc đó là trưởng phòng văn nghệ Đài phát thanh Saigon), NS Lê Dinh
không đồng ý cho phát trên đài. Tuy nhiên, sau khi nghe băng cassette, NS Lê
Dinh lại đồng ý cho phát vào “giờ vàng” Chủ nhật. Bài hát lập tức gây chú ý cho
khán giả Saigon lúc bấy giờ. Nhà xuất bản Minh Phát lập tức ký độc quyền phát
hành bài “Giã Từ”. Sau đó, Tô Thanh Tùng viết tiếp một loạt bài như: Xót Xa,
Mừng Chúa Ra Đời, Sao Anh Nỡ Đành Quên, Nhớ Người Tình Phụ,… Bài “Sao Anh Nỡ Đành Quên” nói về một mối tình khác của ông.
Sau năm 1975, ông được giữ chức Trưởng ban văn nghệ thị trấn Hồng Ngự 3 năm. Sau đó khó khăn ông phải bán đủ thứ, từ xà bông, dầu gió, nước mắm,… cho đến phụ tùng xe đạp, để sống qua ngày. Năm 1979, ông cho phát hành album cassette “Tình Ca Hương Lúa” với một số bài như: Người hàng xóm, Hồng Ngự mang tên em,… do
Nhật Trường và Bảo Yến hát. Có thể nói Tô Thanh Tùng là nhạc sĩ nhạc vàng đầu
tiên trong nước sau năm 1975 đã phát hành album nhạc ngợi ca quê hương. Album
bị nhiều người cho là “nhạc vàng đội mồ sống dậy” nhưng vẫn được Sở VH-TT Đồng
Tháp đồng ý cho phát hành. Hiện nay, ông vẫn chưa lập gia đình và sống ở Thủ
Dầu Một (Bình Dương).
Một số ca khúc khác của ông cũng được biết đến nhiều: Người Hàng Xóm (phổ thơ
Nguyễn Bính), Mẹ Của Tôi, Giăng Câu, Về Miền Tây, Xót Xa,…
Một ngày trong trại lao cải thời Xô Viết
Thứ ba, 20 tháng 11, 2012
Một ngày trong Đời Ivan Denisovicht của Solzhenitsyn là một trong những tác phẩm nổi bật nhất thế kỷ 20
Một ngày trong Đời Ivan Denisovich, tiểu thuyết kinh điển của Solzhenitsyn, được xuất bản vào tháng này 50 năm trước. Câu chuyện ngắn gọn đơn giản kể về người tù cố gắng sống sót trong Gulag – hệ thống trại cải tạo của Liên Xô – nay được coi là một trong những cuốn sách nổi bật nhất thế kỷ 20.
Trời vẫn tối, dù một luồng sáng màu xanh lá đã bừng lên ở phía đông. Làn gió mảnh, gian trá lén lút tiến về cùng hướng. Chẳng có khoảnh khắc nào tồi tệ hơn lúc anh phải có mặt để xếp hàng trong đoàn người đi lao động buổi sáng. Trong bóng tối, trong cái lạnh cứng người, mang theo bụng rỗng và cả ngày đang chờ phía trước. Anh mất đi sức mạnh phát ngôn…
Tháng 11/1962, cuốn truyện đã làm rung chuyển cả đất nước Xô Viết.
Alexander Solzhenitsyn miêu tả một ngày trong đời của tù nhân Ivan Denisovich Shukhov.
Nhân vật là hư cấu. Nhưng có cả triệu người như ông ta – những người dân vô tội, cũng như chính tác giả, từng bị đẩy tới Gulag trong làn sóng kinh hoàng thời Joseph Stalin.
Gulag
Kiểm duyệt và nỗi sợ hãi đã cản trở sự thật về những khu trại này tới được công chúng, riêng quyển này vẫn được in. Liên Xô không bao giờ trở lại được như xưa.
“Chúng tôi hoàn toàn bị tách biệt khỏi thông tin, và ông ta bắt đầu làm chúng tôi mở mắt,” nhà văn, nhà báo Vitaly Korotich nhớ lại.
Cuộc sống trong trại từng là những điều “chẳng dám nghĩ tới”, ông nói. “Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách và tôi chỉ nghĩ tới một điều đơn giản là ông ấy dũng cảm làm sao. Chúng tôi có rất nhiều nhà văn nhưng chưa từng có người nào dũng cảm thế.”
Chính là lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev đã phê chuẩn cho xuất bản tiểu thuyết của Solzhenitsyn, khoảng một thập niên sau cái chết của Stalin.
Ông ta nghĩ rằng, cho phép cuốn sách về Gulag ra đời sẽ giúp hạ bệ sự tôn sùng Stalin. Nhưng chuyện không chỉ dừng ở đó.
“Sau khi xuất bản, không gì có thể kìm hãm được nó,” Korotich kể lại. “Chúng tôi ngay lập tức nhận được bao nhiêu tài liệu bị cấm xuất bản. Nhiều người từng trong tù bắt đầu nhớ lại thời kỳ đó.
“Lúc đó không phải là thời của máy tính và máy in. Sách được in trên giấy cuốn thuốc lá, là cách duy nhất để in được số lượng lớn. Xô Viết bị phá hủy bởi thông tin, và chỉ một thông tin. Và làn sóng này bắt đầu từ cuốn Một ngày của Solzhenitsyn.”
Tom Courtenay đóng vai chính Ivan Denisovich trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết năm
Theo tài liệu của ông ta thì Shukhov phải vào đây vì âm mưu phản quốc. Ông ta đã thú nhận trong một cuộc điều tra – phải, ông ta đã đầu hàng để phản bội lại đất nước và quay về từ trại tù chiến tranh để thực hiện nhiệm vụ tình báo cho Đức. Nhiệm vụ này là gì, cả Shukhov lẫn người thẩm tra ông ta cũng chẳng tưởng tượng được. Họ để ngỏ nó ở đấy – chỉ là “một nhiệm vụ”. Các cậu trai của công tác phản gián đánh ông rã người. Lựa chọn cũng đơn giản: đừng ký và mặc áo khoác gỗ, hay là ký và sống lâu hơn được chút đỉnh…
Các nhà theo học thuyết cộng sản chủ nghĩa cố ẻm đi vụ này. Nikita Khrushchev bị phế truất, các hoạt động phô bày tội ác của Stalin bị ngừng, và đến năm 1974 Solzhenitsyn bị bắt và trục xuất.
Nhưng điều đó cũng không cứu được Liên Xô. Một khi Liên Xô tan rã, toàn bộ tội ác của Stalin trở nên rõ ràng.
Bên rìa Moscow, Anatoly Mordashev chỉ cho tôi thấy 13 nấm mộ tập thể trải dài khoảng một cây số trên cánh đồng.
Alexander Solzhenitsyn 1918 – 2008
Từng phục vụ xuất sắc ở Hồng binh trong Thế chiến II
Bị kết án tám năm lao động năm 1945 do viết chỉ trích về Stalin
Một số tác phẩm khác gồm có Cancer Ward and The Gulag Archipelago, ba tập truyện không hư cấu
Giải Nobel văn chương năm 1970
Tước quyền công dân Xô Viết và bị trục xuất năm 1974
Sống ở Hoa Kỳ tới năm 1994 rồi trở lại Nga từ đó
Điều xảy ra ở đây, trường bắn Butovo, được giữ bí mật trong suốt hơn nửa thế kỷ.
Giữa tháng 8/1937 và tháng 10/1938, 20.760 phạm nhân bị chuyển tới đây và bị cảnh sát mật của Stalin tử hình. Người dân sống xung quanh được trả lời về tiếng súng nổ là do người ta tập bắn.
Những người bỏ mạng ở đây là công nhân và nông dân Xô Viết, là nhà khoa học và dân chơi thể thao, là kỹ sư và nhân viên văn phòng. Họ bị tuyên là kẻ thù của nhân dân.
Mà đây chỉ là một trong số rất nhiều cánh đồng chết của kỷ nguyên Stalin trải trên khắp Liên Xô.
Mordashev nói với tôi, bây giờ thì nước Nga đã biết sự thật, họ sẽ không bao giờ làm ngơ với những gì đã xảy ra.
Nhưng nước Nga bắt đầu quên rồi.
“Ở cấp quốc gia, không ai từng tuyên bố cộng sản chủ nghĩa là tội ác, hay Stalin là kẻ bạo ngược khơi dậy chiến tranh trong chính nhân dân của mình.”
Natalya Dmitrievna, vợ tác giả Solzhenitsyn
Tôi tới thăm trường học ở Moscow và nói chuyện với vài học sinh tầm 16 tuổi. Chúng vẫn chưa được học về Stalin trên lớp.
Cuốn Một ngày trong Đời Ivan Denisovich nằm trong chương trình giảng dạy của trường, nhưng chỉ có ba trong số 21 học sinh từng đọc. Vậy chúng biết gì về Stalin?
“Tôi cũng không thể nói là mình có thích ông ta hay không vì tôi không biết nhiều,” một học sinh thừa nhận.
“Ở thời Stalin, mọi người chắc chắn là khi học xong đại học thì sẽ tìm được việc làm và họ có thể sống được,” đứa khác nói. “Nhưng thời này thì mọi người còn chẳng chắc được việc đó, họ còn không biết là mình có được đi làm hay không.”
Học sinh thứ ba nói với tôi: “Tôi khá chắc là Stalin thực sự muốn đưa Liên Xô thành quốc gia lớn, có ảnh hưởng mạnh tới tất cả mọi người. Ông là hình tượng vĩ đại. Nhưng màu sắc cá tính của ông thì khá đen tối.”
Trong cuộc trò chuyện của tôi với mấy học sinh, cảm giác như chúng tôi đang bàn luận về một nhân vật lịch sử xa xôi nào đó, tách biệt hẳn hiện tại cả nhiều thế kỷ – một lãnh đạo như Oliver Cromwell hay Ivan Bạo chúa chẳng hạn. Nhưng Stalin chỉ qua đời chưa đầy 60 năm trước.
Theo cuộc khảo sát gần đây, 48% người Nga ngày nay tin rằng Stalin có ảnh hưởng tích cực tới đất nước. Chỉ có 22% cho là tiêu cực.
Thánh giá đặt ở trường bắn Butovo nơi tù nhân bị tử hình
Người vợ góa của Solzhenitsyn, Natalya Dmitrievna, trách các lãnh đạo thời hiện đại của Nga, trong đó có Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin, thất bại trong việc đưa đất nước đối diện với quá khứ.
“Họ chẳng có hoạt động phô bày tội ác thời Stalin,” bà nói với tôi. “Ở cấp quốc gia, không ai từng tuyên bố cộng sản chủ nghĩa là tội ác, hay Stalin là kẻ bạo ngược khơi dậy chiến tranh trong chính nhân dân của mình. Giờ đã quá muộn cho tất cả các ngôn từ,” bà nói.
“Toàn bộ Đông Âu thời hậu Liên Xô cố gắng kết thúc bằng cách sống cộng sản, ở Ba Lan, ở Đức, ở khắp nơi,” Korotich nhớ lại.
“Ở đây thì không. Chúng tôi cần có Nuremberg như từng xảy ra ở Đức. Nhưng chúng tôi chưa từng có nó. Và cho tới khi chúng tôi bàn về các vấn đề chủ nghĩa cộng sản ở cấp độ mà Solzhenitsyn khởi đầu từ 50 năm trước, chúng tôi sẽ vẫn sống ở đất nước bán-Xô Viết này, cố gắng hòa nhập với nhân loại, nhưng lại sợ lộ thông tin về lịch sử của chính mình.
httpv://www.youtube.com/watch?v=GsQ0UjVsbtk&list=PL8071336FFEFFCDF6
httpv://www.youtube.com/watch?v=-0K4i_HX0EQ&list=PL8071336FFEFFCDF6
Nói cho con người (Thư Cần Giờ 1990-1993): Lm. Chân Tín (19)
nguồn: chuacuuthe.com
VRNs (21.12.2012) – Sàigòn – Cần Giờ
16/10/1990
Anh Lan mến,
Chúng ta mừng đầy tháng bị quản chế và lưu đày. Tôi nhớ ngày “lên
xe hoa” có 5 công an làm “phù rể” đưa về Duyên Hải “hưởng tuần trăng mật với
Nhà nước” trong 3 năm. Mình chào mọi người, nụ cười trên môi và lòng đầy hân
hoan, như các tông đồ bị tên vua bù nhìn Hêrôđê tống giam vì danh Chúa Kitô.
Nhân dịp này, tôi đọc lại lời thú nhận của mục sư Martin Niemoller
mà lòng mình vừa vui vừa buồn. vì các vị lãnh đạo tôn giáo đã thiếu can đảm như
mục sư. Nhưng mục sư đã sám hối, đã thú nhận sự hèn nhát của mình. Còn các vị
của ta trong Giáo hội của ta thì chưa! Mục sư nói:
“Lúc bọn đức Quốc xã bắt đầu bỏ tù những người cộng sản, tôi đã im
lặng, vì tôi không phải là người cộng sản. Tôi tiếp tục giữ im lặng, khi người
ta bắt giam những người xã hội dân chủ, vì tôi không phải là người xã hội dân
chủ. Khi người ta bắt bớ người công giáo, tôi cũng không phản đối, vì tôi không
phải là người công giáo. Và lúc họ giam tôi, thì ở nước Đức, không còn tự do và
nhạy cảm để phản đối” (Temps nouveaux, 10/9/1990)
Khi người cộng sản bị bắt giam và bị tra tấn, anh em ta đã lớn
tiếng phản đối bằng những cuộc xuống đường, thăm nuôi tù chính trị, viết bài
trên tạp chí Đối Diện, bị đưa ra tòa biết bao lần và tôi với tư cách chủ nhiệm,
bị lên án năm năm cấm cố và báo Đối Diện bị đóng cửa vĩnh viễn.
Sau ngày chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập ở miền Nam, anh em
ta cũng đã phản đối những vi phạm nhân quyền mà vì thế, anh bị quản chế tại
gia, còn tôi bị đày ra Duyên Hải và quản chế tại xã Cần Thạnh.
Như vậy là chúng ta đã thực thi chức năng ngôn sứ của người Kitô
hữu và đã không im lặng trước bất công của bất cứ chế độ nào. Đó là niềm vui và
hãnh diện của anh em ta. Hãnh diện chứ không tự kiêu, tự mãn, ví đó cũng là ân
huệ của Chúa, đó là sức mạnh của Thánh Linh. Nhưng đồng thời cũng là nỗi buồn
của chúng ta, buồn trước “sự im lặng đáng sợ” của những vị lãnh đạo trong Giáo
Hội. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, cầu nguyện cho các vị lãnh đạo Giáo Hội
được sức mạnh của Thánh Linh, hầu đủ can đảm phá “sự im lặng đáng sợ” kia.
Thái độ của nhà văn Soljnitsyne cũng trong ý hướng trên. Khi
Gorbatchev trả lại quốc tịch lại cho nhiều nhân vật đã bị lên án một cách bất
công bằng cách phao vu cho họ những tội như phản quốc, vợ nhà văn đã nói: “Bao
lâu Viện Kiểm sát LX chưa từ bỏ điểm chính để buộc tội ông là phản quốc và bao
lâu Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao chưa nói lên rõ ràng thái độ của họ với sắc
lệnh ngày 13/2/1974 về việc trục xuất ông Soljnitsyne, thì không có vấn đề trả
lại quốc tịch cho ông”.
Hôm công an thành phố xuống Duyên Hải làm việc với tôi và đọc nghị
quyết lần thứ hai của ủy ban Nhân dân Thành phố, tôi đã có nói với họ, cũng như
anh đã nói trên Sài Gòn với CA ngày 16/5/1990, là tôi không chấp nhận lý do đưa
ra và để đày và quản chế tôi: họ vu cáo tôi vi phạm an ninh quốc gia, chia rẽ
tôn giáo… Soljnitsyne đã không chấp nhận sự khoan hồng, khi người ta trả quốc
tịch cho ông mà chưa nhìn nhận ông ấy vô tội. Khi trả lời cho công an như trên,
chúng ta cũng có một lập trường như Soljnitsyne.
Gửi lời thăm chị Thanh Vân và hôn bé Lan Chi, bé Châu. Hôm chị
xuống cùng bạn bè thật vui, nhất là đối với “Incident Nguyễn Viết Khai”. Chắc
chị đã kể cho anh nghe. Lại một kích thích tố! Anh em cầu nguyện cho nhau.
Lm. Chân Tín
(NKNNL 1990-1991, trang 134-135)
httpv://www.youtube.com/watch?v=IDaJ7rFg66A&list=PLfe9JTtbGcgVmJJritb81QXvQB08TpI5R&index=11
Xin cám ơn anh TranNangPhung gởi