Một niềm phó thác

Một niềm phó thác

WGPSG  — “Xưa kia, có một bà cụ hay ủ rũ khi nghĩ đến 2 người con ở xa : trời
mưa thì bà nghĩ đến người con bán dép rơm bị ế ẩm, vì không ai mua dép
rơm để đi mưa; trời nắng thì bà lại nghĩ tới người con bán dù, vì ai lại
mua dù mùa nắng.

Hàng  xóm thấy vậy xúm vào khuyên bà hãy nghĩ ngược lại: trời nắng thì nghĩ
tới người con bán dép rơm được đắt hàng, còn trời mưa thì nghĩ tới đứa
con làm dù không đủ bán.

Bà cụ nghe theo và từ đó sống thật vui vẻ.”

Câu  truyện như lời nhắc nhở chúng ta hãy sống phó thác mọi sự trong tay
Chúa. Muốn cho cuộc đời đầy hoan lạc thì phải để Chúa dẫn dắt theo ý
Ngài. Thánh Phêrô và các bạn ngư phủ đầy kinh nghiệm biết không thể bắt
được cá nếu thả lưới vào lúc Đức Giêsu bảo, nhưng vì vâng lời Người nên
các ông đã nghe theo. Các ông đã được hưởng niềm vui bất ngờ vì đã làm
theo thánh ý Chúa.

Lạy  Chúa Giêsu mến yêu, Chúa đã bảo chúng con đừng sợ nhưng chúng con cứ
mãi lo âu khi thấy biển đời đầy sóng gió. ‘Nắng mưa là chuyện của Trời’
mà chúng con muốn bắt phải theo ý mình. Chúng con xin mượn lời bài hát
“Phó thác” để dâng cuộc đời chúng con trong tay Chúa:

“Một niềm phó thác đời con trong tay Ngài. Đừng bỏ con mồ côi, gục ngã trong đêm dài…” Đừng sợ (Lc 5,10).

Maria Thanh Mai gởi

“Lấp đất, hố tôi, lấp với tay cô nàng,”

“Lấp đất, hố tôi, lấp với tay cô nàng,”

Thì hãy chôn, trái tim non buồn thương.”

(Paul Simon/Scarborough Fair- Giàn Tiên Lý Đã Xa)

(Lc 21: 25-26)

Lúc tan ánh mặt trời”, giờ đã đến! “Trái tim non buồn thương”, thì hãy chôn! Ôi thôi. Phải chăng đó là giờ phút anh “lấp đất”, “hố tôi”, “giàn thiên lý đã xa mãi người ơi”? Người xa mãi, cứ tít mù lời đồn đại, về thế tận? Phải chăng ý/lời bài hát trên là lời “tiên tri”, “hạ hồi sẽ rõ”? Rõ như ban ngày. Như, ngày thế tận có thông tin dồn cục ở trang mạng?

Trả lời câu hỏi này, cũng nên tóm tắt vài bản tin đọc được ở Úc rất như sau:

“Tại sao thế giới không tận tuyệt ngày hôm ấy?

Vâng. Đó, chỉ vì mấy ông bạn làm lịch người sắc tộc Maya đã tính sai những tháng ngày còn dài, có thế thôi. Nhưng, chuyện này vẫn không ngăn cản cơ quan NASA của Hoa Kỳ vừa cho ra đĩa hình đặc biệt cho thấy lời tiên tri trên lịch của dân Maya, nước Mexicô đã không thành hiện thực.

Làm sao hiện thực được, khi ở đầu đĩa đã thấy ghi lời phân trần, như sau: “Xem đĩa, bạn sẽ thấy rõ một điều là: ngày hôm qua, thế giới của ta chưa đi vào “ngõ cụt”, tựa hồ ngày tận thế đâu. Đĩa hình nói ở trên chỉ muốn chứng tỏ một điều là: hành tinh
Nibiru được biết dưới tên “Sumêrian” sẽ đụng vào trái đất, xoá sạch sự sống của
mọi sinh vật ở đây. Nhưng sự thực, làm gì có hành tinh nào giống như thế.”

Lại có lời đồn này khác, cứ đưa ra những lời đoán rất bậy bạ những bảo rằng: Mặt trời sẽ hủy hoại trái cầu của chúng ta, cũng chóng thôi. Nhưng, một lần nữa, may cho con người, là đã có cơ quan NASA cũng chứng minh rằng điều này vẫn sai tuốt luốt. Chuyên gia Lika Guhathakurta lại cứ đoán già đoán non rồi bảo:

Ngay lúc này, mặt trời đang đi vào giai đoạn chóp đỉnh của chu kỳ 11 năm vần vũ vẫn cứ quay, nhưng nay là giai đoạn chót có hiện tượng kỳ lạ nhất trong 50 năm qua.”

Nói thế, có nghĩa là: từ trường mặt đất, lúc này đây, sẽ đi ngược chiều khiến cấu tạo nhiều biến động về khí hậu cực kỳ khó chịu? Và, hành tinh ta đang sống có rơi vào hố sâu đen ngòm mà trước đây ta chưa từng thấy? Cơ quan NASA một lần nữa lại nói tiếng“Không”, rất chắc nịch. Ts John Carlson cắt nghĩa trong đĩa hình rằng: “Ý niệm về thời gian mà sắc dân Maya khi xưa sử dụng đã đụng phải ý niệm của các nhà khoa học ngày nay, kiểu thoái hoá. Theo hiểu biết của ngành khoa học hiện đại,
thì Vụ Nổ Big Bang đã xẩy ra cách nay những 13,7 tỷ năm trời, rồi còn gì. Thế
nhưng, tháng ngày được ghi trong đống tro tàn mảnh vụn của nền khoa-học dân-tộc
Maya lại thấy những tháng ngày ngược ngạo đến tỷ tỷ năm xưa hơn thế. Lịch của
sắc dân này bới những cân-đong-đo-đếm như thế chỉ để dõi theo khoảng cách sai
biệt quá xa vời đối với hệ thống viết nên lịch chưa từng triển khai khi nào.
Thành thử, như quý vị thấy đó, chẳng có cái-gọi-là tận thế hay tận mạng gì hết
cả. Đấy chỉ là ý niệm vẩn vơ tương đương với chuyện quên không lấy lại đồng hồ
báo thức, chỉ thế thôi.”
(x. au.news.yahoo.com/world/a/-/world/15636301/why-didnt-the-world-end-yesterday 14/12/2012)

Thật đúng như phim tập! Phim, là phim về sự sống trên hành tinh mang tên địa cầu,
cũng rất rầu. Thế nghĩa là một số bà con ta hết chuyện để bàn rồi, bèn chui vào
địa hạt khoa học không gian với khoa chiêm tinh/bói toán rồi đồn rồi đoán. Đoán
thật hay đoán giả thế nào không biết, nhưng cũng đã làm nhiều người bấn loạn
lên, hết tự tử, rồi lại bắn giết các trẻ bé ở trường Mẫu giáo nọ, đến nực cười.

Thế nhưng, chuyện đáng cười của người đời không chỉ là đoán già đoán non ngày
thế tận. Mà là, những ý tưởng vẩn vơ, chết chóc, tựa hồ lời thơ với ca nhạc như
nghệ sĩ nọ vẫn từng hát:

“Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà.


Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa.


Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi.


Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi.”

(Paul Simon – bđd)

Quả là, mỗi sớm mai im lặng trôi, tình quên thật. Người cứ mải quên sót mọi thứ
tình, để rồi luận bàn mãi những điều ít thấy, ít xảy ra. Chẳng thế mà, đấng bậc
nọ đã phải lên tiếng cả trong nhà thờ, qua bài chia sẻ rất nổi cộm như sau:

“Cuối năm 1999, dân chúng khắp nơi chừng như vẫn hối hả, ưu tư khi thế giới đang từ từ bước dần vào những ngày đầu của thiên niên kỷ mới. Có người dựa vào Phúc âm, để quyết đoán rằng: ngày thế tận đã gần kề. Và, Đức Kitô nhất định sẽ quang lâm giáng thế một lần nữa, vào ngày sinh thứ 2000 của Ngài.

Những ai quả quyết chuyện này, xem ra đã liên tưởng đến câu ngạn ngữ mà các cụ ngày xưa vẫn dặn dò: hãy luôn đặt mình vào tình huống xấu nhất, để rồi từ đó mình mới tự tìm cách thoát ra, mà đi vào chốn lạc quan, đầy ân huệ. Thật ra, Đạo Chúa đã bước vào chốn lạc quan niên lịch từ thế kỷ thứ tư, sau công nguyên. Đúng hơn, đấy là năm 526 tại La Mã, tu sĩ uyên bác tên là Dionysius Exiguus đã dày công nghiên cứu các niên biểu ghi rõ ngày Đức Giêsu sinh ra, tử nạn và sống lại để biên
soạn làm niên lịch cho Hội thánh.

Nhiều năm sau, ông đã định ngày cho các nghi lễ phụng vụ để rồi đúc kết thành một bộ gọi là lịch Hội thánh. Với các dụng cụ sơ sài tự kiếm, một thày dòng chuyên tu như thày Dionysius làm được niên lịch Hội thánh như thế, cũng là chuyện phi thường, hiếm thấy. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các nguồn sử liệu bên ngoài và nhất là vào Tân Ước, khi kể về các vị cầm quyền Do Thái và La Mã ở Palestine, thì dứt khoát là lịch của Dionysius đã đi trễ, những 4 năm.

Đến năm 1582, Giáo hội biết rõ những sơ hở này, đã định sửa đổi. Tuy nhiên nếu sửa, thế giới sẽ phải bỏ phí đi, mất 4 năm. Chung cuộc, đã có quyết định là ta cứ để vậy. Như thế, tính đúng thực tại, phải thừa nhận rằng ngày Đức Giêsu quang lâm, lẽ đáng phải là năm 1996, chứ không phải 2000, như số dân con nhà Đạo từng khẳng định. Thêm một thực tế khác nữa, là: mỗi khi bắt đầu kỷ nguyên mới, tín hữu Đạo Chúa lại  được nghe kể về điềm thiêng dấu lạ trên mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao, tinh tú. Rồi đến, thiên tai hạn hán mất mùa, động đất sóng thần, cứ liên tục
xảy đến. Và, người dân ngoan hiền ở quận huyện lại sẽ cho rằng: ngày Chúa tái
lâm đã gần kề. Tuy nhiên, rõ ràng là ta vẫn chờ. Và, vẫn cứ chờ.

Nếu ai muốn xác minh về điềm báo khốc liệt như thế, có lẽ nên nhớ lại lời dặn dò của Chúa hôm trước: “Các con chẳng thể biết được thời gian và nơi chốn khi Con Người đến trong vinh quang.” Chính vì lời dặn này, mà cộng đoàn thánh Luca nghĩ rằng Đức Kitô sẽ nhanh chóng quang lâm, trong tương lai gần. Ngài sẽ đến lại trong huy hoàng, lộng lẫy. Thời gian vẫn cứ trôi. Điềm báo, dấu hiệu vẫn cứ đến. Và, cộng đoàn tiên khởi lúc đó mới vỡ lẽ rằng: ngày Chúa quang lâm không mang mốc chặng thời gian và không gian gì rõ rệt hết.

Thực tế cho thấy: thời gian và không gian luôn thuộc về Ngài. Hy vọng đợi chờ từ nơi tín hữu thời ban sơ đã phản ảnh tình huống bách hại, những là khổ đau. Tín hữu Đạo Chúa nay đà hiểu rõ: chẳng thể tuyên xưng lòng tin vào Đức Kitô một khi hành vi, cuộc sống của mình không phản ảnh được sự sống ở Nước Trời, Ngài hằng nói đến. Đó là mấu chốt của niềm tin. Đó mới là mốc chặng của Tin Mừng mặc khải.

Nói rõ hơn, nếu tín hữu Đạo Chúa sống và thực hiện điều Đức Kitô truyền dạy nơi Tin Mừng, bằng và qua cuộc sống thường nhật, thì chắc chắn thế giới này cần phải đổi thay. Thế  giới này sẽ có thay đổi. Thay đổi rất nhiều. Thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Và khi đó, Đức Kitô mới quang lâm trong huy hoàng lộng lẫy, như mọi người chờ mong.

Cho đến nay, chưa nắm rõ được ngày giờ thế giới nhân trần đã đi vào giai đoạn tận tuyệt chưa. Nhưng ở đây, vào những giây phút đầu của niên lịch Hội thánh, ta biết rõ được hai điều: Đức Chúa sẽ trở lại bất cứ lúc nào khi ta thực hiện được tình yêu thương – tha thứ. Khi ta biết san sẻ tài sản ta có. Và, biết xót xa, độ lượng. Biết hy sinh cho những người có nhu cầu hơn ta. Thứ đến, vào ngày quang lâm Ngài đến lại, có thể sẽ không có hiện tượng mặt trời mặt trăng quay cuồng, nhảy múa. Và có thể,
cũng chẳng thấy hiện tượng thủy triều dâng sóng ngút ngàn, đâu. Và cuộc đời ta
vẫn cứ phẳng lặng. Vẫn trĩu nặng tình thương yêu, như trước.

Thực tế Nước Trời quang lâm đang diễn tiến. Quang lâm chính là lúc tình yêu dũng cảm của bậc cha mẹ đối xử với con. Quang lâm, là lòng thương yêu triển nở của vợ hoặc chồng đang diễn tiến với người phối ngẫu yếu đau.

Quang lâm còn là, lòng cảm thương yêu giúp đỡ của thế giới đã phát triển đang đùm bọc các quốc gia nghèo, thuộc thế giới thứ ba. Đại để là, mỗi khi ta có được những tình thương cao cả như thế, thì Vương quốc Nước Trời đã nguy nga, tráng lệ đủ để chứng minh rằng những điều Đức Giêsu loan báo về việc Ngài quang lâm, vẫn đến với chúng ta mỗi ngày, mỗi giờ. Ở mọi nơi, vào mọi lúc.” (xem Lm Richard Leonard, Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng Năm C 02/12/2012 Bản Tin Giáo xứ Fairfield, Úc)

Có thể là bà con ta cứ mải bàn luận những chuyện tréo cẳng ngỗng như thế là do
hiểu không hết ý nghĩa của lời thánh hiền khi xưa từng viết:

“Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang

trước cảnh biển gào sóng thét.

Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc,

chờ những gì sắp giáng  xuống địa cầu,

vì các quyền lực trên  trời sẽ bị lay chuyển.”

(Lc 21: 25-26)

Hiểu sự đời như thế, có khác nào người nghệ sĩ lại cứ viết:

“Này! Nàng hỡi nhớ may áo cho người.


Giàn Thiên lý đã xa tít mù khơi.


Tấm áo cắt ngay, đã cắt trên khăn lụa là.


Là, chiếc chăn đắp chung những ngày qua.”

(Paul Simon – bđd)

Chăn đắp chung, những ngày qua”, có phải là những tư tưởng buồn sầu ảo
não, vì tin vào ngày chấm hết của thế giới? “Giàn thiên lý đã xa tít mù khơi”,
phải chăng là cõi đất trời nay, tít mù tắp?

Để giải đáp, lại xin nghe những lời của đấng bậc thượng thừa, rất như sau

“Anh chị em có bao giờ về thăm nông trại nào đó vào một mùa hè nóng bỏng không? Nếu có, chắc anh chị em cũng có kinh nghiệm không ít về chuyện khan hiếm nước, như thế nào. Bản thân tôi, có nhiều dịp từng về quê thăm nông trại của ông chú ruột. Lúc ấy, chúng tôi gồm chừng 6, 7 người anh em họ, phần đông sống ở thị thành, về đây lưu lại sống trọn kỳ nghỉ. Một lần về là một lần thấy vui. Duy có điều mà chúng tôi cứ nhắc nhau mãi: phải cẩn trọng, khi sử dụng nước! Dường như, chúng ta quen sử dụng lượng nước tắm gội bao giờ cũng gấp đôi dung lượng của người anh em sống ở vùng sâu vùng xa, nơi thôn xóm.

Tôi nhớ mùa hè năm ấy ở miệt dưới, bà con chúng ta đã phải trông chờ hầu như suốt chín tháng trời ròng rã vẫn không thấy một giọt rơi vãi những nước mưa. Mãi về sau, vào buổi bóng xế hôn hoàng hôm đó, chúng tôi mới thấy cảnh “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”. Và, từng đám mây vần vũ từ đâu đến. Chốn thiên đàng như rộng mở. Và sau đó, từng khối và từng khối nước ào ào trút xuống đến độ chúng tôi không biết
lấy gì để hứng. Tựa như một hoạt cảnh, anh em chúng tôi vụt dậy chạy nhanh ra
đứng ngồi nơi lộ thiên, quyết vui hưởng ơn mưa móc tràn đầy những nước và nước.
Chẳng một ai muốn cất nên lời. Anh em chúng tôi, đứng đó tận hưởng những giọt
vắn giọt dài, đầy ân sủng. Mình mẩy chúng tôi ai nấy đều ướt sũng như chuột
trong hang ngập nước, nhưng vẫn cứ đứng mà đón nhận ơn mưa móc. Vạn vật, chừng như chỉ mong mỗi một điều là được triền miên tắm gội, toàn bằng nước .

Trong thư thánh Giacôbê tông đồ, hình ảnh mong chờ cơn nước lũ đổ xuống trên ta, được coi như ví dụ để hiểu rõ thế nào là sự chờ đợi ngày Đức Kitô đến lại. Đây, là hình ảnh sắc nét nhất, về Vọng chờ. Mỗi năm, vào mùa này, ta đều liên tưởng đến cảnh trí, qua đó nhân loại ao ước chờ mong dấu hiệu về cuộc sống mới, nơi Giêsu Đức Chúa.

Nhiều thế hệ cứ thế trôi qua, nhưng dân con nhà Đạo vẫn ngước mắt nhìn lên bầu trời rộng mở, ngong ngóng/kỳ vọng có được dấu hiệu nào đó cho thấy: hôm nay là ngày ơn cứu độ của Đức Chúa đổ tràn hồng ân, cho muôn dân. Thế rồi, vào buổi tối trời hôm ấy, theo cách thức không ai có thể mường tượng được; không kèn không trống, một Hài Nhi đã lao vụt về với thế giới gian trần, để lập nên triều đại cuối cùng, cho tình yêu của Đức Chúa.” (xem Lm Richard Leonard sj, Suy Niệm Lời Chúa , Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng năm C, Bản Tin Giáo xứ Fairfield Úc 16/12/2012)

Nói gì thì nói, bàn gì thì bàn, hỡi bạn và hỡi tôi, ta cũng chỉ nên bàn bằng các câu truyện kể nhè nhẹ về tình yêu, hy vọng và niềm tin còn đứng vững như sau:

“Ngay từ khi lọt lòng mẹ, bác sĩ đã quả quyết rằng Kimberly Marshall không thể nào sống được. Bé bị chứng Cytic Fibrosis, một chứng bịnh bẩm sinh và di truyền mà người ta thường gọi tắt là CF. Trong sự tuyệt vọng để cứu sống con mình, mẹ của Kim đã mang bé về nhà, mỗi ngày ba bốn giờ, bà và bà ngoại của Kim đã thay phiên nhau vỗ nhẹ trên lưng và ngực của bé, với hy vọng mong manh là có thể làm tan đi những cục đờm đang đóng nghẹt trong phổi của bé. Một bác sĩ chuyên khoa về CF cho biết, diệt trừ những cục đờm bằng cách này, chẳng khác gì dùng chổi để quét mật ong trên sàn nhà.

Ngoài sự dự liệu của mọi người, bé Kimberly đã thoát được lưỡi hái của tử thần. Bé lớn lên và vào trường tiểu học.

Kim còn học vũ ballet và gia nhập đội soccer của trường. “Kìa nhìn xem công chúa của tôi” mẹ của Kim thường hãnh diện nói như vậy, mổi khi bà đứng bên lề sân cỏ để xem Kim đá bóng.

Bà vẫn mơ ước là Kim sẽ lớn lên bình thường nhưng những đứa trẻ bình thường khác. Bà mơ ước rằng Kim sẽ lên trung học, sẽ tham dự buổi khiêu vũ cuối năm lớp 12, và một buổi tối sẽ ngẩng mặt lên để đón nhận nụ hôn đầu của một chàng thanh niên đẹp trai.

Nhưng bác sĩ Robert Kramer, vị bác sĩ chuyên khoa về CF đầu tiên tại Dallas, đã nhiều lần khuyến cáo mẹ của Kim là cô bé chỉ tạm thời lướt thắng được cơn bịnh mà thôi. Giống như một tên sát nhân nguy hiểm, các bác sĩ chưa có phương cách để ngăn chận được CF. Mặc dù với nền y khoa hiện đại cùng thuốc men và máy móc tối tân, cũng chỉ giúp các bệnh nhân dễ chịu hơn, ít đau đớn hơn mà thôi. Tuổi thọ trung bình của các bệnh nhân CF chỉ ở vào khoảng 29.

Ðúng như lời của bác  sĩ Kramer, sức khoẻ của Kim tự dưng tuột dốc như một cái phao bị xì hơi. Mẹ của Kim, không còn cách nào hơn, bắt buộc phải mang Kim vào bệnh viện Presbyterian tại Dallas để chữa trị. Và cứ như vậy, Kim chỉ khoẻ được vài tháng, rồi lại phải vào bệnh viện…, lại khoẻ vài tháng rồi lại vào bệnh viện.

Trong những lần phải nằm bệnh viện, Kim luôn luôn mang theo những con thú nhồi bông, cái chăn màu  hồng mà cô bé thích nhất, cùng quyển nhật ký thân yêu. Mỗi khi chứng kiến một bạn cùng phòng bị CF cướp đi mạng sống, Kim lại viết vào nhật ký của mình, chẳng hạn như: “Wendy đã chết vào lúc 8 giờ sáng nay. Tội nghiệp nó quá. Nó đã đau đớn suốt đêm”. Mẹ của bé đã nghĩ thầm “Có lẽ đây là cách Kim
chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra cho cô bé trong tương lai chăng?”.

Trong một thời gian, Kim đã cố gắng sống như một đứa trẻ “bình thường”. Cô thường hay gọi những đứa trẻ may mắn không bị chứng CF là “bình thường”. Trong những năm ở trung học, Kim đã cố gắng để lấy điểm A hay B. Cô mặc áo đầm dài để che giấu đôi chân gầy guộc, khẳng khiu của mình. Khi những bạn học hỏi về những cơn ho không dứt của cô, thì Kim trả lời rằng cô bị hen suyễn. Cô cũng chở những
bạn gái khác trên xe hơi của mình, cũng bấm còi inh ỏi, cũng vẫy tay chào và
cười duyên với bọn con trai cùng trường.

Nhưng Kim vẫn không thể lừa dối được thực tế. Bộ tiêu hoá của cô đặc nghẹt những đờm, khiến cô bị đau bụng và tiêu chảy. Thần kinh bị xáo trộn nên Kim đi đứng không vững. Ðôi khi Kim cũng bị hoa mắt.

Cuối cùng, cuối năm lớp 12, Kim phải rời trường để học tại gia vì sức khoẻ của cô quá yếu. Trong một phút nản lòng, Kim đã từ chối không muốn hình của mình được đăng trong kỷ yếu của trường, viện cớ là cô quá ốm yếu và xấu xí. Chán chường, Kim trở nên gắt gỏng với mọi người và hay cãi cọ hoặc xung đột với em gái của mình. Ðể giải sầu, Kim xem đi xem lại bộ phim “Blue Lagoon” không biết bao nhiêu
lần. Bộ phim nói về cuộc đời của hai đứa trẻ, một trai một gái, bị đắm tàu và
sống bơ vơ trên một hoang đảo. Cuối cùng, hai người đã yêu nhau tha thiết.

David Crenshaw, một bệnh nhân CF, đã để ý đến Kim khi hai người còn điều trị tại bệnh viện Presbyterian vào mùa xuân 1986. Kim, ở tuổi 16, ốm và xanh xao nhưng không thiếu nét dễ thương với mái tóc đỏ ngang lưng, buông xoã trên chiếc áo ngủ
hồng. David, lúc đó 18, mặc áo thun rộng thùng thình, quần pajama bạc màu, mang
cặp kiếng cận to tổ bố với hai gọng kính gãy được dán lại với nhau bằng miếng
băng keo.

“Ðừng hy vọng con bé để ý đến mày”, Doug Kellman, người y tá trong bệnh viện thường trêu David như vậy mỗi khi bắt gặp David đang mê mẩn nhìn trộm Kim. Thật tình mà nói, khó có thể tưởng tượng được David và Kim sẽ trở nên một cặp tình nhân. Kim thích quần áo đắt tiền, nước hoa và mỹ phẩm. Cô thích ngồi hằng giờ trên giường để đọc tiểu thuyết tình cảm. Trong khi đó, David nổi tiếng thích lấy le với
những cô gái bằng những mầu chuyện vui tục tằn.

Trông có vẻ yêu đời và khoẻ mạnh, David là một huyền thoại của khu CF. Không một bệnh nhân nào thuộc khu CF dám làm những việc David đã làm. Chẳng hạn như khi David không phải nằm bệnh viện, anh rất thích đua xe hơi mini tại sân đua gần nhà. “Mục đích của chúng tôi là giúp cho David sống như một đứa trẻ khỏe mạnh. May ra nhờ vậy, nó có thể lướt thắng được căn bịnh hiểm nghèo này”, ba của David đã nói như vậy.

Ðúng thế, David không  bao giờ biểu lộ cho người khác biết là mình bị bệnh. Anh đã tổ chức cuộc đua xe lăn và cuộc thi ném cà chua trên từng lầu 3 của bệnh viện. Có một đêm, David đã dẫn một số bệnh nhân CF đi đua xe mini, trong sự giá lạnh của mùa đông với nhiệt độ bên ngoài xuống gần 0 độ bách phân. “Có lẽ hắn nghĩ rằng hắn bất tử”, bác sĩ Kramer thường đùa như vậy.

Trong suốt hai năm  trời, David thường đi qua cửa phòng của Kim, lấy can đảm vào phòng, tán tỉnh. Nhưng Kim chỉ mỉm cười rồi lại cắm cúi đọc sách. Nhưng David chẳng nản lòng. “Khi David được ở nhà trong khi Kim phải ở lại bệnh viện, David thường hay gọi điện thoại cho tôi để hỏi han bệnh tình của Kim, mặc dầu Kim chẳng bao giờ để ý đến David. Ngay cả những khi David hỏi giờ, Kim cũng không thèm đáp lại”, người y tá cho biết như vậy.

Một điều ngạc nghiên, rất nhiều mối tình đã được kết hợp trong khu CF. “Ðừng nghĩ rằng chỉ vì họ bệnh hoạn mà họ không nghĩ đến tình yêu”, bác sĩ Kramer nói như vậy, “Có lẽ họ nghĩ đến tình yêu còn nhiều hơn những người khoẻ mạnh. Ðó là một
cách để họ biểu lộ sức sống và sự yêu đời của họ cho mọ người biết”.

Vào cuối năm 1988, Kim  chơi thân với một bệnh nhân cùng khu CF tên là Steven. “Tôi không nghĩ mối tình của họ sẽ bền vững. Họ sợ phải sống với nhau”, David khẳng định như vậy. Ðúng như lời David, cuộc tình của Kim và Steven chỉ một sớm một chiều đã tan vỡ.

Cuối mùa thu năm 1989, khi David và Kim, cả hai cùng được dưỡng bịnh tại tư gia, David đã gọi điện thoại mời Kim đi ăn tối. Mặc dù Kim đã quyết liệt từ chối, David vẫn lì lợm bảo Kim “Anh sẽ có mặt tại nhà em vào lúc 8 giờ tối, không nhưng không nhị gì hết cả”. Hoảng sợ, Kim rủ theo cô em gái, Pettri, để cô em ngồi ghế trước
với David còn nàng thì ngồi băng sau, nhất định không thèm nói chuyện với
David. Suốt bữa ăn, Kim hoàn toàn im lặng.

Nàng đã trợn mắt lên với David khi anh đề nghị cả ba cùng đi khiêu vũ. Khi David đưa Kim về đến nhà, nàng mở cửa xe và chạy một mách thẳng lên phòng, đóng kín cửa lại.

Dù vậy, David vẫn không bỏ cuộc, lì lợm, trường kỳ mặt dày đến nhà Kim. Thế rồi anh đã rủ được Kim đi chơi bowling. Sau đó, Daivid còn dẫn Kim đến sân đua để xem anh đua xe hơi mini.

Bất kể mọi chuyện, cuối cùng mối tình của David và Kimberly cũng đã nảy nở. Kim đã thật sự yêu David. Ngày 17 tháng 11 năm 89, Kim đã viết vào nhật ký của mình “Ðêm hôm nay, mình và David đã hôn nhau lần đầu. Lạy Chúa, xin chúc phúc cho mối tình của chúng con và xin cho chúng con yêu nhau mãi mãi”.

Sáu tháng sau, Kim và David tuyên bố làm lễ đính hôn. Tin được tung ra làm tất cả mọi người trong gia đình hai bên đều sửng sốt và bàng hoàng. “Tụi mày điên cả rồi, cả hai đứa bay đều bệnh hoạn”, ba của David đã lớn tiếng ngăn cản con. Riêng mẹ của Kim cũng khuyên ngăn con bằng một giọng đầy nước mắt “Con có biết rằng một
trong hai đứa sẽ chết trong vòng tay của đứa kia hay không?”.

Nhưng Kim và David vẫn quyết định lấy nhau. “Tôi nghĩ Kim biết rằng đây là cơ hội cuối cùng để nó được yêu”, mẹ của Kim cuối cùng đã nói như vậy và đã đồng ý tán thành cuộc hôn nhân.

Ngày 27 tháng 10 năm 1990, Kim trong chiếc áo cưới trắng tinh, sung sướng bước lên cung thánh, trước mặt Thiên Chúa nhận David làm chồng. Thánh lễ được cử hành trong những tiếng ho sặc sụa của các bệnh nhân khu CF. Tất cả được mời đến để tham dự, chứng kiến và chung vui ngày hôn lễ của Kim Marshall và David Crenshaw.

Họ chung sống với nhau bằng số tiền cấp dưỡng khiêm nhường trong một căn hộ nhỏ bé nhưng rất ấm cúng. Căn hộ được trang bị như một bệnh viện với những bình dưỡng khí, một tủ đầy thuốc và một tủ lạnh chứa đầy nước biển.

Việc dọn dẹp nhà cửa mới thật là khó khăn. Những khi phải dọn dẹp hoặc giặt giũ, họ phải mất cả ngày trời mới làm xong việc. Ðến tối, cả hai đều mệt lả. Dầu vậy, họ là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất trên đời. David gọi Kim là “cọp con” vì nàng có mái
tóc hung đỏ.  Kim gọi Daivid là “gấu rừng” vì chàng phá như gấu. Chàng luôn luôn mua cho nàng những tấm thiệp ướt át nhất, càng ướt át bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Nàng luôn luôn viết cho chàng những bức thư tình thật dài, thật nồng nàn và tình tứ. “Chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách. Chúng ta sẽ thắng”, họ thường quả quyết với nhau như vậy.

Ðể kiếm thêm tiền tiêu vặt, David nhận thêm việc sửa xe hơi mini. Anh lại còn ghi tên học để lấy bằng Cử nhân về kế toán. Một người bạn thân ở khu CF khuyên David không nên phí sức. “Những việc tôi làm tất cả chỉ vì Kim. Ðời tôi bây giờ chỉ có Kim mà thôi”, David trả lời.

Vào năm 1992, những mạch máu trong người Kim bắt đầu tắt nghẽn. Vì cơ thể Kim không thể tiếp nhận những dinh dưỡng từ bộ tiêu hoá, Kim đã xuống cân một cách thảm hại. Thân thể nàng chỉ còn da bọc xương. Nàng rất xấu hổ khi tới những nơi công cộng. David đã viết cho Kim “Này cọp con, em là người đẹp nhất của đời anh. Anh yêu em bằng tất cả con tim, linh hồn và khối óc củ anh. Gấu rừng”.

Trong những lần Kim phải nằm bệnh viện, David không rời Kim nửa bước. Anh đã ngủ trên chiếc ghế bố kê trong phòng. Ðể giúp Kim khuây khoả, David đã đưa Kim đến khu sơ sanh, để Kim được ngắm những đứa trẻ mới chào đời. Và nếu nửa đêm Kim có đòi ăn kẹo, David chẳng ngần ngại, bất kể thời tiết, khoác áo đi mua ngay những viên kẹo mà Kim ưa thích. Lạ lùng thay, sức khoẻ của Kim càng ngày càng khá hơn. Cuối cùng, nàng đã được bác sĩ cho xuất viện.

Ðầu năm 1993, bệnh tình của David bỗng dưng trở nên trầm trọng. Những tiếng ho của anh lớn hơn. David ôm ngực ho từng cơn, ho sặc sụa. Những cơn ho như muốn phá vỡ tung lồng ngực của anh. Mặt David sưng lên như bị phù thủng. Dần dần, David đã phải thở bằng dưỡng khí. Nhưng David vẫn đoan chắc với Kim là chàng chẳng sao cả, chỉ cần tĩnh dưỡng ít lâu là sẽ khỏi. David đã giấu Kim những điều mà bác sĩ Kramer đã cho anh biết trong kỳ khám nghiệm mới đây: phổi của anh đã rách nát, thanh quản sắp nghẹt cứng. David đang chết lần, chết mòn vì thiếu dưỡng khí.

Chạy đua với thời gian, David không để lãng phí một giây phút nào. Tháng 7 năm 1993, để kỷ niệm sinh nhật thứ 26 của chàng và thứ 24 của nàng, David rủ Kim đi nghỉ hè ở bãi biển Florida. “Ðó là lần đầu tiên họ cảm thấy rất thoải mái khi ra khỏi
nhà để tới vùng biển. Cả hai đều mang theo bình dưỡng khí. Họ ngồi bên nhau,
nắm tay nhau trên bãi cát vàng”, Mandy, em gái Kim cho biết như vậy.

Ba tháng sau, David và Kim cùng đi khám bệnh. Trong khi Kim đợi ở phòng bên, bác sĩ Kramer, sau khi khám cho anh, đã nói với anh rằng “Anh phải nhập viện ngay tức khắc, lần này sẽ hơi lâu”. David trầm ngâm một hồi lâu, rồi nói “Xin bác sĩ tận tình chăm sóc cho Kim”.

Bác sĩ Kramer đến phòng Kim và cho nàng hay tin chẳng lành. Kim cúi đầu yên lặng, cố giấu hai hàng nước mắt “Xin bác sĩ tận tình giúp anh, đừng để anh phải đau
đớn”, nàng nức nở khẩn nài với bác sĩ Kramer.

Trong suốt ba mươi năm chuyên khoa về CF, bác sĩ Kramer đã từng chứng kiến hơn 400 bệnh nhân trẻ qua đời. Ðể khỏi bị ám ảnh, ông đã cố gắng không để tình cảm mình bị chi phối với những trường hợp như của David. Nhưng lần này, ông đã ôm Kim vào lòng và ông không sao cầm được nước mắt của mình.

David nhập viện ngày 21 tháng 10 năm 1993. Kim ngồi bên cạnh anh. Nàng đã cố gắng viết một bức thư cho Hội Ðồng Y Khoa của bệnh viện Presbyterian, khẩn nài xin họ thay phổi cho David. Nhưng Kim không bao giờ viếc xong lá thư.

Năm ngày sau, môi và móng tay của David trở nên bầm tím. Kim thổn thức bên anh “Anh ơi, đừng đi, đừng bỏ em”. David không nói nên lời, chỉ mấp máy đôi môi “Anh
yêu em”, rồi chàng gởi cho nàng một nụ hôn gió. Hai người cầm tay nhau
thật chặt, nhìn nhau một lần cuối thật lâu. David bóp mạnh tay Kim rồi nhắm mắt
yên giấc ngàn thu.

Sau ngày tang lễ của David, Kim trở nên điên loạn. Một tuần sau, mẹ nàng đưa nàng trở lại bệnh viện. Sau khi khám cho nàng, bác sĩ Kramer nói với mẹ nàng “Cơ thể của nàng đã kiệt lực. Kim đang chết mòn vì nhớ thương David”.

Rồi Kim rơi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mê trong hai ngày. Bỗng nhiên, vào sáng sớm ngày 11 tháng 11 năm 1993, Kim trở nên tỉnh táo lạ thường. Nàng mở mắt và nói bằng một giọng rất lạ, nhẹ nhàng như tiếng chim mà không ai hiểu nổi. Người nữ y tá chăm sóc nàng cho biết hình như Kim đang nói chuyện với David. Sau đó, Kim từ từ nhắm mắt, bình thản ra đi về bên kia thế giới.

Kim được liệm trong chiếc áo cưới trắng và được chôn bên cạnh David. Trên ngôi mộ đôi, dựng một tấm bia đá, với những hàng chữ được khắc sâu như sau “David S (Gấu rừng) Crenshaw và Kim (Cọp con) Crenshaw, bên nhau mãi mãi. Nghĩa phu thê trọn 3 năm”.

Gia đình và bạn bè đều đồng ý là chuyện tình của Kim và David không giống bất cứ một chuyện tình nào cả. Riêng bác sĩ Kramer đã tâm sự “Ðối với tôi, chuyện tình của họ như chuyện tình của Romeo và Julliette”.

Một tuần lễ sau, trong lúc mẹ của Kim thu dọn đồ đạc của hai con, bà đã tìm thấy một tấm thiệp mà David đã gởi cho Kim trước khi chàng rời bỏ thế gian. Tấm thiệp có những lời tình tự như sau “Em yêu, chúng ta gần nhau ngay cả khi chúng ta xa nhau. Hãy ngước mắt nhìn lên, chúng ta đang sống trong bầu trời đầy tinh
tú.”
(x. Trần Quốc Sỹ, theo “The Love Like No Other” Reader’s Digest, May 1995)

Truyện kể hôm nay, người kể không ghi thêm một lời bàn nào hết. Nhưng bàn thêm
mà làm gì. Bởi, cũng như câu chuyện về ngày sau hết của thế giới, cũng chẳng
cần bàn tán nhiều mà làm gì, chỉ cần cảm nghiệm là đủ. Cũng thế, truyện kể về
tình yêu thương, trước khi đi vào cõi hết, cũng đại để như truyện kể về ngày
thế tận.

Hôm nay đây, bàn về câu chuyện loanh quanh ngày thế tận, lại có người đến gần
bần đạo, đưa ra một câu hỏi nhỏ: “Nếu anh biết rằng ngày mai là ngày
thế tận, thì anh tính sao?”
Bần đạo nhớ mang máng câu trả lời/trả vốn
của mình chỉ thế này: “Khi ấy tôi cũng sẽ lấy giấy bút ra để viết đôi giòng
phiếm ngăn ngắn về những cảm nghiệm của mình trước khi không còn có khả năng để cầm bút mà viết nữa. Và chuyện phiếm tôi viết khi ấy, cũng chẳng có gì để ai
đọc, vì chẳng còn ai để đọc nữa, nhưng vẫn còn người để viết, ấy là tôi.”


Trần Ngọc Mười Hai


Và đôi giòng tưởng tượng về ngày tận cùng
của thế giới và cuộc đời.

Maria Thanh Mai gởi

NGÀY ÂÝ … BÂY GIỜ …

NGÀY ÂÝ … BÂY GIỜ …

Anmai, CSsR

Thời gian ơi xin dừng lại

Thời gian ơi xin dừng lại

Cho đôi tình nhân

Yêu trong muộn màng

Đừng khóc ly tan …

(Ai đưa em về –
Nguyễn Ánh 9)

Thời gian trôi qua thật mau để rồi người ta cứ muốn kéo thời gian lại nhưng ai
nào kéo thời gian được đâu ?

Chỉ cần một giây trôi qua thôi thì mọi sự đã có thể thay đổi chứ huống hồ chi
một phút, một giờ, một năm.

Dẫu biết thời gian là như thế, con người vẫn muốn thời gian dừng lại để thừa
hưởng, để giữ lại cái vinh quang của tuổi xuân, của thời son trẻ nhưng nào ai
có giữ được. Tất cả đều nằm ngoài bàn tay với.

Danh, phận, sắc, … và tiền bạc cũng thế, tất cả đều trôi theo thời gian. Tiền
và danh cũng như bạc có lúc lên rồi có lúc xuống nhưng cuối cùng cũng trắng
tay. Cách riêng là nhan sắc, dù có cố giữ đi chăng nữa cuối cùng cũng chẳng còn
chi khi bóng ngã chiều tà.

Mới đây, có người cất công đi tìm hiểu về cuộc đời của vai diễn Tam Nương trong
phim ‘Người đẹp Bình Dương’, nữ diễn viên này mang luôn biệt danh này nhờ sự ái
mộ của công chúng. Bà cũng được coi là biểu tượng nhan sắc phụ nữ một thời ở
Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.

Với nhan sắc mà người ta gọi là trời phú cho bà, bà được thừa hưởng quá nhiều
vinh quang của cuộc đời. Thế nhưng, tất cả những vinh quang đó lui lại ở quá
khứ. Tiền bạc, tài sản, danh vọng bà cũng có đó nhưng những ngày luống tuổi, bà
cùng chồng – là người cũng ở trên đỉnh của vinh quang – lại cùng nhau dắt díu
nhau trở về vùng ven của chốn đô thị để tìm lại những ngày còn lại trong cõi
lặng của đời người.

Sau khi trở thành ngôi sao tỏa sáng làng điện ảnh, bà được các hãng phim lúc bấy giờ mời vào vai chính liên tục. Bà đóng rất nhiều phim (khoảng 60 phim) và trở thành nữ minh tinh số 1 với tiền cát-xê 1 triệu đồng cho một vai diễn (tương đương 1 kg vàng 9999 thời bấy giờ).

Có thể nói giai đoạn rực rỡ nhất của bà là khoảng thời gian 1965 – 1972, phim nào có bà đóng cũng đạt doanh thu rất cao. Năm 1969, bà đứng ra thành lập hãng phim riêng mang chính tên của bà là hãng phim mang chính tên của bà.

Không chỉ hợp tác làm phim, đóng phim ở nước ngoài mà đi đâu, dự bất cứ cuộc liên hoan phim nào, bà cũng đều được trọng vọng, sánh ngang hàng với các diễn viên nổi tiếng nước ngoài. Bà là một trường hợp đặc biệt, hiếm có. Đặc biệt, những ân sủng này chính là nhờ sự nổi tiếng, nhan sắc và tài năng của bà. Đồng thời những năm đó, không chỉ tham gia đóng phim tình cảm tâm lý xã hội, bà cũng bước sang lĩnh vực phim hài và phim kinh dị như. Hầu như ở lĩnh vực nào, bà cũng thành công.

Không có gì tồn tại mãi trên cõi đời này, mà điều phù du nhất chính là nhan sắc. Nhưng ở đời không ai được hưởng trọn vẹn may mắn, hạnh phúc luôn tiềm ẩn sự rủi ro, thậm chí cả bi kịch. Những ai hiểu được điều này sẽ đồng cảm hơn với cuộc đời của người phụ nữ nổi tiếng này.

Sau những năm tháng của hào quang, những ngày này, bà tu tại gia, nghiên cứu
Thiền học, làm từ thiện, hầu như ít tiếp xúc bên ngoài. Cuộc đời của một “minh
tinh màn bạc”, một phụ nữ “sắc nước hương trời”, sự nghiệp nghệ thuật lẫy lừng
đã kết thúc với số phận nghiệt ngã. Có lẽ, bà sẽ sống yên ổn với huyền thoại và
hào quang cũ khi đi ra đường bao người ngưỡng mộ kéo nhau theo phía sau để nhìn
mặt và xin chữ ký.

Có lẽ, bà cũng chỉ là một trong nhiều người đã, đang, từng và sẽ nổi tiếng và
thành công bởi sắc đẹp, bởi tài năng, bởi khả năng của mình trong những ngày ấy
nhưng cuối cùng cũng phải đối diện với cái hiện tại, cái thời khắc bây giờ.

Thánh vịnh 90 gửi gấm tâm tình thật hay :

Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,

ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.

Không phải là bi quan, không phải là yếm thế, không phải là không còn lý tưởng để sống nhưng Thánh Vịnh nói “xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống” để chúng ta biết và nhắc nhớ với nhau rằng :

Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,

như cỏ đồng trổi mọc ban mai,

nở hoa vươn mạnh sớm ngày,

chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.

Nhắc với nhau như thế để chúng ta vẫn sống trong cuộc lữ hành trần thế, ai ai trong chúng ta cũng cần chút tiền chút bạc để trang trải cuộc sống; ai ai trong chúng ta cũng cần một chút danh để lại với đời; ai ai trong chúng ta cũng cần chút sắc đẹp để phô diễn cho trần gian … nhưng cùng đích, căn cốt của con người vẫn là ơn cứu độ.

Sống trên đời này, chuyện quan trọng không phải là giàu hay nghèo, sang hay hèn, đẹp hay xấu nhưng cuối cùng làm sao đạt được Ơn Cứu Độ mà con người ngày đêm vẫn ngóng trông. Thật luống công vô bổ khi ta quá đẹp, ta quá sang, ta quá giàu, ta quyền cao chức trọng nhưng “bây giờ”, giờ ta nhắm mắt xuôi tay ta chẳng được gì. Có chăng được bộ đồ còn lại mặc trong người khi khâm liệm, mà bi đát nhất là cả cái nút áo người ta cũng cắt lại không để mang đi.

Đừng mãi hoài niệm cái “ngày ấy” xa xưa mà quên đi cái thực tại không chừng quá bi đát của “bây giờ” khi không còn chức còn quyền và dung nhan tàn tạ.

Vẫn có quyền hoài niệm một chút về “ngày ấy” nhưng hãy sống sao chọ đẹp phút “bây giờ” và quan trọng nhất là ngay “bây giờ” ta có phải ra đi ta hoàn toàn bình an và thanh thản vì ta đã ôm trọn Ơn Cứu Độ trong tay và vui vẻ thốt lên như cụ già Simêon :

Muôn lạy Chúa, giờ đây

theo lời Ngài đã hứa,

xin để tôi tớ này được an bình ra đi.

Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ

Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:

Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,

là vinh quang của Israel Dân Ngài. (Lc 2, 29-32)

Anmai, CSsR

Nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Nói cho con người: Lm. Chân Tín (25)

Nói cho con người: Lm. Chân Tín (25)

Đăng bởi lúc 1:55 Sáng 27/12/12
nguồn: Chuacuuthe.com

VRNs (27.12.2012) – Sàigòn –

Nhận định:

Bài nói của ông Đỗ Mười

tại Hội nghị Cán bộ, ngày 3/3/1994

Trong tình hình Mỹ bỏ cấm vận, mở cửa kinh tế theo thị trường tự do của các nước tư bản, với ‘diễn biến hòa bình’, trong và ngoài nước, ông Đỗ Mười kêu gọi đảng viên “trước hết phải đứng vững trên quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp”.

Giai cấp nào đây? Đây là vấn đề then chốt: Giai cấp những người lao động nghèo đói bị bóc lột ngày hôm nay trên Đất nước này, hay ‘giai cấp công nhân’ không có gì là công nhân, nhưng là giai cấp của các ‘quan cách mạng’, ‘giai cấp mới’ bóc lột nhân dân lao động đến xương tủy. Đấu tranh giai cấp để giai cấp thống trị hiện nay mãi độc quyền, độc tôn, nắm toàn quyền kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế vv…

Để bảo đảm độc quyền của ‘giai cấp mới’ phải nô lệ hóa nhân dân, phải đạp lên con người, đạp lên trên những quyền căn bản nhất của con người. Con người có tự do, không ai có quyền tước đoạt tự do của con người, bằng cách lập luận “mỗi nước có đặc thù, có  truyền thống, có luật pháp của mình”. Truyền thống hay luật pháp bất công, đàn áp con người, thì truyền thống đó, luật pháp đó, phải bị hủy bỏ.

Nhân loại càng thông minh càng phải làm cách mạng hủy bỏ cái truyền thống, cái luật pháp bất công đó. Ông Đỗ Mười nêu lên truyền thống độc quyền, luật pháp vi hiến, chống lại bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam  đã đặt bút ký với các dân tộc văn minh.

Ông Đỗ Mười nói đến công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, xóa bỏ ách thống trị, bóc lột, áp bức bất công, mang tự do, hạnh phúc cho mọi người”. Có phải vậy không? Công nhân thứ thiệt vẫn nghèo đói, vẫn bị bóc lột, vẫn bị áp bức còn hơn thời thực dân. Chỉ có một nhóm người nhỏ tự cho mình là ‘giai cấp công nhân’ mới được giàu có, quyền chức, sống trên đầu trên cổ của người lao động nghèo, những công nhân sống với đồng lương chết đói. Họ xóa bỏ ách thống trị thực dân, để áp một ách thống trị nặng nề hơn, khắc nghiệt hơn.
Lịch sử 73 năm chế độ cộng sản ở Liên Xô và 45 năm ở Đông Âu, và nay ở Trung
Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng đủ để
chứng minh cái ách thống trị độc tôn, độc đảng, độc quyền đó. Ngày nay bóc lột,
áp bức, bất công càng lớn hơn tất cả các chế độ thực dân phong kiến xưa nay.
Thời phong kiến ngày xưa là phong kiến tự phát nơi này nơi khác không có tổ
chức, không để cho nô lệ thiếu đói, chết bệnh, không bắt nô lệ ca ngợi mình.
Ngày nay chế độ cộng sản là một tập đoàn phong kiến có tổ chức: mất hết tự do,
không có hạnh phúc mà người dân phải nói mình có hạnh phúc, mình tự do, mình
sống trong chế độ dân chủ hơn cả triệu lần dân chủ tư bản.

Về đấu tranh tư tưởng, tôi nghĩ những Hà Sĩ Phu, những Nguyễn Hộ, những Phan Đình Diệu, những Bùi  Tín, những Lữ Phương là những đảng viên có cỡ đã nói quá nhiều về sự lỗi thời, sự lạc hậu, sự tàn lụi của chủ nghĩa Mác-Lê.

Ông Đỗ Mười, để ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lê, chỉ lặp lại bài học cũ kỹ: Mác Anghen, Lênin đã phân tích sâu sắc bản chất chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chỉ ra con đường đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giải phóng dân tộc, xóa bỏ ách thống trị, bóc lột, áp bức, bất công, mang tự do hạnh phúc cho mọi người. Ông Đỗ Mười nói thuộc lòng bài học đã nhét vào đầu từ khi mới vào Đảng. Lý thuyết là thế, mà sự thực trái ngược, như mọi người dân hôm nay đều thấy, các
nhà trí thức, các nhà khoa học lên án nặng nề chủ nghĩa xã hội và chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô. Ở Việt Nam, ông Đỗ Mười nổi sùng đập bàn bảo “cán bộ trong
các viện nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, các nhà chính trị,
các nhà văn hóa phải có thái độ, phải lên tiếng. Tại sao ta lại ngồi yên, ở thế
bị động suốt mấy năm nay. Sắp tới ta còn bị động nữa…” Ông Đỗ Mười kêu gào
“đừng để chúng vừa ăn cướp, giết người, vừa la làng”. Ai la làng đây? Tước hết
nhân quyền và dân quyền của người dân, rồi bảo chế độ ta dân chủ hơn cả triệu
lần. chỉ một điểm chính yếu đó cũng đủ biết ai la làng.

Ông Đỗ Mười bảo: “Một số  phần tử xấu nói thể kỷ XX là thế kỷ cộng sản giết người lớn nhất trong lịch sử, nên phải chôn vùi nó”. Chủ nghĩa cộng sản, chế độ cộng sản chỉ tồn tại hơn 70 năm trên đất nước Liên Xô, 45 năm trên Đông Âu, 40 năm ở Việt Nam, thế mà bao cuộc tàn sát của Stalin, thủ tiêu hàng triệu sinh mạng vì họ là những người vô
tội, bất đồng chứng kiến. Ngay ở Việt Nam bao nhiêu người chết vì bị đấu tố để
cướp đất đai của dân, những cuộc thanh trừng các nhà văn, nhà trí thức, cách riêng
thời ‘nhân văn giai phẩm’, bao nhiêu người bị tù đày, thanh toán vì nói ngược
Đảng. Ở Liên Xô từ ngày có phong trào dân chủ, người ta vạch trần thời ghê rợn
của chế độ cộng sản ở Liên Xô. Vụ hàng ngàn sĩ quan Ba Lan bị tàn sát tại
Katyn, trước kia Liên Xô đổ cho Đức quốc xã, nhưng nay được chứng minh là chính
Liên Xô đã tàn sát một năm trước khi Đức quốc xã đến.

Ông Đỗ Mười hỏi: “Ai gây ra chiến tranh thế giới lần thứ hai, làm thiệt mạng mấy chục triệu người?” Ông không nhớ rằng chiến tranh đó Đức quốc xã khởi sự chiến tranh với sự đồng lõa của Liên Xô vào những năm đầu của chiến tranh thế giới thứ hai. Những hàng triệu người chết vì bom đạn của chiến tranh, khác với việc cố tình tàn sát hàng
triệu người vô tội không cầm khí giới chỉ vì họ bất đồng chính kiến với Đảng
cộng sản.

Ông Đỗ Mười tố “các thế lực thù địch vu cáo Đảng ta độc tài, không có dân chủ”. Người ta nói vậy không đúng hay sao? Hay phải gọi độc tài là dân chủ, dân chủ là độc tài? Các chế độ khác có những hạn chế trong một vài lãnh vực, và dân chủ trong nhiều lãnh vực. Ở Việt Nam, độc tài trên mọi lãnh vực: không tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do phát biểu ý kiến, không có tự do tôn giáo cho các giáo hội tổ chức nội bộ,
đặt chức sắc, in ấn sách vở tôn giáo, không được tự do đi lại, cư trú, cái hộ
khẩu nhân dân gọi là ‘hậu khổ’ một tờ giấy cầm tù tại gia. Muốn ở chỗ khác phải
xin phép mà các cơ quan cách mạng tự do từ chối. Còn bầu cử tự do, phải có ứng
cử tự do. Tại Việt Nam chả có ứng cử tự do, hay có để người ứng cử tự do cho có
hình thức, họ cũng bị loại trước khi bầu cử, hoặc làm cò mồi để lót đường cho
các quan cách mạng được Đảng chọn qua cái gọi là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sự
thật như thế mà gọi là dân chủ, là không độc tài? Là dân chủ hơn cả triệu lần?
Người ta ăn nói mà không ngượng miệng. Người ta coi nhân dân là đám con nít hay
là đám nô lệ cúi đầu chịu, khi Đảng bảo cái đen là trắng thì cố dạ dạ vâng vâng
bảo là trắng. Khổ và nhục cho dân Việt có bốn ngàn năm văn hiến.

Về nhân quyền, ông Đỗ  Mười bảo “Điều thứ nhất trong Công ước của Liên Hiệp Quốc là tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc”. Nhưng độc lập, chủ quyền, tự quyết để làm gì? Là để đem tự do, hạnh phúc cho người dân, nhưng nếu độc lập, để cô lập đất nước bằng một chế độ hà khắc, không muốn ai can thiệp để bảo vệ
con người, thì độc lập đó có lợi ích gì cho con người, cho người dân? Nếu tự
quyết do một đảng phái áp đặt một hệ thống cai trị ngược lại với các quyền căn
bản của con người, thì tự quyết đó không phải là của nhân dân. Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn nói nhân dân chọn chủ nghĩa xã hội, nhân dân nào đây? Một nhóm
người rồi bảo nhân dân. Đảng cộng sản thử làm một cuộc trưng cầu ý dân tự do để
coi được mấy người ủng hộ chủ nghĩa xã hội và chế độ xã hội chủ nghĩa hôm nay
trên đất nước. Chắc chắn là ĐCS không dám rồi.

Về kinh tế, ông Đỗ Mười nói “ta đã đi vào thị trường”. Thị trường gì đây? Thị trường tự do với luật lệ hẳn hoi có kỷ cương luật hay là thị trường hỗn loạn, không có luật lệ rõ ràng, tình trạng buôn lậu (người người buôn lậu, nhà nhà buôn lậu, cơ quan nhà nước buôn lậu, kể cả Ủy ban Nhân dân và Đảng bộ như vụ Đỉnh Họt), tình trạng tham
nhũng lan tràn. Kinh tế còn có sự quản lý, can thiệp của Nhà nước, của Đảng như
ông Đỗ Mười nói, kinh tế ấy chỉ làm lợi cho những người có chức, có quyển, có ô
dù, một thứ Mafia được tổ chức khắp nước, khắp tỉnh thành, để làm lợi cho bản
thân họ và cho cả các nước ngoài, để có những hợp đồng sang nhượng đất đai, nhà
cửa, cơ sở với giá thấp. CHXHCN Việt Nam hôm nay, thấy làm ăn quốc doanh lỗ lã,
chạy theo thị trường cách hỗn loạn.

Ông Đỗ Mười nói đến bốn nguy cơ, trong đó có một nguy cơ khách quan và ba nguy cơ chủ quan, đang đe dọa chế độ cộng sản Việt Nam.

Nguy cơ khách quan là các thế lực thù địch muốn lật đổ chế độ: “Chúng đánh ta, ta đánh lại”. Đây chỉ là hoang tưởng. Thời nay là thời mà Đảng gọi là ‘diễn biến hòa bình’. Đảng Cộng sản hôm nay rất sợ diễn biến hòa bình. Vác súng đánh giặt, thì Đảng có nhiều kinh nghiệm. Coi như Cộng sản Việt Nam không ngán chiến tranh, nhưng lại ngán hòa bình. Diễn biến hòa bình, thì ai làm tốt, ai đem tự do, hạnh phúc cho dân
thì dân theo. Nếu ĐCS đem tự do, hạnh phúc no ấm hơn ai hết, thì có gì Đảng
phải sợ ‘diễn biến hòa bình’?

Còn ba nguy cơ chủ quan, ông Đỗ Mười đưa ra trước hết ‘nguy cơ chệch hướng’. Hướng nào đây? Hướng của dân hay của Đảng? Hướng của dân là tự do, là dân chủ, là tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền, dân quyền. đúng là Đảng đi ‘lệch hướng’ của nhân dân và ông Đỗ Mười gọi cái hướng của nhân dân là cái hướng lệch, phải áp đặt thêm nữa hướng độc tài, độc tôn của Đảng. Chính đây là cái nguy cơ chệch hướng đã lâu rồi và Đảng chưa đổi hướng cho đúng hướng của dân.

Nguyễn Trãi nói: “Chở thuyển là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Đừng sợ kẻ thù lật thuyền. Khuyên ông Đỗ Mười đổi hướng cho đúng hướng của người dân.

Về nguy cơ tham nhũng, ông Đỗ Mười tự an ủi là thời nào cũng có tham nhũng, nước nào cũng có tham  nhũng. Tham nhũng của các nước dân chủ có giới hạn và bị phanh phui và đưa ra tòa kể cả Tổng thống, Thủ tướng. Ở đất nước này, tham nhũng tràn lan khắp nơi, khắp mọi lãnh vực, mọi cấp bậc. Có bắt tham nhũng cũng ở cấp nào đó, còn mấy “quan cách mạng” cao cấp lắm ô dù cho tay chân tham nhũng, buôn lậu thì vẫn yên vị hay còn lên chức.

Còn nguy cơ ‘cơ sở yếu’, thiếu tính chiến đấu: Thượng bất chính, hạ tất loạn. Trên tác oai, tác quái. Cứ đi điều tra các xí nghiệp sẽ thấy, các đảng viên là những kẻ tác oai, tác quái, tổ chức tham nhũng! Như vậy, làm thế nào mà triệt được tham nhũng như ông Đỗ Mười hô hào rát cả cổ. Đảng chống tham nhũng, tham nhũng càng phát triển cách tinh vi hơn, như báo chí của Đảng mới đây có viết.

Nói tóm, bài nói của ông Đỗ Mười không có điểm nào được cả. muốn đổi mới mà cứ các giáo điều cũ. Không nhìn vào thực tế, cứ mãi chủ nghĩa Mác Lê như hồi trước. Các nước cộng sản sụp đổ mới mở mắt đảng viên, để đổi mới cho đúng với hướng nhân dân. Nếu nay mai, Đảng Cộng sản ở Nga và các nước Đông Âu có ảnh hưởng người dân là vì họ đã đổi mới, đã đòi dân chủ, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tự do, đòi nhân quyền cũng như các đảng khác.

 

Lm. Chân Tín


(Tin Nhà số 16, trang 12-13)

 

TẾT XỨ NGƯỜI,

TẾT XỨ NGƯỜI,

Ba mươi tết đến trời thêm tối,
Xứ lạ quê người nhớ lắm thôi,
Mình ênh tống cựu buồn da diết,
Đốt nén nhan thơm nước mắt bồi…
Nắng nóng Sài gòn đón tết sang,
Cúc thắm,đào xinh,đóa cúc vàng,
Người người hớn hở mừng xuân đến,
Lặng ngắm miền xa… dạ xốn xang…
Dân ca khúc hát ngày xưa đã,
Vẳng lại đâu đây nỗi nhớ nhà,
Hồn tôi bước chậm về thôn cũ,
Đón tết âm thầm…vạn xót xa…
Liverpool.27/12/2012.
Song Như.

Chúc mừng năm mới LVC.

KHI THIÊN CHÚA BỊ CHỐI TỪ

KHI THIÊN CHÚA BỊ CHỐI TỪ

Vụ bắn giết kinh hoàng vừa xảy ra tại nước Mỹ, trong trường tiểu học Sandy Hook Elementary School ở Newtown, tiểu bang Connecticut, nơi mà một cuộc tàn sát thê thảm đã xẩy ra lúc 9:30 buổi sáng thứ sáu ngày  14/12/2012 đã làm rung động cả thế giới. Tử vong kể cả phạm nhân lên tới 28 người, trong đó có 20 con trẻ lớp 1 tuổi từ 6 cho đến 7, gồm 8 trai 12 gái. Nhiều em là giáo dân cuả giáo xứ St. Rose of Lima.

Adam Lanza, một thanh niên mới 20 tuổi còn ở với mẹ, đã bắt chết mẹ mình rồi vác 3 khẩu súng máy, lái xe tới trường, phá cửa kính xông vào và, không nói một lời, bắn giết 2 lớp học rồi tự sát. Có những thi thể bị bắn tới 11 viên đạn. Cuộc thảm sát xảy ra khi ngày lễ Giáng sinh đã gần kề, những  nạn nhân, phần lớn là các em nhỏ, miệng vẫn còn măng sữa. Sự việc xảy ra, giữa thế kỷ 21, một thế kỷ được cho là thành công của những công nghệ tin học, y học và khoa học. Nhưng tại sao con người lại quá man rợ không khác gì vào những thời nguyên thuỷ, hoang sơ của các bộ lạc khi phải đấu tranh sinh tồn.

Có thể vô vàn những lý do, nhiều những chẩn đoán được đưa ra bàn luận, và cũng có những kết luận. Có thể Adam Lanza là một con người bất bình thường, khi có một hành động gây bao đớn đau cho nhiều người. Nhưng có một điều ít ai để ý: thế giới đang bị huỷ hoại về tình yêu, mà tình yêu đó,  từ nguồn mạch là Thiên Chúa. Thiếu đi nhịp thở yêu thương ấy con người trở nên man rợ đối với anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa trong xác thân của một em bé cất tiếng khóc oa oa chào đời cũng đã bị con người khước từ. Thánh Gioan ghi nhận điều này là: “ Ngài đã đến trong nhà ngài, nhưng người nhà đã không tiếp nhận Ngài” (Gá,14).

Khước từ Thiên Chúa, con người không thể chấp nhận tha nhân là anh em mình. Hài Nhi Giê-su đã không có một chỗ nào cho Ngài. Hàng quán, quán trọ, ai cũng hất hủi và Hê-rô-đê thì tìm mọi cách để giết Ngài. Thiên Chúa trong dáng dấp của một bé thơ, vô phương tự vệ, chỉ biết phó thác hoàn toàn cho những sáng kiến của Thánh Giuse, trước sự truy sát của bạo vương Hê-rô-đê. Các trẻ thơ vô tội đã chết trước lòng hận thù trào dâng của con người. Cain giết Aben. Thảm hoạ cho nhân loại khi thế giới vắng bóng Thiên Chúa.

Những trẻ thơ đã tắt thở khi chưa kịp cất tiếng khóc và mở mắt chào đời. Con người không nhận ra trẻ thơ Giê-su chính là Ngôi Hai, con Thiên Chúa đã Giáng sinh trong một con người. Trật tự thế giới rơi vào tình trạng hỗn mang khi Thiên Chúa bị xua đuổi. Nếu xưa trong vười địa đàng, chiều chiều, bước chân Thiên chúa đến dạo chơi cùng con người, thì hôm nay, con người không còn tiếp nhận Ngài đến nữa. Hài nhi Giê-su đến đem bình an, tuổi thơ của Thiên Chúa mang đến cho nhân loại tình thương, sự sống và những ngọt ngào dịu vợi. Sự ác không đến từ Thiên Chúa, chỉ con người một khi nhẫn tâm đẩy Thiên Chúa ra xa lạ, thì tăm tối và tội lỗi sẽ lên ngôi.

Tội nghiệp cho Thiên Chúa, trong một đêm sinh hạ, lẽ ra con người kính thờ Ngài, thì trái lại họ khước từ Ngài. Mãi mãi trong những đêm đông của mùa tuyết rơi, Hài Nhi Giê-su vẫn bị chối từ bởi sự ích kỷ, lòng kiêu căng, thói tự phụ của con người.

Lạy Chúa Hài Đồng, xin mở lòng chúng con để chúng con đón nhận Ngài vào trong cuộc đời của mình, trong đêm Giáng sinh an bình tình yêu.

Lm Giacobe Tạ Chúc

Thế hệ “Bánh Mì Kẹp”

http://lh6.ggpht.com/-EedJRJl6PNg/T9CziYp8EWI/AAAAAAAATEo/xUMCWqUekW0/sandwich%252520generation%2525202_thumb%25255B1%25255D.jpg?imgmax=800
Thế hệ “Bánh Mì Kẹp” (The Sandwich Generation)

Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm
nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên
trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.

http://4.bp.blogspot.com/-n6lhwF_4BP4/T2D9i7hwouI/AAAAAAAAEF8/RZy8MPXGEOE/s320/exodus.jpg

Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc…

Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá.  Một thế-hệ “bánh mì kẹp”.

Kẹp giữa hai quê-hương
http://4.bp.blogspot.com/-BwdAyzP-2co/T2D9-PSmr9I/AAAAAAAAEGM/dh5RaLa599k/s320/flags-globe-thumb541425.jpg
Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau.

Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà.
Tôi không nhớ ai đã có nói:  “Ma patrie, c’est là où je suis heureux”
(Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)

Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ?

Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi.
Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ?
Quê-hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời.
Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà).
Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ?


Kẹp giữa hai nền Văn-hoá

Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.)

Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình.

Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài.

Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi.

Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi.
Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng?
Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn.

Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI).
http://2.bp.blogspot.com/-5H1wjVHM2gI/T2D9xlLCOpI/AAAAAAAAEGE/xZl2g3yN12Y/s320/roots.jpg

Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt.
Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”.

Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm
lịch-sử.

Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
Kẹp giữa hai nền văn-hoá.

Kẹp giữa hai thế-hệ

Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt.

Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán.

Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt.

Vì sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài.

Tôi đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm.
Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ.

Tôi á-khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả.
Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được?
Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no.

Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”?

“Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi.
Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng
mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ
(vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con.

Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?!
Kẹp giữa hai thế-hệ.

Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá

Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất là trong cái tuổi thành-niên này)?

Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ:
“Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không
phải là văn-hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng
thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong
một thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó có thể
nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn?

Có lẽ chính chúng nó có lý. Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi.
Đây không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan, cùng một nhân-sinh-quan?

Nỗi buồn u-uẩn

Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?)

Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn.
Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình.

Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn.
Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ “bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín.
Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận.
Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa.
Chúng tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới.
Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết.

Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi.

Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.
Yên Hà

Đêm Thánh

Joyeux Noël

Đêm Thánh

Đêm đông mưa tuyết phủ đường
Tâm tư chùng lắng…xót thương Chúa Trời
Là Vua cao cả sáng ngời
Vì yêu nhân thế làm người trần gian
Sinh trong máng cỏ cơ hàn
Sẻ chia khốn khổ lầm than nhân trần
Con Trời không chốn nương thân
Dạy ta suy niệm đức ân khó nghèo
Dẫu đời bể khổ gieo neo
Tình yêu Thiên Chúa sơn keo vững bền
Giáng Sinh đàn trổi thanh êm
Hân hoan ta đến thánh đền cung nghinh
Sao ngàn tinh tú lung linh
Chúc mừng Con Chúa Thiên Đình cứu nhân
Tầng không hòa tấu thiên thần
Cung âm thánh thót chuông ngân vang lừng
Lòng yêu Thiên Chúa không ngừng
Sao người hờ hững chẳng dừng tôi nhơ
Thành tâm dâng Chúa hồn thơ
Nỗi niềm yêu mến trông chờ hồng ân
Giúp con xa tránh tội trần
Khát khao ước nguyện sống gần Chúa thương.
chúc anh

CHUÔNG MỪNG SINH NHẬT

CHUÔNG MỪNG SINH NHẬT

 

Tiếng chuông mừng Chúa giáng sinh

Ngôi Hai Con Một hiển vinh muôn đời

Xuống trần nhập thể làm người

Sẻ chia số kiếp tơi bời phận thân

Ba năm phục vụ tha nhân

Ngày đêm nào có đo cân bao giờ

Giê-su, thụ tạo tôn thờ

Tri ân Ngài đã bến bờ yêu thương

Trở nên nơi ẩn náu nương

Cho ta trên bước hành hương Quê Trời

Ôi tình huyền nhiệm cao vời

Lặng thầm suy niệm không lời chứa chan

Nô-en hạnh phúc mênh mang

Thanh âm réo rắt, ngân vang cõi lòng!

 

* Nguyễn Sông Núi

(Tv Thánh Gioan Neumann, Dallas, TX, Dec. 23, 2012)

Từ Sơn Nguyễn gởi

GIỌT LỆ ĂN NĂN

GIỌT LỆ ĂN NĂN
Catholic : closeup of a figure of Jesus Christ
Tâu lạy Chúa vì sao đời bể khổ ?

Cõi lòng con tràn ngập nỗi cô đơn
Trong tim con chất chứa vạn tủi hờn
Cùng vô số sợi buồn giăng tâm trí

Không điểm trang để tình Ngài ngự trị
Không lắng nghe lời âu yếm, yêu thương

Không thiết tha tìm bóng Chúa thiên đường
Không ghi nhớ giáo điều Ngài truyền dạy
Con lớn lên trong khó nghèo đâu thấy :
Tia nắng hồng soi chiếu gót chân son,
Ánh trăng thanh sưởi ấm mảnh tâm hồn,
Vầng mây trắng giữa khung trời tuổi ngọc
Con sinh ra, lớn dần trong tang tóc
Trong hoang tàn của cuộc chiến vô tâm
Đường con đi đầy gian khổ, sóng gầm
Thân chĩu nặng vết thương đời rướm máu
Bỗng chợt nghe tiếng chuông chiều vọng thấu
Từ giáo đường, thổn thức trái tim cha
Hằng xót thương – hằng chờ đợi – thứ tha
Mong nhân loại trở về đường công chính
Trong tiềm thức, thoảng vang cung Thánh vịnh
Trọn hồn buồn, lòng thống hối – ăn năn
Nguyện xin Cha thứ tha những lỗi lầm
Thanh tẩy con bằng “Máu đào” cực trọng.

chúc anh

‘Cái nước mình nó thế!’

‘Cái nước mình nó thế!’

Nguyễn Hưng Quốc

24.12.2012

nguồn: VOA

Từ trên dưới 10 năm nay, một trong những câu nói cửa miệng của mọi người, đặc biệt giới trí thức, ở Việt Nam, chắc chắn là câu “Cái nước mình nó thế!” Nghe nói câu ấy xuất phát từ Hoàng Ngọc Hiến. Nhưng tôi không chắc. Tôi chỉ chắc một điều: mỗi lần nghe đề cập đến tình trạng bi đát, nhiễu nhương, trớ trêu và bất công ở Việt Nam, ai nấy đều buông một câu, thoạt nghe, có vẻ đầy ưu thời mẫn thế: “Cái nước mình nó thế!”

Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? – Cái nước mình nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học trò đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử thì đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư? – Ừ, thì cái nước mình nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? – Ừ, thì cái nước mình nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân thì độc tài và tàn bạo; với nước ngoài thì hèn yếu và xu nịnh ư? – Ừ, thì cái nước mình nó thế!

Vân vân.

Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực
tế, quả thật tình hình Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước bình thường nào khác. Bế  tắc triền miên. Gỡ cái này thì vướng cái khác. Sửa cái sai này thì cái sai khác lại xuất hiện, có khi còn trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lý, nó cũng phản ánh được tình trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rõ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.

Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.

Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.

Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ
đã được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.

Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái
tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện
nay không phải vì “cái nước mình nó thế”. Trong lịch sử, nước mình không thế.
Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đã từng bất khuất trước một nước
Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát
gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha
ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ
cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt,
giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn
chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học trò không khinh thường
thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc,
người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người
khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.

Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rõ ràng là không đúng.

Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những
cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có
tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, bình
thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và
vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, bình thường đầy
nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành
tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.

Bởi vậy, câu “cái nước mình nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.

Nói “chế độ mình nó thế” thì được. Còn “nước mình nó thế” thì sai.

Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng
chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước mình nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái gì hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ý chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loã với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ.

Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.

Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC
MÌNH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!

Không thể.

 

MÙA VỌNG VÀ NIỀM TIN

MÙA VỌNG VÀ NIỀM TIN

Nguyễn Tiến Cảnh, MD

nguồn: Conggiaovietnam.net

Ngày 12 – 12 – 2012, trong giờ triều yết công chúng tại phòng Paul VI, Đức Biển Đức
XVI đã nói về Mùa Vọng và Đức Tin

. Năm nay là Năm Đức Tin, nên xin được chia sẻ về Đức Tin một cách tóm gọn qua bài hướng dẫn suy niệm của Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khuyến khích người công giáo nên nuôi dưỡng đức tin của mình bằng cách tìm hiểu về sự trung tín của Thiên Chúa và nghiền ngẫm những hành động của Người trong lịch sử loài người. Ngài nói:

– Đức Tin sẽ được nuôi dưỡng và triển nở nhờ ở chỗ chúng ta biết cố gắng tìm hiểu và ghi nhớ Thiên Chúa là đấng luôn luôn trung thực, đấng hướng dẫn lịch sử, đồng thời là nền tảng vững chắc và bảo đảm cho đời sống con người.
Ngài tiếp tục suy niệm về Thiên Chúa mạc khải.

Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa mạc khải thể hiện trong lịch sử như là “một cuộc đối thoại với loài người bằng tình thương”, một chương trình của Thiên Chúa, trong đó Chúa đưa ra cho mọi người “ một ý nghĩa mới cho cuộc hành trình của toàn thể nhân loại”.

Đức Thánh Cha nhắc đi nhắc lại là, năm nay là Năm Đức Tin, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu Thánh Kinh cho thật thấu đáo, bởi vì Kinh Thánh là “nơi tốt nhất để tìm hiểu và học hỏi những biến cố của cuộc hành trình này”.

“Đọc Cựu Ước –ngài nói- chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử của dân Chúa chọn và ban giao ước cho họ như thế nào. Đó không phải là những dữ kiện đã qua thì cho nó đi vào quên lãng luôn, nhưng ngược lại phải biến nó thành “một ký ức sắc bén và tươi mát”. Góp nhặt lại tất cả những dữ kiện đó chúng ta sẽ có một ‘lịch sử ơn cứu độ’, sống động trong ý thức của dân Israel qua việc họ ca ngợi tung hô những biến cố cứu độ ấy”.

“Dĩ nhiên, Đức Thánh Cha nói tiếp, Cựu Ước đã được hoàn thành nơi Chúa Kito, là một loại lịch sử tột đỉnh của lịch sử giữa Thiên Chúa và loài người”.

Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều là những chứng nhân của những giai đoạn của “chương trình tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa”, một chương trình cứu độ nhân loại duy nhất đã được từ từ biểu lộ và thực hiện bởi quyền năng của Thiên Chúa.”

MÙA VỌNG

Đức Biển Đức XVI kết luận bài suy niệm bằng cách gợi ý cho mọi người là Mùa Vọng là thời gian đặc biệt để cho chúng ta suy gẫm một cách hiệu quả nhất về những tác động lịch sử của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài.

“Như tất cả chúng ta đều biết -ngài diễn nghĩa- danh từ “Mùa Vọng / Advent” có nghĩa là ‘đang đến’, ‘ hiện diện’, và nghĩa nguyên thủy đặc biệt của nó là “ông vua hay hoàng đế đang đến một lãnh thổ/vùng đặc biệt nào đó”. Đối với chúng ta là những Kito hữu, nó lại có nghĩa là một thực tế quá sức lạ lùng: Chính Thiên Chúa đã tự bước ra khỏi Thiên Quốc để xuống với loài người. Ngài đã thiết lập một liên minh để cùng đi vào lịch sử của một dân tộc. Ngài là vị vua đã đi vào một lãnh thổ đáng thương là trái đất này và ban cho chúng ta một tặng vật qua chính cuộc viếng thăm của Ngài bằng cách lấy chính máu thịt của chúng ta để trở nên con người giống như chúng ta”.

Ngài nói tiếp: “Mùa Vọng như mời gọi chúng ta bước theo con đường của Chúa và nhắc nhở chúng ta nhiều lần rằng Thiên Chúa sẽ không ly khai chúng ta; Ngài không vắng mặt, không bỏ chúng ta cô đơn một mình, nhưng Ngài đến với chúng ta dưới nhiều dạng thức khác nhau mà chúng ta cần phải học hỏi để nhận biết ra Chúa. Đồng thời, với niềm tin, hy vọng và đức ái, hàng ngày chúng ta cũng có thể nhận ra được Chúa và làm chứng cho sự hiện diện của Ngài trong một thế giới thường là hời hợt và cuồng loạn. Nhờ đó cuộc sống của chúng ta mới được chiếu sáng bằng chính ánh sáng đã từng lan tỏa trong hang đá nơi Bethlehem hang lừa.”

NB- Có thể coi nguyên bản tiếng Anh bài suy niệm của ĐTC Biển Đức XVI tại

http://www.zenit.org/article-36161?l=english

Fleming Island, Florida

Dec 18, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh