Kết quả bầu cử 2024 sẽ có nhiều ảnh hưởng lớn với các cộng đồng thiểu số-Thiện Lê/Người Việt

Ba’o Nguoi-Viet

November 9, 2024

Thiện Lê/Người Việt

SAN FRANCISCO, California (NV) – Để hiểu được những yếu tố quan trọng và những gì dẫn đến kết quả của cuộc bầu vừa qua cần tốn rất nhiều thời gian. Đó là lý do Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) tổ chức hội thảo hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Mười Một, để thảo luận về những điều đó, giúp cử tri hiểu rõ hơn về kết quả bầu cử.

Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

Buổi hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia chính trị để nói về kết quả bầu cử, nói về những ảnh hưởng mà kết quả này có thể gây ra như bạo lực chính trị, sức mạnh trong lá phiếu của phụ nữ, các chính sách nhập cư và vai trò của các cộng đồng thiểu số.

Diễn giả đầu tiên là ông Robert Pape, giáo sư khoa học chính trị của đại học University of Chicago. Ông cho biết kết quả bầu cử lần này phản ảnh được nền dân chủ Hoa Kỳ vì có nhiều người Hispanic bỏ phiếu cho ông Donald Trump, và điều đó là một yếu tố quyết định kết quả.

Ông nói hầu như ai cũng nghĩ người Mỹ sẽ bỏ phiếu cho những chính sách cấp tiến, nhưng không ngờ ông Trump lại tạo ra được một liên minh cử tri đa sắc dân mạnh hơn Phó Tổng Thống Kamala Harris.

Theo Giáo Sư Pape, lý do là vì những người Hispanic làm việc hãng xưởng hay nhà máy rất lo cho gia đình, sùng đạo, và chống phá thai nên bỏ phiếu cho ông Trump.

Một điều mà kết quả bầu cử có thể gây ra là bạo lực chính trị. Đó là một thứ mà nhiều cử tri và truyền thông thường nghĩ sai, cho rằng bạo lực sẽ xảy ra vào một ngày nào đó nhưng không có gì xảy ra, khiến họ nghĩ sẽ không có nguy hiểm. Điều đó làm nhiều người bàng hoàng khi thấy có bạo lực chính trị xảy ra vào thời điểm mà họ không lường trước được.

Theo ông, sẽ có một cuộc biểu tình lớn để phản đối kết quả bầu cử xảy ra ở Washington DC, ban tổ chức đã xin được giấy phép cho 50,000 người tham dự nên không bảo đảm sẽ ôn hòa được.

Ông nhấn mạnh bạo lực chính trị như cháy rừng, và nguyên nhân gây cháy lúc nào cũng không ai đoán trước được.

Phá thai là một điều được phụ nữ chú trọng trong bầu cử 2024. (Hình minh họa: Octavio Jones/AFP via Getty Images)

Diễn giả thứ hai là bà Kelly Dittmar, giám đốc nghiên cứu của Trung Tâm Phụ Nữ Mỹ và Chính Trị của đại học Rutgers University. Bà cho biết một số khảo sát sau bầu cử đưa ra thông tin về cách bỏ phiếu của phụ nữ, và vì đó là những khảo sát mới thực hiện nên thông tin chưa đầy đủ.

Những khảo sát đó cho thấy sự chênh lệch trong cách bỏ phiếu giữa phụ nữ và đàn ông, không khác gì những lần bầu cử trước, chỉ cách nhau 10% đến 12% về việc phụ nữ không ủng hộ ông Trump nhiều hơn.

Khảo sát còn cho thấy phụ nữ gốc Phi Châu lúc nào cũng dành phiếu bầu cho đảng Dân Chủ, trong khi phụ nữ da trắng thường bầu Cộng Hòa. Phụ nữ có bằng đại học thường bầu Dân Chủ, còn những người không có bằng đại học thì bầu Cộng Hòa.

Về phụ nữ người Latino, họ ủng hộ bà Harris nhiều hơn, trong khi đàn ông Latino thì ủng hộ ông Trump.

Về lý do ủng hộ bà Harris, khoảng 1/3 phụ nữ gốc Phi Châu cho biết có nữ tổng thống đầu tiên rất quan trọng.

Ngoài ra, bà Dittmar còn nói một điều ai cũng nghĩ sẽ lấy được lá phiếu của phụ nữ là quyền lợi về sinh sản, nhưng điều này không đủ giúp bà Harris đắc cử.

Diễn giả thứ ba là ông John C. Yang, tổng giám đốc tổ chức Thăng Tiến Công Lý Người Mỹ Gốc Á (AAJC), cho biết AAJC sẽ tăng cường nỗ lực trong những năm tới để bảo đảm công bằng cho cộng đồng.

Tổ chức này làm một khảo sát có 9,000 người tham dự vào hai tuần rưỡi trước ngày bầu cử, và thấy người Á Châu muốn đi bỏ phiếu nhiều hơn, trong đó có 28% của những người trong độ tuổi 18 đến 29 là người đi bầu lần đầu.

Cử tri gốc Á quan tâm đến các chính sách nhập cư. (Hình minh họa: Jessica McGowan/Getty Images)

Ông Yang cho hay cuộc bầu cử lần này có nhiều tiến bộ cho người Á Châu là vì có một số nơi lần đầu có dân cử người Á Châu như tiểu bang New Jersey có ông Andy Kim mới đắc cử thượng nghị sĩ, là người Mỹ gốc Hàn đầu tiên của tiểu bang này giữ chức vụ đó, và Virginia có ông Suhas Subramanyam là dân biểu liên bang gốc Ấn Độ đầu tiên.

Về những chính sách mà người Á Châu chú ý đến và lo sợ sẽ bị cắt giảm hay xóa bỏ sau khi ông Trump đắc cử, một chính sách được chú ý đến nhiều là bảo lãnh gia đình vì cộng đồng này thường bảo lãnh đến Hoa Kỳ, rất lo ngại sau khi nghe các chính sách nhập cư của ông Trump.

Một điều khác làm cộng đồng Á Châu lo lắng là họ sợ những dân cử gốc Á sẽ không lên tiếng phản đối những hành vi cực đoan hay kỳ thị, và những lúc chính trị gia đổ tội lên người dân.

Cuộc bầu cử năm 2024 có nhiều bất ngờ và còn quá sớm để biết được ảnh hưởng thật sự, nhưng các chuyên gia tham dự hội thảo của EMS đóng góp nhiều thông tin hữu ích để giúp cử tri hiểu được phần nào về những gì sẽ xảy ra trong vài năm tới. [đ.d.]

—–
Liên lạc tác giả: [email protected] 


 

Chuyện Vãn: Bốn Cái Ngu, Xưa & Nay-Vương Trùng Dương/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

November 6, 2024

Vương Trùng Dương/SGN

Trong cuộc đời con người từ khi sinh ra cho đến chết có hàng trăm, hàng ngàn cái ngu bị vấp phải, chưa có ai tự hào chưa bị lần nào.

Triết gia La Rochefoucauld cho rằng: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết không đúng điều đáng biết và biết điều không nên biết” trong đó bao hàm nhiều cái ngu xảy ra do đầu óc thiếu suy nghĩ chín chắn, thực hư, đúng sai và ôm đồm vượt khả năng, nhận thức.

Nói đến khôn/dại thì thiên hình vạn trạng, khi dấn thân vào công việc nào được thành công thì cho rằng khôn, nếu thất bại thì cho rằng dại, không biết đâu mà lường! Nhan nhản nhiều câu chuyện khôn/dại hằng ngày vẫn bắt gặp… Câu nói “Thất bại là mẹ thành công” thì ngược lại, cho thấy thất bại cũng là bài học để rút lấy kinh nghiệm để thành công. Vì vậy không nên võ đoán quá sớm việc xảy ra.

Nếu luận về dại/khôn theo từng quan niệm của mỗi người. Ngày xưa cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) với bài thơ Dại Khôn:

“Ở đời có dại mới có khôn,

Chớ dại ngu si, chớ quá khôn.

Khôn được ích mình, đừng để dại,

Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.

Khôn mà hiểm độc là khôn dại,

Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn.

Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại

Gặp thời dại cũng hoá nên khôn…”

Nhà thơ Trần Tế Xương (1870-1907) trong bài thơ Dại Khôn cho thấy:

“Thế sự đua nhau nói dại khôn

Biết ai là dại biết ai khôn?

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại

Dại chốn văn chương ấy dại khôn

Này kẻ nên khôn đều có dại

Làm người có dại mới nên khôn

Cái khôn ai cũng khôn là thế

Mới biết trần gian kẻ dại khôn”

Trong tục ngữ ca dao ta từ xưa đã đề cập nhiều về chuyện khôn/dại trong đời sống, tình yêu, dựng vợ gả chồng…

Trở lại câu ca dao ngày xưa:

“Ở đời có bốn cái ngu

Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”

Trong cuộc đời này có tới hàng nghìn, hàng vạn cái ngu nhưng tại sao ca dao chỉ nhắc tới có 4 cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu? Trong 4 cái ngu nầy xưa nay đã bàn luận nhiều rồi. Mà tại sao trong 4 cái ngu đó, đàn bà chỉ có 2 cái ngu (làm mai, lãnh nợ), đàn ông lãnh đủ cả 4 cái ngu với gác cu, cầm chầu.

Làm mai, lãnh nợ gác cu, cầm chầu

Làm mai thì dễ hiểu là làm mối cho người này lấy người khác. Khi vợ chồng hạnh phúc thì không sao, nhưng nếu lục đục, đổ vỡ thì họ thường lấy người làm mai làm mối ra mà trách mà chửi. Đúng là làm ơn mắc oán!

Ngày nay ở trong nước dịch vụ “làm mai, làm mối” ăn nên làm ra. Ông/bà mai mối như cáo già săn lùng với gái quê, gả cho tứ xứ cả đui què sứt mẻ cho hôn phu (điển hình như Tàu, Hàn, Đài Loan…) trong hoàn cảnh khôn cùng nhằm thoát khỏi nơi “bùn lầy nước đọng” sống chết mặc bay miễn là thu lợi nghề mai mối. Thành ngữ ta có câu “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” nhưng trong môi trường ở trong nước thì trai khôn ở Hoa Lục, Hàn Quốc, Đài Loan… thì khôn lỏi vì họ (già, trẻ) không đủ điều kiện về tài chánh, công ăn việc làm và có khi thân thể bị khiếm khuyết nên không thể nào lấy được vợ bản xứ.

Theo báo chí trong nước cho biết trong các năm 2017-2022, tại Việt Nam có hơn 84,600 trường hợp kết hôn với người nước nước ngoài, trong đó Cần Thơ được ghi nhận xếp đầu danh sách tỉnh, thành trong 10 tỉnh ở miền Nam. Hầu hết các cuộc hôn nhân nầy qua mai mối… Báo chí cũng loan tin nhiều trường hợp lấy chồng ở những nơi nầy rơi vào tình trạng “nô lệ tình dục” và những tổ chức mai mối nầy thì “sống chết mặc bay”! Đây cũng là thảm trạng cho gái quê, gái nhà nghèo nghe lời dụ dỗ, hứa hẹn để thoát khỏi “ao tù nước đọng!”

Lãnh nợ là việc làm nghĩa, trung gian giữa người vay mượn và thân chủ cho vay như sự “bảo chứng” vô vụ lợi để có sự tin tưởng cho nhau… Người lãnh nợ thông thường là người có uy tín, có tài sản ở địa phương. Chẳng may con nợ không có điều kiện trả nợ hay con nợ tráo trở quỵt thì “trăm dâu đổ đầu tằm” lên người lãnh nợ vì vậy nên bị cho là ngu! Với hành động này hàm ý muốn nói đừng bao giờ nên dại dột vì cả nể mà tự dưng lãnh nợ cho người khác, các cụ ngày xưa xếp vào cái ngu thứ hai.

Ngày nay lãnh nợ được coi như “dịch vụ” ăn nên làm ra với ngân hàng, các tay trùm làm ăn… họ nắm cái cán với người vay nợ phải có tài sản (bất động sản, ruộng vườn…) thế chấp, nếu trễ nợ sẽ bị tăng tiền lời, không trả được thị siết nên không bị liệt vào ngu.

Ngày nay ở trong nước xảy ra nhan nhản trường hợp cho vay mà con nợ “dở khóc dở cười” trước thảm cảnh thế chấp!

Gác cu ngày xưa là thú vui bẫy và chơi chim cu. Để bẫy được chim cu, phải tốn nhiều công sức và thời gian để chọn, nuôi và thuần dưỡng con chim mồi để làm mồi bẫy con chim khác. Nuôi chim cu cũng xem tướng chim như gà đá từ hàng cườm trên cổ để đến tiếng gáy “đầu nhỏ, mỏ cong, cườm cao, giao cánh, ức nở.” Giọng chim cu gáy có 4 âm chính: âm thổ, âm đồng, âm son, âm kim. Lúc đầu tập gù, gáy cho chim từ miệng rồi sau đó dùng tiếng tiêu tập cho chim gáy bình thường và thúc “giục” khi có đối tượng.

Cầm chầu là người thủ vai đánh cái trống chầu trước sân khấu để khen, chê khi gánh hát bội trình diễn. Hát bội (hát bộ trong văn hóa nghệ thuật tuồng cổ Việt Nam xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII đời nhà Trần). Vào thời triều Nguyễn, cụ Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nhà từ khúc, nhà soạn tuồng xuất sắc của đất Bình Định, được sân khấu hát bộ cả nước tôn vinh là Hậu Tổ.

Thông thường người cầm chầu là người có chức sắc hay địa vị ở địa phương. Người cầm chầu chi trả số thẻ (lớn, nhỏ) để ban thưởng cho diễn viên trên sân khấu. Nếu cầm chầu đánh đánh “cắc” bên thùng trống có nghĩa là chê hát dở, còn nếu đánh nhiều nhịp “tùng” là khen hát tốt. Nếu người cầm chầu khen nhiều quá thì tung nhiều thẻ, chi nhiều tiền thưởng, nếu khen ít thì lại bị diễn viên (thường gọi là con hát cả nam – kép hát lẫn nữ – đào hát) chê trách và cho là keo kiệt. Đôi khi diễn viên tinh ý, linh động trong vai diễn châm biếm đả kích người cầm chầu. Cầm chầu như “làm dâu trăm họ!”

Thuở nhỏ, tôi cùng bạn bè vì ham vui nên vài lần xem hát bội. Trên sân khấu có ban nhạc cổ truyền như chiêng, trống cơm, đàn nhị, đàn bầu, lục huyền cầm, sáo trúc, phách, chập chõa… Sân khấu lộ thiên có mái che ở giữa chợ được vây quanh hàng rào. Bọn tôi thường lân la nơi vị cầm chầu và  chỉ thích khi vai hề xuất hiện nên cũng hiểu đôi chút về bộ môn nầy.

Cách đây khoảng hai thập niên, khi đọc bài viết của nhà báo bàn luận dông dài nhưng thiếu thực tế, tôi viết phản hồi (feedback) về gác cu và cầm chầu.

Thuở nhỏ, vào dịp hè được về quê nên có dịp biết về gác cu và cầm chầu. Cạnh làng tôi có cụ Lê, ông có nhiều ruộng vườn giao cho tá điền canh tác, tuổi già tìm thú vui với gác cu. Ông dùng hai cây trúc lớn, gấp lại làm đòn gánh mang 4 cái bẫy (lồng cu). Ông cao lớn, trông rất quắc thước, khi vào làng tôi, tụi nhỏ chúng theo theo ông, ông vui vẻ cho đi theo và căn dặn nhớ ở xa xa, đừng gây tiếng động làm chim sợ. Khi ông nối hai cây trúc lại thành sào dài để treo 4 bẫy chim trên cây cao, lựa địa điểm kín đáo nhâm nhi rượu, trà. Khi nghe tiếng chim cu bên ngoài, ông dùng ống tiêu thổi cho chim cu trong lồng gáy, giục, Cũng như gà “ghét nhau vì tiếng gáy,” chim cu cũng vậy cho đến khi xáp lại vĩ sụp bẫy. Làm gì có chuyện gặp phải ổ kiến phải ráng chịu để cho kiến đốt, quên nắng tối, mặc cho muỗi đốt, quên ăn mất ngủ… như ông nhà báo vẽ vời cho cái ngu. Có lẽ người xưa cho rằng nghề gác cu tốn nhiều công sức, mất nhiều thời gian mà thu nhập chẳng bao nhiêu (?). Với tôi, đó cũng là thú tiêu khiển vì đó không phải là nghề kiếm sống, điển hình như cụ Lê. Ở làng quê có nhiều người chơi chim cu mồi làm bẫy, chim cu mồi tốt giá khá cao. Họ rất quý cu mồi như gà trống đá.

Đề cập loài chim cu rất dài, chỉ đơn cử có: Cu cườm, còn gọi là cu đất, có cườm ở cổ. Cu ngói, cổ không cườm, có một vạch đen quanh cổ. Cu xanh, còn gọi là cu rừng, vì toàn thân lông màu xanh lá cây. Đặc biệt cu gáy cổ có cườm bao hết vòng giáp cổ thì gọi là cườm liên hoàn, rất hiếm vì cả trăm con mới có được một con.

Dân chơi gác cu còn phân biệt: Nhất huỳnh kiên (chim có cườm màu vàng), nhì liên giáp (chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt), tam quá khóe (có chỉ màu đen chạy dưới khóe mắt), tứ chân khô (chân chim phải vuông cạnh và khô, vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên), ngũ liên hoàn (cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt) và lục cườm rựng (có thêm cườm lót, chim có gù hậu, gáy dai dẳng). Với giọng gáy cũng có các loại: Giọng trơn (cúc cu cu (mỗi lần gáy chỉ thốt lên 3 tiếng), giọng một (cúc cu cu… cu, có thêm một tiếng cu hậu), giọng hai (cúc cu cu… cu cu (có thêm hai tiếng cu hậu), giọng ba (cúc cu cu… cu cu cu (có thêm ba tiếng cu hậu ở đằng sau)… Cu mồi còn khả năng thúc (giục) khi nghe tiếng cu gáy bên ngoài nên khiêu khích “cu, cu… cu cu” cho đối tượng bay vào xáp chiến rồi sụp bẫy.

Cu trống và mái khó phân biệt nhau, chỉ có những người rành chơi về loại chim nầy mới phân biệt được.

Khác với làm mai, lãnh nợ, cầm chầu vì gác cu chỉ đơn thuần cá nhân, không liên quan, tai tiếng đến đối tượng thứ hai, thứ ba. Mỗi khi có người gác cu đến nơi nào sẽ có tiếng cu kêu cũng vui mà dân gian có câu: “Cu kêu ba tiếng cu kêu. Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè”.

Nếu gọi là nghề bắt cu thật sự (ngoài gác cu) còn có:

Bẫy úp là một cái vòm bằng lưới, bên trong nhốt con cu mồi và rải lúa, đậu để dụ chim sà xuống ăn. Con chim tham mồi nên mới vướng giò.

Bẫy dò là loại bẫy đơn sơ, một đòn tre ngắn như chiếc đũa vót rất mảnh, một đầu cắm xuống đất đầu kia làm một cái thòng lọng bằng sợi chỉ nhỏ mà bền. Không cần cu mồi, nếu có trong lồng cạnh bẫy thì cang2 tốt Chim sà xuống ăn mồi bị vướng cổ hay chân không thoát ra được. Dò còn là loại bẫy cũng làm bằng que tre nhỏ, mỗi một đầu cắm xuống đất còn đầu kia trét nhựa dính, chim say mồi dính vào que nhựa.

Bẫy rập dùng hai tấm lưới dài lợp banh ra hai bên, ở giữa thì rải lúa, đậu và gài vài con chim mồi. Cu thấy thức ăn sà xuống cả bầy, người đánh bẫy lừa thế giật dây cho hai tấm lưới úp lại là bắt được tất cả.

Bẫy úp và bẫy dò không cần người phải rình rập nên rất thông dụng. Những người chơi chim cu cũng như vài loại chim khác trong lồng, treo ở hiên nhà có tiếng gáy, kêu, hót cũng vui cửa vui nhà. Có được vài cu mồi cho vào bẫy đi gác cu. Không hiểu người xưa lại khắt khe liệt vào 4 cái ngu ở đời?

Làm mai, lãnh nợ, cả tin, học đòi

Như đã đề cập ở trên, ngày nay làm mai, lãnh nợ không còn liệt kê vào 2 cái ngu như người xưa mà trở thành “dịch vụ” làm ăn của những kẻ khôn ngoan lọc lừa, tinh ranh để hưởng lợi. Riêng về hát bội thì nay không còn phổ biến trong nước. Nghệ thuật truyền thống nầy ngày càng mai một. kể từ thời tuổi thơ hơn sáu thập niên rồi chưa xem nên không biết có cầm chầu hay không?

Nay thì lạm bàn về cả tin, học đòi phù hợp với hiện tình xã hội.

Cả tin là nhẹ dạ, tin ngay một cách dễ dãi mà không cần suy xét. Trường hợp nầy nhan nhản xảy ra trong xã hội với nhiều khía cạnh. Ngoài trường hợp thiếu suy nghĩ chín chắn, cả nể  bạn bè, người thân… hùn hạp làm ăn, đầu tư còn có vì lòng tham.

Cả tin thể hiện tư tưởng non kém để tin vào những thứ mơ hồ, không đúng, thiếu thực tế. Nhẹ dạ trước những lời cám dỗ, chiêu bài mánh mung mà không tiên đoán được hậu quả xảy ra như thế nào. Câu nói thông dụng nhất với người dân nghèo thành phố và người dân quê khi bị bệnh phải chữa trị “tiền mất tật mang” vì cả tin vào lời thầy lang, bùa chú, mê tín dị đoan rồi đành than thở!

Trong bài nầy đề cập đến sự việc xảy ra trong nước, điển hình như trường hợp bất động sản, nhiều công ty xây nhà, chung cư, quảng cáo rùm beng dự án để chiêu dụ thân chủ. Thủ tục đầu tiên thỏa thuận về các điều khoản ban đầu. Đặt cọc, tiền trả trước (down payment) tùy theo ấn định của chủ đầu tư, khách hàng đôi khi phải vay ngân hàng… Thế nhưng việc xây cất cứ ì ạch kéo dài, bỏ hoang; khách hàng mất cả chì lẫn chài, nếu có kiện tụng thì “bắt than lên hỏi ông trời,” dôi khi họ khai phá sản thì đành ngậm bồ hòn!

Báo chí trong nước đã từng đề cập đến bong bóng bất động sản, sụp đổ đã gây ra hiệu ứng domino trong nền kinh tế.

Với thị trường chứng khoán ở VN sinh sau đẻ muộn vào năm 2000, được 6 năm thì năm 2008 thị trường chứng khoán thế giới sụp đổ kéo theo VN sụp trong vũng lầy!.

Ở VN đã một thời gây xôn xao trong lãnh vực nầy, nhiều công ty thổi phồng doanh thu vì thiếu kiểm chứng, có lúc trở thành phong trào cả những người chẳng biết gì cũng nhảy vào đầu tư, đem bất động sản thế chấp rồi hậu quả với hai bàn tay trắng.

Trong bài viết gần đây của tôi về ca sĩ, minh tinh Doris Day: “Năm 1951, Doris kết hôn lần thứ ba đúng sinh nhật tuổi 29. Chồng mới của bà là Martin Melcher, nhà sản xuất phim nổi tiếng. Ông hỗ trợ nhiều bộ phim thành công của Doris Day trong giai đoạn này. Martin cũng là người nuôi dưỡng và hướng Terry Melcher (con riêng của Doris Day với người chồng trước) trở thành ca sĩ vì vậy bà cả tin tấm lòng của người chồng.

Thế nhưng, sống cùng nhau tới khi Martin qua đời vào năm 1968. Đây cũng là cuộc hôn nhân dài nhất của Doris. Tuy nhiên, sau khi Martin mất, bà phát hiện chồng và đồng nghiệp đã mưu toan chiếm đoạt các khoản tiền cát-xê của bà trong suốt 17 năm chung sống. Lúc Martin còn sống, ông đầu tư làm ăn thất bại nhưng không cho vợ hay biết, ông cũng không nộp thuế thu nhập dù là nhà quản lý chính thức, do vậy Doris Day vào năm 45 tuổi lại lâm vào cảnh nợ nần chồng chất”.

Dẫn chứng trường hợp nầy, với người Việt ở Mỹ, vợ/chồng vì tin tưởng nên cả tin giao phó cho vợ/chồng mọi thu nhập, chi tiêu… chẳng may một trong hai mê đỏ đen rút hết tiền ở ngân hàng, cầm nhà, ly dị! Ở Việt Nam thì xảy ra như cơm bữa, ngoài cờ bạc còn ngoại tình để nuôi người khác!.

Có những mẫu chuyện phổ biến nhiều trên internet “cười ra nước mắt,” là cả tin, nhẹ dạ hay ham hố với mấy lão ông “trâu già gặm cỏ non” bảo lãnh sang Mỹ vài năm rồi nàng ẵm gói sang ngang, nhiều nhất là quy cố hương, gom góp tiền của dành dụm mua nhà, xe với chủ quyền của nàng rồi nàng de số lui đành chui vào gác trọ!

Với câu chuyện có thật dân Nha Trang đều biết và đồng nghiệp (nhà giáo & đồng môn SPQN) ở Mỹ cũng biết nên ghi ra đây. Có ông nhà văn, năm nay cũng trên tám bó, khi ông ở tù, 5 đứa con đi học, trong số đó có học sinh của cô giáo. Khi cô biết hoàn cảnh quá tội nghiệp nên đến nhà thân mẫu ông, tình nguyện đem các cháu về nuôi nấng, dạy dỗ. Sau khi ra tù, ông cảm kích tấm lòng nhân hậu của người mẹ nuôi và thành vợ chồng.

Giữa năm 1990, gia đình ông được tỵ nạn tại miền Đông Hoa Kỳ. Sau thời gian hưởng trợ cấp, với số tiền bán căn nhà ở Nha Trang để mua nhà ở Mỹ. Vì cả tin chồng nên tất cả mọi việc chi thu đều giao phó cho ông. Thỉnh thoảng vợ chồng về thăm quê, sau đó bà bị bệnh tim và đau cột sống nên chỉ có ông thường về Nha Trang. Lần sau cùng, ông rút hết tiền từ căn nhà về ở Nha Trang, lấy cô vợ bán cà phê cóc ở góc đường, nhà văn làm bồi bàn. Sau khi nhận được thông báo của ngân hàng bà sững sờ, hụt hẫng. Các con của ông rất quý ân tình của mẹ nuôi nên muốn đem bà về nhà tịnh dưỡng nhưng bà từ chối, đành share căn phòng của người bạn. Bệnh tình của bà ngày càng trầm trọng nên các em bà yêu cầu bà về lại Nha Trang chung sống nhưng thời gian ngắn đã qua đời.

Học đòi là bắt chước, a dua, theo đòi trong cuộc sống xã hội. Trong triết học đề cập đến mặc cảm tự ti (inferiority complex) cảm thấy bản thân thua kém, hèn yếu và mặc cảm tự tôn (inferiority complex) cao ngạo, xem mục hạ vô nhân. Những kẻ bị mặc cảm tự ti khi có cơ hội may mắn thay đổi cuộc đời thường tự tôn, không khiêm nhượng mà khoa trương, khoác lác.

Văn hào Moliere Pháp (1622-1673) trong vở kịch ngụ ngôn Le Bourgeois gentilhomme (Trưởng Giả Học Làm Sang) phê phán thói rởm đời, a dua của người có chút tài sản muốn đổi đời nên “bắt chước làm sang” tự xếp mình vào hàng danh giá. Tác giả phác họa hình ảnh kẻ học đòi nầy trở thành trò cười cho thiên hạ.

Nhà văn Huy Phương viết: “Thời nay, trong xã hội Việt Nam, bọn “trưởng giả học làm sang” này xuất hiện đầy dẫy. Chúng ở trên rừng về, tuy còn “nón cối dép râu,” ngồi kiểu nước lụt, nhưng nghênh ngang chẳng xem ai ra gì! Đi “ô tô con” thì phía trong cửa xe giăng một sợi dây để treo chiếc khăn lau mặt “màu cháo lòng.” Ăn uống thì phải chọn thứ đắt nhất, “thuốc lá có cán, cà phê sữa đá, soda hột gà…” Vào tiệm ăn, thì phải chọn thứ đắt nhất, không cần biết đến ngon dở, tìm những thứ quý hiếm như trăn, nhím, mễn… rượu bào thai, rượu rắn. Có người thường dùng phở với trứng gà, nhưng bọn trưởng giả này, bún bò cũng có trứng gà vào cho sang.

Sau này cứ nhìn vào những biệt phủ sang trọng, có cái kiểu Pháp, có cái kiểu Ý…, càng “ngoại” càng sang. Cách trang trí trong nhà thì kệch cỡm, quê mùa, với những bộ bàn ghế thật đắt làm bằng gỗ quý, chạm trổ rồng phượng công phu…

Một quan chức lớn là gương xây biệt phủ, xe đắt tiền, trang trí trong nhà không thua gì các cung điện, thì hàng quan chức có quyền lực cũng không chịu thua. Mà khổ một nỗi, cái khiếu thẩm mỹ của các ngài cán bộ đỏ vừa “nhà quê,” vừa rẻ tiền, trông kệch cỡm. Một bộ bàn ghế phải là từ thứ gỗ quý, do tay những người thợ cao cấp, đẽo gọt, chạm trổ, ngồi hẳn là đau lưng, đau đít, nhưng khiếu thẩm mỹ của thủ trưởng hẳn là xứng đáng với chức vụ, bổng lộc…

Phong cách, lối sống không phải là cái gì trừu tượng, khó hiểu, mà nó được thể hiện, bộc lộ từ trang phục, đồ dùng sinh hoạt cá nhân đến thái độ, hành vi ăn, mặc, ở, nói năng, đi lại, tiêu dùng, giải trí chẳng giống ai…”

Trong khi ở Nhật, có nhiều đại gia khi sống chung với hàng xóm, nhà cửa vẫn vậy để hòa đồng với nhau. Trường hợp ở Mỹ như David Green – sáng lập kiêm CEO của hãng bán lẻ đồ mỹ nghệ Hobby Lobby, tài sản có $6 tỷ. Ông vẫn thích đi máy bay hạng bình dân. Thay vì vung tiền để sống cho ra vẻ thượng lưu thì dành phần lớn tài sản của mình vào các hoạt động từ thiện.

Tác phẩm Số Đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) đăng trên Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938, với 20 chương (Tác phẩm Số Đỏ bị cấm lưu hành ngoài miền Bắc trước năm 1975 và cả nước cho đến đến năm 1986 mới được tái bản).

(Hình: tác giả cung cấp)

Tác phẩm với nghệ thuật trào phúng xoay quanh nhân vật chính là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ – từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, đứa bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như trèo me, trèo sấu, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt, bỗng chốc đã bước lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Theo Vũ Trọng Phụng: “Lúc mới 9 tuổi, nó đã phải đi ở nhờ nhà một người bác họ, họ thúc bá. Bác nó nuôi nó thay đầy tớ và được cả họ khen là nuôi cháu bồ côi. Nhưng một hôm nó bị đánh một trận và bị đuổi đi. Bác gái nó tắm, nó đã khoét một chỗ phên nứa để nhìn! Từ đấy, thằng Xuân lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa [đậu phọng], bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đơn hoàn tán trên xe lửa, và vài ba nghề tiểu xảo khác nữa”.

Câu chuyện bắt đầu khi bà Phó Đoan (sau lần bị lính Tây hiếp, bà trở thành “Me Tây” khi lấy ông phó nhà đoan chuyên đi bắt rượu lậu và cái tên Bà Phó Đoan bắt đầu từ đó) đến chơi ở sân quần vợt nơi Xuân tóc đỏ làm việc lượm banh. Vì Xuân tóc đỏ xem trộm cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là “sinh viên trường thuốc,” “đốc tờ Xuân.” Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân tóc đỏ nên dẫn đi xóa bỏ lý lịch trước kia rồi ghi danh đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kỳ. Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi đấu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tình giao hảo, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động “hy sinh vì tổ quốc của mình”, được mời vào hội Khai Trí Tiến Đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.

Với bản chất láu cá, lưu manh nên Xuân tóc đỏ “có công” với cái chết của cụ cố tổ với tài sản kếch xù, những kẻ có quan hệ ruột rà với cụ chẳng làm cho con, cháu nào tiếc thương bởi đã từ lâu, họ mong cụ chết cho nhanh để chia gia tài. Thay vào sự tiếc thương, cái chết của cụ đã đem đến cho họ niềm vui to lớn không che giấu nổi: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Bọn con cháu vô tâm ai cũng vui sướng thoả thích… Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma…”

Đám tang được tổ chức chẳng khác nào một ngày hội nhố nhăng, hổ lốn. Đám ma được làm theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có đủ cả kiệu bát cống, lợn quay… đi lọng, vài ba trăm câu đối, bức trướng, vòng hoa phúng điếu, vài trăm người đưa đám nghiêm nghị, thành kính đi sát ngay sau linh cữu cụ, trong đủ thứ tiếng kèn huyên náo: kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu, có cả âm thanh chói tai, rộn rã…

Người dân hai bên đường đổ xô ra xem đám ma như xem một sự lạ. Đám ma to đến nỗi những người trong tang gia cảm thấy hết sức sung sướng và hàng phố nhốn nháo cả lên khen đám ma to như khoa trương sự giàu có với thiên hạ!

Xuân tóc đỏ xuất hiện, đẩy sự lố lăng, dị hợm của đám ma, hắn chọn đúng lúc để có mặt, trước sự chú ý của mấy trăm con người và gây chú ý với hai vòng hoa đồ sộ, sáu chiếc xe kéo sang trọng.

Xuân tóc đỏ có công “giết chết cụ cố tổ” và đem lại “hạnh phúc” cho con cháu của cụ. Bởi sau cái chết của cụ cố tổ, mọi thành viên trong gia đình ai cũng được hưởng lợi. Dòng cuối của tác phẩm với hình ảnh “Ông thầy số vô duyên cứ nói lè nhè cụ Hồng nhắm mắt lại, ho lụ sụ lên một cách cổ điển, ôm ngực mà khặc khừ:

– Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm!… Nói mãi!”. Đúng là chuyện đổi đời lố bịch chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Trước năm 1975, Số Đỏ phổ biến ở miền Nam VN nên rất quen thuộc vì vậy khi mỉa mai cá nhân nào “vô tài bất tướng” gặp thời rồi làm đởm nên gọi là “Xuân tóc đỏ”. Nói như nhà văn Huy Phương thì ngày nay ở trong nước nhan nhản loại nầy từ Bắc vô Nam. Với đàn ông gọi là vậy còn đàn bà hay đeo đòi, a dua…

Trong văn chương có nhiều tác phẩm đề cập đến cả tin và học đòi. Với cả tin, nhiểu mẩu chuyện vợ chồng, giao phó tài sản, tiền bạc cho người chồng, người vợ nhưng chẳng may, một trong hai người dối trá, biển lận như “giao trứng cho ác” rồi nhận lấy hậu quả thảm thương. Và thói a dua, học đòi theo thời thế cũng chẳng hay ho gì ở những kẻ ham hố chơi trội, ham hố chạy đua kiểu “thời thượng”… bị thiên hạ mỉa mai và xem thường.

Chuyện Vãn: Bốn Cái Ngu, Xưa & Nay… theo thời gian và hoàn cảnh xã hội đã thay đổi vì “sông có khúc, người có lúc” bởi chuyện đời là thế.

(Little Saigon, November 2024)


 

Hiện tượng Nguyễn Phương Hằng- Phùng Văn Phụng

                      Hiện tượng Nguyễn Phương Hằng

Tôi dự định không đọc và không viết về bà Nguyễn Phương Hằng lên live stream chửi sư Minh Tuệ vì câu chuyện trên đã và đang dậy lên những đợt sóng tiếp nối gây nên tâm lý không vui trong lòng người xem các bài báo, trên các youtube.

Nhưng tôi cũng thử phân tích tâm lý nhân vật Nguyễn Phương Hằng trong thời đại mới, thời đại mà mạng xã hội dường như đã chuyển tãi thông tin nhanh nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong cộng đồng vì mỗi người đều có thể là một ký giả, một người đưa tin?

1) Hiện tượng kiêu ngạo, mê danh vọng, thích nổi tiếng.

Sự kiêu ngạo của con người có nguồn gốc từ Adam và Eve, tổ tiên loài người, muốn bằng Thiên Chúa, nên đã ăn trái cấm để ngang bằng Trời.

Khi có tiền của, giàu có rồi đã từng có nhiều người ca tụng, đâm ra kiêu ngạo, thích danh vọng, thích nổi danh, thích tiếng tăm và tấn công vào một người tu hành ăn ngày một bữa, không nhà cửa, không tiền bạc, không xe cộ, ngủ ở nghĩa địa v.v… và việc chửi bới, tấn công vào người tu hành chắc chắn người tu hành không phản ứng, không thưa gởi. Nhưng tấn công vào nhà tu hành (ở dơ, không súc miệng, lười biếng không chịu làm việc, ăn xin…) để làm gì? Và do nguyên nhân nào?

Bà Nguyễn Phương Hằng “có thể” nhận chỉ thị của ai đó để hạ uy tín sư Minh Tuệ, nên bà đã dùng những lời nói nặng nề, khó nghe để tấn công, “quất” sư Minh Tuệ ???

2)Thực tế bà không được tăng thêm uy tín hay được nhiều người yêu mến hơn. Nhưng bà lại chịu một áp lực rất lớn từ cộng đồng mạng xã hội đang chỉ trích bà.

Bà Nguyễn Phương Hằng giàu có nhưng không HẠNH PHÚC, tự nhiên chuốc lấy SỰ MẤT BÌNH AN.

3)Còn đối với người tu hành chân chính, những lời chửi rủa, chỉ trích chắc chắn không làm cho nhà tu mất bình an đâu. Chẳng những người tu hành không mất bình an mà đây còn là dịp để họ tu tập chữ NHẪN, thực hành sự KHOAN DUNG, lòng THA THỨ, là thời gian, là cơ hội để nhà tu hành chân chính rèn luyện nhân cách, chịu đựng thử thách. Cho nên tất cả những biến cố đến với họ (tốt hay xấu) đều cần thiết trong đời tu của họ.

Kết: Trong “kinh cải tội bảy mối” có bảy đức mà đức “thứ nhất là KHIÊM NHƯỜNG chớ KIÊU NGẠO”

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói:

“”Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn

-““Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,

-“”Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,

-“”Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,

-“”Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,

-“”Hãy chú trọng Nhân cách vì nó biến thành Số mệnh,

-“”Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.

Người viết: Phùng Văn Phụng

Tháng 11-2024


 

CHIẾC GIƯỜNG ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI – CHÍNH LÀ GIƯỜNG… BỆNH! – Khuyết Danh, từ Phụ Nữ News

Khuyết Danh, từ Phụ Nữ News

Buồn phiền, sầu não trong đời ai chẳng từng trải qua?  Mỗi ngày đi qua có biết bao phiền não lưu lại trong lòng, chuyện hôm qua như nước chảy về đông không sao giữ lại được.  Làm thế nào để tìm được khoảnh khắc bình yên giữa muôn trùng đêm đen giông tố?

 Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hết nửa đời người.  Thời gian trôi nhanh như bóng câu lướt ngoài cửa sổ.  Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả lìa bạn.  Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn.  Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai.

Có nhiều người cứ mãi ngập chìm buồn phiền trong vài chuyện nhỏ, thực là quá hoang phí thời gian sống của đời người.  Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc mình điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi…

No photo description available.

Thời gian như bóng câu (ngựa non) qua cửa sổ.

Cứ mãi muộn phiền là vì tâm chẳng chịu buông

Khi gặp phải chuyện buồn phiền, hãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây.  Không quên ơn người giúp mình, không trách móc người xử tệ với mình, không giữ mãi trong lòng hận thù người khác, tự khắc bạn sẽ thấy cuộc đời sao mà an nhiên, bình lặng đến vậy!

Khi gặp phải chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải vượt qua.  Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.

Image result for buồn phiền sầu não

Khi bạn bất mãn, hãy nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn bạn, biết đủ mới là hạnh phúc.  So với người bệnh, hạnh phúc của bạn là sống khỏe mạnh.  So với người đã khuất, hạnh phúc của bạn là còn sống.  Người ta muốn sống tốt thì tâm phải giản đơn, phải bớt hồ đồ một chút..

Khi bạn cảm thấy không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt.  Nghĩ kỹ rồi, bạn sẽ không buồn nữa.  Khi bạn tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một người không đáng hay không, ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt, biết cách tiêu tiền là được rồi.

Khi bạn muốn so đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này cơ bản là tay không, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, tại sao không chịu nhường một bước?  Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức.  Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện phải hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi!

Thơ Về Cuộc Sống Vui Vẻ: Những Bài Thơ Yêu Đời Hài Hước Nhất

Hãy sống sao cho thật vui vẻ.  Có cơm thì ăn, có bia thì uống, buồn ngủ thì lên giường, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để chơi Facebook, có xe để đi, có việc để làm, có thêm người bạn đời cùng chung suy nghĩ nữa là… tuyệt vời !

Sống an nhiên vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý đến tiền ít tiền nhiều.  Sau này già rồi, chết đi ai còn để ý bạn là ăn mày hay là người giàu có?  Ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là bạn không để ý đến nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan biến mất.  Phiền não ngày ngày đều có nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy?

Tài sản quý giá nhất là sức khỏe

Khi sinh mệnh của con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, thảy đều vô nghĩa.  Truy cầu giàu có khiến người tham lam, biến thành ác quỷ.  Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc, trang sức, mỹ nữ đều chỉ là một đống rác mà thôi.

 Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sĩ diện, sa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả. 

Hãy luôn nhớ rằng: chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới.  Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa.  Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống.  Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không.  Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu.  Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc.

99+ STT đời người ngắn ngủi, câu nói hay về cuộc sống vô thường - GenZ ...

Đời người lại như một hiệp đấu.  Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương tăng chức.  Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não.  Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.  Cớ sao kiếp người mỏi mệt lắm vậy?

Hãy nhớ không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe, không khát cũng phải uống nước, có phiền muộn cũng phải nghĩ cho thông, có lý cũng phải nhường người, có quyền cũng phải thấp giọng, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện tập.

Bởi vì, một bộ quần áo giá 1.000 đô, tờ chi phiếu nhỏ có thể chứng minh.  Một chiếc xe giá 100.000 đô hóa đơn có thể chứng minh.  Một căn nhà giá 1.000.000 đô hợp đồng mua bán có thể chứng minh.  Nhưng một con người rốt cuộc trị giá bao nhiêu tiền, chỉ sức khỏe mới có thể chứng minh.  Hãy nhớ, sức khỏe chính là “giá trị” nhất!

40+ lời chúc sức khỏe giúp bạn bè, người thân nhận ra giá trị của sức khỏe

Vì vậy cũng đừng bao giờ mang máy ra tính rằng bạn đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe.  Trên đời này bạn nhất định có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau.  Lựa chọn món nào là quyền của bạn. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh!  Trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, kiếm tiền thay bạn… nhưng không có ai mắc bệnh thay bạn được.  Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sinh mệnh.

 Khuyết Danh, từ Phụ Nữ News

Theo Ephata

From: Langthangchieutim


 

TÌNH THÔI XÓT XA..! – (Đinh Trực sưu tầm)

Chuyện tuổi Xế ChiềuCông Tú Nguyễn  

(Đinh Trực sưu tầm)

Hôm nay là ngày dạm hỏi của anh sau hai năm ly hôn với chị…!

Vẫn biết rằng cuộc chia tay nhau rồi, ai cũng có quyền bước đi bước nữa…

Vẫn biết rằng chồng cũ của em sẽ có ngày thành chồng mới của người khác…!

Vậy mà sao chị thấy đau quá, đau đến nghẹt thở…!

Gửi hai con về nhà ngoại, chị đi đến chỗ ngày xưa anh chị thường họ hẹn và ngồi lên ghế đá năm xưa để nhớ những kỉ niệm đẹp ngày xưa…!

Đã 13 năm rồi, thân cây bên hồ giờ cao lớn vẫn còn vết khắc tên của anh chị, nó còn mà giờ người xưa đã đi xa nhau rồi…!

Mấy năm yêu nhau, mười năm là vợ chồng, hai người tối ngày như nhớ về nhau trong một ngày…!

Hai đứa con lần lượt ra đời, là niềm vui vô bờ, là động lực để hai vợ chồng cùng phấn đấu trong cuộc sống…!

Anh thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp nhưng vẫn một lòng một dạ yêu vợ, thương con hết mực…!

Đối với con gái lớn 9 tuổi, con trai nhỏ 7 tuổi, ba chúng nó là thần tượng lớn nhất trong lòng chúng…!

Đến một ngày thần tượng sụp đổ nhanh chóng, bàng hoàng…!

Đêm hôm đó anh phải đi tiếp khách VIP. Rượu uống tràn môi, khách đòi đi vui vẻ. Anh tìm cớ để về mà không được, rồi thì điều gì phải xảy ra đã xảy ra… Sáng tỉnh dậy trong khách sạn thấy mấy chục cuộc gọi nhỡ của vợ, anh hết hồn…!

Anh chị là mối tình đầu của nhau nên anh không thể giấu giếm chị bất cứ điều gì. Anh thành thật xưng tội, lỗi của mình

Vợ anh không nói, nước mắt lưng tròng, một sự im lặng đáng sợ…!

Hàng đêm, chị sang phòng các con ngủ và không thể nhắm mắt ngủ được. Hình ảnh anh ôm ấp người khác, phản bội lại chị khiến chị càng nghẹn ngào tức tưởi. Chị hận anh…!

Hai con ngơ ngác không hiểu sao dạo này mẹ hầu như không nói chuyện với ba….? Bữa cơm, con chị như mọi khi lại nhanh nhảu gắp vào chén món ăn ba thích thì mẹ nó liếc mắt lạnh lùng…

-Gắp cho nhiều vào, để ba ăn cho có sức đi “phục vụ” cho người ta.

– Ai hả mẹ…?

Chị nhìn con:

-Hỏi ba con đi…

Hai con ngơ ngác quay sang nhìn sang ba, chỉ thấy ba cúi mặt xuống, chậm rãi nuốt từng miếng cơm…

Rồi một ngày kia, chị lạnh lùng đặt tờ đơn ly hôn trước mặt anh thì anh không chịu đi đuợc nữa, anh khóc và van xin chị:

-Không ly hôn có được không em…?

Anh không thể xa các con được…!

Chị cũng khóc

-Có lẽ mình xa nhau sẽ tốt hơn…

Mỗi ngày đi ra đi vào, nhìn thấy anh là em lại nhớ, giận, tức, rồi hận. Cứ như thế này em sẽ điên lên, tan nát tâm hồn tuổi thơ của các con…!

Hai năm ly hôn, anh dọn đi nơi khác ở, vài ngày lại về nhà thăm, chăm sóc các con, kiểm tra bài vở, chăm sóc nhà cửa chu đáo. Rất nhiều lần anh nói với chị cho anh quay lại đoàn tụ để các con vui vẻ..!

Chị toàn nín lặng…!

Dạo gần đây anh ít đến nhà cũ hơn…

Trên Facebook của anh, ngoài ảnh chị và các con làm hình đại diện. Bây giờ có thêm hình một cô gái xinh xắn, dịu dàng rất giống chị ngày xưa…!

Người quen, bạn bè hỏi ai đó, anh trả lời “Người quen” và tận tình thả tim, thả like cho từng lời khen. Có lần trên đường đi làm về chị thấy anh chở cô ấy ngang qua, không biết anh nói gì mà cô ấy cười rất vui…!

Đêm đó chị thức trắng đêm…!

Tuần trước, bạn thân của anh gọi điện báo cho chị biết, ngày mai sẽ là ngày anh làm đám hỏi… Trời tối mịt, mà chị vẫn cứ ngồi im trên ghế đá, đèn trong nhà quên bật sáng…

Mất anh rồi chị mới biết chị yêu anh nhường nào…!

Vì cái “Tôi” quá lớn, vì hận không buông bỏ được nên chị không thể tha thứ cho anh, chứ người đàn ông tử tế, thành đạt như anh lấy đâu chẳng được vợ đẹp…

Bỗng nhiên có chiếc áo choàng qua lưng chị, chị ngước khuôn mặt nhòe nước mắt ngước lên nhìn…

Chính là anh..!

-Anh đi về đi, hôm nay là đám hỏi của anh mà..

-Làm gì có đám hỏi nào, cô ấy là em thằng bạn làm cùng cơ quan, anh nhờ nó nói đấy. Anh biết rằng trong lòng em vẫn có anh. Em tha thứ cho anh nhé…! Để nhà mình lại bên nhau như ngày xưa…!

Chị khóc nức nở, áp mặt vào ngực anh, nước mắt ràn rụa, khe khẽ gật đầu…!

Sức bền của nền dân chủ: Nhìn bầu cử Hoa Kỳ và hy vọng ở Việt Nam- Võ Văn Quản

Sức bền của nền dân chủ: Nhìn bầu cử Hoa Kỳ và hy vọng ở Việt Nam

08:54 | Posted by BVN4

Võ Văn Quản

Đã có nhiều người nói về một viễn cảnh tồi tệ của Hoa Kỳ nếu người này hay người kia thắng cử. Tôi không cho là như vậy. Trừ khi người Mỹ mất đi sự lý tính mà họ đã duy trì được gần 300 năm qua, trừ khi họ từ bỏ những truyền thống và nền tảng chính trị vững chãi mà họ xây dựng, một nhiệm kỳ tổng thống bốn năm không thể tuyệt diệt những giá trị đã được dày công xây dựng.

Giới nghiên cứu ngày nay có lẽ đã nói rất nhiều về khái niệm “authoritarian resilience”, hay “sự bền bỉ của nền chuyên chế” [1]. Họ nói về cách mà các chế độ chuyên chế biến đổi, thích ứng để kéo dài thời gian tồn tại.

Người ta cũng lo ngại về tính bền bỉ của các nền dân chủ, nhất là khi nhìn vào những biến động chính trị gần đây ở Hoa Kỳ. Nền dân chủ Hoa Kỳ liệu có thể tiếp tục sống sót qua thời kỳ này hay không? Và chúng ta có thể rút ra bài học gì cho nền dân chủ tương lai của Việt Nam?

Với cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, dù kết quả ra sao đi chăng nữa, người viết tin rằng nền dân chủ này vẫn còn rất nhiều hy vọng.

Dân chủ bền bỉ (democratic resilience)

Sự bền bỉ của nền dân chủ là một khái niệm đề cập đến năng lực của một hệ thống chính trị trong việc chống chọi, thích nghi và phục hồi từ những thách thức bên trong và bên ngoài trong khi vẫn duy trì các chức năng và giá trị dân chủ cốt lõi.

Khái niệm này đã trở nên nổi bật trong những thập niên gần đây khi các nền dân chủ trên toàn thế giới đối mặt với nhiều áp lực khác nhau, từ chủ nghĩa dân túy đến độc tài kỹ thuật số.

Nghe có vẻ hơi khó hiểu, nhưng chúng ta có thể hữu hình hóa khả năng chống chịu, thích nghi và phục hồi của một nền dân chủ khỏe mạnh thông qua ba yếu tố cốt lõi.

Yếu tố đầu tiên là sự vững chắc về thể chế (hay “institutional robustness”). Sự vững chắc về thể chế đơn giản chỉ là tất cả những gì mà một sinh viên luật từng được học ngay năm đầu tiên: khuôn khổ hiến pháp và cơ chế bảo hiến mạnh mẽ; hệ thống tư pháp độc lập và sẵn sàng can thiệp để bảo vệ các giá trị thể chế và dân chủ; cũng như một bộ máy công vụ chuyên nghiệp và không bị thao túng bởi hệ thống chính đảng (sự trung lập và tận tụy của lực lượng quân đội là một ví dụ cụ thể).

Tuy nhiên, như nhà khoa học chính trị Wolfgang Merkel từng ghi nhận, sức mạnh của các thể chế dân chủ không chỉ nằm ở thiết kế bề ngoài của nó, mà còn ở tư duy thực hành dân chủ và tính chính danh của các tiến trình chính trị [2].

Điểm này dẫn chúng ta đến yếu tố cốt lõi thứ hai của tính bền bỉ của nền dân chủ: cơ sở hạ tầng dân sự (hay “civic infrastructure”).

Cơ sở hạ tầng dân sự là một xã hội dân sự năng động và chủ động trong các hoạt động chính trị cùng với những cơ chế cho họ tham gia vào các quyết định chính trị; một hệ thống truyền thông độc lập nhưng nhân văn; khả năng giáo dục công dân của cộng đồng; lẫn khả năng chấp nhận những khác biệt bên trong cộng đồng.

Trong xã hội dân sự, ngay cả một công dân hay một tổ chức phi chính phủ cũng có thể khởi kiện chính phủ ra tòa. Họ có thể huy động tiền tài trợ và chuyên gia pháp lý tư vấn cho mình trong quá trình khởi kiện. Người dân cũng có thể đối thoại và giúp đỡ nhau trong hoạn nạn ngay cả khi họ bất đồng với nhau về rất nhiều thứ.

Theo cách nói của hai học giả Steven Levitsky và Daniel Ziblatt trong tác phẩm “How Democracies Die” (2018), cơ sở hạ tầng dân sự cũng chính là các chuẩn mực dân chủ không chính thức [3]:

“Những rào chắn mềm của dân chủ chính là những quy tắc không thành văn của cuộc chơi: sự khoan dung dành cho nhau và khả năng kiềm chế về thể chế”.

Tuy nhiên, ngay cả khi có hết hai thành tố này, một điều quan trọng khác để tạo nên sức bền của nền dân chủ là khả năng thích ứng trước các không gian và thách thức khác biệt (hay “adaptive capacity”). Theo giáo sư chính trị học Larry Diamond (Đại học Stanford), một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng của hệ thống dân chủ là nó có thể sửa sai trong khi vẫn giữ được những nguyên tắc dân chủ cốt lõi hay không [4].

Một thể chế và một bản hiến pháp mạnh mẽ là điều tốt, nhưng liệu nó có thể thay đổi khi nó thật sự cần thay đổi? Các cuộc đối thoại giữa xã hội dân sự và các cơ quan nhà nước có giúp nhận biết và từ đó giải quyết khủng hoảng? Hay nó chỉ làm vấn đề thêm bế tắc?

Sức bền đáng nể của nền dân chủ Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã luôn thể hiện một sức bền vô cùng đáng nể trong suốt gần 300 năm tồn tại của chính thể này.

Nói về sự vững chắc thể chế, có thể nói ít có chính thể hiện đại nào đạt đến độ vững chãi của nhà nước Hoa Kỳ hiện đại.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ngay từ năm 1803 đã khẳng định thẩm quyền của mình trong việc kiểm tra và giám sát quyền lực của cả cơ quan hành pháp lẫn cơ quan lập pháp với án lệ Marbury v. Madison [5].

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ được duy trì một mức độ độc lập cao tiếp tục giúp cho chính sách tiền tệ tránh khỏi sự can thiệp và lũng đoạn của từng giai đoạn chính quyền khác nhau [6].

Và cũng không thể không kể đến Đạo luật Cải cách Dịch vụ Công 1883 (Civil Service Reform Act – Pendleton Act), thứ đã tạo ra sự ổn định và công chính cho lực lượng viên chức bất chấp đảng nào nắm quyền [7].

Gần 300 năm thiết lập và củng cố những án lệ, tập tục, và truyền thống chính trị như vậy, Hoa Kỳ đã tạo ra một chính thể vô cùng vững vàng.

Thể chế Hoa Kỳ cũng có năng lực thích nghi đáng nể với thời cuộc. Bằng chứng? Mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ (còn được biết đến với cái tên Bộ luật Nhân quyền – Bill of Rights), cùng các tu chính án quan trọng khác như Tu chính án thứ 13, 14, 15 (liên quan đến vấn đề bãi bỏ chế độ nô lệ), cho thấy khả năng nhìn nhận ra và sửa đổi những sai lầm chết người của thể chế.

Nhiều cơ quan nhà nước khác được thành lập như Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (1970), Văn phòng Ngân sách Nghị viện (1974), hay Bộ An ninh Nội địa (2002) cho thấy khả năng thích ứng liên tục với những thách thức mới.

Tất cả những nền tảng thể chế và khả năng thích ứng nói trên được củng cố bởi một không gian dân sự mạnh mẽ nhất trong lịch sử các nhà nước hiện đại.

Hiện nay, có đến 1,5 triệu tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ ở Hoa Kỳ, từ cấp độ địa phương cho đến các tổ chức đấu tranh cấp quốc gia như Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU – thành lập vào năm 1920) và Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF – thành lập vào năm 1967) [8]. Trong đó, mỗi tổ chức không chỉ là bình phong trang trí hay đoàn thể văn nghệ mà đều chủ động tham dự vào hàng loạt chương trình nghị sự, các vụ kiện tụng và phong trào đấu tranh chính trị đối với những chính sách, hành vi mà họ cho là có vấn đề hay gây hại cho nền dân chủ.

Ví dụ, chỉ tính riêng ACLU thôi đã cử luật sư bào chữa trong hàng loạt án lệ quan trọng như Roe v. Wade (1973 – xác lập quyền tự do sinh sản cho phụ nữ) hay Miranda v. Arizona (1966 – xác lập “quyền Miranda”, tức quyền im lặng và quyền tham vấn pháp lý của bị cáo).

Đã có nhiều người nói về một viễn cảnh tồi tệ của Hoa Kỳ nếu người này hay người kia thắng cử. Tôi không cho là như vậy. Trừ khi người Mỹ mất đi sự lý tính mà họ đã duy trì được gần 300 năm qua, trừ khi họ từ bỏ những truyền thống và nền tảng chính trị vững chãi mà họ xây dựng, một nhiệm kỳ tổng thống bốn năm không thể tuyệt diệt những giá trị đã được dày công xây dựng.

Sức bền của nền dân chủ trong bối cảnh Việt Nam

Mặc dù Việt Nam hiện nay vận hành dưới cơ chế độc đảng, và sẽ là không có gì sai nếu nói rằng Việt Nam đang có một thể chế chuyên chế điển hình, giá trị dân chủ và sức bền của nguồn lực dân chủ chắc chắn vẫn còn tồn tại, dù đã và đang bị tiếp tục bị hạn chế dần.

Trước tiên, không gian mạng xã hội có rất nhiều vấn đề, nhưng nó vẫn phát huy vai trò là một không gian thảo luận tự do nhất, cởi mở nhất và khó kiểm soát nhất đối với chính quyền và lực lượng an ninh. Nếu việc hội họp, thảo luận, phát tán thông tin trực tiếp còn gặp những rào cản gần như không thể vượt qua, không gian mạng xã hội tiếp tục chứng minh rằng ý kiến của quần chúng nhân dân Việt Nam chưa bao giờ thật sự đồng nhất với ý kiến của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có lẽ chúng ta đã có quá nhiều ví dụ để chứng minh cho hiện thực này. Từ câu chuyện bảo vệ cây xanh ở Hà Nội cách đây đã gần 10 năm, phong trào biểu tình chống Trung Quốc và chống Công ty Formosa từ cuối thập niên 2000, đến phong trào chống BOT vẫn còn âm ỉ cho đến tận 2024, người dân Việt Nam rõ ràng có sức bền dân chủ rất cao và tiếp tục tận dụng không gian chật hẹp mà họ có một cách vô cùng hiệu quả [9].

Hẳn nhiên, việc không có một nền tảng lý thuyết và một không gian dân sự chính quy thật sự vẫn ngăn cản các kinh nghiệm thảo luận dân chủ và hoạt động trên mạng xã hội có thể được chuyển hóa thành những thực hành dân chủ chính thống. Tuy nhiên, chúng vẫn là nền tảng để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết cho các mô hình dân chủ Việt Nam trong tương lai.

Mặt khác, hệ thống xã hội dân sự Việt Nam vẫn còn đó. Rất nhiều nhà hoạt động, các lãnh đạo xã hội dân sự và NGO đã bị bắt, đó là điều chắc chắn [10]. Tuy nhiên, xã hội dân sự cũng dần trở thành một phần của đời sống xã hội Việt Nam mà có lẽ chính quyền Việt Nam không thể nào vĩnh viễn loại trừ. Các NGO hoạt động trong lĩnh vực quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người đồng tính, văn hóa, nghệ thuật… vẫn đang là xương sống của rất nhiều cộng đồng và kết nối quốc tế tại Việt Nam. Đó cũng là một phần của sức bền dân chủ quốc gia.

Quan trọng nhất, hệ thống kinh tế thị trường tự do vẫn đã, đang, và sẽ là nền tảng quan trọng nhất cho sức bền của tư duy dân chủ của Việt Nam trong tương lai.

Trong hàng loạt các nghiên cứu lý thuyết và thực chứng từ trước tới nay, tự do kinh tế là nhựa sống của mô hình dân chủ. Theo tác gia Lipset trong tác phẩm quan trọng “Một số yêu cầu tiên quyết của Dân chủ” (tạm dịch từ “Some Social Requisites of Democracy” – xuất bản 1959), một nền kinh tế thị trường vững chãi tự thân nó có thể xây dựng một xã hội đa nguyên, và kinh tế thị trường phát triển sẽ làm tăng quy mô của giai cấp trung lưu, giai cấp quan trọng nhất cho các điều kiện lý tưởng của dân chủ [11].

Ủng hộ quan điểm này, trong tác phẩm “Nguồn gốc kinh tế của Độc tài và Dân chủ” (tạm dịch từ “Economic Origins of Dictatorship and Democracy”, xuất bản năm 2006), hai tác giả Acemoglu và Robinson tin rằng kinh tế thị trường có thể tạo ra nhiều trung tâm quyền lực khác nhau, từ đó phần nào làm suy yếu khả năng toàn trị. [12] Quan trọng hơn, kinh tế thị trường chỉ có thể phát triển khi pháp luật đầy đủ, rõ ràng và có thể dự đoán đến một mức độ nhất định, cùng với đó là nhiều quy định liên quan đến bảo vệ tư hữu tài sản và quyền tự do cá nhân (ít ra là liên quan đến tài sản).

Đây vẫn sẽ là nền tảng quan trọng nhất cho sức bền dân chủ của Việt Nam trong tương lai.

Sức bền của nền dân chủ không phải là một khái niệm xa vời hay chỉ tồn tại trong các nền dân chủ phương Tây. Qua việc phân tích ba thành tố cốt lõi – sự vững chắc về thể chế, cơ sở hạ tầng dân sự, và khả năng thích ứng – chúng ta thấy được cách Hoa Kỳ đã xây dựng và duy trì sức bền này trong suốt gần 300 năm qua.

Đối với Việt Nam, dù đang vận hành trong một hệ thống chính trị khác biệt, những mầm mống của sức bền dân chủ vẫn hiện hữu. Từ sự sôi động của không gian mạng xã hội, sự kiên trì của các tổ chức xã hội dân sự, đến nền tảng quan trọng nhất là kinh tế thị trường – tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy tiềm năng dân chủ vẫn đang âm thầm phát triển. Đặc biệt, việc duy trì và phát triển nền kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà còn là nền tảng để nuôi dưỡng một xã hội đa nguyên và giai cấp trung lưu – những yếu tố then chốt cho sự phát triển của dân chủ trong tương lai.

Có thể nói, sức bền của nền dân chủ không phải là điều có sẵn, mà là kết quả của một quá trình xây dựng lâu dài từ nhiều thành tố khác nhau trong xã hội. Kinh nghiệm từ nền dân chủ Hoa Kỳ và những dấu hiệu tích cực từ xã hội Việt Nam cho thấy, dù con đường còn nhiều thách thức, nhưng những giá trị dân chủ vẫn luôn có khả năng tồn tại và phát triển, miễn là chúng được người dân nuôi dưỡng.

Chú thích

  1. Kallmer, B. (2024, July 31). China’s Changing of the Guard: Authoritarian Resilience | Journal of Democracy. Journal of Democracy. https://www.journalofdemocracy.org/articles/chinas-changing-of-the-guard-authoritarian-resilience/hay Authoritarian Resilience – Centre for Geopolitics. Centre for Geopolitics –https://www.cfg.polis.cam.ac.uk/news/authoritarian-resilience
  2. “Democracy in Crisis: Challenges of Authoritarian and Democratic Backsliding” published in Zeitschrift für Vergleichende Politikwissenschaft (Comparative Governance and Politics), Volume 12, Issue 4.
  3. Levitsky, S., & Ziblatt, D. (2018). How democracies die. Penguin Books.
  4. Diamond L, Ill Winds: Saving Democracy from Russian Rage, Chinese Ambition, and American Complacency(Penguin Press 2019)
  5. Marbury v. Madison,5 U.S. 137, 138 (1803)
  6. The importance of central bank independence. The White House. https://www.whitehouse.gov/cea/written-materials/2024/05/22/the-importance-of-central-bank-independence
  7. Gergely Ujhelyi, ‘Civil service reform’ Journal of Public Economics (2014)
  8. Robert Christensen and Rebecca Nesbit “America Has 1.5 Million Nonprofits and Room for More.” The Conversation, 8 May 2024, com/america-has-1-5-million-nonprofits-and-room-for-more-97528
  9. Di, T. (2022, September 7). Từ 6.700 cây xanh ở Hà Nội đến BOT Cai Lậy: Hình ảnh một chính quyền “ba không” | Luật Khoa tạp chí. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2017/12/tu-6700-cay-xanh-o-ha-noi-den-bot-cai-lay-hinh-anh-mot-chinh-quyen-ba-khong
  10. Nguyễn, T. (2022, December 26). Xã hội dân sự Việt Nam: Giọt máu ngoài sân. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2022/12/xa-hoi-dan-su-viet-nam-giot-mau-ngoai-san
  11. Lipset, Seymour Martin. “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy.” American Political Science Review53 (1959): 69 – 105.
  12. Acemoglu,Daron & Robinson,James A., 2006. “Economic Origins of Dictatorship and Democracy,” Cambridge Books, Cambridge University Press.

V.V.Q.

Nguồn: Luatkhoa.com


 

GIÁ TRỊ BẰNG ĐẠI HỌC VNCH

“Tại sao bằng đại học của Việt Nam Cộng Hòa có giá trị ở hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới trước 1975 ?”

  1. Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa dựa trên 3 yếu tố : Tự Do – Nhân Bản – Khai Phóng. Trong việc học tập hàng ngày, giá trị cá nhân, thế mạnh của từng em học sinh đều được chú trọng để phát huy, đào tạo và phát triển thành tài năng trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
  2. Tuyệt đối tôn trọng tính tự do tư tưởng của các em học sinh ngay từ tuổi thiếu niên.
  3. Lấy các giá trị đạo lý dân tộc và nhân bản làm nền tảng để phát triển xã hội, xây dựng đất nước văn minh.
  4. Ngay từ lớp 7 đến lớp 9 các em học sinh đã được làm quen với nghệ thuật và khả năng thuyết trình để bảo vệ các quan điểm cá nhân độc lập và logic của mình.
  5. Từ lớp 10 học sinh sẽ bắt đầu trâu dồi về khả năng hùng biện để khi lên đại học hoàn toàn có thể trình bày, diễn thuyết trước đám đông về một đề tài khoa học – xã hội nào đó của mình một cách chặt chẽ, thuyết phục.
  6. Anh ngữ tuy không phải là ngôn ngữ thứ hai nhưng số tiết học Anh ngữ rất cao. Rất nhiều học sinh lớp 11 và 12 hoàn toàn có thể đọc sách, tạp chí nước ngoài ngay từ nguyên bản.
  7. Đến lớp 11 – 12, học sinh bắt đầu làm quen với môn triết học, được tiếp cận và tự do nghiên cứu tất cả các triết thuyết và tư tưởng của những nhà tư tưởng có ảnh hưởng quan trọng nhất của nhân loại và trên thế giới. Giáo dục thời VNCH vẫn giới thiệu các học thuyết đối lập với chủ nghĩa tự do như Các Mác – Ăn-ghen, Lê Nin, Mao Trạch Đông và thuyết cộng sản, chủ nghĩa xã hội…. cùng với tài liệu đầy đủ. Nền giáo dục tự do khai phóng không kiểm duyệt giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức mở, từ đó sẽ có tư duy và cách nhìn nhận đa chiều thay vì tìm cách nhồi sọ chỉ với 1 học thuyết cực đoan nào đó.
  8. Con người không ai hoàn hảo và có thể mắc sai lầm. Nhờ xã hội được xây dựng bằng sự bao dung và tính thiện lương nên những ai mắc sai lầm không bị kỳ thị và vẫn được tạo điều kiện tái hoà nhập xã hội một cách công bằng và tự trọng.
  9. Học xong trung học, tất cả các học sinh đều có ý thức về nhân quyền, dân quyền, quyền ứng cử, quyền tranh cử và luôn đặt TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM lên trên hết.
  10. Thời Việt Nam Cộng Hòa lương giáo viên, bác sĩ, y tá thuộc diện cao nhất. Giáo dục được nâng lên tầm Quốc Sách để xây dựng thành chiến lược phát triển quốc gia.

Dù VNCH vẫn chưa hoàn hảo nhưng vẫn là một thể chế Tự Do tốt nhất, nơi đã đào tạo ra được những con người có nhân cách và có tri thức đáng tự hào nhất trong lịch sử dân tộc đương đại.

Đó là lý do bằng đại học của Việt Nam Cộng Hòa cấp được công nhận và đánh giá cao ở hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới trước năm 1975.

(Chia sẻ từ FB Trầm Mộc)


 

Lý do gần 80% độc giả Việt yêu thích và bình chọn Trump làm tổng thống Mỹ?

Ba’o Dat Viet

November 8, 2024

Trong ngày bầu cử Mỹ 5/11, các cuộc khảo sát trên các báo mạng lớn của Việt Nam cho thấy phần đông độc giả Việt Nam, từ 70% đến 79%, lựa chọn ủng hộ ứng cử viên tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa. Kết quả này cho thấy sự chênh lệch đáng kể so với ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris và cũng khác biệt rõ rệt so với cuộc bỏ phiếu tại Mỹ, nơi khoảng cách giữa các ứng viên thường nhỏ hơn. Nhiều người ở Việt Nam lý giải rằng sự yêu thích dành cho Trump xuất phát từ quan điểm đối ngoại thân thiện của ông với Việt Nam, lập trường mạnh mẽ với Trung Quốc và cam kết thúc đẩy kinh tế toàn cầu.

Theo khảo sát trên VietnamNet, 79% trong gần 1.800 độc giả cho rằng ông Trump sẽ thắng cử, trong khi Tuổi Trẻ và Thanh Niên cũng đưa ra kết quả 76% và 70% ủng hộ cho Trump. Số liệu cụ thể về lượng độc giả bình chọn không được hai trang này công bố, nhưng mức độ chênh lệch rõ ràng này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của người Việt đối với ông.

Lý giải về sự ủng hộ này, cựu nhà báo Nguyễn Phạm Mười từ Hà Nội cho rằng phần lớn độc giả Việt cảm nhận ông Trump là một lãnh đạo “thân thiện với Việt Nam” và có những phát biểu tích cực về quan hệ Mỹ – Việt, đặc biệt từ sau chuyến thăm của ông đến Việt Nam năm 2017. Thái độ cứng rắn của ông với Trung Quốc cũng tạo thiện cảm với người dân Việt, bởi Việt Nam là quốc gia nhỏ luôn phải cạnh tranh và dè chừng với “người láng giềng khổng lồ” này. Ông Mười nói: “Người Việt nhận thấy ông Trump chống Trung Quốc mạnh mẽ, điều này phù hợp với tâm lý nhiều người.”

Doanh nhân Lê Hoài Anh, hiện đang ở Mỹ, cũng đồng tình với quan điểm của ông Mười. Bà chia sẻ: “Người Việt Nam thích khi ông Trump áp thuế mạnh với Trung Quốc. Hầu hết người Việt đều không ưa Trung Quốc.” Bà còn cho rằng dưới thời ông Trump, thế giới ít chiến tranh hơn, và đó là lý do khiến nhiều người Việt tin tưởng và kỳ vọng vào ông.

Ngoài ra, nhiều người Việt ngưỡng mộ ông Trump vì sự ủng hộ tự do ngôn luận, một lý tưởng được cho là nổi bật khi tỷ phú Elon Musk – đồng minh của Trump – mua lại Twitter (nay là X) và tuyên bố ủng hộ tự do ngôn luận. Bà Hoài Anh nhấn mạnh: “Người Việt rất khao khát tự do ngôn luận và họ thấy Trump có đồng minh mạnh mẽ trong lĩnh vực này.” Ngoài ra, Trump cũng được kỳ vọng sẽ mang lại những bước tiến mới trong quan hệ kinh tế Việt – Mỹ.

Về phần mình, ông Mười bày tỏ quan điểm rằng Trump là nạn nhân của sự bất công tại Mỹ, với nhiều cuộc điều tra và các vụ truy tố nhằm vào ông, điều này làm tăng thêm sự đồng cảm và ủng hộ của người Việt dành cho Trump. Ông Hoàng, một cử tri từ Nghệ An, cũng cho rằng Trump có quan điểm chống lại chủ nghĩa xã hội, điều phù hợp với tư duy cá nhân của ông và nhiều người Việt khác.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, một nhà phân tích tại Hà Nội, cho rằng sự ủng hộ lớn của người Việt đối với Trump là một nghịch lý, vì người Việt luôn sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng lại không ủng hộ ứng cử viên có xu hướng ủng hộ chủ nghĩa này như Kamala Harris. Bà Ánh giải thích rằng người Việt có xu hướng thích một “nhà lãnh đạo độc tài tốt” vì nền văn hóa Á Đông bị ảnh hưởng bởi Khổng giáo, và họ ngưỡng mộ các lãnh đạo mạnh mẽ như Lý Quang Diệu hay Putin. Bà Ánh chỉ ra rằng người Việt thường ngại tham gia vào các công việc cải cách chính trị mà thích một nhà lãnh đạo “bao thầu tất cả”. “Người ta mong mỏi chỉ cần ngồi yên và có một nhà độc tài tốt lo liệu mọi thứ,” bà nhận định.

Cũng theo bà Ánh, nếu Trump đắc cử và tái nhậm chức, thế giới sẽ phải đối mặt với một giai đoạn khó lường và bất ổn. Bà cho rằng Trump có phong cách lãnh đạo không tôn trọng các giá trị, điều này có thể khuyến khích nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới làm theo, gây ra những hậu quả khó lường.

Trái ngược với bức tranh bi quan của bà Ánh, doanh nhân Hoài Anh và ông Nguyễn Phạm Mười lại hy vọng rằng Trump sẽ thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ, nhất là về kinh tế, và tạo điều kiện tốt hơn cho tự do ngôn luận, ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam. Bà Hoài Anh cho biết thêm: “Chúng tôi kỳ vọng ông Trump sẽ duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc, giúp kiềm chế tham vọng của quốc gia này đối với Biển Đông.”

Dù Trump thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc, ông cũng từng gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “tài giỏi” vì phong cách cai trị cứng rắn, tạo ra một nghịch lý trong hình ảnh của ông. Tuy vậy, với nhiều người Việt, sự mạnh mẽ của Trump vẫn mang lại hy vọng về một thế giới ổn định và quan hệ Việt – Mỹ ngày càng phát triển.


 

Trump tái cử và hành động của chúng ta-Dương Quốc Chính

Ba’o Tieng Dan

Dương Quốc Chính

7-11-2024

Mình thấy nhiều anh em hoan hỉ khi ông Trump lên làm tổng thống, chắc chủ yếu do tình cảm cá nhân, thích phong cách của ông ấy? Nhưng có lẽ không nhiều người nhìn thấy trước những hệ lụy mà người Việt có thể sẽ vướng phải với chính sách mới của ông Trump.

Trước giờ mình vẫn chả yêu ghét gì tổng thống Mỹ, kể cả hồi Obama sang Việt Nam, nhiều anh em dân chủ phát cuồng, nhưng mình vẫn bình thản, cũng chả đi đón. Có lẽ do ít cảm xúc quá. Lần này cũng vậy. Cái mình quan tâm là Việt Nam sẽ ra sao và thế giới sẽ ra sao với tổng thống Mỹ mới.

Trump hứa là sẽ tăng thuế nhập khẩu hàng từ các nước, từ 10%, tới 60%, thậm chí hơn, đích nhắm là Trung Quốc nhiều nhất, nhưng Việt Nam cũng sẽ dính. Điều đó gọi là chủ nghĩa bảo hộ, sẽ khiến cán cân thương mại, xuất nhập khẩu sẽ thay đổi lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ khó khăn hơn nhiều. Mà Việt Nam xuất siêu qua Mỹ, nên hại nhiều hơn lợi.

Dân Việt Nam vượt biên qua Mỹ bằng nhiều con đường, cổ điển nhất là trèo rào qua đường Mexico, hoặc sinh viên học xong xin ở lại, cưới giả… Nhưng Trump lên thì việc đó sẽ khó khăn hơn nhiều, có thể còn bị trục xuất. Về mặt cá nhân thì bản thân những người đó và thân nhân họ sẽ gặp khó, còn về bình diện quốc gia, Việt Nam đang dư người lao động giản đơn nên xuất khẩu được lao động thế thì chính phủ càng thích, vì thêm kiều hối và giảm bớt miệng ăn và tỉ lệ thất nghiệp.

Việc tăng thuế để bảo hộ thương mại như vậy và lại giảm thuế cho doanh nghiệp trong nước sẽ khiến thiếu ngân sách, dẫn tới lạm phát. Mỹ mà lạm phát là cả thế giới gánh chịu, Việt Nam ảnh hưởng nhiều do đô mất giá, kinh tế Việt Nam bị đô la hóa nhiều nên ảnh hưởng lớn.

Việc Trump kéo việc sản xuất về Mỹ, bỏ Trung Quốc sẽ làm cho giá thành một số sản phẩm của Mỹ sẽ đắt lên do tăng giá nhân công. Ví dụ, nếu Apple kéo về Mỹ thì giá iPhone sẽ tăng, có thể 10-20%. Cái này cả thể giới chịu, hoặc bỏ dùng hàng Mỹ đi.

Về an ninh ở Biển Đông, nếu Việt Nam muốn Mỹ bảo kê, thực ra cùng lắm là lên tiếng phản đối Trung Quốc nếu Trung Quốc cà khịa, thì cũng phải làm sao để Mỹ có lợi ích gì đó. Ví dụ sử dụng cảng Cam Ranh hay khai thác dầu mỏ ở biển Đông, hay hợp đồng mua vũ khí, máy bay… chứ đừng mơ kiểu đong đưa õng ẹo kiểu mõm như thời Dân chủ cầm quyền. Nói chung cứ phải có lợi ích mới dụ được con buôn.

Còn với các hội nhóm NGOs hay anh em dân chủ này nọ từng được Mỹ tài trợ thì sẽ bị cắt giảm, thậm chí chẳng còn gì đâu. Vì chủ nghĩa biệt lập sẽ thực dụng tối đa, bằng cách cắt giảm sự can thiệp vào các nước, tổ chức quốc tế. Cứ gì có lợi ích thì Mỹ mới làm.

Nói tóm lại, với chủ nghĩa biệt lập, hầu hết các nước quan hệ với Mỹ đều thiệt hại ít nhiều. Thế thì Trump mới biến Mỹ thành số 1 được và làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Mình đang phân tích y như Trump đó nhé, tức là phân tích dựa trên lợi ích, nhưng mà là lợi ích cho người Việt chứ không phải người Mỹ.

Mình đang làm một video cho có đầu cuối ngọn ngành về chủ nghĩa biệt lập trong lịch sử từ thế chiến tới giờ… Post trước một đoạn text liên quan đến Việt Nam. Còn nhiều vấn đề chính trị và kinh tế quốc tế nữa, bản full [sẽ có] ở video. 


 

Tổng thống tân cử Trump yêu cầu Lighthizer, tiếp tục làm trưởng phái bộ thương mại Hoa Kỳ

Theo nhật báo Bưu Điện Hoa Nam

Robert Lighthizer, người đã thực hiện cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc của cựu tổng thống Hoa Kỳ và hiện là tổng thống đắc cử Donald Trump hơn sáu năm trước, đã được chọn để tiếp tục đảm nhiệm vai trò Đại diện Thương mại Hoa Kỳ trong chính quyền sắp tới của Trump, tờ Financial Times đưa tin, trích dẫn những người hiểu rõ tình hình.

Robert Lighthizer lắng nghe trong một hội thảo tại Hội nghị thượng đỉnh Chương trình nghị sự đầu tiên của Viện Chính sách Hoa Kỳ tại Washington vào tháng 7 năm 2022. Ảnh: Reuters

Là người ủng hộ mạnh mẽ thuế quan như một công cụ hiệu quả để chống lại trợ cấp nước ngoài và hỗ trợ các công ty Mỹ, Lighthizer là một trong những cái tên thường xuyên xuất hiện nhất trong các suy đoán về việc Trump sẽ chọn ai cho các vị trí kinh tế quan trọng trong nội các. Ông cũng được coi là ứng cử viên có thể cho chức bộ trưởng thương mại.

Ông đã tích cực tham gia tranh luận về thuế quan trong những năm kể từ khi rời khỏi vị trí của mình vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, xuất bản một cuốn sách có tựa đề Không có thương mại nào là miễn phí vào năm ngoái, trong đó ông lập luận về việc leo thang các xung đột thương mại và chiến tranh thuế quan vốn là đặc trưng của những năm dưới thời Trump.

Trong cuốn sách, Lighthizer ủng hộ “sự tách biệt chiến lược” khỏi Trung Quốc, đề xuất một sự tách biệt lớn hơn với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới so với các biện pháp “giảm rủi ro” do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thúc đẩy.

Ông cho biết mục tiêu là xóa bỏ thâm hụt thương mại với Trung Quốc bằng cách bãi bỏ quy chế thương mại thông thường, bên cạnh việc áp dụng thêm nhiều mức thuế quan hơn.

Lighthizer bất đồng quan điểm với một số nhà kinh tế về vấn đề này.

Ví dụ, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson phi đảng phái đã cảnh báo vào tháng 9 rằng các kế hoạch của Trump sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế yếu hơn, lạm phát cao hơn và mất việc làm.
Vài ngày sau, Ủy ban Ngân sách Liên bang Có trách nhiệm cho biết các đề xuất tài chính của Trump , bao gồm cả thuế quan, có thể làm tăng gấp đôi nợ quốc gia so với các kế hoạch dưới thời Phó Tổng thống Kamala Harris, người đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tuần này.
Ngoài cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc, mà chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vẫn để nguyên, Lighthizer còn dẫn đầu các cuộc đàm phán tạo ra một hiệp định thương mại được cải tiến giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico, có hiệu lực vào năm cuối cùng của chính quyền đầu tiên của Trump.

Thời Đại Truyền Thông Mới đang thay thế báo chí và đài TV

Theo Nhật Báo Phố Wall – WSJ

Podcast đang bùng nổ, TikTok là nguồn tin tức và phương tiện truyền thông truyền thống đang thu hẹp phạm vi tiếp cận và ảnh hưởng.

Hai tuần trước, Donald Trump đã ngồi lại với podcaster Joe Rogan trong ba giờ, một tập phim đã thu hút hơn 45 triệu lượt xem trên YouTube và hơn 25 triệu lượt nghe trên Spotify và các nền tảng khác. Vào đêm bầu cử, Rogan là một trong số nhiều người dẫn chương trình podcast được xướng tên trong lễ ăn mừng chiến thắng của Trump.

Điều mà cuộc đua tổng thống năm 2024 đã làm rõ: Một bối cảnh truyền thông mới đã xuất hiện. Những người gác cổng truyền thống của diễn ngôn chính trị—mạng lưới truyền hình và báo chí—đang thu hẹp ảnh hưởng khi người Mỹ chuyển sang nhiều kênh thông tin hơn.

Tỷ lệ người nghe podcast trong một tháng (bầu cử) đã tăng gấp ba lần trong một thập kỷ. Trong lĩnh vực truyền thông xã hội, hơn một nửa số người dùng TikTok cho biết họ thường xuyên nhận được tin tức trên nền tảng này, theo Trung tâm nghiên cứu Pew. Việc Elon Musk tiếp quản X đã có tác động lớn, với nội dung chính trị, đặc biệt là các bài đăng thiên hữu , phủ kín nguồn cấp dữ liệu của người dùng mới.

Alex Cooper đã phỏng vấn Kamala Harris trong chương trình ‘Call Her Daddy’ vào tháng trước. Ảnh: Call Her Daddy

Tin tức truyền hình vẫn là sức hút lớn đối với người Mỹ trong những thời điểm quan trọng nhất. Nhưng khán giả trẻ tuổi đã bỏ đi, và thậm chí vào đêm bầu cử đã có những dấu hiệu cho thấy sự xói mòn chung của phương tiện truyền thông này. Ba kênh truyền hình cáp chính đã giảm 32% lượng người xem so với năm 2020, xuống còn khoảng 21 triệu, trong đó CNN mất gần một nửa lượng khán giả.

“Toàn bộ giới đàn ông đang nghe podcast”, Marina Hyde từ “The Rest Is Entertainment” cho biết trong một podcast phát trực tiếp vào thứ ba.

Phó Tổng thống Kamala Harris cũng tham gia podcast, ngồi nói chuyện với Brené Brown, người có chương trình được phụ nữ lớn tuổi ưa chuộng. Bà đã xuất hiện nổi bật trên “Call Her Daddy”, một chương trình về tình dục và các mối quan hệ, thu hút hơn tám triệu khán giả trên nhiều nền tảng.

Shawna Del Valle, một nhiếp ảnh gia tự do 55 tuổi đến từ Marietta, Georgia, cho biết cô nghe podcast để có được nhiều quan điểm khác nhau và tránh tin tức truyền hình cáp. “Mọi người thức dậy với những cuộc trò chuyện thực sự thay vì những cách có cấu trúc soạn sẵn và không mô tả chân thực để có được thông tin của bạn”, cô nói.

‘Bạn là phương tiện truyền thông’

Musk, một người ủng hộ Trump, đã lên mạng xã hội X sau khi có kết quả bầu cử để chia sẻ quan điểm của mình rằng các nhà báo công dân đang vượt qua các phương tiện truyền thông truyền thống. “Bây giờ các bạn là phương tiện truyền thông”, ông nói với hơn 200 triệu người theo dõi.

Theo một phân tích của tờ Wall Street Journal , trên TikTok, nhiều “người có sức ảnh hưởng về tin tức”, những người bình thường đưa ra quan điểm của mình về các sự kiện hiện tại, tạo ra nhiều bài đăng lan truyền hơn – những bài đăng có 25.000 lượt xem trở lên – so với các phương tiện truyền thông chính thống như CNN, CBS và NBC .

Video về chiến thắng bầu cử của Trump của Harry Sisson, sinh viên Đại học New York và là người ủng hộ Đảng Dân chủ, đã thu hút 6,7 triệu lượt xem trên TikTok—gấp đôi so với 3,2 triệu lượt xem của bài đăng tương tự của NBC News và gần gấp đôi so với 3,8 triệu lượt xem của CBS News.

Vitus “V” Spehar, người đăng bài với tài khoản @underthedesknews trên TikTok, đã thực hiện một video thông báo về nội dung phát trực tiếp bầu cử thu hút 1,7 triệu lượt xem.

Peretti cho biết: “Các ứng dụng TikTok, Instagram và Twitter có khả năng thay thế những nội dung bạn nhận được từ tạp chí, báo hoặc phương tiện truyền thông kỹ thuật số tốt hơn so với những nội dung bạn có thể nhận được từ TV trong một sự kiện lớn trên thế giới hoặc cuộc bầu cử”…

Feist cho biết: “Mọi người hiện nay có xu hướng sống trong không gian truyền thông riêng của mình nhiều hơn bao giờ hết”.


Musk tham gia cuộc gọi đầu tiên giữa Trump và Zelensky

Báo Mạng Axios loan tin đầu tiên về Trump, Elon Musk và Zelensky

Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Tư có hai điều bất ngờ: Elon Musk cũng có mặt trong cuộc điện đàm, và Zelensky phần nào yên tâm với những gì nghe được từ tổng thống đắc cử, hai nguồn tin biết về cuộc gọi này cho biết với Axios.

Kai Trump đăng ảnh chụp nhóm với toàn bộ gia đình và Elon Musk tại Mar-a-lago sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống.

Gia tộc Trump — và Musk (thứ hai từ phải sang) — tại Mar-a-lago sau khi The Donald tái đắc cử tổng thống.@KaiTrumpGolfs/X

Tại sao điều này quan trọng: Các chi tiết mới của cuộc gọi nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Musk trong chính quyền Trump thứ hai và sự không chắc chắn về cách Trump sẽ tiếp cận Ukraine.

Tóm tắt: Những thông điệp công khai của Trump trong suốt chiến dịch tranh cử — hứa hẹn sẽ nhanh chóng giải quyết chiến tranh, từ chối nói ông muốn phe nào chiến thắng và chỉ trích các gói viện trợ khổng lồ từ Washington — đã gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Kyiv và khắp châu Âu.

Ukraine's President Volodymyr Zelensky gives a press conference at the European Political Community Summit in Budapest, Hungary, on November 7, 2024.

  • Chính quyền Biden hiện đang tìm cách cung cấp càng nhiều viện trợ quân sự càng tốt cho Ukraine trước ngày 20 tháng 1, thời điểm Trump có thể đóng nguồn viện trợ.
  • Nhưng các nguồn tin cho biết các cuộc trò chuyện riêng giữa Trump và nhóm của ông với Zelensky và các cố vấn của ông trong hai tháng qua — bao gồm cả cuộc trò chuyện hôm thứ Tư — đã phần nào trấn an người Ukraine.
  • Bản thân Zelensky cảm thấy việc cuộc gọi diễn ra ngay sau khi Trump được tuyên bố là người chiến thắng là một dấu hiệu tích cực, một trong những nguồn tin nói với Axios. Trump vẫn chưa nói chuyện với Vladimir Putin kể từ cuộc bầu cử, nhưng tổng thống Nga cho biết ông sẽ nhấc máy nếu Trump gọi.

Hậu trường: Cuộc gọi giữa Trump và Zelensky kéo dài khoảng 25 phút, theo các nguồn tin được thông báo về chi tiết cuộc gọi.

  • Sau khi Zelensky chúc mừng Trump, tổng thống đắc cử cho biết ông sẽ ủng hộ Ukraine, nhưng không đi sâu vào chi tiết.
  • Ba nguồn tin được thông báo về cuộc gọi đều nói với Axios rằng Zelensky cảm thấy cuộc gọi diễn ra tốt đẹp và điều đó không làm tăng thêm sự lo lắng của ông về chiến thắng của Trump. Một nguồn tin cho biết điều đó “không khiến Zelensky cảm thấy tuyệt vọng”.
  • Các nguồn tin cho biết Musk cũng đã cân nhắc trong cuộc gọi để nói rằng ông sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua các vệ tinh Starlink của mình . Musk đã không trả lời yêu cầu bình luận.
    • Starlink đóng vai trò quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine, mặc dù Musk cũng chế giễu yêu cầu viện trợ của Zelensky từ Hoa Kỳ, và Zelensky đã khiển trách tỷ phú này vì đề xuất một kế hoạch hòa bình của riêng mình vào năm 2022.

Kiểm tra thực tế: Nhiều điều không được nói ra, và nhiều điều vẫn còn chưa biết. Các nguồn tin cho biết Trump và Zelensky không đi sâu vào các chính sách như kế hoạch chấm dứt chiến tranh được cho là của Trump, hoặc triển vọng về viện trợ thêm của Hoa Kỳ.

Hồi tưởng: Zelensky gặp Trump vào tháng 9 tại New York, khi đó họ thảo luận về cuộc chiến với Nga và một con đường ngoại giao có thể để chấm dứt cuộc chiến.

  • Theo ba nguồn tin biết về cuộc họp đó, Trump đã nói với Zelensky rằng ông sẽ không từ bỏ Ukraine, nhưng muốn trao cho giải pháp ngoại giao một cơ hội.
  • “Tôi hứa là ông sẽ hạnh phúc với tôi”, Trump nói với Zelensky trong cuộc họp đó, theo một nguồn tin có hiểu biết. Chiến dịch tranh cử của Trump từ chối bình luận về cuộc gọi hôm thứ Tư hoặc cuộc họp trước đó.
  • Tham dự cuộc họp đó có cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Đức Richard Grenell, một ứng cử viên có thể được Trump chọn làm ngoại trưởng hoặc một chức vụ cấp cao khác. Grenell được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong bất kỳ hoạt động ngoại giao nào với Ukraine.
  • Kể từ cuộc họp ở New York, các cố vấn của Zelensky đã giữ kênh liên lạc mở với các trợ lý của Trump. Trump đã nói với Zelensky hôm thứ Tư rằng họ sẽ tiếp tục các cuộc trò chuyện sau khi ông tập hợp nhóm chính sách đối ngoại của mình.

Họ đang nói gì:

“Không có điều gì trong những gì Zelensky và các trợ lý của ông nghe được từ Trump và nhóm của ông ấy ở nơi riêng tư là đáng báo động hoặc khiến chúng tôi cảm thấy rằng Ukraine sẽ là bên phải trả giá.”

— Nguồn quen thuộc với các cuộc trò chuyện

Men in barn

CEO Tesla Elon Musk đã tham gia cuộc gọi giữa Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky vào hôm thứ Tư. (6-11-2024).

Trong cuộc gọi, Zelensky đã chúc mừng Trump về chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 trước đối thủ đảng Dân chủ là Phó Tổng thống Kamala Harris , theo như Axios đưa tin lần đầu .

Trump đã không nói chuyện với Vladimir Putin kể từ cuộc bầu cử, nhưng tổng thống Nga đã nói rằng nếu Trump gọi điện, ông sẽ nhấc máy . Tổng thống đắc cử tuyên bố rằng ông sẽ ủng hộ Ukraine nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin cụ thể nào.

Zelensky cho rằng cuộc thảo luận diễn ra tốt đẹp và không làm tăng thêm mối lo ngại của ông về chiến thắng của Trump, theo các nguồn tin quen thuộc với cuộc gọi. Theo một báo cáo, nó “không khiến Zelensky cảm thấy tuyệt vọng”. Musk cũng nói trong cuộc gọi rằng ông sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine bằng các vệ tinh Starlink của mình, theo các nguồn tin.

New York Post

Tổng thống Ukraine dường như rất hài lòng với cuộc gọi này khi ông ca ngợi chính sách “hòa bình thông qua sức mạnh” của Trump vào chiều thứ Tư.

“Đối với chúng tôi ở Ukraine và trên khắp châu Âu, việc lắng nghe lời của Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ về ‘hòa bình thông qua sức mạnh’ luôn là điều quan trọng. Khi nguyên tắc này trở thành chính sách của Tổng thống thứ 47, cả nước Mỹ và toàn thế giới chắc chắn sẽ được hưởng lợi”, Zelensky cho biết trong một bài đăng trên X.

Trump từ lâu đã nói rằng ông sẽ cố gắng đưa Zelensky và Putin lại gần nhau để đạt được thỏa thuận về cuộc chiến Nga-Ukraine, và rằng ông có thể đưa ra giải pháp trong “24 giờ” — thậm chí trước khi chính thức nhậm chức.