Hãy Chụp Giùm Tôi

Hãy Chụp Giùm Tôi

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.

Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.

Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.

Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.

Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Đừng khoe tôi cảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.

Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.

Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.

Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.

Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.

Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

o O o

Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.

Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.

Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!

S.T.

EM HỎI ANH NÈ

EM HỎI ANH NÈ

Vật nào cũng: có gốc và có ngọn

Trái đất tròn, ngọn gốc sao hở anh?

Ai khéo sanh những nguyên tử hiền lành?

Ai nhặt nhạnh hình thành mặt trăng ấy?

Ai vực dậy một mặt trời như vậy?

Những áng mây: gốc ngọn nằm hướng nào?

Mình từ đâu tới? Mai về phương nao?

Vũ trụ từ đâu? Kỳ hoa dị thảo?

Trăng huyền ảo đâu làm ai điên đảo!

Có hề gì! Dù nhỏ nhặt, lớn lao

Chẳng hề chi những ốm, mập, thấp, cao…

Đường chánh đạo con chiên nào chẳng tốt.

Rõ mồn một: thiện lành điều mấu chốt

Có sinh, thời, sẽ có diệt mà thôi!

Cố gắng gom nhân ái, cùng vun bồi

Mỗi việc thiện tâm mình tự hoan hỷ!

Dù Phật, Chúa vẫn từ bi tâm, ý

Vuông, méo, tròn… cứ ngay thẳng mà đi

Ai sân si, mình hỷ xả nụ cười

Người thức tỉnh, mình lời to: thiện nghiệp.

Ý Nga,

25-11-2014

Nên thánh

Nên thánh

Chuacuuthe.com

VRNs (25.11.2014) – Sài Gòn

Chúa đã dạy: “Hãy trở nên hoàn thiện

Giống như Cha, Đấng ngự ở trên trời” (*)

Chúa bảo con phải nên thánh đấy thôi

Không nên thánh, nghĩa là phụ lòng Chúa

Đường nên thánh không có hoa thắm nở

Đầy trắc trở, gập ghềnh và chông gai

Chuyện nên thánh không ở thời tương lai

Mà là chuyện hằng ngày, thời hiện tại

Với Thiên Chúa, người khôn là kẻ dại

Còn kẻ dại lại chính là người khôn

Đích nên thánh không xa mà rất gần

Là bỏ mình từ những điều rất nhỏ

Vác thập giá đôi khi cũng té ngã

Cứ ngã rồi lại cố gắng đứng lên

Chẳng hề có thập giá nào dịu êm

Nên người vác sẽ chịu nhiều bầm giập

Tài sản quý của con người nhiều thật

Tính ích kỷ, thói kiêu ngạo, giả hình

Thích người giàu, ai nghèo hèn thì khinh

Đâu ai muốn bán hết tài sản đó

Không bán hết thì đừng mong theo Chúa

Không theo Chúa thì chẳng nên thánh đâu

Vác thập giá phải trước cũng như sau

Không nên thánh nếu “bán đồ nhi phế”

Muốn nên thánh ắt phải chịu đau khổ

Đau thân xác và khổ cả tinh thần

Vác thập giá mà tà tà, an nhàn

Chắc chắn rằng không thể nên thánh được

Lạy Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót

Xin giúp con bán hết cả cuộc đời

Không giữ lại điều gì, dù nhỏ nhoi

Vì con muốn theo Ngài để nên thánh

TRẦM THIÊN THU

Bài thơ đôi dép

Bài thơ đôi dép

Tác giả: Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen

Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia

Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu
[1][2]

Khốn khổ nước tôi

Khốn khổ nước tôi

” …Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn…

Tác giả mấy câu thơ vừa dẫn ở trên là Khalil (Lebanon)- ông cũng là người viết câu thơ bất hủ:

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương…

(Wake at dawn with winged heart and give thanks for another day of loving…)

Pity the Nation – (Khalil Gibran)

“Pity the nation that is full of beliefs and empty of religion.
Pity the nation that wears a cloth it does not weave
and eats a bread it does not harvest.

Pity the nation that acclaims the bully as hero,
and that deems the glittering conqueror bountiful.

Pity a nation that despises a passion in its dream,
yet submits in its awakening.

Pity the nation that raises not its voice
save when it walks in a funeral,
boasts not except among its ruins,
and will rebel not save when its neck is laid
between the sword and the block.

Pity the nation whose statesman is a fox,
whose philosopher is a juggler,
and whose art is the art of patching and mimicking

Pity the nation that welcomes its new ruler with trumpeting,
and farewells him with hooting,
only to welcome another with trumpeting again.

Pity the nation whose sages are dumb with years
and whose strongmen are yet in the cradle.

Pity the nation divided into fragments,
each fragment deeming itself a nation.”

(The Garden of the Prophet – 1934)*

Bản dịch:

Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn

Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm

Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng

Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng

Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ

Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá

Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác

Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời

Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước.

TUỔI GIÀ

TUỔI GIÀ

Tuổi già nhàn lắm, các cụ ơi!
Cầy cuốc, hôm nay dẹp hết rồi.
Rộng rãi thênh thang, nhà hai đứa,
Thoải mái ra vào, đôi ta thôi.

Tuổi già khỏe lắm, các cụ ơi!
Cái vòng lợi danh, rũ sạch rồi.
Giờ đây tóc bạc, ta hai đứa,
Sáng tối nắm tay đi bộ thôi.

Tuổi già vui lắm, các cụ ơi!
Con cái giờ đây lớn cả rồi.
Nhìn qua nhìn lại, mình hai đứa
Ngày tháng đôi ta cho nhau thôi.

Tuổi già thích lắm, các cụ ơi!
Cháu nội, cháu ngoại đến chơi rồi.
Ông bà ôm nựng, ôi yêu quá,
Nhìn cháu tung tăng, ta vui thôi.

Tuổi già sướng lắm, các cụ ơi!
Bệnh tật bao nhiêu cũng biết rồi.
Khoán giao tất cả cho thày thuốc,
Thanh thản, đôi ta rong chơi thôi.

Trương Ngọc Thạch

ĐỢI CHỜ…& HƯỚNG VỀ,

ĐỢI CHỜ…

Biết đến bao giờ gặp lại nhau,
Cuối ngõ đường xưa nắng nhạt màu,
Trong tay nhắc nhớ tình năm cũ,
Mắt lệ hoen mờ dạ xót đau…

Mấy chục năm dài ước muốn thêm,
Đón gió thu sang nắng dịu mềm,
Lòng nghe khắc khoải vương đây đó,
Bạn hữu đêm nào …thức trắng đêm…

Cuối bến sông nay vắng dáng đò,
Nhuộm kín đôi bờ nét âu lo,
Về đâu ký ức ngày xưa ấy,
Chỉ chiếm hồn tôi vạn ý thơ…

Liverpool.30-7-2014.
Song Như.

HƯỚNG VỀ,

Thuyền neo bến cạn đợi chờ,
Người đi có nhớ vần thơ năm nào,
Xa khơi sóng vỗ lao xao,
Mây trời đẹp tựa đường vào thiên thai,
In mờ bóng núi lung lay,
Hồn hoang chất ngất tình hoài nước non,
Ra đi lúc tuổi chưa tròn,
Bao nhiêu tuế nguyệt vẫn còn tha hương,
Mẹ ơi nước mắt sầu vương,
Mơ ngày trở lại vì thương xóm nghèo,
Mong cho vững lái tay chèo,
Con về với mẹ bên đèo dệt thơ…

Liverpool.30-7-2014.
Song Như.

MƯA NGUỒN…

MƯA NGUỒN…

Song Như.

Mưa mang giọt nhớ sầu vương,
Rơi trên tóc mẹ như sương khói chiều,
Mái tranh dột nát tiêu điều,
Bờ tre bụi chuối cô liêu một mình,
Bay xa biết mấy tâm tình,
Thương con mẹ vẫn lặng thinh cõi lòng,
Nhìn ra cuối ngõ mênh mông,
Cánh cò biền biệt nhớ không lối về,
Bóng ai thấp thoáng trên đê,
Mừng trong ánh mắt mà tê tái buồn…
Mưa rơi lớp lớp như tuôn,
Niềm riêng quạnh quẽ như nguồn nước rơi…

Liverpool.10-6-2014.
Song Như.

“Mai anh về nhớ mang theo…

“Mai anh về nhớ mang theo…

Nguyên Thạch

Mai anh về
Nhớ lần theo con đường cũ
Ánh trăng thề, vẫn ấp ủ bờ đê
Hơn ba mươi năm rồi
Quê vẫn là quê
Đời lam lũ… khối nhiêu khê anh ạ.

Anh thoát đi
Được nhìn muôn thứ lạ
Em nơi nầy
Một kiếp lá thu rơi!

Mai anh về
Chớ cười nhé, anh ơi
Mong thông cảm cho những mảnh đời khó nhọc.

Đằng đẵng bao nhiêu năm
Ngút ngàn lừa lọc…
Em chứng nhân
Học gần đủ đau thương…

Ngày ấy anh đi
Lưu lại nỗi vấn vương
Em nghèo quá, chỉ còn đường lao động.

Mai anh về
Nhớ mang theo vùng trời cao đất rộng
Bù cho em một ước vọng.
Tự Do.

Hơn ba mươi năm
Em xin mãi
Chẳng ai cho!
Lòng cố đợi
Như thuở yêu
Mình hẹn hò anh ạ.

Mai anh về
Nhớ mang theo những thứ mà dân mình thấy lạ
Thứ ấy là Dân Chủ Tự Do
Những thứ mà gần cả đời, em xin mãi
Đảng chẳng cho!.”

Thanh Hùng gởi

THƯ GỬI BỐ

THƯ GỬI BỐ

Nơi xa xôi con viết về thăm bố
Thưa dạo này, bố có được khoẻ không ?
Bố còn đi dạy học ở Gò Công
Hay bố đã về Ðà lạt làm rẫy ?

Nhớ ngày xưa bố thường hay chỉ dạy
Bố bắt tay con viết chữ đầu tiên
Bố dạy con – Ðời con chẳng thể quên
Vần Quốc ngữ – B-ô Bô sắc Bố.

Con vẫn nhớ những bài Hình, Ðại số
Mở sách ra – Buổi tối bố dạy con
Trí – Thể – Ðức – Bổn phận phải cho tròn
Lấy chữ Hiếu làm đầu cho Nhân Ðạo.

Nhà con đông – Mẹ chỉ lo thiếu gạo
Bố thông minh – Bố cần mẫn, chăm lo
Thuở hàn vi, còn là cậu học trò
Bố đã gắng học nên người hữu dụng

Cuộc đời bố, một cuộc đời làm lụng
Ghét kẻ lười – Lười đồng nghĩa dốt ngu
Trí óc ta chẳng phải chốn ao tù
Phải tiến bộ – Phải làm sao tiến mãi !

Nhìn kết quả ngày mai ta sẽ hái
Mà gắng công theo cho kịp bằng người
Trước là ta được mở mặt với đời
Sau giúp nước, giúp nhà, luôn ta nữa.

Bố ơi bố ! Ngày Sàigòn binh lửa
Bố giục con phải cấp bách ra đi
Giờ chia tay đau đớn nỗi phân ly
Vì con biết sẽ không gặp bố nữa !

Mười ba năm – Tóc con bạc một nửa
Con buồn phiền chẳng có lúc nào nguôi
Có bố đâu để chỉ dạy một lời
Thiếu vắng bố con như người hụt hẫng!

Bố ơi bố ! Những lần con lầm lẫn
Làm buồn lòng bố yêu kính của con
Quyết từ nay con sẽ ở vuông tròn
đạo hiếu thảo xứng là con của bố.

Thư đã dài – Con tạm ngưng nhá bố !
Ðược thư này xin bố trả lời con
Nơi xa xôi, từng giây phút con mong
Kính chúc bố được an lành, may mắn.

Little Saigon, ngày Từ phụ
Xuân Vũ TRẦN ÐÌNH NGỌC

MƯA NGUỒN…

MƯA NGUỒN…

Mưa mang giọt nhớ sầu vương,
Rơi trên tóc mẹ như sương khói chiều,
Mái tranh dột nát tiêu điều,
Bờ tre bụi chuối cô liêu một mình,
Bay xa biết mấy tâm tình,
Thương con mẹ vẫn lặng thinh cõi lòng,
Nhìn ra cuối ngõ mênh mông,
Cánh cò biền biệt nhớ không lối về,
Bóng ai thấp thoáng trên đê,
Mừng trong ánh mắt mà tê tái buồn…
Mưa rơi lớp lớp như tuôn,
Niềm riêng quạnh quẽ như nguồn nước rơi…

Liverpool.10-6-2014.
Song Như.

L ỜI NÓI DỐI CỦA CHA

LỜI NÓI DỐI CỦA CHA
(Ngày Từ Phụ)
Gia đình nghèo, mẹ cha lớn tuổi
Mới cưới nhau, không hỏi, không xin.
Suốt cuộc đời bẩy nổi ba chìm,
Tần tảo nuôi bầy con bốn đứa.
Cuộc sống là một chuỗi gian khổ.
Thường cơm rau, ba bữa lót lòng.
Nhà ven sông, nhưng cá cũng không.
Vì cha yếu, mẹ thường bệnh hoạn.
Có cá ăn, kể là thịnh soạn.
Nhưng luôn luôn tôi nhận thấy rằng
Cha chỉ dành ăn đầu và xương.
Tôi thắc mắc hỏi ông sao vậy.
Cha nghiêm nghị, nói như răn dậy:
“Cha già rồi, thường thấy nhức đầu.
Các Cụ dậy hễ đau ở đâu
Thì cứ ăn thật nhiều thứ đó.
Cha lại còn bị đau xương nữa.
Nên xương, đầu phải cố mà ăn.
Cốt là để bồi dưỡng bản thân!”
Chúng tôi nghe, đinh ninh là thật.
Năm mẹ con chia nhau phần thịt,
Còn xương, đầu dồn hết cho cha.
Một đôi lúc tôi cũng nghi ngờ,
Phân vân hỏi, thì cha cười bảo:
“Lúc trước đây, khi Cha còn nhỏ,
Nội cho ăn thịt đã đời luôn,
Đến bây giờ còn ớn tởn thần!
Khi các con lớn khôn sẽ hiểu!”
Rồi sau này qua thời niên thiếu,
Anh em tôi có thể thay cha
Mò cua, bắt cá, lội sông hồ.
Cuộc sống đỡ vất vơ, vất vưởng.
Cha cũng có thịt ăn thỉnh thoảng,
Nhưng vẫn dành từng mảng xương, đầu.
Có lẽ muốn chứng tỏ trước sau
Ông không hề tào lao, nói dối.
Tháng ngày qua, vật dời, sao đổi,
Cha ra đi, về cõi vĩnh hằng.
Còn phần tôi, theo với tháng năm
Đã ổn định, không giầu sang lắm,
Cũng gọi là dư dả, êm ấm.
Vợ con hiền, thảo, chẳng thua ai.
Những bữa ăn, thỉnh thoảng đôi ngày
Có món cá, vợ tôi sửa soạn.
Tôi nhớ lại những ngày cay đắng
Dặn vợ giữ những mảng đầu, xương
Cho riêng tôi. Nàng rất cảm thông
Nên đầu, xương xẻ riêng một chỗ.
Con gái tôi, ngạc nhiên, hỏi bố:
“Sao Bố ăn lạ thế, Bố ơi?”
Tôi mỉm cười: “Bố lớn tuổi rồi
Đầu thường đau, xương hay nhức nhối!
Ăn đầu, xương tốt thôi, con gái!
Sẽ giúp Bố khỏe lại mấy hồi!”
Nói vậy rồi, nhớ đến cha tôi,
Nước mắt bỗng tuôn rơi trên má!

CHẨM TÁ NHÂN
(phóng tác)
06/03/2014

Vinh Le wrote:
Lời nói dối của Cha

Cha mẹ nó lớn tuổi mới cưới nhau. Hồi đó, gia đình nghèo khó. Mẹ mất sớm, cha tần tảo nuôi 3 anh em nó nên người. Nhà gần sông, nhưng cha đau yếu, ít khi có được con cá mà ăn, mà có được bữa cá đã là thịnh soạn lắm với anh em nó rồi. Nó còn nhớ, mỗi lúc ăn cá, cha thường bảo: “Để tao ăn đầu và xương”

Nó nhanh nhẩu: “Tại sao hả cha?”

Cha nó nói vẻ mặt nghiêm nghị, kiểu răn dạy: “Vì cha già rồi, hay đau đầu, nên ăn đầu thì nó sẽ bớt đau-cái này gọi là ăn óc bổ óc, hiểu không? Xương yếu, ăn xương thì sẽ cứng cáp hơn. Có vậy mà cũng không hiểu hả?”

Tâm hồn trẻ con, nó và hai đứa em đinh ninh là cha nói thật. Mỗi lúc đến bữa ăn, nó còn nhanh nhẩu sẻ ra từng phần. Bỏ đầu và xương qua cho cha nó. Ba anh em tranh nhau phần thịt. Có những lúc nó cũng phân vân, những khi như thế, cha nó lại bảo: “Hồi nhỏ, ông bà nội cho tao ăn thịt suốt, giờ nhìn thịt là cha thấy ớn quá, sau này lớn các con cũng như cha thôi.”

Thấm thoắt thoi đưa, anh em nó lớn lên, và cha nó già đi. Sau này, khi nó đủ hiểu biết những lời cha nó nói trước đây là nói dối. Thì cũng là lúc đời sống của gia đình nó khấm khá hơn. Anh em nó có thể thay cha đi đò, đi sông, mò cua, thả cá. Vì thế mà cha nó cũng thỉnh thoảng ăn thịt, hay ăn thường xuyên nó cũng chẳng nhớ. Vì tuổi trẻ bồng bột, không dám- không ngẫm ngĩ nhiều về yêu thương, hay vì cha nó cố tìm cách cho “lời nói dối” được anh em nó chấp nhận hơn, nó cũng chẳng còn nhớ.

Để đến hôm nay, khi đã thành đạt, vợ đẹp, con ngoan. Cuộc sống hối hả, vô thường vô tận. Nó cũng chẳng bao giờ đóai hoài đến cái đầu, hay miếng xương con cá. Vì những thứ đó đã được vợ nó bỏ đi, chỉ mang phần thịt lên mâm cơm.

Hôm nay là ngày dỗ lần thứ 10 của cha nó. Nhìn di ảnh ba gầy còm, nhưng nở một nụ cười tươi sáng. Nhìn con cá chiên to đùng, lấp lánh mỡ mà vợ đặt lên bàn thờ, nó chợt bất giác rơi lệ. Một cơn đau từ đâu hiện về nhói lòng vô tận. Nó phải quay mặt đi để lau hàng lệ, để giấu vợ con. Nhưng nó không thể xóa đi được hình dáng cha già còm cõi, xiêu vẹo bước đi bên sông, “cha đi thả cá mùa nước nổi”. Rồi sau đó là những trận thương hàn triền miên hành hạ ông. Nó không thể xóa đi được cái ý nghĩ “nếu cha ăn nhiều thịt hơn, thì đã không già yếu như thế”. Vừa khấn vái, nó lại bất giác kêu lên những tiếng “cha” từ trong cổ họng.

Đến lúc ra bàn ăn. Nhìn vợ đang xẻ thịt con cá, để bỏ đi phần đầu và xương. Nó giữ tay vợ lại: “Em, để anh ăn đầu, đừng bỏ đi”.

Vợ hiểu. Vợ nó bỏ đầu cá qua cho chồng. Chỉ có cô con gái nhỏ là thắc mắc “Sao hôm nay ba lại ăn đầu, nó lắm xương, nó sẽ làm đau ba đấy”.

Nó xoa đầu con gái, nuốt tiếng nấc đang chầu chực nơi cổ họng vào trong, bảo “Dạo này ba hay đau đầu, nên ăn đầu sẽ hết đau con gái à, cái này gọi là ăn đầu bổ đầu đấy con yêu”.
Nó vừa ăn vừa cố cho những giọt nước mắt khỏi tràn xuống.