LỆ MÁU LÀO CAI

LỆ MÁU LÀO CAI

Rừng xanh chúng liếm

Cây to gỗ quý

Dựng lầu cho quỷ

Đắp mồ hồng lâu

Bán buôn làm giầu

Mặc mẹ dân đau

Xây nhiều thủy điện

Phá nát núi rừng

Bão lũ tràn về

Nước mắt thảm thê

Lào Cai não nề

Khóc trong lệ m.áu

Lãnh đạo lũ đ.ần

Toàn dân ch.ết hết

Đất nước cạn kiệt

Trí thức nhân tài

Chờ ngày tận d.iệt

Chôn xuống mồ hoang

Bão về nhà nát tan hoang

Lũ tràn xác nổi sóng loang m.áu đào

Lệ đau nước mắt tuôn trào

Chôn vùi đất lở tiếng gào tắt hơi

Cả đời mang đẫm mồ hôi

Giờ thêm lũ ngập cuộc đời nát tan

Rừng xưa xanh thẫm bạt ngàn

Cường quyền lợi nhuận liếm tràn ăn no

Thủy điện nuôi bọn quan bò

Người dân nghẹt nước đi lo quan tài

Dân đau lệ má.u tuôn dài

Cường quyền lợi nhuận thiên tài ng.u sâu

Rừng xanh chúng liếm trọc đầu

Cây về quan lớn xây lầu vi la

Lũ tràn dân ch.ết nát nhà

Quan tài nhang khói lệ nhòa muôn dân

Trị cai bởi lũ b.ất nhân

Phá rừng để chúng phì thân một thời

Thiên tai là bởi ông trời

Lũ về chính tại bọn người đ.ần ngu

Cây rừng băm nát tiền thu

Rừng xanh trọc trắng trơ khu nắng trời

Tham quan một lũ báo đời

Vàng đô lợi ích một thời gi.ết dân

Cường quyền trị nước vô nhân

Tương lai dân tộc: tương bần, cám heo

(xuanngocnguyen)

Lũ quét ở Lào Cai: 30 người chết, 17 người bị thương 65 người mất tích

NGÀY VỀ BẾN AN

Gieo Mầm Ơn Gọi

Cuộc đời không có lần sau

Ai ơi đừng chớ gieo đau tạo sầu

Có ai sống mãi được đâu

Chữ tình lưu lại in sâu không rời.

 

” Yêu thương ” là một lời mời

Lòng không đố kỵ bớt lời thị phi

Cuộc sống nên biết cho đi

Sân si nên bỏ đừng vì lợi danh.

 

Cuộc sống cần có lòng thành

Bên nhau vui sống tâm thanh xây tình

Sống cần hai chữ phúc vinh

Đời này sau nữa thắm xinh đẹp màu

 

Cuộc đời không có lần sau

Cõi đời hiện tai đừng sai lối làn

Đường ngay lẽ chính là an

Ngày về đến đích ngập tràn niềm vui.

Ý Nguyễn

3/9/2024


 

LẠ – Mạc Văn Trang

LẠ
Mạc Văn Trang
 
Không kể những người trẻ,
Nhất là dư luận viên
Khối giáo sư, tướng, tá…
Cũng ủng hộ Putin?
 
Họ tự xưng thế hệ
“Con cháu của Bác Hồ”:
“Cái quý hơn tất cả”
“là Độc lập, Tự do”!
 
Thế mà họ ủng hộ
Nga xâm lược Ukraina
“Từ chiến dịch quân sự”
Chiến tranh đến bây giờ?
 
Họ reo mừng vui sướng
Khi Nga thắng Ukraina
Nga tàn phá bệnh viện
Giết trẻ em, đàn bà!…
 
Họ buồn bực đau khổ
Khi quân Nga bị thua
Trách tình báo Nga ngố
Quân đội Nga khù khờ(?)
 
Họ lên án Âu – Mỹ
Giúp đỡ Ukraina
Có người mong nguyên tử
Putin mau mang ra!
 
Mong “Putin Đại đế”
Phục hồi lại đại Nga
Trở thành một đế chế
Như Liên Xô ngày xưa!
 
Họ chính là phản động
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Về tự do, độc lập
Chống đế quốc xâm lăng !
 
(Thông cảm với lãnh đạo
Vì “ngoại giao cây tre”
Phải ứng xử khôn khéo
Tỏ ra vẫn giữ phe)!
 
Còn ta dân nước Việt
Yêu nước chống ngoại xâm
Sống đàng hoàng, chính trực
Sao tà kiến tối tăm!?
 
Thực tình tôi thấy lạ
Người nước Việt Nam ta
Ủng hộ Nga xâm lược
Nước anh em Ukraina!
 
22/8/2024
MvT

KHI

KHI

 

Khi sung sướng, khi bình an, vui vẻ

 

Ca ngợi Ngài ban phước hạnh, triền miên

 

Khi hoạn nạn, khi buồn rầu, than thở

 

Tìm kiếm Ngài dâng trọn nỗi niềm riêng

 

Khi yên tĩnh, khi một mình, trầm lặng

 

Thờ lạy Ngài, lòng cung kính thiêng liêng

 

Khi đau đớn, khi mộng đời tan vỡ

 

Tin cậy Ngài, tình thương mến vô biên

 

Trong mọi lúc, mọi thời gian cuộc sống

 

Tạ ơn Ngài, tạ ơn mãi, trong tim.

 

T &M

**************

Every Moment

Happy moments, praise God

Difficult moments, seek God

Quiet moments, worship God

Painful moments, trust God

**************************

Sống Cho Chúa – Hiệp Lễ (Chúa Nhật 22 Thường Niên Năm A)


THẰNG HÈN VĨ ĐẠI-Tác giả:Thái Bá Tân

Nghệ Lâm Hồng

(Einstein đã sửa lại tên tác giả quyển sách

là HÈN ĐẠI NHÂN )

Có một nhà toán học

Trẻ tuổi và thông minh,

Tiếc rằng chàng nghèo quá

Nên đã bị người tình,

 

Bỏ rơi, theo người khác,

Theo một chàng sĩ quan.

Cuộc đời vốn vẫn vậy,

Chẳng có gì đáng bàn.

 

Một lần, hai chàng ấy

Cãi cọ rất gắt gay,

Rồi thách nhau đấu súng,

Hẹn sau hai mươi ngày.

 

Nhưng đời thật trái khoáy:

Trong hai mươi ngày sau,

Nhiều phương trình toán học

Bỗng xuất hiện trong đầu.

 

Chàng cắm cúi làm việc,

Chạy đua với thời gian,

Hết tính toán lại viết,

Không rời khỏi chiếc bàn.

 

Rồi hai mươi ngày hết,

Công trình vẫn chưa xong.

Một công trình vĩ đại,

Chàng ấp ủ trong lòng.

 

Thôi thì đành chịu nhục.

Phải hoàn tất công trình,

Chàng xin hủy cuộc đấu,

Và đã được người tình,

 

Thẳng thừng ném vào mặt

Một chữ “Hèn” sỗ sàng.

Chữ “Hèn” nhục nhã ấy

Suýt đã giết chết chàng.

 

Nhưng chàng cố gượng dậy,

Bất chấp lời thị phi,

Lại làm việc, làm việc,

Ngoài ra không biết gì.

 

Cuối cùng, công trình ấy

Cũng được chàng viết xong,

Một công trình vĩ đại

Chàng thực sự hài lòng.

 

Chàng tắm rửa sạch sẽ,

Uống một cốc rượu vang,

Cầm khẩu súng thách đấu

Rồi bắn vào tim chàng.

*

“Bàn về toán vũ trụ”,

Công trình toán “dở hơi”,

Được in mấy trăm bản

Sau khi chàng qua đời.

 

Rồi thiên tài vật lý,

Einstein, một ngày,

Trong cửa hàng sách cũ

Tìm thấy công trình này.

 

Ông say mê đọc nó,

Quả có một không hai.

Chốc chốc ông ngả mũ

Như cúi chào thiên tài.

 

Đọc xong ông kinh ngạc,

Suýt nữa thì kêu lên,

Khi thấy chữ “Le Lâche”,

Tên tác giả – Thằng Hèn.

 

Lát sau ông chữa lại

Thành “Lâche le Grand”,

Tức “Thằng Hèn Vĩ Đại.”

Cũng là một dạng hèn.

*

Câu chuyện chỉ có thế.

Chẳng biết viết thêm gì.

Mà cũng chẳng cần viết.

Ai nghĩ gì thì tùy.

 

Có cái sai trong đúng,

Có cái đúng trong sai.

Có những người nhỏ bé,

Có những bậc thiên tài.

 

Có cái hèn hèn thật,

Có cái hèn tạm thời.

Ừ, thì hèn cũng được,

Miễn có ích cho đời.

Tác giả:Thái Bá Tân

PS: Évariste Galois (25 tháng 10 năm 1811 – 31 tháng 5 năm 1832) là một thiên tài toán học người Pháp đoản mệnh, nhưng các công trình toán học ông để lại là một đề tài rất quan trọng cho việc tìm nghiệm của các phương trình đa thức bậc cao hơn 4 thông qua việc xây dựng lý thuyết nhóm trừu tượng mà ngày nay được gọi là lý thuyết nhóm Galois, một nhánh quan trọng của đại số trừu tượng. Galois là người đầu tiên dùng từ groupe (nhóm) như là một thuật ngữ toán học để biểu thị cho nhóm hoán vị. Ông chết sau một cuộc đấu súng khi chưa đầy 21 tuổi.


 

NGHỊCH CẢNH NƯỚC TA-Thái Bá Tân

Thái Bá Tân

*

Lương viên chức nhà nước

Chỉ ba bốn triệu đồng.

Nhưng người ta mua nó

Với giá trăm triệu đồng.

*

Muốn thông tin chính xác,

Phải đọc báo nước ngoài.

Biểu tình chống Trung Quốc

Cũng phải ra nước ngoài.

*

Lãnh đạo của đất nước

Là giai cấp công nông.

Nhưng tất cả lãnh đạo

Chẳng ai là công nông.

*

Ông chủ đi xe máy.

Đầy tớ đi ô tô.

Đầy tớ chăn hoa hậu.

Ông chủ chăn trâu bò.

*

Sinh viên học bài bản,

Ra trường phải ngồi không,

Để Con Cháu Các Cụ

Được vào biên chế công.

*

Càng hô chống tham nhũng,

Tham nhũng càng gia tăng.

Càng hô giảm biên chế,

Biên chế càng gia tăng.

*

Công ty nhà nước lỗ,

Mà lương giám đốc cao.

Hơn thế, còn nghe nói

Càng lỗ, lương càng cao.

*

Tham nhũng và ăn cắp

Đã thành chuyện bình thường.

Nhưng thương dân, yêu nước

Lại là không bình thường.

*

Nước nào cũng chối bỏ

Cái thằng Formosa.

Thế mà nó, thật lạ,

Được rước vào nước ta.

*

Người dân bị bóc lột,

Đánh đập và moi tiền.

Thế mà luôn nhẫn nhục.

Đúng, dân ta thật hiền.

*

Đất nước thì nghèo đói.

Ngân sách thiếu dài dài.

Thế mà quan lớn nhỏ,

Nhà to như lâu đài.

*

Trường học, bệnh viện thiếu,

Không lo xây cho dân,

Lại xây tượng nghìn tỉ

Là cái không ai cần.

*

Có tám nghìn lễ hội

Trong một năm, ối trời.

Dân ta là thế đấy,

Đã nghèo còn ham chơi.

Riêng cái hội bầu cử,

Tức Lễ Hội Non Sông

Một ngày mà tiêu tốn

Gần bốn nghìn tỉ đồng.

*

Có nhiều sự lạ lắm.

Càng kể càng thấy lo.

Mà muốn kể cho hết

Phải đến tết Công-gô.

Thái Bá Tân

MỘT MAI VỀ GIÀ – Tác giả : AV Nhẫn

Đỗ Ngọc Diệp is with Hoàng Liên.

Sẽ đến lúc chúng mình cũng già đi

Cùng nhau ngẫm được, mất gì cõi tạm

Hai người già cùng bên nhau bầu bạn

Có khi nào lại buồn chán không em ?

 

Bao nhiêu năm mình tối lửa tắt đèn

Không quan trọng những sang hèn phù phiếm

Mỗi chúng ta mang trên mình trách nhiệm

Một gia đình với bao chuyện để lo.

 

Anh không có gì nên chẳng thể đem cho

Một đời nghèo, em thân cò lặn lội

Anh không giỏi, tài, ấy là cái tội

Nên cố gắng thật nhiều, sớm tối làm ăn.

 

Hai đứa mình đều quá đỗi khó khăn

Đến với nhau bỏ cách ngăn địa lý

Khi yêu nhau chẳng thiếu điều dị nghị

Nhưng mình biết rằng ta chỉ có nhau thôi.

 

Thuở ban đầu bát cơm đẫm mồ hôi

Những đêm khuya mình anh ngồi lặng lẽ

Cắt tiếng thở dài, em ghé tai nói khẽ

“Ngủ đi anh rồi sẽ ổn thôi mà”.

 

Rồi chúng mình chào đón đứa con ta

Hạnh phúc ấy như vỡ òa hai đứa

Nhưng trên vai mình lại thêm chút nữa

Cơm ,áo, gạo, tiền từng bữa lại nặng hơn.

 

Con lớn dần, nhà mình bớt cô đơn

Nghĩa vợ chồng càng keo sơn thắm thiết

Đôi tay anh vẫn ngày đêm mải miết

Làm việc không ngừng giữa náo nhiệt phồn hoa.

 

Nhớ ngày xưa ao ước một mái nhà

Cảnh ở trọ thật là trăm điều khổ

Bởi vậy nên mình ngày đêm gắng cố

Mong ước mái nhà để che gió, che mưa.

 

Cùng tiện tằn với những bữa rau dưa

Cùng cố gắng sớm trưa không ngừng nghỉ

Sau bảy năm hai đứa mình chăm chỉ

Một mái nhà vừa ý cũng dựng nên.

 

Năm tháng nhọc nhằn ta chẳng thể nào quên

Nhờ tình yêu ta vượt lên tất cả

Luôn vì nhau nên sá gì vất vả

Trân trọng thật nhiều những gì đã trải qua.

 

Một ngày kia khi hai đứa đã già

Cùng nhìn lại anh cười khà mãn nguyện

Một kiếp người trải qua trăm nghìn chuyện

Có thăng, trầm , có lùi ,tiến cùng nhau.

 

Một mai kia khi tóc đã bạc màu

Nhưng vẫn được bên nhau mà bầu bạn

Thì cuộc sống có bao giờ chán nản

Mình dù nghèo vẫn hơn vạn người ta.

 

Một mai kia khi ta ta trở về già

Tình yêu vẫn cứ đậm đà em nhé

Cố gắng đừng để phía kia lặng lẽ

Lủi thủi một mình buồn lắm nhé em ơi !.

Tác giả : AV Nhẫn

K.NV


 

NHẮC MÌNH – Nga Trần

Gieo Mầm Ơn Gọi

Chợt thấy mình nhỏ bé

Giữa nhân sinh vô thường

Nên từ giờ ta sẽ

Gieo trồng mầm yêu thương

 

Mình đâu cần thù hận

Rồi oán trách thế nhân

Chỉ cần lòng bình lặng

An nhiên đang ở gần

 

Đừng mong cầu hạnh phúc

Mà tìm kiếm xa xôi

Để một ngày bật khóc

“Thời gian đâu mất rồi?”

 

Ai cũng từng đau khổ

Ai cũng có lỗi lầm

Nếu sai thì hãy sửa

Miễn là mình thật tâm

 

Gió ngàn năm vẫn thổi

Lá trên cành vẫn xanh

Niềm vui đâu có lỗi

Ta bỏ quên sao đành…

Nga Trần


 

THƠ NGUYÊN SA VỚI SÀI GÒN TRƯỚC VÀ SAU 1975

Mặc Lâm

Vài hàng của Mặc Lâm về một Nhà Thơ gốc Quân Nhu : sau khi ra truờng Thủ Ðức . Ông Trần Bích Lan về Trung Tâm Khảo Sát Kỷ Thuật Quân Nhu , sau đó liên đội chung sự ở Biên Hoà , trước khi được biệt phái về giảng dạy ở Ðại Học Văn Khoa , Sài Gòn .

* Áo Lụa Hà Ðông

Nắng Sài Gòn Anh Đi Mà Chợt Mát

Bởi vì em mặc Áo Lụa Hà Ðông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn

Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh

Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung

Bày vội vã vào trong hồn mở cửa

… …

Em ở đâu , hỡi mùa thu tóc ngắn

Giữ hộ anh màu Áo Lụa Hà Ðông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

Những câu thơ mà Nguyên Sa đem từ Pháp về Việt Nam năm 1956 đã thay đổi rộng khắp cảm xúc thi ca của đa số thanh niên Việt Nam . Giống như một nhạc cụ mới , có âm hưởng sâu và đánh thức giác quan thẩm mỹ của thời đại , thơ Nguyên Sa đã góp phần làm bản hoà tấu đa âm của thi ca Việt Nam thêm những rung động lạ lẫm cuốn hút người đọc mà Thơ Mới tỏ ra không còn đủ sức hấp dẫn như lúc khởi đầu .

Thơ Nguyên Sa nhanh chóng tràn vào từng lớp học, nơi trái tim học trò đập những nhịp điệu đầu tiên của tình yêu. Nguyên Sa yêu và chia sẻ cách yêu của mình qua kinh nghiệm một chàng trai có những thời khắc tuyệt vời tại Pháp , thủ đô của tình yêu trai gái , thủ đô của những giòng thơ trác tuyệt từng một thời là bệ phóng cho hàng trăm thi tài thế giới .

Nguyên Sa đem cái hồn phách của Châu Âu tái sinh sau khi Thế Chiến Thứ II chấm dứt về Sài Gòn và nhanh chóng chiếm trọn sự cổ vũ nồng nhiệt của sinh viên học sinh . Ông đem ánh đèn vàng Paris nơi có những nhà ga là nguồn cảm hứng vô tận cho những cuộc chia tay . Ông mang theo hơi hám của sông Seine của nhà thờ Notre Dame về lại Sài Gòn nơi mà nhiều thế hệ thanh niên chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp .

Về tới Sài Gòn ông lại hỏi thăm Paris . Paris Có Gì Lạ Không Em ? Hỏi nhưng ông biết Paris vẫn thế , vẫn những quán café nho nhỏ xinh xinh trên đường phố Montmartre thuộc quận 18 của Paris . Vẫn giòng sông Seine cuốn hút gợi tình . Câu hỏi của Nguyên Sa về Paris đã làm thanh niên học sinh Sài Gòn thổn thức như chính họ đã từng ở Paris nay về lại quê hương mà lòng không tránh được nhớ nhung một thuở .

Thanh niên Sài Gòn nhớ cái mà họ chưa từng biết qua thơ Nguyên Sa . Bắt đầu từ đây ông bước vào lãnh thổ khép kín của nhiều người . Ông cùng với họ thở hơi thở thi ca bằng những ngôn từ mới , rất mới , cho tới bây giờ sau hơn nửa thế kỷ vẫn còn mới tinh .

* Paris Có Gì Lạ Không Em ?

 

Paris Có Gì Lạ Không Em ?

Paris có gì lạ không em ?

Mai anh về em có còn ngoan

Mùa Xuân hoa lá vương đầy ngõ

Em có tìm anh trong cánh chim

Paris có gì lạ không em ?

Mai anh về giữa bến sông Seine

Anh về giữa một giòng sông trắng

Là áo sương mù hay áo em ?

Anh sẽ chép thơ trên thời gian

Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen

Vì em hay một vừng trăng sáng

Ðã đắm trong lòng cặp mắt em ?

Paris không những là kinh đô của ánh sáng mà nó còn là thủ phủ của tình yêu . Có lẽ yếu tố tình yêu của Paris dính liền với lứa tuổi học trò Việt Nam thời đó . Thời của những trang lưu bút , những cánh hoa ép vào trong vở học , những hò hẹn ngây thơ và đầy tiếng ve , xác phượng là khoảng thời gian đẹp nhất trong một đời người . Trong lứa tuổi ấy tình yêu bắt đầu với những giai điệu mong manh và huyền ảo nhất .

Nguyên Sa nói đó là sự cần thiết , là điều không thể thiếu của con người . Xác quyết ấy của Nguyên Sa nhanh chóng được giới trẻ gật đầu thừa nhận , và vì thế , thơ ông từ đó có mặt trong lưu bút , trong sân trường thời trẻ dại và ngay cả sau này khi họ đã thành gia thất .

* Cần Thiết

Không có anh lấy ai đưa em đi học về

Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học

Ai lau mắt cho em ngồi khóc

Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa

Những lúc em cười trong đêm khuya

Lấy ai nhìn những đường răng em trắng

Ðôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh

Lúc sương mờ ai thở để sương tan

Ai cầm tay cho đỏ má hồng em

Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc …

Thơ Nguyên Sa không những trau chuốt về ngôn ngữ nó còn lấn sâu tới một vùng khác đầy hấp dẫn nhưng cũng rất nguy hiểm đối với thể loại văn học dễ làm nhưng khó hay và nhất là khó nổi tiếng : thơ tự do .

Trước đây hơn nửa thế kỷ , một câu thơ đẹp sẽ bị quay lưng khi nó thể hiện hình ảnh , ý tưởng có vẻ « nhạy cảm » đối với người yêu thơ . Trong mỗi cá nhân có thể không giống nhau cách chia sẻ một bài thơ hay nhưng rất giống nhau khi nhìn thấy một câu thơ kỳ khôi , vượt lên trên cảm nhận bình thường của thi ca .

Cảm giác đó vẫn còn đầy đối với người đọc thơ ngáy hôm nay , vậy mà Nguyên Sa làm cho người đọc thơ ông cách đây hơn nửa thế kỷ phải mỉm cười , dù cách so sánh của ông lập dị đến nỗi không ai có thể nghĩ tới . Trong một bài thơ có tên người yêu và cũng là vợ ông sau này , ông viết :

* Nga

Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm

Như con mèo ngái ngủ trên tay anh

Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình

Ðể anh giận sao chả là nước biển ! …

Hình ảnh đôi mắt cá ươn thật sự gây thích thú cho sinh viên học sinh Việt Nam ngay cả cái mùi không dễ chịu của nó cũng làm họ ngây ngất . Ẩn dụ của Nguyên Sa làm học trò tròn mắt và người lớn mỉm cười . Từ đôi mắt cá ươn , đỏ lên sự nhớ nhung , cho tới cách mà hai con chó ốm quấn quýt nhau đã nâng Nguyên Sa lên bệ của thần tượng trong lòng họ :

Em nhớ không , anh đã van em đừng buồn

Anh đã van em đừng để những nụ cười chắp nối

Mắt anh sẽ mờ vì những vết kim khâu

Và anh buồn , rồi lấy ai mà dỗ nhau

Lấy ai mà dỗ hai con chó ốm ! …

Em đã khóc , anh đã khóc và chúng mình đã khóc

Bước chân lê trên những hè phố không quen

Chúng mình đã khóc vì không được gần nhau như hai con chim

Chúng mình đã khóc vì không có tiền làm lễ cưới , lễ xin

Và em nhớ không , chúng mình đã hỏi nhau :

Tại sao phải làm lễ tơ hồng

Tại sao phải nhờ người ta buộc chỉ vào chân

Khi tay em đã vòng ra đằng sau lưng anh

Khi tay anh đã vòng ra đằng sau lưng em

Người ta làm thế nào cắt được

Bốn bàn tay chim khuyên ! …

Áo nàng vàng tôi về yêu Hoa Cúc ,

Áo nàng xanh tôi mến là sân trường .

Có lẽ là 2 câu thơ làm thành tên tuổi Nguyên Sa . Cảm xúc ngây ngô của chàng thanh niên trong lứa tuổi 16 nói với em , một cô học trò 13 tuổi . Những lời lẽ nếu xuất hiện hôm nay có lẽ cuộc đời sẽ giảm bớt biết bao nhiêu bụi bặm của thời đại .

Em mười ba tuổi của thời Nguyên Sa rất nguyên sơ và thánh thiện . Chàng thư sinh Nguyên Sa không hề dám tơ tưởng vóc hình em mà chỉ dám chạm đến nhè nhẹ một màu áo , một sân cỏ nơi em bước qua . Ðẹp và lãng mạn đến thế là cùng .

* Tuổi 13

Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám ?

Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba

Tôi phải van lơn ngoan nhé , đừng ngờ …

Tôi phải dỗ như là … tôi đã nhớn

Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chim sẻ

Ðôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng

Tôi biết nói gì ? Cả trăm phút đều thiêng

Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng

Chân díu bước và mắt nhìn vương vướng

Nàng đến gần tôi chỉ dám … quay đi

Cả những giờ bên lớp học , trường thi

Tà áo khuất thì thầm : chưa phải lúc …

Áo nàng vàng tôi về yêu Hoa Cúc

Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường

Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương

Tôi thay mực cho vừa màu áo tím …

Trở về Việt Nam trong hoàn cảnh miền Nam đang hít thở bầu không khí chính trị mới , Nguyên Sa đóng góp vào nền văn học Việt Nam trên nhiều lãnh vực . Ngoài thơ , ông còn là một nhà báo , một cây viết phê bình văn học , một nhà lý luận và còn là một nhà giáo dục .

Là Hiệu Trưởng trường Văn Học , dạy môn Triết tại trường Chu Văn An cũng như Đại Học Văn Khoa và nhiều trường trung học nổi tiếng khác tại Sài Gòn như Văn Lang , Hưng Ðạo , Thủ Khoa , Thượng Hiền , Nguyễn Bá Tòng … ông có cơ hội tiếp xúc với học sinh , sinh viên và để lại trong lòng nhiều lớp người ký ức đẹp đẽ khi theo học thầy Trần Bích Lan , tức Nhà Thơ Nguyên Sa .

Nguyên Sa , Hạt cát nguyên sơ ấy đã theo chân học trò và người yêu thơ ông góp vào hành trang của họ những luận lý Tây phương cũng như cảm nhận cái đẹp với ý thức hoàn toàn vượt ra khỏi sự cũ kỷ nhàm chán của một nền Hán học vẫn đậm đặc trong xã hội . Thầy Trần Bích Lan không giảng bài mà ông thầm thì với học trò của ông những vần thơ tuyệt đẹp để từ đó nhiều người nhận ra rằng thơ có khả năng mở sáng trí tuệ chứ không chỉ là giai điệu hay những nỗi buồn , niềm vui bình thường của con người .

Giống như hầu hết văn thi sĩ miền Nam , thơ Nguyên Sa trong những năm chiến tranh có thay đổi tuy không lớn và máu lửa như nhiều Nhà Thơ khác . Trong những bài thơ mang tính thời cuộc ấy vẫn thoang thoảng cá tính Nguyên Sa , một thiên sứ tình yêu , một cung bậc mới trong cảm nhận văn học .

Nguyên Sa đốt lên ngọn lửa trong « Bài hát Cửu Long » nhưng không phải là lửa chống quân thù mà là lửa soi đường cho thanh niên , lửa tin yêu của những chàng trai cô gái hội tụ bên nhau trước vận mệnh mới của dân tộc .

+ Bài Hát Cửu Long

Có gì đâu em : có một đoàn người

Có một đoàn người góp sức góp vai

Cùng rủ nhau về góp một thành hai

Những bước chân góp đi làm đến !

Họ không dại khờ : góp trăng làm nến !

Chỉ những miệng cười góp lạ thành quen

Góp những giọng hò làm trống ngũ liên

Góp những bàn tay dựng thành đại hội

Cánh tay chắp cánh tay cho dài thêm nửa với

Gạo quanh nồi góp lại bữa cơm chung

Họ cùng đi cùng góp tháng , góp năm …

Ðể sáng ngày mai làm sông làm biển

Có gì đâu , có một đoàn người

Bên bờ Cửu Long gõ nhịp

Cả giòng sông gõ nhịp vịn bờ sông

Họ rủ nhau về sương gió vui chung

Dù có phút nước mắt chạy quanh

Hay miệng cười hớn hở

Vẫn bát gạo Hậu Giang , vẫn nụ cười huynh đệ

Mắt nghẹn ngào sáng tỏ nắng phương Nam

Màu nắng vàng không màu nhiệm hào quang

Nhưng dù má bừng lửa cháy

Trán đổ mồ hôi

Họ cùng không đóng cửa mừng vui

Những bàn tay ngượng ngập díu môi cười

Không phải khóc

Một đời người tầm gửi

Thuỷ chung Nguyên Sa vẫn yêu tận tình con người , yêu như trai gái yêu nhau , như những cặp tình nhân bất tử . Có lần ông giật mình khi nhìn lại chung quanh và chính bản thân để rồi thở dài cho đời người sao quá nhiều cay đắng , đặc biệt những con người trong thế hệ bị bộ máy chiến tranh bào mòn , nghiến nát :

* Bây giờ

Thế kỷ chúng tôi chót buồn trong mắt

Dăm bảy nụ cười không đủ xoá ưu tư

Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát

Lúc xòe ra chẳng có một âm thừa

Cửa địa ngục ở hai bên lồng ngực

Phải vác theo trăm tuổi đường dài

Nên có gửi cho ai vài giọng nói

Cũng nghe buồn da diết chạy trên môi

Hai mắt rỗng phải che bằng khói thuốc

Chúng tôi nằm run sợ cả chiêm bao

Mỗi buổi sáng mặt trời làm sấm sét

Nên nhìn đêm mở cửa chẳng đi vào .

Nhà Thơ của chúng ta cuối cùng rồi cũng không ra khỏi chiếc vòng tròn tự vấn . Trong bài thơ Sám hối , cái tựa trước tiên gây cảm giác tê tái và lạnh căm , nhưng qua bài thơ này Nguyên Sa phủ trùm lên nó thứ ánh sáng tái sinh của sự tận hiến . Chàng trai xưng tội với một người đàn bà , biểu tượng lòng thành mà một đời chàng trân trọng .

Chàng không sám hối điều chàng đã làm cho nàng . Những điều mà chàng thốt ra thật khó hình dung , diễn đạt lại vì thế cái cảm giác ăn năn , tự trách vẫn bồng bềnh trong bài thơ khiến chúng ta không thể hiểu tại sao .

Bài thơ này có lẽ mang tính triết học đậm đặc nhất trong toàn bộ cuộc đời làm thơ của ông . Sám hối , trở về với nguyên uỷ sự sống . Vòng quay bất tận của tái sinh hay sự trở về gục đầu vào lòng người nữ vẫn luôn là đớn đau bất tận của nhân loại .

* Sám Hối

Khi nắng mở cửa một bầu trời nạm bạc ,

anh sẽ trở về trên con đường không có mùi cỏ ải

mà chỉ có nắng vàng hanh .

Anh sẽ trở lại bên em – mà cúi đầu – mà quỳ gối –

mà nghe rụng trong lòng ánh sáng hành tinh .

Anh sẽ quỳ gối bên em nhưng không dám nói chuyện trần gian .

Anh không dám kể lể dài dòng như một người giang hồ

nói với người giang hồ về những chuyện quê hương .

Anh chỉ dám dâng em chút ít đớn đau với nỗi niềm sám hối .

Nỗi niềm của một kiếp người đã nhiều tháng ngày ngồi trong ngõ tối .

Anh không dám nhắc đến cuộc đời xa cũ .

E sợ rằng lời lẽ chua cay sẽ biến thành bốn con ngựa già

kéo linh hồn anh chạy về bốn phía chân trời

trong những ngày giá lạnh .

Anh cũng không dám khóc . Nước mắt em ơi , đã đóng đinh

vào lòng bàn tay anh và linh hồn dớm máu …

Anh chỉ ngồi nhìn sao khuya rung động .

Nghe bờ môi tát cạn nhưng hơi thở yếu dần .

Nhắc đến Nguyên Sa người yêu thơ ông vẫn tưởng Nhà Thơ đang rong chơi đâu đó vì ngôn ngữ vẫn sát với khung cảnh thường nhật hôm nay . Mặc dù Nhà Thơ đã từ trần vào ngày 08/04/1998 , cách đây đã 16 năm , nhưng thơ ông vẫn được nhiều người nhắc tới như xưa , đặc biệt trong hoàn cảnh tình yêu tuổi học trò ngày một biến mất để thay vào đó là những trò chơi tình cảm nhục dục của thanh niên trong thời đại mới .

Mỗi tiếng thở dài tiếc nuối quá khứ là một câu thơ của Nguyên Sa . Mỗi câu thơ của ông có khả năng làm mới tâm hồn để biết rằng trong bất cứ thời đại nào nhịp đập tình yêu vẫn là suối nguồn sự sống .

* Tháng Sáu Trời Mưa

Tháng Sáu trời mưa , trời mưa không ngớt

Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa

Anh lạy trời mưa phong toả đường về

Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

Ðôi mắt em anh xin đừng lo ngại

Mười ngón tay đừng tà áo mân mê

Ðừng hỏi anh rằng : có phải đêm đã khuya

Sao lại sợ đêm khuya , sao lại e trời sáng …

Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến

Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa

Hãy gởi cho nhau từng hơi thở muà thu

Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ

Và hãy nói năng những lời vô nghĩa

Hãy cười bằng mắt , ngủ bằng vai

Hãy để môi rót rượu vào môi

Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn

Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt

Ðêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan

Hãy biến cuộc đời bằng những tối tân hôn

Nếu em sợ thời gian dài vô tận

Tháng Sáu trời mưa , em có nghe mưa xuống

Trời không mưa em có lạy trời mưa ?

Anh vẫn xin mưa phong toả đường về

Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng

Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa Xuân

Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân

Vì anh gọi tên em là nhan sắc

Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc

Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi

Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai

Anh sẽ nhớ suốt đời mưa Tháng Sáu .

Mặc Lâm – C/N 2014/10/23

TRAN NANG PHUNG

http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum

From: Truong Le

EM VỀ GIÊRUSALEM THIÊN QUỐC

Gieo Mầm Ơn Gọi

Mừng em nhé TÊRÊSA MỘNG ĐỘ

Niềm ước ao theo Chúa chỉ một điều:

“Được ở trong Nhà Chúa suốt đời con”,

Cho tình con với Chúa được vuông tròn.

 

Và đúng thế: em giã từ trần thế

Khi tuổi đời em vừa tròn bốn mươi.

Một con số rất đẹp, trong Lịch sử Cứu độ

Ấn dấu tình yêu Chúa hiệp hành dân Người.

 

TÊRÊSA MỘNG ĐỘ em ơi,

Cuộc xuất hành đức tin bao mong đợi,

Một “Trời Mới Đất Mới” đã mở ra,

Cho Trinh Nữ tiến vào nơi nhiệm lạ.

 

Đó chính là Giê-ru-sa-lem thiên Quốc,

Nơi không còn khóc lóc với than van,

Bao vết thương em đau đớn vô vàn,

Giờ biến thành triều thiên rực sáng lạn.

 

Em hạnh phúc sống Vượt Qua với Chúa.

Đấng Tình Quân – em khao khát gặp Ngài,

Mong cử hành hôn lễ nhiệm màu thay

Là em Khấn trọn đời dâng tiến Chúa.

 

Cùng với em, Hội dòng dâng muôn lời cảm tạ,

Chúa xót thương nhìn đến phận nữ tỳ,

Bông hoa nhỏ, Người mở tay ẵm lấy,

Đưa về Giê-ru-sa-lem Thiên Quốc đẹp dường bao.

Sr. Teresa Nguyễn Thị Phượng, OP


 

Chọn thiện lương đâu phải ta khờ khạo

Nguyễn Trường

Chọn thiện lương đâu phải ta khờ khạo

Bởi nguyên sơ bản chất mỗi con người

Ai cũng vậy khi cất tiếng chào đời

Đều lương thiện như nụ cười của mẹ

 

Chọn nhường nhịn đâu phải ta xem nhẹ

Một ai kia chưa hiểu nhẽ ở đời

Thì vội chi gây lên những rối bời

Để con sóng không yên bình phẳng lặng

 

Sống trên đời màng chi chuyện thua thắng

Để cho lòng được hưởng phút bình yên

Nhịn một chút thôi bớt những ưu phiền

Lùi một bước biển trời còn cao rộng

 

Ta tha thứ giữa dòng đời biến động

Có phải đâu nhu nhược hay yếu mềm

Mà ta muốn mọi việc được trôi êm

Sao cứ phải tuyệt tình câu ân nghĩa

 

Ta khạo khờ bởi người thương kẻ khịa

Làm sao mà đong đếm hết đúng sai

Cứ mỉm cười chào đón những sớm mai

Thật hay giả chẳng so đo tính toán

 

Ta chân thành để người không oán thán

Dối với lừa chỉ mệt mỏi lương tâm

Trao chân tình sẽ nhận lại tình thâm

Cứ thẳng thắn để đời không hối tiếc

 

Bởi ta biết giữa cuộc người sinh, diệt

Gieo thiện lành gặt quả ngọt bình yên..!


 

“Dad’s Lie”

(This is a beautiful poem by an unknown Vietnamese author. I tried my best to translate to English. Clearly, the original author did a far better job, and I hope his work circulates and lives on. I love this poem because it made me realize my Dad also lied.  )

 

Đến bây giờ gần quá nửa cuộc đời

(Up to now, almost half a lifetime has passed)

 

Mới nhận ra Cha cũng từng nói dối

(I just realized Dad used to lie)

 

Bữa cơm ngày xưa đơn sơ mỗi tối

(Every night, every humble family meal)

 

Con cá gầy Cha chỉ chọn đầu thôi.

(The skinny fish, Dad only chose the head)

 

Mấy đứa con lại thắc mắc liên hồi

(Us kids were curious and asked)

 

Sao Cha ăn đầu, nhiều xương dễ hóc

(Dad, why do you eat the bony fish head?)

 

Cha bảo, già rồi …ăn đầu …bổ óc

(Dad said “Fish head is good for my old brain”)

 

Ăn đầu nhiều sẽ cứng cáp xương hơn!

(“The bony head will make my bones stronger!”)

 

Cha còn bảo Ông Bà nội các con

(Then dad said “Your grandparents)

 

Ngày xưa cho Cha ăn toàn thịt cá

(Used to let me eat all the fish meat”)

 

Nghe lời Cha nhưng mà con thấy lạ

(As we listened, we were curious)

 

Cha bảo ăn nhiều sao cứ gầy nhom?

(Dad said he ate well, but why he was so frail?)

 

Rồi con lớn lên Cha thì già thêm

(Then I grew up and Dad grew older)

 

Con hiểu … nhường con … nên cha nói dối

(I understood…dad lied for us)

 

Rồi quên nhanh, bởi tuổi thơ nông nổi

(Then we forget quickly, as childhood passed by)

 

Chẳng vui buồn nào, nhớ được lâu đâu!

(The grief, the joy, the memories faded!)

 

Chúng con trưởng thành Cha bỏ đi đâu

(We’re grown up now, where did you go?)

 

Ngày giỗ Cha con nhìn vào di ảnh

(Your Memorial Day, I look at your photo)

 

Cha vẫn gầy nhưng nụ cười lấp lánh

(You’re still frail, but your smile so bright)

 

Đôi mắt hiền vẫn tỏa ánh yêu thương.

(Your kind eyes still exude love.)

 

Mâm cỗ vợ con làm để dâng hương

(The memorial platter my wife cooked)

 

Có con cá to đùng chiên béo ngậy

(Has a fat fry fish in the middle)

 

Nhớ đầu cá Cha thường ăn ngày ấy

(I remember the fish head Dad used to eat)

 

Mắt nhạt nhòa con thổn thức… Cha ơi.

(With teary eyes I cried…Oh Dad.”)

 

Qua làn khói hương nghi ngút chơi vơi!

(Through the incense smoke I contemplate)

 

Con thấy hiện lên dáng Cha xiêu vẹo

(I see your figure appearing so frail)

 

Mỗi buổi tối ra bờ sông lạnh lẽo

(Each night I come to the cold river bank)

 

Kiếm vài con cá ít thịt, nhiều xương.

(To find a fish with less meat, more bones.)

 

Bữa cơm ngày giỗ, nhớ Cha lạ thường

(Every memorial meal, I miss Dad strangely)

 

Con chọn cái đầu như Cha ngày trước

(I choose the fish head just like you used to do)

 

Thằng Út bảo, đầu sao Ba ăn được?

(My son asks, why do you eat the fish head?”)

 

Con bảo rằng cho bổ óc, Út ơi!

(I said “it’s good for my brain, dear son!”)

 

Con cố ngăn giọt nước mắt tuôn rơi

(I try to hold back my tears from flowing)

 

Không muốn vợ, con thấy mình rơi lệ

(So my wife and son don’t see me cry)

 

Sao bát cơm này bỗng dưng mặn thế!

(Why is this rice bowl so suddenly salty!)

 

Ước cha vẫn ngồi, nói dối như xưa.

(Wish you were sitting here and lie like you did back then.)