13 bị cáo lĩnh án tù “vụ gây rối” chống giàn khoan Trung Quốc.

From facebook: Hoang Le Thanh added 3 new photos — with Phan Thị Hồng.
13 bị cáo lĩnh án tù “vụ gây rối” chống giàn khoan Trung Quốc.

*

Khi Chính phủ Việt nam ra lệnh cho hãng Repsol ngừng việc khoan dầu ở vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt nam.

Trong khi Hãng Repsol đã bỏ ra hàng trăm triệu đô-la để khoan tìm khí ở địa điểm đó.

Ai sẽ trả cho những khoản chi phí đó?

Luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người (thành viên Bộ Chính trị, đảng cộng sản) là không thể tin cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump trong việc giúp Việt Nam trong tình hình này.

Do đó, Việt nam phải sớm… dâng biển đảo, đầu hàng Tàu cộng.

*

Trở lại vụ phản đối dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014.

13 Án tù vì chống đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển đặc quyền của Việt nam.

Tòa phúc thẩm nhận định: Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quang Phi cho rằng, tại phiên tòa phúc thẩm hôm qua (11.11), các bị cáo đều thừa nhận phạm tội, do các bị cáo bức xúc tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển đặc quyền của VN, nên gây ra vụ gây rối …

Nguồn: http://m.laodong.com.vn/…/xu-phuc-tham-vu-gay-roi-chong-gia…

Image may contain: one or more people, people sitting and text
Image may contain: outdoor
Image may contain: 1 person, sitting
 
 

Cựu chủ tịch PVN có thể sẽ lãnh án tử hình

From facebook: Trần Bang
Cựu chủ tịch PVN có thể sẽ lãnh án tử hình

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Hà Văn Thắm và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Đáng chú ý, Nguyễn Xuân Sơn, cựu tổng giám đốc OceanBank, cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), sẽ phải đối mặt với khung hình phạt đến chung thân, tử hình khi bị truy tố về tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 246 tỉ đồng.
Tham ô 49 tỉ, lạm dụng chiếm đoạt 197 tỉ

Cáo trạng kết luận lời khai của các bị can khác và những người có liên quan cùng với các chứng từ kế toán cho thấy Nguyễn Xuân Sơn đã nhận số tiền hơn 246 tỉ đồng từ OceanBank.

Cụ thể, PVN góp vốn 800 tỉ đồng vào OceanBank (tương đương 20% vốn điều lệ), do đó trong số tiền hơn 246 tỉ đồng mà Sơn đã chiếm đoạt từ OceanBank có 20% là tiền của Nhà nước do PVN góp vốn, tương ứng hơn 49 tỉ đồng. Nguyễn Xuân Sơn với chức vụ phó tổng giám đốc PVN đã nhận và sử dụng số tiền này. hành vi chiếm đoạt 49 tỉ đồng của Sơn đã cấu thành tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 278 BLHS 1999. Hà Văn Thắm được xác định là đồng phạm giúp sức cho Sơn chiếm đoạt số tiền này.

Cạnh đó, Sơn cũng bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 197 tỉ đồng. Hà Văn Thắm được xác định là đồng phạm giúp sức cho Sơn.

Cựu chủ tịch PVN có thể sẽ lãnh án tử hình – ảnh 1
Nguyễn Xuân Sơn (trái) và Hà Văn Thắm tại phiên tòa hồi tháng 3-2017.Ảnh: TTXVN

Nhận hàng trăm tỉ tiền mặt mà không cần ký
Theo cáo trạng, số tiền 246 tỉ đồng nói trên đã được OceanBank chi cho Nguyễn Xuân Sơn, phó tổng giám đốc PVN, trong thời gian từ tháng 1-2011 đến tháng 6-2014 để chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN theo yêu cầu của Sơn. Số tiền này được chuyển qua Nguyễn Xuân Thắng, phó giám đốc khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược OceanBank, nhận hơn 226 tỉ đồng và Võ Việt Trung, phó tổng giám đốc OceanBank, nhận hơn 20 tỉ đồng.

Thắng là em con chú ruột của Sơn, sau khi Sơn về PVN giữ chức phó tổng giám đốc đã nhiều lần nhờ Thắng nhận tiền giúp tại OceanBank. Mỗi lần Sơn nhờ Thắng lấy tiền thường gặp trực tiếp ở văn phòng Sơn tại tầng 18 tòa nhà Láng Hạ (trụ sở PVN) hoặc ở nhà riêng. Sau đó Thắng sẽ sang gặp Hà Văn Thắm để truyền đạt lại ý kiến của Sơn. Thông thường Thắng nhận tiền tại quầy giao dịch OceanBank vào cuối giờ làm việc.

Khi nhận tiền tại quầy giao dịch, Thắng không phải ký bất cứ giấy tờ gì. Vì thời gian đã lâu, Thắng không ghi chép theo dõi nên không nhớ số lần và số tiền Thắng đã nhận từng lần. Bình quân Thắng nhận 5 tỉ đồng/tháng…

Sau khi được CQĐT cho xem chứng từ và bảng kê do kế toán theo dõi, lập, Thắng xác nhận đã nhận tổng số tiền hơn 226 tỉ đồng từ nguồn tiền tạm ứng và chi phí của OceanBank. Sau khi nhận được tiền, Thắng liên hệ với Sơn để đưa lại tiền cho Sơn, chỉ có một lần Sơn nhờ Thắng cầm 10 tỉ đồng nhận được để làm thủ tục mua đất tại dự án Geleximco.

Thực chất tiền vào túi ai?

Tại CQĐT, Nguyễn Xuân Sơn thừa nhận đã nhờ Thắng đến OceanBank để lấy tiền; các lần nhờ Sơn đều nói rõ cho Thắng là tiền VND hay USD… Đến nay, Sơn mới chỉ xác định được từ đầu năm 2009 đến tháng 6-2014, tổng số tiền mà Sơn đã nhận từ OceanBank khoảng 200 tỉ đồng.

Số tiền này Sơn khai chuyển cho Ninh Văn Quỳnh, kế toán trưởng PVN (hiện giữ chức phó tổng giám đốc PVN), 60%, tương đương khoảng 120 tỉ đồng. Trong đó có vài lần Thắng trực tiếp mang tiền vào phòng làm việc của ông Quỳnh để giao. Tuy nhiên, ông Quỳnh không thừa nhận việc này.

Còn 40% (khoảng 80 tỉ đồng), Sơn nhờ Nguyễn Thị Minh Phương (nguyên phó tổng giám đốc OceanBank) giữ hộ (gửi tiết kiệm) khoảng 31 tỉ đồng và 900.000 USD. Khi nào Sơn cần, Phương rút ra và đưa lại cho Sơn. Đến đầu năm 2015, Phương đã đưa lại hết cho Sơn và Sơn đã sử dụng vào mục đích cá nhân.

Sơn có đưa cho Thắng khoảng 15 tỉ đồng, trong đó có 10,5 tỉ đồng Sơn nhờ trả cho cha mẹ Thắng, còn lại nhờ Thắng quản lý, bao gồm cổ phiếu, tiền nhưng Sơn không nhớ cụ thể.

Đối với khoản tiền 10 tỉ đồng ngày 9-2-2012 từ tài khoản tạm ứng của OceanBank chi qua Nguyễn Xuân Thắng, Sơn khai nhận là người chỉ đạo đến lấy 10 tỉ đồng của OceanBank để đi mua đất cho Đỗ Văn Hậu, nguyên tổng giám đốc PVN, sau đó Hậu không nhận và Đỗ Văn Chiểu (em Hậu) đã mua lại đất và chuyển tiền vào tài khoản do Sơn chỉ định để Phương quản lý hộ. Số tiền này Phương gửi trong hai năm (từ tháng 5-2012 đến tháng 5-2014), sau đó đã tất toán, gửi lại toàn bộ cho Sơn. Tuy nhiên, Sơn không thừa nhận chiếm hưởng số tiền này mà khai đưa lại toàn bộ cho Ninh Văn Quỳnh. Tuy nhiên, ông Quỳnh khai không nhận tiền từ Sơn và Thắng.

Sau đó Sơn đã thay đổi lời khai, phủ nhận hoàn toàn các nội dung đã khai nhận trên, rằng Sơn không nhận khoản tiền 200 tỉ đồng từ Thắng và Phương. Tuy nhiên, cáo trạng của VKSND Tối cao khẳng định có đủ chứng cứ để kết luận Sơn đã chiếm đoạt số tiền này. ( PLO http://plo.vn/…/cuu-chu-tich-pvn-co-the-se-lanh-an-tu-hinh-… )

Image may contain: 7 people

Gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than

From facebook: Trần Bang added 2 photos and a video.
Motthegioi: Báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than đã ước tính rằng số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) lên 15.700 ca vào năm 2030 (sẽ là 25.000 ca người chết/ năm nếu xây dựng đúng quy hoạch dự án nhiệt điện than theo sơ đồ quy hoạch điện VII ).

Đây là những thông tin được đưa ra tại buổi hội thảo “Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ cộng đồng” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) – Tổ chức điều phối liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) và Trung tâm Sáng tạo Xanh (GreenID) – Tổ chức điều phối Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) phối hợp tổ chức sáng 28.7, tại Hà Nội.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người trong đó trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất về sức khoẻ. Các nguồn ô nhiễm không khí liên tục tăng trong thời gian qua. Ô nhiễm có thể xuất phát từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện giao thông và đặc biệt là nguồn ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện chạy than. Hiện nay, vẫn chưa có số liệu chính xác xác định được đâu là nguyên nhân hàng đầu.

Tuy nhiên, trong một dự án thí điểm ở Hà Nam (8.2016 – 7.2017), nhóm khảo sát đã tiến hành khám lâm sàng cho 54 trẻ em dưới 5 tuổi và 69 người trên 65 tuổi ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Địa điểm này được biết nằm cách Nhà máy Nhiệt điện than Ninh Bình 14km về phía Tây Nam, có nhiều nhà máy sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng khác.

Qua kết quả khám lâm sàng cho thấy 70% số người trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh hô hấp hoặc tim mạch. Tỷ lệ bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em tương đương nhóm trẻ em bị phơi nhiễm ở khu vực ô nhiễm nặng trong các nghiên cứu quốc tế khác.

Thậm chí, ThS.BS Nguyễn Trọng An – Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng, chuyên gia về Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em chia sẻ: “Một xã đô thị hạng 5 ở tỉnh Hà Nam 1 năm có tới 79 người chết, từ già đến trẻ, mà có tới 39 người chết vì ung thư, chủ yếu là ung thư phổi”.

Năm 2011, ở Việt Nam có thêm 4.300 người chết do ô nhiệm nhiệt điện than (Báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard). Có thể thấy, lượng khói thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than có liên quan đến hàng ngàn cái chết ở Việt Nam, chưa kể những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng đất, mùa màng. Nhưng điều đáng nói là hiện nay, số lượng các nhà máy nhiệt điện lại đang tăng lên rất nhanh.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 41 nhà máy nhiệt điện than. Nếu các dự án nhiệt điện này đều được đưa vào vận hành thì số người “chết yểu” ở Việt Nam có thể tăng lên đến 25.000 người mỗi năm, chưa kể kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do sự suy giảm sức khoẻ của người dân.

http://motthegioi.vn/…/hang-chuc-nghin-nguoi-viet-se-chet-v…

http://tuoitre.vn/…/bat-an-ben-bai-tro-xi-o-vi…/1361170.html

Ảnh và clip Nhóm VMT và ACE từ SG ra nhiệt điện than ( NĐT) Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận phản đối xả thải ra MT và biển của dự án NĐT Vĩnh Tân.

Image may contain: 5 people, people standing and outdoor

 
Image may contain: 6 people, people smiling, people standing and outdoor 
 

Bắt cóc hay đầu thú?

From facebook:Trần Bang
Bắt cóc hay đầu thú?

Sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang đi dạo ở công viên Tiergarten (vườn thú) ở Berlin, ông Trịnh Xuận Thanh cùng 1 nữ cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam có trang bị vũ khí xông tới, dùng vũ lực khống chế bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước châu Âu có chung đường biên giới với Đức.

Nhận được tin, An Ninh Đức lập tức vào cuộc để điều tra nhóm người gốc Việt có vũ trang này và các hoạt động của họ trong thời gian vào Đức và châu Âu.
Nhân chứng người Đức có mặt tại thời điểm đó cũng cho chúng tôi biết thêm về diễn biến khi ông Trịnh Xuân Thanh và người nữ cán bộ nữ bị bắt cóc .
Được biết, ông Trịnh Xuân Thanh đang được Chính quyền Đức bảo hộ lưu trú hợp pháp và đã có lịch hẹn sáng 24.7 làm các thủ tục pháp lý tiếp theo ở Sở lưu trú Berlin, CHLB Đức.

Phía Đức thông báo, chỉ ít giờ nữa họ sẽ ra thông cáo báo chí về vụ này. Việc cho người mang theo vũ khí xâm nhập trái phép lãnh thổ Đức để bắt cóc cá nhân đang sống hợp pháp tại đây sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức cùng liên minh châu Âu.

Nhiều báo lớn của Đức và châu Âu đang chuẩn bị lên bản tin đặc biệt về vụ việc bắt cóc người ngay tại Thủ đô Berlin, nơi đặt cơ quan đầu não của Chính phủ Đức và đại diện của hàng trăm nước cùng các tổ chức khác nhau trên thế giới.

Đức và Việt Nam cho đến thời điểm này chưa hề có Hiệp định dẫn độ song phương, đồng thời Đức đang là một thành viên chủ chốt trong khối NATO sẽ có hành động thích hợp về vụ việc nghiêm trọng này.

Công viên Tiergarten ( vườn thú) ở Berlin, nơi ông Trịnh Xuân Thanh và nữ cán bộ Bộ Công thương Việt Nam bị bắt cóc lúc 10 Giờ 30 sáng Chủ nhật, ngày 23.07.2017.
Trung Khoa – Thoibao.de

Vụ việc đang trong quá trình điều tra của An Ninh Đức cùng INTERPOL quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp ngay các tài liệu từ phía Luật sư và cảnh sát Đức khi được phép.

Thời báo là trang web của cộng đồng người Việt tại Châu Âu, cung cấp thường xuyên và tức thì các tin tức nóng hổi từ quê hương Việt Nam cùng các hoạt động của cộng đồng người Việt tại khắp nơi trên thế giới.
THOIBAO.DE
 

“Thủ tướng trăn trở vì người Việt gửi tiền ra nước ngoài mua nhà”???

From facebook: Tran Dat shared Amy Truc Tran‘s post.
 
Image may contain: 1 person, standing and text
Amy Truc Tran

 

(Tận cùng của sự giả dối….)

“Thủ tướng trăn trở vì người Việt gửi tiền ra nước ngoài mua nhà”

Thế ngài thủ tướng có thống kê được phần lớn những người gửi tiền ra nước ngoài là thuộc thành phần nào, phải chăng là những quan chức cộng sản, những “đồng bọn” của ngài thủ tướng trong đó nổi bật là con trai ngài thủ tướng đang sống trong biệt thự xa hoa tại Mỹ…

Sự “trăn trở” của ngài thủ tướng càng làm bộc lộ rõ sự giả dối của người đứng đầu bộ máy nhà nước nói riêng và của cả chế độ nói chung…buồn cho dân tộc Việt Nam khi bị cai trị bởi sự giả dối…

Nghi vấn xung quanh vụ Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Nghi vấn xung quanh vụ Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Kính Hòa RFA
2017-07-31
 
Hình minh họa cho bài viết về ông Trịnh Xuân Thanh trên trang mạng nguyentandung.org

Hình minh họa cho bài viết về ông Trịnh Xuân Thanh trên trang mạng nguyentandung.org

Courtesy of nguyentandung.org
 
 Ngày 31 tháng Bảy, 2017, ông Trịnh Xuân Thanh, người bị nã quốc tế suốt một năm nay ra đầu thú cơ quan công an tại Hà Nội.

Trước đó 1 ngày, Tướng Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công An nói với báo chí rằng ông không biết gì về chuyện này cả.

Ông Bùi Thanh Hiếu, hay blogger Người Buôn Gió, người sống tại Đức và trước đây có một số bài viết về nhân nhân vật Trịnh Xuân Thanh, nói với đài RFA rằng ông gặp ông Trịnh Xuân Thanh lần cuối cùng vào tháng ba năm nay, 2017, tại Đức. Lúc đó ông Trịnh Xuân Thanh có nói ý định của mình là về Việt Nam để ra tòa.

Ông Thanh thì cứ muốn về rồi ra tòa, thế nọ thế kia, xử công khai rồi có giám sát quốc tế các thứ, để ông ấy tranh luận làm rõ cái vụ 3300 tỉ ấy.”

Theo trình bày của ông Bùi Thanh Hiếu thì ông Thanh không có ý định định cư ở nước ngoài ngay từ đầu, hành động trốn ra nước ngoài của ông vào năm 2016 là để tránh bị bắt rồi bị xử bất công.

Trong thời gian một năm qua, có nhiều tin đồng rằng ông Trịnh Xuân Thanh sống ở vài nước khác nhau. Ông Bùi Thanh Hiếu xác nhận rằng ông Thanh có sống ở Đức, và đã gặp ông Hiếu. Ngay sau khi có tin ông Thanh trốn khỏi Việt Nam, blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu viết rất nhiều bài về ông Trịnh Xuân Thanh, dựa trên những thông tin được cho là do ông Thanh cung cấp.

Ngày 30 tháng bảy năm 2017, tin ông Trịnh Xuân Thanh về nước được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, bắt nguồn từ facebook của nhà báo Huy Đức.

Nhà báo Phạm Chí Dũng hiện sống tại Sài Gòn nói về những tin tức trái ngược nhau trong ngày 30 tháng bảy:

“Cùng ngày 30 tháng bảy tôi lại ngỡ ngàng đọc cái bài trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, phỏng vấn ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, hỏi về thông tin cho rằng cơ quan điều tra đã di lý ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi. Ông Bộ trưởng Bộ công an lại nói như phân bua là đến giờ vẫn chưa có thông tin gì. Thế là có người kêu lên rằng tôi biết tin vào ông Huy Đức hay ông Tô Lâm đây. Chẳng lẽ một bộ máy khổng lồ của Bộ Công an, cơ quan công an Việt Nam giỏi như thế, giỏi nhất thế giới, lại thua một cá nhân nhà báo Huy Đức. Mới hôm qua đây công an đã huy động bắt giữ bốn người bất đồng chính kiến của Hội anh em dân chủ, mà tại sao Huy Đức biết trước (vụ ông Thanh bị bắt) mà Bộ Công an lại không biết gì?”

Theo ông Phạm Chí Dũng thì những tin tức mà nhà báo Huy Đức đưa ra trong thời gian gần đây là đáng tin.

Ông Thanh thì cứ muốn về rồi ra tòa, thế nọ thế kia, xử công khai rồi có giám sát quốc tế các thứ.
-Blogger Bùi Thanh Hiếu.

Khi được hỏi về khả năng chính công an Việt Nam đã ra nước ngoài bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh rồi đưa về Việt Nam, ông Bùi Thanh Hiếu cho rằng không có điều đó:

Chuyện cơ quan công an ra nước ngoài bắt ông Thanh là không thể được. Thứ nhất là ông ấy có luật sư ở đây. Muốn bắt ông ấy thì phải ra tòa, rồi căn cứ theo các luật của người ta để phán quyết là không chấp nhận đơn của luật sư, trục xuất ông ấy về, rồi mới tới thủ tục bàn giao cho công an Việt Nam để công an Việt Nam đưa ông Thanh về.”

Trong suốt thời gian một năm qua, từ khi có tin ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, các vị đại diện cơ quan pháp luật Việt Nam thường khẳng định rằng sẽ di lý ông Thanh về Việt Nam để xử tội dù ông đang ở đâu.

Nhà báo Phạm Chí Dũng kết luận về diễn biến ra đầu thú của ông Trịnh Xuân Thanh:

Có cái gì đó rất khó hiểu trong việc ông Trịnh Xuân Thanh đi đầu thú. Vừa khó hiểu, vừa kịch tính, vừa hài hước. Tôi có cảm giác như đang xem những cuốn phim Nguyễn Bá Thanh 2014, Phùng Quang Thanh 2015, chiếu lại. Có cái gì kỳ bí giống như trong một màn sương mù, có những bàn tay nhớp nhúa thò ra đạo diễn giống như lên đồng.”

Ông Nguyễn Bá Thanh nguyên là Trưởng Ban Nội chính trung ương, cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam có trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, đi nước ngoài vào năm 2014. Lúc ấy nhiều tin đồn trên mạng xã hội nói rằng ông mắc bệnh hiểm nghèo, thậm chí bị đầu độc, nhưng truyền thông Việt Nam im tiếng. Sau đó tin ông Nguyễn Bá Thanh mất cũng được mạng xã hội đưa tin trước khi nhà nước Việt Nam xác nhận rằng ông mất.

Ông Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng sang Pháp trị bệnh vào năm 2015 cũng dấy lên rất nhiều đồn đoán về bệnh tình của ông, nhưng cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam cũng không bình luận gì.

Nhìn vào sự khác biệt của lời phủ nhận của tướng Tô Lâm về tin ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, và tin chính thức xác nhận của Bộ Công an sau đó chỉ có 1 ngày rằng ông Thanh đã đầu thú, nhà báo Phạm Chí Dũng đặt nghi vấn rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã gặp một ai đó có quyền lực trước khi đến đầu thú tại cơ quan công an.

Có cái gì đó rất khó hiểu trong việc ông Trịnh Xuân Thanh đi đầu thú. Vừa khó hiểu, vừa kịch tính, vừa hài hước.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Vụ thất thoát số tiền 3300 tỉ đồng tại tổng công ty này được cho là diễn ra dưới thời ông Thanh chịu trách nhiệm đứng đầu. Nhưng sau khi rời Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh lại trúng cử đại biểu quốc hội, rồi làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Khi ông làm việc tại tỉnh này thì tin tức về những vụ tham nhũng có liên quan đến ông được báo chí Việt Nam đưa tin vào khoảng giữa năm. Sau đó ông trốn ra nước ngoài, và bị chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế.

Bé gái 8 tuổi cầu nguyện với một nhóm cảnh sát trong tiệm ăn

Bé gái 8 tuổi cầu nguyện với một nhóm cảnh sát trong tiệm ăn

 
Trong khi họ đang ăn trong một tiệm ăn ở San Antonio (Texas, nước Mỹ) thì các cảnh sát viên ngạc nhiên vì đề nghị của em bé gái.
Bé gái 8 tuổi cầu nguyện với một nhóm cảnh sát trong tiệm ăn
Bé gái 8 tuổi cầu nguyện với một nhóm cảnh sát trong tiệm ăn
Câu chuyện thật cảm động vừa xảy ra gần đây trong một tiệm ăn ở tiểu bang Texas. Đầu tiên hết, câu chuyện được đăng trên Facebook ngày thứ tư 5 tháng 7, được hàng ngàn người chia sẻ, sau đó được báo chí Mỹ đăng tiếp. Và người ta hiểu vì sao nó đã được đăng.
 Hôm đó, cô bé Paige 8 tuổi đi ăn với dì Martha ở tiệm ăn Luby’s, Paige Bosquez, em thấy một nhóm cảnh sát mặc đồng phục ngồi ăn gần đó.

Xin Chúa bảo vệ

Người mảnh khảnh, em mặc áo thun màu xanh da trời, quần ngắn bermuda cũng màu xanh da trời, em đến gần họ và hỏi một câu làm những người dũng cảm này quá ngạc nhiên: “Các ông có muốn con cầu nguyện cho các ông được an toàn và Chúa bảo vệ các ông trong sự che chở của Ngài không?”.

Sững sờ, các cảnh sát viên đồng ý ngay và họ cùng em Paige cầu nguyện, và phản xạ tự nhiên của dì Martha là chụp hình cảnh đang ghi nhớ này. Khi cầu nguyện xong và ăn xong, họ đến bàn của em Paige để cám ơn trước khi rời tiệm ăn.

Phải nói là các cảnh sát viên này vẫn còn sốc sau cái chết của một trong các đồng nghiệp của họ, ông Miguel Moreno đã bị hạ khi ông điều tra các vụ ăn cắp xe hơi vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Sáng kiến của em Paige đã làm cho họ rất xúc động.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: Phanxico

Tại sao đồng tiền Mỹ lại có dòng chữ “In God We Trust”?

 Tại sao đồng tiền Mỹ lại có dòng chữ

“In God We Trust”?

 By   QUỲNH VI

Dòng tiêu ngữ trên đồng tiền Mỹ. Ảnh: Liberty News Now.

Vào ngày này cách đây 61 năm, cụm từ “In God We Trust” (tạm dịch: “Chúng ta tin Chúa”) trở thành tiêu ngữ quốc gia Mỹ.

Ai đã từng cầm một tờ đô-la Mỹ trên tay đều dễ dàng nhìn thấy dòng chữ này. Vì sao một nhà nước thế tục như Mỹ lại sử dụng dòng chữ mang đầy tính tôn giáo này làm tiêu ngữ quốc gia?

“Chúng ta tin Chúa” bắt nguồn từ bài thơ Lá cờ sao lấp lánh được luật sư Francis Scott Key viết trong Cuộc chiến Anh-Mỹ năm 1812. Bài thơ này được nhà soạn nhạc John Stafford Smith phổ nhạc, và vào năm 1931, đã chính thức trở thành Quốc ca Hoa Kỳ.

Một đạo luật của Quốc hội vào năm 1864 đã cho phép khắc dòng chữ này trên đồng hai xu sau khi có rất nhiều người dân đưa ra đề xuất. Người đi đầu trong nỗ lực này là mục sư M. R. Watkinson của bang Pennsylvania.

Theo thông tin từ Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, mục sư M. R. Watkinson cho rằng, khi Cuộc chiến Nam – Bắc trở nên khốc liệt hơn, đại bộ phận người dân miền Bắc cảm thấy họ cần phải được tiếp sức niềm tin để tiếp tục chiến đấu.

Niềm tin của họ, theo Watkinson, chính là GodGod ở đây được hiểu là Chúa trời, hay Thượng đế. Nhiều người Mỹ tin rằng Chúa trời đã bảo vệ nước Mỹ từ những năm đầu lập quốc, nhờ vậy, cho dù đã từng trải qua nhiều cuộc chiến ác liệt, Liên bang Hoa Kỳ (the Union) vẫn tồn tại.

Bài thơ Lá cờ sao lấp lánh đã truyền cảm hứng đặc biệt cho người dân miền Bắc. Lý do là nó ra đời sau khi tác giả chứng kiến pháo đài McHenry tại thành phố Baltimore, bang Maryland vẫn ngoan cường chiến đấu và không thất thủ, dù bị quân đội Anh tấn công dữ dội vào đêm 18/6/1812.

Francis Scott Key hoàn thành bài thơ vào năm 1814, và ông đã viết:

“Hãy cùng ca tụng quyền lực nào đã làm nên và bảo toàn Tổ quốc ta! Chiến thắng rồi sẽ đến với những ai mang lý tưởng của sự công bình. Hãy lấy điều này mà làm tiêu ngữ, ‘Chúng ta tin Chúa’!”

Và theo mục sư Watkinson, niềm tin của các binh sĩ trong cuộc chiến Anh – Mỹ cũng chính là niềm tin của người miền Bắc trong thời kỳ Nội chiến, rằng Chúa đứng về phía họ, như đã từng đứng về phía cha ông họ trong những cuộc chiến trước, và sẽ giúp họ chiến đấu bảo vệ một nước Mỹ toàn vẹn.

Đến tháng 3/1865, khi Nội chiến sắp kết thúc, Quốc hội Mỹ tiếp tục ban hành một đạo luật nữa, cho phép tiêu ngữ này được khắc trên tất cả các đồng tiền kim loại. Ngay sau khi Nội chiến chấm dứt, từ năm 1866 trở đi, tiêu ngữ này đã bắt đầu xuất hiện trên các đồng xu Hoa Kỳ.

Tiến vào thập niên 1950, cuộc chiến chống lại ý thức hệ cộng sản dâng cao tại Mỹ. Một số người dân cho rằng, việc xác quyết niềm tin vào tôn giáo một lần nữa cần được đề cao để khẳng định Hoa Kỳ là một đất nước có niềm tin tôn giáo, trái ngược với tư tưởng vô thần của những người cộng sản. God đến lúc này được họ hiểu là đấng tối cao nói chung của các tôn giáo, chứ không riêng tôn giáo nào.

Vì vậy, ngày 11/7/1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ký ban hành Đạo luật H.R.619, và kể từ năm 1957 trở về sau thì không chỉ các đồng xu, mà tất cả các đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ sẽ đều in dòng chữ “In God We Trust”.

Ngày 30/7/1956, tiến thêm một bước, Tổng thống Eisenhower lại ký ban hành Đạo luật P.L.84-140, chính thức công nhận dòng chữ “In God We Trust” là tiêu ngữ quốc gia của Hoa Kỳ.

Luật sư Francis Scott Key, tác giả bài thơ “Lá cờ sao lấp lánh”, sáng tác năm 1812, sau này được phổ nhạc thành Quốc ca Hoa Kỳ. Ảnh: Maryland Public Television.

Có trái ngược với Hiến pháp không?

Ngay từ những ngày đầu tiên khi “In God We Trust” trở thành tiêu ngữ quốc gia, nó đã bị phản đối.

Những người ủng hộ một nhà nước thế tục tuyệt đối (secularists) cho rằng nó vi phạm Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Mỹ, vốn ngăn cấm Quốc hội ban hành bất kỳ đạo luật nào tôn vinh một tôn giáo nào hay cấm đoán quyền tự do tôn giáo của người dân.

Hầu hết những người cho rằng tiêu ngữ này vi hiến đều dựa vào lập luận của Thomas Jefferson, là một trong những tổ phụ cổ xúy cho việc Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ phải tuyệt đối trở thành một nhà nước thế tục.

“Tôi, cũng như quý vị, tin rằng tôn giáo là vấn đề riêng tư giữa một cá nhân và Thượng đế, rằng một người không cần phải giải thích với bất kỳ ai về niềm tin hay cách thức mà anh ta thờ phụng, và rằng các quyền lực chính đáng của một nhà nước chỉ có thể vươn đến các hành vi của một người chứ không phải là những suy nghĩ của anh ta.

Tôi đoan chắc, với chủ quyền nhân dân đáng kính mà người dân Hoa Kỳ đã dùng để tuyên bố rằng, cơ quan lập pháp của họ sẽ ‘không tạo ra những luật lệ chỉ tôn vinh sự thiết lập của một tôn giáo, hay cấm đoán quyền được có tự do tín ngưỡng’, là chính người dân đã dựng lên một bức tường phân cách giữa Nhà nước và Tôn giáo” – Thomas Jefferson (1802).

Trong bức thư gửi Hội thánh Danbury năm 1802, Jefferson đã giải thích lý do vì sao ông ủng hộ việc phân chia rõ ràng giữa quyền lực nhà nước và thần quyền của một tôn giáo.

Theo Giáo sư Công pháp Jesse H. Choper của Đại học Luật Berkeley, bang California, Tu chính án thứ Nhất thường được các án lệ diễn giải là Hiến pháp không cho phép nước Mỹ có quốc giáo (national religion) và cũng nghiêm cấm chính quyền liên bang dùng ngân sách quốc gia để ủng hộ việc thiết lập hoặc vận hành của bất kỳ một tôn giáo nào.

Vào năm 1971, trong án lệ Lemon v. Kurtzman, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra ba tiêu chuẩn để giúp xác định một hành vi hay đạo luật của chính phủ có vi phạm Tu chính án thứ Nhất hay không, bao gồm:

  • mục đích của nhà nước phải mang tính thế tục (secular purpose),
  • kết quả tiên quyết (primary purpose) của hành vi hay đạo luật của nhà nước không thể ủng hộ hay ngăn cấm bất kỳ một tôn giáo nào, và
  • không được tạo ra quan hệ đan xen quá mức giữa nhà nước và tôn giáo.

Tự do tôn giáo lại còn có nghĩa là người ta có quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào. Những ai phản đối sử dụng “Chúng ta tin Chúa” thì cho rằng, mục đích của việc đưa nó trở thành tiêu ngữ rõ ràng là ý tứ của những người tin vào thần quyền. Vì thế, mục đích của đạo luật này đã mất đi tính thế tục, và là hành vi vi hiến.

Tuy nhiên, tòa án Hoa Kỳ đã không đồng ý với lập luận trên, và tiêu ngữ này vẫn tiếp tục được sử dụng.

Tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa” trên tem Hoa Kỳ thập niên 1960. Nguồn: Shutterstock.

Tòa án nghiêng về phe ủng hộ tiêu ngữ

Trong 61 năm kể từ khi “Chúng ta tin Chúa” trở thành tiêu ngữ quốc gia, đã có khá nhiều vụ kiện phản đối nó. Lần gần đây nhất là vào năm 2016, khi một người theo chủ nghĩa vô thần (atheist), luật sư Michael Newdow, nộp đơn kiện yêu cầu tòa án không công nhận “Chúng ta tin Chúa” là tiêu ngữ quốc gia vì lý do vi hiến.

Nhưng mặc cho các nỗ lực của những người như Michael Newdow, cho đến thời điểm hiện tại, quan điểm của các vị thẩm phán Hoa Kỳ trong các án lệ liên quan vẫn không thay đổi, và nghiêng về phía ủng hộ tiêu ngữ.

Theo các thẩm phán, tiêu ngữ “In God We Trust – Chúng ta tin Chúa”, không phải là một câu văn có ý nghĩa tôn giáo tại Mỹ. Do đó, tiêu ngữ này không vi phạm Tu chính án thứ Nhất.

Ngoài ra, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ liên tục từ chối, cũng như chưa bao giờ xem xét những vụ kiện liên quan đến tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa”.

Và vì thế, hiện nay, án lệ Aronow v. United States (1970) của Toà Phúc thẩm Liên bang Khu vực số 9 có thể được xem là phán quyết có thẩm quyền cao nhất về vấn đề pháp lý này.

Theo án lệ này“rất hiển nhiên là câu tiêu ngữ quốc gia được in trên các đồng xu và toàn bộ hệ thống tiền tệ của Hoa Kỳ – ‘Chúng ta tin Chúa’ – không có bất cứ mối liên quan gì đến việc thiết lập một tôn giáo nào (làm quốc giáo)”.

Ngoài ra, những gì thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, William J. Brennan Jr., viết trong án lệ Lynch v. Donnelly (1984) – là một vụ kiện liên quan đến lời tuyên thệ trung thành với nước Mỹ (pledge of allegiance) – cũng nói rõ quan điểm chung của các tòa án Mỹ về vấn đề này.

Đó là, ngày nay, các tiêu ngữ như “Chúng ta tin Chúa” hay “Dưới Thiên Chúa” (Under God) đã mất đi màu sắc tôn giáo của nó bởi vì mọi người cứ nhai đi nhai lại những câu nói này theo kiểu học vẹt. Điều này đã khiến chúng không còn được xem là một cách tuyên xưng tôn giáo nữa, mà chỉ còn mang tính hình thức, đủ để xem đó là một phần của nghi lễ dân sự (civil religion).

Thái độ của các thẩm phán cũng đại diện cho số đông dân chúng.

Đến thời điểm hiện tại, đa số người Mỹ vẫn ủng hộ “In God We Trust”, và điều này được thể hiện qua việc Quốc hội Mỹ đã rất nhiều lần tái khẳng định đó chính là tiêu ngữ quốc gia. Lần gần nhất là vào năm 2011.

Vì sao người Mỹ lại có thái độ như vậy?

Ủng hộ tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa” vì lý do lịch sử 

Ngoài việc nghe quen tai như các thẩm phán đã chỉ ra ở trên, đa phần những người ủng hộ (hoặc không phản đối) dựa vào lịch sử và bối cảnh ra đời của nó tại Hoa Kỳ, chứ không hẳn bởi vì họ là những người sùng đạo.

Theo thời gian, trong sâu thẳm tâm thức của người Mỹ, ca từ của bài Quốc ca hiển nhiên được xem là một phần của lịch sử đất nước, với một tinh thần rất thế tục chứ không có mục đích tôn giáo nào nữa.

Hơn thế, hoàn cảnh ra đời của tiêu ngữ trong thời kỳ Nội chiến càng giúp người Mỹ khẳng định niềm tin vào sự vẹn toàn của Tổ quốc họ, cũng như lý do để họ tiếp tục bảo vệ quốc gia và những giá trị, di sản ông cha để lại.

Vì vậy, chúng ta có thể phần nào hiểu được vì sao đa số người Mỹ không cảm thấy họ đang tuyên xưng cho một quốc giáo, khi chọn một câu trong bài thơ Lá cờ sao lấp lánh của luật sư Francis Scott Key làm tiêu ngữ quốc gia của mình.

Tài liệu tham khảo:

Đất nước đẹp vô cùng, sao họ phải ra đi ?

Xin ghi chú thêm, trước năm 1975, không có ai muốn sinh sống ở nước ngoài, đủ thấy chế độ miền Nam Việt Nam Cộng Hoà cũng đáng sống thực, chứ không như “thời đại rực rỡ” của ngày hôm nay, cái cột đèn nó biết đi nó cũng đi. Tại sao???

From facebook: Hoa Kim Ngo shared Mạnh Quân‘s post.
Các chú đọc kỹ bài của nhà báo Manh Quân nhé
 

Đất nước đẹp vô cùng, sao họ phải ra đi ?

Trong số đại biểu Quốc hội khóa trước, khóa XIII, tôi và một số anh em phóng viên chơi khá thân với một ĐBQH ở một tỉnh miền Tây. Ở QH, anh cũng không quá nổi bật, cũng hay phát biểu nhưng không thật xuất sắc lắm. Nhưng anh em quý trọng, hay giao du vì tính anh thẳng thắn, quảng giao.

Từ lâu rồi, anh nói với tôi, anh sẽ định cư ở Mỹ. Đi đàng hoàng, hoàn thành đủ nghĩa vụ ở địa phương, làm đủ thủ tục rồi đi và thực tế anh đã mua nhà bên đó xong rồi. Mấy tháng nay, không thấy anh online nữa, có thể anh qua rồi vì đt cũng không liên lạc được.

Tôi hiểu vì sao anh đi. Anh nhiều lần tâm sự với tôi về tình trạng doanh nghiệp thường xuyên bị gây phiền nhiễu, gặp khó khăn ở địa phương cho dù anh là ĐBQH. Việc bị mất điểm, không trúng cử ĐBQH khóa này khiến anh càng chán nản, quyết tâm bỏ VN sang định cư ở Mỹ.

“Chán lắm rồi thằng em ạ, ở VN, doanh nghiệp tư nhân như bọn anh, làm ăn cực kỳ khó”, anh nói với tôi.

Nên hôm nay, đọc bài viết của Dau Tuan– anh bạn chơi tennis với tôi, là Trưởng ban pháp chế VCCI trên Tuôỉ trẻ, một bài viết quá hay: “Điều gì đằng sau sóng ngầm di cư của người giàu”, tôi nghĩ, ong anh kia quá điển hình để nói lên câu chuyện này.

Chuyện người Việt qua Mỹ mua nhà cũng đã nói nhiều rồi nhưng nó thực sự nóng lên với công bố được các báo ầm ầm trích dẫn hôm qua: Số tiền đầu tư mua nhà của người Việt tại Mỹ lên tới 3 tỷ USD và VN đã đứng thứ 6 trong năm 2016 và liên tục nằm trong top 10 các quốc gia có công dân mua nhà tại Mỹ- theo công bố của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ.

Nhưng hãy nhớ là số tiền 3,06 tỉ USD đó là để mua nhà, đó là chỉ riêng ở Mỹ, chưa tính các quốc gia phát triển khác ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc… Nếu so với 5,7 tỉ đôla Mỹ của bà con kiều bào đang đầu tư về VN qua gần 3.200 dự án từ trước đến nay (theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài) thì càng thấy, nó đáng chú ý thế nào.

Nhưng điều đáng buồn cười là bản tin này trên các báo toàn được nhìn nhận, đánh giá khá lệch lạc: số tiền đó phần nhiều là của “tham quan”, của các ông: “Chăn lợn”, “buôn chổi chít, “chạy xe ôm”…Rồi toàn thị comment kiểu: Làm sao không ngăn chặn “chảy máu ngoại tệ” ra nước ngoài…

Kỳ thực là con số trên 3 tỷ USD mua nhà đó có thể có một phần không nhỏ là của mấy bác “tai to” mua nhà, hoặc mua cho con cái đang du học bên Mỹ rồi sau này bố mẹ hưu, sang “đoàn tụ”, các ông lo lắng sau này có chuyện thì lót ổ trước, để sẵn sàng “chào các bác, em ngược” …và thực tế đã có chuyện đó. Ít nhất là tôi biết có 2-3 trường hợp, cụ thể nhất là Giám đốc một Công ty của PVC, cùng cánh với Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang Mỹ đã gần 3 năm, hiện vẫn bị truy nã…

Nhưng số đông hơn, thực sự vẫn là của các doanh nhân, như các ông: Trần Khắc Tâm, thực sự rất khó làm ăn trong nước, khi trong tay có chút vốn liếng, họ đã tìm đến vùng đất mới. Hoa Kỳ là một trong các nước ok nhất, rồi Úc, Newzeland, Canada…những quốc gia rất tốt cho khởi nghiệp và cả môi trường giáo dục, sinh sống tốt gấp vạn lần Việt Nam. Ở Việt Nam, một năm, hàng chục đoàn thanh tra, như ở Quảng Trị, một DN đã từng kêu: 1 năm tiếp 48 đoàn thanh tra. Vậy tại sao không đi?

Thì cũng chủ yếu là giới doanh nhân, những người có điều kiện thì đi thôi. Chứ dân thường, công chức nghèo, đi du lịch thôi đã khó, nói gì mua nhà bên Mỹ ?

Thế thì, muốn những: tỷ đô, tỷ đô kia…không sang Mỹ, Úc, Canada…mà ở lại Việt Nam, thì hãy tạo điều kiện, tạo môi trường cho các doanh nhân giỏi ở lại đi, hãy trân trọng những doanh nhân sống chết với mảnh đất này, làm gì để bảo vệ sản nghiệp của họ đi, đừng hơi tí kiểm tra, khởi tố, đừng để công an, thanh tra vào làm phiền dày đặc, đừng để báo chí như bọn Duy Phong suốt ngày quấy nhiễu, tống tiền, đòi quảng cáo…

Vụ Trịnh Vĩnh Bình đó, đã và đang để lại những hậu quả vô cùng tai hại.

Con số cứ 1 doanh nghiệp mới ra đời thì cũng gần bằng số đấy, 1 DN lại chết đi trong 6 tháng đầu năm đủ nói lên kinh doanh ở thời điểm này khó khăn thế nào.

Và không chỉ môi trường kinh doanh không thôi, mọi mặt: Môi trường, giáo dục, y tế.. đều phải cải cách để đảm bảo VN là nơi đáng sống, đáng ở, là “đất lành” thì đâu chỉ có doanh nhân ở lại, mà doanh nhân các nơi nước khác họ cũng tìm đến.

Chứ như hiện nay, quả là vô vọng.

“Đất nước đẹp vô cùng,
Sao họ phải ra đi …?”

#nguoigiauradi

TTO – Chúng ta quan tâm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại VN thì cũng cần quan tâm giữ những doanh nghiệp nội địa giỏi.
 
TUOITRE.VN|BY TUỔI TRẺ
 

Đức Khổng Tử nói về phẩm hạnh của người quân tử

 Đức Khổng Tử nói về phẩm hạnh của người quân tử

Bài viết của Trí Chân

 Khổng Tử (551-479 trước Công nguyên) đã từng nói, “Hoa lan mọc trong rừng, tỏa hương thơm ngay cả khi không có ai xung quanh thưởng thức. Tương tự như vậy, người có nhân cách cao quý sẽ không để cảnh nghèo làm nhụt chí tu Đạo và xây dựng uy đức.”Người quân tử luôn hiểu chân nghĩa của cuộc đời. Dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong việc làm và tự kiểm soát bản thân bằng cách tuân theo những lời dạy của các bậc thánh hiền. Bất cứ nơi nào họ đến, họ đều lan tỏa lòng tốt và sự ảnh hưởng đến những người mà họ tiếp xúc, để người ta tôn thờ đạo đức và công lý. Hiệu quả và sự ảnh hưởng của những lời dạy ấy đã khắc họa rõ phẩm chất đạo đức của họ. Sau đây là một vài câu chuyện về Khổng Tử và các học trò đã được ghi lại trong 2 cuốn sách Luận ngữ“  và Khổng Tử gia ngữ.

Người quân tử nói bằng hành động

Có một lần, Nhan Hồi hỏi thầy của mình là Khổng Tử: “Lời nói của phường tiểu nhân có những điểm gì chung? Là người quân tử, cần phải hiểu cho rõ.” Khổng Tử đáp: “Một người quân tử nói bằng hành động. Trong tất cả lời nói và việc làm, người ấy đều thực hiện theo những chuẩn mực mà thánh nhân đã dạy. Một kẻ tiểu nhân chỉ giỏi nói miệng mà thôi. Kẻ ấy chỉ giỏi đòi hỏi và tìm lỗi của người khác, trong khi lại chẳng đóng góp gì. Một người quân tử đối nhân xử thế bằng sự chân thành. Khi nhìn thấy bạn bè của mình vi phạm đạo đức, người đó sẽ cảnh báo những hậu quả mà bạn mình phải gánh chịu và khuyên bạn hành động theo lương tâm. Lời nói của họ là phát xuất từ trong tâm bởi vì họ thực sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Kết quả là tình bạn sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Kẻ tiểu nhân thì lại thường kết thành bè đảng để gây rối. Tuy nhiên, chúng không thể không đổ lỗi và đâm sau lưng nhau.” Khổng Tử cũng giảng: “Quân tử nghĩ về đức hạnh, tiểu nhân truy cầu hưởng thụ. Quân tử nghĩ về đạo lý; tiểu nhân truy cầu những đặc ân mà hắn có thể kiếm được.” Điều này đã nói rõ những điểm khác nhau trong tâm của hai loại người. Người quân tử không xuôi theo dòng nước, huống hồ là thông đồng với kẻ khác. Tất cả những gì họ nghĩ đến là làm thế nào để thực hành đạo nghĩa. Còn kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng chỉ lo nghĩ cho bản thân. Người quân tử tôn trọng phép tắc và quy củ. Kẻ tiểu nhân luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên hết thảy mọi thứ, và tâm kẻ ấy chứa đầy những món lợi nhỏ nhen. Điều này đã được đề cập đến trong cuốn “Đệ tử quy” (“Chuẩn mực của người học trò”), viết vào thời nhà Thanh (1644 – 1912), “Nhắc nhở người khác bằng lòng tốt; đức hạnh vẹn toàn cả đôi bề; Tìm bới sai lầm của người khác; chắc chắn mất lòng cả đôi bên.” Đây là một ví dụ nữa về sự khác nhau giữa hành động của kẻ tiểu nhân với người quân tử.

Lời nói và hành động của một người đều dựa trên những suy nghĩ của người đó. Một người quân tử luôn nuôi dưỡng những suy nghĩ tốt đẹp và lẽ phải. Lời nói và hành vi của người đó là kết tinh của tình thương, lòng tốt, và sự vị tha. Ở những nơi nào người quân tử đến, những suy nghĩ tinh khiết, tốt đẹp của họ sẽ lan tỏa ra những người xung quanh, thức tỉnh lương tâm của mọi người và trồng những hạt giống của sự chính trực và lòng nhân ái.

Dùng trí tuệ để tránh một cuộc chiến

Khổng Tử đã dẫn các học trò đến đất Khuông, một vùng thuộc nước Tống. Những người dân địa phương đã nhầm Khổng Tử với Dương Hổ, kẻ đã từng tấn công tàn bạo người dân đất Khuông. Họ ngay lập tức báo động cho Giản Tử, thủ lĩnh của người Khuông. Giản Tử vội vã tập hợp binh sĩ mặc giáp, rồi họ cưỡi ngựa đến bao vây Khổng Tử và các học trò của Ngài.

Tử Lộ, một trong những người học trò của Khổng Tử, có lòng dũng cảm thiên phú. Ông thấy khó chịu ngay khi nhìn thấy những người Khuông hung tợn vây xung quanh. Ông nắm lấy vũ khí sẵn sàng nghênh chiến. Khổng Tử ngăn ông lại và nói: “Không lẽ những người đang tu luyện, hành thiện và công bình lại không thể ngăn chặn điều ác này sao? Ta thực sự sai lầm nếu không truyền rộng những áng thơ cổ cùng những tác phẩm lớn và đề cao nghi lễ và âm nhạc… Lại đây đã, Tử Lộ. Con hãy chơi nhạc và hát lên, rồi ta sẽ hòa tấu.” Tử Lộ đặt vũ khí của mình xuống và lấy ra một nhạc cụ. Khổng Tử cũng tham gia. Sau ba vòng ca hát, người dân Khuông nhận ra rằng Khổng Tử là một vị thánh hiền, chứ không phải là Dương Hổ tàn bạo. Họ cởi bỏ áo giáp và bỏ đi.

Ngay cả khi ở trong vòng vây, Khổng Tử vẫn giữ được sự điềm tĩnh. Đầu tiên ông tự nhìn lại chính mình để xem xem mình có làm gì sai hay không. Nếu không thì ông sẽ tiếp tục việc giảng dạy của mình và tác động tới những người Khuông thông qua lễ nghi và âm nhạc. Hành động của ông minh chứng rõ sự khác biệt giữa ông và Dương Hổ. Những người dân Khuông nhận ra rằng Khổng Tử là một người nhã nhặn, một người quân tử, một bậc thánh hiền, mặc dù dung mạo bề ngoài của ông rất giống Dương Hổ. Họ đã bị đẩy lui và cảm thấy thẹn. Cuối cùng, họ đã cởi bỏ áo giáp và trở về một cách yên bình. Khổng Tử đã thay đổi người khác bằng đức hạnh của mình, ông đã đảo ngược tình thế nguy hiểm. Khổng Tử đã minh chứng được lòng tốt xuất phát từ nội tâm. Mọi người đều có thể cảm nhận được lòng độ lượng cùng ý thức trách nhiệm của ông trong việc duy trì văn hóa truyền thống.

Tập trung vào vấn đề chính

Một ngày nọ, Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử, “Ngày xưa, vua Thuấn đã đội loại vương miện gì?”

Khổng Tử không trả lời.

Nhà vua hỏi lại: “Ta đang cố gắng học hỏi từ ngài. Tại sao ngài không trả lời?”

Khổng Tử cúi đầu đáp: “Bởi vì câu hỏi Bệ Hạ đưa ra không tập trung vào những vấn đề chính. Đó là lý do tại sao thần đang suy nghĩ làm thế nào để trả lời.”

Nhà vua thấy tò mò và hỏi: “Những vấn đề chính là gì?”

Khổng Tử trả lời: “Trong suốt triều đại vua Thuấn, ông luôn thương dân như con của mình. Ông đề cao giáo dục đạo đức và bổ nhiệm những người hiền tài. Đức hạnh của ông lan xa khắp chốn. Tuy vậy, ông vẫn luôn giản dị khiêm nhường. Ông đã làm mọi thứ thay đổi thật nhẹ nhàng, giống như bốn mùa luân phiên thay đổi trong tự nhiên. Ông khuyến khích việc giáo hóa đạo đức trong dân chúng. Lòng tốt của ông trải rộng ra cho mọi chúng sinh. Đó là lý do tại sao những lời giáo huấn của ông được lưu truyền rộng rãi. Ngay cả những con chim Phượng hoàng và Kỳ Lân huyền thoại cũng đã xuất hiện trên mảnh đất mà ông cai trị, chứng tỏ rõ uy đức của ông. Tất cả điều này có được là nhờ ân đức vua Thuấn dành cho nhân dân. Bệ Hạ hỏi về loại vương miện mà vua Thuấn đã mang thay vì hỏi những vấn đề quan trọng hàng đầu như thế, vì thế thần không trả lời ngay được.”

Sống với người tốt cũng giống như được vào một căn phòng đầy hoa lan

Khổng Tử từng nói với Tăng Sâm, “Tử Hạ sẽ tiến bộ rất nhanh vì trò ấy rất thích dành thời gian để ở bên những người có đức hạnh cao hơn mình. Ở với những người tốt cũng giống như sống trong một căn nhà đầy hoa lan. Con người sẽ đồng hóa với môi trường. Vì vậy, một người quân tử phải cẩn thận trong việc lựa chọn người cùng chung sống.”Điều đó cũng đã được nói đến trong cuốn “Đệ tử quy”“Thật vô cùng ích lợi nếu một người được sống gần những người có thiện tâm. Mỗi ngày trôi qua, đức hạnh của người đó sẽ một tăng, và những thiếu sót của người ấy cũng bớt đi. Phải sống xa những người tốt thì thật là nguy hại. Người mà bị đẩy vào chỗ của những kẻ tiểu nhân thì rồi cũng sẽ hư hỏng.”

Điều này cho chúng ta biết rằng, bằng cách sống gần với những người nhân đức, kết bạn với họ hoặc nhận họ làm thầy, người ta có thể mở rộng kiến thức của mình cũng như giúp bản thân họ ngày một thêm hoàn thiện. Một người quân tử sẽ là một tấm gương tốt. Những người xung quanh anh ta sẽ học cách nhìn vào bản thân họ để tìm những thiếu sót của mình và liên tục tự đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho mình. “Thường xuyên tự tìm thấy những khuyết điểm của bản thân, thay vì đổ lỗi cho người khác” đòi hỏi một người phải thật trong sáng khoáng đạt trong lời nói và hành vi của mình. Nghiêm khắc với bản thân nhưng khoan dung với người khác là biểu hiện của lòng độ lượng. Khổng Tử nói: “Một người quân tử học Đạo và yêu thương mọi người.”Ông đã chỉ ra rằng một người quân tử có Đạo cần phải biết quan tâm đến mọi người, biết áp dụng các nguyên tắc người đó đã học được từ Đạo để đối đãi với người khác. Tâm đại từ bi cũng giống như nước vậy, làm lợi cho tất cả trong khi bản thân không giữ lại gì.

Đức hạnh của một người quân tử sẽ đem lại sự hòa hợp và thái bình, sẽ nhắc nhở người ta tu chỉnh bản thân mình và không làm điều gì trái với lương tâm. Trong thế giới vật chất ngày nay, nơi mà có quá nhiều người mang lòng tham danh lợi, thì điều đó còn chính yếu hơn nữa trong việc giúp con người có thể giữ vững được lương tâm và đạo đức.

Anh chị Thụ & Mai gởi