KHÔNG CÓ TÌNH YÊU MỌI THỨ ĐỀU VÔ NGHĨA

KHÔNG CÓ TÌNH YÊU MỌI THỨ ĐỀU VÔ NGHĨA

Nothing Matters Without Love 

“Nếu bạn là môn đồ của Chúa Giê-xu …điều quan trọng nhất ấy là đức tin của bạn khiến bạn yêu thương người khác” (Ga-la-ti 5:6).

Có khi nào bạn tự hỏi điều gì là quan trọng đối với Chúa không? Kinh Thánh cho chúng ta biết trong Ga-la-ti 5:6, “Nếu bạn là môn đồ của Chúa Giê-xu …điều quan trọng nhất ấy là đức tin của bạn khiến bạn yêu thương người khác.” Chúa phán bảo rằng điều quan trọng trong đời sống không phải là sự thành đạt hoặclà thành tích hoặc là danh tiếng hay là sự giàu có của bạn. Một điều khác quan trọng ấy là có một đức tin khiến bạn yêu thương người khác. Nếu bạn thiếu điều đó, bạn đã thiếu đi điều quan trọng nhất trong cuộc đời.

Trong vài ngày tới đây, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu đoạn Kinh Thánh nổi tiếng về tình yêu, I Cô-rinh-tô 13. Khi các diễn giả muốn bạn chú ý đến và muốn bạn nhớ một điều gì đó, họ dùng điệp ngữ. Họ lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần. Trong vài câu đầu của đoạn Kinh Thánh này, Phao-lô nói về cùng một điều với năm cách khác nhau: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là tình yêu.

Đây là bốn lý do đầu tiên tại sao:

  1. Nếu bạn không sống một đời sống yêu thương, thì mọi điều bạn nói chỉ là vô nghĩa:

“Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng.” (I Cô-rinh-tô 13:1)

Chúng ta thật rất ấn tượng với những diễn giả tài ba. Chúng ta ưa thích tài hùng biện và tài hấp dẫn người khác. Nhưng Chúa phán, “Ta không quan tâm ngươi là một diễn giả tài ba như thế nào. Ngươi có đang sống một đời sống yêu thương hay không?” Nếu không, thì không điều gì ngươi nói là quan trọng cả. Lời nói mà không có tình yêu thương chỉ là những tiếng ồn mà thôi.

  1. Nếu bạn không sống một đời sống yêu thương, thì mọi điều bạn biết chỉ là vô nghĩa:

“Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết;… nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì.” (I Cô-rinh-tô 13:2)

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà kiến thức đang bùng nổ. Chúng ta khôn ngoan hơn chúng ta từ trước đến giờ. Nhưng chúng ta vẫn còn có những nan đề như cũ: tội ác, ngược đãi, kỳ thị, bạo động. Tại sao? Bởi vì thế giới không cần thêm kiến thức. Thế giới cần thêm tình yêu thương. Bạn có thể là một thiên tài. Nhưng Chúa nói rằng nếu bạn không có tình yêu trong cuộc sống của bạn, thì tất cả những điều bạn biết đều là vô gia trị.

  1. Nếu bạn không sống một đời sống yêu thương, thì mọi điều bạn tin chỉ là vô nghĩa:

Kinh Thánh chép, “dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì.” (I Cô-rinh-tô 13:2b) Có một huyền thoại cho rằng làm môn đồ của Chúa Giê-xu chỉ là tin vào một số lẽ thật nào đó. Không gì có thể xa sự thật hơn được như vậy! Theo Đấng Christ nghĩa là sống một đời sống yêu thương. Nó cần nhiều hơn là đức tin để làm đẹp lòng Chúa.

  1. Nếu bạn không sống một đời sống yêu thương, thì mọi điều bạn ban cho chỉ là vô nghĩa:

Câu kế tiếp nói, “Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi.” (I Cô-rinh-tô 13:3).

Tình yêu không luôn luôn là động cơ để ban cho. Một số người ban cho chỉ để lấy lại hoặc vì mặc cảm tội lỗi hoặc để kiểm soát người khác hay là để lấy tiếng. Bạn có thể ban cho vì nhiều động cơ sai trật, nhưng Kinh Thánh nói rằng nếu bạn không làm điều đó vì tình yêu thương, không có sự ban cho nào của bạn có ý nghĩa gì cả.

Kinh Thánh rất rõ ràng về điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không sống một đời sống yêu thương. Ngày mai chúng ta sẽ nghiên cứu lý do cuối cùng tại sao bạn cần chú tâm vào đức tin của bạn, đức tin khiến bạn yêu thương người khác.

Suy Gẫm/Thảo Luận:

– Động cơ nào khiến bạn ban cho?

– Nếu một người bạn mô tả về bạn, họ sẽ nói gì về cách bạn bày tỏ tình yêu thương với người khác?

– Kinh Thánh chép, “điều quan trọng nhất ấy là đức tin của bạn khiến bạn yêu thương người khác” (Ga-la-ti 5:6). Bạn nghĩ điều đó nghĩa là gì?

RICK WARREN 

Tầm quan trọng của việc cầu nguyện buổi tối

Tầm quan trọng của việc cầu nguyện buổi tối

TRẦM THIÊN THU

Cầu nguyện trước khi ngủ đêm là điều quan trọng. Nhiều người cầu nguyện liên lỉ, tâm hồn luôn hướng về Chúa dù họ đang làm việc gì. Chúng ta càng phải cầu nguyện nhiều hơn khi phải quyết định một điều quan trọng.

Việc cầu nguyện trước khi đi ngủ ban đêm có thể làm thay đổi cuộc đời chúng ta. Những người cầu nguyện trước khi đi ngủ ít bị đau nhức, căng thẳng, tức giận, và cảm thấy hạnh phúc hơn. Đây là vài lý do chứng tỏ cầu nguyện trước khi đi ngủ ban đêm là điều cần thiết cho đời sống tâm linh và là khí cụ ích lợi cho cuộc sống hằng ngày.

1. HÃY ƯU TIÊN CẦU NGUYỆN
Cầu nguyện là kết hiệp với Thiên Chúa và là chìa khóa mở cửa Thiên Đàng để Ngài lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Thánh Giacôbê khuyên chúng ta nên cầu xin ơn soi sáng: “Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách” (Gc 1:5). Cầu nguyện trước khi đi ngủ là giữ liên lạc với Thiên Chúa, Ngài sẽ nói khi chúng ta cảm thấy mình không còn gì trên thế gian này nữa.

2. CHÚA GIÊSU MUỐN CHÚNG TA CẦU NGUYỆN
Chúng ta được dạy cầu nguyện cho chính mình và người khác. Chúa Giêsu đã dạy: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Mt 6:9-13). Chúng ta thực sự cần điều này làm nền tảng cho đời sống cầu nguyện. Nếu Chúa Giêsu nói rằng chúng ta cần thêm điều này vào  đời sống cầu nguyện là có lý do của Ngài. Đó là linh hồn của chúng ta được nuôi dưỡng.

3. CẦU NGUYỆN GIÚP THỂ LÝ THƯ THÁI
Buổi tối, những người cầu nguyện 20 phút đều cảm thấy rằng họ ít bị nhức đầu. Thật vậy, cầu nguyện có lợi cho cả thể lý chứ không chỉ tinh thần. Khi được thực hành, hệ quả bình tĩnh không tạm thời, mà lâu dài. Cầu nguyện không chỉ giúp chúng ta ít tập trung vào đau nhức, mà còn giúp chúng ta cảm  thấy ít đau nhức. Đây là cách bắt đầu cầu nguyện: “Lạy Chúa, con cảm thấy mệt mỏi vì luôn bị đau nhức. Nó làm cho những điều nhỏ mọn giống như điều lớn lao. Xin giúp con xử lý bệnh tật và tiếp tục tìm kiếm thời gian để nghỉ ngơi và điều trị. Xin cho lúc con thức được thanh thản và khi con ngủ được bình an”.

4. CẦU NGUYỆN LÀM GIẢM LO LẮNG
Cầu nguyện trước khi đi ngủ giúp giảm bớt lo lắng. Thánh Phaolô nói: “Tôi nghĩ rằng những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8:18). Cầu nguyện có thể chữa lành các vết thương tình cảm, giúp chúng ta kiềm chế các ý tưởng nông nổi. Hãy cầu xin và Chúa sẽ giải thoát chúng ta khỏi lo âu và căng thẳng. Hãy cầu xin Ngài làm cho tâm trí chúng ta thoải mái và giúp chúng ta tập trung vào tư tưởng và đường lối của Ngài.

5. CẦU NGUYỆN LÀM GIẢM CĂNG THẲNG
Tiến sĩ Patricia Murphy, Trung tâm Y khoa của ĐH Rush, thấy rằng nhờ cầu nguyện mà các bệnh nhân có nhiều phản ứng tích cực với thuốc khi bị trầm cảm. Bà nói: “Theo nghiên cứu của chúng tôi, sự phản ứng tích cực với thuốc thì ít phải xử lý cảm xúc về sự hy vọng theo sau niềm tin về tâm linh”. Các tốt để bắt đầu cầu nguyện buổi tối có thể như thế này: “Lạy Cha, xin ban cho con ơn can đảm, xin hướng dẫn con tìm kiếm hòa bình, sự vui mừng và niềm an ủi”.

6. CẦU NGUYỆN MỞ RA LỐI THOÁT
Vua Đa-vít đã chiến đấu trong những lúc ông đồng hành với Thiên Chúa và ông đã viết về điều này trong các Thánh Vịnh. Ông nói: “Người kéo tôi ra khỏi hố diệt vong, khỏi vũng lầy nhơ nhớp, đặt chân tôi đứng trên tảng đá, làm cho tôi bước đi vững vàng” (Tv 40:3). Bạn có cảm thấy như đang ở trong vũng lầy trần gian? Nhưng bạn không một mình, và cầu nguyện là phương tiện để đưa bạn ra khỏi đó. Hãy tâm sự với Chúa về mọi nỗi khó khăn của bạn. Cầu nguyện sẽ giúp bạn khỏi bồn chồn, lo lắng. Khi chúng ta cầu nguyện lâu, cơ thể cũng sẽ thay đổi theo và thoải mái hơn. Bác sĩ Herbert Benson, chuyên khoa tim mạch tại Trường Y Harvard giải thích tình trạng này là “sự phản ứng nới lỏng”. Điều xảy ra là nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm và chúng ta trở nên bình tĩnh hơn.

7. CẦU NGUYỆN LÀM TĂNG SỨC KHỎE
Theo thời gian, cầu nguyện buổi tối có thể chữa lành cơ thể. Càng ngày càng có nhiều bác sĩ phát hiện rằng đa số các chứng bệnh đều do căng thẳng. Ung nhọt, đau nửa đầu, béo phì, tiểu đường và các vấn đề về bao tử đều do căng thẳng. Báo Huffington Post cho biết: “Dù bạn cầu nguyện cho mình  hoặc cho người khác thì việc cầu nguyện cũng chữa lành một bệnh nào đó hoặc thế giới được bình an, hoặc đơn giản chỉ là ngồi tĩnh lặng mà thôi”. Nhờ cầu nguyện trước khi ngủ mà sức khỏe thể lý của bạn cũng khá hơn nhiều.

8. CẦU NGUYỆN GIÚP NGỦ TỐT HƠN
Nếu ác mộng làm bạn thức giấc, nó có thể ảnh hưởng ngày hôm sau. Cầu nguyện buổi tối có thể giúp chúng ta vượt qua sự cản trở này vào ban đêm, giúp chúng ta đạt được tình trạng thư giãn. Cầu nguyện buổi tối cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi, thực sự có thể thay đổi cuộc đời của chúng ta và khả dĩ vượt qua chính mình. Cầu nguyện giúp chuyển biến thể lý, tinh thần và linh hồn để có thể thanh thản và vui sống hơn.

Đây là vài câu danh ngôn về cầu nguyện khả dĩ giúp củng cố đức tin chúng ta:
-“Mỗi ân sủng đến trong linh hồn đều nhờ lời CẦU NGUYỆN” (Thánh nữ Faustina)
-“CẦU NGUYỆN là chìa khóa mở kho tàng của Thiên Chúa” (Thánh Lm Piô Năm Dấu)
– “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta CẦU NGUYỆN” (Bác học André-Marie Ampère)

SOURCE: TRẦM THIÊN THU

 (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?

Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?

thanh
Bản quyền hình ảnh  AFP
Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là đang làm thủ tục xin tỵ nạn ở Đức trước lúc “bị bắt cóc”

CHLB Đức yêu cầu Việt Nam trao trả ông Trịnh Xuân Thanh, người vừa ‘ra đầu thú’ và đọc bản ‘nhận tội’ theo truyền thông nhà nước, là cách mà Berlin muốn tạo cho Hà Nội một ‘biện pháp mở’ để ‘khắc phục lỗi lầm’ về mặt ngoại giao và pháp lý, một luật sư từ Sài Gòn nói với BBC.

Trong lúc đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể đang ‘lúng túng’ trong câu chuyện đối với nước Đức và có thể đang phải hành động để ‘giải quyết hậu quả,’ theo nhận xét một nhà cựu ngoại giao Việt Nam từ Geneve, Thụy Sỹ.

Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 04/8/2017, Luật sư Lê Công Định nêu quan điểm về điều mà ông gọi là ‘biện pháp mở’ của nước Đức dành cho Việt Nam. Ông nói:

“Trong luật pháp quốc tế có một nguyên tắc là nếu một quốc gia, hay bất cứ ai mà có một hành động vi phạm, xâm phạm đến luật pháp quốc tế, thì họ phải có một biện pháp khắc phục lại tình trạng ban đầu như trước khi xảy ra một hành động vi phạm đó…”

“Chúng ta thấy rằng chính phủ Đức hiểu rất rõ nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cho nên họ yêu cầu chính phủ Việt Nam lập lại tình trạng ban đầu trước khi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, đó là bây giờ phải trả ông Thanh lại đúng lãnh thổ mà ông Thanh đã cư trú trước khi bị bắt cóc.”

“Như vậy có nghĩa là phải đưa ông Thanh trở lại Đức và đây là một biện pháp mở đối với chính phủ Việt Nam mà chính phủ Đức trao cho.”

“Vì sao? Họ tạo điều kiện để chính phủ Việt Nam nếu đã lỡ vi phạm luật pháp quốc tế, thì bây giờ có một cách sửa chữa hành động vi phạm đó bằng cách trao trả lại.”

 
LS Lê Công Định từ Sài Gòn bình luận các khía cạnh pháp lý trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh.

“Sau đó các bên sẽ nói chuyện với nhau lại về phương diện ngoại giao và phương diện pháp lý. Tuy nhiên chúng ta biết rằng là chính phủ Việt Nam bây giờ đang ở một tình thế rất là khó khăn, lẽ ra họ phải tuân thủ luật pháp quốc tế; nếu họ đã lỡ vi phạm rồi, thì bây giờ phải làm biện pháp khắc phục nó và đưa trở lại.

“Nhưng chúng ta thấy rằng cách mà họ đưa ông Thanh lên truyền hình, rồi đưa báo chí tham gia và nói rằng ông Thanh tự thú, với thái độ như vậy, tôi nghĩ rằng là họ không có ý định khắc phục lại hành động vi phạm luật pháp quốc tế,” ông Lê Công Định nói.

‘Lúng túng, giải quyết hậu quả’?

Hôm 03/8, ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức lãnh sự của Việt Nam tại Geneve, Thụy Sỹ và nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nêu quan điểm về vụ việc đang xảy ra liên quan quan hệ Việt – Đức:

“Bộ Ngoại giao VN đang lúng túng trong câu chuyện với Đức. Có hai khả năng là Bộ Ngoại giao đồng lõa, chiều theo cách xử lý của Bộ Công an, cũng có thể Bộ Ngoại giao không đồng ‎ý. Có thể có cả hai khả năng.”

“Thái độ của Sứ quán thế nào? Thái độ đó phụ thuộc vào tình huống Bộ Ngoại giao có đã lựa chọn xử lý ông Trịnh Xuân Thanh hay không.”

“Họ đang tìm cách giải quyết. Nếu họ không đồng ý, đây là chiến thắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng tôi vẫn tin Bộ Ngoại giao có những con người biết nhìn nhận những cam kết với quốc tế, chấp nhận luật chơi của thế giới văn minh.”

“Tôi tin rằng nếu Bộ Ngoại giao trước đây không đồng ý phương án bắt cóc, thì Bộ sẽ ổn. Tôi lo ngại tình trạng so sánh lực lượng giữa các phe nhóm, Bộ Ngoại giao chưa chắc có đủ thế lực mong muốn.”

“Bộ này đang phải đi giải quyết hậu quả mà Bộ Công an gây ra trong thế giới văn minh này. Bộ Ngoại giao đang phải chữa cháy như là Bộ này vẫn thường phải làm trước quốc tế trong các vụ bắt bớ, vi phạm nhân quyền v.v…”

Tấm biển trên cổng Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin
Bản quyền hình ảnh  REUTERS
Tấm biển trên cổng Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin

“Nếu Bộ Ngoại giao chọn phương án bảo lưu ‘không chọn phương án bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh, thì Bộ Ngoại giao có thể đang ‘thở phào’, nhưng trong lộ trình đi tới hội nhập văn minh cho Việt Nam, đặc biệt qua hành xử ngoại giao chuẩn mực, thì nếu Bộ Ngoại giao không đồng tình, hoặc bảo lưu y’ kiến không đồng tình của họ, thì họ có thể thở phào như vậy,” ông Hùng nêu quan điểm riêng.

Trước câu hỏi phía đại diện ngoại giao Việt Nam tại Đức và Đại sứ có thể đang phải xử lí vụ việc thế nào, cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam nói:

“Ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng có thể đã biết trước, những đề án xử lý như vậy đều phải xin ý kiến, chỉ thị của Ban Bí thư và có thể là Bộ Chính trị, Bộ Ngoại giao chắc chắn được tham khảo. Cái này trong nội bộ gọi là ‘tham khảo ngang’. Nếu là quá bí mật, mà chỉ những vị cấp cao mới được biết, trong tình huống đó, ông Đại sứ Hưng mới không được biết.

“Nhưng nhân viên biệt phái ở Bộ Công an làm công tác an ninh ở Đại sứ quán chắc chắn phải được biết, tuy việc người đó có báo cáo lại cho Đại sứ đặc mệnh, toàn quyền hay không, thì là một chuyện khác.”

Mức độ nghiêm trọng?

Trước câu hỏi liệu Liên minh châu Âu (EU) có lên tiếng hay không về vụ việc, ông Đặng Xương Hùng nói:

“Với thái độ của Đức thì EU sẽ không thể ngồi nhìn. An ninh của châu Âu là liên kết với nhau, không thể tách rời nhau, nên cũng không tách rời vấn đề này với Đức được. Đưa người bị bắt cóc đi lại như thế là đã vi phạm luật pháp của các nước sở tại và của Liên minh châu Âu.”

“Vụ này, theo tôi là rất nghiêm trọng, nước Đức đã xử lý ngay. Không như Canada xử lý Trung Quốc, nước Đức đã xử lí Việt Nam như một ‘đối tác nguy hiểm’ vi phạm an ninh của nước này,” ông Hùng trả lời câu hỏi của BBC về mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Hôm thứ Năm, trên Facebook cá nhân, Luật sư Lê Công Định cho rằng sử dụng thuật ngữ Latin “persona non grata” là cách biểu hiện phản ứng mạnh mẽ trong ngoại giao quốc tế. Nó có nghĩa là “người không được chào đón”, một quy chế do ngành hành pháp của nước chủ nhà áp dụng khi trục xuất một viên chức ngoại giao của nước khác.

“Điều 9, Mục 1 của Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao quy định: “Quốc gia tiếp nhận [viên chức ngoại giao] có thể vào bất kỳ lúc nào và không cần giải thích quyết định của mình, thông báo cho quốc gia gửi [viên chức ngoại giao] rằng người đứng đầu hoặc bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là persona non grata, hoặc rằng bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là không thể chấp nhận được.”

Việt - Đức
Bản quyền hình ảnh   AFP
Bà Merkel vừa tiếp đón ông Nguyễn Xuân Phúc trước thềm thượng đỉnh G20 hôm 06/7/2017 tại Khách sạn Atlantic, Hamburg, CHLB Đức

“Tuyên bố persona non grata được đưa ra khi có bằng chứng viên chức ngoại giao đó vi phạm luật pháp nước sở tại và/hoặc luật pháp quốc tế…

“Thông thường quốc gia có viên chức ngoại giao bị trục xuất sẽ trả đũa bằng cách trục xuất lại một viên chức ngoại giao nước kia. Không biết trong trường hợp hiện tại nhà cầm quyền Việt Nam sẽ trả đũa ngoại giao ra sao đối với Đức?” Luật sự đặt câu hỏi.

Trong một diễn biến liên quan, tin cho hay hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.

Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc bắt cóc, và để hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói ông tự nguyện trở về nước.

Nguyễn Tấn Dũng bây giờ ra sao?

Nguyễn Tấn Dũng bây giờ ra sao?

Hải Âu (Danlambao) – Nguyễn Phú Trọng đang ném khúc củi khô Trịnh Xuân Thanh vào lò, rồi sẽ đến những khúc củi tươi như Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng… tất cả đang tạo ra một thế cờ tàn cho những kẻ chiếu dưới không nằm trong phe cánh của Trọng. Không một đảng viên nào, không một tổ chức nào thuộc đảng cộng sản nằm ngoài bàn cờ chính trị này. Nhưng mục tiêu lớn nhất mà Trọng muốn tiêu diệt chính là Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng CSVN trong hai nhiệm kỳ trước…

*

Mặt trận chống tham nhũng bằng quy trình đả muỗi diệt ruồi của Nguyễn Phú Trọng đang ở thời điểm quyết liệt khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và cho ra… “đầu thú”. Nhiều câu hỏi được đặt ra là con ruồi xanh họ Trịnh sẽ khai gì trong quá trình thẩm vấn điều tra. Và nhân vật nào sẽ là đối tượng tiếp theo của Nguyễn Phú Trọng trong chuyên án bám trụ chiếc ghế tổng bí thư đầy quyền lực.

Không khí lò cộng sản đang nóng lên từng giờ từ những cuộc thanh trừng nội bộ và độ nóng gia tăng với việc Nguyễn Phú Trọng tung đàn em bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Nhiều nhân vật tai to mặt lớn trong đảng đã rơi vào tầm ngắm của Trọng trong kế hoạch đốt cho lò cộng sản nóng lên.

Nguyễn Phú Trọng đang ném khúc củi khô Trịnh Xuân Thanh vào lò, rồi sẽ đến những khúc củi tươi như Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng… tất cả đang tạo ra một thế cờ tàn cho những kẻ chiếu dưới không nằm trong phe cánh của Trọng. Không một đảng viên nào, không một tổ chức nào thuộc đảng cộng sản nằm ngoài bàn cờ chính trị này. Nhưng mục tiêu lớn nhất mà Trọng muốn tiêu diệt chính là Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng cộng sản Việt Nam trong hơn hai nhiệm kỳ trước.

Vấn đề lớn được giới quan sát đặt câu hỏi lúc này là đống chí 3X hiện giờ ra sao? Những biến động chính trị hiện tại có ảnh hưởng như thế nào đối với “người tử tế” khi mà những tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng lần lượt bị thanh trừng. Dù đã về hưu sau khi bị Nguyễn Phú Trọng hạ knock-out vào những phút chót trong cuộc chiến tham quyền tại kỳ đại hội 12 của đảng cộng sản, nhưng những ảnh hưởng của 3X vẫn rất lớn khiến đương kim tổng bí thư cộng sản luôn bất an khi mà chân rết của đối thủ vẫn lượn lờ trong hệ thống cai trị của đảng.

Trong thời kỳ đương nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng đã xây dựng một đế chế quyền lực bằng việc thâu tóm kinh tế xung quanh mạng lưới vệ tinh như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, Trần Quốc Liêm, Trầm Bê, Trịnh Xuân Thanh… Hầu hết các nhân vật này đều đã, đang và sẽ rơi vào cái lò của Nguyễn Phú Trọng với sức nóng khủng khiếp từ cuộc thanh trừng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến quyền lực của đảng viên cộng sản.

Tuy nhiên để triệt hạ được Nguyễn Tấn Dũng không phải là điều dễ dàng cho Nguyễn Phú Trọng, nhất là việc những đồng sự của Dũng vẫn còn nắm những vị trí quan trọng trong đảng, guồng máy nhà nước, các doanh nghiệp và lãnh vực ngân hàng. Nếu Trọng quyết tâm đốt sạch những cây củi để bứng cái gốc 3X thì rất có thể chiếc bình cộng sản mà Trọng đang nắm giữ sẽ vỡ toang.

Chiến lược của Trọng chủ yếu tập trung vào việc triệt hạ đối thủ lớn nhất là Nguyễn Tấn Dũng. Để đạt được mục tiêu này, trước tiên Nguyễn Phú Trọng buộc phải triệt hạ tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng nhằm có được những chứng cứ thuộc hàng thâm cung bí sử về đồng chí không cùng đồng bọn 3X.

Về phía Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn cũng không thể chấp nhận ngồi chờ tới lượt mình bị biến thành cây củi bị quăng vào lò cộng sản. Bằng chứng là con gái lớn của 3X, Nguyễn Thanh Phượng đã kịp tẩu tán khối tài sản lớn trong các tập đoàn kinh tế lớn. Hơn nữa Dũng cũng đã tính nước xa khi đưa các con của mình đi học cũng như tạo dựng cơ sở ở các nước tư bản. Vấn đề là nếu ván cờ này Dũng thua, thì không biết có kịp “đi chữa bệnh” ở nước ngoài như một số quan chức nhà sản đã từng làm giống kiểu Trịnh Xuân Thanh hay không mà thôi.

Bước đường cùng, Nguyễn Tấn Dũng có thể huy động tàn quân, bắt tay với những đối thủ của Trọng như Trần Đại Quang và các tướng lãnh trong quân đội đang bất mãn vì hành động hèn hạ của Nguyễn Phú Trọng đầu hàng Bãi Tư Chính.

Sau đại hội đảng cộng sản 12, có lẽ đây là thời điểm khốc liệt nhất trong cuộc chiến quyền lực của những kẻ cầm quyền cộng sản. Một đảng phái không có tính chính danh ngay từ khi cướp chính quyền để rồi cai trị đất nước bằng sự dối trá và bạo tàn. Một hệ thống nắm quyền luôn có những sai phạm nghiêm trọng đưa quê hương dân tộc đến bờ vực của sự diệt vong, thì rõ ràng dù kẻ nào chiến thắng trong cuộc chiến quyền lực cộng sản cũng không thay đổi bản chất đen tối của chúng. Đất nước chỉ thật sự thay đổi khi không còn bóng dáng của cộng sản. Những cuộc chiến giữa những kẻ cầm quyền bạo tàn chỉ là dấu hiệu cho thấy sự tan rã của một chế độ đang đến gần.

02.08.2017

Hải Âu

danlambaovn.blogspot.com

Tấm hình “lịch sử ngoại giao” gần 29 năm trước.

From facebook: Thuong Phan and 3 others shared Quoc Huy Truong‘s post.
Image may contain: 2 people, people standing
Image may contain: one or more people, people standing, house and outdoor
Image may contain: 1 person
Image may contain: 2 people

Quoc Huy Truong added 4 new photos.Follow

 

 

Tấm Hình Lịch Sử Ngoại Giao VC 
BẢN TÁNH CÔN ĐỒ KHÓ SỬA

Chuyện Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Tình báo 
Việt Cộng dùng võ lực bắt cóc từ Đức mang về Viẹt Nam gợi cho ta nhớ 29 năm trước đã vậy :Tham tán ngoại giao VN (1988) ở Anh quốc:

Tấm hình “lịch sử ngoại giao” gần 29 năm trước. Sứ quán vc tại London sau đó gãi đầu bảo là chỉ dùng súng …nước thôi (hay súng đồ chơi gì ấy).

Lúc đó Việt Nam còn bị kín mít gần như Bắc Hàn. Côn an là kiêu binh, muốn bắn giết ai thì bắn giết. Quen thói đó, sang Anh Quốc cũng chĩa súng dọa người .
Cách đây 29 năm, giữa thủ đô London của Anh Quốc, trước “Đại sứ quán CHXHCNVN” có một nhóm người Việt tị nạn CS (Thuyền nhân) biểu tình diễu hành chống VC ngày kỷ niệm 30.4 ….trước sứ quán VN. Bỗng có một thanh niên đeo kính cận chạy từ trong ĐSQ ra, rút một khẩu súng ngắn, dang hai chân ra, lún người xuống theo thế xạ thủ và dùng hai tay chỉa súng nhắm bắn về phía đoàn người đang biểu tình bất bạo động. (Y nghĩ rằng thủ đô London là Hà Nội hay sao ấy.!!)

Hình ảnh hy hữu, lạ mắt vô cùng đối với giới báo chí và người Anh nên hôm sau ảnh này được báo chí đăng lên và cho biết người cầm súng chỉa vào đoàn người biểu tình là đệ tam tham tán của ĐSQVN.

Lúc này Anh Quốc không tiêu hóa nổi cái “văn hóa XHCN” này nên chính phủ Anh đã ra lệnh trục xuất hung thủ ( khủng bố ) ra khỏi Anh trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi điều tra .

ĐSQ cố vớt vát, bào chữa cho rằng ngài tham tán chỉ đùa, và nói rằng cây súng đó làm bằng Sô-cô-la! Tuy nhiên cơ quan mật vụ Anh Scotland Yard bác bỏ luận điệu diễu dở đó lập tức và giữ nguyên quyết định trục xuất “ngài tham tán” ra khỏi Anh. Tham Tán lưu manh, côn đồ (1988) ở Anh quốc:

Tên tham tán nầy đã móc súng lục chỉa vào những người Việt biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Việt Cộng tại Luân Đôn , Vương Quốc Anh . Không may cho hắn ta là người biểu tình chụp hình được hắn ta với cây súng trong tay . Báo chí Anh , Việt đăng tin và tấm hình. Tòa Đại Sứ cho rằng đó là súng giả và khi bị triệu đến Bộ Ngoại Giao Anh để trả lời về việc nầy, đại sứ Việt phải nạp súng thật và đưa tên tham tán nầy ra khỏi nước Anh vì hành vi côn đồ nầy. Chính quyền Anh gần như muốn đóng cửa tòa đại sứ VC vì vụ nầy.

Quen cách hành xử với Đồng bào trong nước , Thói cường hào ác bá , Phong kiến nghĩ mình là quan Chúa , Giang Sơn dễ đổi bản chất khó dời ….

CÁCH LÀM CHO MÌNH KHỐN KHỔ

CÁCH LÀM CHO MÌNH KHỐN KHỔ

Một bài báo có tựa đề là “Cách làm cho mình khốn khổ” nội dung như sau:
“Muốn được khốn khổ, bạn nên làm các việc sau đây:
– Hãy nghĩ về chính mình, nói về chính mình, dùng chữ Tôi càng nhiều càng tốt.
– Luôn luôn nhìn thấy mình qua ý kiến của người khác.
– Lắng nghe cho rõ những gì người ta nói về mình.
– Luôn luôn mong người ta quí trọng mình.
– Luôn luôn nghi ngờ, ganh tị và ghen ghét.
– Hơi một chút là tự ái nổi lên ngay.
– Ai phê bình chỉ trích là ghét cay ghét đắng.
– Không tin ai cả.
– Bắt người khác phải đồng ý với quan điểm của mình về bất cứ vấn đề gì.
– Tức giận khi làm ơn cho ai mà người ấy không biết ơn.
– Không bao giờ quên việc tốt nào mình làm.
– Trốn tránh bổn phận nếu có thể được.
– Làm cho mình thì nhiều, làm cho người khác thật ít.
Bài báo không kết luận gì cả.
Trên đời chắc không ai cần phải được dạy cách tự làm khổ mình, vì con người sinh ra đã ích kỷ không cần ai dạy. Chính vì tính ích kỷ mà đời sống khổ sở. Ích kỷ đưa đến chỗ: tự ái, kiêu ngạo, ganh tị, ghen ghét…
Nhưng người ích kỷ thường không nhận ra rằng mình đang tự làm cho mình khổ.
Chúng ta sống là sống với nhau. Vì vậy chúng ta cần đến mọi người và mọi người cũng cần đến chúng ta.
Chúa Giêsu là gương mẫu cho mỗi chúng ta noi theo, chỉ vì Chúa không ích kỷ.

S.T.

Anh chị Thụ & Mai gởi

TIỀN BẠC DƯỚI CON MẮT CỦA TÔN GIÁO

 
TIỀN BẠC DƯỚI CON MẮT CỦA TÔN GIÁO

Không một ai, dù là cá nhân hay tổ chức, nắm trọn con đường đến với Thiên Chúa.  Chúa Giêsu đã làm quá rõ ràng điều này.

Ví dụ trong câu chuyện Chúa Giêsu tẩy uế đền thờ bằng cách lật tung các bàn đổi tiền.  Việc này thường được dùng để biện minh cho những cuồng nộ và bạo lực được làm dưới danh Chúa.  Luôn luôn là thế, khi có người quả quyết Thiên Chúa bất bạo lực, thì họ sẽ gặp phản ứng: “Vậy việc Chúa Giêsu đuổi những người đổi tiền ra khỏi đền thờ thì sao?”  “Vậy Chúa Giêsu nổi nóng, nổi giận thì sao?” 

Dù các câu hỏi này có hợp lý gì đi nữa, thì chuyện Chúa Giêsu tẩy uế đền thờ vẫn có một dụng ý sâu xa hơn.  Điều này đặc biệt rõ ràng trong Tin mừng theo thánh Gioan, khi sự kiện này được đặt trong bối cảnh Chúa Giêsu đang thay thế một loạt những tục lệ tôn giáo cũ bằng một cách thức Kitô mới.  Ví dụ như, ngay trước sự kiện tẩy uế đền thờ, ở tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đã thay thế một tục lệ tôn giáo cũ (khi bước vào nhà một người Do Thái, bạn phải thanh tẩy bằng một loạt các nghi lễ tẩy uế trước khi ngồi vào bàn) bằng một cách thức Kitô mới tự thanh tẩy bản thân để được ngồi vào bàn tiệc thiên quốc (với các Kitô hữu thì rượu của cộng đoàn Kitô giáo, rượu của Phép Thánh Thể, giờ đây sẽ thanh tẩy để bạn có thể ngồi vào bàn tiệc nước trời).

Việc tẩy uế đền thờ cần được hiểu trong bối cảnh đó:  Chúa Giêsu đang thay thế việc thực hành tôn giáo cũ bằng một cách thức Kitô mới, và Ngài đang mặc khải một điều rất quan trọng về Thiên Chúa khi làm như thế.  Diễn tả theo ẩn dụ như sau: Chúa Giêsu đang thay thế loại tiền tệ tôn giáo cũ bằng một loại tiền tệ tôn giáo mới.  Đó vừa là một phép ẩn dụ vừa là một bài học:

Chúng ta tất cả đều quen thuộc với sự kiện này:  Chúa Giêsu đi vào khu vực đền thờ, nơi những người đổi tiền đặt bàn của họ, Ngài lật tung bàn, đuổi hết những người đổi tiền và nói rằng: “Đem hết tất cả những thứ này khỏi đây, và đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán.”

Nhưng phải hiểu chuyện này một cách cẩn thận.  Xét sơ qua, bản văn này có vẻ rõ ràng là như vậy, nhưng đàng sau lại đầy tính hình tượng vi tế (cho dù ý nghĩa thật rõ ràng đi nữa).  Chúng ta khơi mở ý nghĩa của chuyện này thế nào đây?

Điều quan trọng là phải nhận ra những người đổi tiền đó đang làm một công việc cần thiết.  Dân chúng từ nhiều nơi đổ về Giêrusalem để cử hành việc thờ phượng trong đền thờ.  Họ đem theo đồng tiền của nước mình, và khi đến đền thờ, họ phải đổi sang đồng tiền Do Thái để có thể mua những con vật (bồ câu, cừu, dê) dùng làm lễ tế.  Những người đổi tiền làm công việc này, cũng như nhân viên ngân hàng bây giờ, khi bạn ra nước ngoài, bước xuống máy bay là phải đến quầy đổi tiền để có tiền nước đó dùng.

Tất nhiên, trong số những người đổi tiền đó, có một số người thiếu lương thiện, nhưng đó không phải là lý do Chúa Giêsu phản ứng mạnh quá đỗi như vậy.  Và cũng không phải là Ngài thấy bị xúc phạm quá đáng khi việc đổi chác xảy ra tại một nơi thiêng liêng như thế.  Khi Chúa Giêsu nói, “đem hết những thứ này ra khỏi đây và đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”, là Ngài đang dạy một điều, vượt trên yêu cầu phải sống lương thiện, và cũng vượt trên yêu cầu không được buôn bán trong đền thờ.  Sâu xa hơn, là “đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” phải hiểu như sau: “Khi đến thờ phượng Thiên Chúa, ngươi không cần phải đổi tiền của mình qua bất kỳ tiền tệ nào khác.  Ngươi có thể thờ phượng Thiên Chúa bằng tiền tệ của mình, bằng đồng tiền của mình.  Không một ai, không một cá nhân, không một đền thờ, không một Giáo hội, không một tổ chức nào, tuyệt đối là không một điều gì, được phép đứng giữa ngươi và Thiên Chúa mà nói rằng: “Anh phải đi qua tôi mới được!”’

Đó là một lời dạy mạnh mẽ và sẽ không hợp lắm với nhiều người trong chúng ta.  Ngay lập tức, họ sẽ bật ra câu hỏi: “Vậy giáo hội thì sao?  Giáo hội không cần thiết cho ơn cứu độ sao?”  Câu hỏi đó thậm chí càng đau lòng hơn nữa, khi thời này, nhiều người nói thẳng ra họ không cần đến Giáo hội: “Tôi có lòng đạo, nhưng không theo tôn giáo.”

Cứ cho là có một nguy cơ trong việc khẳng định và nhấn mạnh lời dạy này của Chúa Giêsu, nhưng, và đây là điểm mấu chốt, lời dạy này không hướng đến những người vào thời đó đang mở miệng nói: “Tôi có lòng đạo, nhưng không theo tôn giáo.”  Đúng hơn, lời dạy này nhắm đến những cá nhân có tôn giáo và các tổ chức tôn giáo đang nghĩ rằng con đường đến với Thiên Chúa phải đi qua con đường dẫn cụ thể (con đường đó đang nằm trong tay họ).  Tất cả mọi đồng tiền tôn giáo đều phải được đổi sang đồng tiền tôn giáo riêng của họ, vì họ nghĩ rằng, họ nắm con đường đến với Thiên Chúa.  Chúa Giêsu đã cố gắng thanh tẩy chúng ta khỏi bất kỳ thái độ hay hành động nào mang suy nghĩ như thế.

Điều này không bác bỏ sự chính đáng hay cần thiết của Giáo hội cũng như những người phục vụ trong Giáo hội.  Thiên Chúa làm việc qua Giáo hội và các thừa tác viên của Giáo hội.  Nhưng điều này bác bỏ bất kỳ tính chính đáng nào khi người ta cho rằng Giáo hội và các thừa tác viên của mình mới nắm con đường đến với Thiên Chúa.

Không một ai nắm giữ con đường đến với Thiên Chúa, và nếu Chúa đã từng nổi nóng thì đó là vì đôi khi chúng ta tin rằng con đường đến với Ngài đang hoàn toàn nằm trong tay mình.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Langthangchieutim gởi

Tự mãn vì đạo đức

Tự mãn vì đạo đức

Có một người giáo dân rất đạo đức, giữ chức Quản Giáo, thành viên nhiệt thành trong Ban Hành Giáo của một Giáo Xứ. Ngày nào cũng thế, vừa nghe tiếng chuông Nhà Thờ lúc tinh mơ, ông đã vội thức dậy sửa soạn đi lễ đọc kinh thật sốt sắng.

Thế rồi một hôm, vì trong nhà có việc giỗ chạp bận rộn tíu tít, vừa xong xuôi mọi việc, ông mê mệt quá nên ngủ quên mất. Quỷ Xa-tan bèn hiện ra lay gọi ông dậy. Đang còn ngái ngủ, trông thấy quỷ đang đứng bên giường mình để đánh thức, ông dụi mắt tò mò thắc mắc ngay: “Ơ hay, thằng quỷ ! Mày mà lại đi đánh thức tao dậy đi lễ ư ? Sao mày lại tốt bụng và đạo đức thế nhỉ ? Chẳng lẽ tao lại phải cám ơn mày à ?”

Thằng quỷ ôn tồn bảo ông Quản Giáo: “Tôi là ai, không quan trọng ! Việc tôi đánh thức ông dậy là việc tốt. Ai làm việc tốt thì cũng đều là người tốt cả, ông khỏi phải thắc mắc bận tâm làm gì !”

Ông Quản Giáo nghe việc liền quát hỏi: “Nhân danh Thiên Chúa, tao buộc mày phải nói, tại sao mày là quỷ mà lại chịu khó đánh thức tao dậy sớm đúng giờ đi lễ ? Đúng lý mày phải khoái chí thấy tao bê trễ chuyện Nhà Thờ Nhà Thánh mới phải chứ ?”

Xa-tan đành phải giải thích: “Sự tình là thế này, nếu thỉnh thoảng ông lại ngủ quên, bỏ đọc kinh xem lễ Nhà Thờ, hoặc phạm một tội nào đó, chắc chắn một người đạo đức như ông sẽ lại áy náy ăn năn, khiêm tốn nhận ra mình hèn yếu. Từ đó ông sẽ cố gắng sửa chữa, giữ Đạo và sống Đạo tốt hơn, vậy là tôi thua ! Nhưng nếu như ngày nào ông cũng sốt sắng đạo đức, chẳng bao giờ phạm bất cứ một lỗi lầm nhỏ nào, rồi sẽ có lúc ông đâm ra tự mãn kiêu ngạo, ngỡ mình là đạo đức số một, khi ấy thì… ha ha !”

Nói đến đây, thằng quỷ biến mất, tiếng cười lưu manh vẫn còn vọng lại thật ghê rợn. Ông Quản Giáo giật mình choàng tỉnh, hóa ra đó chỉ là một cơn ác mộng, một cơn ác mộng dành cho một người đạo đức…

Sưu tầm của cha TIẾN LỘC

Anh chị Thụ & Mai gởi

Đức: Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giống phim gián điệp thời Chiến tranh lạnh

Đức: Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giống phim gián điệp thời Chiến tranh lạnh


Đức đang xem xét các biện pháp trừng phạt Việt Nam vì bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, the ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel.
Đức đang xem xét các biện pháp trừng phạt Việt Nam vì bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, the ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói hôm 4/8 rằng nước này đang xem xét các biện pháp chống lại Việt Nam vì đã bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức.

Hãng tin Reuters trích lời ngoại trưởng Gabriel nói việc Hà Nội chối bỏ vụ bắt cóc TXT “gợi nhớ lại những bộ phim gián điệp thời Chiến tranh lạnh.”

Ngoại trưởng Gabriel cho biết Đức đã yêu cầu một nhân viên tình báo tại sứ quán Việt Nam ở Berlin rời khỏi Đức vì có dính líu tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

“Trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam đã sử dụng phương thức thường thấy “trong các bộ phim hành động thời Chiến tranh lạnh. Đây là điều mà chúng tôi không chấp nhận.”

Lên tiếng trong một cuộc họp báo theo sau buổi hội đàm với Ngoại trưởng Slovak Miroslav Lajcak ở Wolfsburg, Ngoại trưởng Đức nói: “Chúng tôi không khẩn khoản yêu cầu ông ta rời nước Đức mà đòi ông phải ra khỏi đất nước chúng tôi bởi vì chúng tôi tin chắc là ông ta có dính líu trong vụ bắt cóc.”

Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh “không có gì đi ngược với cách suy diễn này mà ngược lại mọi chứng cớ đều hỗ trợ cho cách suy diễn là ông ta, với sự trợ giúp của mật vụ Việt Nam và sử dụng ưu thế cư ngụ trong Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, để bắt cóc một người đã đệ đơn xin tị nạn.”

Trong thông cáo Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8, Đức cáo buộc Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc ở Berlin và yêu cầu nhân viên tình báo của sứ quán Việt Nam ra khỏi Đức trong vòng 48 giờ. Sứ quán Đức ở Berlin không trả lời câu hỏi của VOA liệu nhân vật bị Đức trục xuất đã rời khỏi nước này hay chưa.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức đăng trên trang Twitter hôm 2/8 chỉ trích mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23/7.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức đăng trên trang Twitter hôm 2/8 chỉ trích mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23/7.

Theo Reuters, Ngoại trưởng Gabriel không cho biết chi tiết các biện pháp trừng phạt kế tiếp mà Đức đang xem xét.

Ông Gabriel nói trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh,Việt Nam đã sử dụng phương thức thường thấy “trong các bộ phim hành động thời Chiến tranh lạnh.”

“Đây là điều mà chúng tôi không chấp nhận” Ngoại trưởng Đức nói.

Chính phủ Đức, trong thông cáo hôm 2/8, yêu cầu Việt Nam đưa ông Thanh trở về Đức. Ông Thanh bị Việt Nam ra lệnh truy nã quốc tế về tội làm thất thoát 3.300 tỷ đồng (khoảng 147 triệu USD) trong thời gian lãnh đạo PVC, một công ty con của tập đoàn dầu khí PetroVietnam.

Ngày hôm sau, 3/8, truyền hình nhà nước Việt Nam VTV tung ra hình ảnh ông Thanh với nét mặt mệt mỏi, lên tiếng trong chương trình thời sự buổi 19h, nói ông tự nguyện trở về và ra đầu thú.

Một phóng viên quay phim trước đại sứ quán Việt Nam ở Berlin hôm 2/8. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/8 nói "lấy làm tiếc" về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức trước đó 1 ngày yêu cầu cho phép ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.
Một phóng viên quay phim trước đại sứ quán Việt Nam ở Berlin hôm 2/8. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/8 nói “lấy làm tiếc” về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức trước đó 1 ngày yêu cầu cho phép ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.


Cộng đồng Việt “hoang mang”

Sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam từ vụ Trịnh Xuân Thanh đang gây lo lắng cho cộng đồng người Việt ở Đức, theo Chủ tịch Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức Nguyễn Văn Thoại.

Trao đổi với Đài VOA, Giáo sư-Tiến sỹ Thoại nói ông và cộng đồng người Việt “rất bất ngờ vì chuyện đó.”

“Lâu nay cứ nghe rằng mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức đang phát triển rất tốt đẹp, thậm chí còn được nói là tốt đẹp nhất từ xưa đến nay,” theo ông Thoại. “Thế mà đùng một cái có thông tin thế này nên bà con rất hoang mang.”

Chính phủ Đức nói sẽ xem xét các biện pháp tiếp theo nếu cần thiết ở mức chính sách về chính trị, kinh tế cũng như phát triển.

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) và Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel tại Hội nghị G20. Đức là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt gần 10 tỷ USD.
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) và Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel tại Hội nghị G20. Đức là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt gần 10 tỷ USD.

Đây chính là mối lo lớn nhất của người Việt ở Đức, theo ông Thoại, vì “nếu mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức xấu đi thì điều đó kéo đến hệ lụy là mối quan hệ giữa Việt Nam và EU (Liên minh châu Âu) cũng sẽ xấu đi.”

Người đại diện cộng đồng gồm hơn 150.000 người Việt ở Đức đã nhiều lần diện kiến thủ tướng Angela Merkel ở Berlin nói họ lo ngại Việt Nam sẽ mất đi sự ủng hộ của Đức và khối EU trong nhiều vấn đề từ kinh tế tới chính trị.

Một mối lo lắng khác của người Việt, đặc biệt là ở Berlin, nơi có khoảng 25.000 người Việt đang sinh sống hợp pháp, sau vụ bắt cóc ông Thanh ngay giữa thủ đô Berlin là vấn đề an toàn của họ.

Ông Thoại cho biết họ sợ những hiện tượng cướp giết theo kiểu giang hồ trong cộng đồng người Việt trong những năm 1990 sẽ tái diễn trong khi cuộc sống của cộng đồng ở đây tại đây đã ổn định từ dạo đó.

Một cư dân Berlin và nhà báo sinh sống ở Đức từ năm 1993, Lê Trung Khoa, nhận định rằng nhiều người Việt cũng lo ngại về sự an toàn của bản thân sau vụ bắt cóc TXT.

Ông Khoa nói những người hay viết phản biện, tranh luận trên mạng xã hội về các vấn đề Việt Nam hay những người đang xin tị nạn ở Đức đều lo lắng liệu một ngày nào đó họ có bị quy chụp là phản động và bị bắt cóc như trường hợp Trịnh Xuân Thanh.

Đức gọi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin là "chưa từng có tiền lệ" trên đất nước này.
Đức gọi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin là “chưa từng có tiền lệ” trên đất nước này.

Bộ Ngoại giao Đức gọi vụ bắt cóc do mật vụ Việt Nam thực hiện tại Berlin hôm 23/7 là “chưa có tiền lệ.”

Công tố viên Berlin Martin Steltner nói với VOA hôm 4/8 rằng cuộc điều tra về vụ bắt cóc vẫn đang tiếp diễn. Ông nói vụ bắt cóc một người nước ngoài trên đất Đức được coi là một “tội hình sự” và lo ngại cho an ninh của cộng đồng người Việt ở đây.

Theo ông Khoa, người sáng lập Thoibao.de và là người đầu tiên đưa tin về vụ bắt cóc này, cảnh sát Berlin đang làm việc với một nhân chứng mới và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được điều tra bởi nhóm chuyên án hình sự cho những tội danh cao nhất kể cả tội giết người.

‘Khủng hoảng bắt cóc’ phát sinh hậu quả gì?

‘Khủng hoảng bắt cóc’ phát sinh hậu quả gì?

Phạm Chí Dũng

Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam. Tuy “lấy làm tiếc”, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Dấu chấm hết

Vẫn còn khá sớm, nhưng có lẽ không quá muộn để nói: “Xin vĩnh biệt Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA)”.

Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức phản đối hành động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của mật vụ Việt Nam đã gần như đóng dấu chấm hết đối với nguyện ước chưa bao giờ khẩn thiết đến thế của Hà Nội về EVFTA.

Câu chuyện đầu tiên thuộc về EVFTA – chủ đề mà giới cai trị Việt Nam quan tâm nhất, sau sự đổ vỡ của Hiệp định TPP mà đã khiến Hà Nội thất thần vào mùa xuân năm nay. Nhưng Merkel đã không có bất kỳ một hứa hẹn nào cho tương lai của EVFTA, cho dù hiệp định này đã được ký chính thức từ tháng 12 năm 2015 và chỉ còn chờ Quốc hội của 27 nước trong khối Liên minh châu Âu thông qua.

Cũng không phát ra một sự bảo đảm nào từ bà Merkel về “hiệp định dẫn độ” mà ông Phúc gần như cầu cạnh. Chỉ sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin và khi Bộ Ngoại giao Đức phải lên tiếng phản đối chính thức, giới quan chức ngoại giao Đức mới tiết lộ rằng chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu yêu cầu “dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam” với Thủ tướng Angela Merkel. Sau đó, báo chí Việt Nam ồn ào đưa tin “hai bên sẽ xem xét khả năng đàm phán hiệp định dẫn độ”.

Nhưng cũng như EVFTA, hiệp định dẫn độ giữa Đức và Việt Nam, nếu có, cũng phải mất ít ra từ một đến một năm rưỡi nữa. Nếu EVFTA còn phải trải qua rất nhiều thủ tục đồng thuận của các quốc hội trong EU, mà chỉ một nước không đồng ý cũng không thể thông qua, hiệp định dẫn độ cũng phải trải qua không ít lần đàm phán, thẩm định, dự thảo, thông qua các cấp… trước khi Việt Nam có thể đón nhận Trịnh Xuân Thanh ở sân bay Nội Bài.

Một khía cạnh Việt Nam học

Song vụ bắt cóc đầy manh động trên đất Đức – cứ như thể thoải mái bắt cóc người bất đồng chính kiến ở Việt Nam – đã phá hỏng toàn bộ viễn cảnh “Thanh về Nội Bài”.

Người Đức chưa bao giờ giận dữ đến thế trong suốt chiều dài quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đó còn là từ ngữ “bội tín”. Cái từ thiên về bản chất dưới đáy của chính trị này lại càng khiến công luận xã hội ở Việt Nam không thể nào quên được nhân vật ủy viên trung ương đảng, Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối xử với người dân Đồng Tâm ra sao – ký sống, lăn tay điềm chỉ nhưng sau đó sổ toẹt tất cả.

Cho tới vụ “khủng hoảng bắt cóc”, có lẽ giới chính khách Đức mới nhận ra một Việt Nam của tráo trở chính trị rõ đến như thế. Bấy lâu nay, một Hà Nội nên thơ vẫn được giới quan chức văn hóa Việt lồng vào những vần thơ của Goethe và Heine – từ những dự án dĩ nhiên được viện trợ bởi Chính phủ Đức. Nhiều năm qua, người Đức cũng chỉ biết về Việt Nam thời hậu chiến lúc nhúc tham nhũng và không thiếu cảnh vi phạm nhân quyền. Nhưng chỉ vài năm gần đây, có những nghị sĩ Đức mới bắt đầu thấm thía và cám cảnh thân phận quyền làm người của mình khi họ bị công an Việt Nam cấm nhập cảnh vào đất nước này.

“Khủng hoảng bắt cóc” rất có ích cho những người Đức nghiên cứu về Việt Nam học. Họ sẽ càng hiểu rõ hơn rằng tại sao mật vụ Việt Nam – vốn mang thói quen bắt cóc, hành hung hay bắt giam người bất đồng chính kiến trong nước theo “luật rừng” như cơm bữa – lại dám sang tận Berlin làm cái nhiệm vụ đày dọa và bất chấp cả danh thể quốc gia đó.

Không thể ngủ được

Về bản chất, “khủng hoảng bắt cóc” không chỉ là thất bại đau không thể ngủ được của giới mật vụ Việt Nam, không chỉ là hậu quả viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) – một cấp độ phản ứng mạnh mẽ trên phương diện ngoại giao quốc tế – và bị trục xuất khỏi Đức trong vòng 48 tiếng đồng hồ, mà còn để lại những dư chấn không thể lường trước khi phía Đức kết thúc bản tuyên bố phản đối bằng “Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển”.

Hãy nhìn lại. Đức lại là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU. Đức cũng là quốc gia nhập khẩu 1/5 các sản phẩm của Việt Nam xuất qua châu Âu. Giá trị thương mại song phương Đức – Việt Nam lên đến 9 tỷ đô la, giúp cho số xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU lên tới 25 tỷ USD, hoàn toàn trái ngược với số nhập siêu – cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch – của Việt Nam từ “bạn vàng” Bắc Kinh gấp đôi như thế – hơn 50 tỷ USD mỗi năm.

Cái cách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà theo một người bình luận phải ví von “không xin được thì ăn cắp” đã khiến nước Đức đầu tàu chính trị của châu Âu phải đe dọa sẽ trả đũa.

Hậu quả ngay trước mắt là kể từ nay, trong con mắt nhiều nước châu Âu: “việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng” – như một nội dung trong tuyên bố phản đối của Bộ Ngoại giao Đức. Quang cảnh này là ngược ngạo kinh khủng với cụm từ “lòng tin chiến lược” để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà ông Nguyễn Tấn Dũng rất sính dùng khi ông còn là Thủ tướng, vào năm 2014 khi giới chóp bu Việt Nam vừa bị giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc chơi cho một vố điếng người. Kể từ nay, không khó để hình dung rằng Liên minh châu Âu sẽ không còn mấy quan tâm đến cảnh nạn Việt Nam bị Trung Quốc hiếp đáp ngoài Biển Đông.

Còn những hậu quả khó lường trong tương lai hẳn không ngoài tình trạng viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, đầu tư nước ngoài của châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch châu Âu – khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về “nhà nước bắt cóc”, sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập.

“Lấy làm tiếc”

Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam

Đối diện với nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh và về tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết bà “rất tiếc về phát ngôn này” và nói thêm: “Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức”.

Chi tiết đáng chú ý là tuy “lấy làm tiếc”, nhưng cái cách phản ứng đầu tiên của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không cho thấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Phản ứng yếu ớt.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Công luận đang chờ đợi hành động trả đũa của chính quyền Việt Nam. Liệu họ có đủ can đảm để trục xuất một nhân viên ngoại giao người Đức?

Hay sau nhiều cuộc họp khẩn từ ngày 1/8 – thời điểm Đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao nước này về vụ Trịnh Xuân Thanh – đến nay, Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và cố gắng “nuốt nhục” cho qua cơn khủng hoảng?

P.C.D.

“Mưa bay! Mưa bay! Ấm cúng trong này.”

Suy Tư Tin Mừng trong tuần thứ 18 thường niên năm A 06/8/2017

Tin Mừng (Mt 14: 13-21)

Khi được tin ông Gioan Tẩy Giả chết, Đức Giêsu xuống thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.

Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.” Đức Giêsu bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá!” Người bảo: “Đem lại đây cho Thầy!” Sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn khoảng chừng năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

                                                                    **  **  *  *

“Mưa bay! Mưa bay! Ấm cúng trong này.”

“Một hôm trời bão, Em vào chơi đây.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mai Tá lược dịch.

Mưa bão hôm ấy, cộng đoàn dân Chúa cũng đã hay tin về cái chết của thánh Gioan Tẩy Giả, rất nghiệt ngã. Ấm cúng nơi này, lòng người cũng đã được Chúa sưởi ấm bằng phép lạ nhân rộng bánh/ cá cho mọi người, rất lạ thường. Lạ, như trình thuật thánh Mátthêu ghi lại, rất hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh Mátthêu ghi về sự kiện rất đặc biệt trong đời Chúa. Nhưng không dễ, để diễn tả xem đó là sự kiện gì. Và không dễ, để áp dụng vào đời sống của ta hôm nay.

Sự kiện hôm ấy, có Đấng Mêsia ra ngoài trời rảo bộ đã thấy cả ngàn người Do thái đi theo Ngài. Chạnh lòng thương, Chúa đã nuôi ăn cả ngàn người chỉ với 5 tấm bánh và hai con cá. Vẫn hiểu rằng, đây là phép lạ do Chúa làm. Phép lạ duy nhất trong cả bốn sách Tin Mừng. Nhưng được nhắc đến những 6 lần: riêng thánh Máccô và Mátthêu mỗi vị ghi chú đến 2 lần; thánh Luca và thánh Gioan mỗi vị chỉ một lần. Các thánh đều coi đó như biến cố lớn trong đời hoạt động công khai, của Chúa.

Nhờ thánh Mátthêu, ta được biết Hêrôđê cũng đã tổ chức một bữa tiệc cho người giàu có và trong đó có cả người nghèo nhưng không hèn, là thánh Gioan Tẩy Giả vừa trả giá rất đắt, bằng đầu mình cho bữa tiệc. Trái nghịch lại buổi tiệc đầy tai tiếng ấy, là tiệc ngoài trời do Chúa khoản đãi những kẻ đói/nghèo, thôi. Người giàu khi ấy, đâu biết rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội đến tham dự.

Thế rồi, điều thực sự xảy đến cũng đã đến, đó là buổi tiệc Chúa dọn, lại diễn ra ở nơi hiu quạnh chỉ có cỏ xanh làm chiếu đất cho dân ngồi. Có thể là, tiệc Chúa dọn xảy đến vào mùa Xuân. Tức, mùa Vượt qua của người Do thái. Có thể, cũng không xa là mấy chốn biển hồ Galilê, khiến Chúa phải lên đò như Ngài vẫn thường làm, hầu tránh con mắt dòm ngó của vua quan thời đó vẫn chực rình những ai qui tụ đám đông quần chúng quyết đi theo.

Đám đông quần chúng, vẫn có thói quen tụ tập quanh Ngài, ở gần hồ. Họ lắng nghe Lời Ngài diễn giải, suốt cả ngày. Và, còn được Ngài chữa lành. Ngài chạnh lòng thương và xử thế rất nhanh chóng kẻo rồi tình thế trở nên xấu xa, không kịp cho dân chúng thoát nạn. Sự thể là: dân chúng hôm ấy chẳng có gì để ăn. Làng mạc lại ở xa. Thấy vậy, đồ đệ Chúa mới xin Ngài ra tay làm động tác ngoại lệ, để giúp họ. Nhưng Ngài nói rõ: Các ngươi hãy giúp họ…” Điều cần nhấn mạnh ở đây, là cụm từ “các ngươi” được thánh sử dùng đến. Cứ sự thường, mỗi lần có khó khăn, người người đều yêu cầu Chúa giải quyết. Hoặc, họ chỉ xin, chứ không tự mình tìm cách giải quyết.

Đồ đệ thấy thế, bèn kể Chúa nghe: “Ở đây, chúng tôi cũng chẳng có gì, chỉ một vài thứ…” không đủ cho vài người làm sao phân phát cho quảng đại quần chúng. Nói thế, có nghĩa: đồ đệ Chúa ở vào tình cảnh hãn hữu đành bó tay tuyệt vọng, chẳng làm gì được, hoặc có làm thì cũng không ra hồn. Đó, chính là vấn đề đặt ra cho dân con đồ đệ: luôn thấy mình bất tài, vô vọng thì làm sao giúp ích nhiêu người được. Đó sự thường, mọi chuyện đều giống thế.

Và, đó là lúc Chúa ra tay làm thay cho đồ đệ. Ngài truyền cho đồ đệ bảo dân chúng ngồi xuống. Rồi Ngài cầm lấy thức ăn ngẩng mặt lên mà chúc tụng, rồi Ngài bẻ bánh và truyền lệnh phân phát cho dân chúng ăn. Trong hầu hết các sách Tin Mừng, ở đề mục, người đọc vẫn chỉ thấy những cụm từ, nào là: nhân rộng, hoá bánh thành nhiều. Nhưng chỉ mỗi bản Bẩy Mươi gốc Hy Lạp, là không thấy những chữ như thế. Trái lại, chỉ gồm mỗi động từ “phân phối”. Tức san sẻ những gì mình có cho mọi người.

Có thể là, chính Chúa gia tăng lượng thực phẩm, như ta nghĩ. Cũng có thể, phép lạ này, không chỉ là sự lạ của người trần, do người trần làm ra, để người phàm trần biết mà san sẻ những gì mình có. Làm được như thế, thì của cải trên thế giới mới đủ cho mọi người, quanh ta. Thật ra, người phàm trần vẫn đói cả kiến thức lẫn hiểu biết về quyền lợi đồng đều hơn là điều mình cần có như cơm/bánh hằng ngày.

Và, một khi ta đã biết sẻ san của cải thiêng liêng, như: tình yêu, lòng kính trọng và nhận biết những người sống chung quanh, thì khi đó ta sẽ không mất đi điều gì. Bởi khi ấy, ta càng được yêu, càng được kính trọng và nhận biết từ những người được ta san sẻ, ta tặng họ những thứ họ cần, như tình yêu. Nói cách khác, sẻ san cơm/bánh rồi cũng sẽ cạn dần thức ăn. Bởi, ai cũng đều có phần. Còn, san sẻ tình yêu, thì khác.

Ngoại trừ ngày hôm ấy, xảy ra phép lạ vật chất, rất có thật; và chắc rằng ai trong chúng ta cũng đều tin như thế-thì điều này cũng không quan trọng bằng những điều hệ trọng ở đây, chính là việc sẻ san, phân phối. Như vậy, việc sản sinh cơm/bánh mới rất cần, mà là sự sẻ san sự cho đi.

Đó, là điều mọi người trông đợi nơi người Do thái nơi dân con Đạo Chúa vẫn được coi là tốt đẹp, lành thánh. Trông đợi mọi người sẻ san những gì mình đang có, đặc biệt ở bữa tiệc, là thức ăn. Trình thuật hôm nay, không thấy ghi về nỗi ngạc nhiên trước sự “lạ” nhận thấy được nơi quần chúng, hoặc đồ đệ, về việc Chúa làm. Bởi, dưới nhãn quan của họ, đó là những việc cần phải làm. Và nên làm, dù họ không thấy nhiều người thường vẫn làm như thế. Những gì xảy đến là việc phải đến. Xem thế thì, sẻ san/phân phối mới là ý chính của trình thuật.

Nay lại hỏi, trình thuật truyện kể hôm nay áp dụng cho ai đây? Điều gì cần áp dụng?

Nếu chỉ nhìn một phía, hẳn ta sẽ thấy trình thuật vẫn gói trọn tín thư rất khích lệ. Tín thư đây, đề nghị mọi người hãy ra ngoài trời mà tổ chức những buổi sinh hoạt, nhưng đừng mang nhiều, cho mọi người. Nhưng cứ cầu xin thật nhiều, tự khắc Chúa sẽ làm phép lạ lớn lao, để thuận ban cho ta. Có phải đó là việc Chúa vẫn làm vào các buổi tụ tập, rất đông người? Ai là người khả dĩ lập lại cùng một phép lạ khi con dân Ngài hết của ăn/thức uống, mà trời thì tối và xa phố chợ?

Nhìn vào thế giới, nếu người người biết sẻ san những gì mình hiện có cho người khác, nhất là những người thiếu thốn hoặc chẳng có gì để sống còn, thì thực chất của vấn đề thực ra không phải chỉ là việc “nhân rộng” hoặc “hoá bánh thành nhiều”, cho mọi người. Mà là, thế giới hôm nay đã có quá nhiều thứ, cho mình dùng. Mình có nhiều hơn tình trạng bình thường mình vẫn có. Trong khi đó, có những thứ mình có thì lại ít hơn phải có, đó là: lòng lân tuất, chính trực. Và, nhớ rằng: người khác cần nhiều hơn mình.

Quyết sẻ san, là: nhất quyết giảm đi những gì ta đang có. Giảm, niềm vui vì có của dư của để, và sự thoải mái cho bản thân. Như thế, mới gia tăng của cải và sự thoải mái cho người còn thiếu thốn được. Phải chăng, đó là điều Chúa muốn ta làm ngay, lúc này? Thánh Phaolô có lần nói:

“Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” (2Cr 8: 9-10)

Quả có thế. Khi ta có rất ít để có thể sống sót, thì lúc đó ta sẽ tìm cách trở nên người khác, không phải để có được sự thoải mái mình vẫn sống trước đây, nhưng còn phải hơn trước, rất nhiều. Phải chăng đó là điều Chúa dạy ta phải như thế, qua phép lạ “sẻ san”, cho đi này?

Ngày nay, ta không thể sửa đổi cái nghèo của thế giới bằng cách tổ chức những bữa ăn ngoài trời, cho nhiều người. Mà là, đổi thay cơ cấu kinh tế/chính trị của thế giới, tận thâm căn. Ngày nay, phải chăng cơm áo gạo tiền, là những gì ăn sâu nơi kinh tế thế giới? Của ăn và thức uống có là khó khăn của những người bị mất việc, những kẻ sống vô gia cư, lang thang ngoài phố chợ?

Và cứ thế, các vấn đề khúc mắc cứ mãi đặt ra như: có là điều khó đối với người không điện thoại di động? Không thẻ tín dụng. Không an sinh? Những người không có, là không có gì? Phải chăng cơm áo, gạo tiền là vấn đề bức bách nhất? Tại sao người nghèo đói lại là người dễ bị SIĐA nhất?

Tại sao ta vẫn được bảo cho biết: phân nửa dân số thế giới hôm nay vẫn cứ than phiền là mình không đủ ăn? Tại sao phân nửa số người còn lại, chỉ phàn nàn về tham vọng, dục vọng và, khát vọng? Có lẽ, đã đến lúc ta nên ngồi lại mà tái thẩm định hệ thống giá trị, để rồi sẽ làm được điều gì đó, cho mọi người. Chí ít, là những người còn thiếu thốn, nghèo hèn, khá bức bách.

Phải chăng trình thuật hôm nay chỉ kể đến bẩy thứ, như cá và bánh Chúa ban cho những người theo chân Ngài, mà nghe giảng? Không. Tám thứ mới đúng. Bởi, ở buổi Tiệc Ly, chính Chúa cũng ban cho ta Thân Mình Ngài, để ta nhận lấy mà ăn. Giả như, ta thực sự nuôi sống bằng sự hiện diện của Ngài. Bằng, hệ thống giá trị Ngài ban cho, có lẽ thế giới mình đang sống sẽ khác và khi ấy, ta mới thực sự có được bữa tiệc ngoài trời, Chúa tổ chức. Theo kiểu của Ngài, mới đúng.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Thiên đường là đây

  httpv://www.youtube.com/watch?v=csmkTn353nQ

Thiên đường là đây – Thúy An

Chuyện Phiếm Đọc trong tuần thứ 18 thường niên năm A 06/8/2017

“Thiên đường là đây

là ngày được thấy thế gian bình yên”
Thiên đường là đây

loài người chẳng biết dối gian hờn ghen.”

(Lê Xuân Trường – Thiên Đường là đây)

(Rôma 8: 29-30)

 Trần Ngọc Mười Hai

Bằng những giòng chữ ở đầu bài như thế, bần đạo bầy tôi đây phải thú thật là: mình không hề biết nghệ sĩ viết nhạc họ/tên Lê Xuân Trường là ai? Con trai hay con gái? Đang sống ở trời Tây hay Phương Đông? Nhất nhất một điều là, bần đạo đều chẳng rõ…

Thế nhưng, có một điều tuy nhỏ, nhưng bần đạo lại biết rõ, đó là ý/lời nhạc bản này là những tâm tình cũng rất thật. Thật, như ca-từ lẳng lặng đi vào lòng người, rồi lại tiếp tục hát như sau:

 Sáng trong màn đêm ngàn sao lấp lánh giữa khung trời êm,
Giấc mơ thần tiên là niềm hạnh phúc thiên đường lãng quên.
Những chua xót của bao ngày qua,
Đã tan biến vào chân trời xa.
Hãy cho hết tình yêu đêm nay, người hỡi!
Sống vui hồn nhiên dù bao sóng gió phá tan bình yên.
Lỡ cho ngày mai dù là muôn kiếp muôn đời cách xa.
Vẫn yêu mãi tình không đổi thay.

Vẫn thương nhớ dù xa tầm tay,
Thế mới biết đời không cần chi ngoài hạnh phúc.
Thiên đường là đây là ngày được thấy thế gian bình yên.
Thiên đường là đây loài người chẳng biết dối gian hờn ghen.”

(Lê Xuân Trường – bđd)

Quả có thế! Nghệ sĩ ngoài đời lại nói những điều nghe rất đúng: “Thiên đường là đây!” “Loài người chẳng biết dối gian, hờn ghen…” 

Quả thật như vậy. Đấng bậc nhà Đạo bao giờ cũng giảng và nói, nhiều điều rất không sai. Đức ngài nói, cả vào khi ông vừa đáp trả câu hỏi của người đi Đạo, những điều ở bên dưới:

“Thưa Cha. Mới đây, con có dịp đọc thư thánh Phaolô gửi tín-hữu Rôma có nói đến vấn-đề tiền-định. Đọc xong, con lại có thắc mắc muốn cứ hỏi rằng: Phải chăng Thiên-Chúa thực-sự định-đoạt thân-phận con người? Định và đoạt, ở chỗ: khi thì Ngài cho phép linh-hồn này được đạt chốn thiên-đường; lúc thì Ngài lại tống kẻ khác vào nơi lửa bỏng, rất hoả hào. Làm thế, sao ta lại cứ bảo: con người hoàn-toàn có tự-do định-đoạt thân phận mình, được cơ chứ? Con nay thấy lẫn-lộn, không biết đâu là sự thật đúng/sai. Nay chạy đến nhờ cha giúp đỡ”

 Bàn chuyện thiên-đường/địa-ngục bằng các lý và lẽ đạo-hạnh, Đức thày giòng họ John Flader của tờ The Catholic Weekly Sydney đã có lời chỉ-giáo, như sau:

“Đoạn viết ở Tân Ước mà anh/chị nhắc đến, có những lời lẽ như sau:

 “Vì những ai Người đã biết từ trước,

thì Người đã tiền định cho họ

nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài,

để Con của Ngài làm trưởng tử

giữa một đàn em đông đúc.

(Rôma 8: 29)

Thành thử ra, thánh Phaolô quả có nói hai chữ “tiền định”. Nhưng, vấn đề là hỏi rằng: điều đó tác-động thế nào lên con người có tự do, đây? Phải chăng, nhiều vị được Thiên Chúa định sẵn cho mình đạt chốn Thiên đường ngay từ trước, nên họ sẽ đi thẳng vào chốn ấy, mà chẳng cần biết là họ có vướng mắc biết bao nhiêu là lỗi/tội vào thời trước; và cả vào khi họ chẳng biết sám-hối vào lúc chết, nữa thì sao?     

Và, có chăng người nào khác cứ nghĩ rằng: Thiên Chúa đã định trước là họ sẽ phải lưu lạc chốn địa-ngục/hoả-hào để rồi chẳng làm sao cứu vãn linh hồn họ nữa đây? Nếu diễn-tả sự việc như thế, thì nội ý-nghĩ về sự việc tiền-định thôi, cũng đủ khiến mọi người hãi sợ rồi. 

Nói thế, khác nào chế-riễu tính tự-do của con người, lại cũng coi thường công-lênh của mỗi người, khi họ và ta đều hành-xử đúng phép tắc lẫn luật-lệ, và về hình phạt nặng/nhẹ do lỗi/tội ta phạm phải. Hiểu như thế, cũng tựa hồ nhạo báng lòng nhân-từ và sự công-minh của Thiên Chúa, nữa.

 Nói cho ngay, đó không là hiểu/biết đúng-đắn, thì sao lại bảo là: Chúa định-đoạt trước sự việc liên quan đến thân phận con người. Quả thật, Tự điển Bách-khoa Công giáo đã từng viết: Duyên tiền-định, theo nghĩa rộng, là những nghị-định Chúa ban, vốn thấy trước tương-lai một cách không thể sai-sót, nên Ngài đạ đặt-định và ra lệnh từ cõi miên-trường, tất cả mọi sự-kiện xảy đến với thời-gian, đặc-biệt cho những gì diễn-tiến cách trực-tiếp từ, hoặc ít ra chịu ảnh-hưởng từ ý-chí tự-do của con người.

 Nói cách khác, thì kế-hoạch của Thiên-Chúa về duyên tiền-định lại có liên quan đến các hành-xử đầy tự-do của con người, là những việc Ngài thấy trước từ cõi đời đời.

 Muốn hiểu được sự việc tiền-định qui về tự-do của con người, ta cần định-vị nói trong 4 lập-luận hoặc giả-định nền-tảng. Trước hết, là: Chúa muốn hết mọi người đều được cứu rỗi, cả các Kitô-hữu cũng như những người ngoài Đạo. Thánh Phaolô, trong thư đầu gửi đồ đệ ông là Timôthê từng nói rõ: “Ngài là Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Ti 2: 4)

 Thánh Phêrô, trong một tình-huống tương-tự, lại cũng viết: “Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.” (2P 3: 9) Thành thử ra, Chúa không định-đoạt trước bất cứ ai phải chịu cảnh địa-ngục mãi mãi suốt cõi đời.

Lập-luận thứ hai, là: Chúa phú ban cho mỗi người và mọi người đủ mọi ân-huệ để họ được cứu rỗi. Lập-luận này theo sau những điều nói ở trên. Lại nữa, lập-luận này từng dẫn đưa thánh Âu-gus-ti-nô quả quyết rằng: “Mọi người chúng ta không được phép tuyệt-vọng dù có lỗi phạm ghê-gớm đến thế nào đi nữa, bao lâu con người còn sống trên thế-gian.” (X. Lời xưng thú 1 câu 19, 7)

 Lập-luận thứ ba, là: mọi hành-vi của ta và các công-lao xuất từ đó, đều là hoa trái của ân-huệ Chúa ban đặt-định trước cho ta, suốt nhiều thời. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo có viết: “Công-lao của con người trước mặt Chúa trong cuộc sống người tín-hữu nảy sinh từ sự-kiện cho thấy Chúa đã chọn lựa cách tự do để kết-hợp họ vào với công-việc tạo ban ân-sủng của Ngài. Hành-vi đầy tính nhân-hậu của người cha, đều là sáng-kiến ban đầu của, và kéo theo sau đó là hành-động tự-do của con người ngang qua sự cộng-tác của họ. Có như thế, công-lao có từ công-việc tốt lành được áp-đặt cho họ vào ân-sủng của Chúa ngay từ đầu và sau đó, cho các kẻ tin.” (X. GLHTCG đoạn 2008)

Lập-luận cuối, là: Thiên-Chúa ban cho ta ân-huệ thấy trước rằng ta sẽ sống tương-hợp với nó. Sách Giáo lý lại cũng nói rằng: Khi Thiên Chúa thiết-lập kế-hoạch ‘định trước’ cách vĩnh-viễn, Ngài bao gộp trong đó sự đáp trả cho ân huệ của mỗi người một cách tự-do.” (X. GLHTCG đoạn 600). Nói như thế, sách Giáo Lý có ý bảo rằng: Thiên Chúa phú ban cho ta mọi ân-huệ của Ngài cả khi Ngài biết rằng ta sẽ sử-dụng chúng để làm điều thiên khả dĩ có được sự sống vĩnh cửu.”

 Vấn-đề tiền-định vừa đề-cập, dù ta chiếu-cố đủ cả bốn lập-luận ở trên, vẫn còn nhiều bí-nhiệm hơn nữa. Nhưng cuối cùng thì, Chúa vẫn có tự-do ban tặng cho ta ân-huệ và tình-yêu cao cả của Ngài trên những ai Ngài chọn-lựa. Và, Ngài cũng phú ban cho mọi người đầy đủ ân-sủng của Ngài để ta được cứu rỗi.” (X. Lm John Flader, Does God predestine anyone to suffer forever in hell? No, The Catholic Weekly 02/7/2017, tr. 28)                 

Minh-định theo chiều-hướng của nhà Đạo như thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ hát lên những ca-từ rất “thiên đường” như ở dưới:

“Thiên đường là đây là cuộc tình mãi thiết tha ngàn thu
Là lời nồng ấm trái tim thủy chung muôn kiếp
Thiên đường là đây là ngày chẳng biết nỗi đau buồn chi
Thiên đường là đây là nụ cười mãi thắm trên bờ môi
Thiên đường là đây từ ngày được thấy chúng ta gần nhau.
Bao đắm say, thiên đường là đây…”

(Lê Xuân Trường – bđd)

 Nói về thiên-đường theo ngôn ngữ ngoài đời, là còn nói bằng truyện kể, mới hấp-dẫn. Bởi, truyện kể đều là những chuyện cà-kê-dê-ngỗng đi sát với quần chúng, khiến họ nhớ dai, nhớ dài, nhớ mãi, rất khó quên.

Ở ngoài đời, lại cũng thấy nhiều người/nhiều vị đề-cập đến thiên-đường/hoả-ngục ở đây đó, theo cung cách khác hẳn. Trong số các vị này, lại đã thấy tay viết trẻ có bút danh là Hải Triều Ý Tâm với những tình-tự gọi là: “Thiên-đường trong quả bóng bayGió trần gian thổi vuột tay ngẩng nhìn”, như sau:

“Tôi đặt chân lên đất Ấn để thăm xứ Rajasthan kiều diễm như người đẹp ngủ trong rừng vào những ngày đầu đông rực nắng năm 2010, khi nhân loại đang chuẩn bị đón mừng Tết dương lịch trong bầu không khí hân hoan, háo hức đợi chờ. Cùng đi với tôi là gia đình người cô, em ruột mẹ tôi gồm cô chú và con gái. Trong suốt cuộc hành trình dài đăng đẳng đó, cả 4 người chúng tôi không thật sự nghĩ là mình sẽ thực hiện được nổi chuyến đi đầy gian lao thử thách này ngay từ lúc khăn gói lên đường.

 Đã gần 1 tháng xa quê, xa nhà, xa bà con, xa bè bạn thân thương, v.v…Con đường dài hun hút của những tháng ngày lang thang, phiêu bạt qua nhiều vùng trời mơ ước, nhiều học hỏi, lắm đam mê, lắm khám phá. Nhưng lắm khi cũng buồn dâng tê tái, vì những mâu thuẫn thật khó hiểu trong xã hội Ấn, cùng mức chênh lệch giàu nghèo ở đây thật quá xa. Nơi mà mọi người chúng ta cần nên đến trong đời, để cảm nhận được khoảng cách giữa thiên đường hạ giới và địa ngục trần gian, nó mong manh như một sợi tóc. Thoắt ẩn, thoắt hiện, tất cả dường như chỉ lướt qua trong nháy mắt.

 Nói đến cõi thiên đường và chín tầng hỏa ngục làm tôi sực nhớ đến một câu chuyện dụ ngôn ngụ ý cao thâm mà tôi đã từng đọc ở đâu đó, đến bây giờ vẫn mãi chưa quên. Truyện kể về một cụ già hơn trăm tuổi được một nhà báo phng vấn hỏi bí quyết sống trường thọ,lạc quan yêu đời của cụCó gì đâu, cụ cười, sáng nào tôi cũng hỏi mình hôm nay nên ở thiên đàng hay ở địa ngục, vậy thôi. Lưỡng lự một chút rồi tôi chọn thiên đàng. Nó đơn giản như một cái công tắc, chỉ cần bật qua bật lại là đã vụt biến mất. Và tôi lại không khỏi nhớ đến trò chơi rồng rắn mà lũ trẻ con trong xóm tôi vẫn thường nghêu ngao hát khi còn ấu thơ:

 “Thiên đàng địa ngục hai bên,

Ai khôn thì nhờ, ai dại thì xa.

Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha,

Đọc kinh cầu nguyện kẻo xa linh hồn.

Linh hồn giữ đạo cho tròn,

Đến khi gần thác được lên thiên đàng.”

 Ấn tượng ngày đầu của tôi về một Ấn Độ diệu kỳ luôn là thế. Mà đã đến rồi thì sẽ không bao giờ quên được. Ở miền đất thánh thiêng này, quê hương của Đức Phật, người dân nơi đây có thể bỏ hết tất cả, không quan tâm tới của cải vật chất vì tín ngưỡng, thì cũng có không ít những con người sống lây lất bên lề xã hội. Họ không thể khổ hơn nữa, để mà quan tâm tới vật chất.

 Từ ánh mắt cam phận của 2 ông cháu gầy còm trong nhóm biểu diễn múa lửa, nhảy vòng khi họ được gọi đến diễn cho chúng tôi xem trong một buổi tối tại khách sạn. Dáng điệu họ thật khốn khổ, ánh mắt họ thật nhẫn nhục, và chỉ lâu lâu mới len lén liếc nhìn lên những thực khách béo tốt đang ngồi xem trên kia. Không phải là bị ám ảnh, nhưng sao tôi vẫn nhớ đến ánh mắt u hoài đó.  

 Rồi còn những đoàn tàu xe lửa lúc nào cũng đông đặc kẻ đứng người ngồi, đu bám trên nóc, trên thành, bên cửa toa xe. Tiếp nữa là ấn tượng về những con quạ to lớn thật đáng ghét suốt ngày cứ quang quác, quàng quạc ầm ĩ từ sáng sớm cho đến tối mịt, dù nơi tôi ở là một khách sạn 5 sao hạng sang ở thành phố Agra.

 Theo thời gian, tôi lớn khôn thêm chút đỉnh, và học hỏi được nhiều qua cuộc sống với những va chạm trong đời thường, qua những lần vấp ngã, những lúc thất bại, qua những chuyến đi du lịch bụi, để đi sâu vào thượng tầng văn hóa Ấn Độ. Để biết rằng nếu như bạn muốn tìm một nơi có những hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau, thì sẽ không có nơi nào hơn xứ Ấn Độ.  

 Bên cạnh những căn nhà ổ chuột bẩn thỉu, đói nghèo là các lâu đài tráng lệ của những tay tỷ phú giàu sang nhất thế giới. Bên cạnh những mảnh đời hẩm hiu chỉ biết lo kiếm miếng cơm manh áo cho ngày mai, là những công trình to lớn, vĩ đại đến nghẹn thở. Nếu đến Ấn Độ để thăm thánh tích Phật giáo, bạn sẽ rất thỏa mãn và còn muốn quay lại đây thêm nhiều lần. Nhưng nếu chỉ đến để hưởng thụ cuộc sống không thôi, thì bạn sẽ phải khóc thét lên, và chạy khỏi Ấn Độ ngay từ khi bước chân xuống phi trường. 

 Thế nhưng, nếu biết kiên nhẫn chấp nhận vượt qua cảnh đói nghèo, bẩn thỉu, hôi hám, bạn sẽ ngất ngây trước cái đẹp vô song của rặng Tuyết Sơn (Himalayas) hùng vĩ, và của các thắng cảnh thần tiên khác trên đất nước này.  Đó là lý do tại sao mà tôi vẫn ao ước được quay lại thăm xứ Ấn thêm một lần nữa trong quãng đời còn lại của mình, nếu điều kiện cho phép.

 Thật vậy, Ấn Độ hiện đang là một thiên đường chứa đầy tiềm năng phát triển du lịch. Mặc dù đường xá kém mở mang, điều kiện vệ sinh hạn chế, nhưng nhờ sở hữu một nền văn minh lâu đời, một nền văn hóa thâm hậu và những công trình kiến trúc xuất sắc mà Ấn Độ bao giờ cũng thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm xứ sở mỗi năm. Miễn là họ biết chấp nhận cái thực tế phũ phàng: đây là một thế giới hoàn toàn khác lạ với xã hội Âu Mỹ mà họ đang sống, vì tự nó đã là một thế giới rực rỡ muôn màu.

 Ngay như tại Thủ đô Tân Delhi kia, nơi được xem là Paris của Ấn Độ, có vô số những con người sống trong cảnh lầm than bên những túp lều bạt rách tươm, không có chút vệ sinh hay tiện nghi tối thiểu. Có người còn cho rằng muốn biết tầng đầu địa ngục hình dáng thế nào dưỡi cõi trần thì xin hãy dừng chân ghé thăm Thủ đô Delhi hay bất kỳ thành phố nào đó trên đất Ấn Độ nghèo khổ này.

 Thế mà phần lớn khách du lịch đến đây lại quay mặt dửng dưng, dường như không muốn biết đến cảnh địa ngục trần gian đó. Họ xếp hàng nối đuôi nhau đi tham quan những lăng tẩm cổ kính, những cung điện huy hoàng, những thành quách vĩ đại của vua chúa xây trên xương máu người dân trong các thế kỷ trước. 

Ấn Độ của quá khứ không hề thiếu các vua chúa bạo phát bạo tàn ấy. Đó là xứ sở của các tiểu vương cai trị nhiều khi không quá ‘vài vạn nóc nhà’, như cách đếm dân ngày xưa hay nói. Vua chúa Ấn Độ cũng không hề dè sẻn trong các công trình xây dựng.  Họ cần lâu đài cho mùa hè lẫn mùa đông, cho chính hậu cũng như thứ phi, cho hoàng tử và công chúa.

 Dân Ấn Độ thì đông và sẵn sàng è cổ ra chịu đựng, cát đá thì nhiều và dễ khai thác, nhất là loại đá cẩm thạch trắng muốt, trong suốt như pha lê lừng danh thế giới. Nghệ nhân Ấn Độ rất khéo tay, thông minh, giàu tưởng tượng và sẵn sàng quên mình cho các vị thần linh của Ấn giáo. Vì những lẽ đó mà các công trình xây dựng to lớn của Ấn Độ ở đâu cũng có, ở đâu cũng là những kỳ quan, thu hút rất đông du khách, mùa hè cũng như mùa đông. (X. Hải Triều Ý Tâm, Ấn Độ – thiên-đường và địa ngục?! nxb Hồng Đức 2017)

Hôm nay, bần đạo bầy tôi đây, xin đề nghị một truyện kể tuy không “dễ nể” cho lắm, nhưng cũng gọi là để minh-hoạ cho vấn đề mình nêu ra. Vậy, xin mời bạn/mời tôi, ta hãy cứ vểnh tai ra mà nghe kể những câu truyện như sau:

 “Có nông dân nọ đang vội vàng trên đường cùng con ngựa và con chó của mình. Thình lình sét đánh giết chết tất cả họ. Như nhiều linh hồn mới chết khác, họ chẳng biết mình đã chết và cứ tiếp tục đi.

 Họ tiếp tục đi dưới mặt trời thiêu đốt. Họ ướt đẫm mồ hôi và khát không chịu nổi. Họ sau đó nhìn thấy một cánh cổng đẹp đẽ dẫn đến một quảng trường chiếu sáng rực rỡ. Có một dòng suối trong vắt ở giữa quảng trường đó. Ông vội vã chạy đến và chào người giữ cửa: “Nơi đẹp đẽ này là nơi nào vậy?”

 -Thiên đàng. Người gác cổng nói một cách thân thiện. Thật là tốt quá. Chúng tôi đều đang rất khát nước. Chúng tôi có thể đi vào trong và uống một chút nước không?

-Ông có thể vào, nhưng con ngựa và con chó của ông thì không được. Chúng tôi không cho phép động vật vào trong.

-Ồ, thế thì quên chuyện đó đi vậy”.

 Người nông dân không đành bỏ lại con ngựa và con chó. Họ vì thế tiếp tục đi tìm nước uống. Sau khi đi khá lâu, ông tìm thấy một nơi có nguồn nước. Cũng lại có một người đang canh giữ cánh cổng.

-Xin chào, tôi và con ngựa, con chó của tôi có thể uống nước ở đây được không?

-Cứ việc”, người gác cổng nói.

 Sau khi họ uống thỏa thích, người nông dân nói cảm ơn người gác cổng và hỏi anh ta:

-Nơi này là nơi nào thế?

-Thiên đàng. Người nông dân bối rối:

-Lẽ nào lại thế! Chúng tôi vừa đi ngang qua một cánh cổng đẹp đẽ và người gác cổng ở đó bảo rằng nơi ấy là thiên đường mà.

-Đó là địa ngục, người gác cổng trả lời.

-Chúa ơi, anh nên ngăn cấm họ làm người khác lầm lẫn như thế. Người ta sẽ bị lừa.

-Không chắc nữa, người gác cổng nói. Chúng tôi nên cảm ơn sự giúp đỡ của họ, bởi họ sẽ giữ những kẻ bỏ rơi bạn bè ở lại đó.

Kể thế xong, nay thiết nghĩ cũng nên mời bạn và mời tôi, ta trích-dẫn tiếp lời đấng thánh-hiền từng khẳng-định rằng:

“Những ai Thiên Chúa đã tiền định,

thì Ngài cũng kêu gọi;

những ai Ngài đã kêu gọi,

thì Ngài cũng làm cho nên công chính;

những ai Ngài đã làm cho nên công chính,

thì Ngài cũng cho hưởng phúc vinh quang.”

(Rôma 8: 30)

Cùng với đấng bậc hiển-thánh, khẳng-định về một sự thật để đời rồi, nay tưởng cũng nên hiên ngang hướng về phía trước mà hát những lời ca rất sáng mà kết thúc câu chuyện thiên-đường/địa ngục, rất nên duyên:

 “Thiên đường là đây là cuộc tình mãi thiết tha ngàn thu
Là lời nồng ấm trái tim thủy chung muôn kiếp
Thiên đường là đây là ngày chẳng biết nỗi đau buồn chi
Thiên đường là đây là nụ cười mãi thắm trên bờ môi
Thiên đường là đây từ ngày được thấy chúng ta gần nhau.
Bao đắm say, thiên đường là đây…”

(Lê Xuân Trường – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Nay nhất quyết hiểu như thế

và làm thế,

mãi về sau.