Cái lò ông Trọng

Cái lò ông Trọng

Trương Duy Nhất
 
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hà Nội Ngày 28 tháng 01 năm 2016.

Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hà Nội Ngày 28 tháng 01 năm 2016.

 AFP
 
 

Một lão làng nhen củi nhóm lò

Ông Trọng miệt mài nhen củi nhóm lò 5 năm rồi, từ bận rút khăn sụt sùi bất lực không kỷ luật được “đồng chí X”. Khái niệm “nhóm lò”, được ông nhắc lần đầu, sau hội nghị trung ương 6 (2012).

Lặng lẽ, âm thầm, nín chịu. Đến đầu 2016 mới loại được Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cái lò ấy vẫn không nghe nhắc lại dù chỉ một lần. Nó chỉ được nhắc đến, và lửa lò chỉ thật sự bùng cháy mới đây, khi bắt Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, và kỷ luật tước hàm Bộ chính trị Đinh La Thăng.

5 năm nhen củi. Cái lò ông Trọng đang vào độ nóng hơn lúc nào hết, như thể sẵn sàng thiêu đốt bất cứ “đồng chí” nào. Trước, ông sụt sùi, giờ ông hả hê, lời ông như lửa: củi khô củi ướt rồi sẽ chun hết, cháy hết!

Hẳn dễ hiểu, những thanh củi khác ông Trọng nhắm đến không chỉ dừng ở Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, mà cái đích, mồi lửa đang lan gần, rất gần đến cánh cửa tư gia cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Diệt trừ tham nhũng, không ai không ủng hộ. Thậm chí, nếu tước được hàm cựu Thủ tướng và trước khi lôi X ra toà, tôi muốn được tận tay đấm vào giữa mặt thằng X ăn tàn vét tận ấy một phát mới hả dạ.

Nhóm lò thiêu X, tôi ủng hộ. Nhưng, để triệt tiêu những mầm mống hậu X, cần tiến tới xây dựng một cơ chế quản trị quốc gia thật sự minh bạch, dân chủ. Hay nói phớ ra là cải cách chính trị, thay đổi thể chế, nhen một cái “lò” thiêu đốt mớ “lý luận hồng” chết tiệt ấy đi.

Đấy mới là cái “lò” quốc gia này, dân tộc này cần.

Chổng mông thổi lửa

Quản trị quốc gia, không phải túc tắc ê a nhóm củi như cái cách một lão làng đốt lò vậy.

Nhân loại đã tiến đến mức chỉ một nút ấn, trong tích tắc có thể thiêu vùi một lãnh thổ/quốc gia. Ông Trọng nhà ta lại vẫn miệt mài nhóm củi đốt lò. Cái lò than củi mông muội chết tiệt, với tư duy chổng mông thổi lửa ấy sẽ kéo dân tộc thụt lùi tới đâu?

Với thứ tư duy lò liếc ấy, thì diệt xong X, sẽ đến phiên chính các “đồng chí” đang nhóm củi bây giờ biến thành những thế hệ hậu X nay mai. Những cái lò, rồi sẽ chỉ trở thành công cụ để thiêu đốt các thế lực đối thủ của các “đồng chí” Cộng sản với nhau, chứ không vì mục tiêu cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ông Trọng, dường như mới chỉ nhìn ra nguy cơ cho đảng, cho chính ông và các “đồng chí” của mình, chứ chưa nhìn ra nguy cơ cho quốc gia, dân tộc. Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội hôm 6/8, sau khi ví von lại chuyện cái “lò”, ông bảo: “tham nhũng đã bức xúc đến mức thành nguy cơ mất chế độ, mất đảng”.
Nhìn trong cái lò diệt thiêu các “đồng chí” của ông thì đúng. Nhưng trên bình diện lợi ích quốc gia, dân tộc thì ông vẫn chưa vượt qua tư duy một giáo viên trường đảng.

Mất đảng (Cộng sản), sẽ có nhiều đảng khác. Mất chế độ này, sẽ có một chế độ khác dân chủ, tiến bộ hơn. Vì thế, nguy cơ của đảng lại chính là cơ hội cho quốc gia, dân tộc.

Cái “lò” cần nhen lúc này là để cứu nước, chứ không phải cứu đảng.

Tôi biết, ông Trọng muốn làm sạch đảng. Cái lò ông muốn nhen lên, cũng vì mục tiêu này. Trong khi chưa mất đảng, cái đảng của ông chưa chết, thì thiêu đốt những rác rưởi cho đảng sạch hơn là đúng. Nhưng đấy chỉ là cho đảng, vì đảng. Nếu thật sự biết nhìn, dám nhìn ra lợi ích và sự sống còn của quốc gia, dân tộc lớn hơn lợi ích và sự sống còn của đảng, thì có thể phải chấp nhận mất đảng để cứu nước – tại sao không?

6 Nguyên Tắc Xử Thế của Cổ Nhân

  6 Nguyên Tắc Xử Thế của Cổ Nhân

 Thuật xử thế của người xưa – Chìa khóa của sự khôn ngoan

Thuật xử thế – cánh cửa dẫn tới sự khôn ngoan và thành công trong quan hệ con người. Dưới đây là 6 nguyên tắc xử thế của cổ nhân được đúc kết qua một thời gian rất dài.

Những chủ đề bàn luận về thuật xử thế có lẽ không còn xa lạ và mới mẻ. Khi quan hệ giữa người và người càng mở rộng thì nghệ thuật xử thế càng cần kíp hơn bao giờ hết. 

Dưới đây là 6 nguyên tắc xử thế của cổ nhân được đúc kết qua một thời gian rất dài.

Khi kiên trì ứng dụng những nguyên tắc này, bạn có thể trở nên một người khéo léo, thành công, đáng quí trọng hoặc ít nhất cũng tránh cho mình khỏi những oái oăm không ngờ đến trong giao tế hằng ngày.

  1. Kiềm chế lòng tự ái cá nhân

Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn nhưng không thể đạt được chí kẻ thất phu.

Con người dù tầm thường đến đâu thì bao giờ cũng có suy nghĩ bản thân mình quan trọng. Đó chính là  cái tôi trong mỗi người. Lòng tự ái là nguồn gốc cho rất nhiều chuyện đắng cay đáng tiếc. Trong các cái khổ, cái khổ do lòng tự ái gây ra là khó chịu uất ức hơn hết.

Khuất Nguyên người nước Sở luôn nghĩ rằng: “Đời đục cả, một mình ta trong; người say cả, một mình ta tỉnh… Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi…”

Đó không riêng là tâm sự của Khuất Nguyên mà là tâm sự chung của con người. Khi mà mình luôn muốn cho người ta phải nghe theo ý mình mới chịu. Tại sao ta không để cho người ta theo ý họ? Cho họ cái họ muốn một cách thật tế nhị, và bạn sẽ thu phục được lòng họ.

Đừng công kích, đừng nói mỉa, đừng mạt sát ai, … đừng chạm vào tự ái của người khác nếu bạn muốn họ nghe theo ý bạn. Hơn nữa, thiện cảm đầu tiên bạn tạo được với người khác cũng chính là chìa khóa thành công sau này.

Đúng sai là một lẽ tương quan. Họ nghĩ họ đúng, mình cũng vậy, nếu cứ tiếp tục cãi thì khó được ổn thỏa. Chi bằng ta im lặng và để hành động cùng thời gian chứng minh tất cả.

  1. Chữ Lễ

Ẩn ác dương thiện. Cái gì không muốn làm cho mình thì đừng làm cho người khác.

“Tuy làm cho người ta đuối lý ngậm miệng, đỏ mặt tía tai, mình hả dạ thật, nhưng đó là người nông nổi, khắt khe…” – Lữ Khôn

Lễ là nhún nhường, đặt cái tôi của mình sau người khác. Như thế không phải là giả dối làm lợi cá nhân. Lễ là tránh đau khổ cho người khác bằng cách hi sinh mình. Không chạm tự ái của ai. Che đi cái xấu, cái dở và tuyên dương cái hay cái đẹp của người khác. Một người rộng lượng không ích kỉ sẽ làm được như thế, một cách vô tư.

Đối với người thấp kém hơn mình người khác dễ sinh lòng tự phụ, kiêu căng. Nhưng họ không ngờ chính sự kiêu căng, tự phụ ấy đã làm hại tới chính mình. Gieo rắc vào lòng người sự căm ghét và thù hận. Một số người còn lãnh nhận hậu quả tàn khốc bởi bị trả thù.

Vậy mới biết mình đừng bao giờ để ngạo khí trấn át. Những thói kiêu căng, biếm lẽ thường chỉ xuất hiện ở loại người không đạt chí. Người ta càng thấp kém càng có tâm cảm tự ti, đó là nguồn gốc sinh ra thù hận với người hơn mình. Đừng để điều đó hủy hoại bạn. 

Đối với người trên mình phải kính trọng, đối với người dưới càng phải khiêm nhường là vậy.

  1. Đừng cậy tài

Khôn mà làm như ngu ngốc, đó mới thật là khôn.

Dương Tu bị Tào Tháo giết bỏ chính vì thói làm khôn, tỏ ra của mình. Dương Tu là người thông minh tài trí, luôn đoán biết được ý định của Tào Tháo. Lần nào Tào ra ẩn ý ông cũng đều giải quyết được. Điều này làm Tào Tháo vô cùng căm ghét, cho là thói ngạo mạn, làm khôn. Cuối cùng không kìm được mà xử tử.

Người thông minh tỏ ra thông minh đó là thường. Người thông minh có tài mà luôn tỏ ra bình thường, ẩn lặng là một người vô cùng khôn khéo. Đó chính là bí quyết tránh cho mình khỏi tai vạ. Họ không bao giờ làm cao, nhưng luôn nhún nhường. Âm thầm đem tài năng ra cống hiến, âm thầm sống không màn uy danh. Đó là cốt cách của kẻ hơn người.

  1. Chuyện ơn nghĩa

Ân càng thâm oán càng sâu

Hàn Tín khi xưa bị Hán Vương bêu đầu cũng vì thói vòi vĩnh, nhắc ơn. Hàn Tín là một tướng giỏi, lập được nhiều công trạng cho triều Hán. Nhưng thói xử thế của ông rất ngây thơ, nghĩ rằng mình lập được nhiều chiến tích nên hết lần này đến lần khác đòi hỏi phong vương, bổng lộc, làm cao, chạm tới tự ái đế vương của vua Hán. Hán Vương nhiều lần nhịn nhục, Hàn Tín không hay vẫn làm cao, nghĩ rằng Hán không phụ mình vì mình tài giỏi, lập nhiều chiến công.

Chính sự ngây thơ đó đã đoạt mạng Hàn Tín.

Trong giao thiệp, người ta quí trọng nhất bao giờ cũng là người thật thà, dễ thương, gần họ bạn thấy mình cao trọng hơn hẳn.

Người ta lấy oán báo ân chính là muốn rũ bỏ cái ơn sâu của người làm ơn. Không muốn mắc nợ nên cuối cùng bội phản. Nghịch lý nhưng đúng như vậy.

Nếu được hãy làm ơn, rồi quên hẳn nó đi. Đừng nhắc lại.

  1. Đạo cương nhu

Nhu thắng cương, nhược thắng cường

Tô Đông Pha có câu: “Những bậc đại dũng trong trời đất thình lình gặp những việc phi thường không kinh, vô cố bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão họ rất lớn và chỗ lập chí họ rất xa.”

Nhịn được điều người khác không thể nhịn, tha thứ được điều người khác không thể tha, phải là một người bao dung hơn người, hiểu biết hơn người, điềm tĩnh hơn người mới làm được.

Người ở trong thế yếu nuôi ý chí lật ngược thế cờ mà không có đủ dũng lực chịu những điều mạt sát, khinh thị thì không thể làm nên chuyện lớn.

Điềm tĩnh, nhịn nhục không phải là nhu nhược. Mà thực sự đó chính là sự oai dũng đệ nhất. Dùng “Nhu” thắng “Cương” chỉ có người điềm tĩnh lắm mới làm được. Và thành quả mà nó mang lại cũng ngoài sức tưởng tượng như thế.

Trong thuật xử thế, cái hàng đầu là phải Biết mình.

  1. Biết là sống

Khôn, chết. Dại, chết. Biết…sống

Người thông minh, hiểu biết sâu sắc nhất luôn biết tỏ ra giản dị, thường thường. Không phải nói rằng mình trở thành người ngu ngốc, thờ ơ thế sự, mà nói rằng mình biết tiết chế điều hiểu biết của mình vì chỉ có người thật thông minh mới biết lúc nào nên làm như người ngây thơ mà thôi.

Biết lúc khôn, biết lúc dại, biết thời biết thế. Nói chung là biết rõ thời.

Biết ở đây là biết tùy lúc mà ứng biến cho hợp tình huống. Nếu chỉ khư khư một mực thì rất dễ hỏng việc.

Con cọp muốn làm khác loài, bỏ rừng ra đồng bằng thì chết. Người ta đều khờ dại mà mình muốn tỏ ra khôn lanh để khác biệt thì biết đâu lại mang họa tới.

Enstein từng nói: “Dấu hiệu nhận biết thiên tài là tất cả những đứa ngu đều đứng lên chống báng.” Câu nói hài hước, nhưng đúng.

Tóm lại: Đây là 6 nguyên tắc đơn giản mà không hề giản đơn người xưa đã đúc rút ra được để biến mình trở thành người toàn năng trong giao thiệp. Tuy khó làm, nhưng nếu thành công, thì kết quả đem lại không hề nhỏ. Nếu bạn bắt gặp mình phạm phải những nguyên tắc trên, thì giờ là lúc bạn thay đổi.

From: hnkimnga & Anh chị  Thụ + Mai gởi

Lại sử dụng luật rừng để giải quyết khủng hoảng với Đức

From facebook: Christina Le
Lại sử dụng luật rừng để giải quyết khủng hoảng với Đức

Việt Nam đã “hội nhập” 3 thập niên nhưng xem ra một bộ phận lớn lãnh đạo cao cấp trong đảng, hay những “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, vẫn như còn đang sống trong rừng. Vụ Trịnh Xuân Thanh đổ bể, quan hệ hai bên Việt Nam và Đức căng thẳng, quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam bị de dọa.

Phía Việt Nam khư khư với lập luận Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam “đầu thú”. Trong khi phía Đức, kết quả điều tra ngày càng xác quyết: Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam “bắt cóc” tại Đức.

Đây là một khủng hoảng lớn. Việt Nam có thể bị các nước Âu Mỹ cô lập. Hành vi đưa mật thám có vũ trang vào một quốc gia khác bắt người được luật quốc tế xếp vào thể loại “khủng bố”. Việt Nam xâm phạm chủ quyền của nước Đức đồng thời vi phạm luật quốc tế.

Nếu Việt Nam không “bình tĩnh”, giải quyết một cách khôn ngoan, tác hại của nó có thể xem như là “bom nguyên tử”, so với vụ “pháo tép” Trịnh Vĩnh Bình.

Nhưng vì “lò đang nóng”, chiến dịch “củi ướt củi khô” của ông Trọng đang được “cổ vũ bằng một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo”. Không biết mục đích là để loại các đối thủ chính trị, củng cố quyền lực bản thân, hay là để chống tham nhũng. Cả nước “hừng hực” đốt lò, dẫn đầu là những bài viết “mở đường” của các “chiến sĩ văn hóa”.

Cả bộ phận “chiến sĩ văn hóa” đang như “lên đồng”. Không khí hôm nay không khác thời “bước tiến nhảy vọt” của Mao Trạch Đông bên Tàu.

Bài viết “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” trên Tuần báo Văn nghệ TP HCM là điển hình cho sự “sắc cạnh” của “chiến tranh tâm lý”.

Đã là “chiến tranh”, cho dầu là “tâm lý”, thì người ta xài “luật rừng”, cứu cánh biện minh cho phương tiện, chớ không xài luật quốc gia hay quốc tế.

Trong bài viết này “người chiến sĩ văn hóa” đã phỉ báng những chính trị gia, những công chức người Đức có trách nhiệm trong vụ Trịnh Xuân Thanh là “hồ đồ”, là “thần kinh” là “mua phiếu”. Một cách nặng nề, họ đã ví nhà nước Đức là “lũ kền kền vô trách nhiệm” (sic!).

Hội nhập 3 thập niên nhưng bản chất “rừng rú” vẫn chưa cởi bỏ. Quan niệm “địch ta” thời chiến tranh lạnh vẫn đầy ắp trong đầu óc.

Họ tìm mọi cách để bảo vệ danh tiếng của ông Trọng. Đó cũng là “lợi ích của đảng”.

Rõ ràng phe ông Trong đã và đang sử dụng “luật rừng” để giải quyết khủng hoảng với phía Đức. Quyền lợi của đất nước, của dân tộc bị tổn thuơng, bị thiệt hại ra rao, họ bất cần.

Bài viết trên tuần báo Văn Nghệ, nếu được dịch sang tiếng Đức, sẽ là một “xì căng đan” ngoại giao.

Trên bình diện quốc gia, việc sỉ nhục như vậy là điều cấm kị.

(Trương Nhân Tuấn)

ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ

ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ
Nguyễn Xuân Hưng
1.Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả?
Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó đã ngự trị trong đầu óc dân
Việt Nam từ xa xưa, từ cái thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo
tôi rằng :
“Tao đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như
Tàu, Thái… Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình
khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa”.
Tôi thấy thế nên cũng đã theo, đi Mông Cổ một chuyến.
Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để
làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm
về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên
chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì. Vấn đề là cái
gì?
Sau chuyến đi Mông Cổ, tôi rút ra kết luận, 30 năm nữa (hoặc hơn) không
biết Việt Nam mình có đuổi kịp Mông Cổ hay không?

Mông Cổ diện tích gấp hơn 6 lần nước Việt Nam, dân số hơn 3 triệu người
(bằng 1/2 Hà Nội). Mà 1/2 dân số ở thủ đô Ulan Bato. Hãy tưởng tượng hơn 1
triệu người ở rải rác trên lãnh thổ gấp 6 lần Việt Nam.
Mông Cổ có đặc biệt là có biên giới với Nga và Trung Quốc. Họ bị kẹp giữa 2
nước lớn, nên phải chọn 1, lịch sử đã chứng tỏ họ chọn đúng, chọn nước Nga
để tránh nước Tàu kẻ thù. Chính chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới
Thạch khuất phục trước chính phủ Stalin, mà công nhận Mông Cổ độc lập.
Chuyện này chính phủ Mao cay cú ra mặt, công khai gọi Mông Cổ là Ngoại
Mông, còn phần lãnh thổ Mông Cổ bị mất từ thời Nguyên triều, thì TQ gọi là
Nội Mông (họ vẫn nhận đó là nước họ). Cấp độ cay cú ăn thua và nhòm ngó còn
hơn một bậc so với Việt. Người TQ chưa gọi Quảng Đông là Nội Việt, mặc dù
vẫn dùng từ Việt gọi Quảng, Việt ngữ là tiếng Quảng, họ chưa gọi Việt Nam
là Ngoại Việt. Nói thế để biết mức độ nguy hiểm chênh vênh của con ngựa
Mông Cổ trước con sói Trung Quốc.
Ở Mông Cổ, tôi được nghe câu chuyện tiếu lâm.
Một người Mông Cổ gặp một người Nhật. Người Nhật cám ơn người Mông, vì bài
học của Nguyên triều, nên nước Nhật quyết định không chiếm Trung Quốc nữa.
Nếu chiếm nó, có lẽ nước Nhật đã thành Trung Quốc rồi. Đó là một câu chuyện
tiếu lâm cay đắng mà không thể cười.
Ân oán giang hồ với người Tàu thì rất nhiều. Chỉ kể 1 chuyện. Các công ty
xây dựng ở Ulan Bato, và nói chung các công ty khác cần nhân công, thì đều
thuê nhân công TQ, vì người TQ sinh sôi như cỏ dại, ở đâu họ cũng mò đến.
Nên các công ty có quy định, chỉ được thuê dưới 6 tháng, mà trong 1 năm
không được thuê quá 1 lần. Nên người Tàu được thuê làm phải đi về TQ ngay
sau khi hết hạn visa. Cảnh sát Ulan Bato rất dễ dãi với người Việt sinh
sống ở thủ đô của họ, hình như có 7000 người, nhưng riêng người TQ thì phải
thống kê rất cụ thể. Người bạn Mông Cổ nói với tôi: *“Việc lớn nhất của
cảnh sát là đuổi người Trung Quốc hết hạn cư trú”*.
Đúng vậy, do đó họ không có tình trạng kẹt xe, không có tệ nạn nhiều, việc
chính là không để lọt một *“cái trứng tu hú*”.
Chuyện này 30 hay 50 năm nữa, Việt Nam cóc làm được, mà cũng chả thể làm.

2.

Nhìn trên phim ảnh, thấy thảo nguyên là những dải đất trùng điệp, cây cỏ
lưa thưa, nếu chỉ có thế là chưa biết gì về thảo nguyên Mông Cổ cả. Hồi tôi
đi tầm tháng 7 dương lịch, là tháng đã hết cỏ rậm. Cỏ rậm thì đến ống chân,
đến đầu gối, còn khi chuẩn bị vào đông, cỏ bị đám gia súc gặm gần hết. Chỉ
còn cỏ thấp và cỏ tái sinh.
Nói từ “cỏ” với người Việt, cũng không ổn. Cỏ của Việt Nam là thứ chả để
làm gì. Điều này lỗi ở các nhà làm ngôn ngữ khoa học, địa lý. Đáng lý nên
dùng từ “thảo mộc thân mềm” hay cái gì đó khác với “cỏ”. Cúi nhìn xuống,
hàng trăm hàng nghìn loài cây gọi là cỏ rất khác nhau, riêng hình lá cũng
thiên hình vạn trạng. Nếu vò vài cái lá rồi đưa lên mũi, sẽ thấy nhiều mùi
vị rất khác. Mùi thơm thoang thoảng, mùi hắc, mùi nồng… Thực sự đó là một
thế giới cây thuốc và loại cây như rau thơm ở VN, chứ không phải cây cỏ
thông thường. Gia súc Mông Cổ từ hàng nghìn năm nay ăn thứ cỏ đó. Sau khi
đi thảo nguyên, tôi mới lý giải được việc ở Mông Cổ, người ta ăn rất ít
rau, ăn rất nhiều thịt, ngay cả người Việt ở xứ ăn rau, đến Mông Cổ ăn toàn
thịt, mà tiêu hóa bình thường, không bị táo bón. Bởi vì lũ gia súc ăn thứ
cỏ thiên nhiên hoang dã bổ béo thơm lừng như hàng nghìn năm nay nó vẫn ăn.
Không như gia súc ở nơi nuôi công nghiệp.
Mông Cổ ngày nay vẫn du mục và người ta tự hào vì nếp sống du mục này. Ông
Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông -Việt nói tiếng Việt sõi như người Việt, bảo
tôi, rất may là thảm họa tập thể hóa, định canh định cư xảy ra rất nhanh,
rồi thảo nguyên lại có sức sống quay lại nếp xưa.
Nếu ai đã đọc *Tô-tem sói*, của một nhà văn Trung Quốc (quyển này vang dội
một thời trên văn đàn TQ) thì biết thảo nguyên *Nội Mông* đã bị tàn phá
kinh khủng như thế nào.
Họ (hững người TQ theo Mao) dồn hết dân du mục vào các hợp tác, triệt phá
cách sinh hoạt truyền thống. Họ mang hàng sư đoàn lính tới bắn sói. Sói là
con vật thiêng của người Nội Mông, khi người chết, người ta kéo xác cha mẹ
để ra một chỗ cho sói ăn. Người TQ Mao-ít bắn sói, thế là thỏ làm giặc, lại
phải giết thỏ, lạc vào cái vòng quẩn. Họ còn đưa người Hán đến sinh sống,
khiến thảo nguyên Nội Mông gần như bị tiêu diệt. Trong quyển sách ấy, tác
giả cũng nói, nhìn sang Ngoại Mông xanh tươi mà tiếc…
Nhìn thảo nguyên thì mênh mông, nhưng hoang dã hàng trăm thứ thú hoang vẫn
ngày đêm sinh sống, tuân thủ cân bằng sinh thái của nó. Người Mông Cổ ngày
nay có xe ô tô tải, có điện thoại di động, kéo theo cái nhà, và đàn gia
súc, đi lang bạt trên thảo nguyên theo nhu cầu của gia súc. Thảo nguyên
mênh mông, mình nhìn đâu cũng như đâu, nhưng chúng tôi đã được một chú bé
12 tuổi đưa từ thị trấn, đi xuyên 25 km đến đúng chỗ lều của bố mẹ chú bé.
Hôm đi thảo nguyên, chúng tôi được đón tiếp Chủ tịch huyện đến chơi, cũng
vì biết có khách Việt. Ông nói huyện ông có gần 80 hộ, diện tích huyện, khi
đó làm phép so sánh, gần bằng tỉnh Hưng Yên cộng với Thái Bình. Chủ tịch
huyện biết cả 80 hộ luôn. Quy định của họ chăn thả không giới hạn, nên có
lúc có hộ gia đình chăn thả ở huyện khác (miễn là đăng ký vẫn ở huyện này).
Chủ tịch người Đảng Dân chủ, alo gọi đồng chí Bí thư huyện ủy Đảng Nhân dân
(đảng cộng sản cũ) thì đồng chí đang chăn ngựa, bèn cưỡi ngựa về. Bí thư
huyện ủy đảng nào cũng làm nông dân cả và chả chức vụ gì, cười hề hề đúng
là ông chăn ngựa.

Riêng chuyện này, 50 năm nữa Việt Nam có theo kịp không?

3.

Người Mông Cổ có một niềm hãnh diện đã mất, đó là đã từng bá chủ thế giới,
và còn một niềm kiêu hãnh vẫn còn, đó là sữa ngựa.
Thế giới văn minh và ở các nước phát triển có chỉ tiêu bao nhiêu lít sữa bò
cho đầu người, thứ sữa đó người Mông Cổ chỉ làm lương khô, làm nguyên liệu
chế biến, vì họ uống sữa ngựa. Hình như chỉ Mông Cổ dùng sữa ngựa làm thực
phẩm chính yếu. Nó là nguồn gốc sức mạnh của các chiến binh từ xưa, và
khiến người MC cao lớn.
Ngựa là gia súc chủ yếu ở thảo nguyên. Một hộ thường có vài trăm đến vài
ngàn ngựa, thêm cừu và dê. Bao giờ cừu cũng đi kèm dê. Mùa đông cừu nằm
trên giữ ấm cho dê moi cỏ chia nhau. Không có cừu dê chết rét, không có dê
cừu chết đói. Kiểu chăn thả thiên nhiên ấy khác xa nông trại hiện đại. Kiểu
vắt sữa ngựa cũng khác vắt sữa bò. Vì khi vắt sữa, luôn luôn có con ngựa
con đứng cạnh. Người MC tôn thờ ngựa vì cả đức tính này, không buông tuồng
vô cảm như bò, cứ vắt là ra sữa bất kể thế nào. Sữa ngựa làm bia, làm thức
uống, nên con ngựa là đầu cơ nghiệp. Bò chỉ là loại thêm. Bò MC lông dài
như voi mamut. Bây giờ cũng thoái giống, người MC buồn vì bò lông ngắn, còn
gì là bò nữa.
Gia súc nuôi, thịt là thứ phẩm. Chính phẩm là lấy lông và da. Len MC đắt
kinh khủng. Hình như hàng lông da là chủ lực xuất khẩu.
Cái lều Mông Cổ thật sự là một thứ thú vị. Cứ nói “lều” thì khó hình dung,
đến mới thấy đó là cái biệt thự giữa thảo nguyên. Bây giờ lều có nhiều
loại, từ 300 đến 30.000 đô Mỹ. Người TQ quá khôn, họ làm lều bán cho người
Mông Cổ.
Trong cái lều Mông, tài nhất là cái bếp ở chính tâm nhà, tâm vòng tròn.
Chất đốt bằng phân gia súc, thông hơi làm nhiệm vụ trụ chống giữa. Vào lều
không nhận ra có bếp.
Người nông dân du mục cũng có vấn đề nan giải, đó là sinh ra và nuôi dạy
trẻ. Du mục xa trung tâm thị trấn, nên nếu đẻ bất thường thì cấp cứu rất
khó. Khi con 6 tuổi, phải cho nó đi học, thì nhà mất 1 người thường là mẹ
hay chị lớn phải đưa lên thị trấn làm 1 cái lều ở nuôi con 1-2 năm mới yên
tâm gửi con học nội trú. Ở các thị trấn thị tứ cứ thấy các cụm lều, đó là
những người đi nuôi con học. Vì vậy, mà nhà nghèo hoặc quan điểm cũ chỉ cần
đọc chữ, trẻ thất học.
Hình như chính việc hiếm người mà du mục có truyền thống quý người. Phụ nữ
đẻ con là quý, con ai không quan trọng. Mấy ông Mông Cổ bảo, cộng đồng du
mục có lệ, khách quý cao tuổi thì chủ nhà mời đầu dê. Thịt con dê, cái đầu
là quý nhất. Còn khách trẻ và trung niên thì chủ nhà bảo con gái sưởi ấm cả
đêm. Tôi không ở qua đêm ở thảo nguyên, nhưng nghe kể lại, các nhà văn Trần
Nhương, Tô Đức Chiêu, Thúy Toàn có ngủ đêm thảo nguyên và được coi là khách
quý trung niên. Vấn đề là các bác ấy có chịu đựng được mùi mồ hôi người ăn
thịt cừu, uống sữa ngựa và 3 tuần mới tắm không thôi.
Người MC rất có ý thức giữ gìn môi trường thảo nguyên. Tôi khá ngạc nhiên.
Mọi người picnic thu dọn rác tống lên xe về bãi rác ngoại ô vứt. Họ nói
tivi có nhiệm vụ quan trọng nhất là tuyên truyền giữ sạch thảo nguyên. Và
việc này chỉ có từ khi cách mạng dân chủ đa đảng. Người lái xe dẫn chúng
tôi mặc dù xe chật, kiên quyết mang bao tải rác trên xe để về đến bãi rác
ngoại ô.
Ở Ulan Bator, anh là công chức, lập tức được cấp 0,99 ha ở ngoại ô làm nhà
nghỉ. Cuối tuần, chiều thứ 6, lũ lượt xe rời thủ đô ra ngoại ô. Thứ 7, Chủ
nhật thủ đô vắng thênh thang. Tối CN, lại rồng rắn về thành phố. Nếu không
phát động giữ thảo nguyên thì chả mấy chốc thảo nguyên nghìn đời thành bãi
rác. Và họ đã làm được rất tốt. Tương tự thảo nguyên của họ là rừng là biển
của người Việt, than ôi, chúng ta đã cư xử như là tự phá hủy cơ thể!

Đuổi kịp Mông Cổ ư?

Không bao giờ!

TỈNH NGỘ

TỈNH NGỘ 

Khi suy tư về sự chóng qua cuộc đời, nhà thơ Bùi Giáng đã thốt lên: “Ta cứ ngỡ trần gian là cõi thật. Thế cho nên tất bật đến bây giờ?”  Khi nói lên điều cảm nhận trên đây, nhà thơ như một người mộng du tỉnh ngộ, nhận ra cuộc sống này thật ngắn ngủi và vô nghĩa, mà trước đó, ông lại tin rằng nó hoàn hảo và tồn tại vĩnh viễn.

Trong cơn lốc của cuộc sống hiện đại và trào lưu hưởng thụ hôm nay, nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng “trần gian là cõi thật”, nên tìm mọi cách để làm giàu hoặc thăng tiến trong con đường danh vọng.  Để đạt được tham vọng, họ dùng mọi thủ đoạn, kể cả loại trừ người khác.  Khi không đạt được điều họ muốn, họ cay cú, tiêu cực, hằn học không yên.  Nhưng nếu đạt được điều mơ ước, thì họ cũng chẳng thoả mãn, và tiếp tục tìm cách leo cao hơn trong bậc thang danh vọng bổng lộc.  Tiền bạc bao nhiêu cũng chẳng đủ.  Danh vọng cao mấy cũng chẳng vừa.  Tham vọng đã làm cho họ tối mắt.  Của cải làm họ quên hết bạn bè.  Đến một lúc nào đó, giật mình nhìn lại bản thân, họ thấy rằng, những thứ mà họ say sưa tìm kiếm cuối cùng chỉ như đám mây buổi sáng, như đoá hoa phù dung.  Thì ra bấy lâu nay, cữ ngỡ một khi mình đạt được những điều theo đuổi, thì sẽ hạnh phúc sung sướng.  Giờ mới ngộ ra một điều, hạnh phúc đích thực lại không dựa trên những điều chóng qua ấy.  Của cải không phải lúc nào cũng đem lại niềm vui.  Danh vọng chẳng phải bao giờ cũng giúp ta hạnh phúc.  Những tất bật đôn đáo ngược xuôi bấy lâu nay chỉ là cuộc đuổi hình bắt bóng vô nghĩa.  Nhiều khi giàu có về của cải, mà ta lại nghèo nàn về tình người.  Có khi đạt được đỉnh cao của danh vọng, nhưng nghiệt ngã trong trận chiến loại trừ nhau.

Trong Kinh Thánh Cựu ước, tác giả sách Giảng viên  đã thốt lên:  Mọi sự là phù vân (tức là mây bay), nay còn mai mất (x. Gv 1,2-8).  Đây cũng là những suy tư đúc kết kinh nghiệm sau một đời lận đận gian nan chạy theo những danh vọng của cải trần thế.  Tác giả kêu gọi, nếu nhận ra cuộc đời này là phù vân, thì hãy cậy dựa trên những gì là vĩnh cửu, để rồi cuối đời, chúng ta không ân hận, vì đã để thời gian trôi đi một cách uổng phí.

Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh một người phú hộ để dạy chúng ta biết chọn lựa những giá trị sống lâu bền (x. Lc 12,16-21).  Người phú hộ chuyên cần làm lụng, tích trữ được nhiều hoa lợi.  Anh phá kho nhỏ, xây kho lớn.  Anh  là người có tầm nhìn xa, sau một thời gian vất vả làm lụng, tự cho phép mình được nghỉ ngơi và hưởng thụ.  Nhưng, chính lúc anh nghĩ mình được nghỉ ngơi và hưởng thụ, thì đó cũng là ngày tận số của anh.  Những gì anh vất vả làm lụng và tích trữ, giờ đây trở thành vô nghĩa trước một cái xác không hồn.  Chúa Giêsu đã đưa ra kết luận: “Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó”.  Đây cũng là thông điệp mà Chúa Giêsu muốn gửi đến mọi người.  Ai cũng hiểu “làm giàu trước mặt Thiên Chúa” là tu thân tích đức, tạo một mối tương quan tốt lành với Chúa và với anh chị em, tức là mến Chúa và yêu người.  Người phú hộ không có thời gian để làm lại cuộc đời.  Anh ta giỏi về làm ăn, nhưng bị quở trách là đồ ngốc.  Anh khôn trong suy tính cho cuộc đời hiện tại, nhưng lại dại trong cái nhìn về tương lai.  Anh như người mộng du, đi mà không biết đi về đâu, tích trữ mà không biết để làm gì, để rồi anh phải đón nhận một kết cục cay đắng.  

Tin Mừng cũng nói đến một tỉnh ngộ khác, đó là nhân vật người con thứ trong dụ ngôn “Người cha nhân hậu” (x. Lc 15).  Khi rơi vào cảnh khốn cùng, anh đã dốc quyết trỗi dạy, trở về với cha mình.  Anh chỉ tỉnh ngộ sau khi nếm trải bất hạnh và khổ đau, nhưng muộn còn hơn không.  Người cha vẫn đợi chờ anh với tình thương vô bờ bến, và dang rộng vòng tay đón anh trở về.  Anh chỉ muốn được như người ăn kẻ ở trong nhà, nhưng người cha vẫn dành cho anh vinh dự của người con, với tình thân thương trìu mến.  Người cha trong dụ ngôn là hình ảnh Thiên Chúa.  “Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta là những người luôn cảm thấy mệt mỏi xin tha thứ.  Những ai có can đảm để tiếp cận Chúa, sẽ tìm thấy niềm vui lễ hội nơi Thiên Chúa, vì Ngài luôn luôn chờ đợi và tha thứ” (Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện Thánh Marta, ngày 28-3-2016).  Tỉnh ngộ đã giúp người con thứ tìm lại mái ấm gia đình và tình thương trời bể của người cha.  Cánh cửa tương lai đã mở ra cho anh với biết bao hứa hẹn tốt lành.

Sinh ra làm người, mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời.  Vì thế, mỗi người được đề nghị chọn cho mình một hướng đi.  Đó là chọn lựa một lần cho tất cả.  Chọn lựa này sẽ tác động ảnh hưởng trong suốt hành trình trần thế của chúng ta.  Có người chọn cho mình lý tưởng ưu tiên là nghề nghiệp chức vụ;  người khác lại chọn dấn thân phục vụ tha nhân.  Chọn lựa nào cũng đáng tôn trọng, nhưng không được quên, mọi định hướng phải được xây nền trên lương tâm đạo đức và tình người.  Sự thành đạt nhờ mưu mô mánh lới sẽ chẳng tồn tại lâu dài.  Không có chọn lựa rõ ràng và dứt khoát, ta như bước đi trong vòng luẩn quẩn, đến khi tỉnh ngộ thì đã thấy mình đầu bạc, gối mỏi, muốn làm lại cuộc đời nhưng bất lực vì đã quá muộn màng.

Người tín hữu sống giữa cuộc đời chao đảo, giằng co bởi biết bao nhiêu toan tính, dễ bị chìm đắm trong những đam mê.  Lời Chúa nhắc bảo chúng ta hãy tỉnh ngộ để nhận ra đâu là thánh ý Chúa để biết sống đẹp lòng Ngài.  Năm Thánh Lòng Thương Xót là cơ hội để chúng ta tỉnh ngộ.  Nhờ ơn Chúa, chúng ta thay đổi cuộc đời, trở nên con người mới.  Cảm nhận tình Chúa yêu thương và cộng tác với Ngài làm cho lòng nhân ái lan rộng nơi trần thế.  Nhận ra nơi những người anh chị em xung quanh hình ảnh của Chúa để cùng nhau cổ võ tình huynh đệ, đỡ nâng những ai bất hạnh khốn khó trong cuộc đời, đó chính là sự tỉnh ngộ Chúa mong chờ nơi mỗi chúng ta.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Langthangchieutim gởi

RSF kêu gọi trả tự do cho tù nhân Nguyễn Văn Oai

RSF kêu gọi trả tự do cho tù nhân Nguyễn Văn Oai

RFA
2017-08-18
 

Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai.

Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai.

Courtesy photo
 
 

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới – RSF vào ngày 18 tháng 8 lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai.

Theo RSF thì ông Nguyễn Văn Oai là một blogger bất đồng chính kiến sắp bị cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra xét xử vào ngày 21 tháng 8 sắp tới tại Nghệ An.

Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Văn Oai bị đưa ra tòa. Lần thứ nhất ông bị bắt vào năm 2011. Phiên tòa vào năm 2013 tuyên án ông 4 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Ngoài ra ông còn bị cáo buộc là có mối quan hệ với Đảng Việt Tân, trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là tổ chức ủng hộ dân chủ nhưng bị chính quyền Việt Nam cho là tổ chức khủng bố. Ông mãn án đó vào năm 2015.

Ông Nguyễn Văn Oai bị bắt lại vào ngày 19 tháng giêng năm 2017 với cáo buộc chống người thi hành công vụ và không chấp hành lệnh cưỡng chế.

RSF nhận định ông Nguyễn Văn Oai là một blogger tích cực trên mạng xã hội. Ông có những bài viết trên tài khoản Facebook của bản thân nói về các vấn đề bị cho là nhạy cảm tại Việt Nam như chuyện tù chính trị, bất công xã hội.

Theo nguyên văn trong thông cáo kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Văn Oai, RSF, nêu rõ ‘Ông Nguyễn Văn Oai là một trong những công dân công khai lên tiếng; ông sử dụng công nghệ mới để bày tỏ phản đối lại đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền và các chính sách của họ. Những cáo buộc đối với ông này chỉ là một cớ nhằm dập tắt những đăng tải trên mạng khiến chế độ khó chịu.’

Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về bắt giữ tùy tiện vào năm 2013 có kết luận việc bắt giữ ông Nguyễn Văn Oai là tùy tiện, vi phạm những chuẩn mực quốc tế.

Cho đến lúc này cơ quan chức năng Việt Nam chưa đưa ra thông tin gì về phiên xử vào ngày 21 tháng 8; tuy nhiên theo nhận định thì động thái đó cũng sẽ là một hình thức tương tự được áp dụng cho blogger Trần Thị Nga, với bản án 9 năm tù hồi tháng 7, và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bản án 10 năm tù hồi tháng 6.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng sự nhạo báng công lý đó là một phần trong chiến dịch phản công toàn diện mà nhà nước độc đảng Việt Nam tiến hành đối với các nhà bất đồng chính kiến.

Một nạn nhân của chiến dịch này là ông Phạm Minh Hoàng, người bị Hà Nội trục xuất hồi tháng 6 vừa qua sau khi tước quốc tịch của ông. Bên cạnh đó còn có tổng cộng ít nhất 20 nhà hoạt động bị bắt giữ hoặc bị sách nhiễu bằng cách này hay cách khác kể từ đầu năm 2017 cho đến nay.

Hiện đang có phong trào sử dụng hình thức ‘hashtag #FreeNguyenVanOai’ trên các mạng xã hội để cùng kêu gọi tự do cho ông Nguyễn Văn Oai.

RSF xếp Việt Nam ở hạng 175 trên 180 quốc gia về chỉ số Tự Do Báo chí năm 2017.

Người VN vớ vẩn.

From facebook:   Quoc Vo‘s post.
 
 
Image may contain: one or more people, bicycle, outdoor and nature
Quoc Vo

 

Người VN vớ vẩn.

Đã có không ít người VN cho tới giờ này vẫn bỏ giờ ra chê trách và chỉ trích ông Trump, thậm chí cho rằng ông Trump đã tiếp tay với CSVN, mà tôi cho rằng đó là thứ nhìn thiển cận thiếu hiểu biết chính trị.

Ông Trump có một thứ bản tình riêng với những lời nói và việc làm cá nhân gây khó chịu cho nhiều người, nhưng trong đó có người VN đâu mà phải khó chịu để chống đối ông ta, trong khi những việc làm cho nước Mỹ thì không phải của riêng ông ta, mà là 1 bộ sậu, một bộ máy chính quyền vởi đủ mọi luật lệ và nguyên tắc ràng buộc mà ông Trump không thể tự ý muốn làm gì thì làm như trong chế độ phong kiến.

Trong khi đó, ông Trump đã có 1 thứ thể hiện bên ngoài và những bài diễn văn cũng như lời nói cho tới giờ này không mấy ai có thể bắt bẻ, trừ một vài trường hợp lẻ tẻ của những người cực đoan.

Chính cái yếu kém chính trị của người Việt hải ngoại đã không làm cho cộng đồng Việt nam có được sự quan tâm đủ nơi ông Trump

Bằng chứng là bài diễn văn của ông Trump với người Cuban hải ngoại ở Florida kỳ rồi, phải nói là một bài diễn văn kinh điển, mà trong đó mở đầu là lời cám ơn sự ủng hộ của cộng đồng người Cuba hải ngoại ở Mỹ đã bầu cho ông, nên sự có mặt hôm đó của ông với bài diễn văn tri ân và ông đã làm những gì người Cuba muốn là ký huỷ bỏ văn bản lịch sử Obama đã kỷ với Cuba và thẳng thắn lên án chế độ CS do Fidel Castro đã thiết lập ở Cuba.

Trong khi đó thì trước đó hầu hết người Việt nổi tiếng hải ngoại ủng hộ bà Clinton, thậm chí còn có những người tuyên bố nếu ông Trump đắc cử thì sẽ bỏ Mỹ ra đi.

Chỉ có cái nhìn chính trị không thôi, biết làm thế nào để cân bằng sự ủng hộ cho những thế lực chính trị ở cả hai phía, là cách mà người Do thái làm, thì người VN đã mù rồi, thì thử hỏi còn làm ăn cái gì ra hồn nữa, nhất là đám hải ngoại.

Ông Trump chưa quay lại xực cộng đồng Việt hải ngoải là may lắm rồi chứ ở đó mà còn có những người Vệt chê trách với hờn oán ông Trump.

Người VN thật là 1 thứ dân vớ vẩn, 1 TT Mỹ không cần xét tới lợi ích của 1 quốc gia nào khác ngoài nước Mỹ, thì ở đó, người VN phải nhìn ra những việc làm của người Mỹ rồi dựa vào đó để lên những kế hoạch có lợi cho đất nước mình.

8 năm làm TT của Obama đã làm được gì với TQ thử chỉ ra xem nào?

Obama luồn cúi TQ suốt 8 năm trời, chỉ cho vài chuyến chiến hạm du lịch biển đông làm cảnh lấy tiếng, trong khi để cho TQ xây dựng hết đảo này đến đảo khác, thậm chí để cho TQ dùng vũ lực chiếm những đảo của Phi và VN, vậy mà cuối cùng bị TQ cho xuống máy bay bằng cửa sau khi đi dự hội nghị ở TQ, bộ chưa đủ nhục sao mà công kích ông Trump.

Trong khi đó, chỉ có vài tháng nắm quyền, Trump đã cho thực hiện vài chuyến tuần tra biển đông, thậm chí áp sát những đảo mà TQ chiếm đóng như Hoàng sa, và không chỉ có thể, còn cho HKMH đi vào biển đông để áp đảo TQ, làm cho TQ khiếp vía, phải cầu cứu tới ASEAN, chấp nhận ký ngay bản dự thảo COC với những nước ASEAN mà đã bao năm TQ không chịu ký, hầu ngăn ngừa Mỹ có những hành động vũ lực ở biển đông với TQ, làm cho đảng CSVN hoảng hồn, mau mau chạy lại với Mỹ, chẳng lẽ như vậy chưa đủ hay sao mà đám dân VN còn dám già mồm bội nhọ ông Trump đã bắt tay với CSVN vậy.

Biết rằng ông Trump cho thấy có ý đồ bắt tay với CSVN đấy, nhưng nếu ở vị trí một TT Mỹ thì điều đó dễ làm hơn là phải tạo nên một cuộc chiến với CSVN trong VN để kéo VN về phía mình, vì ít tốn kém hơn và nhanh hơn, vậy thì chọn đường nào.

Nên nếu là người VN, những tổ chức đấu tranh cho VN thấy cái hoàn cảnh chính trị tới như vậy, thì phải làm gì, chứ không phải đứng đó mà chửi bới với than khóc.
Tại sao cứ giữ thứ tư duy và hành xử theo kiểu cỗ lỗ sĩ, lèng èng đòi bánh theo kiểu con nít, vì không có khả năng nhìn ra cái hoàn cảnh thật mà lượn theo chiều sóng, tìm đường vươn lên cho dân tộc mình, mà chỉ nhìn vào những gì xẩy ra trước mắt không vừa ý rồi dùng thứ tư duy ấu trĩ mà phán đoán nhận xét vấn đề sự việc, rồi từ đó chỉ biết đổ thừa, khóc lóc, chửi bới như những gì đã làm mấy chục năm qua, mà không chịu rút kinh nghiệm quá khứ mà thay đổi ngay từ chính bản thân mình mà tiến bộ đấu tranh.

Nếu người VN có cái đảm và trí như vua Nguyễn Ánh thuở xưa, thì đã có 1 chính phủ lưu vong ngay sau ngày 30/04 ở hải ngoại, đã có 1 cộng động dân chúng VNCH tồn tại mà đảng CSVN đã không dễ dàng được thế giới cộng nhân chỉ có 1 nước VN bao năm qua.

Bây giờ cũng vậy, nếu Mỹ bắt tay với CSVN thì chắc chắn sẽ có những thay đổi trong guồng máy chính trị của họ, vậy thì những gì sẽ xẩy ra, thì người VN đấu tranh có liệu trước mà có những chuẩn bị cho những thay đổi đó không?

Thí dụ như chắc chắn sẽ có 1 chính phủ dân bầu, mà nếu thế thì phải chuẩn bị tinh thần dân chúng thế nào, để họ có can đảm mà bầu những người đại diện ho muốn, chứ không phải những thứ được đảng CS mớm cho hay hăm dạo, cũng thế những người đấu tranh phải quyết liệt chỉ ra những sai trái của những người CS hiện tại để trong tương lai khi dân chúng đi bầu họ biết ai là những kẻ tốt ai là những kẻ xấu nằm vùng của CS, để có dược một cái quốc hội và chính phủ tốt hơn hầu thay đổi VN từ từ, giống như Myanmar hiện nay, chứ không thể đòi họi một sự thay đổi nhanh chóng theo kiểu chiến thắng quân sự được vì cái hoàn cảnh không cho phép.

Trong khi đó, hiện giờ, những kẻ đấu tranh, nhưng tổ chức đấu tranh chỉ biết nói xấu chỉ trích đánh đấm lẫn nhau thấy mà chán, chẳng lẽ tôi phải lôi tất cả họ ra mà xỉ và, chửi tất cả chỉ là một lũ gây rối, phá hoại, thiếu não, dù mang tiếng là những kẻ đấu tranh.

Nhất là những người với gốc gác là VNCH, thì phải luôn tự hào mình là kẻ có trị tuệ vi đất nước và nhân dân của mình, chứ đùng làm ba cái thứ lăng nhăng cho thiên hạ nắm đầu, điều khiển và lợi dụng cho mục đích của thiên hạ, dù mính là kẻ yếu thế.

Một cuộc nội chiến tang thương phải đã đủ hiểu ra và kinh nghiệm, và với hơn 40 năm đấu tranh cũng phải nhìn ra được cái sai cái đúng, điểm yếu điểm mạnh của mình thì mới có được những kế hoạch thực tế và ích lợi, lâu dài và ngắn hạn.

Tôi nói với tất cả các anh VN trên FB này 1 điều là, theo quan sát của tôi, hầu hết các anh đấu tranh theo kiểu kết bè kết đảng với những người mà mình yêu thích và để khoe mẽ vui chơi cho bản thân mình nhiều hơn là hết tâm hết lòng vì đất nước thật sự, tôi nói thật

Người VN còn xa lắm ngày biết tự chủ bản thân với trí tuệ

Hãy nhìn tấm hình dưới đây, để biết rằng không chỉ có nước mắt chảy xuôi, mà còn có nước mắt chảy ngược, nuốt vào với bất kể ai có một chút tâm khi nhìn các cháu đi học thế này.

“Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?

Gọi Người Yêu Dấu (Vũ Đức Nghiêm – Ngọc Lan)

httpv://www.youtube.com/watch?v=eVix516ukRQ

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 20 thường niên năm A 20/8/2017

“Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?
Người yêu dấu ơi, thu về tim vẫn đơn côi.
Người yêu dấu ơi, khi ngàn sao đêm lấp lánh.
Tâm hồn bâng khuâng, nhớ ngày vui đã qua nhanh.”

(Vũ Đức Nghiêm – Gọi người yêu dấu)

(Mt 17: 5)

 Trần Ngọc Mười Hai

Dẫn nhập bài phiếm hôm nay, có bạn đề nghị bần đạo nên ghi lại một lần nữa bài “Gọi Người Yêu Dấu” của nhà soạn nhạc họ Vũ tên Nghiêm nhân ngày “N” đặc biệt ghi dấu sự kiện ông quá vãng. Ghi lại bài hát ấy ở đây, hôm nay, còn“Gọi người yêu dấu” của bạn và của tôi, nay đi vào vùng trời vĩnh-cửu, có thần hồn còn phảng phất đâu đây. Gọi “người yêu dấu”, là gọi thế này:

“Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương.

Thương đôi mắt sao trời lung linh.
Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh.
Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.
Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình.

 Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.
Thương yêu nét môi cười ngây thơ.
Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng…
Thương em mong manh như một cành lan.”
(Vũ Đức Nghiêm – bđd)

Như thế có nghĩa: cứ ới và gọi người yêu dấu của tôi và của bạn, để rồi ta“thương em mong manh như một cành lan”“Thương đôi mắt sao trời”, “thương yêu ngón tay ngà”, “vòng tay ghi xiết ân tình”, “nét môi cười”, “tóc buông lơi”, và nhiều thứ.

Thương yêu và gọi như thế, còn là thương và yêu những người “yêu dấu muôn đời”, dù “nghẹn ngào không nói thành lời”, rồi cứ hát như sau:

“Gọi người yêu dấu xa vời.
Mà lòng lưu luyến bồi hồi.
Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi…


Gọi người yêu dấu muôn đời.
Nghẹn ngào không nói thành lời.
Tình yêu xưa ngày tháng phai phôi biết bao giờ nguôi…”

(Vũ Đức Nghiêm – bđd)

Hãy cứ “yêu” và cứ “gọi” như thế mãi, ắt sẽ thấy những chuyện gọi nhau ơi ới nơi sự kiện “Biến Hình” trên chốn cao núi thánh vào hôm ấy, rất “Hiển Dung” như lời hỏi/đáp ghi lại ở bên dưới:

“Thưa Cha,

 Có thể nào xin cha kể cho chúng con đây biết về Lễ lạy Phụng vụ có câu hỏi là: tại sao khi đi lễ, chúng con thấy nhiều năm có lễ Chúa Biến Hình Trên Núi” còn gọi là lễ “Hiển Dung” vào hôm 6/8 vừa qua lại được cử-hành vào Chúa Nhật? Thêm vào đó, nói về lịch-sử, thì các Lễ này lại được mừng kính vào buổi xưa hay chỉ mới đây thôi? Rất biết ơn cha.” (Thắc mắc của một giáo dân vẫn thường đi lễ trọng-thể và Chúa Nhật)

Như ta thừa biết, bổn đạo nào một khi đã siêng năng dự các lễ trọng-thể hay còn gọi là “lễ buộc”, thì được nhiên là đấng bậc vị vọng nhà ta rất lấy làm vui mà lấy giấy bút ra mà giải đáp. Giải đáp thắc mắc hôm nay, tuy hơi nặng phần chuyên môn về Phụng vụ; nhưng cũng đề cập chuyện giáo-sử nhất là về chuyện phụng-tự.

Thế nên, cũng xin chuyển đến bạn đọc/người thân đôi lời giải đáp, rất như sau:

“Để đáp trả câu đầu anh/chị hỏi, xin nói ngay ở đây, là: có nhiều Lễ đặc-biệt nói về Chúa cũng quan-trọng không ít khiến Thánh Bộ Phụng Vụ phải sắp xếp thay thế cho lễ ngày Chúa Nhật, như: Lễ Chúa Biến Hình (hay còn gọi là Lễ Hiển Dung), là một ví-dụ cụ-thể.

 Khi tôi nói chữ “lễ trọng” là tôi đang sử-dụng ngôn-ngữ phụng-tự theo nghĩa chặt-chẽ để phân-biệt với các Lễ trọng-thể hoặc các lễ kính, lễ nhớ, vv.. Gọi là “Lễ trọng” vì được xếp vào hạng cao trọng nhất trong nghi-thức Phụng-vụ. Trong số các Lễ như thế, phải kể đến Lễ Đức Mẹ Về Trời, Lễ Truyền Tin, Lễ Thánh Cả Giuse, vv… Các lễ này, luôn được đặt tầm quan-trọng trước hoặc trên các lễ Chúa nhật.

 Điều ta cần ghi nhớ là: khi các thánh-lễ phụng-vụ được cử hành vào ngày thường trong tuần, thì vào lễ ấy chỉ có 2 bài đọc gồm một bài Thánh Thư và 1 bài Phúc Âm thôi. Nhưng, khi lễ ấy lại rơi vào ngày Chúa Nhật thì thường bao gồm 3 bài đọc, tức 2 bài thánh thư và 1 Phúc Âm.

 Ở Lễ Chúa Biến Hình mừng kính sự việc Chúa tỏ-hiện bản-chất thánh-thiêng của Ngài ở trên núi Tabor, trước mặt các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan, lại có sự xuất-hiện của ông Môsê và Êlya nữa.

 Khi ấy, diện-mạo Đức Kitô chói sáng như mặt trời, áo Ngài trở nên trắng toát, lòng lánh như tuyết. Khi ấy, lại có tiếng từ trời cao bảo rằng:

 “Này là Con Ta yêu dấu,

đẹp lòng Ta mọi đàng,

các người hãy nghe lời Ngài.”

(Mt 17: 5)

Sự-kiện này thật là quan-trọng, lâu nay được Hội thánh cho phép cử-hành từ thời rất sớm, cả ở Phương Đông lẫn Phương Tây. Riêng Giáo hội Đông Phương còn coi đây là Hội lễ trọng thể, nên được phép cử-hành một cách hoành-tráng, long trọng cả với Chính Thóng Giáo lẫn Công giáo theo nghi-thức Đông Phương.

 Không mấy ai biết chắc lễ này khởi sự mừng kính từ bao giờ. Bách Khoa Tự Điển của Đạo Công Giáo có ghi như sau: “Giám mục người Armenia là Đức Grêgôriô Archarumi có ghi chép rằng: vào năm 609 thánh Grêgôriô Đấng Soi Sáng được coi là vị thánh đầu tiên cử hành lễ này; và thánh-nhân qua đời trước đó vào niên-đại trước hoặc sau năm 337.

 Đức Giám mục thành Arsharuni là người từng thay thế lễ hội của dân ngoại tôn-sùng thần Aphrodite mang tên là “Ánh Lửa Hồng” Giáo hội vẫn duy-trì tên gọi ấy vì Đức Kitô cũng đã công-khai mở rộng vinh-quang của Ngài như đoá Hồng Thiêng trên núi Tabor vậy.

 Dù không mấy chắc chắn,Bách Khoa Tự Điển cũng có nói rằng: lễ này được mừng kính lần đầu vào thế kỷ thứ tư hoặc thứ năm ở đâu đó thuộc châu Á, để thay cho lễ hội nào đó của dân ngoại.  Với Giáo hội nói tiếng La-tinh, thì lễ Chúa Biến Hình không được nhắc tới trước năm 850.

 Và vào thế kỷ thứ 10, lễ hội ấy được du nhập vào phụng-vụ tại nhiều địa-phận và cử hành phần lớn vào ngày 6 tháng 8 như ta đang làm, ngày hôm nay.

 Có điều chắc chắn là: vào năm 1456, Đức Giáo Hoàng Calixtô đệ Tam đã nới rộng ngày lễ này cho Giáo hội hoàn-vũ cốt để tưởng nhớ ngày quân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây Belgrade vào mồng 6 tháng 8 năm ấy. Chính Đức Giáo Hoàng Calixtô là đấng cảm-tác sáng-chế ra Kinh Thần Vụ cho lễ này.

 Đến năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị lại đã đưa lời kinh ở Lễ Biến Hình vào Chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng để tăng thêm tính-cách quan-trọng của sự-kiện này.

 Lễ Chúa Biến Hình được là một trong 12 Lễ Trọng-thể ở Giáo hội Chính thống, đến độ các đấng bậc bến đó còn thiết-lập một ngày vọng kính trước Lễ và sau đó còn kéo dài thêm tuần bát nhật nữa. Bởi lẽ, theo sự hiểu biết/tính toán của Giáo hội Chính thống, thì Lễ này được cử-hành 40 ngày trước khi Lễ Suy tôn Thánh giá được tổ-chức vào ngày 14 tháng 9 để cho mọi người thấy là Đấng đã hy-sinh cuộc đời Ngài trên thập-tự chính là Đức Chúa.

 Được coi là Lễ trọng, không chỉ vì những điều nói đến Đức Kitô mà thôi, nhưng cả đến Ba Ngôi Thiên Chúa nữa; bởi lẽ cả Ba Ngôi đều hiện-diện: vào hôm ấy có tiếng Chúa Cha vọng từ trời cao, có Ngôi Con đã biến hình và có Thánh Thần Chúa ngự trong đám mây vần vũ, nữa.

 Theo nghĩa này, thì Chính Thống Giáo coi Lễ Biến Hình như Lễ Ngũ Tuần thu gọn, hoặc như Lễ HIển Linh, Chúa tỏ mình cho dân ngoại và Lễ Chúa chịu Phép Rửa hôm ấy có đủ Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện. Với Giáo hội Chính thống cũng như Giáo hội nói tiếng La tinh, thì Phụng vụ ngày Lễ Biến Hình thay thế thánh lễ Chúa Nhật khi rơi vào ngày Chủ nhật.

 Thánh sử Mátthêu còn ghi lại là: Lế Chúa Biến Hình xảy ra vào 6 ngày sau khi Đức Ki tô cho các tông đồ Ngài biết rằng Ngài phải đi Giêrusalem chịu nạn, chịu chết nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ trổi dậy, Ngài muốn các môn đệ sửa-soạn cuộc thương khó và nỗi chết của Ngài bằng việc tỏ cho các vị ấy biết Ngài chính là Thiên Chúa thật.

 Ngài còn cho biết: những ai muốn thành môn đệ Ngài, thì phải biết vác thánh-giá của Ngài mà theo Ngài; còn ai để mất sự sống vì Ngài sẽ tìm lại được sự sống ấy (Mt 16: 21; 24-25).

 Vào lễ Chúa Biến Hình ta còn học được bài học quí giá nếu như ta bằng lòng vác thánh giá của mình và theo Đức Kitô, chắc chắn ta sẽ được diện-kiến Ngài vinh-hiển trên thiên-quốc.“ (X. CNS, A Portrait of the Universal Church, đăng trên The Catholic Weekly ngày 25/7/2017 tr.12)

Bàn về trình thuật Lễ Chúa Biến Hình (hoặc Hiển Dung), cũng là, theo cách nào đó, ta “Gọi Người Yêu Dấu” rất thân thương, gọi mọi người bằng tinh thần Biến Hình, Hiển Dung, trong mọi tình-huống. 

Bàn về lời mời Gọi Người Yêu Dấu rất “Hiển Dung”, tưởng cũng nên cùng bàn với đấng bậc nhà mình, kèm thêm đôi chút về lời lẽ ở trình-thuật rất hay, rất đẹp và sâu-sắc, như sau:

“Trình thuật Chúa hiển dung mà chúng ta suy niệm hôm nay đóng một vai trò thật quan trọng trong hành trình của người môn đệ. Đức Giêsu cho các môn đệ ‘nếm một chút’ ánh sáng vinh hiển của Người. Ánh sáng đích thật này chỉ được tỏ bầy trọn vẹn qua biến cố Phục sinh, đó chính là cao điểm hành trình làm Con Thiên Chúa của Người. Nhưng trong phút giây này, trước mắt Người vẫn là hành trình khổ nạn chứ chưa phải là vinh quang.

 Có như vậy, chúng ta mới nhận ra việc Chúa yêu thương, săn sóc và lo lắng cho các môn đệ và chúng ta đến độ nào. Người hiểu các nỗi yếu đuối của chúng ta, Người biết lòng trí không ngay thẳng của những ai đang theo Người, Người còn biết rõ ý định sai lạc muốn tìm kiếm địa vị của Gioan và Giacôbê, v.v…

 Nhưng Người lại không hề thất vọng về họ. Người chuẩn bị cho các môn đệ và chúng ta đủ sức để đối diện và CÙNG ĐỒNG HÀNH với cuộc khổ nạn của Người bằng cách cho họ và chúng ta ‘nếm một chút’ vinh quang của Con Thiên Chúa. Kinh nghiệm độc nhất vô nhị này vô cùng quí giá, nó sẽ nâng đỡ chúng ta khi gặp nhưng hòan cảnh tuởng như là quá sức của mình.

 Thật vậy, kinh nghịệm ‘Hiển Dung’ sẽ nâng đỡ các môn đệ và chúng ta hiên ngang tiến vào vườn Giệt-si-ma-ni và sau cùng là đồi Can-vê để đồng hành với Đức Giêsu trên đường Thương Khó của Người. Và chúng ta tin rằng tất cả không dừng lại ở đó, nhưng còn mở ra một chân trời hạnh phúc và vinh hiển trong ngày Phục Sinh.

 Trong hành trình đức tin, những trải nghiệm ‘Chúa Hiển Dung’ rất quan trọng và cần thiết. Việc chiêm ngưỡng dung nhan rạng ngời sáng chói hơn ánh mặt trời của Đức Giêsu không làm chúng ta bị chóa mắt, hay quáng gà rồi không còn nhìn thấy những thực tại của trần gian nữa. Chúa không chỉ Thần Hiện như kinh nghiệm của Maisen và dân Israel xưa kia, Ngài đã trở thành người và cư ngụ giữa chúng ta. Đây cũng là chủ đề chính mà Đức Giêsu trong Matthew muốn trình bầy. Người chính là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta mọi nơi mọi lúc.

 Vì thế, với những kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa – qua cầu nguyện, các biến cố xẩy đến trong đời – đều là hồng ân giúp chúng ta trở về với đời sống, đối diện với muôn ngàn thử thách, đắng cay bằng ánh sáng và con tim mới. 

Với sự hiện diên của Đức Giêsu, không chỉ ở trên núi (Thánh), nhưng ở mọi giây phút của cuộc đời; chúng ta sẽ chấp nhận cuộc sống với tinh thần lạc quan, sẵn sàng chiến đấu mà không ngại gian khổ, chấp nhận những bất toàn của chính bản thân để có thể thông cảm các nỗi yếu đuối và không hoàn hảo của người khác; rồi cùng đồng hành với nhau trên con đường mà Chúa đã đi qua.

 Xin dung nhan của Chúa hiển dung hôm nay và nhất là Ánh Sáng Phục sinh của Đức Kitô luôn dẫn lối chỉ đường cho chúng ta, để chúng ta biết đón nhận và sống trọn vẹn những phút giây của cuộc sống và tiếp tục ‘bước theo’ và ‘cùng bước vào’ dấu chân của Đức Kitô đã bước qua.” (X. Lm Joe Mai Văn Thịnh CSsR, Bản Tin Giáo xứ Đức Mẹ Mân Côi, Chúa Nhật Hiển Dung 06/8/2017)

Xem thế thì, “Gọi người yêu dấu” một cách thực tế trong đời, đôi lúc cũng làm cho người được gọi lại cứ ngơ ngẩn/vẩn vơ, như cậu truyện kể để minh-hoạ ở bên dưới:

“Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.

 Một ông quan nọ vừa đến nhậm chứa, bảo hiệu vàng đem hai lạng đến bán cho ngài.

Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mới bẩm:

– Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được.  Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền.

 Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi:

– Mua bán xong rồi, còn đứng đấy làm gì? 

Chủ hiệu vàng đáp:

– Con chờ quan lớn trả tiền cho. 

Quan bảo:

– Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa? 

Chủ hiệu vàng đáp:

– Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng. 

Quan nổi giận:

– Nhà ngươi lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!!! (Trích truyện cười dân gian đăng trên mạng vi tính)

“Trả một nửa cũng được”, thực tế có thể xảy ra ở tình-huống dân gian mua bán vàng bạc hoặc thứ gì cũng thế. Với chuyện “Gọi người yêu dấu” không thể gọi một nửa hoặc yêu một nửa được. Đã yêu và đã gọi, là phải thực hiện trọn vẹn, suốt một đời người. Của bạn, của tôi và của bất cứ ai còn sống trên cõi đời, rất con người.

Thật ra thì, “Trả một nửa cũng được”, có thể trả bằng tiền bạc hoặc bằng tình tiết rất yêu thương, ta vẫn biết. Trả gì thì trả, hãy cứ trả hết mọi chuyện, chứ đừng trả, đừng trao “thánh-giá” mình đang gánh/vác cho người khác. Chí ít, là người mình không ưa, không thích suốt chuỗi đường dài cuộc đời.   

Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc cũng tơ tưởng

Về thánh-giá

Người khác đang gánh vác

Chứ chẳng chơi.

“Đàn rơi phiếm rũ, sầu mưa gió,”

Suy Tư Tin Mừng trong tuần thứ 20 thường niên năm A 20/8/2017

Tin Mừng (Mt 15: 21-28)

Khi Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đôn, thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở vùng ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” Nhưng Người không đáp lại một lời.

Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!” Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.” Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!” Người đáp: “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” Bấy giờ Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy.” Từ giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh.

  •    *       *       *        *

“Đàn rơi phiếm rũ, sầu mưa gió,”

“Nguyệt khuất mây mờ, lạnh khói sương”

(dẫn từ thơ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân)

Mai Tá lược dịch. 

Sầu mưa gió. Lạnh khói sương. Có thể, đó là cảnh tình của người đời. Đàn rơi phiếm rũ. Nguyệt khuất mây mờ. Nhưng, cũng chưa hẳn là tình tự của người trong Đạo, bấy lâu nay.

Tình tự nhà Đạo, nay thánh Mát-thêu kể về nữ phụ xứ Canaan gặp Chúa, rất cảm kích mới có lời xin. Xứ Canaan, có thủ phủ Ty-a và Si-đôn là đất miền cận duyên, bên bờ Địa Trung Hải. Hai thị trấn cách đất liền đến 80 cây số, phía Nam Phênixia. Hôm nay, thánh sử kể về các sinh hoạt khác thường của Chúa, ngoài đất nước Do thái, ở xứ Canaan.

Về sinh hoạt Chúa làm, ngoài xứ miền Do thái, thánh sử kể cũng khá nhiều. Nhưng, không nói lý do tại sao Chúa đi xa như thế. Có thể, Chúa đã mệt vì đường xa xứ lạ, thế mà khi nữ phụ xa lạ lại đón Chúa vào thôn làng. Cũng có thể, luận cứ ở truyện kể còn quan yếu hơn chi tiết địa dư, khoảng cách.

Trình thuật nay là truyện kể nữ phụ “ngoài Đạo” và con gái bà lâm bệnh. Đúng ra là, mẹ con bà sinh sống ở xứ miền Phênixia. Với người Trung Đông, Canaan là một trong những địa danh có tên rất xấu, gồm toàn những người lạ kỳ, về nhiều thứ ít thấy trong Thánh Kinh.

Nói gì thì nói, nữ phụ Canaan đây, thuộc lớp người ngoài Đạo, là người dưng khách lạ mà lại được Chúa đón nhận như người trong cuộc. Bởi thế nên, luận điểm đề cập nơi trình thuật hôm nay là để nhấn mạnh lối hành xử rất nhân lành hầu đón nhận người ngoài vào với cộng đoàn Hội thánh mình.

Trình thuật, nay nhấn mạnh khuynh hướng gọi họ bằng những tên rất xấu, để loại bỏ. Loại và bỏ, như người thời nay khi nói đến dân con Ả Rập/Hồi giáo, người người có thói quen chụp lên người họ bằng những mũ chụp thiếu thanh tao/lịch sự, như: dân Rệp hoặc đám Hồi giáo khủng bố. Và, trình thuật nay cũng nói đến cung cách Chúa dung nạp những người mang tai tiếng, xấu đến như thế.

Mặt khác, nữ phụ này lại có người con vướng mắc một thứ tật bệnh mà người thời ấy gọi là “quỷ tha ma bắt” khiến bà phải gào thét đến cuồng điên, cốt để Đức Chúa Nhân Hiền nghe biết đến với bà, để chữa trị cho con gái bà. Ngài có chữa kẻ ngoài Đạo mắc chứng dơ bẩn hay không, đó mới là vấn đề. Và, dân thường thời bấy giờ vẫn còn thắc mắc.

Kể ra, thì nữ phụ Canaan dù ngoài Đạo, nhưng đã tin Đức Kitô, nên bà gọi Ngài là “Con Vua Đavít“. Với thánh Mát-thêu, bà là người đầu tiên trong kinh thánh, dám tuyên xưng Ngài là Chúa, bằng miệng lưỡi. Chính bà là người dùng lời khẩn cầu phụng vụ và thánh vịnh của các đấng bậc từng tuyên tín vào Đức Kitô, như lời kinh phụng vụ lâu nay vẫn nhắc: “Xin Chúa thương xót chúng tôi.”, một lời kinh bằng tiếng Hy Lạp, rất “Kyrie eleison”, trong thánh lễ. Bà còn bái gối lạy quỳ trước mặt Ngài, một động thái khẩn nài ít thấy nơi người Do thái, khi nhắc nhớ điều gì với Giavê Thiên Chúa.

Nói rõ hơn, nữ phụ ngoài Đạo đã van xin Chúa một ân huệ, rất khó thực hiện: là, xin Ngài vượt lằn ranh thói tục luôn chê bai kẻ hạ cấp/thấp hèn như mẹ/con bà, những kẻ bị đào thải khỏi mọi chọn lựa trở nên dân riêng của Giavê. Bà xin Ngài thực hiện điều mà Giavê Đức Chúa không có chọn lựa nào khác ngoài việc đưa toàn thể mọi người về với tình thương. Cả khi đồ đệ Ngài bày tỏ: “Hãy bảo bà ấy đi đi, đừng đến mà làm phiền Thày.”

Nơi trình thuật, chừng như Đức Giêsu đã thách thức lời kêu cầu của nữ phụ bằng lời từ chối. Đây là việc ít thấy ở Tin Mừng, mà các thánh vẫn ghi. Bởi lẽ, kinh nghiệm cho thấy, hễ ai kêu cầu Chúa điều gì, Ngài vẫn đáp ứng bằng đáp ứng trọn vẹn cho người ấy.

Trường hợp ở đây, không giống thế. Ngài không ứng đáp lời kêu cầu của nữ nhân ngoại Đạo là bởi vì Chúa Cha gửi Ngài đến với dân con được chọn thôi. Sứ vụ Ngài thực viện, chỉ dành cho dân con người Do thái, rất đích thực. Chính vì thế, mà người đọc mới nghe thấy những câu so sánh cũng khá lạ:“Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con (ở ngoài).”(Mt 15: 26). Bằng vào lời này, ta thấy người Do thái xưa vẫn coi dân “ngoài Đạo”, rất thấp hèn. Thách thức ở đây, còn có nghĩa: Chúa phản ứng như người Do thái bình thường sống theo luật, không để lời nài van từ ngoài, áp lực Ngài hành xử ngoài ý định của Cha.

Nhưng, nữ phụ Canaan vẫn thưa:”Đúng thế, thưa Ngài, nhưng lũ chó con cũng được hưởng vụn bánh trên bàn chủ, rơi xuống.” (Mt 15: 27) Điều mà bà goá xứ Canaan muốn nói đến, là: loài chó nuôi trong nhà, tuy chạy rong ngoài đường, nhưng cũng được hưởng ơn lành như thú đã thuần hoá. Tức, phải được hưởng công bằng cần thiết. Bên tiếng Hy Lạp, mỗi khi nói đến loài chó nuôi, là nói đến gia súc sống gần gũi với chủ, do đó ít nhiều cũng được đối xử như người nhà, gần chủ nhà. Tức, cũng có chỗ đứng/ngồi gần bàn tiệc, dù dưới gầm. Và đây là trọng điểm mà vấn đề trình thuật đặt ra.

Ngay đó, Chúa thay đổi cung cách Ngài đối thoại bằng ngợi khen niềm tin của người đàn bà. Trình thuật không nói rõ đó có là niềm tin vào Ngài, vào Chúa hay không. Nhưng, nữ phụ Canaan lại đã chứng tỏ rằng bà vẫn là bản vị hiện hữu cần được đối xử như người trong cuộc. Xem thế thì, qua việc khen ngợi niềm tin của bà goá, Chúa muốn bảo cho mọi người biết: nữ phụ “ngoài luồng” này, nay đã là người trong cuộc. Tức, đã có trọng trách khiến cho người dưng khách lạ thấy được sự công bằng cần có như khi đối xử với người trong Đạo. Tức, cần dân con trong Đạo yêu thương, đón nhận họ để họ trở nên thành viên Hội thánh, như mọi bản vị biết thương yêu nhân hiền, cởi mở.

Cũng có thể, thánh Mát-thêu đã ghi lại tâm tình của Chúa muốn nói đến các chủ thể lâu nay vẫn bị coi rẻ như loài chó, cốt để thử thách niềm tin, thôi. Kịp khi nữ phụ Canaan sẵn sàng chấp nhận thân phận thấp hèn lâu nay của mình, bị đối xử tồi tệ như loài thú, nhưng vẫn muốn được yêu thương/trọng đãi như người nhà. Bởi, loài chó lâu nay vẫn được coi là gia súc rất trung thành với chủ mình. Vậy thì, loài gia súc đã thuần hoá, có thuỷ chung với người trong nhà, hay không? Nữ giới trong cuộc, có được đối xử đồng đều như nam nhân không? Có được yêu thương kính trọng không thua kém nam nhân không?

Đó là qui cách mà nữ phụ Canaan dùng đến, cốt để thuyết phục Chúa. Chính bà là người dám bộc lộ với Chúa tâm trạng của người “ngoài Đạo”. Và, kêu cầu của bà, chính ra là để mọi người trong Đạo nên coi lại mà đối xử bà ngang bằng như người trong Đạo, một khi dân con của Chúa tin vào tình thương và sự lương thiện. Đây còn nói lên một đặc trưng yêu thương là không bao hàm yếu tố “lằn ranh/biên giới”, trong với ngoài!

Ngay đến ý định của Chúa Cha khi chọn lựa con dân trong hoặc ngoài Đạo để cứu rỗi, giống như thế. Chúa có tự do thực hiện việc chữa lành cho bất cứ ai, kể cả những người trong hay ngoài Đạo. Họ vẫn là những hữu thể, cũng tử tế, ngang bằng nhau. Và, họ cởi mở, ăn ở phải phép hệt như nhau. Lời nài van của nữ phụ, tuy không nói rõ, nhưng đã chứng minh được điều đó. Và, kết quả là: Chúa đã ban cho bà những gì bà khẩn nài. Con gái bà được chữa lành. Vậy, ý của trình thuật thánh sử muốn nhấn mạnh, là: hãy coi khách lạ người dưng, như người nhà vậy.

Điều khác nữa, là: thông thường thì, loài thú ít được nhắc đến ở Tin Mừng. Nhưng, khi đã được nhắc nhở, chúng đều có tên. Ta biết được tên loài thú vào hôm kiệu lá, lễ Vượt Qua, là: chú lừa. Và, loài thú được nói đến, khi thánh Phêrô chối bỏ Thầy mình, là gà trống. Ngoài ra, còn có: chiên lạc, dê hiền, đàn heo sạch vv…

Có vị giáo lý viên nọ người Pháp, vẫn quen thói đặt tên cho một số loài thú được nhắc đến ở Tin Mừng, như: chú lừa vào lễ Vượt Qua gọi là: lừa Placiđô. Gà trống hôm thánh Phêrô chối Chúa, là gà “Archibald”, vv… Còn chó nuôi trong nhà, ở trình thuật hôm nay, nên đặt tên gì đây?

Còn một điều cần kể thêm, là: ở trình thuật các thánh ghi, bất cứ ai được Chúa chữa lành, đều đã trở thành đồ đệ đắc lực, quyết theo chân Ngài, mà rao giảng. Con gái nữ phụ xứ Canaan đây, có làm những việc như thế không?

Tựu trung thì, bài học mà thánh Mátthêu để lại nơi người đọc hôm nay, là: khi nghe ai đó gọi người Ả Rập bằng những tên rất xấu, như “dân Rệp”, hoặc “bọn Hồi giáo chuyên khủng bố”, vv… thiết tưởng người nghe/đọc Tin Mừng cũng nên liên tưởng đến chú chó vẫn nằm chực dưới gầm bần của chủ, để được hưởng ơn mưa móc của người trong nhà. Suy cho cùng, thì: loài chó nuôi trong/ngoài nhà, vẫn là gia súc được yêu thương, nể trọng. Không phải vì chúng sở hữu đặc tính trung thành với chủ. Mà, vì chúng được coi như thành viên như người nhà không là người dưng nước lã, nữa.

Sở dĩ Đức Giêsu là Đấng chữa lành mọi người, trong ngoài nhà Israel, vì Ngài là Đấng Nhân Hiền trong cuộc rất cao cả. Học được bài học quý giá rút tỉa từ trình thuật hôm nay, hẳn người nghe/đọc, sẽ quyết tâm noi gương lành của Chúa mà xử thế, xử giống như Ngài vẫn dạy.

Với tâm tình đó, cũng nên ngâm nga lời ca mà người nghệ sĩ trích dẫn ở trên, từng bộc bạch:

“Gương hờn tủi phận, vùi son phấn,

Lược trách buồn duyên, lỡ đá vàng!

Hương sắc đắm chìm, thân mệnh bạc,

Thương lòng xót liễu, rụng đài trang!”

(Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân – Thương Tiếc)

Thương và tiếc, không chỉ “xót liễu, rụng đài trang” thôi, mà còn “trách buồn duyên, lỡ đá vàng”. Trách và thương, những ai vẫn cứ coi dân “ngoài luồng” như chú chó chạy ngoài đường, không thương tiếc. Mà quên rằng, Chúa vẫn tiếc và thương hết mọi người, mọi loài, vào mọi thời.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –  

Mai Tá lược dịch. 

Đừng đi Mỹ – một quốc gia lạc hậu?

Đừng đi Mỹ – một quốc gia lạc hậu?

Bạn muốn đến quốc gia lạc hậu này?

1. Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa!

2. Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.

3 Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà như thời phong kiến!

4. Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.

5. Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng; họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Hầu như lúc nào họ cũng mặc áo phông, quần bò. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ….

6. Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả. Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các thần đồng hay chọn lọc nào cả. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào nhắc tới chuyện đó.

7. Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng Không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng?

8. Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…

9. Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi….

10. Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa khi đã mua rồi mà không ai hỏi lý do cơ chứ?

11. Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?

12. Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa.

13. Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…

Chiều chưa ngã, nắng còn gay gắt lắm

Fromfacebook: Sài Gòn Xưa‘s post
 
 
Image may contain: 3 people, people standing, people walking and outdoor
Image may contain: 3 people, people smiling
Image may contain: 2 people, people smiling
Image may contain: 4 people, people standing and people sitting
+5
Sài Gòn Xưa added 8 new photos.

 

Dân miền Nam kỳ cựu chúng ta những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn 50 năm về trước, hồi đó cách gọi tên các lớp học ngược lại với bây giờ, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Lớp Năm là lớp Một ngày nay, rồi đến lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, trên cùng là lớp Nhứt. Lớp Năm, tức là lớp thấp nhất, thường do các thầy cô giỏi nhất hoặc cao niên, dồi dào kinh nghiệm nhất phụ trách, sở dĩ như vậy là vì bậc học này được xem là vô cùng quan trọng, dạy học trò từ chỗ chưa biết gì đến chỗ biết đọc, biết viết, biết những kiến thức cơ bản đầu tiên, nghĩa là biến từ chỗ không có gì đến chỗ bắt đầu có. Cô giáo dạy tiếng ViệtHọc trò, không phân biệt giàu nghèo, khi đến lớp chỉ được dùng một thứ bút duy nhất, là bút ngòi lá tre. Gọi là lá tre bởi vì bút có cái ngòi có thể tháo rời ra được, giống hình lá tre nho nhỏ, khi viết thì chấm vào bình mực. Bình mực, thường là mực tím, có một cái khoen nơi nắp để móc vào ngón tay cho tiện. Thân bình bên trong gắn liền với một ống nhựa hình phểu dưới nhỏ trên to để mực khỏi sánh ra theo nhịp bước của học trò. Khi vào lớp thì học trò đặt bình mực vào một cái lổ tròn vừa vặn khoét sãn trên bàn học cho khỏi ngã đổ. Bút bi thời đó đã có, gọi là bút nguyên tử, là thứ đầy ma lực hấp dẩn đối với học trò ngày ấy, nhưng bị triệt để cấm dùng.

Các thầy cô quan niệm rằng rèn chữ là rèn người, nên nếu cho phép học trò lớp nhỏ sử dụng bút bi sớm, thì sợ khi lớn lên, chúng sẽ dễ sinh ra lười biếng và cẩu thả trong tính cách chăng. Mỗi lớp học chỉ có một thầy hoặc một cô duy nhất phụ trách tất cả các môn, thầy gọi trò bằng con, và trò cũng xưng con chứ không xưng em với thầy. Về việc dạy dỗ, không thầy nào dạy giống thầy nào, nhưng mục tiêu kiến thức sau khi học xong các cấp lớp phải bảo đảm như nhau. Thí dụ như học xong lớp Năm thì phải đọc thông viết thạo, nắm vững hai phép toán cộng, trừ, lớp Tư thì bắt đầu tập làm văn, thuộc bảng cửu chương để làm các bài toán nhân, chia… Sách giáo khoa cũng không nhất thiết phải thống nhất, nên không có lớp học giống lớp nào về nội dung cụ thể từng bài giảng, cứ mỗi năm lại có các ban tu thư, có thể là do tư nhân tổ chức, soạn ra những sách giáo khoa mới giấy trắng tinh, rồi đem phân phối khắp các nhà sách lớn nhỏ từ thành thị cho chí nông thôn. Các thầy cô được trọn quyền lựa chọn các sách giáo khoa ấy để làm tài liệu giảng dạy, miễn sao hợp với nội dung chung của Bộ Giáo dục là được, tuyệt nhiên không thấy có chuyện dạy thêm, học thêm ở bậc học này nên khi mùa hè đến, học trò cứ vui chơi thoải mái suốt cả mấy tháng dài. Các môn học ngày trước đại khái cũng giống như bây giờ, chỉ có các bài học thuộc lòng trong sách Việt Văn, theo tôi, là ấn tượng hơn nhiều.

Đó là những bài thơ, những bài văn vần dễ nhớ nhưng rất sâu sắc về tình cảm gia đình, tình yêu thương loài vật, tình cảm bạn bè, tình nhân loại, đặc biệt là lòng tự tôn dân tộc Việt, tôi còn nhớ rõ trong sách Tân Việt Văn lớp Năm có bài học thuộc lòng thật hay về bóng đá mà hồi đó gọi bằng một từ rất hoa mỹ, là túc cầu:

=======================
TRẬN CẦU QUỐC TẾ

Chiều chưa ngã, nắng còn gay gắt lắm

Hai đội cầu hăng hái tiến ra sân

Tiếng hoan hô thêm dũng mãnh bội phần

Để cổ võ cho trận cầu quốc tế.

Đoàn tuyển thủ nước nhà hơi nhỏ bé

Nếu so cùng cầu tướng ở phương xa

Còi xuất quân vừa lanh lảnh ban ra

Thì trận đấu đã vô cùng sôi nổi.

Tiền đạo ta như sóng cồn tiến tới

Khi tạt ngang, khi nhồi bóng, làm bàn

Khiến đối phương thành rối loạn, hoang mang

Hậu vệ yếu phải lui về thế thủ

Thiếu bình tỉnh, một vài người chơi dữ

Nên trọng tài cảnh cáo đuổi ra sân

Quả bóng da lăn lộn biết bao lần

Hết hai hiệp và…đội nhà đã thắng

Ta tuy bé nhưng đồng lòng cố gắng

Biết nêu cao gương đoàn kết đấu tranh

Khi giao banh, khi phá lưới, hãm thành

Nên đoạt giải dù địch to gấp bội…
=========================

Bài học thuộc lòng này, về sau tôi được biết, lấy cảm hứng từ chiếc cúp vô địch đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ của Việt Nam tại Đông Á Vận Hội trên sân Merdeka của Malaysia vào cuối thập niên 50, với những tên tuổi vang bóng một thời như Tam Lang, Ngôn, Cù Sinh, Vinh “đầu sói”, Cù Hè, Rạng “tay nhựa”… Tuy không biết chơi bóng đá, nhưng thằng bé là tôi lúc đó rất thích bài học thuộc lòng này nên tự nhiên…thuộc lòng luôn, càng đọc càng ngẫm nghĩ, đây đâu phải là bài thơ chỉ nói về bóng đá mà thôi. Nó là bài học đoàn kết của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng gan lỳ, bất khuất khiến cho cả thế giới phải ngước nhìn bằng đôi mắt khâm phục. Bạn thấy lạ lùng chưa, chỉ một bài thơ ngắn nói về một thứ trò chơi thôi, mà lại chứa đựng biết bao nhiêu điều vĩ đại mà những lời đao to búa lớn ồn ào chắc chi đã làm được.

Nói về môn Lịch sử, hồi đó gọi là Quốc sử, đã có sẵn một bài học thuộc lòng khác:

======================
GIỜ QUỐC SỬ

Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu

Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,

Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe

Tiếng thầy giảng khắp trong giờ Quốc sử.

Thầy tôi bảo:

“Các con nên nhớ rõ,

Nước chúng ta là một nước vinh quang.

Bao anh hùng thưở trước của giang san,

Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.

Các con nên đêm ngày chăm chỉ học,

Để sau này mong nối chí tiền nhân.

Ta tin rằng, sau một cuộc xoay vần,

Dân tộc Việt vẫn là dân hùng liệt.

Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,

Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam.

Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm,

Đầy chiến thắng, vinh quang và hạnh phúc”
==========================

Hình ảnh ông thầy dạy Sử trong bài học thuộc lòng hiện lên, nghiêm nghị nhưng lại thân thương quá chừng, và bài Sử của thầy, tuy không nói về một trận đánh, một chiến công hay một sự kiện quá khứ hào hùng nào, nhưng lại có sức lay động mãnh liệt với đám học trò chúng tôi ngày ấy, đến nỗi mấy chục năm sau chúng tôi vẫn nhớ như in, lại có bài song thất lục bát về ông thầy dạy Địa lý, không nhớ tác giả là ai, nhưng chắc chắn tựa đề là “Tập vẽ bản đồ”, phía lề trái còn in cả hình vẽ minh họa của Quần đảo Trường Sa và Hoàng sa:

============================
Hôm qua tập vẽ bản đồ,

Thầy em lên bảng kẻ ô rõ ràng.

Ranh giới vẽ phấn vàng dễ kiếm,

Từ Nam Quan cho đến Cà Mau.

Từng nơi, thầy thuộc làu làu,

Đây sen Đồng Tháp,

đây cầu Hiền Lương. Biển Đông Hải,

trùng dương xanh thẳm,

Núi cheo leo thầy chấm màu nâu.

Tay đưa mềm mại đến đâu,

Sông xanh uốn khúc, rừng sâu chập chùng…

Rồi với giọng trầm hùng, thầy giảng:

“Giống Rồng Tiên chói rạng núi rừng,

Trải bao thăng giáng, phế hưng,

Đem giòng máu thắm, bón từng gốc cây.

Làn không khí giờ đây ta thở,

Đường ta đi, nhà ở nơi này,

Tổ tiên từng chịu đắng cay,

Mới lưu truyền lại đêm ngày cho ta.

Là con cháu muôn nhà gìn giữ,

Đùm bọc nhau, sinh tử cùng nhau.

Tóc thầy hai thứ từ lâu,

Mà tài chưa đủ làm giàu núi sông !

Nay chỉ biết ra công dạy dỗ,

Đàn trẻ thơ mong ở ngày mai.

Bao nhiêu hy vọng lâu dài,

Dồn vào tất cả trí tài các con …”
========================

..,giờ đây, mấy chục năm đã trôi qua, tóc trên đầu tôi cũng bắt đầu hai thứ như ông thầy già dạy Địa trong bài học thuộc lòng ngày ấy, nhưng có một điều mà tôi nghĩ mãi vẫn chưa ra. Ông thầy đang dạy Địa, hay ông thầy đang âm thầm truyền thụ lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho đàn trẻ thơ qua mấy nét vẽ bản đồ, lời của thầy thật là nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng cũng thật là tha thiết, chạm vào được chỗ thiêng liêng nhất trong tâm hồn những đứa trẻ ngây thơ vào những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, nơi chúng được dạy rằng ngoài ngôi nhà nhỏ bé của mình với ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt, chúng còn có một ngôi nhà nữa, rộng lớn hơn nhiều, nguy nga tráng lệ, thiêng liêng vĩ đại hơn nhiều, một ngôi nhà mà chúng phải thương yêu và có bổn phận phải vun đắp: Tổ quốc Việt Nam.

Nguồn xem thêm : vuoncuadat.blogtiengviet

CAMPUCHIA BỎ THU PHÍ QUỐC LỘ CUỐI CÙNG

 CAMPUCHIA BỎ THU PHÍ QUỐC LỘ CUỐI CÙNG

Thủ tướng chính phủ Hoàng Gia Campuchia đã thông báo chính thức miễn thu phí tất cả phương tiện lưu thông trên quốc lộ 4 nối từ Phnom Penh đến thành phố biển Sihanouk Ville. Như vậy, tất cả đường xá tại Campuchia không còn chổ nào thu phí nữa.

Ngày 13/1/2016, Ông Lim Sopheaktra – Tổng giám đốc điều hành Neak Poan Campuchia báo thủ tướng chính phủ nước này đã thông báo chính thức miễn thu phí tất cả phương tiện lưu thông trên quốc lộ 4 nối từ Phnom Penh đến thành phố biển Shihanouk Ville. Đây là món quà rất lớn và ý nghĩa đối với người dân Campuchia.