30/4: HÀNG TRIỆU NGƯỜI VUI – HÀNG TRIỆU NGƯỜI BUỒN – Trần Văn Giang

Việt Tân 

  Trần Văn Giang

Ngày 30 tháng 4 được “cựu Thủ tướng” Võ Văn Kiệt mô tả là ngày “có hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn.” Câu nói ấy có phần thành thật – dù muộn màng – từ một người từng nắm giữ quyền lực cao trong chế độ Cộng sản Việt Nam. Tiếc rằng, như nhiều lãnh đạo khác, ông chỉ “giác ngộ” khi đã về già, khi thời cuộc không còn trong tay. Giá như họ thức tỉnh sớm hơn, khi còn quyền lực, thì biết bao sinh mạng đã không phải chịu cảnh oan khuất, và người dân cũng đỡ khổ hơn nhiều.

Trong khi đó, chính quyền Cộng sản hiện tại vẫn tiếp tục hân hoan ăn mừng ngày này như một “chiến thắng huy hoàng,” là “thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước.” Năm nào cũng tổ chức diễu binh, bắn pháo hoa rầm rộ, nhưng ngay bên đường vẫn là cảnh bà cụ run rẩy xin ăn, trẻ con bỏ học đi bán vé số, dân oan xếp hàng khiếu kiện vì bị cướp đất.

Trớ trêu thay, ngày từng được gọi là “Mỹ cút, ngụy nhào” nay cũng là ngày của “đổi mới,” là dịp mời gọi Mỹ quay lại đầu tư. Giờ đây, chính Đảng Cộng sản lại tung hô mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi chuyện “bị tư bản bóc lột” là điều “tiên tiến” cần thiết cho phát triển kinh tế.

Ngày 30 tháng 4 còn là dịp để lãnh đạo Đảng tha thiết kêu gọi “khúc ruột ngàn dặm” về giúp xây dựng quê hương – sau hàng chục năm mà thành tựu nổi bật nhất của họ chỉ là tham nhũng và tàn phá.

Những người từng là chăn trâu, thất học, thợ thiến heo, cướp đường… bỗng chốc trở thành tiến sĩ, đại gia, quan chức cao cấp, lèo lái con thuyền quốc gia theo lối “không bến bờ.” Một bộ máy từ trung ương đến địa phương vận hành bằng vô cảm, thờ ơ trước nỗi khổ của dân, đùn đẩy trách nhiệm, bất chấp hậu quả. Họ ăn mừng không phải vì đất nước đổi đời, mà vì “tụi nó cướp của người khác chứ chưa đụng tới nhà mình!”

Ngược lại, cũng có những người từng cùng phe với Cộng sản giờ lại mang nỗi buồn khi tự nhận ra sự sai lầm. Sau hàng chục năm hiến dâng tuổi xuân cho lý tưởng sai lầm, họ mới “phản tỉnh.” Nhưng tiếc rằng, sự phản tỉnh muộn màng ấy chẳng thay đổi được điều gì – sức đã mòn, thời thế đã khác, người quốc gia cũng không còn mặn mà tin tưởng.

Ngày 30 tháng 4, với chính quyền Cộng sản, là ngày chiến thắng, là ngày “giải phóng miền Nam.” Ở góc độ thắng – thua, họ có thể xem đó là một chiến thắng. Nhưng với hơn 4 triệu người thiệt mạng trong chiến tranh, hàng trăm nghìn chết trên biển cả, và hơn 3 triệu người phải sống đời lưu vong, liệu đó có thực sự là một chiến thắng vẻ vang?

Chiến thắng trên xác người thì có gì đáng tự hào? Còn “giải phóng”? Giải phóng khỏi điều gì? Trước năm 1975, miền Nam đâu có cảnh nô lệ? Chế độ VNCH có hệ thống giáo dục tốt, y tế ổn định, kinh tế khá giả, báo chí tự do tương đối… Vậy thì “giải phóng” ở đây có đúng nghĩa không, hay chỉ là một sự đánh tráo khái niệm?

Sau chiến tranh, nhà cầm quyền Cộng sản đã chứng minh mình là những kẻ bạc nhược. Họ dâng đất liền và biển đảo cho Trung Quốc, rồi nói đó là “chuyện nhỏ.” Họ cấm người dân biểu tình phản đối Trung Quốc, làm ngơ khi ngư dân bị bắn giết trên biển, khi người dân bị đánh đập bởi những “đối tác” được họ cho phép khai thác tài nguyên trong nội địa.

Trong khi đó, chính quyền lại ra sức cưỡng chiếm tài sản, đàn áp dân nghèo, bịt miệng những tiếng nói chính đáng. Một chính thể vừa hèn nhát trước ngoại bang, vừa độc đoán với chính dân mình – đó có phải là “vinh quang” không?

Chẳng sớm thì muộn, Cộng sản Việt Nam cũng sẽ phải trả giá trước lịch sử và dân tộc. Bánh xe thời cuộc không thể mãi lăn theo chiều thuận cho kẻ gian. Biết vậy, họ đang ra sức vơ vét tài sản quốc gia, chuẩn bị sẵn “ống cống” để có đường mà chui thoát, khi thời cơ đến.

Tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam e rằng cũng chẳng khác gì kết cục của Gaddafi. Hãy chờ xem…

Trần Văn Giang


 

HÔN NHÂN KHÔNG ĐỔ VỠ CHỈ VÌ NGOẠI TÌNH, MÀ CÒN VÌ NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT MỖI NGÀY – Lm. Anmai, CSsR

Vũ Quốc Thịnh

Lm. Anmai, CSsR

Không phải cuộc hôn nhân nào tan vỡ cũng là vì có người thứ ba chen vào. Có những cuộc ly hôn không có bất kỳ sự phản bội nào, nhưng vẫn để lại trong lòng mỗi người một vết nứt âm thầm và day dứt. Thật ra, đôi khi, sự đổ vỡ bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, từ sự thờ ơ, từ việc ta quên mất cách để yêu và giữ gìn người bạn đời của mình.

Khi mới yêu nhau, người ta có thể nói với nhau hàng giờ không chán, sẵn sàng đi xa chỉ để nhìn thấy nụ cười của người ấy, có thể nấu ăn, viết thư tay, tặng quà bất ngờ, và luôn lắng nghe nhau bằng tất cả trái tim. Nhưng rồi sau khi cưới, theo năm tháng, những điều từng rất quan trọng ấy bỗng dần dần biến mất. Cuộc sống cuốn đi, công việc, con cái, trách nhiệm, mỏi mệt… khiến người ta quên rằng hôn nhân cần được “tưới nước” mỗi ngày như một bông hoa trong chậu.

Nhiều cặp đôi không ly dị, nhưng họ sống như hai cái bóng trong cùng một ngôi nhà. Không còn những lời ngọt ngào, không còn những cái ôm bất chợt, không còn ánh mắt nhìn nhau say đắm khi chiều xuống. Thay vào đó là những tiếng thở dài, là sự im lặng kéo dài trong bữa cơm tối, là ánh nhìn lướt qua như người xa lạ. Người ta thường cho rằng hôn nhân bền lâu là vì tình yêu ban đầu đủ lớn, nhưng thật ra, thứ giữ vững hôn nhân không phải là ngọn lửa bùng cháy ban đầu, mà là cách ta nuôi dưỡng nó mỗi ngày.

Một cuộc hôn nhân có thể chết dần chỉ vì không còn lắng nghe nhau. Khi một người nói, người kia chỉ đáp cho có hoặc còn đang dán mắt vào điện thoại. Khi một người khóc, người kia lại thở dài rồi bỏ đi. Không lắng nghe là khi một người cảm thấy cô đơn ngay trong chính mối quan hệ mà họ đang có. Cô đơn trong hôn nhân còn đau hơn là cô đơn khi độc thân, vì đó là nỗi cô đơn có người nằm bên cạnh, nhưng tâm hồn thì xa vạn dặm.

Một cuộc hôn nhân cũng có thể cạn dần vì không còn dành thời gian cho nhau. Khi tình yêu ban đầu chỉ còn là kỷ niệm, khi những cuộc trò chuyện trở nên hiếm hoi, khi cuối tuần không còn là thời gian dành cho nhau mà chỉ còn xoay quanh công việc nhà và các thiết bị điện tử, thì mối quan hệ ấy bắt đầu khô cằn như một mảnh đất không mưa. Thời gian không còn là món quà cho nhau nữa, mà chỉ là một thứ để chia đều cho mọi thứ… trừ nhau.

Không ít cặp đôi đi đến chỗ đổ vỡ chỉ vì thay vì nói lời yêu thương, họ chỉ còn toàn những trách móc và chỉ trích. Mỗi lỗi nhỏ đều bị phóng đại, mỗi sai sót đều bị ghi nhớ, mỗi lần giận là một lần đào sâu thêm khoảng cách. Người ta quên rằng trong hôn nhân, lời nói có thể giết chết tình yêu nhanh hơn bất kỳ điều gì khác. Một lời nói nhẹ nhàng có thể xoa dịu cả một ngày mệt mỏi. Ngược lại, một lời cay độc có thể hủy hoại những gì đẹp đẽ nhất. Thế nhưng, có những người từng nguyện yêu nhau trọn đời lại quên mất cách nói “cảm ơn”, “xin lỗi”, “anh yêu em”, “em cần anh”… và thay vào đó là những câu như “anh lúc nào cũng vậy”, “em chẳng bao giờ hiểu chuyện”, “sống với em mệt mỏi quá”…

Hôn nhân còn có thể tan vỡ vì người ta không còn kiên nhẫn với nhau. Mỗi lần cãi nhau là một lần muốn buông. Mỗi lỗi lầm là một lần muốn rút lui. Người ta dễ bỏ cuộc hơn là cố gắng. Dễ chỉ tay vào khuyết điểm của nhau hơn là học cách bao dung. Có những điều nhỏ xíu như chuyện quên đổ rác, chuyện đi làm về muộn, chuyện nấu ăn không hợp khẩu vị… nhưng nếu lặp lại nhiều lần mà không có đối thoại chân thành, thì đó là những viên gạch âm thầm xây nên bức tường chia cắt hai trái tim.

Cuối cùng, một lý do rất phổ biến khiến hôn nhân rạn nứt mà ít ai chịu thừa nhận: người ta không còn nhớ vì sao mình đã từng yêu nhau. Người ta sống cùng nhau mỗi ngày nhưng tâm hồn đã cạn kiệt sự gắn kết. Những điều từng khiến ta rung động giờ đây trở thành thói quen, thậm chí là điều gây khó chịu. Khi quên mất lý do ban đầu khiến mình chọn người ấy, ta sẽ không còn động lực để tha thứ, để nhẫn nại, để cùng nhau đi tiếp. Tình yêu không mất đi trong một ngày, mà tắt lịm trong những tháng năm không ai cố giữ.

Cưới vì tình yêu là điều đẹp đẽ. Nhưng nếu không biết cách giữ gìn, tình yêu ấy cũng sẽ chết như một bông hoa không được tưới nước. Hôn nhân không cần những hành động lớn lao để chứng minh, nhưng cần những điều nhỏ nhặt được lặp lại mỗi ngày: một cái ôm, một lời hỏi han, một ánh mắt ấm áp, một chút kiên nhẫn khi người kia mệt mỏi. Đừng để đến khi người bạn đời của bạn cảm thấy như người dưng, rồi mới bắt đầu tiếc nuối.

Hôn nhân không phải là phép màu để hai con người luôn hòa thuận. Nó là một hành trình. Trong hành trình đó, có những khúc cua, có những ổ gà, có cả những đoạn đường đầy chông gai. Điều quan trọng không phải là cuộc sống không có khó khăn, mà là cả hai còn muốn nắm tay nhau đi tiếp hay không. Chẳng ai cưới nhau với ước mơ sẽ rời xa. Nhưng nếu không tỉnh thức và trân trọng, chúng ta sẽ lạc mất nhau ngay cả khi vẫn còn sống bên nhau.

Vì thế, xin bạn hãy nhớ: Hôn nhân không chết chỉ vì phản bội. Nó còn có thể chết vì sự lười biếng trong yêu thương, vì sự thờ ơ trong từng khoảnh khắc, vì không ai chịu bước đến gần nhau thêm một bước khi có hiểu lầm. Hôn nhân chết đi trong im lặng, trong những điều nhỏ nhặt, nhưng lặp lại đều đặn mỗi ngày, nếu ta không kịp tỉnh thức.

Lm. Anmai, CSsR


 

 TRIẾT LÝ SỐNG HẠNH PHÚC RẤT ĐƠN GIẢN CỦA NGƯỜI PHÁP

Nhung Nguyen

*Một cô gái ban đầu mới tới Paris sinh sống đã rất ngạc nhiên với con người nơi đây. Nhưng sau nhiều năm sinh sống cùng họ, cô đã hiểu ra rất nhiều điều về văn hóa của người Paris. Hãy cùng đọc ba câu chuyện mà cô đã trải nghiệm:

Câu chuyện thứ nhất:

Quán cà phê hơn 50 năm tuổi

Lần đầu tiên tới Paris, tôi mang theo lời ủy thác của ông nội tôi, đó là thay ông đến hỏi thăm quán cà phê năm xưa mà ông yêu thích nhất ở Paris.

Tôi thầm nghĩ, hương vị của cà phê Paris có thể lưu lại đến nửa thế kỷ sao? Tôi thực sự không tin! Tôi liền lên Google kiểm tra một chút về nó, thật không ngờ quán cà phê đó vẫn còn tồn tại, thậm chí ngay cả địa chỉ cũng không thay đổi. Tôi bị kích động rất mạnh và quyết định đi tới đó ngay lập tức

Đi tới quán cà phê, bước vào cửa và nhìn xung quanh, điều khiến tôi giật mình chính là trong quầy ba, một bà lão tóc bạc đang chăm chú điều chế cà phê.

Tôi đi đến trước mặt bà và xúc động lấy ra bức ảnh mà năm đó ông tôi chụp ở đây. Bà cũng rất xúc động, rồi bà chỉ vào một cô gái bán cà phê và nói đó là bà, tên là Sophia.

Lúc này tôi không chỉ là xúc động vì đã tìm được bạn cũ của ông nội, mà còn là cảm động về Paris.

Quán cà phê đã nửa thế kỷ, ngay cả nhân viên cũng không thay đổi, những bông hoa ở trước cửa vẫn là loài hoa năm xưa…

Tôi hỏi bà Sophia: “Bà ơi! Tại sao bà không mở rộng quán cà phê này ra? Ít nhất trước cửa cũng treo biển hiệu chữ vàng “Quán cà phê lâu năm” chẳng hạn?”

Bà Sophia cười và nói: “Nếu làm như vậy, quán cà phê của ta còn có thể khiến ông nội cháu nhớ mãi được sao?”

Tôi chợt biết rằng, quán cà phê này cũng giống bà Sophia và giống cả Paris đều an phận với chính mình chứ không ào ào bắt chước hay làm theo người khác mà thay đổi điều mình mong muốn.

50 năm trước một người đàn ông trẻ tuổi ngồi đó thưởng thức cà phê, 50 năm sau cháu gái của ông ấy cũng ngồi ở chính nơi đó thưởng thức cà phê. Hơn nữa, chủ quán cà phê vẫn là người ấy chỉ khác là đầu bà đã bạc trắng, nhưng vẫn với thái độ vui tươi, say sưa điều chế cà phê như xưa.

Ngay lúc này, trong lòng tôi trào dâng một cảm giác thật khó tả….

Câu chuyện thứ hai:

Ông chủ cửa hàng phomai nổi tiếng

Tại Paris, phô mai Matthew là loại thực phẩm duy nhất khiến tôi bỏ tiền mua ngay mà không cần phải suy nghĩ gì bởi hương vị tuyệt vời của nó.

Từ khi cửa hàng này được một vị đạo diễn nổi tiếng của Hollywood tới quay hình cho một buổi giao lưu doanh nhân thành đạt thì nó càng trở nên nổi tiếng hơn rất nhiều. Cũng chính vì vậy, tôi đã hoài nghi rằng mình có thể không còn được chứng kiến nụ cười sáng lạn của ông Matthew trước quầy hàng mỗi lần tới đây mua phô mai nữa.

Nhưng mà ông Matthew vẫn y như trước đây, vẫn tươi cười niềm nở với những sinh viên khi vào quán của ông mua hàng và giới thiệu: “Xin chào! Phô mai Matthew là tự tay Matthew làm nhé!”

Mặc dù bây giờ người đến mua phô mai Matthew đều phải đứng xếp hàng dài, nhưng ông Matthew vẫn chỉ nhận rằng: “Tôi chỉ là một người yêu thích làm phô mai, miệt mài làm việc, rời xa phiền toái.”

Ông thậm chí còn từ chối rất nhiều những đơn đặt hàng lớn tại các chuỗi siêu thị.

Ông nói: “Chúng tôi ở đây vô cùng vui vẻ, những gì đang có hiện tại tôi cảm thấy rất hài lòng, tôi cảm thấy đã đủ rồi!”

Ông Matthew cũng nói:

“Tôi cũng không giàu có! Nhưng tiền đối với tôi mà nói giống như bánh pudding vậy, nhiều quá nó sẽ phá hủy răng của tôi!”

Tôi đã hiểu rằng trong con người ông Matthew dường như luôn có tồn tại một loại cảm giác “thấy đủ rồi!”.

Câu chuyện thứ ba:

Xưởng thêu truyền thống

Gia tộc nhà bạn tôi – Malena nổi tiếng với nghề kinh doanh hàng thêu, xưởng thêu nhà họ là một trong hai công xưởng thêu thủ công còn tồn tại của Paris. Một xưởng thêu kia mới bán lại cho hãng Chanel.

Hàng năm, các nhà thiết kế nổi tiếng ở nước Pháp sẽ gửi những bản vẽ phác thảo đến đặt hàng họ thêu. Những thương hiệu nổi tiếng như LV, Chanel, Dior… đều cho người đến đàm phán với xưởng thêu để ký kết hợp tác. Nhưng mẹ của Malena cho rằng: “Như vậy thì chúng tôi sẽ biến thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất hàng xa xỉ phẩm của các tập đoàn nổi tiếng và sẽ bận rộn hết ngày này sang ngày khác.”

“Sau đó, ngay cả thời gian để may váy cưới hay lễ phục tốt nghiệp cho con gái của mình tôi cũng không có nữa. Tôi còn muốn may cả váy cưới cho cháu gái của tôi nữa. Chúng tôi không cần phải khiến mình trở nên hùng mạnh, bởi vì chúng tôi luôn được làm điều mình muốn, thế là đủ rồi!”

Sau khi sống ở Paris một thời gian lâu dài, tôi phát hiện, mỗi người ở đây đều tự có vị trí riêng của mình. Sự tự tin của họ không phải nhờ so sánh với người khác, mà nằm ở chỗ họ có thể là chính mình bất kể lúc nào.

Thầy giáo của tôi thường nhắc nhở chúng tôi rằng: “Kỳ thực, hạnh phúc là khi chúng ta không có quá nhiều ham muốn.”

Một người sáng suốt luôn có một âm thanh trong lòng tự nhắc nhở mình: “Càng có nhiều không đồng nghĩa với càng hạnh phúc. Hạnh phúc không phải nằm ở có bao nhiêu mà nằm ở “thấy đủ.”

– Cang Huỳnh lược dịch từ Paris Match.


 

Đang trong Mùa Chay ta phải làm gì?

Theo trang mạng Phải Làm Gì

Mùa chay thánh, các Ki-tô hữu được Giáo hội mời gọi tích cực cầu nguyện, ăn chay, sám hối để thanh luyện đời sống, trở nên một con người mới. Dưới đây là 9 cách mà mỗi người có thể thực hiện được để đổi mới đời sống trong mùa Chay.​

phailamgi_muachay_9.png

  1. Cầu nguyện: Cầu nguyện là phương thức tuyệt vời sống mối tương quan với Thiên Chúa. Cầu nguyện còn tiếp thêm sức mạnh, để chống lại những cám dỗ, và bảo vệ mỗi người khỏi các thói hư tật xấu.
  2. Thường xuyên tham dự thánh lễ và rước lễ: Tham dự thánh lễ và rước lễ thường xuyên là cách hun đúc và canh tân đời sống Đức Tin. Chúng ta được cảm nhận sự thuộc về một cộng đồng các Ki-tô hữu, và sống trong bầu khí của tình huynh đệ, để cầu nguyện và giúp đỡ lần nhau.
  3. Ăn chay thường xuyên: Theo giáo hội Công giáo, ăn chay là nhịn ăn, hoặc bớt ăn, tưởng nhớ tới cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, đồng thời chia sẻ với người nghèo khó trong tinh thần bác ái và phục vụ. Hãy chú ý tới ý nghĩa của việc ăn chay hơn là tiêu chuẩn và cách thức.
  4. Làm việc tốt mỗi ngày: Hãy chú ý quan sát những người xung quanh, đặc biệt là những người vô gia cư, người nghèo. Giúp đỡ họ bằng việc làm cụ thể như một suất cơm, hoặc khuyên góp cho nhà thờ, tổ chức từ thiện để họ giúp mình làm những việc đó,
  5. Tự xét mình: Suy ngẫm về những lỗi lầm, hành vi không tốt mà mình đã thực hiện với Chúa và với người xung quanh, và cam kết sẽ cải thiện bản thân thông qua việc thực hiện các hành hộng bác ái, từ bỏ thói quen xấu.
  6. Đọc Kinh Thánh và tìm hiểu Giáo huấn Xã hội: Dành thời đọc và nghiên cứu Kinh Thánh để hiểu sâu hơn về Đức Tin của mình, đồng thời tìm hiểu Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo để biết cách nhận định, đánh giá và thực hành đúng với tinh thần Tin Mừng khi tham gia vào đời sống xã hội.
  7. Hạn chế tiêu xài: Hạn chế tiêu xài cho những nhu cầu cá nhân, không chỉ là một cách tránh lãng phí, mà còn tạo điều kiện cho chúng ta thực hành việc bác ái cho những người khó khăn, nghèo khổ.
  8. Thể dục, rèn luyện thân thể: Thể xác và linh hồn con người là một thể thống nhất, không thể tách rời (x. Docat #52). Chính vì thế, dành thời gian tập thể dục và rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe bản thân là một phương pháp giúp nâng cao sức khỏe đời sống tinh thần.
  9. Bao dung với người khác: Luôn thể hiện lòng bao dung với người khác trong bất cứ cộng đồng xã hội nào, từ gia đình, trường học, công ty,…tạo nên một môi trường yêu thương với mọi người xung quanh.​

phailamgi_đổi mới đời sống trong mùa Chay_cover.jpeg

Các cách này sẽ giúp bạn đổi mới đời sống bản thân trong mùa chay thánh này. Theo bạn, còn có cách nào khác nữa không? 


Trump, Không Chùn Bước, Đang Ban Hành Các Thay Đổi Lớn Trên Một Quy Mô Hiếm Thấy Trước Đây

Theo báo WSJ

Cuộc biểu tình lớn phản đối Tổng thống Trump và Elon Musk ở Los Angeles.

Những người biểu tình ở Los Angeles vào thứ Bảy trong các cuộc biểu tình “Hands Off” trên toàn quốc phản đối Trump và Elon Musk và các hành động của liên bang bao gồm cắt giảm nhân sự chính phủ, thuế quan thương mại và hạn chế quyền tự do dân sự. Ảnh: etienne laurent/Agence France-Presse/Getty Images

Những ngày gần đây đang có mức độ gia tăng của dân chúng phản đối Tổng Thống Donald Trump:

– Hàng chục ngàn người đã đổ về Washington, DC vào thứ Bảy để phản đối các chính sách của chính quyền Trump, đây là một trong số hàng chục cuộc biểu tình như vậy trên khắp cả nước.

– Tổng chưởng lý Pam Bondi cho biết vào Chủ Nhật rằng đã có hơn 170 vụ kiện được đệ trình để ngăn chặn nhiều hành động khác nhau của Trump, đưa ra 50 lệnh cấm.

– Tại Quốc hội, số lượng thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ủng hộ dự luật lưỡng đảng nhằm giới hạn quyền áp thuế của Trump đã tăng lên bảy người vào thứ Sáu, đánh dấu sự chỉ trích hiếm hoi đối với tổng thống từ bên trong đảng của ông.

– Tại Wisconsin, nơi các cuộc bầu cử thường diễn ra rất căng thẳng, một ứng cử viên theo chủ nghĩa tự do đã giành chiến thắng cách biệt 10 điểm để giành được ghế tại Tòa án Tối cao của tiểu bang vào tuần trước, bất chấp sự ủng hộ về tài chính và các hỗ trợ khác dành cho ứng cử viên theo chủ nghĩa bảo thủ từ Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk .

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ hơn về việc Trump sử dụng quyền lực tổng thống một cách quyết đoán. Một số người tin rằng Trump và Musk, người đang lãnh đạo các nỗ lực của chính quyền nhằm cắt giảm các cơ quan liên bang, đã đi quá xa mà không tham khảo ý kiến ​​của Quốc hội. Nhưng sự hỗn loạn kinh tế do thuế quan của Trump gây ra là mối quan tâm hàng đầu của họ.

Hơn nữa, các chính sách thương mại và an ninh quốc gia của Trump đã thúc đẩy các quốc gia khác thực hiện các bước đi có thể gây ra những thách thức lâu dài cho Hoa Kỳ, theo Kori Schake, một quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống George W. Bush , hiện đang chỉ đạo các nghiên cứu về chính sách đối ngoại tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu cánh hữu.

Không có tổng thống Mỹ nào làm gián đoạn nhiều khía cạnh của cuộc sống thường nhật của quốc gia như Tổng thống Trump trong vòng chưa đầy ba tháng nhậm chức. Chương trình nghị sự không xin lỗi của ông đã khiến ông trở thành tâm điểm của các quyết định quan trọng hiện đang được đưa ra tại các phòng C-suite của Mỹ, trên sàn nhà máy, trong phòng chờ của khoa, thư viện trường tiểu học và các thủ đô trên khắp thế giới—cũng như quanh các bàn bếp trên khắp Hoa Kỳ

Ông đã hành động với tốc độ đáng kinh ngạc để ban hành lệnh đàn áp nhập cư, cắt giảm lực lượng lao động liên bang và phá hủy các cơ quan liên bang. Ông đang kiểm tra danh sách những kẻ thù được cho là, sa thải mọi người theo ý muốn và tấn công các công ty luật lớn mà một số cố vấn cáo buộc đã từng hỗ trợ các cuộc điều tra về hành động của ông. Khẳng định một nhiệm vụ rộng rãi, Trump đã làm việc mà không quan tâm đến những lời chỉ trích của công chúng. Theo hình thức điển hình là ông-có-nghiêm-túc-hay-không, Trump hiện đang tán tỉnh việc tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba .

“Ông ấy đang theo đuổi tất cả những mục tiêu này với cảm giác về quyền lực tổng thống không bị ràng buộc”, nhà sử học Julian Zelizer của Princeton cho biết. “Điều này sẽ đi đến đâu tiếp theo vẫn là một bí ẩn”.

Thuế quan của Trump —một nỗ lực định hình lại hệ thống thương mại toàn cầu—đã khiến nhiều người dân Mỹ rơi vào thế phòng thủ khi họ quyết định cách xử lý giá cả tăng cao và sự tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán đã xóa sổ 6,6 nghìn tỷ đô la giá trị cổ phiếu vào tuần trước.

Các chính phủ nước ngoài đang quyết định xem có nên đấu tranh hay đàm phán về mức thuế quan mới. Các đồng minh và đối thủ của Hoa Kỳ đang xem xét lại chi tiêu quân sự của họ khi họ cân nhắc đến một thế giới mà Trump sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ để giành mọi lợi thế từ các quốc gia khác bằng cách làm tổn hại đến các liên minh của Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump vẫy tay chào các phóng viên khi rời Nhà Trắng.

Trump rời Nhà Trắng để đến câu lạc bộ chơi golf và khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida. Ảnh: saul loeb/Agence France-Presse/Getty Images

Trump đã tự đặt mình vào trung tâm của những quyết định này, với quyền cấp miễn trừ hoặc cắt giảm thỏa thuận với các quốc gia, trường đại học và công ty mà ông đã đưa vào thế  thủ. Câu hỏi mở là liệu sự gián đoạn của ông có giúp ông đạt được tham vọng chấm dứt chiến tranh ở nước ngoài, cắt giảm chính phủ và tước bỏ quyền lực của những người theo chủ nghĩa tự do trong nền văn hóa Mỹ hay không, hay liệu ông có tạo ra sự phản kháng làm suy yếu các kế hoạch của mình hay không.

Đài Loan nhen nhúm Hy Vọng rằng Trump Sẽ bảo vệ Đài Loan Chống Lại Bắc Kinh

Theo Báo WSJ

 

Tàu cứu hộ của hải quân Đài Loan đang tiến hành diễn tập phun nước.

Một tàu hải quân Đài Loan trong một cuộc tập trận ở Cao Hùng, Đài Loan, vào tháng 1. Ảnh: ritchie b tongo/Shutterstock

Chính quyền Trump đang làm cho Đài Loan có thêm hy vọng về việc tăng cường hỗ trợ cho hòn đảo này, sau nhiều tháng không chắc chắn vì chương trình nghị sự “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump.

Trong những ngày gần đây, Hoa Kỳ đã có động thái đầu tiên nhằm cắt đứt quyền tiếp cận công nghệ cao cấp của Trung Quốc và cứng rắn hơn trong một cặp đôi các tuyên bố công khai về Đài Loan theo những cách chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh tức giận. Đó là, việc Thống đốc Alaska đã đến thăm Đài Loan vào đầu tháng tư này để thúc đẩy kế hoạch bán khí đốt tự nhiên cho Đài Loan đang thiếu hụt năng lượng, trong khi tháng trước, rồi đến việc chính quyền Trump đã lặng lẽ giải ngân 870 triệu đô la viện trợ quân sự trước đây đã bị đóng băng cho Đài Loan và điều hai tàu hải quân qua Eo biển Đài Loan .

Trong khi đó, các chuyên gia huấn luyện quân sự Mỹ vẫn kín đáo duy trì nhịp độ hoạt động với quân đội Đài Loan, trong khi các mối quan hệ chính trị giữa Hoa Kỳ và Đài Loan đã được cải thiện, với các quan chức từ Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đưa ra lời đảm bảo cho các đối tác của họ ở Đài Bắc.

US special ops forces secretly training Taiwan's military, says ...

Lầu Năm Góc đầu tháng này đã lưu hành một tài liệu hướng dẫn nội bộ tạm thời kêu gọi răn đe mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan trước một cuộc xâm lược, mặc dù các khuyến nghị tạm thời dường như không được thực hiện, theo một quan chức Hoa Kỳ quen thuộc với tài liệu này. Tờ Washington Post đã đưa tin trước đó về việc lưu hành bản ghi nhớ hướng dẫn nội bộ.

Vào thứ sáu, Alex Po, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, đã tham dự một buổi lễ tại Nam Carolina đánh dấu việc bàn giao một phần trong hợp đồng mua máy bay chiến đấu F-16V trị giá 8 tỷ đô la cho hòn đảo này, trong một chuyến thăm hiếm hoi – dù không rầm rộ – tới Hoa Kỳ của một quan chức cấp cao Đài Loan.

Kết quả là sau nhiều tuần Trump rút lại sự ủng hộ dành cho Ukraine làm dấy lên nỗi lo sợ rằng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ Đài Loan, các quan chức ở Đài Bắc ngày càng tự tin rằng họ có được sự ủng hộ của Trump đang khi Bắc Kinh tăng cường nỗ lực khuất phục hòn đảo này.

Các quan chức Đài Loan vẫn chỉ lạc quan một cách thận trọng, họ nhận thức rằng bất kỳ sự thay đổi nào từ chính quyền Trump đều có thể bị đảo lộn bởi những phát biểu tiếp theo của vị tổng thống.

Trong năm qua, Trump đã nhấn mạnh sự gần gũi địa lý của Đài Loan với Trung Quốc đại lục và khoảng cách của Đài Loan với Hoa Kỳ trong khi nói rằng Đài Loan đã không chi đủ cho quốc phòng và “đánh cắp” ngành công nghiệp bán dẫn của Hoa Kỳ. Trong khi đó, cố vấn tỷ phú Elon Musk tự hào về mối quan hệ kinh doanh rộng rãi ở Trung Quốc và cho biết mối quan hệ của Đài Loan với Bắc Kinh giống như mối quan hệ giữa Hawaii và Washington.

Dấu hiệu nghiêng về Đài Loan xuất hiện sau khi Tổng giám đốc điều hành của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), ông CC Wei xuất hiện tại Nhà Trắng cùng Trump vào đầu tháng này để công bố khoản đầu tư 100 tỷ đô la vào Hoa Kỳ

Vào giữa tháng 3, Hoa Kỳ đã ủng hộ tuyên bố của Nhóm G7 rõ ràng đã loại bỏ sự ủng hộ đối với ngôn từ mà Bắc Kinh ưa dùng về Đài Loan, trong khi Bộ Ngoại giao đã chỉnh sửa trang web của mình để xóa cụm từ “chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập” khỏi trang về quan hệ Hoa Kỳ – Đài Loan.

Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức tại căn cứ không quân Tùng Sơn ở Đài Bắc.

Tổng thống Đài Loan Lai Ching-te đã cam kết tăng chi tiêu quân sự lên 3% GDP vào cuối năm nay. Ảnh: Ann Wang/Reuters

Trên mặt trận quốc phòng, Đài Loan đã hành động nhanh chóng để củng cố chi tiêu quân sự của mình. Trong các cuộc họp với các đối tác Hoa Kỳ, các quan chức Đài Loan đã chào hàng mức tăng 80% trong chi tiêu quân sự trong tám năm qua—mặc dù ngân sách quốc phòng của họ chỉ khoảng 2,5% tổng sản phẩm quốc nội vẫn thấp hơn nhiều so với mức 10% mà Trump và ứng cử viên của ông cho một vị trí hàng đầu tại Lầu Năm Góc, Elbridge Colby , đã đưa ra.

Theo William Chung, người nghiên cứu mối quan hệ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia, một tổ chức tư vấn do quân đội Đài Loan hậu thuẫn, thì thỏa thuận với TSMC nói riêng đã trả lời một trong những lời chỉ trích lớn nhất từ ​​Trump, giúp đưa quan hệ Hoa Kỳ – Đài Loan đi theo hướng tích cực.

“Đài Loan là tiền đồn chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ trong nỗ lực chống lại Trung Quốc. Nhưng đồng thời, Đài Loan cũng có thể trở thành gánh nặng chiến lược mà Hoa Kỳ sẵn sàng từ bỏ khi muốn hợp tác với Trung Quốc”, Chung nói. “Tầm quan trọng của Đài Loan đối với Hoa Kỳ phụ thuộc vào tình trạng quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc. Khi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc xấu đi, Hoa Kỳ có nhiều khả năng can dự vào các vấn đề an ninh Eo biển Đài Loan hơn—và ngược lại”.


 

Các quan chức của Hồng Kông Trung Cộng bị cấm vận bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Theo báo WSJ

Cảnh sát trưởng Hong Kong Raymond Siu phát biểu trước giới truyền thông.

Raymond Siu, cảnh sát trưởng Hong Kong, nằm trong số những người bị trừng phạt. Ảnh: Michael Ho Wai Lee/Zuma Press

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt vào thứ Hai đối với các quan chức Trung Quốc, với lý do đàn áp chính trị liên tục ở Hồng Kông—và những nỗ lực mở rộng sự đàn áp đó sang người dân ở Hoa Kỳ—và hạn chế tiếp cận Tây Tạng.

Các lệnh trừng phạt này là lệnh trừng phạt đầu tiên trong nhiệm kỳ hiện tại của Trump đối với các quan chức xử lý chính sách Hồng Kông, báo hiệu mong muốn của chính quyền mới về cách tiếp cận với Trung Quốc, ưu tiên các mối quan tâm về nhân quyền. Chính quyền Biden và chính quyền Trump đầu tiên trước đây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng chục quan chức cấp cao của Hồng Kông bao gồm cả giám đốc điều hành hiện tại của thành phố, John Lee và người tiền nhiệm của ông, Carrie Lam .

Sáu viên chức bị trừng phạt vào thứ Hai bao gồm Raymond Siu, cảnh sát trưởng Hồng Kông và Paul Lam, thư ký tư pháp của thành phố. Các hình phạt bao gồm đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ và chặn sử dụng hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, điều này thường gây khó khăn cho việc sử dụng các ngân hàng quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio cho biết trong một tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt “thể hiện cam kết của Chính quyền Trump trong việc buộc những kẻ chịu trách nhiệm tước đoạt các quyền và tự do được bảo vệ của người dân Hồng Kông hoặc những kẻ thực hiện hành vi đàn áp xuyên quốc gia trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc chống lại công dân Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm”.

Hồng Kông đã áp đặt luật an ninh quốc gia toàn diện vào năm 2020 sau một năm diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính quyền lớn trên khắp thành phố, một cựu thuộc địa của Anh đã được hứa hẹn 50 năm “quyền tự chủ cao” khi được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.


Chú chó trung thành… Truyen hay rat ngan

 

Suốt 6 năm qua, chú chó Capitan đã ngủ mỗi đêm trên mộ của người chủ quá cố. Chủ của Capitan, ông Miguel Guzman, qua đời vào năm 2006, và Capitan đã biến mất không lâu sau khi gia đình tham dự lễ tang. Họ đã tìm kiếm khắp nơi và phát tờ rơi để cố gắng tìm lại chú. Nhưng không ai nhìn thấy Capitan.

Capitan The Dog Has Spent 6 Years Guarding His Owner's Grave

Một tuần sau, một số người có mặt ở nghĩa trang vào lúc tối muộn đã nhìn thấy Capitan nằm trên ngôi mộ và đã báo cho người trông coi nghĩa trang. Nghĩa trang đã liên hệ với gia đình, và họ nhanh chóng đến đón Capitan về nhà. Nhưng mỗi đêm, Capitan lại khóc và cào cửa một cách tuyệt vọng để được đi ra ngoài, và nó không chịu quay về nhà cho đến sáng hôm sau. Sau đó, người ta phát hiện Capitan đi bộ 5 km mỗi đêm để quay lại nghĩa trang và canh giữ ngôi mộ của chủ.

Đến nay đã 7 năm trôi qua. Nghĩa trang chỉ đóng cửa sau khi Capitan đến vào mỗi tối lúc 6 giờ. Nó ngủ lại ở đó suốt đêm, canh mộ cho đến khi người gác mở cửa vào buổi sáng. Chú chó trung thành này đã thể hiện một lòng trung thành vô hạn.

Capitan The Dog Has Spent 6 Years Guarding His Owner's Grave

Jason Lapointe

Cậu chuyện đăng năm 2013


 

Một chiếc xe 100% làm tại Mỹ chỉ là chuyện giả tưởng!

Ba’o Nguoi-Viet

April 6, 2025

QUẬN CAM, California (NV) – Cuối tuần trước, tổng thống Trump lại làm rùm beng về thuế quan, khi nói rằng người mua có thể né được mức thuế quan 25% đối với xe cộ và phụ tùng xe nước ngoài bằng cách mua những chiếc xe được sản xuất hoàn toàn tại Hoa Kỳ. Điều ông ta nói chỉ có một trở ngại duy nhất: Không có một chiếc xe nào như vậy để mua cả!

Theo trang tin tức nbcnews.com, ông Trump trả lời với đài NBC News vào ngày 29 Tháng Ba rằng những ai sản xuất xe tại Hoa Kỳ sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Những ai chưa làm vậy sẽ phải đến Hoa Kỳ, vì sản xuất xe tại Hoa Kỳ không chịu thuế . Ông còn cho biết “không quan tâm” nếu các nhà sản xuất xe hơi tăng giá bán để bù chi phí thuế nhập khẩu; và phủ nhận việc ông đã đe dọa các giám đốc điều hành trong ngành không được làm như vậy.

2025 Kia EV6, mẫu xe có tỉ lệ “made in USA” cao nhất. (Hình của nhà sản xuất Kia)

Ngay cả những chiếc xe lắp ráp tại Hoa Kỳ của các thương hiệu Mỹ cũng phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp cho khoảng 30,000 bộ phận tạo nên một chiếc xe trung bình. Nhìn chung, tỷ lệ phụ tùng xe hơi có nguồn gốc từ nước ngoài dao động quanh mức 40%. Những chiếc xe sản xuất với tất cả các bộ phận làm ở Mỹ chỉ là một câu chuyện hư cấu!

Ivan Drury, giám đốc phân tích của Edmunds cũng nói thẳng thắn tương tự: “Không có một chiếc xe nào mà mọi bộ phận đều được sản xuất tại Hoa Kỳ”.

Theo ước tính gần đây của Anderson Economic Group, một công ty tư vấn cho các hãng sản xuất xe hơi lớn, người mua có thể chứng kiến ​​mức tăng giá từ $4,000 đến $12,500 cho mỗi chiếc xe do thuế quan.

Một phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc lập lại tuyên bố của tổng thống Trump rằng cách tốt nhất để các hãng sản xuất xe hơi tránh thuế quan là sản xuất tại Hoa Kỳ. Người này cho biết chính quyền cũng đang dự định giảm thuế để khuyến khích mua xe do Hoa Kỳ sản xuất; bãi bỏ những luật lệ của chính phủ để giảm chi phí sản xuất.

Theo luật, các hãng sản xuất xe hơi phải báo cáo thành phần của các mẫu xe cho Cục Quản Lý An Toàn Giao Thông Đường Bộ Quốc Gia (NHTSA). Báo cáo bao gồm tỷ lệ các bộ phận có nguồn gốc bên ngoài Hoa Kỳ và Canada, quốc gia lắp ráp cuối cùng, nguồn gốc của động cơ và hộp số. Danh sách này có thể là một hướng dẫn hữu ích cho những người muốn biết mức độ chịu thuế của một mẫu xe nhất định.

Ví dụ, 2025 Kia EV6 được làm từ 80% linh kiện của Hoa Kỳ và Canada, là một trong những chiếc xe được sản xuất nhiều nhất ở Bắc Mỹ. Hầu hết các mẫu xe khác có tỷ lệ linh kiện của Hoa Kỳ và Canada thấp hơn nhiều. Luật hiện nay không yêu cầu phân biệt giữa các thành phần có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và từ Canada. 

Ngay cả Tesla cũng sử dụng từ 20% đến 25% linh kiện từ Mexico, theo danh sách của NHTSA. Hơn 175 mẫu xe từ các nhà sản xuất xe nước ngoài như Toyota, Volvo, BMW… được sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài.

Amy Broglin-Peterson, chuyên gia về chuỗi cung ứng, cho biết chuỗi cung ứng cho ngành xe hơi đang trở nên mong manh trước những thay đổi do chính phủ Trump tạo ra. Trong nhiều thập niên, các công ty Hoa Kỳ đã chuyển một phần hoạt động sản xuất của mình ra nước ngoài, dựa vào các nhà máy ở Trung Quốc, Mexico và các quốc gia khác có nguồn lao động rẻ hơn.

Amy cho biết việc chuyển các chuỗi cung ứng sản xuất xe hơi về Hoa Kỳ cho dù có làm được vẫn cần nhiều năm trời. Xét về góc độ sản xuất, nó cần một thời gian rất dài với một cái giá rất đắt. Và người mua sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. (HD) 


 

Nguyễn Thị Kim Tiến liên tục bị ‘hài tội’ trên báo Việt Nam

Ba’o Nguoi-Viet

April 6, 2025

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sáu năm sau khi rời ghế bộ trưởng Y Tế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cựu bộ trưởng Y Tế Việt Nam, bỗng nhiên liên tục bị các báo trong nước nhắc tên với cáo buộc “cố ý làm trái” trong vụ bê bối khiến hai bệnh viện xây xong bị bỏ hoang.

Bà Tiến, 66 tuổi, từng là nữ bộ trưởng Y Tế gây tranh cãi nhiều khi còn đương chức, thậm chí bị cộng đồng mạng kêu gọi từ chức vì các vụ VN Pharma, năng lực yếu kém trong việc xử lý dịch sởi tại Việt Nam hồi năm 2014…

Cơ sở hai của bệnh viện Bạch Mai tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (Hình: Nam Trần/Tuổi Trẻ)

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm 6 Tháng Tư, bản kết luận của Thanh Tra Chính Phủ nhấn mạnh rằng trong vụ lãng phí cơ sở hai của bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, bà Tiến “cố ý làm trái.”

Bà Tiến bị ghi nhận là người trực tiếp ký các quyết định liên quan cả hai dự án nêu trên trong các năm 2013-2017.

Cơ quan thanh tra quy kết rằng việc trình, phê duyệt chủ trương thuê tư vấn ngoại quốc lập dự án “mang tính chủ quan,” “cố ý lựa chọn tư vấn ngoại quốc” là công ty VK khi Bộ Y Tế chưa đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện về năng lực, kinh nghiệm của tư vấn nội địa.

Bà Tiến chỉ định công ty VK là đơn vị tư vấn lập dự án trong khi chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Bà này còn ban hành kết luận “có nội dung trái quy định” Luật Đấu Thầu năm 2005 khi yêu cầu công ty VK Group lập xong dự án đầu tư bao gồm thuyết minh và thiết kế cơ sở, khi chưa triển khai các bước lựa chọn nhà thầu.

Hành động của bà Tiến bị cho là “vi phạm nghiêm trọng” hoặc trái quy định về đấu thầu.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cựu bộ trưởng Y Tế Việt Nam, từng bị đảng cảnh cáo. (Hình: VNExpress)

Bên cạnh đó, bà Tiến cùng hai thuộc cấp là Thứ Trưởng Nguyễn Trường Sơn và Nguyễn Viết Tiến bị quy tội “thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý,”  “thiếu kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu thực hiện hợp đồng đối với chủ đầu tư.”

Theo tờ Tuổi Trẻ, dự án cơ sở hai của bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức được Bộ Y Tế phê duyệt với tổng mức đầu tư lên đến 10,000 tỷ đồng ($387.5 triệu) nhưng đến nay vẫn bỏ hoang, cỏ mọc sau 10 năm.

Đáng lưu ý, hiện tại bà Tiến đã ngừng cập nhập trang cá nhân trong lúc bị dư luận chú ý và các báo nhắc tên liên tục.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến được biết đến là cháu gái của ông Hà Huy Tập, tổng bí thư thứ ba của đảng CSVN. (N.H.K)


 

Việt Nam đề nghị giảm mức thuế của Mỹ xuống mức “không”. Liệu điều đó có đủ cho Trump không?

Ba’o Tieng Dan

New York Times

Tác giả: Tung Ngo Sui-Lee Wee

Cù Tuấn, biên dịch

6-4-2025

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng các mối quan hệ chiến lược và kinh tế với Mỹ, kẻ thù cũ của nước này, khiến mức thuế quan cao ngất ngưởng này càng trở nên gây sốc hơn.

Tô Lâm, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã yêu cầu Tổng thống Trump hoãn việc áp thuế ít nhất trong 45 ngày để hai bên có thể tránh được động thái sẽ tàn phá nền kinh tế Việt Nam và làm tăng giá cho người tiêu dùng Mỹ.

Mức thuế 46% mà Mỹ tuyên bố sẽ áp dụng đối với Việt Nam là một trong những mức thuế cao nhất mà bất kỳ quốc gia nào phải đối mặt. Viễn cảnh về mức thuế quan cao như vậy đã khiến Việt Nam cảm thấy bất an và lo lắng sâu sắc. Điều này cũng thể hiện sự tương phản rõ rệt với việc Washington gần đây coi Hà Nội là một thành trì quan trọng chống lại Trung Quốc và là điểm đến sản xuất của nhiều thương hiệu may mặc của Mỹ.

Theo một bản sao mà The New York Times có được, đề xuất của ông Tô Lâm gửi tới Tổng thống Trump đã được nêu trong một bức thư hôm thứ Bảy. Trong thư, ông Tô Lâm kêu gọi ông Trump chỉ định một đại diện của Mỹ để dẫn đầu các cuộc đàm phán với Phó thủ tướng Việt Nam Hồ Đức Phớc, “với mục tiêu đạt được thỏa thuận sớm nhất có thể“.

Thư của TBT Tô Lâm gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh trên mạng

Ông Tô Lâm là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên liên lạc với ông Trump sau khi mức thuế được công bố. Trong một cuộc điện đàm, ông đã đề nghị giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ xuống mức 0 và thúc giục ông Trump làm như vậy, theo chính phủ Việt Nam. Việt Nam cho biết, mức thuế đối với hàng hóa của Mỹ trung bình là 9,4%.

Sau đó, ông Trump mô tả cuộc gọi là “rất hiệu quả”.

Trong thư, ông Tô Lâm yêu cầu ông Trump gặp ông trực tiếp tại Washington vào cuối tháng 5 “để cùng nhau đi đến một thỏa thuận về vấn đề quan trọng này, vì lợi ích của cả hai dân tộc và đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới“.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Việt Nam, quốc gia phải đối mặt với mức thuế quan cao ngất ngưởng cùng với Trung Quốc, Campuchia và Lào, sẽ là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Á, nếu mức thuế được áp dụng theo kế hoạch hôm thứ Tư, theo các nhà kinh tế. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này. Theo ING, một công ty dịch vụ tài chính của Hà Lan, mức thuế 46% sẽ khiến [tăng trưởng] 5,5% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam có nguy cơ không thể thực hiện.

Điều này cũng sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ, vì Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, quốc gia này đã xây dựng nền kinh tế của mình xung quanh việc thu hút đầu tư nước ngoài với nguồn lao động giá rẻ và lực lượng lao động trẻ. Hiện tại, Việt Nam là nhà sản xuất hàng đầu các thương hiệu như Adidas và Lululemon. Nike sản xuất khoảng 50% giày dép của mình ở Việt Nam.

Sau khi ông Trump áp thuế đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc các công ty chuyển hoạt động sản xuất của mình sang đó.

Trong phạm vi Hà Nội, những hành động gần đây của chính quyền Trump đã làm dấy lên nghi ngờ về độ tin cậy của Mỹ, quốc gia trong những năm gần đây đã hết lòng ve vãn Việt Nam. Năm 2023, hai cựu thù đã củng cố mối quan hệ chiến lược mới, một hành động được coi là cột mốc trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Mặc dù Việt Nam đã tiến hành một cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài hàng thập kỷ chống lại Mỹ, các cuộc khảo sát cho thấy, nhiều người Việt Nam hoan nghênh ảnh hưởng chính trị và chiến lược của Mỹ.

Chính quyền Biden coi Việt Nam – một trong số ít quốc gia Đông Nam Á công khai phản đối sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông – là yếu tố quan trọng đối với nỗ lực của Mỹ, nhằm chống lại tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Vị thế của Việt Nam ở Thái Bình Dương, quan điểm của Việt Nam về Trung Quốc, thiện chí hợp tác với Mỹ là lá bài mạnh nhất của họ. Trump không nhìn nhận theo cách đó. Ông ta không nhìn nhận đồng minh hay các giá trị chiến lược. Ông ta chỉ nhìn thấy số lượng và thuế quan, vì vậy Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa“, Le Thu Huong, phó giám đốc chương trình Châu Á của International Crisis Group, nói.

Các nhà phân tích cho biết, Việt Nam có quan điểm khá tích cực về ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, coi ông là một doanh nhân thực dụng, người sẽ không ‘đạo đức giả’ với họ về vấn đề nhân quyền.

Khi giải thích về thuế quan, ông Trump nói: “Việt Nam: Những nhà đàm phán tuyệt vời, những con người tuyệt vời, họ thích tôi. Tôi thích họ”. Ông nói rằng “vấn đề” là đất nước này tính thuế đối với Mỹ “90%”, một con số rõ ràng đạt được bằng cách dựa trên thặng dư thương mại hiện tại của Việt Nam với Mỹ, trị giá 123,5 tỷ đô la (Việt Nam phản đối cách tính này).

Mức thuế được ông Trump đưa ra vào thời điểm bấp bênh đối với ông Tô Lâm, người được bổ nhiệm làm tổng bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam hồi năm ngoái, sau khi cựu tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Ông Tô Lâm cần bảo đảm hiệu suất kinh tế mạnh mẽ khi ông tiến vào đại hội đảng trong năm tới, nơi các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam sẽ được bầu chọn.

Ngay cả trước khi ông Trump công bố mức thuế, Việt Nam đã nỗ lực giành được sự ủng hộ từ chính quyền mới của Mỹ. Họ đã ký các thỏa thuận tạm thời để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, cắt giảm một số thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Mỹ và cho phép SpaceX mở một công ty để triển khai dịch vụ internet vệ tinh Starlink ở Việt Nam. Trump Organization đang đầu tư một dự án sân golf và khách sạn trị giá 1,5 tỷ đô la tại tỉnh Hưng Yên, miền bắc Việt Nam, quê hương của ông Tô Lâm.