S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một tỉ người Tầu

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến 

Ba’o Dan Chim Viet

15/04/2025

Gần hai năm trước, tôi có một bài báo ngắn được phổ biến trên trang Đàn Chim Việt. Mãi đến cuối tháng rồi, vẫn còn có đôi vị “độc giả” gửi lời bình luận. Xin đơn cử một: “Ông Nội – says (20/09/2014 at 15:12): Nơi đây – Có được mấy con vện vàng 3 khoang, sủa theo bồi bút Tàu gian họ Tưởng này?”

Đây là lần gần nhất, chứ không phải là duy nhất – kể từ khi ông Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội, tổ chức nhóm chuyên gia đấu tranh tham gia bút chiến trên internet – tôi bị qúi vị “chuyên gia đấu tranh” buộc tội là… “Tàu gian!”

Sự cáo buộc này, nói nào ngay, không hoàn toàn vô cớ vì tôi nói được tiếng Hoa. Chỉ tiếc là vốn liếng Hoa Ngữ của tôi vô cùng giới hạn, vỏn vẹn chỉ có mỗi một câu thôi: “Bỉ ngộ dách mánh mìn báo.”

Đó cũng là câu ngoại ngữ đầu đời tôi học được từ một phụ nữ Trung Hoa. Có hôm, bà rụt rè đến xin mẹ tôi cho được để nhờ trước cửa nhà một cái thúng bán bánh mì vào buổi sáng.

Bên trong cái thúng này là một lò than be bé, với xoong xí mại đặt bên trên, cùng với vài chục ổ bánh mì nho nhỏ. Bánh mì xí mại giá hai đồng. Một đồng chỉ có bánh mì không rưới thêm nước thịt, kèm mấy cọng dưa chua làm bằng củ cải trắng và cà rốt đỏ au.

Bà cụ không rách rưới nhưng trông rất lôi thôi và tàn tạ: bộ quần áo xẩm lùi xùi, cái nón cói cong vành (hẳn là phải mang từ cố quốc) bao quanh một khuôn mặt già nua, buồn bã và cam chịu.

Dù mỗi sáng tôi chỉ mua một đồng bánh mì thôi (dách mánh mìn báo) nhưng luôn luôn được bà ưu ái cho (thêm) một viên xí mại, kèm theo một nụ cười hiền… miễn phí.

Thế là mỗi sáng tôi có dư ra được một đồng. Đồng bạc còn lại, tôi mang “nộp” ngay cho bà cai trường – người có một mẹt hàng khiến cho tất cả những đứa trẻ con (con nhà nghèo) như tôi đều phải thèm thuồng: me ngào, cóc và xoài xanh ngâm nước đường, mức dừa, kẹo cau, đậu phụng, bánh qui, quả mác mác, quả sim hay say chín…

Tôi suýt chết cái tên là “Tiến bánh mì xí mại” thì bà cụ đột ngột qua đời. Từ đó, thỉnh thoảng, trong xóm vẫn còn có tiếng rao (“loong sữa pò, de chai, pao pán hông”) của cụ ông nhưng nghe yếu hẳn ớt và buồn bã hơn nhiều.

Hình ảnh những người khách trú trong trí tưởng ấu thời (xa xôi) của tôi, xem ra, hoàn toàn khác xa với của qúi vị “thương lái” Trung Quốc ngày nay – ở Việt Nam:

Từ việc mua đuôi trâu, móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc sẵn sàng thu mua phế liệu, đỉa, cá cơm với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc…

Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia. Sau đó là thu mua cáp quang phế liệu với mức giá trên trời.

Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì dân chúng mới “ngã ngửa” ra mục đích sâu xa của chúng là phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam…

Tôi chưa bao giờ có dịp gặp gỡ những vị “thương lái TQ” có ý đồ “thâm độc” và “phá hoại” như thế nhưng lại có dịp tiếp xúc (qua sách vở) với nhiều người Tầu khác: Lão Tử, Khổng Tử, Lý Bạch, Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên, Kim Thánh Thán, Lỗ Tấn, Ba Kim, Kim Dung, Lâm Ngữ Đường, Mặc Ngôn, Trương Hiền Lượng, Lưu Hiểu Ba, Dương Kế Thằng…

Tam Giáo (Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo) ở Việt Nam có đồng quy hay không là điều mà tôi hoàn toàn không “bảo đảm,” và cũng không dám lạm bàn nhưng tôi biết chắc chắn là cá nhân mình – đôi lúc – có hơi bị quân tử Tầu (chút xíu) là do ảnh hưởng của Khổng Phu Tử và… Kim Dung!

Cũng không ít lúc tôi trở nên… “thoát tục” (và văng tục: “Đ…má, tao đéo care cái con cặc gì ráo trọi”). Thái độ sống “vô vi” này, không chừng, tôi bị lây từ Lão Trang. Chắc là hai thằng chả chớ còn ai vô đây nữa?

Bởi vậy, thỉnh thoảng, quí vị dư luận viên vẫn gọi tôi là “Tầu Tưởng” (tưởng) cũng không trật chi nhiều – dù tôi chưa đến Trung Hoa bao giờ và vẫn ao ước có dịp được sống ở đất nước này (vài ngày) cho biết.

May mắn sao, tháng rồi, tôi vớ được cuốn Đèn Cù của ông Trần Đĩnh. Tác giả có cơ hội đi “du học” ở tuốt bên Tầu, nhiều năm, và chuyện ông kể về dân tộc này cứ khiến tôi cứ suy nghĩ mãi:

Bữa ấy tôi đang đọc báo chữ to gần Da Xan Ting – Đại thiện đình (Nhà ăn lớn). Một sinh viên Trung Quốc đến bên tôi. Trắng, đẹp, kính trắng, mắt hiền.

– Xin lỗi, anh là lưu học sinh Việt Nam?

– Vâng, còn anh ala Thượng Hải? (ala tiếng Thượng Hải là chúng ta, chúng tôi).

– Tôi là… (anh nói tên nhưng tôi không nhớ), muốn nói chuyện một ít với anh, có được không?

Anh nhờ tôi chuyển cho sứ quán Việt Nam một thư đề nghị Bắc Việt Nam hãy tôn trọng hiệp định Genève, đình chỉ đưa quân và vũ khí vào trong Nam cũng như rút lực lượng đã phi pháp cài lại từ 1954.

– Làm gì có chuyện ấy nhỉ?

Hoàn toàn bị xúc phạm, tôi vừa ngớ ra ngạc nhiên vừa khó chịu. Anh đốt đảng anh thôi chứ lại định đốt cả đảng tôi nữa ư?

– Có, đài nước ngoài thường xuyên lên án, tố cáo Bắc Việt Nam.

– Sao anh tin những thứ ấy?

– Đọc các đại tự báo đây anh có tin không?

Tôi quay đi và nói:

– Tôi không chuyển thư anh được vì bận và vì ý kiến của anh thiếu cơ sở.

Nhưng từ hôm ấy, tôi bỗng cứ lởn vởn nghĩ ta có vi phạm hiệp định Genève thật không? Chả lẽ ta chính nghĩa lại bội ước? Chả lẽ bản chất ta hòa bình lại thích chiến tranh?

Lúc ấy thật tình tôi không biết đảng có phương án kế hoạch cài cán bộ và quân lính ở lại miền Nam cũng như tiến hành nghiên cứu ngay từ đầu hình thế bờ biển để sau này lập “đội thuyền không số” có cơ sở ở huyện Thuỷ Nguyên. v.v…

Tuần sau tình cờ tôi gặp anh “Thượng Hải” ở gần Đại lễ đường. Anh đi với một cô gái trăm phần trăm Shang hai gu niang, Thượng Hải cô nương. Cô gái nhìn tôi như có ý hỏi anh bạn đi bên: “Cha từ chối đưa thư đấy phải không?”

Không nghe thấy nhưng tôi cáu – đinh ninh cô gái nói nei jia huo, thằng cha kia. Cùng lúc thấy cô gái rất đẹp. Picasso có lẽ lấy mẫu kiểu tóc đuôi ngựa ở cô gái thanh tú này.

Chẳng hiểu sao tôi rẽ ngoắt luôn. Tức. Không, có cả ghen vớ ghen vẩn.

Khi chống phái hữu, nhiều giáo sư, sinh viên bị đưa đi, tôi có ý tìm anh “Thượng Hải”. Không thấy nữa. Nghĩ cô gái Thượng Hải nếu không xuống nông thôn lao động cải tạo – để bị người ta cưỡng hiếp, chửa hoang và treo cổ chết – thì chắc phải bỏ học và bỏ cái đuôi ngựa “văn hoá đồi truỵ phương Tây”, tôi bỗng bồn chồn cùng ân hận lạ lùng.

Tôi chưa hiểu với tôi những ông thày sống động đầu tiên chỉ ra con đường và cách thức đấu tranh cho dân chủ chính là làn sóng “phái hữu” trong đó có anh sinh viên cùng cô bạn gái xinh đẹp của anh. Sau này trong gian nan phải chịu đựng tôi mới nhận ra hình ảnh của họ càng đậm nét trong tôi.

Nhưng tại sao anh sinh viên đeo kính trắng lại chọn tôi để nhờ chuyển thư phản đối ta “phạm pháp” đưa súng ống, binh lính vào Nam? Anh đọc thấy gì ở trên mặt tôi. Một hừng sáng nào đó ư? Một kiểu Nàng Kiều với Đạm Tiên ngày Thanh Minh.

Tôi còn một bạn học, người Nam Kinh. Lúc “phái hữu” lên tiếng, anh từng bảo tôi:

– Chắc cậu cũng biết truyện “cô gái quàng khăn đỏ?” Chúng ta đấy. Cũng quàng khăn đỏ cả mà. Hỏi bà ơi, tại sao tai bà to thế? Bà nói: Để bà nghe thấu bọn phản động chúng nó thì thào. Thế sao mắt bà sáng thế? À, sáng mới thấy được chỗ chúng nó ẩn nấp. Còn răng? Sao răng bà to thế? Răng bà to để ăn thịt những đứa khỏe thắc mắc về bà… như cháu. Ăn luôn.

Tôi hỏi anh:

– Người Trung Quốc nghĩ như cậu có nhiều không?

– Zen ma shuo ya? Nói sao nhỉ? Một nửa đi. Nhưng nửa kia có loa ở mồm và có súng trên tay.  (Trần Đĩnh. Đèn Cù, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Đó là “một nửa nước Trung Hoa” khi mới rơi vào tay đám cộng sản Tầu. Cho tới khi xẩy ra biến cố Thiên An Môn thì tôi tin rằng không phải là một nửa mà có đến ba phần tư dân số nước này đã trở nên “phản động.”

Đến sáng nay, 30 tháng 9 năm 2014, South China Morning Post đi tin:

“Hàng chục ngàn người đang chiếm lĩnh đường phố, đòi hỏi Bắc Kinh phải cải cách dân chủ.” Bây giờ thì tôi tin rằng bốn phần năm người Tầu cũng đang muốn thoát Trung (cộng) y như tuyệt đại đa số dân Việt hiện nay.

Hồng Kông 2014. Ảnh: Dickson Lee. Nguồn: South China Morning Post

Nói cách khác là dân Việt có một tỉ người Tầu đồng cảnh nhưng dường như không mấy ai để ý đến điều này – trừ nhà báo Lê Phú Khải. Ông nói chắc (như bắp) thế này đây: “Bắc Kinh sợ nhất cái gì?…Sợ nhất Việt Nam dân chủ. Vì, Bắc Kinh giống hệt Hà Nội: Đang ngồi trên kho thuốc nổ.”

Chế độ đảng trị độc tài ở Trung Quốc đã tạo ra những mâu thuẫn đối kháng trong lòng nó và không có cách nào hóa giải được…

Một Việt Nam cải cách chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền lúc này là tiếng sét ngang tai đối với độc tài đảng trị ở TQ. Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng triệu trái tim TQ bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay.

Chữ “triệu” trong đoạn văn thượng dẫn được cho in đậm vì tôi tin rằng ông Lê Phú Khải viết lộn nên xin phép được viết lại: “Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng tỉ trái tim TQ bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay.”

Chúng ta nên ứng xử khôn ngoan hơn với một tỉ đồng minh (cùng khổ) đang sống kề bên


 

Bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Hoa Kỳ, các nhà giao dịch chip Trung Cộng không có hợp đồng

Theo Báo Bưu Điện Hoa Nam

Alice Lý, 15/04/2025

Tại một trong những thị trường điện tử lớn nhất thế giới, trung tâm Huaqiangbei cho thấy chuỗi cung ứng bị đảo lộn nhanh như thế nào do mức thuế quan leo thang với Washington.

Mọi người đi bộ qua một khu chợ ở Huaqiangbei, phố thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc, tại Thâm Quyến. Ảnh: Getty Images
Bên ngoài, với dòng người đi bộ và công nhân rải rác mang theo những chiếc túi nilon đen và đẩy những chiếc xe đẩy chất đầy các hộp qua Huaqiangbei – một quận trực thuộc trung tâm công nghệ phía nam Thâm Quyến – có vẻ như cuộc chiến thuế quan không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày của khu vực này khi hàng hóa được chuẩn bị để vận chuyển trên khắp cả nước và xa hơn nữa.

Nhưng khi bước vào bên trong chợ, bạn có thể cảm nhận được sự lạnh lẽo  với rất ít hoặc không có người qua lại.“Các đơn đặt hàng đã giảm mạnh kể từ tuần trước”, một nhà phân phối chip giấu tên cho biết. “Chúng tôi gần như không có đơn đặt hàng nào trong những ngày gần đây do giá tăng”.

Nhà phân phối cho biết với tờ Post rằng giá của một bộ xử lý trung tâm (CPU) – bộ não của máy tính – từ Intel hoặc AMD, những con chip phổ biến nhất trên thị trường, đã tăng từ 10 đến 40 phần trăm. Hầu hết các loại chip lưu hành tại Huaqiangbei dường như có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và chủ yếu phục vụ người mua trong nước. Họ là nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc – những người đầu tiên cảm thấy chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do thuế quan tăng.

Và với sự trả đũa nhanh chóng của Trung Cộng, mức thuế mới của Bắc Kinh đối với hàng hóa của Hoa Kỳ đã tăng thêm lên 125 phần trăm, tính ngoài mức thuế đã áp dụng trước đó.

“Nếu giá cả tiếp tục tăng trong vài ngày tới, chúng tôi dự định đóng cửa và nghỉ ngơi. Chúng tôi sẽ mở cửa trở lại khi có thay đổi về chính sách, thuế quan… hoặc điều gì đó khác”, nhà phân phối cho biết.

“Làm việc lúc này chẳng có ý nghĩa gì cả – chúng tôi không kiếm được tiền, và việc tiếp tục mở cửa chỉ làm tăng thêm chi phí mà thôi.”

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc tuần trước đã thông báo rằng chip do các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ sản xuất nhưng được sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ sẽ được miễn thuế trả đũa.

Theo Báo Tuần Tin Á Châu AsiaNews

Các cảng lớn của Trung Quốc đình trệ khi thuế quan của Hoa Kỳ tăng lên 145% cho thấy tác động, các nhà máy ngừng sản xuất

Thượng Hải [Trung Quốc], ngày 14 tháng 4 (ANI): Các cảng và tỉnh lớn tham gia vào hoạt động ngoại thương ở Trung Quốc đang bắt đầu cho thấy những tác động ban đầu của cuộc xung đột thuế quan đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo đưa tin của Đài phát thanh Châu Á Tự do.

Tính đến thứ năm, hầu như không có tàu chở hàng nào hướng đến Hoa Kỳ từ các cảng Thượng Hải và Quảng Đông vốn từng đông đúc, trong khi các nhà máy xuất khẩu ở các tỉnh đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc phần lớn đã ngừng hoạt động.

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam, ngày

Các nhà máy Trung Quốc tại Việt Nam chứng kiến ​​sự gia tăng ‘khủng’ về đơn hàng trong bối cảnh Mỹ tạm dừng áp thuế 90 ngày

Các nhà máy tại Việt Nam phải đối mặt với sự bất ổn lớn khi Hà Nội cố gắng thuyết phục Washington giảm bớt mức thuế đề xuất đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Ảnh: Getty Images

Jayson Wu, chủ sở hữu người Trung Quốc cho biết, hoạt động kinh doanh của Wu đã bị đình trệ trước khi thuế có hiệu lực, vì hầu hết khách hàng Hoa Kỳ của anh đã hủy đơn hàng. Bây giờ, những khách hàng đó đã quay lại, và yêu cầu Wu giao càng nhiều tủ càng tốt trong thời hạn 90 ngày.

“Các khách hàng người Mỹ của tôi đã quay lại với rất nhiều yêu cầu mua trả trước, họ rất sợ Trump có thể đưa ra điều gì đó điên rồ sau thời gian 90 ngày tới.”

Trong khi đó, theo Reuters, Việt Nam đang nỗ lực thuyết phục Washington giảm mức thuế quan đề xuất xuống mức khoảng 22% đến 28%.

Hà Nội đã đề nghị cắt giảm thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ và được cho là cũng đang tăng cường trấn áp hàng hóa Trung Quốc chuyển hướng qua lãnh thổ của mình và thắt chặt giám sát các lô hàng nhạy cảm đến Trung Quốc.

Trong chuyến đi tới Hà Nội, ông Tập được cho là đã nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng Bắc Kinh khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam và ông hy vọng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ môi trường kinh doanh công bằng và thân thiện.

Ngược lại, Trump được cho là đã theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán Trung-Việt, nói rằng có lẽ họ có ý định “làm hại” Hoa Kỳ.

CŨNG MỘT KIẾP NGƯỜI – VỀ VỚI BỤI TRO, NÊN HÃY SỐNG MỘT ĐỜI YÊU THƯƠNG – Anmai CSsR

Anmai CSsR

 Lm.  Anmai CSsR

 Có những buổi chiều tôi đứng lặng trong sân lò hỏa táng, giữa tiếng kinh trầm buồn và làn khói mong manh bốc lên từ ống khói cao. Mỗi lần như thế, tôi lại bất giác rùng mình. Không phải vì sợ, mà vì lòng chợt lắng lại. Bên trong tôi vang lên một câu hỏi quen thuộc mà chưa bao giờ cũ: “Rồi một ngày nào đó, đến lượt mình thì sao?” Rồi tôi nghĩ đến phận người – cũng một kiếp người thôi – sao ta mãi mê bon chen, tranh giành, hận thù, để cuối cùng cũng chỉ là một nắm tro tàn trở về với đất bụi.”

Tôi đã tiễn nhiều người thân yêu đi như thế. Mỗi lần là một đau xót. Nhưng kỳ lạ thay, mỗi lần ấy, tôi lại thấy tâm mình được rửa sạch một chút – sạch khỏi những tham vọng mệt mỏi, sạch khỏi những vướng bận không tên. Đứng trước cái chết, mọi danh xưng, địa vị, tài sản… đều trở nên nhẹ bẫng. Người ra đi không mang theo gì cả – chỉ mang theo tình yêu họ đã sống, những điều tốt lành họ đã gieo.

Và tôi tự hỏi: “Nếu ngày mai là ngày cuối cùng của đời mình, tôi sẽ tiếc nuối điều gì nhất?”

Không phải là việc chưa mua được căn nhà lớn, chưa có xe sang, chưa lên được chức cao… mà là: “Tôi đã yêu thương đủ chưa?”

Tôi từng nghĩ rằng sống là phải đạt được “cái gì đó”. Phải có thành tựu, phải hơn người, phải được nể trọng. Nhưng thời gian, và nhất là những giờ phút đứng trước quan tài thân nhân, đã dạy tôi rằng: sống không phải là để sở hữu, mà là để buông bỏ. Không phải để chiếm lấy, mà là để trao ban. Không phải để vơ vào, mà là để đi qua – với một tâm hồn càng nhẹ càng tốt.

Bởi lẽ, đời người như cánh hoa sớm nở tối tàn. Mới đó thôi còn khỏe mạnh cười nói, bỗng chốc nằm yên trong một chiếc hòm gỗ nhỏ. Cũng chẳng phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn. Đến cuối cùng, tất cả đều chung một điểm đến: trở về với bụi tro.

Nếu đã biết trước điều đó, thì tại sao ta còn chấp nhặt nhau từng câu nói, từng lỗi lầm? Tại sao ta còn phân bì nhau từng món đồ, từng miếng ăn, từng ánh nhìn hơn thua? Tại sao ta không sống với nhau nhẹ nhàng hơn, rộng lượng hơn, yêu thương nhau nhiều hơn?

Tôi đã nhìn thấy những người giàu có ra đi trong cô đơn. Và tôi cũng từng nhìn thấy những người nghèo khó được tiễn đưa bởi cả xóm làng đầy nước mắt và lời tiếc thương. Tôi nghiệm ra: sự thành công thật sự không nằm ở bảng lương, mà nằm ở số người sẽ nhớ đến bạn khi bạn không còn nữa.

Tình người là của cải quý giá nhất. Và chỉ có tình thương mới có thể theo người chết về bên kia thế giới.

Cho nên, tôi chọn sống để yêu. Không phải vì tôi tốt hơn ai, mà vì tôi hiểu: nếu hôm nay là ngày cuối cùng, thì tôi không muốn lãng phí một phút nào trong oán giận, ích kỷ, hay vô cảm.

Tôi học cách tha thứ – không phải vì người kia xứng đáng – mà vì tôi không muốn mang theo gánh nặng trong lòng.

Tôi học cách cảm thông – không phải vì ai cũng tốt – mà vì ai cũng đau, ai cũng có những cuộc chiến bên trong mà tôi không biết.

Tôi học cách dừng lại – để lắng nghe, để mỉm cười, để nhìn vào mắt người khác và nói “tôi quý bạn”, trước khi quá muộn.

Tôi học cách sống chậm lại – để không đánh mất những điều nhỏ bé nhưng là hạnh phúc thật sự: bữa cơm với gia đình, cuộc gọi cho cha mẹ, một cái ôm, một lời hỏi thăm.

Người ta thường nói: “Người chết là hết.” Nhưng tôi không tin thế. Tôi tin rằng mỗi đời người là một hành trình – và cái chết không phải là dấu chấm hết, mà là ngưỡng cửa sang một miền khác. Miền mà ở đó, chỉ còn lại những gì là thật, là yêu thương, là thiêng liêng. Còn tất cả những giả tạo, tô vẽ, hào nhoáng… đều tan như khói hương trước cổng vĩnh hằng.

Và nếu đó là sự thật – thì tại sao ta không sống ngay từ bây giờ bằng những giá trị ấy?

Sống để không sợ hãi cái chết.

Sống để khi nhắm mắt xuôi tay, lòng ta nhẹ như mây.

Sống để khi ai đó nhắc đến tên ta, họ mỉm cười và nói: “Người ấy đã sống một đời tử tế.”

Sống để yêu – thật sự yêu – những người còn hiện diện bên mình hôm nay.

Đã đến lúc ta nên bớt sống vì “sở hữu” mà sống vì “hiện hữu”.

Bớt sống để gây ấn tượng mà sống để gây cảm động.

Bớt sống để được nhớ đến trong bảng vàng, mà sống để được nhớ đến trong tim người.

Bởi lẽ, cái còn lại sau tất cả, không phải là nhà bao nhiêu tầng, tiền bao nhiêu số, thành tích bao nhiêu dòng… mà là: “Bạn đã yêu thương được bao nhiêu?”

Và tôi tin: Chúa không hỏi bạn có bao nhiêu bằng cấp, nhưng Ngài sẽ hỏi bạn có bao nhiêu lòng nhân.

Ngài không hỏi bạn đã đi được bao xa, mà hỏi: “Con có dừng lại bên người đau khổ nào không?”

Ngài không hỏi: “Con đã sống bao năm?” mà hỏi: “Con đã yêu như thế nào?”

Cuối cùng, một kiếp người – dẫu dài hay ngắn – cũng sẽ khép lại trong một chiếc hũ sành hay một nấm mồ nhỏ. Cái quyết định giá trị không phải là độ dài, mà là độ sâu của yêu thương mà ta để lại.

Tôi chọn sống buông bỏ – để lòng nhẹ.

Tôi chọn sống yêu thương – để khi từ giã cõi đời, tôi không hối tiếc.

Vì tôi biết: một đời người không đo bằng năm tháng, mà bằng lượng yêu thương ta đã sống mỗi ngày.

Có những buổi chiều tôi đứng lặng trong sân lò hỏa táng, giữa tiếng kinh trầm buồn và làn khói mong manh bốc lên từ ống khói cao. Mỗi lần như thế, tôi lại bất giác rùng mình. Không phải vì sợ, mà vì lòng chợt lắng lại. Bên trong tôi vang lên một câu hỏi quen thuộc mà chưa bao giờ cũ: “Rồi một ngày nào đó, đến lượt mình thì sao?” Rồi tôi nghĩ đến phận người – cũng một kiếp người thôi – sao ta mãi mê bon chen, tranh giành, hận thù, để cuối cùng cũng chỉ là một nắm tro tàn trở về với đất bụi.”

Tôi đã tiễn nhiều người thân yêu đi như thế. Mỗi lần là một đau xót. Nhưng kỳ lạ thay, mỗi lần ấy, tôi lại thấy tâm mình được rửa sạch một chút – sạch khỏi những tham vọng mệt mỏi, sạch khỏi những vướng bận không tên. Đứng trước cái chết, mọi danh xưng, địa vị, tài sản… đều trở nên nhẹ bẫng. Người ra đi không mang theo gì cả – chỉ mang theo tình yêu họ đã sống, những điều tốt lành họ đã gieo.

Và tôi tự hỏi: “Nếu ngày mai là ngày cuối cùng của đời mình, tôi sẽ tiếc nuối điều gì nhất?”

Không phải là việc chưa mua được căn nhà lớn, chưa có xe sang, chưa lên được chức cao… mà là: “Tôi đã yêu thương đủ chưa?”

Tôi từng nghĩ rằng sống là phải đạt được “cái gì đó”. Phải có thành tựu, phải hơn người, phải được nể trọng. Nhưng thời gian, và nhất là những giờ phút đứng trước quan tài thân nhân, đã dạy tôi rằng: sống không phải là để sở hữu, mà là để buông bỏ. Không phải để chiếm lấy, mà là để trao ban. Không phải để vơ vào, mà là để đi qua – với một tâm hồn càng nhẹ càng tốt.

Bởi lẽ, đời người như cánh hoa sớm nở tối tàn. Mới đó thôi còn khỏe mạnh cười nói, bỗng chốc nằm yên trong một chiếc hòm gỗ nhỏ. Cũng chẳng phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn. Đến cuối cùng, tất cả đều chung một điểm đến: trở về với bụi tro.

Nếu đã biết trước điều đó, thì tại sao ta còn chấp nhặt nhau từng câu nói, từng lỗi lầm? Tại sao ta còn phân bì nhau từng món đồ, từng miếng ăn, từng ánh nhìn hơn thua? Tại sao ta không sống với nhau nhẹ nhàng hơn, rộng lượng hơn, yêu thương nhau nhiều hơn?

Tôi đã nhìn thấy những người giàu có ra đi trong cô đơn. Và tôi cũng từng nhìn thấy những người nghèo khó được tiễn đưa bởi cả xóm làng đầy nước mắt và lời tiếc thương. Tôi nghiệm ra: sự thành công thật sự không nằm ở bảng lương, mà nằm ở số người sẽ nhớ đến bạn khi bạn không còn nữa.

Tình người là của cải quý giá nhất. Và chỉ có tình thương mới có thể theo người chết về bên kia thế giới.

Cho nên, tôi chọn sống để yêu. Không phải vì tôi tốt hơn ai, mà vì tôi hiểu: nếu hôm nay là ngày cuối cùng, thì tôi không muốn lãng phí một phút nào trong oán giận, ích kỷ, hay vô cảm.

Tôi học cách tha thứ – không phải vì người kia xứng đáng – mà vì tôi không muốn mang theo gánh nặng trong lòng.

Tôi học cách cảm thông – không phải vì ai cũng tốt – mà vì ai cũng đau, ai cũng có những cuộc chiến bên trong mà tôi không biết.

Tôi học cách dừng lại – để lắng nghe, để mỉm cười, để nhìn vào mắt người khác và nói “tôi quý bạn”, trước khi quá muộn.

Tôi học cách sống chậm lại – để không đánh mất những điều nhỏ bé nhưng là hạnh phúc thật sự: bữa cơm với gia đình, cuộc gọi cho cha mẹ, một cái ôm, một lời hỏi thăm.

Người ta thường nói: “Người chết là hết.” Nhưng tôi không tin thế. Tôi tin rằng mỗi đời người là một hành trình – và cái chết không phải là dấu chấm hết, mà là ngưỡng cửa sang một miền khác. Miền mà ở đó, chỉ còn lại những gì là thật, là yêu thương, là thiêng liêng. Còn tất cả những giả tạo, tô vẽ, hào nhoáng… đều tan như khói hương trước cổng vĩnh hằng.

Và nếu đó là sự thật – thì tại sao ta không sống ngay từ bây giờ bằng những giá trị ấy?

Sống để không sợ hãi cái chết.

Sống để khi nhắm mắt xuôi tay, lòng ta nhẹ như mây.

Sống để khi ai đó nhắc đến tên ta, họ mỉm cười và nói: “Người ấy đã sống một đời tử tế.”

Sống để yêu – thật sự yêu – những người còn hiện diện bên mình hôm nay.

Đã đến lúc ta nên bớt sống vì “sở hữu” mà sống vì “hiện hữu”.

Bớt sống để gây ấn tượng mà sống để gây cảm động.

Bớt sống để được nhớ đến trong bảng vàng, mà sống để được nhớ đến trong tim người.

Bởi lẽ, cái còn lại sau tất cả, không phải là nhà bao nhiêu tầng, tiền bao nhiêu số, thành tích bao nhiêu dòng… mà là: “Bạn đã yêu thương được bao nhiêu?”

Và tôi tin: Chúa không hỏi bạn có bao nhiêu bằng cấp, nhưng Ngài sẽ hỏi bạn có bao nhiêu lòng nhân.

Ngài không hỏi bạn đã đi được bao xa, mà hỏi: “Con có dừng lại bên người đau khổ nào không?”

Ngài không hỏi: “Con đã sống bao năm?” mà hỏi: “Con đã yêu như thế nào?”

Cuối cùng, một kiếp người – dẫu dài hay ngắn – cũng sẽ khép lại trong một chiếc hũ sành hay một nấm mồ nhỏ. Cái quyết định giá trị không phải là độ dài, mà là độ sâu của yêu thương mà ta để lại.

Tôi chọn sống buông bỏ – để lòng nhẹ.

Tôi chọn sống yêu thương – để khi từ giã cõi đời, tôi không hối tiếc.

Vì tôi biết: một đời người không đo bằng năm tháng, mà bằng lượng yêu thương ta đã sống mỗi ngày.

Lm. Anmai, CSsR


 

KHÔN NGOAN TOÀN BÍCH – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự!”.

“Không có Chúa Nhật Phục Sinh nào mà không có Thứ Sáu Tuần Thánh. Đó là sự khôn ngoan toàn bích của Thiên Chúa! Đau khổ và cái chết của Con Một Ngài là một phần không thể thiếu trong tiến trình cứu độ!” – Susan Howatch.

Kính thưa Anh Chị em,

Bước vào Tuần Thánh, Lời Chúa toát lên những mâu thuẫn giàu cảm xúc. Con Thiên Chúa vừa được đón tiếp như một vị vua, vừa bị đối xử như một đại tội nhân chuốc lấy một án tử gớm ghiếc. Vậy mà đó là điều Chúa Cha muốn và là sự ‘khôn ngoan toàn bích’ của Ngài!

Từ góc độ trần thế, những gì sẽ sớm xảy ra sau đó chẳng có ý nghĩa gì ngoài thánh ý Chúa Cha! Chúa Giêsu chuốc lấy khổ đau của Người Tôi Tớ được tiên báo hàng trăm năm trước, “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu” – bài đọc một; Ngài như bị bỏ rơi, “Muôn lạy Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao?” – Thánh Vịnh đáp ca; và Phaolô kết luận, “Người hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự!” – bài đọc hai. 

Nhưng từ góc độ thần thánh, những gì Chúa Giêsu chịu là khởi đầu của một hành động vinh quang nhất chưa từng được biết đến – vinh quang thập giá! Bởi lẽ, thập giá là ngai mới của Ngài và vinh quang Ngài nhận được khi vào thành thánh sẽ trọn vẹn vào giờ Ngài chịu treo lên trên nó để chiếm lấy Vương Quyền vĩnh cửu.

Trong sự kế hoạch khôn dò của Chúa Cha, đau khổ và cái chết có một mục đích lớn hơn! Thiên Chúa đã chọn cách làm xáo trộn sự khôn ngoan thế gian bằng việc sử dụng việc nhân loại đóng đinh Con Một Ngài. Ấy thế, điều ác lớn nhất hoá nên điều lành vĩ đại nhất. Giờ đây, bởi niềm tin vào hành động này, thánh giá được dựng lên ở trung tâm các nhà thờ và gia đình chúng ta như một lời nhắc nhở thường xuyên rằng, cả những điều xấu xa nhất vẫn không thể vượt qua quyền năng, khôn ngoan và tình yêu của Thiên Chúa! Rằng, Vua Giêsu có chiến thắng cuối cùng cả khi tất cả dường như đã mất! Vị Vua này đã chỉ ra cho những ai đang trên đà hư mất một con đường, một hướng đi; chỉ ra cho những gì tồn tại vốn đã bị tàn phá bởi nghi ngờ, sợ hãi – kể cả tội lỗi – có được một luồng sáng mới, một nguồn sống mới và một nguồn ơn tha thứ mới.

Anh Chị em,

“Hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá và nhận ra rằng chúng ta chưa bao giờ được nhìn bằng ánh mắt dịu dàng và thương cảm hơn, chưa bao giờ nhận được vòng tay yêu thương hơn. Hãy nói, “Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa. Chúa yêu thương con và luôn tha thứ cho con, ngay cả những lúc con thấy khó yêu thương và tha thứ cho chính mình!”” – Phanxicô. Hãy để Tuần Thánh mang đến cho bạn niềm hy vọng thiêng liêng! Chúng ta thường bị cám dỗ chán nản – tệ hơn – tuyệt vọng. Hãy nhớ, tất cả không mất; không thập giá nào khuất phục được chúng ta nếu bạn và tôi luôn kiên định trong Chúa Kitô, Đấng còn có tên là ‘Khôn Ngoan Toàn Bích’ của Thiên Chúa. “Hãy liên lỉ ghi nhớ những nỗi thống khổ của một tình yêu bị đóng đinh vì bạn, tha thứ cho bạn!” – Phaolô Thánh Giá.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, trong những gì nghiệt ngã nhất của thánh giá đời con, cho con biết, Chúa đang có mặt ở đó và luôn có kế hoạch khôn ngoan tuyệt vời nhất cho con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

*****************************************************

CHÚA NHẬT LỄ LÁ, NĂM C

Dấu ký hiệu viết tắt :
: Đức Giê-su
nk : người kể
m : một người
dc : dân chúng

Tin Mừng    Lc 22,14 – 23,56 

Cuộc Thương Khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

✠Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

22 14 nk Khi đến giờ ăn tiệc Vượt Qua, Đức Giê-su vào bàn với các Tông Đồ. 15 Người nói với các ông : ✠ “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. 16 Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.”

17 nk Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói : ✠ “Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. 18 Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến.”

19 nk Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói : ✠ “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” 20 nk Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói : ✠ “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.

21 ✠ “Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy. 22 Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người.” 23 nk Các Tông Đồ bắt đầu bàn tán với nhau xem ai trong Nhóm lại là kẻ toan làm chuyện ấy.

24 nk Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhất. 25 Đức Giê-su bảo các ông : ✠ “Vua các dân thì dùng uy mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. 26 Nhưng anh em thì không phải như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ. 27 Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai ? Hẳn là người ngồi ăn chứ ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.

28 ✠ “Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan. 29 Vì thế, Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, 30 để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en.”

31 nk Rồi Chúa nói : ✠ “Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. 32 Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.” 33 nk Ông Phê-rô thưa với Người : m “Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng.” 34 nk Đức Giê-su lại nói : ✠ “Này anh Phê-rô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, thì đã ba lần anh chối là không biết Thầy.”

35 nk Rồi Người nói với các ông : ✠ “Khi Thầy sai anh em ra đi, không túi tiền, không bao bị, không giày dép, anh em có thiếu thốn gì không ?” nk Các ông đáp : m “Thưa không.” 36 nk Người bảo các ông : ✠ “Nhưng bây giờ, ai có túi tiền thì hãy mang theo, ai có bao bị cũng vậy ; còn ai chưa có gươm thì bán áo đi mà mua. 37 Vì Thầy bảo cho anh em hay : cần phải ứng nghiệm nơi bản thân Thầy lời Kinh Thánh đã chép : Người bị liệt vào hàng phạm pháp. Thật vậy, những gì đã chép về Thầy sắp được hoàn tất.” 38 nk Các ông nói : m “Lạy Chúa, đã có hai thanh gươm đây.” nk Người bảo họ : ✠ “Đủ rồi !”

39 nk Sau đó, Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. 40 Đến nơi, Người bảo các ông : ✠ “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.”

41 nk Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng : 42 ✠ “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng cho ý con thể hiện, mà là ý Cha.” 43 nk Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. 44 Lòng xao xuyến bồi hồi, nên Người càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.

45 nk Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền, 46 Người liền nói với các ông : ✠ “Sao anh em lại ngủ ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ.”

47 nk Người còn đang nói, thì một đám đông xuất hiện, và kẻ dẫn đầu tên là Giu-đa, một người trong Nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Đức Giê-su để hôn Người. 48 Đức Giê-su bảo hắn : ✠ “Giu-đa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao ?” 49 nk Thấy việc sắp xảy ra, những kẻ đứng chung quanh Người liền hỏi : m “Lạy Chúa, chúng con tuốt gươm chém được không ?” 50 nk Thế rồi một người trong nhóm chém tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai bên phải. 51 Nhưng Đức Giê-su lên tiếng : ✠ “Thôi, ngừng lại.” nk Và Người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành.

52 nk Sau đó Đức Giê-su nói với các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục đến bắt Người : ✠ “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến ? 53 Ngày ngày, tôi ở giữa các ông trong Đền Thờ, mà các ông không tra tay bắt. Nhưng đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm.”

54 nk Họ bắt Đức Giê-su, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phê-rô thì theo xa xa. 55 Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phê-rô đến ngồi giữa họ. 56 Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói : m “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy !” 57 nk Ông liền chối : m “Tôi có biết ông ấy đâu, chị !” 58 nk Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói : m “Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng !” nk Nhưng ông Phê-rô đáp lại : m “Này anh, không phải đâu !” 59 nk Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết : m “Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Ga-li-lê.” 60 nk Nhưng ông Phê-rô trả lời : m “Này anh, tôi không biết anh nói gì !” nk Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. 61 Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông : “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” 62 Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.

63 nk Những kẻ canh giữ Đức Giê-su nhạo báng đánh đập Người. 64 Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng : m “Nói tiên tri xem : ai đánh ông đó ?” 65 nk Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.

66 nk Khi trời sáng, đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Đồng 67 và hỏi : m “Ông có phải là Đấng Mê-si-a thì nói cho chúng tôi biết !” nk Người đáp : ✠ “Tôi có nói với các ông, các ông cũng chẳng tin ; 68 tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời. 69 Nhưng từ nay, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng.” 70 nk Mọi người liền nói : m “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao ?” nk Người đáp : ✠ “Đúng như các ông nói, chính tôi đây.” 71 nk Họ liền nói : m “Chúng ta cần gì lời chứng nữa ? Chính chúng ta vừa nghe miệng hắn nói !”

23 1 nk Toàn thể cử toạ đứng lên, điệu Đức Giê-su đến ông Phi-la-tô.

2 nk Họ bắt đầu tố cáo Người rằng : m “Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là Vua nữa.” 3 nk Ông Phi-la-tô hỏi Người : m “Ông là Vua dân Do-thái sao ?” nk Người trả lời : ✠ “Chính ngài nói đó.” 4 nk Ông Phi-la-tô nói với các thượng tế và đám đông : m “Ta xét thấy người này không có tội gì.” 5 nk Nhưng họ cứ khăng khăng nói : m “Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng dạy khắp vùng Giu-đê, bắt đầu từ Ga-li-lê cho đến đây.” 6 nk Nghe nói thế, ông Phi-la-tô liền hỏi xem đương sự có phải là người Ga-li-lê không. 7 Và khi biết Người thuộc thẩm quyền vua Hê-rô-đê, ông liền cho áp giải Người đến với nhà vua lúc ấy cũng đang có mặt tại Giê-ru-sa-lem.

8 nk Vua Hê-rô-đê thấy Đức Giê-su thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. 9 Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. 10 Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. 11 Vua Hê-rô-đê cũng như thị vệ đều khinh dể Người ra mặt nên khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Phi-la-tô. 12 Ngày hôm ấy, vua Hê-rô-đê và tổng trấn Phi-la-tô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.

13 nk Bấy giờ ông Phi-la-tô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại 14 mà nói : m “Các người nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các người, mà không thấy người này có tội gì, như các người tố cáo. 15 Cả vua Hê-rô-đê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các người thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. 16 Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” [17 nk Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Phi-la-tô phải phóng thích cho họ một người tù.] 18 Nhưng tất cả mọi người đều la ó : dc “Giết nó đi, thả Ba-ra-ba cho chúng tôi !” 19 nk Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người. 20 Ông Phi-la-tô muốn thả Đức Giê-su, nên lại lên tiếng một lần nữa. 21 Nhưng họ cứ một mực la lớn : dc “Đóng đinh ! Đóng đinh nó vào thập giá !” 22 nk Lần thứ ba, ông Phi-la-tô nói với họ : m “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác ? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” 23 nk Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.

24 nk Ông Phi-la-tô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu. 25 Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giê-su thì ông trao nộp theo ý họ muốn.

26 nk Khi điệu Đức Giê-su đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giê-su. 27 Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. 28 Đức Giê-su quay lại phía các bà mà nói : ✠ “Hỡi chị em thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. 29 Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói : ‘Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm !’ 30 Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non : Đổ xuống chúng tôi đi !, và với gò nổng : Phủ lấp chúng tôi đi ! 31 Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao ?” 32 nk Có hai tên gian phi cũng bị điệu đi hành quyết cùng với Người.

33 nk Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. 34 Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng : ✠ “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” nk Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.

35 nk Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo : m “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn !” 36 nk Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống 37 và nói : m “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi !” 38 nk Phía trên đầu Người có bản án viết : “Đây là vua người Do-thái.”

39 nk Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người : m “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao ? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !” 40 nk Nhưng tên kia mắng nó : m “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! 41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !” 42 nk Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su : m “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !” 43 nk Và Người nói với anh ta : ✠ “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”

44 nk Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. 45 Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. 46 Đức Giê-su kêu lớn tiếng : ✠ “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” nk Nói xong, Người tắt thở.

(quỳ gối thinh lặng trong giây lát)

47 nk Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng : m “Người này đích thực là người công chính !” 48 nk Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về.

49 nk Đứng đàng xa, có tất cả những người quen biết Đức Giê-su cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Ga-li-lê ; các bà đã chứng kiến những việc ấy.

50 nk Khi ấy có một người tên là Giô-xếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. 51 Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng. Ông là người thành A-ri-ma-thê, một thành của người Do-thái, và cũng là người vẫn mong chờ Nước Thiên Chúa. 52 Ông đến gặp tổng trấn Phi-la-tô để xin thi hài Đức Giê-su. 53 Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. 54 Hôm ấy là áp lễ, và ngày sa-bát bắt đầu ló rạng.

55 nk Cùng đi với ông Giô-xếp, có những người phụ nữ đã theo Đức Giê-su từ Ga-li-lê. Các bà để ý nhìn ngôi mộ và xem xác Người được đặt như thế nào.

56 nk Rồi các bà về nhà, chuẩn bị dầu và thuốc thơm. Nhưng ngày sa-bát, các bà nghỉ lễ như Luật truyền.


 

HỌC SINH THCS, THPT HỌC 2 BUỔI/NGÀY?

Mạc Van Trang 

Nghe nói ông Vụ Trưởng vụ Trung học nói vậy. Tôi chưa nói những điều kiện cần để nhà trường dạy 2 buổi/ ngày đòi hỏi như thế nào?. Chỉ nói về phía cha mẹ HS, phía xã hội lo cho con đi học cả ngày, ăn trưa, học phí, không giúp việc cho gia đình, kiếm sống thêm… sẽ ra sao? Bộ giáo dục có ngủ mơ không?

Câu chuyện sau đây xảy ra từ 2014, nay nhiều gia đình vẫn hoàn cảnh như vậy. Bộ giáo dục hãy chịu khó đọc một lần.

Ngày 24/4/2014, người mẹ khốn khổ Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã tự tử bằng một sợi dây…theo đúng kế hoạch, để lại cho chúng ta bức thư tuyệt mệnh.

“Tạm biệt chồng con!

       Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu.

        Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.

        Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.

      Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời.

      Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh.

       Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…

          Mỹ Nhân tạm biệt!”.

          Tôi vẫn khóc mỗi khi đọc lá thư này. Có lẽ trong cả những câu chuyện hư cấu, trong kịch bản phim kinh dị…không có ai tưởng tượng được một cái chết như vậy: chết để có tiền phúng điếu giúp con học, chết để được xét cấp sổ hộ nghèo….

(Cop từ Fb Đặng Chương Ngạn)


 

PHẢI TẬP KIỀM CHẾ CƠN GIẬN – Lm Jos Chính Trực

 Chính Trực 

 PHẢI TẬP KIỀM CHẾ CƠN GIẬN. VÌ GIẬN QUÁ MẤT KHÔN

Bởi vì sự giận dữ trong lòng cũng giống như ta cầm chặt một hòn than đang nóng rực, hòng ném vào kẻ khác cho hả cơn giận. Chưa ném được người ta, nhưng chính tay của bạn đã bị bỏng.

Cơn giận dữ cũng giống như cái miệng của ta ngậm một cục thối, hòng phun vào mặt đối thủ. Chưa chắc phun trúng người ta, nhưng chính miệng của mình đã nói bị dơ bẩn.

Có người chỉ vì không kiềm chế cơn giận chỉ một lần, rồi hành động mất kiểm soát với người thân của mình. Làm cho người thân bị tổn thương trầm trọng cả thể xác lần tinh thần, khó có thể hàn gắn lại.

(Lm Jos Chính Trực)


 

BẠN SẼ SỐNG VUI HƠN, SẼ TỰ TIN HƠN KHI ĐỌC NHỮNG CÂU NÀY…

1. Biết đủ rồi, lòng tự nhiên thấy giàu.
2. Buông xuống, mới biết nhẹ là thế nào.
3. Im lặng – đôi khi là tiếng nói trong trẻo nhất.
4. Hiểu được chính mình, không còn phải đi tìm ai.
5. Ganh tị chỉ khiến mình mỏi mệt hơn người ta.
6. Bình yên thật sự không cần chứng minh.
7. Không lo cũng là một cách yêu bản thân.
8. Khi duyên đủ, người sẽ tự khắc tìm đến.
9. Vội vã dễ khiến lòng đi sai lối.
10. Khi tỉnh ra, mới thấy mình đã lạc bao xa.
11. Có những mất mát đến để dạy ta biết quý hơn.
12. Giận dữ là nhà tù do chính mình xây.
13. Gió mạnh không làm bật gốc cây cắm sâu vào đất.
14. Hạnh phúc không nằm ở điều mới – mà ở lòng biết ơn điều cũ.
15. Nghĩ nhiều khiến tim mỏi, lòng rối.
16. Khi tâm đủ tĩnh, bạn mới thấy mình mạnh mẽ ra sao.
17. Cứ hít một hơi thật sâu, và rồi mọi thứ sẽ sáng dần.
18. Buông một điều, đổi lấy cả một đời bình an.
19. Khi bạn hiểu, bạn sẽ không còn oán trách.
20. Khi bạn bớt đòi hỏi, bạn sẽ sống nhẹ hơn.
St

Chuyện Vui XHCN: Đón chào 30-4 bằng nước tung tăng ở phố mới của nhà cán bộ giầu

Theo báo lề phải

Chiều 10.4, cơn mưa lớn bắt đầu xuất hiện ở khu vực TP.Thủ Đức khiến một số con đường ở khu Thảo Điền được ngập nước để đón mừng ngày đánh chiếm VNCH, xe cộ di chuyển trong nước có phần phấn đấu khá nặng.

Khoảng 17 giờ 30, cơn mưa lớn bắt đầu xuất hiện ở TP.Thủ Đức và ngày sau đó lan ra nhiều khu vực như: Q.1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận… làm một số con đường bị ngập nước. Cơn mưa này xuất hiện đúng vào giờ tan tầm và kéo dài hơn 30 phút đã ảnh hưởng nhiều đến tình trạng giao thông ở nhiều khu vực.

Trong đó, một số con đường ở P.Thảo Điền (TP.Thủ Đức) bị ngập sâu. Cụ thể đường Quốc Hương, Tống Hữu Định… bị ngập kéo dài. Tại đường Quốc Hương, khoảng 17 giờ 45, nước bắt đầu dâng cao khi mưa lớn. Kéo theo đó là các con đường nhánh cũng bị ngập. Đoạn ngập dài khoảng 300 m, từ giao lộ Quốc Hương – Xuân Thủy đến đường Thái Lý.

 - Ảnh 1.

Cơn mưa trái mùa như trút diễn ra vào chiều nay làm đường Quốc Hương (P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức) bị ngập. Ảnh: Phạm Hữu, Báo TN

 - Ảnh 2.

Ngoài đường Quốc Hương thì một số đường nhánh cũng bị ngập theo

 - Ảnh 3.

Mực nước ngập sâu nhất nằm ở đoạn trước Trường ĐH Văn Hoá TP.HCM

 - Ảnh 4.

Do nước ngập nên nhiều người phải cho xe máy lên lề, chờ nước rút

Thế là sau 50 năm giải phóng miền Nam, XHCN nay lại vẫn còn vui vầy với nước non, những điêu mà người Pháp giải quyết dễ dàng ở các tỉnh thành cách đây có hơn 100 năm.. Nước tươi xám này có điều vui chơi lâu thì người nổi vân đỏ rất đẹp, nếu có thêm chuột chết, gián chết thì lại càng phấn khích, phải không các Fan XHCN.


Có Nên Trực Tuyến? (OnLine)

Có Nên Trực Tuyến? (OnLine)

Lan đã dành một giờ trong ngân hàng cùng bố, vì ông cần phải chuyển tiền.

Trên đường về, Lan không thể cưỡng lại được mà hỏi:

– “Bố à, tại sao bố không kích hoạt dịch vụ ngân hàng trực tuyến?”

– “Tại sao bố phải làm vậy?” Ông hỏi…

– “À, như vậy bố sẽ không phải mất cả giờ đồng hồ ở đây chỉ để chuyển tiền. Bố thậm chí còn có thể mua sắm trực tuyến. Mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng!”

Lan rất hào hứng muốn giới thiệu bố cô vào thế giới mà mọi thứ đều online.

Ông hỏi: “Nếu bố làm vậy, bố sẽ không cần phải rời khỏi nhà sao?”

– “Đúng, đúng rồi!” Lan nói. Cô giải thích với ông rằng ngay cả thực phẩm cũng có thể giao đến tận nhà và họ có thể giao hàng được mọi thứ!

Câu trả lời của ông khiến cô không nói nên lời và phải suy nghĩ rất nhiều về lời bố nói.

Ông nói: “Từ khi bố bước vào ngân hàng hôm nay, bố đã gặp bốn người bạn của mình, bố đã trò chuyện một chút với các nhân viên – những người rất quen thuộc với bố lúc đó.

Con biết đấy, bố mẹ sống với nhau, con ở xa, ngoại trừ mẹ con, đây là sự kết nối và tương tác mà bố cần. Bố thích chuẩn bị chu đáo và đến ngân hàng. Bố có đủ thời gian, cái bố thèm muốn là sự kết nối con người.

Hai năm trước bố bị ốm, người chủ cửa hàng mà bố hay mua trái cây đã đến thăm bố, ngồi bên giường bệnh và khóc.

Khi mẹ con bị ngã vài ngày trước trong lúc đi bộ buổi sáng, người bán hàng tạp hóa gần nhà thấy mẹ, ngay lập tức lấy xe đưa mẹ về nhà vì ông ấy biết bố ở đâu.

Liệu bố có nhận được sự ‘đụng chạm nhân văn’ đó nếu mọi thứ đều trở thành trực tuyến?

Tại sao bố lại muốn mọi thứ được giao tận nơi và bắt bố chỉ tương tác với chiếc máy tính hay điện thoại của mình?

Bố muốn biết người mà bố đang giao dịch, chứ không chỉ đơn thuần là một ‘người bán hàng’. Nó tạo ra mối quan hệ.

Công ty trực tuyến có cung cấp được tất cả những điều này không?”

P/S: Công nghệ không phải hoàn toàn là cuộc sống… Yêu thương ai là dành thời gian cho người đó … Đừng chỉ dành thời gian cho thiết bị và máy móc.

(Văn Lê ST và lược dịch, ảnh AI vẽ minh họa)

Thương Chiến với Hoa Kỳ làm cho kinh doanh của Trung Cộng bước vào tình trạng tê liệt một phần trong khi nền Kinh Tế đang bị áp lực giảm phát

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam, Hồng Kong.

Kandy VươngRalph Jennings. Ngày 10 tháng 4 năm 2025
Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đột ngột thay đổi thuế quan đối với hầu hết các quốc gia - ngoại trừ Trung Quốc - đã làm tăng thêm sự biến động cho thương mại toàn cầu. Ảnh: AFP
 
 

Trong khi thông báo hôm thứ Tư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc tạm dừng áp dụng các biện pháp trừng phạt trong 90 ngày đối với hầu hết các quốc gia khác là “một sự rút lui chiến thuật”, các nhà phân tích cho biết “không ai nên lơ là” vì điều này không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong mục tiêu chung của ông.

Trong bối cảnh “rút lui” này, thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng lên 125 phần trăm sau khi Bắc Kinh tăng thuế trả đũa. Stephen Olson, một thành viên cao cấp thỉnh giảng tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cảnh báo rằng điều này có nghĩa là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn bị mắc kẹt trong một cuộc chiến thương mại nguy hiểm và ngày càng leo thang.

“Khi mọi chuyện lắng xuống, chúng ta sẽ thấy mức thuế quan trên thế giới cao hơn nhiều so với thời điểm Trump nhậm chức”, ông nói.

Một báo cáo của ING lưu ý rằng mức thuế hiện tại đối với các sản phẩm của Trung Quốc có thể mang lại doanh thu thuế là 835 tỷ đô la Mỹ, đồng thời gọi tình hình hiện tại là “không chỉ hỗn loạn, mà còn điên rồ”.

Liệu ngoại giao ngầm có thể cứu vãn quan hệ Mỹ-Trung khỏi cuộc chiến thuế quan tàn khốc không?

Ý kiến của phong viên Dewey Sim Sylvie Trang, Báo Bứu Điện Hoa Nam ở Bắc Kinh.

Tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào thứ Tư về việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên tổng cộng 125 phần trăm, trong khi ông tạm dừng áp thuế đối với hầu hết các quốc gia khác trong 90 ngày, chỉ làm sâu sắc thêm rạn nứt giữa hai nền kinh tế lớn nhất, Trung Cộng – Mỹ.

Nhưng khi phát biểu với các phóng viên sau thông báo, Trump cũng ám chỉ rằng ông không mong đợi sẽ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc cao hơn nữa, nói rằng ông “không thể tưởng tượng” điều đó xảy ra. “Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận. Họ chỉ không biết cách thực hiện. Bạn biết đấy, đó là một trong những điều như vậy, những người khá tự hào,” ông nói.

“Chủ tịch Tập Cận Bình là một người đàn ông đáng tự hào. Tôi biết ông ấy rất rõ. Họ không biết phải làm thế nào, nhưng họ sẽ tìm ra cách. Họ đang trong quá trình tìm ra cách.”

Dali Yang, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago, cho rằng các kênh liên lạc bí mật có thể hữu ích trong việc truyền tải tình cảm và tín hiệu, có khả năng giúp hai bên hạ nhiệt. Nhưng ông cũng lưu ý rằng phong cách sử dụng mạng xã hội của Trump có nghĩa là sẽ có hạn chế cho những kênh liên lạc như vậy.

Kể từ khi Trump trở lại Nhà Trắng, các nhà phân tích đã ca ngợi tầm quan trọng của ngoại giao hậu trường, khi ông lựa chọn một số nhân vật có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc để đảm nhiệm các vị trí chủ chốt trong chính quyền.

Danny Quah, Trưởng khoa Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết có khả năng Trump và Tập sẽ muốn ngồi lại và nói chuyện, đặc biệt là khi tình hình “trở nên thực sự tồi tệ về mặt kinh tế”. Nhưng hiện tại, Quah cho biết ông không thấy dấu hiệu nào cho thấy Trump sẽ “muốn thể hiện sự tỉnh táo và lùi bước”.

“Đồng thời, Bắc Kinh (muốn tỏ ra rằng họ) đã đi theo con đường tự cao và chánh đáng, đó là không thể giải thích cho người dân lý do tại sao họ lại có thể cân nhắc (từ sớm) việc lùi bước (trước trận chiến)”, ông nói thêm.

Jane Caiở Bắc Kinh Sylvie Trangở Bắc Kinh. Ngày 10 tháng 4 năm 2025

Người dân Trung Quốc được tờ South China Morning Post khảo sát về cuộc chiến thuế quan đã đưa ra nhiều phản hồi đầy thất vọng và lo ngại, cũng như thách thức. “Rõ ràng là Trung Quốc đang bị nhắm tới. Bất kể Trung Quốc làm gì, Hoa Kỳ sẽ tìm cách tấn công. Không có lý do và không có chỗ cho Trung Quốc rút lui”, Wu Lang, 47 tuổi, giám đốc điều hành công ty tư nhân tại Thượng Hải cho biết…

Wu đã nhắc đến những bình luận được Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đưa ra để bảo vệ các khoản thuế trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 3 tháng 4: “Chúng ta vay tiền từ nông dân Trung Quốc để mua những thứ mà nông dân Trung Quốc sản xuất… Đó không phải là công thức cho sự thịnh vượng kinh tế, đó không phải là công thức cho giá thấp hơn, và đó không phải là công thức cho việc tạo ra công ăn việc làm tốt ở Hoa Kỳ”.
 

Amanda Zhao, 27 tuổi, chuyên gia tư vấn tiếp thị tại một công ty châu Âu ở Bắc Kinh, cho biết căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia khiến cô lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới. Zhao cho biết: “Điều đó khiến tôi thực sự buồn – thương mại tự do đại diện cho sự tiến bộ của con người, và những gì đang diễn ra hiện nay giống như một bước thụt lùi đối với toàn xã hội”.

…Bà cho biết bà có thể không hoàn toàn đồng ý với sự trả đũa nghiêm khắc của Bắc Kinh nhưng bà hiểu điều đó. “Tôi hiểu lý do đằng sau điều đó. Trung Quốc luôn muốn thể hiện sức mạnh quốc gia và tránh tỏ ra yếu đuối trước Hoa Kỳ. Ngoài ra, Trump thực sự điên rồ – đàm phán có thể chỉ khiến ông ta mạnh dạn hơn nữa.”

Wei Qingqing, 35 tuổi, một lập trình viên tại một công ty đa quốc gia ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền đông nước này, cho biết anh đang cân nhắc kế hoạch chuyển công tác của công ty vì công ty đang bán hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Một chủ ngân hàng Bắc Kinh được Post khảo sát cho biết một số lĩnh vực ở Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng trong cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ, "nhưng về lâu dài, đó là vì lợi ích chung". Ảnh: AFP
Một chủ ngân hàng Bắc Kinh được Post khảo sát cho biết một số lĩnh vực ở Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng trong cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ, “nhưng về lâu dài, đó là vì lợi ích chung”. Ảnh: AFP
 

“Lần này là cuộc chiến thuế quan. Lần tới sẽ có các biện pháp trừng phạt khác. Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp kiềm chế của Hoa Kỳ trong tương lai. Có lẽ lựa chọn tốt nhất của tôi là đến một quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn như Singapore, nơi ít thù địch hơn và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa”, Wei nói.

Bắc Kinh đã cố gắng hạ thấp mối lo ngại, với Thủ tướng Lý Cường nói rằng chính phủ đã chuẩn bị đủ công cụ để chống lại các cú sốc kinh tế bên ngoài . Tuy nhiên, một thử thách thực sự về việc đảm bảo sinh kế cơ bản của các nhóm thu nhập thấp có thể chỉ đang diễn ra đối với chính phủ Trung Quốc.
 
Ruby Osman, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Tony Blair về Thay đổi Toàn cầu, cho biết Bắc Kinh đang đặt cược rằng họ có thể chịu đựng nhiều đau đớn về kinh tế hơn Hoa Kỳ và giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng khả năng “chịu đựng cay đắng” của Trung Quốc mang lại cho nước này lợi thế cạnh tranh.
 
 

Theo một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Hồng Kông, các thông báo áp thuế thất thường của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tạo ra một môi trường mà “bất kỳ ai cũng không thể kinh doanh”. Ông cho biết các chính sách thay đổi có nghĩa là các công ty địa phương phải “chờ đợi và quan sát” để quyết định các bước tiếp theo.

Steve Chuang Tzu-hsiung, chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Hồng Kông, đã chia sẻ mối lo ngại của mình vào thứ năm trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi mức thuế nhập khẩu 125% của Hoa Kỳ có hiệu lực vào thứ tư đối với hầu hết hàng hóa Trung Quốc trong khi các khoản thuế “có đi có lại” đối với các thị trường khác được tạm dừng trong 90 ngày.

Chuang cho biết khách hàng Hoa Kỳ đã yêu cầu hoãn giao hàng do môi trường chính sách không thể đoán trước.

Ông giải thích rằng điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất Hồng Kông, những người có thể đã đầu tư vào vật liệu và sản xuất, thường dựa trên các đơn đặt hàng trước tới 60 ngày.

Chuang cũng nêu lên mối lo ngại về hàng hóa đang trên đường đến Hoa Kỳ, với nguy cơ khách hàng Mỹ có thể từ chối nhận hàng do mức thuế quan tăng.

Chuang cũng nhấn mạnh rằng hầu hết các nhà sản xuất Hồng Kông hiện chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước hoặc Trung Quốc đại lục. Họ chiếm 56 phần trăm các công ty địa phương.

Ông cho biết: “Đối với các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào xuất khẩu, chúng tôi nhận thấy phân khúc này hiện chiếm tới 44% (trong số các công ty kinh doanh), do đó có vẻ như tất cả họ đều đã triển khai chiến lược một cách đúng”.

Khi ông lưu ý rằng “chiến lược tốt nhất hiện nay là chờ đợi và quan sát”, ông thừa nhận rằng không rõ các doanh nghiệp có thể chịu đựng được bao lâu vì họ đều phải đối mặt với những áp lực khác nhau.

Thương mại Bưu Điện bị áp thuế tời 90 phần trăm

Mức thuế 90 phần trăm đối với các bưu kiện nhỏ gửi đến Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực từ ngày 2 tháng 5, khiến nhiều người bán hàng thương mại điện tử địa phương không thể thực hiện giao hàng. Ảnh: Jelly Tse
Mức thuế 90 phần trăm đối với các bưu kiện nhỏ gửi đến Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực từ ngày 2 tháng 5, khiến nhiều người bán hàng thương mại điện tử địa phương không thể thực hiện giao hàng. Ảnh: Jelly Tse
 
Gary Lau Ho-yin, chủ tịch Hiệp hội vận tải và hậu cần Hồng Kông, cho biết hoạt động kinh doanh dự kiến ​​sẽ suy thoái đáng kể từ ngày 2 tháng 5, khi mức thuế 90% đối với các bưu kiện nhỏ gửi đến Hoa Kỳ có hiệu lực.
Lau cho biết thương mại điện tử đã là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng trong vài năm qua, nhưng việc loại bỏ miễn thuế đối với bưu kiện nhỏ và các loại phí bổ sung sẽ khiến việc vận chuyển bằng bưu điện (như là một cách tránh thuế cho các món hàng trị giá dưới 800 USD) trở nên không khả thi.
Lau cho biết thêm ngành công nghiệp này đang khám phá các thị trường mới như Trung Đông để giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ, mặc dù thị trường Hoa Kỳ chiếm 30 đến 40 phần trăm thị phần xuất khẩu sẽ tiếp tục gây áp lực đáng kể trong ngắn hạn.
Do thuế quan của Hoa Kỳ có xu hướng được tính dựa trên thặng dư thương mại của một quốc gia, xuất khẩu sang Hoa Kỳ trừ đi nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Mak cho rằng những quốc gia có thặng dư thương mại nhỏ hơn có thể là địa điểm thuận lợi hơn để gia công sản xuất.

Phóng viên Fan Chen.

Ngày

China Trump Tariffs© Uncredited
 

Trung Quốc đã phải vật lộn với nguy cơ khủng hoảng giảm phát trong nhiều năm, vì nhu cầu trong nước trì trệ và tình trạng dư thừa công suất sản xuất khiến các công ty phải tham gia vào cuộc chiến giá cả khốc liệt để giành được đơn đặt hàng. Hiện tại, việc tăng thuế quan của Washington có nguy cơ làm trầm trọng thêm những vấn đề này khi mức thuế của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng thêm 125% và có hiệu lực vào trưa thứ Tư.

Gương Thành Công cho người Mỹ gốc Á Châu: Johny Kim là lính Biệt Hải (Người Nhái SEAL), Phi công Hải Quân, Bác Sĩ và Phi Hành Gia NASA

Theo Báo WSJ

 

 

Trong nửa cuộc đời, Jonny Kim đã đạt được giấc mơ Mỹ ba lần. Anh ấy là một lính biệt hải SEAL của Hải quân. Sau đó, anh ấy tốt nghiệp Trường Y Khoa Harvard. Và vào thứ Ba, anh ấy đã cất cánh như một phần của hành động mới nhất của mình: phi hành gia.

Khi tiểu thuyết gia Wesley Chu lần đầu biết về Kim,  phản ứng đầu tiên của ông là sự kinh ngạc. Ông Kim là một người cha 41 tuổi của ba đứa con và cũng là một phi công Hải quân, Wesley Chu nói, “Cảm ơn Chúa vì mẹ tôi không phải là bạn với mẹ của anh ấy.”

Sau khi tin tức về các thành công của ông lan truyền, Kim đã trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu. Tuy nhiên, đối với nhiều người trong số những người đã liếc nhìn sơ yếu lý lịch của ông và không thể không so sánh với họ, ông cũng gợi lên một chút cảm giác khác thường, sự choáng váng.

Sự ngỡ ngàng.

Điều này đặc biệt đúng trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, nơi Kim, con trai của những người nhập cư Hàn Quốc, vừa được ca ngợi là anh hùng nhưng lại vừa làm dấy lên mối lo sợ, một cách nửa đùa nửa thật, là “ cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi đứa trẻ châu Á ”. Vì bất kể con cái của mình đã thành đạt đến mức nào trong xã hội đi nữa, thì các bậc cha mẹ nhập cư có kỳ vọng cao sẽ nói rằng Jonny Kim đã làm được điều đó rồi, chỉ là tốt hơn (con).

Jonny Kim đã nộp đơn vào chương trình phi hành gia của NASA và tất nhiên đã được chấp nhận ngay từ lần thử đầu tiên.

Jonny Kim đã nộp đơn vào chương trình phi hành gia của NASA và tất nhiên đã được chấp nhận ngay từ lần thử đầu tiên. Ảnh: NASA/Zuma Press

Kim không bao giờ đặt mục tiêu đạt được ba thành tựu trọn đời này. Ông nói rằng sức mạnh của ông chính là sự tập trung.

“Tôi không có tham vọng trở thành bác sĩ hay phi hành gia,” Kim chia sẻ trên Jocko Podcast năm 2020. “Điều đó thực sự quan trọng với tôi cho đến tận ngày nay, rằng bạn phải có một mục tiêu duy nhất, bởi vì bạn phải toàn tâm toàn ý vào những gì mình đang làm. Bạn phải chân thành với những gì mình đang làm, không phải là một sự leo thang xã hội hay một nấc thang nghề nghiệp nào đó.”

…Mọi chuyện bắt đầu từ chấn thương trong thời thơ ấu của anh ở Los Angeles. Kim cho biết anh đã chứng kiến ​​cha mình, người mà anh mô tả là nghiện rượu và bạo hành, chĩa súng vào gia đình họ. Cảnh sát đã bắn chết cha anh trên gác xép.

Mong muốn bảo vệ mẹ và anh trai về mặt thể chất đã khiến anh trở thành một lính SEAL của Hải quân. Nhưng chấn thương mắt cá chân trong trò Ultimate Frisbee đã trì hoãn kế hoạch gia nhập Hải quân của anh với tư cách là một chuyên gia hoạt động. Khi anh hồi phục, một người tuyển dụng đã hướng anh trở thành một bác sĩ.

Năm 2005, Kim gia nhập SEAL Team Three, phục vụ với vai trò là lính cứu thương và lính bắn tỉa, cùng nhiều vai trò khác. Anh đã giành được Ngôi sao bạc và Ngôi sao đồng vì đã điều trị cho các đồng đội bị thương trong hai chuyến công tác ở Iraq, một trải nghiệm đã thúc đẩy anh theo học trường y.

Nhưng trước tiên là trường đại học tại Đại học San Diego. Mặc dù có học bổng, anh vẫn cần một công việc để trang trải học phí. Vì vậy, anh đã làm nhân viên kiểm và phạt đỗ xe. “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn quá giỏi cho bất kỳ công việc nào”, anh nói trên podcast Jocko, nói rằng công việc này đã dạy anh cách khiêm tốn.

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence cùng Kim và các ứng viên phi hành gia khác của NASA vào năm 2018.

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence cùng Kim và các ứng viên phi hành gia khác của NASA năm 2018. Ảnh: NASA/Getty Images

 

Sau đó đến Trường Y Harvard, nơi anh ấy vừa học, làm cha và tập thể dục theo lịch trình thức dậy lúc 3:30 sáng. Anh ấy đã tìm kiếm các mẹo về thời gian, anh ấy nói trên podcast “Stories Behind the Scrubs”, và tìm thấy một cách gọi là học lặp lại ngắt quãng. Sử dụng thẻ ghi nhớ điện tử, anh ấy chấm điểm từng thẻ từ 1 (không biết gì) đến 5 (câu trả lời dễ). Trong phiên tiếp theo, hệ thống hiển thị cho anh ấy các thẻ ở tần suất khác nhau để tối ưu hóa việc học. Anh ấy nói rằng “Có những điều nhỏ bạn có thể làm để tăng cường khả năng ghi nhớ của mình”.

Trong khi học y khoa, Kim đã gặp Scott Parazynski, một bác sĩ chuyển sang làm phi hành gia, và hỏi về sự nghiệp trong không gian. Ấn tượng với kỹ năng, trí tuệ và sự điềm tĩnh của Kim, Parazynski nói rằng Kim sẽ là ứng cử viên sáng giá để trở thành phi hành gia.

Kim phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Biệt đội SEAL 3.

Kim phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập SEAL Team Three. Ảnh: Chelsea D. Meiller/US Navy

Là một phần của thế hệ Artemis theo như cách gọi của NASA, Kim là ứng cử viên cho các sứ mệnh Artemis của cơ quan này tới Mặt Trăng và có khả năng thám hiểm cả Sao Hỏa.

Tại lễ tốt nghiệp phi hành gia ở Houston, Thượng nghị sĩ Ted Cruz (R., Texas) đã nói đùa rằng thật nực cười khi Kim đã là một lính SEAL của Hải quân và là một bác sĩ được đào tạo tại Harvard. “Ông ấy có thể giết bạn rồi hồi sinh bạn”, Cruz nói tếu, “và làm tất cả những điều đó trong không gian”.

Anh ấy đã phóng lên không gian vào hôm thứ Ba, ngày 8-4-2025,  trong một khoang của phi thuyền Soyuz, đến Trạm vũ trụ quốc tế với hai phi hành gia người Nga. Trong một cuộc họp báo gần đây từ Star City, Nga, anh ấy đã được hỏi về thách thức lớn nhất trong nhiệm vụ của mình.

NASA astronaut Jonny Kim is on his way to the International Space Station early Tuesday.

Kim nhắc đến những tháng anh dành để học thêm một kỹ năng nữa, vì hành trình vào không gian của anh không được thực hiện bằng tiếng Anh. “Phần khó nhất chắc chắn là học tiếng Nga”, anh nói.

Hiểu thêm về Mỹ và Trump

Hiểu thêm về Mỹ và Trump

05:02 | Posted by BVN4

Lê Nguyên Vỹ

Chưa hề có phong trào dân túy nào, kể cả Đức Quốc xã và Cộng sản dám thách đấu toàn thế giới trong những tháng đầu tiên cầm quyền như phong trào Maga mà ông Trump làm thủ lĩnh.

Ngay tháng đầu tiên nắm quyền, Trump tinh gọn chính phủ, giải thể vô số cơ quan và nhân viên chính phủ dọn đường tư nhân hoá phần lớn hệ thống nhà nước, phù hợp yêu cầu của các ông chủ lớn như Elon Musk muốn thu hẹp hoạt động chính phủ, cũng như bãi bỏ những quy định hạn chế sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện chính sách bảo hộ thông qua thương chiến toàn cầu, không chỉ dịch chuyển sản xuất quay trở lại Mỹ mà còn nới rộng quyền hành pháp, lấn át Quốc hội bằng sắc lệnh thời chiến và hiếp đáp đồng minh (100 người Mỹ giàu nhất chỉ ra rằng Buffett, Gates, Bloomberg và những người khác hoàn toàn không phải là điển hình. Hầu hết những tỷ phú giàu nhất Hoa Kỳ có xu hướng cắt giảm thâm hụt và thu hẹp chính phủ bằng cách cắt giảm hoặc tư nhân hóa các chế độ phúc lợi an sinh xã hội được đảm bảo(https://www.theguardian.com/…/billionaire-stealth…)).

Trước đây nhiều vị tổng thống Mỹ đã muốn tinh gọn hệ thống nhà nước, nhưng thời đó công nghệ chưa phát triển; hệ thống điều hành nhà nước dựa cậy hoàn toàn vào hệ thống nhân sự nên thành công hạn chế, tuy nhiều chính quyền cũng đã giải thể hằng trăm cơ quan, hăng trăm ngàn nhân viên.

– Tổng thống Theodore Roosevelt bổ nhiệm Ủy ban Keep vào năm 1905 có nhiệm vụ xử lý quan liêu bao cấp.

(https://en.wikipedia.org/…/Committee_on_Department_Methods)

– Ủy ban Quản lý Hành chính của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, thường được gọi là Ủy ban Brownlow thành lập vào ngày 22 tháng 3 năm 1936 và  được giao cho nhiệm vụ phát triển các đề xuất tái tổ chức nhánh hành pháp.

(https://en.wikipedia.org/wiki/Brownlow_Committee)

– Ủy ban Hoover, tên chính thức là Ủy ban Tổ chức Nhánh hành pháp của Chính phủ, là một cơ quan do Tổng thống Harry S. Truman bổ nhiệm vào năm 1947 để đề xuất những thay đổi về mặt hành chính trong Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ.

– Ủy ban Hoover thứ hai được Quốc hội thành lập vào năm 1953 trong thời kỳ quyền của Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Ủy ban này cũng do Hoover (lúc đó gần 80 tuổi) đứng đầu. Ủy ban thứ hai đã gửi báo cáo cuối cùng của mình tới Quốc hội vào tháng 6 năm 1955.

(https://en.wikipedia.org/wiki/Hoover_Commission)

– Khảo sát Kiểm soát Chi phí của Khu vực Tư nhân (PSSCC), thường được gọi là Ủy ban Grace, là một cuộc điều tra do Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan yêu cầu, được ủy quyền trong Lệnh hành pháp 12369 vào ngày 30 tháng 6 năm 1982. Khi thực hiện, Tổng thống Reagan đã sử dụng cụm từ nổi tiếng hiện nay: “Làm sạch đầm lầy”.

– Đối tác quốc gia về tái thiết chính phủ (NPR) là sáng kiến ​​cải cách chính phủ Hoa Kỳ do Phó Tổng thống Al Gore khởi xướng vào năm 1993. Mục tiêu của sáng kiến ​​này là khiến chính phủ liên bang “hoạt động tốt hơn, ít tốn kém hơn và đạt được kết quả mà người Mỹ quan tâm” [1]. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích hợp lý hóa các quy trình, cắt giảm thủ tục hành chính (tập trung vào chi phí chung vượt quá các vấn đề có thể giải quyết theo luật định) và triển khai các giải pháp sáng tạo. NPR hoạt động cho đến năm 1998.

Trong năm năm hoạt động, nó đã thúc đẩy những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động của chính phủ liên bang, bao gồm việc loại bỏ hơn 100 chương trình, loại bỏ hơn 250.000 việc làm liên bang, hợp nhất hơn 800 cơ quan và chuyển giao kiến ​​thức của tổ chức cho các nhà thầu. NPR đã giới thiệu việc sử dụng các phép đo hiệu suất và khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời khuyến khích sử dụng công nghệ bao gồm Internet. NPR được công nhận là một thành công và có tác động lâu dài theo các quan chức chính phủ đã làm việc hoặc chịu ảnh hưởng của nó dưới thời chính quyền Bill Clinton và George W. Bush.

(https://en.wikipedia.org/…/National_Partnership_for…)

– Dự án Cải cách An ninh Quốc gia (PNSR) được thành lập vào năm 2006 là một tổ chức phi lợi nhuận phi đảng phái được Quốc hội Hoa Kỳ giao nhiệm vụ đề xuất các cải tiến cho hệ thống an ninh quốc gia Hoa Kỳ. 

(https://en.wikipedia.org/…/Project_on_National_Security…)

Nay công nghệ phát triển vượt bậc, hệ thống chính phủ hoạt động không theo kịp khiến các hoạt đông kinh doanh bị những quy định lạc hậu hạn chế. Mười năm trở lại đây các nhà kinh doanh công nghệ rất nhiều lần kêu gọi hãy để kinh doanh tự do phát triển không bị kềm chế (công nghệ số đẩy chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, thương mại tự do đến ngã ba đường: https://www.wsj.com/…/digital-technology-drives-free…).

Không phải vô cớ Đảng Cộng hoà và các nhà tỷ phú công nghệ ủng hộ Trump.

Nhưng thương chiến là một câu chuyện dài với nhiều thất bại ở quá khứ (Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley (1930). Việc thông qua dự luật đã gây ra sự phản đối ngay lập tức từ các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ, với 10 trong số họ thông qua các biện pháp trả đũa. Pháp áp đặt mức thuế nặng đối với ô tô do Hoa Kỳ sản xuất và Canada tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ trong khi giảm thuế đối với hàng hóa của Anh. Các quốc gia như Ý và Thụy Sĩ cũng chứng kiến ​​lời kêu gọi tẩy chay hoàn toàn các sản phẩm của Hoa Kỳ.

Do các biện pháp trả đũa kết hợp với tác động liên tục của cuộc Đại suy thoái, trong vài năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đã giảm 66%.

Thuế quan cuối cùng đã bị bãi bỏ vào năm 1934 bởi Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người đã thay thế chúng bằng các thỏa thuận song phương được đàm phán trực tiếp với từng quốc gia. Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley kể từ đó đã được trích dẫn như một ví dụ về chính sách thương mại “làm bần cùng hóa hàng xóm” có hại.

Xung đột sản xuất và bán dẫn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (xảy ra vào những năm 1980)

Trong khi đó, Hiệp định Plaza đa phương được ký kết năm 1985 tại Khách sạn Plaza ở Thành phố New York nhằm mục đích tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ bằng cách cho phép đồng đô la mất giá so với các loại tiền tệ khác.

Bất chấp những nỗ lực này, thâm hụt thương mại (giữa Mỹ) với Nhật Bản vẫn ở mức cao trong suốt những năm 1980. Cuối cùng, nó sẽ được giải quyết không phải bằng chính sách thương mại mà bằng các yếu tố kinh tế rộng hơn, vì bong bóng tài sản của Nhật Bản vào những năm 1990 đã dẫn đến hơn một thập kỷ trì trệ kinh tế.

Cuộc chiến chuối (1993-2009)

Tranh chấp kéo dài thêm một thập kỷ nữa cho đến khi cuối cùng được giải quyết vào năm 2009. EU đã đồng ý giảm thuế nhập khẩu chuối từ Mỹ Latinh, trong khi các nước Caribe vẫn tiếp tục được miễn thuế khi tiếp cận thị trường EU cũng như được EU thanh toán một lần để bù đắp chi phí cạnh tranh gia tăng.

Thuế thép của Mỹ-EU (2002-2003)

Ngành sản xuất thép của Mỹ, từng chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu, đã gặp khó khăn kể từ những năm 1980, giảm xuống còn dưới 10% vào đầu những năm 2000. Để đáp lại hoạt động vận động hành lang của ngành, chính quyền George W. Bush năm 2002 đã áp dụng mức thuế “bảo hộ” đối với thép nhập khẩu lên tới 30%.

Động thái này đã vấp phải sự phản đối từ các đối tác thương mại của Hoa Kỳ như Hàn Quốc, Nga và Liên minh châu Âu, những nước ngay lập tức đưa ra đề xuất áp thuế trả đũa đối với thịt gà, hàng dệt may và hãng hàng không của Mỹ.

Hơn nữa, thuế quan làm tăng giá cho các ngành công nghiệp của Mỹ mua thép làm nguyên liệu đầu vào, dẫn đến ước tính mất gần 200.000 việc làm trong lĩnh vực tiêu thụ thép – nhiều hơn tổng số việc làm của ngành công nghiệp thép Hoa Kỳ. Năm 2003, Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết chống lại thuế quan và chúng đã bị bãi bỏ ngay sau đó.

Ngay khi tôi viết bài này, Trump không như các chính phủ trước áp thuế từng phần các quốc gia. Ông ra sắc lệnh áp thuế toàn cầu, TRỪ NGA?

Và (có vẻ) các quốc gia còn lại đang kết đoàn chống trả (bằng nhiều hình thức?).

Mọi sự còn ở phía trước. Thành công hay thất bại không ai biết, kể cả Trump. Nhưng dù Trump thành công hay thất bại, lịch sử loài người sẽ lật trang sử mới; hoặc thế giới (tiếp tục) tĩnh lặng dưới bóng đô hộ thương mại toàn cầu của Hoa Kỳ hoặc sóng gió nổi lên nhấn chìm mọi trật tự vốn có thay bằng trật tự mạnh được, yếu thua trước khi định hình trật tự đa cực.

Chuyện người là vậy, còn chuyện trong nước thì sao? 

Trước mắt Mỹ sẽ áp thuế lên Việt Nam 46%!

L.N.V.

Nguồn: FB Lê Nguyên Vỹ