Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?

Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?

Yanis Varoufakis, “Donald Trump’s economic masterplan”, UnHerd, 12/02/2025

Tạ Kiều Trang biên dịch

Để hiểu về những điều chưa sáng tỏ, ta hãy cứ nhìn từ nhiều góc.

Bauxite Vietnam

Tầm nhìn của Trump về một trật tự kinh tế quốc tế lý tưởng có thể hoàn toàn trái ngược với quan điểm của tôi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể coi nhẹ sự vững chắc và mục đích của tầm nhìn đó – như đại đa số người có quan điểm ôn hoà vẫn làm. 

Trump đang lên kế hoạch cho một “cú sốc” đối nghịch lại “Cú sốc Nixon”. 

Trước những động thái về mặt kinh tế của Trump, những nhà phê bình với quan điểm chính trị ôn hoà vừa tuyệt vọng vừa hy vọng rằng cơn sốt thuế quan của Trump sẽ sớm hạ nhiệt. Họ cho rằng, Trump sẽ tiếp tục khoa trương cho đến khi thực tế phơi bày ra sự thiếu cơ sở trong lập luận kinh tế của ông. Nhưng một điều mà họ không nhận ra: Nỗi ám ảnh của Trump với thuế quan lại chính là một phần trong một kế hoạch kinh tế toàn cầu dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lại có nền tảng vững chắc.

Những người chủ trương ôn hoà mắc kẹt trong lối tư duy cứng nhắc về cách dòng vốn, thương mại và tiền tệ vận hành trên thế giới. Giống như “thợ nấu bia tự say bia”, họ tự huyễn hoặc rằng: Chúng ta đang sống trong thế giới của các thị trường cạnh tranh, nơi tiền bạc trung lập và giá cả tự điều chỉnh để cung cầu luôn cân bằng. Thế nhưng, Trump – dù có vẻ thô thiển – thực chất lại nhìn thấu trò chơi này hơn họ rất nhiều: ông ta hiểu rằng sức mạnh kinh tế thực sự mới là thứ quyết định ai kiểm soát ai ở cả trong nước lẫn trên trường quốc tế, chứ không phải những lý thuyết về năng suất cận biên.

Cố gắng đọc hiểu tâm trí của Trump có thể giống như “nhìn xuống vực sâu bị vực sâu nhìn lại”. Nhưng dù sao chúng ta vẫn cần nắm bắt lối suy nghĩ của Trump về ba vấn đề cốt lõi: Vì sao Trump cho rằng nước Mỹ đang bị cả thế giới lợi dụng? Ông ta muốn thiết lập một trật tự quốc tế mới ra sao để nước Mỹ có thể “vĩ đại” trở lại? Và ông ta định thực hiện điều đó bằng cách nào? Có vậy chúng ta mới đưa ra được một lời phê bình thấu đáo về kế hoạch kinh tế của Trump.

Vậy tại sao Tổng thống lại cho rằng nước Mỹ đang chịu thiệt? Điều khiến ông ta bức xúc nhất là sự thống trị của đồng đô la – lẽ ra có thể mang đến quyền lực to lớn cho chính phủ và giới cầm quyền Mỹ – nhưng rốt cuộc lại bị các nước khác lợi dụng theo cách đẩy nước Mỹ vào thế suy yếu. Vì vậy, thứ mà nhiều người xem là đặc quyền vượt trội của Mỹ, Trump lại coi đó là một gánh nặng khổng lồ.

Suốt nhiều thập kỷ, Trump không ngừng than phiền về sự suy yếu của ngành sản xuất Mỹ: “Không có thép thì chẳng có quốc gia”. Nhưng tại sao ông ta lại đổ lỗi lên vai trò toàn cầu của đồng đô la? Trump trả lời rằng, vấn đề nằm ở việc các ngân hàng trung ương nước ngoài không cho phép đồng đô la giảm xuống một mức “hợp lý” – mức có thể giúp xuất khẩu Mỹ phục hồi và nhập khẩu được hạn chế lại. Không phải các ngân hàng trung ương nước ngoài cố tình hiệp lực chống Mỹ, mà đơn giản là đồng đô la là loại tài sản dự trữ an toàn nhất mà họ có thể nắm giữ. Khi người Mỹ nhập khẩu hàng hóa, đô la chảy vào châu Âu và châu Á, và việc các ngân hàng trung ương ở đó tích trữ chúng là điều tất yếu. Thay vì đổi sang đồng nội tệ, các ngân hàng trung ương lớn như Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Anh lại giữ nguyên đô la, khiến nhu cầu với đồng nội tệ giảm xuống và hãm lại giá trị đồng tiền của họ. Điều này giúp nhà xuất khẩu ở các nước đó tăng cường xuất khẩu sang Mỹ và thu về nhiều đô la hơn. Cứ thế theo một vòng lặp vô hạn, lượng đô la mới tiếp tục chất đống trong kho bạc của các ngân hàng trung ương nước ngoài, và để kiếm lời an toàn, họ lại đem chúng đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Và đây chính là điểm nghịch lý mấu chốt. Theo Trump, Mỹ nhập khẩu quá mức vì Mỹ là một “công dân toàn cầu” mẫu mực, Mỹ cảm thấy có nghĩa vụ cung cấp đồng đô la dự trữ mà nước ngoài cần. Nói cách khác, ngành sản xuất Mỹ suy yếu vì nước Mỹ quá “hào hiệp”: người lao động và tầng lớp trung lưu chịu thiệt để phần còn lại của thế giới phát triển.

Nhưng Trump cũng hiểu rõ rằng vị thế bá chủ của đồng đô la chính là nền tảng làm nên chủ nghĩa biệt lệ kiểu Mỹ. Khi các ngân hàng trung ương nước ngoài mua trái phiếu Mỹ, chính phủ Mỹ có thể chi tiêu thâm hụt ngân sách và duy trì một quân đội khổng lồ mà bất kỳ quốc gia nào khác cũng sẽ bị phá sản nếu làm như vậy. Quan trọng hơn, với vai trò trung tâm trong hệ thống thanh toán quốc tế, đồng đô la bá quyền cho phép Tổng thống có thể sử dụng một dạng “ngoại giao pháo hạm” thời hiện đại: tự do áp đặt trừng phạt lên bất kỳ ai, bất kỳ chính phủ nào.

Trong mắt Trump, chừng đó là chưa đủ để bù đắp cho sự thua thiệt của các nhà sản xuất Mỹ, những người đang bị đối thủ nước ngoài chèn ép. Các ngân hàng trung ương nước ngoài đang lợi dụng hệ thống dự trữ đô la mà Mỹ cung cấp miễn phí để giữ đồng đô la ở mức quá cao. Với Trump, nước Mỹ đang tự làm suy yếu mình để đổi lấy vị thế địa chính trị và cơ hội tích luỹ lợi nhuận từ nước khác. Khối tài sản đến từ nhập khẩu này có lợi cho giới tài chính Phố Wall và bất động sản, nhưng lại gây tổn hại cho chính những cử tri đã bầu Trump hai lần: những người Mỹ ở vùng trung tâm, họ là những người sản xuất các mặt hàng “đầy nam tính” như thép và ô tô – những thứ thiết yếu để duy trì một quốc gia.

Nhưng đó chưa phải là điều khiến Trump lo lắng nhất. Cơn ác mộng xảy đến với Trump là khi sự thống trị của đồng đô la không tồn tại lâu được. Quay lại năm 1988, khi xuất hiện trên các chương trình của Larry King và Oprah Winfrey để quảng bá cuốn Nghệ thuật Đàm phán (Art of the Deal), Trump đã than thở: “Chúng ta là một quốc gia mắc nợ. Trong vài năm tới sẽ có chuyện, chẳng ai cứ mất 200 tỷ đô mỗi năm mà không gặp vấn đề”. Kể từ đó, Trump ngày càng tin rằng một thời điểm khủng hoảng đang đến gần: khi sản lượng của Mỹ sụt giảm tương đối, nhu cầu toàn cầu đối với đồng đô la sẽ tăng nhanh hơn tăng trưởng thu nhập của Mỹ. Khi đó, đồng đô la buộc phải tăng giá nhanh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu dự trữ toàn cầu. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài mãi.

Bởi vì khi thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt qua một giới hạn nào đó, nước ngoài sẽ rơi vào hoảng loạn. Họ sẽ bán các tài sản định giá bằng đồng đô la và tìm kiếm một loại tiền tệ khác để tích trữ. Người Mỹ sẽ bị bỏ lại trong tình trạng hỗn loạn toàn cầu, với nền sản xuất kiệt quệ, thị trường tài chính sụp đổ và chính phủ vỡ nợ. Kịch bản ác mộng này khiến Trump tin rằng ông có một sứ mệnh là cứu lấy nước Mỹ: Trump có trách nhiệm dẫn dắt một trật tự quốc tế mới. Và đó là phần cốt lõi trong kế hoạch của Trump: vào năm 2025, thực hiện một “cú sốc” đối nghịch với “cú sốc Nixon” – một cú sốc chấn động toàn cầu để chấm dứt những gì người tiền nhiệm ông đã làm là kết thúc hệ thống Bretton Woods được hình thành năm 1971. Bretton Woods là hệ thống đã mở ra kỷ nguyên tài chính hóa.

Trọng tâm của trật tự toàn cầu mới này sẽ là một đồng đô la rẻ hơn nhưng vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới – điều này sẽ làm giảm lãi suất vay dài hạn của Hoa Kỳ nhiều hơn nữa. Trump có thể vừa có chiếc bánh của mình (một đồng đô la bá quyền và trái Yanis Varoufakis là nhà kinh tế học và là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, cuốn sách gần đây nhất của ông là Một Hiện Tại Khác: Thông điệp từ một Thực tại Song song (Another Now: Dispatches from an Alternative Present). 

Nguồn bản dịch: Nghiencuuquocte.org  phiếu kho bạc Hoa Kỳ có lợi suất thấp) vừa ăn nó (một đồng đô la mất giá) không? Ông ấy biết rằng thị trường sẽ không bao giờ tự mình cung cấp điều này. Chỉ có các ngân hàng trung ương nước ngoài mới có thể làm điều này cho ông ta. Nhưng để họ đồng ý làm điều này,  trước tiên họ cần phải bị gây sốc và buộc phải hành động. Và đó là lúc thuế quan của Trump phát huy tác dụng.

Đây là điều mà những người phê bình Trump không hiểu. Họ lầm tưởng Trump tin rằng các mức thuế quan sẽ giúp thâm hụt thương mại của Mỹ tự động giảm. Trump biết rõ điều đó sẽ không xảy ra. Mục đích thực sự của các mức thuế quan này là gây sức ép buộc các ngân hàng trung ương nước ngoài phải giảm lãi suất trong nước. Kết quả là đồng euro, đồng yên và nhân dân tệ sẽ yếu đi so với đồng đô la. Điều này sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ không bị tăng lên, và mức giá mà người tiêu dùng Mỹ phải trả sẽ không thay đổi. Các quốc gia bị đánh thuế trên thực tế mới là người sẽ phải trả thuế của Trump.

Nhưng thuế quan chỉ là giai đoạn đầu trong kế hoạch tổng thể của Trump. Với mức thuế quan cao trở thành mặc định mới và dòng tiền nước ngoài đổ vào Kho bạc Hoa Kỳ, Trump có thể chờ đợi trong khi bạn bè và đối thủ ở Châu Âu và Châu Á tranh giành nhau để được đàm phán. Đó là lúc giai đoạn thứ hai của kế hoạch Trump sẽ bắt đầu: cuộc đàm phán trọng đại.

Khác với những người tiền nhiệm Carter hay Biden, Trump không thích tham gia vào các cuộc họp đa phương hay đàm phán đông người. Ông thích đàm phán trực tiếp, một đối một. Thế giới lý tưởng của Trump là mô hình bánh xe, với các nan xe như các quốc gia, trong đó không một nan xe nào có ảnh hưởng quá lớn đến sự vận hành của cả bánh xe. Với quan điểm này, Trump tự tin rằng mình có thể xử lý từng quốc gia theo một cách tuần tự. Với thuế quan ở một bên, bên kia là đe dọa rút lại lá chắn an ninh của Mỹ (hoặc dùng chính nó chống lại các nước), ông tin rằng ông có thể khiến hầu hết các nước phải chấp thuận.

Chấp thuận điều gì? Chấp thuận việc để đồng tiền của họ lên giá đáng kể mà không cần phải bán hết các khoản dự trữ đô la dài hạn. Trump không chỉ mong mỗi quốc gia sẽ giảm lãi suất trong nước, mà ông còn yêu cầu những điều khác nhau tuỳ từng đối tác. Với các nước châu Á hiện đang tích trữ nhiều đô la nhất, Trump yêu cầu họ bán một phần tài sản đô la ngắn hạn để đổi lấy đồng tiền của nước đó (và do đó đồng tiền này sẽ tăng giá). Đối với khu vực đồng Euro, nơi lượng đô la ít hơn và đang gặp phải các chia rẽ nội bộ khiến quyền lực đàm phán của Trump tăng thêm, Trump có thể yêu cầu ba điều: họ đồng ý hoán đổi trái phiếu dài hạn của nước đó thành trái phiếu siêu dài hạn hoặc thậm chí trái phiếu vĩnh viễn; họ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất của Đức chuyển sang Mỹ; và đương nhiên, họ phải mua nhiều vũ khí sản xuất tại Mỹ hơn.

Bạn có hình dung được cái nhếch mép của Trump khi nghĩ về giai đoạn thứ hai của kế hoạch trọng đại của mình không? Khi một chính phủ nước ngoài đồng ý với yêu cầu của Trump, ông ta lại ghi thêm một chiến thắng. Còn khi một chính phủ không chịu nhượng bộ, thuế quan vẫn sẽ được giữ nguyên, mang lại cho Kho bạc Hoa Kỳ một dòng tiền ổn định mà Trump có thể sử dụng theo cách mà ông ta cho là phù hợp (vì Quốc hội chỉ kiểm soát doanh thu thuế). Khi giai đoạn thứ hai hoàn tất, thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe được Mỹ bảo vệ an ninh với cái giá là đồng tiền tăng giá, mất đi các nhà máy sản xuất, và phải mua thêm hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, bao gồm cả vũ khí. Phe còn lại sẽ có vị trí chiến lược gần với Trung Quốc và Nga hơn, nhưng vẫn duy trì quan hệ với Mỹ thông qua việc giao thương dù ít hơn, dù vậy điều này vẫn mang lại một nguồn thu ổn định từ thuế quan cho Mỹ.

Tầm nhìn của Trump về một trật tự kinh tế quốc tế lý tưởng có thể hoàn toàn trái ngược với quan điểm của tôi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể coi nhẹ sự vững chắc và mục đích của tầm nhìn đó – như đại đa số người có quan điểm ôn hoà vẫn làm. Giống như mọi kế hoạch được vạch ra kỹ lưỡng khác cũng có thể thất bại, kế hoạch này tất nhiên cũng vậy. Đồng đô la giảm giá nhưng có thể sẽ không đủ để bù đắp tác động của thuế quan đối với giá cả mà người tiêu dùng Mỹ phải trả. Hoặc việc bán đô la có thể quá nhiều, khiến cho lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ không giữ được ở mức đủ thấp. Tuy nhiên, ngoài những rủi ro có thể kiểm soát này, kế hoạch lớn của Trump còn bị thử thách trên hai mặt trận chính trị.

Mối đe dọa chính trị đầu tiên đối với kế hoạch lớn của Trump là mặt trận trong nước. Nếu thâm hụt thương mại bắt đầu giảm như kế hoạch, dòng tiền tư nhân từ nước ngoài sẽ không còn chảy vào Phố Wall nữa. Đột nhiên Trump sẽ phải chọn: hoặc phản bội nhóm người tài chính và bất động sản phẫn nộ đã ủng hộ mình, hoặc phản bội tầng lớp công nhân đã bầu cho ông. Trong khi đó, một mặt trận thứ hai sẽ xuất hiện. Khi coi tất cả các quốc gia như những chi tiết trong chiếc bánh xe của mình, Trump có thể sẽ sớm nhận ra rằng ông đã tạo ra bất đồng ở cấp độ quốc tế. Bắc Kinh có thể bỏ qua mọi thận trọng và biến nhóm BRICS thành một hệ thống Bretton Woods mới, trong đó nhân dân tệ đóng vai trò chủ chốt như đồng đô la trong hệ thống Bretton Woods gốc. Có lẽ đây sẽ là di sản gây kinh ngạc nhất, và cũng sẽ là cái giá thích đáng cho đại kế hoạch lẽ ra là ấn tượng của Trump.

Y.V.

Yanis Varoufakis là nhà kinh tế học và là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, cuốn sách gần đây nhất của ông là Một Hiện Tại Khác: Thông điệp từ một Thực tại Song song (Another Now: Dispatches from an Alternative Present). 

Nguồn bản dịch: Nghiencuuquocte.org


 

TÔI ĐÃ THẤY… – HƯƠNG TRÀ

8 SÀI GÒN

“Ở sân bay, người ta chứng kiến nhiều nụ hôn chân thành hơn ở lễ đường. Sau bức tường bệnh viện, người ta nghe được nhiều lời cầu nguyện hơn ở nhà thờ.”

Tôi đã  nghe câu này từ lâu, nhưng phải đến khi ngồi suốt đêm trong bệnh viện, bên giường bệnh của người thân, tôi mới hiểu hết ý nghĩa của nó.

Bệnh viện, nơi mà người ta hay nghĩ đến với những toa thuốc, những ca phẫu thuật, những chiếc giường trắng xóa… nhưng với tôi, đó là nơi chứng kiến những yêu thương chân thành nhất, những khoảnh khắc xót xa nhất, và cả những tiếc nuối không thể nào bù đắp.

Tôi đã thấy một cô gái trẻ ngồi bên giường mẹ, đôi mắt sưng đỏ vì những đêm thức trắng. Tay cô nắm chặt bàn tay gầy guộc kia, cứ như sợ nếu lơi lỏng, bàn tay ấy sẽ rời xa mãi mãi. Cô cúi xuống, ghé sát tai mẹ mình, giọng run run: “Mẹ ơi,… Con cứ nghĩ là mình còn nhiều thời gian… Con chưa kịp đưa mẹ đi du lịch, chưa kịp nói với mẹ rằng con thương mẹ biết bao nhiêu…”

Người mẹ im lặng. Chỉ có tiếng máy đo nhịp tim kêu từng tiếng đều đều, lạnh lùng.

Tôi thấy một người đàn ông trung niên, đứng lặng bên cha mình, run rẩy cầm chiếc khăn nhỏ lau khuôn mặt già nua ấy. Cả một đời ông ấy là người mạnh mẽ, nhưng lúc này, vai ông khẽ run. Ông không nói gì, chỉ có nước mắt lặng lẽ rơi. Chắc có lẽ ông đang nhủ thầm: “Giá như con có thể gánh thay cha một phần đau đớn này. Giá như con có thể quay ngược thời gian… Giá như……

Ở bệnh viện, tôi thấy người ta ôm nhau chặt hơn, nắm tay lâu hơn, gọi nhau bằng những từ ngữ dịu dàng hơn.

Tôi cũng thấy chính mình trong đó.

Bao nhiêu năm qua, tôi cứ mải miết chạy theo công việc, những mục tiêu, những ước mơ của riêng mình. Tôi vẫn luôn tin rằng mình còn thời gian. Rằng một ngày nào đó, khi tôi ổn định hơn, rảnh rỗi hơn, tôi sẽ dành thời gian cho bố mẹ nhiều hơn.

Nhưng hóa ra, thời gian không bao giờ chờ đợi ai cả.

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh, tôi mới nhận ra:

Cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Cái gọi là “bận quá” thật ra chỉ là cái cớ để trì hoãn những điều quan trọng.

Cái gọi là “để mai làm” đôi khi không bao giờ có cơ hội để thực hiện nữa.

Tôi đã ước gì mình về nhà sớm hơn, dành nhiều thời gian hơn, hỏi thăm nhiều hơn. Tôi đã ước gì mình không trả lời bố mẹ bằng những câu hời hợt “Dạ, con biết rồi” mà thực sự ngồi xuống, lắng nghe. Tôi đã ước gì mình không phớt lờ những  cuộc điện thoại:  “Con nhớ giữ sức khỏe nhé” để rồi đến khi đứng trước giường bệnh, tôi mới nhận ra người cần giữ sức khỏe thật sự là họ, chứ không phải tôi.

Hóa ra, người ta chỉ nhận ra điều gì quan trọng nhất khi đã quá muộn màng.

Tôi không viết những dòng này để khuyên ai phải làm gì. Tôi chỉ muốn chia sẻ một điều:  Nếu hôm nay bạn còn có thể gọi điện cho cha mẹ, xin hãy gọi ngay. Nếu bạn còn có thể trở về nhà, hãy dành thời gian nhiều hơn nữa. Nếu bạn còn có thể ngồi bên mâm cơm với gia đình, xin hãy gác điện thoại xuống, lắng nghe họ nhiều hơn.

Vì một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra, điều đáng sợ nhất không phải là mất đi ai đó – mà là nhận ra mình đã có cơ hội để yêu thương nhưng lại không làm.

HƯƠNG TRÀ


 

Ai đứng sau âm mưu xóa sổ VOA và RFA?

Ba’o Nguoi – Viet

March 17, 2025

Trúc Phương/Người Việt

Sắc lệnh Tổng Thống Donald Trump ký ngày 14 Tháng Ba, 2025 với nội dung Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM), đơn vị giám sát Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America -VOA) và một số cơ quan truyền thông khác (trong đó có Đài Á Châu Tự Do, Radio Free Asia – RFA), phải “bị loại bỏ ở mức độ tối đa theo luật hiện hành” (“eliminated to the maximum extent consistent with applicable law”) đã gây chấn động làng truyền thông…

Khung cảnh làm chương trình phát thanh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America) năm 1950. (Hình: Three Lions/Getty Images)

Chương VIII của Project 2025 viết gì?

Những hành động liên quan đến USAGM cho thấy chính quyền Trump sẽ đóng cửa hoàn toàn, hoặc ít nhất là cắt giảm đáng kể, các nền tảng truyền thông mà họ giám sát. Trump đã nhiều lần tấn công VOA từ nhiệm kỳ đầu. Trước khi nhậm chức vào năm nay, Trump nói rằng ông muốn Kari Lake, một nhân vật MAGA trung thành và cựu phát thanh viên Fox News, điều hành USAGM.

Cùng thời điểm với sắc lệnh “khóa cửa” VOA, USAGM cũng gửi thông báo cho RFA và Radio Free Europe/Radio Liberty, với nội dung họ bị cắt tài trợ và đóng băng hoạt động “ngay lập tức.” Vụ việc đang gây sốc không chỉ đối với giới truyền thông Mỹ mà còn cả thế giới. Ai thật sự đứng sau tất cả chuyện này? Thủ phạm chính xác: Project 2025.

Lật lại bộ “Cẩm Nang Project 2025” có thể thấy những gì liên quan VOA và RFA đã được đề cập chi tiết trong Chương VIII, trong đó nhóm soạn Project 2025 đã đề xuất loại bỏ hoàn toàn tính độc lập biên tập của các cơ quan truyền thông được liên bang hỗ trợ thông qua USAGM – hoặc thậm chí đóng cửa hoàn toàn USAGM. Chưa hết, họ còn tìm cách cắt giảm Quỹ Công Nghệ Mở Độc Lập (Open Technology Fund), vốn có mục tiêu chống lại tình trạng giám sát nội dung trên không gian mạng và kiểm duyệt internet.

Project 2025 còn đưa ra việc cắt toàn bộ nguồn tài trợ cho Tập Đoàn Phát Thanh Công Cộng (Corporation for Public Broadcasting – CPB), nơi cấp ngân sách cho NPR (National Public Radio) và PBS (Public Broadcasting Service). CPB lâu nay hỗ trợ các phương tiện truyền thông địa phương độc lập. Bị chụp mũ là “cánh tả,” CPB bị dọa rằng nếu không “cải tổ” để đại diện cho khuynh hướng tư tưởng được Project 2025 chấp thuận, trong trường hợp cụ thể này là (ngưng) chỉ trích các chính sách của chính quyền Trump hoặc các nhân vật chính trị MAGA, thì họ sẽ bị dẹp tiệm.

Các kênh truyền thông USAGM là trụ cột lâu đời của truyền thông tự do Mỹ. VOA là đài tin tức quốc tế lâu đời nhất Mỹ, được thành lập từ năm 1942. Các tổ chức như VOA, RFA và Đài Châu Âu Tự Do (Radio Free Europe), Đài Tự do (Radio Liberty)… hoạt động như những kênh đưa tin không bị kiểm duyệt về những gì diễn ra ở các quốc gia độc tài bằng ngôn ngữ bản địa của người dân các quốc gia đó.

Cụ thể, RFA cung cấp tin tức không bị kiểm duyệt từ ở những nơi như Myanmar, Cambodia, Việt Nam và Trung Quốc. Các kênh này có phạm vi tiếp cận rộng. Chẳng hạn, VOA phát bằng 48 ngôn ngữ và tiếp cận lượng khán giả hàng tuần khoảng 326 triệu người trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, với Project 2025, các kênh này phải được “cải tổ toàn diện từ trên xuống” hoặc bị đóng cửa vĩnh viễn. Trong thực tế, việc “cải tổ” USAGM chẳng mang tính chấn chỉnh gì cả hoặc giảm thiểu ngân sách mà chỉ nhằm tước bỏ quyền độc lập biên tập của USAGM và các kênh liên kết và biến họ thành những cái loa tuyên truyền một chiều cho chính quyền Trump.

Những đề xuất “cải tổ” của Project 2025, về cơ bản, đi ngược lại các chuẩn mực báo chí được chấp nhận rộng rãi và có tiền lệ lâu đời. Cần nhắc lại, Đạo Luật Phát Thanh Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. International Broadcasting Act) năm 1994 đã đưa ra luật “bức tường lửa” (firewall) với nội dung cấm bất kỳ viên chức chính phủ Hoa Kỳ nào can thiệp việc đưa tin khách quan, độc lập của VOA. Luật “bức tường lửa” đã bị phá tan nát thời Trump 1.0.

Để biện minh cho lý do tại sao chính sách bức tường lửa cần được gỡ bỏ, ở trang 239, Project 2025 nêu: “Phóng viên Tòa Bạch Ốc của VOA đã đăng nội dung chỉ trích gay gắt và xúc phạm cá nhân Tổng thống Hoa Kỳ.”

Project 2025 nói thêm rằng “[Những thiếu sót của USAGM] là hướng tới, hoặc trực tiếp góp phần, tham gia điệp khúc chống Mỹ, cùng với các phương tiện truyền thông chính thống, đồng thời hạ thấp câu chuyện của nước Mỹ. Tất cả đều nhân danh cái gọi là tính độc lập báo chí. Thật vậy, những nội dung liên quan chính quyền Trump đều tràn lan những điểm thảo luận quen thuộc điển hình với nội dung tấn công tổng thống và nội các của ông, hệt như các phương tiện truyền thông dòng chính.”

Một cách tổng quát, ngôn ngữ chụp mũ nhằm “ma quỷ hóa” USAGM cho thấy sự thay đổi về mặt tư tưởng đối với các tiêu chuẩn báo chí độc lập; và nỗ lực của Project 2025 là biến USAGM/VOA/RFA… thành những cơ quan ngôn luận trung thành với “đảng và nhà nước,” phá bỏ các nguyên tắc cốt lõi của một nền báo chí tự do.

Trong khi đó, ai cũng biết rằng RFA, tương tự Radio Free Europe/Radio Liberty thường có sự tham gia của các cây bút lưu vong và tiếng nói của giới bất đồng chính kiến – những người phải trả giá đắt vì nói lên sự thật. Khi tước đi tính toàn vẹn báo chí của những tổ chức này, nhóm Project 2025 đã hạ thấp vai trò công luận và kìm hãm sự phát triển của báo chí tự do, ngăn chặn sự tiếp cận quan điểm trái chiều, biến nền báo chí tự do thành nền báo chí tuyên truyền theo cách tương tự các quốc gia độc tài.

Báo chí, kẻ thù không đội trời chung của Trump

Kể từ khi bước vào chính trường từ cách đây 10 năm, Trump luôn chỉ trích giới báo chí, gọi truyền thông là “kẻ thù của nhân dân,” “mối đe dọa đối với nền dân chủ,” “lan truyền tin giả” và giới báo chí là “những tên khốn gian trá.” Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, Bộ Tư Pháp đã giám sát các phóng viên; bây giờ, Tòa Bạch Ốc tiếp tục tùy tiện từ chối quyền tiếp cận của báo chí.

Trong Project 2025, Dustin Carmack, cựu chánh văn phòng của giám đốc tình báo quốc gia thời Trump 1.0, viết: “Bộ Tư pháp nên sử dụng tất cả công cụ có trong tay để điều tra việc rò rỉ (thông tin nhà nước)…”

Bộ Tư pháp dưới thời Trump đã giám sát ít nhất tám nhà báo (tại New York Times, Washington Post và CNN) và (chính quyền Trump) thực hiện đến 334 cuộc điều tra rò rỉ (dẫn đến việc đưa ra những thông tin bất lợi cho “chế độ” Trump).

Năm 2024, trong chiến dịch tranh cử và trong các cuộc phỏng vấn, Trump công khai nói rằng, nếu đắc cử, ông sẽ trả thù các hãng tin từng khiến ông khó chịu. Trump “thề” tống các phóng viên vào tù và tước giấy phép phát sóng của các mạng truyền hình lớn. Không chỉ USAGM, Trump còn khống chế cả Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang (Federal Communications Commission – FCC), được thành lập cách đây hơn 90 năm như một cơ quan độc lập. Chủ tịch FCC được tổng thống bổ nhiệm nhưng không phải tuân theo chỉ thị tổng thống. FCC nhận tài trợ và được giám sát từ Quốc hội. Dù vậy, Trump nhiều lần nói rằng FCC phải thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn của Tòa Bạch Ốc.

Ngày 14 Tháng Ba, tại Bộ Tư Pháp, Trump nói: “Tôi tin rằng CNN và MS-DNC viết đến 97.6% điều tệ hại về tôi, (chúng) là cánh tay chính trị của đảng Dân Chủ; và theo tôi, bọn này thực sự hư hỏng và bất hợp pháp, những gì chúng làm là bất hợp pháp… Và điều này cần phải dừng lại, nó nhất thiết phải được xem là bất hợp pháp, nó đang tác động đến các chánh án và thực sự đang thay đổi luật pháp, và nó không thể hợp pháp. Tôi không tin rằng nó hợp pháp, và bọn chúng phối hợp với nhau để làm điều đó.”

Hôm sau, Trump ký sắc lệnh “cho nghỉ hành chính” nhằm vào VOA, một ngày sau khi ông ký lệnh “khóa cửa” USAGM cùng sáu cơ quan liên bang khác. Kari Lake, nhân vật được Trump chọn điều hành VOA, nói rằng việc này tiết kiệm được $53 triệu.

Kari Lake nói: “Chúng ta không nên trả tiền cho các tổ chức tin tức bên ngoài để họ nói cho chúng ta biết tin tức là gì”. Cách nói “các tổ chức tin tức bên ngoài (“outside news organizations”) là sự mặc nhiên công khai thừa nhận những cơ quan báo chí nào lên tiếng chống Trump đều nằm bên ngoài quỹ đạo Trump và đều phải bị tiêu diệt.

Cách đây tám tháng, Trump giãy nảy nói ông không liên quan gì đến Project 2025. Trên Truth Social ngày 5 Tháng Bảy, 2024, Trump viết: “Tôi chẳng biết gì về Project 2025. Tôi không biết ai đứng sau nó. Tôi không đồng ý với một số điều họ nói và một số điều họ nói hoàn toàn vô lý và tệ hại. Bất cứ điều gì họ làm, tôi đều chúc họ may mắn, nhưng tôi không liên quan gì đến họ.”

Trong khi đó, một ủy ban hành động chính trị ủng hộ Trump đã chạy các quảng cáo trực tuyến quảng bá Project 2025, gọi công khai rằng đó là “Dự án 2025 của Trump”. Bây giờ, gần như tất cả những gì được bày binh bố trận trong “cẩm nang” Project 2025 đã và tiếp tục được thực hiện, với mức độ nhanh như hỏa tiễn.

Chưa thể biết số phận và tương lai thật sự của VOA và RFA như thế nào nhưng chắc chắn rằng tự do báo chí ở Mỹ đang lùi dần vào bóng đêm, nếu không muốn nói nó đang bị bóp cổ cho chết. [kn]


 

Hoa Kỳ hiện là nước duy nhất bá chủ về giải quyết vấn đề thực bằng máy tính lượng tử

An in-depth look at an IBM quantum computer | Popular Science

Tổng hợp báo chí chuyên nghành

Máy tính lượng tử là tương lai của thế kỷ 21. Sự thống trị của tính toán lượng tử có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực:

  • Sức mạnh tính toán
    Tốc độ: Máy tính lượng tử có thể giải quyết một số vấn đề nhanh hơn gấp bội so với máy tính cổ điển.
  • Giải quyết các vấn đề phức tạp: Chúng có thể giải quyết các mô phỏng và tối ưu hóa phức tạp mà máy tính cổ điển không thể thực hiện được.
  • Bảo mật dữ liệu ở cấp độ mới: Máy tính lượng tử có thể phá vỡ các phương pháp mã hóa hiện tại, đòi hỏi các thuật toán chống lượng tử mới.
    Mã hóa lượng tử: Chúng cũng cho phép các phương pháp truyền thông có độ bảo mật cao, chẳng hạn như phân phối khóa lượng tử.
  • Nghiên cứu khoa học
    Khoa học vật liệu: Mô phỏng lượng tử có thể dẫn đến việc khám phá ra các vật liệu mới có đặc tính độc đáo.
    Khám phá thuốc: Chúng có thể mô hình hóa các tương tác phân tử ở mức độ chưa từng có, đẩy nhanh quá trình phát triển thuốc.
  • Trí tuệ nhân tạo AI
    Tối ưu hóa: Thuật toán lượng tử có thể cải thiện các mô hình học máy và các vấn đề tối ưu hóa.
    Phân tích dữ liệu: Chúng có thể xử lý các tập dữ liệu lớn hiệu quả hơn, nâng cao khả năng của AI. Quantum Computing Icon Style 8050431 Vector Art at Vecteezy
  • Tác động kinh tế
    Đổi mới: Máy tính lượng tử có thể thúc đẩy đổi mới trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, dẫn đến các công nghệ mới và tăng trưởng kinh tế.
    Tạo việc làm: Nó có thể tạo ra các cơ hội việc làm mới trong nghiên cứu, phát triển lượng tử và các lĩnh vực liên quan.

The Evolution of Quantum Computing: Unlocking the Future of Technology ...

  • Máy tính lượng tử của D-Wave đã giải quyết thành công một vấn đề mô phỏng vật liệu từ tính có độ phức tạp đến mức độ mà các siêu máy tính cổ điển sẽ mất gần một triệu năm để giải quyết.
  • Cột mốc này rất quan trọng vì nó chứng minh các ứng dụng thực tế của điện toán lượng tử vượt ra ngoài các vấn đề lý thuyết hoặc các phép thử trong phòng thí nghiệm bằng cách tạo số ngẫu nhiên.
  • Các quốc gia khác cũng đang đạt được những tiến bộ trong điện toán lượng tử, nhưng thành tựu của D-Wave hiện là minh chứng duy nhất được xác thực về ưu thế lượng tử đối với một vấn đề thực tế hữu ích.

 

 

Google, NASA will install D-Wave’s latest 2,000-qubit quantum computer ...

 

 

 

D-Wave Introduces the Advantage2: A Quantum Leap in Speed and Capability

 

 

Image result for willow qpu of google

May tinh lượng tư 2000 Qubit của D-Wave

Bộ xử lý lượng tử, Advantage2 với tốc độ xử lý nhanh gấp 25.000 lần Advantage1. Nó có tốc độ xử lý là 4.400 Qubit.

Bộ xử lý lượng tử tên là Willow của Google có khả năng xử lý 105 qubit. 

Các QPU mới nhất

 

So với hệ thống Advantage hiện tại, bộ xử lý Advantage2 4.400+ qubit mang lại những cải tiến đáng kể trong:

  • Thời gian kết hợp Qubit: tăng gấp đôi, giúp thời gian giải pháp nhanh hơn
  • Quy mô năng lượng: tăng 40% để cung cấp các giải pháp chất lượng cao hơn
  • Kết nối Qubit: tăng từ kết nối 15 chiều lên 20 chiều để cho phép giải pháp cho các vấn đề lớn hơn

Ngày 13 tháng 11 năm 2024 tại Hội nghị Nhà phát triển Lượng tử. IBM đã công bố những tiến bộ phần cứng và phần mềm lượng tử để thực thi các thuật toán phức tạp trên máy tính lượng tử của IBM với mức kỷ lục về quy mô, tốc độ và độ chính xác. IBM Quantum Heron cùng với phần mềm IBM Qiskit có thể xử lý ở tốc độ 10.000 qubit. Bộ QPU xử lý của IBM có 156 Qubit.

Trung Cộng chế tạo drone chở được 1 tấn hàng bay xa 1000 cây số

Theo báo Bưu Điên Hoa Nam –  SCMP

Máy bay vận tải không người lái đầu tiên của Trung Quốc có khả năng vận chuyển hơn 1 tấn hàng hóa đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên và dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động thương mại vào năm tới.

Thiết bị khổng lồ này có sức chứa lớn hơn và tầm bay xa hơn bất kỳ máy bay không người lái vận tải nào trước đây ở Trung Quốc, với trọng lượng cất cánh tối đa là 3,3 tấn, tải trọng lên tới 1 tấn và tầm bay đầy tải là 1.000km (621 dặm).

TP1000 là máy bay vận tải không người lái đầu tiên của Trung Quốc có khả năng vận chuyển hơn 1 tấn hàng hóa. Ảnh: CCTV

Theo báo cáo, chuyến bay đầu tiên kéo dài 26 phút và diễn ra suôn sẻ, mọi thông số của TP1000 đều nằm trong phạm vi cho phép ở mức tối ưu.

Ngoài tải trọng lớn và tầm bay xa, TP1000 được cho là có nhiều tính năng hữu ích, bao gồm thiết kế mô-đun để lắp ráp và tháo rời nhanh chóng, khoang chứa hàng lớn mở ra phía sau để thực hiện hoạt động thả dù thông minh và tương thích với các pallet tiêu chuẩn để tải nhanh.
Máy bay không người lái là sản phẩm mới nhất của “nền kinh tế tầm thấp” của Trung Quốc – một thị trường đang phát triển nhanh chóng đối với các phương tiện bay ở độ cao dưới 3.000 mét (9.840 feet) được chính phủ Trung Quốc xác định là một ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược .

TP1000 đã thu hút sự quan tâm của thị trường mua sắm drone khi các công ty trong nước được cho là đã đặt hàng 30 chiếc. Theo một viện nghiên cứu thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, thị trường máy bay tầm thấp của Trung Quốc có giá trị ước tính 670 tỷ nhân dân tệ (92,6 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2026.

 Được phát triển bởi Công ty UAV Yitong, một công ty quốc doanh của nhà nước có trụ sở tại Sơn Đông, công nghệ cốt lõi của máy bay không người lái này có nguồn gốc 100% phụ tùng sản xuất ở trong nước. Theo công ty cho biết, nó được chế tạo để có thể phù hợp cho cả mục đích quân sự và dân sự. Jin Ge, tổng giám đốc công ty, cho biết: “Ngoài việc vận chuyển hàng hóa, TP1000 có thể nhanh chóng được cải tiến theo nhu cầu của khách hàng và ứng dụng vào mục đích giám sát đại dương, nghiên cứu khoa học và thăm dò, phát triển tài nguyên và các dự án cơ sở hạ tầng khu vực”.

Kẻ Đi Tìm:

Hoa Kỳ chưa có drone chở hàng tuy nhiên trực thăng K-Max không người lái có thể chở tới 2.7 tấn hàng.

K-MAX không người lái đang được thử nghiệm vào đầu năm nay (Ảnh: Lockheed Martin)
K-MAX trực  thăng không người lái đã được thử nghiệm nhiệm vụ tiếp tế cho quân đội ở Afghanistan vào hồi đầu năm 2011 (Ảnh: Lockheed Martin)
Máy bay này là một liên doanh giữa Lockheed Martin và Kaman Aerospace, nó có thể bay ở  khoảng cách 370 cây số trong các nhiệm vụ cứu trợ, tiếp tế và chữa cháy.
Drone của hải quân Hoa Kỳ, X47B có thể cất và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm, nó mang theo 2.04 tấn vũ khí đạn dược và có thể bay xa khoảng 3900 cây số.
Northrop Grumman X-47B: 4K Ultra HD Military Aircraft Wallpaper

Bà Liz Truss, thủ tướng Anh phải từ chức sau chỉ 44 ngày nhậm chức.

  Nguyễn Thị Bích Hậu

Bà Liz Truss, thủ tướng Anh vốn làm Ngoại trưởng trước đó rất thành công. Vào tháng 9 năm 2022, bà lên chức Thủ tướng đầy oanh liệt. Bà rất vui khi bước vào làm chủ nhà số 10 phố Downing. Tuy nhiên, bà chỉ là Thủ tướng đúng 44 ngày là phải xin từ chức trong thảm bại. Một thủ tướng có thời gian tại vị ngắn hàng kỷ lục thế giới.

Vì sao lại vậy? Là do chính sách về kinh tế của bà mang tên là gói Ngân sách nhỏ.

Nôm na là bà cắt giảm thuế hàng chục tỷ đô la  cho doanh nghiệp và trả bằng cách vay nhiều hơn, thay vì cắt giảm chi tiêu.

Khi bà tiết lộ cái gọi là “ngân sách nhỏ” này, các nhà đầu tư trái phiếu đã tháo chạy, do họ lo lắng về tính bền vững của tài chính chính phủ Anh.

Việc bán tháo trái phiếu chính phủ Anh, đã đẩy chi phí thế chấp lên cao.

Một số quỹ hưu trí đã đầu tư vào trái phiếu chính phủ Anh đã bị đẩy đến bờ vực phá sản, khiến Ngân hàng Anh phải vào cuộc.

Sự hỗn loạn của thị trường cuối cùng đã buộc Truss phải hủy bỏ dự án tai hại của mình.

Kết quả bà phải từ chức sau chỉ 44 ngày nhậm chức.

Bà Liz Truss tốt nghiệp ngành Kinh tế của trường Oxford ra, từng làm Bộ trưởng Tư pháp, Tài chánh, Thương mại, Ngoại giao của Anh trước khi làm Thủ tướng.

Tuy nhiên bà đã sai lầm khi ban hành 1 chính sách sai. Và chỉ cần thị trường tài chánh của Anh phản ứng dữ dội là bà phải lập tức về vườn.

______________

Hình bà khi mới nhậm chức rất vui mừng bận áo đỏ-áo tím và ngày cuối cùng đọc diễn văn từ nhiệm bà bận áo đen.


 

GIẾT BÀO THAI

Vương Điền

Một người phụ nữ lo lắng tìm gặp bác sĩ sản khoa và nói :”Bác sĩ, tôi có vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết. Con tôi còn chưa đủ 1 tuổi và tôi lại có thai lần nữa mà tôi lại không muốn sinh con gần nhau quá.”

“Vậy cô muốn tôi phải làm sao?” Vị bác sĩ hỏi

“Bác sĩ làm ơn phá thai giúp tôi, tôi sẽ biết ơn ngài lắm”

Ông bác sĩ lặng im suy nghĩ 1 hồi và trả lời rằng :”Thưa cô, tôi có 1 giải pháp tốt hơn cho cô và nó ít nguy hiểm hơn nữa.” .Sản phụ mỉm cười và nghĩ rằng vị bác sĩ kia sẽ giúp mình phá thai

Nhưng ông lại nói : ” Để tránh việc cô phải cực khổ nuôi 2 đứa trẻ cùng 1 lúc, vậy hãy giết chết đứa cô đang ẵm trên tay đi. Cô sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi trước khi sinh . Nếu cô muốn giết 1 đứa trong 2 thì giết đứa nào chẳng được. Sẽ không có nguy hiểm gì cho cơ thể nếu cô giết đứa đang bế trên tay thay vì phá thai!”

Người phụ nữ hoảng hốt và nói : “Không được bác sĩ à! Thật tàn nhẫn khi giết một đứa trẻ”

“Tôi đồng ý” . Ông bác sĩ nói tiếp :” Vậy mà tôi cứ nghĩ cô đã sẵn sàng cho việc giết con của mình nên tôi nghĩ đó là cách tốt nhất.”Ông bác sĩ mỉm cười và nhận ra mình đã đạt được mục đích. Ông đã thuyết phục được người phụ nữ rằng không có sự khác nhau giữa việc giết đứa con trong bụng hay giết đứa con đã sinh ra. Sư tàn nhẫn là như nhau.

“Tình yêu giúp chúng ta hi sinh bản thân mình vì mục đích tốt đẹp cho người khác. Nhưng phá thai lại hi sinh mạng sống người khác vị sự ích kỷ của bản thân. !”

Nếu bạn đồng ý, hãy bấm SHARE, cùng nhau ta có thể bảo vệ nhiều mạng sống.

Nguồn Internet


 

 Đến một lúc

 Đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu: không phải mọi thứ đều cần níu giữ.

☘️Có những khoảnh khắc trong đời, ta như một con thuyền nhỏ giữa đại dương giông bão, cố gắng chèo chống trong vô vọng trước những con sóng không thể kiểm soát. Ta níu kéo những gì đã trôi xa, chống lại những điều không thể thay đổi, mong mỏi một kết cục khác cho những chuyện đã rồi. Nhưng càng vùng vẫy, ta chỉ càng kiệt sức.

☘️Một ngày nọ, tôi ngừng chống cự. Điều gì đau, hãy để nó đau. Điều gì muốn sinh ra, hãy để nó sinh ra. Điều gì phải xảy ra, hãy để nó xảy ra. Không phải vì tôi đã mất hết hy vọng, mà vì tôi nhận ra: có những điều, dù ta có đấu tranh đến đâu, cũng không thể thay đổi. Một người đã muốn rời xa, dù ta có cố gắng đến mức nào, cũng không thể giữ lại. Một sự thật đã hiển hiện, dù ta có phủ nhận bao nhiêu lần, cũng không thể biến mất. Một cơn bão khi đến, dù ta có cầu nguyện thế nào, cũng sẽ cứ thế mà quét qua.

☘️Ta đã mất quá nhiều thời gian để từ chối thực tại, để ép buộc trái tim phải quên đi một vết thương chưa lành, để tự lừa dối mình rằng mọi chuyện có thể khác nếu ta cố thêm chút nữa. Nhưng thực ra, điều khiến ta đau khổ không phải là mất mát, mà là sự kháng cự với chính những gì không thể tránh khỏi. Giống như một bàn tay cứ nắm chặt một sợi dây đang cháy, càng giữ chặt, ta chỉ càng tự làm tổn thương mình.

☘️Chấp nhận không có nghĩa là đầu hàng, cũng không có nghĩa là yếu đuối. Chấp nhận là hiểu rằng có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, và điều duy nhất ta có thể làm là lựa chọn cách đối diện với nó. Khi ta để nỗi đau tự do đi qua, nó sẽ tự tìm đường để biến mất. Khi ta ngừng cưỡng cầu, những gì cần ở lại sẽ ở lại, những gì phải ra đi sẽ ra đi. Giống như nước chảy xuôi dòng, không vì một tảng đá cản đường mà dừng lại, mà sẽ tìm một con đường khác để tiếp tục hành trình.

☘️Và rồi một ngày, ta nhận ra mình vẫn ổn. Những gì từng khiến ta đau đớn giờ chỉ còn là một vết sẹo mờ nhạt. Những gì ta từng sợ hãi giờ không còn bám víu trong tâm trí. Khi không còn phí hoài sức lực để chống lại dòng chảy của cuộc sống, ta sẽ thấy mình nhẹ nhàng hơn. Và trong sự nhẹ nhàng ấy, là một sức mạnh thật sự—sức mạnh của một tâm hồn không còn sợ hãi trước những đổi thay.

(st)

 From: haiphuoc47& NguyenNThu 


 

Vai trò của Bộ Giáo Dục: không trực tiếp lo về giáo duc?

Mục ý kiến của báo WSJ do ban biên tập báo nêu lên

Bộ Giáo dục được thành lập như một khoản tiền đền đáp cho công đoàn giáo viên của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA), tổ chức đã ủng hộ ứng cử viên Carter vào năm 1976, lần đầu tiên của tổ chức NEA cho chức vụ tổng thống.

Theo trang mạng của Bộ Giáo Dục, bộ chỉ có 4 chức năng cho 4000 nhân viên của mình, đây là bộ nhỏ nhất trong nội các liên bang:

        • Thiết lập các chính sách về viện trợ tài chính liên bang cho giáo dục và phân phối cũng như giám sát các khoản tiền đó.
        • Thu thập dữ liệu về các trường học của Hoa Kỳ và phổ biến nghiên cứu.
        • Tập trung sự chú ý của quốc gia vào các vấn đề chính trong giáo dục và đưa ra các khuyến nghị về cải cách giáo dục.
        • Cấm phân biệt đối xử và đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng với giáo dục.

“Ý tưởng về một Bộ Giáo dục thực sự là một ý tưởng tồi”, một đảng viên Dân chủ tự do giấu tên tại Hạ viện hồi đó, đã nói với ký giả Al Hunt của tờ Journal, năm 1979. “Tuy nhiên nó lại là một ưu tiên hàng đầu của NEA. Vì nhờ cơ quan này, NEA sẽ có được giáo viên trường học ở mọi khu vực quốc hội và hầu hết chúng tôi chỉ đơn giản là không cần sự khó chịu khi phải tiếp nhận họ”.

Khi Carter ký dự luật, ông lập luận rằng việc làm này sẽ nâng giáo dục lên một vị trí trong nội các, tách biệt với Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi cũ kết hợp lại, sẽ “loại bỏ tình trạng quan liêu không cần thiết, cắt giảm thủ tục hành chính và thúc đẩy dịch vụ tốt hơn cho các hệ thống trường học địa phương”. Nó thậm chí còn “tiết kiệm tiền thuế”. Bạn có thể thoải mái dừng lại để tiếng cười lắng xuống.

Editorial cartoon U.S. Education National Debt | The Week

Giáo Sư giải thích: Không phải là khoản tiền nợ sinh viên đâu mà đó là tiền nợ quốc gia anh phải gánh vác.

Năm thập kỷ sau, Bộ Giáo dục điều hành dịch vụ lãng phí,  cho sinh viên vay nợ với khoản tiền đầu tư 1,6 nghìn tỷ đô la, trong khi quấy rối các trường học, tiểu bang và quận bằng những chỉ thị cấp tiến về mọi thứ, từ việc sử dụng phòng vệ sinh cho người chuyển giới đến các quy tắc về khẩu trang phòng ngừa Covid-19. Điều duy nhất mà Bộ Giáo dục chưa làm là cải thiện thành tích học tập của học sinh Mỹ. Hành động thực sự cho giáo dục là ở các tiểu bang, bao gồm cả việc được quyền lựa chọn trường học (cho con em) vốn dĩ đã chứng minh được kết quả tốt qua các thành tích.

Randi Weingarten , giám đốc công đoàn của Liên đoàn Giáo viên Hoa Kỳ, nói rằng nguồn tài trợ của Bộ Giáo dục là rất quan trọng đối với các trường học địa phương, trong khi ám chỉ rằng ông Musk đang tìm cách “đánh cắp số tiền mà Quốc hội đã phân bổ cho trẻ em để trả cho các khoản miễn thuế cho người giàu”. Nhưng nếu Bộ Giáo Dục của bà McMahon có thể chuyển những khoản tiền dành cho trường học đó cho các tiểu bang mà không có điều kiện kèm theo, trong khi cắt giảm các quy định của liên bang, thì xin hãy làm vậy. Những giọt nước mắt cá sấu của bà Weingarten dành cho “những đứa trẻ của chúng ta” đã phớt lờ sự thật rằng không ai phản bội trẻ em nhiều hơn công đoàn của bà.

Free In School Cartoon, Download Free In School Cartoon png images ...

Ngày đầu niên học, Cô giáo nói, “Chúng tôi không theo dấu bạn trên mạng Twitter, do vậy, làm ơn cho lớp biết bạn đã làm gì trong mùa hè vừa qua”

Điểm yếu trong cách tiếp cận của ông Trump cho đến nay, cũng như mọi thứ khác, là không có nhiều lý lẽ được đưa ra cho bất kỳ chương trình nghị sự lớn nào mà đảng Cộng hòa muốn đạt được. Mọi sự tập trung đều đổ dồn vào việc thả lỏng cho ông Musk hành động cùng với chiếc cưa máy gầm rú của ông. Tuy nhiên, điểm kiểm tra học sinh bị giảm sút nặng nề của Hoa Kỳ cho thấy nhu cầu to lớn phải mở rộng cuộc thảo luận về giáo dục. Năm ngoái, 33% học sinh lớp tám đạt điểm dưới “cơ bản” về đọc hiểu, theo kỳ thi Đánh giá quốc gia về tiến bộ giáo dục. Đại dịch đã khiến nhiều phụ huynh mất đi sự hài lòng với trường học của họ.

Elon Musk waves a chainsaw and charms conservatives talking up Trump's ...

Đảng Cộng hòa có cơ hội chính trị để tập trung vào việc cải thiện hiệu suất của trường học, mở rộng quyền lựa chọn trường học cho các gia đình và yêu cầu các quận học khu chịu trách nhiệm về kết quả học tập. Các chính sách thiết yếu sẽ phải được thực hiện ở cấp tiểu bang và địa phương, nhưng đừng đánh giá thấp bục nói của những kẻ bắt nạt liên bang ở Bộ. Các bộ trưởng giáo dục của Reagan đã sử dụng văn phòng này để thúc đẩy cải cách giáo dục, cũng như Betsy DeVos trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Nếu bà McMahon nghiên cứu nhanh về các chi tiết chính sách, bà có thể làm như vậy, trong khi kêu gọi các thống đốc đảng Cộng hòa cùng tham gia vào dự án.

Ông Trump càng tiến gần đến việc tắt đèn tại Bộ Giáo dục thì càng tốt. Nhưng sau đó, ông ấy nên có câu trả lời cho những cử tri muốn biết điều gì tiếp theo để giúp con em họ có được nền giáo dục tốt hơn.


GÓC SUY TƯ..

Van Pham
Cuộc Đời Có Những Điều, Cho Dù Con Người Có Muốn Cũng Đành Bất Lực….
Nếu bạn đang cảm thấy phiền não, cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống này, thì hy vọng rằng sau khi bạn biết được những điều “bất lực” trong cuộc sống này, bạn sẽ thấu hiểu được nhiều hơn, buông bỏ nhiều hơn để đạt được nhiều hơn.
1. Người rời xa bạn
Con người đến với nhau vì duyên, ra đi cũng là duyên, không cần quá níu kéo, bởi có níu kéo cũng không giữ được.
Người rời xa bạn, đó là họ đã đánh mất bạn, không phải bạn đã đánh mất họ. Cũng có thể, rời xa là để gặp lại nhau tại một nơi nào đó tốt đẹp hơn.
2. Thời gian trôi qua
Trong dòng chảy cuộc đời, thời gian cuốn trôi đi bao thị phi, phiền muộn, bao niềm vui nỗi buồn, cũng như cả tuổi thanh xuân. Thời gian một khi trôi qua là không thể nào trở lại, vậy nên, việc gì cần làm thì nên cố gắng nỗ lực, đời này, ít nhất là không hổ thẹn với chính mình.
3. Thất bại
Thất bại tựa như một bức tường đổ sụp, nó đè lên thân bạn, khiến bạn không cách nào vùng vẫy, không thở được, khiến bạn mất đi niềm tin. Tuy nhiên, nếu bạn lặng lẽ chấp nhận nó, thì bạn sẽ không cách nào đứng dậy được nữa. Nếu bạn cố gắng đứng lên, bạn sẽ thấy mọi thứ không quá tồi tệ như mình vẫn nghĩ.
4. Không thể lựa chọn xuất thân
Có người sinh ra đã là vua, có người sinh ra là quý tộc, nhưng rất nhiều người sinh ra đã là thường dân. Trên thế giới này, chúng ta có thể thay đổi được mọi thứ, nhưng không thể lựa chọn cho mình được nơi sinh ra, lựa chọn bậc sinh thành.
5. Sự cô đơn không ai hiểu thấu
Con người, bất kể là đang vui vẻ hay ưu sầu, cao sang hay hèn mọn, đều có thể bắt gặp cảm giác cô đơn không sao hiểu thấu, nó quanh quẩn trong tâm hồn mỗi người, tựa như đang tìm kiếm ý nghĩa chân thực của đời người.
6. Tình yêu vô vọng
Một loại độc dược rất ngọt ngào gọi là “ưu thích”, cái thích này không có giới hạn, đủ dạng đủ loại, nhưng rốt cuộc ưa thích vẫn là ưa thích, nó không phải là “yêu”.
7. Lãng quên
Nhiều người trong chúng ta cho rằng cả đời sẽ không bao giờ quên đi sự tình, ngay cả những chuyện chúng ta cho rằng không thể quên, rốt cuộc vẫn sẽ bị lãng quên. Cuộc sống vì có kỷ niệm, nên mới có những phút giây hoài niệm. Hãy cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, vui với hiện tại là điều nên làm nhất.
8. Quá khứ đã qua
Một giây vừa trôi qua đã trở thành quá khứ. Cuộc sống này, rất nhiều thứ sẽ mất đi, dù muốn hay không cũng nên chấp nhận. Điều duy nhất có thể đọng lại, đó là những ký ức không bị lãng quên.
9. Người khác cười nhạo
Miệng là của người khác, tai là của bản thân mình, nói hay không đó là việc của họ, còn nghe hay không lại là chuyện riêng của mình, chúng ta phải học cách mỉm cười khi đối mặt với tất cả điều này.
10. Không tránh khỏi cái chết
Cuộc sống là một quá trình, và cái chết là điều không thể tránh khỏi. Nếu như đã không tránh khỏi, vậy cứ thản nhiên đối mặt, xem nhẹ nó, chuyện gì đến sẽ đến, như vậy những phút giây tồn tại trên đời này mới có ý nghĩa, mới có thể an nhiên tự tại.

60 phần trăm cử tri không hài lòng với cách DOGE sa thải nhân viên liên bang theo cuộc thăm dò dư luận mới nhất

Báo Đồi Quốc Hội – The Hill

Theo một cuộc thăm dò mới, phần lớn cử tri không hài lòng với cách Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) xử sự trong việc sa thải các công chức liên bang.

Khi được hỏi về “cách Elon Musk và DOGE đối xử với những người lao động làm việc cho chính phủ liên bang”, 60 phần trăm số người được hỏi trong cuộc thăm dò của Đại học Quinnipiac trong số những cử tri đã đăng ký cho biết họ không ủng hộ cách ứng xử này. Ba mươi sáu phần trăm cho biết họ ủng hộ cách Musk và DOGE đối xử với những người lao động liên bang.

Schedule F and DOGE: A Federal Employment Attorney's Analysis

Musk và DOGE đã cố gắng cắt giảm chi tiêu của chính phủ liên bang, cung cấp các gói đền bù công việc và sa thải hàng loạt công nhân. Nhiều hành động của họ hiện đang là chủ đề của các vụ kiện. Một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết vào thứ năm rằng chính quyền Trump phải phục hồi chức vụ cho những nhân viên chính phủ đang trong thời gian tập sự vốn đã bị sa thải trái luật tại một số cơ quan, Bộ Cựu chiến binh, Nông nghiệp, Quốc phòng, Năng lượng, Nội vụ và Tài chính.

Tuần trước, tờ New York Times đưa tin rằng Musk và Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio đã xảy ra mâu thuẫn trong một cuộc họp Nội các gần đây, khi Musk chỉ trích Rubio vì không sa thải phần lớn lực lượng lao động tại Bộ Ngoại giao.

Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy cũng cáo buộc trong cùng cuộc họp Nội các, theo tờ Times, rằng các nhân viên DOGE đã cố gắng sa thải các kiểm soát viên không lưu. Một số vụ tai nạn máy bay đáng chú ý trong vài tháng qua đã dẫn đến các cuộc thảo luận gia tăng về tầm quan trọng của kiểm soát viên không lưu đối với an toàn hàng không.