CHIỀU KÍCH CỘNG ĐỒNG-Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê!”.

“Thánh Lễ không tách biệt chúng ta khỏi thế giới, nhưng đặt chúng ta trong lòng cộng đoàn, với đôi mắt biết nhận ra Chúa nơi tha nhân!” – Henri Nouwen.

Kính thưa Anh Chị em,

Nhân Chúa Nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, có lẽ chúng ta nên nhấn mạnh một điều thường bị bỏ qua: ‘chiều kích cộng đồng’ của việc cử hành Thánh Thể. Bởi lẽ “Thánh Lễ đặt chúng ta trong lòng cộng đoàn, với đôi mắt biết nhận ra Chúa nơi tha nhân!”

Chúng ta có xu hướng “đi lễ” theo nghĩa cá nhân. Nếu “tôi” không “đi lễ” Chúa Nhật, “tôi” mắc tội trọng. Chúng ta nói về “tham dự” với câu hỏi như “Ai cử hành?”; thậm chí nghe chủ tế thông báo, “Hôm nay tôi dâng lễ để cầu cho linh hồn…”. Ngẫm lại, thật kỳ cục, như thể chúng trình bày một điều gì đó mà chỉ Linh mục làm thay cho những người khác. Mọi người cảm thấy mình như trong một ‘buổi diễn’ mà họ chỉ được mong đợi có mặt ‘về thể chất’. Vì thế, khá nhiều người đến muộn và rời đi trước khi kết thúc. Những điều này phổ biến đến mức không ai còn để ý; thậm chí chấp nhận chúng ‘là đương nhiên’. Vậy mà nó cho chúng ta biết rất nhiều về ý nghĩa của việc có mặt hay không có mặt trong Bí tích này.

Thánh Thể về căn bản là một cử hành mang ‘chiều kích cộng đồng’ mà mọi người được kỳ vọng sẽ tham gia tích cực. Trước hết, tôi có mặt để nhớ lại điều khiến tôi trở thành Kitô hữu – đồng nhất cuộc sống mình với cuộc sống, sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Sự đồng nhất này không thông qua mối quan hệ ‘một – Một’, nhưng trong mối quan hệ cộng đồng với Ngài đang ở trong tất cả những ai là Kitô hữu; chúng ta thông hiệp với Ngài qua Nhiệm Thể của Ngài. Không có chỗ cho chủ nghĩa cá nhân trong Kitô giáo, nhưng tôi đến với Chúa ‘cùng với’ và ‘thông qua’ anh chị em tôi.

Vậy nếu chỉ đến nhà thờ để ‘giữ điều răn Thứ Ba’ hoàn toàn riêng tư thì không có gì ngạc nhiên khi tôi đến muộn về sớm. Và với tâm lý đó, ‘đi lễ’ là chuyện cá nhân đối với tôi và những người khác ‘tình cờ’ cũng có mặt. Một số thậm chí còn bực bội vì có quá nhiều thứ diễn ra; họ tự hỏi tại sao không ‘được yên tĩnh để cầu nguyện’. Đúng, một số buổi lễ có thể quá sôi nổi hoặc quá xâm phạm; nhưng mặt khác, đó không chỉ là thời gian để cầu nguyện riêng tư – người ta có thể làm tốt hơn nhiều ở nhà – nhưng là cùng nhau tạ ơn Chúa, một ‘chiều kích cộng đồng’ của toàn Giáo Hội.

Anh Chị em,

“Mọi người đều ăn”. Thánh Thể còn là thời gian chúng ta thể hiện sự hiệp nhất thông qua việc cùng nhau ăn và uống Thân Thể đó. Chìa khóa để chúng ta ở trong Chúa Kitô là tình yêu – không chỉ dành cho Chúa, mà còn dành cho từng người. Thánh lễ không phải là thời gian để tạo ra cộng đồng; đúng hơn, thời gian để cử hành cộng đồng. Không được vậy, chúng ta đến nhà thờ như những người xa lạ với nhau. Vì thế, cần ý thức rằng, tôi đang tham gia vào lễ kỷ niệm vui tươi, một lễ mang ‘chiều kích cộng đồng’. Sự hiệp thông này đòi hỏi sự chia sẻ, cầu nguyện và giao tiếp ở một mức độ tự phát và tự nhiên nhất định.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con yêu mến Thánh Lễ – nơi con ở trong lòng Nhiệm Thể – với đôi mắt biết nhận ra Chúa nơi anh em con. Cho con đừng đi trễ về sớm nữa!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

********************************************

 CHÚA NHẬT MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, NĂM C

Mọi người đều ăn, và được no nê.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.         Lc 9,11b-17

11b Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.

12 Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng : “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” 13 Đức Giê-su bảo : “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp : “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” 14 Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ : “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” 15 Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. 16 Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. 17 Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.


 

THƯ GỬI EM – Maria VŨ THỊ DUNG

Công Giáo Việt Nam

Gửi em – cô bé vừa rời bỏ thế gian vì trượt kỳ thi lớp 10…

Dung ơi,

Anh không biết em là ai, chưa từng gặp em một lần trong đời. Nhưng hôm nay, khi đọc tin em ra đi ở tuổi 15 chỉ vì một kỳ thi không như mong đợi, lòng anh nghẹn lại. Em còn nhỏ quá, còn cả một tuổi thanh xuân phía trước, thế mà em lại chọn rời đi mãi mãi.

Thi trượt không phải là dấu chấm hết. Một kỳ thi không thể quyết định cả cuộc đời. Nếu em ở lại, anh tin chắc em sẽ còn nhiều cơ hội để làm lại, để sống một cuộc đời đúng với bản thân – không cần phải chạy theo kỳ vọng của ai khác.

Nhưng em đã không kịp nghe những lời đó.

Anh không biết trong những ngày cuối cùng em đã trải qua những gì. Có phải em đã thấy mình thật vô dụng? Có phải em sợ ánh mắt của ba mẹ, sợ lời dèm pha, sợ trở thành gánh nặng?

Có phải em chỉ mong ai đó lắng nghe em, ôm em một cái, và nói: “Không sao đâu con.”

Anh không trách em. Anh chỉ buồn. Buồn vì em đã không được ai đó kéo lại trước bờ vực tuyệt vọng. Buồn vì xã hội này vẫn còn quá nhiều áp lực đè nặng lên vai những đứa trẻ chưa đủ lớn.

————-

Gửi những bạn trẻ ngoài kia,

Làm ơn, đừng nghĩ rằng một lần vấp ngã là hết. Các em xứng đáng có cơ hội thứ hai, thứ ba. Điểm số không quyết định giá trị của con người. Thất bại chỉ là bước đệm để các em mạnh mẽ hơn.

Gửi những bậc cha mẹ,

Xin đừng chỉ quan tâm đến bảng điểm. Xin đừng biến sự kỳ vọng thành áp lực. Xin đừng dùng những lời lẽ này với con cái

“Con học kém quá!”

“Người ta đậu hết, chỉ có con rớt!”

“Đừng để ba mẹ mất mặt với hàng xóm!”

Khi con thất bại, xin đừng mắng mỏ. Hãy ôm con. Hãy nói: “Không sao, con đã cố gắng rồi.” Hãy cho con cảm giác được yêu thương vô điều kiện, không vì thành tích, không vì thứ hạng.

Một cái ôm, một lời động viên có thể cứu lấy con mình khỏi vực sâu tuyệt vọng. Hãy yêu con vô điều kiện – yêu ngay cả khi chúng thất bại, YÊU NHƯ CHÚNG LÀ…..

Dung ơi,

Có thể em đã không còn nữa, nhưng anh tin cái tên của em sẽ không biến mất vô nghĩa. Em sẽ được nhớ đến – như một lời cảnh tỉnh, như một nỗi đau khiến cả xã hội phải nhìn lại.

Ngủ yên nhé, cô bé nhỏ.

Thương em!

Từ FB PeterGiung


 

NẾU BẠN MẤT LÒNG TIN VÀO SỰ TỬ TẾ, HÃY ĐỌC HẾT BÀI NÀY

Maria Mai Tâm

Nhà tỷ phú Mỹ John Jacob Astor IV có mặt trên tàu “Titanic”, khi nó sắp chìm.

Tiền trong tài khoản ngân hàng của ông đủ để chế tạo 30 con tàu như “Titanic”. Tuy nhiên, đối mặt với cái chết, ông đã chọn điều mà ông cho là đúng đắn về mặt đạo đức, và nhường chỗ của mình trên chiếc thuyền cứu hộ cho hai đứa trẻ đang hoảng hốt.

Isidor Strauss, đồng sở hữu chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất nước Mỹ Macy’s, người cũng có mặt trên tàu “Titanic”, nói:

“Tôi không bao giờ lên thuyền cứu hộ trước những người đàn ông khác”.

Vợ ông cũng từ chối lên thuyền, nhường chỗ cho cô giúp việc mới thuê. Bà quyết định sống những giây phút cuối đời bên chồng.

Những người giàu này thà mất đi tài sản, thậm chí mạng sống của mình, hơn là từ bỏ các nguyên tắc đạo đức.

Sự lựa chọn các giá trị đạo đức của họ đã thể hiện vẻ đẹp huy hoàng của nền văn minh nhân loại và bản chất con người.

Cho nên, dù cho có đến hàng tỉ kẻ bỉ ổi trên thế gian này, mình cũng vẫn phải tin rằng luôn tồn tại phép màu của sự tử tế. Hãy cứ bao dung và kiên nhẫn…

Từ Fb : Color Man


 

VÌ SAO ĐA SỐ NGƯỜI VIỆT NGHĨ ĐẤT NƯỚC CÓ DÂN CHỦ?

Xuyên Sơn

Mặc dù nhiều người dân Việt Nam ở hải ngoại luôn tranh đấu cho tự do dân chủ ở quê nhà nhưng theo một khảo sát toàn cầu mới, đại đa số người dân trong nước tin là Việt Nam có dân chủ. (Ảnh Bùi Văn Phú)

 Tin về chuyện có tới trên 70% người Việt Nam tin rằng đất nước đã có dân chủ vừa đáng ngạc nhiên và vừa là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Điều đáng ngạc nhiên là một tỷ lệ cao tới như vậy cho rằng đất nước đã có dân chủ khi chỉ có duy nhất một đảng được hoạt động.

Nó cũng giống như chuyện coi có dân chủ trong một gia đình đông con nhưng chỉ có ông bố quyết tất cả mọi thứ còn bà mẹ và con cái tồn tại cũng như không.

Bà mẹ và các con cũng không được phép lập nhóm để bàn về cách chống lại sự gia trưởng của ông bố và họ cũng không được nói cho hàng xóm biết ông quá quắt ra sao.

Gia đình đạt được thành công gì thì đó đều là công của bố còn có sai lầm gì thì đó là do các lý do khách quan và không có gì đáng để bàn nhiều.

Nếu ai dám chú ý quá nhiều tới các lỗi lầm của ông bố, họ sẽ bị bỏ đói hay thậm chí bị ông thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Quả thực nếu ai hỏi tôi Việt Nam có dân chủ không khi tôi tốt nghiệp đại học hồi đầu thập niên 90 có lẽ tôi cũng sẽ trả lời “có”.

Lý do đơn giản là khi đó tôi hiểu rất mù mờ về dân chủ.

Các sinh viên trường tôi không có cơ hội để tìm hiểu về điều xa xỉ như dân chủ nên khó có thể hiểu tường tận về nó.

Nên nhớ khi đó Việt Nam còn giữ thị thực xuất cảnh và kể cả bạn đã có hộ chiếu vẫn phải xin nhà nước cho xuất cảnh mỗi khi cần ra nước ngoài.

Mãi tới năm 1997 tôi vẫn không thể sang Liên Hiệp Quốc trong ba tháng như họ mời chỉ vì không có được visa xuất cảnh.

Và khi đó Việt Nam cũng chưa có internet.

Cũng phải nói thêm chỉ sang năm 1998 cả hai thứ đó đã thay đổi.

Dân chủ, theo cách hiểu của tôi, là người dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Chẳng hạn họ có thể chủ động lập nhà xuất bản nếu họ muốn thay vì phải lập nhà xuất bản chui và trốn chạy công an chỉ vì làm điều Hiến pháp thừa nhận nhưng chính quyền lại không luật hoá điều đó cho người dân.

Quan trọng hơn là mỗi người dân đều có thể tự ứng cử và vận động người dân bầu cho mình.

Hiện nay nếu bạn không phải là đảng viên, đừng hy vọng có nhiều cơ hội trong chính trường.

Còn nếu bạn định lập đảng cạnh tranh với đảng độc nhất hiện nay, người ta sẽ tìm ngay ra cớ để đưa bạn vào tù.

Một xã hội sẽ không thể có dân chủ khi dân trí chưa cao.

Nếu dựa vào đóng góp của Việt Nam cho thế giới về tri thức như các đầu sách có trong thư viện tại các trường đại học quốc tế, các bài báo được trích dẫn hay cao hơn như các giải Nobel, mặt bằng kiến thức chung ở Việt Nam vẫn còn thấp.

Trình độ dân trí cũng còn phụ thuộc vào mức độ tự do của truyền thông đại chúng.

Người dân Việt Nam thường chỉ được biết những gì nhà nước muốn họ biết.

Những kênh nói thẳng nói thật như VOA hay BBC bị chính quyền dùng tường lửa chặn.

Báo chí trong nước chỉ đưa tin chính trị theo cách nhà nước muốn để báo khỏi bị đóng cửa.

Đó là lý do có người hỏi tôi ông Lê Đình Kình là ai mà tôi đóng góp tiền giúp gia đình ông.

Khi truyền thông thực sự tự do, chuyện chính quyền vào nhà đảng viên kỳ cựu và hành hình ông tại chỗ vào lúc 3-4 giờ sáng sẽ gây sốc cho toàn xã hội và sẽ là đề tài được truyền thông đưa đủ mọi góc cạnh trong một thời gian dài.

Với sự kiểm soát toàn bộ truyền thông của Đảng Cộng sản trong chính sách ngu dân, ít nhất là về hiểu biết chính trị, đa số người dân tin rằng họ đang sống trong nền dân chủ là hiểu được.

Đó là còn chưa loại trừ những người không dám nói thật ngay cả khi trả lời các câu hỏi khảo sát vì tâm lý sợ hãi cũng như thói quen nói dối.

Để xác nhận những gì 70% người dân Việt Nam nhận thức về dân chủ chỉ là ngộ nhận chúng ta chỉ cần nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc.

Nếu hỏi người Việt Nam rằng Trung Quốc có dân chủ không có lẽ nhiều người sẽ nói rằng không.

Nhưng trên 70% người Trung Quốc cũng lại cho rằng họ đang sống trong một nền dân chủ.

Và nên chăng chúng ta tập trung vào sự tự do thay vì dân chủ vì như người ta nói trong xã hội có hai con sói và một con cừu thì khả năng cừu bị thịt qua bỏ phiếu là gần như chắc chắn.

Nguồn Nguyễn Hùng qua VOA Tiếng Việt 19/06/2020

Xem them  VOA


 

Kỹ thuật cuối tuần: Cuộc Đua chế tạo pin thể rắn thật hào hứng

Tổng hợp báo và Chat GPT

Pin có thời lượng sử dụng dài hơn 50% cuối cùng đã được sản xuất ở Hoa Kỳ

Kỹ thuật viên đang lắp ráp các cell pin trong buồng chứa đầy khí argon bằng robot.

Một kỹ thuật viên tại nhà máy thí điểm của Ion đang lắp ráp các cell pin trong buồng chứa đầy khí argon, với sự trợ giúp của một rô-bốt. Ảnh: Christopher Mims/WSJ

Pin thể rắn mới của hãng Ion Storage Systems lấy cảm hứng từ công nghệ pin nhiên liệu hydro. Pin mật độ năng lượng cao của công ty hiện đang được sản xuất tại một nhà máy ở Beltsville, Md. Và mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đang rút lại các khoản đầu tư vào nhiều dự án về công nghệ năng lượng, dự án của Ion lại được sự ủng hộ của Bộ Năng lượng.

Sẽ có loại pin mới an toàn và bền bỉ hơn pin Lithium-ion - Báo Công An ...

Pin thể rắn thay thế lõi đặc của pin lithium-ion thông thường bằng lõi rắn—có tiềm năng cải thiện chu kỳ hoạt động cho cả điện thoại thông minh và xe điện. Cách tiếp cận khác thường của hãng Ion có thể tạo ra các đơn vị pin lithium có tuổi thọ dài hơn 50%, sạc nhanh hơn đáng kể và gần như không có khả năng bắt lửa khi bị hỏng.

 Công nghệ nổi bật của Ion Storage Systems

  1. Kiến trúc gốm điện phân 3 chiều độc đáo, pin có chất điện phân là gốm rắn nano, giúp loại bỏ nguy cơ cháy nổ của loại pin thông thường với chất điện phân ở thể lỏng. Do đó, pin không cần nén hoặc hệ thống làm mát.
  2. Thiết kế không cần anode (anodeless), điều này giúp tăng mật độ năng lượng và giảm trọng lượng pin cũng như gia tăng độ  ổn định khi hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.
  3. Hiệu suất đột phá, dung lượng điện gia tăng 25 lần so với thiết kế trước đó 

 Biểu đồ So Sánh Các Công Ty Pin Thể Rắn Hàng Đầu (2025)


 Các Tiêu Chí So Sánh:

  • Mật độ năng lượng: Khả năng lưu trữ năng lượng của pin.
  • Thời gian sạc: Tốc độ sạc (điểm cao hơn là sạc nhanh hơn).
  • Độ an toàn: Ổn định nhiệt và hóa học.
  • Mức độ sẵn sàng thương mại: Mức độ sẵn sàng để sản xuất hàng loạt.
  • Đối tác chiến lược: Số lượng và chất lượng các mối quan hệ hợp tác trong ngành.

 Những Điểm Nổi Bật:

  • Toyota và Samsung dẫn đầu về mật độ năng lượng và tốc độ sạc.
  • CATL Weilan của Trung Cộng cũng thuộc loại khá tốt.

 

DỐT NÁT MỚI TIN VÀO ĐẠO!

Xuyên Sơn

 “Chỉ những người ít học, mê muội, dốt nát mới tin vào đạo”.

Nghe xong câu kết luận đó, cả lớp học im phăng phắc,

còn lòng tôi thì bực tức mà không nói nên lời.

Sự bực tức này có lẽ một phần vì nội dung mà vị giáo sư giảng dạy không chỉ đang đụng đến đức tin của người Công giáo như tôi mà còn xúc phạm đến người có đạo. Phần nữa, tôi đau vì không đủ khả năng để đứng lên bảo vệ Đạo của mình.

Sau khi nghe xong phần trình bày của vị giáo sư đại học mà tôi nghĩ là ông không có thiện cảm gì với người Công giáo, tôi về nhà cố đi tìm câu trả lời cho riêng mình.

Và khi đã tìm hiểu xong, tôi quyết định tìm gặp và đối thoại với vị giáo sư này.

Câu hỏi đầu tiên mà tôi đặt ra cho ông đó là:

“Thưa Thầy, thầy có thể cho biết, đất nước nào hiện nay văn minh, tiến bộ nhất thế giới”.

Vị giáo sư trả lời ngay:

“ Nước Mỹ”.

Tôi nói liền:

“ Vậy, thầy có thể cho em biết hiện nay nước Mỹ có bao nhiều người tin vào Thiên Chúa?”

Vị Giáo sư nhìn tôi và hỏi:

“Em hỏi vậy là có mục đích gì?”. Tôi đáp:

“Vì Thầy nói “Chỉ những ai ít học, mê muội, dốt nát mới tin vào Thiên Chúa” nên em mới hỏi thầy câu này.

Ông chần chừ một lúc rồi nói:

“ Nước Mỹ là nước có số người tin vào Thiên Chúa khá đông”.

“ Đúng vậy. Em được biết tại nước Mỹ có tới 86% tin vào Thiên Chúa, còn 14% nhận mình là vô thần mà. Chẳng lẽ 86% này cũng là những người mê muội,

ít học phải không thầy?”

Hơn nữa, em còn thấy những bác học lừng danh như:

Bacon,

Isaac Newton,

Albert Einstein,

Louis Pasteur,

31-Georges Lemaître (1894-1966) Linh mục Công Giáo, người khai phá ra thuyết Big Bang.

Max Planck (1858-1947)

Đoạt giải Nobel về vật lý và là cha đẻ của thuyết Quantum mechanics.

Blaise Pascal (1623–1662)

Thần đồng toán học, vật lý, và Lý Thuyết.

René Descartes (1596–1650) Nhà bác học về Hình học và Những con số bất biến.

Người hướng dẫn cuộc Cách Mạng Khoa học của phương Tây. Roger Bacon (c.1214–1294), người áp dụng phương pháp thực nghiệm và các phương pháp khoa học tân tiến.

Viết về Luật Thiên Nhiên, cơ khí, địa lý và quang học.

Johannes Kepler (1571–1630) Nhà vũ trụ học, tính toán sự di chuyển của các thiên hà.

-Isaac Newton (1643–1727)

Nhà khoa học và toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại và biết bao nhiêu nhà bác học khác đều là những ki tô hữu tốt lành.

Chẳng nhẽ, những nhà bác học này cũng là những người dốt nát và mê tín sao thầy?

Em thấy tiền đề thầy đưa ra xem ra không ổn tí nào.

Vị giáo sư như chùng xuống một lúc rồi nói:

“ Tôi cũng chỉ nói những gì mà sách vở và bổn phận tôi phải nói. Vì đó là nghề của tôi”.

Tôi đáp lại:

“ Vâng nếu thầy nói vậy thì em hiểu rồi. Có điều em cảm thấy thầy không có tự do khi truyền giảng cho sinh viên những kiến thức thực sự của thầy.

Nhưng còn một điều nữa khiến em cũng đang thắc mắc”.

Ông nhìn tôi và hỏi:

“ Em còn muốn hỏi điều gì”.

“ Vâng, cũng chỉ liên quan đến điều thầy nói ở lớp thôi. Em muốn hỏi thầy có cái gì giả dối,

mê muội nó tồn tại được lâu không thầy”.

Tôi đáp lại.

Người thầy của tôi lúc này thong thả nói:

“ Người ta vẫn nói sự thật trước sau gì cũng là sự thật, sự giả dối có lừa được một số người, một số lần rồi sẽ có ngày lộ diện em ạ”.

“Cám ơn thầy. Thầy nói chí phải. Sự thật ma vật không đổ thầy nhỉ. Nếu Đạo Công Giáo mà giả dối sao nó lại tồn tại lâu quá vậy. Nó không chỉ tồn tại mà còn phát triển khắp cả thế giới và đứng vững một cách chắc chắn phải không thầy!”.

Người thầy gật đầu và nói với tôi: “ Thầy cảm phục tinh thần của em. Em là người có chính kiến và dám sống cho chính kiến của mình. Thầy tin rằng em sẽ làm được những điều tốt lành cho đất nước cho xã hội. Chỉ tiếc những người có chính kiến và bản lãnh như em nơi sinh viên không có nhiều lắm. Chúc em thành công”.

Tạm biệt người thầy mà tôi đã làm phiền quấy rầy.

Tuy thời gian gặp gỡ không dài những tôi hiểu được phần nào nỗi đau của nhiều người, nhất là những giáo sư, thầy giáo, dẫu biết được sự thật mà không dám nói sự thật .

Ước mong sao nơi giảng trường đại học sẽ có những cánh cửa của tự do để tri thức thật được lên tiếng.

“IN GOD WE TRUST”

– ”Chúng tôi tin vào Chúa” – Dòng chữ này hiện diện trên bất kỳ tờ tiền nào của Mỹ!!

(Sưu tầm)

Từ fb Binh Tho.


 

Tôi Không Còn Đau Đớn Nữa… Vì Tôi Không Còn Trông Đợi Nữa !

Kimtrong Lam

“Người ta đã bỏ tôi lại trong viện dưỡng lão… như một món đồ cũ không ai còn muốn giữ. Giờ thì món đồ cũ ấy đang làm ra bạc triệu.”

Tôi tên là Alejandro, 81 tuổi. Năm năm trước, các con tôi đưa tôi lên xe, nói là sẽ đưa đi xem một căn nhà ở vùng quê. Nhưng khi đến nơi, họ dừng xe trước một viện dưỡng lão. Tôi không khóc, cũng không phản đối… Tôi chỉ lặng lẽ im lặng.

Vài ngày trước đó, tôi đã bán ngôi nhà của mình để chia tiền cho các con. Tôi nghĩ mình làm thế vì tình yêu. Nhưng với chúng, tôi chỉ là người không còn giá trị. Một gánh nặng. Chúng bỏ đi không một lời từ biệt. Và tôi cũng chẳng bao giờ còn gặp lại nữa.

Viện dưỡng lão ấy không tồi. Có giường sạch, có bữa ăn, có y tá chăm sóc. Nhưng có một điều mà không ai để ý: ở đây là những trí tuệ từng rất rực rỡ – giờ chỉ còn lại sự lặng im vì bị bỏ rơi. Là bác sĩ đã nghỉ hưu, kỹ sư bị lãng quên, kế toán còn trí nhớ sắc bén. Ai cũng mang trong mình cô đơn, kỷ niệm… và một khát khao mãnh liệt được chia sẻ.

Chúng tôi bắt đầu tụ họp mỗi chiều. Chia sẻ ý tưởng, kể về những dự án đã từng làm – hay từng mơ nhưng chưa dám bắt đầu. Và từ đó, không ngờ, một “vườn ươm khởi nghiệp” tóc bạc đã ra đời.

Tôi xin phép được sử dụng một căn phòng trống. Với một chiếc tablet cũ, chút Wi-Fi và sự đóng góp của những người bạn già, chúng tôi bắt đầu xây dựng. Có người giỏi cây cảnh, người biết tài chính, người khéo tay làm đồ thủ công. Thế là chúng tôi tạo ra một thương hiệu hàng thủ công do người già sản xuất: xà phòng, khăn len, mứt, đồ gỗ tái chế…

Chúng tôi bán hàng online. Tháng đầu, thu về 500.000 peso. Một năm sau, 1 triệu mỗi tháng. Giờ đây, chúng tôi có 4 cửa hàng, một website, và hơn 30 cư dân làm việc với tất cả trái tim.

Gần đây, các con tôi liên lạc. Chúng đã xem một phóng sự về tôi trên truyền hình và muốn đến thăm. Chúng đến ăn mặc chỉn chu, tay mang đầy quà cáp. Tôi ôm lấy chúng, rồi nói rằng món quà quý nhất chính là việc các con đã bỏ tôi ở đây. Nhờ đó, tôi đã được tái sinh. Giờ đây, mỗi khi chúng rời đi, tôi không còn đau đớn nữa… vì tôi không còn trông đợi nữa.

Ở đây, tôi đã tìm được một gia đình – không sinh ra từ máu mủ, mà từ ý nghĩa. Và một “đế chế” được xây dựng từ những gì mà người khác đã vứt bỏ.

“Đôi khi, khi người ta ném bạn đi như rác… chính là lúc bạn chuẩn bị trở thành nguyên liệu quý cho một điều gì đó vĩ đại hơn rất nhiều.”

Alejandro Torres


 

Nhưng con sói cái… thì không bao giờ quên

Thanhnguyen Thanhle

 Không lâu trước đây, tôi đọc được một câu chuyện về một người kiểm lâm tên Esteban, người từng cho một con sói cái gầy gò, đói khát ăn những mẩu thịt thừa. Ngày nào, con sói cũng rón rén tiến lại gần căn chòi gỗ của ông — đầy cảnh giác nhưng kiên quyết. Rồi một ngày, nó không đến nữa. Tuần này qua tuần khác trôi qua trong im lặng, cho đến khi bất ngờ, nó quay lại — nhưng lần này, nó không đi một mình. Hai chú sói con bé xíu lẽo đẽo đi bên cạnh.

Ngay lúc ấy, Esteban hiểu ra: thức ăn mà ông từng cho đi không chỉ dành cho con sói cái đó, mà còn dành cho những sinh linh bé nhỏ ẩn sâu trong rừng đang đợi mẹ chúng trở về.

Một lúc lâu, cả ba con sói đứng lặng lẽ trước căn chòi. Hai con nhỏ nép sát vào mẹ, còn con sói cái già thì nhìn Esteban — một ánh nhìn sâu thẳm, lâu dài, không cần lời nói. Trong khoảnh khắc ấy, nó cảm ơn ông từ tận nơi hoang dã nhất trong tâm hồn mình. Rồi nó cùng đàn con lặng lẽ quay đi, biến mất vào rừng sâu, hướng về những ngọn đồi mới, nơi chưa ai biết đến.

Esteban vẫn đứng đó, xô thức ăn còn trong tay, tim lặng lẽ tràn đầy, mắt ánh lên tia sáng. Bởi không phải ngày nào bạn cũng được một con sói cảm ơn vì đã cứu sống con của nó — chỉ bằng một ánh nhìn.

Đôi khi, loài vật nhớ rõ hơn con người.

Bởi con sói cái ấy không quên. Nó đã quay lại — và mang theo con mình, để cho chúng thấy người đã giúp chúng sống sót. Người không xua đuổi, không bắn giết, không đòi hỏi — chỉ lặng lẽ cho đi, không cần báo đáp, cũng chẳng cần lời cảm ơn.

Trong khi đó, có những con người lại dễ dàng quên cả những người đã sinh thành, nuôi nấng họ. Quên những bàn tay đã từng nâng họ dậy, những bờ vai từng gánh thay bao mỏi mệt. Họ quên, rồi nói: “Cần phải tiến về phía trước,” hay “Không có thời gian,” vì “cuộc sống bận rộn.”

Nhưng con sói cái… thì không bao giờ quên.

TG Thú Vị


 

LỜI THỀ Y ĐỨC CỦA CÁC TÂN BÁC SĨ SÀI GÒN XƯA…- BS ĐỖ HỒNG NGỌC

BS ĐỖ HỒNG NGỌC

Bác sĩ ở Saigon ngày xưa phải đọc lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.

Chúng ta hãy tìm hiểu về Hippocrates cũng như lời thề củả ông nhé :

Hippocrates là một y sĩ Hy Lạp thời cổ đại (khoảng 460 – 370 Trước Công nguyên) được xem là ông tổ của nền y khoa phương Tây. Ông là người khởi xướng nền y khoa mang tính khoa học trong hoàn cảnh hệ thống y khoa của Hy Lạp thời đó là hệ thống chữa bệnh một nửa là y học một nửa là pháp thuật phù thủy và tất nhiên không khỏi bị chống đối kịch liệt. Do đi trước thời đại, chống lại lối mòn xưa cũ gắn với cường quyền, Hippocrates lúc đó bị tù 20 năm. Ở trong tù, bộ óc thiên tài của ông không chịu phận tù đã viết nên quyển “Cơ thể phức tạp” về cơ thể con người mà rất nhiều điều trong đó vẫn đúng cho đến ngày nay.

“Lời thề Hippocrates” là lời tuyên thệ của các thầy thuốc khi vào nghề. Ở Việt Nam ta còn gọi là “Lời thề Y đức”. Trải qua thời gian với một không gian hầu như khắp toàn cầu, lời thề Hippocrates có nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, bản gốc của lời thề Hippocrates được nhiều nước lưu giữ như sau:

“Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:

Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này.

Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, và không bao giờ làm hại ai.

Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy; và cũng như thế tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai. Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.

Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này; tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.

Mỗi căn nhà tôi bước vào, tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ và đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ.

Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người, mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ.

Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi; nhưng nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi”.

BS ĐỖ HỒNG NGỌC

From: haiphuoc47 & NguyenNThu


 

Iran tấn công tên lửa siêu thanh vào cảng Haifa, xung đột với Israel phủ bóng hội nghị G7

Ba’o Dat Viet

June 17, 2025

Xung đột giữa Iran và Israel tiếp tục leo thang với một đợt tấn công tên lửa bội siêu thanh của Iran nhằm vào cảng Haifa, gây thương vong nghiêm trọng và khiến cả cộng đồng quốc tế lo ngại. Động thái này đã ngay lập tức trở thành tâm điểm tại hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Alberta, Canada.

Theo hãng Reuters ngày 16 Tháng Sáu, Iran đã phóng tên lửa đạn đạo tấn công hạ tầng cảng Haifa, gây cháy lớn tại nhà máy điện gần khu vực. Đài Kan của Israel xác nhận ít nhất 3 người thiệt mạng và 29 người bị thương, trong đó có 3 người trong tình trạng nguy kịch. CNN dẫn thông tin từ cơ quan y tế Israel (MDA) cho biết nhiều địa điểm bị trúng tên lửa, và hàng chục người đã được chuyển đến bệnh viện ở miền Trung.

Không chỉ Haifa, một số tòa nhà dân cư ở Tel Aviv cũng bị trúng tên lửa, làm dấy lên lo ngại rằng hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã bị phá vỡ. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tuyên bố cuộc tấn công này sử dụng chiến thuật và công nghệ mới nhằm xuyên thủng hệ thống phòng không hiện đại của đối phương.

Tập đoàn Điện lực Israel (IEC) xác nhận thiệt hại nghiêm trọng với hệ thống lưới điện tại miền Trung, và cảnh báo về nguy cơ điện giật do dây cáp bị đứt. Các nhóm kỹ thuật đang làm việc khẩn trương để sửa chữa và khôi phục nguồn điện.

Đáp lại, Iran tuyên bố đã “thành công” trong việc đánh trúng các mục tiêu và đe dọa sẽ tiến hành các chiến dịch “tàn khốc” hơn nữa nếu bị tiếp tục tấn công. Israel chưa đưa ra phản hồi chính thức, song tình hình hiện tại cho thấy nguy cơ xung đột toàn diện giữa hai quốc gia đang đến rất gần.

Từ ngày 13 Tháng Sáu đến nay, các cuộc tấn công qua lại giữa Iran và Israel đã khiến ít nhất 17 người thiệt mạng tại Israel và 224 người chết cùng 1.277 người nhập viện ở Iran, theo Bộ Y tế nước này. Đây là mức thương vong cao chưa từng có kể từ khi căng thẳng giữa hai nước bắt đầu leo thang công khai.

Giữa lúc đó, hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến tập trung vào các vấn đề kinh tế và thương mại, nay bị bao trùm bởi khủng hoảng Trung Đông. Lãnh đạo các nước G7, trong đó có Anh, Pháp, Đức và Mỹ, đã lên tiếng kêu gọi kiềm chế và trở lại bàn đàm phán.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trước khi tới hội nghị, bày tỏ “hy vọng có một thỏa thuận,” nhưng cũng nói rằng “đôi khi họ phải chiến đấu” – một tuyên bố thể hiện thái độ nước đôi của chính quyền Washington. Ông không xác nhận liệu có yêu cầu Israel ngừng tấn công hay không, nhưng cam kết tiếp tục hỗ trợ phòng thủ cho Tel Aviv.

Thủ tướng Anh Keir Starmer thì bày tỏ lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời kêu gọi giảm leo thang khẩn cấp. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi “xuống thang trong vài giờ tới” và đề xuất quay lại đàm phán hạt nhân với Tehran.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng thúc giục lựa chọn ngoại giao, nhấn mạnh “Iran tuyệt đối không nên có vũ khí hạt nhân.” Tuy nhiên, phía Iran khẳng định sẽ không ngồi vào bàn đàm phán nếu tiếp tục bị Israel tấn công.

Căng thẳng giữa hai quốc gia này giờ không còn là xung đột khu vực, mà đang trở thành tâm điểm đối đầu toàn cầu, với những hệ lụy chính trị, kinh tế và an ninh không thể đoán định. Hội nghị G7, thay vì vạch chiến lược tăng trưởng, giờ đang gồng mình tìm lối thoát cho một cuộc chiến đang cận kề.


 

NGƯỜI CHA HÓA THÀNH ĐẠO

Tu Le   

NGƯỜI CHA HÓA THÀNH ĐẠO

Có những cuộc đời lặng lẽ như bóng cây ven đường, đứng đó qua bão giông, qua nắng cháy, không lên tiếng, không đòi hỏi, chỉ để người đi mỏi gối còn có chỗ ngồi nghỉ chân. Những người cha như thế, không cần phải để lại lời vàng ý ngọc, mà chỉ cần sống – sống trọn vẹn – cũng đủ là một pho kinh vô tự cho con cái soi vào mà học làm người.

Tôi đọc những dòng chia sẻ của anh Trần Huỳnh Duy Thức vào Ngày của Cha mà lòng như chùng xuống. Một người cha đang ở rìa của sự sống, không còn uống một giọt nước nào trong nhiều ngày, nhưng ánh mắt vẫn sáng, hơi thở vẫn an, thân thể vẫn nhẹ nhàng – như thể cái chết cũng phải dừng chân mà đợi một nghi lễ linh thiêng chưa hoàn tất. Một người cha không ra đi vì bệnh tật, mà như đang hóa thân, một cách bình thản, tự tại, lặng lẽ trở thành Đạo.

Người đời thường sợ chết vì họ chưa sống trọn. Còn người cha ấy, tôi tin, đã sống đủ.

Sống đủ là khi người ta không còn điều gì để hối tiếc, không còn điều gì để níu kéo.

Sống đủ là khi người ta có thể nằm yên và để cho từng tế bào trong cơ thể tự thu xếp hành lý trở về với đất trời.

Sống đủ là khi người cha không còn dạy con bằng lời, mà bằng sự tĩnh lặng, bằng cái buông tay nhẹ nhàng nhất – như một cánh chim già biết đường bay về rừng.

Người cha ấy không ra đi một mình. Ông đợi. Ông đợi cho con cháu tề tựu đông đủ – ba thế hệ cùng có mặt – như một khúc nối thiêng liêng giữa ngọn nguồn và tiếp nối, giữa cội rễ và hoa trái. Đó không phải là sự ngẫu nhiên, mà là một nghi lễ âm thầm của trời đất, nơi phúc khí được truyền lại bằng hơi thở cuối cùng, bằng ánh mắt an nhiên, bằng một cái nắm tay rã rời mà chan chứa ân tình.

Người cha nào mà chẳng thương con. Nhưng thương đến mức dạy cả cách chết sao cho nhẹ nhàng, thì tình ấy không còn là tình người, mà đã gần với đạo lý cổ xưa – thứ đạo lý không nằm trong sách vở, mà trong máu thịt, trong thinh lặng, trong từng cái nhìn, từng cái chạm.

Tôi tự hỏi:

Chúng ta – những người làm con – đã học được gì từ cha mình?

Ta có đang sống như cách cha ta từng sống – âm thầm, kiên cường, đạo đức không cần phô trương?

Hay ta đang đánh mất mình trong những điều nhỏ nhặt, để rồi đến khi mất cha mới giật mình tiếc nuối?

Trong nền văn hoá phương Đông, cha mẹ không phải chỉ là hai con người, mà là gốc rễ của ta. Mất gốc thì cây nào còn đứng vững?

Cha mẹ mất đi, không phải chỉ là một sự chia lìa, mà là một tiếng chuông cảnh tỉnh:

Ta phải sống sao cho xứng đáng với phúc đức đã trao truyền.

Phải sống sao cho đến lượt mình, ta cũng có thể nhắm mắt trong an nhiên, không để lại oán giận, không để lại tiếc nuối – như một cánh lá rơi đúng mùa.

Nếu bạn còn cha – hãy gọi về, hãy về thăm. Không cần quà cáp gì lớn, chỉ cần sự hiện diện đủ lâu để nghe cha thở, để nhìn cha cười, để nhớ rằng mình đã từng là một đứa trẻ – trong vòng tay mà thế gian này không gì thay thế được.

Nếu bạn mất cha rồi – hãy ngồi lại với chính mình. Lặng nghe một tiếng gió, một vệt nắng, một hơi thở… vì trong tất cả những điều ấy, cha bạn vẫn còn đó – trong từng phần đời mà bạn đang sống.

Và nếu bạn, như anh Thức, đang ngồi bên cha trong những ngày cuối đời của ông…

Thì xin bạn đừng vội rơi nước mắt. Vì bạn đang có mặt trong một giây phút mà không một tấm bằng, không một chuyến đi, không một gia sản nào sánh được:

Giây phút chứng kiến một con người hóa thành Đạo.

Người cha ra đi không phải để chia xa, mà để trở thành một phần trong bạn – trọn vẹn, đầy đặn và tĩnh lặng như ánh bình minh sau một đêm dài.

Ngày của Cha, với tôi, không còn là một ngày để mua quà hay chúc tụng.

Mà là một ngày để nhớ mình đã được sinh ra bởi một người đàn ông từng sống hết lòng, dạy bằng hành động, yêu bằng sự hi sinh, và ra đi bằng một nụ cười an nhiên.

Người cha ấy – đã sống như một người bình thường. Nhưng ra đi như một bậc thánh.

Và điều kỳ diệu là: ông vẫn còn sống – trong từng bước chân con cái, từng lời nói tử tế, từng hạt giống thiện lành mà ông đã gieo vào thế gian này.

#NgàyCủaCha


 

Ngày Con Ong Thế giới – World Bee Day – Mai Thanh Truyết

Mai Thanh Truyết

Ngày 20 tháng 5, chúng ta cùng thế giới kỷ niệm Ngày Con Ong Thế giới, một ngày không chỉ để tôn vinh loài ong bé nhỏ, cần mẫn, mà còn để nhắc nhở nhân loại về sự sống còn của chính mình.

Mục đích của ngày này là nâng cao nhận thức về vai trò thiết yếu của loài ong. Ong cùng với các loài thụ phấn khác như bướm, dơi, chim đóng vai trò rất quan trọng trong việc thụ phấn cho cây trồng, giúp bảo đảm an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Ước tính có đến 75% các loại cây trồng dùng làm thực phẩm trên toàn cầu phụ thuộc vào sự thụ phấn của côn trùng.

Ngày nấy cũng là ngày thế giới cảnh báo sự suy giảm số lượng loài ong. Sự phát triển nông nghiệp công nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu, sự biến đổi khí hậu, và môi trường sống đang … đe dọa nghiêm trọng đến quần thể ong trên toàn cầu. Ngày Con Ong Thế giới nhằm kêu gọi các chính phủ, tổ chức và cá nhân hành động để bảo vệ ong và các loài thụ phấn khác.

Ong, một loài có vẻ khiêm nhường, thực ra đang gánh trên mình một sứ mệnh khổng lồ: bảo vệ sự sống trên Trái đất. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Hiệp Quốc chọn ngày sinh của Anton Janša, nhà tiên phong nghề nuôi ong hiện đại ở Slovenia, để đánh dấu ngày này. Đó là lời nhấn mạnh rằng vai trò của ong vượt xa việc tạo ra mật ong. Ong là mắt xích thiết yếu trong chuỗi sinh thái và chuỗi lương thực toàn cầu.

Theo ước tính của FAO, có đến 75% các loại cây trồng dùng làm thực phẩm của con người cần sự thụ phấn từ ong và các loài thụ phấn khác. Từ trái cây, rau củ, đậu nành cho đến cà phê và hạt có dầu – nhiều nguồn thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày đều có dấu vết của sự cần mẫn từ loài ong. Nếu ong biến mất, an ninh lương thực toàn cầu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Môi trường sống bị phá hủy do đô thị hóa, việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, sự thay đổi khí hậu, và sự đơn điệu của nông nghiệp công nghiệp đã làm mất đi hệ thực vật đa dạng – nguồn sống thiết yếu của loài ong.

Thế nhưng, con ong đang bị đe dọa. Môi trường sống bị phá hủy, thuốc trừ sâu công nghiệp, dịch bệnh lan truyền, và biến đổi khí hậu đã khiến số lượng đàn ong trên thế giới suy giảm nghiêm trọng. Nếu loài ong biến mất, không chỉ ngành nông nghiệp lâm nguy mà cả an ninh lương thực toàn cầu cũng sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc.

Đó là một lời cảnh tỉnh không thể coi nhẹ.

Nhưng hơn cả ý nghĩa của một ngày kỷ niệm, ngày nầy là lời mời gọi mỗi chúng ta cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên:

  • Hãy trồng nhiều hoa và cây bản địa trong vườn nhà, trên ban công, hay bất cứ mảnh đất nhỏ nào có thể.
  • Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.
  • Ưu tiên mua các sản phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường, đặc biệt là mật ong nuôi bền vững.
  • Giáo dục cộng đồng về vai trò của ong trong chuỗi thực phẩm và môi trường.

Bảo vệ ong cũng chính là bảo vệ hành tinh xanh và tương lai của nhân loại. Loài ong không biết nói, nhưng sự biến mất của chúng sẽ là một tiếng kêu tuyệt vọng mà chúng ta không thể làm ngơ.

Xin hãy hành động, không chỉ cho ngày nầy, mà là mỗi ngày trong đời sống chúng ta vì những sinh vật bé nhỏ đang giữ gìn sự sống cho cả hành tinh này.

Ngoài vai trò then chốt trong việc thụ phấn và bảo đảm an ninh lương thực, loài ong còn góp phần trực tiếp vào việc làm sạch môi trường và duy trì sự tăng trưởng của hệ sinh thái toàn cầu.

1-    Ong góp phần làm sạch môi trường qua sự đa dạng sinh học

Khi ong thụ phấn, chúng không chỉ giúp cây cối kết trái mà còn gián tiếp kích thích sự đa dạng thực vật, từ đó:

  • Đất được bảo vệ qua việc rễ cây giữ đất lại, chống xói mòn và sạt lở.
  • Nguồn nước ngầm được làm sạch, qua hệ thực vật phong phú hoạt động như một lớp màng sinh học giúp lọc nước mưa thấm qua đất.
  • Bầu khí quyển được điều hòa vì thảm thực vật phát triển giúp sự hấp thụ khí carbonic (CO₂), từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính và làm mát môi trường sống tự nhiên.

Tất cả điều trên bắt đầu từ việc… con ong đi tìm mật.

2-    Ong giúp phục hồi và duy trì hệ sinh thái Rừng – Đồng cỏ – Và các vùng đất ngập nước

Mỗi loài ong có cấu trúc miệng, cánh, cách bay và thói quen riêng, nên chúng thụ phấn cho các loài hoa và cây khác nhau. Điều này giúp duy trì sự đa dạng thực vật, thay vì chỉ vài loài cây công nghiệp chiếm ưu thế.

Ong rất nhạy cảm với ô nhiễm, biến đổi khí hậu, thuốc trừ sâu, nên sự suy giảm đàn ong thường là dấu hiệu đầu tiên của sự mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, ong được xem là “sinh vật chỉ báo” (bio-indicator): nếu ong biến mất, đó là dấu hiệu cảnh báo môi trường sống đang bị hủy hoại sâu sắc.

Nhiều loài cây dại, cây gỗ bản địa và cây thuốc quý phụ thuộc vào ong để duy trì đời sống:

  • Rừng sinh trưởng nhanh và bền vững hơn nhờ thụ phấn đều đặn từ ong.
  • Đồng cỏ và thảo nguyên không bị thoái hóa vì sự tái tạo tự nhiên qua hàng trăm loài hoa dại có thụ phấn do ong.
  • Các vùng đất ngập nước giữ được độ phong phú thực vật, từ đó duy trì nơi trú ngụ cho hàng nghìn loài động vật, chim, cá và vi sinh vật.

Một hệ sinh thái đa dạng và ổn định nhờ ong đóng góp sẽ tự điều tiết dịch bệnh và sâu hại mà không cần hóa chất, cung cấp không khí trong lành, nước sạch, và thực phẩm tự nhiên, chống chọi tốt hơn trước sự biến đổi khí hậu, hạn hán và thiên tai.

Tóm lại, bảo vệ ong là bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta.

Mà bảo vệ hệ sinh thái chính là bảo vệ chính chúng ta.

3-    Ong là mắt xích duy trì chuỗi thức ăn tự nhiên

Khi ong thụ phấn cho hoa và cây trái, chúng giúp cây ra hoa, kết hạt, tạo quả, từ đó cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật khác như chim, sóc, khỉ, và thậm chí là người. Nhờ ong, thực vật sinh sản thành công và tái tạo liên tục, bảo đảm có đủ cỏ cây cho thú ăn cỏ, rồi đến thú ăn thịt, và các loài săn mồi cấp cao. Mất ong, cây không ra quả làm đứt gãy chuỗi thức ăn, từ đó, hệ sinh thái bị sụp đổ!

Sự đa dạng sinh học là nền tảng để hệ sinh thái có khả năng phục hồi trước thiên tai, bệnh dịch và biến đổi khí hậu. Nhờ ong, hệ sinh thái không bị “đồng hóa” thành đơn điệu và mong manh và luôn luôn được cân bằng sau những đột biến của thiên nhiên. Ong không chỉ là loài thụ phấn, chúng là “nhạc trưởng thầm lặng” điều phối sự hài hòa của cả một dàn nhạc sinh thái.

4-Thay lời kết

Loài ong đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho toàn nhân loại. Ong không biết nói. Nhưng sự im lặng của chúng có thể là một tín hiệu khẩn cấp mà chúng ta không thể làm ngơ. Nếu một ngày thế giới trở nên yên ắng hơn vì thiếu đi tiếng vo ve của đàn ong, thì đó cũng có thể là ngày nền văn minh chúng ta đối diện nguy cơ suy tàn.

Chúng ta, con người, trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã tàn phá nhiều thứ như: đốt rừng, dùng hóa chất bừa bãi, phá vỡ chuỗi thực phẩm và làm thay đổi khí hậu. Trong tất cả nạn nhân của tiến trình ấy, ong, một sinh vật nhỏ bé nhưng thiết yếu đang rơi vào tình trạng tiệt chủng thầm lặng.

Sự biến mất của ong không chỉ là mất một loài côn trùng. Đó là mất đi khả năng sinh sản của cây trồng, là thiếu hụt thực phẩm, là suy giảm đa dạng sinh học, là rối loạn hệ sinh thái, là mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của chính con người.

Vậy chúng ta phải làm gì?

Không cần những hành động vĩ đại. Chúng ta chỉ cần bắt đầu lại từ những điều nhỏ bé, bền bỉ và đúng đắn:

  • Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu rầy trong nông nghiệp và vườn nhà.
  • Trồng hoa bản địa, cây ăn trái, tạo môi trường thân thiện với ong.
  • Bảo vệ rừng, đồng cỏ và vùng sinh thái tự nhiên nơi ong sinh sống.
  • Mua và sử dụng sản phẩm từ các nguồn nuôi ong bền vững, không khai thác quá mức.
  • Giáo dục thế hệ trẻ về vai trò của ong và cách sống hòa hợp với thiên nhiên.
  • Và hơn hết, nên nhớ, thiên nhiên không ở ngoài chúng ta và chúng ta là một phần của thiên nhiên.
  • Khi bảo vệ ong, chúng ta không chỉ bảo vệ một loài côn trùng mà chúng ta đang bảo vệ sự sống, lương thực, và tương lai chính mình.

Xin hãy hành động, trước khi tiếng vo ve của ong chỉ còn vang vọng trong ký ức.

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam- Houston –

From: TU-PHUNG