Mồ Mả: Mộ Người Chết Hay Tâm Hồn Người Sống?

Mồ Mả: Mộ Người Chết Hay Tâm Hồn Người Sống?

Linh Mục Nguyễn Tầm Thường Dòng Tên, S.J.

Qủy nhập là điều có thật:
Giáo Hội xác tín điều đó.  Giáo Hội đã có mục vụ đặc biệt cho những trường hợp này.  Các Giám Mục trong địa phận phải chỉ định cách riêng một linh mục nào đó để khi chuyện xảy ra, có kẻ trừ tà.  Không  gì rõ bằng trong Kinh Thánh.  Phúc Âm xác nhận quỷ nhập vào người ta, Kinh Thánh cũng nói đến trừ quỷ.  Chúa Kitô trừ quỷ.  Các môn đệ trừ quỷ.
Hiện tượng quỷ nhập rất phức tạp, có thể lẫn lộn với bệnh tâm thần.  Phức tạp không có nghĩa là không có quỷ thật sự nhập vào người ta.  Vì thế phải rất cẩn thận khi đề cập đến.  Tôi không dễ tin những chuyện này.  Không dễ tin, nhưng có những
chuyện tôi phải tin.

Tôi bắt đầu để ý về những hiện tượng quỷ nhập khi đọc tờ báo National
Catholic
Reporter số ra ngày 1 tháng 9 năm 2000. Tờ National Catholic Reporter dành nguyên một số báo đề cập đến hiện tượng quỷ nhập.  Theo
điều tra của tờ National Catholic Reporter, trong vòng hai trăm năm vừa qua,
Giáo Hội khá lặng im về vấn đề này.  Bỗng dưng đầu thế kỷ này, hiện tượng quỷ nhập xảy ra nhiều nơi.  Theo thống kê, cha Gabriele Amorth, người được bổ
nhiệm trừ quỷ của địa phận Roma, cũng là một trong những người sáng lập International Association of Exorcists, vào trung tuần tháng bẩy năm 1993 trong đại hội những người trừ quỷ tại Roma chỉ có sáu người tham dự.  Vào năm 2000, con số tăng lên 200 người.  Vẫn theo tờ National Catholic Reporter, tại
Roma vào năm 1986 chỉ có 20 người làm mục vụ trừ quỷ.  Hiện nay toàn nước Ý con số lên tới 300 người.
Theo kinh nghiệm mục vụ, cha Gabriele Amorth viết một cuốn sách mang tên: An Exorcist Tells His Story – Câu Chuyện Của Kẻ Trừ Tà.
Ngài cho biết quỷ có thể làm cho người bị nó nhập mửa ra những đụm tóc người.  Ta
cũng có thể khám phá ra quỷ nhập bằng cách trộn Nước Phép vào đồ ăn rồi xem nó
phản ứng ra sao.  Cũng trong số báo này cho biết, cha James LaBar, được Đức Hồng Y John J.O’Conner bổ nhiệm làm kẻ trừ quỷ của địa phận New
York,
cho hay trong năm 1999, ủy ban của ngài đã phải đương đầu với
25 trường hợp quỷ nhập.  Theo ngài, nhu cầu mỗi ngày một gia tăng. Ngài nổi tiếng là “kẻ trừ quỷ” sau vụ trừ tà ở Florida năm 1991 và được chương trình 20/20 của đài truyền hình Mỹ ABC phát hình.  Tờ Atlanta Journal Constitution, 1999 làm một
cuộc điều tra, cho biết 50% người Mỹ tin rằng cuộc sống ít nhiều cũng có lúc bị
quỷ nhập vào.  Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trừ quỷ cho một người đàn bà Ý tên là Francesca Fabrizzi, Ngài gọi nó là kẻ sát nhân và là vua gian dối của vũ trụ.  Theo Cha Amorth, Đức Giáo Hoàng đương kim đã trừ quỷ ba lần trong điều đại của ngài.  Phúc Âm Mátthêu và Luca tường thuật, Đức Kitô cũng trừ quỷ (Mt. 2:63, Lc. 8:26-40).  Theo tờ National Catholic Reporter, nhiều thần
học gia tại Hoa Kỳ cho rằng quỷ nhập là một sự kiện phải nhìn nhận một cách
nghiêm chỉnh.
Với những sự kiện trên, tôi đặt dấu hỏi cho những tò mò của tôi.

Tại sao thời đại này lại có nhiều hiện tượng quỷ nhập như thế?
Đời sống con người trong thời đại này thế nào?
Niềm tin tôn giáo?  Sự công bình xã hội?
Giá trị luân lý?
Giá trị gia đình?
Đang lúc tôi muốn tìm hiểu vấn đề này, tôi bắt gặp câu chuyện quỷ nhập một người ở Ba Tri, thuộc tỉnh Bến Tre, Việt Nam.  Tôi không dễ tin, nên tôi muốn gặp tất cả đương sự, kẻ làm chứng, nhất là giáo quyền, linh mục trừ tà để kiểm điểm sự kiện.  Điều tôi mong muốn đã xảy ra.

Câu chuyện xảy ra đã hơn hai mươi năm về trước.

Trong số những chứng nhân, chỉ có thân sinh của nạn nhân là qua đời.
Tôi gặp chính cô Hồng, người bị quỷ nhập.  Ngày đó mới hai mươi hai tuổi, hôm nay cô bốn mươi bẩy.

Tôi gặp cô Chi, người sống bên cạnh cô Hồng mấy tháng trời, nuôi cô.

Người giảng viên giáo lý tên Chi này là nhân chứng biết nhiều chuyện về cô Hồng nhất.

Tôi gặp mẹ cô Hồng, bà cụ cũng già yếu rồi.
Tôi gặp các giáo dân, những người trong ca đoàn cùng tuổi cô Hồng của nhà thờ Cái Bông.
Tôi gặp cha phó nhà thờ Cái Bông, lúc đó là thầy giúp xứ.
Tôi gặp chính cha quản nhiệm Nguyễn Văn Quang, người đã trừ quỷ cho cô Hồng.

Một trong những điều làm tôi tò mò là tại sao quỷ hay chọn mồ mả làm nơi cư trú. “Khi Đức Giêsu sang qua bờ bên kia, và đến miền Gađara, thì có hai người bị quỷ ám từ trong đám mồ mả gặp Ngài.  Chúng rất dữ tợn đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy” (Mt. 8:28).  Đức Giêsu và các môn đệ tới vùng đất của dân Ghêsarê, “từ mồ mả có một kẻ bị thần ô uế ám ra gặp Ngài.  Người này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích.  Nhiều lần bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh ta vẻ gẫy xiềng xích, đập tan gông cùm.  Không ai có thể kiềm chế anh được.  Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá đập vào mình” (Mc. 5:2-5).  Bốn Phúc Âm đều nói đến mồ mả.  Tôi có thể chia ra ba loại mồ mả sau đây:

– Quỷ thường sống ở mồ mả.
– Người ta cũng là một thứ mồ mả. “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài
có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế.  Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt. 23:27).
– Chúa phục sinh từ mồ mả.
Trong những thứ mồ mả trên chỉ có ngôi mộ của Chúa Kitô có sự sống.  Về câu chuyện cô Hồng, vào những đêm cô trốn nhà  người ta thường bắt gặp cô ở nghĩa địa gần đó.  Cách nhà thờ không xa có một nghĩa địa lâu đời.
Chị Kim Chi đã dẫn tôi đến nghĩa trang này chụp hình, chị cho tôi biết, nhiều đêm cô ta biến mất, đổ đi tìm thì thấy cô đang nằm ngoài nghĩa địa trên các mồ mả cỏ rậm um tùm.

Ma quỷ gần với sự chết.  Nó yêu thích sự chết.  Căn nhà cư trú của nó là sự chết.  Không phải những người nằm dưới đó là bạn bè nó.  Nhưng nghĩa trang là nơi dành cho sự chết.  Ngoài nghĩa trang chỉ còn một nơi nữa nó có thể cư ngụ là lòng con người.  Như Đức Kitô đã nói, lòng con người có thể là một “mồ mả tô vôi”.  Trong ý nghĩa ấy, có biết bao ngôi mộ đang đi ngoài đường, đi trong chợ, ngồi ở tiệm ăn.  Theo lời Đức Kitô nói, có biết bao mồ mả tô vôi, bên ngoài đẹp đẽ mà bên trong toàn xương người.  Có thể ngôi mộ ấy là người bạn của chính mình.
Họ ở cạnh nhau.
Bà mẹ cô Hồng kể cho tôi biết cô ta có dấu hiệu khác người từ hồi lên năm tuổi.  Tính đến ngày cô được trừ quỷ vào năm cô hai mươi hai, nghĩa là dòng dã mười bẩy năm.  Bà cụ cho biết trong gia đình không người con  nào mặc bệnh tâm trí.  Riêng cô Hồng lúc năm tuổi thì bắt đầu đau yếu.  Khoảng mười tuổi thì bỏ nhà đi làm nhiều điều phi thường ai cũng sợ.  Bà kể cô ta ăn hết một chiếc nồi đất để luộc
bánh tét.  Một chiếc nồi đất to thế mà cô cứ ngồi nhai rau ráu, ăn chỉ chừa có cái vành nồi.  Rồi bà tự hỏi:

– Ông cha coi đó, nó ăn như vậy mà không sao, bụng đâu mà chứa hết một cái nồi
đất to như vậy.
Tôi nghe bà kể, rợn người.  Bên cạnh bà, trước mặt ống kính máy thu hình, chị Hồng cũng ngồi bên cạnh. Tôi giả bộ, lại bào chữa cho hành động phi thường ấy. Tôi bảo bà:
– Thưa cụ, người bị bệnh tâm thần cũng có thể làm như thế.
Chưa để bà cụ trả lời, cô Hồng lên tiếng ngay:
– Thưa cha không mà, con bị quỷ nhập thật mà cha ơi!
Chị Kim Chi cũng đang trước ống kính thu hình, kể thêm:
– Thưa cha người tâm thần gì mà treo lơ lửng trên trần nhà, lúc con nhân danh
Chúa truyền cho nó ra, nó thả cô ta rơi đánh bịch cái xuống mà không hề bị gì.
Cô Kim Chi lúc ấy là giảng viên giáo lý, gặp cô Hồng ngoài đường, dẫn về nhà thờ.  Theo lời cô Kim Chi thuật lại, lúc tới cổng nhà thờ cô Hồng bỏ chạy. “Nó sợ nhà thờ”.  Cô Chi nói vậy.  Sau này đem cô Hồng về nhốt trong căn nhà thuộc
đất nhà xứ.  Đó là phòng họp dành cho hội Legio Mariae.  Bên cạnh nhà có một giếng nước khá to.  Khi quỷ nhập vào, cô nhảy xuống giếng, nằm nổi trên mặt nước hằng giờ.  Những cô trong ca đoàn bấy giờ cũng chỉ độ hai mươi, bây giờ đã mấy mặt con rồi, họ là chứng nhân còn sống.  Tôi gặp một nhóm sáu người, phỏng vấn họ:
– Tại sao các chị cho rằng cô Hồng bị quỷ nhập mà không phải là bệnh thần kinh?
– Thưa cha, thần kinh làm sao biết được những chuyện kín?  Một hôm chúng con đang ngồi xem cô ấy lên cơn.  Nó bảo: “Đấy, thằng Quang vừa đi tìm
cách để chống lại ta.”  Không ai hiểu nó nói gì.  Sau này mới biết khi nó nói thế
chính là lúc cha Quang ở nhà thờ lái xe lên toà giám mục xin đức cha làm phép
giây Stola trừ quỷ đem về.  Thần kinh gì mà khi hú nghe rợn người.  Nó hú nghe ghê
lắm cha ơi.  Bây giờ mà con còn rởn da gà lên đây nè.  Lúc lên cơn trốn chạy, nó chỉ
về ngủ ở nghĩa trang.
Lúc tôi phỏng vấn mấy chị này, trời đã xế trưa.  Tôi sẽ ra nghĩa trang chụp mấy tấm hình.  Tôi lại liên tưởng đến Phúc Âm hay nói về quỷ và mồ mả.  Nếu đời sống mà linh hồn là ngôi mộ tô vôi, bên trong chất chứa sự dữ, chỉ giả hình bên ngài thôi thì đấy chính là quê hương của nó trú ngụ.  Lời Chúa nói về mồ mả trong Phúc Âm Mátthêu lại vẽ trong tâm trí tôi một thứ quê hương của ma quỷ. Một thứ mồ mả nơi con người sống đang biết đi, đang mặc áo đẹp.
“Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong
thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì
có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian
ác” (Mt. 23:27).
Phải chăng nếu sống mà linh hồn là nơi nó cư trú thì khi chết chôn xuống lòng đất
nó sẽ tìm về ngôi mộ đó.
Linh Mục Nguyễn Tầm Thường Dòng Tên, S.J.

Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam. Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung

Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam. Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung

nguồn: RFI

 

Các biểu tượng của Hội Tam Điểm: Mắt, êke, compa (DR)

Các biểu tượng của Hội Tam Điểm: Mắt, êke, compa (DR)

Thanh Phương

Lần đầu tiên một công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt về Hội Tam Điểm ở Việt Nam và những thành viên người Việt đầu tiên của hội này sắp được xuất bản tại Pháp vào khoảng đầu tháng 2/2013. Cuốn sách có tựa đề: “ Hội Tam Điểm với những đóng góp của các thành viên Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ dân tộc” (Les Franc-maçons au Vietnam), (The Story of freemasons in Vietnam).

Tác giả cuốn sách này là tiến sĩ văn chương Trần Thu Dung, hiện sống tại Paris. Cuốn sách được phát hành bởi một nhà xuất bản vừa mới ra đời tại Paris, đó là Nhà xuất bản SÁNG.

Tiến sĩ Trần Thu Dung từng là tác giả của công trình nghiên cứu “Đạo Cao Đài và Victor Hugo”, đồng thời là một nhà nghiên cứu văn hóa đối chiếu và nhà thơ. Để viết cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam, bà Trần Thu Dung đã bỏ nhiều năm để tra cứu các tài liệu quý hiếm của các Hội Tam Điểm và của nhiều thư viện Pháp, cũng như phỏng vấn một số người có liên quan.

Như lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, chủ tịch Hội Interface Francophone Paris và cũng là giám đốc Nhà xuất bản SÁNG, những thành viên người Việt đầu tiên của Hội Tam Điểm đã biết “ vượt qua nhiều khó khăn của hoàn cảnh, kiên nhẫn và tương kế tựu kế, tích cực tham gia vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc và phong trào giành độc lập, tự do và dân chủ cho nhân dân và đất nước”, trung thành với những giá trị của Hội Tam Điểm : tự do, bình đẳng, tình huynh đệ bác ái, bốn biển đều là anh em.

Cũng xin nói thêm là tác giả Trần Thu Dung đã muốn cuốn sách của bà được xuất bản ở Việt Nam, nhưng cho tới nay vẫn không được cấp giấy phép. Nhân dịp cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam sắp ra mắt độc giả, RFI Việt ngữ đã phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung.
.
RFI : Xin chào tiến sĩ Trần Thu Dung, trước hết xin bà nói sơ sơ lược vài nét về lịch sử của Hội Tam Điểm nói chung và Hội Tam Điểm Pháp ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Hội Tam Điểm mang tính chất huyền bí, nên nhiều chi tiết nguồn gốc cũng mang tính huyền thoại. Hội xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ 17. Thời trung cổ, Giáo hội và nhà vua là hai thế lực mạnh nhất. Những người kiến trúc xây dựng đền đài cung điện, nhà thờ luôn được nhà vua và Giáo hội ân sủng cho hành nghề tự do. Họ thành lập những hội đoàn sinh hoạt riêng lấy tên những người thợ xây tự do ( tiếng Pháp là Franc Maçonnerie). Sau này hội mở rộng thu nạp những người xuất sắc trên mọi lĩnh vực.

Tam Điểm là cách gọi sáng tạo thông minh của người Việt dựa trên ba dấu chấm trong các văn bản chữ ký của các bậc đại sư. Ba chấm thể hiện ba góc hình tam giác tượng trưng sự hoàn hảo -có nghĩa là ba cấp bậc (Tập sự – Thợ – Thầy), cả ba đều đóng vai trò chủ thể như nhau trong việc tạo dựng thế giới và ba tiêu chí “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Tất cả mọi cấp bậc đều bình đẳng dù ở góc độ nào. Cách dịch Tam Điểm vừa mang tính chất huyền bí vừa mang đúng ý nghĩa của hội.

Tự do, công bằng, huynh đệ bác ái là khát vọng muôn thuở của con người, trở thành ba nguyên tắc chính của hội và trong hiến pháp của nước Pháp. Ba điểm chính là đòn bẩy để thu hút tất cả mọi người, mọi nơi, mọi chính kiến khác nhau, đến với nhau trong hội. Hội trở thành một hội triết lý và bác ái.

Các biểu tượng phong phú và đa dạng như mắt, ê ke, thước thợ, compas, kim tự tháp của hội dựa trên chân lý ham muốn hiểu biết. Sự hiểu biết giúp con người tự giải phóng cho chính bản thân mình ra khỏi sự lệ thuộc. Nhiều người nhầm lẫn, đồng hóa Tam Điểm với tôn giáo. Tam Điểm không phải tôn giáo, cũng không phải là một đảng phái.

Thành viên của hội Tam Điểm được quyền tham gia bất kỳ tôn giáo nào và sinh hoạt bất kỳ ở tổ chức chính trị nào mà họ thấy phù hợp vì quan điểm của hội là tôn trọng sự nhận thức của mỗi cá nhân. Song hội là một hội kín không mở rộng cửa như các nhà thờ nên nhiều người nghĩ nhầm là một hình thức giáo phái.

Hiện nay hội Tam Điểm ở Anh và Pháp có ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới. Số lượng người theo hội trên thế giới không đông, nhưng họ lại nằm trong bộ máy chính của chính quyền nhà nước và nắm chức vụ lớn trên mọi lĩnh vực. Nhiều đời Tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng, bộ trưởng, nhà văn nổi tiếng trên thế giới là thành viên của hội như Washington, Lincoln, Churchill, Allende, Napoléon; Voltaire, Montesquieu, Kipling, Pouskin, …; Tóm lại, hội thu hút được nhiều thành phần ưu tú trong xã hội.

RFI : Vậy thì Hội Tam Điểm Pháp đã đến Việt Nam như thế nào và đã có tác động ra sao trong chính sách khai hóa thuộc địa?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Nhiều sĩ quan, giáo chức và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam là thành viên Tam Điểm. Việc thành lập chi hội trực thuộc ở Đông Dương là sự thiết yếu để các thành viên Tam Điểm có điều kiện sinh hoạt tiếp tục và phát triển hội viên mới. Hội gắn liền với thời kỳ hoàng kim của nước Pháp với các thuộc địa. Nhiều nhân vật quan trọng trong Bộ Thuộc địa là thành viên Tam Điểm, nên sự có mặt công khai của hội ở Đông Dương là điều hiển nhiên để phô trương thế lực.

Hội gắn chặt với sự phát triển thuộc địa Pháp và chính sách thực dân. Do đó chính sách khai hóa thuộc địa của hội chính là chính sách của chính quyền thuộc địa. Nhân danh đi khai sáng văn minh, và nhân danh nước Pháp« tự do, bình đẳng, bác ái », ở Việt Nam, họ đã đóng góp trong việc mở các trường học, xóa bỏ kỳ thi kiểu ảnh hưởng Tàu, báo chí, nhà in, kiến trúc, xây dựng, phát triển chữ quốc ngữ, …

Tất nhiên các thành viên Tam Điểm Pháp không bao giờ quên quyền lợi của họ khi đến khai phá thuộc địa (như các đồn điền cà phê, cao su, nhà máy xi măng, thuế, thuốc phiện, rượu… đã đem lại cho nước Pháp và cho chính họ một lợi nhuận đáng kể).

RFI : Ai là các nhân vật nổi tiếng trong số những thành viên Việt Nam đầu tiên của Hội Tam Điểm ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Có thể nói họ đều là những người xuất sắc thành công trong xã hội trong nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, tôn giáo như Nguyễn Văn Vĩnh, Vua Duy Tân, Nguyễn Ái Quốc, Bùi Quang Chiêu, Tạ Thu Thâu, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Hoàng Mịnh Giám, … Một phần lớn được kết nạp tại Pháp khi du học.

Trường hợp đặc biệt nhất thể hiện tài năng xuất chúng là Nguyễn Văn Vĩnh, ông xuất thân từ nhà nghèo, không đi du học Pháp, chỉ được mời sang triển lãm hội chợ Đông Dương (1908), ông được mời ở lại thêm hơn hai tháng nhằm mục đich kết nạp ông vào hội Tam Điểm, vượt qua một số quy chế ngặt nghèo của hội và những rào ngăn cản ở Đông Dương khi kết nạp người bản xứ. Lúc đó hội chưa kết nạp người Việt Nam tại bản địa.

RFI : Ông Nguyễn Ái Quốc tại sao được vào hội Tam Điểm, và sau đó ông lại theo Cộng sản ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Nguyễn Ái Quốc thời kỳ qua Pháp, ông tuy chỉ là thợ sửa ảnh (tức là sửa lại cho đẹp, chứ không phải thợ rửa ảnh) nhưng được kết nạp vào hội Tam Điểm, vì ông Nguyễn Ái Quốc lúc đó là quen Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường… những người sinh viên xuất sắc đã tốt nghiệp và đang làm việc tại Pháp. Cùng một lý tưởng « giải phóng thuộc địa », lòng yêu nước đưa họ xích lại gần nhau.

Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường và các huynh đệ thành viên TĐ đã thấy khả năng tiềm ẩn trong NAQ, NAQ cũng vốn xuất thân từ gia đình nhà nho, do đó họ đã giới thiệu NAQ vào hội. NAQ nhận thấy hội TĐ là một tổ chức mang tư tưởng tiến bộ và có tinh thần bác ái huynh đệ, nên NAQ xin tham gia năm 1922.

Nhưng Tình huynh đệ bác ái thực sự không thể có được giữa người bị áp bức, và người áp bức, giữa người đi thực dân và người bị đô hộ, nên năm 1923, với khát vọng giải phóng thuộc địa, ông đã sang Nga tìm hiểu về Cộng sản khi ông thấy cách mạng Nga thành công rực rỡ vào năm 1917.

Qua Nga, NAQ đã nhận thấy chỉ có con đường CS mới giải quyết được vấn đề giải phóng thuộc địa. Đảng CS mới thu hút mọi tầng lớp xã hội. Giải phóng thuộc địa là phải giải phóng toàn bộ những người bị áp bức. Trong khi hội Tam Điểm chỉ kết nạp những thành viên xuất sắc của xã hội.

Do đó, NAQ với khát vọng giải phóng thuộc địa, ông đã chọn con đường Cộng sản. Giải phóng thuộc địa, giành độc lập là khát vọng chung của cả dân tộc. Nhiều trí thức công chức Việt Nam thời đó cùng chung khát vọng đã lên rừng tham gia Việt Minh kháng chiến giành độc lập trong đó có một số thành viên Tam Điểm như Cao Triều Phát, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Minh Giám…

RFI : Các thành viên Việt Nam Hội Tam Điểm đã có những đóng góp gì vào công cuộc bảo tồn văn hóa và giải phóng thuộc địa?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, họ đã dám vượt lên trên được ý thức tư tưởng hệ ngoại lai, tham gia hội với khát vọng mở mang dân trí và giải phóng thuộc địa. Đó là một trong những mưu kế để bảo tồn dân tộc. Khi những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, bị Pháp vô hiệu hóa bắt giam và Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trung Trực bị giết, họ đã ý thức được phải vào hội và nhân danh « Bình đẳng, tự do, huynh đệ bác ái,» đòi độc lập khi VN chưa đủ khả năng về quân sự, nếu chống lại, nổi loạn đất nước sẽ bị diệt vong xóa sổ như Inca.

Đóng góp đầu tiên của những thành viên VN TĐ chủ yếu trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc qua báo chí, mở trường. Văn hóa và ngôn ngữ dân tộc chính là một vũ khí để giành độc lập. Phạm Quỳnh nói một câu nổi tiếng« Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, Tiếng Việt còn là nước ta còn ».

Họ đã mở mang dân trí bằng con đường dịch các tác phẩm mang tư tưởng tự do, nhân đạo, dân chủ đặc biệt thời kỳ ánh sángcủa Pháp ra tiếng Việt, giới thiệu, dịch một số tác phẩm VN ra chữ quốc ngữ, và tiếng Pháp.

Với tinh thần ái quốc, họ lập đảng, lập hội, lập đạo để thu hút mọi tầng lớp tham gia. Qua báo chí, họ khơi dậy tinh thần ái quốc và thổi luồng tư tưởng đòi tự do độc lập. Tên các tờ báo mà họ làm chủ bút, hoặc phụ trách thể hiện tinh thần ái quốc và khát khao giành độc lập : Tiếng vọng An Nam, Đông Dương hành động ,Việt Nam hồn, Phục quốc, An Nam Mới. Tương lai Bắc kỳ. Đuốc nhà Nam, Phục sinh,…

Thời Pháp thuộc việc tham gia các tổ chức chính trị đấu tranh bài trừ thực dân, đòi dân chủ không phải là đơn giản. Trong tình thế bắt buộc, họ đã chọn con đường thỏa hiệp để chờ thời cơ. Dựa trên tình huynh đệ bác ái, tự do bình đẳng, họ đã lập Đảng, lập hội như Đảng Lập hiến, Đảng Lao động, – Đảng Việt Nam Độc lập.- Hội hỗ trợ những người Đông Dương – Hội Khai trí Tiến Đức, ..

Một số thành viên chọn con đường hòa bình khác bằng cách lập đạo. Đạo CĐ thu hút nhiều trí thức và 2 triệu tín đồ, tồn tại đến tận ngày nay vì lý tưởng cao đẹp “Hòa hợp tôn giáo, hòa hợp Đông Tây, hòa hợp mọi dân tộc”. Ngô Văn Chiêu sáng lập viên đầu tiên của đạo Cao Đài và Lê Văn Trung giữ chức Giáo tông đều là thành viên TĐ. Nói chung họ tham gia các hoạt động chính trị với tinh thần ái quốc. Một số đã tham gia Việt minh giành độc lập.

RFI : Để viết công trình nghiên cứu này, bà đã thu thập tài liệu, chứng cứ từ những nguồn nào ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Tài liệu thu thập rất đa dạng. Tài liệu chính là kho lưu trữ văn khố của hội Tam Điểm tại Paris và qua phỏng vấn gia đình và các chức sắc Cao Đài trong và ngoài nước.

Khó khăn chủ yếu là kiểm chứng tài liệu. Nhiều tài liệu bị đốt, thất thoát khi chính phủ Vichy cấm hội kín hoạt động. Tài liệu quá cũ, vàng ố, tên tiếng Việt do người Pháp ghi chép sai, không dấu, hoặc ngược lại, tên người Pháp phiên âm sai qua tiếng Việt. Nhiều tài liệu không chính xác hoặc che giấu sự thật.

Khó khăn thứ hai, khi phỏng vấn và xin tài liệu. Một số né tránh vì vấn đề tế nhị. Có chức sắc Cao Đài rất nhiệt tình giúp nhưng bảo tôi hãy thề « không nói xấu đạo », tôi đã hứa « tôi chỉ viết đúng như tài liệu và sẽ kiểm chứng ở mức độ văn bản cho phép».

Tất nhiên, trong quá trình đó, có thể có sai sót, tôi mong tất cả bạn đọc, gia đình con cháu họ hãy giúp tôi hoàn chỉnh bổ sung khi có dịp tái bản cuốn sách.

RFI : Khi cho phát hành cuốn sách này, mong muốn của bà là gì ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Cuốn sách mang hai thông điệp : Hãy nhìn lại khái niệm yêu nước. Thánh Gióng nằm yên câm không đồng nghĩa là Gióng không yêu nước. Sự im lặng thể hiện khát vọng hòa bình với các nước láng giềng, với kẻ thù.

Thỏa hiệp không đồng nghĩa là chấp nhận, là đầu hàng và không yêu nước. Hoàn cảnh không cho phép, sức yếu buộc một số người phải im lặng, hoặc phải thỏa hiệp đề cứu dân bằng cách giáo dục dân trí và đòi tự trị bằng con đường không bạo động.

Thời kỳ Pháp thuộc, nhiều trí thức Việt Nam như thánh Gióng, đã thức tỉnh. Lòng ái quốc tiềm ẩn trỗi dậy thể hiện rất đa dạng và phong phú. Ông cha chúng ta đã thông minh tương kế tựu kế, hợp nhau lại để giành độc lập. Chúng ta theo gương ông cha phải giữ lấy độc lập và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Dù theo đảng nào, tư tưởng nào, Việt Nam nghèo, hay bị mất nước, là người Việt Nam chúng ta đều xấu hổ. Hãy xóa bỏ hận thù, vì lợi ích dân tộc, người Việt Nam hãy liên minh để bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam tự cường và hạnh phúc như khát vọng của ông cha và khát vọng chung của toàn người Việt Nam trên quả địa cầu. Chiến tranh không ai ca ngợi, không ai muốn tham gia, nhưng cuộc chiến tranh bảo vệ nước, giành độc lập dưới mọi hình thức đều đáng khâm phục và xứng đáng ca ngợi.

Thông điệp thứ hai mong người Việt Nam dù ở đâu trên trái đất theo gương ông cha luôn ý thức bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Đó là một vũ khí để bảo vệ tổ quốc bằng con đường hòa bình và cao sang. Hiện nay tiếng Việt mà ông cha chúng ta bao công sức bảo tồn cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới có xu hướng bị tiếng Anh áp đảo.

Các chương trình phát trên vô tuyến Việt Nam xen rất nhiều tiếng Anh, trong khi tiếng Việt rất phong phú để diễn đạt. Hòa đồng cùng thế giới không có nghĩa xóa bỏ ngôn ngữ dân tộc. Thế giới đa sắc màu, như hoa đa sắc. Bản sắc dân tộc sẽ làm phong phú sự đa dạng trên thế giới và một hình thức bảo vệ độc lập.

Nhân đây, tôi xin trân trọng cám ơn Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, hiệp hội Interface Paris, nhà xuất bản « Sáng » với mục đích vì phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và nâng cao dân trí đặc biệt ở Việt Nam, vì một lý tưởng cao đẹp « thế giới huynh đệ bác ái » đã nhiệt tình ủng hộ cho cuốn sách ra đời, và cám ơn đài RFI đã giúp giới thiệu cuốn sách này đến bạn đọc.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Trần Thu Dung.

 

CHÚC MỪNG

CHÚC MỪNG

Lm Nguyễn Tầm Thường SJ

Có nhiều lời chúc mừng.

Có nhiều dịp chúc mừng.

Có nhiều người được chúc mừng.

Người ta chúc mừng nhau.  Bằng lời nói.  Bằng thư từ.  Trong những lời chúc mừng, lời chúc mừng về tình yêu, về những gì liên quan đến hạnh phúc, đến giá trị thiêng liêng là lời chúc mừng bi đát nhất.

Chẳng hạn:

Kỷ niệm 25 năm thành hôn của anh chị, chúng tôi cầu chúc tình yêu của anh chị
nồng nàn như thủa mới yêu nhau.

Hoặc như:

Kỷ niệm 10 năm linh mục của Cha.  Chúng con kính chúc Cha những ngày tràn
đầy hồng ơn Chúa. Tâm tình Cha sốt mến như ngày Cha dâng thánh lễ mở tay.

Những lời chúc rất chân thành.  Càng chân thành bao nhiêu, càng thấm thía
và bi đát bấy nhiêu.       Thực tế, những lời chúc này xảy ra hàng ngày, ở chỗ này, chỗ kia.  Nó đến từ trái tim người cầu chúc là mong ước.  Và biết đâu, từ trái tim người được cầu chúc cũng tha thiết xin được như thế.  Sự bi thương nằm ở đó.  Lời cầu chúc này đến từ một thực tế.  Nó diễn tả cái thực trạng hàng ngày.  Nó là tấm gương
phản chiếu trung thực lòng khao khát của người cầu chúc, nó là ước vọng của
người được cầu chúc.

Bi thương hơn nữa là đời cứ tiếp đời, lời chúc tiếp tục lời chúc đi theo thời
gian.

***********************

Kỷ niệm 25 năm thành hôn

Chúng tôi cầu chúc tình yêu của anh chị nồng nàn như thủa mới yêu nhau.
Chúc như thế, nghĩa là, tình yêu của anh chị hôm nay mệt mỏi lắm rồi.  Nó
xói mòn lắm rồi, nên tôi chúc cho anh chị được như ngày đầu.  Nói cách
khác, tình yêu ấy cứ mỗi ngày một nhạt đi, cứ mỗi ngày một hết như thủa ban đầu.
Chúc như thế, không là thành thực xót xa sao.  Nếu tình yêu của người nào
đó, sau 25 năm cưới nhau, bây giờ nồng nàn hơn, thì chúc như thế mang ý nghĩa
gì?  Nó vô duyên và vụng về biết mấy. Nhưng hôm nay, họ cứ chúc mừng nhau
như vậy.  Họ dựa vào kinh nghiệm thực tế mà làm nên lời chúc.  Nếu
vậy, mỗi lời chúc không là một lời đau thương sao?

***********************

Kỷ niệm 25 năm linh mục

Sau 25 là linh mục.  Tôi rửa tội biết bao nhiêu người.  Tôi săn sóc
biết bao bệnh nhân, xức dầu Thánh cho biết bao nhiêu người trong giờ hấp
hối.  Trong 25 năm tôi dâng biết bao thánh lễ.  Biết bao lần Mình Máu
Thánh Chúa hóa thân trên tay tôi.  Tôi cử hành biết bao bí tích.  Như
thế, sau 25 năm đôi tay tôi đã xây dựng biết bao ân sủng.  Một phần tư thế
kỷ sống sống đời linh mục, tôi xây dựng biết bao nhân đức.  Tại sao người
ta lại chúc mừng trong ngày kỷ niệm đẹp như thế bằng lời chúc bi thương?

Họ mong cho tôi dâng thánh lễ sốt sắng như ngày đầu, nghĩa là thánh lễ tôi dâng
hôm nay không còn chuẩn bị như ngày mở tay.  Nghĩa là hôm nay tôi dâng
thánh lễ nhàm chán như chuyện phải làm.  Tôi hết náo nức rồi.

***********************

Vì sao có những lời chúc như thế.  Cũng là do thực tế mà thôi.  Nó cũng đến từ một nhận thức trong sinh hoạt bình thường.  Nó do kinh nghiệm, do quan sát, do thấy như vậy.  Tôi gọi đó là những lời chúc bi thương.  Vì nó thật nên nó bi thương.  Những lời chúc ấy đến từ cảm nghiệm.

Những lời chúc như thế, là linh mục, hay tình yêu hôn nhân, nó là tiếng chuông
cầu thương khó.  Trước lời chúc đó, tình yêu phải nhìn lại tình yêu.  Hôn nhân phải hỏi lại hôn nhân.  Linh mục phải nhìn lại linh mục.  Tu sĩ khấn Dòng phải hỏi lại lý tưởng.  Những lời chúc ấy đến từ ước vọng.  Nó vừa là tiếng lòng mong mỏi, cũng vừa là tiếng lòng đợi trông.

Thủa ban đầu có nhau lưu luyến ấy, nếu bây giờ nhạt phai, nó phải có nguyên
nhân.

Nếu thánh lễ mở tay là náo nức, bây giờ chỉ còn là bổn phận, nó phải có nguyên
do.

Những ngày đầu của tình yêu hôn nhân, tháng ngày ấy mới là ngưỡng cửa bước vào
vườn hạnh phúc.  Ðàng sau đó là một chân trời khám phá.  Thì càng đi càng say chứ.  Nhưng thực tế, cứ có những tiếng thở dài.  Nhiều đôi hôn nhân càng đi càng mỏi.

Những ngày đầu của linh mục cũng thế.  Mới lên đường mà thấy lòng rộng mở,
thì càng cao, đường phải càng đẹp, càng đi lâu tâm hồn càng say mê đi tới
chứ.  Nhưng thực tế, không thiếu những cử hành phụng vụ chỉ là cánh cửa sổ
cũ kỹ muốn đóng sập xuống cho chóng xong.

Từ những kinh nghiệm được xác định đó, lời cầu chúc ra đời.  Ði tìm nguyên
do, đi hỏi nguyên nhân.  Kinh Thánh bảo: “Khi mọi người ngủ thì kẻ thù đến gieo cỏ lùng, rồi bỏ đi” (Mt.13: 25).  Thời gian nào mà không có phấn bụi bay.  Khoảnh khắc nào mà không có sương mù.  Hạnh phúc rất mong manh.  Tấm gương cần phủi bụi mỗi ngày.  Cỏ lùng cần nhổ khi còn là mầm non.  Chúa muốn nói với tôi về một tỉnh thức.

**********************

Là linh mục, xin Chúa cho con trước lời chúc đó là tiếng lòng cảnh tỉnh.

Con muốn sống làm sao mỗi ngày đẹp hơn.

Con muốn sống làm sao với ân sủng để mỗi ngày có thêm thiết tha đi tới chứ
không ao ước quay về.

Tình yêu mà cứ mỗi thời gian đi tới, lại cứ cầu chúc nhau tìm về bến cũ, thì
con đò sẽ lặng lẽ biết bao.  Hôn nhân mà mỗi bình minh lên, lại cứ phải
mong cho nhau như ngày xa xưa cũ thì còn đâu chân trời khám phá.  Chả có
sáng tạo, hôn nhân mà cứ phải nương nhờ ngày xưa thì bước đi tới nặng nề làm
sao.

Lạy Chúa, con muốn nói với Chúa về một lời chúc.

Ðừng để đời linh mục con, có những lời cầu chúc như thế.

Xin cho con sửa lại lời cầu chúc bi thương.

Ngày con dâng lễ mở tay, chỉ là mở tay thôi, mỗi ngày bàn tay con phải vươn cao
hơn, nhiều nhân đức hơn, chứa đựng nhiều ơn trời hơn.

Ngày đầu bước vào đời linh mục, có ngỡ ngàng, thì mỗi ngày, mỗi sáng sáng phải
ngỡ ngàng hơn vì khám phá ra quá nhiều ơn sủng Cha ban.

Mỗi thời điểm về gần ánh sáng, con phải thấy hân hoan hơn, thấy mình thấm nhuần
ánh sáng hơn.

Con phải quên đi những ngày đầu chập chững.

Con phải sống sao những ngày đầu chỉ là ơn sủng còn non màu mạ, mỗi thời gian
đi tới là chứa chan màu vàng của lúa đơm bông.

Như cánh bướm, vì vườn hoa càng rực rỡ thì càng buông cánh vào càng duyên dáng
hơn.

“Ơn sủng Cha ban thì hằng hà sa số,

Lớp lớp thời gian Cha không ngừng đổ rót.

Ðể lãnh xin, con chỉ có bàn tay bé nhỏ,

Vậy sao hồn con cứ trống và tim con còn vơi?” (Tagore)

Lạy Cha, lỗi ở con mà thôi.

Con ước muốn sửa lại lời cầu chúc trên kia.

Con muốn mỗi ngày cánh buồm đong gió ra đi là càng thênh thang, chứ đừng có lời
cầu chúc tầm thường mong sao được như ngày xưa bên bến hồ nhỏ bé.

Lời cầu chúc đời ban tặng con đến từ nhận xét.

Con không thể thay đổi cái nhìn của đời được, vì con thế nào thì đời nhận xét
như thế.

Lời cầu chúc đến từ cảm nghiệm.

Con không van xin đời thay đổi cảm nghiệm được, con chỉ có thể thay thế chanh
chua bằng mật ong, vì đời cảm nghiệm thế nào, đời mong mỏi như vậy.

Lời cầu chúc đến từ ước mơ.

Con không cho đời hạnh phúc được nếu mơ ước kia không là sự thật.

Lời cầu chúc đến từ lòng thành thật.

Con có đau thương vì lời chúc thì cũng hãy thành thật nhận lời chúc như câu
kinh.

Lời cầu chúc đến như tiếng than thở.

Con hãy quý những thở than đó vì nó là tiếng lòng nhắc nhở con về một tiếng
gọi.

Lời cầu chúc đến từ thực tế.

Con không thể lặng thinh mà không hỏi lòng mình: Tại sao thế?

Lời cầu chúc có thể còn tiếp tục mãi.

Con không thể lặng thinh mà không hỏi Chúa:

– Vậy sáng mai con dâng thánh lễ ra sao.

 

***********************

Ôi! Lạy Chúa,

Mỗi lời chúc đều nói với con về một ý nghĩa.

Mỗi lời chúc đều nói với con về chính con.

Mỗi lời chúc đều nói với con về liên hệ giữa con và Chúa.  Amen!

 

Lm Nguyễn Tầm Thường SJ
– Trích tập suy niệm Ðường Ði Một Mình

From: langthangchieutim &

Anh chị Thụ & Mai gởi

 

 

“ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN…”

“ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN…”

nguồn: conggiaovietnam.net

Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT

 


Năm hết Tết đến, mọi người bận rộn lao xao cho cái Tết của chính mình, của gia đình mình. Các bến xe nêm chặt cứng người, xe
hỏa, xe đò ngược xuôi đủ kiểu. Năm nay kinh tế tiếp tục khủng hoảng, kinh tế thế giới khủng hoảng thì kinh tế Việt Nam làm sao thoát khỏi ? Mới đây ông Thủ Tướng hội nghị với các tập đoàn kinh tế Nhà Nước, những tập đoàn, những tổng công ty vốn được mệnh danh là “quả đấm thép” tuyên bố… lỗ 60 tỷ đôla. Con số nợ khủng khiếp người dân bình thường nghe ngơ ngác vì không tưởng tượng được con số theo mệnh gía Việt Nam đồng ( 1.330.000 tỷ VND ), và cũng không thể tưởng tượng được con số theo mệnh giá Mỹ Kim ( 60 tỷ USD ).

Lại lang thang trên mạng và đọc được những thông tin màu xám xịt, hoặc tím tái:

“…Việt Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo ( 14,3 triệu người, chiếm 16,9% dân số ) và cũng nằm trong số các nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực. Lâu nay Việt Nam được xem là một trong những nước thành công nhất về chuyện giảm nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp hơn chuẩn quốc tế.

Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam ( 1,61 USD cho khu vực thành thị và 1,29 USD cho khu vực nông thôn ) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so với chuẩn của quốc tế 2 đôla Mỹ một ngày ( tính theo PPP ) thì có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức nghèo…” ( Cafef, 15.12.2012 ).

“Nhìn chúng nó cởi truồng giữa mùa đông, xót xa lắm. Có cảm giác như vùng đất ấy, con người ấy trở lại thời hồng hoang, chỉ vỏ cây – áo lá che thân. Và quan trọng hơn, cảm giác như nòi giống cứ bị lụi bại đi bởi chim cò tím tái, thông thống giữa gió lạnh từ bên kia biên giới kèn kẹt thổi sang… Lo được cái ăn rồi, nhưng căn cơ gì mà
không lo thêm cái mặc, cho chính tương lai của đất liền, của vùng biên ải…
Không biết Thủ Tướng của mình, đã bao giờ được chứng kiến những cảnh này chưa
?”
( Xin đọc toàn bài và xem các ảnh chụp ở http://maithanhhaiddk.blogspot.de/2013/01/thu-tuong-oi-ung-e-chung-no-coi-truong.html )

Cũng chính cái ông Thủ Tướng ở Hà Nội mà tác giả Mai Thanh Hải vừa gọi đến, ông ấy đang còn rất ư tự hào tuyên bố đất nước của ông đứng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu !

Những ai còn lương tâm, còn tình người, khi đọc những bản tin này không thể không xót xa, cay đắng cho đồng bào mình, cho dân tộc mình. Đáng tiếc thông tin không được rộng rãi, đáng tiếc nỗi sợ hãi làm người ta không dám thông tin, đáng tiếc người ta bị hoặc tự khoanh những vùng cấm kị, nhạy cảm để không dám bước vào, thản nhiên nhìn nỗi đau hoành hành, dửng dưng chấp nhận thực tế, ngày này qua ngày khác, mãi thành quen. Thản nhiên đã đành nhưng còn cảm thấy khó chịu khi có người đề cập đến, bàn đến, rồi tự mình phong thánh cho mình vì “không thuộc về thế gian”.

Một xã hội sau nhiều năm “hòa bình” mà cứ tụt hậu, chắc chắn trách nhiệm thuộc về những người cấm quyền, không cần phải lý luận dài dòng. Trên trường đua, bạn bè chạy bên cạnh vượt xa tắp tít, khoảng cách mỗi ngày một giãn ra, hoàn toàn mất khả năng thu ngắn thì trách nhiệm thuộc về mình, chẳng cần phải hỏi ai ! “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt ?”

Một đáng tiếc khác là nhà cầm quyền không cho  phép tôn giáo được tham gia với xã hội về 3 mặt quan trọng của đời sống một dân tộc, một quốc gia: đó là Giáo Dục, Y Tế Cộng Đồng và Từ Thiện !

Qua kinh nghiệm của miền Nam trước năm 1975 và  qua thực tế của thế giới, tôn giáo là một tổ chức rất có uy tín trong cả ba lãnh vực này. Người ta không cho làm thì cứ ngồi yên trong Nhà Thờ, trong Tu Viện, và chấp nhận. Gần 38 năm qua đối với một số người, Đạo đã trở thành lô cốt phòng thủ, thành pháo đài kiên cố. Nhưng rồi từ khi có chính sách đổi mới, có nhiều nơi Đạo được trở thành lễ đài, tha hồ phô diễn sự hoành tráng, mặc kệ kẻ khát kẻ đói, mặc xác kẻ cô thế cô thân. Thật ra thì cũng có rất nhiều nỗ lực để thi hành sứ mạng của mình, có rất nhiều cố gắng và hy sinh, nhưng cứ làm
chui lủi trong cái mặc cảm của “cơ chế xin – cho”, nó chẳng ra làm sao cả !

Thôi thì năm mới xin có vài ước mơ, hay gọi là có vài đề nghị cũng được: Hãy giảm bớt những lễ hội, nhất là những lễ tạ ơn rềnh rang, những chi phí tiếp đón ồn ào thi đua với thế gian; giảm bớt những chi tiêu xây dựng sang trọng to lớn cho những công trình “của Giáo Hội” để chia cho vùng đói vài hạt gạo, chút vải dư; giảm bớt, thậm chí chấp nhận thiếu thốn nhân  sự vùng phát triển, hầu có người dôi ra để gởi đến các vùng nghèo, vùng đói, mà ân cần phục vụ…

Năm mới tha hồ uốn lưỡi để nói những lời chúc tốt đẹp, nhưng sẽ tốt đẹp hơn, chân thành hơn, chắc chắn là những sẻ chia cho người nghèo, thay vì chỉ môi miếng hời hợt bên ngoài mà thôi !

Chúa bảo chúng ta: “Anh em hãy cho họ ăn” ( Mt 14, 16 )…

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 2.2.2013 (Ephata 547)

Nguy cơ Trung Quốc

Nguy cơ Trung Quốc

Đăng bởi lúc 6:58 Sáng 5/02/13

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (05.02.2013) – Handelsblatt, ĐứcNền kinh tế Vìệt Nam cũng như hệ thống tài chánh ngân hàng Việt Nam hiện nay là một  „copy“ mang nhiều khiếm khuyết
của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Trung quốc. Nhân đọc được bài viết có giá
trị về sự rủi ro của hệ thống ngân hàng Trung quốc đăng trên trang nhất của
nhật báo dành cho giới doanh nhân và kinh tế của Đức “Handelsblatt“ ngày
31.01.2013  tôi xin được dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng tham khảo.

*  *  *

Trung Quốc lừa cả thế giới: trong lĩnh vực nợ nần nhà nước là biểu tượng sáng chói. Tuy nhiên rủi ro bạc tỷ trong lĩnh vực ngân hàng dùng chi phí cho các dự án danh tiếng và chi phí cho các chương trình kích thích kinh tế. Bong bóng tín dụng rất nguy hiểm đã được hình thành (tại Trung quốc).

Niềm tự hào mới nhất của Trung Quốc là tuyến đường sắt cao tốc 2 300 km với xe lửa màu trắng thon gọn nối liền Quảng Châu và Bắc Kinh, trung tâm kinh tế phía Bắc và phía Nam của quốc gia. Tốc độ tối đa là 300 km mỗi giờ.

Dự án chỉ có một lỗi là không bao giờ có lợi nhuận.

Cho tới nay công ty đường sắt Trung Quốc đã mượn nợ của ngân hàng tổng cộng là 280 tỷ euro để chi phí cho dự án này cũng như cho các dự án khác. Ngân hàng chủ nợ có „thấy lại“ được số tiền cho vay nêu trên hay không là điều còn cao hơn là nghi ngờ.

Bong bóng nợ  đã hình thành tại Trung Quốc, bong bóng này cũng như tất cả mọi thứ khác hiện diện trên Nước Cộng hòa Nhân dân là rất vĩ đại. Nhà nước luôn luôn chi phí hàng tỷ USD vào các dự án danh tiếng mới, chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay nợ ngân hàng ngắn hạn. Họ muốn phát triển bằng mọi giá – cho dù nợ ngập đầu.

Ở phương Tây, các ngân hàng phải bảo đảm rủi ro tín dụng mà họ cho vay bằng vốn của chính ngân hàng và tiền vốn bảo đảm này mỗi ngày mỗi tăng (bởi qui định của pháp luật) và các khoản nợ xấu phải được xử lý bằng cách đưa vào các ngân hàng xấu (bad debt bank),  trong khi đó các ngân hàng Trung Quốc được thổi phồng to một cách không kiểm soát được. “Hàng chục nghìn  quan chức cấp thấp của chính phủ và các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đã mượn nợ mà không cần phải kiểm tra, giám sát”, nhà kinh tế Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cho biết. Chính thức là nhà nước không thiếu nợ cao. Tuy nhiên tất cả các rủi ro được dồn vào bảng cân đối của các ngân hàng (bank balance sheet). Vì vậy, ngân hàng (tại Trung Quóc) là lĩnh vực nguy hiểm nhất cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Họ phải phục vụ một
nền kinh tế lớn nhất trên thế giới sau Hoa kỳ, nhưng đồng thời cũng là nơi nhận
chỉ thị của chính quyền xã hội chủ nghĩa trung ương. Các khoản cho vay mà không
có bất kỳ một kiểm soát từ bên ngoài. Theo các chuyên gia, trên thực tế
Trung quốc chỉ có đủ khả năng tăng trưởng từ 5% đến 6% mà thôi, nhưng họ
đặt mục tiêu cho năm nay là hơn tám phần trăm. Cơn nghiện tín dụng đã phóng đại
thực tế ở Trung Quốc.

Vòng luẩn quẩn của việc giảm tăng trưởng và gia tăng nợ nần có vẻ đe dọa nặng nề hơn là Trung Quốc có nhiều ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China), với mức vốn tổng cộng gần 186 tỷ euro là ngân hàng có giá trị nhất thế giới. Ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng gần như là độc quyền, tài trợ từ các ngân hàng khác cho tới nay không đáng kể.

Cơn đói tín dụng lên cao đến độ mà các doanh nghiệp (Trung quốc) phải kiếm ngày càng nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng không chính thức. Tháng mười năm ngoái Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo sự phát triển bùng nổ của các ngân hàng trong bóng tối gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của đất nước và tăng tính thiếu minh bạch của hệ thống (tài chính).

Chẳng có gì gọi là ngạc nhiên khi doanh nhân Đức ngày càng mất tin tưởng vào quốc gia đầy hy vọng trong quá khứ này là Trung Quốc. Tuy vẫn còn thu hút với doanh thu bán hàng hoá ngày càng tăng – nhưng nguy cơ cũng gia tăng.

Ở phương Tây cuộc khủng hoảng tài chính được lắng dịu, nhưng ở Trung Quốc lại đang ủ một thảm họa mới. Tin tức hôm qua được loan báo là nợ hàng tỷ của chính quyền cấp tỉnh đã được gia hạn tiếp. Rõ ràng là việc trả nợ không cần thiết phải nghĩ đến. Cựu giám đốc Ngân hàng Thế giới phụ trách Trung Quốc, Yukon Huang, đã viết trên báo Financial Times rằng, “các ngân hàng Trung Quốc quá lớn để quản lý, Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc vỡ nợ và những cuộc khủng hoảng tài chính nhỏ, một hoặc thậm chí hai …”

Mặt trái của sự phát triển bùng nổ tại Trung Quốc.

Trong khi châu Âu đang tiếp tục trông chờ một giải pháp thuyết phục nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ euro và Mỹ đang trên bờ vực thẳm của sự suy sụp ngân sách quốc gia, một nền kinh tế lớn khác tỏ vẻ không một chút ấn tượng về khủng hoảng là Trung Quốc. Tại Cộng hòa nhân dân hàng năm có trình báo số liệu thống kê về tình hình phát triển bùng nổ đặc biệt, năm 2013 các nhà kinh tế Trung quốc kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5%.

Một phép lạ xảy ra nhờ sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản lèo lái nền kinh tế thị trường? Thưa không. Bởi vì  phép lạ phải được chứng minh, kiểm tra chặt chẽ hơn là chỉ qua một cơ chế rất tầm thường – sự gia tăng GDP chủ yếu là do các tỉnh và địa phương Trung Quốc, thí dụ như chi phí cho các dự án lớn xây nhà ở  theo phương châm: tiền không không quan trọng.

Với phương pháp trên, các tỉnh và địa phương làm suy yếu hệ thống tài chính Trung Quốc từ bên trong ra bên ngoài – mặc dù trung ương Bắc Kinh làm ăn thực sự vững chắc. „Hàng chục ngàn các quan chức chính phủ cấp thấp cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đều có thể thực hiện các dự án đầu tư mà không cần được kiểm soát, giám sát“, kinh tế gia Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cảnh báo. Kết quả là: nợ lên đến nhiều nghìn tỷ (ức) nhân dân tệ, việc trả được nợ là hoàn toàn không chắc chắn, như các chuyên gia từng cảnh báo. Thoạt nhìn, hệ thống ngân hàng có vẻ mạnh mẽ, theo ông Pettis. Trong trường hợp của một cuộc suy thoái kinh tế, các
ngân hàng tin tưởng rằng sẽ được nhà nước để được cứu trợ.

Các khoản nợ của chính phủ tỉnh và địa phương theo một cuộc kiểm tra đặc biệt của nhà nước ít nhất là 25% tổng sản lượng GDP –  ở Đức, mặc dù tình hình tài chính các thành phố, địa phương không mấy sáng sủa nhưng khoản nợ của thành phố chỉ với 5% GDP. Thậm chí chính phủ trung ương Bắc Kinh không hề biết được là bao nhiêu các khoản vay này không thể trả lại được.

Chính thức  ngân hàng khai báo ít khoản nợ xấu. Các nhà phân tích hoài nghi những con số được khai báo này. Mục tiêu lợi nhuận cho các dự án nhà ở thường được nêu không thực tế. Nhà cửa thường được xây dựng một cách nhanh chóng và chỉ hai năm sau khi xây hoàn tất đã cần phải được cải thiện. Chính quyền địa phương sau đó cần nhiều tiền hơn. Các tỉnh trưởng hành động theo phương châm: “Bắc Kinh sẽ giải quyết.”

Một vấn đề của nợ Trung Quốc nữa là thời gian đáo hạn khác biệt của các khoản vay và các dự án mà họ tài trợ. Thời gian xây dựng một hệ thống xử lý nước thải hoặc một tuyến đường sắt đòi hỏi phải mất nhiều năm. Thời gian có thể đạt được lợi nhuận thường lên tới nhiều thập niên.. Chi phí cho các dự án này thường bằng các khoản vay nợ ngân hàng có kỳ hạn một vài tháng hoặc vài năm. “kỳ hạn trả nợ thực tế và thời gian đáo hạn của các khoản vay nợ cách nhau quá xa” kinh tế gia Qu Hongbin của ngân hàng lớn HSBC.cho biết. Tiền, không phải là một vấn đề, bởi vì tỷ lệ tiết kiệm
của Trung quốc trên 50%. “vật thiếu thốn là những công cụ (quản lý) tài trợ
dài hạn
.”

Trung Quốc không có những công cụ đó. Tài trợ bằng trái phiếu đòi hỏi phải có một thị trường thực sự trưởng thành, với việc đánh giá trung thực và thông tin minh bạch về những doanh nghiệp và chính quyền liên quan. “Trung Quốc đã thực hiện được một số vấn đề, nhưng chưa đủ” , một doanh nhân người Đức cho biết. Những người có
trách nhiệm rõ ràng là thiếu tính nhận thức vấn đề.

Tuy nhiên, ngay cả trong một nền kinh tế mà nhà nước chiếm ưu thế, một nguyên tắc cũng phải tuân giữ là: nếu mượn nợ thì tiền vay nợ cuối cùng phải được  hoàn trả lại cho chủ nợ. Tiền của các ngân hàng trên thực tế là tiền do người dân Trung quốc tiết kiệm. Một ví dụ là Bộ Đường sắt Trung Quốc là một trong những tổ chức mang nợ cao nhất thế giới: bộ vay mỗi năm thêm gần một nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với 118 tỷ euro. Theo nhà kinh tế Pettis   là „một sự mất cân bằng to lớn“ và tiên đoán về trung hạn nước Cộng hòa nhân dân sẽ có „một thảm họa nợ nần“. Cứu trợ ngân hàng bởi nhà nước là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, thống đốc ngân hàng trung ương Zhou Xiaochuan suy nghĩ phương cách làm thế nào qui trách nhiệm rủi ro này cho chính quyền cấp tỉnh. Đề nghị của ông là: phần lớn các khoản  vay nợ của chính quyền tỉnh phải được bảo đảm bởi cư dân của tỉnh đó. Theo cách suy tính  của Zhou Xiaochuan, chỉ khi nào có chủ nợ hoặc người bảo lãnh tại địa phương, thì chức năng kiểm soát mới thực sự  được thực hiện.

Tựa: Das China-Risiko

Tác giả: Finn Mayer-Kuckuk và Frank Sieren.

Đăng trên trang nhất nhật báo Đức Handelsblatt ngày 31.01.2013

Chuyển ngữ: Nguyễn Hội

Sứ Điệp Mùa Chay 2013 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI

Sứ Điệp Mùa Chay 2013 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI

Tin trong Đức Ái khơi dậy lòng Bác Ái”

Chúng ta đã biết và đã tin vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. (1
Ga 4, 16)

Anh chị em thân mến,

Việc cử hành Mùa Chay, trong bối cảnh của Năm Đức Tin cho chúng ta một cơ hội quý báu để suy niệm về mối quan hệ giữa đức tin và đức ái: giữa việc tin vào Thiên Chúa, Thiên Chúa của Đức Chúa Giêsu Kitô, và tình yêu, là hoa quả của tác động của Chúa Thánh Thần, và là điều hướng dẫn chúng ta trên con đường tận hiến cho
Thiên Chúa và cho tha nhân.

1.Đức tin và sự đáp trả tình yêu của Thiên Chúa

Trong Thông Điệp đầu tiên của tôi, tôi đã đưa ra một số yếu tố để hiểu mối liên
hệ gần gũi giữa hai nhân đức đối thần là đức tin và đức ái.  Dựa vào lời xác quyết
cơ bản của Thánh Gioan Tông Đồ: “Chúng ta đã biết và đã tin vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.” (1 Ga 4:16), tôi nhớ lại rằng “Là Kitô hữu không phải là kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay một ý tưởng cao cả, nhưng cuộc gặp gỡ với một biến cố,một con người, mang đến cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định … Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước (x. 1 Ga 4:10), tình yêu không còn chỉ là một “mệnh lệnh”, nhưng nó là sự đáp lại món quà tình yêu mà với
Thiên Chúa đến gần chúng ta (Deus Caritas Est, số 1).  Đức tin là một sự
gắn bó cá nhân – trong đó bao gồm tất cả năng quyền của chúng ta – với mặc
khải về tình yêu nhưng không và “đắm đuối” mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, được
thể hiện trọn vẹn trong Đức Chúa Giêsu Kitô. Cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là Tình Yêu không chỉ liên hệ đến con tim, mà cả trí tuệ: Việc nhìn nhận Thiên Chúa hằng sống là một con đường dẫn đến tình yêu, và câu trả lời ‘xin vâng’ của ý chí chúng ta theo Thánh Ý của Ngài kết hợp trí tuệ, ý chí và tình cảm của chúng ta trong hành động bao quát của tình yêu. Tuy nhiên, tiến trình này luôn luôn chuyển động: tình yêu không bao giờ ‘hoàn thành hoặc xong.” (ibid., số 17.).  Kể từ đó, đối với tất cả các Kitô hữu, và đặc biệt là “những người tham gia trong các công việc bác ái”,cần phải có đức tin, vì “cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô đánh thức tình yêu của họ
và mở tâm trí của họ ra
cho tha nhân, để tình yêu của họ dành cho những
người lân cận không còn là một mệnh lệnh bị
áp đặt, có thể nói là, tư bên ngoài, nhưng một kết quả phát sinh từ đức tin của họ, một đức tin trở nên tích cực qua đức ái(ibid., n. 31a).  Các Kitô hữu là những người đã được chinh phục bởi tình yêu của Đức Kitô và do đó được thúc đẩy bởi tình yêu này – caritas Christi urget nos (2
Cor 5: 14) – họ mở lòng cách sâu xa ra để  yêu thương những người lân cận cách cụ thể (x. ibid, số 33). Thái độ này phát sinh chính từ ý thức rằng mình được yêu thương, tha thứ, và thậm chí phục vụ bởi Chúa, là Đấng cúi mình xuống để rửa chân cho các Tông Đồ và hiến mình trên Thánh Giá để thu hút nhân loại vào tình yêu của Thiên Chúa.

Đức tin cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã ban Con Ngài  vì chúng ta và ban cho chúng ta sự chắc chắn chiến thắng la điều thật sự có thật:  Thiên Chúa là tình yêu … Đức tin, là ý thức về tình yêu của Thiên Chúa được tỏ lộ nơi trái tim bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, mà  đến lượt nó cũng gợi lên tình yêu. Tình yêu là ánh sáng – thực raánh sáng duy nhất – có thể luôn luôn soi sáng một thế giới đang trở nên mờ tối ban cho chúng ta lòng can đảm cần thiết để sống và làm việc” (ibid., số 39.)  Tất cả những điều này làm cho chúng ta hiểu rằng thái độ chủ yếu để phân biệt các Kitô hữu chính là tình yêu dựa trên đức tin và hình
thành bởi đức tin”
(ibid., số 7).

2. Đức ái là đời sống trong đức tin

Toàn thể đời sống Kitô hữu là một sự đáp trả tình yêu của Thiên Chúa.  Sự đáp trả đầu tiên chính là đức tin như sự chấp nhận, đầy bất ngờ và biết ơn, sáng kiến ​​không
thể tưởng tuởng được của Thiên Chúa là điều đi trước chúng ta và chất vấn
chúng ta. Và lời “xin vâng” của đức tin đánh dấu bước đầu của một câu chuyện sáng ngời về tình bằng hữu với Chúa, được hoàn thành và mang lại ý nghĩa đầy đủ cho toàn thể cuộc đời chúng ta.  Nhưng Thiên Chúa chưa thỏa mãn với việc chúng ta đón nhận tình yêu nhưng không của Ngài.  Ngài không những chỉ yêu thương chúng ta, nhưng còn muốn kéo chúng ta đến với Ngài, biến đổi chúng ta một cách sâu xa đến nỗi chúng ta có thể nói cùng Thánh Phaolô rằng: không còn là tôi sống, nhưng là Đức Kitô sống trong tôi(xem Gal 2: 20).

Khi chúng ta nhường chỗ cho tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta trở nên giống
Ngài, chúng ta chia sẻ chính đức ái của Ngài.  Mở lòng ra cho tình yêu của Ngài có nghĩa là để cho Ngài sống trong chúng ta, và dẫn chúng ta đến tình yêu với Ngài, trong Ngài và giống như Ngài; chỉ khi ấy đức tin của chúng ta mới thực sự “hoạt
động qua đức ái” (x. Gl 5, 6);và chỉ khi ấy Ngài mới ở trong chúng ta (x. 1 Ga 4, 12).

Đứctin là biết chân lý và gắn  bó với nó (x. 1 Tim 2, 4), đức ái là “bước đi” trong chân lý (x. Ep 4: 15).  Với đức tin, chúng ta bước vào tình bằng hữu với Chúa; với đức ái,
chúng ta sống và nuôi dưỡng tình bằng hữu này (x. Ga 15:14tt).  Đức tin làm cho chúng ta đón nhận mệnh lệnh của Chúa và Thầy, đức ái cho chúng ta hạnh phúc trong
việc đưa mệnh lệnh ấy ra thực hành (x. Ga 13:13-17).
Trong đức tin, chúng ta được sinh ra làm con cái Thiên Chúa (x. Ga 1:12tt); đức ái làm cho chúng ta kiên trì cách cụ thể trong việc làm con cái Thiên Chúa qua việc
mang lại hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gl 5:22).  Đức tin cho phép chúng ta nhận ra những hồng ân mà Thiên Chúa nhân lành và đại lượng đã trao phó cho chúng ta;
đức ái làm cho chúng sinh hoa kết quả (x. Mt 25, 14-30).

3. Sự liên hệ bất khả phân ly giữa đức tin và đức ái

Trong ánh sáng của những gì đã được nói ở trên, rõ ràng là chúng ta không bao giờ có thể tách rời hoặc thấy sự đối chọi giữa đức tin và đức ái.  Hai nhân đức đối thần này liên kết chặt chẽ với nhau, và thật sai lầm khi thấy sự đối kháng hoặc “phản bác”
giữa chúng.  Thật vậy, một đàng, người ta quá một chiều khi nhấn mạnh đến quyền ưu tiên và tính quyết định của đức tin và đánh giá thấp cùng hầu như khinh thường những công việc bác ái, hạ chúng xuống thành việc làm nhân đạo cách
chung.  Nhưng, đàng khác, cũng chẳng lành mạnh gì khi nói thái quá về quyền tối cao của đức ái và hoạt động của nó, trong khi nghĩ rằng việc làm có thể thay thế đức tin.  Để có một đời sống tâm linh lành mạnh, chúng ta cần tránh cả chủ thuyết duy tín (fideism) lẫn chủ thuyết hiếu động về luân lý (moral activism).

Trong Thánh Kinh, chúng ta thấy lòng nhiệt thành của các Tông Đồ trong việc
rao giảng Tin Mừng, và khơi dậy đức tin của dân chúng liên hệ chặt chẽ với quan tâm của các ngài trong việc bác ái phục vụ người nghèo như thế nào (x. Cv 6: 1-4).  Trong
Hội Thánh, việc chiêm niệm và hành động, tượng trưng một cách nào đó bằng hai
chị em Maria và Martha trong Tin Mừng, phải cùng chung sống và bổ túc cho nhau (x. Lc 10: 38-42).  Ưu tiên phải luôn luôn là mối liên hệ với Thiên Chúa và việc
chia sẻ của cải thật sự phải xảy ra trong tinh thần Tin Mừng, phải được ăn rễ trong đức tin (x. Bài Giáo Lý trong buổi triều yết chung ngày 25 tháng 4 năm 2012). Quả thật, đôi khi người ta có khuynh hướng thu nhỏ thuật ngữ “bác ái” vào đoàn kết, hay
đơn thuần là viện trợ nhân đạo.  Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng công việc bác ái lớn nhất chính là truyền giáo, nghĩa là “thừa tác vụ Lời Chúa.”  Không hành động nào hữu ích hơn, và do đó bác ái hơn, đối với những người lân cận của chúng ta bằng việc bẻ bánh Lời Chúa, chia sẻ với họ Tin Mừng của Phúc Âm, giới thiệu họ vào một mối liên hệ với Thiên Chúa: truyền giáo là cách thăng tiến con người cao nhất và toàn vẹn nhất.  Như Đấng Tôi Tớ của Thiên Chúa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết trong Thông Điệp Populorum Progressio, yếu tố đầu tiên và chính yếu của sự phát triển là rao giảng Đức Kitô (x. số 16).  Đó là chân lý nguyên thủy của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, được sống và được công bố, mở cuộc đời chúng ta ra
để đón nhận tình yêu này và làm cho việc phát triển trọn vẹn của nhân loại và của tất cả mọi người có thể xảy ra (x. Caritas in Veritate, n 8).

Tóm lại, tất cả phát xuất từ Tình Yêu và hướng về Tình Yêu.  Tình Yêu nhưng không của Thiên Chúa được truyền đạt cho chúng ta qua việc rao giảng Tin Mừng.  Nếu chúng ta chào đón Tình Yêu này bằng đức tin, chúng ta nhận được sự tiếp xúc đầu tiên và cần thiết với Thiên Chúa, làm cho chúng ta có thể “yêu Tình Yêu”, để rồi chúng ta có thể  sống và lớn lên trong Tình Yêu này và vui mừng truyền thông
Tình Yêu này cho những người khác.

Về mối quan hệ giữa đức tin và các việc làm của đức ái, có một đoạn trong Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô tóm lược sự liên hệ của hai nhân đức này cách hay
nhất: Vì nhờ ân sủng mà anh em được cứu độ qua đức tin; và đó không phải
bởi anh em, mà là bởi ân huệ của Thiên Chúa; không phải bởi việc làm, để không
ai có thể tự hào. Vì chúng ta là công trình của Ngài, được dựng nên trong Ðức
Chúa Giêsu Kitô, để làm các việc lành mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta từ
trước, hầu chúng ta sống trong chúng
(2, 8-10).  Ở đây chúng ta nhận thức rằng toàn
thể sáng kiến ​​cứu độ đến từ Thiên Chúa, từ ân sủng của Ngài, từ ơn tha tội nhận
được từ Ngài trong đức tin;nhưng sáng kiến ​​này, thay vì hạn chế sự tự do và trách nhiệm của chúng ta, lại thực sự là điều làm cho chúng xác thực và hướng chúng về những việc bác ái.  Những điều ấy không chủ yếu là kết quả của nỗ lực của con
người, khiến chúng ta hãnh diện vì chúng, nhưng phát sinhtừ chính đức tin và chảy ra từ ân sủng mà Thiên Chúa ban cho cách dồi dào.  Đức tin không có việc làm cũng
giống như một cây không có quả: hai nhân đức này bao hàm nhau. Mùa Chay mời gọi chúng ta, qua những thực hành truyền thống của đời sống Kitô hữu, nuôi dưỡng đức tincủa mình bằng cách lắng nghe  Lời Chúa nhiều hơn và kéo dài hơn cùng tham dự
các bí tích, đồng thời lớn lên trong đức ái và trong tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân, cũng như qua các dấu chỉ cụ thể của việc ăn chay, sám hối và bố thí.

4.Tính ưu tiên của đức tin, tính ưu việt của đức ái

Nhưmọi hồng ân của Thiên Chúa, đức tin và đức ái bắt nguồn từ tác động của một và cùng một Thánh Thần (x. 1 Cor 13), Thánh Thần ở trong chúng ta kêu lên “Abba!
Cha
ơi(Gal 4:6), và làm cho chúng ta nói rằng: “Chúa Giêsu là Chúa (1 Cor 12: 3) và “Maranatha! (1 Cor 16:22, Kh 22:20).

Đức tin, như hồng ân và sự đáp trả, giúp chúng ta biết chân lý của Đức Kitô là
Tình Yêu nhập thể và chịu đóng đinh, là sự vâng phục hoàn toàn và hoàn hảo Thánh
Ý Chúa Cha, và là lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với những người lân cận.  Đức tin của chúng ta khắc sâu vào con tim và tâm trí niềm xác tín chắc chắn rằng chỉ có Tình Yêu này là thực tại duy nhất có thể chiến thắng sự dữ và sự chết.  Đức
tin mời gọi chúng ta nhìn về tương lai bằng đức cậy, trong kỳ vọng chắc chắn rằng chiến thắng của tình yêu Đức Kitô sẽ đạt đến sự viên mãn của nó.  Về phần nó,
đức ái dẫn chúng ta vào tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Kitô, và gắn liền
chúng ta một cách cá nhân và sống còn với việc tự hiến hoàn toàn và vô điều kiện
của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và cho anh chị em chúng ta.  Bằng cách đổ đầy đức ái vào chúng ta, Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta thành những người chia sẻ món quà riêng của chính Chúa Giêsu: hiếu thảo với Thiên Chúa và huynh đệ với mọi người (x. Rm 5: 5).

Mối liên hệ giữa hai nhân đức này tương tự như giữa hai bí tích cơ bản của Hội
Thánh: Bí Tích Rửa Tội và Thánh Thể. Bí Tích Rửa Tội (Sacramentum fidei) đi trước Bí Tích Thánh Thể (Sacramentum Caritatis), nhưng nó là hướng về Bí Tích Thánh Thể, là sự viên mãn của cuộc hành trình của Kitô hữu.  Tương tự như thế, đức tin trước đức ái, nhưng đức tin chỉ được chứng minh là thật khi được đội triều thiên bởi đức ái. Tất cả bắt đầu từ việc khiêm tốn đón nhận đức tin (“biết rằng mình được Thiên Chúa yêu thương”), nhưng phải đi đến chân lý của đức ái (“biết cách yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận”), là điều sẽ còn tồn tại mãi mãi, như là việc làm
tròn tất cả các nhân đức (x. 1 Cor 13:13).

Anh chị em thân mến, trong Mùa Chay này, chúng ta chuẩn bị cử hành biến cố Thập Giá và Phục Sinh, trong đó tình yêu của Thiên Chúa đã cứu chuộc thế gian và chiếu ánh sáng của mình trên lịch sử, tôi cầu chúc tất cả anh chị em sống thời gian quý báu này bằng cách làm tái sinh đức tin của anh chị em trong Đức Chúa Giêsu Kitô, để
cùng Người bước vào cuộc hành trình tình yêu đối với Chúa Cha và tất cả anh
chị em mà chúng ta gặp trong cuộc đời mình.  Để đạt được mục đích này, tôi dâng lời cầu nguyện của mình lên Thiên Chúa, và nguyện xin phúc lành của Chúa đổ xuống trên mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng!

Làmtại Vatican, ngày 15 tháng mười năm 2012

BENEDICTUS PP. XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ tiếng Pháp

http://giaoly.org/vn

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Cách mạng Thánh giá (29)

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Cách mạng Thánh giá (29)

Đăng bởi lúc 2:10 Sáng 4/02/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (04.02.2013) – Sàigòn

Cách mạng Thánh giá

Mùa Thương sắp trở về với chúng ta.

Nói đến Mùa Thương, tức là nói đến một cuộc cách mạng có một không hai trong lịch sử loài người, một cuộc cách mạng đã đổi hướng xoay chiều lối đi của Lịch sử: cách mạng Thánh Giá.

Cách đây gần hai ngàn năm, trật tự của thế giới La Hy là trật tự của người giàu: giàu tiền của, giàu thế lực, giàu chức tước. Người ta xây dựng trật tự trên xương máu của đám nô lệ, duy trì trật tự bằng võ lực, bằng mưu mô, bằng gian trá. Người ta không biết công lý và nhân đạo là gì. Người ta chỉ biết có luật: mạnh được yếu thua.

Chúa Kitô đã đến đã phá hủy trật tự ấy và đã thiết lập một trật tự mới, trật tự của tám mối Phúc thật:

“Phúc cho kẻ có trí ý nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Phúc cho kẻ hiền lành, vì họ sẽ làm Đất Hứa làm cơ nghiệp.

Phúc cho kẻ ưu sầu, vì họ sẽ được an ủi.

Phúc cho những kẻ đói khát công chính, vì họ sẽ được thương xót.

Phúc cho những kẻ có lòng trong sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa.

Phúc cho những kẻ bị bắt bớ vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.

Các ngươi có phúc khi người ta chửi rủa các người và bắt bớ, đặt điều nói xấu đủ chuyện về các ngươi vì cớ Ta” (Mt,5,1-12)

Qua bản Hiến chương Nước Trời đã được Chúa Kitô long trọng tuyên bố, chúng ta nhận thấy:

Đức Kitô không thiết lập trật tự mới dựa trên đấu tranh giai cấp, trên cách mạng tư bản hay cách mạng vô sản, nhưng trên tinh thần khó nghèo của mọi người, mọi tầng lớp xã hội: “Phúc cho kẻ có trí ý nghèo khó”.

Đức Kitô không làm cách mạng với bạo lực, dao búa, với những vụ xuống đường, nhưng với lòng nhân từ: “Phúc cho kẻ hiền lành”.

Đức Kitô lên án tất cả những hình thức bất công và chúc phúc cho những người công chính: “Phúc cho những kẻ đói khát công chính”.

Đức Kitô không lấy sự thù hằn làm động lực gây cuồng tín, nhưng là lòng thương xót: “Phúc cho những kẻ biết thương xót”.

Đức Kitô lên án chia rẽ, lên án  chiến tranh, và chỉ chúc phúc cho những ai hoạt động cho hòa bình: “Phúc cho những kẻ gây hòa thuận”.

Đức Kitô chúc phúc cho những ai làm cách mạng Thánh Giá như Người: “Các ngươi có phúc khi người ta chửi rủa các ngươi và bắt bớ các ngươi, đặt điều xấu đủ chuyện về các ngươi vì cớ Ta”.

Nói tóm lại Đức Kitô đã loại bỏ tất cả những phương tiện cổ điển của mọi cuộc cách mạng trên trần gian, như tiền bạc, bạo động, bất công, hận thù, chia rẽ, mưu mô, áp lực, cấu kết. Người chỉ  dùng những phương tiện nghèo, phương tiện vô hiệu lực theo con mắt người đời. Cách mạng của Đức Kitô là cách mạng Thánh Giá: Thánh Giá từ ngày sinh trong hang bò lừa cho đến cái chết nhục nhã trên thập giá. Cách mạng của Người là cách mạng của Chân Lý và Tình Thương. Và trật tự mới của Người cũng là trật tự Chân Lý và Tình Thương.

Tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô giữa trần gian qua các thế hệ, Giáo hội không thể đi vào con đường của tiền bạc, thế lực, của quyền bính, của mưu mô. Con đường của Giáo hội là con đường nghèo khó, con đường hòa bình, con đường chân lý, con đường tình thương, con đường tám mối phúc thật, đó là con đường duy nhất của Giáo hội để hoàn thành cuộc cách mạng vĩ đại của Chúa Kitô: Cách mạng Thánh Giá.

Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp


Số 190-3/1965

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ

THANH ANH NHÀN

Trên đời này có những cái chết quá thương tâm mà người ngoài thì xót xa, người trong cuộc thì ân hận khôn cùng. Bản thân tôi đã được một lần chứng kiến một trong số những cái chết như thế…

Khi tôi đến thăm em thì cũng có vài người bạn của em cùng đến, có cả bố mẹ chồng và bố đẻ em ngồi đó. Đằng sau nhà, bà ngoại đang đút cơm cho thằng cháu chưa đầy 5 tuổi, đứa bé đẹp trai bụ bẫm dễ thương như một thiên thần.

Nhìn em nằm đó, tôi nhủ thầm: “Em đẹp quá !” Hình như càng lúc em càng đẹp, dù em đang phải đối diện với những cơn đau đớn tột cùng của căn bệnh thế kỷ, em nằm một chỗ chỉ còn da bọc xương, người xanh bóng, mệt mỏi, kiệt quệ, nhưng vẫn còn đó dáng dấp của một hoa khôi ngày nào. Nét mặt dịu hiền mỉm cười đưa mắt chào mọi người, vẻ nhẫn nại chịu đựng chấp nhận số phận.

Những người đến thăm an ủi chia sẻ với em về sự đau buồn mất mát vì chồng em vừa được Chúa gọi về cách đây hơn một tuần, nay đến lượt em, sức sống cũng tính bằng giờ chứ không bằng ngày bằng tháng nữa. Ai cũng cố nói chuyện bình thường tránh gợi lại vết thương lòng mà em đang phải đối diện chịu đựng. Trước một sự việc mà từ gia đình, bạn bè, họ  hàng, làng xóm, ai cũng rõ như ban ngày, tôi và mọi người ai nấy đều gượng cườiđể giữ cho nước mắt chỉ trực chờ trào ra trên khóe…

Tôi nhớ ngày xưa vợ chồng em cùng học một trường, quen nhau từ những ngày còn ở cấp một, cứ như hình với bóng, tốt nghiệp cấp 3 cả hai lại cùng học một ngành Công Nghệ Thông Tin. Thế rồi ra  trường, được sự đồng ý của hai bên gia đình, môn đăng hộ đối, tuy khá giả nhưnglại hiếm hoi, cả hai người đều là con một. Quí tử sánh duyên cùng ái nữ, trai tài gặp gái sắc bởi em từng là hoa khôi của Giáo Xứ đã dự thi hoa hậu của báo Tiền Phong tổ chức năm nào, chồng em thuộc loại con nhà giàu điển trai học
giỏi.

Vậy đó, cả đôi nên gia thất trong cuộc sống sung túc phú quý mà biết bao người mơ ước. Cha mẹ hai bên vun đắp, ra trường vợ chồng em được làm việc trong một môi trường hết sức thuận lợi. Hơn nữa, các em còn được ở riêng trong một cơ ngơi đồ sộ. Nhìn thấy rõ ràng em được tất cả, em có tất cả, thượng đế ưu đãi vợ chồng em thật
nhiều, một cuộc sống hoàn hảo và vượt bậc về mọi mặt…

Em sanh con đầu lòng là một bé trai kháu khỉnh, vậy là thỏa nỗi mong đợi có con nối dõi của gia đình nội ngoại. Cha mẹ hai bên, họ hàng, bạn bè chúc mừng càng khiến em thêm phần hạnh phúc.

Không ngờ, quả thật không ngờ, tất cả niềm hạnh phúc ấy đã vượt khỏi tầm tay của vợ chồng em một cách thật lãng nhách.

Trong thời gian em sanh con ở cữ, chồng em liên tiếp có những thành công trong công việc, anh bị các bạn rủ rê tiệc tùng cùng đối tác. Vì nể bạn bè, lại không có vợ nhắc nhở, anh đi “tăng một” rồi lại “tăng hai”, đến “tăng ba” thì cả đêm cũng không về nhà. Việc gì xảy ra ai cũng đoán được, anh qua đường với gái làng chơi. Chỉ một lần duy nhất, nhưng khốn nạn thay, cô gái ấy nhiễm HIV. Anh vô tình đem mầm bệnh trong mình mà không hề hay biết.

Một thời gian sau, khi thấy có những triệu chứng bất thường, anh đi xét nghiệm, phát hiện ra mình đã nhiễm căn bệnh chết người. Đau đớn nhất là người vợ hiền vô tội của anh cũng bị vạ lây, anh làm hại đời người anh yêu quý. Con virus quái ác đã làm sụp đổ biết bao gia đình, trong đó có gia đình em. Hạnh phúc vuột khỏi tầm tay thật nhanh chóng, tưởng chừng như một cơn ác mộng.

Những ngày mới phát hiện bệnh, tội nghiệp em vật vã khóc lóc đòi tự tử làm chồng em càng ân hận vì đã yếu lòng sa ngã. Mọi người xúm lại, hai bên cha mẹ và bạn bè đều an ủi, khích lệ: con của hai đứa còn quá bé, nó rất cần tình yêu và hơi ấm của cha mẹ, các con phải cố gắng sống để lo cho nó bằng tất cả những gì có thể bù đắp được, để chuẩn bị thật tốt cho tương lai của nó, để mai này nó có thể bước đi vững vàng khi trên đường đời vắng bóng cha mẹ…

Vợ chồng em hiểu ra rằng số phận đã an bài, mấy năm trời sau đó, các em đã chiến đấu bằng sự can đảm phi thường đến tuyệt vời. Cả hai đã sẵn sàng ra đi trong tình yêu của Chúa và mọi người thân thương.

Bà mẹ chồng bảo với chúng tôi: “Xin các chị an ủi em nó để nó vui chịu những sự khó Chúa gửi. Tôi biết nó vẫn không an tâm về thằng bé…” Tôi nghĩ không phải chỉ an ủi riêng em, mà còn cần phải nâng đỡ cả bốn bậc sinh thành, vì không gì có thể bù đắp được nỗi đau tột cùng này khi họ nhìn đứa cháu mồ côi kia.

Thấy có người đến thăm, chúng tôi xin phép ra về, mọi người nắm chặt bàn tay bé nhỏ gầy guộc của em, nhìn ánh mắt đầy nghị lực, tôi nghĩ chắc còn lâu lắm…

Vậy mà chỉ mới hai ngày sau đó em đã ra đi trong sự yêu thương của mọi người. Xin Chúa cho linh hồn Maria và Gioan Baotixita được sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.

Vợ chồng em đã ra đi, để lại một bài học đắt giá cho mọi người về một cuộc sống đầy những cám dỗ và cay nghiệt, cùng với nỗi ân hận day dứt phải trả vì điều mình đã làm.

Xin Chúa gìn giữ và che chở mỗi người chúng con, để giữa những cạm bẫy và thử thách gặp trong đời thường, chúng con có đủ nghị lực, có cái nhìn sáng suốt để biết tránh xa những nỗi nguy hiểm làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình và đưa chúng con tới chỗ diệt vong, gây đau khổ tan nát tấm lòng nơi những người thân yêu của chúng con. Amen…

THANH ANH NHÀN

trích EPHATA 547

 

Ông Táo chầu Trời

Trầm thiên Thu
1/28/2013
Tết đến, người ta cũng nghĩ ngay tới Táo Quân. Người Việt không xa lạ với “sự kiện” Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc xảy ra trong năm cũ. Có một loại văn vần như vè, thường là 4 chữ, quen gọi là “Sớ Táo Quân”.
Táo Quân [Trung ngữ: 灶 君 (Táo quân), Zào jūn], Táo Vương (灶 王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung quốc được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà. Táo (灶) nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung quốc có những
truyền thuyết về Táo Quân khác nhau.
Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:
– Theo Lã Thị Xuân Thu: Chúc Dung là thần quản lý lửa do Viêm Đế mang tới, khi
chết người dân thờ làm thần lửa.
– Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị.
– Theo Dũ Dương Tạp Trở: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay
Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về
việc người nào có lỗi.
– Theo Hoài Nam Tử: Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân, khi chết được
thờ làm Thần bếp.
Về giới tính, người dân Phúc Kiến (Giang Tây) cho rằng Táo là nữ thần, gọi là
“Táo Quân Lão Mẫu” hoặc “Táo Quân Thái Thái”. Theo Thái Bình Ngũ Lãm trích từ
Ngũ Kinh dĩ nghĩa, Trịnh Huyền cho Táo Thần là “lão phụ”, tức một bà già. Hứa
Thận, nhà ngôn ngữ đời Đông Hán, cho rằng: “Táo Thần họ Tô, tên Cát Lợi, phu
nhân của Táo Thần họ Vương tên Bác Giáp”, và hình tượng Táo Thần là người đàn
ông. Nhưng người vùng Ninh Hóa và một số vùng khác thì vẫn tôn thờ nữ thần, có
thể do họ chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền hoặc cho Táo Thần chuyên lo việc bếp
núc, điều tra tội nhỏ, công việc của nữ giới.
Người Trung Quốc cho rằng, trước kia, mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào
ngày tối trời (cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình
nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 tháng Chạp. Vào
ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp với thịt, cá, rượu
nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp “ăn” để bay
và chở vua lên trời.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ
Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền
tích “hai ông, một bà” – thần Đất, thần Nhà, thần Bếp. Tuy vậy, người dân vẫn
quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo, do kết quả của tính chất Tam vị Nhất
thể (Trinity, Chúa Ba ngôi). Bếp là nguyên bản của nhà khi người nguyên thủy có
lửa, và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi được ghi chép, do đó có
những sự khác nhau về chi tiết. Nội dung chính như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn
phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá nên đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà
ra đi, sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ,
nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm, vì tiền bạc đem theo đều
tiêu hết, Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, hai người nhận ra nhau. Thị Nhi đưa Trọng
Cao vào nhà, hai người hàn huyên tâm sự, rồi Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót
lấy Phạm Lang làm chồng.
Lúc đó, Phạm Lang trở về. Sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích nên Thị
Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà rồi ra đốt
đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu.
Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên
nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao nên cũng
nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được gặp Thượng đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa,
nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (定 福 灶 君), nhưng mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ
Công, trông coi việc bếp núc, danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân;
Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, danh hiệu là Thổ Địa Long Mạch
Tôn Thần; Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa, danh hiệu là Ngũ Phương
Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Người Việt quan niệm rằng ba vị Thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình, do
việc làm đúng đạo lý của những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp,
trên có bài vị viết bằng chữ Hán. Hằng năm, đúng ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo
Công lên chầu trời, có nơi gọi ngày này là “Tết Ông Công”, lễ cúng có cá chép –
vì người Việt cho rằng ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
Ngoài ra người Việt còn quan niệm rằng Táo Quân lên trời và thưa với Ngọc Hoàng
Thượng Đế về những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế,
người Việt làm lễ tiễn ông Táo rất thịnh soạn, với mong muốn những điều tốt đẹp
nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, còn những điều không may mắn hoặc không tốt
sẽ được báo cáo nhẹ đi. Tương truyền như thế.
Người Công giáo không có thói quen cúng Táo Quân nhưng cũng vẫn biết truyền
thuyết này và cũng nhắc tới khi trò chuyện vào những ngày cuối năm.
Nói đến chuyện Ông Táo lên chầu trời, chúng ta cũng nhớ tới việc trình diện
Thiên Chúa khi chúng ta từ giã trần gian để về Trời làm công dân Thiên quốc.
Ông Táo chầu trời rồi lại về trần gian, còn chúng ta thì một đi không trở lại.
Đặc biệt là chúng ta phải trình diện Chúa mà không cần báo cáo, vì mọi sự đều
tỏ bày rõ ràng.
Là phàm nhân, ai cũng chết, đó là hậu quả của tội lỗi: “Phận con người là phải
chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9:27). Nhưng chúng ta không bi
quan, nếu chúng ta sống khiêm nhường: “Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa
và Người sẽ cất nhắc anh em lên” (Gc 4:10).
Thánh Gioan căn dặn: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi, tôi viết
cho anh em những điều này, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu ai phạm tội thì
chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng
Công Chính” (1 Ga 2:1). Thật may mắn và hạnh phúc cho những tội nhân chúng ta!
Tuy nhiên, trách nhiệm và bổn phận của chúng ta là phải sinh lời tùy theo số
“nén bạc” mà Thiên Chúa đã giao cho chúng ta quản lý (x. Lc 19:11-27; Mt 25: 14
-30). Cuối cùng, ai cũng phải tổng kết cuộc đời khi Thiên Chúa bảo chúng ta
vĩnh biệt trần gian này.

Thật hạnh phúc nếu chúng ta được đứng bên những người lành và được Chúa chào
mừng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25:34-36).
Nhưng thật khốn nạn nếu chúng ta phải đứng bên những kẻ dữ và bị Chúa nguyền
rủa: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng” (Mt 25:41-43).
Chúng ta hoàn toàn câm họng, chẳng nói được gì mà tự biện hộ, vì tất cả được
phát hình và phát thanh chính xác từng chi tiết của cuộc đời của mỗi chúng ta.
Ngày Hăm ba, tháng Chạp

Táo quân phải chầu Trời
Rồi sẽ đến lượt tôi
Về trình diện Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin xót thương con là tội nhân!

Đức Thánh Cha giải thích: Tại sao chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha?

Đức Thánh Cha giải thích: Tại sao chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha?

Đồng Nhân

1/30/2013

Nguồn: Vietcatholic.net

VATICAN – Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 30 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã trình bày những suy tư của ngài về lý do tại sao chúng ta gọi Thiên Chúa là “Cha”. Đức Thánh Cha giải thích rằng Tin Mừng sử dụng thuật ngữ này để phản ánh về sự thứ tha, rộng lượng và lòng thương xót của một người cha nhân lành.

Đức Giáo Hoàng cũng nói thêm rằng khi các bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc
chăm sóc và nuôi dạy con cái, họ có thể tìm kiếm nơi Thiên Chúa là Cha Toàn
Năng những mẫu gương để vượt qua những thử thức này.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Tiếp tục các bài giáo lý của chúng ta trong Năm Đức Tin,
giờ đây chúng ta hãy suy tư về lý do tại sao Kinh Tin Kính mô tả Thiên Chúa là
“Cha Toàn Năng”. Bất chấp cuộc khủng hoảng về tình phụ tử trong nhiều
xã hội, Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng ý nghĩa của việc gọi Thiên
Chúa là “Cha”.

Lòng quảng đại, trung thành, tha thứ, và yêu mến thế gian của Ngài vô biên đến
độ đã ban cho chúng ta Con Một của Ngài để cứu rỗi của chúng ta.

Là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Col 1:15), Chúa Giêsu tỏ cho
chúng ta thấy Thiên Chúa là một người Cha đầy lòng thương xót không bao giờ bỏ
rơi con cái của mình và yêu thương lo lắng cho chúng ta đến độ chấp nhận cả
Thập Giá. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã biến chúng ta thành dưỡng tử của Ngài.
Thập giá cũng cho chúng ta thấy Thiên Chúa, là Cha của chúng ta, là Đấng
“toàn năng” đến mức nào.

Sự toàn năng của Ngài vượt qua khái niệm đầy hạn hẹp của của con người chúng ta
về quyền lực, sức mạnh của Ngài chính là ở một tình yêu nhẫn nại được thể hiện
trong chiến thắng cuối cùng của sự tốt lành trên sự gian ác, sự sống trên sự
chết, và tự do trên ách nô lệ của tội lỗi. Khi chúng ta chiêm ngắm Thánh Giá
của Chúa Kitô, chúng ta hãy hướng về Thiên Chúa là Cha toàn năng và cầu xin ân
sủng của Ngài giúp chúng ta từ bỏ chính mình với lòng cậy trông và tin tưởng
nơi tình yêu đầy lòng thương xót và quyền năng cứu độ của Ngài.

Tôi chào đón nồng nhiệt các linh mục tham dự khoá thường huấn tại phân khoa
Giáo dục thần học của trường Đại học Bắc Mỹ. Với tất cả các du khách nói tiếng
Anh hiện diện tại buổi triều yết ngày hôm nay, bao gồm những người từ Hàn Quốc,
Canada và Hoa Kỳ, tôi cầu khẩn muôn ơn lành của Thiên Chúa, niềm vui và an bình
tuôn đổ trên anh chị em.

MỘT LỜI CẢNH BÁO ĐÁNG SUY TƯ

MỘT LỜI CẢNH BÁO ĐÁNG SUY TƯ

Đặng Tự Do

Trên tờ Records của giáo phận Perth, Australia, có đăng lời tâm sự
của một cựu linh mục, một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh
mục, nay đã hoàn tục. Bài tâm sự này là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta
không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện hằng ngày.

“Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức
Kitô. Tôi xác quyết rằng dù sống hay dù chết, dù tù đày, bắt bớ, dù khốn cùng,
quẫn bách. Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức
Kitô”.

Tôi đã nhiều lần gân cổ, mặt đanh lại khi hát những câu hát
trên.  Cứ tưởng như là chỉ cần gào to lên như vậy thì tôi sẽ đời đời sống
trong lòng mến của Thiên Chúa. Thật ra, cũng không hoàn toàn là vô lý.
Thật sự, đúng là tù đày, bắt bớ, khốn cùng, quẫn bách đã không tách tôi ra khỏi
lòng mến của Thiên Chúa.  Nhưng, đơn giản là vì những thứ ấy không xảy ra
trên đất nước tự do này.  Ai dám bỏ tù tôi, ai dám kỳ thị tôi, ngược
đãi tôi vì tôi là người Công giáo, tôi kiện lên họ tới Tối Cao Pháp Viện chứ
chơi à.

Tuy nhiên, đã có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ
tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên
Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.

Năm 1972, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Rôma, tôi đã nổi
như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng thở dài”.  Cuốn sách trình bày những
suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề
trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt.  Có những
người viết thư cho tôi cho biết họ tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách
đó.  Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của
tôi.  Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách, họ
cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con biết Chúa hằng yêu thương con.  Con
phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng, lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa
muốn nói với con điều gì?”.

Khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện, tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện.  Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa.  Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên
tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi
nói và viết hằng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi.  Có
lẽ, tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người
bình dân.  Siêu đẳng như tôi thì không cần.  Càng ngày tôi cũng càng
ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh và kiêu căng với các
đấng bề trên.  Chuyện gì đến cũng đã đến.  Tôi không muốn sa vào
những phân tích vụn vặt.  Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy
tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự
thật đơn giản này: Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên
Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài.  Chính đời sống cầu
nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình
yêu thương của Thiên Chúa.

Chẳng vậy, mà trong Phúc âm biết bao nhiêu lần chúng ta gặp câu
này: “Sau đó, Người lui vào một nơi thanh vắng mà cầu nguyện”. Chính
Chúa Con mỗi ngày còn cần đến sự cầu nguyện ở nơi thanh vắng để hiểu được ý
Chúa Cha.  Chúng ta là ai, tư cách gì, mà đòi có thể biết được ý Chúa
qua trí khôn, qua sự xét đoán nông cạn của mình trong cái náo nhiệt, bận rộn
của cuộc sống quay cuồng chung quanh.

Chẳng vậy, tất cả các lần Đức Mẹ hiện ra, Mẹ đã không nói gì nhiều
hơn là lặp lại tiếng kêu gọi khẩn cấp hãy cầu nguyện đó sao. Chúng ta cũng
nhìn thấy điều này nơi các Thánh mà chúng ta hằng tôn kính.  Chính sự
cầu nguyện đã giúp các Ngài nên Thánh.

Tôi đặc biệt mong muốn lặp lại ở đây những điều Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô 2 đã viết trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng”:

Việc cầu nguyện vừa là tìm tòi Thiên Chúa, vừa là mặc khải Thiên
Chúa.  Nơi việc cầu nguyện của ta, Thiên Chúa tỏ rõ Ngài là Đấng Sáng Tạo
và là Cha, là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa Cứu Thế, là Thần Khí “dò thấu mọi
sự, cả đến những gì sâu xa nhất của Thiên Chúa”
(1 Cr 2, 10), cũng như
dò thấu những gì bí mật của tâm hồn.  Trong việc cầu nguyện, trước hết,
Thiên Chúa tỏ ra Ngài là tình thương xót, nghĩa là một Tình yêu đi tới gặp con
người đau khổ. Tình yêu này nâng đỡ, vực dậy và mời gọi chúng ta hãy tin
tưởng”.

Trên tất cả mọi sự, tôi nhận rõ rằng chính việc thiếu một đời sống
cầu nguyện đã giết chết ơn gọi Linh mục trong tôi.

*************************************

Những lời cảnh báo này thật đáng suy nghĩ.  Bao nhiêu lần tôi
đi dự lễ ngày Chúa Nhật mà chỉ mong cha làm cho nhanh nhanh để tôi về còn lo
làm chuyện khác.  Tôi có chuyện gì đáng lo hơn là phần rỗi linh hồn của
tôi.

Tôi có một công việc rồi, còn muốn kiếm thêm một công việc nữa đến
nỗi không còn có giờ cầu nguyện nữa.  Sống như điên, cày như điên như thế
có phải là cuộc sống được chúc phúc không?

Đặng Tự Do

langthangchieutim &

Anh chị Thụ & Mai gởi

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Đời sống tu trì (21)

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Đời sống tu trì (21)

Đăng bởi lúc 2:15 Sáng 27

nguồn: Chuacuuthe.com

VRNs (27.01.2013) – Sàigòn

Đời sống tu trì

Ngày 21 tháng này, Giáo hội sẽ mừng lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh: Giáo hội tưởng niệm và nêu cao gương mẫu cuộc đời tận hiến của Trinh nữ Maria cho Thiên Chúa. Từ giây phút đầu tiên cho đến hơi thở cuối cùng của đời Người, Đức Mẹ luôn luôn thuộc trọn về Chúa, sống cho Thiên Chúa và việc làm của Người đều hướng về Chúa. Người đón nhận tất cả nỗi thống khổ, thử thách, để sáng danh Chúa trên trời. Người đã hiến dâng dạ trinh khiết trong con đường khó nghèo và vâng phục để phụng sự Thiên Chúa và nhân loại. Lòng tin, lòng cậy và lòng mến chiếu rạng trong cả
cuộc đời Người.

Mẹ Maria đã để lại tấm gương tận hiến cho tất cả những ai dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì. Vì thế, nhân dịp lễ Mẹ về, chúng tôi muốn dành Nguyệt san tháng này, để nêu lên một vài khía cạnh của đời sống tu trì, ngõ hầu gây một mối thông cảm giữa anh chị em sống ngoài đời và những người sống trong tu viện.

Nói đến vấn đề tu trì,con người thế kỷ 20 chúng ta vẫn còn nhiều quan niệm lỗi thời. Có kẻ giàu trí tưởng tượng cho rằng tu viện là nơi nương nấu của những tâm hồn tan vỡ: Đi tu là tìm cái u tịch của chốn thánh để thoa dịu các vết thương lòng khi ai có ý
muốn đi tu, họ liền nghĩ đến một khối tình nào đã đổ vỡ.

Có người cho rằng đi tu chỉ vì số phận hẩm hiu, hết tương lai, bị đời từ chối. Họ tưởng rằng đau khổ thất bại là một yếu tố cần thiết của một ơn kêu gọi tu Dòng và chỉ cần đời đóng cửa là tu viện sẽ mở cửa.

Vẫn biết đôi khi nhờ thất bại con người sẽ mở mắt nhìn thấy những giá trị siêu nhiên và Thiên Chúa đại lượng sẽ lãnh nhận tất cả những gì người ta dâng với lòng thành, kể cả một cuộc đời tàn phế, nhưng nếu đi tu chỉ vì tàn phế, chắc rằng họ sẽ không ở lâu
trong tu viện.

Cũng không thiếu người nghĩ rằng đi tu là một lối thoát nợ đời, cũng êm đẹp: Ở đời, nhiều lo âu về tinh thần cũng như vật chất. Đã có gia đình, phải lo cho gia đình, phải thức khuya dậy sớm, phải đổ mồ hôi trán để nuôi vợ con. Còn người đi tu, chỉ một
thân một mình cơm áo mặc đã có nhà dòng lo, thoát khỏi mọi bận rộn, sống một
cuộc đời nhàn hạ, tâm hồn được bình an thoải mái.

Tất cả những quan niệm trên đều sai lạc: Đi tu không phải vì tâm hồn đã quá đau khổ, quá chán đời không thiết gì với cuộc sống, muốn chôn mình vào nơi thanh vắng để dễ than vắn thở dài. Đi tu cũng không phải vì số phận quá hẩm hiu, bị đời từ chối, không
làm ăn nên nỗi, phải nhờ chốn tu viện an thân lúc về già. Đi tu cũng không vì
hèn nhát, chỉ vì thoát nợ đời, khỏi bận rộn âu lo, khỏi phải chiến đấu.

Vậy thế nào là tu? Tu tức là sống cuộc đời tận hiến cho Chúa, bằng ba lời khấn khó nghèo, trinh khiết và vâng lời, để hoàn toàn tin yêu và phụng sự Chúa. Trên phương diện ba lời khấn khó nghèo, tinh khiết và vâng lời sẽ phân biệt đời sống tu trì với đời
sống ngoài đời. Trên phương diện nội tâm, đời sống tu trì cốt ở chỗ tận hiến
cho Chúa. Thiên Chúa là một bản vị mời gọi người ta đi đến chỗ sống thân mật
với một tình yêu độc nhất vô nhị là Người. trước tiếng gọi tha thiết, thầm kín,
huyền diệu của Thiên Chúa, con người đại độ trút bỏ lòng ham muốn của cải,
khoái lạc và tự do để bước vào con đường tu của ba lời khấn. Tiếng mời gọi ấy,
trong hết mọi chặng đường tu hành về sau, lại còn vang lên mãi, thúc giục từ bỏ
mỗi ngày một thêm, biến đời sống mình làm một của lễ cho Chúa.

Nhưng người tu sĩ chưa phải là thánh. Họ cũng còn là người với những tính xấu của họ, với những yếu đuối, những trượt ngã trên con đường tu thân. Bao lâu họ còn là người bấy lâu họ còn bị tiền tài danh vọng, khoái lạc, tự do tấn công họ. Và trong cuộc chiến đấu gay go ấy, người tu sĩ có lúc thắng có lúc bại. nhưng với ơn Chúa, họ chiến đấu mãi và mong một ngày kia cởi bỏ hẳn con người cũ, con người tội lỗi để luôn mặc
lấy con người mới là chính Chúa Giêsu. Lúc ấy con người và Thiên Chúa sẽ hợp
nhất hoàn toàn trong tình yêu bất diệt, cùng đích của đời sống tu trì.

Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Số 174-11/1963