Đức tin trong giới trẻ ngày nay

Đức tin trong giới trẻ ngày nay

Tu sĩ Michael Paul Gallagher, SJ (Dòng Tên), giải thích rằng nền văn hóa mới mà chúng ta đang sống ngày nay không nhất thiết là chống lại niềm tin Kitô, nhưng nó kêu gọi giới trẻ ngày nay quyết định cuộc sống và tâm linh của mình.

Vài tháng trước tại Rôma, tôi có hẹn và đến sớm, tôi dùng thời gian ngắn ngủi đó để cầu nguyện. Bên trong nhà thờ đang có thánh lễ kỷ niệm ngày cưới. Đôi vợ chồng lớn tuổi ngồi ở ghế đặc biệt ngay trước bàn thờ và con cháu ngồi ở hàng ghế trước, ai cũng tươm tất và lộng lẫy.

Linh mục đang giảng, khoảng cầu nguyện riêng của tôi không đủ thinh lặng như tôi muốn. Tôi nghe lời giảng – nhưng với cảm giác buồn gia tăng. Linh mục khen đôi vợ chồng già đã sống chung thủy với nhau 50 năm qua, nhưng rồi tiếp tục chỉ trích “văn hóa hiện đại” thiếu nền tảng, xa rời các giá trị Kitô giáo, ích kỷ và vụn vỡ luân lý. Ngài có vẻ hơi khác với các thế hệ đang nghe ngài nói. Tôi an tâm vì phải rời nhà thờ để đi theo lịch hẹn.

Tại sao hồi tưởng giai đoạn này ở đây? Vì linh mục đó có phần đúng: văn hóa hiện đại có thể làm con người tản mác như đoàn chiên không người chăn mà Phúc âm nói tới. Tiếng nói của ngài có vẻ không đúng với tôi. Ngài không cố gắng bước vào thế giới của giới trẻ hoặc không nhận ra các nhu cầu khác của họ. Ngài có vẻ không thấy cái gì tốt trong cách sống mà họ phải sống.

Từ chủ đề xử lý đức tin theo dạng văn hóa này, hãy để tôi tưởng tượng ra một cách khác. Không chỉ trong một bài giảng. Có nhiều điều để suy nghĩ.

Khi còn sống, ĐGH Gioan-Phaolô II đã thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa (Pontifical Council for Culture) tạiVatican. Tôi làm việc ở đó 5 năm trong đầu thập niên 1990. Ý tưởng đầu tiên của ngài là vươn xa ra thế giới của văn hóa sáng tạo: các nhà tư tưởng, các nghệ sĩ, các văn sĩ, các nhà trí thức,… Đó là lĩnh vực mà ĐGH Gioan-Phaolô II đã quan tâm đặc biệt, tự hóa thân thành một triết gì, một thi sĩ và một kịch sĩ.

Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, ngài mở rộng phạm vi của Hội đồng bao gồm điều mà ngài gọi là “văn hóa sống” (living culture). Dần dần giáo hội nhận ra rằng văn hóa bình thường này là một cách thể hiện mạnh mẽ, định hình cách sống của mỗi người. Như không khí chúng ta hít thở, chúng ta đồng hóa cách nhìn của thế giới, một số giả định thường ẩn về quyền ưu tiên của cuộc sống. Loại văn hóa này là vấn đề của cách sống hơn là các tư tưởng minh nhiên. Nó giống như một tảng băng, lớn có thể nhìn thấy nhưng nhưng không ảnh hưởng gì. Nó như một ngôn ngữ mà chúng ta học và cứ cho là vậy. Nó cho chúng ta những gì chúng ta gọi là “ý nghĩa chung”.

Đại dương văn hóa bình thường này bao quanh chúng ta và đã thay đổi nhiều trong thế hệ vừa qua hoặc khoảng đó. Chúng ta có thể mô tả thế nào về các sự thay đổi này và tầm ảnh hưởng của chúng đối với đức tin? Trước hết, nó đơn giản và hợp nhất hơn trước. Ít nhất là tại Ai-len cho tới thập niên 1960. chúng ta sống trong một thế giới được che chở, theo nghĩa đen là văn hóa vùng đảo (island culture). Đức tin Kitô giáo là một phần di sản hầu như của mọi người. Đức tin đó được lưu truyền trong các gia đình, các giáo xứ và các trường học.

Nhưng ngày nay, tôi nghĩ đây là vấn đề lớin bị linh mục Rôma kia khinh suất, đức tin không thể là một di sản trơn tru như vậy. Nó phải là một quyết định và thường là quyết định lội ngược dòng. Thế nên vấn đề chính là: Giáo hội có thể làm gì để nuôi dưỡng quyết định đó? Có thể ngôn ngữ cũ hơn của đức tin, với sự nhấn mạnh về đức vâng lời và thực hành các bí tích, sẽ nuôi dưỡng người ta như trong quá khứ.

Đôi vợ chồng già kỷ niệm kim khánh hôn nhân kia đã trưởng thành trong thời kỳ đầu của sự chuyển giao đức tin. Có thể họ thấy ý nghĩa sâu xa về Thiên Chúa qua lòng chung thủy của họ đối với việc tham dự phụng vụ. Nhưng con cháu của họ có thể “bơi” trong vùng biển khác, lẫn lộn những dòng nước trái ngược, để nói như vậy. Con đường của họ đến với Chúa Kitô sẽ phải ít thụ động hơn, cá nhân hơn, tâm linh hơn, nhiều tận tụy minh nhiên hơn.

Điều này có phải “văn hóa hiện đại” là kẻ thù của đức tin? Không nhất thiếtnhưng nó phức tạp hơn và dễ lầm lẫn hơn. Trong thời đại mới và kỹ thuật mới, những cách diễn tã cũ về đức tin có thể không có vẻ không quá khả nghi và không thực tế như vậy. Cần có những lối vào mới, không quy trách cho văn hóa.

Vài tháng trước khi được bầu làm giáo hoàng, lúc đó Hồng y Ratzinger đã trả lời phỏng vấn của một tờ báo của Ý hơi chống giáo hội và trả lời câu hỏi về tình hình mới đối với đức tin bằng những từ thế này: “Cốt lõi của Kitô giáo là câu chuyện yêu thương giữa Thiên Chúa và loài người. Nếu chúng ta có thể hiểu điều này bằng ngôn ngữ cảu ngày nay, mọi sự khác sẽ theo sau… Cách sống ngày nay rất khác và do đó mà cách tiếp cận thông minh là chưa đủ. Chúng ta phải cho người ta những khoảng sống của cộng đồng và của sự phát triển dần dần chung với nhau”.

Nhận biết thử thách mới này là bước đầu tiến về cách nói mới. Đó sẽ là tiếng nói của sự mời gọi chứ không là mệnh lệnh. Đó sẽ là cố gắng đánh thức những ước muốn còn ngủ quên trong tâm hồn mọi người. Điều đó sẽ cho họ khí cụ để hỏi về các phương diện nông cạn của văn hóa đang bao quanh.

Theo một ý nghĩa nào đó, đức tin sẽ luôn ở trong độ căng với đức tin, nhưng như vậy không có nghĩa là chỉ nên than vãn về điều đó. Theo cách nói của thần học gia người Đức Dorothy Soelle: “Điều gây thất kinh trong văn hóa của chúng ta là đa số người ta không có ngôn ngữ để nói về chiều kích tâm linh”.

Lời nhận xét nổi tiếng của Karl Rahner cũng tương tự: “Các tín hữu ngày mai sẽ là những người thần bí hoặc không còn đức tin nữa”. Ông không có ý nói mọi người sẽ trầm mặc hoặc có cảm nghiệm khác thường về Thiên Chúa. Ông nói về sự thần bí hàng ngày, về khả năng nhận ra tiếng gọi và hoa trái Thánh Thần trong những cách chọn lựa và cảm nghiệm bình thường.

Những điều này có nghĩa là đức tin trong tương lai sẽ cần chín muồi hơn để “sống sót” trong một nền văn hóa nhiêu khê hơn, như cây cối chỉ có thể sống trong giông bão nếu rễ của nó đâm sâu và mạnh. Hãy lặp lại lời thơ của thi sĩHopkins:

Niềm hy vọng với lời cầu

Làm đâm bén rễ vào sâu đất màu

(Our hope and our prayer becomes: send our roots rain).

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ CatholicIreland.net)

Anh chị Thụ& Mai gởi

 

Giọt nước mắt

Giọt nước mắt

Ai sinh ra cũng khóc. Đứa bé khóc được là thân nhân vui mừng, đứa bé không khóc thì thân nhân… lo. Vậy khóc là “tín hiệu tốt” chứ không phải là cười.

Rồi khôn lớn dần, trong cuộc sống, ai cũng đã từng hơn một lần rưng rưng nước mắt hoặc đầm đìa nước mắt. Mà nói đến nước mắt là nói đến trạng thái khóc. Thường thì khóc là thể hiện tâm trạng buồn. Nhưng cũng có thể khóc vì vui, như thi hào Nguyễn Công Trứ mô tả: “Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”. Buồn mà lại cười, đó là lúc người ta quá buồn, buồn muốn phát điên, buồn muốn khóc, và rồi khóc đến cạn nước mắt. Có thể đó là “cái bí ẩn” trong cách nói của người Việt Nam thường nói: “Buồn cười quá!”.

Cụ Nguyễn Công Trứ đã từng “khóc”, vì ông đã “ngồi buồn mà trách ông xanh” và mong ước:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Nhưng với chúng ta, những người có niềm tin vào Đức-Kitô-tử-nạn-và-phục-sinh, chúng ta có quyết tâm tích cực hoàn toàn khác:

Kiếp sau xin vẫn làm người

Và làm thánh giữa Nước Trời trường sinh

Chúng ta không chỉ “vẫn làm người”, vì thân xác chúng ta cũng được sống lại và lên trời, đặc biệt là còn làm “thánh nhân”. Nhưng trước khi “về Nhà Cha” hưởng phúc trường sinh vinh quang, chúng ta không thể không phải chịu đau khổ, nghĩa là có những lúc buồn nẫu ruột, buồn đến chết, buồn đến bật khóc,… đến nỗi những người kém lòng tin đã tự tử.

Khóc có nhiều kiểu. Khóc có nhiều nguyên nhân. Khóc có nhiều mức độ. Thế nên nước mắt cũng có nhiều loại, kể cả “nước mắt cá sấu”. Và tất nhiên, nước mắt không chỉ có vị mặn mà còn có những vị khác nữa!

Với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông có “giọt nước mắt ngà”: “Em đứng bên sông buồn, nhìn cuộc tình trôi qua và lòng người phôi pha. Trên hai đóa môi hồng, nụ cười đã đi xa. Ôi giọt nước mắt nào cho cuộc tình đầu… Thôi một giọt nước mắt này, cho cuộc tình đam mê, cho người tình trăm năm… Giọt lệ nào thương vay, tình đành tràn mi cay… Ôi giọt nước mắt ngà cho cuộc tình đầu tiên!”. Giọt-nước-mắt-ngà của NS họ Ngô là giọt-lệ-tình-sầu, một “kiểu” nước mắt của riêng ông.

Người đời có nhiều loại nước mắt, riêng người Công giáo có thêm loại nước-mắt-ăn-năn, nước-mắt-khóc-cho-tội-mình mang vị mặn chát, nhưng đó là loại nước-mắt-thánh-thiện rất cần thiết. Nước mắt làm cho sáng mắt, và nước mắt có thể làm “trôi đi” phần nào nỗi buồn.

Tác giả Thánh vịnh có kiểu khóc thế này: “Tôi lang thang như người khóc mẹ, tôi tủi buồn cúi mặt xuống mà đi” (Tv 35:14). Nước mắt chảy nhiều đến nỗi tác giả “xin lấy vò mà đựng nước mắt” (Tv 56:9), và thường đem “nước mắt hoà nước uống” (Tv 102:10). Có những giọt nước mắt bình thường hoặc tầm thường, nhưng có những giọt nước mắt quý giá – gọi là châu lệ.

Thánh Phaolô cũng đã từng phải khóc: “Tôi phải than khóc nhiều người trước đây đã phạm tội, mà nay chẳng chịu ăn năn hối cải về những việc ô uế, gian dâm và phóng đãng họ đã làm” (2 Cr 12:21).

Thánh sử Luca tường thuật: “Có một phụ nữ tội lỗi cúi sát chân Chúa Giêsu mà khóc. Chị lấy nước mắt mình mà tưới ướt chân Ngài, lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Ngài và lấy dầu thơm mà đổ lên” (Lc 7:38). Những giọt nước mắt như vậy thực sự là châu lệ, vì đầy tâm tình sám hối và tin yêu. Do đó, Chúa Giêsu đề cao tấm gương của phụ-nữ-tội-lỗi này: “Yêu nhiều nên được tha nhiều” (Lc 7:47).

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày Đại Tang của Giáo hội, đúng ra là Thế Giới Tang. Nhiều người chú trọng nhiều đến “bề ngoài”, lo “bày tỏ” bằng những cách để đánh vào thị hiếu của giới bình dân. Nếu thực sự ngoại tại có thể giúp nội tại thì cũng tốt, nhưng đừng thái quá. Điều cần là “đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng” (Ge 2:13). Khóc cho tội và chết cho tội là thành tâm sám hối và quyết tâm chừa tội, đó mới là cách Chúa muốn. Cứ lo “diễn” bề ngoài mà không chú ý nội tâm thì chắc chắn Chúa không muốn.

Chính Đức Giêsu cũng đã khóc vì thương tiếc thành Giêrusalem (x. Lc 19:41), nhưng khi người ta than khóc Ngài vì thấy Ngài vác Thập giá, dù Ngài đang rất mệt mỏi và đau đớn mà vẫn ráng quay lại nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28).

Đó cũng chính là lời cảnh báo Ngài nói thẳng với chúng ta. Và rồi khi “Ngài ngự đến giữa đám mây”, nghĩa là lúc Ngài đến thế gian lần thứ hai, “ai nấy sẽ thấy Ngài, cả những kẻ đã đâm Ngài. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Ngài” (Kh 1:7).

Cuộc đời là chuỗi-đau-khổ-đầy-nước-mắt, nhưng chính đau khổ lại là diễm phúc: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5:5). Khóc không bị chê trách mà được chúc phúc. Giọt-nước-mắt đó đầy vị-mặn-yêu-thương. Chỉ có một loại nước mắt tệ hại nhất và vô phúc nhất là giọt-nước-mắt-trong-hỏa-ngục, vì phải đời đời “khóc lóc và nghiến răng” (Mt 8:12; Mt 13:42; Mt 13:50; Mt 22:13; Mt 24:51; Mt 25:30; Lc 13:28).

Chúa Giêsu đã dùng chính sự thất bại để chiến thắng, dùng chính đau khổ để đạt vinh quang, và dùng chính cái chết để đạt sự phục sinh. Đấng Cứu Thế đã vậy thì chúng ta không thể không như Ngài – nghĩa là cũng phải khóc lóc và rơi lệ hằng ngày. Tuy nhiên, Ngài đã chết để chúng ta được sống, và rồi “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt chúng ta” (Kh 7:17; Kh 21:4).

Lạy Chúa Cha hằng hữu đầy lòng thương xót, vì tội lỗi khốn nạn của chúng con mà Ngài bắt Đức Kitô, Con Yêu Dấu của Cha, phải chết đau thương. Chúng con thành tâm xin lỗi Đức Giêsu Kitô, xin cho nước mắt của chúng con được hòa với Máu và Nước của Ngài để nài xin lòng thương xót cho chính chúng con và toàn thế giới. Chúng con khẩn thiết Chúa Cha thương xót và tha thứ cho chúng con, xin giúp chúng con trung tín với Ơn Chúa để đừng làm khổ Đức Giêsu chút nào nữa. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Anh chị Thụ & Mai gởi

Đừng để đến mai.

Đừng để đến mai.

Margaret Mitchell, tác giả cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng “Gone with the Wind”, dịch ra nhiều thứ tiếng, tiếng Việt là “Cuốn theo chiều gió”.

Trong tiểu thuyết này, nhân vật chính là cô Scarlet, từ đầu tới cuối chuyện cô thường nói câu: “Để mai sẽ lo chuyện đó“. Tới trang cuối cùng khi đã mất người chồng thứ ba là Rhod Bluster, Scarlet còn nói: “Để mai tôi sẽ chiếm lại Rhed Bluster“.

Chính người thuật truyện nói rằng Margaret là một người Công Giáo xa Giáo Hội đã nhiều năm, cứ hoãn việc trở về với Giáo Hội.  Và có ai nhắc thì bà ta chuyên lặp lại câu:  “Để mai sẽ lo chuyện đó” .

Bà bị tai nạn xe hơi tại Atlanta, Georgia.

Một người bạn rất thân của bà ta kể lại rằng khi mê man bất tỉnh, bà ta cứ lặp đi lặp lại câu này:  “Để mai sẽ lo  chuyện đó”. Nhưng đã không có “mai” nữa!!!

Bà chết ngày 16 tháng 6 năm 1949.

Lời Chúa: (Luca 12,39-40):  Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta đã không để nó khoét tường nhà mình. Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính lúc anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”.

Lm. Đoàn Quang

chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

Thư Gởi Bạn Hiền I

Thư Gởi Bạn Hiền I

Giuse Phạm Văn Tuyến

Bạn thân mến,

Nếu như tôi được khuyên bạn một điều, thì tôi xin được khuyên bạn là hãy học hỏi Kinh Thánh. Tại sao? Nếu bạn có hỏi thì thú thực, tôi không có lý lẽ gì cao siêu để giải thích cho bạn, mà tôi cũng chẳng biết làm sao để thuyết phục bạn cho được, nhưng tôi xin được chia xẻ với bạn lý do đã thúc đẩy tôi học hỏi Kinh Thánh.

Một cuối tuần, có lẽ cũng đã hơn hai mươi năm về trước, tôi thấy mình buồn chán vì rảnh rỗi không có gì làm. Tôi vốn là một người rất năng động, ngồi yên là không được, và cuối tuần này cũng vậy. Ði tới đi lui tìm việc, tôi đã quyết định là phải dọn lại cái tủ sách cho gọn ghẽ.  Sau hơn hai tiếng đồng hồ sắp xếp, đứng nhìn tủ sách sạch sẽ gọn gàng, tôi cảm thấy rất hài lòng. Ðưa mắt nhìn từng ngăn tủ, từng cuốn sách, lòng tôi thấy vui. Những ý nghĩ miên man bắt đầu tới; từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác, óc tưởng tượng của tôi bắt đầu phiêu du. Rồi cứ thế, tối thả hồn đưa mình về những ngày đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ lại những khó khăn vì ngôn ngữ bất đồng, những vụng dại trong cách cư xử do sự khác biệt trong các phong tục tập quán. Cái gì cũng xa lạ hết, vậy mà bây giờ tôi đã tốt nghiệp đại học. Có công ăn việc làm, có nhà, có xe, có mọi thứ cho những nhu cầu cần thiết. Tôi cảm thấy tự mãn, mà hình như còn hơn tự mãn nữa; tôi thấy như có một chút kiêu hãnh nhen nhúm trong lòng. Tôi tự khen mình, giỏi thật! Rồi như để chứng minh cái giỏi của mình, tôi bắt đầu đếm xem mình đã phải đọc, phải học bao nhiêu cuốn sách để có thể tốt nghiệp đại học. Từ những cuốn toán dầy cộm, đến những cuốn lý, hóa, khoa học vật liệu, tĩnh học, động học, thôi thì đủ các môn, các sách, nhưng tôi bỗng khựng lại, gần như giựt mình, khi tôi đếm đến cuốn Thánh Kinh. Phải rồi, tôi tự nghĩ, mình có đọc cuốn này bao giờ đâu mà đếm! Tôi mua cuốn Thánh Kinh này đã sáu bảy năm về trước; chẳng phải vì tôi muốn đọc, hay vì ngoan đạo, mà vì tôi muốn ủng hộ một cơ quan nào đó mà tôi quên mất, họ bán Sách Thánh để gây quỹ. Tôi đặt cuốn Thánh Kinh này ở ngay giữa tủ sách, ngăn cao nhất và có đèn chiếu sáng. Tôi thấy cuốn Thánh Kinh này gần như hằng ngày nhưng tôi chưa bao giờ đọc nó hết. Ðứng đó nhìn cuốn Thánh Kinh lòng tôi bỗng thấy nao nao. Niềm kiêu hãnh, lòng tự mãn, mọi ý nghĩ, mọi hình ảnh vừa tràn ngập óc tưởng tượng của tôi mấy phút trước tự dưng biến tan. Trong khoảnh khắc, hồn tôi bỗng như trống rỗng. Tôi tự hỏi sao mình chưa đọc cuồn sách này? Từ tiểu học, qua trung học, cho đến hết đại học, chỉ tính sách giáo khoa thôi, tôi đọc, không phải chỉ đọc mà còn phải học nữa, có tới ba trăm cuốn sách. Nếu tính các sách để tham khảo nữa thì có tới bốn trăm, cộng thêm sách vở báo chí để đọc cho vui, các tiểu thuyết vô bổ, tất cả có lẽ tôi đã đọc đến năm sáu trăm cuốn sách; thế mà Kinh Thánh thì tôi chưa đọc bao giờ! Tại sao vậy?  Ðứng đó như cây chết, hồn tôi trầm ngâm, tư lự. Tôi thấy như lòng mình dấy lên chút xao xuyến, hơi bồi hồi. Không phải cái xao xuyến của thuở vừa biết yêu; cũng chẳng là sự bồi hồi lúc trông ngóng người tình. Phải rồi…, không phải xao xuyến, cũng chẳng bồi hồi, mà là một tâm tư khó tả. Tôi còn đang miên man với tâm tư mông lung khó tả này, thì một ý nghĩ khác vọt  đến làm tôi cảm thấy luyến tiếc. Tôi tiếc cho đời người ngắn ngủi! Sống được trăm năm đã kể là lâu, mà thực ra có mấy người sống được trăm năm! Năm năm đầu là thời thơ ấu. Trong năm năm này, ngoài là nguồn vui cho những người xung quanh, nguồn vui mà chính mình cũng không biết, thì giá trị cuộc đời vào những năm này có gì đâu? Có ai làm gì được cho mình, cho đời?  Hai mươi lăm năm kế là thời gian để học, để chuẩn bị cho những năm sắp tới. Ba mươi năm sau là thời gian để vật lộn, để ganh đua, để tìm kiếm. Rồi từ đó, những gì chúng ta tìm được, đạt được bắt đầu phai mờ, bắt đầu dần dần mất giá trị; vậy mà để đạt được những thứ chóng qua này, tôi đã phải đọc, phải học đến mấy trăm cuốn sách. Còn cho cuộc sống mai hậu, cuộc sống vĩnh cửu, thì chỉ có một cuốn Thánh Kinh thôi mà tôi chưa đọc bao giờ. Tôi dại thật! Từ đó tôi bắt đầu đọc và học hỏi Thánh Kinh.

Bạn thân mến, Thánh Kinh khó hiểu thật! Bạn có nhớ là tôi vừa tự khen mình là giỏi không? Tôi đã đọc, học và hiểu cả mấy trăm cuốn sách, thế mà cuốn Thánh Kinh thì tôi chịu không hiểu nổi. Tôi tưởng là tôi không không hiểu vì tôi đọc Kinh Thánh viết bằng Tiếng Mỹ, nhưng khi đọc Kinh Thánh viết bằng Tiếng Việt, tôi cũng chịu chết. Những chữ, những từ dùng trong Kinh Thánh thì tôi hiểu, nhưng ý nghĩa của những việc Chúa làm, những lời Chúa dạy, của những diễn biến, những sự việc xảy ra trong Kinh Thánh thì tôi đã đọc đi đọc lại, đọc đến nản lòng mà có rất nhiều điều tôi vẫn chưa hiểu được. Tôi đã định bụng là phải đầu hàng, nhưng ngay khi tôi nản chí, thì trong tôi như lóe lên một tia sáng. Phải rồi, những sách giáo khoa mà tôi vừa kể ra ở trên, đâu phải tôi đã đọc là hiểu liền được đâu! Tôi cũng đã phải hỏi người này, nhờ người kia giải thích mới hiểu nổi đấy chứ. Thánh Kinh cũng vậy, nếu không hiểu thì bạn phải hỏi. Nhưng hỏi ai đây? Có rất nhiều người được ơn hiểu biết Thánh Kinh để cho chúng ta hỏi, nhưng người có thể giải thích, bất cứ cuốn sách nào, cách đúng nhất, chính là tác giả của cuốn sách đó. Thành ra, ngoài học hỏi Kinh Thánh từ những vị có thẩm quyền về Kinh Thánh, chúng ta còn phải hỏi ngay chính Chúa Giêsu. Tới đây chắc bạn phải phì cười. Hỏi Chúa Giêsu! Làm sao để hỏi Chúa Giêsu? Ðể tôi chia xẻ với bạn nhé. Tôi được một hồng ân, đó là từ khi bắt đầu học hỏi Kinh Thánh thì tôi nhận ra là ỏ gần nhà tôi, trong khoảng 15 dậm, luôn luôn có nhà chầu Thánh Thể thường xuyên (Perpetual Adoration), và tôi đã chọn một giờ chầu mỗi tuần. Ðây là giờ tôi dùng để tâm sự, để than thở, và nhất là để đem mọi thắc mắc của tôi đến để trình bày với Chúa Giêsu. Trong giờ này, có khi tôi chỉ đọc kinh, đọc sách, nhưng phần nhiều thì tôi chỉ ngắm nhìn Thánh Thể Chúa và suy nghĩ về những điều trong Thánh Kinh mà tôi không hiểu. Rồi bạn có biết không? Chính những lúc đó, những lúc mà tôi để hồn đắm chìn trong những đoạn Thánh Kinh khó hiểu, là lúc mà tôi hiểu được, tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Bạn cứ thử xem. Chúa Giêsu đã không hiện ra bằng xương bằng thịt để nói chuyện với tôi, chắc Ngài cũng không hiện ra như vậy với bạn đâu, nhưng tôi dám chắc là ban sẽ được ơn thông hiểu Lời Chúa đúng với đấng bậc của mình. Tôi đã hiểu được gì? Tất nhiên là tôi vẫn chưa hiểu hết được những gì viết trong Kinh Thánh, nhưng những hiểu biết tôi được ban cho thì cũng nhiều lắm. Tôi muốn được chia xẻ với bạn tất cả, nhưng trong phạm vi ngắn gọn của bài này; tôi chỉ có thể chia xẻ với bạn một chút, một chút nhỏ nhoi thôi để bạn có thể thấy được kho tàng tình yêu vô tận tàng ẩn trong Kinh Thánh. Khi thấy được kho tàng tình yêu này, tôi bảo đảm, bạn sẽ ghiền đọc Kinh Thánh.

Bạn thân mến, theo sách Sáng Thế Ký Chương 1 và 2 thì trong sáu ngày đầu, Chúa tạo dựng tất cả trời đất, mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, biển cả sông ngòi, chim muông, cầm thú, cùng mọi sự, và Người nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, có đúng không? Đặc biệt là ngày thứ sáu, trong ngày thứ sáu Chúa tạo dựng cái gì là đặc biệt, đố bạn đó.

Thưa bạn, trong ngày thứ sáu Chúa tạo dựng con người. Khi tạo dựng con người; Chúa cũng tạo dựng cách rất là đặc biệt. Rất đặc biệt ở chỗ là khi tác tạo muôn loài, bất cứ sự gì, Chúa cũng chỉ phán có một lời. Hãy có mặt trời, là có mặt trời. Hãy có chim muông cầm thú, là có chim muông cầm thú. Nhưng khi tạo dựng con người thì Chúa lại đã không phán một lời để có con người. Vậy Thiên Chúa tạo dựng con nguời như thế nào? Kinh Thánh nói cách rất đơn giản, đó là “The Lord God formed man out of the clay of the ground…” Câu này tuy đơn giản nhưng lại tiềm ẩn một công trình tạo dựng rất phức tạp, vĩ đại, và quy mô.  Ðể hiểu được chút nào những gì tiềm ẩn trong câu này, trước hết chúng ta hãy để ý đến chữ “The”. Chữ “The” là chỉ định từ xác định (definite article), chứ không phải là chỉ định từ bất định (indefinite article), tức là không phải Chúa đã dùng bất cứ cục đất nào mà phải là cục đất “được chỉ định này” mới được, và như thế là có sự định đoạt, có sự an bài. Nói theo cách làm việc của chúng ta là có kế hoạch.

Rồi để bổ túc cho sự định đoạt này là sự lựa chọn được diễn tả trong mệnh đề “out of the clay of the ground”. Sự lựa chọn này rất là quan trọnng, vì khi đã lựa chọn thì ai cũng chọn cho hợp ý mình, đúng không? Thiên Chúa cũng vậy, khi tác tạo chúng ta Người cũng đã lựa chọn một cục đất sét cho hợp với ý Người, chứ Người đã không dùng bất cứ cục đất sét nào, và Người làm như vậy để chúng ta thấy được sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho chúng ta. Một điểm quan trọng nữa, đó là Chúa đã chọn đất sét. Tại sao vậy? Tại sao Chúa không chọn cát, bùn, hay sỏi đá? Bạn biết khi còn ướt, đất sét mềm, dẻo, dễ nắn nót nói lên sự yếu đuối, uyển chuyển, dễ uốn nắn của con người. Khi đã khô, nhất là sau khi được nung nấu, đất sét rất cứng và bền nói lên sự bền bỉ, sức chịu đựng có chút nào cứng đầu và ương ngạnh của chúng ta. Ðất sét còn có đặc tính nối kết (cohesiveness) gắn bó với nhau nói lên sự gắn bó giữa con người với nhau và với Chúa. Cho nên khi chưa tác tạo chúng ta, thì Chúa đã làm nên đất sét cho mục đích này; để từ đó Người đã chọn làm công việc như một người thợ gốm, công việc được Tiên Tri Isaia diễn tả trong chương 64:8 của ông như sau :  “Yet, O LORD, thou art our Father; we are the clay, and thou art our potter; we are all the work of thy hand.” Lý do nữa mà Chúa dùng đất sét là để nhắc nhở chúng ta hãy sống theo đường lối của Chúa; bằng không Chúa sẽ đối xử với chúng ta như Người tuyên phán qua Tiên Tri Jeremiah chương 18:2-4 như sau: (2) “Arise, and go down to the potter’s house, and there I will let you hear my words.” (3) So I went down to the potter’s house, and there he was working at his wheel. (4) And the vessel he was making of clay was spoiled in the potter’s hand, and he reworked it into another vessel, as it seemed good to the potter to do. Thành ra từ nguyên thủy, từ lúc tạo dựng chúng ta, Người đã chuẩn bị tất cả để sau này Người lại dùng các tiên tri mà nhắc nhở cho chúng ta thân phân của mình.
Chữ quan trọng nữa là động từ form. Form tức là nắn nót cho đúng với hay theo với một khuôn khổ nào, và theo Sách Sáng Thế Ký, chương 1 câu 26 thì Chúa formed, nắn nót chúng ta theo như hình ảnh Người. Sau cùng thì Chúa còn phải thở hơi của Người vào lỗ mũi của chúng ta, lúc đó chúng ta mới có sự sống. Con cá có sự sống không? Có chứ! Con chó có sự sống không? Có chứ! Nhưng Chúa có thở hơi của Người vào con cá hay con chó hay bất cứ một sinh vật nào khác không? Thưa không! Bạn thấy chưa, tôi đã nói sự tạo dựng con người của Thiên Chúa là một công trình phức tạp và quy mô chứ đâu có đơn giản. Nhưng tại sao vậy?  Bạn có bao giờ đắp tượng hay nhờ ai đắp tượng của chính bạn chưa? Chắc là chưa vì ít có người làm như vậy lắm. Nhưng giả sử như bạn muốn đắp tượng của chính bạn thì bạn có bỏ công bỏ sức, bỏ hết mọi nỗ lực vào công việc này để cho pho tượng đó giống bạn và hợp ý bạn không? Nhất định là có rồi, phải không? Khi đã đắp được pho tương giống như bạn, pho tượng mà bạn rất hài lòng thì bạn có yêu thích, có trân quý, có đặt vào một chỗ thích hợp nhất trong nhà của bạn không? Tôi dám chắc là không riêng gì bạn, mà ai cũng làm như thế, và ngay cả Thiên Chúa cũng vậy, vì khi tác tạo chúng ta nên như hình ảnh Người, thì đó là lúc Người tạc pho tượng của chính Người, cho nên Người mới yêu thương chúng ta hơn mọi loài thụ tạo khác. Và cũng chính vì quá yêu thương chúng ta nên thay vì chỉ phán một lời để chúng ta có sự sống, thì Người lại cúi xuống thở hơi vào chúng ta để chúng ta có sự sống. Người thở hơi vào chúng ta như thế nào? Bạn có biết làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp mouth to mouth không? Theo tôi thì Chúa thở hơi vào chúng ta như vậy đó, và như vậy là Chúa hôn chúng ta thì đúng hơn. Tôi nói Chúa hôn chúng ta vì Chúa yêu chúng ta qúa độ, mà hôn là một cách để biểu lộ tình yêu nên tôi mới nói Chúa hôn chúng ta, chứ tôi không có ý nói là Thánh Kinh sai. Xin đừng hiểu lầm. Bạn thân mến, bây giờ thì bạn thấy được tình yêu nồng nàn, tình yêu tuyệt vời mà Thiên Chúa dành cho bạn rồi chứ? Bạn có vui không? Có cảm thấy sự có mặt của bạn trên đời này là một hồng ân cao cả không? Chưa hết đâu bạn ạ. Bạn có biết sau khi đã tác tạo và ban sự sống cho chúng ta thì Thiên Chúa làm gì không? Ðố bạn một lần nữa đó.

Thưa bạn, sau khi đã tác tạo và ban sự sống cho chúng ta thì Thiên Chúa nghỉ ngơi, và đó là ngày thứ bảy. Bạn trả lời có đúng không? Cám ơn bạn, nhưng câu đố kế tiếp này thì tôi chắc là bạn không có câu trả lời. Ðố bạn tại sao Chúa lai nghỉ vào ngày thứ bảy? Chúa mệt à? Không, nhất định là không! Bởi vì Thiên Chúa đâu có bị lệ thuộc vào môi trường, thời gian, không gian, hay bất cứ một đìêu kiện sinh hóa nào đâu mà mệt? Vậy thì tại sao Chúa nghỉ? Bạn có biết là tôi phải chầu Thánh Thể bao nhiêu lần mới có được câu trả lời không? Bây giờ tự nhiên tôi lại cho bạn câu trả lời được sao? Ðâu có dễ như vậy! Nhưng thôi, tôi sẵn sàng chia xẻ với bạn; chỉ xin bạn đọc một kinh Sáng Danh, đọc ngay bây giờ, để tán tụng, để ngợi khen, và để cảm tạ tình yêu cao vời của Thiên Chúa, rồi xin bạn đọc tiếp.

Bạn thân mến, trở lại chuyện đắp tượng ở trên. Khi bạn đắp tượng của bạn, nếu bạn thấy gì sai thì tất nhiên là bạn phải sửa; chỗ nào thiếu thì bạn thêm vào, chỗ nào thừa thì bạn bớt ra. Và giả như bạn không đồng ý với pho tượng chút nào hết, thì bạn có thể đập đi và làm lại, y như người thợ gốm ở trên vậy. Cứ như thế cho đến lúc bạn thấy thật hài lòng với pho tượng; đến lúc bạn thấy pho tượng của bạn không còn gì cần phải sửa chữa nữa, thì bạn ngưng, bạn nghỉ, không tiếp tục nữa vì công việc đã hoàn thành, có đúng không? Thiên Chúa cũng vậy, công trình tạo dựng vũ trụ của Người bắt đầu từ ngày thứ nhất, chưa ưng ý, Người tiếp tục sang ngày thứ hai…, thứ ba…, thứ tư…, thứ năm…, và sau cùng đến ngày thứ sáu, sau khi tạo dựng con người thì Người cảm thấy quá hài lòng với công việc của mình, Người đã thấy là công trình của Người đến đây là hoàn tất, nên Người ngưng, Người nghỉ.  Bạn thấy chưa, Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến độ sau khi tạo dựng chúng ta rồi, thì Người không còn mưốn tạo dựng thêm một loài thụ tạo nào nữa. Người đặt chúng ta vào vị trí độc nhất vô nhị trong trái tim của Người. Bạn còn chờ gì nữa mà không đáp trả lại tình yêu cao vời này. Hãy học hỏi Kinh Thánh, bạn sẽ còn thấy nhiều điều lạ lùng khác.

Bạn thân mến, tôi vừa chia xẻ với bạn lý do tại sao tôi học hỏi Kinh Thánh. Tôi cũng đã trình bày với bạn những khó khăn và phương pháp tôi dùng để tìm câu giải đáp cho những gì tôi không hiểu khi học hỏi Kinh Thánh. Sau cùng tôi cũng đã chia xẻ với bạn một chút hiểu biết về Thiên Chúa mà tôi được ban cho. Trong sự chia xẻ này, tôi hy vọng bạn đã nhận ra là những gì viết trong Kinh Thánh thường là rất đơn giản nhưng lại khó hiểu. Nhưng bạn có biết không ? Sự đơn giản của Kinh Thánh chính là cái cửa của một lâu đài nguy nga cổ kính, nếu bạn không mở thì không bao giờ bạn có thể khám phá được những kho tàng chứa đụng bên trong. Sự khó hiểu của Kinh Thánh chính là lời mời: Hãy tìm kiếm Thiên Chúa. Nếu bạn không tìm thì làm sao bạn gặp được đây? Nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ mọi hồng ân xuống cho bạn để bạn có thể gặp gỡ Người, và nếu được xin bạn hãy phổ biến bức thư này. Khi phổ biến bức thư này xin bạn đừng sửa chữa gì. Tôi sẵn sàng đón nhận mọi sửa sai, mọi ý kiến xây dựng, và nếu bạn muốn góp ý, xin bạn ghé thăm trang blog:  http://tongdobacai.blogspot.com/ hay

http://cauchuyenhangngay.blogspot.com/

Thân ái mến chào trong tình yêu Thiên Chúa và Mẹ Maria,

Giuse Phạm Văn Tuyến

Viết xong tại Charlotte, NC

Ngày 2 tháng 2, năm 2012

Ðể thân tặng người vợ mà tôi yêu quý

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

CHẶNG ĐƯỜNG

CHẶNG ĐƯỜNG
Description: stairway-to-heaven

Chặng đường anh đã đi
Nơi đó anh đã đến
Chặng đường tôi đang đi
Mong luôn đi cùng Ngài

Tất cả đều là những chặng đường mà mỗi người chúng ta phải trải qua, các Thánh nam nữ của Ngài đã đi và đã đến, và các Thánh vẫn tiếp tục dìu dắt chúng ta đi quãng đường còn lại với Ngài và trong Ngài.  Con đường duy nhất dẫn chúng ta đến nơi chúng ta mong mỏi đến là qua Chúa Giêsu.  Có ai đi quãng đường đời có nhiều ngóc nghách mà không bị lạc bao giờ?  Có ai mà đi qua đoạn đường có nhiều thú vui mà lại không muốn dừng chân?  Có lẽ phần đông chúng ta cũng đang đi con đường như người phụ nữ thành Samari, và mong muốn được đến nơi mà cô đã đến.
Câu chuyện của người phụ nữ thành Samari là câu chuyện đi tìm Đấng Sinh Thành của mỗi một người chúng ta, vì chỉ trong Đấng Sinh Thành chúng ta mới tìm được cội nguồn thật, và chỉ có nơi đó chúng ta mới thật sự tìm được chính mình.  Hành trình đi tìm của mỗi người khác nhau, và chỉ có trong sự tĩnh lặng riêng tư của tâm hồn, chúng ta mới biết được mình đã gặp được Đấng đó chưa, và nếu đã gặp rồi chúng ta đang có ở trong Ngài không.  Chặng đường này là chặng đường của mỗi người, dầu là của những cụ già tóc bạc, hay là của các em mới lớn lên, dầu là người đã lập gia đình, hay là đang sống độc thân, hay trong bậc tu trì, tất cả chúng ta cần phải đi chặng đường này với Ngài.  Nếu ai trong chúng ta sống gần gũi với Ngài và để cho Ngài dìu dắt thì Ngài sẽ dẫn chúng ta vào bậc sống mà Ngài chọn cho mỗi một người chúng ta, bậc sống nào cũng ở trong Ngài và bậc sống nào cũng thánh thiện và tốt đẹp.  Và trong mỗi bậc sống, chúng ta tiếp tục đồng hành với Ngài, không phải chỉ một vài ngày nhưng đi với Ngài mọi ngày trong suốt con đường còn lại của ta, vì khoảnh khắc nào chúng ta đi ra khỏi Ngài, chính lúc đó chúng ta đã lạc lối.

Người phụ nữ thành Samari cũng đã trải qua chặng đường tìm kiếm.  Mỗi đời chồng là mỗi lần tìm kiếm.  Cứ mỗi một đời chồng đi qua có lẽ sự tìm kiếm của cô khẩn trương và sâu xa hơn, và chắc cũng đã nhiều lần cô cảm thấy tuyệt vọng vì sau những lần tưởng mình đã tìm được nhưng sao tâm hồn vẫn thấy còn trống vắng.  Thế nhưng cô đã không bỏ cuộc và vẫn cứ đi tìm.  Có lẽ tâm hồn của cô thôi thúc cô tiếp tục đi tìm vì nó mong muốn được gặp Đấng Sinh Thành.  Những tìm kiếm mà người phụ nữ này đã trải qua không xa lạ gì với chúng ta.  Có người cũng giống như cô và đã đi tìm kiếm trong tình người.  Có người đi tìm trong tiền tài danh vọng.  Có kẻ đi tìm qua những chai rượu.  Có người mải mê trong những vật trang sức và đồ hiệu mắc tiền, và có kẻ đi tìm trong sự hiểu biết trí tuệ.  Đã biết bao nhiêu lần chúng ta đi tìm Đấng Sinh Thành không phải ở chính nơi Ngài nhưng ở những thụ tạo của Ngài.

Cũng vì muốn được thoả mãn những ao ước bên trong, người phụ nữ thành Samari chẳng ngại cái nắng gắt của buổi trưa ở miền sa mạc, và đã lên đường đi tìm một cái gì đó mà tâm hồn của cô luôn khát khao.  Có lẽ Gioan đã mượn hình ảnh “mười hai giờ trưa” để nói lên sự khát khao tột đỉnh của cô, và vì không thể chần chờ được nữa, cô đã ra đi.  Cô đi đến nơi mà tổ phụ Gia-cóp đã từng đến, uống nước mà tổ phụ của cô đã từng uống, và mong sao bên bờ giếng và trong giòng nước này cô tìm kiếm được một chút cội nguồn mà tâm hồn của cô hằng khắc khoải mong chờ.  Chính bên bờ giếng này, cô đã gặp được Đấng Sinh Thành của cô, của tổ phụ Gia-cóp, và của mọi loài tạo vật.  Ngài đã ở đó chờ cô.  Một cuộc đối thoại giữa Ngài và cô đã xảy ra, và Ngài là người khởi đầu câu chuyện .  Thoạt đầu, cô đã có những dị nghị và thắc mắc, nhưng Chúa Giêsu đã ôn tồn nhẫn nại giúp cô nhận ra Ngài là ai, và dạy cho cô con đường dẫn đến sự thật, “Nhưng giờ đã đến –và chính là lúc này đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế.  Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật” (Jn 4:23-24).

Con đường đi tìm Đấng Sinh Thành là vậy đó, cũng có lúc tâm hồn chúng ta cũng nóng bỏng lên vì sự trống vắng khi chưa tìm được cội nguồn, khi chúng ta còn lang thang bên những thụ tạo của Ngài.  Trong những lúc trống vắng nóng bỏng của tâm hồn, chúng ta hãy đến với Ngài trong tâm tình của một người đang đi tìm kiếm, và thưa với Ngài những khao khát trong tâm hồn của chúng ta.  Chúng ta hãy khiêm nhường đến với Ngài trong Bí Tích Thánh Thể vì đó là cội nguồn của chúng ta.  Ngài luôn ở đó chờ ta, và trong tình yêu thương của một người Cha, Ngài cũng sẽ khởi đầu câu chuyện và dẫn ta về với Ngài.  Như người phụ nữ thành Samari, chúng ta cũng sẽ có những lo âu dị nghị khi cuộc sống của chúng ta thay đổi.  Chúng ta cũng sẽ có những thắc mắc khi cái nhìn và đường lối của Ngài khác với cái nhìn của ta và những gì chúng ta thường làm, và có lẽ cũng như người phụ nữ kia, chúng ta cũng lắm lúc dám thách thức Ngài khi chúng ta chưa hiểu con đường Ngài dẫn chúng ta đi.  Khi đó Ngài cũng sẽ ôn tồn kiên nhẫn dạy cho chúng ta biết Ngài là Đấng Sinh Thành, và Ngài chắc cũng chẳng ngại về những thách thức của ta, vì qua những thắc mắc và thách thức Ngài dạy cho ta biết rõ ta là ai và Ngài là ai.  Khi gặp được Ngài chúng ta sẽ tìm được cội nguồn, và khi chúng ta luôn ở trong Ngài, tâm hồn chúng ta sẽ không còn nóng bỏng lên vì sự trống vắng nữa.  Khi “giờ đã đến,” Ngài cũng sẽ dạy cho chúng ta thờ phượng Ngài trong ánh sáng và sự thật, trong yêu thương đồng loại và sự khiêm nhường của loài thụ tạo.

Trong cuộc đối thoại giữa Ngài và người phụ nữ, Chúa Giêsu đã nhắc lại hành trình đi tìm kiếm của cô, những khắc khoải mà cô đã phải chịu trong bao năm và người phụ nữ đã nhận ra Ngài là Đấng Kitô.  Đây là giây phút huyền nhiệm khi tâm hồn của cô cảm nhận được sự cảm thông của một người Cha luôn dõi theo con cái của Ngài.  Không phải Ngài đã biết được những gì đã xảy ra trong đời của cô vì Ngài là một đấng tiên tri như cô đã hiểu lúc ban đầu, nhưng Ngài biết vì trong đời của cô luôn có sự hiện diện của Đấng Sinh Thành.  Cũng vậy, mỗi bước hành trình của ta đều có Ngài.  Ngài luôn bước đi bên ta trong âm thầm và chờ đợi sự trở về của ta với Ngài.  Đã bao nhiêu lần trong đời ta, Ngài đã đến và chạm vào bờ vai và ta đã nhún vai phủ nhận sự hiện diện của Ngài và rồi tiếp tục đi con đường ta đang đi mặc cho những thôi thúc khắc khoải trong tâm hồn?  Dầu chúng ta có đối xử lạnh nhạt với Ngài thế nào đi nữa, Ngài luôn ở bên ta vì “Ngài không thể nào chối bỏ chính mình” (2Tm 2:13).  Làm sao Ngài có thể bỏ ta được khi ta mang lấy hình ảnh của chính Ngài và sức sống của ta chính là sức sống của Ngài?
Mùa Chay là mùa Giáo Hội nhắc nhở mỗi một người chúng ta bất kỳ đang ở trong bậc sống nào biết nhìn lại chặng đường của mình đang đi và xem xét lại đã bao lần Ngài đã đến và chạm lấy bờ vai ta nhưng ta vẫn làm ngơ hoặc biết nhưng vẫn chối từ.  Có lẽ đây là dịp chúng ta ngồi lại với chính mình trong cõi riêng tư và xin Ngài cho chúng ta được một lần gặp gỡ Ngài như Ngài đã cho người phụ nữ thành Samari gặp gỡ Ngài bên bờ giếng, để rồi mỗi một người chúng ta cũng sẽ chứng kiến được giây phút huyền nhiệm khi tâm hồn ta gặp được Đấng Sinh Thành, và chúng ta sẽ trở nên những người thờ phượng Thiên Chúa Cha đích thực như tâm hồn chúng ta hằng mong muốn.

Củ Khoai 3/2013

Anh chị Thụ & Mai gởi

Bài học marketing từ người ăn xin

Bài học marketing từ người ăn xin

Đăng bởi lúc 6:39 Sáng 5/03/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (05.03.2013) – Internet – Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi’s ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng, tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khóa học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.

– Xin anh… cho tôi ít tiền đi!

Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau. Ăn mày rất thích kể lể.

– Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi’s ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…

– Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! – Tôi ngạc nhiên.

– Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. – Ông ta bắt đầu mở máy.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:

– Thế nào là ăn mày một cách khoa học?

Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.

Ông ta giảng giải:

– Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.

Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

– Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng… Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận, giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một tờ một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế, đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.

Ông ta lấy giọng nói tiếp:

– Ở khu Plaza này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.

– Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Tôi căn vặn.

– Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra, các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!

– Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?

– Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 400-500 nghìn.

– Hả? Nhiều vậy sao?

Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:

– Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn. Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh…

Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.

– Ông nói tiếp đi! – Tôi hào hứng.

– Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?

Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.

– Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh. Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC, có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai ngàn, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền; anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp, nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.

Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

– Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!

Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.

– Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?

Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.

Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều….

Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!

– Tôi thường nói, tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.

Quá chuẩn!

– Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa, ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố! Tối về, tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.

– Ối ông cũng có vợ con?

– Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.

Tôi buột miệng:

– Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?…..

Sưu Tầm

từ internet

ĐTC: Con thuyền Giáo Hội là của Chúa, Người luôn điều khiển và không để nó chìm.

ĐTC: Con thuyền Giáo Hội là của Chúa, Người luôn điều khiển và không để nó chìm.

Linh Tiến Khải

2/27/2013                                                       nguồn:vietcatholic.net

Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn cả qua các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế. Thiên Chúa hướng dẫn giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội nhất là trong những lúc khó khăn. Người luôn ở gần chúng ta, Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở gần chúng ta và bao bọc chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta đừng bao giờ mất đi quan niệm đức tin này, là quan niệm duy nhất đích thật của con đường của Giáo Hội và của thế giới.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 170.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ngài tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 27-2-2013. Thật thế, buổi tiếp kiến sáng 27-2-2013 đã là buổi gặp gỡ cuối cùng với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong triều đại của ngài, vì vào lúc 20 giờ tối thứ năm 28-2-2013 giờ Roma, Đức Thánh Cha kết thúc nhiệm vụ giáo hoàng. Tông Tòa sẽ trống ngôi, và trong vài ngày nữa, có thể là thứ hai tuần tới đây Đức Hồng Y Nhiếp Chính sẽ chủ sự buổi họp của Hồng Y Đoàn để quyết định ngày khai mạc Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng mới.

Đáng lý ra trong mùa này buổi tiếp kiến sáng thứ tư diễn ra trong đại thính đường Phaolô VI, nhưng để nhiều tín hữu có thể tham dự buổi gặp gỡ vị Cha chung lần cuối cùng, buổi tiếp kiến đã được tổ chức tại quảng trường thánh Phêrô. Trời Roma trong xanh có nắng ấm rất đẹp, như thể mùa xuân đã bắt đầu. Ngay từ 5 giờ sáng, hàng trăm xe buýt chở các đoàn hành hương từ các giáo phận Italia hay từ các nước khác đã đổ tìn hữu xuống quanh quảng trường thánh Phêrô, để mọi người xếp hàng đi qua các trạm kiểm soát diện tử vào quảng trường. Phủ giáo hoàng đã phân phát 50.000 vé, nhưng số tín hữu tham dự đã lên tới 170.000, đặc biệt có rất đông sinh viên học sinh và các bạn trẻ. Các Đại học giáo hoàng Roma đều cho sinh viên nghỉ để có thể tham dự buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha, và cùng với tín hữu khắp nơi bầy tỏ lòng yêu mến, tình liên đới, sự gắn bó gần gũi và biết ơn ngài, vì những gì Đức Thánh Cha đã cống hiến cho Giáo Hội và cho toàn thế giới trong các năm qua.

Nhiều đoàn tìn hữu mặc áo mầu đồng phục hay có mũ, khăn và cờ để dễ nhận ra nhau. Các đoàn tín hữu đã mang theo rất nhiều cờ, cờ Tòa Thánh cũng như cờ quốc gia, và nhiều biểu ngữ viết tên thành phố của họ và các câu như: ”Cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI”, ”Ngài luôn luôn là Phêrô và giới trẻ chúng con yêu mến ngài”, ”Thưa Đức Thánh Cha, chúng con yêu mến ngài”, ”Chúng con gần gũi ngài”, ”Luôn luôn với Đức Giáo Hoàng”, ”Can ơn Đức Thánh Cha nhiều lắm” vv…

Sau khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có buổi tiếp kiến chung lần đầu tiên ngày 27 tháng 4 năm 2005. Trong gần 8 năm làm Giáo Hoàng ngài đã có 348 buổi tiếp kiến chung với 5.116.600 tín hữu tham dự. Số tín hữu tham dự đông nhất là vào năm 2006 với 45 buổi tiếp kiến và 1.031.500 người. Trong năm đầu đã có 32 buổi tiếp kiến với 810.000 người tham dự. Các năm khác đã có từ 42 tới tới 45 buổi tiếp kiến với con số tham dự xê xích từ 447.000 tới 729.000 người.

Riêng cho buổi tiếp kiến lịch sử sáng thứ tư 27-2-2013, ban kỹ thuật Tòa Thánh đã dựng thêm 4 màn truyền hình khổng lồ khác để cho các tín hữu đứng ở đường Hòa Giải cũng có thể theo dõi. Hiên diện trong buổi tiếp kiến cuồi cùng sáng 27-2 ngoài khoảng 70 Hồng Y, hàng chục Tổng Giám Mục, Giám Mục, các Đức Ông thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, hàng ngàn Linh Mục tu sĩ nam nữ các dòng tu và các trường quốc tế, ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, còn có Đại quận công thừa kế Guillaume nước Luxembourg, tổng thống Slovac Ivan Gasparovic và phái đoàn, ông Horst Seehofer, thống đốc bang Bavière Nam Đức và phái đoàn, ông Renato Balduzzi Bộ trưởng Y tế Italia, ông Jorge Fernandez Diaz, Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha, chị Maria Voce, lãnh đạo phong trào Tổ Ấm, Anh Kiko Argello, lãnh đạo phong trào Con đường tna dự tòng, thầy Alois Đan viên trưởng Đan viện đại kết Taizé vv…

Đã có hàng chục đoàn hành hương giáo phận Italia do chính các Tổng Giám Mục và Giám Mục hướng dẫn. Trong các phái đoàn hiện diện củng có một nhóm tín hữu Việt Nam từ Đức.

Trong buổi tiếp kiến hôm qua đã không có nghi thức hôn tay Đức Giáo Hoàng như thường lệ. Nhưng sau đó tại phòng Clemente một só nhân vật quan trọng có thể đến chào Đức Thánh Cha và hôn tay ngài.

Trong suốt mấy tiếng đồng hồ chờ đợi Đức Thánh Cha, các sinh viên học sinh và bạn trẻ đã liên tục gọi tên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, hát xướng và vỗ tay, trong bầu khí của lễ hội, giống như trong các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Lúc 10 giờ các Đức Ông thuộc Phủ Quốc Vụ Khánh Tòa Thánh đã chào tín hữu và giới thiệu các nhóm tham dự. Khi nghe xướng tên nhóm mình tín hữu, đặc biệt là các bạn trẻ, đã hô to lên.

Lúc 10 giờ 40 xe díp trắng chở Đức Thánh Cha Biển Đức XVI xuất hiện từ phía trái Đền Thờ Thánh Phêrô giữa tiếng vỗ tay của tín hữu, những tràng pháo tay xem ra e dè hơn và đượm một nỗi buồn nào đó. Xe chở Đức Thánh Cha đi một vòng giữa các lối đi ở quảng trường để ngài chào tín hữu, trước khi lên khán đài chính giữa thềm đền thờ thánh Phêrô.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc buổi tiếp kiến, các Đức Ông thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đọc bài Sách Thánh trích từ chương 1 thư thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Mở đầu bài huấn đụ Đức Thánh Cha cám ơn tín hữu đã đến đông đảo như vậy để tham dự buổi tiếp kiến cuối cùng trong triều đại giáo hoàng của ngài. Đức Thánh Cha nói: ”Như tông đồ Phaolô trong văn bản kinh thánh chúng ta vừa nghe, tôi cũng cảm thấy trong tim tôi nhất là phải cám ơn Thiên chúa, là Đấng dẫn dắt và làm cho Giáo Hội lớn lên, là Đấng gieo vãi Lời Người và như thế đưỡng nuôi đức tin Dân Người. Trong lúc này đây tâm hồn tôi nới rộng ra để ôm trong vòng tay toàn thể Giáo Hội rải rác trên thế giới; và tôi cảm tạ Thiên Chúa vì các ”tin tức”, mà trong các năm này của sứ vụ Phêrô tôi đã có thể nhận được liên quan tới niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, và về tình bác ái luân lưu trong Thân Mình của Giáo Hội và khiến cho nó sống trong tình yêu và niềm hy vọng, rộng mở chúng ta và hướng chúng ta tới cuộc sống tràn đầy, tới quê hương trên Trời. Tôi cảm thấy mình mang tất cả mọi người trong lời cầu nguyện, trong một hiện tại là hiện tại của Thiên Chúa, nơi tôi tiếp nhận mọi cuộc gặp gỡ, mọi chuyến du hành và mọi cuộc viếng thăm mục vụ. Tất cả và mọi người tôi đều đón nhận trong lời cầu nguyện để tín thác cho Chúa: để chúng ta am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết tinh thần, và để chúng ta có thể có cung cách hành xử xứng đáng với Người, với tình yêu thương của Người, bằng cách mang lại hoa trái trong mọi việc lành (Cl 1,9-10).

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong lúc này đây, trong tôi có một sự tin tưởng lớn lao, bởi vi tôi biết chúng ta tất cả đều biết rằng Lời chân lý của Tin Nừng là sức mạnh của Giáo Hội, là sự sống của Giáo Hội. Tin Mừng thanh tẩy và canh tân, đem lại hoa trái, bất cứ nơi đâu cộng đoàn tín hữu biết lắng nghe và tiếp nhận ơn thánh Chúa trong chân lý và sống trong tình bác ái. Đó là sự tin tưởng của tôi, đó là niềm vui của tôi. Ngày 19 tháng Tư cách đây gần 8 năm, khi tôi đã chấp thuận lãnh nhận sứ vụ Phêrô, tôi đã có sự chắc chắn này và nó đã luôn đồng hành với tôi. Trong lúc này đây, cũng như tôi đã nói lên nhiều lần, các lời đã vang lên trong tim tôi: Lậy Chúa, Chúa xin con điều gì? Đây là một gánh nặng lớn mà Chúa đặt lên vai con, nhưng nếu Chúa xin con, thì dựa trên lời Chúa con sẽ thả lưới, chắc chắn rằng Chúa sẽ hướng dẫn con. Và Chúa đã thực sự hướng dẫn tôi, gần gũi tôi, tôi đã có thể nhận thấy hằng ngày sự hiện diện của Người.” Nhìn lại gần 8 năm triều đại giáo hoàng của người Đức Thánh Cha nói: ”Đó đã là một đoạn đường của Giáo Hội, có những lúc vui, có ánh sáng, nhưng cũng có những lúc không dễ dàng. Tôi đã cảm thấy như thánh Phêrô với các Tông Đồ trong con thuyền trên hồ Galilea: Chúa đã cho chúng ta biết bao nhiêu ngày có mặt trời và gió mát hiu hiu, những ngày trong đó đã đánh được đầy cá; nhưng cũng có những lúc trong đó nước động và gió ngược, như trong suốt lịch sử của Giáo Hội và xem ra Chúa ngủ. Nhưng tôi đã luôn luôn biết rằng trong con thuyền ấy có Chúa và tôi đã luôn luôn biết rằng con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm; chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn qua cả các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế. Đây đã và hiện là một sự chắc chắn, mà không gì có thể làm lu mờ. Và chính vì thế mà hôm nay tim tôi tràn đầy sự cảm tạ Thiên Chúa, bởi vì Người đã không bao giờ để cho Giáo Hội, và cho cả tôi nữa, phải thiếu sự ủi an, ánh sáng và tình yêu của Người.”

Đề cập tới Năm Đức Tin đang tiến hành Đức Thánh Cha nói: ”Chúng ta đang ở trong Năm Đức Tin mà tôi đã muốn để củng cố đức tin của chúng ta nơi Thiên Chúa, trong một bối cảnh xem ra ngày càng đặt để lòng tin vào hàng thứ yếu. Tôi muốn mời gọi từng người cảm thấy được yêu thương bởi Thiên Chúa, là Đấng đã ban Con Người cho chúng ta và đã cho chúng ta thấy tình yêu vô biên của Người. Tôi muốn từng người cảm thấy niềm vui được là kitô hữu. Có một lời cầu đẹp cần đọc mỗi sáng nói rằng: ”Lậy Thiên Chúa của con, con thờ lậy Chúa, và con yêu mến Chúa với tất cả trái tim con. Con cảm tạ Chúa đã tạo dựng nên con, đã cho con là tín hữu kitô…”. Vâng, chúng ta hài lòng vì ơn đức tin; đó là thiện ích lớn lao nhất, mà không ai có thể lấy mất! Chúng ta cảm tạ Chúa về ơn đó mỗi ngày, với lời cầu nguyện và với một cuộc sống kitô trung thực. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, nhưng cũng chờ đợi chúng ta yêu thương Người!”

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cám ơn các cộng sự viên và mọi thành phần dân Chúa và nói: ”Nhưng trong lúc này tôi không chỉ muốn cảm tạ Thiên Chúa mà thôi. Một Giáo Hoàng không một mình hướng dẫn con thuyền của Phêrô, cả khi trách nhiệm đầu tiên là của người; và tôi đã không bao giờ cảm thấy cộ đơn trong việc mang niềm vui và gánh nặng của sứ vụ Phêrô. Chúa đã đặt bên canh tôi biết bao nhiêu người đã giúp đỡ và gần gũi tôi, với sự quảng đại và tình yêu thương đối với Thiên Chúa và Giáo Hội. Trước hết là anh em, các Hồng Y thân mến: sự khôn ngoan, các lời khuyên và tình bạn của anh em đã rất qúy báu đối với tôi; các cộng sự viện của tôi, bắt đầu là Quốc Vụ Khanh và tất cả các cơ quan trung ương Tòa Thánh, cũng như tất cả những người phục vụ Tòa Thánh trong các lãnh vực khác nhau,: có biết bao khuôm nặt không nổi bật, ở trong bóng tối, nhưng chính trong thinh lặng, trong sự tận tụy hằng ngày, với tinh thấn đức tin và lòng khiêm tốn, đã là một sự nâng đỡ chăc chắn và đáng tin cậy. Một tư tưởng đặc biệt tôi xin gửi tới Giáo Hội Roma, giáo phận của tôi. Tôi không thể quên các anh em trong Hội Đồng Giám Mục và Linh Mục, các người sống đời thánh hiến và toàn thể Dân Chúa: trong các chuyến viếng thăm mục vụ, trong các cuộc gặp gỡ, các buổi tiếp kiến, các chuyyến công du, tôi đã luôn luôn trực giác được sự chú ý lớn lao và lòng trìu mến sâu xa. Tôi cũng đã yêu thương tất cả và từng người một, mà không phân biệt, với tình bác ái mục tử là con tim của mọi Chủ Chăn, nhất là của Giám Mục Roma, của Người Kế Vị Tông Đồ Phêrô. Mỗi ngày tôi đã mang từng người trong anh chị em trong lời cầu nguyện của tôi, với con tim của một người cha.”

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: ”Tôi muốn rằng lời chào và cảm ơn của tôi tới được với tất cả mọi người: trái tim của một Giáo Hoàng mở rộng ra cho toàn thế giới. Và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh, khiến cho đại gia đình của các quốc gia hiện diện. Ở đây tôi cũng nghĩ tới tất cả những ai làm việc cho một sự truyền thông tốt đẹp và tôi xin cám ơn công việc phục vụ của họ. Tới đây tôi muốn thật sự hết lòng cám ơn tất cả mọi người trên thế giới trong các tuần qua đã gửi tới tôi các dấu chỉ cảm động của sự chú ý, tình bạn và lời cầu nguyện. Phải, Giáo Hoàng không bao giờ cô đơn, giờ này tôi còn cảm nghiệm được điều đó một lần nữa đánh động con tim một cách lớn lao như vậy. Giáo Hoàng thuộc về tất cả mọi người, và biết bao nhiêu người cảm thấy họ gần gũi ngài. Có đúng thật là tôi đã nhận được rất nhiều thư của các nhân vật quan trọng trên thế giới – từ các quốc trưởng các nước, từ các vị lãnh đạo tôn giáo, từ các đại diện của thế giới văn hóa vv… Nhưng tôi cũng nhận được rất nhiều thư của những người đơn sơ viết cho tôi một cách dơn sơ từ trái tim của họ, và khiến cho tôi cảm thấy lòng thương mến của họ, nảy sinh từ việc cùng nhau ở với Chúa Giêsu Kitô, trong Giáo Hội. Các người này không viết cho tôi, ví dụ như viết cho một ông hoàng hay cho một người lớn mà họ không quen biết. Họ viết cho tôi như các anh chị em hay như con cái, với ý thức về một mối dây gia đình rất yêu mến. Ở đây người ta có thể sờ mó được bằng tay Giáo Hội là gì – không phải là một tổ chức, một hiệp hội, có các mục đích tôn giáo hay nhân đạo, nhưng là một thân thể sống động, một sự hiệp thông giữa các anh chị em với nhau trong Thân Mình của Chúa Giêsu Kitô, là Đấng hiệp nhất tất cả chúng ta. Sống kinh nghiệm Giáo Hội trong kiểu này, và hầu như có thể sờ mó được bằng tay sức mạnh chân lý và tình yêu của nó, là lý do vui sướng, trong một thời đại, trong đó biết bao nhiêu người đang nói về sự suy tàn của Giáo Hội.”

Đề cập tới quyết định từ nhiệm của ngài Đức Thánh Cha Biển Đức XVI giải thích như sau: ”Trong các tháng cuối cùng này, tôi đã cảm thấy sức lực của tôi giảm sút, và trong lời cầu nguyện tôi đã nài nỉ Thiên Chúa, soi dẫn cho tôi với một ánh sáng của Người để làm cho tôi lấy một quyết định đúng đắn hơn, không phải cho thiện ích của tôi, nhưng cho thiện ích của Giáo Hội. Tôi đã đi bước này trong ý thức tràn đầy về sự nghiêm trọng và cũng mới mẻ của nó, nhưng với một sự thanh thản sâu xa trong tâm hồn. Yêu thương Giáo Hội cũng có nghĩa là can đảm có những lựa chọn khó khăn, đau khổ, nhưng luôn luôn có trước mắt thiện ích của Giáo Hội, chứ không phải của chính mình.

Ở đây xin cho phép tôi trở lại ngày 19 tháng 4 năm 2005 một lần nữa. Sự nghiêm trọng của quyết định cũng đã là ở nơi sự kiện từ lúc đó trở đi tôi đã được luôn luôn và vĩnh viễn dấn thân bởi Chúa. Luôn luôn – ai lãnh sứ vụ Phêrô thì không còn có sự tư riêng nào nữa. Người ấy luôn luôn và hoàn toàn thuộc về tất cả mọi người, thuộc về toàn thể Giáo Hội. Như thể nói rằng chiều kích riêng tư bị lấy mất khỏi cuộc sống người ấy. Tôi đã kinh nghiệm và tôi đang trải nghiệm điều đó giờ đây, rằng một người nhận lấy cuộc sống chính khi cho nó đi. Trước đây tôi đã nói rằng nhiều người yêu mến Chúa thì cũng yêu mến Người Kề Vị Thánh Phêrô và cũng trở thành trìu mến đối với ngài; rằng Giáo Hoàng thật sự có các anh chị em, con cái nam nữ trên toàn thế giới, và rằng ngài cảm thấy an toàn trong vòng tay sự hiệp thông của họ; bởi vì ngài không thuộc về chính mình nữa, nhưng thuộc về tất cả mọi người và tất cả mọi người thuộc về ngài.”

Đức Thánh Cha giải thích thêm ý nghĩa sự kiện ”luôn luôn” như sau: ”Sự ”luôn luôn” cũng là một sự ”vĩnh viễn” – không còn có việc trở lại sự riêng tư nữa. Quyết định của tôi từ bỏ việc tích cực thi hành sứ vụ không thu hồi điều này. Tôi không trở lại đời sống tư, một đời sống gồm các cuộc du hành, các cuộc gặp gỡ, tiếp kiến, diễn thuyết vv… Tôi không từ bỏ thập giá, nhưng tôi ở lại trong một cach thức mới mẻ gần Chúa bị đóng đanh. Tôi không mang quyền bính của nhiệm vụ cai quản Giáo Hội nữa, nhưng như để nói rằng trong việc phục vụ cầu nguyện tôi ở bên trong ranh giới của thánh Phêrô. Thánh Biển Đức, mà tôi mang tên như Giáo Hoàng, sẽ là gương sáng vĩ đại cho tôi trong điều này. Người đã chỉ cho chúng ta thấy con đường cho một đời sống, mà tích cực hay thụ động, hoàn toàn tùy thuộc vào công trình của Thiên Chúa.

Tôi xin cám ơn tất cả và từng người một, cả về sự tôn trọng và cảm thông mà với chúng anh chị em đã tiếp nhận quyết định quan trọng này. Tôi sẽ tiếp tục đồng hành với con đường của Giáo Hội bằng lời cầu nguyện và suy tư, với sự tận tụy đối với Chúa và Hiền Thê của Người, mà tôi đã tìm cách sống cho tới giờ này mỗi ngày, và tôi muốn sống nó luôn mãi. Tôi xin anh chị em nhớ tới tôi trước mặt Thiên Chúa, và nhất là cầu nguyện cho các Hồng Y, được mời gọi cho một nhiệm vụ lớn lao như vậy, và cho Người Kế Vị mới của Tông Đồ Phêrô: xin Chúa đồng hành cùng ngài với ánh sáng và sức mạnh của Thần Khí Người.

Chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, để Mẹ đồng hành với từng người trong chúng ta và toàn thể cộng đoàn giáo hội; Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ với lòng tin tưởng sâu xa. Các bạn thân mến! Thiên Chúa hướng dẫn giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội, cả và nhất là trong những lúc khó khăn. Chúng ta đừng bao giờ mất đi quan niệm đức tin này, là quan niệm duy nhất đích thật của con đường của Giáo Hội và của thế giới. Ước chi trong con tim chúng ta, trong con tim của từng người trong chúng ta, luôn có sự chắc chắn tươi vui rằng Chúa ở gần chúng ta, Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở gần chúng ta và bao bọc chúng ta với tình yêu của Người. Xin cám ơn anh chị em!” Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha đã bị cắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay của tín hữu.

Khi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ, các Hồng Y và mọi người đã đứng lên vỗ tay rất lâu. Đức Thánh Cha cũng đứng lên đáp lễ. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Phàp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, A rập, Ba Lan, Croat, Tchèques, Slovac, Rumani và tiếng Ý.

Chào các tín hữu Italia Đức Thánh Cha nói: ”Các bạn thân mến, tôi xin cám ơn sự tham dự đông đảo của các bạn trong buổi gặp gỡ này, cũng như lòng thương mến của các bạn và niềm vui của đức tin. Đó là các tâm tình mà tôi xin hết lòng đổi lại bằng cách bảo đảm với các bạn lời cầu nguyện của tôi cho các bạn hiện diện nơi đây, cũng như cho thân bằng quyến thuộc và những người thân thiết của các bạn.

Ngỏ lời với người trẻ Đức Thánh Cha xin Chúa đổ tràn đầy tình yêu của Người trong tim họ để họ sẵn sàng hăng hái theo Chúa. Đức Thánh Cha xin Chúa nâng đỡ các người đau yếu để họ chấp nhận gánh nặng của khổ đau với sự thanh thản. Và ngài xin Chúa hướng dẫn các cặp vợ chồng mới cưới biết làm cho gia đình họ lớn lên trong sự thánh thiện.

Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Lúc 11 giờ sáng thứ năm 28-2-2013 Đức Thánh Cha gặp các Hồng Y hiện diện tại Roma trong phòng Clemente để chào từ biệt các vị. Vào lúc 5 giờ chiều ngài lấy trực thăng đi Castel Gandolfo. Vào lúc 5 giờ rưỡi chiều ngài ra bao lơn dinh nghỉ mát Castel Gandolfo đễ chào tín hữu thành phố. Đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng trong tư cách là Giáo Hoàng Roma. Vì từ lúc 8 giờ tối sau đó ngài không còn giữ chức Chủ Chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ nữa. Tuy vẫn tiếp tục được gọi là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, hay Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI, hay Đức Nguyên Giáo Hoàng, nhưng Đức Ratzinger sẽ chỉ mặc áo chùng trắng, không có mảnh áo khoác ngắn trên vai, không có nhẫn Giáo Hoàng, vì nhẫn này sẽ bị phá hủy, và cũng không mang giầy mầu đỏ. Cũng từ lúc 8 giờ tối thứ năm 28-2-2013 đội cận vệ Thụy Sĩ tại Castel Gandolfo chấm dứt nhiệm vụ và giao quyền lại cho đội Hiến Binh Vaticăng. Đức Ratzinger sẽ cư ngũ tại Castel Gandolfo vài tháng trước khi về sống trong tu viện của các nữ tu dòng kín được tu sửa lại, tại nội thành Vaticăng trong thinh lặng và cầu nguyện. Cùng hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Biển Đức XVI, cho Giáo Hội, và cho Hồng Y Đoàn sắp nhóm Mật Nghị. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng để các vị bầu vị Tân Giáo Hoàng theo ý Chúa muốn.

NGHÈO CHO ĐẾN CHẾT

NGHÈO CHO ĐẾN CHẾT

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

nguồn:conggiaovietnam.net

Sinh ra trong cõi tạm này, chẳng ai mong cho mình nghèo cả. Vì hoàn cảnh nào đó phải sống cái kiếp nghèo. Có những người nghèo cho đến chết và bi đát nhất là đến chết rồi cái nghèo cũng như ôm chầm lấy họ, không muốn rời xa họ và đeo họ cho tới ngày họ đi vào dĩ vãng.

Người thân báo tin cho tôi biết tin có một cụ già neo đơn đang hấp hối trong bệnh viện. Nghe tin ấy, tôi chạy ngay vào viện, một cha vừa lo phần hồn cho cụ xong.

Đứng trước cửa phòng săn sóc đặc biệt có một nhóm người đang xôn xao về chuyện sau khi cụ qua đời.

Hoàn cảnh của cụ không có thể dùng từ “khá đặc biệt” như nhiều người thường nói mà là quá đặc biệt hay nói cách khác nữa là không có ai rơi vào hoàn cảnh như cụ cả.

Chuyện là cụ già vô gia cư cũng chẳng có ai thân thuộc. Đứng trước tình cảnh đó, một cha thấy chạnh thương đã nhờ một thầy của mình chăm sóc. Sau khi té ngã, cụ già được chuyện viện cấp cứu. Bác sĩ sau khi đã cố gắng chữa trị đã tuyên bố cụ không qua khỏi trong vài giờ đồng hồ nữa thôi.

Chuyện cụ già đi là chuyện dĩ nhiên của phận người nhưng khi hỏi thăm thủ tục của bệnh viện lại là một vấn đề nan giải. Giờ đem cụ về nơi thầy chăm sóc cũng không được vì khá xa, để cụ nằm lại trong nhà xác thì không có chỗ tẩm liệm. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn như thế này có những sự trợ giúp sẵn có. Có nhà hòm kia sẵn sàng cho hòm nhưng ngặt một nỗi họ không có nơi để liệm xác cụ. Có xứ kia sẵn sàng để cụ tá túc nhưng phải hoàn tất việc tẩm liệm chứ nhà quàng không nhận xác về để liệm. Nhân viên nhà xác bệnh viện này hiến kế là chuyển cụ qua bệnh viện kia để tẩm liệm bởi lẽ bệnh viện kia nhận liệm xác … Với hiến kế này thì lỡ rằng vừa chuyện viện cho cụ mà cụ trút hơi thì cũng lại rơi vào thế bí về chuyện tìm ra nơi tẩm liệm.

Nếu không suy xét thì sẽ nghĩ này nghĩ nọ nhưng thực chất của vấn đề không đơn giản bởi lẽ sau khi cụ qua đời thì nhiều chuyện phiền phức xảy đến vì cụ không có người thân cũng chẳng có hộ khẩu ….

Đang băn khoăn tìm hướng giải quyết khó khăn thì tôi gọi điện đến nhà hòm thân quen. Không ngờ giọng nói từ máy bên kia nhận hết mọi sự để lo cho cụ ! Để xác minh lại thông tin vì đang đi xe ngoài đường khá ồn ào thì vẫn giọng nói từ máy bên kia sẵn sàng nhận xác cụ đem về nhà của mình để chờ tẩm liệm. Thế là mọi lo lắng đã có đường giải quyết.

Về nhà, trình báo cho cha đã cưu mang cụ già biết hướng giải quyết. Phone cho trại hòm nhận lo hậu sự cho cụ để gửi gấm cụ. Người lo hậu sự vui vẻ nhận lời từ cha để rồi mọi người đều an tâm.

Sau khi đã tìm được lối thoát, bệnh viện lo thủ tục xuất viện cho cụ. Trước khi đồng hồ điểm 12 tiếng trước khi qua ngày mới.

Tưởng chừng khó khăn đã qua đi nhưng làm thủ tục chứng tử cho cụ cũng lại gặp trở ngại bởi lẽ cụ không có một mảnh giấy tùy thân. Nếu không có tờ giấy chứng tử sẽ không tiến hành việc hỏa táng cho cụ được. Tìm mãi mới ra tờ giấy đăng ký tạm trú của cụ. Những người có lòng thơm thảo lại chạy tới chạy lui để có được tờ giấy chứng tử trong tay. Lại thở phào nhẹ nhõm để vượt qua những chướng ngại không thể lường trước được.

Đúng là người nghèo đi đâu cũng phải khổ cả. Đến chết cũng còn khổ bởi vì nghèo. Đến chết cũng còn khổ bởi cái thân phận cô thế cô thân.

Trưa hôm nay, như đã hẹn, mọi người lại quy tụ xung quanh thi hài cụ để cử hành nghi thức nhập quan và Thánh Lễ an táng cho cụ.

Nghi thức nhập quan và Thánh Lễ an táng cũng như nghi thức tiễn biệt cho cụ Giuse diễn ra trong bầu khí hết sức ấm cúng. Xung quanh cụ không một người thân nào cả, chỉ là những người có tấm lòng thơm thảo đứng trước một mảnh đời bất hạnh.

Tạm biệt cụ Giuse, một người nghèo thật sự trước mặt Thiên Chúa và người đời.

“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”. Tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa, cụ Giuse chắc chắn được hưởng Nước Trời bởi lẽ cụ Giuse không chỉ có tinh thần mà sống cả cuộc đời nghèo khó cho đến hơi thở cuối cùng.

24 tháng 2 năm 2013

Anmai, CSsR

“NGƯỜI ĐI, MỘT NỬA HỒN TÔI…”

“NGƯỜI ĐI, MỘT NỬA HỒN TÔI…”

Lm. VĨNH SANG, DCCT

nguồn:conggiaovietnam.net

Thật bất ngờ…

Ngày mồng Hai Tết, ngay khi kết thúc cuộc rước và hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đầu năm Âm lịch, tôi ngồi ở nhà cơm Tu Viện uống nước với một số anh em, một người anh em đi vội vào nhà cơm trên tay cầm tờ giấy, anh ấy nói “Đức Giáo Hoàng từ chức rồi”, giơ cao tờ giấy “đây là bản tin con vừa đọc được và in ra”, mọi người đổ xô đến đọc, đó là sự thật gây bàng hoàng đầu năm, bất ngờ đến không tưởng tượng được.

Gần như chưa có tiền lệ…

Tôi lẩm bẩm: “Không tin được, chưa bao giờ có sự kiện này”, quay trở lại phòng tôi vào một số trang mạng Công Giáo, tin Đức Thánh cha từ nhiệm là một tin thật, không còn nghi ngờ gì nữa; từ đó cho đến các ngày sau, hàng loạt các bài nhận định, phê bình, dự đoán chung quanh cuộc từ nhiệm này. Chúng tôi thường xuyên phải trả lời các câu hỏi từ nhiều người, thuộc nhiều thành phần, nói chung mọi người băn khoăn và thắc mắc về biến cố từ gần 600 năm nay mới xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo Roma.

Hôm qua gặp một người quen, tôi hỏi thăm về cha xứ của anh như chúng tôi vẫn thường hỏi thăm nhau, ngài hỏi thăm về tôi và tôi cũng hay hỏi thăm về ngài; anh bạn cho biết: “Cha xứ con buồn lắm, ngài như mất tinh thần về vụ Đức Thánh Cha từ nhiệm, ngài nói với con sao lại xảy ra như vậy ?”

Tôi có một bà chị con ông bác, hai chị em tôi thân nhau khi còn bé, chị đi lấy chồng rất sớm ngay sau khi đậu tú tài hai ( tốt nghiệp trung học ), hiện định cư ở nước ngoài, bây giờ hai chị em đã “tóc bạc như nhau”, mấy hôm nay chị gởi E-mail cho tôi nhiều bài viết về biến cố này, chị không viết gì trong E-mail ngoài những lời thăm hỏi dặn dò quen thuộc, như: “Cậu cẩn thận và giữ gìn sức khỏe”, nhưng đọc nội dung các bài đính kèm thì nhận ra chị hoang mang lắm.

Không đột ngột…

Xem lại video vị Giáo Hoàng đọc lời từ nhiệm, gương mặt của các Hồng Y và các viên chức bên cạnh ngài rất bình thản, nghiêm trang và không hề có dấu hiệu nào ngạc nhiên như là một biến cố đột ngột không hề được báo trước. hình như chỉ có một vị Hồng Y người da đen nhúc nhích một chút. Hồng Y niên trưởng đọc bài phát biểu ngay sau bài từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng cho thấy bài phát biểu đã được soạn trước.

Những chi tiết đó cho thấy Đức Giáo Hoàng đã không suy nghĩ một mình, đã không cầu nguyện một mình và đã không quyết định một mình, chắc chắn đó là một quyết định đã được chia sẻ, bàn hỏi, cầu nguyện và chuẩn bị từ trước với nhiều người có trách nhiệm.

Một bài học khiêm tốn thánh thiện…

Đối với tôi, cái bóng của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II quá lớn nên thật sự Đức Benedicto 16 không có chỗ đứng số một trong tâm hồn tôi, nhưng quyết định từ nhiệm của ngài làm hình ảnh một ông cụ ( theo cảm nhận của tôi ) khô cứng, không gần gũi với quần chúng, quá lý trí, đã vụt sáng, trở thành một bài học sống động, hùng hồn, cụ thể và mạnh mẽ về sự khiêm tốn thánh thiện. Giữa lúc sự rời khỏi các vị trí lãnh đạo quyền cao chức trọng khó khăn biết chừng nào, nhất là trong xã hội Việt Nam, một xã hôi ganh đua nhau quyền chức, hại lẫn nhau để tranh dành, bám quyền bám ghế… thì biến cố con người số môt trong thế giới tinh thần quyết định rời chức để lui vào cầu nguyện là một quyết định quá khiêm tốn và gương mẫu. Cái tuyệt vời của ngài là hình ảnh mà vị giảng Tĩnh Tâm cho Giáo Triều Mùa Chay năm nay đã ví von: “Môsê lên núi cầu nguyện”, thật thú vị và hấp dẫn cho đời sống tu đức.

Không ai không thể có người thay thế…

Tháng tư năm 1975, khi chiếm cao nguyên Lâm Đồng, Việt Cộng đã bắn chết cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, DCCT, tại Di Linh, một chuyên gia Kinh Thánh. Khi ấy bản dịch toàn bộ Kinh Thánh của ngài chưa hoàn tất. Rất nhiều người thương tiếc ngài và tự đặt câu hỏi: “Một người cần thiết như vậy tại sao Chúa lại cất đi ?”

Khi tôi còn học giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, ông chia sẻ với sinh viên về một sai lầm “chết người” của ông, khi Đức Pio 12 qua đời, Giáo Hội chọn Đức Gioan 23, ông đã coi thường vị Tân Giáo Hoàng này và đã có những bài viết chỉ trích phê bình coi thường ngài, nhưng rồi nhiệm kỳ ngắn ngủi của ngài đã khơi lên một “Lễ Hiện Xuống mới – Công Đồng Vatican 2”, hơn nữa vị Giáo Hoàng này khi qua đời đã làm một “phép lạ” cho chính cuộc đời của ông khi ông cầu khấn với ngài.

Đức Gioan-Phaolô 2 là một vị Giáo Hoàng xuất hiện không ai có thể dự báo trước, vai trò của ngài đã tỏ rõ khi cục diện thế giới đổi thay, những hoạt động và tâm hồn đạo đức thánh thiện của ngài đã cho thấy dụng cụ mà Chúa sử dụng rất kiến hiệu. Chúa biết phải chọn ai và sử dụng ai.

Tôi đã sống qua nhiều đời Giáo Hoàng, nhiều thăng trầm lịch sử, tôi nghiệm một điều, ở bất cứ giai đoạn nào của thế giới, của Giáo Hội, Chúa luôn quan phòng để có một vị Cha chung thích hợp dẫn dắt con thuyền Hội Thánh. Chúa đã hứa bảo vệ và xây dựng Hội Thánh, Chúa đã hứa không quyền lực nào có thể phá hoại được Hội Thánh ( Mt 16, 18 ), tại sao chúng ta không tin vào lời hứa của Đấng Trung Tín ( 2Tm 2, 13 ), tại sao chúng ta không tin vào sự quan phòng đầy thương yêu của Chúa ?

Hãy phó thác và tin vào sự quan phòng của Chúa…

Người đi một nửa hồn tôi… vững

Một nửa hồn kia Chúa quan phòng.

( xin lỗi đã sửa thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử )

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

22.2.2013 (Ephata 550)

TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT

TUỔI GIÀ LÀ THỜI SUNG SƯỚNG NHẤT

Bieu Nguyen*Paul Van

Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.

Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc,  làm việc dễ dàng.

Khi già tình yêu cũng không  còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì  thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.

Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.

Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.

Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.

Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ.

Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người  trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt.  Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.

Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ.  Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.

Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ  chồng cũng có khi  bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng  thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.

Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai,  khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.

Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác.

Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn.

Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau ,cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau,  không gây gổ sao được?

Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.

Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính.  Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác.

Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.

Lúc nầy, không  còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.

Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh.  Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có.  Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó  đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.

Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.

mưu sinh bên hè phố Hà Nội

Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng ngĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.

Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng.

Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả.mưu sinh bên hè phố Hà Nội

Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như  đi chơi, chứ không phải “đi cày” như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì  về nhà nghỉ ngơi.

Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này?  Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.

Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống  trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:

Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó

Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?

Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,

Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi …

Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.

Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao?

Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi…

Bieu Nguyen*Paul Van

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

CỤ GIÀ BÁN RAU

CỤ GIÀ BÁN RAU

Tác giả: Br. Huynhquảng

Qua loạt bài Sống Sao Cho Đẹp, chúng ta như được thưởng thức những món ăn ngon trong bàn tiệc cuộc đời, học được những bài học thấm đậm trong cách cư xử hằng ngày, và thấy được những gương sáng của những con người dù bình thường nhưng rạng chiếu vẻ đẹp trong thế giới chúng ta. Mục Sống Sao Cho Đẹp xin được tiếp tục chia sẻ với quí bạn chủ đề mới: Trung tín và Chung thuỷ. Hy vọng với chủ đề này, chúng ta tìm thêm niềm vui và vẻ đẹp vốn được phú bẩm trong con người chúng ta; để con người chúng ta ngày mỗi thêm hoàn thiện, và đời chúng ta thêm tươi đẹp hơn.

* * *

Gần đây qua internet chúng ta biết được, chuyện một bà cụ bán rau tại Việt Nam đã giữ chữ tín với khách hàng đến nỗi bà đã ngã bệnh và qua đời ít ngày sau đó. Gương của bà cụ đã làm cho nhiều người xúc động và cảm phục lòng chân thành và tín trung của người nông dân chất phát.

Do bị đánh động bởi lòng trắc ẩn khi thấy một bà cụ già phải bán rau vất vả kiếm sống hằng ngày, một chàng thanh niên trên đường đi làm đã dừng xe máy lại mua ít bó rau với mục đích là để giúp bà. Vì lý do đó, chàng luôn tiện nhờ bà giữ giúp rau cho đến lúc chiều đi làm về rồi chàng ghé lấy rau. Nhưng thực ra, ý của chàng là giúp bà chứ đâu phải mua rau, vì thế chàng đã quên hẳn việc “gởi” rau nhờ bà cụ giữ giúp. Hoá ra, bà cụ đã vì trách nhiệm và chữ tín đã ngồi chờ chàng thanh niên dưới cơn mưa tầm tả cho đến chiều tối – kết quả bà ngã bệnh và qua đời sau ít ngày. Những người bán nước xung quanh bà hối thúc bà cất rau, trốn mưa, đi về nhà sớm… bà cương quyết không nghe theo họ, vì bà chờ chàng thanh niên lấy rau, người mà bà đã nhận tiền của chàng từ sáng. Ôi! Chữ tín đẹp làm sao trong cuộc đời!

Trung tín, chung thuỷ có nghĩa trong tiếng Latin là “fidelis.” Fidelis được bắt nguồn từ danh từ fides, nghĩa là đức tin, tính thác. Khi bàn về nghĩa từ “đức tin, tính thác” tức là nói đến mối quan hệ không chỉ giữa con người với nhau, nhưng nói lên mối quan hệ giữa một vị thần linh và con người. Hay nói cách khác, từ mối quan hệ chung thuỷ giữa một vị thần với con người đã giúp con người học được ý nghĩa trọn vẹn thế nào là trung tín và chung thuỷ. Vị thần linh luôn luôn chung thuỷ với con người, còn con người thì thường thiếu sự chung thuỷ với ngài.

Khi bàn đến chung thuỷ và trung tín, chúng ta không thể không bàn tới “lời hứa.” Chính lời hứa là sợi mắc xích, là gạch nối, và cũng là nguyên nhân dẫn chúng ta suy tư và tập sống chung thuỷ và trung tín.

Lời hứa đi theo cuộc sống con người từ lúc có trí khôn cho đến lúc trưởng thành. Thuo thiếu thời, con trẻ được giáo dục và dạy bảo về giá trị của lời hứa qua những việc bình thường trong ngày: “Con nhớ nhé, con làm điều này nhé… Dạ, con nhớ. Dạ, con hứa…” Mối liên hệ, niềm tin giữa người lớn và trẻ nhỏ cũng được chớm nở và phát triển từ đó. Niềm tin dành cho nhau giữa hai người được hun đúc có lẽ phần lớn dựa vào khả năng giữ lời hứa của mỗi người. Cứ thêm một lần lời hứa được giữ, thì niềm tin dành cho nhau càng thêm được cũng cố và phát triển. Ngược lại, nếu cứ một lần lỗi hẹn, thì niềm tin dành cho nhau cũng bị  xói mòn. Trẻ em là người có khả năng nhạy bén nhất để nhận ra điều này. Niềm tin giữa cha mẹ và con cái phát triển tới mức nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giữ lời hứa của cha mẹ dành cho con cái, nhất là lúc các em con thiếu thời.

Khi một lời hứa với ai đó được giữ cẩn thận, thì điều đó có nghĩa là sự tôn trọng của chúng ta dành cho người kia được thẫm định. Dầu vậy, xa hơn thế nữa, khi một lời hứa được giữ, điều trước hết chính là chúng ta tôn trọng chính con người chúng ta, chúng ta giữ lời hứa, chữ tín với chính con người chúng ta – đó chính là điểm then chốt trong việc giữ lời hứa với người khác. Thực đúng như thế, khi tôi hứa một điều gì với ai, tức là tôi thừa nhận với chính tôi và đương sự ấy rằng tôi có khả năng để thực hiện điều đó – Chính giai đoạn thừa nhận với chính tôi đã tạo cho tôi một niềm tin trong tôi; nhờ niềm tin này mà tôi giám hứa với người khác.

Hôm nay, Sống Sao Cho Đẹp mời gọi bạn nhìn ngắm vẻ đẹp của đức tín trung tín và chung thuỷ. Hãy dành đôi phút để hãnh diện về chính con người của mình vốn được ban tặng đức tín cao đẹp này một cách nhưng không. Nhờ niềm tin và lời hứa mà mình đã tạo được biết bao nhiêu mối quan hệ đẹp trong đời: Tình cha mẹ, anh em, bạn hữu, và vợ chồng, con cái. Hãy dành đôi phút để tạ ơn cuộc đời, tạ ơn con người, tạ ơn người thân, vì cũng chính nhờ niềm tin và lời hứa của họ mà ta thêm vững tin xây dựng cuộc đời, xây dựng đời mình.

Bạn thân mến, việc hoàn thiện đời người không chỉ là việc nhổ cỏ dại, nhưng quan trọng hơn chính là trồng thêm lúa, hoa, và rau. Càng trồng thêm lúa, hoa, rau… thì cỏ dại không có cơ hội chiếm đất trống để mọc. Sống trong tâm tình tạ ơn, cảm kích sẽ giúp ta trồng thêm đức tính tốt và thực hiện được ước mơ làm người sống đẹp, sống tốt. Chúng ta cùng hứa với lòng mình và với nhau là trồng thêm lúa, hoa bằng cách giữ lời hứa với mình và với người trong niềm vui cảm tạ.

Br. Huynhquảng

Làn sóng vượt biên lần thứ hai

Làn sóng vượt biên lần thứ hai

Trần Vinh Dự –

Tôi có hai người bạn thành đạt. H là tổng giám đốc trong một quỹ đầu tư lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng đi du học và lập gia đình ở nước ngoài. Cách đây 8 năm, anh bỏ việc ở nước ngoài để về nước với niềm phấn khích cao độ. Giờ đây, anh đang tính nộp hồ sơ xin di trú cho gia đình sang Bắc Mỹ. Anh chưa tính sẽ sang Bắc Mỹ sống ngay, nhưng với anh, đó là một cách bảo hiểm.

T là chủ một doanh nghiệp cổ phần cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng bán một công ty trước đây do anh gây dựng và thu về một khoản tiền lớn. Giờ đây anh vẫn còn hai công ty nữa ở Việt Nam. Tuy nhiên hiếm khi anh ở Việt Nam. Anh dành phần lớn thời gian ở Mỹ với gia đình, nơi anh mới mua một căn biệt thự giá hơn 3 triệu USD hồi đầu năm 2012.

 

Trở thành thường trú nhân, hay còn gọi là người có “thẻ xanh”, hoặc trở thành người song tịch, tức là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch một nước khác, đang trở thành một xu thế thời thượng. Có nhiều hãng tư vấn di trú đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như IMG, Kornova, USIS, Harvey Law Group (HLG), Immigration (IMM), US Investment (USI), ImmiCa… để phục vụ những khách hàng tiềm năng như H và T. Một số đang trong tình trạng chạy hết công suất vì khách hàng quá đông.

 

Hợp pháp và hợp lý

Việc làm thủ tục xin định cư ở nước ngoài là việc hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó nó còn được khuyến khích. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Luật Quốc tịch mới của Việt Nam có hiệu lực và luật này quy định công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Theo Bộ Tư pháp, kể từ ngày đó, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Điều đó có nghĩa là người Việt Nam có thể xin quốc tịch nước khác như Mỹ hay Canada mà không cần phải sợ mất quốc tịch Việt Nam.

Với nhiều người, việc có quốc tịch thứ hai cũng không quá quan trọng. Điều họ cần là quyền được định cư lâu dài ở nước mà họ lựa chọn ngoài Việt Nam. Và như vậy, chỉ cần là thường trú nhân (có thẻ xanh) là đủ. Điều đó có nghĩa là việc có hay không có quyền có hai quốc tịch theo luật Việt Nam không phải là yếu tố thúc đẩy họ xin định cư nước ngoài.

Xét về mặt cá nhân, việc thu xếp để có thêm một lựa chọn về nơi ở là chuyện bình thường và hợp lý. Cả H và T đều muốn con cái khi lớn lên được sống trong một môi trường an toàn và được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Ngay cả nếu không định cư dài hạn ở một nước khác, thì có được tự do trong việc đi lại và thay đổi môi trường sống theo sở thích cũng là một quyền lợi thú vị, mặc dù tốn kém. Đó là chưa kể việc một số người trở nên giàu có như T muốn đa dạng hoá tài sản của mình, vì thế, giữ một số tài sản bất động sản ở nước ngoài cũng là một lựa chọn thông minh.

Xã hội Việt Nam đang giàu lên. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu. Đi kèm với nó là ngày càng nhiều những người có nhu cầu làm thường trú nhân ở các nước phát triển như H và T. Điều này xem ra có vẻ rất bình thường.

Không có số liệu chính thức về số hồ sơ xin định cư mà các hãng tư vấn định cư hoạt động ở Việt Nam đang giải quyết. Vì nhiều lý do tế nhị, cũng ít có người công khai tự nhận mình đang xin quyền định cư ở nước khác. Thế nhưng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy phong trào này hiện nay đang phát triển mạnh. Ngày càng có nhiều hãng tư vấn di trú quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, ngày càng có nhiều đại lý độc lập mọc lên phục vụ khách hàng trên thị trường này. Một số hãng lớn trong năm 2012 thậm chí đã bị quá tải và phải outsource ra bên ngoài để có đủ nhân lực xử lý hồ sơ.

Thậm chí đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ngấp nghé đầu tư vào Bắc Mỹ hoặc Úc trong các ngành liên quan đến nông – lâm nghiệp với mục đích tạo càng nhiều công ăn việc làm ở các nước này càng tốt. Lý do là số lượng công ăn việc làm tạo ra càng nhiều thì các chủ dự án này càng xin được nhiều xuất thẻ xanh. Các xuất thẻ xanh này sau đó có thể bán lại cho các “nhà đầu tư”- thực chất là những người bỏ tiền ra mua thẻ xanh vào các nước phát triển.

Nhiều câu chuyện có vẻ hợp lý về mặt cá nhân nhưng khi gộp với nhau lại là tín hiệu cho thấy nhiều sự bất bình thường về mặt xã hội. Và câu truyện xin di trú ồ ạt này cũng vậy.

 

Bất bình thường về xã hội

Thông thường những đợt di cư ồ ạt ra nước ngoài thường là chỉ dấu cho thấy những vấn đề về mặt xã hội. Lý do thông thường nhất là sự khó khăn về kinh tế, hiểm hoạ chiến tranh, bất ổn chính trị, phân biệt chủng tộc…Làn sóng vượt biên ở Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 trước đây là một thí dụ. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và điều này đã làm cho nhiều người Việt tìm cách vượt biên với hi vọng tìm được miền đất hứa.

Thế nhưng trào lưu di cư lần này của người Việt khác xa với trào lưu vượt biên trước đây, mặc dù có nhiều người gọi vui là phong trào vượt biên lần thứ hai. Khác biệt cơ bản nhất là phong trào hiện nay là phong trào di cư của những người giàu, những người thực sự có tiền để trở thành các nhà đầu tư và lấy thẻ xanh qua hình thức đầu tư. Nếu trước đây các thuyền nhân vượt biên nghèo đói chen chúc trên những thuyền cá nhỏ bé, thì những người di cư lần này đi máy bay trên ghế hạng C (hạng sang) và trong tài khoản đầy tiền.

Lý do thông thường khiến những người giàu muốn định cư ở nước phát triển là tìm đến một môi trường xã hội tốt hơn cho gia đình khi họ trở thành những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng đây không phải là lý do tạo ra các đợt di cư đột biến.

Lý do thường được nghe đến nhiều nhất trong số các chủ doanh nghiệp muốn di cư ra nước ngoài ở Việt Nam là sự bế tắc về cơ hội kinh doanh hiện nay cũng như sự bi quan về triển vọng trong tương lai. Các doanh nhân luôn muốn tìm kiếm môi trường kinh doanh nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất. Khi thấy Việt Nam không phải là nơi họ có thể kiếm nhiều nhất nữa, họ đương nhiên muốn kiếm tìm một chân trời mới.

Cũng từ sự bi quan về hiện trạng và tương lai của nền kinh tế khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng về các bất ổn xã hội có thể xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn họ tới chuyện lo xa cho gia đình. Từ những mối lo sợ có thật như môi trường xã hội ngày càng kém an toàn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tới những mối lo xa xôi như bất ổn và rối loạn xã hội hoặc chiến tranh. Trong khi còn có điều kiện về tài chính, việc thu xếp để gia đình có quyền thường chú ở nước khác xem ra là một dạng mua bảo hiểm khôn ngoan.

Ẩn sau câu chuyện đó, còn có những lý do tế nhị hơn. Việt Nam trong một giai đoạn dài phát triển rất mạnh. Do hệ thống luật pháp và chính sách không hoàn thiện và phải thay đổi thường xuyên, các lỗ hổng pháp lý rất nhiều và dẫn đến một thực tế là có nhiều người làm giàu dựa vào sự lỏng lẻo của quản lý hoặc các bất cập trong hệ thống pháp luật. Kết quả là các rủi ro pháp lý luôn luôn tồn tại, mặc dù không dưới các hình thái cụ thể. Ý thức về rủi ro pháp lý đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường không được rõ ràng lúc “thái bình” nhưng lại được làm sâu sắc hơn mỗi khi có các vụ bắt giữ hoặc điều tra quy mô lớn liên quan đến các chủ doanh nghiệp. Năm 2012 vừa qua là một năm như vậy.

 

Ra đi không tay trắng

Cuộc di cư của những người giàu thường là tai hại cho nền kinh tế nếu nó diễn ra trên diện rộng. Đầu tiên là sự thất thoát về chất xám. Không phải ai giàu có cũng giỏi, nhưng nhiều trong số những người này là những người có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, hiểu biết, và thông minh. Sự ra đi của những cá nhân này là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế xét về mặt chất xám trong kinh doanh.

Thứ hai là sự thất thoát về của cải. Những người ra đi không phải với hai bàn tay trắng như phần lớn những người vượt biên bằng tàu cá hồi 30 năm trước. Những người ra đi lần này mang theo những khối tài sản lớn, thường là hàng triệu USD, ra nước ngoài. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đã có bất động sản và số dư tài khoản tiền mặt lớn ở nước ngoài.

Thứ ba, đó là các phong trào này tạo ra hiệu ứng tâm lý, làm tăng sự dao động, làm sâu sắc thêm tâm lý lo ngại, cũng như làm giảm nhiệt huyết của những người còn ở lại. Nó cũng đồng thời làm nản lòng những người muốn tới Việt Nam đầu tư và làm ăn. Đây cũng là một bất lợi nghiêm trọng mà các phong trào di cư của người giàu gây ra cho thị trường.

Dù có những tác động bất lợi như vậy, việc lựa chọn di cư là một quyền hợp pháp của người dân. Vì thế không thể ngăn chặn xu hướng này bằng các mệnh lệnh hành chính. Cũng không thể ngăn chặn nó bằng những lời kêu gọi suông.

 

Giữ chân người tài bằng cách tạo niềm tin

Để chống lại xu hướng “vượt biên lần thứ hai” này cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến nhiều người có tiền đang muốn dứt áo ra đi. Đó là niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và niềm tin vào sự an toàn của bản thân họ và gia đình ở Việt Nam. Việc này không dễ dàng. Để khôi phục lại lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, điều quan trọng là nhà nước phải chứng minh được cho thị trường và công chúng thấy khả năng dẫn dắt, lộ trình và giải pháp cụ thể, và uy tín chính trị của lãnh đạo.

Liên quan đến lộ trình và giải pháp cụ thể, đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ mà nó đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thực tế là các lời giải này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế, tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.

Vì thế, vấn đề còn lại nằm ở việc chứng tỏ năng lực cũng như uy tín chính trị của người lãnh đạo.

Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.

Phải từ việc khôi phục uy tín này, lãnh đạo quốc gia mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề giai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại.

Chỉ khi làm được như vậy, lòng tin của thị trường cũng như của giới doanh nhân vào tương lai ở Việt Nam mới được khôi phục. Và chỉ có thế, câu chuyện “vượt biên lần thứ 2” của những người có tiền và những người có tài mới giảm bớt và dần dần đảo ngược giống như thời kỳ các doanh nhân Việt kiều lũ lượt về nước làm ăn hồi 10 năm trước.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi