The Greatest Speech- Bài diễn thuyết hay nhất từ Charlie Chaplin gửi tới nhân loại

The Greatest Speech- Bài diễn thuyết hay nhất từ Charlie Chaplin gửi tới nhân loại

httpv://www.youtube.com/watch?v=4nCfzblfjOc&feature=player_embedded

“Nhà độc tài vĩ đại” (The Great Dictator – công chiếu năm 1940) đã trở thành một trong những phim hay nhất mọi thời đại. Và bài diễn văn trong phim đã trở thành một trong những diễn văn hay nhất mọi thời đại.

The Great Dictator là bộ phim đầu tiên dám thẳng thắn cười nhạo, chế giễu Hitler cùng chế độ của tên tướng người Đức tàn bạo này. Qua bộ phim Chaplin cũng bày tỏ tình cảm của mình đối với người dân Do Thái – những người đã chịu rất nhiều khổ cực dưới chế độ chuyên quyền của Hitler trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai. Vốn là một nghệ sĩ đa tài, trong The Great Dictator Chaplin giữ tới 5 vai trò chính bao gồm Đạo diễn, Biên kịch, Diễn viên chính, Nhà sản xuất và Nhà soạn nhạc, đồng thời đây cũng là một trong những bộ phim được sản xuất tại chính studio của Chaplin.

Bộ phim có năm đề cử Oscar và từng được gửi tới tận tay cho Hitler thưởng thức, sau khi biết tin ông ta có xem bộ phim này thì Chaplin nói rằng “Tôi sẽ đánh đổi mọi thứ để biết được ông ta đang nghĩ gì.”. Dường như hai con người này có một mối quan hệ kỳ lạ, phải không?

[TED Vietsub] Matthew OReilly: Tôi sắp chết phải không?

Tôi sắp chết phải không?

Nếu bạn chỉ còn vài phút để sống, cảm giác của bạn sẽ như thế nào? Bạn còn điều gì hối hận không? Bạn có muốn sống mãi trong tâm trí mọi người không? Bạn có muốn cảm thấy viên mãn vì đã sống một cuộc đời có ý nghĩa? Hay bạn sẽ sợ hãi? Matthew OReilly là người đã chứng kiến rất nhiều cái chết diễn ra trước mặt anh, và những điều anh chia sẻ có thể sẽ hoàn toàn thay đổi cuộc đời bạn

Mời xem:

httpv://www.youtube.com/watch?v=FVMyw0D3IY0

[TED Vietsub] Matthew OReilly: Tôi sắp chết phải không?

Bạn biết gì về Thứ Sáu Tuần Thánh?

Bạn biết gì về Thứ Sáu Tuần Thánh?

– Tin nổi bật, Công Giáo Trẻ

VRNs (01.04.2015) – Sài Gòn – Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày khủng khiếp nhất trong năm. Bạn đã xem phim “The Passion of the Christ” (Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu) chưa? Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà Chúa Giêsu chịu sự bất công oan sai nhất: bị phản bội, bị chế nhạo, bị nhục nhã, rồi bị giết chết bằng cách chịu đóng đinh vào Thập Giá – loại hình phạt tệ nhất dành cho các tử tội dạng “đại ca” thời đó. Tiếng Anh gọi Thứ Sáu Tuần Thánh là Good Friday – Thứ Sáu Tốt Lành. Thứ Sáu Tuần Thánh có là Ngày Tốt Lành không? Sao người ta sợ Thứ Sáu ngày 13 vậy?

Tại sao người ta cho rằng cái chết của Chúa Giêsu là ngày TỐT LÀNH trong khi lại là ngày Đại Tang của Kitô giáo?

150330016

Thứ Sáu Tuần Thánh đã được hoạch định

Từ đầu, Thiên Chúa đã biết những gì sẽ xảy ra nên Ngài đã hoạch định phương cách. Ngài hóa thân làm người để giải quyết tất cả mọi khúc mắc. Chúng ta đã biết điều này, đúng không? Nhưng đôi khi chúng ta bỏ lỡ Phụng Vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Thiên Chúa biết rõ: “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:30).

Khi Chúa Giêsu trở nên của lễ cứu chuộc, tất cả đã xong. Những gì còn dở dang cũng được hoàn tất. Cái chết của Ngài là “chất xúc tác” làm cho mọi điều nên trọn. Sự sống lại, Chúa Thánh Thần hiện xuống, sự tái lâm của Chúa Giêsu. Khi cái chết xảy ra, mọi thứ khác cũng được thực hiện theo cách nhìn của Thiên Chúa. Chúng ta được mời gọi hướng thượng để được vào Nước Trời. Ngài muốn chúng ta hy vọng sự sống lại và mong đợi ngày Ngài tái lâm. Ngài đã hoàn tất mọi sự, không còn gì dở dang. Sự chết không còn quyền gì đối với linh hồn chúng ta, vì mọi sự đã hoàn tất. Tội lỗi không còn có thể làm chúng ta dơ bẩn khi Thiên Chúa nhìn chúng ta, vì mọi sự đã hoàn tất.

Ngày duy nhất không có Thánh Lễ

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hợp với truyền thống cổ xưa: Không có Thánh Lễ – tức là không có truyền phép Thánh Thể. Tuy nhiên, Thánh Thể vẫn được giữ từ Thánh Lễ hôm trước, và chúng ta vẫn được đón nhận Thánh Thể. Các bí tích khác vẫn được cử hành trong trường hợp khẩn cấp, như rửa tội cho người hấp hối hoặc xức dầu cho người bệnh nặng. Nghi thức an táng được cử hành nhưng không có đàn hát hoặc chuông.

Chúa Giêsu bị phản bội hai lần

Lần thứ nhất là Tông đồ Giuđa Ítcariốt. Ông nhận 30 đồng bạc, tiền “bán đứng” Thầy mình, ở một góc tối trong Vườn Ghếtsimani, nơi Chúa Giêsu thường tới cầu nguyện vào ban đêm. Lúc đó Giuđa thay đổi ý định, nhưng không thể được. Vì thất vọng, Giuđa đã treo cổ tự kết liễu đời mình. Lần thứ hai là Tông đồ Phêrô. Chỉ vài giờ sau khi Chúa Giêsu bị bắt, ông đã sợ nên chối phăng là không biết Thầy Giêsu khi có người nhận ra ông là người đi theo Chúa Giêsu. Ông không chối một lần mà chối tới ba lần. Khi bị dẫn đi, ánh mắt Chúa Giêsu đã nhìn Phêrô với ánh mắt nghiêm nghị và đầy lòng trắc ẩn.

Sự phản bội đã biến đổi Phêrô

Sau khi thấy ánh mắt Chúa Giêsu, Phêrô sợ hãi và hoảng hốt vì tính hèn nhát của mình, ông bật khóc ăn năn. Ông được Chúa tha thứ và can đảm rao giảng Tin Mừng. Bài giảng của ông vào ngày lễ Ngũ Tuần đã khiến 3.000 người xin được rửa tội. Ông trở nên giáo hoàng tiên khởi và chịu tử đạo tại Rôma. Khi người Rôma đóng đinh ông vào thập giá, ông cảm thấy mình không xứng với Chúa Giêsu nên xin được đóng đinh ngược. Quân lính đã lật ngược thập giá theo ý ông muốn. Hằng trăm năm sau, các Kitô hữu bị bách hại đã bí mật đến viếng mộ Thánh Phêrô, và rồi Kitô giáo được công nhận thời Hoàng đế Constantine. Hài cốt Thánh Phêrô được cải táng về Đền thờ Thánh Phêrô. Ngày nay, Vatican lưu giữ những gì được tin là hài cốt Thánh Phêrô, được phát hiện những năm trước đây tại hầm mộ bên dưới bàn thờ của đền thờ này.

Không ăn uống gì từ 12 giờ tới 15 giờ

Ăn chay và kiêng thịt là truyền thống ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Tại sao? Vì đây là ngày Thiên Chúa bị phản bội, hạ nhục, hành hạ, mỉa mai bởi chính đám người mà mới vài ngày trước tung hô vạn tuế Ngài, rồi giết chết Ngài như một tên tội phạm. Truyền thống nói rằng Chúa Giêsu bị treo Thập Giá từ trưa cho tới 3 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian nắng gay gắt. Đây cũng là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ, nhưng chúng ta đã rũ bỏ. Để nhớ ba tiếng đồng hồ ghê rợn này, nhiều người nhịn ăn uống bất cứ thứ gì. Tại sao? Để than khóc chính mình, để đền tội mình, để thông phần đau khổ với Chúa Giêsu, đặc biệt là để sám hối về những lần chúng ta đã hèn nhát, không dám đứng lên bảo vệ sự thật, không dám đấu tranh chống lại bất công, hoặc không dám tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu Kitô là Đấng cứu độ.

Thứ Sáu Tuần Thánh: Tôn kính Thánh Giá

Trong Giáo Hội Công giáo, Thứ Sáu Tuần Thánh không cử hành Thánh Lễ, nhưng có nghi thức tôn kính Thánh Giá để tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu. Nghi thức này thường được cử hành lúc 3 giờ chiều, giờ Con Thiên Chúa trút hơi thở trên Thánh Giá. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh, có thể cử hành trễ hơn, nhưng phải trước 9 giờ tối.

Thứ Sáu Tuần Thánh: Tử thần chiến bại

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ảm đạm, ngày đại tang, nhưng lại là ngày tốt lành vì Con Thiên Chúa đã hoàn tất mọi sự. Chính cái chết của Ngài khiến Tử Thần phải bó tay, đành thua cuộc. Kẻ thù vẫn tìm cách hãm hại chúng ta, muốn kéo chúng ta về phe chúng, nhưng chúng không thể chiến thắng vì chúng đã thua Con Thiên Chúa.

Thứ Sáu Tuần Thánh: Khởi đầu phục sinh

Thứ Sáu Tuần Thánh là khởi đầu của sự chết, nhưng cũng chính là khởi điểm của sự phục sinh. Alleluia, Chúa Giêsu đã sống lại vinh quang!

Người ta sợ Thứ Sáu ngày 13 vì người ta thấy trong Bữa Tiệc Ly có 13 người: Chúa Giêsu và 12 môn đệ. Giuđa Ítcariốt là người phản bội, bị coi là người mang “bí số” 13. Đừng dị đoan nhảm nhí mà “sợ” ngày này. Thứ Sáu nào cũng tốt lành, Thứ Sáu Tuần Thánh càng tốt lành hơn!

TRẦM THIÊN THU

(Viết theo Beliefnet.com)

Xem phim “The Passion of the Christ” của đạo diễn Mel Gibson: httpv://www.youtube.com/watch?v=o-ZcbjLBtls&list=PL-dE3EzobLKc2rbRuakYsRNpwta9zSR2I

Phim Công Giáo: Ông Thánh bất đắc dĩ – The Reluctant Saint

Phim Công Giáo: Ông Thánh bất đắc dĩ – The Reluctant Saint

httpv://www.youtube.com/watch?v=lofs3VVXN2o&feature=youtu.be

Phim Ông Thánh bất đắc dĩ, là câu chuyện kể về một nhân vật khả năng bình thường, nếu không nói là tầm thường, nhưng được Chúa can thiệp cách kỳ diệu, đó là thánh Giuse Cupertino.

Ngay từ lúc nhỏ, Giuse đã ưa thích cầu nguyện. Sau một thời gian sống với các tu sĩ dòng Capuchin, ngài gia nhập dòng Phanxicô, ngành Conventual.

Sau một thời gian ngắn trông coi lừa cho nhà dòng, Giuse được đi học để làm linh mục. Mặc dù việc học đối với ngài thật khó khăn, nhưng Giuse đã hiểu biết nhiều qua sự cầu nguyện. Ngài được thụ phong linh mục năm 1628.

Thánh Giuse Cupertino nổi tiếng với ơn bay bổng khi cầu nguyện. Trong cuộc điều tra để lập hồ sơ suy tôn hiển thánh năm 1767, người ta ghi nhận có đến 70 lần ngài bay bổng

TrueMove H : Giving

TrueMove H : Giving

httpv://www.youtube.com/watch?list=PLgasypGCGRsSJ2XOegoIAFIF9Aohg_8Nb&v=7s22HX18wDY

Phim “Cho Đi” làm hằng triệu người chảy nước mắt.

Dài chỉ có ba phút, mà Phim “Giving” (Cho Đi) làm hằng triệu người chảy nước mắt.

”Đoạn phim” ấy do Công Ty Viễn Thông TrueMoveH, Thái Lan, sản xuất.

Sau một tuần, tức vào ngày 11.9.2013, phim được năm triệu người xem.

Chuyện phim:

Cậu bé nọ ăn cắp chai thuốc trị bệnh. Bà chủ tiệm giựt lại chai thuốc và chửi mắng cậu ta xối xả.

Có người đàn ông, là chủ quán ăn, động lòng thương, liền chạy ra, hỏi cậu để biết rõ sự việc.

Khi hay rằng cậu bé ăn cắp chai thuốc vì mẹ của cậu đang bệnh nặng, ông chủ quán ăn liền trả tiền cho bà chủ tiệm thuốc, rồi tặng cậu bé chai thuốc ấy và còn bảo con gái của ông mang cho cậu bé ít thức ăn.

Ba mươi năm sau, người-đàn-ông-tốt-bụng-xưa-kia vẫn còn là chủ quán ăn cùng cô con gái đã lớn.

Ngày nọ, ông bị đột quỵ và phải nhập viện. Muốn chạy chữa thì ông ta phải trả số tiền quá lớn!

Cô con gái tính đến chuyện bán quán ăn…

Nào ai ngờ rằng ”cậu-bé-ăn-trộm-năm-xưa” giờ là bác sỹ tình cờ tiếp nhận bệnh nhân là ân nhân của mình.

Với lòng biết ơn, ”ông-bác-sỹ-chịu-ơn” quyết tâm chữa trị cho ân nhân, mà không để ông ta phải trả tiền bởi vì “Viện-phí-của-người-đàn-ông-ngày-hôm-nay đã được trả trước cách đây ba mươi năm!!!”

từ: http://baomai.blogspot.com/2013/09/bm-phim-cho-i-lam-hang-trieu-nguoi-chay.html

Áo Dòng Đẫm Máu_ Phim Công Giáo .

Áo Dòng Đẫm Máu_ Phim Công Giáo .

httpv://www.youtube.com/watch?v=sChZpTjl8ac&feature=youtube_gdata_player

Giới thiệu bộ phim “Áo dòng đẫm máu” do Viện NCQLVHTW vừa mới hoàn thành nhận dịp ngày tề tưu đọc kinh cho LM. Phêrô Hoàng Yến vào Chúa Nhật sắp tới (2/11)

* Lm Phệrô Hoàng Yến (Ông Cố Yến) là tổ sư của Nhóm Cố Yến (NCY) đồng sáng lập ra EG này

– Đạo diễn và chỉ đạo nghệ thuật: CT.Viện Cao Dương Hùng.

– Tổng biên tập kiêm đạo diễn hình ảnh: Viện trưởng Lê Thành Mỹ.

– Cung cấp tư liệu: Deputy Capo Trần Minh Giàu

“Áo Dòng Đẫm Máu” là một bộ phim thuộc thể loại lịch sử Công giáo, bối cảnh diễn ra dưới thời vua Thiệu Trị và Tự Đức, của đạo diễn Nguyễn Thành Châu, ra mắt năm 1960 tại Miền Nam

Kịch bản phim của cố linh mục Phêrô Nguyễn Hoàng Yến, Dòng Chúa Cứu Thế. Phim nói về cuộc tử đạo của Thánh Philipphê Phan Văn Minh ở Cái Mơn vào thời vua Tự Đức.

Trong phim, vai Thánh Lê Văn Minh do cố tài tử Vân Hùng thủ diễn. Cố tài tử La Thoại Tân vai Nhẫn là một kẻ ham mê bài bạc vì một phút tức giận đã đi tố cáo quan quân bắt linh mục Lê Văn Minh. Thẩm Thúy Hằng, một minh tinh màn bạc của Miền Nam thời bấy giờ vào vai người yêu của Nhẫn. Trong phim còn có Trang Thiên Kim vai cô gái mặt cháy, Túy Hoa vai bà trùm là một chức sắc trong họ đạo đã nuôi giấu linh mục Lê Văn Minh.

Nhân dịp này ta điểm qua về lịch sử bách hại đạo Công giáo dưới thời Vua Thiệu Trị (1840-1847) và Vua Tự Đức (1847-1883):

Thời vua Thiệu Trị: có 2 Sắc Chỉ bắt đạo. Thời kỳ này có:

Thánh Nữ Inê Lê Thị Thành, là vị thánh nữ duy nhất mới được tôn phong, bị tra tấn dã man đến chết trong tù.

– Linh Mục Phêrơ Khanh bị trảm quyết năm 1842

Thánh Mathêu Lê Văn Gẫm bị xử năm 1847.

Đến năm 1847, sau khi thất bại trong cuộc tranh chấp với đoàn tàu Pháp tại cửa Hàn, vua phản ứng bằng cách đổ hết tội lỗi trên đầu người Công Giáo, và ngày 3-5-1847 vua ban hành sắc lệnh lùng bắt các Linh Mục Thừa Sai ngoại quốc.

Thời Vua Tự Đức: có đến 13 Sắc Chỉ bắt đạo. Nhiều lệnh như thế minh chứng quyết tâm nhà vua muốn tận diệt Đạo Thiên Chúa bằng mọi giá, và tận diệt suốt trong 36 năm chấp chính. Đạo Công Giáo được định nghĩa không những như một Tả Đạo mà còn tệ hơn nữa, như một tôn giáo xấu xa, “một dịch tể”.

Nội dung những sắc lệnh đó thật khủng khiếp, dã man:

– Các thành phần trong Hội Đồng Giáo Xứ phải bị bắt. Những người chứa chấp Đạo Trưởng sẽ bị phân thân và buông sông.

– Giáo dân không chịu đạp Thánh Giá sẽ bị khắc hai chữ Tả Đạo trên mặt và đi đầy biệt xứ.

– Ai cố chấp xưng đạo: Đàn ông sẽ bị cưỡng bách tòng quân, đàn bà bị tuyển làm nô tì

– Binh sĩ Công Giáo không đạp ảnh Thánh Giá sẽ bị giải ngũ, bị khắc hai chữ Tả Đạo và bị đầy chung thân

– Giới Quan Lại Công Giáo: cả những ai đã chối Đạo cũng bị cách chức. Những ai trung kiên sẽ bị trảm quyết

– Các nữ tu, không được cấp giấy thông hành để di chuyển ngoài địa phương mình đang ở. Ai không tuân lệnh sẽ bị tù chung thân, hay làm nô tì cho các Quan

– Các Linh Mục Việt Nam, đạp Thánh Giá hay không đều bị phân thân để nêu gương. Linh Mục ngoại quốc thì bị trảm quyết, đầu phải treo luôn 3 ngày, rồi buông sông hay ném xuống biển

– Các cơ sở Công Giáo phải bị đốt phá và tiêu huỷ

Thời kỳ này có đến 50 vị Thánh tử đạo đã chết bởi bàn tay hung ác của Tự Đức, trong đó có Thánh Philipphê Phan Văn Minh bị xử trảm ngày 3/07/1853 tại Ðình Khao dưới đời vua Tự Ðức.

Phim này đã có nhiều ở trên mạng, nhưng bộ phim mới này có nhiều điểm đặc sắc theo lời thiệu của Đạo diễn Cao Dương Hùng như sau:

– Đây là bộ phim Công giáo duy nhất trong lịch sử phim ảnh VN

– Bộ phim này có nguồn từ đĩa DVD gốc của Trần Minh Giàu lấy từ bên Mỹ về, không biết vào Viện bảo tàng ở New York hay bằng cách nào mà có được

– Ở trên mạng ta thấy phim này được chia ra làm nhiều tập có chất lượng thấp. Nay Viện NCQLVHTW biên tập lại và nâng cấp chất lượng phim lên HD và chiếu toàn tập.
– Các tài tử lúc đó dựa vào sắp đẹp tư nhiên mà đóng phim, chứ không chỉnh sửa như bây giờ.

– Theo lời CDH nghe ông Cố kể hồi còn nhỏ, trong phim ta thấy Thẩm Thúy Hằng bị nhiều đòn roi. Lúc đó Thẩm Thúy Hằng là diễn viên danh giá bậc nhất của MNVN nên mỗi roi cô này chịu phải trả đến 50 đồng, tính ra phải trả tổng cộng một số tiền rất lớn thời đó…

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi